Ky Yeu 50 Nam Su Pham Saigon 191-216

Page 1








NHỮNG NGƯỜI TẠO BÓNG Chiều giữa tháng, đầu thu 2004, đạp xe đi thăm Trần Phò, nhà ở góc đƣờng Trần Bình Trọng - Nguyễn Trãi. Dừng xe trƣớc Trung tâm học liệu, ngẩn ngơ nhìn. Lặng lẽ dẫn xe lên xuống chầm chậm trên lề, lại ngẩn ngơ nhìn trƣờng Sƣ Phạm thực hành. Chiều giữa tháng đầu thu vẫn thế, lá vàng rơi và nhè nhẹ heo may. Cảnh đã đổi thay, duy chỉ có tƣờng vách nhà chính vẫn còn, màu lam đậm phủ chút rêu phong…Nơi ấy, Thầy Vũ Ngọc Đại và Nguyễn Duy Linh dẫn Nguyễn Đình Lữu (Uyên Giang), Bùi Thức Phƣớc (Bùi Nghi Trang), Tăng Quang Duyên (Lƣu Vân) qua liên hệ in ấn “Kỷ yếu Khóa 3” : NHỮNG KẺ DỌN BÀI, “trà dƣ nhạc hậu” với Trầm Tử Thiêng ở phòng phát thanh học đƣờng, nhêu ngao câu hát: “ Trên quê hƣơng đáng yêu này còn có muôn mái trƣờng Cha với mẹ đừng buồn, đừng lo thiếu thốn tình thƣơng.” Nơi ấy, Thầy Hồ Văn Huyên, Bùi Quang Kim tóc đã điểm sƣơng dẫn đến thực tập. Thầy trò kính yêu trong những buổi truyền nghề…kẻ đƣa đò chèo bằng viên phấn! Chiều giữa tháng, đầu thu 2006, đạp xe qua Quận 8 thăm Vũ Mạnh Nam. Trở về mỏi gối, dẫn xe lững thững lên cầu chữ Y…Trời mây bàng bạc, gió thổi vi vu, chân cầu sóng vỗ, bèo nƣớc cùng trôi. Bạn cùng khóa tóc nhiều phần bạc, vẫn nặng nghiệp đƣa đò, âm thầm giữa dòng sống xô bồ xuôi ngƣợc của thời buổi đổi đời. Leo lên xe đổ dốc cầu, thay vì rẽ phải đƣờng Trần Hƣng Đạo để về nhà thì lại thẳng đƣờng Nguyễn Biểu, đến cổng sau của trƣờng Cao đẳng Sƣ Phạm. Thôi thì cứ để cho buổi chiều lang thang theo mình bởi chiều vốn vô tƣớng vô tâm. Chiều với ta, ta – chiều lang thang trên đƣờng. Qua bao ngã ba, ngã tƣ…Tối lên, chiều xuống, vòng vèo, lạc nẻo, lại đến nơi đây. Dừng xe bên tủ thuốc lá bên đƣờng…Nhớ nhà châm điếu thuốc, khói huyền bay lên cây…(Hồ Dzếnh), nhìn vẩn vơ và chợt nhận ra tòa nhà đối diện với vách tƣờng xám đậm chắn hành lang bên ngoài lớp học. Giữa giao thời chiều tối mờ ảo, bóng những ai tay cầm bánh mì, ly sữa đậu nành nóng cƣời cƣời nói nói trong nững buổi sáng trƣớc giờ học. Trên dọc hành lang kia thấp thoáng những tà áo trắng tƣơi cƣời chỉ trỏ ra con đƣờng thẳng theo nhịp bƣớc đều của “chàng tuổi trẻ vốn dòng hào kiệt” chuẩn bị cho lễ duyệt binh. Bóng ai thấp thoáng…

Bùi Thức Phước.Khóa 3 Bóng ai thấp thoáng…trong những phòng học truyền nghề sau cổng chính đƣợc xây bít lại. Thầy Doãn Quốc Sỹ, Thầy Đoàn Viết Bửu đang say sƣa giảng về Ngôn ngữ Việt Nam, Thầy Phạm Văn Phúc đang nói về Anatole France, Alphonse Daudet, Thầy Trần Văn Quế hƣớng dẫn thuật Quản trị và Thanh tra học đƣờng, rồi Tâm lý giáo dục, Giáo dục cộng đồng…Thầy Trần Thế Uy truyền nghề tráng ảnh, đắp màu, Thầy Trần Quang minh với các bài Thể dục, trò chơi, và Thầy Lại Minh Lƣơng thì vui với câu hát: “cuộc đời mình nhƣ chiếc thuyền nan trôi nó trôi bềnh bồng…” và Thầy Nguyễn Gia Tƣờng với bài giảng cuối khóa. Chậm rãi và ấm nồng, Thầy nói những lời cuối: “các em sẽ là đồng nghiệp của tôi: nghề giáo, nghiệp giáo. Nghề thì “trả” và “nhận”, “trả” tri thức cho con cháu ngƣời đóng thuế để đƣợc “nhận” lƣơng. Nghiệp giáo thì “cho” và “nhận”,“cho” tình thƣơng yêu trung thực và “nhận” lòng kính trọng từ tha nhân. Ở cả trong hai trƣờng hợp “nhận” hãy đƣa bàn tay phải đât lên phần ngực bên trái trƣớc khi đƣa bàn tay trái về phía ngƣời trao. Ấy là cái nền của “LƢƠNG SƢ HƢNG QUỐC” ! Cả lớp đứng dậy lặng im. Thầy vắt chiếc áo vét vải sô gai màu mỡ gà lên cánh tay trái, từ tốn bƣớc ra cửa lớp… Và còn nữa. Bóng ai thấp thoáng…trong phòng Học vụ, sau bàn Kế toán vào mỗi cuối tháng rộn tiếng cƣời của đám môn sinh nhận “lƣơng học bổng”, nam nữ ghẹo nhau bằng trò “cộng chỉ số” sau khi ra trƣờng…! Một thanh niên ghé lại xe thuốc lá. Chợt nhìn lại tay mình, chỉ thấy còn đầu lọc với đốm đen. Thẫn thờ ngồi lên yên xe nhấn nhẹ bàn đạp, khóe mắt cay cay không rời khoảng tƣờng xám thấp thoáng bóng ai… Giữa sáng ngày đầu năm 2010, xuống trạm xe buýt trên con đƣờng ấy, nhìn lên bảng thấy Đại Học Sài Gòn, đối diện vẫn là khoảng tƣờng xám…thấp thoáng bóng ai… Rồi năm 2012, 50 năm Đại Gia đình Sƣ Phạm Saigon và những năm sau nữa đã và sẽ có ngƣời nhƣ Nguyễn Khuyến tâm sự với Dƣơng Khuê: Bác chẳng ở, dẫu van chẳng ở, Tôi tuy thƣơng, lấy nhớ làm thƣơng. Và khoảng tƣờng xám kia sẽ đƣợc thay bằng tƣờng khối nhà cao tầng. Vận động của đời là vậy, vật đổi sao dời. Nhƣng khoảng tƣờng khối nhà cao tầng nơi ấy vẫn thấp thoáng bóng ai. )


NƠI ẤY NGÀY XƯA Đoàn Viết Bửu. Cái duyên đưa tôi về ngành sư phạm tiểu học bắt đầu từ sự vụ lệnh của Bộ Giáo Dục thời đó bổ nhiệm tôi về trường Quốc Gia Sư Phạm, sau là trường Sư Phạm Saigon, từ ngày 1.11.1960, ngày có cuộc đảo chánh ở Saigon. Trớ trêu thay cái duyên của tôi bắt nguồn từ cái mệnh của một bậc đàn anh: một Giáo Sư môn Quốc văn trường Quốc Gia Sư Phạm bị một giám thị của trường nhìn thấy đưa một nữ giáo sinh đi xem xi-nê ở rạp Đại Nam. Ông Thầy bị đổi đi Huế, có chỗ cho tôi thay thế! Dưới mái trường Sư Phạm Saigon ấy, tôi đã vinh hạnh được cùng làm việc gần gũi và được học tập những vị lão thành trong ngành, trong trường…những vị Giáo sư đứng đầu nhà trường như Thầy Hồ Văn Huyên, Thầy Trương Hữu Tước, Thầy Lương Xuân Mai, Thầy Trần Kiệt, Thầy Trần Hữu Văng, Thầy Nguyễn Quý Bổng, Thầy Phạm Văn Phúc, Thầy Bùi Quang Kim, Thầy Đinh Văn Đỗ, Thầy Lưu Đức Khánh là những ngôi sao luôn luôn hướng dẫn đời tôi. Cũng dưới mái trường Sư Phạm Saigon ấy, tôi có cái hạnh phúc lớn lao mà ít người có được, là có điều kiện để tiếp cận và học hỏi các vị Giáo sư đã tốt nghiệp trường Cao đẳng Sư Phạm Đông Dương, những người đó đã làm nên uy tín và thanh danh của Bộ Giáo Dục và ngành tiểu học thời bấy giờ: Thầy Nguyễn Hữu Tài, Thầy Trần Văn Quế, Thầy Nguyễn Văn Phục, Thầy Tăng Xuân An, Thầy Nguyễn Gia Tường, Thầy Chu Văn Dưỡng, Thầy Đỗ Văn Trần, Thầy Hoàng Trọng Kính, Thầy Vũ Ngô Xán, Thầy Vũ Lai Chương…

Tôi không bao giờ quên những vị đồng nghiệp, Giáo sư, Giám thị, nhân viên văn phòng cùng làm việc chung tại Sư Phạm Saigon, cùng đi chấm thi, đi công tác…mỗi vị đồng nghiệp này là một thế giới riêng, rất đa tài, đa năng và đa dạng về nhiều mặt. Có khi vì thế mà không ai chịu ai. Nhưng trước trách nhiệm chung thì các vị ấy hào hiệp bỏ qua các tiểu tiết để lo và làm việc cho giáo sinh. Việc đi dựng nhà giúp bà con bị hỏa hoạn năm 1968 tại đường Lý Thái Tổ là một kỷ niệm sống động và đầy ý nghĩa. Nơi ấy, ngày xưa đã có 14, 15 khóa giáo sinh ra trường. các bạn đồng nghiệp này, nay đã là Ông Bà nội, Ông Bà ngoại, lúc nào cũng một lòng, một lời, một nguyện vọng là làm điều tốt cho đời…chỉ làm điều tốt. Điều tốt mà thôi. Tôi không bao giờ quên hình ảnh này: trong Lễ di quan Thầy Hồ Văn Huyên về an táng ở quê nhà, người ta cho dừng xe tang ngay trước cổng trường Sư Phạm Saigon và làm Lễ cho Thầy vĩnh biệt ngôi trường mà lúc sinh tiền Thầy đã góp công xây dựng. Ngôi trường có hình chữ H ấy (Thầy Huyên có tên và họ mở đầu bằng chữ H), đã cùng với Thầy, nay không còn nữa. Một nén hương lòng, tôi Kính dâng lên các vị đã quá vãng. Một bài viết “không đầu không đuôi” tôi xin gửi tới quý Thầy, Cô Giáo sư, nhân viên và giáo sinh cũ của trường Sư Phạm Saigon để nhớ lại nơi ấy, ngày xưa… Trân trọng

N

Trong khối đông bóng ấy có người đã khuất, có người nơi xa, phần lớn hiện diện nơi đây, tuổi đã lục tuần, thất, bát tuần nói với nhau niềm vui, nỗi buồn về mình, về đồng môn, Thầy cũ, mà cũng không thiếu băn khoăn, trăn trở về Giáo dục Saigon. Thầy Cô ơi! Bạn đồng môn Khóa 1 đến Khóa 13 ơi! Bóng ta giờ là bóng lão! Bóng lão – Người lão, có thể nào ngăn được cảm xúc « mắt lão không viền cũng đỏ hoe... » (Nguyễn Khuyến)../.


Cuộc họp mặt “mini” của lớp Nhị 3, Khóa 4 sau 44 năm -

Sau cuộc họp trù bị tháng 3 năm 2011, thay mặt Anh Thời bận việc nên tôi nhận nhiệm vụ liên lạc với các bạn cựu giáo sinh Khóa 4 để nhắc nhở các bạn gửi ảnh cá nhân, hình kỷ niệm và bài viết cho Kỷ yếu 50 năm Sư phạm Saigon. Chính nhờ công việc này, tôi đã liên hệ được 1 số bạn học cùng lớp Nhị 3 của tôi. Trịnh Thị Kim Ba, Nguyễn Thị Đính, Phan Thị Mến, Lê Thị Thanh Đồng, Nguyễn Thị Bạch Nhạn, Huỳnh Thị Ánh Tuyết, Trần Thị Rết, Nguyễn Thị My, Nguyễn Thị Thân, Nguyễn Thị Minh, Nguyễn Thị Bạch Yến, chọn ngày 19/04/2011 để họp mặt riêng cho lớp mình. Điểm hẹn là nhà bạn Đính ở đường Nguyễn Cảnh Chân, Quận 1 Saigon. Thật ra kể từ năm 2009 một vài người trong số chúng tôi cũng đã gặp nhau lẻ tẻ trong ngày họp mặt truyền thống 01/01 Gia Đình Sư Phạm chứ chưa có một buổi họp riêng nào cho lớp mình cả. Không cần phải nói, các bạn cũng biết chúng tôi đã nôn nao chờ đợi ngày 19/04 như thế nào rồi. Và ngày ấy đã đến.

4

Sáng hôm ấy, tôi thức sớm chuẩn bị sẵn ngồi chờ Kim Ba. Hơn 7 giờ Kim ba đến, tôi chở bạn qua nhà Đính. Sau trận mưa đầu mùa đêm qua, đường phố sạch đẹp và mát mẻ vô cùng. Dừng xe trước cửa, nhìn vào nhà tôi đã thấy Mến và Bạch Yến có mặt tự bao giờ. Chúng tôi ngồi chuyện trò tán gẫu để chờ đợi các bạn mình. Lần lượt các bạn Ánh Tuyết, Thanh Đồng, Bạch Nhạn, My và chồng ( là anh Võ Văn Xã không học Sư Phạm Saigon ). Người cuối cùng là Bạch Nhạn đến 9 giờ mới tới. Từ ngoài đường đi vào (chân đau vì biến chứng của tiểu đường) Nhạn nhích chân từng bước một, rất chậm. Thế mà trên gương mặt bạn vẫn tươi cười, nụ cười cởi mở hồn nhiên như thưở nào. Chẳng quản ngại đường xá xa xôi, từ Hóc Môn bạn lặn lội về Saigon chỉ để mong gặp lại bạn bè. Chúng tôi ra dìu Nhạn vào nhà. Bây giờ phòng khách của Đính trở nên ồn ào, rộn rã tiếng cười, tiếng nói của chúng tôi. Chỉ còn thiếu Minh và Thân không đến được vì lý do sức khỏe, còn Rết phải bận ôn thi cho học sinh lớp hè tại nhà mình nên hẹn đến 11 giờ sẽ gặp chúng tôi tại Khu dân cư

mới Trung Sơn, là địa điểm tham quan mà chúng tôi đã chọn. Đã 44 năm rồi còn gì! Kể từ sau ngày Lễ bế giảng năm 1967, đây là buổi họp mặt đầu tiên của lớp Nhị 3 Khóa 4 chúng tôi dù chỉ có 10 người…Tay bắt mặt mừng, thăm hỏi nhau mỗi người một hoàn cảnh…chúng tôi cùng ôn lại những kỷ niệm ngày xưa, khoe với nhau những tấm ảnh chụp chung với Thầy, Cô bạn bè dưới mái trường Gia Long và Sư Phạm mà chúng tôi đã học, ảnh đãngả màu vàng nhưng không làm nhạt nhòa ký ức…Chúng tôi nhận diện nhau và hồi tưởng lại một thời xe đạp, áo trắng ngày xưa. .


Hồi ấy, phương tiện đến trường của chúng tôi hầu hết là xe đạp hoặc xe buýt, chỉ có một số bạn gia đình khá giả mới đi Vélo Solex. Hình ảnh những nữ sinh duyên dáng trong chiếc áo dài trắng, nón lá nghiêng che đạp xe dập dìu trên đường phố lúc tan trường trông đoan trang và thùy mị biết bao! Ký ức đẹp đẽ ấy làm tôi cảm thấy tự hào với chính mình và cả thế hệ mình. Bây giờ không còn nữa!!! Gần 10 giờ rồi, chúng tôi chuẩn bị một ít trái cây cho cả nhóm. Chương trình tiếp theo của chúng tôi là tham quan khu dân cư mới Trung Sơn, sau đó về nhà tôi ở đường Phạm Thế Hiển để liên hoan mừng hội ngộ. Sở dĩ chúng tôi chọn tham quan Trung Sơn vì nơi đây sạch đẹp thoáng mát và nhất là rất gần, tiện cho việc di chuyển (qua cầu Nguyễn Văn Cừ, đi hết đường Dương Bá Trạc là đến). Tôi chở Kim Ba, Anh Xã chở My, còn 6 bạn còn lại thì đi Taxi. Cả nhóm chỉ có duy nhất một đấng nam nhi là Anh Xã. Điều này làm anh Xã rất đắc chí và tự cho mình là Vy Tiểu Bảo tái sinh. Đầu tiên chúng tôi ghé qua nhà số 81 đường số 7 của gia đình My-Xã. Sau khi tham quan ngôi nhà và giải khát, chúng tôi trở ra ngoài để đi dạo, Nhạn không tham gia được vì chân đau, Thanh Đồng cũng ở lại cho có bạn. Đính mang theo máy ảnh, anh Xã cầm theo một cây dù. Chúng tôi đi vòng ra cuối đường số 1, nơi đây chúng tôi thả bộ hóng mát dưới hàng dương dọc theo bờ kênh xáng. Nơi đây phong cảnh hữu tình, thơ mộng, mặt nước sông trong veo, êm đềm, lấp lánh ánh mặt trời dịu dàng của một ngày nhạt nắng. Chúng tôi dung dăng dung dẻ, hồn nhiên như trẻ thơ. Chúng tôi nói to, cười to, nói nhiều cười nhiều, quên mình đang ở cái tuổi “thất thập cổ lai hy”, quên mọi bận bịu của gia đình, những ưu phiền trong cuộc sống và những trầm tư của thân phận. Niềm vui của chúng tôi như hòa quyện với đất trời, với gió với mây với cây cỏ. Chúng tôi đang sống lại tuổi thanh xuân. Anh Xã rất năng nổ, nhiệt tình, cảm thông và hòa đồng với chúng tôi, anh đã chụp cho chúng tôi nhiều “pô” hình rất đẹp và dễ thương. Như đã hẹn, đúng 11 giờ chúng tôi trở ra đường số 9 để đón Rết. Đây là con đường huyết mạch của khu Trung Sơn, nối liền Đường Dương Bá Trạc và Đại lộ Nguyễn Văn Linh. Con đường có hai hàng cọ xanh mướt được trồng giữa lộ dọc theo suốt chiều dài đường ngăn đôi hai dòng xe xuôi ngược. Rết đã đến rất đúng giờ và chúng tôi lại chụp thêm vài tấm ảnh lưu niệm. Sau đó chúng tôi

trở vô nhà đón Bạch Nhạn, Thanh Đồng để về Phạm Thế Hiển. Rời Trung Sơn về đến nhà tôi đúng 12 giờ. Buổi tiệc liên hoan mừng ngày hội ngộ của chúng tôi chỉ vỏn vẹn có 2 món: trứng vịt lộn, cháo cá rau đắng, vài lon bia, nước khoáng và một trai rượu trái cây. Anh Xã làm chủ xị, khui chai rượu nho để khai tiệc trong niềm hân hoan của cả nhóm. Từng ly rượu đầy, vơi …luân chuyển xoay vòng hết “tua” này đến “tua” khác. Tiếng cười nói vang vang. Cảm xúc trào dâng theo men rượu nồng. Kim Ba ăn chay trường cũng hào hứng chung bàn cụng ly. - Một, hai, ba “DZÔ”! Ai cũng khen hột vịt lộn ngon, cháo cá cũng rất ngon. Cứ thế chúng tôi nâng ly chúc mừng ngày hội ngộ, chúc sức khỏe nhau…cho đến khi chai rượu cạn cùng. Trông mặt ai cũng hồng hồng thật đáng yêu. Đính lại đem máy ra bấm lia chia…niềm vui của chúng tôi cứ như thế nhân lên mãi, chỉ có thời gian là khắt khe chẳng chịu cảm thông. Đồng hồ đã điểm 14 tiếng, thức ăn trên bàn cũng không còn mà chưa ai chịu ra về. Lúc này tôi mới có dịp ngắm kỹ các bạn mình. Tất cả tương đối còn khỏe chỉ có Bạch Nhạn làm chúng tôi cảm thấy xót xa. Tuy nhiên nhìn gương mặt bạn lúc nào cũng tươi tắn, tôi cảm thấy an tâm. Có lẽ Nhạn đã tìm được niềm vui trong đạo pháp nên rất lạc quan. Tôi nghĩ điều đó sẽ giúp Nhạn chiến thắng được căn bệnh của mình. ấn tượng nhất là Thanh Đồng. Với vóc dáng nho nhỏ gầy gầy, gương mặt trắng trẻo hồng hào, nụ cười phúc hậu dịu hiền và mái tóc bạc phơ trông Đồng đẹp chẳng khác nào Bà Tiên trong truyện cổ tích. Trời đã về chiều, đến lúc chúng tôi phải nói lời chia tay. Tay cầm tay chúng tôi dặn dò nhau giữ gìn sức khỏe và hẹn cùng nhau tái ngộ tại nhà Bạch Nhạn ở Hóc Môn. Tôi tiễn các bạn ra tới ngoài ngõ và trở vào với nỗi buồn man mác…Có cái gì mặn mặn ở bờ môi… Vài ngày sau, Đính gửi cho chúng tôi mỗi người 10 kiểu ảnh rất dễ thương. Đối với chúng tôi, những giáo viên tuổi đã về chiều của lớp Nhị 3 Khóa 4, đó là những kỷ vật vô giá của tình bạn thắm thiết và vĩnh cửu.Viết bài tường thuật lại ngày hội ngộ, tôi không ngoài mục đích là để khoe với các Anh, các Chị, các bạn đồng môn rằng sau 44 năm xa cách, gặp lại nhau, chúng tôi rất sung sướng vì đã có được một ngày thật tuyệt , hạnh phúc như thế


Tuổi Thơ và Lớp học ( Sao Mai ) Mai Minh-Kh

Khi những cơn gió lạnh kéo về, khi những hạt mưa cuối Đông rơi trên ngàn cây nội cỏ là lúc lòng người tha phương lại nao nao một niềm nhớ nhung diệu vợi, bâng khuâng hướng về quê hương rất xa trong những ngày cuối năm. Dù lòng người nặng trĩu nỗi hoài hương những âm thanh vui tươi của những nhạc khúc Xuân vẫn ngân vang trong không gian đó đây, nhà nhà bận rộn chuẩn bị cho một truyền thống tốt đẹp ngàn năm, đón chào Giao Thừa, giờ phút thiêng liêng của một Năm Mới. Thêm vào đó, Tết nơi xứ người hãy còn là mùa Đông, nên dù có hoa Xuân rộn ràng, áo Tết tung bay, tâm tư người hay quay về với những kỷ niệm đẹp nhất ở buổi đầu năm. Dù vui dù buồn, dù đã hai thứ tóc, những kỷ niệm đơn sơ quý báu tuổi thơ vẫn đến với Hương trong ngày Xuân. Đó là niềm hân hoan tột cùng khi nhận được bao thơ đỏ nho nhỏ cồm cộm mấy tờ tiền giấy mới tinh từ bàn tay trìu mến của Cha, bộ quần áo mới đượm đầy tình thương của Mẹ. Lại nữa, nhớ lại ngày còn cắp sách đến trường tại tỉnh nhỏ Phan Thiết, khi những chậu cúc vàng, những cành Mai đầy nụ ửng vàng được bầy trên hè đường chợ Tết là lòng cô bé học trò nhỏ thường nao nức một niềm vui lớn của tuổi thơ, đến trường được vui chơi không phải cặm cụi với những trang sách không ưa thích, với những bài toán khô khan. Được cô giáo cho phép cả lớp chia từng đội đi xin những chùm hoa giấy đỏ mọc ngoài hàng rào của những nhà lân cận trường, để trang hoàng cho tiệc liên hoan của lớp. Tuổi thơ ngày xưa ấy thật ngoan, dù bị quyến rũ bởi những cánh bướm nhởn nhơ đẹp mắt, không bao giờ dám la cà dọc đường, đội nào cũng háo hức hái hoa cho nhanh, về lại lớp kê bàn ghế, trải hoa rồi tíu tít cùng nhau xếp giấy cắt giấy màu, tranh nhau trang hoàng cho bàn tiệc đẹp mắt, để chỉ được cô giáo khen một tiếng “Đẹp nhất”. Một tiếng khen ban cho đám trẻ dễ dạy, cho những cô bé nhỏ ngày ấy gần như đáng giá một chiếc cúp bóng lộn của ngày nay. Tiệc thì chỉ vỏn vẹn một số bánh kẹo ít ỏi từ lòng hảo tâm của nhà trường, mà lòng của trẻ thơ ngây vốn không mấy khi được có quà bánh thì hân hoan chất ngất! Tuổi thơ với bướm với hoa đẹp biết bao! Tuổi trẻ thần tiên là dấu ấn sâu đậm trong lòng nên đã là động lực thúc đẩy nàng trở một thành cô giáo trẻ khi vào đời.

3 & SPTH

Sau bao năm lưu lạc nơi xứ người, với lòng yêu trẻ và yêu quê hương đã rời xa, nàng tìm đến một lớp của trung tâm Việt Ngữ Hùng Vương dưới mái chùa Bảo Quang. Học trò gồm lứa tuổi từ tám đến mười hai mười ba, từng năm lần lượt từ dưới lớp Một lên lớp Hai nàng phụ trách. Có em nói sỏi phát âm rất chuẩn, cũng có em nói không đúng giọng tiếng mẹ đẻ. Có nhiều em siêng năng ngoan ngoãn cũng có em miễn cư ng đến trường theo lệnh của cha mẹ. Có em mắt đỏ hoe vì buồn lo sẽ không được phần thưởng cuối năm khi không được điểm cao nhất lớp trong kỳ thi lục cá nguyệt, có em chểnh mảng không làm đủ bài ở nhà. Dù thế nào nàng cũng thương yêu tất cả đã có duyên đến với nàng trong một năm học. Không thương sao được khi nhìn những gương mặt tươi tắn, những đôi mắt đen láy của các em học trò nhỏ đều đặn cắp sách đến trường trong sáng sớm thứ Bảy, ngày mà các em được quyền ngủ trễ. Không thương sao được khi thấy các em đọc viết được những chữ những câu đã học qua, khi nhìn các em chăm chú nghiêng đầu nắn nót viết từng chữ trên trang giấy bài thi, cả lớp yên lặng như tờ. Không thương sao được khi các em ngoan ngoãn cúi đầu chào thầy cô và người lớn, ra vào lớp trong trật tự ... Dù nàng tận tâm dìu dắt, năm nào cũng có vài em không đủ sức theo kịp trình độ lớp. Năm nay học trò của nàng phần lớn nhỏ tuổi, có vài em chỉ lên bảy. Em P.L. bé nhỏ dễ thương như con búp bê, giọng nói cũng nhỏ nhẹ như vóc dáng, như một con mèo con để ôm vào lòng, mà vẫn theo kịp trình độ lớp. Một hôm cô hiệu trưởng gõ cửa lớp vì thấy em đi trễ im lặng đứng mãi bên ngoài cánh cửa khép kín. Một hôm em nhỏ nhẹ trả lại món quà rút thăm của lớp mà không ai ngờ cô giáo đã đưa nhầm cho em vì trò thật sự trúng giải cũng tên L. nhưng là T. L. Quan sát 20 mái đầu xanh trong lớp là một điều thú vị, mỗi em mỗi tính. Em trai T.H. hãy còn ham chơi như một trẻ nhỏ, em rất ngoan nhưng những ngày đầu năm học có nhiều khi nàng bắt gặp em để hồn say sưa với món đồ chơi tưởng tượng trong tay. Em trai Br. lúc nào mặt cũng tươi cười khi bị gọi đứng lên. Em T.H. hay viết được thêm nhiều hơn số chữ ấn định trong bài kiểm mỗi tuần, chứng tỏ em đã học bài rất thuộc ở nhà...


Nhìn sang các lớp khác, các thầy cô vẫn âm thầm đến trƣờng đều đặn mỗi sáng thứ Bảy dù mƣa gió hay trời lạnh căm, có thầy cô rất trẻ còn tuổi đại học. Phải nhìn thấy cảnh trong giờ chơi các em nhỏ mẫu giáo quấn quít bên cô giáo trẻ tóc dài rất xinh, có em còn đƣợc cô dịu dàng ôm trong lòng, mới thấy lòng yêu trẻ của cô. Đôi khi Thƣợng Tọa Giám Đốc cũng dành thì giờ hòa chung niềm vui trẻ thơ, thu vào ống kính những hình ảnh sinh động tƣơi vui của học sinh ngoài sân chơi. Ngoài giờ học các sinh hoạt nhƣ lễ Tết Trung Thu, Tất Niên Cuối Năm và lễ Phát Phần Thƣởng cuối Niên Khóa cũng đƣợc Thƣợng Tọa ƣu ái tổ chức cho các em. Tiếng chuông tan học, đàn trẻ nhƣ những cánh chim non tung bay, những gƣơng mặt bầu bĩnh ửng hồng dƣới nắng trƣa. Sân chùa lại rộn ràng những bƣớc chân nhỏ bé, tiếng cƣời nói líu lo, tiếng gọi nhau, các em ra về trong vòng tay trìu mến của phụ huynh. Gió nhẹ cũng hòa đồng reo vui trên ngọn trúc cành cây bên các tƣợng Phật lộ thiên trang nghiêm. Tƣợng Phật Di Lặc cao đến lầu hai của tòa nhà, nụ cƣời của Ngài biểu hiện sự hoan hỷ mang từ tâm đến với mọi ngƣời

trong chốn Ta Bà. Trong sân chùa, nụ cƣời Đức Di Lặc lúc nào cũng tƣơi vui nhƣ đàn trẻ hồn nhiên đang tập đọc tiếng mẹ đẻ trong lớp. Ƣớc mong của phụ huynh là tƣơng lai của thế hệ trẻ tại hải ngoại sẽ giữ đƣợc hai nền văn hóa Việt Mỹ. Từng chữ từng chút hiểu biết về quê hƣơng các em thâu lƣợm đƣợc hôm nay sẽ nhƣ những hạt mƣa tích tụ thành dòng nƣớc suối nguồn đổ ra biển cả mênh mông của văn hóa Việt Nam... Trên từng chiếc xe chậm tiến ra cổng, các em học trò nhỏ hồn nhiên trong tuổi thơ, an bình trong xứ sở Tự Do, tƣơng lai tƣơi sáng đang đón chờ, đâu có biết rằng từ quê hƣơng rất xa có những bạn cũng thông minh cùng lứa tuổi không đƣợc may mắn cắp sách đến trƣờng, không có đƣợc manh áo lành vì gia đình quá nghèo khổ không đủ tiền sống qua ngày. Trên lối ra về, chồng giấy bài làm của học trò dầy cộm trên tay, nàng bắt gặp nụ cƣời rạng rỡ của quý thầy cô khác, nàng vừa tìm thấy một đóa hồng vừa mới nở rất tƣơi rất đẹp bên đàn nai vàng đƣợc trƣng bày trên bãi cỏ xanh. Cuối Đông 2006 –

i

in -

3

HAI NĂM SƯ PHẠM SÀI GÒN (1966 – 1968). Ơ hay! Mình vẫn điệu đàng Già rồi lòng vẫn nhƣ nàng xuân xanh Nhớ thời áo trắng Giáo sinh Còn xôn xao nắng, cong vành nón nghiêng Uống ly chanh muối ngọt mềm Trở về góc phố, ngắm nhìn ngày xƣa Thơ ngây dịu sợi nắng mƣa Nón che mái tóc, sáng trƣa đến trƣờng Con đƣờng Thành Thái thân thƣơng Hàng ngày đến lớp, không vƣơng vấn buồn Hai năm Sƣ phạm Sài gòn Biết bao kỷ niệm vẫn còn in sâu Thầy Cô, bạn hữu giờ đâu? Tóc xanh nay có còn màu tóc xanh? Tuổi chiều giọt nắng mong manh Lắng vào thơ để dỗ dành ngày qua Lửng lơ giọng hát câu ca Giấu lời thƣơng mến trong tà áo bay Gọi niềm vui đến sum vầy Vần thơ ngâm vịnh, môi say hƣơng mùa. Hoàng Kim Liên ( khóa 5) Minh H a

nL


CÓ MỘT THỜI ĐỂ NHỚ Trần Thị Vắng -Khóa 13- Lớ

1.- Tháng 9 năm 1974 tôi học năm thứ nhất sư phạm Sài Gòn. Ký ức khó phai vào những buổi chiều trên lầu nhìn xuống sân trường đầy lá vàng, các bạn ngồi băng đá nói chuyện, đi đạo trong sân đưới hàng cây điệp vàng, tôi dần mến yêu ngôi trường này. - Sau ngày 30/4/1975 tôi tiếp tục học đến tháng 11 ra trường. Đêm liên hoan từ giã Thầy, Cô, các bạn, ngôi trường, tôi không thể nào quên đêm ở lại trường, đêm Sài Gòn đi dưới hàng cây điệp vàng trên con đường trước dãy trường Đại Học Sư Phạm, Đại Học Khoa Học, Trường Ngoại Ngữ … thơm ngát mùi hương hoa của đêm, trời đầy sao, đêm lửa trại, đêm chia tay ra trường, để rồi ngày mai mỗi cánh chim sư phạm bay đi với tương lai bất định, biết bao đổi dời ngày sắp tới, bên nhau tay trong tay đêm nay ngồi bên nhau nghẹn lời không nói hết nỗi niềm tâm sự, những khát vọng từng cháy, những ước mơ dang dở, những lo âu không dám nói hết với bạn. Thầy Cô ở lại thành phố cũng lo, còn đám sinh viên lứa đầu tiên sau giải phóng cũng không hình dung được mình sẽ sống như thế nào cho thật hiệu quả nhất trước cuộc sống, được mình, được đời và còn những chia sẻ cùng bạn bè tới mức nào khi mà tất cả đều khó khăn về đời sống cũng như định hướng sống cho mình như thế nào đây? - Quả đúng như vậy cuộc sống những năm đó rất nhiều khó khăn. Tôi có về trường mấy năm sau đó thăm thầy cô cũ và chỉ gặp một số thôi và trường dời qua cơ sở Bác Ái đối điện trường Sư Phạm Sài Gòn Cũ. Lúc đó là trường Cao Đẳng Sư Phạm (Hiện nay là trường Đại Học Sài Gòn). Tôi thấy se lòng khi nhìn thấy các thầy cô mất đi cái vẻ ngày xưa, hình như ai cũng khép kín, ai cũng tất bật bộn bề lo toan trước cuộc sống. Tôi ngồi ghế đá sân trường một mình lặng lẽ, rồi đi, cay xè mắt, bản thân mình cũng thế mà. Tôi lại về với gió cát của vừng biển “Động Đền” Hàm Tân, Thuận Hải,

h

8

nơi mà đi bộ trường kỳ, không điện, kéo nước từ giếng lên xài.

2.Thế

rồi hơn 30 năm sau, tôi không còn đi dạy học. Năm 2006 lần đầu tiên đi họp mặt truyền thống Sư Phạm Sài Gòn ( lúc đó mới biết có vụ họp này ), đi mà băn khoăn không biết có còn gặp ai trong số bạn cùng lớp cũ và biết còn nhận ra nhau không? Và các thầy, cô cũ bây giờ ra sao nhỉ ? Chắc chắn sẽ có biết bao đổi dời, và mất mát sẽ là không thể tránh…Tôi gặp Thầy Đoàn Viết Bửu vẫn phong độ, cái sâu sắc của một người đã trải nghiệm cuộc sống đầy bản lĩnh, không “xuống sắc” tôi vẫn thấy Thầy lấp lánh ánh hào hoa của người xưa khi tôi là một cô sinh viên tỉnh lẻ lên thành phố học. Thời gian trôi qua Thầy còn giữ được thế là quá hay rồi. Tôi không biết mình thấy có đúng hay không vì tôi chỉ được nhìn thấy từ xa chứ chưa được có dịp tiếp xúc nhiều. Và tôi gặp lại cô Bảnh chủ nhiệm lớp Nhất 8 của tôi, cảm xúc ùa về với bao hồi ức cũ tươi đẹp, và điều quan trọng là giờ mình còn dành nhiều tình cảm cho nhau không? Vì cô là cô chung của học trò. Các bạn khác vây lấy Cô và tôi chưa nói được điều muốn nói. Dĩ nhiên tôi chỉ cười nhẹ thôi, mà bây giờ nói điều này có muộn màng không nhỉ? Nó chỉ cần khi đó là điều mà bây giờ mình thực sự quan tâm và muốn chia sẻ - và ngược lại; phải không? Và năm nào tôi cũng háo hức trở về trường họp mặt, tôi như cánh én đi nhặt từng mảnh trời thương nhớ, đập gương xưa tìm bóng cũ – và thật hạnh phúc với buái sang Sài Gòn nghe được âm thanh rộn ràng của bạn bè cũ, cái mùi hương ngày cũ, cái vệt nắng hoàng hôn tìm về nhau để tạo nét đẹp huy hoàng của ngày tàn mà trong đó trái tim của mỗi người trở về đây bắt gặp biết bao ân tình khó quên./.


KÝ ỨC NGHỀ GIÁO Sau khi tốt nghiệp Trường Sư phạm Saigon, tôi về Ty Tiểu học Tây Ninh để nhận công tác và được phân công dạy lớp Bốn của Trường Tiểu học cộng đồng Bông Trang thuộc Xã Thạnh Đức, Huyện Gò Dầu, Tỉnh Tây Ninh. Ngày đầu tiên bước chân vào lớp học, tôi cảm nhận các em học sinh nơi đây rất ngây thơ, chất phác, trông có vẻ nhút nhát nhưng lại lễ phép và sợ Thầy, Cô. Mỗi em ăn mặc mỗi vẻ, không đồng phục. Qua tuần lễ đầu, tôi thấy các em rất ngoan ngoãn nhưng tiếp thu bài hơi chậm, không biết có phải vì các em đã mất căn bản từ các lớp học dưới hay vì hoàn cảnh khó khăn riêng của mỗi em. Đến sáng thứ hai tuần sau, tôi vào lớp, các em nghiêm chào lễ phép. Ổn định lớp học xong, tôi bắt đầu mở sổ ra gọi tên các em trả bài. Ba em đầu, có em thuộc bài trả lời thông suốt câu hỏi, có em trả lời còn lấp vấp. Đến lượt tôi gọi em thứ tư, gọi đến tên Giàu, tôi thấy mặt em tái mét, em hơi run sợ và không trả lời được câu hỏi của tôi. Tôi hỏi: “Em không thuộc bài à?” Em ấp úng không nói thành lời. Tôi hỏi tiếp: “Em không thuộc bài phải không?” Em vẫn im lặng. Tôi giận lắm nhưng cố nén và dịu giọng hỏi: “Tại sao hôm nay em không thuộc bài?” Em nhìn tôi lắc đầu. Tôi giận quá, nói to: “Em quỳ gối quay mặt vào tường học thuộc bài xong rồi mới được về chỗ ngồi.” Em quỳ gối quay mặt vào tường nhìn tôi rươm rướm nước mắt và học bài. Cùng lúc ấy, có một em mang sổ vãng lai đến, ký nhận số học sinh hiện diện và vắng mặt. Bỗng tôi nghe “phịch”, tôi giật mình và thấy em Giàu ngã xuống đất ngất đi, mặt mày tái xanh. Riêng tôi cũng run lên và toát mồ hôi cả người. Tôi vội vàng đến đỡ em lên và nhờ một em dìu phụ, em khác chạy ra đường đón xe lôi kéo (xe Goebel gắn thêm thùng phía sau để chở người hoặc hàng hóa) để đưa em đến tram y tế ở chợ Trà Võ. Đến trạm, tôi cùng cô y tá đỡ em lên giường bệnh và cô y tá trưởng đền khám bệnh cho em. Kết quả cô cho biết là em bị đói và tim đập hơi nhanh. Tôi hốt hoảng và chạy nhanh đến tiệm hủ tíu trước chợ, mua cho em một tô hủ tíu và một ly sữa. Sau khi em ăn và uống sữa xong, cô y tá cho em uống thuốc, chỉ vài phút

Trần Thị Thái- Khóa 8 sau, em tỉnh lại và từ từ ngồi dậy, bước xuống giường đòi về. Lúc bấy giờ tôi mừng lắm và bình tĩnh hơn. Tôi cám ơn cô y tá và đưa em trở về trường. Đến lớp học tôi xoa đầu em và hỏi: “Em quỳ gối mỏi chân mệt nên ngất xỉu phải không?” Em lắc đầu trả lời: “Thưa Cô, chiều hôm qua em không có ăn cơm vì nhà hết gạo mà Ba Má em hết tiền mua.” Chiều hôm ấy về đến nhà tôi cảm thấy hối hận về việc mình phạt em Giàu. Đến tối, sau khi cơm nước xong, tôi uể oải ngồi vào ghế soạn bài nhưng không sao soạn được! Đầu óc cứ luẩn quẩn về hình ảnh ngất xỉu của em. Là nhà giáo, tôi nắm rõ nguyên tắc giáo dục của Trường Sư phạm là không cho phép xử phạt học sinh., nhưng vì ở nông thôn các em thiếu sự quan tâm, chăm sóc của Cha Mẹ về mọi mặt, nên bản thân giáo viên cũng khó tránh khỏi vi phạm nguyên tắc trong việc thực hiện nhiệm vụ của mình. Nhưng hình ảnh em Giàu ngất xỉu cứ ám ảnh tôi, lương tâm tôi luôn day dứt và tôi tự hứa: “từ nay về sau sẽ không áp dụng hình thức phạt đối với một học sinh nào dù nặng hay nhẹ nữa”. Nhất là trong nền giáo dục hiện nay, việc xử phạt bằng nhiều hình thức không tốt đối với học sinh là vấn đề phải triệt để nghiêm cấm. Người Thầy tốt, gương mẫu phải thật sự tôn trọng nhân cách và không để vi phạm nguyên tắc sư phạm của mình. Chúng ta nên hiểu các em nhiều hơn là tìm các phương pháp phạt lỗi, bắt lỗi các em khi các em còn là học sinh, trẻ con.

RU CON -

Thơ : Bùi Đang Khuê-K1

Mẹ ngồi làm chiếc nôi sinh Lời ru như lụa quấn quanh tuổi ngà Con nằm ngủ giấc mơ hoa Mẹ còn đi bảo luống cày trổ bông Mẹ đi bảo lúa ra đồng Mẹ đi bảo nước ngoài sông chảy về Ngủ đi mẹ bảo hàng tre Với cơn gió lượn quanh hè ru con Đêm về bảo mảnh trăng non Ru con trăng đến nôi con trăng nằm


 VỀ VỊ HIỆU TRƯỞNG ĐẦU TIÊN CỦA SƯ PHẠM SÀI GÒN, THẦY TRƯƠNG HỮU TƯỚC Một

trong những vị kiến trúc đầu tiên của ngành Sƣ Phạm bậc tiểu học chính là Thầy HỒ VĂN HUYÊN, hiệu trƣởng Trƣờng SƢ PHẠM NAM VIỆT (1950 -1956). Thầy cũng là hiệu trƣởng Trƣờng QUỐC GIA SƢ PHẠM I.

đƣợc thành lập sau này và Sƣ Phạm Nam Việt sát nhập vào QUỐC GIA SƢ PHẠM. Khi trƣờng QUỐC GIA SƢ PHẠM đổi tên là SƢ PHẠM SÀI GÒN năm 1962 thì Thầy TRƢƠNG HỮU TƢỚC là Hiệu trƣởng, kế nhiệm Thầy Hồ Văn Huyên đã về hƣu.

TÓM LƯỢC TIỂU SỬ THẦY TRƯƠNG HỮU TƯỚC:

Sinh ngày 10-2-1907, tại xã Hƣng Long, Quận Cai Lậy, tỉnh Mỹ Tho. Tốt nghiệp trƣờng Cao đẳng Sƣ Phạm Đông Dƣơng tại Hà Nội, ban khoa học năm 1931 Giáo sƣ trƣờng Trung Học Pétrus Trƣơng Vĩnh Ký (1931-1935) Thanh tra Trung Học tại Nha Tổng giám đốc Trung Tiểu học và Bình Dân giáo dục (1955 - 1960) Hiệu trƣởng Trƣờng Sƣ Phạm Saigon kiêm giám đốc Trung Tâm Tu Nghiệp giáo chức (1960 1964) Giảng sƣ Trƣờng Đại Học Sƣ Phạm Saigon (1964 - 1975) II. BÀI VIẾT VỀ THẦY TRƯƠNG HỮU TƯỚC Bài sau đây là của Thầy TÔ MINH TÍN viết với tƣ cách cựu môn sinh khóa 1 SPSG trƣớc khi trở thành giáo sƣ các Trƣờng Sƣ Phạm Vĩnh Long rồi Sƣ Phạm Saigon . Khóa 1 Giáo học bổ túc khai giảng năm 1962. Học trình 2 năm. Tính đấn nay là vừa tròn 50 năm (2012), nửa thế kỷ. Giáo sinh Khóa 1 ngày đó nếu không bỏ nghề nay đã nghỉ hƣu sau gần 40 năm theo nghề giáo. Đa sớ đã lên chức Ông Bà nội ngoại, vui cùng con cháu lúc xế bóng. Thi thoảng đôi lần nghĩ về những ngày đã qua, thuở tóc còn xanh- những ngày đầu tiên ở trƣờng Sƣ phạm Saigon, giáo sinh Khóa 1 không thể nào quên hình ảnh Thầy Hiệu trƣởng Trƣơng Hữu Tƣớc, một “Ông Thầy Nam bộ” dung dị, hiền hậu. Quê Thầy ở Mỹ Tho, bên bờ sông Tiền, một vùng quê sông nƣớc an bình của Châu thổ Cửu Long, đầy trái ngọt cây lành, tình ngƣời hào phóng và bao dung. Thầy theo tây học, :du học ở Hà Nội”. tốt nghiệp ban Khoa học trƣờng Cao đẳng Sƣ phạm Đông dƣơng năm 1931. Về lại Saigon, Thầy dạy ở Trƣờng Trung học

Pétrus Trƣơng Vĩnh Ký trong 25 năm liền (1931 – 1955). Thầy chỉ tạm rời bục giảng trong 5 năm (1955 – 1960) để giữ chức vụ Thanh tra Trung học tại Tổng nha Trung Tiểu học. Trở lại nhà trƣờng, Thầy nhận làm Hiệu trƣởng trƣờng Sƣ phạm Saigon để lo đào tạo Thầy Cô bậc Tiểu học (1960). Riêng với Khóa 1 và 2 Giáo học bổ túc là đƣợc học với Thầy (1962 -1964) vì năm 1964 Thầy về dạy tại Đại học Sƣ phạm Saigon, đào tạo Giáo sƣ Trung học, cho đến năm 1975 thì nghỉ hƣu. Định cƣ tại Hoa Kỳ năm 1983, không quản tuổi cao, sức yếu, Thầy vẫn sinh hoạt tại các Hội đồng hƣơng Mỹ Tho, Hội Ái hữu Pétrus Ký và Gia đình Sƣ phạm Saigon ở hải ngoại. Thầy mất năm 1998 tại Hoa Kỳ, hƣởng thọ 92 tuổi (1907 – 1998) trong nỡi tiếc thƣơng của Gia đình Sƣ phạm saigon và bao nhiêu thế hệ học trò cũ trong và ngoài nƣớc. Phía sau những dòng tiểu sử - tƣởng nhƣ giản dị đời thƣờng, Giáo sinh Khóa 1 luôn thấy ẩn hiện một nhân cách lớn lao nơi Thầy Hiệu trƣởng.


Khóa 1 ngày đó, nuôi dưỡng nhiều ảo tưởng về tài năng của mình nên đã không thoát khỏi cảnh “đứng núi này trông núi nọ” đôi khi dẫn đến “ngông nghênh” không đáng có. Các Thầy vẫn gọi đùa chúng tôi là những người “chí cả, tài hèn”

dung của Thầy Hiệu truỏng, sẵn lòng tha thứ cho những “non dại” của một thời trẻ tuổi.

Nay, không còn trẻ nữa, ngồi nghĩ lại chúng tôi vẫn nhận ra được rằng chúng tôi đã may mắn như thế nào khi được hưởng sự bao

Chúng con chân thành thắp nén tâm hương cầu chúc hương hồn Thầy thanh thản nơi cõi vĩnh hằng.

III.

Thầy không chỉ dạy chúng tôi thành nghề mà còn treo tấm gương sáng của bản thân để chúng tôi thành người.

THƠ VỀ THẦY TRƯƠNG HỮU TƯỚC

Thầy sang Mỹ năm 1983, cư ngụ tại SANTA ANA ( Nam CALIFORNIA ) và mất tại đây ngày 7-4-1998, thọ 92 tuổi.

Trường Quốc Gia Sư Phạm, sau trở thành giáo sư Trường Trung Học Petrus Ký, và t ng là Thanh Tra trên Bộ giáo dục.

Hai bài thơ sau đây với bút danh Dương Tử là của Thầy Dương Ngọc Sum, xuất thân t

1 : Vinh Danh V Mừng Thọ THẦY TRƯƠNG HỮU TƯỚC

2 : Vĩnh Biệt THẦY TRƯƠNG HỮU TƯỚC Vĩnh biệt Thầy ôi vĩnh biệt đời

Nhân sinh tự cổ thùy vô tử

Tiếc thương, thương tiếc cũng đành thôi!

Lưu thủ đan tâm chiếu hãn thanh

Tuổi già, bệnh khó, vô phương cứu

Nguyễn Công Trứ

Cái số, than ôi! Chẳng đặng rồi Bao năm tận tụy trong ngành giáo

Họp mặt vinh danh chúc thọ Thầy

Một phút đành xa hết mọi người

Mặc cho thế cuộc cứ vần xoay

Mùng bảy tháng tư ngày Thầy mất

Văn minh vật chất tràn Âu Á

Thắp nhang khấn vái dạ bồi hồi!

M ng nghĩa Thầy Trò chẳng đổi thay Hơn bốn mươi năm Thầy dạy dỗ Công đức nào đâu dám sánh tầy Hai bốn tháng hai ngày Đại Hội Họp mặt vinh danh chúc thọ Thầy Dương Tử 24/2/1995

Dương tử Tháng 4/1998


TRƯỜNG SƯ PHẠM THỰC HÀNH SAIGON T THỜI

NH

Trong suốt một phần tƣ thế kỷ (1950 – 1975) tồn tại lúc tại trƣờng ĐỖ HỮU VỊ cạnh chợ BẾN THÀNH, lúc trôi dạt sang Thảo Cẩm Viên SAIGON trƣớc khi định cƣ tại đƣờng TRẦN BÌNH TRỌNG, ở quận 5, trƣờng Sƣ Phạm Thực Hành Saigon luôn luôn gắn liền với các Trƣờng Sƣ Phạm Nam Việt, Quốc Gia Sƣ Phạm và Sƣ Phạm SAIGON nhằm góp phần vào việc đào tạo giáo viên Tiểu học cho nền giáo dục Việt Nam.

cùng với 7 giáo viên khác từ các tỉnh Tây Ninh, Biên Hòa, Gia Định, Định Tƣờng và Kiến Hòa, Có lẽ đây là lần đầu trƣờng tiếp nhận đợt tăng cƣờng đông đảo nhất !

Lèo lái ngành Sƣ Phạm tiểu học non trẻ trong giai đoạn đầy sóng gió, các bậc tiền bối từ thầy HỒ VĂN HUYÊN ©, NGUYỄN VĂN THƠ ©, TRƢƠNG HỮU TƢỚC ©, NGUYỄN HỮU PHƢỚC (hiện ở Mỹ), NGUYỄN NGỌC QUANG ©, ĐOÀN VIẾT BỬU (hiện ở VN) đã vƣợt khó, thầm lặng đóng góp bao công sức mồ hôi, nƣớc mắt nhằm tạo nên một thế hệ nhà giáo tiểu học vừa tiếp cận nền giáo dục tiên tiến của thế giới vừa duy trì đƣợc bản sắc cố hữu của nền giáo dục Phƣơng Đông.

Gần 50 năm sau, “nghỉ dạy” đã lâu, mắt đã mờ, giọng nói không còn sang sảng nhƣ trƣớc, nếm đủ ngọt bùi của cuộc sống, tôi vẫn bồi hồi xúc động nhớ đến buổi tiếp xúc đầu với gần 15 giáo viên của trƣờng SƢ PHẠM THỰC HÀNH Saigon dƣới sự chủ trì của Thầy Hiệu trƣởng LỤA và các thầy ĐẮT, MÃ TẮC.

Đạt đƣợc kết quả nhƣ ngày hôm nay không thể không kể đến công sức của các thế hệ lãnh đạo Trƣờng SƢ PHẠM THỰC HÀNH SAIGON từ thầy TRƢƠNG VĂN LỤA ©, THỀM VĂN ĐẮT ©, CHÂU NGỌC CẢNH ©, cùng các lão thành dày dạn kinh nghiệm đứng lớp, hết long vì học sinh thân yêu, sẵn sàng chia sẻ kinh nghiệm, hƣớng dẫn các em giáo sinh nắm vững phƣơng pháp Sƣ phạm nhƣ các Thầy MÃ TẮC, HUỲNH HỮU THANH, NGUYỄN VĂN QUAN, các Cô LÊ THỊ MÃO, TRƢƠNG THỊ TÀI, NGUYỄN THỊ DANH, NGUYỄN THỊ XUÂN . . .

“Trƣờng rất mừng đƣợc đón tiếp, mong các Anh Chị sớm hòa nhập và làm quen với hoạt động của Trƣờng. Giữa chúng ta với nhau, cần thẳng thắn, không có gì phải dấu diếm. Các anh chị là những giáo viên ƣu tú, có năng lực mới đƣợc tăng cƣờng về đây, nhƣng nói ra anh chị đừng buồn, những kinh nghiệm, những điều anh chị đã học hỏi trƣớc đây chƣa đủ cho công việc và trách nhiệm sắp tới của các của các Anh Chị. Cần phải học hỏi và trau dồi thêm. Đứng lớp, đứng trên bục giảng của trƣờng SƢ PHẠM THỰC HÀNH là làm dâu trăm họ, hãy nhớ kỹ điều ấy”.

Phƣơng châm bất di bất dịch của tập thể SƢ PHẠM THỰC HÀNH là sẵn sàng chia sẻ, không dấu nghề, luôn lắng nghe trao đổi học hỏi với các thế hệ đàn em, với các chuyên gia giáo dục nƣớc ngoài trong giai đoạn chuyển tiếp đầy bất trắc trƣớc 1975. Tôi may mắn đƣợc điều về trƣờng SƢ PHẠM THỰC HÀNH SAIGON năm 1962 từ Long An

Cầm tờ Sự Vụ Lệnh trong tay, chúng tôi ai cũng hồ hởi, cho mình là “number one” mới đƣợc điều về SAIGON, phục vụ tại một một trƣờng tầm cỡ để đào tạo các “Thầy giáo tƣơng lai”.

Sau phần giới thiệu lý lịch trích ngang của 8 chúng tôi với các đồng nghiệp, thầy Lụa đi vào trọng tâm của buổi họp, thầy nói:

Khi dạy mẫu trên giảng đƣờng, các Anh chị là mục tiêu của hàng trăm cặp mắt quan sát từ cách ăn mặc, giọng nói, cử chỉ, tiếng cƣời, nhứt cử nhứt động . . . đều lọt vào tầm ngắm của các Giáo sƣ hƣớng dẫn môn Sƣ Phạm, các giáo sinh dự thính (thƣờng 2 - 3 lớp (120 giáo sinh) để học hỏi kinh nghiệm, 2 hoặc 3


kinh nghiệm, 2 hoặc 3 chuyên gia giáo dục nước ngoài đến dự khán để thẩm định phương pháp giảng dạy, sử dụng học cụ, học liệu . . . chưa kể 30 đến 40 học sinh cơ hữu của Anh, Chị.Học sinh cơ hữu (30 - 40) là những cá thể đặc biệt rất khác với học sinh cũ của các Anh Chị trước đây. Cần đặc biệt quan tâm đến điểm này. Mỗi năm học, các em thay đổi ít nhất là 30 giáo viên khác nhau mà đa số còn non kém chưa có kinh nghiệm giảng dạy. Đừng tưởng 8, 10 tuổi đầu chúng chưa biết gì đâu, dễ sai bảo, răm rắp tuân theo lời Thầy Cô tập sự. Không đâu! Nhiều giai thoại cười ra nước mắt tại các lớp của trường SƯ PHẠM THỰC HÀNH. . . Thời gian sẽ giúp Anh Chị ngộ ra. Ngoài học sinh cơ hữu, bạn bè trong trường, các Anh Chị còn là Cố Vấn không công cho các em giáo sinh đến thực tập, nhờ hướng dẫn, chia sẻ kinh nghiệm đứng lớp, cách duy trì trật tự, các học sinh cá biệt . . . Dù làm không công, các anh chị không được khước từ dù ngoài giờ hành chính mà phải làm tận tình đến nơi đến chốn! Trước khi kết thúc, ông phán một câu xanh rờn: “Bổn phận trước tiên của chúng ta là đóng cửa dạy nhau. Sáng thứ Hai tuần tới Thầy A dạy môn Đức Dục Lớp 3, Sáng thứ Ba cô H dạy Tập Đọc Lớp 4 . . . . . . . Thành phần tham dự gồm tất cả giáo viên và Ban giám Hiệu của Trường. Sau 30 phút dạy, ta có 2 giờ để mổ xẻ rút ưu khuyết điểm. Không một ai vắng mặt.” Tôi và 7 Thầy Cô vừa được tăng cường như trên trời rơi xuống. Một anh đến ghé tai tôi nói như mếu nếu biết khổ như thế này thà mỗi ngày lội sình 2 cây số còn sướng hơn về đây! Năm đó ngoài việc đứng lớp tại trường SƯ PHẠM THỰC HÀNH, mỗi tối tôi phải theo học lớp đêm tại Trung Tâm Đào Tạo giáo sư đệ I cấp tại trường Đại học sư phạm Saigon nên bị quay cuồng như cái chong chóng. Hết dạy mẫu cho giáo sinh (thường là 2 hay 3

lớp) tại giảng đường để rút kinh nghiệm. Phải theo dõi chấm điểm, hướng dẫn giáo sinh dạy các môn cho học sinh tiểu học. Phải dạy lại để cập nhật kiến thức cho học sinh cơ hữu sau các giờ đứng lớp của các giáo sinh còn non trẻ. Như đã nói ở trên đây là nhóm giáo viên đông nhất được phân bổ về SƯ PHẠM THỰC HÀNH, nhưng khổ nổi cơ sở vật chất vẫn như cũ. Năm đó (1962 – 1963) những giáo viên mới về chúng tôi phải dạy tạm tại 5 phòng học của trường Sư Phạm Saigon nằm dọc theo đường Thành Thái. Muốn qua trao đổi, tham khảo kinh nghiệm với đồng nghiệp và Ban giám Hiệu phải chạy tới lui như con thoi cách nhau 300, 400 thước. Một chuyện thuộc loại thâm cung bí sử ít ai biết được thâm ý của các lão tiền bối ngày trước xin thuật lại cho vui. Thầy HỒ VĂN HUYÊN là vị “khai quốc công thần” của trường Quốc Gia Sư Phạm nên khi thiết kế không biết do sáng kiến của Cụ hay các Kiến Trúc sư em út muốn tôn vinh Cụ nên thiết kế trường Quốc Gia Sư Phạm thành hình chữ H, trường Sư phạm thực hành nằm bên cạnh thành chữ U và nghe đâu còn dự trù các cơ sở giáo dục trực thuộc mang tiếp các chữ Y, E, N chạy dọc đường Thành Thái về phía chợ An Đông, và các nhà nghỉ của giáo viên ở Vũng Tàu. Tôi tạm biệt mái ấm Sư phạm Thực Hành cuối năm 1963, rồi về lại trường Sư Phạm SAIGON, Nha Sư Phạm và cuối cùng về một trường Sư Phạm ở miền Tây cho đến tháng 4 năm 1975. Tuy tạm trú chỉ vỏn vẹn trên dưới một niên học nhưng ngôi trường bé nhỏ này đã dạy tôi rất nhiều điều từ cách đối nhân xử thế, tình thầy trò, tình bè bạn, vui buồn của nghề gõ đầu trẻ. Theo tôi đây là giai đoạn huy hoàng nhất của giáo dục tiểu học Việt Nam. Lương đủ sống, nếu không nói là dư dả. Có sự gắn kết chặt chẽ giữa gia đình (xã hội) với nhà trường (Thầy Cô). Học sinh răm rắp


nghe lời Thày Cô đôi khi hơn cả phụ huynh Theo học ngành Sư Phạm và sau này đi dạy học là mơ ước của nhiều học sinh phổ thông thời đó. Thật vậy, không những lương đủ nuôi sống gia đình mà còn được hoãn dịch nên số thí sinh chen chúc tìm một chỗ đứng vào ngành Sư Phạm ngày càng đông, nhất là giữa thời chiến. Viết đến đây chợt nhớ một kỷ niệm xin ghi lại để cùng suy ngẫm về cách chọn nhân tài của các sư phụ ngày trước. Năm 1963, lúc dạy tại trường Sư Phạm thực hành tôi được dự một buổi hỏi vấn đáp cho thí sinh thi nhập học Sư Phạm (lúc đó phải tốt nghiệp Tú Tài 1). Giám khảo 1 là Thầy NGUYỄN ĐÌNH PHÚ một nhà giáo kỳ cựu từng là một Lãnh đạo cao cấp tại Bộ giáo Dục Saigon, lúc ấy là giáo sư thỉnh giảng tại trường Sư Phạm SAIGON. Giám khảo 2 là tôi, giáo viên tại trường Sư Phạm thực hành Saigon. Sau gần 15 phút thay phiên hỏi về kiến thức tổng quát cuối cùng Cụ hỏi thí sinh về quê quán, nhà cửa, gia cảnh, vv . . . Cụ bảo em về ghế ngồi và hội ý với tôi để cho điểm. Cụ bảo tôi cho điểm trước, tôi từ chối nhường cho Cụ phê trước. Cụ không chịu mà một mực bảo tôi cho trước. Chẳng đặng đừng, tôi cho 10/20 vì các câu trả lời cũng không có gì đặc sắc lắm . . .

Sau khi xem phiếu điểm và lời phê của tôi, Cụ bắt đầu trao đổi với tôi. Trước tiên, Cụ khen tôi là trung thực, điểm này rất công bằng Cụ rất tán đồng. Nhưng Cụ xin tôi, (Cụ dùng từ “xin” làm tôi sững sờ, lúng túng) nên xét lại mà gia giảm cho cháu. Qua cách ăn mặc, trò chuyện Cụ biết là em sống ở miền quê, cha mẹ nghèo, thiếu trước hụt sau, đây là ”type” người mà nền giáo dục tiểu học chúng ta rất cần trong tương lai, những người mà ta có thể tin rằng sẽ bám trụ với ruộng vườn để vực dậy nền giáo dục nước nhà chớ không phải là những kẻ cơ hội mượn danh nghĩa giáo dục để trốn lính , để làm bàn đạp vinh thân phì gia….Các bạn biết không tôi đã bị thuyết phục và đã “a tòng” với Cụ xé rào không phải vì phong bì, cũng không phải vì một tiệc nhậu linh đình như bao ngành khác. Bởi vậy được là cái “bóng” của các Cụ trưởng bối trong ngành Sư Phạm Tiểu học là một may mắn và vinh dự cho chúng tôi những Thày Cô giáo tiểu học. Qủa thật đây là giai đọan của “một thời để nhớ” không sao phai mờ được trong tâm trí của những thầy giáo già như chúng tôi.

Giáo iên Lớp Tiếp Liên 2 Trường Sư Phạm Thực Hành Saigon Niên hóa 1962-1963

Hành lang Trường Sư Phạm Thực Hành


 THƯ PHƯƠNG XA CỦA MỘT NGƯỜI VỪA NẰM XUỐNG Người vừa nằm xuống đây là Thầy BÙI VĂN GIẦN, giáo sư môn TDTT và HĐTN của Trường Sư Phạm Sài Gòn. Thầy không những thành thạo về các bộ môn liên quan đến nghiệp vụ của mình như bóng chuyền, bóng đá, bóng rổ, quần vợt….. mà còn là một nghệ sĩ đích thực với giọng hát thật truyền cảm và ngón đàn guitar điêu luyện. Thầy bị chấn thương rất nặng ở cột sống do một tai nạn giao thông và nằm liệt hơn 10 năm. Thầy mất đi trong sự luyến tiếc của mọi người đúng ngày Mồng 1 Tết Tân Mão (tức 3/2/2011) vừa qua. Thư Thầy viết cho thấy ngoài thái độ bình thản đón nhận điều bất hạnh còn là tinh thần chống chỏi kiên cường với thương tật và tình cảm thân thiết chân thành đối với các Thầy cô lớp trước, các bạn bè đồng nghiệp, đồng môn và các cựu môn sinh một thời gắn bó với mái trường Sư Phạm Saigon. Anh N! Tôi vừa đọc thư/thơ của anh xong. Rất thích và rất mừng. Thích vì tìm được nhiều ý hay, thấm thía, an ủi, thấy lòng nhẹ nhõm, khoan hòa. Đặc biệt các bài thơ anh gởi cho tôi có đề cập nhiều đến chim (Tiếng chim hót đầu hồi….đủ lòng mừng suốt buổi; Con chim nào trên cành ta thấy, cất tiếng than một khúc bi ca), khiến tôi nhớ tới kỷ niệm một con chim đã giúp tôi sống sót qua một giai đoạn cam go trong đời. Đó là thời gian đang học “hậu đại học”, bị kiết 2 tuần không thuốc men, người chỉ còn da bọc xương, đi hết nổi, anh bạn bác sĩ nằm cạnh thở dài bảo tôi có muốn “trăn trối” với vợ con gì không. Nhưng buổi sáng hôm ấy, trời nắng đẹp, tôi nằm nhìn qua cửa sổ thấy một con sáo đang đậu trên hàng rào kẽm gai, cong đuôi hót một tràng dài lảnh lót. Tôi thấy người nóng lên, khỏe ra, rồi dần bình phục trước sự ngạc nhiên của mọi người.

Còn tôi mừng vì thấy anh có một triết lý sống đáng noi theo: an nhiên, tự tại, khoan hòa. Tôi vừa phone nói chuyện với Thầy Bổng. Thầy nghe không được rõ lắm, Cô Bổng phải nghe một phone khác để nhắc lại. Từ 2 tuần nay Thầy đã đỡ hơn, ăn ngủ được, nhưng vẫn phải lọc thận 3 lần 1 tuần, giọng nói yếu. Thầy gởi lời thăm và chúc mừng Christmas và năm mới đến các Thầy Cô và học trò trong Gia Đình Sư Phạm sắp tới. Nghe giọng nói yếu của Thầy tôi buồn lắm. Thầy Bổng vốn có giọng nói tình cảm, ấm áp chân tình như chính con người Thầy. Vẫn biết đâu có gì vĩnh hằng nhưng sao vẫn thấy bùi ngùi. Mới nhận thiệp Noel của Nguyễn Tử Quý. Tên này sống thánh thiện như một thầy tu, hoạt động xã hội, văn hóa, từ thiện tối ngày. Vậy mà mỗi lần đến thăm tôi, không lúc nào quên mua cho chút quà, khi thì mấy trái mãng cầu, khi bánh dày giò chả…Hắn thấy tôi đầu còn nhiều tóc, cứ lấy tay vuốt tóc tôi tồi lại xoa cái đầu hói của hắn rồi cười: “tóc ông còn tốt quá!!!”Chấn, vợ Trần Quang Minh, hiện làm tại một bệnh viện cách nhà 2 tiếng lái xe. Cô ấy vẫn khỏe và gởi lời thăm mọi người. Tôi biết tình hình Gia Đình Sư Phạm bên nhà qua e-mail của Hồng và Nhiệm. Tôi vẫn “bình thường” trong cái “bất bình thường”. Cứ sống như ông đã viết “mỗi người một phúc duyên, vui với gì đã có”. Mấy ngày nữa là tới buổi họp mặt đầu năm của Gia Đình Sư Phạm. Tôi có một ước mơ mà không thể thực hiện là được tham dự một lần họp mặt này. Đành gởi lòng mình về với mọi người thân mến nơi quê nhà và chờ xem video sau vậy. Hôm nay sao tôi lại khỏe để mổ cò cho anh được nhiều thế này. Chúc anh chị và các cháu mọi điêu tốt lành.


THƠ PAUL VERLAINE VÀ MỘT CHÚT GÌ ĐỂ NHỚ VỀ SƯ PHẠM SÀI GÒN Nguyễn Duy Linh Năm học 1980-1981 trường Cao Đẳng Sư Phạm vừa bắt đầu. Giáo viên trường Sư Phạm Sài Gòn cũ lúc đó mới lác đác có người được xếp cho dạy lớp ( các môn Nhạc, tiếng Anh, tiếng Pháp) còn đại đa số được bố trí công việc tại các phòng ban … Tôi cùng các anh C.N.Cảnh, D.H.Đức … ở trong ban Lao Động với nhiệm vụ tổ chức lao động sản xuất cho sinh viên mỗi khóa khoảng hai tuần. Chúng tôi hợp đồng với các tổ hợp của tư nhân, họ dạy nghề, sinh viên làm gia công các mặt hàng thủ công mây tre lá, đan dép, thêu nón, làm mành trúc … Chưa tổ chức lễ khai giảng chính thức, nên mỗi khoa khởi động một cách. Có lẽ cũng đã hơn một tuần rồi mà chưa ai thấy anh T.P.Nam Minh đâu. Anh em cũ đã có tiếng xầm xì !” Sáng hôm đó, sau khi phân chia công việc xong cho các sinh viên làm mành trúc, sân trường náo động hẳn lên – chỗ thì cạo, chỗ thì cưa, chỗ thì luộc trúc … Chúng tôi đang ngồi nghỉ ở gốc cây bồ đề thì anh tới – đầu đội mũ xùm xụp, khác ngày thường, để đầu trần, tóc chải mướt. Lúc anh tới gần, tôi nói đùa “ Để tóc dài rồi mới dzô hả ?” Anh tủm tỉm cười, chĩa ngón tay lên trời bảo: ”Le ciel est par – dessus le toit” Thế là chúng tôi phá ra cười. Sinh viên chắc nhiều em phải ngạc nhiên. Câu thơ trên cũng là tựa một bài thơ của Paul Verlaine, một nhà thơ Pháp nổi tiếng thuộc thế kỷ 19, có ảnh hưởng sâu sắc đến nhiều tác giả trong phong trào thơ mới của Việt Nam. Ông đã viết bài thơ đó trong khi đang ngồi gỡ lịch tại một nhà tù ở Bruxelles (Bỉ), hệ quả của lối sống bê tha, phóng đãng, nhậu nhẹt say sưa, cãi lộn rồi bắn bạn. Giờ đây ăn năn thì đã muộn! Tiện có cuốn sổ trong tay, tôi đưa anh và bảo: “Toi” là pháp sư, chắc thuộc lòng. Bài thơ hay nhưng lâu ngày, chỉ còn nhớ lõm bõm, ghi lại giùm ”moi”. Anh ngồi xuống hí hoáy ghi, đề ngày tháng (30/09/80) ký tên tặng đàng hoàng. Cuốn sổ này sau đó một thời gian tôi quên bẵng đi, không biết lạc vào đâu. Phần anh thì tựu trường năm học sau, không

thấy quay trở lại. Anh đi đâu, về đâu. Bạn b không ai biết Trong những năm tháng ấy – Hôm trước còn thấy nhau. Hôm sau đà mất biệt. Chẳng ai buồn để ý. Trừ cùng tổ, cùng phòng. Ai cũng túi bụi lo. Chuyện gạo tiền cơm áo. Từ ban Lao động, tôi được đưa về Thư viện, phụ trách mảng ngoại ngữ, thời gian cứ lặng lẽ trôi, giật mình nhìn lại, bốn năm năm qua đi như ánh chớp. Một hôm sắp đến giờ về thì trời đổ mưa. Tôi đành nán lại ở trong phòng, bất giác nghĩ đến câu thơ trong bài Ariette oubliée – Khúc Ca Bị Bỏ Quên cũng của Paul Verlaine – il pleure dans mon cœur / Comme il pleut sur la ville / Quelle est cette langueur / Qui pénètre mon cœur ? Liền nghĩ ngay sang tiếng Việt : Lệ ứa trong tim tôi / Như mưa trên phố thị ? Nỗi buồn đó là gì ? Mà thấu tận tim tôi ? / Hóa ra mình đang dịch thành thơ tiếng Việt. Cao hứng tôi dịch tiếp khổ thơ thứ hai. O bruit doux de la pluie / Par terre et sur le toit / Pour un Cœur qui s’ennuie / O le chant de la pluie – Êm đềm thay tiếng mưa / Trên mái nhà mặt đất / Với con tim ưu uất / Đã thành khúc ca mưa. Đến đây thì tôi tắc vì không nhớ nổi hai khổ thơ còn lại. Tên bài thơ – Khúc ca bị bỏ quên – thật là chí lý. Trời vẫn mưa rả rích. Nghĩ lan man rồi nhớ đến mấy câu thơ của Lưu Trọng Lư : Mưa mãi mưa hoài / Lòng biết thương ai / Trăng lạnh về non không trở lại / Mưa chi mưa mãi … Vô tình tôi kéo hộc bàn chỗ ngồi làm việc, để lần đầu tiên, thấy rõ nó chỉ khá hơn thùng rác. Thế là tổng vệ sinh, nhờ vậy mà phát hiện ra cuốn sổ tay hồi đó nằm lẫn dưới đám giấy lộn và mấy tờ báo cũ. Lật qua lật lại xem có gì đặc biệt, tôi thấy lại bài thơ cùng bút tích của bạn tôi, lúc này đã định cư cùng với gia đình ở xứ người, một thành phố nào đó trong tỉnh bang Alberta bên Canada, tiếp tục nghề dạy học. Trong lòng bỗng trào dâng bao cảm xúc, tôi nghĩ mình có thể dịch thơ thành thơ tiếng Việt không khó khăn gì. Để bài thơ dịch được tự nhiên, mà vẫn giữ được


nguyên ý của tác giả, tôi thấy tốt nhất là đừng tự gò mình theo cái cách kết cấu trong nguyên tác. Cứ một câu dài 8 âm tiết, lại tới một câu ngắn 4 âm tiết, rất độc đáo tài tình, của Paul Verlaine. Làm theo ông là tự làm khó mình. Vả lại, tâm trạng tác giả trong bài thơ là u buồn nhưng sâu lắng, tiếc nuối và ăn năn. Chỉ có chút đột biến trong khổ thơ cuối khi tác giả không còn chú ý đến ngoại cảnh nữa, quay về với nội tâm, tự vấn rồi tự trách nên diễn đạt bằng một câu thơ dài có lẽ thuận lợi hơn. Đúng ra thì sau này suy ngẫm lại tôi mới phân tích rạch ròi như thế. Tôi dịch rất nhanh và vừa dịch xong thì mưa cũng vừa ngớt rồi tạnh hẳn. Tôi xin viết ra đây cả phần nguyên tác lẫn phần thơ dịch. Le Ciel Est Par – Dessus Le Toit

Vòm trời cao trên mái

Le ciel est par-dessus le toit Si bleu, si calme Un arbre, par – dessus le toit Berce sa palme. *** La cloche dans le ciel qu’on voit Doucement tinte Un oiseau sur I’arbre qu’on voit Chante sa plainte. *** Mon Dieu, mon Dieu, la vie est là Simple et tranquille Cette paisible rumeur – là Vient de la ville. *** Qu’as – tu fait, ô toi que voilà Pleurant sans cesse ? Dis qu’as – tu fait, toi que voilà De ta jeunesse ?

Vòm trời đó cao cao trên mái Xanh làm sao, yên tĩnh làm sao Cành cây nào cao cao trên mái Ru tàn cây theo gió xôn xao. *** Tháp chuông đó, nền trời ta thấy Đang dịu dàng vẳng tiếng ngân nga Con chim nào trên cành ta thấy Cất tiếng than một khúc bi ca *** Thượng Đế, Thượng Đế ơi, cuộc đời ở đó Thật đơn sơ và rất hiền hòa Tiếng ì ầm nhẹ nhàng nơi đó Đã vọng vào từ phố thị xa. *** Đã làm gì mà ngươi ở đó Để hoài hoài nước mắt chảy quanh Hãy nói đi nào ngươi ở đó Ngươi đã làm gì trôi mất tuổi xanh ?! 6/1986

Hy vọng một ngày nào đó, kỷ yếu này tới được tay anh. Anh sẽ có dịp nhớ lại những ngày tháng thăng trầm mà tất cả chúng ta đều đã trải qua, sau cơn biến động của lịch sử, nay đã thuộc vào quá khứ. Tôi và anh đã vượt qua, để thấy lòng mình thanh thản vì cả hai rốt cuộc cũng đều đi tới khúc cuối của con đường mình đã chọn – nghề dạy học - , dù hoàn cảnh, thân phận, cơ duyên mỗi người mỗi khác. Tháng 11 năm 2000, trong hai tuần ở Canada, ngoài Montréal nơi tôi ở chơi với thân nhân, tôi được dịp tham quan nhiều thành phố Thousand Islands, Kingston, Ottawa, Toronto, Québec nhưng không có điều kiện để đến nơi anh ở. Phần anh, nghe nói cũng đã có lần về thăm trường cũ, đúng dịp hè. Chúng tôi thì người đã nghỉ dạy, người đã đổi nhà … nên anh cũng chẳng gặp ai. Tuy nhiên tôi, cũng như các bạn còn ở lại, tất cả đều mong anh tiếp tục gặt hái được những điều tốt lành, thuận lợi trong quãng đời còn lại – Sẽ là hạnh phúc biết bao nếu một ngày nào đó chúng tôi, hai anh giáo già lại được cụng ly với nhau sau hơn 30 năm xa cách uống mừng hội ngộ, trước khi bước sang bên kia thế giới. Tháng 4 / 2011


-77


Gia ình Sư Ph m Saigon Santa Ana 24-7-2011






VỀ VỊ GIÁM HỌC ĐẦU TIÊN của Trường Sư phạm SAIGON . Thầy tốt nghiệp Trường Cao Đẳng Sư Phạm Hà Nội năm 1953 và là một trong bảy vị được bổ vào Nam để bắt đầu việc Việt hóa chương trình trung học. Như có sẵn cơ duyên với ngành sư phạm, Thầy và Thầy Phan Hữu Niệm được cử tới trường Sư Phạm Nam Việt để bắt đầu niên khóa sư phạm 4 năm chương trình Việt (19531957) với tâm trạng bất an- như chính Thầy kể lại (Thất hiền vô Nam / Nguyễn Quý Bổng) học trò quá lớn, đồng nghiệp quá già, tiếng địa phương còn lạ lẫm … Hai ông Thầy trẻ, tuổi đời mới 23, theo chân học trò, mỗi năm lên một lớp, túi bụi soạn bài, dạy hết môn này sang môn khác cho đủ 18 tiết một tuần. Phần Thầy là Quốc Văn, Pháp Văn, Anh Văn, Sử Địa, Công dân và Đức dục. Phần Thầy Niệm là Toán, Lý, Hóa, Vạn vật, Vệ sinh và thậm chí cả môn Vẽ. Năm 1956, trường Sư Phạm Nam Việt được sát nhập vào trường Quốc Gia Sư Phạm mới thành lập và vừa xây cất xong. Thầy tiếp tục dạy ở đây và cũng năm này, lấy xong bằng Cử Nhân Văn Khoa (Viện Đại Học Sài Gòn). Năm 1959, Thầy du học Mỹ, tại trường PEABODY COLLEGE nổi tiếng về giáo dục và sư phạm. Năm sau, Thầy về nước với bằng Master of Arts in Education và được bổ nhiệm làm Giám học trường Quốc Gia Sư Phạm.

Năm 1962, nhiều trường Sư Phạm mới được thành lập để chia bớt gánh nặng đào tạo giáo viên tiểu học cùng trường Quốc Gia Sư Phạm (được đổi tên là Trường Sư Phạm Sài Gòn). Với tư cách là Giám học ngôi trường Sư Phạm

đầu tiên có bề dày lịch sử, tích lũy được nhiều kinh nghiệm từ các thế hệ giáo sư uy tín nhất, cùng những điều học hỏi ở nước ngoài, Thầy mạnh dạn đưa ra nhiều đề nghị cải tiến quan trọng được các vị giáo sư sư phạm lão thành ủng hộ, các trường bạn hoan nghênh và Bộ giáo dục mau chóng cho thục hiện. Năm 1965, Thầy Kiêm nhiệm chức Giám đốc Trung tâm tu nghiệp giáo chức toàn quốc. Năm 1966, Thầy sang Mỹ du học lần thứ hai, tiếp tục học tập và nghiên cứu tại trường PEABODY COLLEGE trong 3 năm, hoàn tất học vị tiến sĩ Ph.D (Doctor in Philosophy) với luận án Primary Teacher Training For The Republic of VietNam. Về nước, Thầy nhận nhiệm vụ Giám đốc Nha Sư Phạm và được mời giảng ở nhiều trường Đại học và Cao đẳng. Năm 1974, Tiến sĩ Nguyễn Quý Bổng làm việc cho ủy ban sông Mékong tại Bangkok, một cơ quan hợp tác vùng miền, gồm Việt Nam, Lào, Căm bốt và Thái Lan do Liên hợp quốc tài trợ. Với vai trò Staff development officer, Thầy điều hành chương trình học bổng đào tạo chuyên viên cho kế hoạch phát triển sông Mekong. Sau tháng 4/1975, ai cũng nghĩ Thầy sẽ qua Mỹ nhưng Thầy lại quyết định sang Pháp, sau đó sang Canada, hai nước mà Thầy cho là sẽ sớm nối lại bang giao với Việt Nam nhờ đó có thể mau chóng bảo lãnh cho gia đình qua đoàn tụ. (Thầy được đoàn tụ với gia đình năm 1980.) Bước đầu tha hương thật không dễ dàng gì. Bằng cấp cao đôi khi thành trở ngại nếu công việc mình xin không tương xứng. Nhưng với khí tiết và lòng tự trọng của người trí thức chân chính, Thầy bảo: “nơi nào có “job” nơi ấy là nhà, “job” nào cũng quý …” Bến đậu đầu tiên để Thầy trở lại với nghề là một Trường tiểu học với công việc của một giáo viên phụ khuyết. Thế rồi, vận may cũng đến: Trường này được lựa làm địa điểm Hội thảo về Giáo dục. Một giáo sư đại học tới dự tình cờ nhận ra Thầy là người ông đã gặp trong phái đoàn Giáo dục của Việt Nam tại một hội nghị ở nước ngoài trước 1975. Nhờ ông ta giới thiệu, Thầy được nhận vào dạy ở trường Đại Học Québec ở Hull gần thủ đô Ottawa, được tín nhiệm và giữ vững “chaire” cho tới lúc về hưu, 18 năm sau. Chia tay học trò, sau tiết dạy cuối cùng, Thầy làm nốt một việc đã tính sẵn trong đầu: lái xe thẳng tới


“piscine” bơi một vài vòng cho trôi bụi phấn – “nợ tang bồng trang trắng vỗ tay reo” - còn kết cuộc nào đẹp hơn thế nữa. Tấm lòng thầy đối với anh em sư phạm – đang lận đận nơi xứ người hay chật vật ở quê nhà – càng bể dâu, càng sâu đậm. Đó chính là những nỗ lực không mệt mỏi, ngay từ năm 1978, để nối lại dây liên lạc với đồng nghiệp và cựu môn sinh kêu gọi tinh thần tương trợ. Bản thân Thầy đã phải trải qua 2 năm thất nghiệp, chạy vạy đón gia đình, ổn định cuộc sống nhưng vẫn xẻ chia đồng lương còn khiêm tốn giúp đỡ bạn bè. Suốt 20 năm, Thầy giữ liên lạc chặt chẽ, bền bỉ với GĐSP trong nước cũng như ngoài nước. Đó cũng là những cú điện thoại mà người nhận có thể sững sờ cảm phục vì sự tế nhị và chu đáo. Đó cũng là những bức thư - Thư cho cá nhân, thật gần gũi thân tình, ngắn gọn và xúc tích, chữ viết bay bướm tài hoa nhưng vẫn ngay hàng dễ đọc - Thư chung sư phạm, mỗi đầu năm dương lịch là những bản đúc kết chi tiết về tài chánh và tổng hợp đầy đủ tin tức vui buồn trong GĐSP. Đó còn là những chuyến đi xa, vào dịp hè, dịp lễ, kết hợp giải quyết công việc với thăm bạn bè, tận hưởng niềm vui tha hương ngộ cố tri. Mấy năm gần đây, tuổi cao sức yếu, Thầy chỉ đi bộ loanh quanh gần nhà để giữ gìn thể lực, lấy sách báo, ti vi làm phương tiện di dưỡng tinh thần. Con Thiên lý mã ngày nào còn tung vó vượt hàng ngàn dặm như không, bắt đầu cảm thấy gánh nặng của thời gian, đường về còn xa lắc, nên đã nản chân bon! Mùa xuân này, Thầy bước qua tuổi 83, chúng ta cùng chúc mừng Thầy giữ vững sức khỏe để sống thật lâu. Mong sao ngày Sư Phạm Sài Gòn họp mặt 1-1-2012 sắp tới đây, kỷ yếu 50 năm của chúng ta ra mắt đúng hẹn, Thầy sẽ về tham dự. Chúng ta sẽ mời Thầy ngồi ở vị trí trang trọng nhất của hội trường để Thầy trao, ký tặng, chụp hình lưu niệm cùng uống cạn ly rượu mừng hội ngộ với chúng ta. (Ghi chú : Bài trên đây là của Thầy Nguyễn Tử Quý viết với tư cách cựu Giáo sinh trường Quốc gia sư phạm trước khi Thầy được học bổng du học Hoa kỳ và trở lại Trường Sư phạm Sài gòn trong thành phần Ban Giảng huấn.)

G Hơn bốn mươi năm qua ! Ngày ấy để đáp ứng phong trào văn nghệ, báo chí của trường SPSG tôi đã viết bài “Hình ảnh ngôi trường cũ” để nhớ trường, lớp, thầy, bạn cũ và để tự nhắc là giáo sinh nghĩa là phải trang bị kiến thức, kỹ năng, tâm huyết cho nghề mình chọn mà môi trường cần vun đắp là tính giáo dục cộng đồng. Với ước muốn ôn và thực hiện nhiệm vụ người “thầy giáo trẻ”. Nhưng giọng văn rất ngô nghê, tấm lòng bộc trực và suy nghĩ thô thiển, viết rồi nghĩ rằng thời gian trôi và chắc chẳng ai quan tâm. Vậy mà tôi được biết bao lời động viên, chia xẻ, cảm thông từ bạn và nhất là các thầy : • Thầy Doãn Quốc Sỹ : “… tôi luôn luôn tin tưởng ở chị rằng những tình cảm trung hậu đã biểu lộ ra lời văn của chị sẽ được thể hiện bẵng những việc làm cụ thể khiến tôi cũng như các giáo sư khác có được niềm kiêu hãnh kín đáo đã đóng góp cho xứ sở chúng ta những cán bộ xứng đáng”

“… làm sống lại những hoạt động đó, những sinh hoạt mà cô đã góp phần với các bạn cùng lớp, dưới sự hướng dẫn của các thầy… bằng cách diễn tả đơn sơ, thành thực, đượm một giọng mến tiếc, chân thành, nếu không có những giây phút bị cảm xúc mạnh mẽ… việc đó cho thấy cái ảnh hưởng lớn lao, tốt đẹp, sâu đậm mà các thầy Thừa,thầy Căn đã gây được trong những khối óc, trái tim còn trẻ trung non nớt…” Thầy dặn tôi : “Gió đã lên rồi, cố gắng đi !” • Thầy Nguyễn Duy Linh “… tôi biết rõ lý do nào đã thúc đẩy chị lựa chọn ngành giáo dục. Tôi cũng đã biết khả năng và tinh thần của chị trong học tập, trong các công tác của trường mà chị đã tham dự. Do đó tôi có đủ lý lẻ để tin tưởng rằng chị sẽ tiếp tục con đường chị đã lựa chọn một cách thật tốt đẹp • Cô Nguyễn Thị Lục : i

• Thầy Hoàng Trần Hoạch :

 trang bên )


“Cô Tư chúc em … vui tươi luôn để mạnh tiến trên đường học vấn và thành công trong làng báo chí nước nhà”

Tôi mong ước được vậy , nhưng chưa thực hiện được tính cộng đồng c ng các học trò nhỏ của tôi sau khi tôi ra trường !... Tôi đã rẽ sang một hướng khác. Vào năm 1975, tôi được chọn làm “cán bộ xoá m chữ”.

các ngành ngh : ân khấu-Điện ảnh-Thể dục thể thao và cả Nhạc viện nữa… ột số học viên xuất sắc thành công như : - Cao Nhật Thanh : àm bông gió, đ thủ khoa thành đạt. - Châu Đ c Tuấn : Phụ bán hàng nuôi mẹ , đ thủ khoa, đậu Đại học Tôn Đ c Thắng, không những thế còn dành thời gian k m c p cho các bạn nhỏ, nay cũng đ ng trên bục giảng. - ương Thành Phú : Tốt nghiệp Đại Học Thủy ản và được trường giữ lại để giảng dạy. Tôi đã phục vụ ngành giáo dục theo ngã rẽ nầy cho đến khi hưu trí. Giờ đây các thầy, các bạn không quên, luôn thăm hỏi thật là may mắn và hạnh phúc đối với tôi

Ghi nhớ lời dạy :

Lương Ngọc Xuân-

• Thầy Vũ Ngọc Đại : “… trong hai năm qua nhờ ở sự học hỏi một cách tích cực và với tinh thần dấn thân phục vụ xã hội mà tôi biết, tôi tin rằng sau khi ra trường, chị sẽ đóng tròn được vai trò đào tạo trẻ cũng như vai trò cải thiện cộng đồng một cách thật tốt đẹp”

6

8- 2011

• Thầy Trần Văn Quế : “Dạy trẻ con tua trước dạy mình, Cái công giáo hoá cũng đồng sinh” • Thầy Phan Thúc Ngô : “Hôm nay, thì còn thầy thầy trò trò, mai kia đã là cô giáo rồi. Nghĩ bạc bẽo lắm, nhưng cũng cao quý lắm. Ai trọng sẽ được trọng” Tôi tâm niệm câu này và cố gắng thực hiện trong suốt cuộc đời. Những lớp học xóa m được t ch c cho công nhân qu t rác của ở Vệ inh, những công nhân gốc Hoa trong các nhà máy dệt ở Tân ình…Thầy trò c ng kiên trì vượt khó và Thành Phố được công nhận xóa xong m chữ. Vấn đ sau đó được đ t ra : hông thể để họ “ tái m “ , Thế là các lớp b túc văn hóa ra đời, tôi được bạn b gọi là “ a xuân của xí nghiệp “ Học viên của tôi có nhi u cán bộ, công nhân viên ch c…có người thắc mắc “ Tụi tôi học ý Hóa để làm gì “---“ Để biết cân bằng mọi trạng thái trong cuộc sống “, Thật m ng thay khi họ vui đ a nói rằng : “ Chưa biết sin, cos, tang, cotang “ thì chưa gọi là có học “. túc văn hóa chuy n sang giáo dục thường xuyên để đáp ng cho nhu cầu “ học, học nữa, học mãi “ cả người đi dạy l n người đi học b túc văn hóa đ u không ai m c cảm. Thầy cũng học mà trò cũng học. Học viên của tôi có cả những người đã n i tiếng trong

NẾU

T ơ : Bùi Đăng

uê-K1

Nếu ti n bạc chỉ là mật ngọt Bôi đầu gươm rồi tăng cho người Xin c để m c tôi ngh o kh Suốt cuộc đời tôi chẳng h môi Nếu tư tưởng chỉ là thành lũy Người với người không nhận ra nhau Thì sách vở tôi gom thành đống Đốt thành tro rải xuống chân cầu Nếu tôn giáo chỉ là màu áo Để người nầy không phải người kia Thiên đường ấy tôi hằng mơ ước Xin t nay muôn kiếp xa lìa Tôi tự hỏi, tôi tìm gì nhỉ ? Vẻ đẹp nào sau áng mây trôi Khi tìm được tôi làm gì nhỉ Nếu quanh tôi vắng bóng con người


NHỮNG NGÀY ẤY Ký ức sau hơn 30 năm với biết bao kỷ niệm vui buồn đan lẫn vào nhau đã trở về trong tôi, sao như mới ngày hôm qua đây thôi. ….Một buổi sáng đẹp trời với tâm trạng háo hức, vừa vui, vừa lo, tôi thức dậy thật sớm, chuẩn bị cho buổi trình diện đầu tiên : chọn nhiệm sở. Đến Phòng Giáo Dục Huyện BC, tôi thấy đã có một số bạn có mặt sớm hơn mình. Sau khi được ông Trưởng Phòng Giáo Dục thông báo về tình hình địa phương, nhân sự và trường ốc, chúng tôi được nghe danh sách nhận nhiệm sở của từng trường, thật hồi hộp làm sao giây phút ây. Một Thầy phụ trách trong bộ đồ bộ đội hướng dẫn đoàn chúng tôi, ngồi trên chiếc xe lam nổ bì bịch, trên con đường đất ngoằn ngoèo lởm chởm đá, lâu lâu chúng tôi lại ngã dúi vào nhau mỗi khi xe dừng lại trước một trường học, rồi vài người xuống xe, theo Thầy phụ trách nhận nhiệm sở mới. Xe thưa dần, tôi và hai cô bạn đến trạm cuối cùng : Là trường Tỉnh hạt cấp 2 và 3 Đ.P. Chúng tôi hồ hởi theo chân Thầy hướng dẫn. Sau khi chúng tôi được giới thiệu với Ban Giám Hiệu, bổng một giáo viên đứng lên thắc mắc : Đã lâu rồi họ xin chuyễn lên dạy cấp 2 sao chưa được Phòng Giáo Dục giải quyết ? Con bé Phương cứ trợn tròn mắt nhìn tôi như muốn hỏi : “ Ô hay ! Ngày nhận nhiệm sở, sao chưa chi mình đã gặp phải …một quả mìn hạng nặng rồi nhỉ ?. Còn chị Minh nhà ta thì bình thản, hiền như ma soeur, coi như không có chuyện gì xảy ra.. Và cũng thật là lạ, sau nầy thì “ quả mìn ấy “ lại làm quen và nói chuyện nhiều với ba đứa chúng tôi. Rồi thì sóng gió ban đầu ấy cũng qua đi. ----Tôi Chủ nhiệm một Lớp tám, học trò lớn lắm, có nhiều em hơn tôi cả một cái đầu. Kế cận

Trần Thị Thanh Hà - Nhị 7-Khóa 12

trường là một cái ao rất lớn, mỗi tuần một lần, các lớp lớn đều có một buổi lao động vét ao. Tụi tôi phải sắm vội cho mình một bộ bà ba đen để lao động cùng học sinh. Mùa mưa các cô được mặc đồ ngắn đi dạy, đến dãy lớp nhà lá, thầy cô xăn quần lội bì bõm, trong lớp thấy thưa thớt vài học trò ngồi…chồm hổm trên ghế. Đây đó dép cao su, guốc mộc tự do lượn lờ trên mặt nước đục ngầu. Ở đây học sinh đi học theo mùa, lớp học đông học sinh vào những thời điểm không phải làm đồng, mùa gặt và mùa mưa. Có em vào học thật trễ vì ở xa trường, trong cặp ngoài sách vở còn mang theo một bộ đồ và đôi dép, đến nhà dì, ghé vào thay áo, đi dép đến trường. Học trò ở quê hồn nhiên lập gia đình khi tuổi chưa lớn lắm. Một hôm khi đang ngồi soạn giáo án ở Phòng giáo viên, một Thầy đến gần hỏi nhỏ “ Thứ bảy nầy tôi phải dự một đám cưới của một học trò, cô không có tiết dạy, cô trông lớp hộ tôi được chứ ? “ Nơi đây vào thời điểm gần Tết hoặc mới vừa qua Tết thì thoảng lại có học sinh xin nghĩ học mời thầy cô dự đám cưới của mình…. Sau bốn năm dạy ở Trường Đ.P tôi xin chuyễn về trường H.B Quận 5-Tp Hồ Chí Minh. Hai mươi chín năm ở ngôi trường thứ hai nầy, cũng biết bao kỷ niệm . Buổi Họp mặt Tân Mão 2011 vừa qua của Gia Đình Sư Phạm Saigon, được biết một số Thầy Cô và một số bạn cũ đã không còn nữa, xin chân thành thắp một nén hương tiễn người về cát bụi. Gặp lại Thầy Cô , bạn bè một lần nữa làm tâm hồn mình xao động, tóc ai cũng đã bạc nhiều hơn năm trước, những ngày tháng khó khăn, cực nhọc cũng đã qua đi. Nhưng những giây phút họp mặt với Thầy Cô, bạn cũ làm lòng mình ấm lại, thấy như mình vẫn trẻ như ngày nào./.





Turn static files into dynamic content formats.

Create a flipbook
Issuu converts static files into: digital portfolios, online yearbooks, online catalogs, digital photo albums and more. Sign up and create your flipbook.