TẠP CHÍ INSECT ECOLOGY | No.16 | Khái quát lịch sử loài muỗi

Page 1

No.16 Lưu hành nội bộ Một số loài BƯỚM PHỔ BIẾN HIỆN NAY DỊ ỨNG THUỐC TRỪ SÂU & BIỆN PHÁP PHÒNG NGỪA BỘ CÁNH VẢY (Lepidoptera) - Phần 2 Khái quát lịch sử LOÀI MUỖI

Quý độc giả thân mến!

Côn trùng – lớp động vật có số lượng cá thể phong phú ước tính lên đến 10 triệu loài và đông đúc nhất ở khắp mọi nơi. Theo quy tắc chung, hệ thống phân loại côn trùng cũng được phân thành các cấp cơ bản theo thứ tự từ lớn đến nhỏ dần. Ở số Tạp chí Insect

Ecology này, Ban biên tập xin mời Quý độc giả tiếp tục tìm hiểu sâu hơn về Bộ côn trùng cánh vảy.

Bên cạnh đó, mỗi loại côn trùng lại có một lịch sử phát triển, mức độ ảnh hưởng riêng đến môi trường và cuộc sống con người, để hiểu sâu về loài muỗi, xin mời Quý vị cùng tìm hiểu khái quát về lược sử của loài vật này. Tiếp theo trong mỗi số Tạp chí, chúng tôi sẽ mang đến những bài viết thú vị về phân loại và mô tả chi tiết về các loài bướm, từ những loài phổ biến đến những loài hiếm gặp. Từ những hình ảnh sống động cho tới các nội dung, Quý độc giả sẽ được khám phá sự phong phú của thế giới loài bướm, đặc điểm sinh học, phân bố và hành vi của từng loài.

Cuối cùng, để sử dụng thuốc trừ sâu an toàn, bài viết về dị ứng thuốc và các biện pháp phòng ngừa sẽ cung cấp những thông tin hữu ích cho mọi người sử dụng hiệu quả và tránh được những tình huống không mong muốn xảy ra.

Trân trọng!

Đỗ Thị Dương PHÓ TỔNG BIÊN TẬP

CHỊU TRÁCH NHIỆM NỘI DUNG

HỘI ĐỒNG BIÊN TẬP

Đỗ Thị Dương

Bùi Tuấn Anh

Nguyễn Thị Yến

Nguyễn Kim Thi

Hà Thị Hạnh Vân

Nguyễn Bảo Đại

Nguyễn Tiến Dũng

Phạm Hoàng Tú

Ngô Thùy Dung

Nguyễn Văn Thọ

TỔNG BIÊN TẬP

Nguyễn Tất Hồng Dương

PHÓ TỔNG BIÊN TẬP

Đỗ Thị Dương

Phòng Phát triển Cộng đồng

BIÊN TẬP & THIẾT KẾ BÌNH MINH XANH pestmanagement.vn www.facebook.com/pestmanagement.vn LIFE BALANCE www.facebook.com/lifebalance.vn www.lifebalance.vn

06

- A brief history of insectsKhái quát lịch sử loài Muỗi

18

- Insect ecologyBộ côn trùng chủ yếu Bộ cánh vảy (Phần 2)

36

- Seasonal pestPhân loại bướm & Một số bướm phổ biến

62

- Pest controlDị ứng thuốc trừ sâu & Các biện pháp phòng ngừa dị ứng

4
5

Khái quát lịch sử loài Muỗi

Con người chúng ta đang sống trong một cuộc chiến chống lại muỗi. Muỗi như một đội quân đông đúc và nguy hiểm, ước chừng lên đến hơn một trăm nghìn tỷ con muỗi đang xuất hiện mọi góc trái đất.

Những con muỗi cái của loài côn trùng này được trang bị ít nhất 15 vũ khí sinh học gây tổn thương và tử vong đối với 7,7 tỷ con người trên thế giới. Chúng ta đang tiến hành triển khai các biện pháp phòng ngừa để chống lại sự xâm hại từ loài côn trùng này.

Trên thực tế, ngân sách phòng chống muỗi bao gồm phun xịt và các biện pháp phòng ngừa khác để ngăn chặn cuộc tấn công của muỗi đang lên đến số tiền 11 tỷ đô la/ năm. Nhưng hậu quả mà loài muỗi mang đến gây nên bệnh dịch nguy hiểm vẫn tiếp diễn mà khó kiểm soát. Trong khi đó, các cuộc ngăn chặn phòng ngừa vẫn đang tiếp tục để làm giảm số lượng nạn nhân bị hại mà muỗi gây ra. Muỗi vẫn là côn trùng nguy hiểm cho người gây thiệt hại nghiêm trọng nhất trên hành tinh này.

06
07

Theo báo cáo của các nhà nghiên cứu về các loại động vật gây nguy hiểm nhất cho con người, thì số lượng người tử vong hàng năm do muỗi gây ra đã dao động xung quanh 2 triệu người.

Tiếp theo là rắn (50,000 người/năm), chó và ruồi cát (mỗi loài 25,000 người/năm), ruồi tsetse và con bọ ám sát hoặc con bọ hôn (mỗi loài 10,000 người/năm). Cá sấu đứng thứ 10 với 1,000 người chết hàng năm, hà mã với 500 người chết và voi cùng sư tử với 100 người chết cho mỗi loài. Cá mập và sói, hai kẻ bị gièm pha trong số 15, giết trung bình mười người mỗi năm. Con muỗi đã giết nhiều người hơn bất kỳ con vật gây tử vong nào khác trong lịch sử nhân loại.

Tuy nhiên, nếu con muỗi không mang bệnh sẽ không gây tổn hại trực tiếp cho con người. Những con muỗi mang nguồn bệnh sau đó tiến hóa phát triển mạnh mẽ đã gây ra một loạt các thảm họa và dịch bệnh bùng phát không ngừng. Đây chính là những nguồn lây truyền lan rộng và nguy hiểm, các nguồn bệnh này được chuyển hoặc truyền cho người khác hoặc tiếp tục sự lây lan chu kỳ sinh sản của chúng. Trên thực tế, nếu không có nó, những căn bệnh này sẽ không tồn tại.

Loài muỗi với kích thước và trọng lượng xấp xỉ hạt nho, nếu không mang nguồn bệnh nó sẽ vô hại như một con kiến thông thường hoặc con ruồi nhà.

08
09

Chúng ta hãy tưởng tượng trong một khoảnh khắc thế giới không có muỗi gây bệnh hoặc bất kỳ con muỗi nào cả thì lịch sử của con người và thế giới sẽ hoàn toàn khác. Con muỗi luôn luôn ở hàng đầu trong lịch sử như là kẻ làm giảm đi số lượng dân số con người và dẫn đến sự thay đổi lịch sử. Muỗi đã đóng một vai trò quan trọng hơn trong việc định hình câu chuyện của loài người hơn bất kỳ loài động vật nào khác.

Con muỗi kiên định và tham lam đã chi phối và xác định số phận của con người, một nhà khoa học lịch sử đã đúc kết “những con muỗi thấp kém và vi khuẩn không có ý thức có thể định hình các vấn đề quốc tế của con người.” Chúng ta thường quên rằng lịch sử không phải là sản phẩm của sự tất yếu.

10

Một chủ đề phổ biến trong câu chuyện lịch sử loài muỗi này là sự tương tác giữa chiến tranh, chính trị, du lịch, thương mại, các mô hình biến đổi trong việc sử dụng đất của con người và thay đổi khí hậu tự nhiên. Con muỗi không tồn tại trong một không gian riêng biệt, và sự phát triển của nó trên toàn cầu đã được tạo ra bởi những sự kiện lịch sử tương ứng cả về tự nhiên và xã hội. Hành trình ngắn ngủi của loài người từ những bước đầu tiên khi vào và ra khỏi châu Phi cho đến những dấu vết lịch sử toàn cầu là kết quả của một cuộc hôn nhân cùng tồn tại giữa xã hội và thiên nhiên. Con người đã đóng một vai trò quan trọng trong việc truyền tải các căn bệnh do muỗi truyền qua di cư dân số với mật độ và áp lực.

11

Hành trình ngắn ngủi của

loài người từ những bước đầu tiên khi vào và ra khỏi

châu Phi cho đến những

dấu vết lịch sử toàn cầu là kết quả của một cuộc hôn nhân cùng tồn tại giữa xã hội và thiên nhiên. Con người đã đóng một vai trò quan trọng trong việc truyền tải các căn bệnh do muỗi truyền qua di cư dân số với mật độ và áp lực.

Một chủ đề phổ biến trong câu chuyện lịch sử loài muỗi này là sự tương tác giữa chiến tranh, chính trị, du lịch, thương mại, các mô hình biến đổi trong việc sử dụng đất của con người và thay đổi khí hậu tự nhiên. Con muỗi không tồn tại trong một không gian riêng biệt, và sự phát triển của nó trên toàn cầu đã được tạo ra bởi những sự kiện lịch sử tương ứng cả về tự nhiên và xã hội.

12

Lịch sử đã cho ta thấy bài học và ký ức của thời kỳ hiện đại. Tuy nhiên, thường thấy dịch tả và bệnh tật còn đáng sợ hơn so với chiến tranh. Sự chinh phục nó thường là những nhà lãnh đạo quân sự huyền thoại. Những tác phẩm văn học đã gán số phận của các quốc gia bằng cách đổ lỗi cho vận mệnh của các đế chế, kết quả của các cuộc chiến tranh quyết định và những biến đổi của các sự kiện lịch sử vào các nhà lãnh đạo cụ thể hoặc các tướng lĩnh cụ thể, hoặc vào những vấn đề lớn hơn của các cơ quan như chính trị, tôn giáo và kinh tế.

Con muỗi đã bị xóa bỏ, xem như là một yếu tố bên lề, thay vì là một yếu tố hoạt động trong quá trình xây dựng văn minh. Với quan niệm tư tưởng như vậy, muỗi đã bị mắc oan bởi việc không cho phép ảnh hưởng và tác động lâu dài của mình trong việc thay đổi tiến trình lịch sử. Muỗi và các căn bệnh của nó đã đi cùng với các thương nhân, khách du lịch, binh lính và người định cư trên khắp thế giới đã gây ra tử vong nhiều hơn nhiều so với bất kỳ vũ khí hay phát minh do con người tạo ra. Con muỗi đã tấn công loài người với một sức mạnh lớn, không khoan nhượng từ thời cổ đại và để lại dấu ấn không thể xóa bỏ trên thế giới đương đại.

13

Những con muỗi như đội quân của dịch bệnh lẩn trốn trên khắp thế giới, nó quyết định kết quả của những cuộc chiến thay đổi cục diện. Một lần nữa, muỗi đã tàn phá những đội quân vĩ đại nhất trong thế hệ của mình.

Theo quan điểm của nhiều tác giả nổi tiếng nghiên cứu cho rằng:“Các căn bệnh do muỗi truyền gây ra chết chóc hơn nhiều so với sức lao động, tài liệu hoặc tư duy của những tướng lĩnh xuất sắc nhất”.

14

Điều đáng chú ý, khi đi qua các chiến trường và thăm các khu vực chiến đấu lịch sử sẽ thấy một người lính bị ốm do muỗi gây ra sẽ gây áp lực lớn hơn cho bộ máy quân sự so với một người tử vong. Không chỉ vì họ cần phải được nghỉ dưỡng điều trị mà còn vì họ tiếp tục tiêu thụ tài nguyên có giá trị. Trong suốt quá trình chiến tranh, các căn bệnh do muỗi truyền đã là gánh nặng và là một nguyên nhân đáng lo trên chiến trường. Hệ thống miễn dịch của con người được hiệu chỉnh một cách tinh vi để phản ứng với môi trường địa phương nơi sinh sống. Sự tò mò, sáng tạo và sự khai thác mạnh mẽ của con người đã đẩy vi khuẩn vào vũ trụ lịch sử. Con muỗi không có ranh giới quốc tế mặc dù có tường rào hay không. Những đoàn muỗi di chuyển như các nhà thám hiểm tò mò và những kẻ thực dân tham lam, chúng đã mang các căn bệnh mới đến các vùng đất xa xôi. Nhưng ngược lại, muỗi cũng đã bị những vi sinh vật ở những vùng đất đó chinh phục và tiêu diệt. Khi con muỗi thay đổi môi trường sống, con người đã không biết đến việc phải phản ứng với sức mạnh toàn cầu. Tóm lại, sự thật là muỗi như loài săn mồi đáng sợ nhất của con người, đã thúc đẩy các sự kiện trong lịch sử nhân loại để tạo ra xã hội hiện tại.

15

Sự căm ghét đối với con muỗi là một điều phổ biến trên toàn thế giới. Việc đánh, đập con muỗi là một hoạt động giải trí phổ biến trên toàn cầu và đã tồn tại từ thời khởi đầu của loài người. Qua các thế kỷ, từ quá trình tiến hóa của tổ tiên của loài người ở châu Phi đến ngày nay, chúng ta vẫn bị vướng mắc trong cuộc chiến tranh sinh tử không hề đơn giản với con muỗi. Trong cuộc chiến không cân xứng về quyền lực này, trong quá khứ con người không có cơ hội chiến thắng.

Thông qua quá trình thích nghi tiến hóa, muỗi đã nhiều lần phá vỡ nỗ lực tiêu diệt của con người để tiếp tục tồn tại. Muỗi vẫn là kẻ hủy diệt thế giới và là kẻ giết người ưu việt, nổi tiếng toàn cầu. Cuộc chiến của con người với muỗi là cuộc chiến của toàn thế giới.

16
17

BỘ CÁNH VẢY

(LEPIDOPTERA)

(GỒM CÁC NHÓM NGÀI VÀ BƯỚM - PHẦN 2)

Bộ Cánh vẩy là bộ lớn thứ hai của lớp côn trùng, có khoảng 140.000 loài ngài và bướm. Cơ thể và cánh chân phủ đầy những lông vảy nhỏ như bụi phấn nên còn có tên là bộ Cánh phấn. Miệng vòi hút, hàm tiến thoái hoá chỉ còn một ít dấu vết hoặc không còn, môi dưới không còn. Râu môi dưới phát triển có

3 đốt, râu hàm dưới rất nhỏ hoặc không còn. Có một số loài miệng đã thoái hoá hết chỉ còn lại râu môi dưới. Có 2-3 mắt

đơn hoặc không có. Rầu đầu có đủ các hình dạng (sợi chỉ, hình lông chim, hình dùi dục, hình dùi trống).

18
19

10.Họ Ngài Gai (Bọ Nẹt)

(Geometridae)

Mình nói chung ngắn, thô, có màu vàng, nâu, có pha trộn những đốm vân màu đen, xám. Vòi đã thoái hoá, cánh rộng và ngắn, phủ đầy lông vẩy dày xốp. Các mạch R1, R2, R3 của cánh trước cùng chung một đoạn mạch mới tách ra, các mạch Sc + R, và Rs của cánh sau gập lại một đoạn ngắn khoảng giữa đường cánh.

Mình sâu non thô ngắn, mặt bụng dẹp bằng, mặt lưng hơi vồng, đầu bé rụt vào phía trong ngực trước. Cơ thể chia đốt không rõ. Chân bụng thoái hoá. Phía lưng có mọc nhiều gai lông chia nhánh nối liền tuyến độc. Một số ít mình trơn hoặc có nhiều đốm vân xanh, đỏ, rõ rệt. Sâu non phá hại lá cây ăn quả, cây rừng và cây công nghiệp lâu năm.

Một số loài thường gặp là: Bọ nẹt chuối (Parnasa sp.), bọ nẹt 2 vạch (Cania sp.).

20
21

11.Họ Sâu Đo

(Geometridae)

A. Trưởng thành;

B. Sâu non;

C. Mạch cánh

23

Họ Ngài Nhộng Vòi (Ngài Trời)

(Sphingidae)

Kích thước cơ thể trung bình hoặc lớn, mình thô, hai đầu hơi nhọn tựa con thoi. Cánh trước hẹp dài, mép ngoài cánh xiên thẳng, cánh sau tương đối nhỏ, giữa mạch dọc Sc + R, và R, của cánh sau (vào khoảng giữa của buồng giữa) có một mạch ngang, Râu đầu thô, phía cuối râu nhọn và cong dạng móc câu. Có một số loài râu hình lông chim. Vòi rất dài, bình thường cuộn lại nhưng duỗi thẳng khi kiếm ăn.

Sâu non có kích thước lớn, lông không thấy rõ rệt. Mỗi đốt bụng chia thành 5 - 8 vòng hẹp. Phía lưng đốt bụng thứ 8 có 1 gai lớn. Sâu non cắn phá cây rất mạnh, thậm chí cắn trụi cả cuống lá, gân lá. Một số loài thường gặp là: Sâu sa hại khoai lang (Herse convolvuli Fabr.), sâu nhộng vòi hại khoai sọ (Theretra oldenlandia Fabr.).

24 12.
A. Trưởng thành; B. Mạch cánh; C. Sâu non
25

13.

Họ Ngài Đèn

(Arctiidae)

Kích thước cơ thể trung bình hoặc lớn. Trên cánh thường có những đốm đỏ, trắng hoặc vàng đẹp. Mạch Sc + R1 và R5 của cánh sau nhập với nhau một đoạn khá dài (tới khoảng nửa chiều dài buồng giữa). Râu đầu ngắn. Vòi còn những rất yếu mềm . Trưởng thành bắt ánh sáng đèn.

Sâu non mình phủ đầy lông tựa sâu róm nhưng đồng nhất về độ dài và màu sắc lông. Có 2 hoặc 4 đôi chân bụng. Móng chân thuộc 1 dạng móng xếp thành đai ngang giữa. Sâu non cắn phá lá cây.

Một số loài và giống thường gặp là: Sâu ngài đèn viền đỏ (Amsacta lactinea Cramer, sâu ngài đèn bụng đỏ (Spilosoma subcarnea Walker), Nyctemera, Creatonotus.

26
27
A. Trưởng thành; B. Mạch cánh; C. Sâu non

14.Họ Ngài Độc

(Lymantriidae = Liparidae = Orgidae)

Kích thước cơ thể trung bình hoặc lớn. Ngực và bụng đầy lông rậm. Nhiều loài, ở con cái về phía cuối bụng có chùm lông rõ rệt. Chân ngắn mang những chùm lông, khi đậu 2 chân trước thường duỗi về phía trước. Râu đầu hình lông chim. Vòi thoái hoá. Râu môi dưới phát triển. Mạch dọc Sc + R, và Ry của cánh sau nhập lại với nhau hoặc có 1 mạch ngang nối giữa 2 mạch đó ở vị trí khoảng 1/3 buồng giữa cánh tính từ chân cánh trở ra. Có một số loài trong họ này con cái không có cánh hoặc cánh thoái hoá. Cơ thể sâu non có nhiều lông độc. Ở một số đốt cơ thể có những chùm lông dày màu sắc sặc sỡ, nhất là 2 chùm ở 2 đầu cơ thể, lông rất dài. Trên mặt lưng đốt 6 - 7 của bụng có u lồi rõ rệt.

Móng chân kiểu 1 dạng móng xếp thành vòng hở. Sâu non cắn phá lá cây và thường phát sinh với số lượng lớn.

Một số loài và giống thường gặp là: Sâu róm chè (Euproctis pseudoconspersa Strand), Orgyia, Lymantria.

28

A. Trưởng thành;

B. Nhộng trong kén;

C. Triệu chứng gây hại;

D. Mạch cánh;

E. Sâu non

29

15.Họ Ngài Đêm (Noctuidae)

Kích thước cơ thể trung bình, mình thô ngắn nhiều lông ở phần đầu và ngực. Trừ họ phụ Hybleinae, nói chung không có râu hàm dưới. Râu đầu dạng sợi chỉ. Mắt kép lớn, thường có mắt đơn. Cánh trước màu sắc hơi tối và có những vân, đốm màu đậm hoặc nhạt hơn so màu nền cánh. Ở cánh trước gốc của mạch M2 gần mạch M3 hơn so với M1. Ở cánh sau mạch dọc Sc + R1 và R5 gặp nhau ở phía gốc của buồng giữa, sau đó tách ra, vì vậy ở chân cánh hình thành một buồng cánh phụ.

Sâu non phần lớn có lông cứng nguyên sinh, móng chân dạng 1 móng xếp thành đai đơn giữa. Thường có 4 đôi chân bụng và 1 đôi chân mông, nhưng có một số loài đôi chân bụng thứ 1 hoặc thứ 1 và 2 thoái hoá, cho nên khi bò rất giống sâu đo. Sâu non dạng này được gọi là "sâu đo giả".

30

Tập quán sinh sống của côn trùng thuộc họ này tương đối phức tạp.

Trưởng thành hoạt động về đêm, có xu tính yếu với ánh sáng nhưng rất ưa thích mùi vị chua ngọt, một số loài có khả năng di chuyển rất xa.

Sâu non có tính ăn phức tạp. Có nhiều loài cắn lá cây, đục quả, đục thân. Đồng thời có một số loài có thể ăn nấm trên gỗ mục hoặc keo nhựa cánh kiến. Sâu non tuổi càng lớn thường hoạt động nhiều về đêm và sức ăn rất mạnh.

Một số loài thường gặp là: Sâu xám hại ngô (Agrotis ypsilon Rott), sâu xanh hại bông (Helicoverpa armigera Hubner), sâu đo xanh hại bông (Anomis flava Fabr.),sâu khoang hại rau (Spodoptera litura Fabr).

A. Trưởng thành;

B. Mạch cánh;

C. Sâu non và triệu chứng gây hại;

D. Nhộng

31

16.Họ Tằm Dâu (Bombycidae)

Kích thước cơ thể trung bình. Râu đầu hình lông chim, vòi thoái hoá, râu môi dưới nhỏ hoặc không có. Chân không có cựa. Cánh trước góc đỉnh hơi cong xuống. Các mạch dọc R1, R2, R3 của cánh trước phân ly và cùng lần lượt xuất phát từ trên mạch R4 + R5. Giữa mạch dọc Sc + R1 và R5 của cánh sau về phía chân cánh có 1 mạch ngang. Sâu non trên mình có lông cứng thứ sinh, trên mặt lưng đốt bụng thứ 8 có 1 gai.

Nhiều loài trong họ này có tập quán nhả tơ dệt kén để hoá nhộng, điển hình là tầm dâu (Bombyx mori Linn.). Bên cạnh những loài có ích, có loài gây hại cây trồng như sâu chùm hại chè (Andraca bipunctata Walker).

A. Trưởng thành;

B. Mạch cánh

32
33

17.Họ Ngài Đục Lá

(Phyllocnistidae)

Là họ Ngài có kích rất nhỏ bé. Cánh dạng lưỡi mác có lông rìa cánh dài, một số loài phần gốc của mép sau cánh sau nhô ra. Trưởng thành khi đậu, mình phía trước nâng cao lên, đỉnh cánh tiếp cận với bề mặt nơi đứng.

Sâu non mình dẹt bằng, không chân, thường đục dưới biểu bì lá cây.

Loài chủ yếu thường gặp là sâu vẽ bùa hại cam quýt (Phyllocnistis citrella Stainton).

34
35

Một số

LOÀI BƯỚM

phổ biến hiện nay

36
37

Bướm cánh sọc trắng

Neptis clinia Moore

Họ: Bướm giáp Nymphalidae

Bộ: Cánh vẩy Lepidoptera

Đặc điểm nhận dạng:

Mặt trên: màu đen với những điểm trang trí màu trắng. Cánh trước có vệt hình ngọn đuốc xuất phát từ gốc đến vùng giữa sát mép ngoài cánh, có một loạt các điểm trắng

ở vùng giữa gần mép cánh nhưng không có ở khoảng 4, các đốm còn lại hướng ra viền trên cánh. Ở cánh sau, từ vùng giữa cánh trở ra hình

thành một dải các đốm, kết thúc ở gân 7. Loài này giống như loài trên nhưng nhỏ hơn và mặt dưới màu đất nâu, không có đường viền tối màu

trên các đốm. Ở khía cạnh khác nó

giống như N.hylas, nhưng vùng lông

mao ở khoảng 6,7 không có khoảng

sáng. Mặt dưới: màu nâu đỏ tối, có

các đường trang trí mờ với những

màu tối hơn. Bướm đực và bướm cái

như nhau. Sải cánh: 45-50mm.

38
39

Sinh học, sinh thái:

Đây là loài tương đối phổ biến ở bìa rừng

và đám bụi cây, chủ yếu ở độ cao vừa và

thấp trong các trảng cỏ, bụi cây và khi

xuống thấp dưới 700m còn bắt gặp chúng

sống trong các khu rừng. Cây thức ăn của

sâu non là Trắc thuộc họ Đậu Fabaceae.

40

Phân bố: Vùng phân bố từ Tây Trung Quốc, Đông Nam Ấn Độ, lục địa Đông nam châu Á, phía Nam đến Sumatra, Borneo, Java, và Philippin. Gặp mọi nơi ở Việt Nam.

Tên loài đặt theo những sọc trắng trên cánh. Giá trị, tình trạng và biện pháp bảo vệ: Là loài bướm trong họ bướm giáp thường gặp và phổ biến nhất.

41

Bướm nâu nhỏ

Zemeros flegyas

Họ: Bướm ngao Riodinidae

Bộ: Cánh vẩy Lepidoptera

42

Đặc điểm nhận dạng:

Họ Riodinidae là những con bướm trông thanh mảnh, chúng có thể bị nhầm với họ Lycaenidae. Tuy nhiên, hầu hết họ Riodinids chủ yếu là mầu nâu và trắng. Giống như những con bướm mỏ dài, chân trước không hoàn hảo ở những con bướm đực nhưng hoàn hảo ở con cái. Loài Riodinid thông thường nhất Zemeros flegyas, được tìm thấy ở bìa rừng và những môi trường sống thoáng đãng trong suốt cả năm. Nó có thể được nhận ra bởi cánh của chúng có hình móc với các góc kiểu trang trí kiểu vỏ sò và bởi sở thích của chúng là đậu trên mặt lá cây với những cánh giương lên khoảng 45 độ so với mặt phẳng ngang. Bướm đực và bướm cái giống nhau. Loài này có hai dạng theo mùa và tương đối khác nhau về kích thước và mầu sắc. Mặt trên có màu nền nâu tối với những chấm trắng nhỏ, mỗi chấm này được bao bọc bởi một chấm màu đen. Con cái có màu nhạt hơn. Sải cánh: 35-40mm.

43

Sinh học sinh thái:

Chúng thích vùng đồi gò ở miền Nam Việt Nam nhưng lại gặp tại những độ cao khác nhau ở miền Bắc. Bướm gặp ở thảm thực vật thứ sinh vùng đất có cây bụi gần bìa rừng. Bướm xuất hiện quanh năm. Sâu non sống trên cây Đơn nem ( họ Đơn nem).

44

Phân bố:

Phân bố từ Assam và Mianma đến Nam Trung Quốc và qua

Đông Dương đến bán đảo Malaysia và xa hơn đến quần đảo San-đa. Loài này phổ biến hơn ở miền Bắc và Trung của Việt Nam. Giá trị, tình trạng và biện pháp bảo vệ: Là loài có phổ phân bố rộng và thường gặp.

45

Bướm quạ

cánh trước xanh đậm

Euploea algea

Họ: Bướm đốm Danaidae

Bộ: Cánh vẩy Lepidoptera

Đặc điểm nhận dạng:

Con đực và cái khác nhau, loài này rất giống với Eupooes mulciber. Nhưng có sự khác biệt với Eupooes mulciber là vùng màu xanh thẫm ở mặt trên cánh trước của con đực chiếm gần như toàn bộ cánh. Trong khi đó loài Eupooes mulciber có đĩa ô cánh trước ra ngoài màu tím óng ánh với các chấm trắng xếp không theo hàng lối, mặt dưới cánh sau có một hàng chấm nhỏ chạy dọc mép ngoài. Con cái có mặt trên cánh trước tương tự con đực, nhưng ô màu xanh thẫm nhỏ hơn và có một vài chấm trắng không đều. Sải cánh: 90-100mm.

46
47
48

Sinh học sinh thái:

Phổ biến, kể cả thành phố, vùng ngoại ô. Rất phổ biến ở ven đường mòn, những chỗ trống trong rừng nhưng số lượng không nhiều như vài loài khác trong cùng giống. Loài này xuất hiện ở một số sinh cảnh với độ cao khác nhau. Bướm cái ít gặp hơn bởi vì chúng thường tập trung trong rừng. Nơi ở của loài này cũng giống như nhiều loài bướm đốm khác. Chúng thường hút mật từ những cây thuộc chi Xẻn, Thanh quan và Bông ổi. Có thể gặp loài này vào tất cả thời gian trong năm. Sâu non ăn lá cây Duối Streblus asper, Si Ficus retusa và một số loài thuộc chi Ficus sp. thuộc họ Dâu tằm Moraceae.

Phân bố:

Phân bố từ Ấn Độ, phía Đông đến Đài Loan, phía Nam qua Đông Dương và bán đảo Mã-lai đến San-đơ-lan. Đây là một trong những loài phổ biến ở Việt Nam. Tên được đặt dựa vào đặc điểm hình thái.

49

Bướm khế Attacus atlas

Họ: bướm ma Saturniidae

Bộ: Cánh vẩy Lepidoptera

50

Đặc điểm nhận dạng:

Bướm khế là loại bướm đêm có kích thước lớn nhất ở nước ta và trên thế giới. Bướm đực rất dễ phân biệt với bướm cái bởi anten dạng lược kép, ấu trùng to đạt tới 80 mm, màu nâu tối, với nhiều điểm nâu đen trên thân ấu trùng. Mặt lưng của ấu trùng với nhiều hàng lông ứng dạng gai màu xanh thẫm ở gần hậu môn của ấu trùng có một vệt, màu xanh tím.

51

Sinh học, sinh thái:

Bướm sống cả ở rừng và vườn cây ăn quả của miền núi cũng như vùng đồng bằng, ở ngoại thành Hà Nội (Văn Điển) có người đã gặp bướm vào nhà. Một số người mê tín khi gặp bướm vào nhà, sợ, cho là điềm gở. Bướm rất thích ánh sáng, nếu ban đêm một số nhà có đèn sáng bướm có thể bay vào. Tuy vậy chỉ vào nhà rất hãn hữu vì số lượng bướm ở vườn còn rất ít, ấu trùng ăn nhiều loại cây, cả cây rừng và cây ăn quả, vì dụ như cây: Ailanthus glandulosa và Berberis sp...vv. Có con cái của loài bướm này chứa trong bụng tới 290 quả trứng (Mẫu thu được tại Hát Lót - Sơn La), đôi khi giai đoạn nhộng có thể kéo dài tới 1,5 năm.

52

Phân bố:

Việt Nam: ở khắp vùng rừng núi và đồng bằng, Đây là loài bướm đẹp thuộc bộ cánh vẩy Lepidoptera được đưa vào sách đỏ Việt Nam. Thế giới: Trung Quốc (Quảng Tây), từ Ấn Độ đến Đông nam Á. Giá trị sử dụng: Tuy bướm có xuất hiện trong vườn nhưng chưa có trường hợp nào báo cáo là chúng gây hại. Theo Barlow (1982) có thấy ấu trùng ăn cây Hoàng liên Berberis sp., một cây thuốc qúy nên cần theo dõi tiếp và trong quá trình nuôi sâu non ký chú trên Cây ổi - Psidium guajava. Bướm khế là loài bướm đêm lớn nhất trong các loại bướm của vùng Đông nam Á, đẹp và rất được ưa thích trong các bộ sưu tập. Đề nghị biện pháp bảo vệ: Bướm khế ngày càng hiếm do môi trường thay đổi và phun thuốc trừ sâu. Mức đe dọa: Bậc R. Cần hạn chế dùng thuốc trừ sâu ở các vườn. Không săn bắt bướm.

53
54

Bướm hoa xanh

Graphium doson

Họ: Bướm phượng Papilionidae

Bộ: Cánh vẩy Lepidoptera

Đặc điểm nhận dạng:

Mặt trên con đực: rất dễ nhầm với các loài Graphium eurypylus, Graphium arycles. Nếu nhìn từ đuôi cánh trước thì thấy 3 dãy dọc các đốm màu xanh lục - da trời, trong đó từ mép ngoài cánh vào có một dãy đốm dạng vuông - tròn nhỏ chạy dọc theo mép ngoài cánh gồm 9 đốm, dãy thứ hai gồm 8 đốm to nhỏ khác nhau xếp dọc từ mép lưng cánh đến mép bụng cánh. Với các đốm to dần về phía bụng cánh, dãy thứ 3 là dãy chạy dọc theo lưng cánh đến gốc cánh gồm 1 đốm dạng dấu chấm ở ngay đầu hàng tiếp theo là 4 đốm dạng dấu phẩy và cuối cùng là 1 dấu chấm phẩy nằm ở vùng gốc cánh nhưng gần với chấm to cuối cùng của dãy thứ hai. Mặt trên cánh sau cũng có những đốm sáng xanh lá cây nhạt như chạy tiếp tục từ cánh trước qua lưng cánh đến vùng trung tâm và tới tận sát mép trong của cuối cánh. Cánh sau còn có một dãy gồm 6 đốm sáng xanh nhạt chạy dọc gần mép ngoài của cánh. Bướm đực và bướm cái giống nhau. Sải cánh: 70-80mm.

55

Sinh học sinh thái:

Rất phổ biến, cả trong rừng lẫn thành thị. Thường gặp với số lượng lớn ven suối, vùng nước trong rừng. Sâu của giống Graphium ăn lá các loại cây thuộc họ Na Annonaceae, họ Ngọc lan Magnoliaceae. Sâu non màu nâu, sâu lớn màu xanh. Nhộng ngụy trang dạng lá cây. Loài này gặp ở thảm thực vật thứ sinh, chủ yếu ở khu vực gần rừng. Chúng có mặt quanh năm, nhưng có số lượng lớn nhiều hơn vào mùa xuân hè khi có nhiều cá thể tập trung ở mặt đất ẩm ướt cạnh các dòng suối và bờ sông. Sâu non ăn lá những loài cây thuộc họ Na, họ Mộc lan. Có một số loài bướm tương tự nhưng hiếm hơn Graphium eurypylus, Graphium evemon và Graphium chironides, những loài này có thể phân biệt được từ đặc điểm của mặt dưới cánh sau.

56

Phân bố:

Tương tự như Graphium sarpedon. Giá trị, tình trạng và biện

pháp bảo vệ: Cũng như loài Graphium sarpedon, loài này tuy phổ biến nhưng có màu sắc

đẹp, mượt mà và rất thu hút sự quan tâm của các nhà sưu tầm, yêu thiên nhiên nên đã thu bắt chúng quá mức, dễ dẫn tới giảm thiểu số lượng cá thể của chúng một cách nhanh chóng. Có thể nhân nuôi chúng ở các

trang trại hoặc công viên, nơi vui chơi giải trí, chúng không phải là đối tượng dịch hại.

57

Bướm giáp xanh nhạt

Graphium doson

Họ: Bướm giáp Nymphalidae

Bộ: Cánh vẩy Lepidoptera

58

Đặc điểm nhận dạng:

Bướm có kích thước 45 - 55mm. Mặt trên cánh có màu nền nâu đen với một băng rộng màu xanh lơ chạy dài từ giữa cánh trước đến cánh sau. Gần chót cánh trước có 1 đốm màu xanh lơ lớn. Cánh sau có hai đuôi ngắn, nhọn, riềm cánh có một hàng chấm màu nâu viền trắng.

bướm đực và bướm cái có thể dễ dàng gặp ở các khu rừng thứ sinh gần suối, bướm cái lớn hơn chút ít. Thân bướm rất mập, khoẻ, râu lớn, dài và có màu đen tuyền Bướm có cánh khỏe và bay nhanh. Chúng

bị hấp dẫn bởi mùi quả thối, phân chim và động vật. Bướm tụ tập theo đàn lẫn với các loài bướm khác. Loài này rất giống với Polyura athamas.

59

Phân bố:

Vùng phân bố từ Ấn Độ và Srilanca qua Nam Trung

Quốc và lục địa Đông nam châu Á đến Đài Loan và

một số đảo thuộc quần đảo Sanđa. Loài này phổ biến

khắp nơi ở Việt Nam. Bướm được đặt tên theo màu

xanh và đốm nâu trên cánh. Giá trị, tình trạng và biện

pháp bảo vệ: Là loài bướm có hình thù kỳ dị và màu

sắc khá đặc biệt bởi các hoa văn được bài trí độc đáo.

Chúng có phổ phân bố rộng gần như khắp châu Á.

60
61
62

và các biện pháp

Mục tiêu chính của thuốc trừ sâu là loại bỏ sâu hại đối với cây trồng nhưng một số loại thuốc trừ sâu cũng có thể ảnh hưởng đến sức khỏe của con người. Tác động này không chỉ phụ thuộc vào loại thuốc trừ sâu cụ thể mà còn vào sự hiện diện của các hợp chất hóa học khác trong sản phẩm. Ngoài ra, cường độ và thời gian tiếp xúc thường xuyên hoặc kéo dài cũng có thể đóng vai trò quan trọng trong cách thuốc trừ sâu ảnh hưởng đến sức khỏe của chúng ta.

63
Dị ứng thuốc trừ sâu phòng ngừa dị ứng

Dị ứng thuốc trừ sâu

Các dị ứng với thuốc trừ sâu thường chia thành hai dạng chính: dị ứng da và dị ứng hô hấp. Triệu chứng dị ứng da có thể bao gồm sưng, đỏ, ngứa, đau và phồng rộp. Dị ứng hô hấp có thể bao gồm thở khò khè, tức ngực, ho và khó thở. Điều quan trọng là, với mỗi tiếp xúc tiếp theo, phản ứng dị ứng có thể trở nên nghiêm trọng hơn. Một điều hiếm gặp nhưng cần được nhớ là dị ứng với thuốc trừ sâu có thể dẫn đến các phản ứng đe dọa tính mạng ở một số người.

64
65

Mức độ nhẹ

Ngộ độc thuốc trừ sâu

Phản ứng Dị ứng: Gồm kích ứng mũi, họng, mắt hoặc da.

Thần kinh: Đau đầu, chóng mặt, bồn chồn, lo lắng, thay đổi tâm trạng, mất ngủ.

Tiêu hóa: Ăn mất ngon, khát nước, buồn nôn, tiêu chảy.

Toàn thân: Đổ mồ hôi, suy nhược hoặc mệt mỏi.

Tiêu hóa: Nôn mửa, chuột rút ở bụng.

Toàn thân: Ho khan, cảm giác co thắt ở cổ họng và ngực, mờ mắt, mạch nhanh, mồ hôi ra nhiều, run, rối loạn tâm thần.

Mức độ trung bình

Hô hấp: Khó thở, tăng tiết đờm hoặc chất nhầy trong đường thở.

Mức độ nặng

Sốc phản vệ: Đồng tử nhỏ, mất phản xạ, co giật, mất ý thức, hôn mê và có thể dẫn đến tử vong.

66

Một số tác động đối với sức khỏe do tiếp xúc với thuốc trừ sâu có

thể xảy ra ngay lập tức, trong khi

một số triệu chứng khác có thể

xuất hiện vài giờ sau tiếp xúc.

Theo thời gian, tiếp xúc liên tục

với thuốc trừ sâu có thể dẫn đến

những căn bệnh nghiêm trọng

như hen suyễn, Parkinson, trầm cảm, lo lắng, rối loạn tăng động

giảm chú ý và thậm chí ung thư.

Một số triệu chứng có thể giảm đi sau khi ngừng tiếp xúc với thuốc trừ sâu, trong khi những tác động lâu dài có thể ảnh hưởng đến sức khỏe nếu tiếp tục tiếp xúc thường xuyên với các loại thuốc này.

67

Các biện pháp phòng ngừa

dị ứng thuốc trừ sâu

Trước khi dùng thuốc trừ sâu

Tránh làm việc hoặc phun thuốc gần người khác, gia súc, cây trồng, và vùng nước.

Đọc kỹ hướng dẫn sử dụng trước khi tiếp xúc với thuốc trừ sâu.

Đặc biệt, không dùng các chai đựng nước, chai bia, nước ngọt để đựng thuốc trừ sâu vì rất dễ nhầm đem ra uống …

68

Bảo quản thuốc trừ sâu ở nơi kín đáo và xa tầm tay trẻ em.

Khi phun thuốc, luôn quay lưng đi lùi để tránh tạt thuốc vào người, đội khẩu trang chống độc, đeo kính, và mặc đồ bảo hộ

Ngay khi phát hiện người bị ngộ độc hoặc dị ứng thuốc trừ sâu cần chuyển người bệnh đến cơ sở y tế gần nhất để được cấp cứu giải độc kịp thời.

69

Khi trộn thuốc trừ sâu

Đảm bảo có đủ ánh sáng và thông gió trong khu vực pha thuốc.

Giữ bình chứa thuốc dưới tầm mắt để tránh tiếp xúc rơi bắn vào mắt và mặt.

Sử dụng dao hoặc kéo riêng chỉ để mở bao thuốc trừ sâu, không dùng chung với dao hoặc kéo thực phẩm.

Khi sử dụng sản phẩm

Ưu tiên sử dụng sản phẩm hữu cơ.

Rửa kỹ trái cây và rau quả, bao gồm sản phẩm hữu cơ.

Thêm đa dạng thực phẩm vào chế độ ăn uống

để giảm tiếp xúc với kháng sinh, hormone và thuốc trừ sâu.

70
71
lifebalance.vn pestmanagement.vn

Turn static files into dynamic content formats.

Create a flipbook
Issuu converts static files into: digital portfolios, online yearbooks, online catalogs, digital photo albums and more. Sign up and create your flipbook.