Hóa vàng mã sao cho đúng với phong tục

Page 1

Hóa vàng mã sao cho đúng với phong tục Người xưa quan niệm “trần sao âm vậy”, theo quan niệm đó người chết cũng có nhà cửa, quần áo, tiền để chi dùng phương tiện đi lại như khi còn sống.

Hóa vàng mã sao cho đúng với phong tục

PHONG TỤC HÓA VÀNG TRONG DÂN GIAN Hành động đốt hoa vang mã là một trong các nghi lễ, mà nghi lễ nào cũng có cơ sở nhận thức và được thực hiện trên một nền tảng quan niệm vững chắc, trở thành một tập quán xã hội. Tín ngưỡng chính là việc người ta tin vào một lực lượng siêu nhiên, như hiện tượng linh hồn chẳng hạn. Người ta tìm mọi cách để liên hệ với cái siêu nhiên đó. Vì thế, con người đốt hương và tin rằng, những lời cầu khấn sẽ theo khói hương bay lên tới linh hồn tổ tiên, thần, Phật. Đồ vàng mã cũng vậy, dân gian quan niệm, chết không phải đã hết mà linh hồn tồn tại ở một thế giới siêu nhiên nào đó nên họ tư duy “trần sao âm vậy”, có nghĩa là người sống cần có gì, người âm cũng cần có cái đó. Bằng rất nhiều cách người sống cố gắng liên hệ với thế giới linh hồn. Họ đốt tiền, vàng mã là để tin rằng người chết cũng có được cuộc sống đủ đầy. Vì thế, đồ vàng mã khó có thể tách rời khỏi văn hóa tín ngưỡng của người Việt.

NGUỒN GỐC TỤC HÓA VÀNG Nói về nguồn gốc của tục hoa vang, TS Nguyễn Mạnh Cường, Viện Nghiên cứu Tôn giáo, cho rằng: “Tục HÓA VÀNG mã là do ảnh hưởng của người Trung Hoa. Tích kể rằng: xem ngay tot xau vào đời Hán có đôi vợ chồng là Thái Mạc và Tuệ Nương học nghề làm giấy chưa thạo đã về quê mở xưởng. Giấy làm ra xấu và khó viết chữ nên bị ế không bán được. Tuệ Nương bèn giả chết để thực hiện phương kế bán giấy. Ngày thứ 3, trước khi đi chôn, Thái Mạc đem một ôm giấy ra đốt bên cạnh quan tài vợ. Sau khi Thái Mạc đốt giấy xong thì Tuệ Nương ở trong quan tài kêu to gọi chồng, đẩy nắp quan tài bước ra hát rằng: “Dương gian tiền năng hành tứ hải. Âm gian chỉ tại tố mãi mại. Bất thị trượng phu bả chỉ thiêu. Thùy khẳng phóng ngã hồi gia lai”. Nghĩa là: “Trên dương gian đồng tiền có thể làm được mọi việc ở mọi nơi, dưới âm phủ giấy cũng có thể dùng để mua bán. Nếu không phải chồng đốt cho giấy thì ai lại cho tôi quay về dương gian”. Nói rồi lại mang thêm 2 bó giấy nữa để đốt. Những người chứng kiến đều tin là đốt giấy thành tiền cho người âm phủ rất có lợi nên ai nấy đều về nhà lấy tiền đến nhà Thái Mạc mua giấy về đốt hóa vàng. “Tin lành” đồn xa, người các nơi tranh nhau đến nhà Thái Mạc mua giấy. Không đến 2 ngày, bao nhiêu giấy ế của hai vợ chồng Tuệ Nương đã hết sạch”.


TỤC HÓA VÀNG MÃ THEO QUAN ĐIỂM PHẬT GIÁO Thượng tọa Thích Thanh Duệ, Phó Trưởng ban Nghi lễ Trung ương Giáo hội Phật giáo Việt Nam khẳng định: “Trong giáo lý nhà Phật không có việc HÓA VÀNG mã cúng tế người chết. Quan điểm của đạo Phật hoàn toàn bác bỏ tục lệ mê tín này. Phật giáo chỉ khuyên trong ngày Lễ vu lan (báo hiếu cha mẹ) thì nên ăn chay niệm Phật để tưởng nhớ. Và làm Lễ xá tội vong nhân (cúng chúng sinh) – cúng những vong hồn lưu lạc một mâm cỗ chay để bố thí siêu sinh. Đồng thời, giúp đỡ những người nghèo khổ chốn trần gian, ăn chay niệm Phật và phóng sinh tích đức để siêu độ vong linh”. Đồng thời người trần cũng nhờ vào công đức đó mà được bình yên, hóa giải được van han 2015. Còn Thượng toạ Thích Thanh Nhã, trụ trì chùa Trấn Quốc (Hà Nội) cũng khẳng định rằng, kinh Phật không dạy hóa vàng mã cho người quá cố. Bản thân trụ trì cũng thường xuyên nhắc nhở Phật tử nên hạn chế hóa vàng mã. Theo ông thì nên dùng tiền mua vàng mã đốt để làm việc thiện cho đời sẽ tốt hơn rất nhiều. Đại đức Thích Thiện Hạnh, trụ trì chùa Vinh Phúc (thôn Quang Độ, xã Văn Môn, huyện Yên Phong, Bắc Ninh) cũng cho rằng, việc đốt hóa vàng mã là mê tín dị đoan và sai hoàn toàn. Đại đức Thích Thiện Hạnh giải thích: “Chúng ta vẫn có câu: Dương sao âm vậy. Nhưng vàng mã của chúng ta về dưới đó có tiêu được không ? Quần áo chúng ta đốt về có vừa với kích cỡ của ông bà chúng ta nữa không? Xe cộ, đồ dùng... có được gửi đúng địa chỉ không? Thành thực trả lời những câu hỏi đó cũng đủ thấy đốt vàng mã là mê tín dị đoan, không hề phù hợp hay có cơ sở. Nếu cha mẹ cõi âm chỉ mong chờ ngày này để được miếng cơm, manh áo, căn nhà... thì những tháng ngày còn lại, tổ tiên ông bà, cha mẹ ăn, mặc, ngủ, nghỉ ở đâu ? Chúng ta vẫn thường nói “Dương thịnh âm siêu”. Người dương biết làm phúc, để người âm siêu thoát. Tôi nghĩ, chúng ta nên lên chùa, thành tâm cầu nguyện hồi hướng tâm đức. Nếu có tiền để mua sắm vàng mã đốt HOA VANG cho cha mẹ, thì nên dùng tiền đó để chia sẻ cho những người nghèo khó. Bởi “Cứu một người dương gian bằng ngàn người âm phủ”. Còn cầu nguyện, chỉ cần tấm lòng thành, nếu không thành tâm thì làm gì cũng vô ích”. >> Xem thêm tu vi tuoi dau Hóa vàng mã thế nào cho đúng cách

Ở nhiều nơi, việc đốt vàng mã đang bị người ta thực hiện một cách thái quá vì cho rằng, dâng cúng càng nhiều thì càng được thánh thần hay người âm phù hộ. Thực chất, đây chỉ là sự “phô trương” với người trần, hơn thế nữa là để thỏa mãn thói thường “con gà tức nhau tiếng gáy”, dẫn đến sự lãng phí tiền của một cách không cần thiết, điều này đáng phê phán. Đồ mã ngày xưa đều làm nhỏ nhỏ xinh xinh, mỗi lễ gồm những loại tiền gì, bao nhiêu đều quy định rất cụ thể, chứ không phải cứ như bây giờ sính hoành tráng, phải to như thật là không đúng, là tốn kém lãng phí. Khi khách đến mua, đồ lễ đã được sắp sẵn theo đúng phong tục. Bộ đồ lễ cúng ông công ông táo gồm 3 chiếc mũ nhỏ, 3 đinh tiền, 3 thếp tiền vàng; hay lễ cúng giao thừa gồm 2 mũ áo cho quan hành khiển của năm cũ và năm mới và 2 lễ tiền; hoặc như lễ giải sao cũng chỉ vài nghìn.


“Mỗi khi một người thân bốc mộ, chuyển về nhà mới thì mới hóa nhà cho họ. Nhà cũng nho nhỏ tượng trưng thôi, chứ không phải làm to như thật. Còn nữa, chỉ cần dâng cúng tiền vàng, tiền vàng đó có thể trao đổi và mua được các vật dụng cần thiết trong thế giới bên kia, chứ không phải hóa tủ lạnh, tivi, xe máy, ô tô như người ta vẫn làm. Như vậy là không đúng!”


Turn static files into dynamic content formats.

Create a flipbook
Issuu converts static files into: digital portfolios, online yearbooks, online catalogs, digital photo albums and more. Sign up and create your flipbook.