Đặc sắc lễ hội đâm trâu ở Tây Nguyên
Trong kho tàng phong tục lễ hội Việt Nam thì le hoi dam trau (hay còn gọi là lễ hội chém trâu, ăn trâu…) mang đậm bản sắc văn hóa của một số tộc người thiểu số ở Tây Nguyên, ở miền núi một số tỉnh thuộc khu vực miền Trung và Đông Nam Bộ. Người Ba Na gọi Lễ hội đâm trâu là x'trǎng, người Cor gọi là xa-ố-piêu, người Gia Lai gọi là mnăm thu, người Lạch gọi là sa rơpu, người S’tiêng ở Bù Môn, Bù Đăng tỉnh Bình Phước gọi là Hội lễ quay đầu trâu…
Đặc sắc lễ hội đâm trâu ở Tây Nguyên
Lễ hội đâm trâu thường được tổ chức vào khoảng thời gian từ tháng Chạp cho đến tháng 3 âm lịch. Đó là là khi mùa màng thu hoạch xong, thóc đã được đưa vào bồ, các gia đình được nghỉ ngơi. Người Bana xem ngay tot xau tổ chức lễ đâm trâu là để tạ ơn thần linh, đón mừng năm mới, cầu mong sức khỏe cho mọi người và cầu chúc cho một năm mới mùa màng tươi tốt. Anh Đào Minh Ngọc, hướng dẫn viên Bảo tàng dân tộc tỉnh Đắc Lắc, cho biết: “Lễ hội đâm trâu là lễ hội lớn linh thiêng đối với người Bana. Lễ hội đâm trâu (còn gọi là lễ hiến sinh) phải trải qua nhiều nghi lễ nhỏ với nhiều hình thức như: lễ cúng thần linh, nghi lễ uống rượu cần, diễn tấu cồng chiêng và có bài khóc trâu. Lễ hội đâm trâu chỉ được dùng trong cúng thần linh”. Thứ hai, ăn trâu là tên gọi chính thức của tục hiến sinh trong các lễ thức cúng Yang, còn đâm trâu là cách gọi của người miền xuôi. Xưa kia do sự hiểu biết về khoa học kỹ thuật, về chăm sóc sức khỏe, phòng chống dịch bệnh của đồng bào còn có những hạn chế nhất định; và để chống chọi với bệnh tật, rủi ro, hoạn nạn, hạn hán, lũ lụt… làm thiệt hại đến mùa màng, ảnh hưởng đến đời sống của người dân buôn làng, thì người dân phải nhờ đến sự phù hộ, cứu giúp của thần linh (Yàng)… Để tạ ơn thần linh, hằng năm buôn làng thường tổ chức lễ hội ăn trâu. Tùy theo mục đích, hoàn cảnh, điều kiện kinh tế và phong tục, tập quán của từng dân tộc mà lễ hội đâm trâu được tổ chức trong những khoảng thời gian và không gian khác nhau. Song, lễ hội đâm trâu thường được tổ chức bên cạnh những ngôi nhà chung của buôn làng như nhà dài, nhà rông... Người chủ lễ thường là một già làng, một người uy tín biết xem tu vi trong bản. Ngày mở hội, dân làng chọn một con trâu khỏe mạnh đưa đi tắm rửa sạch sẽ và cho ăn uống no nê rồi đem buộc cổ trâu bằng dây mây vào một cây cột cao trên 5m. Đây là một cây cột gỗ hoặc tre đặc biệt được trang trí bằng các líp lát tre nứa có hoa văn, họa tiết màu sắc sặc sỡ. Trên đỉnh cột thường đặt một biểu trưng chẳng hạn như chim phượng hoàng tạc bằng gỗ. Người Ba Na gọi cây
cột này là gưng sakapô, người Gia Rai gọi là ging ga, người gọi Ê Đê gọi là blang kbâo… Chủ lễ đọc lời khấn cầu xin hay tạ ơn thần linh và mời thần linh xuống ăn thịt trâu, uống rượu cần. Chủ lễ khấn xong thì các đội cồng chiêng và những người tham gia lễ hội trong sắc phục đặc trưng của tộc người mình bắt đầu diễn tấu, uống rượu, múa hát theo nhịp cồng chiêng. Nghi lễ đâm trâu là phần quan trọng bậc nhất của lễ hội đâm trâu. Người được buôn làng phân công đâm trâu là một chàng trai lực lưỡng, trang bị một chiếc lao dài để phóng lao giết trâu, vừa phóng lao vừa biểu diễn các bài võ thuật. Con trâu bị giết được đem xẻ thịt, chia nhỏ từng phần cho các nhà trong buôn làng cùng liên hoan…Tuy nhiên đâm trâu chỉ là một trong những nghi thức nằm trong các Lễ hội, chứ không hề tồn tại một “lễ hội đâm trâu” riêng như ta vẫn thường gọi. Thứ ba, quan niệm “sinh vật dưỡng nhân” trong lễ hội đâm trâu có giá trị nghệ thuật và mang tính nhân văn sâu sắc. Trong tâm thức của thầy cúng đồng thời là thầy xem phong thuy, khi giết những con vật vô tội thì mình trở thành người có tội. Nhưng đây là những việc chính đáng, những việc phải làm vì lợi ích của cộng đồng buôn làng, với quan niệm “sinh vật dưỡng nhân”. Vì thế, trước lúc giết con trâu, người cúng phải thực hiện nhiều nghi lễ, nói rõ với con vật hiến sinh nó là vật hiến tế linh thiêng để tạ ơn các Yang và “cha trời, mẹ đất”. Giải thích cho con vật biết lý do cũng như ý nghĩa việc mình phải làm, để mong Yàng, các vị thần linh phù hộ cho buôn làng mọi chuyện được suôn sẻ, hanh thông trong cuộc sống. Đối với người S’tiêng ở Bù Môn, Bù Đăng tỉnh Bình Phước, hay người M’Nông ở Tây Nguyên, trước khi thực hiện Hội lễ quay đầu trâu người ta không quên đem nước cho trâu uống, có khi đổ rượu cho trâu và hát lời từ biệt với con trâu, để nó vui lòng chết mà không oán hận. Đặc sắc nhất là bài khấn “Khóc trâu” trong lễ ăn trâu của người M’Nông ở Tây Nguyên đã nói lên được tính nhân văn rất sâu sắc của lễ hội đâm trâu này: “…Ta thương trâu đã mười năm nay/ Ta chăn trâu vào đủ trăm ngày/ Mời trâu ăn nắm cỏ lần cuối/ Mời trâu ăn lá cây lần cuối/ Trâu hãy ăn lá Râng(1) lần cuối/ Trâu hãy kêu nghé ọ lần cuối/ Người ta đã cột trâu vào cọc rồi/ Khách mời “ăn trâu” đã đến đầy nhà/ Chờ sáng mai họ sẽ vào ngày hội/ Ta thương tiếc trâu lắm trâu ơi!/ Ta không thể giúp gì cho trâu được/ Trâu hãy rung cho ngã cọc nêu/ Trâu vùng vẫy cho đứt chùm dây/ Người ta sắp xẻ thịt trâu rồi đấy!/ Nơi vũng nước trâu dẫm vẫn còn/ Chân trâu cào mặt đất còn dấu/ Bãi cỏ nơi trâu còn đó/ Ngọn núi kia trâu đi với cái/ Bụi tre kia trâu vỗ nghé ngủ/ Cây to kia trâu thường cọ khi ngứa/ Đôi mắt tròn trâu tìm đường đi/ Dòng suối nơi trâu tắm vẫn còn/ Ta gặp trâu đêm nay nữa thôi/ Người ta đã cột dây đầy cổ trâu/ Người ta cột trâu nhiều dây chắc lắm/ Người ta đã cho trâu đeo xâu cườm/ Ta đành chịu không cứu được trâu/ Người chặt vào lưng xin trâu đừng khóc/ Người đâm vào hông trâu chớ kêu la/ Người chặt vào đuôi trâu đừng quất nữa/ Nếu trâu quất e trúng lũ trẻ/ Có bề gì ta phải chịu đền/ Trâu chết đi bỏ lại vũng nước/ Trâu chết đi bỏ lại cỏ non/ Trâu chết đi bỏ lại vợ con/ Trâu chết đi cho buôn làng vui/ Cho thần lúa xuống ở trong nia/ Cho thần lúa xuống ở trong thùng/ Ta trao bột máu dê cho trâu/ Ta cho trâu ăn bột củ nghệ/ Ta cho trâu uống rượu ống nứa/ Trâu uống đi trước khi trâu chết!/ Ta tiếc thương trâu lắm trâu ơi!/ …/ Thôi ta từ giã trâu ta từ đây/ Trâu hãy ăn nắm cỏ này lần cuối/ Trâu hãy ăn trước khi trâu chết/ Để trâu về giữ con thần lúa …”. >> xem ngay cuoi để chọn được ngày tốt cho đám cưới của bạn !
Bài khấn “Khóc trâu” là một trong những bài ca có giá trị nghệ thuật và mang tính nhân văn sâu sắc. Nội dung thể hiện được nỗi lòng, mối quan hệ gắn bó, thân thiết, sự yêu thương của bà con buôn làng với con vật mà họ yêu quý như chính thành viên trong gia đình mình. Đó còn là lời từ biệt, cám ơn con vật đã vì sự tồn tại sống còn của cả cộng đồng buôn làng mà chịu làm vật hiến sinh. Khi nghe trọn vẹn và hiểu cặn kẽ về nội dung bài khấn khóc trâu ta thấy rằng hành vi đâm trâu trong lễ hội đâm trâu là một nghi thức rất linh thiêng, sự hiến sinh của con trâu thật là cao cả, nghĩa khí, vì nó đã đem đến cho thế giới thần linh tất cả ước vọng của cộng đồng. Các giá trị văn hóa tinh thần được thăng hoa, kết tinh vào chính sự hiến sinh đó nên lễ hội ăn trâu thật sự cần thiết trong tín ngưỡng của đồng bào.