Điều thực tiễn giản dị đầu tiên để thực hành Phật pháp chính là lòng kiên nhẫn. Sự kiên nhẫn cao lớn nhất chính là lòng khiêm tốn, khiêm nhường.
(Tổ Sư Thánh Tăng Ấn Độ Atisa)
Lời chia sẻ: 1. Một trong những điều luôn tự nhắc nhở bản thân mình, đó là việc tu hành không phải đi tìm kiếm những thứ xa xôi, mà tu với những gì gần gũi với mình nhất, tu với những gì mình đang có. Như việc nhẫn nại là điều rất quan trọng với người tu. Nhẫn sự mệt mỏi, nhẫn những điều chướng duyên xảy ra với bản thân...Trong công việc, trong cuộc sống, luôn luôn có những điều không như ý, nên nếu không có sự nhẫn nại, biết bao công phu tu hành coi như uổng phí vì phải gặp hoàn cảnh, gặp khảo nghiệm mới biết bản thân mình ở đâu.
Nhẫn nại cũng là để biết cái NGÃ của mình lớn đến thế nào. Càng tu, con người phải càng trở nên đơn giản, cái NGÃ từ từ giảm thiểu, khi móng tâm hơn người là đã bị cái NGÃ làm cho ngăn cách. Chỉ cần nhìn sự nghiệp của các Tổ để lại, mới thấy những điều mình làm cho Phật pháp quá nhỏ bé, thành ra khiêm nhường, khiêm hạ với đại chúng, thậm chí với cả những người nhỏ tuổi hơn, những việc như vậy đâu thể không cố gắng làm tròn được... 2. Trong sự tu hành, nếu có được sụ kiên nhẫn thì mới thành tựu được, giống như hôm nay tu, mai gặp duyên khác lại gác lại, hôm nay tu hành ngày mai lại bỏ. Khi thì tinh tấn, lúc lại giải đãi! Lời trí huệ này giúp mình nhận ra sự buông lung của mình! Nếu muốn thay đổi cần phải tự bản thân cố gắng! Giống như vượt qua sự khổ nhọc của thân và tâm! Giữ cho mình một thời khoá cũng là khó! Đối với mọi người hay công việc sự khiêm nhường giúp cho tâm tư mình được lắng đọng, và trở lên thanh cao. Khi không còn tâm hơn thua, phân biệt với người và đặt mọi người ở vị trí hơn mình, tâm mình tự an vui như có làn gió nhẹ thổi qua, mọi thứ trở nên đơn giản! Khuôn mặt mình dễ mỉm cười và đối xử tốt hơn với đồng nghiệp và bạn bè! Áp dụng vào đời thường khiến những người xung quanh mình được an lạc, nghĩ vậy cũng là "tu". Mong ước cho tất cả mọi người đều được an lạc!
3. Biáşżt chia chia sáşť gĂŹ khi bản thân vẍn chĆ°a tháťąc hĂ nh táť‘t váť lòng kiĂŞn nhẍn. Trong cuáť™c sáť‘ng hĂ ng ngĂ y cĹŠng nhĆ° trĂŞn con Ä‘Ć°áť?ng tu táşp mĂŹnh Ä‘ĂŁ gạp khĂ´ng Ăt nhᝯng Ä‘iáť u khĂ´ng nhĆ° mong muáť‘n vĂ cả nhᝯng Ä‘iáť u khiáşżn mĂŹnh phải chĂĄn nản, nĂłng giáşn, hẼp tẼp vĂ còn rẼt nhiáť u viᝇc... chᝉ nháşn ra viᝇc cần kiĂŞn nhẍn hĆĄn khi chuyᝇn Ä‘ĂŁ xảy ra ráť“i. đ&#x;˜…  MĂŹnh phải háť?c háť?i nhiáť u hĆĄn cĂĄch chẼp nháşn sáťą viᝇc, háť?c tᝍ táť‘n, khiĂŞm nhĆ°áť?ng, háť?c tĂnh bĂŹnh thản khĂ´ng xao Ä‘áť™ng váť›i ngoấi cảnh chi pháť‘i vĂ còn háť?c rẼt nhiáť u thᝊ...Háť?c láť… Pháşt sĂĄm háť‘i nhiáť u hĆĄn mong chĆ° Pháşt, chĆ° Báť“ TĂĄt tᝍ bi gia háť™. Tᝍ vĂ´ thᝉ kiáşżp Ä‘áşżn nay mĂŹnh Ä‘ĂŁ gây bao táť™i láť—i, bao ĂĄc nghiᝇp, táť™i vĂ´ tĂŹnh hay cáť‘ Ă˝ Ä‘áťƒ ráť“i Ä‘em Ä‘áşżn quả nghiᝇp bĂĄo dẍy đầy, khi nghiᝇp Ä‘áşżn háť?c nhẍn nháť‹n ráť“i theo táťą nhiĂŞn Ä‘áťƒ đưᝣc hĂła giải. Sáťą háť?c táşp khĂ´ng giáť›i hấn tháť?i gian váť lòng kiĂŞn nhẍn giáť‘ng nhĆ° máť™t hĂ nh trang quan tráť?ng cần thiáşżt trong cuáť™c sáť‘ng vĂ trĂŞn con Ä‘Ć°áť?ng tu táşp giải thoĂĄt hoĂ n toĂ n cho mĂŹnh vĂ cho tẼt cả  NAM MO A MI Ä?A PHAT. 4. CĂł câu chuyᝇn ráşąng, máť™t váť‹ Thầy khi táť›i đấo trĂ ng giảng PhĂĄp, Thầy táť›i khi đấi chĂşng Ä‘ĂŁ huân táşp Ä‘Ă´ng đᝧ, phĂa ngoĂ i giầy dĂŠp Ä‘áťƒ kĂn láť‘i Ä‘i, kĂn báşc tam cẼp. Thầy khiĂŞm táť‘n Ä‘áťƒ Ä‘Ă´i dĂŠp mĂŹnh tấi váť‹ trĂ thẼp nhẼt, xa nhẼt. LĂşc Ẽy máť™t Pháşt táť thẼy váť™i vĂ ng mang Ä‘Ă´i dĂŠp cᝧa Thầy lĂŞn đạt áť&#x; báşc cao nhẼt. Máť™t hĂ nh Ä‘áť™ng bĂŹnh dáť‹, Ä‘áť?i thĆ°áť?ng cĹŠng cho thẼy tâm khiĂŞm cung. KhĂ´ng cần chᝊng táť? báşąng cáť chᝉ, báşąng láť?i nĂłi,... Ä‘áťƒ TA luĂ´n lĂ trung tâm, lĂ Sáť? 1.
Đừng cố chứng tỏ vị trí SỐ 1 của mình; mình là ai, Chư Phật, Bồ tát, mọi người đều biết... "Ðiều kỳ lạ nhất ở bậc Thánh nhân là sức mạnh của nước: nó không bao giờ tranh chấp dù ở bất cứ thời điểm nào. Nó nhường nhịn, giữ lấy chỗ dưới chót, chỗ thấp kém nhất, tùy thuận theo mọi nhân duyên mà không hề tranh chấp. Nói thì rất dễ, làm thì lại quá khó." 5. Thực hành sự khiêm nhường là 1 dạng tu dưỡng bản thân. (1) khi mình nghĩ những việc bản thân làm là lớn lao thì thực tế đối với người khác thì đó chỉ là việc bình thường. (2) khi mình cho bản thân là quan trọng thì thực tế khi không có mình có khi mọi người cũng không nhận ra hôm nay thiếu vắng 1 người. (3) khi hạ thấp bản thân trong một số trường hợp sẽ giúp mình bình an qua sóng gió cuộc đời, ví dụ như bước qua cửa thấp phải cuối đầu xuống để ko bị đụng đau. (4) dù ở vị trí nào, khi bản thân biết lắng nghe cái tốt của người khác sẽ giúp ta trưởng thành hơn trong cuộc sống và tu tập. Sông to lớn hơn suối là vì nước từ suối theo chỗ thấp mà chảy ra sông. Trăm sông đổ ra biển rộng là vì biển thấp hơn sông. Thực hành sự khiêm nhường cũng là 1 cách tu dưỡng bản thân. Làm người nên tự tin nhưng không tự mãn. Huân tập sự khiêm nhường hằng ngày giúp đạt được thành công trong công việc, cuộc sống mà còn ở công phu tu tập. Như nước kia từ suối ra sông, từ sông ra biển lớn.
6. Mình chỉ ngẫm đơn giản là con đường hướng về Chánh pháp rất nhiều thử thách nên bản thân cần có Định, Định mới có Huệ. Bản thân Định sao được khi không giữ mình trong sự khiêm tốn với Đời, khiêm nhường với Pháp hữu. Trong Kinh Thủ Lăng Nghiêm có một chương nói về những điều dẫn đến ngục Vô Gián mà chúng sinh thường phạm phải, trong có ý nói về sự kiêu ngạo. Ngoài ra, về mặt Đời thì bản thân sẽ gặp phải những chướng duyên nên cần thực hành nhiều đức kiên nhẫn để không lầm lạc xa rời Chánh pháp của Đức Phật. 7. "Phật pháp cao siêu lý rộng sâu..." câu nói này đủ để biết và nhắc chúng ta cần phải siêng năng, chăm chỉ, chuyên cần học và hành theo đúng pháp cho rốt ráo đến nơi đến chốn. Để làm được điều đó thì không ngoài sự kiên nhẫn thực hành, tu tập mỗi ngày giúp chúng ta không xao nhãng, quên mình đang làm gì, mình cần gì... Mình tu cho bản thân để giải thoát hay tìm sự an lạc trong thân tâm. Trong mỗi chúng ta đều sẽ có những hành trình vạn dặm "kiếp người" đi tìm câu trả lời cho riêng mình. Riêng bản thân mình, sự kiên nhẫn đang huân tập chính là việc nhẫn nhịn giữ cho tâm thanh tịnh và an lạc trước mọi chướng duyên trong cuộc sống đời thường và cả với gia đình yêu dấu của mình. Dù ít hay nhiều thì khi đã chí tâm thực hành, quan sát trải nghiệm nó, chúng ta sẽ có hướng đi rõ ràng hơn là không có mục đích cụ thể. Thêm nữa, thực hành cái NHẪN còn giúp cho cái "Tôi" cao lớn như
núi Thái Sơn trong chúng ta phần nào "thấp" xuống một chút, để quán sát xung quanh mình còn có những cây đại thụ ngàn năm vẫn từ tốn đứng đó, nghiêng mình làm bóng mát... một mình hứng chịu bao giông bão mà vẫn xanh và thơm ngát mãi. 8. Chia sẻ thêm kinh nghiệm của mình về cách NHẪN. - NHẪN vì trong tâm mình có tên giặc là SÂN. Dễ hiểu hơn là khi mình nổi sân lên, coi như mình bị tên giặc đó nó quậy. Nếu biết tên giặc đó chuẩn bị quậy thì mình sẽ đỡ bớt được phần não, giống như chủ nhà mà biết ăn trộm ở đâu thì sẽ biết cách phòng ngừa, ngăn chặn. Thành ra, NHẪN là trong lúc mình biết nó đang làm loạn mình. Mỗi lần biết mình sân, nghĩ thế này "ở đây không có chỗ cho bọn bây chơi, nên đi khuất giùm". Nhìn thẳng vô cái sân đó, thế là NHẪN được 1 trận, giống như 1 người trêu ngươi mình mà mình không để tâm họ thì họ sẽ bỏ đi. Tên giặc SÂN nó cứ quậy nhưng mình NHẪN thì nó sẽ tự động rút. - Sau khi hết SÂN xong thì mình nghĩ thôi coi như nghiệp báo của mình vậy, ai đúng ai sai không quan trọng nữa vì nó cũng đã xảy ra, thôi thì mình cứ chủ động hoà ái cho bầu trời trong xanh. Còn trường hợp mà nó đánh úp bất ngờ quá, mình không đủ công phu để vượt qua thì...sám hối và công phu tiếp. 9. Thực hành sự kiên nhẫn đối với mình trong cuộc sống hiện tại chưa rốt ráo. Gặp việc căng thẳng không giữ được bình tĩnh, nghe người ta nói
không đúng thì dễ sân và nổi nóng, chấp vào lời nói và hành động, chờ đợi ai lâu là mình cảm thấy rất khó chịu,.. vì vậy mình cũng đang học NHẪN THÌ AN, mọi việc nhẫn nại thì đều đem đến mọi sự tốt lành và niềm vui cho người khác và bản thân. Mình cũng chưa có lòng khiêm tốn, khiêm nhường nên thấy hổ thẹn, đôi lúc mình làm việc tốt cho người khác mà mình còn nói cho người đó biết. Vì Phật dạy là mình làm bất cứ cái gì cho ai mà mình kể ra thì chưa là chân thật, những gì chân thật là những gì làm một cách tự nhiên và khi làm xong thì đừng nhớ gì đến nó nữa, điều này đã có Chư Phật chứng và đếm cho mình rồi nên mình không cần kể ra và cho người khác biết, nếu mình nhớ mình làm được bao nhiêu Phước đức thì Phật sẽ không nhớ cho mình đâu.