3 minute read

Mục lục

Sài Gòn với những bến sông

Sai Gon - The city of Rivers

Địa đạo Củ Chi - Ngôi làng ngầm trong lòng đất

Cu Chi tunnel – the underground village

Những trường phái cắm hoa Ikebana

The Art of Ikebana: Different Styles

Nhưng lưu ý khi chạy bộ giúp cải thiện sức khỏe

Important notes that help you improve your health while running

Sài Gòn

B N S Ng V I Nh Ng

Sài Gòn, thành phố huyên náo, tráng lệ và đa sắc màu, nơi đây được coi là hòn ngọc Viễn Đông với những dòng sông huyền thoại. Từ những dòng sông đó, những bến sông dần hình thành và đã gắn liền với tâm hồn, lịch sử của thành phố. Đây cũng là nơi đón nhận hàng nghìn câu chuyện và hành trình đầy biến đổi của dòng chảy phát triển. Những cái tên Bến Nhà Rồng, Bến Bạch Đằng, Bến Chương Dương, Bến Vân Đồn, Bến Nghé, Bến Thành… đã gắn liền với vùng đất trù phú này từ bao đời, góp phần làm nên vẻ đẹp trên bến dưới thuyền của thành phố hiện đại bậc nhất Việt Nam.

Nhắc đến Sài Gòn, người ta thường nghĩ đến những tòa nhà cao tầng và những công trình kiến trúc Pháp cổ kính… Thế nhưng, trong bề dày lịch sử, chính hệ thống sông ngòi, kênh rạch mới thực sự gây ấn tượng về thành phố giữa những dòng kênh. Từng tên gọi của những dòng kênh này cũng bình dị, dân dã như chính hồn cốt của người Sài Gòn: Sông Bến

Nghé, kênh Nhiêu Lộc-Thị Nghè, rạch Lò

Gốm, rạch Ông Độ, kênh Nước Đen, kênh

Tẻ, kênh Tàu Hủ… Hệ thống kênh, rạch dày đặc không chỉ bao quanh mà ở ngay trong lòng thành phố, là những huyết mạch giao thông để vận chuyển lúa gạo và các loại nông sản, hàng hóa khác từ Đồng bằng sông Cửu Long lên cảng Sài Gòn. Cùng với hệ thống sông ngòi là rất nhiều cầu với bến, hình thành sinh hoạt buôn bán, cảnh quan văn hóa đặc trưng sông, bến chợ, phố chợ ven sông, làng ven sông…

Bến Bình Đông

Điển hình là bến Bình Đông. Sinh thời, học giả, nhà văn hóa Vương Hồng Sển, người có kiến thức uyên thâm về Nam Bộ, từng nhận định: “Bến Bình Đông không chỉ là nơi giao thương tấp nập, mà còn lưu giữ nhiều nét kiến trúc và văn hóa xưa như: Dãy nhà ngói cổ, bến thuyền hoa ngày Tết và phong tục cổ truyền chơi Tết của người miền Nam. Bắt đầu từ ngày 20 tháng Chạp hằng năm, bến Bình Đông lại nhộn nhịp ghe, xuồng chở đầy ắp hoa kiểng từ miền Tây về bán cho người dân thành phố chơi xuân. Bến Bình Đông mặc nhiên trở thành điểm hẹn văn hóa mỗi độ Tết đến, Xuân về”. Mặc dù vài năm gần đây, chợ hoa bến Bình Đông có giảm đi đôi chút nhưng vẫn là một “bến hoa” độc đáo của TP Hồ Chí Minh, mang nét duyên dáng rất riêng giữa đô thị đang chuyển mình mạnh mẽ.

Bến Bạch Đằng

Không tấp nập thuyền bè, hoa trái như bến Bình Đông, nhưng bến Bạch Đằng lại là công viên ven sông đẹp mắt, nơi những chuyến buýt đường sông, tàu du lịch đường thủy đưa đón khách giữa thành phố biển Vũng

Tàu với TP Hồ Chí Minh.

Hiện nay, khu vực bến Bạch Đằng được xây dựng nhà ga tàu thủy, có công viên bến Bạch Đằng thoáng mát, đẹp mắt, nằm trong dải quy hoạch bờ tây sông Sài Gòn, kéo dài từ cầu Sài Gòn qua Tân Cảng, Ba Son, bến Bạch Đằng, cột cờ Thủ Ngữ, cảng quận 4 đến chân cầu Tân Thuận. Nhà nghiên cứu Nguyễn Đình Đầu, cho biết: “Bến Bạch Đằng, bến Hàm Tử, bến Chương Dương… bắt nguồn từ chiến thắng vang dội trong lịch sử chống ngoại xâm của dân tộc. Bến Bạch Đằng gắn liền với lịch sử 3 lần đánh thắng quân xâm lược; bến Chương Dương và bến Hàm Tử là hai bến sông gắn với chiến thắng quân Nguyên Mông vào thế kỷ 13... Bên kia đường, Tượng đài Trần Quốc Tuấn sừng sững chỉ tay về phía bến Bạch Đằng tạo thành một tổng thể cảnh quan vô cùng uy nghi. Người dân Sài Gòn đầu tư xây dựng nơi này để tưởng nhớ chiến tích hào hùng của quân, dân Đại Việt trong trận Bạch Đằng đại thắng quân Nguyên-Mông.

This article is from: