I TỔNG QUAN VỀ ĐỀ TÀI. 1 Những hiểu biết về đề tài “Bảo tàng Văn hoá biển” 1.1 Định nghĩa chung về công trình Bảo tàng Chữ “Bảo tàng” là từ chữ Hy Lạp “Mouseion” mà ra. “Mouseion” là tên một thung lũng nhỏ, nơi ở của các thi thần(Muses) ở giữa núi Parnasse và Helicou ở Athenais. Mouseion lại còn là để chỉ nơi dành cho việc nghiên cứu khoa học văn hóa và nghệ thuật.Sau đó, thuật ngữ “Museum” chỉ một bộ sưu tập các tác phẩm nghệ thuật và những cổ vật được trưng bày trong một tòa nhà công cộng. Người ta cũng dùng thuật ngữ “Museum” để chỉ các sưu tập về lịch sử và tự nhiên.Từ đó xuất hiện thuật ngữ Museology có nghĩa là Bảo tàng học để chỉ ngành khoa học chuyên nghiên cứu về lĩnh vực Bảo tàng. Có rất nhiều cách định nghĩa Bảo tàng(tùy thuộc vào quan niệm của các trường phái khác nhau). Nhưng ngày này, người ta hầu như đã thống về cách định nghĩa hiện đại về Bảo tàng với nội dung cơ bản như sau: “Bảo tàng là cơ quan thực hiện nhiệm vụ nghiên cứu khoa học, sưu tầm, kiểm kê, xác định và ghi chép khoa học các di tích, bảo quản và trưng bày các hiện vật bảo tàng và tiến hành công tác quần chúng; có sự quan hệ hữu cơ với khoa học tự nhiên và khoa học lịch sử- xã hội, với những thành tựu văn hóa tinh thần của xã hội loài người hoặc những sưu tập về những đối tượng thiên nhiên phong phú để nghiên cứu và phát hiện ra những quy luật tự nhiên và vũ trụ”
1.1.1 Phân loại Bảo tàng Phân loại theo chức năng Bảo tàng tổng hợp Bảo tàng chuyên ngành Bảo tàng danh nhân Bảo tàng –di tích, chứng tích hay di sản Phân loại theo quy mô Độ lớn của công trình Số lượng các vật phẩm trưng bày Số lượng lượt người vào tham quan Phân cấp bảo tàng Phân cấp theo độ bền bậc chịu lửa Theo các tiêu chuẩn(định lượng, định tính) của các trang thiết bị phụ vụ cho bảo quản, giữ gìn trưng bày hiện vật, trang thiết bị cho người xem, cán bộ nghiên cứu. Cấp quản lý hành chính. Theo cơ cấu hành chính chung: Xã, huyện, tỉnh và trung ương Theo các nhu cầu bảo vệ, bảo quản các loại hiện vật; 1.1.2 Quá trình hình thành và phát triển của công trình Bảo tàng Xuất hiện từ thời Cổ Đại, các bảo tàng sơ khai chính là những đền miếu, cung điện, nơi chứa đồ cúng tế, thờ phụng mà điển hình là các Pinacotheque trong quần thể Acropolis của Hy Lạp cổ đại. Các cơ sở có tính chất bảo tàng đầu tiên đều gắn liền với tính tôn giáo. Một trong những viện bảo tàng cổ đại nổi tiếng nhất là bảo tàng ở Alexandria- Ai Cập. Đó là những tập hợp ngẫu nhiên các pho tượng, bình lọ quý, tranh hội họa, điêu khắc…có liên quan đến thần thánh hay sự phát triển của nghệ thuật. Khi chiến tranh giữa các bộ tộc, các quốc gia nổ ra, các bộ sưu tập hội họa, điêu khắc này trở thành những chiến lợi phẩm. Và sự phát triển theo thời gian, với đặc quyền của giai cấp hữu sản, các vật phẩm trở thành các bộ sưu tập riêng của thế giới quý tộc và vua chúa. Lúc này, các bảo tàng tập trung trong những lâu đài riêng, có một bộ mặt riêng, độc đáo. Đến TK 16- 18, bảo tàng không chỉ dành riêng cho nghệ thuật mà còn mở rộng phạm vi, thiên văn…Viện bảo tàng công cộng đầu tiên được mở cửa là bảo tàng Svinger ở Dresden- Đức năm 1727. Sau đó một loạt các bảo tàng ra đời như Florencia- Ý, Lourve ở Pháp, đã trở thành một trong những bảo tàng phong phú nhất trên thế giới.
1.2 Văn hóa biển Văn hoá biển (tiếng Anh: marine culture, sea culture; tiếng Nga: морская культура; tiếng Hoa: 海洋文化- hải dương văn hoá) là vấn đề gần đây bắt đầu được thế giới quan tâm nhiều. Văn hóa biển là khái niệm dùng để chỉ sản phẩm văn hoá phân loại theo điều kiện sinh thái, hay khái quát hơn là văn hoá xét theo không gian, bên cạnh những khái niệm như “văn hoá núi” - “văn hóa đồng bằng”; “văn hoá xứ nóng” - “văn hoá xứ lạnh”; “văn hoá gió mùa”, v.v. GS. Ngô Đức Thịnh [2005] coi văn hoá biển là một dạng thức thuộc nhóm “văn hoá sinh thái”. Văn hóa biển được một số nhà nghiên cứu xem là một trong những cội nguồn của văn minh nhân loại; văn hoá Hy Lạp cổ đại và văn hoá Địa Trung Hải là những nền văn hoá biển điển hình và là cội nguồn của văn hóa phương Tây. Văn hóa biển là một bộ phận quan trọng thuộc sở hữu của con người do nền văn minh vật chất và tinh thần tạo nên. Văn hóa biển là một hiện tượng văn hoá hình thành dưới tác động của môi trường biển lên cuộc sống và lao động của con người, lên các giá trị, lên thực tiễn tinh thần và sức sản xuất vật chất của xã hội [Marine tourism 2006]. Văn hóa biển được định nghĩa là văn hóa có liên quan tới đại dương, bắt nguồn từ trong hoạt động sáng tạo văn hóa trong một thời gian dài của cư dân vùng duyên hải sống trong sự tương tác trực tiếp với biển,hình thành bởi tác động của các tục lệ biển, các giá trị và các biểu tượng văn hoá hữu hình và vô hình khác [Shanghai World Expo 2010]. Những cách hiểu và định nghĩa kiểu trên là rất phổ biến, chúng phần nhiều cung cấp một nhận thức cảm tính nhưng rất khó sử dụng do thiếu các tiêu chí, đặc trưng tường minh. Theo G.S Trần Ngọc Thêm định nghĩa về văn hoá biển từ góc nhìn văn hoá học như sau: Văn hoá biển là hệ thống các giá trị do con người sáng tạo ra và tích lũy được trong quá trình tồn tại lấy biển làm nguồn sống chính. Nguồn cảm hứng
2 Lí do chọn đề tài: Việt Nam- quốc gia ven bờ biển Đông, có chỉ số biển cao gấp 5 lần chỉ số biển trung bình trên thế giới. Biển- từ lâu đã đi vào tâm thức của người Việt như vào máu thịt của dân tộc. Biển đã nuôi sống dân tộc ta không chỉ là nguồn cung cấp thực phẩm chủ yếu, mà còn tạo ra môi trường sống hết sức quan trọng, trong đó khí hậu, sinh thái, cảnh quan, đồng thời là nguồn tài nguyên hết sức to lớn với những khoáng sản trong lòng biển và là cơ sở để xây dựng một nền kinh tế biển đa dạng, tiềm năng như du lịch, vận tải đường biển… Việt Nam là một quốc gia biển- điều ấy không ai phủ nhận. Nhưng trong hầu hết các nước có biển đều có hệ thống chính sách bảo tồn và phát huy giá trị văn hoá biển tích cực và hữu hiện thì ở nước ta lại chưa được quan tâm đúng mức. Chỉ có phòng trưng bày “Lễ hội văn hoá truyền thống của ngư dân Nam Trung Bộ” trong Bảo tàng hải dương học( Nha Trang) khai trương ngày 6-7-2007, trưng bày tín ngưỡng thờ cá Ông ở miền Trung Tại diễn đàn hội thảo khoa học “Văn hoá biển đảo ở Khánh Hoà” được tổ chức ngày 15-6 tại Tp Nha Trang thu hút 50 tham luận tham gia, trong đó có 24 tham luận được trình bày. TS Trần Đức Anh Sơn, cho rằng: Một”quốc gia biển” chỉ thực sự hùng mạnh khi chủ quyền đối với các vùng biển đảo của tổ quốc được bảo vệ vững chắc. Và chiên lược phát triển kinh tế biển phải gắn liền với “bảo tồn văn hoá biển”. Gs.Ts Phan An nhấn mạnh:”Dân tộc Việt Nam đã biết và hiểu rõ về biển đảo của mình, đã biết cách ứng xử linh hoạt và độc đáo để tồn tại và phát triển với biển đảo. Đó là một dân tộc hướng biển. Văn hoá biển Việt Nam là một phần của văn hoá dân tộc Việt Nam. GS.TSKH Trần Ngọc Thêm cho rằng việc xây dựng một Bảo tàng Văn hoá biển trong bối cảnh hiện nay là hết sức cấp thiết, mà Khánh Hoà là nơi thuận lợi hơn cả. Bảo tàng không chỉ là nơi lưu dấu về lịch sử khai thác và chinh phục biển của người Việt mà còn là môi trường giáo dục niềm tự hào về truyền thống văn hoá biển, về thành tựu khai thác, chinh phục và giữ gìn chủ quyền biển đảo của các thế hệ người Việt. Cùng với việc phát triển ngành kinh tế du lịch biển, nâng cấp Bảo tàng sinh vật biển ở Viện hải dương học, việc xây dựng một Bảo tàng Văn hoá biển và một Viện nghiên cứu Văn hoá biển chắc chắn sẽ nhanh chóng biển Khánh Hoà trở thành Thủ đô Văn hoá biển
3 Nguyên tắc cơ bản thiết kế công trình Bảo tàng: MỘT SỐ NGUYÊN TẮC TRƯNG BÀY β 1: góc nhìn khi đặt tranh ở cao hơn 1,6m độ cao nhìn β 2: góc nhìn thích hợp khi đường tâm tranh = 1,6m β 3: góc nhìn thích hợp khi đường tâm tranh đặt thấp hơn 1,6m
Mặt cắt phòng trưng bày loại trung bình hoặc loại nhỏ ở một phía h: chiều cao tranh L: khoảng cách từ người xem đến tranh a: khoảng cách từ dòng người tới tường > 1m.
Mặt cắt dòng người di chuyển xem vật phẩm với độ cao khác nhau kiểu bậc thang. Độ cao, rộng tùy theo kích thước vật trưng bày và người xem đạt hiệu quả cao
HÌNH MINH HOẠ
Mặt bằng phòng trưng bày có 2 dòng người xem, trưng bày tranh ở 2 phía tường i: dòng có điểm nhìn tốt l: giải có có điểm nhìn tốt n: điểm dừng khi treo tranh không liên hoàn (nghỉ)
Mặt cắt phòng trưng bày loại lớn ba dãy vật phẩm h: độ cao vật phẩm có thể là chiều cao của tường(không kể giá, đế tường) L: khoảng cách giữa người xem và vật phẩm trưng bày a: khoảng cách giữa 2 dòng người đi a>450
II XÁC ĐỊNH THỂ LOẠI, CHỨC NĂNG VÀ TÊN CÔNG TRÌNH 1 Thể loại công trình: Công trình Bảo tàng Văn hoá biển thuộc loại Bảo tàng chuyên ngành để trưng bày, sưu tầm, thu thập và gìn giữ các hiện vật, lễ hội văn hoá liên quan đến vùng đất, con người, sinh hoạt… của ngư dân miền biển 2 Chức năng: Là nơi trưng bày, lưu giữ nền văn hoá cộng đồng làm sống dậy những đặc trưng văn hoá của một vùng biển Là nơi giới thiệu, giáo dục truyền thống, văn hoá để thế hệ sau có thể lưu truyền và phát huy. Là địa điểm du lịch, quảng bá về du lịch văn hoá biển. 3 Tên công trình BẢO TÀNG VĂN HOÁ BIỂN NAM TRUNG BỘ. III DỮ LIỆU THIẾT KẾ 1 Cơ sở xác định quy mô công trình Bảo tàng Văn hoá biển Nam Trung Bộ được xây dựng tại Tp. Nha Trang, tỉnh Khánh Hoà nhằm mục đích phục vụ cho dân cư tỉnh Khánh Hoà, các tỉnh thuộc vùng duyên hải Nam Trung Bộ và khách du lịch nên quy mô Bảo tàng được xác định theo các thông số sau: Tính toán số lượng HỌC SINH tham quan Bảo tàng Theo số liệu từ Phòng Giáo Dục Nha Trang, tỉnh Khánh Hoà hiện nay trong tỉnh có 40 Trường THPT (có khoảng 800-1000 học sinh/ trường) có khoảng 40.000 học sinh 24 Trường THCS (có khoảng 600-800 học sinh/ trường) có khoảng 14.000-20.000 học sinh 41 Trường Tiểu học (có khoảng 400 học sinh/ trường) có khoảng 20.000 học sinh 41 Trường Mầm non( có khoảng 400 học sinh/ trường) có khoảng 20.000 học sinh Vậy tổng số học sinh ở tỉnh Khánh Hoà hiện nay là: 40.000+ 20.000+ 20.000+ 20.000 = 100.000 (học sinh) Theo quy định của Bộ Giáo Dục, mỗi học sinh được tham gia 2 đợt tham quan bảo tàng/ năm. Do đó, số lượt tham quan Bảo tàng của HỌC SINH là: 100.000x 2= 200.000 (lượt/ năm) DÂN CƯ tỉnh Khánh Hoà tham quan Bảo tàng:
Theo số liệu điều tra ngày 1/4/2011 thì dân số Khánh Hoà có khoảng 1.174.100 người Theo tiêu chuẩn đối với công trình văn hoá thì cứ 1.000 người dân thì có 10 – 12 người đến công trình Vậy người dân tỉnh Khánh Hoà đến công trình có khoảng 12.000 người/ năm KHÁCH DU LỊCH tham quan Bảo tàng Dựa trên số liệu thống kê của Bảo tàng tỉnh Khánh Hoà hiện nay, thì có khoảng 20.000 lượt khách tham quan bảo tàng trong 1 năm Vậy TỔNG LƯỢT THAM QUAN Bảo tàng trong 1 năm là: 200.000 +20.000+ 12.000 = 232.000 (lượt/ năm) Với công trình Bảo tàng, ngày Thứ 2 trong tuần không phục vụ khách tham quan(có khoảng 50 ngày Thứ 2/ năm). Do đó số ngày phục vụ trong 1 năm của Bảo tàng 365- 50= 315 (ngày) Vậy SỐ LƯỢT THAM QUAN Bảo tàng trong 1 ngày là: 232.000/ 315 = 736,5 (người/ ngày) Vậy Bảo tàng Văn hoá biển Nam Trung Bộ tại Tp. Nha Trang, Tỉnh Khánh Hoà ước tính phục vụ khoảng 740 khách tham quan trong 1 ngày sau khi đưa vào hoạt động. 2 Cơ sở đề xuất các hạng mục chức năng chính: Theo số liệu về Bảo tàng: -
Có khoảng 30% khách tham quan toàn bộ các không gian trưng bày của Bảo tàng Có khoảng 30% khách chỉ tham quan chọn lọc một số không gian trưng bày của Bảo tàng theo ý thích cá nhân Có khoảng 30% khách chỉ đến tham quan chuyên đề định kỳ của Bảo tàng tổ chức Có khoảng 10% khách tham quan tự do.
Vậy để xác định DIỆN TÍCH của một KHÔNG GIAN TRƯNG BÀY CỤ THỂ cần dựa vào SỐ LƯỢNG NGƯỜI trong 1 lượt tham quan và KHỐI TÍCH, DIỆN TÍCH chiếm chỗ của hiện vật trưng bày trong không gian đó. Với khoảng 740 lượt tham quan/ ngày thì có khoảng 740x30% = 222 lượt/ ngày tham quan toàn bộ các không gian trưng bày trong Bảo tàng. Có thể có tối đa 50 khách(thuộc 30% tham quan toàn bộ) trong 1 phòng trưng bày và khoảng 15 khách(thuộc 40% tham quan chọn lọc và tự do) Vậy có khoảng 65 khách trong 1 phòng trưng bày. Do đó, để xác định diện tích cụ thể cho 1 phòng trưng bày cần dựa vào diện tích cho 65 khách tham quan và diện tích chiếm chỗ của các vật phẩm có trong không gian trưng bày đó.
Các tiêu chuẩn, quy phạm thiết kế: -
-
-
Thời gian vào Bảo tàng của khách tham quan: 15-30 phút Thời gian ra Bảo tàng của khách tham quan : 5-20 phút Chiều rộng cửa tối thiểu cho 2 khách tham quan: 1m6 Quầy phục vụ: 20-25kg/ m dài Sảnh theo tiêu chuẩn: 0.5m2/ người Khán phòng theo tiêu chuẩn : 1.2m2/ người Phòng đọc trong thư viện theo tiêu chuẩn: 1.5m2/ người Thể tích phòng trưng bày: 20.5-30m3/ kg vật phẩm Diện tích khối trưng bày là cơ sở để tính toán các diện tích khối phụ trợ khác(chiếm khoảng 50% diện tích trong bảo tàng) Diện tích kho –xưởng chiếm khoảng 20-30 % diện tích trong bảo tàng Diện tích giao thông chiếm khoảng 10-20% diện tích trong bảo tàng Tính toán diện tích chỗ để xe: Xe môt tô, xe máy: từ 2.35m2 – 3.0m2/ xe Xe đạp: 0.9 m2/ xe Xe ô tô: 15m2/ xe- 18 m2/ xe. Công trình phải đảm bảo mật độ cây xanh theo Điều lệ quản lý xây dựng địa phương được lấy từ 30% đến 40% diện tích khu đất. Chiều cao thông thuỷ trong công trình: Thông thường chiều cao của những tầng trên mặt đất, tính từ mặt sàn tầng dưới đến mặt sàn tầng trên lấy từ 3m- 3.6m Đối với các phòng lớn như hội trường, giảng đường, phòng triễn lãm… tuỳ theo yêu cầu sử dụng và kích thước trang thiết bị, vật phẩm trưng bày chiều cao lấy từ 3.6m trở lên Chiều cao thông thuỷ của các phòng phụ như tầng hầm, nhà kho, hành lang, phòng vệ sinh.. cho phép được giảm xuống nhưng không thấp hơn 2.2m. Bậc chịu lửa: chịu lửa cấp II, khoảng cách xa nhất cho phép từ điểm xa nhất tới các lối thoát hiểm là 25m Chống cháy: chiều rộng tổng cộng của cửa thoát ra ngoài hay cửa vế thang, lối đi trên đường thoát nạn tính theo số người ở tầng đông nhất( không kể tầng 1) và được quy định như sau: Đối với nhà 3 tầng trở lên, tính 1m cho 100 người, đối với khán phòng tính 0.55 cho 100 người.
IV NHIỆM VỤ THIẾT KẾ 1 Quy mô công trình STT CÁC KHỐI CHỨC NĂNG
DIỆN TÍCH
TỈ LỆ
1
KHỐI TRƯNG BÀY
5750
37.9
2
KHỐI SẢNH-DỊCH VỤ
1850
12.2
3
KHỐI NGHIÊN CỨU-HỘI THẢO
3092
20.4
4
KHỐI LƯU TRỮ- PHỤC CHẾ
3376
22.3
5
KHỐI ĐIỀU HÀNH- QUẢN LÝ
514
3.4
6
KHỐI KỸ THUẬT- PHỤ TRỢ
584
3.9
TỔNG CỘNG
15166
2 Các hạng mục chức năng 1. KHỐI TRƯNG BÀY STT NỘI DUNG TRƯNG BÀY
DIỆN TÍCH(m2)
TỈ LỆ
1
GIỚI THIỆU VỀ BIỂN VIỆT NAM
150
2,6
2
BIỂN VIỆT NAM THỜI TIỀN SỬ
100
1,7
3
BIỂN VIỆT NAM TỪ TK XVI- XVIII
100
1,7
4
BIỂN VIỆT NAM TỪ TK XVIII ĐẾN NAY
100
1,7
5
TRƯNG BÀY CÁC LOẠI GHE, THUYỀN TRUYỀN THỐNG CỦA NAM TRUNG BỘ
850
14,8
6
TỤC VẼ MẮT THUYỀN
150
2,6
7
BỘ SƯU TẬP CÁC CỔ VẬT TRÊN CÁC CON TÀU ĐẮM
300
5,2
8
CÁC NGHỀ BIỂN TRUYỀN THỐNG
850
14,8
9
TỤC THỜ CÁ ÔNG
400
7,0
10
TỤC LỖ LƯỜNG
150
2,6
11
LỄ HỘI CẦU NGƯ
400
7,0
12
LỄ NGHINH ÔNG
400
7,0
13
LỄ HỘI DINH THẦY THÍM
200
3,5
14
LỄ HỘI RƯỚC LONG CHU
200
3,5
15
NGƯ CỤ ĐI BIỂN CỦA NGƯ DÂN NAM TRUNG BỘ
150
2,6
17
MÔ HÌNH THUYỀN MỘT SỐ NƯỚC GIAO THƯƠNG VỚI VIỆT NAM
300
5,2
18
CÁC ĐỒ DÙNG SINH HOẠT TRÊN THUYỀN CỦA CÁC THƯƠNG LÁI
150
2,6
19
MÔ HÌNH NHÀ THUYỀN ĐÔNG NAM Á
150
2,6
20
NHỮNG THÀNH TỰU TRONG KHAI THÁC BIỂN CỦA NGƯ DÂN
200
3,5
21
MÔ HÌNH CÁC THÀNH PHỐ BIỂN TRONG TƯƠNG LAI
250
4,3
5750
100
DIỆN TÍCH(m2)
TỈ LỆ
2.KHỐI SẢNH + CÔNG CỘNG CÁC HẠNG MỤC CHỨC NĂNG
STT 1
SẢNH KHÁNH TIẾT (0.5-0.8 M2/ NGƯỜI)
400
21,6
2
QUẦY THÔNG TIN
50
2,7
3
KHU VỰC GIỚI THIỆU CHUNG VỀ BẢO TÀNG
100
5,4
4
GỞI ĐỒ
100
5,4
5
NHÀ HÀNG GIẢI KHÁT (1.5 M2/ NGƯỜI)
750
40,5
6
KHU VỰC NGHỈ, ĐỢI
150
8,1
7
SẢNH TRIỄN LÃM KẾT HỢP SÂN VƯỜN
300
16,2
TỔNG CỘNG
1850
100,0
3.KHỐI NGHIÊN CỨU- HỘI THẢO- THƯ VIỆN KHU NGHIÊN CỨU DIỆN TÍCH(m2)
TỈ LỆ
1 SẢNH
50
8
2 VĂN PHÒNG QUẢN LÍ
30
5
3 PHÒNG LÀM VIỆC CHUYÊN GIA
100
17
4 PHÒNG NGHIÊN CỨU CHUNG
100
17
5 PHÒNG THẢO LUẬN
80
13
6 PHÒNG NGHỈ CHUYÊN GIA
50
8
7 PHÒNG THÍ NGHIỆM
50
8
8 KHO VẬT PHẨM NGHIÊN CỨU
100
17
9 KHO TRUNG CHUYỂN MỖI TẦNG
15
2
30
5
605
100
DIỆN TÍCH(m2)
TỈ LỆ
STT CÁC HẠNG MỤC CHỨC NĂNG
10 VỆ SINH
KHU HỘI THẢO STT CÁC HẠNG MỤC CHỨC NĂNG 1 HỘI TRƯỜNG LỚN 500 CHỖ (1.2M2/ NGƯỜI)
600
43,0
2 HỘI TRƯỜNG NHỎ 200 CHỖ
240
17,2
3 HỘI TRƯỜNG NHỎ 80 CHỖ
100
7,2
4 SẢNH HỘI TRƯỜNG (0.15-0.18M2/ NGƯỜI)
100
7,2
5 PHÒNG DỊCH THUẬT, IN ẤN (3 PHÒNG)
45
3,2
6 PHÒNG NGHỈ DIỄN GIẢ(3 PHÒNG)
60
4,3
120
8,6
8 PHÒNG HỘI THẢO TRỰC TUYẾN
80
5,7
9 VỆ SINH
30
2,2
20
1,4
7 DỊCH VỤ ĂN NHẸ, GIẢI KHÁT
10 KHO THIẾT BỊ
1395
100,0
KHU THƯ VIỆN STT CÁC HẠNG MỤC CHỨC NĂNG 1 SẢNH
DIỆN TÍCH(m2)
TỈ LỆ
100
9,2
2 GỞI ĐỒ
24
2,2
3 QUẦY THỦ TỤC, HƯỚNG DẪN
18
1,6
4 PHÒNG QUẢN LÍ
24
2,2
460
42,1
20
1,8
140
12,8
80
7,3
136
12,5
10 PHÒNG IN ẤN, PHOTOCOPHY
30
2,7
11 KHO TRUNG CHUYỂN MỖI TẦNG
20
1,8
12 VỆ SINH
40
3,7
1092
100,0
5 PHÒNG ĐỌC 200 CHỖ (1.5M2/ NGƯỜI) 6 KHU VỰC TRA CỨU 7 KHO SÁCH 8 KHO BẢN ĐỒ, SAN BÀN 9 PHÒNG MUTIMEDIA
4.KHỐI LƯU TRỮ- PHỤC CHẾ STT CÁC HẠNG MỤC CHỨC NĂNG
DIỆN TÍCH(m2)
TỈ LỆ
1 SẢNH NHẬP HÀNG
250
7
2 KHO VÔ CƠ
500
15
3 KHO HỮU CƠ
800
24
4 KHO LƯU TRỮ ĐẶC BIỆT
150
4
5 PHÒNG TRỰC BẢO VỆ
460
14
6 KHO THIẾT BỊ
20
1
7 KHO TẠM NHẬP
56
2
8 KHO BẢN ĐỒ, SAN BÀN
80
2
100
3
10 XƯỞNG PHỤC CHẾ
250
7
11 XƯỞNG MÔ HÌNH
250
7
12 PHÒNG XỬ LÍ ẢNH KỸ THUẬT SỐ
60
2
13 KHO HOÁ CHẤT PHỤC CHẾ
60
2
14 KHO ẢNH- CD
30
1
15 KHO MÔ HÌNH
100
3
16 VĂN PHÒNG QUẢN LÍ
30
1
17 PHÒNG KIỂM SOÁT AN NINH
30
1
18 PHÒNG NGHỈ NHÂN VIÊN
90
3
19 PHÒNG THAY ĐỒ
30
1
20 VỆ SINH
30
1
9 PHÒNG ĐĂNG KÝ, PHÂN LOẠI VẬT PHẨM
5.KHỐI ĐIỀU HÀNH -QUẢN LÍ STT CÁC HẠNG MỤC CHỨC NĂNG
DIỆN TÍCH(m2)
TỈ LỆ
1 PHÒNG TIẾP KHÁCH
40
7,8
2 PHÒNG HỌP
80
15,6
3 PHÒNG GIÁM ĐỐC
30
5,8
4 PHÒNG PHÓ GIÁM ĐỐC
24
4,7
100
19,5
6 PHÒNG Y TẾ
20
3,9
7 PHÒNG KẾ TOÁN
30
5,8
8 PHÒNG NGHỈ NHÂN VIÊN
80
15,6
9 PHÒNG HƯỚNG DẪN VIÊN
20
3,9
10 PHÒNG NHÂN VIÊN PHỤC VỤ
30
5,8
11 KHO THIẾT BỊ
30
5,8
12 VỆ SINH
30
5,8
514
100,0
5 PHÒNG HÀNH CHÍNH TỔNG HỢP
6.KHỐI KỸ THUẬT- PHỤ TRỢ STT CÁC HẠNG MỤC CHỨC NĂNG
DIỆN TÍCH(m2) TỈ LỆ
1
PHÒNG IT- MÁY CHỦ
40 6,8
2
PHÒNG ĐIỀU HOÀ TRUNG TÂM
3
PHÒNG KIỂM SOÁT GIÓ
16 2,7
4
PHÒNG NHÂN VIÊN KỸ THUẬT
24 4,1
5
BỂ NƯỚC SINH HOẠT- CHỮA CHÁY
60 10,3
6
BỂ TỰ HOẠI
70 12,0
7
XỬ LÝ NƯỚC THẢI
48 8,2
8
PHÒNG MÁY BƠM
10 1,7
9
PHÒNG KIỂM SOÁT PCCC
16 2,7
10
PHÒNG MÁY PHÁT ĐIỆN
30 5,1
11
KHO THIẾT BỊ
20 3,4
12
XƯỞNG SỬA CHỮA CƠ ĐIỆN
70 12,0
13
VỆ SINH- THAY ĐỒ
30 5,1
150 25,7
584 100,0
V KHU ĐẤT XÂY DỰNG 1 Lựa chọn vị trí xây dựng:
TP. NHA TRANG Thành phố Nha Trang là một trung tâm du lịch lớn của cả nước với nhiều danh lam thắng cảnh nổi tiếng, điều kiện thiên nhiên ưu đãi cả về vị trí, cảnh quan, khí hậu, cùng với nền tảng về lịch sử, nhân văn của mình. Nha Trang - Khánh Hoà có khả năng phát triển nhiều loại hình du lịch đa dạng. Nằm ở vị trí trung tâm tỉnh Khánh Hòa, thành phố Nha Trang có diện tích 251 km2, bao gồm 27 xã, phường và 19 hòn đảo, với trên 2.500 hộ và khoảng 15.000 người sống trên các đảo. Đảo lớn nhất là Hòn Tre rộng 36km2 nằm che chắn ngoài khơi khiến cho vịnh Nha Trang ( nằm trong số 29 vịnh đẹp nhất trên thế giới) trở nên kín gió và êm sóng. Nơi đây được nhiều du khách mệnh danh là "Hòn ngọc viễn đông" nhờ những bãi tắm đẹp, con đường nhựa xanh sạch, các ngôi biệt thự ẩn mình trong rừng hoa và cây xanh
KHU ĐẤT XÂY DỰNG Khu đất xây dựng có diện tích khoảng 3.6 ha, thuộc phường Ngọc Hiệp, Tp. Nha Trang - Cách khu trung tâm Thành phố khoảng 2.5 km - Cách Ga Nha Trang 1.4km - Cách Sân bay Nha Trang 3.5km - Cách Cảng Du lịch Nha Trang 6.5 km
2 Phân tích khu đất 2.1 Phân tích giao thông tiếp cận vào khu đất xây dựng:
Theo điều chỉnh quy hoạch chung Tp. Nha Trang đến năm 2025 thì khu đất có thể dễ dàng tiếp cần từ 2 đường chính là: Đường Bờ Kè Sông Cái ở phía Bắc của khu đất Đường 23 Tháng 10. Bên cạnh đó, trong vòng bán kính khoảng 1.5 km tới khu đất có 3 điểm nút giao thông nằm trên trục các con đường chính hướng tới khu đất, thuận lợi cho việc tiếp cận công trình từ nhiều hướng khác nhau. Cách bến xe Phía Nam khoảng 700m và cách Ga Nha Trang khoảng 1.4 km Khu đất cũng có thể dễ dàng tiếp cận được bằng đường thuỷ.
2.2 Phân tích các công trình kiến trúc lân cận khu đất xây dựng: 2.3 Phân tích các hướng nhìn chính, các hướng cảnh quan xung quanh khu đất:
Sơ đồ các hướng nhìn chính từ các trục đường vào công trình và các view nhìn ra cảnh quan xung quanh từ công trình
2.4 Phân tích mối liên hệ du lịch của khu đất xây dựng trong khu vực
Trong phạm vi bán kính khoảng 2km quanh khu đất hiện có các điểm du lịch nằm trong các Tour Du lịch của Tp. Nha Trang như: Tháp Bà Ponagar, Chợ Đầm, Chùa Long Sơn và Bảo tàng Khánh Hoà. Đây là điều kiện thuận lợi để Bảo tàng Văn hoá biển Nam Trung Bộ sẽ trở thành một điểm du lịch trong tour du lịch Nha Trang, góp phần thu hút khách tham quan đến với Bảo tàng.
2.5 Đánh giá về điều kiện tự nhiên của khu đất xây dựng: Nha Trang có khí hậu nhiệt đới ẩm, chịu ảnh hưởng của gió biển nên ôn hoà, mát mẻ quanh năm. Do địa hình thung lũng theo hướng Đông Tây nên ngoài gió mùa thì hàng ngày có lưu thông gió biển thổi vào và ban đêm có gió từ đất liền thổi ra. Nha Trang có vị trí nằm ở vịnh kín có các đảo bao bọc, ít bị ảnh hưởng của gió bão. Điều kiện khí hậu của Nha Trang rất phù hợp cho phát triển du lịch và nghĩ dưỡng 2.5.1 Nhiệt độ: Nhiệt độ trung bình năm 26.5 độ C, cao nhất là 34.6 độ C và thấp nhất là 19.2 độ C. Tháng có nhiệt độ cao nhất là từ tháng 5 đến tháng 8, nắng nhiều, khô hạn kéo dài. 2.5.2 Giờ nắng: Nha Trang thuộc vùng có nhiều nắng, trung bình 2.200 giờ/ năm 2.5.3 Lượng mưa: Trong năm có 2 mùa: +Mùa mưa bắt đầu từ tháng 9 và kết thúc vào tháng 12, lượng mưa chiếm gần 80% lượng mưa cả năm +Mùa khô bắt đầu từ tháng 1 đến tháng 8 Lượng mưa trung bình năm: 1.643mm Lượng mưa thấp nhất năm: 670mm 2.5.4 Độ ẩm: Lượng bốc hơi trung bình năm là 1.424mm, gần bằng lượng mưa trung bình năm, tập trung vào mùa khô, hạn hán gia tăng, các sông, ao hồ bị cạn kiệt, nguồn nước ngọt bổ sung chỉ nhờ vào các hồ chưa ở đầu nguồn các con sông Độ ẩm trung bình năm 80%
2.6 Phân tích khí hậu của khu đất xây dựng: -
Hướng gió chủ yếu là Bắc, Đông Bắc,Tây Bắc và Tây Nam, tốc độ gió trung bình 2-5 m/s. Giông: Trung bình năm có 30-40 ngày có giông vào các tháng từ tháng 5 đến tháng 9 Bão : Trung bình có 0.75 cơn bão/ năm, thường gây ra mưa lớn ở thượng nguồn sông Cái, gây ngập lụt ở vùng đồng bằng và thành phố Nha Trang, xói lở bờ sông, bờ biển- tốc độ gió trong bão 30m/s
Sơ đồ lượng gió các mùa trong năm Bảo tàng là công trình công cộng đặc biệt, do trưng bày các vật phẩm dễ bị ảnh hưởng bởi thời tiết nên cần tránh thông gió tự nhiên vào các phòng trưng bày, đặc biệt là gió mang hơi ẩm từ biển. Nhưng cần có giải pháp đón gió cho các khu trưng bày ngoài trời, cảnh quan sân vườn, quảng trường các khu kỹ thuật và nhà xe dưới hầm
3 Định hướng sử dụng đất: STT
THÔNG SỐ
GIÁ TRỊ
1
DIỆN TÍCH KHU ĐẤT XÂY
36.000 m2
GHI CHÚ
DỰNG MẬT ĐỘ XÂY DỰNG
2
25-35%
Không quá 40% đối với CTCC
3
MẬT ĐỘ CÂY XANH
35%
4
SỐ TẦNG CAO
4 tầng + 1 tầng hầm
5
TỔNG DIỆN TÍCH SÀN SỬ
18.000
DỤNG
Gồm 80% diện tích sử dụng và 20% diện tích giao thông
6
HỆ SỐ SỬ DỤNG ĐẤT
3- 4
7
QUẢNG TRƯỜNG
1.800m2
8
BÃI XE NGOÀI TRỜI
500m2
Tiêu Chuẩn đối với CTCT Ước tính theo 740 khách/ ngày
VI CÁC TIÊU CHÍ ĐỊNH HƯỚNG THIẾT KẾ 1 Tiêu chí về quy hoạch: -
Giao thông tiếp cận của các đối tượng sử dụng công trình (khách tham quan, nhân viên quản lí, các nhà khảo cứu, xe vận chuyển hiện vật..) thuận tiện Giao thông nội bộ hợp lí, rõ ràng và dễ dàng liên hệ với nhau giữa các khối công trình Phân khu chức năng rõ ràng Tính toán diện tích sân bãi, quảng trường ..phù hợp với quy mô công trình Hình thành nên các mảng cây xanh tập trung, mặt nước để tạo được cảnh quan đẹp cho công trình Tổ chức hình khối, không gian phù hợp để sử dụng tối đa các view nhìn đẹp từ công trình và các hướng gió tốt để làm mát công trình.
2 Tiêu chí về Bảo tàng hướng đến cộng đồng: Với những đặc trưng của bảo tàng, trong thời buổi hiện tại công trình bảo tàng rất khó để có thể cạnh tranh với các công trình dịch vụ văn hoá, giải trí khác.Hơn thế nữa,thực trạng các bảo tàng ở Việt Nam hiện nay đang rất nhàm chán về mặt hình thức kiến trúc cũng như nghèo nàn về các kịch bản trưng bày nên chưa thể thu hút được nhiều những khách tham quan đến bảo tàng. Vì vậy, khi thực hiện đề tài “Bảo tàng Văn hoá biển”, cần đặt ra tiêu chí Bảo tàng hướng đến cộng động để tự bản thân bảo tàng có thể tồn tại trong thời buổi hiện tại, bên cạnh đó việc thu hút nhiều khách tham quan đến bảo tàng để có thể cung cấp, mở rộng thêm những thiếu hụt, hạn chế về kiến thức, thông tin, các cơ sở vể vấn đề “Văn hoá biển” trong cộng đồng. Để đạt được điều này, bảo tàng cần: -
-
Có một số lượng hiện vật có giá trị nhất định. Tạo ra được nhiều những kịch bản trưng bày sáng tạo, có khả năng tương tác cao giúp khách tham quan có thể hiểu,ghi nhớ các kiến thức chủ đề trưng bày và tạo được cảm hứng Tạo được những không gian mang dấu ấn riêng, có sức hút, gây ấn tượng mạnh đối với khách tham quan. Hình khối công trình hấp dẫn để có thể thu hút được khách tham quan đến với bảo tàng.
3 Tiêu chí về Phát triển du lịch Nha Trang là một thành phố du lịch, việc hình thành thêm một điểm du lịch nhằm đa dạng hoá các tour du lịch trong thành phố là một yêu cầu cần thiết đối với một công trình văn hoá xây dựng trong quỹ đất có chức năng khuyến kích du lịch của tình Khánh Hoà. Vậy để có thể làm được điều này thì công trình “Bảo tàng văn hoá biển” ngoài những sức hấp dẫn về mặt kiến trúc, chất lượng phục vụ tốt thì công trình cần có các tiêu chí cần chú ý sau: -Quy mô: Từ 2ha trở lên đối với điểm du lịch sinh thái,kinh doanh du lịch Đối với các điểm di sản, di tích văn hoá, lịch sử đặc trưng của địa phương, không tính quy mô diện tích và có khả năng phục vụ tối thiểu 20.000 lượt khách tham quan một năm -Có khu vệ sinh đạt tiêu chuẩn du lịch cho nam, nữ và người khuyết tật. - Có không dưới 20% diện tích cây xanh, cây cảnh, sân vườn phù hợp, cân đối diện tích điểm du lịch - Có tối thiểu 10% diện tích khoảng không cho sinh hoạt ngoài trời - Có kết cấu hạ tầng và dịch vụ du lịch cần thiết, có khả năng đảm bảo phục vụ ít nhất 70.000 lượt khách tham quan một năm( bình quân gần 200 lượt khách/ ngày) Có nơi đậu xe đáp ứng đủ chỗ theo nhu cầu của khách.
VII DANH MỤC TƯ LIỆU THAM KHẢO