TÔN CHỈ Người dân tại các vùng nông thôn được tăng cường năng lực để quyết định phát triển nguồn sinh kế bền vững trong một xã hội dân chủ và đoàn kết. SỨ MỆNH Trung tâm Phát triển Nông thôn Bền vững là tổ chức phi chính phủ Việt Nam hỗ trợ các cộng đồng nông thôn tự quản lý hệ thống sinh kế một cách bền vững thông qua nâng cao năng lực và vận động chính sách hướng tới người nghèo.
BÁO CÁO THƯỜNG NIÊN
TRUNG TÂM PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN BỀN VỮNG
Địa chỉ: Số 56, Ngách 19/9, Kim Đồng, Quận Hoàng Mai, Hà Nội Điện thoại: +84 4 3943 6678/76 - Fax: +84 4 3943 6449 Email: info@srd. org.vn - Website: www.srd.org.vn
©BC-110225/HAKI
2010
BÁO CÁO THƯỜNG NIÊN
2010
2
MỤC LỤC
THƯ NGỎ TỪ GIÁM ĐỐC THƯ NGỎ TỪ LIÊN HIỆP CÁC HỘI KHKT VIỆT NAM (VUSTA) NÔNG NGHIỆP BỀN VỮNG - NỀN TẢNG CỦA SỰ PHÁT TRIỂN
Hệ thống thâm canh lúa cải tiến - Giải pháp đơn giản mà hiệu quả Sinh kế cho người nghèo ở Văn Chấn, Yên Bái Phát triển bền vững hệ thống giống lúa nông dân - Những tác động tích cực với cộng đồng Phát triển và bảo tồn cây thuốc bản địa và bài thuốc dân tộc Phụ nữ và nông dân nghèo tham gia quản lý hệ thống thủy nông Quản lý sử dụng đất có sự tham gia Sinh kế đi đôi với cải thiện vệ sinh môi trường
BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU - THÍCH ỨNG ĐỂ GIẢM NHẸ HẬU QUẢ
Quản lý và giảm nhẹ rủi ro thiên tai dựa vào cộng đồng Sinh kế bền vững thích ứng với biến đổi khí hậu - Nhu cầu của các cộng đồng nông thôn là gì?
NGHIÊN CỨU VÀ VẬN ĐỘNG CHÍNH SÁCH
Ba nghiên cứu về tổ chức cộng đồng, ảnh hưởng của suy thoái kinh tế, lúa lai Nghiên cứu về chuỗi giá trị và cơ hội tiếp cận thị trường của cây chè và cây thuốc dân tộc
CÁC VẤN ĐỀ ĐAN XEN
Người khuyết tật tự tin với vị thế mới Người khuyết tật: Bây chừ tôi biết và chuẩn bị rồi nên rất yên tâm Xây dựng năng lực cho các cộng đồng nông thôn nghèo vì sự phát triển bền vững Thúc đẩy bình đẳng giới - Một quyền cơ bản của con người Lồng ghép chính sách về HIV/AIDS - Phương pháp tiếp cận mang tính trách nhiệm cao
NĂNG LỰC TỔ CHỨC DANH MỤC DỰ ÁN BÁO CÁO TÀI CHÍNH ĐỐI TÁC ĐỊA PHƯƠNG
4 6 8
9 9 11 12 13 14 15 16
17 19 20
20 21 23
23 24 24 26 27 28 30 32 34
3
THƯ NGỎ TỪ GIÁM ĐỐC
M
ặc dù Việt Nam đang tiến tới ngưỡng trở thành quốc gia có mức thu nhập trung bình, tình hình kinh tế xã hội của Việt Nam năm 2010 vẫn phải đối mặt với những khó khăn thách thức, đặt ra các vấn đề cần quan tâm như quản trị công, tính minh bạch và hiệu quả của kinh tế nhà nước, năng lực cạnh tranh của Việt Nam, biến đổi khí hậu, định hướng giảm nghèo... Đánh giá đúng tình hình thực tiễn, Trung tâm Phát triển Nông thôn Bền vững (SRD) tiếp tục có những can thiệp thiết thực và hiệu quả góp phần giải quyết một số vấn đề liên quan đến phát triển bền vững và cộng đồng, đặc biệt là các cộng đồng nông thôn nghèo. Với trên 20 dự án lớn nhỏ được triển khai trong các lĩnh vực nông nghiệp - nông thôn, biến đổi khí hậu, phát triển sinh kế, hỗ trợ người khuyết tật, nâng cao năng lực cộng đồng, lồng ghép HIV/AIDS, bình đẳng giới..., SRD đang tích cực hỗ trợ trực tiếp cho các cộng đồng cải thiện điều kiện sống, đồng thời giúp người nông dân nói lên tiếng nói của mình trong các vấn đề liên quan. Mục tiêu của chúng tôi không chỉ là chuyển giao mà còn duy trì và phát triển những kỹ năng, kỹ thuật mới. Các dự án về biến đổi khí hậu (BĐKH) bước đầu ghi nhận những kết quả đáng khích lệ, tạo tiền đề cho những hoạt động tiếp theo của SRD trong lĩnh vực này. Những kiến thức như tác động của BĐKH, các mô hình giảm nhẹ và thích ứng tại các vùng miền khác nhau của Việt Nam là rất quí báu. SRD tiếp tục giữ vai trò lãnh đạo trong Mạng lưới các tổ chức phi chính phủ Việt Nam và BĐKH (VNGO&CC), góp phần đưa vấn đề này vào chương trình nghị sự của một số kế hoạch chiến lược quốc gia và quốc tế.
4
Các hoạt động nghiên cứu đóng vai trò quan trọng trong việc định hướng các can thiệp và vận động chính sách. Chúng tôi đã tiến hành nhiều tập huấn và nghiên cứu thực địa về BĐKH và chuỗi giá trị nhằm giúp xây dựng các dự án hỗ trợ sinh kế bền vững cho nông dân hiệu quả hơn. Trên đây chỉ là một phần thành tích SRD đạt được trong năm qua, và sẽ không thể trở thành hiện thực nếu không có sự hỗ trợ quý báu của Liên hiệp các Hội KHKT Việt Nam (VUSTA), các đơn vị đối tác ở các cấp, các nhà tài trợ, các cộng đồng nông dân và toàn thể cán bộ nhân viên SRD. Hướng sang năm mới 2011, SRD hy vọng tiếp tục nhân rộng các chương trình dự án thành công và khởi xướng thêm những sáng kiến giúp các cộng đồng nông dân phát triển bền vững trong bối cảnh nhiều thay đổi đang diễn ra nhanh chóng ở Việt Nam.
Vũ Thị Bích Hợp Giám đốc Trung tâm Phát triển Nông thôn Bền vững
5
THƯ NGỎ TỪ LIÊN HIỆP CÁC HỘI KHKT VIỆT NAM (VUSTA) CÁC TỔ CHỨC PHI CHÍNH PHỦ VIỆT NAM VÀ CÔNG TÁC ỨNG PHÓ VỚI BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU
L
à một nước đang phát triển, Việt Nam đặt mục tiêu trọng tâm là xoá đói giảm nghèo và phát triển kinh tế. Trong những năm qua, Việt Nam đã đạt được những thành tựu đáng kể về mọi mặt, từ kinh tế, xã hội đến đời sống văn hoá và giảm tỉ lệ đói nghèo trong cộng đồng nói chung và tại vùng nông thôn nói riêng. Tuy nhiên, mặt trái của sự phát triển đó là những tác động tiêu cực của ô nhiễm và tàn phá môi trường đặc biệt là tác động của biến đổi khí hậu (BĐKH) mà Việt Nam là một trong những nước chịu hậu quả nặng nề nhất. Chính phủ Việt Nam đã xây dựng “Chương trình hành động ứng phó với biến đổi khí hậu”. Nhiều quốc gia, tổ chức quốc tế đang hỗ trợ Việt Nam thực hiện các chương trình ứng phó với BĐKH. SRD là một trong những tổ chức sớm có những hoạt động chủ động và tích cực trong lĩnh vực này. Đầu năm 2008, khi vấn đề BĐKH còn đang rất mới tại Việt Nam, SRD đã là tổ chức NGO Việt Nam đầu tiên tham gia vào Nhóm làm việc về BĐKH (CCWG) khi đó chỉ có các NGO quốc tế tham gia. Đến tháng 9 năm 2008, với sự hỗ trợ của VUSTA, SRD đã cùng 3 NGO Việt Nam tích cực khác thành lập “Mạng các tổ chức NGO và BĐKH” (VNGO&CC) mà hiện tại SRD đang là Trưởng Ban điều hành. Cũng trong năm 2008, khi Bộ Tài nguyên Môi trường xây dựng Chương trình Mục tiêu Quốc gia, thì SRD đã hợp tác với 2 mạng VNGO&CC và CCWG thực hiện dự án “Xây dựng năng lực về BĐKH cho các tổ chức xã hội dân sự”. Kết quả nổi bật là dự án xây dựng được bộ tài liệu“Tập huấn cho tập huấn viên” và tổ chức đào tạo cho 15 cán bộ của các NGO trở thành các giảng viên nguồn về ứng phó với BĐKH.
6
Không chỉ dừng lại ở công tác xây dựng năng lực, SRD đã triển khai các nghiên cứu ứng dụng và lồng ghép ứng phó BĐKH vào các dự án đang triển khai. SRD đã triển khai nghiên cứu “Đánh giá nhu cầu” và “Sinh kế bền vững ứng phó BĐKH” tại 5 tỉnh (Bắc Kạn, Thái Nguyên, Quảng Ninh, Hòa Bình và Yên Bái) làm cơ sở xây dựng các dự án can thiệp giúp người dân nghèo nông thôn ổn định cuộc sống, phát triển sinh kế bền vững ứng phó với BĐKH. Dự kiến các nghiên cứu này cũng sẽ được thực hiện ở những địa phương đặc biệt nhạy cảm với BĐKH, như vùng duyên hải miền Trung hay đồng bằng sông Hồng và sông Cửu Long. Đó là những nỗ lực không nhỏ của một NGO Việt Nam, góp phần hỗ trợ cho các chương trình của Chính phủ. Thay mặt cho Đoàn chủ tịch của VUSTA, tôi xin chúc SRD ngày một phát triển, tiếp tục đóng góp hiệu quả cho công cuộc xóa đói giảm nghèo và phát triển bền vững của đất nước, đặc biệt trong bối cảnh BĐKH đang là thách thức lớn nhất của con người trong thế kỷ 21 này.
Hồ Uy Liêm Phó Chủ tịch Liên hiệp các hội KHKT Việt Nam
7
BÁO CÁO THƯỜNG NIÊN
2010
NÔNG NGHIỆP BỀN VỮNG NỀN TẢNG CỦA SỰ PHÁT TRIỂN
V
ới khoảng 70% dân số là nông dân và 90% người nghèo sống ở nông thôn, phát triển nông nghiệp bền vững sẽ tạo nền tảng vững chắc cho công cuộc xóa đói giảm nghèo và là trọng tâm của công tác phát triển của Việt Nam. Mặc dù giá trị sản xuất nông nghiệp tăng trưởng trung bình 5,5% mỗi năm, nhưng chưa thể nói quá trình phát triển của nông nghiệp Việt Nam là bền vững. Khái niệm phát triển bền vững trong nông nghiệp phải bao hàm việc duy trì một môi trường thân thiện, đảm bảo phát triển kinh tế đồng thời đạt được sự công bằng về xã hội và kinh tế cho người nông dân. Nông nghiệp bền vững là hợp phần chương trình quan trọng nhất của SRD. Trong năm 2010, các dự án tiếp tục hỗ trợ nông dân phát triển kinh tế ổn định, đóng góp vào việc bảo vệ môi trường. Các dự án như “Củng cố hệ thống giống lúa của nông dân ở Bắc Kạn” giúp nông dân tăng thu nhập, tiết kiệm các nguồn lực có sẵn thông qua việc sử dụng giống lúa địa phương và áp dụng các biện pháp chăm sóc lúa truyền thống, giảm chi phí do hạn chế sử dụng thuốc trừ sâu, phân hóa học từ đó dẫn đến giảm phát thải khí nhà kính. Các giống lúa do nông dân chọn tạo là những giống chống đỡ được với các hiện tượng thời tiết cực đoan. “Dự án hỗ trợ nông dân sản xuất lúa theo hướng thâm canh lúa cải tiến” tại Thái Nguyên và Phú Thọ đã giúp giảm chi phí đầu vào như giống, phân bón, nước tưới... mà vẫn đạt được năng suất cao. Các dự án khác như “Quản lý và sử dụng đất có sự tham gia” hay mô hình “Hội những người dùng nước” ở Phú Thọ giúp người dân tham gia vào việc quản lý, sử dụng các nguồn lực như đất đai, thủy lợi và môi trường một cách bền vững. Mục tiêu duy trì phát triển các giá trị văn hóa bản địa và nguồn tài nguyên thiên nhiên được thể hiện trong “Dự án bảo tồn cây dược liệu và các bài thuốc dân tộc” và “Dự án cải thiện sinh kế cho đồng bào dân tộc tại tỉnh Yên Bái”. Ngoài sản xuất lúa, những loại hình khác cũng được áp dụng như canh tác dược liệu, trồng chè, phát triển lâm sản ngoài gỗ, qua đó người dân tộc được tiếp cận công bằng về dịch vụ nông nghiệp, về kinh tế và xã hội. SRD cam kết sát cánh cùng các cộng đồng nông thôn, tiếp tục đưa ra các sáng kiến và các hỗ trợ kỹ thuật nhằm giúp nông dân thực hiện được các mục tiêu phát triển nông nghiệp bền vững.
8
NÔNG NGHIỆP BỀN VỮNG - NỀN TẢNG CỦA SỰ PHÁT TRIỂN
HỆ THỐNG THÂM CANH LÚA CẢI TIẾN (SRI) Giải pháp đơn giản mà hiệu quả
H
ệ thống thâm canh lúa cải tiến (SRI) là phương pháp canh tác lúa sinh thái, tăng năng suất, giảm chi phí đầu vào. SRI còn là phương pháp canh tác lúa thích ứng với biến đổi khí hậu vì cây lúa có khả năng chống đổ ngã, chịu hạn và sâu bệnh cao đồng thời còn tiết kiệm nước và rút ngắn thời vụ. Vì giảm thời gian ngập nước của ruộng lúa nên đã giảm phát thải khí metan, giảm lượng phân hóa học đã giúp giảm phát thải khí nitơ ôxit - các khí nhà kính gây ra biến đổi khí hậu hiện nay. Với những lợi ích trên, UNDP trong báo cáo “Việt Nam và biến đổi khí hậu” năm 2009 đã khẳng định SRI là một biện pháp ứng phó hữu hiệu với biến đổi khí hậu phù hợp với nền nông nghiệp Việt Nam. Từ năm 2008, SRD đã hỗ trợ chuyển giao phương pháp này cho nông dân ở Thái Nguyên và Phú Thọ thông qua tập huấn cho cán bộ kỹ thuật, giảng viên nông dân, tổ nhóm nông dân... Vì vậy đến vụ mùa 2010 đã có 7.900 hộ áp dụng SRI trên diện tích 1.900 ha. Thực tế đã chứng minh SRI đem lại những hiệu quả về kinh tế, xã hội và môi trường. SRI đã giúp giảm 75% lượng lúa giống, 33% lượng nước, giảm phân hóa học, thuốc trừ sâu, trong khi đó năng suất tăng 17%. “Đơn giản mà hiệu quả” là câu nói luôn được những nông dân áp dụng SRI nhắc đến trong các hội thảo chia sẻ ở Thái Nguyên và Phú Thọ.
PHÁT TRIỂN SINH KẾ CHO NGƯỜI NGHÈO Ở HUYỆN VĂN CHẤN, TỈNH YÊN BÁI
N
hằm hỗ trợ các hộ gia đình ở hai xã Gia Hội và Nậm Búng, huyện Văn Chấn, tỉnh Yên Bái tăng thu nhập một cách bền vững, năm 2010, SRD đã triển khai dự án sinh kế bền vững thông qua phát triển kinh tế đa dạng và tiếp cận các dịch vụ thích hợp. Nông dân tại cơ sở bày tỏ mối quan tâm không chỉ về sản xuất nhiều hơn các sản phẩm với chất lượng tốt, mà họ còn rất lo ngại về khả năng tiếp cận thị trường. Phát triển sinh kế bền vững dựa trên phương thức phát triển chuỗi giá trị đòi hỏi nông dân phải có năng lực cả về kỹ thuật sản xuất lẫn kiến thức và kỹ năng tiếp thị để tăng thêm giá trị cho sản phẩm. Tập trung vào mục tiêu xây dựng năng lực toàn diện cho nông dân, gần 50 lớp tập huấn liên quan đến kỹ thuật chăn nuôi, trồng trọt được tổ chức thu hút hơn 2000 lượt nông dân. Ngoài ra còn có các hội thảo về các chính sách và chương trình của nhà nước đối với đồng bào dân tộc, về quyền an ninh lương thực và sinh kế cho đồng bào dân tộc, hội thảo thành lập nhóm chuyên cung cấp dịch vụ nông nghiệp dựa vào cộng đồng... Các hoạt động của dự án bước đầu đã tạo nền tảng góp phần cải thiện an ninh lương thực, củng cố liên kết và hợp tác giữa các nhóm nông dân với các nhà cung cấp dịch vụ, chế biến nông sản, doanh nghiệp, nâng cao giá trị của sản phẩm, đồng thời cung cấp các dịch vụ công tốt hơn cho các cộng đồng dân tộc nghèo.
9
BÁO CÁO THƯỜNG NIÊN
2010
10
NÔNG NGHIỆP BỀN VỮNG - NỀN TẢNG CỦA SỰ PHÁT TRIỂN
PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG HỆ THỐNG GIỐNG LÚA NÔNG DÂN Những tác động tích cực với cộng đồng
B
ắc Kạn là một tỉnh có tỉ lệ người dân tộc chiếm 80%, trong đó 103 trên 122 xã thuộc diện đặc biệt khó khăn. Nông dân chưa được tiếp cận với các tiến bộ KHKT, nên còn gặp khó khăn trong việc tăng năng suất lúa. Xuất phát từ tình hình thực tế trên SRD đã xây dựng dự án “Củng cố và phát triển hệ thống giống lúa của nông dân tỉnh Bắc Kạn” nhằm củng cố, đa dạng các giống lúa thuần ở địa phương. Mục đích bảo tồn và đa dạng nguồn gen lúa địa phương là ổn định năng suất lúa, tránh bộc phát sâu bệnh trên diện rộng, giúp nông dân chủ động về nguồn giống, bảo tồn những nguồn gen lúa quý có năng suất, chất lượng cao và thích nghi với điều kiện của địa phương. Dự án đã triển khai các lớp học trên đồng ruộng, thực hiện các khảo nghiệm ở 2 Trung tâm học tập cộng đồng (so sánh, chọn dòng phân ly, phục tráng, nhân giống, áp dụng hệ thống thâm canh lúa cải tiến SRI...), tập huấn kiến thức kỹ năng áp dụng nguồn gen cây trồng... Đến nay đã có khoảng 1200 nông dân ở cả 8 huyện thị của tỉnh tham gia các lớp học trên ruộng đồng, trong đó nữ chiếm 77%, người dân tộc chiếm 95,7%, hộ nghèo chiếm 38%. Kết quả đã có 14 giống lúa có triển vọng, thích nghi với điều kiện địa phương được nông dân chọn tạo và đưa vào sản xuất trên diện rộng. Đặc biệt hai giống DV108 và KDĐB đã được Sở NN & PTNT tỉnh Bắc Kạn công nhận và đưa vào cơ cấu giống lúa của tỉnh năm 2010 vì có năng suất, chất lượng, khả năng chống chịu cao, có thể trồng cả 2 vụ một năm, qua đó giúp cải thiện thu nhập cho các hộ gia đình.
11
BÁO CÁO THƯỜNG NIÊN
2010
PHÁT TRIỂN VÀ BẢO TỒN CÁC BÀI THUỐC DÂN TỘC VÀ CÂY THUỐC BẢN ĐỊA
T
huốc nam và các bài thuốc dân tộc vốn từ lâu đã được các cộng đồng người dân sử dụng và nay đã trở thành một xu hướng trong chữa trị bệnh và chăm sóc sức khỏe con người. Là vùng đất phù hợp cho một số cây thảo dược bản địa phát triển, xã Cẩm Ân, huyện Yên Bình, tỉnh Yên Bái đã được SRD hỗ trợ trong dự án “Phát triển và bảo tồn các bài thuốc dân tộc và nguồn cây thuốc bản địa” nhằm tăng thu nhập, cải thiện sức khỏe người dân và bảo tồn phát triển các kiến thức bản địa, các giá trị văn hóa dân tộc. Dự án đã hỗ trợ gần 100 hộ gia đình về kỹ thuật trồng, chăm sóc, thu hoạch và bảo quản bốn loại cây thuốc là kim tiền thảo, mạch môn, gừng và đinh lăng. Dự án cũng giúp kinh phí xây dựng nhà xưởng chế biến các sản phẩm cây thuốc. Ước tính thu nhập từ cây thuốc chiếm khoảng 5% tổng thu nhập của các hộ gia đình và là nguồn thu phụ góp phần cải thiện kinh tế của người dân. Đặc biệt dự án đã khuyến khích được hơn 30 ông lang, bà mế chia sẻ một số bài thuốc thông dụng. Dự án đã nhận được sự ủng hộ của các đơn vị chuyên môn như Hội Đông y, Hội đồng khoa học và Sở Y tế tỉnh Yên Bái.
12
NÔNG NGHIỆP BỀN VỮNG - NỀN TẢNG CỦA SỰ PHÁT TRIỂN
PHỤ NỮ VÀ NÔNG DÂN NGHÈO THAM GIA QUẢN LÝ HỆ THỐNG THỦY NÔNG
Q
uản lý thủy nông có sự tham gia (PIM) là phương pháp giúp người dân được đóng góp ý kiến và ra quyết định trong toàn bộ quá trình thiết kế, xây dựng, sử dụng và duy tu bảo dưỡng hệ thống thủy nông. Phương pháp này giúp củng cố hệ thống thủy lợi, đồng thời tăng tính sở hữu cho người dân, tiến tới quản lý tốt nguồn tài nguyên nước. Xã Hưng Long, huyện Yên Lập, tỉnh Phú Thọ trước đây là xã có tỷ lệ hộ nghèo cao, một phần do nhận thức và năng lực người dân còn yếu. Vì vậy khi SRD triển khai dự án tại xã, đã có trên 1500 nông dân, trong đó 70% là người nghèo và hơn một nửa là phụ nữ tham gia. Dự án đã tổ chức các hoạt động như hội thảo, tập huấn, nói chuyện chuyên đề, thành lập Hội dùng nước, Tổ dùng nước... Kết quả là người dân, thông qua các hội, tổ đã có năng lực giám sát các công trình phục vụ tưới tiêu, tự xây dựng được lịch phân phối nước cho từng hộ gia đình, đưa diện tích vụ đông xuân được tưới chủ động tăng gấp đôi lên 30ha, tăng năng suất 25%, góp phần giảm tỷ lệ đói nghèo của xã từ 55,78% xuống còn 13,9%. Một số nông dân năng động đã tổ chức tập huấn lại cho những người khác. Đặc biệt vai trò của phụ nữ đã được nâng cao khi 3 trong 5 người của Ban quản lý Hội người dùng nước là phụ nữ, trong đó có trưởng ban). Ông Nguyễn Trường Sơn, phó chủ tịch huyện Yên Lập đánh giá “...mặc dù với nguồn kinh phí đầu tư có hạn, dự án đã rất thiết thực đối với cộng đồng nông dân nghèo và phụ nữ trong vùng”. Ông kiến nghị nhân rộng mô hình tại một số điểm khác trong huyện.
13
BÁO CÁO THƯỜNG NIÊN
2010
QUẢN LÝ VÀ SỬ DỤNG ĐẤT CÓ SỰ THAM GIA
Đ
i đôi với công nghiệp hóa và đô thị hóa nông thôn là tình trạng đất sản xuất nông nghiệp ngày càng thu hẹp. Nhằm giúp nông dân tham gia chủ động vào việc quản lý và sử dụng đất đai hiệu quả, năm 2010 Dự án “Quản lý và sử dụng đất có sự tham gia” tại các xã Trạm Thản, Bảo Thanh và Vĩnh Phú, huyện Phù Ninh, tỉnh Phú Thọ đã được SRD khởi động. Dự án đã giúp nông dân nghèo nâng cao hiểu biết về quyền sử dụng đất, thực hiện sinh kế bền vững thông qua các tập huấn về luật đất đai, tập huấn 13 nội dung về quản lý nhà nước đối với đất đai, tăng hệ số sử dụng đất. Khoảng 800 hộ dân (chiếm 90% tổng số hộ dân) đã tham gia các buổi tập huấn, các lớp học đồng ruộng, các mô hình khảo nghiệm và các hoạt động truyền thông. Bên cạnh đó người dân còn được nâng cao năng lực nhằm đóng góp ý kiến vào những định hướng phát triển kinh tế xã hội hàng năm, xây dựng kế hoạch 5 năm về sử dụng đất và quy hoạch sử dụng đất giai đoạn 2011 -2015 của xã. Kết quả là công tác quản lý đất đai được chỉnh đốn và kế hoạch sử dụng đất đã được xây dựng sát thực tế hơn. Người dân được tham gia đã có tinh thần trách nhiệm cao hơn trong việc thực hiện những kế hoạch đó, đảm bảo cho sự thành công của công tác quản lý và sử dụng đất đai tại cộng đồng.
14
NÔNG NGHIỆP BỀN VỮNG - NỀN TẢNG CỦA SỰ PHÁT TRIỂN
PHÁT TRIỂN SINH KẾ ĐI ĐÔI VỚI CẢI THIỆN VỆ SINH MÔI TRƯỜNG
C
ổ Linh và An Thắng là 2 xã thuộc Pắc Nậm, một huyện vùng cao xa xôi của tỉnh Bắc Kạn và nằm trong số những huyện nghèo nhất cả nước. Các cộng đồng nghèo ở đây không những cần được phát triển sinh kế mà còn cần được hỗ trợ về điều kiện vệ sinh môi trường và cơ sở hạ tầng. Dự án “Cải thiện sinh kế và vệ sinh môi trường cho cộng đồng nghèo” đang được SRD triển khai tại 2 xã nhằm nâng cao chất lượng cuộc sống cho người dân. Căn cứ vào kết quả điều tra nhu cầu bằng phương pháp đánh giá có sự tham gia (PRA), dự án đã có các hoạt động đáp ứng thiết thực những nhu cầu của người dân. Đã có gần 30 lớp tập huấn về trồng trọt, chăn nuôi, bình đẳng giới và dân chủ cơ sở được tổ chức nhằm nâng cao năng lực giúp người dân cải thiện sinh kế bền vững. Bên cạnh đó các hỗ trợ về cơ sở hạ tầng cũng được dự án chú trọng. Với 3 công trình nước sạch, 4 nhà họp thôn, 87 nhà vệ sinh, 59 nền chuồng trâu bò và khoảng 5 km đường liên thôn được xây dựng mới, điều kiện nước sạch và vệ sinh môi trường của 2 xã đã được cải thiện đáng kể. Đặc biệt người nghèo và người dân tộc đã được tham gia thảo luận và ra quyết định làm cách nào để những can thiệp của dự án có hiệu quả tốt nhất. “Dự án đã đáp ứng những nhu cầu thực tế của người dân, đem lại hiệu quả thiết thực cho thôn bản và gia đình tôi”, Ông Triệu Sỹ Hàm, trưởng thôn Bản Sáng, xã Cổ Linh nói.
15
BÁO CÁO THƯỜNG NIÊN
2010
BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU
THÍCH ỨNG ĐỂ GIẢM NHẸ HẬU QUẢ
V
iệt Nam là một trong những quốc gia chịu ảnh hưởng nặng nề của biến đổi khí hậu (BĐKH) do có bờ biển dài và những vùng đồng bằng có nhiều sông ngòi. Với nền kinh tế chủ yếu dựa vào tài nguyên và khoảng 60 triệu dân sống dựa vào nông nghiệp, những tác động của BĐKH đối với Việt Nam sẽ vô cùng nghiêm trọng nếu không có các giải pháp ứng phó có tính lâu dài. Sớm nhận thấy tính cấp thiết của vấn đề BĐKH đối với sự phát triển bền vững của các cộng đồng nghèo ở nông thôn, trong Kế hoạch Chiến lược 5 năm 2008-2012, SRD đã xác định BĐKH là một ưu tiên hàng đầu. Trong hai năm qua SRD đã xây dựng và thực hiện kế hoạch toàn diện từ nghiên cứu đánh giá đến nâng cao năng lực, lồng ghép BĐKH vào các dự án và vận động chính sách liên quan đến BĐKH. Dự án “Xây dựng năng lực cho các tổ chức xã hội dân sự về BĐKH” đến nay đã đào tạo được một đội ngũ giảng viên nguồn gồm 15 cán bộ của các tổ chức phi chính phủ. Trong năm 2010 đội ngũ này đã tổ chức được 14 khóa tập huấn cho các tổ chức xã hội dân sự ở Hà Nội và một số địa phương về các kiến thức và kỹ năng liên quan tới thích ứng và giảm nhẹ BĐKH. Ngoài ra dự án cũng có nhiều hoạt động chia sẻ thông tin như hội thảo, tham quan mô hình thực tiễn. Đặc biệt việc xuất bản các bản tin hàng tháng và hàng quý và xây dựng một cơ sở dữ liệu các thông tin liên quan đến BĐKH là rất cần thiết và hiệu quả cho công tác truyền thông. Việc lồng ghép nội dung BĐKH vào các dự án cũng được chú trọng. Dự án “Hệ thống thâm canh lúa cải tiến” tại Thái Nguyên và Phú Thọ đã được chứng minh là thích ứng với BĐKH, giảm phát thải các khí nhà kính do hạn chế sử dụng phân bón hóa học và thuốc trừ sâu, giảm nhu cầu dùng nước... Các dự án khác như “Sinh kế (CASI III)” tại Yên Bái, dự án “Bảo tồn giống lúa địa phương” tại Bắc Kạn, dự án “Quản lý thuỷ nông có sự tham gia” tại Phú Thọ, Yên Bái và dự án “Phát triển mô hình quản lý và sử dụng đất có sự tham gia” tại Phú Thọ đều là những mô hình thích ứng với BĐKH ở cấp cộng đồng. SRD đã tiến hành một số nghiên cứu đánh giá nhu cầu và sinh kế thích ứng với BĐKH tại 5 tỉnh là Bắc Kạn, Thái Nguyên, Yên Bái, Quảng Ninh và Hoà Bình nhằm hiểu rõ hơn về tác động của BĐKH tại các địa phương, là cơ sở để SRD xây dựng dự án hỗ trợ người dân cải thiện khả năng tiếp cận hiệu quả các nguồn lực như đất và nước và những mô hình thích ứng với BĐKH có khả năng nhân rộng ra các địa phương. Ứng phó với BĐKH không thể thành công nếu không có sự can thiệp ở tầm vĩ mô. SRD đã nỗ lực tác động đến các chính sách liên quan đến BĐKH thông qua việc đóng góp những ý kiến thiết thực cho các cấp hoạch định chính sách và các cơ quan tài trợ tại các mạng lưới và diễn đàn trong nước và quốc tế như Hội nghị LHQ về BĐKH (UNFCCC’s Meetings and Conference of Parties), Diễn đàn châu Á - TBD về Thích ứng với BĐKH, Mạng lưới REDDnet châu Á-TBD trước thềm COP16. SRD hiện là thành viên nòng cốt của Nhóm công tác về BĐKH (CCWG), đồng thời là Trưởng Ban điều hành và thành viên sáng lập Mạng lưới các tổ chức phi chinh phủ Việt Nam và BĐKH (VNGO & CC) gồm hơn 150 tổ chức, đóng góp vào nỗ lực của các tổ chức xã hội dân sự nhằm lồng ghép vấn đề chống BĐKH vào “Kế hoạch phát triển kinh tế xã hội của Việt Nam giai đoạn 2011-2015”. 16
BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU - THÍCH ỨNG ĐỂ GIẢM NHẸ HẬU QUẢ
QUẢN LÝ VÀ GIẢM NHẸ RỦI RO THIÊN TAI DỰA VÀO CỘNG ĐỒNG
H
ải Dương và Hương Phong là 2 xã vùng đầm phá thuộc huyện Hương Trà, tỉnh Thừa Thiên Huế, nơi có thời tiết khắc nghiệt và thường xuyên hứng chịu nhiều thiên tai. Sinh kế của người dân chủ yếu là trồng lúa, một số hoa màu ngắn ngày và nuôi trồng thuỷ hải sản. Tuy nhiên sản xuất và nuôi trồng của người dân ở đây phụ thuộc chủ yếu vào thời tiết nên thu nhập rất bấp bênh. Hơn nữa nhiều tác động tiêu cực của biến đổi khí hậu (BĐKH) đang đe doạ nghiêm trọng sinh kế của hàng ngàn người dân nơi đây. Xuất phát từ tình hình thực tế trên, SRD đã tiến hành một khảo sát đánh giá nhu cầu của người dân tại 2 xã, chuẩn bị cho dự án “Quản lý và giảm nhẹ rủi ro thiên tai dựa vào cộng đồng”. Mục đích của khảo sát này là thu thập thông tin và phân tích nhằm xác định những khó khăn, các nhu cầu cũng như năng lực và nguồn lực của địa phương trong lĩnh vực quản lý rủi ro thiên tai và ứng phó với BĐKH. Một số kết quả khảo sát cho thấy vụ lúa nếp hè thu từ tháng 5 đến tháng 9 năm 2010, xã Hương Phong đã mất 50% sản lượng do mưa lớn kéo dài trước vụ thu hoạch, trong khi ở xã Hải Dương, từ năm 2001 đến năm 2008, các hộ nuôi tôm sú hầu như thất bại liên tiếp do thời thiết thay đổi thất thường, lượng mưa tăng và xâm thực mặn. Căn cứ vào kết quả khảo sát, dự án sẽ thiết kế các hoạt động can thiệp sử dụng phương pháp quản lý thiên tai dựa vào cộng đồng như tăng cường đội xung kích thôn, tập huấn cho người dân về chuẩn bị, phòng ngừa và ứng phó với thiên tai, trang bị hệ thống cảnh báo sớm, và thử nghiệm một số mô hình sinh kế với cây, con giống có khả năng chống chịu tốt với ngập úng, triều cường...Người dân cũng sẽ được tiếp cận thông tin về thiên tai và BĐKH để có thể ứng phó với những thay đổi của tự nhiên. Đó là những mục tiêu mà dự án “Quản lý và giảm nhẹ rủi ro thiên tai dựa vào cộng đồng” hướng tới.
17
BÁO CÁO THƯỜNG NIÊN
2010
BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU - THÍCH ỨNG ĐỂ GIẢM NHẸ HẬU QUẢ
18
BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU - THÍCH ỨNG ĐỂ GIẢM NHẸ HẬU QUẢ
SINH KẾ BỀN VỮNG ỨNG PHÓ VỚI BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU: Nhu cầu của các cộng đồng nông thôn là gì?
C
ác cộng đồng nông thôn nghèo là những người chịu ảnh hưởng nhiều nhất bởi những tác động của biến đổi khí hậu (BĐKH) do sản xuất nông nghiệp phụ thuộc rất nhiều vào điều kiện thiên nhiên. Để hiểu rõ người dân ở các vùng nông thôn miền núi ứng phó thế nào với BĐKH và phương án hỗ trợ nào là tốt nhất cho người dân, SRD đã thực hiện một số đánh giá nhu cầu và sinh kế bền vững trong bối cảnh BĐKH tại 5 tỉnh phía Bắc là Bắc Kạn, Hòa Bình, Thái Nguyên, Quảng Ninh và Yên Bái. Phương pháp tiếp cận sinh kế bền vững và đánh giá có sự tham gia được sử dụng, lấy các cộng đồng nghèo làm trung tâm trong việc phản ánh tình hình BĐKH và ảnh hưởng của nó đối với sinh kế của người dân cũng như những giải pháp hiện có. Đại diện chính quyền địa phương và các tổ chức đoàn thể cũng được tham vấn trong quá trình thực hiện nghiên cứu. Những thay đổi về thời tiết và khí hậu trong những năm gần đây được người dân đề cập là tình trạng thiếu nước ngày càng trầm trọng, nhiệt độ tăng cao bất thường, mưa nhiều gây ra lở đất và xói mòn. Nhóm nghiên cứu cũng nhận thấy người dân đã có những nỗ lực đối phó với những tác động này. Tuy nhiên đã có những vấn đề trong nhận thức và năng lực của cộng đồng. Một số cách ứng phó của người dân thậm chí có nguy cơ làm tình hình xấu thêm ví dụ như việc gia tăng sử dụng thuốc trừ sâu. Điều này không những có hại cho sức khỏe con người mà còn ảnh hưởng xấu đến môi trường và sản lượng nông nghiệp. Một khía cạnh quan trọng mà nghiên cứu này chỉ ra là không thể nghiên cứu các tác động của BĐKH một cách tách biệt, mà phải đặt trong mối quan hệ với các thách thức khác mà người nông dân đang phải đối mặt. Các nhóm nghiên cứu tập trung vào ba yếu tố quan trọng của sinh kế bền vững là quản lý đất đai, thủy lợi, nước sạch và vệ sinh môi trường. Phương pháp tiếp cận chuỗi giá trị cũng được sử dụng để phân tích những sản phẩm địa phương chủ đạo. Nghiên cứu cũng cho thấy có mối liên hệ chặt chẽ giữa khả năng chống chịu của người nông dân đối với tác động của BĐKH và sự tiếp cận với đất nông nghiệp, nước và thị trường. Sau những nghiên cứu đánh giá này, SRD sẽ xây dựng, lồng ghép và triển khai các hoạt động thí điểm tại những vùng dễ bị tổn thương. Bài học tích cực rút ra từ các hoạt động thí điểm sẽ được nhân rộng để hỗ trợ các cộng đồng nông thôn khác trong công tác chống BĐKH và duy trì sinh kế bền vững.
19
BÁO CÁO THƯỜNG NIÊN
2010
NGHIÊN CỨU VÀ VẬN ĐỘNG CHÍNH SÁCH BA NGHIÊN CỨU VỀ TỔ CHỨC CỘNG ĐỒNG, ẢNH HƯỞNG CỦA SUY THOÁI KINH TẾ, LÚA LAI
T
ác động của các dự án phát triển chỉ có thể được phát huy và duy trì khi các can thiệp nhằm vào các nhu cầu thiết thực của các cộng đồng, người dân làm chủ quá trình phát triển và các chính sách phù hợp được ban hành. Vì vậy SRD đã tiến hành một số nghiên cứu nhằm đưa ra những gợi ý cho công tác xây dựng chương trình cũng như vận động chính sách. Nghiên cứu về Các Tổ chức Cộng đồng được thực hiện năm 2008 giúp SRD nắm được thông tin cập nhật để hỗ trợ tốt hơn, và đặc biệt là đưa ra những ý kiến có cơ sở thực tế đóng góp cho Nghị định 151/2007/NĐ-CP của Chính phủ về tổ chức và hoạt động của các tổ hợp tác.
Năm 2009, SRD hợp tác với RUDEC và Viện Chiến lược Chính sách Nông nghiệp thực hiện nghiên cứu “Tác động của suy thoái kinh tế đối với đời sống người dân và các chính sách phúc lợi xã hội” để trình Ủy ban Thường trực về Kinh tế của Quốc hội. Nhằm cung cấp thêm thông tin cho các kỳ họp Quốc hội, SRD, RUDEC, Action Aid Vietnam cùng Trung ương Hội Nông dân Việt Nam đã thực hiện một đánh giá về ảnh hưởng của suy thoái kinh tế đối với nông dân và hiệu quả của các chính sách kích thích của Chính phủ. Nông dân tại 894 thôn thuộc 8 tỉnh là Lạng Sơn, Bắc Kạn, Nam Định, Nghệ An, Quảng Nam, Bình Thuận, Đắc Lắc và An Giang, đại diện cho các vùng miền khác nhau đã tham gia đánh giá. Kết quả nghiên cứu được sử dụng làm cơ sở cho các đề xuất về chính sách giúp nông dân vượt qua giai đoạn khủng hoảng như (1) ổn định giá nông sản; (2) củng cố các biện pháp đảm bảo chất lượng nguyên liệu đầu vào; (3) tăng cường hỗ trợ chuyển giao công nghệ tiên tiến cho nông dân; (4) thúc đẩy sản xuất máy móc nông nghiệp trong nước; (5) đẩy nhanh quá trình cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất; (6) tiếp tục hỗ trợ lãi suất cho vay đối với nông dân; và (7) khuyến khích các tổ chức tín dụng hỗ trợ khu vực sản xuất nông nghiệp. Để đánh giá kết quả của dự án “Bảo tồn các giống lúa nông dân ở Bắc Kạn”, tháng 11 năm 2010 SRD phối hợp với Trường Đại học Nông nghiệp thực hiện nghiên cứu về hiệu quả của lúa lai và lúa thuần địa phương và lợi ích của chúng đối với công tác xóa đói giảm nghèo và phát triển bền vững. Nghiên cứu được thực hiện tại 2 xã thuộc huyện Ba Bể và 2 xã thuộc huyện Bạch Thông, tỉnh Bắc Kạn. Nhóm nghiên cứu đã thu thập thông tin thứ cấp tại Phòng Bảo vệ thực vật của 2 huyện và Ủy ban nhân dân 4 xã trên. Dữ liệu ban đầu được thu thập thông qua bảng hỏi, phỏng vấn nông dân và cán bộ, thảo luận nhóm sử dụng phương pháp đánh giá có sự tham gia. Sau đó dữ liệu được phân tích 20
NGHIÊN CỨU VÀ VẬN ĐỘNG CHÍNH SÁCH
nhằm so sánh 2 giống lúa về sản lượng, mức độ ảnh hưởng tới môi trường và thu nhập mang lại cho nông dân. Dựa trên những phát hiện và phân tích, nghiên cứu đã đưa ra những gợi ý như (1) xác định Bao Thai là giống lúa thích hợp vì có năng suất và chất lượng cao; (2) cần có những chính sách hỗ trợ các giống lúa địa phương có năng suất và chất lượng cao trong vụ đông xuân; (3) xây dựng mô hình tín dụng vi mô cho nông dân nghèo; (4) quản lý hệ thống thủy lợi nhỏ và cung cấp các khóa đào tạo nâng cao cho nông dân về chăm sóc lúa và sử dụng thuốc trừ sâu.
PHÁT TRIỂN THỊ TRƯỜNG THÔNG QUA NGHIÊN CỨU VỀ CHUỖI GIÁ TRỊ
T
rung tâm Phát triển Nông thôn Bền vững đang có các hoạt động hỗ trợ trồng chè an toàn ở Phú Thọ và Thái Nguyên và trồng cây thuốc ở Bắc Kạn và Yên Bái. Việc cải thiện tiếp cận thị trường của nông dân được coi là vấn đề quan trọng. Từ năm 2009, nghiên cứu chuỗi giá trị đã được SRD thực hiện như một cách tiếp cận tổng thể đối với vấn đề đói nghèo. Song song với các tập huấn nâng cao cho cán bộ và đối tác địa phương, SRD đã tiến hành 2 nghiên cứu về chuỗi giá trị trong năm 2010. Chè là cây nông nghiệp từ lâu được trồng ở các tỉnh phía Bắc Việt Nam. Trồng chè đem lại nguồn thu nhập quan trọng, nhưng nông dân vẫn gặp phải những vấn đề như thiếu hỗ trợ kỹ thuật, thiếu thông tin thị trường, giá đầu vào tăng và các ảnh hưởng xấu của biến đổi khí hậu. Cây thuốc cũng được trồng từ nhiều đời nay và trở nên quen thuộc với nông dân trong các bài thuốc chữa bệnh dân gian. Tuy nhiên người trồng cũng phải đối mặt với nhiều thách thức như sự không ổn định của thị trường, giá cả dao động, thiếu giống, thiếu hỗ trợ kỹ thuật và thiếu kinh phí xây dựng xưởng chế biến. Vì vậy cần phải hiểu rõ sự tham gia của nông dân trong quá trình sản xuất và tiêu thụ chè và cây thuốc bản địa đồng thời đánh giá tác động của các mối liên hệ giữa các bên
21
BÁO CÁO THƯỜNG NIÊN
2010
liên quan nhằm giải quyết các khó khăn và duy trì sinh kế bền vững cho nông dân. Năm 2010 SRD đã thực hiện một nghiên cứu về chè ở xã Đông Khê và một nghiên cứu về cây thuốc tại xã Cẩm An, huyện Văn Chấn và xã Đạo Thịnh, huyện Trấn Yên để đánh giá điều kiện kinh tế của nông dân, xác định những hoạt động can thiệp và gợi ý những giải pháp phù hợp nhằm tăng thu nhập cho nông dân. Khoảng 300 nông dân, cán bộ địa phương và đại diện một số doanh nghiệp tư nhân đã tham gia các hoạt động dự án như hội thảo, vẽ sơ đồ chuỗi giá trị, phân tích thuận lợi, khó khăn, cơ hội, thách thức, thảo luận nhóm, phỏng vấn sâu và khảo sát đầu vào. Các hoạt động đánh giá có sự tham gia đã chỉ ra những kẽ hở và thách thức cần được giải quyết ngay. Những phát hiện và gợi ý của nghiên cứu cũng phản ánh vấn đề giảm nhẹ và thích ứng với biến đổi khí hậu. Một số phát hiện chính trong nghiên cứu về cây chè bao gồm (a) chất lượng chè thu hoạch thấp, (b) giá giống, phân bón, thuốc trừ sâu tăng, (c) nông dân cần có thông tin về thị trường để tránh bị làm giá, (d) giá cả dao động, (e) thiếu hỗ trợ kỹ thuật và các chính sách khuyến khích và (f) tác động xấu của biến đổi khí hậu lên cây chè. Dự án thí điểm tại xã Đông Khê đã xây dựng quan hệ đối tác với một số doanh nghiệp tư nhân nhằm tăng cường sự tham gia của nông dân trong chuỗi giá trị thông qua việc chia sẻ thông tin, mở rộng kênh phân phối bằng việc nông dân bán trực tiếp sản phẩm của mình. Đối với nghiên cứu về cây thuốc, các vấn đề chính bao gồm (a) sản lượng thấp do thiếu giống, (b) thị trường không ổn định do thiếu thông tin về giá và nhu cầu, (c) giá cả biến động và (d) thiếu hỗ trợ kỹ thuật. Chuỗi giá trị là một hướng tiếp cận mới và tổng thể. SRD tin tưởng nó sẽ giúp củng cố năng lực cho nông dân, làm tăng thêm giá trị sản phẩm và nâng cao hiểu biết và kinh nghiệm của nông dân về thị trường qua đó duy trì sinh kế bền vững.
22
CÁC VẤN ĐỂ ĐAN XEN
CÁC VẤN ĐỀ ĐAN XEN NGƯỜI KHUYẾT TẬT TỰ TIN VỚI VỊ THẾ MỚI
T
rung tâm Phát triển Nông thôn Bền vững đã bắt đầu làm việc với người khuyết tật từ năm 2009 và triển khai dự án thí điểm đầu tiên ở tỉnh Thừa Thiên Huế, là một trong những tỉnh có nhiều người khuyết tật trong cả nước. Đối với người khuyết tật ở các xã Phong Hiền, Phong Bình và Điền Môn, huyện Phong Điền, tỉnh Thừa Thiên Huế, các rào cản ngăn cách họ với các hoạt động thường ngày của cộng đồng đã không còn là điều trăn trở. Hơn 2 năm qua từ khi dự án SRD được thực hiện tại địa phương, nhiều hoạt động đã được triển khai nhằm giúp người khuyết tật hòa nhập vào cuộc sống như bao người bình thường khác. Dự án đã hỗ trợ thành lập 3 Nhóm Tự lực gồm 120 người. Tham gia vào Nhóm, các thành viên được phổ biến kiến thức kỹ thuật nông nghiệp thông qua tập huấn, làm mô hình, tham quan mô hình tại địa phương. Các thành viên khuyết tật cũng được tiếp cận với vốn sinh kế vay từ dự án, được chăm sóc sức khỏe và phục hồi chức năng. Bốn mươi nhăm người đã được cung cấp trang thiết bị phục hồi chức năng. Dự án còn thành lập mạng lưới phục hồi chức năng, tiến hành tập huấn cho các thành viên để họ có khả năng hướng dẫn kỹ thuật phục hồi chức năng cho các thành viên khuyết tật trong gia đình. Nhờ vào những hỗ trợ toàn diện của dự án, cuộc sống vật chất và tinh thần của các thành viên trong Nhóm Tự lực đã được cải thiện đáng kể, một số đã thoát nghèo. Những kết quả khả quan của dự án đã được chính quyền địa phương ghi nhận. Sở Lao động, Thương binh và Xã hội đang xem xét việc thành lập Chi Hội Người khuyết tật cấp xã và huyện, là cơ sở pháp lý quan trọng để nâng cao vai trò của người khuyết tật trong cộng đồng và xã hội. 23
BÁO CÁO THƯỜNG NIÊN
2010
NGƯỜI KHUYẾT TẬT: Bây chừ tôi biết và chuẩn bị rồi nên rất yên tâm
T
hừa Thiên Huế là một trong số ít tỉnh có lượng mưa nhiều nhất nước, đặc biệt vào 2 tháng cao điểm là tháng 10 và tháng 11 thì lượng mưa có thể lên tới hơn 50% tổng lượng mưa trong năm. Xã Phong Bình và xã Phong Hiền, huyện Phong Điền, tỉnh Thừa Thiên Huế lại nằm ở vùng thấp trũng nên hàng năm vào mùa mưa lũ thường bị ngập lụt nặng. Bà con trong vùng này thường không chăn nuôi lợn được trong suốt thời gian mưa lũ, thậm chí còn phải bán lợn chạy lũ trước mùa mưa bão. Thu nhập của bà con trong xã vì thế cũng bị giảm đi đáng kể. Dự án “Tăng cường năng lực ứng phó thiên tai và hỗ trợ phát triển sinh kế” của SRD đã cung cấp một số kỹ năng cơ bản cho bà con 2 xã trong việc phòng chống thiên tai và triển khai một số mô hình phát triển kinh tế thích ứng với điều kiện ngập lụt và mưa bão. Tháng 8 năm 2010, dự án đã tiến hành đánh giá nhu cầu nhằm tìm hiểu nguyện vọng của các hộ tham gia dự án. Kết quả đánh giá cho thấy hầu hết các hộ đều muốn nuôi lợn nái và lợn thịt. Mười sáu hộ thuộc 2 xã đã được hỗ trợ mỗi hộ 3 triệu đồng tiền giống và được tập huấn kỹ năng chăn nuôi lợn thích ứng với điều kiện ngập lụt. Nhờ tham gia vào dự án, bác Hồ Văn Tường, một người khuyết tật ở thôn Hoà Viện, xã Phong Bình, Huyện Phong Điền đã có điều kiện cải tạo khu chuồng lợn của gia đình theo mô hình thích ứng với lũ lụt. Thay vì làm nền chuồng ngang và xây kín thành chuồng như trước đây, bác Tường đã biết cách quy hoạch khu chuồng làm nhiều ô, nâng nền chuồng cao hơn, có độ dốc về phía sau và thành chuồng có nhiều ô nhỏ xung quanh, dễ thoát nước vào mùa mưa và thoáng mát vào mùa hè. Các ô này cũng có thể dùng để kê ván gỗ, nâng nền chuồng cao lên khi có lũ. “Với khu chuồng này, nhà tui có thể yên tâm nuôi heo nái mà không ngại lụt nữa... Nông dân tui đây chỉ trông vô mấy sào ruộng và mấy con heo thôi. Trước đây khi nuôi nái mà trúng mùa mưa là tui lo lắm, bây chừ tôi biết và chuẩn bị rồi nên rất yên tâm”, Bác Tường vui vẻ nói.
XÂY DỰNG NĂNG LỰC CHO CÁC CỘNG ĐỒNG NÔNG THÔN NGHÈO VÌ SỰ PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG
N
ăng lực là chìa khoá mở ra cánh cửa phát triển cho các cộng đồng và một quốc gia. Một trong các giá trị quan trọng mà SRD luôn đặt là nền tảng khi làm việc với các cộng đồng nghèo là tính tự chủ. Vì vậy, tăng cường năng lực cho các đối tác và cộng đồng nông thôn nghèo nơi SRD đang có các chương trình hỗ trợ phát triển luôn là ưu tiên hàng đầu. Để thực hiện tốt công tác này, SRD đã thành lập nhóm tập huấn viên đáp ứng yêu cầu nâng cao năng lực của các dự án. Hiện nay, nhóm đã có khả năng tổ chức và thực hiện tập huấn các kỹ năng và kiến thức về phát triển cộng đồng, thành lập và quản lý các tổ chức cộng đồng, quản lý dự án, truyền thông, vận động chính sách, phát triển nông nghiệp bền vững, ứng phó với thiên tai và biến đổi khí hậu cho các đối tác và cộng đồng hưởng lợi ở các vùng dự án khác nhau. 24
CÁC VẤN ĐỂ ĐAN XEN
25
BÁO CÁO THƯỜNG NIÊN
2010
Trong năm 2010, SRD đã tổ chức trên 100 khóa tập huấn, hội thảo và hội nghị cho khoảng 2700 lượt cán bộ cơ quan đối tác và thành viên cộng đồng về các nội dung như phát triển cộng đồng, quản lý và sử dụng đất có sự tham gia, luật đất đai và các quyền về đất đai, kỹ thuật sản xuất nông nghiệp, lớp học đồng ruộng, biến đổi khí hậu và các giải pháp ứng phó, lập kế hoạch và kiểm tra giám sát có sự tham gia, nâng cao năng lực chuyên môn cho các thầy lang, bình đẳng giới, truyền thông và tập huấn cho tập huấn viên. Các khóa tập huấn và hội thảo, hội nghị chuyên đề là công cụ hiệu quả để chuyển giao kiến thức và kỹ năng nhằm cải thiện chất lượng cuộc sống của nông dân, góp phần tăng tính sở hữu của họ khi tham gia dự án, một điều kiện tiên quyết đảm bảo tính bền vững, một trong 5 nguyên tắc quan trọng của SRD, cho các tác động do dự án mang lại.
THÚC ĐẨY BÌNH ĐẲNG GIỚI Một quyền cơ bản của con người
B
ình đẳng giới là một lĩnh vực xuyên suốt và được lồng ghép trong tất cả các dự án của SRD. Hướng tới mục tiêu xoá bỏ phân biệt đối xử về giới, tạo cơ hội như nhau cho nam và nữ trong phát triển kinh tế - xã hội, củng cố quan hệ hợp tác, hỗ trợ giữa nam và nữ trong mọi lĩnh vực của đời sống xã hội và gia đình, SRD luôn chú trọng nâng cao năng lực của phụ nữ trong các chương trình hỗ trợ sinh kế và phát triển nông nghiệp bền vững cho cộng đồng.
Việc thực hiện và giám sát Công ước về xóa bỏ các hình thức phân biệt đối với phụ nữ (CEDAW) đã được lồng ghép vào các chương trình can thiệp của SRD. Đặc biệt phương pháp tiếp cận dựa trên quyền của phụ nữ và trẻ em gái luôn là điểm nhấn về giới trong các dự án, nhất là đối với phụ nữ dân tộc. Nhờ đó tỷ lệ phụ nữ dân tộc tham gia vào các dự án đạt tới 50%. Phụ nữ cũng được tạo cơ hội tham gia vào các ban quản lý dự án. Nhằm tăng cường vai trò của phụ nữ trong quá trình ra quyết định 26
CÁC VẤN ĐỂ ĐAN XEN
và quản trị cộng đồng, các hội thảo và diễn đàn đã được dự án tổ chức để phụ nữ thảo luận cởi mở những vấn đề như phòng chống bạo lực gia đình, tăng cường sự tham gia của phụ nữ trong các cấp chính quyền, phụ nữ tham chính, phụ nữ tham gia quản lý thủy nông, phụ nữ tham gia vào quá trình thích ứng và giảm nhẹ hậu quả biến đổi khí hậu... SRD làm việc với cả nam giới và phụ nữ, nhưng luôn chú trọng đến phụ nữ nghèo và yếm thế, để đảm bảo tất cả thành viên trong cộng đồng được tiếp cận với các cơ hội và nguồn lực một cách bình đẳng để phát triển sinh kế bền vững.
LỒNG GHÉP CHÍNH SÁCH VỀ HIV/AIDS Phương pháp tiếp cận mang tính trách nhiệm cao
Đ
ứng trước hiểm họa của đại dịch HIV, là một tổ chức hoạt động trong lĩnh vực phát triển, SRD nhận thức rõ tầm quan trọng của việc xây dựng chính sách lồng ghép nội dung HIV/AIDS trong công tác phát triển tổ chức cũng như trong các chương trình dự án của mình. Việc thực hiện chính sách này đòi hỏi sự cam kết về mọi mặt của ban lãnh đạo cũng như toàn thể đội ngũ cán bộ SRD. Không kỳ thị và phân biệt đối xử; cung cấp thông tin và đào tạo tập huấn; hỗ trợ phòng ngừa và chăm sóc; có biện pháp giảm thiểu tác hại của HIV và tạo môi trường làm việc an toàn cho cán bộ nhân viên là những nội dung của chính sách lồng ghép HIV/AIDS trong nội tại tổ chức SRD. Kết quả ban đầu sẽ là cơ sở để lồng ghép HIV/AIDS vào các chương trình dự án sắp tới của SRD nhằm nâng cao kiến thức và kỹ năng phòng chống HIV cho đối tác và cộng đồng hưởng lợi. Những hiểu biết đầy đủ của mọi thành viên trong xã hội sẽ giúp ngăn chặn hiệu quả sự lây lan của đại dịch HIV/AIDS, góp phần củng cố nguồn nhân lực của đất nước.
27
BÁO CÁO THƯỜNG NIÊN
2010
NĂNG LỰC TỔ CHỨC
N
ăm 2006, được hình thành từ một phần của tổ chức CIDSE Việt Nam với một nhóm hơn 10 người đến nay SRD đã phát triển trở thành một trong những tổ chức phi chính phủ trong nước uy tín nhất với gần 30 cán bộ và nhân viên, các cán bộ đều có trình độ đại học và trên đại học. Đội ngũ cán bộ của SRD là vốn quý nhất của tổ chức. Chiến lược nguồn nhân lực của SRD là đảm bảo để các cán bộ nhân viên của mình được đặt ở những vị trí trách nhiệm phù hợp với năng lực và nguyện vọng để họ có thể phát huy tối đa thế mạnh bản thân. Xây dựng năng lực cán bộ là ưu tiên hàng đầu trong công tác phát triển tổ chức của SRD. Cán bộ nhân viên được tạo mọi cơ hội tham gia các khóa đào tạo và hội thảo trong nước và quốc tế nhằm cập nhật và nâng cao kiến thức kỹ năng cần thiết cho công việc. Trong năm 2010, cán bộ nhân viên đã được cử tham dự gần 40 khóa đào tạo và hội thảo trong nước và 28 hội thảo, hội nghị trong khu vực và quốc tế. Nguồn nhân lực của SRD còn được tăng cường thông qua chương trình thực tập sinh dành cho các sinh viên Việt Nam và các chương trình tình nguyện viên quốc tế, một mặt mang lại cho các sinh viên Việt Nam, chuyên gia và sinh viên quốc tế cơ hội làm việc tại một tổ chức phi chính phủ Việt Nam, mặt khác giúp SRD giao lưu học hỏi kinh nghiệm của họ góp phần nâng cao năng lực của tổ chức về lâu dài. Năm 2010, SRD đã tiếp nhận chín sinh viên Việt Nam và đón hai tình nguyện viên Ôxtrâylia làm việc trong lĩnh vực biến đổi khí hậu và truyền thông thông qua chương trình Đại sứ Thanh niên Ôxtrâylia vì Sự Phát triển (AYAD) do AusAID điều phối và một tình nguyện viên Philipin đến từ Tổ chức Phục vụ Tình nguyện Hải ngoại làm việc về chuỗi giá trị và tiếp cận thị trường. Ngoài ra CARE Đan Mạch cũng gửi một tình nguyện viên ngắn hạn hỗ trợ SRD về biến đổi khí hậu trong chương trình CASI III do CARE tài trợ. Chúng tôi tin rằng việc coi trọng tính tự chủ, sáng tạo của mỗi thành viên trong tổ chức sẽ tạo điều kiện cho mọi người đóng góp tối đa năng lực của mình. Điều này giúp nâng cao tính cam kết và sự tận tụy trong công việc của cán bộ nhân viên, yếu tố quyết định sự thành công của một chiến lược nhân sự.
28
NĂNG LỰC TỔ CHỨC
SƠ ĐỒ QUẢN LÝ VÀ VẬN HÀNH CỦA SRD VUSTA GIÁM ĐỐC
BAN CỐ VẤN
HỘI ĐỒNG TRUNG TÂM
PHÓ GIÁM ĐỐC
CÁC CỘNG TÁC VIÊN Chính phủ, phi chính phủ, nhà tài trợ, giới khoa học
Trưởng phòng Nông nghiệp bền vững
Trưởng phòng Biến đổi khí hậu
Trưởng phòng TT-NC-VĐCS
VĂN PHÒNG HÀ NỘI Các cán bộ Chương trình Cán bộ Truyền thông Thực tập sinh/ Tình nguyện viên
Trưởng phòng Tài chính - Hành chính
Kế toán, Lễ tân, Hành chính, Thực tập sinh, Tình nguyện viên Lái xe, Tạp vụ, Bảo vệ
VĂN PHÒNG THỪA THIÊN HUẾ Quản lý Chương trình Cán bộ Chương trình
ĐỐI TÁC DỰ ÁN Các Ban quản lý Dự án (cấp Tỉnh, Huyện, Xã) Ban Phát triển Thôn bản, các Tổ chức Cộng đồng, các Nhóm Nông dân
29
BÁO CÁO THƯỜNG NIÊN
2010
DANH MỤC DỰ ÁN Thời gian thực hiện Mã số
Tên dự án
Kết thúc
Bắt đầu
DỰ ÁN CHÍNH
Tổng ngân sách được duyệt (USD)
VM004
Hỗ trợ nông dân giống cây dược liệu, huyện Ba Bể, tỉnh Bắc Kạn
04/2006
03/2009
89,736
VM005
Các câu lạc bộ sinh kế hỗ trợ giảm nghèo và quản trị địa phương tỉnh Phú Thọ
04/2006
03/2009
281,125
VM006
Phát triển Quản lý và sử dụng đất có sự tham gia, tỉnh Thừa Thiên Huế
01/2008
12/2009
65,783
VM007
Nông dân nghèo và phụ nữ tham gia quản lý thuỷ nông
03/2007
03/2010
185,482
VM008
Hệ thống thâm canh lúa cải tiến vì sự tiến bộ của nông dân trồng lúa vùng lưu vực sông Mê Kông tại tỉnh Thái Nguyên và Phú Thọ
09/2008
09/2010
214,558
VM014
Củng cố và phát triển hệ thống giống lúa của nông dân ở tỉnh Bắc Kạn
04/2008
03/2011
229,580
VM015
Cải thiện sinh kế và vệ sinh môi trường cho cộng đồng nghèo tại huyện Pắc Nậm, tỉnh Bắc Kạn
07/2008
06/2011
265,055
VM016
Hỗ trợ người khuyết tật trên địa bàn Tỉnh Thừa Thiên Huế, Việt Nam
01/2009
12/2011
153,633
VM019
Phát triển và bảo tồn các bài thuốc dân tộc và nguồn cây thuốc bản địa
07/2009
07/2012
206,310
VM020
Xây dựng năng lực biến đổi khí hậu cho các tổ chức xã hội dân sự
04/2009
04/2012
317,143
VM021
Phát triển mô hình quản lý và sử dụng đất
10/2009
12/2012
248,656
VM028
Dự án Sinh kế tại huyện Văn Chấn, tỉnh Yên Bái
01/2010
12/2012
165,678
VM031
Quản lý và giảm nhẹ thiên tai dựa vào cộng đồng tại tỉnh Thừa Thiên Huế
10/2010
09/2013
248,647
VM032
Đánh giá nhu cầu về sinh kế bền vững ứng phó với biến đổi khí hậu tại các tỉnh Hoà Bình, Thái Nguyên, Yên Bái, Quảng Ninh
05/2010
05/2011
83,358
VM036
Quản lý rừng tổng hợp để giảm đói nghèo và bảo tồn rừng
11/2010
11/2011
66,299
2,821,043
Tổng ngân sách cho các dự án chính
30
DANH MỤC DỰ ÁN
Thời gian thực hiện Mã số
TIỂU DỰ ÁN
Bắt đầu
Kết thúc
Tổng ngân sách được duyệt (USD)
VM022
Đánh giá tác động của cuộc khủng hoảng kinh tế và ảnh hưởng của chính sách kích cầu của chính phủ Việt Nam đối với các hộ gia đình ở nông thôn
08/2009
08/2010
48,797
VM023
Ngân sách cho xây dựng năng lực về thể chế
01/2009
12/2009
10,000
VM024
Biến đổi khí hậu và mạng lưới nông nghiệp nông thôn bền vững
01/2010
01/2011
6,715
VM025
Nghiên cứu xây dựng năng lực về chuỗi giá trị cho công cuộc xoá đói giảm nghèo
01/2010
01/2011
40,292
VM026
Nghiên cứu quá trình cộng tác thay thế giữa giống lúa lai và giống địa phương
01/2010
01/2011
6,715
VM027
Giảm nhẹ thiệt hại và hỗ trợ phục hồi tại huyện Phong Điền, tỉnh Thừa Thiên Huế
10/2009
03/2010
31,000
VM030
Dự án lồng ghép chính sách HIV/AIDS trong nội tại tổ chức
11/2009
05/2010
6,469
VM033
Tăng cường năng lực ứng phó với thiên tai, hỗ trợ phát triển sinh kế tại hai xã Phong Bình và Phong Hiền huyện Phong Điền tỉnh Thừa Thiên Huế
01/2010
12/2010
40,000
VM034
Tăng cường hoạt động của mạng lưới các tổ chức phi chính phủ Việt Nam và biến đổi khí hậu
09/2010
03/2011
12,747
Tổng ngân sách cho các tiểu dự án
202,735
TỔNG NGÂN SÁCH
3,023,778
Tên dự án
31
BÁO CÁO THƯỜNG NIÊN
2010
BÁO CÁO TÀI CHÍNH Bền vững và minh bạch về tài chính là yếu tố quan trọng giúp SRD ngày càng phát triển
G
iai đoạn 2009-2010, SRD thực hiện 12 dự án chính và 9 tiểu dự án (so với 5 dự án khi mới thành lập năm 2006). Kế hoạch ngân sách 5 năm và hàng năm được xây dựng phù hợp với chiến lược chung. Thực hiện nghiêm túc các quy định về quản lý tài chính, SRD nhận được sự tin tưởng của các nhà tài trợ lớn như Caritas Australia, Cordaid, Manos Unidas, Oxfam Mỹ, Đại sứ quán Phần Lan và Care International.
BÁO CÁO THU NHẬP VÀ CHI PHÍ CHO NĂM TÀI CHÍNH KẾT THÚC 31/12/ 2009
Đơn vị: USD
KHOẢN MỤC
I
THU NHẬP
Nguồn tài trợ năm 2009
II
CHI PHÍ
Chi phí chương trình
III
CHÊNH LỆCH THU NHẬP - CHI PHÍ
2009
Lãi tiền gửi Chênh lệch tỷ giá Thu nhập khác Chi phí hành chính từ các dự án Tổng thu nhập
Tổng chi phí
Các số liệu trên đã được kiểm toán bởi Công ty TNHH BDO Việt Nam
32
890,060
501,704
4,338
13,543
33,728
1,924
499
401
66,079
-
994,704
517,572
Chi phí hỗ trợ chương trình
2008
577,972
597,765
38,762
18,264
616,735
6616,029
377,969
(98,457)
BÁO CÁO TÀI CHÍNH
BẢNG CÂN ĐỐI KẾ TOÁN
CHO NĂM TÀI CHÍNH KẾT THÚC 31/12/ 2009 KHOẢN MỤC MÃ SỐ TÀI SẢN I
Tiền
31/12/2009
31/12/2008
838,303
440,779 3,161
1
Tiền mặt
111
9,637
Việt Nam đồng
1,066
3
Ngoại tệ
8,570
3,158
2
Tiền gửi ngân hàng
112
828,666
437,617
Việt Nam đồng
59,860
27,028
Ngoại tệ
768,806
410,590
II
Các khoản đầu tư ngắn hạn
121
22,722
-
III
Các khoản phải thu ngắn hạn
14,722
603
1
Các khoản phải thu ngắn hạn
311
14,149
603
2
Các khoản phải thu khác
573
-
IV
Hàng tồn kho
-
-
1
Công cụ, dụng cụ
-
-
V
Tài sản ngắn hạn khác
24,885
10,095
1
Chi phí trả trước ngắn hạn
2
Tạm ứng
VI
Tài sản cố định
-
-
312
24,885
10,095
7,654
20,502
1
Tài sản cố định hữu hình
7,654
20,502
Nguyên giá
211
23,179
51,290
Giá trị hao mòn luỹ kế (*)
214
(15,525)
(30,787)
2
Tài sản cố định vô hình
-
-
-
-
-
-
221
-
-
Nguyên giá
Giá trị hao mòn luỹ kế (*)
VII
Các khoản đầu tư dài hạn
TỔNG TÀI SẢN
908,286
471,979
KHOẢN PHẢI TRẢ
I
Nợ ngắn hạn
1
Chi phí trích trước
47,156
23,061
3318
5,544
5,526
2 3
Phải trả người lao động
334
33,815
11,997
Các khoản phải trả theo lương
332
2,035
-
4
Các khoản phải nộp nhà nước
3337
375
-
5
Các khoản phải trả khác
331
5,387
5,539
II
Nguồn kinh phí
861,130
448,918
1
Tạm ứng kinh phí
336
-
-
2
Chênh lệch tỷ giá
413
-
-
3
Quỹ dự phòng
4314
155,562
107,268
4
Nguồn kinh phí hoạt động
461
61,874
34,697
5
Nguồn kinh phí dự án
462
636,040
286,451
6
Nguồn kinh phí hình thành TSCĐ
466
7,654
20,502
33
BÁO CÁO THƯỜNG NIÊN
2010
ĐỐI TÁC ĐỊA PHƯƠNG Đối tác địa phương
Tỉnh
Đối tác địa phương
Tỉnh
Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn
Bắc Kạn
Sở Tài nguyên và Môi trường
Thừa Thiên Huế
UBND Huyện Ba Bể
Bắc Kạn
UBND Huyện Pắc Nậm
Bắc Kạn
Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn
Thừa Thiên Huế
Trung tâm Khuyến nông tỉnh
Thừa Thiên Huế
Bắc Kạn
UBND Huyện Phong Điền
Thừa Thiên Huế
Bắc Kạn
UBND Xã Phong Hiền, Huyện Phong Điền
Thừa Thiên Huế
Bắc Kạn
UBND Xã Phong Bình, Huyện Phong Điền
Thừa Thiên Huế
Công ty cung ứng vật tư, giống cây trồng tỉnh
Bắc Kạn
UBND Xã Điền Môn, Huyện Thừa Thiên Huế Phong Điền
Liên hiệp các hội Khoa học và Kỹ thuật tỉnh Phú Thọ
Phú Thọ
UBND huyện Hương Trà
Thừa Thiên Huế
UBND Huyện Yên Lập
Phú Thọ
UBND Xã Hưng Long, Huyện Yên Lập
Thừa Thiên Huế
Phú Thọ
Phòng Nông nghiệp huyện Hương Trà UBND xã Hương Phong
Thừa Thiên Huế
Chi cục Bảo vệ thực vật
Phú Thọ
UBND xã Hải Dương
Thừa Thiên Huế
Liên hiệp các hội Khoa học và Kỹ thuật tỉnh Yên Bái
Yên Bái
UBND Huyện Tuần Giáo
Điện Biên
Hội Y học Cổ truyền tỉnh
Yên Bái
Điện Biên
UBND Huyện Yên Bình
Yên Bái
Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Huyện Tuần Giáo
UBND Xã Cẩm Ân, Huyện Yên Bình
UBND Tỉnh Hoà Bình
Hoà Bình
Yên Bái
UBND Huyện Đà Bắc
Hoà Bình
UBND huyện Văn Chấn
Yên Bái
UBND Xã Tu Lý
Hoà Bình
UBND xã Nậm Búng
Yên Bái
UBND Xã Cao Sơn
Hoà Bình
UBND xã Gia Hội
Yên Bái
UBND Xã Vầy Nưa
Hoà Bình
Chi cục Bảo vệ thực vật
Thái Nguyên
Hoà Bình
UBND huyện Võ Nhai
Thái Nguyên
Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn
UBND xã Lâu Thượng UBND xã Dân Tiến UBND xã Liên Minh Sở Lao động, Thương binh và Xã hội
Thái Nguyên Thái Nguyên Thái Nguyên
Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Huyện Đà Bắc
Hoà Bình
Chi cục Bảo vệ thực vật
Hoà Bình
Công ty Lâm nghiệp Bảo Yên
Lào Cai
UBND Xã An Thắng, Huyện Pắc Nặm UBND Xã Cổ Linh, Huyện Pắc Nậm Chi cục Trồng trọt và Bảo vệ Thực vật
Thừa Thiên Huế 34
BẢN ĐỒ DỰ ÁN Lào Cai Bắc Kạn Thái Nguyên Điện Biên Yên Bái Phú Thọ Hòa Bình
Các tỉnh có dự án đang triển khai Các tỉnh đã làm nghiên cứu khả thi năm 2010
Thừa Thiên Huế
Tham gia viết bài Hiệu đính Nhiếp ảnh Thiết kế và in ấn
: Lê Thị Minh Thi và cán bộ SRD : Vũ Thị Bích Hợp : Nguyễn Thị Hòa và cán bộ SRD : Công ty Quảng cáo Haki
Giấy phép xuất bản số: 198-2010/CXB/484-05/NN Số lượng: 500 quyển, kích thước 19cm x 27cm Nhà xuất bản Nông Nghiệp