Nguồn ảnh : SRD
Giấy phép xuất bản: 288-2013/CXB/07-08/TN © SRD - 180613/AMV Số lượng: 400 cuốn
MỤC LỤC GIỚI THIỆU
4
LỜI MỞ ĐẦU CỦA GIÁM ĐỐC TRUNG TÂM
6
THƯ NGỎ TỪ LIÊN HIỆP CÁC HỘI KHOA HỌC VÀ KĨ THUẬT VIỆT NAM
7
CÁC LĨNH VỰC HOẠT ĐỘNG
8
Nông nghiệp bền vững
9
Biến đổi khí hậu
10
Nghiên cứu, vận động chính sách
11
Danh mục dự án thực hiện
12
Bản đồ dự án
14
CÂU CHUYỆN TỪ CỘNG ĐỒNG
15
Phát triển và bảo tồn bài thuốc truyền thống giúp tăng thu nhập, cải thiện sức khỏe
16
Giống lúa chịu mặn RVT giúp tăng thu nhập trong điều kiện xâm nhập mặn
18
Tự tin trước những thay đổi của đô thị hóa
20
Sản xuất và sử dụng phân hữu cơ vi sinh giúp giảm chi phí sản xuất
22
Một trưởng nhóm nông dân mẫu mực
24
Nhóm nông dân nghiên cứu ứng dụng SRI trên đồng đất của địa phương
26
Mái nhà chung giúp chúng tôi xích lại gần nhau
28
Đưa lý thuyết vào thực tiễn để bảo tồn nguồn gen cây lúa
30
Làm chủ hợp pháp sau 20 năm sống trên mảnh đất của chính mình
32
Lồng ghép ứng phó biến đổi khí hậu vào kế hoạch phát triển Kinh tế xã hội địa phương
34
Tiếng nói cho 25 triệu dân
36
PHÁT TRIỂN TỔ CHỨC TRONG NĂM 2012
38
Xây dựng năng lực tổ chức
39
Nhìn lại Kế hoạch Chiến lược lần II (2008-2012), từng bước triển khai kế hoạch lần III (2013-2017)
40
Nhà tài trợ
41
Đối tác địa phương
42
Cơ cấu tổ chức
44
BÁO CÁO TÀI CHÍNH
45
Tổng quan về tài chính
46
Báo cáo thu nhập và chi phí
46
Bảng cân đối kế toán
47
GIỚI THIỆU
4
Tầm nhìn
Sứ mệnh
Người dân tại các vùng nông thôn đủ năng lực để tự quản lý nguồn sinh kế của họ một cách bền vững trong một xã hội dân chủ, công bằng và văn minh.
SRD là một trong số tổ chức Phi chính phủ (NGO) hàng đầu tại Việt Nam hỗ trợ người nghèo nhằm giúp họ thích ứng với điều kiện môi trường đang thay đổi và quản lý sinh kế bền vững thông qua cách tiếp cận tổng thể ở các cấp, từ hoạt động xây dựng năng lực cấp cơ sở đến vận động chính sách cấp toàn cầu.
Báo cáo thường niên 2012
Giá trị Tự chủ: mỗi cá nhân đều có quyền tự chủ đối với sự phát triển. SRD đề cao tinh thần tự chủ của mỗi cá nhân và tuân thủ tính tự chủ, tự quyết ở cấp độ tổ chức. Minh bạch và trách nhiệm giải trình trong mỗi hoạt động của tổ chức sẽ đảm bảo một môi trường làm việc, hợp tác chuyên nghiệp và hiệu quả. SRD cam kết trách nhiệm giải trình với các cộng đồng, với đối tác và nhà tài trợ. Chia sẻ và học hỏi là tiền đề để phát triển, chúng tôi cam kết tạo môi trường chia sẻ và học hỏi một cách cởi mở trong tổ chức cũng như với đối tác.
Kết quả và tác động là thước đo cao nhất để đánh giá hành động. Mọi hoạt động của cá nhân và tổ chức đều hướng đến những kết quả rõ ràng, nhằm mang lại tác động tích cực nhất đối với cuộc sống của các cộng đồng nghèo. Sự tham gia là tiền đề để đảm bảo rằng các bên liên quan được đóng góp trách nhiệm và chia sẻ quyền lợi một cách công bằng. SRD cam kết thúc đẩy sự tham gia của tất cả các bên liên quan, đặc biệt là những người yếu thế trong mọi quá trình ra quyết định.
Báo cáo thường niên 2012
5
LỜI MỞ ĐẦU CỦA GIÁM ĐỐC Với mong muốn không ngừng đổi mới để bắt nhịp với những thay đổi bên ngoài của môi trường chính trị, kinh tế, xã hội..., và nâng cao tính chuyên nghiệp, hiệu quả của tổ chức, SRD đã tiến hành củng cố tổ chức bằng việc bổ nhiệm thêm hai Phó Giám đốc chuyên trách, thành lập bộ phận Hỗ trợ chương trình. Các quy trình, chính sách của Trung tâm cũng được cập nhật và hoàn thiện.
Kế hoạch Chiến lược lần II (2008 - 2012) đã chính thức khép lại với những kết quả đạt được vượt xa những mục tiêu mà chúng tôi đã đề ra cho chặng đường 5 năm phát triển của Trung tâm. Năm 2012 là một dấu mốc quan trọng ghi nhận nhiều sự kiện nổi bật như: hoàn thành việc rà soát và xây dựng chiến lược lần thứ III của tổ chức, tái cơ cấu tổ chức và tiếp tục thực hiện thành công nhiều dự án. Cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu đã có tác động đáng kể đến nguồn tài chính cho phát triển, nhưng nhờ uy tín, tính minh bạch và trách nhiệm giải trình mà SRD đã xây dựng được, cùng với kết quả khả quan từ các dự án, chúng tôi không những duy trì được nguồn hỗ trợ từ các đối tác mà còn tiếp cận được nhiều nguồn tài trợ mới. Tính đến nay, SRD đã triển khai được 45 dự án lớn nhỏ, riêng năm 2012 có 11 dự án chính được thực hiện trên địa bàn 12 tỉnh. Chúng tôi vui mừng ghi nhận số người được hưởng lợi từ các dự án do Trung tâm thực hiện không ngừng tăng lên, đời sống của cộng đồng người nghèo, đặc biệt là người khuyết tật, phụ nữ, trẻ em và người dân tộc thiểu số qua đó được cải thiện rõ rệt. 6
Báo cáo thường niên 2012
Việc hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ của Kế hoạch Chiến lược lần II đã tạo động lực cho SRD tiếp tục xây dựng Kế hoạch Chiến lược lần III (2013 - 2017). Bản chiến lược này thể hiện mong đợi, tham vọng của SRD, đồng thời cũng chính là cam kết của tập thể cán bộ, nhân viên chúng tôi với công cuộc xóa đói giảm nghèo và thực hiện công bằng xã hội ở Việt Nam. Năm 2013, SRD sẽ tập trung đẩy mạnh các hoạt động để đưa Kế hoạch Chiến lược lần thứ III vào thực tế. Thay mặt toàn thể cán bộ, nhân viên Trung tâm SRD, tôi muốn gửi lời cảm ơn chân thành tới các nhà tài trợ, đối tác, các cá nhân, tổ chức và các cộng đồng đã hợp tác, hỗ trợ chúng tôi trong năm vừa qua, nhờ đó chúng tôi thực hiện được sứ mệnh mà mình đã cam kết. Trân trọng,
Vũ Thị Bích Hợp Giám đốc, Trung tâm Phát triển Nông thôn Bền vững (SRD)
THƯ NGỎ TỪ CHỦ TỊCH LIÊN HIỆP CÁC HỘI KHOA HỌC VÀ KĨ THUẬT VIỆT NAM Trong những năm vừa qua, chúng ta đã chứng kiến nhiều sự biến đổi quan trọng ở trong nước cũng như trên thế giới. Nền kinh tế thế giới vẫn trong đà suy thoái đã ảnh hưởng rất lớn đến nguồn tài chính và sự quan tâm của các nhà tài trợ đối với các chương trình phát triển. Ngân sách Chính phủ thắt chặt, tài trợ quốc tế giảm sút đã đặt các tổ chức Phi chính phủ hoạt động trên lĩnh vực khoa học công nghệ trước nhiều khó khăn trong việc tìm kiếm nguồn tài trợ để hoạt động. Trong bối cảnh đó, Trung tâm Phát triển Nông thôn Bền vững (SRD) đã khẳng định được bản lĩnh của mình, tiếp tục huy động được nhiều tài trợ, chú trọng xây dựng chiến lược dài hạn của Trung tâm, đồng thời tăng cường chất lượng và hiệu quả của các dự án đang thực hiện. Với vai trò Chủ tịch Mạng lưới các Tổ chức Phi chính phủ Việt Nam và BĐKH (VNGO&CC), Đồng Chủ tịch Nhóm công tác về BĐKH (CCWG), Trưởng ban điều hành Mạng lưới các tổ chức Phi chính phủ Việt Nam về Thực thi Lâm luật, Quản trị rừng và Thương mại lâm sản (VNGOFLEGT), và là thành viên chủ chốt của nhiều mạng lưới CSO trong nước và khu vực, SRD tiếp tục thể hiện vai trò đi đầu của mình trong việc nâng cao năng lực, huy động nguồn lực và đặc biệt là chú trọng thúc đẩy sự phối hợp giữa các tổ chức CSO với các bộ, ngành của Chính phủ. Thông qua đó, SRD đã góp phần nâng cao vai trò và sự đóng góp của các tổ chức xã hội trong quá trình hoạch định và triển khai các chính sách của Chính phủ. Những đóng góp tích cực của SRD trong năm qua đã được ghi nhận thông qua những biến đổi tích cực tại các cộng đồng trên địa bàn 12 tỉnh mà Trung tâm triển khai dự án. Trong năm 2012, SRD đã vinh dự nhận được các bằng khen của Bộ trưởng Bộ Khoa học và công nghệ, Chủ tịch UBND tỉnh Yên Bái và Ban Chấp hành Trung ương Hội Đông y Việt Nam. Trong tháng 3 năm 2013, Liên hiệp các Hội Khoa học và Kĩ thuật Việt Nam vừa long trọng kỷ niệm 30 năm ngày thành lập. Trong suốt những năm
qua, Liên hiệp các hội KH&KT Việt Nam đã đạt được nhiều thành tích xuất sắc nhưng trong bối cảnh phát triển mới Liên hiệp các Hội KH&KT Việt Nam cũng sẽ gặp những thách thức mới. Trên con đường phát triển của mình, Liên hiệp các Hội KH&KT Việt Nam rất vui mừng được chứng kiến những thành công và những đóng góp xuất sắc của một đơn vị khoa học và công nghệ trực thuộc là SRD. Chúc SRD sẽ tiếp tục phát triển vững chắc, góp phần tăng cường mạng lưới các tổ chức KH&CN trực thuộc Liên hiệp các Hội KH&KT Việt Nam, đóng góp nhiều hơn nữa cho sự nghiệp phát triển kinh tế-xã hội của đất nước.
GS.TSKH Đặng Vũ Minh Chủ tịch, Liên hiệp các Hội Khoa học và Kĩ thuật Việt Nam Báo cáo thường niên 2012
7
CÁC LĨNH VỰC HOẠT ĐỘNG TRONG NĂM 2012
Nông nghiệp bền vững Nông nghiệp bền vững là một hợp phần quan trọng trong chương trình can thiệp của SRD tại các cộng đồng nghèo và dễ bị tổn thương ở vùng miền núi phía Bắc, với mục tiêu chiến lược là tăng cường năng lực để các cộng đồng này tự quản lý sinh kế của mình. Trong năm 2012, các dự án nông nghiệp bền vững của SRD tiếp tục tập trung vào vấn đề nâng cao thu nhập cho người dân, đặc biệt là người nghèo và phụ nữ, thông qua việc phát triển các mô hình sinh kế phù hợp với điều kiện đầu tư của người nghèo. Đồng thời, các hoạt động nhằm khuyến khích và tăng cường sự tham gia cũng như khả năng ra quyết định của người dân vào các hoạt động phát triển kinh tế xã hội của cộng đồng cũng luôn được quan tâm. Mô hình các tổ chức cộng đồng như câu lạc bộ, nhóm sở thích, hợp tác xã chính là mô hình hiệu quả để gắn kết người dân trong phát triển kinh tế, xã hội, hướng tới một cuộc sống chất lượng hơn.
Trong năm qua, các dự án nông nghiệp bền vững do SRD thực hiện đã đạt được kết quả khả quan. Thu nhập bình quân của người dân tăng.
Những đối tượng là người nghèo và phụ nữ đã có thể tự tin khi tham gia vào các hoạt động chung của cộng đồng, trong đó có hoạt động của các nhóm tự quản. Nhờ đó, họ có khả năng ra quyết định cho hướng sản xuất của gia đình mình. Đây chính là cơ sở để SRD có những hoạt động phù hợp hơn với các nhu cầu thực sự của cộng đồng. Các hoạt động của SRD ở cấp cộng đồng được thực hiện hiệu quả là nhờ có sự tham gia và hỗ trợ của các đối tác địa phương, của chính quyền các cấp; đồng thời nó phải được lồng ghép vào các chương trình hỗ trợ cộng đồng cũng như các chương trình phát triển kinh tế xã hội của địa phương. SRD sẽ tiếp tục theo đuổi phương pháp lồng ghép này trong các chương trình tại các vùng dự án. Theo đó, chúng tôi không chỉ mong muốn giúp cải thiện cuộc sống của cộng đồng, mà còn tích cực vận động để có các chính sách hỗ trợ cho người nghèo tốt hơn nữa và nhân rộng các mô hình can thiệp hiệu quả vào các chương trình của Nhà nước.
Báo cáo thường niên 2012
9
Biến đổi khí hậu & Quản lý rủi ro thiên tai dựa vào cộng đồng Phát huy vai trò tiên phong trong lĩnh vực BĐKH, năm 2012, SRD tiếp tục thúc đẩy các sáng kiến có sự tham gia của cộng đồng và dựa vào cộng đồng để cải thiện sinh kế và tăng cường khả năng ứng phó chủ động của các nhóm cộng đồng dễ bị tổn thương. Các dự án đã áp dụng phương pháp Quản lý rủi ro thiên tai dựa vào cộng đồng và Lồng ghép kế hoạch thích ứng với BĐKH, hỗ trợ hệ thống cảnh báo cộng đồng. SRD cũng làm việc với các cộng đồng dân tộc thiểu số, đặc biệt là phụ nữ để phát triển các loại hình sinh kế thích ứng với BĐKH. Các dự án tăng cường năng lực và lồng ghép BĐKH của SRD đang được thực hiện ở các tỉnh như Yên Bái, Thừa Thiên Huế, Hà Tĩnh, Quảng Trị đã mang lại những tác động tích cực trong việc giúp tăng cường khả năng ứng phó chủ động với BĐKH cho các cộng đồng dễ bị tổn thương.
Trong năm qua, SRD cũng tiếp tục làm việc với các cơ quan Chính phủ ở các cấp để đảm bảo tính bền vững của các hoạt động dự án đồng thời thúc đẩy các cơ hội để có sự chia sẻ, đối thoại giữa các tổ chức NGO và cơ quan chính phủ. Trong năm 2012, SRD đã chủ trì và phối hợp tổ chức thành công ba Hội thảo Quốc gia về BĐKH. Các Hội thảo được thực hiện trong khuôn 10
Báo cáo thường niên 2012
khổ thỏa thuận hợp tác với Cục Khí tượng Thủy văn và BĐKH, Bộ Tài nguyên và Môi trường. Bên cạnh việc duy trì vai trò đồng Chủ tịch nhóm làm việc về BĐKH (CCWG), chủ tịch Mạng lưới các tổ chức Phi chính phủ Việt Nam và BĐKH (VNGO&CC), SRD đã phối hợp với ba tổ chức khác sáng lập và đồng thời làm Trưởng ban điều hành Mạng lưới các tổ chức Phi chính phủ Việt Nam về Thực thi luật lâm Luật, Quản trị rừng và Thương mại lâm sản (VNGO-FLEGT). Năm 2012 cũng đánh dấu cho việc bắt đầu của dự án “Rừng và Đồng Bằng Việt Nam” do USAID tài trợ, SRD là đối tác đồng triển khai dự án với Tổ chức Winrock International (WI), Tổ chức Phát triển Hà Lan (SNV), Hội Chữ thập đỏ Mỹ và Hội Chữ thập đỏ Việt Nam. Dự án này sẽ giúp tăng cường kinh nghiệm của SRD trong lĩnh vực ứng phó BĐKH ở cả khu vực đồng bằng và rừng, tạo cơ hội để nhân rộng những sáng kiến của SRD. Các bài học kinh nghiệm của SRD từ các dự án ở cấp cộng đồng cũng được chia sẻ với các tổ chức, mạng lưới ở Việt Nam và quốc tế thông qua các ấn phẩm như “Thực hành ứng phó với biến đổi khí hậu - kinh nghiệm của các tổ chức NGO ở Việt Nam” cũng như thông qua việc tham gia vào các hội nghị và hội thảo cấp cao và tham gia vào mạng lưới trong nước và quốc tế.
Nghiên cứu, vận động chính sách Vận động chính sách dựa vào bằng chứng là một công cụ đắc lực để mang đến những thay đổi chính sách bằng cách trình bày với các nhà hoạch định chính sách những minh chứng cụ thể của các vấn đề và giải pháp để giải quyết các vấn đề đó. Năm 2012, SRD tiếp tục tập trung vào nâng cao năng lực nghiên cứu và vận động chính sách của tổ chức. Từ kinh nghiệm thực tiễn qua các hoạt động can thiệp ở cấp cơ sở, SRD đã tiến hành một số dự án nghiên cứu trong các lĩnh vực phát triển bền vững, chuỗi giá trị, BĐKH, và các vấn đề của người khuyết tật (NKT). Các nghiên cứu này là công cụ cung cấp cho SRD thông tin toàn diện về các vấn đề liên quan đến dự án, từ đó thiết kế các hoạt động can thiệp phù hợp để hỗ trợ cộng đồng địa phương. Mặt khác, kết quả và khuyến nghị từ các nghiên cứu này là cơ sở quan trọng cho SRD để vận động cho các chính sách vì người nghèo tại các diễn đàn chính sách cấp quốc gia và quốc tế.
SRD cũng nỗ lực cải thiện cơ chế truyền thông nội bộ và các kênh truyền thông ra bên ngoài cũng như thiết lập mạng lưới báo chí có cùng mối quan tâm với các chủ đề hoạt động của Tổ chức. Hoạt động truyền thông của SRD được thực hiện thông qua các kênh khác nhau như các ấn phẩm, trang web, sự kiện và các phương tiện truyền thông đại chúng. Trong năm 2012, hoạt động truyền thông đã đạt được những tác động tích cực, cụ thể là cập nhật Chiến lược Truyền thông của Tổ chức, chuẩn hóa các hướng dẫn cho việc thể hiện hình ảnh đặc trưng và thương hiệu của Tổ chức, nâng cấp trang web mới. Năm 2012, những thông tin về hiệu quả của chương trình, hình ảnh tích cực của SRD cũng xuất hiện nhiều hơn trên các phương tiện truyền thông đại chúng. SRD được ghi nhận là một tổ chức có uy tín cao khi tham gia vào các quá trình hoạch định chính sách khác nhau như Chương trình Nông thôn mới, Chương trình Mục tiêu Quốc gia về Ứng phó BĐKH, Chiến lược Phát triển Bền vững ở Việt Nam, Diễn đàn Hiệu quả phát triển... SRD cũng đóng góp tích cực tại các diễn đàn vận động chính sách ở cấp quốc tế như Hội nghị Thượng đỉnh về Phát triển bền vững (Rio+20), Hội nghị Quốc tế lần thứ sáu về Thích ứng BĐKH dựa vào cộng đồng (CBA6), Hội nghị FAO khu vực Châu Á - Thái Bình Dương, Hội nghị Quốc tế về Lương thực, Nông nghiệp và BĐKH, Diễn đàn Nhân dân ASEAN,v..v..
Báo cáo thường niên 2012
11
Danh mục dự án thực hiện năm 2012
Thời gian thực hiện Mã số
Số TT
12
Tổng ngân sách được duyệt (USD)
Tên dự án Bắt đầu
Kết thúc
Dự án chính
1
VM019
Phát triển và bảo tồn các bài thuốc dân tộc và nguồn cây thuốc bản địa
07-2009
07-2012
205,072
2
VM021
Phát triển mô hình Quản lý và sử dụng đất
10-2009
12-2012
238,819
3
VM028
Dự án Sinh kế tại huyện Văn Chấn, tỉnh Yên Bái
01-2010
12-2012
165,678
4
VM031
Giảm nhẹ rủi ro thiên tai và thích ứng với BĐKH dựa vào cộng đồng tại tỉnh Thừa Thiên Huế
10-2010
09-2013
331,194
5
VM035
Hỗ trợ cộng đồng dân tộc thiểu số thích ứng với những thay đổi ở vùng ven đô
03-2011
06-2013
253,000
6
VM037
Các tổ chức Phi chính phủ Việt Nam vì sinh kế cộng đồng các dân tộc miền núi phía Bắc
07-2011
06-2014
432,818
7
VM038
Áp dụng chuỗi giá trị cải thiện sinh kế nông thôn trong bối cảnh thiên tai và BĐKH tại Can Lộc - Hà Tĩnh
01-2012
12-2014
519,869
8
VM039
Nông dân triển khai thí điểm hệ thống lúa thâm canh (SRI) ứng phó với BĐKH ở Bắc Kạn
11-2011
11-2012
67,515
9
VM041
Hỗ trợ người khuyết tật huyện Gio Linh, tỉnh Quảng Trị, Việt Nam
04-2012
03-2015
207,903
Báo cáo thường niên 2012
Thời gian thực hiện Mã số
Số TT
Tổng ngân sách được duyệt (USD)
Tên dự án Bắt đầu
Kết thúc
Dự án chính
10
VM042
Đưa lý thuyết vào thực tiễn: Mở rộng quy mô quản lý đa dạng sinh học của người dân đối với an ninh lương thực
06-2012
05-2013
109,125
11
VM043
Thúc đẩy cộng đồng và các tổ chức dân sự Việt Nam tham gia vào tiến trình VPA/FLEGT
01-2012
12-2012
94,058
Tổng ngân sách cho các dự án chính
Tiểu dự án
12
VM020
Xây dựng năng lực về BĐKH cho các tổ chức xã hội dân sự
01-2012
09-2012
10,551
13
VMMIC06
Đối thoại quốc gia về giảm thiểu rủi ro thiên tai và thích ứng biến đổi khí hậu
12-2012
12-2012
23,000
14
VMMIC07
Hội thảo tập huấn CSO về VPA/ FLEGT và REDD+
09-2012
09-2012
7,470
15
VMMIC08
Tổng hợp các hành động ứng phó BĐKH tại ĐBSCL
12-2012
12-2012
7,640
Tổng ngân sách cho các tiểu dự án
Tổng ngân sách
2,625,051
48,661 2,673,712
Báo cáo thường niên 2012
13
CÂU CHUYỆN TỪ CỘNG ĐỒNG
Phát triển và bảo tồn bài thuốc truyền thống giúp tăng thu nhập, cải thiện sức khỏe Từ bao đời nay, gia đình bà Nguyễn Thị Ngát tại xã Cảm Ân, huyện Yên Bình, tỉnh Yên Bái đã có truyền thống làm thuốc. Tính đến đời vợ chồng bà, gia đình đã có bảy đời làm thuốc chữa sỏi thận, giúp nhiều bệnh nhân khỏi bệnh. Trước đây, bài thuốc gia truyền chỉ được lan truyền tại xã Cảm Ân. Năm 2012, được sự hỗ trợ của dự án “Phát triển và bảo tồn các bài thuốc dân tộc và nguồn cây thuốc bản địa”, bài thuốc của gia đình bà đã được Sở Y tế tỉnh Yên Bái công nhận là tài sản của cộng đồng, đại diện là Chi hội Đông y xã. Bài thuốc này có thể làm tiêu sỏi thận với kích cỡ dưới 2,5cm và dễ dàng sử dụng trong cộng đồng bởi nguồn nguyên liệu cơ bản là các cây thuốc sẵn có tại địa phương như kim tiền thảo, ké đầu ngựa, cỏ gianh,... Từ khi được công nhận, bài thuốc của gia đình bà Ngát đã được phổ biến rộng rãi thông qua các đợt tập huấn của Dự án. Cũng qua các lớp tập huấn này, năng lực của các “ông lang bà mế” trong vùng đã được cải thiện, số lượng người đến khám chữa sỏi thận tại Chi hội Đông y xã tăng 30%. Ngoài ra, các nhóm nông dân tham gia Dự án cũng được tập huấn cách khai thác nguồn cây thuốc từ tự nhiên một cách bền vững và trở nên thuần thục hơn trong việc trồng những cây thuốc Nam đã gần như tuyệt chủng. Cũng trong khuôn khổ dự án này, người dân địa phương được trang bị kiến thức, kĩ năng kinh doanh phát triển kinh tế hộ gia đình. Họ cũng được hỗ trợ để tham gia tích cực hơn vào quá trình quản trị để cùng đóng góp xây dựng kế hoạch phát triển kinh tế xã hội của địa phương. Việc hỗ trợ Chi hội Đông y xã đăng ký được bài thuốc gia truyền là tài sản cộng đồng đã giúp
16
Báo cáo thường niên 2012
khuyến khích bảo tồn và phát triển một cách hiệu quả các kiến thức và kinh nghiệm y học truyền thống của xã Cảm Ân. Dự án không chỉ đem lại ý nghĩa về việc kế thừa kiến thức, phát triển và bảo tồn những bài thuốc gia truyền và những nguồn cây thuốc bản địa có nguy cơ tuyệt chủng, mà còn giúp tăng cường sự đoàn kết, hỗ trợ lẫn nhau cùng phát triển kinh tế và làm giàu giữa các nhóm nông dân trong dự án. Chủ tịch UBND xã Cảm Ân cho biết một số mô hình trồng cây thuốc nam như gừng, hoài sơn, ba kích cũng đã đem lại hiệu quả tích cực cho người dân, giúp thu nhập của nông dân tăng 20%. Dự kiến trong kế hoạch phát triển kinh tế xã hội năm năm tới đây, chính quyền địa phương sẽ phân vùng và phát triển trồng các loại cây thuốc chuyên doanh.
Các thành viên của Chi hội Đông y xã Cảm Ân
Dự án
Phát triển và bảo tồn các bài thuốc dân tộc và nguồn cây thuốc bản địa (VM019)
Địa bàn triển khai
Xã Cảm Ân, huyện Yên Bình, tỉnh Yên Bái
Đối tác
Hội Đông y tỉnh Yên Bái UBND xã Cảm Ân Chi hội Đông y xã Cảm Ân
Mục tiêu
Hỗ trợ đồng bào dân tộc duy trì sinh kế và tự chăm sóc sức khỏe bằng các phương pháp truyền thống thông qua việc bảo tồn và phát triển các bài thuốc dân tộc và nguồn cây thuốc bản địa.
Hoạt động chính trong năm 2012
Tận dụng, kế thừa và phát triển rộng rãi các bài thuốc dân tộc. Nâng cao giá trị ứng dụng của các bài thuốc dân tộc và nguồn cây thuốc bản địa; Nâng cao năng lực cho cộng đồng trong việc bảo tồn, khai thác bền vững và phát triển nguồn cây thuốc bản địa; Phát triển tài liệu về bài thuốc dân tộc và nguồn cây thuốc bản địa, khuyến khích sự tham gia của các cơ quan chức năng địa phương.
Kết quả chính
Thu nhập của các hộ dân nghèo tăng từ 10-20% nhờ trồng các loại cây thuốc; 80% người dân tham gia dự án có kiến thức cơ bản về sản phẩm cây thuốc cổ truyền ; 01 bài thuốc đông y gia truyền đã được cấp giấy chứng nhận; 03 loại cây thuốc quý hiếm được xem là đã tuyệt chủng đã được tái sinh và trồng trên diện tích 40 ha rừng.
Báo cáo thường niên 2012
17
Giống lúa chịu mặn RVT giúp tăng thu nhập trong điều kiện xâm nhập mặn Hải Dương là một xã ven biển thuộc huyện Hương Trà, tỉnh Thừa Thiên Huế. Nằm ở hạ nguồn sông Hương và khu vực Phá Tam Giang, hàng năm địa phương này thường chịu nhiều ảnh hưởng của thiên tai, đặc biệt là hiện tượng triều cường và nước biển xâm thực sâu vào đất liền. Vài năm trở lại đây, sự gia tăng và diễn biến ngày càng phức tạp của thiên tai và thời tiết cực đoan đã gây ảnh hưởng lớn đến hoạt động nuôi trồng và sản xuất của người dân, khiến sinh kế của họ càng trở nên bấp bênh. Theo bác Phạm Quốc Sử, hàng năm cứ đến mùa mưa bão, cánh đồng trồng lúa rộng gần ba hecta của xã Hải Dương lại bị ngập úng và nhiễm mặn do nước biển từ phá Tam Giang tràn vào. Trước đây, gia đình bác Sử và bà con địa phương chủ yếu trồng giống lúa thuần Xi 23 và giống lúa lai HT1, cho năng suất 2,5 tạ/sào (1 sào = 500m2). Tuy nhiên, do cánh đồng nằm trong vùng nhiễm mặn nên chỉ trồng được lúa một vụ đông xuân, còn trong vụ hè thu cánh đồng này hầu như bị bỏ hoang. Trong dự án “Giảm nhẹ rủi ro thiên tai và thích ứng với biến đổi khí hậu dựa vào cộng đồng” do Caritas Úc tài trợ, đầu năm 2012, SRD đã phối hợp với Phòng Nông nghiệp thị xã Hương Trà đưa giống lúa RVT mới về giới thiệu để trồng thử nghiệm trên diện tích 2 hecta, thu hút sự tham gia của 17 hộ gia đình. Từ 17 hộ tham gia dự án, đến nay có thêm 21 hộ nhân rộng diện tích cấy giống lúa này. Trong năm 2012, Dự án đã tổ chức một số khóa tập huấn kĩ thuật để hướng dẫn bà con cách trồng giống lúa mới. Cũng theo bác Sử “Giống
18
Báo cáo thường niên 2012
lúa RVT có khả năng chịu hạn, chịu mặn cao, có khả năng chống đổ ngã tốt. Hơn nữa, chất lượng gạo lại ngon.” Trong vụ trồng thử nghiệm đầu tiên, cánh đồng lúa nhà bác cho năng suất 3 tạ/ sào thay vì 2,5 tạ/sào khi trồng các giống khác. Nhờ đó, thu nhập của gia đình bác Sử trong năm 2012 đã tăng so với năm trước. Ngoài hoạt động hỗ trợ nông dân trồng thử nghiệm giống lúa chịu mặn trên đất bị xâm nhập mặn, Dự án còn triển khai một số mô hình sinh kế khác giúp bà con thích ứng với điều kiện thời tiết thay đổi như trồng dưa hấu chịu hạn, ương cua bột, ương cá giống và đã đạt được kết quả khả quan.
Mô hình thử nghiệm giống lúa chịu mặn RVT tại thị xã Hương Trà
Dự án
Giảm nhẹ rủi ro thiên tai và thích ứng với BĐKH dựa vào cộng đồng tại thị xã Hương Trà, tỉnh Thừa Thiên Huế (VM031)
Địa bàn triển khai
Hai xã Hương Phong và Hải Dương, thị xã Hương Trà, tỉnh Thừa Thiên Huế
Đối tác
UBND thị xã Hương Trà, UBND xã Hương Phong và xã Hải Dương Phòng Kinh tế thị xã Hương Trà Ban Chỉ đạo Phòng chống Lụt bão thị xã Hương Trà
Mục tiêu
Chính quyền và cộng đồng địa phương có khả năng giảm nhẹ rủi ro thiên tai và thích ứng với BĐKH thông qua các hoạt động quản lý rủi ro thiên tai dựa vào cộng đồng.
Hoạt động chính trong năm 2012
Kết quả chính
Tổ chức các lớp tập huấn về phòng ngừa và giảm nhẹ thiên tai, lập kế hoạch hộ an toàn, diễn tập phòng chống thiên tai cấp xã; Thành lập các đội xung kích thôn; Tổ chức truyền thông xử lý rác thải và bảo vệ môi trường hỗ trợ xuồng rác; Hỗ trợ nhân rộng mô hình trồng dưa hấu, lúa chịu mặn cho các hộ dân, làm đường; Trang bị các phương tiện, dụng cụ và hệ thống tín hiệu cho địa phương; Lồng ghép truyền thông về các nội dung phòng ngừa thiên tai và ứng phó với BĐKH; Xây dựng và cấp phát các tài liệu truyền thông như mẫu kế hoạch phòng ngừa thiên tai cấp hộ, Sổ tay cho người tham gia tập huấn, sách truyền thông.
Khoảng 1.736 người được hưởng lợi trực tiếp, hơn 3.500 người hưởng lợi gián tiếp.
Báo cáo thường niên 2012
19
Tự tin trước những thay đổi của đô thị hóa Chị Quàng Thị Oanh, 45 tuổi, người dân tộc Thái tại bản Chiềng Khoang, thị trấn Tuần Giáo, huyện Tuần Giáo, tỉnh Điện Biên. Vợ chồng chị Oanh có hai con trai, chỉ có 250m2 ruộng lúa. Làm ruộng không đủ gạo ăn nên chị phải đi chợ để kiếm thêm. Vốn liếng ít nên chị chỉ có thể buôn rau, thu nhập rất bấp bênh, hôm nào ế thì lỗ vốn. Chị cũng có chăn nuôi gà, vịt, nhưng do không biết cách chăm sóc nên gà, vịt thường chết nhiều. Năm 2010 – 2011, gia đình chị nằm trong diện hộ nghèo. Từ khi có dự án “Hỗ trợ cộng đồng dân tộc thiểu số thích ứng với những thay đổi ở vùng ven đô tỉnh Điện Biên”, chị Oanh đã tham gia sinh hoạt nhóm sở thích và câu lạc bộ (CLB) phụ nữ. Tại các buổi sinh hoạt nhóm, chị được tham gia học hỏi về cách chăn nuôi gia súc, gia cầm đúng kĩ thuật. Bên cạnh đó, chị cũng được vay vốn từ nguồn quỹ sinh kế của dự án. Với nguồn vốn đó chị đã nuôi được ba lứa gà, nhờ biết cách cho ăn đúng kĩ thuật, biết giữ ấm và tiêm phòng dịch nên cả mấy lứa gà của chị đều lớn rất nhanh, mỗi lứa chị thu lãi khoảng hai triệu đồng. Với số lãi thu được từ nuôi gà, và kiến thức kinh doanh học hỏi được từ buổi sinh hoạt nhóm và các khóa tập huấn do Dự án tổ chức, chị đã mạnh dạn đầu tư mở một quầy tạp hóa nhỏ để bán tại nhà. Với quầy tạp hóa này, chị có thêm một nguồn thu nhập khá ổn định khoảng 100.000 đồng mỗi ngày. Từ khi bán hàng tại nhà, chị cũng có nhiều thời gian chăm lo cho gia đình và con cái hơn. Theo chị Oanh, điều kiện sống và thu nhập của gia đình chị đã khá hơn trước rất nhiều. Chị hồ hởi khoe “…sang năm chắc không còn trong diện hộ nghèo nữa, vì mình đã khá hơn nhiều bà con khác rồi. Trước đây muốn làm gì cũng sợ hỏng
20
Báo cáo thường niên 2012
vì không biết cách làm. Bây giờ làm gì cũng tự tin hơn, mình tự tin vào chính bản thân mình thôi, cứ thế này thì làm ăn cũng đủ sống rồi.” Trong khuôn khổ Dự án, 11 nhóm sở thích của phụ nữ với tổng số 129 hộ thành viên, trong đó có 59 hộ nghèo đã được vay vốn quay vòng từ các nhóm sở thích, 90% số hộ được vay vốn đã sử dụng có hiệu quả cho việc sản xuất kinh tế hộ gia đình. Sau 12 tháng, các nhóm đã quay vòng vốn được 145 lượt vay.
Chị Quàng Thị Oanh
Dự án
Hỗ trợ cộng đồng dân tộc thiểu số thích ứng với những thay đổi ở vùng ven đô tỉnh Điện Biên (VM035)
Địa bàn triển khai
Bản Chiềng Chung và Chiềng Khoang, thị trấn Tuần Giáo, huyện Tuần Giáo, tỉnh Điện Biên
Đối tác
UBND huyện Tuần Giáo; Ban Phát triển bản Chiềng Chung và Chiềng Khoang, thị trấn Tuần Giáo
Mục tiêu dự án
Cải thiện điều kiện sống, tăng cường năng lực và các kĩ năng xã hội cho đồng bào các dân tộc thiểu số tại hai bản Chiềng Chung và Chiềng Khoang, huyện Tuần Giáo, tỉnh Điện Biên.
Hoạt động chính trong năm 2012
Tổ chức các khóa tập huấn nâng cao nhận thức về HIV/AIDS, bảo vệ môi trường và rừng đầu nguồn, dân chủ cơ sở, kĩ năng quản lý và lập kế hoạch sản xuất kinh doanh, kĩ năng quản lý và thúc đẩy nhóm, giám sát và đánh giá các hoạt động dự án, tiếp thị thị trường và sản xuất trồng trọt và chăn nuôi…; Xây dựng các công trình nhà văn hóa bản, hệ thống nước tự chảy, nhà tiêu hợp vệ sinh, hỗ trợ sửa đường...; Hỗ trợ quỹ tín dụng phát triển sinh kế; Thực hiện nghiên cứu về những thay đổi của đồng bào dân tộc thiểu số ở khu vực ven đô; Truyền thông về nước sạch, vệ sinh môi trường, HIV/AIDS và các hoạt động của dự án trên các kênh truyền hình và đài truyền thanh của huyện Tuần Giáo. Phát hành các tài liệu truyền thông.
Kết quả chính
Số người được hưởng lợi trực tiếp: 220 hộ nghèo, 100% người thuộc nhóm dân tộc thiểu số tại bản Chiềng Chung và Chiềng Khoang. Thu nhập trung bình của các hộ gia đình tăng từ 15-20%.
Báo cáo thường niên 2012
21
Sản xuất và sử dụng phân hữu cơ vi sinh giúp giảm chi phí sản xuất Năm 2012, mô hình ủ phân hữu cơ vi sinh đã được triển khai thí điểm tại CLB Sinh kế cộng đồng Tam Thanh huyện Tân Sơn, tỉnh Phú Thọ. Tại đây, các thành viên CLB đã được giới thiệu về vai trò, lợi ích cũng như phương pháp sử dụng chế phẩm sinh học EMIC để xử lý chất thải và ủ phân hữu cơ vi sinh từ phân trâu bò, lợn và các loại cây xanh, rác thải hữu cơ trong sản xuất nông nghiệp. CLB còn được hướng dẫn tổ chức thực hiện mô hình, chia sẻ nhân rộng và đánh giá giám sát tiến độ triển khai theo hình thức tổ nhóm của từng khu (thôn). Sau hai tháng, đã có 47 hộ thực hiện mô hình. Lượng phân ủ ước tính đạt 40 tấn hiện đã được sử dụng để trồng rau xanh tại hộ gia đình và bón lót cho lúa vụ
Xuân 2013, một số hộ cũng sử dụng để bón cho chè trong phạm vi vườn đồi gần nhà. Chị Lý, 44 tuổi - người dân tộc Mường và cũng là thành viên CLB cho biết “Vườn rau này nhà em chỉ bón bằng phân hữu cơ và tưới nước suối thôi, không phân hóa học gì hết, vậy mà rau tốt lắm. Trước đây, vườn này là đất đỏ nên rau cứ lên được một chút thì bị cằn rồi bị chết dần. Nay gia đình em đã có rau xanh ăn hàng ngày. Em chỉ mất tiền rau giống thôi, còn phải mua một gói men nữa để ủ phân nhưng không hết bao tiền cả.” Không chỉ chị Lý, nhiều người dân trong xã cũng cho biết, kĩ thuật và phương pháp ủ phân hữu cơ này rất đơn giản, chi phí thấp do tận dụng được toàn bộ nguồn chất thải trong chăn nuôi và trồng trọt cũng như nhiều loại thân, lá cây xanh vốn rất nhiều tại địa phương. Chị Sơn, 47 tuổi – Chủ nhiệm CLB cho biết “Làm phân vi sinh này dễ lắm, ai cũng có thể làm được và chỉ mất công thôi chứ không phải mất gì cả ngoài việc mua men.” Hoạt động nhóm hộ giúp nhau sản xuất và sử dụng phân hữu cơ vi sinh trong sản xuất nông nghiệp là một trong số những hoạt động chung giữa ba tỉnh Hòa Bình, Thái Nguyên, Phú Thọ của dự án “Các tổ chức Phi chính phủ Việt Nam vì sinh kế cộng đồng các dân tộc miền núi phía Bắc”. Sau hai năm triển khai, Dự án đã giúp gần 600 hộ gia đình, đặc biệt là các hộ dân tộc thiểu số ổn định sinh kế nhờ biết cách cải tạo, tăng độ màu mỡ của đất, giảm ô nhiễm môi trường thông qua biện pháp ủ - sản xuất phân vi sinh. Mặt khác, Dự án cũng giúp nâng cao vai trò của người dân trong việc ra quyết định về sinh kế ở cấp cơ sở.
Anh Thắng - thành viên CLB Tam Thanh đang tiến hành đảo trộn đống ủ phân hữu cơ vi sinh
22
Báo cáo thường niên 2012
Dự án
Các tổ chức Phi chính phủ Việt Nam vì sinh kế cộng đồng các dân tộc miền núi phía Bắc (VM037)
Địa bàn triển khai
Tỉnh Hòa Bình, Phú Thọ và Thái Nguyên
Đối tác
Trung tâm Nghiên cứu và Phát triển Vùng cao - CERDA Trung tâm Vì sự Phát triển Bền vững Miền núi - CSDM UBND xã và Câu lạc bộ Sinh kế cộng đồng xã Võ Miếu - huyện Thanh Sơn, xã Tam Thanh - huyện Tân Sơn - tỉnh Phú Thọ,; xã Phú Cường - huyện Đại từ - tỉnh Thái Nguyên; xã Nà Mèo - huyện Mai Châu - tỉnh Hòa Bình
Mục tiêu
Các tổ chức Phi chính phủ Việt Nam (SRD - CERDA - CSDM) hoạt động và hỗ trợ cộng đồng dân tộc thiểu số ở ba tỉnh miền núi phía Bắc phát triển sinh kế bền vững và tham gia đóng góp tích cực vào quá trình quản trị cộng đồng tại cơ sở
Hoạt động chính trong năm 2012
Kết quả chính
Chọn lựa và hướng dẫn triển khai các mô hình sinh kế bền vững, cho thu nhập cao, không gây ảnh hưởng đến môi trường, không làm tăng phát thải khí nhà kính; Tổ chức các hoạt động chia sẻ, liên kết giữa các mô hình sinh kế, mạng lưới cũng như các dự án; Tăng cường hoạt động về tiếp thị, thị trường, hỗ trợ người dân quảng bá và tiếp thị sản phẩm; Xây dựng các nội quy, hương ước, thôn ước; Tăng cường vai trò dân chủ tại cơ sở. Phú Thọ: 161 hộ gia đình, được hưởng lợi trực tiếp từ dự án, thu nhập bình quân của các thành viên tăng 20-25%; Hòa Bình: 90 hộ gia đình, thu nhập trung bình tăng 15-20%; Thái Nguyên: 296 hộ gia đình, thu nhập trung bình tăng 18-20%.
Báo cáo thường niên 2012
23
Một Trưởng nhóm nông dân mẫu mực Ngay sau khi dự án “Áp dụng chuỗi giá trị cải thiện sinh kế nông thôn trong bối cảnh biến đổi khí hậu và thiên tai tại Can Lộc, Hà Tĩnh” (VM038) được triển khai, nhóm Phát triển sinh kế xóm Lương Hội đã được thành lập với 40 thành viên với mục đích chia sẻ kinh nghiệm, liên kết sản xuất và huy động tín dụng tiết kiệm để tạo nguồn vốn cho các thành viên đầu tư sản xuất. Với sự nhiệt tình trong các hoạt động chung của xóm và kinh nghiệm sản xuất giỏi, chị Trần Thị Cường đã được các thành viên trong nhóm đồng thuận bầu làm Trưởng nhóm Phát triển sinh kế. Không chỉ giỏi sản xuất mà chị còn rất nhiệt tình trong việc duy trì và thúc đẩy các hoạt động chung của nhóm Phát triển sinh kế ngày càng vững mạnh. Ý thức được vai trò quan trọng của một Trưởng nhóm, chị Cường đã chủ động, tích cực phối hợp với dự án để triển khai các lớp tập huấn, hội thảo chia sẻ kinh nghiệm, triển khai mô hình phát triển sinh kế, phòng chống lụt bão… Ấn tượng nhất là nhóm Phát triển sinh kế ở xóm của chị đã tự duy trì hoạt động huy động tín dụng tiết kiệm hàng tháng để cho các thành viên trong nhóm vay phát triển sản xuất. Hiện tại, số quỹ vốn đã đạt 28 triệu đồng, đã cho 14 hộ vay để mua giống gia súc, gia cầm. Đôi khi, một số thành viên đến hạn chưa có tiền nộp lãi, gốc, chị đã ứng trước cho thành viên này vay để trả cho quỹ nhóm. Điều này đã làm cho các thành viên trong nhóm thêm tin tưởng tham gia vào các hoạt động của nhóm với các việc như trước mùa lụt bão thông tin truyền thông cho các hộ gia đình về cách phòng chống, hỗ trợ những hộ khó khăn, già cả, neo đơn sơ tán khi có tin bão đến. Chị cũng là một thành viên tích cực tham gia vào hoạt động phòng chống lụt bão của xóm.
24
Báo cáo thường niên 2012
Chị Cường cho biết khi tham gia dự án, chị đã làm tốt hơn vai trò Chi hội trưởng Hội Phụ nữ xóm bởi chị có kĩ năng điều hành cuộc họp nhóm để huy động sự tham gia của mọi người, kĩ năng trình bày, truyền thông vận động thu hút người nghe hay kĩ năng viết tin bài, câu chuyện điển hình. Các thành viên trong nhóm khi nói về chị Cường đều rất cảm phục kinh nghiệm phát triển kinh tế và những đóng góp của chị cho hoạt động của Nhóm. “Chị Cường Trưởng nhóm của chúng tôi là một tấm gương mẫu mực về làm ăn giỏi, biết cách duy trì, và thúc đẩy các hoạt động chung của nhóm”, đó là lời phát biểu của chị Xanh, một thành viên của nhóm Phát triển sinh kế xóm Lương Hội.
Chị Cường trong buổi truyền thông về phòng chống lụt bão và ứng phó với BĐKH cho người dân ở xóm Lương Hội
Dự án
Áp dụng chuỗi giá trị cải thiện sinh kế nông thôn trong bối cảnh BĐKH và thiên tai tại Can Lộc, Hà Tĩnh (VM038)
Địa bàn
Các xã Khánh Lộc, Vĩnh Lộc và Vượng Lộc, huyện Can Lộc, tỉnh Hà Tĩnh
Đối tác
UBND huyện Can Lộc Phòng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn huyện Can Lộc Trung tâm Ứng dụng Khoa học Kỹ thuật và Bảo vệ Cây trồng Vật nuôi huyện Can Lộc UBND ba xã dự án
Mục tiêu
Cải thiện sinh kế bền vững cho những nông dân nghèo trong bối cảnh của BĐKH và thiên tai.
Hoạt động chính trong năm 2012
Tổ chức các khóa tập huấn về kĩ thuật chăn nuôi và phát triển sinh kế bền vững; về phát triển kinh doanh thị trường, giảm nhẹ rủi ro thiên tai và thích ứng với BĐKH; lập kế hoạch phòng chống lụt bão; Hỗ trợ các tổ chức cộng đồng như nhóm hỗ trợ phát triển kinh doanh, nhóm phát triển sinh kế bền vững, tổ chức phòng chống lụt bão, mạng lưới cộng tác viên truyền thông; Nghiên cứu về sản phẩm nông nghiệp có tiềm năng phát triển. Triển khai các mô hình sản xuất nông nghiệp thích ứng với BĐKH; Cung cấp thiết bị, dụng cụ thiết yếu cho người dân tại khu vực dễ bị ảnh hưởng bởi lũ lụt; Sản xuất các ấn phẩm truyền thông và tổ chức truyền thông trực tiếp đến người dân.
Số người được hưởng lợi trực tiếp: 226 hộ dân trong đó 38,5% hộ nghèo và cận nghèo; 150 thành viên ban/tổ phòng chống lụt bão cấp huyện, xã, xóm; Số người được hưởng lợi gián tiếp: 774 hộ dân trong đó 33,4% hộ nghèo và cận nghèo.
Kết quả chính
Báo cáo thường niên 2012
25
Nông dân nghiên cứu ứng dụng SRI trên đồng đất của địa phương Nông Thịnh là xã vùng núi phía Bắc, nằm dọc hai bên đường quốc lộ 3, thuộc địa phận huyện Chợ Mới, tỉnh Bắc Kạn. Vài năm trở lại đây, diễn biến phức tạp của khí hậu tại khu vực này đã gây ảnh hưởng không nhỏ đến sản xuất nông nghiệp và cơ sở hạ tầng của địa phương. Hiện tượng hạn hán kéo dài, lượng mưa thấp dẫn đến mực nước tại các sông hồ giảm mạnh khiến cho nhiều diện tích lúa, hoa màu sinh trưởng và phát triển kém, thậm chí nhiều nơi còn bị mất trắng khiến cho đời sống của bà con nông dân ngày càng khó khăn. Với sự hỗ trợ của dự án “Nông dân thí điểm hệ thống thâm canh lúa đối phó với BĐKH tại tỉnh BK”, một nhóm gồm tám thành viên đều là nữ nông dân tại thôn Cảm Lẹng, xã Nông Thịnh, huyện Chợ Mới đã được thành lập để tiến hành nghiên cứu thử nghiệm hệ thống canh tác lúa cải tiến - SRI tại địa phương. Điểm khác biệt so với các nghiên cứu ứng dụng SRI đã từng thực hiện tại Bắc Kạn trước đây là việc thử nghiệm áp dụng SRI trên một số giống chịu hạn đối với khu vực ruộng không chủ động nước. Ban đầu, nhóm được các kĩ thuật viên hướng dẫn cách gieo mạ thưa, cấy mạ non và rút nước sớm sau bón phân để cây lúa đẻ nhánh khỏe và có khả năng kháng sâu bệnh. Sau khi nắm vững các kĩ thuật này, nhóm được thực hành tự thiết kế các nghiên cứu đồng ruộng sao cho phù hợp với việc chăm bón, theo dõi thời kỳ sinh trưởng và phát triển cây lúa để từ đó có những biện pháp chăm sóc thích hợp cho từng giai đoạn của lúa theo các nguyên tắc của SRI. Sau hai vụ lúa thử nghiệm, nhóm đã nhận thấy SRI phù hợp với điều kiện canh tác tại địa phương. Chị Nguyễn Thị Điền, một nông dân thuộc nhóm nghiên cứu cho biết: “Năm 2012, tôi được chọn 26
Báo cáo thường niên 2012
tham gia cùng bảy chị em khác trong Nhóm thử nghiệm và áp dụng kĩ thuật SRI trên ruộng nhà mình. Thực ra, kĩ thuật SRI không khó áp dụng, lại tiết kiệm đầu tư nhờ cấy thưa, cấy ít dảnh nên giảm được 70% lượng thóc giống, 50% công phun thuốc phòng trừ sâu bệnh cho ruộng lúa. Năng suất thu được lại cao hơn nên tính ra có lãi hơn 8-12% so với biện pháp canh tác truyền thống.” Ngoài ra, nhóm nông dân cũng đưa ra khuyến nghị để giúp cây lúa phát triển tốt ở những khu ruộng hạn cần kết hợp ứng dụng từng phần nguyên tắc SRI (cấy mạ non, cấy thưa) và sử dụng giống lúa chịu hạn. Trước những tác động bất lợi của thời tiết năm 2012, Nhóm nghiên cứu đã tìm ra được giống lúa DTL2, thường được nông dân quen gọi là Gạo đỏ, bước đầu được đánh giá có tiềm năng năng suất cao (62 tạ/ hecta) khi áp dụng SRI trong điều kiện khô hạn. Kết quả này đã được nhóm chia sẻ với các hộ nông dân khác trong Hội thảo đầu bờ cũng như các buổi sinh hoạt Hội Nông dân và sinh hoạt Nhóm.
Thăm cánh đồng lúa ở huyện Chợ Mới
Dự án
Nông dân thí điểm hệ thống thâm canh lúa đối phó với BĐKH tại tỉnh Bắc Kạn (VM039)
Địa bàn triển khai
Huyện Ba Bể, Na Rì và Chợ Mới, Tỉnh Bắc Kạn
Đối tác
Chi cục Trồng trọt và Bảo vệ Thực vật tỉnh Bắc Kạn
Mục tiêu
Nghiên cứu biện pháp ứng dụng phù hợp nhất của SRI trong việc đối phó với BĐKH tại ba vùng đặc trưng vùng địa lý và khí tượng thủy văn và đề xuất giải pháp ứng dụng SRI tới chính quyền địa phương. Tiến hành xác định các vùng thí điểm SRI; thiết lập mô hình thí điểm; xây dựng cơ sở dữ liệu phân tích thông tin từ các mô hình; Hướng dẫn kĩ thuật nghiên cứu và áp dụng SRI cho các hộ nông dân; Tăng cường truyền thông, tương tác giữa các nhóm nông dân thuộc dự án; Đánh giá cuối kỳ và phát triển các đề xuất mới.
Hoạt động chính trong năm 2012
Kết quả chính
210 nông dân và 20 cán bộ địa phương (75% là phụ nữ) có kiến thức rõ về SRI và có khả năng tuyên truyền để nhân rộng SRD được xác định như một trong những giải pháp trong kế hoạch hành động ứng phó BĐKH của tỉnh.
Báo cáo thường niên 2012
27
Mái nhà chung giúp chúng tôi xích lại gần nhau Tôi từng là bộ đội tham chiến tại chiến trường Campuchia. Khi chiến tranh kết thúc, tôi trở về quê hương với một bên cánh tay đã mất. Khi ấy, tôi tưởng như mình đã mất hết hy vọng vào cuộc sống. Nhưng từ khi tham gia CLB người khuyết tật do dự án “Hỗ trợ Người khuyết tật” thành lập, được gặp và chia sẻ với những người cùng cảnh ngộ, tôi đã dần vượt qua khó khăn và trở nên lạc quan hơn. CLB đúng là một sân chơi bổ ích cho NKT chúng tôi. CLB đã giúp chúng tôi vượt qua khó khăn, xóa bỏ tự ti mặc cảm, khơi gợi lại niềm tin vào cuộc sống, vào chính mình. Khi tham gia sinh hoạt CLB, gặp và làm việc với những người bạn đồng cảnh ngộ, chúng tôi cảm thấy gắn kết, tự tin và hòa nhập hơn. Tham gia vào những hoạt động về tinh thần như tổ chức tọa đàm nhân ngày quốc tế NKT 3/12, chúng tôi được thoải mái chia sẻ về bản thân, về những điều xã hội và người khác nghĩ về chúng tôi. Điều này thực sự động viên và khuyến khích chúng tôi rất nhiều. Dự án cũng hỗ trợ CLB mở nhiều lớp tập huấn bổ ích cho những NKT và người thân để chúng tôi có thể hiểu được các phương pháp vật lý trị liệu, tự giúp bản thân mình tập luyện để cải thiện sức khỏe. Không chỉ chúng tôi, mà các thành viên trong gia đình cũng có thể tham gia tập huấn, biết được những kiến thức cơ bản về phục hồi chức năng nhằm giúp đỡ NKT tại nhà, giảm bớt chi phí và hạn chế rủi ro có thể xảy ra. Dự án còn hỗ trợ cho CLB một quỹ tín dụng quay vòng với 60 triệu đồng và không có lãi. CLB chúng tôi đã họp và thống nhất các thành viên vay sẽ đóng góp lãi suất ưu đãi 0,3%/tháng cho CLB. Khoản lãi này sẽ dùng làm quỹ để duy trì hoạt động của CLB về lâu dài. Với sự hỗ trợ kinh phí từ dự án cùng với đóng góp của các thành
28
Báo cáo thường niên 2012
viên CLB, chúng tôi đã xây dựng ba mô hình thí điểm về nuôi lợn nái sinh sản và một số mô hình sinh kế khác. Nhìn lại nửa năm, tuy thời gian chưa phải dài nhưng những hoạt động của CLB đã đi vào nề nếp. CLB chính là mái nhà chung giúp chúng tôi xích lại gần nhau. Tất cả thành viên sẽ cùng nhau xây dựng một cuộc sống tinh thần vững bền, làm ăn kinh tế và xóa bỏ các rào cản. Bản thân tôi và các thành viên trong CLB đều hy vọng và tin tưởng vào một cuộc sống sẻ chia, tương thân tương ái và tươi đẹp hơn trong tương lai. CLB này là của chúng tôi, vì chúng tôi và chúng tôi sẽ duy trì và mong muốn phát triển CLB thành Hội NKT tại xã Gio Hải, được công nhận và hoạt động như các hội đoàn thể khác theo quy định của pháp luật. (Chuyện kể của anh Võ Ngọc Lân, Chủ nhiệm CLB người khuyết tật xã Gio Hải, Gio Linh, Quảng Trị)
Anh Võ Ngọc Lân
Dự án
Hỗ trợ Người Khuyết Tật huyện Gio Linh, tỉnh Quảng Trị (VM041)
Địa bàn triển khai
Thị trấn Gio Linh, xã Gio Mỹ và xã Gio Hải, huyện Gio Linh, tỉnh Quảng Trị
Đối tác
UBND huyện Gio Linh Sở Lao động, Thương binh và Xã hội tỉnh Quảng Trị Phòng Lao động, Thương binh và Xã hội huyện Gio Linh UBND các xã Gio Mỹ, Gio Hải và thị trấn Gio Linh
Mục tiêu
NKT tại ba xã của huyện Gio Linh có cơ hội để vượt qua khó khăn, hòa nhập cộng đồng và có cuộc sống tươi sáng và độc lập hơn trong năm 2015.
Hoạt động chính trong năm 2012
Kết quả chính
Tổ chức các lớp tập huấn về kĩ thuật, quản lý quỹ sinh kế; các đợt thăm khám tại nhà; các buổi sinh hoạt định kỳ, tọa đàm cho NKT và các hoạt động nhằm cải thiện tinh thần cho họ; Tổ chức các hoạt động vui chơi, văn hóa văn nghệ cho trẻ khuyết tật; Thành lập, tái cơ cấu và mở rộng các Câu lạc bộ NKT; Hỗ trợ xây dựng mô hình sản xuất nông nghiệp cho NKT; Thiết kế và in ấn sổ tay truyền thông về dự án.
Khoảng 1.000 người hưởng lợi trực tiếp và hơn 3.000 người hưởng lợi gián tiếp từ dự án.
Báo cáo thường niên 2012
29
Đưa lý thuyết vào thực tiễn để bảo tồn nguồn gen cây lúa Từ tháng 7/2012 đến tháng 10/2012, 20 cán bộ kĩ thuật đến từ Chi cục Bảo vệ Thực vật của sáu tỉnh Thanh Hóa, Hòa Bình, Yên Bái, Sơn La, Bắc Kạn và Lào Cai đã tham gia khóa đào tạo giảng viên nguồn về chọn tạo và bảo tồn nguồn gen cây lúa nhằm thích ứng với BĐKH được tổ chức tại Hòa Bình. Đây là một phần hoạt động trong dự án “Đưa lý thuyết vào thực tiễn - Mở rộng quy mô quản lý đa dạng sinh học của người dân đối với an ninh lương thực”. Với mong đợi sẽ đào tạo thêm nhiều cán bộ kĩ thuật không chỉ có nền tảng kiến thức, chuyên môn mà còn được trang bị phương pháp tiếp cận và hướng dẫn để hỗ trợ nông dân tại cơ sở, khóa học đã áp dụng phương pháp học thông qua trải nghiệm - mỗi cán bộ kĩ thuật đóng vai một nông dân trồng lúa.
SRI vì tiết kiệm được đến 50% giống lại mất ít thời gian hơn vì cấy thưa. Tôi thấy kĩ thuật phục tráng là dễ thực hiện nhất và đủ tự tin để hướng dẫn lại bà con nông dân. Tôi định vụ tới sẽ phục tráng lại giống BC15 và nếp 87 còn vụ mùa sẽ làm thử với nếp ngâu.” Khi được hỏi về cảm nhận đối với khóa đào tạo, các học viên đều cho biết đây là lần đầu tiên họ được tham gia một khóa học dài ngày, bài bản và được trải nghiệm cũng như tích lũy rất nhiều kinh nghiệm thực tiễn. Đặc biệt sau khóa đào tạo, các cán bộ kĩ thuật đã tạo được sự kết nối và chia sẻ với những học viên ở cả sáu tỉnh để tiếp tục triển khai các lớp FFS tại địa phương.
Trong khóa đào tạo này, các học viên tự thiết kế các thí nghiệm đồng ruộng về chọn tạo giống lúa bao gồm so sánh, phục tráng, lai tạo, chọn dòng phân ly cũng như các thí nghiệm về SRI, quản lý dịch hại tổng hợp (IPM). Các học viên đã tự phân chia thành nhiều nhóm, phụ trách các chuyên đề nghiên cứu trong suốt ba tháng sinh trưởng phát triển của cây lúa. Để thực hành các kiến thức và kỹ năng, lý thuyết đã được học, các học viên này còn là giảng viên tại hai lớp học đồng ruộng (FFS) cho 60 nông dân tại huyện Đà Bắc và thị xã Hòa Bình. Chị Thượng - một nông dân tham gia lớp FFS tại xã Tu Lý, Đà Bắc tâm sự: “Tôi rất cảm ơn các giảng viên vì tuy đường xá xa xôi nhưng tuần nào cũng vào hướng dẫn chúng tôi những kiến thức rất thiết thực. Trước đây, tôi cứ thấy sâu là phun thuốc, nhưng giờ tôi đã biết phải tùy theo mật độ sâu hại để xử lý. Học viên lớp tôi rất thích cấy theo
30
Báo cáo thường niên 2012
Học viên TOT hướng dẫn cho nông dân tại xã Tu Lý, Đà Bắc, Hòa Bình trong buổi học điều tra hệ sinh thái tại ruộng nghiên cứu
Dự án
Đưa lý thuyết vào thực tiễn - Mở rộng quy mô quản lý đa dạng sinh học của người dân đối với an ninh lương thực (VM042)
Địa bàn
Tỉnh Hòa Bình, Yên Bái, Sơn La và Thanh Hóa
Đối tác
Cục Bảo vệ Thực vật Viện Cây lương thực và Cây thực phẩm Chi cục Bảo vệ Thực vật các tỉnh Hòa Bình, Thanh Hóa, Yên Bái, Sơn La
Mục tiêu
Duy trì, củng cố và lồng ghép các nhu cầu và năng lực kĩ thuật của các dân tộc thiểu số và nông dân sản xuất nhỏ, gắn kết họ với các cuộc đối thoại chính sách trong nước và toàn thế giới. Đồng thời, chú trọng việc sử dụng bền vững các nguồn di truyền thực vật đối với an ninh lương thực trong điều kiện BĐKH.
Hoạt động chính trong năm 2012
Kết quả chính
Tổ chức tập huấn cho các cán bộ kĩ thuật tại sáu tỉnh Thanh Hóa, Hòa Bình, Bắc Kạn, Sơn La, Yên Bái và Lào Cai; Tổ chức các lớp học đồng ruộng cho nhóm nông dân nòng cốt tại bốn tỉnh Thanh Hóa, Hòa Bình, Sơn La, Yên Bái. Thực hiện nghiên cứu nguồn vật liệu khởi đầu thích hợp vùng lúa chịu tác động BĐKH cung cấp cho các lớp FFS. 20 cán bộ kĩ thuật nắm vững được các kĩ thuật về lai tạo chọn lọc, phục tráng giống lúa và bố trí các thí nghiệm đồng ruộng; 120 nông dân thuộc nhóm nòng cốt nắm vững kiến thức, kĩ năng về chọn tạo giống lúa thích ứng với BĐKH; Bước đầu chọn lọc được các dòng thuần ưu tú và lai tạo các tổ hợp đạt mục tiêu năng suất, chất lượng chống chịu điều kiện thời tiết bất thuận để tiếp tục nghiên cứu trong vụ xuân 2013.
Báo cáo thường niên 2012
31
Làm chủ hợp pháp sau 20 năm sống trên mảnh đất của chính mình Gia đình chị Lê Thị Bảo tại Khu 1 xã Trạm Thản, huyện Phù Ninh, tỉnh Phú Thọ đã sinh sống trên mảnh đất do bố mẹ chị để lại hơn 20 năm qua. Thế nhưng, đến thời điểm năm 2010, mảnh đất của gia đình chị vẫn chưa được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất. Trường hợp của chị Bảo không phải là cá biệt tại huyện Phù Ninh, vẫn còn tồn tại nhiều người dân chưa nhận thức rõ được quyền và nghĩa vụ của người sử dụng đất, từ đó dẫn đến việc họ không biết cách quản lý và sử dụng đất sao cho hiệu quả, thậm chí còn dẫn đến nhiều căng thẳng và mâu thuẫn về đất đai tại địa phương. Trong bối cảnh đó, dự án “Phát triển mô hình quản lý và sử dụng đất có sự tham gia (PLUM)” đã được thực hiện tại ba xã Bảo Thanh, Trạm Thản và Vĩnh Phú thuộc huyện Phù Ninh. Dự án đã triển khai nhiều hoạt động tập huấn về Luật Đất đai và tổ chức các cuộc đối thoại giữa người dân với cán bộ địa chính, giúp người dân có cơ hội nâng cao hiểu biết cho bản thân về quyền và nghĩa vụ của người sử dụng đất, về vai trò và trách nhiệm thực thi nhiệm vụ của các cơ quan quản lý về đất đai. Nhờ tham gia các hoạt động tập huấn do dự án tổ chức, chị Bảo đã biết được các thủ tục để xin cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho mảnh đất mà mình đang ở nên chị chủ động đi làm các thủ tục cần thiết. Đến nay, chị rất hạnh phúc được cầm trong tay tờ giấy chứng nhận quyền sử dụng đất do Phòng Tài nguyên Môi trường của huyện cấp. Không chỉ riêng gia đình chị Bảo, nhiều hộ dân trong vùng cũng được hưởng lợi trực tiếp từ Dự án. Thu nhập của các hộ được nâng cao, sinh kế được cải thiện đáng kể nhờ áp dụng các mô hình sử dụng đất hiệu
32
Báo cáo thường niên 2012
quả do Dự án giới thiệu như chăn nuôi gà, ủ phân vi sinh hay ủ thức ăn trâu bò… Đa phần người dân thực hiện các mô hình này đều cho biết thu nhập của họ tăng lên hoặc giúp giảm các chi phí đầu vào của sản xuất như chi phí giống, phân bón, thuốc trừ sâu, chi phí thức ăn... Phương pháp quản lý và sử dụng đất có sự tham gia của người dân đã được chính quyền huyện Phù Ninh và người dân đánh giá là một giải pháp phù hợp để hỗ trợ xóa đói giảm nghèo bền vững và quản trị địa phương hiệu quả. Việc áp dụng phương pháp này đã giúp người dân được tham gia tích cực hơn vào công tác quản lý và sử dụng đất đai, đặc biệt là trong việc sử dụng đất hiệu quả, góp phần làm giảm chi phí đầu vào cho các hoạt động sản xuất nông nghiệp, nâng cao thu nhập cho người dân.
Chị Bảo hạnh phúc được cầm trong tay tờ giấy chứng nhận quyền sử dụng đất
Dự án
Phát triển mô hình quản lý và sử dụng đất có sự tham gia (PLUM) (VM021)
Địa bàn triển khai
Các xã Trạm Thản, Bảo Thanh và Vĩnh Phú, huyện Phù Ninh, tỉnh Phú Thọ
Đối tác
Liên hiệp các Hội Khoa học và Kĩ thuật tỉnh Phú Thọ
Mục tiêu
Quản lý và sử dụng đất hiệu quả nhằm giảm nghèo một cách bền vững, đồng thời tăng cường quản trị cộng đồng, trong đó nhấn mạnh tới cải thiện việc thực hiện quyền đất đai của người dân, đặc biệt người nông dân nghèo và phụ nữ.
Hoạt động chính trong năm 2012
Kết quả chính
Hỗ trợ người nông dân cải thiện sinh kế, sử dụng đất hiệu quả; Nâng cao kiến thức của người dân về Luật Đất đai; Tổ chức đối thoại về vấn đề đất đai giữa người dân và chính quyền địa phương; Nâng cao năng lực Ban Phát triển khu; Củng cố các nhóm sở thích; Tài liệu hóa kinh nghiệm thành lập, vận hành nhóm sở thích và các bài học về phương pháp huy động sự tham gia của người dân.
Hàng trăm hộ gia đình tại ba xã dự án đã cải thiện được sinh kế của mình thông qua áp dụng các mô hình sử dụng đất hiệu quả. 25 nhóm sở thích được thành lập với 523 hộ nông dân tham gia.
Báo cáo thường niên 2012
33
Lồng ghép ứng phó biến đổi khí hậu vào Kế hoạch phát triển kinh tế xã hội địa phương Trong năm qua, hoạt động phát triển kinh tế xã hội tại hai xã Gia Hội và Nậm Búng, huyện Văn Chấn, tỉnh Yên Bái đã có những bước chuyển biến tích cực. Trong quá trình tổ chức sản xuất, chính quyền địa phương đã chú trọng hơn đến các vấn đề về BĐKH, đặc biệt là các yếu tố nguy cơ thiệt hại do thiên tai gây ra, từ đó đề ra các biện pháp và hoạt động thích hợp để giảm nguy cơ thiệt hại.
Đắp kè đá ngăn rác, cát lấp và ngăn trâu bò
34
Báo cáo thường niên 2012
Những kinh nghiệm, sáng kiến của cộng đồng đã được chính quyền ghi nhận và nhân rộng. Chẳng hạn như kinh nghiệm của người dân trong việc xếp kè đá để bảo vệ ruộng lúa không bị cát sỏi và rác thải vùi lấp ruộng khi có lũ lớn. Với sự chỉ đạo của UBND xã, việc đắp kè đá đã được đưa vào kế hoạch chung của xã, đồng thời chính quyền xã cũng tăng cường công tác vận động người dân cùng thực hiện. Nhờ vậy, trong cơn bão số 4 năm 2012 vừa qua, hơn 20 hecta ruộng lúa của xã không bị thiệt hại. Ông Lò Văn Tố, người dân thuộc thôn Nam Vai, xã Gia Hội cho biết: “Trước đây chỉ một số hộ gia đình làm thôi. Năm nay do xã có chủ trương đắp kè nên rất nhiều người cùng làm. Việc đắp kè đá rất dễ, gia đình tôi có thể tự làm. Kè đá ngăn được rác, cát lấpvà ngăn trâu bò không vào phá nữa.” Việc chính quyền địa phương lồng ghép các vấn đề về BĐKH vào Kế hoạch phát triển kinh tế xã hội của xã được xem là hoạt động thành công điển hình của dự án “Tăng cường năng lực thích ứng BĐKH cho người dân và lãnh đạo hai xã Gia Hội và Nậm Búng, huyện Văn Chấn, tỉnh Yên Bái”. Các hoạt động ứng phó BĐKH và phòng ngừa thiên tai được lồng ghép như một phần trong Kế họach phát triển kinh tế - xã hội và triển khai thực hiện. Từ đó, giúp thay đổi cách thức lập và triển khai kế hoạch phòng chống thiên tai tại địa phương.
Dự án
Dự án Sinh kế tại huyện Văn Chấn, tỉnh Yên Bái (VM028)
Địa bàn triển khai
Hai xã Gia Hội và Nậm Búng, huyện Văn Chấn, tỉnh Yên Bái
Đối tác
Liên hiệp các Hội Khoa học và Kĩ thuật tỉnh Yên Bái
Mục tiêu
Đảm bảo thu nhập của các hộ gia đình dân tộc thiểu số tăng bền vững nhờ áp dụng phát triển kinh tế đa dạng và sử dụng các dịch vụ liên quan.
Hoạt động chính trong năm 2012
Kết quả chính
Tổ chức các lớp tập huấn kĩ năng phân tích và triển khai các mô hình sinh kế, phòng ngừa và ứng phó với thiên tai cho người dân; Hỗ trợ chính quyền địa phương xây dựng kế hoạch phát triển nông lâm nghiệp; Các hoạt động thúc đẩy giá trị văn hóa, tri thức bản địa; Giới thiệu các chương trình cho vay và quy trình cho vay của Ngân hàng Chính sách Xã hội; Tài liệu hóa bài học kinh nghiệm. 60 hộ thuộc các tổ nhóm sở thích đã xây dựng kế hoạch sản xuất, biết hoạch toán, lựa chọn phương án sản xuất tối ưu; Khoảng 1200 lượt người được tiếp cận thông tin và các dịch vụ hỗ trợ sản xuất nông nghiệp; 13 nhóm sở thích sản xuất các mặt hàng nông nghiệp được thành lập và tự vận hành; 09 nhóm tín dụng tiết kiệm thôn bản (VSLA) với hơn 200 thành viên đã huy động nguồn vốn hơn 500.000.000 đồng tại cộng đồng; Lồng ghép hoạt động dự án hỗ trợ 06 chương trình phát triển Nông - Lâm nghiệp của UBND huyện Văn Chấn.
Báo cáo thường niên 2012
35
Tiếng nói cho 25 triệu dân Theo ước tính, có hơn 25 triệu người dân Việt Nam sống phụ thuộc vào rừng, phần lớn trong số họ là những người nghèo, sống ở những vừng sâu xa, thu nhập từ rừng chiếm trên 20% tổng thu nhập của hộ gia đình. Việt Nam đang trong quá trình đàm phán Hiệp định Đối tác tự nguyện (VPA) về Thực thi Lâm luật, Quản trị rừng và Thương mại lâm sản (FLEGT) với Liên minh Châu Âu (EU), một trong số thị trường nhập khẩu gỗ lớn từ Việt Nam. Hiệp định này nhằm mục đích thiết lập các hệ thống và các cơ chế cần thiết để đảm bảo các sản phẩm gỗ được nhập khẩu vào Châu Âu là hợp pháp, thông qua đó có thể hạn chế việc khai thác gỗ lậu tại các nước xuất khẩu gỗ và sản phẩm gỗ hiện nay.
quan tâm của người dân về Lâm luật và thực thi Lâm luật, hiểu được những khó khăn, vướng mắc của người dân liên quan đến bảo vệ và khai thác gỗ từ rừng. Với việc được nâng cao năng lực và hiểu biết sâu sắc các vấn đề của cộng đồng, Mạng lưới đã có những đóng góp hữu ích cho quá trình đàm phán VPA ở cả hai phía Việt Nam và EU. Với sự tham gia tích cực này, Mạng lưới đã góp phần đưa tiếng nói của cộng đồng, những người sống ven rừng và phụ thuộc vào rừng tới các nhà hoạch định chính sách nhằm đảm bảo việc thực hiện VPA/FLEGT sẽ mang lại những lợi ích thiết thực cho họ.
Việc triển khai và áp dụng các cam kết VPA/ FLEGT sẽ có khả năng ảnh hưởng đáng kể đến cuộc sống và sinh kế của người dân, của các cộng đồng sống ở ven rừng và phụ thuộc vào rừng, mà đa số trong nhóm này là người nghèo và dân tộc thiểu số. Tuy nhiên, những người này không được biết, không được tham vấn ý kiến trong quá trình đàm phán và ra quyết định này. Với sự hỗ trợ kinh phí từ Bộ Phát triển Quốc tế Vương quốc Anh (DFID) thông qua tổ chức FERN, SRD đã cùng ba tổ chức sáng lập viên thành lập Mạng lưới VNGO-FLEGT. Trong năm qua, Mạng lưới đã hoạt động tích cực để nâng cao năng lực cho các tổ chức Xã hội dân sự nhằm tham gia hiệu quả hơn vào quá trình đàm phán VPA. Mạng lưới cũng đã tiến hành tham vấn các cộng đồng về tính hợp pháp của gỗ tại sáu tỉnh là: Yên Bái, Bắc Kạn, Thanh Hóa, Thừa Thiên Huế, Lâm Đồng và Bà Rịa-Vũng Tàu. Kết quả tham vấn đã giúp Mạng lưới hiểu rõ được mức độ hiểu biết,
36
Báo cáo thường niên 2012
Tham vấn cộng đồng tại huyện Na Rì, tỉnh Bắc Kạn về định nghĩa gỗ hợp pháp
Dự án
Thúc đẩy cộng đồng và các tổ chức dân sự Việt Nam tham gia và tiến trình VPA/FLEGT (VM043)
Địa bàn triển khai
Toàn quốc
Đối tác
FERN, Forest Trend, FAO
Mục tiêu
Tăng cường vai trò và tiếng nói của các tổ chức dân sự, tổ chức phi chính phủ Việt Nam với vai trò là đại diện cho cộng đồng người dân sống dựa vào rừng để tham gia hiệu quả vào tiến trình đàm phán cũng như triển khai VPA/FLEGT. Từ đó góp phần vào cải thiện quản trị rừng và tăng cường quyền sử dụng đất cho cộng đồng.
Hoạt động chính trong năm 2012
Kết quả chính
Thành lập và duy trì hoạt động của mạng lưới VNGO-FLEGT; Tổ chức các khóa tập huấn nâng cao năng lực về VPA/FLEGT cho các tổ chức thành viên của Mạng lưới VNGO-FLEGT và các tổ chức Phi chính phủ khác tại Việt Nam; Tổ chức tham vấn cộng đồng và các tổ chức Phi chính phủ về tính hợp pháp của gỗ và ý nghĩa đối với đàm phán VPA/FLEGT của Việt Nam; Tham gia các hội thảo diễn đàn quốc tế về VPA/FLEGT. VNGO-FLEGT được thành lập với 28 tổ chức thành viên có nhiều kinh nghiệm trong lĩnh vực liên quan tới rừng và phát triển cộng đồng; VNGO-FLEGT bước đầu có những đóng góp tích cực thông qua các khảo sát, tham vấn cộng đồng, đóng góp ý kiến cho Đoàn đàm phán của Việt nam và EU.
Báo cáo thường niên 2012
37
PHÁT TRIỂN TỔ CHỨC NĂM 2012
Xây dựng năng lực tổ chức
hiện tốt sứ mệnh của mình và đưa đến những thông tin hữu ích cho cộng đồng.
Với tầm nhìn đưa SRD trở thành một trong những tổ chức Phi chính phủ hàng đầu tại Việt Nam, SRD đặc biệt quan tâm đến phát triển nguồn nhân lực của tổ chức. Trong năm 2012, SRD đã bổ nhiệm hai Phó Giám đốc chuyên trách của Trung tâm. Với vị trí hiện tại, các Phó Giám đốc đã chia sẻ vai trò chiến lược với Giám đốc trong điều hành và quản lý các bộ phận của Trung tâm. Việc củng cố lại bộ máy tổ chức cũng nhằm thực hiện các mục tiêu trong Kế hoạch Chiến lược lần III (2013 – 2017) của tổ chức một cách phù hợp và hiệu quả nhất.
Cùng với đội ngũ nhân viên chuyên nghiệp, thành công của SRD trong năm qua có sự đóng góp không nhỏ của Ban Cố vấn là các chuyên gia dày dạn kinh nghiệm trong nhiều lĩnh vực. Các thành viên không chỉ đưa ra những góp ý chuyên môn cho các chương trình của SRD, mà họ còn tham gia xây dựng Kế hoạch Chiến lược mới của tổ chức với cam kết sẽ tiếp tục đóng góp cho sự phát triển của Trung tâm.
Trong cơ cấu mới, bộ phận Hỗ trợ Chương trình được thành lập với chức năng đào tạo, xây dựng năng lực, giám sát và đánh giá các chương trình của SRD. Trung tâm luôn chú trọng phát triển và nâng cao kiến thức cũng như kĩ năng của các cán bộ, nhân viên với niềm tin nhân viên giỏi là chìa khóa thành công của tổ chức. Trong năm 2012, SRD đã tổ chức các lớp tập huấn cho các nhân viên về Nghệ thuật quản lý, Văn hóa tổ chức, Kĩ năng soạn thảo văn bản, Kĩ năng viết báo và các loại báo cáo. Ngoài ra, các cán bộ Trung tâm cũng được cử tham gia nhiều chuyến thăm quan, học tập trong và ngoài nước. SRD cũng khuyến khích các cán bộ, nhân viên thuộc phòng Chương trình tổ chức đào tạo, tập huấn cho các đối tác, cộng đồng và các đối tượng hưởng lợi tại địa bàn dự án. Thông qua các hoạt động này, các Cán bộ Chương trình đã tự tin đại diện cho tổ chức thực
Trong năm vừa qua, SRD đã đón nhận các tình nguyện viên quốc tế từ các chương trình Tình nguyện viên Sứ giả trẻ Úc vì sự phát triển (AYAD), chương trình Tình nguyện viên quốc tế vì sự phát triển Úc (VIDA), Tình nguyện viên vì Hòa bình (VPV) và từ Tổ chức Hỗ trợ Đại học Thế giới (WUSC). Các tình nguyện viên đã mang lại cho SRD những cái nhìn mới mẻ trong các lĩnh vực hoạt động của mình cũng như giúp tổ chức duy trì môi trường làm việc đa văn hóa. Đây cũng là cơ hội để các nhân viên SRD học tập và trau dồi vốn ngoại ngữ của mình cũng như tìm hiểu và giao lưu văn hóa giữa các nước. Các tình nguyện viên hỗ trợ rất hiệu quả cho các hoạt động của SRD. Đáng chú ý, năm 2012, họ đã hỗ trợ xây dựng trang web mới của Trung tâm, Bộ hướng dẫn Phát triển Thương hiệu của tổ chức, và đặc biệt là triển khai thành công chương trình Văn phòng Xanh nhằm góp phần giảm phát thải khí nhà kính từ các hoạt động của văn phòng.
Ban Cố vấn, các đối tác cùng các cán bộ, nhân viên Trung tâm Báo cáo thường niên 2012
39
Nhìn lại Kế hoạch Chiến lược lần II, từng bước triển khai kế hoạch lần III (20132017)
• Trong chiến lược 2008 - 2012, SRD đặt ra chỉ tiêu ngân sách chương trình hàng năm khoảng 600.000 đô la Mỹ, tập trung chủ yếu vào nông nghiệp bền vững và sinh kế nông thôn. Trên thực tế, ngân sách của SRD đã đạt gần một triệu đô la Mỹ, trong năm 2011, cao hơn 50% so với mục tiêu đề ra;
Quá trình rà soát, đánh giá lại chiến lược lần II và xây dựng Kế hoạch Chiến lược lần III của tổ chức đã được khởi động từ cuối năm 2011. Quá trình xây dựng Kế hoạch Chiến lược được thiết kế không chỉ nhằm mục đích đưa ra được một bản chiến lược mới phù hợp với khả năng của tổ chức và bắt kịp với những thay đổi của môi trường bên ngoài. Bên cạnh đó cũng nhằm phát huy tối đa những sáng kiến, đóng góp của toàn bộ nhân viên trong tổ chức, đảm bảo mỗi nhân viên trong tổ chức đều có thể hiểu và thực hiện được những mục tiêu, kế hoạch đề ra trong Chiến lược. Trên tinh thần đó, nhiều hoạt động đã được Trung tâm triển khai, bao gồm:
• Nội dung hoạt động của các chương trình, dự án cũng được mở rộng để phản ứng kịp thời trước những vấn đề mới nổi. Từ chỗ là một phần trong mục tiêu vận động chính sách, BĐKH đã trở thành nội dung chính trong các can thiệp của SRD. Phạm vi hoạt động về mặt địa lý của SRD cũng được mở rộng vượt ra ngoài giới hạn các tỉnh vùng núi phía Bắc, tới các tỉnh ven biển miền Trung như Hà Tĩnh, Thừa Thiên Huế và Quảng Trị;
• Đánh giá độc lập chương trình, chiến lược giai đoạn II của SRD; • Tham vấn ý kiến các bên liên quan bằng bảng hỏi;
• Quy mô và năng lực của Tổ chức cũng được tăng cường, từ hơn 10 nhân viên, cho đến nay SRD đã có hơn 30 nhân viên có kinh nghiệm, chuyên môn trong nhiều lĩnh vực; Hệ thống tổ chức và các quy trình, chính sách cũng đã được xây dựng, hoàn thiện và áp dụng một cách hiệu quả.
• Đánh giá nội bộ về Chiến lược Nhân sự, phân tích điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội và thách thức (SWOT); • Đánh giá nội bộ của các bộ phận Nông nghiệp và Sinh kế bền vững, BĐKH, Chương trình miền Trung, Truyền thông, Nghiên cứu và Vận động Chính sách; • Các hội thảo tham vấn với toàn thể nhân viên, Ban Cố vấn và các nhà tài trợ, đối tác chính. Kết quả các đánh giá, khảo sát với tất cả các bên đều cho thấy SRD đã thực hiện thành công chiến lược lần thứ II của tổ chức. Các mục đích, chỉ tiêu đặt ra cho Kế hoạch Chiến lược II đều đã đạt và vượt so với kế hoạch. Một số kết quả nổi bật như:
40
Báo cáo thường niên 2012
Đại diện SRD nhận bằng khen của Bộ Khoa học và Công nghệ
Kế thừa những thành công, bài học kinh nghiệm từ việc triển khai Kế hoạch Chiến lược lần II của tổ chức, SRD đã thống nhất các định hướng và mục tiêu đề ra cho giai đoạn Kế hoạch Chiến lược lần III (2013 – 2017). Trong chiến lược lần này, SRD tiếp tục tập trung các hoạt động can thiệp vào hai mảng chủ đề chính là Nông nghiệp và Sinh kế bền vững; BĐKH. Đồng thời, Trung tâm cũng sẽ tăng cường năng lực và tầm
ảnh hưởng của Tổ chức trong nghiên cứu, hoạt động về mạng lưới và vận động chính sách. Các mục tiêu và chiến lược cụ thể cũng đã được xây dựng để phát triển tổ chức theo hướng chuyên nghiệp hơn, tiếp tục duy trì vị thế hàng đầu, vai trò tiên phong trong số các NGO ở Việt Nam. Kế hoạch Chiến lược lần thứ ba của tổ chức chính thức được triển khai từ tháng 1/2013.
Nhà tài trợ Nhà tài trợ
Quốc gia
Manos Unidas
Tây Ban Nha
Caritas Australia
Úc
Cordaid
Hà Lan
Đại sứ quán Phần Lan tại Hà Nội
Phần Lan
Care International
Đan Mạch
Reality of Aid network
Mạng lưới quốc tế Châu Á
FERN
Vương quốc Anh
Tổ chức Nâng cao năng lực các sáng kiến cộng đồng khu vực Đông Nam Á (SEARICE)
Phi-lip-pin
AusAid
Úc
Quỹ Australia vì Nhân dân Châu Á - Thái Bình Dương (AFAP)
Úc
Tổ chức Nông lương Liên hợp quốc (FAO)
Liên hợp quốc
Báo cáo thường niên 2012
41
Đối tác địa phương Đối tác
42
Tỉnh/Thành phố
Chi cục Trồng trọt và Bảo vệ Thực vật tỉnh Bắc Kạn
Bắc Kạn
UBND huyện Tuần Giáo
Điện Biên
Cục Bảo vệ Thực vật
Hà Nội
Trung tâm Vì sự Phát triển Bền vững Miền núi (CSDM)
Hà Nội - Hòa Bình
Trung tâm Nghiên cứu và Phát triển Vùng cao (CERDA)
Hà Nội - Thái Nguyên
UBND huyện Can Lộc
Hà Tĩnh
UBND xã Khánh Lộc, huyện Can Lộc
Hà Tĩnh
UBND xã Vĩnh Lộc, huyện Can Lộc
Hà Tĩnh
UBND xã Vượng Lộc, huyện Can Lộc
Hà Tĩnh
Phòng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn huyện Can Lộc
Hà Tĩnh
Trung tâm Ứng dụng Khoa hoc Kĩ thuật và Bảo vệ Cây trồng Vật nuôi huyện Can Lộc
Hà Tĩnh
UBND huyện Can Lộc
Hà Tĩnh
Viện Cây lương thực và Cây thực phẩm
Hải Dương
Chi cục Bảo vệ Thực vật tỉnh Hòa Bình
Hòa Bình
UBND xã Nà Mèo, huyện Mai Châu
Hòa Bình
UBND xã Tân Sơn, huyện Mai Châu
Hòa Bình
Câu lạc bộ Sinh kế Cộng đồng xã Tam Thanh, huyện Tân Sơn
Phú Thọ
Câu lạc bộ Sinh kế Cộng đồng xã Võ Miếu, huyện Thanh Sơn
Phú Thọ
Liên hiệp các Hội Khoa học và Kĩ thuật tỉnh Phú Thọ
Phú Thọ
UBND xã Tam Thanh, huyện Tân Sơn
Phú Thọ
Báo cáo thường niên 2012
Đối tác
Tỉnh/Thành phố
UBND xã Võ Miếu, huyện Thanh Sơn
Phú Thọ
UBND huyện Gio Linh
Quảng Trị
UBND xã Gio Hải, huyện Gio Linh
Quảng Trị
UBND xã Gio Mỹ, huyện Gio Linh
Quảng Trị
UBND xã Thị trấn Gio Linh, huyện Gio Linh
Quảng Trị
Phòng Lao động, Thương binh và Xã hội huyện Gio Linh
Quảng Trị
Sở Lao động, Thương binh và Xã hội tỉnh Quảng Trị
Quảng Trị
Chi cục Bảo vệ Thực vật tỉnh Sơn La
Sơn La
UBND xã Đức Lương, huyện Đại Từ
Thái Nguyên
UBND xã Phú Cường, huyện Đại Từ
Thái Nguyên
Chi cục Bảo vệ Thực vật tỉnh Thanh Hóa
Thanh Hóa
UBND thị xã Hương Trà
Thừa Thiên Huế
UBND xã Hải Dương, thị xã Hương Trà
Thừa Thiên Huế
UBND xã Hương Phong, thị xã Hương Trà
Thừa Thiên Huế
Ban chỉ đạo Phòng chống Lụt bão thị xã Hương Trà
Thừa Thiên Huế
Phòng Kinh tế thị xã Hương Trà
Thừa Thiên Huế
Chi cục Bảo vệ Thực vật tỉnh Yên Bái
Yên Bái
Hội Đông y tỉnh Yên Bái
Yên Bái
Liên hiệp các Hội Khoa học và Kĩ thuật tỉnh Yên Bái
Yên Bái
Chi hội Đông y xã Cảm Ân
Yên Bái
UBND xã Cảm Ân
Yên Bái
Báo cáo thường niên 2012
43
44
Báo cáo thường niên 2012
CÁN BỘ CHƯƠNG TRÌNH
TÌNH NGUYỆN VIÊN THỰC TẬP SINH
TÌNH NGUYỆN VIÊN THỰC TẬP SINH
QUẢN LÝ CHƯƠNG TRÌNH MIỀN TRUNG
TÌNH NGUYỆN VIÊN THỰC TẬP SINH
CÁN BỘ TRUYỀN THÔNG
TRƯỞNG PHÒNG TRUYỀN THÔNG, NGHIÊN CỨU VÀ VĐCS
PHÓ GIÁM ĐỐC
CÁN BỘ CHƯƠNG TRÌNH
TRƯỞNG PHÒNG BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU
BAN CỐ VẤN
TÌNH NGUYỆN VIÊN THỰC TẬP SINH
TÌNH NGUYỆN VIÊN THỰC TẬP SINH
CÁN BỘ HỖ TRỢ CHƯƠNG TRÌNH
LÁI XE, TẠP VỤ, BẢO VỆ
CÁN BỘ HÀNH CHÍNH, TÀI CHÍNH, NHÂN SỰ TÌNH NGUYỆN VIÊN THỰC TẬP SINH
TRƯỞNG PHÒNG HỖ TRỢ CHƯƠNG TRÌNH
TRƯỞNG PHÒNG NÔNG NGHIỆP BỀN VỮNG
CÁN BỘ CHƯƠNG TRÌNH
PHÓ GIÁM ĐỐC / KẾ TOÁN TRƯỞNG
HỘI ĐỒNG TRUNG TÂM
PHÓ GIÁM ĐỐC
GIÁM ĐỐC
LIÊN HIỆP CÁC HỘI KH&KT VIỆT NAM
Cơ cấu tổ chức
BÁO CÁO TÀI CHÍNH
Tổng quan về tài chính Trong năm 2012, SRD đã quản lý và triển khai hiệu quả 11 dự án chính và 04 tiểu dự án với tổng chi tiêu 1.065.615 đô la Mỹ. Với phương thức hoạt động chuyên nghiệp và chất lượng trong quản lý và thực hiện dự án, SRD đã và đang trở thành đối tác tin cậy của nhiều nhà tài trợ và đối tác quốc tế, trong đó có các tổ chức Caritas Úc, Cordaid, Manos Unidas và Care International. Cuối năm 2012, SRD cùng với tổ chức Winrock International (WI), tổ chức SNV và Hội Chữ thập đỏ Úc (ARC) đã được USAID cam kết tài trợ dự án với tổng ngân sách 26 triệu đô la Mỹ, trong đó WI là đối tác chính; và ký Tiểu Hợp đồng giá trị 702.000 đô la Mỹ với SRD. Ngoài ra, một số tổ chức khác như FERN và SEARICE cũng cam kết hỗ trợ SRD trong một số dự án để thực hiện mục tiêu đã đề ra trong Kế hoạch Chiến lược lần III (2013 – 2017). SRD dự kiến chi khoảng 1,1 đến 1,4 triệu đô la Mỹ hàng năm để thực hiện một cách hiệu quả Kế hoạch Chiến lược lần này. SRD tin tưởng rằng việc tổ chức quản lý hoạt động hợp lý và hiệu quả, cùng với cam kết hỗ trợ và hợp tác dài hạn của các đối tác chính là những yếu tố quan trọng giúp SRD tăng trưởng bền vững và đảm bảo thực hiện đúng cam kết hỗ trợ nâng cao đời sống cho cộng đồng người nghèo ở Việt Nam trong bối cảnh khủng khoảng tài chính toàn cầu như hiện nay.
Báo cáo thu nhập và chi phí Năm tài chính kết thúc ngày 31 tháng 12 năm 2012 Đơn vị: USD Khoản mục I
Lãi tiền gửi Chênh lệch tỷ giá Thu nhập khác Chi phí hành chính từ các dự án Tổng thu nhập
Chi phí hỗ trợ chương trình Tổng chi phí
46
1,085,750
906,221
23,445
38,625
(12,555)
36,204
161
96
55,403
67,687
1,152,205
1,048,833
993,902
733,384
71,713
75,817
1,065,615
809,201
86,590
239,633
Chi phí Chi phí chương trình
III
2011
Thu nhập Nguồn kinh phí tài trợ
II
2012
Chênh lệch thu nhập
Báo cáo thường niên 2012
Bảng cân đối kế toán Ngày 31 tháng 12 năm 2012
Đơn vị: USD 31-12-2012
31-12-2011
932,680 8,539
753,962 7,187
395
843
8,144
6,344
Tiền gửi ngân hàng
924,141
746,775
Đồng Việt Nam
517,810
493,603
Ngoại tệ
406,331
253,172
Khoản mục TÀI SẢN I. 1
Tiền Tiền mặt Đồng Việt Nam Ngoại tệ
2
II.
Các khoản đầu tư ngắn hạn
III.
Các khoản phải thu ngắn hạn
3,496
7,656
1
Các khoản phải thu ngắn hạn
1,970
1,335
2
Các khoản phải thu khác
1,526
6,321
1
Hàng tồn kho Công cụ, dụng cụ
V.
Tài sản ngắn hạn khác
1
Chi phí trả trước ngắn hạn
2
Tạm ứng
IV.
VI. 1
2
23,173
Tài sản cố định
52,835
13,847
Tài sản cố định hữu hình
45,990
13,847
Nguyên giá
71,581
38,139
Giá trị hao mòn lũy kế (*)
(25,591)
(24,292)
Tài sản cố định vô hình
6,844
Nguyên giá
8,555
Giá trị hao mòn lũy kế (*) VII.
23,173
(1,711)
Các khoản đầu tư dài hạn
Tổng tài sản
989,011
798,637
126,263
98,287
KHOẢN PHẢI TRẢ I.
Nợ ngắn hạn
1
Chi phí trích trước
16,657
14,224
2
Phải trả người lao động
95,771
77,493
3
Các khoản phải trả theo lương
4
Các khoản phải nộp Nhà nước
Báo cáo thường niên 2012
(13)
1,094
47
KHOẢN PHẢI TRẢ I.
Nợ ngắn hạn
1
126,263
98,287
Chi phí trích trước
16,657
14,224
2
Phải trả người lao động
95,771
77,493
3
Các khoản phải trả theo lương
4
Các khoản phải nộp Nhà nước
5
Các khoản phải trả khác
13,848
5,476
II.
Nguồn kinh phí
862,748
700,351
1
Tạm ứng kinh phí
-
-
2
Chênh lệch tỷ giá
-
-
3
Quỹ dự phòng
185,922
182,991
4
Nguồn kinh phí hoạt động
43,172
49,767
5
Nguồn kinh phí dự án
580,820
453,745
6
Nguồn kinh phí hình thành TSCĐ
52,835
13,847
989,011
798,637
Tổng nguồn vốn
48
Báo cáo thường niên 2012
(13)
1,094