Câu chuyện cuối tuần kỳ 21 đến 25

Page 1

21. PHẬT CHO TA THỨ GÌ?

* Một lần quỳ trước Phật, tôi đã cầu xin Phật ban cho tôi sức khỏe và sự giàu sang. Phật lắc đầu, mỉm cười rồi nói: Ta không phải là một vị thần để có thể ban cho con sức khỏe và sự giàu sang. Con muốn có sức khỏe thì con hãy chăm lo rèn luyện thân thể và giữ gìn chế độ sinh hoạt cho hợp lý, muốn có được sự giàu sang thì con phải chăm chỉ làm việc và chăm phát tâm bố thí cứu giúp người nghèo khó.

* Một lần quỳ trước Phật, tôi đã cầu xin Phật ban cho tôi có được một sự nghiệp công danh rạng rỡ. Phật lắc đầu, mỉm cười rồi nói: Ta không phải là một vị thần để có thể ban cho con một sự nghiệp công danh rạng rỡ. Muốn có được một sự nghiệp công danh rạng rỡ, con hãy tinh tấn học tập cho thật giỏi một nghề mà con hằng yêu thích.

* Một lần quỳ trước Phật, tôi đã cầu xin Phật ban cho tôi một người yêu thật


xinh đẹp. Phật lắc đầu, mỉm cười rồi nói: Phàm những gì mắt con nhìn thấy được đều là hư dối, tứ đại giai không, cái đó chẳng thật. Con hãy giữ trong mình một tâm hồn chân thành, trong sáng, và dùng tâm hồn chân thành, trong sáng đó đối đãi với tất thảy những người con quen, rồi con sẽ có được một người yêu có tâm hồn chân thành, trong sáng giống như là con. Vẻ đẹp của tâm hồn chân thành trong sáng, đó mới là vẻ đẹp lâu dài và không hư dối.

* Một lần quỳ trước Phật, tôi cầu xin Phật ban cho tôi luôn có được trí tuệ sâu rộng. Phật lắc đầu, mỉm cười rồi nói: Trí tuệ của ta bao trùm khắp hư không và công bằng với tất cả chúng sinh, con chăm chỉ học tập chừng nào thì con sẽ có được trí tuệ chừng đó.

* Một lần quỳ trước Phật, tôi đã cầu xin Phật ban cho tôi có được lòng từ bi quảng đại, để tôi có thể trải lòng thương yêu với tất thảy chúng sinh, kể cả là những chúng sinh ghét tôi, thậm chí có ý gây hại cho tôi. Phật gật đầu, mỉm cười và nói: Ta tán thán lời cầu nguyện này của con.


* Một lần quỳ trước Phật, tôi không cầu xin Phật ban cho tôi bất cứ thứ gì, tôi hành lễ năm vóc sát đất tỏ lòng tôn kính Ngài và cầu nguyện cho tất thảy chúng sinh đều hữu duyên với giáo pháp của Ngài, đều có được sự thiền định, trí huệ, lòng từ bi, đức độ, khoan dung giống như Ngài. Ngài không nói gì, chỉ mỉm cười nhìn tôi rồi như như bất động...

22. BỨC TRANH BỊ BÔI BẨN Có một anh chàng họa sĩ từ lâu ôm ấp ước mơ để lại cho hậu thế một tuyệt tác. Và rồi một ngày kia chàng bắt tay vào việc. Ðể tránh sự ồn ào náo nhiệt của cuộc sống thường nhật, chàng dựng một khung vẽ rộng 30 mét vuông trên sân thượng một tòa nhà cao tầng lộng gió. Người họa sĩ làm việc miệt mài suốt nửa năm. Chàng say mê bức họa tới mức quên ăn quên ngủ. Khi bức tranh hoàn thành, nó sẽ đưa tên tuổi của chàng sống mãi với thời gian.

Một buổi sáng nọ, như thường lệ, chàng họa sĩ tiếp tục hoàn chỉnh những nét cọ trước sự trầm trồ của hàng chục du khách tham quan. Tuy nhiên sự có mặt của đám đông không hề ảnh hưởng tới họa sĩ. Chìm đắm trong cơn


say mê điên dại, chàng ngây người nhìn ngắm thành quả lao động sáng tạo của mình. Cứ thế, chàng từ từ lùi ra xa để chiêm ngưỡng bức tranh mà không biết rằng mình đang tiến tới mép sân thượng. Trong số hàng chục người khách tham quan đang bị bức tranh hút hồn, chỉ có vài người phát hiện ra mối nguy hiểm đang chờ đón người họa sĩ: chỉ lùi một bước nữa là chàng sẽ rơi tõm xuống khoảng trống mênh mông cao cả trăm mét.Tuy nhiên, không ai có can đảm lên tiếng vì biết rằng một lời cảnh báo có thể sẽ khiến người họa sĩ giật mình ngã xuống vực thẳm.

Một sự im lặng khủng khiếp ngự trị trong không gian. Bất chợt một người đàn ông tiến tới giá vẽ. Ông ta chộp lấy một cây cọ nhúng nó vào hộp màu và bôi nguệch ngoạc lên bức tranh. Một sự hoàn mỹ tuyệt vời đã bị phá hủy. Người họa sĩ nổi giận, anh ta gầm lên đùng đùng lao tới bức vẽ, giật cây cọ từ tay người đàn ông nọ. Chưa hả giận, người họa sĩ vung tay định đập cho người đàn ông nọ một trận. Tuy nhiên, hàng chục người xung quanh cũng đã kịp lao tới, giữ lấy người họa sĩ và giải thích cho anh ta hiểu tình thế. Rồi một vị cao niên tóc bạc phơ đến bên chàng họa sĩ và nhẹ nhàng nói: "Trong cuộc đời, chúng ta thường mải mê phác ra những bức tranh về tương lai. Tuy rằng


bức tranh đó có thể rất đẹp, rất quyến rũ nhưng chính sự quyến rũ, mê hoặc về những điều sắp tới đó thường khiến chúng ta không để ý tới những mối hiểm họa gần kề, thậm chí là ngay dưới chân mình".

Vậy nên, nếu như có ai đó bôi bẩn, làm hỏng bức tranh về tương lai mà ta dày công tô vẽ, xin bạn chớ nóng vội mà oán giận. Trước tiên hãy xem lại hoàn cảnh thực tại của chính mình. Biết đâu một vực thẳm đang há miệng chờ đón ngay dưới chân bạn.

23. BIẾT SỐNG TÙY DUYÊN Chưa hẳn thuận duyên sẽ đem lại giá trị hạnh phúc hay nghịch duyên sẽ mang tới khổ đau, bởi có khi nghịch duyên đưa tới sự trưởng thành, còn thuận duyên sẽ khiến ta yếu đuối… Tất cả đều tùy thuộc vào bản lĩnh và thái độ sống của ta.

Có câu chuyện kể rằng... Ngày tam phục – mùa mà cái nóng oi bức nhất trong năm, cả vườn cỏ của thiền viện đã trở thành một thảm cỏ khô vàng.


Chú tiểu nói: “Phát dọn cho sạch sẽ đám cỏ này đi, thế này thì thật là khó coi quá!” Sư phụ vẫy vẫy tay: “Đợi trời mát đã”, “Tùy thời”.

Trung thu, Sư phụ lại mua về một bao hạt cỏ giống, gọi chú tiểu đem bao hạt giống này đi gieo. Gió mùa thu trỗi lên và cuốn đi những hạt giống vừa gieo. Chú tiểu kêu la: “Không xong rồi! Các hạt giống bị gió thổi bay đi cả rồi” Sư phụ nói:“Thôi đi con, không sao đâu, hạt giống vẫn còn rất nhiều, gió cuốn đi cũng không mọc được.” “Tùy tính”.

Sau khi cơn gió đã lấy đi những hạt giống, tiếp theo lại có mấy chú chim đáp xuống mổ ăn. Chú tiểu vừa nhảy vừa la: “Chết rồi! Hạt cỏ giống lại bị chim ăn hết rồi!” Sư phụ nói: “Không sao! Hạt giống còn nhiều, ăn không hết đâu!” “Tùy ngộ”.

Nửa đêm lại bị một trận mưa dữ dội. Vừa mờ sáng chú tiểu vội vã chạy vào phòng thầy: “Sư phụ, lần này thì xong thật rồi! Những hạt giống bị mưa cuốn


trôi hết rồi” Sư phụ nói: “Trôi đến đâu, thì nó sẽ mọc ở đó”. “Tùy duyên”.

Hơn nửa tháng sau, một vùng đất trơ trụi lúc trước giờ lại mọc lên những mầm cỏ non xanh biêng biếc, có một số ngóc ngách không hề gieo trồng nhưng vẫn mọc lên xanh rờn. Chú tiểu vỗ tay và vô cùng vui sướng. Sư phụ gật gật đầu: “Tùy hỷ”.

Người ta thường gọi nhân duyên tốt là thuận duyên, và nhân duyên xấu là nghịch duyên. Thế nhưng đã là nhân duyên thì không có thuận nghịch, tốt xấu. Và thuận duyên chưa hẳn sẽ đem lại giá trị hạnh phúc hay nghịch duyên sẽ mang tới khổ đau, bởi có khi nghịch duyên đưa tới sự trưởng thành, còn thuận duyên sẽ khiến ta yếu đuối. Cuộc sống bất biến, bởi vậy nhiều khi thuận duyên ban đầu nhưng lại biến thành nghịch duyên sau này, có khi nghịch duyên bây giờ nhưng lại biến thành thuận duyên trong tương lai. Tất cả đều tùy thuộc vào bản lĩnh và thái độ sống của ta. Tuỳ duyên không có nghĩa là phó mặc, tin vào tùy duyên không có nghĩa là bạn ngừng cố gắng, bởi làm vậy có nghĩa là bạn đã lựa chọn từ bỏ cơ hội


của mình. Khi bạn đã chấp nhận “tuỳ duyên” thì việc duyên đến, duyên đi thế nào cũng là kết quả tất yếu cho những gì bạn đã lựa chọn. Nhân duyên nào cũng được cả bởi biết đâu được những thất bại của bạn lại là sự may mắn tuyệt vời.

24. CÂU CHUYỆN MẸ CON RÁI CÁ Có một vị hòa thượng trước khi xuất gia, chuyên săn bắt rái cá. Một ngày nọ, ông vừa ra ngoài đã săn được một con rái cá. Sau khi đã lột bộ da quý của nó, ông đặt con rái cá còn sống lên một bãi cỏ. Buổi tối, ông quay về chỗ cũ, nhưng lại kiếm không được con rái cá. Ông quan sát thật kĩ, phát hiện trong đám cỏ có dính một chút máu, vết máu dẫn đến một cái hang nhỏ gần đó. Khi đến gần hang, ông ngỡ ngàng giật mình : Thì ra con rái cá chịu nỗi đau hành xác mất da, chạy về hang của mình. Tại sao lại phải làm như thế ? Khi ông ta lôi con rái cá đã tắt thở ra, mới phát hiện hai con rái cá con vẫn còn chưa mở mắt, chúng đang ngặm chặt xác chết khô của vú mẹ. Nhìn cảnh tượng ấy, ông bàng hoàng và chợt ngộ ra, từ trước đến giờ ông


chưa hề nghĩ đến động vật lại có tình cảm mẹ con thiêng liêng đến thế, ngay cả con người khó có thể làm tốt được. Trước lúc chết vẫn còn nghĩ đến cho con thơ bú sữa, vì sợ con mình đói. Nghĩ tới đó, nước mắt ông rơi, cảm thấy tội lỗi, xấu hổ cho hành động của mình. Sau cùng, ông rửa tay hoàn thiện, quyết tâm xuất gia để chuộc lại những lỗi lầm của mình.

25. TỔ BỒ ĐỀ ĐẠT MA ĐỘ CHIM OANH VŨ Trên đường đi Tổ sư Bồ Đề Đạt Ma gặp một con chim oanh vũ bị nhốt trong cái lồng mây. Con chim nhận ra Ngài và hỏi:

“Với ý chỉ từ phương Tây, Với ý chỉ từ phương Tây, Xin Ngài dạy con, Kế sách thoát khỏi lồng này”

Bồ-Đề-Đạt-Ma bèn dạy cho chim kế rằng:


“Kế thoát lồng, Kế thoát lồng, Hai chân duỗi thẳng Mắt nhắm nghiền, Chính là diệu kế bay thoát lồng”

Con chim lắng nghe xong là hiểu ngay. Rồi nó ngay cẳng ra, nhắm nghiền mắt lại, giả chết. Khi người chủ chim đi làm về, anh ta đến lồng thấy chim, bèn la lên: “Úi da! Chim ơi ngươi làm sao thế?”

Hoảng hốt, anh ta mở cửa lồng, bồng chim ra. Chàng chim nín thở bất động… Người chủ chim thấy làm lạ, coi tới coi lui chàng chim, rồi nghĩ: “Chim không cục cựa, giống y như đã chết. Song chết rồi thì sao thân không lạnh?”. Do dự, phân vân hết sức, anh ta từ từ mở tay ra… Đúng lúc ấy, chàng chim vỗ cánh bay khỏi tay anh ta. Tự do!

Câu chuyện này đáng làm cho chúng ta suy nghĩ. Ai trong chúng ta không


như chim nhốt trong lồng? Tuy ngày ngày ta sống nhởn nhơ, song ta nào có tự do, ra ngoài vòng sanh tử. Mà sự thật là ta sanh ra mê muội, rồi thì mê muội chết đi, chưa hề thấy bản lai diện mục của mình. Vì vậy, nếu muốn được tự do sanh tử, thì trước hết hãy coi mình là kẻ đã chết. Cho nên nói:

“Nếu muốn mình không chết Thì phải tu hết mình”

Mục đích việc tu hành, là muốn thấu rõ mình từ đâu sanh ra và mình chết sẽ đi về đâu? Và để thấu rõ lý do gì mình không thể làm chủ vận mạng của chính mình.

“Có chứ”. Các vị có thể nói: ”Tôi làm chủ thân tôi. Thân này thuộc về tôi”. Nếu các vị thật sự làm chủ thân mình, sao các vị chẳng làm thân trẻ mãi không già? Đến lúc bịnh sao các vị không tự chủ – đừng bịnh? Tới lúc chết, các vị lại càng không thể tự chủ. Cho nên mình cần phải thật sự hiểu rõ ngọn ngành sanh tử. Rằng:


“Đến thật hồ đồ, đi buồn lo Sống uổng trên đời chạy vòng vo Chi bằng không đến cũng không đi Cũng chẳng vui sướng chẳng sầu bi.”

Con người sanh ra trong u mê, chết đi trong u mê. Khi lâm chung thì buồn rầu khổ não. Nếu bị cảnh trạng này xoay chuyển thì làm người thật vô nghĩa. Vòng vo quanh quẩn hoài trong u buồn, khổ bi thì thật uổng đời lắm. Chi bằng không đến không đi, há không khỏe hơn sao? Được vậy tức thoát khỏi vòng hoan hỉ sầu bi, thực sự tự do tự tại.

Chúng ta không nên tự nhốt mình trong lồng. Lồng gì? Chiếc lồng là thân này. Thân người là một tập hợp hư giả của tứ đại: đất, nước, gió, lửa mà bổn hữu Phật tánh thì bị nhốt trong cái lồng tứ đại ấy, y như chim bị nhốt trong lồng, không thể thoát ra được. Nếu muốn thoát lồng mình phải học “vô quái vô ngại, vô khủng vô bố, vô phiền vô não” (không chướng ngại ai, cũng không gì chướng ngại mình, không sợ hãi gì, cũng không làm ai sợ hãi, không có phiền não gì, cũng không làm ai phiền não). Có nghĩa là chúng ta phải làm


chủ chính mình. Vì lý do đó, chúng ta nên học ngồi thiền. Mỗi người phải tự chấm dứt sanh tử của chính mình. Không một ai khác có thể làm chuyện ấy thay mình.. người khác có thể chỉ đường, nhưng mình phải tự mình bước đi. Nếu các vị muốn thoát lồng thì phải tự mình nỗ lực, phải một phen khổ công!

Chết hết mọi dục vọng, quyền lợi, tiếng tăm, sung sướng v.v…hết đi mọi đấu tranh, truy đuổi, tham cầu.


Turn static files into dynamic content formats.

Create a flipbook
Issuu converts static files into: digital portfolios, online yearbooks, online catalogs, digital photo albums and more. Sign up and create your flipbook.