LANDSCAPE MAGAZINE | No16 – Dạ Yến Thảo

Page 1

magazine for Vietnamese gardeners

Dạ Yến Thảo

NĂNG LƯỢNG

MẶT TRỜI

landscape
dẫn lựa chọn dụng cụ cắt tỉa cây
Hướng

Nguyễn Quang Huy

Kính chào Quý độc giả thân mến!

Chúng tôi rất vui mừng được gặp lại Quý

vị trong số Tạp chí mới tháng này. Tất cả

các sinh vật, thực vật sống trên trái đất

đều sống nhờ vào năng lượng ánh sáng

mặt trời. Nếu không có năng lượng và

nguồn năng lượng Mặt trời và những yếu gửi tới Quý vị những thông tin cơ bản về có sự sống. Trong phần này, Ban biên tập nhiệt độ của mặt trời thì trái đất sẽ không

tố ảnh hưởng xung quanh nguồn năng

lượng to lớn này tới hệ thực vật.

Cây hoa dạ yến thảo là loại cây có khả

năm. Phần tiếp theo là những thông tin về trồng nên bạn có thể gieo trồng quanh năng chịu nhiệt, chịu lạnh rất tốt, rất dễ

sắc của bạn. nhất, tô điểm thêm cho khu vườn đầy màu để chúng luôn phát triển với trạng thái tốt giống, cách trồng và chăm sóc loài cây này

quan tâm dành cho những người yêu Cuối cùng, sẽ là những thông tin đáng

thích công việc làm vườn. Đó là những

kích cỡ khác nhau, tuy nhiên mang lại sự hướng dẫn về lựa chọn các loại dụng cụ

Bên cạnh đó là cách nhận biết dấu hiệu đa năng và thuận tiện cho người sử dụng.

cây bị tổn thương đó là dấu hiệu nhiễm

nấm Xoăn lá đào.

Trân trọng!

CHỊU TRÁCH NHIỆM NỘI DUNG

HỘI ĐỒNG BIÊN TẬP

Bùi Tuấn Anh

Nguyễn Văn Thuấn

Nguyễn Thị Yến

Nguyễn Kim Thi

Hà Thị Hạnh Vân

Nguyễn Anh Tuân

Nguyễn Bảo Đại

Phạm Hoàng Tú

Ngô Thùy Dung

Nguyễn Văn Thọ

TỔNG BIÊN TẬP

Nguyễn Tất Hồng Dương

PHÓ TỔNG BIÊN TẬP BIÊN TẬP & THIẾT KẾ

Nguyễn Quang Huy

Phòng Phát triển cộng đồng

www.lifebalane.vn

www.facebook.com/lifebalance.vn

- Place to grow - 06

Năng lượng mặt trời

- Soil health - 18

Nước ngầm:

Sức chứa nước của đất

Dạ

Thảo

Xoăn lá đào

- Equipment focus - 44

dụng cụ cắt
Hướng dẫn lựa chọn
tỉa cây
- Ask Dr.Bug - 32 Yến
- Plant profile - 24

NĂNG LƯỢNG MẶt

Năng lượng Mặt trời là nguồn năng lượng được phát ra hay cung cấp từ các bức xạ của mặt trời. Mặt trời phát ra các sóng năng lượng điện từ và các hạt năng lượng cao vào không gian, loại năng lượng này có thể đi qua chân không và qua các chất khí.

PLACE TO GROW 06

TRỜI

Trái đất nhận được 47% lượng bức xạ mặt trời. Khoảng 30% được phản xạ trở lại không gian trong khi phần còn lại được hấp thụ bởi các đám mây, đại dương và vùng đất. Bề mặt Trái đất nóng lên khi các phân tử đá, đất và nước trên bề mặt hấp thụ bức xạ. Nói cách khác, năng lượng sóng điện từ chuyển thành nhiệt năng. Thông qua mối quan hệ giữa mức độ bức xạ và ánh nắng Mặt trời, các nhà khoa học có thể ước tính hợp lý về nguồn năng lượng.

Tuy nhiên, bản chất của bề mặt có ảnh hưởng đáng kể đến tỷ lệ hấp thụ bức xạ tới. Sự phân bố bức xạ Mặt trời trên Trái đất không giống nhau ở mỗi nơi. Cụ thể, biển có thể hấp thụ hơn 90% - gần như tất cả bức xạ truyền tới khi mặt trời lên đến đỉnh, trong khi tỷ lệ hấp thụ của đất liền thường nằm trong khoảng 60%.

Trên toàn bộ bề mặt của Trái đất, những vùng tối hơn có xu hướng hấp thụ nhiều năng lượng hơn những vùng sáng, ví dụ: đất tối màu nóng lên nhanh hơn đất sáng màu. Nơi bề mặt băng tuyết, gần như toàn bộ bức xạ bị phản xạ.

07 ”

Bị hấp thụ bởi mây và các thành tố khí quyển

25%

Bị phản xạ lại bởi mây và các thành tố khí quyển

Bị phản xạ lại

25%

Bứcxạchuyển vàokhíquyển

Hấp thụ

25% 20%

Bị phân tán và chuyển hấp thụ đến mặt đất

Hình 1: Năng lượng bức xạ đến bề mặt Trái đất. Khoảng 5% bức xạ chiếu vào bề mặt Trái đất nhưng bị phản xạ trở lại (con số này nhiều hơn đáng kể nếu bề mặt có màu sáng, ví dụ như tuyết, và khi góc tới tăng lên).

Hình 2: Ảnh hưởng

của góc tới đối với sự nóng lên của bề mặt

Trái đất. Một tỷ lệ

cao hơn của bức xạ

tới được phản xạ khi

góc tới tăng lên.

Cũng lưu ý rằng một

tỷ lệ cao hơn của

bức xạ tới được hấp

thụ hoặc phản xạ trở

lại khi nó di chuyển

lâu hơn qua bầu khí

quyển ở các vĩ độ cao hơn.

Mặt trời

Bầu khí quyển Trái đất

PLACE TO GROW 08
Trái đất

ẢNH HƯỞNG CỦA

VĨ ĐỘ

Trên bề mặt Trái đất, một số khu vực ấm hơn những khu vực khác do sự khác biệt về lượng bức xạ hấp thụ. Hầu hết năng lượng tập trung xung quanh Xích đạo nơi bức xạ Mặt trời chiếu xuống bề mặt theo một góc vuông 90 độ. Ở các vĩ độ cao hơn thì nhiều bức xạ sẽ giảm dần khi bức xạ phải di chuyển xa hơn trong bầu khí quyển. Hơn nữa, các sóng năng lượng hướng vào mặt đất theo một góc nhọn làm phản xạ lại một tỷ lệ cao khi tác động đến các phân tử trên bề mặt (Hình 2).

Do vậy, tính theo 1 năm, năng lượng nhận được sẽ nhiều hơn năng lượng bị mất đi. Ngược lại, về phía bắc và phía nam bán cầu, những khu vực này có nhiều năng lượng tỏa ra ngoài không gian hơn, làm cho tất cả các khu vực của khu vực này trở nên rất lạnh. Tuy nhiên, không khí và nước (tạo nên bầu khí quyển và đại dương của Trái đất) có thể phân phối lại nhiệt.

09
PLACE TO GROW 10

CHUYỂN ĐỘNG

CỦA HỆ THỐNG

NHIỆT

Có ba loại chuyển động năng lượng liên quan đến năng lượng nhiệt di chuyển từ những vùng ấm hơn (vùng có nhiệt độ cao hơn) sang những vùng mát hơn (vùng có nhiệt độ thấp hơn). Năng lượng bức xạ di chuyển hiệu quả trong không khí (hoặc chân không), nhưng không di chuyển qua nước hoặc chất rắn. Nhiệt được truyền

từ bề mặt Trái đất xuống các lớp thấp hơn bằng cách dẫn nhiệt.

THỜI TIẾT

11

Nhiệt được tạo ra trên bề mặt Trái đất cũng thể phản xạ ngược lại vào khí quyển. Tuy nhiên, không khí là chất dẫn nhiệt kém (điều này giải thích tính hữu dụng của nó trong các vật liệu dùng để cách nhiệt như bọt polystyrene, sợi thủy tinh và len). Có nghĩa là, ban đầu, chỉ có không khí tiếp xúc ngay với bề mặt nóng lên mới thu được năng lượng. Mặc dù sự nóng lên của các lớp không khí phía trên sẽ chỉ xảy ra rất chậm do dẫn nhiệt, nhưng chính quá trình đối lưu đã làm nóng bầu khí quyển phía trên. Khi chất lỏng được làm nóng, chúng nở ra, chiếm nhiều chỗ hơn và trở nên nhẹ hơn. Không khí được làm ấm ở bề mặt trở nên ít đặc hơn so với tầng bên trên, vì vậy không khí bắt đầu lưu thông với không khí nhẹ hơn bay lên và không khí lạnh hơn đặc hơn rơi xuống thế chỗ; giống như với lò sưởi đối lưu làm ấm căn phòng. Sự lưu thông không khí này chính là Gió.

PLACE TO GROW 12
13

Hình 3: Hướng di chuyển của gió và biển trên toàn cầu. Các dòng

nước ấm hơn và lạnh hơn chuyển động nhờ sự lưu thông của gió trên khắp thế giới.

Ngược lại, nước ở biển và hồ ấm lên

ở bề mặt làm cho nó ít đậm đặc

hơn và có xu hướng giữ nó ở gần

bề mặt. Các lớp bên dưới thu nhiệt

rất chậm bằng cách dẫn nhiệt và

thường phụ thuộc vào việc thu nhiệt từ bề mặt do chuyển động hỗn loạn. Dòng nước quy mô lớn được tạo ra do tác động của thủy triều và gió thổi qua chúng.

PLACE TO GROW 14

Trên quy mô toàn cầu, sự khác biệt

về nhiệt độ trên bề mặt Trái đất dẫn

đến các hệ thống thời tiết chính

của chúng ta. Các dòng đối lưu xảy

ra trên khắp thế giới do vị trí của

các khu vực nóng hơn và lạnh hơn

và ảnh hưởng của vòng quay của

Dòng chảy nóng

Dòng chảy lạnh > >

Trái đất (Hiệu ứng Coriolis). Những chuyển động không khí toàn cầu

này, được gọi là gió mậu dịch, làm chuyển động biển các dòng hải

lưu, đi theo cùng một quỹ đạo nhưng bị biến đổi khi chúng bị các

khối lục địa làm lệch hướng (Hình 3).

15

THỜI TIẾT

Thời tiết là biểu hiện trạng thái của khí quyển. Thời tiết

ảnh hưởng trực tiếp tới sự phát triển của cây trồng và hoạt động làm vườn. Trong đó ảnh hưởng từ mưa và nắng là những khái niệm quen thuộc, tuy nhiên các yếu tố khác như sương giá, gió và độ ẩm cũng có những

ảnh hưởng không nhỏ. Không có gì đáng ngạc nhiên khi những người làm nông nghiệp thường rất quan tâm đến thời tiết và quan tâm tìm cách khắc phục ảnh hưởng của chúng với cây trồng. Trong khi hầu hết mọi người sẽ dựa vào dự báo thời tiết thì phần còn lại còn tin vào những dự báo từ chính kinh nghiệm làm nghề nông lâu năm của họ, đặc biệt là tại những địa phương có xu hướng thời tiết khác với đại đa số các khu vực.

Có thể coi khí hậu như một mô tả về tình hình thời tiết

của một khu vực trong một khoảng thời gian dài hay chính xác hơn là trạng thái lâu dài của bầu khí quyển.

Thông thường hệ thống khí quyển sẽ chi phối các thông

số trong mô tả thời tiết tại những khu vực rộng lớn (toàn cầu, toàn quốc hoặc khu vực), nhưng khí hậu địa

phương lại có thể phản ánh những ảnh hưởng của địa hình (đồi và thung lũng), độ cao và các vùng nước lớn (hồ và biển).

PLACE TO GROW 16

KHÍ Hậu

17

NƯỚC NGẦM

SOIL HEALTH 18

SỨC CHỨA NƯỚC CỦA ĐẤT

Sức chứa của đất được định nghĩa là độ ẩm của đất hoặc hàm lượng

nước được giữ trong đất sau khi lượng nước dư thừa đã rút hết và tốc độ di chuyển xuống dưới đã giảm đáng kể, thường diễn ra trong vòng 2 - 3 ngày sau khi mưa hoặc tưới tiêu cho đất thấm có kết cấu đồng nhất.

Hàm lượng nước trong đất sẽ phụ thuộc vào các đặc tính thủy lực của đất. Ở những nơi không có mực nước ngầm, việc thoát nước sau khi thấm

ướt hoàn toàn rất nhanh nhưng tốc độ sau đó nhanh chóng chậm lại khi

độ dẫn thủy lực không bão hòa của đất giảm. Trong đất kết cấu thô, hiện

tượng thoát nước thường chấm dứt trong vòng hai ngày vì các giá trị độ dẫn thủy lực không bão hòa rất thấp sẽ nhanh chóng xuất hiện. Tuy nhiên, với các loại đất có kết cấu mịn hơn thì hiện tượng thoát nước chậm có thể tiếp tục trong vài ngày và thậm chí vài tuần.

19

Khái niệm sức chứa của bề mặt đất rất hữu dụng trong nhiều trường hợp.

Giả định rằng nếu tưới thêm nước dựa

trên mức tham chiếu sức chứa của

đất thì lượng nước thêm vào sẽ ít nhiều

thoát ra ngay lập tức. Khi hàm lượng nước giảm xuống dưới ngưỡng khả năng chứa thì có nghĩa là tất cả lượng

nước mất đi sau đó đều do cây trồng hấp thụ. Sự chênh lệch giữa lượng

nước dự trữ trong đất khô và sức chứa của đất được gọi là lượng nước thiếu hụt trong đất (hay độ ẩm của đất)

SOIL HEALTH

Các chuyên gia cho rằng việc bổ sung nước vào đất khô sẽ làm giảm lượng nước thiếu hụt trong đất và hiện tượng thất thoát nước sẽ chỉ xảy ra nếu việc bổ sung nước vượt quá sức chứa của đất. Ở những nơi sử dụng hệ thống tưới tiêu, điều kiện tối ưu là khi duy trì hàm lượng nước trong đất không vượt quá sức chứa của đất; vừa tối đa hóa việc cấp nước nước cho cây trồng mà không bị lãng phí do thoát nước, đồng thời đảm bảo đất thông thoáng khí.

Trong kế hoạch tưới tiêu và nghiên cứu về cây trồng hàng năm, các chuyên gia thường xem xét sức chứa của đất vào mỗi đầu mùa sinh trưởng. Việc xem xét này sẽ giúp cho người nông dân hay người làm vườn thực hiện phương pháp so sánh việc sử dụng nước của các loại cây trồng trong cùng một mùa chứ không phải cho cùng tất cả các mùa sau đó.

17

Khả năng chứa nước của đất đề cập đến lượng nước tối đa mà thực vật có thể hút được trong một phẫu diện đất, đây cũng là sự chênh lệch về lượng nước mà đất giữ khi ở "sức chứa của đất" và khi ở "điểm héo vĩnh viễn". Trên thực tế, hàm lượng nước trong đất mà tại đó xảy ra hiện tượng héo vĩnh viễn sẽ phụ thuộc vào từng loại cây trồng. Do hình dạng của đường cong giữ nước ở thế năng nước thấp, nên việc xác định chính xác điểm héo vĩnh viễn sẽ ít quan trọng hơn so với sức chứa của đất.

Lượng nước có sẵn thường được biểu thị bằng phần trăm theo thể

tích hoặc bằng mm trên độ sâu nhất định của đất, Các giá trị sẽ nằm trong khoảng từ 6% đến 10% (60mm - 100mm trên 1m độ sâu của đất) trong cát thô, đến khoảng 25% đối với đất thịt pha cát mịn (250mm trên 1m độ sâu của đất). Theo đó, giá trị lớn hơn sẽ xảy ra trong một

số loại đất hữu cơ cao và trong than bùn. Một điểm cần lưu ý là khả

năng chứa nước sẵn có của đất phụ thuộc rất nhiều vào sự phát

triển cấu trúc nhưng thường sẽ nằm trong khoảng 16% đến 20%.

SOIL HEALTH 18
19

Thông qua các nghiên cứu có thể thấy việc thống nhất chỉ ra sự sẵn có của nước cho cây trồng trong một loại đất nhất định có thể gây ra những hiểu lầm. Bởi vì, hai loại đất có thể có cùng khả năng chứa nước nhưng phạm vi hệ số thấm có thể rất khác nhau tùy thuộc vào hình dạng của đặc tính giữ nước cỉa đất. Nhìn chung, tỷ lệ nước có sẵn trong đất cát cao hơn nhiều so với đất mùn hoặc đất sét; và tính sẵn có của nước cũng bị ảnh hưởng bởi chức năng dẫn thủy lực của đất. Trong trường hợp đất có nước nhưng nước không thể di chuyển đến rễ cây hoặc rễ không thể tiếp cận tới nguồn nước, thì nguồn nước trong đất cũng không phát huy được vai trò của mình.

SOIL HEALTH 20

Có thể xác định lượng nước tối đa mà đất có thể giữ được thông qua việc định lượng sức chứa của đất và các ngưỡng điểm héo. tuy nhiên, ta cùng cần phải xem xét tới độ sâu của đất mà cây trồng có thể khai thác. Cây có rễ nông sẽ không tiếp cận được nhiều nước như cây có rễ sâu. Trong khi cỏ trên các cánh đồng thông thường chỉ có thể lấy nước ở độ sâu tối đa 1 - 2m, thì các cây trong rừng có thể cắm rễ sâu hơn nhiều chủ yếu lấy nước ở độ sâu 4m.

21

Dựa trên khả năng kiểm soát của cấu trúc đất với việc phân bổ kích thước khoảng trống và khả năng giữ nước nên cấu trúc đất đóng vai trò rất quan trọng trong việc xác định lượng nước hiện có. Các kỹ thuật kiểm soát lượng nước làm tăng tổng thể tích khoảng trống mà không phá hủy các khoảng trống nhỏ hơn sẽ giúp gia tăng sức chứa của đất và tăng lượng nước mà đất đất có thể giữ lại. Quá trình canh tác nói chung sẽ cải thiện độ xốp tổng thể của đất nhưng không đảm bảo gia tăng lượng nước có sẵn. Quá trình canh tác không đem lại hiệu quả rõ rệt khi muốn tăng khả năng chứa nước sẵn có của đất, tuy nhiên, sự hiện diện của các khoảng trống có thể mang lại lợi ích gián tiếp bằng cách mở rộng độ sâu của đất để rễ có thể tiếp cận được với nhiều nước hơn. Trong những tình huống mà hiện tượng ngập úng là một vấn đề đáng lưu ý thì việc gia tăng thể tích các khoảng trống như vậy sẽ làm tăng khả năng thoát nước của đất và cải thiện thông thoáng khí.

SOIL HEALTH 22
23
PLANT PROFILE 24

Dạyếnthảo

Dạ yến thảo là loài cây đẹp với màu sắc rực rỡ. Đặc biệt là đặc tính ra hoa quanh năm nên rất được yêu thích và nhiều người lựa chọn về trang trí không gian sống của mình.

25

Hoa dạ yên thảo có tên khác: Yên thảo hoa, hoa dạ yến thảo, hoa dã yến thảo. Tên tiếng anh là Pentunia, tên khoa học Petunia hybrida thuộc họ Cà – Solanacea. Loài hoa có xuất xứ từ Nam Mỹ, nay ngày càng phổ biến và phân bố toàn thế giới.

Dã Yên Thảo là cây thân cỏ. Màu sắc đa dạng gồm trắng, hồng, đỏ… Thân cây thảo có đường kính 5 cm, chiều cao thân 30 – 50cm. Thời kỳ nở hoa dạ yên thảo từ tháng 5 – 10. Dáng hoa phong phú, đa dạng. Cây hoa dạ yên thảo là loại cây chịu nhiệt, lạnh, rất dễ sống, nếu chăm sóc đầy đủ cây có thể ra hoa quanh năm, hết đợt này đến đợt khác.

PLANT PROFILE 26
* *
sinh trưởng
Đặc điểm

Hoa Dạ Yên Thảo gốc có hình phễu, nhưng các loại Dạ Yến Thảo lai tạo có hình dáng đa dạng và phong phú hơn nhiều. Cánh có thể đơn lớp hoặc đa lớp, dạng gợn sóng. Hoa có thể có sọc, đốm hoặc viền quanh cánh với nhiều màu sắc khác nhau như đỏ tía, màu hoa cà, màu oải hương, hồng, đỏ, trắng, vàng. Khi chạm vào lá và cuống hoa thấy hơi dính và có mùi thơm rất khác biệt. Người ta thường trồng Dã Yên Thảo làm viền quanh cho khu vườn hoặc trồng thành từng luống. Loại Dã Yên Thảo cánh kép có thể trồng trong các chậu để trang trí, chậu hoa treo trong nhà, trong vườn vì là thân leo, sẽ rủ xuống rất đẹp.

27
* *

Dạ yến thảo Phân loại

Theo kiểu cây

Dạ Yến Thảo được chia thành 2 kiểu cây:

Dã Yên Thảo kép: cây thân leo, hoa lớn với nhiều cánh (grandiflora), đường kính của hoa có thể lên tới 13cm.

Dã Yên Thảo đơn: cây bụi, có rất nhiều hoa nhưng hoa chỉ có một lớp cánh (mulitflora), đường kính của hoa khoảng 5 – 7.5cm, dễ trồng và ít bị ảnh hưởng bởi sâu bọ.

PLANT PROFILE 28
* *

Dạ yến thảo được chia thành các nhóm

khác nhau dựa trên kích thước hoa:

Grandiflora là loại cây dã yên thảo phát triển phổ biến nhất. Loài này có các bông hoa to từ 7,5 - 10cm, Thân thường mọc thẳng đứng nhưng thường được trồng thành chùm trong chậu hoặc giỏ. Loại này lại có đặc tính dễ bị thối rữa trong mùa nóng ẩm.

Floribundas: Floribundas là loài trung gian giữa nhóm grandiflora và nhóm multiflora. Chúng ra những bông hoa cỡ trung bình.

Multiflora: có hoa nhỏ hơn và nở nhiều hơn. Milliflora petunias là phiên bản thu nhỏ của petunias đang phát triển. Những cây dã yên thảo lan rộng chỉ cao khoảng 15cm. Vì giống hoa này chịu được thời tiết ẩm ướt hơn nên có thể nhanh chóng bao phủ một khu vực được chọn để phát triển như một lớp hoa phủ mặt đất.

Trailing Petunias: Đây là những loại phát triển thấp và có thể lan rộng tới 90cm - 1,2m. Chúng tạo thành một lớp phủ mặt đất đầy màu sắc, đẹp mắt vì những bông hoa hình thành dọc theo toàn bộ chiều dài của mỗi thân cây.

Chúng có thể được trồng trong hộp cửa sổ hoặc giỏ treo.

29
* * * *
Theo kích thước

Trồng cây

Gieo hạt: thường vào mùa hè tháng 5, 6

Giắc đều hạt lên chậu, ban công chỗ

trồng hoa sau đó phủ một lớp đất

mỏng lên.

Phun nước nhẹ nhàng khắp chỗ trồng hoa, tránh để trôi hạt hoặc hở hạt lên

mặt đất. Để ở chỗ mát tránh ánh

nước mặt trời.

Giữ ẩm cho cây, khoảng 4 - 7 ngày

hạt sẽ nảy mầm chú ý, kiến hay sên

ăn hạt hoặc ăn cây nảy mầm.

Thành cây

Giữ ẩm cho cây, nếu cây mau quá có thể cho sang chậu cho cây phát triển dễ dàng.

Tránh đặt chậu cây nơi gió lớn, cây hoa dễ bị tổn thương.

Khi cây quá già cắt bớt thân ngọn, giữ gìn các phần thân (thực hiện vào ngày mát) có thể thay đất hoặc chậu to hơn (vào mùa xuân), bổ xung dinh dưỡng cây sẽ bật mầm lộc dày và trong thời gian ngắn lại tiếp tục cho hoa nhiều vì cây được trẻ hóa, lưu ý đây là loài cây ưa ẩm nhưng chúng ta phải trồng bằng những giá thể thật xốp, thoáng, giàu chất hữu cơ.

PLANT PROFILE 30
---
trồng và chăm sóc Phương pháp

Chăm sóc

Dạ yến thảo có hoa liên tục, hết đợt này đến đợt khác, dễ tìm các loại giống, dễ trồng và dễ chăm sóc. Loài hoa này cực kỳ dễ trồng nhưng nếu lơ là không chăm sóc cũng rất dễ lụi tàn.

Không trồng trong chậu quá nhỏ, đất thịt, đất quá mịn.

Dạ yến thảo là cây ưa sáng. Buổi sáng tưới hoa và vệ sinh cho cây vì những lá khô héo rất dễ cho cây nhiễm sâu bệnh. Không nên để hoa bên ngoài trời khi thời tiết quá nắng hoặc mưa to. Bên cạnh đó, dạ yến thảo nhạy cảm với nhiệt độ, cây dễ bị nẫu bộ rễ khi nhiệt độ lên 35oC.

Tưới nước thường xuyên và vừa phải, không nhiều quá nhưng cũng không để đất khô quá. Tưới nước giữ ẩm vào buổi sáng cho tới chiều suốt thời kỳ từ hạt tới ra hoa. Cây sẽ bị chết ngay do mất nước, khi tưới thiếu nước cây biểu hiện héo rũ, bổ sung nước lại cũng sẽ rất khó phục hồi do lá mỏng, hoa nhiều, thân rỗng.

Bón phân vi sinh định kỳ 2 tuần/lần

Ngắt ngọn khi cây còn nhỏ và để cây gia tăng số lượng mầm.

31---
ASK DR.BUG 32

XOĂN LÁ ĐÀO

Xoăn lá đào hay còn gọi là xoăn lá là bệnh do nấm Taphrina deformans gây ra. Bệnh xoăn lá đào ảnh hưởng đến hoa, quả, lá và chồi của cây đào và là một trong những nguyên nhân bệnh tật phổ biến nhất cho cây mà những người làm vườn đặc biệt quan tâm. Dấu hiệu dễ nhận biết nhất của bệnh là những tán lá đỏ, méo mó mà vào mùa xuân. Trong một số trường hợp nghiêm trọng bệnh có thể gây giảm sản lượng trái cây.

33

NHẬN DẠNG VÀ THIỆT HẠI

Bệnh xoăn lá đào xuất hiện vào mùa xuân với các dấu hiệu vùng màu đỏ trên các lá đang phát triển, sau đó, những khu vực này trở nên dày hơn, nhăn nheo rồi làm cho lá bị quăn lại và biến dạng nghiêm trọng (Hình 1 và 2).

Các khu vực dày lên chuyển sang màu hơi vàng và sau đó là màu trắng xám, do các bào tử nấm xoăn lá tạo ra trên bề mặt.

ASK DR.BUG 34

Hình 2: Triệu chứng xoăn lá đào có thể khiến lá bị cong và biến dạng.

Hình 3: Mặc dù không phổ biến nhưng các triệu chứng trên quả có thể xảy ra, làm cho bề mặt bị chai và nứt.

Lá bị nhiễm bệnh sau đó chuyển sang màu vàng hoặc nâu. Lá bị nhiễm bệnh rụng đi hoặc vẫn có thể bám trên cây. Những chiếc lá rụng sẽ được thay thế bằng lượt lá thứ hai khỏe mạnh, tuy nhiên trong thời tiết ẩm ướt nấm bệnh vẫn có thể sinh sôi. Chính vì lí do rụng lá và mọc lại lượt lá thứ hai đó đã làm giảm tốc độ tăng trưởng của cây và sản lượng quả. Đặc biệt, khi lá cây rụng vào mùa xuân thì cành có thể sẽ bị cháy nắng.

Bệnh xoăn lá đào cũng lây nhiễm cả trên cành non và chồi non. Các chồi bị ảnh hưởng trở nên dày lên, còi cọc, méo mó và thường chết nhanh., Một số ít trường hợp sẽ xuất hiện các vùng màu đỏ, nhăn nheo, méo mó (hoặc phì đại) phát triển trên bề mặt quả. Vào cuối mùa, những vùng quả bị nhiễm bệnh này trở nên chai sần và có xu hướng nứt (Hình 3). Nếu nhiễm trùng xoăn lá tích tụ và không được kiểm soát trong vài năm, cây có thể suy kiệt và cần phải loại bỏ.

35

VÒNG ĐỜI

Các triệu chứng trên lá xuất hiện khoảng 2 tuần sau khi lá nhú ra khỏi chồi (Hình 4), loại nấm này phát triển giữa các tế bào lá và kích thích chúng phân chia và phát triển lớn hơn bình thường, khiến lá bị phồng và biến dạng.

Các sắc tố thực vật màu đỏ tích tụ

trong các tế bào bị biến dạng. Các

tế bào của nấm phá vỡ lớp biểu bì

của những chiếc lá bị biến dạng và

tạo ra các cấu trúc dạng túi dài gọi

là asci tạo ra các bào tử hữu tính gọi

là Nang bào tử, làm cho lá có màu trắng xám, dạng bột hoặc giống như nhung. Nang bào tử sau khi được giải phóng vào không khí sẽ di chuyển

đến các mô mới và chồi (phân chia) để tạo thành chồi phấn.

Loại nấm này tồn tại qua mùa khô nóng dưới dạng nang và chồi phấn (bào tử vô tính) trên bề mặt của cây. Khi thời tiết trở nên mát mẻ và ẩm ướt vào mùa thu, nang nảy mầm để tạo ra nhiều chồi phấn hơn. Chồi phấn mới và cũ tiếp tục gia tăng số lượng bằng cách nảy chồi và cuối cùng

hình thành một màng chồi phấn mới trên bề mặt của cây. Vào mùa xuân, chồi phấn di chuyển qua đường nước tưới hoặc mưa và có thể lây nhiễm sang lá mới.

Sợi nấm gian bào và tế bào ascoogenous dưới vỏ

Bào tử nấm thâm nhập vào mô chủ

Bào tử nấm nảy mầm

Bào tử nấm đan xen

Bào tử đan xen trên chồi hoặc cành cây

Mầm bào tử nấm nở

ASK DR.BUG 36

Quá trình giảm phân

Tế bào mang bào tử hữu tính được tạo ra ở nấm

Hình 4: Chu kỳ bệnh xoăn lá

Triệu chứng của lá

Quá trình hợp nhất hai tế bào

Nhiễm trùng mới

Asci phát triển xuyên qua bề mặt lá

Lớp asci trên lá và quả bị nhiễm bệnh

Bào tử nấm

Quả khỏe mạnh

Vỏ quả

Nang bào tử

Nang bào tử

Mặt cắt ngang

37

Thời tiết mát mẻ, ẩm ướt, khi những chiếc lá đầu tiên trên cây phát triển, tạo điều kiện thuận lợi cho bệnh. Nhiệt độ tối ưu cho sự phát triển của nấm trong môi trường nuôi cấy trong phòng thí nghiệm là 20°C, tối thiểu là 8°C và tối đa là 26° - 31°C, trong đó, chồi phấn nảy chồi ở độ ẩm tương đối 95% hoặc cao hơn. Độ ẩm do mưa, sương hoặc tưới tiêu trong hơn 12,5 giờ ở

nhiệt độ dưới 16°C là những điều kiện cần thiết để lây nhiễm. Nhiễm trùng

xảy ra tối đa khi cây bị ẩm ướt trong vòng 2 ngày trở lên. Mặc dù lá có thể

bị nhiễm bệnh nhưng các triệu chứng có thể không xuất hiện nếu nhiệt độ

duy trì trên 20°C. Thời tiết mát mẻ có thể kéo dài thời gian phát triển của bệnh bởi điều kiện thuận lợi cho mầm bệnh và làm chậm sự phát triển của lá. Sự phát triển của bệnh xoăn lá đào chấm dứt khi mô non không còn phát triển hoặc khi thời tiết trở nên khô và ấm hơn (26° đến 31°C).

ASK DR.BUG 38
39
ASK DR.BUG 40

QUẢN LÝ DỊCH BỆNH

Để ngăn chặn sâu bệnh xoăn lá, người trồng cây nếu có thể hãy sử dụng các giống đào có kháng bệnh. Đối với các giống không kháng thuốc, ta nên xử lý cây bằng thuốc diệt nấm hàng năm sau khi lá rụng. Ở những nơi mát mẻ, mùa lá rụng thường là vào cuối tháng 11. Ở các địa điểm ấm áp hơn, mùa lá rụng có thể muộn nhất là vào đầu tháng Giêng. Nói chung, một lần phun sớm duy nhất khi cây ngủ đông đã có đủ hiệu quả mặc dù ở những khu vực có lượng mưa lớn hoặc trong mùa đông đặc biệt ẩm ướt có

thể cần phun lần thứ hai vào cuối mùa ngủ đông đặc biệt là khi nụ hoa bắt

đầu nở và trước khi ngọn lá xanh lần đầu tiên trồi lên.

Giống kháng bệnh

Một số giống đào có khả năng kháng lại toàn bộ hoặc một phần bệnh xoăn lá, bao gồm giống Frost, Indian Free, Muir và Q-1-8.

Giống đào Frost được nhận định là có khả năng kháng bệnh rất tốt nhưng

phải đảm bảo phun thuốc diệt nấm trong 2 đến 3 năm đầu tiên. Đào Redhaven và hầu hết các giống đào có nguồn gốc tương tự đều có khả năng

chống chịu bệnh xoăn lá đào, trong khi đào Redskin và các giống đào có nguồn gốc tương tự có xu hướng mẫn cảm với bệnh này.

Giống kháng bệnh không có nhiều trong tự nhiên và Kreibich là một trong số ít những giống tiêu biểu.

41

Thuốc diệt nấm

Đồng. Từ trước đến nay, loại thuốc diệt nấm phổ biến nhất với những người làm vườn tại nhà đều là các sản phẩm có chứa đồng. Đối với các sản phẩm có chứa đồng, thành phần hoạt chất, đồng trên nhãn dán là “đồng kim loại tương đương” hoặc MCE. Những công thức sản phẩm khác nhau có khác biệt rất nhiều về hàm lượng đồng kim loại. Nếu lượng MCE càng cao, lượng đồng càng nhiều thì sản phẩm càng đem lại hiệu quả. Tuy nhiên, các yếu tố khác như độ che phủ, việc sử dụng các chất phụ gia như miếng dán và chất rải, tần suất và thời gian mưa rửa trôi đồng cũng sẽ ảnh hưởng đến hiệu quả của sản phẩm. Trong hầu hết các trường hợp, đồng chỉ bắt đầu hoạt động khi bị ướt hoặc cụ thể hơn là khi các ion đồng ở trong dung dịch.

ASK DR.BUG 42

Các sản phẩm đồng cố định bao gồm đồng sunfat bazơ hoặc bazơ, đồng hydroxit và đồng oxyclorua sunfat (C-O-C-S), nhưng hiện tại chỉ có các sản phẩm dạng lỏng chứa các sản phẩm phức hợp đồng amoni với 8% MCE có trên thị trường cho người tiêu dùng. Người dùng có thể gia tăng hiệu năng của các sản phẩm phức hợp đồng amoni bằng cách thêm 1% dầu phun làm vườn vào hỗn hợp bởi dầu có khả năng hỗ trợ trong việc kiểm soát một số loài rệp, côn trùng có vảy và ve. Các nhà sản xuất trên thị trưởng cũng cho ra mắt các sản phẩm thuốc diệt nấm (đồng octanoate) với những nghiên cứu sơ bộ cho thấy chúng có thể bảo vệ cây cối.

Người dùng cần lưu ý rằng việc sử dụng lặp đi lặp lại các sản phẩm đồng hàng năm trong nhiều mùa có

thể làm tích tụ đồng trong đất lâu dần sẽ gây độc hại

đối với các sinh vật trong đất và trong trường hợp những chất này di chuyển vào các nguồn nước thì

một số loài thủy sinh có thể gặp nguy hiểm.

43

Hỗn hợp Bordeaux. Đồng sunfat không phải là đồng cố định và, khi ở

trạng thái một mình chúng sẽ kém hiệu quả hơn so với đồng sulfat

tribasic hoặc các sản phẩm đồng cố định khác. Tuy nhiên, nếu trộn

đồng sunfat với vôi ngậm nước để tạo ra hỗn hợp Bordeaux, đồng

sunfat và canxi trong vôi sẽ phản ứng với nhau để tạo thành một sản

phẩm đồng cố định có tác dụng chống lại bệnh xoăn lá đào. Hỗn hợp Bordeaux không có sẵn ngoài thị trường nên ta cần trộn lẫn ngay

trước khi phun và các thành phần có thể rất khó tìm.

Thuốc diệt nấm khác. Thuốc diệt nấm tổng hợp chlorothalonil hiện là loại thuốc diệt nấm không chứa đồng duy nhất có sẵn để quản lý bệnh xoăn lá đào trên cây trồng. Các sản phẩm vôi lưu huỳnh (canxi polysulfide) không còn phù hợp để sử dụng.

Phun thuốc

Cần phải bao phủ kỹ lưỡng bất kỳ loại thuốc diệt nấm nào để đảm bảo

kiểm soát dịch bệnh phù hợp. Ta nên phun cây đến mức nước chảy ra

hoặc cho đến khi nhỏ giọt. Khi sử dụng thuốc trừ sâu, hãy luôn đọc và làm theo nhãn để biết cách sử dụng, tỷ lệ, độc tính và cách xử lý đúng cách.

Nên sử dụng quần áo và thiết bị bảo hộ thích hợp bao gồm cả kính bảo hộ khi xử lý bất kỳ loại thuốc trừ sâu nào.

ASK DR.BUG 44

Kiểm soát vật lý

Mặc dù các triệu chứng của bệnh xoăn lá chủ yếu xuất hiện vào mùa xuân khi các lá mới phát triển, nhưng bạn có thể làm rất ít việc để kiểm soát bệnh vào thời điểm này. Một số người loại bỏ các lá bệnh hoặc tỉa các chồi bị nhiễm bệnh, nhưng điều này không giúp cải thiện khả năng kiểm soát. Thông thường, những chiếc lá bị bệnh sẽ rụng trong vòng vài tuần và được thay thế bằng những chiếc lá mới khỏe mạnh, trừ khi trời mưa.

Nếu cây bị ảnh hưởng nghiêm trọng với bệnh xoăn lá đào, hãy cân nhắc tỉa thưa quả vào cuối vụ. Cắt tỉa vào mùa thu trước khi áp dụng bất kỳ loại thuốc diệt nấm nào có thể làm giảm số lượng bào tử đan xen trên cây và giảm lượng thuốc diệt nấm cần thiết. Nếu các triệu chứng xoăn lá xảy ra trên cây của bạn vào mùa xuân, hãy đảm bảo xử lý vào mùa thu và mùa đông tiếp theo để ngăn ngừa tổn thất nghiêm trọng hơn vào năm sau.

45
EQUIPMENT FOCUS 44

Bài viết sẽ giải thích toàn bộ về dụng cụ cắt tỉa từ kéo cắt cành đến máy cắt cỏ.

Cắt tỉa là một công việc thiết yếu trong vườn để giữ cho cây khỏe mạnh và gọn gàng, bao gồm rất nhiều khía

cạnh từ việc cắt bỏ những bông hoa héo cho đến việc

chặt cành cây, hoặc loại bỏ phần bị sâu bệnh hay định

hình, giới hạn kích thước của cây. Việc cắt tỉa cành cũng khuyến khích cây ra chồi để ra hoa, kết trái.

Thông qua quá trình cắt tỉa thường xuyên, khu vườn sẽ

duy trì được sự cân bằng lành mạnh. Người làm vườn thậm chí có thể cắt tỉa để tạo cây mới bằng cách cắt cành từ những cây hoặc cây đã mọc thành bụi.

Hướng dẫn lựa chọn

dụng cụ cắt tỉa cây

45

TRƯỚC KHI BẮT ĐẦU

Xác định cây cần cắt

Chỉ khi xác định được đối tượng công việc thì người dùng mới có thể lựa chọn công cụ phù hợp nhất: Bạn có cắt tỉa hoa và cây bụi? Bạn có lọai bỏ các nhánh từ các cụm cây? Bạn có cắt tỉa và định hình hàng rào cây? Ngoài ra, người làm vườn có thể nghĩ đến quy mô của các nhiệm

vụ cắt tỉa này từ những công việc nhỏ nhẹ như lấy hom từ những cây non có chồi dễ cắt cho đến những công việc lớn hơn như cưa những cành lớn ra khỏi cây.

Xác định độ cao cần cắt

Độ cao cần cắt không nhất thiết đồng nghĩa với chiều cao của cây bị cắt.

Bài viết cung cấp mô tả về các công cụ có tay cầm dài để giúp bạn thoải

mái thực hiện các công việc trên cao (chẳng hạn như cắt cành cây cao)

hoặc những công việc gần mặt đất hơn. Những tay cầm dài này cũng hữu

ích cho những khu vực khó tiếp cận.

Đối với những loại cây dễ tiếp cận hơn hoặc khi bạn đang muốn tỉa, tỉa

hoặc tạo hình cho cây trồng trong chậu bạn hãy tìm đến những thiết bị

cầm tay. Và cho dù vươn lên cao hay cúi xuống thấp, bạn luôn nên cân

nhắc về chiều cao phù hợp với bản thân trong quá trình cắt.

EQUIPMENT FOCUS 46
47

DỤNG CỤ CẮT TỈA HOA, CÀNH NHỎ VÀ HÀNG RÀO

Kéo làm vườn

Kéo làm vườn cho phép bạn cắt các cành hoa một cách nhẹ nhàng và chính xác, điều này đặc biệt hữu ích cho việc cắm hoa trong nhà.

Kéo làm vườn có những đặc điểm:

Lưỡi dao làm bằng thép không gỉ với các cạnh răng cưa để kiểm soát tốt hơn

Tay cầm công thái học để di chuyển thoải mái

EQUIPMENT FOCUS 48

Rìu phạt cỏ

Dùng để cắt cành nhỏ, tước vỏ và

dọn cỏ dại

Rìu phạt cỏ có đặc điểm:

Lưỡi dao bằng thép cacbon có

một đầu móc

Tay cầm công thái học nhẹ giúp

người dùng cầm thoải mái

Kéo cắt cành

Dùng để cắt thân gỗ và chồi non.

Kéo cắt cành hay còn gọi là kéo cắt tỉa được chia làm hai loại tương ứng với hai loại lưỡi dao, cụ thể: Lưỡi dao cắt vòng - với thiết kế giống như kéo với hai lưỡi cắt – một lưỡi mỏng, một lưỡi dày, lưỡi dao này sẽ ít gây hư hại cho thân cây và phù hợp nhất để cắt cây hoặc các công việc nhẹ hơn (chẳng hạn như cắt hoa). Đầu mỏng giúp đưa lưỡi dao vào các điểm hẹp

Lưỡi dao cắt đe – với một lưỡi dao sắc bén có thể cắt trên bề mặt phẳng, cùn, phù hớp nhất cho những cây đã chết hoặc thân cây dày

Kéo cắt cành có các đặc điểm:

Lưỡi dao bằng thép không gỉ hoặc thép carbon chống ăn mòn

Một loạt các tính năng của tay cầm công thái học, bao gồm tay cầm mềm, có thể điều chỉnh

và siêu nhẹ

Tay nắm đệm đúc

Một cơ cấu bánh răng tạo thêm lực khi cắt tỉa

49

Kéo cắt hàng rào cây

Sử dụng để cắt tỉa và tạo hình cho hàng rào, cắt cỏ dài, cắt bỏ những cây có hoa lớn và cắt tỉa lá cây lâu năm. Kéo cắt hàng rào cây có các đặc điểm:

Lưỡi thép carbon chống ăn mòn, chống dính

Tay cầm công thái học để cắt thoải mái

Phân thân với thiết kế ống lồng có thể kéo dài (giống kính kính thiên văn) giúp người dùng vươn tới các bụi cây cao hơn

Cơ cấu bánh răng để cung cấp thêm lực khi cắt tỉa.

Đối với những công việc lớn hơn (chẳng hạn như cắt hàng rào dài), người dùng hãy cân nhắc đầu tư vào máy xén hàng rào chạy bằng điện.

EQUIPMENT FOCUS 50

Kéo cắt cành cán dài

Thiét bị này dùng để để cắt các thân gỗ hoặc cành cứng cao hơn của cây

Kéo cắt cành cán dài giúp người dùng có thể mở rộng tầm với mà không cần phải vươn quá xa. Tương tự như kéo cắt hàng rào, thiết bị này có tay cầm dạng ống lồng nên hoàn toàn có thể điều chỉnh được và kéo cắt cây cũng

được chia làm hai loại với hai lưỡi dao khác nhau - đường vòng và đường đe. Kéo cắt cành cán dài có các đặc điểm:

Lưỡi thép carbon, có lớp chống dính để giảm ma sát và giúp việc cắt và

làm sạch dễ dàng hơn

Tay cầm công thái học, bao gồm tay cầm mềm và siêu nhẹ

Phân thân với thiết kế ống lồng dễ dàng tăng chiều dài

Cơ cấu bánh răng để cung cấp thêm lực khi cắt tỉa

51

DỤNG CỤ CẮT TỈA CÀNH CÂY DÀY

Kéo cắt cây

Dùng để tỉa những cành cao, khó với trên những cây cao hơn

Kéo cắt cây (còn được gọi là máy cắt tỉa cây) được thiết kế với một cây sào dài gắn với sợi dây chạy dọc theo chiều dài của thân.

Sợi dây này kết nối tay cầm ở một đầu với các lưỡi dao ở đầu kia, cho phép người dùng điều khiển các lưỡi dao ở khoảng cách xa một cách an toàn.

Kéo cắt cây có các đặc điểm:

Lưỡi dao bằng thép không gỉ hoặc thép carbon chống ăn mòn

Tay cầm có đệm, chống trượt

Các phụ kiện cố định hoặc có thể điều chỉnh, do đó bạn có thể tăng chiều dài để đạt chiều cao lên tới 6m

Cưa nhánh bằng thép, chống dính với lớp phủ chống gỉ trên lưỡi Đầu có thể điều chỉnh với góc cắt lên đến 230o

Cơ chế giảm tốc để cung cấp thêm năng lượng khi cắt

EQUIPMENT FOCUS 52

Cưa tỉa cành

Dùng để cắt cành hay thân gỗ thô

Khi một nhánh hoặc thân cây quá dày để cắt bằng kéo hoặc máy cắt tỉa chính là lúc bạn sẽ cần tới một chiếc cưa cắt tỉa. Với thiết kế lưỡi dao có răng dễ dàng điều chỉnh sẽ cho phép người dùng cưa nhanh và theo các đường linh hoạt hoạt hơn.

Cưa cắt tỉa có các đặc điểm:

Lưỡi dao bằng thép cứng để

cưa sâu và nhanh hơn

Người dùng nên lựa chọn những

lưỡi dao có lớp phủ ma sát thấp

để cắt và làm sạch dễ dàng hơn

Tay cầm công thái học để thoải

mái khi dùng

Kiểu dáng cố định hoặc gập lại

dễ cất gọn và an toàn hơn

53

Cưa hình cung

Đối với những cành quá lớn không thể dùng cưa cắt tỉa, thì cưa hình cung là công cụ cắt hiệu quả hơn bao giờ hết.

Cưa hình cung có các đặc điểm:

Lưỡi cưa bằng thép cứng, nếu cần có thể tháo ra để thay thế. Loại có lớp phủ chống gỉ ngoài lưỡi cưa sẽ giúp kéo dài tuổi thọ cho cưa của bạn.

Tay cầm chống trượt.

Đối với các nhiệm vụ lớn hơn thì người dùng có thể xem xét một chiếc cưa máy.

EQUIPMENT FOCUS 54

Dụng cụ cắt tỉa bằng điện

Các dụng cụ loại này đều có pin sạc

điện giúp người dùng có thể thực hiện công việc trong thời gian dài mà không

bị mệt. Loại vật dụng này rất phù hợp cho những người dùng chưa thấy ưng ý

với mẫu cầm tay hoặc những người làm vườn có thể chất yếu.

Rìu

Dùng để cắt những cành, khúc gỗ và cây nhỏ dày nhất.

Khi chọn rìu, hãy tìm loại phù hợp với công việc của bạn và giúp

bạn thoải mái khi sử dụng (không quá dài hoặc quá nặng).

Rìu có những loại sau:

Rìu cán ngắn dùng để nhóm lửa và củi đốt lửa trại hoặc sưởi

ấm ngoài trời.

Rìu đa năng – với hai kích cỡ nhỏ và tiêu chuẩn, trong đó, tùy

chọn nhỏ phù hợp cho công việc mộc và gỗ nhỏ, trong khi

tùy chọn lớn hơn phù hợp nhất để tách các khúc gỗ cỡ trung bình.

Rìu chẻ – loại rìu có cán dài rất phù hợp để chẻ những khúc gỗ lớn.

55

THÔNG TIN PHỤ

Sau khi chọn ra được các công cụ cắt tỉa, người làm vườn hãy chọn thêm một số thứ cần thiết để hoàn thành công việc hiệu quả hơn.

Phụ kiện cắt

Muốn tận dụng được tối đa chức năng của các công cụ cắt và duy trì các chưng năng trong thời gian dài thì người làm vườn cần có các công

cụ sau:

Dụng cụ mài để đảm bảo cho rìu và các dụng cụ khác luôn sắc bén.

Một cái nêm chẻ chèn vào một vết nứt trên khúc gỗ và dùng rìu đập vào đó để cắt chính xác.

Các lưỡi cưa dự phòng cho cưa hình cung. Với tính chất có thể tháo rời các lưỡi cưa, người dùng hoàn toàn có thể tháo các lưỡi cưa cũ và thay thế các lưỡi cưa mới.

Đồ bảo hộ

Như với tất cả các công việc cần dụng cụ sắc bén, việc cắt và tỉa cây trong vườn cũng bao hàm một số rủi ro. Những đôi găng tay sẽ giúp người dùng giữ chặt các dụng cụ cũng như bảo vệ tay khỏi các đường cắt vô tình. Những đôi găng tay có vật liệu da dày sẽ bảo vệ đôi tay tốt hơn các loại khác.

Kính bảo hộ giúp bảo vệ đôi mắt khỏi các mảnh vụn văng ra từ cây và

tùy thuộc vào chiều cao đối tượng cắ, cũng như độ nặng của cành cây

thì người dùng có thể cân nhắc sử dụng mũ bảo hộ.

EQUIPMENT FOCUS 56
57

Turn static files into dynamic content formats.

Create a flipbook
Issuu converts static files into: digital portfolios, online yearbooks, online catalogs, digital photo albums and more. Sign up and create your flipbook.