LỜI NÓI ĐẦU
FOREWORD
T
rong đạo Phật, lòng bi mẫn được định nghĩa như là tâm nguyện cứu giúp tất cả chúng sinh thoát khỏi khổ đau.1 Thật không may là chúng ta không thể diệt trừ hết khổ đau trong thế giới này. Chúng ta không thể riêng một mình làm điều đó, và không có bất kỳ phép lạ thần kỳ nào để tự nhiên chuyển hóa phiền não khổ đau thành hạnh phúc an lạc. Dù vậy, chúng ta có thể phát triển tâm thức của chính mình bằng giới hạnh và qua đó giúp đỡ những người khác cũng làm giống như ta. Vào tháng 8 năm 1999, hai tổ chức The Tibet Center và The Gere Foundation đã thỉnh cầu đức Đạtlai Lạt-ma ban cho một loạt các bài giảng pháp tại New York City. Tập sách này được viết ra từ các bài giảng đó. Trong những trang sách sau đây, đức Đạtlai Lạt-ma sẽ chỉ bày cho chúng ta cách thức để rộng mở trái tim mình và phát triển một lòng bi mẫn chân thật, lâu bền đối với tất cả chúng sinh. 1
6
Định nghĩa này được ghi trong các Kinh điển Hán tạng là: “Từ
Rộng mở tâm hồn
I
n Buddhism, compassion is defined as the wish that all beings be free of their suffering.
Unfortunately, it is not possible for us to rid the world of its misery. We cannot take the task upon ourselves, and there is no magic wand to transform affliction into happiness. Yet we can develop our own minds in virtue and thereby help others to do the same. In August 1999 His Holiness the Dalai Lama was invited by The Tibet Center and The Gere Foundation to give a series of talks in New York City. This book is drawn from those talks. In the following pages His Holiness the Dalai Lama shows how we can open our hearts and develop true and lasting compassion toward all beings. năng dữ lạc, bi năng bạt khổ.” (Lòng từ thường mang đến niềm vui; lòng bi thường cứu thoát mọi đau khổ.)
An Open Heart
7
LỜI NÓI ĐẦU
FOREWORD
Trọn cuộc đời của đức Đạt-lai Lạt-ma là minh chứng cho sức mạnh của một tâm hồn rộng mở. Sự tu tập tâm linh của ngài được bắt đầu từ lúc ngài còn là một cậu bé. Vào năm hai tuổi, khi được công nhận là hóa thân của đức Đạt-lai Lạt-ma thứ 13, ngài đã phải rời gia đình để được đưa về thủ đô Lhasa, miền đông bắc Tây Tạng. Ngài đảm nhiệm vai trò lãnh đạo chính quyền Tây Tạng vào năm 16 tuổi và bị đẩy vào hoàn cảnh mà niềm tin của ngài vào khuynh hướng bất bạo động và sự khoan dung tha thứ đã phải chịu sự thử thách lên đến cực độ.1 Ngài đã hoạt động tích cực để bảo tồn mọi khía cạnh của nền văn hóa Tây Tạng, nhưng trọng tâm nỗ lực của ngài chính là truyền thống tâm linh của Tây Tạng, bởi vì ở Tây Tạng thì tâm linh và văn hóa là những yếu tố không thể tách rời nhau. Ngài vẫn duy trì công phu tu tập hành trì của chính mình, nghiên cứu học hỏi, quán chiếu và thiền định, đồng thời cũng thuyết giảng Phật pháp không mệt mỏi cho mọi người ở khắp nơi trên thế giới. Ngài đã cống hiến những nỗ lực lớn lao cho việc tái thiết các tu viện, ni viện cùng với chương trình tu học và hành trì, tất cả đều nhằm mục đích duy trì sức sống cho con đường phát triển trí tuệ mà Đức Phật Thích-ca Mâu-ni, người sáng lập đạo Phật, đã vạch ra. 1
8
His Holiness’s entire life has been a testament to the power of open-heartedness. His own spiritual training began when he was just a child. Upon being recognized as the reincarnation of the thirteenth Dalai Lama at the age of two, he was taken from his home in northeastern Tibet to the Tibetan capital of Lhasa. He assumed temporal rule of Tibet at sixteen and was forced to put his beliefs in nonviolence and tolerance to the most extreme of tests. His Holiness has worked hard to preserve all aspects of Tibetan culture, but at the center of his efforts is Tibet’s spiritual tradition, for in Tibet, spirituality and culture are inseparable. He has maintained his own practice of study, contemplation, and meditation and has tirelessly taught the Buddhist path to people throughout the world. He has devoted great effort to the reestablishment of monasteries, nunneries, and their traditional curricula of study and practice, all in the service of keeping alive the way of understanding outlined by Buddhism’s founder, Shakyamuni Buddha.
Bản in thiếu một đoạn ngắn sau vị trí này.
Rộng mở tâm hồn
An Open Heart
9
LỜI NÓI ĐẦU
FOREWORD
Câu chuyện về sự ra đời của đạo Phật rất quen thuộc với nhiều người. Vào thế kỷ 5 trước Công nguyên, vị hoàng tử dòng Thích-ca sống với rất nhiều đặc quyền hưởng thụ trong vương quốc của phụ vương ngài tại một nơi mà ngày nay thuộc địa phận Nepal. Từ khi còn là một chàng trai trẻ, ngài đã sớm nhận ra tính chất vô nghĩa trong cuộc sống đầy tiện nghi của mình. Chứng kiến những nỗi khổ già nua, bệnh tật và chết chóc của mọi người, ngài bắt đầu nhìn xuyên qua lớp màn che giả dối của những hạnh phúc và tiện nghi trong đời sống thế tục. Một đêm nọ, vị hoàng tử chỉ vừa kết hôn không bao lâu đã rời bỏ cung điện và người vợ cùng đứa con trai bé nhỏ. Ngài dùng gươm cắt bỏ mái tóc dài và hướng vào rừng sâu để tìm kiếm một sự tự do, thoát khỏi đời sống thế tục với những khổ đau mà giờ đây ngài đã nhận ra là luôn gắn chặt không tách rời với đời sống ấy. Không bao lâu, vị tu sĩ trẻ đã gặp 5 nhà tu khổ hạnh, và ngài trải qua nhiều năm để thực hành thiền định hết sức nghiêm ngặt cùng với các pháp tu khổ hạnh. Nhưng cuối cùng ngài nhận ra rằng, những pháp tu như thế sẽ không giúp ngài tiến gần hơn chút nào đến mục đích trí tuệ và giải thoát, vì thế ngài đã rời khỏi những người bạn đồng tu. Sau khi từ bỏ pháp tu khắc khổ với họ, ngài quyết định giờ đây sẽ tự mình nỗ lực hết sức để tìm ra chân lý. Ngài đã ngồi xuống 10
Rộng mở tâm hồn
The story of Buddhism’s birth is familiar to many. In the fifth century B.C., Prince Shakyamuni led a privileged life in his father’s kingdom in what is now Nepal. While still a young man, Shakyamuni came to recognize the pointlessness of his comfortable life. Witnessing old age, illness, and death among his people, he began to see through the deceptive veils of comfort and worldly happiness. One night the recently married prince left his palace, as well as his wife and young son. He cut off his hair with his sword and set off into the jungle in pursuit of freedom from the worldly life and the miseries that he now understood were inextricably associated with it. The young renunciate soon came across five ascetics, with whom he spent many years practicing strict meditation and other austerities. But ultimately he realized that this was not bringing him any closer to his goal of wisdom and enlightenment, so he left his companions behind. Having broken with their severe ways, he now decided to devote himself to a search for ultimate truth. He sat beneath the Bodhi An Open Heart
11
LỜI NÓI ĐẦU
FOREWORD
dưới cội cây Bồ-đề, phát lời thệ nguyện sẽ không rời khỏi đây cho đến khi đạt được mục đích giác ngộ tối hậu. Sau rất nhiều nỗ lực kiên trì, vị Hoàng tử dòng Thích-ca đã thành công. Ngài nhìn thấu được cách thức hiện hữu chân thật của hết thảy mọi hiện tượng, và nhờ đó đạt đến sự giác ngộ viên mãn cùng trạng thái nhất thiết trí của một vị Phật. Đức Phật Thích-ca Mâu-ni ra khỏi thiền định và đi xuyên qua miền bắc Ấn Độ, cho đến khi gặp lại 5 người bạn đồng tu khổ hạnh. Ban đầu, họ đã quyết định sẽ xem như không biết đến sự hiện diện của ngài, vì họ tin rằng ngài đã từ bỏ con đường tu tập tâm linh chân chính của họ. Tuy nhiên, sự tỏa sáng từ trạng thái giác ngộ của ngài đã tác động đến họ quá mạnh mẽ, đến nỗi họ phải khẩn cầu ngài chia sẻ những khám phá của ngài. Đức Phật liền đưa ra bài thuyết pháp về Tứ diệu đế: sự thật về khổ đau, nguồn gốc của khổ đau, khả năng có thể chấm dứt khổ đau và những phương pháp dẫn đến sự chấm dứt khổ đau. Đức Phật đã chỉ rõ bản chất thực trạng khổ đau của chúng ta. Ngài dạy về những nguyên nhân đã dẫn đến thực trạng khổ đau này. Ngài cũng xác quyết về sự hiện hữu của một trạng thái mà mọi khổ đau cũng như nguyên nhân dẫn đến khổ đau đều đã được dứt trừ. Và ngài dạy phương pháp để đạt đến trạng thái đó. 12
Rộng mở tâm hồn
Tree, vowing not to move until he had attained this goal of final realization. After much perseverance, Prince Shakyamuni was successful. He saw the true way all phenomena exist and thereby attained the fully enlightened and omniscient state of a Buddha. Shakyamuni Buddha rose from his meditation and wandered through northern India until he once again encountered his five ascetic companions. They were initially determined not to acknowledge his presence, as they believed that he had renounced their true spiritual way. However, the glow of his enlightened state so affected them that they beseeched him to share his discovery. The Buddha then propounded the Four Noble Truths: the truth of suffering, its origin, the possibility of its cessation, and the path leading to that cessation. The Buddha showed the true nature of our miserable state. He taught the causes that bring about this situation. He established the existence of a state in which our suffering and its causes come to an end, and then taught the method by which to achieve this state. An Open Heart
13
LỜI NÓI ĐẦU
FOREWORD
Trong thời gian ở New York, đức Đạt-lai Lạt-ma đã thuyết pháp 3 ngày tại Beacon Theatre. Chủ đề của những buổi thuyết pháp này tập trung vào những phương pháp của đạo Phật giúp chúng ta đạt đến sự giác ngộ rốt ráo. Ngài đã kết hợp nội dung của hai bản văn là: Các giai đoạn thiền định (bản văn trung bình) của bậc thầy Ấn Độ vào thế kỷ 8 là Liên Hoa Giới (Kamalashila) và Ba mươi bảy Pháp hành Bồ Tát đạo của vị hành giả Tây Tạng vào thế kỷ 14 là Togmay Sangpo. Các giai đoạn thiền định được biên soạn khi vị vua thứ 33 của Tây Tạng là Trisong Detsen (742-797) thỉnh cầu vị thầy Ấn Độ Liên Hoa Giới (Kamalashila) đến Tây Tạng để bảo vệ cho phương pháp tu tập của đạo Phật thiên về luận giải, vốn rất được ưa chuộng trong các Tu viện Đại học Phật giáo lớn của Ấn Độ là Nalanda và Vikramalasia. Hình thức tu tập này đã được vị thầy của ngài Liên Hoa Giới là ngài Tịch Hộ (Shantarakshita) truyền sang Tây Tạng, và lúc đó đang bị một vị tăng Trung Hoa là Hashang1 công khai phản bác. Hashang đã đưa ra quan điểm phủ nhận bất kỳ hoạt động tư duy [phân tích] nào [trong sự tu tập].
While in New York City, His Holiness the Dalai Lama gave three days of teachings at the Beacon Theatre. The subject of these talks centered on the Buddhist methods by which one achieves ultimate enlightenment. He wove together the contents of two texts, the Middle-Length Stages of Meditation by the eighth-century Indian master Kamalashila and The Thirty-Seven Practices of Bodhisattvas by the fourteenthcentury Tibetan practitioner Togmay Sangpo. Stages of Meditation was composed when the thirtythird Tibetan king, Trisong Detsen, invited its Indian author to Tibet in order to defend the analytical approach to Buddhist practice favored in the great Indian monastic universities of Nalanda and Vikramalasila. This form of Buddhism, introduced into Tibet by Kamalashila’s master, Shantarakshita, was being challenged by Hashang, a Chinese monk propounding a view that discouraged any mental activity.
Từ điển Phật Quang gọi vị tăng Trung Hoa này là Hòa thượng Đại thừa, e không phải tên riêng mà là chỉ cho khuynh hướng tu tập. Theo mô tả ở đây và một số tư liệu liên quan thì có thể vị
này đang xiển dương giáo pháp Thiền tông theo khuynh hướng vô niệm, dứt bặt mọi tư duy lý luận. Tên gọi Hashang có lẽ là do người Tây Tạng đã phiên âm từ tiếng Trung Hoa.
14
An Open Heart
1
Rộng mở tâm hồn
15
LỜI NÓI ĐẦU
FOREWORD
Nhằm mục đích xác định xem hình thức tu tập nào của đạo Phật nên được áp dụng ở Tây Tạng, nhà vua đã cho tổ chức một cuộc tranh luận. Trong cuộc tranh luận giữa ngài Liên Hoa Giới và vị tăng Hashang, ngài Liên Hoa Giới đã đưa ra được những luận điểm không thể bác bỏ để xác lập tầm quan trọng của tư duy lý luận trong sự phát triển tâm linh, và do đó ngài được công bố là người thắng cuộc. Để ghi nhớ sự chiến thắng này, nhà vua đã thỉnh cầu ngài soạn ra một bản văn trình bày rõ quan điểm tu tập của ngài. Ngài đã soạn ra một bản văn dài, một bản văn trung bình và một bản văn ngắn gọn, đều nói về Các giai đoạn thiền định. Bản văn của ngài Liên Hoa Giới vạch ra một cách rõ ràng và súc tích những gì được gọi là các giai đoạn “rộng lớn” và “sâu xa” trên con đường hướng đến giác ngộ tối thượng. Mặc dù sách này thường bị xem nhẹ ở Tây Tạng, nhưng nó có một giá trị rất lớn lao, và đức Đạt-lai Lạt-ma đã nỗ lực rất nhiều để đưa sách này đến với thế giới bên ngoài. Bản văn thứ hai, Ba mươi bảy Pháp hành Bồ Tát đạo, là một sự mô tả rõ ràng và hàm súc về việc làm thế nào để sống trọn một đời cống hiến vì mọi người. Tác giả của bản văn, ngài Togmay Sangpo, khuyến khích chúng ta thay đổi những khuynh hướng ích kỷ đã thành thói quen, và thay vào đó hãy hành động với 16
Rộng mở tâm hồn
In order to establish which form of Buddhism would be followed in Tibet, a debate was held before the king. In the debate between Kamalashila and Hashang, Kamalashila was able to irrefutably establish the importance of mental reasoning in spiritual development and was thereby proclaimed the winner. To commemorate his victory, the king requested that he compose a text establishing his position. He wrote a long, a medium, and a short form of Stages of Meditation. Kamalashila’s text outlines clearly and concisely what have been called the “vast” and “profound” stages of the path to highest enlightenment. Though often overlooked in Tibet, the book has immense value, and His Holiness has devoted much effort to bring it to the world beyond. The second text, The Thirty-Seven Practices of Bodhisattvas, is a concise and clear description of how to live a life dedicated to others. Its author, Togmay Sangpo, inspires us to change our habitual selfish tendencies and to instead act in recognition of our An Open Heart
17
LỜI NÓI ĐẦU
FOREWORD
sự nhận biết rằng ta luôn phụ thuộc vào mọi người quanh ta. Bản thân ngài Togmay Sangpo đã trọn đời là một vị tăng sống giản dị, cống hiến quên mình vì người khác thông qua việc tu tập để rộng mở trái tim mình với lòng yêu thương và bi mẫn.
dependence upon our fellow beings. Togmay Sangpo
Trong suốt những buổi thuyết pháp này, người phiên dịch là ngài Geshe Thubten Jinpa đã diễn đạt một cách đáng khâm phục những khía cạnh tinh tế của triết học Phật giáo được đức Đạt-lai Lạt-ma chỉ dạy, trong khi cũng đồng thời truyền đạt được những nét hài hước đáng yêu vốn không bao giờ thiếu vắng trong các buổi giảng của ngài.
Throughout these talks, translator Geshe Thubten
Vào ngày cuối cùng trong chuyến viếng thăm này của đức Đạt-lai Lạt-ma, một buổi sáng Chủ nhật, hơn 200.000 người đã quy tụ về khu East Meadow ở Central Park để nghe ngài giảng về Tám bài kệ điều tâm, một thi phẩm của vị thánh tăng Tây Tạng vào thế kỷ 11 là Langri Tangpa. Đức Đạt-lai Lạt-ma đã nói chuyện với thính chúng bằng tiếng Anh, nêu lên cách nhìn của ngài về tầm quan trọng của việc phải quý trọng mọi người quanh ta: từ những người hàng xóm, đồng hương, đồng bào... cho đến toàn thể nhân loại.
himself led the life of a simple monk, selflessly devoting himself to others through the practice of opening his heart to love and compassion.
Jinpa admirably expressed the subtle aspects of Buddhist philosophy taught by His Holiness while also conveying the loving humor always present in his teachings. On the last day of His Holiness’s visit, a Sunday morning, more than 200,000 people congregated in Central Park’s East Meadow to hear him speak on Eight Verses on Training the Mind, a poem by the eleventhcentury Tibetan sage Langri Tangpa. Speaking in English, His Holiness conveyed his views on the importance of respecting our neighbors, our compatriots, our fellow nations, and all of humanity.
Ngài chia sẻ phương thức của ngài trong việc chuyển hóa tính cao ngạo thành đức khiêm tốn và sự sân hận thành lòng thương yêu. Ngài bày tỏ mối quan
and anger into love. He expressed his concern for the
18
An Open Heart
Rộng mở tâm hồn
He shared his way of transforming pride into humility 19
LỜI NÓI ĐẦU
FOREWORD
tâm đối với khoảng cách phân chia giữa người giàu và người nghèo. Và ngài kết thúc bằng việc hướng dẫn một khóa cầu nguyện cho tất cả chúng sinh đều được hạnh phúc. Bản ghi lại buổi nói chuyện của ngài tại Central Park được trình bày ngay sau đây trong phần Dẫn nhập. Tôi hy vọng và cầu nguyện rằng tập sách này sẽ hữu ích cho tất cả người đọc trong việc tìm cầu hạnh phúc, và hạnh phúc mà họ đạt được sẽ tiếp tục lan truyền sang nhiều người khác nữa, sao cho tâm hồn của tất cả chúng sinh, theo một cách nào đó, đều sẽ được rộng mở.
divide between rich and poor. He ended by leading a prayer for all beings to find happiness. The transcript of that Central Park talk follows in the introduction. I hope and pray that this book may help all who read it in their search for happiness and that this happiness may in turn spread to others so that the hearts of all beings may in some way be opened. Editor,
Người biên tập,
NICHOLAS VREELAND
NICHOLAS VREELAND
20
Rộng mở tâm hồn
An Open Heart
21
DẪN NHẬP
INTRODUCTION CENTRAL PARK, NEW YORK CITY,
CENTRAL PARK, NEW YORK CITY,
ngày 15 tháng 8 năm 1999
August 15,1999
Một buổi sáng tốt lành, xin gửi lời chào đến tất cả anh chị em!
Brothers and sisters, good morning.
Tôi luôn tin rằng mỗi chúng ta đều sẵn có một bản năng khát khao hạnh phúc và không muốn đau khổ. Tôi cũng tin rằng mục đích chính của cuộc sống là để trải nghiệm hạnh phúc; rằng mỗi chúng ta đều sẵn có tiềm năng như nhau trong việc phát triển sự an bình nội tâm để qua đó đạt được hạnh phúc và niềm vui. Khả năng tiềm tàng này không hề khác biệt giữa người giàu sang với người nghèo khó, giữa người có học vấn cao với người thất học, giữa người da đen với người da trắng, hay giữa người phương Đông với người phương Tây. Về mặt tinh thần và cảm xúc, tất cả chúng ta đều giống như nhau. Về mặt thể chất, chúng ta cũng giống nhau về cơ bản, cho dù một số người có mũi cao hơn hay màu da có thể khác nhau đôi chút... Nhưng những khác biệt đó là nhỏ nhặt, không đáng kể. Sự tương đồng về mặt tinh thần và cảm xúc mới thật sự quan trọng.
I believe that every human being has an innate
22
Rộng mở tâm hồn
desire for happiness and does not want to suffer. I also believe that the very purpose of life is to experience this happiness. I believe that each of us has the same potential to develop inner peace and thereby achieve happiness and joy. Whether we are rich or poor, educated or uneducated, black or white, from the East or the West, our potential is equal. We are all the same, mentally and emotionally. Though some of us have larger noses and the color of our skin may differ slightly, physically we are basically the same. The differences are minor. Our mental and emotional similarity is what is important. An Open Heart
23
DẪN NHẬP
INTRODUCTION
Chúng ta đều giống nhau ở những cảm xúc gây khó chịu cũng như những cảm xúc tốt đẹp mang đến cho ta nội lực và sự an định. Theo tôi, điều quan trọng là ta phải nhận thức được khả năng tiềm tàng của mình và nhờ đó khơi dậy lòng tự tin. Đôi khi ta chỉ nghĩ đến những mặt tiêu cực của sự việc và rồi cảm thấy tuyệt vọng. Đó là một cách nhìn sai lầm.
We share troublesome emotions as well as the positive ones that bring us inner strength and tranquillity. I think that it is important for us to be aware of our potential and let this inspire our self-confidence. Sometimes we look at the negative side of things and then feel hopeless. This, I think, is a wrong view.
Tôi chẳng có phép mầu nào để ban tặng cho quý vị. Nếu ai đó có quyền phép nhiệm mầu, hẳn tôi sẽ tìm đến nhờ người ấy giúp đỡ. Thật lòng mà nói, tôi luôn hoài nghi những kẻ tự xưng là có quyền năng phi thường. Tuy nhiên, thông qua sự rèn luyện tinh thần, với những nỗ lực không ngừng, chúng ta có thể làm thay đổi cảm xúc hay những khuynh hướng tinh thần của mình. Và điều này có thể tạo ra một sự thay đổi thật sự cho cuộc đời chúng ta.
I have no miracle to offer you. If someone has miraculous powers, then I shall seek this person’s help. Frankly, I am skeptical of those who claim extraordinary powers. However, through training our minds, with constant effort, we can change our mental perceptions or mental attitudes. This can make a real difference in our lives.
Khi ta có một khuynh hướng tinh thần tích cực, thì dù sống giữa sự thù nghịch ta cũng không mất đi sự an ổn trong lòng. Ngược lại, với một khuynh hướng tinh thần tiêu cực hơn, bị chi phối bởi những tâm trạng sợ hãi, nghi ngờ, bất lực hoặc căm ghét tự thân, thì dù được sống giữa những người bạn tốt nhất, trong một môi trường thật tốt đẹp và thoải mái, ta cũng không thấy hạnh phúc. Vì vậy, khuynh hướng tinh thần rất quan trọng, nó thật sự làm thay đổi trạng thái hạnh phúc của ta.
If we have a positive mental attitude, then even when surrounded by hostility, we shall not lack inner peace. On the other hand, if our mental attitude is more negative, influenced by fear, suspicion, helplessness, or self-loathing, then even when surrounded by our best friends, in a nice atmosphere and comfortable surroundings, we shall not be happy. So, mental attitude is very important: it makes a real difference to our state of happiness.
24
An Open Heart
Rộng mở tâm hồn
25
DẪN NHẬP
INTRODUCTION
Thật sai lầm khi cho rằng những bất ổn của chúng ta có thể giải quyết bằng tiền bạc hay những quyền lợi vật chất. Nếu bạn tin rằng một sự tốt đẹp nào đó có thể đạt được hoàn toàn chỉ nhờ vào một tác nhân bên ngoài thì điều đó là không thực tiễn. Tất nhiên, điều kiện vật chất là quan trọng và hữu ích đối với ta, nhưng khuynh hướng tinh thần bên trong ta cũng quan trọng không kém, nếu không nói là còn quan trọng hơn. Ta nhất thiết phải học cách từ bỏ việc theo đuổi một nếp sống xa hoa, vì điều đó là một chướng ngại cho sự tu tập. Đôi khi tôi có cảm giác như việc chú trọng quá nhiều đến sự phát triển vật chất và xao lãng các giá trị nội tâm đang được người đời xem là lối sống thời thượng. Vì thế, chúng ta nhất thiết phải phát triển một sự cân bằng tốt đẹp hơn giữa mối quan tâm về vật chất với sự phát triển nội tâm. Tôi nghĩ, điều tự nhiên là con người phải hành xử như những sinh vật có tổ chức xã hội. Những phẩm chất tốt đẹp chính là điều mà tôi gọi là các giá trị nhân bản đích thực. Chúng ta cần nỗ lực để phát triển và duy trì những phẩm chất tốt đẹp như là biết chia sẻ và chăm sóc lẫn nhau. Chúng ta cũng nhất thiết phải tôn trọng những quyền lợi của người khác. Và do đó, ta nhận ra được rằng hạnh phúc và lợi ích tương lai của bản thân ta luôn phụ thuộc vào nhiều thành viên khác trong xã hội. 26
Rộng mở tâm hồn
I think that it is wrong to expect that our problems can be solved by money or material benefit. It is unrealistic to believe that something positive can come about merely from something external. Of course, our material situation is important and helpful to us. However, our inner, mental attitudes are equally important - if not more so. We must learn to steer away from pursuing a life of luxury, as it is an obstacle to our practice. It sometimes seems to me that it is the fashion for people to put too much emphasis on material development and neglect their inner values. We must therefore develop a better balance between material preoccupations and inner spiritual growth. I think it natural for us to act as social animals. Our good qualities are what I would call true human values. We should work at increasing and sustaining qualities like sharing with one another and caring for one another. We must also respect the rights of others. We thereby recognize that our own future happiness and welfare is dependent on the many other members of our society. An Open Heart
27
DẪN NHẬP
INTRODUCTION
Tôi đã làm một người tỵ nạn trong suốt bốn mươi năm qua, với bao trách nhiệm nặng nề.1 Khi tôi nhìn lại, cuộc sống đã qua thật không dễ dàng. Tuy nhiên, chính qua những năm tháng ấy mà tôi đã học được về lòng yêu thương, về sự quan tâm đến người khác. Khuynh hướng tinh thần này đã mang lại cho tôi sức mạnh nội tâm. Một trong những bài cầu nguyện mà tôi rất thích là: Bao lâu còn đó hư không, Sinh linh cam chịu trong vòng khổ đau, Nguyện rằng tôi vẫn còn đây, Góp phần chia sẻ, giúp người khó khăn, Bồ-đề tâm nguyện thường hằng! Cách suy nghĩ như thế tạo ra sức mạnh nội tâm và sự tự tin. Điều đó giúp mang lại mục đích sống cho đời tôi. Dù sự việc có khó khăn hay phức tạp đến đâu, nhưng nếu có được một khuynh hướng tinh thần như vậy thì ta sẽ luôn an ổn trong lòng. Một lần nữa, tôi phải nhấn mạnh rằng: Chúng ta đều [có khả năng] như nhau! Một số quý vị có thể mang ấn tượng rằng đức Đạt-lai Lạt-ma phải có cái gì đó khác thường. Điều đó hoàn toàn không đúng. Tôi
I have been a refugee for the past forty years, with heavy responsibilities. As I look back, my life has not been easy. However, throughout all these years, I learned about compassion, about caring for others. This mental attitude has brought me inner strength. One of my favorite prayers is So long as space remains, So long as sentient beings remain, I will remain, In order to help, in order to serve, In order to make my own contribution. That sort of thinking brings one inner strength and confidence. It has brought purpose to my life. No matter how difficult or complicated things may be, if we have this type of mental attitude, we can have inner peace. Again, I must emphasize that we are the same! Some of you may have the impression that the Dalai Lama is somehow different. That is absolutely wrong.
1
Bản in thiếu 1 câu trước câu này.
28
Rộng mở tâm hồn
An Open Heart
29
DẪN NHẬP
INTRODUCTION
cũng là một con người giống như tất cả quý vị. Chúng ta đều có khả năng tiềm tàng như nhau. Sự phát triển tinh thần không nhất thiết phải dựa trên tín ngưỡng tôn giáo. Chúng ta hãy nói về những luân lý thế tục chẳng hạn. Tôi tin rằng tất cả các truyền thống tín ngưỡng lớn đều tương đồng ở điểm là có những phương pháp để giúp chúng ta nuôi dưỡng lòng vị tha, biết quan tâm đến người khác và phát triển khuynh hướng ứng xử xem trọng mối quan tâm của người khác hơn những vấn đề của riêng mình. Dù ta có thể tìm thấy những khác biệt trong các quan điểm triết học và nghi lễ, nhưng lời kêu gọi cốt yếu nhất của tất cả các tôn giáo đều rất giống nhau. Tất cả đều khuyến khích sự thương yêu, từ ái và tha thứ. Và ngay cả những ai không đặt niềm tin vào tôn giáo cũng vẫn trân trọng các giá trị đạo đức cơ bản của con người. Vì ngay chính sự tồn tại và hạnh phúc của chúng ta cũng đã là một kết quả đóng góp chung của vô số người khác, nên ta phải phát triển một khuynh hướng thích hợp trong cung cách quan hệ với mọi người. Chúng ta thường có khuynh hướng quên đi thực tế cơ bản này. Ngày nay, trong nền kinh tế hiện đại toàn cầu, ranh giới giữa các quốc gia không còn đáng kể. Không chỉ các quốc gia phụ thuộc lẫn nhau, mà cả các 30
Rộng mở tâm hồn
I am a human being like all of you. We have the same potential. Spiritual growth need not be based on religious faith. Let us speak of secular ethics. I believe that the methods by which we increase our altruism, our sense of caring for others and developing the attitude that our own individual concerns are less important than those of others, are common to all major religious traditions. Though we may find differences in philosophical views and rites, the essential message of all religions is very much the same. They all advocate love, compassion, and forgiveness. And even those who do not believe in religion can appreciate the virtues of basic human values. Since our very existence and well-being are a result of the cooperation and contributions of countless others, we must develop a proper attitude about the way we relate to them. We often tend to forget this basic fact. Today, in our modern global economy, national boundaries are irrelevant. Not only do countries depend An Open Heart
31
DẪN NHẬP
INTRODUCTION
châu lục rộng lớn cũng thế. Chúng ta phụ thuộc lẫn nhau rất nhiều. Khi xem xét kỹ nhiều vấn đề mà con người hiện nay đang đối mặt, ta có thể thấy rằng chúng đều do chính con người tạo ra. Tôi không nói đến những thiên tai, mà là những trận xung đột, giết chóc, những vấn đề nảy sinh từ chủ nghĩa dân tộc và ranh giới quốc gia, tất cả đều do con người gây ra. Nếu nhìn về trái đất từ trong vũ trụ, ta sẽ không thấy có bất kỳ khác biệt nào ở biên giới các quốc gia. Ta chỉ đơn giản nhìn thấy một hành tinh nhỏ bé, chỉ một mà thôi. Một khi đã vạch ra sự phân chia, ta bắt đầu khởi sinh cảm giác về “ta” và “bọn họ”. Khi cảm giác này phát triển thì việc nhìn thấy đúng thực chất của vấn đề trở nên khó khăn hơn. Ở nhiều nước châu Phi, và gần đây là một số nước Đông Âu, chẳng hạn như Nam Tư cũ, chủ nghĩa dân tộc hẹp hòi vẫn đang tồn tại.
upon one another, but so do continents. We are heavily interdependent. When we look closely at the many problems facing humanity today, we can see that they have been created by us. I am not talking of natural disasters. However, conflicts, bloodshed, problems arising out of nationalism and national boundaries, are all man-made. If we looked down at the world from space, we would not see any demarcations of national boundaries. We would simply see one small planet, just one. Once we draw a line in the sand, we develop the feeling of “us” and “them.” As this feeling grows, it becomes harder to see the reality of the situation. In many countries in Africa, and recently in some eastern European countries such as the former Yugoslavia, there is great narrow-
Trong một ý nghĩa, khái niệm “ta” và “bọn họ” hầu như không còn thích hợp nữa, vì quyền lợi của những người quanh ta cũng chính là của ta. Một cách tất yếu, sự quan tâm đến quyền lợi của những người xung quanh là quan tâm đến tương lai của chính ta. Thực tế hiện nay thật đơn giản. Khi làm tổn hại kẻ thù thì ta cũng phải chịu tổn hại.
minded nationalism.
32
An Open Heart
Rộng mở tâm hồn
In a sense the concept of “us” and “them” is almost no longer relevant, as our neighbors’ interests are ours as well. Caring for our neighbors’ interests is essentially caring for our own future. Today the reality is simple. In harming our enemy, we are harmed. 33
DẪN NHẬP
INTRODUCTION
Tôi nhận thấy sự phát triển kỹ thuật hiện đại và nền kinh tế toàn cầu cùng với sự gia tăng dân số quá đông đã làm cho thế giới này thay đổi rất lớn lao: nó trở nên nhỏ hẹp hơn trước nhiều. Tuy nhiên, những nhận thức của chúng ta đã không phát triển với cùng mức độ [của sự thay đổi], chúng ta vẫn tiếp tục ôm giữ quan điểm xưa cũ chia tách giữa các quốc gia cũng như ý niệm phân biệt giữa “ta” và “bọn họ”. Chiến tranh dường như là một phần làm nên lịch sử nhân loại. Khi nhìn lại thực trạng của thế giới trong quá khứ, ta thấy các quốc gia, vùng miền, và thậm chí là các làng xã đều độc lập, không phụ thuộc lẫn nhau về kinh tế. Trong điều kiện đó, sự sụp đổ của kẻ thù có thể là một sự thành tựu cho ta. Điều này có liên quan đến tình trạng bạo lực và chiến tranh. Tuy nhiên, ngày nay chúng ta quá phụ thuộc vào nhau đến nỗi khái niệm chiến tranh đã trở nên lỗi thời. Ngày nay, khi đối mặt với những vấn đề rắc rối hay bất đồng, chúng ta phải đạt đến các giải pháp thông qua sự đối thoại. Đối thoại là phương thức thích hợp duy nhất. Sự chiến thắng đơn phương không còn thích hợp nữa. Chúng ta phải làm việc để giải quyết những mâu thuẫn trên tinh thần thỏa thuận và phải luôn nhớ đến quyền lợi của người khác. Chúng ta không thể hủy hoại những người quanh ta! Chúng ta không thể phớt lờ quyền lợi của họ! Làm 34
Rộng mở tâm hồn
I find that because of modern technological evolution and our global economy, and as a result of the great increase in population, our world has greatly changed: it has become much smaller. However, our perceptions have not evolved at the same pace; we continue to cling to old national demarcations and the old feelings of “us” and “them.” War seems to be part of the history of humanity. As we look at the situation of our planet in the past, countries, regions, and even villages were economically independent of one another. Under those circumstances, the destruction of our enemy might have been a victory for us. There was a relevance to violence and war. However, today we are so interdependent that the concept of war has become outdated. When we face problems or disagreements today, we have to arrive at solutions through dialogue. Dialogue is the only appropriate method. Onesided victory is no longer relevant. We must work to resolve conflicts in a spirit of reconciliation and always keep in mind the interests of others. We cannot destroy our neighbors! We cannot ignore their interests! Doing so An Open Heart
35
DẪN NHẬP
INTRODUCTION
như vậy tất yếu sẽ gây đau khổ cho chính ta. Vì thế, tôi nghĩ rằng khái niệm bạo lực giờ đây là không thích hợp. Bất bạo động là phương thức thích hợp nhất. Bất bạo động không có nghĩa là ta giữ thái độ bàng quan trước một vấn đề bất ổn. Ngược lại, việc tận lực tham gia giải quyết là điều quan trọng. Tuy nhiên, chúng ta nhất thiết phải ứng xử theo cách không chỉ có lợi cho riêng mình. Ta không được phép gây tổn hại đến quyền lợi của người khác. Vì vậy, bất bạo động không chỉ đơn thuần là sự vắng mặt của bạo lực, mà còn đòi hỏi phải có lòng bi mẫn và sự quan tâm. Bất bạo động gần như là sự biểu hiện của lòng bi mẫn. Tôi tin tưởng mạnh mẽ rằng chúng ta nhất thiết phải phát triển một khái niệm bất bạo động như thế ngay từ mức độ trong gia đình cũng như trên các bình diện quốc gia và quốc tế. Mỗi cá nhân đều có khả năng góp phần vào một thực tiễn không bạo lực với lòng bi mẫn như thế. Chúng ta nên tiến hành việc này như thế nào? Ta có thể bắt đầu từ chính bản thân mình. Chúng ta phải cố gắng phát triển một cách nhìn nhận vấn đề thoáng hơn, phải xem xét các tình huống từ nhiều góc độ khác nhau. Thông thường, khi đối mặt với các vấn đề bất ổn, ta chỉ xem xét từ quan điểm của riêng mình. Đôi khi, chúng ta thậm chí cố tình lờ đi những khía cạnh 36
Rộng mở tâm hồn
would ultimately cause us to suffer. I therefore think that the concept of violence is now unsuitable. Nonviolence is the appropriate method. Nonviolence does not mean that we remain indifferent to a problem. On the contrary, it is important to be fully engaged. However, we must behave in a way that does not benefit us alone. We must not harm the interests of others. Nonviolence therefore is not merely the absence of violence. It involves a sense of compassion and caring. It is almost a manifestation of compassion. I strongly believe that we must promote such a concept of nonviolence at the level of the family as well as at the national and international levels. Each individual has the ability to contribute to such compassionate nonviolence. How should we go about this? We can start with ourselves. We must try to develop greater perspective, looking at situations from all angles. Usually when we face problems, we look at them from our own point of view. We even sometimes deliberately ignore other An Open Heart
37
DẪN NHẬP
INTRODUCTION
khác của một tình huống. Điều này thường dẫn đến những hệ quả tiêu cực. Vì thế, việc mở rộng cách nhìn nhận [các vấn đề] là điều rất quan trọng. Ta nhất thiết phải đạt đến nhận thức rằng những người khác cũng là một phần tạo thành xã hội. Ta có thể nghĩ về xã hội như là một cơ thể, với tay chân như là những phần tử cấu thành. Tất nhiên, tay và chân là khác nhau; nhưng nếu có gì đó xảy ra với chân, hẳn là tay phải đưa xuống trợ giúp. Tương tự, khi có điều gì bất ổn ở đâu đó trong phạm vi xã hội, ta nhất thiết phải trợ giúp. Tại sao vậy? Vì đó là một phần của cơ thể chung, là một phần không tách rời của chính chúng ta. Ta cũng phải quan tâm đến môi trường, vì đây là ngôi nhà chung của chúng ta, một ngôi nhà chung duy nhất! Quả thật ta có nghe các nhà khoa học nói về khả năng định cư trên sao Hỏa hay Mặt trăng. Nếu có một phương cách khả thi và thuận tiện để ta làm được điều đó thì cũng tốt, nhưng dù sao tôi vẫn cho rằng điều đó là rất khó. Chỉ riêng việc hít thở trên những hành tinh đó hẳn đã phải cần đến rất nhiều thiết bị. Tôi nghĩ, hành tinh xanh của chúng ta thật xinh đẹp và đáng yêu. Nếu chúng ta hủy hoại nó, hoặc nếu có một sự hư hoại khủng khiếp nào đó xảy ra chỉ vì sự thờ ơ của chúng ta, ta biết đi về đâu? Vì thế, quan tâm bảo vệ môi trường chính là vì lợi ích của chính chúng ta. 38
Rộng mở tâm hồn
aspects of a situation. This often leads to negative consequences. However, it is very important for us to have a broader perspective. We must come to realize that others are also part of our society. We can think of our society as a body, with arms and legs as parts of it. Of course, the arm is different from the leg; however, if something happens to the foot, the hand should reach down to help. Similarly, when something is wrong within our society, we must help. Why? Because it is part of the body, it is part of us. We must also care for our environment. This is our home, our only home! It is true that we hear scientists talk of the possibility of settling on Mars or the moon. If we are able to do so in a feasible, comfortable way, good; but somehow I think it might be difficult. We would need a lot of equipment simply to breathe there. I think our blue planet is very beautiful and dear to us. If we destroy it or if some terrible damage occurs because of our negligence, where would we go? So, taking care of our environment is in our own interest. An Open Heart
39
DẪN NHẬP
INTRODUCTION
Bản thân sự phát triển một cách nhìn thoáng hơn về thực tiễn và mở rộng nhận thức có thể mang đến sự thay đổi ngay trong gia đình chúng ta. Đôi khi, sự đối nghịch giữa vợ chồng, hay giữa cha mẹ với con cái, lại phát sinh chỉ vì một vấn đề hết sức nhỏ nhặt. Nếu bạn chỉ xét riêng một khía cạnh nào đó của vấn đề, chỉ tập trung hoàn toàn vào tình trạng bất ổn ngay lúc đó, thì sự việc quả đúng là rất đáng gây tranh cãi. Thậm chí có thể đáng để ly hôn chẳng hạn. Tuy nhiên, khi xem xét vấn đề một cách toàn diện hơn, ta sẽ thấy rằng tuy có điều bất ổn, nhưng đồng thời cũng có một mối quan tâm chung nào đó. Điều đó có thể dẫn bạn đến suy nghĩ rằng: “Đây chỉ là một vấn đề nhỏ nhặt mà ta nhất thiết phải giải quyết bằng đối thoại chứ không phải những biện pháp mạnh.” Như thế, chúng ta có thể phát triển bầu không khí bất bạo động ngay chính trong gia đình mình cũng như trong cộng đồng ta đang sống. Một vấn đề khác nữa mà ngày nay chúng ta đang phải đối mặt là khoảng cách giữa người giàu và người nghèo. Trong một cường quốc như Hoa Kỳ, các nhà lập quốc đã thiết lập những khái niệm về tự do dân chủ, bình đẳng và có cơ hội như nhau cho mọi công dân. Những điều này được quy định bởi Hiến pháp tuyệt vời của Hoa Kỳ. Tuy nhiên, con số các nhà tỷ phú 40
Rộng mở tâm hồn
Developing a broader view of our situation and expanding our awareness in themselves can bring about a change in our homes. Sometimes, due to a very small matter, a fight starts between a husband and wife, or between a parent and child. If you look at only one aspect of the situation, focusing merely on the immediate problem, then, yes, it really is worth fighting and quarreling. It is even worth divorcing! However, looking at the situation with more perspective, we see that though there is a problem, there is also a common interest. You can come to think, “This is a small problem that I must solve by dialogue, not by drastic measures.” We can thereby develop a nonviolent atmosphere within our own family as well as within our community. Another problem we face today is the gap between rich and poor. In this great country of America, your forefathers established the concepts of democracy, freedom, liberty, equality, and equal opportunity for every citizen. These are provided for by your wonderful Constitution. However, the number of billionaires in An Open Heart
41
DẪN NHẬP
INTRODUCTION
Mỹ đang ngày một gia tăng, trong khi người nghèo vẫn cứ nghèo, thậm chí trong một số trường hợp lại càng nghèo hơn nữa. Điều này thật là một bất hạnh. Và trên bình diện toàn cầu cũng vậy, ta luôn thấy có những nước giàu mạnh và những nước nghèo khó. Điều này cũng là một bất hạnh. Không chỉ là sự lệch lạc về mặt đạo đức, mà trên thực tế đây còn là nguồn gốc của những bất an và rối rắm mà sớm muộn gì rồi cũng sẽ đến với chính chúng ta. Từ khi còn là một đứa trẻ, tôi vẫn thường nghe nói về New York. Tôi đã nghĩ rằng nơi đó hẳn phải giống như thiên đàng, một thành phố xinh đẹp. Năm 1979, tôi đến New York lần đầu tiên. Ban đêm, khi đang chìm sâu trong giấc ngủ bình yên, tôi thường bị đánh thức bởi những âm thanh ghê rợn liên hồi của tiếng còi xe [cấp cứu]! Tôi nhận ra rằng có điều gì không hay đang xảy ra ở đâu đó, hỏa hoạn hay là những chuyện bất ổn khác. Còn nữa, một trong những người anh đã mất của tôi từng kể cho tôi nghe về những kinh nghiệm sống ở Mỹ. Anh ấy sống trong tầng lớp thấp kém và kể với tôi về những phiền toái, sự sợ hãi, giết chóc, trộm cướp và hãm hiếp mà những người dân [trong tầng lớp ấy] phải chịu đựng. Tôi cho rằng những điều này chính là hệ quả của sự bất bình đẳng về kinh tế trong xã hội. 42
Rộng mở tâm hồn
this country is increasing while the poor remain poor, in some cases getting even poorer. This is very unfortunate. On the global level as well, we see rich nations and poor ones. This is also very unfortunate. It is not just morally wrong, but practically it is a source of unrest and trouble that will eventually find its way to our door. Ever since I was a child, I had often heard about New York. I felt that it must be like heaven, a beautiful city. In 1979, when I first visited New York, at night after having fallen into a nice peaceful sleep, I would be awakened by this noise: Doooooo! Dooooooo! Dooooooooo! Sirens. I realized that there was something wrong here and there, fires and other problems. Also, one of my elder brothers, who is no longer alive, would tell me of his experiences living in America. He lived a humble life and told me of the troubles, the fears, the killings, theft, and rape that people endured. These are, I think, the result of economic inequality in society. It is only natural that difficulties arise if we An Open Heart
43
DẪN NHẬP
INTRODUCTION
Khó khăn nảy sinh cũng là điều tự nhiên khi chúng ta phải làm việc cực nhọc ngày này sang ngày khác để tồn tại, trong khi có những người khác cũng như ta lại sống một cuộc sống xa hoa mà không phải nỗ lực gì nhiều. Đây là một thực trạng không lành mạnh, dẫn đến kết quả là ngay cả những người giàu có - tỷ phú và triệu phú - vẫn phải sống trong sự bất ổn thường xuyên. Vì thế, tôi cho rằng sự chênh lệch quá lớn giữa người giàu và người nghèo là một nỗi bất hạnh rất lớn. Cách đây ít lâu, có một gia đình giàu có ở Bombay đến thăm tôi. Bà cụ nội trong nhà ấy có một khuynh hướng tâm linh mạnh mẽ và đã thỉnh cầu nơi tôi một sự ban phước nào đó. Tôi nói với bà: “Tôi không thể ban phước cho cụ. Tôi không có khả năng đó.” Và tôi bảo bà cụ: “Cụ sinh ra trong một gia đình giàu có, đây là điều rất may mắn, và là kết quả những nghiệp lành của cụ trong quá khứ. Những người giàu là thành phần quan trọng trong xã hội. Những người giàu vận dụng các phương pháp của chủ nghĩa tư bản để tích lũy lợi nhuận ngày càng nhiều hơn. Giờ đây, những người giàu như cụ nên vận dụng các phương pháp của chủ nghĩa xã hội để mang đến cho người nghèo sự giáo dục và chăm sóc y tế.” Chúng ta phải vận dụng các phương pháp năng động của chủ nghĩa tư bản để kiếm tiền và sau đó hãy phân phát đến những người khác 44
Rộng mở tâm hồn
must fight day by day in order to survive while another human being, equal to us, is effortlessly living a luxurious life. This is an unhealthy situation; as a result, even the wealthy - the billionaires and millionaires - remain in constant anxiety. I therefore think that this huge gap between rich and poor is very unfortunate. Some time ago a wealthy Bombay family came to visit me. The grandmother had a strong spiritual inclination and was requesting some sort of blessing from me. I told her, “I cannot bless you. I have no such ability.” And then I told her, “You are from a wealthy family, and this is very fortunate. It is the result of your virtuous deeds in the past. The rich are important members of society. You use capitalist methods in order to accumulate more and more profit. You should now use socialist methods to help provide poor people with education and health.” We must use the dynamic methods of capitalism for making money and then distribute it in a more useful, meaningful way to others. From a moral as well as a practical An Open Heart
45
DẪN NHẬP
INTRODUCTION
một cách hữu ích và có ý nghĩa hơn. Xét từ quan điểm đạo đức cũng như thực tiễn, đây là một phương cách tốt đẹp hơn nhiều để mang lại sự thay đổi trong xã hội.
point of view, this is a much better way of bringing
Ở Ấn Độ hiện vẫn tồn tại một hệ thống phân biệt giai cấp; những người thuộc tầng lớp thấp nhất trong xã hội thường bị xem như “không được tiếp xúc”.1 Cố tiến sĩ Bhimrao Ambedkar là một người thuộc tầng lớp thấp nhất này. Ông là một luật sư tài ba, Bộ trưởng Tư pháp đầu tiên của Ấn Độ và là tác giả của bản Hiến pháp Ấn Độ. Trong khoảng thập niên 1950, ông đã trở thành một Phật tử. Hàng trăm ngàn người khác cũng theo gương ông. Mặc dù những người này đã tự mình trở thành Phật tử, nhưng rồi họ vẫn phải tiếp tục sống trong cảnh nghèo khó. Về mặt kinh tế, họ thật hết sức đáng thương. Tôi thường nói với họ: “Bản thân quý vị phải có sự nỗ lực, phải bắt tay vào việc với sự tự tin để mang đến sự thay đổi. Quý vị không thể đổ lỗi hoàn
In India there exists a caste system; members of the
about change in society.
lowest caste are sometimes referred to as untouchables. In the fifties the late Dr. Bhimrao Ambedkar, a member of this caste and a great lawyer who was India’s first minister of law and the author of the Indian constitution, became a Buddhist. Hundreds of thousands of people followed his example. Though they now consider themselves Buddhists, they continue to live in poverty. Economically, they are extremely poor. I often tell them, “You yourselves must make effort; you must take the initiative, with self-confidence, to bring about changes.
Đây là một cổ tục đã có từ xa xưa, phân biệt người trong xã hội Ấn Độ thành 4 giai cấp: 1. bà-la-môn (brahmaṇa), gồm những người nắm giữ các nghi lễ tín ngưỡng; 2. sát-lỵ hay sát-đế-lỵ (kṣatriya), gồm những người nắm giữ chính quyền, quyền điều hành xã hội, ngày xưa là các vua chúa, tướng lãnh... 3. tỳ-xá hay tỳ-xá-da (vaiśya), gồm những người thương gia, điền chủ, tức tầng lớp nắm giữ kinh tế xã hội, 4. thủ-đà hay thủ-đà-la (śūdra), gồm những người nghèo khó, làm thuê hoặc phục dịch
cho các giai cấp trên. Những người thuộc giai tầng thấp nhất (hạ tiện) được nói đến ở đây thậm chí không được xem là một giai cấp, mà bị đặt ra ngoài lề xã hội. Họ thấp kém hèn hạ hơn cả giai cấp thủ-đà-la, được gọi với tên là chiên-đà-la (caṇḍāla), và bị ngăn cấm không được phép đụng chạm vào thân thể những người thuộc giai cấp cao hơn, vì như vậy là xúc phạm, làm ô uế người thuộc các giai cấp khác. Những người thuộc 4 giai cấp nói trên cũng phải tránh né không được đụng chạm vào cơ thể của những người thuộc tầng lớp chiên-đà-la. Vì vậy mà người ta xem những người thuộc tầng lớp này là “không được tiếp xúc”.
46
An Open Heart
1
Rộng mở tâm hồn
47
DẪN NHẬP
INTRODUCTION
toàn cho những người thuộc các giai cấp cao hơn về tình trạng [nghèo khó] của mình.”1
You cannot simply blame the members of higher castes
Vì vậy, đối với những ai còn nghèo khó, những ai xuất thân từ các hoàn cảnh khó khăn, tôi hết sức khuyến khích quý vị nên làm việc chăm chỉ với sự tự tin để tận dụng các cơ hội đến với mình. Những người giàu có nên quan tâm nhiều hơn đến những người nghèo khó, và những người nghèo phải hết sức nỗ lực với sự tự tin [để vươn lên].
So, for those of you who are poor, those who come from difficult situations, I strongly urge you to work hard, with self-confidence, to make use of your opportunities. The richer people should be more caring toward the poorer ones, and the poor should make every effort,
Cách đây vài năm, tôi ghé thăm một gia đình da đen nghèo khó ở Soweto, Nam Phi. Tôi muốn trò chuyện một cách ngẫu nhiên với họ để hỏi han về hoàn cảnh sống, cách mưu sinh cùng những điều đại loại như thế. Thế là tôi bắt đầu nói chuyện với một người tự giới thiệu mình là thầy giáo. Khi nói chuyện, chúng tôi cùng đồng ý với nhau rằng sự phân biệt chủng tộc là rất tồi tệ. Tôi nói, hiện nay người da đen ở Nam Phi
for your situation.”
with self-confidence. A few years ago I visited a poor black family in Soweto, in South Africa. I wished to talk to them casually and inquire about their situation, their way of earning a livelihood, things like that. I began speaking to one man who introduced himself as a teacher. As we talked, we agreed that racial discrimination is very bad. I said that
Khi Ấn Độ chính thức giành được độc lập vào ngày 15 tháng 8 năm 1947, Bhimrao Ambedkar được Chính phủ mới của Ấn Độ mời làm Bộ trưởng Tư pháp đầu tiên và ông đã chấp nhận. Ngay sau đó, vào ngày 29 tháng 8 ông được chỉ định làm Chủ tịch Ủy ban soạn thảo Hiến pháp của Quốc hội. Ông giành được sự ủng hộ gần như tuyệt đối của những người đồng sự và đã soạn thảo bản Hiến pháp mới của Ấn Độ phần lớn dựa trên các quy ước sinh hoạt của đoàn thể Tăng-già trong đạo Phật. Điều thú vị ở đây là, vào giai đoạn này ông vẫn còn là người theo đạo Hindu
nhưng đã nghiên cứu kinh điển cũng như giới luật trong đạo Phật để lấy đó làm nền tảng cho bản Hiến pháp Ấn Độ do ông soạn thảo. Khoảng đầu thập niên 1950, ông chuyển hẳn sang nghiên cứu chuyên sâu về đạo Phật, viếng thăm Miến Điện 2 lần cũng nhằm mục đích này. Vào năm 1956, ông tiếp xúc với một vị tăng Tích Lan là Hammalawa Saddhatissa và ngay sau đó chính thức công bố việc từ bỏ đạo Hindu để quy y theo đạo Phật, cùng với khoảng 500 tín đồ Hindu khác cũng đồng loạt theo gương ông trở thành Phật tử.
48
An Open Heart
1
Rộng mở tâm hồn
49
DẪN NHẬP
INTRODUCTION
đã có được quyền bình đẳng [với người da trắng]. Tôi bảo rằng anh ta đã có được nhiều cơ hội mới và phải biết tận dụng chúng thông qua sự nỗ lực học tập và làm việc chăm chỉ. Tôi cũng bảo anh ta là phải phát triển một sự bình đẳng thật sự. Người thầy giáo đáp lại với giọng rất nhỏ và hết sức buồn bã. Anh ta tin rằng trí óc người da đen châu Phi là thấp kém hơn. Anh ta nói: “Chúng tôi không thể sánh bằng người da trắng.” Tôi bị sốc và rất buồn [khi nghe như vậy]. Nếu một khuynh hướng suy nghĩ theo kiểu đó vẫn còn tồn tại thì không có cách nào để làm thay đổi xã hội cả. Không thể nào! Và vì vậy tôi đã tranh luận với anh ta. Tôi nói: “Những gì bản thân tôi và dân tộc tôi đã trải qua cũng không quá khác biệt với các anh. Nếu người Tây Tạng chúng tôi có cơ hội, chúng tôi có thể phát triển một cộng đồng rất thành công. Chúng tôi là những người tỵ nạn tạm cư ở Ấn Độ trong suốt bốn mươi năm qua và đã trở thành một cộng đồng người tỵ nạn thành công nhất ở đó.” Tôi bảo anh ta: “Chúng ta đều bình đẳng! Chúng ta có tiềm năng như nhau! Tất cả chúng ta đều là những con người! Sự khác biệt về màu da chỉ là nhỏ nhặt. Do sự phân biệt kỳ thị trước đây nên [người da đen] các anh đã không có được cơ hội, nếu không thì các anh cũng có tiềm năng không khác [người da trắng].” 50
Rộng mở tâm hồn
now that black people had equal rights in South Africa, he had new opportunities that he had to make use of by applying effort through education and hard work. He had to develop true equality. The teacher quietly responded with great sadness that he believed the black African brain to be inferior. He said, “We can’t match white people.” I was shocked and very saddened. If that kind of mental attitude exists, then there is no way of transforming society. Impossible! And so I argued with him. I said, “My own experience and that of my people has not been too different from yours. If we Tibetans have the opportunity, we can develop a very successful human community. We have been refugees in India for the past forty years and have become the most successful refugee community there.” I told him, “We are equal! We have the same potential! We are all human beings! The difference in the color of our skin is minor. Because of past discrimination, you didn’t have opportunities; otherwise, you have the same potential.” An Open Heart
51
DẪN NHẬP
INTRODUCTION
Cuối cùng, anh ta rơi lệ và nhỏ nhẹ đáp lời tôi: “Bây giờ thì tôi cảm thấy chúng ta đều như nhau. Vì chúng ta đều là những con người nên chúng ta đều có tiềm năng như nhau.” Tôi cảm thấy nỗi buồn trong tôi vơi đi hẳn. Tôi thấy mình đã góp được một phần nhỏ bé trong việc làm thay đổi cách suy nghĩ của một con người, đã giúp anh ta phát triển sự tự tin, vốn là nền tảng của một tương lai tươi sáng. Sự tự tin là rất quan trọng. Nhưng làm thế nào để ta đạt được sự tự tin? Trước hết, ta phải luôn nhớ rằng chúng ta bình đẳng với tất cả mọi người và rằng chúng ta có cùng những khả năng như nhau. Nếu ta giữ mãi tâm trạng bi quan, luôn nghĩ rằng mình không thể thành công, thì chúng ta sẽ không thể nào phát triển được. Ý tưởng cho rằng ta không thể cạnh tranh với người khác chính là bước đầu tiên dẫn đến sự thất bại. Vì vậy, phương thức đúng đắn để phát triển chính là sự cạnh tranh được thực hiện một cách đúng đắn, trung thực, không làm hại người khác và sử dụng các quyền hợp pháp của mình.1 Mặc dù sự tự tin trong cuộc sống là quan trọng, nhưng ta cũng phải phân biệt giữa tính chất tiêu cực của sự kiêu căng tự phụ với sự tự hào tích cực hay tự tin. Đây cũng là một phần trong sự rèn luyện tinh 1
Bản in thiếu 1 câu ở vị trí này.
52
Rộng mở tâm hồn
At last, with tears in his eyes, in a whisper he responded, “Now I feel that we are the same. We are the same in being humans; we have the same potential.” I felt a great relief from my sad discomfort. I felt that I had made a small contribution in transforming one individual’s mind and that I had helped him develop self-confidence, which is the basis of a bright future. Self-confidence is very important. How do we achieve it? First we must bear in mind that we are equal to all human beings and that we have the same capabilities. If we remain pessimistic, thinking that we cannot succeed, then we aren’t able to evolve. The thought that we cannot compete with others is the first step toward failure. So, competition engaged in correctly, truthfully, without harming others, using our own legal rights, is the correct way to progress. Though it is important for us to engage in our lives with self-confidence, we must also distinguish between the negative qualities of conceit or arrogance and those An Open Heart
53
DẪN NHẬP
INTRODUCTION
thần. Trong quá trình tu tập của bản thân tôi, mỗi khi khởi lên một cảm giác kiêu căng như là: “Ồ, mình có gì đó thật đặc biệt hơn người”, tôi sẽ lập tức tự nhủ: “Quả thật mình là một con người và là một tăng sĩ Phật giáo. Vì vậy, mình có cơ hội rất tốt để tu tập trên con đường tâm linh hướng đến Phật quả.” Và sau đó tôi so sánh chính mình với một con côn trùng nhỏ bé trước mắt tôi và suy nghĩ: “Con vật này rất yếu ớt và không có khả năng suy nghĩ về những vấn đề triết học. Nó cũng không có khả năng phát triển lòng vị tha. Trong khi mình có được cơ hội [tốt đẹp hơn nhiều so với nó] nhưng mình lại hành xử theo cách [kiêu căng] ngốc nghếch này.” Nếu tôi tự phán xét chính mình theo quan điểm này thì [tôi sẽ thấy rằng] con côn trùng kia chắc chắn là trung thực và chân thành hơn tôi.
of positive pride or self-confidence. This is also part of
Thỉnh thoảng, khi tôi gặp một ai đó và cảm thấy mình có phần hơn họ, tôi sẽ cố tìm ra một ưu điểm nào đó của người ấy. Có thể họ có mái tóc đẹp. Và rồi tôi nghĩ, “Giờ đây mình đã cạo sạch tóc trên đầu, vậy xét về điểm này thì anh ta hơn mình nhiều!” Chúng ta luôn có thể tìm được một ưu điểm nào đó ở một người khác mỗi khi thấy rằng ta vượt trội hơn họ. Thói quen tinh thần này giúp ta đối trị sự kiêu căng cao ngạo của mình.
Sometimes, when I meet someone and feel that I am
training the mind. In my own practice, when I have an arrogant feeling, “Oh, I’m somehow special,” I say to myself. “It is true that I’m a human being and a Buddhist monk. I thereby have a great opportunity to practice the spiritual path leading to Buddhahood.” I then compare myself to a small insect in front of me and think, “This little insect is very weak, with no capacity to think about philosophical matters. It has no ability to develop altruism. In spite of the opportunity I have, I behave in this stupid way.” If I judge myself from this point of view, the insect is definitely more honest and sincere than I am. a little better than this person, I look for some positive quality of the person. He may have nice hair. I then think, “I am now bald, so from this point of view the person is much better than I am!” We can always find some quality in someone else where we are outshone. This mental habit helps in countering our pride or arrogance. Sometimes
we
feel
hopeless;
we
become
Đôi khi chúng ta rơi vào sự tuyệt vọng, ta nản lòng và nghĩ rằng mình không thể làm được điều gì cả.
demoralized, thinking that we are unable to do
54
An Open Heart
Rộng mở tâm hồn
55
DẪN NHẬP
INTRODUCTION
Trong những hoàn cảnh như thế, ta nên nhớ đến cơ hội và khả năng đạt đến thành công mà ta luôn sẵn có. Khi nhận ra rằng tâm ý ta là chuyển hóa được, chúng ta có thể thay đổi những khuynh hướng sống của mình bằng cách vận dụng những tiến trình tư duy khác nhau. Nếu ta đang hành xử một cách kiêu căng cao ngạo, ta có thể vận dụng tiến trình tư duy như tôi vừa nói trên. Nếu chúng ta đang đắm chìm trong sự tuyệt vọng hay suy sụp, ta nên tận dụng mọi cơ hội để cải thiện tình trạng của mình. Điều này rất hữu ích. Cảm xúc của con người rất mạnh mẽ và đôi khi khống chế hẳn chúng ta. Điều này có thể dẫn đến những tai họa. Một thực hành quan trọng khác trong việc rèn luyện tinh thần là tự tách mình ra khỏi những cảm xúc mạnh mẽ trước khi chúng sinh khởi. Ví dụ, khi ta cảm thấy giận dữ hoặc căm ghét, ta có thể nghĩ rằng, “À, giờ đây cơn giận đang mang đến cho ta nhiều năng lượng hơn, làm cho ta kiên quyết hơn và phản ứng nhanh hơn.” Tuy nhiên, khi xét lại thật kỹ, bạn sẽ thấy rằng nguồn năng lượng mang đến bởi những cảm xúc tiêu cực là hoàn toàn mù quáng. Ta nhận thấy rằng, thay vì tạo ra một tiến trình có suy xét thận trọng thì chúng lại chỉ mang đến nhiều hậu quả không may. Tôi không chắc liệu năng lượng tạo ra bởi những cảm xúc tiêu cực có thực sự hữu ích hay không. Thay 56
Rộng mở tâm hồn
something. In such situations we should recall the opportunity and potential we have to be successful. By recognizing that the mind is malleable, we can bring about changes to our attitudes by using different thought processes. If we are behaving arrogantly, we can use the thought process I have just described. If we are overwhelmed by a sense of hopelessness or depression, we should grasp every opportunity to improve our situation. This is very helpful. Human emotions are very powerful and sometimes overwhelm us. This can lead to disasters. Another important practice in training our minds involves distancing ourselves from strong emotions before they arise in us. For example, when we feel anger or hatred, we may think, “Yes, now anger is bringing me more energy, more decisiveness, swifter reactions.” However, when you look closely, you can see that the energy brought about by negative emotions is essentially blind. We find that instead of bringing thoughtful progress, there are many unfortunate repercussions. I doubt whether the energy brought about by negative An Open Heart
57
DẪN NHẬP
INTRODUCTION
vì vậy, ta nên phân tích vấn đề thật kỹ lưỡng; sau đó, với sự rõ ràng và khách quan, ta xác định là cần phải có những biện pháp giải quyết vấn đề. Niềm tin chắc chắn vào việc mình có bổn phận, trách nhiệm “phải làm một điều gì đó” có thể mang đến cho bạn một cảm giác mạnh mẽ về mục đích hướng đến. Tôi tin rằng đây mới là nền tảng cho một nguồn năng lượng lành mạnh, hữu ích và hiệu quả hơn. Nếu có ai đó đối xử bất công với ta, trước tiên ta nhất thiết phải phân tích tình huống đó. Nếu ta thấy có thể chịu đựng được sự bất công đó, và nếu những hệ quả xấu của sự chịu đựng như thế là không quá lớn lao, tôi nghĩ tốt nhất là ta nên chấp nhận. Tuy nhiên, nếu như sau khi phán đoán với sự sáng suốt và khách quan ta đi đến kết luận rằng, việc chấp nhận [sự bất công ấy] sẽ mang đến những hậu quả còn tệ hại hơn nữa, thì chúng ta buộc phải có những biện pháp đối phó thích hợp. Quyết định này cần dựa trên cơ sở nhận thức rõ ràng về tình huống và không phải là kết quả của sự tức giận. Theo tôi thì sự giận dữ và căm ghét thật sự gây tổn hại cho chính ta nhiều hơn là cho kẻ đã làm ta nổi giận.
emotions is really useful. Instead, we should analyze the situation very carefully, and then, with clarity and objectivity, determine that countermeasures are called for. The conviction “I must do something” can give you a powerful sense of purpose. This, I believe, is the basis of a healthier, more useful, and productive energy. If someone treats us unjustly, we must first analyze the situation. If we feel we can bear the injustice, if the negative consequences of doing so are not too great, then I think it best to accept it. However, if in our judgment, reached with clarity and awareness, we are led to the conclusion that acceptance would bring greater negative consequences, then we must take the appropriate countermeasures. This conclusion should be reached on the basis of clear awareness of the situation and not as a result of anger. I think that anger and hatred actually cause more harm to us than to the person responsible for our problem. Imagine that your neighbor hates you and is always
Giả sử một người hàng xóm không ưa bạn và luôn gây ra những rắc rối cho bạn. Nếu bạn không kiềm chế được và nuôi lòng căm ghét ông ta thì chính bạn sẽ ăn
creating problems for you. If you lose your temper and develop hatred toward him, your digestion is
58
An Open Heart
Rộng mở tâm hồn
59
DẪN NHẬP
INTRODUCTION
không ngon, ngủ không yên, rồi bạn buộc phải bắt đầu sử dụng đến thuốc an thần, thuốc ngủ. Sau đó, bạn phải tiếp tục tăng liều dùng của thuốc, và điều đó làm tổn hại cơ thể bạn. Tánh khí của bạn bị ảnh hưởng [xấu đi], và kết quả là bạn bè thân quen ngần ngại không muốn thăm viếng bạn. Tóc bạn sẽ bạc dần và [da bạn] ngày càng nhiều nếp nhăn hơn, và cuối cùng bạn có thể sẽ gặp nhiều vấn đề nghiêm trọng về sức khỏe. Khi ấy, người hàng xóm kia sẽ thật sự vui mừng. Không cần phải tự tay gây ra bất kỳ tổn hại gì về thể chất cho bạn, ông ta vẫn đạt được sự mong muốn của mình!
harmed, your sound sleep goes, and you have to start to use tranquilizers and sleeping pills. You then have to increase the dosages of these, which harms your body. Your mood is affected; as a result, your old friends hesitate to visit you. You gradually get more white hair and wrinkles, and you may eventually develop more serious health problems. Then your neighbor is really happy. Without having inflicted any physical harm, he has fulfilled his wish!
Nhưng nếu bất chấp những thành kiến lệch lạc của người hàng xóm, bạn vẫn giữ được sự bình thản, vui vẻ và an ổn, sức khỏe của bạn sẽ được duy trì tốt, bạn tiếp tục sống vui tươi và có thêm nhiều bạn bè đến thăm viếng bạn. Cuộc sống của bạn càng thành đạt hơn nữa. Điều này sẽ thật sự làm cho người hàng xóm kia phải lo lắng. Tôi nghĩ, đó là phương thức khôn ngoan để gây hại cho người hàng xóm ấy. Tôi nói điều này không phải chuyện đùa. Về việc này, tôi đã có ít nhiều kinh nghiệm. Bất chấp một số tình huống rất không may, tôi thường vẫn luôn giữ được sự bình thản với tâm trí an định. Tôi nghĩ điều này là rất hữu ích. Quý vị nhất thiết không được cho rằng khoan dung và nhẫn nhục là những dấu hiệu của sự yếu đuối. Tôi xem chúng là dấu hiệu của sự mạnh mẽ.
If, in spite of his injustices, you remain calm, happy,
60
Rộng mở tâm hồn
and peaceful, your health remains strong, you continue to be joyful, and more friends come visit you. Your life becomes more successful. This really brings about worry in your neighbor’s mind. I think that this is the wise way to inflict harm upon your neighbor. I do not mean this as a joke. I have a certain amount of experience here. In spite of some very unfortunate circumstances, I usually remain calm, with a settled peace of mind. I think this is very useful. You must not consider tolerance and patience to be signs of weakness. I consider them signs of strength. An Open Heart
61
DẪN NHẬP
INTRODUCTION
Khi đối mặt với một kẻ thù nghịch, một người hay nhóm người muốn làm hại ta, ta có thể xem đó là cơ hội để phát triển đức nhẫn nhục và khoan dung. Ta cần thiết phải có những phẩm tính này, chúng rất hữu ích cho ta. Và cơ hội duy nhất để ta phát triển những phẩm tính này chính là khi ta bị kẻ thù thách thức. Vì thế, xét theo quan điểm này thì kẻ thù nghịch chính là thầy ta, là đạo sư của ta. Bất kể động cơ thúc đẩy của họ là gì, từ cách nhìn nhận như trên của chúng ta thì những kẻ thù nghịch là rất hữu ích, là điều may mắn có được của ta. Nói chung, những giai đoạn khó khăn trong đời sống luôn cho ta cơ hội tốt nhất để đạt được những kinh nghiệm hữu ích và phát triển nội lực. Thế hệ trẻ ở Hoa Kỳ vốn có được một cuộc sống quá dễ dàng và tiện nghi nên thường thấy khó khăn ngay cả khi phải đối diện với những vấn đề nhỏ nhặt. Họ ngay lập tức lớn tiếng phàn nàn. Sẽ vô cùng hữu ích nếu họ biết nhớ lại những gian khổ mà người Mỹ và châu Âu thuộc thế hệ trước đây đã từng đối mặt, hoặc những khó khăn mà cha ông họ đã phải chịu đựng khi đến định cư trên mảnh đất này. Tôi thấy có một sai lầm trong xã hội hiện đại là chúng ta thường có khuynh hướng xa lánh những người đã từng phạm tội, chẳng hạn như các tù nhân. Kết quả là [ta làm cho] bản thân những người ấy 62
Rộng mở tâm hồn
When we are faced with an enemy, a person or group of people wishing us harm, we can view this as an opportunity to develop patience and tolerance. We need these qualities; they are useful to us. And the only occasion we have to develop them is when we are challenged by an enemy. So, from this point of view, our enemy is our guru, our teacher. Irrespective of their motivation, from our point of view enemies are very beneficial, a blessing. In general, the difficult periods of life provide the best opportunities to gain useful experiences and develop inner strength. In America those members of the younger generation who have such an easy, comfortable life often find it difficult to face even small problems. They immediately start shouting. It is useful to reflect upon the hardships faced by the elder generation of Americans and Europeans, or those endured by your forefathers while settling this land. I find it wrong that in our modern society we tend to reject people who have committed crimes - prisoners, for example. The result is that often the people themselves An Open Heart
63
DẪN NHẬP
INTRODUCTION
thường mất đi hy vọng. Họ cũng mất cả ý thức trách nhiệm và tinh thần kỷ luật. Kết quả lại càng bi thảm hơn, khổ đau hơn và bất hạnh hơn cho cả họ và ta. Theo tôi, điều quan trọng đối với chúng ta là phải làm cho những người ấy hiểu được thật rõ ràng rằng: “Các bạn cũng là một phần tạo thành xã hội chúng ta, các bạn cũng có một tương lai. Tuy nhiên, các bạn phải sửa đổi lỗi lầm hoặc những hành vi xấu ác, và đừng bao giờ tái phạm nữa. Các bạn phải sống có trách nhiệm như những công dân tốt.”
lose hope. They lose their sense of responsibility and
Tôi cũng rất buồn khi có một số người bị xã hội bỏ rơi, chẳng hạn như các bệnh nhân AIDS. Khi ta thấy trong xã hội có một thành phần nào đó rơi vào tình huống đặc biệt khổ đau, thì đó là một cơ hội tốt để ta thể hiện sự quan tâm chia sẻ và lòng từ bi. Tuy nhiên, tôi thường nói với mọi người rằng: “Lòng từ bi của tôi chỉ là những lời sáo rỗng. Đức Mẹ Teresa quá cố mới thật sự thể hiện lòng từ bi!”
I also find it very sad when some, such as AIDS patients, are rejected by society. When we come across a part of society that is in a particularly miserable situation, it is a good opportunity to exercise our sense of concern, of caring and compassion. However, I often tell people, “My compassion is just empty words. The late Mother Teresa really implemented compassion!”
Đôi khi chúng ta thật vô tâm với những con người đang sống trong bất hạnh. Khi tôi đi xe lửa ở Ấn Độ, tôi nhìn thấy nhiều người nghèo và những người hành khất ở các sân ga. Tôi thấy người ta không đếm xỉa gì đến họ, thậm chí còn bắt nạt họ nữa. Có lúc tôi phải rơi nước mắt. Phải làm điều gì đây? Tôi nghĩ tất cả chúng ta nên phát triển một thái độ đúng đắn khi gặp những tình huống bất hạnh như thế.
Sometimes we ignore people in unfortunate situations. When I travel through India by train, I see poor people and beggars in the stations. I see people ignore them and even bully them. Tears sometimes come to my eyes. What to do? I think that we should all develop the right kind of attitude when we come across such unfortunate situations.
64
An Open Heart
Rộng mở tâm hồn
discipline. The result is more tragedy, more suffering, and more unhappiness for all. I think that it is important for us to convey a clear message to these people: “You are also part of our society. You also have a future. You must, however, transform your mistakes or negative deeds, and should no longer make these mistakes. You must live responsibly as good citizens.”
65
DẪN NHẬP
INTRODUCTION
Tôi cũng thấy rằng nhiều tham luyến quá là không tốt. Đôi khi, tôi thấy những người bạn phương Tây xem sự tham luyến như là điều gì đó rất quan trọng, như thể không có nó thì cuộc sống của họ sẽ trở nên vô vị. Tôi nghĩ, ta phải phân biệt rõ giữa sự khao khát tiêu cực hay tham luyến với phẩm chất tích cực của tình yêu thương vốn luôn mong muốn hạnh phúc đến cho người khác. Sự tham luyến là một khuynh hướng thiên lệch. Nó làm cho tâm trí trở nên hẹp hòi khiến ta không thể thấy được thực chất của tình huống một cách rõ ràng, nên cuối cùng sẽ mang đến cho ta những bất ổn không đáng có. Tương tự với những cảm xúc tiêu cực như giận dữ và căm ghét, sự tham luyến cũng mang tính hủy hoại. Ta nên cố gắng duy trì một thái độ điềm tĩnh hơn. Điều này không có nghĩa là ta không còn cảm xúc và hoàn toàn thờ ơ. [Với sự điềm tĩnh], ta có thể nhận thức phân biệt giữa điều tốt và điều xấu, để rồi sẽ nỗ lực từ bỏ điều xấu và giữ lấy hoặc phát huy điều tốt. Có một pháp tu trong đạo Phật dạy ta quán tưởng mang đến niềm vui và tác nhân để tạo ra mọi niềm vui cho người khác, nhờ vậy xua tan hết khổ đau của họ. Cho dù điều tất nhiên là ta không thể làm thay đổi tình trạng của người khác, nhưng tôi thực sự cảm nhận được trong một số trường hợp, thông qua sự quan tâm chân thành và lòng thương yêu, thông qua sự chia sẻ 66
Rộng mở tâm hồn
I also feel that too much attachment is not good. Sometimes I find that my Western friends consider attachment to be something very important. It is as if without attachment their lives would be colorless. I think we have to make a distinction between negative desire, or attachment, and the positive quality of love that wishes another person’s happiness. Attachment is biased. It narrows our minds so that we cannot clearly see the reality of a situation, eventually bringing us unnecessary problems. Like the negative emotions of anger and hatred, attachment is destructive. We should try to maintain a greater sense of equanimity. This doesn’t mean that we should have no feelings and be totally indifferent. We can recognize that one thing is good and that another is bad. We should then work to get rid of the bad and possess or increase the good. There is a Buddhist practice in which one imagines giving joy and the source of all joy to other people, thereby removing all their suffering. Though of course we cannot change their situation, I do feel that in some cases, through a genuine sense of caring and compassion, An Open Heart
67
DẪN NHẬP
INTRODUCTION
của chúng ta trong cảnh ngộ khó khăn của người khác, thái độ ấy của ta có thể giúp giảm nhẹ đi sự khổ đau của người khác, ít nhất cũng là về mặt tinh thần. Tuy nhiên, điểm chính của pháp tu này là làm tăng thêm nội lực và lòng can đảm của chính ta. Tôi đã chọn lọc [và ghi lại dưới đây] những dòng [cầu nguyện] mà tôi cảm thấy có thể chấp nhận được đối với tín đồ của mọi tôn giáo, hoặc ngay cả với những người không có đức tin. Khi đọc những dòng [cầu nguyện] này, nếu là người đang thực hành tín ngưỡng thì bạn có thể khấn nguyện với đấng thiêng liêng mà bạn tôn thờ. Một tín đồ Thiên chúa giáo có thể nghĩ đến Chúa Giê-su hay Chúa Trời, một tín đồ Hồi giáo có thể khấn nguyện với thánh Allah. Và khi bạn đọc những dòng [cầu nguyện] này, hãy phát nguyện nuôi dưỡng các giá trị tinh thần của mình. Nếu bạn không có tín ngưỡng, bạn có thể suy ngẫm về thực tế cơ bản là tất cả chúng sinh đều mong muốn được hạnh phúc và khát khao vượt qua khổ đau, không khác gì bạn. Nhận ra được điều này rồi, bạn hãy phát nguyện nuôi dưỡng một tấm lòng nhân hậu. Điều quan trọng nhất là ta phải có một trái tim nồng nhiệt. Khi chúng ta vẫn là một phần của xã hội loài người thì điều rất quan trọng là hãy làm một người tử tế và tốt bụng.
Mong sao người nghèo được giàu có, Những ai yếu đuối buồn phiền đều được an vui. 68
Rộng mở tâm hồn
through our sharing in their plight, our attitude can help alleviate their suffering, if only mentally. However, the main point of this practice is to increase our inner strength and courage. I have chosen a few lines that I feel would be acceptable to people of all faiths and even to those with no spiritual belief. When reading these lines, if you are a religious practitioner, you can reflect upon the divine form that you worship. A Christian can think of Jesus or God, a Muslim can reflect upon Allah. Then, while reciting these verses, make the commitment to enhance your spiritual values. If you are not religious, you can reflect upon the fact that, fundamentally, all beings are equal to you in their wish for happiness and their desire to overcome suffering. Recognizing this, you make a pledge to develop a good heart. It is most important that we have a warm heart. As long as we are part of human society, it is very important to be a kind, warm-hearted person. May the poor find wealth, Those weak with sorrow find joy. An Open Heart
69
DẪN NHẬP
INTRODUCTION
Mong sao những ai tuyệt vọng tìm thấy niềm hy vọng mới, Cùng hạnh phúc lâu bền và sự thịnh vượng. Mong sao những ai sợ hãi sẽ thôi không còn sợ. Và những ai bị trói buộc sẽ được tự do, Mong sao người yếu đuối có được sức mạnh, Và mong sao những tâm hồn ấy đến với nhau trong tình thân hữu.
May the forlorn find new hope, Constant happiness and prosperity. May the frightened cease to be afraid, And those bound be free. May the weak find power, And may their hearts join in friendship.
Bản dịch thơ Mong sao kẻ nghèo hèn khốn khó, Sớm tìm ra phương cách thoát nghèo; Những ai yếu đuối muộn phiền, Được nguồn sinh lực dồi dào sống vui.
Mong sao kẻ ôm lòng lo sợ, Được an nhiên, tâm ý vững vàng; Những ai trăm mối buộc ràng, Sớm tìm lối thoát, an nhàn tự do.
Mong sao kẻ dứt đường hy vọng, Sớm có nơi nương tựa tinh thần, Được nguồn hạnh phúc bền lâu, Sống trong thịnh vượng, mong cầu gì hơn!
70
Rộng mở tâm hồn
Mong sao kẻ yếu hèn, khiếp nhược, Sớm được nguồn sức mạnh nội tâm; Mở lòng chia sẻ, quan tâm, Đem tình thân hữu kết thân một nhà.
An Open Heart
71
CHƯƠNG I: KHÁT KHAO NIỀM HẠNH PHÚC
T
ôi hy vọng là độc giả sẽ rút ra được từ tập sách nhỏ này một sự hiểu biết căn bản về đạo Phật cũng như một số trong những phương pháp quan trọng mà các hành giả Phật giáo đã vận dụng để nuôi dưỡng lòng từ bi và trí tuệ trong cuộc sống. Các phương pháp được đề cập trong những chương sau được rút ra từ ba tập thánh điển của đạo Phật: 1. “Các giai đoạn Thiền định” (bản văn trung bình), chứa đựng những điểm tinh yếu của mọi tông phái Phật giáo, tác giả là Đại sư Liên Hoa Giới (Kamalashila), một bậc thầy Ấn Độ đã giúp phát triển và làm sáng tỏ việc thực hành Phật pháp ở Tây Tạng; 2. “Ba mươi bảy Pháp hành Bồ Tát đạo” do ngài Togmay Sangpo biên soạn; 3. “Tám bài kệ điều tâm”, của ngài Langri Tangpa. Tôi muốn nhấn mạnh ngay từ đầu rằng, không nhất thiết phải là Phật tử mới vận dụng được những kỹ năng thiền định này. Trong thực tế, những kỹ năng này tự nó không đưa đến sự giác ngộ hay một trái tim từ bi và rộng mở. Điều đó tùy thuộc vào bạn, tùy thuộc vào sự nỗ lực và động cơ bạn sẽ vận dụng vào sự thực hành tâm linh của mình. 72
Rộng mở tâm hồn
CHAPTER 1: THE DESIRE FOR HAPPINESS
I
t is my hope that the reader of this small book will take away a basic understanding
of Buddhism and some of the key methods by which Buddhist practitioners have cultivated compassion and wisdom in their lives. The methods discussed in the following chapters have been taken from three sacred texts of Buddhism. Kamalashila was an Indian who helped develop and clarify the practice of Buddhism in Tibet. His work, Middle-Length Stages of Meditation, contains the essence of all Buddhism. Togmay Sangpo’s The Thirty-Seven Practices of Bodhisattvas and Langri Tangpa’s Eight Verses on Training the Mind have also been drawn upon in the preparation of this book. I would like to stress at the outset that one doesn’t have to be a Buddhist to make use of these meditation techniques. In fact, the techniques themselves do not lead to enlightenment or a compassionate and open heart. That is up to you, and the effort and motivation you bring to your spiritual practice. An Open Heart
73
CHƯƠNG 1: KHÁT KHAO NIỀM HẠNH PHÚC
CHAPTER 1: THE DESIRE FOR HAPPINESS
Mục đích của sự thực hành tâm linh là để thỏa mãn niềm khát khao hạnh phúc. Tất cả chúng ta đều bình đẳng trong sự mong cầu hạnh phúc và vượt qua đau khổ, và tôi tin rằng tất cả chúng ta đều có quyền được thỏa mãn khát vọng này. Khi nhìn vào những hạnh phúc mà ta tìm cầu cũng như những đau khổ mà ta tránh né, thì nổi bật nhất chính là những cảm thọ thích thú (lạc thọ) và khó chịu (khổ thọ) mà ta có được như là kết quả của những kinh nghiệm giác quan đối với mùi vị, âm thanh, sự xúc chạm và những hình sắc được tiếp xúc quanh ta. Tuy nhiên, còn có một mức độ kinh nghiệm khác. Hạnh phúc chân thật phải đạt được ở cả mức độ tinh thần nữa. Nếu so sánh những mức độ hạnh phúc tinh thần và thể chất, ta sẽ thấy các trải nghiệm khổ đau và vui thích thuộc phạm trù tinh thần thật sự mạnh mẽ hơn. Chẳng hạn, dù ta có thể đang sống trong một môi trường rất thích ý, nhưng nếu tinh thần ta buồn chán hay có điều gì đó đang làm ta quan tâm sâu sắc, thì hầu như ta sẽ không nhận biết gì về môi trường xung quanh. Ngược lại, nếu có được hạnh phúc nội tâm thì ta sẽ thấy dễ dàng hơn khi đối mặt với những thử thách hay nghịch cảnh. Điều này nói lên rằng, những kinh nghiệm khổ đau và vui thích của ta ở mức 74
Rộng mở tâm hồn
The purpose of spiritual practice is to fulfill our desire for happiness. We are all equal in wishing to be happy and to overcome our suffering, and I believe that we all share the right to fulfill this aspiration. When we look at the happiness we seek and the suffering we wish to avoid, most evident are the pleasant and unpleasant feelings we have as a result of our sensory experience of the tastes, smells, textures, sounds, and forms that we perceive around us. There is, however, another level of experience. True happiness must be pursued on the mental level as well. If we compare the mental and physical levels of happiness, we find that the experiences of pain and pleasure that take place mentally are actually more powerful. For example, though we may find ourselves in a very pleasant environment, if we are mentally depressed or if something is causing us profound concern, we will hardly notice our surroundings. On the other hand, if we have inner, mental happiness, we find it easier to face our challenges or other adversity. This suggests that our experiences of pain and pleasure An Open Heart
75
CHƯƠNG 1: KHÁT KHAO NIỀM HẠNH PHÚC
CHAPTER 1: THE DESIRE FOR HAPPINESS
độ tư tưởng và cảm xúc là mạnh mẽ hơn so với ở mức độ thể chất. Khi phân tích những kinh nghiệm tinh thần, ta nhận ra rằng những cảm xúc mạnh mẽ trong ta (như sự tham muốn, căm ghét và giận dữ...) có khuynh hướng không mang đến cho ta niềm hạnh phúc thật sâu xa hay lâu bền. Những tham muốn được thỏa mãn có thể cho ta một cảm giác hài lòng tạm bợ; tuy nhiên, sự thích thú mà ta trải nghiệm khi có được chiếc xe hơi mới hay ngôi nhà mới chẳng hạn, thường rất ngắn ngủi. Khi ta buông thả những tham muốn, chúng có khuynh hướng gia tăng cường độ và nhân thêm số lượng. Ta trở nên đòi hỏi nhiều hơn và ít hài lòng hơn, và càng khó khăn hơn trong việc thỏa mãn những nhu cầu của mình. Theo cách nhìn của đạo Phật, sự căm ghét, sân hận và tham ái là những cảm xúc phiền não, với ý nghĩa đơn giản là chúng có khuynh hướng làm cho ta phiền muộn. Sự phiền muộn khởi sinh từ những bất an tinh thần theo sau sự hiện hành của những cảm xúc phiền não này. Một trạng thái bất an tinh thần kéo dài thậm chí có thể gây hại đến sức khỏe của chúng ta.
at the level of our thoughts and emotions are more powerful than those felt on a physical level. As we analyze our mental experiences, we recognize that the powerful emotions we possess (such as desire, hatred, and anger) tend not to bring us very profound or long-lasting happiness. Fulfilled desire may provide a sense of temporary satisfaction; however, the pleasure we experience upon acquiring a new car or home, for example, is usually short-lived. When we indulge our desires, they tend to increase in intensity and multiply in number. We become more demanding and less content, finding it more difficult to satisfy our needs. In the Buddhist view, hatred, anger, and desire are afflictive emotions, which simply means they tend to cause us discomfort. The discomfort arises from the mental unease that follows the expression of these emotions. A constant state of mental unsettledness can even cause us physical harm. Where do these emotions come from? According
Những cảm xúc phiền não này từ đâu sinh ra? Theo quan điểm của đạo Phật, chúng có nguồn gốc từ những tập khí được nuôi dưỡng trong quá khứ. Trước
to the Buddhist worldview, they have their roots in
76
An Open Heart
Rộng mở tâm hồn
habits cultivated in the past. They are said to have 77
CHƯƠNG 1: KHÁT KHAO NIỀM HẠNH PHÚC
CHAPTER 1: THE DESIRE FOR HAPPINESS
khi hiện hữu cùng ta trong kiếp sống này, những cảm xúc phiền não được cho là đã bám theo ta từ những kiếp sống quá khứ, khi ta từng trải nghiệm và buông thả bản thân trong những cảm xúc tương tự. Nếu ta tiếp tục dung dưỡng, chúng sẽ trở nên lớn mạnh hơn nữa và ngày càng chi phối ta nhiều hơn. Vì thế, sự tu tập tâm linh là tiến trình điều phục những cảm xúc phiền não và làm giảm nhẹ cường độ của chúng. Để đạt được hạnh phúc rốt ráo, những cảm xúc phiền não nhất thiết phải được loại bỏ hoàn toàn.
accompanied us into this life from past lives, when we
Trong ta cũng sẵn có hàng loạt những khuôn mẫu ứng xử tinh thần được nuôi dưỡng một cách có ý thức, thiết lập trên cơ sở lý lẽ hoặc như là kết quả của môi trường văn hóa. Luân lý, luật pháp và tín ngưỡng tôn giáo đều là những ví dụ cho thấy cung cách ứng xử của chúng ta có thể được định hướng như thế nào bởi những sự giới hạn từ bên ngoài. Ban sơ, những cảm xúc tích cực có được từ việc nuôi duỡng các phẩm chất tự nhiên tốt đẹp hơn của chúng ta có thể là yếu ớt, nhưng ta có thể làm cho chúng mạnh mẽ hơn lên thông qua việc không ngừng tu tập, nhờ đó giúp cho sự trải nghiệm hạnh phúc và mãn nguyện nội tâm của ta trở nên mạnh mẽ hơn so với một cuộc sống buông thả theo các cảm xúc hoàn toàn được thôi thúc [bởi ngoại cảnh].
We also possess a web of mental response patterns
78
Rộng mở tâm hồn
experienced and indulged in similar emotions. If we continue to accommodate them, they will grow stronger, exerting greater and greater influence over us. Spiritual practice, then, is a process of taming these emotions and diminishing their force. For ultimate happiness to be attained, they must be removed totally.
that have been cultivated deliberately, established by means of reason or as a result of cultural conditioning. Ethics, laws, and religious beliefs are all examples of how our behavior can be channeled by external strictures. Initially, the positive emotions derived from cultivating our higher natures may be weak, but we can enhance them through constant familiarity, making our experience of happiness and inner contentment far more powerful than a life abandoned to purely impulsive emotions.
An Open Heart
79
CHƯƠNG 1: KHÁT KHAO NIỀM HẠNH PHÚC
CHAPTER 1: THE DESIRE FOR HAPPINESS
GIỚI HẠNH VÀ SỰ HIỂU BIẾT VỀ BẢN CHẤT SỰ VẬT Khi khảo sát sâu hơn và nhiều hơn những tư tưởng, cảm xúc [sinh khởi] do sự thôi thúc [từ ngoại cảnh], ta thấy rằng ngoài việc làm cho ta bất an, chúng còn có khuynh hướng tạo ra “những phóng tưởng tinh thần”. Điều này có ý nghĩa chính xác là gì? Các phóng tưởng tạo ra sự tương tác xúc cảm mạnh mẽ giữa bản thân chúng ta và các đối tượng bên ngoài: những người hay vật mà ta tham muốn. Chẳng hạn, khi ta bị cuốn hút bởi một điều gì, ta thường có khuynh hướng khuếch đại phẩm chất, xem đó như là hoàn toàn tốt đẹp hay hoàn toàn đáng mong muốn, và trong ta tràn ngập một sự khao khát phải có được đối tượng đó. Chẳng hạn, một phóng tưởng khuếch đại có thể làm ta có cảm giác rằng cái máy vi tính mới hơn, hiện đại hơn sẽ có thể đáp ứng tất cả các nhu cầu và giải quyết được mọi vấn đề bất ổn của ta. Tương tự, nếu ta thấy điều gì đó không hài lòng, ta thường có khuynh hướng bóp méo các phẩm chất của nó theo hướng khác đi. Một khi ta khởi tâm hướng đến một máy vi tính mới, cái máy cũ vốn đã phục vụ ta rất tốt trong nhiều năm bỗng nhiên bắt đầu có những phẩm chất đáng chê bai và rồi ngày càng tỏ ra nhiều 80
Rộng mở tâm hồn
ETHICAL DISCIPLINE AND THE UNDERSTANDING OF THE WAY THINGS ARE As we further examine our more impulsive emotions and thoughts, we find that on top of disturbing our mental peace, they tend to involve “mental projections.” What does this mean, exactly? Projections bring about the powerful emotional interaction between ourselves and external objects: people or things we desire. For example, when we are attracted to something, we tend to exaggerate its qualities, seeing it as 100 percent good or 100 percent desirable, and we are filled with a longing for that object or person. An exaggerated projection, for example, might lead us to feel that a newer, more up-to-date computer could fulfill all our needs and solve all our problems. Similarly, if we find something undesirable, we tend to distort its qualities in the other direction. Once we have our heart set on a new computer, the old one that has served us so well for so many years suddenly begins to take on objectionable qualities, acquiring more and more deficiencies. Our interactions with this computer An Open Heart
81
CHƯƠNG 1: KHÁT KHAO NIỀM HẠNH PHÚC
CHAPTER 1: THE DESIRE FOR HAPPINESS
khiếm khuyết hơn. Tương quan cảm nhận của ta với chiếc máy vi tính cũ ngày càng xấu hơn bởi những phóng tưởng này. Và rồi điều này cũng đúng cả với [đối tượng là] con người cũng như các vật sở hữu. Một ông chủ rắc rối hay người cộng sự khó tính được xem như sẵn có bản chất xấu. Ta cũng đưa ra những xét đoán thẩm mỹ theo cách như thế với các đối tượng không hợp sở thích của ta, cho dù chúng được chấp nhận một cách hoàn hảo đối với những người khác. Khi suy ngẫm về cách thức chúng ta hình thành những xét đoán của mình về người khác cũng như về các đối tượng vật thể, tình huống, dù là theo hướng tiêu cực hay tích cực, ta có thể bắt đầu nhận hiểu được rằng, những cảm xúc và ý tưởng càng hợp lý thì càng phải dựa trên nền tảng thực tế. Sở dĩ như vậy là vì tiến trình suy nghĩ càng hợp lý thì càng ít có khả năng chịu ảnh hưởng bởi các phóng tưởng. Một trạng thái tinh thần hợp lý như vậy sẽ phản ánh xác thực hơn về cách thức mà sự vật thật sự hiện hữu, hay thực chất của tình huống. Vì thế tôi tin rằng, việc nuôi dưỡng một nhận thức chính xác về cách thức hiện hữu thực sự của sự vật là thiết yếu để đạt đến hạnh phúc.
become more and more tainted by these projections. Again, this is as true for people as for material possessions. A troublesome boss or difficult associate is seen as possessing a naturally flawed character. We make similar aesthetic judgments of objects that do not meet our fancy, even if they are perfectly acceptable to others. As we contemplate the way in which we project our judgments - whether positive or negative - upon people as well as objects and situations, we can begin to appreciate that more reasoned emotions and thoughts are more grounded in reality. This is because a more rational thought process is less likely to be influenced by projections. Such a mental state more closely reflects the way things actually are - the reality of the situation. I therefore believe that cultivating a correct understanding of the way things are is critical to our quest for happiness. Let us explore how this can be applied to our
Chúng ta hãy thử tìm hiểu xem điều này có thể được vận dụng vào sự rèn luyện tinh thần của ta như thế nào. Chẳng hạn, khi ta nỗ lực phát triển phạm
spiritual practice. As we work at developing ethical
82
An Open Heart
Rộng mở tâm hồn
discipline, for example, we must first understand the 83
CHƯƠNG 1: KHÁT KHAO NIỀM HẠNH PHÚC
CHAPTER 1: THE DESIRE FOR HAPPINESS
trù đạo đức, thì trước hết ta phải hiểu được giá trị của việc khép mình vào khuôn khổ ứng xử đạo đức. Đối với người Phật tử, cung cách ứng xử đạo đức có nghĩa là tránh không làm mười điều bất thiện. Có ba loại hành vi bất thiện: hành vi được thực hiện bởi thân (hành động), hành vi được thực hiện bởi khẩu (lời nói), và những tư tưởng bất thiện của ý. Ta phải kiềm chế không thực hiện ba hành vi bất thiện của thân là: giết hại, trộm cắp và tà dâm (quan hệ tình dục bất chính); bốn hành vi bất thiện của khẩu là: nói dối, nói lời gây chia rẽ, nói lời gây tổn hại và nói lời vô nghĩa; ba hành vi bất thiện của ý là: tham lam, ác độc và tà kiến.
value of engaging in moral conduct. For Buddhists, ethical behavior means avoiding the ten nonvirtuous actions. There are three kinds of nonvirtuous actions: acts done by the body, actions expressed by speech, and nonvirtuous thoughts of the mind. We refrain from the three nonvirtuous actions of body: killing, stealing, and sexual misconduct; the four nonvirtuous actions of speech: lying and divisive, offensive, and senseless speech; and the three nonvirtuous actions of mind: covetousness, malice, and wrong views.
Ta có thể hiểu được rằng việc phát triển những giới hạnh như trên chỉ có thể thực hiện được khi ta đã nhận biết được hậu quả của những hành vi bất thiện này. Chẳng hạn như, nói lời vô nghĩa thì có gì sai trái? Nếu ta buông thả trong việc nói lời vô nghĩa thì sẽ có những hậu quả gì? Trước hết ta phải suy ngẫm lại về cách thức mà việc ngồi lê đôi mách hướng ta đến việc nói xấu người khác, lãng phí nhiều thời gian và khiến ta không hoàn thành trách vụ. Tiếp đến, ta xem xét đến thái độ của mình đối với những người hay ngồi lê đôi mách, ta thật sự không tin tưởng vào họ như thế nào, và sẽ không thấy tin cậy để xin họ lời khuyên hay đặt niềm tin để nói gì với họ. Có lẽ bạn còn có thể nghĩ
We can appreciate that developing such restraint is only possible once we have recognized the consequences of these actions. For example, what is wrong with senseless speech? What are the consequences of indulging in it? We must first reflect upon the way idle gossip leads us to speak badly of others, wastes a lot of time, and leaves us unfulfilled. We then consider the attitude we have toward people who gossip, how we don’t really trust them and would not feel confident asking their advice or confiding in them. Perhaps you can think of other aspects of senseless speech that are
84
An Open Heart
Rộng mở tâm hồn
85
CHƯƠNG 1: KHÁT KHAO NIỀM HẠNH PHÚC
CHAPTER 1: THE DESIRE FOR HAPPINESS
đến những khía cạnh không tốt khác nữa của việc nói lời vô nghĩa. Sự suy ngẫm như thế giúp ta tự kiềm chế mỗi khi sắp nói ra những lời vô nghĩa. Tôi tin rằng, chính những thực hành quán chiếu tưởng chừng như sơ đẳng nhất này là phương pháp hiệu quả nhất để mang lại những thay đổi cơ bản cần thiết cho việc tìm cầu hạnh phúc của chúng ta.
THE THREE JEWELS OF REFUGE
QUY Y TAM BẢO Ngay từ bước đầu đến với đạo Phật, mối quan hệ giữa sự nhận hiểu về cách thức hiện hữu thực sự của sự vật với thái độ tinh thần của chúng ta là rất quan trọng. Chính qua mối quan hệ này mà ta xác lập rằng mình là người tin theo đức Phật. Một người Phật tử được định nghĩa là người đi tìm sự nương tựa tuyệt đối nơi đức Phật, nơi giáo lý của Ngài, được gọi là Pháp, và nơi Tăng đoàn, tức là cộng đồng tâm linh tu tập theo giáo pháp ấy. Những sự nương tựa này được gọi là Quy y Tam bảo. Để có thể phát khởi tâm nguyện nương tựa hoàn toàn nơi Tam bảo, trước hết ta phải thừa nhận sự không hài lòng với thực trạng bất toàn hiện tại trong đời sống, và ta nhất thiết phải nhận ra bản chất khổ đau của đời sống. Dựa trên một nhận thức sâu sắc, 86
unpleasant. Such reflection helps us restrain ourselves when we are tempted to gossip. It is these seemingly elementary meditation practices that are, I believe, the most effective way of bringing about the fundamental changes necessary in our quest for happiness.
Rộng mở tâm hồn
From the outset of the Buddhist path, the connection between our understanding of the way things are and our spiritual behavior is important. It is through this relationship that we establish that we are followers of the Buddha. A Buddhist is defined as one who seeks ultimate refuge in the Buddha, in his doctrine known as the Dharma, and in the Sangha, the spiritual community that practices according to that doctrine. These are known as the Three Jewels of Refuge. For us to have the will to seek ultimate refuge in the Three Jewels, we must initially acknowledge a dissatisfaction with our present predicament in life; we must recognize its miserable nature. Based on a An Open Heart
87
CHƯƠNG 1: KHÁT KHAO NIỀM HẠNH PHÚC
CHAPTER 1: THE DESIRE FOR HAPPINESS
chân thật như thế, ta sẽ tự nhiên mong muốn thay đổi thực trạng và chấm dứt khổ đau của mình. Và rồi ta có sự thôi thúc phải đi tìm một phương cách để đạt được điều đó. Khi tìm được một phương pháp như thế, ta sẽ xem đó như là một chỗ nương tựa hoặc nơi chở che, trú ẩn để thoát khỏi sự khổ đau mà ta mong muốn dứt bỏ. Phật, Pháp và Tăng được xem là đã ban cho ta một nơi trú ẩn như thế và do đó có thể là nơi nương tựa để ta tránh khỏi mọi khổ đau. Chính trong tinh thần này mà người Phật tử quay về nương theo nơi Tam bảo. Trước khi tìm nơi nương tựa để thoát khỏi khổ đau, ta nhất thiết phải nhận thức sâu sắc hơn về bản chất của đau khổ và những nguyên nhân của nó. Điều này làm tăng thêm mong muốn tìm kiếm một sự bảo vệ cho ta trước mọi khổ đau. Một tiến trình tinh thần như thế, kết hợp giữa nghiên cứu và suy ngẫm, nhất thiết cũng phải được vận dụng để phát triển nhận thức của ta về những phẩm tính của đức Phật. Điều này giúp ta hiểu được giá trị của phương pháp mà Ngài đã sử dụng để thành tựu những phẩm tính này: tức là giáo lý của Ngài, hay Giáo pháp. Từ đó ta sẽ nảy sinh sự tôn kính đối với Tăng đoàn, những hành giả tâm linh dành trọn đời mình để thực hành Giáo pháp. Sự suy ngẫm như thế giúp ta củng cố hơn nữa ý thức tôn kính đối với sự quy y, cũng như quyết tâm thực hành tu tập hằng ngày. 88
Rộng mở tâm hồn
true, profound recognition of this, we naturally wish to change our condition and end our suffering. We are then motivated to seek a method for bringing this about. Upon finding such a method, we view it as a haven or shelter from the misery we wish to escape. The Buddha, Dharma, and Sangha are seen to offer such shelter and are therefore apt providers of refuge from our suffering. It is in this spirit that a Buddhist seeks refuge in the Three Jewels. Before we seek refuge from suffering, we must first deepen our understanding of its nature and causes. Doing so intensifies our wish to find protection from suffering. Such a mental process, which incorporates study and contemplation, must also be applied to develop our appreciation of the Buddha’s qualities. This leads us to value the method by which he attained these qualities: his doctrine, the Dharma. From this ensues our respect for the Sangha, the spiritual practitioners engaged in applying the Dharma. Our sense of respect for this refuge is strengthened by such contemplation, as is our determination to engage in a daily spiritual practice. An Open Heart
89
CHƯƠNG 1: KHÁT KHAO NIỀM HẠNH PHÚC
CHAPTER 1: THE DESIRE FOR HAPPINESS
Là Phật tử, khi ta quy y Giáo pháp, ngôi thứ hai trong Tam bảo, ta thật sự nương theo triển vọng rốt ráo sẽ giải thoát khỏi mọi khổ đau cũng như tiến trình hay phương thức để đạt đến trạng thái giải thoát đó. Con đường tu tập, hay tiến trình vận dụng giáo lý thông qua sự tu tập tâm linh tỉnh thức, được gọi là Pháp. Trạng thái giải thoát khỏi mọi khổ đau cũng có thể được gọi là Pháp, vì đó là kết quả của việc áp dụng Giáo pháp. Khi ta phát triển sự hiểu biết và niềm tin vào Chánh pháp, ta càng tăng thêm sự trân quý đối với Tăng-già, những người từng đạt được trạng thái giải thoát khỏi khổ đau, trong quá khứ cũng như hiện tại. Khi đó ta sẽ có thể hình dung được khả năng thật có của một con người đạt đến sự giải thoát hoàn toàn khỏi mọi khía cạnh xấu ác của tâm thức: một vị Phật. Và khi nhận thức về bản chất khổ đau của đời sống phát triển, thì ta càng trân quý hơn nữa đối với Phật, Pháp và Tăng-già, Ba ngôi báu mà ta quay về nương tựa. Điều này củng cố hơn nữa tâm nguyện của ta đặt trọn niềm tin vào sự che chở, hộ trì của Tam bảo.
As Buddhists, when we take refuge in the Buddha’s doctrine, the second of the Three Jewels, we are actually taking refuge in both the prospect of an eventual state of freedom from suffering and in the path or method by which we attain such a state. This path, the process of applying this doctrine through conscious spiritual practice, is referred to as the Dharma. The state of being free of suffering can also be referred to as the Dharma, as it results from our application of the Buddha’s doctrine. As our understanding and faith in the Dharma grows, we develop an appreciation for the Sangha, the individuals, both past and present, who have attained such states of freedom from suffering. We can then conceive of the possibility of a being who has attained total freedom from the negative aspects of mind: a Buddha. And as our recognition of the miserable nature of life develops, so does our appreciation of the Buddha, Dharma, and Sangha - the Three Jewels in which we
Khi mới bước chân vào con đường tu tập Phật pháp, ta có thể nhận hiểu về sự cần thiết phải nương tựa nơi Tam Bảo hoàn toàn bằng lý trí. Điều này đặc biệt xảy ra với những ai không được lớn lên trong một
seek shelter. This intensifies our quest for their protection.
90
An Open Heart
Rộng mở tâm hồn
At the outset of the Buddhist path, our need for the protection of the Three Jewels can, at most, be 91
CHƯƠNG 1: KHÁT KHAO NIỀM HẠNH PHÚC
CHAPTER 1: THE DESIRE FOR HAPPINESS
môi trường tín ngưỡng. Vì Tam bảo luôn có những khái niệm tương đương trong các truyền thống tôn giáo khác, nên [so với những người không có tín ngưỡng thì] những ai được lớn lên trong những môi trường tín ngưỡng như thế thường dễ dàng hơn trong việc thừa nhận giá trị của Tam bảo.
grasped intellectually. This is especially so for those not
VƯỢT THOÁT LUÂN HỒI
LEAVING CYCLIC EXISTENCE
Cuối cùng, một khi ta nhận ra được thực trạng khổ đau của mình, một thực trạng khổ đau bao trùm khắp thảy, do chính những cảm xúc phiền não như tham luyến và sân hận đã gây ra cho ta. Khi ấy, ta sẽ phát triển một cảm giác chán nản và ghê sợ thực trạng khổ đau trước mắt. Và rồi chính điều này lại nuôi dưỡng lòng khao khát tự mình giải thoát khỏi trạng thái tâm thức hiện tại, những vòng xoay bất tận của những khổ đau và bất toại nguyện. Khi sự quan tâm của ta hướng về người khác với mong muốn giúp họ thoát khỏi khổ đau - đó chính là lòng bi mẫn.1 Tuy nhiên, chỉ khi nào ta thừa nhận thực trạng khổ đau của chính mình và phát triển tâm nguyện tự mình giải thoát khỏi mọi khổ đau, thì mong muốn cứu giúp người khác thoát
raised inside a faith. Because the Three Jewels have their equivalent in other traditions, it is often easier for those who have been raised inside such a tradition to recognize their value.
Once we finally recognize the suffering state we are in, the all-pervasive suffering that the afflictive emotions such as attachment and anger inflict upon us, we develop a sense of frustration and disgust with our present predicament. This, in turn, nurtures the desire to free ourselves from our present state of mind, the endless cycles of misery and disappointment. When our focus is on others, on our wish to free them from their misery - this is compassion. However, only once we have acknowledged our own state of suffering and developed the wish to free ourselves from it can we
Kinh văn Hán tạng định nghĩa lòng từ bi là: “Từ năng dữ lạc, bi năng bạt khổ.” (Lòng từ thường mang đến niềm vui [cho người
khác], lòng bi thường cứu thoát [người khác] khỏi mọi khổ đau.) Ở đây định nghĩa về lòng bi của đức Đạt-lai Lạt-ma cũng hoàn toàn phù hợp như vậy.
92
An Open Heart
1
Rộng mở tâm hồn
93
CHƯƠNG 1: KHÁT KHAO NIỀM HẠNH PHÚC
CHAPTER 1: THE DESIRE FOR HAPPINESS
khỏi đau khổ mới thực sự là có ý nghĩa. Chúng ta cần phải phát khởi thệ nguyện tự mình giải thoát khỏi vũng lầy luân hồi sinh tử này rồi sau đó mới có thể khởi lên lòng bi mẫn chân thật. Để có thể khởi tâm chán lìa luân hồi, trước hết, ta nhất thiết phải nhận ra rằng tất cả chúng ta đều không tránh khỏi cái chết. Ta sinh ra cùng với mầm mống sẽ dẫn đến cái chết của chính mình. Ngay từ lúc sinh ra, ta đã bắt đầu tiến dần đến với cái chết không tránh khỏi này. Ta cũng nhất thiết phải suy ngẫm về việc ta không thể biết trước mình sẽ chết vào thời điểm nào. Cái chết không đợi cho ta sắp xếp ổn thỏa cuộc đời mình. Nó đến bất chợt không hề báo trước. Vào lúc ta chết đi, bạn bè, gia đình, những vật sở hữu quí giá mà ta đã tỉ mỉ tích cóp trong suốt cả cuộc đời, đều trở thành vô giá trị. Ngay cả thân thể quí báu, cái phương tiện để ta có được đời sống này, cũng trở thành vô dụng. Những suy ngẫm như vậy giúp ta giảm bớt các mối bận tâm lo lắng trong cuộc sống hiện tại. Điều này cũng bắt đầu tạo ra nền tảng giúp ta khởi sinh một trí tuệ bi mẫn nhận hiểu được việc người khác thấy khó khăn như thế nào trong sự buông bỏ những mối lo toan do chấp ngã.
have a truly meaningful wish to free others from their misery. Our commitment to liberating ourselves from this mire of cyclic existence must happen before true compassion is possible. Before we can renounce cyclic existence, we must first recognize that we shall all inevitably die. We are born with the seed of our own death. From the moment of birth, we are approaching this inevitable demise. Then we must also contemplate that the time of our death is uncertain. Death does not wait for us to tidy up our lives. It strikes unannounced. At the time of our death, friends and family, the precious possessions we have so meticulously collected throughout our lives, are of no value. Not even this precious body, the vehicle of this lifetime, is of any use. Such thoughts help us diminish our preoccupation with the concerns of our present lives. They also begin to provide the groundwork for a compassionate understanding of how others find it difficult to let go of their self-centered concerns. However, it is crucial that we realize the great value
Tuy nhiên, điều cốt yếu là ta phải nhận ra được giá trị lớn lao của việc được sinh làm người, với cơ hội
of human existence, the opportunity and the potential
94
An Open Heart
Rộng mở tâm hồn
95
CHƯƠNG 1: KHÁT KHAO NIỀM HẠNH PHÚC
CHAPTER 1: THE DESIRE FOR HAPPINESS
và tiềm năng mà cuộc sống ngắn ngủi này mang lại cho ta. Chỉ khi được làm người, chúng ta mới có được khả năng thực hiện những thay đổi trong đời sống của mình. Thú vật có thể được dạy cho những trò diễn phức tạp và có những đóng góp không thể phủ nhận cho xã hội. Nhưng năng lực tinh thần hạn chế không cho phép chúng bước vào phạm trù đạo đức một cách có ý thức để trải nghiệm sự thay đổi tinh thần thật sự trong đời sống. Những suy nghĩ như vậy sẽ thôi thúc ta phải làm sao cho kiếp người của mình trở nên có mục đích và ý nghĩa.
THIỆN TRI THỨC VÀ SỰ DẪN DẮT TÂM LINH Ngoài việc tu tập thiền định thì một cuộc sống có trách nhiệm cũng là điều quan trọng. Ta phải tránh xa ảnh hưởng của những người bạn xấu, những kẻ vô đạo đức có thể dẫn ta đi lầm đường lạc lối.
that our brief lives afford us. It is only as humans that we have the possibility of implementing changes in our lives. Animals may be taught sophisticated tricks and are of undeniable assistance to society. But their limited mental capacity prevents them from consciously engaging in virtue and experiencing real spiritual change in their lives. Such thoughts inspire us to make our human existence purposeful.
SPIRITUAL FRIENDS / SPIRITUAL GUIDANCE In addition to our meditation, it is important to lead our lives responsibly. We must avoid the influences of bad companions, unsavory friends who
Đánh giá người khác không phải lúc nào cũng dễ dàng, nhưng ta có thể thấy được những lối sống nhất định nào đó sẽ đưa ta vào con đường thiếu chân chính. Một người tử tế và hiền hậu có thể dễ dàng chịu ảnh hưởng của những bạn bè không đáng tin cậy để rồi đi theo con đường thiếu đạo đức. Ta phải thận trọng tránh xa những ảnh hưởng tiêu cực như thế và phải
can lead us astray.
96
An Open Heart
Rộng mở tâm hồn
It isn’t always easy to judge others, but we can see that certain lifestyles lead to less righteous ways. A kind and gentle person can easily become influenced by dubious friends to follow a less moral path. We must be careful to avoid such negative influences and 97
CHƯƠNG 1: KHÁT KHAO NIỀM HẠNH PHÚC
CHAPTER 1: THE DESIRE FOR HAPPINESS
vun đắp những tình bạn chân thành, với những người bạn có thể giúp cho kiếp người của ta trở nên có ý nghĩa và mục đích về mặt tâm linh. Trong các mối quan hệ thì vị thầy tâm linh của ta là cực kỳ quan trọng. Điều cốt yếu là vị thầy mà ta theo học phải có đủ phẩm tính. Thông thường thì ta luôn tìm cầu một người thầy có đủ khả năng để dạy cho ta về một bộ môn nào đó mà ta muốn học. Một người cho dù có thể là thầy dạy vật lý rất giỏi, nhưng lại không đủ phẩm chất cần thiết để dạy ta triết học. Một vị thầy tâm linh nhất thiết phải có đủ các phẩm chất để truyền dạy những gì ta cầu học. Danh tiếng, sự giàu có và quyền lực không phải là những phẩm chất của một vị thầy tâm linh! Ta phải chắc chắn rằng vị thầy của ta có kiến thức tâm linh, kiến thức về giáo lý mà vị ấy truyền dạy cũng như kiến thức trải nghiệm thực chứng từ sự tu tập và nếp sống của ngài. Tôi muốn nhấn mạnh, chính chúng ta phải có trách nhiệm chọn lựa để chắc chắn rằng vị thầy mà ta theo học phải thật sự có phẩm chất thích hợp. Ta không thể dựa vào những lời nói của người khác hoặc vào những gì ai đó có thể nói về chính bản thân họ. Để tìm hiểu một cách đúng đắn về những phẩm chất nơi một vị thầy tương lai, ta phải có một số kiến thức về các giáo lý trọng tâm của đạo Phật và phải biết 98
Rộng mở tâm hồn
must cultivate loyal friends who help make our human existence spiritually meaningful and purposeful. Regarding friendship, our spiritual teacher is of the utmost importance. It is crucial that the person we learn from be qualified. Conventionally speaking, we seek a teacher who has the qualifications to teach the subject we wish to study. Though someone might be a brilliant physics teacher, the same person may not necessarily be qualified to teach philosophy. A spiritual teacher must have the qualifications to teach what we seek to learn. Fame, wealth, and power are not qualifications for a spiritual teacher! It is spiritual knowledge we must be sure the teacher possesses, knowledge of the doctrine he or she is to teach as well as experiential knowledge derived from practice and life led. I wish to stress that it is our own responsibility to ensure that the person we learn from is properly qualified. We cannot depend upon the word of others or upon what people may say about themselves. In order to properly investigate the qualifications of our potential teacher, we must have some knowledge of An Open Heart
99
CHƯƠNG 1: KHÁT KHAO NIỀM HẠNH PHÚC
CHAPTER 1: THE DESIRE FOR HAPPINESS
được những phẩm chất nào là cần thiết để vị ấy có thể làm thầy ta. Ta nên lắng nghe một cách khách quan những lời dạy của vị ấy và quan sát cung cách ứng xử của vị ấy qua một thời gian. Thông qua những phương thức đó, ta sẽ có thể xác định được một vị thầy có đủ phẩm chất để dẫn dắt ta trên con đường tu tập tâm linh hay không. Có người nói rằng, ta nên sẵn lòng dành ra một thời gian thẩm xét có thể lâu đến 12 năm để chắc chắn rằng vị thầy ta chọn là có đủ phẩm chất. Tôi không nghĩ điều này là hoang phí thời gian. Ngược lại, khi ta càng nhận thấy một cách rõ ràng hơn những phẩm chất của một vị thầy, thì vị thầy ấy lại càng có giá trị nhiều hơn đối với ta. Nếu ta vội vàng và dấn thân đi theo một vị thầy không có phẩm chất, kết quả thường sẽ rất nguy hại. Vì vậy, hãy dành thời gian để thẩm xét trước những vị thầy mà bạn muốn theo học, cho dù đó là những người theo Phật giáo hay thuộc một tín ngưỡng nào khác.
100
Rộng mở tâm hồn
the central tenets of Buddhism and must know what qualifications a teacher would need. We should listen objectively as the person teaches and watch the way he or she behaves over time. Through these means we can determine whether the person is qualified to lead us along our spiritual path. It is said that one should be willing to scrutinize a teacher for as long as twelve years to ensure that he or she is qualified. I don’t think that this is time wasted. On the contrary, the more clearly we come to see the qualities of a teacher, the more valuable he or she is to us. If we are hasty and devote ourselves to someone unqualified, the results are often disastrous. So, take time to scrutinize your potential teachers, be they Buddhist or of some other faith.
An Open Heart
101
CHƯƠNG II: THIỀN TẬP - BƯỚC KHỞI ĐẦU
T
rong chương này, chúng ta tìm hiểu những kỹ năng để chuyển đổi tâm thức từ những cung cách suy nghĩ theo thói quen sang những cung cách suy nghĩ đạo đức hơn. Có hai phương pháp thiền tập được sử dụng trong sự tu tập của chúng ta. Phương pháp thứ nhất là thiền quán, phương tiện để giúp ta tự mình trở nên quen thuộc dần với những tư tưởng và khuynh hướng tinh thần mới. Phương pháp thứ hai là thiền chỉ, tập trung tâm ý vào một đối tượng đã chọn. Mặc dù tất cả chúng ta đều tự nhiên khao khát hạnh phúc và mong muốn vượt qua đau khổ, nhưng ta vẫn phải tiếp tục trải qua khổ đau. Tại sao vậy? Đạo Phật dạy rằng, chúng ta thật sự góp phần vào những nguyên nhân và điều kiện gây ra những khổ đau cho chính mình, và thường không sẵn lòng thực hiện những hành vi có thể dẫn đến hạnh phúc lâu dài hơn. Sao lại có thể như thế? Vì trong cuộc sống thường ngày, ta buông thả mình theo sự sai xử của những suy tưởng và cảm xúc mạnh mẽ [vốn không tốt đẹp], và rồi điều này lại khơi dậy những trạng thái tâm thức xấu ác. Chính do cái chu kỳ luẩn quẩn này mà ta không chỉ duy trì mãi mãi những khổ đau của bản thân, mà còn 102
Rộng mở tâm hồn
CHAPTER 2: MEDITATION - A BEGINNING
I
n this chapter we explore the techniques for changing our minds from our habitual ways to more
virtuous ones. There are two methods of meditating that are to be used in our practice. One, analytical meditation, is the means by which we familiarize ourselves with new ideas and mental attitudes. The other, settled meditation focuses the mind on a chosen object. Although we all naturally aspire to be happy and wish to overcome our misery, we continue to experience pain and suffering. Why is this? Buddhism teaches that we actually conspire in the causes and conditions that create our unhappiness, and are often reluctant to engage in activities that could lead to more long-lasting happiness. How can this be? In our normal way of life, we let ourselves be controlled by powerful thoughts and emotions, which in turn give rise to negative states of mind. It is by this vicious circle that we perpetuate not only our unhappiness but also that of others. We must An Open Heart
103
CHƯƠNG 2: THIỀN TẬP - BƯỚC KHỞI ĐẦU
CHAPTER 2: MEDITATION - A BEGINNING
cả những khổ đau của người khác nữa. Ta phải quyết tâm định hướng đời mình và đảo ngược các khuynh hướng này, thay thế chúng bằng các thói quen mới. Như một cành mới ghép lên thân cây già cỗi, cuối dùng sẽ hấp thu sự sống từ thân cây ấy và tạo thành một sự sống mới, ta phải nuôi dưỡng các khuynh hướng mới bằng cách phát triển một cách có ý thức những thực hành đạo đức. Đây là ý nghĩa chân chính và cũng là đối tượng của việc thực hành thiền.
deliberately take a stand to reverse these tendencies
Suy ngẫm về bản chất khổ đau của đời sống và xem xét các phương pháp để chấm dứt khổ đau là một hình thức của thiền. Quyển sách này là một hình thức của thiền. Tiến trình làm chuyển hóa khuynh hướng thiên về bản năng trong cuộc sống, tức là trạng thái tâm thức chỉ hướng đến thỏa mãn những khao khát và tránh né những gì khó chịu, chính là ý nghĩa được dùng của danh từ thiền. Chúng ta có khuynh hướng bị khống chế bởi tâm thức mình và đi theo con đường vị kỷ của nó. Thiền là tiến trình giúp ta đạt được sự kiểm soát tâm thức và hướng tâm theo một chiều hướng đức hạnh hơn. Thiền có thể được xem như một kỹ năng giúp ta làm suy yếu sức mạnh của các thói quen suy nghĩ cũ và phát triển những thói quen mới. Nhờ đó chúng ta tự bảo vệ mình không rơi vào những suy tưởng, lời nói hay việc làm dẫn đến đau khổ. Pháp
Contemplating the painful nature of life, considering
104
Rộng mở tâm hồn
and replace them with new habits. Like a freshly grafted branch on an old tree that will eventually absorb the life of that tree and create a new one, we must nurture new inclinations by deliberately cultivating virtuous practices. This is the true meaning and object of the practice of meditation.
the methods by which our misery can be brought to an end, is a form of meditation. This book is a form of meditation. The process by which we transform our more instinctual attitude to life, that state of mind which seeks only to satisfy desire and avoid discomforts, is what we mean when we use the word meditation. We tend to be controlled by our mind, following it along its self-centered path. Meditation is the process whereby we gain control over the mind and guide it in a more virtuous direction. Meditation may be thought of as a technique by which we diminish the force of old thought habits and develop new ones. We thereby protect ourselves from engaging in actions of mind, word, or An Open Heart
105
CHƯƠNG 2: THIỀN TẬP - BƯỚC KHỞI ĐẦU
CHAPTER 2: MEDITATION - A BEGINNING
thiền như thế được sử dụng rất nhiều trong sự tu tập tâm linh của chúng ta. Kỹ năng này tự nó không thuộc về Phật giáo. Như các nhạc sĩ rèn luyện đôi tay, các vận động viên rèn luyện phản xạ và kỹ thuật, các nhà ngôn ngữ rèn luyện đôi tai, các học giả rèn luyện sự nhận thức, chúng ta điều khiển trí óc và tâm hồn mình cũng giống như thế. Thế nên, việc tự mình làm quen dần với các khía cạnh khác nhau của sự tu tập tâm linh là một hình thức của thiền. Nếu chỉ đọc để biết qua về chúng một lần thôi thì sẽ chẳng được lợi ích gì nhiều. Nếu bạn quan tâm thì việc suy ngẫm về các chủ đề đã đề cập sẽ rất hữu ích, như chúng ta đã suy ngẫm trong chương trước về hành vi bất thiện là nói lời vô nghĩa, và sau đó nghiên cứu sâu hơn về các chủ đề ấy để mở rộng sự hiểu biết của bạn. Càng khám phá nhiều hơn về một vấn đề và biến nó thành đối tượng thẩm sát tinh thần, thì bạn càng hiểu được vấn đề ấy một cách sâu sắc hơn. Điều này giúp bạn có thể thẩm định được chân giá trị của vấn đề đó. Nếu thông qua phân tích bạn chứng minh được điều gì đó là không đúng thật, hãy gạt nó sang một bên. Tuy nhiên, nếu bạn tự mình xác lập được một điều gì đó là đúng thật, thì niềm tin của bạn vào sự đúng thật ấy sẽ có sự kiên định mạnh mẽ. Toàn bộ tiến trình nghiên cứu và khảo sát này nên được xem như một hình thức của thiền. 106
Rộng mở tâm hồn
deed that lead to our suffering. Such meditation is to be used extensively in our spiritual practice. This technique is not in and of itself Buddhist. Just as musicians train their hands, athletes their reflexes and techniques, linguists their ear, scholars their perceptions, so we direct our minds and hearts. Familiarizing ourselves with the different aspects of our spiritual practice is therefore a form of meditation. Simply reading about them once is not of much benefit. If you are interested, it is helpful to contemplate the subjects mentioned, as we did in the previous chapter with the nonvirtuous action of senseless talk, and then research them more extensively to broaden your understanding. The more you explore a topic and subject it to mental scrutiny, the more profoundly you understand it. This enables you to judge its validity. If through your analysis you prove something to be invalid, then put it aside. However, if you independently establish something to be true, then your faith in that truth has powerful solidity. This whole process of research and scrutiny should be thought of as one form of meditation. An Open Heart
107
CHƯƠNG 2: THIỀN TẬP - BƯỚC KHỞI ĐẦU
CHAPTER 2: MEDITATION - A BEGINNING
Chính đức Phật từng dạy rằng: “Này các tỳ-kheo và những người có trí, đừng chấp nhận những lời ta nói chỉ vì lòng tôn kính. Hãy phân tích phản biện và chỉ chấp nhận những lời ấy dựa trên sự hiểu biết của chính mình.” Tuyên bố nổi bật này có nhiều hàm ý. Điều rõ ràng là đức Phật dạy ta khi ta đọc một bản văn không nên chỉ dựa hoàn toàn vào danh tiếng của tác giả, mà tốt hơn là phải dựa vào nội dung bản văn. Và khi nắm bắt nội dung, ta nên dựa vào chủ đề và ý nghĩa của nó hơn là phong cách văn chương. Khi xem xét về chủ đề, ta nên dựa vào sự hiểu biết thực nghiệm của mình hơn là dựa vào sự nhận hiểu theo lý trí. Nói một cách khác, cuối cùng ta phải phát triển được nhiều hơn là chỉ thuần túy những kiến thức học thuật về Giáo pháp. Ta phải gieo cấy được các chân lý trong Phật pháp vào sâu thẳm trong sự hiện hữu của chính ta, sao cho các chân lý đó được phản ánh ngay trong đời sống. Lòng bi mẫn sẽ chẳng có giá trị gì nếu chỉ duy trì trong ý tưởng. Nó phải được biến thành thái độ hướng đến người khác, phản ánh trong mọi suy nghĩ và hành động của ta. Và chỉ đơn thuần khái niệm về khiêm tốn sẽ không làm giảm bớt tính kiêu căng, khái niệm đó nhất thiết phải được biến thành cách sống thật sự của ta. 108
Rộng mở tâm hồn
The Buddha himself said, “O monks and wise ones, do not accept my words simply out of reverence. You should subject them to critical analysis and accept them on the basis of your own understanding.” This remarkable statement has many implications. It is clear that the Buddha is telling us that when we read a text, we should rely not merely on the fame of the author but rather on the content. And when grappling with the content, we should rely on the subject matter and the meaning rather than on the literary style. When relating to the subject matter, we should rely on our empirical understanding rather than on our intellectual grasp. In other words, we must ultimately develop more than mere academic knowledge of the Dharma. We must integrate the truths of the Buddha’s teaching into the depths of our very being, so that they become reflected in our lives. Compassion is of little value if it remains an idea. It must become our attitude toward others, reflected in all our thoughts and actions. And the mere concept of humility does not diminish our arrogance; it must become our actual state of being. An Open Heart
109
CHƯƠNG 2: THIỀN TẬP - BƯỚC KHỞI ĐẦU
CHAPTER 2: MEDITATION - A BEGINNING
TRỞ NÊN QUEN THUỘC VỚI ĐỐI TƯỢNG ĐÃ CHỌN Trong tiếng Tây Tạng, danh từ thiền được dịch là gom, có nghĩa là “làm cho quen thuộc”. Khi ta vận dụng thiền trong sự tu tập, đó chính là ta tự làm cho mình quen thuộc với một đối tượng đã chọn trước. Đối tượng này không nhất thiết phải là một vật thể như là hình tượng Phật hay chúa Giê-su trên thánh giá. “Đối tượng được chọn” có thể là một phẩm chất tinh thần, chẳng hạn như đức nhẫn nhục, mà ta đang nỗ lực nuôi dưỡng trong lòng mình bằng phương tiện thiền quán. Đối tượng ấy cũng có thể là sự luân lưu nhịp nhàng của hơi thở, mà ta tập trung vào để làm tĩnh lặng tâm thức đang xao động. Và đó cũng có thể chỉ đơn thuần là sự sáng suốt và nhận biết - hay tâm thức mà ta đang cố nhận hiểu về bản chất. Tất cả những kỹ năng này sẽ được miêu tả sâu sắc ở những trang sau. Thông qua phương tiện là những kỹ năng đó, kiến thức của ta về đối tượng được chọn sẽ phát triển. Lấy ví dụ như khi tìm hiểu kỹ về các loại xe hơi để chọn mua, ta đọc qua những thông tin về các ưu điểm và nhược điểm của các hiệu xe khác nhau và phát triển một sự nhận biết về những tính chất của một hiệu xe cụ thể được chọn. Qua việc suy ngẫm về những tính chất này, ta càng đánh giá cao hơn về chiếc xe đó, và 110
Rộng mở tâm hồn
FAMILIARITY WITH A CHOSEN OBJECT The Tibetan word for meditation is gom, which means “to familiarize.” When we use meditation on our spiritual path, it is to familiarize ourselves with a chosen object. This object need not be a physical thing such as an image of the Buddha or Jesus on the cross. The “chosen object” can be a mental quality such as patience, which we work at cultivating within ourselves by means of meditative contemplation. It can also be the rhythmic movement of our breath, which we focus on to still our restless minds. And it can be the mere quality of clarity and knowing - our consciousness - the nature of which we seek to understand. All these techniques are described in depth in the pages that follow. By these means our knowledge of our chosen object grows. For example, as we research what kind of car to buy, reading the pros and cons of different makes, we develop a sense of the qualities of a particular choice. By contemplating these qualities, our appreciation of this car intensifies, as does our desire to possess it. We An Open Heart
111
CHƯƠNG 2: THIỀN TẬP - BƯỚC KHỞI ĐẦU
CHAPTER 2: MEDITATION - A BEGINNING
niềm khao khát được sở hữu nó cũng tăng theo. Ta có thể nuôi dưỡng các đức tính như nhẫn nhục và khoan dung theo cách thức rất giống như thế. Ta làm điều này bằng cách quán chiếu về những phẩm chất cấu thành đức nhẫn nhục, về sự thanh thản trong tâm hồn nhờ thực hành nhẫn nhục, về môi trường hòa hợp được tạo ra, và sự tôn trọng mà người khác dành cho ta nhờ có đức nhẫn nhục. Ta cũng nỗ lực để nhận ra những mặt xấu khi không có đức nhẫn nhục, như sự sân hận và không hài lòng mà ta phải gánh chịu, sự e sợ và lòng căm thù nghịch mà nó tạo ra ở những người quanh ta. Bằng sự chuyên cần duy trì những suy tưởng quán chiếu như thế, đức nhẫn nhục trong ta sẽ tự nhiên phát triển dần, mạnh mẽ hơn qua từng ngày, từng tháng, từng năm. Sự điều phục tâm ý là một tiến trình lâu dài. Nhưng một khi tâm nhẫn nhục được thuần thục thì niềm vui mà nó mang lại sẽ lâu bền hơn so với [khi ta có được] bất kỳ chiếc xe hơi nào. Trong đời sống hằng ngày, thật ra ta rất thường đi vào trạng thái suy ngẫm quán chiếu giống như vậy. Chúng ta đặc biệt tài ba trong việc phát triển sự quen thuộc với những khuynh hướng bất thiện! Khi bực tức với một ai đó, ta có thể suy ngẫm về những khiếm khuyết của người ấy và nảy sinh một sự quy lỗi ngày càng mạnh mẽ hơn đối với cái bản chất chưa hẳn thật 112
Rộng mở tâm hồn
can cultivate virtues such as patience and tolerance in much the same way. We do so by contemplating the qualities that constitute patience, the peace of mind it generates in us, the harmonious environment created as a result of it, the respect it engenders in others. We also work to recognize the drawbacks of impatience, the anger and lack of contentment we suffer within, the fear and hostility it brings about in those around us. By diligently following such lines of thought, our patience naturally evolves, growing stronger and stronger, day by day, month by month, and year by year. The process of taming the mind is a lengthy one. Yet once we have mastered patience, the pleasure derived from it outlasts that provided by any car. We actually engage in such meditation quite often in our daily lives. We are particularly good at cultivating familiarity with unvirtuous tendencies! When displeased with someone, we are able to contemplate that person’s faults and derive a stronger and stronger conviction of his or her questionable nature. Our mind remains focused on the “object” of our meditation, and An Open Heart
113
CHƯƠNG 2: THIỀN TẬP - BƯỚC KHỞI ĐẦU
CHAPTER 2: MEDITATION - A BEGINNING
có của họ. Tâm ý ta duy trì sự chú tâm vào “đối tượng” của sự suy ngẫm như thế, và vì thế sự khinh miệt của ta đối với người ấy càng tăng thêm. Ta cũng suy ngẫm và phát triển sự quen thuộc với các chủ đề được chọn khi ta chú tâm vào một sự vật hay người ta yêu thích. Hầu như ta không cần đến sự thúc đẩy nào để duy trì sự chú tâm đó. Khi ta nuôi dưỡng thiện tâm, sự chú tâm trở nên khó khăn hơn nhiều. Đây là một biểu hiện chắc chắn cho thấy sự lấn áp mạnh mẽ biết bao của những cảm xúc luyến ái và tham muốn! Có nhiều hình thức của thiền. Một số hình thức không đòi hỏi bối cảnh theo nghi thức hoặc một tư thế đặc biệt của cơ thể. Bạn có thể thiền trong khi đang lái xe hoặc đi bộ, trong khi ngồi trên xe buýt hoặc xe lửa, và thậm chí trong khi đang tắm. Nếu bạn muốn dành ra một thời gian cụ thể cho việc thực hành tâm linh chuyên chú hơn, thì một thời thiền chính thức vào mỗi buổi sáng sớm là rất có lợi, vì đó là lúc tinh thần tỉnh táo và sáng suốt nhất. Việc ngồi thiền trong một môi trường yên tĩnh và giữ lưng thật thẳng sẽ rất có lợi, vì điều này giúp bạn duy trì sự tập trung tâm ý. Tuy nhiên, điều quan trọng là phải nhớ rằng, bất cứ nơi đâu và bất kỳ khi nào có thể được, bạn nhất thiết phải nuôi dưỡng những thói quen tinh thần đạo đức. Bạn không thể chỉ giới hạn việc thực hành thiền trong những buổi ngồi thiền chính thức. 114
Rộng mở tâm hồn
our contempt for the person thereby intensifies. We also contemplate and develop familiarity with chosen objects when we focus on something or someone we are particularly fond of. Very little prodding is needed to maintain our concentration. It is more difficult to remain focused when cultivating virtue. This is a sure indication of how overwhelming the emotions of attachment and desire are! There are many kinds of meditation. There are some that do not require a formal setting or a particular physical posture. You can meditate while driving or walking, while on a bus or train, and even while taking a shower. If you wish to devote a particular time to more concentrated spiritual practice, it is beneficial to apply early mornings to a formal meditation session, as that is when the mind is most alert and clear. It is helpful to sit in a calm environment with your back straight, as this helps you remain focused. However, it is important to remember that you must cultivate virtuous mental habits whenever and wherever possible. You cannot limit meditation to formal sessions. An Open Heart
115
CHƯƠNG 2: THIỀN TẬP - BƯỚC KHỞI ĐẦU
CHAPTER 2: MEDITATION - A BEGINNING
PHÁP THIỀN QUÁN CHIẾU (THIỀN QUÁN) Như tôi đã nói, có hai phương pháp thiền được sử dụng trong việc suy ngẫm và tiếp nhận các chủ đề tôi trình bày trong sách này. Trước hết là pháp thiền quán chiếu (thiền quán). Với pháp thiền này, sự quen thuộc với một đối tượng đã chọn được phát triển qua tiến trình lý luận phân tích - đối tượng đó có thể là chiếc xe hơi bạn đang thèm khát, hoặc là lòng từ bi, đức nhẫn nhục mà bạn nỗ lực để sinh khởi. Ở đây, bạn không chỉ thuần túy tập trung vào một đề tài [quán chiếu]. Đúng hơn, bạn đang phát triển một cảm giác gần gũi hoặc cảm thông với đối tượng đã chọn bằng cách chuyên cần vận dụng khả năng phân tích phê phán của bạn. Đây là phương pháp thiền mà tôi sẽ nhấn mạnh khi chúng ta tìm hiểu về các chủ đề khác nhau cần được nuôi dưỡng, phát triển trong thực hành tâm linh của chúng ta. Một số chủ đề này đặc biệt chỉ có trong sự tu tập của đạo Phật, một số khác thì không. Tuy nhiên, một khi bạn đã phát triển sự quen thuộc với đề tài thông qua phương tiện quán xét như thế, thì việc duy trì sự chú tâm vào đề tài đó bằng pháp thiền định tâm (thiền chỉ) là rất quan trọng để giúp thấu hiểu sâu sắc hơn.
116
Rộng mở tâm hồn
ANALYTICAL MEDITATION As I have said, there are two types of meditation to be used in contemplating and internalizing the subjects I discuss in this book. First, there is analytical meditation. In this form of meditation, familiarity with a chosen object - be it the car you desire or the compassion or patience you seek to generate - is cultivated through the rational process of analysis. Here, you are not merely focusing on a topic. Rather, you are cultivating a sense of closeness or empathy with your chosen object by studiously applying your critical faculties. This is the form of meditation I shall emphasize as we explore the different subjects that need to be cultivated in our spiritual practice. Some of these subjects are specific to a Buddhist practice, some not. However, once you have developed familiarity with a topic by means of such analysis, it is important to then remain focused on it by means of settled meditation in order to help it sink in more profoundly.
An Open Heart
117
CHƯƠNG 2: THIỀN TẬP - BƯỚC KHỞI ĐẦU
CHAPTER 2: MEDITATION - A BEGINNING
PHÁP THIỀN ĐỊNH TÂM (THIỀN CHỈ) Phương pháp thứ hai là thiền định tâm (thiền chỉ). Sự định tâm này xuất hiện khi ta hướng tâm vào một chủ đề đã chọn mà không có bất kỳ sự phân tích hoặc suy tưởng nào. Khi thiền quán về lòng bi mẫn chẳng hạn, ta phát triển sự cảm thông đối với người khác và nỗ lực để nhận biết nỗi khổ đau mà họ đang chịu đựng. Ta làm được điều này thông qua sự quán chiếu phân tích. Tuy nhiên, một khi ta đã có được cảm xúc bi mẫn trong tâm hồn, một khi ta thấy được rằng thiền quán đã thay đổi một cách tích cực thái độ của ta đối với người khác, ta sẽ tiếp tục duy trì ổn định trong cảm xúc bi mẫn đó, không khởi sinh suy tưởng nào nữa. Điều này giúp cho lòng bi mẫn của ta trở nên sâu sắc hơn. Khi ta cảm nhận được cảm xúc bi mẫn của mình đang yếu ớt dần đi, ta có thể quay lại với pháp thiền quán để làm sống lại sự cảm thông và quan tâm của ta [đối với người khác] trước khi tiếp tục với pháp thiền chỉ. Khi đã thuần thục hơn, ta có thể khéo léo hoán chuyển qua lại giữa hai pháp thiền để tăng thêm phẩm chất được mong muốn. Trong chương 11, “Sự an định”, ta sẽ khảo sát về kỹ năng phát triển pháp thiền định tâm đến mức độ có thể duy trì sự tập trung 118
Rộng mở tâm hồn
SETTLED MEDITATION The second type is settled meditation. This occurs when we settle our minds on a chosen object without engaging in analysis or thought. When meditating on compassion, for example, we develop empathy for others and work at recognizing the suffering they are experiencing. This we do by means of analytical meditation. However, once we have a feeling of compassion in our hearts, once we find that the meditation has positively changed our attitude toward others, we remain fixed on that feeling, without engaging in thought. This helps deepen our compassion. When we sense that our feeling of compassion is weakening, we can again engage in analytical meditation to revitalize our sympathy and concern before returning to settled meditation. As we become more adept, we can skillfully switch between the two forms of meditation in order to intensify the desired quality. In Chapter 11, “Calm Abiding,” we shall examine the technique for developing our settled meditation to the point where we can remain focused An Open Heart
119
CHƯƠNG 2: THIỀN TẬP - BƯỚC KHỞI ĐẦU
CHAPTER 2: MEDITATION - A BEGINNING
tâm ý duy nhất vào đối tượng thiền định trong thời gian bao lâu tùy ý. Như tôi đã nói, “đối tượng” này của thiền không nhất thiết phải là điều gì đó cụ thể ta có thể “nhìn thấy”. Theo một ý nghĩa thì ta hòa nhập tâm thức mình với đối tượng [thiền quán] là để phát triển sự quen thuộc với đối tượng đó. Pháp thiền định tâm, cũng giống như các hình thức khác của thiền, tự nó không mang tính chất đạo đức. Nói đúng hơn, chính đối tượng mà ta tập trung tâm ý vào và động cơ đã thôi thúc ta tu tập mới quyết định phẩm chất tinh thần của pháp thiền mà ta tu tập. Nếu tâm ý ta tập trung vào lòng bi mẫn thì pháp thiền của ta mang tính đạo đức. Nếu ta hướng tâm ý vào lòng sân hận thì ngược lại.
single-pointedly on our object of meditation for as long
Chúng ta nhất thiết phải hành thiền một cách có hệ thống, phát triển dần dần sự quen thuộc với đối tượng đã chọn. Học hỏi và lắng nghe những bậc thầy có phẩm chất là một phần quan trọng trong tiến trình này. Sau đó, ta quán xét về những gì đã đọc hoặc đã nghe được, thẩm sát chúng để loại bỏ bất kỳ sự nhầm lẫn, sai lầm hoặc ngờ vực nào. Tiến trình này tự nó sẽ giúp ta tác động đến tâm thức. Và rồi khi ta đạt đến sự nhất tâm nơi đối tượng thiền quán, tâm thức ta sẽ trở nên hòa nhập với đối tượng ấy theo cách thức mà ta mong muốn.
We must meditate in a systematic manner, cultivating
Điều quan trọng là, trước khi nỗ lực thiền quán về 120
Rộng mở tâm hồn
as we wish. As I’ve said, this “object of meditation” is not necessarily something we can “see.” In a sense, one fuses his or her mind with the object in order to cultivate familiarity with it. Settled meditation, like other forms of meditation, is not virtuous by nature. Rather, it is the object we are concentrated on and the motivation with which we engage in the practice that determine the spiritual quality of our meditation. If our mind is focused on compassion, the meditation is virtuous. If it is placed on anger, it is not. familiarity with a chosen object gradually. Studying and listening to qualified teachers is an important part of this process. We then contemplate what we have read or heard, scrutinizing it so as to remove any confusion, misconceptions, or doubts we might have. This process itself helps affect the mind. Then, when we focus on our object single-pointedly, our minds become fused with it in the desired manner. It is important that before we try to meditate on An Open Heart
121
CHƯƠNG 2: THIỀN TẬP - BƯỚC KHỞI ĐẦU
CHAPTER 2: MEDITATION - A BEGINNING
những khía cạnh tinh tế hơn của giáo lý đạo Phật, ta phải có được khả năng duy trì tập trung tâm ý vào các đề mục đơn giản hơn. Điều này giúp ta phát triển khả năng phân tích và duy trì sự nhất tâm vào những đề mục tinh tế hơn, chẳng hạn như sự đối trị tất cả khổ đau hay tánh Không, vì không hề có tự tính tự tồn của thực tại... Hành trình tâm linh là một chặng đường dài. Ta nhất thiết phải thận trọng khi lựa chọn con đường tu tập, để chắc chắn rằng trong đó bao gồm tất cả những phương pháp sẽ đưa ta đến mục tiêu của mình. Thỉnh thoảng, hành trình ấy có những lúc vượt qua dốc đứng. Ta phải biết làm thế nào kìm hãm chính mình thật chậm rãi như một con ốc sên, để quán chiếu suy ngẫm thật sâu sắc, nhưng đồng thời cũng phải chắc chắn là ta không quên đi một bất ổn của người hàng xóm, hoặc vấn nạn của loài cá đang bơi trong những đại dương bị ô nhiễm cách ta nhiều ngàn dặm.
122
Rộng mở tâm hồn
the more subtle aspects of Buddhist philosophy, we are able to keep our minds concentrated on simpler topics. This helps us develop the ability to analyze and remain single-pointedly focused on subtle topics such as the antidote to all our suffering, the emptiness of inherent existence. Our spiritual journey is a long one. We must choose our path with care, ensuring that it encompasses all those methods that lead us to our goal. At times the journey is steep. We must know how to pace ourselves down to the snail’s pace of profound contemplation while also ensuring that we do not forget our neighbor’s problem or that of the fish swimming in polluted oceans many thousands of miles away.
An Open Heart
123
CHƯƠNG 3: THẾ GIỚI VẬT CHẤT VÀ PHI VẬT CHẤT
Đ
ến đây, chúng ta đã thảo luận qua về sự rèn luyện tinh thần là gì theo Phật giáo, và ta phải nỗ lực như thế nào để làm thay đổi những thói quen tinh thần cũ, phát triển những thói quen đạo đức mới. Chúng ta làm được điều đó thông qua phương tiện thiền định quán chiếu, một tiến trình để tự mình trở nên quen thuộc với những phẩm tính đạo đức mang đến hạnh phúc cho ta. Thực hành thiền như vậy cho phép ta thể hiện những đức hạnh đó và nhận thức rõ những chân lý sâu sắc vốn bị che khuất trong cuộc sống hằng ngày. Bây giờ, chúng ta sẽ khảo sát về việc những trạng thái tinh thần của ta được sinh ra như thế nào theo cách rất giống với cách thức mà sự vật được tạo ra trong thế giới vật chất. Trong thế giới vật chất, các sự vật hiện hữu nhờ vào sự kết hợp giữa tác dụng của các nguyên nhân và điều kiện. Một mầm cây có thể mọc lên nhờ có hạt giống, nước, ánh sáng mặt trời và đất đai màu mỡ. Không có những yếu tố này, mầm cây sẽ không có 124
Rộng mở tâm hồn
CHAPTER 3: THE MATERIAL AND IMMATERIAL WORLD
S
o far we have discussed what spiritual practice is in the Buddhist sense and how we work to
change old mental habits and develop new, virtuous ones. We do so by means of meditation, a process of familiarizing ourselves with the virtues that bring about our happiness. This enables us to embody those virtues and to clearly realize the profound truths that are hidden from us in our daily lives. We shall now examine how our mental states are generated in much the same way that objects are generated in the physical world. In our physical world, things come into being by the combined force of causes and conditions. A sprout is able to arise because of a seed, water, sunshine, and rich garden soil. Without these elements, the sprout would not have the conditions it needs to germinate and poke through the earth. In the same way, things An Open Heart
125
CHƯƠNG 3: THẾ GIỚI VẬT CHẤT VÀ...
CHAPTER 3: THE MATERIAL AND...
những điều kiện cần thiết để nảy mầm và mọc lên từ lòng đất. Tương tự, các sự vật không còn tồn tại khi chúng gặp những hoàn cảnh và điều kiện thích hợp cho sự kết thúc của chúng. Nếu vật chất có thể phát triển mà không cần đến quan hệ nhân quả, thì hoặc là mọi sự vật sẽ tồn tại mãi mãi trong trạng thái không thay đổi, vì không cần đến nguyên nhân và điều kiện; hoặc là sẽ không có gì hiện hữu cả, không có phương cách nào cho bất kỳ sự vật nào xuất hiện cả. [Khi ấy,] hoặc là một mầm cây có thể tồn tại mà không cần đến hạt giống, hoặc mầm cây ấy hoàn toàn không thể tồn tại. Vì thế, ta có thể nhận hiểu được rằng mối tương quan nhân quả là một nguyên lý phổ quát. Trong đạo Phật, chúng ta nói đến hai loại nguyên nhân. Thứ nhất là các nguyên nhân chính yếu. Trong ví dụ vừa nêu trên, hạt giống thuộc về loại nguyên nhân này, với sự phối hợp của những điều kiện nhất định, tạo ra một kết quả nằm ngay trong bản chất tương tục của chính nó, tức là cái mầm cây. Những điều kiện có thể giúp cho hạt giống nảy sinh mầm cây - như nước, ánh sáng mặt trời, đất và phân bón - được xem như các nguyên nhân phối hợp, hay các điều kiện. Việc các sự vật sinh khởi phụ thuộc vào những nguyên nhân và điều kiện, cho dù đó là chính yếu hay phối hợp, là không do nơi tác động từ những hành vi của con người hay do những phẩm tính 126
Rộng mở tâm hồn
cease to exist when they meet with the circumstances and conditions for their ending. If matter could evolve free of causation, then either everything would exist eternally in the same state, as things would have no need for causes and conditions, or nothing would come into being at all, there being no way for anything to occur. Either a sprout would exist without the need for a seed or the sprout could not come into existence at all. Thus, we can appreciate that causation is a universal principle. In Buddhism we talk of two types of causes. First there are the substantial ones. In the metaphor above, this would consist of the seed, which, with the cooperation of certain conditions, generates an effect that is in its own natural continuum, i.e., the sprout. The conditions that enable the seed to generate its sprout - water, sunlight, soil, and fertilizer - would be considered that sprout’s cooperative causes or conditions. That things arise in dependence upon causes and conditions, whether substantial or cooperative, is not because of the force of people’s actions or because An Open Heart
127
CHƯƠNG 3: THẾ GIỚI VẬT CHẤT VÀ...
CHAPTER 3: THE MATERIAL AND...
siêu việt của một vị Phật. Đơn giản chỉ vì đó là cách thức hiện hữu của sự vật. Trong đạo Phật, chúng ta tin rằng những gì phi vật chất cũng vận hành theo cung cách rất giống với những gì thuộc phạm trù vật chất. Đồng thời, cũng theo quan điểm của đạo Phật, khả năng nhận biết những gì thuộc phạm vi vật chất không thể mang lại nền tảng duy nhất cho tri thức của chúng ta về thế giới. Khái niệm về thời gian là một ví dụ về những gì phi vật chất. Thời gian luôn đồng thời hiện hữu với thế giới vật chất, nhưng sự tồn tại của nó không thể được chỉ ra trong bất kỳ phương cách vật chất nào. Ý thức cũng giống như vậy, đó là phương tiện giúp ta nhận biết các sự vật, trải nghiệm đau khổ và vui sướng. Nhưng ý thức được hiểu là không thuộc phạm trù vật chất. Mặc dầu không thuộc phạm trù vật chất, nhưng các trạng thái tâm thức của ta cũng xuất hiện do các nguyên nhân và điều kiện, rất giống với phương thức hiện hữu của sự vật trong thế giới vật chất. Vì vậy, việc phát triển sự am hiểu về cơ chế nhân quả là rất quan trọng. Nguyên nhân chính yếu của trạng thái tâm thức hiện tại chính là tâm thức của thời điểm ngay trước đó. Vì vậy, mỗi một thời điểm của tâm thức là nguyên nhân chính yếu của sự nhận biết tiếp theo 128
Rộng mở tâm hồn
of the extraordinary qualities of a Buddha. It is simply the way things are. In Buddhism we believe that nonmaterial things behave in much the same way as material ones do. At the same time, from the Buddhist point of view, our ability to perceive physical matter cannot provide the sole basis for our knowledge of the world. An example of a nonmaterial thing might be the concept of time. Time is concomitant with the physical world but cannot be pointed to as existing in any material way. And there is also consciousness, the means by which we perceive things and experience pain and pleasure. Consciousness is held not to be physical. Though not physical, our states of mind also come about by causes and conditions, much the way things in the physical world do. It is therefore important to develop familiarity with the mechanics of causation. The substantial cause of our present state of mind is the previous moment of mind. Thus, each moment of consciousness serves as the substantial cause of our subsequent awareness. The stimuli experienced by us, An Open Heart
129
CHƯƠNG 3: THẾ GIỚI VẬT CHẤT VÀ...
CHAPTER 3: THE MATERIAL AND...
sau đó. Sự kích thích mà ta cảm nhận, những hình sắc làm ta thích thú hoặc những ký ức mà ta hồi tưởng, là các điều kiện phối hợp để tạo ra tính cách cho trạng thái tâm thức của ta. Cũng giống hệt như đối với vật chất, bằng việc kiểm soát các điều kiện, ta sẽ tác động đến sản phẩm làm ra: đó là tâm thức ta. Thiền định nên được dùng như một phương pháp khéo léo để thực hiện điều này: áp dụng các điều kiện cụ thể cho tâm thức ta để có được kết quả mong muốn, một tâm thức đạo đức hơn.
visual forms we enjoy or memories we react to, are the
Về cơ bản, điều này có tác dụng theo hai cách. Cách thứ nhất là khi một tác nhân kích thích hay một điều kiện phối hợp làm sinh khởi một trạng thái tâm thức theo cùng chiều hướng. Một ví dụ về tác động loại này là khi ta không tin tưởng một ai đó và thấy rằng chỉ riêng việc suy nghĩ đến người ấy thôi cũng đủ làm nảy sinh những cảm nhận đen tối hơn.
when a stimulus or cooperative condition gives rise to
Có những trạng thái tâm thức khác đối nghịch lẫn nhau, như khi ta nuôi dưỡng lòng tự tin, nhờ đó ta có thể vượt qua tâm trạng suy nhược hoặc đánh mất niềm tin vào chính mình.
Other states of mind oppose each other, as when we
Khi nhận biết những hiệu quả của việc nuôi dưỡng các phẩm chất tinh thần khác nhau, ta thấy được mình có thể tạo ra sự thay đổi trạng thái tâm thức như thế nào. Ta nhất thiết phải nhớ rằng, điều này chỉ đơn 130
Rộng mở tâm hồn
cooperative conditions that give our state of mind its character. As with matter, by controlling the conditions, we affect the product: our mind. Meditation should be a skillful method of doing just this, applying particular conditions to our minds in order to bring about the desired effect, a more virtuous mind. Basically, this works in two ways. One way occurs a state of mind in the same key. An example of this dynamic might be when we mistrust someone and find that the mere thought of that person occasions more dark feelings.
cultivate a sense of confidence, thereby countering our depression or loss of faith in ourselves. As we recognize the effects of cultivating different mental qualities, we see how we can bring about changes to our state of mind. We must remember that An Open Heart
131
CHƯƠNG 3: THẾ GIỚI VẬT CHẤT VÀ...
CHAPTER 3: THE MATERIAL AND...
giản là cách thức vận hành của tâm thức. Ta có thể vận dụng cơ chế vận hành này để thúc đẩy xa hơn sự phát triển tinh thần của mình. Như đã thấy trong chương trước, pháp thiền quán chiếu là tiến trình thận trọng áp dụng và nuôi dưỡng những suy tưởng cụ thể có tác dụng tăng cường trạng thái tâm thức tích cực và làm suy giảm, tiến đến loại bỏ hoàn toàn những tâm thức tiêu cực. Đây chính là cách thức vận dụng cơ chế nhân quả một cách hữu ích. Tôi tin tưởng sâu sắc rằng sự thay đổi tinh thần thật sự không có được chỉ đơn thuần nhờ vào việc cầu nguyện hoặc mong ước cho tất cả những mặt tiêu cực của tâm thức tan biến đi và tất cả những mặt tích cực được phát triển thật nhiều. Chỉ có nhờ vào nỗ lực phối hợp của ta, một sự nỗ lực dựa trên hiểu biết về cách thức tương tác giữa tâm và các trạng thái cảm xúc, tâm lý khác nhau của nó, ta mới tạo ra được sự tiến triển tâm linh thật sự. Nếu ta muốn làm suy giảm đi các cảm xúc tiêu cực, ta phải tìm kiếm những nguyên nhân đã làm sinh khởi chúng. Ta nhất thiết phải nỗ lực loại bỏ hoặc nhổ tận gốc rễ những nguyên nhân ấy. Đồng thời, ta phải phát huy những sức mạnh tinh thần nào đối nghịch với các cảm xúc tiêu cực: những gì ta có thể xem như những phương thuốc đối trị với chúng. Đây là phương cách để một người học thiền 132
Rộng mở tâm hồn
this is simply the way the mind works. We can utilize this mechanism to further our spiritual development. As we saw in the last chapter, analytical meditation is the process of carefully applying and cultivating particular thoughts that enhance positive states of mind and diminish and ultimately eliminate negative ones. This is how the mechanism of cause and effect is utilized constructively. I profoundly believe that real spiritual change comes about not by merely praying or wishing that all negative aspects of our minds disappear and all positive aspects blossom. It is only by our concerted effort, an effort based on an understanding of how the mind and its various emotional and psychological states interact, that we bring about true spiritual progress. If we wish to lessen the power of negative emotions, we must search for the causes that give rise to them. We must work at removing or uprooting those causes. At the same time, we must enhance the mental forces that counter them: what we might call their antidotes. This is how An Open Heart
133
CHƯƠNG 3: THẾ GIỚI VẬT CHẤT VÀ...
CHAPTER 3: THE MATERIAL AND...
nhất thiết phải dần dần tạo ra sự chuyển hóa tinh thần mà người ấy theo đuổi. Chúng ta tiến hành việc này như thế nào? Trước hết, ta xác định các yếu tố đối nghịch với một phẩm hạnh cụ thể của ta. Yếu tố đối nghịch với sự khiêm hạ hẳn sẽ là tính tự phụ hay sự kiêu căng. Yếu tố đối nghịch với sự rộng rãi hào phóng hẳn sẽ là sự keo kiệt bủn xỉn. Sau khi xác định rõ những yếu tố này rồi, ta phải nỗ lực hết sức để làm suy yếu và trừ bỏ chúng. Trong khi xoáy mạnh vào những yếu tố đối nghịch này, ta cũng đồng thời phải làm tăng thêm phẩm hạnh mà ta mong muốn đạt đến. Khi cảm thấy mình quá mức keo kiệt, ta phải nỗ lực hơn nữa để trở nên hào phóng. Khi ta cảm thấy thiếu kiên nhẫn hoặc thường hay phê phán, ta phải nỗ lực hết mình để trở nên nhẫn nại. Khi nhận biết được tư tưởng của ta có những ảnh hưởng cụ thể đến các trạng thái tâm lý như thế nào, ta có thể tự mình chuẩn bị cho các trạng thái tâm lý ấy. Khi ấy ta sẽ biết rằng, khi một trạng thái tâm thức sinh khởi, ta phải đối trị với nó theo một phương cách cụ thể; và nếu một trạng thái khác nữa xuất hiện, ta nhất thiết phải hành xử một cách thích hợp với nó. Khi ta thấy tâm thức mình bị cuốn hút theo những tư tưởng ghét giận đối với một người mà ta không ưa thích, ta phải tự bắt gặp chính mình; ta nhất thiết 134
Rộng mở tâm hồn
a meditator must gradually bring about the mental transformation he or she seeks. How do we undertake this? First we identify our particular virtue’s opposing factors. The opposing factor of humility would be pride or vanity. The opposing factor of generosity would be stinginess. After identifying these factors, we must endeavor to weaken and undermine them. While we are focused on these opposing factors, we must also be fanning the flames of the virtuous quality we hope to internalize. When we feel most stingy, we must make an extra effort to be generous. When we feel impatient or judgmental, we must do our utmost to be patient. When we recognize how our thoughts have particular effects upon our psychological states, we can prepare ourselves for them. We will then know that when one state of mind arises, we must counter it in a particular way; and if another occurs, we must act appropriately. When we see our mind drifting toward angry thoughts of someone we dislike, we must catch ourselves; we must change our mind by changing the subject. It is difficult An Open Heart
135
CHƯƠNG 3: THẾ GIỚI VẬT CHẤT VÀ...
CHAPTER 3: THE MATERIAL AND...
phải thay đổi tâm ý bằng cách thay đổi chủ đề. Kiềm chế cơn giận là điều khó khăn khi ta đang kích động, trừ phi ta đã có sự rèn luyện tinh thần để ngay lập tức nhớ đến hậu quả khó chịu mà những tư tưởng như thế sẽ gây ra cho ta. Vì thế, điều thiết yếu là ta phải bắt đầu sự tu tập của mình trong khi nhẫn nại điềm tĩnh, không phải trong lúc đang giận dữ. Ta nhất thiết phải nhớ lại thật chi tiết về việc khi giận dữ ta đánh mất sự thanh thản trong tâm hồn như thế nào, ta không thể tập trung vào công việc như thế nào, và ta trở nên khó chịu như thế nào đối với những người quanh ta. Chính nhờ sự suy xét kỹ lưỡng và bền bỉ theo cách thức này mà cuối cùng ta có thể kiềm chế được cơn giận.
to hold back from anger when provoked unless we have
Một vị thầy ẩn tu nổi tiếng của Tây Tạng đã tập trung phạm vi tu tập của ông vào việc quán sát tâm ý. Ông vạch một dấu đen lên bức tường căn phòng bất cứ khi nào ông có một tư tưởng bất thiện. Ban đầu, trên những bức tường toàn màu đen; tuy nhiên, khi ông chú tâm hơn, những tư tưởng của ông trở nên hiền thiện hơn và những vạch trắng bắt đầu thay thế những vạch đen. Chúng ta nhất thiết phải áp dụng một sự chú tâm tương tự như thế trong cuộc sống hằng ngày.
One renowned Tibetan hermit limited his practice
136
Rộng mở tâm hồn
trained our mind to first recollect the unpleasant effects such thoughts will cause us. It is therefore essential that we begin our training in patience calmly, not while experiencing anger. We must recall in detail how, when angry, we lose our peace of mind, how we are unable to concentrate on our work, and how unpleasant we become to those around us. It is by thinking long and hard in this manner that we eventually become able to refrain from anger.
to watching his mind. He drew a black mark on the wall of his room whenever he had an unvirtuous thought. Initially his walls were all black; however, as he became more mindful, his thoughts became more virtuous and white marks began to replace the black ones. We must apply similar mindfulness in our daily lives.
An Open Heart
137
CHƯƠNG 4: NGHIỆP QUẢ
CHAPTER 4: KARMA
L
à những người tu tập Phật pháp, mục đích cuối cùng của chúng ta là đạt đến trạng thái giác ngộ viên mãn và nhất thiết trí của một vị Phật. Phương tiện cần có [để làm được điều đó] là một thân người với tâm thức sáng suốt bình thường. Phần lớn trong chúng ta xem việc được sống làm người khỏe mạnh như là một lẽ đương nhiên phải vậy. Thật ra, kiếp người thường được đề cập đến trong kinh điển Phật giáo như là điều rất đặc biệt và quí giá. Đó là kết quả của sự tích lũy hết sức lớn lao các thiện hạnh, đã được ta thực hành trong vô số kiếp sống. Mỗi người đều phải có sự nỗ lực rất lớn mới có thể đạt được trạng thái thể chất này. Tại sao thân người này lại quý giá đến thế? Vì nó cho ta cơ hội tuyệt vời nhất để phát triển tâm linh: sự mưu cầu hạnh phúc cho chính mình và người khác. Thú vật hoàn toàn không có khả năng theo đuổi đức hạnh một cách có ý thức như con người. Chúng là nạn nhân của sự ngu si. Vì thế, ta cần phải biết trân trọng cái phương tiện là thân người quý giá này và cũng phải làm tất cả những gì trong khả năng mình để 138
Rộng mở tâm hồn
O
ur ultimate aim as Buddhist practitioners is attaining the fully enlightened and omniscient
state of a Buddha. The vehicle we require is a human body with a sane mind. Most of us take being alive as relatively healthy human beings for granted. In fact, human life is often referred to in Buddhist texts as extraordinary and precious. It is the result of an enormous accumulation of virtue, accrued by us over countless lives. Each human being has devoted a great amount of effort to attaining this physical state. Why is it of such value? Because it offers us the greatest opportunity for spiritual growth: the pursuit of our own happiness and that of others. Animals simply do not have the ability to willfully pursue virtue the way humans do. They are victims of their ignorance. We should therefore appreciate this valuable human vehicle and must also do all we can An Open Heart
139
CHƯƠNG 4: NGHIỆP QUẢ
CHAPTER 4: KARMA
đảm bảo rằng ta sẽ được tái sinh làm người trong đời sống kế tiếp. Mặc dù ta vẫn duy trì sự khao khát đạt đến giác ngộ viên mãn, nhưng ta cũng phải thừa nhận rằng con đường tiến đến quả Phật là rất dài và ta phải có những sự chuẩn bị [cho từng giai đoạn] ngắn hạn. Như vừa trình bày trên, để chắc chắn được tái sinh làm người với đầy đủ khả năng nhằm theo đuổi con đường tâm linh, trước hết ta nhất thiết phải đi theo một con đường đức hạnh. Theo giáo lý nhà Phật thì điều này đòi hỏi phải tránh mười hành vi bất thiện.1 Mỗi một hành vi bất thiện này đều gây đau khổ theo nhiều mức độ. Để tự thuyết phục mình từ bỏ các hành vi này, ta nhất thiết phải hiểu rõ được cơ chế tự vận hành của luật nhân quả, được biết đến như là nghiệp (karma). Từ ngữ karma, được dịch là nghiệp (業), trong Phạn ngữ có nghĩa là “hành vi”, được dùng để chỉ đến một hành vi mà ta đã thực hiện cùng với những hậu quả của nó. Khi nói đến nghiệp giết hại, [trước hết] ta chỉ đến chính bản thân hành vi cướp đi sinh mạng của một chúng sinh khác. [Nhưng] hàm nghĩa rộng hơn của hành vi này, cũng là một phần của nghiệp giết hại, là nỗi đau khổ mà nó gây ra cho nạn nhân cũng như cho rất nhiều những người thương yêu và có sự phụ 1
Mười điều ác (Thập bất thiện): Cũng gọi là Thập ác, Mười nghiệp
140
Rộng mở tâm hồn
to ensure that we shall be reborn as human beings in our next life. Though we continue to aspire to attain full enlightenment, we should acknowledge that the path to Buddhahood is a long one for which we must also make short-term preparations. As we have seen, to ensure rebirth as a human being with the full potential to pursue spiritual practice, one must first pursue an ethical path. This, according to Buddha’s doctrine, entails avoiding the ten nonvirtuous actions. The suffering caused by each of these actions has many levels. To give ourselves more reason to desist from them, we must understand the workings of the law of cause and effect, known as karma. Karma, which means “action,” refers to an act we engage in as well as its repercussions. When we speak of the karma of killing, the act itself would be taking the life of another being. The wider implications of this act, also part of the karma of killing, are the suffering ác, Mười pháp bất thiện, bao gồm: 1. Sát sanh, 2. Trộm cắp, 3. Tà dâm, 4. Vọng ngữ, 5. Ỷ ngữ, 6. Lưỡng thiệt, 7. Ác khẩu, 8. Tham dục, 9. Sân khuể, 10. Tà kiến.
An Open Heart
141
CHƯƠNG 4: NGHIỆP QUẢ
CHAPTER 4: KARMA
thuộc vào nạn nhân ấy. Nghiệp của hành vi này cũng bao gồm cả những ảnh hưởng nhất định đối với chính người đã thực sự làm việc giết hại. Những ảnh hưởng đó không chỉ giới hạn trong kiếp sống này. Sự thật là, ảnh hưởng của một hành vi bất thiện lớn dần lên theo thời gian, vì thế một tên sát nhân tàn nhẫn giết người không thương tiếc đã khởi đầu trong một kiếp sống quá khứ đơn giản chỉ là [một người] xem thường mạng sống của những chúng sinh có vẻ như tầm thường vụn vặt, như là súc vật hay côn trùng...
it causes the victim as well as the many who love and
Một kẻ giết người rất hiếm có khả năng tái sinh làm người ngay đời tiếp theo. Bối cảnh xảy ra việc giết người sẽ quyết định mức độ nghiêm trọng của hậu quả. Kẻ giết người tàn nhẫn, thực hiện hành vi giết hại với sự thích thú, rất có thể sẽ bị sinh vào một cảnh giới cực kỳ đau khổ mà chúng ta gọi là địa ngục. Một trường hợp ít nghiêm trọng hơn, chẳng hạn như giết người vì tự vệ, có thể sẽ tái sinh trong một địa ngục ít đau khổ hơn. Những nghiệp bất thiện nhẹ hơn nữa thì có thể khiến ta phải tái sinh làm súc vật, không có khả năng hoàn thiện về mặt tinh thần hay tâm linh.
It is unlikely that a murderer would be immediately
Cuối cùng, khi một chúng sinh [tạo nghiệp ác đã chịu đựng hết những nỗi khổ đau tương ứng của nghiệp ác đó và] được tái sinh làm người, hậu quả của những hành vi bất thiện khác nhau sẽ quyết định hoàn cảnh cuộc đời của người ấy theo nhiều cách khác 142
Rộng mở tâm hồn
are dependent upon that being. The karma of this act also includes certain effects upon the actual killer. These are not limited to this life. Actually, the effect of an unvirtuous act grows with time, so that a ruthless murderer’s lack of remorse in taking human life began in a past life of simple disregard for the lives of others as seemingly inconsequential as animals or insects. reborn as a human being. The circumstances under which one human being kills another determines the severity of the consequences. A brutal murderer, committing the crime with delight, is likely to be born to great suffering in a realm of existence we call hell. A less severe case say, a killing in self-defense - might mean rebirth in a hell of lighter suffering. Less consequential nonvirtues might lead one to be born as an animal, lacking the ability to improve mentally or spiritually. When one is eventually reborn as a human being, the consequences of various unvirtuous acts determine the circumstances of one’s life in different ways. Killing An Open Heart
143
CHƯƠNG 4: NGHIỆP QUẢ
CHAPTER 4: KARMA
nhau. Việc giết hại ở đời trước khiến cho đời này có tuổi thọ ngắn ngủi và nhiều bệnh tật. Nghiệp xấu đó cũng tạo ra khuynh hướng thích giết hại, chắc chắn dẫn đến nhiều đau khổ hơn trong những kiếp sống tương lai. Tương tự, việc trộm cắp [trong đời trước] khiến người ta phải sống thiếu thốn và bị người khác trộm cắp; nghiệp xấu này cũng tạo ra khuynh hướng trộm cắp trong tương lai. Hành vi tà dâm, chẳng hạn như ngoại tình, sẽ khiến ta gặp phải người bạn đời thiếu trung thực trong những đời sống tương lai và sẽ chịu đựng sự không chung thủy, phản bội. Đó là một số trong những hậu quả của ba nghiệp bất thiện mà ta đã phạm vào bằng hành động của thân. Trong bốn điều bất thiện của lời nói (khẩu), việc nói dối dẫn đến một đời sống mà [trong đó] người khác sẽ nói xấu về bạn. Nói dối cũng tạo ra khuynh hướng tiếp tục nói dối trong những đời sống tương lai, cũng như có nguy cơ bị người khác dối gạt và không được tin tưởng [ngay cả] khi bạn nói thật. Nghiệp quả trong tương lai của những lời nói gây chia rẽ bao gồm cả sự cô độc và khuynh hướng làm hại cuộc sống người khác. Việc nói lời nói thô ác sẽ khiến ta bị người khác lăng mạ [trong đời tương lai] và tạo ra khuynh hướng nhiều sân hận. Việc nói thêu dệt sẽ khiến ta không được người khác lắng nghe [trong đời tương lai] và tạo ra khuynh hướng nói nhiều. 144
Rộng mở tâm hồn
in a previous lifetime dictates a short life span and much illness. It also leads to the tendency to kill, ensuring more suffering in future lives. Similarly, stealing causes one to lack resources and be stolen from; it also establishes a tendency to steal in the future. Sexual misconduct, such as adultery, results in future lives in which the company you keep will be untrustworthy and in which you will suffer infidelity and betrayal. These are some of the effects of the three non-virtuous acts we commit with our body. Among the four nonvirtuous acts of speech, lying leads to a life in which others will speak ill of you. Lying also establishes a tendency to lie in future lives, as well as the chances of being lied to and not being believed when you speak the truth. The future life-consequences of divisive speech include loneliness and a tendency to make mischief with other people’s lives. Harsh speech begets the abuse of others and leads to an angry attitude. Idle gossip causes others not to listen and leads one to speak incessantly. An Open Heart
145
CHƯƠNG 4: NGHIỆP QUẢ
CHAPTER 4: KARMA
Cuối cùng, nghiệp quả của ba hành vi bất thiện thuộc về ý là những gì? Trong những khuynh hướng bất thiện của chúng ta thì đây là những điều thường gặp nhất. Sự tham lam đưa ta đến [những kiếp sống] mãi mãi không được thỏa mãn. Tâm độc ác đưa ta đến [những đời sống] nhiều sợ hãi và có khuynh hướng làm hại người khác. Tà kiến chấp giữ những niềm tin trái ngược với chân lý, và điều đó đưa ta đến [những kiếp sống] với nhiều khó khăn trong việc thấu hiểu và chấp nhận chân lý cũng như ngoan cố bám chấp những quan điểm sai lầm. Đó chỉ là một số rất ít những ví dụ về sự phân chia các hành vi bất thiện. Đời sống của ta hiện nay là kết quả của nghiệp, những hành vi trong quá khứ của ta. Hoàn cảnh tương lai của ta, những điều kiện mà ta sẽ tái sinh vào đó, những cơ hội để cải thiện đời sống mà ta sẽ có hoặc không có, đều phụ thuộc vào nghiệp của ta trong đời sống này, tức là những hành vi hiện nay của ta. Mặc dù hoàn cảnh hiện tại của ta đã được quyết định bởi cách hành xử trong quá khứ, nhưng ta vẫn phải chịu trách nhiệm về những hành vi hiện nay của mình. Ta có khả năng và có trách nhiệm phải hướng những hành vi của mình theo con đường hiền thiện.
Finally, what are the karmic consequences of the three nonvirtuous acts of the mind? These are the most familiar of our unvirtuous tendencies. Covetousness leaves us perpetually dissatisfied. Malice causes us fear and leads us to harm others. Wrong views hold beliefs that contradict the truth, which leads to difficulty understanding and accepting truths and to stubbornly clinging to wrong views. These are but a few examples of the ramifications of nonvirtue. Our present life results from our karma, our past actions. Our future situation, the conditions into which we shall be born, the opportunities we shall or shall not have to better our state in life, will depend on our karma in this life, our present acts. Though our current situation has been determined by past behavior, we do remain responsible for our present actions. We have the ability and the responsibility to choose to direct our actions on a virtuous path. When we weigh a particular act, to determine
Khi ta cân nhắc một hành vi cụ thể để xác định liệu nó có thuộc phạm trù đạo đức hoặc tâm linh hay không, những tiêu chí nên xét đến phải là tính chất
whether it is moral or spiritual, our criterion should
146
An Open Heart
Rộng mở tâm hồn
147
CHƯƠNG 4: NGHIỆP QUẢ
CHAPTER 4: KARMA
của động cơ [đã thúc đẩy hành vi đó]. Khi một người quyết định một cách có ý thức rằng sẽ không trộm cắp, nếu người ấy chỉ đơn giản bị thúc đẩy bởi nỗi lo sợ bị bắt và bị luật pháp trừng trị, thì rất đáng ngờ là liệu quyết định ấy có phải một hành vi đạo đức hay không, bởi những cân nhắc về mặt đạo đức đã không tham gia trong sự chọn lựa đó. Xét một trường hợp khác, quyết tâm không trộm cắp có thể được thúc đẩy bởi nỗi lo sợ về dư luận công chúng như: “Bạn bè và hàng xóm của tôi sẽ nghĩ gì? Hẳn là mọi người sẽ khinh bỉ tôi. Tôi sẽ trở thành một người bị xã hội cô lập.” Mặc dù quyết tâm như thế có thể là tích cực, nhưng liệu đó có phải là một hành vi đạo đức hay không thì vẫn chưa thể nói chắc được.
be the quality of our motivation. When someone deliberately makes a resolution not to steal, if he or she is simply motivated by the fear of getting caught and being punished by the law, it is doubtful whether engaging in that resolution is a moral act, since moral considerations have not dictated his or her choice. In another instance, the resolution not to steal may be motivated by fear of public opinion: “What would my friends and neighbors think? All would scorn me. I would become an outcast.” Though the act of making the resolution may be positive, whether it is a moral act
Bây giờ, nếu cũng quyết định giống như trên, nhưng được một người hình thành với suy nghĩ: “Nếu tôi trộm cắp nghĩa là tôi đang hành động trái với luật thiêng liêng của Thượng đế.” Hoặc một người khác có thể suy nghĩ: “Trộm cắp là bất thiện và gây đau khổ cho người khác.” Khi được thúc đẩy bởi những sự cân nhắc như vậy, thì quyết định đưa ra như trên sẽ có ý nghĩa luân lý hoặc đạo đức, và nó cũng thuộc phạm trù tâm linh. Trong sự tu tập theo giáo lý đạo Phật, nếu sự cân nhắc cơ bản để bạn tránh không thực hiện một hành vi bất thiện vì điều đó sẽ ngăn trở bạn đạt đến
is again doubtful.
148
An Open Heart
Rộng mở tâm hồn
Now, the same resolution may be taken with the thought “If I steal, I am acting against the divine law of God.” Someone else may think, “Stealing is nonvirtuous; it causes others to suffer.” When such considerations motivate one, the resolution is moral or ethical; it is also spiritual. In the practice of Buddha’s doctrine, if your underlying consideration in avoiding a nonvirtuous 149
CHƯƠNG 4: NGHIỆP QUẢ
CHAPTER 4: KARMA
trạng thái vượt thoát khổ đau, thì sự kiềm chế như vậy là một hành vi đạo đức. Chúng ta được biết rằng, chỉ có bậc Nhất thiết trí mới thấu hiểu hết những khía cạnh chi tiết trong sự vận hành của nghiệp. Việc nắm hiểu được trọn vẹn những cơ chế hoạt động vi tế của nghiệp là vượt ngoài nhận thức thông thường của chúng ta. Để có thể sống phù hợp với những lời thuyết giảng về nghiệp của đức Phật Thích-ca Mâu-ni, chúng ta cần thiết phải có một mức độ tin tưởng vào những lời dạy của ngài. Khi đức Phật nói rằng việc giết hại dẫn đến tuổi thọ ngắn ngủi, việc trộm cắp dẫn đến sự nghèo túng, thì thật ra không có cách nào để chứng minh rằng ngài nói đúng. Tuy nhiên, những vấn đề như thế cũng không nên chấp nhận với một niềm tin mù quáng. Trước hết, chúng ta nhất thiết phải xác lập được giá trị của đối tượng mà ta đặt niềm tin: đức Phật và giáo lý của ngài, tức là Pháp. Chúng ta phải thẩm sát những lời dạy của ngài bằng sự phân tích lý luận hết sức chặt chẽ. Thông qua việc nghiên cứu những phần giáo pháp có thể được xác lập trên cơ sở suy luận hợp lý và thấy được là đúng đắn - chẳng hạn như Giáo pháp của đức Phật về sự vô thường và tánh Không, mà ta sẽ tìm hiểu trong chương 13: Trí tuệ - niềm tin của ta vào những phần giáo pháp khó chứng minh hơn, như sự vận hành của nghiệp, sẽ tự nhiên gia tăng. 150
Rộng mở tâm hồn
act is that it would thwart your attainment of a state transcending sorrow, such restraint is a moral act. Knowing the detailed aspects of the workings of karma is said to be limited to an omniscient mind. It is beyond our ordinary perception to fully grasp the subtle mechanics of karma. For us to live according to Shakyamuni Buddha’s pronouncements on karma requires a degree of faith in his teachings. When he says that killing leads to a short life, stealing to poverty, there is really no way to prove him correct. However, such matters should not be taken on blind faith. We must first establish the validity of our object of faith: the Buddha and his doctrine: the Dharma. We must subject his teachings to well-reasoned scrutiny. By investigating those topics of the Dharma that can be established by means of logical inference - such as the Buddha’s teachings on impermanence and emptiness, which we shall explore in Chapter 13, “Wisdom” - and seeing them to be correct, our belief in those less evident teachings, like the workings of karma, naturally increases. An Open Heart
151
CHƯƠNG 4: NGHIỆP QUẢ
CHAPTER 4: KARMA
Khi cần một lời khuyên, ta sẽ tìm đến một người mà ta thấy là đủ tư cách để đưa ra những chỉ dẫn ta đang cần. Sự đánh giá cao về vị thiện tri thức ấy càng rõ rệt thì ta sẽ tiếp nhận lời khuyên của người ấy càng nghiêm túc hơn. Sự phát triển của những gì mà tôi muốn gọi là “niềm tin khôn ngoan” đối với những lời khuyên dạy của đức Phật cũng nên theo cách tương tự như thế. Tôi tin rằng, chúng ta rất cần thiết phải có một phần kinh nghiệm và cảm nhận trực tiếp trong sự tu tập mới có thể phát khởi niềm tin chân thật và sâu sắc. Dường như có hai loại kinh nghiệm khác nhau. Có những kinh nghiệm của bậc thánh đã chứng ngộ cao siêu, là các vị có những phẩm tính tưởng chừng như không thể đạt đến. Rồi lại có những kinh nghiệm phàm tục hơn mà chúng ta có thể đạt được thông qua sự tu tập hằng ngày. Nhờ tu tập, ta có thể phát triển phần nào nhận thức về tính vô thường, về bản chất mong manh ngắn ngủi của cuộc sống. Ta có thể đạt đến sự nhận biết tính chất hủy hoại của những cảm xúc phiền não. Ta có thể có lòng bi mẫn nhiều hơn đối với người khác, hoặc kiên nhẫn hơn khi phải xếp hàng chờ đợi.
When we seek advice, we go to someone we consider worthy of giving the sought guidance. The more evident our wise friend’s good judgment is to us, the more seriously we take the advice given. Our developing what I would call “wise faith” in the Buddha’s advice should be similar. I believe that some experience, some taste of practice, is necessary for us to generate true, profound faith. There seem to be two different types of experience. There are those of highly realized holy beings who possess seemingly unattainable qualities. Then there are more mundane experiences that we can achieve through our daily practice. We can develop some recognition of impermanence, the transient nature of life. We can come to recognize the destructive nature of afflictive emotions. We can have a greater feeling of compassion toward others or more patience when we
Những kinh nghiệm rõ ràng cụ thể như vậy tạo ra cho ta cảm giác hài lòng, hoan hỉ, và niềm tin của ta vào tiến trình tu tập đã mang đến những kinh nghiệm này sẽ gia tăng. Niềm tin của ta vào vị thầy đã dẫn
have to wait in a line.
152
An Open Heart
Rộng mở tâm hồn
Such tangible experiences bring us a sense of fulfillment and joy, and our faith in the process by which 153
CHƯƠNG 4: NGHIỆP QUẢ
CHAPTER 4: KARMA
dắt ta đạt đến những kinh nghiệm này cũng sẽ được củng cố, và sức thuyết phục của giáo lý mà vị ấy đang học theo cũng sẽ tăng thêm. Và từ những trải nghiệm cụ thể như vậy, ta có thể trực nhận được rằng việc tiếp tục con đường tu tập sẽ có thể dẫn đến những thành tựu thậm chí còn phi thường hơn nữa, chẳng hạn như những chứng ngộ đã trở thành bất diệt của các vị thánh trong quá khứ.
these experiences came about grows. Our faith in our
Một niềm tin hợp lý xuất phát từ những cảm nhận trực tiếp trong sự tu tập tâm linh như thế cũng giúp làm tăng thêm sự tin cậy của ta vào những giải thích của đức Phật về sự vận hành của nghiệp. Và rồi sự tin cậy này lại giúp ta có được quyết tâm từ bỏ những hành vi bất thiện vốn luôn dẫn đến sự khổ đau ngày càng nhiều hơn. Vì thế, sẽ rất hữu ích trong buổi tập thiền của ta nếu sau khi có được một sự tỏ ngộ về đề tài mà ta quán xét, dù là nhỏ nhặt nhất, ta có thể dành ra một ít thời gian để nhận biết rằng ta đã đạt được sự tỏ ngộ đó và thừa nhận thành tựu đó đã có được là do đâu. Sự suy xét phản chiếu như vậy nên được xem như một phần của buổi tập thiền. Nó sẽ giúp củng cố nền tảng niềm tin của ta vào sự Quy y Tam bảo - Phật, Pháp và Tăng-già - và giúp ta tiến triển trong sự tu tập. Nó giúp ta có đủ nghị lực để tiếp tục dấn bước.
Such reasoned faith, stemming from some taste of
154
Rộng mở tâm hồn
teacher, the person who leads us to these experiences, also intensifies, as does our conviction in the doctrine he or she follows. And from such tangible experiences, we might intuit that continued practice could lead to even more extraordinary attainments, such as those immortalized by saints of the past. spiritual practice, also helps strengthen our confidence in the Buddha’s account of the workings of karma. And this, in turn, gives us the determination to desist from engaging in the unvirtuous actions that lead to our own ever increasing misery. It is therefore helpful in our meditation, after even the slightest insight into the subject we have studied, to spend some time recognizing that we have had this insight and acknowledging from whence it derived. Such reflection should be thought of as part of our meditation. It helps strengthen the foundation of our faith in the Three Jewels of Refuge the Buddha, the Dharma, and the Sangha - and helps us progress in our practice. It gives us the heart to continue. An Open Heart
155
CHƯƠNG 5: PHIỀN NÃO
CHAPTER 5: THE AFFLICTIONS
T
a đã nói về những cảm xúc phiền não và tác hại của chúng trong sự tu tập tâm linh của ta. Tôi phải thừa nhận rằng, việc chúng ta trải qua những cảm xúc như sân hận và tham ái là điều hoàn toàn tự nhiên. Tuy nhiên, điều này không có nghĩa là ta không cần phải làm bất cứ điều gì đối với những cảm xúc ấy.
W
e have spoken of the afflictive emotions and the harm they wreak upon our spiritual
practice. It is, I must admit, natural for us to experience emotions such as anger and desire. However, this does not mean that we needn’t do anything about them.
Tôi vẫn biết rằng trong tâm lý học phương Tây, việc bộc lộ những cảm xúc và tình cảm, ngay cả sự giận dữ, thường được khuyến khích. Tất nhiên, có nhiều người đã từng chịu đựng những kinh nghiệm thương tổn trong quá khứ, và nếu những tình cảm này bị kìm nén, chúng có thể thực sự gây ra những tổn thương tâm lý kéo dài. Trong những trường hợp như thế, người Tây Tạng chúng tôi thường nói rằng: “Khi cái vỏ ốc bị khép chặt, cách tốt nhất để tách ra là thổi vào bên trong nó.”
I am aware that in Western psychology, expressing feelings and emotions, even anger, is often encouraged. Certainly many people have endured traumatic experiences in their past, and if these emotions are suppressed, they may indeed cause lasting psychological harm. In such cases, as we say in Tibet, “When the conch shell is blocked, the best way to clear it is to
Dù là nói thế, nhưng tôi thật sự cảm thấy rằng việc chấp nhận khuynh hướng chống lại những cảm xúc mạnh mẽ như sân hận, tham ái và ghen tỵ cũng
Having said this, I do feel that it is important for spiritual practitioners to adopt a stance against strong emotions such as anger, attachment, and jealousy and
156
An Open Heart
Rộng mở tâm hồn
blow into it.”
157
CHƯƠNG 5: PHIỀN NÃO
CHAPTER 5: THE AFFLICTIONS
như nỗ lực hết mình để phát triển khả năng kiềm chế cảm xúc là điều quan trọng đối với những người tu tập tâm linh. Thay vì buông thả mình trong những trường hợp khởi sinh cảm xúc mạnh mẽ, ta nên nỗ lực để làm suy giảm khuynh hướng thuận theo những cảm xúc đó. Nếu ta tự hỏi, ta được hạnh phúc hơn khi giận dữ hay khi bình tĩnh, câu trả lời sẽ rất rõ ràng. Như chúng ta đã thảo luận trong một phần trước, trạng thái tinh thần bất ổn xuất phát từ những cảm xúc phiền não sẽ ngay lập tức khuấy động sự ổn định nội tâm của ta, khiến ta cảm thấy bất an và không hạnh phúc. Trong sự mưu cầu hạnh phúc, mục đích chính của chúng ta là chống lại những cảm xúc này. Ta chỉ có thể đạt được điều đó nhờ vào sự nỗ lực chuyên tâm và kiên trì trong suốt một quãng thời gian lâu dài - người Phật tử chúng ta thường nói là trong nhiều đời nhiều kiếp.
devote themselves to developing restraint. Instead of allowing ourselves to indulge in occurrences of strong emotions, we should work at decreasing our propensity toward them. If we ask ourselves whether we are happier when angry or when calm, the answer is evident. As we discussed earlier, the troubled mental state that results from afflictive emotions immediately disturbs our inner equilibrium, causing us to feel unsettled and unhappy. In our quest for happiness, our main aim should be to combat these emotions. We can achieve this only by applying deliberate and sustained effort over a long period of time - we Buddhists would say
Như chúng ta đã biết, những cảm xúc phiền não không tự chúng mất đi, chúng cũng không đơn giản là mất đi theo thời gian. Phiền não chỉ diệt mất nhờ vào sự nỗ lực có chủ tâm tấn công vào chúng, làm suy giảm sức mạnh của chúng và cuối cùng loại bỏ chúng hoàn toàn.
disappear of their own accord; they don’t simply vanish
many successive lifetimes. As we have seen already, mental afflictions do not over time. They come to an end only as the result of conscious effort to undermine them, diminish their force, and ultimately eliminate them altogether.
Nếu muốn thành công, ta phải biết cách chống lại những xúc phiền não của mình như thế nào. Chúng ta bắt đầu tu tập Phật pháp bằng cách đọc [kinh sách]
If we wish to succeed, we must know how to engage in combat with our afflictive emotions. We begin our practice of the Buddha’s Dharma by reading and listening to experienced teachers. This is how we
158
An Open Heart
Rộng mở tâm hồn
159
CHƯƠNG 5: PHIỀN NÃO
CHAPTER 5: THE AFFLICTIONS
và lắng nghe [lời dạy của] những vị thầy nhiều kinh nghiệm. Đây là cách để chúng ta cải thiện cuộc sống khổ đau của mình trong vòng luân hồi và làm quen dần với những pháp tu tập thích hợp để vượt thoát luân hồi. Sự học hỏi như vậy sẽ dẫn đến điều được gọi là “nhận hiểu qua lắng nghe”. Đó là nền tảng thiết yếu cho sự tiến triển tâm linh. Tiếp đó, ta phải nghiền ngẫm những gì đã học được đến mức độ có được sự tin tưởng sâu sắc vào đó. Điều này dẫn đến “sự nhận hiểu qua quán chiếu”. Một khi ta đã có được sự tin cậy chắc thật vào chủ đề đã học, ta thiền định về chủ đề đó để tâm thức ta trở nên hoàn toàn hòa nhập vào đó. Điều này dẫn đến một sự tri giác thực nghiệm gọi là “nhận hiểu qua thiền định”.1
develop a better picture of our predicament within the vicious circle of life and become familiar with the possible methods of practice to transcend it. Such study leads to what is called “understanding derived through listening.” It is an essential foundation for our spiritual evolution. We must then process the information we have studied to the point of profound conviction. This leads to “understanding derived through contemplation.” Once we have gained true certainty of the subject matter, we meditate on it so that our mind may become completely absorbed by it. This leads to an empirical knowledge called “understanding derived through meditation.”
Ba mức độ nhận hiểu này là thiết yếu trong việc tạo ra những thay đổi chân thật trong cuộc đời ta. Với nhận thức sâu rộng hơn thông qua sự học hỏi, sự tin tưởng của ta trở nên sâu sắc hơn, đưa đến sự thực hành mạnh mẽ hơn trong thiền định. Nếu ta thiếu sự nhận hiểu thông qua học hỏi và quán chiếu, thì cho dù ta có thiền định thật mãnh liệt, ta cũng rất khó trở nên quen thuộc với đề mục thiền định, cho dù đề mục đó
These three levels of understanding are essential in making true changes in our lives. With greater comprehension derived through study, our conviction becomes more profound, engendering a more powerful realization in meditation. If we lack understanding derived through study and contemplation, even if we meditate very intensely, we have difficulty becoming familiar with the subject we are meditating on, be it the
Tiến trình được mô tả ở đây có vẻ như tương đương với giáo lý “văn, tư, tu” được trình bày trong nhiều Kinh điển Hán tạng. Đây là 3 giai đoạn phổ quát mà mọi pháp môn tu tập đều phải trải qua:
nghe biết (văn), suy nghiệm (tư) và thực hành tu tập những gì đã hiểu được (tu). Kinh Thủ Lăng nghiêm đề cập rất rõ về những ý nghĩa này.
160
An Open Heart
1
Rộng mở tâm hồn
161
CHƯƠNG 5: PHIỀN NÃO
CHAPTER 5: THE AFFLICTIONS
là bản chất nguy hại của phiền não hay tính chất vi tế của tánh Không. Điều này cũng tương tự như khi ta bị ép buộc phải gặp một người nào đó mà ta không muốn gặp. Vì thế, điều quan trọng là phải thực hiện cả ba giai đoạn tu tập này theo đúng trình tự tiếp nối nhau. Môi trường quanh ta cũng ảnh hưởng rất lớn. Ta cần có một môi trường yên tĩnh để thực hành tu tập. Điều quan trọng nhất là ta cần sự cách biệt hoàn toàn. Ý tôi muốn nói là, một trạng thái tinh thần hoàn toàn không bị quấy nhiễu, chứ không chỉ đơn thuần là dành thời gian ngồi một mình ở nơi yên tĩnh.
KẺ THÙ NGUY HẠI NHẤT Sự tu tập Phật pháp phải là một tiến trình nỗ lực không ngừng để đạt đến trạng thái vượt thoát đau khổ. Tiến trình đó không chỉ đơn giản là thuộc phạm trù đạo đức, trong đó ta tránh không làm những việc xấu ác và thực hiện những hành vi hiền thiện. Trong sự tu tập Phật pháp, chúng ta cố gắng để vượt thoát một thực trạng mà trong đó tất cả chúng ta đều nhận biết mình đang là nạn nhân của những cảm xúc phiền não của chính mình, kẻ thù của sự an bình và thanh thản. Những cảm xúc phiền não này, chẳng hạn như sự luyến ái, căm ghét, kiêu mạn, tham lam v.v… là những trạng thái tinh thần thôi thúc ta hành xử theo những 162
Rộng mở tâm hồn
devious nature of our afflictions or the subtle character of our emptiness. This would be similar to being forced to meet someone whom we don’t wish to meet. It is therefore important to implement these three stages of practice in a consecutive manner. Our environment also has a great influence on us. We need a quiet environment in order to undertake our practice. Most important, we need solitude. By this I mean a mental state free of distractions, not simply time spent alone in a quiet place.
OUR MOST DESTRUCTIVE ENEMY Our practice of the Dharma should be a continual effort to attain a state beyond suffering. It should not simply be a moral activity whereby we avoid negative ways and engage in positive ones. In our practice of the Dharma, we seek to transcend the situation in which we all find ourselves: victims of our own mental afflictions, the enemies of our peace and serenity. These afflictions - such as attachment, hatred, pride, greed, and so forth An Open Heart
163
CHƯƠNG 5: PHIỀN NÃO
CHAPTER 5: THE AFFLICTIONS
phương thức luôn mang đến cho ta tất cả những bất hạnh và đau khổ. Trong khi nỗ lực để đạt được sự an bình nội tâm và hạnh phúc, việc xem những cảm xúc phiền não như ma quỷ trong nội tâm sẽ rất hữu ích, bởi vì cũng giống như ma quỷ, chúng đeo bám theo ta và chỉ toàn gây ra đau khổ. Trạng thái vượt ngoài mọi tư tưởng, cảm xúc tiêu cực như thế, vượt ngoài tất cả khổ đau, được gọi là Niết-bàn. Ban đầu, ta không thể trực tiếp chống lại những tác động tiêu cực mạnh mẽ này. Ta nhất thiết phải giải quyết chúng theo cách dần dần. Trước hết, ta thọ trì giới luật, kiềm chế không để cho những tư tưởng và cảm xúc phiền não lấn áp. Ta thực hiện được điều đó nhờ áp dụng một nếp sống đạo đức khép mình vào giới luật. Đối với một người Phật tử, điều này có nghĩa là ta từ bỏ mười hành vi bất thiện. Những hành vi bất thiện này, có thể được ta thực hiện bằng thân thể (thân nghiệp), như giết hại hoặc trộm cắp, hoặc thực hiện bằng lời nói, như nói dối hoặc nói lời vô nghĩa (khẩu nghiệp), và thực hiện bằng tâm ý, như tham muốn những thứ không thuộc về mình (ý nghiệp). Tất cả những hành vi đó đều là sự bộc lộ của những phiền não nằm sâu hơn trong tâm thức, chẳng hạn như sự sân hận, căm ghét và tham ái.
- are mental states that cause us to behave in ways that bring about all our unhappiness and suffering. While working to achieve inner peace and happiness, it is helpful to think of them as our inner demons, for like demons, they can haunt us, causing nothing but misery. The state beyond such negative emotions and thoughts, beyond all sorrow, is called nirvana. Initially, it is impossible to combat these powerful negative forces directly. We must approach them gradually. We first apply discipline; we refrain from becoming overwhelmed by these emotions and thoughts. We do so by adopting an ethically disciplined way of life. For a Buddhist, this means that we refrain from the ten nonvirtuous actions. These actions, which we engage in physically by killing or stealing, verbally by lying or gossiping, and mentally by coveting, are all expressions of deeper mental afflictions such as anger, hatred, and attachment. When we think along these lines, we come to
Khi suy nghĩ theo cách đó, ta đi đến nhận thức rằng những cảm xúc cực mạnh như sự tham ái - và đặc
realize that extreme emotions such as attachment - and
164
An Open Heart
Rộng mở tâm hồn
165
CHƯƠNG 5: PHIỀN NÃO
CHAPTER 5: THE AFFLICTIONS
biệt là sự sân hận và căm ghét - là rất nguy hại khi sinh khởi trong ta và cũng rất nguy hiểm khi chúng sinh khởi ở những người khác! Chúng ta gần như có thể nói rằng, những cảm xúc này là những sức mạnh hủy diệt thật sự trong vũ trụ. Ta có thể đi xa hơn nữa và nói rằng, hầu hết những phiền toái và đau khổ mà ta trải qua, chủ yếu là do chính ta tạo nên, đều là phát sinh từ những cảm xúc phiền não này. Ta có thể nói rằng, tất cả mọi khổ đau thực ra chính là kết quả của những cảm xúc tiêu cực như ái luyến, tham lam, ghen tỵ, kiêu căng, sân hận và căm ghét. Mặc dù ban đầu ta không thể trực tiếp diệt trừ tận gốc những cảm xúc tiêu cực này, nhưng ít nhất ta cũng không hành xử buông thả theo chúng. Từ đó, ta hướng những nỗ lực thiền định của mình đến chỗ trực tiếp đối trị những phiền não của tâm thức và phát triển lòng từ bi sâu sắc hơn. Đến giai đoạn cuối cùng của hành trì tu tập, chúng ta cần diệt trừ tận gốc tất cả mọi phiền não. Điều này cần thiết phải có một sự chứng ngộ về tánh Không.
166
Rộng mở tâm hồn
particularly anger and hatred - are very destructive when they arise in us and that they are also very destructive when they arise in others! One could almost say that these emotions are the real destructive forces of the universe. We might go further and say that most of the problems and suffering we experience, which are essentially of our own making, are ultimately created by these negative emotions. One could say that all suffering is in fact the result or fruit of negative emotions such as attachment, greed, jealousy, pride, anger, and hatred. Although at first we are not able to root out these negative emotions directly, at least we are not acting in accordance with them. From here we move our meditative efforts to directly counter our afflictions of the mind and to deepen our compassion. For the final stage of our journey we need to uproot our afflictions altogether. This necessitates a realization of emptiness.
An Open Heart
167
CHƯƠNG 6: RỘNG LỚN VÀ SÂU SẮC: HAI KHÍA CẠNH CỦA CON ĐƯỜNG TU TẬP
T
rên hành trình tâm linh trong đạo Phật, có hai tính chất của con đường tu tập phản ánh hai pháp tu tập khác biệt mà chúng ta nhất thiết phải hành trì. Mặc dù đức Phật đã dạy cả hai, nhưng các pháp này được trao truyền từ thầy sang trò qua nhiều thế kỷ theo hai dòng truyền riêng biệt. Tuy nhiên, cũng giống như hai cánh của một con chim, cả hai pháp tu này đều cần thiết khi ta dấn thân vào cuộc hành trình hướng đến giác ngộ, cho dù đó là hướng đến trạng thái giải thoát khổ đau cho riêng bản thân ta, hay trạng thái giác ngộ rốt ráo của quả Phật mà ta nỗ lực đạt đến để làm lợi lạc cho tất cả chúng sinh. Cho đến lúc này, tôi đã tập trung phần lớn vào việc miêu tả “sự rộng lớn”. Pháp tu tập này thường được nói đến như là khía cạnh “phương tiện” và đặc biệt đề cập đến sự rộng mở trái tim, phát triển lòng từ bi và thương yêu, cùng với những phẩm tính như là sự rộng lượng bố thí và nhẫn nhục, vốn được phát triển từ một trái tim yêu thương. 168
Rộng mở tâm hồn
CHAPTER 6: THE VAST AND THE PROFOUND: TWO ASPECTS OF THE PATH
A
long our spiritual journey in Buddhism, there are two aspects of our path that reflect two
distinct kinds of practice we must engage in. Though the Buddha taught both, they were passed along over the centuries from teacher to student in two separate lineages. However, like the two wings of a bird, they are both necessary as we embark upon our journey to enlightenment, be it a state free of suffering for ourselves alone or the ultimate enlightened state of Buddhahood we seek in order to benefit all sentient beings. Thus far, I have largely concentrated on describing “the vast.” This practice is often referred to as the “method” aspect and refers particularly to the opening of our heart, of our compassion and love, as well as those qualities such as generosity and patience that extend from a loving heart. An Open Heart
169
CHƯƠNG 6: RỘNG LỚN VÀ SÂU SẮC...
CHAPTER 6: THE VAST AND THE PROFOUND...
Ở đây, sự tu tập của chúng ta bao gồm phát triển những phẩm tính đức hạnh đồng thời giảm dần những khuynh hướng bất thiện. Rộng mở trái tim có nghĩa là gì? Trước hết, ta hiểu rằng ý niệm về trái tim là một ẩn dụ. Trái tim được nhận hiểu trong hầu hết các nền văn hóa như là suối nguồn của lòng bi mẫn, thương yêu, cảm thông, đạo đức và trực giác, chứ không chỉ đơn thuần là một khối cơ bắp có chức năng đưa máu đi khắp cơ thể. Tuy nhiên, theo quan điểm của đạo Phật thì cả hai khía cạnh của con đường tu tập nói trên đều được hiểu là diễn ra trong tâm thức. Thật khôi hài khi cho rằng theo quan điểm đạo Phật thì tâm thức nằm giữa lồng ngực! [Vì thế, ta phải hiểu rằng] một trái tim rộng mở chính là một tâm hồn rộng mở. Sự thay đổi của trái tim cũng là sự đổi thay của tâm hồn. Dù vậy, nếu chỉ hiểu một cách tạm thời thì khái niệm về trái tim như trên cho ta một công cụ hữu ích khi cố gắng nhận hiểu sự khác biệt giữa hai khía cạnh “rộng lớn” và “sâu sắc” của con đường tu tập.
Here our training involves enhancing these virtuous qualities while diminishing nonvirtuous tendencies. What does it mean to open the heart? First of all, we understand that the idea of the heart is a metaphorical one. The heart is perceived in most cultures to be the wellspring of compassion, love, sympathy, righteousness, and intuition rather than merely the muscle responsible for circulating blood through the body. In the Buddhist worldview, both aspects of the path, however, are understood to take place in the mind. Ironically, the Buddhist view is that the mind is located in the middle of the chest. An open heart is an open mind. A change of heart is a change of mind. Still, our conception of the heart provides a useful, if temporary, tool when trying to understand the distinction between the “vast” and “profound” aspects of the path.
Khía cạnh tu tập thứ hai là “trí tuệ”, cũng được biết như là “sự sâu sắc”. Trong khía cạnh này, chúng ta nói đến phạm vi của bộ não, nơi mà sự hiểu biết, phân tích và nhận thức phê phán là những khái niệm ngự trị. Trong pháp tu tập trí tuệ, chúng ta đào sâu
also known as “the profound.” Here we are in the realm
170
An Open Heart
Rộng mở tâm hồn
The other aspect of practice is the “wisdom” aspect, of the head, where understanding, analysis, and critical perception are the ruling notions. In the wisdom aspect 171
CHƯƠNG 6: RỘNG LỚN VÀ SÂU SẮC...
CHAPTER 6: THE VAST AND THE PROFOUND...
sự nhận hiểu về vô thường, bản chất khổ đau của đời sống và thực thể vô ngã của chúng ta. Bất kỳ một điểm nào trong số những tuệ giác nội quán này đều có thể phải trải qua nhiều kiếp sống để nhận hiểu thấu đáo. Thế nhưng, chỉ bằng cách nhận ra được bản chất vô thường của sự vật thì ta mới có thể vượt qua được sự bám chấp vào chúng, cũng như vào bất kỳ ý niệm nào về sự thường hằng. Khi ta thiếu sự hiểu biết về bản chất khổ đau của cuộc đời, sự tham luyến của ta đối với đời sống sẽ gia tăng. Nếu ta nuôi dưỡng nhận thức sâu xa về bản chất khổ đau của cuộc đời, ta sẽ vượt qua sự tham luyến ấy. Suy cho cùng, tất cả những khó khăn của chúng ta đều bắt nguồn từ một sự ảo tưởng căn bản. Ta tin vào sự hiện hữu sẵn có trong tự tánh của chính bản thân ta và tất cả các hiện tượng khác. Ta phóng tưởng một ý niệm về bản chất thật có và tự tồn tại của sự vật rồi bám chặt vào ý niệm ấy, trong khi sự thật là các hiện tượng không hề có bản chất như thế. Hãy lấy ví dụ về một chiếc ghế đơn giản thôi. Chúng ta tin, mà không hề nhận thức đầy đủ về niềm tin này, rằng thật sự có một điều như là “bản chất ghế”, tức là tính chất của một chiếc ghế, dường như đang tồn tại trong các bộ phận của chiếc ghế: những chân ghế, chỗ ngồi và chỗ dựa. Cũng theo cách như vậy, mỗi chúng ta đều 172
Rộng mở tâm hồn
of the path, we work at deepening our understanding of impermanence, the suffering nature of existence, and our actual state of selflessness. Any one of these insights can take many lifetimes to fully fathom. Yet it is only by recognizing the impermanent nature of things that we can overcome our grasping at them and at any notion of permanence. When we lack an understanding of the suffering nature of existence, our attachment to life increases. If we cultivate our insight into the miserable nature of life, we overcome that attachment. Ultimately, all our difficulties arise from one basic illusion. We believe in the inherent existence of ourselves and all other phenomena. We project, and then cling to, an idea of the intrinsic nature of things, an essence that phenomena do not actually possess. Let us take a simple chair as an example. We believe, without fully recognizing this belief, that there is such a thing as an essential chairness, a quality of a chair that seems to exist among its parts: the legs, seat, and back. In the same way, we each believe there to be an essential and An Open Heart
173
CHƯƠNG 6: RỘNG LỚN VÀ SÂU SẮC...
CHAPTER 6: THE VAST AND THE PROFOUND...
tin là có một “cái tôi” có thực thể và tương tục hiện hữu khắp trong các bộ phận thể chất và tinh thần đã tạo nên chúng ta. Tính chất “có thực thể” này là hoàn toàn do chúng ta quy gán, thật ra tính chất ấy không hề tồn tại. Sự bám chấp vào “cái tôi” có thực thể tự tồn tại này là một tri giác sai lầm căn bản mà ta nhất thiết phải loại trừ thông qua những tu tập thiền định thuộc phần trí tuệ. Tại sao vậy? Vì nó là gốc rễ của tất cả khổ đau. Nó là cốt lõi của mọi cảm xúc phiền não. Ta chỉ có thể từ bỏ được ảo tưởng về tính chất “có thực thể” này bằng việc nuôi dưỡng phẩm tính đối trị trực tiếp với nó, đó là trí tuệ nhận ra được sự không tồn tại của tính chất ấy. Một lần nữa, ta nuôi dưỡng trí tuệ sâu sắc này cũng giống như ta nuôi dưỡng sự khiêm hạ để diệt trừ tận gốc sự kiêu mạn trong ta. Trước hết, chúng ta nhất thiết phải suy xét nhuần nhuyễn về cách thức sai lầm mà ta đang nhận thức chính bản thân mình cũng như mọi hiện tượng khác. Sau đó, ta có thể nuôi dưỡng một nhận thức đúng về các hiện tượng. Khởi đầu, nhận thức này có thể chỉ đơn thuần dựa theo lý trí, giống như những hiểu biết mà ta đạt được thông qua việc học hỏi và lắng nghe giáo pháp. Để nhận thức này trở nên sâu sắc hơn thì cần phải có những thực hành thiền định kéo dài hơn, như sẽ được miêu tả trong chương 11: “Sự an định”, 174
Rộng mở tâm hồn
continuous “me” pervading the physical and mental parts that make up each of us. This essential quality is merely imputed by us; it does not actually exist. Our grasping at this inherent existence is a fundamentally mistaken perception that we must eliminate through meditation practices of the wisdom path. Why? Because it is the root cause of all our misery. It lies at the core of all our afflictive emotions. We can abandon this illusion of an essential quality only by cultivating its direct antidote, which is the wisdom that realizes the nonexistence of that quality. Again, we cultivate this profound wisdom, as we cultivate humility in order to uproot our pride. We must first become familiar with the improper way we perceive ourselves and other phenomena; we can then cultivate a correct perception of phenomena. Initially, this perception will be intellectual, as in the kinds of understanding one achieves through study or listening to teachings. To deepen this perception requires the more sustained meditation practices described in Chapter 11, “Calm Abiding,” Chapter 12, “The Nine Stages of An Open Heart
175
CHƯƠNG 6: RỘNG LỚN VÀ SÂU SẮC...
CHAPTER 6: THE VAST AND THE PROFOUND...
chương 12: “Chín giai đoạn thiền định” và chương 13: “Trí tuệ”. Chỉ khi ấy thì nhận thức này mới thật sự có khả năng tác động đến quan điểm của ta về bản thân mình và các sự vật khác. Bằng cách trực nhận được rằng “cái tôi” này không hề có bản chất tự nó tồn tại, ta đánh bật được tận gốc nền tảng căn bản nhất của sự chấp ngã, vốn là cốt lõi của mọi khổ đau. Phát triển trí tuệ là một tiến trình làm cho những suy nghĩ của ta tiến đến chỗ tương ưng với cách thức hiện hữu thật sự của sự vật. Qua tiến trình này, ta dần dần loại bỏ được những nhận thức sai lầm về thực tại đã có từ vô thủy đến nay. Điều này thật không dễ dàng. Chỉ riêng việc hiểu được ý nghĩa của những cách diễn đạt như “sự tồn tại nhờ vào tự tính” hay “bản chất thật có” của sự vật cũng đã đòi hỏi rất nhiều sự học hỏi và suy ngẫm. Việc nhận biết được rằng sự vật không hề tự tồn tại nhờ vào tự tính của chúng là một tuệ giác nội quán sâu sắc, đòi hỏi nhiều năm học hỏi và thiền định. Chúng ta nhất thiết phải bắt đầu bằng cách suy xét nhuần nhuyễn những ý niệm đó, và sẽ tìm hiểu sâu hơn trong phần sau của sách này. Tuy nhiên, ngay bây giờ chúng ta hãy trở lại với pháp tu phương tiện để tìm hiểu về ý niệm bi mẫn.
176
Rộng mở tâm hồn
Calm Abiding Meditation,” and Chapter 13, “Wisdom.” Only then is the perception able to truly affect our view of ourselves and other things. By directly realizing our lack of an inherent nature, we uproot the very basis of the self-grasping that lies at the core of all our suffering. Developing wisdom is a process of bringing our minds into accordance with the way things really are. Through this process we gradually remove the incorrect perceptions of reality we have had since beginningless time. This is not easy. Merely understanding what is meant by the inherent or intrinsic existence of things demands much study and contemplation. Recognizing that things have no inherent existence is a profound insight, requiring years of study and meditation. We must begin by familiarizing ourselves with these notions, which we shall explore further later in this book. For the moment, however, let us return to the method aspect in order to explore the idea of compassion.
An Open Heart
177
CHƯƠNG 7: LÒNG BI MẪN
CHAPTER 7: COMPASSION
L
òng bi mẫn là gì? Lòng bi mẫn là tâm nguyện muốn cho người khác thoát khỏi đau khổ. Chính nhờ có lòng bi mẫn mà ta khao khát đạt đến giác ngộ. Chính lòng bi mẫn thúc giục ta dấn thân vào những pháp tu tập đức hạnh hướng đến quả Phật. Vì thế, chúng ta nhất thiết phải hiến mình trọn vẹn cho sự phát triển lòng bi mẫn.
SỰ CẢM THÔNG
that others be free of suffering. It is by means
of compassion that we aspire to attain enlightenment. It is compassion that inspires us to engage in the virtuous practices that lead to Buddhahood. We must therefore devote ourselves to developing compassion.
EMPATHY
Trong bước đầu tiên hướng đến một trái tim bi mẫn, ta nhất thiết phải phát triển sự cảm thông hay gần gũi với người khác. Ta cũng phải nhận ra sự nghiêm trọng trong những khổ đau của họ. Càng gần gũi với một người, ta càng thấy rõ hơn rằng nỗi khổ đau của họ là nghiêm trọng đến mức không thể chịu đựng nổi. Sự gần gũi tôi nói đây không phải về mặt thể xác, cũng không cần thiết phải là về tình cảm. Đó là một cảm thức trách nhiệm, quan tâm đến một người khác. Để phát triển một sự gần gũi như thế, ta nhất thiết phải 178
W
hat is compassion? Compassion is the wish
Rộng mở tâm hồn
In the first step toward a compassionate heart, we must develop our empathy or closeness to others. We must also recognize the gravity of their misery. The closer we are to a person, the more unbearable we find that person’s suffering. The closeness I speak of is not a physical proximity, nor need it be an emotional one. It is a feeling of responsibility, of concern for a An Open Heart
179
CHƯƠNG 7: LÒNG BI MẪN
CHAPTER 7: COMPASSION
suy ngẫm về những đức tính giúp nuôi dưỡng hạnh phúc của người khác. Chúng ta phải suy ngẫm đến mức thấy được rằng điều này mang lại hạnh phúc và an bình nội tâm cho mọi người như thế nào. Chúng ta phải suy ngẫm đến mức nhận ra được người khác tôn trọng và quý mến ta như thế nào khi ta đối xử với họ bằng một thái độ như thế. Ta phải suy ngẫm về những tác hại của sự ích kỷ, thấy được rằng chúng đã khiến ta hành động bất thiện như thế nào, và sự nghiệp hiện nay của riêng ta là lợi thế có được từ những người kém may mắn hơn ta như thế nào. Việc chiêm nghiệm về lòng tốt của người khác là điều quan trọng. Nhận thức này cũng là kết quả của việc nuôi dưỡng sự cảm thông. Ta phải nhận ra rằng, sự nghiệp vật chất của ta thật sự phụ thuộc vào sự cộng tác và đóng góp của những người khác như thế nào. Mỗi một khía cạnh phúc lợi hiện tại của ta đều nhờ vào sự làm việc khó nhọc của những người khác. Khi ta nhìn quanh mình, ngôi nhà ta đang sống và làm việc, những con đường ta đi, quần áo ta mặc hay thực phẩm ta ăn, ta phải thừa nhận rằng tất cả đều được cung cấp bởi những người khác. Sẽ không có gì trong số những điều đó tồn tại để ta hưởng thụ hay sử dụng, nếu không nhờ vào lòng tốt của quá nhiều người mà ta không quen biết. Khi suy ngẫm theo cách này, 180
Rộng mở tâm hồn
person. In order to develop such closeness, we must reflect upon the virtues of cherishing the well-being of others. We must come to see how this brings one an inner happiness and peace of mind. We must come to recognize how others respect and like us as a result of such an attitude toward them. We must contemplate the shortcomings of self-centeredness, seeing how it causes us to act in unvirtuous ways and how our own present fortune takes advantage of those less fortunate. It is also important that we reflect upon the kindness of others. This realization is also a fruit of cultivating empathy. We must recognize how our fortune is really dependent upon the cooperation and contributions of others. Every aspect of our present well-being is due to hard work on the part of others. As we look around us at the buildings we live and work in, the roads we travel, the clothes we wear, or the food we eat, we must acknowledge that all are provided by others. None of these would exist for us to enjoy and make use of were it not for the kindness of so many people unknown to us. An Open Heart
181
CHƯƠNG 7: LÒNG BI MẪN
CHAPTER 7: COMPASSION
sự trân trọng của ta đối với người khác sẽ phát triển, đồng thời sự cảm thông và gần gũi của ta đối với người khác cũng sẽ gia tăng. Ta nhất thiết phải nỗ lực để nhận ra sự phụ thuộc của ta vào những người mà ta sinh lòng bi mẫn. Nhận thức này thậm chí sẽ giúp họ gần gũi ta nhiều hơn. Cần phải có sự chú tâm kiên trì để có thể nhìn người khác thông qua lăng kính giảm bớt sự vị kỷ. Ta phải nỗ lực để nhận ra ảnh hưởng cực kỳ lớn lao của người khác đối với hạnh phúc của bản thân ta. Khi ta kiềm chế không buông thả theo một quan điểm sống ích kỷ, ta có thể thay thế bằng một quan điểm biết trân trọng hết thảy mọi chúng sinh.
As we contemplate in this manner, our appreciation for others grows, as does our empathy and closeness to them. We must work to recognize our dependence on those for whom we feel compassion. This recognition brings them even closer. It requires sustained attention to see others through less self-centered lenses. We must work at recognizing their enormous impact on our wellbeing. When we resist indulging in a self-centered view of the world, we can replace it with a worldview that takes every living being into account. We must not expect our view of others to change
Ta không nên mong đợi là quan điểm của mình đối với người khác sẽ thay đổi một cách tức thì.
suddenly.
NHẬN RA KHỔ ĐAU CỦA NGƯỜI KHÁC
RECOGNIZING THE SUFFERING OF OTHERS
Sau khi phát triển sự cảm thông và gần gũi, thực hành quan trọng tiếp theo trong quá trình trau dồi lòng bi mẫn là hiểu thấu được bản chất của đau khổ. Lòng bi mẫn đối với tất cả chúng sinh phải bắt nguồn từ việc nhận biết được nỗi khổ đau của họ. Một điều rất đặc thù trong sự suy ngẫm về nỗi khổ đau là, nếu ta chú tâm vào nỗi khổ đau của chính mình rồi sau mới 182
Rộng mở tâm hồn
After empathy and developing closeness, the next important practice in our cultivation of compassion is an insight into the nature of suffering. Our compassion for all sentient beings must stem from a recognition of their suffering. One thing very specific to the contemplation of suffering is that it tends to be more powerful and An Open Heart
183
CHƯƠNG 7: LÒNG BI MẪN
CHAPTER 7: COMPASSION
mở rộng nhận thức ấy đến những khổ đau của người khác, thì thực hành đó sẽ có khuynh hướng mạnh mẽ và hiệu quả hơn. Lòng bi mẫn của ta đối với người khác sẽ phát triển khi nhận thức về những khổ đau của họ được phát triển.
effective if we focus on our own suffering and then
Tất cả chúng ta đều cảm thông một cách tự nhiên đối với những người đang trải qua nỗi khổ vì bệnh tật đau đớn, hoặc nỗi đau mất người thân yêu. Đây là một loại khổ mà trong đạo Phật gọi là khổ vì đau khổ (khổ khổ).
We all naturally sympathize with someone who is
Việc khởi sinh lòng bi mẫn sẽ khó khăn hơn đối với người đang trải qua những gì mà đạo Phật gọi là nỗi khổ của sự đổi thay, biến hoại, trong thuật ngữ truyền thống có thể bao gồm cả những kinh nghiệm vui thích (lạc thọ) như tận hưởng danh vọng hay sự giàu sang. Đây là loại khổ thứ hai - hoại khổ. Khi ta thấy người khác tận hưởng thành công trong đời sống thế tục, thay vì khởi lòng bi mẫn thương xót vì biết rằng [những thứ ấy] cuối cùng sẽ kết thúc, khiến họ phải khổ đau thất vọng vì mất mát, thì ta lại thường có khuynh hướng ngưỡng mộ và đôi khi thậm chí là ghen tỵ. Nếu ta có sự hiểu biết chân thật về khổ đau và bản chất của nó, ta sẽ nhận ra rằng việc thụ hưởng danh vọng và giàu sang là tạm bợ biết bao và niềm vui có được từ đó sẽ kết thúc một cách tự nhiên như thế nào, khiến người ta phải đau khổ. 184
Rộng mở tâm hồn
extend that recognition to the suffering of others. Our compassion for others grows as our recognition of their suffering does. undergoing the manifest suffering of a painful illness or the loss of a loved one. This is one kind of suffering, in Buddhism called the suffering of suffering. It is more difficult to feel compassion for someone experiencing what Buddhists refer to as the suffering of change, which in conventional terms would be pleasurable experiences such as the enjoyment of fame or wealth. This is a second kind of suffering. When we see people enjoy such worldly success, instead of feeling compassion because we know that it will eventually end, leaving them to experience disappointment at their loss, often our reaction is to feel admiration and sometimes even envy. If we had a genuine understanding of suffering and its nature, we would recognize how the experience of fame and wealth are temporary and how the pleasure they bring will naturally end, causing one to suffer. An Open Heart
185
CHƯƠNG 7: LÒNG BI MẪN
CHAPTER 7: COMPASSION
Còn có loại khổ thứ ba với mức độ sâu sắc hơn và là loại đau khổ vi tế nhất - hành khổ. Ta trải qua nổi khổ này triền miên vì nó chính là hệ quả của vòng luân hồi. Bản chất của vòng luân hồi là ta phải liên tục bị sai xử bởi những cảm xúc và suy nghĩ tiêu cực. Và khi nào ta còn bị chúng sai xử thì bản thân sự hiện hữu của ta chính là một dạng thức biểu hiện của đau khổ. Mức độ đau khổ này bao trùm suốt cuộc đời ta, xô đẩy ta loanh quanh mãi trong vòng luẩn quẩn của những xúc cảm tiêu cực và hành vi bất thiện. Tuy nhiên, loại khổ này rất khó nhận biết. Nó không phải trạng thái đau khổ rõ ràng như ta nhận thấy trong nỗi khổ vì khổ đau (khổ khổ), cũng không phải đối nghịch với sự giàu sang thịnh vượng như ta nhận thấy trong nỗi khổ vì sự thay đổi, biến hoại (hoại khổ). Thế nhưng, nỗi khổ đau bao trùm này (hành khổ) là sâu sắc nhất, ảnh hưởng đến mọi khía cạnh của đời sống. Một khi ta phát triển được sự hiểu biết sâu sắc về ba mức độ đau khổ qua kinh nghiệm của chính bản thân mình, việc chuyển sự quan tâm của ta đến [những khổ đau của] người khác và suy ngẫm về ba mức độ khổ đau [như trên của họ] sẽ dễ dàng hơn. Từ đó ta có thể phát triển tâm nguyện mong sao cho tất cả chúng sinh đều được thoát khỏi mọi khổ đau. 186
Rộng mở tâm hồn
There is also a third and more profound level of suffering, which is the most subtle. We experience this suffering constantly, as it is a by-product of cyclic existence. It is in the nature of cyclic existence that we are continuously under the control of negative emotions and thoughts. And, as long as we are under their control, our very existence is a form of suffering. This level of suffering pervades our lives, sending us round and round in vicious circles of negative emotions and nonvirtuous actions. However, this form of suffering is difficult to recognize. It is not the evident state of misery we find in the suffering of suffering. Nor is it the opposite of our fortune and well-being, as we see in the suffering of change. Nevertheless, this pervasive suffering is most profound. It permeates all aspects of life. Once we have cultivated a profound understanding of the three levels of suffering in our own personal experience, it is easier to shift the focus onto others and reflect upon these three levels. From there we can develop the wish that they be freed of all suffering. An Open Heart
187
CHƯƠNG 7: LÒNG BI MẪN
CHAPTER 7: COMPASSION
Một khi ta có thể kết hợp sự cảm thông đối với người khác và sự hiểu biết sâu sắc về những nỗi khổ đau mà họ đang chịu đựng, ta sẽ dễ dàng sinh khởi lòng bi mẫn chân thật đối với họ. Chúng ta nhất thiết phải thực hiện điều này một cách liên tục, không gián đoạn. Ta có thể so sánh tiến trình này với việc tạo ra một tia lửa bằng cách chà xát hai que củi. Chúng ta biết rằng, để đạt đến thời điểm phát ra tia lửa, ta nhất thiết phải duy trì lực ma sát liên tục để đều đặn tăng dần nhiệt độ lên đến mức mà que củi có thể bốc cháy. Tương tự, khi ta nỗ lực để phát triển những phẩm chất tinh thần như lòng bi mẫn, ta nhất thiết phải chuyên cần vận dụng những pháp tu tập tinh thần cần thiết để đạt đến kết quả mong muốn. Loay hoay với việc này theo cách ngẫu hứng sẽ chẳng mang lại chút lợi ích thật sự nào.
LÒNG TỪ ÁI
for others with a profound understanding of the suffering they experience, we become able to generate genuine compassion for them. We must work at this continually. We can compare this process to the way in which we start a fire by rubbing two sticks together. To get to the smoldering point, we know that we must maintain a continuous friction to ratchet up the temperature to the point where the wood can catch fire. Similarly, as we work at developing mental qualities such as compassion, we must diligently apply the mental techniques necessary to bring about the desired effect. Going about this in a haphazard way is of no real benefit.
LOVING-KINDNESS
Trong khi lòng bi mẫn là mong muốn mọi người thoát khỏi khổ đau, thì lòng từ ái là mong muốn mọi người đều được hưởng hạnh phúc. Cũng giống như với lòng bi mẫn, khi ta nuôi dưỡng lòng từ ái thì điều quan trọng là phải bắt đầu bằng việc chọn một con người cụ thể để tập trung sự quán niệm, và sau đó mở rộng phạm vi quan tâm ngày càng rộng hơn nữa, cho đến mức hoàn thiện cuối cùng và bao gồm tất cả chúng 188
Once we are able to combine a feeling of empathy
Rộng mở tâm hồn
Just as compassion is the wish that all sentient beings be free of suffering, loving-kindness is the wish that all may enjoy happiness. As with compassion, when cultivating loving-kindness it is important to start by taking a specific individual as a focus of our meditation, and we then extend the scope of our concern further and further, to eventually encompass and embrace all An Open Heart
189
CHƯƠNG 7: LÒNG BI MẪN
CHAPTER 7: COMPASSION
sinh. Một lần nữa, ta cũng bắt đầu bằng cách chọn một đối tượng quán niệm là người không gây cảm xúc gì mạnh mẽ nơi ta. Sau đó, ta mở rộng sự quán niệm này đến bạn bè, người thân trong gia đình, và cuối cùng là những người đặc biệt đối nghịch với ta. Đối tượng quán niệm của ta phải là một con người thật sự, và ta phải phát triển lòng từ bi hướng về người đó đến mức có thể thật sự khởi sinh lòng từ bi đối với tất cả những người khác. Mỗi lần thực hành ta chỉ nên chọn một người để quán niệm. Nếu không, pháp quán từ bi của ta có thể cuối cùng cũng chỉ tạo ra một cảm xúc rất chung chung đối với tất cả mọi người, và không tạo ra được sự tập trung hay năng lực đặc biệt cho sự quán niệm. Và như vậy, khi ta thật sự vận dụng sự quán niệm theo cách này hướng đến những con người đặc biệt mà ta không ưa thích, ta thậm chí có thể sẽ [không sinh khởi được lòng từ bi và] nghĩ rằng: “Ồ, hắn ta là một trường hợp ngoại lệ.”
190
Rộng mở tâm hồn
sentient beings. Again, we begin by taking a neutral person, a person who inspires no strong feelings in us, as our object of meditation. We then extend this meditation to individual friends and family members and, ultimately, our particular enemies. We must use a real individual as the focus of our meditation, and then enhance our compassion and loving-kindness toward that person so that we can really experience compassion and loving-kindness toward others. We work on one person at a time. Otherwise, we might end up meditating on compassion toward all in a very general sense, with no specific focus or power to our meditation. Then, when we actually relate this kind of meditation to specific individuals we are not fond of, we might even think, “Oh, he is an exception.”
An Open Heart
191
CHƯƠNG 8: TỪ BI QUÁN
CHAPTER 8: MEDITATING ON COMPASSION
LÒNG BI MẪN VÀ TÁNH KHÔNG
COMPASSION AND EMPTINESS
L
òng bi mẫn mà ta nhất thiết phải đạt đến [qua quá trình tu tập] khởi sinh từ tuệ giác quán chiếu về tánh Không, bản chất rốt ráo của thực tại. Chính ở điểm này mà hai phạm trù “rộng lớn” và “sâu sắc” đã gặp nhau. Bản chất rốt ráo này, như đã giải thích ở chương 6: “Rộng lớn và sâu sắc...”, là mọi khía cạnh của thực tại đều không có tự tính tự tồn tại, tất cả các pháp đều không có một tự tính đồng nhất. Chúng ta tự gán ghép phẩm chất “có tự tính tự tồn” này cho thân tâm ta, để rồi nhận thức về cái [khái niệm] trạng thái khách quan [do chính mình gán ghép] đó như là “bản ngã”, hay “cái tôi”. Cảm thức mạnh mẽ về bản ngã này sau đó lại bám víu vào một kiểu bản chất tự tồn nào đó của các pháp, chẳng hạn như là “tính chất xe” của một chiếc xe hơi mới mà ta khao khát.
T
he compassion that we must ultimately possess is derived from our insight into emptiness, the
ultimate nature of reality. It is at this point that the vast meets the profound. This ultimate nature, as explained in Chapter 6, “The Vast and the Profound,” is the absence of inherent existence in all aspects of reality, the absence of intrinsic identity in all phenomena. We attribute this quality of inherent existence to our mind and body, and then perceive this objective status - the self, or “me.” This strong sense of self then grasps at some kind of inherent nature of phenomena, such as a quality of carness in a new car we fancy. And as a result of such reification and our ensuing
Và kết quả của sự cụ thể hóa khái niệm như vừa nêu trên cùng với sự bám víu tiếp theo sau nó là ta cũng có thể sẽ phải trải qua những cảm xúc như sân
grasping, we may also experience emotions such as
192
An Open Heart
Rộng mở tâm hồn
anger or unhappiness in the event that we are denied 193
CHƯƠNG 8: TỪ BI QUÁN
CHAPTER 8: MEDITATION ON COMPASSION
hận hoặc khổ đau trong tình huống không có được đối tượng mà mình khao khát, như xe hơi, máy vi tính mới, hay có thể là bất kì sự vật gì. Sự cụ thể hóa như trên thực sự có nghĩa là, chính ta đã gán ghép cho các đối tượng ấy một thực thể mà chúng không hề có. Khi lòng bi mẫn được kết hợp với sự nhận hiểu về cách thức mà tất cả những đau khổ của chúng ta đều xuất phát từ nhận thức sai lầm về bản chất thực tại, đó là lúc ta đạt được bước tiếp theo trên cuộc hành trình tâm linh. Khi ta nhận ra rằng nền tảng của khổ đau chính là nhận thức sai lầm này, là sự bám víu sai lầm vào một “cái tôi” không thực có, ta sẽ thấy rằng khổ đau có thể dứt trừ. Một khi ta trừ bỏ nhận thức sai lầm, ta sẽ không còn vướng vào khổ đau nữa. Khi thấu rõ được rằng những đau khổ của con người là có thể ngăn ngừa, có thể khắc phục, lòng cảm thông của ta đối với sự thiếu khả năng tự giải thoát của chúng sinh sẽ dẫn đến một lòng bi mẫn còn mạnh mẽ hơn nữa. Nếu không rõ biết như vậy, cho dù lòng bi mẫn của ta có thể là mạnh mẽ, nhưng rất có thể ta sẽ rơi vào tình trạng thất vọng, thậm chí là tuyệt vọng.
194
Rộng mở tâm hồn
the object of our desire: the car, the new computer, or whatever it may be. Reification simply means that we give such objects a reality they don’t have. When compassion is joined with this understanding of how all our suffering derives from our misconception about the nature of reality, we have reached the next step on our spiritual journey. As we recognize that the basis of misery is this mistaken perception, this mistaken grasping at a nonexistent self, we see that suffering can be eliminated. Once we remove the mistaken perception, we shall no longer be troubled by suffering. Knowing that people’s suffering is avoidable, that it is surmountable, our sympathy for their inability to extricate themselves leads to a more powerful compassion. Otherwise, though our compassion may be strong, it is likely to have a quality of hopelessness, even despair.
An Open Heart
195
CHƯƠNG 8: TỪ BI QUÁN
CHAPTER 8: MEDITATION ON COMPASSION
QUÁN TỪ BI NHƯ THẾ NÀO? Nếu ta thật sự muốn phát triển lòng bi mẫn, ta phải dành nhiều thời gian hơn cho điều đó chứ không chỉ giới hạn ở những thời ngồi thiền chính thức. Đó là mục tiêu mà ta nhất thiết phải toàn tâm toàn ý thệ nguyện đạt đến. Nếu mỗi ngày ta thực sự có được thời gian để ngồi quán niệm thì rất tốt. Như tôi đã đề nghị, buổi sáng sớm là thời gian rất tốt cho việc quán niệm như thế, vì tâm trí ta đặc biệt sáng suốt vào lúc ấy. Tuy nhiên, ta nhất thiết phải dành nhiều thời gian hơn cho việc nuôi dưỡng lòng bi mẫn chứ không chỉ là quán niệm vào buổi sáng. Chẳng hạn, trong những thời ngồi thiền chính thức ngoài buổi sáng, ta nỗ lực phát triển sự cảm thông và gần gũi với người khác. Ta quán chiếu về sự khổ đau bế tắc của họ.
HOW TO MEDITATE ON COMPASSION AND LOVING-KINDNESS? If we truly intend to develop compassion, we have to devote more time to it than our formal meditation sessions grant us. It is a goal we must commit ourselves to with all our heart. If we do have a time each day when we like to sit and contemplate, that is very good. As I have suggested, early mornings are a good time for such contemplation, since our minds are particularly clear then. We must, however, devote more than just this period to cultivating compassion. During our more formal sessions, for example, we work at developing empathy and closeness to others. We reflect upon their
Và một khi trong ta đã sinh khởi lòng bi mẫn chân thật sự, ta cần phải duy trì và hoàn toàn trải nghiệm tâm bi mẫn ấy, sử dụng pháp thiền chỉ mà tôi đã mô tả [trong chương trước] để duy trì sự tập trung mà không khởi sinh tư tưởng hay suy diễn. Điều này cho phép lòng bi mẫn thấm đẫm tràn ngập trong ta. Và khi cảm xúc bi mẫn bắt đầu yếu ớt dần đi, ta lại vận dụng suy luận [theo pháp thiền quán] để khơi dậy trở lại lòng bi mẫn của mình. Ta thay đổi qua lại giữa hai pháp
miserable predicament.
196
An Open Heart
Rộng mở tâm hồn
And once we have generated a true feeling of compassion within ourselves, we should hold on to it, simply experience it, using the settled meditation I have described to remain focused, without applying thought or reason. This enables it to sink in. And when the feeling begins to weaken, we again apply reasons to restimulate our compassion. We go between these two 197
CHƯƠNG 8: TỪ BI QUÁN
CHAPTER 8: MEDITATION ON COMPASSION
thiền [chỉ và quán], rất giống như người thợ gốm làm việc với đất sét, cho nước vào nhồi và tạo hình đúng lúc cần thiết.
methods of meditation, much as potters work their clay,
Thông thường, tốt nhất là ban đầu ta không nên dành quá nhiều thời gian cho những buổi thiền định chính thức. Ta sẽ không thể phát tâm từ bi với tất cả chúng sinh trong một sớm một chiều. Ta cũng sẽ không thành tựu trong một tháng hay một năm. Nếu ta có thể giảm thiểu khuynh hướng ích kỷ và phát triển đôi chút sự quan tâm đến người khác trước khi từ bỏ cõi đời, xem như ta đã sống có ích trong kiếp này. Thay vì thế, nếu ta cố ép mình phải đạt đến quả Phật trong một khoảng thời gian ngắn, không bao lâu ta sẽ mệt mỏi trong việc hành trì. [Khi ấy], chỉ riêng quang cảnh nơi ta ngồi thiền chính thức mỗi buổi sáng cũng đủ để khơi dậy sự nản lòng.
It is generally best that we initially not spend too much time in formal meditation. We shall not generate compassion for all beings overnight. We won’t succeed in a month or a year. If we are able to diminish our selfish instincts and develop a little more concern for others before our death, we have made good use of this life. If, instead, we push ourselves to attain Buddhahood in a short time, we’ll soon grow tired of our practice. The mere sight of the seat where we engage in our formal morning meditation will stimulate resistance.
GREAT COMPASSION
TÂM ĐẠI BI Trạng thái Phật quả tối thượng được tin là có thể đạt đến trong một đời người. Đó là đối với những hành giả phi thường đã trải qua nhiều kiếp tu tập trước đây để chuẩn bị cho cơ hội [thành tựu] này. Ta chỉ có thể cảm thấy khâm phục những hành giả như thế và noi gương họ để phát triển sự kiên trì thay vì cố ép mình đến bất kỳ mức độ thái quá nào. Tốt nhất là ta đi theo 198
moistening it and then forming it as they see the need.
Rộng mở tâm hồn
It is said that the ultimate state of Buddhahood is attainable within a human lifetime. This is for extraordinary practitioners who have devoted many previous lives to preparing themselves for this opportunity. We can feel only admiration for such beings and use their example to develop perseverance instead An Open Heart
199
CHƯƠNG 8: TỪ BI QUÁN
CHAPTER 8: MEDITATION ON COMPASSION
con đường trung đạo, tránh đi sự thờ ơ lãnh đạm và sự cuồng nhiệt quá độ. Ta cần phải chắc chắn rằng, dù bất cứ việc gì ta làm cũng đều duy trì được một phần tác động hay ảnh hưởng từ sự thực hành thiền định, nhằm định hướng cho mọi hành vi của ta trong đời sống hằng ngày. Nhờ làm được như thế nên mọi việc ta làm ngoài những thời thiền định chính thức đều trở thành một phần trong sự rèn luyện tâm từ bi. Thật không khó để phát triển sự thương cảm đối với một em bé trong bệnh viện hay một người quen đang đau khổ than khóc vì cái chết của người bạn đời. Ta nhất thiết phải bắt đầu suy xét đến việc làm thế nào để tâm hồn rộng mở đến cả những người mà ta thường ganh ghét, những người có cuộc sống tốt đẹp và giàu sang. Với nhận thức ngày càng sâu sắc hơn về bản chất khổ đau, đã đạt được từ những buổi ngồi thiền, ta sẽ có được khả năng hướng tâm bi mẫn đến cả những người như thế. Cuối cùng, ta phải có được khả năng hướng [tâm bi mẫn] về tất cả chúng sinh cũng theo cách như vậy, thấy được rằng tình trạng của họ luôn phụ thuộc vào những điều kiện của vòng sanh tử luân hồi. Bằng cách này, mọi sự tương tác giữa ta và người khác đều trở thành những chất xúc tác để lòng bi mẫn của ta càng thêm sâu sắc hơn. Đây là cách thức để ta giữ cho tâm 200
Rộng mở tâm hồn
of pushing ourselves to any extreme. It is best to pursue a middle path between lethargy and fanaticism. We should ensure that whatever we do, we maintain some effect or influence from our meditation so that it directs our actions as we live our everyday lives. By our doing so, everything we do outside our formal sessions becomes part of our training in compassion. It is not difficult for us to develop sympathy for a child in the hospital or an acquaintance mourning the death of a spouse. We must start to consider how to keep our hearts open toward those we would normally envy, those who enjoy fine lifestyles and wealth. With an ever deeper recognition of what suffering is, gained from our meditation sessions, we become able to relate to such people with compassion. Eventually we should be able to relate to all beings this way, seeing that their situation is always dependent upon the conditions of the vicious cycle of life. In this way all interactions with others become catalysts for deepening our compassion. This is how we keep our An Open Heart
201
CHƯƠNG 8: TỪ BI QUÁN
CHAPTER 8: MEDITATION ON COMPASSION
hồn rộng mở trong cuộc sống hằng ngày, ngoài những thời gian thiền định chính thức. Lòng bi mẫn chân thật luôn có sự mãnh liệt và phát khởi tự nhiên giống như tình yêu người mẹ dành cho đứa con đau khổ của mình. Suốt trong ngày, sự quan tâm của người mẹ như thế dành cho con mình luôn ảnh hưởng đến mọi suy nghĩ và hành động của bà ta. Đây là thái độ mà ta cần phải nỗ lực nuôi dưỡng hướng đến mỗi một và tất cả chúng sinh. Khi ta kinh nghiệm được điều này, ta đã phát khởi được tâm đại bi. Một khi ta đã có được cảm xúc sâu sắc nhờ vào lòng đại từ đại bi và tâm hồn đã rung động bởi những ý tưởng vị tha, nhất định ta sẽ phát nguyện hiến mình cho sự giải thoát tất cả chúng sinh khỏi những khổ đau mà họ đang gánh chịu trong vòng luân hồi, là vòng xoay của sự sinh ra, chết đi rồi tái sinh mà tất cả chúng ta đều là những tù nhân bị giam hãm trong đó. Nỗi khổ đau của ta không chỉ giới hạn trong hoàn cảnh hiện tại. Theo quan điểm Phật giáo, hoàn cảnh hiện tại được làm người như chúng ta là tương đối thoải mái. Tuy nhiên, ta sẽ chịu đựng khó khăn hơn nhiều trong tương lai nếu ta không tận dụng được cơ hội hiện tại. Lòng bi mẫn giúp ta kiềm chế được cách suy nghĩ ích kỷ. Ta trải nghiệm được niềm hỷ lạc lớn 202
Rộng mở tâm hồn
hearts open in our daily lives, outside of our formal meditation periods. True compassion has the intensity and spontaneity of a loving mother caring for her suffering baby. Throughout the day, such a mother’s concern for her child affects all her thoughts and actions. This is the attitude we are working to cultivate toward each and every being. When we experience this, we have generated “great compassion.” Once one has become profoundly moved by great compassion and loving-kindness, and had one’s heart stirred by altruistic thoughts, one must pledge to devote oneself to freeing all beings from the suffering they endure within cyclic existence, the vicious circle of birth, death, and rebirth we are all prisoners of. Our suffering is not limited to our present situation. According to the Buddhist view, our present situation as humans is relatively comfortable. However, we stand to experience much difficulty in the future if we misuse this present opportunity. Compassion enables us to refrain from thinking in a self-centered way. We experience great An Open Heart
203
CHƯƠNG 8: TỪ BI QUÁN
CHAPTER 8: MEDITATION ON COMPASSION
lao và không bao giờ rơi vào cực đoan của việc mưu cầu hạnh phúc và sự giải thoát cho riêng mình. Ta tiếp tục nỗ lực để phát triển và hoàn thiện đức hạnh và trí tuệ. Với lòng bi mẫn như thế, cuối cùng ta sẽ đạt được tất cả những điều kiện cần thiết để đạt đến giác ngộ. Vì vậy, ta nhất thiết phải nuôi dưỡng lòng bi mẫn ngay từ lúc khởi đầu con đường tâm linh của mình. Cho đến đây, chúng ta đã đề cập đến những pháp hành trì giúp ta kiềm chế được những cung cách cư xử bất thiện. Ta đã bàn về cách thức hoạt động của tâm thức và ta nhất thiết phải rèn luyện tâm thức theo cách rất giống như ta vẫn làm với các đối tượng vật chất, bằng cách áp dụng những hành vi nhất định để mang lại những kết quả mong muốn. Ta nhận ra rằng, tiến trình rộng mở tâm hồn cũng không khác biệt. Không có phương pháp bí mật nào để giúp tạo ra lòng từ bi. Ta nhất thiết phải nhào luyện tâm thức một cách khéo léo, và với sự kiên trì, bền chí, ta sẽ nhận thấy rằng mối quan tâm của ta đối với hạnh phúc của người khác sẽ được tăng trưởng.
204
Rộng mở tâm hồn
joy and never fall to the extreme of simply seeking our own personal happiness and salvation. We continually strive to develop and perfect our virtue and wisdom. With such compassion, we shall eventually possess all the necessary conditions for attaining enlightenment. We must therefore cultivate compassion from the very start of our spiritual practice. So far, we have dealt with those practices that enable us to refrain from unwholesome behavior. We have discussed how the mind works and how we must work on it much as we would work on a physical object, by applying certain actions in order to bring about desired results. We recognize the process of opening our hearts to be no different. There is no secret method by which compassion and loving-kindness can come about. We must knead our minds skillfully, and with patience and perseverance we shall find that our concern for the well-being of others will grow.
An Open Heart
205
CHƯƠNG 9: NUÔI DƯỠNG TÂM AN ĐỊNH
Đ
ể có lòng bi mẫn chân thật đối với tất cả chúng sinh, ta phải loại trừ bất kỳ định kiến thiên vị nào trong thái độ ứng xử. Cách nhìn thông thường của ta về người khác bị chi phối hoàn toàn bởi những cảm xúc phân biệt luôn dao động. Ta luôn cảm thấy gần gũi với những người ta thương yêu. Với những người xa lạ hoặc chỉ quen biết sơ qua, ta luôn cảm thấy có khoảng cách. Và rồi với những người mà ta xem như thù địch, không thân thiện hoặc cách biệt, ta luôn cảm thấy căm ghét hoặc khinh bỉ. Tiêu chuẩn cho sự phân biệt giữa bạn và thù của ta dường như rất đơn giản. Nếu ai đó gần gũi hoặc tử tế với ta, thì người đó là bạn. Nếu ai đó gây khó khăn hoặc làm hại ta, đó là kẻ thù. Kèm theo với sự yêu mến ta dành cho những người thương yêu là những tình cảm như tham luyến và sự khao khát thôi thúc ta bộc lộ những cử chỉ trìu mến, thân mật. Tương tự như thế, ta nhìn những người mà ta không ưa thích qua những cảm xúc tiêu cực như giận dữ hoặc căm ghét. Vì vậy, lòng bi mẫn của ta đối với người khác luôn bị giới hạn, thiên vị, có định kiến, và tùy thuộc vào điều kiện là ta có cảm thấy gần gũi với họ hay không. 206
Rộng mở tâm hồn
CHAPTER 9: CULTIVATING EQUANIMITY
T
o feel true compassion for all beings, we must remove any partiality from our attitude
toward them. Our normal view of others is dominated by fluctuating and discriminating emotions. We feel a sense of closeness toward loved ones. Toward strangers or acquaintances we feel distant. And then for those individuals whom we perceive as hostile, unfriendly, or aloof, we feel aversion or contempt. The criterion for our classifying people as friends or enemies seems straightforward. If a person is close to us or has been kind to us, he or she is a friend. If a person has caused us difficulty or harm, he or she is a foe. Mixed with our fondness for our loved ones are emotions such as attachment and desire that inspire passionate intimacy. Similarly, we view those whom we dislike with negative emotions such as anger or hatred. Consequently, our compassion toward others is limited, partial, prejudicial, and conditioned by whether we feel close to them. An Open Heart
207
CHƯƠNG 9: NUÔI DƯỠNG TÂM AN ĐỊNH
CHAPTER 9: CULTIVATING EQUANIMITY
Lòng bi mẫn chân thật nhất thiết phải là vô điều kiện. Ta phải nuôi dưỡng tâm an định để vượt lên trên bất kỳ cảm xúc phân biệt và thiên vị nào. Có một phương pháp để nuôi dưỡng tâm an định là quán niệm về tính chất không cố định của tình bằng hữu. Trước hết ta phải suy xét, không có gì bảo đảm rằng người bạn thân của ta hôm nay sẽ mãi mãi là bạn ta. Tương tự, ta có thể hình dung rằng sự ghét bỏ của ta đối với một ai đó không nhất thiết là sẽ kéo dài vô hạn. Những quán chiếu như thế làm phân tán và suy yếu đi những cảm xúc mạnh mẽ của sự thiên vị, làm giảm thiểu cảm giác rằng sự tham luyến của ta là mãi mãi không thay đổi. Ta cũng có thể suy ngẫm về những hệ quả tiêu cực của sự tham luyến mạnh mẽ đối với những người bạn và sự căm ghét đối với kẻ thù. Tình cảm của ta dành cho một người bạn hay người ta thương yêu đôi khi làm cho ta mù quáng trước một số khía cạnh nào đó của người ấy. Ta phóng chiếu lên người ấy một phẩm chất hoàn toàn đáng yêu, tuyệt đối hoàn hảo. Và rồi ta bị sốc khi thấy điều gì đó trái ngược với những phóng chiếu của ta. Ta thay đổi từ cực đoan của sự yêu thương và khao khát sang sự thất vọng, ghét bỏ và đôi khi thậm chí là giận dữ. Ngay cả cảm giác hài lòng và thoả mãn trong một mối quan hệ với người nào đó mà 208
Rộng mở tâm hồn
Genuine compassion must be unconditional. We must cultivate equanimity in order to transcend any feelings of discrimination and partiality. One way to cultivate equanimity is to contemplate the uncertainty of friendship. First we must consider that there is no assurance that our close friend today will remain a friend forever. Similarly, we can imagine that our dislike for someone will not necessarily continue indefinitely. Such reflections diffuse our strong feelings of partiality, undermining our sense of the immutability of our attachments. We can also reflect upon the negative consequences of our strong attachment to friends and hostility toward enemies. Our feelings for a friend or a loved one sometimes blind us to certain of his or her aspects. We project a quality of absolute desirability, absolute infallibility, upon that person. Then, when we see something contrary to our projections, we are stunned. We swing from the extreme of love and desire to disappointment, repulsion, and sometimes even anger. Even that sense of inner contentment and satisfaction An Open Heart
209
CHƯƠNG 9: NUÔI DƯỠNG TÂM AN ĐỊNH
CHAPTER 9: CULTIVATING EQUANIMITY
ta yêu thương cũng có thể dẫn đến sự thất vọng, vỡ mộng và căm ghét. Mặc dù ta có thể cảm thấy những cảm xúc mạnh mẽ như tình yêu nam nữ hoặc sự căm ghét chính đáng là có sức thuyết phục sâu xa, nhưng sự hài lòng mà chúng mang lại chỉ là trong thoáng chốc. Theo quan điểm của đạo Phật, việc tránh xa sự chế ngự của những tình cảm như thế ngay từ ban đầu sẽ tốt hơn rất nhiều. Hậu quả của việc bị chế ngự bởi lòng căm ghét mãnh liệt là gì? Chữ “căm ghét” trong tiếng Tây Tạng là “shedang”, hàm nghĩa là sự thù nghịch hằn sâu trong tâm hồn. Có phần nào đó không hợp lý khi ta đáp trả với sự bất công hoặc gây hại của người khác bằng sự đối nghịch. Sự căm ghét của ta không gây ảnh hưởng vật lý gì đến kẻ thù; nó không hề gây hại cho họ. Đúng hơn, chính ta là người phải gánh chịu hậu quả tồi tệ của sự cay đắng tràn ngập [tâm hồn] như thế. Nó gặm nhấm ta từ bên trong. Sự giận dữ bắt đầu khiến cho ta dần dần ăn không ngon, ngủ không yên và cuối cùng phải trằn trọc, trăn trở suốt đêm trường. Nó ảnh hưởng mạnh mẽ đến ta, trong khi những kẻ thù của ta thì vẫn vậy, thật sung sướng không biết gì đến tình trạng sa sút của ta.
in a relationship with someone we love can lead to disappointment, frustration, and hatred. Though strong emotions, like those of romantic love or righteous hatred, may feel profoundly compelling, their pleasure is fleeting. From a Buddhist point of view, it is far better not to be in the grip of such emotions in the first place. What are the repercussions of becoming overpowered by intense dislike? The Tibetan word for hatred, shedang, suggests hostility from the depth of one’s heart. There is a certain irrationality in responding to injustice or harm with hostility. Our hatred has no physical effect on our enemies; it does not harm them. Rather, it is we who suffer the ill consequences of such overwhelming bitterness. It eats us from within. With anger we slowly begin to lose our appetite. We cannot sleep at night and often end up just rolling back and forth, back and forth, all night long. It affects us profoundly, while our enemies continue along, blissfully unaware of the state we have been reduced to.
Khi loại bỏ được sự căm ghét và giận dữ, ta có thể phản ứng với những hành vi gây hại cho ta một cách
committed against us far more effectively. If we
210
An Open Heart
Rộng mở tâm hồn
Free of hatred or anger, we can respond to actions
211
CHƯƠNG 9: NUÔI DƯỠNG TÂM AN ĐỊNH
CHAPTER 9: CULTIVATING EQUANIMITY
hiệu quả hơn nhiều. Nếu ta tiếp cận sự việc bằng một tâm trí bình thản, ta có thể nhìn nhận vấn đề một cách rõ ràng hơn và phán đoán được cách tốt nhất để giải quyết. Chẳng hạn, nếu một đứa bé đang làm điều gì đó sai trái, có thể gây nguy hiểm cho chính bản thân em hoặc người khác, như là đùa nghịch với những que diêm, ta có thể trách phạt em. Khi ta đối xử theo cách thẳng thắn như thế, hành động của ta có nhiều khả năng đạt đến mục đích hơn. Đứa trẻ sẽ không phải phản ứng với sự giận dữ của ta, mà là với sự quan tâm và nhận thức của ta về sự nguy cấp. Đây chính là phương cách để chúng ta nhận ra rằng, kẻ thù đích thực của ta thật sự nằm trong chính bản thân ta. Chính sự ích kỷ, tham ái và sân hận của ta đã gây hại cho ta. Khả năng gây hại cho ta của những kẻ mà ta xem là thù nghịch thật ra là rất hạn chế. Nếu ai đó thách thức ta và ta có thể dựa vào giới hạnh tự thân để kiềm chế không trả đũa, thì rất có thể là dù người ấy có thực hiện bất kỳ điều gì, những hành vi ấy cũng không khiến tâm ta bị xáo trộn. Ngược lại, ngay vào lúc những cảm xúc mạnh mẽ như giận dữ quá độ, căm ghét hay khao khát vừa sinh khởi trong ta, chúng lập tức làm xáo trộn tâm trí, lập tức hủy hoại sự an ổn tinh thần của ta và mở tung cánh cửa để những bất hạnh và đau khổ tràn vào phá sạch đi mọi thành tựu của ta trên con đường tu tập tâm linh. 212
Rộng mở tâm hồn
approach things with a cool head, we see the problem more clearly and judge the best way to address it. For example, if a child is doing something that could be dangerous to himself or others, such as playing with matches, we can discipline him. When we behave in such a forthright manner, there is a far greater chance that our actions will hit the mark. The child will respond not to our anger but to our sense of urgency and concern. This is how we come to see that our true enemy is actually within us. It is our selfishness, our attachment, and our anger that harm us. Our perceived enemy’s ability to inflict harm on us is really quite limited. If someone challenges us and we can muster the inner discipline to resist retaliating, it is possible that no matter what the person has done, those actions do not disturb us. On the other hand, when powerful emotions like extreme anger, hatred, or desire arise, they create disturbance the moment they occur within our minds. They immediately undermine our mental peace and create an opening for unhappiness and suffering to undo the work of our spiritual practice. An Open Heart
213
CHƯƠNG 9: NUÔI DƯỠNG TÂM AN ĐỊNH
CHAPTER 9: CULTIVATING EQUANIMITY
Khi ta nỗ lực để phát triển tâm an định, ta có thể suy xét rằng, ngay chính những ý niệm về bạn và thù là có thể thay đổi và phụ thuộc vào nhiều yếu tố. Không một ai khi sinh ra đã là bạn hay thù của ta, và thậm chí không hề có sự đảm bảo rằng những người thân thiết sẽ mãi mãi là bạn ta. Bạn và thù được định nghĩa dựa theo sự tiếp cận và cung cách cư xử của người khác đối với ta. Những người mà ta tin là có thiện ý với ta, yêu thương và quan tâm đến ta thì nói chung được ta xem là bạn, là người thân thiết. Những người mà ta tin rằng có ác ý và muốn gây hại cho ta thì đó là kẻ thù của ta. Vì thế, ta xem người khác là bạn hay thù đều dựa trên sự cảm nhận của riêng ta về suy nghĩ và tình cảm mà họ dành cho ta. Như vậy, chẳng có ai sẵn mang bản chất là bạn hay thù của ta cả. Ta thường nhầm lẫn giữa hành vi của một con người với chính bản thân con người đó. Thói quen này đưa ta đến kết luận rằng chỉ vì một hành vi hay lời nói cụ thể nào đó mà một người là kẻ thù của ta. Thế nhưng, [về bản chất thì] con người vốn chỉ đơn giản là con người, không hề [sẵn có những tính chất như] bạn hay thù, là Phật tử hay tín đồ Thiên Chúa, là người Trung Quốc hay người Tây Tạng... Do tác động của hoàn cảnh, người mà trước đây là đối tượng công kích của ta có thể thay đổi và trở thành người bạn thân thiết nhất của ta. Không có gì đáng ngạc nhiên 214
Rộng mở tâm hồn
As we work at developing equanimity, we can consider that the very notions of enemy and friend are changeable and dependent upon many factors. No one is born our friend or enemy and there isn’t even a guarantee that relatives will remain friends. Friend and enemy are defined in terms of people’s toward us and their treatment of us. Those whom we believe to have affection for us, to love and care for us, we generally regard as friends and loved ones. Those whom we believe to have ill will and harmful intentions toward us are our enemies. We therefore view people as friends or enemies based on our perception of the thoughts and emotions they harbor toward us. So, nobody is essentially our friend or essentially our enemy. We often confuse the actions of a person with the actual person. This habit leads us to conclude that because of a particular action or statement, a person is our enemy. Yet people are neutral. They are neither friend nor enemy, Buddhist nor Christian, Chinese nor Tibetan. As a result of circumstances, the person we hold in our sights could change and become our closest friend. The thought “Oh, you used to be so mean to me An Open Heart
215
CHƯƠNG 9: NUÔI DƯỠNG TÂM AN ĐỊNH
CHAPTER 9: CULTIVATING EQUANIMITY
với những suy nghĩ kiểu như: “Ồ, ngày trước bạn từng đối xử với tôi chẳng ra gì, nhưng giờ đây chúng ta là những người bạn rất tốt của nhau.” Còn có một phương pháp khác để nuôi dưỡng sự an định và vượt qua những cảm xúc thiên vị, phân biệt. Đó là quán chiếu về việc tất cả chúng ta đều bình đẳng như thế nào trong ước muốn được hạnh phúc và vượt qua khổ đau. Hơn thế nữa, tất cả chúng ta đều cảm nhận được rằng, về cơ bản ta có quyền thực hiện ước muốn đó. Chúng ta làm thế nào khẳng định được quyền cơ bản này? Rất đơn giản, đó là một phần trong bản chất tự nhiên của chúng ta. Tôi không phải là người duy nhất để có được đặc quyền ưu tiên. Bạn cũng không phải là người duy nhất giữ đặc quyền ưu tiên. Mong muốn được hạnh phúc và vượt qua đau khổ là một phần trong bản chất tự nhiên của tôi cũng như của bạn. Và nếu điều đó là đúng, thì tất cả những người khác cũng đều giống như chúng ta, đều có quyền được hạnh phúc và vượt qua đau khổ, đơn giản chỉ vì họ cũng có cùng bản chất tự nhiên như ta. Chính trên nền tảng của sự bình đẳng này mà ta phát triển tâm an định đối với hết thảy mọi người. Trong khi thiền quán, ta phải nỗ lực để nuôi dưỡng cách nhìn nhận rằng: “Cũng giống như bản thân tôi luôn mong ước được hạnh phúc 216
Rộng mở tâm hồn
in the past, but now we are such good friends” is not inconceivable. Another
way
of
cultivating equanimity
and
transcending our feelings of partiality and discrimination is to reflect upon how we are all equal in our aspiration to be happy and overcome suffering. Additionally, we all feel that we have a basic right to fulfill this aspiration. How do we justify this right? Very simply, it is part of our fundamental nature. I am not unique; I have no special privilege. You are not unique, nor do you hold special privileges. My aspiration to be happy and overcome suffering is part of my fundamental nature, as it is part of yours. If this is so, then just as we do, all others have the right to be happy and overcome suffering, simply because they share this fundamental nature. It is on the basis of this equality that we develop equanimity toward all. In our meditation we must work at cultivating the attitude that “just as I myself have the desire to be happy and overcome suffering, so do An Open Heart
217
CHƯƠNG 9: NUÔI DƯỠNG TÂM AN ĐỊNH
CHAPTER 9: CULTIVATING EQUANIMITY
và vượt qua khổ đau, tất cả những người khác cũng vậy; và cũng giống như bản thân tôi có quyền tự nhiên thực hiện mong ước này, tất cả những người khác cũng vậy.” Ta nên lặp lại ý nghĩ này nhiều lần khi thiền quán cũng như trong sinh hoạt đời thường, cho đến khi nó thấm đẫm vào nhận thức của ta. Còn một suy xét cuối cùng là, trong xã hội loài người, hạnh phúc của chúng ta phụ thuộc rất nhiều vào hạnh phúc của những người khác, và ngay chính sự tồn tại của ta cũng là kết quả đóng góp của rất nhiều người. Sự ra đời của ta phụ thuộc vào cha mẹ, và rồi ta cần có sự chăm sóc và yêu thương của cha mẹ trong những năm sau đó. Cho đến phương kế sinh nhai, nơi ăn chốn ở của ta, thậm chí là sự thành công và danh vọng của ta, cũng đều là kết quả đóng góp của vô số con người. Dù là trực tiếp hay gián tiếp, có vô số những người khác liên quan đến sự tồn tại của ta - đó là chưa nói đến hạnh phúc của ta. Nếu ta mở rộng cách suy luận này ra khỏi phạm vi một đời người, ta có thể hình dung rằng, suốt qua những kiếp sống trước đây của ta - thực ra là từ vô thủy đến nay - đã có vô số người khác từng đóng góp nhiều vô kể cho hạnh phúc của ta. Từ đó, ta đi đến kết luận: “Mình dựa vào đâu mà đối xử phân biệt? Làm sao mình có thể đối xử thân thiện với một số người và 218
Rộng mở tâm hồn
all others, and just as I have the natural right to fulfill this aspiration, so do all others.” We should repeat this thought as we meditate and as we go about our lives, until it sinks deep into our awareness. There is one last consideration. As human beings, our well-being very much depends upon that of others, and our very survival is a result of contributions made by many, many beings. Our birth is dependent upon our parents. We then need their care and affection for a number of years. Our livelihood, our dwelling, our sustenance, even our success and fame, are the result of contributions made by innumerable fellow human beings. Whether directly or indirectly, countless others are involved in our survival - not to mention our happiness. If we extend this line of reasoning beyond the confines of a single lifetime, we can imagine that throughout our previous lives - in fact, since time without beginning - countless others have made innumerable contributions to our welfare. We conclude, “What grounds have I to discriminate? How can I be close to An Open Heart
219
CHƯƠNG 9: NUÔI DƯỠNG TÂM AN ĐỊNH
CHAPTER 9: CULTIVATING EQUANIMITY
thù địch với những người khác? Mình phải vượt qua mọi cảm xúc phân biệt và thiên vị. Mình phải làm lợi ích cho tất cả mọi người, ai cũng như ai.”
some and hostile toward others? I must rise above all
THIỀN QUÁN ĐỂ AN ĐỊNH
MEDITATION FOR EQUANIMITY
Ta tu tập như thế nào để nhận thức được sự bình đẳng về cơ bản của tất cả chúng sinh? Tốt nhất là hãy nuôi dưỡng cảm xúc an định bằng cách chú tâm trước hết vào những người tương đối xa lạ hoặc chỉ quen biết sơ qua, tức là những người mà ta không có cảm xúc mạnh mẽ theo bất kỳ khuynh hướng nào. Từ khởi điểm đó, bạn phải quán chiếu một cách bình đẳng, rồi hướng đến bạn bè và sau đó nữa là những kẻ thù nghịch. Khi đã đạt được một cách nhìn không thiên lệch đối với tất cả chúng sinh rồi, bạn nên thiền quán về lòng yêu thương, nguyện cho chúng sinh đạt được hạnh phúc mà họ mong cầu. Hạt giống bi mẫn sẽ phát triển nếu bạn gieo trồng trên mảnh đất màu mỡ là một nhận thức thấm đượm tình thương yêu. Khi bạn đã tưới tẩm cho tâm thức bằng tình thương yêu, bạn có thể bắt đầu thiền quán về lòng bi mẫn. Ở đây, lòng bi mẫn chỉ đơn giản là niềm mong ước cho tất cả chúng sinh hữu tình đều được thoát khỏi khổ đau. 220
Rộng mở tâm hồn
feelings of partiality and discrimination. I must be of benefit to all, equally!”
How do we train our minds to perceive the essential equality of all living beings? It is best to cultivate the feeling of equanimity by first focusing on relative strangers or acquaintances, those for whom you have no strong feeling one way or the other. From there you should meditate impartially, moving on to friends and then enemies. Upon achieving an impartial attitude toward all sentient beings, you should meditate on love, the wish that they find the happiness they seek. The seed of compassion will grow if you plant it in fertile soil, a consciousness moistened with love. When you have watered your mind with love, you can begin to meditate upon compassion. Compassion, here, is simply the wish that all sentient beings be free of suffering.
An Open Heart
221
CHƯƠNG 10: TÂM BỒ-ĐỀ
CHAPTER 10: BODHICITTA
T
a đã nói nhiều về lòng bi mẫn, sự an định và ý nghĩa của việc nuôi dưỡng những phẩm chất này trong cuộc sống hằng ngày. Khi ta phát huy lòng bi mẫn đến mức độ tự mình cảm thấy có trách nhiệm với tất cả chúng sinh, ta sẽ thấy thôi thúc muốn hoàn thiện khả năng của mình để phụng sự chúng sinh. Đạo Phật gọi tâm nguyện muốn đạt đến trạng thái hoàn thiện như vậy là tâm Bồ-đề, và người đã phát tâm như vậy là một vị Bồ Tát. Có hai phương pháp để phát khởi tâm Bồ-đề. Phương pháp thứ nhất được gọi là Bảy suy niệm theo nhân quả, xoay quanh cách nhìn nhận rằng tất cả chúng sinh đều đã từng là mẹ ta trong quá khứ. Phương pháp thứ hai là Hoán chuyển vị trí của chính mình với người khác, trong đó ta nhìn tất cả những chúng sinh khác như chính bản thân mình. Cả hai phương pháp này đều được xem là những thực hành phương tiện, hay thuộc về khía cạnh “rộng lớn” của con đường tu tập. 222
Rộng mở tâm hồn
W
e have spoken a great deal about compassion and equanimity and what it
means to cultivate these qualities in our everyday lives. When we have developed our sense of compassion to the point where we feel responsible for all beings, we are motivated to perfect our ability to serve them. Buddhists call the aspiration to attain such a state bodhicitta, and one who has achieved it, a bodhisattva. There are two methods for bringing about this attitude. One, called the Sevenfold Cause-and-Effect Method, hinges on viewing all beings as having been our mother in the past. In the other, Exchanging Self for Others, we view all others as we do ourselves. Both methods are considered practices of the method, or vast, path. An Open Heart
223
CHƯƠNG 10: TÂM BỒ-ĐỀ
CHAPTER 10: BODHICITTA
BẢY SUY NIỆM THEO NHÂN QUẢ LÀM SINH KHỞI TÂM BỒ-ĐỀ Nếu ta đã từng tái sinh nhiều lần nối tiếp nhau, thì rõ ràng là phải có nhiều người mẹ để sinh ra ta. Cũng nên lưu ý rằng, sự sinh ra của chúng ta không chỉ giới hạn ở Trái đất. Theo quan điểm của đạo Phật, chúng ta đã trôi lăn trong vòng sanh tử từ rất lâu trước khi Trái đất này hiện hữu. Vì vậy, những kiếp sống quá khứ của ta nhiều đến mức không thể xác định, và những chúng sinh đã từng làm mẹ ta cũng nhiều không thể xác định. Như thế, [suy niệm] đầu tiên làm sinh khởi tâm Bồ-đề chính là nhận biết rằng tất cả chúng sinh đều đã từng là mẹ ta.
THE SEVENFOLD CAUSE-AND-EFFECT METHOD If we have been reborn time after time, it is evident that we have needed many mothers to give birth to us. It should be mentioned that our births have not been limited to the planet Earth. According to the Buddhist view, we have been going through the cycle of life and death for far longer than our planet has existed. Our past lives are therefore infinite, as are the beings who have given birth to us. Thus, the first cause bringing about bodhicitta is the recognition that all beings have been
Lòng yêu thương và từ ái của mẹ ta dành cho ta trong kiếp này thật khó đền đáp. Người đã phải trải qua nhiều đêm không ngủ để chăm sóc khi ta còn là đứa trẻ sơ sinh non nớt. Người nuôi nấng ta và sẵn lòng hy sinh mọi thứ, kể cả sự sống của chính mình, để đổi lấy sự sống cho ta. Khi ta suy ngẫm về điển hình thương yêu tận tụy của mẹ ta trong đời này, ta nên suy xét rằng mỗi một chúng sinh trong quá trình tồn tại [từ vô thủy đến nay] cũng đều đã từng [có lần] thương yêu chăm sóc ta giống như thế. Mỗi một sinh vật như con chó, con mèo, con cá, con ruồi... cho đến tất cả loài
our mother.
224
An Open Heart
Rộng mở tâm hồn
The love and kindness shown us by our mother in this life would be difficult to repay. She endured many sleepless nights to care for us when we were helpless infants. She fed us and would have willingly sacrificed everything, including her own life, to spare ours. As we contemplate her example of devoted love, we should consider that each and every being throughout existence 225
CHƯƠNG 10: TÂM BỒ-ĐỀ
CHAPTER 10: BODHICITTA
người đều đã từng là mẹ ta vào một thời điểm nào đó trong quá khứ từ vô thủy, và đã từng dành cho ta sự thương yêu chăm sóc vô bờ bến. Suy nghĩ như thế sẽ khiến ta khởi lên lòng cảm kích biết ơn [đối với hết thảy chúng sinh]. Đây là suy niệm thứ hai làm sinh khởi tâm Bồ-đề. Khi ta hình dung điều kiện hiện tại của tất cả chúng sinh [đã từng là mẹ ta], ta bắt đầu khởi lên mong muốn giúp đỡ họ thay đổi số phận. Đây là [suy niệm] thứ ba làm sinh khởi tâm Bồ-đề, và từ đó dẫn đến [suy niệm] thứ tư làm sinh khởi tâm Bồ-đề, chính là lòng yêu thương trìu mến đối với tất cả chúng sinh. Tình cảm này lôi cuốn ta hướng về tất cả chúng sinh, tương tự như cảm xúc của một đứa trẻ khi được gặp mẹ. Điều này đưa đến lòng bi mẫn khởi sinh trong ta, và đây là [suy niệm] thứ năm làm sinh khởi tâm Bồ-đề. Lòng bi mẫn chính là tâm nguyện muốn cứu giúp những chúng sinh đau khổ, những người từng là mẹ ta, thoát khỏi tình trạng khổ đau của họ. Vào lúc này, ta cũng khởi sinh lòng từ ái, là tâm nguyện mong muốn cho tất cả chúng sinh đều đạt được hạnh phúc. Khi trải qua những giai đoạn [nhận lãnh] trách nhiệm [đối với tất cả chúng sinh], ta phát triển từ tâm nguyện muốn cho tất cả chúng sinh đạt được hạnh phúc và thoát khỏi khổ đau, dần dần tiến lên đến mức chính 226
Rộng mở tâm hồn
has treated us this way. Each dog, cat, fish, fly, and human being has at some point in the beginningless past been our mother and shown us overwhelming love and kindness. Such a thought should bring about our appreciation. This is the second cause of bodhicitta. As we envision the present condition of all these beings, we begin to develop the desire to help them change their lot. This is the third cause, and out of it comes the fourth, a feeling of love cherishing all beings. This is an attraction toward all beings, similar to what a child feels upon seeing his or her mother. This leads us to compassion, which is the fifth cause of bodhicitta. Compassion is a wish to separate these suffering beings, our mothers of the past, from their miserable situation. At this point we also experience lovingkindness, a wish that all beings find happiness. As we progress through these stages of responsibility, we go from wishing that all sentient beings find happiness and freedom from suffering to personally An Open Heart
227
CHƯƠNG 10: TÂM BỒ-ĐỀ
CHAPTER 10: BODHICITTA
bản thân ta nhận lãnh trách nhiệm giúp đỡ chúng sinh đạt đến trạng thái vượt thoát khổ đau. [Đó là suy niệm thứ sáu làm sinh khởi tâm Bồ-đề.]
assuming responsibility for helping them enter this
Và đây là [suy niệm] cuối cùng làm sinh khởi tâm Bồ-đề. Khi ta khảo sát mọi điều nhằm tìm ra cách tốt nhất để giúp đỡ người khác, ta sẽ hướng đến việc phải đạt được sự giác ngộ viên mãn và trạng thái Nhất thiết trí của quả vị Phật.
This is the final cause. As we scrutinize how best
Câu hỏi tiềm ẩn trong phương pháp [suy niệm] này chính là trọng tâm của Phật giáo Đại thừa: Nếu tất cả những chúng sinh khác, những người từng đối xử tốt với ta từ vô thủy đến nay, hiện đang đau khổ, làm sao ta có thể nỗ lực tự thân chỉ để mưu cầu hạnh phúc cho riêng mình? Đi tìm hạnh phúc cho riêng ta, bất chấp những khổ đau mà người khác đang trải qua, thì thật là một bi kịch bất hạnh. Vì vậy, rõ ràng là ta phải cố gắng giải thoát tất cả chúng sinh khỏi mọi khổ đau. Phương pháp này giúp ta nuôi dưỡng tâm nguyện thực hiện điều đó.
228
Rộng mở tâm hồn
state beyond misery.
to help others, we are drawn to achieve the fully enlightened and omniscient state of Buddhahood. The implicit question in this method is central to Mahayana Buddhism: if all other sentient beings who have been kind to us since beginningless time are suffering, how can we devote ourselves to pursuing merely our own happiness? To seek our own happiness in spite of the suffering others are experiencing is tragically unfortunate. Therefore, it is clear that we must try to free all sentient beings from suffering. This method helps us cultivate the desire to do so.
An Open Heart
229
CHƯƠNG 10: TÂM BỒ-ĐỀ
CHAPTER 10: BODHICITTA
HOÁN CHUYỂN VỊ TRÍ CỦA CHÍNH MÌNH VỚI NGƯỜI KHÁC
EXCHANGING SELF FOR OTHERS The other method for bringing about bodhicitta, the
Phương pháp thứ hai để phát khởi tâm Bồ-đề - tức là tâm nguyện đạt đến sự giác ngộ tối thượng vì lợi ích cho tất cả chúng sinh - là hoán chuyển vị trí của chính mình với người khác. Trong phương pháp này, ta nỗ lực nhận ra mình phụ thuộc vào người khác như thế nào để có được mọi thứ. Ta suy ngẫm về ngôi nhà ta đang ở, quần áo ta mặc, con đường ta đi, tất cả đều có được nhờ vào sự làm việc cực nhọc của người khác. Để có được chiếc áo ta đang mặc, đã có quá nhiều công việc phải được thực hiện, từ việc trồng cây bông vải đến dệt vải và may thành áo... Miếng bánh mì ta ăn phải được nướng chín bởi một người nào đó. Cây lúa mì phải được trồng bởi một người khác nữa, và sau khi tưới nước bón phân, phải được thu hoạch để rồi xay ra thành bột. Bột này còn phải được nhào nặn và nướng chín trong lò theo đúng cách. Thật không thể kể hết tất cả những người đã liên quan đến việc cung cấp cho ta chỉ một miếng bánh mì đơn giản. Trong nhiều trường hợp, máy móc làm được rất nhiều công việc; tuy nhiên, máy móc cũng phải được [ai đó] phát minh và chế tạo, rồi cũng phải có người vận hành.
aspiration to attain highest enlightenment for the sake
230
An Open Heart
Rộng mở tâm hồn
of all sentient beings, is Exchanging Self for Others. In this method we work at recognizing how dependent we are on others for all we have. We contemplate how the homes we live in, the clothes we wear, the roads we drive on, have all been created by the hard work of others. So much work has gone into providing us with the shirt we are wearing, from planting the cottonseed to weaving the fabric and sewing the garment. The slice of bread we eat had to be baked by someone. The wheat had to be planted by someone else and, after irrigation and fertilization, had to be harvested and then milled into flour. This had to be kneaded into dough and then baked appropriately. It would be impossible to count all the people involved in providing us with a simple slice of bread. In many cases machines do a lot of the work; however, they had to be invented and produced, and must be supervised. 231
CHƯƠNG 10: TÂM BỒ-ĐỀ
CHAPTER 10: BODHICITTA
Ngay cả những phẩm tính cá nhân của chúng ta như sự kiên nhẫn và ý thức đạo đức, cũng đều được phát triển phụ thuộc vào người khác. Thậm chí ta có thể đạt đến sự cảm kích rằng những ai gây khó khăn cho ta chính là đang cho ta cơ hội để phát triển sự nhẫn nhục. Thông qua sự rèn luyện tư tưởng như trên, ta nhận biết được rằng ta phụ thuộc vào người khác như thế nào để tận hưởng được mọi thứ trong cuộc sống. Ta phải nỗ lực phát triển nhận thức này trong mọi sinh hoạt đời thường sau mỗi buổi sáng thực hành thiền. Có quá nhiều những ví dụ về sự phụ thuộc của ta vào người khác. Khi ta nhận biết được những điều đó, ý thức trách nhiệm của ta đối với người khác sẽ phát triển, và tâm nguyện đền đáp lòng tốt của những người ấy cũng phát triển theo. Ta cũng phải suy ngẫm về việc những hành vi thúc đẩy bởi tâm vị kỷ, tuân theo luật nhân quả, đã dẫn đến những khó khăn mà ta phải đối mặt hằng ngày như thế nào. Khi ta xem xét trường hợp của chính mình, ta thấy rõ những khuynh hướng ích kỷ của ta là vô nghĩa như thế nào và vì sao chỉ có những hành động vị tha, dấn thân giúp đỡ người khác mới là cách cư xử hợp lý nhất. Một lần nữa, suy xét này hướng ta đến điều cao cả nhất trong tất cả các hành động: dấn thân vào con đường đạt đến quả Phật để cứu giúp tất cả chúng sinh. 232
Rộng mở tâm hồn
Even our personal virtues, such as our patience and ethical sense, are all developed in dependence upon others. We can even come to appreciate that those who cause us difficulty are providing us with the opportunity to develop tolerance. Through this train of thought we come to recognize how dependent we are on others for all we enjoy in life. We must work at developing this recognition as we go about our lives after our morning meditation sessions. There are so many examples of our dependence on others. As we recognize them, our sense of responsibility toward others develops, as does our desire to repay them for their kindness. We also contemplate how, because of the laws of karma, our selfishly motivated actions have led to the difficulties we confront on a daily basis. As we consider our situation we see how pointless our selfcherishing ways are and how selfless actions, devoted to helping others, are the only logical course. Again, this leads us to the most noble of all actions: engaging in the process of attaining the state of Buddhahood in order to help all beings. An Open Heart
233
CHƯƠNG 10: TÂM BỒ-ĐỀ
CHAPTER 10: BODHICITTA
Khi vận dụng phương pháp hoán chuyển vị trí của chính mình với người khác, điều quan trọng là ta cũng phải tu tập phát triển sự kiên nhẫn, vì một trong những trở ngại chính đối với sự phát triển và hoàn thiện lòng bi mẫn cũng như tâm Bồ-đề chính là thiếu sự kiên trì và nhẫn nhục. Dù chọn phương pháp nào để phát triển tâm Bồđề, ta cũng phải luôn giữ vững niềm tin và nuôi dưỡng tâm nguyện cao cả nhất này mỗi ngày, trong các buổi thiền tập chính thức cũng như sau đó. Ta phải nỗ lực chuyên cần để giảm trừ những khuynh hướng ích kỷ và thay vào đó là những khuynh hướng cao thượng bao gồm trong lý tưởng Bồ Tát. Điều quan trọng là trước tiên ta phải phát triển được một cảm thức mạnh mẽ của sự an định, khuynh hướng cảm thông vô phân biệt đối với tất cả chúng sinh. Những hạnh nguyện cao cả của chúng ta sẽ rất khó phát huy hiệu quả nếu ta tiếp tục nuôi dưỡng những định kiến thiên lệch, vì những hạnh nguyện ấy sẽ chỉ hướng về những ai mà ta cảm thấy thân thiết.
When working with the technique of Exchanging Self for Others, it is important to also practice developing patience, as one of the main obstacles to our development and enhancement of compassion and bodhicitta is a lack of patience and tolerance. Whichever
method
we
employ
to
develop
bodhicitta, we should remain true to it and cultivate this highest aspiration daily in formal meditation and afterward. We must work diligently to diminish our selfish instincts and supplant them with the more lofty ones contained in the bodhisattva ideal. It is important that we first develop a strong sense of equanimity, the attitude of sympathetic impartiality toward all beings. Continuing to entertain biases makes it difficult for our virtuous aspirations to be very effective, as they will favor those we feel close to. While we work to cultivate the superior aspiration of
Trong khi ta nỗ lực phát triển hạnh nguyện cao cả của tâm Bồ-đề, nhiều chướng ngại sẽ tự chúng bộc lộ. Những cảm xúc nội tại của sự tham luyến và thù nghịch sẽ sinh khởi để hủy hoại dần những thành tựu của ta. Ta thấy mình bị cuốn theo những thói quen cũ
bodhicitta, many obstacles make themselves felt. Inner
234
An Open Heart
Rộng mở tâm hồn
feelings of attachment or hostility arise to undermine our efforts. We find ourselves drawn toward old timewasting habits, watching television or frequenting 235
CHƯƠNG 10: TÂM BỒ-ĐỀ
CHAPTER 10: BODHICITTA
làm mất thời gian vô ích, như xem ti vi hoặc thường xuyên giao tiếp với những bạn xấu, là những người lôi kéo ta rời xa mục tiêu cao cả mà ta đã thệ nguyện đạt đến. Ta phải nỗ lực để vượt qua những khuynh hướng và cảm xúc như thế, nhờ vào các phương pháp thiền định được trình bày trong sách này. Dưới đây là những bước nhất thiết phải được thực hiện. Trước hết, ta phải nhận ra rằng những cảm xúc phiền não và thói quen xấu chính là biểu hiện của tâm tham ái vẫn còn đang tiếp diễn, và một lần nữa suy xét về bản chất tai hại của chúng. Tiếp đến, ta phải vận dụng những phương pháp đối trị thích hợp và củng cố quyết tâm không buông thả theo những cảm xúc như thế nữa. Ta phải duy trì sự chú tâm vào thệ nguyện của mình đối với tất cả chúng sinh hữu tình. Chúng ta đã tìm hiểu qua phương pháp để rộng mở tâm hồn mình. Lòng bi mẫn là yếu tố hết sức thiết yếu của một tâm hồn rộng mở và nhất thiết phải được nuôi dưỡng xuyên suốt trong hành trình tu tập của ta. Sự điềm tĩnh an định sẽ loại bỏ mọi thành kiến và vun đắp lòng vị tha của chúng ta đến hết thảy chúng sinh hữu tình. Tâm Bồ-đề là thệ nguyện thật sự bắt tay vào việc giúp đỡ chúng sinh. Bây giờ, chúng ta sẽ học hỏi về các phương pháp để phát triển sự tập trung cần thiết nhằm nuôi dưỡng khía cạnh còn lại trong sự tu tập, đó là trí tuệ. 236
Rộng mở tâm hồn
friends who pull us away from the noble goal we are now committed to. We must work at overcoming such tendencies and emotions by means of the meditative techniques described throughout this book. These are the steps that must be taken. First, we must recognize our afflictive emotions and bad habits as evidence of our continuing state of attachment and consider, once again, their harmful nature. Second, we must apply the appropriate antidotes and marshal the determination not to indulge these emotions further. We must remain focused on our commitment to all sentient beings. We have been exploring the way to open our hearts. Compassion is the very essence of an open heart and must be cultivated throughout our journey. Equanimity removes our prejudices and enables our altruism to reach all sentient beings. Bodhicitta is the commitment to actually help them. We shall now learn the methods by which we develop the concentration necessary to cultivate the other aspect of our practice, wisdom. An Open Heart
237
CHƯƠNG 11: SỰ AN ĐỊNH
CHAPTER 11: CALM ABIDING
S
ự an định, hay nhất tâm, là một hình thức thiền tập trong đó bạn lựa chọn một đối tượng rồi chú tâm hoàn toàn vào đó. Mức độ tập trung sẽ không đạt được ngay chỉ trong một lần ngồi thiền. Bạn nhất thiết phải luyện tâm qua từng mức độ. Dần dần, bạn sẽ thấy tâm trí mình ngày càng có khả năng tập trung chú ý cao hơn. Sự an định là trạng thái ổn định của tâm thức khi bạn có thể duy trì tập trung lâu dài vào một đối tượng tinh thần tùy theo ý muốn, với một sự định tĩnh hoàn toàn không bị phân tán.
C
alm abiding, or single-pointed concentration, is a form of meditation whereby you choose
an object and fix your mind upon it. This degree of focus is not achieved in one sitting! You must train the mind by degrees. Slowly, you will find that your mind is capable of greater and greater concentration and focus. Calm abiding is the steady state in which your mind is able to remain focused on a mental object for as long as
Trong sự tu tập pháp thiền này (thiền chỉ), cũng giống như với mọi pháp thiền khác, cần nhắc lại rằng động cơ tu tập là quan trọng hơn cả. Kỹ năng tập trung vào một đối tượng duy nhất có thể được vận dụng vào rất nhiều mục đích khác nhau. Đây chỉ thuần túy là một kỹ năng, và kết quả của nó được quyết định bởi động cơ thực hành của bạn. Là những người tu tập tâm
desired, with a calm that is free of all distraction.
238
An Open Heart
Rộng mở tâm hồn
In this meditation practice, as with all the others, motivation is once again all-important. The skill involved in concentrating on a single object can be used to various ends. It is a purely technical expertise, and its outcome is determined by your motivation. Naturally, 239
CHƯƠNG 11: SỰ AN ĐỊNH
CHAPTER 11: CALM ABIDING
linh, điều tự nhiên là chúng ta quan tâm đến động cơ và mục tiêu đạo đức. Bây giờ ta hãy phân tích những khía cạnh kỹ thuật của phương pháp tu tập này. Sự an định được nhiều tín đồ của những tôn giáo khác nhau tu tập. Người tu tập pháp thiền này bắt đầu tiến trình tu tập bằng cách chọn một đối tượng thiền quán. Một tín đồ Thiên chúa giáo có thể chọn cây thánh giá hay Đức mẹ Đồng trinh làm mục tiêu của sự chú tâm khi thiền quán. Có thể khó khăn hơn cho người theo đạo Hồi giáo vì đạo này không có biểu tượng hình ảnh, nhưng họ có thể sử dụng niềm tin vào thánh Allah [như một đối tượng], vì đối tượng của thiền quán không nhất thiết phải là một đối tượng vật thể hay nhìn thấy được. Vì vậy, người ta có thể duy trì sự chú tâm vào đức tin sâu xa nơi Thượng đế, hoặc cũng có thể chú tâm vào thánh địa Mecca. Trong các bản văn Phật giáo thường sử dụng hình ảnh đức Phật Thích-ca Mâu-ni như một đối tượng điển hình cho sự chú tâm. Một trong những lợi ích của điều này là giúp cho nhận thức của hành giả về những phẩm tính siêu việt của một vị Phật càng thêm sâu sắc, cùng với sự cảm kích về lòng từ bi của ngài. Kết quả là hành giả có được một cảm nhận mạnh mẽ hơn về sự gần gũi với đức Phật.
as spiritual practitioners, we are interested in a virtuous motivation and a virtuous end. Let us now analyze the technical aspects of this practice. Calm abiding is practiced by members of many faiths. A meditator begins the process of training his or her mind by choosing an object of meditation. A Christian practitioner may take the holy cross or the Virgin Mary as the single point of his or her meditation. It might be harder for a Muslim practitioner because of the lack of imagery in Islam, though one could take one’s faith in Allah, for the object of meditation need not be a physical or even a visual object. Therefore, one can maintain one’s focus on a deep faith in God. One might also concentrate on the holy city of Mecca. Buddhist texts often use the image of Shakyamuni Buddha as an example of an object of concentration. One of the benefits of this is that it allows one’s awareness of the great qualities of a Buddha to grow, along with one’s appreciation of his kindness. The result is a greater sense of closeness to the Buddha. The image of the Buddha that you focus on in this
Hình ảnh đức Phật mà bạn chú tâm trong pháp thiền này không nên là bức tranh hay bức tượng. Mặc
meditation should not be a painting or statue. Though
240
An Open Heart
Rộng mở tâm hồn
241
CHƯƠNG 11: SỰ AN ĐỊNH
CHAPTER 11: CALM ABIDING
dầu bạn có thể sử dụng hình tượng cụ thể để giúp bạn quen thuộc dần với hình dáng và kích thước của đức Phật, nhưng [trong thiền quán thì] bạn nhất thiết phải chú tâm vào hình tượng của đức Phật trong tâm hồn. Bạn phải khởi lên trong tâm trí một hình dung về đức Phật. Một khi bạn làm được như vậy, tiến trình của sự an định có thể được bắt đầu.
you may use a material image to familiarize yourself
Đức Phật được hình dung trong tâm trí bạn không nên quá xa, cũng không nên quá gần. Bạn nên hình dung đức Phật ở khoảng ngang tầm chân mày, ngay phía trước mặt bạn khoảng 1,2 mét là được. Chiều cao của hình tượng Phật nên được hình dung vào khoảng 7 - 10 cm hoặc nhỏ hơn. Việc hình dung một hình tượng Phật nhỏ nhưng tỏa sáng, như thể được tạo thành bằng ánh hào quang, sẽ rất hữu ích. Hình dung một hình ảnh tỏa sáng giúp làm giảm khuynh hướng tự nhiên rơi vào trạng thái hôn trầm hay buồn ngủ. Mặt khác, bạn cũng nên cố hình dung một hình tượng có sức nặng. Nếu hình ảnh đức Phật được cảm nhận với một trọng lượng nào đó, khuynh hướng bất an có thể được chế ngự.
The Buddha you visualize should be neither too far away from you nor too close. About four feet directly in front of you, at the level of your eyebrows, is correct. The size of the image you visualize should be three or four inches high or smaller. It is helpful to visualize a small image, though quite bright, as if made of light. Visualizing a radiant image helps undermine the natural tendency toward mental torpor or sleepiness. On the other hand, you should also try to imagine this image as being fairly heavy. If the image of the Buddha is perceived to have some kind of weight to it, then the inclination toward mental restlessness can be averted.
Cho dù bạn có chọn đối tượng thiền quán là gì đi chăng nữa, sự chú tâm của bạn cũng nhất thiết phải ổn định và sáng suốt. Sự ổn định giảm đi vì sự phấn khích và tính chất phân tán, xao lãng của tâm thức,
Whatever object of meditation you choose, your single-pointed concentration must possess the qualities of stability and clarity. Stability is undermined by excitement, the scattered, distracted quality of mind
242
An Open Heart
Rộng mở tâm hồn
with the shape and proportions of the Buddha, it is the mental image of the Buddha that you must concentrate upon. Your visualization of the Buddha should be conjured in your mind. Once it has been, the process of calm abiding can begin.
243
CHƯƠNG 11: SỰ AN ĐỊNH
CHAPTER 11: CALM ABIDING
vốn là một khía cạnh của tham ái. Tâm thức rất dễ bị chi phối bởi những dòng suy nghĩ về các đối tượng mà ta khao khát. Những suy nghĩ như thế ngăn cản ta phát triển phẩm tính an định cần thiết để thật sự an trú nơi đối tượng thiền quán đã chọn. Mặt khác, sự sáng suốt bị che mờ hơn nữa bởi sự phóng dật, buông thả, đôi khi cũng được gọi là một chướng ngại của tâm thức.
that is one aspect of attachment. The mind is easily distracted by thoughts of desirable objects. Such thoughts keep us from developing the stable, settled quality necessary for us to abide truly and calmly on the object we have chosen. Clarity, on the other hand, is hindered more by mental laxity, what is sometimes called a sinking quality of mind.
Việc phát triển sự an định đòi hỏi bạn phải dấn thân hoàn toàn vào tiến trình cho đến khi bạn trở nên lão luyện. Một môi trường yên ổn, tĩnh lặng được xem là thiết yếu, cũng như phải có được những người bạn hỗ trợ. Bạn cần phải tạm gác lại mọi nỗi lo toan trong đời sống thế tục - chuyện gia đình, chuyện kinh doanh hay các mối quan hệ xã hội - và hoàn toàn dành trọn tâm trí vào việc phát triển sự chú tâm. Trong giai đoạn ban đầu, tốt nhất là bạn nên ngồi thiền nhiều lần với khoảng thời gian ngắn trong ngày, có thể khoảng mười đến hai mươi lần, mỗi lần mười lăm đến hai mươi phút là thích hợp. Khi sự chú tâm của bạn đã phát triển, bạn có thể kéo dài hơn thời gian mỗi lần ngồi thiền và giảm số lần trong ngày. Bạn nên ngồi theo một tư thế thiền định chính thức (kiết già hoặc bán già), giữ lưng thật thẳng. Nếu bạn tu tập thật chuyên cần, bạn có thể đạt được sự an định chỉ trong vòng sáu tháng.
Developing calm abiding demands that you devote
244
Rộng mở tâm hồn
yourself to the process utterly until you master it. A calm, quiet environment is said to be essential, as is having supportive friends. You should put aside worldly preoccupations - family, business, or social involvements - and dedicate yourself exclusively to developing concentration. In the beginning, it is best to engage in many short meditation sessions throughout the course of the day. As many as ten to twenty sessions of between fifteen and twenty minutes each might be appropriate. As your concentration develops, you can extend the length of your sessions and diminish their frequency. You should sit in a formal meditative position, with your back straight. If you pursue your practice diligently, it is possible to attain calm abiding in as little as six months. An Open Heart
245
CHƯƠNG 11: SỰ AN ĐỊNH
CHAPTER 11: CALM ABIDING
Một thiền giả phải học cách đối trị với các chướng ngại khi chúng xuất hiện. Khi tâm thức có vẻ như trở nên phấn khích và bị cuốn theo một ký ức dễ chịu hay một áp lực trách nhiệm nào đó, hành giả nhất thiết phải nhận biết ngay và hướng tâm quay về chú ý vào đối tượng đã chọn. Cần nhắc lại ở đây rằng, chánh niệm là phương tiện giúp ta làm được điều đó. Khi bạn mới bắt đầu phát triển sự an định, thật khó để giữ tâm hướng vào đối tượng lâu dài hơn chốc lát. Nhờ phương tiện là chánh niệm, bạn hướng tâm liên tục quay lại với đối tượng. Và một khi ta đã chú tâm được vào đối tượng thì chính nhờ vào chánh niệm mà sự chú tâm đó được duy trì, không bị phân tán. Sự quán chiếu nội tâm bảo đảm rằng sự chú tâm của ta luôn tiếp tục ổn định và sáng suốt. Nhờ vào sự nội quán, ta có thể nhận biết được ngay khi tâm thức trở nên phấn khích hay phân tán. Những người quá năng động và nhanh nhẹn đôi khi không thể nhìn thẳng vào mắt bạn khi trò chuyện. Họ liên tục đảo mắt nhìn quanh. Một tâm thức tán loạn cũng rất giống như thế, không thể duy trì sự chú tâm vì trạng thái phấn khích. Sự nội quán giúp ta có thể hướng tâm trở lại phần nào bằng sự chú ý vào nội tâm, nhờ đó làm suy giảm sự phấn khích trong tâm thức. Điều này tái lập sự an định của tâm thức. 246
Rộng mở tâm hồn
A meditator must learn to apply antidotes to hindrances as they occur. When the mind seems to be getting excited and begins to drift off toward some pleasant memory or pressing obligation, it must be caught and brought back to focus on its chosen object. Mindfulness, once again, is the tool for doing so. When you first begin to develop calm abiding, it is difficult to keep the mind placed on its object for more than a moment. By means of mindfulness you redirect the mind, returning it again and again to the object. Once the mind is focused on its object, it is with mindfulness that it then remains placed there, without drifting off. Introspection ensures that our focus remains stable and clear. By means of introspection we are able to catch the mind as it becomes excited or scattered. People who are very energetic and alert are sometimes not able to look you in the eye as they speak to you. They are constantly looking here and there. The scattered mind is a bit like that, unable to remain focused because of its excited condition. Introspection enables us to withdraw the mind a bit by focusing inward, thereby diminishing our mental excitement. This reestablishes the mind’s stability. An Open Heart
247
CHƯƠNG 11: SỰ AN ĐỊNH
CHAPTER 11: CALM ABIDING
Sự quán chiếu nội tâm cũng giúp ta nhận biết được khi tâm thức trở nên buông thả và hôn trầm, để nhanh chóng hướng tâm về đối tượng quán chiếu ngay lập tức. Đây là vấn đề thường gặp đối với những ai có bản chất sống cách biệt. Sự thiền quán của họ trở nên quá yếu ớt, thiếu hẳn sinh khí. Sự nỗ lực quán chiếu nội tâm có thể giúp họ kích hoạt tâm thức bằng những suy nghĩ có tính chất vui thích, và nhờ đó làm gia tăng sự sáng suốt và nhạy bén tinh thần.
Introspection also catches the mind as it becomes lax and lethargic, quickly bringing it back to the object at hand. This is generally a problem for those who are withdrawn by nature. Your meditation becomes too relaxed, lacking in vitality. Vigilant introspection enables you to lift up your mind with thoughts of a joyful nature, thereby increasing your mental clarity and acuity.
Khi bắt đầu nuôi dưỡng sự an định, không bao lâu bạn sẽ nhận rõ rằng việc duy trì sự chú tâm vào chủ đề đã chọn, dù chỉ trong một thời gian ngắn, là một thử thách rất lớn. Nhưng đừng nản chí! Chúng ta xem đây là dấu hiệu tích cực, vì cuối cùng thì bạn cũng bắt đầu nhận biết được sự năng động cực kỳ của tâm thức. Bằng cách kiên trì tu tập, khéo léo vận dụng chánh niệm và sự quán xét nội tâm, bạn sẽ có được khả năng kéo dài thời gian định tâm, tập trung vào đối tượng đã chọn, trong khi vẫn duy trì được sự nhạy bén, sinh khí và sự rung động của tư tưởng.
As you begin to cultivate calm abiding, it soon becomes apparent that maintaining your focus on the chosen object for even a short period of time is a great challenge. Don’t be discouraged. We see this as a positive sign because you are at last becoming aware of the extreme activity of your mind. By persevering in your practice and skillfully applying mindfulness and introspection, you become able to prolong the duration of your single-pointed concentration, the focus on the chosen object, while also maintaining alertness, the vitality and vibrancy of thought.
Có nhiều loại đối tượng, cụ thể hoặc trừu tượng, có thể được dùng để phát triển sự định tâm. Bạn có thể nuôi dưỡng sự an định bằng cách sử dụng ngay chính tự thân ý thức như đối tượng tập trung của thiền quán.
There are many sorts of objects, material and notional, that can be used to develop single-pointed concentration. You can cultivate calm abiding by taking consciousness itself as the focus of your meditation.
248
An Open Heart
Rộng mở tâm hồn
249
CHƯƠNG 11: SỰ AN ĐỊNH
CHAPTER 11: CALM ABIDING
Tuy nhiên, thật không dễ để có khái niệm rõ ràng về ý thức là gì, vì sự nhận hiểu này không thể có được chỉ đơn thuần qua miêu tả bằng ngôn ngữ. Một hiểu biết chân thật về bản chất của tâm thức nhất thiết phải có được qua thực nghiệm. Một sự hiểu biết như thế nên được phát triển như thế nào? Trước hết, bạn phải quan sát thật kỹ những trải nghiệm tư tưởng và cảm xúc của chính mình, quan sát phương cách mà ý thức đã sinh khởi trong bạn, quan sát phương cách mà tâm thức bạn hoạt động. Hầu hết thời gian ta kinh nghiệm được tâm thức hay ý thức đều là thông qua sự tương tác giữa ta với thế giới bên ngoài - những ký ức [về quá khứ] và dự định tương lai. Bạn thấy bực dọc vào buổi sáng? Chán nản vào buổi tối? Ám ảnh về một mối quan hệ đổ vỡ? Lo lắng về sức khỏe con cái? Hãy tạm gác lại tất cả. Bản chất của tâm thức, vốn là một kinh nghiệm sáng suốt của sự nhận biết, bị che khuất đi bởi những kinh nghiệm thông thường của chúng ta. Khi thiền quán về ý thức, bạn nhất thiết phải cố gắng duy trì tập trung vào giây phút hiện tại. Bạn phải ngăn chặn không để cho những hồi tưởng quá khứ xen vào sự quán chiếu của bạn. Tâm thức không nên hướng về quá khứ, cũng không nên chịu ảnh hưởng bởi những hy vọng hoặc lo sợ về tương lai. 250
Rộng mở tâm hồn
However, it is not easy to have a clear concept of what consciousness is, as this understanding cannot come about from a merely verbal description. A true understanding of the nature of the mind must come from experience. How should this understanding be cultivated? First, you must look carefully at your experience of thoughts and emotions, the way consciousness arises in you, the way your mind works. Most of the time we experience the mind or consciousness through our interactions with the external world - our memories and our future projections. Are you irritable in the morning? Dazed in the evening? Are you haunted by a failed relationship? Worried about a child’s health? Put all this aside. The true nature of the mind, a clear experience of our knowing, is obscured in our normal experience. When meditating on the mind, you must try to remain focused on the present moment. You must prevent recollections of past experiences from interfering with your reflections. The mind should not be directed back into the past, nor influenced by hopes or fears about the future.
An Open Heart
251
CHƯƠNG 11: SỰ AN ĐỊNH
CHAPTER 11: CALM ABIDING
Một khi bạn ngăn được những suy nghĩ như thế không để chúng làm gián đoạn sự định tâm, những gì còn lại chính là khoảng giữa của sự hồi tưởng về kinh nghiệm quá khứ và những mong đợi, dự tính về tương lai. Khoảng giữa này là một sự trống trải rỗng rang. Bạn nhất thiết phải nỗ lực để duy trì sự chú tâm chỉ vào khoảng trống rỗng rang này. Ban đầu, kinh nghiệm của bạn về khoảng trống rỗng rang này chỉ là một thoáng qua. Tuy nhiên, khi tiếp tục tu tập, bạn bắt đầu có thể kéo dài thời gian đó. Trong khi làm như vậy, bạn xua tan những tư tưởng ngăn che sự hiển lộ bản chất thật sự của tâm thức. Dần dần, sự nhận biết thuần túy sẽ có thể tỏa sáng soi khắp. Với sự tu tập, khoảng thời gian đó có thể ngày càng kéo dài hơn, cho đến khi đủ để bạn nhận hiểu được ý thức là gì. Điều quan trọng là phải hiểu được rằng, sự kinh nghiệm khoảng rỗng rang tinh thần này - khi ý thức hoàn toàn không còn mọi tiến trình suy nghĩ - không phải là một kiểu đầu óc trống không. Đó không phải là những gì con người trải qua trong giấc ngủ sâu không mộng mị hoặc khi bị bất tỉnh.
Once you prevent such thoughts from interfering with your focus, what is left is the interval between the recollections of past experiences and your anticipations and projections of the future. This interval is a vacuum. You must work at maintaining your focus on just this vacuum. Initially, your experience of this interval space is only fleeting. However, as you continue to practice, you become able to prolong it. In doing so, you clear away the thoughts that obstruct the expression of the real nature of the mind. Gradually, pure knowing can shine through. With practice, that interval can get larger and larger, until it becomes possible for you to know what consciousness is. It is important to understand that the experience of this mental interval - consciousness emptied of all thought processes - is not some kind of blank mind. It is not what one experiences when in deep, dreamless sleep or when one has fainted.
Vào lúc bắt đầu buổi thiền tập, bạn nên tự nhắc nhở mình: “Tôi sẽ không để cho tâm ý bị xao lãng bởi những suy nghĩ về tương lai, những suy đoán, hy vọng hoặc sợ hãi, cũng không để tâm ý chạy theo những hồi
to yourself, “I will not allow my mind to be distracted by
252
An Open Heart
Rộng mở tâm hồn
At the beginning of your meditation you should say thoughts of the future, anticipations, hopes, or fears, nor 253
CHƯƠNG 11: SỰ AN ĐỊNH
CHAPTER 11: CALM ABIDING
ức quá khứ. Tôi sẽ duy trì sự chú tâm vào giây phút hiện tại này.” Sau khi đã phát khởi một quyết tâm như vậy, bạn hướng tâm đến khoảng không rỗng rang ở giữa quá khứ và tương lai như đối tượng của thiền quán và chỉ đơn giản duy trì sự nhận biết về điều đó, loại bỏ bất kỳ tiến trình tư duy khái niệm nào.
HAI CẤP ĐỘ CỦA TÂM THỨC
will I let my mind stray toward memories of the past. I will remain focused on this present moment.” Once you have cultivated such a will, you take that space between past and future as the object of meditation and simply maintain your awareness of it, free of any conceptual thought processes.
THE TWO LEVELS OF MIND
Về bản chất, tâm thức có hai cấp độ. Cấp độ thứ nhất là kinh nghiệm rõ ràng của sự nhận biết như vừa nói trên. Cấp độ thứ hai và là bản chất rốt ráo của tâm thức, được kinh nghiệm với nhận thức rằng tâm thức này không hề có tự tính tự tồn tại. Để phát triển sự chú tâm hoàn toàn vào bản chất rốt ráo của tâm thức, bạn khởi đầu bằng cách xem cấp độ tâm thức thứ nhất - kinh nghiệm rõ ràng của sự nhận biết - như là đối tượng của sự tập trung thiền quán. Một khi đã đạt được sự tập trung ấy, bạn bắt đầu suy ngẫm về sự không có tự tính tự tồn tại của tâm thức. Những gì xuất hiện trong tâm thức vào lúc đó đích thật là tánh Không, hay không có bất kỳ tự tính tự tồn tại nào của tâm thức.
Mind has two levels by nature. The first level is the clear experience of knowing just described. The second and ultimate nature of the mind is experienced with the realization of the absence of this mind’s inherent existence. In order to develop single-pointed concentration on the ultimate nature of the mind, you initially take the first level of the mind - the clear experience of knowing - as the focus of meditation. Once that focus is achieved, you then contemplate the mind’s lack of inherent existence. What then appears to the mind is actually the emptiness or lack of any intrinsic existence of the mind. That is the first step. Then you take this emptiness
Đó là bước đầu tiên. Sau đó, bạn lấy tánh Không này làm đối tượng của sự tập trung thiền quán. Đây là
as your object of concentration. This is a very difficult
254
An Open Heart
Rộng mở tâm hồn
255
CHƯƠNG 11: SỰ AN ĐỊNH
CHAPTER 11: CALM ABIDING
hình thức thiền định rất khó khăn và đầy thách thức. Người ta nói rằng, một thiền giả ở cấp độ cao nhất, trước tiên phải nuôi dưỡng tri kiến về tánh Không, và sau đó trên nền tảng của tri kiến này, sử dụng chính tánh Không như đối tượng của thiền quán. Tuy nhiên, việc có được phần nào phẩm tính an định sẽ rất hữu ích để làm phương tiện đạt đến sự nhận hiểu về tánh Không ở mức độ sâu sắc hơn.
and challenging form of meditation. It is said that a
256
An Open Heart
Rộng mở tâm hồn
practitioner of the highest caliber must first cultivate an understanding of emptiness and then, on the basis of this understanding, use emptiness itself as the object of meditation. However, it is helpful to have some quality of calm abiding to use as a tool in coming to understand emptiness on a deeper level.
257
CHƯƠNG 12: CHÍN GIAI ĐOẠN THIỀN ĐỊNH
C
ho dù đối tượng thiền quán của bạn là gì, là bản chất của tâm thức bạn hay hình tượng đức Phật, bạn cũng sẽ trải qua chín giai đoạn của sự phát triển tâm an định.
W
hatever your object of meditation, whether it be the nature of your mind or the image
of the Buddha, you go through nine stages in the development of calm abiding.
GIAI ĐOẠN ĐẦU TIÊN Giai đoạn đầu tiên là việc hướng tâm vào đối tượng của sự tập trung. Giai đoạn này gọi là hướng tâm. Trong giai đoạn này, bạn rất khó duy trì sự tập trung lâu hơn một giây phút ngắn ngủi và cảm thấy nhự sự xao lãng tinh thần đã gia tăng. Bạn thường bị lôi cuốn ra khỏi đối tượng thiền quán, đôi khi hoàn toàn quên bẵng đi. Thời gian thiền quán của bạn bị cuốn theo những tư tưởng khác nhiều hơn và bạn phải nỗ lực rất lớn để hướng tâm quay về với đối tượng thiền quán. 258
CHAPTER 12: THE NINE STAGES OF CALM ABIDING MEDITATION
Rộng mở tâm hồn
THE FIRST STAGE The first stage involves placing the mind on its object of concentration. This stage is called placement. At this stage you have difficulty remaining concentrated for more than a brief moment and feel that your mental distractions have increased. You often drift away from the object, sometimes forgetting it completely. You spend more time on other thoughts and have to devote great effort to bringing your mind back to the object. An Open Heart
259
CHƯƠNG 12: CHÍN GIAI ĐOẠN THIỀN ĐỊNH
CHAPTER 12: THE NINE STAGES OF CALM ABIDING MEDITATION
GIAI ĐOẠN THỨ HAI
THE SECOND STAGE
Khi có thể kéo dài thời gian duy trì sự chú tâm vào đối tượng đã chọn đến khoảng vài ba phút, bạn đạt đến giai đoạn thứ hai. Giai đoạn này gọi là tương tục hướng tâm. Khoảng thời gian bị xao lãng vẫn còn nhiều hơn so với thời gian định tâm, nhưng bạn thực sự kinh nghiệm được những giây phút ngắn ngủi của sự định tĩnh tinh thần.
GIAI ĐOẠN THỨ BA Cuối cùng rồi bạn cũng đạt đến khả năng nhận biết ngay lập tức khi tâm thức bị xao lãng và tái lập sự chú tâm. Đây là giai đoạn tu tập thứ ba, gọi là trùng hướng tâm.
that you remain focused on your chosen object to a few minutes, you have attained the second stage. This stage is called continual placement. Your periods of distraction are still greater than your periods of concentration, but you do experience fleeting moments of focused mental stillness.
THE THIRD STAGE Eventually you become able to immediately catch your mind as it becomes distracted and reestablish its focus. This is the third stage of practice, re-placement.
THE FOURTH STAGE
GIAI ĐOẠN THỨ TƯ Vào giai đoạn thứ tư, gọi là kiên định hướng tâm, bạn đã phát triển chánh niệm đến mức độ không còn để mất sự chú tâm vào đối tượng. Tuy nhiên, đây chính là lúc bạn rất dễ rơi vào sự hôn trầm hay phấn khích mạnh mẽ. Phương pháp chủ yếu để đối trị là sự nhận biết bạn đang trải qua những tâm thái đó. Khi bạn đủ 260
When you are able to increase the length of time
Rộng mở tâm hồn
By the fourth stage, called close placement, you have developed mindfulness to the extent that you do not lose focus of your object of concentration. However, this is when you become vulnerable to intervals of intense laxity and excitement. The main antidote An Open Heart
261
CHƯƠNG 12: CHÍN GIAI ĐOẠN THIỀN ĐỊNH
CHAPTER 12: THE NINE STAGES OF CALM ABIDING MEDITATION
khả năng để áp dụng phương pháp đối trị với những biểu hiện rõ ràng hơn của sự hôn trầm hay phấn khích, những dạng thức vi tế hơn của sự hôn trầm sẽ có nguy cơ khởi sinh.
is the awareness that you are experiencing them. As
GIAI ĐOẠN THỨ NĂM
you are able to apply antidotes to the more obvious manifestations of laxity and excitement, there is the danger of subtler forms of laxity arising.
THE FIFTH STAGE
Giai đoạn thứ năm là rèn luyện. Trong giai đoạn này, sự quán xét nội tâm được vận dụng để nhận dạng sự hôn trầm vi tế và áp dụng phương pháp đối trị. Xin nhắc lại, phương pháp đối trị chính là sự nhận biết của bạn về dạng hôn trầm vi tế này.
spection is used to identify subtle laxity and to apply its
GIAI ĐOẠN THỨ SÁU
THE SIXTH STAGE
Trong giai đoạn thứ sáu, giai đoạn bình tâm, sự hôn trầm vi tế không còn sinh khởi nữa. Vì vậy, điểm trọng yếu vào lúc này là vận dụng phương pháp đối trị với sự phấn khích vi tế. Năng lực nội quán của bạn nhất thiết phải mạnh mẽ hơn, vì chướng ngại này vi tế hơn.
antidote. Again, the antidote is your awareness of this subtle laxity.
By the sixth stage, pacification, subtle laxity no longer arises. Emphasis is thus placed on applying the antidote to subtle excitement. Your introspection must be more powerful, as the obstacle is more subtle.
THE SEVENTH STAGE
GIAI ĐOẠN THỨ BẢY Khi bạn đã có thể ngăn không cho những dạng thức vi tế của sự hôn trầm và phấn khích sinh khởi nhờ vào những nỗ lực liên tục và phối hợp [nhiều phương 262
The fifth stage is disciplining. In this stage intro-
Rộng mở tâm hồn
When, through continual and concerted effort, you have managed to keep subtle forms of laxity and An Open Heart
263
CHƯƠNG 12: CHÍN GIAI ĐOẠN THIỀN ĐỊNH
CHAPTER 12: THE NINE STAGES OF CALM ABIDING MEDITATION
pháp], thì tâm thức bạn không còn cần thiết phải được phòng hộ quá nghiêm ngặt nữa. Bạn đã đạt đến giai đoạn thứ bảy, gọi là hoàn toàn bình tâm.
excitement from arising, your mind does not need to be
GIAI ĐOẠN THỨ TÁM
overly vigilant. The seventh stage, thorough pacification, has been attained.
THE EIGHTH STAGE
Khi bạn có thể hướng tâm vào đối tượng ngay sau một nỗ lực ban đầu và có thể duy trì sự chú tâm mà không trải qua bất kì sự hôn trầm hay phấn khích nào dù là nhỏ nhất, bạn đã đạt đến giai đoạn thứ tám. Ta gọi đây là sự nhất tâm.
When, with some initial exertion, you can place your mind on its object and are able to remain focused without the slightest experience of laxity or excitement, you have attained the eighth stage. We call this single-pointed.
THE NINTH STAGE
GIAI ĐOẠN THỨ CHÍN Giai đoạn thứ chín, hướng tâm an định, đạt đến khi bạn duy trì được sự chú tâm vào đối tượng mà không cần phải nỗ lực, và có thể kéo dài thời gian [định tâm] tùy ý. Sự an định thật sự sẽ đạt được sau khi đến giai đoạn thứ chín, nhờ quán chiếu liên tục với sự nhất tâm, cho đến khi bạn trải nghiệm một sự nhu nhuyễn hỷ lạc của cả thân và tâm.
The ninth stage, balanced placement, is attained when your mind remains placed on its object effortlessly, for as long as you wish. True calm abiding is achieved after attaining the ninth stage, by continuing to meditate with single-pointed concentration until you experience a blissful pliancy of body and mind. ***
***
It is important to maintain a skillful balance in
Điều quan trọng là phải duy trì một sự cân bằng khéo léo trong sự tu tập hằng ngày, giữa sự vận dụng pháp thiền hướng đến nhất tâm (thiền chỉ) và pháp
your daily practice between the application of single-
264
An Open Heart
Rộng mở tâm hồn
pointed concentration and analysis. If you focus too 265
CHƯƠNG 12: CHÍN GIAI ĐOẠN THIỀN ĐỊNH
CHAPTER 12: THE NINE STAGES OF CALM ABIDING MEDITATION
thiền quán xét (thiền quán). Nếu bạn chú ý quá nhiều vào việc hoàn thiện pháp thiền chỉ, khả năng quán xét của bạn có thể bị giảm đi. Ngược lại, nếu bạn quá quan tâm đến pháp thiền quán, bạn có thể giảm khả năng nuôi dưỡng sự an định để duy trì tập trung chú ý trong một khoảng thời gian dài. Bạn nhất thiết phải nỗ lực để tìm ra một sự cân bằng giữa việc áp dụng thiền chỉ và thiền quán.
much on perfecting your single-pointed concentration,
266
An Open Heart
Rộng mở tâm hồn
your analytic ability may be undermined. On the other hand, if you are too concerned with analyzing, you may undermine your ability to cultivate steadiness, to remain focused for a prolonged period of time. You must work at finding an equilibrium between the application of calm abiding and analysis.
267
CHƯƠNG 13: TRÍ TUỆ
CHAPTER 13: WISDOM
B
ây giờ, chúng ta đã quen thuộc với phương pháp rèn luyện tâm thức để có thể duy trì sự tập trung hoàn toàn vào một đối tượng thiền định. Khả năng này sẽ là một công cụ thiết yếu để nhận hiểu sâu xa về trí tuệ, đặc biệt là về tánh Không. Mặc dầu tôi đã đề cập đến tánh Không xuyên suốt tập sách này, nhưng bây giờ chúng ta hãy tìm hiểu sâu hơn đôi chút xem tánh Không thực sự là gì.
BẢN NGÃ
to discipline our minds so that we can
remain perfectly focused on an object of meditation. This ability becomes an essential tool in penetrating wisdom, particularly emptiness. Though I have touched upon emptiness throughout this book, let us now explore a little more deeply just what emptiness is.
THE SELF
Tất cả chúng ta đều có một cảm nhận rõ ràng về bản ngã, một cảm nhận về “cái tôi”. Ta biết rằng ta đang đề cập đến ai khi suy nghĩ “tôi đang đi làm”, “tôi đang về nhà”, hoặc “tôi đói bụng”. Ngay cả những con vật cũng có một ý niệm về tự thân chúng, dù chúng không thể diễn đạt điều đó bằng ngôn ngữ như cách làm của chúng ta. Nhưng khi ta cố gắng xác định và nhận hiểu xem “cái tôi” này là gì, hóa ra lại rất khó xác định chính xác. 268
W
e are now acquainted with the technique
Rộng mở tâm hồn
We all have a clear sense of self, a sense of “I.” We know who we are referring to when we think, “I am going to work,” “I am coming home,” or “I am hungry.” Even animals have a notion of their identity, though they can’t express it in words the way we can. When we try to identify and understand just what this “I” is, it becomes very difficult to pinpoint. An Open Heart
269
CHƯƠNG 13: TRÍ TUỆ
CHAPTER 13: WISDOM
Ở Ấn Độ cổ xưa, nhiều nhà triết học Hindu quan niệm rằng bản ngã này độc lập với tâm trí và thể xác của con người. Họ cảm thấy rằng, nhất định phải có một thực thể có khả năng mang lại sự tương tục giữa những giai đoạn khác nhau của “cái tôi”, chẳng hạn như cái tôi “khi tôi còn trẻ” hoặc “khi tôi đã già”, và thậm chí là “tôi” trong một kiếp sống quá khứ với “tôi” trong một kiếp sống tương lai. Vì tất cả những “cái tôi” khác nhau này đều ngắn ngủi và không thường tồn, nên người ta cảm thấy rằng nhất định phải có một “cái tôi” đơn nhất và thường tồn nào đó làm chủ thể của tất cả những giai đoạn khác nhau trong đời sống. Đây là nền tảng để thừa nhận một bản ngã, hẳn phải là khác biệt với tâm trí và thể xác. Triết học Hindu gọi cái bản ngã này là “atman” (linh hồn). Thật ra, tất cả chúng ta đều ôm giữ một ý niệm giống như thế về bản ngã. Nếu ta khảo sát về cách thức mà ta nhận hiểu về ý nghĩa của bản ngã này như thế nào, [ta thấy rằng] ta đã xem nó là trung tâm điểm cho sự hiện hữu của ta. Ta không kinh nghiệm bản ngã như một sự kết hợp nào đó của chân, tay, đầu, mình... Thay vì thế, ta nghĩ về bản ngã như là chủ nhân của những bộ phận này. Ví dụ, tôi không nghĩ rằng cánh tay của tôi là tôi, tôi nghĩ đó là cánh tay “của tôi”, và tôi nghĩ về tâm thức cũng theo cách giống như vậy, như là [một đối tượng] thuộc về tôi. [Sau khi 270
Rộng mở tâm hồn
In
ancient
India
many
Hindu
philosophers
speculated that this self was independent of a person’s mind and body. They felt that there had to be an entity that could provide continuity among the different stages of self, such as the self “when I was young” or “when I get old” and even the “me” in a past life and the “me” in a future life. As all these different selves are transient and impermanent, it was felt that there had to be some unitary and permanent self that possessed these different stages of life. This was the basis for positing a self that would be distinct from mind and body. They called this atman. Actually, we all hold such a notion of self. If we examine how we perceive this sense of self, we consider it the core of our being. We don’t experience it as some composite of arms, legs, head, and torso, but rather we think of it as the master of these parts. For example, I don’t think of my arm as me, I think of it as my arm; and I think of my mind in the same way, as belonging An Open Heart
271
CHƯƠNG 13: TRÍ TUỆ
CHAPTER 13: WISDOM
phân tích như vậy, ta] nhận ra được rằng ta đã tin là có một “cái tôi” độc lập và tự nó hoàn chỉnh ở nơi trung tâm điểm sự hiện hữu của ta, là chủ thể của những bộ phận hợp thành ta. Có gì sai lầm với niềm tin này? Làm sao một bản ngã đơn nhất, vĩnh hằng và bất biến, độc lập với tâm trí và thể xác như thế lại có thể bị phủ nhận? Các triết gia Phật giáo cho rằng, bản ngã chỉ có thể được nhận hiểu trong mối tương quan trực tiếp với phức thể thân-tâm. Họ giải thích rằng, nếu có một linh hồn hay bản ngã thực sự tồn tại, thì hoặc là nó phải tách biệt với những bộ phận không thường tồn đã cấu thành nó, tức là tâm hồn và thể xác, hoặc là nó phải đồng nhất với những bộ phận của nó. Tuy nhiên, nếu bản ngã là tách biệt với tâm hồn và thể xác thì nó sẽ chẳng có quan hệ gì cả, vì nó sẽ hoàn toàn không liên quan gì đến tâm hồn và thể xác. Còn nếu cho rằng một bản ngã thường tồn không chia tách có thể đồng nhất với những bộ phận không thường tồn đã tạo thành tâm hồn và thể xác thì thật là khôi hài. Tại sao? Vì bản ngã là đơn nhất và không thể chia tách, trong khi các bộ phận là số nhiều. Làm sao một thực thể thuần nhất lại có thể có các bộ phận [cấu thành]?
to me. We come to recognize that we believe in a selfsufficient and independent “me” at the core of our being, possessing the parts that make us up. What is wrong with this belief? How can such an unchanging, eternal, and unitary self that is independent of mind and body be denied? Buddhist philosophers hold that a self can be understood only in direct relation to the mind-body complex. They explain that if an atman or “self” were to exist, either it would have to be separate from the impermanent parts that constitute it, the mind and body, or it would have to be one with its parts. However, if it were separate from the mind and body, it would have no relevance, as it would be totally unrelated to them. And to suggest that a permanent indivisible self could be one with the impermanent parts that make up mind and body is ludicrous. Why? Because the self is single and indivisible, while the parts are numerous. How can a partless entity have parts? So, just what is the nature of this self we are so
Vậy thì, bản chất của “cái tôi” mà ta đã quá quen thuộc này là gì? Một số triết gia Phật giáo hướng đến
familiar with? Some Buddhist philosophers point to the
272
An Open Heart
Rộng mở tâm hồn
273
CHƯƠNG 13: TRÍ TUỆ
CHAPTER 13: WISDOM
sự kết hợp giữa các bộ phận của thân, tâm và chỉ xem tổng thể tất cả những cái đó là bản ngã. Những người khác cho rằng dòng tương tục của tâm thức chúng ta nhất định là bản ngã. Cũng có những người tin rằng bản ngã là một năng lực tinh thần riêng biệt nào đó, một “nền tảng tâm thức của mọi thứ”. Tất cả những ý niệm như thế đều là những nỗ lực để [giải thích] cho phù hợp với niềm tin sẵn có của chúng ta về một bản ngã trung tâm, trong khi vẫn phải thừa nhận tính không hợp lý của sự chắc thật và thường tồn mà ta đã quy gán cho nó một cách tự nhiên.
BẢN NGÃ VÀ PHIỀN NÃO Nếu ta khảo sát những cảm xúc của mình, những kinh nghiệm tham luyến hay căm thù mạnh mẽ, ta sẽ nhận ra rằng nguồn gốc của những cảm xúc này chính là sự bám víu mãnh liệt vào một quan niệm về bản ngã. Một bản ngã như thế được ta mặc nhiên cho là độc lập và tự hoàn chỉnh, với một thực thể chắc thật. Khi niềm tin vào một bản ngã như vậy gia tăng, thì mong muốn thỏa mãn và bảo vệ nó trong lòng ta cũng gia tăng. Hãy để tôi đưa ra một ví dụ. Khi bạn nhìn thấy một cái đồng hồ xinh đẹp trong cửa hiệu, bạn tự nhiên bị nó hấp dẫn. Nếu người bán hàng làm rơi nó, bạn sẽ nghĩ: “Ối trời, cái đồng hồ đã bị rơi.” Ảnh hưởng của 274
Rộng mở tâm hồn
collection of the parts of mind and body and consider the sum of them alone to be the self. Others hold that the continuum of our mental consciousness must be the self. There is also the belief that some separate mental faculty, a “mind basis of all,” is the self. All such notions are attempts to accommodate our innate belief in a core self, while acknowledging the untenability of the solidity and permanence we naturally ascribe to it.
SELF AND AFFLICTIONS If we examine our emotions, our experiences of powerful attachment or hostility, we find that at their root is an intense clinging to a concept of self. Such a self we assume to be independent and self-sufficient, with a solid reality. As our belief in this kind of self intensifies, so does our wish to satisfy and protect it. Let me give you an example. When you see a beautiful watch in a shop, you are naturally attracted to it. If the salesperson were to drop the watch, you would think, “Oh dear, the watch has fallen.” The impact this would have on you would not be very great. An Open Heart
275
CHƯƠNG 13: TRÍ TUỆ
CHAPTER 13: WISDOM
điều này đối với bạn sẽ không lớn lắm. Tuy nhiên, nếu bạn đã mua cái đồng hồ và nghĩ về nó như là “đồng hồ của tôi”, và rồi bạn làm rơi nó, ảnh hưởng này sẽ cực kỳ mạnh mẽ. Bạn cảm thấy như thể tim mình nhảy vọt ra ngoài. Cảm xúc mạnh mẽ này từ đâu đến? Sự sở hữu được sinh ra từ cảm nhận về “bản ngã”. Cảm nhận của ta về “cái tôi” càng mạnh mẽ thì cảm nhận về “cái của tôi” cũng theo đó mà mạnh mẽ hơn. Đây là lý do vì sao việc chúng ta phải nỗ lực để xóa bỏ niềm tin về một bản ngã độc lập và tự hoàn chỉnh là điều rất quan trọng. Một khi ta có thể đặt nghi vấn và xóa tan đi sự tồn tại của một quan niệm như thế về bản ngã, những cảm xúc sinh khởi từ đó cũng được giảm thiểu.
If, however, you bought the watch and have come to
VÔ NGÃ CỦA VẠN PHÁP
SELFLESSNESS OF ALL PHENOMENA
Không chỉ các chúng sinh hữu tình mới là vô ngã không có một bản ngã trung tâm - mà tất cả vạn pháp đều như vậy. Nếu ta phân tích hay tách rời [các phần của] một bông hoa, tìm kiếm “bông hoa” trong những bộ phận của nó, ta sẽ không tìm thấy. Điều này nói lên rằng bông hoa không thật sự sẵn có một thực thể tự tồn tại. Điều này cũng đúng với trường hợp của một chiếc xe hơi, cái bàn hay cái ghế. Và thậm chí các mùi vị cũng có thể được chia tách một cách khoa học hay theo phép phân tích đến mức độ mà ta không còn có thể xem đó là một mùi hay vị. 276
Rộng mở tâm hồn
think of it as “my watch,” then, were you to drop it, the impact would be devastating. You would feel as if your heart were jumping out of you. Where does this powerful feeling come from? Possessiveness arises out of our sense of self. The stronger our sense of “me,” the stronger is our sense of “mine.” This is why it is so important that we work at undercutting our belief in an independent, self-sufficient self. Once we are able to question and dissolve the existence of such a concept of self, the emotions derived from it are also diminished.
It is not just sentient beings who lack a core self. All phenomena do. If we analyze or dissect a flower, looking for the flower among its parts, we shall not find it. This suggests that the flower doesn’t actually possess an intrinsic reality. The same is true of a car, a table, or a chair. And even tastes and smells can be taken apart either scientifically or analytically to the point where we can no longer point to a taste or a smell. An Open Heart
277
CHƯƠNG 13: TRÍ TUỆ
CHAPTER 13: WISDOM
Dù vậy, ta cũng không thể phủ nhận sự tồn tại của những bông hoa và mùi hương ngọt ngào của chúng. Vậy chúng tồn tại như thế nào? Một số triết gia Phật giáo đã giải thích rằng, bông hoa mà bạn cảm nhận đó là một khía cạnh bên ngoài của nhận thức của bạn về bông hoa. Nó chỉ tồn tại bên trong chủ thể đã nhận thức nó. Theo cách giải thích này, nếu ở giữa chúng ta có một bông hoa trên bàn, thì bông hoa mà tôi nhìn thấy là cùng một thực thể như nhận thức của tôi về bông hoa, nhưng bông hoa mà bạn nhìn thấy lại là một khía cạnh trong nhận thức của bạn về bông hoa đó. Tương tự như vậy, mùi hương hoa bạn ngửi cũng sẽ đồng nhất với sự cảm nhận về mùi hương mà bạn trải nghiệm được với hương thơm của nó. Bông hoa tôi cảm nhận sẽ khác với bông hoa mà bạn cảm nhận. Mặc dầu quan điểm “duy thức” này, theo như tên gọi của nó, phá trừ mạnh mẽ nhận thức của chúng ta về sự thật khách quan, nhưng nó đã đóng góp cực kỳ quan trọng cho ý thức của chúng ta. Trong thực tế, ngay chính tâm thức tự nó cũng không là thật có. Được hình thành từ những kinh nghiệm khác nhau, bị kích thích bởi những hiện tượng khác nhau, rốt cùng thì tâm thức cũng là không thể xác định như bất kỳ sự vật nào khác. 278
Rộng mở tâm hồn
And yet, we cannot deny the existence of flowers and of their sweet scent. How do they then exist? Some Buddhist philosophers have explained that the flower you perceive is an outer aspect of your perception of it. It exists only in that it is perceived. Pursuing this interpretation, if there were a flower on the table between us, the one I see would be the same entity as my perception of it, but the one you see would be an aspect of your perception of it. The flower’s scent that you smell would similarly be one with your sense of smell experiencing its fragrance. The flower I perceive would be a different flower from the one you perceive. Though this “mind only” view, as it is called, greatly diminishes our sense of objective truth, it attributes great importance to our consciousness. In fact, even the mind is not in and of itself real. Being made up of different experiences, stimulated by different phenomena, it is ultimately as unfindable as anything else.
An Open Heart
279
CHƯƠNG 13: TRÍ TUỆ
CHAPTER 13: WISDOM
TÁNH KHÔNG VÀ DUYÊN KHỞI
EMPTINESS AND DEPENDENT ORIGINATION
Như vậy, tánh Không là gì? Đó chỉ đơn giản là tính chất không thể xác định [của vạn pháp]. Khi ta tìm kiếm một bông hoa trong những bộ phận tạo thành nó, ta đối diện với sự không tồn tại của một bông hoa như thế. Sự không tồn tại mà ta nhận ra đó là tánh Không của bông hoa.
So what is emptiness? It is simply this unfindability. When we look for the flower among its parts, we are confronted with the absence of such a flower. That absence we are confronted with is the flower’s emptiness.
Nhưng, vậy thì không có bông hoa chăng? Tất nhiên là có chứ. Việc đi tìm một trung tâm điểm của bất kỳ sự vật nào cuối cùng đều sẽ dẫn đến một nhận thức tinh tế hơn về tánh Không của nó, tức là tính chất không thể xác định. Tuy nhiên, ta nhất thiết không được nghĩ về tánh Không của một bông hoa đơn giản chỉ là tính chất không xác định mà ta đối diện khi tìm kiếm trong những bộ phận tạo thành nó. Thay vì vậy, chính tính chất phụ thuộc của bông hoa, hay của bất kỳ đối tượng nào bạn muốn gọi tên, sẽ định nghĩa tánh Không của đối tượng đó. Điều này được gọi là duyên khởi.
But then, is there no flower? Of course there is. To seek for the core of any phenomenon is ultimately to arrive at a more subtle appreciation of its emptiness, its unfindability. However, we mustn’t think of the emptiness of a flower simply as the unfindability we encounter when searching among its parts. Rather, it is the dependent nature of the flower, or whatever object you care to name, that defines its emptiness. This is called dependent origination.
Quan điểm duyên khởi được nhiều triết gia Phật giáo giải thích theo nhiều cách khác nhau. Một số người định nghĩa nó chỉ đơn thuần trong tương quan với luật nhân quả. Họ giải thích rằng, vì một vật thể, chẳng hạn như bông hoa, là kết quả của các nhân và duyên, nên nó sinh khởi một cách phụ thuộc. Những người khác giải thích sự phụ thuộc một cách tinh tế hơn. Với họ, một
The notion of dependent origination is explained in various ways by different Buddhist philosophers. Some define it merely in relation to the laws of causation. They explain that since a thing such as a flower is the product of causes and conditions, it arises dependently. Others interpret dependence more subtly. For them a
280
An Open Heart
Rộng mở tâm hồn
281
CHƯƠNG 13: TRÍ TUỆ
CHAPTER 13: WISDOM
hiện tượng là phụ thuộc khi nó phụ thuộc vào các thành phần của chính nó, theo cách như bông hoa phụ thuộc vào những cánh hoa, nhụy đực và nhụy cái. Có một cách giải thích về duyên khởi thậm chí còn tinh tế hơn nữa. Trong phạm vi một hiện tượng đơn nhất như bông hoa, những bộ phận của nó - cánh hoa, nhụy đực và nhụy cái - cùng với tư tưởng của ta nhận biết và gọi tên bông hoa là phụ thuộc lẫn nhau. Một yếu tố trong đó không thể tồn tại nếu không có các yếu tố khác. Chúng cũng là những hiện tượng độc đáo, tách biệt lẫn nhau. Vì thế, khi phân tích hay tìm kiếm một bông hoa trong những thành phần của nó, bạn sẽ không tìm thấy. Dù vậy, nhận thức về một bông hoa chỉ tồn tại trong sự tương quan với các thành phần tạo nên nó. Từ sự nhận hiểu về duyên khởi như vậy dẫn đến sự phủ nhận bất kỳ ý tưởng nào về sự tồn tại trên cơ sở tự tính hay sẵn có bản chất tự tồn.
phenomenon is dependent when it depends on its parts the way our flower depends upon its petals, stamen, and pistil. There is an even more subtle interpretation of dependent origination. Within the context of a single phenomenon like the flower, its parts - the petals, stamen, and pistil - and our thought recognizing or naming the flower are mutually dependent. One cannot exist without the other. They are also mutually exclusive, separate phenomena. Therefore, when analyzing or searching for a flower among its parts, you will not find it. And yet the perception of a flower exists only in relation to the parts that make it up. From this understanding of dependent origination ensues a rejection of any idea of intrinsic or inherent existence.
QUÁN CHIẾU VỀ TÁNH KHÔNG Hiểu được tánh Không thật không dễ dàng. Việc học về tánh Không chiếm thời gian nhiều năm dài trong các trường đại học tu viện ở Tây Tạng. Các vị học tăng thuộc nằm lòng những kinh điển liên quan [đến tánh Không] và những bộ luận giải của các bậc thầy Ấn Độ và Tây Tạng danh tiếng. Họ học hỏi với những học giả uyên bác và dành nhiều giờ trong ngày
MEDITATING ON EMPTINESS
282
An Open Heart
Rộng mở tâm hồn
Understanding emptiness is not easy. Years are devoted to its study in Tibetan monastic universities. Monks memorize relevant sutras and commentaries by renowned Indian and Tibetan masters. They study with learned scholars and spend many hours a day debating 283
CHƯƠNG 13: TRÍ TUỆ
CHAPTER 13: WISDOM
để tranh biện về tánh Không. Để phát triển tri kiến về tánh Không, chúng ta cũng nhất thiết phải nghiên cứu và suy ngẫm về nó. Điều quan trọng là ta nên thực hiện những điều đó dưới sự hướng dẫn của một bậc thầy có đủ phẩm tính, là người có sự nhận hiểu không sai lầm về tánh Không.
the topic. To develop our understanding of emptiness,
Cũng giống như các đề tài khác trong sách này, trí tuệ nhất thiết phải được nuôi dưỡng bằng thiền quán cùng với thiền chỉ. Tuy nhiên, trong trường hợp này, để đào sâu nhận thức về tánh Không, bạn không thay đổi qua lại giữa hai phương pháp này mà thật sự là kết hợp chúng. Bạn chú tâm vào việc phân tích tánh Không nhờ vào mức độ định tâm đã đạt được ngay trước đó. Đây gọi là sự hợp nhất giữa định tâm và tuệ giác đặc biệt. Nhờ liên tục thiền tập theo cách này, tuệ giác của bạn sẽ phát triển thành sự nhận thức thật sự về tánh Không. Tại thời điểm này, bạn đạt đến giai đoạn Tư lương đạo (Sanskrit: saṃbhāra-mārga; Tạng ngữ: tshogs lam), [giai đoạn đầu tiên trong 5 giai đoạn tu tập].
As with the other subjects in this book, wisdom
we must study and contemplate this subject as well. It is important to do so under the guidance of a qualified teacher, one whose understanding of emptiness is without flaw. must be cultivated with analytical meditation as well as settled meditation. However, in this case, in order to deepen your realization of emptiness, you do not alternate between these two techniques but actually join them. You focus your mind on your analysis of emptiness by means of your recently acquired singlepointed concentration. This is called the union of calm abiding and special insight. By constantly meditating in this way, your insight evolves into an actual realization of emptiness. At this point you have
Hiểu biết của bạn [vào lúc này] là thuộc phạm trù khái niệm, vì sự nhận hiểu về tánh Không của bạn có được thông qua sự suy diễn lý luận. Tuy nhiên, đây là giai đoạn chuẩn bị cho một thiền giả để tiến đến kinh nghiệm sâu xa của sự nhận thức về tánh Không vượt ngoài mọi khái niệm.
attained the Path of Preparation.
284
An Open Heart
Rộng mở tâm hồn
Your realization is conceptual, as your cognition of emptiness has been derived through logical inference. However, this prepares a meditator for the profound experience of realizing emptiness nonconceptually. 285
CHƯƠNG 13: TRÍ TUỆ
CHAPTER 13: WISDOM
Trong giai đoạn [Gia hạnh đạo (Sanskrit: prayogamārga; Tạng ngữ: sbyor lam)] này, thiền giả liên tục nuôi dưỡng và đào sâu nhận thức suy luận của mình về tánh Không. Điều này giúp thiền giả đạt đến giai đoạn Kiến đạo (Sanskrit: darśana-mārga; Tạng ngữ: mthong lam). Thiền giả vào giai đoạn này trực tiếp thấy biết về tánh Không, rõ ràng như nhìn thấy những đường chỉ tay trong lòng bàn tay mình. Nhờ liên tục quán chiếu về tánh Không, thiền giả dần tiến đến giai đoạn Tu tập đạo (Sanskrit: bhāvanāmārga; Tạng ngữ: sgom lam). Không còn khía cạnh mới nào trên lộ trình tu tập cần phải nuôi dưỡng nữa. Thiền giả trong giai đoạn [Vô học đạo (Sanskrit: bhāvanāmārga; Tạng ngữ: mi slob pa’i lam)] này không ngừng phát triển và tăng cường những trải nghiệm về tánh Không đã đạt được.
BỒ TÁT ĐỊA Kể từ lúc phát tâm Bồ-đề, một hành giả Đại thừa khởi đầu con đường tu tập của mình tiến dần qua các giai đoạn dẫn đến quả Phật. Là người tu tập, chúng ta nên phát triển tất cả những phẩm hạnh khác nhau đã tìm hiểu trong sách này.
A meditator now continually cultivates and deepens his or her inferential realization of emptiness. This leads to the attainment of the Path of Seeing. The meditator now sees emptiness directly, as clearly as he or she does the lines on the palms of his or her hands. By continually meditating on emptiness, one progresses to the Path of Meditation. There are no new aspects of the journey that need to be cultivated. One now constantly develops and enhances the experiences of emptiness already gained.
THE BODHISATTVA LEVELS A Mahayana practitioner begins his or her evolution through the stages leading to Buddhahood at the point of generating bodhicitta. As practitioners we should develop all the various qualities explored throughout this book.
Thừa nhận luật nhân quả, ta phải tuyệt đối từ bỏ các hành vi gây hại cho chính ta và người khác.
Having acknowledged the workings of karma, we must desist from actions by which we harm ourselves and others.
286
An Open Heart
Rộng mở tâm hồn
287
CHƯƠNG 13: TRÍ TUỆ
CHAPTER 13: WISDOM
Ta nhất thiết phải nhận thức rằng đời sống là khổ đau. Ta phải khao khát mãnh liệt vượt qua đau khổ. Tuy nhiên, ta cũng nhất thiết phải khởi sinh bi nguyện giải thoát mọi khổ đau tràn ngập cho chúng sinh, vẫn đang chìm sâu trong bùn lầy sinh tử. Ta phải có lòng từ, mong muốn đem đến cho mọi người hạnh phúc cao cả nhất. Ta phải nhận lấy trách nhiệm đạt đến giác ngộ tối thượng [vì lợi ích của tất cả chúng sinh]. [Sau khi phát tâm như trên], hành giả bước vào giai đoạn Tư lương đạo (Tạng ngữ: tshogs lam). Với động cơ thúc đẩy là tâm Bồ-đề, hành giả kết hợp được tâm an định và tuệ giác đặc biệt, nhờ đó trải nghiệm được sự nhận biết về tánh Không qua sự suy diễn lý luận như đã trình bày trên. Hành giả vào lúc này đạt đến giai đoạn Gia hạnh đạo (Tạng ngữ: sbyor lam). Trong suốt hai giai đoạn Tư lương đạo và Gia hạnh đạo, một vị Bồ Tát1 trải qua a-tăng-kỳ kiếp2 đầu tiên trong 3 a-tăng-kỳ kiếp tu tập, tích lũy vô lượng công đức và phát triển trí tuệ sâu xa. Khi nhận thức về tánh Không của hành giả không còn giới hạn trong phạm trù khái niệm và đã đạt đến
We must recognize that life is suffering. We must have a profound desire to transcend it. However, we must also have the compassionate ambition to relieve the all-pervasive suffering of others, all those trapped in the mire of cyclic existence. We must have lovingkindness, the wish to provide everyone with supreme happiness. We must feel the responsibility to attain supreme enlightenment. At this point one has reached the Path of Accumulation. With the motivation of bodhicitta, one conjoins calm abiding and special insight, thereby experiencing the inferential realization of emptiness described above. One has now attained the Path of Preparation. During the Path of Accumulation and the Path of Preparation, a bodhisattva goes through the first of three incalculable eons of practice, whereby one accumulates vast amounts of merit and deepens one’s wisdom. When one’s realization of emptiness is no longer inferential, and one attains the Path of Seeing, one
1
Khái niệm Bồ Tát ở đây được dùng với nghĩa rộng nhất, chỉ một người đã phát tâm Bồ-đề, đang tu tập Bồ Tát hạnh.
has reached the first of ten bodhisattva levels leading
A-tăng-kỳ kiếp: cách diễn đạt trong kinh điển Phật giáo có nghĩa là vô số kiếp, một số lượng không thể tính đếm theo cách thông
thường. Kinh Phật dạy rằng, chúng sinh phải trải qua 3 a-tăng-kỳ kiếp tinh tấn tu tập mới đạt đến quả Phật.
288
An Open Heart
2
Rộng mở tâm hồn
289
CHƯƠNG 13: TRÍ TUỆ
CHAPTER 13: WISDOM
giai đoạn Kiến đạo (Tạng ngữ: mthong lam), hành giả đạt đến địa vị đầu tiên (Hoan hỷ địa) trong Mười địa vị Bồ Tát (Thập địa) dẫn đến quả Phật. Nhờ liên tục quán chiếu về tánh Không, hành giả đạt đến địa vị thứ hai (Ly cấu địa) và cũng đồng thời bước vào giai đoạn Tu tập đạo (Tạng ngữ: sgom lam).
to Buddhahood. Through continuously meditating on
Khi hành giả trải qua hết bảy địa vị đầu tiên trong Thập địa, vị này sẽ tự mình dấn thân vào a-tăng-kỳ kiếp thứ hai của sự tích lũy công đức và trí tuệ.
of accumulating merit and wisdom.
Trải qua ba địa vị còn lại [của con đường Bồ Tát hạnh], hành giả kết thúc a-tăng-kỳ kiếp thứ ba của sự tích lũy công đức và trí tuệ, và nhờ đó bước vào giai đoạn Vô học đạo (Tạng ngữ: mi slob pa’i lam). Và đến lúc này, hành giả trở thành một vị Phật toàn giác. Ta không nên thối chí vì con đường tu tập phía trước kéo dài vô số kiếp. Ta nhất thiết phải kiên trì. Ta phải tiến dần lên mỗi lúc từng bước một, nuôi dưỡng từng khía cạnh trong sự tu tập của mình. Ta phải cố hết sức mình giúp đỡ người khác, và tự chế không gây tổn hại bất cứ ai. Khi những khuynh hướng ích kỷ của ta giảm bớt và lòng vị tha tăng thêm, ta bắt đầu hạnh phúc hơn, và những người quanh ta cũng hạnh phúc hơn. Đây là phương cách ta tích lũy công hạnh cần thiết để đạt đến quả Phật. 290
Rộng mở tâm hồn
emptiness, one reaches the second bodhisattva level and simultaneously attains the Path of Meditation. As one progresses through the first seven bodhisattva levels, one devotes oneself to a second incalculable eon Over the remaining three bodhisattva levels, one concludes the third incalculable eon of accumulating merit and wisdom, and thus attains the Path of No More Learning. One is now a fully enlightened Buddha. The many eons of practice that lie ahead should not disillusion us. We must persevere. We must proceed one step at a time, cultivating each aspect of our practice. We must help others to the degree that we can, and restrain ourselves from harming them. As our selfish ways diminish and our altruism grows, we become happier, as do those around us. This is how we accumulate the virtuous merit we need to attain Buddhahood. An Open Heart
291
CHƯƠNG 14: QUẢ PHẬT
CHAPTER 14: BUDDHAHOOD
Đ
ể có thể chân chánh quy y Tam bảo, với lòng khao khát sâu sắc đạt đến giác ngộ tối thượng để làm lợi ích cho tất cả chúng sinh hữu tình, ta cần phải hiểu được bản chất của giác ngộ. Tất nhiên, ta nhất thiết phải nhận ra rằng bản chất của đời sống thế tục là đầy dẫy khổ đau. Ta biết rằng việc sống buông thả trong vòng luân hồi là hoàn toàn vô ích, cho dù điều đó có vẻ như rất cám dỗ. Ta quan tâm đến nỗi khổ đau mà người khác đang không ngừng gánh chịu, và khao khát giúp họ vượt thoát khổ đau. Khi sự tu tập được thôi thúc bởi tâm nguyện này, hướng ta đến việc đạt được sự giác ngộ rốt ráo của quả Phật, đó là ta đã bước vào con đường Đại thừa.
T
o genuinely take refuge in the Three Jewels, with the profound desire to attain highest enlightenment in order to benefit all sentient beings, we need to understand the nature of enlightenment. We must, of course, recognize that the nature of worldly life is that it is filled with suffering. We know the futility of indulging in cyclic existence, as tempting as it may seem. We are concerned for the suffering that others are constantly experiencing, and we desire to help them move beyond their suffering. When our practice is motivated by this aspiration, leading us toward attaining the ultimate enlightenment of Buddhahood, we are on
Thuật ngữ Đại thừa thường được dùng với những hình thức của đạo Phật được truyền vào Tây Tạng, Trung Hoa và Nhật Bản. Đôi khi thuật ngữ này cũng được dùng chỉ cho nhiều trường phái triết học Phật giáo khác nhau. Tuy nhiên, ở đây tôi sử dụng thuật ngữ Đại thừa trong ý nghĩa của những thệ nguyện trong lòng mỗi một người tu tập. Động cơ thúc đẩy cao
the forms of Buddhism that migrated to Tibet, China, and
292
An Open Heart
Rộng mở tâm hồn
the path of the Mahayana. The term Mahayana has often been associated with Japan. This term is also sometimes applied to different Buddhist philosophical schools. However, here I am using the term Mahayana in the sense of an individual 293
CHƯƠNG 14: QUẢ PHẬT
CHAPTER 14: BUDDHAHOOD
quý nhất mà ta có thể có là mang đến hạnh phúc cho tất cả chúng sinh, và nỗ lực lớn nhất mà ta có thể thực hiện là giúp cho tất cả chúng sinh hữu tình đều đạt được hạnh phúc ấy. Những người tu tập theo Đại thừa tự nguyện dấn thân để đạt đến quả Phật. Họ nỗ lực để phá trừ vô minh, phiền não và những cung cách suy nghĩ chịu sự thúc đẩy của tâm ích kỷ, vốn ngăn không cho họ đạt đến trạng thái nhất thiết trí và giác ngộ viên mãn để có thể thật sự làm lợi ích cho chúng sinh. Người tu tập dành trọn đời mình để thanh lọc những phẩm hạnh như là rộng lượng bố thí, trì giới, nhẫn nhục... đạt đến mức độ mà họ có thể hiến mình hoàn toàn theo bất kỳ phương cách nào khi cần thiết, cũng như chấp nhận tất cả những khó khăn và bất công về mình để phụng sự người khác.
practitioner’s inner aspirations. The highest motivation we can have is to provide all sentient beings with happiness, and the greatest endeavor we can engage in is helping all sentient beings attain that happiness. Mahayana practitioners devote themselves to attaining the state of a Buddha. They work at removing the ignorant, afflictive, selfishly motivated thought patterns that keep them from attaining the fully enlightened, omniscient state that allows them to truly benefit others. Practitioners devote themselves to refining virtuous qualities such as generosity, ethics, and patience to the point where they would give of themselves in any way necessary and would accept all difficulty and injustice in order to serve others.
Quan trọng nhất là họ phát triển được trí tuệ: nhận thức về tánh Không. Họ nỗ lực hành trì để làm cho nhận thức của họ về ý nghĩa không có tự tính tự tồn [của vạn pháp] ngày càng sâu sắc hơn. Họ nhất thiết phải tinh luyện tuệ giác quán chiếu này và phải phát huy sự tinh tế của tâm thức để có thể làm được điều đó. Tất nhiên, việc miêu tả tiến trình đạt đến sự giác ngộ tối thượng của quả Phật là rất khó. Có thể nói, khi nhận thức của hành giả ngày càng sâu sắc hơn
Most important, they develop their wisdom: their realization of emptiness. They work at making this realization of the emptiness of inherent existence more and more profound. They must refine this insight and must intensify the subtlety of their mind in order to do so. It is, of course, difficult to describe the process of reaching the ultimate attainment of Buddhahood. Suffice it to say that as one’s realization of the emptiness of inherent existence becomes even deeper, all vestiges
294
An Open Heart
Rộng mở tâm hồn
295
CHƯƠNG 14: QUẢ PHẬT
CHAPTER 14: BUDDHAHOOD
và thấy rằng [hết thảy các pháp] không hề có tự tính tự tồn tại, thì tất cả gì còn sót lại của tâm ích kỷ đều bị loại trừ và hành giả đạt đến trạng thái giác ngộ viên mãn của quả Phật. Tuy nhiên, trừ phi chúng ta tự mình thật sự đạt đến sự chứng ngộ như thế, bằng không thì sự hiểu biết của ta vẫn chỉ là lý thuyết mà thôi. Khi những tàn tích cuối cùng của nhận thức vô minh sai lầm và sự phân biệt được loại trừ khỏi tâm thức hành giả, tâm thanh tịnh ấy chính là tâm Phật. Hành giả đã đạt đến giác ngộ. Tuy nhiên, sự giác ngộ còn có một số phẩm tính khác được đề cập đến trong kinh điển như là các thân Phật. Một số các thân này thị hiện hình sắc, nhưng một số khác là không hình sắc. Trong số những thân Phật không hình sắc bao gồm cả Pháp thân. Pháp thân Phật chính là những gì ta được biết về tâm thanh tịnh. Phẩm tính nhất thiết trí của tâm thức giác ngộ và năng lực nhận biết không gián đoạn về tất cả các pháp cũng như bản chất vô tự tính của chúng được gọi là Phật trí thân. Và tự tánh rỗng rang của tâm nhất thiết trí được gọi là Phật bản nhiên thân. Tất cả những thân Phật này (được xem như những khía cạnh khác nhau của Pháp thân) đều không có hình sắc. Mỗi một thân Phật này đều đạt được nhờ vào khía cạnh trí tuệ trong sự tu tập. 296
Rộng mở tâm hồn
of selfishness are removed and one approaches the fully enlightened state of Buddhahood. Until we ourselves begin to actually approach such realizations, however, our understanding remains theoretical. When the last remnants of ignorant misconceptions and their predispositions have been removed from a practitioner’s mind, that purified mind is the mind of a Buddha. The practitioner has attained enlightenment. Enlightenment, however, has a number of other qualities, referred to in Buddhist literature as bodies. Some of these bodies take physical form, others do not. Those that do not take physical form include the truth body. This is what the purified mind is known as. The omniscient quality of the enlightened mind, its ability to constantly perceive all phenomena as well as their nature of being empty of inherent existence, is known as a Buddha’s wisdom body. And the empty nature of this omniscient mind is referred to as a Buddha’s nature body. Neither of these bodies (considered to be aspects of the truth body) has physical form. These particular bodies are all achieved through the “wisdom” aspect of the path. An Open Heart
297
CHƯƠNG 14: QUẢ PHẬT
CHAPTER 14: BUDDHAHOOD
Và còn có những thân thị hiện có hình sắc của giác ngộ. Ở đây, ta bước vào một lĩnh vực rất khó nhận hiểu đối với hầu hết chúng ta. Những thân thị hiện này được gọi là các hóa thân [hay ứng hóa thân] Phật. Hỷ lạc thân của chư Phật là một dạng hóa thân có hình sắc nhưng không thể nhìn thấy đối với hầu hết chúng ta. Chỉ những hành giả đã chứng ngộ bậc cao, những Bồ Tát mà kinh nghiệm sâu sắc về chân lý rốt ráo được thúc đẩy bởi sự khao khát mạnh mẽ phải đạt đến Phật quả vì lợi ích của tất cả chúng sinh, mới có khả năng nhìn thấy được các thân hỷ lạc của chư Phật. Từ hỷ lạc thân này, vô số các ứng hóa thân tự nhiên hóa hiện. Khác với hỷ lạc thân, những ứng hóa thân như thế này của Phật quả giác ngộ viên mãn thực sự là nhìn thấy được và có thể tiếp cận đối với hàng phàm phu, những chúng sinh [còn mê lầm] như chúng ta. Chính nhờ vào phương tiện là các ứng hóa thân mà một vị Phật có thể hộ trì chúng ta. Hay nói cách khác, những ứng hóa thân này là sự hiển lộ của bậc giác ngộ. Những hóa thân này được xem là [hiện hữu] chỉ duy nhất và thuần túy vì lợi ích của chúng ta. Các hóa thân này xuất hiện vào thời điểm một hành giả đạt được giác ngộ viên mãn, như là kết quả của tâm nguyện đại bi mong muốn cứu giúp chúng sinh. Nhờ vào phương tiện là các hóa thân thị hiện này mà một vị Phật có thể chỉ dạy cho chúng sinh về phương 298
Rộng mở tâm hồn
Then there are the physical manifestations of enlightenment. Here we enter a realm that is very hard for most of us to grasp. These manifestations are called Buddha’s form bodies. The Buddha’s enjoyment body is a manifestation that has physical form but is invisible to nearly all of us. The enjoyment body can be perceived only by very highly realized beings, bodhisattvas whose profound experience of the ultimate truth is motivated by their intense desire to attain Buddhahood for the sake of all. From this enjoyment body infinite emanation bodies spontaneously issue forth. Unlike the enjoyment body, these manifestations of the fully enlightened attainment of Buddhahood are visible and accessible to common beings, beings like us. It is by means of emanation bodies that a Buddha is able to assist us. In other words, these manifestations are embodiments of the enlightened being. They are assumed exclusively and purely for our benefit. They come into being at the time when a practitioner attains full enlightenment, as a result of his or her compassionate aspiration to help others. It is by means of these physical emanations An Open Heart
299
CHƯƠNG 14: QUẢ PHẬT
CHAPTER 14: BUDDHAHOOD
pháp mà chính ngài đã vận dụng để đạt được trạng thái giải thoát khổ đau. Đức Phật giúp đỡ chúng ta qua các ứng hóa thân như thế nào? Phương tiện chính mà đức Phật hiển bày giác hạnh của ngài chính là giáo pháp này. Đức Phật Thích-ca Mâu-ni, vị Phật có thật trong lịch sử đã đạt đến giác ngộ dưới cây Bồ-đề cách đây 2.500 năm, là một ứng hóa thân.
that a Buddha teaches others the method by which he himself attained his state of freedom from suffering. How does the Buddha assist us through emanation bodies? The main medium through which a Buddha performs his enlightened activity is this teaching. Shakyamuni Buddha, the historical Buddha who attained enlightenment under the Bodhi Tree 2,500 years ago,
Một sự giải thích như thế về những khía cạnh khác nhau của Phật quả giác ngộ nghe có vẻ gần giống như khoa học viễn tưởng, nhất là khi ta tìm hiểu thêm về khả năng hóa hiện vô số ứng hóa thân của vô số chư Phật thị hiện trong vô lượng vô biên thế giới để cứu giúp vô số chúng sinh. Tuy nhiên, trừ phi sự nhận hiểu của ta về quả vị Phật được phát triển đủ để bao hàm trong nó các khía cạnh rộng lớn như thế này của sự giác ngộ, bằng không thì sự quy y theo đức Phật của ta sẽ không mang lại sức mạnh cần thiết. Tu tập theo Đại thừa là một quyết tâm cực kỳ lớn lao, theo đó ta tự nguyện dâng hiến thân mình để mang đến hạnh phúc cho tất cả chúng sinh hữu tình. Nếu sự nhận hiểu của ta về đức Phật bị giới hạn ở hình tượng đức Phật Thích-ca Mâu-ni trong lịch sử, hẳn ta sẽ đi tìm sự nương tựa nơi một người đã chết cách đây rất lâu và không còn khả năng để giúp đỡ ta nữa. Để sự
was an emanation body.
300
An Open Heart
Rộng mở tâm hồn
Such an explanation of the different aspects of the enlightened state of Buddhahood may sound a little like science fiction, especially if we explore the possibilities of infinite emanations of infinite Buddhas manifesting within infinite universes in order to help infinite beings. However, unless our understanding of Buddhahood is complex enough to embrace these more cosmic facets of enlightenment, the refuge we take in the Buddha will not have the necessary force. Mahayana practice, in which we commit ourselves to providing all sentient beings with happiness, is a large undertaking. If our understanding of Buddha were limited to the historic figure of Shakyamuni, we would be seeking refuge in 301
CHƯƠNG 14: QUẢ PHẬT
CHAPTER 14: BUDDHAHOOD
nương tựa của ta thật sự tạo nên sức mạnh, ta nhất thiết phải thừa nhận những khía cạnh khác của Phật quả giác ngộ [như đã trình bày trên].
someone who died long ago and who no longer has
Ta giải thích như thế nào về sự thường hằng bất diệt của một vị Phật? Ta hãy quan sát tâm thức của chính mình. Nó giống như một dòng sông - một dòng chảy tương tục của những sát-na nhận biết đơn thuần, hay niệm tỉnh giác; cứ mỗi một giác niệm này lại dẫn đến một giác niệm khác. Dòng chảy tương tục của những giác niệm như thế tiếp nối từ giờ này sang giờ khác, ngày này sang ngày kia, năm này sang năm nọ, và theo quan điểm Phật giáo thì thậm chí là từ kiếp sống này sang kiếp sống khác. Mặc dù thân thể của ta không thể đi theo ta một khi mạng sống đã chấm dứt, nhưng dòng chảy của những giác niệm - dòng tâm thức - vẫn tiếp tục, đi xuyên qua cái chết và cuối cùng là đi vào kiếp sống kế tiếp, bất kể kiếp sống đó sẽ mang hình thức nào.
state of Buddhahood.
Mỗi người trong chúng ta đều có một dòng tâm thức như thế. Và dòng tâm thức đó không có điểm khởi đầu, không có điểm kết thúc. Không gì có thể làm dừng lại dòng tâm thức tương tục ấy. Theo nghĩa này thì dòng tâm thức là khác với những cảm xúc như giận dữ hay tham ái, vì những cảm xúc này có thể được ngăn lại bằng việc áp dụng các phương pháp đối trị. Hơn 302
Rộng mở tâm hồn
the power to help us. In order for our refuge to be truly forceful, we must recognize the different aspects of the How do we explain this never-ending continuation of a Buddha’s existence? Let us look at our own mind. It is like a river - a flowing continuum of moments of mere knowing, each leading to another moment of knowing. The stream of such moments of consciousness goes from hour to hour, from day to day, from year to year, and even, according to the Buddhist view, from lifetime to lifetime. Though our body cannot accompany us once our life force is exhausted, the moments of consciousness continue, through death and eventually into the next life, whatever form it may take. Each one of us possesses such a stream of consciousness. And it is both beginningless and endless. Nothing can stop it. In this sense it is unlike emotions such as anger or attachment, which can be made to cease by applying antidotes. Furthermore, the essential An Open Heart
303
CHƯƠNG 14: QUẢ PHẬT
CHAPTER 14: BUDDHAHOOD
nữa, tự tánh của tâm được cho là thanh tịnh, những sự nhiễm ô có thể được loại trừ để làm cho dòng tâm thức thanh tịnh này được kéo dài mãi mãi. Một tâm thức đã loại trừ tất cả nhiễm ô như thế chính là Pháp thân Phật. Nếu ta suy ngẫm về trạng thái giác ngộ viên mãn theo cách này, lòng kính ngưỡng đối với tầm vóc lớn lao của Đức Phật cũng như niềm tin của ta đều sẽ gia tăng. Khi ta nhận thức được những phẩm tính của một vị Phật, sự khao khát đạt đến Phật quả càng trở nên mãnh liệt hơn. Ta cảm nhận được giá trị và sự cần thiết của năng lực hóa hiện nhiều ứng hóa thân khác nhau để giúp đỡ vô số chúng sinh. Điều này mang đến cho ta sức mạnh và sự quyết tâm để đạt đến tâm thức giác ngộ.
304
Rộng mở tâm hồn
nature of the mind is said to be pure; its pollutants are removable, making the continuation of this purified mind eternal. Such a mind, free of all pollution, is a Buddha’s truth body. If we contemplate the state of full enlightenment in this way, our appreciation of the Buddha’s magnitude grows, as does our faith. As we recognize the qualities of a Buddha, our aspiration to attain this state intensifies. We come to appreciate the value and necessity of being able to emanate different forms in order to assist infinite beings. This gives us the strength and determination to achieve the enlightened mind.
An Open Heart
305
CHƯƠNG 15: PHÁT TÂM BỒ-ĐỀ
CHAPTER 15: GENERATING BODHICITTA
N
ghi thức để phát khởi tâm nguyện vị tha mong cầu giác ngộ là một nghi thức đơn giản. Mục đích của nghi thức này là tái khẳng định và củng cố sự khao khát đạt đến Phật quả vì lợi ích của tất cả chúng sinh hữu tình. Sự khẳng định này là thiết yếu để phát triển tu tập tâm bi mẫn. Chúng ta bắt đầu nghi thức này bằng việc quán tưởng một ảnh tượng của đức Phật. Một khi hình ảnh quán tưởng này đã rõ nét, ta sẽ cố hình dung rằng đích thân đức Phật Thích-ca Mâu-ni đang thật sự hiện diện trước mặt ta. Ta hình dung ngài được vây quanh bởi những bậc đạo sư Ấn Độ vĩ đại trong quá khứ. Trong số đó có cả ngài Long Thụ, người đã thành lập trường phái Trung Quán trong triết học Phật giáo với những giảng giải tinh tế nhất về tánh Không, và 306
Rộng mở tâm hồn
T
he ceremony for generating the altruistic mind wishing enlightenment is a simple one.
Its purpose is to reaffirm and stabilize our aspiration to attain Buddhahood for the sake of all sentient beings. This reaffirmation is essential for enhancing the practice of compassion. We begin the ceremony by visualizing an image of the Buddha. Once this visualization is sharp, we try to imagine that the Buddha Shakyamuni is actually present in person before us. We imagine that he is surrounded by the great Indian masters of the past. Nagarjuna, who established the Middle Way school of Buddhist philosophy and its most subtle interpretation of An Open Heart
307
CHƯƠNG 15: PHÁT TÂM BỒ-ĐỀ
CHAPTER 15: GENERATING BODDHICITTA
ngài Vô Trước, bậc thầy truyền thừa chính yếu của pháp môn “phương tiện” trong sự tu tập của chúng ta. Ta cũng hình dung vây quanh đức Phật còn có các bậc Đạo sư thuộc bốn dòng truyền thừa của Phật giáo Tây Tạng: dòng Sakya, dòng Gelug, dòng Nyingma và dòng Kagyu. Sau đó, ta hình dung chính bản thân mình được vây quanh bởi tất cả chúng sinh hữu tình. Và giai đoạn này chính là thời điểm bắt đầu phát khởi tâm nguyện vị tha mong cầu giác ngộ. Những người thực hành theo các tín ngưỡng khác có thể tham gia nghi thức này chỉ đơn giản bằng cách nuôi dưỡng một thái độ nhân hậu và vị tha hướng đến tất cả chúng sinh.
THỰC HÀNH THẤT CHI NGUYỆN
emptiness, and Asanga, the main lineage master of the vast “method” aspect of our practice, are among them. We also imagine the Buddha surrounded by masters of the four traditions of Tibetan Buddhism: the Sakya, Gelug, Nyingma, and Kagyu. We then imagine ourselves surrounded by all sentient beings. The stage is now set for generating the altruistic mind wishing enlightenment. Practitioners of other faiths may participate in the ceremony simply by cultivating a warm-hearted, altruistic attitude toward all sentient beings.
SEVEN LIMBS OF PRACTICE
Nghi thức [phát tâm Bồ-đề] được bắt đầu với một nghi lễ để tích lũy công đức và tiêu trừ ác nghiệp. Ta tham gia nghi lễ này bằng việc quán chiếu về những điểm tinh yếu trong việc thực hành Thất chi nguyện.1
The ceremony begins with a ritual in which merit is accumulated and negativities are removed. We engage in this ritual by reflecting upon the essential points of the Seven Limbs of Practice.
Thất chi nguyện (của Phật giáo Tây Tạng) được đề cập ở đây rất tương tự với Phổ Hiền thập nguyện trong truyền thống Hán tạng. Độc giả có thể tham khảo thêm nội dung của Phổ Hiền hạnh nguyện bao gồm: 1. Lễ kính chư Phật, 2. Xưng tán Như Lai, 3. Rộng tu cúng dường, 4. Sám hối nghiệp chướng, 5. Tùy hỷ công đức, 6. Thỉnh chuyển Pháp luân, 7. Thỉnh Phật trụ thế, 8. Thường
tùy Phật học, 9. Hằng thuận chúng sinh, 10. Hết thảy đều hồi hướng. Khi so sánh với Thất chi nguyện thì các hạnh nguyện thứ 2 (xưng tán Như Lai), thứ 8 (thường tùy Phật học) và thứ 9 (hằng thuận chúng sinh) trong Phổ Hiền hạnh nguyện không được đề cập đến trong Thất chi nguyện, còn ngoài ra các nguyện còn lại đều tương tự.
308
An Open Heart
1
Rộng mở tâm hồn
309
CHƯƠNG 15: PHÁT TÂM BỒ-ĐỀ
CHAPTER 15: GENERATING BODDHICITTA
CHI NGUYỆN THỨ NHẤT: LỄ KÍNH Trong chi nguyện thứ nhất, ta kính lễ đức Phật bằng cách quán chiếu về những phẩm tính giác ngộ của ngài, bao gồm thân, khẩu và ý. Ta có thể bày tỏ đức tin và lòng sùng mộ bằng việc cúi đầu hay lễ lạy trước hình tượng đức Phật mà ta đã hình dung ra được. Bằng sự tôn kính trong lòng mình, ta cũng kính ngưỡng đối với những phẩm tính giống như đức Phật sẵn có trong bản thân ta.
CHI NGUYỆN THỨ HAI: CÚNG DƯỜNG Chi nguyện thứ hai là một lễ cúng dường. Ta có thể dâng cúng những phẩm vật cụ thể, hay chỉ đơn giản hình dung rằng ta đang cúng dường những vật quí giá đến Hội chúng thiêng liêng mà ta đã hình dung là đang hiện diện trước mặt ta. Sự cúng dường sâu xa và có ý nghĩa nhất là cúng dường bằng chính sự tinh tấn tu tập của ta. Tất cả những phẩm tính tốt đẹp mà ta tích lũy được đều là kết quả của những việc làm hiền thiện. Những hành động bi mẫn, quan tâm chăm sóc, hoặc ngay cả việc mỉm cười với người khác hay bày tỏ sự quan tâm đến ai đó đang chịu đau đớn, đều là những thiện nghiệp.
THE FIRST LIMB: HOMAGE In the first of the seven limbs we pay homage to the Buddha by reflecting on the enlightened qualities of his body, speech, and mind. We can demonstrate our faith and devotion by physically bowing or prostrating before our inner vision of the Buddha. By paying respect from the heart, we also pay homage to the Buddha-like qualities within ourselves.
THE SECOND LIMB: OFFERING The second limb is an offering. We can make physical offerings or simply imagine that we are offering precious objects to the holy assembly we have visualized before us. Our most profound and meaningful offering is that of our own diligent spiritual practice. All of the good qualities we have accumulated are the result of having engaged in virtuous acts. Acts of compassion, acts of caring, even smiling at someone or showing concern for someone in pain, are all virtuous acts.
Ta cúng dường những thiện nghiệp này và tất cả các trường hợp nói ra những lời hiền thiện. Một số ví
Examples might include compliments we have made to
310
An Open Heart
Rộng mở tâm hồn
We offer these and any instances of virtuous speech.
311
CHƯƠNG 15: PHÁT TÂM BỒ-ĐỀ
CHAPTER 14: BUDDHAHOOD
dụ tiêu biểu có thể bao gồm những lời khen ngợi ta dành cho người khác, những lời vỗ về hay an ủi, khích lệ - nghĩa là tất cả những hành vi hiền thiện được thực hiện qua lời nói.
others, reassurances, words of comfort or solace - all
Ta cũng cúng dường cả những thiện nghiệp của ý. Sự nuôi dưỡng lòng vị tha, ý thức quan tâm chia sẻ, lòng bi mẫn, cũng như đức tin sâu xa và lòng sùng mộ đối với Phật pháp là những điều ta có thể cúng dường theo ý nghĩa này. Tất cả những điều này đều là thiện nghiệp của ý. Ta có thể hình dung những điều này trong dạng thức rất nhiều những vật thể xinh đẹp và quí giá mà ta cúng dường lên đức Phật và Thánh chúng vây quanh ngài, được hình dung đang hiện diện trước mặt ta. Ta có thể cúng dường hết thảy cả vũ trụ, thế giới, môi trường quanh ta với những rừng rậm, đồi núi, đồng cỏ và vườn hoa... Bất kể những thứ này có thuộc sở hữu của ta hay không, ta vẫn có thể dâng cúng về mặt tinh thần.
of altruism, our sense of caring, our compassion, and our
CHI NGUYỆN THỨ BA: SÁM HỐI Chi nguyện thứ ba là sám hối. Yếu tố then chốt trong sự sám hối là thừa nhận những hành vi xấu ác, sai trái mà ta đã phạm vào. Ta phải nuôi dưỡng một ý thức hối tiếc sâu sắc để sau đó hình thành một quyết tâm mạnh mẽ không tái phạm những hành vi bất thiện như thế trong tương lai. 312
Rộng mở tâm hồn
positive acts committed through speech. We also offer our mental acts of virtue. The cultivation profound faith in and devotion to the Buddhist doctrine are among these offerings. These are all mental acts of virtue. We can imagine them in the form of various beautiful and precious objects that we offer to the Buddha and his enlightened entourage visualized before us. We can mentally offer the entire universe, the cosmos, our environment with its forests, hills, prairies, and fields of flowers. Regardless of whether these belong to us, we can offer them mentally.
THE THIRD LIMB: CONFESSION The third limb is that of confession. The key element of confession is acknowledging our negative actions, the wrongdoings that we have engaged in. We should cultivate a deep sense of regret and then form a strong resolution not to indulge in such unvirtuous behavior in the future. An Open Heart
313
CHƯƠNG 15: PHÁT TÂM BỒ-ĐỀ
CHAPTER 15: GENERATING BODDHICITTA
THE FOURTH LIMB: REJOICING
CHI NGUYỆN THỨ TƯ: TÙY HỶ Chi nguyện thứ tư là tu tập hạnh tùy hỷ. Bằng cách tập trung chú ý vào những thiện nghiệp đã làm trong quá khứ, ta phát triển niềm vui lớn lao về những thành tựu đã đạt được. Ta phải chắc chắn không bao giờ hối tiếc về bất kỳ thiện nghiệp nào đã làm, mà thay vào đó phải khởi sinh cảm giác vui mừng và hài lòng với những thiện nghiệp ấy. Thậm chí quan trọng hơn nữa là ta phải tùy hỷ với những thiện nghiệp của người khác, cho dù đó là những chúng sinh thấp kém, yếu ớt hơn ta, hay cao cả, mạnh mẽ hơn ta, hoặc ngang bằng với ta. Điều quan trọng là phải luôn chắc chắn rằng, thái độ của ta đối với những điều tốt đẹp của người khác không bị nhiễm bẩn bởi sự ganh ghét hay lòng ghen tỵ; ta phải cảm thấy hoàn toàn khâm phục và mừng vui trước những phẩm tính tốt đẹp và thành tựu của người khác.
CHI NGUYỆN THỨ NĂM VÀ THỨ SÁU: THỈNH CHUYỂN PHÁP LUÂN VÀ THỈNH PHẬT TRỤ THẾ Trong hai chi nguyện kế tiếp, ta thỉnh cầu đức Phật thuyết giảng, hay Chuyển Pháp luân, vì lợi ích cho tất cả chúng sinh, và thỉnh cầu chư Phật không nhập Niết-bàn để riêng hưởng sự an lạc. 314
Rộng mở tâm hồn
The fourth limb is the practice of rejoicing. By focusing on our past virtuous actions, we develop great joy in our accomplishments. We should ensure that we never regret any positive actions that we have committed but rather that we derive a joyful sense of fulfillment from them. Even more important, we should rejoice in the positive actions of others, be they sentient beings who are inferior to us, weaker than us, superior to us, or more powerful than us, or equal to us. It is important to ensure that our attitude toward the virtues of others not be tarnished by a sense of competition or envy; we should feel pure admiration and joy for their qualities and accomplishments.
THE FIFTH AND SIXTH LIMBS: REQUEST AND BESEECH In the next two limbs we request that the Buddhas teach or turn the wheel of Dharma for the benefit of all, then beseech that they not seek the peace of nirvana for themselves alone. An Open Heart
315
CHƯƠNG 15: PHÁT TÂM BỒ-ĐỀ
CHAPTER 15: GENERATING BODDHICITTA
CHI NGUYỆN THỨ BẢY: HỒI HƯỚNG Chi nguyện thứ bảy, hay chi nguyện cuối cùng, là sự hồi hướng. Tất cả công đức và nhân lành mà ta đã tạo ra được từ việc tu tập sáu chi nguyện trước cùng với những thiện nghiệp khác đều xin hồi hướng về mục tiêu tâm linh tối hậu là thành tựu quả Phật. ***
THE SEVENTH LIMB: DEDICATION The seventh and final practice is the limb of dedication. All the merit and positive potential we have created from all the preceding limbs of practice and other virtuous deeds are dedicated to our ultimate spiritual goal: the attainment of Buddhahood. ***
Sau khi hoàn tất pháp tu tập chuẩn bị là Thất chi nguyện, ta đã sẵn sàng để thực sự bắt đầu phát khởi tâm nguyện vị tha mong muốn đạt đến giác ngộ - hay phát tâm Bồ-đề. Dòng kệ đầu tiên của nghi thức này bắt đầu bằng sự bày tỏ động cơ chính đáng: Với tâm nguyện giải thoát cho tất cả chúng sinh. Dòng kệ thứ hai và thứ ba xác định đối tượng của sự quy y: Đức Phật, Chánh Pháp và Tăng-già. Thời gian của thệ nguyện quy y cũng được xác định trong những dòng kệ này: Con nguyện quy y Phật, Pháp, Tăng, Từ nay và mãi mãi về sau.
Having undertaken the preliminary practice of the Seven Limbs, we are ready to begin the actual generation of the altruistic mind wishing enlightenment. The first verse of the ceremony begins with the presentation of the appropriate motivation: With the wish to free all beings. The second and third lines identify the objects of refuge: the Buddha, Dharma, and Sangha. The time period of this commitment to seeking refuge is also established in these lines: I shall always go for refuge To the Buddha, the Dharma, and Sangha.
Bài kệ thứ hai là sự phát khởi thật sự tâm nguyện vị tha mong muốn đạt đến giác ngộ, hay phát tâm Bồ-đề:
The second verse is the actual generation of the altruistic mind wishing enlightenment.
316
An Open Heart
Rộng mở tâm hồn
317
CHƯƠNG 15: PHÁT TÂM BỒ-ĐỀ
CHAPTER 15: GENERATING BODDHICITTA
Thôi thúc bởi trí tuệ và lòng bi mẫn, Hôm nay con đối trước Như Lai, Nguyện phát tâm cầu đạo Bồ-đề, Vì lợi ích của tất cả chúng sinh. Bài kệ này nhấn mạnh tầm quan trọng của việc hợp nhất giữa trí tuệ và lòng từ bi. Sự giác ngộ không phải là lòng từ bi thiếu vắng trí tuệ hoặc trí tuệ tách rời khỏi từ bi. Chính trí tuệ nhận biết tánh Không được đề cập đến ở đây một cách cụ thể. Việc có được sự trực nhận về tánh Không, hoặc thậm chí chỉ là sự hiểu biết thuộc phạm trù khái niệm hay lý luận, có nghĩa là có khả năng chấm dứt tình trạng mê lầm chưa giác ngộ. Khi một trí tuệ như thế được kết hợp với lòng từ bi, thì phẩm tính của lòng từ bi ngay sau đó sẽ càng mạnh mẽ hơn bao giờ hết. Từ ngữ “thôi thúc” trong [dòng đầu tiên của] bài kệ này hàm ý một lòng từ bi tích cực và nhập cuộc, không chỉ là một trạng thái của tâm thức. Dòng kệ tiếp theo: Hôm nay con đối trước Như Lai
Enthused by wisdom and compassion, Today in the Buddha’s presence I generate the Mind Wishing Full Awakening For the benefit of all sentient beings. This verse emphasizes the importance of uniting wisdom and compassion. Enlightenment is not compassion devoid of wisdom or wisdom divorced from compassion. It is particularly the wisdom of realizing emptiness that is referred to here. To have a direct realization of emptiness, or even a conceptual or intellectual understanding of it, suggests the possibility of an end to our unenlightened existence. When such wisdom complements our compassion, the ensuing quality of compassion is ever so much more powerful. The word “enthused” in this verse suggests a very active or engaged compassion, not just a state of mind. The next line, Today, in the Buddha’s presence
hàm ý rằng ta khao khát đạt đến trạng thái hiện thực của quả vị Phật. Dòng kệ này cũng có thể đọc lên để bày tỏ rằng ta đang thỉnh cầu tất cả chư Phật
state of a Buddha. It may also be read to mean that
318
An Open Heart
Rộng mở tâm hồn
suggests that we are aspiring to attain the actual
319
CHƯƠNG 15: PHÁT TÂM BỒ-ĐỀ
CHAPTER 15: GENERATING BODDHICITTA
rủ lòng chứng minh cho sự kiện này, như được nêu rõ trong câu tiếp theo: Nguyện phát tâm cầu đạo Bồ-đề,
witness to this event, as we state, I generate the mind wishing full awakening
Vì lợi ích của tất cả chúng sinh. Bài kệ cuối cùng được trích từ tác phẩm Nhập Bồ Tát hạnh của ngài Tịch Thiên (Shantideva), một bậc thầy Ấn Độ vào thế kỷ 8, nội dung như sau: Bao lâu còn đó hư không, Sinh linh cam chịu trong vòng khổ đau, Nguyện rằng con vẫn còn đây, Tận trừ đau khổ đến ngày sáng tươi. Những dòng kệ này bày tỏ một tình cảm mạnh mẽ. Một vị Bồ Tát phải xem chính bản thân mình là thuộc về những chúng sinh hữu tình khác. Cũng giống như mọi hiện tượng trong thế giới tự nhiên đều hiện hữu để cho mọi chúng sinh khác tận hưởng và sử dụng, thế nên toàn bộ cuộc sống và sự hiện hữu của bản thân ta nhất thiết cũng phải sẵn sàng để phụng sự tất cả chúng sinh. Chỉ khi nào bắt đầu suy nghĩ theo cách như thế, ta mới có thể phát triển được ý tưởng mạnh mẽ rằng “Tôi sẽ cống hiến trọn cuộc đời của mình vì lợi ích của mọi chúng sinh khác. Tôi tồn tại chỉ duy nhất là để phụng sự tất cả chúng sinh.” 320
we are calling the attention of all the Buddhas to bear
Rộng mở tâm hồn
For the sake of all sentient beings. The final verse, from the eighth-century Indian master Shantideva’s Guide to the Bodhisattva’s Way of Life, reads: As long as space remains, As long as sentient beings remain, Until then, may I too remain, And dispel the miseries of the world. These lines express a powerful sentiment. A bodhisattva should view himself or herself as the possession of other sentient beings. Just as phenomena in the natural world are there to be enjoyed and utilized by others, so must our own entire being and existence be available to them. It is only once we start thinking in such terms that we can develop the powerful thought that “I will dedicate my entire being for the benefit of others. I exist solely to be of service to them.” An Open Heart
321
CHƯƠNG 15: PHÁT TÂM BỒ-ĐỀ
CHAPTER 15: GENERATING BODDHICITTA
Những tình cảm mạnh mẽ như thế tự chúng sẽ biểu lộ ra bên ngoài thành những hành động làm lợi ích cho chúng sinh hữu tình, và trong tiến trình [phụng sự] đó, những nhu cầu của riêng ta được đáp ứng trọn vẹn. Ngược lại, nếu ta sống trọn đời với sự thúc đẩy của tâm ích kỷ, cuối cùng rồi ta cũng không thể đạt được ngay cả những khát khao ích kỷ của riêng ta, huống chi là mang lại hạnh phúc cho người khác. Nếu như xưa kia đức Phật Thích-ca Mâu-ni, vị Phật có thật trong lịch sử mà ta tôn kính, từng duy trì tâm ích kỷ như chúng ta, hẳn là giờ đây ta sẽ đối xử với ngài cũng giống như cách mà chúng ta đang đối xử với nhau và sẽ nói ra [những lời thô lỗ] như: “Thôi im đi. Câm miệng đi.” Nhưng sự thật không phải vậy. Vì đức Phật Thích-ca Mâu-ni đã chọn con đường từ bỏ tâm ích kỷ và yêu thương phụng sự người khác, nên [giờ đây] ta xem ngài là đối tượng của lòng tôn kính. Đức Phật Thích-ca Mâu-ni và những bậc đạo sư Ấn Độ nổi tiếng như Long Thụ và Vô Trước, cũng như các bậc thầy Tây Tạng kiệt xuất trong quá khứ, tất cả đều đã đạt đến giác ngộ nhờ vào kết quả của sự đảo ngược khuynh hướng căn bản nhất đối với chính bản thân các ngài và người khác. Các ngài đã quy y. Các ngài hướng đến hạnh phúc của mọi chúng sinh hữu tình. Các ngài nhận ra rằng tâm ích kỷ và chấp ngã là 322
Rộng mở tâm hồn
Such powerful sentiments express themselves outwardly in acts that benefit sentient beings, and in the process our own needs are fulfilled. In contrast, if we live our entire lives motivated by selfishness, we ultimately cannot achieve even our own self-centered aspirations, much less the well-being of others. Were the Buddha Shakyamuni, the historical Buddha whom we revere, to have remained self-centered like us, we would now be treating him just the way we do one another, saying, “You keep quiet. You shut up.” But this is not the case. Because Shakyamuni Buddha chose to shed his selfish ways and to cherish others, we regard him as an object of reverence. Shakyamuni Buddha, the illustrious Indian masters Nagarjuna and Asanga, and the outstanding Tibetan masters of the past all attained their enlightened state as a result of a fundamental reversal in attitude toward themselves and others. They sought refuge. They embraced the well-being of other sentient beings. They came to see self-cherishing and grasping at self as twin An Open Heart
323
CHƯƠNG 15: PHÁT TÂM BỒ-ĐỀ
CHAPTER 15: GENERATING BODDHICITTA
những kẻ thù luôn đi đôi với nhau, là nguồn gốc của mọi điều bất thiện. Các ngài nỗ lực chống lại hai thế lực xấu xa này và loại bỏ được chúng. Nhờ vào kết quả tu tập đó mà giờ đây các bậc thầy vĩ đại này đã trở thành đối tượng của sự kính ngưỡng và noi theo. Ta nhất thiết phải noi gương các ngài và nỗ lực để nhận ra rằng tâm ích kỷ và chấp ngã là những đối nghịch cần phải loại trừ. Vì vậy, trong lúc khởi lên những tư tưởng như trên và suy ngẫm về chúng, ta lặp lại ba lần ba bài kệ dưới đây: Với tâm nguyện giải thoát cho tất cả chúng sinh Con nguyện quy y Phật, Pháp, Tăng, Từ nay và mãi mãi về sau. Cho đến khi con đạt được Giác ngộ viên mãn. Thôi thúc bởi trí tuệ và lòng bi mẫn, Hôm nay con đối trước Như Lai,
these two forces, and they eliminated them. As a result of their practice these great beings have now become objects of our admiration and emulation. We must follow their example and work at seeing self-cherishing and grasping at self as enemies to be discarded. So, while bringing these thoughts to mind and reflecting upon them, we read the following three verses three times: With a wish to free all beings I shall always go for refuge To the Buddha, Dharma, and Sangha Until I reach full enlightenment. Enthused by wisdom and compassion, Today in the Buddha’s presence I generate the Mind Wishing Full Awakening
Nguyện phát tâm cầu đạo Bồ-đề,
324
enemies and twin sources of nonvirtue. They fought with
Vì lợi ích của tất cả chúng sinh.
For the benefit of all sentient beings.
Bao lâu còn đó hư không,
As long as space remains,
Sinh linh cam chịu trong vòng khổ đau,
As long as sentient beings remain,
Nguyện rằng con vẫn còn đây,
Until then, may I too remain,
Tận trừ đau khổ đến ngày sáng tươi.
And dispel the miseries of the world.
Rộng mở tâm hồn
An Open Heart
325
CHƯƠNG 15: PHÁT TÂM BỒ-ĐỀ
CHAPTER 15: GENERATING BODDHICITTA
Những điều nói trên hợp thành nghi thức phát khởi tâm nguyện vị tha mong cầu giác ngộ, hay phát tâm Bồ-đề. Ta nên suy ngẫm ý nghĩa của những bài kệ này hằng ngày, hoặc bất cứ khi nào có thời gian. Tôi đã thực hiện như vậy và thấy rằng đây là điều rất quan trọng trong sự tu tập của tôi.
altruistic mind wishing enlightenment. We should try to reflect upon the meaning of these verses daily, or whenever we find the time. I do this and find it very important to my practice. Thank you.
Xin cảm ơn tất cả quý vị.
326
This constitutes the ceremony for generating the
Rộng mở tâm hồn
An Open Heart
327
LỜI BẠT CỦA KHYONGLA RATO VÀ RICHARD GERE
T
háng 8 năm 1991, Trung tâm Tây Tạng cùng với Tổ Chức Gere hết sức vinh dự được đón tiếp Đức Đạt-lai Lạt-ma đến thành phố New York để thuyết pháp trong hai tuần. Các buổi thuyết pháp diễn ra tại Madison Square Garden1 và kết thúc với lễ quán đảnh Kalachakra (Thời Luân), một trong những nghi lễ quan trọng nhất của Phật Giáo Tây Tạng. Kalachakra (Thời Luân) có nghĩa là “bánh xe thời gian”. Và bánh xe thời gian tiếp tục xoay chuyển, cho đến mùa xuân năm 1997, khi đang ở Ấn Độ, chúng tôi đã cung thỉnh đức Đạt-lai Lạt-ma quay lại New York để kỷ niệm buổi lễ quán đảnh hồi năm 1991. Ngài đồng ý ngay lập tức, và thời điểm viếng thăm được xác định, mặc dù chưa một chủ đề cụ thể nào được chọn trước cho sự thuyết giảng của ngài.
AFTERWORD: KHYONGLA RATO AND RICHARD GERE
I
n August 1991 The Tibet Center and The Gere Foundation were greatly honored to host His
Holiness the Dalai Lama in New York City for two weeks of teachings. The teachings took place at Madison Square Garden and culminated in the Kalachakra initiation, one of the most important rituals of Tibetan Buddhism. Kalachakra means “wheel of time.” The wheels of time kept turning, and while in India in the spring of 1997, we invited His Holiness to return to New York in order to commemorate the 1991 initiation. His Holiness accepted immediately, and a time was set for his visit, though no specific topic for his teaching was chosen.
Madison Square Garden là một tòa nhà lớn, đúng hơn là một sân vận động trong nhà, với nhiều kiến trúc liên hợp phục vụ
nhiều mục đích khác nhau như thi đấu quyền Anh, hockey, nhà hát...
328
An Open Heart
1
Rộng mở tâm hồn
329
LỜI BẠT
AFTERWORD
Chúng tôi gặp lại ngài một năm sau đó. Vào lúc này, có rất nhiều bàn luận về chủ đề mà ngài sẽ thuyết giảng. Lúc đầu, chúng tôi đã thỉnh cầu ngài dạy về tánh Không, chủ đề sâu xa và khó hiểu nhất trong triết học Phật giáo. Tuy nhiên, sau khi cân nhắc kỹ hơn, chúng tôi thấy rằng nếu chọn một phần giáo pháp thông dụng hơn, có thể mang lại một cái nhìn tổng quát về con đường tu tập của đạo Phật, nhưng đồng thời cũng có thể tiếp nhận được đối với những người thuộc các tôn giáo khác, thì sẽ mang lại nhiều lợi ích hơn. Đức Đạtlai Lạt-ma thấy rằng thính chúng sẽ được lợi ích nhiều với giáo pháp về Bồ Tát hạnh, nên ngài đã chọn kết hợp giảng về [hai tác phẩm] Các giai đoạn thiền định của ngài Liên Hoa Giới (Kamalashila) và Ba mươi bảy Pháp hành Bồ Tát đạo của ngài Togmay Sangpo. Pháp hội kéo dài ba ngày được tổ chức tại Nhà hát Beacon ở khu Upper West Side của Manhattan, với 3.000 người tham dự.1 Vì lòng tôn kính đối với Giáo pháp mà ngài đang truyền dạy, đức Đạt-lai Lạt-ma đã an tọa trên một ngai cao khi thuyết pháp. Nhiều người trong số cử tọa đã phủ phục theo cách lễ lạy truyền thống và có những lễ cúng dường tiêu biểu như một phần của nghi lễ thỉnh Pháp chính thức. Nhà hát Beacon (Beacon Theatre) được thiết kế với sức chứa 2.829 chỗ ngồi. Số thính giả lên đến 3.000 người cho thấy đã vượt quá sức chứa thông thường của nhà hát này. 1
330
Rộng mở tâm hồn
We met with His Holiness again a year later. At that time there was a great deal of discussion on the subject he would address. Initially we had requested that he teach about emptiness, the most profound and challenging subject in Buddhist philosophy. However, on further consideration, we felt there would be greater benefit in choosing a more general teaching, one that would provide an overview of the Buddhist path but would also prove accessible to those of different spiritual persuasions. Feeling that listeners would benefit from a teaching on the bodhisattva’s way of life, His Holiness chose to combine Kamalashila’s Stages of Meditation and Togmay Sangpo’s The Thirty-Seven Practices of Bodhisattvas. The three days of teachings were held at the Beacon Theatre on Manhattan’s Upper West Side, before 3,000 people. Out of respect for the doctrine he was imparting, His Holiness delivered the teachings seated on a throne. Many in the audience made the traditional prostrations and symbolic offerings as part of the formal request for instruction. An Open Heart
331
LỜI BẠT
AFTERWORD
Tiếp theo sau ba ngày thuyết pháp tại Nhà Hát Beacon, đức Đạt-lai Lạt-ma đã có một buổi nói chuyện mở rộng hơn và cũng mang tính thân mật hơn với công chúng tại Central Park.1 Việc tổ chức sự kiện này tỏ ra là một công việc cực kỳ khó khăn và đầy thách thức, cần phải có sự phối hợp của các quan chức, nhân viên thành phố, tiểu bang và liên bang nhiều vô kể. Hàng trăm tình nguyện viên đã hiến mình phục vụ vô vị lợi. Cuối cùng, buổi nói chuyện của ngài vào sáng Chủ nhật cũng đến. Chúng tôi khá hồi hộp lái xe đưa ngài từ khách sạn đến East Meadow, chỉ vừa qua khỏi Đại lộ Số Năm và đường Số 98, là nơi ngài sẽ được đưa vào Central Park. Ngài hỏi có bao nhiêu người theo dự tính. Chúng tôi trả lời rằng, chúng tôi sẽ rất vui nếu được khoảng 15.000 đến 20.000 người, nhưng chúng tôi hoàn toàn không biết được. Khi chạy dọc theo Đại lộ Madison để hướng đến nơi tổ chức buổi tiếp xúc, chúng tôi hết sức lo lắng nhìn ra hai bên đường để xem có dấu hiệu gì của người đi tham dự hay không. Khi đến đường Số 86, chúng tôi bắt đầu nhìn thấy hai bên lề đường đông đúc và mọi người đang đi về hướng công viên. Chúng tôi đưa ngài vào căn lều chờ phía sau khán
Following these three days at the Beacon Theatre, His Holiness gave a more public and less formal talk in Central Park. Organizing this event proved a daunting enterprise that involved the cooperation of countless city, state, and federal officials and agencies. Hundreds of volunteers selflessly gave of themselves. Finally, the Sunday morning of the talk arrived. We rather anxiously drove His Holiness from his hotel to the East Meadow, just off Fifth Avenue and Ninety-eighth Street, where he would enter Central Park. His Holiness asked how many people were expected. We told him we would be delighted with 15,000 to 20,000, but we simply didn’t know. As we made our way up Madison Avenue to the site, we strained to look up the side streets to see if there was any sign of people. As we approached Eighty-sixth Street, we began to see the crowded sidewalks and people moving toward the park. We took His Holiness to the holding tent behind the
Đây là một công viên hết sức rộng lớn ở New York, chiếm 341 ha, với chiều dài 4 km và chiều ngang khoảng 800 m.
stage and went to peek through the curtain. We were
332
An Open Heart
1
Rộng mở tâm hồn
333
LỜI BẠT
AFTERWORD
đài và hé nhìn qua tấm màn che. Chúng tôi choáng người khi nhìn thấy toàn cảnh khu East Meadow đã đông nghẹt vượt ngoài sức chứa. Đó là một cảnh tượng thật đẹp và cảm động. Sau đó, chúng tôi được biết là đã có hơn 200.000 người quy tụ về đây một cách an ổn. Toàn bộ khu vực ngập tràn một bầu không khí hạnh phúc. Cơn mưa rơi trước đó đã ngừng hẳn. Với một hệ thống âm thanh rất quy mô và màn hình lớn sẵn sàng phóng chiếu hình ảnh thuyết giảng của ngài đến với đám đông khổng lồ, đức Đạt-lai Lạt-ma đã bước lên khán đài được trang trí rất nhiều hoa và một chiếc ghế gỗ duy nhất đặt ở trung tâm.
overwhelmed to see that the entire East Meadow was
Ngài đã chọn nói bằng tiếng Anh. Bằng phong cách giản dị của mình, ngài đã khơi dậy thiện tâm và khuyến khích những người hiện diện ở đó thực hành các thiện nghiệp. Chắc chắn, nhiều người trong số đó đã phát tâm Bồ-đề, niềm khao khát đạt đến giác ngộ viên mãn để giúp đỡ những người khác. Chúng ta có thể hình dung rằng, khi trở về nhà, tất cả những người tham dự sẽ chia sẻ kinh nghiệm với gia đình và bạn bè, và qua đó sẽ khơi dậy thậm chí còn nhiều hơn nữa những tư tưởng và hành vi hiền thiện. Còn có những người khác đọc biết về sự kiện này hoặc xem trên truyền hình. Do đó, có hàng triệu người đã phát khởi tâm tưởng tốt lành nhờ vào buổi sáng ở Central Park hôm ấy.
His Holiness chose to speak in English. Through
334
Rộng mở tâm hồn
filled beyond capacity. It was a beautiful and thrilling sight. We later learned that more than 200,000 people had peacefully gathered there. The area was filled with blessings. The rain that had been falling earlier had stopped. With a massive sound system and video monitor ready to project his teachings to the enormous crowd, His Holiness stepped onto a stage decorated with flowers and a single wooden chair placed in the center. his simple style he inspired all present to engage in virtuous ways. Surely, many of those present generated bodhicitta, the aspiration to attain full enlightenment in order to help others. We might imagine that upon returning home, all in attendance shared the experience with family and friends, thereby inspiring even more virtuous thoughts and actions. Others read about the event or saw it on television. Consequently, millions of people generated good thoughts as a result of that morning in Central Park. An Open Heart
335
LỜI BẠT
AFTERWORD
Theo niềm tin của đạo Phật, có vô số chư Phật và Bồ Tát đã chứng minh cho những tâm niệm hiền thiện được phát khởi bởi tất cả những người có mặt tại Central Park. Chúng tôi tin rằng chư Phật và Bồ Tát trong mười phương cũng sẽ chú nguyện cho những tâm niệm hiền thiện này không tan biến đi và tất cả những chúng sinh đã phát tâm ấy sẽ tiến triển trên con đường tâm linh của họ. Khi đức Đạt-lai Lạt-ma hoàn tất buổi thuyết giảng, chúng tôi đã cầu nguyện rằng, nhờ công đức của sự kiện này, đức Phật Di-lặc (Maitreya) trong tương lai sẽ đản sinh và thị hiện sự giác ngộ của ngài. Chúng tôi cũng cầu nguyện cho tri thức của tất cả những người hiện diện nơi đây sẽ đơm hoa thành trí tuệ giải thoát và tất cả nhu cầu của họ đều được thỏa mãn. Chúng tôi cầu nguyện rằng đức Phật Di-lặc (Maitreya) sẽ rất hài lòng, và ngài sẽ đặt tay phải lên đỉnh đầu từng người một để thọ ký về sự giác ngộ rốt ráo của người ấy. Khi chúng tôi lái xe ra khỏi công viên Central, ngài cảm ơn chúng tôi đã tổ chức sự kiện này, và về phần mình, chúng tôi cũng bày tỏ lòng biết ơn đối với ngài...
According to Buddhist belief, countless Buddhas and bodhisattvas witnessed the virtuous thoughts generated by all those congregated in Central Park. We believe that the Buddhas and bodhisattvas of all directions would then have prayed that these good thoughts not dissipate and that all these beings progress along their spiritual paths. When His Holiness completed his teaching, we prayed that, as a result of the virtue accrued by this event, Maitreya, the future Buddha, would be born and manifest his attainment of enlightenment, that the intellect of all present would blossom into wisdom and that all their needs would be satisfied. We prayed that Maitreya might be so pleased, he would place his right hand on each person’s head and predict the imminence of his or her supreme enlightenment. As we drove away from Central Park, His Holiness thanked us for having arranged this event, and we in turn expressed our gratitude... ... The subject of His Holiness’s talk, Eight Verses
... Chủ đề buổi thuyết giảng của ngài, tác phẩm Tám bài kệ điều tâm, là một pháp tu tập rất cao trong
on Training the Mind, is a very high Buddhist practice.
336
An Open Heart
Rộng mở tâm hồn
337
LỜI BẠT
AFTERWORD
đạo Phật. Theo truyền thống, một giáo pháp thuộc loại này thường không được truyền dạy công khai, và chắc chắn là không truyền dạy cho một thính chúng quá đông như thế. Chúng tôi thật quá sức vui mừng khi có nhiều người đã đến lắng nghe, mặc dù chúng tôi nhận ra rằng giáo pháp được giảng là rất hàm súc và hết sức khó hiểu. Liệu có bao nhiêu người trong chúng ta có thể thực hiện những lời dạy trí tuệ của ngài? Một lưu ý đặc biệt cần phải đưa ra ở đây là nỗ lực của ngài Rato Geshe Nicholas Vreeland trong việc biên tập những lời giảng của đức Đạt-lai Lạt-ma trong ba ngày thuyết pháp tại Nhà hát Beacon và buổi nói chuyện tại Central Park [để in thành sách này]. Rất nhiều trong số những lời giảng này là rất cao siêu, một số vượt ngoài tầm hiểu biết của phần lớn thính chúng. Khi thảo luận về những khó khăn thực có này, ngài đã bảo Nicholas “hãy làm theo cảm nhận của ông, nhưng phải luôn ghi nhớ là không được làm sai lệch tính chất sâu xa và thuần khiết của giáo pháp”. Ngài Nicholas đã thành công rất sinh động. Giá trị của cuốn sách này chính là của ngài. Nhưng quan trọng hơn hết, chúng tôi xin cảm tạ đức Đạt-lai Lạt-ma đã tiếp tục truyền dạy những giáo pháp quý báu này. Nguyện cho cuốn sách này sẽ giúp thuần hóa và rộng mở tâm hồn cho tất cả chúng sinh! 338
Rộng mở tâm hồn
Traditionally a teaching of this kind would not have been given publicly, and surely not to such a large audience. We were overjoyed that so many people had come to listen, though we also realized that the material was dense and challenging. How many of us would be able to implement his wise words? A special mention must be made of Rato Geshe Nicholas Vreeland’s effort in editing His Holiness’s teachings from the three days at the Beacon Theatre and the talk in Central Park. Much of the material is quite advanced, some well beyond the understanding of a general audience. When discussing these inherent difficulties, His Holiness told Nicholas to “follow your nose” while being mindful not to distort the profundity and purity of the teachings. Nicholas has succeeded glowingly. The merit of this book is his. But most of all, we wish to thank His Holiness the Dalai Lama for continuing to give these precious teachings. May this book help tame the minds and open the hearts of all beings. An Open Heart
339
MỤC LỤC
CONTENTS
LỜI NÓI ĐẦU .................................................................................. 6
FOREWORD .................................................................................... 7
DẪN NHẬP.................................................................................... 22
INTRODUCTION ........................................................................... 23
CHƯƠNG I: KHÁT KHAO NIỀM HẠNH PHÚC .............................. 72
CHAPTER 1: THE DESIRE FOR HAPPINESS................................... 73
GIỚI HẠNH VÀ SỰ HIỂU BIẾT VỀ BẢN CHẤT SỰ VẬT . ........... 80
ETHICAL DISCIPLINE AND THE UNDERSTANDING................ 81
QUY Y TAM BẢO....................................................................... 86
THE THREE JEWELS OF REFUGE.............................................. 87
VƯỢT THOÁT LUÂN HỒI........................................................... 92
LEAVING CYCLIC EXISTENCE.................................................. 93
THIỆN TRI THỨC VÀ SỰ DẪN DẮT TÂM LINH ......................... 96
SPIRITUAL FRIENDS / SPIRITUAL GUIDANCE............................ 97
CHƯƠNG II: THIỀN TẬP - BƯỚC KHỞI ĐẦU .............................. 102
CHAPTER 2: MEDITATION - A BEGINNING................................ 103
TRỞ NÊN QUEN THUỘC VỚI ĐỐI TƯỢNG ĐÃ CHỌN............ 110 PHÁP THIỀN QUÁN CHIẾU (THIỀN QUÁN)........................... 116 PHÁP THIỀN ĐỊNH TÂM (THIỀN CHỈ).................................... 118 CHƯƠNG 3: THẾ GIỚI VẬT CHẤT VÀ PHI VẬT CHẤT................ 124 CHƯƠNG 4: NGHIỆP QUẢ.......................................................... 138 CHƯƠNG 5: PHIỀN NÃO............................................................. 156 KẺ THÙ NGUY HẠI NHẤT...................................................... 162 CHƯƠNG 6: RỘNG LỚN VÀ SÂU SẮC: HAI KHÍA CẠNH............. 168
FAMILIARITY WITH A CHOSEN OBJECT................................. 111 ANALYTICAL MEDITATION..................................................... 117 SETTLED MEDITATION........................................................... 119 CHAPTER 3: THE MATERIAL AND IMMATERIAL WORLD........... 125 CHAPTER 4: KARMA.................................................................... 139 CHAPTER 5: THE AFFLICTIONS .................................................. 157 OUR MOST DESTRUCTIVE ENEMY......................................... 163 CHAPTER 6: THE VAST AND THE PROFOUND............................ 169
CHƯƠNG 7: LÒNG BI MẪN......................................................... 178
CHAPTER 7: COMPASSION.......................................................... 179
SỰ CẢM THÔNG..................................................................... 178
EMPATHY............................................................................... 179
NHẬN RA KHỔ ĐAU CỦA NGƯỜI KHÁC................................ 182
RECOGNIZING THE SUFFERING OF OTHERS......................... 183
LÒNG TỪ ÁI............................................................................ 188
LOVING-KINDNESS................................................................ 189
340
Rộng mở tâm hồn
An Open Heart
341
MỤC LỤC
CONTENTS
CHƯƠNG 8: TỪ BI QUÁN............................................................ 192
CHAPTER 8: MEDITATING ON COMPASSION.............................. 193
LÒNG BI MẪN VÀ TÁNH KHÔNG.......................................... 192
COMPASSION AND EMPTINESS.............................................. 193
QUÁN TỪ BI NHƯ THẾ NÀO?................................................. 196
HOW TO MEDITATE ON COMPASSION................................... 197
TÂM ĐẠI BI............................................................................. 198
GREAT COMPASSION.............................................................. 199
CHƯƠNG 9: NUÔI DƯỠNG TÂM AN ĐỊNH................................. 206
CHAPTER 9: CULTIVATING EQUANIMITY................................... 207
THIỀN QUÁN ĐỂ AN ĐỊNH................................................... 220
MEDITATION FOR EQUANIMITY............................................. 221
CHƯƠNG 10: TÂM BỒ-ĐỀ........................................................... 222
CHAPTER 10: BODHICITTA......................................................... 223
BẢY SUY NIỆM THEO NHÂN QUẢ ........................................ 224
THE SEVENFOLD CAUSE-AND-EFFECT METHOD.................. 225
HOÁN CHUYỂN VỊ TRÍ CỦA CHÍNH MÌNH............................ 230
EXCHANGING SELF FOR OTHERS.......................................... 231
CHƯƠNG 11: SỰ AN ĐỊNH.......................................................... 238
CHAPTER 11: CALM ABIDING.................................................... 239
HAI CẤP ĐỘ CỦA TÂM THỨC................................................. 254
THE TWO LEVELS OF MIND................................................... 255
CHƯƠNG 12: CHÍN GIAI ĐOẠN THIỀN ĐỊNH........................... 258
CHAPTER 12: THE NINE STAGES OF CALM ABIDING................ 259
CHƯƠNG 13: TRÍ TUỆ................................................................. 268 BẢN NGÃ................................................................................ 268 BẢN NGÃ VÀ PHIỀN NÃO...................................................... 274
CHAPTER 13: WISDOM............................................................... 269 THE SELF................................................................................ 269 SELF AND AFFLICTIONS.......................................................... 275
VÔ NGÃ CỦA VẠN PHÁP........................................................ 276
SELFLESSNESS OF ALL PHENOMENA..................................... 277
TÁNH KHÔNG VÀ DUYÊN KHỞI............................................ 280
EMPTINESS AND DEPENDENT ORIGINATION....................... 281
QUÁN CHIẾU VỀ TÁNH KHÔNG............................................ 282
MEDITATING ON EMPTINESS................................................. 283
BỒ TÁT ĐỊA............................................................................. 286
THE BODHISATTVA LEVELS.................................................... 287
CHƯƠNG 14: QUẢ PHẬT............................................................. 292
CHAPTER 14: BUDDHAHOOD..................................................... 293
CHƯƠNG 15: PHÁT TÂM BỒ-ĐỀ................................................. 306
CHAPTER 15: GENERATING BODHICITTA.................................. 307
THỰC HÀNH THẤT CHI NGUYỆN......................................... 308
SEVEN LIMBS OF PRACTICE................................................... 309
LỜI BẠT CỦA KHYONGLA RATO VÀ RICHARD GERE.................. 328
AFTERWORD: KHYONGLA RATO AND RICHARD GERE............. 329
342
An Open Heart
Rộng mở tâm hồn
343