Phong tục tu thiếp của người Khmer Nam Bộ Khi đến với vùng đồng bằng sông Cửu Long, nhất là các tỉnh nằm trong khu vực ven hoặc trong lưu vực sông Hậu như Kiên Giang, Trà Vinh, Sóc Trăng, Bạc Liêu… người ta dễ dàng nhận thấy có nhiều ngôi chùa của người Khmer với những kiến trúc đặc sắc sặc sỡ hai gam màu vàng, đỏ.
PHONG TỤC TU THIẾP CỦA NGƯỜI KHMER NAM BỘ
Người Khmer với tục tu thiếp
Bước qua cổng và vào các ngôi chùa của người Khmer, ngoài chánh điện, ta còn gặp nhiều tháp cốt, cột cờ, nhất là các sala. Đây được coi là hội trường để chư tăng, sư sãi tập trung sinh hoạt tôn giáo. Ngoài ra, nơi đây còn dành một gian cho những người đi tu thiếp trú ngụ. Bên cạnh việc xem ngày đi tu để báo hiếu, đồng bào người Khmer Nguồn gốc của lối tu này có nguồn gốc từ phương pháp tham thiền do phái Yoga ở Ấn Độ từ hơn 4000 năm nay. Chính Đức Phật Thích Ca cũng theo phương pháp này lúc ngồi dưới gốc bồ đề để đắc đạo. Những người Khmer đã luống tuổi, khó thể học hết được giáo lý để tu như bậc sadi hay tỳ kheo, họ sẽ chọn cách tu thiếp. Cách tu này còn nhằm để: người đi tu tin là sẽ thấy được tiền kiếp của mình, nghèo khổ, giàu sang hay do thú vật đầu thai; họ cũng sẽ biết rõ được công ơn cha mẹ đã sinh đẻ, nuôi dưỡng mình như thế nào; họ cũng thấu hiểu được cái vô ngã của con người, sự khổ não của chúng sinh để tìm đường giải thoát.
NGƯỜI KHMER TU THIẾP KHÔNG PHÂN BIỆT NAM, NỮ, TUỔI TÁC Trước khi vào chùa tu thiếp thì người đi tu mặt đồ trắng có cả nam lẫn nữ, đều cạo trọc đầu, đàn bà gọi là lục day, đàn ông là lục tà. Họ nhờ người biết hướng dẫn tu thiếp (gọi là thầy) làm lễ nhập thiếp và đọc kinh Pali để thỉnh thiếp trước khi ngồi tịnh. Tùy theo hoàn cảnh, người tu thiếp có thể tu một tuần, hoặc tu suốt đời. Giới tu thiếp được chia làm ba nhóm: Nhóm thứ nhất, người đi tu còn phải ở nhà làm ăn không thể tu nhiều ngày liên tiếp, lúc nào rảnh rang thì vào chùa, một, hai tuần hoặc một tháng. Sau đó, về nhà lo công việc, xong lại