Tạp chí pháp luật IIRR | IIRR Legal Review | No. 6 - Chủ đề: Lý thuyết về luật hợp đồng

Page 1

CHUYÊN ĐỀ:

LEGAL REVIEW

0 0 (PHẦN 5)

NGHĨA VỤ ÐỐI ỨNG

HIỆP ƯỚC VÀ SỰ THỎA MÃN

LỜI HỨA HÃO HUYỀN

BIÊN TẬP BỞI

No. 06


Greeting From the Editor

Quý Độc giả thân mến,

Quá trình đô thị hóa và hội nhập toàn cầu hình thành sự phát triển kinh tế ở tốc độ cao, đồng thời hình thành một loạt các nền kinh tế về bất động sản, tài chính cá nhân. Xu hướng toàn cầu hóa trao cơ hội phát triển cho tất cả các thành viên/cộng đồng trong mọi lĩnh vực, đặc biệt là trong lĩnh vực Bất động sản. Kinh tế tri thức và công nghiệp hóa, hiện đại hóa là động lực mạnh mẽ nhất đang làm thay đổi xã hội con người. Để có thể đưa ra quyết định và hành động hiệu quả con người cần dựa vào số lượng và chất lượng xử lý thông tin. Sự phát triển của công nghệ thông tin làm cho thông tin trở thành tri thức và quảng bá nhanh tri thức cho mọi người, trong đó, tri thức chính là yếu tố then chốt quyết định sự thành công cho cuộc cách mạng công nhiệp 4.0. Đặc biệt, luật pháp là nền tảng hạ tầng xã hội và điều kiện bắt buộc cho quá trình đô thị hóa và hội nhập toàn cầu. Trên cơ sở đó chúng tôi mong muốn mọi người cùng trao đổi và khám phá ra những vấn đề luật pháp. Trong số thứ 6 của Tạp chí Pháp luật này, với mong muốn lấp đầy khoảng cách của sự bất đối xứng thông tin, chúng tôi tiếp tục giới thiệu tới Quý độc giả về các nguyên tắc của Luật hợp đồng theo hệ thống pháp luật Common Law.

Huy Ths. NGUYỄN QUANG HUY VIỆN PHÓ VIỆN IIRR - TRƯỞNG BAN BIÊN TẬP


CHỊU TRÁCH NHIỆM NỘI DUNG


NỔI BẬT



Consideration

Chương này tiếp tục câu hỏi về việc liệu có hay không các bên đã tạo lập một hợp đồng có hiệu lực*. Chúng ta đã thấy yếu tố tiên quyết đầu tiên khiến một hợp đồng có hiệu lực đó là phải sự thỏa thuận trên thực tế. Tức là phải có đề nghị giao kết hợp đồng (offer) và chấp nhận đề nghị giao kết hợp đồng (acceptance). *

6 yếu tố hình thành hợp đồng

Hợp đồng sẽ không được hình thành khi có ít nhất một bên không có mong muốn giao kết hợp đồng. Sự gặp gỡ của các ý chí là điều kiện để một hợp đồng được xác lập1. Cần phân biệt rõ giữa thỏa thuận (agreement) và hợp đồng (contract). Mặc dù thỏa thuận (agreement) và hợp đồng (contract) thường được sử dụng thay thế cho nhau. Tuy nhiên theo thuật ngữ pháp lý, đó là hai khái niệm hoàn toàn khác nhau. Thỏa thuận là sự thương lượng và thống nhất chung của các bên (tức là có sự gặp gỡ về mặt ý chí).

Trong khi đó, hợp đồng lại chính là sự thỏa thuận nhưng với các điều khoản và điều kiện có hiệu lực ràng buộc pháp lý. Hợp đồng cần nhiều điều kiện hơn so với thỏa thuận. Hay nói cách khác, Thoả thuận không đồng nghĩa với hợp đồng, nhưng hợp đồng thì đương nhiên là thoả thuận, vì hợp đồng bao hàm sự thoả thuận. Sự thoả thuận chỉ được coi là hợp đồng nếu nó có đầy đủ những yếu tố cơ bản của hợp đồng. Trong phạm vi tạp chí này, chúng ta sẽ chỉ đề cập đến yếu tố “consideration” (để hiểu hơn về ý nghĩa của consideration tác giả chưa dịch cụm từ này).


1 TS. Nguyễn Ngọc Điện, phó trưởng khoa Kinh tế Luật, đại học quốc gia thành phố Hồ Chí Minh, Hoàn thiện chế độ pháp lý về xác lập hợp đồng, https://thongtinphapluatdansu.edu.vn/2009/10/27/3995-2/. 2 Stewart, William.J., Collins Dictionary of Law, Collins, London, The United of Kingdom, 2006, p. 100 3 Phạm Quang Huy, “Bình luận về hợp đồng chuyển nhượng bất động sản hình thành trong tương lai”, Tạp chí nghiên cứu lập pháp, số 06 (262), kì 2 tháng 3/2014, tr. 28 � Ngô Huy Cương, “Hai cặp phân loại hợp đồng căn bản”, Tạp chí khoa học luật học, Đại học Quốc gia Hà Nội, số 25 (2009), tr. 29. � Nguyễn Thị Mai Hương, So sánh chế định giao kết hợp đồng theo pháp luật Việt Nam và pháp luật Hoa Kỳ”, Luận văn thạc sĩ Luật kinh tế, Khoa luật, Đại học quốc gia Hà Nội, 2010, tr. 10 � Vũ Thị Lan Anh, “Pháp luật hợp đồng Hoa Kỳ và những điểm khác biệt cơ bản so với pháp luật Việt Nam”, Tạp chí luật học, số 12/2010, tr. 12.

Từ điển luật Collins định nghĩa “Consideration là sự trao đổi, hứa hẹn theo đó mỗi bên được lợi và chịu thiệt”. Trong luật Anh, yêu cầu có “consideration” trước khi hợp đồng ràng buộc pháp lý. Các nhà bình luận và lý thuyết gia pháp lý nhấn mạnh điều này dựa trên sự nhìn nhận hợp đồng là một món hời được trao đi đổi lại2. Tác giả Phạm Quang Huy dịch cụm từ này là “sự xem xét và hứa hẹn”3, tác giả Ngô Huy Cương nhìn nhận cụm từ này mang nghĩa “khoản đối ứng”4 hoặc “nghĩa vụ đối ứng”5,6 hoặc “đối phần nghĩa vụ”. Trong nội dung bài viết này, Ban biên tập xin phép được dịch “consideration” là “nghĩa vụ đối ứng”. Tuy nhiên, Ban biên tập cũng lưu ý rằng cách dịch “nghĩa vụ đối ứng” chỉ đúng trong phần lớn tình huống được đề cập tạp chí này, một số tình huống khác (cũng nằm trong nội dung bài này), lại mang hàm nghĩa như “sự xem xét”. Do đó người đọc cần phải lưu ý kĩ về vấn đề này.



Ý nghĩa của “nghĩa vụ đối ứng” Trong phần này chúng ta giả định rằng đã có sự thỏa thuận giữa các bên và tập trung vào khía cạnh quan trọng khác đó chính là sự tồn tại của “nghĩa vụ đối ứng” (consideration) – một trong những yếu tố cấu thành nên hợp đồng. Trong những trường hợp dưới đây, những trường hợp nào sẽ được coi là tồn tại một hợp đồng? (nếu có) Bên A đưa ra lời đề nghị sẽ giao cho Bên B một quyển sách. Bên B chấp nhận lời đề nghị.

Theo hệ thống luật Mỹ, chỉ trường hợp thứ hai mới làm phát sinh hợp đồng có hiệu lực ràng buộc, bởi vì chỉ có hợp đồng ở trường hợp thứ hai mới có “nghĩa vụ đối ứng”7, một tập hợp các cam kết chung mà ở đó mỗi bên đồng ý sẽ từ bỏ một cái gì đó để nhận về lợi ích từ phía bên kia. Chương này sẽ làm rõ nội hàm và cơ sở lý luận của tuyên bố này.

Bên A đưa ra lời đề nghị sẽ giao cho Bên B một quyển sách, đổi lại lời hứa của Bên B rằng Bên B sẽ trả cho Bên A một khoản tiền nhất định. Bên B chấp nhận lời đề nghị. Betty đưa ra lời đề nghị sẽ đưa cho Lou một quyển sách, nếu Lou đồng ý đến lấy sách tại nhà của Betty. Lou đồng ý.

7

Sự từ bỏ một quyền để đổi lấy một lợi ích.


ý nghĩa của

“nghĩa vụ đối ứng”

Câu hỏi về các yếu tố cấu thành hợp đồng có hiệu lực ràng buộc đã được giải thích khác nhau qua thời gian và ở các nền văn hóa khác nhau. Ví dụ, theo quy định của pháp luật La Mã, một hợp đồng không có “nghĩa vụ đối ứng” chỉ có hiệu lực ràng buộc khi thỏa mãn một số điều kiện (formal requirements). Theo truyền thống của hệ thống Luật Châu Âu lục địa, sự xuất hiện của con dấu (seal), con dấu bằng sáp đính kèm hợp đồng là đã đủ để làm cho hợp đồng có hiệu lực ràng buộc mà không cần phải có “nghĩa vụ đối ứng”. Con dấu không phải là vật thay thế cho “nghĩa vụ đối ứng”, mặc dù ở một số bang, con dấu này được coi như nghĩa vụ đối ứng, ở 49 bang, bộ luật thương mại thống nhất (UCC) đã bãi bỏ con dấu trên hợp đồng mua bán hàng hóa. (Lousiana đã không thông qua Điều 2 của UCC).

Dù mục đích lịch sử ban đầu của nó là gì, và dù “nghĩa vụ đối ứng” có nội dung phức tạp đến đâu thì học thuyết về “nghĩa vụ đối ứng” vẫn được áp dụng cho một số mục đích hữu dụng. Nó cung cấp một bằng chứng khách quan để khẳng định rằng hợp đồng đã tồn tại; nó được áp dụng để phân biệt giữa một thỏa thuận có hiệu lực và một thỏa thuận không có hiệu lực và nó là biện pháp để kiểm tra những hành vi hấp tấp, vội vàng hay những lời hứa thiếu suy nghĩ8.

Lon L. Fuller, “Consideration and Form,” Columbia Law Review 41 (1941): 799.

8


Theo từ điển luật Collins định nghĩa “Consideration là sự trao đổi, hứa hẹn theo đó mỗi bên được lợi và chịu thiệt. Trong luật Anh, yêu cầu có “onsideration” trước khi hợp đồng ràng buộc pháp lí.


nội hàm của nghĩa vụ đối ứng

n

ghĩa vụ đối ứng được xem như tồn tại khi bên đưa ra đề nghị nhận được lợi ích từ việc đưa ra lời đề nghị và để đổi lại điều này bên nhận đề nghị phải từ bỏ một thứ gì đó; đó là cái giá mặc cả phải trả cho thứ mà bạn muốn có được.

Có thể đây là cách hiểu đơn giản nhất về nghĩa vụ đối ứng. Tuy nhiên, lợi ích mà bên kia cam kết hoặc chuyển giao sẽ không thể đơn thuần là bất cứ thứ gì ví dụ như niềm kiêu hãnh, sự nồng ấm, niềm vui hoặc tình bạn mà lợi ích ở đây phải là sự tổn thất về mặt pháp lý (legal detriment) – ví dụ phải thực hiện một hành vi, hoặc không được thực hiện một hành vi hoặc cam kết sẽ thực hiện một hành vi hoặc không được thực hiện một hành vi. Tổn thất không nhất thiết phải là tổn thất thực tế, nó có thể là lợi ích của bên chấp nhận giao kết hợp đồng, hoặc ít nhất cũng không phải thiệt hại.

Tổn hại của một bên trong hợp đồng thường là lợi ích của phía bên còn lại, tuy nhiên tổn thất của bên chấp nhận đề nghị giao kết không nhất thiết là sự chuyển giao một lợi ích thiết thực cho bên giao kết hợp đồng. Việc nghĩa vụ đối ứng có hay không tính toàn vẹn pháp lý hoàn toàn không liên quan đến việc có hay không việc phù hợp về mặt đạo đức hoặc kinh tế để làm cho cuộc mặc cả trở nên công bằng. Ngoài ra, nghĩa vụ đối ứng có thể không cần phải xảy ra ở hiện tại, nó có thể là lời cam kết sẽ thực hiện một công việc có điều kiện (tức là nếu xảy ra điều kiện đó trong tương lai thì phải có nghĩa vụ thực hiện. Ví dụ trong trường hợp Andre ốm, Cessar phải có nghĩa vụ chăm sóc cho Andre). Nghĩa vụ đối ứng là một thuật ngữ pháp lý, và nó tập trung vào việc từ bỏ một nghĩa vụ hoặc một lợi ích pháp lý nào đó.

gh

a “n ủ c a ĩ ngh

g”

ối ứn đ ụ v ĩa

hợp rường có t ỉ h c Mỹ, ồng hợp đ g luật


“condideration” facts Nghĩa vụ đối ứng hay còn gọi là nghĩa vụ đền bù hoặc cân nhắc lợi ích (consideration) thể hiện đặc trưng của hệ thống luật Common Law (Thông luật). Nghĩa vụ đối ứng để nói tới một điều kiện có hiệu lực của hợp đồng, là sự trả giá của bên được hứa để đổi lấy lời hứa của bên đưa ra lời hứa mà sự trả giá đó có thể là sự có lợi cho bên đưa ra lời hứa hoặc bất lợi cho bên được hứa. Quan điểm này gắn liền với thuyết mặc cả (bargain theory). Yêu cầu của nghĩa vụ đối ứng là phải được đưa ra trong quá trình mặc cả, phụ thuộc vào lời hứa được nhận; liên quan đến một cái gì đó có giá trị nhưng không đòi hỏi phải tương đương với giá trị có được từ lời hứa; nghĩa vụ đối ứng phải hợp pháp.


Nghĩa vụ đối ứng được cấu thành bởi hai thành tố. Thứ nhất, được đề cập phía trên, đó là liệu bên được đề nghị có phải gánh chịu một tổn thất pháp lý nào đó – từ bỏ điều gì đó, phải trả một cái giá nào đó, mặc dù nó có thể, ví dụ như lời hứa thực hiện một công việc nào đó như sơn một căn nhà. (Một số tòa án – mặc dù chỉ có số ít có quan điểm cho rằng lợi ích hợp pháp phải được mặc cả mới là một nghĩa vụ đối ứng đầy đủ). Thứ hai đó là có hay không việc tổn thất pháp lý này được mặc cả? Tức là liệu có bất kỳ sự trao đổi nào về lời hứa hoặc lợi ích không khi mà một bên đổi lấy việc gánh chịu một tổn thất để nhận về một lợi ích. Liệu bên đề nghị thực sự có mong đợi, dự định cho việc hành động, không hành động hoặc cam kết của bên kia để đổi lấy cam kết của chính mình hay không?

yếu tố cấu thành nghĩa vụ đối ứng


th bu ó“ c ràng i mới c hiệu lự hợp thứ ha cam kết ch ác ng ở trườ7 ột tập hợp c sẽ từ bỏ m m ý ứng” , i bên đồng h từ phía ỗ m lợi íc i hàm v ở đó ận về h n õ nộ ể đó đ này sẽ làm r y. g Chươn tuyên bố nà a ủ c luận

cho sẽ giao ấp ị h g n lời đề h. Bên B ch c đưa ra Bên A ột quyển sá m B hị. Bên i đề ng o cho nhận lờ ị sẽ gia hứa h g n ề iđ i lời ưa ra lờ sách, đổi lạ o Bên đ A n Bê yển ả ch B một qu B sẽ tr Bên B B rằng Bên t định. Bên ấ n h của Bê hoản tiền n k ị. A một n lời đề ngh ậ h n cho chấp sẽ đưa g ý ị h g n lời đề ếu Lou đồn ưa ra n u Betty đ quyển sách, ủa Betty. Lo c t ộ à h m n Lou tại y sách đến lấ . đồng ý

7

Sự từ

Áp dụng hai điều kiện kia vào ba trường hợp nêu tại phần đầu của chương này, chúng ta có thể dễ dàng thấy rằng ví dụ thứ hai là có tồn tại nghĩa vụ đối ứng pháp lý đầy đủ. Trường hợp thứ nhất, Lou không phải gánh chịu bất kỳ tổn thất nào, Lou không có bất kỳ một cam kết nào về việc sẽ thực hiện một hành vi hoặc không được thực hiện một hành vi; trên thực tế, Lou cũng không thực hiện một hành vi và không phải không được thực hiện một hành vi. Ở trường hợp thứ ba, tưởng như là một lời hứa như vậy nhưng lại thật sự không phải vậy. Betty cam kết với điều kiện Lou phải tới nhà cô ấy, ý định rõ ràng là để tặng sách.

yền đ

ột qu

bỏ m


TÍNH TOÀN VẸN PHÁP LÝ

.

lợi ích

Nội hàm của tính toàn viện pháp lý Hợp đồng phải có sự trao đổi giữa tổn thất pháp lý và lợi ích pháp lý. Nếu có sự trao đổi đó, nghĩa vụ đối ứng được coi là có tính toàn vẹn pháp lý9.

Một cái/điều gì đó có đủ giá trị để cấu thành nên nghĩa vụ đối ứng.

9


Tổn thất thực tế & Tổn thất pháp lý Gỉa sử Phil đưa ra lời đề nghị sẽ trả cho Geogre $500 nếu Geogre cai thuốc lá trong vòng một năm. Liệu đề nghị của Phil có hiệu lực ràng buộc các bên? Bởi vì George dường như đang hưởng lợi từ việc giao kết và thực hiện thỏa thuận — chắc chắn sức khỏe của anh ấy sẽ cải thiện nếu anh ấy từ bỏ hút thuốc. Rõ ràng với việc phân tích như trên, Geogre không phải chịu bất kỳ tổn thất gì trên thực tế mà ngược lại còn được hưởng lợi. Như vậy, liệu hành vi của Geogre có được coi là gánh chịu tổn thất hay không? C Câu trả lời là có bởi vì George được quyền hút thuốc một cách hợp pháp và bằng cách thỏa thuận không hút thuốc, anh ấy bị mất quyền hợp pháp của mình để làm như vậy. Đây là một điều bất lợi về mặt pháp lý; nghĩa vụ đối ứng không đòi hỏi một tổn thất thực tế.


để xem liệu có tồn tại nghĩa vụ đối ứng hay không thì cần xác định tình huống đó đã có sự trao đổi nào hay không và đã có bất kỳ một cuộc thương lượng nào được tiến hành hay không?

Tính cân xứng của nghĩa vụ đối ứng

G

iả sử, Scrooge đưa ra lời đề nghị sẽ mua chiếc xe máy của Caspar với giá 7000$ để đổi 10$ và một cây bút máy sáng bóng trị giá 5$. Caspar đồng ý. Liệu thỏa thuận này đã bao gồm một nghĩa vụ đối ứng cân xứng hay chưa? Có, bởi vì cả hai bên đã đồng ý từ bỏ một cái gì đó thuộc về họ: Scoorge tiền mặt và cây bút máy, Caspar chiếc xe máy.

Trên thực tế, Tòa án thường không quan tâm đến tính cân xứng kinh tế của giá trị đối ứng mà thay vào đó là việc nghĩa vụ đối ứng có tồn tại hay không? Theo thẩm phán Richard.A Posner, “để xem liệu có nghĩa vụ đối ứng hay không thì đơn giản chỉ cần hỏi xem tình huống đó đã có sự trao đổi nào hay không và đã có bất kỳ một cuộc thương lượng nào được tiến hành hay không? Để xem nghĩa vụ đối ứng đã cân xứng hay chưa sẽ phải yêu cầu tòa án quyết định xem liệu giá trị (và các điều khoản khác) được quy định trong hợp đồng đã hợp lý hay chưa.”10 Tóm lại, tòa án không có nghĩa vụ phải xem xét tính cân xứng của nghĩa vụ đối ứng Richard A. Posner, Economic Analysis of Law (New York: 4. Something of value enough to constitute consideration. Chapter 11 Consideration 429 Aspen, 1973) 10


Trên thực tế, các bên sẽ không thỏa thuận một thỏa thuận một chiều (thỏa thuận chỉ có lợi cho một bên) như trường hợp của Scrooge và Caspar. Nhưng có một loại hợp đồng phổ biến mà giá trị đối ứng có ý nghĩa tượng trưng (1 dollar) – được đính kèm vào trong hợp đồng. Ví dụ của hợp đồng quyền chọn đó là Zack muốn mua một chiếc xe hơi hiệu Mercedes Benz có giá 100.000 dollar. Tuy nhiên, Zack chưa có tiền để thanh toán trong vòng 3 tháng tới. Thế là Zack ký kết hợp đồng quyền chọn với nội dung là Zack sẽ mua cái xe hơi hiệu Mercedes Benz có giá là 100.000 dollar trong vòng 03 tháng tới với giá trị hợp đồng là 1 dollar. Vậy chuyện gì sẽ xảy ra? Trường hợp thứ nhất, trong trường hợp hết 03 tháng và chiếc xe hơi hiệu Mercedes Benz tăng giá từ 100.000 dollar lên 150.000 dollar. Trong trường hợp đó, Zack sẽ phải mua chiếc xe Mercedes Benz với giá 100.000 dollar. Trường hợp thứ hai, trong trường hợp hết 03 tháng và chiếc xe hơi hiệu Mercedes Benz giảm giá từ 100.000 dollar xuống còn 80.000 dollar thì Zack sẽ không phải mua chiếc xe mà sẽ mất phí 1.000 dollar. Thông thường, những hợp đồng này được gọi là hợp đồng quyền chọn, mà ở đó “có xem xét đến việc thanh toán bằng tiền mặt và việc nhận số tiền đó được các bên thừa nhận”, một bên đồng ý giữ quyền mua của bên kia theo các điều khoản đã thỏa thuận. Tòa án sẽ quyết định hợp đồng này có hiệu lực nếu đồng đô la được dự định “hỗ trợ một lựa chọn trong thời gian ngắn đề xuất trao đổi theo các điều kiện công bằng”


T

Tuy nhiên, nếu quyền chọn này trong một khoảng thời gian dài bất hợp lý và bản chất thỏa thuận là không công bằng (Tuyển tập luật hợp đồng đưa ra một ví dụ là quyền chọn mười năm cho phép người có quyền chọn khai thác đá phốt phát từ đất của một bà góa với mức thanh toán cho mỗi tấn chỉ bằng một phần tư giá thị trường), khi đó các tòa án khó có thể cho rằng nghĩa vụ đối ứng danh nghĩa cho lựa chọn không thể hủy bỏ. Bởi vì phần mở đầu các hợp đồng quyền chọn như vậy chỉ mang tính chất danh nghĩa, phần trình bày của nó trong văn bản thường chỉ mang tính hình thức, và nó thường không bao giờ được thanh toán; trên thực tế, phần mở đầu của nghĩa vụ đối ứng này là không phù hợp.

T

uy nhiên, các tòa án vẫn sẽ cho phép hợp đồng có hiệu lực ràng buộc — chính xác là vì phần mở đầu đã trở thành một hình thức và không ai phản đối điều này. Hơn nữa, sẽ dễ dàng làm xáo trộn hợp đồng quyền chọn dựa trên nghĩa vụ đối ứng danh nghĩa bằng cách làm giả lời khai rằng đồng đô la chưa bao giờ được trả hoặc nhận. Trong một phiên tòa giữa những lời khai mà ở đó động cơ nói dối rất mạnh và có một tài liệu bằng văn bản thể hiện thỏa thuận của các bên, các tòa án thích cái sau hơn. Tuy nhiên, đoạn 11.4.1 "Consideration for an Option", Board of Control of Eastern Michigan University v. Burgess chỉ ra rằng các tòa án bang không thống nhất về quan điểm này, và đó là một thông lệ an toàn luôn dẫn đến nghĩa vụ đối ứng bất kể nghĩa vụ đối ứng có giá trị như thế nào.

Tuyển tập luật hợp đồng đưa ra ví dụ quyền chọn mười năm cho phép người có quyền chọn khai thác đá phốt phát từ đất của một bà góa với mức thanh toán cho mỗi tấn chỉ bằng một phần tư giá thị trường.


Bởi vì ai cũng có quyền được khởi kiện nếu họ có (1) bằng chứng cho rằng (2) quyền và lợi ích của họ bị xâm hại, cam kết về việc sẽ không khởi kiện ra tòa là một nghĩa vụ đối ứng phù hợp để đổi lấy một cam kết sẽ thực hiện một hành vi hoặc cam kết sẽ thanh toán một khoản tiền. T

ĐE DỌA KHỞI KIỆN: CAM KẾT KHÔNG KIỆN TỤNG

Trong vụ Dedeaux v. young, Dedeaux mua khối bất động sản từ William B. Bosworth và cam kết sẽ thanh toán cho cho Young – người môi giới một khoản tiền. Nhưng sau đó, Dedeaux không thực hiện nghĩa vụ thanh toán, và Young dọa sẽ kiện Dedeaux về việc không thực hiện theo đúng nghĩa vụ thỏa thuận. Nếu Young kiện Dedeaux ra tòa thì việc chuyển nhượng bất động sản sau này sẽ bị cấm. Để ngăn chặn Young tiến hành khởi kiện, Dedeaux hứa sẽ trả 5% lợi nhuận nếu Young không tiến hành khởi kiện. Dedeaux sau đó không thanh toán khoản tiền 5% lợi nhuận với lý do anh ấy chưa bao giờ cam kết về việc sẽ thanh toán cho Young, mà kể có cam kết, nó cũng không cấu thành nên một hợp đồng bởi vì không có nghĩa vụ đối ứng từ Young do vậy thỏa thuận này không có hiệu lực ràng buộc. Tòa án không đồng ý với điều này và cho rằng Dedeuax đã giao kết một thỏa thuận. Đồng thời tòa án cũng bảo vệ yêu cầu đòi khoản tiền lợi nhuận 5% của Young bởi vì Young đã chấp thuận lời đề nghị về việc không được thực một hành vi (cụ thể ở đây là quyền khởi kiện). Điều này đã cấu thành một nghĩa vụ đối ứng phù hợp. Ví dụ nếu anh ấy đe dọa khởi kiện một người lạ, hay có bằng chứng cho rằng Dedeaux không có nghĩa vụ với Young ngay từ đầu (không có nghĩa vụ thì không thể vi phạm, mà không thể vi phạm thì không thể khởi kiện) – và vì thế sẽ không có nghĩa vụ đối ứng nào bởi vì Young đã không phải từ bỏ bất kỳ một quyền lợi hợp pháp (legal right) nào. Cam kết sẽ không tiến hành khởi kiện để đổi lấy sự hòa giải (settlement of a dispute) được gọi là cam kết không kiện tụng “covenant not to sue) (khế ước (covenant) là một từ thay thế cho thỏa thuận (agreement))


HIỆP ƯỚC VÀ SỰ THỎA MÃN Trên thực tế, tranh chấp giữa các chủ thể giao kết hợp đồng thường phát sinh xoay quanh ý nghĩa của các điều khoản và điều kiện của hợp đồng, đặc biệt là số tiền phải đến hạn thanh toán. Khi tranh chấp là xác thực (và không phải là nỗ lực vô cớ của một bên để trốn tránh nghĩa vụ thanh toán một khoản tiền rõ ràng đã đến hạn), nó có thể được giải quyết bằng việc các bên cùng nhau thỏa thuận xác định số tiền phải thanh toán. Thỏa thuận thứ hai này, thay thế cho thỏa thuận đầu tiên đang tranh chấp, được gọi là “hiệp ước” (accord) và khi khoản thanh toán hoặc điều khoản của “hiệp ước” được thực hiện, hợp đồng thứ hai đã được hoàn thành và được gọi là một hiệp ước và sự thỏa mãn. Trong trường hợp có nguyên đơn khởi kiện bị đơn nhằm cáo buộc vi phạm hợp đồng ban đầu thì bị đơn có thể được bảo vệ bằng cách viện dẫn “hiệp ước và sự thỏa mãn”. Hiệp ước là một hợp đồng và do đó phải được cấu thành bởi “nghĩa vụ đối ứng”. Giả sử Jan nợ Andy 7.000 đô la, hạn thanh toán là vào ngày 01 tháng 11. Tuy nhiên, vào ngày 01 tháng 11, Jan chỉ trả 3.500 đô la để đổi lấy lời hứa của Andy sẽ miễn trừ Jan khỏi nghĩa vụ phần còn lại của khoản nợ. Liệu Andy (người đưa ra lời đề nghị) đã làm cho thỏa thuận này có hiệu lực ràng buộc chưa? Thực tế là không bởi vì Jan không phải gánh chịu bất kỳ nghĩa vụ pháp lý gì mà còn nhận được một thứ gì đó (đó là được miễn trừ khỏi nghĩa vụ thanh toán 3.500 đô la còn lại) ngoài ra cô ấy không phải gánh chịu một tổn thất nào cả. Nhưng nếu Jan và Andy thỏa thuận rằng Jan sẽ trả 3.500 đô la vào ngày 25 tháng 10, thì sẽ có “nghĩa vụ đối ứng”; Jan sẽ phải gánh chịu một tổn hại pháp lý khi buộc bản thân phải thanh toán sớm hơn so với hợp đồng ban đầu yêu cầu cô phải làm. Nếu Jan đã trả 3.500 đô la vào ngày 11 tháng 11 và đưa cho Andy thứ gì đó khác mà hai bên đã thỏa thuận trước đó — một cây bút, một thùng bia, một viên hạt tiêu — thì lúc này cũng đã xuất hiện một tổn thất pháp lý theo quy định.


Hãy xem một số ví dụ về nguyên tắc hiệp ước và sự thỏa mãn. Tranh chấp dẫn đến việc các bên phải thỏa thuận giải quyết bằng một hiệp định và sự thỏa mãn có thể xảy ra theo một số cách điển hình: khi có một khoản nợ chưa xác định (unliquidated debt); một khoản nợ đang tranh chấp (a disputed debt); một khoản séc “thanh toán đầy đủ” để thanh toán cho khoản tiền ít hơn số tiền mà chủ nợ yêu cầu (những thuật ngữ này sẽ được giải thích phía dưới); những khó khăn không lường trước được dẫn đến việc sửa đổi hợp đồng, hoặc ký lại, ký mới hợp đồng (novation); hoặc một thỏa thuận giữa người nợ và các chủ nợ về việc giảm số tiền phải thanh toán (creditor’s composition ). Nhưng những trường hợp sau sẽ không bao giờ phát sinh nghĩa vụ — và không có tranh chấp pháp lý thực sự nào có thể phát sinh — khi mà một người hứa cam kết sẽ thực hiện một hành vi vì lợi ích của bên kia mà việc thực hiện một hành vi này đã là một nghĩa vụ tồn tại trước đó (preexisting obligation) hoặc cam kết về sẽ không thực hiện một hành vi mà hành vi đó đã bị cấm từ trước, lời hứa hão huyền.

HIỆP ƯỚC LÀ MỘT HỢP ĐỒNG VÀ DO ĐÓ PHẢI ĐƯỢC CẤU THÀNH BỞI “NGHĨA VỤ ĐỐI ỨNG”.


XỬ LÝ KHOẢN NỢ KHÔNG XÁC ĐỊNH


n

ợ không xác định (unliquidated debt) là khoản nợ chưa xác định được chính xác số tiền phải thanh toán. Chúng ta thường gặp phải các khoản nợ như vậy khi mọi người sử dụng dịch vụ tư vấn của các chuyên gia mà các khoản phí chính xác hiếm khi được trao đổi trước trong văn phòng của các chuyên gia, hoặc trong trường hợp một bên đồng ý, bằng cách nói ra hoặc ngụ ý, sẽ thanh toán các khoản chi phí hợp lý, hợp lệ hoặc thông thường (customary or resonable fee) của bên kia mà không ấn định số tiền chính xác. Ví dụ khi bạn khởi kiện ai đó để yêu cầu bồi thường thiệt hại trong một vụ tai nạn. Để có thể thực hiện các thủ tục tố tụng, bạn có thể tự mình hoặc thuê luật sư đại diện cho bạn thực hiện các quyền này. Trong trường hợp bạn thuê luật sư, hợp đồng dịch vụ pháp lý quy định rằng luật sư có quyền được nhận 33% giá trị khoản tiền bồi thường đòi được. Khoản tiền bạn nợ luật sư là khoản tiền không xác định cho đến khi vụ án được giải quyết bởi vì bạn không biết liệu bạn có thắng vụ kiện hay không? Nếu thắng thì sẽ đòi bồi thường được bao nhiêu?

N

ợ không xác định có nghĩa là đã tồn tại một khoản nợ phải thanh toán, nhưng không chắc là bao nhiêu. (Mặt khác, một khoản nợ đã xác định (liquidated debt) là khoản nợ đã xác định được chắc chắn số tiền phải thanh toán. Một khoản nợ có được xác định là khoản nợ được viết một cách rõ ràng— “IOU $ 100” —hoặc bằng cách xác định bằng toán học — $ 1 cho mỗi pound đá đặt hàng và 60 bảng Anh cho phí giao hàng; do đó khoản nợ phải được thanh toán là 60 đô la).


Thỏa thuận thanh toán khoản nợ là một thỏa thuận và có hiệu lực thi hành. Đây là cách vấn đề diễn ra: Giả sử một bệnh nhân đến bệnh viện để phẫu thuật túi mật. Chi phí của ca phẫu thuật chưa được thỏa thuận chi tiết trước đó, mặc dù ở khu vực đô thị chi phí phẫu thuật thường rơi vào khoảng 8.000 đô la. Sau khi phẫu thuật, bệnh nhân và bác sĩ phẫu thuật thống nhất chi phí phẫu thuật là 6.000 USD. Bệnh nhân sau đó đồng ý thanh toán chi phí phẫu thuật; một tháng sau, bác sĩ phẫu thuật kiện đòi thêm 2.000 đô la. Như vậy ai thắng? Đó chính là người bệnh nhân bởi vì anh ta đã từ bỏ quyền được xem xét tính hợp lý của khoản phí phẫu thuật bằng cách đồng ý với một số tiền cố định phải trả vào một thời điểm nhất định. Thỏa thuận thanh toán khoản nợ là một thỏa thuận và có hiệu lực thi hành. Tuy nhiên, nếu bệnh nhân và bác sĩ phẫu thuật đã thỏa thuận về khoản phí phẫu thuật là 8.000 đô la trước khi phẫu thuật, và bệnh nhân tự ý từ chối thanh toán khoản chi phí đã xác định trước này trừ khi bác sĩ phẫu thuật đồng ý giảm một nửa phí của người đó, thì bác sĩ phẫu thuật sẽ có quyền thu hồi nửa còn lại trong một vụ kiện, bởi vì bệnh nhân sẽ “không có nghĩa vụ đối ứng gì” không từ bỏ điều gì, “không bị tổn hại gì” - cho thỏa thuận cắt giảm lệ phí sau đó của bác sĩ phẫu thuật.

Nợ không xác định có nghĩa là đã tồn tại một khoản nợ phải thanh toán, nhưng không chắc là bao nhiêu.


Một khoản nợ có tranh chấp phát sinh khi các bên đã xác định được giá trị hoặc chi phí của hàng hóa hoặc dịch vụ nhưng sau đó lại xảy ra tranh chấp về tính công bằng của khoản nợ đó, và sau đó giải quyết tranh chấp. Khi tranh chấp này được giải quyết, các bên đã phải đưa ra “nghĩa vụ đối ứng” để có thể đi đến thống nhất khoản tiền thanh toán cho số tiền đến hạn. Giả sử rằng trong trường hợp cắt túi mật, trước đó, bệnh nhân đã thỏa thuận sẽ thanh toán $ 8.000. 8 tháng sau ca phẫu thuật do gặp phải tình trạng buồn nôn và nôn mửa, bệnh nhân phải trải qua ca phẫu thuật thứ hai; các bác sĩ phẫu thuật phát hiện ra một miếng băng gạc phẫu thuật ở trong ruột của bệnh nhân. Bệnh nhân từ chối thanh toán toàn bộ hóa đơn ban đầu của bác sĩ phẫu thuật; sau đó họ thỏa thuận mức chi phí sẽ là $ 6.000, $6000 là khoản tiền mà bệnh nhân sẽ phải thanh toán. Như vậy, thỏa thuận thanh toán $6000 là một thỏa thuận ràng buộc bởi vì các sự kiện sau đó đã làm phát sinh quyền được tranh cãi hợp pháp của bệnh nhân về nghĩa vụ thanh toán toàn bộ hóa đơn của anh ta (đáng nhẽ là người bệnh nhân sẽ phải thanh toán hóa chi phí phẫu thuật là $8000 tuy nhiên do sơ xuất của các bác sĩ phẫu thuật mà chi phí này có thể phải xem xét lại). Miễn là tranh chấp dựa trên thực tế và không bị che đậy, miễn là người hứa đang hành động một cách thiện chí, thì nghĩ vụ đối ứng sẽ xuất hiện khi tranh chấp được giải quyết

Giải quyết khoản nợ tranh chấp


Tình huống séc

"Thanh toán đầy đủ" Để thanh toán khoản nợ đã xác định có giá trị $8.000 cho các bác sĩ phẫu thuật, bệnh nhân gửi một tấm séc có giá trị $6.000 đô la được đánh dấu “đã thanh toán đầy đủ” (tức là khoản tiền $6000 này đã thanh toán cho toàn bộ chi phí). Các bác sĩ phẫu thuật thu tiền. Không có tranh chấp nào phát sinh. Liệu các bác sĩ phẫu thuật có thể kiện đòi 2.000 đô la còn lại không? Điều này có vẻ là một hiệp định. Các bác sĩ phẫu thuật dường như đồng ý với bệnh nhân và chấp nhận thanh toán đầy đủ 6.000 đô la bằng việc tiếp nhận tấm séc này. Tuy nhiên, trong trường hợp này “nghĩa vụ đối ứng” vẫn chưa thỏa mãn. Bởi vì người bệnh nhân nợ nhiều hơn số tiền mặt của tờ séc, hơn nữa người bệnh nhân này lại không phải chịu tổn thất pháp lý nào. Trong trường hợp có quy định khác, bên vay nợ có thể dễ dàng thuyết phục những chủ nợ đang đòi nợ gắt gao chấp nhận khoản tiền thanh toán bằng cách xuất trình tiền mặt ngay lập tức.

Chìa khóa cho khả năng thực thi của chú giải “thanh toán đầy đủ” đó chính là đặc điểm của chính khoản nợ. Nếu khoản nợ chưa được xác định, hoặc nếu có tranh chấp, thì “thanh toán đầy đủ” có thể được sử dụng như là “hiệp ước và sự thỏa mãn” khi khoản thanh toán được ghi trên séc và được chủ nợ chấp nhận thanh toán (đảm bảo tính thanh toán ngay lập tức). Nhưng nếu khoản nợ đã được xác định trước và không có bất kỳ một tranh chấp nào phát sinh, thì sẽ không có một nghĩa vụ đối ứng nào khi mà khoản séc có giá trị thấp hơn khoản nợ được xác định trước. (Tuy nhiên, có thể cho rằng nếu séc được coi là một thỏa thuận sửa đổi hợp đồng mua bán thì không cần tới nghĩa vụ đối ứng theo Mục 2-209 của Bộ luật Thương mại Thống 2nhất (UCC).)


Giả sử Peter giao kết hợp đồng xây cho Jerry một ngôi nhà với giá 390.000 đô la. Trong khi đang đào móng, Peter bất ngờ phát hiện ra cát lún, việc loại bỏ chúng sẽ tốn thêm 10.000 USD. Để đảm bảo rằng Peter không trì hoãn việc xây dựng ngôi nhà, Jerry hứa sẽ trả cho Peter 10.000 USD nhiều hơn so với thỏa thuận ban đầu. Nhưng khi ngôi nhà được hoàn thành, Jerry không thực hiện lời hứa của mình. Jerry có phải chịu trách nhiệm pháp lý không? Về mặt logic có lẽ là không: Peter không bị tổn hại gì về mặt pháp lý để đổi lấy 10.000 đô la; anh ấy đã ký hợp đồng xây dựng ngôi nhà đó. Nhưng hầu hết các tòa án sẽ cho phép Peter được quyền yêu cầu đòi khoản tiền đó dựa trên lý thuyết rằng hợp đồng ban đầu đã bị chấm dứt hoặc được sửa đổi theo thỏa thuận của hai bên hoặc theo một điều kiện ngụ ý (implied condition) rằng hợp đồng ban đầu sẽ được hủy bỏ nếu có những khó khăn không lường trước được xảy ra. Nói tóm lại, tòa án sẽ cho thi hành việc các bên thừa nhận lẫn nhau rằng các điều kiện không lường trước được đã làm cho hợp đồng cũ không công bằng. Trong trường hợp phía trên, các bên, có thể sửa đổi hợp đồng ban đầu của họ (điều này cần tới nghĩa vụ đối ứng theo hệ thống luật Anh – Mỹ) hoặc có thể hủy bỏ hợp đồng ban đầu và giao kết một hợp đồng mới (được gọi là thay thế nghĩa vụ (novation)).

KHÓ KHĂN KHÔNG LƯỜNG TRƯỚC

Một khó khăn không lường trước được phát sinh sau khi hợp đồng được thực hiện có thể được giải quyết theo “hiệp ước và sự thỏa mãn”. Những khó khăn mà không ai có thể lường trước được đôi khi có thể là chất xúc tác cho một thỏa thuận khác dường như không có nghĩa vụ đối ứng tuy nhiên tòa án vẫn công nhận và cho thi hành. .


Một câu hỏi thực tế là liệu một tình huống mới phát sinh có đủ mới và có đủ khó khăn để biến một nghĩa vụ đã có từ trước thành một khó khăn không lường trước được hay không. Rõ ràng, nếu Peter chỉ gặp phải một túi cát lún nhỏ — giá trị hai gallon — thì cậu ấy sẽ phải giải quyết nó như một phần của công việc đã thoả thuận. Nếu anh ta gặp phải cát lún nhiều như thể lấp đầy một bể bơi cỡ Olympic, thì điều đó rõ ràng là không lường trước được và anh ta nên được trả thêm tiền để có thể tiếp tục được hợp đồng.

Trên thực tế, có hàng tỉ thứ khó khăn không lường trước được mà nghĩa vụ loại bỏ nó của Peter không nằm trong phạm vi của hợp đồng ban đầu và “nghĩa vụ đối ứng” mới cần phải được đáp ứng để đổi lấy nghĩa vụ loại bỏ những khó khăn đó.


Thỏa thuận giữa người nợ và các chủ nợ về việc giảm số tiền phải thanh toán

Thỏa thuận giữa con nợ và các chủ nợ về việc giảm số tiền phải thanh toán dẫn đến việc khoản nợ có thể được giải quyết theo một “hiệp ước và sự thỏa mãn” (accord and satisfaction). Đó là một thỏa thuận theo đó hai hoặc nhiều chủ nợ đồng ý để con nợ trả cho họ các khoản nợ đến hạn theo tỷ lệ phần trăm của khoản nợ đến hạn theo đúng yêu cầu của họ. Thỏa thuận này đặc biệt quan trọng đối với một doanh nghiệp đang gặp khó khăn; thông qua đó, doanh nghiệp có thể xoay sở để tránh rơi vào tình trạng phá sản. Mặc dù số tiền thanh toán trên thực tế ít hơn số tiền ban đầu con nợ phải trả do đó trong trường hợp này không tồn tại nghĩa vụ đối ứng, các tòa án vẫn thường cho phép thỏa thuận này có hiệu lực ràng buộc. Cam kết của mỗi chủ nợ chấp nhận số tiền thanh toán nhỏ hơn so với khoản tiền cho vay ban đầu để đổi lấy một thứ gì đó được coi là có “nghĩa vụ đối ứng” để hỗ trợ cam kết của các bên. Trong trường hợp con nợ có 3.000 đô la trong tay. Anh ta nợ A, B và C mỗi người 3.000 đô la. A, B và C đồng ý nhận 1.000 đô la/mỗi người và miễn trừ nghĩa vụ thanh toán nốt phần còn lại cho bên vay. Mỗi chủ nợ đã chấp nhận từ bỏ 2.000 đô la đổi lại để nhận lại một điều gì đó, đó chính là 1.000 đô la. Nếu không có thỏa thuận này, một người có thể nhận được toàn bộ số tiền mà người đó cho vay, nhưng những người khác có thể sẽ không nhận được gì.


Không thể giải quyết theo một “hiệp ước và sự thỏa mãn” là tình huống mà một bên có nghĩa vụ từ trước và họ được bên đề nghị sẽ cung cấp một lợi ích mới để thực hiện nghĩa vụ đó. Khi nghĩa vụ đối ứng duy nhất mà được đề xuất cho người đề nghị là thực hiện một hành vi hoặc cam kết sẽ thực hiện một nghĩa vụ đã tồn tại trước thì thỏa thuận này sẽ không có hiệu lực thi hành.

Như vụ Dentruowsv. Reppert (Mục 11.4.2 “nghĩa vụ đối ứng: nghĩa vụ đã tồn tại trước”) đã nói rõ, một người được coi là không bị tổn hại về mặt pháp lý khi cam kết thực hiện điều mà anh ta đã có nghĩa vụ phải làm từ trước. Trường hợp một người cam kết sẽ không thực hiện một hành vi mà anh ta đã không được phép làm, thì sẽ không cấu thành nghĩa vụ đối ứng. David mười sáu tuổi; chú của anh ta hứa sẽ cho anh ta 50 đô la nếu anh ta không hút thuốc. Lời hứa này không có hiệu lực ràng buộc bởi vì theo quy định của pháp luật, David không được phép hút thuốc, vì vậy lời hứa của David không có giá trị gì cả (David đã không từ bỏ một quyền hợp pháp). Như đã đề cập trước đây, có một vấn đề khó khăn ở chỗ không rõ liệu một người có nghĩa vụ từ trước hay không? Hoặc liệu những khó khăn không lường trước được đã tác động như thế động để việc sửa đổi hợp đồng hoặc thỏa thuận thay thế nghĩa vụ được đảm bảo công nhận. Điều gì sẽ xảy ra nếu Peter đòi trả thêm tiền để anh ta dỡ bỏ một khối cát lún chỉ bằng một chiếc xe cút kít ra khu vực đào móng? Chắc chắn với khối lượng cát đó là chưa đủ để cấu thành một khó khăn không thể lường trước được. Vậy, bao nhiêu cát lún là đủ?


Nghĩa vụ đã tồn tại Khi nghĩa vụ đối ứng duy nhất mà được đề xuất cho người đề nghị là thực hiện một hành vi hoặc cam kết sẽ thực hiện một nghĩa vụ đã tồn tại trước thì thỏa thuận này sẽ không có hiệu lực thi hành.


NHỮNG LỜI HỨA HÃO HUYỀN Không phải mọi lời hứa đều là cam kết thực hiện một điều gì đó. Đôi khi đó chỉ là một lời hứa hão huyền, khi mà các điều khoản trong hợp đồng ràng buộc người đưa ra lời hứa không phải từ bỏ bất cứ điều gì, không phải gánh chịu một tổn thất pháp lý nào.

Ví dụ: Lydia đề nghị trả cho Juliette 10 đô la để cắt cỏ của Lydia. Juliette hứa sẽ cắt cỏ nếu cô ấy cảm thấy thích. Juliette có thể thực thi hợp đồng không? Không, bởi vì Juliette không bị tổn hại gì về mặt pháp lý; lời hứa của cô ấy là điều viển vông, vì nếu Juliette không thực hiện việc cắt cỏ thì vẫn đúng như những gì cô ấy cam kết (nếu cô

Học thuyết cho rằng những thỏa thuận như vậy là không thể thực thi đôi khi được gọi là học thuyết về nghĩa vụ tương hỗ: nếu một bên trong hợp đồng không có nghĩa vụ ràng buộc thì bên kia cũng không bị ràng buộc. Vì vậy, nếu A ký hợp đồng thuê B trong một năm với giá 6.000 đô la một tháng, bảo lưu quyền sa thải B bất cứ lúc nào (điều khoản “lựa chọn hủy bỏ”), và B đồng ý làm việc trong một năm, A đã không thực sự hứa hẹn điều gì; A không bị ràng buộc với thỏa thuận, và B cũng vậy. Lời hứa hão huyền đưa ra một vấn đề đặc biệt trong các thỏa thuận giao dịch độc quyền, hợp đồng đầu ra (outputs contracts) và hợp đồng nhu cầu (needs contracts).


THỎA THUẬN GIAO DỊCH ĐỘC QUYỀN Trong thỏa thuận giao dịch độc quyền, một bên (bên nhượng quyền) cam kết chỉ giao dịch với bên kia (bên nhận quyền) — ví dụ: một nhà thiết kế (bên nhượng quyền) đồng ý bán tất cả sản phẩm quần áo được thiết kế đặc biệt của mình cho một cửa hàng quần áo cụ thể (bên nhận quyền). Đổi lại, cửa hàng quần áo này hứa sẽ trả một tỷ lệ nhất định trên doanh thu cho nhà thiết kế. Khi kiểm tra kỹ hơn, có thể thấy rằng lời hứa của cửa hàng bán quần áo là hão huyền: họ chỉ trả tiền cho nhà thiết kế nếu cửa hàng đó bán được sản phẩm, nhưng có thể không bán được. Do đó, nhà thiết kế (bên nhượng quyền) có thể cố gắng hủy bỏ khỏi thỏa thuận bằng cách lập luận rằng bởi vì bên nhận quyền không có nghĩa vụ phải làm bất cứ điều gì, nên không có nghĩa vụ đối ứng nào đối với lời hứa của cô ấy về việc giao dịch độc quyền với cửa hàng


LỜ I H ỨA H ÃO H U YỀ N Tuy nhiên, các tòa án vẫn ủng hộ các hợp đồng giao dịch độc quyền dựa trên lý thuyết rằng bên nhận quyền có nghĩa vụ sử dụng mọi nỗ lực cần thiết để quảng bá và bán sản phẩm hoặc dịch vụ. Nghĩa vụ này có thể được ghi rõ trong hợp đồng hoặc được ngụ ý bởi các điều khoản của nó. Trong tuyên bố kinh điển của khái niệm này.

Thẩm phán Benjamin N. Cardozo, lúc đó thuộc Tòa phúc thẩm New York, khi bảo vệ quan điểm của mình đối với hợp đồng như vậy, đã tuyên bố: Đúng là [bên nhận quyền] không hứa một cách trực tiếp rằng anh ta sẽ sử dụng mọi nỗ lực cần thiết để đầu tư việc quảng bá sản phẩm và bán sản phẩm thiết kế của cô ấy.

Tuy nhiên, chúng tôi nghĩ rằng một lời hứa như vậy khá được ngụ ý. Luật pháp ngày càng phát triển nhanh hơn. Ngày nay cần có một cái nhìn rộng hơn. Lời hứa có thể không có, nhưng toàn bộ văn bản có thể là “bản năng với nghĩa vụ” và được diễn đạt không hoàn hảo.… Lời hứa của anh ta sẽ trả cho bị đơn một nửa lợi nhuận và doanh thu từ đại lý độc quyền và việc cam kết sẽ cung cấp tài khoản (render accounts) hàng tháng là chính là một lời hứa được ngụ ý sẽ sử dụng những nỗ lực hợp lý để tạo ra lợi nhuận và doanh thu. Otis F. Wood kiện Lucy, Lady Duff-Gordon, 118 N.E. 214 (năm 1917).


UCC cũng tuân theo nguyên tắc tương tự. Trong trường hợp không có ngôn ngữ khoanh vùng cụ thể nghĩa vụ của người bán hoặc người mua, hợp đồng giao dịch độc quyền theo Mục 2-306 (2) đặt ra “nghĩa vụ của người bán là bằng nỗ lực tốt nhất để cung cấp hàng hóa và người mua sử dụng những nỗ lực cao nhất để thúc đẩy việc bán hàng của họ”.


Một vấn đề phổ biến xảy ra đối với hợp đồng đầu ra và hợp đồng nhu cầu . Trong hợp đồng đầu ra, người bán - giả sử một công ty than - đồng ý bán toàn bộ sản lượng than hàng năm của mình cho một công ty điện lực. Nó đã thực sự đồng ý sản xuất và bán bất kỳ loại than nào chưa? Điều gì sẽ xảy ra nếu chủ sở hữu mỏ than quyết định ngừng sản xuất để nghỉ một năm — đó có phải là vi phạm thỏa thuận không? Đúng. Luật pháp quy định nghĩa vụ cho người bán ở đây phải sản xuất và bán một số lượng than hợp lý. Tương tự, nếu công ty điện lực giao kết hợp đồng mua sản lượng than theo nhu cầu của mình từ công ty than — hợp đồng nhu cầu — thì liệu công ty điện lực có thể quyết định ngừng hoạt động hoàn toàn và không lấy than không? Không, bắt buộc phải lấy một lượng than hợp lý.

HỢP ĐỒNG ĐẦU RA (OUTPUTS CONTRACTS)

& HỢP ĐỒNG NHU CẦU (NEEDS CONTRACTS)

’’

Tòa án không đặt ra câu hỏi về tính c số trường hợp ngoại lệ) yêu cầu ngư lý (từ bỏ bất kỳ quyền hợp pháp nào gì đó) để nhận được một lợi ích mong

Việc từ bỏ quyền khởi kiện là một điề khi phân tích các loại thỏa thuận giả thỏa mãn): nghĩa vụ thanh toán toà khoản nợ đã xác định, khoản nợ chưa

Trong trường hợp khó khăn không lườ được quyền yêu cầu được trả thêm th ứng) để giải quyết các khó khăn đó b bên đã thay thế bằng một nghĩa vụ k sung mà người đó có nghĩa vụ phải người đó có nghĩa vụ pháp lý không đ

Nếu một người đưa ra một lời hứa hã ra được bất kỳ nghĩa vụ đối ứng nào trừ các trường hợp sau, bao gồm: th cầu và hợp đồng đầu ra.


cân xứng của nghĩa vụ đối ứng, nhưng (trừ một ười đưa ra đề nghị phải chịu một tổn thất pháp mà anh ta hoặc cô ta sở hữu — từ bỏ một thứ g đợi.

ều bất lợi về mặt pháp lý và có vấn đề phát sinh ải quyết tranh chấp khác nhau (hiệp ước và sự àn bộ số tiền mà một chủ nợ yêu cầu đối với a xác định, và một khoản nợ đang tranh chấp.

ờng trước được phát sinh, người có nghĩa vụ sẽ hù lao so với thỏa thuận ban đầu (nghĩa vụ đối bởi vì hoặc hợp đồng được sửa đổi hoặc do các khác, nhưng sẽ không có nghĩa vụ đối ứng bổ thực hiện hoặc không thực hiện công việc mà được thực hiện.

ão huyền (illusory promise) tức là họ không đưa o và không có hợp đồng nào được hình thành; hỏa thuận giao dịch độc quyền, hợp đồng nhu


LEGAL REVIEW


Turn static files into dynamic content formats.

Create a flipbook
Issuu converts static files into: digital portfolios, online yearbooks, online catalogs, digital photo albums and more. Sign up and create your flipbook.