2021-VPN-ClimateChange-Vietnamese

Page 1

SỔ TAY TUYÊN TRUYỀN VỀ

BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU TẬP ĐOÀN DẦU KHÍ VIỆT NAM www. pv n .v n SỔ TAY TUYÊN TRUYỀN VỀ BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU TẬP ĐOÀN DẦU KHÍ VIỆT NAM

01


02

SỔ TAY TUYÊN TRUYỀN VỀ BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU TẬP ĐOÀN DẦU KHÍ VIỆT NAM


L ỜI MỞ ĐẦU Kính thưa Quý vị! Tập đoàn Dầu khí Việt Nam (PVN) xin hân hạnh giới thiệu tới Quý vị ấn phẩm Sổ tay tuyên truyền về Biến đổi Khí hậu của Tập đoàn Dầu khí Việt Nam (Sổ tay). Biên soạn và xuất bản Sổ tay là một hoạt động góp phần thực hiện Kế hoạch hành động giảm thiểu, thích ứng với biến đổi khí hậu của Tập đoàn Dầu khí Việt Nam giai đoạn 2018 – 2030 (Kế hoạch BĐKH) được PVN ban hành kèm theo Quyết định 2128/QĐ-DKVN ngày 19 tháng 4 năm 2019. Sổ tay được xuất bản với mục đích: Nâng cao nhận thức, kiến thức, kỹ năng ứng phó với Biến đổi Khí hậu (BĐKH) của người lao động dầu khí nhằm giúp họ hiểu rõ và chủ động cải thiện hành vi, góp phần vào quá trình ứng phó với BĐKH. Giới thiệu, phổ biến quan điểm, chính sách, mục tiêu của PVN liên quan đến giảm thiểu, thích ứng với BĐKH, góp phần thực hiện thành công Kế hoạch BĐKH. Giúp các đơn vị tiếp cận các phương pháp nhận diện cơ hội giảm thiểu và thích ứng BĐKH cho từng lĩnh vực, đặc biệt là cơ hội giảm phát thải để đáp ứng yêu cầu Kế hoạch BĐKH đã ban hành. Thông qua cuốn Sổ tay này, PVN muốn giới thiệu tới toàn thể các cán bộ quản lý và người lao động: Các kiến thức chung về BĐKH Các chính sách và mục tiêu của Việt Nam và PVN về BĐKH Tác động của các hoạt động của PVN đến BĐKH và các giải pháp giảm thiểu Tác động của BĐKH đến các hoạt động của PVN và các giải pháp thích ứng Với những thông tin hữu ích từ cuốn Sổ tay, PVN mong muốn toàn bộ cán bộ quản lý và người lao động có được nhận thức đúng đắn và đầy đủ về vấn đề BĐKH, không chỉ nhận diện được những ảnh hưởng về sức khỏe và tài sản do tác động của BĐKH, mà còn tận dụng được những cơ hội áp dụng công nghệ hiện đại, cách thức quản lý tiên tiến, hợp tác và tranh thủ nguồn lực do các chính sách ứng phó với BĐKH đem lại. Chúng tôi rất mong nhận được các góp ý quý báu của Quý vị về nội dung của Sổ tay, để từng bước nâng cao chất lượng của cuốn Sổ tay trong những lần tái bản sau. Trân trọng cảm ơn,

SỔ TAY TUYÊN TRUYỀN VỀ BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU TẬP ĐOÀN DẦU KHÍ VIỆT NAM

03


MỤC LỤC

CHƯƠNG 1: CÁC KIẾN THỨC CHUNG VỀ BĐKH............................... 06 1.1 Thuật ngữ và định nghĩa...............................................................08 1.2 Tổng quan về BĐKH........................................................................... 10 1.3 Kịch bản biến đổi khí hậu và nước biển dâng................. 19

CHƯƠNG 2: CHÍNH SÁCH VÀ MỤC TIÊU CỦA VIỆT NAM VÀ PVN VỀ BĐKH.................................. 26 2.1 Các quy định/ công ước quốc tế về BĐKH.........................27 2.2 Các chính sách của Việt Nam về môi trường bao gồm vấn đề BĐKH ........................................31 2.3 Các chính sách liên quan đến ứng phó BĐKH và tăng trưởng xanh...........................................................................31 2.4 Các chính sách liên quan đến quản lý phát thải khí nhà kính....................................................32 2.5 Các chính sách liên quan đến thích ứng BĐKH.............32 2.6 Các chính sách liên quan đến quản lý các chất suy giảm tầng Ô-dôn ...............................32 2.7 Các chính sách liên quan đến năng lượng tái tạo, năng lương thay thế và hiệu quả năng lượng ................33 2.8 Các chính sách của PVN về BĐKH.......................................... 34

04

SỔ TAY TUYÊN TRUYỀN VỀ BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU TẬP ĐOÀN DẦU KHÍ VIỆT NAM


CHƯƠNG 3: TÁC ĐỘNG CỦA CÁC HOẠT ĐỘNG CỦA PVN ĐẾN BĐKH VÀ CÁC GIẢI PHÁP GIẢM NHẸ..................36 3.1 Cách tiếp cận và phương pháp

xác định mục tiêu giảm nhẹ phát thải KNK................................... 38

3.2 Kết quả kiểm kê phát thải KNK

của PVN và các kịch bản giảm phát thải..........................................42

3.3 Các hoạt động giảm phát thải KNK

đã được PVN thực hiện.................................................................................50

3.4 Gợi ý các hoạt động giảm phát thải KNK

tại các đơn vị thành viên đang hoạt động .....................................54

3.5 Gợi ý các hoặt động đầu tư mới

giúp giảm phát thải KNK............................................................................. 58

CHƯƠNG 4: TÁC ĐỘNG CỦA BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU ĐẾN CÁC HOẠT ĐỘNG CỦA PVN VÀ NHÓM CÁC GIẢI PHÁP THÍCH ỨNG....................... 60 4.1 Phương pháp đánh giá tác động của BĐKH

và các hiện tượng thời thiết cực đoan đến PVN.......................... 62

4.2 Các tác động của BĐKH đến các hoặt động của PVN............64 4.3 Tác động của BĐKH và các hiện tượng thời tiết

cực đoan đến người lao động của PVN............................................. 76

4.4 Giới thiệu nhóm giải pháp thích ứng

trong hoạt động dầu khí.............................................................................. 78

SỔ TAY TUYÊN TRUYỀN VỀ BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU TẬP ĐOÀN DẦU KHÍ VIỆT NAM

05


1.

Các kiến thức chung về Biến đổi khí hậu

06

SỔ TAY TUYÊN TRUYỀN VỀ BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU TẬP ĐOÀN DẦU KHÍ VIỆT NAM


SỔ TAY TUYÊN TRUYỀN VỀ BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU TẬP ĐOÀN DẦU KHÍ VIỆT NAM

07


1.1. THUẬT NGỮ VÀ ĐỊNH NGHĨA Thời tiết Là sự biểu hiện của các hiện tượng khí tượng ở một địa phương trong một thời gian ngắn nhất định. Thời tiết bao gồm các yếu tố: nhiệt độ, áp suất khí quyển, gió, độ ẩm và các hiện tượng khác như mưa dông, lốc… Khí hậu

Là trung bình theo thời gian của thời tiết trong vòng 30 năm.

Thiên tai

Là các hiện tượng tự nhiên như bão, lũ lụt, hạn hán, núi lửa phun trào, sóng thần, vòi rồng, trượt lở đất đá, gây ra sự tổn hại về người và vật chất cho cộng đồng và các hệ sinh thái.

Biến đổi khí hậu

Là sự biến đổi trạng thái của khí hậu so với trung bình và/ hoặc dao động của khí hậu duy trì trong một khoảng thời gian dài, thường là vài thập kỷ hoặc dài hơn.

Nước biển dâng

Là sự dâng mực nước của đại dương trên toàn cầu, trong đó không tính đến thủy triều, nước dâng do bão. Nước biển dâng tại một vị trí có thể cao hơn hoặc thấp hơn so với trung bình toàn cầu vì có sự khác nhau về nhiệt độ và các yếu tố khác.

Kịch bản BĐKH và nước biển dâng

Là giả định có cơ sở khoa học và tính tin cậy về xu hướng trong tương lai của khí hậu dựa trên mối quan hệ giữa hoạt động kinh tế xã hội, phát thải khí nhà kính, BĐKH và nước biển dâng.

08

SỔ TAY TUYÊN TRUYỀN VỀ BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU TẬP ĐOÀN DẦU KHÍ VIỆT NAM

Lưu ý, kịch bản BĐKH khác với dự báo thời tiết và dự báo khí hậu vì nó đưa ra quan điểm về sự ràng buộc giữa phát triển và hành động. Tính dễ bị tổn thương

Là mức độ mà một hệ thống (tự nhiên, xã hội, kinh tế) có thể bị tổn thương do BĐKH, hoặc không có khả năng thích ứng với những tác động bất lợi của BĐKH.

Hiệu ứng nhà kính

Là hiệu ứng làm cho không khí của bề mặt trái đất nóng lên. Hiệu ứng này do các khí nhà kính hấp thụ bức xạ từ mặt đất và phát xạ trở lại mặt đất làm cho lớp khí quyển tầng thấp và bề mặt trái đất nóng lên.

Khí nhà kính

Là các khí thành phần của khí quyển, hấp thụ và phát bức xạ ở các bước sóng trong khoảng phổ của bức xạ hồng ngoại nhiệt phát ra từ bề mặt trái đất, khí quyển và mây. Khí nhà kính bao gồm H2O, CO2, CH4, N2O, SF6, HFCs và PFCs.

Tiềm năng nóng lên toàn cầu GWP

là tỷ số giữa bức xạ cưỡng bức của một kilogram KNK phát ra so với một kilogram CO2 trong cùng một khoảng thời gian.

Kịch bản RCP 8.5

Là kịch bản nồng độ KNK cao, được phát triển bởi Viện Phân tích hệ thống quốc tế Úc. Đây là kịch bản với giả định bức xạ tăng liên tục và đạt 8,5W/m2


vào năm 2100, tiếp tục tăng tới 13 W/m2 vào năm 2200 và ổn định sau đó. Kịch bản RCP 4.5

Là kịch bản nồng độ KNK trung bình thấp, được phát triển bởi Viện Nghiên cứu Biến đổi toàn cầu (JGCRI) tại Hoa Kỳ. Đây là kịch bản với giả định bức xạ ổn định, trong đó bức xạ đạt tới mức khoảng 4,5 W/ m2 vào năm 2065 và ổn định tới năm 2100 và sau đó không có sự tăng đột ngột trong khoảng thời gian dài.

Rx1day

Là lượng mưa một (01) ngày lớn nhất xét trong quy mô thời gian tháng, mùa hoặc năm. Đơn vị đo là mm.

Rx5day

Là lượng mưa năm (05) ngày liên tiếp lớn nhất xét trong quy mô thời gian tháng, mùa hoặc năm. Đơn vị đo là mm.

Ngày nắng nóng

Là ngày có nhiệt độ cao nhất Tx ≥ 35 ºC.

Ngày rét đậm

Là ngày có nhiệt độ thấp nhất Tn ≤ 15 ºC.

Ngày rét hại

Là ngày có nhiệt độ thấp nhất Tn ≤ 13 ºC.

Thời kỳ cơ sở

Là thời kỳ từ 1986 – 2005. Các giá trị về nhiệt độ, lượng mưa của thời kỳ cơ sở được sử dụng để so sánh với giá trị dự báo trong các kịch bản, để thể hiện mức độ thay đổi.

Kịch bản cơ sở

Là kịch bản mô tả mức phát thải KNK trong tương lai nếu không có các nỗ lực và chính sách giảm nhẹ bổ sung trong tương lai. Mức phát thải KNK tại kịch bản cơ sở thường được dùng làm “mức tham chiếu” cho phép so sánh với mức phát thải của các hoạt động/dự án giảm phát thải KNK, và sử dụng để định lượng các mức giảm phát thải mang tính bổ sung hoặc cam kết mà dự án mang lại.

Năm cơ sở

Là năm được lựa chọn làm năm gốc để từ đó xây dựng các kịch bản phát triển.

Kịch bản giảm phát thải

Là kịch bản mô tả các mức phát thải trong tương lai, có tính đến một tập hợp các nỗ lực và chính sách giảm phát thải được triển khai.

Giảm nhẹ BĐKH

Là các hoạt động nhằm giảm mức độ hoặc cường độ phát thải khí nhà kính.

Thích ứng BĐKH

Là sự điều chỉnh trong hệ thống tự nhiên hoặc con người đối với hoàn cảnh hoặc môi trường thay đổi, nhằm mục đích giảm khả năng bị tổn thương do dao động và BĐKH hiện hữu hoặc tiềm tàng và vận dụng các cơ hội nó mang lại.

Ứng phó BĐKH

Là các hoạt động của con người nhằm thích ứng và giảm nhẹ với BĐKH.

SỔ TAY TUYÊN TRUYỀN VỀ BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU TẬP ĐOÀN DẦU KHÍ VIỆT NAM

09


1.2.  TỔNG QUAN VỀ BĐKH

10

SỔ TAY TUYÊN TRUYỀN VỀ BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU TẬP ĐOÀN DẦU KHÍ VIỆT NAM


MỘT SỐ BIỂU HIỆN CỦA BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU Sự nóng lên của khí quyển và trái đất Sự dâng cao mực nước biển do băng tan Sự gia tăng tần suất, cường độ của những hiện tượng khí hậu cực đoan và thiên tai Sự thay đổi các vùng khí hậu Quy luật về các mùa trong năm bị thay đổi Nhiệt độ trung bình năm tăng lên

SỔ TAY TUYÊN TRUYỀN VỀ BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU TẬP ĐOÀN DẦU KHÍ VIỆT NAM

11


Xu thế BĐKH tại Việt Nam được thể hiện cụ thể hơn ở một số yếu tố Nhiệt độ Tốc độ tăng trung bình mỗi thập kỷ khoảng 0,10ºC/thập kỷ, thấp hơn giá trị trung bình toàn cầu là 0,12ºC/thập kỷ. Nhiệt độ có xu thế tăng nhanh trong những giai đoạn gần đây. Trung bình cả nước, nhiệt độ trung bình năm thời kỳ 1958-2014 tăng khoảng 0,62ºC, riêng giai đoạn (1985-2014) nhiệt độ tăng khoảng 0,42ºC.

Tốc độ tăng trung bình mỗi thập kỷ khoảng 0,10ºC/thập kỷ, thấp hơn giá trị trung bình toàn cầu là 0,12ºC/thập kỷ.

Khu vực ven biển và hải đảo có xu thế tăng nhiệt độ trung bình năm ít hơn so với khu vực ở sâu trong đất liền. Cụ thể, khu vực Tây Nguyên có mức tăng nhiệt độ lớn nhất, khu vực Nam Trung Bộ có mức tăng thấp nhất. Mức tăng nhiệt độ giữa các mùa trong năm có sự khác biệt. Nhiệt độ tăng cao nhất vào mùa đông, thấp nhất vào mùa xuân. 12

SỔ TAY TUYÊN TRUYỀN VỀ BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU TẬP ĐOÀN DẦU KHÍ VIỆT NAM


TRUNG QUỐC

0C/57 năm 2.4 2.1 1.8

LÀO

1.5

ĐẢO HẢI NAM

1.2 0.9 0.6 QUẦN ĐẢO HOÀNG SA

0.3 0 -0.3 -0.6

Ô N G

THÁI LAN

B

I Ể

N

Đ

CAM PU CHIA

QUẦN ĐẢO TRƯỜNG SA

Thay đổi nhiệt độ trung bình năm (ºC) thời kỳ 1958-2014 SỔ TAY TUYÊN TRUYỀN VỀ BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU TẬP ĐOÀN DẦU KHÍ VIỆT NAM

13


Các hiện tượng cực đoan liên quan đến nhiệt độ Nhiệt độ ngày cao nhất (Tx) và thấp nhất (Tm) có xu thế tăng rõ rệt, lên tới 1ºC/10 năm. Số ngày nóng (số ngày có Tx ≥35ºC) tăng ở Đông Bắc Bộ, đồng bằng Bắc Bộ và Tây Nguyên tăng 2÷3 ngày/10 năm, nhưng giảm ở Tây Bắc Bộ, Nam Trung Bộ và Nam Bộ. Các kỷ lục về nhiệt độ trung bình cũng như Tx được ghi nhận thường xuyên. Tại trạm Con Cuông, tỉnh Nghệ An, Tx năm 1980 là 42ºC, năm 2010 là 42,2ºC và năm 2015 là 42,7ºC. Số lượng các đợt hạn hán, đặc biệt là hạn khắc nghiệt gia tăng. Từ năm 2000 đến nay, khô hạn gay gắt hầu như năm nào cũng xảy ra. Vào năm 2010 lưu lượng dòng chảy trên hệ thống sông, suối cả nước so với trung bình nhiều năm giảm 60÷90%. Năm 2015 mùa mưa kết thúc sớm, dẫn đến tổng lượng mưa giảm nhiều so với trung bình nhiều năm trên phạm vi cả nước, đặc biệt là ở Nam Bộ, Nam Trung Bộ và Tây Nguyên.

14

SỔ TAY TUYÊN TRUYỀN VỀ BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU TẬP ĐOÀN DẦU KHÍ VIỆT NAM


Số ngày rét đậm (≤15 ºC), rét hại (≤13 ºC) ở miền Bắc giảm, đặc biệt là trong hai thập kỷ gần đây. Tuy nhiên giữa các năm có sự biến động mạnh, xuất hiện những đợt rét đậm kéo dài kỷ lục, những đợt rét hại có Tm khá thấp. Năm 2008, miền Bắc trải qua đợt rét đậm, rét hại kéo dài 38 ngày (từ 13/1 đến 20/2). Băng tuyết xuất hiện trên đỉnh Mẫu Sơn (Lạng Sơn) và Hoàng Liên Sơn (Lào Cai), Tm tương ứng đạt -2 ºC và -3ºC. Mùa đông 2015-2016, rét đậm, rét hại xảy ra trên diện rộng ở miền Bắc, tuy không kéo dài nhưng nhiệt độ đạt giá trị thấp nhất trong 40 năm gần đây. Tại các vùng núi cao như Pha Đin (Sơn La), Sa Pa (Lào Cai) hay Mẫu Sơn (Lạng Sơn), Tm dao động từ -5 đến -4ºC. Băng tuyết xuất hiện nhiều nơi, đặc biệt là ở một số nơi như Ba Vì (Hà Nội) và Kỳ Sơn (Nghệ An) có mưa tuyết lần đầu tiên trong lịch sử. Nhìn chung, lượng mưa trung bình năm ở các khu vực phía Bắc có xu thế giảm (từ 5,8% ÷ 12,5% trong 57 năm), các khu vực phía Nam có xu thế tăng (từ 6,9% ÷ 19,8% trong 57 năm). Khu vực Nam Trung Bộ có mức tăng lớn nhất (19,8% trong 57 năm), khu vực đồng bằng Bắc Bộ có mức giảm lớn nhất (12,5% trong 57 năm).

SỔ TAY TUYÊN TRUYỀN VỀ BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU TẬP ĐOÀN DẦU KHÍ VIỆT NAM

15


TRUNG QUỐC

%/ 57 năm LÀO

30

ĐẢO HẢI NAM

20 QUẦN ĐẢO HOÀNG SA

10 0

THÁI LAN

-10

Ô N G

-20 -30

B

I Ể

N

Đ

CAM PU CHIA

QUẦN ĐẢO TRƯỜNG SA

Thay đổi lượng mưa năm (%) thời kỳ 1958-2014

Lượng mưa Trong thời kỳ 1958-2014, lượng mưa năm tính trung bình cả nước tăng nhẹ, nhiều nhất vào các tháng mùa đông và mùa xuân, giảm vào các tháng mùa thu. Khu vực phía Bắc, lượng mưa chủ yếu giảm rõ nhất vào các tháng mùa thu và tăng nhẹ vào các tháng mùa xuân. Khu vực phía Nam, lượng mưa các mùa ở các vùng khí hậu đều có xu thế tăng, tăng nhiều nhất vào các tháng mùa đông (từ 35,3% ÷ 80,5% trong 57 năm) và mùa xuân (từ 9,2% ÷ 37,6% trong 57 năm). 16

SỔ TAY TUYÊN TRUYỀN VỀ BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU TẬP ĐOÀN DẦU KHÍ VIỆT NAM


Các hiện tượng cực đoan liên quan đến mưa Mưa cực đoan có xu thế biến đổi khác nhau giữa các vùng khí hậu: giảm ở khu vực Tây Bắc Bộ, Đông Bắc Bộ, đồng bằng Bắc Bộ và tăng ở các vùng khác. Mưa trái mùa và mưa lớn dị thường xảy ra nhiều hơn. Mưa lớn xảy ra bất thường hơn cả về thời gian, địa điểm, tần suất và cường độ. Mỗi năm có khoảng 7 cơn bão và áp thấp nhiệt đới ảnh hưởng đến Việt Nam, trong đó có 5 cơn đổ bộ hoặc ảnh hưởng trực tiếp đến đất liền nước ta. Nơi có tần suất hoạt động của bão và áp thấp nhiệt đới lớn nhất nằm ở khu vực bờ biển miền Trung bao gồm các tỉnh Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Trị, Thừa Thiên Huế, Đà Nẵng và khu vực bờ biển Bắc Bộ bao gồm các tỉnh Thái Bình, Hải Phòng, Quảng Ninh. Giai đoạn 1959-2015, trung bình mỗi năm có khoảng 12 cơn bão và áp thấp nhiệt đới (ATNĐ) hoạt động trên Biển Đông, trong đó khoảng 45% số cơn hình thành ngay trên Biển Đông và 55% số cơn hình thành từ Thái Bình Dương di chuyển vào. Trong giai đoạn 1959-2015, số lượng bão và ATNĐ tăng giảm đáng kể: Năm 1989 và 1995 có 18 lần bão và ATNT, năm 1964 và 2013 có 19 lần. Ngược lại có năm chỉ có 4 lần như năm 1969, 6 lần như năm 1963, 1976, 2014, 2015.

SỐ CƠN BÃO

6

4

2

2015

2013

2014

2011

2012

2010

2009

2007

2008

2005

2006

2003

2004

2001

2002

1999

2000

1997

1998

1995

1996

1993

1994

1991

1992

1990

0

Diễn biến bão với cường độ gió từ cấp 12 trở lên ở Biến Đông giai đoạn 1990 – 2015

Số lượng những cơn bão mạnh (sức gió mạnh nhất từ cấp 12 trở lên) tăng nhẹ. Mùa bão kết thúc muộn hơn và đường đi của bão có xu thế dịch chuyển về phía Nam dẫn đến nhiều cơn bão đổ bộ vào khu vực phía Nam hơn trong những năm gần đây.

SỔ TAY TUYÊN TRUYỀN VỀ BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU TẬP ĐOÀN DẦU KHÍ VIỆT NAM

17


QUẦN ĐẢO HOÀNG SA

Nước biển dâng

B

I Ể

N

Đ

Ô N G

Mực nước biển tăng, với tốc độ mạnh nhất vào khoảng 5,58mm/ năm tại Phú Quý (Bình Thuận) và 5,28mm tại Thổ Chu (Kiên Giang). Mặt khác, mực nước biển tại Cô Tô (Quảng Ninh) và Hòn Ngư (Nghệ An) lại có xu thế giảm với tốc độ lần lượt là 5,77 và 1,45mm/năm.

QUẦN ĐẢO TRƯỜNG SA

Xu thế biến đổi mực nước biển trung bình năm tại các trạm hải văn Tính trung bình, mực nước ở khu vực ven biển Việt Nam có tăng rõ rệt trong thời kỳ 1960 – 2014 mức tăng khoảng 2,45mm/năm và riêng trong thời kỳ 1993 – 2014 tăng trung bình khoảng 3,34mm/năm 18

SỔ TAY TUYÊN TRUYỀN VỀ BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU TẬP ĐOÀN DẦU KHÍ VIỆT NAM


1.3. KỊCH BẢN BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU VÀ NƯỚC BIỂN DÂNG (NGUỒN:BỘ TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƯỜNG NĂM 2016 )

Kịch bản BĐKH đối với nhiệt độ Nhiệt độ trung bình Giữa thế kỷ 21

Cuối thế kỷ 21

QUẦN ĐẢO HOÀNG SA

QUẦN ĐẢO HOÀNG SA

QUẦN ĐẢO TRƯỜNG SA

QUẦN ĐẢO TRƯỜNG SA

Biến đổi của nhiệt độ trung bình (ºC) theo kịch bản RCP 4.5

Giữa thế kỷ 21

Cuối thế kỷ 21

QUẦN ĐẢO HOÀNG SA

QUẦN ĐẢO HOÀNG SA

QUẦN ĐẢO TRƯỜNG SA

QUẦN ĐẢO TRƯỜNG SA

Biến đổi của nhiệt độ trung bình (ºC) theo kịch bản RCP 8.5 KỊCH BẢN RPC 4.5

KỊCH BẢN RPC 8.5

Giữa thế kỷ 21

Tăng 1,3 ÷ 1,7ºC

Tăng 1,8 ÷ 2,3ºC

Cuối thế kỷ 21

Tăng 1,9 ÷ 2,4ºC

Tăng 3,0 ÷ 3,5ºC

Khu vực ảnh hương nhất

khu vực phía Bắc tăng phổ biến từ 1,5 ÷ 1,6ºC và ở phía Nam từ 1,3 ÷ 1,4ºC

khu vực phía Bắc tăng phổ biến từ 2,0 ÷ 2,3ºC và ở phía Nam từ 1,8 ÷ 1,9ºC

SỔ TAY TUYÊN TRUYỀN VỀ BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU TẬP ĐOÀN DẦU KHÍ VIỆT NAM

19


Nhiệt độ cực trị trung bình năm

Giữa thế kỷ 21

Cuối thế kỷ 21

QUẦN ĐẢO HOÀNG SA

QUẦN ĐẢO HOÀNG SA

QUẦN ĐẢO TRƯỜNG SA

QUẦN ĐẢO TRƯỜNG SA

Biến đổi của nhiệt độ trung bình cực đại (ºC) theo kịch bản RCP 4.5

Giữa thế kỷ 21

Cuối thế kỷ 21

QUẦN ĐẢO HOÀNG SA

QUẦN ĐẢO HOÀNG SA

QUẦN ĐẢO TRƯỜNG SA

QUẦN ĐẢO TRƯỜNG SA

Biến đổi của nhiệt độ trung bình cực đại (ºC) theo kịch bản RCP 8.5 KỊCH BẢN RPC 4.5

KỊCH BẢN RPC 8.5

Tăng 1,4 ÷ 1,8ºC

Tăng 1,6 ÷ 2,4ºC

Cuối thế kỷ 21

Tăng 1,7 ÷ 2,7ºC

Tăng 3,0 ÷ 4,8ºC

Khu vực ảnh hưởng nhất

Tăng cao nhất là khu vực Đông Bắc, Đồng bằng Bắc Bộ, thấp nhất là khu vực Nam Trung Bộ và Nam Bộ.

Khu vực miền núi phía Bắc, tăng thêm 2,6 ºC và 5,0ºC trong 2 giai đoạn

Giữa thế kỷ 21

20

SỔ TAY TUYÊN TRUYỀN VỀ BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU TẬP ĐOÀN DẦU KHÍ VIỆT NAM


Nhiệt độ cực trị trung bình năm

Giữa thế kỷ 21

Cuối thế kỷ 21

QUẦN ĐẢO HOÀNG SA

QUẦN ĐẢO HOÀNG SA

QUẦN ĐẢO TRƯỜNG SA

QUẦN ĐẢO TRƯỜNG SA

Biến đổi của nhiệt độ trung bình cực tiểu (ºC) theo kịch bản RCP 4.5

Giữa thế kỷ 21

Cuối thế kỷ 21

QUẦN ĐẢO HOÀNG SA

QUẦN ĐẢO HOÀNG SA

QUẦN ĐẢO TRƯỜNG SA

QUẦN ĐẢO TRƯỜNG SA

Biến đổi của nhiệt độ trung bình cực tiểu (ºC) theo kịch bản RCP 8.5

Giữa thế kỷ 21

KỊCH BẢN RPC 4.5

KỊCH BẢN RPC 8.5

Tăng 1,4 ÷ 1,6ºC

Tăng 1,6 ÷ 2,6ºC

Cuối thế kỷ 21

Tăng 1,8 ÷ 2,2ºC

Tăng 3,0 ÷ 4,0ºC

Khu vực ảnh hưởng nhất

Khu vực ven biển Nam Trung Bộ và Nam Bộ có mức tăng thấp nhất, khoảng 1,3÷1,4ºC và 1,6÷1,8ºC cho 2 giai đoạn

Khu vực phía Bắc và Tây Nguyên có mức tăng cao nhất, khoảng 2,2÷2,6ºC và 3,0÷4,0ºC cho 2 giai đoạn

SỔ TAY TUYÊN TRUYỀN VỀ BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU TẬP ĐOÀN DẦU KHÍ VIỆT NAM

21


22

SỔ TAY TUYÊN TRUYỀN VỀ BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU TẬP ĐOÀN DẦU KHÍ VIỆT NAM


Kịch bản BĐKH đối với lượng mưa

Giữa thế kỷ 21

Cuối thế kỷ 21

QUẦN ĐẢO HOÀNG SA

QUẦN ĐẢO HOÀNG SA

QUẦN ĐẢO TRƯỜNG SA

QUẦN ĐẢO TRƯỜNG SA

Biến đổi của lượng mưa theo kịch bản RCP 4.5

Giữa thế kỷ 21

Cuối thế kỷ 21

QUẦN ĐẢO HOÀNG SA

QUẦN ĐẢO HOÀNG SA

QUẦN ĐẢO TRƯỜNG SA

QUẦN ĐẢO TRƯỜNG SA

Biến đổi của lượng mưa theo kịch bản RCP 8.5 KỊCH BẢN RPC 4.5

KỊCH BẢN RPC 8.5

Đầu thế kỷ 21

Tăng 5÷10%

Tăng 3÷10%

Giữa thế kỷ 21

Tăng 5÷15%

Tăng 5÷15%

Cuối thế kỷ 21

Tăng trên 20%

Tăng trên 20%

Khu vực ảnh hương nhất

Giữa thế kỷ có mức tăng trên 20% ở một số tỉnh ven biển Đồng bằng Bắc Bộ, Bắc Trung Bộ, Trung Trung Bộ. Cuối thế kỷ, mức tăng vẫn 20% nhưng mở rộng ở nhiều khu vực

Mức tăng nhiều nhất có thể trên 20% ở hầu hết diện tích Bắc Bộ, Trung Trung Bộ, một phần diện tích Nam Bộ và Tây Nguyên.

SỔ TAY TUYÊN TRUYỀN VỀ BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU TẬP ĐOÀN DẦU KHÍ VIỆT NAM

23


Kịch bản BĐKH đối với hiện tượng khí hậu cực đoan Bão và áp thấp nhiệt đới Theo kịch bản RCP8.5, vào cuối thế kỷ bão và ATNĐ hoạt động và ảnh hưởng đến Việt Nam có khả năng giảm về tần suất. Với kịch bản RCP4.5, số lượng bão và ATNĐ có xu thế ít biến đổi. Số lượng bão và ATNĐ hoạt động trên Biển Đông có xu thế giảm trong các tháng đầu mùa bão (tháng 6, 7, 8) ở cả 2 kịch bản RCP4.5 và RCP8.5, nhưng lại có xu thế tăng ở cuối mùa bão, đặc biệt là ở kịch bản RCP8.5. Số lượng bão yếu và trung bình có xu thế giảm trong khi số lượng bão mạnh đến rất mạnh lại có xu thế tăng rõ rệt.

Gió mùa Khu vực chịu ảnh hưởng của các hệ thống gió mùa tăng lên trong thế kỷ 21. Thời điểm bắt đầu của gió mùa mùa hè Châu Á có thể xảy ra sớm hơn và kết thúc muộn hơn, kết quả là thời kỳ gió mùa có thể kéo dài hơn.

Rét đậm, rét hại Vào giữa thế kỷ, số ngày rét đậm, số ngày rét hại có xu thế giảm ở hầu hết các tỉnh miền Bắc, phổ biến 5÷10 ngày so với thời kỳ cơ sở. Mức giảm nhiều nhất trên 15 ngày ở vùng Tây Bắc Bộ và Đông Bắc Bộ, ít nhất dưới 5 ngày ở Bắc Trung Bộ. Đến cuối thế kỷ, số ngày rét đậm, rét hại có xu thế giảm phổ biến từ 10-20 ngày, giảm nhiều nhất ở Tây Bắc Bộ, Đông Bắc Bộ (trên 20 ngày), ít nhất dưới 10 ngày ở Bắc Trung Bộ.

24

SỔ TAY TUYÊN TRUYỀN VỀ BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU TẬP ĐOÀN DẦU KHÍ VIỆT NAM


Nắng nóng, hạn hán KỊCH BẢN RPC 4.5

KỊCH BẢN RPC 8.5

Giữa thế kỷ 21

Tăng 25÷35 ngày so với thời kỳ cơ sở

Tăng 35÷45 ngày so với thời kỳ cơ sở

Cuối thế kỷ 21

Tăng 50 ngày so với thời kỳ cơ sở

Tăng 100 ngày so với thời kỳ cơ sở

Khu vực ảnh hương nhất

Giữa thế kỷ, khu vực Nam Trung Bộ tăng đến 40 ngày (nhiều nhất), khu vực Tây Nguyên và Nam Bộ tăng dưới 20 ngày (ít nhất). Cuối thế kỷ, ở Bắc Trung Bộ, Nam Trung Bộ tăng 50 ngày (nhiều nhất) trong khi các vùng khác tăng ít hơn trung bình.

Giữa thế kỷ, khu vực Nam Trung Bộ, Bắc Trung Bộ, Đông Bắc Bộ tăng nhiều nhất. Cuối thế kỷ, khu vực Đông Bắc Bộ, Nam Trung Bộ và Nam Bộ tăng nhiều nhất

Kịch bản nước biển dâng (NBD) Trong khoảng đầu thế kỷ 21, xu thế tăng của mực NBD theo các kịch bản RCP không có sự khác biệt nhiều. Trong khoảng giữa thế kỷ 21, bắt đầu có sự khác biệt về xu thế tăng của mực nước biển. Đến cuối thế kỷ 21, sự khác biệt về xu thế tăng của mực nước biển theo các kịch bản là rất rõ rệt. Nguy cơ ngập vì nước biển dâng do BĐKH

VỊ TRÍ

DIỆN TÍCH (HA)

TỶ LỆ NGẬP (% DIỆN TÍCH) ỨNG VỚI CÁC MỰC NƯỚC BIỂN DÂNG 50CM

60CM

70CM

80CM

90CM

100CM

VÙNG VEN BIỂN BẮC BỘ

967.655

3,33

3,62

3,88

4,10

4,40

4,79

VÙNG ĐB SÔNG HỒNG

1.492.739

6,93

8,55

10,4

12,5

14,7

16,8

VÙNG TRUNG BỘ

9.554.819

0,53

0,66

0,80

0,95

1,11

1,47

VÙNG ĐB SÔNG CỬU LONG

3.969.550

4,48

8,58

14,7

21,0

28,2

38,9

Nguy cơ ngập vì nước biển dâng do BĐKH đối với các tỉnh đồng bằng và ven biển

SỔ TAY TUYÊN TRUYỀN VỀ BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU TẬP ĐOÀN DẦU KHÍ VIỆT NAM

25


2.

Chính sách & mục tiêu của Việt Nam và PVN về BĐKH

26

SỔ TAY TUYÊN TRUYỀN VỀ BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU TẬP ĐOÀN DẦU KHÍ VIỆT NAM


2.1 CÁC QUY ĐỊNH/CÔNG ƯỚC QUỐC TẾ VỀ BĐKH Công ước khung Liên Hiệp Quốc về BĐKH Công ước khung của Liên Hiệp Quốc về BĐKH (United Nations Framework Convention on Climate Change, UNFCCC) là một hiệp ước quốc tế về môi trường. Tính đến nay, UNFCCC đã có 197 bên tham gia. UNFCCC được đàm phán tại Hội nghị Thượng đỉnh Trái Đất diễn ra tại Rio de Janeiro từ ngày 3 đến 14 tháng 6 năm 1992. Mục tiêu của hội nghị là "ổn định các nồng độ khí nhà kính (KNK) trong khí quyển ở mức có thể ngăn ngừa được sự can thiệp nguy hiểm của con người đối với hệ thống khí hậu". Các bên tham gia UNFCCC gặp mặt hằng năm từ năm 1995 tại Hội nghị các bên (COP) để đánh giá tiến trình đối phó với BĐKH. UNFCCC không ràng buộc giới hạn phát thải KNK cho các quốc gia đơn lẻ và không bao gồm cơ chế thực thi do đó không bắt buộc về mặt pháp lý. Thay vào đó công ước cung cấp một bộ khung cho việc đàm phán các hiệp ước quốc tế cụ thể (gọi là "Nghị định thư") có khả năng đặt ra những giới hạn ràng buộc về KNK.

SỔ TAY TUYÊN TRUYỀN VỀ BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU TẬP ĐOÀN DẦU KHÍ VIỆT NAM

27


Nghị định thư Kyoto Nghị định thư Kyoto (KP) là một thỏa thuận về việc cắt giảm lượng khí thải gây hiệu ứng nhà kính, gắn liền với UNFCCC. KP buộc các nước tham gia phải cam kết đạt được các mục tiêu về thải khí nhà kính được xác định cụ thể cho từng nước. KP được hoàn tất và mở ký vào ngày 11/12/1997 tại Kyoto, Nhật Bản. Nội dung chính của KP là đưa ra các mục tiêu mang tính bắt buộc đối với 37 nước công nghiệp trên thế giới và Liên minh Châu Âu (EU) về việc giảm lượng khí thải nhà kính. Các nước này cam kết đến năm 2012 phải giảm lượng phát thải KNK, chủ yếu là CO2, ít nhất 5% so với mức phát thải năm 1990. Mức giảm cụ thể áp dụng cho từng quốc gia thay đổi khác nhau.

28

SỔ TAY TUYÊN TRUYỀN VỀ BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU TẬP ĐOÀN DẦU KHÍ VIỆT NAM


Cụ thể, các nước EU cam kết giảm phát thải 8%, Mỹ 7%, Nhật Bản 6%, Australia 8%, trong khi New Zealand, Nga và Ucraina được duy trì mức phát thải hiện tại. Riêng một số quốc gia vốn có lượng phát thải khí nhà kính thấp được phép tăng lượng phát thải, như Na Uy được tăng 1% hay Iceland.d 10%. Các nước tham gia vào KP phải chịu sự giám sát và quản lý bởi các nguyên tắc của về lượng khí thải cắt giảm. Các quốc gia được chia thành hai nhóm: NHÓM PHỤ LỤC I

NHÓM NGOÀI PHỤ LỤC I

Nhóm các nước phát triển thuộc Phụ lục 1 (Annex 1) của nghị định thư

Nhóm các nước đang phát triển nằm ngoài Phụ lục 1 (Non-Annex 1) của Nghị định thư

Buộc phải có bản đệ trình thường niên về các hành động cắt giảm khí thải

Theo nguyên tắc trách nhiệm chung nhưng ít chịu ràng buộc hơn

SỔ TAY TUYÊN TRUYỀN VỀ BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU TẬP ĐOÀN DẦU KHÍ VIỆT NAM

29


Thỏa thuận Paris Thỏa thuận Paris được đàm phán và thông qua ngày 12 tháng 12 năm 2015 tại COP 21 được diễn ra tại Paris. Các bên tham gia UNFCCC đã đạt được thỏa thuận chung về ứng phó với BĐKH và tăng cường các hành động và đầu tư cần thiết cho một tương lai các-bon thấp và bền vững. Mục đích chính của thỏa thuận Paris là tăng cường ứng phó toàn cầu trước nguy cơ BĐKH, bằng mọi cách giữ cho nhiệt độ toàn cầu giảm dưới 2ºC và nỗ lực giới hạn tăng ở mức 1,5ºC trong thế kỷ này.

Các cam kết quốc tế của Việt Nam về BĐKH Thực hiện Quyết định số 1/CP.21 của COP21, Việt Nam đã tiến hành rà soát, cập nhật NDC (trên cơ sở INDC được xây dựng trước đó) để gửi Ban Thư ký UNFCCC vào năm 2020, qua đó chính thức tham gia Thỏa thuận Paris. Đối với hợp phần giảm nhẹ, bằng nguồn lực trong nước, đến năm 2030 Việt Nam sẽ giảm 9% tổng lượng phát thải KNK so với BAU. Mức đóng góp này có thể được tăng lên tới 27% khi nhận được hỗ trợ quốc tế thông qua hợp tác song phương, đa phương và thực hiện các cơ chế mới theo Thỏa thuận Paris về BĐKH. Đối với hợp phần thích ứng, các nhiệm vụ chiến lược bao gồm: Nâng cao hiệu quả thích ứng với BĐKH thông qua việc tăng cường quản lý nhà nước và nguồn lực cho thích ứng với BĐKH. Tăng cường khả năng chống chịu và nâng cao năng lực thích ứng của cộng đồng, các thành phần kinh tế và hệ sinh thái. Giảm nhẹ rủi ro thiên tai và giảm nhẹ thiệt hại, sẵn sàng ứng phó với thiên tai và khí hậu cực đoan gia tăng do BĐKH.

30

SỔ TAY TUYÊN TRUYỀN VỀ BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU TẬP ĐOÀN DẦU KHÍ VIỆT NAM


2.2 CÁC CHÍNH SÁCH CỦA VIỆT NAM VỀ MÔI TRƯỜNG BAO GỒM VẤN ĐỀ BĐKH Luật Bảo vệ Môi trường số 72/2020/QH14. Quyết định số 1216/QĐ-TTg ngày 05 tháng 9 năm 2012 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chiến lược Bảo vệ Môi trường đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030. Quyết định 166/QĐ-TTg ngày 21 tháng 01 năm 2014 của Thủ tướng Chính phủ về việc ban hành kế hoạch thực hiện Chiến lược Bảo vệ Môi trường quốc gia đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030.

2.3 CÁC CHÍNH SÁCH LIÊN QUAN ĐẾN ỨNG PHÓ BĐKH VÀ TĂNG TRƯỞNG XANH Nghị quyết số 24-NQ/TW ngày 03 tháng 6 năm 2013 về chủ động ứng phó với BĐKH, tăng cường quản lý và bảo vệ môi trường. Nghị quyết số 08/NQ-CP ngày 23 tháng 1 năm 2014 của Chính phủ ban hành Chương trình hành động thực hiện Nghị quyết số 24-NQ/TW ngày 03 tháng 6 năm 2013 về chủ động ứng phó với BĐKH, tăng cường quản lý và bảo vệ môi trường. Quyết định 9792/QĐ-BCT ngày 30 tháng 10 năm 2014 về việc ban hành Kế hoạch hành động của Bộ Công Thương triển khai Nghị quyết số 08/ NQ-CP ngày 23 tháng 1 năm 2014 của Chính phủ ban hành Chương trình hành động thực hiện Nghị quyết số số 24-NQ/TW ngày 03 tháng 6 năm 2013 về chủ động ứng phó với BĐKH, tăng cường quản lý và bảo vệ môi trường. Quyết định số 1474/QĐ-TTg ngày 05 tháng 10 năm 2012 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Kế hoạch hành động quốc gia về BĐKH giai đoạn 2012 – 2020. Quyết định số 1658/Qđ-TTg ngày 01 tháng 10 năm 2021 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Chiến lược quốc gia về tăng trưởng xanh giai đoạn 2021-2030 tầm nhìn 2050. Quyết định số 2139/QĐ-TTg ngày 05 tháng 12 năm 2011 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chiến lược quốc gia về BĐKH. Thông tư 08/2016/TT-BTNMT ngày 06 tháng 05 năm 2016 của Bộ Tài nguyên và Môi trường quy định về Đánh giá tác động môi trường (ĐTM) của BĐKH và đánh giá khí hậu quốc gia.

SỔ TAY TUYÊN TRUYỀN VỀ BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU TẬP ĐOÀN DẦU KHÍ VIỆT NAM

31


2.4 CÁC CHÍNH SÁCH LIÊN QUAN ĐẾN QUẢN LÝ PHÁT THẢI KHÍ NHÀ KÍNH Quyết định số 2053/QĐ-TTg ngày 28/10/2016 của Thủ tướng Chính phủ ban hành Kế hoạch thực hiện Thỏa thuận Paris về BĐKH. Quyết định số 1775/QĐ-TTg ngày 21 tháng 11 năm 2012 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án quản lý phát thải khí gây hiệu ứng nhà kính. Quản lý các hoạt động kinh doanh tín chỉ các-bon ra thị trường thế giới. Quyết định 2359/QĐ-TTg ngày 22 tháng 12 năm 2015 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Hệ thống quốc gia kiểm kê KNK. Hiện tại, Bộ Tài nguyên và Môi trường đang dự thảo và lấy ý kiến, chuẩn bị ban hành một số chính sách liên quan đến quản lý phát thải KNK như sau: Dự thảo Nghị định Chính phủ Quy định giảm nhẹ phát thải khí nhà kính và bảo vệ tầng ô-dôn. Dự thảo Thông tư Bộ Tài nguyên và Môi trường Quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Bảo vệ môi trường về ứng phó với BĐKH. Dự thảo Quyết định Thủ tướng Phê duyệt Đề án phát triển thị trường các-bon tại Việt Nam.

2.5 CÁC CHÍNH SÁCH LIÊN QUAN ĐẾN THÍCH ỨNG BĐKH Nghị quyết 120/NQ-CP ngày 17 tháng 11 năm 2017 của Chính phủ về Phát triển bền vững đồng bằng sông Cửu Long thích ứng với BĐKH. Quyết định 1055/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ ngày 20 tháng 7 năm 2020 về việc ban hành kế hoạch quốc gia thích ứng với BĐKH giai đoạn 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050.

2.6 CÁC CHÍNH SÁCH LIÊN QUAN ĐẾN QUẢN LÝ CÁC CHẤT SUY GIẢM TẦNG Ô-DÔN Thông tư liên tịch số 47/2011/TTLT-BCT-BTNMT ngày 30 tháng 12 năm 2011 Liên tịch Bộ Công Thương và Bộ Tài nguyên và Môi trường về việc quản lý nhập khẩu, xuất khẩu và tạm nhập - tái xuất các chất làm suy giảm tầng ô-dôn theo quy định của Nghị định thư Montreal về các chất làm suy giảm tầng ô-dôn. Thông tư 03/2018/TT-BTNMT ngày 14 tháng 8 năm 2018 sửa đổi, bãi bỏ một số quy định về thủ tục hành chính liên quan đến kiểm tra chuyên ngành thuộc phạm vi chức năng quản lý nhà nước của Bộ Tài nguyên và Môi trường. 32

SỔ TAY TUYÊN TRUYỀN VỀ BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU TẬP ĐOÀN DẦU KHÍ VIỆT NAM


Thông tư 51/2018/TT-BCT ngày 19 tháng 12 năm 2018 sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư Liên tịch số 47/2011/TTLT-BCT- BTNMT ngày 30 tháng 12 năm 2011 Liên tịch Bộ Công Thương và Bộ Tài nguyên và Môi trường về việc quản lý nhập khẩu, xuất khẩu và tạm nhập - tái xuất các chất làm suy giảm tầng ô-dôn theo quy định của Nghị định thư Montreal về các chất làm suy giảm tầng ô-dôn. Thông tư 05/2020/TT-BCT ngày 16 tháng 3 năm 2020 sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư Liên tịch số 47/2011/TTLT-BCT- BTNMT ngày 30 tháng 12 năm 2011 Liên tịch Bộ Công Thương và Bộ Tài nguyên và Môi trường về việc quản lý nhập khẩu, xuất khẩu và tạm nhập - tái xuất các chất làm suy giảm tầng ô-dôn theo quy định của Nghị định thư Montreal về các chất làm suy giảm tầng ô-dôn . Công văn số 2139/BTNMT-BĐKH về việc thực hiện các biện pháp giảm cầu polyol trộn sẵn HCFC-141b.

2.7 CÁC CHÍNH SÁCH LIÊN QUAN ĐẾN NĂNG LƯỢNG TÁI TẠO, NĂNG LƯỢNG THAY THẾ VÀ HIỆU QUẢ NĂNG LƯỢNG Luật Sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả năm 2010. Nghị quyết số 55 -NQ/TW của Bộ Chính trị ngày 11 tháng 02 năm 2020 về định hướng chiến lược phát triển năng lượng Quốc gia của Việt Nam đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045. Quyết định số 2068/QĐ-TTg ngày 25 tháng 11 năm 2015 của Thủ tướng Chính phủ về phê duyệt Chiến lược phát triển năng lượng tái tạo của Việt Nam đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050. Quyết định số 280/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ ngày 13/3/2019 phê duyệt Chương trình quốc gia về sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả giai đoạn 2019 – 2030. Quyết định số 39/2018/QĐ-TTg ngày 10 tháng 9 năm 2018 về việc sửa đổi, bổ sung một số điều của Quyết định 37/2011/QĐ-TTg ngày 29 tháng 6 năm 2011 của Thủ tướng Chính phủ về cơ chế hỗ trợ phát triển các dự án điện gió tại Việt Nam. Quyết định số 13/2020/QĐ-TTg ngày 6 tháng 4 năm 2020 về cơ chế khuyến khích phát triển điện mặt trời tại Việt Nam. Quyết định số 177/2007/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ ngày 20 tháng 11 năm 2007 phê duyệt “Đề án phát triển nhiên liệu sinh học đến năm 2015, tầm nhìn đến năm 2025”.

SỔ TAY TUYÊN TRUYỀN VỀ BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU TẬP ĐOÀN DẦU KHÍ VIỆT NAM

33


Quyết định số 1748/QĐ-TTg ngày 14 tháng 10 năm 2015 của Thủ tướng Chính phủ về phê duyệt Chiến lược phát triển ngành Dầu khí Việt Nam đến năm 2025 và định hướng đến năm 2035. Quy hoạch phát triển ngành Dầu khí Việt Nam giai đoạn đến năm 2025 (tại Quyết định số 1623/QĐ-TTG ngày 25 tháng 10 năm 2017). Quy hoạch phát triển ngành công nghiệp khí Việt Nam đến năm 2025, định hướng đến năm 2035 (tại Quyết định số 60/QĐ-TTg ngày 16 tháng 01 năm 2017). Quy hoạch phát triển điện lực quốc gia giai đoạn 2011 – 2020 có xét đến năm 2030 (tại Quyết định số 428/QĐ-TTg ngày ngày 18 tháng 03 năm 2016).

2.8 CÁC CHÍNH SÁCH CỦA PVN VỀ BĐKH PVN là đơn vị tiên phong trong Bộ Công Thương đã xây dựng và phê duyệt Kế hoạch hành động giảm nhẹ, thích ứng với BĐKH của PVN giai đoạn 2018 - 2030. Với KHHĐ ứng phó BĐKH, PVN thể hiện rõ quan điểm các mục tiêu giảm nhẹ và thích ứng với BĐKH phải được xác định trên cơ sở định hướng, đánh giá hiệu quả kỹ thuật – kinh tế và tính khả thi của các cơ hội, dựa trên thực tiễn sản xuất kinh doanh của ngành. Bên cạnh đó, các hoạt động ứng phó với BĐKH của PVN phải là sự kết hợp giữa hành động thích ứng và nỗ lực giảm nhẹ để nâng cao hiệu quả ứng phó, nhưng phải đảm bảo không gây xáo trộn lớn đến sản xuất, hoạt động, đồng thời đảm bảo các mục tiêu phát triển của PVN. Các hoạt động của Kế hoạch sẽ được phân cấp để chủ động triển khai thực hiện ở từng lĩnh vực, từng đơn vị với sự quản lý chung của PVN, nhằm kịp thời định hướng, giám sát, hỗ trợ và đánh giá việc hoàn thành các mục tiêu của Kế hoạch. Ban hành kèm theo KHHĐ này là nhóm các nhiệm vụ trọng tâm giảm nhẹ và thích ứng BĐKH, danh mục các dự án ưu tiên thực hiện nhằm giảm nhẹ và thích ứng BĐKH với cho từng giai đoạn cần thực hiện để đạt được những mục tiêu đặt ra.

34

SỔ TAY TUYÊN TRUYỀN VỀ BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU TẬP ĐOÀN DẦU KHÍ VIỆT NAM


Mục tiêu về BĐKH của PVN Mục tiêu chung Chủ động triển khai các hoạt động giảm nhẹ trên cơ sở huy động tiềm năng ở tất cả các lĩnh vực cốt lõi của ngành: Tìm kiếm thăm dò khai thác dầu khí, Dịch vụ kỹ thuật, Điện, Lọc hóa dầu và chế biến, Công nghiệp khí, đáp ứng yêu cầu của Nghị quyết 24-NQ/TW của Ban chấp hành Trung ương về chủ động ứng phó với BĐKH, tăng cường quản lý tài nguyên và BVMT, góp phần đảm bảo sự PTBV của ngành dầu khí (2013) và kết luận số 56-KL/TW về tiếp tục thực hiện Nghị quyết Trung ương 7 khóa XI về chủ động ứng phó với BĐKH, tăng cường quản lý tài nguyên và BVMT (2019). Mục tiêu cụ thể về giảm nhẹ BĐKH Đến năm 2025, giảm phát thải được 15,55 triệu tấn CO2 tương đương so với kịch bản phát thải thông thường của PVN. Đến năm 2030, giảm phát thải được 25,53 triệu tấn CO2 tương đương so với kịch bản phát thải thông thường của PVN. Mục tiêu giảm nhẹ BĐKH sẽ được cập nhật phù hợp với từng giai đoạn phát triển của PVN. Xây dựng hoàn thiện và bắt đầu triển khai áp dụng chương trình quản lý năng lượng chung cho PVN trước năm 2025. Mục tiêu cụ thể về thích ứng BĐKH Nâng cao nhận thức và trách nhiệm người lao động dầu khí về BĐKH: Tổ chức các khoá học cơ bản và chuyên sâu về BĐKH ở các đơn vị thành viên. Xây dựng và hoàn thiện chương trình, tài liệu tuyên truyền về BĐKH cho người lao động ngành dầu khí. Triển khai và liên tục cải tiến công tác tuyên truyền nhằm nâng cao ý thức về ứng phó với BĐKH trong toàn ngành. Trước năm 2025, hoàn thành đánh giá định lượng rủi ro do BĐKH cho từng lĩnh vực hoạt động của PVN. Trước năm 2030, hoàn thiện định hướng và Kế hoạch về hành động giảm nhẹ và thích ứng BĐKH của PVN cho giai đoạn sau 2030.

SỔ TAY TUYÊN TRUYỀN VỀ BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU TẬP ĐOÀN DẦU KHÍ VIỆT NAM

35


3.

Tác động của các hoạt động của PVN đến Biến đổi khí hậu và các giải pháp giảm nhẹ

36

SỔ TAY TUYÊN TRUYỀN VỀ BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU TẬP ĐOÀN DẦU KHÍ VIỆT NAM


SỔ TAY TUYÊN TRUYỀN VỀ BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU TẬP ĐOÀN DẦU KHÍ VIỆT NAM

37


3.1 CÁCH TIẾP CẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP XÁC ĐỊNH MỤC TIÊU GIẢM NHẸ PHÁT THẢI KNK Lưu đồ các bước cần thực hiện để xác định mục tiêu giảm nhẹ phát thải KNK

1

f Tiêu thụ điện f Tiêu thụ than, dầu khí và khác f Báo cáo từ các nhà máy theo loại hình sản xuất f Báo cáo kiểm toán f Điều tra thực địa f Quy hoạch phát triển ngành f Giá trị doanh thu

Đánh giá hiện trạng ( năm cơ sở )

Hiện trạng tiêu thụ năng lượng

2

Dự báo và phát triển kịch bản ( baseline )

Dự báo tiêu thụ năng lượng

f Các công nghệ tiết kiệm NL f Sản xuất NL f Thay thế nhiên liệu f Xem xét toàn diện 5 lĩnh vực cốt lõi của PVN

3 4 5 6

38

SỔ TAY TUYÊN TRUYỀN VỀ BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU TẬP ĐOÀN DẦU KHÍ VIỆT NAM

Nhận dạng, phân tích và lựa chọn giảm phát thải KNK

Thiết lập mục tiêu giảm phát thải KNK

Xây dựng tiêu chí đánh giá mức giảm KNK

Đề xuất các cơ chế, chính sách hỗ trợ thực thi


f Hệ số phát thải theo loại nhiên liệu sản xuất f Hệ số phát thải khói điện ( Sản xuất điện ) f Hệ số phát thải IPCC 2006

Phát thải KNK ( năm cơ sở )

Cường độ phát thải KNK

f Theo doanh thu ( XK + nội địa ) f Theo loại sản phẩm

f f f f

Theo GDP Theo loại sản phẩm Theo điện Theo loại nhiên liệu

Tính toán phát thải KNK

Cường độ phát thải KNK kịch bản tham chiếu ( BAU )

Đề xuất lộ trình kiểm soát giảm KNK

f Chi phí biên giảm phát thải KNK của từng dự án ( chi phí cơ hội ) f Phát triển MACC f Xem xét hệ số chiết khấu

f NAMA

f Điều kiện ngành dầu khí f Điều kiện Việt Nam SỔ TAY TUYÊN TRUYỀN VỀ BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU TẬP ĐOÀN DẦU KHÍ VIỆT NAM

39


Bước 1: Tính toán, kiểm kê KNK năm cơ sở Năm cơ sở là năm được lựa chọn làm năm gốc, để từ đó xây dựng các kịch bản phát triển. Mục đích của bước này là giúp các cơ quan quản lý, các nhà máy, các đơn vị liên quan nhận diện được mức phát thải KNK trong năm cơ sở của từng hệ thống, thiết bị đang vận hành, để trên cơ sở đó xác định được nguồn phát thải chính. Bước 2: Xây dựng Kịch bản phát thải cơ sở (Business As Usual - BAU) Kịch bản phát thải cơ sở (BAU) được xây dựng trên cơ sở dự báo mức phát thải KNK của các năm trong tương lai trong trường hợp các kế hoạch vận hành, kế hoạch kinh doanh của các đơn vị được triển khai như dự kiến và các công nghệ, dây chuyền hiện hữu được tiếp tục sử dụng. Bước 3: Nhận dạng, phân tích và lựa chọn giải pháp giảm phát thải KNK Việc lựa chọn các giải pháp giảm phát thải KNK và xác định mức độ ưu tiên thường được thực hiện bằng các công cụ phần mềm như Marginal Abatement Cost Curve (MACC) với mục đích chính là chỉ ra giải pháp giảm phát thải có hệ số chi phí/ mức giảm phát thải tốt nhất

40

để ưu tiên thực hiện. Việc xác đinh mức độ ưu tiên của các giải pháp giảm phát thải KNK có thể được mở rộng, trên cơ sở áp dụng đánh giá xếp hạng bằng bộ tiêu chí lựa chọn theo “Khung hướng dẫn xây dựng kế hoạch hành động ứng phó với BĐKH của các Bộ, ngành, địa phương. Kèm theo Công văn số 3815/BTNMTKTTVBĐKH. Bước 4: Thiết lập mục tiêu giảm phát thải KNK Mục tiêu giảm phát thải được xây dựng trên cơ sở kết quả tính toán lượng KNK giảm phát thải so với kịch bản phát triển thông thường. Bước 5: Xây dựng lộ trình giảm phát thải KNK Lộ trình giảm phát thải được xây dựng trên căn cứ các phân tích, đánh giá lựa chọn ở Bước 3, có xét đến các yếu tố như nguồn lực tài chính, nguồn nhân lực, công nghệ tốt nhất hiện có (BAT), các lộ trình được nêu trong khung chính sách chung. Bước 6: Đề xuất các cơ chế, chính sách để hỗ trợ thực thi Các đề xuất cơ chế, chính sách cần được thực hiện trên cơ sở xem xét khung chính sách chung của quốc gia, các chính sách của ngành dầu khí, chính sách đặc thù tại khu vực, địa phương và chính sách cụ thể của đơn vị triển khai hoạt động giảm phát thải.

SỔ TAY TUYÊN TRUYỀN VỀ BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU TẬP ĐOÀN DẦU KHÍ VIỆT NAM


SỔ TAY TUYÊN TRUYỀN VỀ BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU TẬP ĐOÀN DẦU KHÍ VIỆT NAM

41


3.2 KẾT QUẢ KIỂM KÊ PHÁT THẢI KNK CỦA PVN VÀ CÁC KỊCH BẢN GIẢM PHÁT THẢI CÁC NGUỒN PHÁT THẢI KNK CHÍNH TỪ HOẠT ĐỘNG CỦA PVN GÂY TÁC ĐỘNG BĐKH KHAI THÁC DẦU KHÍ

28.51%

DỊCH VỤ DẦU KHÍ

CÔNG NGHIỆP KHÍ

0.77%

1.39%

Lượng KNK phát thải theo hoạt động (2010 - 2017) Tổng phát thải 140 triệu tấn CO2

CHẾ BIẾN DẦU KHÍ

19.65%

SẢN XUẤT ĐIỆN

49.69%

Lượng KNK phát thải theo hoạt động (2018 - 2025)

KHAI THÁC DẦU KHÍ

KHÁC

12.5%

1.4%

Tổng phát thải 404 triệu tấn CO2

CHẾ BIẾN DẦU KHÍ

22.1%

SẢN XUẤT ĐIỆN

64%

42

SỔ TAY TUYÊN TRUYỀN VỀ BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU TẬP ĐOÀN DẦU KHÍ VIỆT NAM


KHAI THÁC DẦU KHÍ

KHÁC

1.1%

7.4%

Lượng KNK phát thải theo hoạt động (2026 - 2030) Tổng phát thải 420 triệu tấn CO2

CHẾ BIẾN DẦU KHÍ

26.4%

SẢN XUẤT ĐIỆN

65.1%

SỔ TAY TUYÊN TRUYỀN VỀ BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU TẬP ĐOÀN DẦU KHÍ VIỆT NAM

43


CÁC NGUỒN PHÁT THẢI KNK CHÍNH TỪ HOẠT ĐỘNG CỦA PVN GÂY TÁC ĐỘNG BĐKH - KỊCH BẢN GIẢM NHẸ

KHAI THÁC DẦU KHÍ

CHẾ BIẾN DẦU KHÍ

19.7%

27.1%

CÔNG NGHIỆP KHÍ

0.65%

Lượng KNK phát thải theo hoạt động (2010 - 2017) Tổng phát thải 136 triệu tấn CO2

DỊCH VỤ DẦU KHÍ

1.41%

SẢN XUẤT ĐIỆN

51.14% CHẾ BIẾN DẦU KHÍ KHAI THÁC DẦU KHÍ

10.68%

22.2%

CÔNG NGHIỆP KHÍ

0.79%

Lượng KNK phát thải theo hoạt động (2018 - 2025) Tổng phát thải 392 triệu tấn CO2

DỊCH VỤ DẦU KHÍ

0.5%

SẢN XUẤT ĐIỆN

65.83%

44

SỔ TAY TUYÊN TRUYỀN VỀ BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU TẬP ĐOÀN DẦU KHÍ VIỆT NAM


CHẾ BIẾN DẦU KHÍ

KHAI THÁC DẦU KHÍ

Lượng KNK phát thải theo hoạt động (2026 - 2030)

6.11%

26.58%

CÔNG NGHIỆP KHÍ

0.69%

Tổng phát thải 412 triệu tấn CO2

DỊCH VỤ DẦU KHÍ

0.3%

SẢN XUẤT ĐIỆN

66.33%

SỔ TAY TUYÊN TRUYỀN VỀ BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU TẬP ĐOÀN DẦU KHÍ VIỆT NAM

45


CÁC NGUỒN PHÁT THẢI KNK CHÍNH TỪ HOẠT ĐỘNG KHAI THÁC DẦU KHÍ NGOÀI KHƠI Đốt đuốc trong qua trình thử vỉa và trong khai thác dầu khí. Đốt khí thiên nhiên cho động cơ/tuabin/ nồi hơi trên các công trình khai thác dầu khí. Đốt dầu DO/FO cho động cơ/tuabin khi nguồn cung cấp khí bị gián đoạn. Bay hơi từ quá trình lưu chứa dầu thô / condensate trên FPSO/FSO. Bay hơi từ quá trình lưu chứa dầu thô / condensate trên FPSO/FSO. Bay hơi/ rò rỉ trong quá trình chuyển tải/ xuất bán dầu thô/ condensate. Tiêu thụ nhiên liệu trong hoạt động vận chuyển. Xả khí (cold vent) và các phát thải đột xuất khác. BAY HƠI TỪ FPSO/FSO

0.3%

PHÁT THẢI TỪ ĐỘNG CƠ/ TURBINE KHÍ

44.0%

PHÁT THẢI TỪ ĐỘNG CƠ/ TURBINE DẦU

8.7%

PHÁT THẢI TỪ LƯU CHƯA DẦU

0.1%

PHÁT THẢI TỪ FLARE

46.8%

Phát thải KNK trong lĩnh vực khai thác dầu khí

46

SỔ TAY TUYÊN TRUYỀN VỀ BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU TẬP ĐOÀN DẦU KHÍ VIỆT NAM


CÁC NGUỒN PHÁT THẢI KNK CHÍNH TỪ HOẠT ĐỘNG CÔNG NGHIỆP KHÍ Phát thải do bay hơi từ quá trình lưu chứa condensate. Đốt khí thiên nhiên cho động cơ/ tua bin phát điện. Đốt đuốc. Phát thải trong hệ thống xử lý nước thải sinh hoạt. Phát thải từ quá trình thay thế các chất hút ẩm (CO2, CH4). Đốt dầu DO cho động cơ/ lò hơi phụ trợ.

LƯU CHỨA

61% QUÁ TRÌNH SẢN XUẤT

0.0014%

ĐỐT ĐUỐC

HTXLNT

1%

0.0121%

ĐỐT NHIÊN LIỆU

33.31%

Phát thải KNK trong lĩnh vực chế biến khí

SỔ TAY TUYÊN TRUYỀN VỀ BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU TẬP ĐOÀN DẦU KHÍ VIỆT NAM

47


CÁC NGUỒN PHÁT THẢI KNK CHÍNH TỪ HOẠT ĐỘNG CÔNG NGHIỆP ĐIỆN Đốt khí thiên nhiên phát điện: KNK gồm CO2, CH4 và N2O. Đốt than phát điện: KNK gồm CO2, CH4 và N2O. Đốt dầu DO/ FO phát điện (nhiên liệu thứ cấp): KNK gồm CO2, CH4 và N2O. Lưu chứa DO/ FO: KNK chủ yếu là CH4. Đơn vị: Tấn CO2/MWh

1001 840

469

So sánh cường độ phát thải khí nhà kính của các loại hình nhà máy điện

48

SỔ TAY TUYÊN TRUYỀN VỀ BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU CỦA TẬP ĐOÀN DẦU KHÍ VIỆT NAM

ện N h th iệ an t

đi

ện Nh dầ iệt u đi

N ện hi kh ệt í

đi

ặt Điệ tr n ời m

tậ mặ Đ p t iệ tr tr n un ời g

si

48

45

nh Đị iệ a t

22

18 nh Đ kh iện ối

16 Đ nh iệ ân n

Đ iệ gi n ó

12

hạ t

th

ủy

Đ tr iện iề u

8

hy Điệ dr n o

4


CÁC NGUỒN PHÁT THẢI KNK CHÍNH TỪ HOẠT ĐỘNG CÔNG NGHIỆP CHẾ BIẾN DẦU KHÍ Đốt nhiên liệu trong lò gia nhiệt/ lò đốt/ lò cracking, chạy máy phát điện. Đốt dầu DO phục vụ bơm xăng dầu, nước biển, cứu hỏa. Đốt đuốc. Phát thải từ các phân xưởng sản xuất đặc thù. Phát thải do bay hơi từ quá trình lưu chứa dầu thô, dầu nhiên liệu. Phát thải từ các quá trình tách dầu, xử lý sinh học trong hệ thống xử lý nước thải. LỌC DẦU

47.70%

Phát thải KNK trong lĩnh vực chế biến dầu khí HÓA DẦU + XƠ

0.04%

SẢN XUẤT NĂNG LƯỢNG SINH HỌC

0.25%

SẢN PHẨM ĐẠM

52.01%

CÁC NGUỒN PHÁT THẢI KNK CHÍNH TỪ HOẠT ĐỘNG DỊCH VỤ DẦU KHÍ Đốt nhiên liệu trong lò đốt/ lò hơi cung cấp nhiệt/hơi cho hệ thống công nghệ. Đốt khí thiên nhiên chạy tua bin phát điện cung cấp điện cho hoạt động của tàu, giàn. Phát thải do bay hơi từ quá trình lưu chứa dầu thô và xăng dầu. Phát thải từ tiêu thụ năng lượng trong các dịch vụ dầu khí khác. SỔ TAY TUYÊN TRUYỀN VỀ BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU TẬP ĐOÀN DẦU KHÍ VIỆT NAM

49


3.3 CÁC HOẠT ĐỘNG GIẢM PHÁT THẢI KNK ĐÃ ĐƯỢC PVN THỰC HIỆN Kiểm kê khí nhà kính PVN đang trong quá trình nghiên cứu hoàn thiện các hướng dẫn, sổ tay kiểm kê phát thải khí và sẽ áp dụng trong thời gian tới.

Hạn chế đốt bỏ, thu hồi, sử dụng khí đồng hành Tiếp tục triển khai các dự án xây dựng hệ thống đường ống thu gom khí đồng hành từ các mỏ ngoài khơi.

Tiết kiệm năng lượng và sản xuất sạch hơn Lĩnh vực tìm kiếm, thăm dò, khai thác dầu khí: Rà soát, điều chỉnh định mức tiêu thụ nhiên liệu của các giàn, tàu chứa dầu, tàu dịch vụ, giàn khoan tự nâng. Thay thế, trang bị thiết bị tiết kiệm điện.

Lượng khí đốt bỏ giai đoạn 2015 2021 (triệu m3 /năm) 50

SỔ TAY TUYÊN TRUYỀN VỀ BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU TẬP ĐOÀN DẦU KHÍ VIỆT NAM


Giải pháp cung cấp điện cho các tàu, thuyền 50Hz, 60Hz bằng nguồn điện lưới Quốc gia. Giải pháp kiểm soát, quản lý việc sử dụng năng lượng hiệu quả, tiết kiệm. Cung cấp điện cho tàu khoan Tam Đảo 01 từ hệ thống điện tập trung mỏ Bạch Hổ - Rồng. Dự án Thu gom khí đồng hành& gaslift mỏ Rồng – Đồi Mồi (mỏ Rồng, NR-ĐM). Dự án mở rộng công suất nén khí lô 09-1 (giàn nén khí nhỏ MKS mỏ Bạch Hổ). Dự án lắp đặt bổ sung máy nén Booster để giảm đốt khí tại mỏ Rồng (trên giàn RP 3 mỏ Rồng). Xây dựng hệ thống điện tập trung cho mỏ Bạch Hổ, mỏ Rồng.

SỔ TAY TUYÊN TRUYỀN VỀ BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU TẬP ĐOÀN DẦU KHÍ VIỆT NAM

51


Lĩnh vực chế biến dầu khí: Các giải pháp đã thực hiện tại Nhà máy lọc dầu Dung Quất: Theo dõi, đánh giá, tối ưu theo từng loại năng lượng và phụ trợ. Vận hành ổn định và ở công suất cao. Tổ chức kiểm tra, bảo dưỡng trang thiết bị định kỳ, hợp lý. Cải tiến máy móc, thiết bị. Xây dựng Phần mềm VISUAL MESA, PI để giám sát phụ trợ (điện/hơi). Thực hiện chương trình kiểm toán năng lượng, tối ưu và tiết kiệm năng lượng. Thu hồi và tận dụng nhiệt/khí thải thừa. Tối ưu hóa các hệ thống gia nhiệt, giảm tiêu hao, tổn thất. Tối ưu hóa sử dụng mạng hơi, điện, nhiên liệu. Lĩnh vực dịch vụ dầu khí: Tăng chu kỳ bảo dưỡng thiết bị, bảo dưỡng vỏ tàu, lắp đặt mái phao cho các kho xăng dầu. Lĩnh vực khí: Tiết kiệm nguyên nhiên liệu và kiểm soát, cải hoán công nghệ sản xuất. Lĩnh vực điện: Thực hiện nhiều giải pháp tiết kiệm điện, thường xuyên bảo trì, cải tạo mạng lưới điện. 52

SỔ TAY TUYÊN TRUYỀN VỀ BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU TẬP ĐOÀN DẦU KHÍ VIỆT NAM


Sử dụng năng lượng các-bon thấp và phát triển năng lượng tái tạo Phát triển nguồn năng lượng phát thải các-bon thấp: Đầu tư nghiên cứu khoa học và công nghệ cho thay đổi nhiện liệu đầu vào như chú trọng phát triển nhiệt điện khí có công nghệ tiên tiến, hiệu suất cao, thân thiện với môi trường: PVN đang quản lý và vận hành 4 nhà máy nhiệt điện đốt khí, tới đây sẽ đầu tư thêm 2 nhà máy sử dụng LNG. Thủy điện: duy trì vận hành và sản xuất điện từ các nhà máy thủy điện cho điện lưới quốc gia. Nhiên liệu sinh học: Vận hành nhà máy Bio-ethanol Dung Quất. Năng lượng tái tạo khác: Nghiên cứu, chuyển dịch năng lượng: điện gió ngoài khơi, điện mặt trời...

Cải tiến, nâng cấp chất lượng sản phẩm về các khía cạnh môi trường Sản xuất sạch hơn bao gồm tiết kiệm nguyên vật liệu, năng lượng loại trừ các nguyên liệu độc, giảm lượng và nồng độ của các dòng thải trước khi đi ra khỏi quá trình sản xuất. Tối ưu quá trình vận chuyển hàng hóa để giảm thiểu tiêu thụ xăng dầu của các phương tiện giao thông.

Các giải pháp bảo vệ môi trường khác Giảm lượng giấy sử dụng, hạn chế sử dụng túi nilon. Tiết kiệm điện, sử dụng ánh sáng tự nhiên, dùng bóng đèn tiết kiệm điện, tắt hết các thiết bị điện khi ra khỏi phòng. Ưu tiên sử dụng nguyên liệu tại chỗ nhằm hạn chế hoạt động việc vận chuyển. Trồng nhiều cây xanh nhất là những loại cây hấp thụ nhiều CO2 trong quá trình quang hợp. SỔ TAY TUYÊN TRUYỀN VỀ BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU TẬP ĐOÀN DẦU KHÍ VIỆT NAM

53


3.4 GỢI Ý CÁC HOẠT ĐỘNG GIẢM PHÁT THẢI KNK TẠI CÁC ĐƠN VỊ THÀNH VIÊN

Các yếu tố chính cần đảm bảo trong quá trình triển khai các dự án giảm phát thải KNK: Ưu tiên sử dụng công nghệ hiện đại, nhiên liệu sạch. Thu hồi tối đa các nguồn năng lượng dư thừa từ quá trình sản xuất và tái sử dụng hợp lý. Triển khai hệ thống quản lý năng lượng hiệu quả. Cải tiến hoạt động liên tục. Bảo trì, bão dưỡng thiết bị theo khuyến cáo của nhà sản xuất. Đào tạo năng lực/chất lượng đội ngũ cán bộ công nhân viên.

54

SỔ TAY TUYÊN TRUYỀN VỀ BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU TẬP ĐOÀN DẦU KHÍ VIỆT NAM


Nhóm các giải pháp trong hoạt động khai thác dầu khí Thu hồi khí đồng hành từ các mỏ dầu. Hạn chế khí Metan thất thoát trong quá trình lưu chứa dầu. Vận hành bảo dưỡng động cơ theo tiêu chuẩn của nhà sản xuất. Tối đa hiệu quả đốt khí bằng cách kiểm soát và tối ưu hóa tỉ lệ dòng khí đốt nhiên liệu/không khí/hơi nước. Lắp đặt hệ thống bảo vệ áp suất thiết bị đồng bộ cao để giảm các hiện tượng quá áp và tránh/giảm tình trạng đốt khí. Sử dụng các loại đầu đốt hiệu quả, tối ưu hóa số lượng và kích thước đầu phun đốt. Giám sát liên tục các thiết bị công nghệ bằng các thiết bị tự động để phát hiện rò rỉ khí. Triển khai các quy trình cô lập từng phần nhằm giảm thiểu việc xả khí khi tiến hành bảo trì, bảo dưỡng các thiết bị. Hạn chế xả nguội. Trong trường hợp khẩn cấp, thu gom tối đa khí để đưa đến đuốc đốt. Cải thiện khả năng phát hiện và sửa chữa rò rỉ (LDAR), lắp đặt các bộ thu hồi hơi (VRU) hoặc áp dụng công nghệ tốt nhất hiện có.

SỔ TAY TUYÊN TRUYỀN VỀ BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU TẬP ĐOÀN DẦU KHÍ VIỆT NAM

55


Nhóm các giải pháp trong hoạt động sản xuất điện Xử lý và làm sạch nguyên liệu trước khi đem vào đốt. Kiểm soát quá trình cháy không hoàn toàn. Thực hiện các cải tiến về thiết kế để cải thiện, nâng cao hiệu quả sử dụng năng lượng. Nâng cao hiệu suất của các tổ máy hoặc sử dụng các công nghệ ít tiêu hao năng lượng. Kiểm soát khí dư. Cải tạo, tận dụng hơi siêu cao áp để quay turbine. Sử dụng lò hơi hiện đại có thể hoạt động ở nhiệt độ cao hơn trong khi đốt ít nhiên liệu hơn. Thu hồi nhiệt từ thiết bị đốt cấp cho thiết bị gia nhiệt không khí. Thu hồi nhiệt từ khói thải.

Nhóm các giải pháp trong hoạt động Chế biến dầu khí Tăng dần tỷ lệ sử dụng nguyên liệu sinh học làm đầu vào cho các nhà máy lọc dầu. Cho lên đầu tiên của nhóm chế biến dầu khí. Nâng cấp quy trình vận hành trong các quy trình lọc dầu. Tối ưu hóa việc phân phối và sử dụng hơi nước và điện năng được tạo ra tại chỗ. Lắp đặt nồi hơi thu hồi nhiệt và hệ thống làm nóng sơ bộ không khí. Đồng phát nhiệt và điện. Lắp đặt hệ thống thu hồi nhiệt trên các đơn vị xử lý. Ngăn ngừa rò rỉ và tràn dầu.

56

SỔ TAY TUYÊN TRUYỀN VỀ BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU TẬP ĐOÀN DẦU KHÍ VIỆT NAM


Nhóm các giải pháp trong hoạt động Công nghiệp khí Triển khai các giải pháp về theo dõi và giảm thiểu tối đa lượng khí phát thải qua đốt đuốc tại nhà máy . Nâng cao hiệu quả của các công nghệ giảm đốt bỏ hiện có. Tận dụng nhiệt thừa để sản xuất điện áp dụng công nghệ Organic Rankine Cycle (ORC). Thu hồi, tận dụng nhiệt thừa từ máy phát điện chạy khí bằng hệ thống thu hồi nhiệt, cung cấp cho hệ thống sấy dầu. Chế biến Khí đồng hành (Associated petroleum gas) thành khí hóa lỏng, nguyên liệu hóa dầu cho công ty dầu khí. Thu hồi permeate gas từ nhà máy GPP nếu khả thi.

Nhóm các giải pháp trong hoạt động Dịch vụ dầu khí Cải thiện bảo trì/ bảo dưỡng tài sản Cải thiện quy trình thực hành bảo trì, bảo dưỡng và vận hành. Thực hiện bảo trì dự đoán (predictive maintenance), bảo trì theo khu vực và thay thế thiết bị. Giám sát tính toàn vẹn của tài sản và dựa trên điều kiện hoạt động. Bảo dưỡng và vận hành các động cơ, máy phát điện theo tiêu chuẩn của nhà sản xuất. Giảm hiện tượng thất thoát, rò rỉ Phát hiện rò rỉ và sửa chữa. Sử dụng hệ thống van có độ tin cậy cao, hạn chế số mặt bích để giảm nhẹ các loại khí rò rỉ. Các thiết bị công nghệ cần được giám sát liên tục bởi các thiết bị tự động để phát hiện rò rỉ khí. Tối ưu tuyến đường đi cho tàu dịch vụ/ tàu chở dầu. Giảm tiêu hao nhiên liệu cho tàu/ xe. Thay thế nhiên liệu chạy tàu/ xe bằng nhiên liệu thân thiện với môi trường hơn.

SỔ TAY TUYÊN TRUYỀN VỀ BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU CỦA TẬP ĐOÀN DẦU KHÍ VIỆT NAM

57


3.5 GỢI Ý CÁC HOẠT ĐỘNG ĐẦU TƯ MỚI GIÚP GIẢM PHÁT THẢI KNK Định hướng chuyển dịch năng lượng, thay thế nhiên liệu truyền thống bằng năng lượng tái tạo Nghiên cứu triển khai đầu tư dự án Nhà máy điện mặt trời nổi. Lắp đặt hệ thống điện năng lượng mặt trời áp mái đối với các công trình. Nghiên cứu, phát triển năng lực để sẵn sàng tham gia các dự án điện gió ngoài khơi. Tiếp tục đầu tư sản xuất nhiên liệu sinh học: i. Mở rộng sản xuất nhiên liệu sinh học E100 bằng các nguyên liệu khác. ii. Nghiên cứu, thí điểm và nhân rộng việc nâng cao tỷ lệ phối trộn xăng sinh học lên E10, E20. iii. Nghiên cứu, thí điểm sản xuất dầu diesel sinh học. iv. Nghiên cứu và triển khai đầu tư sản xuất nhiên liệu sinh học theo công nghệ mới từ dầu thực vật, các nguồn sinh khối khác, chuyển đổi từ nhựa trở lại dầu (plastic pyrolysis). Nghiên cứu sử dụng địa nhiệt là nguồn năng lượng sạch, thân thiện với môi trường đang được nhiều nước trên thế giới sử dụng để sản xuất điện. 58

SỔ TAY TUYÊN TRUYỀN VỀ BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU TẬP ĐOÀN DẦU KHÍ VIỆT NAM


Giảm hàm lượng các-bon của các sản phẩm Sử dụng khí tự nhiên và khí hóa lỏng thay thế các nhiên liệu có hàm lượng các-bon cao hơn. Sử dụng nhiên liệu thay thế như nhiên liệu sinh khối và khí sinh học để sản xuất hơi, nhiệt. Sử dụng nhiên liệu sinh học để phục vụ hoạt động giao thông vận tải: dầu diesel sinh học, xăng sinh học (methanol, ethanol, butanol). Đầu tư sản xuất và sử dụng nhiên liệu hydro xanh: Hydro xanh (sử dụng năng lượng tái tạo để sản xuất hydro từ nước): Sản xuất hydro thông qua điện phân đã trở nên tiên tiến hơn về mặt kỹ thuật và ít tốn kém hơn.

Đầu tư nghiên cứu triển khai các giải pháp Thu hồi, sử dụng khí các-bon (CCU): Lượng CO2 thu hồi nếu được xử lý phù hợp có thể làm nguyên liệu đầu vào cho quá trình sản xuất phân đạm, tạo nên một hệ sinh thái nhỏ trong các đơn vị của PVN. SỔ TAY TUYÊN TRUYỀN VỀ BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU TẬP ĐOÀN DẦU KHÍ VIỆT NAM

59


4.

Tác động của Biến đổi khí hậu đến các hoạt động của PVN và nhóm các giải pháp thích ứng

60

SỔ TAY TUYÊN TRUYỀN VỀ BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU TẬP ĐOÀN DẦU KHÍ VIỆT NAM


SỔ TAY TUYÊN TRUYỀN VỀ BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU TẬP ĐOÀN DẦU KHÍ VIỆT NAM

61


4.1 GIỚI THIỆU PHƯƠNG PHÁP ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG CỦA BĐKH VÀ CÁC HIỆN TƯỢNG THỜI TIẾT CỰC ĐOAN ĐẾN PVN PHƯƠNG PHÁP ĐÁNH GIÁ TIỀM NĂNG TÁC ĐỘNG (POTENTIAL IMPACT - PI) Tiềm năng tác động (PI) là mức nguy cơ của một công trình hoặc hệ thống do hứng chịu mối đe dọa mà biến đổi khí hậu gây ra và độ nhạy cảm của công trình hoặc hệ thống đó đối với mức độ hứng chịu. Tiềm năng tác động (PI) được xác định theo công thức:

F(PI) = F[ (E) + (S) ] Để đánh giá tiềm năng tác động (PI), phải hiểu rõ mức độ hứng chịu (E) của công trình, cơ sở hạ tầng và độ nhạy cảm (S) của chúng đối với những tác động của BĐKH. Phương pháp xếp hạng thường được áp dụng để đánh giá mức độ tác động của BĐKH và các hiện tượng thời tiết cực đoan. XẾP HẠNG MỨC ĐỘ CHỊU ĐƯNG

ĐIỂM ĐỘ NHẠY CẢM

XẾP HẠNG TÁC ĐỘNG

RẤT CAO

5

RẤT CAO

5

RẤT CAO

9 - 10

CAO

4

CAO

4

CAO

7-8

TRUNG BÌNH

3

TRUNG BÌNH

3

TRUNG BÌNH

5-6

THẤP

2

THẤP

2

THẤP

3-4

RẤT THẤP

1

RẤT THẤP

1

RẤT THẤP

1-2

KHÔNG TÍNH (N/A)

0

Tính toán xếp hạng tác động

62

SỔ TAY TUYÊN TRUYỀN VỀ BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU TẬP ĐOÀN DẦU KHÍ VIỆT NAM


MỨC ĐỘ HỨNG CHỊU (EXPOSURE - E) Mức độ hứng chịu (E) là mức độ mà áp lực khí hậu gây ra cho một công trình hoặc hợp phần cụ thể trong hệ thống. Với từng loại công trình, cơ sở hạ tầng ngành dầu khí, có thể áp dụng phương pháp chồng chập thông tin bản đồ để xác định và đánh giá một công trình có phải hứng chịu đe dọa BĐKH hay không. Việc xác định mức độ hứng chịu (E) này giúp hình dung được công trình nào ở khu vực phải hứng chịu mối đe dọa nhiều nhất, nhưng không nói rõ công trình đó sẽ bị tác động đến mức nào. ĐỘ NHẠY CẢM (SENSITIVITY - S) Độ nhạy cảm (S) là mức độ mà một hệ thống bị tác động bởi hoặc phản ứng với mức hứng chịu biến đổi khí hậu và các hiện tượng cực đoan. Độ nhạy cảm (S) phụ thuộc vào các đặc tính kỹ thuật của công trình, cơ sở hạ tầng: Địa điểm, Thiết kế, Vật liệu, Chất lượng thi công, Mức độ bảo trì, Hệ thống phòng hộ bảo vệ (như tường chắn sóng, đê).

SỔ TAY TUYÊN TRUYỀN VỀ BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU TẬP ĐOÀN DẦU KHÍ VIỆT NAM

63


4.2 CÁC TÁC ĐỘNG CỦA BĐKH ĐẾN CÁC HOẠT ĐỘNG CỦA PVN

64

SỔ TAY TUYÊN TRUYỀN VỀ BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU TẬP ĐOÀN DẦU KHÍ VIỆT NAM


TÁC ĐỘNG CHUNG CỦA BĐKH Số liệu quan trắc trong quá khứ thể hiện xu thế thay đổi của các yếu tố khí hậu như nhiệt độ, lượng mưa, tần suất và cường độ các hiện tượng thời tiết cực đoan. Kết quả dự báo tại các kịch bản BĐKH và NBD cho thấy xu thế thay đổi này vẫn tiếp diễn trong tương lai với mức độ nghiêm trọng hơn. BĐKH gây thiệt hại cho con người, cho cơ sở hạ tầng và gây tác động lên các hệ sinh thái khác nhau. PVN, với quy mô rộng lớn, có mặt tại tất cả các khu vực trên cả nước, với số lượng lớn người lao động và khối lượng lớn các tài sản, cơ sở vật chất, chịu tác động đáng kể của BĐKH. BĐKH gây tác động đến các nhà máy, các cơ sở công nghiệp được xây dựng nhiều ở vùng đồng bằng sông Hồng và đồng bằng sông Cửu Long vì phải đối diện nhiều hơn với nguy cơ ngập lụt và thách thức trong thoát nước do lũ từ sông và mực nước biển dâng. BĐKH gia tăng khó khăn trong việc cung cấp nước và nguyên vật liệu cho các nhà máy, cơ sở công nghiệp trong lĩnh vực khai thác và chế biến dầu khí. Các hiện tượng thời tiết cực đoan gia tăng cùng với thiên tai làm cho tuổi thọ của vật liệu, linh kiện, máy móc thiết bị và các công trình giảm đi, đòi hỏi chi phí bảo trì, bảo dưỡng, thay thế tăng lên để khắc phục. Tuy nhiên, BĐKH cũng tạo điều kiện cho các nhà máy, cơ sở công nghiệp áp dụng các công nghệ mới sử dụng năng lượng hiệu quả hơn, nghiên cứu và phát triển các sản phẩm mới, thân thiện với điều kiện khí hậu hiện tại và tương lai.

SỔ TAY TUYÊN TRUYỀN VỀ BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU TẬP ĐOÀN DẦU KHÍ VIỆT NAM

65


TÁC ĐỘNG CỦA NHIỆT ĐỘ TĂNG CAO BĐKH dự báo số ngày nắng nóng nhiều hơn và nhiệt độ cực đại cao hơn.

nắng nóng xảy ra thường xuyên hơn cũng có thể làm giảm hiệu suất nhà máy.

Nhiệt độ cao hơn có thể dẫn tới gia tăng hư hỏng đối với hạ tầng đường bộ, đường sắt và cầu, gia tăng bay hơi nước ở các hồ thủy điện hoặc gia tăng khí hóa hơi ở các nhà máy xử lý khí.

Nhiệt độ tăng kèm theo lượng bốc hơi tăng kết hợp với sự thất thường trong chế độ mưa dẫn đến thay đổi lượng nước dự trữ và lưu lượng vào các hồ thủy điện.

Nhiệt độ nước làm mát cấp vào nhà máy điện ấm hơn do nhiệt độ trung bình cao hơn và các đợt

66

SỔ TAY TUYÊN TRUYỀN VỀ BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU TẬP ĐOÀN DẦU KHÍ VIỆT NAM

Hạ tầng truyền tải thuộc sở hữu của các nhà máy điện cũng có thể bị tác động do nhiệt độ cao hơn, làm máy biến áp ở các nhà máy/


trạm điện bị nóng quá mức, đường dây truyền tải bị võng và hiệu suất bị giảm.

cũng được ghi nhận ở các công đoạn sản xuất có sử dụng hơi nước khác.

Nhiệt độ tăng khiến hiệu suất chu trình nhiệt giảm, gây lãng phí nhiên liệu. Khi nhiệt độ tăng 10ºC, đối với tổ máy nhiệt điện than 300 MW, lượng than tiêu thụ tăng 0,5%, tương đương khoảng 4.500 tấn than/năm. Khi nhiệt độ tăng 10ºC, đối với nhà máy điện khí, thì công suất phát sẽ giảm 0,5%. Hiện tượng giảm hiệu suất của chu trình nhiệt

Nhiệt độ môi trường tăng lên làm cho nhu cầu tiêu thụ điện cho hoạt động điều hòa không khí tăng lên. Tác động này vừa là tiêu cực vì các tòa nhà văn phòng của các đơn vị thuộc PVN tăng chi phí tiền điện, vừa là tích cực vì nhu cầu điện của hệ thống tăng cao sẽ có lợi cho các nhà máy điện khí của PVN nâng cao công suất.

SỔ TAY TUYÊN TRUYỀN VỀ BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU TẬP ĐOÀN DẦU KHÍ VIỆT NAM

67


TÁC ĐỘNG TRỰC TIẾP CỦA LƯỢNG MƯA TĂNG VÀ BIẾN ĐỘNG BẤT THƯỜNG BĐKH dự báo sẽ làm biến đổi cường độ và tính biến thiên theo mùa của lượng mưa, làm lượng mưa trở nên khó dự báo và ảnh hưởng đến lưu lượng nước tại các sông, hồ. Hiện tượng này đã và đang tác động tới sản xuất thủy điện như nhà máy thủy điện Đakđrinh, Hủa Na. Lưu lượng nước tại hồ thủy điện giảm, kéo theo sản lượng điện sản xuất giảm. Ngược lại, do mưa lũ lớn bất thường, các hồ chứa nước của các công trình thủy điện không thể điều tiết theo quy trình, dẫn đến gia tăng nguy cơ đe dọa an toàn cho khu vực hạ lưu. Mực nước sông thấp gây ảnh hưởng đến giao thông đường thủy. Khi lưu lượng nước thấp, nước làm mát cấp vào nhà máy nhiệt điện cũng có thể bị tác động do giảm về lượng nước cấp và gia tăng nồng độ các chất hòa tan.

68

SỔ TAY TUYÊN TRUYỀN VỀ BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU TẬP ĐOÀN DẦU KHÍ VIỆT NAM


TÁC ĐỘNG CỦA HIỆN TƯỢNG SẠT LỞ DO LƯỢNG MƯA TĂNG VÀ BIẾN ĐỘNG BẤT THƯỜNG BĐKH dự báo lượng mưa tăng cao, có khả năng dẫn tới gia tăng nguy cơ sạt lở ở một số khu vực. Mặc dù sạt lở phụ thuộc vào một loạt các yếu tố như độ dốc, địa chất nền đường, tầng nước và độ che phủ thực vật trên đất, lượng mưa cũng được coi là một thông số quan trọng trong việc xác định mức độ nguy cơ tương đối – và là thông số duy nhất trong số này trực tiếp gắn với BĐKH. Hạ tầng giao thông và năng lượng ở nhiều khu vực vốn đã dễ sạt lở, đặc biệt là các khu vực đang thi công đã giảm độ ổn định. SỔ TAY TUYÊN TRUYỀN VỀ BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU TẬP ĐOÀN DẦU KHÍ VIỆT NAM

69


Tác động của Hiện tượng lũ quét do lượng mưa tăng và biến động bất thường BĐKH dự báo sẽ làm trầm trọng thêm các hiện tượng mưa cực đoan, dẫn tới gia tăng nguy cơ lũ quét. Lũ quét có thể gây hư hỏng tất cả mọi loại hình hạ tầng trong khu vực ngập lụt do lưu tốc cao cũng như thiệt hại thêm do đất đá bị lũ cuốn theo. Lũ quét thường xảy ra ở vùng núi khi lượng mưa cao. Các vùng bị lũ quét thường ở dưới thung lũng và vùng đồng trũng khá gần núi. 70

SỔ TAY TUYÊN TRUYỀN VỀ BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU TẬP ĐOÀN DẦU KHÍ VIỆT NAM


Tác động của Hiện tượng Ngập lụt ven sông, lũ chậm BĐKH dự báo sẽ làm gia tăng lượng mưa mùa mưa. Điều này có khả năng làm gia tăng ngập lụt ven sông hoặc lũ chậm ở khu vực hạ du trong lưu vực. Lũ lụt có thể gây thiệt hại kết cấu của công trình hạ tầng cũng như làm công trình không thể hoạt động, phục vụ hay sử dụng được trong một thời gian. Thiệt hại và gián đoạn hoạt động là do mức độ và thời gian ngập lụt cũng như lưu tốc dòng nước. Những trận lũ lụt này thường do lượng mưa tích tụ lại trong một thời gian dài gây ra. Các công trình bên bờ sông hoặc gần sông như nhà máy nhiệt điện Nhơn Trạch 1 và 2, nhiệt điện Cà Mau 1 và 2, tổng kho Thị Vải có thể bị hư hại do ngập lụt, gây thiệt hại và/hoặc ngưng trệ vận hành.

SỔ TAY TUYÊN TRUYỀN VỀ BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU TẬP ĐOÀN DẦU KHÍ VIỆT NAM

71


Tác động của Hiện tượng Nước biển dâng BĐKH dự báo sẽ làm mực nước biển trung bình dâng cao hơn do sự giãn nở nhiệt của các đại dương trên thế giới và băng tan ở Bắc Cực và Nam Cực. Nước biển dâng (NBD) sẽ gây thiệt hại cho các công trình bị ngập và khiến chúng không thể sử dụng được. NBD cũng có thể gắn với sự gia tăng xâm nhập mặn. Các công trình bên bờ biển như nhà máy nhiệt điện Vũng Áng 1, nhà máy lọc dầu Bình Sơn và nhà máy hóa dầu và xơ sợi Đình Vũ có thể bị hư hại do nước biển dâng, gây thiệt hại và/hoặc ngưng trệ vận hành. Nước biển dâng (NBD) ảnh hưởng trực tiếp đối với các giàn khoan, đường ống dẫn dầu và khí vào đất liền, cấp dầu và chuyên chở dầu.

72

SỔ TAY TUYÊN TRUYỀN VỀ BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU TẬP ĐOÀN DẦU KHÍ VIỆT NAM


Tác động của Hiện tượng dông bão và sóng lớn BĐKH có thể tác động tới tần suất và cường độ dông bão. Thiệt hại do dông bão có thể rất nghiêm trọng đối với một số công trình nhất định. Các hoạt động bay, vận chuyển đường biển cũng có thể bị gián đoạn do gió mạnh. BĐKH có thể tác động tới độ cao của sóng do gia tăng tần suất và cường độ bão. NBD kèm theo lượng mưa cực đoan sẽ làm trầm trọng thêm tác động của sóng đối với các công trình trên biển. BĐKH gia tăng cường độ và lượng mưa, bão, dông sét cũng ảnh hưởng đến hệ thống giàn khoan ngoài khơi, hệ thống vận chuyển dầu và khí vào bờ, hệ thống truyền tải và phân phối điện… Dự báo sóng lớn có thể làm hỏng kết cấu của công trình hạ tầng, cộng thêm hư hỏng do nước mặn. Dịch vụ do công trình hạ tầng này cung cấp cũng sẽ bị gián đoạn. Việc khai thác và vận chuyển xăng dầu bằng xe bồn của PVOIL hoặc đường ống của PVGAS có thể chịu tác động của bão lụt. Tương tự, các giàn khoan của các công ty dầu khí, VSP có thể bị hư hỏng hoặc đường ống dẫn khí Nam Côn Sơn bị ngưng trệ. Các nhà máy điện như Nhơn Trạch 1&2, Cà Mau 1&2, Vũng Áng 1 thường bị tác động của dông bão. Các kết cấu cao như ống khói có thể bị hư hại, hoặc mưa sau bão có thể làm ngập kho nhiên liệu, làm giảm hiệu suất đốt của chúng trong quá trình vận hành nhà máy. SỔ TAY TUYÊN TRUYỀN VỀ BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU TẬP ĐOÀN DẦU KHÍ VIỆT NAM

73


Có rất nhiều nghiên cứu chỉ ra công nghiệp dầu khí sẽ đối mặt với rủi ro và thách thức từ BĐKH hiện nay và trong tương lai như: Tăng nhiệt độ, lũ lụt, nước biển dâng, các sự kiện cực đoan, những thay đổi từ việc di cư của các loài, sự tan chảy ở những nơi đóng băng vĩnh cửu, nguồn nước. BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU

ẢNH HƯỞNG

THĂM DÒ Sụt lún Sóng cuốn Trì hoãn công việc do các loài di cư

KHAI THÁC

VẬN CHUYỂN

Chậm trễ khai thác Hư hỏng chân đế khoan Gián đoạn khai thác

Tải trọng thay đổi do băng tan Phá hủy các trình dọc bờ biển do nước biển, lụt, băng, ... Gián đoạn việc vận chuyển Tăng số chuyến/ kinh phí vận chuyển

Nhận diện các rủi ro do BĐKH đối với ngành dầu khí 74

SỔ TAY TUYÊN TRUYỀN VỀ BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU TẬP ĐOÀN DẦU KHÍ VIỆT NAM


BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU

ẢNH HƯỞNG

ĐƯỜNG ỐNG Sụt lún Cháy nổ

LỌC HÓA DẦU

CỘNG ĐỒNG

Mất nguồn nước cấp Ngập lụt Mất khả năng làm mát tối đa

Mất loài/ giảm đa dạng sinh học Ảnh hưởng nguồn nước sinh hoạt Nhà cửa, tính mạng bị tàn phá do bão lụt

Nhận diện các rủi ro do BĐKH đối với ngành dầu khí SỔ TAY TUYÊN TRUYỀN VỀ BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU TẬP ĐOÀN DẦU KHÍ VIỆT NAM

75


4.3 TÁC ĐỘNG CỦA BĐKH VÀ CÁC HIỆN TƯỢNG THỜI TIẾT CỰC ĐOAN ĐẾN NGƯỜI LAO ĐỘNG CỦA PVN Bên cạnh tác động đối với cơ sở hạ tầng và hoạt động kinh doanh, sản xuất, BĐKH còn có những tác động trực tiếp và gián tiếp đối với người lao động của PVN như sau:

BĐKH tác động trực tiếp đến sức khỏe của người lao động BĐKH tác động trực tiếp đến sức khoẻ con người thông qua môi trường xung quanh, dẫn đến những biến đổi về sinh lý, tập quán, khả năng thích nghi và những phản ứng của cơ thể đối với các tác động đó. Các đợt nắng nóng kéo dài, nhiệt độ không khí tăng, gây nên những tác động tiêu cực đối với sức khoẻ con người, dẫn đến stress nhiệt. Stress nhiệt được định nghĩa là nền nhiệt độ cao hơn mức cơ thể có thể chịu đựng được mà không gây ảnh hưởng xấu đến sinh lý. Hiện tượng này thường xảy ra ở nhiệt độ trên 35°C và trong môi trường có độ ẩm cao. Nhiệt độ cao quá ngưỡng trong quá trình làm việc là một nguy cơ về sức khỏe nghề nghiệp, hạn chế hoạt động thể chất cũng như khả năng làm việc của người lao động và dẫn đến giảm năng suất. Trong những trường hợp cực đoan có thể dẫn đến sốc nhiệt và gây tử vong.

BĐKH tác động gián tiếp đến sức khỏe của người lao động Tác động gián tiếp của BĐKH đến sức khoẻ con người thông qua những nguồn gây bệnh, làm tăng khả năng bùng phát và lan truyền các bệnh dịch như bệnh cúm A/H5N1, tiêu chảy, v.v… BĐKH làm tăng nguy cơ xảy ra một số bệnh nhiệt đới như sốt xuất huyết, viêm não Nhật Bản, làm tăng tốc độ sinh trưởng và phát triển nhiều loại vi khuẩn và côn trùng, vật chủ mang bệnh (ruồi, muỗi, chuột, bọ chét, ve). BĐKH là một trong những nguyên nhân dẫn đến sự xuất hiện trở lại của một số bệnh truyền nhiễm ở vùng nhiệt đới (sốt Dengue, dịch tả), xuất hiện một số bệnh truyền nhiễm mới (SARS, cúm A/H5N1, cúm A/ H1N1), thúc đẩy quá trình đột biến của virut gây bệnh cúm A/H1N1, H5N1 nhanh hơn. Phát thải khí nhà kính ngày càng tăng từ hoạt động của con người là nguyên nhân chủ yếu của xu thế ấm lên toàn cầu cũng như phá huỷ tầng ozon dẫn đến cường độ bức xạ tử ngoại tăng lên, là nguyên nhân gây bệnh ung thư da và các bệnh về mắt. 76

SỔ TAY TUYÊN TRUYỀN VỀ BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU TẬP ĐOÀN DẦU KHÍ VIỆT NAM


Tác động đến thu nhập của người lao động Để ứng phó với BĐKH, ngày càng có nhiều chính sách về hạn chế sử dụng nhiên liệu hóa thạch được Chính phủ ban hành, dẫn đến rủi ro tác động đến doanh thu của PVN và các đơn vị thành viên, gián tiếp ảnh hưởng đến thu nhập của người lao động PVN. Việc cắt giảm tiêu thụ nhiên liệu hóa thạch có thể dẫn đến giảm doanh thu của PVN của nhóm ngành này khiến cho thu nhập của người lao động giảm. Mặt khác, những tác động tiêu cực của BĐKH đến cơ sở vật chất, hạ tầng sẽ đặt ra yêu cầu cho PVN phải điều chỉnh định mức kinh phí cho bảo trì, bảo dưỡng, sửa chữa, khắc phục hậu quả. Một cách gián tiếp, điều này có thể ảnh hưởng đến kinh phí dành cho chi trả lương hay các khoản thu nhập ngoài lương của PVN đối với của người lao động.

SỔ TAY TUYÊN TRUYỀN VỀ BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU TẬP ĐOÀN DẦU KHÍ VIỆT NAM

77


4.4 GIỚI THIỆU NHÓM GIẢI PHÁP THÍCH ỨNG TRONG HOẠT ĐỘNG DẦU KHÍ

GIẢI PHÁP QUẢN LÝ

GIẢI PHÁP QUY HOẠCH

NHÓM GIẢI PHÁP THÍCH ỨNG

GIẢI PHÁP TĂNG CƯỜNG NĂNG LỰC THÍCH ỨNG (AC)

78

SỔ TAY TUYÊN TRUYỀN VỀ BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU TẬP ĐOÀN DẦU KHÍ VIỆT NAM

GIẢI PHÁP TÀI CHÍNH VÀ TĂNG CƯỜNG HỢP TÁC

GIẢI PHÁP TRUYỀN THÔNG NÂNG CAO NĂNG LỰC


Giải pháp quản lý là các giải pháp về chính sách, quy định được ban hành bằng văn bản bởi các cấp quản lý nhằm yêu cầu, hướng dẫn người lao động của mình và các đơn vị cấp dưới thực hiện để đáp ứng một mục tiêu cụ thể được xác định.

Giải pháp quy hoạch được hiểu là việc đưa các phương án giúp cho việc thích ứng BĐKH được lựa chọn vào các kế hoạch, quy hoạch chung của PVN và các đơn vị trực thuộc, nhằm từng bước thực hiện các phương án này theo một lộ trình phù hợp với các điều kiện thực tế của PVN và của các đơn vị.

Giải pháp tài chính là sự chuẩn bị về mặt tài chính cung cấp cho việc thực hiện các hoạt động thích ứng cụ thể đã được xác định. Sự chuẩn bị này sẽ giúp PVN sẵn sàng và chủ động trong triển khai các hoạt động. Tăng cường hợp tác là sự phối hợp giữa hai hay nhiều đơn vị của PVN với nhau hoặc phối hợp với các đơn vị khác ngoài PVN nhằm huy động tối đa nguồn lực để thúc đẩy hiệu quả cho các hành động thích ứng.

Giải pháp tuyên truyền, giáo dục, nâng cao nhận thức là các giải pháp hướng đến điều chỉnh hành vi của người lao động PVN, thường được lồng ghép vào các giải pháp quản lý.

Giải pháp tăng cường năng lực thích ứng với tác động của BĐKH bao gồm các giải pháp triển khai khi mà chúng ta không thể ngăn chặn được BĐKH, nhằm tăng khả năng chống chịu với tác động của BĐKH, giảm các thiệt hại về con người và vật chất. SỔ TAY TUYÊN TRUYỀN VỀ BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU TẬP ĐOÀN DẦU KHÍ VIỆT NAM

79


Giải pháp quản lý Một số giải pháp quản lý được đề xuất, triển khai cụ thể như: Thường xuyên cập nhật các chính sách về thích ứng BĐKH của quốc gia, Bộ ngành liên quan để xây dựng định hướng, chính sách của PVN đối với mỗi nhóm ngành một cách phù hợp. Xây dựng hướng dẫn tích hợp đánh giá rủi ro BĐKH vào đánh giá tác động môi trường (ĐTM) phục vụ công tác quản lý môi trường tổng hợp cho các công trình dầu khí Việt Nam. Rà soát, phân tích, tổng hợp về xây dựng hệ thống quản lý rủi ro BĐKH đến các hoạt động của PVN. Các giải pháp quản lý PVN đã thực hiện Ban hành và triển khai Kế hoạch hành động giảm thiểu, thích ứng với BĐKH của PVN giai đoạn 20182030. Ban hành và triển khai các chính sách về sức khỏe, an toàn và môi trường. Xây dựng chính sách và vận hành hệ thống ATSKMT. Ban hành và triển khai các kế hoạch hưởng ứng/thực hiện các phong trào Giờ trái đất, làm cho thế giới sạch hơn, tuần lễ quốc gia an toàn vệ sinh lao động. Xây dựng và triển khai các Quy trình Quản lý rủi ro.

80

SỔ TAY TUYÊN TRUYỀN VỀ BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU TẬP ĐOÀN DẦU KHÍ VIỆT NAM


Các giải pháp quản lý mà các đơn vị thành viên đã thực hiện Ban hành và triển khai các quy trình trong quá trình sản xuất để đảm bảo ATSKMT. Ban hành và triển khai Kế hoạch phòng, chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn. Ban hành văn bản quy định về quản lý nguồn rác thải nguy hại trong SXKD. Ban hành và triển khai chính sách năng lượng, tiệt kiệm điện. Ban hành và triển khai hạn chế sử dụng các sản phẩm nhựa và nilon. Ban hành và triển khai Quy định Phòng chống lụt bão. Các đơn vị điển hình đã triển khai tốt các hoạt động trên: PTSC, PV GAS, VSP, BSR, PVFCCo, và các nhà thầu dầu khí.

SỔ TAY TUYÊN TRUYỀN VỀ BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU TẬP ĐOÀN DẦU KHÍ VIỆT NAM

81


82

SỔ TAY TUYÊN TRUYỀN VỀ BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU TẬP ĐOÀN DẦU KHÍ VIỆT NAM


Giải pháp quy hoạch Nghiên cứu tác động BĐKH ảnh hưởng đến nguồn nước cấp cho các nhà máy chế biến dầu khí, nhà máy điện của PVN và đề xuất giải pháp ứng phó. Lồng ghép vấn đề BĐKH vào chiến lược phát triển của ngành dầu khí, kế hoạch phát triển của từng lĩnh vực, các quy định về ATSKMT của ngành. Nghiên cứu xây dựng kế hoạch quản lý chất thải ngành dầu khí đến năm 2025 và định hướng đến 2035. Nghiên cứu ứng dụng Bộ chỉ số thích ứng với BĐKH để đánh giá khả năng thích nghi với BĐKH của các đơn vị SXKD trọng điểm thuộc PVN. Các dự án xây dựng và phát triển các nhà máy cần tính đến yếu tố BĐKH, hạn chế các khu vực dễ bị tổn thương do BĐKH.

Giải pháp tài chính và tăng cường hợp tác Các giải pháp tài chính và tăng cường hợp tác bao gồm: Lập kế hoạch và phân bổ tài chính cho các hoạt động thích ứng theo giai đoạn để đạt được những mục tiêu ứng phó BĐKH của PVN. Tăng cường hợp tác giữa các lĩnh vực trong nội bộ PVN nhằm xây dựng chuỗi cung ứng dịch vụ/sản xuất của ngành dầu khí. Tăng cường hợp tác với các đối tác trong và ngoài nước về ứng phó với BĐKH. Tranh thủ sự hỗ trợ về tài chính từ các chính sách trong nước. Tiếp cận các nguồn tài trợ, đầu tư từ các tổ chức quốc tế để thực hiện các biện pháp ứng phó BĐKH. Xây dựng hướng dẫn kỹ thuật đánh giá đa dạng sinh học phục vụ cho các dự án dầu khí có sử dụng vốn từ các tổ chức cho vay vốn hoặc tập đoàn dầu khí quốc tế. Nghiên cứu xây dựng hướng dẫn tiếp cận vốn vay ưu đãi cho các dự án các-bon thấp.

SỔ TAY TUYÊN TRUYỀN VỀ BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU TẬP ĐOÀN DẦU KHÍ VIỆT NAM

83


KẾ HOẠCH HÀNH ĐỘNG GIẢM THIỂU, THÍCH ỨNG VỚI BĐKH GIAI ĐOẠN 2018-2030 Trên thực tế, với việc ban hành Kế hoạch hành động giảm thiểu, thích ứng với BĐKH giai đoạn 2018-2030, PVN đã xác định các nhu cầu tài chính kèm theo cho các hành động thích ứng. Các đơn vị trực thuộc có thể căn cứ vào kế hoạch chung của PVN, xây dựng kế hoạch tài chính khả thi, phù hợp cho đơn vị mình để triển khai các hoạt động thích ứng. Danh mục các dự án thích ứng BĐKH ưu tiên thực hiện trong giai đoạn 2018-2030 STT

TÊN DỰ ÁN

GIAI ĐOẠN 2018-2025

84

1

Nghiên cứu xây dựng tính toán hạn mức phát thải các-bon nhằm tiến tới việc xây dựng và kinh doanh tín chỉ các-bon tại các đơn vị sản xuất trong Tập đoàn Dầu khí Việt Nam

2

Nghiên cứu xây dựng cơ chế khuyến khích thực hiện các giải pháp giảm thiểu KNK tại các đơn vị trong Tập đoàn Dầu khí Việt Nam

3

Xây dựng sổ tay tuyên truyền BĐKH người lao động dầu khí

4

Xây dựng hướng dẫn kỹ thuật đánh giá đa dạng sinh học phục vụ cho các dự án dầu khí có sử dụng vốn từ các tổ chức cho vay vốn hoặc tập đoàn dầu khí quốc tế

5

Nghiên cứu xây dựng hướng dẫn tiếp cận vốn vay ưu đãi cho các dự án các-bon thấp

6

Đánh giá ảnh hưởng của BĐKH đến các loại bệnh, dịch bệnh theo mùa và các loại dịch bệnh khác đến người lao động làm việc trên các công trình dầu khí và các nguy cơ khác có khả năng xảy ra

7

Đánh giá ảnh hưởng của BĐKH đến công tác phòng chống lụt bão và tìm kiếm cứu nạn lập các phương án ứng cứu cho các công trình dầu khí Việt Nam

8

Đánh giá ảnh hưởng của sốc nhiệt do BĐKH đến sức khỏe người lao động làm việc trên các công trình dầu khí

9

Nghiên cứu tác động của BĐKH ảnh hưởng đến nguồn nước cấp cho các nhà máy chế biến dầu khí, nhà máy điện của PVN và đề xuất giải pháp ứng phó

10

Đào tạo chuyên viên về ứng phó BĐKH phục vụ ứng phó BĐKH ngành dầu khí

SỔ TAY TUYÊN TRUYỀN VỀ BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU TẬP ĐOÀN DẦU KHÍ VIỆT NAM


STT

TÊN DỰ ÁN

GIAI ĐOẠN 2026 - 2030 1

Xây dựng hướng dẫn tích hợp đánh giá rủi ro BĐKH vào đánh giá tác động môi trường phục vụ công tác quản lý môi trường cho các công trình dầu khí PVN

2

Nghiên cứu điều tra cơ bản về biến động lòng sông và bờ sông gần các công trình dầu khí, đề xuất biện pháp phòng chống sạt lở bờ phù hợp cho từng trường hợp

3

Nghiên cứu ứng dụng Bộ chỉ số thích ứng với BĐKH để đánh giá khả năng thích nghi với BĐKH của các đơn vị sản xuất kinh doanh trọng điểm thuộc PVN

4

Đánh giá ảnh hưởng của BĐKH đến tính đa dạng sinh học quần xã động xung quanh công trình dầu khí

5

Nghiên cứu xây dựng kế hoạch quản lý chất thải ngành dầu khí đến năm 2025 và định hướng đến 2035

Giải pháp truyền thông, nâng cao nhận thức Một số giải pháp tuyên truyền, giáo dục, nâng cao nhận thức PVN đang hoặc dự kiến thực hiện bao gồm: Tuyên truyền, nâng cao nhận thức, kiến thức về BĐKH đến các hoạt động của PVN. Xây dựng sổ tay tuyên truyền BĐKH người lao động dầu khí. Đào tạo chuyên viên về ứng phó BĐKH cho các đơn vị thuộc PVN để phục vụ ứng phó BĐKH ngành dầu khí. Tổ chức các buổi hội thảo, tập huấn về các kiến thức chung, đánh giá rủi ro, tác động và giải pháp ứng phó BĐKH cho cán bộ, nhân viên toàn ngành. Tổ chức các buổi hội thảo, chia sẻ về kinh nghiệm ứng phó BĐKH trong các lĩnh vực của PVN. Thường xuyên cập nhật, tuyên truyền, phổ biến về các chính sách mới liên quan đến BĐKH. Tổ chức các khóa đào tạo và cập nhật thông tin cho cán bộ quản lý về các cơ chế hỗ trợ để thực hiện các chính sách mới về ứng phó BĐKH như thị trường các-bon, cơ chế phát triển sạch….

SỔ TAY TUYÊN TRUYỀN VỀ BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU TẬP ĐOÀN DẦU KHÍ VIỆT NAM

85


Các giải pháp truyền thông đã thực hiện: Chương trình 5s Chương trình về môi trường hàng năm với các chủ đề “Làm cho thế giới sạch hơn”. Ban hành và triển khai Kế hoạch phát động phong trào thi đua “xanh – sạch – đẹp, đảm bảo ATVSLĐ, PCCN” năm 2020. Ban hành văn bản thông báo cho Cán bộ nhân viên và các Nhà thầu tham gia các hoạt động hưởng ứng các phong trào, chương trình hành động về môi trường và BĐKH. Thực hiện tuyên truyền, treo băng rôn về thực hiện tiết kiệm điện. Triển khai hoạt động chào mừng ngày môi trường thế giới. Triển khai hoạt động hưởng ứng ngày khí tượng thế giới. Lễ phát động ra quân BVMT, ứng phó BĐKH. Chương trình tổng dọn vệ sinh, trồng và chăm sóc cây xanh, tiết kiệm điện năng. Chương trình hưởng ứng Giờ trái đất. Cuộc thi văn phòng xanh – cuộc sống xanh. Chương trình thu nhặt rác tại bãi biển. Chương trình tuyên truyền nhận thức về BĐKH cho cán bộ, nhân viên của PVN.

86

SỔ TAY TUYÊN TRUYỀN VỀ BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU TẬP ĐOÀN DẦU KHÍ VIỆT NAM


Các hình thức truyền thông: Hình thức tuyên truyền cũng là một yếu tố quan trọng, đóng góp vào sự thành công của một chương trình tuyên truyền. Một số hình thức tuyên truyền nhằm Nâng cao nhận thức, kiến thức và những tác động của BĐKH cho người lao động thuộc PVN. STT

NGUỒN LỰC

HÌNH THỨC

1

Không phát sinh chi phí, nhân lực

In thông báo và dán ở bảng tin Gửi email đến tất cả người lao động của PVN Thông báo trực tiếp qua trưởng các đơn vị Thông báo qua mạng xã hội nội bộ

2

Kinh phí 100300 triệu

Các hình thức không phát sinh chi phí, nhân lực đã nêu ở trên và: Tổ chức lễ phát động chương trình và chương trình tổng kết theo năm. Tổ chức thi viết bài về kinh nghiệm tiết kiệm năng lượng cho cá nhân, đơn vị và kèm theo giải thưởng Tổng kết quý/năm

3

Kinh phí trên 500 triệu

Các hình thức không phát sinh chi phí, nhân lực đã nêu ở trên; và: Lựa chọn một trong số các hình thức sau để xây dựng kế hoạch triển khai: Tổ chức các cuộc thi theo hình thức sân khấu hóa (thi đóng kịch, kể chuyện, hội diễn văn nghệ, gameshow) theo các chủ đề Tham gia sự kiện cộng đồng…

SỔ TAY TUYÊN TRUYỀN VỀ BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU TẬP ĐOÀN DẦU KHÍ VIỆT NAM

87


Giải pháp tăng cường năng lực thích ứng (AC) với tác động của BĐKH Một số hoạt động thuộc nhóm giải pháp này như sau: Xây dựng các công trình theo các quy chuẩn, tiêu chuẩn kỹ thuật đã ban hành có tính đến yếu tố BĐKH. Xây dựng các tòa nhà thông minh, tiết kiệm năng lượng, thích ứng BĐKH. Tăng cường đầu tư hệ thống y tế tại cơ sở làm việc. Cung cấp dịch vụ y tế thường trực tại những điểm nhạy cảm, nắng nóng, ngoài biển. Tập huấn, hướng dẫn các biện pháp cứu hộ, sơ cứu tại chỗ cho người lao động. Đánh giá ảnh hưởng của BĐKH đến các loại bệnh, dịch bệnh theo mùa và các loại dịch bệnh khác đến người lao động làm việc trên các công trình dầu khí và các nguy cơ khác có khả năng xảy ra. Đánh giá ảnh hưởng của BĐKH đến công tác phòng chống lụt bão và tìm kiếm cứu nạn, lập các phương án ứng cứu cho các công trình dầu khí Việt Nam. Đánh giá ảnh hưởng của sốc nhiệt do BĐKH đến sức khỏe người lao động ngành dầu khí. Nghiên cứu điều tra cơ bản về biến động lòng sông và bờ sông gần các công trình dầu khí, đề xuất biện pháp phòng chống sạt lở bờ phù hợp cho từng trường hợp.

88

SỔ TAY TUYÊN TRUYỀN VỀ BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU TẬP ĐOÀN DẦU KHÍ VIỆT NAM


Các giải pháp nâng cao năng lực thích ứng (AC) mà PVN đã triển khai trong thời gian qua: Duy trì công tác kiểm soát dịch bệnh chặt chẽ đối với khu vực công trình, nhà máy, hạn chế tối đa sự lây lan của các dịch bệnh thường hay khởi phát (sốt xuất huyết Dengue, sởi, cúm...). Tiến hành khám sức khỏe định kỳ hằng năm đối với người lao động làm việc trong điều kiện bình thường và 2 lần/năm đối với người lao động làm việc trong điều kiện nặng nhọc, độc hại. Tiến hành khám sức khỏe định kỳ hằng năm đồng thời khám chuyên khoa theo quy định cho các lao động nữ. Kiểm kê, bổ sung phương tiện, trang bị cứu hộ, cứu nạn ở các đơn vị. Khảo sát, đánh giá hiện trạng điều kiện lao động và xác định danh mục nghề/công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm và đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm. Giám sát môi trường lao động định kỳ hàng năm nhằm kịp thời phát hiện và theo dõi các yếu tố có khả năng gây hại đến sức khỏe người lao động và làm phát sinh bệnh nghề nghiệp. Đề xuất các biện pháp cải thiện điều kiện làm việc như cải tạo công nghệ sản xuất, trang bị và bắt buộc sử dụng phương tiện bảo vệ cá nhân, phân bổ thời gian làm việc hợp lý nhằm giảm nhẹ các tác động bất lợi đối với sức khỏe người lao động trong quá trình vận hành, sản xuất.

SỔ TAY TUYÊN TRUYỀN VỀ BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU TẬP ĐOÀN DẦU KHÍ VIỆT NAM

89


TẬP ĐOÀN DẦU KHÍ VIỆT NAM

18 Láng Hạ, Hà Nội Điện thoại: (84-24) 3825 2526 | Fax: (84-24) 3826 5942 www.pvn.vn 90

SỔ TAY TUYÊN TRUYỀN VỀ BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU TẬP ĐOÀN DẦU KHÍ VIỆT NAM


Turn static files into dynamic content formats.

Create a flipbook
Issuu converts static files into: digital portfolios, online yearbooks, online catalogs, digital photo albums and more. Sign up and create your flipbook.