Tạp chí Worksafe | Vol.1 - Ứng phó với những tình huống khẩn cấp trong thang máy

Page 1


06

TÌM HIỂU

16

CÁC BƯỚC CỨU HỘ CƠ BẢN


10

ĐỊNH VỊ BUỒNG THANG MÁY

24

QUY TRÌNH CỨU HỘ NÂNG CAO



Ngày nay, các quốc gia, đặc biệt là những nước đang phát triển sẽ gặp phải những bài toán liên quan đến các tiêu chuẩn về vệ sinh dịch tễ, các vấn đề môi trường cũng như sức khỏe an toàn lao động. Đất nước chúng ta đang trong quá trình hội nhập toàn cầu với mục tiêu là đến năm 2045, Việt Nam sẽ trở thành một nhân tố chủ chốt trong khu vực. Do vậy, chúng ta cần phải bắt tay tiến hành xây dựng văn hóa an toàn lao động ngay từ hôm nay. Theo thống kê của Tổ chức Lao động Quốc tế (ILO), mỗi năm, có đến trung bình 2,78 triệu người thiệt mạng do tai nạn lao động hoặc những căn bệnh nghề nghiệp. Ngoài ra, có khoảng 374 triệu người gặp phải những chấn thương trong quá trình làm việc, dẫn đến những sự gián đoạn. Hệ quả để lại của những sự việc này là rất lớn, tiêu biểu là việc giảm thiểu chất lượng công việc cũng như những tổn thất về mặt con người và kinh tế. Do vậy, yêu cầu tạo ra một nhận thức tổng thể về các khía cạnh liên quan đến an toàn lao động, song song với đó là việc đặt sức khỏe và sự an toàn của người lao động và người sử dụng lao động lên hàng đầu là một nhu cầu thiết thực để nâng cao tinh thần và phối hợp hành động giữa các bên liên quan. Nắm bắt được những yêu cầu kể trên, đội ngũ Biên tập hân hạnh mang đến cho Quý độc giả ấn phẩm Worksafe để chia sẻ những kiến thức liên quan đến các quy trình tác nghiệp nhằm đảm bảo an toàn lao động. Trong số tạp chí đầu tiên này, Đội ngũ Biên tập tập trung vào những khuyến nghị, song song với đó là các hướng dẫn an toàn trong quá trình tham gia vào các công việc có liên quan đến hệ thống thang máy, bao gồm quá trình lắp đặt, vận hành, thay đổi, kiểm tra, thử nghiệm, bảo dưỡng/bảo trì, sửa chữa và tháo dỡ. Thang máy là một trong số ít các phương tiện vận chuyển mà không có người giám sát và dành cho tất cả mọi người, từ trẻ nhỏ cho đến người cao tuổi. Thang máy được coi là một trong những hình thức vận tải an toàn nhất, được thiết kế theo các tiêu chuẩn nghiêm ngặt và toàn diện. Tuy nhiên, Đội ngũ Biên tập cũng ý thức được rằng các tiêu chuẩn này có thể thay đổi để phù hợp với những xu hướng về công nghệ và xã hội đang ngày một phát triển theo từng ngày. Do vậy, Đội ngũ Biên tập rất mong nhận được những ý kiến đóng góp từ Quý độc giả gần xa. Trân trọng.




1. TÌM HIỂU Việc tiến hành tháo gỡ hoạt động của thang máy trong một số tình huống phụ thuộc vào việc xác định những tình huống đó là SỰ CỐ hay TÌNH HUỐNG KHẨN CẤP

WORKSAFE VOL.1 06


WORKSAFE VOL.1 07


SỰ CỐ: Thang máy bị mắc kẹt với hành khách trong buồng thang máy nhưng không gây nguy hiểm ngay lập tức và không có dấu hiệu tổn thương. Chú ý: Những tình huống liên tục được quan sát là SỰ CỐ có thể tiến triển thành TÌNH HUỐNG KHẨN CẤP. TÌNH HUỐNG KHẨN CẤP: Là tình huống xuất hiện một các dấu hiệu sau đây:

- Ngọn lửa đe dọa hành khách trong thang máy bị kẹt - Hành khách kẹt trong thang máy gặp chấn thương - Hành khách kẹt trong thang máy hoảng loạn Chú ý: Trong trường hợp có bằng chứng chứng tỏ những người kẹt trong thang máy bị thương, nhân viên quản lí cần yêu cầu sự trợ giúp y tế.

WORKSAFE VOL.1 08


Trình tự ứng phó trong những hành động đầu tiên của hai trường hợp đều giống nhau tuy nhiên trong TRƯỜNG HỢP KHẨN CẤP các kỹ thuật cứu hộ (đã được đào tạo) trong khi chờ kỹ sư thang máy. Tất cả quy trình vận hành của thang máy bắt đầu với các quy trình cơ bản. Nếu quy trình cứu hộ cơ bản không hiệu quả, thang máy sẽ được chuyển sang quy trình cứu hộ nâng cao. Nếu cả hai quá trình đều không hiệu quả, TÌNH HUỐNG KHẨN CẤP vẫn xảy ra thì cần áp dụng quy trình cứu hộ KHẨN CẤP. Mỗi quy trình đều được giải thích trong các mục tiếp theo.

WORKSAFE VOL.1 09


WORKSAFE VOL.1 10


2. ĐỊNH VỊ BUỒNG THANG MÁY

WORKSAFE VOL.1 11


Định vị buồng thang máy sử dụng: - Bảng điều khiển tại sảnh, hiển thị các tầng - Liên lạc với các hành khách, họ có thể cung cấp thông tin về vị trí tương đối từ phòng điều khiển trung tâm Phương thức liên lạc với hành khách: - Điện thoại trong buồng thang máy - Điện thoại nội bộ - Gọi vào thang máy, nói qua buồng thang máy hoặc cửa thang máy WORKSAFE VOL.1 12


Ghi chú: Nếu chuông báo động đang reo, hướng dẫn hành khách trong buồng thang máy vô hiệu hóa chuông báo động và chuông gọi hỗ trợ khẩn cấp. Tiếng chuông báo động có thể gây ra tâm lý hoảng sợ, bối rối và ảnh hưởng xấu đến sự giao tiếp với hành khách. Mở cửa hố thang ở tầng 1 bằng chìa khóa thang máy và tìm giếng thang. Thường phải sử dụng các thiết bị chính ở các tầng thấp hơn và có thể có mặt ở tất cả các tầng.

WORKSAFE VOL.1 13


Chú ý: Nếu cửa hố thang có tấm kính thủy tinh kiểm tra giếng thang máy trước khi mở cửa. Sử dụng đèn pin để tìm dây dẫn hướng và đối trọng. Việc di chuyển một trong những thiết bị này cho thấy thang máy đang di chuyển, không mở cửa buồng thang máy. Dây dẫn hướng thường nằm ở phía bên kia gần một trong số những góc xa nhất của giếng thang.

WORKSAFE VOL.1 14


Vị trí đối trọng: Vị trí của đối trọng có thể được sử dụng để định vị vị trí tương đối của buồng thang máy. Ví dụ trong một tòa nhà có 6 tầng, thang máy phục vụ tại tầng hầm, nếu đối trọng ở tầng 1, buồng thang máy hiện thời sẽ ở tầng 5. Đối trọng cũng có thể được xác định qua bản thủy tinh phía trên cửa hố thang. Vào buồng thang máy từ cùng một bờ và mở nắp thang máy nếu điều này không gây hư hại cho buồng thang máy. Sử dụng bàn phím chọn tầng ở phòng điều khiển, bảng này hiển thị chính xác vị trí buồng thang máy.

WORKSAFE VOL.1 15


3. CÁC BƯỚC CỨU HỘ CƠ BẢN

WORKSAFE VOL.1 16


WORKSAFE VOL.1 17


Các vấn đề với thang máy thường nảy sinh do các lỗi về mặt cơ học hoặc điện học của các thiết bị. Các vấn đề về điện thường là nguyên nhân thường xuyên gây ra lỗi vận hành thang máy. Các lỗi thường gặp do sự cố về điện thường gồm: - Cửa buồng thang máy hoặc hố thang mở. - Cháy cầu giao. - Chập mạch.

WORKSAFE VOL.1 18


Khi xảy ra sự cố về điện các trường hợp sau đây có thể xảy ra: - Buồng thang máy sẽ bị treo trên dây cáp của hố thang. - Phanh thang máy sẽ hoạt động ở chế độ dừng. Các sự cố về mặt cơ học dù không thường gặp nhưng cũng có thể gặp phải.

WORKSAFE VOL.1 19


Quy trình tháo gỡ tình trạng sơ cấp là những phương pháp tiếp cận đơn giản mà không cần ngắt điện thang máy. Có hai loại quy trình tháo gỡ tình trạng sơ cấp và trình tự của hai quy trình này không quan trọng.

KIỂM TRA KHÓA ĐIỆN Phương pháp xử lý đầu tiên trong quy trình tháo gỡ sơ cấp là kiểm tra khóa điện có bị hỏng hay không. Cần lưu ý nếu hành khách khởi động nút dừng thang máy trong trường hợp khẩn cấp, cần hướng dẫn hành khách vô hiệu hóa nút này, nếu không những quy trình sau đây sẽ không hoạt động. WORKSAFE VOL.1 20


- Yêu cầu hành khách nhấn nút Mở cửa thang máy. Nếu buồng thang đang ở tầng thấp nhất điều này có thể dẫn đến việc mở cửa cả buồng thang và hố thang. - Nhấn nút gọi sảnh. - Hướng dẫn hành khách đảm bảo cửa thang máy được đóng hoàn toàn. Nhờ một người đẩy cửa về hướng thang đóng cửa. - Nhờ một vài nhân viên khác đóng tất cả các cửa của buồng thang trên trục. Sự dịch chuyển của không khí trong giếng thang có thể mở một khóa liên động cắt nguồn điện cho buồng thang. Kiểm tra cửa buồng thang ở vùng lân cận của thang máy bị kẹt. WORKSAFE VOL.1 21


KHỞI ĐỘNG CHUÔNG BÁO CỨU HỎA Phương pháp thứ hai của quy trình tháo gỡ sơ cấp là khởi động hệ thống cứu hỏa nếu có sẵn. Hệ thống cứu hỏa sẽ điều khiển nút dừng trong trường hợp khẩn cấp.

WORKSAFE VOL.1 22


- Khởi động hệ thống cứu hỏa - chèn khóa 1620 vào bảng chìa khóa nằm cạnh cửa thang máy tại sảnh và chuyển từ chế độ THƯỜNG sang chế độ BÁO ĐỘNG HỎA HOẠN sẽ điều động toàn bộ thang máy di chuyển về sảnh và mở cửa toàn bộ thang máy. - Vô hiệu hóa chế độ báo động hỏa hoạn khi các buồng thang máy trở về sảnh hoặc nếu có dấu hiệu rõ ràng cho thấy rằng buồng thang máy không phản hồi. Nếu không thể liên lạc với nhân viên kỹ thuật thang máy trong quy trình cứu hộ cơ bản, cần dán số điện thoại của nhân viên kỹ thuật ở phòng kỹ thuật gần bảng điều khiển thang máy. Xem xét khả năng nhân viên kỹ thuật đang làm việc cạnh tòa nhà. Tiến hành quy trình cứu hộ nâng cao trước khi nhân viên kỹ thuật di chuyển đến khu vực.

WORKSAFE VOL.1 23


4.

QUY TRÌNH CỨU HỘ NÂNG CAO

NẾU NHỮNG PHƯƠNG PHÁP ĐƠN GIẢN CỦA QUY TRÌNH THÁO GỠ TÌNH TRẠNG SƠ CẤP KHÔNG HIỆU QUẢ CẦN ÁP DỤNG CÁC PHƯƠNG PHÁP THÁO GỠ KHÁC.

WORKSAFE VOL.1 24


LƯU Ý - Ngắt nguồn điện: bất cứ khi nào áp dụng quy trình tháo gỡ thứ cấp hoặc khẩn cấp, việc loại bỏ nguồn điện là yếu tố thiết yếu. Tiến hành ngắt nguồn điện tại phòng kỹ thuật thang máy, phòng này có thể nằm ở phần trên cùng của giếng thang máy, đáy của thang hoặc nằm ở mức thứ 2 nằm trên tầng cao nhất mà thang máy có thể di chuyển đến.

WORKSAFE VOL.1 25


- Tiến hành cử hai nhân viên kỹ thuật đến phòng kỹ thuật thang máy để ngắt nguồn điện đến thang máy hoạt động. Những nhân viên này phải: + Xác định buồng thang máy đang vận hành trên giếng thang nào + Ngắt nguồn điện dẫn đến buồng thang máy được điều khiển. Mỗi thang máy được điều khiển bởi một khóa điện riêng. Hộp chuyển điện của thang máy và mô tơ cần được dán nhãn phù hợp dẫn từ mô tơ đến bảng chuyển mạch tương ứng. Nếu chưa chắc chắn, hãy mở càng nhiều bảng chuyển mạch điện càng tốt để đảm bảo vận hành an toàn. Cho phép hành khách thoát ra ngoài bằng buồng thang máy dịch vụ trước khi ngắt nguồn điện. + Giữ nguyên vị trí tại khóa chuyển mạch trong suốt quá trình cứu hộ nâng cao để đảm bảo rằng nguồn điện được cách ly hoàn toàn. + Cho tới khi hoàn thành quá trình tháo gỡ, KHÔNG khôi phục nguồn điện tới buồng thang máy đang hoạt động.

WORKSAFE VOL.1 26


Chú ý: 1) Hệ thống thông gió hoạt động bên trên giếng thang máy được gọi là lỗ khói. Nhân viên thực hiện nhiệm vụ ngắt mạch nên tránh giẫm lên tấm che của lỗ khói vì nếu tấm che không được hàn đúng cách hoặc vật liệu bị xuống cấp có thể rơi dọc theo giếng thang. 2) Nhân viên kĩ thuật nên được trang bị máy bộ đàm và những thiết bị cầm tay. Việc liên lạc giữa các thành viên trong phòng máy và trên mặt đất vô vùng cần thiết. 3) Nhân viên bảo trì của tòa nhà có thể cung cấp chìa khóa cho nhân viên kỹ thuật để tiến hành ra vào phòng kỹ thuật thang máy.

WORKSAFE VOL.1 27


- Nhân viên kỹ thuật không được đi vào giếng thang máy hoặc sơ tán hành khách khỏi buồng thang máy cho tới khi đảm bảo rằng nguồn điện đã được cắt. - Khi sơ tán hành khách khỏi buồng thang máy giữa các tầng, hành khách nên được đưa lên TẦNG TRÊN VÀ RA KHỎI buồng thang máy nếu có thể. Điều này nhằm loại bỏ khả năng hành khách rơi vào giếng thang máy sau khi rời khỏi buồng thang máy. Nếu di chuyển thang máy ra khỏi tầng thấp hơn, cần phải bảo vệ giếng thang máy. - Nhân viên kỹ thuật vận hành giếng thang phải được bảo vệ bằng dây bảo hộ.

WORKSAFE VOL.1 28


- Thông thường nhân viên không được phép đi vào giếng thang máy nằm dưới buồng thang máy. Trong quá trình sơ tán nếu bắt buộc phải có người di chuyển xuống buồng thang máy, bắt buộc phải ngắt nguồn điện. - Không nên kéo thang máy theo hướng đi lên. Việc này có thể khiến thang máy di chuyển tự do tùy theo tải trọng sống tại thời điểm đó. - Không động chạm đến hệ thống phanh của thang máy. Hệ thống phanh ở vị trí an toàn và không nên chạm tới.

WORKSAFE VOL.1 29


- Đối với những thang máy cũ hơn, nếu nghi ngờ về độ hiệu quả của hệ thống phanh. Có thể bảo vệ thêm bằng cách đặt thêm một thanh gỗ, thanh sắt hoặc một thanh bất kì giữa các nan hoa trống thang khi đã ngắt nguồn điện. Ở những thang máy vừa được lắp đặt quy trình có thể nguy hiểm và không có tính thực tế. Các thiết bị điện thường nằm gần trống thang và hầu hết các trống thang được thiết kế tối giản hóa.

WORKSAFE VOL.1 30


- Nếu tình trạng cho thấy rằng thang máy không ổn định, cần thực hiện một số lưu ý để ngăn chặn sự dịch chuyển của thang máy theo bất cứ hướng nào. Xem xét việc cố định thang theo kết cấu của tòa nhà sử dụng dây xích.

WORKSAFE VOL.1 31


WORKSAFE VOL.1 32


- Nỗ lực sơ tán hành khách khỏi buồng thang máy và qua cửa hố thang sử dụng các công cụ sơ tán và chìa khóa. - Hành khách kẹt trong buồng thang máy có thể hỗ trợ nhân viên cứu nạn trong quá trình sơ tán. Hướng dẫn hành khách nỗ lực mở cửa buồng thang bằng cách tác động lực theo hướng thang mở cửa. Nếu hành khách có thể mở được cửa buồng thang, hướng dẫn hành khách nâng thang lên. - Khóa tay trên cửa hố thang loại trượt hoặc tì hoặc nâng con lăn đối với hố thang loại treo.

WORKSAFE VOL.1 33


- Nếu thang máy có hai hệ tốc độ, thường có ở các tòa nhà cao hơn 10 tầng, đôi khi có thể tái thiết lập hệ thống bằng cách tắt và khôi phục lại nguồn điện. Nếu buồng thang phải khởi động lại, buồng thang sẽ khởi động lại trong vòng 10 giây. Nếu khởi đông nút dừng khẩn cấp hướng dẫn hành khách vô hiệu hoát nút này (nên thực hiện hành động này trước khi thực hiện quy trình cứu hộ cơ bản). Chú ý: Đây là trường hợp duy nhất nhân viên của bộ phận này được phép khôi phục lại dòng điện cho tòa nhà. Nếu không thể thực hiện được quy trình này, cần ngắt nguồn dòng điện và nhân viên không dược phép khôi phục dòng điện trong suốt quá trình vận hành quy trình này. WORKSAFE VOL.1 34


- Nếu thang máy bị kẹt nằm trên hố thang nhiều buồng có thể sử dụng lệnh “POLING” để tiến hành sơ tán hành khách: + Cử nhân viên làm việc ở buồng thang máy bên cạnh gần nhất so với di chuyển ra phía cạnh cửa hố thang của buồng thang bị kẹt + Cố định vị trí của buồng thang bên cạnh để có thể tiếp cận phần trên của cửa hố thang để mở. + Để một thành viên ở lại ở tầng trệt tại cửa hố thang của buồng thang bị kẹt + Nhân viên ở buồng thang bên cạnh chèn một thanh chắn hoặc móc vào giữa các cột chống và cửa buồng thang và chuyển khóa bằng cách nhấn vào con lăn hoặc nhấn tay khóa Cửa loại treo – Nhấn con lăn Cửa loại trượt – Nhấn tay khóa Nhân viên kỹ thuật ở tầng trệt gần hố thang của buồng thang bị kẹt mở cửa hố thang khi đã tháo khóa. Cửa thang máy sau đó sẽ được mở.

WORKSAFE VOL.1 35


CỬA MỞ TỪ VỊ TRÍ TRUNG TÂM - Có hai phần cùng nằm trên một mặt phẳng. Cửa mở bằng cách di chuyển hai phần về hai hướng ngược nhau. - Khóa nằm phía trên điểm giao giữa hai phần cửa - Là loại cửa thường gặp nhất

WORKSAFE VOL.1 36


WORKSAFE VOL.1 37


WORKSAFE VOL.1 38


CỬA ĐU - Hiếm gặp ở các tòa nhà có các khu vực công cộng. - Được tìm thấy nhiều ở các tòa nhà cũ hơn đặc biệt ở các khu văn phòng, khu chung cư và một số trường học. - Cửa mở về hướng ra phía ngoài buồng thang (về hướng cửa mở). - Khóa nằm phía trên tay nắm thường gần phía cửa.

WORKSAFE VOL.1 39


WORKSAFE VOL.1 40


CỬA KÉO ĐƠN - Chỉ có một phân kéo theo phương ngang về một phía để mở cửa. - Để xác định hướng di chuyển của cửa xem xét đặc tính của tòa nhà. Thông thường cạnh chính của cửa trượt theo hướng ngước lại của bảng điều khiển. - Khóa nằm ở phía trên tấm cửa về hướng di chuyển của cửa.

WORKSAFE VOL.1 41


WORKSAFE VOL.1 42


CỬA THANG HAI TỐC ĐỘ - Cửa thang hai tốc độ gồm hai phần, một phần nằm trước và một phần nằm sau. - Cả hai phần của thang để di chuyển theo phương ngang theo cùng một hướng và đạt tới vị trí mở cùng một thời điểm. - Tấm nằm phía trước là tấm có tốc độ cao hơn. - Khóa nằm phía trên khung của tấm có tốc độ cao hơn.

WORKSAFE VOL.1 43



Turn static files into dynamic content formats.

Create a flipbook
Issuu converts static files into: digital portfolios, online yearbooks, online catalogs, digital photo albums and more. Sign up and create your flipbook.