Tạp chí pháp luật IIRR | IIRR Legal Review | No.15 – Bảo vệ quyền riêng tư theo quy định pháp luật

Page 1

Chuyên đề

BẢO VỆ QUYỀN RIÊNG

TƯ THEO QUY ĐỊNH CỦA

KHÁI NIỆM VÀ ĐẶC ĐIỂM CỦA QUYỀN RIÊNG TƯ

PHÁP LUẬT QUỐC TẾ VỀ BẢO VỆ QUYỀN RIÊNG TƯ TRÊN THẾ GIỚI

IIRR

PHÁP LUẬT LEGAL REVIEW
MỘT SỐ ÁN LỆ VỀ QUYỀN RIÊNG TƯ

Thư Ngỏ

Quý độc giả thân mến,

Bảo vệ quyền riêng tư theo quy định

Ths. NGUYỄN QUANG HUY

Viện phó Viện IIRR - Phó ban biên tập

của pháp luật trong hợp đồng là một nguyên tắc cốt lõi, đảm bảo sự tôn trọng và bảo vệ thông tin cá nhân của các bên liên quan. Nguyên tắc này góp phần đảm bảo tính công bằng và đạo đức trong quá trình thương thảo và thực hiện hợp đồng, tạo ra một môi trường đáng tin cậy, khuyến khích sự an tâm và tự tin của tất cả

các bên tham gia trong việc chia sẻ thông tin và tiến hành ký kết.

Sự hợp tác vượt khoảng cách về địa lý và điều kiện môi trường, xã hội đặt ra nhiều bài toán cần giải đáp. Khi đó, việc sử dụng điều khoản miễn trừ trách nhiệm cũng đặt ra nhiều tranh cãi và phải tuân thủ các quy định pháp luật hiện hành.Vì vậy, khi tham gia ký kết hợp đồng, các bên cần phải đảm bảo sự tôn trọng cá nhân, tính công bằng và tuân thủ pháp luật trong quá trình thực hiện các giao dịch hợp đồng.

Trongsốthứ15củaTạpchí Phápluậtnày, với mong muốn đemtới những thông tin liên quan tới bảo vệ quyền riêng tư, chúng tôi xin giới thiệu tới

Quý độc giả những khái niệm, đặc điểm và các điều khoản luậtquốc tế trên thế giới.

Đội ngũ biên tập mong rằng sẽ nhận được những ý kiến đóng góp của Quý độc giả.

LEGAL REVIEW 02
Huy

CHỊU TRÁCH NHIỆM NỘI DUNG

HỘI ĐỒNG BIÊN TẬP

Ls. Nguyễn Thị Quỳnh Mai

Ls. Nguyễn Thị Xuyến

Ths. Nguyễn Hồng Minh

Ths. Nguyễn Quang Huy

Nguyễn Hoàng Thanh

Phan Thị Hoài Trang

Bùi Tuấn Anh - Trần Việt Bách

Lỗ Hồng Tâm - Hồ Mậu Tuấn

BAN BIÊN TẬP

Nguyễn Tất Hồng Dương - Trưởng ban

Ths. Nguyễn Quang Huy - Phó ban

NỘI DUNG VÀ THIẾT KẾ

Phòng Pháp chế - Phòng Phát triển cộng đồng

www.facebook.com/iirr.legalcenter

www.iirr.vn

LEGAL REVIEW 03
LEGAL REVIEW 04

MỤC LỤC

1. Khái niệm và đặc điểm của quyền riêng tư

1.1. Khái niệm

1.2. Đặc điểm

2. Pháp luật quốc tế về bảo vệ quyền riêng tư trên thế giới

2.1. Theo quy định của Liên Hợp Quốc

2.2. Theo quy định trong các văn bản pháp luật nhân quyền ở cấp độ khu vực

2.3. Pháp luật bảo vệ quyền riêng tư tại một số quốc gia trên thế giới

3. Một số án lệ về Quyền riêng tư

TỔNG KẾT

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

LEGAL REVIEW 05
LEGAL REVIEW 06

Quyền con người là một phạm trù chính trị - pháp lý, sự ra đời và phát triển của khái niệm quyền con người gắn liền với các cuộc đấu tranh giai cấp, đấu tranh cách mạng cũng như phản ánh quá trình nhân loại tự giải phóng mình. Quyền riêng tư là quyền con người cơ bản được ghi nhận từ lâu trong nhiều văn kiện pháp lý của Liên Hợp Quốc và của khu vực, trong đó có những văn kiện mà Việt Nam đã ủng hộ và tham gia như Tuyên ngôn toàn thể giới về quyền con người năm 1948 (UDHR), Công ước quốc tế về các quyền dân sự và chính trị năm 1966 (ICCPR), Công ước về quyền trẻ em năm 1989 (CRC),... Với tư cách là quốc gia thành viên, Việt Nam có nghĩa vụ chuyển hóa các điều ước quốc tế về quyền con người đã nêu vào trong pháp luật nước minh cũng như đề ra các biện pháp bảo đảm thực thi. Đặc biệt, trong các mối quan hệ hợp đồng, vấn đề bảo vệ quyền riêng tư của các chủ thể tham gia đã và đang được Việt Nam và các quốc gia trên thế giới quan tâm, đặc biệt chú trọng.

LEGAL REVIEW 07
LEGAL REVIEW 08

KHÁI NIỆM VÀ ĐẶC ĐIỂM CỦA

QUYỀN RIÊNG TƯ

1 LEGAL REVIEW 09

1.1. Khái niệm

Theo từ điển Black Law Dictionary (tái bản lần thứ 9) giải thích khái niệm sự riêng tư như sau: “Sự riêng tư (Privacy) được hiểu là điều kiện hoặc tình trạng được tự do trước sự xâm phạm hoặc can thiệp tùy tiện vào hành động hoặc suy nghĩ của mình” [18, tr.1315].

Quyền riêng tư, hay còn gọi là quyền về bảo vệ đời tư (quyền về đời tư) đã trở thành một trong những quyền con người quan trọng nhất của thời hiện đại. Các vấn đề về quyền riêng tư đã được Liên Hợp Quốc công nhận là quyền con người cần được bảo vệ. Các nước phát triển đã ban hành đạo luật về quyền riêng tư hoặc các văn bản điều chỉnh vấn đề này nhằm bảo vệ quyền thiêng liêng của con người. Dù vậy, trong tất cả các quyền con người, có lẽ quyền riêng tư là một trong những quyền khó định nghĩa nhất. Các định nghĩa về quyền riêng tư rất khác nhau tùy thuộc vào điều kiện của từng quốc gia và nền văn hóa.

LEGAL REVIEW 10

Quyền về riêng tư là quyền của cá nhân không chịu sự

can thiệp của bất kỳ chủ thể nào trong việc ra các quyết

định hoặc tự do hành động trong khuôn khổ pháp luật và

đạo đức xã hội của bản thân mỗi người, kể cả trong gia

đình và ngoài xã hội, trừ trường hợp được chính người này

đồng ý hoặc theo quy định của pháp luật, được tôn trọng

và được pháp luật bảo vệ.

LEGAL REVIEW 11

1.2. Đặc điểm

Là một quyền nhân thân được pháp luật bảo vệ, đặc điểm của quyền riêng tư là những thuộc tính, tính chất nổi bật của quyền riêng tư, là

cơ sở để phân biệt quyền riêng tư với các quyền năng khác trong hệ thống quyền con người. Cụ thể như sau:

Thứ nhất, Quyền riêng tư được pháp luật thừa nhận và thuộc về cá

nhân: Theo Điều 25 BLDS năm 2015 của Việt Nam: “Quyền nhân thân

được quy định trong Bộ luật này là quyền dân sự gắn liền với mỗi cá

nhân, không thể chuyển giao cho người khác, trừ trường hợp luật khác

có liên quan quy định khác”. Như vậy có thể thấy rằng quyền về sự

riêng tư gắn liền với một cá nhân cụ thể, không phải gắn với tổ chức.

LEGAL REVIEW 12

Thứ hai, Chủ thể của quyền riêng

tư không bị hạn chế, quyền riêng

tư của các cá nhân khác nhau

được pháp luật bảo hộ như

nhau. Tuy nhiên có một số trường

hợp ngoại lệ đối với một số đối

tượng, việc quy định này không

nằm ngoài mục đích công - vì lợi

ích cộng đồng.

Thứ ba, Quyền riêng tư được bảo hộ ở một không gian rộng, với nội hàm rộng: Quyền con người không chỉ được bảo đảm thực

hiện đối với mỗi cá nhân cư trú trong phạm vi lãnh thổ đất nước

mình, mà còn được bảo vệ trong trường hợp lưu trú tại một quốc gia khác. Nội hàm của quyền

riêng tư rất rộng lớn và có sự liên quan mật thiết đến nhiều quyền năng khác của cá nhân. Quyền

riêng tư liên quan tới những gì thuộc về cá nhân, không chỉ bao gồm thông tin cá nhân, bí mật cá nhân mà còn trải rộng ra như hình ảnh, thân thể, công việc cá nhân.

LEGAL REVIEW 13

Thứ tư, Khách thể của quyền riêng tư hướng tới giá trị tinh

thần của một cá nhân: Quyền riêng tư ra đời nhằm bảo vệ

một cá nhân khỏi sự tổn thương về mặt tinh thần do những

hành vi xâm phạm riêng tư gây lên. Đối tượng bảo vệ của quyền riêng tư rất rộng, bao gồm: hình ảnh, tên tuổi, thân

thể, nơi ở và các thông tin cá nhân khác, nhưng đều chung

mục đích hướng tới bảo vệ không gian riêng tư của cá nhân đó, bảo vệ cá nhân khỏi các hành vi xâm phạm.

Thứ năm, Quyền riêng tư không phải quyền tuyệt đối: Quyền riêng

tư có thể bị hạn chế trong một số trường hợp vì lợi ích quốc gia, lợi

ích xã hội. Việc giới hạn quyền riêng tư có thể hiểu là trong điều

kiện bình thường thì mọi cá nhân đều có quyền riêng tư nhưng

trong một số trường hợp vì lợi ích xã hội - quốc gia thì quyền riêng

tư bị hạn chế. Ở Việt Nam, sự giới hạn quyền này được quy định

trong nhiều đạo luật chuyên ngành như luật an ninh quốc gia, luật phòng chống tham nhũng, luật chống khủng bố,…

LEGAL REVIEW 14
LEGAL REVIEW 15

PHÁP LUẬT QUỐC TẾ VỀ

BẢO VỆ QUYỀN RIÊNG TƯ TRÊN THẾ GIỚI

Quyền riêng tư là một trong những quyền con người cơ bản được ghi nhận trong nhiều văn kiện quốc tế về quyền con người như: Tuyên ngôn quốc tế nhân quyền (UDHR) năm 1948, Công ước quốc tế vế các quyền dân sự và chính trị (ICCPR) năm 1966, Công ước về quyền của người khuyết tật (CRPD) năm 2007,... và trong khu vực như : Công ước nhân quyền Châu Âu năm 1950, Tuyên bố nhân quyền ASEAN năm 2012(AHRD), Tuyên ngôn Châu Mỹ về các quyền và nghĩa vụ của con người năm 1948, Hiến chương Châu Phi về quyền và phúc lợi của trẻ em,…

2 LEGAL REVIEW 16

2.1. Theo quy định của Liên Hợp Quốc

Quyền riêng tư được đề cập từ rất sớm, nhưng được công nhận và quy định lần đầu tiên tại Điều 12 UDHR:

“Không ai có thể bị xâm phạm một cách độc đoán vào đời tư, gia đình, nhà ở, thư tín, hay bị xúc phạm đến danh dự hay thanh danh. Ai cũng có quyền được luật pháp bảo vệ chống lại những xâm phạm ấy”. Theo đó, thì quyền về sự riêng tư bao trùm và liên quan đến nhiều quyền khác như quyền về gia đình, nhà ở,danh dự, uy tín,…Sau đó, quyền về sự riêng tư lại tiếp tục được khẳng định tại Điều 17 ICCPR: “Không ai phải chịu sự can thiệp một cách tùy tiện hoặc trái pháp luật vào sự riêng tư, gia đình, nơi ở, hoặc thư tín, hay bị xâm phạm trái pháp luật vào danh dự hoặc uy tín cá nhân. 2. Mọi người đều có quyền được luật pháp bảo vệ chống lại sự can thiệp hay xâm phạm như vậy.”

LEGAL REVIEW 17

Đại hội đồng Liên hiệp quốc đã thông qua

“Hướng dẫn về quy chế số hóa hồ sơ dữ

liệu cá nhân” theo Nghị quyết số 45/95

ngày 14-12-1990, với nguyên tắc đầu tiên

được đề cập là “thông tin về các cá nhân

không nên được thu thập, xủ lý một cách

bất công hoặc bất hợp pháp, và cũng

không nên được dùng trái với những mục

đích, nguyên tắc của Hiến chương Liên

hiệp quốc”.

LEGAL REVIEW 18

Bên cạnh đó, nội dung quyền về sự riêng tư cũng được làm rõ trong các vụ việc cụ thể mà Uỷ ban nhân quyền (HRC) đưa ra phán quyết và khuyến nghị đối với các quốc gia, ví dụ:

Vụ Pinkney kiện Canada (mã số 27/78): HRC kết luận rằng các quy định pháp luật của quốc gia chưa đầy đủ để tạo thành khuôn khổ pháp lý chống lại sự can thiệp vào thư tín.

Vụ Tshisekedi kiện nhà nước Zaire (mã số 241-242/87): HRC kết luận rằng chính phủ Zaire đã xâm phạm uy tín của Tshisekedi khi buộc ông xét nghiệm âm thần, vào cơ sở điều trị tâm thần và mặc dù trái với kết luận của cơ quan y tế. Hành động này của chính phủ Zaire đã bị HRC kết luận là trái với Điều 17 UDHR.

LEGAL REVIEW 19

2.2. Theo quy định trong các văn bản pháp luật nhân quyền ở cấp độ khu vực

Công ước nhân quyền Châu Âu năm 1950 (ECHR) và nhiều án

lệ của Toà án nhân quyền khu vực này quy định khá cụ thể về

quyền về sự riêng tư. Điều 8 ECHR quy định bảo vệ và tôn trọng

đời sống riêng tư và gia đình, nhà ở và thư tín, ngoại trừ những

việc phù hợp với luật pháp và đó là sự cần thiết cho một xã hội

dân chủ vì lợi ích của an ninh quốc gia, an toàn công cộng hoặc

các phúc lợi kinh tế của đất nước, cho công tác phòng chống

rối loạn hoặc tội phạm, để bảo vệ sức khỏe hoặc đạo lý, hay để

bảo vệ các quyền tự do của người khác, thì mọi sự can thiệp

của cơ quan công quyền vào sự riêng tư là trái pháp luật.

LEGAL REVIEW 21

ECHR không đưa ra khái niệm về cuộc sống riêng tư và quyền có không gian riêng tư. Tuy nhiên, theo án lệ của Ủy ban nhân quyền Châu Âu,

từ “nơi ở” trong Điều 8 ECHR bao gồm nơi cư trú của một người. Trong

trường hợp mà nguyên đơn theo luật định không thể tiếp tục sống trong nơi ở của mình trước đó và phải chuyển đến một nơi khác, ví dụ

một căn lều thì nơi này cũng có thể coi là nơi ở của người đó. Không gian văn phòng thương mại không được coi là “nơi ở” nhưng khi văn phòng gắn liền với nơi ở theo nghĩa hẹp, ví dụ: một văn phòng được đặt tại nhà riêng thì việc lục soát văn phòng có thể dẫn đến việc vi phạm Điều 8 ECHR.

LEGAL REVIEW 21

Công ước nhân quyền Châu Mỹ cũng quy định quyền về sự riêng tư với nội dung tương tự Điều 11 UDHR. Năm 1965, Tổ chức các nước

Châu Mỹ ban hành Tuyên bố Châu Mỹ về Quyền và Trách nhiệm của con người, trong đó có nhắc đến vấn đề quyền về sự riêng tư nhưng không chi tiết bằng quy định của Liên minh Châu Âu.

LEGAL REVIEW 22

Đối với khu vực Châu Á, tại Hội nghị Cấp cao Diễn đàn Hợp tác Kinh tế

Châu Á - Thái Bình Dương (APEC) lần IX (tổ chức vào tháng 11 năm 2014

tại Chi lê), các quốc gia là thành viên của diễn đàn đã thông qua Hiệp

định khung về tính riêng tư của các thông tin các nhân trong các nền kinh tế thành viên. Trước đó, Tuyên bố Nhân quyền ASEAN (tiếng Anh:

ASEAN Human Rights Declaration, viết tắt là AHRD - là văn bản tuyên bố chung về nhân quyền của các nước ASEAN được thông qua trong khuôn khổ Hội nghị cấp cao ASEAN lần thứ 21 được tổ chức tại Phnom Penh, Campuchia vào ngày 18 tháng 11 năm 2012 với sự chấp thuận và ký kết của lãnh đạo 10 nước thành viên ASEAN), cũng đã quy định rõ quyền về sự riêng tư.

Cuối cùng, tại khu vực Châu Phi, quy định pháp luật về quyền riêng tư

cũng được nêu khá cụ thể tại Điều 10 Hiến chương châu Phi bề quyền và

phúc lợi trẻ em, Điều 4 Các nguyên tắc của Liên đoàn Châu Phi về tự do biểu đạt.

LEGAL REVIEW 23

TẠI HOA KỲ

Hiến pháp Hoa Kỳ năm 1787 không có quy định nào về quyền riêng tư nhưng các tu chính án của Hiến pháp đã quy định cụ thể rõ ràng về quyền riêng tư, khắc phục hạn chế đó của hiến pháp.Tu chính án thứ nhất bảo vệ quyền về sự riêng tư của cá nhân về tự do tôn giáo bằng việc nêu rõ: “Nghị viện sẽ không ban hành một đạo luật nào nhằm thiết lập một tôn giáo hoặc ngăn cấm quyền tự do tín ngưỡng, tự do ngôn luận, báo chí và quyền của dân chúng được hội họp và kiến nghị chính phủ sửa chữa những điều gây bất bình”.

LEGAL REVIEW 24
2.3. Pháp luật bảo vệ quyền riêng tư tại một số quốc gia trên thế giới

Tu chính án thứ mười bốn quy định: “Tất cả những người sinh ra trên lãnh thổ Hoa Kỳ hoặc được nhập quốc tịch ở Hoa Kỳ và thuộc thẩm quyền tài phán ở đó, đều là công dân của Hoa Kỳ và của bang mà họ sinh sống. Không một bang nào được ban hành hoặc thực thi bất cứ đạo luật nào nhằm hạn chế đặc quyền hoặc quyền bất khả xâm phạm của công dân Hoa Kỳ. Không một bang nào có quyền được tước đoạt sinh mệnh, tự do và tài sản của một công dân mà không theo một quy trình do luật định. Cũng không một bang nào có thể phủ nhận quyền được pháp luật bảo vệ một cách bình đẳng của một cá nhân trong phạm vi thẩm quyền tài phán của bang đó”.

LEGAL REVIEW 25

Năm 1890, hai học giả người Mỹ là

Samuel.D. Warren và Louis.D. Brandies

cho ra đời tác phẩm “Right to privacy”

- được đánh giá là một trong những

tác phẩm có tầm quan trọng, là nền

tảng phát triển những quy định pháp

luật về quyền riêng tư tại Hoa Kỳ. Trong tác phẩm, Warren và Brandies không

đưa ra một định nghĩa cụ thể về quyền

riêng tư mà sử dụng thuật ngữ “quyền

được ở một mình”. Sau này được Tòa Án Hoa Kỳ sử dụng.

Nội dung bài viết tập trung vào sự thay đổi của công nghệ và truyền thông, tạo điều kiện cho báo chí can thiệp sâu hơn vào đời sống cá nhân do đó cần phải có luật bảo vệ sự riêng tư của cá nhân. Hai học giả cho rằng bảo vệ

về quyền riêng tư là bảo vệ cá nhân khỏi những tổn thương về mặt cảm xúc và tinh thần do những hành vi xâm hại riêng tư gây ra, điều này rất khác với việc bảo vệ danh dự nhân phẩm và bảo vệ tài sản sở hữu trí tuệ.

LEGAL REVIEW 26

Khi nơi ở và sự riêng tư bị đe dọa.

Trong hệ thống pháp luật của Hoa Kỳ (và nhìn chung là ở các nước theo hệ thống thông luật - Common law), có thể chia ra làm 5 loại vi phạm quyền riêng tư phổ biến đó là: 01 02

Khi thông tin riêng tư của họ khi công khai cho dân chúng.

Khi thông tin về họ không đúng sự thật (vu khống, bôi nhọ)

Khi bị ai đó đặt trùng tên mà không được sự đồng ý của họ.

Khi có sự cạnh tranh không lành mạnh bằng việc trộm cắp bí mật thương mại.

03 04 05 LEGAL REVIEW 27

TẠI CỘNG HOÀ PHÁP

Câu tuyên bố nổi tiếng của luật sư Anthony Bem - mà có ảnh hưởng quan trọng đến việc bảo vệ quyền về sự riêng tư ở Pháp.

Mỗi người chúng ta đều có quyền bảo vệ bí mật sâu kín trong sự tồn tại của chúng ta, với mục đích không để chúng trở thành miếng mồi của sự tò mò công chúng.

“ LEGAL REVIEW 28

Trong pháp luật Pháp không có định nghĩa thế nào là đời tư hay các vấn đề về đời tư gồm những gì, tuy nhiên dựa vào thực tiễn xét xử tại tòa án nước này, Anthony Bem đã chia thành các vấn đề sau:

Các quan hệ tình dục (Les relations sexuelles)

Tất cả các cá nhân đều có quyền tự do tổ chức đời sống tình dục của mình.

Liên quan đến vấn đề này, các thông tin liên quan đến các quan hệ đồng tính luyến ái phải được thể hiện theo tinh thần tôn trọng quyền riêng tư và không có sự phân biệt;

Đời sống tình cảm (La vie sentimentale)

Sự can thiệp vào đời sống tình cảm của một người trái với ý muốn của người đó;

LEGAL REVIEW 29

Đời sống gia đình (La

vie familiale)

Sự can thiệp vào đời sống gia đình như

tiết lộ bí mật thư tín, nhà ở, nơi nghỉ ngơi cuối tuần, khả năng và tư cách làm mẹ, làm bố, ảnh chụp gia đình nơi tư gia,…;

LEGAL REVIEW 30

Tình trạng tài chính (situation fiananciere)

Tình trạng tài chính của gia đình, của người bố, người mẹ;

LEGAL REVIEW 31

Trình trạng sức khỏe (Etat de sante)

Bí mật nghề y buộc các thầy thuốc không tiết lộ những bí mật riêng tư của bệnh nhân thể hiện sự tôn trọng đời sống riêng tư của bệnh nhân;

Các kỷ niệm cá nhân (Souvenirs persoannels)

Các giai thoại, các bí mật thuộc đời sống riêng tư. Chỉ các cá nhân liên quan đến bí mật đó mới có quyền quyết định công bố hay không;

LEGAL REVIEW 32

Niềm tin chính trị và tôn giáo (Convictions politiques ou religieuses)

Các ý kiến của cá nhân về chính trị và niềm tin tôn giáo cũng được coi là vấn đề riêng tư của cá nhân mà mọi người phải tôn trọng.

LEGAL REVIEW 33

Bộ luật Dân sự Pháp năm 1804 đã quy định quyền về sự riêng tư tại Đoạn 1 Điều 9: “Mọi người đều có quyền tôn trọng đời tư của mình” (Chacun adroit au respect de sa vie privee).

Đoạn 2 Điều 9 xác định: “Ngoài biện pháp yêu cầu bồi thường thiệt hại, thẩm phán có thể quyết định mọi biện pháp như giao tài sản cho người khác quản lý, kê biên tài sản và các biện pháp khác, nhằm ngăn chặn hoặc buộc chấm dứt hành vi xâm phạm bí mật đời tư; trong trường hợp khẩn cấp, các biện pháp này có thể được quyết định theo thủ tục khẩn cấp tạm thời”.

LEGAL REVIEW 34

Pháp luật Pháp cũng quy định những chế tài với những vi phạm quyền

về sự riêng tư, bao gồm:

Chế tài dân sự:

Các biện pháp nhằm hạn chế tác hại của hành vi vi phạm như tịch biên, hủy bỏ, tạm giữ các tài liệu làm lộ bí mật cá nhân người khác của người có hành vi xâm phạm; Phạt tiền nhằm đền bù thiệt hại cho người

bị hại; Công bố phán quyết của Tòa án lên báo chí cho công dân biết.

Chế tài hình sự:

Cá nhân vi phạm có thể bị phạt tù hoặc bị phạt tiền đến 45.000 euros.

Đối với các pháp nhân, có thể bị phạt tiền nhiều gấp 5 lần so với các

cá nhân, có nghĩa là lên tới 225.000 euros. Bộ luật hình sự Pháp và một

số luật chuyên ngành khác quy định một số tội phạm xâm phạm quyền

về sự riêng tư như: Tội xâm phạm nhà ở, Tội vi phạm bí mật thư tín, Tội vi phạm bí mật nghề nghiệp,…

LEGAL REVIEW 35

MỘT SỐ ÁN LỆ VỀ

QUYỀN RIÊNG TƯ

LEGAL REVIEW 36
3
LEGAL REVIEW 37

Án lệ Jackson v Horizon Holidays Ltd (1975)

LEGAL REVIEW 38

Tình huống:

Ông Jackson đã đặt một kỳ nghỉ thông qua Horizon Holidays, một công ty du lịch, cho ông và gia đình và trả khoảng 1.400 bảng Anh. Anh

ấy đã cung cấp chi tiết rõ ràng về chỗ ở, tiện nghi và các yêu cầu và sở thích về chế độ ăn

uống của gia đình, điều này đã được Horizon

chấp nhận. Không lâu trước khi họ khởi hành, Horizon đã thông báo cho Jackson rằng khách

sạn họ đã đặt hiện không còn chỗ trống và cung cấp một giải pháp thay thế với giá 1.200

bảng Anh mà họ đề xuất sẽ tốt như khách sạn đã đặt ban đầu. Khi đến nơi, Jacksons thấy rằng khách sạn mới không đạt yêu cầu. Điều này khiến họ đau khổ, bực bội, khó chịu và bất tiện. Họ đã khởi kiện Horizon vì đã xuyên tạc. Liệu những thiệt hại có thể được phục hồi bởi người lập hợp đồng để bồi thường cho cả gia đình anh ta hay không.

LEGAL REVIEW 39

Quyết định:

Kháng cáo của Horizon đã bị bác bỏ. Gia đình

Jacksons đã ký hợp đồng với Horizons về một kỳ

nghỉ gia đình và được quyền đòi bồi thường thiệt

hại không chỉ do Horizons vi phạm hợp đồng mà

còn vì sự khó chịu và đau khổ do việc vi phạm

hợp đồng đã gây ra cho anh ấy. Cho rằng anh

ta đã đặt kỳ nghỉ cho anh ta và gia đình, anh

Jackson cũng có quyền được bồi thường thiệt

hại cho sự đau khổ và khó chịu do việc vi phạm

hợp đồng gây ra cho vợ con anh ta. Horizon

đã biết kỳ nghỉ là dành cho gia đình nên bất

kỳ hành vi vi phạm hợp đồng nào cũng sẽ ảnh

hưởng đến toàn bộ gia đình chứ không chỉ ông Jackson, người đã tham gia hợp đồng. Do đó, con số 1.100 bảng Anh được bồi thường thiệt hại theo yêu cầu của ông Jackson bởi thẩm phán

xét xử ban đầu, không được coi là quá đáng vì nó giải thích cho sự đau khổ và khó chịu của cả

gia đình.

LEGAL REVIEW 40
LEGAL REVIEW 41

Án lệ Công ty TNHH Phát triển Đầu tư

Woodar v Wimpey Construction UK Ltd

(1980)

LEGAL REVIEW 42

Tình huống:

Wimpey, người mua, đã ký hợp đồng với Woodar để mua đất. Người ta đã đồng ý rằng một phần của giá mua sẽ được thanh toán khi hoàn thành việc xây dựng. Có một điều khoản trong hợp đồng cho phép người mua hủy bỏ trong trường hợp cơ quan có thẩm quyền thương

lượng việc mua lại tài sản. Wimpey sau đó đã gửi thông báo hủy bỏ hợp đồng cho Woodar sau khi được xác nhận rằng cơ quan thư ký Môi trường đã bắt đầu thủ tục thu hồi bắt buộc một phần đất. Woodar đã

khởi kiện tuyên bố Wimpey không có quyền hủy bỏ hợp đồng và cũng yêu cầu bồi thường thiệt hại do vi phạm hợp đồng.

Liệu số tiền chưa thanh toán trong giao dịch mua có được Woodar thu hồi hay không và liệu Wimpey có quyền hủy bỏ hợp đồng trong các trường hợp hay không?

LEGAL REVIEW 43
LEGAL REVIEW 44

Quyết định/Kết quả:

Kháng cáo của Wimpey đã được cho phép, đảo ngược quyết định trước đó của tòa án rằng hợp đồng đã bị từ chối một cách sai trái. Người ta cho rằng Wimpey đã dựa vào thời hạn của hợp đồng được đề cập. Hơn nữa, không thể phát hiện ra rằng Wimpey đã có động cơ thầm kín để từ bỏ hợp đồng ngay từ đầu và không bị coi là từ chối hợp đồng. Hành vi của họ không hỗ trợ một trường hợp từ chối. Do đó, Woodar không được bồi thường thiệt hại vì mặc dù số tiền cuối cùng chưa được thanh toán nhưng hợp đồng đã quy định về việc hủy bỏ.

LEGAL REVIEW 45

TỔNG KẾT

1. Khái niệm và đặc điểm của quyền riêng tư

Khái niệm Đặc điểm

2. Pháp luật quốc tế về bảo vệ quyền riêng tư

trên thế giới

Theo Quy định của Liên Hợp quốc

Theo quy định pháp luật của một số văn bản

của khu vực

Tại Hoa Kỳ

Tại Cộng Hoà Pháp

3. Một số án lệ về quyền riêng tư

Án lệ Jackson v Horizon Holidays Ltd (1975)

Án lệ Công ty TNHH Phát triển Đầu tư Woodar v Wimpey Construction UK Ltd (1980)

LEGAL REVIEW 46
LEGAL REVIEW 47
LEGAL REVIEW 48

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Mary Charman - Willian Publishing (2007), Contract Law.

2. Dimitri Vitaliev (2007), "Frontline International Foundation for the Protection of Human rights defenders".

3. Graeme Laurie (2002), "Genetic privacy: a challenge to medico-legal norms", Cambridge, UK; New York: Cambridge University Press.

4. Michael, James (1994), "Privacy and human rights: an international and com parative study, with special reference to developments information technology", Paris: Aldershot UNESCO Publ; Dartmouth, cop.

5. William N. Eskridge, Nan D. Hunter (1997), "Sexuality, gender, and the law", New York: Foundation press.

6. Richard Hunter (2002), "World without secrets: Business, crime, and Privacy in the age of ubiquitous computing", New York;

7. Bruce Schneier, David Banisar (1997), "The Electronic privacy papers: Documents on the battle for privacy in the age of surveillane”, John Wiley & Sons.

LEGAL REVIEW 49
IIRR LEGAL REVIEW www.facebook.com/iirr.legalcenter www.iirr.vn

Turn static files into dynamic content formats.

Create a flipbook
Issuu converts static files into: digital portfolios, online yearbooks, online catalogs, digital photo albums and more. Sign up and create your flipbook.