Le hoi dien ra vao thang 4 am lich

Page 1

Lễ hội diễn ra vào tháng 4 âm lịch ( tức tháng 5 dương lịch) Cùng lichvansu tìm hiểu về các lễ hội Việt Nam diễn ra vào tháng 5 dương lịch ( tức tháng 4 âm lịch)

1- LỄ HỘI GIÓNG PHÙ ĐỔNG Diễn ra từ ngày 6 -10 tháng 4 ở huyện Gia Lâm, HN) . Hội Gióng Phù Đổng xem ngày tốt xấu thấy được tổ chức hàng năm vào hai ngày mùng 8 và mùng 9 tháng 4 âm lịch tại xã Phù Đổng, huỵện Gia Lâm, thành phố Hà Nội, nơi sinh ra người anh hùng huyền thoại “Phù Đổng Thiên Vương“. Hội gióng Phù Đổng có sức hấp dẫn trong việc hoàn thiện nhân cách con người, dân gian từng ghi nhận bằng câu ca dao: "Ai ơi mùng chín tháng tư Không đi Hội gióng cũng hư mất người" 2Lễ Phật Đản (Ngày 15 tháng 4 âm lịch) Phật Đản (chữ Nho 佛誕; sa. Vaisakha; p. Visakha) là ngày kỷ niệm Đức Phật đản sanh (sinh ra) tại vườn Lâm-tì-ni, năm 624 TCN, diễn ra vào ngày 15 tháng 4 âm lịch hàng năm. Theo truyền thống Phật giáo Đông Á ngày này chỉ là ngày kỉ niệm Phật đản sanh; tuy nhiên, theo Phật giáo Nam truyền và Phật giáo Tây Tạng thì ngày này là ngày Tam hiệp (Phật đản, Phật thành đạo và Phật nhập Niết-bàn). Trước năm 1959 các nước Đông Á, thường tổ chức ngày lễ Phật đản vào ngày mồng 8 tháng 4 âm lịch. Nhưng Đại hội Phật giáo thế giới lần đầu tiên, tại Colombo, Tích Lan, 25 tháng 5 đến 8 tháng 6 năm 1950, 26 nước là thành viên thống nhất ngày Phật đản quốc tế là ngày rằm tháng Tư âm lịch.

3Lễ hội Chol Chnam Thmay (Ngày 15 tháng 4 âm lịch) Chol Chnam Thmay (hoặc Chaul Chnam Thmay) trong phong tục tập quán của người Khmer là lễ hội mừng năm mới theo lịch cổ truyền. Lễ Chôl Chnăm Thmay cũng là những ngày Tết của Campuchia, Lào, Thái Lan, Myanma, Sri Lanka. Ngoài tôn giáo chính là Phật giáo, người Khmer còn tin rằng mỗi năm có một vị thần trên trời (Têvôđa) được sai xuống để chăm lo cho cuộc sống và con người trong năm đó, hết năm lại về trời để vị thần khác xuống hạ giới. Những ngày này trở thành, lễ hội truyền thống của cả cộng đồng. Tổ chức nhiều trò vui như đốt đèn trời, đốt ông lói, đánh quay lửa... Các cụ già kể cổ tích, thần thoại, chuyện cũ cho con cháu nghe. Thường tổ chức khoảng đầu tháng Chét của lịch Phật giáo Khmer (khoảng giữa tháng 4 dương lịch). Kéo dài trong 3 ngày, năm nhuận kéo dài 4 ngày, tên gọi mỗi


ngày tết khác nhau. Ngày đầu tiên có tên: Moha Songkran {Chôl sangkran Chmây) Ngày thứ hai có tên: Wanabat (Wonbơf) Ngày thứ ba có tên: Tngai Laeung Saka (Lơm săk) Nếu năm nhuận cũng có tên là: wonbơf Trong các này mọi người đi thăm hỏi lẫn nhau, chúc nhau tài lộc, sức khoẻ, phát đạt và cùng nhau tham gia các trò vui. Thời gian có khi kéo dài hơn tuần mới trở lại cuộc sống thường nhật. 4Lễ khao lề thế lính (Từ ngày 18-20 tháng 4 âm lịch ở huyện đảo Lý Sơn, tỉnh Quảng Ngãi) Lễ khao lề thế lính là một lễ hội được nhân dân huyện đảo Lý Sơn, tỉnh Quảng Ngãi duy trì hàng trăm năm nay. Thời gian đầu khi mới thành lập Đội Hoàng Sa, cứ hàng năm người của đảo Lý Sơn lại được tuyển mộ vào đội này làm binh, phu đi khai thác và bảo vệ Hoàng Sa và Trường Sa. Việc này gọi là "thế lính". Lễ khao lề thế lính là một lễ hội độc đáo với truyền thống uống nước nhớ nguồn nhằm ghi nhớ công ơn người xưa hay nhóm An Vĩnh thuộc hải đội Hoàng Sa đã ra đi tìm kiếm sản vật và cắm mốc biên giới hải phận mà không trở về. Lễ hội được tổ chức tại Âm Linh Tự (một di tích được xếp hạng quốc gia) vào các ngày 18, 19, 20 tháng 4 âm lịch hàng năm. Đây là lễ hội lớn không chỉ của huyện mà còn của cả tỉnh Quảng Ngãi. Với hình thức tổ chức rất công phu nhiều công đoạn, song đặc biệt hơn cả là hình thức thả thuyền giấy ra biển ngụ ý mãi duy trì việc ra biển như trước và có lẽ vì thế mà lễ hội có tên là khao lề thế lính. Vào những ngày này, ngoài việc tổ chức người địa phương còn thực hiện đắp và dọn các ngôi mộ của các chiến sĩ hải đội Hoàng Sa (dân nơi đây gọi là Mộ gió). Lễ hội này không chỉ mang ý nghĩa phục vụ công tác nghiên cứu văn hóa cộng đồng cư dân ven biển Việt Nam, du lịch mà còn thể hiện đạo lý uống nước nhớ nguồn, truyền thống gìn giữ và bảo vệ lãnh thổ và lãnh hải của đất nước. 5Lễ hội miếu Bà Chúa Xứ (Từ ngày 23-27 tháng 4 âm lịch ở Châu Đốc, An Giang) Lễ hội miếu Bà Chúa Xứ còn gọi lễ Vía Bà là một lễ hội của người dân Nam bộ, nằm dưới Núi Sam. Thị xã Châu Đốc, tỉnh An Giang, hàng năm đã thu hút trên 2 triệu lượt khách hành hương. Đêm 23 tháng 4 làm lễ tắm và thay xiêm y cho tượng Bà. Nước tắm tượng là nước thơm, bộ y phục cũ của Bà được cắt nhỏ ra phân phát cho người dân hay khách trẩy hội và được coi như lá bùa hộ mệnh giúp cho người khỏe mạnh và trừ ma quỷ, hóa giải vận hạn 2015. Tiếp theo các lễ: Lễ rước bốn bài vị từ lăng Thoại Ngọc Hầu về miếu Bà Lễ Túc Yết được tổ chức vào lúc 24 giờ ngày 25 rạng ngày 26. Lễ được tiến hành theo trình tự: dâng hương, chúc tửu (rượu), hiến trà, đọc văn tế. Sau đó bài văn tế được hóa cùng với một ít giấy vàng bạc Lễ Xây Chầu - Hát Bội do do một người sành nghi lễ và có uy tín làm tế tại miếu Bà thực hiện cùng đào kép hát bội cầu nguyện cho quốc thái dân an, mưa thuận gió hòa Lễ Chính Tế vào 4 giờ sáng ngày 26/4, lễ nghi được tiến hành giống lễ Túc Yết. Chiều ngày 27/4 bài vị Thoại Ngọc Hầu được đưa về lăng. Chương trình hát bội cũng chấm dứt, kết thúc lễ vía Bà.


Lễ Vía Bà hằng năm thu hút rất đông khách thập phương. Đến với lễ hội hội họ vừa được tham dự lễ hội dân gian phong phú để xin cầu tài cầu lộc. Ngoài ra còn có các lễ hội đặc sắc khác trên mọi miền tổ quốc như: Lễ hội truyền thống tiêu biểu 2/5 (4/4 âm lịch)Hội đền Đồng Cổ

Phường Bưởi, quận Tây Hồ, Hà Nội

3 – 5/5 (5 Hội Lỗ Khê 7/4 âm lịch)

Xã Liên Hà, huyện Đông Anh, Hà Nội

5/5 (7/4 âm lịch)Hội Khám

Làng Ngọc Khám, xã Gia Đông, huyện Thuận Thành, tỉnh Bắc Ninh

6/5 (8/4 âm lịch)Hội chùa Dâu

Xã Thanh Khương, huyện Thuận Thành, tỉnh Bắc Ninh

10 – 12/5 (12 Hội đình Bình Thủy 14/4 âm lịch)

Phường Bình Thủy, quận Bình Thủy, TP. Cần Thơ

12/5 (14/4 âm Lễ hội cầu Ngư lịch)

Thành phố Đồng Hới, tỉnh Quảng Bình

18/5 (20/4 âm Lễ hội Làng Sen lịch)

Xã Kim Liên, huyện Nam Đàn, tỉnh Nghệ An

Tháng 5 (thángLễ hội cầu mưa của Bãi Tếch Lìm, xã Mỹ Hòa, 4 âm lịch) người Mường huyện Tân Lạc, tỉnh Hòa Bình Tháng 5 (thángLễ hội cầu mưa của Huyện Mai Châu, tỉnh Hòa 4 âm lịch) người Thái Bình


Turn static files into dynamic content formats.

Create a flipbook
Issuu converts static files into: digital portfolios, online yearbooks, online catalogs, digital photo albums and more. Sign up and create your flipbook.