9 minute read
Gia đình Việt Nam
Có lẽ, gia đình hai tiếng thiêng liêng trong trái tim tôi, là chốn bình yên và an toàn nhất trong cuộc đời của tôi. Chỉ có ở gia đình, con người mới có thể cảm nhận được tình yêu thương và sự bao dung vô bờ bến. Một mái ấm hạnh phúc, có lẽ đó là một ước mơ đời thường mà cũng sâu xa nhất của bất kỳ mỗi ai.
Tình cảm gia đình có thể vượt qua những rào cảm về địa lý, về không gian và thời gian, là sợi dây gắn kết mọi người trong gia đình. Dù có đi xa đến đâu, các thành viên trong gia đình luôn nhớ về nhau, là chỗ dựa vững chắc cho những lúc chúng ta mệt mỏi, chán chường, gia đình luôn là nơi chở che, là nơi giúp ta lấy lại động lực và cố gắng phấn đấu trở thành một phiên bản tốt hơn. Có thể nói, tình cảm gia đình là tình cảm thiêng liêng nhất, quý giá nhất, không có gì có thể đánh đổi được.
Với tôi mỗi người, mỗi gia đình sẽ có những cách thể hiện tình cảm khác nhau. Nhưng tất cả đều xuất phát từ sự yêu thương, đùm bọc, sự quan tâm, chăm sóc và che chở lẫn nhau.
Tình cảm gia đình có thể được biểu hiện dưới hình thức là sự yêu thương, chăm sóc con cái, luôn quan tâm và hỏi han về con. Trong mỗi gia đình, người bố thường đóng vai trò là người nghiêm khắc và trầm tính nhất trong gia đình. Bố luôn như người hùng vĩ đại, che chở và bảo vệ những người con của mình trong những lúc vấp ngã hay đi sai đường, chỉ ra cho con hướng đi đúng, cho con những bài học đường đời sâu sắc, những nhân sinh quan cần thiết trong cuộc sống.
Người cha thường là người sẽ định hình tính cách của con, là người thầy đầu tiên của mỗi đứa trẻ. Có thể cha không phải là người hoàn hảo, không sang giàu, không tài giỏi, không làm ông to bà lớn, ... cha chỉ là một người đàn ông bình dị nhưng người cha nào cũng có cách yêu thương con cái một cách hoàn hảo nhất, bao dung và vĩ đại nhất. Bên cạnh những kiến thức từ trường học mà mỗi chúng ta đều được tiếp nhận, những chỉ bảo, bảo học của người cha, lý tưởng và ước mơ đã được cha hun đúc cho chúng ta từ bao giờ. Có thể người cha không thể dành quá nhiều thời gian cho con, nhưng khi cần, luôn có cha bên cạnh, khuyến khích và tạo động lực cho con, dạy dỗ con cách giải quyết và chỉ dẫn cho con hướng đi bằng chính những bài học về cuộc đời của ông. Người cha luôn là trụ cột của gia đình, là người đàn ông thầm lặng, hy sinh cho gia đình và dành tất cả những gì tốt đẹp nhất cho con.
Nếu người cha có vai trò giống như thầy dạy con những bài học đầu tiên trong cuộc sống, thì người mẹ là người cho chúng ta biết thế nào là sự yêu thương, sự chăm sóc và đối nhân xử thế trong cuộc sống hàng ngày. Mẹ hi sinh cả tuổi thanh xuân của mình để dành cho con, lo cho từng miến ăn, giấc ngủ, mẹ chăm sóc cho con phát triển từng ngày, theo dõi từng bước chân của con từ lúc chập chững bước đi đến khi đạt được những thành công nhất định trong cuộc sống. Dù trưởng thành, nhưng chỉ cần trở về vòng tay của mẹ, con đều trở nên bé nhỏ. Người mẹ giống như một người bạn, là một điểm tựa tinh thần vững chắc, dù con có bay thật xa, có đi đến đâu, nhưng khi ngoảnh lại, đều thấy mẹ đứng đó và chờ đợi những đứa con trở về. Những gì tốt đẹp nhất trong tầm tay mẹ có, mẹ luôn dành cho con tất cả. Dù cho cuộc đời có bao nhiêu sóng gió, khó khăn vất vả, con luôn là nguồn động lực của mẹ, là sức mạnh để mẹ vượt qua. Còn đối với con, trở về bên mẹ, là trở về với bình yên, ấm áp lạ thường.
Tình cảm gia đình nó còn được biểu hiện trọn vẹn trong sự yêu thương giữa ông bà và con cháu. Ngoài tình yêu thương, sự chăm sóc và kỳ vọng dành cho các cháu, ông bà còn dạy các cháu những giá trị đạo đức, cách đối nhân xử thế, là hành trang cho các chau bước vào cuộc sống tương lai. Ông bà như là cầu nối giữa quá khứ và hiện tại, là người đem những tinh hoa của thế hệ đi trước dạy lại cho con cháu để mai này giữ gìn và phát huy. Trong mỗi gia đình Việt Nam, người ông, người bà giống như cha mẹ, đôi khi ông bà là người dành thời gian nhiều hơn cả bố mẹ để chăm sóc và nuôi dưỡng cháu. Với những người cháu, tuổi thơ thường gắn liền với ông bà, với những câu chuyện cổ tích ý nghĩa mà ông hay kể, là bài đồng dao mượt mà ru ngủ trong những giấc mơ trưa, là những chiếc bánh, cái kẹo có được mỗi khi bà đi chợ về.
Tình cảm gia đình, nó còn là tình cảm giữa anh, chị, em với nhau. Có thể nói, trong cuộc đời mỗi con người, ngoài cha mẹ thì mối quan hệ danh chị em là tình cảm thân thiết và ấm áp nhất, là sự gắn bó máu thịt và là chỗ dựa vững chắc cho nhau. Anh chị em chính là những người bạn đầu tiên của mỗi người. Có những câu chuyện chúng ta không thể dễ dàng nói ra với bố mẹ, nhưng người anh, người chị hay người em luôn là người cho ta sự tin tưởng và chia sẻ mọi thứ. Dù trong cuộc sống có những lúc mẫu thuẫn, cãi nhau nhưng tất cả đều xuất phát thật sự từ sự quan tâm, lo lắng lẫn nhau.
Một điều không thể thiếu trong tình cảm gia đình đó là tình cảm giữa vợ chồng với nhau. Hôn nhân là sợ dây kết nối những người không có quan hệ máu mủ đến với nhau và trở thành gia đình. Hôn nhân được xây dựng trên sự yêu thương, chăm sóc nhau giữa vợ và chồng, chia sẻ những vấn đề trong cuộc sống, nương tựa nhau những lúc gặp khó khăn trắc trở. Tình cảm vợ chồng có yêu thương, khăng khít thì gia đình mới hạnh phúc. Nền tảng của hôn nhân dựa trên những điều thật sự giản đơn, đó là sự ân cần, thái độ tôn trọng và lòng chung thủy. Hôn nhân không thể tự mình phát triển được, hai vợ chồng cùng nhau vun đắp hàng ngày thì tỉnh cảm gia đình mới trở nên tốt đẹp hơn nữa. Tình cảm của vợ chồng sẽ ảnh hưởng rất nhiều đến tâm sinh lý của con cái. Khi hai vợ chồng luôn yêu thương và giúp đỡ nhau, tôn trọng và tin tưởng nhau thì con cái của họ sẽ nhìn thấy những điều đó, sẽ học hỏi theo bố mẹ và luôn được dạy cách biết yêu thương và giúp đỡ mọi người.
Gia đình là nền tảng vững chắc, là chiếc nôi nuôi dưỡng mỗi chúng ta cả thể thể xác lẫn tinh thần. Truyền thống gia đình là cơ sở đầu tiên để tạo dựng và nuôi dưỡng nhân cách cao đẹp của con người. Hạnh phúc gia đình có vai trò rất to lớn đối với việc định hình nhân cách của con người.
Có người lại cho rằng, gia đình là không gian sống và phát triển của mỗi người, là nơi sinh ra và được coi là trường học đầu tiên của con người.
Những hành vi ứng xử của ta chịu ảnh hưởng không nhỏ từ những nếp sống, nếp sinh hoạt của gia đình. Gia đình hạnh phúc tạo thành nền tảng tốt đẹp, là động lực để con người học tập, lao động, rèn luyện và là cái đích cuối cùng của cuộc đời mà người nào cũng hằng vươn tới. Nếu con người không có tình cảm gia đình thì sẽ trở nên khô cằn, đôi khi cũng dễ tổn thương khi mất đi một điểm tựa của cuộc đời mình. Nếu các em nhỏ từ bé đã không nhận được sự yêu thương của gia đình thì nó rất dễ trở thành một đứa trẻ hư, cộc cằn và rất khó dạy bảo. Khi nó không cảm nhận được tình cảm của bố mẹ, nó sẽ tìm kiếm đến tình cảm của những người mà nó cho là thân thích, những người đem lại cho nó niềm vui, không quan trọng là sự quan tâm hay dạy bảo đó có đúng hay không, có bị đi them hướng lệch lạc, theo con đường trái pháp luật hay không.
Gia đình luôn là tài sản quý giá nhất của mỗi con người, là luôn yêu thương chúng ta vô điều kiện. Do đó, mỗi chúng ta nên có trách nhiệm giữ gìn mối tình cảm tốt đẹp đó, luôn sãn sàng yêu thương mọi người, hiếu thảo và quan tâm đến những thành viên trong gia đình và sau đó là đối với những người trong xã hội. Tình cảm gia đình là nguồn động lực lớn lao, giúp chúng ta vững bước trên con đường đời, là chỗ dựa vững chắc giúp ta thêm sức mạng vượt qua mọi khó khăn trong cuộc sống. Sức mạnh to lớn của tìm cảm gia đình sẽ chắp cho ta đôi cánh để vươn đến những ước mơ, khát khát vọng lớn lao.
Gia đình là nền tảng vững chắc, là chiếc nôi nuôi dưỡng mỗi chúng ta cả thể thể xác lẫn tinh thần. Truyền thống gia đình là cơ sở đầu tiên để tạo dựng và nuôi dưỡng nhân cách cao đẹp của con người. Hạnh phúc gia đình có vai trò rất to lớn đối với việc định hình nhân cách của con người.
Có người lại cho rằng, gia đình là không gian sống và phát triển của mỗi người, là nơi sinh ra và được coi là trường học đầu tiên của con người. Những hành vi ứng xử của ta chịu ảnh hưởng không nhỏ từ những nếp sống, nếp sinh hoạt của gia đình. Gia đình hạnh phúc tạo thành nền tảng tốt đẹp, là động lực để con người học tập, lao động, rèn luyện và là cái đích cuối cùng của cuộc đời mà người nào cũng hằng vươn tới. Nếu con người không có tình cảm gia đình thì sẽ trở nên khô cằn, đôi khi cũng dễ tổn thương khi mất đi một điểm tựa của cuộc đời mình. Nếu các em nhỏ từ bé đã không nhận được sự yêu thương của gia đình thì nó rất dễ trở thành một đứa trẻ hư, cộc cằn và rất khó dạy bảo. Khi nó không cảm nhận được tình cảm của bố mẹ, nó sẽ tìm kiếm đến tình cảm của những người mà nó cho là thân thích, những người đem lại cho nó niềm vui, không quan trọng là sự quan tâm hay dạy bảo đó có đúng hay không, có bị đi them hướng lệch lạc, theo con đường trái pháp luật hay không.
Gia đình luôn là tài sản quý giá nhất của mỗi con người, là luôn yêu thương chúng ta vô điều kiện. Do đó, mỗi chúng ta nên có trách nhiệm giữ gìn mối tình cảm tốt đẹp đó, luôn sãn sàng yêu thương mọi người, hiếu thảo và quan tâm đến những thành viên trong gia đình và sau đó là đối với những người trong xã hội. Tình cảm gia đình là nguồn động lực lớn lao, giúp chúng ta vững bước trên con đường đời, là chỗ dựa vững chắc giúp ta thêm sức mạng vượt qua mọi khó khăn trong cuộc sống. Sức mạnh to lớn của tìm cảm gia đình sẽ chắp cho ta đôi cánh để vươn đến những ước mơ, khát khát vọng lớn lao.
Tình cảm gia đình là nguồn động lực lớn lao, giúp chúng ta vững bước trên con đường đời, là chỗ dựa vững chắc giúp ta thêm sức mạnh vượt quan mọi khó khăn. Sức mạnh to lớn của tình cảm gia đình ấy sẽ chắp cánh cho ta đôi cánh, tự tin bay đến những ước mơ, kháng vọng lớn lao của mình. Gia đình luôn là điểm tựa vững chắc, là nơi mà khi mỗi chúng ta nghĩ về luôn trở thành động lực để trở thành một người tốt hơn. Không có gì bất hạnh và cô đơn hơn khi thiếu vắng tình cảm gia đình.
Gia đình là nơi cuộc sống bắt đầu và tình yêu không bao giờ kết thúc. Đó là món quà tuyệt vời nhất, là điểm tựa vững chắc nhất, là bến đỗ bình yên nhất đối với mỗi con người. Thật tuyệt vời nếu bạn có một mái ấm gia đình mà nơi đó ngập tràn tình yêu thương.