TẠP CHÍ INSECT ECOLOGY | No.14 | Các dạng thuốc trừ sâu được sử dụng hiện nay

Page 1

No.14 Lưu hành nội bộ CÁC DẠNG THUỐC TRỪ SÂU ĐƯỢC SỬ DỤNG HIỆN NAY BỘ HAI CÁNH (DIPTERA) Phần hai Bướm PHỔ BIẾN MỘT SỐ LOÀI

Duong

Quý độc giả thân mến!

Côn trùng – lớp động vật có số lượng cá thể đông đúc đa dạng phong phú nhất và sinh sống ở khắp mọi nơi với số lượng ước tính

lên đến 10 triệu loài côn trùng hiện nay. Theo quy tắc chung về phân loại động vật, hệ thống phân loại côn trùng cũng được phân thành các cấp cơ bản theo thứ tự từ lớn đến nhỏ. Ở số Tạp chí số này, Ban biên tập xin mời Quý vị tiếp tục cùng nghiên cứu sâu về Các bộ họ Côn trùng quan trọng với loại bộ Côn trùng hai cánh phần tiếp theo với các loài ruồi, muỗi, mòng.

Trong các loại côn trùng thì bướm là loài côn trùng đa dạng với nhiều màu sắc và hình dạng khác nhau. Để có cái nhìn chi tiết cụ thể về sự đa dạng của các loài bướm, chúng tôi tiếp tục giới thiệu tới Quý vị những thông tin cơ bản về một vài loài bướm phổ biến hiện nay.

Để kiểm soát và phòng ngừa sâu bướm hại cây trồng, một trong số các phương pháp được sử dụng phổ biến là dùng hóa chất. Và để giúp mọi người có thêm các thông tin về thuốc trừ sâu và dùng hiệu quả, an toàn, Ban Biên tập xin đưa đến những thông tin về các dạng thuốc trừ sâu được sử dụng phổ biến hiện nay và nguyên tắc pha các dạng thuốc trừ sâu đúng kỹ thuật giúp hiệu quả đạt chất lượng tốt.

Chúng tôi hy vọng sẽ nhận được sự đón đọc của Quý độc giả.

Trân trọng!

Đỗ
ị Dương
PHÓ TỔNG BIÊN TẬP

CHỊU TRÁCH NHIỆM NỘI DUNG

HỘI ĐỒNG BIÊN

Đỗ Thị Dương

Bùi Tuấn Anh

Nguyễn Thị Yến

Nguyễn Kim Thi

Hà Thị Hạnh Vân

Nguyễn Bảo Đại

TẬP

Nguyễn Tiến Dũng

Phạm Hoàng Tú

Ngô Thùy Dung

Nguyễn Văn Thọ

TỔNG BIÊN TẬP

Nguyễn Tất Hồng Dương

PHÓ TỔNG BIÊN TẬP

Đỗ Thị Dương

BIÊN TẬP & THIẾT KẾ

Phòng Phát triển Cộng đồng

LIFE BALANCE

www.lifebalance.vn

www.facebook.com/lifebalance.vn

BÌNH MINH XANH

pestmanagement.vn

www.facebook.com/pestmanagement.vn

06

Bộ hai cánh (diptera) phần 2

22

-Seasonal pest-

Một số loài bướm phổ biến

hiện nay

- Pest Control44

Các dạng thuốc trừ sâu

- Insect ecologyđược sử dụng hiện nay

Bộ hai cánh (Diptera) (Phần

2)

Đặc điểm của côn trùng thuộc Bộ hai cánh Diptera

Cặp cánh màng

Cánh sau rất nhỏ, giống một cây gậy được gọi là Halteres, có tác dụng giữ thăng bằng

Phần miệng được biến đổi thành vòi hút (ví dụ: muỗi)

Mắt hợp chất lớn

Râu ngắn

06
07

10. HỌ RUỒI VÀNG ĐỤC NÕN (CHLOROPIDAE)

Kích thước cơ thể bé nhỏ, trơn bóng không có lông, không có lông miệng.

Không có mạch Sc hoặc không phát triển. Phần nhiều có màu xanh vàng nhạt. Sâu non mình ngắn, hình ống

tròn lỗ thở trước ở hai bên. Móc miệng rõ rệt. Thường đục phá bên trong thân, lá , ăn mô cây.

Giống thường gặp là Chlorops

08
09

11. HỌ RUỒI HẠI ĐẬU

(AGROMYZIDAE)

10

Kích thước cơ thể bé nhỏ hoặc rất nhỏ, dài 1,5-4 mm, thường có màu đen hoặc vàng. Có lông miệng. Râu đầu có lông trơn hoặc có lông cứng song không thành dạng lông chim. Đốt đùi có lông cứng. Cánh trong hoặc có đốm vệt. Mạch cánh Sc không phát triển hoặc chỉ phân li với mạch R1 ở phần gốc. Sâu non hình ống, mút trước nhọn, phần sau tù. Mặt bụng của đốt bụng cuối cùng thường có một cấu tạo dạng túi nhỏ.

Lỗ thở ngực trước ở gần 2 bên mặt lưng (khác với họ Chloropidae). Sâu non đục phá trong lá, thân cây non.

Một số loài thường gặp như ruồi đục lá Liriomyza sativae Blanchard, ruồi đục thân đậu tương Melanagromyza sojae Zehntner.

11

12. HỌ RUỒI HOA

(ANTHOMYIIDAE)

12

Gồm những loài có kích thước cơ thể bé nhỏ hoặc vừa, mình dài mảnh có lông cứng. Đầu và mắt kép to. Râu đầu có lông cứng hoặc lông nhung hoặc không có lông. Mạch M1 phía cuối không cong

13. HỌ RUỒI NHÀ

(MUSCIDAE)

Giống những loài có kích thước cơ thể nhỏ hoặc trung bình, dài 3-8 mm. Màu xám đen, đầu to, mắt kép lớn màu đỏ. Trên lông cứng của râu đầu có lớp lông mịn phân bố suốt đến ngọn lông. Mặt lưng của ngực có đường vân dọc màu đen. Cuối ngọn mạch M1 cong vào R4+R5, do đó buồng R5 đóng kín. Bụng có nhiều lông. Sâu non (dòi) hình ống, mút trước nhọn, phần sau tù, thường ăn phân động vật, các chất hữu cơ mục nát và xác động vật thối rữa. Là sinh vật ăn nơi bẩn thỉu, nên họ ruồi nhà là môi giới truyền bệnh tiêu hóa và hô hấp nguy hiểm cho người.

Loài thường gặp là: Ruồi nhà (Musca domestica Macquart), ruồi ngủ Châu Phi (ruồi tse tse) Glossina sp.

14
15

14. HỌ RUỒI VÂN ĐEN

Kích thước cơ thể trung bình hoặc lớn, màu tro bạc, lông cứng trên lông của râu đầu chỉ phân bố tới 1/2. Mặt lưng của ngực có vân dọc đen. Cuối ngọn mạch M1 hơi cong 1 phần. Mặt lưng của bụng có pha lẫn đốm vân màu đen. Sâu non có tập quán sống không giống nhau. Có loài sống trong xác chết thối rữa, có loài sống trong xoang miệng động vật; có loài kí sinh trong cơ thể động vật không xương sống như ốc sên, nhện. Giống thường gặp là Sarcophaga.

16
(SARCOPHAGIDAE)
17

15. HỌ RUỒI KÍ SINH

(TACHINIDAE)

Gồm những loài ruồi có hình dáng và tập quán sinh sống rất giống họ ruồi vân đen. Nhưng ruồi họ này lông trên râu đầu không có lông cứng. Phiến mai sau của ngực rất phát triển. Ruồi trưởng thành đẻ trứng kí sinh lên mình vật chủ. Sau khi nở dòi dục thủng da vật chủ để chui vào bên trong hoặc có thể đột nhập qua lỗ hậu môn, lỗ sinh dục. Có loài đẻ trứng lên lá cây, trứng hoặc dòi có thể đi vào cơ thể vật chủ qua miệng cùng với thức ăn. Họ Ruồi này phần nhiều kí sinh trên sâu non và nhộng côn trùng bộ cánh vẩy. Ngoài ra, các bộ côn trùng khác cũng bị kí sinh như bộ cánh cứng, bộ cánh da, bộ hai cánh và bộ cánh nửa.

Một số loài ruồi kí sinh thuộc giống Tachina là thiên địch quan trọng của sâu hại đã được nhận nuôi để thả ra đồng ruộng. Nhưng cũng có loài gây hại như loài ruồi Exorista bombycis kí sinh trên tằm nhà.

18
19

NHẶNG XANH

(CALLIPHORIDAE)

Gồm những loài có màu xanh lam hoặc xanh lục. Phần bụng có lông cứng ít hơn so với họ Sarcophagidae. Lông cứng trên lông của râu đầu rất nhiều, phân bố suốt từ dưới lên đến ngọn. Sâu non sinh sống trên xác chết động vật hoặc trong phân. Ngoài phân và xác chết, nhặc còn tìm đến các loại thức ăn của người có mùi thơm, do đó chúng cũng là môi giới truyền bệnh tiêu hóa và hô hấp nguy hiểm cho con người.

Giống thường gặp là: Calliphora; Chrysomgia.

20
16. HỌ
21

MỘT SỐ

LOÀI BƯỚM

PHỔ BIẾN HIỆN NAY

22
23

BƯỚM XÁM BỐN MẮT

(Orsotriaena medus)

Họ: Bướm mắt rắn Satyridae

Bộ: Cánh vẩy Lepidoptera

Đặc điểm nhận dạng:

Phần lớn các loài thuộc họ Bướm mắt rắn Satyridae bay thấp, có thể tìm thấy chúng ở mọi môi trường sống, bao gồm cả đổng cỏ và rừng, nhiều loài chỉ gặp dưới tán rừng. Vài nhóm phổ biến như giống Mycaleis, Ypthima… có thể gặp ở chỗ trống, ven đường, kể cả khu dân cư. Một vài giống có số loài rất lớn trong rừng, nhưng lại ít gặp ở khu dân cư, ví dụ như giống Lethe. Nhiều loài trong họ này thuộc dạng khó lại gần, khó quan sát. Màu sắc cũng không hấp dẫn đối với người không chuyên. Ở họ này nhiều loài

có dạng mùa khô và mùa ẩm với sự tiêu giảm hoặc biến mất hoàn toàn các đốm mắt ở dưới cánh vào mùa khô. Việc nhận diện đến cấp loài bằng cách quan sát ở một số nhóm rất khó khăn và hầu như không thể chắc chắn. Loài bướm Orsotriaena medus có bướm đực và bướm cái giống nhau. Loài này ưa thích vùng đồng bằng thấp và chúng bay gần cánh đồng cỏ hoặc cánh đồng nước ở đó chúng tìm được thức ăn. Thức ăn của sâu non là loài Oryza sativa, Saccharum officinarum

24

Phân bố:

Loài này có vùng phân bố từ

Ấn Độ qua Đông nam châu Á

đến Tân Ghi-nê và Australia.

phổ biến khắp Việt Nam. Tên

bướm được đặt theo màu sắc và đốm mắt dưới cánh.

25

BƯỚM NAM TƯỚC LÒE

LOẸT

(Euthalia lubentina)

Họ: Bướm giáp Nymphalidae

Bộ: Cánh vẩy Lepidoptera

26

Đặc điểm nhận dạng: Mặt trên: ở những cá thể đực có màu nền nâu xanh lục nhạt với các đốm đỏ ở cả hai cánh. Những đốm này ở cánh trước nằm bên cạnh vùng trung tâm, các đốm trắng ở gần góc trên cánh trong khoảng 3,4,5,6 không tạo thành một đường thẳng; con cái có một hàng những mảng màu trắng ở vùng giữa sát mép ngoài cánh, và cũng có một mảng màu trắng ở đỉnh trên của vùng trung tâm. Con cái lớn hơn con đực. Mặt dưới: màu xanh da trời nhạt bóng với những đốm đỏ sáng, bướm đực và bướm cái đều có những chân trước màu đỏ nhạt. Sải cánh: 55 - 70mm.

27

Sinh học, sinh thái: Sống trong những vùng rừng ẩm nơi đất thấp. Khá hiếm. Phân bố ở độ cao thấp hơn 1300m, phổ biến hơn khi xuống thấp ở các khu rừng và trảng cỏ, bụi cây, chỉ sống ở các trảng cỏ bụi cây hay những khu vực ẩm thấp.

28

Phân bố:

Loài phân bố rộng khắp từ Bắc Ấn Độ, Mianma, Nam Trung Quốc, Thái Lan, Lào,Malaixia. Ở Việt Nam được tìm thấy từ Bắc đến Nam trong các khu rừng thường xanh đến 1200m.

Đôi khi còn gặp chúng ở vùng làng quâ và ngoại ô thành phố.

29

BƯỚM XANH LỤC

(Pseudozizeeria maha)

Họ: Bướm xanh Lycaenidae

Bộ: Cánh vẩy Lepidoptera

Đặc điểm nhận dạng:

Loài Zizeeria maha có màu sắc thay đổi theo mùa. Mặt trên con đực màu lơ nhạt với viền mép rộng. Mặt trên con cái với các vảy lơ ở phần gốc cánh. Mặt dưới cánh trước thường với một

đốm nhỏ ở gốc khoảng 1b và

một đốm ở vùng trung tâm; có

một loạt các hoa văn ở sau phần

ô cánh màu tối và rõ nét hơn

các hoa văn khác; cánh sau có

những đốm ở sau phần ô cánh hơi

mờ, xếp theo hàng lối hơi cong vào, những đốm ngoài ô cánh ở khoảng 5-7 thẳng. Sải cánh: 2630mm. Sinh học sinh thái: Chúng có thể gặp dễ dàng ở thảm thực

vật thứ sinh và đồng cỏ, khắp nơi gần cây làm thức ăn cho sâu non. Bướm bay rất gần mặt đất và hoạt động tích cực cả ngày trừ vào ngày mưa. Tại Hồng Kông

bướm cái đẻ trứng trên cây Chua me đất (họ Chua me đất).

30

Phân bố:

Chỉ gặp ở khu vực thấp phía Bắc và vùng cao phía Nam. Phân bố

rất rộng từ I-ran và Apganixtan qua Trung Quốc, cả đảo Hải Nam

đến Triều Tiên, Nhật Bản và phía Nam đến Mian-ma, Thái Lan và

Đông Dương: Lào, Việt Nam. Phổ biến ở các trảng cỏ bụi cây và

vùng nông nghiệp, hiếm khi lên đến độ cao 1.200m.

31

BƯỚM THIÊN ĐƯỜNG RỪNG RẬM

(Thaumantis diores Doubleday)

Họ: Bướm rừng Amathusiidae

Bộ: Cánh vẩy Lepidoptera

Đặc điểm nhận dạng:

Đặc điểm giống: gồm những loài bướm to có màu nâu tối với gốc màu tía. Có viền cánh trước hình vòm và đỉnh trên tròn. Gân 11 nối với gân 12 và gân 10 xuất phát từ gân 7 xa đỉnh vùng trung tâm, nối với gân 11. Vùng trung tâm cánh sau mở. Con cái có dải hơi trắng gần chót cánh trước cong và mặt dưới của con cái có một đường giữa sát mép ngoài cánh màu trắng. Loài T.diores có con cái và đực màu nâu tối. Cánh trước có một dải xanh nhạt lớn kéo dài từ giữa mép trên xuống tận gân 2, dải

32

này không chạm tới vùng trung tâm. Ở cánh sau là một vệt giữa cánh lớn cũng màu xanh dương tía với gân 6 bên trên và kéo dài

xuống gân 2. Mặt dưới có màu nâu mượt mà, với viền ngoài cánh nâu sáng mang theo một đường lượn sóng sát mép cánh. Ở cánh sau có đốm trắng vàng nhạt hình ôvan ở khoảng 6 và một đốm màu đen ở khoảng 2 thuộc vùng trung tâm, có một đốm đen nữa

ở góc đuôi cánh. Sải cánh: 95-115mm. Sinh học sinh thái: Sống ở rừng sâu, thường thấy chúng ở những nơi có rừng tre rậm rạp. Khi chúng bay ánh xanh dương trên cánh lấp loáng thoắt ẩn, thoắt hiện trông cực kỳ quyến rũ và thường sống ở độ cao dưới 1.200m, nhiều hơn khi xuống thấp, trong các khu rừng.

Phân bố:

Hải Nam, Mianma, Thái Lan, Lào, Việt Nam. Giá trị, tình trạng và biện

pháp bảo vệ: Là loài không phổ biến và rất đẹp, cần bảo vệ tốt

rừng nguyên sinh để bảo tồn và cho loài này có cơ hội phát triển.

33

BƯỚM LÃNG TỬ

(Castalius rosimon)

Họ: Bướm ngao Riodinidae

Bộ: Cánh vẩy Lepidoptera

Đặc điểm nhận dạng:

Những cá thể bướm của giống

bướm này có những đặc điểm

đặc trưng bởi có kích thước nhỏ, màu nền trắng với những vệt đốm

màu đen ở mặt trên và rải từ gốc

của gân 12 ở mặt dưới của cánh

trước. Mặt trên cánh với viền cánh

có màu đen bao phủ rộng. Gân 11

và 12 của cánh trước nối với nhau, mắt của chúng nhẵn. Những con trưởng thành rất dễ bắt gặp ở nơi

có những cây thức ăn của chúng

là Zizyphus, jujuba, phát triển tốt

trên những nơi bằng phẳng có

những loài cây có hoa nhiều mật ngọt dọc hai bên đường đi. Chúng hay bay ra vào buổi sáng hay chiều muộn. Mặt trên cánh viền đen với các đốm đen, gốc cánh xanh lơ. Mặt dưới trắng, có các đốm đen rải đều. Cánh sau có một đuôi nhỏ, cũng thường gặp những con bị mất đuôi. Con đực lớn hơn con cái và có màu sắc khác nhau. Ở con cái, mặt trên cánh có phần màu đen rộng hơn nhiều và gốc cánh không có màu xanh.

34
35

Kiểu màu sắc mặt dưới cánh của loài này cũng thấy ở một số loài khác trong cùng họ, nhưng các loài kia thường chỉ gặp nhiều trong rừng. Bướm đực có một đường viền tối màu rộng ở trên mặt trên cánh trước. Sải cánh: 24-35mm. Sinh học sinh thái: Đặc điểm chung: Một trong những loài phổ biến nhất trong họ Lycaenidae, gặp ở cả thành phố lẫn trong rừng. Thường thấy tại các vùng trống trảng cỏ, cây bụi thấp. Sâu ăn lá cây Táo tàu Zizyphus jujuba, họ Táo Rhamnaceae. Chúng thích vùng đồng cỏ và cây bụi ở nơi thấp và thường có trong vườn và các công viên thành phố. Có thể gặp loài bướm này quanh năm. Sâu non sống trên cây họ Táo Rhamnaceae. Loài Paliurus ramossiimus cũng là cây thức ăn của loài này.

36

Phân bố: Phân bố từ Srilanca và Ấn Độ đến Trung Quốc và bán đảo Đông Dương, phía Nam đến quần đảo Philippin và San-đa. Loài này có khắp nơi ở Việt Nam. Giá trị, tình trạng và biện pháp bảo vệ: Có giá trị trong phân loại học và đa dạng sinh học

37

BƯỚM HOA XANH NGỌC

(Junonia orithya)

Họ: Bướm giáp Nymphalidae

Bộ: Cánh vẩy Lepidoptera

Mô tả: Mặt trên: màu nền cánh trước là màu đen có ánh tím và

hai đốm mắt gần tròn nằm gần viền ngoài cánh vùng M1, một

đốm có màu viền đỏ không rõ. vùng mép cánh. Cánh sau có màu

tím sẫm và cũng có hai đốm mắt một đồm nằm ở vùng Cu1 khá

tròn có viền đỏ rất rõ đốm còn lại gần như là một màu tím đen

đồng nhất. Mặt dưới cánh màu vàng nhạt với nhiều đốm kéo dài

thành vệt. Bướm đực khác bướm cái có kích thước lớn hơn màu

sắc không có màu xanh ngọc như con đực mà chủ yếu là màu

nâu xỉn với các đốm mắt rất rõ. Đây là loài bướm nhỏ nhất trong

giống Junonia sp.

38

Sinh học, sinh thái:

Loài này sống khá phổ biến ở các khu rừng khộp và các khu rừng thường xanh ở độ cao thấp. Thức ăn của sâu non là một số loài cây

Hygrophila phlomoides, Ipomoea batatas, Thunbergia alata và một số loài thuộc họ Ô rô Acanthaceae

là cây ký chủ của loài này. Sâu non trưởng thành có kích thước 3540mm và sống thành bầy

Phân bố:

Việt Nam chúng phần bố ở hầu khắp các tỉnh phía Nam như Đồng

Nai, Tây Ninh, Bình Phước, Bà Rịa - Vũng Tàu …và còn phân bố ở

Cambodia và Thái Lan.

39

BƯỚM HỔ VẰN

(Danaus genutia)

Họ: Bướm đốm Danaidae

Bộ: Cánh vẩy Lepidoptera

Đặc điểm nhận dạng:

Đây cũng là một loài đặc trưng không thể nhầm lẫn với loài nào trong

nhóm bướm. Loài này có màu cam sậm hơn so với Danaus chrysippus, với màu đen chạy dọc các đường gân cánh rõ ràng. Ở miền Nam cũng có thể gặp một loài khác tương tự là D.melanippus, phân biệt dễ dàng

với D.genutia nhờ cánh sau có màu nền trắng, các đường gân chính phủ

vẩy đen, mép cánh đen. Sải cánh: 75-95mm. Sinh học sinh thái: Bướm

thường ưa chỗ trống và sáng. Mặc dù là loài phổ biến nhưng ít khi gặp với

số lượng lớn. Đẻ trứng trên các loại cây thuộc họ Thiên lý Asclepiadacea).

Được ghi nhận đẻ trứng, trên cây trúc đào cảnh Nerium oleander, họ Trúc đào Apocynaceae.

40

Do thức ăn là loài cây có độc nên chúng không bị các loài thiên địch như chim ăn nên thường gây ra tác hại lớn với khu vực trồng cây cảnh

Trúc đào. Bướm có thể dễ dàng gặp ở những nơi vùng đất thấp và

đồng bằng, gần những nơi có cây trồng và thậm chí chúng sống ở những sinh cảnh bị xáo trộn do việc chặt phá rừng trở thành đất trống đồi trọc. Bướm thường đậu trên hoa cỏ, cây bụi cạnh vườn, công viên thành phố và thích hút mật các loài cây thuộc chi Đơn buốt, Bông

ổi, Cỏ hôi, Đại bi. Sâu non sống trên nhiều loài cây khác thuộc họ Thiên

lý. Loài này khá phổ biến. Ở các độ cao khác nhau và các môi trường khác nhau ngoại trừ các rừng

nguyên sinh ở độ cao trên 700m, phổ biến nhất ở trong các khu đất trống, trảng cỏ, cây bụi.

41

Phân bố:

Vùng phân bố của loài này theo hướng Đông từ Srilanca và Ấn Độ đến Nam Trung Quốc và phía Nam qua Mianma, Thái Lan và Đông Dương đến bán đảo Malaysiai và xa hơn qua quần đảo Sanđa đến Australia. Loài này xuất hiện quanh năm ở Việt Nam. Tên bướm được dịch nghĩa từ tiếng Anh. Giá trị, tình trạng và biện pháp bảo vệ: Tương tự như loài D.chrysippus nhưng loài D.gentutia hay bắt gặp hơn ở ngoài thiên nhiên. Loài này cũng nên nuôi ở trang trại.

42
43

CÁC DẠNG THUỐC TRỪ SÂU ĐƯỢC SỬ DỤNG PHỔ BIẾN

Trên thị trường hiện nay, có các dạng thuốc trừ sâu khác nhau, tùy vào đặc tính lý học của hoạt chất hoặc mục đích sử dụng. Dạng thuốc được thể hiện dưới dạng viết tắt của từ tiếng Anh được in trên bao bì sản phẩm. Dưới đây là một số dạng thuốc trừ sâu phổ biến và những nguyên tắc khi pha trộn thuốc trừ sâu mà bạn nên biết.

45

1. Dạng thuốc trừ sâu thể rắn phải hoà với nước

Đầu tiên, là chế phẩm thuốc trừ sâu thể rắn cần phải hòa với nước trước khi tiến hành phun tưới cho cây trồng. Bao gồm thuốc hạt phân tán trong nước và thuốc bột thấm nước.

46

1.1. Thuốc trừ sâu dạng hạt phân tán trong nước (Ký hiệu WDG, WG)

Thuốc trừ sâu dạng hạt ở thể rắn, hạt thô, màu sắc thay đổi tùy thuộc vào từng loại thuốc. Chúng được hòa với nước để đổ vào bình bơm phun lên cây. Khi hoà với nước, những hạt thuốc trừ sâu sẽ rã ra và phân tán đều trong nước. Dạng thuốc này có ưu điểm là khi cân đong thuốc không bị bụi nên giảm được khả năng gây độc với người sử dụng, đảm bảo an toàn hơn. Khi đã hoà tan hoàn toàn trong nước, thuốc sẽ có đặc điểm tương tự như thuốc bột thấm nước.

47

1.2. Thuốc trừ sâu dạng bột thấm nước

(Ký hiệu BTN, WP, DF)

Trong các dạng thuốc trừ sâu, thuốc bột thấm nước ở thể rắn, hạt mịn, màu sắc thay đổi tuỳ loại thuốc, được hòa với nước để phun lên cây. Khi hoà với nước hạt thuốc sẽ

lơ lửng trong nước tạo ra một huyền phù, có

màu hơi đục hoặc trắng; tuỳ theo màu của thuốc ở dạng bột.

48

1.3. Thuốc trừ sâu dạng bột tan trong nước (Ký hiệu SP, WSP)

Thuốc trừ sâu dạng bột tan trong nước ở thể rắn, hạt mịn, màu sắc thay đổi tuỳ loại thuốc; được hòa với nước để phun lên cây. Khi hoà

với nước, loại thuốc này sẽ tan hoàn toàn trong nước, không thấy những hạt thuốc lơ

lửng trong nước như trường hợp thuốc bột thấm nước bên trên.

49

2.

Dạng thuốc trừ sâu thể rắn không cần hoà với nước

Các dạng thuốc trừ sâu thể rắn không cần hòa với nước bao gồm thuốc hạt và thuốc bột rắc. Mỗi loại lại có những đặc điểm riêng, tùy vào nhu cầu sử dụng mà bạn có thể chọn sản phẩm phù hợp.

50

2.1. Thuốc trừ sâu dạng bột rắc (Ký hiệu BR, D)

Thuốc trừ sâu dạng bột rắc ở thể rắn, hạt mịn, màu sắc thay đổi tuỳ loại thuốc. Hàm lượng hoạt chất trong thuốc bột rắc cũng không cao, chỉ chiếm khoảng 5-10%. Thuốc có thể dùng phun lên cây hoặc phun lên mặt đất hoặc trộn với hạt giống nhưng không hòa với nước. Hạn chế của sản phẩm thuốc trừ sâu dạng bột rắc là dễ bị gió cuốn đi xa, dễ bị mưa làm rửa trôi nên ít được sử dụng trong sản xuất nông nghiệp.

51

2.2. Thuốc trừ sâu dạng hạt (Ký hiệu H, G, Gr)

Thuốc trừ sâu dạng hạt không cần

hòa với nước trước khi dùng ở thể rắn, có kích thước như hạt cát, hạt gạo tương đối đồng đều; màu sắc thay

đổi tuỳ thuộc loại thuốc. Hàm lượng hoạt chất trong thuốc hạt thường không cao, chỉ khoảng 10%. Chúng

thường được dùng để rải vào đất, không hòa nước hay trộn thêm vôi, tro, đất,… để trừ sâu bệnh, cỏ dại.

52
53

3. Dạng thuốc trừ sâu thể lỏng không

Thuốc ULV nằm trong danh sách các dạng thuốc trừ sâu điển hình. Sản phẩm ở dạng lỏng, bao gồm hoạt chất được hòa tan trong một dung môi đặc biệt và có thêm những chất phụ gia khác. Thuốc trong suốt, có màu sắc thay đổi tuỳ loại thuốc. Thuốc ULV không cần phải hoà loãng với nước và phải được phun bằng loại máy bơm đặc biệt. Lượng thuốc dùng cho mỗi hecta cây trồng rất thấp, chỉ khoảng 1 lít/ha. Sản phẩm thuốc trừ sâu ULV chưa được sử dụng phổ biến, nó thường được dùng để phòng trừ sâu hại cải, đay, bông vải.

54
hoà với nước
55

4. Dạng thuốc trừ sâu thể lỏng phải hòa với nước

Các dạng thuốc trừ sâu ở thể lỏng yêu cầu phải hòa loãng với

nước trước khi phun trừ sâu bệnh cho cây trồng gồm có thuốc

nhũ dầu, thuốc dạng dung dịch và thuốc dạng huyền phù.

4.1. Thuốc trừ sâu dạng dung dịch

(Ký hiệu DD, SC, AS, SL)

Thuốc trừ sâu dạng dung dịch lỏng, trong suốt, có màu sắc thay

đổi tuỳ loại thuốc, được pha loãng để phun lên cây. Trong trường

hợp này, hoạt chất tan hoàn toàn trong nước. Cho nên, khi

chưa pha thuốc với nước hoặc sau khi đã tiến hành hòa loãng

với nước sẽ tạo ra những chất lỏng đồng nhất và trong suốt.

56
57

4.2. Thuốc trừ sâu dạng nhũ dầu (Ký hiệu ND, EC)

Thuốc trừ sâu dạng nhũ dầu ở dạng lỏng, trong suốt, màu sắc thay đổi tuỳ loại thuốc, được pha loãng với nước để phun lên cây. Khi mới hoà với một lượng nhỏ nước, nước thuốc sẽ có màu trắng như sữa. Nếu đổ thêm nước vào, màu trắng đục sẽ nhạt dần. Khi quan sát giọt nước thuốc dưới kính phóng đại sẽ dễ dàng nhìn thấy trong giọt nước thuốc có chứa rất nhiều giọt thuốc nhỏ li ti và phân bố đều trong giọt nước.

58

4.3. Thuốc trừ sâu dạng huyền phù (Ký hiệu HP, F, FL, AP)

Thuốc trừ sâu dạng huyền phù ở thể lỏng, sánh. Màu sắc thuốc thường là màu trắng đục hoặc một số màu khác tuỳ theo loại thuốc. Trong bao bì, thuốc dễ bị lắng nên bạn phải lắc cho hoà đều trước khi rót đong thuốc. Hoạt chất của thuốc trừ sâu dạng huyền phù được hoà tan trong các phụ gia ở thể lỏng. Khi hoà vào nước để phun lên cây sẽ tạo thành một huyền phù có các hạt rất mịn lơ lửng đều trong nước.

59

pha thuốc trừ sâu đúng kỹ thuật

Việc sử dụng các dạng thuốc trừ sâu phải đúng cách, từ khâu chọn mua sản phẩm chính hãng chất lượng cao đến bước pha, thao tác phun thì mới có thể đem lại hiệu quả cao. Người sử dụng cần nắm vững một số nguyên tắc như những loại thuốc nào có thể pha chung, loại nào pha trước, loại nào pha sau; những loại thuốc nào không được phép pha chung với nhau. Bởi nếu pha không đúng loại hoặc pha không đúng thứ tự có thể làm mất tác dụng của thuốc.

60 Nguyên
tắc
61

1. Các nhóm thuốc có thể pha chung với nhau

Bạn chỉ nên kết hợp các thuốc bảo vệ thực vật thuộc nhóm

gốc khác nhau thì mới mang lại hiệu quả cao. Ví dụ như

nhóm thuốc lân có thể mix cùng cacbamat, cacbamat + cúc, cacbamat + điều hòa sinh trưởng, lân + cúc, thuốc vi sinh phối hợp + gốc lân hoặc cúc. Thường là sẽ kết hợp

những dạng thuốc trừ sâu có công dụng khác nhau như

tiếp xúc, xông hơi, vị độc, nội hấp, lưu dẫn,… Với cách pha

như sau:

Nếu kết hợp hai loại thuốc để trừ hai nhóm đối tượng khác

nhau thì cần giữ nguyên nồng độ mỗi loại thuốc như khi

dùng riêng.

Nếu kết hợp hai loại thuốc có cùng đối tượng diệt trừ là

sâu hoặc bệnh thì có thể giảm nồng độ một hoặc cả hai loại thuốc, mức giảm nhiều nhất là 50% nhưng lượng nước phun phải đủ theo yêu cầu.

Khi pha, nên lần lượt cho loại thuốc thứ nhất vào bình rồi cho nước vào khoảng nửa bình xong khuấy đều. Sau đó, mới cho loại thuốc thứ hai vào rồi tiếp tục thêm nước cho đầy bình, đến khi đủ lượng nước mình cần pha.

62
63
64

2. Các nhóm thuốc không nên pha chung với nhau

Làm thế nào để kiểm tra các dạng thuốc trừ sâu có thể hay không thể kết hợp với nhau? Bạn lấy mỗi loại thuốc một ít pha chung vào một cái cốc thủy tinh, sứ hoặc nhựa, khuấy nhẹ cho hòa tan. Đợi 5 phút nếu thấy có hiện tượng kết tủa bên dưới, đóng vàng trên bề mặt, sủi bọt, bốc khói tỏa nhiệt hoặc biến

đổi màu bất thường thì không nên pha trộn chung.

Không kết hợp thuốc trừ bệnh với chất điều hòa sinh trưởng hoặc phân bón qua lá.

Không được pha chung thuốc trừ bệnh có nguồn gốc chất

kháng sinh với thuốc trừ sâu vi sinh.

Không pha chung thuốc trừ sâu, trừ bệnh với các loại thuốc gốc

đồng như Copper B, Coc 85. Bởi thuốc trừ sâu có tính axit, trong khi thuốc gốc đồng có tính kiềm cao. Nếu pha chung sẽ trung

hòa, làm giảm hiệu quả của các loại thuốc.

Việc hiểu rõ các dạng thuốc trừ sâu cũng như nguyên tắc pha trộn thuốc, sẽ giúp bạn biết cách để lựa chọn cũng như phát huy hết công dụng của sản phẩm.

65
lifebalance.vn pestmanagement.vn

Turn static files into dynamic content formats.

Create a flipbook
Issuu converts static files into: digital portfolios, online yearbooks, online catalogs, digital photo albums and more. Sign up and create your flipbook.