1
Bản tin Đại học RMIT Việt Nam Số 2
04/2015
LỜI CHÀO TỪ HIỆU TRƯỞNG
3
TÂM ĐIỂM Diện mạo mới cho một trường đại học về công nghệ và thiết kế
4
Họp mặt Phụ huynh
5
Nguyễn Thanh Nga “Thợ săn Học bổng” Hai giải thưởng cao quý cho Đại học RMIT Việt Nam
6-8 9
PHƯƠNG PHÁP DẠY & HỌC Bí quyết vượt qua áp lực thi cử
10
UniSTART với IELTS 6.0: Mở thêm cánh cổng vào đại học quốc tế
11
Đại học RMIT giới thiệu 3 ngành học kinh doanh Sinh viên kết nối với doanh nghiệp
12-13 14
CỘNG ĐỒNG VÀ RMIT Tăng cường năng lực tư vấn hướng nghiệp tại trường trung học
2
2
15
Chung kết Hùng biện Tiếng Anh: 16-17 “Ý tưởng thu hút khách du lịch quốc tế đến Quảng Ninh” GÓC CHIA SẺ
18
CHUYÊN MỤC HỎI - ĐÁP
19
Lời chào từ Hiệu trưởng Quý vị độc giả thân mến, Mỗi năm, cứ đến dịp hè, không khí thi cử lại nóng lên trong mỗi gia đình. Khi các em học sinh bước vào kỳ thi, đặc biệt là kỳ thi quan trọng như thi đại học, mỗi thành viên trong gia đình đều cảm thấy lo lắng, hồi hộp, có khi đến mất ăn mất ngủ. Hiểu rõ được những băn khoăn trăn trở của quý vị, trong Bản tin Đại học RMIT Việt Nam số 2, chúng tôi sẽ chia sẻ một số thông tin về việc chọn ngành, chọn trường, cũng như những phương pháp giúp giải tỏa áp lực thi cử. Đây là cách trường đồng hành cùng quý vị giúp con em mình biến ước mơ thành công trên con đường học vấn thành hiện thực. Một vấn đề nữa cũng được đề cập trong Bản tin lần này là các thông tin xoay quanh chương trình Học bổng RMIT Việt Nam 2015. Trong suốt 14 năm qua, trường đã trao gần 700 suất học bổng với tổng trị giá hơn 150 tỉ đồng. Qua đó, các em học sinh nhận học bổng không những được lợi từ học phí, mà còn được trải nghiệm đội ngũ giảng viên có chuyên môn và kinh nghiệm toàn cầu, cơ sở vật chất tốt, cũng như mối quan hệ chặt chẽ với doanh nghiệp. Chúng tôi mong rằng, quý vị sẽ tìm thấy cho mình những thông tin thực sự hữu ích về cơ sở Hà Nội trong bản tin này.
Giáo sư Gael McDonald, Hiệu trưởng RMIT Việt Nam
3
Diện mạo mới cho trường đại học về công nghệ và thiết kế Dự án cải tạo được tiến hành vào tháng 5 tới đây sẽ đem đến không gian mới và hiện đại cho cơ sở Hà Nội, Đại học RMIT Việt Nam. Dự án do Ban điều hành Đại học RMIT Việt Nam khởi xướng từ gần một năm trước và đã được công ty OUT-2 Design, Úc hoàn thành giai đoạn lên ý tưởng thiết kế. Ông Phillip Dowler, Trưởng đại diện cơ sở Hà Nội chia sẻ mong muốn biến không gian trường thành nơi mà mỗi nhân viên và sinh viên đều cảm thấy thoải mái như ở nhà. Ông nói: “Chúng tôi muốn thay đổi diện mạo có phần giống văn phòng như hiện nay và làm cho tòa nhà hiện đại, cá tính hơn, mà vẫn thể hiện được những giá trị cốt lõi của RMIT Việt Nam. Cơ sở vật chất phục vụ sinh viên sẽ phong phú hơn với phòng ăn, khu vực thể thao và giải trí, cùng nhiều không gian tự học hơn. Chúng tôi muốn tạo thêm không gian cho sinh viên thoải mái học tập hoặc làm các dự án riêng. Nơi này sẽ đẹp và hiện đại như
4
cơ sở Đại học RMIT ở Melbourne, Úc, đầy màu sắc và cảm hứng”. Trong suốt quá trình thiết kế, trường cũng lấy ý kiến của nhân viên và sinh viên tại cơ sở Hà Nội. Rất nhiều ý tưởng từ đề xuất của các bạn sinh viên đã được đưa vào thiết kế cuối cùng. Thêm vào đó, dự án còn là cơ hội để một nhóm sinh viên ngành Truyền thông chuyên nghiệp bổ sung kinh nghiệm khi “chạy” chiến dịch truyền thông cho quá trình tái thiết cơ sở, như một phần trong chương trình học của các bạn. Vũ Tuấn Anh, sinh viên ngành Kinh tế - Tài chính, Phó chủ tịch Student Council (Hội đồng Sinh viên) RMIT Việt Nam, cho biết bạn có cơ hội đóng góp ý kiến vào dự án: “Đây sẽ là thay đổi lớn với cơ sở Hà Nội và dự án chắc chắn cũng sẽ tạo ra những trải nghiệm mới cho sinh viên bọn em”. Được biết, dự án dự kiến sẽ hoàn thành vào tháng 9 năm nay.
Họp mặt Phụ huynh
Nhằm tăng cường trao đổi thông tin giữa phụ huynh và nhà trường, Đại học RMIT Việt Nam đã tổ chức buổi Họp mặt Phụ huynh đầu tiên vào ngày 7/3/2015, tại Khách sạn Deawoo, Hà Nội. Chương trình có sự tham gia của hơn 50 phụ huynh có con nhập học kỳ học tháng 2/2015, Trưởng đại diện Cơ sở Hà Nội – ông Phillip Dowler và Phó Giám đốc phụ trách Tuyển sinh & Marketing miền Bắc, Đại học RMIT Việt Nam - cô Judith Lydia.
TÂM ĐIỂM
Năm đầu tiên bước vào cánh cổng đại học chính là khoảng thời gian quan trọng nhất đối với mỗi sinh viên. Nhiều nghiên cứu cho thấy nếu vượt qua được khó khăn trong năm học đầu, các em sẽ có khả năng thành công rất cao trong suốt những năm học còn lại. Không ít phụ huynh bày tỏ quan tâm tới vấn đề này và muốn sát cánh cùng nhà trường hỗ trợ con em mình trong khoảng thời gian chuyển giao ban đầu nhiều thách thức này. Hiểu rõ những băn khoăn đó, Đại học RMIT Việt Nam đã tổ chức buổi Họp mặt Phụ huynh vào đầu tháng 3 vừa qua để tạo cơ hội gặp gỡ, trao đổi cởi mở giữa phụ huynh và nhà trường. Qua chia sẻ của Trưởng đại diện Cơ sở Hà Nội, cùng đại diện đến từ phòng Dịch vụ sinh viên và Công tác sinh viên, phụ huynh đã được cung cấp đầy đủ thông tin hữu ích về những dịch vụ hỗ trợ sinh viên của nhà trường, đồng thời nắm rõ hơn về chương trình Trao đổi sinh viên, chương trình Chuyển tiếp để có kế hoạch học tập dài hạn cho con em mình trong những năm tới. Quan trọng hơn, khách mời còn có cơ hội thoải mái chia sẻ những suy nghĩ, trăn trở về việc học của con mình, đồng thời cũng đưa ra những đóng góp quý giá để nhà trường và phụ huynh có thể phối hợp tốt hơn trong quá trình đào tạo sinh viên. Đặc biệt, nhiều người cũng bày tỏ quan tâm về việc thành lập Hội Phụ huynh RMIT Việt Nam trong thời gian tới. Cô Đào Thị Ngọc Minh, một phụ huynh tham gia họp mặt chia sẻ: “Bản thân tôi là bậc làm cha mẹ, nên luôn băn khoăn làm thế nào để phối hợp với nhà trường trong quá trình học tập của con, nhằm mang lại kết quả tốt nhất. Những buổi gặp mặt phụ huynh và nhà trường như thế này vô cùng hữu ích, tôi đề xuất nên tổ chức định kỳ hàng tháng”. 5
Nguyễn Thanh Nga “Thợ săn Học bổng” Mới bước vào kỳ học đầu tiên tại Đại học RMIT Việt Nam, cô bạn “bé hạt tiêu” Nguyễn Thanh Nga đã khiến tất cả phải nể phục khi giành Học bổng Hiệu trưởng - học bổng toàn phần cho ba năm học tại đây.
LỰA CHỌN CỦA TRÁI TIM Là một Amser (cựu học sinh THPT Hanoi Amsterdam), như rất nhiều bạn bè đồng trang lứa khác, Thanh Nga cũng không khỏi háo hức trước viễn cảnh sẽ đi du học, được tới các miền đất mới và trải nghiệm một nền văn hóa mới. Tuy nhiên, với một vài “điểm trừ” của bản thân như chưa đủ tự tin, lo lắng về sự thiếu trải nghiệm khiến cô bạn phải cân nhắc rất kỹ các quyết định của mình. Qua tìm hiểu và được các anh chị đi trước rỉ tai về “học bổng tại RMIT Việt Nam”, Thanh Nga dồn quyết tâm săn được “chú cá mập” này. Một tháng trước kỳ thi đại học, cô bạn quyết định không thi để tập trung săn học bổng. Sau này, như Thanh Nga nhớ lại, lựa chọn RMIT Việt Nam là “lựa chọn của trái tim”, bởi lẽ nếu có đỗ một trường đại học khác trong nước, chắc chắn Nga cũng không thôi mơ mộng về trường đại học trong mơ của mình. Và cuối năm 2014, giấc mơ của cô bạn cựu học sinh lớp Trung - trường Hanoi Ams đã trở thành hiện thực, khi Nguyễn Thanh Nga là một trong hai cái tên của cơ sở Hà Nội, được trao tặng Học bổng Hiệu trưởng, học bổng toàn phần cho ba năm học tại đây. 6
TÂM ĐIỂM BÍ KÍP CỦA “THỢ SĂN HỌC BỔNG” Học bổng Thanh Nga giành được là học bổng toàn phần cho cả ba năm học tại RMIT Việt Nam. Đây là năm đầu tiên chương trình học bổng của trường mở rộng hơn, nhiều hạng mục nhưng lại hiếm học bổng toàn phần, đủ thấy quá trình săn học bổng không dễ dàng với bất kỳ ứng viên nào. Thanh Nga phải tạo được bộ hồ sơ thật ấn tượng và trải qua quá trình phỏng vấn trước khi vinh dự chạm đến được suất học bổng toàn phần. Để hồ sơ của mình nổi bật, cô bạn đã thiết kế dưới dạng một quyển tạp chí, trong đó là câu chuyện của Nga từ thời THPT (những thành tích học tập, hoạt động ngoại khóa) và ước mơ của cô về những năm đại học ở RMIT. Điểm khác biệt chính là ý tưởng về Thanh Nga của mười mấy năm sau, khi cô bạn trở thành một người thành đạt nhờ những kiến thức học được từ ngôi trường này. Vì hạn nộp hồ sơ cách thời gian biết kết quả đến hai tháng, nên Nga đã đăng ký làm trợ giảng ở Trung tâm tiếng Anh GLN để có cơ hội giao tiếp với người nước ngoài hàng ngày, nhằm luyện thêm tiếng Anh cũng như khả năng phản ứng trong giao tiếp. Cô bạn
cũng tự tập nói trước gương hàng ngày và chuẩn bị trả lời trước những câu hỏi để rèn phản xạ khi được phỏng vấn. Lúc biết đã qua được vòng 1, Thanh Nga bay vào TP.Hồ Chí Minh để phỏng vấn trực tiếp. Tại đây, cô bạn bị “ngợp”, nói năng líu ríu. Dần dần, nhờ sự thân thiện của các thầy cô , Nga tự tin hơn và trả lời ngon ơ các câu hỏi. “Điều quan trọng là hãy thật thoải mái và luôn là chính mình”, Thanh Nga chia sẻ. Học bổng Hiệu trưởng của RMIT Việt Nam đòi hỏi các ứng viên, bên cạnh thành tích học tập xuất sắc còn phải thể hiện được quá trình tham gia tích cực vào các hoạt động xã hội. Ngoài việc học song song hai ngoại ngữ là tiếng Anh và tiếng Trung, Thanh Nga còn tham gia CLB The Cycle Vietnam, một tổ chức của học sinh toàn Hà Nội. Sau một nhiệm kỳ làm Trưởng ban Nhân sự, Nga đã ứng cử chức Phó chủ tịch. Ngoài ra, cô bạn đa tài còn tham gia hàng loạt hoạt động tình nguyện của tổ chức The Vusta và cộng tác với nhãn hàng thời trang Paul&Paulina Vietnam. Chính bảng thành tích hoạt động xã hội tích cực đã mang lại điểm cộng không nhỏ cho Nga từ vòng xét tuyển hồ sơ.
>> Tiếp theo
Nguyễn Thanh Nga (ngoài cùng bên trái) nhận Học bổng Hiệu trưởng 2014 7
>> Tiếp theo trang 7
BẮT NHỊP VỚI MÔI TRƯỜNG HỌC TẬP NĂNG ĐỘNG Sớm nhận ra việc giành được học bổng chỉ là thành quả của quá trình đầy gian nan, chứ không phải do bản thân giỏi hơn người khác, ngay từ kỳ học đầu tiên, Thanh Nga đã xác định “xuất phát chậm đồng nghĩa với thất bại”. Chọn cho mình ngành Truyền thông Chuyên nghiệp, Thanh Nga cảm thấy rất hài lòng, dù không phải không có những khó khăn. Là cô nàng “lười viết và lười sáng tạo”, ngay hai môn học đầu tiên là Viết chuyên nghiệp và Nhập môn quảng cáo đã khiến Nga phải lập tức khắc phục điểm yếu của bản thân mình. Từ việc thúc đẩy bản thân luyện viết, luyện suy nghĩ hàng ngày, cô bạn dần coi học tập như một niềm vui chứ không phải nghĩa vụ nữa. Đắm mình trong môi trường học tập ngập tràn những cá nhân năng động và ham học hỏi, Thanh Nga luôn lo lắng và cố gắng sao cho “không bị bỏ lại”. Tham gia vào các câu lạc bộ cũng như các hoạt động ngoại khóa, cô bạn dần định hình sở thích và cá tính của bản thân. Thêm vào đó, được sự khích lệ và truyền cảm hứng từ các giảng viên, Nga luôn tìm thấy niềm vui từ chính việc học tập tại đây. LUÔN HOÀN THIỆN ĐỂ DẪN ĐẦU Tham gia tới ba câu lạc bộ trong trường là SIFE, CLB Truyền thông và CLB Âm nhạc, Thanh Nga hy vọng sẽ có thêm nhiều trải nghiệm với từng câu lạc bộ, nhận được lời khuyên hữu ích từ các anh chị đi trước và khám phá được mong muốn thực sự của bản thân. Những mô hình như SIFE, câu lạc bộ dành cho sinh viên trong doanh nghiệp phi lợi nhuận, còn giúp Nga và các bạn bước đầu hiện thực hóa ý tưởng thành lập một doanh nghiệp xã hội, vừa có thể giúp đỡ những người khó khăn, vừa mang lại nguồn thu cho các dự án thiện nguyện. Năm mới, cũng như bao cô bạn mới chớm qua tuổi teen khác, Thanh Nga cũng có rất nhiều kế hoạch và dự định. Nhưng trước mắt, ưu tiên hàng đầu vẫn là giữ vững được thành tích học tập, dành sức cho các câu lạc bộ trong trường và tham gia ứng cử một vị trí trong Hội sinh viên. Cùng chúc cho mọi ước mong của cô bạn tài năng này đều trở thành hiện thực.
Theo Việt Anh – Báo Hoa Học Trò
8
Là một phần cam kết của RMIT nhằm nuôi dưỡng thế hệ lãnh đạo trẻ tương lai cũng như ghi nhận những cố gắng không ngừng của sinh viên, RMIT Việt Nam sẽ trao tặng 55 cơ hội học bổng khác nhau trong năm 2015. Nét mới của Chương trình năm nay là Quy trình ứng tuyển gồm hai bước:
BƯỚC 1: Các ứng viên cần phải hoàn thành việc nộp hồ sơ xin nhập học cho ít nhất một ngành học tại RMIT Việt Nam để nhận được mã hồ sơ.
BƯỚC 2: Nộp đơn xin học bổng trực tuyến qua hệ thống: http://bit.ly/RMIT-HocBongTrucTuyen Để tìm hiểu thêm về các loại học bổng và điều kiện nộp hồ sơ từng loại năm 2015, vui lòng truy cập: http://bit.ly/RMIT-HocBong
TÂM ĐIỂM
Hai giải thưởng cao quý cho Đại học RMIT Việt Nam
Bên cạnh giải thưởng Chu Văn An do Hội Khuyến học Việt Nam tổ chức lần đầu tiên, Đại học RMIT Việt Nam vừa nhận được giải thưởng cao quý Rồng Vàng năm thứ 12 liên tiếp nhờ những đóng góp và thành quả nổi bật trong lĩnh vực giáo dục.
Hiệu trưởng RMIT Việt Nam, Giáo sư Gael McDonald cho biết trường tiếp tục tập trung phát triển những kỹ năng mà các nhà tuyển dụng cần ở sinh viên tốt nghiệp. Bên cạnh đó, trường cũng đang cân nhắc mở thêm hơn 15 chuyên ngành cử nhân và 13 chuyên ngành thạc sĩ trong năm năm tới.
Đây là giải thưởng do Thời báo Kinh tế Việt Nam phối hợp với Bộ Kế hoạch và Đầu tư phối hợp tổ chức hàng năm nhằm tuyên dương những doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài có thành tích nổi bật trong các lĩnh vực kinh doanh, đồng thời đóng góp tích cực cho sự phát triển của kinh tế Việt Nam.
Giáo sư chia sẻ: “Chúng tôi sẽ tập trung vào các lĩnh vực như kỹ thuật, công nghệ, sức khỏe, truyền thông, thiết kế, ngôn ngữ và kinh doanh. Tại TP. Hồ Chí Minh, trường vừa thành lập Phân viện đào tạo sau đại học – khu vực châu Á tại quận 1, đem đến những cơ hội linh hoạt hơn cho phép nghiên cứu sinh người Việt có thể tham gia các chương trình đào tạo tiến sĩ theo chuẩn quốc tế ngay tại Việt Nam”.
Trường nhận giải Rồng Vàng chỉ ít lâu sau khi nhận giải thưởng Chu Văn An, do Hội Khuyến học Việt Nam, Bộ Giáo dục và Đào tạo, và Liên hiệp các hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam phối hợp tổ chức lần đầu tiên. Tại lễ trao giải tổ chức ở Nhà hát Lớn Hà Nội vào tháng 3 vừa qua, Ban tổ chức đã ghi nhận những đóng góp của trường trong việc đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao suốt 13 năm qua.
Đại học RMIT Việt Nam đã nhận nhiều giải thưởng từ khi bắt đầu hoạt động ở TP. Hồ Chí Minh năm 2001 và ở Hà Nội năm 2004. Hiện tại, trường có hơn 5.500 sinh viên theo học các chương trình tiếng Anh, liên thông đại học, đại học và cao học thuộc nhiều ngành nghề khác nhau, đáp ứng nhu cầu tuyển dụng của doanh nghiệp trong nước và quốc tế. 9
Bí quyết vượt qua áp lực thi cử Khi các em học sinh bước vào kỳ thi quan trọng như thi đại học, cả gia đình dường như đều bao trùm trong không khí thi cử: lo lắng, hồi hộp, đợi chờ, có khi mất ăn mất ngủ. Để giúp con vượt qua giai đoạn quan trọng này, cha mẹ hãy cùng áp dụng vài bí quyết mang tính khoa học sau: ĐỘNG VIÊN TINH THẦN CON Trong giai đoạn ôn thi, những cử chỉ thương yêu, lời động viên, cũng như những lời khuyên hợp lý về việc chọn trường từ cha mẹ sẽ giúp con vượt qua rào cản tinh thần và giải tỏa được âu lo. Ngoài ra, phụ huynh cũng nên động viên và chỉ ra cho con biết rằng vào đại học không phải là con đường duy nhất để thành công, nếu chẳng may thất bại, con vẫn có thể làm lại hoặc thử nhiều lựa chọn khác. CHẾ ĐỘ DINH DƯỠNG HỢP LÝ Ổn định trong hệ tiêu hóa sẽ hỗ trợ rất nhiều cho sự linh hoạt của não bộ, đặc biệt trong những giai đoạn căng thẳng như mùa thi. Vì vậy, thay vì dùng các loại thực phẩm giàu tinh bột, chứa quá nhiều đường, gây nóng trong người, nhiều chất béo, v.v. bạn hãy lên thực đơn với các món ăn giàu chất xơ, hàm lượng chất béo và protein vừa phải nhằm giúp con dễ tiêu hóa và cơ thể có thể hấp thu tối đa lượng dưỡng chất cần thiết. Thêm vào đó, các loại rau quả giàu vitamin C như cam, quýt, chanh, bưởi, rau dền, v.v. cũng giúp cơ thể giảm mệt mỏi. Phụ huynh có thể thêm các loại rau quả tươi giàu chất khoáng vi lượng vào bữa ăn để giúp tăng cường trí nhớ. NGỦ ĐỦ, GIẢM STRESS Stress là tình trạng phổ biến khi ôn thi và đây chính là nguyên nhân làm giảm năng lực ôn tập của các sĩ tử. Stress thường dẫn đến suy sụp tinh thần và trằn trọc khó ngủ. Không ngủ đủ và ngủ sâu càng khó nhớ bài, gây khó khăn trong quá trình ôn tập. Để tránh mất ngủ, không nên sử dụng các đồ uống có chất kích thích thần kinh như trà đặc hoặc cà phê. Cách tốt nhất trong mùa thi là thư giãn trước khi đi ngủ. 10
Khi con có dấu hiệu căng thẳng lo lắng, cha mẹ có thể sử dụng các loại thảo dược giúp an thần như tâm sen, hạt quả táo mèo. PHƯƠNG ÁN CHỌN TRƯỜNG PHÙ HỢP Trường đại học là bước đệm quan trọng đối với mỗi bạn sinh viên trước ngưỡng cửa cuộc đời. Vì vậy, chọn trường phù hợp không nên chỉ chạy theo danh tiếng và điểm chuẩn, mà còn phải dựa vào sở thích, cá tính cũng như khả năng của mỗi học sinh. Phụ huynh có thể hướng dẫn con chọn ngành bằng cách trả lời ba câu hỏi: “Tính cách con phù hợp với ngành nghề nào?”, “Thực tế ngành nghề con chọn là thế nào?” và “Trường đại học nào là trường phù hợp với con?” Thay vì tạo thêm áp lực “đỗ-trượt” cho sĩ tử, phụ huynh hãy là động lực cho con mình, đưa ra những chỉ dẫn đúng đắn và luôn đồng hành, ủng hộ con. Điều quan trọng là các con đã cố gắng hết sức trong kỳ thi, kết quả dù thế nào thì cũng nên lạc quan, động viên tinh thần con em mình. Đồng thời, cha mẹ cũng nên nhắc nhở và giúp con thư giãn trong quá trình học tập và ôn thi. Nhằm hỗ trợ quý vị phụ huynh trong việc cùng con vượt qua những kỳ thi quan trọng như thi tốt nghiệp THPT và Đại học; Đại học RMIT Việt Nam trân trọng mời quý vị đến tham dự buổi tọa đàm:
CÁCH CHUẨN BỊ TỐT NHẤT CHO KỲ THI? 8h30, Chủ Nhật, 31/05/2015 RMIT Việt Nam, 521 Kim Mã, Hà Nội Đăng ký tại: http://bit.ly/RMIT-NgayNopHoSo hoặc gọi (04) 3726 1460 để biết thêm
PHƯƠNG PHÁP DẠY & HỌC
UniSTART với IELTS 6.0: Mở thêm cánh cổng vào đại học quốc tế Chương trình UniSTART, cùng với chương trình Liên thông Đại học, là nền tảng vững chắc giúp sinh viên tự tin chuyển tiếp lên chương trình Cử nhân tại RMIT Việt Nam. Đây cũng là cơ hội để học sinh làm quen và tiếp xúc với môi trường học tập bằng tiếng Anh học thuật, cũng như kiến thức nền tảng về các môn chuyên ngành trước khi bước vào Đại học. Sinh viên theo học chương trình UniSTART sẽ được học tiếng Anh học thuật kết hợp với một số môn cơ sở của chương trình Cử nhân. Sau khi hoàn thành, sinh viên sẽ được chuyển tiếp tới ngành đã chọn và nhận được tín chỉ miễn giảm cho những môn đã học. Qua từng kỳ học của Chương trình UniSTART, số lượng các môn chuyên ngành của chương trình Cử nhân được tăng dần. Chương trình Liên thông Đại học - ngành Thương mại và chương trình UniSTART có những đặc thù khác nhau về thời gian học, cấu trúc chương trình và yêu cầu tuyển sinh.
Tháng 7/2015, lần đầu tiên kỳ thi tốt nghiệp THPT và thi Đại học được kết hợp làm một để đánh giá học lực của học sinh. Nhằm tạo thêm cơ hội học đại học cho học sinh, Đại học RMIT Việt Nam sẽ điều chỉnh lịch nhập học kỳ học thứ 2 năm 2015 cho phù hợp với Quy chế thi mới, tạo điều kiện cho sinh viên nhập học thẳng với học bạ cấp 3 và không cần kết quả thi Đại học hay thi tốt nghiệp THPT. Cụ thể, học sinh tốt nghiệp phổ thông trung học năm 2015 sẽ có hai lựa chọn nhập học: Tháng 6: 22/06/2015 Tháng 7: 13/07/2015
Vui lòng liên hệ phòng Tuyển sinh theo số điện thoại: (04) 3725 1460) để được tư vấn thêm. 11
Đại học RMIT giới thiệu 3 ngành học kinh doanh Ba chuyên ngành Quản lý, Kinh doanh Quốc tế và Khởi nghiệp ra mắt vào tháng 10/2014 vừa qua là nỗ lực mới nhất của ĐH RMIT Việt Nam trong việc đào tạo lớp “thuyền trưởng quốc tế” tiếp theo để góp sức cho sự phát triển và tiến ra thế giới của con thuyền kinh tế Việt Nam. 01
QUẢN LÝ
Sau khi gia nhập WTO, kinh tế Việt Nam chào đón sự đổ bộ của hàng loạt những “ông lớn” của nền kinh tế thế giới. Theo đó, nhu cầu nhân lực có chuyên môn đạt chuẩn quốc tế và hiểu biết sâu sắc về thị trường Việt Nam cũng tăng cao hơn bao giờ hết. Chương trình Cử nhân Kinh doanh (chuyên ngành Quản lý) trang bị cho sinh viên nền tảng kiến thức và kỹ năng cốt lõi để quản lý doanh nghiệp: từ việc kiểm soát tình hình tài chính, quản lý nhân sự đến xây dựng mối quan hệ với khách hàng. Với vốn kiến thức sâu rộng về phương thức quản lý và vận hành doanh nghiệp theo chuẩn quốc tế cùng hiểu biết về thị trường địa phương, sinh viên tốt nghiệp chuyên ngành Quản lý sẵn sàng gia nhập đội ngũ “thuyền trưởng quốc tế” trong tương lai ở các lĩnh vực tài chính, tiếp thị, nhân sự... 02
KINH DOANH QUỐC TẾ
Nếu chuyên ngành Quản lý là lựa chọn lý tưởng cho những sinh viên muốn trang bị kiến thức tổng quan về quản lý doanh nghiệp thì chuyên ngành Kinh doanh Quốc tế là chìa khóa cho các bạn trẻ có định hướng phát triển ở các công ty đa quốc gia tại Việt Nam và trên toàn thế giới. Các môn học nhấn mạnh yếu tố toàn cầu như Kinh tế Toàn cầu, Quản lý Nhân sự Quốc tế, Tiếp thị Toàn cầu...sẽ trang bị cho sinh viên vốn kiến thức và kỹ năng để làm việc trong môi trường quốc tế đa văn hóa ở khắp các nước trên thế giới. Tại ĐH RMIT Việt Nam, trải nghiệm thực tế luôn được chú trọng. Sinh viên ngành Kinh doanh Quốc tế sẽ có cơ hội lắng nghe chia sẻ từ các chuyên gia dày dạn kinh nghiệm trong ngành và thực tập tại những tập đoàn đa quốc gia lớn đang hoạt động tại Việt Nam như HSBC, Toyota, Unilever, Intel,... Tiếp nối chương trình Cử nhân Kinh doanh Quốc tế, ĐH RMIT Việt Nam sẽ ra mắt chương trình Thạc sỹ Kinh doanh Quốc tế vào năm 2015. 12
PHƯƠNG PHÁP DẠY & HỌC
03
KHỞI NGHIỆP
Chiếm 98% tổng số doanh nghiệp trên cả nước, doanh nghiệp vừa và nhỏ mang đến 50% GDP và có đóng góp không nhỏ cho sự phát triển của nền kinh tế Việt Nam. Đằng sau thành công này là nỗ lực của những doanh nhân trẻ năng động, dám nghĩ, dám làm. Chương trình Kinh doanh (chuyên ngành Khởi nghiệp) của ĐH RMIT Việt Nam sẽ trang bị cho những chủ doanh nghiệp tương lai vốn kiến thức quốc tế và hiểu biết sâu rộng về thị trường địa phương để tạo dựng doanh nghiệp có khả năng phát triển lâu bền và tiến xa ra thị trường thế giới. Chương trình phát triển góc nhìn toàn cảnh và cơ hội thực hành về quá trình một tổ chức/ công ty được thành lập, tồn tại, phát triển và thành công. Đây là lựa chọn lý tưởng cho những cá nhân có đam mê kinh doanh, làm chủ doanh nghiệp hoặc mong muốn phát triển và đưa doanh nghiệp gia đình đến một tầm cao mới. Sinh viên chuyên ngành Khởi nghiệp của ĐH RMIT Việt Nam sẽ có cơ hội phát triển ý tưởng kinh doanh của mình qua các bài tập thực tế và cơ hội gặp gỡ, học hỏi kinh nghiệm từ các chủ doanh nghiệp thành đạt trong và ngoài nước. Sinh viên cũng được tạo điều kiện đưa ý tưởng kinh doanh vào thực tế qua các hoạt động câu lạc bộ và cuộc thi Thử thách Kinh doanh của ĐH RMIT toàn cầu.
Với vốn kiến thức quốc tế và kinh nghiệm khởi nghiệp học hỏi được từ bậc ĐH, các bạn trẻ có thể tự tin biến ý tưởng kinh doanh thành hiện thực. KẾT Trong bối cảnh toàn cầu hóa, ba chuyên ngành Kinh doanh mới của Đại học RMIT Việt Nam sẽ mở ra nhiều cơ hội cho những bạn trẻ mong muốn theo đuổi nghiệp kinh doanh và quản lý doanh nghiệp quốc tế. Trường đặc biệt kết hợp với các doanh nghiệp lớn tại Việt Nam để phát triển một chương trình học mang tính thực tiễn cao, đảm bảo sinh viên có thể đáp ứng nhu cầu công việc trong thực tế. Ngoài ra, chương trình Cử nhân Kinh doanh còn cho phép sinh viên lựa chọn kết hợp nhiều môn học khác nhau sao cho phù hợp với định hướng công việc trong tương lai. Những sinh viên có mong muốn thử sức ở môi trường ngoài nước sẽ được tạo điều kiện chuyển tiếp sang ĐH RMIT Melbourne trong một đến hai học kỳ hoặc tham gia thực tập tại Úc. Với bằng cấp được công nhận trên toàn thế giới, kiến thức chuyên môn sâu rộng cùng các kỹ năng “vàng” tích lũy qua trải nghiệm thực tế, lứa sinh viên tốt nghiệp ba chuyên ngành mới hứa hẹn sẽ là những “thuyền trưởng” quốc tế tài ba, góp phần đưa “con thuyền” kinh tế Việt Nam ra thế giới.
Đại học RMIT Việt Nam gắn kết và đưa kinh nghiệm thực tiễn từ các doanh nghiệp vào chương trình giảng dạy và thực hành cho sinh viên như thế nào? Mời quý vị phụ huynh tìm hiểu qua sự kiện:
“NGÀY TRẢI NGHIỆM - BƯỚC VÀO THẾ GIỚI KINH DOANH”
8h30, Chủ Nhật, 17/05/2015 RMIT Việt Nam, 521 Kim Mã, Hà Nội
Đây cũng là cơ hội để Quý vị phụ huynh và học sinh giao lưu với các chuyên gia trong ngành; thực hành giao dịch chứng khoán ảo, thương mại quốc tế, tiếp thị, điều hành công ty…và được truyền cảm hứng từ các dự án thực tế của sinh viên RMIT. Đăng ký tại: http://bit.ly/RMIT-NgayTraiNghiem-KinhDoanh hoặc gọi (04) 3726 1460 để biết thêm chi tiết. 13
PHƯƠNG PHÁP DẠY & HỌC
Sinh viên kết nối với doanh nghiệp
Nền tảng kiến thức vững chắc, thái độ tích cực và tư duy phù hợp là những đặc điểm của sinh viên Đại học RMIT Việt Nam qua nhận xét của đại diện từ các doanh nghiệp. Đây là chia sẻ của đại diện các công ty tại đêm giao lưu kết nối thuộc chương trình chuẩn bị cho công việc do Phòng Tư vấn hướng nghiệp, Đại học RMIT Việt Nam tổ chức. Sự kiện đã thu hút hơn 100 sinh viên và 80 đại diện các công ty cùng thảo luận về cơ hội nghề nghiệp gồm những công việc toàn thời gian cũng như cơ hội thực tập. Trưởng phòng Tuyển dụng của Glass Egg Digital Media - cô Dương Kim Ngân đến tham dự sự kiện để tìm thực tập sinh cũng như nhân viên tiềm năng có trình độ từ các ngành thương mại, tài chính, marketing và công nghệ thông tin. Cô Ngân cho biết: “Công ty chúng tôi có khoảng 20 nhân viên tốt nghiệp từ Đại học RMIT Việt Nam và hiện đang làm việc tại các bộ phận sản xuất, marketing, kế toán, xuất bản và tuyển dụng. Các bạn từng là những sinh viên có kết quả học tập xuất sắc tại trường và hiện đang nắm giữ các vị chủ chốt trong công ty chúng tôi. Một trong số đó là Thái Quốc Kim, cử nhân Thương mại RMIT Việt Nam, hiện là Giám đốc điều hành Like.vn – công ty con của Glass Egg”. Với Trần Quế Chi, sinh viên ngành Truyền thông chuyên nghiệp, đêm giao lưu kết nối lại là cơ hội lý tưởng để sinh viên thể hiện tài năng và năng lực trước các nhà tuyển dụng tiềm năng. Chi cho biết: “Chúng tôi được trao cho một cơ hội tuyệt vời để thể hiện kỹ năng và năng lực của bản thân trước các nhà tuyển dụng tương lai, đặc biệt là thể hiện kỹ năng giao tiếp và giao lưu kết nối. Thêm vào đó, sinh viên cần có chiến lược cụ thể khi tiếp cận các nhà tuyển dụng. Tôi đã chuẩn bị danh thiếp, tìm hiểu các quy tắc giao lưu kết nối đồng thời thực hành lời khuyên của giảng viên từ các buổi học thuộc chương trình chuẩn bị cho công việc”. Hiện Chi đang cân nhắc nộp đơn cho vị trí nhân viên truyền thông tại Amaris - một công ty cung cấp giải pháp công nghệ thông tin, sau khi nói chuyện với đại diện công ty tại sự kiện. 14
CỘNG ĐỒNG VÀ RMIT
Tăng cường năng lực tư vấn hướng nghiệp tại trường trung học Trong hai ngày, 61 giáo viên và cán bộ cốt cán từ các trường phổ thông và các phòng ban phụ trách công tác hướng nghiệp tại nhiều tỉnh thành đã cùng thảo luận về những đổi mới cũng như phương thức hướng nghiệp tốt nhất cho học sinh THPT. Chương trình tập huấn về Đổi mới Giáo dục hướng nghiệp trong trường Trung học thu hút sự tham gia của các thầy cô từ 10 tỉnh thành miền Bắc Việt Nam. Chương trình do RMIT Việt Nam phối hợp với Cục Nhà giáo và Cán bộ quản lý cơ sở giáo dục, Bộ Giáo dục và Đào tạo (MOET) và Tổ chức hợp tác phát triển và Hỗ trợ kỹ thuật vùng Flamăng, Vương quốc Bỉ (VVOB) tổ chức. Diễn ra vào trung tuần tháng 3/2015 tại cơ sở Hà Nội RMIT Việt Nam, chương trình giới thiệu về thực trạng giáo dục hướng nghiệp tại Việt Nam, số liệu về thị trường lao động trong và ngoài nước cũng như một số lý thuyết hướng nghiệp có thể áp dụng vào thực tế tại Việt Nam. Hiệu trưởng RMIT Việt Nam Giáo sư Gael McDonald cho biết một trong những nguyên nhân chính đưa đến tỉ lệ sinh viên RMIT Việt Nam tốt nghiệp có việc làm cao chính là chương trình hướng nghiệp chủ động của trường. “Thêm vào đó, chương trình học gắn liền với kỳ vọng của doanh nghiệp, các cơ hội thực tập mà trường cung cấp, cũng như chương trình hướng nghiệp chủ động và hiệu quả đã góp phần vào quá trình chuyển tiếp thành công từ trường học qua công việc của sinh viên chúng tôi. Sự chuẩn bị tương tự rất cần thiết cho quá trình chuyển tiếp từ trường trung học qua đại học. Đó là lý do các chương trình tập huấn tương tự như chương trình này rất quan trọng”, Giáo sư McDonald nói.
Các nội dung tập huấn chính do chuyên gia Tư vấn Hướng nghiệp tại RMIT Việt Nam, cô Phoenix Hồ trình bày. Cô Phoenix là Thạc sĩ Giáo dục và Thạc sĩ Tư vấn phát triển nghề nghiệp đến từ Mỹ, đã có nhiều năm kinh nghiệm trong tư vấn hướng nghiệp, đồng thời thường xuyên tham gia tập huấn cho các thầy cô đang giảng dạy và làm công tác tư vấn hướng nghiệp tại các trường THPT ở Hà Nội và TP. Hồ Chí Minh. Sau hai ngày tập huấn tại cơ sở Hà Nội RMIT Việt Nam, Hiệu trưởng Trường THPT Nguyễn Bỉnh Khiêm (TP Hải Dương), thầy Hoàng Chí Thanh cho biết đã rút ra được rất nhiều điều bổ ích trong việc hướng nghiệp trực tiếp cho các em học sinh cũng như tập huấn công tác hướng nghiệp cho các thầy cô trong trường. “Những kỹ năng được học có thể giúp chúng tôi tư vấn cho học sinh không chỉ định hướng nghề nghiệp trong tương lai mà còn trong cuộc sống hàng ngày,” thầy Thanh chia sẻ. Cô Nguyễn Thị Thu Anh, Hiệu trưởng Trường THPT Nguyễn Tất Thành (Hà Nội) cũng đánh giá cao nội dung của hai ngày tập huấn. Cô cho biết, “Nội dung tập huấn do RMIT Việt Nam xây dựng và chuyển tải mang tính thực tế cao, thực hành chiếm thời lượng lớn. Người hướng dẫn, cô Phoenix Hồ, rất có kinh nghiệm trong tư vấn hướng nghiệp. Về cấp độ quản lý, đây là mô hình rất hiệu quả và đáng được nhân rộng.”
15
Thi Hùng biện Tiếng Anh: “Ý tưởng thu hút khách du lịch quốc tế đến Quảng Ninh”
Cuộc thi thử thách Hùng biện tiếng Anh “Stand Up. Speak Out” với chủ đề “Ý tưởng thu hút khách du lịch quốc tế đến Quảng Ninh”, do RMIT Việt Nam phối hợp với Sở Giáo dục và Đào tạo tỉnh Quảng Ninh tổ chức đã được các bạn học sinh đến từ nhiều trường THPT khác nhau tham gia nhiệt tình. Sau ba vòng thi gồm Tự luận, Phỏng vấn và Hùng biện diễn ra từ ngày 15/01, vòng chung kết đã diễn ra gay cấn vào ngày 22/03/2015 tại Thư viện tỉnh Quảng Ninh, thu hút hơn 350 bạn trẻ đến tham dự và cổ vũ. Trước xu thế hội nhập và toàn cầu hóa, tiếng Anh trở thành ngôn ngữ chung của nhiều quốc gia trên thế giới. Năm 2015, Việt Nam sẽ chính thức trở thành thành viên của Cộng đồng kinh tế ASEAN. Bước ngoặt này sẽ tạo ra nhiều cơ hội nghề nghiệp, đồng thời cũng đặt ra không ít thách thức cho lao động trẻ Việt Nam. Năng lực ngoại ngữ chính là chiếc chìa khóa vàng giúp bạn trẻ hội nhập thành công. Trong bối cảnh trên, ngoài mong muốn mang 16
đến sân chơi thú vị cho các bạn yêu thích tiếng Anh có cơ hội làm quen với thuyết trình, tranh luận, thể hiện tư duy sáng tao, cũng như rèn luyện sự tự tin khi nói trước đám đông, Đại học RMIT Việt Nam còn đưa các bạn trẻ đến gần nhau hơn. Cô Trần Thị Kim Anh, Chuyên viên phòng Giáo dục trung học, Sở Giáo dục và Đào tạo tỉnh Quảng Ninh chia sẻ: “Những cuộc thi như thế này mở ra cho học sinh phương pháp học mới, khác với cách học trên lớp, đồng thời tập trung vào kỹ năng viết và nói là những kỹ năng mà các em còn ngại sử dụng. Đặc biệt, cuộc thi còn giúp khơi gợi sự yêu thích trong các em với bộ môn này. Thêm vào đó, hoạt động này cũng giúp định hướng tích cực cho học sinh THPT và gợi mở cho các em nhiều lựa chọn khác trên con đường học vấn”. Ở vòng Tự luận, Ban giám khảo đã hết sức bất ngờ khi nhận được hơn 200 bài dự thi từ học sinh ở cả ba cấp lớp 10, 11 và 12 tại thành phố cũng như từ các huyện xa. Rất nhiều ý tưởng độc đáo được đưa ra như kết hợp du lịch sinh thái và du lịch tâm linh với loại hình du lịch truyền thống; tổ chức các lễ hội
CỘNG ĐỒNG VÀ RMIT
hoặc chương trình văn hóa nêu bật được nét đẹp của Quảng Ninh không chỉ ở danh lam thắng cảnh, mà còn ở lịch sử lâu đời và nền văn hóa đa dạng từ nhiều dân tộc khác nhau. Trải qua vòng Phỏng vấn, bảy trong số 16 thí sinh xuất sắc đến từ các trường THPT Chuyên Hạ Long, Hòn Gai, Cẩm Phả và Bình Liêu đã được chọn vào vòng tiếp theo của cuộc thi. Cuộc tranh tài giữa các thí sinh trẻ tuổi tài năng trong vòng Chung kết, với chủ đề “Bạn mơ ước làm nghề gì trong tương lai”, đã diễn ra hết sức gay cấn và đầy bất ngờ. Vượt qua sáu thí sinh khác bằng phần trình bày xuất sắc và phản biện sắc sảo, bạn Nguyễn Thùy Dương, học sinh lớp 12A1 trường THPT Chuyên Hạ Long đã giành giải Nhất cuộc thi. Cô Judith Lydia, Phó giám đốc Tuyển sinh và Marketing cơ sở Hà Nội, RMIT Việt Nam, cho biết cô rất ấn tượng với phần thi của các thí sinh: “Các em đều hết sức tự tin và trình bày bằng tiếng Anh một cách lưu loát, dù trong số đó có những em chưa từng một lần nói chuyện với người nước ngoài. Em Nguyễn Thùy Dương đã hoàn toàn chinh phục ban giám khảo bằng khả năng sử dụng tiếng Anh
thuần thục, tư duy phản biện tốt và sự tự tin khi trình bày trước đám đông. Chúng tôi rất kỳ vọng vào việc em sẽ tiếp tục phát triển hơn nữa qua quá trình trưởng thành tại RMIT Việt Nam”. Được biết, thí sinh xuất sắc nhất cuộc thi hùng biện đã dành được suất học bổng bán phần tại RMIT Việt Nam, trị giá 320 triệu đồng. Giải Nhì là một khóa học IELTS tại Hà Nội trong hai tuần đã được trao cho em Bùi Khánh Linh (Lớp 12A2 THPT Chuyên Hạ Long) và giải Tập thể trường là ba máy tính HP cũng đã được trao cho trường THPT Chuyên Hạ Long.
Nguyễn Thuỳ Dương - Giải Nhất 17
GÓC CHIA SẺ
Chị Nguyễn Hồng Hạnh Phụ huynh sinh viên Nguyễn Vĩnh Bảo, hiện đang học ngành Kinh tế-Tài chính tại Đại học RMIT Việt Nam
“Với mong muốn cho con mình tiếp cận nền giáo dục tiên tiến, hiện đại nhưng lại chưa muốn cho con đi du học vì cần thêm thời gian gần gũi để định hướng cho con tốt hơn, gia đình tôi đã chọn Đại học RMIT cho những năm đại học của con. Đến thời điểm này, tôi hoàn toàn yên tâm về quyết định đúng đắn này. Chỉ một thời gian ngắn sau khóa học tiếng Anh dự bị (trình độ cao cấp chuyên sâu) và những kỳ học đại học đầu tiên, tôi nhận thấy nhà trường đã đáp ứng được hầu hết những mong muốn của gia đình: từ cơ sở vật chất hiện đại đến các giảng viên nhiệt tình, chuyên môn giỏi với phương pháp dạy và học mới rất hiệu quả. Đặc biệt, con trai tôi đã tiến bộ rõ rệt trong cách tư duy. Con đã suy nghĩ mạch lạc hơn, chủ động phân tích tình huống trước khi tự mình đưa ra những quyết định đúng đắn. Đây là điều tôi đánh giá rất cao trong chất lượng đào tạo của nhà trường. Giờ đây, con trai tôi đã thực sự trưởng thành, sẵn sàng để thích nghi và tồn tại độc lập ở bất kỳ môi trường nào. Đại học RMIT Việt Nam là một bước đệm vững chắc cho con tôi tự tin bước ra thế giới.” 18
CHUYÊN MỤC HỎI - ĐÁP
Được biết năm nay là năm thứ hai Đại học RMIT Việt Nam có các suất học bổng 50%, 25% cho sinh viên tương lai. Vậy học bổng 50% sẽ hỗ trợ học phí của tôi như thế nào? Học bổng sẽ chi trả 50% cho toàn bộ chương trình học/ chương trình cử nhân hay chỉ 50% cho những năm học của tôi?
Học bổng 50% sẽ chỉ trả 50% học phí của chương trình học mà bạn đang theo học. Ví du, bạn sẽ chỉ phải đóng 15,000,000 VNĐ cho môn học mà toàn bộ học phí thông thường là 30,000,000 VNĐ. Trong trường hợp bạn phải học lại một môn học bởi vì bạn thi rớt, bạn sẽ phải toàn bộ chi phí của môn học đó.
Số lượng các suất học bổng sẽ được phân bổ như thế nào cho sinh viên thuộc các chương trình học khác nhau của RMIT Việt Nam? Ngoại trừ Học bổng cho các ngành học mới, trường sẽ căn cứ trên thành tích cá nhân của ứng viên để quyết định việc phân phối học bổng cho người nhận thuộc các chương trình học khác nhau cũng như tại các cơ sở khác nhau. Như vậy, không có “chỉ tiêu” nào cả mà hoàn toàn dựa vào thành tích của các ứng viên trong cùng một năm.
Sinh viên của các trường đại học Việt Nam có thể nộp hồ sơ xin học bổng đại học giành cho sinh viên tương lai không? Nếu có, điểm trung bình phổ thông hay trung bình đại học đang theo học được xem xét? Sinh viên thuộc các trường đại học Việt Nam có thể nộp xin học bổng bậc đại học dành cho sinh viên tương lai. Kết quả học tập gần nhất sẽ được đánh giá chung với điểm trung bình phổ thông.
Tôi dự định nộp xin Học bổng dành cho sinh viên tương lai nhưng tôi đã tốt nghiệp trung học phổ thông từ nhiều năm trước, vậy điểm trung bình phổ thông của tôi có được chấp nhận? Nếu bạn tốt nghiệp trung học phổ thông nhiều năm trước, bạn sẽ phải nộp điểm trung bình phổ thông cùng các chứng chỉ về học thuật gần nhất, và bất kỳ chứng nhận nào về các thành tựu bạn đã đạt được kể từ khi tốt nghiệp phổ thông. Để được giải đáp thêm các thắc mắc về học bổng, vui lòng truy cập: http://bit.ly/RMIT-CauHoiHocBong2015 19
SỰ KIỆN TẠI RMIT Nhiều sự kiện hấp dẫn sắp diễn ra trong tháng 4, 5, 6 và 7/2015; đừng chần chờ đăng ký để biết thêm thông tin và ghi nhớ ngày tham dự bạn nhé!
Hội thảo “Bí quyết chọn ngành học phù hợp” Tòa nhà Handi Resco, 521 Kim Mã, Hà Nội Đăng ký tại: http://bit.ly/RMIT-HN-Chon-nganh-hoc
Sự kiện “Ngày Trải Nghiệm Bước vào Thế giới Kinh doanh” Tòa nhà Handi Resco, 521 Kim Mã, Hà Nội Đăng ký tại: http://bit.ly/RMIT-NgayTraiNghiem-KinhDoanh
Sự kiện “Ngày nộp hồ sơ Đại học - Cách chuẩn bị tốt nhất cho kỳ thi?” Tòa nhà Handi Resco, 521 Kim Mã, Hà Nội Đăng ký tại: http://bit.ly/RMIT-NgayNopHoSo Vui lòng gọi (04) 3726 1460 để biết thêm chi tiết.
ĐẠI HỌC RMIT VIỆT NAM Cơ sở Hà Nội Toà nhà Handi Resco, 521 Kim Mã, Quận Ba Đình (04) 3726 1460 hanoi.enquiries@rmit.edu.vn
Cơ sở Nam Sài Gòn 702 Nguyễn Văn Linh, Quận 7, Tp.Hồ Chí Minh (08) 3776 1369 enquiries@rmit.edu.vn