Kinh thanh cho tre em 1

Page 1

Kinh thánh cho trẻ em Tặng phẩm

Khi Chúa tạo ra vạn vật


Ai đã tạo ra chúng ta? Kinh Thánh, là lời Chúa, kể về sự bắt đầu của con người. Cách đây rất lâu, Đức Chúa Trời đã tạo ra người đàn ông đầu tiên và đặt tên là A-đam.


Đức Chúa Đức Chúa sự sống. khu vườn

Trời đã tạo ra A-đam từ bụi đất. Khi Trời hà sinh khí vào A-đam, A-đam có Anh ta tìm thấy chính mình trong một xinh đẹp có tên là Ê-đen.


Trước khi Đức Chúa Trời tạo ra A-đam, Ngài đã tạo ra một thế giới rất đẹp với những điều rất tuyệt vời.


Từng bước một, Đức Chúa Trời đã tạo ra đồi núi và thảo nguyên, những bông hoa thơm ngát và những cây cao, những chú chim có bộ lông sặc sỡ và những chú ong kêu vo vo, những chú cá voi đắm mình trong nước và những con ốc rất trơn. Thực tế, Đức Chúa Trời đã tạo dựng mọi vật.


Vào thời buổi sơ khai, trước khi Đức Chúa Trời tạo dựng mọi vật, cuộc sống chẳng có gì ngoài Đức Chúa Trời. Không con người, không địa điểm hay không có vạn vật. Không gì cả. Không có ánh sáng và không có bóng tối. Không có những thăng trầm. Không có ngày hôm qua và cũng không có ngày mai. Chỉ có Đức Chúa Trời. Và rồi Đức Chúa Trời đã hành động.


Ban đầu, Đức Chúa Trời tạo ra thiên đường và trái đất.


Trái đất thì vô hình và trống không. Bóng tối bao phủ toàn bộ. Đức Chúa Trời phán rằng: Phải có sự sáng.


Và rồi có sự sáng. Đức Chúa Trời gọi sự sáng là ngày và sự tối là đêm. Vậy có buổi chiều và buổi mai ấy là ngày thứ nhất.


Ngày thứ hai, Đức Chúa Trời đã mang nước vào đại dương, biển cả và ao hồ. Vào ngày thứ ba, Đức Chúa Trời phán: “Hãy để những chỗ khô cạn bày ra” thì có như vậy.


Đức Chúa Trời cũng ra lệnh cho cỏ cây, hoa lá, bụi cây và những cây sinh ra, thì có như vậy. Vậy, ngày hôm đó là ngày thứ ba.


Rồi thì Đức Chúa Trời tạo ra mặt trời và mặt trăng, và rất nhiều vì sao đến nỗi không một ai có thể đếm hết được. Vậy, ngày hôm đó là ngày thứ tư.


Sinh vật biển, cá và chim là những thứ tiếp theo mà Đức Chúa Trời tạo dựng. Vào ngày thứ năm, Đức Chúa Trời đã tạo ra các loại cá kiếm và cá mòi li ti, đà điểu chân dài và những con chim ruồi nhỏ bé hạnh phúc. Đức Chúa Trời đã tạo dựng nên các loại cá đầy dưới nước và nhiều loại chim tận hưởng không gian, biển và bầu trời. Vậy ngày hôm đó là ngày thứ năm.


Sau đó, Đức Chúa Trời phán một lần nữa. Ngài nói: Hãy để đất cưu mang bốn loài sinh vật sống…. Mọi loài thú, côn trùng và loài bò sát được tạo ra. Những chú voi rung chuyển cả mặt đất và những con hải ly bận rộn. Những chú khỉ tinh quái và những con cá sấu vụng về. Những con giun uốn lượn và những con sóc chuột xấc láo. Những con hưu cao cổ đi thành hàng và những chú mèo kêu rừ rừ. Đức Chúa Trời đã tạo dựng tất cả các loài thú vào ngày ấy.


Và vào ngày thứ sáu.


Chúa đã tạo dựng những thứ khác vào ngày thứ 6 – một ngày rất đặc biệt. Mọi thứ bây giờ đã sẵn sàng cho con người. Các thức ăn trên các cánh đồng và các động vật phục vụ cho con người. NGài phán: “Chúng ta hãy tạo dựng loài người theo hình tượng của ta đặng quản trị tất cả muôn loài khắp thế gian” vì vậy Ngài đã tạo dựng con người theo hình tượng của Ngài; Ngài đã tạo dựng loài người giống như hình của Đức Chúa Trời.


Chúa phán với A-đam rằng: “Hãy ăn những gì ngươi muốn trong ngôi vườn này. Nhưng đừng đá động đến trái của cây biết điều thiện và điều ác. Nếu ngươi ăn trái của cây đó, ngươi sẽ phải chết.”


Và Giê- Hô- Va Đức Chúa Trời phán rằng: “Loài người ở một mình thì không tốt, Ta sẽ làm nên một kẻ giúp đỡ nó” Ngài nắn nên các loại chim, thú và A-đam đã đặt tên cho tất cả các loài này. A-đam chắc hẳn rất thông minh để làm được điều này. Nhưng trong tất cả các loài chim thú, A-đam chẳng tìm được ai giúp đỡ giống như mình hết.


Giê-Hô-Va Đức Chúa Trời đã làm cho A-đam ngủ mê, bèn lấy một xương sườn, Ngài đã dùng xương sườn lấy từ A-đam làm nên một người nữ. Người nữ Chúa làm nên cho A-đam thì hoàn toàn phù hợp.


Chúa tạo dựng tất cả mọi thứ trong 6 ngày. Ngài ban phước cho ngày thứ 7 là ngày Thánh, đó là ngày nghỉ ngơi. Trong vườn Ê-đen, A-đam cùng vợ mình là Ê-va có một cuộc sống hạnh phúc trọn vẹn làm theo lời dạy của Giê- Hô- Va Đức Chúa Trời, Ngài là Vua của họ, là Đấng chu cấp cho họ và cũng là bạn của họ.


Khi Chúa tạo ra vạn vật Một câu chuyện về lời của Chúa, được tìm thấy trong Kinh Thánh Cựu Ước 1-2

“Lời Chúa là lối đi ban cho sự sáng.” Thi Thiên 119:130


Kinh thánh cho trẻ em Tặng phẩm

Loài người bị cám dỗ và sa vào tội lỗi


CHÚA ĐÃ TẠO DỰNG TẤT CẢ MỌI THỨ. Khi Ngài tạo dựng người đàn ông đầu tiên, A-đam, sống cùng với vợ mình là Ê-va trong ngôi vườn Ê-đen. Họ có một cuộc sống hạnh phúc mỹ mãn làm theo lời Chúa cho đến một ngày...


“Đức Chúa Trời há có dặn các ngươi không được phép ăn trái các cây trong vườn sao?” 1 con rắn hỏi. Ê-va trả lời “chúng tôi được phép ăn tất cả trái của các cây trong vườn ngoại trừ một cây” “nếu chúng tôi ăn hay đá động vào trái cây đó, chúng tôi sẽ chết”. Con rắn cười tự mãn.


“Ngươi sẽ giống như Đức Chúa Trời”. Và Ê-va muốn ăn trái từ cây đó. Người nữ này đã nghe lời con rắn bèn hái ăn.


Sau khi Ê-va không nghe theo lời dặn của Đức Giê –Hô- Va, nàng đã đưa trái này cho A-đam cùng ăn. A-đam đáng lý đã nói “Không! Ta sẽ không đi ngược lại với những gì Chúa căn dặn.”


Khi A-đam và Ê-va đã phạm tội, họ nhận ra mình lõa-lồ bèn lấy lá cây vả đóng khố che thân. Họ ẩn mình trong bụi cây rậm để tránh mặt Giê-Hô- Va Đức Chúa Trời.


Lối chiều, Giê-Hô-Va Đức Chúa Trời đi ngang qua vườn. Ngài đã biết những gì A-đam và Ê-va đã làm. A-đam đổ tội cho Ê-va. Ê-va đổ tội cho con rắn. Đức Giê-Hô-Va phán “Con rắn đáng bị nguyền rủa. Còn người nữ sẽ chịu đau đớn khi sinh con.”


“A-đam, bởi vì ngươi đã phạm tội, đất sẽ bị rủa – sả vì ngươi. Đất sẽ sinh chông gai và cây tật - lê. Ngươi sẽ phải làm đổ mồ hôi để có cái mà ăn.”


Giê-Hô-Va Đức Chúa Trời đã đuổi loài người ra khỏi vườn Ê-đen. Vì họ đã gieo nên tội lỗi nên họ bị tách biệt khỏi đời sống phước hạnh của Đức Chúa Trời.


Đức Chúa Trời làm nên một gươm lưỡi sáng lòa để A-đam và Ê-va tự vệ. Ngài kết áo da cho họ. Đức Chúa Trời lấy da đó từ đâu?


Sau đó, A-đam ăn ở với Ê-va là vợ mình. Người thọ sinh con trai đầu lòng tên Ca-in,sau làm ruộng. Sau đó Ê-va hạ sinh người con thứ hai là A-bên, sau làm nghề chăn cừu.


Một cho con hài

ngày nọ, Ca-in dùng thổ sản làm của-lễ dâng Đức Giê-Hô-Va. A-bên cũng lễ dâng một số chiên tốt nhất bầy cho Ngài. Đức Chúa Trời lòng với lễ dâng của A-bên.


Đức Giê-Hô-Va không hài lòng với lễ dâng của Ca-in. Ca-in giận lắm. Đức Chúa Trời phán hỏi “nếu ngươi làm điều lành, há chẳng được tiếp nhận hay sao?”


Ca-in vẫn không nguôi giận. Sau đó khi Ca-in và A-bên đang ở ngoài đồng, người đã tấn công A-bên và giết đi.


Đức Chúa TRời hỏi Ca-in rằng “A-bên, em ngươi ở đâu?” Ca-in thưa rằng “Tôi không biết, tôi là người giữ em tôi sao?” Đức Giê –Hô-Va trừng phạt Ca-in bằng lấy đi khả năng canh tác của người, khi Cain trồng tỉa, đất sẽ chẳng sinh hoa lợi cho người nữa, và trở thành người lang thang.


Ca-in lui ra khỏi mặt Đức Chúa Trời. Người kết hôn với con gái của A-đam và Ê-va,tạo nên một gia đình.


Không lâu sau, con cháu dòng Ca-in đã sống đầy thành phố mà người thành lập.


Trong khi đó, gia phổ nhà A-đam và Ê-va phát triển rất nhanh. Lúc đó, con người sống lâu hơn nhiều so với bây giờ.


Khi con trai Ê-va là Sếc ra đời, người thưa rằng “Đức Chúa Trời đã cho tôi một người con trai khác thế cho A-bên” Sếc là một người ngoan đạo, sanh được nhiều con cái và hưởng thọ đến 912 tuổi, rồi qua đời.


Con người càng khởi thêm nhiều trên đất, sự gian ác càng nhiều hơn. Cuối cùng, Đức Giê-Hô-Va quyết định hủy diệt loài người khỏi mặt đất và...


...tất cả những súc vật và chim trời. Đức Chúa Trời đã tự trách đã tạo nên con người. Nhưng có một người làm đẹp lòng Ngài...


Người này là Nô-ê, con cháu dòng Sếc. Nô-ê là người công bình và trọn vẹn, đồng đi cùng Đức Chúa Trời.


Người truyền lại cho ba con trai của người phải vâng lời Đức Giê – Hô-Va. Bấy giờ Đức Chúa Trời sử dụng Nô-ê theo một cách rất đặt biệt và lạ thường.


Loài người bị cám dỗ và sa vào tội lỗi Một câu chuyện về lời của Chúa, được tìm thấy trong Kinh Thánh Sáng Thế Ký

3-6

“Lời Chúa là lối đi ban cho sự sáng.” Thi Thiên 119:130


Kinh thánh cho trẻ em Tặng phẩm

Nô-ê và trận đại hồng thủy


Nô-ê, người tôn thờ Đức Giê-Hô-Va. Mọi người khác căm ghét và không làm theo lời Ngài. Đức Chúa Trời phán rằng “Ta sẽ tiêu diệt thế giới bại hoại này” và Ngài phán cùng Nô-ê “Chỉ duy nhất có gia đình ngươi được cứu”.


Đức Giê-Hô-Va cảnh báo Nô-ê rằng sẽ có một trận lụt lớn bao phủ mặt đất. “Ngươi hãy đóng một chiếc tàu gỗ lớn đủ chỗ cho cả gia đình và gia súc” Đức Chúa Trời phán cùng Nô-ê. Ngài hướng dẫn Nô-ê rất cụ thể và Nô-ê làm theo những điều Ngài phán dặn.


Mọi người nhạo báng Nô-ê khi ông giải thích lý do vì sao ông đóng tàu. Ông vẫn tiếp tục đóng và nói với mọi người về Đức Chúa Trời nhưng không ai lắng nghe cả.


Nô-ê có một đức tin mạnh mẽ vào Đức Giê-Hô-Va. Ông tin vào điều Ngài phán mặc dù chưa từng có mưa trước đây. Rồi thì tàu cũng được xong chứa đầy những vật cần thiết.


Bây giờ đến các loại gia súc. Đức Giê-Hô-Va phán mang vào bảy cặp, đực và cái, các loại chim trời lớn, nhỏ, thú rừng nhỏ và cao.


Có lẽ người ta lên tiếng sỉ vả Nô-ê khi ông mang những loài gia súc đó vào tàu. Họ không ngừng kết tội Đức Chúa Trời. Họ không hỏi xin để được vào tàu.


Cuối cùng, tất cả những gia súc và chim trời cũng được mang vào tàu. “Lên tàu đi” Đức Giê-Hô-Va phán cùng Nô-ê. “Ngươi và gia đình ngươi” Nô-ê, vợ, con trai và dâu đồng lên tàu. Sau đó Đức Chúa Trời đóng của tàu lại.


Sau đó mưa xuống. Nước lụt phủ mặt đất trong vòng 40 ngày đêm.


Nước lụt dâng ngập thành phố và đồng bằng. Khi trời ngớt mưa, thậm chí các ngọn núi cũng bị ngập nước. Tất cả các vật có sinh-khí đều bị chết.


Khi nước dâng lên, tàu cũng được nâng bổng lên trên mặt nước. Có thể bên trong tàu hơi tối, ghồng ghềnh, và thậm chí cũng hơi lo sợ nữa. Nhưng đó là nơi ẩn náu của Nô-ê trong suốt trận lụt.


Sau năm tháng ngập lụt Đức Giê-Hô-Va bèn cho một cơn gió khô ngang qua mặt đất. Dần dần, tàu hạ xuống và tấp trên núi A-ra-rat. Nô-ê ở bên trong tàu thêm 40 ngày nữa khi nước hạ.


Nô-ê mở cửa tàu và thả một con quạ và một con bồ câu. Nhưng chẳng tìm nơi nào để đáp chân xuống, bồ câu bay trở về trong tàu cùng người.


Một tuần sau, Nô-ê lại thả bồ câu ra khỏi tàu. Bồ câu tha về một lá ô-li-ve tươi. Tuần tiếp theo, Nô-ê biết rằng mặt đất đã khô vì chuyến này bồ câu chẳng trở về cùng người nữa.


Đức Giê-Hô-Va phán cùng Nô-ê và gia đình người hãy ra khỏi tàu và thả ra mọi vật sống đã ở cùng người.


Nô-ê rất mang ơn Đức Giê-HôVa vì đã cứu người và gia đình người khỏi trận đại hồng thủy. Người lập bàn thờ và dâng lễ lên Đức GiêHô-Va.


Đức Giê-Hô-Va đã phán cho Nô-ê một sự giao ước tuyệt vời. Ngài sẽ không đem nước lụt để trừng phạt tội lỗi của loài người.

Đức Chúa Trời làm dấu chỉ sự giao ước của Ngài là cầu vồng.


Nô-ê và gia đình người có một sự bắt đầu mới sau trận lụt. Dòng dõi nhà người đã sản-sanh đầy dẫy trên đất. Tất cả các quốc gia ngày nay đều xuất phát từ Nô-ê và gia đình người.


Nô-ê và trận đại hồng thủy Một câu chuyện về lời của Chúa, được tìm thấy trong Kinh Thánh Sáng Thế Ký 6-10

“Lời Chúa là lối đi ban cho sự sáng.” Thi Thiên 119:130


Kinh thánh cho trẻ em Tặng phẩm

Chúa xác nhận giao ước với Áp-ra-ham


Thật lâu sau cơn Đại Hồng Thủy, con người trên trái đất mới lên kế hoạch.


Họ nói rằng: “Chúng ta sẽ xây dựng một thành phố tuyệt vời với một tòa tháp cao đến tận nước Thiên Đàng”. “Hãy luôn luôn sống cùng nhau”. Tất cả chúng ta đều nói cùng một thứ tiếng.


Chúa muốn chúng ta sống trên khắp nơi trên thế giới mà Ngài đã tạo dựng. Do vậy, Chúa đã tạo ra nhiều điều thật đặc biệt. Bất ngờ, nhiều nhóm người nói bằng nhiều ngôn ngữ khác nhau. Chúa đã cho họ ngôn ngữ mới.


Tất cả những người nói cùng một ngôn ngữ tách ra cùng nhau. Có lẽ, con người trở nên e sợ những người khác khi họ không hiểu được ngôn ngữ của người đó.


Bằng cách này, Chúa đã đưa con người đến những quốc gia khác nhau. Thành phố mà họ bỏ đi có tên gọi là Ba-bên, có nghĩa là lôn xộn.


Nhiều năm sau đó, ở một nơi có tên là U-rơ xứ Canh – đê, Chúa đã phán với một người đàn ông tên là Ap-ram. Chúa bảo: “Con hãy rời bỏ quê hương, dân con và nhà cha con để đi đến xứ Ta sẽ chỉ cho con.”


Ap-ram ra đi đúng theo lời Chúa truyền bảo. Chúa đã đưa ông đến với xứ Ca-na-an. Vợ ông Sa-rai và Lót, cháu Ông cũng theo ông đến đó.


Ở Ca-na-an, cả Ap-ram và Lót đề trở nên giàu có. Họ có nhiều đàn gia súc lớn đến nỗi không có đủ bãi cỏ cho chúng ăn.


Rồi có sự tranh chấp nổi lên giữa người chăn súc vật của Lót và Ap-ram. Ap-ram nói với Lót: “Không nên có sự tranh chấp giữa Bác và cháu cũng như giữa người chăn súc vật của Bác và cháu. Chúng ta hãy chia tay nhau. Lót, cháu hãy chọn vùng đất mà cháu muốn trước đi”.


Lót đã chọn một vùng đồng bằng rộng lớn có cỏ xanh tươi được điểm thêm bằng những thành phố và làng mạc. Nó trông thật tuyệt nhưng con người ở đó rất gian ác.


Sauk hi Lót bỏ đi, Chúa nói với Ap-ram: “Ta sẽ ban cho con tất cả đất đai của Ca-an-na và dòng dõi con đời đời.”


Nhưng Ap-ram và Sa-rai không có con. Vậy làm sao Chúa có thể xác nhận một giao ước lớn đến như vậy?


Ba người đàn ông Chúa chọn đã đến với Ap-ram và Sa-rai.


Họ nói rằng “Bà sẽ có con sớm thôi”. Sa-rai cười lớn tiếng. Bà đã không tin và lời Chúa. Bà đã chín mươi tuổi rồi còn sinh con được sao.


Chúa bảo Ap-ram rằng từ nay tên Ông sẽ đổi thành Ap-ra-ham (“cha của các dân tộc”) và Sa-rai sẽ đổi tên thành Sa-ra (“nữ vương”).


Chúa cũng phán với Ap-ra-ham rằng Người sẽ hủy diệt con người gian ác của thành Sô-dom và Gô-mơ-ra. Lót, cháu trai của Ap-ra-ham đã sống ở thành Sô-dom cùng với gia đình mình.


Lót đã tin vào lời cảnh báo của Chúa khi thời gian đến nhưng những người con rể của Lót không chịu rời thành Sô-dom. Thật bi thảm! vì Họ đã không tin vào lời Chúa.


Chỉ có Lót và hai người con gái của ông rời thành an toàn. Chúa lập tức cho lửa và mưa diêm sinh từ trời đổ xuống hai xứ này.


Tiếc thay, vợ của Lót không nghe lời cảnh báo của Chúa và ngoảnh lại nhìn đằng sau khi bà ta đang chạy. Bà ta đã biến thành tượng muối.


Đức Chúa Trời thực hiện lời giao ước với Ap-ra-ham va Sa-ra. Họ đã có một người con khi tuổi đã già đúng như Đức Chúa Trời Chúa đã giao ước với ông.


Có lẽ Ap-ra-ham cũng đã suy nghĩ về lời giao ước của Đức Chúa Trời về việc cho ông và con của ông xứ Ca-na-an đời đời.


Đức Chúa Trời cũng sẽ giữ đúng lời giao ước. Chúa luôn luôn giữ lời giao ước của Ngài.


Chúa xác nhận giao ước với Áp-ra-ham Một câu chuyện về lời của Chúa, được tìm thấy trong Kinh Thánh Sáng thế ký 11-21

“Lời Chúa là lối đi ban cho sự sáng.” Thi Thiên 119:130


Kinh thánh cho trẻ em Tặng phẩm

Chúa thử nghiệm tình yêu của Ap-ra-ham


Vào một đêm, Chúa cho Ap-ra-ham một mệnh lệnh lạ lùng. Việc đó là để thử xem liệu Ap-ra-ham yêu con trai mình Y-sac hơn hay yêu kính Chúa hơn.


Chúa bảo: “Hãy dắt Y-Sac con trai ngươi và dâng nó làm tế lễ thiêu”. Là tế lễ thiêu Y-Sac ư? Hi sinh con trai ông ấy ư? Điều đó thật quá khó đối với Ap-ra-ham vì Ông ấy rất yêu con trai mình.


Nhưng Ap-ra-ham làm theo lời Chúa kể cả khi ông ấy chẳng hiểu gì cả. Vào một buổi sáng, Ap-ra-ham đã sắp đặt chuyến đi núi để làm tế lễ cùng với Y-Sac và hai người hầu.


Trước khi lên đường, Ap-ra-ham chặt củi để làm tế lễ thiêu. Ap-ra-ham đã lên kế hoạch tuân theo lời Chúa.


Ba ngày sau, họ đã đến gần đỉnh núi. Ap-ra-ham nói với người hầu của mình “Hãy ở lại đây”. “Chúng tôi sẽ lên đó thờ phượng Chúa rồi sẽ trở lại”.

Y-Sac vác bó củi còn Ab-ra-ham cầm theo mồi lửa và con dao.


Y-Sac hỏi Cha: “Con chiên ở đâu để dâng tế lễ?”. Ap-ra-ham đáp: “Đức Chúa Trời sẽ cung ứng con chiên làm tế lễ thiêu”.


Cả hai đã đến nơi Đức Chúa Trời đã chỉ định. Ap-ra-ham dựng bàn thờ và chuẩn bị củi để thiêu con trai mình trước Chúa.


Ap-ra-ham đã dựng nhiều bàn thờ và đây là cái bàn thờ khó nhất đối với Ap-ra-ham.


Ap-ra-ham đã trói Y-Sac và đặt con trai yêu quý của mình lên bàn thờ tế lễ. Liệu Ap-ra-ham sẽ thực sự tin theo Chúa và hi sinh con trai yêu quý của mình, đứa con duy nhất?


Đúng thế! Khi Ap-ra-ham đưa dao lên cao để giết con mình, tim ông quặn thắt nhưng Ap-ra-ham biết rằng Ông phải tuân theo lời Chúa.


Thiên Sứ của Đức Chúa Trời la lớn: “Hãy dừng lại!”


“Bây giờ ta biết ngươi kính sợ Đức Chúa Trời và không tiếc con ngươi với Ta dù đó là con một của ngươi”.


Nhìn thấy một con chiên trong bụi rậm, Ap-ra-ham cởi trói cho Y-Sac và bắt nó đem tế lễ thiêu thay cho con mình. Có lẽ Y-Sac đã nghĩ: “Chúa đã cung ứng như lời cha mình đã nói”.


Trong khi hai cha con đang thờ phượng Chúa, Thiên Sứ của Đức Chúa trời lại nói với Ap-ra-ham: “Vì con không tiếc sinh mạng của đứa con mình, tất cả những dân tộc trên thế giới này sẽ nhờ dòng dõi con mà được ban phước vì con đã vâng lời Chúa”.


Một ngày nọ, Chúa Giê-xu sẽ được sinh ra từ dòng dõi đời sau của Ap-ra-ham.


Ap-ra-ham và Y-Sac trở về nhà. Không lâu sau đó, tin buồn đã đến. Sa-ra qua đời. Ap-ra-ham góa vợ và Y-Sac mồ côi mẹ.


Sau đám tang, Ap-ra-ham bảo người cai quản trong nhà mình tìm kiếm vợ cho Y-Sac.


Người cai quản đã về quê hương Ông để tìm cho Y-Sac một người vợ trong dòng họ của Ap-ra-ham.


Người cai quản đã xin Chúa ra hiệu. “Hãy tìm cô gái dâng nước cho những con lạc đà của Ta, đó đúng là người mà ta đã chọn cho Y-Sac”. Ngay lập tức Rê-bê-ca dâng nước cho họ. Cô ấy là một trong những người bà con của Ap-ra-ham. Người cai quản biết rằng Chúa đã đáp lại lời cầu nguyện của ông ta.


Rê-bê-ca rời gia đình mình để kết hôn cùng Y-Sac. Nàng ấy an ủi Y-Sac sau khi mẹ anh qua đời. Y-Sac đã yêu vợ mình như thế nào!


Chúa thử nghiệm tình yêu của Ap-ra-ham Một câu chuyện về lời của Chúa, được tìm thấy trong Kinh Thánh Sáng thế ký, chương 22-24

“Lời Chúa là lối đi ban cho sự sáng.” Thi Thiên 119:130


Kinh thánh cho trẻ em Tặng phẩm

Gia-cốp, kẻ dối gạt


Chúa đã bao giờ cho gia đình bạn một đứa con chưa? Thật thú vị! Y-Sac và Rê-bê-ca ắt hẳn đã rất vui vì Chúa sẽ cho nàng sinh đôi.


Hai đứa trẻ đang đánh nhau trong bụng Rê-bê-ca. Khi nàng cầu nguyện, Chúa phán rằng hai đứa con trai của nàng sẽ lãnh đạo hai quốc gia – và đứa nhỏ sẽ mạnh hơn đứa lớn. Thường thì đứa ra trước sẽ mạnh hơn. Cuối cùng thì hai đứa trẻ cũng được chào đời.


Hai anh em sinh đôi nhưng không giống nhau. Ê-sau, người con lớn, người đầy lông và lớn lên trở thành một người thợ săn giỏi. Gia-cốp có làn da mịn màng và thích quanh quẩn trong trại. Y-Sac thương Ê-sau nhất, còn Rê-Bê-ca thì thương Gia-cốp hơn.


Một ngày nọ, Ê-sau đói bụng, Ê-sau nói với Gia-cốp “Hãy cho em ăn đi”. Gia-cốp yêu cầu Ê-sau bán quyền trưởng nam cho anh ấy. Ê-sau không quan têm đến lời giao ước của Chúa dành cho người con được sinh ra trước. Anh ấy đã thực hiện thỏa thuận với Gia-cốp.


Vào một đêm nọ, Chúa đã nói với Y-Sac: “Ta là Đức Chúa Trời của Ap-ra-ham, cha con. Ta ở cùng con. Ta sẽ ban phước cho dòng dõi của con”.


Mặc dù Y-Sac thờ phượng Chúa nhưng con trai con Ê – Sau đã kết hôn với hai cô vợ người Hê-tít, một dòng tộc không quan tâm đến Chúa.


Y-Sac tuổi cao. Y-Sac bảo Ê-Sau “Hãy mang cho cha thịt tươi”. “Rồi thì Ta sẽ chúc phước cho con”. Sự chúc phước đặc biệt này từ người cha dành cho con đầu lòng. Ê-Sau vội vã vào rừng đi săn. Nhưng Rê-bê-ca đã nghe được lời dặn của Y-Sac đối với Ê-Sau. Bà ta muốn Gia-cốp được chúc phước.


Rê-bê-ca đã lên kế hoạch. Trong khi bà ta nhanh chóng nấu những món ăn Y-Sac thích, Gia-cốp đã mặc đồ của Ê-Sau và bọc da thú vào tay và cổ mình. Y-Sac không thể nhìn thấy. Có lẽ, họ đã đánh lừa Y-Sac.


Gia-Cốp mang thức ăn vào cho Y-Sac. Y-Sac nói: “Dường như con là Gia Cốp nhưng tay con lại giống Ê-Sau”. Sau khi Y-Sac ăn xong, Y-Sac chúc phước cho con trai đang quỳ trước mặt ông ta.


Sau khi Gia-Cốp rời đi, Ê-Sau đến gặp Y-Sac. Ê-Sau thưa: “Thức ăn của cha đây”. Y-Sac biết rằng mình đã bị gạt. Ê-Sau khóc “Cha không thể thay đổi lời chúc phước sao cha”. Trái tim của Ê-sau đầy sự thù hận. Ê-Sau quyết định giết Gia-Cốp.


Rê-bê-ca đã nghe được lời đe dọa của Ê-Sau. Bà ta bảo Gia-Cốp: “Hãy đi đến nhà của cậu con cho đến khi anh trai con quên đi những việc con đã làm”. Y-Sac đã đồng ý để Gia-Cốp tìm kiếm một người vợ trong vòng họ hàng của Rê-bê-ca. Vì thế, Gia-Cốp đã đi khỏi nhà.


Đêm ấy, Gia-Cốp dừng chân, chọn một tảng đá để làm gối ngủ. Có lẽ anh ta cô đơn và sợ hãi nhưng anh ta không cô đơn vì Chúa đã hiện ra trong giấc mơ tuyệt vời của anh.


“Ta là Đức Chúa Trời của Ap-ra-ham và Y-Sac, cha con. Ta sẽ ở cùng con. Ta sẽ ban cho con vùng đất này. Các dân tộc trên thế giới này sẽ nhờ con và dòng dõi của con mà được phước.” Sau khi Đức Chúa Trời nói xong thì Gia-Cốp thức giấc. Anh ấy sợ hãi.


Cậu của Gia-Cốp, La-ban chào đón anh ta. Gia-Cốp yêu người em họ của mình, Ra-chên và phục dịch La-ban 7 năm vì thế anh ta có thể kết hôn cùng Ra-chên.

Nhưng vào đêm đám cưới, La-ban đã gạt Gia-cốp.


Gia-cốp than phiền: “Đây là Lê-a chứ không phải Ra-chên”. “Cậu đã lừa con”. La-ban giải thích: “Con gái đầu lòng phải kết hôn trước. Bây giờ con cũng sẽ kết hôn với Ra-chên và phục dịch ta thêm 7 năm nữa”. Gia-cốp đã đồng ý. Có lẽ anh ta đã nhớ đến sự lừa gạt của mình đối với Ê-Sau.


Gia-cốp đã có 11 người con trai. Nhiều năm trôi qua, Gia-cốp ao ước đưa gia đình mình trở lại xứ Ca-na-an. Cha mẹ anh ta đang ở đó. Nhưng Ê-Sau cũng ở đó, người đã thề giết Gia-cốp.


Vậy có an toàn không? Một ngày nọ Chúa bảo anh ta quay trở lại. Gia-cốp đã tập trung gia đình mình và con chiên của mình để tiến về nhà.


Thật là một chuyến đi như thế. Ê-sau đến gặp Gia-cốp cùng với 400 người nhưng anh ta không làm hại Gia-cốp. Anh ta chạy đến gặp Gia-cốp và ôm choàng lấy anh ta. Gia-cốp và Ê-sau thành bạn trở lại và Gia-cốp đã trở về nhà an toàn.


Gia-cốp, kẻ dối gạt Một câu chuyện về lời của Chúa, được tìm thấy trong Kinh Thánh Sáng thế ký, chương 25-33

“Lời Chúa là lối đi ban cho sự sáng.” Thi Thiên 119:130


Kinh thánh cho trẻ em Tặng phẩm

Từ một đứa con trai được yêu mến trở thành một nô lệ


Issac rất hạnh phúc, con trai của ông, Jacob đang ở nhà. Thậm chí Esau cũng chào đón người em trai mà ông đã từng thề là sẽ giết chết. Thế nhưng những đứa con trai của Jacob lại không vui bởi vì Joseph, người em trai nhận được nhiều tình yêu thương của bố hơn hết thảy.


Các anh trai của Joseph càng cảm thấy tức giận hơn nữa khi nghe cậu kể về giấc mơ của mình. Joseph nói: “Bó lúa của em chất cao hơn của các anh, và bó lúa của các anh vì thế mà phải cúi đầu trước bó lúa của em”. Giấc mơ này đồng nghĩa với việc Joseph quan trọng hơn các anh của cậu.


Trong giấc mơ thứ hai của Joseph, cả mặt trời, mặt trăng và các vì sao cũng nghiêng mình trước cậu. Cha của cậu, thậm chí đã rất tức giận vì con trai của ông dám đặt bản thân mình cao hơn cả cha mẹ và các anh mình.


Một ngày kia, Jacob đưa Joseph ra cánh đồng nơi mà các anh trai của cậu đang chăm sóc những cây bông. Họ nhìn thấy cậu đang đi tới và thì thầm với nhau: “Hãy cùng giết chết kẻ mơ mộng này.” Joseph không hề biết rằng nguy hiểm đang rình rập cậu phía trước.


Reuben, người anh cả không tán thành. Anh bảo: “Đừng làm đổ máu. Nhìn kìa, đó là một cái hố, hãy để nó chết ở đấy”. Nhưng thực ra, anh đã chuẩn bị sẵn một kế hoạch để cứu Joseph ngay khi đêm xuống.


Khi joseph đến, các anh trai ngay lập tức túm lấy cậu và cởi bỏ chiếc áo khoát đầy màu sắc mà Jacob đã đặc biệt may tặng cho đứa con ông yêu mến nhất. Rồi họ ném cậu bé xuống cái hố đáng sợ kia.


Trong khi Reuben không có mặt ở đấy, một đoàn thương buôn trên cỗ xe lạc đà đang trên đường tới Ai Cập xa xôi đi ngang qua. Người anh trai tên Judah hét lên: “Chúng ta hãy bán Joseph đi”.

Thương lượng xong, họ bán Joseph và lấy 20 miếng bạc.


Vừa sợ hãi vừa khóc lóc, Joseph ngước nhìn tuyệt vọng khi con lạc đà bước lặc lè dẫn anh đi dần xa khỏi gia đình và nơi chốn thân thuộc của mình.


“Đây có phải là áo choàng của Joseph không? Nó dính đầy máu. Chúng con đã tìm thấy nó trên sa mạc.” Những người anh trai độc ác đã làm cho cha mình tin rằng một loài động vật hoang dã đã giết đứa con trai yêu dấu của ông. Jacob xé nát quần áo mình và la lên thống thiết. Không một ai có thể làm ông nguôi ngoai.


Ở Ai Cập, Joseph chắc hẳn rất sợ hãi và cô đơn. Có thể anh muốn được trở về nhà. Nhưng anh không thể thoát được. Anh trở thành một nô lệ trong nhà Potiphar, một người Ai Cập có vị trí cao. Potiphar nhận thấy rằng Joseph luôn làm việc chăm chỉ và là người có thể tin cậy.


Một ngày nọ Potiphar nói với Joseph: “Những việc anh làm rất tốt đấy. Chúa luôn ở bên anh. Ta muốn anh trở thành quản gia chính, chịu trách nhiệm về mọi việc của ta và quản lý những người phục vụ khác.”


Chúa đã mang tới cho Potiphar nhiều vụ mùa bội thu và nhiều của cải nhờ Joseph. Khi đã trở thành một người có chỗ đứng, Joseph vẫn luôn tin tưởng và phục vụ Chúa một cách chân thành. Nhưng rắc rối đã tìm đến anh.


Vợ của Potiphar là một phụ nữ không ngay thẳng. Bà ta muốn Joseph thay thế chồng mình. Joseph từ chối. Anh không thể làm điều có lỗi với Chúa bằng cách lừa dối Potiphar.


Khi người phụ cố gắng ép buộc anh, anh đã bỏ chạy. Nhưng bà ta đã túm được áo choàng của anh và giữ nó lại.


Bà ta đổ tội cho Joseph: “Nô lệ của anh đã tấn công em. Hãy nhìn đây, đây là áo choàng của hắn!” Potiphar tức giận. Có thể ông ta biết vợ mình nói dối. Nhưng ông ta phải làm một điều gì đó. Ông ta nên làm gì?


Potiphar đưa Joseph vào tù. Mặc dù anh vô tội, Joseph không hề cảm thấy cay đắng hay giận dữ. Có lẽ anh đã học được từ những khó khăn của mình rằng cho dù anh ở đâu, nếu anh vẫn tôn thờ Chúa, Chúa sẽ tôn trọng anh – thậm chí trong ngục tù.


Từ một đứa con trai được yêu mến trở thành một nô lệ Một câu chuyện về lời của Chúa, được tìm thấy trong Kinh Thánh Sáng thế ký 37, 39

“Lời Chúa là lối đi ban cho sự sáng.” Thi Thiên 119:130


Kinh thánh cho trẻ em Tặng phẩm

Chúa tôn vinh Giô-sếp, kẻ nô lệ


Phô-ti-pha, người chủ cũ đã bỏ tù Giô-sếp một cách vô cớ. Ở trong tù, Giô-sếp biết nghe lời và giúp ích. Giám ngục giao phó cho Giô-sếp kiểm soát tất cả các việc trong ngục. Bởi Chúa luôn ở cùng Giô-sếp nên nhà tù trở thành một nơi tốt hơn cho mọi người.


Quan quan hỏa dầu và quan chước tửu của nhà vua cũng bị tống vào ngục.


Một ngày nọ, Giô-sếp hỏi “Tại sao hai quan lại buồn”? Hai quan lo lắng trả lời “Không một ai có thể giải thích giấc mộng đó cho chúng ta”.


Giô-sếp đáp “Chúa có thể”. “Xin hai quan thuật cho tôi nghe giấc mộng đó”.


Giô-sếp giải thích với quan chước tửu: “Giấc mộng của quan có nghĩa là ba ngày sau vua sẽ phóng thích và phục chức cho quan”.


“Xin quan nhớ đến tôi và xin vua Pha-ra-ôn đem tôi ra khỏi ngục”.


Giấc mộng của quan hỏa dầu báo điềm xấu. Giô-sếp nói “Ba ngày sau Quan sẽ chết”. Cả hai giấc mộng đã thành hiện thực.


Quan chước tửu đã quên hẳn Giô-sếp cho đến một ngày vua Pha-ra-ôn thức dậy đầy lo lắng. Vua Pha-ra-ôn khóc và nói “Ta đã có một giấc mộng”.

Nhưng không một ai giải nổi giấc mộng của nhà vua. Quan chước tửu đã tâu với nhà vua về Giô-sếp


Pha-ra-ôn triệu Giô-sếp vào ngay lập tức. Giô-sếp tâu với Pha-ra-ôn “Giấc mộng của bệ hạ là một lời phán từ Đức Chúa Trời”. “Ai-cập sẽ có 7 năm được mùa dư dật và 7 năm đói kém dữ dội”.


Giô-sếp khuyên Pha-ra-ôn “Hãy lên kế hoạch dự trữ lương thực trong suốt 7 năm mùa màng dư dật nếu không người dân sẽ đói đến chết khi nạn đói xảy ra”. Pha-ra-ôn bảo Giô-sếp “Chúa luôn ở cùng ngươi. Ngươi sẽ lãnh đạo Ai-cập, ta ở vị trí thứ hai”.


Bảy năm dư dật trôi qua, rồi bảy năm đói kém đã đến. Lương thực khắp nơi cạn kiệt ngoại trừ Ai-cập nơi mà họ đã khôn ngoan dự trữ khối lượng Lương thực khổng lồ. Xa xôi nơi quê nhà của Giô-sếp, gia đình Gia-cốp đang bị nạn đói hoành hành.


Mọi người từ khắp nơi tràn về Ai-cập để mua lúa. Gia-cốp ra lệnh cho con trai của mình “Các con cũng phải đi Ai-cập còn không chúng ta sẽ chết đói”. Đến Ai-cập, những người con đang chuẩn chị mua lúa.


Những người con trai của Gia-cốp quỳ gối trước mặt người quý tộc đang trị vì Ai-cập. Họ không nhận ra Giô-sếp, người anh em của họ. Nhưng Giô-sếp nhận ra họ. Giô-sếp nhớ lại những giấc mơ thời niên thiếu của mình. Chúa đã đặt Giô-sếp trên tất cả các anh của người.


Giô-sếp đã dùng bắt anh làm con

rất thông sáng. Giô-sếp lời xẳng xớm mà nói và mình Si-mê-ôn tin.


Giô-sếp ra lệnh “Hãy lấy lương thực, đi về nhà và mang em út của các ngươi đến đây”. “Và rồi Ta sẽ biết các ngươi không phải là thám tử”.


Những người anh em đã nghĩ rằng có lẽ Chúa đang trừng phạt họ vì đã bán Giô-sếp làm nô lệ nhiều năm trước.


Gia-cốp và những người con trai đã rất hoang mang. “Bạc của chúng ta đã được trả lại và nằm ngay trong bao lúa. Và người đang làm chủ tể đã bảo rằng chúng ta phải đưa Bên-gia-min đến đó”.


Gia-cốp sẽ không đồng ý cho Bêngia-min đi. Nhưng rồi thực phẩm lại cạn kiệt ngay sau đó. Những người anh trai của Gia-cốp lại phải đến Ai-cập. Bên-gia-min đi cùng họ.


Khi Giô-sếp thấy Bên-gia-min, Giô-sếp đã ra lịnh cho người hầu chuẩn bị một bữa tiệc thịnh soạn. Những người anh trai đều được mời ăn cùng. Giô-sếp hỏi: “Cha của các ngươi có còn sống không, có khỏe không?” Có lẽ, Giô-sếp đang nghĩ về việc đưa cả gia đình đến Ai-cập cùng nhau.


Giô-sếp cũng muốn biết liệu những người anh của mình có thực sự hối lỗi về tội ác mà họ đã gây ra nhiều năm về trước. Sau bữa thết đãi, họ bị ghép vào tội ăn cắp. “Để trừng phạt ngươi, ta sẽ giữ Bên-gia-min làm nô lệ.” Nhưng Giu-đa nài nỉ “Lạy Chúa, hãy giữ tôi làm nô lệ”. Giô-sếp biết rằng Giu-đa chính là người đã đề nghị bán Giô-sếp đã thực sự thay đổi.


Không thể dấu tình thương của mình đối với gia đình thêm được nữa, Giô-sếp đã đuổi tất cả những người hầu ra khỏi. Rồi thì Giô-sếp bắt đầu khóc.


“Tôi là Giô-sếp, em trai của các anh đây, kẻ đã bị các anh bán làm nô lệ ở Ai-cập”. Những người anh trai ngạc nhiên và sợ hãi không nói nên lời.


Giô-sếp động viên những người anh của mình.


“Đức Chúa Trời đã cho tôi làm chủ tể cả xứ Ai-cập vì vậy tôi có

thể bảo tồn sinh mạng của gia đình mình. Hãy về và mang cha đến đây. Tôi sẽ chăm sóc mọi người”.


Gia-cốp và Giô-sếp được đoàn tụ ở Ai-cập và đại gia đình sống ở Ai-cập êm ấm và sung túc.


Chúa tôn vinh Giô-sếp, kẻ nô lệ Một câu chuyện về lời của Chúa, được tìm thấy trong Kinh Thánh Sáng thế ký chương 39-45

“Lời Chúa là lối đi ban cho sự sáng.” Thi Thiên 119:130


Kinh thánh cho trẻ em Tặng phẩm

Hoàng tử đến từ dòng sông


Khi thủ lĩnh Giô-sếp qua đời! Tất cả người dân Ai-cập cùng chia buồn với gia đình của ngài.


Chúa đã dùng Giô-sếp – người Hê-bơ-rơ để bảo toàn đất nước khi nạn đói hoành hành. Giô-sếp là người thông sáng và là thủ lĩnh được lòng dân. Bây giờ Giô-sếp đã qua đời.


Hơn 300 năm dài đã trôi qua, con dân của Giô-sếp, tộc người Hê-bơ-rơ, đã trở thành một tộc người lớn ở nước Ai-cập.


Vị vua mới sợ tộc người Hê-bơ-rơ lớn mạnh sẽ chống lại mình, nên ông ta bắt họ làm nô lệ.


Vị vua mới đối xử với người Hê-bơ-rơ rất tàn độc. Ông ta bắt họ phục dịch xây thành lớn. Nhưng Ông ta càng áp bức người Hê-bơ-rơ bao nhiêu, họ càng sinh sôi nảy nỡ bấy nhiêu.


Một ngày nọ, Vua đã ban một mệnh lệnh đáng sợ. “Nếu tất cả những đứa trẻ người Hê-bơ-rơ được sinh ra là con trai thì phải bị ném xuống dòng sông Ninh”. Vị Vua độc ác quyết tâm làm giảm tộc người Hê-bơ-rơ. Ông ấy thậm chí giết cả trẻ con.


Một gia đình thắc mắc “Chúng đây?”. Họ quyết định đặt con sông Ninh. Nhưng đứa bé được những chiếc thúng không thấm

ta có thể làm gì của mình vào dòng đặt vào trong nước và ấm cúng.


Chiếc thúng nhỏ nổi trên mặt nước giữa những bụi sậy chở món hàng quý. Bất cứ điều gì cũng có thể xảy ra với đúa bé nhỏ xíu ấy.


Từ xa, chị gái của đứa bé nhìn theo chiếc thúng quý giá kia dập duềnh giữa những bụi sậy.


Bất thình lình con gái của Vua và người hầu của nàng xuống sông tắm. Không có cách nào để giấu chiếc thúng. Có lẽ họ có thể đi ngang qua mà không nhìn thấy chiếc thúng.


“Ồ! Một chiếc thúng trong những bụi sậy. Tôi tự hỏi cái gì ở trong đó.” Con gái Vua ra lịnh cho người hầu vớt thúng lên. Khi nàng mở chiếc thúng ra – cậu bé cất tiếng khóc. Công chúa kêu lên: “Đó là một cậu bé người Hê-bơ-rơ”.


“Thật tội nghiệp sinh linh nhỏ bé. Cậu rất đẹp”. Có lẽ con gái Vua đã nói chuyện với cậu bé bằng cách mà người lớn thường hay nói. Nàng thậm chí đã nói “Ootchie-kootchie Koo-ums” bằng tiếng Ai-cập.


Ắt hẳn Chúa đã ban cho chị gái của cậu bé sự thông sáng đặc biệt. Cô ta đã chạy đến con gái của Vua. “Công chúa có muốn tôi tìm một vú nuôi Hê-bơ-rơ để nuôi cậu bé cho Công chúa không?” Công chúa đáp: “Phải, đi đi”. Bạn nghĩ cô gái sẽ chạy tìm ai?


“Mẹ ơi, đi nhanh lên, Ồ, nhanh nữa đi!”, có lẽ cô gái không có thời gian để giải thích. Cả hai cùng nhau chạy về phía con đường nhỏ.


Trở lại dòng sông, con gái Vua đã cứu vớt cậu bé. “Hãy nuôi cậu bé cho ta. Ta sẽ trả công cho bà”. Cậu bé được đặt tên là Môi-se.


Môi-se được đoàn tụ với ba mẹ và gia đình mình. Họ dạy Môi-se kính yêu Chúa và yêu người Hê-bơ-rơ. Chẳng mấy chốc Môi-se sẽ sống trong cung điện với con gái Vua. Chúa, người đã bảo toàn tính mạng của Môi-se đã lên kế hoạch cho một tương lai tuyệt vời cho Môi-se.


Hoàng tử đến từ dòng sông Một câu chuyện về lời của Chúa, được tìm thấy trong Kinh Thánh Xuất Ê-díp-tô-ký chương 2

“Lời Chúa là lối đi ban cho sự sáng.” Thi Thiên 119:130


Kinh thánh cho trẻ em Tặng phẩm

Từ Hoàng Tử thành kẻ chăn chiên


Một ngày nọ, Môi-se nhìn thấy một người Ai-cập đang đánh đập một người nô lệ Hê-bơ-rơ. Dù Môi-se được nuôi nấng và dạy dỗ như một Hoàng Tử trong cung điện của Vua nhưng Môi-se vẫn là một người Hê-bơ-rơ.


Ngó quanh quất không thấy ai, Môi-se liền tấn công người chủ cai nô lệ độc ác. Môi-se đã giết người Ai-cập và nhanh chóng chôn ông ta.


Qua hôm sau, Ông lại thấy hai người Hê-bơ-rơ đánh nhau. Ông đã cố gắng ngăn họ lại. Một người nói: “Anh định giết tôi như đã giết người Ai-cập sao?” Môi-se sợ hãi. Mọi người đã biết về chuyện hôm qua. Vua biết. Môi-se phải bỏ trốn. Ông chạy đến xứ Ma-đi-an.


Trong lúc ngồi cạnh giếng nước, bảy người con gái của thầy tế lễ xứ Ma-đi-an đi lấy nước đổ đầy máng cho đàn gia súc uống.


Những kẻ chăn chiên khác đuổi họ đi. Môi-se đứng ra bênh vực họ và cho bầy của họ uống nước.


Cha của các cô gái, Rê-tu-en hỏi “Sao hôm nay các con về sớm vậy?”. Các cô đã giải thích lý do thì Ông ta nói “Hãy mời người ấy đến đây”. Môi-se bằng lòng ở lại với Rê-tu-ên hay còn gọi là Giê-trô. Về sau, Môi-se cưới con gái đầu lòng của Rê-tu-ên.


Trở lại với Ai-cập, Vua qua đời. Con dân của Chúa, người Hê-bơ-rơ vẫn làm nô lệ. Họ ta thán về nỗi thống khổ của họ!

Họ cầu nguyện sự giúp đỡ của Chúa! Đức Chúa Trời nghe tiếng ta thán từ họ.


Môi-se không hề biết nhưng Chúa đã có ý định sử dụng Ông để giải thoát cho người Hê-bơ-rơ. Môi-se đã 40 tuổi khi Ông rời Ai-cập. Ông là kẻ chăn bầy của Re-tu-ên. Nhưng chắc chắn ông rất nhớ những người anh em mình ở Ai–cập.


Một ngày kia, Môi-se nhìn thấy một bụi gai cháy gần mình. Nhưng ngọn lửa không làm lụi tàn bụi cây. Môi-se quyết tâm tìm nguyên do.


Khi Môi-se đến gần, Đức Chúa Trời từ bụi cây gọi ông rằng “Môi-se!” Môi-se đáp “Dạ, con đây!”. Chúa phán “Đừng lại gần” “Cởi dép ra vì con đang đứng nơi đất thánh”.


Chúa nói: “Ta sai con đến với Pha-ra-ôn để đem dân ta ra khỏi xứ Ai-cập”. Nhưng Môi-se sợ hãi.


Chúa nói: “Ta sai con đến với Pha-ra-ôn để đem dân ta ra khỏi xứ Ai-cập”. Nhưng Môi-se sợ hãi.


Khi Môi-se nắm lấy cái đuôi con rắn, nó lập tức biến thành cây gậy. Chúa đã làm một phép lạ khác.


Chúa bảo: “Con hãy đặt tay vào bụng”. Môi-se đã đặt tay vào bụng. Bàn tay của ông bị phung trắng như tuyết.


Nhưng khi ông ta đặt tay vào bụng trở lại, bàn tay lại lành lặn.


Môi-se vẫn phản đối. Ông nói với Chúa “Con không có tài hùng biện”. Chúa giận dữ. Ngài nói “Ta sẽ dùng A-rôn, anh trai con, hãy đặt lời con vào miệng người ấy”.


Môi-se trở về gặp Giê-trô, gói hành lý và đi Ai-cập.


Chúa đưa A-rôn, anh trai của Môi-se lên núi để gặp Môi-se. Môi-se kể cho A-rôn nghe tất cả về ý định của Chúa về việc giải thoát dân Hê-bơ-rơ khỏi dân Ai-cập.


Họ cùng nhau đưa tin đến các bô lão Hê-bơ-rơ. Khi Môi-se làm các phép lạ cho dân Hê-bơ-rơ thấy, họ biết rằng Chúa sẽ đến cứu họ.


Họ liền cúi đầu thờ phượng Chúa.


Môi-se và A-rôn đã dũng cảm đến yết kiến Pha-ra-ôn và thưa “Chúa phán rằng: Hãy để dân ta đi”.


Pha-ra-ôn trả lời “Ta sẽ chẳng cho dân Y-sơ-ra-ên đi dâu cả.” Ông không nghe lời Chúa.


Chúa sẽ phải sử dụng sức mạnh quyền năng của Ngài để thay đổi suy nghĩ của Pha-ra-ôn.


Từ Hoàng Tử thành kẻ chăn chiên Một câu chuyện về lời của Chúa, được tìm thấy trong Kinh Thánh Xuất Ê-díp-tô-ký chương 2-5

“Lời Chúa là lối đi ban cho sự sáng.” Thi Thiên 119:130


Kinh thánh cho trẻ em Tặng phẩm

Tạm biệt Pha-ra-ôn


Pha-ra-ôn giận dữ! Thông qua Môi-se, Đức Chúa Trời đã ra lệnh cho ông ta thả dân nô lệ Y-sơ-ra-ên đi khỏi Ai-cập nhưng Vua không nghe theo.


Pha-ra-ôn ra lệnh cho những cai nô “Hãy bắt chúng làm việc thật nặng nề”. Mọi chuyện càng tồi tệ hơn đới với dân Y-sơ-ra-ên.


“Đừng cấp rơm cho dân làm gạch như trước nữa; hãy để chúng tự đi kiếm rơm lấy; nhưng vẫn bắt chúng phải làm đủ số lượng gạch như trước chứ không được giảm mức sản xuất.” Đây là lệnh mới của Pha-ra-ôn.


Các cai nô đùng roi đánh một số người nô lệ bởi họ không có đủ thời gian để kiếm rơm mà vẫn đảm bảo mức sản xuất.


Người dân trách móc Môi-se và Arôn về những rắc rối này. Môi-se đã tìm một nơi để cầu nguyện. Ông thét “Lạy Chúa! Sao Chúa chẳng giải cứu con dân Ngài”. Chúa phán “Ta là Đức Chúa Trời, và Ta sẽ đem các ngươi ra khỏi ách của người Ai-cập”.


Và rồi Chúa đã đem Môi-se và A-rôn trở lại yết kiến Pha-ra-ôn. Khi Vua hỏi phép lạ từ Chúa thì cây gậy của A-rôn biến thành con rắn.


Pha-ra-ôn hét to “Hãy triệu tập các thầy pháp và ảo thuật gia lại đây”. Khi các thầy pháp ném cây gậy của họ xuống đất, gậy của họ cũng biến thành rắn. Nhưng rắn của A-rôn nuốt rắn của họ đi. Pha-ra-ôn vẫn không để dân Y-so-ra-ên đi.


Bữa sáng hôm sau, Môi-se và A-rôn gặp Pha-ra-ôn ở bờ sông. Khi A-rôn chỉ gậy về hướng sông, Chúa biến nước sông thành máu. Cá chết! Con người không thể uống nước sông được nữa.


Pha-ra-ôn lòng vẫn không lay chuyển. Ông sẽ không giải phóng dân Y-sơ-ra-ên đi khỏi Ai-cập.


Một lần nữa, Môi-se lại yêu cầu Pha-ra-ôn thả tự do cho con dân của Chúa. Một lần nữa Pha-ra-ôn từ chối. Chúa lại giáng xuống một tai vạ khác. Ếch nhái tràn lan trên bờ cõi Ai-cập. Trong nhà, phòng ngủ, thậm chí trong bếp nấu ăn cũng đầy ếch nhái.


Pha-ra-ôn nài nỉ “Hãy cầu xin Đức Chúa Trời để cho ếch nhái lánh xa chúng ta, rồi ta sẽ để cho dân Hê-bơrơ đi thờ phượng Ngài”. Ếch nhái không còn nữa nhưng Pha-ra-ôn lại trở lòng. Ông ta không chịu thả dân Hê-bơ-rơ đi.


Chúa lại giáng xuống hàng triệu con trùng li ti có tên là muỗi. Cả người và xúc vật đều bị cắn và bu đầy mình nhưng Pha-ra-ôn không chịu thua Chúa.


Kế đến Chúa lại sai vô số ruồi nhặng tràn vào. Chúa cũng tạo ra bệnh dịch để giết chết vật nuôi của người Ai-cập.


Chúa cũng gây đại họa mụn nhọt cho dân Ai-cập. Nhiều người đau khổ. Nhưng Pha-ra-ôn vẫn kháng cự Chúa.


Sau dịch ung nhọt, Chúa sai đám cào cào đến trên đất nước Ai-cập. Chúng sẽ ăn tất cả những cây cối có màu xanh trên mặt đất.


Kế đến Chúa đem đến sự tối tăm cho Ai-cập trong ba ngày liền. Nhưng Pha-ra-ôn ngang ngạnh vẫn không chịu thả tự do cho dân Y-sơ-ra-ên.


Chúa cảnh báo “Ta sẽ đem đến một tai họa khác. Vào lúc nửa đêm, tất cả con trưởng nam của người Ai-cập và gia súc sẽ cùng chết”. Chúa phán con trưởng nam của người Y-sơ-ra-ên sẽ được sống nếu họ bôi máu con chiên trên khung cửa.


Lúc nửa đêm, có tiếng khóc than trên toàn xứa Ai-cập. Cái chết đã tràn đến. Ít nhất mỗi nhà có một người chết.


Pha-ra-ôn nài nỉ Môi-se “Hãy đi khỏi đây”. “Hãy đi mà thờ phượng Đức Chúa Trời”. Ngay lập tức, con dân của Đức Chúa Trời chạy khỏi xứ Ai-cập.


Chúa bảo Môi-se phải nhớ về đêm lễ Vượt qua bởi vì Thiên sứ của Đức Chúa Trời sẽ vượt qua những ngôi nhà của dân Y-sơ-ra-ên và trừng phạt Pha-ra-ôn và người Ai-cập.


Sau dân tự do. chở cho họ ban ngày nhưng lửa chiếu sáng cho họ vào

430 năm ở Ai-cập, con của Chúa bây giờ được Chúa dùng trụ mây che lại cho trụ ban đêm.


Nhưng Pha-ra-ôn chưa xong với dân Y-sơ-ra-ên. Một lần nữa ông ta lại quên Chúa. Ông ta thay lòng. Tập trung binh lính, ông ta đuổi theo sau dân Y-sơ-ra-ên. Ngay sau đó, dân Y-sơ-ra-ên bị kẹt giữa những vách đá và biển.


Môi-se nói “Đức Chúa Trời sẽ chiến đấu cho anh em”. Môi-se đi về phía mép nước và đưa tay về phía biển.


Một phép lạ đã xảy ra. Chúa đã mở ra một con đường đất khô xuyên qua nước. Toàn dân băng qua an toàn.


Và rồi binh lính của Pha-ra-ôn bị lùa xuống biển đỏ. Binh lính nghĩ “Bây giờ chúng ta sẽ bắt họ lại”. Nhưng Đức CHúa Trời làm biển trở lại bình thường.


Đội quân hùng mạnh của Ai-cập đã bị biển nuốt chửng. Bây giờ Pha-ra-ôn biết rằng Chúa của dân Y-sơ-ra-ên là Đức Chúa Trời quyền năng.


Tạm biệt Pha-ra-ôn Một câu chuyện về lời của Chúa, được tìm thấy trong Kinh Thánh Xuất Ê-díp-tô-ký chương 4-15

“Lời Chúa là lối đi ban cho sự sáng.” Thi Thiên 119:130


Kinh thánh cho trẻ em Tặng phẩm

Bốn mươi năm


Khi Chúa giải cứu dên Y-sơ-ra-ên khỏi xứ Ai-cập, Môi-se dẫn dắt dân Y-sơ-ra-ên thờ phượng Chúa. Ông đã hát bài hát ca ngợi Chúa. “Tôi sẽ ca ngợi Chúa vì Ngài vô cùng cao cả”. Môi-se ngợi ca những điều tuyệt vời Chúa đã làm cho dân Y-sơ-ra-ên.

! a j

u l

a H

ê l

A C I Ợ NG

C Ứ Đ

A Ú CH

! I Ờ R T


Sau ba ngày ở sa mạc, người dân khát nước đã tìm thấy giếng. Nhưng họ không thể uống nước đắng. Dân chúng than phiền thay vì cầu nguyện. Chúa rất tốt bụng. Ngài đã làm nước ngọt cho dân chúng.


than phiền đủ thứ. chúng tôi có lương đói ở sa mạc”. Đêm cút đến. Dân chúng

Dường như rằng dân chúng Họ khóc than: “Ở Ai-cập thực. Nhưng chúng tôi chết hôm đó, Chúa đã đem chim bắt chim cút rất dễ.


Ngày hôm sau, Chúa đem bánh Ma-na đến cho dân chúng. Đó là một loại bánh có hương vị giống như bánh xốp mật ong. Vào mỗi buổi sáng, bánh ma-na nằm sẵn trên đường cho dân chúng thu lượm. Chúa đã ban thức ăn cho dân Ngài ở sa mạc như vậy.


Dân chúng tin Chúa hơn mỗi ngày vì lương thực mới. Nhưng một số người thu lượm quá nhiều bánh man-na, thậm chí Chúa phán bánh sẽ hỏng nếu để thừa đến sáng hôm sau.


Chỉ cần lượm đử cho nhu cầu của mình, bánh man-na của ngày hôm qua đầy dòi ngoại trừ ngày Sa-bát. Vào ngày thứ bảy đặc biệt đó, dân chúng nghỉ ngơi và ăn bánh của ngày hôm qua.


Chúa chăm sóc dân Y-sơ-ra-ên khi ở sa mạc. Chúa ban cho họ thức ăn và nước uống – và bảo vệ họ khỏi kẻ thù.


Khi người A-ma-léc đến tấn công, dân Y-sa-rơ-ên chiến thắng mỗi khi Môi-se giơ cao cây gậy của Đức Chúa Trời.


Chúa phán cùng dân Y-sơ-ra-ên, “Nếu các con vâng theo lệnh ta, các con sẽ là con dân dặc biệt của Ta”. Dân chúng bảo Môi-se “Chúng tôi sẽ làm những gì Chúa phán”. Họ đến chân núi Si-nai và chờ đợi trong khi Môi-se đi gặp Chúa.


Môi-se ở cùng Chúa trên ngọn núi trong bốn mươi ngày. Chúa viết mười điều răn trên hai miếng đá. Chúa bảo Môi-se đây là cách Chúa muốn con dân mình sống theo.


1. “Ngoài Ta ra, các ngươi không được thờ các thần khác.” 2.“Không được làm cho mình tượng theo hình dạng của bất kỳ vật gì trên mặt đất hay ở dưới nước hoặc không được sấp mình thờ phượng các tượng ấy.”

3. “Không được dùng tên Chúa một cách thiếu tôn kính.” 4. “Phải nhớ ngày Sa-bát và giữ làm ngày thánh.” 5. “Phải hiếu kính cha mẹ.”


6. “Không được giết người.”

9. “Không được nói dối.”

7. “Không được tà dâm.”

10. “Không được tham lam.”

8. “Không được trộm cắp.”


Trong lúc Môi-se ở cùng Chúa trên núi Si-nai, dân Y-sơ-ra-ên đã làm một điều tồi tệ. Họ đã đề nghị A-rôn làm một con bò con màu vàng và họ đã thờ phượng con bò thay vì thờ phượng Chúa. Chúa giận dữ và Môi-se cũng vậy.


Khi Môi-se nhìn thấy con bò và nhìn thấy mọi người đang nhảy múa, ông ném hai bảng đá xuống đất. Môi-se phá hủy tượng bò trong giận giữ. Ông ta giết những kẻ độc ác đã thờ phượng con bò con.


Chúa đã thay thế hai bảng đá khác. Chúa bảo Môi-se xây dựng Đền Tạm – một cái lều lớn có hàng rào xung quanh nơi Chúa sẽ ở cùng dân Ngài. Họ sẽ thờ phượng Chúa ở đó. Trụ mây và trụ lửa là hai dấu hiệu Chúa đang ở cùng họ.


Khi họ đến gần xứ Ca-na-an, Môi-se cho mười hai người đến do thám vùng đất Chúa giao ước cho dân Ngài. Tất cả do thám đồng ý rằng vùng đất rất đẹp! Nhưng chỉ có hai người là Giô-suê và Ca-lép tin rằng họ có thể chinh phục vùng đất nhờ sự giúp đỡ của Chúa.


Mười tên do thám còn lại sợ hãi người dân hùng mạnh và những tên khổng lồ đang ở đó. Họ lầm bầm “Chúng ta không thể nào có được đất đó”.

Họ đã quên mất điều lớn lao mà Chúa đã làm để họ tự do khỏi xứa Ai-cập.


Dân chúng nghe theo mười người do thám nghi ngờ. Họ khóc lóc và chuẩn bị quay về Ai-cập. Họ thậm chí muốn giết Môi-se!


Chúa đã bảo toàn mạng sống của Môi-se. Chúa phán cùng dân “Các con sẽ đi lang thang trong sa mạc hoang dã khoảng bốn mươi năm. Chỉ có Ca-lép và Giô-suê và con của các con sẽ sống và hưởng chủ quyền vùng đất các con khinh miệt”.


Bốn mươi năm Một câu chuyện về lời của Chúa, được tìm thấy trong Kinh Thánh Xuất Ê-díp-tô-ký chương 15 đến Dân-số ký chương 14

“Lời Chúa là lối đi ban cho sự sáng.” Thi Thiên 119:130


Kinh thánh cho trẻ em Tặng phẩm

Giô-suê lãnh đạo


Môi-se qua đời. Giô-suê biết rằng Đức Chúa Trời đã chọn anh ta làm lãnh đạo dân Y-sơ-ra-ên. Trước khi Giô-suê chuẩn bị binh lính, Giô-suê phải chuẩn bị chính mình. Chúa giao ước ban cho Giô-suê chiến thắng và của cải ở vùng đất hứa nếu dân chúng luôn vâng lời Chúa.


Dân Y-sơ-ra-ên hứa nghe theo Giô-suê và luôn vâng lời Chúa. Người lãnh đạo mới khôn ngoan cho do thám đến xứ Ca-na-an để nghiên cứu sự phòng vệ của những thành lớn ở Giê-ri-cô. Chiến trường đầu tiên nơi dân Y-sơ-ra-ên sẽ chiến đấu là ở đó.


Người ta tâu với Vua thành Giê-ri-cô rằng do thám đang ở trong thành. Vua liền cho binh lính đi tìm họ. Binh lính bắt đầu lục soát nhà Ra-háp, nơi những do thám đang ẩn nấu. Binh lính đập cửa dữ dội. Ra-háp đã nhanh chóng dấu họ dưới những cọng lanh.


Khi binh lính rời đi, Ra-háp dùng một sợi dây đưa hai thám tử xuống an toàn bên ngoài thành. Tại sao nàng ta lại giúp đỡ hai thám tử? Bởi lẽ nàng ta biết Chúa đã ở cùng họ. Nàng ta muốn Chúa dự chỗ cho cuộc đời nàng ta. Những thám tử đã hứa cứu mạng Ra-háp và gia đình nàng ta.


Trước khi đến thành Giê-ri-cô, dân Y-sơ-ra-ên phải vượt qua sông Giô-đanh để vào xứ Ca-na-an, vùng đất hứa. Nhưng không có cái cầu nào! Dân chúng vượt qua bằng cách nào?


Chúa phán cùng Giô-suê, những thầy tế lễ nên đẫn đầu binh linh và dân chúng, khiêng cái rương giao ước nơi cất giữ mười điều răn. Khi các thầy tế lễ chạm chân đến mé sông, Chúa sẽ làm phép lạ. Chúa sẽ làm một con đường đất khô xuyên qua nước.


Sau khi dân chúng vượt qua sông an toàn, họ đã đặt 12 tảng đá nơi hạ trại và 12 tảng đá khác ở nhánh sông xứ Ca-na-an. Những tảng đá này nhắc nhở dân chúng dạy con của mình về quyền năng và tình yêu của của Chúa.


Thành Giê-ri-cô có những bức tường chắc, dày bao quanh. Khi Giô-suê lên kế hoạch tấn công, Chúa đưa thống tướng quân đội Ngài từ nước thiên đàng đến để nhắc nhở vị lãnh đạo mới của dân Y-sơ-ra-ên rằng Chúa sẽ ban vinh hiển đến cho dân Ngài.


Chúa dạy Giô-suê cách tấn công thành Giê-ri-cô. Đó là một kế hoạch lạ lùng. Con dân của Chúa phải diễu hành quanh thành mỗi ngày một lần trong 6 ngày như vậy, và bảy lần vào ngày thứ bảy. Rồi kế đến họ phải thổi tù và và la hét, và tường thành sụp đổ.


Giô-suê và binh lính của ông chỉ làm theo lệnh Chúa. Có lẽ dân ở thành Giê-ri-cô đã cười nhạo họ. Nhưng khi diễu hành lần thứ 7 vào ngày thứ bảy, thầy tế lễ thổi tù và. Và đúng như Chúa đã giao ước ….TƯỜNG THÀNH DÀY CỦA GIÊ-RI-CÔ ĐÃ ĐỖ NÁT!


Chỉ có gia đình của Ra-háp trong thành được an toàn. Nàng ta treo sợi dây thừng ở cửa sổ. Binh lính của Giô-suê nhanh chóng cứu Ra-háp và gia đình nàng. Và rồi thành Giê-ri-cô bị hủy diệt như Chúa đã ra lệnh.


Giô-suê dâng toàn bộ châu báu, vàng bạc của thành Giê-ri-cô lên Chúa trong niềm hân hoan. Và rồi Giô-suê cảnh báo rằng nếu ai xây dựng lại thành sẽ bị rủa sả.


Ngay lập tức dân xứ Ca-na-an nghe về cách Giô-suê đánh bại thành Giê-ri-cô. Họ biết rằng Chúa đã ở cùng dân Ngài.


Giô-suê lãnh đạo Một câu chuyện về lời của Chúa, được tìm thấy trong Kinh Thánh

Giô-suê chương 1-6

“Lời Chúa là lối đi ban cho sự sáng.” Thi Thiên 119:130


Kinh thánh cho trẻ em Tặng phẩm

Sam-sôn, người con mạnh nhất của Chúa


Lâu lắm rồi, trên đất Y-sơ-ra-ên, có một người tên Ma-nô-a. Ông ta và vợ không có con. Một ngày kia Thiên sứ của Đức Chúa Trời hiện ra trước bà Ma-nô-a. Thiên sứ phán “Ngươi sẽ có một đứa con đặc biệt”.


Nàng ta thuật lại tin tốt với chồng mình. Ma-nô-a cầu nguyện, “Lạy Chúa …. Xin Ngài đến với chúng con một lần nữa. Dạy chúng con cách nuôi dưỡng đứa đứa bé sắp sinh như thế nào.”


Thiên sứ phán với Ma-nô-a rằng đứa trẻ không được cắt tóc, không được uống rượu, không được ăn một số loại thức ăn. Chúa đã chọn đứa trẻ này làm thẩm phán. Đứa trẻ sẽ lãnh đạo dân Y-sơ-ra-ên.


Dân của Chúa chắc chắn cần được giúp đỡ. Họ đã bỏ Chúa ra khỏi đời sống của họ, và rồi bị kẻ thù, dân Phi-li-tin ức hiếp. Nhưng khi họ cầu nguyện Chúa đã nghe được. Chúa ban cho đứa trẻ này, sẽ là người mạnh nhất thế gian.


“Nàng sinh một con trai và đặt tên là Sam-sôn: Đứa trẻ lớn lên và Chúa ban phước cho. Và thần của Chúa bắt đầu tác động lên Sam-sôn”. Sam-sôn rất mạnh. Một ngày nọ, Sam-sôn chiến đấu với một con sư tử bằng tay không và ông ta đã giết nó!


Sau này, Sam-sôn ăn mật ong từ đàn ong làm tổ trên xác chết của con sư tử.


Sam-sôn đã ra một câu đố: “Từ vật ăn lấy ra được món ăn và từ kẻ mạnh lấy ra được món ngọt”.


Không ai có thể đoán được nghĩa – nhưng người vợ mới của Sam-sôn, người Phi-li-tin nói cho bạn của nàng ta về câu trả lời. Sam-sôn đã rất giận dữ.


Sam-sôn càng giận dữ hơn khi người Phi-li-tim gã vợ anh ta cho người bạn thân nhất của anh. Anh đã lên kế hoạch trả thù. Nhưng bằng cách nào? Đầu tiên, Sam-sôn bắt ba trăm con chồn. Kế đến ông cột đuôi chúng lại với nhau, từng cặp từng cặp một, rồi cột bó đuốc vào mỗi cặp đuôi.


Và rồi Sam-sôn thả chồn vào đồng ruộng của dân Phi-li-tin!


Bây giờ dân Phi-li-tin muốn trả thù. Sam-sôn bị bắt trói và được giao cho người Phi-li-tin để xử tử.


Nhưng thần của Chúa ngự trên Sam-sôn. Anh ta cởi trói cho mình, lấy xương hàm của một con lừa đã chết và giết 1000 người dân Phi-li-tin.


Nhiều đoàn người Phi-li-tin lùng sục Sam-sôn. Một buổi tối nọ, họ bẫy anh ta trong thành và rồi khóa chặt cửa thành. Nhưng Sam-sôn đã đi ra khỏi thành và vác nguyên cái cửa trên vai mình!


Nhưng Sam-sôn quên lời dặn của Chúa. Chúa ban cho anh ta sức mạnh trừ khi anh ta vâng lời Ngài. Một ngày nọ, Sam-sôn đã nói bí mật sức mạnh của mình cho Da-li-ha, một gián điệp Phi-li-tin xinh đẹp. Nàng ta đã sai người cạo sạch tóc của Sam-sôn khi anh ta ngủ.


Rồi thì lính Phi-li-tin tấn công Sam-sôn ngay tại giường ngủ của Da-li-ha. Sam-sôn đã chiến đấu dữ dội nhưng sức mạnh phi thường đã lìa khỏi anh. Kẻ thù đã móc mắt anh.


Bị mù và yếu sức, Sam-sôn trở thành nô lệ của dân Phi-li-tin. Họ cười và chế nhạo đầy tớ Chúa.


Dân Phi-li-tim mở yến tiệc. Họ khen ngợi rằng thần của họ đã giao phó Sam-sôn vào tay họ. Họ uống rượu và chia vui trong đền thần. Họ cho gọi Sam-sôn ra góp vui cho họ.


Một người hầu đã dẫn Sam-sôn ra và để anh ta dựa vào hai trụ chống đỡ đền thờ. Có khoảng 3000 người Phi-li-tin ở đó, và nhiều người trong đền thờ chế giễu anh ta.


Nhưng tóc của Sam-sôn bắt đầu mọc trở lại khi ở trong tù. Bây giờ anh ta cầu nguyện, “Lạy Chúa, xin cho con sức mạnh thêm một lần nữa thôi, để con báo thù dân Phi-li-tin vì đôi mắt của con”.


Liệu Chúa sẽ ban cho Sam-sôn sức mạnh một lần nữa? Sam-sôn đã có thể làm những điều không thể? Vâng! Vâng! Mệt mỏi và nặng nề, Sam-sôn đẩy hai cây trụ cột ra. Ngôi đền sụp đổ giết hang ngàn người Phi-li-tin và cả Sam-sôn!


Sam-sôn, người con mạnh nhất của Chúa Một câu chuyện về lời của Chúa, được tìm thấy trong Kinh Thánh Các quan xét chương 13-16

“Lời Chúa là lối đi ban cho sự sáng.” Thi Thiên 119:130


Kinh thánh cho trẻ em Tặng phẩm

Đội quân nhỏ bé của Ghi-đê-ôn


Sau khi Giô-suê qua đời, toàn dân Y-sơ-ra-ên không nghe theo lời Chúa và gạt Ngài ra khỏi đời sống họ. Chúa cho dân láng giềng Ma-đi-an đốt nhà cửa và mùa màng của dân Y-sơ-ra-ên.

Dân Y-sơ-ra-ên phải sống trong hang động.


Một con dân Y-sơ-ra-ên, Ghi-đe-ôn ắt hẳn đã trồng lúa nơi bí mật. Ghi-dê-ôn đang đập lúa nơi bàn ép rượu dưới một cái cây to.


Dân Ma-đi-an không biết nơi này nhưng Chúa biết! Chúa đã sai Thiên sứ đến truyền lời phán cho Ghi-đê-ôn.


Chúa muốn Ghi-đê-ôn thiêu hủy hình ảnh sai lệch về Chúa của cha mình và làm một bàn thờ mới cho Đức Chúa Trời. Dù Ghi-đê-ôn sợ bị giết nhưng ông đã làm theo mệnh lệnh Chúa.


Chúa cũng muốn Ghi-đê-ôn lãnh đạo quân lính Y-sơ-ra-ên chống lại dân Ma-đi-an tàn ác. Nhưng Ghi-đê-ôn sợ hãi. Ông ta đã xin phép lạ đặc biệt để biết rằng Chúa đã phán với ông. Rồi ông đặt một tấm lông chiên trên sân đập lúa.


Ghi-đê-ôn cầu nguyện “Nếu nước chỉ đọng trên tấm lông chiên mà thôi, còn đất xung quanh đều khô ráo, thì con biết rằng Ngài sẽ dùng tay con để giải thoát cho dân Y-sơ-ra-ên như lời Ngài phán”. Sáng hôm sau, đất xung quanh khô, nhưng TẤM LÔNG CHIÊN ƯỚT ĐẪM.


Ghi-đê-ôn vẫn nghi ngờ. Bây giờ ông muốn Chúa cho sương làm ướt đất còn tấm lông chiên thì khô. Sáng hôm sau – đất ướt đẫm còn TẤM LÔNG CHIÊN THÌ KHÔ!


Ghi-đê-ôn bắt đầu một đội binh khoảng 32,000 người. Chúa đã giảm xuống còn 300 người. Chúa không muốn dân Y-sơ-ra-ên tự phụ rằng “Chính tay ta đã giải thoát lấy ta”. Chỉ có Chúa là đấng cứu thế của dân Y-sơ-ra-ên.


Biết rằng Ghi-đê-ôn vẫn còn sợ, Chúa cho ông ta nghe lắng một người lính Ma-đi-an kể với người lính khác về một giấc mơ lạ. Trong giấc mơ, một cái bánh làm trại của người Ma-đi-an ngã nhào và sụp đổ.


Một tên bảo vệ khác sợ hãi. Anh ta khóc than “Đây là .. gươm của Ghi-đê-ôn…”. Khi Ghi-đê-ôn nghe về giấc mơ và ý nghĩa của nó, ông ta biết rằng Chúa sẽ ban cho ông chiến thắng.


Ghi-đê-ôn lên kế hoạch tấn công một đêm. Ông ta đưa cho mỗi người lính một chiếc kèn và một bình không và một bó đuốc bên trong. Họ bao vây quân lính Ma-đi-an.


Theo hiệu lệnh của Ghi-đê-ôn, binh linh thổi kèn, đập vỡ bình trên tay và giơ cao bó đuốc. Ồn ào quá! Hỗn loạn quá! Binh lính Ma-đi-an sợ hãi thức dậy và chạy trốn.


Sau chuyến thắng lớn này, dân Y-sơ-ra-ên cầu xin Ghi-đê-ôn cai trị họ. Ghi-đê-ôn đáp lời: “Ta sẽ không cai trị các người … mà Đức Chúa Trời sẽ cai trị các người”.


Ghi-đê-ôn biết rằng chỉ có Chúa mới có quyền cai trị cuộc sống con dân Ngài.


Đội quân nhỏ bé của Ghi-đê-ôn Một câu chuyện về lời của Chúa, được tìm thấy trong Kinh Thánh Các quan xét chương 6-8

“Lời Chúa là lối đi ban cho sự sáng.” Thi Thiên 119:130


Kinh thánh cho trẻ em Tặng phẩm

Câu chuyện tình yêu


Nếu con có thể gặp được ông bà nội tuyệt vời của con, cha mẹ của họ và tất cả những người sinh ra trước trong gia đình con, con ắt sẽ rất ngạc nhiên bởi họ là người như thế nào. Trong kinh thánh, một trong những tổ tiên loài người của Chúa Giê-su là Ru-tơ – một người phụ nữ Mô-áp đã quen thờ phượng nhiều thần.


Câu chuyện của Ru-tơ bắt đầu ở Y-sơ-ra-ên sau giai đoạn của Sam-sôn, khi con dân Đức Chúa Trời ngừng tin và không theo lời Chúa. Một nạn đói khủng khiếp đã hoành hành. Con có biết nạn đói là gì không? Đúng rồi! Nạn đói là lúc cây trái hoặc mùa màng không mang lại kết quả, xúc vật và con người thi thoảng chết vì đói.


Người đàn ông tên Ê-li-mê-léc rời thành Bết-lê-hem cùng với vợ và hai con trai để tìm kiếm cái ăn. Ông ta đến xứ Mô-áp, một nơi mà người dân thờ cúng nhiều thần.


Mọi thứ không thuận lợi đối với Ê-li-mê-léc và gia đình ông ấy ở Mô-áp. Ông ta qua đời và rồi hai người con trai cũng qua đời. KI-LI-ÔN

Ê-LI-MÊ-LÉC

Vợ ông ta Na-ô-mi rời xứ cùng với hai người con dâu là Ru-tơ và Ọt-ba. Cả hai nàng dâu đều là người Mô-áp.

MẠC-LÔN


Người đàn bà góa bụa Na-ô-mi nghe rằng Đức Chúa Trời đến thăm dân Ngài và ban cho bánh. Bà ta quyết quay về quê hương. Những hai cô con dâu sẽ làm gì? Na-ô-mi khuyên hai cô con dâu ở lại Mô-áp và tái giá.


Ọt-ba quay về với gia đình nàng ta. Nhưng Ru-tơ thì không. Thay vì quay về, Ru-tơ hứa sẽ không bao giờ rời bỏ mẹ chồng nàng.


Những người thân cận rất vui khi Na-ô-mi quay về Bết-lê-hem. Nhưng bà ta yêu cầu họ gọi bà là “Ma-ra” (đắng cay) thay vì Na-ô-mi (vui vẻ). “Đấng toàn năng đã đãi tôi cách đắng cay.” Na-ô-mi quay về với hai bàn tay không, ngoại trừ Ru-tơ.


Dầu Ru-tơ thờ phượng nhiều thần giống như hầu hết dân ở Mô-áp, nhưng nàng quay sang thờ phượng Đức Chúa Trời của dân Y-sơ-ra-ên. Ru-tơ làm việc chăm chỉ để nuôi dưỡng Na-ô-mi. Hàng ngày nàng theo chân những người gặt và mót lúa.


Người chủ cánh đồng Bô-ô nghe rằng Ru-tơ đối xử tốt với mẹ chồng nàng. Khi ông ta gặp nàng, Bô-ô dặn những người gặt cố ý để lại một ít lúa đằng sau. Bô-ô bắt đầu thích Ru-tơ.


Khi Ru-tơ kể cho Na-ô-mi về Bô-ô và lòng nhân từ của ông ta, người phụ nữ ngợi ca Chúa. “Người đàn ông là họ hàng của chúng ta, một trong những người bà con bên chồng.”


Thời gian trôi đi, Bô-ô muốn cưới Ru-tơ và chăm lo cho Na-ô-mi và chuộc lại đất đai của gia đình nàng. Nhưng một người họ hàng khác lại có được cơ hội trước. Người đàn ông này chỉ muốn miếng đất chứ không muốn có Ru-tơ là vợ. Tục lệ của Y-sơ-ra-ên là rằng ông ta không thể chuộc đất mà không lấy Ru-tơ.


Vào những ngày này, người dân chưa bắt tay để thực hiện thỏa thuận. Bô-ô cởi một chiếc giày của mình và công khai giao cho người kia. Thỏa thuận đã được thực hiện. Ru-tơ thành vợ của Bô-ô. Bây giờ Ru-tơ và Na-ô-mi là một phần trong gia đình Bô-ô.


Bô-ô và Ru-tơ đặt tên con đầu lòng là Ô-bết. Ô-bết là ông nội của Đa-vít, vị vua vĩ đại của dân Y-sơ-ra-ên.


Tuyệt vời hơn nữa, đứa bé Ô-bết là tổ tiên của Đấng cứu thế Giê-su. Chúa Giê-su đến từ gia đình Đa-vít, dòng dõi vua của muôn vua và Đấng cứu thế nhân loại.

VUA CỦA MUÔN MUA


Câu chuyện tình yêu Một câu chuyện về lời của Chúa, được tìm thấy trong Kinh Thánh Ru-tơ

“Lời Chúa là lối đi ban cho sự sáng.” Thi Thiên 119:130


Kinh thánh cho trẻ em Tặng phẩm

Sa-mu-ên, đầy tớ trai của Đức Chúa Trời


An-nê là một người phụ nữ hiền lành, là vợ của Ên-ca-na, một người đàn ông tử tế. Cả hai cùng thờ phượng Chúa và tử tế với người khác. Nhưng An-nê vẫn thiếu một thứ trong cuộc đời mình. Bà ta muốn có một đứa con. Àh, bà ta muốn có một đứa con ư! Bà ta chờ đợi, cầu nguyện, rồi hi vọng và rồi chờ đợi thêm nữa. Bà ta cũng chẳng có con!


Hàng năm, An-nê đi thờ phượng Chúa tại một Đền tạm. Năm nọ bà giao ước với Chúa rằng nếu Ngài cho bà sinh một đứa bé trai, bà sẽ dâng con trai mình làm đầy tớ Chúa trọn đời.


Vị tế lễ cao tuổi Hê-li nhìn thấy An-nê cầu nguyện. Ông ta nghĩ rằng An-nê đang say rượu bởi lẽ môi bà mấp máy chứ miệng bà không nói nên lời. Hê-li đã quở trách An-nê!


Nhưng An-nê kể cho Hê-li nghe rằng bà cầu xin một đứa con và lời giao ước của bà với Chúa. Ông Hê-li đáp: “Xin chị yên tâm về nhà Và Cầu xin Đức Chúa trời ban cho chị điều chị cầu xin Ngài”. Lời nói của Hê-li cho An-nê thêm niềm hi vọng.


Ngay lập tức, niềm vui đã chiếm trọn trái tim An-nê. “Chúa vẫn còn nhớ đến bà” và đã đáp lại lời cầu nguyện của bà. An-nê và Ên-ca-na có một bé trai và đặt tên là Sa-mu-ên (nghĩa là “Chúa nghe thấy lời cầu nguyện”). Nhưng An-nê sẽ nhớ đến Đức Chúa Trời và lời giao ước của bà với Ngài chứ?


An-nê không đến Đền Thờ tạm trong một năm. Trời! Bà ta đã quên lời giao ước với Đức Chúa Trời rồi sao? Không đâu, An-nê chờ đợi cho đến khi Sa-mu-ên đủ lớn đế có thể ở lại Đền thờ và phụ giúp Hê-li việc Chúa. Rồi bà ta cũng đưa Sa-mu-ên đến Đền thờ.


Chúa ngợi khen lòng trung thành cao quý của An-nê. Sau Sa-mu-ên, Chúa ban cho bà thêm ba người con trai và hai người con gái. Hàng năm, An-nê đều đến Đền thờ để thờ phượng Chúa – và mang theo một áo choàng mới bà may cho Sa-mu-ên.


Sa-mu-ên không phải là người duy nhất giúp Hê-li. Hai con trai của Hê-li là Hóp-ni và Phi-nê-a cũng phụ việc ở đó. Nhưng chúng không tôn kính Chúa, chúng làm những điều độc ác và quyết không thay đổi thậm chí ngay cả khi cha của chúng Hê-li van nài chúng. Lẽ ra Hê-li nên đuổi chúng ra khỏi Đền nhưng Hê-li đã không làm thế.


Vào một đêm, Sa-mu-ên nghe thấy một giọng nói đang gọi anh ta. Cậu bé nghĩ rằng Hê-li đang gọi mình. Cậu bé đáp “Dạ, con đây”. Hê-li bảo “Ta không có gọi con”. Điều đó đã xảy ra ba lần. Và rồi Hê-li biết rằng Chúa muốn phán với Sa-mu-ên.


Hê-li bảo Sa-mu-ên, Nếu Ngài gọi con, con phải đáp rằng “Lạy Chúa, xin phán dạy. Tôi tớ Ngài đang nghe”. Và Chúa đã gọi Sa-mu-ên một lần nữa, và cho cậu ta một lời phán rất quan trọng.


Vào buổi sáng, Hê-li gọi Sa-mu-ên. Ông ta hỏi “Đức Chúa trời đã phán dạy con những gì?” Sa-mu-ên đã kể cho ông ta mọi điều. Đó là một lời phán xấu - Chúa sẽ hủy diệt cả gia đình Hê-li bởi vì Hóp-ni và Phi-nê-a tàn ác.


Lời cảnh báo của Chúa đã thành sự thật. Suốt chiến tranh với người Phi-li-tin, hai đứa con xấu xa của Hê-li đã đưa rương giao ước của Đức Chúa Trời ra trước mặt kẻ thù của binh lính Y-sơ-ra-ên. Kẻ thù cướp rương giao ước rồi giết chết Hóp-ni và Phê-ni-a cùng với nhiều người dân Y-sơ-ra-ên. Khi Hê-li nghe được tin này, ông té bật ngửa, bể gáy và chết vào ngày hôm đó.


Rương giao ước của Đức Chúa Trời đã mang rắc rối đến với người Phi-li-tin. Họ đặt rương giao ước trong miếu thờ thần Đa-gôn, Chúa không có thật. Vào buổi sáng, tượng Đa-gôn té nằm sấp xuống. Họ đỡ tượng Đa-gôn lên nhưng sáng hôm sau, họ lại thấy tượng té nằm sấp xuống trước. Lần này tượng Đa-gôn bị vỡ thành nhiều mảnh.


Bệnh tật và cái chết gieo rắc khắp Phi-li-tin. Muốn biết xem liệu có phải Chúa đang trừng phạt họ, dân Phi-li-tin cho hai con bò kéo rương qua biên giới. Nhưng họ giữ lại hai con bê con.


Họ nói với nhau rằng “Nếu hai con bò kéo rương về hướng Y-sơ-ra-ên và để hai con bò con lại, chúng ta sẽ biết là Chúa đã làm điều đó”. Và hai con bò đi thẳng một đường!


Và rồi Sa-mu-ên đã trưởng thành, ông nói chuyện với toàn dân Y-sơ-ra-ên. “Nếu anh chị em thật lòng muốn quay về với Chúa … Ngài sẽ giải cứu anh chị em khỏi tay người Phi-li-tin.” Toàn dân nghe theo nhà tiên tri trung thành của Đức Chúa Trời. Và bàn tay của Đức Chúa Trời đã chống lại dân Phi-li-tin suốt giai đoạn Sa-mu-ên trị vì.


Sa-mu-ên, đầy tớ trai của Đức Chúa Trời Một câu chuyện về lời của Chúa, được tìm thấy trong Kinh Thánh 1 Sa-mu-ên chương 1-7

“Lời Chúa là lối đi ban cho sự sáng.” Thi Thiên 119:130


Kinh thánh cho trẻ em Tặng phẩm

Vị vua ngốc ngếch đẹp trai


Vị lãnh đạo và thẩm phán của dân Y-sơ-ra-ên, Sa-mu-ên đã già. Ông ta cho hai con trai mình xét xử dân Y-sơ-ra-ên và thay ông phục vụ Chúa. Nhưng hai con trai của Sa-mu-ên thì xấu xa. Họ mê tiền và sử dụng quyền năng của mình để kiếm tiền bất chính.


Dân Y-sơ-ra-ên đau khổ vì sự gian ác của hai con trai ông. Thẩm phán không công bằng. Dân chúng phải trả tiền cho con trai của Sa-mu-ên mỗi khi nhờ giúp đỡ.


Phải có điều gì đó xảy ra. Một ngày nọ, các trưởng lão Y-sơ-ra-ên tụ tập lại cùng nhau và yêu cầu Sa-mu-ên giúp đỡ.


Các trưởng lão yêu cầu “Hãy lập cho chúng tôi một vua để cai trị chúng tôi”. Họ không muốn hai con trai xấu xa của Sa-mu-ên cai trị họ. Họ muốn có vua giống những nước xung quanh.


Sa-mu-ên giận dữ. Y-sa-rơ-ên đã có vua! Đức Chúa Trời toàn năng, Đức Chúa Trời bất diệt, trị vì Y-sơ-ra-ên. Ngài đã từng giái thoát cho dân chúng khỏi cảnh nô lệ ở xứ Ai-cập,rạch biển đỏ để cho họ trốn thoát.


Kế đến Ngài ban cho dân Y-sơ-ra-ên vùng đất màu mỡ.


Lúc Sa-mu-ên cầu nguyện, Đức Chúa Trời đáp, “Chúng không gạt bỏ con đâu nhưng chúng gạt bỏ Ta, không cho Ta làm vua chúng nữa. Chúng luôn thờ lạy các tà thần. Cứ nghe theo lời chúng và lập cho chúng một vua”.


Chúa bảo Sa-mu-ên cảnh cáo người dân rằng vua trần tục của họ sẽ thu thuế họ; lấy thóc lúa và huê lợi từ vườn nho của họ, bắt con họ đi lính, và bắt tớ gái làm việc cho vua.


Nhưng dù sao đi nữa họ cũng muốn có vua.

O À V I Đ G KHÔN


Chúa đưa Sa-mu-ên đến với một chàng trai trẻ đẹp trai, rụt rè và rất cao-cao hơn người khác một cái đầu. Anh ta tên là Sau-lơ. Khi Sa-mu-ên gặp Sau-lơ, Đức Chúa Trời phán rằng “Người này sẽ trị vì dân Ta”.


Vâng lời Chúa, Sa-mu-ên xức dầu cho Sau-lơ để thành vua của dân Y-sơ-ra-ên. Khi Sa-mu-ên trình diện Sau-lơ với dân chúng, toàn dân tung hô “Vua vạn tuế!”.


Ngay lập tức vua sau-lơ bị thử thách. Dân Am-môn rất ghét dân Y-sơ-ra-ên, họ đã bao vây thành Y-sơ-ra-ên và dọa móc mắt phải của từng người một. Một kế hoạch độc ác!


Tin tức về lời hăm dọa đã đến tai vua Sau-lơ. Vua cho binh lính sẵn sang chiến đấu.


Khi hai bên giao đấu, Sau-lơ hủy diệt binh lính Am-môn và giải vây thành. Vua Sau-lơ dâng chiến thắng lên Chúa và nói “…. Hôm nay Đức Chúa Trời đã cứu rỗi dân Y-sơ-ra-ên!”


Chúa đã ban cho Sau-lơ chiến thắng vĩ đại hôm đó. Nhưng không phải lúc nào Sau-lơ cũng tôn kính Chúa. Một ngày nọ, trước khi chiến đấu với dân Phi-li-tin, Sau-lơ dâng Chúa vật tế lễ.


Sau-lơ biết rằng đó là việc của Sa-mu-ên. Sau-lơ biết rằng Chúa muốn anh ta chờ cho đến khi Sa-mu-ên đến dâng. Nhưng Sau-lơ không theo lời Chúa!


Khi Sa-mu-ên đến, ông bảo Sau-lơ, “Vua cư xử thật dại dột. Vua đã không giữ mệnh lệnh mà Chúa là Đức Chúa Trời vua đã truyền cho vua. Bây giờ ngôi vua sẽ không bền”.


Sau-lơ có lẽ đã nghĩ rằng đó chỉ là một lỗi nhỏ. Nhưng không vâng lời Chúa luôn đáng sợ.


Một lần khác, Chúa ban lệnh cho Sau-lơ hủy diệt dân độc ác A-ma-léc. Nhưng Sau-lơ và binh sĩ tha mạng cho vua A-ga.


Họ cũng giữ lại những thứ quý giá, con chiên và bò. Sau-lơ nói rằng họ giữ lại những thứ này để dâng tế lễ cho Chúa.


Sa-mu-ên bảo Sau-lơ, “Vâng lời chắc chắn tốt hơn dâng sinh tế. Vua đã gạt bỏ lời Chúa, nên Ngài cũng gạt bỏ vua, không cho cai trị dân Y-sơ-ra-ên nữa”. Sau-lơ rất ăn năn vì tội lỗi của mình. Nhưng đã quá trễ. Phần còn lại của cuộc đời Sau-lơ cũng không hạnh phúc vì ông không vâng theo lời Chúa.


Vị vua ngốc ngếch đẹp trai Một câu chuyện về lời của Chúa, được tìm thấy trong Kinh Thánh 1 Sa-mu-ên chương 8-16

“Lời Chúa là lối đi ban cho sự sáng.” Thi Thiên 119:130


Kinh thánh cho trẻ em Tặng phẩm

Đa-vít – cậu bé chăn chiên


Lâu lắm rồi, vào thời Vua Sau-lơ của xứ Y-sơ-ra-ên, cậu bé tên Đa-vít giúp các anh em mình chăn bầy cho cha. Mặc dầu cậu bé nhỏ tuổi nhất nhưng lại là cậu bé khỏe mạnh và dũng cảm, yêu kính và tin Chúa. Cậu ta sống ở thành Bết-lê-hem.


Một lần, một con sư tử tấn công bầy vồ lấy con chiên con làm mồi. Cậu bé Đa-vít trẻ tuổi tấn công lại con sư tử. giật con chiên ra khỏi, cậu túm lấy râu nó và giết nó. Đa-vít biết rằng Chúa đã giúp cậu ta.


Nhà tiên tri của Đức CHúa Trời Sa-mu-ên vẫn buồn vì vua Sau-lơ không theo lời Chúa. Chúa bảo Sa-mu-ên: “Con tiếp tục đau buồn về Sau-lơ cho đến chừng nào? Ta sai con đến gặp Y-sai …. vì Ta đã chọn cho Ta một trong những con trai của người để làm vua”. Y-sai là cha Đa-vít.


Mặc dù Sa-mu-ên biết rằng vua Sau-lơ có thể giết ông vì chọn vua khác nhưng nhà tiên tri đã tuân lời Đức Chúa Trời.


Khi Sa-mu-ên đến, Y-sai cho bảy đứa con trai mình đến trình diện Sa-mu-ên. Và Sa-mu-ên nói với Y-sai, “Đức Chúa Trời không chọn ai trong những người này”. Người duy nhất còn lại là đứa con nhỏ nhất Đa-vít. Cậu bé đang chăn chiên ngoài đồng. Họ đưa Đa-vít đến. Và Đức Chúa Trời phán “Đây đúng là người Ta chọn. Con xức dầu cho nó làm vua”.


Trong cung điện vua Sau-lơ, Thần linh của Đức Chúa Trời đã rời khỏi Sau-lơ và vua bị quấy nhiễu. Đầy tớ vua cho rằng nhạc hay có lẽ làm tinh thần Sau-lơ ổn định. Một trong những đầy tớ biết một chàng trai trẻ chơi đàn hạc hay. Bạn có thể đoán được đó là ai không? Đúng rồi Đa-vít.


Nhạc của Đa-vít làm dịu Sau-lơ và làm vua suy nghĩ chân thật. Sau-lơ yêu cầu Y-sai cho Đa-vít ở lại phục vụ Người. Khi Sau-lơ bị sự sợ hãi hoặc sự ngã lòng quấy nhiễu, Đa-vít lại đem đàn hạc ra gãy. Vua được giải khuây.


Sau khi Đa-vít trở về nhà, Sau-lơ có trận đánh lớn với người Phi-li-tin. Các anh của Đa-vít đều theo vua Sau-lơ ra trận. Y-sai sai Đa-vít mang thức ăn đến trai quân cho các anh mình và thăm hỏi xem họ thế nào.


Gô-li-át một gã khổng lồ Phi-li-tin to lớn làm toàn quân Y-sơ-ra-ên hoảng sợ.


Gô-li-át hét lớn: “Hãy chọn một người xuống đây đấu với ta”. “Nếu người ấy thắng được ta và giết ta, chúng ta sẽ làm tôi mọi cho các người”. Khi nhìn thấy gã khổng lồ, toàn dân Y-sơ-ra-ên chạy trốn và khiếp vía kinh hồn.


Rồi Đa-vít thưa cùng Sau-lơ, “Thưa bệ hạ, xin đừng ai ngã lòng vì tên Phi-li-tin đó. Tôi tớ của bệ hạ sẽ ra đi chiến đấu với nó”. Sau-lơ muốn Đa-vít mặc áo giáp và cầm gươm. Thay vào đó, Đa-vít lấy ná và chọn 5 hòn cuội từ dòng suối.


Gô-li-át cười nhạo khi thấy Đa-vit thậm chí không mặc áo giáp. Gã khổng lồ quát tháo “Ta sẽ cho chim trời và thú rừng ăn thịt ngươi”. Đa-vít đáp “Ta đến với ngươi nhân danh Chúa toàn năng”. “Chính ngày này, Chúa sẽ nộp ngươi vào tay ta….vì Chúa có toàn quyền trên chiến trận”.


Rồi Đa-vít tiến thẳng đến chỗ Gô-li-át. Vừa lúc cậu ta chạy, cậu bé dùng ná bắn viên sỏi vào ngay chính giữa trán Gô-li-át. Gô-li-át ngã xuống.


Đa-vít nhanh chóng rút gươm của Gô-li-át và chặt đầu nó. Khi dân Phi-li-tin nhìn thấy Gô-li-át chết, họ bỏ chạy thục mạng.


Vua Sau-lơ không còn nhớ đây là Đa-vít người đã gãy đàn hạc cho vua khuây khỏa. Vua cho Đa-vít trông coi binh lính – và rồi ông ghen tị với Đa-vít khi thấy dân chúng ngợi khen chiến thắng của Đa-vít. Sau-lơ nghĩ thầm “Bây giờ chỉ còn thiếu cho nó ngôi nước mà thôi?” Vì vậy Sau-lơ để mắt đến Đa-vít từ đó về sau.


Tinh thần Vua Sau-lơ bị quấy nhiễu trở lại. Vì thế Đai-vít chơi đàn để ông ta giải khuây. Sau-lơ phóng giáo Đa-vít ba lần. Nhưng Đa-vít đều tránh được. Sau-lơ sợ Đa-vít, vì ông biết Đức Chúa Trời đang ở cùng Đa-vít và đã lìa khỏi mình.


Nhưng con trai vua Sau-lơ, Giô-na-than yêu mến Đa-vít như anh em mình. Anh ta cho Đa-vít hay “Cha tôi đang tìm giết anh”. Do vậy Đa-vít đã thoát được. Vợ Đa-vít đặt một người nộm trên giường, và thòng Đa-vít xuống nơi cửa sổ vào lúc nửa đêm. Khi người của Sau-lơ đến vào sáng hôm sau, Đa-vít đã trốn thoát.


Đa-vít phải chạy trốn khỏi Sau-lơ. Trước khi Đa-vít bỏ trốn, Đa-vít và Giô-na-than đã lập giao ước với nhau. Họ hứa với nhau sẽ luôn luôn giúp đỡ nhau.


Hai người bạn tạm biệt trong buồn bả. Đa-vít bắt đầu lên đường tìm nơi ở mới, nơi mà Đa-vít có thể sống mà không lo sợ lính của Sau-lơ tìm giết ông.


Đa-vít – cậu bé chăn chiên Một câu chuyện về lời của Chúa, được tìm thấy trong Kinh Thánh 1 Sa-mu-ên chương 16-20

“Lời Chúa là lối đi ban cho sự sáng.” Thi Thiên 119:130


Kinh thánh cho trẻ em Tặng phẩm

Vua Đa-vít (Phần I)


Đa-vít trẻ đang chạy trốn. Vua Sau-lơ muốn giết anh ta. Đa-vít sống trong đồng vắng, trong một cái hang lớn cùng với 400 người theo.


Có lúc, lính của vua Sau-lơ dường như tìm thấy họ nhưng Đa-vít tiếp tục đi chuyển đến chỗ khác.


Đô-ê đầy tớ vua Sau-lơ tâu rằng các thấy tế lễ đã giúp Đa-vít trốn thoát. Sau-lơ đã ra lệnh giết họ. Nhưng chỉ có Đô-ê sẵn lòng làm điều đó! Ông ta tàn nhẫn dùng gươm giết chết tám lăm vị tế lễ và gia đình của họ. Thật độc ác.


Một ngày nọ, Sau-lơ đang săn tìm Đa-vít và bước vào một cái hang nơi Đa-vít và những người theo anh ta đang lẫn trốn. Sau-lơ chỉ có một mình!


Trong hang, Đa-vít có thể giết chết Sau-lơ dễ dàng. Thay vì thế, anh ta len lỏi đến gần và cắt vạt áo tơi của Sau-lơ bằng con dao găm sắc nhọn.

Khi Sau-lơ đi, Đa-vít đã gọi Người. “Ở trong hang, Tôi đã cắt vạt áo của cha, và đã không giết cha, thì nhân đó mà biết và nhận rằng nơi tôi chẳng có sự ác, hay phản nghịch….”


Sau-lơ nói Người ăn năn vì đã tìm cách giết hại Đa-vít. Nhưng ngay lập tức, cơn giận lại nổi lên và ông ta tập trung binh lính khoảng ba ngàn người để giết Đa-vít. Một buổi tối, trong lúc quân lính ngủ, Đa-vít và A-bi-sai, một trong những người lính của mình, lẻn vào doanh trại của vua nơi Sau-lơ đang nằm ngủ.


A-bi-sai thì thầm “Hôm nay, Đức Chúa Trời đã nộp kẻ thù vào tay cậu”. “Bây giờ xin cho cháu dùng cây giáo của nó ghim cho nó một nhát xuống đất, không cần đến nhát thứ hai”.


Đa-vít không tán thành. Đa-vít lấy cây giáo và bình nước của vua rồi ra đi. Đa-vít băng qua đồi bên kia, Đa-vít la lớn cho đến khi Sau-lơ nghe thấy. Một lần nữa, Sau-lơ nhận biết rằng Đa-vít có thể đã giết ông ta nhưng Đa-vít không làm vậy. Nhưng Đa-vít biết rằng anh ta không thể tin lời Sau-lơ thêm nữa.


Cùng thời điểm đó Sa-mu-ên qua đời. Ông là tiên tri mà Chúa phán sức dầu cho Sau-lơ đầu tiên, và kế đến là Đa-vít thành vua của dân Y-sơ-ra-ên. Khi dân Phi-li-tin tấn công dân Y-sơ-ra-ên, Sau-lơ đã làm điều tồi tệ mà Chúa không cho phép.


Ông ra lệnh cho một phụ nữ gọi hồn Sa-mu-ên từ cõi chết. Tối hôm đó, Sau-lơ nhận được một lời phán.


“…Đức Chúa TRời đã lìa bỏ vua và trở thành kẻ thù của vua….Chúa lấy ngôi nước khỏi tay vua và giao cho Đa-vít, người láng giềng của vua. Ngày mai vua và các con vua sẽ ở với tôi. Chúa sẽ giao trại quân Y-sơ-ra-ên vào tay quân Phi-li-tin”. Khi Sau-lơ nghe được điều đó, ông hoảng sợ ngã xuống đất.


Quân Phi-li-tin chống lại quân Y-sơ-ra-ên, và nhiều binh lính Y-sơ-ra-ên bỏ trốn. Quân Phi-li-tin giết chết các con trai của Sau-lơ, bao gồm cả Giô-na-than, người bạn tốt của Đa-vít.


Vua sau-lơ bị trọng thương do trúng cung tên. Và vua bảo người vác binh khí cho mình, “Hãy rút gươm ngươi ra đâm ta chết đi, kẻo bọn không cắt bì kia đến đâm ta chết và sỉ nhục ta”. Nhưng người vác binh khí từ chối vì quá sợ. Do vậy, Sau-lơ liền rút gươm ra và lao mình vào mũi gươm.


Tìm thấy xác của Sau-lơ và các con vua, quân Phi-li-tin treo xác trên thành Y-sơ-ra-ên chiếm được. Các dũng sĩ Y-sơ-ra-ên gỡ xác vua, đem về hỏa táng rồi lấy cốt chôn tại Y-sơ-ra-ên.


Khi Da-vít nghe được hung tin, ông than khóc vua Sau-lơ, Giô-na-than – con trai vua và con dân của Đức Chúa Trời và kiêng ăn cho đến chiều.


Mặc dù Sau-lơ tìm cách giết Đa-vít nhưng Đa-vít vẫn tôn kính Sau-lơ như một người Chúa đã xức dầu cho đến cùng. Bây giờ Chúa tôn kính Đa-vít, cho anh ta làm vua thay vị trí của Sau-lơ.


Vua Đa-vít (Phần I) Một câu chuyện về lời của Chúa, được tìm thấy trong Kinh Thánh Phần 1: Sa-mu-ên chương 24-31 Phần 2: Sa-mu-ên chương 1-2

“Lời Chúa là lối đi ban cho sự sáng.” Thi Thiên 119:130


Kinh thánh cho trẻ em Tặng phẩm

Vua Đa-vít (Phần 2)


Đa-vít là vua xứ Giu-đa, ở miền nam Y-sơ-ra-ên. Nhưng phần còn lại theo vua Ích-bô-sết, con trai vua Sau-lơ. Nội chiến diễn ra ác liệt trong bảy năm. Nhưng Đavít càng ngày càng mạnh hơn.


Cuối cùng vua Ích-bô-nết bị hai tên lính của mình giết chết.


Và rồi tất cả các chi tộc Y-sơ-ra-ên đến với Đa-vít và xức dầu người làm vua trị vì dân Y-sơ-ra-ên. Cuối cùng, Đa-vít là vua toàn quốc.


Điều đầu tiên mà vua Đa-vít làm là chiếm thành Giê-ru-sa-lem. Nó được biết đến như thành Đa-vít. Vua xây dựng Thành thành như một pháo đài chống kẻ thù. Từ thành Giê-ru-sa-lem, quân Đa-vít chinh phục quân Phi-li-tin và những kẻ thù khác của dân Y-sơ-ra-ên.


Rồi Vua Đa-vít quyết định dời rương giao ước về thành Giê-ru-sa-lem. Rương giao ước của Chúa đựng những bản copy của mười điều răn và những luật khác mà Chúa ban cho Môi-se. Rương giao ước nhắc nhở dân Y-sa-rơ-ên về Thánh linh của Đức Chúa Trời và họ cần phải tuân theo lời Chúa.


Đa-vít phải chiến đấu nhiều nơi trong những năm đầu cai trị. Vua là một chiến binh thông sáng và là một người khiêm tốn, luôn tìm kiếm sự dẫn dắt của Chúa.


Điều khiến Đa-vít buồn phiền là rằng ông sống trong ngôi nhà xinh đẹp còn rương giao ước của Chúa lại ngự giữa một cái lều. Đa-vít quyết định xây đền thờ. Tiên tri của Chúa, Na-than tâu với vua hãy làm điều ấy.


Tối hôm đó, Chúa cho Đa-vít một lời phán: “Tôi tớ Ta Đa-vít, Chúa sẽ tạo dựng nhà cho con. Khi ngày đời con đã mãn và con nằm xuống với tổ tiên, Ta sẽ lập một người từ dòng dõi con, do chính con sinh ra lên nối ngôi con. Chính nó sẽ xây đền thờ cho danh Ta ngự, và Ta sẽ lập ngôi nước nó vững bền mãi mãi.”


Đa-vít muốn giúp đỡ bất kỳ ai trong gia đình Sau-lơ còn sống xót. Ông chỉ tìm được Mê-phi-bô-sết, con trai của Giô-na-than bị què. Đa-vít nói “Mê-phi-bô-sết sẽ dùng bữa cùng bàn với ta luôn”. Đa-vít rất tử tế vời Mê-phi-bô-sết vì Giô-na-than là bạn tốt nhất của Vua.


Miễn là Đa-vít tin và tuân theo lời Chúa, Ngài sẽ ban cho Đa-vít sự dư dật. Nhưng một ngày nọ, một điềm báo khủng khiếp đã bao trùm lên cuộc đời Đa-vít. Đa-vít cho quân đi đánh trận nhưng vua lại ở thành Giê-ru-sa-lem.


Một buổi tối, Vua không ngủ được. vì vậy Ông đi trên sân thượng và nhìn cảnh toàn thành.


Đa-vít nhìn thấy một phụ nữ xinh đẹp đang tắm. Tên nàng ta là Bát-sê-ba. Đa-vít đã phạm tội với bà Bát-sê-ba mặc dù chồng bà, U-ri-gia là một trong những chiến binh dũng cảm nhất của Đa-vít. Sau đó, Bát-sê-ba bảo với Đa-vít là bà ta sẽ sinh con của vua. Đa-vít biết rằng tội lỗi của vua sẽ gây nhiều phiền phức.


Thay vì thú tội với Chúa, Đa-vít cố che đậy tội lỗi của mình. Điều đó không có ích gì! Vua cho gọi U-ri-gia quay về, hi vọng rằng U-ri-gia sẽ nghĩ đứa con sắp chào đời là con của ông ta. Nhưng U-ri-gia sẽ không ngủ ở nhà trong lúc quân lính đang đánh trận. U-ri-gia ngủ ở cổng hoàng cung.


Đa-vít thậm chí đã làm điều tàn ác hơn. Vua đưa ông ta ra trận trở lại cùng với một lá thơ. Trong thơ, Vua bảo tướng cầm đầu phải để cho U-ri-gia tử trận. Khi U-ri-gia bị giết, Đa-vít đem Bết-sê-ba vào cung làm vợ người.


Chúa sai Na-than, đầy tớ Chúa cho Đa-vít nhìn thấy tội lỗi của vua. Na-than đã kể cho Đa-vít nghe một câu chuyện về người giàu và người nghèo. Người giàu có hàng trăm con chiên. Nhưng người nghèo chỉ có một con chiên cái nhỏ mà được quý như con gái.


Có khách đi đường xa đến thăm người giàu, người giàu không muốn bắt con chiên của mình để làm thịt đãi khách. Ông bắt con chiên cái của người nghèo làm thịt đãi khách.


Đa-vít giận dữ vì sự ích kỷ của người giàu. Ông hét lên: “Kẻ nào làm chuyện đó thật đáng chết”.


Na-than dũng cảm nói với Đa-vít “Kẻ đó chính là bệ hạ!” Những gì Đa-vít làm còn tồi tệ hơn cả những gì người giàu đã làm trong câu chuyện.


Chúa cho Đa-vít thấy ông ta đã tàn ác như thế nào. Và Đa-vít hối lỗi. Đa-vít nói với Chúa: “Tôi có tội với Chúa và đã làm những điều xấu xa” Chúa đã tha thứ cho tội lỗi của Đa-vít. Nhưng con của Bết-sê-ba thì bệnh nặng và chết ngay sau khi sinh.


Chúa tha thứ những tội lỗi khủng khiếp của vua. Và rồi Bát-sê-ba có đứa con khác, Sa-lô-môn, sẽ trở thành vị vua vĩ đại sau Đa-vít. Đa-vít có nhiều con, nhưng một vài người đã đem đến sự thất vọng lớn cho vua.


Vua Đa-vít (Phần 2) Một câu chuyện về lời của Chúa, được tìm thấy trong Kinh Thánh 2 Sa-mu-ên chương 1-12

“Lời Chúa là lối đi ban cho sự sáng.” Thi Thiên 119:130


Kinh thánh cho trẻ em Tặng phẩm

Sô-lô-môn, vị vua khôn ngoan


Vua Đa-vít là một người sống đẹp lòng Đức Chúa Trời. Trong thời trị vì của ông, vương quốc Y-sơ-ra-ên phát triển gấp mười lần so với thời vua Sau-lơ.


Nhưng giờ đây ông đã già (lắm) và không thể cai trị được nữa. Ông mệt mỏi và ốm yếu. Cuộc đời của ông đã đến hồi kết.


Một trong những người con của Đa-vít là A-đô-ni-gia, tuyên bố với người dân Y-sơ-ra-ên rằng ông sẽ lên làm vua. Mặc dù tên của ông có nghĩa là “Nguyện Chúa là Đức Chúa Trời”, nhưng A-đô-ni-gia không phải là người tử tế.


Ông cố tranh giành ngai vàng, vì biết rằng Đa-vít đã quá yếu để có thể tóm lấy ông. Nhưng Đức Chúa Trời lại có kế hoạch khác!


Bà Bát-sê-ba, vợ của vua Đa-vít biết rằng con trai Sô-lô-môn của mình mới đáng được chọn làm vua. Bà nói với Đa-vít về âm mưu của A-đô-ni-gia. Tuy còn rất yếu, song Đa-vít đã tập hợp thầy tế lễ và chính thức phong Sô-lô-môn làm vua trên dân Y-sơ-ra-ên.


Sô-lô-môn không còn gặp trở ngại nào với người anh A-đô-ni-gia bởi lẽ người Y-sơ-ra-ên tin vào Đa-vít. Đa-vít công bố Sô-lô-môn là người được Đức Chúa Trời lựa chọn để làm vua họ. Không lâu sau đó, Đa-vít qua đời.


Trước khi qua đời, Đa-vít khuyên dặn Sô-lô-môn vâng lời Đức Chúa Trời và hãy là một vị vua tốt. Đa-vít nói với con trai rằng “Con hãy đi trong đường lối Ngài, để con được thịnh vượng trong mọi việc con làm.” Một lời khuyên rất quý giá. Sau đó, Sô-lô-môn lên ngôi vua kế vị Đa-vít - cha mình và củng cố vương quyền.


Một đêm nọ, Sô-lô-môn nằm mộng. Đức Chúa Trời hiện ra cùng ông trong chiêm bao và nói, “Hãy cầu xin ta bất kỳ điều gì ngươi muốn, ta sẽ ban cho”. Bạn sẽ cầu xin điều gì?


Sô-lô-môn đã cầu xin sự khôn ngoan để trở thành một vị vua tốt. Lời cầu xin của vị vua trẻ đã làm đẹp lòng Đức Chúa Trời. Không những Ngài ban cho Sô-lô-môn điều ông cầu xin mà còn giao ước sẽ ban cho ông sự giàu có và thanh danh.


Không cần quá lâu để mọi người nhìn thấy sự khôn ngoan của Sô-lô-môn. Một ngày nọ, hai người mẹ đến tìm ông với một đứa bé. Một người nói: “Đang đêm con trai của chị ấy chết và bà ta tráo đứa con chết để lấy đứa con của tôi”. Người kia nói: “Không! Đứa sống là con trai của TÔI, và đứa chết kia là con của chị”. Vậy làm sao nhà vua có thể phán ai là người mẹ thật sự?


Nhà vua nói, “Hãy đem cho ta một thanh gươm.” Thế là họ mang đến cho vua một thanh gươm. Bạn nghĩ vua định làm gì với thanh gươm?


Vua truyền lịnh, “Hãy chặt đứa còn sống ra làm đôi và cho mỗi người một nửa.” Sau đó, người mẹ có đứa con còn sống nói, “Lạy Chúa, hãy cho chị ấy đứa bé đi và xin đừng giết nó.”


Nhưng người kia lại nói, “Nó sẽ không là con của chị và cũng không là con của tôi. Cứ chặt nó ra làm hai đi!”


Bấy giờ nhà vua phán quyết, “Hãy trao đứa bé cho người thứ nhất. Người ấy chính là mẹ ruột nó.” Khi tất cả dân chúng Y-sơ-ra-ên nghe phán quyết của vua, họ lấy làm kính phục vua. Họ thấy rằng vua có sự khôn ngoan của Đức Chúa Trời.


Người dân Y-sơ-ra-ên không có đền thờ để thờ phượng Đức Chúa Trời. Khi Đa-vít dự định xây dựng một đền thờ thì Đức Chúa Trời nói rằng, “Con trai ngươi sẽ xây cất một ngôi nhà cho danh ta.”

Do đó, Sô-lô-môn bắt đầu vào xây một ngôi đền tuyệt vời tại thành Giê-ru-sa-lem.


Phải mất bảy năm ngôi đền mới hoàn thành. Và ngày trọng đại đã đến thì mọi người tụ tập để nghe Sô-lô-môn dâng hiến đền thờ lên Đức Chúa Trời.


Sau lời cầu nguyện tuyệt vời, nhà vua và mọi người vui vẻ dâng hàng ngàn tế lễ và mở yến tiệc hoành tráng trong hai tuần!


Sau đó, Đức Chúa Trời lại hiện ra cùng Sô-lô-môn và hứa sẽ ban phước cho ông và dân Y-sơ-ra-ên miễn là họ vâng lời Ngài.


Tiếc thay, cả Sô-lô-môn lẫn dân Y-sơ-ra-ên không phải lúc nào cũng vâng lời Chúa. Vua đã cưới nhiều phụ nữ mà Chúa không muốn. Những người vợ ngoại đạo của vua đã khiến lòng ông ngả theo các thần của họ, và lòng không còn trung thành với Chúa là Đức Chúa Trời của cha mình Đa-vít.


Trong lúc Sô-lô-môn hoang phí cơ hội vâng lời Chúa thì một trong những tôi tớ vua, Giê-rô-bô-am có một điềm lạ. Một nhà tiên tri nói với ông, Đức Chúa Trời sẽ xé vương quốc từ tay Sô-lô-môn và Giê-rô-bô-am sẽ cai trị mười trong mười hai chi tộc.


Giê-rô-bô-am vội vàng trốn sang Ai Cập. Ông biết chắc Sô-lô-môn sẽ giết ông nếu ông ở lại.


Cuối cùng Sô-lô-môn qua đời. Con trai của ông, Rô-bô-am, đặt ách trên dân còn nặng nề hơn cả Sô-lô-môn. Mười chi tộc nổi loạn và tôn Giê-rô-bô-am làm lãnh đạo của họ. Vương quốc của Sô-lô-môn bị chia cắt làm đôi, như lời nhà tiên tri của Chúa đã nói. Ngài không thể ban phước cho những kẻ chống lại Ngài!


Sô-lô-môn, vị vua khôn ngoan Một câu chuyện về lời của Chúa, được tìm thấy trong Kinh Thánh Các vua chương 1-12

“Lời Chúa là lối đi ban cho sự sáng.” Thi Thiên 119:130


Kinh thánh cho trẻ em Tặng phẩm

Vua tốt, Vua xấu


Đó là một ngày thật buồn bã đối với Ma-na-se. Vua Ê-xê-chia, cha ông vừa mới qua đời. Ma-na-sê lên ngôi, trị vì con dân của Chúa ở xứ Giu-đa, khi chỉ mới mười hai tuổi. Ma-na-se không nghĩ là mình sẽ trị vì đến tận 55 năm. Ma-na-se cần có sự dẫn dắt của Chúa để trở thành một ông vua tốt.


Nhưng Ma-na-sê đã gạt bỏ Đức Chúa Trời và làm những điều ác. Ma-na-sê dựng lại các bàn thờ để thờ cúng tà thần. Ông thậm chí còn tạc tượng tượng và đặt trong đền thờ Đức Chúa Trời! CHÚA từng phán qua lời của Môi-se, rằng “Ngươi chớ chạm khắc các hình tượng. Ngươi cũng chớ quỳ lạy hay thờ phượng chúng.”


Ma-na-sê tin phù thuỷ, chiêm tinh và bói toán. Ông xúi giục dân mình rời bỏ Đức Chúa Trời. Thậm chí Vua còn thiêu các con trai của mình làm tế lễ cho tà thần. Sự nghịch đạo của Ma-na-sê đã khiến Đức Chúa Trời nổi giận.


Khi dân Ngài không nghe theo, Ngài sẽ trừng phạt họ. Đó là những gì xảy ra đối với Ma-na-sê và dân Giu-đa do ông cai trị. Đức Chúa trời cho quân của A-si-ri đến tấn công. Và Ma-na-sê bị đẫn sang Ba-bi-lon trong xiềng xích.


Trong cơn hoạn nạn tại Ba-bi-lon, Ma-na-sê cầu khẩn Chúa, Đức Chúa Trời mình. Ông hạ mình thật thấp trước mặt Đức Chúa Trời của tổ phụ người và cầu nguyện. Ông không còn cầu nguyện những tà thần chết. Nhưng, liệu Đức Chúa Trời hằng sống sẽ trả lời Ma-na-sê sau tất cả những tội lỗi ghớm ghiếc của ông?


Đúng vậy! Đức Chúa Trời đã nghe lời cầu nguyện của nhà vua và đã mang ông trở lại Giê-ru-sa-lem, ban ngai vàng lại cho vua và là vua cai trị dân chúng. Từ đó Ma-na-sê biết rằng Chúa là Đức Chúa Trời của người.


Ma-na-sê trở thành người mới trong Đấng Christ. Ông dọn hết các hình tượng và thần ngoại bang ra khỏi đền thờ và vứt đi. Ông sửa sang lại bàn thờ của Đức Chúa Trời và dâng lên nhiều lời cảm tạ.


Sau đó, ông ra lệnh cho dân chúng phải thờ lạy Đức Chúa Trời của Y-sơ-ra-ên. Thật là một thay đổi lớn với Ma-na-sê!


Khi Ma-na-sê qua đời, con trai ông là A-môn lên ngôi và quay trở lại thờ cúng tà thần. Nhưng ông không biết hạ mình trước Đức Chúa Trời như người cha Ma-na-sê. Tội lỗi của A-môn ngày một chồng chất, và cuối cùng ông bị chính quần thần của mình ám sát ngay tại tư dinh. Ông trị vì được hai năm.


Giô-si-a, vị vua tiếp theo lên ngôi khi mới chỉ tám tuổi. Ông trị vì 31 năm và là người biết vâng phục trong mắt Đức Chúa Trời. Ông phá bỏ tất cả những sự thờ phượng sai trái và tà thần. Giô-si-a nghiền nát tất cả hình tượng thành bụi.


Vua Giô-si-a anh minh còn dọn dẹp và tu sửa lại đền thờ Đức Chúa Trời. Trong đống rác rưởi, một thầy tế lễ đã tìm thấy quyển kinh luật của Đức Chúa Trời được trao cho Môi-sê.


Khi vua nghe thấy những lời được chép trong kinh luật, ông xé bỏ y phục của mình. Giô-si-a biết những điều gian ác kinh khủng mà tổ phụ ông đã bất tuân với Luật pháp của Đức Chúa Trời.


Nữ tiên tri Hun-đa nói với Giô-xi-a: “CHÚA, Đức Chúa Trời của Y–sơ–ra–ên, phán thế này: ‘Này, Ta sẽ đem mọi sự nguyền rủa đã chép trong sách giáng xuống nơi này vì họ đã dám từ bỏ Ta.’” Nhưng vì Giô-xi-a đã hạ mình và vâng lệnh Đức Chúa Trời, nên điều này sẽ không xảy ra cho đến lúc ông chết.


Đức Chúa Trời đã giúp Giô-si-a dẫn dắt dân Người về với Đức Chúa Trời. Một ngày nọ, trong lúc đang dẫn dắt quân đội chiến đấu, Giô-si-a đã bị quân xạ tiễn của kẻ thù bắn trúng và bị trọng thương. Các tôi tớ đã dùng xe chiến mã chở ông về Giê-ru-sa-lêm, nơi sau đó ông qua đời. Tất cả mọi người đều thương khóc và sáng tác những bài ai ca về vị vua Giô-si-a.


Không lâu sau, các triều đại đều bị sụp đổ. Nhưng một ngày nào đó, một vị vua sẽ xuất hiện và trị vì Y-sơ-ra-ên. Tên Ngài là VUA CỦA CÁC VÌ VUA VÀ CHÚA CỦA CÁC CHÚA.


Khi Chúa Giê-su Christ xuất hiện, Ngài đã bị loài người chối bỏ và phải chịu đóng đinh trên thập tự. Nhưng khi Chúa Jesus trở lại, Ngài không chỉ là Vua của Y-sơ-ra-ên mà là của toàn nhân loại.


Vua tốt, Vua xấu Một câu chuyện về lời của Chúa, được tìm thấy trong Kinh Thánh Sử ký 2, chương 33-36

“Lời Chúa là lối đi ban cho sự sáng.” Thi Thiên 119:130


Turn static files into dynamic content formats.

Create a flipbook
Issuu converts static files into: digital portfolios, online yearbooks, online catalogs, digital photo albums and more. Sign up and create your flipbook.