BÚP SEN HỒNG Soạn giả: Diệu Kim Phát hành theo thỏa thuận giữa Công ty Văn hóa Hương Trang và tác giả. Nghiêm cấm mọi sự sao chép, trích dịch hoặc in lại mà không có sự cho phép bằng văn bản của chúng tôi. GPXB số 382-2010/CXB/27-39/VHTT QĐXB số 488/QĐ-VHTT
In ấn và phát hành tại Nhà sách Quang Minh 416 Nguyễn Thị Minh Khai, P5, Q3, TP HCM Việt Nam
Published by arrangement between Huong Trang Cultural Company Ltd. and the author. All rights reserved. No part of this book may be reproduced by any means without prior written permission from the publisher.
DIỆU KIM biên soạn NGUYỄN MINH TIẾN hiệu đính
Búp sen hồng Tài liệu Phật học dành cho lứa tuổi nhi đồng
NHÀ XUẤT BẢN VĂN HÓA THÔNG TIN
LỜI NÓI ĐẦU
T
rong những năm gần đây, công tác giáo dục Phật giáo mở rộng và chú trọng hướng đến lớp trẻ, vì các em sẽ là rường cột của xã hội, của Phật giáo mai sau. Chăm sóc cho các em chu đáo nghĩa là chúng ta đang xây dựng một thế hệ công dân tương lai biết sống tốt đẹp, hướng thiện, biết vì mọi người, vì thế giới, vì chúng sinh.
Phật pháp cũng không ngoài mục đích đem lại lợi ích cho cuộc đời, góp phần làm cho con người và cuộc đời ngày càng thăng hoa, hạnh phúc. Tuy nhiên, Phật giáo hiện nay vẫn còn thiếu thốn rất nhiều tài liệu, giáo trình dành cho lứa tuổi thiếu niên, nhi đồng. Hầu như tài liệu chủ yếu nhất vẫn là bộ Phật học phổ thông của Hoà thượng Thiện Hoa và một số giáo trình của tổ chức Gia đình Phật tử. Cả hai giáo trình này vẫn chưa đáp ứng được nhu cầu học hỏi của các em ở nhiều căn cơ và vùng miền khác nhau. Trong bối cảnh đó, Phật tử Diệu Kim đã dày công biên soạn một bộ giáo trình mới, dựa trên nền tảng các bộ giáo trình trước đây kết hợp với sự nghiên cứu và kinh nghiệm của bản thân mình trong công việc 5
giảng dạy Phật pháp đối với độ tuổi thiếu niên, nhi đồng. Soạn giả cũng tự mình thử nghiệm việc giảng dạy trong nhiều năm qua tại các lớp Phật học dành cho thiếu nhi ở những chùa thuộc miền Tây Nam bộ cũng như nhiều nơi khác. Trong quá trình tổ chức lớp học từ năm 2001 đến nay, soạn giả đã nhận thấy các em thiếu nhi tới đến học thường ở độ tuổi từ 3 đến 18, nghĩa là từ lứa tuổi mẫu giáo cho tới lớp 12. Chính vì vậy, rất khó khăn khi cho các em ngồi học chung. Lẽ ra, mỗi độ tuổi phải có một giáo trình riêng biệt, tương tự như bộ sách giáo khoa trong nhà trường phổ thông. Nhưng trong điều kiện hiện nay, hầu như không có đủ giảng sư hoặc giáo viên để phụ trách, và mỗi ngôi tự viện cũng không đủ cơ sở vật chất để tách lớp một cách quy mô như một ngôi trường. Vì thế, soạn giả đã tạm phân chia các em thành hai cấp lớp tương đối phù hợp để có thể sử dụng cho mỗi cấp lớp một bộ giáo trình Phật học khác nhau. Cấp thứ nhất: dành cho các em từ 3 tuổi tới 11 tuổi (mẫu giáo tới lớp 5), sử dụng giáo trình BÚP SEN HỒNG này. Đặc trưng của các em cấp lớp này là chưa biết chữ, hoặc mới biết chút ít, không đủ sức để học những bài giáo lý. Cho nên, soạn giả đã chú tâm chuyển những vấn đề Phật pháp thành những chuyện vui vẻ, nhẹ 6
nhàng, như kể những câu chuyện giản dị quanh môi trường các em đang sống. Thí dụ: Phật bảo thì có bài thơ về Đức Phật rất đơn giản; không sát sanh thì tả con bướm đang bay, khuyên đừng giết nó; không trộm cắp thì kể câu chuyện con khỉ hái quả trong vườn chùa; không tham ăn thì kể chuyện con gấu bú sữa đến tức bụng; hoặc dạy cho các em cách quan sát hạt mầm lớn lên thành cây qua bài thơ trồng hoa cúng Phật v.v… Tất cả đều là Phật pháp, nhưng được khoác một lớp vỏ giản dị hơn, các em dễ hiểu, dễ thấm hơn. Và các em cũng dễ nhớ bài học vì tất cả đều được biên soạn dưới dạng những bài học có thể thuộc lòng ngay tại lớp. Trong điều kiện ở nông thôn hoặc quận huyện ngoại thành, nhiều gia đình khó khăn không thể đưa con mình tới lớp mẫu giáo, cũng là một thiệt thòi cho các em. Nếu những người giảng dạy Phật pháp có thể tranh thủ bù đắp lại một phần những thiệt thòi đó bằng cách sưu tầm thêm những bài hát thiếu nhi thích hợp hoặc những tranh ảnh tô màu, tập vẽ, đang phát hành chính thức trên thị trường, hoặc tổ chức những trò chơi sinh động, thì chắc chắn hiệu quả giảng dạy ở mỗi lớp học sẽ tăng lên rõ rệt. Những lớp học Phật pháp như thế sẽ trở thành một kiểu “nhà thiếu nhi” cho các em sinh hoạt, nâng cao năng 7
khiếu thẩm mỹ, văn hoá. Đặc biệt đối với các xã ấp vùng nông thôn nói chung, đang rất thiếu thốn nhà văn hóa, tại sao không tận dụng ngôi chùa để các em được giáo dục lẫn vui chơi? Chính vì thiếu nơi giải trí lành mạnh mà lớp trẻ dễ dàng bị cuốn vào những tệ nạn xã hội. Qua kinh nghiệm nhiều năm tổ chức các lớp tại nhiều tỉnh, soạn giả đã nhận thấy khi các em đến chùa tự nhiên ngoan hẳn ra, chăm học, hiếu thảo, có ý thức cộng đồng. Như vậy càng nên khuyến khích các em đi học. Cấp thứ hai: từ 12 đến 18 tuổi (lớp 6 đến lớp 12), sử dụng bộ sách ĐỐ VUI PHẬT PHÁP, đã được Nhà sách Quang Minh liên kết với NXB Tôn giáo in ấn và phát hành từ năm 2008. Bộ này gồm 3 tập, được in chung thành một quyển. Bộ sách này đã được áp dụng vào giảng dạy từ năm 2001, sau nhiều lần rút kinh nghiệm, điều chỉnh, đã tương đối ổn định và thực tế cho thấy các em tiếp thu rất tốt.
Sau khi bộ sách Búp sen hồng này được in ra để ấn tống, nhu cầu sử dụng tại các địa phương cho thấy lượng sách in ra vẫn chưa đủ đáp ứng. Do đó, chúng tôi đã đề nghị và được sự chấp thuận của soạn giả Diệu Kim để chính thức phát hành bộ sách này, tạo điều kiện cho việc học Phật pháp của các em nhi đồng được dễ dàng hơn. Trong sách này có sử dụng một số hình ảnh để giúp các em có những buổi học sinh động, vui tươi. Bản thân soạn giả trong quá trình sưu tầm để sử dụng cũng không thể biết được ai là tác giả của các hình ảnh này. Vì thế, khi in ấn chúng tôi thực sự không biết làm cách nào liên hệ với các tác giả. Vậy xin quý tác giả có hình ảnh được sử dụng vui lòng liên hệ với chúng tôi tại Nhà sách Quang Minh - 416 Nguyễn Thị Minh Khai, P5, Q3, TP HCM để trao đổi về tác quyền. Do không có thông tin nên chúng tôi đành phải chọn cách làm này mà không thể liên hệ trước, rất mong quý vị hoan hỷ và thông cảm.
Trong 3 tập Đố vui Phật pháp, soạn giả đều biên soạn theo dạng hỏi đáp từng câu. Nhờ đó, bài học được ngắt ra thành những phần nhỏ ngắn gọn, giúp các em học không chán, và người dạy cũng có thể dùng ngay hình thức hỏi đáp để kiểm tra bài. Khi đã học qua thì hầu hết các em đều có thể trả lời được ngay, ít phải lúng túng đi tìm bố cục. 8
BÚP SEN HỒNG
NHỮNG NGƯỜI THỰC HIỆN
BÚP SEN HỒNG
9
GỢI Ý GIẢNG DẠY
B
ộ giáo trình BÚP SEN HỒNG dành cho các em thiếu nhi ở tuổi mẫu giáo đến lớp 2, lớp 3, với đặc điểm là chưa thể đọc và viết nhanh. Vì vậy chúng tôi gợi ý trình tự giảng dạy như sau: 1. Học thuộc lòng: Giáo viên cho các em học thuộc lòng ngay tại lớp. Qua kinh nghiệm chúng tôi thấy các em học rất nhanh. - Đầu tiên, giáo viên đọc từng câu, cho cả lớp lặp lại. Sau đó, đọc mỗi lần 2 câu, rồi 4 câu... Khi đọc chung và đọc to như thế, âm điệu sẽ thấm vào lòng dễ dàng, giúp các em cảm thụ thẩm mỹ tốt hơn. - Chú ý bảo các em đọc diễn cảm, đặt tấm lòng vào từng câu, từng tình tiết trong bài. Thí dụ: câu “Em thương từng cây, em nâng từng lá” thì phải tưởng tượng rằng mình đang lấy tay nâng niu hoa cỏ bên đường. Hoặc câu “Tham lam trộm cắp, mọi người không ưa” thì phải đổi giọng đi, hoặc lắc đầu minh hoạ. - Chọn những em nào có giọng đọc tốt, diễn cảm nhất, cho biểu diễn và trao quà. 10
BÚP SEN HỒNG
BÚP SEN HỒNG
11
2. Tìm hiểu bài:
4. Trò chơi:
Đây là một dạng giảng bài bằng cách cho chính các em tham gia trả lời chứ giáo viên không “độc thoại” một chiều. Khi các em trả lời có nghĩa là các em đã tự giải quyết những vấn đề bài học vừa nêu, và có thể lồng vào những ý riêng của mình, vừa nhớ dai, vừa dễ thương hơn. Thí dụ trong bài “Khỉ con” kể chuyện khỉ con hái trộm trái cây, khi giáo viên hỏi từng em cho khỉ ăn quả gì thì mỗi em sẽ trả lời một loại trái khác nhau, tùy theo ý thích của mỗi em, hoặc tùy theo trong vườn nhà em đó có trồng cây gì. Như vậy, các em càng thêm gắn bó với khu vườn.
Giáo viên có thể sưu tầm và sáng tạo thêm các trò chơi phù hợp với các em ở từng lứa tuổi.
Đây cũng là cách giúp các em tập ăn nói dạn dĩ, trôi chảy. Có thể chấp nhận cho các em “cãi” lại giáo viên, xem như một cách “phản biện”, sau đó giáo viên giải thích, đúc kết lại. Lớp học càng sinh động càng tốt. Chú ý gọi tất cả thành viên trong lớp phát biểu chứ đừng kêu mãi những em thường xuyên giơ tay. Chính những em nhút nhát thì giáo viên càng phải quan tâm giúp cho em dạn dĩ hơn.
5. Tập hát: Tập đến khi các em thuộc bài hát rồi thì giáo viên cho cả lớp đứng dậy ra sân để múa các động tác minh họa. Cách này cũng là vận động cơ thể sau thời gian ngồi tại chỗ mệt mỏi. Ngoài ra, giáo viên có thể dạy thêm các bài hát Phật giáo quen thuộc, hoặc giáo viên tự sưu tầm, sáng tác thêm. 6. Kiểm tra: Sau khoảng 3 bài học cho kiểm tra một lần là vừa, để lâu các em sẽ quên. Rồi sau 5 bài lại kiểm tra chung lần nữa. Lập sổ điểm để cuối khoá tổng kết phát thưởng.
3. Vẽ: Giáo viên sử dụng phần tô màu trong mỗi bài học để giúp các em làm quen với màu sắc, đường nét đơn giản. Sau đó tập các em vẽ những hình mẫu căn bản trước khi có thể vẽ tự do và phức tạp hơn. Nếu sưu tầm thêm những mẫu tô màu hoặc mẫu vẽ mới thì giáo viên tự bổ sung vào chương trình. 12
BÚP SEN HỒNG
BÚP SEN HỒNG
13
Bài 1: EM ĐẾN CHÙA 1. Học thuộc lòng: EM ĐẾN CHÙA Đường làng nho nhỏ, Hoa cỏ chen đầy. Em thương từng cây, Em nâng từng lá.
- Về nhà, em có kể cho cha mẹ nghe không? Cha mẹ em nói thế nào? 3. Tô màu: Em đến chùa
Lòng em vui quá, Em đến thăm chùa, An tịnh bốn mùa, Nghe thầy dạy dỗ. Lạy Phật phù hộ, Em khoẻ, em ngoan. Chùa đẹp vô vàn, Em yêu, em quý. 2. Tìm hiểu bài: - Tên chùa làng em là gì? Ở xã nào, huyện, tỉnh nào? - Chùa em có đẹp không? - Em có thích đến chùa không? - mỗi tuần em đến chùa mấy ngày? - Những ngày khác tại sao không đến? - Ai dẫn em đi chùa? Ba, mẹ, hay ông bà, hay em tự đi? - Em đến chùa có thấy vui không? - Đến chùa, em học được những điều gì? 14
BÚP SEN HỒNG
BÚP SEN HỒNG
15
Bài 2: BẠN HIỀN
3. Tô màu: Đôi bạn
1. Học thuộc lòng: Bạn hiền Sáng nay em đến chùa, Gặp bao nhiêu là bạn. Em mỉm cười thân thiện, Chào bạn, chúc tốt lành. Bạn cũng cười thật xinh, Cầm tay em đằm thắm. Ngôi chùa như tổ ấm, Em và bạn yêu thương. 2. Tìm hiểu bài: - Về chùa em có được bao nhiêu người bạn? - Em thân nhất bạn nào? - Có bạn lớn hơn em không? Có bạn nhỏ hơn em không? - Em làm quen đi, và em thử kể tên 5 bạn, hoặc 10 bạn em mới quen.
4. Em mấy tuổi thì tô màu mấy con bướm
- Em có biết hoàn cảnh của các bạn không? - Thử kể hoàn cảnh của một bạn nào làm em cảm động nhất. (Ví dụ: mồ côi cha, mồ côi mẹ, hoặc cha mẹ đi làm xa phải ở với ông bà v.v…)
16
BÚP SEN HỒNG
BÚP SEN HỒNG
17
Bài 3: ĐỨC PHẬT TỪ BI
3. Tô màu: Đức Phật
1. Học thuộc lòng: Đức Phật từ bi Trong chùa có Phật đẹp thay, Ngồi tòa sen thắm, miệng hay mỉm cười. Phật thương tất cả mọi người, Thương từng con vật, núi đồi, cỏ cây. Em dù đi đó đi đây, Cũng về với Phật, tràn đầy kính yêu. Noi theo gương Phật sớm chiều, Lòng em cũng nguyện thật nhiều từ bi. 2. Tìm hiểu bài: - Em có biết Đức Phật lớn nhất thờ trong chánh điện tên gì không? (Phật Thích Ca Mâu Ni) - Em có biết thêm Đức Phật nào khác nữa? (Phật A Di Đà, Phật Dược Sư, Phật Di Lặc) - Em có biết Bồ Tát Quán Âm không? - Khi vào chùa, em nhớ lạy Phật nhé. Lạy 3 lạy, thật tôn kính. Đứng trước bàn thờ Phật em phải trang nghiêm, không được đùa giỡn, nói bậy, xả rác.
- Đêm nào em có niệm Phật thì tô màu một hoa sen. Thử xem trong một tuần em có bao nhiêu đêm niệm Phật? Em tô mỗi hoa một màu khác nhau.
- Trước khi ngủ, em nhớ niệm Phật. Em niệm “Nam Mô A Di Đà Phật” thì sẽ ngủ rất ngon, không thấy ác mộng. Và khi em niệm Phật thì có một hoa sen trên cõi trời nở ra để dành cho em. (Giải thích thêm một cách đơn giản về vãng sanh Tịnh độ với những em có thắc mắc.) 18
BÚP SEN HỒNG
BÚP SEN HỒNG
19
Bài 4: NHỚ ƠN THẦY
3. Tô màu: Chư tăng
1. Học thuộc lòng: Nhớ ơn thầy Thầy em bậc chân tu, Xuất gia theo Đức Phật. Sớm chiều luôn nghiêm mật, Chuông mõ với kệ kinh. Thầy dạy em làm lành, Thầy khuyên em tránh ác. Lời thầy êm như hát, Em ngoan ngỗn vâng lời. Mai sau em nên người, Nhớ ơn thầy mãi mãi. 2. Tìm hiểu bài:
- Hôm nào em có giúp thầy thì em tô màu vào một ngôi sao.
- Thầy em pháp hiệu là gì? - Thầy có hiền không? - Thầy thường dạy em những gì? - Em có vâng lời thầy không? - Em có thương thầy không? - Thương thầy, em làm gì cho thầy vui lòng? Vào chùa em có giúp thầy việc gì không? - Gặp thầy bất cứ nơi nào, em nhớ chắp tay vái chào thật cung kính. 20
BÚP SEN HỒNG
BÚP SEN HỒNG
21
Bài 5: KINH PHẬT 1. Học thuộc lòng: Kinh Phật Bà em mỗi tối tụng kinh, Dịu dàng lời Phật mấy nghìn năm xưa. Phật đi thuyết giảng sớm trưa, Nhọc nhằn biết mấy nắng mưa, núi rừng. Vì thương tất cả chúng sanh, Sợ làm điều ác sẽ thành khổ đau. Lời vàng của Phật ghi sâu, Vào trang kinh ấy, nhiệm mầu cho em.
tuần em đến chùa tụng kinh vào ngày thứ bảy hoặc chúa nhật. Mỗi ngày em có thể dành thời gian để xem phim thì tại sao không dành chút thời gian để tụng kinh? Chắc là không đến nỗi quá bận bịu đâu em nhỉ!
3. Tô màu: Quyển kinh
Đọc kinh như suối mát êm, Làm theo lời Phật, đời thêm nụ cười. 2. Tìm hiểu bài: - Em có biết quyển kinh không? - Trong gia đình em có ai tụng kinh không? (Bà, mẹ, anh, chị…) - Bà hay mẹ tụng kinh gì em biết không? - Em có hiểu trong kinh viết gì không? Viết lời Phật dạy đấy em ạ. - Phật dạy gì em có biết không? Phật dạy làm điều tốt, điều thiện, đừng làm điều xấu, điều ác. - Bao giờ em biết chữ, em tụng kinh nhé. Nếu rảnh rang thì em tụng mỗi tối, còn nếu bận bịu thì mỗi 22
BÚP SEN HỒNG
BÚP SEN HỒNG
23
Bài 6: HOA SEN
3. Tô màu: Hoa sen
1. Học thuộc lòng: Hoa sen Hoa sen cánh đỏ, Nho nhỏ xinh xinh. Thơm ngát ao đình, Hái về cúng Phật. Lòng em trong sạch, Thơm thảo như hoa. Giữa bùn vươn dậy, Hào quang sáng lòa. 2. Tìm hiểu bài: - Em có thấy hoa sen chưa? - Hoa sen có mấy màu? (trắng, hồng). Em thích màu nào? - Hoa sen có thơm không? - Hoa sen thường mọc ở đâu? (ao, hồ…) - Em có thấy dưới ao, hồ là bùn không? Bùn sạch hay dơ?
- Mỗi ngày nếu em làm được một việc tốt thì em tô màu vào một bông hoa nhé.
- Bùn dơ, nhưng sao hoa sen lại mọc lên được và lại thơm như thế? Ý nghĩa là trong hoàn cảnh khó khăn nào em cũng sống tốt đẹp, thơm thảo như hoa sen. Em có tin mình sẽ làm được như vậy không? - Em có hứa với Phật là em nhất định sống tốt đẹp không? Nếu em hứa thì Phật sẽ phù hộ cho em đấy. 24
BÚP SEN HỒNG
BÚP SEN HỒNG
25
Bài 7: BƯỚM VÀNG
3. Tô màu: Bướm và hoa
1. Học thuộc lòng: Bướm vàng Sân chùa có khóm hoa, Tím hồng khoe sắc lạ. Con bướm vàng thong thả, Bay một vòng rong chơi. Em đứng ngắm mà thôi, Không bao giờ bắt bướm. Bướm nhịp nhàng cánh lượn, Như nói lời cảm ơn. 2. Tìm hiểu bài: - Vườn chùa hoặc vườn nhà em có hoa không? - Em có thấy con gì bay lượn quanh hoa? (ong, bướm...) - Bướm có màu gì? (rất nhiều màu) - Em có bắt bướm không? Nếu có, em bắt để làm gì? - Bướm bị bắt, ép vào vở có chết không? Em có tội nghiệp bướm không? - Nếu ai bắt em đem ép dẹp lép như vậy, em có sợ không? Vậy em nhớ đừng bắt bướm nhé. Cứ để bướm bay lượn cho đẹp khu vườn. Cả những con ong, con chuồn chuồn nữa... Phật dạy chúng ta đừng giết hại các con vật, hãy để cho chúng sống bình yên. 26
BÚP SEN HỒNG
BÚP SEN HỒNG
27
Bài 8: BÁT CƠM
- Em làm được gì để đền đáp công ơn đó? Nhỏ tuổi thì em chăm học, ngoan ngỗn. Lớn lên thì em làm việc thật giỏi, làm từ thiện giúp đỡ mọi người nữa. Như vậy là em đã sống có ích, không uổng những hạt cơm đã ăn.
1. Học thuộc lòng: Bát cơm Giôø aên ñeán roài, Böng baùt leân thoâi. Haït traéng chaïm moâi, Nhôù ngöôøi caøy ruoäng. Moà hoâi öôùt ñoïng, Vaát vaû traêm beà. Con traâu chaúng neà, Keùo caøy naëng nhoïc. Gaïo laø haït ngoïc, Meï naáu thaønh côm. Coâng meï lo toan, Cho em no daï. Ôn nhö bieån caû, Em nguyeän ñaùp ñeàn.
3. Tô màu: Con trâu
2. Tìm hiểu bài: - Mỗi ngày em ăn mấy bữa cơm? Mỗi bữa bao nhiêu chén? Tổng cộng một ngày bao nhiêu? Một tháng, một năm là bao nhiêu? Eo ơi, nhiều quá! - Nhưng em có biết để có hạt cơm cho em ăn là rất nhiều công lao của mọi người đã đổ ra? Này nhé, người nông phu phải làm gì? (cày ruộng, gieo mạ, bón phân, rồi cắt lúa, phơi khô... ) Em có thấy mồ hôi đổ ướt lưng áo người nông dân không? - Em thấy con trâu làm gì? (kéo cày nặng nhọc, bị la, bị đánh...). Em có tội nghiệp con trâu không? - Rồi sau đó mẹ em phải nấu cơm, nấu canh... cho em ăn. Mẹ phải chịu đựng lửa bếp nóng bức, tay chân mệt mỏi. 28
BÚP SEN HỒNG
BÚP SEN HỒNG
29
Bài 9: KHỈ CON
quả gì? Eo ơi, ngon quá! Khỉ mừng lắm đấy. Các em ngoan ghê! Chúng ta không chỉ chê trách người khác mà còn phải tìm hiểu hoàn cảnh để giúp họ trong lúc khó khăn nữa, như thế mới gọi là lòng từ bi, em nhé!
1. Học thuộc lòng: Khỉ con Khæ con haùi troäm, Quaû chín vöôøn chuøa. Xaáu ôi laø xaáu, Töø nay phaûi chöøa. Tham lam troäm caép, Moïi ngöôøi khoâng öa. Bao giôø khæ ñoùi, Meï khæ vaéng nhaø, Em cho quaû chuoái, Khæ no loøng nha!
3. Tô màu: Con khỉ
2. Tìm hiểu bài: - Khỉ thích ăn gì hở em? À, khỉ thích ăn trái cây. - Nhưng khỉ lại hái trộm trái cây, vậy tốt hay xấu? - Em có bao giờ hái trộm trái cây không? Hoặc lấy món gì đó của người khác mà không được phép? - Nếu có lỡ phạm lỗi đó, thì từ nay em chừa bỏ nhé. Phật dạy chúng ta không được tham lam trộm cắp. Tính thật thà sẽ được mọi người thương mến. - Tuy nhiên, em cũng phải chú ý giúp bạn khi khó khăn. Thí dụ như chú khỉ này nè. Tại sao chú lại hái trộm trái cây? À, tại vì chú đói. Tại sao khỉ lại đói? Vì mẹ khỉ đi vắng, không ai cho khỉ ăn. Thật tội nghiệp. Vậy em cho khỉ ăn một quả gì đó để khỉ no lòng được không? Em A cho quả gì? Em B cho 30
BÚP SEN HỒNG
BÚP SEN HỒNG
31
Bài 10: TRỒNG HOA 1. Học thuộc lòng: Trồng hoa Ra vườn cuốc đất trồng cây, Gieo từng hạt nhỏ, ngày ngày tưới chăm. Hạt tắm mát, mới nảy mầm, Vươn lên mặt đất, lá xanh nõn nà.
- Có hoa rồi em làm gì nào? Em cúng dường lên Đức Phật. Đức Phật sẽ khen em ngoan, và phù hộ cho gương mặt của em cũng xinh xắn như những đoá hoa kia. Khi tấm lòng em chân thành hướng về Đức Phật thì tự nhiên gương mặt sẽ rạng ngời như hoa. 3. Tô màu: Trồng hoa
Cây tắm nắng, lại ra hoa, Đỏ hồng vàng tím, mặn mà đưa hương. Em nâng hoa để cúng dường, Dâng lên Đức Phật kính thương trọn đời. 2. Tìm hiểu bài: - Ở nhà em có trồng hoa hoặc trồng cây gì không? - Em quan sát thấy cây phát triển ra sao? Ban đầu là em cuốc đất cho tơi ra nhé, rồi em gieo hạt xuống đất, lấp lại. - Mỗi ngày em múc nước tưới cho hạt mát mẻ. Cũng như em vậy, mỗi ngày em đều tắm mát, thì hạt cũng biết tắm, nếu không hạt sẽ nóng bức, ghẻ lở, rồi chết luôn đấy. - Sau vài ngày em sẽ thấy hạt nảy mầm, đội đất vươn lên, có mấy cái lá bé xíu, xinh ơi là xinh. - Lúc này, em càng phải tưới. Cây thích tắm lắm. Chẳng những tắm nước mà cây còn tắm nắng nữa. Vì nhờ nắng mà cây làm ra được những chất bổ cho lá xanh tươi. - Một thời gian, cây ra hoa. Ồ, một vườn hoa thơm ngát! Bàn tay em chăm bón giỏi thật đấy! 32
BÚP SEN HỒNG
4. Đố em: - Em thích cúng Phật hoa gì nào? - Trong vườn có hoa lan, hoa cúc, hoa hồng, hoa hướng dương, hoa mai, hoa sen... Đố em gọi đúng tên của từng loại hoa. BÚP SEN HỒNG
33
Bài 11: SƯ TỬ VÀ CHUỘT 1. Học thuộc lòng: Sư tử và chuột Sư tử ỷ thế mạnh, Ăn hiếp chuột con hoài. Chuột co mình sợ hãi, Không vui vẻ đùa chơi.
- Muốn có nhiều bạn thì em phải biết sống nhường nhịn, thân ái, không ỷ thế bắt nạt bạn, mà lúc nào cũng nâng đỡ những bạn yếu đuối hơn mình nhé. 3. Tô màu: Sư tử và chuột
Bài 12: GIÚP BẠN
Xấu lắm sư tử ơi, Phải nên nhường nhịn bạn. Kẻ nào hay bắt nạt, Sẽ cô độc cho coi! 2. Tìm hiểu bài:
- Sư tử bắt nạt bạn là tính tốt hay tính xấu? - Em có bắt nạt bạn không? - Có bạn nào bắt nạt em không? - Bắt nạt bằng hình thức nào? La mắng? Đánh bạn? Giành thức ăn, đồ chơi, chỗ ngồi v.v... ? - Bạn bè có nên bắt nạt nhau không? - Khi bạn này bắt nạt bạn kia thì có còn vui chơi với nhau được nữa không? Hay là tránh mặt nhau, không còn gần gũi? - Em có thích chơi một mình không? Dù không thích, nhưng nếu em hay bắt nạt bạn bè thì sẽ không còn ai dám chơi với em, không còn ai đến gần nói chuyện, không ai thèm cười đùa với em... Hoặc khi em bệnh cũng sẽ không có ai hỏi han, chăm sóc... - Em có thích như vậy không, hay thích có nhiều bạn thương yêu, cùng chơi chung? 34
BÚP SEN HỒNG
BÚP SEN HỒNG
35
Bài 12: GIÚP BẠN
3. Tô màu: Thỏ che dù cho cún con
1. Học thuộc lòng: Giúp bạn Cún con đi học trời mưa, Quên đem theo áo, nên chưa dám về. Thỏ có chiếc dù to ghê, Che luôn cho bạn, chẳng hề tính toan. Em như chú thỏ thật ngoan, Thương yêu, san sẻ, cưu mang mọi người. Phật khuyên sống ở trên đời, Dù là việc nhỏ cũng thời giúp nhau. 2. Tìm hiểu bài: - Em có bao giờ giúp bạn việc gì không? - Em thử kể ra vài việc cho cả lớp nghe xem. - Khi giúp bạn em thấy lòng mình thế nào? Vui hay buồn? Phấn khởi hay bực bội? - Khi giúp bạn em có bị thiệt thòi không? Dù thiệt thòi nhưng em có vui không? - Còn bạn khi được em giúp đỡ thì thế nào? Có vui không? Có cảm động không? Có cám ơn em không? Có hứa hẹn đền đáp không? - Nhưng em đừng nên bận tâm về sự đền đáp. Khi giúp bạn phải vô tư, không cần sự trả ơn. Bởi sau này bạn sẽ giúp lại người khác. Rồi sẽ có người khác nữa giúp lại em. Sống trên đời là một vòng tương thân tương ái, người này giúp đỡ người kia. Như vậy, ai cũng có thể “cho” và “nhận”. Nhưng em hãy luôn nhớ rằng, mình nên sẵn lòng “cho” trước mới là con của Phật từ bi. 36
BÚP SEN HỒNG
- Mỗi khi em giúp được bạn việc gì thì em tô màu một chiếc lá nhé!
BÚP SEN HỒNG
37
Bài 13: KHÔNG NÓI DỐI 1. Học thuộc lòng: Không nói dối Người ta có cái miệng xinh, Để dành nói tiếng thiệt tình với nhau. Dối lừa tật xấu làm sao! Chẳng ai tin tưởng, mau mau phải chừa. Thật thà ai cũng mến ưa, Kết giao làm bạn, sớm trưa thân tình.
thích chí, không có chuyện gì xảy ra cả. Lần thứ ba, khi nghe cậu kêu cứu, mọi người bảo: “Nó nói dối đấy! Mặc nó”. Nhưng lần này thì sói đến thật, và sói đã rượt cắn cậu, may mà cậu chạy thoát với thương tích đầy mình. Từ đó cậu không dám nói dối nữa. 3. Tô màu: Không nói dối
2. Tìm hiểu bài: - Em có bao giờ nói dối không? Em hãy kể một vài trường hợp. Em đừng ngại, bởi trong đời ai cũng có lúc lầm lỗi, nhưng khi nhận ra lỗi thì mình mới sửa chữa được. - Tại sao em nói dối? Mỗi trường hợp đều có lý do riêng của nó, em cứ kể thật tình ra. - Khi nói dối thì em thấy trong lòng như thế nào? - Bạn của em có ai nói dối không? Em có biết điều đó không? Em có khuyên ngăn bạn không? - Nói dối là một tật xấu. Nếu mọi người biết em nói dối thì sẽ không còn tin tưởng em nữa. Kể em nghe một câu chuyện nhé. Có một cậu bé chăn cừu, lùa cừu vào hẻm núi cho ăn cỏ. Một lần, người ta nghe cậu hét lên: “Cứu tôi với! Sói ăn thịt tôi!” Mọi người chạy đến hẻm núi để cứu cậu. Đến nơi, chỉ thấy cậu cười ngặt nghẽo vì lừa được mọi người. Lần thứ hai, lại nghe cậu hét to: “Cứu tôi với! Sói ăn thịt tôi!” Mọi người lại chạy đến cứu. Cũng chỉ thấy cậu cười 38
BÚP SEN HỒNG
BÚP SEN HỒNG
39
Bài 14: QUẢ NGON 1. Học thuộc lòng: Quả ngon Này là quả chín thật ngon, Công em chăm sóc, sớm hôm cây vườn. Chuối, xoài, quýt, ổi... đều thơm, Em dâng lên Phật, cúng dường trước tiên. Quả còn lại để mẹ hiền, Lại thêm một quả để riêng cha lành. Quả kia thì cất phần anh, Và phần chị nữa, sau dành cho em. Cả nhà vui lại vui thêm...
hoặc ăn thừa mới để lại. Đó là lòng hiếu thảo với Phật, với cha mẹ, anh chị em, mà còn là phép lịch sự nữa. Người lịch sự không bao giờ giành ăn, mà luôn nhớ chia sẻ cho mọi người cùng thưởng thức. Em có muốn làm người hiếu thảo và lịch sự không? 3. Tô màu: Giỏ trái cây
2. Tìm hiểu bài: - Nhà em có vườn trái cây không? Hoặc trước cửa nhà em có trồng một cây ăn quả nào đó? Hoặc mẹ em đi chợ mua trái cây về? - Em hãy kể những loại quả mà em có? - Em có đem trái cây lên bàn thờ để cúng Phật không? - Rồi em phân chia trái cây như thế nào cho những người thân trong gia đình? Có bao giờ em quên dành phần cho ba, mẹ, anh chị em? - Em ạ, khi có món nào ngon em cũng nhớ dâng lên cúng Phật trước tiên để tỏ lòng tôn kính, thương yêu Đức Phật. Sau đó, em nhớ dành phần cho mọi người, chứ không phải chỉ lo thân mình, ăn hết, 40
BÚP SEN HỒNG
BÚP SEN HỒNG
41
Bài 15: THẰN LẰN 1. Học thuộc lòng: Chú thằn lằn Chú thằn lằn tặc lưỡi, Trong đêm buồn mênh mang. Bởi thằn lằn vắng mẹ, Ai chăm sóc, hỏi han? Em thương thằn lằn quá, Mang cho chú hạt cơm. Em không hề bắn giết, Thằn lằn cười, cảm ơn.
- Em đừng bắn giết thằn lằn nhé. Cứ để nó bò trong nhà cho vui. Có thức ăn thì em đậy lại, khỏi sợ nó leo vào. Mỗi ngày em cho thằn lằn một hạt cơm thì nó không đói nữa, nó không ăn vụng của em nữa. Nó có ị ra nhà thì em lấy mảnh giấy nhỏ gói lại, quăng đi, đâu có mất công bao nhiêu. Một chút xíu vậy thôi, mà em sẽ thấy mình có thêm một người bạn nhỏ dễ thương. Và bạn thằn lằn sẽ kể lại cho mẹ nó nghe rằng em thương nó, hai mẹ con nó sẽ cảm ơn em nhiều lắm, và cảm ơn cả mẹ em nữa. 3. Tô màu: Chú thằn lằn
2. Tìm hiểu bài: - Em nhìn lên vách nhà hoặc vách chùa xem có con thằn lằn nào không? Thằn lằn còn xuất hiện ở đâu nữa? - Em tả hình dáng con thằn lằn xem nào? - Thằn lằn có một đặc điểm rất lạ ở cái đuôi, đố em nào biết? - Và thằn lằn thường tặc lưỡi, em có nghe thấy không? - Thằn lằn ăn gì hở em? - À, nếu vậy thì thằn lằn giúp chúng ta bớt bị muỗi cắn, vậy thằn lằn có lợi hay có hại? - Có khi nào em bắn thằn lằn không? Bắn bằng cái gì? Bắn để chi vậy? - Thằn lằn chết em có tội nghiệp nó không? 42
BÚP SEN HỒNG
BÚP SEN HỒNG
43
Bài 16: BÀ NGOẠI 1. Học thuộc lòng: Ngoại em Ngoại em tóc bạc lưng còng, Miệng cười móm mém, mắt không rõ đường. Đi đâu gậy trúc phải nương, Vậy mà lòng ngoại tình thương dạt dào. Em yêu bà ngoại biết bao, Sớm hôm chăm sóc, công lao đáp đền. Bưng trầu, rót nước, đừng quên, Thấy em hiếu thảo, Phật khen suốt đời.
lớn lên, ăn học thành tài, rồi cha mẹ mới nuôi dưỡng được em. Cây có gốc, nước có nguồn, em phải nhớ ơn ông bà y như nhớ ơn cha mẹ vậy. Phật sẽ khen ngợi em và phù hộ cho em lớn lên khoẻ mạnh, học giỏi, làm việc thành công. 3. Tô màu: Cụ già
2. Tìm hiểu bài: - Nhà em có bà ngoại hoặc bà nội ở chung trong gia đình không? - Nếu không thì bà có sống gần nhà em không? Em có thường đi thăm bà không? - Bà bao nhiêu tuổi rồi? Em hãy tả hình dáng của bà. - Bà em có đặc điểm gì nổi bật nhất? - Bà đối xử với em như thế nào? (thương yêu, để dành quà bánh, quạt muỗi, đút cơm v.v... ) - Em đối xử với bà thế nào? - Em có biết vì sao em phải hiếu thảo với bà không? Vì bà là người đã sinh ra cha hoặc mẹ của em, rồi cha mẹ mới sinh ra em. Bà đã vất vả nuôi cha mẹ em 44
BÚP SEN HỒNG
BÚP SEN HỒNG
45
Bài 17: KHÔNG THAM ĂN 1. Học thuộc lòng: Không tham ăn Gấu con bú sữa, Một lúc ba bình. Cái bụng to phình, Rồi lăn ra khóc.
- Em có tham ăn không? Hay chỉ ăn vừa no, để dành phần bữa khác ăn nữa, hoặc dành phần cho mọi người cùng ăn, thế mới vui? - Phật dạy rằng tham ăn là một trong 5 cái tham của con người trên đời, rất xấu. Em ghi nhớ lời Phật dạy nhé. Còn bác sĩ cũng khuyên em là không nên ăn quá nhiều sẽ gây bệnh cho dạ dày và ruột. Khi đó em bị chích thuốc sẽ càng đau hơn.
Em không bắt chước, Ăn vừa đủ no, Kẻo mà bội thực, Bạn bè cười cho.
3. Tô màu: Gấu bú sữa
2. Tìm hiểu bài: - Mỗi bữa em ăn bao nhiêu chén cơm? Hoặc ăn những món khác như canh, chè, bánh, xôi, hủ tiếu v.v... mỗi thứ bao nhiêu? - Có khi nào em ngon miệng quá rồi ăn thêm thật nhiều đến nỗi bụng to ra không? - Lúc đó cảm giác của em ra sao? Có tức bụng, đau bụng, đi không nổi, nôn oẹ... ? - Em hiểu nghĩa “bội thực” là gì không? - “Bội thực” là ăn nhiều quá, không tiêu hóa được, sinh ra những triệu chứng vừa kể trên, ảnh hưởng tới sức khoẻ. - Tham ăn có xấu không? 46
BÚP SEN HỒNG
BÚP SEN HỒNG
47
Bài 18: RU EM
được những người chung quanh thì cứ mạnh dạn làm. Có như vậy em mới được mọi người yêu mến.
1. Học thuộc lòng: Ru em
3. Tô màu: Thỏ ru em
Dì gà đi vắng, Nhờ thỏ trông em. Thỏ ru nhè nhẹ, Em ngủ êm đềm. Thỏ ngoan thật đấy, Biết giúp mọi người. Thầy dạy vâng lời, Đến chùa thầy thưởng. 2. Tìm hiểu bài: - Em có bao giờ được ai nhờ làm một việc gì? Em kể ra xem nào. - Em có làm giúp việc ấy không? - Có khó khăn xảy ra không? Em ứng xử ra sao? - Khi giúp đỡ mọi người, em thấy trong lòng thế nào? - Mọi người có khen em không? - Mỗi khi em giúp được ai thì em đã trưởng thành hơn một chút rồi đấy. Bởi mọi người tin tưởng em mới dám giao việc cho em. Và khi em làm xong công việc nghĩa là em có năng lực tốt, em càng có uy tín đối với mọi người hơn nữa, đúng không nào! - Đừng sợ vất vả em nhé. Việc gì mình thấy có thể giúp 48
BÚP SEN HỒNG
BÚP SEN HỒNG
49
Bài 19: KHÔNG LEO TRÈO
3. Tô màu: Bạn leo cây
1. Học thuộc lòng: Can ngăn bạn Vuờn chùa có nhiều cây, Trên cành đầy những quả. Bạn leo trèo nghịch phá, Em tức thời can ngăn. Sợ bạn té trầy chân, Sợ gãy cành, chảy máu. Nhớ lời khuyên cô giáo Không leo trèo bạn ơi! 2. Tìm hiểu bài: - Trong chùa hoặc trong vườn nhà, trường học của em có cây không? - Em và bạn có hay leo lên cây không? - Leo cây thì có những nguy hiểm gì? - Em có bao giờ can ngăn và giải thích cho bạn hiểu những nguy hiểm đó chưa? - Hay là em lại reo hò cổ vũ, bảo bạn hái quả cho mình cùng ăn? - Em có thấy bạn bị té lần nào chưa? Thương tích ra sao? Rồi em giúp bạn ra sao? - Từ nay em nhớ khuyên bạn đừng leo cây nghịch phá nữa nhé. Như vậy vừa bảo vệ bản thân khỏi bị thương tích, vừa bảo vệ cây khỏi mất quả, gãy cành. Nếu muốn ăn quả, em nhờ thầy hoặc cha mẹ, chú bác hái cho một cách đàng hoàng, em có đồng ý không? 50
BÚP SEN HỒNG
BÚP SEN HỒNG
51
Bài 20: NỤ CƯỜI
3. Tô màu: Nụ cười
1. Học thuộc lòng: Nụ cười Mỗi khi em nở nụ cười, Là hoa đua nở rạng ngời môi em. Nụ cười thêm một nét duyên, Người thương, kẻ quý, bạn hiền mến yêu. Em cười, như thể nâng niu, Đoá hoa xinh đẹp sớm chiều không phai. 2. Tìm hiểu bài:
- Em có hay cười không? Hay là gương mặt thường xuyên nhăn nhó? - Các bạn chung quanh em có hay cười không? - Khi em tiếp xúc với một người bạn có nụ cười rạng rỡ trên môi, em cảm giác thế nào? Giữa một người bạn thường vui vẻ cười tươi và một người bạn hay nhăn nhó, quạu quọ, em thích người nào? - Như vậy suy ra, em cũng phải thường xuyên cười vui vẻ thì mọi người mới thích gần gũi, trò chuyện với em, phải không nào? - Một người dù đẹp đến đâu mà quạu quọ thì cũng trở nên xấu xí. Ngược lại, một người dù không đẹp lắm nhưng luôn cười tươi tắn thì trông vẫn xinh hơn. - Nào, em hãy cười tươi lên, để cho môi em nở những nụ hoa xinh đẹp dâng tặng mọi người chung quanh. 52
BÚP SEN HỒNG
BÚP SEN HỒNG
53
Bài 21: NGÀY MỚI 1. Học thuộc lòng: Ngày mới OÂng maët trôøi thöùc daäy, Goïi caû nhaø daäy theo. Moãi ngöôøi laøm moät vieäc, Vui töng böøng beân nhau.
- Tóm lại, dù là công việc gì thì em và mọi người vẫn phải nỗ lực làm tốt, xứng đáng với lòng tin cậy của xã hội. Công việc không có cao thấp, sang hèn, chỉ có những người lười biếng không chịu làm việc, hoặc làm dối, làm bậy, mới là đáng chê. 3. Tô màu: Một ngày mới
OÙ o gaø troáng gaùy, Nhö ñoàng hoà thieân nhieân. Ba ñi vaøo nhaø maùy, Meï chaêm ñoàng luùa chieâm. Em cuõng vaøo lôùp hoïc, Choù cuùn giao giöõ nhaø. Ngöôøi naøo laøm vieäc naáy, Laø cuoäc ñôøi nôû hoa. 2. Tìm hiểu bài: - Một ngày mới của nhà em bắt đầu từ mấy giờ? Ba mẹ thức dậy lúc mấy giờ? Em thức dậy lúc mấy giờ? Hãy kể công việc của mỗi người. - Chiều về cả nhà quây quần có kể cho nhau nghe công việc trong ngày không? Mỗi người có yêu thích công việc của mình không? Có hay than thở, cằn nhằn không? Có đạt những kết quả tốt không? - Em nghĩ thế nào về công việc của ba, của mẹ, và của em? - Em có ước mơ gì cho công việc của gia đình? - Lớn lên em thích chọn nghề gì? Tại sao em lại chọn nghề đó? 54
BÚP SEN HỒNG
BÚP SEN HỒNG
55
Bài 22: NHẶT CỦA RƠI
3. Tô màu: Chim nhỏ không tham
1. Học thuộc lòng: Chim nhỏ không tham Chim non đậu nhánh cây rừng, Thấy ai rơi giỏ trái hồng thơm ngon. Chim liền lên tiếng véo von, Gọi người đến nhận, chẳng toan trộm về. Phật khen chim nhỏ ngoan ghê, Của rơi không nhặt, chẳng hề tham lam. 2. Tìm hiểu bài: - Em có bao giờ trông thấy của rơi không? Trông thấy món gì, hãy kể ra xem. - Em xử trí thế nào với của rơi ấy? Có nhặt về xài không? Hay báo cho cha mẹ biết? Hay báo cho người nào khác biết? - Em nghĩ thế nào nếu mình cứ nhặt lấy của đó mà xài? Như vậy có phạm tội trộm cắp không? - Em hãy nghĩ xem người đánh rơi món đồ ấy sẽ như thế nào? Buồn? Vui? Lo lắng? Bị phạt? - Em hãy đặt mình vào vị trí người đánh rơi đồ vật xem. Hãy thử diễn một đoạn kịch ngắn: Em làm rơi một món gì đó, quay lại tìm mãi không thấy. Và em gặp hai tình huống: Thứ nhất: người nhặt được đem trả cho em. Em sẽ cư xử thế nào? Thứ hai: người nhặt được lấy xài luôn. Em cảm xúc ra sao? 56
BÚP SEN HỒNG
BÚP SEN HỒNG
57
Bài 23: KHÔNG GHẸO THÚ 1. Học thuộc lòng: Gấu và cún con Gaáu Ba-lu nghòch phaù, Gheïo cuùn con noåi suøng. Cuùn röôït cho troái cheát, Vöøa khoùc aàm, vöøa run.
- Đặc biệt khi vào sở thú càng phải tránh không đến quá gần chuồng để chọc ghẹo các con thú dữ như cọp, sư tử, beo, gấu... - Nói chung, chúng ta phải thương yêu các con vật, vì chúng cũng có cảm xúc như ta. Nếu có ai đó chọc ghẹo em, em cũng sẽ nổi giận. Vậy hãy cư xử dịu dàng với thú vật nhé.
Em thöông yeâu suùc vaät, Khoâng choïc gheïo, ñaùnh ñoøn. Keûo maø bò noù caén, Ñi chích ngöøa ñau hôn!
3. Tô màu: Cún con rượt gấu
2. Tìm hiểu bài: - Có khi nào em chọc ghẹo thú vật không? Chọc ghẹo con gì? - Hoặc em có bao giờ trông thấy ai chọc ghẹo thú vật?) - Nó phản ứng ra sao? - Vì sao em thích hoặc không thích chọc ghẹo thú vật? - Em có biết khi bị thú vật cắn thì sẽ bị lây bệnh gì không? Bệnh dại đó các em. Chó, mèo, và các vật nuôi đều có nguy cơ mang mầm bệnh dại mà chúng ta không biết. Khi thú mắc bệnh dại cắn người, phải lập tức đi chích ngừa ngay. Nếu không, sau vài ngày, con vật phát bệnh, chết, thì người cũng phát bệnh theo, và khó cứu chữa. - Nhưng chích ngừa rất đau và tốn tiền, lại phải kiêng ăn nhiều thứ. Vậy tốt hơn hết các em đừng bao giờ chọc ghẹo thú vật nhé. 58
BÚP SEN HỒNG
BÚP SEN HỒNG
59
Bài 24: ĐÚNG HẸN 1. Học thuộc lòng: Sai hẹn Hôm qua hẹn bạn đi chùa, Bé Nga dậy muộn, nắng vừa lên cao. Bạn Thùy ngồi đợi, buồn sao, Thế là hai đứa giận nhau suốt ngày.
cảm. Thí dụ, vì kẹt xe, vì tai nạn, vì bệnh đột xuất v.v... Chẳng hạn, một người mượn nợ, đến ngày trả tiền thì con lại đau ốm, phải lấy tiền đó trang trải thuốc men. Chữ tín không có nghĩa là chấp chặt, mà còn cần phải biết uyển chuyển và độ lượng. 3. Tô màu: Chờ bạn
Giữ lời là tính thẳng ngay, Khi mình thất hẹn chẳng ai quý mình. Dù việc nhỏ, cũng chớ khinh, Tập cho chữ “tín” đinh ninh một lời. 2. Tìm hiểu bài: - Trong cuộc sống hằng ngày, em có bao giờ hứa hẹn với ai điều gì không? Hãy kể ra xem. - Và trong những lần đó, có lần nào em thất hứa không? Lý do vì sao? - Em cư xử thế nào sau khi thất hứa? Và người ấy phản ứng ra sao? - Người giữ lời hứa là người có uy tín, luôn được quý trọng. Ngay cả việc đi học đúng giờ cũng là một dạng uy tín đấy các em ạ. Hay là việc học thuộc bài, cũng là có uy tín. Bởi khi vào lớp, các em đã hứa với thầy cô giáo là sẽ học bài, làm bài tập đầy đủ, vậy mà khi kiểm tra lại không thuộc, nghĩa là em đã phụ lòng thầy cô giáo tin cậy, không giữ chữ “tín”. - Tuy nhiên, nếu có ai thất hứa với em điều gì thì em cũng đừng vội nóng giận, mà hãy bình tĩnh tìm hiểu lý do. Biết đâu người ta có những trở ngại đáng thông 60
BÚP SEN HỒNG
BÚP SEN HỒNG
61
Bài 25: THIÊN NHIÊN TƯƠI ĐẸP 1. Học thuộc lòng: Em yêu thiên nhiên Phật dạy em yêu cả chúng sinh, Là yêu muôn thú giống hữu tình. Chim ca theo gió, hươu nai bước, Trên lá thu vàng, mộng rất xinh! Yêu luôn hoa trái nở trong vườn, Từng nụ, từng bông e ấp hương. Yêu đám mây hồng bay trong nắng, Sông uốn quanh làng dáng thương thương!
lượng sống nhiệm mầu. Nếu ta tàn phá thiên nhiên thì ta sẽ lãnh hậu quả thảm khốc, cuộc sống cạn kiệt dần tài nguyên và gia tăng các thảm họa, chẳng hạn như hết nguồn dầu mỏ, khí đốt, nước sạch... và thường xuyên xảy ra thiên tai, động đất, lũ lụt, hạn hán v.v... 3. Tô màu: Thiên nhiên tươi đẹp
Thiên nhiên là mẹ ấp yêu ta, Đất nước, con người chung khúc ca. Sống là hạnh phúc và chia sẻ, Gìn giữ cho đời những lá hoa... 2. Tìm hiểu bài: - Em có quan sát thiên nhiên quanh em không? Em thấy những gì? Em cảm nhận như thế nào? Đẹp? Xấu? Thơ mộng? Dễ thương? - Bài tập luận văn ngắn: Em hãy tả một cành hoa, hoặc một cây xanh, một con chim nhỏ, một dòng sông, một khu phố, một công viên v.v... - Phật nói “chúng sinh hữu tình” là nói đến con người hoặc con vật có xúc cảm, có tình thương, để phân biệt với “chúng sinh vô tình” là những cỏ, cây, hoa, lá, nước, mây, đá, núi... không có xúc cảm, tình thương. Tuy nhiên, khi ta trải lòng yêu mến vào chúng sinh vô tình thì chúng ta vẫn cảm nhận được tình thương từ đó phản hồi lại cho ta. Nghĩa là, khi ta yêu quý, bảo vệ thiên nhiên, thì thiên nhiên sẽ yêu quý lại ta, đem đến cho ta những nguồn năng 62
BÚP SEN HỒNG
BÚP SEN HỒNG
63
Bài 26: ÁI NGỮ
thì được người chung quanh yêu mến và thường nghe theo. Còn người cộc cằn, thô lỗ thì dễ bị người khác xa lánh.
1. Học thuộc lòng: Ăn nói dịu dàng Dịu dàng lời nói thốt ra, Ví như dâng tặng đóa hoa cho người. Mát lòng mát dạ ai ơi, Muộn phiền, khổ não tức thời tiêu tan.
3. Tô màu: Tặng hoa cho người
Một lời ái ngữ ngàn vàng, Giúp người qua khỏi nguy nàn, đắng cay. Phật khuyên ái ngữ hằng ngày, Là hương đức hạnh đẹp thay giữa đời! 2. Tìm hiểu bài: - Trong cuộc sống em có thích những người ăn nói dịu dàng hay không? - Vậy bản thân em phải như thế nào? - Em thấy lời nói dịu dàng có tác dụng ra sao? - Em đã có lần nào tranh cãi với bạn bè? Hoặc em đã có dịp khuyên lơn, an ủi bạn khi bạn gặp khó khăn, chuyện buồn? Hoặc em có lần nào can ngăn hai bạn đang cãi nhau, đánh nhau? - Trong rất nhiều trường hợp, chúng ta có thể sử dụng lời nói dịu dàng mà tác dụng rất lớn các em ạ. Một lời an ủi, can ngăn đúng lúc có thể cứu được một người đang quẫn trí. Ít nhất thì lời nói dịu dàng cũng làm cho không khí gia đình, trường lớp, cộng đồng được vui vẻ, nhẹ nhàng. Người ăn nói hòa nhã 64
BÚP SEN HỒNG
BÚP SEN HỒNG
65
Bài 27: BỐ THÍ Ñôøi ngöôøi laø beå khoå, Bao nhieâu caûnh ñau thöông. Neân raát caàn chia seû, Vui trong nghóa nhòn nhöôøng. Moät cheùn côm, manh aùo, Em göûi ñeán ñoàng baøo, Vöôït qua côn ngheøo ñoùi, AÂn tình naëng xieát bao!
- Nếu gia đình ta nghèo quá thì ta vẫn thực hành bố thí được, vì Phật nói không ai nghèo tới nỗi không có hạt cơm cho con kiến ăn. Quan trọng là cái tâm ta có yêu thương và muốn cứu giúp chúng sanh hay không. Ta cũng có thể bố thí bằng cách đem sức lực của mình phụ giúp công việc cho người khác, vẫn là đáng quý. 3. Tô màu: Bố thí cho cún con
Baèng nhö mình tay traéng, Phaät vaãn daïy roõ raèng, Moät haït côm cho kieán, Boá thí vaãn ñaày taâm. Hoaëc söùc mình ñoùng goùp, Laøm giuùp ngöôøi, cuõng xong. Boá thí ñöøng do döï, Phöôùc baùu laø meânh moâng. 1. Học thuộc lòng: Chia sẻ 2. Tìm hiểu bài: - Em có thấy những cảnh khổ của đồng bào gặp thiên tai lũ lụt, hoặc bà con nghèo khổ quanh em không? Hãy thử kể vài trường hợp. - Khi thấy như vậy, em làm gì để cứu giúp mọi người? - Bố thí là đức hạnh quan trọng của con người, thể hiện lòng từ bi, chia sẻ, không ích kỷ, bỏn xẻn. Người hay bố thí luôn được yêu mến, kính trọng. Và phước báu dành cho họ là sẽ được giàu sang sung sướng. 66
BÚP SEN HỒNG
BÚP SEN HỒNG
67
Bài 28: LUẬT GIAO THÔNG 1. Học thuộc lòng: Luật giao thông Mỗi ngày đi học, đi chơi, Tung tăng đường phố, em thời nhớ cho, Giao thông là luật, phải lo, Chấp hành nghiêm chỉnh, bao giờ nạn tai.
nạn gây chết người hoặc bị thương. Chấp hành luật giao thông có nghĩa là chúng ta tự bảo vệ bản thân mình, sự an toàn của chính mình. Đặc biệt, trong một đất nước hiện đại thì chấp hành luật giao thông còn thể hiện sự văn minh của người công dân. 3. Tô màu: Chấp hành luật giao thông
Không đi hàng ba, hàng hai, Nô đùa nghịch ngợm, lạng bay vòng vèo. Lề phải nhất quyết đi theo, Đèn đỏ dừng lại; chớ leo ngược chiều. Luật giao thông nhớ ghi nhiều, Là công dân phải học điều văn minh. 2. Tìm hiểu bài: - Trong trường, em có được học luật giao thông căn bản chưa? - Em thấy luật giao thông có cần thiết không? Tại sao? - Em có lần nào vi phạm hoặc thấy người khác vi phạm luật giao thông không? Em đoán xem khi ấy việc gì dễ xảy ra? Em có thấy hình ảnh thảm khốc của những vụ tai nạn giao thông chưa? - Em hãy thử học một số quy ước, biển báo căn bản hướng dẫn giao thông trên đường nhé. (giáo viên sưu tầm và dạy các em, chẳng hạn như tín hiệu đèn xanh, đỏ, vàng; biển báo đường một chiều, vạch trắng phân luồng giao thông...) - Luật giao thông rất cần thiết các em ạ. Vì có luật giao thông thì mới có trật tự trên đường phố, người tham gia giao thông mới được an toàn, không xảy ra tai 68
BÚP SEN HỒNG
BÚP SEN HỒNG
69
Bài 29: XẾP HÀNG 1. Học thuộc lòng: Xếp hàng trật tự Moãi khi vaøo lôùp, Xeáp haøng thaät vui. Baïn sau baïn tröôùc, Ñeàu ñeàu tieán lui.
bình tĩnh, kiên nhẫn xếp hàng, và cho đó là hành động văn minh, cách cư xử có văn hóa. Chúng ta phải tập thói quen này để hòa nhập với thế giới, vì đất nước ta đang mở cửa, đang phấn đấu trở thành một con rồng châu Á, xây dựng cuộc sống văn minh, hiện đại. 3. Tô màu: Đừng chen lấn
Em quen neà neáp, Neân vaøo quaùn aên, Hay voâ nhaø haùt, Khoâng heà chen chaân. Xeáp haøng traät töï, Daàn daàn tôùi phieân. Khoâng ai cöï nöï, Maø cöôøi thaät duyeân. 2. Tìm hiểu bài: - Khi đến những nơi công cộng, em có thấy mọi người xếp hàng trật tự không? - Riêng em thì sao? Em có kiên nhẫn xếp hàng hay là chen lấn để giành đứng trước? - Em thử tưởng tượng, em đang đứng chờ mua vé xem hát thì có một bạn đến chen ngang vào, lấn em suýt ngã. Em sẽ có cảm giác ra sao? Và xử sự thế nào? - Như vậy, em thấy có cần thiết phải xếp hàng trật tự hay không? Giữa xếp hàng và chen lấn, điều nào hợp lý và dễ chịu hơn? - Và điều nào lịch sự hơn? Ở các nước phương Tây dù cuộc sống bận rộn tới đâu nhưng người dân vẫn 70
BÚP SEN HỒNG
BÚP SEN HỒNG
71
Bài 30: YÊU ĐỜI
3. Tô màu: Ca hát líu lo
1. Học thuộc lòng: Em yêu cuộc đời Cuộc đời ơi, thật đáng yêu! Xanh màu nhân ái, sớm chiều thương nhau. Bên em có Phật nhiệm mầu, Điều hay lẽ thiện rèn trau dịu dàng. Em vui, em hát ca vang, Ơn đời, ơn Phật ngập tràn lá hoa. Nguyện xin đền đáp mặn mà, Bằng trăm việc tốt, nhà nhà yên vui. 2. Tìm hiểu bài: - Em cảm nhận cuộc sống quanh em như thế nào? Vui, buồn, hạnh phúc, bất hạnh, dễ chịu, khó chịu? Mọi người sống với nhau ra sao? - Em có trông thấy nhiều người tốt, nhiều gương tốt chung quanh em? Hãy kể ra một vài trường hợp. - Em có yêu cuộc đời không? - Và em nguyện sẽ làm điều gì để phục vụ cuộc đời? - Riêng đối với Tam Bảo, em thấy ngôi Tam Bảo đã đem đến cho em những điều gì lợi ích và hạnh phúc? - Và em sẽ làm gì để đền ơn Tam Bảo? 72
BÚP SEN HỒNG
BÚP SEN HỒNG
73
MỤC LỤC LỜI NÓI ĐẦU .................................................................5 GỢI Ý GIẢNG DẠY .......................................................11 Bài 1: EM ĐẾN CHÙA ...................................................14 Bài 2: BẠN HIỀN ...........................................................16 Bài 3: ĐỨC PHẬT TỪ BI .................................................18 Bài 4: NHỚ ƠN THẦY ...................................................20 Bài 5: KINH PHẬT .........................................................22 Bài 6: HOA SEN.............................................................24 Bài 7: BƯỚM VÀNG.......................................................26 Bài 8: BÁT CƠM ............................................................28 Bài 9: KHỈ CON .............................................................30 Bài 10: TRỒNG HOA .....................................................32 Bài 11: SƯ TỬ VÀ CHUỘT ..............................................34 Bài 12: GIÚP BẠN .........................................................36 Bài 13: KHÔNG NÓI DỐI ...............................................38
Bài 17: KHÔNG THAM ĂN ............................................46 Bài 18: RU EM ...............................................................48 Bài 19: KHÔNG LEO TRÈO ............................................50 Bài 20: NỤ CƯỜI............................................................52 Bài 21: NGÀY MỚI .......................................................54 Bài 22: NHẶT CỦA RƠI .................................................56 Bài 23: KHÔNG GHẸO THÚ ..........................................58 Bài 24: ĐÚNG HẸN ......................................................60 Bài 25: THIÊN NHIÊN TƯƠI ĐẸP ..................................62 Bài 26: ÁI NGỮ..............................................................64 Bài 27: BỐ THÍ ..............................................................66 Bài 28: LUẬT GIAO THÔNG ..........................................68 Bài 29: XẾP HÀNG ........................................................70 Bài 30: YÊU ĐỜI ............................................................72
Bài 14: QUẢ NGON.......................................................40 Bài 15: THẰN LẰN ........................................................42 Bài 16: BÀ NGOẠI .........................................................44 74
BÚP SEN HỒNG
BÚP SEN HỒNG
75