Tạp chí Diamond Island Vol.2 - Vẻ đẹp sông nước Nam Bộ

Page 1


2

Sông nước

GẮN LIỀN ĐỜI SỐNG NGƯỜI

DÂN NAM BỘ

sử SÀI GÒN – TP.HCM (Giai đoạn Đại Việt)

MEDITATION

HELPS IMPROVE MEMORY AND INCREASE FOCUS

Impact of noise on humans (Part 2)

Thư Ngỏ

Quý độc giả thân mến!

Không chỉ là cửa ngõ quốc tế của khu vực, Thành phố Hồ Chí Minh, còn là một

trung tâm văn hóa kinh tế lớn và mang vẻ đẹp của thiên nhiên thơ mộng với những

dòng sông chứa đựng nhiều trầm tích văn hóa. Ở tạp chí Diamond Island số tiếp theo

này, Ban biên tập xin giới thiệu đến Quý độc giả bài viết về vẻ đẹp sông nước gắn liền

với đời sống người dân Nam Bộ và cùng nghiên cứu lịch sử phát triển thành phố Hồ

Chí Minh với giai đoạn Đại Việt.

Bên cạnh đó, cuộc sống hiện đại, hối hả, ồn ào cũng khiến con người dễ dàng rơi vào

trạng thái mệt mỏi, lo âu. Một trong số những biện pháp giúp chúng ta lấy lại được sự bình yên, tĩnh lặng trong nội tâm và cân bằng cuộc sống đó là ngồi thiền. Bài viết

dưới đây sẽ cung cấp tới Quý vị lợi ích của thiền với tác dụng cải thiện trí nhớ và tăng

sự tập trung.

Cũng trong ấn phẩm này, chúng tôi hân hạnh gửi tới Quý độc giả bài viết thông tin

khoa học với những nghiên cứu về ảnh hưởng của tác động của tiếng ồn đối với sức

khỏe tâm lý và đời sống con người.

Ban biên tập rất mong được sự đón nhận từ Quý độc giả.

Trân trọng!

Editor’s Letter

Welcome!

Ho Chi Minh City is not only the region’s international gateway, but also a significant cultural and commercial hub, graced with natural beauty and rivers rich in cultural sediments. In the upcoming edition of Diamond Island magazine, the Editorial Board is pleased to introduce to you an article about the beauty of the rivers linked with the existence of the Southern people, as well as a research on the historical development of Ho Chi Minh City during the Dai Viet period.

Furthermore, the fast-paced nature of modern life frequently makes us exhausted and nervous. Meditation is one approach for regaining inner peace, calm, and balance in life. The next article will discuss the benefits of meditation on memory and concentration.

In this issue, we are also happy to publish a scientific piece on the influence of noise on psychological health and human life.

We look forward to hearing from you.

Best regards,

About Diamond Island

ỀILNẮG

SÔNG NƯỚC

Nằm ở cuối của

dải đất hình chữ

S, Nam Bộ là một

trong những vùng đất mới,

có lịch sử vài trăm năm trở

lại đây, chính vì thế mà nó

vừa lạ, vừa mới nhưng cũng

thu hút và nhiều điều lý thú.

Mảnh đất mới, con người mới

không mang nặng những

truyền thống ngàn năm nên

con người nơi đây cũng cởi

mở hơn, năng động và cũng

mạnh bạo hơn… Và đặc trưng

của nơi đây luôn gắn liền với

hình ảnh những dòng sông

tạo nên một nét văn hóa đặc

trưng của đời sống người dân

Nam Bộ.

Mảnh đất Nam Bộ với những

cánh đồng lúa mênh mông, những miệt vườn trái cây trĩu

quả, và đặc biệt là hệ thống

sông nước chằng chịt, kênh

rạch đan xen. Nơi đây, sông

nước không chỉ là nguồn sống

mà còn hun đúc nên bản sắc

văn hóa độc đáo, tạo nên

một vùng đất mênh mông

nước, rộng mở tâm hồn.

Sông nước là yếu tố không

thể tách rời đối với cuộc sống

người dân, nó ăn sâu vào tiềm thức và gắn liền với phong cách sống của con người nơi

đây, từ đồ ăn, thức uống, nơi ở đến đời sống sinh hoạt tinh thần. Cuộc sống của người

dân Nam Bộ gắn liền với con kênh, chiếc xuồng chiếc ghe, với những buổi chợ tấp nập

trên thuyền. Một sự gắn bó mật thiết với môi trường tự nhiên sông nước. Từ đó dần

hình thành nên tính cách văn

hóa đặc trưng cho người dân nơi đây.

SÔNG NƯỚC CUNG CẤP

NGUỒN THỰC PHẨM DỒI DÀO

Thiên nhiên đã mang lại cho mảnh đất Nam

Bộ sự giàu có, phong phú về tài nguyên thủy sản nhất trên đất nước ta với các loại cá, tôm cua, nghêu, sò, ốc, rắn... Chúng được chế biến thành nhiều món ăn khác nhau tất cả đều được đánh bắt từ sông nước, góp phần làm đa dạng

thêm cho bữa cơm của người dân nơi đây. Một trong số sản phẩm nổi tiếng là nước mắmmột đặc sản đặc trưng cho vùng sông nước.

Nước mắm Nam Bộ ngon có tiếng, như nước mắm Phú Quốc trở thành một món ăn không

thể thiếu trên mâm cơm của mỗi gia đình.

Vùng Nam Bộ với sông nước chằng chịt lại có các cửa sông rộng, hai mặt giáp biển cung cấp nguồn thủy sản nước mặn vô cùng phong phú.

Có lẽ đây là nơi dùng mắm phổ biến nhất và có đủ cả mắm biển và mắm đồng.

Gần như loại cá nào cũng làm mắm và mỗi địa phương lại có những bí quyết chế biến khác nhau, tạo ra vô vàn các loại phong phú, được xem là đặc sản của địa phương như mắm cá

đồng, mắm tép, mắm rươi, mắm sặt, mắm bò hóc, mắm tôm chà, mắm tép bạc, mắm biển, mắm còng, mắm ruốc,…

TÍNH SÔNG NƯỚC TRONG NGHỀ NGHIỆP

Cùng với thương nghiệp buôn bán giao lưu hàng hóa trên sông thì đa số các nghề của người dân ở Nam Bộ đều gắn với môi trường sông nước nên phụ thuộc nhiều vào từng con nước để tồn tại. Người dân đến vùng đất

này xuất thân từ nông dân nên nghề nông trồng lúa nước được phát huy. Trồng lúa nước là nghề truyền

thống được những con người đi khai hoang thực hiện

ngay khi đặt chân đến vùng đất mới. Ruộng đồng, lúa thóc đã in sâu vào tiềm thức của người dân nơi đây, từ trẻ đến già.

Những cư dân đầu tiên khai khẩn Nam Bộ đã phát triển nghề lúa nước. Ngoài trồng lúa, người dân Nam Bộ còn đánh bắt thuỷ hải sản, chăn nuôi thủy cầm và thủy hải sản, trồng rừng ngập mặn, phát triển miệt vườn. Các miệt vườn trải rộng được ngăn nhau bởi những con kênh chằng chịt hay các khu chợ hoa quả tấp nập trên sông, những buổi họp chợ nhộn nhịp trên sông đã trở thành một nét văn hóa đặc trưng của Nam Bộ.

TÍNH SÔNG NƯỚC TRONG ĐỜI SỐNG NHÀ CỬA

VÀ ĐI LẠI

Sông nước còn in dấu trong kiến trúc nhà vườn rộng rãi, mát

mẻ, hòa quyện cùng thiên nhiên. Nhà cửa của người dân thường tập trung ven sông rạch, trên bờ hình thành các thị trấn, thị tứ, dưới sông thì chợ họp ở các ngã ba, ngã năm,

ngã sáu, ngã bảy, gọi là chợ

nổi. Chợ nổi chỉ xuất hiện ở

vùng sông nước, phương tiện di chuyển chính là xuồng ghe.

Dần dân chợ nổi trở thành nét đẹp độc đáo và phồn hoa - nơi mua bán tấp nập trên

sông nước, thu hút du khách

từ khắp nơi trên thế giới.

Kênh rạch được xem là “lộ”, là “đường”. Ghe xuồng là “đôi

chân” của người dân. Hầu như ai cũng có xuồng ghe riêng.

Nhà nghèo thì đi bằng xuồng

chèo, bằng dầm, khá giả hơn thì sắm máy dầu, máy xăng.

TÍNH SÔNG NƯỚC TRONG

NGÔN NGỮ VÀ THƠ CA

Ở Nam Bộ, ngôn ngữ cũng giàu có từ

ngữ miêu tả sông nước, thể hiện sự gắn

bó mật thiết với môi trường sống. Những từ ngữ như “kinh”, “rạch”, “láng”, “bàu”, “đìa”,... đã trở nên quen thuộc trong lời nói hàng ngày của người dân. Sông nước còn là nguồn cảm hứng bất tận cho ca dao, dân ca Nam Bộ đầy thơ mộng, lãng mạn, gắn liền với hình ảnh sông nước. Những câu hát như: “Cánh đồng lúa chín vàng

ươm, Đàn cò trắng bay lả lơi”, “Hò ơi! Dưới sông sâu con cá lội, Trên bờ cao anh đợi em tôi”,... đã đi vào tâm hồn của biết bao thế hệ người dân Nam Bộ. Văn học, nghệ thuật cũng lấy sông nước làm bối cảnh, đề tài sáng tác. Những tác phẩm như: “Đất nước” của Nguyễn Khoa Điềm, “Hai

bến sông” của Tạ Duy Anh, “Cánh đồng bất tận” của Nguyễn Ngọc Tư,... đã khắc

họa sinh động vẻ đẹp và cuộc sống của

người dân.

Sông nước không chỉ là mẹ hiền nuôi dưỡng con, mà còn là linh hồn của vùng đất

Nam Bộ. Giữ gìn và phát huy giá trị văn hóa sông nước là trách nhiệm của mỗi người dân, góp phần bảo tồn bản sắc độc đáo của quê hương.

Sông nước là thứ không thể tách rời đối với cuộc sống

người dân Nam Bộ. Nó ăn sâu vào tiềm thức và gắn

liền với phong cách sống

của con người nơi đây, từ

cái ăn, thức uống, nơi ở

đến đời sống sinh hoạt tinh thần. Bên cạnh đó, việc hiểu về sông nước là một trong những yếu tố cần thiết để có những chính sách phát

triển và thúc đẩy kinh tế

Nam Bộ

Rivers and Life Intertwined: The People of Southern Vietnam

Located at the southern end of the S-shaped country,Southern Vietnam, or Nam Bộ, is a relatively new region with a history spanning only a few hundred years. This lends it a sense of novelty and allure, making it an intriguing place to explore. The new land and its people, free from millennia-old traditions, are notably more open, dynamic, and daring. This region is distinguished by its rivers, which weave a unique cultural tapestry that is central to the lives of the Southern Vietnamese.

Southern Vietnam is marked by vast rice fields, bountiful fruit orchards, and an intricate network of rivers and canals. Here, water is not only a vital resource but also a cultural cornerstone, shaping a region abundant in water and open-hearted spirits.

Rivers are an inseparable element of life here, deeply ingrained in the locals’s consciousness and lifestyle.

Waterways, canoes, and bustling floating markets are integral to Southern Vietnamese’s life, from food and drink to housing and spiritual activities. This close relationship with the water environment has shaped the people’s distinctive cultural identity over time.

RIVERS AS A SOURCE OF ABUNDANT FOOD

Nature has blessed Southern Vietnam with an abundance of aquatic resources, making it the country’s seafood capital. Fish, shrimp, crabs, clams, snails, and even snakes are gathered from the rivers and used in a variety of dishes, complementing the local cuisine. A notable product is fish sauce, a quintessential specialty of the river region. Renowned fish sauces, like those from Phú Quốc, are staples in every household.

The crisscrossing rivers and wide river mouths, combined with the region’s coastal proximity, provide a diverse array of saltwater seafood. Southern Vietnam is perhaps the most prolific in using fish sauce made from both sea and freshwater varieties. Almost every type of fish is used to make fish sauce, and each locality has its own unique recipes, creating a wide array of local delicacies such as fish paste, shrimp paste, and crab paste.

RIVER IN LOCAL PROFESSIONS

In Southern Vietnam, many occupations are intertwined with the water environment, which depends heavily on the ebb and flow of the tides. The region’s early settlers, primarily farmers, quickly adopted wet-rice cultivation upon their arrival. Rice farming is a traditional occupation deeply ingrained in the collective consciousness, from the young to the elderly.

In addition to rice cultivation, locals practice fishing, aquaculture, saltwater and freshwateranimalhusbandry, mangrove forestry, and fruit orchard development. The vast orchards, interspersed with canals and the bustling floating markets, have become iconic cultural symbols of Southern Vietnam.

RIVERS IN HOUSING AND TRANSPORTATION

The influence of rivers is also evident in the architecture of vast, cool garden houses that blend harmoniously with nature. Houses are often clustered along rivers and canals, forming towns and market towns on the banks, while floating markets thrive at river junctions. Unique to river regions, floating markets are vibrant and draw tourists from around the world.

Canals are viewed as “roads” and boats as “the people’s feet”. Almost everyone owns a boat. Poorer households use paddle boats, while wealthier families invest in motorboats.

RIVERS IN LANGUAGE AND POETRY

The language of Southern Vietnam is rich with terms describing waterways, reflecting the close relationship with the water environment. Words like “kinh” (canal), “rạch” (creek), “láng” (lagoon), “bàu” (pond), and “đìa” (pool) are commonly used in daily speech. Rivers also inspire the region’s folk songs and poetry, evoking romantic and idyllic imagery linked to waterways. Verses such as “Golden ripe rice fields, White storks flying leisurely,” and “Oh! In the deep river, fish swim, On the high shore, he waits for her,” have deeply touched generations of Southern Vietnamese. Literature and art also draw from river settings, with works like Nguyễn Khoa Điềm’s “Đất nước,” Tạ Duy Anh’s “Hai bến sông,” and Nguyễn Ngọc Tư’s “Cánh đồng bất tận” vividly portraying the beauty and life of the region.

Rivers are not just life-sustaining mothers but also the essence of Southern Vietnam. Every person is responsible for preserving and promoting the cultural value of rivers, contributing to the conservation of their homeland’s unique heritage.

Rivers are inextricably linked to Southern Vietnamese culture and lifestyle. Understanding the significance of rivers is crucial for formulating policies to foster and stimulate Southern Vietnam’s economy.

Thiền

GIÚP

CẢI

THIỆN TRÍ NHỚ

VÀ TĂNG SỰ TẬP TRUNG

T hiền từ lâu đã được biết đến với những lợi ích tuyệt vời cho sức khỏe tinh thần và thể chất. Nhiều nghiên cứu khoa học đã chứng minh rằng thiền có thể cải thiện đáng kể trí nhớ ở cả người trẻ tuổi và người lớn tuổi.

Lợi ích của thiền rất nhiều tác dụng, và các nhà nghiên cứu đã nhận ra một số ích lợi tích cực mà thiền có thể tác động đến bộ não con người. Các nhà khoa học đã chỉ ra rằng có một sự liên kết rõ ràng giữa việc thực hành thiền và việc tăng cường trí nhớ.

Một số nghiên cứu khác tập trung vào quan sát

chức năng bộ não của một số người khi thiền. Hầu hết mọi người từ trẻ em đến người già

đều có thể thực hành thiền và cảm nhận những lợi ích mà thiền

đem lại, trong đó việc cải thiện trí nhớ và khả năng tập trung là một

lợi ích vô cùng lớn.

Theo nhiều nghiên cứu

việc luyện tập thiền có thể làm tăng quá trình nhận thức, ví dụ như điều chỉnh cảm xúc, kiểm soát tâm trí, và sự chú ý, đặc biệt là duy trì sự chú ý.

Thiền giúp chúng ta tập trung vào một đối

tượng cụ thể tại một

thời điểm và giúp ta cảm nhận sự trân trọng sâu sắc trong thời điểm

hiện tại. Nghiên cứu đã chỉ ra rằng thiền làm tăng mật độ của Hồi

hải mã - một cấu trúc

quan trọng của não bộ, có tác dụng cải thiện

khả năng ghi nhớ, một phần của bộ não có nhiệm vụ lưu giữ ký ức

và định hình nhận thức của con người.

Bản chất của thiền là một phương pháp cho phép chúng ta đạt được sự nhận thức sâu sắc, không phán xét cảm nghĩ, cảm giác, và cảm

xúc. Qua đó chúng ta nhận ra những cảm xúc sâu kín, nhận được những giá trị tươi đẹp trong giây phút hiện tại, và thậm chí học được cách đương đầu với nỗi đau và mất mát. Theo nhiều người thực hành thiền thì hoạt động trí não giúp chúng ta duy trì góc nhìn tích cực về cuộc sống, đem lại cho chúng ta niềm vui, sự yêu thương và lòng nhân ái.

Một nghiên cứu chỉ ra rằng thiền thường

xuyên dường như

có thể làm tăng sức

mạnh cho vỏ não của người thực hành thiền.

Vỏ não xử lý các chức năng về tinh thần như học tập, sự tập trung và trí nhớ. Thiền tập thường xuyên sẽ làm tăng lượng máu lên não, điều này dẫn đến

mạng lưới mạch máu bên trong vỏ não trở

nên mạnh mẽ hơn

và củng cố khả năng ghi nhớ. Nói một cách

đơn giản, thiền có

thể làm thay đổi cấu

trúc não bộ. Những

vùng não chịu trách

nhiệm giúp chúng ta nhớ mọi thứ sâu sắc

hơn, tập trung tốt hơn

và cải thiện khả năng nhận thức cá nhân

được tăng lên.

Cũng theo nghiên cứu khác, những

người tham gia thiền ghi điểm tốt

hơn gấp 10 lần trong các bài kiểm tra ghi nhớ so với nhóm không thiền.

Thiền cũng được chứng minh là có

hiệu quả trong việc cải thiện khả năng ghi nhớ thông tin, khả năng

đọc hiểu và sự tập trung.

Bên cạnh đó, thiền còn giúp giảm thiểu hormone căng thẳng cortisol, vốn có thể gây hại cho tế bào não và làm suy giảm trí nhớ. Ngoài ra thiền còn tăng cường hoạt động não bộ giúp tăng cường kết nối giữa các tế bào não, giúp cải thiện khả năng xử lý thông tin và ghi nhớ. Thiền giúp não bộ loại bỏ các độc tố và mảnh vụn tế bào, tạo điều kiện cho sự phát triển của tế bào não mới cải thiện chức năng nhận thức.

Thiền giúp tâm trí trở nên bình tĩnh và tập trung, từ đó cải thiện khả năng chú ý và hạn chế sự xao nhãng. Khi thiền, bạn tập trung vào hơi thở hoặc một đối tượng cụ thể, giúp rèn luyện khả năng tập trung vào hiện tại và gạt bỏ những suy nghĩ lan man. Điều này cũng làm giảm bớt lo âu và căng thẳng. Những suy nghĩ tiêu cực và lo lắng thường khiến bạn mất tập trung. Thiền giúp giảm bớt căng thẳng và lo âu, từ đó giúp bạn dễ dàng tập trung hơn.

Chính vì những lí do đó mà thiền có thể giúp tăng thời gian tập trung, giúp chúng ta hoàn thành tốt hơn các công việc đòi hỏi sự tập trung cao độ. Chính vì vậy, thiền giúp tăng cường khả năng xử lý thông tin của não bộ, giúp con người tiếp thu và ghi nhớ thông tin nhanh chóng và hiệu quả hơn.

HELPS IMPROVE MEMORY AND INCREASE FOCUS Meditation

Meditation has long been known for its remarkable benefits for mental and physical health. Numerous scientific studies have proven that meditation can significantly enhance memory in both young and older individuals.

The benefits of meditation are extensive, and researchers have identified several positive effects that meditation can have on the human brain. Scientists have indicated a clear connection between the practice of meditation and the enhancement of memory. Some studies focus on observing the brain functions of individuals while meditating. Most people, from children to the elderly, can practice meditation and experience its benefits, with memory improvement and enhanced focus being significant advantages.

According to many studies, meditation practice can increase cognitive processes, such as regulating emotions, controlling

the mind, and maintaining attention. The essence of meditation is a method that allows us to achieve deep awareness, non-judgmental perception of thoughts, feelings, and emotions. Through this, we recognize deep emotions, appreciate the beauty of the present moment, and even learn how to cope with pain and loss. According to many meditation practitioners, mental activities help us maintain a positive outlook on life, bringing us joy, love, and compassion.

Meditation helps us focus on a specific object at a time and fosters a profound appreciation for the present moment. Research has shown that meditation increases the density of the hippocampus, an important brain structure that improves memory, a part of the brain responsible for storing memories and shaping human cognition.

One study indicates that regular meditation seems to enhance the strength of the cerebral cortex of those who meditate. The cerebral cortex processes mental functions such as learning, concentration, and memory.

Regular meditation increases blood flow to the brain, strengthening the vascular network within the cerebral cortex and enhancing memory capacity. Simply put, meditation can change the brain’s structure. Brain regions responsible for helping us remember things more deeply, focus better, and improve personal cognitive abilities are enhanced.

According to another study, people who meditate score ten times better on memory tests than those who do not meditate. Meditation has also been proven effective in improving the ability to recall information, reading comprehension, and concentration.

Additionally, meditation helps reduce the stress hormone cortisol, which can harm brain cells and impair memory. Meditation also enhances brain activity, improving the connections between brain cells, thereby enhancing information processing and memory. Meditation helps the brain eliminate toxins and cellular debris, facilitating the growth of new brain cells and improving cognitive function.

Meditation calms and focuses the mind, thus improving attention and limiting distractions. When meditating, you focus on your breath or a specific object, training your ability to concentrate on the present and eliminate wandering thoughts. This also reduces anxiety and stress. Negative thoughts and worries often cause you to lose focus. Meditation helps reduce stress and anxiety, making it easier to concentrate.

For these reasons, meditation can help increase focus time, enabling us to complete tasks requiring high concentration more effectively. Therefore, meditation enhances the brain’s information processing ability, allowing individuals to absorb and remember information quickly and efficiently.

Lịch sử phát triển

SÀI GÒN – TP.HCM

Giai đoạn cổ đại

(Từ đầu thế kỷ I SCN)

Thời kỳ Đại Việt

(Từ thế kỷ XVI)

Thời kỳ Chống Mỹ

(Từ năm 1954)

Thời kỳ Nhà Nguyễn (Từ năm 1790)

Thời kỳ

Pháp thuộc (Từ năm 1859)

Thời kỳ ngày nay (Sau năm 1975)

LỊCH SỬ PHÁT TRIỂN SÀI GÒN - TP HỒ CHÍ MINH

(Giai đoạn Đại Việt)

Từ năm 1623

đến 1698, đất nước ta nằm

dưới sự trị vì của

các chúa Nguyễn ở

Đàng Trong và các chúa

Trịnh ở Đàng Ngoài. Đây

được coi là thời kỳ khởi

nguyên của Sài Gòn sau

này là Thành phố Hồ Chí Minh. Vào năm 1623, chúa

Nguyễn cử một phái bộ yêu

cầu vua Chey Chettha II, con rể của mình, cho phép lập

đồn thu thuế tại Prei Nokor (Sài Gòn) và Kas Krobei (Bến Nghé). Mặc dù đây

là vùng rừng rậm hoang vu, nhưng lại nằm trên tuyến đường giao thương

của các thương nhân Việt Nam, Trung Quốc,... qua Campuchia và Xiêm. Hai sự kiện quan trọng tiếp theo của thời kỳ này là việc lập doanh trại và dinh thự của Phó vương Nặc Nộn và việc lập đồn dinh ở Tân Mỹ. Có thể nói, Sài Gòn được hình thành từ ba cơ quan chính quyền này.

Trên cơ sở những lưu dân Việt đã tự phát

đến khu vực này trước đó, Nguyễn Hữu

Cảnh cho lập phủ Gia Định và hai huyện

Phước Long, Tân Bình. Vùng Đông Nam

Bộ chính thức được sáp nhập vào lãnh

thổ Việt Nam.

Năm 1679, chúa Nguyễn

Phúc Tần cho phép một

số nhóm người Hoa tị nạn dưới triều Mãn Thanh đến

lánh nạn tại Mỹ Tho, Biên Hòa và Sài Gòn. Đến năm 1698, chúa Nguyễn cử tướng Nguyễn Hữu Cảnh vào kinh lý miền Nam.

Ban đầu, khu vực Biên Hòa, Gia Định có khoảng 10.000 hộ với 200.000 nhân khẩu. Công cuộc khai hoang được tiến hành theo những phương thức mới, mang lại hiệu quả cao hơn.

Cuối thế kỷ 17 và đầu thế kỷ 18, Mỹ Tho và Cù lao Phố đã là hai trung tâm thương mại lớn

nhất Nam Bộ. Tuy nhiên, cuối thế kỷ 18, sau các biến loạn và chiến tranh, thương nhân dần chuyển về vùng Chợ Lớn. Khu vực Sài Gòn dần trở thành trung tâm kinh tế lớn nhất

Nam Bộ.

Thế kỷ 18 chứng kiến sự phát triển nhanh chóng của Sài Gòn - Gia Định như một trung tâm kinh tế và thương mại quan trọng. Vị trí chiến lược của Sài Gòn, gần các con sông lớn như sông Sài Gòn và sông Đồng Nai, tạo điều kiện thuận lợi cho việc giao thương và buôn bán với các khu vực khác trong và ngoài nước. Thương nhân từ

Trung Quốc, Nhật Bản, và các nước Đông Nam Á khác thường xuyên

đến giao dịch tại đây, làm phong phú thêm nền kinh tế địa phương.

Cuối thế kỷ 18, cuộc nổi dậy của phong trào Tây Sơn đã gây ra

những biến động lớn tại miền

Nam. Năm 1776, quân Tây Sơn do Nguyễn Huệ chỉ huy đã tấn

công và chiếm đóng Sài Gòn, gây ra sự xáo trộn lớn trong khu vực. Tuy nhiên, Nguyễn Ánh, một trong những người lãnh đạo của dòng họ

Nguyễn, đã nỗ lực khôi phục quyền lực và cuối cùng chiến thắng Tây

Sơn, thành lập triều đại Nguyễn

vào năm 1802.

Thời kỳ Đại Việt từ thế kỷ 17 đến

thế kỷ 19 đánh dấu một giai đoạn

quan trọng trong lịch sử hình thành

và phát triển của TP HCM. Từ một vùng đất hoang sơ, Sài Gòn - Gia

Định đã trở thành trung tâm kinh tế, hành chính và quân sự quan trọng dưới sự lãnh đạo của các chúa

Nguyễn và sau đó là triều Nguyễn. Sự phát triển mạnh mẽ về kinh tế và giao thương, cùng với các biến cố lịch sử quan trọng, đã đặt nền

móng cho sự hình thành của một thành phố năng động và phát triển như ngày nay

The history of

SAIGON - HO CHI MINH CITY

Ancient Era

(From the beginning of the 1st century BCE)

The Dai Viet Period (From the 16th century)

The Anti-American Period (From 1954)

The Nguyen Dynasty Period (From 1790)

The French Colonial Period (From 1859)

The Present Era (After 1975)

THE DEVELOPMENT HISTORY OF HO CHI MINH CITY

(during

the Đại Việt Period)

From 1623 to 1698, Vietnam was governed by the Nguyễn lords in the South and the Trịnh lords in the North. This period is considered the genesis of what would later become Saigon and ultimately Ho Chi Minh City. In 1623, Lord Nguyễn sent an envoy to request permission from King Chey Chettha II, his son-in-law, to establish tax collection stations at Prei Nokor (Saigon) and Kas Krobei (Bến Nghé). Despite being a wild forest, it was on the trade routes of Vietnamese, Chinese, and other merchants passing through Cambodia and Siam. During this era, the vice-regal mansion and barracks of Nặc Nộn were established, as was the Tân Mỹ fortress. Three administrative centers might be considered the foundation of Saigon.

In 1679, Lord Nguyễn Phúc Tần allowed Chinese refugees fleeing the Qing dynasty to take refuge in Mỹ Tho, Biên Hòa, and Saigon. In 1698, Lord Nguyễn sent General Nguyễn Hữu Cảnh to the South for administrative duties. Nguyễn Hữu Cảnh established Gia Định prefecture and the districts of Phước Long and Tân Bình, officially integrating Southeastern Vietnam into the national territory, following the spontaneous migration of Vietnamese settlers to the area,.

Initially, the Biên Hòa and Gia Định areas had around 10,000 households with a population of 200,000. New methods of land reclamation were introduced, resulting in more efficient outcomes.

By the late 17th and early 18th centuries, Mỹ Tho and Cù lao Phố were the largest commercial centers in Southern Vietnam. However, by the end of the 18th century, merchants gradually moved to the Chợ Lớn area following turmoil and warfare. Saigon gradually became the largest economic center in the South.

Saigon - Gia Định soon became a major economic and trade hub in the 18th century. Saigon’s strategic location near major rivers such as the Saigon and Đồng Nai, facilitated both domestic and international trade. Merchants from China, Japan, and other Southeast Asian countries frequently conducted business here, which boosted the local economy.

At the end of the 18th century, the Tây Sơn uprising caused significant upheavals in the South. In 1776, Tây Sơn forces led by Nguyễn Huệ attacked and occupied Saigon, creating considerable disruption in the region. However, Nguyễn Ánh, a leader of the Nguyễn family, fought to regain power and ultimately defeated the Tây Sơn, establishing the Nguyễn dynasty in 1802.

Ho Chi Minh City saw significant growth and formation and development during the Đại Việt period (17th- 19th centuries). The Nguyễn lords and later the Nguyễn dynasty transformed Saigon - Gia Định from a wild land into a vital economic, administrative, and military center.

The robust economic and trade development, along with key historical events, laid the foundation for the formation of a dynamic and prosperous city that we know today.

TIẾNG ỒN

ĐẾN CON NGƯỜI (Phần 2)

Tiếng ồn là một yếu tố môi trường có ảnh hưởng sâu sắc đến sức khỏe và tâm lý con người. Không chỉ là những âm thanh gây khó chịu, tiếng ồn còn tiềm ẩn nhiều nguy cơ đối với sức khỏe thể chất và tinh thần của chúng ta. Trong cuộc sống hiện đại, tiếng ồn đến từ nhiều nguồn khác nhau như giao thông, công trình xây dựng, thiết bị điện tử và thậm chí là hoạt động hàng ngày trong gia đình. Mức độ và thời gian tiếp xúc với tiếng ồn có thể tác động trực tiếp và gián tiếp đến cơ thể, gây ra những hệ lụy không ngờ tới.

ẢNH HƯỞNG SỨC KHỎE KHI BỊ TÁC ĐỘNG

BỞI TIẾNG ỒN:

• Chậm phát triển nhận

thức ở trẻ em

• Kích thích tâm lý ở những

người bị rối loạn căng

thẳng sau sang chấn

• Rối loạn giấc ngủ

• Tăng nhịp tim

• Thay đổi trong hệ thống

miễn dịch

• Lo lắng, khó chịu, thay

đổi tâm trạng

• Tăng sản xuất cortisol

• Tăng huyết áp

• Nhồi máu cơ tim

• Co mach

• Huyết áp cao

• Nồng độ adrenaline trong máu tăng cao

ẢNH

HƯỞNG VỀ TÂM LÝ

Ô nhiễm tiếng ồn quá mức ở những nơi như doanh nghiệp, công trường

xây dựng, quán ăn uống và thậm chí ở trong nhà có thể tác động tiêu cực đến sức khỏe tâm thần.

Các nghiên cứu cho thấy mức

độ tiếng ồn quá mức có liên quan đến hành vi hung hăng, rối loạn giấc ngủ, căng thẳng dai dẳng, mệt mỏi, buồn bã, lo lắng, cuồng loạn và tăng huyết áp ở người và cả động vật.

Mức độ khó chịu tăng lên khi âm lượng của tiếng ồn tăng và mọi

người ngày càng trở nên ít kiên nhẫn hơn. Tiếng ồn có thể làm giảm khả năng tập trung, ảnh

hưởng tiêu cực đến hiệu suất làm việc và học tập.

ẢNH HƯỞNG ĐẾN THÍNH GIÁC

Đối với thính giác, tiếng ồn có thể

gây tổn thương nghiêm trọng, dẫn đến suy giảm thính lực tạm thời hoặc vĩnh viễn. Những âm

thanh lớn, liên tục có thể làm hỏng các tế bào lông trong tai, gây ra chứng ù tai và mất thính lực không thể hồi phục.

Bất kỳ âm thanh nào mà tại của con người không thể lọc được

đều có thể gây ra các vấn đề

về sức khỏe. Tai của chúng ta chỉ có thể tiếp nhận một lượng

âm thanh nhất định trước khi

bị tổn thương. Tiếng ồn do con người tạo ra, chẳng hạn như búa

khoan, còi, máy móc, máy bay và thậm chí cả ô tô, có thể quá to để tai người có thể nghe thấy.

Thường xuyên tiếp xúc với tiếng

ồn lớn có thể dễ dàng làm tổn

thương màng nhĩ của chúng ta và gây suy giảm thính lực, dẫn đến ù tai hoặc điếc. Tiếng ồn cũng làm giảm độ nhạy cảm của chúng ta đối với âm thanh mà tai chúng ta vô tình nghe được. Tiếng ổn lớn có thể trực tiếp gây

ù tai (tiếng chuông the thé kinh niên trong tai) và loạn thính giác (nghe bị méo mó).

ẢNH HƯỞNG VỀ THỂ CHẤT

Tác động sức khỏe thể chất của ô nhiễm tiếng ồn

có thể xảy ra do hậu quả trực tiếp hoặc gián tiếp

của việc tiếp xúc với tiếng ổn. Theo một nghiên cứu

được thực hiện vào năm 2018, có bằng chứng cho

thấy việc tiếp xúc với ô nhiễm tiếng ồn trong thời

gian ngắn có thể làm tăng huyết áp và tăng độ nhớt

của máu (chỉ số được dùng để đánh giá các bệnh

lý huyết khối) trong thời gian ngắn. Các nghiên cứu

đã chỉ ra rằng tiếp xúc lâu dài với tiếng ồn cao có

thể làm tăng nguy cơ mắc các bệnh tim mạch như

tăng huyết áp, đau tim và đột quỵ. Hệ tiêu hóa cũng

không nằm ngoài sự ảnh hưởng này, với nguy cơ mắc các bệnh liên quan đến stress và rối loạn chức năng tiêu hóa. Chất lượng giấc ngủ, một yếu tố quan trọng đối với sức khỏe và sự phục hồi cơ thể, cũng bị giảm sút nghiêm trọng khi môi trường xung quanh ồn ào, dẫn đến mệt mỏi và suy nhược.

Impact of noise on humans (Part 2)

Noise is an environmental factor that profoundly affects human health and psychology. It is not only a disturbing sound but also poses many potential risks to our physical and mental wellbeing. In modern life, noise comes from various sources such as traffic, construction sites, electronic devices, and even daily household activities. The level and duration of noise exposure can have direct and indirect effects on the body, causing unforeseen consequences

HEALTH EFFECTS OF NOISE EXPOSURE

• Cognitive Development Delays in Children

• Psychological Stimulation in Individuals with PostTraumatic Stress Disorder

• Sleep Disorders

• Increased Heart Rate

• Changes in the Immune System

• Anxiety, Irritability, Mood Swings

• Increased Cortisol Production

• High Blood Pressure

• Heart Attack

• Vasoconstriction

• Hypertension

• Elevated Blood Adrenaline Levels

PSYCHOLOGICAL EFFECTS

Excessive noise pollution in places such as businesses, construction sites, restaurants, and even within homes can negatively impact mental health. Studies have shown that high noise levels are associated with aggressive behavior, sleep disturbances, persistent stress, fatigue, sadness, anxiety, hysteria, and increased blood pressure in both humans and animals. The level of discomfort increases as the volume of noise increases, and people become less patient. Noise can reduce the ability to concentrate, negatively affecting work and study performance.

EFFECTS ON HEARING

Regarding hearing, noise can cause serious damage, leading to temporary or permanent hearing loss. Continuous loud sounds can damage the hair cells in the ear, causing tinnitus and irreversible hearing loss. Any sound that the human ear cannot filter can cause health problems. Our ears can only tolerate a certain amount of sound before they get damaged.

Human-made noises such as jackhammers, sirens, machinery, airplanes, and even cars can be too loud for human ears to hear safely. Frequent exposure to loud noise can easily damage our eardrums and lead to hearing impairment, resulting in tinnitus or deafness. Noise also reduces our sensitivity to sounds that our ears inadvertently hear. Loud noise can directly cause tinnitus (a chronic high-pitched ringing in the ears) and auditory distortion (distorted hearing).

PHYSICAL EFFECTS

The physical health impact of noise pollution can result from either direct or indirect consequences of noise exposure. According to a study conducted in 2018, there is evidence that short-term exposure to noise pollution can increase blood pressure and blood viscosity (a measure used to assess thrombotic diseases) in the short term. Studies have shown that prolonged exposure to high noise levels can increase the risk of cardiovascular diseases such as hypertension, heart attacks, and strokes. The digestive system is not immune to this influence, with a risk of stress-related diseases and digestive dysfunctions. Sleep quality, an essential factor for health and body recovery, is also severely reduced in noisy environments, leading to fatigue and exhaustion.

8

Diamond Island có tổng diện tích 8 ha

Diamond Island encompasses an area of 8 hectares

1.275

Diamond Island có tổng số 1.275 căn hộ cao cấp

Diamond Island features 1,275 luxury apartments

6

Diamond Island bao gồm 6 tòa tháp cao trung bình từ 25 - 29 tầng

Diamond Island comprises of six towers with an average height of 25 to 29 floors

BAN QUẢN LÝ TÒA NHÀ

Nếu bạn có bất kỳ câu hỏi hoặc vấn đề cần giải đáp, vui lòng liên hệ với

đội ngũ nhân viên chăm sóc khách hàng của chúng tôi để được hỗ trợ.

Địa điểm: Tầng trệt, Tháp B2, Tòa Brilliant, Khu căn hộ Diamond Island,

Số 01 - Đường Trần Quý Kiên, Phường Bình Trưng Tây, Thành phố Thủ

Đức, Hồ Chí Minh

Hotline: 0901 861 119

Email: diamondisland@pmcweb.vn

BUILDING MANAGEMENT OFFICE

If you have any questions or inquiries, please contact our customer service team for support.

Location: G Floor, Tower B2, Brilliant Tower, Diamond Island Apartments, No. 01 - Tran Quy Kien Street, Binh Trung Tay Ward, Thu Duc City, Ho Chi Minh City

Hotline: 0901 861 119

Email: diamondisland@pmcweb.vn

Turn static files into dynamic content formats.

Create a flipbook
Issuu converts static files into: digital portfolios, online yearbooks, online catalogs, digital photo albums and more. Sign up and create your flipbook.