Kinh thanh cho tre em 2

Page 1

Kinh thánh cho trẻ em Tặng phẩm

Người đàn ông thét ra lửa


Tình hình tại Y-sơ-ra-ên ngày càng tồi tệ hơn. Vua chúa nơi đây đều hết thảy căm ghét Đức Chúa Trời. Một bối cảnh thật là không ra gì! Sau đó, con cháu họ cũng căm ghét Đức Chúa Trời mà thờ phượng các tà thần. Liệu có ai còn yêu mến Ngài nữa chăng?


May thay, số ít con dân vẫn còn trung tín với Ngài. Vào một ngày, Chúa đã tỏ ra cho một trong số họ là Ê-li-gia.


Ê-li-gia đến nói với vua A-hap: “Vì Đức Chúa Trời hằng sống của I-sơ-ra-ên, mà tuyên bố rằng trong những năm tới, sẽ không có sương hoặc mưa rơi xuống đất, trừ phi tôi tuyên bố lại.” Đó là nạn đói kém kinh khủng! Chúa không muốn người dân I-sơ-ra-ên của Ngài cứ tiếp tục tội ác của họ.


Sau khi cảnh báo trước cho nhà vua, Đức Chúa Trời đưa Ê-li-gia đến một nơi yên tĩnh. Ê-li-gia sống trong một cái khe và chờ đợi. Đức Chúa Trời sai chim quạ mang thức ăn đến cho ông. Buổi sáng và tối chúng mang bánh và thịt đến. Ông uống nước trong khe ấy.


Tuy nhiên, sau một thời gian, nước trong khe khô cạn, bởi vì trong xứ không có mưa. Lời của CHÚA quả thật linh nghiệm. Khắp I-sơ-ra-ên, nơi đâu cũng thiếu nước. Mùa màng thất bát. Dịch đói lan rộng. Đến nỗi, Ê-li-gia cũng tự hỏi rằng ông ta sẽ thế nào nếu đến nguồn nước cũng cạn hết.


Chúa phát với Ê-li-gia, “Hãy đứng dậy, đi đến Xa-rê-phát và hãy ở tại đó. Này, Ta đã truyền cho một goá phụ kia nuôi ngươi”. Chúa đã biết trước mọi nhu cầu của con cái Ngài.


Nhưng lẽ đó cách của Ngài không giống với cách thông thường của thế gian. Ê-li-gia khiêm tốn vâng phục Đức Chúa Trời. Khi ông đến cổng thành Xa-rê-phát, quả vậy, có một goá phụ đang lượm củi ở đó.


Ông nói: “Xin bà vui lòng lấy bình đem một ít nước cho tôi. Xin bà cũng đem cho tôi một miếng bánh nữa.” Nhưng bà đáp, “Tôi không có bánh. Tôi chỉ còn một nắm bột trong hũ và một chút dầu trong vò.”


Đáng buồn, người đàn bà nói với nhà tiên tri là khi những thứ đó hết, bà và con trai mình sẽ chết đói.


Ê-li-gia nói với bà: “Bà đừng sợ. Nhưng trước hết, hãy làm một bánh nhỏ, đem đến cho tôi, rồi sau đó, hãy làm cho bà và con trai bà, vì có lời của CHÚA, Bột trong hũ sẽ không vơi và dầu trong vò sẽ không cạn, cho đến ngày CHÚA ban mưa xuống đất.” Đức Chúa Trời sẽ làm phép lạ. Và đúng là như vậy. Người đàn bà goá phụ và con trai có đủ ăn trong nhiều ngày. Bột không vơi trong hũ, dầu cũng không cạn trong vò, y như lời của CHÚA đã phán bảo.


Sau đó, Ê-li-gia về sống chung với người goá phụ đó và con trai của bà. Ít lâu sau, một tai nạn đáng thương ập đến. Đứa con trai của goá phụ chết. Ông bế đứa trẻ lên lầu và khóc, kêu cầu CHÚA thương xót: “Lạy CHÚA, Đức Chúa Trời của con, xin NGÀI cho sinh khí đứa trẻ nầy trở lại trong thân xác nó.” Quả là một lời cầu xin không thể xảy ra được.


CHÚA nhậm lời kêu cầu của Ê-li-gia và sinh khí của đứa trẻ trở lại thân xác nó, và nó sống lại. Ê-li-gia bồng đứa trẻ đến trao cho mẹ nó. “Bây giờ tôi biết rằng những lời CHÚA phán từ miệng ông thật là linh nghiệm” người đàn bà nói với Ê-li-gia.


Ba năm sau, CHÚA sai Ê-li-gia quay về với nhà vua, nói rằng “Ta sẽ cho mưa xuống đất trở lại.”


Đi gặp A-hap? Bởi vợ của A-hap, Giê-xê-bên là người đã giết hại hơn một trăm tiên tri của CHÚA. Nhưng Ê-li-gia vẫn không cãi lệnh CHÚA, ông đi và tìm gặp vua A-hap.


Khi A-háp chạm mặt Ê-li-gia, Ê-li-gia đã thách thức nhà vua cho triệu tập toàn dân I-sơ-ra-ên và 850 nhà tiên tri giả đến. Trên núi Cạt-mên, Ê-li-gia đến trước toàn dân và nói: “Nếu CHÚA là Đức Chúa Trời, hãy theo Ngài.”


Ê-li-gia đã chuẩn bị sẵn hai con bò để làm vật tế lễ. Nhưng không dùng lửa để thắp sáng. Ê-li-gia nói: “Các ông hãy kêu cầu danh thần của các ông, còn tôi, tôi sẽ kêu cầu danh CHÚA. Vị thần nào đáp lời bằng lửa, vị đó chính là Đức Chúa Trời.” Toàn thể dân chúng đều đồng ý: “Đề nghị rất hữu lý!”


Các tiên tri giả kêu cầu họ từ sáng đến tối. Rồi, và tự lấy gươm giáo rạch nhưng lửa vẫn không xuất

danh các tà thần của họ nhảy khập khiễng, mình đến chảy máu, hiện.


Sau đó, đến lượt Ê-li-gia, ông ngâm củi và vật tế lễ vào nước, rồi cầu nguyện rằng: “Lạy CHÚA, xin hãy nge lời thành khẩn của con, hôm nay xin Ngài cho dân nầy biết rằng Ngài chính là Đức Chúa Trời…” Bấy giờ lửa của CHÚA giáng xuống, thiêu rụi củi và của lễ thiêu.


Sau đó, lửa bùng cháy thiêu đốt tất cả các bàn thờ bằng đá.


Khi toàn dân thấy vậy, họ liền khóc, “Lạy CHÚA, Chúa đúng là Đức Chúa Trời!” Ê-li-gia nói với họ: “Hãy bắt tất cả các tiên tri của Ba-anh, đừng để thoát một ai.” Ê-li-gia đã làm thay việc mà đáng lẽ vua A-hap phải làm từ lâu. Ê-li-gia

giết tất thảy chúng.


Sau đó, người đầy tớ của CHÚA, đã đến nói A-háp rằng sắp có một cơn mưa. Ngay sau khi đó, một đám mây xuất hiện. Liệu sẽ có một trận mưa sau hạn hán ba năm khủng khiếp này?


Chẳng mấy chốc, bầu trời trở nên tối sầm, với mây đen và gió thổi đển, và một trận mưa lớn đổ xuống. CHÚA đã đổ mưa xuống. CHÚA muốn cho dân nầy hiểu rằng mọi điều từ Ê-li-gia phán đều là sự thật. Ngài minh chứng chỉ có Ngài là Đức Chúa Trời.


Bạn có nghĩ liệu vua A-háp sẽ thực sự kính sợ Đức Chúa Trời và người đầy tớ Ê-li-gia của Ngài hay không? Không! Giê-xê-bên còn tìm cách giết Ê-li-gia, nhưng Ê-li-gia đã chạy thoát. Cuối cùng, A-háp bị mất mạng trong một cuộc chiến và các đầy tớ đã đẩy Giê-xê-bên xuống từ một tường thành cao ngất trong hoàng cung. Xác bà tan nát dưới những tán đá.


Sau đó, sự gì đã xảy đến với Ê-li-gia? Một ngày, CHÚA sai một xe chiến mã bằng lửa được kéo bằng các ngựa lửa đến; và Ê-li-gia, người con thét ra lửa của CHÚA đã được cất lên trời trong một cơn gió lốc.


Người đàn ông thét ra lửa Một câu chuyện về lời của Chúa, được tìm thấy trong Kinh Thánh Vua I chương 17-19; Vua II chương 2

“Lời Chúa là lối đi ban cho sự sáng.” Thi Thiên 119:130


Kinh thánh cho trẻ em Tặng phẩm

Ê-li-sê người đàn ông của những phép lạ


Bấy giờ, dường như không đủ bò để kéo cày. Cần phải có thêm một con nữa. Nhưng hoàn cảnh ấy không đủ sức ngăn cản người nông dân trẻ tên Ê-li-sê.


Anh ta cùng làm việc với đàn bò để thế chỗ của con bò bị thiếu. Ê-li-sê chắc hẳn là người đàn ông chăm chỉ, thông minh và mạnh mẽ.


Đương khi Ê-li-sê đang cày, một tiên tri của Chúa là Ê-li đến và gọi ông ta. Ông bỏ ruộng đất mà đi làm đầy tớ Chúa. Một ngày nọ, Chúa đưa Ê-li về trời trong một cơn gió lớn. Bấy giờ, Ê-li-sê đã là tiên tri của Chúa đối với dân Y-sơ-ra-ên.


Mặc dù Ê-li-sê rất buồn vì Ê-li đã về trời nhưng anh ta cầu xin Chúa cho ông quyền năng giống như Chúa đã ban cho Ê-li.


Ê-li-sê nhặt chiếc áo choàng của Ê-li rồi đập nó vào mặt nước như thầy ông đã làm. Nước sông rẽ ra hai bên! Giờ Ê-li-sê biết rằng Chúa đang ở cùng ông.


Trong khi Ê-li-sê đang đến thành Bê-tên, một bọn trẻ chế giễu ông, rồi hét lên “Lên đi, ông sói đầu.” Chúng không quan tâm Ê-li-sê chính là tôi tớ Chúa. Tai hoạ đã ập đến với chúng. Hai con gấu cái từ trong rừng đi ra cấu xé bốn mươi hai cậu trẻ đó.


Một ngày kia, Ê-li-sê gặp một quả phụ đang nợ tiền mà không có khả năng chi trả. Chủ nợ đến đòi bắt hai con trai của bà làm nô lệ để trừ nợ.


Ê-li-sê nói với bà: “Chị hãy đi, đến các bà con xóm giềng mượn những bình không...” Chúa sắp sửa ban cho người goá phụ này một điều tuyệt vời.


Người quả phụ này chỉ có mỗi một bình dầu trong nhà. Nhưng từ bình dầu nhỏ xíu ấy mà bà ta có thể đong đầy dầu vào nhiều bình khác. Giả sử nếu lúc ấy nhà bà ta có được mấy cái bồn tắm, thì bạn nghĩ Chúa có sẵn lòng đong đầy dầu vào những bồn tắm ấy cho bà ta không? Người quả phụ bán những bình dầu này để cứu hai đứa con trai.


Lại có người phụ nữ kia cùng chồng mình đã xây dựng một căn phòng đặc biệt trong ngôi nhà họ, vì vậy Ê-li-sê có chỗ trú chân mỗi khi đi ngang qua nơi đó. Trong phòng có một cái giường, một cái bàn, một cái ghế và một cái đèn bàn. Căn phòng đó luôn được dành cho Ê-li-sê.


Ê-li-sê luôn trăn trở làm thế nào để đáp lại lòng tốt của đôi vợ chồng này. Khi ông nhận ra rằng họ không thể có con, Ông đã nói với bà vợ một vài điều mà bà khó lòng tin được. “Cũng vào độ này sang năm, bà sẽ bồng một đứa con trai,” bấy giờ, điều nầy với bà thật khó tin. Nhưng quả đúng như lời Ê-li-sê, một năm sau con trai bà ra đời.


Nhiều năm sau đó, đứa con trai đang ở ngoài đồng cùng cha mình. Nó khóc oà lên và nói: “Con nhức đầu quá! Con nhức đầu quá!” Người ta bế nó về cho mẹ nó, đứa bé ngồi trên đùi của mẹ cho đến trưa thì chết. Người mẹ đặt nó nằm trên giường nơi Ê-li-sê thường ngủ. Bạn nghĩ ai có thể giúp được bà ấy đây?


Bạn cho lừa tức lên lầu Chúa đã

rằng là Ê-li-sê? Chắc chắn rồi! Bà cưỡi tốc đi tìm ông. Ê-li-sê đến nhà bà, đi một mình và cầu nguyện Đức Chúa Trời. cứu sống thằng bé. Ê-li-sê gọi bà đến và nói rằng: “Hãy đem con bà đi.” Bà ắc hẳn hạnh phúc đến nhường nào!


Tại vùng Si-ri-a gần đó, có một người tên Na-a-man, là Tổng Tư Lệnh quân đội. Ông rất dũng cảm và mạnh mẽ, nhưng lại mắc chứng bịnh phung.


Vợ Na-a-man có một cô nô tỳ là người Y-sơ-ra-ên bị bắt làm nô lệ. Em gái ấy thưa với bà, “Ôi phải chi ông chủ con Na-a-ma gặp được ông tiên tri ở Y-sơ-ra-ên thì ông ấy sẽ chữa cho ông chủ được lành.”


Na-a-man lên đường đi gặp vị tiên tri ấy. Ông mang theo bạc, vàng, và những bộ quần áo đẹp để làm quà tặng.


Một tôi tớ của Ê-li-sê đến và bảo với Na-a-man rằng, “Hãy đi, đến Sông Giô-đanh tắm bảy lần, da thịt của ngươi sẽ lành và được sạch bệnh.”


Nghe xong, Na-a-man nổi giận. Chẳng phải ông không thể tắm ở các con sông sạch sẽ hơn tại Si-ri-a quê hương ông được sao? Rồi ông giận dữ bỏ về.


Thật khá may mắn cho Na-a-man, đầy tớ của ông khuyên ông nên nghe theo lời chỉ bảo của Ê-li-sê. Vì thế, Na-a-man đi xuống và ngâm mình dưới dòng sông Giô-đanh bảy lần.


Ngay sau đó, bệnh phung của ông được chữa lành. Từ đó trở đi, Na-a-man chỉ thờ phượng mỗi Đức Chúa Trời, là Chúa của Ê-li-sa, Đấng đã chữa lành bệnh phung cho ông.


Chúa vẫn dùng người đầy tớ Ê-li-sê thậm chí sau khi ông đã qua đời. Ngày kia, có một người đàn ông được chôn cất trong cái hang nơi Ê-li-sê đã được chôn cất trước đó.


Khi xác chết của người đàn ông đụng vào hài cốt của vị tiên tri, người đàn ông đó liền sống lại và đứng dậy. Quả vậy, Chúa đã chứng tỏ Năng quyền kỳ diệu của Ngài qua người tôi tớ trung thành Ê-li-sê.


Ê-li-sê người đàn ông của những phép lạ Một câu chuyện về lời của Chúa, được tìm thấy trong Kinh Thánh Vua II chương 2-13

“Lời Chúa là lối đi ban cho sự sáng.” Thi Thiên 119:130


Kinh thánh cho trẻ em Tặng phẩm

Giô-na và con cá lớn


Cách đây nhiều năm, có một người tên Giô-na, sống tại xứ Y-sơ-ra-ên. Một ngày kia, Chúa sai ông đến Ni-ni-ve là thành phố lớn và uy lực nhất thời bấy giờ.


Chúa sai ông đến cảnh báo với dân chúng ở đó rằng Chúa biết họ độc ác như thế nào.


Nhưng Giô-na không theo ý Chúa. Thay vì đến Ni-ni-ve, ông lên tàu đi về hướng ngược lại đến thành Tạc-sít.


Đức CHÚA Trời khiến gió thổi mạnh trên mặt biển. Một cơn bão lớn xuất hiện. Các thuỷ thủ trên tàu đều sợ rằng con tàu có thể bị vỡ tan và chìm.


Cơn bảo càng lúc càng dữ dội. Quá sợ hãi, các thuỷ thủ cầu cứu thần của mình và ném tất cả các hàng hoá xuống biển để cho nhẹ tàu nhưng vô vọng.


Giô-na là người duy nhất trên tàu không cầu nguyện. Thay vì cầu nguyện, ông nằm bên trong tàu và dường như đang ngủ. Vị thuyền trưởng tìm đến ông, “Anh làm gì mà ngủ say thế kia? Anh hãy thức dậy mau đi và cầu nguyện Đức Chúa Trời của anh đi. Có lẽ Chúa sẽ nghĩ đến chúng ta và chúng ta sẽ không bị thiệt mạng.”


Các thuỷ thủ sớm nhận ra rằng những tai vạ ập đến với họ là bởi Giô-na. Ông nói cho họ biết ông đang cố chạy trốn khỏi Đức Chúa Trời. Các thuỷ thủ hỏi ông: “Chúng tôi phải đối xử với anh như thế nào để biển lặng cho chúng tôi đây?” Giô-na đáp lại: “Các anh cứ bắt tôi quăng xuống biển. Vì tôi biết vì chính tôi mà các anh mắc phải trận bão dữ dội này.”


Nhưng các thuỷ thủ không muốn quăng Giô-na xuống biển. Họ cố chèo vào gần bờ, nhưng không thể. Họ chỉ có một việc duy nhất cần phải làm!


Sau khi cầu xin sự tha thứ, các thuỷ thủ đành bắt Giô-na quăng xuống biển. Ngay khi Giô-na biến mất trong dòng nước, biển yên và gió lặng. Sự thay đổi đột ngột về thời tiết khiến các thuỷ thủ khiếp sợ hơn cả cơn bão lúc nãy. Họ ắt biết rằng chỉ có Đức Chúa Trời mới có thể làm điều đó xảy ra. Họ tôn kính Chúa trong sợ hãi và kinh ngạc.


Trong khi đó, người tôi tớ không vâng lời Chúa cũng nhận được một bất ngờ lớn. Bị chìm dần vào lòng biển cả trong vô vọng, Giô-na biết rằng không gì có thể cứu được ông khỏi bị chết đuối. Ông có thể đã bị chết đuối, nhưng Chúa đã sắm sẵn cho ông nhiều kế hoạch khác.


Chúa đã chuẩn bị một con cá lớn đặng nuốt chửng Giô-na. Con cá đến thật kịp lúc. Chỉ một động tác nuốt thì Giô-na đã thoát khỏi biển cả và vào bụng cá. Ông ở trong bụng nó ba ngày. Ở trong đó, ông có nhiều thời gian để suy nghĩ và cầu nguyện.


Ba ngày sau, cuối cùng Giô-na đã hứa làm theo lời Chúa. Tức thì, Chúa phán với con cá kia và nó liền phun Giô-na vào bờ.


Một lần nữa, Chúa sai Giô-na đi tới thành Ni-ni-ve và rao giảng lời Chúa. Lần này, Giô-na đã đi. Ông vào thành, và hét lớn rằng, “Còn bốn mươi ngày nữa, thành Ni-ni-ve sẽ bị sụp đổ!”


Dân thành Ni-ni-vê tin lời Chúa. Họ công bố kiêng ăn và quấn vải thô để tỏ lòng ăn năn với Chúa về những tội lỗi của mình. Nhà vua cũng run sợ trước Đức Chúa Trời. Ông đứng dậy khỏi ngai, quấn vải thô và ngồi trên đống tro. Ông truyền lệnh cho tất cả mọi người phải quay lưng với lối sống ác và phạm pháp, và cầu xin sự tha thứ của Đức Chúa Trời.


Và Chúa đã tha thứ cho họ. Đó là ngày vô cùng tươi đẹp tại thành Ni-ni-ve khi dân chúng nhận ra Đức Chúa Trời đã chấp nhận lời tha tội. Nhưng có có một người lại vô cùng tức giận. Đó là Giô-na!


Nhưng tại sao Giô-na lại giận dữ? Giô-na thưa với Chúa: “Con biết Chúa là Đức Chúa Trời nhân từ, hay thương xót, chậm giận, và giàu lòng yêu thương.” Mặt khác, Giô-na cũng biết Chúa luôn sẵn sàng tha thứ cho những kẻ biết ăn năn và vâng lời Người. Dường như rằng Giô-na không thích dân thành Ni-ni-ve. Ông không muốn Đức Chúa Trời tha thứ cho họ.


Giô-na vì quá tức giận Chúa, mà nói rằng: “Xin Ngài hãy cất sự sống con bây giờ; vì con thà chết còn hơn sống.”


Giô-na ngồi bên ngoài thành, đợi xem Chúa sẽ làm gì tiếp theo. Đức Chúa Trời đã sắm sẵn mội loại giống cây với nhiều tán lá lớn. Cây lớn rất nhanh và rợp bóng mát cho Giô-na khỏi cơn nắng nóng cả ngày.


Nhưng sáng hôm sau, Chúa sắm sẵn một con sâu đến cắn hại cái cây đó. Tiếp, Chúa sắm sẵn một cơn gió nóng và mạnh làm khô héo Giô-na đến nỗi ông tưởng ông sắp chết. Tất cả những điều này vàng làm Giô-na tức giận hơn.


Sau đó, Đức Chúa Trời phán với Giô-na rằng: “Con có quyền chi để giận dữ chăng? Con tiếc cái cây thầu dầu mà chẳng khó nhọc vì nó và cũng chẳng làm cho nó lớn lên.

Nó mọc lên trong một đêm và cũng chết đi trong một đêm.”


“Còn Ta, lẽ nào Ta lại không thương tiếc thành Ni-ni-ve to lớn kia, với hàng ngàn người dân?”


Giô-na và con cá lớn Một câu chuyện về lời của Chúa, được tìm thấy trong Kinh Thánh Giô-na

“Lời Chúa là lối đi ban cho sự sáng.” Thi Thiên 119:130


Kinh thánh cho trẻ em Tặng phẩm

I-sa tuyên đoán tương lai


I-sa là một nhà tiên tri. Công việc của ông là rao giảng về lời của Đức Chúa Trời.

A-cha Giô-tham Ê-xê-chia

Ô-xi-a


Mặc dù dân chúng không phải lúc nào cũng muốn nghe lời của Ngài, nhưng I-sa chưa bao giờ để Chúa phải thất vọng. A-cha Giô-tham Ê-xê-chia

Ô-xi-a


I-sa truyền đạo trong suốt triều đại của bốn vị vua khác nhau.

A-cha Giô-tham Ê-xê-chia

Ô-xi-a


Vua Ô-xi-a cai trị xứ Giu-đa bắt đầu từ thành Giê-ru-sa-lem. Lúc đầu, Chúa ban phước cho Ô-xi-a vì ông đã làm nhiều việc chính nghĩa trong mắt Đức Chúa Trời. Nhưng sau đó, Ô-xi-a bắt đầu tự đắc và ngừng ngheo theo lời Chúa. Cuối cùng, ông mắc bệnh cùi và phải sống cô đơn một mình cho đến tận lúc chết.


Vua Ô-xi-a cai trị được hơn sáu mươi năm. Khi ông mất, con trai ông là Giô-ham lên ngôi và trị vì được mười bảy năm. Chúa ban phước lành trên Giô-ham vì ông luôn lắng nghe mọi điều Ngài phán qua lời của I-sa và các tiên tri khác.


Giô-ham có người con trai tên là A-cha. A-cha lên ngôi khi chỉ mới hai mươi tuổi, ông cai trị Giê-ru-sa-lêm được mười sáu năm. A-cha không quan tâm đến Chúa.


Ông thờ cúng nhiều thần và là những thần không có thật; và dẫn dắt nhiều con dân của Chúa làm điều tương tự. Mặc cho I-sa đã nhiều lần cảnh báo, nhưng A-cha vẫn không nghe lời răn đe của Chúa. A-cha qua đời khi ông chỉ mới ba mươi lăm tuổi.


Bấy giờ, Chúa ban phước lành cho vị vua kế tiếp là Ê-xê-chia vì ông vứt bỏ các tượng thần, thần không có thật và cầu nguyện đến Đức Chúa Trời hằng sống. Khi quân địch tấn công vào thành Giu-đa, Ê-xê-chia biết rằng binh lính ông không thể chiến thắng vì quá yếu. Ông đã khẩn cầu I-sa cầu xin sự Đức Chúa Trời giúp đỡ.


I-sa ban thông điệp sau đến nhà vua. “Đây là những gì Đức Chúa Trời phán: Chớ có lo sợ kẻ thù... Vì Ta sẽ làm cho nó thất bại…” Ngay tức thì, Chúa khiến cho quân địch bỏ đi mà không hề giao chiến với Ê-xê-chia.


Dẫu cho, dân chúng quanh ông không nghĩ nhiều về Đức Chúa Trời,

thì I-sa vẫn nghĩ về Ngài rất nhiều. Một ngày kia, ông nhìn thấy khải tượng Chúa ban, mà giống hệt như một giấc mộng khi bạn ngủ.


Trong khải tượng, ông nhìn thấy hình ảnh Đức Chúa Trời hiện ra thật thánh khiết và huy hoàng.


Trong khải tượng, Chúa hỏi: “Ta sẽ sai ai đi?” I-sa thưa: “Dạ, có tôi đây. Xin hãy sai tôi.” Ông sẵn sàng làm theo mọi điều Chúa bảo và đi bất cứ nơi đâu Chúa sai đi.


Có lẽ I-sa nghĩ rằng Chúa sẽ sai ông đến một nơi xa mà con người chưa biết đến Chúa. Nhưng không, Chúa không làm thế.


Chúa bảo ông đi rao giảng cho người dân ở nước của ông. Ông phải truyền rằng Đức Chúa Trời giận dữ về những tội lỗi của họ.


Ngoài ra, I-sa còn phải truyền giảng cho dân chúng trong thành nhiều điều tuyệt vời về một Đấng sẽ là một người truyền đạo giỏi và đến để cứu chuộc họ khỏi tội lỗi và khỏi tay kẻ thù.


Người Do Thái gọi Đấng này là Mê-si-a. Mặc dầu dân chúng mong đợi Đức Chúa Trời sai Ngài đến, nhưng nhiều người vẫn sống như thể Ngài không bao giờ đến.


Tất cả những điều I-sa truyền giảng về Mê-si-a đều được chép lại trong cuổn sách của ông. Mặc dù ông chép những điều này hàng trăm năm trước khi xảy ra, nhưng mọi điều I-sa truyền về Đấng Mê-si-a đều xảy đến.


I-sa nói Chính Chúa sẽ cho một dấu hiệu. Ông ta nói: “Nầy, một trinh nữ sẽ mang thai, sinh một con trai và đặt tên là Em-ma-nu-ên.” Mọi người đều hiểu rằng I-sa đang nói về Đấng Mê-si-a của Đức Chúa Trời vì một phụ nữ thì không thể là trinh nữ. Hơn nữa, danh Em-ma-nu-ên nghĩa là Chúa ở cùng chúng ta!


“Vì một con tẻ đã ra đời cho chúng ta, chúng ta đã được ban cho một con trai. Quyền cai trị sẽ ở trên vai Ngài. Tên Ngài sẽ được xưng là Cố vấn kỳ diệu, Đức Chúa Trời Quyền Năng, Cha Đời Đời, Hoàng Tử Bình An.” I-sa biết chắc những lời Chúa phán sẽ thành sự thật. Ông nói như thể việc nầy đã từng xảy ra. Đấy là lời tiên tri.


I-sa cũng truyền rằng, Mê-si-a sẽ đầy quyền năng và làm nhiều điều tuyệt vời. Đức Chúa Trời cũng sai Ê-sai truyền đến mọi người rằng Đấng Mê-si-ê sẽ trải qua đau khổ và bị hành hạ cho đến chết. I-sa có lẽ cũng thắc mắc rằng làm thế nào Đấng Mê-si-a vừa vĩ đại vừa đầy quyền năng mà cũng yếu ớt và bị thương. Nhưng I-sa không chống lại Đức Chúa Trời, ông chỉ truyền lại những gì Đức Chúa Trời muốn phán cùng họ. Chúa sẽ chịu trách nhiệm làm lời tiên tri ứng nghiệm.


Đấng Mê-si-a đẫ đến nhưng không chỉ dành cho người dân Do Thái. Chúa phán cùng I-sa rằng Mê-si-a sẽ là “sự sáng cho các dân ngoại”. Dân ngoại là toàn thể dân chúng trên thế gian nhưng không phải là người Do Thái. Đức Chúa Trời yêu thương toàn thể nhân loại và Đấng Mê-si-a của Ngài đến để ban phước lành trên mọi người và mang sự cứu rỗi linh hồn đến tận cùng trái đất.


I-sa tuyên đoán tương lai Một câu chuyện về lời của Chúa, được tìm thấy trong Kinh Thánh I-sa 1, 6, 7, 9, 53

“Lời Chúa là lối đi ban cho sự sáng.” Thi Thiên 119:130


Kinh thánh cho trẻ em Tặng phẩm

Giê-rê-mi, người đàn ông đầy nước mắt


Giê-rê-mi được sinh ra trong một gia đình tôn giáo tại xứ Giu-đa. Cha của ông, Hinh-kia là thầy tế lễ. Gia đình ông sống ở vùng A-na-tốt, cách thành Giê-ru-sa-lêm không xa. Có lẽ bố mẹ Giê-rê-mi nghĩ sau này ông sẽ trở thành một thầy tế nhưng Chúa đã sắm sẵn cho ông nhiều dự định khác.


Vào thời điểm Giê-rê-mi được hạ sinh, con dân của Đức Chúa trời không theo lời Ngài. Hầu hết con dân, từ nhà vua cho đến dân dân thường thờ cúng những thần không có thật – thậm chí ngay trong thánh điện của Chúa.


Khi Giê-rê-mi là một thanh niên, Chúa đã phán với ông. Chúa bảo Giê-rê-mi: “Ta đã biết con trước khi con lọt lòng mẹ và Ta đã có kế hoạch con sẽ nói lời tiên tri từ Ta.”


Tiếng gọi của Chúa làm Giê-rê-mi sợ hãi. Ông òa khóc: “Ôi lạy Chúa! Thật con chẳng biết nói chi vì con chỉ là con trẻ.” Ông không phải một đứa trẻ vì ông đã hai mươi rồi. Nhưng Giê-rê-mi không cho rằng ông có thể nói lời tiên tri từ Chúa để chống lại những điều ác đang ở quanh ông.


Chúa trấn an Giê-rê-mi: “Con đừng sợ. Con chỉ đến những nơi nào Ta sai con đến, và sẽ nói mọi điều Ta truyền cho con nói. Vì Ta hằng ở cùng con để giải cứu con.” Ngay sau đó, Chúa đã làm một điều vô cùng đặc biêt. Chúa chạm tay mình lên miệng Giê-rê-mi.


Chúa ban cho Giê-rê-mi sức mạnh, sự can đảm và sự khôn ngoan. Giê-rê-mi đi rao giảng một cách táo bạo; nhắc nhở dân chúng rằng Đức Chúa Trời yêu thương họ và muốn cứu giúp họ, nhưng không ai chịu lắng nge ông, kể cả nhà vua.


Thậm chí nhiều thầy tế lễ rất giận dữ và đòi ông phải từ bỏ công việc rao giảng về Chúa. Lúc bấy giờ, có rất nhiều vị tiên tri giả cho rằng Giê-rê-mi đang lừa gạt mọi người.


Khoảng một trăm năm trước đó, Giê-rê-mi đã cảnh báo cho mọi người rằng vương quốc phía Bắc Y-sơ-ra-ên sẽ lìa bỏ Đức Chúa Trời. Kẻ thù của họ là người A-si-ri đến chế ngự và chiếm đoạt vùng đất ấy, đuổi tất thảy dân chúng Y-sơ-ra-ên đến những vùng đất xa xôi, hẻo lánh.


Và bây giờ, đến lượt người dân Giu-đa, vương quốc phía nam, họ cũng đã lìa bỏ Chúa. Quân địch đã sẵn sàng hành quân. Liệu Chúa sẽ cho phép con dân mình bị chế ngự và cũng bị đưa đi đày?


Dân chúng tin vào các thần tượng của họ. Liệu các thần tượng của họ có thể giải cứu họ khỏi bàn tay kẻ thù không? Không. Chỉ Chúa mới có thể giải thoát cho họ. Dân chúng rất căm ghét Giê-rê-mi, họ lập mưu để giết ông. Nhưng Chúa đã ra tay bảo vệ đầy tớ của Ngài.


Cuối cùng, Chúa đã phán điều gì đó mà khiến Giê-rê-mi đau buồn. Chúa phán: “Đừng cầu thay cho dân này. Vì Ta sẽ không nghe khi chúng kêu cầu Ta trong giờ hoạn nạn.”


Giê-rê-mi đã cảnh báo với nhà vua rằng Người sẽ thua trận khi đấu với quân lính Ba-by-lon. Nhà vua rất tức giận và quăng Giê-rê-mi vào ngục. Dẫu cho đang ở ngục, Giê-rê-mi vẫn tiếp tục rao giảng và tin tưởng nơi CHÚA.


Sau khi được thả ra, Giê-rê-mi lại tiếp tục thuyến giảng đối vua và dân chúng rằng họ nên quay về với Chúa và đặt niềm tin nơi Ngài. Lần này, nhà vua giam Giê-rê-mi vào tầng ngục sâu tối đầy bùn.


Nhưng Chúa lại hiện diện trong trái tim nhà vua. Do đó, nhà vua bí mật giải thoát cho Giê-rê-mi và hỏi ông rằng Chúa muốn nhà vua làm những gì. Giê-rê-mi trả lời: “Ngươi sẽ bị đi đày, và Chúa phán ngươi sẽ sống.”


Quân lính Ba-bi-lon nhanh chóng chiếm được Giê-ru-sa-lêm và toàn bộ Giu-đa. Chúng đập phá các tường thành và cung điện, rồi thiêu đốt mọi thứ. Chúa phán các con dân của Ngài phải bị đày khoảng bảy mươi năm, rồi sau đó Ngài sẽ đưa họ trở về vùng đất hứa.


Giê-rê-mi, người đàn ông đầy nước mắt Một câu chuyện về lời của Chúa, được tìm thấy trong Kinh Thánh Giê-rê-mi

“Lời Chúa là lối đi ban cho sự sáng.” Thi Thiên 119:130


Kinh thánh cho trẻ em Tặng phẩm

Ê-xê-chi-ên: Người đàn ông nhìn thấy nhiều khải tượng


Cách đây khá lâu, những đội quân hùng mạnh tấn công Giu-đa, đưa các con dân của Chúa trở lại Ba-by-lon làm tù binh.


Sống xa nhà, những người dân Do Thái sống bên cạnh bờ sông Kê-ba. Trong số họ, có một người là tôi tớ Chúa, nhà tiên tri Ê-xê-chi-ên.


Một ngày nọ, Chúa ban cho Ê-xê-chi-ên một khải tượng. Hào quang của Chúa xuất hiện như nguồn sáng rực rỡ, trong hình thù của 4 sinh vật sống đang rực cháy. Mỗi sinh vật đều có bốn khuôn mặt và bốn cánh. Phía trên chúng có một ngai vàng bằng ngọc sa-phia đẹp vô cùng, đầy dẫy ánh sáng như những cầu vồng rực rỡ. Khi Ê-xê-chi-ên nhìn thấy, ông cúi mặt xuống đất.


Chúa phán cùng Ê-xê-chi-ên, “Ta sai ngươi đến cùng con dân Y-sơ-ra-ên. Phán những lời Ta phán đến chúng, vì chúng nó là những kẻ phản nghịch.” Một bàn tay xuất hiện cùng cuộn sách. Chúa phán: “Hãy ăn cuộn sách này và đi nói cho nhà Y-sơ-ra-ên.” Quả là một mệnh lệnh kỳ cục. Nhưng Ê-xê-chi-ên vẫn nghe theo, ông ăn cuộn sách đó rồi lên đường.


Thần của Chúa nhấc Ê-xê-chi-ên lên và đưa ông đến chỗ những người Do Thái bị lưu đày, đang sống tại một nơi khác bên bờ sông Kê-ba.


Trong bảy ngày đó, ông ngồi chỗ họ ngồi, và ngạc nhiên trước những gì ông chứng kiến. Chúa biến Ê-xê-chi-ên thành người canh gác. Ê-xê-ki-ên cảnh báo những kẻ tội lỗi không được trái lời CHÚA.


Ê-xê-chi-ên làm nhiều điều lạ để lời Chúa dễ hiểu hơn đối với dân chúng. Ông làm trầy xước bức tranh thành Giê-ru-sa-lem trên viên gạch bằng đất sét. Có lẽ dân chúng để ý bờ vai của Ê-xê-chi-ên khi ông vẽ các con số của một đội quân hùng mạnh xung quanh Giê-ru-sa-lem. Ông đang cho thấy vùng đất thánh của Đức Chúa Trời sẽ sớm bị tiêu diệt.


Xứ Y-sơ-ra-ên, vương quốc phía bắc, đã phản nghịch Chúa đã ba trăm chín mươi năm và xứ Giu-đa, vương quốc phía nam, cũng phản nghịch Ngài khoảng bốn mươi năm rồi. Đấy là lý do Y-sơ-ra-ên đã bị hủy diệt, và cũng là lý do tại sao xứ Giu-đa cũng sắp sụp đổ.


Chúa bảo Ê-xê-chi-ên nằm nghiêng về bên trái ba trăm chín mươi ngày, rồi sau đó nằm nghiêng qua bên phải bốn mươi ngày, để nhắc nhở dân chúng về những năm đầy tội lỗi của họ.


Có lẽ dân chúng bắt đầu cho rằng Ê-xê-chi-ên là một người vô cùng kỳ lạ. Ông làm mọi điều Chúa phán. Một ngày kia, ông cạo tóc và đốt cháy một phần ba số tóc ấy. Điều này có nghĩa rằng một phần ba số dân xứ Giê-ru-sa-lem sẽ chết vì bệnh tật và nạn đói khi quân đội Ba-by-lon tấn công thành.


Ê-xê-chi-ên lấy tiếp một phần ba khác và chặt số tóc đó bằng gươm. Điều này có nghĩa là một phần ba dân chúng trong thành sẽ chết dưới mũi gươm của kẻ thù. Đối với một phần ba tóc còn lại, Ê-xê-chi-ên rải chúng trước gió. Nhưng ông cũng khâu một ít tóc vào vạt áo của mình như một dấu hiệu Chúa sẽ gìn giữ các con dân của Ngài được

bình an và đưa họ trở về miền đất hứa Ngài đã phán trước đó.


Nhà tiên tri dũng cảm Ê-xê-chi-ên nói với các tù nhân Do Thái rằng mọi việc sẽ trở nên tồi tệ chứ không tốt hơn như họ mong đợi. Dân chúng trong thành đều tỏ ra tức giận với Ê-xê-chi-ên nhưng ông vẫn tiếp tục rao giảng lời Chúa.


Một ngày nọ, trong lúc ông đang ngồi với một số vị trưởng lão Y-sơ-ra-ên, Chúa đã ban cho Ê-xê-chi-ên một khải tượng. Trong khải tượng đó, Chúa nắm lấy tóc ông và nâng ông lên và đưa ông đến một đền thờ tại Giê-ru-sa-lêm.


Trong đền thờ, Chúa chỉ cho Ê-xê-chi-ên về những vật bò trườn, những súc vật ô uế, và mọi thần tượng. Những thứ này lẽ ra không bao giờ được phép đặt trong đền thờ Đức Chúa Trời.


Các trưởng lão đang thờ lạy những vật này thay vì Đức Chúa Trời. Chúa cũng chỉ cho Ê-xê-chi-ên biết rằng sự vinh hiển của Ngài sẽ rời bỏ đền thờ này và đền thờ đó sẽ bị phá huỷ.


Khi khải tượng kết thúc, Ê-xê-chi-ên kể cho người dân Do Thái về những điều ông vừa nhìn thấy.


Mọi sự Chúa phán đều ứng nghiệm. Giê-ru-sa-lem bị tiêu diệt. Dân chúng thiệt mạng. Khi các tù nhân Do Thái tại Ba-by-lon nghe được điều này, họ thắc mắc liệu Đức Chúa Trời đã từ bỏ con dân Ngài vĩnh viễn?


Nhưng Chúa sau đó gởi một sứ điệp khác đến tiên tri của Ngài. Đức Chúa Trời đã dắt ông đến một thung lũng đầy hài cốt

khô – hài cốt người.


Đức Chúa Trời hỏi Ê-xê-ki-ên: “Hỡi con người, những hài cốt này có thể sống không?”. Ê-xê-chi-ên đáp: “Lạy Chúa, Chúa biết điều ấy.” Dĩ nhiên, những bộ xương khô thì không thể nào sống lại được.


Sau đó, Đức Chúa Trời phán, “Hãy phán tiên tri cùng những hài cốt này và bảo chúng: ‘Hỡi những hài cốt khô, hãy nghe lời Chúa. Các ngươi sẽ sống.’” Khi ông tuân theo lệnh Chúa, Ê-xê-chi-ên nghe tiếng động. Theo bạn điều gì đã tạo ra âm thanh ấy?


Trong lúc nhà tiên tri đang cố trong sự kinh ngạc thì những cơ thể được hình thành từ xương với xương.


Và rồi, phần thịt mọc lên trên các bộ xương ấy.


Rồi da bao bọc ở bên ngoài, nhưng không có thần khí trong chúng.


Đức Chúa Trời phán rằng, “Hỡi con người, hãy phán tiên tri cùng thần khí, rằng ‘Hỡi thần khí, hãy đến từ gió bốn phương, hãy thở vào các xác chết này để chúng được sống.’”


Khi Ê-xê-ki-ên phán xong, thần khí nhập vào trong các xác chết. Chúng sống lại và đứng lên trên chân mình. Ấy là một đội quân đông vô số trong thung lũng.


Chúa biết dân Do Thái tại Ba-by-lon cảm thấy vô vọng khi thành Giê-ru-sa-lêm sụp đổ. Ngài đã gởi một sứ điệp qua khải tượng của Ê-xê-chi-ên. Chúa phán: “Những xương này là cả nhà Y-sơ-ra-ên. Ta sẽ ban thần Ta trong các ngươi và cho các ngươi định cư trên đất của mình.”


Thật là một sứ điệp vĩ đại về niềm hy vọng đến từ Đức Chúa Trời! Những lời hứa của Chúa thông qua Ê-xê-chi-ên đều ứng nghiệm khi về sau dân Do Thái được trở về quê hương. Họ biết rằng Đức Chúa Trời đã đưa họ trở về quê nhà. Mọi lời

Chúa phán đều trở thành sự thật.


Ê-xê-chi-ên: Người đàn ông nhìn thấy nhiều khải tượng Một câu chuyện về lời của Chúa, được tìm thấy trong Kinh Thánh Ê-xê-chi-ên

“Lời Chúa là lối đi ban cho sự sáng.” Thi Thiên 119:130


Kinh thánh cho trẻ em Tặng phẩm

Hoàng hậu Ê-xơ-tê xinh đẹp


Bấy giờ, có một thiếu nữ xinh đẹp tên là Ê-xơ-tê. Khi ba mẹ qua đời, bác Ê-xơ-tê là Mạc-đô-chê đã nuôi dưỡng cô. Ê-xơ-tê tôn kính người bác của mình bằng cách nhất nhất nghe theo lời ông như một cô con gái ngoan.


Ê-xơ-tê sống tại Ba Tư, nhưng cô không phải người Ba Tư. Cô là người Do Thái. Dòng họ tổ tiên của cô đến Ba Tư vì là tù nhân chiến tranh. Vào thời Ê-xơ-tê, có nhiều người dân Do Thái đang sinh sống tại Ba Tư.


Vua Ba Tư mở một đại tiệc lớn thiết đãi các hoàng thân quốc thích, triều thần đến từ khắp mọi miền. Đàn ông có yến tiệc riêng, còn phụ nữ thì dự yến tiệc cùng với hoàng hậu Vả-thi.


Nhà vua uống rượu say ngà ngà ra lệnh cho hoàng hậu Vả-thi đến đội vương miện hoàng gia để phô bày sắc đẹp của bà. Nhưng hoàng hậu Vả-thi từ chối.


Để chứng minh rằng phụ nữ phải tôn trọng chồng, nhà vua đã ban sắc lệnh truất vương miện hoàng hậu của Vả-thi. Vả-thi bây giờ không còn là hoàng hậu nữa.


Công việc tìm kiếm hoàng hậu mới được bắt đầu. Trong số tất cả các cô gái xinh đẹp nhất tại vương quốc, nhà vua chọn Ê-xơ-tê làm vợ. Vua đội vương miệng lên đầu nàng. Ê-xơ-tê không nói cho nhà vua biết nàng là người Do Thái vì người bác dặn nàng giữ yên lặng.


Người bác Mạc-đô-chê thường đi lại ở cổng hoàng cung để nghe ngóng tin tức về Ê-xơ-tê. Ngày nọ, ông tình cờ nghe được kế hoạch sát hại vua của hai tên thái giám. Mạc-đô-chê liền gửi lời cảnh báo để cứu mạng vua. Sau đó, hai tên thái giám bị treo cổ, còn tên của Mạc-đô-chê được ghi lại trong sách sử ký của nhà vua.


Nhân vật quyền lực thứ hai trong hoàng cung chỉ sau vua là một người đàn ông giàu có, Ha-man. Mọi người đều cúi đầu khi Ha-man đi ngang qua, ngoại trừ một người. Là một người dân Do Thái, Mạc-đô-chê chỉ biết thờ lạy mỗi Đức Chúa Trời hằng sống.


Ha-man ghét Mạc-đô-chê đến nỗi ông quyết định phải giết Mạc-đô-chê và tất cả dân Do Thái tại Ba Tư. Thật là khủng khiếp!. Tên Ha-man gian ác lừa nhà vua ký vào sắc lệnh mới rằng, một ngày được ấn định, tất cả dân Do Thái tại vương quốc này đều phải bị giết.


Sắc lệnh mới quả thật khủng khiếp. Cả dân Do Thái và dân Ba Tư đều khóc than. Nhưng hãy nhớ rằng, Chúa đã chọn Ê-xơ-tê làm hoàng hậu. Nàng chính là người phụ nữ Do Thái. Liệu nàng có tiếp tục giữ bí mật này với nhà vua? Hay nàng liều chết để cứu cho dân tộc mình?


Chúa ban cho Ê-xơ-tê một ý định khôn ngoan. Nàng mời nhà vua và Ha-man cùng đến dự yến tiệc. Tại đó, nhà vua hứa sẽ ban cho nàng bất cứ điều gì nàng thỉnh cầu. Ê-xơ-tê đáp lời, “Thiếp xin mời hoàng thượng và Ha-man ngày mai đến dự yến tiệc.” Sau đó, nàng sẽ cho nhà vua biết điều nàng muốn thỉnh cầu.


Trong khi đó, Ha-man chuẩn bị giá treo cổ để treo cổ Mạc-đô-chê.


Đêm hôm đó, nhà vua không thể nào ngủ được. Đọc lại sử ký, vua nhận ra rằng Mạc-đô-chê chưa bao giờ được thưởng công về việc cứu mạng nhà vua. Sáng hôm sau, vua hỏi Ha-man, “Trẫm phải làm gì cho người mà Ta muốn tôn vinh?” Ha-man vui sướng.

Ông nghĩ nhà vua đang nói về ông.


Ha-man vốn đến đây để xin phép nhà vua cho treo cổ Mạc-đô-chê. Giá treo cổ đã sẵn sàng. Giờ thì điều đó có thể hoãn lại. Ha-man phấn khích đưa ra gợi ý, “Xin hoàng thượng cho người đó được mặc bộ áo mão và vương miện mà hoàng thượng đẵ mặc.”


“Ngồi lên lưng ngựa của hoàng thượng. Hãy cho một vị thượng quan cao cấp dẫn người đó đi dạo khắp thành để để tất cả dân chúng cùng ngắm.” Nge xong, vua ra lệnh cho Ha-man, “Hãy mau mau thi hành như vậy đối với Mạc-đô-chê người Do Thái.”


Bạn nghĩ Ha-man cảm thấy thế nào khi dẫn Mạc-đô-chê đi tôn vinh quanh thành? Ông càng ghét Mạc-đô-chê hơn trước. Ha-man có lẽ thoáng nghĩ “Hãy đợi đấy! Ông ta sắp chết cùng với dân Do Thái rồi.”


Cuối ngày hôm đó, Ha-man và vua cùng đến dự yến tiệc của hoàng hậu Ê-xơ-tê. Nhà vua hỏi hoàng hậu: “Ái khanh muốn ước điều chi?” Nhà vua đã không quên lời hứa của mình. Bấy giờ, hoàng hậu Ê-xơ-tê chỉ tay về phía Ha-man, rồi kể cho nhà vua nghe tất cả về âm mưu độc ác của Ha-man. Nhà vua truyền: “Hãy treo cổ hắn!”


Sau đó, nhà vua thông qua sắc lệnh mới cho phép dân Do Thái được tự vệ. Họ đã được cứu. Mạc-đô-chê trở thành người có quyền lực thứ hai sau vua và toàn dân Do Thái vui mừng và tặng quà lẫn nhau. Cho đến nay, người dân Do Thái vẫn còn nhớ Chúa đã cứu mạng sống họ ra sao thông qua hoàng hậu xinh đẹp Ê-xơ-tê.


Hoàng hậu Ê-xơ-tê xinh đẹp Một câu chuyện về lời của Chúa, được tìm thấy trong Kinh Thánh Ê-xơ-tê

“Lời Chúa là lối đi ban cho sự sáng.” Thi Thiên 119:130


Kinh thánh cho trẻ em Tặng phẩm

Tù nhân Đa-ni-ên


Đa-ni-ên cùng với ba người bạn sống tại Y-sơ-ra-ên. Một ngày kia, một vị vua vĩ đại đến quê hương của họ và lấy đi tất cả những thanh niên thông minh nhất của xứ. Nhà vua ấy có cái tên thật dài - Nê-bu-cát-nêt-sa - ông sống tại một quốc gia khá xa có tên là Ba-by-lôn.


Các thanh niên được nhà vua đối đãi rất tốt ở Ba-by-lôn. Nhà vua đã chọn ra những thanh niên thông minh, sáng suốt nhất từ khắp cac quốc gia nơi trên thế giới. Ông lên kế hoạch dạy họ ngôn ngữ xứ Ba-by-lôn để họ có thể trở thành đầy tớ của ngài và giúp vua trị vì đất nước.


Thức ăn vua ban rất ngon. Họ được ăn những món giống như trong thực đơn vua ăn. Nhưng Đa-ni-ên cùng với các người bạn của ông không muốn ăn những món đó bởi lẽ những thức ăn đó đã được thờ cúng cho các tà thần. Đa-ni-ên hứa rằng ông sẽ không làm bất kỳ những điều gì chống lại Chúa. Chúa của dân Y-sơ-ra-ên đã cấm các con dân Ngài thờ lạy các hình tượng và những tà thần.


Đa-ni-ên đã xin phép người chỉ huy đợt huấn luyện cho mình đặc ân miễn ăn thức ăn do vua ban. Nếu nhà vua phát hiện ra điều nầy, ông sẽ rất tức giận. Nhưng Chúa đã khiến cho Đa-ni-ên được lòng vị quan này.


Quan cận thần trưởng đồng ý cho Đa-ni-ên và những người bạn của ông một thử nghiệm. Trong vòng mười ngày, họ chỉ được ăn rau và uống nước. Sau 10 ngày, Đa-ni-ên và bạn của ông đều trông khoẻ mạnh hơn tất cả những thanh niên còn lại, những người đã ăn uống thực phẩm do vua ban. Vì thế, họ được phép tiếp tục ăn rau và uống nước.


Những thanh niên này tôn kính Chúa và Chúa cũng tôn vinh họ. Chúa ban cho họ tri thức và kỹ năng trong mọi điều họ học, Đa-ni-ên được Chúa ban thêm sự thông thái thấu hiểu mọi khải tượng và giấc mơ.


Sau ba năm học tại Ba-by-lon, tất cả những thanh niên ấy được diện kiến nhà vua Nê-bu-cát-nê-sa. Nhà vua chọn Đa-ni-ên và bạn của ông như là những thanh niên xuất sắc trong số đó. Hơn nữa, nhà vua còn phát hiện ra rằng Đa-ni-ên thông minh hơn tất cả những nhà thông thái trong vương quốc.


Một đêm nọ, nhà vua gặp một giấc mộng xấu. Sau đó, nhà vua cho gọi tất cả các vị pháp sư, thuật sĩ và thầy phù thuỷ đến trước mặt ngài. Nhà vua truyền: “Ta thấy chiêm bao và tinh thần ta bối rối muốn biết chiêm bao ấy có ý nghĩa gì.” Những người khôn ngoan cùng tâu: “Hoàng đế vạn tuế! Xin bệ hạ thuật lại chiêm bao rồi chúng tôi sẽ giải thích ý nghĩa.”


Vua đáp: “Không. Các ngươi phải cho ta biết những gì ta thấy trong chiêm bao và ý nghĩa của nó. Nếu không, các ngươi sẽ bị lăng trì và nhà cửa các ngươi sẽ bị thiêu hủy. Còn nếu các ngươi cho ta biết chiêm bao và giải thích ý nghĩa, ta sẽ ban thưởng nhiều và vinh dự lớn lao.” Dĩ nhiên, không ai trong số họ có thể giải đáp được chiêm bao của nhà vua.


Các nhà thông thái của vua tâu rằng: “Không ai trên thế gian này có khả năng bày tỏ điều bệ hạ yêu cầu. Chỉ có các thần linh mới có thể thực hiện được, nhưng các vị đó không sống giữa loài người phàm tục.” Vua nổi giận. Ông ra lệnh: “Hãy xử tử hết tất cả các nhà thông thái Ba-by-lôn kia.”


Khi quân lính đến truy bắt Đa-ni-ên, Đa-ni-ên hỏi A-ri-óc, chỉ huy trưởng đoàn vệ binh hoàng cung, “Tại sao nhà vua lại ra lệnh xử tử hết các nhà thông thái?” Và rồi A-ri-ốt tường thuật lại cho Da-ni-ên những gì đã xảy ra. Đa-ni-ên đến gặp nhà vua. Ông thỉnh cầu nhà vua cho thêm thời gian để ông có thể giải thích cho vua về ý nghĩa của giấc chiêm bao đó.


Sau đó, Đa-ni-ên trở về nhà của mình và kể lại cho bạn là Sa-đơ-rắc, Mê-sác và A-bết-nê-gô. Đa-ni-ên cũng không biết giấc chiêm bao đó là gì và ý nghĩa của nó, nhưng ông biết chắc có một Đấng biết mọi điều. Ngài là Đức Chúa Trời. Do đó, Đa-ni-ên cùng các bạn ông cầu xin Đức Chúa Trời.


CHÚA đã bày tỏ cho Đa-ni-ên về giấc chiêm bao và ý nghĩa của nó. Đa-ni-ên ca ngợi Đức Chúa Trời và nói: “Chúc tụng danh Đức Chúa Trời đời đời mãi mãi, vì sự khôn ngoan và quyền năng đều thuộc về Ngài.”


Đa-ni-ên vội vã đến gặp vua và thuật lại rằng: “Chỉ có Đức Chúa Trời giải bày điều huyền nhiệm.” Sau đó, Đa-ni-ên tâu lại cho nhà vua về những điều xảy ra trong giấc chiêm bao và ý nghĩa của nó.


Khi vua Nê-bu-cát-nết-sa nghe xong giấc chiêm bao và ý nghĩa thực sự của nó, ông sấp mình trước Đa-ni-ên và nói rằng, “Quả thật, Đức Chúa Trời của ngươi là Chúa trên muôn Chúa, là Chúa Tể trên các vua chúa, và là Đấng tiết lộ điều huyền nhiệm, vì Ngài đã ban cho ngươi khả năng giải bày điều huyền nhiệm này.”


Sau đó, vua thăng chức cho Da-ni-ên và tặng cho chàng nhiều tặng phẩm quý giá. Ông cho Đa-ni-ên cai trị cả tỉnh Ba-by-lôn và làm lãnh đạo của tất cả những người thông thái của Ba-by-lôn.


Tù nhân Đa-ni-ên Một câu chuyện về lời của Chúa, được tìm thấy trong Kinh Thánh Đa-ni-ên 1-2

“Lời Chúa là lối đi ban cho sự sáng.” Thi Thiên 119:130


Kinh thánh cho trẻ em Tặng phẩm

Đa-ni-ên và giấc mơ thần bí


Vua Nê-bu-cát-nết-sa có một giấc chiêm bao và chính giấc chiêm bao này đã gây cho vua nhiều phiền phức. Nhưng bằng quyền năng của Chúa, Đa-ni-ên đã có thể giải thích cho nhà vua về ý nghĩa của nó.


Điều đầu tiên Đa-ni-ên làm là mô tả chính xác về giấc chiêm bao. “Thưa bệ hạ, bệ hạ đã nhìn thấy hình ảnh vĩ đại của một pho tượng lớn nhưng hình thù trông thật khủng khiếp!”


Đa-ni-ên tiếp tục nói: “Đầu của pho tượng được làm bằng vàng ròng.”


“Ngực và cánh tay của tượng làm bằng bạc.”


“Bụng và hông được làm bằng đồng.”


“Hai chân được làm bằng sắt, bàn chân nửa bằng sắt nửa bằng sành.”


Sau khi mô tả chi tiết về pho tượng cho nhà vua, Đa-ni-ên kể tiếp cho nhà vua về phần còn lại của giấc chiêm bao.


Đa-ni-ên tâu với vua: “Khi bệ hạ đang nhìn, một tảng đá không do tay người đục ra.”


“Tảng đá ấy đập vào hai bàn chân nửa bằng sắt và nửa bằng sành của pho tượng khiến chúng bể tan tành.”


Đa-ni-ên ngập ngừng: “Ngay sau đó, pho tượng bị nghiền ra thành bụi và bị gió cuốn đi mất. Và rồi tảng đá thì biến thành một ngọn núi lớn đầy dẫy khắp địa cầu.”


Vua kinh ngạc. Quả chính xác như những gì ông đã thấy trong chiêm bao. Nhưng làm sao Đa-ni-ên biết được điều đó? Chỉ vì Chúa đã bày tỏ cho Đa-ni-ên. Sau đó, Đa-ni-ên bắt đầu kể cho nhà vua Nê-bu-cát-nết-sa về ý nghĩa của giấc chiêm bao.


Đa-ni-ên tâu cùng vua: “Chúa trên trời đã ban cho bệ hạ đế quốc, lực lượng, uy quyền và vinh quang.

Bệ hạ chính là cái đầu bằng vàng.”


Đa-ni-ên giải thích cho nhà vua rằng triều đại thịnh vượng của ngài sẽ chấm dứt. Phần bạc của bức tượng có nghĩa là một đế quốc khác yếu hơn sẽ lên thay.

ĐẾ QUỐC THỨ NHẤT ĐẾ QUỐC THỨ HAI

ĐẾ QUỐC THỨ BA

ĐẾ QUỐC THỨ TƯ


Phần bằng đồng tượng trưng cho một vương quốc tiếp theo nữa. Còn phần sắt và sứ đại diện cho đế quốc thứ tư.

ĐẾ QUỐC THỨ NHẤT ĐẾ QUỐC THỨ HAI

ĐẾ QUỐC THỨ BA

ĐẾ QUỐC THỨ TƯ


Điều cuối cùng Đa-ni-ên nói với nhà vua là rằng “Chúa trên trời sẽ thiết lập một vương quốc đời đời không bao giờ bị sụp đổ.”


Vua nhận ra rằng chỉ có Đức Chúa Trời mới có thể ban cho Đa-ni-ên sự thông sáng để thấu hiểu giấc chiêm bao của ông. Vua Nê-bu-cát-nết-sa ban thưởng cho Đa-ni-ên của cải và sắc phong cho ông giữ vị trí quan trọng trong vương quốc.


Các đế quốc thứ nhất, thứ hai và thứ ba hình thành rồi tàn lụi.

Vương quốc của Đức Chúa Trời sẽ đến sau đế quốc thứ tư. Đấng Mê-si-a sẽ trị vì vương quốc này và điều đó sẽ xảy đến sớm thôi!


Đa-ni-ên và giấc mơ thần bí Một câu chuyện về lời của Chúa, được tìm thấy trong Kinh Thánh Đa-ni-ên 2

“Lời Chúa là lối đi ban cho sự sáng.” Thi Thiên 119:130


Kinh thánh cho trẻ em Tặng phẩm

Những người đàn ông không khuất phục


Vua Nê-bu-cát-nết-sa cho đúc một pho tượng bằng vàng lớn. Tất cả đều bằng vàng ròng từ đầu cho đến chân. Có lẽ nhà vua đã quên mất giấc chiêm bao Chúa dự báo trước cho ông rằng vương quốc thịnh vượng của ông sẽ không kéo dài vĩnh viễn. Có lẽ vua nghĩ rằng nếu ông cho đúc một pho tượng hoàn toàn bằng vàng, thì những lời Chúa phán trong giấc chiêm bao ấy sẽ không thành sự thật.


Một trong những đầy tớ của nhà vua truyền lịnh cho tất cả dân chúng rằng: “…Các ngươi phải sấp mình xuống thờ lạy pho tượng vàng đức vua đã truyền dựng lên... Nếu ai không sấp mình xuống thờ lạy pho tượng sẽ bị quăng vào giữa lò lửa cháy phừng phừng.”


Tất cả mọi người đều tuân theo lệnh vua, ngoại trừ ba người đàn ông. Những người đàn ông này là người Hê-bơ-rơ. Tên của họ là Sa-đơ-rắc, Mê-sác và A-bết-nê-gô, bạn của Đa-ni-ên.


Dường như lúc này Đa-ni-ên không ở cùng với họ, nhưng nếu ông có mặt ở đó, ông chắc chắn cũng sẽ từ chối thờ lạy một hình tượng do con người tạo ra.


Các nhà thông thái của vua ghen tị với Đa-ni-ên và những người bạn ông bởi vì họ được lòng vua. Do đó, chúng tâu rằng, “Thưa bệ hạ! Có ba người mà bệ hạ phong làm quản lý nha hành của tỉnh Ba-by-lôn là Sa-đơ-rắc, Mê-sác, và A-bết-nê-nô đã phạm tội khi quân. Chúng không thờ các thần của bệ hạ cũng không quỳ lạy tượng vàng bệ hạ cho dựng.”


Vua Nê-bu-cát-nết-sa nổi cơn thịnh nộ. Vua cảnh cáo họ, “Nếu các ngươi không quỳ lạy pho tượng, các ngươi sẽ bị quăng ngay vào lò lửa đang cháy phừng phừng. Thế thì thần nào có thể giải cứu các ngươi khỏi tay ta?”


Nhà vua đã vấp phải một sai lầm nghiêm trọng. Ông đang thách thức một Đức Chúa Trời hằng sống. Ba người đàn ông Hê-bơ-rơ đều hiểu rằng quỳ lạy hình tượng là chống lại luật pháp của Đức Chúa Trời. Họ vẫn đứng yên. Vì họ tin vào Chúa nên không tỏ ra e sợ trước mặt nhà vua.


Ba người đàn ông dũng cảm này đã có trả lời nhà vua. Họ tâu rằng: “Đức Chúa Trời mà chúng tôi đang phục vụ sẽ giải cứu chúng tôi khỏi ngọn lửa cháy phừng phừng kia. Nhưng nếu Ngài không giải cứu chúng tôi, xin bệ hạ biết chắc rằng, chúng tôi vẫn một mực không thờ các thần của bệ hạ, cũng không quỳ lạy pho tượng vàng mà bệ hạ đã cho dựng lên.”


Vua Nê-bu-cát-nết-sa giận dữ. Vua ra lệnh cho quân lính đốt lò lửa nóng hơn bình thường gấp bảy lần. Ba người đàn ông ấy vẫn không quỳ xuống.


Vua ra lệnh cho các binh sĩ mạnh nhất trói chặt Sa-đơ-rắc, Mê-sác, A-bết-nê-gô, và ném họ vào lò lửa đang cháy phừng phừng.


Lò lửa nóng đến nỗi những người khiêng Sa-đơ-rắc, Mê-sách và A-bết-tê-gô ném vào lò đều bị thiêu chết.


Vua quan sát họ từ một khoảng cách khá an toàn. Chính ông nhìn thấy ba người đàn ông bị quăng vào lò lửa đang cháy phừng phừng. Nhưng nó không phải là tất cả những gì vua thấy.


Vua Nê-bu-cát-nết-sa kinh ngạc. Ông hỏi các quần thần: “Có phải chúng ta quăng ba người bị trói vào lò lửa hay không?” Quần thần thưa: “Muôn tâu bệ hạ, đúng như vậy.”


Vua bảo: “Nhìn kìa. Ta thấy bốn người không bị trói đi lại giữa lò lửa, không ại bị cháy cả. Và hình dáng người thứ tư giống hệt như Con trai của Đức Chúa Trời.”


Tiến đến gần cửa lò đang cháy phừng phừng, vua thét lớn: “Sa-đơ-rắc, Mê-sác, A-bết-nê-gô, các đầy tớ của Đức Chúa Trời Tối Cao, hãy ra đây!” Sa-đơ-rắc, Mê-sác, A-bết-nê-gô bước ra khỏi lò lửa đang cháy bừng bừng.


Mọi người xúm lại xung quanh và kiểm tra ba người đàn ông Hê-bơ-rơ ấy. Họ nhận thấy lửa không có quyền gì trên cơ thể của ba người đàn ông này. Tóc không bị cháy sém, quần áo cũng không nám. Ngay cả mùi khói cũng không dính trên người họ.


Khi nhận biết điều gì đã xảy ra, vua Nê-bu-cát-nết-sa đã làm một việc rất sáng suốt. Ông ta cầu nguyện và nói: “Ngợi khen Đức Chúa Trời của Sa-đơ-rắc, Mê-sác, và A-bết-tê-gô, Đấng đã sai thiên sứ Ngài giải cứu đầy tớ Ngài là những người tin cậy Ngài.”


Những người đàn ông không khuất phục Một câu chuyện về lời của Chúa, được tìm thấy trong Kinh Thánh Đa-ni-ên 3

“Lời Chúa là lối đi ban cho sự sáng.” Thi Thiên 119:130


Kinh thánh cho trẻ em Tặng phẩm

Đa-ni-ên và Hầm sư tử


Đa-ri-út là vị vua mới của Ba-by-lon. Ông rất thông minh. Ông chọn ra một trăm hai mươi người tài giỏi nhất trong vương quốc cùng giúp ông trị vì đất nước.


Sau đó, ông chọn tiếp ba trong số họ làm quan thượng thư. Đa-ni-ên là một trong ba vị quan ấy.


Vua Đa-ri-út hết mực tôn trọng Đa-ni-ên, vua có ý lập ông làm tể tướng trông coi toàn bộ vương quốc.


Các quan khác đều vô cùng ganh tị. Họ lên kế hoạch tìm cớ bắt lỗi Đa-ni-ên để họ có thể làm Đa-ni-ên gặp rắc rối với nhà vua.


Dẫu cho họ có cố gắng thế nào, thì họ cũng không tìm ra được lỗi của Đa-ni-ên. Đa-ni-ên luôn trung thành với nhà vua trong tất cả những việc ông làm. Hơn nữa, ông còn rất cẩn thận, thông minh, và luôn luôn làm mọi việc tốt nhất có thể.


Các quần thần ghen tị với Da-ni-ên biết rằng chỉ có một cách duy nhất để gài bẫy Đa-ni-ên. Họ biết không sự gì trên đất này có thể làm cho ông ngừng thờ phượng Đức Chúa Trời của dân Y-sơ-ra-ên.


SẮC LỆNH VUA

Kẻ thù của Đa-ni-ên đã lên kế hoạch. Họ đưa ra một sắc lệnh mới cho nhà vua ký. Sắc lệnh nói rằng: “Bất kỳ ai cũng chỉ thờ lạy một mình vua Đa-ri-út. Người nào vi phạm sắc chỉ ấy sẽ bị ném xuống hầm sư tử.”


Vua Đa-ri-út kí vào sắc lệnh mới.


Sắc lịnh mới không thay đổi được Đa-ni-ên. Ông vẫn làm những việc ông vẫn luôn luôn làm. Ông quỳ cạnh cánh cửa sổ mở, ba lần một ngày, và cầu nguyện lên Đức Chúa Trời.


Các quan đại thần ganh tị lập tức đi báo cho nhà vua. Vua Đa-ri-út không có sự lựa chọn nào khác ngoài việc bắt giam Đa-ni-ên. Sắc lệnh phải được tuân theo.


Đa-ni-ên phải chết. Mặc dầu nhà vua đã cố gắng rất nhiều, nhưng ngài vẫn không thể tìm ra cách thay đổi sắc lệnh.


Đa-ni-ên bị tuyên án tử hình bằng cách bị ném vào hầm sư tử. Trước khi Đa-ni-ên bị quăng vào bầy sư tử đang đói, vua Đa-ri-út đến nói với ông, “Đức Chúa Trời của ngươi, Đấng mà ngươi luôn phụng sự, sẽ giải cứu cho ngươi!”


Suốt đêm đó, nhà vua không ngủ được. Từ sáng sớm hôm sau, người đã nôn nóng trở lại hầm sư tử.


Vua Đa-ri-út hét lớn, “Đa-ni-ên, tôi tớ của Đức Chúa Trời hằng sống, Đức Chúa Trời mà ngươi bền lòng phụng sự có cứu ngươi khỏi hàm sư tử được không?” Có lẽ nhà vua không trông mong nhiều vào câu trả lời nhưng có tiếng Đa-ni-ên trả lời.


Đa-ni-ên nói vọng ra: “Thưa bệ hạ, Đức Chúa Trời của tôi đã sai thiên sứ Ngài đến khóa hàm sư tử nên chúng không hại được tôi. Hơn nữa, thưa bệ hạ, tôi không hề làm điều gì sai trái trước mặt bệ hạ.”


Vua Đa-ri-út rất đỗi vui mừng. Ông ra lệnh kéo Đa-ni-ên lên khỏi hầm.


Vua biết rằng Chúa đã cứu Đa-ni-ên đến và những kẻ chống nghịch Đa-ni-ên cũng là những kẻ chống nghịch Đức Chúa Trời. Vua ra lệnh, tất cả những kẻ gài bẫy vua ký vào sắc lệnh sai lầm đó đáng bị quăng vào hầm sư tử. Ngay sau đó, bầy sư tử ăn thịt họ.


Vua Đa-ri-út muốn cho nhân loại biết rằng Đức Chúa Trời đã bảo vệ người tôi tớ trung tín của Ngài là Đa-ni-ên. Nhà vua viết một bức thư ra lệnh cho tất cả dân chúng phải thờ lạy Đức Chúa Trời hằng sống. Sau đó, nhà vua cũng phục hồi lại thanh danh và quyền lãnh đạo cho Đa-ni-ên.


Đa-ni-ên và Hầm sư tử Một câu chuyện về lời của Chúa, được tìm thấy trong Kinh Thánh Đa-ni-ên 6

“Lời Chúa là lối đi ban cho sự sáng.” Thi Thiên 119:130


Kinh thánh cho trẻ em Tặng phẩm

Bức tường thành vĩ đại của Nê-hê-mi


Bấy giờ, Ba Tư là một quốc gia hùng mạnh, nắm giữ quyền lực trên toàn thế giới. Và vua Át-ta-xét-xe cai trị Ba Tư. Ông được xem là vị vua vĩ đại nhất trên thế giới. Một trong những người phụ tá quan trọng của vua là Nê-hê-mi – người đàn ông Do Thái. Công việc của ông là nếm các món ăn của vua để bảo vệ vua tránh bị ngộ độc thức ăn.


Một ngày nọ, Nê-hê-mi đến trước mặt nhà vua với vẻ mặt buồn rầu. Nhà vua muốn biết chuyện gì đã xảy ra. Nê-hê-mi nói: “Muôn tâu bệ hạ, bệ hạ vạn tuế. Tôi buồn rầu khi thành phố, nơi có mồ mả tổ tiên tôi đổ nát hoang tàn và cổng thành bị lửa thiêu rụi.” Nê-hê-mi đang nói về Giê-ru-sa-lem, thành bị phá huỷ trong một cuộc chiến cách đây nhiều năm.


Vua Át-ta-xét-xe hỏi: “Ngươi xin điều chi?” Nê-hê-mi cầu xin: “Xin bệ hạ cho tôi về Giê-ru-sa-lêm để xây dựng lại thành.” Vua Át-ta-xét-xe vui vẻ chấp nhận. Nhà vua cũng trao cho Nê-hê-mi-a những chiếu chỉ để bảo vệ ông trong suốt đường đi.


Nhà vua còn giúp nhiều hơn nữa. Vua trao cho Nê-hê-mi một chíếu chỉ gửi cho A-sáp, giám đốc sở kiểm lâm hoàng gia. A-sáp được nhà vua lệnh cung cấp đủ số gỗ theo yêu cầu của Nê-hê-mi cho việc xây dựng lại tường thành.


Khi Nê-hê-mi về đến thành Giê-ru-sa-lem, ông tập trung các lãnh đạo thành và nói rằng: “Chúng ta đang ở trong tình trạng bi đát. Thành bị đổ nát hoang tàn, cổng thành bị thiêu rụi. Chúng ta cùng nhau xây dựng lại Giê-ru-sa-lem.”


Ông thuật cho họ nghe rằng vua Át-ta-xét-xe đã chấp thuận, và quan trọng nhất, Chúa đang đứng về phía chúng ta.


Đức tin và sự nhiệt tình của Nê-hê-mi đã truyền cảm hứng cho mọi người. Họ đồng ý và hô vang, “Chúng ta hãy ra tay xây cất!” Nê-hê-mi bảo rằng những nhà nối với tường thành thì họ nên sửa chữa lại phần tường thành đó.


Nhưng, không phải ai cũng đồng ý xây lại tường thành. Người tên San-ba-lát, cùng với hai người bạn là Tô-bia và Ghê-sem, họ không phải người Do Thái và họ không muốn tường thành được dựng

lại hay cổng thành được sữa chữa.


Giữa lúc công việc đang tiến triển tốt đẹp, San-ba-lát rất tức tối. San-ba-lát và những người bạn của mình chế giễu người dân Do Thái.


Tô-bia nói, “Khi họ xây dựng xong bức tường thành nhỏ bé này, một con cáo nhỏ sẽ làm cho nó sụp đổ.” Nhưng Nê-hê-mi không đáp lại. Thay vào đó, ông cầu nguyện rằng Chúa sẽ xử lí những người đó.


Khi nhận thấy những lời lăng mạ châm chọc của mình không hiệu quả, chúng lên kế hoạch tấn công Giê-ru-sa-lêm và gây nhiều cản trở nhất có thể.


Lần này, Nê-hê-mi cũng cầu xin Chúa giúp đỡ. Ông cũng phân công người canh gác cả ngày lẫn đêm để họ không bị tấn công bất ngờ.


Người dân Do Thái lo làm việc rất chăm chỉ, và ngày càng trở nên kiệt sức. Một số thì lo sợ kẻ thù sẽ đến giết họ trong lúc họ đang làm việc. Tuy thế, Nê-hê-mi vẫn không cho dừng kế hoạch. Ông đặt lính canh xung quanh công nhân đang làm việc và luôn nhắc nhở mọi người rằng Chúa đứng về phía họ và Chúa đầy quyền năng hơn bất kỳ kẻ thù.


Nê-hê-mi cố gắng trở thành một tấm gương tốt. Vua Át-ta-xét-xe đã phong ông làm tổng trấn Giê-ru-sa-lem có quyền thu lương thực và tiền bạc của dân chúng nhưng ông không làm điều đó.


Ông chỉ muốn; làm việc chăm chỉ cùng với mọi người để xây lại tường thành. Ông dùng chính tiền của mình để mua đồ ăn.


Cuối cùng, dân chúng đã hoàn thành xong tường thành, duy chỉ còn những cái cửa cần được tra vào các cổng chính. Khi San-ba-lát, Tô-bia và Ghê-sem nghe tin không còn kẽ hở nào ở những bức tường thành đó nữa, chúng lên kế hoạch sát hại Nê-hê-mi.


Chúng gởi thư cho Nê-hê-mi, yêu cầu ông đến gặp chúng tại Ô-nô. Nhưng Nê-hê-mi biết rằng chúng đang lừa ông ra khỏi thành để hại ông. Ông viết trả lời lại rằng ông sẽ không bỏ dở công việc đang làm mà đến gặp chúng.

T kh ô i ô th ng đế ể n


Tường thành cuối cùng cũng được hoàn

thành xong và Nê-hê-mi cho người bảo vệ nó.


Ông ra lệnh không cho mở các cổng cho đến khi mặt trời lên.

Vào ban đêm, cổng thành phải được đóng và cài then.


Bây giờ, thành đã an toàn nên những người Do Thái bị đày đến nhiều nơi trên thế giới quay về Giê-ru-sa-lem.


Nê-hê-mi ắc hẳn rất hạnh phúc thành công việc Chúa giao cho trải qua nhiều thử thách. Ông lại Giê-ru-sa-lem và giúp dân vâng lời Đức Chúa Trời.

vì ông đã hoàn ông mặc dù phải vẫn tiếp tục ở chúng luôn biết


Bức tường thành vĩ đại của Nê-hê-mi Một câu chuyện về lời của Chúa, được tìm thấy trong Kinh Thánh Nê-hê-mi

“Lời Chúa là lối đi ban cho sự sáng.” Thi Thiên 119:130


Kinh thánh cho trẻ em Tặng phẩm

Sự giáng sinh của Chúa Giê-Xu


Cách đây rất lâu, Đức Giê-Hô-Va đã sai thiên sứ Gáp-ri-ên đến báo cho người nữ trẻ Do Thái tên gọi Ma-ri. Người phán cùng Ma-ri “Ngươi sẽ hạ sanh một người con trai và đặt tên là Giê-xu. Người này là con của Đấng Tối Cao và sẽ cai trị đời đời.”


Ma-ri ngạc nhiên hỏi “làm thế nào điều đó có thể xảy ra Tôi chưa từng ăn-ở với bất kỳ một người nam nào?” Thiên sứ phán cùng Ma-ri là người sẽ chịu thai bởi Đức Thánh Linh. Cha của đứa bé không phải là loài người.


Thiên sứ sau đó nói cùng Ma-ri rằng em họ của cô, Ê-li-sa-bét, hạ sanh một đứa bé ở vào độ tuổi của cô. Đó cũng là một phép mầu. Không lâu sau, Ma-ri viếng thăm Ê-li-sa-bét và họ cùng nhau ca ngợi Đức Giê-Hô-Va.


Ma-ri đã được hứa gả cho Giô-sép. Giô-sép buồn vì Ma-ri đột nhiên mang thai. Người nghĩ rằng cha của đứa bé là một người đàn ông khác.


Thiên sứ của Chúa hiện đến cùng Giô-sép trong giấc chiêm bao phán rằng con mà người chịu thai là bởi Đức Thánh Linh.


Giô-sép tin và nghe theo lời Chúa phán. Người cũng tuân theo luật pháp của đất nước người. Theo 1 luật mới, người cùng Mary rời thành mình mà đến Bết-lê-hem để khai tên vào sổ dân.


Mary sắp sửa hạ sinh đứa bé nhưng Giô-sép không thể tìm được phòng trọ để ở. Tất cả các phòng trọ đã đầy.


Cuối cùng Giô-sép cũng tìm được một chuồng ngựa. Tại đó Chúa Giê-xu được sinh ra. Mary đặt Ngài nằm trong 1 máng cỏ.


Gần đó, những kẻ chăn chiên đang canh giữ bầy chiên của họ. Thiên sứ của Đức Chúa Trời hiện ra và báo cho họ tin lành đó.


“Ngày hôm nay tại thành Đa-vít, một Đấng Cứu Thế là Christ, là Chúa, đã được sanh ra cho loài người. Các ngươi hãy tìm gặp một con trẻ đang nằm trong máng cỏ.”


Bỗng, có muôn vàn thiên binh xuất hiện, ngợi khen Đức Chúa Trời rằng, ...


... “Sáng danh Chúa trên các tầng trời rất cao, bình an dưới đất, ân phước cho loài người.”


Bọn chăn chiên vội vàng đi đến chuồng ngựa. Sau khi gặp con trẻ, họ đã thuật lại cho mọi người những lời thiên sứ nói về Chúa Giê-xu.


Bốn mươi ngày sau Giô-sép cùng Ma-ri đem Chúa Giê-xu đến thành Giê-ru-sa-lem. Ở đó có một người tên là Si-mê-ôn ngợi ca Đức Chúa Trời vì con trẻ đó, trong khi đó bà tiên tri An-ne, 1 người hầu việc Chúa, đang dâng lời cảm tạ Ngài.


Cả hai đều biết Chúa Giê-xu là con của Đức Chúa Trời, là Đấng Cứu Thế đã được hứa trước. Theo luật pháp của Chúa, Giô-sép làm lễ dâng con trai đầu lòng của mình cùng với một cặp chim lên cho Chúa.


Sau đó ít lâu, có 1 ngôi sao lạ dẫn mấy nhà thông thái từ Đông Phương đến Giê-ru-sa-lem,

hỏi rằng: “Vua dân Giu-Đa mới sanh tại đâu? Chúng tôi muốn đến thờ lạy Ngài”.


Nghe tin ấy,Vua Hê-rốt dặn các thầy thông thái hãy cho vua biết tin tức khi nào họ tìm thấy Chúa Giê-xu, vua nói: “ta cũng muốn đến mà thờ lạy ngài”. Nhưng thật ra vua nói dối. Vua Hê-rốt muốn giết Chúa Giê-Xu.


Ngôi sao lạ đó đã dẫn các thầy thông thái dừng ngay trên chỗ Ma-ri và Giô-Sép cùng con trẻ. Họ sấp mình xuống mà thờ lạy Ngài, họ dâng cho Chúa Giê-Xu những lễ vật nào là vàng, nhũ hương và mộc dược.


Các thầy thông thái được Đức Chúa Trời mách bảo hãy bí mật quay trở về nhà bằng con đường khác. Vua Hê-Rốt tức giận quá bèn sai quân lính giết tất cả các bé trai tại thành Bết-Lê-Hem.


Nhưng vua Hê-Rốt không thể hãm hại con của Đức Chúa Trời được! Được Thiên Sứ mách bảo qua 1 giấc chiêm bao, Giô-Sép đã đem Ma-ri và Chúa Giê-Xu lánh qua xứ Ê-Díp-Tô trước đó.


Sau khi vua Hê-Rốt băng hà,

Giô-Sép đã đem Ma-ri cùng Chúa Giê-Xu từ Ê-Díp-Tô trở về. Họ sống tại 1 thành nhỏ tên là Na-Xa-Rét, gần biển Ga-Li-Lê.


Sự giáng sinh của Chúa Giê-Xu Một câu chuyện về lời của Chúa, được tìm thấy trong Kinh Thánh Ma-thi-ơ 1-2, Luca 1-2

“Lời Chúa là lối đi ban cho sự sáng.” Thi Thiên 119:130


Kinh thánh cho trẻ em Tặng phẩm

Một người con đến từ Đức Chúa Trời


Vào một ngày nọ, bên trong ngôi đền của Đức Chúa Trời, có một thầy tế lễ cao tuổi tên là Xa-cha-ri đang thắp hương. Bên ngoài, mọi người đang cầu nguyện. Bất thình lình Xa-cha-ri run rẩy.


Một thiên sứ đã đến và nói “Đừng sợ hãi. Chúa đã đưa Ta đến đây. Vợ ngươi sẽ sinh một cậu con trai. Hãy đặt tên là Giăng.


Con trai đó sẽ được đầy dẫy Đức thánh linh kể từ lúc sinh ra. Con trai ngươi sẽ làm nhiều người trở lại cùng Chúa”.


“Hãy nói chuyện với chúng tôi, Xa-cha-ri”. Những người ở ngoài đền không hiểu được.


Họ không biết rằng thiên sứ Giap-ri-ên đã nói rằng Xa-cha-ri sẽ không thể nói được cho đến lúc chào dời của đứa bé bởi vì ông ta tin vào sứ điệp từ Chúa. Ông ta nghĩ vợ ông ta thì quá già để có thể sinh được một đứa con.


Ở nhà, Xa-cha-ri viết ra tất cả những gì thiên sứ đã nói với ông. Ê-li-sa-bet, vợ ông ta thật tuyệt vời. Họ luôn cầu nguyện để có một đứa con. Điều đó có thể xảy ra bây giờ không?


Ngay lập tức, Ê-li-sa-bét biết rằng họ sẽ có một đứa con. Bà ta ngợi ca Chúa. Một ngày nọ, họ hàng của Ê-li-sa-bet, Ma-ri đến thăm. Ma-ri cũng mong đợi một đứa con.


Khi Ma-ri đến, Ê-li-sa-bet cảm nhận được sự nhảy nhót của đứa bé trong cơ thể mình. Ê-li-sa-bet đầy dẫy Đức thánh linh. Bà ta biết rằng con của Ma-ri sẽ là đấng cứu thế Giê-xu. Hai người đàn bà cùng nhau ca ngợi Chúa trong sự hân hoan.


Con của Ê-li-sa-bet chào đời như lời giao ước của Đức Chúa Trời. Những thầy tế lễ khác nói rằng: “Hãy gọi đứa trẻ là Xa-cha-ri, giống như cha của nó”. Xa-cha-ri nhớ đến mệnh lệnh của Đức Chúa Trời.


“Không, tên của đứa trẻ là Giăng”. Khi Xa-cha-ri viết ra những lời này thì giọng nói của Ông ta cũng trở lại. Và rồi Ông ta ngợi khen Đức Chúa Trời.


Khi Giăng lớn lên, anh ta giống Ê-li, một người con tuyệt vời của Đức Chúa Trời. Giăng nói với mọi người rằng có một người Met-si-a sẽ đến để ban phước cho họ.


Những thủ lĩnh người do thái rất ghét Giăng bởi vì anh ta nói với họ “Hãy hối lỗi đi, đừng gây tội lỗi nữa”. Họ không muốn nghe về những tội lỗi của mình.


Những người khác gọi Giăng là người làm phép báp-tem bởi vì Giăng đã dìm mọi người xuống nước để thể hiện họ đã hối lỗi. Một ngày nọ, Chúa Giê-xu đến để Giăng báp-tem. Giăng từ chối và nói rằng “Người nên làm phép báp-tem cho tôi”. Nhưng Chúa Giê-xu nói “Hãy làm như vậy đi” và Giăng đã làm lễ báp-tem cho Chúa Giê-Xu.


Ngay sau sự báp-tem của Giăng, Giăng nhìn thấy Đức Thánh Linh ngự trên Chúa Giê-xu trong hình hài của một con chim bồ câu. Đây là đấu hiệu của Đức Chúa Trời. Giăng biết rằng Chúa Giê-xu là con trai của Đức Chúa Trời. Giăng gọi Chúa Giê-xu là con chiên của Đức Chúa Trời người sẽ lấy đi tội lỗi của thế giới này.


Giăng đã đưa nhiều người đến với Chúa. Nhưng Hê-rot, người ban hành những quy định tàn ác, đã bỏ tù Giăng. Giăng đã nói với Hê-rot: “Đó là tội lỗi của nhà ngươi khi sinh ra Hê-rô-di-a, không nên lấy vợ em mình”.


Hê-rot biết rằng điều đó là sự thật. Ông cũng biết Giăng là đầy tớ của Chúa, và người duy nhất có Đức Thánh Linh. Nhưng ông ta không muốn dừng tội lỗi của mình. Và Giăng cũng sẽ không ngừng việc rao giảng chống lại tội lỗi, cho dù Giăng phải ở trong tù.


Hê-rot đã có một bữa tiệc sinh nhật hoành tráng vào ngày sinh nhật mình. Con gái Hê-ro-di-a đã vào nhảy cho ông ta xem. Hê-rot rất hài lòng. Ông ta hứa: “Nàng sẽ có bất cứ thứ gì nàng muốn, thậm chí là một nửa vương quốc của ta”.


Nàng ta tự hỏi: “Mình nên thỉnh cầu điều gì đây?” Người mẹ độc ác Hê-rô-di-a rất căm ghét Giăng đã bảo cho nàng ta thỉnh cầu điều gì. Điều đó thật khủng khiếp.


Nàng ta nói với Hê-rot: “Hãy cho tôi cái đầu của Giăng Báp-tít”. Ông ấy hối hận về lời giao ước của mình nhưng cớ lời thề mà không thể từ chối nàng. Hê-rot ra lệnh: “Hãy chém đầu Giăng và mang lại đây”. Quân lính của ông ta đã tuân lệnh.


Buồn thay, những người bạn của Giăng đã chôn thi thể của người đầy tớ trung thành và dũng cảm của Chúa. Việc hầu Chúa của Giăng đã kết thúc. Có lẽ họ biết là Chúa Giê-xu có thể xoa diệu nỗi buồn này trong họ.


Một người con đến từ Đức Chúa Trời Một câu chuyện về lời của Chúa, được tìm thấy trong Kinh Thánh Mác chương 6, Lu-ca chương 1, 3

“Lời Chúa là lối đi ban cho sự sáng.” Thi Thiên 119:130


Kinh thánh cho trẻ em Tặng phẩm

Một khoảng thời gian rất khủng khiếp với Chúa Giê-xu


Vừa khi Chúa Giê-xu được báp-tem xong, Đức Chúa trời phán rằng: “Này con yêu dấu, đẹp lòng ta mọi đàng”. Đức Thánh Linh của Đức Chúa Trời đã ngự trên Ngài như chim bồ câu.


Ngay sau đó, Đức Thánh Linh đã dẫn đường Chúa Giê-xu đến một nơi đồng hoang. Chúa Giê-xu ở một mình.


Chúa Giê-xu đã nhịn đói 40 ngày liền. Điều đó có nghĩa rằng Ngài chẳng ăn uống gì cả. Ngài đói lả.


Kinh thánh có chép rằng những thú vật hoang cũng có ở đó.


Quỹ Sa-tan đến để cám dỗ Chúa Giê-xu. Trước đây, quỹ Sa-tan cũng từng cám dỗ Adam và Eva làm trái lời Chúa trong khu vườn Ê-den. Và bây giờ Chúa Giê-xu sẽ bị cám dỗ.


Quỹ Sa-tan cũng đã cố gắng để cám dỗ con trai của Đức Chúa Trời, Chúa Giê-xu.


Quỹ Sa-tan nói: “Nếu Ông là con của Đức Chúa Trời, thì hãy truyền bảo đá này thành bánh đi”. Qũy Sa-tan biết Chúa Giê-xu đang đói bụng. Quỹ Sa-tan cũng biết Con của Đức Chúa Trời có thể khiến đá thành bánh. Liệu Chúa Giê-xu có nghe theo lời quỷ không?


Không! Chúa Giê-xu đã không nghe theo lời quỷ. Thay vào đó, Ngài trả lời bằng lời của Đức Chúa Trời. “Con người sống không chỉ nhờ vào bánh mà còn nhờ vào mọi lời phán của Đức Chúa Trời”.

NH I K NH Á TH


Rồi quỷ Sa-tan đem Ngài vào thành Je-ru-sa-lem và đặt Ngài đứng trên nóc đền thờ thánh nơi người ta thờ phượng Đức Chúa Trời. Quỹ sẽ làm gì tiếp theo?


Và quỹ nói: “Nếu ông là con của Đức Chúa Trời, thì hãy lao mình xuống đi”. “Ngài sẽ truyền cho các thiên xứ đến bảo vệ ông”.


Chúa GIê-xu đáp: “Không! Kinh thánh cũng có chép: Đừng thách thức Chúa là Đức Chúa trời của ngươi”.

NH I K NH Á TH


Quỹ thử thách Ngài một lần nữa. Quỷ lại đem Ngài lên tận một đỉnh núi rất cao.


Chỉ cho Ngài xem tất cả các vương quốc trên thế giới và sự huy hoàng của chúng và nói “Nếu Ông quỳ xuống thờ lạy ta, ta sẽ ban cho ông tất cả”.


Chúa Giê-xu ra lệnh: “Hỡi Sa-tan! Hãy lui ra khỏi ta! Kinh thánh cũng chép rằng: Hãy thờ lạy Chúa là Đức Chúa Trời ngươi và chỉ phụng sự một mình Ngài mà thôi”.

NH I K NH Á TH


Quỷ bỏ đi được một lúc thì những điều tuyệt vời đã xảy ra. Các thiên sứ đến để an ủi và chăm sóc cho Chúa Giê-xu con trai Đức Chúa Trời vì Ngài đã không làm theo lời quỹ.


Một khoảng thời gian rất khủng khiếp với Chúa Giê-xu Một câu chuyện về lời của Chúa, được tìm thấy trong Kinh Thánh Ma-thi-ơ chương 4, Lu-ca chương 4

“Lời Chúa là lối đi ban cho sự sáng.” Thi Thiên 119:130


Kinh thánh cho trẻ em Tặng phẩm

Chúa Giê-xu đã chọn ra 12 môn đồ


Chúa Giê-xu đã làm những điều tuyệt vời. Ngài chữa lành bệnh tật, cho những kẻ gặp rắc rối sự yên bình trong tâm trí và trong lòng, và rao giảng lời Chúa.


Đám đông ùa đến chỗ Chúa để xin được chữa lành bệnh và tìm kiếm sự giúp đỡ. Ngài quyết định chọn mười hai môn đồ giúp Ngài thực hiện sứ mệnh của Đức Chúa Trời.


Nếu bạn thực hiện sự lựa chọn quan trọng, bạn có cầu nguyện Chúa không? Chúa Giê-xu đã cầu nguyện. Ở một ngọn núi yên tĩnh, Ngài đã nói chuyện với Cha trên trời. Chúa Giê-xu đã cầu nguyện cho đến khi mặt trời lặn.


Chúa Giê-xu đã cầu nguyện trong suốt đêm tối.


Vào một buổi sáng, Chúa Giê-xu cho gọi tất cả những người bạn của mình, những người phụng sự và vâng theo lời Ngài. Ngài đã chọn ra 12 môn đồ trong số họ để trở thành những môn đồ đặc biệt.


Hai người đầu tiên mà Chúa Giê-xu đã chọn là hai anh em Si-môn và An-rê. Họ bỏ nghề lưới cá và đi theo Chúa Giê-xu trong lần đầu tiên Ngài gọi họ.


Gia-cơ và Giăng con trai Xê-bê-đê đã bỏ lưới và đi theo Ngài.


Chúa Giê-xu cũng đã chọn Phi-líp, Ba-thê-lê-my, Ma-thi-ơ, Thô-ma, Si-mon gọi là Xê-lót, Gia-cơ con của A-phê, Giu-đa anh trai của Gia-cơ, và Giu-đa Ích-ca-ri-ot kẻ phản Ngài.


Chúa Giê-xu dạy rằng làm theo lời Ngài cũng giống như xây một ngôi nhà trên nền móng vững chắc. Những cơn bão hung dữ cũng không sao phá hủy được nó.


Nhưng không vâng lời Chúa Giê-xu cũng giống như xây một ngôi nhà trên nền cát. Khi bão đến, nhà sẽ bị sập đổ.


Một số mệnh lệnh từ Chúa Giê-xu thì không đễ chút nào. Ngài dạy rằng: “Nếu ai đó vả vào má bên phải của người thì hãy đưa má bên kia cho họ luôn.” Và Chúa cũng dạy: “Hãy yêu kẻ thù của mình”. Con người cần sự giúp đỡ của Chúa để sống giống như Ngài.


Chúa Giê-xu bảo con người cầu nguyện bí mật và đừng khoa trương sự cầu nguyện trước mặt mọi người như một số người lãnh đạo tôn giáo vẫn thường làm.


Chúa Giê-xu nói rằng Đức Chúa Trời sẽ ban cho chúng ta cái ăn cái mặc nếu chúng ta tin Ngài.


Kể từ khi Đức Chúa Trời ban thức ăn cho chim và màu sắc tuyệt đẹp cho những loài hoa và cây cỏ, con dân của Ngài có thể tin ở Ngài mọi thứ họ cần.


Chúa Giê-xu cũng dạy cho các môn đồ của mình nhiều điều khác vào ngày hôm đó. Khi Ngài xong việc, một bệnh nhân phung đã đến và năn nỉ Chúa Giê-xu chữa lành.


Chúa Giê-xu đã trả lời người phung “Ta muốn. Hãy lành bệnh”. Trong lúc những môn đồ đang đứng xem thì người phung liền hết bịnh.


Anh ta đã được sạch. Chỉ có con trai của Đức Chúa Trời mới có thể làm được điều đó. Những môn đồ biết rằng họ đã có một bậc thầy giỏi.


Chúa Giê-xu đã chọn ra 12 môn đồ Một câu chuyện về lời của Chúa, được tìm thấy trong Kinh Thánh Ma-thi-ơ 4-7, Mac 1, Luca 6

“Lời Chúa là lối đi ban cho sự sáng.” Thi Thiên 119:130


Kinh thánh cho trẻ em Tặng phẩm

Phép lạ của Chúa Giê-su


Chúa Giê-su đã làm nhiều phép lạ. Những phép lạ là những dấu hiệu cho thấy Chúa Giê-su là con trai của Đức Chúa Trời. Phép lạ đầu tiên xảy ra tại bữa tiệc đám cưới. Một nan đề xảy đến. Không có đủ rượu cho mọi người.


Ma-ri-a, mẹ của Chúa Giê-su cho Ngài biết về nan đề, kế đến bảo người hầu là theo lời Chúa dạy.


Chúa Giê-su phán “Hãy đổ nước đầy vào các vại này đi”. Họ có lẽ đã hỏi lại: “Nước ư”. Đúng vậy, nước là những gì Chúa Giê-su muốn.


Chúa Giê-su bảo người hầu múc nước từ cái vại lớn cho người quản tiệc ném thử. Nước bây giờ đã thành rượu! Rượu ngon! Loại rượu ngon nhất!


Người hầu rất ngạc nhiên. Chúa Giê-su đã biến nước thành rượu. Chỉ có Chúa mới làm được phép lạ như vậy.


Chúa Giê-su đã làm những phép lạ khác. Vào một buổi tối, Chúa Giê-su và những môn đệ của mình đến nhà Phi-ơ-rơ. Mẹ vợ Phi-ơ-rơ đang bị sốt cao.


Chúa đã chạm tay người phụ nữ đang ốm. Chỉ chốc lát, bà ta đã khỏe lại. Bà ta ngồi dậy hầu việc Chúa Giê-su và những môn đệ.


Dường như cả thành phố tập trung ngoài cửa tối hôm đó. Và rồi người bệnh, người mù, người câm, kẻ điếc và người què cũng kéo đến. Thậm chí những người bị quỷ ám cũng kéo đến đông nghịt. Chúa có thể giúp được nhiều như vậy không?


Chúa Giê-su, con trai của Đức Chúa Trời có thể giúp được. Và Chúa Giê-su đã giúp họ. Tất cả những người đến với Chúa đều được chữa lành. Những người dành cả cuộc đời trên cặp nạn bây giờ có thể đi, chạy và nhảy nhót.


Những người bị bệnh phung nặng cũng đã đến.


Chúa Giê-su đã chữa lành cho họ và họ đã lành bệnh.


Đàn ông, đàn bà bị quỷ ám cũng đang đững trước mặt Chúa Giê-su. Ngày ra lệnh cho quỹ dữ biến đi.


Và quỷ đã vâng lời Ngài, và những người không hạnh phúc và luôn sợ hãi đã trở nên điềm tĩnh và vui mừng.


Phía sau đám đông, bốn người đàn ông đang cố gắng giúp bạn mình tiếp cận Chúa Giê-su. Nhưng họ không thể đến gần. Họ có thể làm gì đây?


Bốn người bạn đã đưa người bạn đang bị ốm lên mái nhà và dở mái ngói để đưa anh ta xuống. Bây giờ anh ta đang ở gần Chúa Giê-su.


Chúa Giê-su đã nhìn thấy đức tin của bốn người bạn. Ngài nói với người đàn ông bị ốm “Tội lỗi của ngươi đã được tha thứ. Hãy bước ra khỏi giường và bước đi.” Người đàn ông đứng dậy và khỏe mạnh. Chúa Giê-su đã chữa lành cho anh ta.


Ngay sau đó, Chúa Giê-su đi xuống thuyền cùng với các môn đệ. Một cơn bảo dữ đang nổi lên giữa biển. Chúa Giê-su đang ngủ. Những môn đệ kinh hoàng đánh thức Chúa Giê-su. Họ khóc lóc “Lạy Chúa, hãy cứu chúng tôi”. “Chúng tôi không muốn bỏ mạng ở đây”


Chúa Giê-su ra lệnh:”Hãy tan đi”. Ngay lập tức biển lại yên bình. Những người môn đệ thì thầm cùng nhau: “Người đàn ông này là ai chứ?”. Thậm chí cả gió và biển cũng vâng lời Ngài. Họ tin rằng Chúa Giê-su là con trai của Đức Chúa Trời vì những phép lạ thể hiện sự khen ngợi của Đức Chúa Trời.


Phép lạ của Chúa Giê-su Một câu chuyện về lời của Chúa, được tìm thấy trong Kinh Thánh Ma-thi-ơ chương 8-9; Mác chương 1-2, 4; Luca chương 4, 8; Giăng chương 2

“Lời Chúa là lối đi ban cho sự sáng.” Thi Thiên 119:130


Kinh thánh cho trẻ em Tặng phẩm

Một vị tế lễ đến gặp Chúa Giê-su


Một ngày nọ khi Chúa Giê-su đến đền thờ, Ngài nhận ra rằng mọi người đang làm ô nhục nhà của Chúa. Họ đang buôn bán xúc vật và đang đổi tiền ngay trong đền thờ!


Ngài bệnh dây roi, đánh đuổi tất cả ra khỏi đền thờ. Ngài ra lệnh “Dọn sạch những thứ này đi! Đừng biến nhà Cha Ta thành nơi buôn bán!” Chúa Giê-su quý trọng nhà của Cha Ngài.


Các thầy tế lễ vặn hỏi Ngài phép lạ cho biết Chúa Giê-su có quyền dọn dẹp đền thờ. Chúa Giê-su đáp: “Phá hủy thánh điện này đi rồi trong ba ngày Ta sẽ dựng lại”. Không thể nào! Người ta phải mất bốn mươi sáu năm để xây dựng thánh điện này.


Nhưng Chúa Giê-su đã nói về thân thể của Ngài. Giống như đền thờ, cơ thể của Ngài là nơi trú ngụ của Đức Chúa Trời. Mặc dù Chúa Giê-su chết trên cây thập tự nhưng Ngài biết rằng Đức Chúa Trời sẽ cho Ngài sống dậy vào ngày thứ ba.


Vào buổi tối, một trong những thầy tế lễ đã thăm Chúa Giê-su. Ông ta biết Chúa Giê-su là con Đức Chúa Trời vì những phép lạ. Ni-cô-đem đến gặp Chúa Giê-su để biết hơn về Ngài.


Chúa Giê-su bảo Ni-cô-đem rằng con người phải được sinh ra lần nữa để đến được với vương quốc của Đức Chúa Trời. Ni-cô-đem không hiểu. Người già làm sao được sinh ra một lần nữa? Bên cạnh đó, họ sùng đạo. Điều đó chưa đủ sao?


Chúa Giê-su giải thích: “Thể xác sinh ra phần xác, Thánh Linh sinh hạ phần linh. Thánh Linh của Đức Chúa Trời giống như gió. Con người ta không nhìn thấy hoặc không hiểu gió. Họ chỉ nhìn thấy những gì gió gây ra”.


Chúa Giê-su nhắc nhở Ni-cô-đem về trẻ con của dân Y-sơ-ra-ên than phiền Môi-se. Họ khóc than: “Chúng tôi chẳng có bánh, chẳng có nước uống, và chúng tôi chán ngáy bánh đạm bạc mà Chúa ban cho chúng tôi”.


Tội lỗi của con người làm Đức Chúa Trời giận dữ. Chúa sai rắn lửa đến. Nhiều người bị rắn cắn. Nhiều người chết.


Người dân nài nỉ “Chúng tôi có tội. Hãy cầu nguyện Đức Chúa Trời đuổi con rắn đi xa”. Vì thế Mô-se đã cầu nguyện cho họ nhưng Đức Chúa Trời đã không đem con rắn đi.


Chúa bảo Môi-se làm một con rắn lửa và đem treo trên một cây cột. Chúa phán: “Những người bị rắn cắn sẽ sống khi họ nhìn vào con rắn treo trên cột”. Môi-se đã làm một con rắn bằng đồng và ai bị rắn cắn, nhìn lên con rắn đồng đều được thoát chết.


Chúa Giê-su bảo Ni-cô-đêm rằng con trai của Đức Chúa Trời đã hồi sinh giống như con rắn đồng kia.


Chúa Giê-su nói về cây thập tự giá nơi Ngài chết cho tội lỗi của nhân loại.


Chúa Giê-su phán “Chúa yêu nhân loại đến nỗi đã ban Con Một của Ngài, để ai tin nhận Đấng ấy sẽ không bị hư mất nhưng được sự sống vĩnh phúc.”


Điều này có nghĩa là bất kỳ ai tin nhận Chúa Giê-su sẽ được sinh ra một lần nữa trong gia đình Ngài.


Có lẽ Ni-cô-đem đã không trở thành môn đệ của Chúa Giê-su vào tối hôm đó. Nhưng nhiều năm sau đó, Ni-cô-đem thể hiện tình yêu thương và đức tin ở Chúa Giê-su bằng việc giúp chôn con Trai của Đức Cúa Trời bị đóng đinh trên cây thập tự.


Sau đó, Chúa Giê-su và môn đệ của Ngài tiến về phía Bắc. Con người ở nơi khác cần được rao giảng về vương quốc của Đức Chúa Trời, và có cơ hội tin vào Chúa Giê-su người Na-ra-rét, Con trai của Đức Chúa Trời.

-a i r a m a S


Một vị tế lễ đến gặp Chúa Giê-su Một câu chuyện về lời của Chúa, được tìm thấy trong Kinh Thánh Giăng chương 2-3, Dân số ký chương 21

“Lời Chúa là lối đi ban cho sự sáng.” Thi Thiên 119:130


Kinh thánh cho trẻ em Tặng phẩm

Chúa Giê-su, người thầy vĩ đại


Chúa Giê-su là một người thầy vĩ đại – người thầy vĩ đại nhất. Đám đông lắng nghe Ngài.


Chúa Giê-su dạy họ phải biết nhân từ, tốt bụng và tử tế. Những người khác ghét bỏ và làm tổn thương họ nhưng Chúa yêu thương họ.


Chúa Giê-su dạy họ nhiều điều. Ngài nói con dân của Chúa là ánh sáng của thế gian, cũng giống như ngọn nến thắp sáng cả ngôi nhà. Một ngọn nến tạo nên sự khác biệt gì trong một căn phòng tối.


Những con dân mà Chúa Giê-su đang nói chuyện cũng tin vào sự thù hận, “Mắt đền mắt, răng đền răng”. Nhưng Chúa Giê-xu khuyên dạy về sự tử tế, lòng vị tha, và tình yêu thương, thậm chí đối với kẻ thù.


Vào ngày của Chúa Giê-su, nhiều người giả vờ sùng đạo. Khi họ bố thí tiền cho kẻ ăn xin, họ kêu người thổi kèn để mọi người nhìn thấy. Cúa Giê-su bảo “Hãy làm chuyện công đức nơi kín và Chúa sẽ thưởng cho ngươi”.


Chúa Giê-su cũng đã dạy điều tương tự khi cầu nguyện. Nhiều người cầu nguyện nơi góc phố đông đức để nhiều người nghe và thấy. Họ không quan tâm đến Đức Chúa Trời. Họ quan tâm đến việc người khác sẽ nghĩ gì về họ. Chúa Giê-su gọi họ là bọn đạo đạo đức giả - kẻ dối trá.


Chúa Giê-su thường sử dụng tự nhiên để lí giải cho những bài giảng của Ngài. Ngài lấy loài chim làm ví dụ. “Cha các con trên trời vẫn nuôi chúng”. Ngài phán “Đừng lo lắng. Chúa cũng sẽ ban cho các con”.


Chúa Giê-su nói tiếp “Thậm chí Vua So-lô-môn sang trọng đến đâu cũng không thể mặc đẹp bằng một trong các loài hoa huệ kia”.


“Đức Chúa trời mặc cho các loài hoa dại như thế, còn các con không quý hơn để Ngài chu cấp quần áo cho sao?” Chúa Giê-su đang dạy cho con người tin rằng Đức Chúa Trời sẽ ban cho chúng ta tất cả những gì chúng ta cần.


Chúa Giê-su nói: “Các con lường cho người ta mực nào thì các con cũng sẽ được lường lại mực ấy. Làm sao con có thể lấy cái dằm trong mắt anh em mình ra trong khi cây xà vẫn còn nằm trong mắt mình”. Có lẽ mọi người đã cười thầm. Nhưng họ phải nghĩ về ý nghĩa của điều Ngài răn dạy.


Chúa Giê-su nói mọi người nên yêu cầu sự giúp đỡ của Chúa. Liệu những người cha ban cho đá trong khi con trẻ đói đang xin bánh? Không! Họ cho thức ăn ngon. Chúa cũng sẽ ban cho những điều tốt đẹp đối với những ai xin.


Chúa Giê-su, người thầy vĩ đại, cảnh cáo về những người thầy giả dối. Chúa Giê-su phán “Họ có vẻ bề ngoài giống con cừu non. Nhưng bên trong lại là bầy lan sói”. Ngài nói những người đạo đức giả sẽ được nhận biết qua cuộc đời họ đang sống.


Trong một câu chuyện Ngài bảo, Chúa Giê-su cho thấy rằng con người nghe theo lời răng dạy của Chúa thì cũng giống như một người đang xây nhà trên nền đá.


Một cơn bão dữ nổi lên thì ngôi nhà vẫn đứng kiên cố cho đến khi bão tan.


Nhưng kẻ dại lại xây nhà trên nền cát. Khi bảo dữ ập vào, ngôi nhà sẽ bị sập một phần vì không có nền móng kiên cố. Chúa Giê-su phán rằng những kẻ không nghe lời Chúa cũng sẽ có kết cuộc giống như vậy thôi.


Đám đông ngạc nhiên về những lời răn dạy của Chúa Giê-su. Họ chưa bao giờ nghe những điều như vậy. Bây giờ họ biết rằng nghe lời Chúa không chưa đủ. Họ phải nghe theo lời Chúa mỗi ngày.


Chúa Giê-su, người thầy vĩ đại Một câu chuyện về lời của Chúa, được tìm thấy trong Kinh Thánh Ma-thi-ơ chương 5-7, Luca chương 6

“Lời Chúa là lối đi ban cho sự sáng.” Thi Thiên 119:130


Kinh thánh cho trẻ em Tặng phẩm

Người gieo hạt và hạt giống


Một ngày nọ, Chúa Giê-su đang giảng bên cạnh bờ hồ. Đoàn dân đông tụ tập để nghe Ngài giảng.

Đoàn dân kéo đến ngày càng đông. Chúa Giê-su sẽ làm gì?


Chúa Giê-su đã đi xuống thuyền gần đấy. Bây giờ Ngài có thể nhìn thấy mọi người và mọi người cũng có thể nhìn và nghe Ngài giảng.


Chúa Giê-su bắt đầu giảng về ngụ ngôn – những câu chuyện về những điều bình thường nhưng dạy cho con người biết về Chúa.


“Một người kia đi ra gieo giống”. Câu chuyện Chúa kể giống như một bức tranh có từ ngữ thay vì những nét vẽ.


Dân chúng có thể hình dung ra người nông dân đang làm việc – họ đã thấy điều này nhiều lần.


Một số hạt giống rơi trên đường đi. Sột soạt, sột soạt! Những chú chim sà xuống nuốt tọng.


Một số hạt rơi nhằm chỗ có đá nên chúng mọc lên ngay thành những cây yếu ớt khẳng khiu. Khi mặt trời mọc lên, cây bị teo lại bởi rễ không cắm được vào chỗ đất cạn.


Một số hạt khác rơi nhằm bụi gai. Cây lúa không có hạt. Những bụi gai nằm quanh cây lúa làm chúng bị nghẹt không tiếp cận được với ánh sáng mặt trời và mưa.


Những hạt còn lại rơi vào chỗ đất tốt. Thời gian trôi qua,những chồi non lớn thành những cây lúa khỏe mạnh có nhiều hạt. Người gieo hạt chắc chắn rất hạnh phúc.


Lúc kết thúc câu chuyện, các môn đệ đến hỏi Chúa Giê-su: “Sao Thầy dùng ngụ ngôn để dạy dân chúng?”


Chúa giê-su đáp ngụ ngôn làm cho dân chúng hiểu về Chúa nếu họ thực sự yêu mến Ngài. Dân chúng không yêu Chúa không thể hiểu ngụ ngôn.


Chúa Giê-su giải thích về ngụ ngôn. Ngài nói hạt giống là lời Chúa.


Hạt rơi xuống đường cũng giống như ai đó nghe mà không hiểu lời Chúa. Quỷ Sa-tan đã làm họ quên đi những gì Chúa dạy.


Một số người nghe đạo nhanh chóng tiếp nhận lời Chúa. Họ giống như hạt rơi trên nền đá. Nhưng ngay khi họ bị chế nhạo hay gặp khó khăn vì họ yêu mến Chúa, điều buồn lòng lại xảy ra.


Họ vui mừng đi theo Chúa Giê-su nhưng dễ bỏ đạo và không nghe theo lời Chúa. Họ không muốn trả giá cho sự lựa chọn theo Chúa. Thật buồn làm sao bởi họ muốn làm đẹp lòng những người xung quanh hơn làm đẹp lòng Chúa.


Những bụi gai trong ngụ ngôn chỉ sự lo lắng về đời này và ham mê giàu sang để thỏa mãn cuộc sống của một số người. Họ quá bận rộn với việc kiếm tiền và những thứ khác, họ đã đẩy Chúa ra khỏi cuộc đời họ.


Nhưng những hạt rơi nhằm đất tốt và cho vụ mùa bội thu cũng giống như rằng lời Chúa đã đi vào tâm trí và thay đổi cuộc sống của dân chúng.


Đám đông không muốn rời đi. Nhiều người muốn theo Chúa và làm đẹp lòng Ngài. Ngụ ngôn của Chúa Giê-su giúp họ hiểu phải vâng lời Chúa như thế nào.


Người gieo hạt và hạt giống Một câu chuyện về lời của Chúa, được tìm thấy trong Kinh Thánh Ma-thi-ơ chương 13

“Lời Chúa là lối đi ban cho sự sáng.” Thi Thiên 119:130


Kinh thánh cho trẻ em Tặng phẩm

Người giàu, người nghèo


Chúa Giê-su biết rằng nhiều thầy tế lễ yêu tiền hơn kính sợ Chúa. Ngài kể những gì đã xảy ra với hai con người, và lý do tại sao giàu cũng vô ích nếu không có sự hiện diện của Chúa. Những kẻ giàu không thể mua được cuộc sống với Chúa ở nước Thiên đàng.


Có một người giàu mặc quần áo đẹp đắt tiền. Anh ta ăn mặc giống như vua.


Người giàu này ăn ngon. Mỗi bữa ăn giống như một bữa yến tiệc. Anh ta có quá nhiều tiền đến nỗi anh ta có thể mua bất cứ thứ gì anh ta muốn ăn vào bữa sáng, bữa trưa hay bữa tối, thậm chí cho cả những bữa ăn dặm.


Có một người nghèo đang nằm trước cổng nhà người giàu ấy, bị ốm và là một kẻ ăn mày đói rách. Anh ta là La-xa-rơ.


La-xa-rơ người đầy ghẻ lỡ. Anh ấy đang bị bệnh. Anh ấy bị nhiều vết đứt và vết thêm tím do người khác đối xử tệ với anh ta. Có lẽ anh ấy bị nhiều ghẻ lở do không được ăn thức ăn giàu dinh dưỡng như sữa, rau hoặc thịt.


La-xa-rơ mơ ước có được thức ăn. Anh ấy chắc sẽ rất vui khi có được những mảnh vụn từ bàn của người giàu.


Những chú chó lang thang thi thoảng bước qua người người kẻ ăn xin vô vọng ấy. Chúng ngửi quanh người anh ta và liếm ghẻ. Dường như không ai quan tâm La-xa-rơ đang đói.


Một buổi sáng nọ, La-xa-rơ không tỉnh dậy. Kẻ ăn xin nghèo đói không bạn bè đã từ giã cõi đời này. La-xa-rơ đã chết.


Niềm vui đã đến với La-xa-rơ vào lúc anh chết. Chúa Giê-su bảo các thiên sứ mang anh ta đến với Áp-ra-ham. Chúa đã an ủi La-xa-rơ.


Người giàu cũng chết. Tiền không cứu sống được anh ta. Khi cái chết đến, không ai có thể ngăn cản được.


Người giàu được chôn cất. Có lẽ đó là một đám tang lớn. Có lẽ người dân đã ca ngợi người giàu vì sự thông minh và sung túc. Nhưng những lời ca ngọi ấy không giúp được gì cho anh ta. Người giàu xuống địa ngục.


Ở địa ngục, người giàu kêu xin, “Tổ phụ Áp-ra-ham ơi, sai La-xa-rơ nhúng đầu ngón tay vào nước, thấm mát lưỡi con vì con bị đau đớn quá trong lửa này”.


Áp-ra-ham đáp: “Con ơi hãy nhớ, con đã hưởng những điều sung sướng trong cuộc sống còn La-xa-rơ phải chịu những điều khổ cực”. “Bây giờ La-xa-rơ được an ủi còn con chịu đau đớn. Không ai có thể vượt qua vực thẳm bao la giữa con và chúng ta”.


Người giàu van xin “Xin sai La-xa-rơ đến để cảnh báo cho năm anh em nhà con”. “Con không muốn họ cũng bị xuống nơi khổ hình này”.


Áp-ra-ham đáp “Các anh em nhà con đã có lời Chúa”. Nếu năm anh em nhà con không tin vào kinh thánh, họ sẽ không tin nếu La-xa-rơ đến từ cõi chết.


Khi Chúa Giê-su kể xong câu chuyện về người giàu và người nghèo La-xa-rơ, có lẽ nhiều thầy tế lễ đã hỏi chính mình “Tôi yêu sự giàu có hơn hay Tôi kính sợ Chúa hơn”. Bây giờ họ đã biết những gì sẽ xảy ra nếu họ không để ý đến Lời Chúa.


Người giàu, người nghèo Một câu chuyện về lời của Chúa, được tìm thấy trong Kinh Thánh Lu-ca chương 16

“Lời Chúa là lối đi ban cho sự sáng.” Thi Thiên 119:130


Kinh thánh cho trẻ em Tặng phẩm

Đứa con hoang toàng


Chúa Giê-su thích kể cho dân chúng nghe về lòng vị tha của Đức Chúa Trời. Nhưng các bô lão người do Thái phàn nàn về sự thân thiện của Ngài với những tội đồ. Do vậy, Chúa Giê-su kể ba câu chuyện cho thấy Chúa hài lòng khi thấy những tội đồ hối lỗi.


Câu chuyện đầu tiên kể về một người đàn ông với hàng trăm con chiên. Một con đi lạc. Ngay lập tức, kẻ chăn chiên để chín mươi chín con lại và đi tìm con chiên đi lạc.


Kẻ chăn chiên tìm kiếm cho đến khi tìm được con chiên đi lạc. Và rồi anh ta vác lên vai đi về nhà trong niềm hân hoan. Anh ta nói với những người bạn hữu,

“Hãy chia vui với tôi vì tôi đã tìm lại được con chiên đi lạc!”


Chúa Giê-su giải thích rằng thiên đường sẽ rất vui mừng khi một tội nhân ăn năn. Ăn năn có nghĩa là hối lỗi – hối lỗi để từ bỏ.


Câu chuyện tiếp theo Chúa Giê-su kể về một người đàn bà có 10 quan tiền, có lẽ nàng ta đã tiết kiệm cả đời. Một điều tồi tệ đã xảy ra. Nàng ta mất một quan tiền.


Quét! Quét! Quét! Nàng ta sẽ tìm kiếm khắp nơi.


Cuối cùng nàng ta cũng tìm được quan tiền. Nàng ta rất vui mừng. Bạn có đoán được là nàng ta đã làm gì không? Vâng, nàng ta kể cho tất cả những lân cận mình.


Một lần nữa Chúa Giê-su nói, “Các thiên sứ trước mặt Đức Chúa Trời sẽ vui mừng vì một tội nhân ăn năn”.


Câu chuyện thứ ba Chúa Giê-su kể là câu chuyện buồn nhất. Câu chuyện kể về đứa con trai đã bỏ nhà đi.


Ở nơi xa, nó tiêu sạch gia tài một cách điên rồ. Bây giờ nó có thể làm gì? Điều tồi tệ đã đến, nạn đói xảy ra. Nó đói gần chết.


Mặc dầu đói kém nhưng nó vẫn tìm được công việc chăn heo. Nhưng không có ai cho nó ăn. Nó chắc đã ăn thức ăn của heo. Có lẽ nó đã làm thế! Cuối cùng nó cũng tỉnh ngộ và nghĩ “Ở nhà, bao nhiêu kẻ làm thuê cho cha ta đều có đồ ăn dư dật”.


“Ta sẽ đi về với cha ta và thưa: con rất ăn năn về tội lỗi của con. Con không đáng được gọi là con của cha nữa. Xin cha coi con như là người làm thuê của cha”.


Trong lúc nó vẫn còn ở đằng xa, cha nó đã nhìn thấy nó. Người cha liền chạy đến chỗ con trai mình. Người cha ôm và hôn nó.


“Cha ơi, Con đã phạm tội với Trời và với cha. Con không đáng gọi là con của cha nữa”. Nó muốn người cha thuê nó làm công. Nhưng người cha cắt ngang. “Hãy mau đem áo choàng đẹp nhất, dép và nhẫn cho con trai ta. Và hãy chuẩn bị một bữa tiệc mừng.”


Một bữa tiệc thịnh soạn đã được dọn ra bởi lẽ người con đi lạc nay tìm lại được. Chúa Giê-su kể về câu chuyện này bởi vì câu chuyện cho thấy Chúa yêu thương những tội nhân biết ăn ăn và tìm đến với Ngài.


Đứa con hoang toàng Một câu chuyện về lời của Chúa, được tìm thấy trong Kinh Thánh Luca chương 15

“Lời Chúa là lối đi ban cho sự sáng.” Thi Thiên 119:130


Kinh thánh cho trẻ em Tặng phẩm

Người Sa-ma-ri nhân lành


Một người luật sư đã hỏi một câu hỏi và đang cố gắng đánh lừa Chúa Giê-su: “Thưa thầy! Tôi phải làm gì để hưởng thụ cuộc sống đời đời?”

Chúa Giê-su đáp lời “Kinh luật đã dạy những gì?”


Ông ta nói “Yêu kính Chúa và yêu những người lân cận”, rồi ông ta lại hỏi “Nhưng ai là người lân cận tôi”.


Để trả lời câu hỏi của người đàn ông, Chúa Giê-su kể một câu chuyện về một người đi từ Giê-ru-sa-lem đến Giê-ri-cô. Người đàn ông bị lâm vào tay cướp.


Những tên cướp lột hết mọi thứ, thậm chí lột cả áo choàng của người đàn ông không may.


Chúng cũng đánh đập ông tệ hại, để ông sống dở chết dở bên lề đường.


Bây giờ tình cờ một vị tế lễ đi ngang qua. Chắc chắn ông ta sẽ giúp người đàn ông bị thương.


Nhưng không! Khi ông ta thấy người đang ông bị chảy máu, ông ta đi tránh qua phía bên kia đường.


Tương tự như vậy, một người đàn ông khác đến gần. Ông ta là người Lê-vi – người đã giúp các vị tế lễ tại đền thờ.


Anh ta đến, nhìn người đàn ông bị thương nhưng rồi lại bỏ đi không giúp đỡ.


Cuối cùng một người Sa-ma-ri đến. Người do thái ghét người Sa-ma-ri.


Dân chúng lắng nghe câu chuyện của Chúa Giê-su sẽ không mong một người Sa-ma-ri làm anh hùng. Nhưng anh ta là anh hùng. Người Sa-ma-ri quan tâm đến nạn nhân, và đã dừng lại để giúp.


Người Sa-ma-ri quỳ xuống và nhẹ nhàng bôi thuốc, băng bó vết thương cho người lạ. Rồi anh ta đỡ nạn nhân lên lừa mình chở đi.


Ở quán trọ bên đường, người Sa-ma-ri chăm sóc người đàn ông cả đêm.


Vào buổi sáng, người Sa-ma-ri trả tiền cho chủ quán trọ để người đàn ông đó được chăm sóc cho đến khi khỏe lại.


Câu chuyện kết thúc. Chúa Giê-su hỏi “Ai là người lân cận của người đàn ông bị thương?”


Người luật sư trả lời, “Người lân cận của người đàn ông bị thương là người Sa-ma-ri, người có lòng nhân từ”.


Chúa Giê-su nói “Hãy đi và làm y như vậy”. Người lân cận là bất kỳ người nào cần sự giúp đỡ. Chúng ta thể hiện lòng thương xót bằng cách giúp đỡ những nạn nhân cần giúp đỡ. Điều đó làm đẹp lòng Chúa.


Người Sa-ma-ri nhân lành Một câu chuyện về lời của Chúa, được tìm thấy trong Kinh Thánh Lu-ca chương 10

“Lời Chúa là lối đi ban cho sự sáng.” Thi Thiên 119:130


Kinh thánh cho trẻ em Tặng phẩm

Người thiếu phụ bên giếng nước


Chúa Giê-su và môn đệ đang đi qua vùng đất Sa-ma-ri. Họ đến thành Si-kha.


Ở đó có một cái giếng, nơi người dân Si-kha lấy nước uống. Gia-cốp, tổ phụ dân Y-sơ-ra-ên đã đào giếng này rất lâu rồi.


Đầu giờ chiều, trời nắng nóng. Vì mệt mỏi, Chúa Giê-su ngồi nghỉ bên cạnh giếng trong lúc những môn đệ đi vào thành mua thức ăn.


Chúa Giê-su ngồi đó một mình – nhưng không lâu. Người thiếu phụ sống ở Si-kha đến múc nước giếng. Chúa Giê-su bảo “Cho ta xin một chút nước uống”.


Người thiếu phụ ngạc nhiên. Bà ta đáp: “Ông là người do Thái, tôi là đàn bà Sa-ma-ri, sao ông lại xin tôi nước uống?” Trong những ngày này, người do Thái không bắt tay với người Sa-ma-ri!


Bà ta càng ngạc nhiên hơn khi Chúa Giê-su đáp “Nếu chị biết Người xin chị nước uống là ai, chị sẽ xin Người cho chị nước trường sinh.”


Người thiếu phụ tiếp lời Chúa Giê-su, “Thưa ông, gàu ông không có mà giếng lại sâu. Làm sao ông múc được nước trường sinh đó? Chẳng lẽ Ông hơn cả tổ phụ chúng tôi, Gia-cốp, người đã để lại giếng này cho chúng tôi….?”


Chúa Giê-su đáp: “Ai uống nước này rồi cũng khát lại. Nhưng ai uống nước Ta ban sẽ chẳng bao giờ khát nữa. Nước Ta ban cho sẽ biến thành giếng nước trong người tuôn tràn sự sống vĩnh phúc.” Thiếu phụ nói: “Thưa ông, xin cho tôi nước đó….”


Chúa Giê-su bảo thiếu phụ đi gọi chồng mình ra. Thiếu phụ thưa: “Tôi không có chồng”. Chúa Giê-su nói: “Chị có năm đời chồng. Và người hiện tại chị hiện có không phải là chồng chị”.


Thiếu phụ nhận ra rằng Chúa Giê-su là một tiên tri. Thiếu phụ đã cố làm cho Chúa Giê-su tranh cãi về nơi thờ phượng Chúa: Giê-ru-sa-lem hay là núi Thánh ở Sa-ma-ri. Chúa Giê-su nói những người thực tâm thờ phượng sẽ thờ phượng Chúa Cha bằng tâm linh và lẽ thật.


Thiếu phụ thưa: “Tôi biết Đấng là Chúa cứu thế) sẽ đến và khi bảo cho chúng ta tất cả.” Ngay đệ vừa về. Thiếu phụ để lại vò và quay vào thành.

Mê-si-a (Nghĩa đến Ngài sẽ chỉ lúc ấy, các môn nước cạnh giếng


Thiếu phụ nói với dân Si-kha “Ra đây mà xem người này, bao nhiêu việc tôi làm xưa nay ông đều nói đúng. Đó chẳng phải là Chúa cứu thế Christ sao?” Dân kéo nhau ra khỏi thành và đến cùng Chúa Giê-su.


Đang khi đó, các môn đệ mời Chúa Giê-su ăn. Nhưng Chúa Giê-su phán, “Thức ăn của Ta là tuân theo ý muốn của Đấng đã sai ta và hoàn thành công việc Ngài”. Công việc Ngài là đem nhiều người đến với Chúa.


Nhiều người dân Sa-ma-ri tin Ngài vì sự làm chứng của thiếu phụ. Họ yêu cầu Ngài ở lai với họ; và Ngài đã ở đó hai ngày.


Người tin Đức Giê-su càng đông thêm vì sự giảng dạy của Ngài. Họ nói: “….Chúng tôi đã nghe Ngài dạy nên chúng tôi biết rằng Ngài là Đấng cứu thế và là Đấng cứu thế của nhân loại”.


Người thiếu phụ bên giếng nước Một câu chuyện về lời của Chúa, được tìm thấy trong Kinh Thánh Giăng chương 4

“Lời Chúa là lối đi ban cho sự sáng.” Thi Thiên 119:130


Turn static files into dynamic content formats.

Create a flipbook
Issuu converts static files into: digital portfolios, online yearbooks, online catalogs, digital photo albums and more. Sign up and create your flipbook.