3 minute read
VÀ CÁC TÌNH HUỐNG KHẨN CẤP
1. TÌNH
HUỐNG KHẨN CẤP LÀ GÌ?
Tình huống khẩn cấp là một sự việc bất ngờ, không lường trước được đột ngột xảy ra gây nguy hiểm cho sự an toàn của một hoặc nhiều cá nhân. Mặc dù các tình huống khẩn cấp là những sự kiện bất ngờ, nhưng điều cần thiết đối với những người đảm bảo an toàn và sức khỏe là xác định các mối nguy hiểm có thể xảy ra, giảm thiểu rủi ro và có sẵn kế hoạch khẩn cấp để cho phép phản ứng nhanh chóng và hiệu quả trong tình huống khẩn cấp phát sinh.
Trong lĩnh vực dịch vụ an ninh tư nhân, các kế hoạch khẩn cấp do các chuyên gia an ninh xây dựng và cung cấp cho các nhân viên an ninh để đối phó với các tình huống khẩn cấp nhằm giảm thiểu rủi ro, một số tình huống khẩn cấp có thể xảy ra là:
Tai nạn có thương tích
Hỏa hoạn
Rò rỉ hóa chất, xăng dầu
Ngập lụt
Cướp giật
Các tình huống xung đột
2. PHẢN ỨNG THƯỜNG GẶP
Nhân viên an ninh làm nhiệm vụ cần hành động ngay lập tức khi có tình huống khẩn cấp. Ví dụ về các hành động cần tiến hành trong một số tình huống khẩn cấp sẽ được đề cập cụ thể trong các phần sau, tuy nhiên danh sách sau đây nhấn mạnh các hành động ban đầu quan trọng nhất:
Đánh giá tình huống
Báo cáo cho dịch vụ ứng cứu khẩn cấp và cấp trên
Hỗ trợ nạn nhân
Ghi nhớ thông tin
Luôn chuyên nghiệp
Bình tĩnh, tự tin
Ghi lại chi tiết khi có thể
3. HÀNH ĐỘNG KHI PHÁT HIỆN HỎA HOẠN
Khi phát hiện hỏa hoạn hoặc khi nhận được báo cáo về một vụ cháy. Nhân viên an ninh cần tuân thủ các quy trình sau.
Kích hoạt còi báo động, đảm bảo mọi người được cảnh báo về nguy hiểm.
Thông báo cho đội phòng cháy chữa cháy cơ sở.
Sơ tán toàn bộ khu vực.
Dùng các thiết bị sẵn có tiến hành chữa cháy nếu đủ an toàn.
Không cho người khác vào khu vực có cháy.
Tắt điều hòa.
Tắt hết máy móc và thiết bị nhưng để đèn bật.
Thu hồi hàng hóa nếu có thể.
Tắt và ngắt kết nối các đường dẫn gas và nhiên liệu
Cung cấp cho dịch vụ ứng cứu khẩn cấp các thông tin như hướng đi, chi tiết về vụ cháy và người mắc kẹt.
Hỗ trợ công tác điều tra sau vụ cháy.
Tổng hợp báo cáo chi tiết về sự việc, bao gồm cả nhân chứng không tự ý dập lửa trước khi báo cáo sự việc và gọi cứu trợ.
4. KÍCH HOẠT CÒI BÁO ĐỘNG
Hướng dẫn cụ thể về các hoạt động cần tiến hành khi có còi báo động cần được đưa vào hướng dẫn nhiệm vụ cho nhân viên an ninh. Còi báo động gồm 2 loại: Còi báo động hỏa hoạn và còi báo động chống đột nhập, các điểm mà nhân viên an ninh cần ghi nhớ cho cả 2 loại thiết bị trên bao gồm:
Xác định rõ loại còi báo động.
Xác định rõ bản chất của tiếng còi báo động, ví dụ như báo khói, báo trộm.
Điều tra nhằm xác định tình trạng của khu vực bảo vệ khi có tiếng còi báo động (chú ý đảm bảo an toàn cho bản thân).
Kiểm tra hướng dẫn thực hiện nhiệm vụ hiện có để xem hệ thống báo động có tự động cảnh báo trung tâm kiểm soát và dịch vụ ứng cứu khẩn cấp hay không. Nếu không, hãy thông báo cho dịch vụ ứng cứu khẩn cấp.
Đảm bảo trung tâm kiểm soát được báo cáo bằng miệng về sự cố thông qua hệ thống radio và điện thoại.
Ghi lại chi tiết các hoạt động đã tiến hành và phản ứng của dịch vụ ứng cứu khẩn cấp.
Viết báo cáo đầy đủ về tính huống khẩn cấp xảy ra.
Khi phát hiện có kẻ đột nhập, nhân viên an ninh cần tuân theo các hướng dẫn sau:
Thông báo cho cảnh sát ngay lập tức.
Thông báo cho cảnh sát nếu đã chạm vào bất cứ thứ gì tại hiện trường.
Thông báo cho dịch vụ ứng cứu khẩn cấp và trung tâm kiểm soát.
Ghi lại toàn bộ chi tiết.
Bảo vệ hiện trường mà không chạm đến bằng chứng.
Không để người qua đường hoặc những người xem hiếu kì vào hiện trường.
Viết báo cáo chi tiết.
KHÔNG tự ý một mình khống chế kẻ đột nhập.
KHI PHÁT HIỆN CÓ TAI NẠN HOẶC
KHI CÓ SỰ CỐ ĐƯỢC BÁO, NHÂN VIÊN
AN NINH PHẢI HÀNH ĐỘNG HỢP LÝ, HỢP LỆ VÀ ĐƯỢC TIẾN HÀNH NGAY
LẬP TỨC.