Số 02 | tháng 2 - 2016 | DỰ ÁN KHỞI HÀNH
CHUYỆN CỦA NÃO PHẢI ĐỘI THANH NIÊN TÌNH NGUYỆN SÔNG MÃ
ĐỘI TNTN SÔNG MÃ – DỰ ÁN KHỞI HÀNH
LỜI NGỎ TRÒ CHUYỆN CÙNG BALO++
N
gày còn bé, bạn có thể thoải mái nói với ba mẹ rằng: - Lớn lên con sẽ làm ca sĩ!
Trong thế giới của ta ngày đó, những ước mơ có thể thay đổi theo tháng, theo tuần: - Con muốn làm họa sĩ! - Con sẽ làm nhà du hành vũ trụ! - Con sẽ trở thành bác sĩ! - Con ước được làm cảnh sát… Thế nhưng khi bạn chính thức đứng trước sự lựa chọn nghề nghiệp cho tương lai của chính mình thì bạn bỗng trở nên rụt rè hơn, bạn e ngại nhiều thứ hơn và bạn cũng cẩn trọng hơn. Và trong hành trình đi tìm sự lựa chọn ấy, bạn băn khoăn nhiều hơn trước những chỉ dẫn của người thân, bạn bè và trước cả những suy nghĩ “thông thường” đã biến thành điều “cố hữu”… Khối xã hội là khối của những “đứa trẻ” chỉ biết học thuộc như những con vẹt, đọc câu trước nhớ câu sau và quên câu tiếp theo là quên tất cả phần còn lại. Khối tự nhiên là khối của những “đứa trò” giỏi giang và thông minh luôn biết tính toán khoa học và suy nghĩ mọi thứ logic. Khối xã hội là khối của những trường chỉ sớm ngày biết “đàn ca nhảy múa” và ít có cơ hội lựa chọn nghề nghiệp sau khi tốt nghiệp. Khối tự nhiên là khối của những “trường hot” và một thế giới nghề nghiệp rộng mở cho những cử nhân tương lai. Những so sánh, những quan niệm dựa trên cái nhìn phiến diện và những cảm nhận lâu dần đã biến thành điều hiển nhiên mà nhiều người thừa nhận. “Khối ngành xã hội”, “những người có não phải phát triển hơn”, “những người hoạt động nghệ thuật” tất cả bỗng biến thành một “nửa phụ” khi mang ra đặt cùng “khối ngành tự nhiên”, “những người làm kinh tế, kinh doanh”, “những nhà sáng chế”, “nhà khoa học”. Và rồi dẫu bạn là một đứa có đầu óc nghệ thuật, bạn là một đứa dùng “não phải” tốt hơn và bạn biết rằng mình học tốt các môn xã hội hơn nhưng một mai cầm trên tay tấm bằng Đại học và bước ra với cuộc sống sẽ thế nào đây? Bạn là một kế toán, một nhà kinh doanh, một nhân viên ngân hàng thay vì là một họa sĩ, một nhà báo, một nhà hoạt động nghệ thuật. Bạn bỗng trở thành “đứa trẻ” hèn nhát trước chính ước mơ và cuộc sống của mình.
2
BALO++ SỐ 02
Balo++ số 2 sẽ chia sẻ cùng bạn những câu chuyện, những thông tin liên quan đến khối ngành xã hội, đến nhu cầu công việc và tương lai của những ngành “não phải’ trong xã hội. Balo++ không mong mỏi gì hơn rằng sau khi đọc đến hết những dòng cuối cùng của số này, bạn sẽ tin vào tính nghệ sĩ, khả năng tưởng tượng và hay đơn giản là sở thích vẽ vời, nhảy nhót của bản thân mình. Tin rằng, nó cũng có thể đem lại cho bạn sự hạnh phúc và đủ đầy như bất cứ việc gì khác, thậm chí còn nhiều hơn tất thảy. Trân trọng!
“Tôi mơ mình vẽ, và rồi tôi vẽ giấc mơ.“ ― Vincent Van Gogh
ĐỘI TNTN SÔNG MÃ – DỰ ÁN KHỞI HÀNH
MỤC LỤC
04 06 07
09
11
XÃ LUẬN Thi khối ngành xã hội chứ, sợ gì?
VỪNG ƠI, MỞ RA Bạn là người “não trái“ hay người “não phải“ Thời của não phải
18 20
BIÊN HOÀ ZONE
John Green, nhà văn của những ước mơ
PHÓNG SỰ TỰ TRUYỆN “TÔI HỌC VĂN“
24
13 14
Làm người can đảm
Tại sao Phần Lan bỏ việc dạy học các môn riêng lẻ?
22 12
BALO TRẢI NGHIỆM
MUÔN MÀU Muôn màu “nghề tung chảo“
26
TÔI TỰ HỌC Rèn luyện năng lực ngôn ngữ Phát triển đồng đều cả hai bán cầu não
GA VĂN HOÁ
Giới thiệu sách Một tư duy hoàn toàn mới...
Nghề biên kịch Hôm nay tôi chọn là ai khác “Vì phần đời mình, là phần
16 đời Đất nước“
VỪA NHẮM MẮT, VỪA MỞ CỬA SỔ
BALO++ SỐ 02
3
ĐỘI TNTN SÔNG MÃ – DỰ ÁN KHỞI HÀNH
XÃ LUẬN THI KHỐI NGÀNH XÃ HỘI CHỨ, SỢ GÌ? “Xin ba đừng cấm con học Văn…”
Đ
ề văn xuất hiện từ khá lâu đã nói lên một định kiến dù mơ hồ nhưng vẫn luôn tồn tại rõ ràng trong lối suy nghĩ của các bậc phụ huynh và học sinh về các môn xã hội. Phản ứng thường thấy của các bậc cha mẹ là ngăn cản: “ Học văn/sử/địa làm gì? Sau này húp cháo mà ăn à…” Còn với học sinh, thậm chí cả những bạn học trường chuyên lớp chọn nhưng nếu học chuyên môn xã hội cũng đều ít nhiều có tâm lí mặc cảm tự ti so với học sinh các ngành tự nhiên khác, hơn nữa còn thấy mơ hồ về tương lai của mình. Thực tế trong những năm gần đây, ảnh hưởng từ những định kiến ấy đang tác động ngày càng rõ rệt. Cụ thể là ngày 30/03/2013, sau khi Bộ Giáo dục và Đào tạo thông báo sẽ không thi tốt nghiệp THPT môn Lịch sử, rất nhiều học sinh trường THPT Nguyễn Hiền, Hà Nội đã đồng loạt xé đề cương môn học. Đoạn clip quay lại hành động phản cảm này đã được đăng tải lên mạng xã hội làm dấy lên một hồi chuông báo động cho ngành giáo dục và cả xã hội. Đến kì thi tốt nghiệp THPT năm 2014, mức báo động ấy đã lên đến “báo động đỏ” khi một loạt con số thống kê đã được đưa ra: 15,3% thí sinh chọn môn thi Lịch sử - tỉ lệ thấp nhất trong tất cả các môn thi tự chọn; 59 giám thị túc trực một học sinh duy nhất trong phòng thi môn sử ở tỉnh Nghệ An; 0% là tỉ lệ thí sinh chọn môn này ở trường THPT Lương Thế Vinh, Hà Nội. Thống kê trong 5 năm gần đây, trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân Văn, Đại học Quốc gia Hà Nội, vốn là những trường thuộc top đầu toàn quốc về đào tạo khối ngành xã hội nhưng lượng học sinh đăng kí thi khối C vẫn giảm 10% mỗi năm.
Nguyên nhân từ đâu? Từ thập niên 80 của thế kỉ XX đến nay, cơ cấu kinh tế xã hội của nước ta dần thay đổi theo xu hướng công nghiệp hóa - hiện đại hóa nhiều ngành công nghiệp dịch vụ xuất hiện tác động mạnh mẽ đến kinh tế đồng thời làm thay đổi tâm lí xã hội, lợi ích được đặt lên hàng đầu. Do đó, những môn học trước đây vẫn được xem là hệ thống lí luận rường cột trong xã hội như văn học, triết học, ngôn ngữ học, v.v. dần mai một và trở nên phù phiếm, không thực dụng. Phù phiếm bởi những môn học ấy cần nhiều hơn cảm xúc và đam mê - những thứ đang trở nên xa xỉ, hơn là công thức bất biến. Không thực dụng bởi chúng khó lòng đem lại công việc tốt với mức lương cao. Định kiến trước nay vẫn là xoay vòng theo hướng đó!
4
BALO++ SỐ 02
Có thật các môn xã hội sẽ mãi “thất thế”? Mới đây có một nghiên cứu tại Đại học lừng danh Oxford ( Anh quốc) mang tên “Khoa học nhân văn và nền kinh tế Anh quốc: những tác động ẩn ngầm” (Humanities Graduates and the British Economiy: The Hidden Impact) để tìm hiểu xem những người học ngành xã hội có thể làm gì, đóng góp gì cho xã hội. Cuộc nghiên cứu được tiến hành trên 11.000 cựu sinh viên ngành xã hội. Kết quả như sau: có gần 80% trong số đó làm việc trong các lĩnh vực: giáo dục, truyền thông, luật, tài chính và quản trị. Đây đều là những lĩnh vực nghề nghiệp quan trọng đối với nền kinh tế và xã hội của một đất nước. Ông David Willet‘s phụ trách lĩnh vực đại học thuộc chính phủ của Thủ tướng Cameron còn cho biết: 34% lãnh đạo của 100 doanh nghiệp lớn nhất Anh quốc tốt nghiệp ngành văn chương và nghệ thuật. Thực tế cũng cho thấy những nhân vật quyền lực và có tầm ảnh hưởng lớn không ít người xuất phát điểm từ ngành xã hội. Vladimir Putin - Tổng thống Nga và Tổng thống Mỹ Barack Obama đều từng là sinh viên ngành Luật. Cả vị đại tướng đã trở thành huyền thoại của dân tộc, Võ Nguyên Giáp trước đó cũng từng là một thầy giáo dạy Lịch sử. Vậy nguyên nhân nào khiến những người học ngành xã hội có địa vị cao như vậy? Học các môn thuộc chuyên ngành xã hội sẽ giúp nâng cao đáng kể khả năng phân tích xử lí tình huống, cải thiện phương pháp luận, rèn luyện những kĩ năng mềm cần thiết và tạo một phông văn hóa cơ bản tốt. Trong thời đại khi mà kĩ năng mềm, sự tinh tế, nhạy bén trong ứng xử chiếm tới 75% thành bại và có đôi khi bản hợp đồng trị giá tiền tỉ được kí kết chỉ nhờ vào việc thuộc một bài thơ của văn hóa nước bạn thì không có lí do gì lại coi thường việc học những môn xã hội. Ở đất nước Bỉ, một nước phát triển, trái ngược với nước ta những môn thuộc lĩnh vực xã hội lại rất được coi trọng: tỉ lệ đầu vào là 54-46% giữa sinh viên khối ngành xã hội và khoa học thực nghiệm. Theo Hội những cựu sinh viên Sử Đại học Li-è-ge không một sử gia nào thất nghiệp trong nhiều năm trở lại đây, dù tỉ lệ thất nghiệp gần đây của nước này không thấp: 10-15% dân số trong độ tuổi lao động.
ĐỘI TNTN SÔNG MÃ – DỰ ÁN KHỞI HÀNH
Tương lai nghề nghiệp cho khối C cũng như các ngành xã hội ở nước ta Hầu hết mọi người đều cho rằng học ban C khó xin việc, các ngành xã hội lương không cao. Nhưng thực tế khối ngành này lại có rất nhiều lựa chọn không tồi chút nào. Đầu tiên, xét trên yếu tố đầu vào, ở Việt Nam, mức điểm cho những khối ngành ban C như Báo chí, Sư phạm, Luật, Nhân văn, v.v. luôn ở mức vừa phải, không quá khó khăn cho học sinh. Trong quá trình học, về cơ bản, các ngành này đều có chung một nền tảng giống nhau, chỉ khác một phần rất nhỏ về chuyên ngành. Cụ thể, sinh viên học khoa Văn học và Ngôn ngữ khi ra trường vẫn có thể làm báo giỏi, chỉ cần bổ sung thêm chứng chỉ nghiệp vụ báo chí. Như vậy rõ ràng lựa chọn cho sinh viên ban xã hội là phong phú hơn rất nhiều. Tiếp theo là vấn đề đầu ra, có thể điểm mặt khá nhiều công việc được cho là “hot” hiện nay cho các bạn học khối ngành khoa học xã hội như Copywriter, PR, biên tập viên, v.v. Bên cạnh đó, trong điều kiện kinh tế - xã hội như ngày nay, khi mà nền kinh tế không ngừng mở cửa hội nhập, các doanh nghiệp nước ngoài đến nước ta đầu tư càng nhiều, lượng khách quốc tế cũng ngày càng tăng, từ đó nhu cầu về pháp luật và du lịch của nước ta trong những năm tới là rất lớn. Do đó có thể thấy ngành luật và các ngành văn hóa du lịch là những lựa chọn rất khả quan. Hơn nữa, nếu sinh viên có trình độ chuyên môn tốt kèm theo vốn Tiếng Anh khá thì cơ hội việc làm càng nhiều, đặc biệt là trong các doanh nghiệp nước ngoài với các vị trí chuyên viên pháp chế với mức lương hấp dẫn. Ngoài ra, ngành Tâm lí học cũng đang là một ngành nghề đầy hứa hẹn ở nước ta. Cứ nhìn vào thực tế sẽ
rõ: kết quả điều tra quốc gia về vị thành niên và thanh niên Việt Nam đã đưa ra những con số gây nhức nhối dư luận: hơn 10.000 thanh niên đang trong tình trạng báo động về sức khỏe tinh thần, hơn 4% em từng nghĩ đến tự tử, gần 30% các em cảm thấy rất buồn và vo ích trong xã hội, hơn 20% hoàn toàn tuyệt vọng về tương lai, v.v. có tỉ lệ không nhỏ các em mắc những chứng bệnh về tâm lí như trầm cảm, tự kỉ, rối loạn tâm lí, v.v. Từ thực tế đó có thể khẳng định rằng nhu cầu về sức khỏe tinh thần trong xã hội ta là khá rõ ràng. Do đó ngành Tâm lí học cũng là một trong những lựa chọn khá ổn cho sinh viên khối khoa học xã hội. Bênh cạnh đó, những ngành như Nhân học, Xã hội học hay Công tác xã hội cũng có rất nhiều cơ hội để phát triển ở những dự án của các tổ chức phi chính phủ với cơ hội được học tập và làm việc tiếp tục ở nước ngoài rất rộng mở. Như vậy rõ ràng tương lai cho ban C không hề “ảm đạm” như đa số chúng ta vẫn tưởng.
Kết Có một thực tế rằng không ít các Cử nhân Kinh tế lại quay trở lại với sở trường của mình và làm việc trái ngành học, “tấn công” sang địa phận của MC truyền hình, báo chí, biên tập viên, đạo diễn, nhà văn, hoạt động tại các tổ chức phi chính phủ về giáo dục, tâm lý, xã hội, thậm chí cả đầu bếp. Cho nên, điều quan trọng không phải là chọn ngành nào mà là có đủ đam mê để biến nó thành năng lực thực sự của bản thân hay không. Một khi bạn giỏi thực sự, dù bạn có học một ngành mà toàn xã hội cho rằng vô cùng khó xin việc đi chăng nữa thì “thất nghiệp” là điều không thể.
BALO++ SỐ 02
5
ĐỘI TNTN SÔNG MÃ – DỰ ÁN KHỞI HÀNH
VỪNG ƠI, MỞ RA BẠN LÀ NGƯỜI “NÃO TRÁI“ HAY NGƯỜI “NÃO PHẢI“ Mỗi bán cầu não đảm trách những nhiệm vụ cụ thể, riêng biệt và, khi được phát triển, sẽ đem lại những bộ kỹ năng hoàn toàn khác nhau.
B
You are? Left or right? Find out!
ộ não với chức năng điều khiển hệ thần kinh trung ương và hành vi có thể được xem là bộ phận phức tạp nhất trong cơ thể con người. Còn hàng ngàn bí ẩn về bộ não chúng ta vẫn chưa khám phá hết. Chúng ta đã biết bộ não bao gồm hai bán cầu đại não là bán cầu đại não trái và bán cầu đại não phải. Theo các kết quả nghiên cứu, bán cầu não trái điều khiển nửa thân người bên phải, bán cầu não phải thì ngược lại. Mỗi bán cầu não có mô thức ghi nhớ khác nhau và đều có khả năng thực hiện nhiệm vụ nhận biết, phân biệt cảm giác, tri giác, với tính chất chuyên biệt, tính ưu việt ở một số lĩnh vực nào đó so với bán cầu não bên kia. W.Sperry và các nhà khoa học của Học viện Vật lý Công nghệ California (Mỹ) đã khám phá ra bí mật của hai bán cầu não và hoạt động của não. Với hàng loạt các thực nghiệm ông
6
BALO++ SỐ 02
nhận thấy bán cầu não trái có sở trường về ngôn ngữ và tính toán trong khi bán cầu não phải có những đặc điểm ưu việt hơn bán cầu não trái đặc biệt về mặt phân biệt không gian, hình khối, màu sắc, âm nhạc, nghệ thuật, tình cảm. Cùng xem hình sau và xem xem mình là người thiên về sử dụng não phải hay trái hay là người phát triển cân bằng được cả 2 bán cầu não nhé!
ĐỘI TNTN SÔNG MÃ – DỰ ÁN KHỞI HÀNH
Liệu có phải những người thuận não trái hoặc não phải sẽ không sử dụng phần não còn lại? Đa số chúng ta có hai phần não hoạt động song song và ít có sự nổi trội. Bán cầu não phải tiếp nhận thông tin theo chuỗi và nhờ bán cầu não trái phân tích, chọn lọc, phân thành nhóm. Tuy nhiên vẫn chưa có định nghĩa nào phân định nhiệm vụ rõ ràng của hai phần não. Ngay từ lúc mới ra đời, một đứa bé chưa được định sẵn sẽ thiên về não trái hay phải. Chính cách giáo dục của bố mẹ và nhà trường sẽ tạo nên chênh lệch trong sự phát triển của hai bán cầu não.
Người thiên về não phải hay não trái thông minh hơn? Trên thế giới, chỉ có một số ít người sử dụng cân bằng cả hai bán cầu não, số còn lại chủ yếu thường thiên về một bán cầu nhất định. Mỗi bán cầu não đều có một chức năng riêng, vì vậy rất khó để nói người thiên về não trái hay não phải thông minh hơn. Tuy nhiên, nếu muốn biết mình thiên về bán cầu não nào cũng như điểm mạnh và điểm yếu của việc sử dụng nhiều bán cầu não đó cũng không phải là chuyện khó khăn. Người “não trái”, “não phải” phát triển do đâu?
Não trái phát triển khi chúng ta tiếp xúc nhiều với các chương trình giáo dục mang tính thuộc lòng, kiểm tra theo dạng có sẵn. Cách giáo dục này khuyến khích và kích thích bán cầu não trái phát triển.Tuy nhiên, sự sáng tạo của bán cầu não phải mai một dần. Ngược lại, khi bạn sớm được tiếp xúc với các môn nghệ thuật, bạn sẽ tự do sáng tạo theo cảm xúc của mình. Chính lúc đó, bán cầu não phải được nâng cao thế lực. Nếu bạn cảm thấy tính cách mình có khuynh hướng thiên về bán cầu não nào, hãy phát huy hết thế mạnh và đừng quên tìm hiểu vùng đất phía bên kia nhé.
THỜI CỦA NÃO PHẢI Não phải - Trung tâm của sự sáng tạo
P
hần lớn các công việc mà phần não bên trái xử lý như lập trình, kế toán tài chính và thực hiện các cuộc gọi định tuyến (những công việc đã từng được các công nhân thực hiện), giờ đây chúng có thể được thực hiện một cách hiệu quả hơn và có chi phí thấp hơn bằng thuê ngoài hoặc sử dụng công nghệ tự động. Trong khi đó, các ý tưởng đột phá thường là kết quả của nửa còn lại bộ não – phần não tiếp nhận cảm giác về âm thanh, màu sắc và nghệ thuật.
“Imagination is more important than knowledge.“ __ Albert Einstein Các nhân viên của các tập đoàn lớn hiện nay đều phải chinh phục các câu hỏi về tư duy sáng tạo khi vượt qua các vòng phỏng vấn để trở thành những nhân viên chính thức. Trong cuốn “Làm thế nào để dịch chuyển núi Phú Sĩ” các tác giả đã mô tả quá trình phỏng vấn tuyển dụng của Microsolf. Ở đó, các ứng viên luôn nhận được những câu hỏi đòi hỏi khả năng “thinking out of box” như: làm sao để dịch chuyển núi Phú Sĩ, có bao nhiêu cây cầu trong thành phố, vì sao chiếc nắp cống lại hình tròn, v.v. Tony Buzan cha đẻ của ứng dụng Mindmap (bản đồ tư duy) cũng đã ứng dụng não phải cho việc phát triển lý thuyết của mình về sử dụng bản đồ tư duy trong công việc. Ứng dụng của bản đồ tư duy là sự kết hợp giữa dữ liệu, con số logic (não trái), v.v. với ứng dụng hình ảnh, màu sắc, đường nét (não phải), v.v. để thúc đẩy sự sáng tạo của bộ não trong việc phân tích các vấn đề trong công việc. Nhưng cũng không thể xem thường não trái. Bởi bản chất của sự sáng tạo không phải tự BALO++ SỐ 02
7
ĐỘI TNTN SÔNG MÃ – DỰ ÁN KHỞI HÀNH
nhiên mà có. Nó được hình thành dựa trên nền kiến thức nền tảng nhất định. Sáng tạo dựa trên kiến thức sẵn có bởi đó là sự “sắp xếp lại theo một trật tự mới những cái đã có sẵn”. Chẳng hạn các học viên chuyên ngành tiếng Anh không nên lảng tránh những khóa học về toán học, còn những người đam mê toán học thì nên học cách sử dụng trực giác và dùng từ ngữ thích hợp để thể hiện bản thân mình.
Kinh doanh bằng não phải, tại sao không? Thông thường khi đề cập đến những vấn đề kinh tế, kinh doanh chúng ta thường liên hệ tới những người có khả năng tính toán, tư duy toán học tốt. Tuy nhiên chúng ta không ngờ rằng những người “não phải” vẫn có thể làm kinh tế, kinh doanh tốt với trí óc sáng tạo của mình. Quản lý biên tập tờ Business Week, Stephen J. Adler, đã đưa vào môi trường kinh doanh hiện nay một khái niệm mới: “Nền kinh tế sáng tạo”. Trong một bài xã luận, ông viết: “Nền kinh tế sáng tạo có thể bị đánh giá là thổi phồng quá mức, thế nhưng điều mà nhiều công ty đang ấp ủ, đó là khả năng cạnh tranh mạnh mẽ bằng các sáng chế và thiết kế mới, đã chỉ ra được những khó khăn mà các công ty Mỹ đang mắc phải: những công việc kỹ thuật cao với mức lương chót vót, đồng thời phải dời công việc sản xuất sang những nước khác. Thế nhưng, những công ty Mỹ thông minh nhất cũng sẽ nhận ra rằng, họ vẫn có khả năng dẫn đầu thị trường nếu họ thực sự lắng nghe những mong muốn của khách hàng và luôn xem xét lại các mẫu thiết kế sản phẩm. Đó là lý do vì sao Starbucks bán cà phê nhanh ồ ạt.” Cuộc chiến của các doanh nghiệp sản xuất xe hơi hiện nay là cuộc chiến trong ngành thiết kế, những mẩu mã mới của những nhà thiết kế công nghiệp kiểu dáng xe hơi sẽ là lợi thế cạnh tranh. Thiết kế kiểu dáng đóng vai trò đáng kể trong việc đưa ra quyết định mua hàng như vậy, nhưng nhiều công ty hiện vẫn còn nghĩ rằng họ không cần quan tâm đến thiết kế kiểu dáng. Tất cả những gì mà họ đang tìm cách làm đó là bán hàng với giá rẻ hơn so với đối thủ cạnh tranh và đã thành 8
BALO++ SỐ 02
công theo cách như vậy. Một lần nữa trí thông minh não phải lại được đề cao, bởi để có được những thiết kế mới mẻ, việc sử dụng não phải là điều hiển nhiên. Có thể thấy, những nhà lãnh đạo kinh doanh ngày nay cần theo đuổi triết lý suy nghĩ mới về “một nền kinh tế sáng tạo” và “nền văn hóa não phải”. Sáng tạo trong việc tạo ra các giá trị cho khách hàng, sáng tạo trong phát triển sản phẩm công nghệ, v.v. Kết quả sẽ đem đến cho các khách hàng những trải nghiệm thú vị hơn và có ý nghĩa hơn. Đó cũng chính là điều sẽ đem lại cho các công ty sự tín nhiệm và lòng trung thành của khách hàng. Kỷ nguyên mà não trái thắng thế và thời đại thông tin do nó phát sinh ra đang dần được thay thế bởi một thế giới mới mà tại đó các phẩm chất của não phải như sáng tạo, trực giác. Chúng ta đang chuyển từ một kỷ nguyên mà những ai có bằng MBA (cử nhân quản trị kinh doanh) hầu như không còn khả năng cạnh tranh với bằng MFA – Master of Fine Arts (cử nhân mỹ thuật) . Đây thực sự là một cách thức suy nghĩ hoàn toàn mới. Có lẽ câu trả lời cho việc phải đương đầu với các thách thức kinh doanh ngày nay như thế nào không phải là đơn nhất lựa chọn các giải pháp, kỹ năng từ một bán cầu não riêng biệt, mà phải có sự phối kết hợp cả hai.
Một vài trường đại học kinh doanh hàng đầu thế giới như Oxford, Harvard đang thiết kế những khoá đào tạo về thiết kế sản phẩm, cách tân sản phẩm hay quản lý quy trình thiết kế tới các học viên MBA. Trường đại học Stanford còn xây dựng một viện nghiên cứu thiết kế mới để dạy các chiến lược thiết kế cả cho sinh viên kinh doanh lẫn sinh viên thiết kế. Còn trường đại học quản lý Rotman, Canada phát triển nhiều chương trình đào tạo kinh doanh chuyên về chiến lược thiết kế và cách tân. Chiều hướng này xem ra còn tiếp tục phát triển mạnh mẽ trong thời gian tới.
ĐỘI TNTN SÔNG MÃ – DỰ ÁN KHỞI HÀNH
TẠI SAO PHẦN LAN BỎ VIỆC DẠY HỌC CÁC MÔN RIÊNG LẺ?
V
ới những cải cách tiên tiến trong giáo dục như mỗi giáo viên phải có bằng thạc sỹ, phải như một nhà khoa học; dạy học để học sinh sáng tạo và áp dụng ngay được vào thực tế chứ không phải để tạo áp lực thi cử, v.v. Phần Lan được xếp vào là một trong những quốc gia có nền giáo dục tốt nhất thế giới. Giáo dục là một ngành cao quý nhất trong xã hội, được tôn trọng nhất. Trong các bảng xếp hạng quốc tế, Phần Lan liên tục xếp trên các nước phương Tây và chỉ có một vài nước phương Đông (với cách học nhồi nhét) có kết quả tương tự. Và mới đây, Phần Lan đã đưa ra cải cách mới nhất của mình, đó chính là đưa ra các tiết học theo chủ đề, mà trong đó, tất cả các môn học có liên quan được lồng ghép vào bài học để phục vụ cho chủ đề ấy và giảm bớt các tiết học các môn học riêng rẽ.
Dạy và học các tiết học riêng rẽ, như Toán, Văn, Anh, v.v. là phương pháp dạy học truyền thống được sử dụng tại các nền giáo dục khác nhau, trong đó có Việt Nam ta. Nhưng những các nhà cải cách giáo dục của Phần Lan đã tìm ra một mô hình học tập, bên cạnh cách học truyền thống như trước, còn có kết hợp nhiều môn học trong cùng một tiết học. Chẳng hạn như: trong một giờ địa lý, địa chất và ngôn ngữ, học sinh xác định các nước khác nhau trên bản đồ và thảo luận về khí hậu từng nước, hoàn toàn bằng tiếng Pháp. Học sinh được chia thành nhiều nhóm nhỏ, thảo luận để giải quyết vấn đề, giúp làm tăng kỹ năng giao tiếp và làm việc nhóm. Các chủ đề sẽ được đưa ra
và nội dung các môn học được lồng ghép một cách khéo léo phù hợp. Ví dụ như trong chủ đề Liên minh châu Âu, những kiến thức về kinh tế, lịch sử, ngôn ngữ, địa lý của các quốc gia thành viên sẽ được lồng ghép vào bài dạy. Ngoài ra, trường học cũng tổ chức các lớp theo chủ đề hướng nghiệp: như để mở một quán cà phê, học sinh được rèn luyện kỹ năng tính toán, ngoại ngữ để phục vụ khách nước ngoài, kỹ năng viết và giao tiếp. So sánh với phương pháp học truyền thống, cách giảng dạy này có một số ưu điểm hơn. Thứ nhất, theo cách dạy truyền thống, học sinh sẽ chỉ ngồi thụ động, lắng nghe và ghi chép những kiến thức của giáo viên đưa ra, và giải quyết, trả lời các câu hỏi của giáo viên. Đối với phương pháp mới, học sinh được tự do thảo luận, đặt câu hỏi, đưa ra các ý kiến của mình về chủ đề học, việc này làm tăng kỹ năng giao tiếp và cách đưa ra các quan điểm cá nhân của học sinh. Thứ hai, những kiến thức có phần khô khan trong các tiết học đơn lẻ sẽ được áp dụng trực tiếp vào từng chủ đề, từng nội dung nghề nghiệp khác nhau, giúp học sinh nhận ra được thực sự kiến thức mình đang học trên ghế nhà trường được sử dụng trong thực tế như thế nào; đồng thời chính cách học trực quan này sẽ giúp các em có thể ghi nhớ kiến thức một cách tự nhiên và lâu hơn, so với cách dạy và học cũ. Thứ ba, quan trọng hơn, đó là việc một số học sinh thường chỉ coi trọng một số môn học là “chính” như các bạn chuyên toán thì thường chú tâm học các môn tự nhiên, mà quên mất rằng, kiến thức và kỹ năng ở các môn học xã hội khác cũng rất cần thiết cho thực tế sau này. Bà Kyllonen, giám đốc sở giáo dục Helsiki, Phần Lan nói: “Chúng tôi phải thay đổi suy nghĩ về giáo dục và thiết kế lại hệ thống giảng dạy để chuẩn bị cho trẻ em những kỹ năng cần thiết cho hôm nay và mai sau.”
BALO++ SỐ 02
9
ĐỘI TNTN SÔNG MÃ – DỰ ÁN KHỞI HÀNH
PHÓNG SỰ TỰ TRUYỆN “TÔI HỌC VĂN“ Tôi là “dân tự nhiên”
T
ôi còn nhớ rất rõ cái khoảnh khắc cái kính thiên văn rơi từ trên nóc giá sách xuống rồi vỡ tan. Tôi đã òa ra khóc nức nở. Đó là cái kính thiên văn có độ phóng đại lớn nhất mà tôi đã rất khó khăn mới làm được. Mọi chuyện bắt đầu từ khi tôi nhìn thấy mấy dòng giới thiệu trên báo Thiếu niên tiền phong về Bách khoa Tri thức học sinh, một cuốn sách dày cộm và rất lôi cuốn. Từ khi sở hữu nó, công cuộc “khám phá khoa học” của tôi được nâng lên một tầm cao mới. Cùng với kính thiên văn là thuốc nổ đen. Chẳng thể nào quên được những tháng ngày đi cạo lưu huỳnh bám trên tường những cái nhà vệ sinh cũ kĩ, để hòng có được một tiếng nổ bùm hoành tráng. Tất nhiên là thất bại, vì một lý do mà mãi về sau này khi học Hóa tôi mới biết được. Hồi bé, mấy đứa chúng tôi có một trò chơi thú vị mỗi khi mùa mưa đến. Mỗi đứa sẽ kiếm một cái lọ thuốc nhỏ mắt đã hết, đổ vào trong đó bất cứ thứ chất lỏng tìm thấy được trong nhà, và tìm đến những vũng nước mưa để “thi đấu”. Luật chơi rất đơn giản, mỗi đứa nhỏ một giọt chất lỏng xuống, của đứa nào khuếch tán nhanh hơn, mạnh hơn, át đi của đứa còn lại là thắng. Không thỏa mãn với những chất lỏng riêng lẻ, chúng tôi không ngừng sáng tạo bằng cách phối trộn nhiều loại với nhau, để tìm được loại có sức mạnh vô địch. Sau nhiều lần thử nghiệm, một đứa trong bọn tôi tìm được một công thức vô cùng độc đáo, trộn VIM và dầu luyn. Thứ hợp chất nhớt mạnh mẽ vô cùng, mà đặc biệt là khi khuyếch tán, từ giọt chất lỏng nhỏ xuống, vô số đốm dầu nhỏ bắn ra liên tục, không khác gì pháo hoa. Rất thú vị. Có một hôm, tôi tìm được trong đống sách vở cũ của anh một cuốn hướng dẫn làm tàu lượn bằng giang tre xuất bản từ năm 1970, và rất nhanh chóng, tôi xem đó là báu vật của mình. Thế là, suốt mấy mùa hè sau đó, tôi và đứa bạn thân có một cuộc thi nho nhỏ, là tự làm
10
BALO++ SỐ 02
và đua xem tàu lượn của đứa nào bay được xa hơn. Cũng chẳng nhớ rõ là những cuộc thi đó kết thúc như thế nào, chỉ biết rằng đó là những kí ức rất vui vẻ. Khi tôi lớn hơn một chút, trong nhà thường hay xuất hiện một hiện tượng lạ, đó là những đồ dùng điện tử thường hay bị tháo ra một cách không thương tiếc. Nhiều nhất phải là quạt, đài, rồi máy tính bỏ túi. Ăn không biết bao nhiêu trận đòn mà vẫn không chừa. Với lại, chừa để làm gì cơ chứ. Vui cơ mà. Và thế là, tôi trở thành dân “tự nhiên” từ lúc nào không hay biết. Sau này học lên, môn học mà tôi gắn bó nhất là Vật lý và Tin học. Suốt những năm tháng học trò.
Và tôi học Văn… Có một lần, đi sách Hiệu sách Nhân dân của huyện với mẹ, khi đấy đã có Bách khoa Tri thức Học sinh rồi, nên cực kì hứng thú với mấy quyển sách to và dày. Hôm ấy, bắt gặp ngay cuốn Từ điển Tiếng Việt. Một quyển sách bìa bọc vải màu xám, trông chẳng có gì hấp dẫn. Nhưng đòi mẹ mua bằng được, chỉ vì hiếu kì. Và dường như là bởi ngay trang đầu nó đã giới thiệu có tới gần 40.000 mục từ quá sức vĩ đại so với đầu óc của một đứa trẻ. Thế rồi, có những ngày ngồi đọc từng mục từ một, cho đến hết, cho dù có nhiều từ chẳng hiểu gì. Chỉ là cảm thấy thích thú, khi được tiếp cận với một điều gì đó mới mẻ, và nhất là lại thuộc về một điều vô cùng thân quen, là tiếng nói hàng ngày của chính mình. Hồi lớp 8, chẳng hiểu sao khi học đến Nhớ rừng thì cảm thấy vô cùng hợp. Như có một sự đồng cảm với con hổ vậy. Thế là, chép ra một tờ giấy, mang theo bên mình, thi thoảng lấy ra đọc, cho đến khi thuộc mới thôi. Cho đến bây giờ, mỗi khi nhớ về Nhớ rừng, là lại luôn có một cảm giác dễ chịu, là một ký ức đơn thuần nhưng mạnh mẽ, là một cảm thức chỉ xuất hiện khi người ta thực sự muốn làm điều gì đó. Lại nhớ, hồi học lớp 9, có một lần đi
ĐỘI TNTN SÔNG MÃ – DỰ ÁN KHỞI HÀNH
cùng bố sang một hiệu sách cũ để mua sách ôn luyện Đội tuyển Lý. Bên cạnh một đống sách tham khảo môn Lý, tôi bị thu hút bởi cuốn Thi nhân Việt Nam, và đòi bố mua cho bằng được. Những quyển sách tham khảo môn Lý dạo đó sau này đã tặng lại hết, nhưng Thi nhân Việt Nam vẫn đọc và giữ cho đến giờ. Không thể nào quên được cảm giác khi đọc bài luận “Một thời đại trong thi ca”, nhất là khi đọc đến đoạn trích dẫn: “Truyện Kiều còn, tiếng ta còn, tiếng ta còn, nước ta còn”. Tiếng ta, là phần cội rễ không thể tách rời trong tâm thức mỗi người Việt.
lên trào lưu viết blog, dĩ nhiên là tôi cũng có tham gia. Viết khá nhiều, lảm nhảm có, mà nghiêm túc cũng có. Thậm chí còn sáng tác phần tiếp theo của Nhớ rừng nữa. Hôm rồi, tìm lại được bản sao những bài viết trên blog dạo đó, rồi ngồi đọc lại. Đọc lại những gì mình đã viết ngày xưa là một cảm giác rất lạ. Cứ như thể chứng kiến lại quá trình trưởng thành của chính mình vậy. Những buồn vui, những đau đớn, những trải nghiệm đó, tất cả đều luôn còn lại ở đó, một cách bền bỉ và chân thành.
Cấp 3, là một khoảng thời gian học Văn thú vị. Bởi vì có cơ hội được học với nhiều thầy cô thú vị. Và bởi có mấy đứa bạn quậy ngồi cùng bàn. Dạo đó, mỗi tiết kiểm tra Tập làm văn, đều là giờ mấy thằng đua nhau sáng tạo. Chẳng hiểu sao, chẳng đứa nào sợ bị điểm kém, và cũng chẳng hề có khuôn khổ gì, cứ tha hồ quậy trong bài văn của mình. Được điểm khá thì cười to, mà điểm kém thì cười cũng chẳng bé. Hồi học với cô Trưởng bộ môn Văn, có một lần khi cô trả bài, bài của tôi không được điểm cao. Nhưng kì lạ thay, cô nhìn vào bài kiểm tra, rồi gật gù “giọng văn anh này được đấy”. Kì lạ bởi vì, cả lớp chỉ có mình bài của tôi là cô nói như vậy, và có những bài được điểm cao hơn hẳn. Hiển nhiên là cũng vui lắm, tha hồ lên mặt với bọn nó. Nhưng mà, “giọng văn” là gì thế nhỉ?
Có nhiều người ít tuổi hơn hỏi tôi về những điều gọi là kĩ năng sống. Những câu hỏi kiểu như: “Theo anh thì những kĩ năng sống nào là quan trọng và cần thiết?” hay “Làm thế nào để tư duy tốt hơn hả anh?”. Tôi luôn cho rằng sống là một quá trình liên tục và không thể chia tách. Việc chia nó thành những kĩ năng nhỏ khác nhau, chẳng khác nào việc cố gắng vẽ một đường tròn bằng một đa giác nội tiếp vô cùng nhiều cạnh, thay vì dùng compa để vẽ vậy. Trúc trắc và khó khăn hơn rất nhiều.
Trước khi sang huyện học, tôi đã đọc gần như hết thư viện xã. Rồi những năm học cấp 3, bao giờ cũng phải tranh thủ giờ ra chơi để chạy sang thư viện huyện để mượn sách. Có những đợt, mỗi tuần tôi đọc ít nhất 1000 trang sách, và trong số đó sách văn học chiếm một dung lượng đáng kể. Có một dạo, giới trẻ nổi
Nhiều hơn cả một môn học
Với tôi, nếu có điều gì đó để có thể sống trọn vẹn hơn, thì đó là điều mà tôi gọi là cảm tri. Thật kì lạ là trong cuốn Từ điển Tiếng Việt lại không có mục từ này. Cảm tri, là sự kết hợp tự nhiên giữa cảm thức và tri thức, là năng lực được hình thành thông qua trải nghiệm và thể nghiệm tự thân của mỗi người. Và thông qua cảm tri, mỗi người tìm được cách kết nối cân bằng giữa nội tại và thế giới bên ngoài. Khó hiểu nhỉ? Vậy làm sao để có thể cảm tri tốt. Nếu được khuyên, tôi sẽ chỉ bảo rằng “hãy học văn đi”. Bởi chẳng phải như nhà văn kiệt xuất Maksim Gorky đã từng bảo rằng “Văn học là Nhân học” đấy sao? BALO++ SỐ 02
11
ĐỘI TNTN SÔNG MÃ – DỰ ÁN KHỞI HÀNH
MUÔN MÀU MUÔN MÀU “NGHỀ TUNG CHẢO“ “Lên bốn tuổi cháu đã quen mùi khói Năm ấy là năm đói mòn đói mỏi, Bố đi đánh xe, khô rạc ngựa gầy, Chỉ nhớ khói hun nhèm mắt cháu Nghĩ lại đến giờ sống mũi còn cay!”
B
ố vẫn thường kể với chúng tôi chuyện ngày xưa, về thời bao cấp mà ông bà chung sống, về thời chiến tranh mà bố làm anh nuôi ở đơn vị, khi có được củ khoai nóng hổi vùi bếp là anh em tíu tít chia nhau, là những bát cơm trắng nén chặt cho chắc dạ là mừng lắm…
Mồi lửa nhóm đam mê Hơn nửa thế kỷ đã đi qua, từ gian bếp xưa đến gian bếp tiện nghi ngày hôm nay vẫn sáng những “ngọn lửa”, từ bữa cơm dung dị hằng ngày, đến cả thế giới nghệ thuật ẩm thực vẫn muôn màu qua những thế hệ. Cùng với sự phát triển của xã hội, làm bếp đã trở thành một nghề chuyên nghiệp, và cũng là con đường mà nhiều bạn trẻ hiện nay kiên trì theo đuổi. “Hồi còn bé, Hà Nội vẫn còn nghèo lắm, thỉnh thoảng xem tivi thấy chương trình nấu ăn thì thích vì chẳng mấy khi được ăn ngon, rồi thì có lần xem được tờ tạp chí của nước ngoài có hình bát súp cá với những ngọn thì là nổi lên trên đẹp quá, ngon quá. Tôi cứ bị ám ảnh vì những món ăn đầy mê hoặc đó cho đến giờ. Có lẽ chính vì lý do đó mà tôi mới 12
BALO++ SỐ 02
theo học làm bếp đấy (cười).” (đầu bếp Nguyễn Mạnh Hùng - Hungazit Nguyen) “Trước đây, mẹ anh làm giáo viên nhưng khi ba anh mất, gia đình trở nên khó khăn hơn, mẹ anh phải nghỉ việc để ra chợ buôn bán. Có ngày anh đi học về cơm đã thiu, hoặc mẹ chưa kịp nấu thì lại tự làm cơm một mình. Từ việc nấu ăn một mình ấy, anh dần yêu thích công việc làm bếp.”
mỗi bàn ăn thịnh soạn cho thực khách. Đó là chưa kể đến việc nam làm đầu bếp, chẳng mấy ai vào nghề êm ả “Mẹ em nấu ăn rất ngon. Có lần ăn món cá kho mẹ nấu ngon quá, em vui miệng nói: “Sau này con cũng đi học làm đầu bếp”. Cũng từ đó, hôm nào có dịp em trổ tài nấu ăn. Vậy nhưng, món em nấu có ngon đến mấy cũng bị chê hoặc không có ai khen ngon nữa vì sợ em sẽ theo nghề của… đàn bà”. Lại thêm cả chuyện những bữa cơm Tết, chẳng phải nấu cho gia đình mình…
Gia vị nghề Như bất cứ ngành nghề nào trong xã hội, người làm nghề đầu bếp cũng phải nếm trải đủ mùi vị đắng, cay, ngọt, bùi. Nói đến vị đắng thì không thể không nhắc tới những vết bỏng và vết dao cắt đằng sau
Vất vả là thế, nhưng “yêu nghề nghề không phụ”. Thực tế hiện nay, khi ngành dịch vụ ngày một phát triển, nghề đầu bếp đã trở thành một lựa chọn đầy hấp dẫn. Trên
ĐỘI TNTN SÔNG MÃ – DỰ ÁN KHỞI HÀNH
hết, một món ăn ngon không đơn giản là nhờ vào năng khiếu, mà là nỗ lực học hỏi, sáng tạo, là tình cảm và cái tâm của người với người. Cậu du học sinh ăn bát phở sáng giữa quận Cam nước Mỹ rồi bồi hồi nhớ về hương vị quê hương Việt Nam, đôi khi nụ cười của người đầu bếp lại sáng lên ở những điều giản dị như vậy thôi. “Yêu cọng rau thơm, yêu gia vị, yêu cái gật gù của thực khách khi nếm một miếng ngon là yêu bếp”.
NGHỀ BIÊN KỊCH
T
uổi trẻ sống với trái tim háo hức, háo hức được đi, được nhìn, được nghe và được cảm. Nhưng tôi luôn cho rằng, sự đi của mình chưa đủ để thỏa mãn sự háo hức của con tim. Và ở thế kỉ này, đâu thiếu gì cách để bạn “đi”. Tôi thích xem phim và thích cách biên kịch chuyên chở người xem đến với thế giới họ dựng nên.
“Write your biggest regret” Các bạn đã biết đến tấm bảng “Write your biggest regret”, tấm bảng yêu cầu người ta ghi lại những gì mà họ cảm thấy hối tiếc nhất vì đã không làm chưa? Nếu các bạn có thể dành hàng giờ tỉ mẩn đợi mẻ bánh tự tay mình làm ra lò, sao không thử biến chiếc tạp dề của mình thành đam mê? Đơn giản, để là chính mình và không hối tiếc.
Có thể bạn nghĩ tôi đang gượng ép để dẫn dắt vào câu chuyện của nghề biên kịch. Vì biên kịch nội hàm đâu chỉ là viết kịch bản cho phim và ngay kịch bản phim cũng gồm nhiều thể loại như kịch bản phim điện ảnh, phim truyền hình, phim tài liệu và kịch bản cho quảng cáo. Đứng sau mỗi tiểu thuyết là nhà văn, còn sau mỗi bộ phim, hàng chữ xuất hiện đầu tiên là tên nhà sản xuất hay tên đạo diễn. Thực sự, khi thưởng thức một bộ phim là bạn đang thưởng thức tác phẩm của nhà biên kịch được đạo diễn “phổ hình ảnh“ từ những con chữ trên kịch bản. Với những người có khả năng tư duy não phải tốt thì viết kịch bản sẽ là thế giới mở cho sự sáng tạo và cả sự tự do của bản thân. Giống các tác phẩm văn học, thế giới trong phim rất đa dạng, sự đa dạng không chỉ trong hình ảnh, diễn xuất mà từ cốt lõi chính là kịch bản. Kịch bản phim là khâu đầu tiên và thiết yếu của việc sản xuất ra một bộ phim. Trong kịch bản chỉ rõ nội dung, số hồi, số cảnh, số lượng và đặc điểm nhân vật, những tình huống, hành động và đối thoại. Và kịch bản khởi nguồn từ những ý tưởng. Nhà biên kịch nổi tiếng người Pháp Eric Zonca chia sẻ: “Tôi xuất phát từ phôi thai của câu chuyện, đó có thể là những tình huống hoặc thậm chí chỉ đơn giản là một khuôn mặt hoặc một hình ảnh mà tôi có trong đầu. Sau đó, tôi lấy cảm hứng từ những cuộc gặp gỡ, những chuyện có thực trong đời mình phát triển dần dần câu chuyện để rồi sau đó, nó khác với ý tưởng ban đầu của tôi”. Ý tưởng đó có thể trở thành trụ đỡ của kịch bản hoặc là đơn giản là cảm hứng cho người viết kịch bản. Vì thế, đừng ngại ngần “note” lại những ý tưởng, chúng như những vụt sáng, đột ngột đến và biến mất cũng nhanh. BALO++ SỐ 02
13
ĐỘI TNTN SÔNG MÃ – DỰ ÁN KHỞI HÀNH
Cũng trong nhiều bộ phim, người biên kịch được xây dựng rất “nghệ sĩ”. Họ được sáng tạo những điều họ muốn và có không gian làm việc thoải mái, ở nhà riêng, quán café, chỉ cần giấy, bút và laptop. Thực tế, biên kịch không hề độc lập hoàn toàn, nói theo cách khác, họ chỉ độc lập trong quá trình viết kịch bản vì khi kịch bản được dựng thành phim, “quyền sinh sát” là do đạo diễn quyết định. Với nhiều bộ phim, kịch bản có thể phụ thuộc vào mong muốn của người xem nên nhà biên kịch sẽ phải chỉnh sửa hoặc viết lại sau mỗi tập phim.
HÔM NAY TÔI CHỌN LÀ AI KHÁC
Trước khi bắt đầu…
T Thường có những ý kiến cho rằng người sử dụng nhiều bán cầu não phải có xu hướng nghệ thuật và sáng tạo nhưng bốc đồng và cảm tính. Nhưng, làm nghề biên kịch cần cả “cầu toàn” tri thức, nói cách khác là sáng tạo có hiểu biết. Và điều nữa là sự nhẫn nại bởi có thể kịch bản được gửi đi nhiều lần nhưng vẫnbị từ chối. Nhà biên kịch Paul Haggis - người đã thành công với “Crash” - bộ phim đoạt giải Oscar cho phim hay nhất năm 2006 có một câu nói rất hay rằng: “Nếu bạn viết ra một kịch bản tuyệt vời và đặt nó vào ngăn kéo trong ngôi nhà Muskoka Lake, vẫn có một ai đó tìm ra nó. Nếu bạn viết ra một kịch bản tệ hại và gửi đi cả trăm nghìn bản, nó vẫn chẳng thể được bán. Bí quyết rất đơn giản: hãy viết một kịch bản tuyệt vời. Tôi không hề có ý cợt nhả ở đây. Đó là sự thật!”.
ôi đang kể cho các bạn nghe về ước mơ của tôi, ước mơ được nhen nhóm từ những ngày tôi còn là một đứa bé 6 tuổi tự hứa lớn lên sẽ xuất hiện trên TV lộng lẫy như cô Rose trong phim Titanic. Tôi ước được làm diễn viên. Và bạn biết điều tôi thấy tuyệt vời nhất ở nghề diễn viên là gì không? Đó là được sống nhiều cuộc sống khác nhau, được trở thành nhiều con người khác nhau và trải nghiệm nhiều cung bậc cảm xúc khác nhau – điều kỳ diệu ấy sẽ thực sự xảy ra khi bạn biết giải phóng trí tưởng tượng của mình, và có thể nghề diễn viên sẽ giúp bạn phần nào chắp đôi cánh vào trí tưởng tượng ấy.
Diễn viên là… Hãy hiểu một cách đơn giản, diễn viên là người đảm nhận một hoặc một số vai diễn trong bộ phim, kịch hay các chương trình nghệ thuật sân khấu khác. Bằng ngôn ngữ hình thể, cử chỉ, giọng điệu, gương mặt, v.v. họ biến những nhân vật tưởng tượng trong kịch bản thành con người thật, đầy sống động trong tác phẩm. Có vô vàn những yêu cầu đòi hỏi ở một diễn viên thực thụ. Diễn viên cần phải có kiến thức
14
BALO++ SỐ 02
ĐỘI TNTN SÔNG MÃ – DỰ ÁN KHỞI HÀNH
để hiểu nhân vật mà mình đóng. Ví dụ như bạn đóng làm một cô gái dân tộc, bạn phải hiểu văn hóa, phong tục, tập quán của vùng núi đó. Sức khỏe cũng vô cùng quan trọng khi bạn phải làm việc với cường độ cao và áp lực lớn. Khi xem phim, chắc hẳn bạn sẽ thấy nhiều cảnh quay được thực hiện trong điều kiện vô cùng khắc nghiệt, và cũng có thể bạn không thấy những cảnh quay phải thực hiện lại nhiều lần mới đạt được mong muốn của đạo diễn. Kỹ năng là một trong những yếu tố quan trọng nhất: khả năng diễn xuất, tư duy nghệ thuật, năng lực sáng tạo, khả năng thể hiện cảm xúc, v.v. Thêm một chút năng khiếu, thêm một chút ngoại hình phù hợp với vai diễn, cộng thêm niềm đam mê, khả năng học hỏi, tính kiên trì và vô vàn điều nữa. Là diễn viên thực sự không hề dễ như việc chúng ta ngồi ăn bỏng ngô và theo dõi một bộ phim.
Phía sau hào quang
Tạm kết
Nhiều người nhìn vào nghề diễn viên như một giấc mơ: một nghề để tỏa sáng, một nghề để bạn trở thành người của công chúng, một nghề đem lại mức thu nhập cao, một nghề để bạn không bao giờ phải lo lắng về sự lặp lại và nhàm chán.
Con đường theo đuổi đam mê chưa bao giờ là một con đường trải hoa hồng, nhưng đích đến ở phía cuối sẽ luôn ngọt ngào cho những người dũng cảm. Đối với bản thân tôi, được sống với giấc mơ mà mình yêu thích đã là một niềm hạnh phúc. Nếu sáng thức dậy thấy buồn bã, tôi sẽ đóng vai Joy trong bộ phim “Inside out” để thấy lạc quan hơn. Nếu đôi khi sợ hãi, tôi sẽ đóng nàng công chúa Brave dũng cảm của Disney. Và nếu nhìn thấy những người vô gia cư khốn khổ bên lề đường, tôi muốn đóng thử vai thằng gù ở nhà thờ Đức Bà để thấu hiểu và cảm thông. Với tôi, đó là cái đích ngọt ngào của nghề diễn viên mơ ước. Còn bạn thì sao?
Nhưng như một đồng xu có hai mặt, nghề nào cũng có những nốt thăng và những nốt trầm. Không chỉ là một cuộc sống dựa vào nguồn lương bấp bênh, không ổn định, không chỉ là gánh nặng khi làm dâu trăm họ nếu như may mắn bạn nổi tiếng, mà khó khăn thực sự của nghề diễn là những cơ hội ít ỏi không dành cho tất cả mọi người. Những diễn viên điện ảnh bạn nhìn thấy trên TV là một trong hàng trăm, hàng ngàn người theo đuổi con đường chông gai mà trên đó, có rất nhiều người bỏ cuộc.
BALO++ SỐ 02
15
ĐỘI TNTN SÔNG MÃ – DỰ ÁN KHỞI HÀNH
“VÌ PHẦN ĐỜI MÌNH, LÀ PHẦN ĐỜI ĐẤT NƯỚC“
M
ẹ tôi là giáo viên. Từ nhỏ, tôi đã được gần gũi với những điều thuộc về nghề dạy học. Tấm bảng đen, phấn trắng, những quyển giáo án dày, những tập bài kiểm tra còn thơm mùi mực, bút đỏ, điểm chín, điểm mười, dáng mẹ ngồi nghiêng nghiêng viết bút, v.v. Người ta bảo rằng, dạy học là nghề cao quý lắm, là “ươm cây trồng người”. Thơ dại, tôi đâu hiểu những lời ngợi ca đó là gì, chỉ biết rằng, cô thầy là những người đẹp đẽ và tuyệt vời nhất. Gõ đầu trẻ, hẳn là cần nhiều thứ hơn cả kiên nhẫn và chân thành.
Nhưng rồi lúc đã biết nghĩ một chút, tôi lại không thích nghề dạy học, cũng chẳng nghĩ rằng sẽ như mẹ, là một cô giáo. Ngôi trường tiểu học mẹ dạy tôi ngày nào nhỏ bé, tồi tàn, nằm khép nép ở ngoại ô thành phố. Chỉ cách trung tâm không xa, nhưng cuộc sống của người dân nơi đây nhiều khó khăn vất vả, có những bạn trạc tuổi tôi vẫn không được đến lớp. Hàng ngày, mẹ đạp chiếc xe cà tàng chở tôi qua những đoạn đường đồng nhỏ hẹp, đến từng nhà khuyên gia đình cho bạn bè tôi được đi học. Lương giáo viên không nhiều, 16
BALO++ SỐ 02
nhưng mẹ vẫn luôn giữ một khoản dành riêng để tặng những em học sinh có hoàn cảnh khó khăn mà hiếu học. Thời đó kinh tế gia đình tôi cũng không tốt, nên sáng mẹ đi dạy, chiều lại tranh thủ đi chợ, bán mấy bó rau lưa thưa lấy ở vườn sau nhà. Dáng mẹ hơi gù, mỗi lần nhìn lại cảm thấy như cả bầu trời sập xuống, Tôi thương mẹ, rồi cũng luôn nghĩ rằng nghề giáo vất vả. Có phải cõng chữ, cõng con, nặng cả vai gầy?
Có một dạo, tôi nghe nhiều những điều về ngành giáo dục, là “tiêu cực”, là “bệnh thành tích”, là “bạo lực của thầy cô”, là “cải cách”,… Khắp nơi, người ta than vãn rằng ngành giáo dục đầy những bất ổn, từ chạy đua trong thành tích, đến việc chạy đua để dạy trong trường tốt, học trong lớp tốt, cả những cải cách xa rời thực tế và không hiệu quả. Tôi nghe về việc ngành giáo dục không có đầu ra, những người học sư phạm mới ra trường nếu không có tiền sẽ bị điều lên miền núi dạy học, v.v. Bạn bè tôi chẳng ai còn mong ước làm giáo viên như thuở bé, phàn nàn
ĐỘI TNTN SÔNG MÃ – DỰ ÁN KHỞI HÀNH
nghề gõ đầu trẻ không giàu sang nhiều tiền bạc. Tôi lặng im. Vào Đại học, ngoài giờ lên lớp, tôi tham gia các hoạt động xã hội, cũng đi đây đó. Năm mười chín tuổi, tôi tham gia Mùa Hè Xanh ở Yên Bái, lần đầu mặc áo xanh dạy chữ, nắn bút cho lũ trẻ nhỏ. Lớp học xôn xao mùa hè mười chín tuổi khiến tôi không ngừng suy nghĩ về nghề dạy học. Mùa hè năm hai mươi tuổi, tôi bắt đầu hành trình về nơi địa đầu Tổ quốc – Hà Giang. Trên chuyến xe vượt qua những chặng đèo dài hướng về phía Bắc, tôi bâng khuâng nhìn những lá cờ đỏ sao vàng tung bay, màu Tổ quốc. Ai đó bảo rằng, hễ có cờ, là có trường, có bản. Tôi bỗng nhớ đến những thầy cô cõng chữ lên non trong bộ phim “Thung lũng hoang vắng” xem ngày nào. Đến gần hơn các điểm trường, lớp học cũ kỹ xiêu vẹo chênh vênh trên sườn núi cao, nắng chiếu xuống mái tóc hoe của những em nhỏ người Dao bé loắt choắt, hồn nhiên như cây cỏ đang chơi đùa. Khung cảnh giản dị bất chợt khiến tôi quên hết mọi mệt nhọc, chỉ thấy bình yên, thân thương. Ngồi nghe kể chuyện, tôi canh cánh nỗi niềm về những người dạy học nơi “cổng trời”. Có cô giáo ngày nhận được tin lên Hoàng Su Phì công tác đã khóc suốt mấy ngày trời. Có thầy giáo trẻ tuổi hăm hở lên miền cao dạy cái chữ, rồi gặp được “một nửa” của đời mình ở miền đất gập ghềnh này, cùng qua những chuyến vượt đèo, vượt rừng đi dạy học, về thăm quê, cả hai hiểu mình không thể xa nhau được, cũng chẳng thể xa nơi này, quyết định rằng sẽ ở mãi mảnh đất ấy, sinh con đẻ cái, và tận tâm với nghề trồng người. Có thầy cô công tác ở những điểm trường xa xôi quá, đành dựng một mái nhà ở ngay cạnh lớp để gia đình sinh sống cho tiện việc dạy học. Còn câu chuyện về thầy Hiệu trưởng. Thầy người
gần đó thôi, lấy cô giáo miền xuôi lên dạy học. “Động lực nào giữ thầy ở lại Nậm Khòa lâu đến thế?”. Thầy bảo: Những ngày đầu dạy học, dù đã học được tiếng địa phương, thầy mất cả một tuần để làm quen với học sinh, để các em có thể mở lòng ra hơn, rồi sau đó mới bắt đầu dạy từ những cái nhỏ nhất. Cuộc sống khó khăn, nhưng cứ mỗi lần nhìn thấy những ánh mắt ngây dại của bọn trẻ nhìn mình, thầy lại chẳng nỡ rời ra. Thầy ở lại vì điều gì à? Vì ở đây có học sinh của thầy bây giờ đã trở thành đồng nghiệp, vì những đứa trẻ lớn lên đã trở lại. Rồi thầy chỉ anh phó bí thư, thầy kể về anh bí thư đầy tự hào. Vậy là, mấy mươi năm đem chữ gieo trên non cao, những mùa quả đầu tiên đã kết trái. Mười năm trồng cây, trăm năm trồng người, phải kiên trì, phải tin tưởng và hy vọng nhiều lắm, học trò mới thành người, cây mới ra hoa, kết trái. Nghe kể, lại thêm tin. Nếu ai cũng bỏ đi, thì thung lũng này sẽ hoang vắng đến nhường nào? Chị bảo, “Đất nước dài rộng, tuổi trẻ đi sao hết. Nhưng tuổi trẻ có thể đi cho trọn chính phần đời của mình. Vì phần đời mình, là phần đời đất nước”. Tôi về Hà Nội với cuộc sống thường nhật. Vẫn không thích làm cô giáo như mẹ, nhưng tôi không còn lặng im về những điều người ta vẫn phàn nàn ngành giáo dục và thầy cô. Thảng hoặc, trong những giấc mơ về Tây Bắc nắng và mờ sương, tôi vẫn cảm thấy vang vọng bên tai tiếng ê a đọc bài của lũ trẻ nhỏ, tiếng gõ thước lên bảng kêu cạch cạch, tiếng tù và cất lên đầy khắc khoải,… Và tôi biết, vẫn còn đó, ở một nơi xa xôi nào đó trên mảnh đất hình chữ S này, những hy sinh thầm lặng, lớn lao, từ những người trẻ dành trọn phần đời mình “gieo chữ trên non cao”. BALO++ SỐ 02
17
ĐỘI TNTN SÔNG MÃ – DỰ ÁN KHỞI HÀNH
BALO TRẢI NGHIỆM LÀM NGƯỜI CAN ĐẢM “Đã từng có lúc tớ cảm thấy tuyệt vọng, nhưng trên hết, tớ chưa bao giờ hối hận về quyết định của mình năm ấy”
T
ớ là con út trong một gia đình có hai chị em, chị lớn hơn tớ hẳn 10 tuổi. Từ hồi tớ còn bé xíu, chị đã là học sinh giỏi có tiếng ở huyện. Chị đi học trường chuyên ở xa nhà từ sớm. Năm tớ bước vào lớp 1cũng chính là năm chị được giải nhì học sinh giỏi quốc gia môn toán. Đối với một một xã miền biển bé xíu, tin tức có người được giải trong cả kỳ thi quốc gia lan truyền nhanh chóng. Họ hàng hàng xóm ai cũng đến nhà tớ chúc mừng, lúc đó tớ cảm thấy tự hào về chị lắm. Chị đi học xa nhà, những năm tiểu học của tớ trôi qua với sự kèm cặp của mẹ. Mẹ luôn nói với tớ phải học toán thật tốt, noi theo gương của chị. Tớ cũng đã cố gắng rất nhiều. Nhưng những con số, những hình vẽ và các cách chứng minh không làm cho tớ cảm thấy hứng thú. Tớ cũng ghét việc phải học mãi, học mãi để cố nằm trong top học giỏi của lớp. Nhưng tớ vẫn cố gắng để đối phó với mẹ, với thầy cô.
18
BALO++ SỐ 02
Rồi bước sang những năm cấp hai, với việc là em của một bà chị nổi tiếng, đi đâu tớ cũng bị thầy cô gắn mác “em của chị”. Cộng thêm sự ép buộc của mẹ, thêm sự ngang ngạnh của tuổi mới lớn, tớ quay sang ghét toán. Mỗi lần đến tiết toán là tớ cảm thấy như mình đang ở địa ngục vậy. Thời gian này, tớ bắt đầu đọc manga và tập tành vẽ theo truyện, học cách phối màu, đổ bóng vẽ đậm nhạt. Tớ bắt đầu vẽ ở mọi lúc mọi nơi, vẽ tất cả mọi thứ mà tớ thấy. Tớ đã tìm được thứ mà tớ mong muốn được làm, đo chính là vẽ! Thế rồi tớ đánh liều tham gia của thi vẽ trên báo tổ chức. Chẳng hiểu may mắn thế nào, tớ lại được giải đặc biệt của cuộc thi. Tớ đã nhảy cẫng vì vui sướng, đem khoe với mẹ. Nhưng không hiểu sao, mẹ lại giận tớ. Mẹ mắng không được vẽ vời gì hết, chỉ được học thôi và mẹ cấm, mẹ cấm hết. Bất ngờ, thất vọng, tớ gần như cảm thấy ghét cả thế giới. Cảm giác muốn chống đối của tớ bùng lên, và tớ mặc kệ hết. Có lẽ
ĐỘI TNTN SÔNG MÃ – DỰ ÁN KHỞI HÀNH
thời gian những năm học cấp hai chính là khoảng thời gian đen tối nhất, tớ không chịu học hành gì, mặc kệ những lời nói của mẹ, vùi đầu vào truyện tranh và anime. Nhờ có truyện tranh, tớ tham gia vào diễn đàn Vnsharing, tham gia vào nhóm dịch truyện. Tớ bắt đầu học làm photoshop, làm đồ họa, thiết kế những ảnh cover trên diễn đàn. Những ngày mới bắt đầu làm, phải thức đến tận hai ba giờ sáng mới xong được sản phẩm, nhưng khi gửi vẫn không được admin chấp nhận. Nhiều lúc tớ đã nản chí mà từ bỏ, nhưng sau đó lại quyết tâm làm lại, chỉnh màu, chèn nền từng chi tiết nhỏ một. Sản phẩm đầu tiên được mọi người đồng ý, cái cảm giác vui sướng khi hoàn thành việc tốt lại tràn đầy trong tớ, và tớ lại quyết tâm theo đuổi nó hơn. Tham gia diễn đàn và làm công việc thiết kế, tớ đã làm quen được với rất nhiều anh chị, rất nhiều bạn mới có cùng sở thích, cùng hoàn cảnh với mình.Tớ đã nghe nhiều câu chuyện và nhận được lời khuyên từ rất nhiều người. Có chị để theo đuổi ước mơ được vẽ của mình đã tự mình giành được học bổng học kiến trúc sư tại Úc; có những người đã thuyết phục được bố mẹ thành công. Hy vọng về theo đuổi ước mơ của mình lại được nhen nhóm. Tớ quyết định không chống đối
lại gia đình nữa, và thử vào vận may của mình xem sao. Tớ đã có một buổi nói chuyện thẳng thắn với mẹ. Tớ đã nói ra hết những gì tớ nghĩ, tớ cảm thấy khó khăn như thế nào khi học toán, cảm thấy ức chế như thế nào khi suốt ngày bị mang ra so sánh với chị; nói rõ cho mẹ biết mình thích vẽ như thế nào, mình muốn trở thành người thiết kế ra sao, kế hoạch của mình là gì để thực hiện được mơ ước đó. Mẹ nghe xong, nhưng mẹ không nói gì cả một lúc lâu. Lúc đấy tớ nghĩ chắc mọi chuyện chấm dứt ở đây rồi, hay là mình bỏ nhà đi luôn cho rồi! Sau đó, mẹ đã nói: “Con cần đi học vẽ không?” làm mình vừa bất ngờ vừa sung sướng. Chẳng hiểu sau lúc ấy nước mắt mình cứ thế tuôn rơi luôn, mình đã được công nhận, được theo đuổi thứ mà mình mong muốn. Giờ đây mình đang chuẩn bị thật tốt để thi vào trường mỹ thuật công nghiệp. Sau tất cả, tớ nhận ra rằng, cố gắng theo đuổi những gì mình mong muốn là tốt và quan trọng nhất, bạn cần phải nói rõ cho bố mẹ biết thứ mà bạn mong muốn, thứ mà bạn giỏi và nêu rõ kế hoạch của bạn, sẽ có một ngày bạn sẽ nhận được sự ủng hộ của bố mẹ mình. BALO++ SỐ 02
19
ĐỘI TNTN SÔNG MÃ – DỰ ÁN KHỞI HÀNH
MỖI THÁNG MỘT CHÂN DUNG JOHN GREEN, NHÀ VĂN CỦA NHỮNG ƯỚC MƠ
J
ohn Green là một nhà văn với sở trường viết cho độc giả trẻ. Ở cái tuổi chưa đến tứ tuần, chú ấy đã đóng góp nhiều cái tên quen thuộc như Looking For Alaska, An Abudance of Katherines, Paper Town, v.v. và đặc biệt là câu chuyện của Hazel và Augustus trong The faults in our stars lấy được tình cảm và nước mắt của không biết bao nhiêu bạn trẻ, tạo thành cơn sốt trên toàn thế giới trong suốt năm 2012. Cách viết của chú ấy đơn giản, tự nhiên, hóm hỉnh nhưng rất sâu sắc và sáng tạo. Ngoài ra, chú ấy còn là một vlogger nữa nhé. Cùng với em trai là Hank Green, năm 2007 chú ấy đã lập kênh Vlogbrothers với gần ba triệu người đăng kí. Các video trên Vlogbrothers là một cách giao tiếp giữa hai anh em về những điều xảy ra trong cuộc sống của họ, từ 20
BALO++ SỐ 02
những cuốn sách John tâm đắc đến chú chó Lemon của Hank, những chuyến đi xa hay cả chuyện bầu cử tổng thống Mỹ sắp tới. Và tất nhiên, trong các video, bạn không thể không bị cuốn hút bởi khiếu hài hước của hai anh em. Bên cạnh đó, hai anh em Green còn có rất nhiều dự án khác trên mạng xã hội Youtube. Đầu tiên phải kể đến là Crash Course - một kênh Youtube về giáo dục cho trẻ em được thành lập vào cuối năm 2011. Và bạn biết không, ở đó chú John không chỉ dạy Ngữ văn, Lịch sử mà còn dạy cả Khoa học, Kinh tế, Thiên văn học, Chính trị nữa đấy. Anh em nhà Green còn có một dự án từ thiện được triển khai từ năm 2007 mang tên Project
ĐỘI TNTN SÔNG MÃ – DỰ ÁN KHỞI HÀNH
for awesome (P4A) trong cộng đồng mạng xã hội đặc biệt là Youtube. Chương trình tổ chức trực tuyến vào tháng 12 hàng năm và năm 2015 vừa qua đã quyên góp được 1.546.384 USD. Trong dự án từ thiện đặc biệt này, bạn không chỉ có quyên góp. Không, P4A hơn thế nhiều. Bất kì ai đều có thể tham gia. Trước tiên, bạn có thể làm một video về một quỹ từ thiện bạn cho là cần đóng góp và video đó sẽ được đăng lên trang web chính của P4A rồi được cộng đồng mạng bình chọn. Những tổ chức được bình chọn nhiều nhất sẽ được nhận phần quyên góp từ dự án. Ngoài ra, những người quyên góp còn được nhận rất nhiều món quà nhỏ từ những phần quà số đến hiện vật như kí tặng, lịch bàn, v.v. dù là quà gì thì không thể thiếu đi phần “awesome” của nó.
về Ngữ văn và Tôn giáo. Trước khi trở thành nhà văn, chú ấy còn làm biên tập và viết lời bình cho nhiều cuốn sách. Một nhà văn, nhà phê bình, một vlogger, một nhà hoạt động xã hội trong một con người. Hẳn là một ngày của John Green không hề nhàm chán, và hẳn là phải có tiếng nói và địa vị nào đó khi là người được tạp chí Time vinh danh là một trong 100 người có tầm ảnh hưởng lớn nhất thế giới.
Vào mùa hè hàng năm, cộng đồng mạng còn được gặp gỡ nhau trực tiếp trong hội thảo Vidcon cũng do hai anh em nhà Green khởi xướng.
Trong The Fault In Our Stars, nỗi ám ảnh lớn nhất của Augustus là sự lãng quên, và cậu ấy luôn muốn làm lại một điều gì đó để mọi người luôn nhớ mãi về mình. Và làm điều gì đó, không phải là chọn con đường dễ dàng, hay bỏ qua cái mình muốn vì sợ hãi hoặc những suy nghĩ xã hội mà là thấy được điểm mạnh và đam mê của mình để phát triển và ghi dấu của mình ở lĩnh vực đó. Và có lẽ John Green đã làm được điều đó.
Một điều có thể chắc chắn là chú John là người có thiên hướng nghiêng về não phải, hay ít nhất, chú chọn con đường phát triển những lĩnh vực liên quan đến não phải nhiều hơn. Chú tốt nghiệp đại học Kenyon với bằng kép
Bạn có biết là John Green không hề có khả năng đặc biệt bẩm sinh. Thậm chí hồi cấp ba, chú ấy còn toàn bị C - môn Ngữ văn cơ. Nhưng bằng nỗ lực, sự cố gắng, tính kiên trì bền bỉ và sự sáng tạo, niềm say mê đặc trưng của dân não phải, chú ấy đã làm được những điều đáng ngưỡng mộ.
BALO++ SỐ 02
21
ĐỘI TNTN SÔNG MÃ – DỰ ÁN KHỞI HÀNH
TÔI TỰ HỌC RÈN LUYỆN NĂNG LỰC NGÔN NGỮ
N
gôn ngữ là mảnh đất để phát triển năng lực tư duy, năng lực liên tưởng và sáng tạo, trực tiếp tham gia và quá trình hình thành tư tưởng. Những người được cho là có khả năng ngôn ngữ tốt thường ghi nhớ và tiếp thu bài nhanh hơn, có khả năng giao tiếp, thuyết phục truyền đạt ý tưởng tốt, đồng thời cũng là người có nhiều ý tưởng sáng tạo. Bên cạnh đó, khả năng ngôn ngữ còn liên quan mật thiết đến chỉ số EQ (Emotion Quotient) – Chỉ số trí tuệ cảm xúc. Người sử dụng ngôn ngữ tốt thông thường cũng sẽ có chỉ số EQ cao và thành công hơn trong cuộc sống. Thật may mắn cho chúng ta, năng lực ngôn ngữ không hoàn toàn quyết định bởi yếu tố bẩm sinh mà phần rất lớn là do luyện tập. Sau đây là một số phương pháp giúp bạn có thể nâng cao năng lực ngôn ngữ của mình:
22
BALO++ SỐ 02
Viết nhật kí Suy nghĩ của chúng ta giống như một chú cún tung tăng chạy vào công viên chơi và sau đó bị cuốn theo vô số thứ mùi ở đó. Chúng ta luôn nói rằng “Tôi nghĩ”, “Tôi cảm thấy” nhưng thực ra hầu hết mọi người đều không thực sự làm chủ suy nghĩ và cảm xúc của mình như họ vẫn tưởng. Việc viết nhật kí ghi lại những sự kiện xảy ra trong ngày hoặc một sự việc bất kỳ nào đó sẽ giúp bạn làm chủ suy nghĩ của mình, tư duy mạch lạc hơn. Tốc độ khi viết chậm hơn hẳn những dòng suy nghĩ hồi tưởng của bạn, do đó bạn sẽ phải sắp xếp mọi thứ trong đầu khi viết, nếu không những gì bạn viết sẽ rất dễ sa vào lan man hoặc thiếu mạch lạc. Bên cạnh những dòng tus ngắn ngủi trên facebook mõi ngày, hãy thử lập một trang blog của riêng mình để viết, hoặc là sắm một cuốn sổ thật
ĐỘI TNTN SÔNG MÃ – DỰ ÁN KHỞI HÀNH
điểm của tác giả và bố cục của cuốn sách. Cách làm này sẽ giúp bạn tăng cường khả năng tóm lược, tống hợp. Cuối cùng, nếu có thời gian, bạn hãy viết review về cuốn sách – vừa có thể chia sẻ, vừa giúp bạn hiểu sâu hơn cuốn sách, đồng thời giúp bạn nâng cao năng lực ngôn ngữ.
Trải nghiệm thế giới và lắng nghe chính bạn
cool cho mình nếu như bạn là một người thích riêng tư.
“Giảng bài” cho người khác Về bất cứ lĩnh vực nào cũng được. Một bài học trên lớp hoặc một vấn đề bất kì mà bạn hứng thú và chẳng hề có trong môn học nào như nông nghiệp, chiêm tinh học, v.v.. Cơ sở của phương pháp này cũng nằm ở việc chuyển luồng tư duy của chúng ta thành lời nói, trong quá trình đó giúp chúng ta sắp xếp lại tư duy khoa học hơn.
Đọc sách Đọc sách là một phương pháp nâng cao năng lực sử dụng ngôn ngữ rất hiệu quả. Tác dụng của việc đọc sách trong việc trau dồi vốn từ vựng, làm phong phú thêm cách hành văn hay tăng cường vốn hiểu biết ở các lĩnh vực giúp cho con người có thêm “tư liệu” cho các hoạt động tư duy và sáng tạo là điều không còn gì phải bàn cãi. Song, để đạt được những lợi ích đó, đặc biệt là lợi ích trong việc cải thiện năng lực ngôn ngữ, hãy đọc sách một cách “chủ động” thực sự. Nghĩa là hãy chú ý nhiều hơn đến cách dùng từ, cách diễn đạt của tác giả trong khi đọc, chỉ cần chú ý hơn chưa cần ghi nhớ bạn đã có thể cảm nhận thấy sự khác biệt rồi. Sau đó, bạn có thể ghi lại những luận
Bạn đã bao giờ đọc lại những dòng văn mình viết ở độ tuổi nhỏ hơn và cảm thấy những lời đó thật ngớ ngẩn chưa? Đó là bởi bạn – với những chiêm nghiệm và sự trưởng thành ở độ tuổi hiện tại sẽ cảm thấy những lời được viết bởi đứa trẻ với một con mắt ít kinh nghiệm hơn không còn thuyết phục nữa. Bạn cảm thấy những diễn giả của TEDTalk có khả năng diễn thuyết thật tuyệt vời. Bí quyết của họ đơn giản chỉ là nói về những gì họ thực sự hiểu và đã trải nghiệm. Cho nên, nếu như bạn cảm thấy mình không thể nói hay hoặc viết hay, có thể đó là bởi thế giới của bạn còn nhỏ hẹp. Còn nếu như ngược lại, khi thế giới của bạn rộng mở hơn, bạn lắng nghe, đón nhận và thấu hiểu, tự nhiên bạn sẽ muốn nói, muốn viết, muốn kể nhiều hơn. Khi bạn nói ra một điều mà trái tim bạn thực sự tin tưởng, sự tin tưởng đó sẽ truyền đến người nghe, người đọc theo một cách nào đó rất kì diệu mà chúng ta vẫn thường quen gọi đó là “sự thuyết phục”. Hay nói cách khác, để thuyết phục, hùng hồn, hãy Hiểu và Tin. BALO++ SỐ 02
23
ĐỘI TNTN SÔNG MÃ – DỰ ÁN KHỞI HÀNH
PHÁT TRIỂN ĐỒNG ĐỀU CẢ HAI BÁN CẦU NÃO
ngại tìm tòi học hỏi sẽ không tận dụng hết năng lực của não bộ, dẫn đến hệ lụy là tư duy kém, suốt ngày quanh quẩn với những chuyện vặt vãnh, suy nghĩ tiêu cực. Trong khi những người thành đạt hầu hết đều có khả năng vận dụng tốt cả 2 bán cầu não. Ở họ hội tụ cả khả năng tư duy logic, hợp lý, sắp xếp tính toán giỏi, nói năng sắc sảo, trình bày lưu loát, viết hay và có nhân cách tốt. Có một vài phương pháp rất đơn giản để phát huy hiệu quả cả hai bán cầu não:
Sử dụng thuận
C
ác chuyên gia đến từ tổ chức giáo dục Adam Khoo Learning Centre cho biết, việc sử dụng cả 2 bán cầu não cùng lúc có thể tăng gấp nhiều lần năng lực não bộ trong hoạt động hàng ngày cũng như học tập. Cuộc khảo sát do tổ chức này thực hiện nhận thấy chìa khóa giúp học sinh ở các nước tiên tiến như Nhật Bản, Hàn Quốc, Singapore thông minh và thành công vượt trội chính là nhờ biết cách điều khiển cả 2 bán cầu não khi học tập và nghiên cứu. Thực tế hiện nay, 90% các môn học tại trường phổ thông đòi hỏi trẻ sử dụng bán cầu não trái nhiều. Trong trường hợp một đứa trẻ thuộc tuýp mạnh về bán cầu não phải thì khả năng tiếp thu của trẻ sẽ bị hạn chế nếu được dạy bằng phương pháp thông thường. Khi đó bé sẽ bị phê bình là “Tiếp thu chậm“ hoặc ”Kém thông minh” vì điểm Toán thấp“. Thông thường, một người chỉ sử dụng hết 5% dung lượng não trái, còn ở các nhà thông thái là 10%. Người càng lười đọc sách,
24
BALO++ SỐ 02
tay
không
Tay trái của bạn được điều khiển bởi bán cầu não phải và ngược lại. Việc đổi tay thuận để sử dụng tay không thuận sẽ giúp bạn “buộc” cả hai bán cầu não cùng làm việc. Còn một cách làm khác cũng tương tự như cách này đó là để hai bên tay làm hai việc khác nhau, giống như Cô cô Tiểu Long Nữ trong truyện “Thần điêu đại hiệp” đã luyện được Song Kiếm hợp bích một mình bằng việc luyện một tay vẽ hình tròn một tay vẽ hình vuông vậy. Nghe thì dường như giống một trò đùa nhưng thực chất đó cũng là một cách rất hữu hiệu để rèn luyện trí não đấy.
Học chơi nhạc cụ Bạn nghĩ rằng cần phải có năng khiếu âm nhạc thì mới chơi được nhạc cụ? Ồ, thế thì bạn đã bỏ phí mất tiềm năng “não phải” của mình rồi đó. Dù bạn có thể hát đúng giai điệu một bài hát hay không, việc học một nhạc cụ nào đó
ĐỘI TNTN SÔNG MÃ – DỰ ÁN KHỞI HÀNH
vẫn có thể là phương pháp hữu hiệu giúp bạn phát triển tiềm năng não phải của mình. Nó cũng giống như bạn học một ngôn ngữ mới vậy, chỉ khác là ngôn ngữ này có giai điệu mà thôi.
não phải của mình. Bạn cũng có thể tìm hiểu về Zentangle – phương pháp vẽ thiền/“vẽ nguệch ngoạc” đang ngày càng được ưa chuộng hiện nay.
Vẽ
Nói chuyện một mình hoặc với động vật
Âm nhạc rồi đến Mỹ thuật. Mặc dù thoạt tiên bạn sẽ cảm thấy đó là những phương pháp cũ rích, nhưng đừng quên mọi thứ đều có thể trở nên mới mẻ nếu như ta nhìn ở một góc khác. Bạn vẽ dở tệ? Không sao cả. Một người vẽ tốt bẩm sinh là người quan sát tốt, có khả năng ghi nhớ chi tiết và khả năng tưởng tượng, thêm một chút hoa tay nữa. Ngoài hoa tay ra, bạn hoàn toàn có thể luyện tập được những yếu tố còn lại để phát huy tiềm năng
Bản chất vẫn là nói chuyện một mình, nhưng nếu bạn thấy khó thì bạn có thể nói chuyện với thú cưng của mình. Andecxen – nhà văn nổi tiếng người Đan Mạch có thể kể được những câu chuyện cổ tích hay và sống động như vậy bởi ông lúc nào cũng bò lăn lê ngoài vườn, trong sân, dưới đất để nói chuyện với đủ mọi con vật mà ông gặp. Đừng cho việc đó là ngớ ngẩn nhé, bởi đó là cách hữu hiệu để kích thích não phải của bạn phát huy khả năng tưởng
tượng. Bạn sẽ phải bất ngờ, có khi bật cười vì chính những câu chuyện hay câu thoại do mình nghĩ ra đấy!
Nâng cao trí tưởng tượng với các con số Thử làm các phép tính nhẩm với số càng lớn càng tốt bằng phương pháp mà Balo++ đã giới thiệu với các bạn ở số đầu tiên. Phương pháp này không chỉ giúp bạn tăng khả năng ghi nhớ mà còn phát huy trí tưởng tượng nữa thông qua việc sáng tạo nên những câu chuyện khác nhau với chính các con số nữa. Nhớ là những phương pháp này không chỉ đơn giản mà còn rất thú vị đấy, hãy bắt đầu ngay hôm nay nhé! Chúc các bạn “luyện vui”! BALO++ SỐ 02
25
ĐỘI TNTN SÔNG MÃ – DỰ ÁN KHỞI HÀNH
GA VĂN HOÁ
T
rong số này chúng tôi muốn giới thiệu với các bạn về cuốn sách đặc biệt có ảnh hưởng lớn tới tư duy con người cũng như sự phát triển của thời đại, cuốn sách: “Một tư duy hoàn toàn mới – Bán cầu não phải sẽ thống trị tương lai”, tác giả Daniel H. Pink. Trích đoạn giới thiệu nội dung cuốn sách: “…gần đây, chúng ta thường quá chú trọng đến các hoạt động và kỹ năng của não trái mà quên mất vai trò và khả năng của não phải: các hệ thống giảng dạy của chúng ta đều tuân theo các tiến trình, bài giảng cụ thể vì cách thức này giúp kiến thức dễ được tiếp thu nhất, khi não trái xử lý các thông tin logic. Trong khi đó, có rất ít các khóa học theo đuổi những suy nghĩ của não phải, ngoại trừ một số ngành nghệ thuật. Qua cuốn sách, Daniel Pink đã trả lời cho một vấn đề lớn của xã hội, một lỗ hổng lớn không chỉ của riêng giáo dục, mà của cả xã hội: đó là sự bỏ quên, hay coi thường năng lực phi thường của não phải - đó là năng lực đóng vai trò chủ đạo trong sự khéo léo, óc thẩm mỹ, khả năng cảm thụ, tình cảm, sự say mê, v.v. Thực ra, không có sự công nhận thì não phải vẫn có đó, vẫn hoạt động và đóng góp cho xã hội những sự sáng tạo tuyệt vời qua nghệ thuật và nhiều lĩnh vực sáng tạo khác. Tuy nhiên, giải phóng khỏi sự trói buộc của những quan niệm hẹp hòi của xã hội sẽ tạo ra những cơ hội cho sự phát triển cao hơn của với nhiều tín hiệu đã xuất hiện - đó là thời của xã hội nhận thức. Daniel Pink nói rằng sau Thời đại Thông tin sẽ là Thời đại Nhận thức, sau nền kinh tế thông tin sẽ là nền kinh tế xã hội. Đặc điểm của kỷ nguyên này theo ông là sự trỗi dậy của những năng lực xã hội dựa trên sự phát triển của não phải. Động lực của sự trỗi dậy này là sự dư thừa về vật chất, sự phát triển của nhân công tri thức rẻ của châu Á (do đó, đối với nước Mỹ, Anh, hay nhiều quốc gia phát triển cao khác, các lĩnh vực kinh tế dựa trên não trái sẽ bị xuất khẩu sang châu Á
26
BALO++ SỐ 02
do chi phí lao động rẻ) và tự động hóa. Sự phát triển dư thừa về vật chất khiến con người ngày quan tâm và suy nghĩ nhiều hơn tới ý nghĩa của cuộc sống. Một tư duy hoàn toàn mới là một cái nhìn mới mẻ về công việc, cuộc sống cũng như tương lai của mỗi người. Thông qua các thí nghiệm và những trải nghiệm thực tế, Daniel H. Pink đưa ra cho người đọc những chỉ dẫn cụ thể để phát huy tối đa khả năng to lớn của bán cầu não phải − khả năng đồng cảm. Cuốn sách sẽ đưa ra những phương pháp cơ bản nhất để bạn phát huy những tiềm năng mà chính bản thân bạn cũng chưa thể, thậm chí không thể nhận ra.“
ĐỘI TNTN SÔNG MÃ – DỰ ÁN KHỞI HÀNH
VỪA NHẮM MẮT, VỪA MỞ CỬA SỔ - Bài thơ này, cậu nằm đó đã bao lâu? Gió hỏi - Ngoài kia như có ai đang cất tiếng gọi Từng con chữ trở mình - Tớ nằm đây từ một sớm bình minh Với cô bé ước mơ làm thi sĩ Từng dòng chữ chau mày, ngẫm nghĩ - Cũng từ rất lâu rồi __ Lê Thương
N
ếu như trong số trước, “Những lá thư trong chai” đã làm sống lại đâu đó ước mơ thời thơ ấu ngây ngô nhiều sắc màu, thì với lần trở lại này, Balo++ muốn mang đến cho các bạn một trải nghiệm đầy thú vị khác. Đó là thử sức làm thơ. Mới nghe đến thơ, chắc hẳn nhiều bạn sẽ liên tưởng đến sự mộng mơ. Ừ đúng, phải có mộng mơ, thì mới để trí tưởng tượng của mình chụp lại những khoảnh khắc và cảm xúc đúng không? Nhưng thơ, đơn giản hơn, có lẽ bắt nguồn từ những cái “chạm”. Thơ Haiku, một thể loại thơ ngắn của Nhật Bản có lẽ không còn xa lạ với nhiều bạn. Một thể loại thơ ngắn gọn, súc tích mà chỉ trong vòng một nốt nhạc, các bạn sẽ hiểu và “cảm” được thể thơ giàu sức gợi này. Một đóa hoa rụng Đang bay trở về cành? Ồ không phải! Một con bướm trắng!
hay như: Gió heo may Cây nghiêng mình Mình ta Thật thú vị vì đó lại là những dòng thơ của các cậu nhóc tiểu học tự mình sáng tác. Vậy
nên, nếu có bạn nghĩ mình hơi khô khan hay không bay bổng, lãng mạn và hợp với sáng tác thơ ca một chút nào, thì cũng đừng lo lắng. Như Albert Einstein từng nói: “Logic will get you from A to Z, but imagination will get you everwhere”. Đơn giản là “Vừa nhắm mắt, vừa mở cửa sổ”. Thử một lần, làm một kẻ mộng mơ xem sao. Và thể thơ thứ hai: “Thơ cua“ (crab poem) thể loại thơ ngang phè về vần, tạo cảm giác té cầu thang, hụt hẫng vô ngần khi đọc nó. “Rau gì xanh thật là xanh À thì rau muống nấu canh đấy chứ“ “Hỡi cô gánh nước bên đàng Sao cô múc ánh trăng vàng đổ đi hả“ “Trăm năm trong cõi người ta Chữ tài chữ mệnh khéo mà lại hợp“ Có bạn nào muốn Danh hiệu thi sĩ KU, thi sĩ CUA cũng như những phần quà xinh xắn sẽ thuộc mình? Vậy thì hãy nhanh tay gửi những tác phẩm của mình tới hòm thư songmavolunteer.org với tiêu đề [Balo++][Họ tên.Lớp] Vừa nhắm mắt vừa mở cửa số. Nhớ nhé, có hai thể loại cho các bạn lựa chọn và chúng tớ cũng không giới hạn số lượng bài gửi nên các bạn cứ thỏa sức sáng tạo nhé! BALO++ SỐ 02
27
ĐỘI TNTN SÔNG MÃ – DỰ ÁN KHỞI HÀNH
“Only those who dare may fly“ ― Luis Sepúlveda
Hình ảnh sử dụng trong Tập san có tham khảo từ nhiều nguồn trên Internet.
28
BALO++ SỐ 02