TẠP CHÍ D'. LE ROI SOLEIL Vol.2 - CHÙA TRẤN QUỐC: DẤU ẤN LỊCH SỬ VÀ VĂN HOÁ

Page 1


Chùa Trấn Quốc

Dấu Ấn Lịch Sử và Văn Hóa

Six Historical Names of Ho Tay

CÁC BƯỚC TỔ CHỨC

HỘI NGHỊ NHÀ CHUNG CƯ

THƯỜNG NIÊN (tiếp)

Tay Ho Lotus Tea

e Fragrance

and Beauty

Quý độc giả thân mến!

Chùa Trấn Quốc là một trong những ngôi chùa cổ kính tại Hà

Nội, Chùa không chỉ nổi tiếng với kiến trúc độc đáo mà còn là

nơi lưu giữ những giá trị tinh thần sâu sắc. Qua bài viết này, chúng tôi hy vọng sẽ mang đến cho Quý độc giả cái nhìn toàn

diện về lịch sử và sự phát triển của ngôi chùa qua từng thời kỳ.

Tiếp nối hành trình khám phá, chúng tôi sẽ đưa Quý độc giả

ngược dòng thời gian, tìm hiểu về những biến đổi và ý nghĩa của

các tên gọi khác nhau của Hồ Tây, mỗi cái tên đều chứa đựng những câu chuyện và truyền thuyết đầy màu sắc, giúp chúng ta hiểu thêm về văn hóa và lịch sử của thủ đô.

Bên cạnh đó, không thể bỏ qua Trà sen Tây Hồ, một đặc sản tinh

túy của Hà Nội. Chúng tôi xin được giới thiệu đến Quý độc giả

quy trình chế biến tỉ mỉ và công phu của trà sen Tây Hồ. Hương

vị thanh tao và tinh túy của trà sen sẽ được tái hiện qua từng câu

chữ, mang lại cảm giác thư thái và yên bình cho người thưởng

thức. Cuối cùng, Ban biên tập xin được tiếp tục chia sẻ về các

bước tổ chức hội nghị nhà chung cư thường niên. Bài viết sẽ giúp

Quý độc giả nắm vững quy trình và thực hiện hiệu quả công tác

tổ chức, đảm bảo sự thành công của sự kiện.

Chúng tôi rất mong nhận được sự đón nhận từ Quý độc giả.

Trân trọng,

Dear Readers,

Tran Quoc Pagoda is one of the ancient temples in Hanoi, renowned not only for its unique architecture but also for preserving profound spiritual values. Through this article, we hope to provide our readers with a comprehensive view of the history and development of the pagoda over various periods.

Continuing our journey of exploration, we will take you back in time to delve into the changes and meanings behind the different names of West Lake. Each name carries colorful stories and legends, helping us to better understand the culture and history of the capital.

In addition, we cannot overlook West Lake lotus tea, a quintessential specialty of Hanoi. We are pleased to introduce to our readers the meticulous and elaborate process of making West Lake lotus tea. The delicate and refined flavor of the tea will be vividly depicted in every word, bringing a sense of tranquility and peace to those who savor it. Finally, we will continue to share the steps for organizing the annual condominium meetings. This article will help readers grasp the process and effectively execute the organization, ensuring the success of the event.

We look forward to receiving your warm reception.

Sincerely,

Tran Quoc Pagoda

CHÙA

TRẤN QUỐC

Dấu Ấn Lịch Sử và Văn Hóa

Hà Nội, mảnh đất ngàn năm văn hiến từ lâu đã ghi dấu trong lòng người bởi không chỉ cảnh đẹp hữu tình mà còn bởi nét đẹp văn hóa tâm linh đậm đà. Trên nền lịch sử lâu đời ấy, những ngôi chùa, đền đài như những viên ngọc sáng, tỏa ánh lung linh của niềm tin và hy vọng bao đời nay. Trong số đó, Chùa Trấn Quốc hiện lên như một bức tranh cổ kính, linh thiêng giữa lòng Thăng Long - Hà Nội, đã tồn tại và lặng lẽ chứng kiến dòng chảy của thời gian suốt gần 1.500 năm.

Ngày nay, Chùa Trấn Quốc không chỉ là nơi để những người con Phật tử dâng lễ, cầu an mà còn là chốn vãn cảnh thanh tịnh, mang lại sự thư thái cho tâm hồn du khách. Thật thiếu sót biết bao nếu hành trình khám phá Hà Nội mà không có điểm dừng chân tại chốn thiêng liêng này.

GIỚI THIỆU CHÙA TRẤN

Chùa Trấn Quốc, ngôi chùa cổ kính với hình dáng vẹn nguyên như thuở mới dựng, đã tồn tại suốt 1.500 năm qua. Ngôi chùa này nguyên danh là Chùa Khai Quốc, từng là trung tâm hành hương Phật giáo của cả kinh thành Thăng Long vào thời Lý, Trần.

Ngày nay, Chùa Trấn Quốc nổi bật với kiến trúc độc đáo, tựa như một đài sen rực rỡ, trang nhã mà vẫn cổ kính, giữa lòng hồ nước mênh mang, tĩnh lặng. Khung cảnh nơi đây tạo cảm giác thư thái, an yên tuyệt đối cho người hành hương.

Không chỉ là một di sản văn hóa và lịch sử của dân tộc, Chùa Trấn Quốc còn là một tuyệt tác kiến trúc, một viên ngọc quý tỏa sáng trên trường quốc tế. Vẻ đẹp cổ kính, thanh tịnh và linh thiêng của cửa Phật đã thu hút không chỉ Phật tử thập phương mà còn cả du khách từ khắp nơi trên thế giới.

LỊCH SỬ CHÙA TRẤN QUỐC

Chùa Trấn Quốc, một trong những ngôi chùa cổ kính và linh thiêng bậc nhất Hà Thành, đã tồn tại và phát triển suốt hơn 15 thế kỷ, trở thành chứng nhân lịch sử cho biết bao thăng trầm

của đất nước.

Chùa được xây dựng vào đời vua Lý Nam Đế (năm 541 - 547) tại thôn An Hoa, huyện Quảng Đức, phủ Phụng Thiên (tức là tên cũ

làng Yên Phụ), gần bờ sông Hồng với tên gọi “Khai Quốc” (nghĩa là Mở nước). Đến đời vua Lê Thái Tông (năm 1440 - 1442), nhà vua đổi tên chùa thành An Quốc.

Đến năm 1615, đời Lê Kính Tông, bãi sông bị lở sát vào chùa, nhân dân phường An Hoa (sau này là Yên Phụ) mới dời chùa vào đảo Kim Ngưu (Cá Vàng) ở Hồ Tây, tức là địa điểm hiện nay.

Năm 1624, sau khi đã đắp con đê “cố ngự” - tức là “giữ chắc” sau gọi chệch ra là Cổ Ngư, dân làng An Hoa đã xây dựng thêm thượng điện, nhà thiêu hương, khơi hào xung quanh, mở đường đi lại… Từ lúc này chùa mới có tên là chùa Trấn Quốc - đó là năm

Vĩnh Tộ 10 (1628) đời vua Lê Thần Tông.

Cũng có thuyết cho rằng chùa này trước là một hành cung đời

Lý, về sau khi Lý Thường Kiệt khải hoàn từ cuộc chiến thắng châu Khâm - châu Liêm về, nhà Lý mới đổi hành cung ấy làm chùa, gọi là chùa Trấn Quốc.

Năm 1844, vua Thiệu Trị nhà Nguyễn tuần du ra Bắc, đến thăm

chùa và đổi tên thành Trấn Bắc, mà nay tại nhà treo chuông

trên tấm hoành phi còn hàng chữ Trấn Bắc Tự song tên chùa

Trấn Quốc đã quá quen thuộc với người dân Hà Nội nên vẫn tồn

tại tới ngày nay.

Ngôi chùa luôn được trùng tu, tôn tạo. Vào năm Dương Hòa

thứ V (1639), chùa đã được chúa

Trịnh Tráng cho sửa Tam quan,

xây hai bên tả hữu với quy mô

rộng rãi, đẹp đẽ hơn trước.

Tấm bia Trấn Quốc tự bi ký

được dựng năm Dương Hòa thứ

V do Trạng nguyên khoa Đinh

Sửu, chức Hàn lâm Thị thư

Nguyễn Xuân Chinh soạn, là

một nguồn sử liệu có cơ sở nhất giúp chúng ta tìm

hiểu lịch sử ngôi chùa cùng với cảnh đẹp của nó:

“... Đáng quý thay chùa Trấn Quốc! Cảnh đẹp phủ

Phụng Thiên, danh lam miền Kinh địa, phường An Hoa, huyện Quảng Đức. Chùa được xếp vào hàng thứ 4 của nước Nam...”.

Trong văn bia Tái tạo Trấn Quốc tự bi do Tiến sĩ khoa Kỷ Hợi năm Cảnh Hưng thứ 40 (1779) soạn cũng ca ngợi cảnh đẹp ngôi chùa: “Đứng trên cao ngắm cảnh chùa, mây lồng đáy nước, mặt hồ ánh

xanh xanh khiến du khách lâng lâng. Tiếng chuông chùa gọi ai tỉnh mộng trần tục…”.

Qua nhiều triều đại, chùa Trấn

Quốc vẫn được coi là một ngôi chùa

rất đẹp ở vào vị trí danh thắng

bậc nhất kinh thành. Chúa Trịnh

cũng từng dựng hành cung gần

chùa để làm nơi nghỉ mát. Trải qua

cuộc biến đổi Tây Sơn, ngôi chùa

dần dần hoang phế, nhân dân địa

phương cùng bàn bạc, xin được tu sửa. Kiến trúc là do lần trùng tu lớn vào năm Ất Hợi, niên hiệu Gia

Long 14 (1815) trên văn bia Tái tạo

Trấn Quốc tự bi do Tiến sĩ khoa

1779 Phạm Lập Trai soạn văn còn rõ nét. Chùa với quy mô kiến trúc khá rộng, phong cảnh đẹp đẽ, một ngôi chùa nổi tiếng kết hợp được vẻ

đẹp cổ kính của di tích có lịch sử với

vẻ đẹp thanh nhã của một thắng

cảnh ven hồ Tây.

Vào thời Pháp thuộc, Viện Viễn Đông

Bác Cổ đã dày công nghiên cứu ngôi

chùa cổ kính này và chùa đã từng được

xếp hạng là công trình lịch sử số 10 trong toàn xứ Đông Dương (Nghị định 16 tháng 5 năm 1925). Trải qua suốt

thời phong kiến với biết bao biến động

đã đến với ngôi chùa, nhưng chùa Trấn

Quốc vẫn được bảo vệ, tôn tạo và là 1 trong 12 di tích lớn của đất nước.

Ngôi chùa thực sự là một di sản văn hóa của dân tộc, nơi danh lam thắng cảnh của kinh thành xưa kia

và Thủ đô ngày nay. Ngôi chùa đã

là nơi quần tụ các công trình của nhiều nhà văn, nhiều nhà nghiên

cứu lịch sử, văn hóa của đất nước.

Chùa Trấn Quốc đã đi vào lịch sử như một niềm tự hào của văn hóa

dân tộc. Chùa đã được công nhận

là Di tích Lịch sử - Văn hóa ngày 28/4/1962; Di tích Lịch sử Văn hoá cấp quốc gia vào năm 1989.

KIẾN TRÚC CHÙA TRẤN QUỐC

Cũng giống như hầu hết những ngôi chùa

khác trên đất nước Việt Nam, kết cấu và nội

thất chùa Trấn Quốc có sự sắp xếp trình tự và theo nguyên tắc khắt khe của Phật giáo.

Gồm nhiều lớp nhà với ba ngôi chính là Tiền

đường, nhà Thiêu hương và Thượng điện nối thành hình chữ Công. Tại khuôn viên chùa còn có Bảo tháp Lục độ đài sen được

thiết kế ấn tượng.

Tiền đường hướng về phía Tây. Hai bên nhà thiêu hương và thượng điện là hai dãy hành lang. Sau thượng điện là gác chuông. Gác chuông chùa là một ngôi ba gian, mái chồng diêm, nằm trên trục sảnh đường chính. Bên phải là nhà tổ và bên trái là nhà bia. Trong chùa hiện nay đang lưu giữ 14 tấm bia. Trên bia khắc năm 1815 có bài văn của tiến sĩ Phạm Quý Thích ghi lại việc tu sửa lại chùa sau một thời gian dài đổ nát. Công việc này bắt đầu vào năm 1813 và kết thúc vào năm 1815. Phía sau chùa có một số mộ tháp cổ từ đời Vĩnh Hựu và Cảnh Hưng (thế kỉ 18).

1. Bố cục chữ “Công” uy nghi

Giống như nhiều ngôi chùa cổ khác ở Việt Nam, chùa

Trấn Quốc được xây dựng theo bố cục chữ Công (工)

truyền thống, gồm ba nếp nhà chính: Tiền đường, Thiêu hương và Thượng điện, nối liền với nhau tạo

nên một tổng thể uy nghiêm và hài hòa. Tiền đường

hướng về phía Tây, hai bên là hành lang dẫn đến Thiêu hương và Thượng điện. Phía sau là gác chuông cổ kính, nhà tổ, nhà bia và vườn tháp.

2. Nhà tiền đường

Một trong những công trình nổi tiếng của chùa Trấn

Quốc là nhà tiền đường, hướng về phía tây, đối diện với nhà tam bảo - nơi thờ cúng và tôn kính các vị Phật. Nhà tiền đường chứa đựng nhiều tác phẩm điêu khắc Phật giáo độc đáo và quý hiếm. Đặc biệt, bức tượng Phật Thích Ca Nhập Niết Bàn bằng gỗ, sơn mài, trang hoàng vàng lấp lánh - được coi là bức tượng Phật nằm

đẹp nhất ở Việt Nam - thu hút hàng nghìn Phật tử từ khắp nơi đến chiêm bái và cầu nguyện.

3. Thượng điện đường

Thượng điện đường là một không gian đặc biệt, là nơi trưng bày 14

tấm bia, trên đó ghi lại những bài thơ của những danh nhân xuất sắc, đạt được danh hiệu trạng nguyên và tiến sĩ. Bên cạnh đó, các bia văn còn cung cấp những thông tin chi tiết và mô tả chân thực về quá trình xây dựng Chùa Trấn Quốc qua các triều đại phong kiến, giúp cho người đời hiện tại có thể nắm bắt rõ ràng hơn về lịch sử và di sản văn hóa của ngôi chùa này.

4. Bảo Tháp Lục Độ Đài Sen Điểm nhấn nổi bật nhất trong quần thể kiến trúc chùa Trấn Quốc là Bảo Tháp Lục Độ Đài Sen, được xây dựng năm 1998. Ngọn tháp 11 tầng với 6 ô cửa vòm mỗi tầng, trên đỉnh là đài sen 9 tầng, tượng trưng cho chín phẩm liên hoa, là biểu tượng của sự giác ngộ và giải thoát trong Phật giáo.

Đối diện với Bảo Tháp là cây bồ đề thiêng liêng, được chiết từ cây bồ đề nơi Đức Phật thành đạo tại Bồ Đề Đạo Tràng (Ấn Độ). Đây là món quà quý giá mà Tổng thống Ấn Độ Rajendra Prasad đã tặng cho chùa Trấn

Quốc trong chuyến thăm Hà Nội năm 1959.

5. Cây Bồ Đề Trấn Quốc

Cây Bồ Đề là biểu tượng linh thiêng quan trọng của chùa Trấn Quốc, có tuổi đời hơn 60 năm. Cây nằm ngay trước tòa bảo tháp lục độ đài sen, góp phần tạo nên vẻ đẹp và uy nghi của ngôi chùa. Cây bồ đề có nguồn gốc từ

cây Đại bồ Đạo Tràng - cây mà Phật Thích Ca đã dùng để thuyết pháp

cách đây 25 thế kỷ trước. Cây bồ đề chùa Trấn Quốc tượng trưng cho sự minh triết, nhân từ và từ bi của Đức Phật với muôn loài. Hàng năm, có rất nhiều du khách đến chùa để cúng dường, lễ Phật và cầu nguyện, mong muốn được an lạc và hạnh phúc trong cuộc sống.

Xứng danh di sản Văn hóa Quốc Gia

Với những giá trị lịch sử và kiến trúc vô giá, chùa Trấn Quốc đã được công nhận là Di tích Lịch sử Văn hóa cấp quốc gia vào năm 1989. Ngôi chùa không chỉ là nơi thờ tự linh thiêng mà còn là một bảo tàng sống động, lưu giữ những dấu ấn văn hóa và lịch sử của dân tộc qua hàng ngàn năm.

TRAN QUOC

PAGODA

A Historical and Cultural Icon

Hanoi, a land of millennia-old civilization, has long been known for its picturesque landscapes and rich spiritual culture. Pagodas and temples stand out against this old historical setting, radiating centuries’ faith and optimism. Among these, Tran Quoc Pagoda stands out as a timeless, sacred artwork in the heart of Thang Long - Hanoi, quietly observing the flow of time for nearly 1,500 years.

Today, Tran Quoc Pagoda is more than just a place for Buddhists to perform rituals and pray for peace; it is also a serene destination that soothes visitors’ spirits. Any Hanoi exploring excursion would be incomplete without a visit to this revered spot.

INTRODUCTION TO TRAN QUOC PAGODA

Tran Quoc Pagoda, an ancient pagoda with its original appearance, has stood for 1,500 years. Originally named Khai Quoc Pagoda, it served as a Buddhist pilgrimage center for the entire Thang Long citadel throughout the Ly and Tran dynasties.

Nowadays, Tran Quoc Pagoda stands out with its unique architecture, like a majestic lotus tower that is both exquisite and old, nestled in the broad, serene waters of West Lake. The scenery here emanates perfect tranquility and serenity for pilgrims.

Not only a national cultural and historical heritage, Tran Quoc Pagoda is also an architectural marvel, a precious gem shining on the international stage. Its historic, tranquil, and sacred beauty draws not only Buddhist followers, but also visitors from all over the world.

HISTORY OF TRAN QUOC PAGODA

Tran Quoc Pagoda, one of the most ancient and sacred pagodas in Hanoi, has endured and prospered for over 15 centuries, bearing testimony to the nation’s various vicissitudes.

The pagoda, known as “Khai Quoc” (meaning “the Nation’s Founding”), was built during the reign of King Ly Nam De (541 - 547) at An Hoa village, Quang Duc district,

Phung Thien prefecture (the former name of Yen Phu village), near the Red River. King Le Thai Tong (1440 - 1442) renamed the pagoda An Quoc.

In 1624, after building the “co ngu” dike (later called Co Ngu), the residents of An Hoa built the upper hall, incense house, excavated ditches around, and opened routes. The pagoda was called Tran Quoc in the tenth year of Vinh To (1628), during King Le Than Tong’s reign.

Some believed that the pagoda was once a palace in the Ly dynasty before being transformed into a pagoda when Ly Thuong Kiet returned victorious from the war at Chau Kham - Chau Liem and named it Tran Quoc Pagoda.

The riverbank eroded close to the pagoda in 1615, during the Le Kinh Tong dynasty, prompting the people of An Hoa ward (later Yen Phu) to relocate the pagoda to Kim Nguu (Golden Buffalo) Island in the West Lake, where it still stands today.

During the Nguyen dynasty, King Thieu Tri visited the North in 1844, renamed the pagoda Tran Bac, and inscribed “Tran Bac Tu” on a plaque in the bell house, however the name Tran Quoc Pagoda is still known to Hanoi residents today. The pagoda has always undergone renovation and restoration. In the fifth year of Duong Hoa (1639), Lord Trinh Trang ordered the three-entrance gate to be rebuilt, with vast and elegant left and right wings.

The Tran Quoc Pagoda stele, constructed in the fifth year of Duong Hoa by Nguyen Xuan Chinh, a first laureate scholar, is

a valuable historical source, helping us understand the history and beauty of the pagoda: “... How precious is Tran Quoc Pagoda!” Beautiful view of Phung Thien, a well-known landmark in the capital’s An Hoa ward, Quang Duc district. The pagoda ranks fourth in the country...”

Doctor Pham Quang Kinh’s stele “Rebuilding Tran Quoc Pagoda” from the 40th year of Canh Hung (1779) also praises the pagoda’s beauty: “Standing high to observe the pagoda, clouds envelop the water’s bottom, the lake’s surface gleams green, making visitors’ hearts flutter. “The pagoda bell calls to awaken from worldly dreams...”

Tran Quoc Pagoda has long been considered as a lovely pagoda in one of the capital’s most picturesque settings. Lord Trinh also built a vacation palace near the pagoda. Over time, the pagoda deteriorated, prompting the local community to rebuild it. The architecture we see now is the product of a massive reconstruction in the year of At Hoi, the 14th year of Gia Long (1815), as noted on Doctor Pham Lap Trai’s “Rebuilding Tran Quoc Pagoda” stele in 1779. The pagoda’s construction is large, with lovely sceneries that blend the old beauty of historical treasures with the elegance of a picturesque place near West Lake.

During the French colonial period, the French School of the Far East extensively researched this ancient pagoda, which was rated as the tenth historical structure in Indochina (Decree of May 16, 1925). Despite several alterations over the feudal time, Tran Quoc Pagoda was conserved and refurbished, and it is now one of the country’s 12 significant monuments. The pagoda is a national cultural treasure as well as a visual feature in both the ancient and contemporary capitals. Many writers and historians have gathered at the pagoda to study the country’s history and culture.

Tran Quoc Pagoda has made history as a symbol of national pride. It was designated as a Historical and Cultural Monument on April 28, 1962, and a National Historical Cultural Monument in 1989.

ARCHITECTURE OF TRAN QUOC PAGODA

Tran Quoc Pagoda’s building and interior adhere to a rigorous Buddhist sequence and precepts, as do most other pagodas in Vietnam. The complex consists of three main buildings: the Front Hall, Incense House, and Upper Hall, which form the shape of the character “工” (Gong). The pagoda’s grounds include the spectacular Luc Do Lotus Tower.

The front hall faces west. Two passageways run beside the Incense House and Upper Hall. The bell tower, a three-room building with overlapping roofs placed on the main hall axis, stands behind the Upper Hall. The Patriarch Hall is on the right, while the Stele House is on the left. The pagoda now houses 14 steles. Doctor Pham Quy Thich’s inscription on a stele dating from 1815 records the pagoda’s rehabilitation after a lengthy period of decay. The work began in 1813 and was finished in 1815. Ancient tower tombs from the Vinh Huu and Canh Hung eras (18th century) may be found behind the pagoda.

1. Majestic “工” Structure

Tran Quoc Pagoda, like many old pagodas in Vietnam, is built in the traditional “工” plan. It has three main buildings: the Front Hall, Incense House, and Upper Hall, united to form a somber and harmonious whole. The Front Hall faces west and is flanked by passageways that connect to the Incense House and the Upper Hall. The old bell tower, Patriarch Hall, Stele House, and Tower Garden are all located behind the Front Hall.

2. The Front Hall

One of Tran Quoc Pagoda’s most prominent constructions is the Front Hall, which faces west and is opposite the Triple Jewel Hall, which serves as a location for Buddha worship and reverence. The Front Hall is home to several unusual and rare Buddhist statues. The lacquered wooden statue of the reclining Buddha, decorated in gold, is widely regarded as the most beautiful reclining Buddha statue in Vietnam, attracting hundreds of Buddhists from all around to visit and worship.

3. Upper Hall

The Upper Hall is a unique location that features 14 steles engraved with poems by renowned intellectuals, laureates, and doctors. Furthermore, the steles give thorough and realistic accounts of the Tran Quoc Pagoda’s construction during several feudal regimes, allowing modern visitors to better grasp the pagoda’s history and cultural heritage.

4. Luc Do Lotus Tower

The Luc Do Lotus Tower, built in 1998, is the main architectural attraction of Tran Quoc Pagoda complex. The 11-tiered tower, with 6 arched windows per tier, is capped by a nine-tiered lotus platform, which represents the nine lotus stages of enlightenment and liberation in Buddhism.

The sacred Bodhi tree faces the Lotus Tower and was propagated from the Bodhi tree where Buddha obtained enlightenment in Bodh Gaya, India. Indian President Rajendra Prasad presented this priceless gift to Tran Quoc Pagoda during his 1959 visit to Hanoi.

5. Tran Quoc Bodhi Tree

The Bodhi tree, which is almost 60 years old, is an important spiritual emblem at Tran Quoc Pagoda. It stands in front of the Luc Do Lotus Tower, adding to the pagoda’s beauty and grandeur. The Bodhi tree is derived from the Great Bodhi Tree, where Buddha gave sermons 25 centuries ago. Tran Quoc Pagoda’s Bodhi tree represents Buddha’s knowledge, compassion, and generosity to all beings. Every year, a large number of tourists come to the pagoda to pray, make offerings, and hope for peace and happiness.

Deservedly a National Cultural Heritage. Tran Quoc Pagoda, with its unique historical and architectural values, was designated a National Historical and Cultural Monument in 1989. The pagoda serves as both a hallowed place of prayer and a thriving museum, preserving the nation’s cultural and historical footprints across thousands of years.

Sáu tên gọi của Hồ Tây

TRONG LỊCH SỬ

Từ thuở xa xưa, hồ Tây đã là danh thắng nổi tiếng của đất Thăng

Long. Thời Lý - Trần, các vua chúa đã xây dựng nhiều cung điện quanh hồ để nghỉ mát và giải trí, như cung Thúy Hoa thời nhà Lý, sau này là điện Hàm Nguyên thời nhà Trần và nay là chùa Trấn

Quốc; cung Từ Hoa thời nhà Lý nay là chùa Kim Liên; điện Thụy

Chương thời nhà Lê nay là khu Trường Chu Văn An. Hiện nay, hồ

Tây thu hút rất nhiều du khách, không chỉ vì là danh thắng nổi tiếng mà còn bởi xung quanh hồ quy tụ nhiều di tích lịch sử, khu vui chơi giải trí in bóng xuống mặt hồ xanh mướt.

Hồ Tây vốn là một nhánh sông cũ của sông

Hồng, do phù sa bồi đắp mà dòng chảy chuyển

dần về phía Đông tạo nên hồ Tây. Trên bản đồ

Thăng Long thời Hồng Đức (1470 - 1497) vẫn thấy hồ Tây thông với sông Tô Lịch, sông này

lại có nhánh thông ra sông Hồng và nhánh nối với sông Thiên Phù.

Sự biến đổi của sông hồ và sự thay đổi văn hóa qua các thời kỳ lịch sử, cùng với ý chí chủ quan của con người, đã tạo nên nhiều truyền thuyết về sự hình thành và các tên gọi khác nhau của hồ Tây trong dân gian.

VẺ ĐẸP CỦA HỒ TÂY ĐÃ ĐI VÀO TRUYỀN THUYẾT, THI CA

VÀ LỊCH SỬ, LÔI CUỐN BAO TÂM HỒN YÊU CÁI ĐẸP KHI

CHÂN ĐẾN HÀ NỘI. NẰM Ở PHÍA TÂY BẮC TRUNG TÂM THÀNH PHỐ, HỒ TÂY TRẢI RỘNG TRÊN DIỆN TÍCH

HƠN 500 HA VỚI HỆ SINH THÁI PHONG PHÚ.

ĐẦM XÁC CÁO

Đầm Xác Cáo có lẽ là tên gọi xưa nhất của hồ Tây, gắn với sự tích con hồ ly tinh chín đuôi. Trong “Lĩnh Nam chính quái” do Vũ Quỳnh và Kiều Phú soạn vào khoảng năm 1492. Ở đây, tác giả kể: Xưa, ở vùng phía Tây kinh thành có hòn núi đá bên sông, dưới núi có hang động.

Đó là nơi trú ngụ của con cáo chín đuôi sống hơn ngàn năm đã thành tinh. Nó gây bao tác hại cho dân lành, bắt con gái, đàn bà đưa về hang hãm hiếp, ăn thịt. Lại hoá thành quỷ, trêu ghẹo người đang mắc bệnh sợ đến chết. Người trong khu vực phải bỏ nhà cửa, làng xóm, ruộng nương mà lánh đi nơi khác.

Lạc Long Quân biết chuyện bèn tìm đến trừ họa cho dân. Cuộc chiến diễn ra gay go, quyết liệt. Hồ Tinh dù lắm tài biến hoá song vẫn không thoát khỏi tay Long Quân. Nó bị giết, hiện nguyên hình con cáo khổng lồ chín đuôi.

Long Quân giải thoát cho những người bị Hồ Tinh bắt giam dưới hang sâu, cho họ miếng đất cao gần đó để ở, lập thành làng Hồ Khẩu. Làng Cáo ở Xuân Đỉnh cũng do truyền thuyết này mà có. Sau đó, Lạc Long Quân dâng nước sông Cái tràn vào phá tan sào huyệt của con quái vật. Nước xoáy mạnh vào hang suốt mấy ngày đêm, bố hòn núi đá trôi đi mất tăm, chỗ ấy tụt xuống thành chiếc đầm lớn gọi là đầm Xác Cáo. Một tài liệu khác lại ghi chép rằng: Huyền Thiên Chấn Vũ cũng vì thương xót và nghe lời cầu khẩn của dân chúng đã diệt trừ con cáo chín đuôi. Sau khi con cáo bị tiêu diệt, một hồ nước đã được tạo ra. Từ đó, hồ có tên là đầm Xác Cáo. Vị thánh sau này được thờ tại đền Quán Thánh, ngay gần hồ Tây.

HỒ KIM NGƯU

Hồ Kim Ngưu gắn với truyền thuyết con trâu vàng. Song truyền thuyết này cũng được trong dân gian kể lại khác nhau:

Truyền thuyết hồ Trâu Vàng kể lại rằng: Thiền sư Nguyễn Minh Không được phong làm

Lý Triều quốc sư, được vua phương Bắc mời sang chữa bệnh trọng cho hoàng tử. Chữa khỏi bệnh, vua phương Bắc hỏi muốn thưởng gì? Minh Không chỉ xin một túi đồng đen.

Nhà vua đồng ý ngay. Không ngờ Minh Không tài cao, hóa phép thu hết đống đồng đen

cho vào túi thần, rồi xách ra bờ biển Đông, thả nón tu lờ làm thuyền bơi về nước. Khi về tới nước Nam Thiền sư Minh Không dâng đồng đen lên vua. Vua Lý sai đem đồng đen đúc thành quả chuông lớn. Chuông đánh thử, tiếng vang xa bốn cõi, dội sang tận phương Bắc. Con trâu vàng bên đó tưởng mẹ gọi chạy lồng sang tìm (đồng đen là mẹ của vàng). Đường trâu chạy lún thành sông, đó là sông Kim Ngưu. Trâu chạy đến vùng phía

Tây kinh thành thì chuông tắt. Nó lồng lộn dày xéo làm đất sụt xuống thành chiếc hồ lớn, sau gọi là hồ Kim Ngưu, tức hồ Tây.

Vua Lý phải cho ném chuông xuống hồ, trâu mới chịu yên. Tương truyền nhà

nào sinh đủ 10 con, 5 trai 5 gái thì kéo

được Trâu vàng và chuông đồng lên. Có

nhà kia được chín con và một con nuôi là mười bèn ra thông báo. Trâu đã sắp

nổi lên thì bà mẹ buột miệng nói “- Chín

con đẻ không khỏe bằng một con nuôi!”.

Trâu vàng biến mất.

Con Trâu vàng và cái chuông đồng đen

vẫn nằm đâu đó dưới lòng hồ vì vẫn chưa có nhà nào đủ điều kiện nói trên. Ở làng

Tây Hồ có di tích chiếc miếu thờ thần

Kim Ngưu - Trâu Vàng là thế.

Câu chuyện khác thì kể rằng: Ngày xưa

ở núi Tiên Du có con trâu vàng bị một

Pháp sư yểm bùa, vùng dậy chạy. Chạy mãi, chạy mãi qua mỗi nơi, bằng sức

mạnh của mình, nó đều tạo ra các dấu tích. Cuối cùng nó chạy tới đầu sông Tô

gặp một hồ nước, nó nhao xuống bơi lội thỏa thích rồi ở luôn trong lòng như đứa con lưu lạc vừa tìm được mẹ. Từ đó, hồ Tây có tên là hồ Kim Ngưu.

Theo sách truyện đức Lý Quốc Sư kể rằng: Con trâu vàng của nhà Tống được người cháu Cao Biền đem bút thần điểm nhãn trâu trở nên có cảm giác và hoạt động như trâu thật. Khổng Lồ biết vậy, nên khi về nước đúc chuông xong, đánh một hồi rất dài và kêu. Trâu nghe tiếng liền lồng sang đất Việt. Khi đến kinh đô Thăng Long thì tiếng chuông vừa dứt, trâu đi vẩn vơ không biết chuông đâu mà tìm cả. Bấy giờ Cao Thị Na là cháu Cao Biền làm một con diều giấy rất lớn , dùng bút thần điểm nhãn, diều bay lên cao. Cao Thị cưỡi lên diều đi tìm trâu vàng. Diều bay đến hồ Tây, trâu vàng sợ quá bèn lặn xuống hồ và không lên nữa. Từ đó, dân gian gọi là hồ Kim Ngưu.

LÃNG BẠC

Theo “Tây Hồ chí”, thì sau khi dập tắt cuộc khởi nghĩa bi hùng của Hai Bà

Trưng, Tướng quân Mã Viện - tướng thứ 3 của nhà Hán - đã gọi hồ Tây là

Lãng Bạc với ý nghĩa hồ đầy sóng vỗ. Tên gọi này thể hiện ý nghĩa rõ nhất vào những ngày giông bão, mặt hồ rộng, sóng nước nổi lên ầm ầm, tạo ra một cảnh hồ hùng tráng và nên thơ.

Từ trên cao nhìn xuống, Hồ Tây như một vành trăng khuyết, cái lưng cong kéo từ Thôn Tây làng Đào Nhật Tân đến tận gò Mỏ Phượng đầu làng

Thuỵ ôm giữa vào lòng là những bán đảo Quảng Bá, Tây Hồ, Nghi Tàm, nhô hẳn ra mặt nước cho ba bể sóng vỗ.

DÂM ĐÀM

Dâm Đàm với ý nghĩa là đầm tràn đầy

nước. Có lẽ ý nghĩa ấy muốn nói tới sự rộng lớn, mênh mang sóng nước của Hồ Tây. Tên gọi này cũng không biết chính xác được gọi trong thời gian nào, nhưng theo cố GS. Trần Quốc Vượng

thì Dâm Đàm có tên thật từ thời Lý -

Trần (Thế kỷ X - XV) với huyền tích

Lý Nhân Tông ngồi thuyền Mục Thận xem đánh cá, gặp sương mù, có thuyền

tới gần, trên có hổ, Mục Thận quăng

lưới bắt hổ, hóa ra đó là Thái sư Lê

Văn Thịnh, và ông cho rằng Dâm Đàm nghĩa là Hồ mù sương.

Câu chuyện về vụ Thái sư Lê Văn Thịnh mưu hại

Vua Lý Nhân Tông được các sách ghi chép khác nhau.

Sách Việt điện u linh, Truyện Thái uý Trung duệ Vũ

Lượng Công của Lý Tế Xuyên (Thế kỷ XIII) có đoạn

viết: “Trong thời Lý Nhân Tông, quan Thái sư Lê Văn Thịnh nuôi được một tên gia nô người Đại Lý, có thuật

lạ đọc thần chú biến được thành hổ báo. Lê Văn Thịnh cố dỗ dành tên gia nô dạy pháp thuật cho mình, sau khi học được rồi thì Văn Thịnh lập mưu giết chết tên gia nô và định dùng nó để hại Vua cướp ngôi”.

Vụ án Đâm Đàm này là một câu chuyện hoang đường, nó chỉ có thể là một màn nguỵ trang cho một sự tranh giành quyết liệt trong nội bộ triều đình nhà Lý vào cuối Thế kỷ XI và sự thất thế dẫn đến việc buộc phải ra đi của Lê Văn Thịnh. Hoặc giả, nó phản ánh về sự mâu thuẫn tôn giáo, tư tưởng xã hội của thời đại. Lúc này, Nho giáo đang dần khẳng định vị trí của mình mà Lê Văn Thịnh là người khai khoa cho lịch sử khoa cử Nho giáo Việt Nam.

Lê Văn Thịnh quê ở Bắc Ninh, ông

đỗ đầu khoa Minh kinh bác học năm 1075, đời Lý Nhân Tông, ông từng làm chức Thị lang Bộ Binh.

Năm 1084, ông làm Chánh sứ đi sứ sang Tống, bằng tài ngoại giao, ông

đòi lại được vùng đất Vật Dương, Vật

ác (Cao Bằng) từ triều đình phương

Bắc. Vì công lao của ông đối với triều

chính, Lê Văn Thịnh được phong Thái

sư năm 1096.

Sử sách không thấy ghi mâu thuẫn

triều chính của Lê Văn Thịnh nên khi

vụ án Dâm Đàm xảy ra, ông bị xích sắt

đóng cũi và bị đày lên thượng nguồn

Sông Thao nhưng không bị giết vì nhà

Vua đã nghĩ đến công lao của ông.

Còn Mục Thận làm nghề chài lưới

đánh bắt cá ở Dâm Đàm, nhờ có công

cứu Vua Lý Nhân Tông nên được phong

làm Đô uý và được ban đất quanh hồ

làm thực ấp. Khi mất, ông được lập

đền thờ ở Làng Võng Thị, truy phong

tước Thái úy Duệ Lượng Công.

TÂY HỒ

Sử sách ghi rằng: “Đến năm 1573, để tránh tên húy của Vua Lê Thế Tông là Duy Đàm, người ta đổi là Tây Hồ”.

Cái tên Tây Hồ có từ đó, ngoài lý do trên, có lẽ việc đặt tên này nhằm sánh với

phương Bắc, vì ở Trung Quốc cũng có Tây Hồ nổi tiếng ở Hàng Châu. Việc đặt tên các địa danh, sông hồ của Việt Nam theo Trung Quốc là chuyện bình thường.

Nhiều người giải thích rằng Tây Hồ nghĩa là hồ phía Tây Kinh thành, e không hợp lý. Cũng như Hà Đông, nếu xem bản đồ Hà Nội, thì địa danh trên không đúng theo phương vị Đông và Tây.

Tây Hồ là cách đọc Hán Việt của Hồ Tây, và Hồ Tây đã trở thành cái tên gần gũi, lâu dài, nên thơ nhất đối với người Hà Nội cũng như nhân dân cả nước.

ĐOÀI HỒ

Chúa Trịnh Tạc (1657 - 1682) được phong

tước Tây Vương, nên địa danh có chữ Tây bị ông ra lệnh đổi thành Đoài (quẻ Đoài thuộc phương Tây - ý nghĩa như nhau, âm và chữ khác nhau) như Sơn Tây gọi thành Xứ Đoài, bởi vậy nên Tây Hồ được gọi là Đoài Hồ.

Nhưng cái tên Đoài Hồ không được dùng

lâu, đến hết đời Chúa Trịnh Tạc dân ta gọi lại như cũ là: Hồ Tây.

SIX HISTORICAL NAMES

of Ho Tay

The grandeur of Ho Tay (West Lake) has been immortalized in legends, poetry, and history, enthralling visitors to Hanoi who value beauty. Ho Tay, located northwest of the city center, covers 500 hectares and is home to a diverse ecology.

Ho Tay has been a well-known landmark in Thang Long for centuries. During the Ly and Tran dynasties, emperors built numerous palaces around the lake for leisure and entertainment, such as Thuy Hoa Palace during the Ly Dynasty, later Ham Nguyen Palace during the Tran Dynasty, now known as Tran Quoc Pagoda; Tu Hoa Palace during the Ly Dynasty, now Kim Lien Pagoda; and Thuy Chuong Pavilion during the Le Dynasty, now the Chu Van An School area. Today, Ho Tay attracts many people not just for its famous beauty, but also because it is surrounded by historical artifacts and leisure places mirrored in its peaceful green waters.

Ho Tay was originally a branch of the Red River. Sedimentation progressively shifted the river’s course eastward, becoming Ho Tay. The Hong Duc (14701497) map of Thang Long shows Ho Tay connected to the To Lich River, which has branches connecting to the Red River and the Thien Phu River.

Various legends about the origin and names of Ho Tay in folklore stem from river and lake modifications, cultural changes, and human will over time.

DAM XAC CAO (FOX CORPSE POND)

The earliest name for Ho Tay is Dam Xac Cao, which refers to the nine-tailed fox spirit. According to Vu Quynh and Kieu Phu’s “Linh Nam chinh quai” compiled around 1492, there was a rocky mountain beside a river in the western section of the city, with a cave beneath it.

This cave was the home of a ninetailed fox that had lived for more than a thousand years and had become a ghost. It wreaked havoc on the villagers by snatching girls and women and torturing and devouring them in its lair. It also became a demon, scaring many to death. The population were forced to escape their homes, villages, and farmland.

Lac Long Quan responded by eliminating the threat. A strong and intense combat erupted. Lac Long Quan’s hold prevented the fox spirit from escaping, despite its exceptional transformation abilities. It was killed, and it reverted to its real form: a giant nine-tailed fox. Lac Long Quan liberated people imprisoned in the deep cave and offered them elevated ground nearby to live, creating the Ho Khau hamlet. The town of Cao in Xuan Dinh is likewise based on this narrative. Lac Long Quan drowned the monster’s cave with water from the Cai River, forcing the rocky mountain to dissolve and leaving behind a vast pond known as Dam Xac Cao.

According to another document, Huyen Thien Chan Vu listened to the people and exterminated the nine-tailed fox. After its death, a lake was formed, thus the name Dam Xac Cao. This saint is presently worshiped in the Quan Thanh Temple near Ho Tay.

HO KIM NGUU (GOLDEN BUFFALO LAKE)

Ho Kim Nguu is tied to the mythology of the golden buffalo. This narrative is also told in many ways in folklore:

Ain the tale of the Golden Buffalo Lake, Zen Master Nguyen Minh Khong, the national monk of the Ly Dynasty, was asked by the Northern ruler to treat his ailing prince. After treating the prince, the Northern king inquired as to his desired recompense. Minh Khong simply requested a bag of black copper. The king consented quickly. Unbeknownst to him, Minh Khong employed magic to gather all of the black copper into his mystical bag before sailing back to Vietnam.

Zen Master Minh Khong returned to Vietnam and gave over the black copper to the Ly king, who ordered it to be converted into a large bell. When the bell was struck, its sound resonated across the world, including the North. The golden buffalo mistook the bell for its mother’s cry and dashed south in pursuit. It led to the Kim Nguu River. When it reached the western part of the capital, the bell stopped ringing. The buffalo forced the soil to sink, leading to the development of HoKim Nguu, also known as West Lake.

The Ly monarch had to toss a bell into the lake to soothe the buffalo. It is stated that any family of 10 offspring, five sons and five daughters, may reclaim the golden buffalo and the copper bell. One family, consisting of nine children and one adopted kid, attempted the task, but when the buffalo approached, the mother cried, “Nine natural children are not as strong as one adopted child!” The golden buffalo disappeared.

The golden buffalo and the black copper bell are still at the bottom of the lake since no family completed the requirements. In Tay Ho village, there is a temple devoted to the Kim Nguu (Golden Buffalo).

Another story tells that in ancient times at Tien Du Mountain, a golden buffalo, under a magician’s spell, fled. As it ran, it created various landmarks with its strength. Eventually, it reached the head of the To River, where it found a lake and happily swam, staying there like a lost child reuniting with its mother. Hence, West Lake was named Ho Kim Nguu.

According to Ly Quoc Su’s mythology, Cao Bien’s magical pen brought the golden buffalo of the Song Dynasty to life. When the bell rang in Vietnam, the buffalo mistaken it for its mother’s cry and crossed into Viet Land. When they reached Thang Long, the bell stopped ringing, and the buffalo roamed aimlessly. Cao Thi Na, Cao Bien’s descendent, made a giant paper kite and animated it with the magical pen. Cao Thi Na rode a kite in pursuit of the golden buffalo. The kite arrived at West Lake, where the buffalo, terrified, plunged into the lake and never returned. The lake was called Ho Kim Nguu.

LANG BAC

According to “Tay Ho chi,” after quelling the heroic uprising of the Trung Sisters, General Ma Vien, the third-ranked general of the Han Dynasty, titled Ho Tay “Lang Bac,” which means a lake full of waves. This term is best exemplified on stormy days when the broad expanse of the lake churns with waves, providing a dramatic and poetic setting.

From a high vantage point, Ho Tay resembles a crescent moon, its curved back stretching from the Tay Hamlet of Dao Nhat Tan village to the Mo Phuong hill at the head of Thuy village, cradling within it the peninsulas of Quang Ba, Tay Ho, and Nghi Tam, which jut out into the water, receiving the embrace of three waves.

DAM DAM

Dam Dam refers to a lake filled with water. The name possibly relates to the huge and broad seas of Ho Tay. According to late Professor Tran Quoc Vuong, Dam Dam’s name dates back to the Ly-Tran era (10th-15th centuries), albeit the specific time of use is uncertain. The folklore depicts Ly Nhan Tong watching Muc Than fish from a boat. In the fog, they came across another boat with a tiger onboard, which Muc Than grabbed with a net, only to realize it was Grand Chancellor Le Van Thinh. Dam Dam translates to “the foggy lake.”

The account of Grand Chancellor Le Van Thinh’s conspiracy against King Ly Nhan Tong is told differently in several manuscripts. According to Ly Te Xuyen’s (13th century) legend “Viet đien u linh,” during Ly Nhan Tong’s reign, Grand Chancellor Le Van Thinh had a servant from Dai Ly who learned magic to turn into a tiger or leopard. Le Van Thinh convinced the servant to teach him the magic, then killed him to use it against the King and steal the throne.

The Dam Dam case is a mythological tale that likely hid fierce power conflicts inside the Lý court in the late 11th century, ultimately resulting in Le Van Thinh’s collapse. Alternatively, it represents the era’s religious and ideological disputes. Le Van Thinh, the first Confucian scholar in Vietnamese history, was instrumental in promoting Confucianism.

Le Van Thinh, from Bac Ninh, topped the Mingjing exam in 1075 under Ly Nhan Tong’s reign and served as Deputy Minister of War. In 1084, he conducted a diplomatic journey to the Song Dynasty and successfully reclaimed the provinces of Vat Duong and Vat Ac (Cao Bang). In recognition of his achievements, he was named Grand Chancellor in 1096.

Le Van Thinh was imprisoned in an iron cage and deported to the upper reaches of the Thao River during the Dam Dam case, but he was spared execution owing to his previous services. Historical sources do not show any political issues involving him.

Muc Than, a fisherman at Dam Dam, was rewarded for saving King Ly Nhan Tang. He was given territory surrounding the lake as his estate and posthumously honored as Marquis Due Luong Cong, with a shrine at Vong Thi hamlet.

TAY HO

According to historical sources, the name Tay Ho was altered to avoid the taboo name of King Le The Tong (Duy Dam) in 1573.

The name Tay Ho originated from that period. The name was most likely inspired by the well-known Tay Ho in Hangzhou, China. Naming localities in Vietnam after Chinese landmarks was frequent. Some argue that Tay Homeans “the lake west of the capital,” however this is not physically correct, similar to how Ha Dong is not to the east or west on Hanoi’s map.

Tay Ho, the Sino-Vietnamese reading of Ho Tay, has become an appealing and lyrical moniker for the people of Hanoi and the entire nation.

DOAI HO

Lord Trinh Tac (1657-1682), named Tay Vuong, ordered the changing of any site having “Tay” (West) in its name to “Doai” (the Doai hexagram, indicating West), such Son Tay being dubbed Xu Doai, thus Tay Ho was called Doai Ho.

However, the name Doai Ho was short-lived. After Lord Trinh Tac’s rule, it reverted to its former name, Ho Tay.

trà sen tâyhồ

Dẫu vẫn biết

Hương sắc đất kinh k ỳ

trên đời có nhiều thứ Trà

quý, nhất là những loại trà từ phương

Bắc như Trung Hoa hay Nhật Bản. Tuy

nhiên những loại trà quý hiếm bên họ dù thực

quý nhưng sự cầu kỳ trong công đoạn làm trà lại rất

nhiêu khê, mang nặng tính hình thức hay thậm chí rất

lao khổ. Còn người Việt cùng với thú ngắm sen, thưởng thức

thứ hương thơm dịu nhẹ, thanh khiết lại sáng tạo nên một

thú thưởng trà cầu kỳ mà thanh nhã tuyệt diệu, đó là văn hóa

Trà sen Tây Hồ.

Vào sáng sớm, khi những giọt sương còn long lanh trên lá, khi mặt trời còn chưa kịp chiếu rọi thứ ánh nắng gay gắt của mùa hè, đi qua đoạn đường vào phủ Tây Hồ, người ta dễ bị ngây ngất bởi hương sen tinh khiết cứ nhẹ nhàng vương vấn mãi. Hương sen tao nhã, màu sen hồng lẫn trong màu xanh của lá đọng sương đã tạo nên một bức tranh hoàn mỹ. Và lẫn trong bức tranh tinh khiết của đất trời đó, là hàng vạn cánh chè đang được từng cánh sen ấp ủ nâng niu suốt đêm trường. Để chờ người làm Trà sen tới trút lọc.

NGUỒN GỐC CỦA TÊN GỌI TRÀ SEN TÂY HỒ

Trong những thứ trà uống, Trà sen quả là một tinh hoa của văn hoá Thăng Long và những câu chuyện

nghề làm Trà sen tinh quý đến nhường nào của

người Kẻ Chợ. Trà sen quý bởi được làm từ sen tươi, được ướp hương sống trong hoa sen. Chỉ có

sau mùa sen người ta mới có thể được thưởng thức

loại trà thơm đặc biệt này. Từ xa xưa, người dân

các làng cổ gồm: Quảng Bá, Tây Hồ và Nghi Tàm

đã lưu truyền môn nghệ thuật tinh tế này. Trà sen cốt để dâng tiến vua quan và những bậc quyền

quý, nhưng nay đã được đem ra tiếp khách tri âm hoặc là dùng làm thứ quà biếu gói trọn hương vị

đất Hà thành… Dù dưới hình thức, ý nghĩa gì thì

nghệ thuật ướp trà sen đã trở thành niềm tự hào của người dân Quảng An đất Đại Việt ta.

Người ta ví trà sen Tây Hồ

là “Thiên Cổ Đệ Nhất Trà”.

Loại trà này cũng thường

được gọi với những cái tên

dân dã như trà sen, trà ướp hoa sen Tây Hồ…

Tà ướp sen có thể ướp bằng

nhiều loại sen, nhưng để

cho ra loại hương thơm đặc

trưng, vị ngọt đượm mà

thanh mát thì phải là trà

ướp bằng sen Bách Diệp Tây

Hồ. Bởi lẽ, sen Tây Hồ đã gói

gọn tinh hoa trời đất, được sinh trưởng trong bùn đất

màu mỡ, được hấp thu trọn

vẹn dưỡng chất từ con sông

Hồng bên cạnh. Chính vì thế

mà sen phát triển tốt và có

hương thơm khác hẳn sen ở

những vùng khác.

Để ướp trà sen bách diệp

Tây Hồ, sen phải được hái

từ sáng sớm, khi những giọt sương ban mai, những gì tinh túy nhất của trời đất

còn đọng lại trong bông sen.

Từ nguyên liệu đến cách chế

biến đều tỉ mỉ, kỹ lưỡng, tạo ra một thức trà quý mà xưa

chỉ dành cho vua chúa với cái

tên xuất phát từ nguồn gốc

của sen - trà sen Tây Hồ.

NGHỆ THUẬT LÀM TRÀ SEN

Làm Trà sen ngoài cách ướp sống ngay trên đầm, những nghệ

nhân làm trà còn hái những bông sen từ sớm, vừa chúm chím nở. Sau đó, nhanh chóng tách nhị hoa (hay gạo sen) khỏi bông rồi dùng gạo sen để ướp trà. Chè dùng để ướp phải là thứ trà

hảo hạng, những người thợ sẽ ướp trà với những cánh hoa sen nhỏ trong hai ngày. Sau đó, trà được tách khỏi cánh sen sấy khô rồi mới bắt đầu đem đi ướp. Cứ mỗi 1 kg chè, người ta phải dùng hai lạng gạo sen cho một lần ướp. Ướp xong

lại đem sấy khô, ướp tiếp lần hai. Vì hương sen chỉ thoang thoảng, nên để hương sen ngấm sâu vào búp trà, các công đoạn cứ lặp đi lặp lại đến bảy lần mới xong. Mỗi lạng gạo sen phải cần tới 80-100 bông hoa, vì thế, để ướp được 1 kg chè, phải cần đến khoảng 1.400 bông sen.

LỢI ÍCH TUYỆT VỜI CỦA TRÀ SEN TÂY HỒ

VỚI SỨC KHOẺ

Trà sen Tây Hồ là thức trà thể hiện nét văn hóa, sự thanh tao của người Hà Nội. Không chỉ mang đậm giá trị văn hóa của mảnh đất nghìn năm văn hiến,

trà sen Hồ Tây còn là một thức uống mang đến những lợi ích tuyệt vời cho sức khỏe.

Trà ướp sen có tác dụng giảm nguy cơ mắc một số bệnh nguy hiểm như bệnh tim mạch, bệnh tiểu đường hay các bệnh về gan. Đặc biệt, trà sen Tây Hồ rất tốt với người già, người mắc các bệnh về tim mạch vì loại trà này có khả năng làm giảm lượng cholesterol trong máu.

Trà ướp sen Tây Hồ còn là thức trà tốt cho sức khỏe tinh thần của người thưởng trà. Sáng sớm, còn gì tuyệt vời hơn nhâm nhi một tách trà ướp sen, cảm nhận hương thơm tinh khiết của hoa và dư vị ngọt dịu tan chậm trong miệng? Một tách trà cho một tinh thần sảng khoái để bắt đầu ngày mới, xua tan mọi mệt mỏi của bạn.

CÁCH THƯỞNG THỨC TRÀ SEN HỒ

TÂY

Thưởng trà cũng là một nghệ

thuật, người thưởng trà phải là

một nghệ nhân. Thưởng trà phải

“Nhất thủy, nhị trà, tam pha, tứ ấm, ngũ quần anh”.

Trước khi pha trà, ấm nên được

tráng bằng nước sôi trước và ủ trà

khoảng 3 phút trong ấm để trà

có được hương thơm chuẩn nhất.

Nước pha trà không được quá

nóng mà chỉ từ 80 - 85 độ C, giúp

trà không bị cháy, trà không bị

nồng. Pha trà sen Tây Hồ không

cần tráng lại như các loại trà bình

thường để tránh làm mất hương thơm vốn có của trà.

Người thưởng trà phải là nghệ

nhân tinh tế mới có thể cảm nhận

hết hương vị của trà sen Tây Hồ.

Trước khi thưởng trà nên đưa chén lên cảm nhận mùi thơm của trà.

Hương thơm tươi mát của sen gây xao xuyến lòng người, quyện cùng vị chát nhẹ của trà đã ghi dấu vào

lòng biết bao con người thưởng trà.

Thưởng trà như một nghệ thuật, ở đó, người thưởng trà tìm được khoảng lặng bên trong mình, có được những giây phút thư thái, an yên. Tìm được những người bạn trà đồng điệu, cùng chia sẻ và trò chuyện khiến việc thưởng trà càng bình yên.

Trà sen Tây Hồ không phải tự nhiên mà vang danh, chưa nói đến sự cầu kì chế biến. Mà đầu tiên nhờ sự quý giá của sen Hồ Tây vốn rất riêng. Hoa sen nơi đây đẹp hơn mọi nơi khác, bởi sen Hồ Tây có nhiều cánh xếp vào nhau, nhụy vàng thẫm, cánh hồng phớt sắc, màu hồng rất lạ không nhạt không sẫm, hương thơm ngào ngạt. Không chỉ có hoa mà lá cũng mang rất đậm mùi hương, thứ hương ngái nồng của thứ đất bùn vốn trầm lắng cả ngàn năm, vị ngọt của nước Tây Hồ thiêng đất Thăng Long. Bông sen hồ Tây cũng to hơn các bông sen nơi khác, màu hoa hồng tươi, khi nở bung cánh lớn. Một năm trồng sen, thu hoạch vỏn vẹn chỉ trong vài tuần. Hoa sen, lá sen, thân sen, củ sen đều được bà con dùng cho mọi việc. Nhưng thứ tuyệt vời nhất mà sen Tây Hồ đem đến cho đời thì chỉ có một, là Trà sen.

Though it is widely acknowledged that there are many valuable teas in the world, particularly those from the North like China or Japan, their precisely manufactured teas can involve difficult and sophisticated processes fraught with formalities and even arduous efforts, despite their exquisite quality. The Vietnamese created a refined tea culture known as Tay Ho Lotus Tea, influenced by their love of lotuses and their exquisite aroma.

In the early morning, when dew still shines on the leaves and the sun has yet to unleash its hot summer rays, one cannot help but be enchanted by the sweet, lingering aroma of lotuses while walking the route leading to Tay Ho temple. The delicate perfume of lotuses, the pink blossoms combining with dew-laden green foliage, produces the ideal artwork. Thousands of tea leaves are nestled among the lotus petals, cared for and nourished all night, waiting for the tea craftsmen to arrive and pick them.

Tay Ho LotusTea The Fragrance andBeauty

ORIGIN OF THE NAME “TAY HO LOTUS TEA”

Lotus Tea is a staple of Thang Long culture, with many stories about how it is made by the people of Ke Cho. Lotus tea is treasured because it is produced from fresh lotuses and has the scent of the lotus blossoms. Only after the lotus season may one enjoy this delightfully aromatic tea. Since ancient times, the villages of Quang Ba, Tay Ho, and Nghi Tam have passed down this exquisite art form. Lotus tea was originally delivered to the royal court and nobles, but now it is shared with close friends or given as a gift to symbolize the spirit of Ha Noi. The practice of infusing tea with lotus aroma has been a source of pride for the people of Quang An, D ai Viet.

Tay Ho Lotus Tea is sometimes referred to as “The First Tea of the Ages.” Other names for this tea are lotus tea or Tay Ho lotus-infused tea.

Lotus-infused tea may be made with several species of lotuses, but for the characteristic smell and sweet but refreshing flavor, it must be infused with Tay Ho Bach Diep lotuses. Tay Ho lotuses thrive in fertile mud and absorb nutrients from the nearby Red River, capturing the spirit of both sky and earth. As a result, the lotuses grow and have a particular aroma that distinguishes them from others in the vicinity.

To infuse Tay Ho Bach Diep lotus tea, pluck the lotuses early in the morning when the morning dew, the purest essence of the sky and earth, is still clinging to the blossoms. Tay Ho Lotus Tea, named after the origin of the lotuses, is a valuable tea that was originally kept solely for royalty. Every step, from selecting raw ingredients to processing procedures, is thorough and detailed.

THE ART OF MAKING LOTUS TEA

In addition to infusing tea directly in the lotus ponds, the tea craftsmen collect lotus blossoms early in the morning, just as they begin to bloom. They swiftly remove the stamens (or lotus rice) from the blossoms and use them to steep the tea. The tea used in this technique must be of exceptional grade. The craftspeople steep the tea with tiny lotus petals for two days. After that, the tea is removed from the petals, dried, and re-infused. For each kilogram of tea, they use twenty grams of lotus rice for each infusion. The tea is dried again after each infusion, and this procedure is repeated seven times to ensure that the delicate lotus scent penetrates the tea buds thoroughly. Each gram of lotus rice takes 80-100 lotus flowers, thus to infuse one kilogram of tea, around 1,400 lotus flowers are required.

THE WONDERFUL HEALTH BENEFITS OF TAY HO LOTUS TEA

Tay Ho Lotus Tea symbolizes Ha Noi’s tradition and elegance. It is not only culturally significant for the countr y of a thousand years of civilization, but also has outstanding health advantages.

Lotus-infused tea lowers the risk of serious illnesses such as cardiovascular disease, diabetes, and liver disease. Tay Ha Lotus Tea is excellent for the elderly and individuals with heart issues, since it can reduce blood cholesterol levels.

Tay Ho Lotus Tea is also beneficial for mental health. What could be more delightful in the early morning than enjoying a cup of lotus-infused tea, inhaling the pure aroma of the blossoms and the pleasant aftertaste that gently dissolves in your mouth? A cup of tea delivers a revitalizing mood to begin the day, banishing any lethargy.

Before making tea, rinse the pot with hot water and steep the tea for around 3 minutes to bring out the finest scent. The water for brewing should be kept between 80 and 85 degrees Celsius to avoid the tea from burning and turning bitter. Tay Ho Lotus Tea retains its scent without the need for additional rinsing, unlike normal teas.

Tay Ho Lotus Tea requires an expert to completely enjoy its flavor. Before drinking, elevate the cup to absorb the tea scent. The fresh, enticing aroma of the lotus, mixed with the subtle bitterness of the tea, produces a lasting impact on the tea drinker.

Tea drinking is an art form that allows people to attain inner calm, relaxation, and tranquility. Finding like-minded tea companions to share and speak with makes the tea experience even more relaxing.

Tay Ho Lotus Tea is renowned for its meticulous preparation and the distinctive quality of the lotuses. The lotus blossoms here are more gorgeous than anywhere else, with many petals, dark yellow stamens, and delicate pink petals-a distinct shade of pink that is neither pale nor dark, and has an irresistible aroma. The flowers and foliage have a powerful fragrance, the earthy perfume from the mud that has settled for thousands of years, and the sweet taste of the sacred waters of Tay Ho, Thang Long. The Tay Ho lotus blossoms are bigger than those in neighboring places, with vivid pink blooms that spread wide. A year of lotus cultivation produces only a few weeks of harvest. Locals use the lotus’s blooms, leaves, stems, and roots for a variety of functions. However, Tay Holotuses provide the best gift of all: Lotus Tea.

TEA PLEASURE IS ALSO AN ART, AND THE TEA DRINKER MUST BE AN ARTIST. THE PRINCIPLES FOR ENJOYING TEA ARE AS FOLLOWS: “FIRST WATER, SECOND TEA, THIRD BREW, FOURTH POT, AND FIFTH COMPANIONS.”

CÁC BƯỚC

TỔ

CHỨC

HỘI NGHỊ NHÀ CHUNG CƯ

THƯỜNG NIÊN (tiếp)

GIAI ĐOẠN TỔ CHỨC SỰ KIỆN (Phần 2)

Để hội nghị nhà chung cư thường niên được tổ chức thành công các

công việc cần lưu ý khi tổ chức sự kiện cần chú ý: (mô hình 13 bước)

1. Dự trù kinh phí

2. Ghế ngồi

3. Micro

4. Máy chiếu

5. Backdrop & standee

6. Bục phát biểu

7. Bàn chủ tịch & bàn thành viên bqt

8. Bàn thư ký

9. Bàn kiểm tra tư cách đại biểu

10. Hòm phiếu

11. Khu kiểm phiếu

12. Tea break

13. Âm nhạc

BỤC PHÁT BIỂU

Khi chuẩn bị cho

hội nghị nhà chung

cư, đặc biệt đối với

hội nghị nhà chung

cư lần đầu, vị trí

bục phát biểu là

một công đoạn quan trọng khi chuẩn bị.

Khi chuẩn bị cho một hội nghị nhà chung cư, đặc biệt đối với Hội nghị nhà chung cư lần đầu,

Ban tổ chức cầnchúývịtríđặtbụcrasaocho hợp

lý nhất. Vị trí đặt bục phát biểu không chỉ giúp

cho người phát biểu/ báo cáo thấy tự tin, bao quát được toàn bộ hội nghị, có thể truyền đạt

rõ ràng, mạch lạc thông điệp và mọi người bên

dưới có thể tiếp nhận thông tin một cách tốt

nhất mà còn giúp người phát biểu/báo cáo có

thể thuận lợi điều khiển màn hình trình chiếu.

Có hai cách bố trí bục phát biểu thông dụng.

Thứ nhất là đặt bục ở giữa sân khấu, thứ hai

là đặt bục ở phía góc phải của của sân khấu.

Những vị trí này đảm bảo phải không bị khuất

tầm nhìn, tất cả các vị trí người ngồi đều có

thể quan sát được và bục cũng không cản trở

những chi tiết quan trọng của sân khấu ở phía sau. Trong số các cách bố trí đã nêu ở trên, kiểu sắp xếp bục phát biểu ở bên phải thường được áp dụng hơn cả do tính tiện dụng của mình.

Trang trí bục phát biểu sẽ gúp cho không gian sân khấu sinh động hơn, giúp người phát biểu tự tin khi đứng trên bục. Thông thường, chúng ta vẫn thường sử dụng hoa để trang trí, vừa giúp tăng tính thẩm mỹ, vừa che đi những giấy tờ của những người đang phát biểu. Tùy vào kích cỡ của bục mà bạn có thể lựa chọn số lượng hoa sao cho hợp lý, tránh tình trạng bục nhỏ nhưng hoa lại quá nhiều.

Bên cạnh đó, khi sử dụng hoa trang trí bục phát biểu, cần hạn chế việc sử dung những loại hoa có màu sắc quá rực rỡ hay có mùi quá thơm cũng như quá nhiều loại hoa cùng lúc. Đồng thời, ban tổ chức cũng cần lưu ý rằng, nếu như người đọc phát biểu dị ứng với phấn hoa thì cần phải tìm phương

án trang trí khác sao cho hợp lý.

BÀN CHỦ TỊCH & BÀN THÀNH VIÊN BQT

Bàn chủ tịch và Bàn các thành viên đoàn chủ tịch thường

được sắp xếp ở phía chính giữa phía trên sân khấu. Bàn cần

được chuẩn bị khăn trải bàn hoặc quây váy bàn và hoa.

BÀN THƯ KÝ

Bàn Thư ký thường được sắp xếp ở phía bên phải sân khấu.

Vị trí này thường là vị trí tiện cho di chuyển để Ban Thư ký

linh hoạt hỗ trợ cho Toàn thể quý cư dân và đại biểu tham

dự hội nghị.

Bàn Thư ký cần được chuẩn bị khăn trải bàn hoặc quây

váy bàn. Khu vực này cần kết nối được với ổ cắm điện và

setup máy in để tiện cho Ban Thư ký thực hiện công việc

của mình.

BÀN TỔ KIỂM TRA TƯ CÁCH ĐẠI BIỂU

Số lượng bàn tổ kiểm tra tư cách đại biểu có thể linh hoạt dựa theo số lượng người tham dự Hội nghị.

Tùy vào quy mô của Tòa nhà/Cụm nhà chung cư để sắp xếp

số lượng bàn tổ kiểm tra tư cách đại biểu phù hợp.

Bàn Tổ kiểm tra tư cách đại biểu được sắp xếp ngay phía

bên ngoài khu vực hội nghị, ở vị trí dễ thấy và dễ tiếp cận

để Cư dân đăng ký tham dự Hội nghị.

HÒM PHIẾU

Bàn đặt hòm phiếu và Hòm phiếu được

đặt phía trên sân khấu Hội nghị. Tùy

vào không gian tổ chức Hội nghị để xác

định vị trí đặt Hòm phiếu, tuy nhiên

thường được đặt ở góc bên Trái/phải sân

khấu hội nghị.

KHU KIỂM PHIẾU

Khu vực kiểm phiếu thường được bố trí

ở cuối sân khấu hội nghị hoặc phòng họp

của đại diện Cư dân. Tuy nhiên, khu vực

này cần được đảm bảo tính riêng tư để

tránh các yếu tố bên ngoài ảnh hưởng

đến quá trình kiểm phiếu.

SET UP TEA BREAK

Tea break là thuật ngữ chỉ loại hình tiệc thường diễn ra trong các hội nghị, hội thảo.

Tea break là thuật ngữ chỉ loại hình tiệc thường diễn ra trong các hội nghị, hội thảo. Tại bữa tiệc Tea break, mọi người có thể thoải mái thưởng thức ẩm thức, nhâm nhi thức uống và trò chuyện cùng nhau.

Tùy vào không gian tổ chức Hội nghị mà bố trí khu vực Tea break phù hợp. Khu vực này thường được đặt hai bên cánh trái/phải hội nghị hoặc phía cuối sân khấu mà không làm ảnh hưởng tới quá trình diễn ra hội nghị. Tuy nhiên, khu vực này cần được bố trí lối đi thông thoáng để cư dân giải lao và ban hậu cần tiện di chuyển đồ.

Tea break được tổ chức dưới hình thức tiệc đứng với trà cùng bánh ngọt, hoa quả đi kèm được diễn ra vào giữa giờ giải lao của các buổi hội nghị/hội thảo nhằm giúp những người tham dự có khoảng thời gian thư giãn, nghỉ ngơi và trò chuyện thoải mái trước khi tiếp tục tham dự sự kiện.

Thông thường, tea break sẽ kéo dài trong khoảng từ 20-30 phút và được diễn ra trong nền nhạc du dương, êm dịu. Cần lưu ý lựa chọn những bản nhạc có giai điệu nhẹ nhàng, sâu lắng giúp mang lại cảm giác thư giãn nhất định cho khách mời. Ngoài ra, tùy thuộc vào nhu cầu của Ban tổ chức, tiệc tea break có thể được tổ chức vào trước thời gian diễn ra sự kiện.

Mặc dù tea break chỉ là một bữa tiệc nhỏ, nhưng để tổ chức thành công một bữa tiệc tea break, cần nắm rõ quy trình tổ chức và phục vụ, cụ thể như sau:

» Đảm bảo an toàn vệ sinh và an toàn thực phẩm.

» Làm sạch khu vực tổ chức sự kiện.

» Chuẩn bị các dụng cụ cần thiết phục vụ tiệc như: tách, đĩa, muỗng,..

» Bày sẵn thức ăn, nước uống gồm trà, sữa, cà phê, nước lọc, bánh trái,..

» Hỗ trợ khách trong quá trình diễn ra buổi tiệc, quan sát và kịp thời đáp ứng các nhu cầu của khách.

» Khi kết thúc tiệc, dùng xe đẩy, xô đựng và các vật dụng chuyên dụng để thu dọn, làm sạch cơ bản khu vực tea break.

Vì tea break chỉ là bữa tiệc trà hay bữa ăn nhẹ nên các món trong thực

đơn không cần quá cầu kỳ hay sang trọng, chỉ cần có bánh, hoa quả, thức uống nhẹ như trà, cafe, nước suối, hạn chế thức uống có gas, đồng thời tuyệt đối không nên có các món ăn chính rườm rà.

Tea break nên được bày trí tại những nơi có không gian thoáng mát, có tầm nhìn ngắm cảnh, bàn nên được phủ khăn trang nhã, các món ăn cần được sắp xế theo trình tự hợp lý, gọn gàng; có thể đặt thêm vài lẵng hoa hoặc đèn bàn để hài hoà, bớt đơn điệu.

Tea break thường phục vụ bằng đĩa giấy, thìa nhỏ nhựa, hạn chế dùng đồ sứ hay thuỷ tiinh sẽ gây cảm giác nặng nề cho người dùng khi muốn di chuyển đi giao lưu. Tuy nhiên, ở một số bữa tiệc cần sự sang trọng nhất định, tea break cũng được phục vụ bằng đồ dùng thuỷ tinh, inox hay sứ.

ÂM NHẠC

Âm nhạc là một phần quan trọng trong hội nghị nhà chung cư. m nhạc có thể giúp gia tăng những hiệu ứng, tạo không khí gắn kết cộng đồng với các Cư dân.

Thể loại nhạc cổ điển, nhạc không lời sẽ là sự lựa chọn lý tưởng cho các các sự kiện mang tính chất thanh lịch, trang trọng hay những sự kiện có mục đích khẳng định đẳng cấp của sản phẩm, thương hiệu hay của người tham dự.

Những người tham dự sẽ hoàn toàn thấy ấn tượng với một buổi trình diễn liveshow như chơi violin, piano, khiêu vũ cổ điển hay chơi nhạc giao hưởng

thính phòng sẽ vô cùng hấp dẫn. Ngoài nhạc cổ điển, nhạc Jazz cũng là một

dòng nhạc phù hợp với tính chất của hội nghị nhà chung cư.

THÔNG TIN CƠ BẢN

498

D’. Le Roi Soleil có tổng số 498 căn hộ cao cấp

9.185

D’. Le Roi Soleil có diện tích 9.185m2 2

D’. Le Roi Soleil bao gồm 2 tháp

D’. Le Roi Soleil có 25 tầng và 5 tầng hầm

BAN QUẢN LÝ TÒA NHÀ

Nếu bạn có bất kỳ câu hỏi hoặc vấn đề cần giải đáp, vui lòng liên hệ với đội ngũ nhân viên chăm sóc khách hàng của chúng tôi để được hỗ trợ.

Địa điểm: Tầng 1, tòa A, tòa nhà Chung cư D’. Le Roi Soleil, 59 Xuân Diệu, Quảng An, Tây Hồ, Hà Nội

Hotline tòa A: 0848304885 | Hotline tòa B: 0848104885

Email: dleroisoleil@pmcweb.vn

Turn static files into dynamic content formats.

Create a flipbook
Issuu converts static files into: digital portfolios, online yearbooks, online catalogs, digital photo albums and more. Sign up and create your flipbook.