TRUNG TÂM PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN BỀN VỮNG
MƯỜI NĂM MỘT CHẶNG ĐƯỜNG
Kết nối và Sẻ chia
Hà Nội, tháng 3 năm 2016
MỤC LỤC SRD – 10 NĂM, KẾT NỐI VÀ SẺ CHIA Lời mở đầu của Giám đốc Trung tâm SRD
04
Thư ngỏ của Chủ tịch Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam
05
Trung tâm SRD - 10 năm nhìn lại 1 chặng đường
06
Sự lớn mạnh của SRD qua định hướng “đề cao yếu tố con người”
12
Sức mạnh văn hóa ở SRD
14
Giới và sự đa dạng trong các chương trình dự án của SRD
16
Các thành tựu và những dấu ấn trong các lĩnh vực hoạt động
19
• • • •
20 23 26 28
Giá trị SRD từ cảm nhận của các đối tác
30
•
CIDSE ngày ấy và SRD bây giờ
•
Cảm nghĩ từ một cựu tình nguyên viên
Nông nghiệp bền vững – Nền tảng, kinh nghiệm và thành tựu Nâng cao năng lực mạng lưới, giúp cộng đồng ứng phó với BĐKH Những ghi nhận trong REDD+ và FLEGT Liên kết mạng lưới và vận động chính sách
31
32
•
Vai trò và vị trí của SRD trong mạng lưới VNGO&CC
33
•
SRD – Đồng hành trong các hoạt động truyền thông về BĐKH ở vùng đồng bằng sông Cửu Long
34
• SRD – Kết nối các thành viên để phát triển mạng lưới VNGO-FLEGT và hoàn thiện chính sách
35
•
SRD – Cảm nghĩ từ thành viên Ban điều hành VNGO-FLEGT
36
•
Chuyện kể về “nữ tướng” trên nhiều trận tuyến – Góc nhìn của truyền thông
37
Hành khúc 10 năm
Biên tập: Phạm Thị Bích Ngọc, Vũ Thị Bích Hợp Ảnh: Cán bộ SRD Thiết kế và in ấn: Công ty … Giấy phép xuất bản số
02
39
Kết nối
Hà Nội, tháng 3 năm 2016
03
Lời mở đầu của Giám đốc Trung tâm SRD 2006-2016, chặng đường mười năm với phương châm KẾT NỐI và SẺ CHIA, đã đánh dấu một SRD vững vàng về nội lực để vươn tới tầm xa, xứng đáng là “một trong những tổ chức phi chính phủ chuyên nghiệp hàng đầu của Việt Nam1” . Nhìn lại những ngày đầu thành lập, chúng tôi - đội ngũ lãnh đạo và nhân viên SRD không khỏi ngỡ ngàng và tự hào vì những gì mà SRD đã đạt được. Thương hiệu SRD đã được biết đến không chỉ trong lĩnh vực nông nghiệp như khi mới bắt đầu vào năm 2006, mà cả trong biến đổi khí hậu (BĐKH), thực thi lâm luật, quản trị rừng và thương mại lâm sản (FLEGT), REDD+, và không chỉ trong nước mà cả trong khu vực và quốc tế. Có được những thành tựu này không thể không kể tới sự đóng góp to lớn của Ban quản lý và cán bộ SRD, Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam (VUSTA), các đối tác địa phương, người dân hưởng lợi và cuối cùng là vai trò quan trọng của các nhà tài trợ. Đội ngũ SRD đã sát cánh bên nhau làm việc như những người bạn, người đồng nghiệp chân thành nhất trên con đường “đồng hành cùng nhà nông”, mang lại những thành quả đáng kể, giúp cho người dân nghèo ở các vùng nông thôn miền núi cải thiện cuộc sống, đóng góp một phần không nhỏ cho công cuộc xóa đói giảm nghèo, phát triển bền vững đất nước trong những năm vừa qua. Bằng cuốn sách 10 năm này, chúng tôi muốn được điểm lại những thành tựu mà SRD đã đạt được, mặc dù còn khá khiêm tốn nhưng rất có ý nghĩa bởi đã giúp được hàng trăm cộng đồng nghèo tại Việt Nam. Những khó khăn, thách thức mà chúng tôi phải đối mặt trong suốt thập kỷ qua không được đề cập tại cuốn sách này, tuy nhiên chúng tôi cũng muốn chia sẻ rằng, để có được sự phát triển như ngày hôm nay, SRD cũng đã trải qua một chặng đường không ít gian nan và chông gai, và đó có lẽ là điều tự nhiên của mọi tổ chức. Nhân dịp này, tôi xin bày tỏ lòng tri ân sâu sắc tới Hội đồng Quản lý và tập thể cán bộ nhân viên SRD, các nhà tài trợ, cơ quan chủ quản - VUSTA, các cơ quan nhà nước liên quan, các đối tác địa phương, người dân và các tổ chức phi chính phủ trong nước cũng như quốc tế. Sự hợp tác và hỗ trợ quý báu
1
04
Trích lời GS. Đặng Vũ Minh - Chủ tịch VUSTA
Bà Vũ Thị Bích Hợp – Giám đốc Trung tâm SRD của quý vị trong suốt 10 năm qua giúp SRD thực hiện được sứ mệnh của mình, xứng đáng là một tổ chức năng động và hiệu quả, góp phần vào sự lớn mạnh của xã hội dân sự (CSO) tại Việt Nam. Với cương vị là Chủ tịch Hội đồng Sáng lập, Giám đốc điều hành Trung tâm, tôi tin tưởng rằng SRD sẽ tiếp tục phát triển với chất lượng cao hơn trong thập kỷ tới. Tôi cam kết sẽ dành tâm sức để thực hiện Kế hoạch phát triển đội ngũ kế cận bằng việc xây dựng năng lực cho đội ngũ nhân viên trẻ, tài năng và tâm huyết trong những năm tiếp theo, để SRD tiếp tục phát huy những thành công đã đạt được, đóng góp cho công cuộc xóa đói giảm nghèo và phát triển nông thôn bền vững trong bối cảnh đất nước hội nhập và nhiều thách thức do tác động của biến đổi khí hậu mang lại. Trân trọng cảm ơn các qúi vị,
VŨ THỊ BÍCH HỢP Chủ tịch Hội đồng Sáng lập Giám đốc điều hành, Trung tâm SRD
Thư ngỏ của Chủ tịch Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam
T
rung tâm Phát triển Nông thôn Bền vững (SRD) là một trong số hơn 400 tổ chức KH&CN trực thuộc Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam (VUSTA) và được đánh giá là một trong số tổ chức KH&CN hoạt động có hiệu quả . Điều ấn tượng nhất về SRD là Trung tâm luôn chủ động tìm kiếm nguồn tài trợ từ nhiều đối tác phát triển khác nhau trên thế giới và đã quản lý, sử dụng nguồn kinh phí tài trợ rất hiệu quả.
nơi SRD triển khai dự án ghi nhận. SRD đã vinh dự đón nhận rất nhiều bằng khen, giấy khen về thành tích đóng góp cho sự nghiệp xây dựng và bảo vệ tổ quốc, xóa đói giảm nghèo, phát triển kinh tế-xã hội và hội nhập quốc tế, cũng như cho các hoạt động khoa học và công nghệ. Đặc biệt, mới đây nhất, tháng 10 năm 2015, SRD vinh dự đón nhận giải thưởng ASEAN Leadership là giải thưởng dành cho tổ chức CSO đi tiên phong và có nhiều đóng góp trong công cuộc phát triển nông thôn và xóa đói giảm nghèo của Châu Á. Tháng 12 vừa qua, SRD đã được vinh danh là một trong số 10 tổ chức KH&CN thực hiện công tác hợp tác quốc tế tốt nhất của VUSTA.
Trong 10 năm, SRD đã nhận được sự tin tưởng và ủng hộ của 26 nhà tài trợ trên khắp thế giới, với tổng nguồn vốn lên tới 9,2 triệu đô-la Mỹ. Các dự án và hoạt động của SRD đã vươn tới 21 tỉnh Giáo sư Đặng Vũ Minh, Chủ tịch Liên hiệp các Hội KH&KT VN thành trong cả nước và số người được hưởng lợi hàng năm cũng tăng lên nhanh chóng. Tính tới cuối năm 2015, đã Trong giai đoạn phát triển mới của đất nước, khi Việt Nam có hơn 110.000 người hưởng lợi trực tiếp và hơn 120.000 đã bước vào ngưỡng thu nhập bình quân trung bình của người hưởng lợi gián tiếp. thế giới, viện trợ ODA của các nhà tài trợ truyền thống đang Trong 10 năm qua, hình ảnh của SRD đã được tạo dựng bởi giảm dần. Nhu cầu phát triển từ người nông dân cũng thay đội ngũ cán bộ giàu nhiệt huyết, nhiều kinh nghiệm, vững đổi đồng thời các nhà tài trợ mới sẽ đưa ra những tiêu chí vàng về chuyên môn, bám sát các địa bàn dự án, gắn bó nhận viện trợ khắt khe hơn. Đội ngũ chuyên gia và quản và thấu hiểu bà con. Họ đã đảm nhiệm rất tốt vai trò hỗ trợ lý của SRD cần tiếp tục nâng cao trình độ chuyên môn để cộng đồng cải thiện cuộc sống một cách bền vững và làm đáp ứng những nhu cầu mới này. Việc xây dựng một khung cầu nối giữa người dân và các cấp quản lý trong việc thực chương trình mang tính chiến lược và tổng thể cho những hiện chủ trương, chính sách của Nhà nước. hoạt động của những năm tiếp theo và việc đổi mới, tăng cường năng lực quản lý và điều hành của tổ chức sẽ giúp Vai trò của SRD được củng cố và vững mạnh hơn khi SRD là SRD tiến xa hơn, góp phần xây dựng nông thôn Việt Nam một trong những tổ chức phi chính phủ đi đầu trong việc tiếp tục phát triển mạnh mẽ hơn trong những năm sắp tới. thành lập và chủ trì các mạng lưới lớn và có uy tín của các tổ chức phi chính phủ Việt Nam về Biến đổi khí hậu (BĐKH), về Thực thi Lâm luật, Quản trị Rừng và Thương mại Lâm sản (FLEGT) và đồng thời là thành viên Ban Chỉ đạo hoặc thành viên tích cực trong nhiều mạng lưới/diễn đàn chính sách trong nước, khu vực Châu Á-Thái Bình Dương và toàn cầu. Với năng lực của mình và thông qua minh chứng bằng những việc làm cụ thể, SRD đã cùng với các NGO khác trong các mạng lưới đã đóng góp nhiều ý kiến có giá trị cho các chính sách hướng tới người nghèo và dễ bị tổn thương tại nhiều địa phương trong cả nước cũng như cấp trung ương. Sự nỗ lực, sáng tạo tự chủ và không ngừng học hỏi của SRD đã được Bộ Khoa học và Công nghệ, cơ quan chủ quản là VUSTA, chính quyền các địa phương và cộng đồng,
Trên cương vị là Chủ tịch Liên hiệp hội Việt Nam, tôi tin rằng tất cả những gì mà SRD đã và đang thực hiện là nền tảng vững chắc để SRD vững bước tiến xa hơn, khẳng định vị thế là một trong những tổ chức phi chính phủ hàng đầu, tiếp tục đóng góp nhiều hơn nữa cho công cuộc xóa đói giảm nghèo và phát triển nông thôn bền vững ở Việt Nam trong nhiều năm tới.
GS. TS. ĐẶNG VŨ MINH Chủ tịch VUSTA
Hà Hà Nội,Nội, tháng tháng 3 năm 3 năm 2016 2016
05
TRUNG TÂM PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN BỀN VỮNG
nhìn lại một chặng đường
B
ằng tinh thần «nỗ lực vươn xa», SRD đã đạt được những bước phát triển vững chắc qua từng năm. Với số lượng 68 dự án lớn, nhỏ, từ 26 nhà tài trợ, tổng ngân sách huy động được hơn 9,2 triệu đô-la Mỹ, triển khai ở 21 tỉnh thành trên cả nước, đã có trên 110.000 người hưởng lợi trực tiếp và hơn 120.000 người hưởng lợi gián tiếp - Đó là những con số đầy tự hào mà SRD đã đạt được trong 10 năm qua. Năm 2015 SRD đã được VUSTA ghi nhận là một trong những tổ chức xã hội dân sự uy tín, thành công nhất trong làng NGOs. Theo thời gian, SRD đã không ngừng củng cố hệ thống tổ chức, quản lý và điều hành nhằm đáp ứng những nhu cầu mới phát sinh từ thực tiễn.
Theo kết quả đánh giá năng lực tổ chức (OCA) 2 năm gần đây (2013 và 2014- 2015) 1 , với thang điểm 4 là cao nhất thì năng lực của SRD trên 7 lĩnh vực: quản trị, quản lý tổ chức, quản lý chương trình, quản lý hiệu quả dự án, quản
lý nhân sự, quản lý tài chính, quản lý hành chính đều đạt điểm sát nút (trên 3,5). SRD đã được đánh giá là một tổ chức có tầm nhìn, sứ mệnh, chiến lược rõ ràng, cụ thể và được toàn thể cán bộ nhân viên hiểu và thống nhất thực hiện. SRD cũng có một cơ cấu tổ chức được thiết kế phù hợp với tầm nhìn, sứ mệnh, chiến lược và phản ánh rõ vai trò và trách nhiệm của các phòng ban. Các kế hoạch hành động của từng bộ phận và của toàn thể SRD được xây dựng hàng năm với sự tham gia của toàn bộ nhân viên. Các thông tin luôn được cập nhật và chia sẻ minh bạch trong tổ chức cũng như với các cơ quan, đối tác liên quan. Các cuốn cẩm nang – kim chỉ nam cho các hoạt động của SRD, được cập nhật hàng năm để phù hợp với sự phát triển của tổ chức, mong muốn của nhân viên, yêu cầu của nhà tài trợ và pháp luật hiện hành của Việt Nam. Được sự tin tưởng của nhà tài trợ, số tiền nhận được của SRD ngày một gia tăng theo năm. Để các nguồn tài trợ
NĂM & NHỮNG CON SỐ TIÊU BIỂU
12
Số bằng khen đã được nhận của quốc tế, chính phủ Việt Nam, VUSTA và các đối tác địa phương
110.000
Số người hưởng lợi trực tiếp Direct beneficiaries
120.000
1
Tổ chức INGO đầu tiên và duy nhất chuyển đổi thành công sang VNGO
26
68
2
Nhà tài trợ
Số dự án đã triển khai
Số tổ chức tham gia 2 mạng lưới
Biên bản ghi nhớ đầu tiên được
~9,2 triệu $
VNGO&CC và VNGO-FLEGT do SRD sáng lập và làm trưởng ban điều hành
ký kết giữa NGO (SRD là đại diện của VNGO&CC) và các cơ quan chính phủ
Số vốn đã huy động và đưa vào triển khai dự án thực tế
190
21
Số địa bàn đã triển khai dự án
Số người hưởng lợi gián tiếp
1 Đánh giá do chuyên gia bên ngoài thực hiện lần 1 năm 2013 và lần 2 năm 2015, với sự tài trợ của USAID trong khuôn khổ Dự án Rừng và Đồng bằng Việt Nam (VFD)
Hà Nội, tháng 3 năm 2016
07
thay thế bằng việc trồng cây dược liệu” tại Ba Bể - Bắc Kạn, “Thâm canh lúa cải tiến (SRI)” tại Phú Thọ và Thái Nguyên, “Bảo tồn và phát triển các giống lúa cộng đồng nhằm tăng thu nhập và giảm sự phụ thuộc vào nguồn gen bên ngoài” tại Bắc Kạn…
được chi tiêu hiệu quả, đến được với nhu cầu của người dân, phù hợp với xu thế phát triển của xã hội/ chủ trương chính sách của nhà nước và đáp ứng yêu cầu nhà tài trợ, SRD cũng đã không ngừng phát triển kể cả về lĩnh vực hoạt động, địa bàn triển khai dự án, và số lượng cũng như chất lượng nhân sự. Năm 2006, chỉ với 10 nhân sự có chuyên môn chủ yếu về nông nghiệp, kế toán, triển khai dự án trên 4 tỉnh và tập trung vào lĩnh vực nông nghiệp. Sau 10 năm, SRD đã có trên 40 nhân viên với đa dạng chuyên môn, mở rộng cả về môi trường, lâm nghiệp, xã hội, tâm lý, ngoại giao… Tổng số địa bàn dự án đã lên tới 21 tỉnh và tập trung vào 4 lĩnh vực: Nông nghiệp và sinh kế bền vững, Giảm nhẹ rủi ro thiên tai và thích ứng với biến đổi khí hậu, FLEGT và REDD+, và Liên kết mạng lưới vận động chính sách. Mười năm qua, SRD đã đi qua 3 giai đoạn chính, mỗi giai đoạn là một chặng đường được SRD hoạch định, đặt ra những mục tiêu rất cụ thể:
Kế hoạch chiến lược 2004 - 2007 của LÚA và 2006 - 2007 cho SRD: Nông nghiệp và nông thôn bền vững Giai đoạn này, SRD tập trung vào 3 mục tiêu chính, đó là: trợ giúp kỹ thuật cho nông dân, tăng cường vai trò của cộng đồng, hỗ trợ nâng cao năng lực cho các tổ chức cộng đồng và quản trị địa phương. Trong hỗ trợ kỹ thuật, SRD giúp người dân trải nghiệm để tiếp nhận kiến thức, từng bước hướng đến quản lý sinh kế bền vững. Một số mô hình đã thành công và được nhân rộng, như: “Củng cố đoàn kết cộng đồng và quản lý nguồn lực địa phương thông qua nâng cao hiệu quả sử dụng nước tưới dựa vào cộng đồng” tại Yên Bái, “Hỗ trợ cộng đồng tăng thu nhập, ổn định sinh kế và giảm áp lực lên rừng thông qua việc lựa chọn sinh kế
08
Tăng cường vai trò của cộng đồng, SRD luôn đặt vai trò của người dân làm trọng tâm, chú trọng đến bình đẳng giới. Người dân được tham gia vào các hoạt động của dự án, được bàn bạc và đưa ra các quyết định liên quan tới sinh kế và cuộc sống của gia đình họ. Từ đó, người dân đã tự tin, chủ động vận dụng linh hoạt kiến thức được học vào thực tế, do vậy năng suất cây trồng tăng, thu nhập được cải thiện, cuộc sống được nâng lên. Phát triển các tổ chức cộng đồng và quản trị địa phương, một trong nhiều thành công nổi bật trong hoạt động này là mô hình câu lạc bộ sinh kế (CLBSK) cộng đồng tại Phú Thọ. Mô hình thu hút sự tham gia của phụ nữ và nông dân nghèo. Thông qua CLBSK, nông dân được trải nghiệm phương thức canh tác mới trong sử dụng giống chăn nuôi, phân bón, thuốc bảo vệ thực vật cho cây trồng để chuyển sang sản xuất nông nghiệp xanh, sạch, bền vững. Bên cạnh đó, tại các CLBSK, người dân cũng được tiếp cận với nguồn vốn mà một phần trong đó chính là từ việc tiết kiệm của họ, điều này tạo lên thói quen tiết kiệm mà lâu nay những người nghèo không bao giờ nghĩ mình có thể làm được, từ đó giúp xóa đói giảm nghèo một cách bền vững. Ngoài các hoạt động thúc đẩy giải pháp sinh kế, SRD tham vấn đến các cơ quan quản lý nhà nước, chính quyền địa phương để hoạch định chính sách phù hợp với thực tiễn tại địa phương.
Kế hoạch chiến lược 2008-2012: Biến đổi khí hậu và tiếp tục nhân rộng mô hình nông nghiệp, sinh kế bền vững Việt Nam được xem là một trong những nước dễ bị tổn thương nhất bởi tác động của biến đổi khí hậu (BĐKH). Chính phủ đã sớm tham gia vào các công ước quốc tế, cũng như kịp thời ban hành các chính sách nhằm ứng phó với BĐKH. Cùng với nỗ lực của chính phủ, các tổ chức xã hội dân sự cũng đã tích cực và chủ động nâng cao năng lực để tham gia vào công tác này. Chính vì vậy, kế hoạch và nội dung hoạt động của SRD giai đoạn này cũng được mở rộng để đáp ứng kịp thời trước những vấn đề có tính thời sự của đất nước và ứng phó với biến đổi khí hậu đã trở thành nội dung chính trong các can thiệp của SRD.
Thành công nổi bật liên quan tới biến đổi khí hậu trong giai đoạn này là:
•
Năm 2010 xuất bản cuốn “Kỹ thuật canh tác lúa cải tiến SRI”,
•
•
Năm 2011 ra đời báo cáo “Đánh giá nhu cầu sinh kế của người dân trong bối cảnh BĐKH”,
•
Năm 2012 xuất bản cuốn “Một số mô hình ứng phó với BĐKH dựa vào cộng đồng – kinh nghiệm của các tổ chức phi chính phủ tại Việt Nam”, và cuốn “Tổng hợp một số hoạt động ứng phó với BĐKH vùng Đồng bằng sông Cửu Long”…
Đi tiên phong trong việc xây dựng năng lực về BĐKH cho các tổ chức xã hội dân sự/ tổ chức phi chính phủ tại Việt Nam: gần 500 cán bộ của hơn 100 tổ chức NGO và 1.585 cán bộ là đối tác của các NGO được nâng cao năng lực về ứng phó với BĐKH, 15 cán bộ đầu tiên của các NGO đã được đào tạo trở thành các chuyên gia hoạt động tích cực và có chất lượng trong lĩnh vực hỗ trợ ứng phó với BĐKH.
•
Chủ trì hình thành và duy trì thành công 2 mạng lưới lớn của các tổ chức phi chính phủ Việt Nam là VNGO&CC và VNGO-FLEGT, đồng thời được lựa chọn là Đồng chủ tịch Nhóm công tác về BĐKH (CCWG), đánh đấu sự lớn mạnh của SRD cũng như sự tin tưởng của SRD trước cộng đồng NGOs tại Việt Nam.
•
Triển khai thành công năm dự án liên quan tới BĐKH và giảm nhẹ rủi ro thiên tai: nhiều mô hình đã được thử nghiệm tại các vùng dự án, trong đó mô hình đệm lót sinh học, mô hình nuôi trồng khép kín không rác thải, mô hình quản lý rủi ro thiên tai dựa vào cộng đồng đã được nhân rộng và được chính quyền địa phương đánh giá cao.
Lĩnh vực nông nghiệp tiếp tục được mở rộng với thành công ở 297 thôn và 17.820 hộ nông dân được hưởng lợi. Người dân đã đa dạng hoá sinh kế, đưa sáng kiến vận dụng trong bảo tồn nguồn gen địa phương như cây thuốc, các giống lúa bản địa. Mô hình SRI được Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn công nhận là mô hình tốt, được triển khai đại trà trong canh tác lúa. Ngoài ra, còn rất nhiều thành công khác đã giúp dân nghèo nâng cao nhận thức về quyền sử dụng đất, thực hiện sinh kế bền vững và tự quản tại cộng đồng như: dự án Quản lý sử dụng đất tại Thừa Thiên Huế, dự án Hỗ trợ sự tham gia của đồng bào các dân tộc thiểu số vào quá trình lập kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội tại Yên Bái, dự án Hỗ trợ cộng đồng dân tộc thiểu số thích ứng với những thay đổi ở vùng ven đô tại Điện Biên,… Nghiên cứu và vận động chính sách là một trong hai chương trình được ưu tiên giai đoạn này. Những mô hình, sáng kiến hay về sinh kế ứng phó với BĐKH được tài liệu hoá, chia sẻ đến tất cả những bên liên quan, giúp thúc đẩy các nhà hoạch định chính sách các cấp đưa ra chính sách, kế hoạch hỗ trợ người dân áp dụng, nhân rộng. Giai đoạn này SRD đã cho ra đời nhiều cuốn sách hữu ích giúp vận động các chính sách hướng tới người nghèo, dễ bị tổn thương bởi BĐKH, cụ thể:
Các cuốn tài liệu của SRD đã được các cơ quan quản lý nhà nước, địa phương đánh giá là có giá trị thực tiễn cao, nhiều địa phương khi lập kế hoạch phát triển KT-XH đã có sự tham gia của người dân và đã đưa một số mô hình sinh kế thích ứng với BĐKH vào kế hoạch. Cùng với việc tài liệu hóa các kinh nghiệm thực tiễn, SRD cũng tích cực cùng với các tổ chức thành viên trong các mạng lưới tham gia các diễn đàn hỗ trợ xây dựng các chính sách nhằm đưa các kinh nghiệm thực tiễn vào các chính sách, như: góp ý cho việc xây dựng Chiến lược Quốc gia ứng phó BĐKH của Bộ Tài nguyên và Môi trường, cho chương trình Nông thôn mới của Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn, cho khung chính sách viện trợ của Bộ Kế hoạch và Đầu tư, ….
Kế hoạch chiến lược 2013-2017: Phát triển sinh kế bền vững thích ứng BĐKH và tiếp tục vận động chính sách về REDD+, FLEGT Nhiều thành tựu đã đạt được trên tất cả các lĩnh vực hoạt động. Đặc biệt, ngay năm đầu tiên thực hiện chiến lược giai đoạn này, SRD đã đạt được những con số ấn tượng, ghi dấu thành công và bước tiến xa, vững chắc của SRD, đó là: •
3.924 người được hỗ trợ trực tiếp để phát triển sinh kế và nâng cao khả năng tiếp cận thị trường, trong đó vai trò của phụ nữ được chú trọng trong các tổ, nhóm, cộng đồng và các câu lạc bộ sinh kế;
•
4.300 người tham gia vào các sự kiện truyền thông cấp cộng đồng về quản lý bảo vệ rừng và hạn chế sử dụng hóa chất bảo vệ thực vật;
•
4.525 người tham gia các chương trình tập huấn về quản lý rủi ro thiên tai và các hoạt động nâng cao nhận thức về BĐKH và giảm nhẹ rủi ro thiên tai;
Hà Nội, tháng 3 năm 2016
09
•
•
565 người khuyết tật được hỗ trợ để cải thiện sinh kế, thể chất, tinh thần và vận động thành lập hội người khuyết tật ở các cấp; Hơn 100 tổ chức đăng ký tham gia vào mạng lưới VNGO&CC và hơn 40 tổ chức đăng ký tham gia Mạng lưới VNGO-FLEGT.
Nông nghiệp và sinh kế bền vững vẫn là một hợp phần quan trọng trong các chương trình can thiệp của SRD tại các cộng đồng nghèo, dễ bị tổn thương bởi BĐKH. Bên cạnh các hỗ trợ kỹ thuật trong chăn nuôi và trồng trọt, người dân còn được nâng cao nhận thức về phương pháp chuỗi giá trị, về BĐKH và cách thức để lựa chọn các sinh kế thông minh với khí hậu: •
• •
Hơn 300 cán bộ Nhà nước và người dân đã được nâng cao nhận thức về nông nghiệp thông minh với khí hậu (CSA); Gần 200 cán bộ Nhà nước và người dân đã được nâng cao nhận thức về phương pháp chuỗi giá trị; 10 mô hình sinh kế có áp dụng phương pháp chuỗi giá trị và có tính đến yếu tố BĐKH đã được thử nghiệm và đều giúp người dân tăng được thu nhập, thích ứng được với thay đổi của tiểu vùng khí hậu và ít phát thải khí nhà kính / ít gây ô nhiễm môi trường hơn so với mô hình truyền thống trước đây.
Biến đổi khí hậu và giảm nhẹ rủi ro thiên tai được ưu tiên quan tâm, SRD tiếp tục triển khai các hoạt động hỗ trợ các tổ chức thành viên trong mạng lưới VNGO&CC, đồng thời mở rộng các hoạt động tới cộng đồng, cũng như tham gia nhiều hoạt động cấp trung ương và quốc tế. Năm dự án về BĐKH đã được triển khai trong giai đoạn này, các dự án tập trung: hỗ trợ cộng đồng lập kế hoạch phòng ngừa và giảm nhẹ rủi ro thiên tai, nâng cao nhận thức, kỹ năng ứng phó, kinh nghiệm thích ứng cho người dân, cung cấp các thiết bị thiết yếu phục vụ công tác phòng chống lụt bão cấp thôn/xóm, hỗ trợ phụ nữ, trẻ em và người khuyết tật, người cao tuổi tham gia các hoạt động lập kế hoạch phòng ngừa rủi ro thiên tai... Nhiều mô hình đã được tài liệu hóa để làm bằng chứng vận động chính sách:
10
•
Năm 2013 xuất bản cuốn “Hỗ trợ nông dân phát triển sinh kế trong bối cảnh BĐKH – một số điển hình thành công của SRD”;
•
Năm 2014 xuất bản cuốn “Chia sẻ kinh nghiệm trong lồng ghép giảm nhẹ rủi ro thiên tai và BĐKH trong kế hoạch phát triển KT-XH ở cấp xã”; và
•
Năm 2015 xuất bản cuốn “Sinh kế thích ứng với BĐKH:
tiêu chí đánh giá và các điển hình”. Trong Thực thi Lâm luật, Quản trị rừng và Thương mại lâm sản, SRD tích cực điều phối các tổ chức thành viên thực hiện các hoạt động nâng cao năng lực, các nghiên cứu và đóng góp có giá trị vào tiến trình đàm phán, thực thi Hiệp định VPA-FLEGT. Giai đoạn này ghi dấu những nỗ lực trong hoạt động ở cả cấp quốc gia và cộng đồng. Tại cấp quốc gia, SRD và các thành viên mạng lưới đã xây dựng năng lực cho các tổ chức thành viên, giúp họ có kiến thức để tham gia đóng góp có giá trị cho Hiệp định VPA-FLEGT. Tại cấp cộng đồng, SRD tiến hành các đợt truyền thông nâng cao nhận thức cho người dân về VPA-FLEGT và phối hợp với các thành viên triển khai các đợt tham vấn ý kiến của cộng đồng về khả năng đáp ứng yêu cầu pháp lý được đặt ra trong VPA và các nghiên cứu liên quan để đưa tiếng nói của cộng đồng tới đoàn đàm phán VPA-FLEGT. Nhiều tài liệu đã được xuất bản phục vụ cho vận động chính sách gồm: •
Năm 2013 xuất bản báo cáo “Tham vấn cộng đồng về tính hợp pháp của gỗ”;
•
Năm 2014 xuất bản báo cáo “Đánh giá tác động của VPA tới sinh kế của người dân sống phụ thuộc vào rừng”;
•
Năm 2015 xuất bản báo cáo “Nghiên cứu khả năng đáp ứng yêu cầu về tính hợp pháp” và “Nghiên cứu khả năng liên kết giữa REDD+ và FLEGT”;
•
Ba bản tín chính sách liên quan tới quy hoạch rừng phòng hộ, khả năng đáp ứng yêu cầu trong VPAFLEGT… được xuất bản trong năm 2014 và 2015.
Mười năm qua, bằng nhiều hành động thiết thực thông qua từng dự án, SRD đã có những đóng góp không nhỏ trong sự nghiệp phát triển bền vững nông nghiệp, nông thôn và cải thiện đời sống, năng lực quản trị nông dân nghèo ở khắp mọi vùng, miền của Tổ quốc. Mọi hoạt động tại cộng đồng, SRD luôn bám sát tôn chỉ mục đích của mình. Đồng thời, trong mỗi giai đoạn hoạt động đã xây dựng cho mình những định hướng đúng, chiến lược và mục tiêu, kế hoạch cụ thể để hành động. Mỗi giai đoạn đều in dấu những thành tựu “Vì cộng đồng, vì nền nông nghiệp Việt Nam bền vững, đẩy lùi đói nghèo, quan tâm tới môi trường và những đối tượng dễ bị tổn thương trong xã hội”… SRD vẫn luôn thầm lặng trao cho nông dân “cần câu” để họ biết tự mình “câu cá”, đem đến cho họ sự thay đổi trong nhận thức để tự tin trong hành động, cách thức duy trì sinh kế và bảo vệ cuộc sống của mình trước những tác động tiêu cực của thiên tai và biến đổi khí hậu.
Sẻ chia
Hà Nội, tháng 3 năm 2016
11
SỰ LỚN MẠNH CỦA SRD QUA ĐỊNH HƯỚNG
“Đề cao nhân tố con người”
12
Kết nối, sẻ chia - những hoạt động cơ bản và xuyên suốt đã hiện diện trong hàng loạt dự án của SRD trong 10 năm qua. Tất cả có được là nhờ sự nhiệt huyết và năng lực vượt trội của những người luôn tự hào khi mình có mặt trong gia đình SRD. Họ là những người có kiến thức, hiểu biết, yêu nghề, cam kết cao, thấu hiểu nhu cầu của người nghèo và gắn bó mật thiết với nông dân.
tế khác. Họ đã tạo lên một SRD thống nhất, vững mạnh và cùng hướng tới tầm nhìn về một xã hội công bằng, dân chủ, văn minh.
Khi bắt đầu thành lập, SRD chỉ có 10 nhân viên, chuyên môn tập trung vào 2 lĩnh vực nông nghiệp và kinh tế. Hiện tại, SRD đã có hơn 40 nhân viên, đa dạng về chuyên môn, không chỉ về nông nghiệp, kinh tế, mà còn có cả môi trường, biến đổi khí hậu, lâm nghiệp, xã hội, ngoại giao... Tất cả các cán bộ chương trình và cán bộ quản lý đều tốt nghiệp đại học hoặc trên đại học và đều có ít nhất 5 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực họ phụ trách và rất nhiều trong số đó đã từng làm việc cho các tổ chức phi chính phủ quốc
Khâu tuyển dụng chất lượng, minh bạch, rõ ràng cũng giúp SRD chọn lựa được cho mình những nhân viên có năng lực, trình độ tốt, cống hiến cho sự lớn mạnh của SRD.
SRD đã có một đội ngũ như vậy, bởi SRD có một môi trường làm việc chuyên nghiệp, có lộ trình phát triển cho các nhân viên. Cán bộ dự án làm việc chuyên sâu, có cơ hội và điều kiện để học hỏi, chia sẻ và phát triển. Điều này giúp chuyên môn, nghiệp vụ của mỗi người ngày một vững vàng. Ban giám đốc SRD luôn tâm niệm đội ngũ cán bộ, nhân viên là tài sản lớn nhất của tổ chức, vì thế luôn thúc đẩy sự kết nối và sẻ chia giữa các nhân viên với nhau và với bên ngoài, từ đó tạo ra văn hoá học hỏi trong tổ chức. Hàng năm, SRD có kế hoạch xây dựng nguồn nhân lực phù hợp với sự phát triển của tổ chức và luôn dành 5% nguồn quỹ gây dựng được để phát triển nguồn nhân lực.
Truyền thông trong nhóm quản lý, giữa quản lý và nhân viên và trong nhóm nhân viên luôn thông suốt và cởi mở. Mọi người đều có quyền nêu ra ý kiến, trao đổi ý tưởng, thảo luận về cách quản lý, triển khai, giám sát các dự án và các vấn đề kỹ thuật liên quan.
Ngoài ra, SRD rất quan tâm đến việc tạo cơ hội cho nhân viên tham gia các hội nghị, diễn đàn quốc tế để tiếp cận kiến thức, nắm bắt kịp thời những thay đổi trong lĩnh vực phát triển của mình, như: Diễn đàn Cấp cao lần thứ 4 về Hiệu quả Viện trợ tại Hàn Quốc và Cuộc họp Cấp cao lần thứ nhất về Quan hệ đối tác Toàn cầu vì Hợp tác Phát triển Hiệu quả tại Me-hi-cô, Chương trình các Nhà lãnh đạo trẻ tương lai Đông Á tại Nhật Bản, Vai trò của các tổ chức Phi chính phủ trong thúc đẩy các vấn đề phụ nữ toàn cầu tại Mỹ. Những giá trị trên sẽ tiếp tục lan tỏa và SRD với sức trẻ của mình, sẽ tiếp tục cống hiến cho sự phát triển của nông thôn Việt Nam, như tên gọi của tổ chức – Trung tâm Phát triển Nông thôn Bền vững – đúng như con đường mà SRD đã kiên trì lựa chọn và theo đuổi./. Một vài cảm nghĩ của các cán bộ SRD: Bà Vũ Thị Bích Hợp – Giám đốc SRD “SRD là ngôi nhà chung, nơi mọi thành viên đều cảm thấy thân thiết và gắn bó, nơi mọi người thể hiện sự yêu thương, đoàn kết thông qua kết nối và sẻ chia.” Bà Nguyễn Thị Hòa – Phó giám đốc “Khi nói về SRD thì tất cả các nhân viên đều rất tự hào, chỉ nói đến 3 từ rất là đơn giảm: lớn, mạnh và rất đa dạng”.
Bà Nguyễn Kim Ngân – Phó giám đốc “Chúng tôi có một đội ngũ nhân viên làm việc rất chăm chỉ và hết mình vì cộng đồng. SRD đã đóng góp một phần to lớn trong công cuộc xóa đói giảm nghèo ở Việt Nam”. Bà Trần Thị Thanh Toan – Quản lý Chương trình miền Trung “Tôi thấy những công việc mà chúng tôi đang làm mang lại niềm vui, mang lại thay đổi trong cuộc sống của người dân đối với gia đình họ và đối với cả cộng đồng. Đó chính là những điều mà thúc đẩy chúng tôi nhiệt tình hơn nữa, cống hiến hơn nữa, tận tâm hơn nữa”. Ông Vũ Thế Thường - Cán bộ chương trình “Tôi rất ấn tượng với việc Trung tâm vẫn giữ được phong cách làm việc, tiêu chuẩn làm việc như một tổ chức phi chính phủ quốc tế”. Bà Đới Khánh Hà – Cán bộ chương trình “Tôi đã chứng kiến sự trưởng thành của SRD từng ngày và tôi rất tự hào khi mình cũng là một trong những nhân tố đóng góp nên sự phát triển bền vững này của tổ chức”. Bà Nguyễn Thị Phương Thu – Cán bộ truyền thông “SRD thực sự là môi trường rất tích cực để những người trẻ như chúng tôi trau dồi kiến thức, phát triển bản thân và học hỏi những kinh nghiệm, những kiến thức từ những anh chị đi trước”.
Hà Nội, tháng 3 năm 2016
13
SỨC MẠNH VĂN HÓA Ở SRD
“Hiểu văn hóa SRD là hiểu sức mạnh của tổ chức này” Nguyễn Thu Linh - Nguyên Thành viên Ban cố vấn SRD
N
gay từ những ngày đầu thành lập, bên cạnh việc phát triển tổ chức về kỹ thuật – cơ cấu, SRD cũng rất chú trọng việc phát triển tổ chức từ góc độ văn hoá. Điều này đòi hỏi sự kiên trì, nhất quán và nhạy bén của Ban lãnh đạo, Ban quản lý Trung tâm, từ đó hình thành thói quen tự giác, sáng tạo và kết dính trong mọi thành viên. Sự trưởng thành của SRD có thể đo bằng sự phát triển về số lượng và kết quả thành công trong mỗi dự án, về tầm ảnh hưởng của SRD trong mạng lưới các NGO Việt Nam và các tổ chức quốc tế, và bởi có sự góp phần của văn hoá tổ chức mà SRD đã tạo lập. Có thể nhận diện văn hoá SRD - sức mạnh “mềm” này qua nhiều tầng nấc được ví giống như các đường vân của cây gỗ. Cốt lõi của văn hoá chính là các giá trị, mà nó được ví như lớp lõi trong cùng của cây gỗ, là phần cứng nhất và cũng khó nhận biết nhất. Lớp lõi này khi đã được tạo dựng thì nó sẽ thẩm thấu trong con tim, khối óc của mọi thành
14
viên, và sẽ tự quy định cách thức hành vi, ứng xử của tổ chức. Hiểu được ý nghĩa cốt lõi này của văn hoá, ngay từ những năm đầu thành lập tổ chức, SRD đã chọn lựa đúng những giá trị mà một NGO muốn tồn tại thì phải cam kết theo đuổi nó trong mọi hoạt động. Đó là, tổ chức và mỗi cá nhân trong tổ chức phải TỰ CHỦ, mọi thành viên đều BÌNH ĐẲNG, có TRÁCH NHIỆM, để hoạt động HIỆU QUẢ và tạo nên sự BỀN VỮNG của tổ chức. Các giá trị này đã theo suốt SRD trong 8 năm đầu, đến năm 2013, khi SRD xây dựng kế hoạch chiến lược cho giai đoạn tiếp theo, trong bối cảnh môi trường bên ngoài thay đổi mạnh mẽ, ảnh hưởng của biến đổi khí hậu ngày càng rõ rệt, khoảng cách giàu nghèo gia tăng, công nghệ thông tin phát triển - thế giới ngày càng “phẳng”, …SRD quyết tâm xốc lại các giá trị văn hoá cho tổ chức mình. TỰ CHỦ vẫn là giá trị đầu tiên được SRD giữ lại, MINH BẠCH và TRÁCH NHIỆM GIẢI TRÌNH được đề cao trước yêu cầu khắt khe của nhà tài trợ và các bên liên quan. Giá trị HIỆU QUẢ cũng được định vị và căn cơ hơn trong mỗi nhiệm vụ và trở nên cụ thể hơn để thể hiện sự cống hiến hết mình với giá trị KẾT QUẢ và TÁC ĐỘNG. Đồng thời, CHIA SẺ và HỌC HỎI được lựa chọn là một giá trị mà SRD luôn chú trọng trong bối cảnh tri thức mới tăng nhanh và hoạt động của các NGO ngày một mở rộng. SỰ THAM GIA cũng được nhấn mạnh cho thấy kỳ vọng của SRD vào vai trò của mình, vào sự lớn mạnh của xã hội dân sự trong quan hệ với nhà nước và khu vực tư nhân. Tiếp theo lớp lõi giá trị văn hóa, là các lớp vân gỗ bao quanh lớp lõi, đó chính là sự lan toả của các giá trị văn hoá thành các chuẩn mực trong hành vi, ứng xử của tổ chức
và trong các thành viên. Sự tồn tại của các chuẩn mực văn hóa này góp phần củng cố tính bền vững của các giá trị. Các chuẩn mực văn hoá có thể kể đến đầu tiên đó là các quy định về logo với màu nền của đất đai, của ruộng lúa bậc thang tiêu biểu cho địa hình canh tác vùng cao luôn nhất quán xuất hiện trên mọi giấy tờ giao dịch của SRD như một chuẩn mực được mọi thành viên tự giác tuân thủ. Logo, các giá trị, sứ mệnh, tầm nhìn và nhiệm vụ cũng luôn hiện hữu trên những trang đầu tiên của sổ công tác hằng năm như lời nhắc nhở mọi thành viên chuyển tải các thông điệp này vào hành động. Tiếp theo quy định về logo là các quy định trong các cuốn cẩm nang mà được toàn thể thành viên cùng góp sức xây dựng nên và đã đi vào hành động của mọi thành viên trong cơ quan. Bên cạnh các quy định trên giấy tờ là các quy định bất hành văn, tạo thành văn hóa hàng ngày tại SRD, đó là sự quan tâm giúp đỡ lẫn nhau, những người mới đến được dẫn dắt chỉ bảo bởi những người lâu năm, những người có nhiều kinh nghiệm chia sẻ cho những người mới vào nghề… Sự quan tâm giúp đỡ này không chỉ giới hạn trong công việc mà cả trong cuộc sống thường ngày. Điểm nổi bật tiếp theo, mà bất cứ ai tham gia vào các hoạt động của SRD đều có thể nhận ngay thấy, đó là văn hóa phản biện/ tranh luận. Mọi người được bình đẳng và có quyền nói ra ý kiến của mình, lãnh đạo SRD luôn khuyến khích, tạo cơ hội và môi trường cho nhân viên được phát biểu. Cũng có không ít các phản biện/tranh luận có phần căng thẳng, nhưng chính chuẩn mực văn hoá được dẫn chiếu từ sự cầu thị, minh bạch, trách nhiệm và tham gia mà sau những phản biện/ tranh luận đó là sự hiểu biết hơn về nhau, về vấn đề cần giải quyết và mọi người lại vui vẻ làm việc.
Tiếp theo các lớp vân gỗ là lớp vỏ ngoài cùng của thân cây – chính là các yếu tố hiện hữu trong văn hóa của SRD. Duy trì các bếp ăn trưa nóng sốt, ngon miệng cho mọi thành viên cũng là nét văn hoá dễ thấy của SRD. Bởi nó tạo ra sự ấm cúng thân tình giữa lãnh đạo và nhân viên. Đây cũng là thời điểm để mọi người nói với nhau về những vấn đề khó nói trong công việc, những khúc mắc riêng tư để hiểu nhau hơn, để hết mình hơn nữa cho công việc. Các cuộc gặp gỡ vào dịp cuối mỗi năm bao giờ cũng được SRD tổ chức rất chu đáo, là dịp các thành viên mang theo vợ chồng, con cái tới để gặp mặt chia sẻ trong tình thân ấm áp. Lãnh đạo và nhân viên nói với nhau những điều mà ngày thường bận rộn, tách biệt vì công việc chưa làm được. Tất cả các lớp lõi, vân gỗ và vỏ ngoài đã tạo nên một SRD hoàn thiện với văn hóa công việc mà lấy kết quả làm thước đo. Lời kết: Tuy khiêm tốn trong vai trò của một NGO tại Việt Nam, song những thành công trong phát triển tổ chức cả từ góc độ kỹ thuật và văn hoá, SRD xứng đáng là điển hình cho sự tham khảo về phát triển tổ chức. Báo cáo đánh giá độc lập của chuyên gia nước ngoài đã từng nhận xét: Môi trường của SRD giống như một gia đình đoàn kết và thoải mái, với sự nhiệt tình và cam kết từ các thành viên… SRD đã giới thiệu tới các tổ chức xã hội dân sự trong nước và cả các NGO quốc tế một hệ thống hành chính, nhân sự và tài chính hoàn chỉnh, xuất sắc, cùng với văn hóa công việc mà ở đó mọi người được TỰ CHỦ, BÌNH ĐẲNG, THAM GIA để có được một SRD hoạt động HIỆU QUẢ và BỀN VỮNG.
Hà Nội, tháng 3 năm 2016
15
GIỚI VÀ SỰ ĐA DẠNG TRONG CÁC CHƯƠNG TRÌNH DỰ ÁN CỦA SRD Nhìn lại chặng đường 10 năm đi qua, SRD tự hào vì những nỗ lực trong việc hướng đến cơ hội tiếp cận công bằng tất cả các nguồn lực nhằm phát triển năng lực và thụ hưởng thành quả như nhau đối với toàn thể nhân viên trong tổ chức, thành viên mạng lưới cũng như sự tham gia và hưởng lợi bình đẳng đối với các đối tượng hưởng lợi tại cộng đồng. Đây cũng chính là nền tảng để SRD tiếp tục thực hiện các chương trình, dự án can thiệp trong giai đoạn tới vì một xã hội công bằng và bác ái.
Thúc đẩy bình đẳng giới – Một quyền cơ bản của con người “… Xóa bỏ mọi hình thức phân biệt đối xử với phụ nữ là kim chỉ nam cho các hoạt động về bình đẳng giới của SRD.” Trích Kế hoạch chiến lược 2013 - 2017
B
ất bình đẳng là nguyên nhân sâu xa cản trở phụ nữ tham gia hiệu quả vào quá trình ra quyết định, đặc biệt trong bối cảnh Việt Nam là một trong số ít quốc gia bị tác động trực tiếp bởi biến đổi khí hậu, trong đó phụ nữ và trẻ em gái được xác định là một trong những nhóm dễ bị tổn thương nhất. Vì vậy, trong suốt tiến trình thực hiện các chương trình, dự án từ năm 2006 đến nay, Trung tâm SRD đã và đang dành nhiều quan tâm đối với phụ nữ và trẻ em gái, chú trọng đến vấn đề bình đẳng giới cũng như áp dụng cách tiếp cận tổng thể có lồng ghép giới trong tất cả các dự án tại cộng đồng, từ khảo sát tìm hiểu nhu cầu, xây dựng đề xuất, định hướng can thiệp, đến giải pháp thực hiện và giám sát đánh giá.
Trong kế hoạch chiến lược 2013-2017, SRD đặt ra mục tiêu trở thành tổ chức có trách nhiệm giới trong nội bộ, trong các chương trình can thiệp tại cấp cộng đồng cũng như trong các liên minh vận động chính sách hướng tới bình đẳng giới. Năm 2014-2015 đánh dấu một cột mốc quan trọng khi SRD đưa ra tuyên bố giới và tiếp tục hướng tới các hoạt động bình đẳng giới trong các chương trình, dự án can thiệp tại cộng đồng. Phương pháp tiếp cận dựa trên quyền của phụ nữ và trẻ em gái luôn là điểm nhấn về giới trong các dự án của SRD. Cho tới nay, các dự án do SRD triển khai luôn đạt 50% tỷ lệ phụ nữ tham gia vào các hoạt động; phụ nữ luôn được tạo cơ hội tham gia vào Ban quản lý dự án; nhiều hội thảo, diễn đàn đã được tổ chức để phụ nữ được cởi mở thảo luận về
16
những vấn đề phòng chống bạo lực gia đình, tăng cường sự tham gia của nữ giới trong các cấp chính quyền… Kết quả của việc triển khai các hoạt động bình đẳng giới trong các dự án của SRD đã được tư liệu hóa và sử dụng cho mục đích vận động chính sách tại Hội nghị các bên tham gia Công ước khung của Liên hợp quốc về biến đổi khí hậu lần thứ 21 (COP21). SRD tiếp tục cam kết “thay đổi quan điểm của chính quyền, người dân nói chung, nam giới và phụ nữ nói riêng trong việc tham gia bình đẳng và hướng đến một cộng đồng toàn diện hơn”.
Bảo vệ trẻ em – Trách nhiệm và thấu hiểu Trong bối cảnh môi trường thay đổi và bị tác động bởi thiên tai và biến đổi khí hậu ngày một khắc nghiệt, trẻ em là một trong những nhóm đối tượng dễ bị tổn thương nhất cùng với phụ nữ và người khuyết tật. Nhận thức được vấn đề trên, bắt đầu từ năm 2013, SRD đã hình thành nhóm cán bộ nòng cốt để xây dựng chính sách bảo vệ trẻ em (BVTE) như là một công cụ cần thiết để bảo đảm cho mọi trẻ em khi tham gia vào hoạt động chương trình/ dự án do SRD thực hiện đều được bảo vệ, đồng thời cũng bảo vệ quyền lợi của tất cả các bên, bao gồm cả các đại diện của SRD. Chính sách BVTE của SRD đưa ra các nguyên tắc ứng xử nhằm quản lý các rủi ro tiềm ẩn mà trẻ em và những người làm việc với trẻ có thể gặp phải. Kể từ khi chính sách BVTE được thực thi tại SRD đến nay, toàn thể nhân viên của SRD đều được tập huấn, hiểu và
cam kết thực hiện đầy đủ chính sách BVTE, cũng như khuyến khích lồng ghép chính sách BVTE vào các hoạt động của dự án do mình quản lý. Tất cả các hợp đồng giữa SRD với chuyên gia tư vấn đều có điều khoản về BVTE, các chuyên gia tư vấn trước khi ký hợp đều phải đọc, hiểu và ký cam kết không vi phạm các điều khoản về BVTE và cho tới nay chưa có trường hợp nào vi phạm. Bên cạnh việc nâng cao nhận thức và thúc đẩy việc thực hiện chính sách BVTE trong nhân viên và các chuyên gia, SRD còn huy động được nguồn tài trợ cho việc triển khai các hoạt động cụ thể để BVTE tại cộng đồng, và cho tới này đã có 359 cha mẹ và người thân của trẻ tại vùng dự án miền Trung được chia sẻ về chính sách BVTE, và 262 trẻ em tại vùng dự án Can Lộc (Hà Tĩnh) và Gio Linh (Quảng Trị) được tham gia các hoạt động dành cho trẻ. Là một tổ chức không chuyên về trẻ em, tuy nhiên SRD đã và đang tích cực lồng ghép nội dung này trong tất cả các hoạt động can thiệp của mình tại cơ sở cũng như các hoạt động quản lý ở cấp tổ chức. Qua đó, SRD nhận thấy rằng việc áp dụng chính sách bảo vệ trẻ em không chỉ là để bảo vệ trẻ mà còn bảo vệ nhân viên khỏi một số tình huống rủi ro liên quan đến sự an toàn và lợi ích của trẻ; từ đó giúp nhân viên áp dụng cách làm việc và ứng xử đúng mực với đối tác và người hưởng lợi trong đó có trẻ và cha mẹ của trẻ. Ngoài ra, thực hiện lồng ghép chính sách BVTE trong các chương trình, dự án còn giúp nhân viên tôn trọng nhân phẩm, quyền riêng tư của trẻ và gia đình khi sử dụng thông tin, hình ảnh trong các ấn phẩm truyền thông của dự án và tổ chức.
Hà Nội, tháng 3 năm 2016
17
Người khuyết tật – Quan tâm và hỗ trợ Hỗ trợ người khuyết tật (NKT) là vấn đề lồng ghép xuyên suốt trong các dự án của SRD. Từ năm 2009 với một dự án làm trực tiếp với người khuyết tật tại Thừa Thiên Huế, SRD đã chính thức đưa lĩnh vực lồng ghép NKT thành một nội dung ưu tiên can thiệp của tổ chức tại các tỉnh miền Trung Việt Nam, nơi chịu nhiều tác động của hậu quả chiến tranh, thiên tai và biến đổi khí hậu, nơi tỉ lệ NKT còn cao và cuộc sống của NKT gặp nhiều khó khăn hơn các địa phương khác trong cả nước. Hơn 5 năm qua, con số dự án can thiệp của SRD mà đối tượng hưởng lợi trực tiếp bao gồm người lớn và trẻ em khuyết tật đã tăng tỉ lệ thuận theo từng năm. Giai đoạn 2009-2011, dự án “Hỗ trợ người khuyết tật” do Caritas Úc tài trợ đã được triển khai tại 4 xã thuộc huyện Phong Điền, tỉnh Thừa Thiên Huế. Kết quả là 6 hội NKT tự lực cấp xã và 1 hội NKT cấp huyện đã được hình thành và trở thành mái nhà chung cho những NKT tại địa bàn, 1.066 NKT đã được thăm khám, cung cấp trang thiết bị phục hồi chức năng (PHCN) và hỗ trợ PHCN. 10 mô hình sinh kế bền vững thích ứng với BĐKH, phù hợp với hộ gia đình NKT đã được giới thiệu tới các hộ gia đình NKT. 180 hộ gia đình NKT được trang bị kiến thức phát triển sinh kế và được hỗ trợ vốn để phát triển mô hình sinh kế phù hợp với hộ gia đình mình. 300 hộ gia đình NKT bị ảnh hưởng bởi cơn bão Ketsana năm 2009 đã được hỗ trợ kinh phí để sửa sang nhà cửa, chuồng trại chăn nuôi và phục hồi sinh kế sau thiên tai. Năm 2012, SRD đã nhân rộng kết quả từ dự án nói trên ra huyện Gio Linh, tỉnh Quảng Trị, với trọng tâm là cải thiện
18
đời sống thể chất, tinh thần và sinh kế cho người lớn và trẻ em khuyết tật để họ có thể có một cuộc sống tự lực, ít phụ thuộc và tươi sáng hơn. Các can thiệp không chỉ dừng lại trong phạm vi cải thiện sức khỏe, tinh thần, phục hồi chức năng và sinh kế mà còn hướng đến xây dựng một cộng đồng gắn kết và hòa nhập hơn, trong đó NKT là một bộ phận không thể tách rời, cùng chủ động ứng phó với thiên tai và biến đổi khí hậu. Sau hơn 3 năm triển khai, dự án đã tạo được thay đổi và tác động tích cực trực tiếp đến 688 NKT trong đó có cả trẻ em khuyết tật. Dự án đã được chính quyền địa phương, cộng đồng và bản thân NKT đánh giá cao về tính thiết thực, tính hiệu quả, tính phù hợp cũng như khả năng nhân rộng. Do đó, nhà tài trợ đã tiếp tục ủng hộ để dự án triển khai giai đoạn 2 từ 20152018 trên quy mô 5 xã. Bên cạnh các dự án chuyên biệt cho NKT, SRD cũng đã phát triển dự án có lồng ghép vai trò của NKT trong việc cùng với cộng đồng ứng phó với thiên tai. Mục tiêu và các hoạt động can thiệp của dự án này cũng hoàn toàn phù hợp với đề án 1002 của Chính phủ Việt Nam về nâng cao nhận thức cộng đồng trong quản lý rủi ro thiên tai. Dự án, mặc dù chỉ thực hiện trong 1 năm nhưng những thay đổi ban đầu rất đáng được ghi nhận. Kế hoạch giảm nhẹ rủi ro thiên tai đã có sự tham gia của đầy đủ các bên liên quan, trong đó có NKT, cộng đồng đã thay đổi cách nhìn đối với NKT, từ nhóm đối tượng dễ bị tổn thương không được tham gia vào quá trình lập kế hoạch và cần được hỗ trợ sang nhóm đối tượng cần phải tham gia và có quyền đóng góp ý kiến và kinh nghiệm như bao nhóm đối tượng khác, bản thân NKT và gia đình cũng đã thay đổi suy nghĩ mặc cảm, tự ti và dần tự tin hòa nhập vào tiến trình lập kế hoạch phòng ngừa ứng phó thiên tai, vì một cộng đồng an toàn và toàn diện hơn.
Các thành tựu và những dấu ấn trong các lĩnh vực hoạt động
Hà Hà Nội,Nội, tháng tháng 3 năm 3 năm 2016 2016
19
NÔNG NGHIỆP BỀN VỮNG
Nền tảng, kinh nghiệm và thành tựu
N
ông nghiệp bền vững là nền tảng ban đầu khi SRD ra đời. Các dự án nông nghiệp của SRD đã, đang và sẽ tiếp tục hướng đến mục tiêu tăng cường năng lực cho nông dân nghèo, đặc biệt phụ nữ và người dân tộc thiểu số, thông qua xây dựng và thực hành các mô hình sinh kế thích ứng với biến đổi khí hậu, nhằm cải thiện thu nhập, tăng khả năng ra quyết định của cộng đồng cho cuộc sống của chính họ. SRD đã đạt được những kết quả ấn tượng trong các dự án phát triển nông nghiệp, sinh kế bền vững và đem lại cuộc sống tốt đẹp cho cộng đồng.
SRD trực tiếp làm việc với cộng đồng để hỗ trợ người dân duy trì và phát triển các sinh kế đa dạng, giúp họ thích ứng với môi trường/hoàn cảnh thay đổi trong xu thế phát triển và hội nhập hiện nay. Phương thức tiếp cận của SRD về tạo sinh kế đa dạng và phù hợp là dựa trên các nhu cầu của người dân, xây dựng và thực hiện các giải pháp can thiệp cũng như tuyên truyền, vận động bà con thử nghiệm, áp dụng, nhân rộng các kỹ thuật hiệu quả trong sản xuất nông nghiệp, gắn sản phẩm với nhu cầu của thị trường. Trong 10 năm qua, SRD đã huy động được hơn 5 triệu USD để triển khai hơn 30 dự án về mảng nông nghiệp và sinh kế, tại 11 tỉnh (Thái Nguyên, Phú Thọ, Hòa Bình, Lào Cai, Bắc Kạn, Yên Bái, Điện Biên, Sơn La, Thanh Hóa, Hà Tĩnh, Thừa Thiên Huế). Thành tựu chính mà SRD đã đạt được là triển khai thành công nhiều mô hình giúp người dân cải thiện sinh kế, tăng thu nhập, ổn định cuộc sống trong bối cảnh của biến đổi khí hậu. Hàng loạt các mô hình sinh kế đạt hiệu quả đã được tổng kết và tài liệu hóa:
Câu lạc bộ sinh kế cộng đồng: Là một hình thức của tổ hợp tác tự nguyện, trong đó người dân được xem như là trung tâm của sự phát triển. Tại đây, người dân cùng nhau bàn bạc, thống nhất các nguyên tắc làm việc nhóm, cùng xây dựng kế hoạch phát triển sản xuất. Họ đã tự tin, chủ động hơn khi đưa ra các quyết định liên quan tới cuộc sống của gia đình mình. Đồng thời, mạnh dạn đóng ý kiến vào các quyết định trong cộng đồng. Do vậy, các giải pháp can thiệp và hỗ trợ đáp ứng đúng các nhu cầu, quyền lợi và khả năng đa dạng của nhiều nhóm đối tượng khác
20
nhau. Người dân cũng có cơ hội để chia sẻ, học hỏi kinh nghiệm sản xuất thông qua câu lạc bộ của mình. Bên cạnh đó, năng lực sản xuất và các kỹ năng kỹ thuật của người dân từng bước được cải thiện, thói quen canh tác truyền thống đã dần thay đổi theo hướng tiên tiến hơn, bắt kịp với những thay đổi của xã hội. Mô hình câu lạc bộ sinh kế cộng đồng đã được triển khai và thực hiện thành công tại tỉnh Phú Thọ, sau đó nhân rộng và áp dụng trong các dự án sinh kế mà SRD triển khai tại các tỉnh Thái Nguyên và Yên Bái. Đặc biệt, 17 xã khó khăn, thuộc Chương trình 135 của huyện Văn Chấn, tỉnh Yên Bái đã áp dụng phương pháp tổ nhóm sở thích từ kinh nghiệm câu lạc bộ sinh kế cộng đồng, qua đó người dân đã xây dựng được các kế hoạch sản xuất kinh doanh phù hợp với sự hỗ trợ của Chương trình 135 và đã triển khai thành công kế hoạch, giúp đời sống của người dân được cải thiện và góp phần nâng cao hiệu quả của Chương trình 135.
Quản lý thủy nông có sự tham gia đã được áp dụng thành công tại Yên Bái và Phú Thọ giúp làm thay đổi nhận thức cũng như hành động của người dân trong quá trình tham gia vào quản trị cơ sở hạ tầng của địa phương và làm thay đổi phương cách làm việc của cán bộ quản lý, đồng thời giúp nâng cao năng suất lúa và các cây trồng khác hơn 30% so với trước, góp phần quan trọng vào việc đảm bảo an ninh lương thực và tăng thu nhập cho người nghèo, hơn thế nữa tình đoàn kết trong cộng đồng được cải thiện.
Quản lý sử dụng đất có sự tham gia: Mô hình đã được triển khai đầu tiên tại huyện Phong Điền, tỉnh Thừa Thiên Huế. Sau đó phương pháp có sự tham gia của các bên liên quan trong quản lý sử dụng đất được nhân rộng sang các tỉnh Thái Nguyên và Phú Thọ. Mô hình đã đem lại thành công về cả hai phương diện (i) tăng năng lực cho người dân trong quá trình quản trị đất đai được giao, hướng tới sử dụng hiệu quả và hiệu suất, (ii) đưa tiếng nói và vị thế của người dân, đặc biệt phụ nữ vào các hoạt động xây dựng và phát triển cộng đồng, làm thay đổi cuộc sống của họ theo hướng tích cực, toàn diện.
Củng cố và phát triển giống lúa nông hộ: Mô hình đã giúp người dân nơi đây chủ động được nguồn giống thuần, giảm sự phụ thuộc vào nguồn giống lúa lai từ bên ngoài, vừa không ổn định về chất lượng, vừa hạn chế khả năng thích ứng với biến đổi khí hậu, đồng thời bảo tồn được nguồn giống gen lúa quý có năng suất, chất lượng cao và thích ứng với biến đổi khí hậu. Mô hình này được SRD triển khai đầu tiên tại Bắc Kạn và trong 3 năm (2008-2010), 40 lớp học đồng ruộng đã được triển khai, giúp cho 1.200 hộ nông dân có kiến thức và kỹ năng phục tráng, chọn tạo giống lúa, cùng với việc áp dụng phương pháp canh tác lúa cải tiến và quản lý dịch hại tổng hợp. 1 tổ sản xuất giống đã được hình thành với 19 hộ dân, 13,2 tấn thóc giống bao thai siêu nguyên chủng được sản xuất và giúp tăng 40% thu nhập (so với trước khi chưa tham gia sản xuất giống) cho các hộ gia đình trong tổ sản xuất giống. 23,3 tấn thóc giống được sản xuất bởi nhóm nông dân tham gia dự án và được trao đổi giữa các hộ gia đình trong vùng dự án để áp dụng tại hộ. 14 giống lúa triển vọng, thích ứng với điều kiện khí hậu địa phương được nông dân chọn tạo và đưa vào sản xuất trên diện rộng. Đặc biệt, 2 giống lúa DV108 và KDĐB đã được Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn tỉnh Bắc Cạn công nhận và đưa vào cơ cấu giống lúa của tỉnh. Trên cơ sở những thành công tại Bắc Kạn, SRD đã mở rộng kết quả này sang các vùng chịu nhiều tác động của biến đổi khí hậu tại 5 tỉnh: Thanh Hóa, Hòa Bình, Yên Bái, Sơn La, Lào Cai. Bên cạnh việc giúp người dân chủ động nguồn
giống, thích ứng với những thay đổi bất thường của thời tiết, khí hậu, mô hình còn giúp người dân tăng thu nhập thông qua giảm chi phí đầu vào, hướng tới sản xuất thân thiện với môi trường. 13 giống lúa được phục tráng và 18 giống lúa thích ứng với điều kiện khí hậu địa phương được lựa chọn. Giống lúa chịu mặn M2 đã được chính quyền và người dân tại Thanh Hóa áp dụng và mở rộng. Giống lúa ngắn ngày MD1 chịu hạn đã được triển khai áp dụng tại nhiều xã vùng cao của tỉnh Hòa Bình. Nhiều giống lúa bản địa như nếp Lếch, Séng Cù cũng được phục tráng tại Yên Bái, Lào Cai, Sơn La. Đã có 6.720 hộ gia đình được tiếp cận với nguồn giống bảo đảm chất lượng.
Canh tác lúa cải tiến ứng phó với BĐKH (SRI), ban đầu được triển khai tại Thái Nguyên và Phú Thọ. Ghi nhận thành công của mô hình là: (i) 1 bộ tài liệu hướng dẫn kỹ năng triển khai nhân rộng và truyền thông về SRI được xây dựng, (ii) 240 cán bộ nông nghiệp địa phương được đào tạo về kỹ năng hỗ trợ cộng đồng triển khai SRI, (iii) 127 nông dân được đào tạo trở thành chuyên gia về SRI, (iv) 6.902 hộ nông dân đã áp dụng SRI trên diện tích 2.634 ha và đã giúp giảm lúa giống, nước tưới, thuốc bảo vệ thực vật, năng suất tăng từ đó tăng, lợi nhuận đạt 8-32%. Từ thành công này, SRD đã mở rộng và áp dụng mô hình SRI trên tất cả các vùng dự án của SRD mà có hỗ trợ canh tác lúa, giúp năng suất lúa được nâng lên 15-20%, trong khi giảm 1/3 chi phí thuốc trừ sâu bệnh và phân hóa học
Hà Nội,Hàtháng Nội, tháng 3 năm32016 năm 2016
21
Bảo tồn và phát triển nguồn cây thuốc bản địa, 5 loài cây thuốc (lá khôi, mạch môn, đinh lăng, hoàng tinh hoa trắng và củ dòm) phù hợp với điều kiện của địa phương đã được trồng và mở rộng tại huyện Yên Bình, tỉnh Yên Bái. Người dân không chỉ bảo tồn được các loài cây thuốc nam đặc hữu mà còn tạo ra được nguồn thu nhập phụ bền vững cho hộ gia đình. Thông qua các hoạt động của dự án, người dân có thể chia sẻ kiến thức về trồng cây thuốc nam, lợi ích của các cây thuốc nam và bài thuốc hay, chia sẻ giá cả của các đầu mối thu mua trên địa bàn. Mô hình đã giúp người dân nghèo, đặc biệt là phụ nữ mở ra một hướng sinh kế mới, với thu nhập ổn định, nông dân không còn sống phụ thuộc vào rừng, đồng thời góp phần ổn định vùng nguyên liệu cây dược liệu cho tỉnh Yên Bái.
Sinh kế bền vững cho các hộ nghèo, dễ bị tổn thương bởi biến đổi khí hậu. Các dự án tại Thái Nguyên, Phú Thọ, Hà Tĩnh, Quảng Trị, Thừa Thiên Huế của SRD đã giúp các hộ nông dân tại địa bàn xây dựng được các mô hình sinh kế tổng hợp cũng như các mô hình đơn lẻ như gà, lợn, lúa, cá... Nhiều người dân đã mạnh dạn đầu tư hoặc mở rộng quy mô sản xuất của gia đình nhờ được trang bị kiến thức, kỹ thuật sản xuất hiệu quả, được tiếp cận với nguồn vốn vay của các ngân hàng chính sách cũng như các nguồn vốn tự có từ cộng đồng, được cán bộ kỹ thuật hỗ trợ kiến thức, từ đó đã góp phần nâng cao kinh tế của gia đình và địa phương. Kết quả cho thấy số hộ nâng cao thu nhập từ chăn nuôi gà thả vườn theo hướng an toàn, nuôi lợn trên nền đệm lót sinh học trong khuôn khổ dự án ngày càng tăng. Năng suất, sản lượng lúa được nâng cao lên 15-20% nhờ áp dụng đúng
22
qui trình kỹ thuật. Chi phí đầu vào cho sản xuất giảm được trung bình 20 - 40%, tổng thu nhập hàng năm của hộ tăng lên 15-20%. SRD cũng đã thành công trong việc kết nối, đưa những sản phẩm nông sản của bà con nông dân tới thị trường người tiêu dùng ở thành phố thông qua những phiên chợ nông sản thường niên tại khu đô thị CIPUTRA và phiên chợ đặc sản các vùng miền tại khu đô thị Royal City (Hà Nội). Những phiên chợ này đã thu hút được sự chú ý và đón nhận nhiệt tình của khách hàng, tạo được thêm một kênh phân phối nông sản sạch của nông dân vùng dự án đến được với người tiêu dùng thành thị thường xuyên. SRD đã hỗ trợ người dân tự quản lý sinh kế đa dạng và phù hợp một cách bền vững, nhiều dự án hiện đã kết thúc nhưng kết quả vẫn được nông dân tiếp tục thực hiện. Từ những nỗ lực của mình, vai trò của SRD trong công cuộc xóa đói giảm nghèo, phát triển nông nghiệp, nông thôn đã được các cấp ban ngành ghi nhận. SRD đã nhận được rất nhiều bằng khen, giấy khen từ các tỉnh nơi SRD triển khai dự án, như: UBND huyện Phú Lương – Thái Nguyên, UBND huyện Can Lộc – Hà Tĩnh, UBND huyện Gio Linh – Quảng Trị, UBND tỉnh Thừa Thiên Huế, UBND tỉnh Yên Bái, Hội Đông y tỉnh Yên Bái. Bên cạnh đó, SRD cũng được đánh giá rất cao bởi cơ quan chủ quản VUSTA, các cơ quan nhà nước liên quan, Thủ tướng Chính phủ. Với những thành tựu này, SRD xứng đáng là một trong những NGO hàng đầu, tiên phong trong phát triển nông nghiệp và sinh kế bền vững cho người dân và cộng đồng.
Nâng cao năng lực mạng lưới, giúp cộng đồng thích ứng với biến đổi khí hậu SRD cam kết hỗ trợ các cộng đồng nghèo và cộng đồng dễ bị tổn thương giảm nhẹ các tác động do biến đổi khí hậu (BĐKH), cũng như thúc đẩy các cộng đồng ứng dụng các giải pháp phát triển sinh kế giảm phát thải khí nhà kính. SRD cụ thể hóa mục tiêu này trong các dự án can thiệp của tổ chức. Mỗi dự án đều có những hoạt động nâng cao nhận thức, kiến thức về BĐKH, từ đó hỗ trợ nông dân triển khai thí điểm và nhân rộng các mô hình, giải pháp sinh kế ứng phó với BĐKH.
Thành lập, duy trì và phát triển Mạng lưới SRD đã cùng một số tổ chức phí chính phủ Việt Nam (VNGO) khởi xướng thành lập Mạng lưới các tổ chức phi chính phủ Việt Nam và BĐKH (VNGO&CC). Từ 5 tổ chức ban đầu vào tháng 9 năm 2008, đến nay mạng lưới đã có hơn 130 tổ chức thành viên trải dài trên cả nước. Trong vai trò Trưởng ban điều hành mạng lưới, SRD đã chủ động huy động tài chính và tiên phong trong việc triển khai các hoạt động nâng cao năng lực, tăng cường liên kết, chia sẻ thông tin, kinh nghiệm giữa các tổ chức thành viên để tạo tiếng nói mạnh hơn trong hoạt động truyền thông, vận động chính sách liên quan đến BĐKH. Do vậy, Mạng lưới VNGO&CC được củng cố và hoạt động hiệu quả hơn, các nhóm VNGO&CC vùng miền được thành lập, sự chia sẻ thông tin giữa các tổ chức thành viên mạng lưới VNGO&CC được duy trì thường xuyên, hoạt động của VNGO&CC được đăng tải trên các kênh truyền thông đại
Hà Nội,Hàtháng Nội, tháng 3 năm32016 năm 2016
23
chúng, kỹ năng truyền thông, nghiên cứu và vận động chính sách liên quan đến BĐKH của cán bộ các tổ chức thành viên được cải thiện, các mô hình ứng phó với BĐKH của các NGO được nghiên cứu, tài liệu hóa và được phổ biến rộng rãi, các mối liên kết hợp tác với các cơ quan quản lý, các cơ quan kỹ thuật của nhà nước được hình thành và phát triển.
Nâng cao năng lực về biến đổi khí hậu Từ khi bắt đầu tham gia hoạt động BĐKH vào năm 2008, SRD đã triển khai hàng trăm khóa tập huấn/ hội thảo giúp tăng cường năng lực và nâng cao nhận thức về BĐKH cho rất nhiều bên liên quan, cụ thể: gần 700 lãnh đạo và cán bộ ban ngành cấp tỉnh, huyện của 8 tỉnh Long An, Nghệ An, Thanh Hóa, Nam Định, Thái Bình, Nình Bình, Hải Phòng, Quảng Ninh, gần 700 lượt cán bộ từ hơn 100 VNGOs trong cả nước, hơn 1.500 cán bộ đối tác của các NGO và hơn 28.000 người dân tại các vùng dự án của SRD
Hỗ trợ nông dân phát triển sinh kế, xây dựng mô hình thích ứng BĐKH, giảm thiểu rủi ro thiên tai Các dự án can thiệp do SRD triển khai ưu tiên những vùng nông thôn đang chịu nhiều tác động của BĐKH như Lào Cai, Yên Bái, Sơn La, Phú Thọ, Hòa Bình, Bắc Kạn, Thái Nguyên, Nam Định, Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Trị, Thừa Thiên Huế và Long An. Đối tượng ưu tiên tham gia trong các dự án là những người dễ bị tổn thương bởi BĐKH, như: nông dân nghèo, người dân tộc thiểu số, phụ nữ, trẻ em và người khuyết tật/ gia đình người khuyết tật.
24
Những hoạt động hỗ trợ nông dân ứng phó với BĐKH mà SRD đã và đang tiến hành trong các dự án can thiệp ở địa phương bao gồm: (i) nâng cao năng lực cho nông dân hướng tới giảm nhẹ rủi ro thiên tai, ứng phó với BĐKH, (ii) hỗ trợ các hoạt động bảo vệ, quản lý rừng dựa vào cộng đồng, (iii) hỗ trợ các giải pháp xử lý rác, chất thải, giảm thiểu ô nhiễm môi trường và giảm phát thải khí nhà kính trong lĩnh vực nông nghiệp, (iv) thí điểm và nhân rộng các sáng kiến, giải pháp canh tác nông nghiệp bền vững, thân thiện với môi trường và thông minh với khí hậu, (v) vận động chính quyền địa phương ở các cấp đưa ra chủ trương chính sách nhằm nhân rộng các sáng kiến, giải pháp ứng phó với BĐKH đã thử nghiệm thành công ở cộng đồng và lồng ghép vào kế hoạch phát triển kinh tế xã hội của địa phương. Những sáng kiến, giải pháp hỗ trợ người dân ứng phó với BĐKH được thí điểm triển khai ở các vùng dự án thường có tính thực tiễn cao, đáp ứng được nhu cầu thực tế của cộng đồng và nhận được sự ủng hộ của người dân và chính quyền địa phương. Một số giải pháp điển hình như: hệ thống thâm canh lúa cải tiến ứng phó với BĐKH, sản xuất nông nghiệp khép kín không rác thải thông minh với khí hậu, củng cố và bảo tồn giống lúa nông hộ thích ứng với BĐKH, chăn nuôi lợn trên nền đệm lót sinh học giảm phát thải khí nhà kính và bảo vệ môi trường, thí điểm trồng dưa hấu trên đất khô hạn không trồng được lúa… Các giải pháp khi được lựa chọn để thí điểm tại các địa bàn dự án vừa phải có tính thực tiễn, vừa phải có cơ sở khoa học và chủ yếu dựa trên 3 nguyên tắc: đảm bảo các yêu cầu về thích ứng hoặc giảm nhẹ BĐKH, hiệu quả kinh tế và bền vững với môi trường, nhiều người có thể áp dụng/ hưởng lợi và có khả năng nhân rộng.
Tại Thanh Hóa, SRD đã giúp nông dân vùng ven biển ở thôn Đông Tân, xã Đa Lộc, huyện Hậu Lộc chọn tạo giống lúa thích ứng với đất nhiễm mặn. Nông dân được tập huấn các kỹ năng về bảo tồn và chọn tạo giống lúa theo phương pháp “cầm tay chỉ việc”, hướng dẫn thực hành những kỹ thuật về chọn tạo giống như phục tráng, chọn dòng phân ly, so sánh giống và áp dụng phương pháp thâm canh lúa cải tiến SRI. Học viên chủ động tham gia từ khâu xây dựng các khảo nghiệm đến tổ chức nghiên cứu, theo dõi cũng như các biện pháp tác động trên đồng ruộng. Trải qua 3 mùa vụ, thực hiện đánh giá một số giống lúa chịu mặn như M2, M4, M11 và M12 so với những giống đang trồng rộng rãi tại địa phương, nông dân đã chọn lọc được giống lúa M2 có tiềm năng phát triển tại các khu ruộng mặn trong thôn. Tại Bắc Cạn, “Hệ thống thâm canh lúa cải tiến (SRI) ứng phó với biến đổi khí hậu” được triển khai năm 2012 tại Ba Bể, Chợ Mới và Na Rì, mô hình được địa phương đánh giá cao. Nông dân được dự án nâng cao năng lực để trở thành nhà khoa học ngay trên đồng ruộng. Kết quả cho thấy, SRI giúp tăng sản lượng đến 30%, rất phù hợp khi áp dụng trên một số giống lúa thuần của địa phượng, đặc biệt là giống Bao Thai. Tại Thừa Thiên Huế, SRD đã hỗ trợ 18 hộ gia đình xã viên hợp tác xã Thái Dương Thượng thuộc xã Hải Dương, huyện Hương Trà xây dựng thành công mô hình trồng dưa hấu chịu hạn nhằm tận dụng diện tích đất trồng lúa bỏ hoang trong vụ hè thu do thiếu nước và tạo thêm sinh kế cho bà con nông dân. Bên cạnh đó, giống lúa chịu mặn RVT mà SRD hỗ trợ người dân trồng trên cánh
đồng lúa Hải Dương khẳng định được ưu thế vượt trội trong điều kiện thời tiết khắc nghiệt. RVT cho năng suất và chất lượng cao, đạt khoảng 50 - 55 tạ/ ha, giúp nông dân có thể bán với giá thành cao hơn các giống lúa địa phương sử dụng trước đây, góp phần nâng cao thu nhập cho người nông dân. Tại Hà Tĩnh, thông qua dự án “Áp dụng chuỗi giá trị để cải thiện sinh kế nông thôn trong bối cảnh BĐKH và thiên tai”, nông dân được giúp đỡ thành lập các tổ phòng chống lũ lụt, được trang bị kiến thức về phòng, chống lụt bão và thử nghiệm các mô hình sản xuất nông nghiệp thích ứng với BĐKH. Giống lúa mới NA.R5 - giống lúa cho thu hoạch trước mùa lũ đã được bà con chọn áp dụng, có thể giúp cho bà con nơi đây cầm chắc thắng. Một trong những mô hình khác được bà con quan tâm học hỏi chính là “đệm lót sinh học trong chăn nuôi lợn”. Đây là một phương thức nuôi lợn vừa cho hiệu quả kinh tế cao lại không có mùi hôi, không phát thải khí nhà kính. SRD đã thực hiện rất nhiều dự án về nông nghiệp, mỗi dự án đều có sự lồng ghép BĐKH và đặc biệt khi bắt tay vào thực hiện, cán bộ dự án có một “bí quyết” rất riêng: Không nói với người dân những lo lắng, tính toán cho BĐKH mà chỉ nói dự án đó sẽ góp phần gìn giữ môi trường, giúp người dân sử dụng tài nguyên thiên nhiên một cách hiệu quả, giảm thiểu phát thải khí nhà kinh… Đây chính là cách thức giúp người dân làm quen, hiểu để chuyển dần nhận thức, rồi sau đó mới giải thích cho họ thế nào là thích ứng, giảm thiểu tác động của BĐKH.
Hà Nội,Hàtháng Nội, tháng 3 năm32016 năm 2016
25
Ghi nhận trong REDD+ và FLEGT REDD+
Năm 2009, SRD bắt đầu tham gia vào mảng REDD+ (Giảm phát thải khí nhà kính từ mất rừng và suy thoái rừng), khởi đầu là hoạt động xây dựng giáo trình cho các tập huấn viên nguồn của các tổ chức phi chính phủ (NGO) về REDD+ và tập huấn nâng cao năng lực cho các cán bộ các NGO về REDD+. Với các kiến thức có được, SRD đã phối hợp với một số VNGO tổ chức các đợt tham vấn cộng đồng về mức độ sẵn sàng thực hiện REDD+ tại Thanh Hóa, Lạng Sơn và Thái Nguyên và đã có các góp ý có ý nghĩa cho chương trình UNREDD pha 1 tại Việt Nam. Năm 2014, SRD đã được các NGO đề cử là đại diện của các NGO Việt Nam tham gia là thành viên Ban chỉ đạo chương trình UNREDD pha 2 và đã nhận được sự đồng thuận của Ban chỉ đạo chương trình này. Từ đó, SRD tiếp tục phát huy vai trò của mình trong việc hỗ trợ xây dựng năng lực cho các NGOs về REDD+ nhằm giúp các NGO đưa tiếng nói và nhu cầu của cộng đồng sống dựa vào rừng vào tiến trình lập kế hoạch hành động REDD+ tại một số tỉnh.
FLEGT Năm 2012, SRD tham gia vào lĩnh vực FLEGT (Thực thi Lâm luật, Quản trị Rừng và Thương mại Lâm sản), sau 4 năm hoạt động, SRD đã thành công với vai trò đi tiên phong và dẫn dắt xã hội dân sự đưa tiếng nói và nguyện vọng từ cấp cơ sở đến Đoàn đàm phán Hiệp định đối tác tự nguyện (VPA).
Những đóng góp cho xã hội dân sự trong FLEGT Thành công lớn nhất là khởi xướng, hình thành và phát triển Mạng lưới VNGO-FLEGT, với những đóng góp đáng kể cho tiến trình đàm phán VPA tại Việt Nam. Ban đầu chỉ có 4 thành viên, đến nay mạng lưới đã có gần 60 tổ chức tham gia. Với vai trò sáng lập viên và Trưởng ban điều hành Mạng lưới, SRD đã huy động được hơn 1 triệu đô la Mỹ từ EU, DFID và Chương trình EU-FAO-FLEGT để triển khai 3 dự án xây dựng năng lực cho các tổ chức thành viên trong mạng lưới để tham gia tích cực và đóng góp có ý nghĩa cho tiến trình đàm phán VPA tại Việt Nam. 30 khóa tập huấn về các nội dung liên quan đến VPA FLEGT đã
1
Kế hoạch Hành động FLEGT là một sáng kiến bao gồm những hoạt động của Liên minh châu Âu (EU) để đối phó với vấn đề khai thác gỗ bất hợp pháp và hoạt động buôn bán các sản phẩm gỗ liên quan. Yếu tố cốt lõi của Kế hoạch hành động FLEGT là Hiệp định đối tác tự nguyện (VPA) - là hiệp định thương mại song phương giữa EU với từng quốc gia xuất khẩu gỗ vào EU, trong đó có Việt Nam. Tiến trình đàm phán và thực thi VPA ở Việt Nam được dự báo sẽ tác động đến nhiều bên liên quan, trong đó có các nhóm dễ bị tổn thương bao gồm hộ gia đình và cộng đồng sống phụ thuộc rừng. được triển khai, với khoảng 900 lượt người trực tiếp được hưởng lợi; 8 thành viên trong mạng lưới đã được cử tham gia Tuần lễ FLEGT do EU tổ chức hai năm/lần tại Bỉ; 4 thành viên được cử tham gia khóa học về Quản trị lâm nghiệp tại Anh. Hơn 20 thành viên được tham dự khóa học về GIS1, LIA2, TLAS3, IFM4 tại các nước VPA Châu Á. Đặc biệt, SRD đã tổ chức khóa tập huấn về Phương pháp giám sát khả năng tuân thủ gỗ hợp pháp ở cấp hộ gia đình và khóa tập huấn Phương pháp nghiên cứu mối liên kết giữa REDD+ và FLEGT. Đây là các khóa tập huấn quan trọng để xây dựng năng lực cho mạng lưới tham gia vào Giám sát độc lập VPA FLEGT và chương trình UNREDD tại Việt Nam.
GIS: Hệ thống thông tin địa lý ứng dụng trong giám sát rừng LIA: Đánh giá tác động của VPA tới sinh kế của người dân sống dựa vào rừng 3 TLAS: Hệ thống đảm bảo tính hợp pháp của gỗ 4 IFM: Giám sát rừng độc lập 2
26
Nghiên cứu để đưa ra đề xuất hành động Một loạt các nghiên cứu đã được SRD điều phối và phối hợp với các thành viên trong mạng lưới triển khai nhằm đưa ra các bằng chứng, cũng như cung cấp thông tin từ cấp cơ sở cho đoàn đàm phán VPA: (i) năm 2012, tham vấn cộng đồng về tính hợp pháp của gỗ, (ii) năm 2013, đánh giá Tác động Sinh kế LIA (đánh giá tác động của hiệp định VPA FLEGT tới các nhóm dễ bị tổn thương) và tham vấn cộng đồng về một số điều khoản của Luật Bảo vệ và Phát triển rừng 2004 liên quan đến hộ gia đình và cộng đồng để đề xuất sửa đổi Luật này, (iii) năm 2014, nghiên cứu sâu LIA tại 2 huyện trung du phía Bắc (Phú Lương, Yên Bình) và 2 làng nghề mộc vùng đồng bằng sông Hồng (Đồng Kỵ, Hữu Bằng) để minh họa, bổ sung cho nghiên cứu LIA tổng quan năm 2013, (iv) năm 2015, điều tra cơ bản để phục vụ cho Giám sát độc lập về khả năng tuân thủ tính hợp pháp của gỗ ở cấp hộ gia đình và nghiên cứu khả năng liên kết giữa REDD+ và FLEGT. Trên cơ sở kết quả các nghiên cứu, SRD và các thành viên Mạng lưới đã tổng hợp và phát triển thành các bản tin chính sách để vận động chính sách. Các bản tin chính sách và các báo cáo nghiên cứu đã đưa ra các kiến nghị rất thiết thực từ cấp cộng đồng tới đoàn đàm phán VPA tại Việt Nam, qua đó khẳng định vai trò không thể thiếu của xã hội dân sự trong tiến trình đàm phán và thực thi VPA tại Việt Nam.
Góp ý cho các nội dung của Hiệp định VPA Trên cơ sở kết quả các nghiên cứu, cũng như kiến thức và kinh nghiệm thực tế làm việc với cộng đồng, SRD chủ trì và phối hợp cùng các thành viên trong mạng lưới đóng góp tích cực và có ý nghĩa cho các bản thảo của Hiệp định VPA: 3 lần góp ý chính thức cho phu lục II về định nghĩa gỗ hợp pháp, 2 lần góp ý cho phụ lục V về hệ thống đảm bảo tính hợp pháp của gỗ và 1 lần góp ý cho phụ lục VIII về công bố thông tin. Các góp ý này đã được đoàn đàm phán Việt Nam và EU xem xét và chỉnh sửa nội dung của Hiệp định VPA.
Hơn 40 CSOs/NGOs đăng ký tham gia Chỉnh sửa quy chế
BĐH: SRD, SFMI, CORENARM Gần 60 CSOs/NGOs đăng ký tham gia
BĐH: SRD, PanNature, ForWet, CRD Hơn 30 CSOs/NGOs đăng ký tham gia Hình thành VNGO-FLEGT BĐH: SRD, PanNature, CSDM, CERDA, CRD, FORWET Xây dựng quy chế hoạt động của Mạng lưới Hơn 20 CSOs/NGOs đăng ký tham gia
Hà Nội,Hàtháng Nội, tháng 3 năm32016 năm 2016
27
Liên kết mạng lưới và vận động chính sách Chia sẻ kinh nghiệm, củng cố kiến thức Từ năm 2007, SRD đã làm Trưởng nhóm Công tác về sự tham gia của người dân (PPWG), bao gồm hơn 100 tổ chức và chương trình phát triển như Chương trình Phát triển Liên Hiệp Quốc (UNDP) và Ngân hàng Thế giới (WB), các nhà tài trợ song phương, các tổ chức phi chính phủ…Với vai trò này SRD đã thành công trong việc phối hợp với các thành viên trong PPWG hỗ trợ chính phủ xây dựng Nghị định 151/2007/NĐ-CP về tổ chức và hoạt động của tổ hợp tác. Đầu năm 2008, SRD chủ động khởi xướng các hoạt động về xã hội dân sự nhằm tăng cường liên kết với các đối tác trong và ngoài nước và đã được Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam (VUSTA) lựa chọn đứng ra đón tiếp phái đoàn đại biểu là các tổ chức xã hội dân sự từ Lào, đồng thời tham gia vào Ban cố vấn của dự án giữa VUSTA và UNDP về tăng cường năng lực cho VUSTA. Cuối năm 2008, SRD cùng với một số các tổ chức phi chính phủ Việt Nam khởi xướng, hình thành và điều hành Mạng lưới phi chính phủ Việt Nam và Biến đổi khí hậu (VNGO&CC), và cũng trong thời gian này, SRD được bầu là Đồng chủ tịch Nhóm công tác về biến đổi khí hậu (CCWG). Với vai trò là Trưởng ban điều hành Mạng lưới VNGO&CC, và là Đồng chủ tịch CCWG, SRD đã có nhiều góp ý cho các chính sách, chương trình, kế hoạch cấp quốc gia và cấp tỉnh về biến đổi khí hậu (BĐKH). Các cuốn tài liệu hóa về các mô hình ứng phó với BĐKH tại cộng đồng của các NGO là các tài liệu tham khảo quan trọng cho cơ quan quản lý nhà nước xây dựng tiêu chí đánh giá các mô hình/ dự án về BĐKH dựa vào cộng đồng, cũng như giúp các tỉnh khi xây dựng kế hoạch phát triển kinh tế xã hội có tính đến yếu tố BĐKH và nhân rộng các mô hình sinh kế ứng phó với BĐKH tại địa phương. Đầu năm 2012, trong bối cảnh Việt Nam tham gia đàm phán Hiệp định đối tác tự nguyên (VPA) trong Chương trình Thực thi Lâm luật, Quản trị Rừng và Thương mại Lâm sản (FLEGT) và từ kinh nghiệm hình thành, điều hành các mạng lưới kể
28
Vận động chính sách hỗ trợ người nghèo là một trong những mục tiêu chiến lược của SRD. Trải qua nhiều năm hoạt động, SRD đã tích lũy được nhiều kinh nghiệm để chia sẻ đến chính quyền địa phương và các nhà hoạch định chính sách. Bên cạnh đó, SRD đã tích cực mở rộng các mối quan hệ hợp tác quốc tế, củng cố vị thế của mình như một tổ chức dân sự luôn học hỏi và sẵn sàng chia sẻ với các tổ chức khác để cùng nhau tiếp cận, tác động tích cực hơn đối với các nhà hoạch định chính sách hỗ trợ người nghèo.
trên, SRD đã phối hợp với một số VNGO hình thành Mạng lưới các tổ chức phi chính phủ Việt Nam với Thực thi lâm luật, Quản trị rừng và Thương mại lâm sản VNGO-FLEGT và được bầu là Trưởng ban điều hành. Với vai trò này, SRD đã phối hợp với các tổ chức thành viên của mạng lưới triển khai nhiều hoạt động nghiên cứu, tham vấn người dân liên quan tới VPA FLEGT và đã có những đóng góp thiết thực và có ý nghĩa cho tiến trình đàm phán VPA FLEGT giữa chính phủ Việt Nam và Liên minh Châu Âu. Trong mọi phương diện, hoạt động của mình, SRD luôn minh chứng là một tổ chức tiên phong trong việc điều phối các mạng lưới làm việc, ngay cả trong những lĩnh vực mới như: FLEGT, tài chính cho BĐKH, nông nghiệp thông minh với khí hậu, Minh bạch, giải trình trong đầu tư phát triển. Trong các dự án có sự hợp tác với nhiều bên, SRD chủ động chia sẻ kinh nghiệm nhằm nâng cao tính chuyên nghiệp của các tổ chức phi chính phủ trong môi trường làm việc chính sách tại Việt Nam. SRD luôn đóng vai trò nòng cốt trong các cuộc thảo luận, lấy ý kiến và tham gia các sự kiện để thúc đẩy tiếng nói và vị thế của các tổ chức xã hội dân sự. SRD được ghi nhận là một tổ chức tích cực khi tham gia vào các quá trình hoạch định chính sách khác nhau như Chương trình Nông thôn mới, Chương trình Mục tiêu Quốc gia về Ứng phó với BĐKH, Chiến lược Phát triển Bền vững ở Việt Nam, Diễn đàn Hiệu quả Phát triển hay những đóng góp tích cực tại các diễn đàn vận động chính sách ở cấp quốc tế như Hội nghị Thượng đỉnh về Phát triển bền vững (Rio+20), Hội nghị Quốc tế lần thứ 6 về thích ứng BĐKH dựa vào cộng đồng (CBA6), Hội nghị các bên tham gia Công ước khung của Liên hợp quốc về biến đổi khí
hậu COP 15 và COP 21… Điều cốt lõi là SRD tuyên truyền và vận động cho sự thay đổi chính sách hướng tới người nghèo. Chiến lược chủ chốt trong công tác này là liên kết với các tổ chức khác nhau và tích cực tham gia, đóng góp cho các mạng lưới liên quan.
Liên kết với các đối tác quốc tế Từ năm 2008, SRD đã tham gia vào hai mạng lưới khu vực tập trung vào các vấn đề nông nghiệp: Mạng lưới Châu Á - Thái Bình Dương về hành động không thuốc trừ sâu (PAN AP) và Mạng lưới lúa gạo Đông Á (EARWG), Mạng lưới PAN AP cam kết hỗ trợ nông nghiệp sinh học và sinh thái, trong khi EARWG thúc đẩy sản xuất lúa bền vững và hỗ trợ các lựa chọn tự nhiên không theo công nghệ ghen và biến đổi ghen. SRD là Tổ chức Phi chính phủ Việt Nam duy nhất trong cả hai mạng lưới trên, đem tiếng nói từ cộng đồng để vận động tuyên truyền cho các mối quan tâm và quyền lợi của người nông dân. Hiện tại, SRD đang tham gia vào các hoạt động của Ủy ban Quốc tế về Phúc lợi xã hội, là mạng lưới toàn cầu về Phúc lợi xã hội, bao gồm các phương pháp vận động tuyên truyền hiệu quả, đồng thời còn tham gia vào chương trình vận động cấp khu vực đối với các cơ quan liên chính phủ trong khối ASEAN. Ngoài ra, SRD còn là thành viên Ban điều hành Mạng lưới Nghiên cứu Châu Á – Thái Bình Dương (APRN)1 và thành viên của các mạng lưới khu vực như: Mạng lưới Hiệu quả viện trợ (Aid Effectiveness), Diễn đàn thích ứng vùng Mekong (The Mekong Adaptation Forum), Mạng Thực tế viện trợ (Reality of Aid Network), vv… Sự có mặt thường xuyên và tích cực của SRD trong các hội thảo nhằm đóng góp ý kiến và thảo luận về các vấn đề phát triển hiện đại bên cạnh nhiều tổ chức trong nước và quốc tế cho thấy, tập thể lãnh đạo và cán bộ của SRD đã đầu tư nhiều công sức để có được những kinh nghiệm thực tế, các mô hình và bằng chứng thuyết phục dựa trên cơ sở khoa học nhằm phục vụ cho hoạt động của mình và các mạng lưới mà SRD tham gia điều hành. SRD xứng đáng là đại diện của các tổ chức phi chính phủ Việt Nam cũng như quốc tế trong các diễn đàn về Nông nghiệp bền vững, BĐKH, FLEGT …
1
APRN: Asian Pacipic Research Network
Hà Nội,Hàtháng Nội, tháng 3 năm32016 năm 2016
29
Giá trị SRD từ cảm nhận của các đối tác
30
CIDSE ngày ấy và SRD bây giờ Rudi Kohnert, Nhà hoạt động về Quản trị Rừng vùng Đông Nam Á, Tổ chức FERN tại Châu Âu
T
ôi vinh dự hợp tác cùng Trung tâm SRD cả trong quá khứ và hiện tại, và chứng kiến những thành công mà SRD đã đạt được ngày hôm nay, xin chúc mừng SRD! Vào thời điểm năm 2004, thật khó để hình dung được tổ chức CIDSE tại Việt Nam sẽ được địa phương hóa như thế nào. Tới nay, chỉ sau một thời gian ngắn, SRD đã trưởng thành và có những thành tựu rất đáng được kể trong dịp kỷ niệm 10 năm thành lập này. Nhớ lại thời đó, CIDSE đang phải cố gắng tìm mọi cách để thành lập các tổ chức NGO của từng nước để có thể vận hành độc lập với chương trình của tổ chức này trong khu vực Cam-pu-chia, Lào và Việt Nam. Lúc đó cán bộ của CIDSE tại văn phòng các nướckhông thực sựmuốn thay đổi và họ đã từ chối các đề xuất mà CIDSE đưa ravề việc thành lập các NGO độc lập cấp địa phương, quốc gia, hoặc khu vực. Chỉ có một số ít người (nhiều người trong số họ sau đó trở thành thành viên của SRD) bày tỏ sự hào hứng với tầm nhìn và sứ mệnh về việc phát triển một tổ chức địa phương độc lập. Một nghiên cứu được thực hiện nhằm giúp những người ra quyết định của CIDSE có thể có những lựa chọn để cho tương lai của các văn phòng CIDSE tại các nước. Các tổ chức thành viên và đội ngũ nhân viên làm việc ở các nước của CIDSE được tư vấn nhiều phương án khác nhau xem CIDSE nên trở thành NGO của địa phương, quốc gia hay khu vực.
Tôi đã mỉm cười lưu luyến khi lục tìm một tài liệu cũ từ kho lưu trữ của tôi để tự gợi nhớ về quá trình đó và về việc ban đầu, phần lớn các nhân viên ở Việt Nam đều ủng hộ phương án thành lập một NGO độc lập cấp khu vực, mặc dù có một số lo lắng về tình hình tài chính và tổ chức mới sẽ hoạt động như thế nào trên thực tế. Sau đó, các thành viên CIDSE đã ưu tiên phương án thành lập một NGO cấp quốc gia từ mỗi văn phòng CIDSE tại Cam-pu-chia, Lào và Việt Nam. Tuy nhiên vào thời điểm đó, quyết định thành lập một NGO không được hoàn toàn ủng hộ bởi các nhân viên ở Việt Nam, nơi mà nhiều thành viên mong muốn theo đuổi tầm nhìn riêng của mình. Vì vậy SRD là một trong hai tổ chức NGO Việt Nam đã được thành lập. Tuy nhiên, ngoài việc quan tâm đến quyền sở hữu và sự cam kết của đội ngũ nhân viên, những người sáng lập còn cần phải trả lời các câu hỏi về tính hợp pháp và chính trị của tổ chức. Đây là thời điểm mà luật về việc hình thành và quản trị các tổ chức NGO địa phương vẫn đang trong giai đoạn thảo luận, và không có dấu hiệu cho thấy khi nào nó sẽ được hoàn tất. Lúc đó cũng là thời điểm mà các tổ chức độc lập bị kiểm soát chặt chẽ và có nhiều quan ngại về khái niệm tổ chức phi chính phủ. Bởi vậy, buổi lễ ra mắt Trung tâm thời đó đã bị dừng lại đột ngột. Mặc dù đã dành nhiều công sức, tiền bạc cho việc chuẩn bị công bố sự ra đời Trung tâm Sinh kế và Nông
nghiệp Vùng cao (LÚA), nhưng các cơ quan quản lý đã không tán thành từ viết tắt “LÚA” của Trung tâm, và đã từ chối cho phép Trung tâm lựa chọn tên này. Tới nay, với những gì đã thực hiện trên thực tế, SRD đã trở thành thương hiệu được ghi nhận trong cộng đồng các tổ chức phi chính phủ Việt Nam. Sau một thập kỉ, thật tuyệt vời khi ở vai trò hoàn toàn khác, tôi được chứng kiến các thành viên mạng lưới VNGO-FLEGT đã bầu chọn SRD là Trưởng Ban điều hành của một Mạng lưới toàn quốc. Và đây không chỉ là một mạng lưới bình thường, mà là một mạng lưới tiên phong. Có thể nói rằng, SRD đang vươn lên, giúp tạo ra không gian độc nhất cho các NGO Việt Nam tham gia đóng góp cho quá trình đàm phán một hiệp định thương mại về gỗ (VPA) quan trọng với Liên minh Châu Âu.
Hà Nội,Hàtháng Nội, tháng 3 năm32016 năm 2016
31
Cảm nghĩ từ một cựu tình nguyên viên Wendy Conway Lamb Bí thư thứ nhất, Bộ Ngoại giao và Thương mại, Đại sứ quán Úc Những đóng góp này rất cần thiết nhằm giúp bảo vệ quyền lợi của các cộng đồng có sinh kế phụ thuộc vào rừng, thông qua việc đảm bảo các vấn đề mà họ đang phải đối mặt được xem xét trong việc xây dựng quy định về gỗ hợp pháp tại Việt Nam. Nếu không có sự tham gia này, ý kiến cộng đồng trong việc xác định gỗ hợp pháp sẽ không được lắng nghe, và một số người sống phụ thuộc vào rừng có thể sẽ bị vi phạm pháp luật mà họ không biết. Nhờ sự tham gia của các NGOs như SRD trong các đàm phán, các thắc mắc về việc hiệp định thương mại này hướng tới quyền lợi của ai đã được xem xét trước với sự đồng thuận từ nhiều bên liên quan hơn, và giúp cho Hiệp định VPA của Việt Nam đáng tin cậy hơn ở tầm quốc tế. Mạng lưới VNGO-FLEGT đã trở thành một bên liên quan được tôn trọng, ngày càng chủ động và được biết đến rộng rãi trong quá trình đàm phán và thực thi VPA. Chính vì vậy, bộ phim về tiến trình đàm phán VPA và tầm quan trọng của sự tham gia của NGO trong tiến trình này đã được phát sóng trên kênh VTV1 trong dịp Tết năm 2015, tại thời điểm lượng người xem cao nhất. Tới đây, cảm xúc của tôi lại như lúc mới mở đầu bài viết này, không thể không khâm phục đội ngũ SRD vì sự trưởng thành và thành tích mà họ đã đạt được trong một khoảng thời gian ngắn như vậy.
32
Đ
ầu năm 2010, tôi gia nhập SRD, khi đó tôi không nghĩ rằng đây sẽ là một khởi đầu của mối quan hệ tuyệt vời và lâu dài với đất nước Việt Nam, và đặc biệt là với nông thôn miền núi phía Bắc. Lúc đó, tôi đã nghỉ việc tại Chương trình Viện trợ của Chính phủ Úc tại Canberra và bắt đầu 15 tháng làm cán bộ biến đổi khí hậu của SRD, thông qua chương trình Tình nguyện viên Úc vì Sự phát triển Quốc tế (AVID). Ngay tuần đầu tiên tôi tới Hà Nội và bắt đầu công việc của mình, tôi đã có chuyến đi thực địa cùng những đồng nghiệp ở SRD tới hai tỉnh Yên Bái và Quảng Ninh để tiến hành đánh giá nhu cầu và tính dễ bị tổn thương bởi biến đổi khí hậu của các cộng đồng địa phương. Tôi đã ngạc nhiên không chỉ bởi những thách thức mà các cộng đồng ở đây đang đối mặt trước các hiện tượng thời tiết khắc nghiệt và biến đổi khí hậu, mà còn bởi sự nghị lực và quyết tâm của người dân trong việc giải quyết các khó khăn đó. Và như bất kỳ ai đã thăm những vùng đất này, tôi rất ấn tượng về sự thân thiện, cởi mở và chào đón của người dân nơi đây. Sáu năm sau, tôi đã trở lại miền núi phía Bắc Việt Nam trong chuyến công tác thuộc chương trình Trao quyền kinh tế cho Phụ nữ mới của Úc. Tôi đã nhận ra rằng thời gian làm việc cho SRD đã cho tôi nhiều kiến thức và sự hiểu biết về đất nước xinh
đẹp này, cũng như những giá trị mà xã hội dân sự Việt Nam đã đóng góp cho sự phát triển kinh tế-xã hội của đất nước, tất cả những điều này đã thôi thúc tôi cam kết hơn cho công việc này. Trong dịp kỷ niệm 10 năm của SRD, tôi tự hào khi nhìn thấy SRD ngày một lớn mạnh như một trong những tổ chức phi chính phủ địa phương có uy tín và làm việc hiệu quả ở Việt Nam. Nhờ tầm nhìn rõ ràng và đội ngũ nhân viên tận tâm nhiệt huyết, SRD đã thành công trong việc mang lại những thay đổi tích cực ở cấp cơ sở, cùng với việc kết nối và tăng cường năng lực cho các tổ chức dân sự khác, cũng như tham gia như một bên liên quan trong các đối thoại trong nước và quốc tế về phát triển toàn diện và bền vững.
Vai trò và vị trí của SRD trong mạng lưới VNGO&CC TS. Trương Quang Hoàng Giám đốc - Trung tâm Phát triển Nông thôn miền Trung (CRD) Thành viên Ban điều hành Mạng lưới VNGO&CC, phụ trách khu vực miền Trung
V
iệt Nam là một trong những quốc gia chịu tác động nặng nề nhất của biến đổi khí hậu (BĐKH). Cùng với những nỗ lực của Chính phủ, các tổ chức phi chính phủ trong nước và Quốc tế hoạt động tại Việt Nam cũng đã và đang có nhiều hành động thiết thực để hỗ trợ người dân ứng phó với BĐKH.
Năm 2008, một số các tổ chức phi chính phủ Việt Nam thành lập mạng lưới VNGO&CC và nhận được sự hỗ trợ từ ĐSQ Phần Lan. Là một trong những thành viên sáng lập, SRD đã thay mặt VNGO&CC ký kết hợp tác với ĐSQ Phần Lan và trực tiếp triển khai và điều phối các hoạt động của dự án. Với vai trò là Trưởng Ban điều hành mạng lưới, SRD đã hoạt động rất tích cực, góp phần quan trọng cho sự hình thành và phát triển của VNGO&CC trong những năm qua. Đóng góp của SRD cho mạng lưới là rất đáng kể và không thể không kể tới, đó là: SRD đã nỗ lực, tích cực vượt qua nhiều khó khăn để xây dựng mạng lưới phát triển nhanh chóng cả về số lượng và chất lượng, hoàn thiện cả về tổ chức và thể chế hoạt động. Từ những ngày đầu chỉ có vài tổ chức tham gia nhưng đến nay đã một mạng lưới rộng lớn gồm 130 tổ chức thành viên ở khắp các vùng miền của cả nước. Đã hình thành và liên tục hoàn thiện qui chế và nhất là chiến lược phát triển mạng lưới, do vậy công tác tổ chức của mạng lưới ngày càng chặt chẽ và hoạt động của mạng lưới ngày càng hiệu quả. SRD đã luôn tìm kiếm và huy động các nguồn tài trợ để triển khai các hoạt động của mạng lưới, nhất là nâng cao năng lực cho các tổ chức thành viên, hỗ trợ trực tiếp cho cộng đồng, và vận động chính sách (VĐCS) nhằm chuyển tải các sáng kiến, kinh nghiệm và tiếng nói của cộng đồng đến với Chính phủ Việt Nam và Quốc tế để hình thành các chính sách có lợi cho người dân và giúp người dân ứng phó tốt hơn với BĐKH. SRD đã xây dựng được quan hệ tốt với các Bộ, ngành và cơ quan Trung ương để giới thiệu và xây dựng hình ảnh của mạng lưới, đặc biệt là giúp các tổ chức thành viên có cơ hội tham gia vào các hoạt động góp ý xây dựng chính
sách cũng như những kế hoạch hành động của cơ quan nhà nước về BĐKH. SRD đã khởi xướng và chủ trì nhiều hoạt động để VĐCS về lĩnh vực BĐKH gồm nhiều hội thảo và hội nghị để cung cấp thông tin cho hoạch định chính sách, đã tổ chức các hoạt động tham quan học tập đến các mô hình thích ứng với BĐKH có hiệu quả cho các cán bộ nhà nước ở các cấp. Từ những hoạt động này, các cán bộ nhà nước đã thu nhận được nhiều thông tin, những kinh nghiệm quý báu, sáng kiến hay của cộng đồng ở nhiều vùng khác nhau để có thể xây dựng được những chính sách phù hợp với nguyện vọng của người dân SRD đã nâng tầm của mạng lưới khi tham gia vào các diễn đàn BĐKH trong và ngoài nước. Đã thay mặt VNGO&CC để phối hợp với CCWG và các đối tác khác tham gia và trình bày tại các sự kiện bên lề của các kỳ hội nghị BĐKH toàn cầu COP15 và COP21. SRD đã đóng vai trò rất quan trọng trong quá trình hình thành và phát triển của VNGO&CC. Nhân dịp kỷ niệm 10 năm, thay mặt cho CRD – Thành viên Ban điều hành mạng lưới VNGO&CC, tôi xin chúc mừng những thành tựu to lớn mà SRD đã đạt được trong thời gian vừa qua và chúc SRD ngày càng phát triển, đóng góp nhiều hơn nữa cho sự nghiệp phát triển nông thôn ở Việt Nam nói chung và cho mạng lưới VNGO&CC nói riêng.
Hà Nội,Hàtháng Nội, tháng 3 năm32016 năm 2016
33
SRD - Đồng hành trong các hoạt động truyền thông Biến đổi khí hậu ở vùng đồng bằng sông Cửu Long TS. Lê Anh Tuấn Phó viện trưởng - Viện Nghiên cứu Biến đổi Khí hậu - Đại học Cần Thơ Thành viên Ban điều hành Mạng lưới VNGO&CC, phụ trách khu vực ĐBSCL
tâm Phát triển Nông thôn Bền vững (SRD) với vai trò là Trưởng ban điều hành Mạng lưới VNGO&CC đã có nhiều hoạt động tích cực và đã đồng hành cùng các tổ chức dân sự vùng ĐBSCL trong hoạt động tập huấn – truyền thông về BĐKH.
N
âng cao nhận thức cho cộng đồng trong việc ứng phó với các nguy cơ thiên tai, thời tiết bất thường và rộng hơn là ứng phó với diễn biến ngày càng rõ nét của hiện tượng biến đổi khí hậu (BĐKH) và nước biển dâng là vấn đề rất cần thiết. Từ năm 2008 đến nay, rất nhiều hoạt động tập huấn nâng cao năng lực và truyền thông đại chúng về các nguyên nhân, biểu hiện, tác động và giải pháp ứng phó với BĐKH ở vùng Đồng bằng Sông Cửu Long (ĐBSCL) diễn ra gần như liên tục và rộng khắp. Vai trò của các Viện, Trường, cơ quan chính phủ và đặc biệt là sự tham gian đáng kể của các tổ chức phi chính phủ đã đóng góp rất nhiều cho các hoạt động này. Trung
34
Viện Nghiên cứu BĐKH – một thành viên Ban điều hành mạng lưới VNGO&CC phụ trách vùng BĐSCL, rất vui và vinh dự được phối hợp với SRD trong việc: (i) tổ chức gần 10 khóa tập huấn và hội thảo về các nội dung liên quan tới BĐKH cho gần 300 lượt cán bộ của các tổ chức xã hội dân sự vùng ĐBSCL, (ii) thu thập và tài liệu hóa các mô hình ứng phó với BĐKH vùng ĐBSCL, và (iii) hỗ trợ chia sẻ thường xuyên thông tin liên quan tới BĐKH cho các thành viên mạng lưới vùng ĐBSCL. Qua những hoạt động này, các tổ chức xã hội dân sự vùng ĐBSCL không những được nâng cao nhận thức về BĐKH, mà còn giúp tạo ra cơ chế phối hợp chia sẻ thông tin, kinh nghiệm thường xuyên giữa các tổ chức trong mạng lưới và kết nối với các tổ chức khác trên toàn quốc để triển khai tốt hơn các hoạt động hỗ trợ cộng đồng ứng phó với BĐKH. Cuộc chiến với biến đổi khí hậu sẽ tiếp tục dài hơi hơn trong tương lai, chúng tôi tin rằng SRD sẽ tiếp tục lợi thế của mình, để đồng hành cùng với các tổ chức dân sự vùng ĐBSCL hỗ trợ các người dân yếu thế, đặc biệt ở vùng nông thôn, miền núi, ven biển có những giải pháp cụ thể hơn, bền vững hơn cho đời sống và sinh kế của họ trong một bối cảnh các hiện tượng biến đổi khí hậu ngày càng tạo ra nhiều thử thách mới.
SRD - Kết nối các thành viên để phát triển mạng lưới VNGO-FLEGT và hoàn thiện chính sách TS. Trần Nam Thắng Phó giám đốc - Trung tâm Nghiên cứu và Tư vấn Quản lý Tài nguyên Thành viên Ban điều hành - Mạng lưới VNGO-FLEGT
lưới thông qua các hoạt động thiết thực và đem lại những kết quả cụ thể như:
N
ăm 2010, Chính phủ Việt Nam đã chính thức tham gia đàm phán với EU về Hiệp định đối tác tự nguyện (VPA) trong Chương trình Thực thi lâm luật, Quản trị rừng và Thương mại Lâm sản (FLEGT). Một trong những yêu cầu của tiến trình đàm phán cũng như thực thi sau này là cần có sự tham gia đầy đủ của các bên liên quan để giảm thiểu tác động tiêu cực của VPA/FLEGT, đặc biệt đối với các nhóm đối tượng dễ bị tổn thương.
Mạng lưới các tổ chức phi chính phủ Việt Nam về Thực thi lâm luật, Quản trị rừng và Thương mại Lâm sản (VNGOFLEGT) là một tập hợp các tổ chức ngoài nhà nước/ tổ chức xã hội dân sự có quan tâm đến VPA/FLEGT và trên tinh thần tự nguyện, được khởi động thành lập và vận hành từ tháng 01 năm 2012. Tại cuộc họp đầu tiên, các tổ chức nòng cốt đã thống nhất thành lập Ban điều hành Mạng lưới và bầu Trung tâm SRD là Trưởng ban do đã có kinh nghiệm quản lý và điều hành Mạng lưới các tổ chức phi chính phủ Việt Nam và Biến đổi khí hậu. Kể từ đó cho đến nay, Trung tâm SRD luôn là đơn vị dẫn đầu trong hoạt động kết nối các thành viên trong mạng
Xây dựng đề xuất dự án, huy động nguồn tài trợ và phối hợp với các tổ chức thành viên thực hiện các dự án nhằm nâng cao năng lực cho các tổ chức xã hội dân sự để tham gia có hiệu quả vào tiến trình đàm phán và thực thi VPA/FLEGT. Qua đó, nhiều tổ chức thành viên mạng lưới cũng đã tự xây dựng được các dự án về VPA/FLEGT và nhận được tài trợ từ Liên minh châu Âu (EU), Tổ chức Lương thực và Nông nghiệp của Liên Hiệp Quốc (FAO), Tổ chức liên minh các nhà thờ (ICCO) và có các đóng góp tích cực cho mạng lưới. Riêng SRD đã và đang thực hiện 04 dự án liên quan tới VPA/FLEGT với sự tham gia của hầu hết các tổ chức thành viên trong mạng lưới. Nâng cao năng lực cho các nhóm dễ bị tổn thương, đặc biệt là nhóm cộng đồng sống phụ thuộc vào rừng, các cơ sở/doanh nghiệp kinh doanh chế biến lâm sản vừa và nhỏ để giúp họ chuẩn bị tốt nhất và giảm thiểu rủi ro khi Việt Nam thực thi Hiệp định VPA/FLEGT. Tham vấn các bên liên quan, thực hiện các nghiên cứu thực địa về các nội dung cụ thể như: góp ý cho định nghĩa gỗ hợp pháp (LD), Đánh giá tác động sinh kế (LIA), Đánh giá Luật Lâm nghiệp 2004, Đánh giá tính sẵn sàng trong việc tuân thủ Hệ thống đảm bảo gỗ hợp pháp (TLAS), Xây dựng tiêu chí và thiết lập hệ thống đánh độc lập (IM), Nghiên cứu mối liên kết REDD+ và FLEGT để nâng cao hiệu quả hoạt động của các chương trình quốc gia. Tất cả các kết quả nghiên cứu đều được phân tích, tổng hợp và góp ý hoàn thiện hệ thống pháp luật lâm nghiệp để gửi các góp ý cho Tổng cục Lâm nghiệp xem xét điều chỉnh.
Hà Nội,Hàtháng Nội, tháng 3 năm32016 năm 2016
35
Cảm nghĩ về SRD “Thật tự hào khi được làm việc cùng SRD” – Bà Dương Thị Liên, Trưởng phòng Hợp tác Quốc tế - Viện quản lý rừng bền vững và chứng chỉ rừng (SFMI)/ Thành viên Ban điều hành mạng lưới VNGO-FLEGT
Thông qua các hoạt động nêu trên, vai trò và vị thế của các tổ chức xã hội dân sự (CSO) đã được thừa nhận và cải thiện đáng kể. Các cơ quan quản lý nhà nước và các bên liên quan đã thấy được tiềm năng, năng lực và sự cần thiết thực sự của các tổ chức xã hội dân sự trong tiến trình xây dựng, hoàn thiện và giám sát thực hiện chính sách. Đại diện của mạng lưới VNGO-FLEGT và các tổ chức xã hội dân sự luôn được tham vấn, mời tham gia và đóng góp ý kiến cho các chương trình phát triển lâm nghiệp lớn của đất nước. Có thể thấy, những thành quả đạt được của mạng lưới vượt xa mong đợi được xác định ban đầu. Có được các thành quả trên, công đầu thuộc về Trung tâm Phát triển Nông thôn Bền vững với các đóng góp tích cực cho mạng lưới, cho hoạt động phát triển lâm nghiệp nói riêng và phát triển nông thôn bền vững nói chung. Phát huy các kết quả đạt được, mạng lưới VNGO-FLEGT mà đứng đầu là SRD đang tiến hành các diễn đàn đối thoại và xây dựng kế hoạch hành động cho việc thể chế hóa vai trò giám sát độc lập của các CSOs trong tiến trình đàm phán và thực hiện VPA FLEGT. Đây sẽ là một bước tiến quan trọng nhằm nâng cao hiệu quả, tính minh bạch đảm bảo sự phát triển công bằng và bền vững.
36
Là một trong những thành viên của Ban điều hành mạng lưới, năm 2012 tôi làm việc với SRD, ấn tượng đầu tiên với tôi là nơi đây là một tập thể lãnh đạo và nhân viên tâm huyết, nhiệt tình và nỗ lực cùng nhau hướng đến cái đích: Giúp nông dân nghèo, người dễ bị tổn thương ở các vùng nông thôn phát triển sinh kế, bảo vệ tài nguyên rừng và ứng phó với biến đổi khí hậu. Đặc biệt là cùng nhau vì một xã hội công bằng và bác ái. SRD đã có những đóng góp đáng kể cho xã hội dân sự nói chung và cho Mạng lưới VNGO-FLEGT nói riêng. SRD đã luôn nỗ lực tìm kiếm các nguồn tài trợ, kết nối với các bên liên quan cả trong nước và quốc tể để hỗ trợ nâng cao nhận thức và năng lực cho các thành viên Mạng lưới về các vấn đề liên quan tới VPA FLEGT, và qua các thành viên mạng lưới chuyển tải đến người dân những thông điệp cần thiết, hữu ích về chính sách, tính pháp lý của gỗ...Vai trò và vị thế của Mạng lưới ngày càng được nhiều bên liên quan biết đến và hình ảnh, thương hiệu của SRD ngày một chiếm ưu thế trong cộng đồng. Thật đáng tự hào về những gì mà SRD đã, đang và sẽ làm cho người dân nghèo ở nhiều lĩnh vực trên khắp mọi miền của Tổ quốc. Tôi tin và chúc SRD tiếp tục vững bước và phát huy tối đa được nội lực của mình để đưa Mạng lưới VNGO-FLEGT ngày một phát triển và tiếp tục có nhiều đóng góp hơn cho quá trình đàm phán và thực thi VPA tại Việt Nam.
Chuyện kể về “nữ tướng” trên nhiều trận tuyến Đoàn Hồng Minh – Nhà báo, Tạp chí Tài nguyên Môi trường
T
ôi biết Bà ngay từ những ngày đầu thành lập Trung tâm Phát triển Nông thôn Bền vững (SRD), Bà là một cán bộ quản lý cấp cao có tiếng trong các Tổ chức phi chính phủ. Trước khi về làm việc cho Tổ chức phi chính phủ, Bà đã có nhiều năm công tác tại Bộ Khoa học và Công nghệ, đồng thời là chuyên gia tư vấn cho các tổ chức quốc tế như Chương trình Phát triển Liên Hiệp Quốc (UNDP), Ngân hàng Phát triển châu Á (ADB), Quỹ quốc tế về Phát triển Nông nghiệp (IFAD), Cơ quan Hợp tác Phát triển Quốc tế Thuỵ Điển (SIDA), và Tổ chức ActionAid. Nhắc đến Bà, giới truyền thông chúng tôi đã đặt cho Bà cái tên “Nữ tướng trên nhiều trận tuyến”- Bà chính là Vũ Thị Bích Hợp – Chủ tịch Hội đồng sáng lập kiêm Giám đốc SRD - Trưởng Ban điều hành hai mạng lưới lớn và có uy tín của các tổ chức phi chính phủ Việt Nam là VNGO&CC và VNGO-FLEGT. Trận tuyến đầu tiên, mà được gắn liền với tên bà trong 10 năm qua đó là việc dẫn dắt SRD ngày một lớn mạnh, xứng đáng là một trong những NGO hàng đầu của Việt Nam và được Liên Hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam (VUSTA) vinh danh là một trong mười tổ chức xuất sắc nhất của VUSTA năm 2015, nhận bằng khen của Thủ tướng và bằng khen của Hiệp hội các nước Đông Nam Á (ASEAN). Với vai trò là người lãnh đạo cao nhất trong tổ chức, Bà luôn đưa ra những quyết định sáng suốt, kịp thời, giúp SRD bắt kịp với sự thay đổi và phát triển của xã hội, đưa SRD từ một tổ chức chỉ làm về nông nghiệp trở thành một tổ chức hàng đầu trong các NGO Việt Nam làm về biến đổi khí hậu (BĐKH), về Hiệu quả Viện trợ và về Thực thi Lâm luật, Quản trị Rừng và Thương mại Lâm sản (FLEGT). Bên cạnh những chỉ đạo sắc bén về chuyên môn, kỹ thuật, Bà cũng có những chỉ đạo quyết liệt về phát triển tổ chức, giúp cơ cấu tổ chức – nhân sự ngày một phát triển, đáp ứng được xu thế phát triển chung, đảm bảo cả về số lượng và chất lượng. Và với thiên khiếu về tầm nhìn, nhạy bén nhưng mềm mỏng trong giao tiếp, nhanh nhạy trong tổng hợp và phân tích vấn đề, luôn cởi mở và khuyến khích nhân
Bà Vũ Thị Bích Hợp – Giám đốc Trung tâm SRD
Lý lịch trích ngang Năm 1983, Bà Hợp tốt nghiệp cử nhân kinh tế trường Đại học Kinh tế Quốc dân Hà Nội. Năm 1993, Bà nhận Bằng sau đại học về Lập Kế hoạch Phát triển thuộc Viện Nghiên cứu Xã hội thành phố La Hay, Hà Lan. Năm 1998, Bà bắt đầu làm việc cho tổ chức CIDSE Việt Nam với vai trò là Trưởng phòng Hành chính - Tài chính. Sau gần 8 năm với năng lực và kinh nghiệm quản lý, đam mê và trách nhiệm trong công việc, Bà đã được bổ nhiệm ở vị trí Đồng Trưởng đại diện của CIDSE vào năm 2005. Tiếp đó vào tháng 3/2006, Bà được bầu làm Giám đốc SRD và được bầu lại vào 2009 cho đến nay.
viên cùng chia sẻ, trao đổi về công việc và cuộc sống, Bà đã nhận được sự ngưỡng mộ từ nhiều nhân viên. Chia sẻ với chúng tôi với nụ cười ấm áp, Bà cho biết: “Tôi rất tự hào về SRD, bởi nơi này tôi có những đồng nghiệp, nhân viên ưu tú, nhiệt huyết với nghề. Đặc biệt, chúng tôi là một tập thể đoàn kết và coi nơi đây như ngôi nhà thứ 2 của mình.
Hà Nội,Hàtháng Nội, tháng 3 năm32016 năm 2016
37
Đại gia đình SRD dù ở bất cứ vị trí công việc nào cũng luôn sát cánh bên nhau, cùng chia sẻ những giá trị cốt lõi như sự tham gia, tính trách nhiệm giải trình và chuyên nghiệp. Với cam kết đưa SRD trở thành một tổ chức phi chính phủ chuyên nghiệp hàng đầu của Việt Nam, tất cả chúng tôi cùng chia sẻ tương lai”. Trận tuyến thứ hai phải kể đến đó là việc khởi xướng, sáng lập và dẫn dắt các mạng lưới của các tổ chức phi chính phủ Việt Nam về BĐKH và về FLEGT phát triển và được nhiều bên ghi nhận, bao gồm các cơ quan chính phủ, các nhà tài trợ và đối tác nước ngoài. Với vai trò là thành viên sáng lập và Trưởng ban điều hành mạng lưới VNGO&CC, Bà đã huy động được nhiều nguồn tài trợ giúp nâng cao năng lực cho các tổ chức thành viên, và đã cùng với nhóm làm việc của các NGO về BĐKH (CCWG) ký biên bản ghi nhớ hợp tác với 2 cơ quan quản lý nhà nước về BĐKH tại Việt Nam, là Cục Khí tượng thủy văn và BĐKH (thuộc Bộ Tài nguyên và Môi trường) và Ban chỉ đạo Chương trình hành động thích ứng biến đổi khí hậu (thuộc Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn). Đây là những bản ghi nhớ đầu tiên tại Việt Nam được ký kết giữa cơ quan chính phủ và tổ chức phi chính phủ, đánh dấu bước ngoặt lớn trong việc công nhận vai trò của các tổ chức phí chính phủ Việt Nam. Bà đã được mời tham gia các Hội nghị Thượng đỉnh của LHQ về BĐKH như COP15, COP21 và các Hôi nghị của Công ước khung của LHQ về BĐKH (UNFCCC). Không chỉ mạng lưới VNGO&CC, Bà cũng tài tình dẫn dắt mạng lưới VNGO-FLEGT phát triển, đóng góp tích cực và có giá trị vào quá trình đàm phán giữa EU và chính phủ Việt Nam về Hiệp định Đối tác Tự nguyện (VPA). Cả trong nước và quốc tế khi nói tới FLEGT đều nhắc tới mạng lưới VNGO-FLEGT và gắn liền là người điều hành
mạng lưới – Bà Vũ Thị Bích Hợp. Với thành công trong việc dẫn dắt 2 mạng lưới hình thành phát triển, Bà đã được các NGO tín nhiệm bầu làm đại diện của các NGO trong Ban chỉ đạo chương trình UNREDD pha 2 tại Việt Nam từ tháng 2/2014. Không dừng lại ở các mạng lưới trong nước, tên Bà còn được nhiều NGO quốc tế cấp khu vực và toàn cầu biết đến, Bà được bầu là thành viên Ban điều hành Mạng lưới Nghiên cứu Châu Á - Thái Bình Dương (APRN) trong 2 nhiệm kỳ liên tiếp (2012-2014 và 2014-2016) gồm hơn 50 tổ chức NGO được chọn lọc từ 20 quốc gia vùng Châu Á Thái Bình Dương và được mời tham gia Diễn đàn cấp cao về Hiệu quả Phát triển lần thứ tư (Busan 2011) và Cuộc họp Cấp cao lần thứ nhất về Quan hệ Đối tác Toàn cầu vì Hợp tác Phát triển Hiệu quả (Mê-hi-cô 2014). Với những kiến thức và kinh nghiệm tích lũy được, Bà Hợp cũng nổi trội trong việc tham gia đóng góp ý kiến tại các diễn đàn thảo luận về chính sách cấp quốc gia, khu vực và quốc tế. Bà cũng đã được nhiều kênh truyền hình uy tín mời tham gia như một khách mời đặc biệt của các chương trình như: “Chuyện đương thời” hay “Diễn đàn CEO”, Bà còn được vinh danh là 1 trong những trí thức Việt Nam tiêu biểu do Tạp chí Tri thức Phát triển bình chọn. Đây có thể coi là trận tuyến thứ 3 mà Bà vinh dự đạt được. Mặc dù đã ở vị trí quản lý cao cấp, nhưng Bà vẫn không ngừng học hỏi, kể cả trên vai trò là học viên, Bà cũng luôn là học viên xuất sắc của lớp. Trong các khóa tập huấn, dù ngắn hạn hay dài hạn, dù của SRD tổ chức hay bên ngoài tổ chức, Bà luôn lắng nghe và chia sẻ những hiều biết của mình, giúp lớp học hiệu quả. Và đây cũng là 1 “trận tuyến” mà không thể không kể tới với trò đứng đầu của Bà. Sự nhạy bén, quyết đoán, sáng tạo trong lãnh đạo, quản lý và điều hành của Bà Vũ Thị Bích Hợp cùng Ban lãnh đạo SRD hứa hẹn sẽ tiếp tục có những bước chuyển mình mạnh mẽ hơn nữa, để tiếp tục cuộc hành trình với sứ mệnh vì sự nghiệp phát triển bền vững của nông thôn Việt Nam, xứng đáng là thành viên tích cực và hiệu quả của VUSTA, và là cánh chim đầu đàn trong cộng đồng các tổ chức phi chính phủ Việt Nam. Những kết quả đạt được trong 10 năm qua đã khẳng định vai trò tiên phong, một “nữ tướng” trên nhiều “trận tuyến” của Bà Vũ Thị Bích Hợp.
Bà Vũ Thị Bích Hợp thay mặt SRD nhận “Giải Thưởng Tiên Phong trong Phát Triển Nông Thôn và Xóa Đói Giảm Nghèo của ASIAN” dành cho tổ chức CSO
38
Tôi rất ấn tượng với câu nói của Bà “là phụ nữ chúng ta nên đảm đang, cân bằng được cả việc nước và việc nhà, có như vậy mới là người phụ nữ toàn vẹn”. Và Bà Vũ Thị Bích Hợp là một người phụ nữ toàn vẹn như vậy, ngoài công việc, Bà còn là người mẹ, người vợ chu toàn trong gia đình. Thành quả ấy, cách nghĩ ấy đã được kết trái chính trong hai đứa con rất ngoan và giỏi của Bà.
Hành khúc 10 năm Nhân ngày kỷ niệm hôm mai Mạch trào cảm nghĩ nên vài dòng thơ Ngẫm từng ngày tháng thoi đưa Đến nay thấm thoắt đã vừa mười năm
Nhớ ngày nào anh em dân tộc Tuần Giáo bà con thấy niềm vui Sinh kế giúp ích cho đời Vùng ven đô thị nụ cười nắng mai
Quản trị rừng, thực thi lâm luật Công bằng, minh bạch, tiếng ca vang FLEG - T kìa mấy chữ vàng Rừng xanh bảo vệ, dân làng yên vui
Trông theo thời cuộc thăng trầm Trông theo vạn vật xa gần đổi thay Từ thuở khai lập đến nay Nguyện đem tâm sức để xây cuộc đời
Vạn vật đổi, khí hậu biến đổi Đời người dân, tác động dài lâu Khẩn trương dự án giúp mau Nâng cao năng lực trước sau chúng mình
Đi tiên phong, thành lập mạng lưới N - G - O hưởng ứng FLEG - T Giám sát độc lập chu kỳ Giúp dân tuân thủ pháp quy rõ ràng
Giúp dân giúp nước giúp đời Góp tâm góp sức đền bồi non sông Sông dài bể rộng mênh mông Mồ hôi nước mắt bao lần ai hay
Lập mạng lưới kết nạp tổ chức Dân sự ta phối hợp cùng nhau Thức thời cất bước đi đầu Khí hậu ứng phó dài lâu vững bền
Ngàn dặm trông, cảnh quan đất nước Rừng Việt Nam, đồng bằng Việt Nam V - F - D, chí “đại bàng” Công tư hợp tác, tiếng vang bốn bề
Dẫu rằng mưa nắng những ngày Dẫu rằng khôn khó há lay động mình Chí ta cột chắc như đinh Cánh buồm căng gió vươn mình trùng cơ
Chống thiên tai, lấy dân làm gốc Chuyện ngày xưa, kể lại hôm nay Phong Điền cộng đồng chung tay Thiên tai phòng chống có ngay mô hình
Nghệ An, Thanh Hóa, giảm phát thải Nam Định, Long An, thích ứng nhanh Sức dài vươn khắp tỉnh thành Nổi danh tổ chức, xứng danh donors
Tâm ta khoảng lặng như tờ Đường xa vững bước chẳng mờ dấu chân Sức ta trải khắp xa gần Giúp dân dự án, tương thân muôn đời
Sinh kế dân không thể thiếu đất Tài sản chung, tài sản nhân dân Mô hình quản lý đồng tâm Pờ Lăm (PLUM) tên gọi, sức dân đông đầy
Kể ra xiết đến bao giờ Dẫu mòn bút chép, dẫu mờ sách ghi Công quả lưu lại muôn thì Vì dân vì nước, lẽ vì đức nhân
Tình đất nước muôn trùng không quản Nghĩa nhân dân ngàn dặm chẳng sai Trèo non, lội suối, vác vai Sổ tay ghi lại một hai tháng ngày
Nơi Yên Lập, chị em lên tiếng Giữ đảm đang, quản lý thủy nông Nâng cao năng lực xứng tầm Đưa bình đẳng giới thêm xuân những ngày
Tiếng thơm lưu khắp xa gần Muôn phần trân trọng, muôn phần mến yêu Đường đi khó dễ trăm chiều Bởi người chèo lái hoa tiêu dẫn đường
Khi Ba Bể, vun trồng cây thuốc Khi Yên Lập, sinh kế nông dân S - R - I bền vững muôn phần Thái Nguyên, Phú Thọ, nhân dân được nhờ
Nâng sinh kế, nâng cao thu nhập Chuỗi “value” không thể bỏ qua Chè, gạo, thuốc, toàn đồ nhà Bà con hăng hái tăng gia bội phần
Chọn giống lúa tăng cường hệ thống Giúp bà con cải thiện vệ sinh Dân Bắc Kạn cảm ân tình Triển khai dự án, nhân sinh an hòa
Gà sạch, rau sạch, nguyên liệu sạch Phú Lương, Can Lộc, hàng hữu cơ Thành quả đạt được ai ngờ Vừa tăng giá trị, vừa “pro-” môi trường
Sức chung tập thể giúp rường Đồng tâm hiệp lực bước đường xông pha Mười năm ích nước lợi nhà Trung tâm tiến bước, bài ca vang rền Mười năm gây dựng vững nền Trung tâm phát triển, vững bền nông thôn.
Chẳng quản ngại xiết bao khó nhọc Góp sức ta cải tạo an sinh Người tàn tật cũng thấm tình Quảng Điền, Quảng Trị, là mình với ta
Mảng lâm nghiệp, kìa chân trời mới Gỗ Việt Nam kỳ vọng châu Âu Hợp pháp - tiêu chí hàng đầu Chuỗi cung truy xuất vào sâu ngọn nguồn
Hà Nội,Hàtháng Nội, tháng 3 năm32016 năm 2016
39
MƯỜI NĂM MỘT CHẶNG ĐƯỜNG