BẢN TIN VỀ TÌNH TRẠNG BUÔN BÁN
TRUNG TÂM GIÁO DỤC THIÊN NHIÊN
ĐỘNG VẬT HOANG DÃ 02
Số 1
2017
NHỮNG THÁCH THỨC LỚN CẦN GIẢI QUYẾT
nhằm tiếp nối các thành tựu trong công tác đấu tranh với tội phạm về động vật hoang dã
05
THÚC ĐẨY CHẤM DỨT
tình trạng nuôi nhốt gấu tại Việt Nam
10
TRIỆT PHÁ
CÁC ĐƯỜNG DÂY TỘI PHẠM
về động vật hoang dã và bắt giữ những đối tượng cầm đầu
12
Đối tượng buôn bán hơn 10 tấn rùa biển tại Khánh Hòa cuối cùng đã bị khởi tố
NHỮNG THÁCH THỨC LỚN CẦN GIẢI QUYẾT nhằm tiếp nối các thành tựu trong công tác đấu tranh với tội phạm về động vật hoang dã
T
rong 10 năm qua, Việt Nam đã đạt được nhiều thành tựu to lớn trong công tác đấu tranh với tình trạng săn bắt và buôn bán trái phép động vật hoang dã (ĐVHD). Nhiều nỗ lực được triển khai nhằm tăng cường thể chế, chính sách về bảo vệ ĐVHD, khắc phục những lỗ hổng pháp luật, nâng cao khung hình phạt cũng như cải tiến khung pháp lý nói chung để bảo vệ các loài nguy cấp, quý, hiếm của Việt Nam. Thêm vào đó, năng lực thực thi pháp luật của các cơ quan chức năng cũng đã được nâng cao rất nhiều so với 10 năm trước. Đặc biệt, tính minh bạch và tinh thần trách nhiệm trong khi thi hành nhiệm vụ của các cán bộ và cơ quan thực thi pháp luật đã được gia tăng đáng kể. Theo khảo sát của Trung tâm Giáo dục Thiên nhiên (ENV) tại sáu đô thị lớn, vi phạm về tiêu thụ ĐVHD trái phép đã giảm gần 1/3. Số lượng gấu bị nuôi nhốt tại các trang trại đã giảm 72%. Trong ba năm trở lại đây, số lượng vi phạm về ĐVHD được người dân chủ động thông báo đến cơ quan chức năng đã tăng gấp đôi, chỉ tính riêng số lượng tiếp nhận qua đường dây nóng miễn phí về bảo vệ ĐVHD của ENV 1800-1522. Lực lượng hải quan, công an đã triệt phá thành công nhiều vụ vận chuyển trái phép ngà voi, vảy tê tê tại các cảng và khu vực biên giới. Các cơ quan chức năng địa phương cũng đã khám phá và bắt giữ nhiều vụ buôn bán trái phép ĐVHD với quy mô lớn. Mặc dù vậy, vẫn còn nhiều trở ngại lớn phía trước thách thức công tác bảo vệ tương lai của các loài ĐVHD như hổ, tê giác, tê tê và những loài nguy cấp, quý hiếm khác. Chính vì vậy, ENV cho rằng, chúng ta nên tập trung nỗ lực giải quyết 10 vấn đề cấp bách dưới đây để bảo vệ tương lai của các loài ĐVHD nguy cấp, quý, hiếm. Mặc dù không thể dễ dàng giải quyết triệt để các vấn đề này trong một thời gian ngắn, chúng ta cần quyết tâm cao để đạt mục tiêu và tiến lên phía trước.
2 >> BẢN TIN VỀ TÌNH TRẠNG BUÔN BÁN ĐỘNG VẬT HOANG DÃ - SỐ 1/2017
10
1
3
VẤN ĐỀ CẤP BÁCH
cần giải quyết để bảo vệ tương lai của các loài ĐVHD nguy cấp, quý, hiếm
NGHIÊM CẤM BUÔN BÁN SỪNG TÊ GIÁC DƯỚI MỌI HÌNH THỨC
Nghiêm cấm mọi hình thức buôn bán sừng tê giác, bao gồm cả việc buôn bán mẫu vật săn bắn. Có như vậy thì hình ảnh Việt Nam với vai trò là quốc gia trung chuyển và tiêu thụ sừng tê giác trên thế giới mới được xóa bỏ.
ĐIỀU TRA VÀ XỬ LÝ NGHIÊM CÁC ĐỐI TƯỢNG CẦM ĐẦU NHỮNG ĐƯỜNG DÂY BUÔN BÁN ĐVHD TRÁI PHÉP
Cần nỗ lực điều tra, bắt giữ và khởi tố những đối tượng cầm đầu các đường dây buôn bán trái phép sừng tê giác, ngà voi, hổ, rùa biển và nhiều loài ĐVHD nguy cấp, quý hiếm khác. Tích cực điều tra triệt phá các mạng lưới tội phạm lớn và trừng phạt thích đáng những kẻ đứng đầu các đường dây này theo đúng tinh thần Chỉ thị số 28/CT-TTg ngày 12/9/2016 của Thủ tướng Chính phủ. Kết quả ENV rà soát khoảng 200 bản án xét xử những vụ việc vi phạm nghiêm trọng về ĐVHD trong giai đoạn 2010 – 2016 cho thấy không một kẻ cầm đầu mạng lưới buôn bán ĐVHD lớn nào bị bắt giữ hay khởi tố trong 6 năm qua. Không những vậy, trong vụ việc liên quan đến một đối tượng quan trọng trong đường dây buôn bán rùa biển bị bắt giữ với tang vật 10 tấn rùa biển, các cơ quan chức năng đã không thể chứng minh hành vi phạm tội của đối tượng cũng như điều tra đường dây đối tượng vận hành. Với quy trình tố tụng kéo dài, cuối cùng, phải sau hai năm từ khi vụ việc được phát hiện, một đối tượng mới bị khởi tố.
2
ÁP DỤNG CÁC BIỆN PHÁP RĂN ĐE HIỆU QUẢ
Cả Bộ luật Hình sự hiện hành và sửa đổi đều có các khung hình phạt nghiêm khắc cho các tội phạm về ĐVHD. Chỉ có xử lý các đối tượng vi phạm nghiêm khắc theo những quy định này mới có thể răn đe và góp phần giảm thiểu, ngăn chặn các hành vi vi phạm khác trong tương lai. Tuy nhiên, kết quả rà soát các bản án xét xử những vụ án về ĐVHD trong 6 năm qua cho thấy hầu hết các đối tượng vi phạm chỉ bị xử lý tù treo hoặc cải tạo không giam giữ. Tội phạm về ĐVHD không bị xử lý nghiêm minh theo quy định của pháp luật càng khiến những kẻ phạm tội tin rằng buôn bán ĐVHD là một hoạt động “an toàn” với lợi nhuận cao và rủi ro thấp.
4
TIÊU HỦY TẤT CẢ CÁC KHO LƯU GIỮ NGÀ VOI VÀ SỪNG TÊ GIÁC TỊCH THU
Việc tiêu hủy 2,1 tấn ngà voi vừa qua là một khởi đầu đáng khích lệ. Việt Nam cần tiếp tục tiêu hủy ngà voi và sừng tê giác thường xuyên ngay sau khi các vụ án khép lại. Các cơ quan chức năng chỉ nên giữ lại một số lượng nhỏ mẫu vật ngà voi và sừng tê giác với mục đích phân tích ADN (truy xuất nguồn gốc ngà voi/sừng tê giác) và phục vụ hoạt động giáo dục – đào tạo cũng như nghiên cứu khoa học. ENV kêu gọi các cơ quan chức năng có thẩm quyền tiêu hủy toàn bộ khoảng 46 tấn ngà voi cùng hàng trăm cân sừng tê giác hiện đang được lưu giữ tại các kho dự trữ của Nhà nước.
5
ĐÓNG CỬA CÁC CƠ SỞ NUÔI NHỐT HỔ TƯ NHÂN VÀ CHẤM DỨT MỌI HOẠT ĐỘNG CHO HỔ SINH SẢN KHÔNG KIỂM SOÁT
Đóng cửa các cơ sở nuôi nhốt hổ tư nhân và nghiêm cấm mọi hình thức cho hổ sinh sản tại các vườn thú cũng như những cơ sở khác nếu hoạt động sinh sản không có giá trị hoặc không phục vụ mục tiêu bảo tồn, giáo dục và nghiên cứu khoa học. Từ năm 2007, số lượng hổ nuôi nhốt tại các vườn thú và cơ sở tư nhân đã tăng từ 55 cá thể lên hơn 189 cá thể mà một nguyên nhân quan trọng là tình trạng cho hổ sinh sản thiếu kiểm soát. Các cá thể hổ được gây nuôi không hề có giá trị trong việc bảo tồn loài ĐVHD nguy cấp, quý, hiếm này. Trong 14 cơ sở tư nhân nuôi nhốt hổ, một số cơ sở thậm chí còn “buôn lậu” hổ con trên thị trường buôn bán bất hợp pháp. Vợ một đối tượng từng bị kết án về tội buôn bán hổ trái phép mới đây đã được chính quyền địa phương cấp phép nuôi nhốt hổ. Ngăn chặn sự phát triển của các cơ sở gây nuôi hổ là vô cùng quan trọng để giải quyết tình trạng buôn bán hổ trái phép. Đây cũng là hoạt động cần thiết để tránh vấn nạn tương tự như đã xảy ra đối với gấu năm 2005, khi Nhà nước đã buộc phải đăng ký quản lý đối với hàng nghìn cá thể gấu có nguồn gốc bất hợp pháp được nuôi nhốt tại các cơ sở tư nhân. Việt Nam có thể xem xét đưa ra cam kết đóng cửa các cơ sở nuôi nhốt hổ của quốc gia tương tự như quyết tâm được Chính phủ Lào khẳng định tại Hội nghị các quốc gia thành viên CITES vào tháng 9/2016.
Hồ sơ vụ việc số 3258/ENV Hai cá thể hổ đông lạnh và 35kg xương báo bị tịch thu tại Ninh Bình khi đang trên đường vận chuyển. Đối tượng vận chuyển đã bị xử phạt 3 năm tù giam (cho hưởng án treo với thời gian thử thách 5 năm) và phạt bổ sung 10 triệu đồng. Ảnh: Chi cục Kiểm lâm tỉnh Ninh Bình
6
CHẤM DỨT TÌNH TRẠNG NUÔI NHỐT GẤU TẠI VIỆT NAM
Chấm dứt hoàn toàn tình trạng nuôi nhốt gấu trong các cơ sở tư nhân tại Việt Nam. Sau hơn mười năm nỗ lực, hiện nay số lượng gấu nuôi nhốt tại các cơ sở đã giảm từ 4.300 cá thể vào năm 2005 xuống còn khoảng 1.200. Tình trạng tiêu thụ mật
SỐ 1/2017 - BẢN TIN VỀ TÌNH TRẠNG BUÔN BÁN ĐỘNG VẬT HOANG DÃ <<
3
gấu cũng đã giảm mạnh, khoảng 61% so với thời điểm năm 2010. Đây chính là thời điểm để chấm dứt ngành công nghiệp khởi đầu với hàng nghìn cá thể gấu bị săn bắt từ tự nhiên và nuôi nhốt bất hợp pháp. Do những cá thể gấu này đều có nguồn gốc bất hợp pháp, việc nuôi nhốt gấu ngay từ đầu đã là hành vi vi phạm pháp luật. Chính vì vậy, cần khuyến khích các chủ cơ sở nuôi nhốt gấu tự nguyện chuyển giao gấu cho Nhà nước mà không đòi bồi thường hoặc sẽ phải đối mặt với nguy cơ bị xử lý theo quy định của pháp luật.
buôn bán ĐVHD trên địa bàn như hành vi quảng cáo, mua bán và lưu giữ trái phép ĐVHD. Vai trò của chính quyền địa phương sẽ hiệu quả hơn nếu họ được giao trách nhiệm giám sát và đảm bảo mọi hoạt động của các doanh nghiệp trên địa bàn đều tuân thủ các quy định pháp luật về bảo vệ ĐVHD.
Hồ sơ vụ việc số 8383/ENV Những bình rượu ngâm sơn dương, kỳ đà, tê tê và rắn hổ mang chúa (Ophiophagus hannah) được quảng cáo trên Facebook
Hồ sơ vụ việc số 5549/ENV Người dân xóa bỏ biển quảng cáo mật gấu vào năm 2014. Ảnh: Chi cục Kiểm lâm tỉnh Hưng Yên
7
TẠM DỪNG VIỆC CẤP PHÉP GÂY NUÔI THƯƠNG MẠI ĐVHD TRÊN TOÀN QUỐC
Không tiếp tục cấp phép gây nuôi thương mại ĐVHD cho các cơ sở gây nuôi trên toàn quốc cho đến khi thiết lập được một hệ thống quản lý hiệu quả, cũng như các cơ quan chức năng có đủ khả năng giám sát và quản lý chặt chẽ các cơ sở gây nuôi, ngăn chặn việc hợp pháp hóa ở qui mô lớn ĐVHD săn bắt từ tự nhiên vào các cơ sở này.
9
NGĂN CHẶN TỘI PHẠM TRÊN INTERNET
Áp dụng các quy định hiện hành của pháp luật để xử lý và ngăn chặn hành vi mua bán, trao đổi ĐVHD nguy cấp, quý, hiếm trên Internet. Một số biện pháp hữu hiệu bao gồm: đóng cửa các trang thông tin điện tử có chứa thông tin quảng cáo và mua bán các loài ĐVHD cần được bảo vệ, tăng cường theo dõi và chặn trang cá nhân trên mạng xã hội (ví dụ như Facebook) được các đối tượng sử dụng để quảng cáo buôn bán ĐVHD.
Đối với hoạt động gây nuôi thương mại ĐVHD đang diễn ra hiện nay, cần chủ động thực hiện các biện pháp sau: (1) Thu hồi giấy phép đối với tất cả các chủ cơ sở gây nuôi không có đủ bằng chứng về nguồn gốc hợp pháp của các cá thể ĐVHD mà họ đang nuôi nhốt hoặc mua bán; (2) Xử lý hình sự chủ các cơ sở gây nuôi có hành vi mua bán, trao đổi và lưu giữ ĐVHD bất hợp pháp; và (3) Xử phạt nghiêm khắc các cán bộ cơ quan chức năng địa phương nếu có hành vi cấu kết, làm sai lệch thông tin, tham nhũng, che đậy trong công tác kiểm tra, quản lý hoạt động gây nuôi thương mại ĐVHD. Nghiêm cấm mọi hình thức gây nuôi thương mại đối với hổ, gấu và tất cả các loài ĐVHD nguy, cấp, quý hiếm được bảo vệ chặt chẽ theo quy định của pháp luật Việt Nam. Giới hạn việc cấp phép lưu giữ/nuôi nhốt các loài này. Chỉ các vườn thú, trung tâm bảo tồn, cứu hộ cũng như các viện nghiên cứu khoa học có tư cách hợp pháp mới được phép nuôi nhốt, nếu có căn cứ chứng minh những cơ sở này không liên quan đến hoạt động mua bán, trao đổi sản phẩm từ ĐVHD dưới bất kì hình thức nào.
8
GẮN TRÁCH NHIỆM CỦA CHÍNH QUYỀN ĐỊA PHƯƠNG VỚI VIỆC KIỂM SOÁT VÀ CHẤM DỨT TÌNH TRẠNG TIÊU THỤ ĐVHD TRÁI PHÉP TRÊN ĐỊA BÀN
Cần quy định cụ thể trách nhiệm của Ủy ban nhân dân cấp xã, huyện và tỉnh, với sự hỗ trợ của các cơ quan chuyên trách trong nỗ lực chung nhằm kiểm soát và chấm dứt các hành vi
Hồ sơ vụ việc số 9713/ENV Quảng cáo cá thể đồi mồi (Eretmochelys imbricata) đăng trên Facebook vào ngày 13/5/2016.
10
TĂNG CƯỜNG TIẾNG NÓI CỦA CÁC CƠ QUAN NHÀ NƯỚC TRONG NỖ LỰC BẢO VỆ ĐVHD
Đồng bộ nỗ lực của chính quyền các cấp nhằm nâng cao nhận thức của người dân và từ đó giảm thiểu nhu cầu tiêu thụ các sản phẩm ĐVHD nguy cấp, quý hiếm. Bên cạnh vai trò quan trọng của các tổ chức phi chính phủ trong những hoạt động nâng cao nhận thức, Nhà nước có thể đóng vai trò chủ động hơn trong việc giảm thiểu nhu cầu tiêu thụ ĐVHD thông qua các kênh truyền thông chính thống cũng như bằng khả năng tiếp cận các phương tiện truyền thông công cộng.
4 >> BẢN TIN VỀ TÌNH TRẠNG BUÔN BÁN ĐỘNG VẬT HOANG DÃ - SỐ 1/2017
THÚC ĐẨY CHẤM DỨT TÌNH TRẠNG
NUÔI NHỐT GẤU TẠI VIỆT NAM
H
oạt động nuôi nhốt gấu lấy mật đã tồn tại ở Việt Nam trong hơn 15 năm. Tuy nhiên, bằng những nỗ lực đáng được ghi nhận của các cơ quan chức năng, các tổ chức phi chính phủ và cộng đồng, số lượng gấu bị nuôi nhốt cũng đã giảm đáng kể từ khoảng 4.300 cá thể năm 2005 còn khoảng 1.200 cá thể vào năm 2015. Mặc dù những kết quả đã đạt được rất đáng tự hào, chúng ta vẫn cần tập trung chấm dứt tàn dư của ngành công nghiệp trích hút mật gấu, đóng cửa tất cả các cơ sở nuôi nhốt gấu cũng như chuyển giao những cá thể gấu đang bị nuôi nhốt có nguồn gốc bất hợp pháp về các trung tâm cứu hộ và bảo tồn. Việc chấm dứt hoàn toàn ngành công nghiệp này có ý nghĩa vô cùng quan trọng để đảm bảo sự tồn tại và phục hồi của các quần thể gấu trong tự nhiên tại Việt Nam. Vì thế, ENV đề xuất Chi cục kiểm lâm các tỉnh, thành phố vẫn còn hoạt động nuôi nhốt gấu thực hiện ngay một số biện pháp sau nhằm sớm chấm dứt tình trạng này tại địa phương mình:
Số lượng gấu bị nuôi nhốt
4.300 cá thể
72,1% 1.200 cá thể 2005
2016
Tăng cường công tác kiểm tra, giám sát tại các cơ sở nuôi nhốt gấu Kiểm tra, giám sát định kì kết hợp với kiểm tra đột xuất, trong đó cần lưu ý: ►► Xác minh số lượng gấu nuôi nhốt trên thực tế và đảm bảo con số này trùng khớp với số lượng đăng ký trong hồ sơ quản lý. ►► Xác minh mã số chíp của từng cá thể gấu và so sánh với mã số chíp trong hồ sơ quản lý. ►► Giám sát chặt chẽ số lượng của tất cả các cá thể gấu đã đăng ký. Phát hiện và xử lý tất cả các trường hợp có sự chênh lệch về số lượng gấu giữa hồ sơ quản lý với số lượng thực tế tại các cơ sở nuôi nhốt và làm rõ sự khác biệt (nếu có). ►► Kiểm tra những dấu hiệu của hành vi trích hút mật gấu bao gồm lọ đựng mật gấu, dụng cụ gây mê hoặc kim tiêm (chưa hoặc đã qua sử dụng và bị vứt bỏ trong sọt sát), xe đẩy gấu hoặc các dụng cụ, vật liệu khác phục vụ việc trích hút mật gấu. ►► Kiểm tra và dỡ bỏ biển quảng cáo bán mật gấu hoặc biển chỉ dẫn nhằm thu hút khách đến cơ sở nuôi nhốt gấu. Tịch thu các cá thể gấu bất hợp pháp Trong trường hợp phát hiện gấu không được đăng ký và gắn chíp, cơ quan kiểm lâm cần tịch thu cá thể đó và chuyển giao đến trung tâm cứu hộ hoặc khu bảo tồn có đủ điều kiện theo quy định pháp luật. Các chủ cơ sở có hành vi nuôi nhốt gấu bất hợp pháp phải bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo quy định tại Bộ luật Hình sự hiện hành. SỐ 1/2017 - BẢN TIN VỀ TÌNH TRẠNG BUÔN BÁN ĐỘNG VẬT HOANG DÃ <<
5
Điều tra các vụ vận chuyển gấu bất hợp pháp Chủ cơ sở nuôi nhốt gấu phải có giấy phép do cơ quan kiểm lâm có thẩm quyền cấp để vận chuyển gấu đến một cơ sở nuôi nhốt khác. Các giấy tờ này phải được lưu trữ trong hồ sơ quản lý của cá thể gấu. Trong trường hợp cơ quan chức năng phát hiện gấu bị vận chuyển trái phép giữa các cơ sở, chủ cơ sở vi phạm phải chịu trách nhiệm chuyển các cá thể đó về lại cơ sở ban đầu cũng như bị xử phạt vì vận chuyển gấu trái quy định của pháp luật. Chấm dứt tình trạng gấu chết không khai báo Chủ các cơ sở nuôi nhốt gấu có nghĩa vụ thông báo với cơ quan kiểm lâm ngay khi có gấu chết tại cơ sở. Sau đó, cá thể này phải bị tiêu hủy theo đúng quy định của pháp luật với sự chứng kiến và xác nhận của cơ quan kiểm lâm. Trên thực tế, một số chủ cơ sở thường không tiêu hủy gấu chết và chỉ thông báo đến cơ quan kiểm lâm sau một thời gian. Đây là hành vi vi phạm pháp luật nghiêm trọng. Trong một số trường hợp, chủ cơ sở hoàn toàn có khả năng giết cá thể gấu để bán các bộ phận của chúng nếu không thông báo và có sự xác minh của cơ quan kiểm lâm tại thời điểm gấu chết. Trong trường hợp gấu chết mà không thông báo với cơ quan chức năng, chủ cơ sở phải bị xử lý theo quy định pháp luật. Trong trường hợp chủ cơ sở nuôi nhốt gấu không thông báo tới cơ quan kiểm lâm về việc gấu chết và tiêu hủy cá thể đó theo đúng quy định pháp luật, cơ quan kiểm lâm nên cân nhắc việc tịch thu toàn bộ số gấu còn lại tại cơ sở. Bởi lẽ chủ cơ sở đã vi phạm nghiêm trọng cam kết đã ký trước đây. Theo đó, chủ cơ sở chỉ được phép đăng ký và tiếp tục nuôi số gấu có nguồn gốc bất hợp pháp nếu họ tuân thủ những quy định của pháp luật và những cam kết đã được ký. Xử lý nghiêm khắc các vi phạm liên quan tới gấu Trong quá trình kiểm tra, cơ quan kiểm lâm cần xử lý nghiêm khắc các vi phạm về gấu được phát hiện theo đúng quy định của pháp luật. Những hành vi vi phạm nghiêm trọng như hành vi trích hút mật gấu hoặc nuôi nhốt gấu trái pháp luật có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự và cá thể gấu phải bị tịch thu. Vận động chuyển giao gấu nuôi nhốt cho Nhà nước: Chi cục kiểm lâm các địa phương cần tích cực khuyến khích chủ nuôi gấu tự nguyện chuyển giao gấu cho cơ quan chức năng mà không yêu cầu bồi thường. Các Chi cục kiểm lâm cũng nên đặt mục tiêu trở thành địa phương không còn gấu nuôi nhốt nhằm loại bỏ những khó khăn và sức ép từ các cấp chính quyền cũng như từ cộng đồng và các tổ chức phi chính phủ về tình trạng nuôi nhốt gấu trên địa bàn. Hợp tác với người dân địa phương Cơ quan kiểm lâm nên thiết lập cơ chế phối hợp chặt chẽ với chính quyền và người dân địa phương nhằm chấm dứt hoàn toàn tình trạng nuôi nhốt gấu trên địa bàn. Cần khuyến khích người dân địa phương thông báo đến cơ quan kiểm lâm ngay khi phát hiện vi phạm. Cơ quan chức năng địa phương cần thường xuyên cập nhật các thông tin về tình trạng nuôi nhốt gấu cũng như phải đảm bảo các cơ sở nuôi nhốt gấu trên địa bàn nghiêm chỉnh chấp hành các quy định pháp luật về bảo vệ gấu.
CHẤM DỨT NGÀNH CÔNG NGHIỆP TRÍCH HÚT MẬT GẤU Trong những năm 90 của thế kỷ trước, tình trạng nuôi nhốt gấu lấy mật bùng phát tại Việt Nam. Cả 2 loài gấu thường bị săn bắt từ tự nhiên và bán cho các cơ sở nuôi nhốt để trích hút lấy mật và cung cấp cho thị trường. Nhiều người dân Việt Nam, đặc biệt là những người lớn tuổi tin rằng mật gấu là thần dược và có thể chữa trị được nhiều vấn đề sức khỏe, từ những vết bấm tím đến bệnh ung thư. Năm 2005, Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn đã phối hợp với Hiệp hội bảo vệ động vật thế giới (hiện nay được gọi là Tổ chức bảo vệ động vật thế giới) tiến hành chương trình đăng ký và gắn chíp quản lý gấu. Đây là dấu mốc đầu tiên trong những nỗ lực chấm dứt tình trạng nuôi nhốt gấu tại Việt Nam. Mục tiêu của việc đăng ký và gắn chíp cho gấu tại các trang trại là từng bước chấm dứt tình trạng nuôi nhốt gấu bằng cách ngăn chặn các cá thể gấu mới phát sinh tại những cơ sở này. Khoảng 4.300 cá thể gấu đã được đăng ký và gắn chíp quản lý. Kể từ đó, số lượng gấu đã giảm đáng kể và cho đến năm 2015, chỉ còn khoảng 1.200 cá thể tại các cơ sở Hồ sơ vụ việc số 2838/ENV Mật gấu tại một cơ sở nuôi nhốt gấu trên địa bàn huyện Phúc Thọ, Hà Nội. trên cả nước. 6 >> BẢN TIN VỀ TÌNH TRẠNG BUÔN BÁN ĐỘNG VẬT HOANG DÃ - SỐ 1/2017
NGƯỜI HÙNG BẢO VỆ GẤU Những kết quả đạt được trong thời gian qua Ngành công nghiệp trích hút mật gấu tiếp tục có chiều hướng đi xuống trong bối cảnh nhu cầu tiêu thụ mật gấu giảm đáng kể cũng như sự phản đối từ cộng đồng và áp lực từ cơ quan chức năng. ENV hoan nghênh những nỗ lực và kết quả đã đạt được của các cơ quan chức năng địa phương như sau:
Chi cục Kiểm lâm thành phố Hà Hội đã tịch thu hai cá thể gấu bất hợp pháp trong hai vụ việc. Tháng 9/2016, trong quá trình cơ quan chức năng kiểm tra một cơ sở nuôi nhốt gấu tại huyện Phúc Thọ đã phát hiện một cá thể gấu không được gắn chíp. Tháng 11/2016, một cá thể gấu cũng bị tịch thu tại một cơ sở khác ở Hà Nội sau 10 năm bị nuôi nhốt trái phép. Cả hai vụ việc đều cho thấy nỗ lực của cơ quan chức năng thành phố Hà Nội trong công tác kiểm tra, giám sát các cơ sở nuôi nhốt gấu để đảm bảo các cơ sở không tiếp tục nhập lậu gấu bất hợp pháp từ tự nhiên. Đây cũng là thông điệp rõ ràng đến các chủ cơ sở nuôi nhốt gấu về việc tất cả các cá thể gấu bất hợp pháp bị phát hiện sẽ ngay lập tức bị tịch thu. Trung tâm cứu hộ ĐVHD Hà Nội: Đầu tháng 12/2016, một cá thể gấu bất hợp pháp đã bị tịch thu tại Hải Dương sau khi ENV chuyển giao thông tin đến cơ quan chức năng địa phương. Trung tâm cứu hộ ĐVHD Hà Nội được ghi nhận là đơn vị đã tích cực và nhanh chóng tiếp nhận các cá thể gấu được chuyển giao đến Trung tâm.
Chi cục Kiểm lâm tỉnh Gia Lai trong một thời gian dài đã tích cực vận động một hộ gia đình chuyển giao 4 cá thể gấu cho Trung tâm cứu hộ gấu Việt Nam tại Vườn quốc gia Tam Đảo. Vụ việc tiêu biểu này cho thấy những nỗ lực thường xuyên và không mệt mỏi của các cơ quan kiểm lâm đóng vai trò quan trọng nhằm từng bước chấm dứt tình trạng nuôi nhốt gấu tại Việt Nam. Chi cục Kiểm lâm tỉnh Đắk Lắk đã tích cực hỗ trợ một chủ nuôi nhốt gấu
chuyển giao 6 cá thể gấu nuôi nhốt tại hai địa điểm (trong đó có 1 địa điểm tại tỉnh Đắk Nông) cho trung tâm cứu hộ. Cơ quan này cũng nỗ lực hỗ trợ, đảm bảo các cá thể gấu được chuyển giao đến một trung tâm cứu hộ phù hợp theo quy định của pháp luật.
Hạt Kiểm lâm thành phố Buôn Ma Thuột (tỉnh Đắk Lắk) đã tịch thu một cá thể gấu chó (Helarctos malayanus) nặng 60kg vào tháng 9/2016, cho thấy nỗ lực thực thi pháp luật tức thời và hiệu quả của cơ quan này ngay sau khi nhận được thông tin vi phạm từ người dân.
Chi cục Kiểm lâm tỉnh An Giang đã
đưa An Giang trở thành địa phương không còn tình trạng nuôi nhốt gấu từ tháng 9/2016 sau khi tịch thu 2 cá thể gấu cuối cùng tại một cơ sở trên địa bàn tỉnh.
“BUÔN BÁN ĐVHD VÀ CÁC BỘ PHẬN CỦA CHÚNG LÀ
VI PHẠM PHÁP LUẬT.”
SỐ 1/2017 - BẢN TIN VỀ TÌNH TRẠNG BUÔN BÁN ĐỘNG VẬT HOANG DÃ <<
7
CHIA SẺ QUAN ĐIỂM
Dưới đây là phản hồi cho những câu hỏi và ý kiến tranh luận được các cán bộ kiểm lâm đưa ra liên quan đến hoạt động nuôi nhốt gấu:
Trong một Hội thảo với sự tham gia của một số Chi cục kiểm lâm vào tháng 11/2016 tại Hà Nội, một giải pháp được đưa ra thảo luận là tăng cường giám sát các cơ sở nuôi nhốt gấu nhằm thúc đẩy chấm dứt tình trạng nuôi nhốt gấu. Cơ chế giám sát thúc đẩy quá trình này như thế nào? Rất khó phát hiện các trường hợp trích hút mật gấu và do đó không nhiều cơ hội để phát hiện các hành vi vi phạm tại các cơ sở nuôi nhốt gấu. Kiểm tra, giám sát chặt chẽ các cơ sở nuôi nhốt gấu không phải là giải pháp duy nhất. Tăng cường công tác kiểm tra, giám sát sẽ gây khó khăn và gia tăng áp lực cho các cơ sở muốn thực hiện hoạt động trích hút mật gấu. Vì vậy cùng với những áp lực khác, các chủ nuôi nhốt gấu sẽ nhận ra rằng hoạt động nuôi nhốt gấu lấy mật không còn là một hình thức kinh doanh đem lại lợi nhuận vì chi phí và rủi ro cao (khi các cơ quan chức năng thường xuyên sát sao theo dõi) trong khi giá thành mật gấu giảm mạnh. Bên cạnh đó, thông qua quá trình kiểm tra, cơ quan chức năng có thể xác nhận số lượng gấu thực tế tại các cơ sở, ngăn chặn tình trạng vận chuyển gấu trái phép cũng như đảm bảo chủ nuôi nhốt gấu phải thông báo ngay khi có gấu chết và tiêu hủy theo đúng quy định pháp luật. Bằng việc áp dụng đúng các quy định pháp luật về bảo vệ ĐVHD, các cơ quan kiểm lâm có thể nhanh chóng thúc đẩy chấm dứt tình trạng nuôi nhốt gấu tại Việt Nam và dành thời gian để giải quyết các vấn đề cấp bách khác.
Trong quá trình trao đổi với một số chủ nuôi nhốt gấu, họ sẵn sàng chuyển giao gấu cho Nhà nước nếu nhận được khoản tiền bồi thường cho việc chăm sóc các cá thể gấu nhiều năm qua. Tuy nhiên, các cá thể gấu đều có nguồn gốc bất hợp pháp từ tự nhiên. Việc bồi thường một khoản tiền có phải là giải pháp hợp lý để những người này chuyển giao lại gấu cho Nhà nước? ENV không cho rằng đây là một giải pháp. Tất cả các cá thể gấu hiện đang bị nuôi nhốt tại các cơ sở đều có nguồn gốc bất hợp pháp và do đó các chủ nuôi nhốt gấu không có quyền sở hữu chúng hay nhận đền bù vì bỏ công chăm sóc. Họ nên thấy may mắn vì Nhà nước đã đối xử khoan hồng đối với hành vi mua bán trái phép loài ĐVHD được pháp luật bảo vệ, một vi phạm nghiêm trọng theo quy định của pháp luật hình sự. Họ không phải là những người dân vô tội! Họ đã khai thác loài ĐVHD được bảo vệ để kiếm lời. Và giờ đây, khi ngành công nghiệp trái phép này không còn sinh lợi, họ lại trông chờ Nhà nước trả tiền để chấm dứt hoạt động này. Nếu chúng ta nhìn vào sự thật đó thì luận điểm trên rõ ràng là không có căn cứ. Nếu những kẻ buôn lậu ma túy bị phát hiện mang theo 1kg heroin, liệu những kẻ đó có trông chờ Nhà nước đền bù vì những mất mát sau khi số ma túy bị tịch thu? Trên thực tế, có rất nhiều trường hợp tự nguyện chuyển giao gấu cho Nhà nước mà không yêu cầu bồi hoàn khi chủ cơ sở nuôi nhốt gấu nhận ra ngành công nghiệp nuôi nhốt gấu lấy mật đang trên đà suy thoái.
Q &A
Pháp luật hiện hành không có quy định cụ thể về việc giải quyết trường hợp gấu mới sinh tại các cơ sở nuôi nhốt gấu. Liệu những nỗ lực chấm dứt tình trạng nuôi nhốt gấu có trở nên vô nghĩa khi cá thể gấu mới sinh được cho phép tiếp tục nuôi nhốt tại các cơ sở đó?
Hiện không có những quy định cụ thể điều chỉnh vấn đề gấu mới sinh tại các cơ sở nuôi nhốt gấu. Trước đây, các chủ cơ sở phải trao trả gấu mới sinh cho Nhà nước trong vòng 1 năm kể từ khi cá thể này được sinh ra, nhưng quy định này đã bị bãi bỏ trong văn bản hiện hành. Quyết định số 95/2008/QD-BNN đã tạo ra một khoảng trống pháp lý gây khó 8 >> BẢN TIN VỀ TÌNH TRẠNG BUÔN BÁN ĐỘNG VẬT HOANG DÃ - SỐ 1/2017
khăn cho những nỗ lực nhằm chấm dứt tình trạng nuôi nhốt gấu tại Việt Nam. Tuy nhiên, các quy định hiện hành cũng nghiêm cấm việc chủ cơ sở luân chuyển hoặc bán gấu mới sinh tại cơ sở. Liên quan đến vấn đề này, ENV đã ghi nhận hai vụ việc trong năm 2016 khi chủ nuôi gấu bán gấu con được sinh ra tại cơ sở của họ đến các cơ sở khác hoặc cho những đối tượng buôn bán ĐVHD. ENV tin rằng hai vụ việc này là những bằng chứng cho thấy công tác kiểm tra, giám sát của các cơ quan kiểm lâm địa phương chưa thực sự hiệu quả. Nếu việc kiểm tra, giám sát được thực hiện một cách hiệu quả, tình trạng mua bán gấu mới sinh sẽ không diễn ra. Tại một cơ sở được khảo sát, trong 15 cá thể gấu con được ghi nhận sinh ra tại cơ sở, 12 cá thể đã bị chủ cơ sở bán đi. Cơ quan kiểm lâm thường xuyên được thông báo về việc các cá thể gấu mới sinh chết và đã được đem đi chôn. Tại cơ sở thứ hai, chủ cơ sở thừa nhận không thông báo các trường hợp gấu mới sinh đến cơ quan kiểm lâm để tránh những thủ tục pháp lý và nhiều vấn đề phát sinh. Sau đó, chủ cơ sở đã bán cả hai cá thể gấu con sinh ra tại cơ sở này.
Nếu còn khoảng 1.200 cá thể gấu đang bị nuôi nhốt tại Việt Nam và cơ quan chức năng sẵn sàng phối hợp với các cơ quan Nhà nước có thẩm quyền để chấm dứt tình trạng nuôi nhốt gấu lấy mật, 1.200 cá thể này sẽ được chuyển giao tới đâu? Các trung tâm cứu hộ không có đủ khả năng để lưu giữ toàn bộ số lượng gấu này! ENV cũng tin rằng hiện nay không có đủ cơ sở vật chất để tiếp nhận toàn bộ 1.200 cá thể gấu cùng một lúc. Tuy nhiên, số lượng gấu tại các cơ sở đang tiếp tục giảm do già và chết đi. Do đó trong vài năm tới, các trung tâm cứu hộ và bảo tồn có đầy đủ cơ sở vật chất để tiếp nhận các cá thể gấu được chuyển giao với tốc độ như hiện nay. Trong trường hợp một số lượng lớn các cá thể gấu bị tịch thu tại cùng một thời điểm, Nhà nước sẽ kêu gọi sự hỗ trợ từ các tổ chức phi chính phủ quốc tế và những tổ chức khác để tìm ra giải pháp xử lý đối với số lượng gấu quá tải. Những gì đã xảy ra trong 10 năm qua là một ví dụ. Số lượng gấu nuôi nhốt đã giảm từ khoảng 4.300 xuống hơn 1.200 mà không hề xảy ra trường hợp các trung tâm cứu hộ không đáp ứng được nhu cầu cứu hộ gấu. Thay vì đưa ra lý lẽ “không đủ trung tâm cứu hộ” để biện minh cho việc không kiên quyết chấm dứt tình trạng nuôi nhốt gấu hiện nay, chúng ta cần tập trung tìm ra các giải pháp để sớm chấm dứt tình nuôi nhốt gấu. Tất nhiên, bỏ cuộc và không làm gì luôn là giải pháp dễ dàng nhất!
Hồ sơ vụ việc số 0572/ENV Một cá thể gấu bị nuôi nhốt tại thành phố Đà Lạt, Lâm Đồng.
Trong quá trình thảo luận, theo quan điểm của ENV, công tác thực thi pháp luật cần được tăng cường nhằm xử lý nghiêm mọi hành vi vi phạm pháp luật. Tuy nhiên, mức phạt tiền không đáng kể như hiện nay không đảm bảo ý nghĩa răn đe của pháp luật cũng như cải thiện ý thức tuân thủ pháp luật của các chủ nuôi nhốt gấu. Áp dụng hình phạt như một biện pháp răn đe đối với các hành vi vi phạm là điều thiết yếu để đảm bảo sự tuân thủ pháp luật. Đúng là phạt một khoản tiền nhỏ không đủ để răn đe các đối tượng vi phạm. Tuy nhiên, nếu hành vi vi phạm không chấm dứt sau khi bị xử lý lần đầu, cơ quan chức năng cần tăng dần mức xử phạt trong những lần tiếp theo cho đến khi những rủi ro và chi phí pháp lý lớn đến mức đối tượng vi phạm cảm thấy phải chấm dứt hành vi vi phạm không đáng có đó. Khi các cơ quan chức năng thực sự thực hiện nhiệm vụ của mình với mục tiêu chấm dứt và ngăn ngừa vi phạm, điều đó sẽ tạo được niềm tin trong nhân dân và góp phần tạo dựng một xã hội công bằng, trật tự. Các chủ cơ sở nuôi nhốt gấu cũng sẽ chấm dứt những hành vi phạm và tự giác tuân thủ pháp luật hoặc từ bỏ nuôi nhốt gấu nếu như các cơ quan chức năng thực hiện tốt vai trò của mình là buộc các chủ cơ sở nuôi nhốt gấu chịu trách nhiệm về hành vi của họ. Nếu cơ quan chức năng không thực hiện tốt vai trò của mình, các chủ nuôi nhốt gấu sẽ xem thường năng lực thực thi pháp luật và tiếp tục hành vi vi phạm. Không những thế, niềm tin trong nhân dân sẽ mất đi và mục tiêu đảm bảo tuân thủ pháp luật không thể đạt được. Chỉ khi hiểu được điều này, các cơ quan chức năng mới có thể thành công!
Q &A
“Để bảo tồn ĐVHD tại Việt Nam, chúng ta cần chú trọng hơn nữa việc nâng cao nhận thức tại các cấp, các ban ngành và cải tiến các văn bản pháp luật.”
SỐ 1/2017 - BẢN TIN VỀ TÌNH TRẠNG BUÔN BÁN ĐỘNG VẬT HOANG DÃ <<
9
CẢNH BÁO THỰC THI PHÁP LUẬT Triệt phá các đường dây tội phạm về ĐVHD và bắt giữ những đối tượng cầm đầu Chỉ thị 28/CT-TTg năm 2016 do Thủ tướng Chính phủ ban hành một lần nữa nhấn mạnh tầm quan trọng của việc truy bắt những đối tượng cầm đầu đường dây tội phạm về ĐVHD Chỉ thị mới do Thủ tướng Chính phủ ban hành yêu cầu các Bộ, ban ngành cũng như các cơ quan chức năng địa phương giải quyết, xử lý hành vi chế tác, buôn bán sản phẩm từ ĐVHD, đặc biệt là ngà voi và sừng tê giác. Cụ thể, các cơ quan chức năng cần tích cực rà soát, điều tra, thực hiện những chuyên án nhằm triệt phá các đường dây tội phạm lớn về ĐVHD. Theo số liệu của ENV từ năm 2010 đến năm 2016, 276 đối tượng đã bị khởi tố vì các tội phạm liên quan đến ĐVHD. Tuy nhiên, không đối tượng nào trong số đó đóng vai trò quan trọng trong những đường dây buôn bán ĐVHD lớn. Hy vọng rằng, các cơ quan chức năng sẽ nghiêm túc thực hiện Chỉ thị 28 của Thủ tướng Chính phủ và tăng cường mở rộng điều tra, tập trung truy bắt cũng như khởi tố các đối tượng cầm đầu các đường dây tội phạm chứ không chỉ dừng lại ở việc thu giữ tang vật vi phạm như hiện nay. Mặc dù khó khăn hơn rất nhiều so với việc chỉ thu giữ tang vật trên đường, tại cảng biển hoặc sân bay, nhưng triệt phá thành công các đường dây tội phạm và bắt giữ những đối tượng cầm đầu là vô cùng quan trọng trong công tác bảo vệ ĐVHD. Tình trạng buôn bán ĐVHD trái phép Hồ sơ vụ việc số 10246/ENV sẽ tiếp tục tiếp diễn nếu các đường dây buôn Các cán bộ hải quan thu giữ ngà voi vào tháng 10/2016. bán không bị triệt tiêu và nhu cầu tiêu thụ ĐVHD Ảnh: Chi cục Hải quan Cửa khẩu Sân bay quốc tế Nội Bài không suy giảm.
Quyết định phục hồi các vụ án tàng trữ, vận chuyển trái phép ngà voi, sừng tê giác đang tạm đình chỉ
Tội phạm liên quan đến sản phẩm của ĐVHD nguy cấp, quý hiếm phải bị khởi tố
Tất cả những hành vi buôn bán hoặc vận chuyển trái phép sản phẩm, bộ phận của loài ĐVHD nguy cấp, quý hiếm được ưu tiên bảo vệ phải bị khởi tố theo quy định pháp luật hiện hành. Theo quy định tại Điều 190 của Bộ luật Hình sự 2009, hành vi buôn bán hoặc vận chuyển trái phép sản phẩm, bộ phận của loài ĐVHD nguy cấp, quý hiếm phải bị khởi tố, bất kể khối lượng, số lượng, giá trị tang vật. Hơn nữa, theo quy định tại Luật Thú y, “sản phẩm động vật” bao gồm nhưng không giới hạn trong thịt, trứng, máu, lông, và sừng của loài động vật. Quy định này được hiểu rằng tất cả những đối tượng buôn bán hoặc vận chuyển bất kỳ sản phẩm nào nêu trên của các loài ĐVHD nguy cấp, quý hiếm đều bị truy cứu trách nhiệm hình sự.
Hướng dẫn liên ngành từ Viện Kiểm sát nhân dân tối cao, Tòa án nhân dân tối cao và Bộ Công an Viện Kiểm sát nhân dân tối cao, sau khi trao đổi, thống nhất ý kiến với Tòa án nhân dân tối cao và Bộ Công an, đã ban hành văn bản số 2140/VKSTC-V3 ngày 8/6/2016 trong đó yêu cầu viện kiểm sát nhân dân các cấp phục hồi truy tố những vụ án tàng trữ, vận chuyển trái phép ngà voi, sừng tê giác đang tạm đình chỉ và khởi tố bị can theo Khoản 1, Điều 155 Bộ luật Hình sự 2009. Căn cứ quy định tại Khoản 1 Điều 155 Bộ luật Hình sự 2009, những đối tượng phạm tội có thể phải chịu mức án tối đa là năm năm tù. Hướng dẫn này sẽ áp dụng cho tội phạm bị phát hiện trước ngày Bộ luật Hình sự 2015 có hiệu lực. Lỗ hổng pháp lý này đã được xử lý trong Bộ luật Hình sự mới. Từ năm 2005, ENV đã ghi nhận 160 vụ buôn bán, vận chuyển ngà voi, sừng tê giác tại Việt Nam với hơn 560 ki-lô-gam sừng tê giác và trên 46 tấn ngà voi bị tịch thu. Nhiều vụ án liên quan đến ngà voi và sừng tê giác đã bị tạm đình chỉ do không có quy định hướng dẫn định lượng của tang vật thu giữ và do đó cản trở các cơ quan tiến hành tố tụng định tội theo đúng quy định của Bộ luật Hình sự.
Hồ sơ vụ việc số 8455/ENV Bốn khúc sừng tê giác được thu giữ vào tháng 5/2015. Ảnh: Viện Sinh thái và Tài nguyên sinh vật
10 >> BẢN TIN VỀ TÌNH TRẠNG BUÔN BÁN ĐỘNG VẬT HOANG DÃ - SỐ 1/2017
Hồ sơ vụ việc số 9914/ENV Các cơ quan chức năng đã thu giữ 116 quả trứng vích (Chelonia mydas) bị vận chuyển trái phép tại Côn Đảo vào tháng 6/2016. Ảnh: Hạt Kiểm lâm Vườn Quốc gia Côn Đảo
Một ví dụ điển hình là vụ việc vận chuyển trái phép 116 quả trứng vích của một đối tượng vào tháng 6/2016 tại huyện Côn Đảo, tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu. Căn cứ các quy định hiện hành của pháp luật, đối tượng sẽ bị truy tố, xét xử về hành vi
vi phạm nghiêm trọng đối với các loài ĐVHD nguy cấp, quý hiếm. Hoạt động thực thi pháp luật chỉ đem lại hiệu quả nếu các cơ quan chức năng áp dụng pháp luật để đấu tranh, phòng ngừa tội phạm. Một hình phạt nghiêm minh với đối tượng sẽ là hồi chuông cảnh báo cho những đối tượng khác có hành vi buôn bán, vận chuyển trứng rùa biển. Đồng thời hình phạt thích đáng cho đối tượng còn trực tiếp góp phần gia tăng quần thể rùa biển trong tự nhiên bằng cách tạo cơ hội cho hàng nghìn trứng rùa biển tại Côn Đảo mỗi năm có cơ hội nở thành con. Chỉ như vậy thì các văn bản pháp luật với mục tiêu bảo vệ loài rùa biển mới đạt được sứ mệnh của mình. Hồ sơ vụ việc số 2797/ENV Cao chiết xuất từ xương ĐVHD tịch thu vào tháng 9/2010.
tham nhũng Tham nhũng là một vấn đề vô cùng nghiêm trọng và mang tính nhạy cảm. Chúng ta có thể làm gì để đối phó với tình trạng này nhằm đảm bảo ĐVHD được bảo vệ chặt chẽ theo đúng các quy định của pháp luật? Tham nhũng là một đề tài thực sự nhạy cảm. Trong lĩnh vực bảo vệ ĐVHD, hành vi tham nhũng có thể là việc chủ các cơ sở gây nuôi ĐVHD hối lộ để cán bộ quản lý “làm ngơ” trước các sai phạm hoặc những kẻ phạm tội sẵn sàng “chạy án” để không bị truy cứu trách nhiệm hình sự hoặc xử phạt. ENV tin rằng tham nhũng không những cản trở các nỗ lực bảo vệ ĐVHD, đẩy ĐVHD tới nguy cơ tuyệt chủng, mà còn làm suy giảm niềm tin của cộng đồng vào vai trò quản lý, bảo vệ nền đa dạng sinh học của nước nhà của các cơ quan chức năng. Tham nhũng cũng phá hoại nền pháp quyền, cản trở sự phát triển của xã hội, ảnh hưởng tiêu cực đến nền kinh tế và thậm chí còn có thể đe dọa an ninh quốc gia. Nếu thực sự muốn giải quyết cốt lõi của vấn đề tham nhũng, hãy luôn nhắc nhở và dạy dỗ con cái chúng ta kiếm tiền chân chính! Từ chối tiếp tay cho tham nhũng vì bất cứ lý do gì và bất kể loại hình nào sẽ là thông điệp mạnh mẽ gửi đến những người xung quanh và toàn thể xã hội. Có như vậy thì tham nhũng mới không còn đất để tồn tại và hoành hành. Hãy bắt đầu chống tham nhũng từ công sở và hãy vận động những người có cùng tư duy tích cực tham gia. ENV dự định sẽ vận hành đường dây nóng để cộng đồng có thể thông báo về các hành vi tham nhũng trong lĩnh vực bảo vệ ĐVHD nhằm đem lại sự minh bạch cho công tác này. Từ những thông tin được người dân cung cấp, ENV sẽ hợp tác với Ủy ban nhân dân các tỉnh để tố giác hành vi phạm pháp và tham nhũng của cán bộ trực thuộc. Đây sẽ là bước khởi đầu của cuộc chiến lâu dài nhằm minh bạch hóa và tăng cường hiệu quả công tác bảo vệ ĐVHD.
“NHẬN TIỀN TỪ TỘI PHẠM SẼ BIẾN chúng ta THÀNH KẺ PHẠM PHÁP.” SỐ 1/2017 - BẢN TIN VỀ TÌNH TRẠNG BUÔN BÁN ĐỘNG VẬT HOANG DÃ <<
11
VỤ VIỆC ĐIỂN
Đối tượng buôn bán hơn 10 tấn rùa biển tại Khánh Hòa cuối cùng đã bị khởi tố
HÌNH
Cuối năm 2014, các cơ quan chức năng và ENV đã phát hiện hơn 10 tấn xác rùa biển, tương đương hơn 7.000 cá thể rùa biển, tại sáu nhà kho ở thành phố Nha Trang, tỉnh Khánh Hòa. Quá trình điều tra kéo dài gần hai năm sau đó tập trung vào hai đối tượng buôn bán rùa biển khét tiếng tại Việt Nam, hai anh em Hoàng Minh Cường và Hoàng Tuấn Hải. Theo ước tính, hai đối tượng này đã giết hại, chế tác đồ mỹ nghệ từ hàng chục nghìn cá thể rùa biển để bán sang tiêu thụ tại Trung Quốc. Tuy nhiên, phải đến hai năm sau khi vụ việc bị phát hiện, một trong hai đối tượng trên mới bị khởi tố. Ngày 17/10/2016, Cơ quan Cảnh sát điều tra – Công an tỉnh Khánh Hòa chính thức ra quyết định khởi tố bị can Hoàng Tuấn Hải về tội vi phạm các quy định về bảo vệ động vật thuộc danh mục loài nguy cấp, quý, hiếm được ưu tiên bảo vệ theo Khoản 1, Điều 190 Bộ luật Hình sự 2009, với mức hình phạt cao nhất là ba năm tù. Hiện chưa có thêm thông tin về ngày xét xử vụ án.
Vụ bắt giữ ngà voi tại Campuchia liên quan đến những vụ thu giữ gần đây tại Việt Nam Ngày 21/12/2016, sau khi tiếp nhận thông tin do ENV cung cấp, cơ quan chức năng tại Campuchia đã thu giữ 1,3 tấn ngà voi, bên cạnh vảy tê tê, xương hổ/sư tử và lông voi. Vụ bắt giữ này có mối liên hệ với một vài vụ việc khác tại Việt Nam và một vụ việc ở Kenya. Đối tượng bị tình nghi liên quan đến lô hàng trên là người Việt Nam (Hồ sơ vụ việc số 10485/ENV).
“Ông trùm” buôn bán ĐVHD trên Internet: Kháng cáo bất thành, chịu án tù giam Sau khi bị Tòa sơ thẩm buộc tội vì hành vi buôn bán trái phép ĐVHD và kháng cáo bất thành, một đối tượng buôn bán trái phép ĐVHD trên Facebook đã bị tuyên phạt 5 năm tù giam và khoản phạt bổ sung 50 triệu đồng. Với sự hỗ trợ của ENV, ngày 22/9/2016, Phòng Cảnh sát Môi trường – Công an thành phố Hồ Chí Minh đã thành công bắt giữ đối tượng cùng với tang vật là 9 cá thể rái cá, 1 cá thể voọc chà vá chân đen (Pygathrix nigripes) cùng nhiều loài ĐVHD khác (Hồ sơ vụ việc số 5294/ENV).
Mặc dù chỉ khởi tố bị can với đối tượng Hoàng Tuấn Hải trong khi cả hai đối tượng đều tham gia đường dây buôn bán rùa biển, quyết định khởi tố bị can trên vẫn đã là bước tiến tích cực trong hoạt động triệt phá các đường dây buôn bán ĐVHD. Tuy nhiên, những câu hỏi vẫn còn để ngỏ về việc liệu Tòa án có đưa ra phán quyết với mức hình phạt nghiêm khắc theo quy định của pháp luật nhằm củng cố cam kết của Việt Nam trong công tác triệt phá các đường dây tội phạm? Hay Hoàng Tuấn Hải sẽ chỉ chịu mức án treo hoặc cải tạo không giam giữ cho hành vi vi phạm nghiêm trọng và kéo dài – hành vi tàn sát hơn 7.000 cá thể rùa biển được pháp luật Việt Nam bảo vệ ở cấp độ cao nhất?
LƯU Ý: Đây là lời cảnh báo sâu sắc tới những đối tượng đang sử dụng Internet để quảng cáo, buôn bán ĐVHD. Mức án tù giam trong vụ việc trên là mục tiêu cần hướng tới cho các vi phạm tương tự để đảm bảo xử lý nghiêm khắc các đối tượng buôn bán ĐVHD.
Xe cứu thương vận chuyển ĐVHD Ngày 30/11/2016, 2 đối tượng đã bị Tòa án nhân dân thành phố Hồ Chí Minh tuyên án 5 năm tù giam và 3 năm tù (cho hưởng án treo) vì hành vi vận chuyển, buôn bán ĐVHD trên xe cứu thương sử dụng biển số giả. Công an thành phố Hồ Chí Minh đã kiểm tra đột xuất phương tiện này khi 2 đối tượng đang trên đường vận chuyển tê tê và beo lửa từ Hà Tĩnh. Cơ quan chức năng đã tiêu hủy 14 cá thể tê tê chết, 2 cá thể beo lửa (Catopuma temminckii) chết và 8 tay gấu cũng như chuyển giao 6 cá thể tê tê còn sống đến Trạm cứu hộ ĐVHD Củ Chi. Đường dây buôn bán này được phát hiện vào đầu năm 2013, sau khi ENV cung cấp thông tin tới các cơ quan chức năng tại thành phố Hồ Chí Minh và các tỉnh thành khác về một mạng lưới sử dụng xe cứu thương để buôn bán hổ, tê tê và các loài ĐVHD khác. Năm 2013, sau khi 12 >> BẢN TIN VỀ TÌNH TRẠNG BUÔN BÁN ĐỘNG VẬT HOANG DÃ - SỐ 1/2017
để vuột mất cơ hội bắt giữ một chiếc xe cứu thương khi xe này bỏ lại kiện hàng có ĐVHD tại Đồng Nai, ENV đã phối hợp với các cơ quan chức năng tại tỉnh Phú Yên bắt giữ một lô hàng vận chuyển tê tê vào tháng 10/2013. Qua cơ sở dữ liệu quốc gia các vi phạm về ĐVHD, ENV cũng đã phát hiện mối liên hệ giữa đường dây này với một vụ án có tang vật là 1 cá thể hổ tại Quảng Ninh vào năm 2012.
phép giữa Việt Nam và Trung Quốc sẽ gia tăng sự quan tâm của cộng đồng quốc tế đối với tội phạm về ĐVHD (Hồ sơ vụ việc số 10274/ENV).
Tháng 1/2016, Phòng Cảnh sát Môi trường – Công an thành phố Hồ Chí Minh đã bắt giữ thành công một trong số những đối tượng cầm đầu đường dây vận chuyển, buôn bán ĐVHD này (Hồ sơ vụ việc số 7925/ENV).
Hồ sơ vụ việc số 10246/ENV Ngà voi bị thu giữ vào tháng 10/2016. Ảnh: Chi cục Hải quan Cửa khẩu Sân bay quốc tế Nội Bài
Các vi phạm về khỉ - áp lực không ngừng nghỉ với cơ quan chức năng
Ảnh: Phòng CSMT – Công an thành phố Hồ Chí Minh
LƯU Ý: Vụ việc thành công nêu trên cho thấy sự phối hợp của nhiều bên xuất phát từ tin báo của cộng đồng đến các cơ quan chức năng, phân tích liên hệ giữa các vụ việc có liên quan (đăng ký xe và các đối tượng trong cơ sở dữ liệu đã được ghi nhận), nỗ lực điều tra của cơ quan công an và hành động kịp thời (tại nhiều tỉnh thành) cũng như hỗ trợ từ các cơ quan tiến hành tố tụng đã đem đến những hiệu quả tích cực.
Từ tháng 9/2016 đến tháng 12/2016, cơ quan chức năng tại 19 tỉnh thành trong cả nước đã thu giữ tổng cộng 40 cá thể khỉ (còn sống) sau khi tiếp nhận thông tin qua đường dây nóng của ENV cũng như phối hợp với ENV để xử lý vụ việc. Khỉ thường bị săn bắt và mua bán để nuôi làm cảnh hoặc lấy xương nấu cao.
Trung Quốc xử phạt nghiêm khắc tội phạm về ĐVHD Tại Việt Nam, những đối tượng có hành vi buôn bán hổ, sừng tê giác hoặc ngà voi hiếm khi chịu mức án tù giam. Theo thống kê của ENV về kết quả xét xử các vụ án hình sự về ĐVHD từ năm 2010, phần lớn các đối tượng vi phạm chỉ phải chịu án tù nhưng cho hưởng án treo. Ngược lại, một vụ án gần đây tại Trung Quốc cho thấy Tòa án đã nhận thức được giá trị của việc sử dụng các công cụ pháp luật nhằm răn đe những đối tượng vi phạm và từ đó áp dụng hình phạt nghiêm khắc với các đối tượng phạm tội về ĐVHD. Tháng 7/2016, một công dân Việt Nam đã bị xét xử về tội buôn lậu ĐVHD nguy cấp, quý, hiếm gồm da hổ, ngà voi và sừng tê giác tại Trung Quốc, và bị tuyên án 8 năm tù giam. Đây là kết quả của chiến dịch “Thanh Kiếm” do lực lượng cảnh sát lâm nghiệp tại khu tự trị Tân Cương thực hiện từ cuối năm 2014. Lực lượng này đã thu giữ 100 mặt tượng ngà voi, 6,3 kg ngà voi thô, 3 vòng tay, 1,12 kg tràng hạt từ ngà voi, và một khối ngà voi nặng 481g. Số ngà voi này được khai nhận có nguồn gốc từ Việt Nam. Đối tượng đóng vai trò môi giới trong một đường dây buôn bán ĐVHD của Trung Quốc. Vụ điển hình này cho thấy nỗ lực thực thi cũng như xử lý thành công các đối tượng buôn bán ĐVHD và việc làm rõ mối liên hệ buôn bán ĐVHD trái
Hồ sơ vụ việc số 8086/ENV Một cá thể khỉ đuôi lợn (Macaca leonina) nuôi nhốt ở một quán cà phê tại tỉnh Quảng Bình.
Chuyển giao ĐVHD đến cơ quan chức năng – Phá vỡ chuỗi buôn bán ĐVHD! Nhờ những thông tin từ cộng đồng thông báo qua đường dây nóng của ENV, 27 cá thể ĐVHD đã được tự nguyện chuyển giao tới cơ quan chức năng của 13 tỉnh thành trong giai đoạn này. Người dân đã tự nguyện chuyển giao 1 cá thể vượn đen má hung (Nomascus gabriellae) và 1 cá thể rùa đầu to (Platysternon megacephalum) (cả hai loài này đều thuộc Danh mục loài nguy cấp, quý, hiếm được ưu tiên bảo vệ ban hành kèm theo Nghị định 160/2013/ NĐ-CP) tại Kon Tum; 1 cá thể mèo rừng (Prionailurus bengalensis) tại Quảng Trị; 1 cá thể cu li nhỏ (Nycticebus pygmaeus) tại Thanh Hóa; 1 cá thể cu li lớn (Nycticebus bengalensis) tại Tuyên Quang; 10 cá thể gấu (đã được đăng ký hoặc gắp chíp quản lý); 2 cá thể rùa biển cùng nhiều cá thể khỉ và rùa cạn và rùa nước ngọt.
SỐ 1/2017 - BẢN TIN VỀ TÌNH TRẠNG BUÔN BÁN ĐỘNG VẬT HOANG DÃ <<
13
Ngoại trừ gấu, phần lớn các cá thể ĐVHD nêu trên đều bị mua về làm cảnh. ENV khuyến khích cộng đồng không mua ĐVHD để làm cảnh. Đây không những là hành vi vi phạm pháp luật mà còn tiếp tay cho hoạt động săn bắt và buôn bán ĐVHD. Tiền mua ĐVHD sẽ tới tay người bán, người bán trả tiền cho đầu mối cung cấp hàng, đầu mối này lại trả tiền cho thợ săn để săn bắt thêm nhiều cá thể ĐVHD và bán cho những người muốn mua. Đừng làm vậy! Khi thấy ĐVHD bị quảng cáo hay buôn bán, hãy thông báo tới cơ quan chức năng hoặc gọi điện tới đường dây nóng 1800-1522. ENV sẽ nỗ lực hỗ trợ các cơ quan chức năng trong quá trình tịch thu các cá thể ĐVHD và xử lý đối tượng buôn bán theo đúng các quy định của pháp luật nhằm triệt tiêu các đường dây buôn bán đang hủy hoại đa dạng sinh học nước nhà.
Hồ sơ vụ việc số 10260/ENV Thả một cá thể rùa đầu to (Platysternon megacephalum) về tự nhiên vào tháng 10/2016. Ảnh: Hạt Kiểm lâm huyện Đăk Hà, Kon Tum
Những “điều cấm” trong công tác bảo vệ ĐVHD Chần chừ trong công tác xử lý hổ chết Trong một vụ việc gần đây tại Long An, cơ quan chức năng địa phương đã gặp khó khăn trong công tác xử lý một cá thể hổ chết tại Vườn thú Mỹ Quỳnh. Vườn thú này mong muốn giữ lại cá thể hổ làm vật trưng bày. Mặc dù không phản đối việc sử dụng cá thể hổ chết cho mục đích giáo dục, ENV đã khuyến cáo cơ quan kiểm lâm tiêu hủy bộ phận của hổ (như xương và nội tạng), trừ phần da hổ sử dụng để trưng bày theo đúng quy định của pháp luật. Tuy nhiên, cơ quan kiểm lâm vẫn khá lúng túng và cho phép vườn thú tùy ý xử lý cá thể hổ chết. Nếu xương của cá thể hổ bị sử dụng dưới mọi hình thức, hành vi đó sẽ cấu thành tội phạm phát sinh từ chính sự bị động của các cơ quan hữu quan. ENV sẽ theo sát vụ việc này để đảm bảo xương hổ bị tiêu hủy cũng như truy cứu trách nhiệm đối với các bên vi phạm quy định về tiêu hủy cá thể, bộ phận của loài được ưu tiên bảo vệ. Một số giải pháp đối với các vụ việc tương tự: 1. Tiêu hủy cá thể ĐVHD đã chết hoặc sản phẩm, bộ phận của chúng cũng như lập và ký vào biên bản tiêu hủy dưới sự chứng kiến của cơ quan chức năng. 2. Chuyển giao cá thể ĐVHD đã chết hoặc sản phẩm, bộ phận của chúng đến Bảo tàng Thiên nhiên Việt Nam hoặc một cơ sở nghiên cứu khoa học hợp pháp theo chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ tại Công văn 611/TTg-NN ngày 15/5/2007.
Hồ sơ vụ việc số 2136/ENV Tiêu bản hổ trưng bày ở một cơ sở nuôi nhốt hổ tại Nghệ An vào tháng 4/2016.
Tuân thủ pháp luật về bảo vệ ĐVHD là yêu cầu có tính bắt buộc, do đó ENV hy vọng các cơ quan chức năng tại Long An cũng như các tỉnh thành khác tuân thủ nghiêm ngặt những quy định này.
Giữ vững niềm tin của cộng đồng trong công tác thực thi pháp luật về bảo vệ ĐVHD Niềm tin của cộng đồng vào các cơ quan chức năng là vô cùng quan trọng. Cộng đồng chính là đồng minh của cơ quan chức năng. Khi người dân hỗ trợ cơ quan chức năng bằng cách thông báo các vi phạm, cơ quan chức năng địa phương cần tiếp nhận thông tin một cách chuyên nghiệp, hiệu quả và xử lý vi phạm theo đúng quy định của pháp luật. Người dân mất lòng tin vào cơ quan chức năng sẽ ảnh hưởng tiêu cực đến nền pháp quyền. Nếu hành vi tội phạm vẫn tiếp diễn trong xã hội, cộng đồng sẽ tiếp tục cho rằng các cơ quan chức năng không tâm huyết hoặc thiếu năng lực để có thể đảm đương được trách nhiệm và công việc được giao.
“XỬ LÝ NGHIÊM TỘI PHẠM HÔM NAY ĐỂ NGĂN CHẶN TỘI PHẠM NGÀY MAI” 14 >> BẢN TIN VỀ TÌNH TRẠNG BUÔN BÁN ĐỘNG VẬT HOANG DÃ - SỐ 1/2017
HỒ SƠ VỤ VIỆC Tháng 9/2016 - Tháng 12/2016
AN GIANG
Ngày 28/9/2016, Chi cục Kiểm lâm tỉnh An Giang đã tịch thu hai cá thể gấu ngựa (Ursus thibetanus) cuối cùng tại tỉnh này. Hai cá thể gấu đã bị nuôi nhốt từ năm 2005 và chủ cơ sở mong muốn chuyển giao đến một cơ sở giải trí. Tuy nhiên, Chi cục Kiểm lâm tỉnh An Giang đã từ chối yêu cầu này và chuyển giao các các thể gấu đến Trung tâm cứu hộ ĐVHD Hòn Me. Với việc chuyển giao này, An Giang đã trở thành địa phương không còn tình trạng nuôi nhốt gấu. (Hồ sơ vụ việc số 7736/ENV)
mặt đỏ (Macaca arctoides), 2 cá thể rắn hổ mang (Naja atra), 8 cá thể dúi, 2 cá thể kỳ đà, 1 cá thể cầy vòi hương (Paradoxurus hermaphroditus) và 1 cá thể don (Atherurus macrourus). (Hồ sơ vụ việc số 10158/ENV) Ngày 14/9/2016, Chi cục Thủy sản tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu đã tịch thu một cá thể đồi mồi (Eretmochelys imbricata) ở một nhà hàng tại thành phố Vũng Tàu sau khi tiếp nhận thông tin từ người dân qua đường dây nóng của ENV. (Hồ sơ vụ việc số 10191/ENV)
BÀ RỊA - VŨNG TÀU
Ngày 18/12/2015, bằng các biện pháp nghiệp vụ cùng với sự hỗ trợ của ENV, Chi cục Kiểm lâm tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu, phối hợp với Phòng cảnh sát phòng chống tội phạm về môi trường (CSMT) – Công an tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu, đã khám phá một đường dây buôn bán ĐVHD tại huyện Xuyên Mộc, với đối tượng cầm đầu chuyên bán ĐVHD cho các đầu nậu người Trung Quốc. Chi cục Kiểm lâm tỉnh đã kiểm tra nhà của đối tượng và tịch thu 57,3 kg ĐVHD gồm 10 loài khác nhau, trong đó có 3 cá thể mèo rừng, một số cá thể chồn bạc má, rắn hổ mang, gà rừng và các loại bò sát khác. Đối tượng sau đó bị xử phạt 11 triệu đồng và các cá thể ĐVHD được tái thả vào Khu bảo tồn thiên nhiên Bình Châu - Phước Bửu. (Hồ sơ vụ việc số 9082/ENV) Ngày 5/9/2016, sau khi nhận được tin báo từ tình nguyện viên ENV, Hạt Kiểm lâm thành phố Vũng Tàu đã phát hiện và thu giữ một cá thể trăn đất (Python bivittatus) nặng hơn 2 kg được một người dân nuôi nhốt làm vật cảnh tại thành phố Vũng Tàu. (Hồ sơ vụ việc số 10157/ENV) Ngày 7/9/2016, sau khi nhận được tin báo qua đường dây nóng của ENV, Hạt Kiểm lâm thành phố Vũng Tàu đã kiểm tra một nhà hàng tại Vũng Tàu và tịch thu 1 cá thể khỉ
Ngày 24/10/2016, sau khi tiếp nhận thông tin từ ENV, Hạt Kiểm lâm huyện Tân Thành đã kiểm tra một nhà hàng chuyên phục vụ các món ăn từ ĐVHD và tịch thu 4,5 kg rắn. Nhà hàng tại ấp Bầu Phượng, xã Châu Pha thường xuyên phục vụ thực khách các món ăn từ sóc, rắn và cầy. Qua kiểm tra, Hạt Kiểm lâm phát hiện nhà hàng không có giấy tờ chứng minh nguồn gốc hợp pháp của các cá thể rắn được buôn bán. Chủ nhà hàng đã bị xử phạt 3 triệu đồng. Các cá thể rắn sau đó được thả vào khu vực núi Dinh của tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu. (Hồ sơ vụ việc số 9915/ ENV)
Hồ sơ vụ việc số 10340/ENV Ngà voi bị thu giữ tại cảng Cát Lái, Thành phố Hồ Chí Minh. Ảnh: Chi cục Hải quan Cửa khẩu Cảng Sài Gòn – Khu vực 1
SỐ 1/2017 - BẢN TIN VỀ TÌNH TRẠNG BUÔN BÁN ĐỘNG VẬT HOANG DÃ <<
15
Ngày 14/11/2016, sau khi nhận được thông tin từ đường dây nóng của ENV, Chi cục quản lý thị trường tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu đã kiểm tra và tịch thu 5 tiêu bản đồi mồi (Eretmochelys imbricata) và 2 tiêu bản vích (Chelonia mydas) từ một cửa hàng mỹ nghệ tại thành phố Vũng Tàu. Chủ cơ sở bị xử phạt 2 triệu đồng và tang vật hiện đang được Chi cục quản lý thị trường lưu giữ. (Hồ sơ vụ việc số 10348/ENV) Ngày 15/11/2016, ENV nhận được thông tin từ người dân về việc 3 cá thể khỉ đuôi dài (Macaca fascicularis) bị nuôi nhốt trái phép tại một khu nghỉ dưỡng ở thành phố Vũng Tàu. ENV đã ngay lập tức chuyển giao thông tin đến Chi cục Kiểm lâm tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu. Cơ quan này sau đó đã tịch thu các cá thể khỉ. (Hồ sơ vụ việc số 10380/ENV)
ngày 3/11/2016, cơ quan này đã nhận được thư tố cáo từ một bác sĩ Đông y về đối tượng đã vay ông 1,7 tỷ đồng để mua nhà và bỏ trốn cùng khoản tiền. Qua các nghiệp vụ điều tra, Phòng cảnh sát điều tra tội phạm về trật tự xã hội – Công an tỉnh Bắc Ninh đã phát hiện thực chất vụ việc trên liên quan đến chiếc sừng tê giác 4 kg mà không liên quan đến giao dịch vay tiền mua nhà như ở thư tố cáo. Cơ quan chức năng sau đó cũng làm rõ được 6 đối tượng liên quan đến giao dịch mua bán chiếc sừng tê giác nói trên. Một đối tượng mua sừng tê giác đã gặp gỡ với các đầu nậu và bỏ trốn cùng chiếc sừng tê giác. Chính thư tố cáo của một đầu nậu đã tạo điều kiện để cơ quan chức năng phát hiện vụ việc. Bốn đối tượng có liên quan đã bị tạm giam, một đối tượng ngay lập tức phải thi hành án phạt tù do vi phạm trong thời gian chịu án tù treo và một đối tượng đã bỏ trốn. Vụ việc đã được khởi tố. (Hồ sơ vụ việc số 10416/ENV)
BẾN TRE
Ngày 13/12/2016, Phòng CSMT – Công an tỉnh Bến Tre và Công an xã An Phú Trung đã tịch thu 2 cá thể mèo rừng (Prionailurus bengalensis) được một đối tượng rao bán qua Facebook. Theo đó, ENV nhận được thông báo qua đường dây nóng và hỗ trợ cơ quan chức năng thực hiện các nghiệp vụ điều tra nhằm tịch thu hai cá thể này. Tuy nhiên, đối tượng vi phạm không phải chịu bất cứ hình thức xử phạt nào. (Hồ sơ vụ việc số 10459/ENV)
Ngày 24/11/2016, sau khi nhận được thông tin qua đường dây nóng của ENV, Chi cục Kiểm lâm tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu và Phòng CSMT – Công an tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu đã tịch thu một tiêu bản đồi mồi (Eretmochelys imbricata) và một tiêu bản rùa (không xác định loài) khác từ một nhà nghỉ tại thành phố Vũng Tàu. Các tiêu bản sau đó đã được chuyển giao tới Hạt Kiểm lâm thành phố Vũng Tàu. (Hồ sơ vụ việc số 10362/ENV) Ngày 25/11/2016, sau khi nhận được thông tin từ người dân qua đường dây nóng của ENV, Chi cục Kiểm lâm tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu và Phòng CSMT – Công an tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu đã tịch thu một cá thể mèo rừng (Prionailurus bengalensis) tại một quán cà phê trên địa bàn thành phố Vũng Tàu. Cá thể mèo rừng sau đó được Chi cục Kiểm lâm lưu giữ trước khi tái thả vào Khu bảo tồn thiên nhiên Bình Châu - Phước Bửu. (Hồ sơ vụ việc số 10170/ENV)
LƯU Ý: Trong khi ghi nhận các nỗ lực của Công an tỉnh Bến Tre, ENV cũng cho rằng điều quan trọng là cơ quan chức năng phải sử dụng hình phạt như một giải pháp ngăn chặn các hành vi vi phạm tương tự. Việc không xử lý đối tượng không đáp ứng được tinh thần của các văn bản quy phạm pháp luật về bảo vệ ĐVHD đã được thông qua nhằm mục đích bảo vệ đa dạng sinh học của đất nước.
BÌNH THUẬN
Ngày 23/11/2016, sau khi nhận được thông tin từ người dân qua đường dây nóng của ENV, Phòng CSMT – Công an tỉnh Bình Thuận đã tịch thu một cặp mèo rừng (Prionailurus bengalensis) tại nhà một đối tượng. Các cá thể mèo rừng này sau đó đã được chuyển giao cho Trạm cứu hộ ĐVHD Củ Chi. (Hồ sơ vụ việc số 10412/ENV)
BẮC KẠN
Ngày 11/11/2016, Hạt Kiểm lâm huyện Chợ Đồn và cảnh sát địa phương đã tịch thu 13 cá thể cầy hương (Viverricula indica) tại một nhà dân ở Bắc Kạn khi đối tượng đang chuẩn bị bán các cá thể này cho nhà hàng. Đối tượng sau đó đã bị xử phạt 15 triệu đồng vì hành vi lưu giữ trái phép ĐVHD; các cá thể cầy hương cũng đã được Hạt Kiểm lâm và Ủy ban nhân dân thị trấn Bằng Lũng tiêu hủy tại một bãi rác. (Hồ sơ vụ việc số 10384/ENV)
BẮC NINH
Ngày 15/11/2016, Phòng cảnh sát điều tra tội phạm về trật tự xã hội – Công an tỉnh Bắc Ninh đã tịch thu một chiếc sừng tê giác nặng 4 kg từ một người phụ nữ. Trước đó, 16 >> BẢN TIN VỀ TÌNH TRẠNG BUÔN BÁN ĐỘNG VẬT HOANG DÃ - SỐ 1/2017
CAO BẰNG
Ngày 11/10/2016, sau một thời gian theo dõi, Phòng CSMT – Công an tỉnh Cao Bằng đã kiểm tra một xe khách từ Lâm Đồng về Cao Bằng và phát hiện 20 cá thể voọc chà vá chân xám (Pygathrix cinerea) sấy khô. Một đối tượng đã bị tạm giam và vụ việc đang được mở rộng điều tra. (Hồ sơ vụ việc số 10277/ENV) LƯU Ý: Voọc chà vá chân xám là loài đặc biệt nguy cấp và chỉ phân bố tại Việt Nam. Việc buôn bán voọc sấy khô để làm thuốc Đông y tại các tỉnh phía Bắc như Cao Bằng đang đóng vai trò then chốt trong đường dây buôn bán voọc.
ĐÀ NẴNG
Ngày 30/3/2015, Chi cục Kiểm lâm thành phố Đà Nẵng đã bắt giữ một thợ săn tại Khu Bảo tồn thiên nhiên Sơn Trà cùng với tang vật là các công cụ săn bắt tự chế, 3 kg xương ĐVHD và bộ phận của loài ĐVHD chưa được xác định, một số cá thể cầy, hoẵng Nam bộ (Muntiacus muntjak) và bộ phận của một số cá thể voọc chà vá chân nâu (Pygathrix nemaeus). Đối tượng khai báo có 4 đối tượng khác cùng dựng lều trong khu bảo tồn để săn bắt ĐVHD. Tháng 9/2016, hai đối tượng đã bị xử phạt lần lượt 30 tháng và 24 tháng tù giam. (Hồ sơ vụ việc số 8153/ ENV) Ngày 13/11/2016, sau khi nhận được thông tin từ ENV, Phòng CSMT – Công an thành phố Đà Nẵng đã tịch thu một cá thể vích (Chelonia mydas) tại một nhà hàng ở Đà Nẵng. Phòng CSMT – Công an thành phố Đà Nẵng và Chi cục thủy sản thành phố Đà Nẵng đã hành động nhanh chóng để tịch thu cá thể vích ngay trong giờ nghỉ trưa, nhằm đảm bảo chủ nhà hàng không bán cá thể này. Cá thể vích sau đó đã được tái thả về biển. Chủ nhà hàng không bị xử phạt. (Hồ sơ vụ việc số 10369/ENV)
ĐắK LắK
Ngày 12/9/2016, sau khi nhận được thông tin từ ENV, Hạt Kiểm lâm thành phố Buôn Ma Thuột đã tịch thu một cá thể gấu chó (Helarctos malayanus) nặng khoảng 60 kg từ một nhà dân tại tỉnh Đắk Lắk. Cùng với cá thể gấu này, Hạt Kiểm lâm cũng thu giữ một cá thể khỉ mốc (Macaca assamensis) nặng 5 kg và một cá thể khỉ mặt đỏ (Macaca arctoides) nặng 4 kg tại nhà đối tượng. Cá thể gấu sau đó đã được chuyển giao cho một trung tâm cứu hộ, các cá thể khỉ được thả về tự nhiên. (Hồ sơ vụ việc số 9987/ENV)
Hồ sơ vụ việc số 10014/ENV Quảng cáo rao bán các cá thể khỉ trên Facebook vào tháng 9/2016.
Ngày 28/10/2016, sau khi tiếp nhận thông tin từ ENV, Hạt kiểm lâm huyện Cư Jút đã tịch thu một cá thể trăn đất (Python bivittatus) từ một đối tượng bán rong tại Đắk Nông. Cá thể trăn sau đó đã được thả vào rừng Đray Sáp. (Hồ sơ vụ việc số 10302/ENV) Ngày 5/12/2016, một chủ nuôi nhốt gấu đã tự nguyện chuyển giao 6 cá thể gấu ngựa (Ursus thibetanus) (có đăng ký) trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk và Đắk Nông đến Trung tâm cứu hộ gấu Việt Nam đặt tại Vườn quốc gia Tam Đảo. Đây là kết quả từ những nỗ lực trong thời gian dài của Chi cục Kiểm lâm tỉnh Đắk Lắk. Chủ nuôi nhốt gấu cư trú trên địa bàn tỉnh Đắk Nông nhưng có 3 cá thể gấu được nuôi nhốt tại nhà người quen ở thành phố Buôn Ma Thuột, tỉnh Đắk Lắk. Chi cục Kiểm lâm tỉnh Đắk Lắk đã hành động kịp thời để đảm bảo chuyển giao các cá thể gấu đến một trung tâm cứu hộ phù hợp theo quy định của pháp luật, góp phần từng bước chấm dứt tình trạng nuôi nhốt gấu tại Việt Nam. (Hồ sơ vụ việc số 6523/ENV và 8965/ENV)
ĐỒNG NAI
Ngày 27/10/2016, Chi cục Kiểm lâm tỉnh Đồng Nai đã tịch thu một cá thể cú tại một quán nước tại Đồng Nai sau khi tiếp nhận thông tin từ đường dây nóng bảo vệ ĐVHD của ENV. Cá thể cú sau đó đã được chuyển giao đến Trung tâm Lâm nghiệp Biên Hòa để phục hồi sức khỏe trước khi được tái thả về tự nhiên. Đối tượng nuôi nhốt cá thể này không bị xử phạt. (Hồ sơ vụ việc số 10318/ENV)
ĐắK NÔNG
Ngày 24/8/2016, Công an huyện Tuy Đức đã bắt giữ một đối tượng vận chuyển 6 cá thể voọc chà vá chân đen (Pygathrix nigripes) sấy khô tại Đắk Nông. Đối tượng đang trên đường vận chuyển các cá thể voọc đến người mua vào thời điểm bị bắt. Cơ quan chức năng đã khởi tố vụ việc và tiêu hủy các cá thể voọc sấy khô. (Hồ sơ vụ việc số 10305/ENV) Ngày 24/8/2016, Công an huyện Tuy Đức đã bắt giữ một đối tượng vận chuyển 4 cá thể khỉ đuôi lợn (Macaca leonine) sấy khô trên địa bàn xã Đắk Ngo. Công an huyện đã xử phạt vi phạm hành chính đối tượng và tiêu hủy các cá thể khỉ. (Hồ sơ vụ việc số 10311/ENV)
Ảnh: Hạt Kiểm lâm thành phố Biên Hòa, Đồng Nai
GIA LAI
Ngày 11/11/2016, Chi cục Kiểm lâm tỉnh Gia Lai đã chuyển giao 4 cá thể gấu nuôi từ 3 trang trại cho Tổ chức Động vật châu Á (AAF). Chi cục Kiểm lâm đã vận động chủ nuôi nhốt trong một thời gian dài để đảm bảo những người
SỐ 1/2017 - BẢN TIN VỀ TÌNH TRẠNG BUÔN BÁN ĐỘNG VẬT HOANG DÃ <<
17
này tự nguyện chuyển giao gấu cho Nhà nước. Các cá thể gấu sau đó đã được chuyển đến Trung tâm cứu hộ gấu Việt Nam tại Vườn quốc gia Tam Đảo. (Hồ sơ vụ việc số 10371/ENV)
HÀ NAM
Ngày 20/10/2016, Công an huyện Duy Tiên đã bắt giữ một đối tượng buôn lậu ĐVHD tại Hà Nam khi đối tượng này đang trên đường vận chuyển ĐVHD bằng xe khách từ thành phố Hà Tĩnh. Tang vật gồm 4 cá thể rùa hộp ba vạch (Cuora flavomarginata), 2 cá thể rùa cổ sọc (Mauremys sinensis), 7 cá thể rùa đất Sê-pôn (Cyclemys tcheponensis), một cá thể rùa sa nhân (Cuora mouhotii), một cá thể rắn hổ mang chúa (Ophiophagus hannah), một cá thể tê tê Java (Manis javanica), và 3 cá thể tắc kè (Gekko gecko). Các cá thể rùa đã được chuyển giao đến các trung tâm cứu hộ tại Vườn quốc gia Cúc Phương và cá thể tắc kè được chuyển đến Trung tâm cứu hộ ĐVHD Hà Nội. Vụ án đã được khởi tố và đối tượng vi phạm hiện đang bị tạm giam. (Hồ sơ vụ việc số 10297/ENV) Vào ngày 19/12/2016, Công an huyện Duy Tiên đã bắt giữ một người đàn ông vận chuyển 2 cá thể tê tê Java (Manis javanica) đã chết bằng xe máy. Công an sau đó đã kiểm tra nhà của đối tượng và phát hiện thêm 8 cá thể tê tê trong một tủ đông. Vụ án đã được khởi tố và đối tượng hiện đang bị tạm giam. Các cá thể tê tê chết đã được chuyển giao đến Bảo tàng Thiên nhiên Việt Nam. (Hồ sơ vụ việc số 10480/ENV)
Khê và tịch thu số lượng ngà voi còn lại. (Hồ sơ vụ việc số 10139/ENV) Ngày 12/8/2015, trong khi kiểm tra hành lý của hành khách từ Angola đến Sân bay Nội Bài, Chi cục Hải quan cửa khẩu Sân bay quốc tế Nội Bài và Cục Cảnh sát phòng chống tội phạm buôn lậu, phối hợp với Cục Điều tra chống buôn lậu – Tổng cục Hải quan, đã tịch thu 4,76 kg sừng tê giác và 95,5 kg ngà voi từ hai hành khách người Việt Nam. Một trong hai đối tượng bị bắt giữ đã khai báo được một người đàn ông Việt Nam trả 1.300 đô-la Mỹ (khoảng 29,3 triệu VND) để vận chuyển số hàng này từ Angola. Tháng 10/2016, đối tượng này đã bị kết án 9 tháng tù giam. Đối tượng còn lại đã bỏ trốn. (Hồ sơ vụ việc số 8774/ENV) Ngày 15/9/2016, ngay khi nhận được tin báo từ người dân thông qua ENV, Công an phường Thụy Khuê đã phát hiện hai đối tượng bán rong chim hoang dã đối diện lối vào Vườn bách thảo Hà Nội. Các đối tượng này cùng tang vật đã được đưa đến trụ sở công an. Các đối tượng sau đó bị xử phạt 3 triệu đồng. Công an đã tịch thu 5 cá thể tu hú châu Á (Eudynamys scolopaceus) and 19 cá thể vạc (Nycticorax nycticorax). (Hồ sơ vụ việc số 4489/ENV) Ngày 15/9/2016, Cục CSMT, phối hợp với Công an quận Thanh Xuân, đã kiểm tra và phát hiện một bộ xương hổ đông lạnh cùng 6 kg thịt hổ cất giấu tại một nhà dân trên địa bàn thành phố Hà Nội. Chủ của số hàng trên đã bị bắt giữ. Tang vật đã được chuyển giao tới Bảo tàng Thiên nhiên Việt Nam. (Hồ sơ vụ việc số 10205/ENV) Ngày 22/9/2016, sau khi tiếp nhận thông tin từ ENV, Đội CSMT – Công an quận Hoàn Kiếm đã tịch thu một cá thể đại bàng bụng trắng (Haliaeetus leucogaster) từ một quán ăn nhỏ tại Hà Nội. Cá thể đại bàng sau đó đã được chuyển giao cho Trung tâm cứu hộ ĐVHD Hà Nội. (Hồ sơ vụ việc số 10181/ENV)
Ảnh: Công an huyện Duy Tiên, Hà Nam
HÀ NỘI
Ngày 18/7/2016, theo thông tin do ENV cung cấp trước đó, Phòng CSMT – Công an thành phố Hà Nội đã phối hợp với Phòng 3, Cục CSMT bắt giữ hai đối tượng với tang vật là 33,8 kg ngà voi và sản phẩm từ ngà voi tại Hà Nội. Một đối tượng bị bắt khi đang vận chuyển một số lượng nhỏ ngà voi bằng xe máy. Theo lời khai của đối tượng này, cảnh sát đã kiểm tra nhà của đối tượng thứ hai ở làng Nhị
Trong quá trình kiểm tra gắn chíp mới cho gấu nuôi nhốt tại Hà Nội, Chi cục Kiểm lâm thành phố Hà Nội đã phát hiện một cá thể gấu ngựa (Ursus thibetanus) không gắn chíp tại một cơ sở nuôi nhốt gấu. Ngày 22/9/2016, sau một tuần kể từ khi bị phát hiện, cá thể gấu đã được Chi cục Kiểm lâm thành phố Hà Nội tịch thu và chuyển giao đến Trung tâm cứu hộ ĐVHD Hà Nội với sự chứng kiến của cán bộ ENV. (Hồ sơ vụ việc số 0657/ENV) Ngày 26/9/2016, Đội Cảnh sát điều tra tội phạm về kinh tế và quản lý chức vụ (CSKT) – Công an huyện Thường Tín, phối hợp với Cục cảnh sát giao thông, đã kiểm tra một xe taxi di chuyển tại Hà Nội và phát hiện 12,5 kg ngà voi đã chế tác bao gồm vòng tay, vòng cổ và tràng hạt. Lái xe taxi đã bị bắt giữ và đang bị khởi tố. (Hồ sơ vụ việc số 9938/ENV)
“Tình trạng buôn bán ĐVHD sẽ chấm dứt nếu cộng đồng nhận thức được buôn bán chỉ mang lại lợi ích cho số ít người, trong khi hầu hết chúng ta sẽ phải trả giá cho sự mất mát một phần di sản tự nhiên quý giá và không thể thay thế khi một loài ĐVHD bị tuyệt chủng.” 18 >> BẢN TIN VỀ TÌNH TRẠNG BUÔN BÁN ĐỘNG VẬT HOANG DÃ - SỐ 1/2017
Ngày 30/9/2016, Phòng CSKT– Công an thành phố Hà Nội đã bắt giữ hơn 400 kg ngà voi đang được vận chuyển khỏi sân bay Nội Bài. Ngày 1/10/2016, Hải quan Nội Bài tiếp tục bắt giữ 309 kg ngà voi trong một lô hàng từ Lagos trung chuyển qua Abu Dhabi. Đối tượng vận chuyển ngà voi đã trốn thoát. Lô hàng được khai báo hải quan là đá trang trí. Hai vụ bắt giữ ngà voi trên liên quan đến nhau bởi lô hàng có cùng người nhận là một công ty ở Việt Nam. (Hồ sơ vụ việc số 10246/ENV) Ngày 14 và 15/10/2016, Đội CSKT – Công an quận Hai Bà Trưng và Phòng CSMT – Công an thành phố Hà Nội đã tịch thu 7 cá thể rùa từ 2 đối tượng buôn bán rùa ở quận Hai Bà Trưng và Hoàn Kiếm. Đối tượng đầu tiên bị bắt giữ vào ngày 14 đã cung cấp thêm thông tin về đối tượng thứ hai, người này sau đó bị bắt giữ vào ngày 15. Trong các loài rùa có 3 cá thể rùa hộp trán vàng miền bắc (Cuora galbinifrons). Các cá thể rùa được chuyển giao tới Trung tâm cứu hộ ĐVHD Hà Nội và các đối tượng đã bị khởi tố. (Hồ sơ vụ việc số 10312/ENV) Ngày 7/11/2016, sau khi nhận được thông tin qua đường dây nóng của ENV, Chi cục Kiểm lâm thành phố Hà Nội đã tịch thu một cá thể gấu ngựa (Ursus thibetanus) bị nuôi nhốt bất hợp pháp tại một nhà dân ở Hà Nội. Chủ nuôi gấu khai nhận đã nuôi cá thể này khoảng 10 năm để trích hút mật gấu phục vụ nhu cầu sử dụng cá nhân. Cá thể gấu hiện đang được chăm sóc tại Trung tâm cứu hộ ĐVHD Hà Nội. Chủ nuôi gấu không bị xử phạt. (Hồ sơ vụ việc số 9457/ENV) Ngày 11/11/2016, Công an thành phố Hà Nội, bằng các nghiệp vụ điều tra với sự hỗ trợ của ENV, đã bắt giữ một đối tượng buôn bán ngà voi tại làng Nhị Khê, Hà Nội. Hai người làm thuê của đối tượng đã bị bắt giữ với tang vật là ngà voi sau khi rời khỏi nhà đối tượng. Từ đó, cơ quan chức năng đã kiểm tra và bắt giữ ngà voi tại nhà của đối tượng cùng các máy móc phục vụ việc chế tác ngà voi. Cuối cùng, 4 đối tượng cùng khối lượng lớn ngà voi đã bị thu giữ. Đối tượng buôn bán ngà voi này được ENV xác định là một trong những đầu nậu lớn hoạt động trong khu vực. Tuy nhiên, sự thành công của vụ việc là nhờ thông tin kịp thời do Ủy ban Công lý ĐVHD (WJC) cung cấp, tạo điều kiện cho cơ quan chức năng tiến hành vụ bắt giữ. Các đối tượng trong vụ việc hiện đang bị khởi tố. (Hồ sơ vụ việc số 8990/ENV)
Ngày 22/11/2016, Phòng CSMT – Công an thành phố Hà Nội và Công an quận Hai Bà Trưng đã bắt giữ một đối tượng vận chuyển một cá thể rùa hộp trán vàng miền Bắc (Cuora galbinifrons) và 2 cá thể rùa cá sấu (Macrochelys temminckii) bằng xe máy trên địa bàn quận Hai Bà Trưng. Cơ quan chức năng đã theo sát đối tượng trong một thời gian dài và bắt giữ khi đối tượng đang trên đường vận chuyển ĐVHD. Các cá thể rùa đã được chuyển giao cho Trung tâm cứu hộ ĐVHD Hà Nội và vụ việc đã bị khởi tố. (Hồ sơ vụ việc số 10443/ENV) Ngày 2/12/2016, Chi cục quản lý thị trường thành phố Hà Nội và Đội CSMT – Công an quận Bắc Từ Liêm đã kiểm tra một xe khách tại Hà Nội và phát hiện 20 cá thể voọc chà vá sấy khô thuộc 3 loài khác nhau (Pygathrix nemaeus, P. cinerea và P. nigripes) trên xe cùng với 600 hộp thuốc lá lậu. Các cá thể voọc đã được chuyển giao tới Bảo tàng Thiên nhiên Việt Nam. (Hồ sơ vụ việc số 10436/ ENV) Ngày 5/12/2016, theo thông tin nhận được từ Chương trình Rùa Châu Á (ATP) qua đường dây nóng của ENV về việc một cá thể giải khổng lồ (Pelochelys cantorii) được rao bán trên Facebook tại Hà Nội, ENV đã xác định thông tin của đối tượng rao bán và hợp tác với Phòng CSMT – Công an thành phố Hà Nội và Công an quận Hai Bà Trưng để bắt giữ và chuyển giao cá thể rùa đến Trung tâm cứu hộ ĐVHD Hà Nội. Đối tượng khai nhận đã bắt cá thể giải 21 kg này tại sông Hồng. (Hồ sơ vụ việc số 10449/ENV) LƯU Ý: Giải khổng lồ (Pelochelys cantorii) là loài rùa mai mềm lớn phân bố ở các khu vực sông và được liệt kê trong danh mục loài nguy cấp, quý, hiếm được bảo vệ ở cấp độ cao nhất theo quy định tại Nghị định 160/2013/ NĐ-CP.
Hồ sơ vụ việc số 10430/ENV Quảng cáo rao bán da trăn trên Facebook.
Ngày 6/12/2016, Đội CSMT – Công an quận Thanh Xuân và Phòng CSMT – Công an thành phố Hà Nội đã kiểm tra một chiếc xe khả nghi đỗ tại khu vực phường Nhân Chính, quận Thanh Xuân và tịch thu 2 cá thể rắn hổ mang chúa (Ophiophagus hannah) cùng 2 cá thể mèo rừng (Prionailurus bengalensis). Chủ của số ĐVHD nói trên đang bị khởi tố. (Hồ sơ vụ việc số 10460/ENV)
Ảnh: Phòng Cảnh sát phòng chống tội phạm về buôn lậu Công an thành phố Hà Nội
Ngày 20/12/2016, ENV đã xác nhận được thông tin về một đối tượng nhận bản án 4 tháng tù giam cho hành vi nuôi nhốt 2 cá thể rùa hộp trán vàng miền Bắc (Cuora galbinifrons) và 1 cá thể rùa núi vàng bị phát hiện vào ngày 22/6/2016. Rùa hộp trán vàng miền Bắc được liệt kê trong Nghị định 160/2013/NĐ-CP và được bảo vệ ở cấp độ cao nhất theo quy định của pháp luật Việt Nam. (Hồ sơ vụ việc số 10486/ENV) SỐ 1/2017 - BẢN TIN VỀ TÌNH TRẠNG BUÔN BÁN ĐỘNG VẬT HOANG DÃ <<
19
LƯU Ý: Vụ việc trên là ví dụ điển hình, cho thấy dù chỉ với một số lượng nhỏ ĐVHD nhưng việc thực thi pháp luật và áp dụng chế tài xử phạt đóng vai trò vô cùng quan trọng trong các nỗ lực bảo tồn ĐVHD. ENV tin rằng nếu các cơ quan chức năng trên cả nước áp dụng những nỗ lực tương tự, chỉ trong vòng 1 năm, các vụ việc vi phạm về ĐVHD sẽ giảm đáng kể và việc bảo vệ ĐVHD trong tự nhiên sẽ đạt được những kết quả tốt đẹp hơn.
HÀ TĨNH
Ngày 8/11/2016, Chi cục Kiểm lâm tỉnh Hà Tĩnh đã kiểm tra một chiếc xe di chuyển trên Quốc lộ 15A và phát hiện 55 cá thể rùa đất sêpôn (Cyclemys tcheponensis) nặng khoảng 30 kg trên xe. Lái xe bị xử phạt vi phạm hành chính 15 triệu đồng và các cá thể rùa đã được tái thả về khu vực rừng Ngàn Phố, tỉnh Hà Tĩnh. (Hồ sơ vụ việc số 10377/ENV)
chuyển giao số ngà voi này từ Chi cục Kiểm lâm tỉnh Hải Dương. Hành động của Chi cục Kiểm lâm tỉnh Hải Dương là một điểm sáng trong công tác xử lý tang vật ĐVHD sau khi tịch thu. (Hồ sơ vụ việc số 3570/ENV) Ngày 16/11/2016, Phòng CSKT – Công an tỉnh Hải Dương và Chi cục Kiểm lâm tỉnh Hải Dương đã kiểm tra một xe tải với biển số giả đang chạy trên đường cao tốc và phát hiện 31 cá thể tê tê Java (Manis javanica) sống và 59 cá thể tê tê Java đã chết. Chuyến hàng nhiều khả năng xuất phát từ tỉnh Nghệ An hoặc Hà Tĩnh. Các cá thể tê tê đã được chuyển đến Trung tâm cứu hộ ĐVHD Hà Nội. (Hồ sơ vụ việc số 10390/ENV)
Ngày 23/12/2016, Phòng CSMT – Công an tỉnh Hà Tĩnh đã tịch thu một cá thể hổ nặng 130 kg tại một nhà dân ở thôn Sơn Quang, huyện Hương Sơn. Chủ nhà lưu giữ cá thể hổ trong tủ lạnh và dự định sẽ nấu cao cá thể này. Vụ việc hiện đang được điều tra làm rõ. (Hồ sơ vụ việc số 10495/ENV) Ngày 28/12/2016, cơ quan chức năng đã phát hiện và tịch thu 200 kg ĐVHD trong tủ đông tại một nhà dân ở Hà Tĩnh. Các cá thể ĐVHD bị tịch thu gồm 6 cá thể cầy, 4 cá thể kỳ đà, một cá thể trăn, 7 cá thể khỉ, 2 cá thể lợn rừng, thịt lợn rừng và 4 cá thể don. Đối tượng khai nhận đã mua các cá thể ĐVHD này từ Lào. Tất cả các cá thể ĐVHD đông lạnh này sau đó đã được tiêu hủy. (Hồ sơ vụ việc số 10528/ ENV)
HẢI DƯƠNG
Năm 2011, Chi cục Kiểm lâm tỉnh Hải Dương đã tịch thu 15 kg ngà voi trên một xe tải đỗ bên đường tại Hải Dương. Ngày 25/11/2016, Bảo tàng Thiên nhiên Việt Nam đã nhận
Ngày 7/12/2016, sau khi nhận được thông tin từ ENV, cơ quan chức năng tỉnh Hải Dương đã tịch thu một cá thể gấu ngựa (Ursus thibetanus) không được đăng ký quản lý tại một nhà dân ở Hải Dương. Cá thể gấu sau đó đã được chuyển giao cho Trung tâm cứu hộ ĐVHD Hà Nội. Đối tượng nuôi nhốt không bị xử phạt. (Hồ sơ vụ việc số 10323/ENV)
“GIẢI PHÁP TỐT NHẤT LÀ BẢO VỆ ĐVHD NGAY TRONG MÔI TRƯỜNG SỐNG CỦA CHÚNG TRƯỚC KHI BỊ SĂN BẮT KHỎI TỰ NHIÊN.”
20 >> BẢN TIN VỀ TÌNH TRẠNG BUÔN BÁN ĐỘNG VẬT HOANG DÃ - SỐ 1/2017
THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
Ngày 11/1/2015, Phòng CSMT – Công an thành phố Hồ Chí Minh đã bắt giữ một đối tượng buôn lậu với tang vật là 2 cá thể beo lửa (Catopuma temminckii) được vẽ giả hổ, 1 cá thể báo hoa mai (Panthera pardus), 30 cá thể tê tê còn sống và 8 chân gấu ngựa (Ursus thibetanus). Đối tượng này đã từng được ENV thông báo đến cơ quan chức năng vì sử dụng xe cứu thương vận chuyển ĐVHD trái phép. Đối tượng đã bị khởi tố vì hành vi vận chuyển beo lửa, móng gấu và bị xử phạt 5 năm tù giam vào tháng 11/2016. (Hồ sơ vụ việc số 7925/ENV) Ngày 5/7/2016, Phòng CSMT – Công an thành phồ Hồ Chí Minh đã bắt giữ 2 cá thể đồi mồi (Eretmochelys imbricata) tại một nhà hàng ở quận Thủ Đức. Các cá thể rùa sau đó đã được tái thả về vùng biển được bảo vệ trên địa bàn tỉnh Khánh Hòa. Nhà hàng này đã từng bị xử phạt vi phạm hành chính 6 triệu đồng vì hành vi lưu giữ rùa biển trong một vụ việc được ENV ghi nhận vào năm 2014. (Hồ sơ vụ việc số 6236/ENV)
Ngày 10/10/2016, sau khi tiếp nhận thông tin qua đường dây nóng của ENV, cơ quan chức năng đã bắt giữ hai đối tượng bán rong ĐVHD trước cửa một ngôi chùa tại Hồ Chí Minh với tang vật là 23 cá thể rùa nguy cấp, quý hiếm và 108 cá thể chim sẻ. Các đối tượng này sau đó đã bị xử phạt 26 triệu đồng. Các cá thể rùa và chim được chuyển giao tới trung tâm cứu hộ. (Hồ sơ vụ việc số 8919/ENV) Ngày 10/11/2016, Phòng CSMT – Công an thành phố Hồ Chí Minh, bằng các nghiệp vụ điều tra với sự hỗ trợ của ENV, đã bắt giữ một đối tượng rao bán một cá thể voọc chà vá chân đen (Pygathrix nigripes) trên Facebook. Cá thể voọc sau đó đã được chuyển giao đến Trung tâm cứu hộ linh trưởng thuộc Vườn quốc gia Cát Tiên. (Hồ sơ vụ việc số 10359/ENV)
Ngày 15/7/2016, Chi cục Hải quan cửa khẩu Sân bay quốc tế Tân Sơn Nhất đã phát hiện 15 kg ngà voi giấu trong lô hàng nhập khẩu từ Cộng hòa Séc. Tờ khai hải quan cho thấy một người Việt Nam là chủ của lô hàng. Ngà voi đã được cắt thành 31 mảnh nhỏ. (Hồ sơ vụ việc số 10003/ ENV) Ngày 24/9/2016, Chi cục Hải quan cửa khẩu Sân bay quốc tế Tân Sơn Nhất và Cục Hải quan thành phố Hồ Chí Minh đã bắt giữ 1000 tấm da trăn sấy khô nặng khoảng 321 kg có nguồn gốc bất hợp pháp. Bên xuất khẩu là một nhà cung cấp ở Malaysia, chuyên cung cấp da và các bộ phận của trăn, và bên nhập khẩu là một đối tượng người Việt Nam ở Đồng Tháp. (Hồ sơ vụ việc số 10232/ENV) Ngày 27/9/2016, Chi cục Kiểm lâm thành phố Hồ Chí Minh đã kiểm tra một nhà hàng sau khi nhận được thông tin từ ENV và phát hiện nhà hàng này quảng cáo bán cầy, kỳ đà, kỳ tôm và các ĐVHD khác trên thực đơn. Chi cục Kiểm lâm đã xử phạt vi phạm hành chính nhà hàng 1,5 triệu đồng vì hành vi quảng cáo trái phép ĐVHD và tịch thu thực đơn. (Hồ sơ vụ việc số 5663/ENV)
Ảnh: Vườn Quốc gia Cát Tiên
Ngày 18/11/2016, Cục Cảnh sát phòng chống tội phạm buôn lậu (phía Nam) phối hợp với Công an quận Tân Bình đã bắt giữ 3,65 kg sừng tê giác trong một kiện hành lý xách tay tại sân bay Tân Sơn Nhất. Kiểm tra qua máy soi chiếu, cơ quan chức năng phát hiện một sừng tê giác nguyên khối, hai miếng sừng nhỏ cùng với một số lượng nhỏ cao (nghi là cao khỉ). Hành lý được một đối tượng người Việt Nam vận chuyển từ Nghệ An đến Tân Sơn Nhất trong một chuyến bay quốc nội. Vụ việc hiện đang trong quá trình điều tra. (Hồ sơ vụ việc số 10393/ENV)
Ngày 27/9/2016, sau khi tiếp nhận thông tin qua đường dây nóng bảo vệ ĐVHD của ENV, Phòng CSMT – Công an thành phố Hồ Chí Minh đã tịch thu 32 cá thể rùa từ một cửa hàng thú cảnh ở Quận 3. Trong các cá thể rùa bị tịch thu có một cá thể rùa sao (Astrochelys radiata) quý hiếm thuộc Phụ lục I của Công ước về buôn bán quốc tế động, thực vật nguy cấp, quý hiếm. (Hồ sơ vụ việc số 10065/ ENV)
Ảnh: Cục Cảnh sát phòng chống tội phạm buôn lậu (phía Nam)
Ảnh: Đội CSMT – Công an Quận 3, Thành phố Hồ Chí Minh
Ngày 20/12/2016, sau khi tiếp nhận thông tin qua đường dây nóng ENV, Công an Quận 2 phối hợp với Chi cục Kiểm lâm thành phố Hồ Chí Minh đã kiểm tra một quán cà phê tại Hồ Chí Minh và tịch thu 1 cá thể cú, 2 cá thể SỐ 1/2017 - BẢN TIN VỀ TÌNH TRẠNG BUÔN BÁN ĐỘNG VẬT HOANG DÃ <<
21
vẹt Nam Mỹ. Các cá thể ĐVHD sau đó đã được chuyển giao đến Trạm cứu hộ ĐVHD Củ Chi. Đáng chú ý, Phòng CSMT – Công an thành phố Hồ Chí Minh cũng đã từng tịch thu 1 cá thể culi tại quán cà phê này vào tháng 4/2015. Chủ cơ sở chưa phải chịu bất kì hình thức xử phạt nào. (Hồ sơ vụ việc số 8142/ENV) Ngày 27/12/2016, sau khi tiếp nhận thông tin qua đường dây nóng của ENV về trường hợp ĐVHD bị bán tại khu vực gần phà Bến Sỏi, Hạt Kiểm lâm huyện Củ Chi đã kiểm tra và tịch thu 6 cá thể khỉ vàng (Macaca mulatta) và một cá thể trăn mốc (Python molurus). Đối tượng đã trốn thoát. Các cá thể ĐVHD sau đó được chuyển giao đến Trạm cứu hộ ĐVHD Củ Chi. (Hồ sơ vụ việc số 10453/ENV)
Các vụ việc vi phạm về ĐVHD được phát hiện tại cảng Cát Lái
Ngày 26/10/2016, Chi cục Hải quan cửa khẩu Cảng Sài Gòn khu vực 1 đã kiểm tra 2 công-ten-nơ và phát hiện 1 tấn ngà voi được giấu trong các khối gỗ. Lô hàng đến từ Kenya và quá cảnh ở cảng Cát Lái trên đường vận chuyển đến Campuchia. Bên gửi hàng trùng với đối tượng trong hồ sơ vụ việc số 10306/ENV. Bên nhận hàng có trụ sở tại Phnôm Pênh, Campuchia. (Hồ sơ vụ việc số 10321/ENV) Ngày 1/11/2016, Chi cục Hải quan cửa khẩu Cảng Sài Gòn khu vực 1 đã tịch thu 487 kg ngà voi chưa chế tác trong một công-ten-nơ chứa gỗ được vận chuyển từ cảng Lagos ở Nigeria. Ngà voi được giấu trong các khối gỗ. Do lô hàng có những dấu hiệu tương đồng như các vụ bắt giữ ngà voi trước đó, cơ quan chức năng đã nghi ngờ và kiểm tra lô hàng này. (Hồ sơ vụ việc số 10340/ENV)
Ngày 6/10/2016, Chi cục Hải quan cửa khẩu Cảng Sài Gòn khu vực 1 và Cục Cảnh sát phòng chống tội phạm buôn lậu đã phát hiện 569 khúc ngà voi (nặng khoảng 2 tấn) trong một chuyến hàng vận chuyển từ Mozambique cho một công ty tại thành phố Hồ Chí Minh. Kiểm tra 2 côngten-nơ, cơ quan chức năng cũng phát hiện thêm lông đuôi voi và 32 cặp đũa ngà voi. Cơ quan hải quan nghi ngờ chủ chuyến hàng này cũng đồng thời là chủ của lô hàng trong hai vụ việc khác (hồ sơ vụ việc số 10321/ENV và hồ sơ vụ việc số 10306/ENV). (Hồ sơ vụ việc số 10262/ENV)
Ảnh: Chi cục Hải quan Cửa khẩu Cảng Sài Gòn – Khu vực 1
Ngày 21/10/2016, Chi cục Hải quan cửa khẩu Cảng Sài Gòn khu vực 1 đã kiểm tra một công-ten-nơ của một công ty và phát hiện 594 kg ngà voi và 227 kg vẩy tê tê. Chuyến hàng đến từ Kenya và bên gửi hàng là một công ty tại Uganda. Ngà voi và vẩy tê tê được giấu một cách tinh vi trong những khối gỗ. Bên nhận hàng cũng chính là chủ của lô hàng trong hồ sơ vụ việc số 10262/ENV và đã từ chối nhận hàng. (Hồ sơ vụ việc số 10306/ENV)
Ảnh: Chi cục Hải quan Cửa khẩu Cảng Sài Gòn – Khu vực 1
Ngày 24/11/2016, Cục Hải quan thành phố Hồ Chí Minh và Cục Cảnh sát phòng chống tội phạm buôn lậu (phía Nam) đã kiểm tra 2 công-ten-nơ tại xuất phát từ Lagos, Nigeria đến một công ty tại thành phố Hồ Chí Minh về cảng Cát Lái và tịch thu 619 kg ngà voi. Ngà voi được giấu trong các khối gỗ. (Hồ sơ vụ việc số 10417/ENV)
“Các đường dây buôn bán ĐVHD lớn thường do các mạng lưới tội phạm có tổ chức điều hành. Các mạng lưới này cũng thường liên quan đến buôn bán người và ma túy.”
22 >> BẢN TIN VỀ TÌNH TRẠNG BUÔN BÁN ĐỘNG VẬT HOANG DÃ - SỐ 1/2017
Ngày 28/11/2016, Cục Hải quan thành phố Hồ Chí Minh và Cục Cảnh sát phòng chống tội phạm buôn lậu (phía Nam) đã kiểm tra 2 công-ten-nơ quá cảnh tại cảng Cát Lái đến Phnôm Pênh, Campuchia và tịch thu 537 kg ngà voi. Chuyến hàng được xếp lên một con tàu ở Bờ Biển Ngà và được chuyển tàu tại Sri Lanka và Singapore trước khi đến Việt Nam. (Hồ sơ vụ việc số 10426/ENV)
tàu. Trong số 20 cá thể rùa, 18 cá thể còn sống đã được chuyển giao đến một trung tâm cứu hộ và 2 cá thể rùa hộp lưng đen chết đã được tiêu hủy. Thuyền trưởng sau đó bị xử phạt 6 triệu đồng. (Hồ sơ vụ việc số 10251/ENV)
Ngày 1/12/2016, trong quá trình kiểm tra một công-ten-nơ mới đến từ châu Phi, Chi cục Hải quan cửa khẩu Cảng Sài Gòn khu vực 1 đã phát hiện và ngay lập tức tịch thu 529 kg ngà voi được giấu trong các khối gỗ. Lô hàng được chuyển từ một con tàu ở Luanda tại Angola và được chuyển đến một công ty ở Hồ Chí Minh. (Hồ sơ vụ việc số 10433/ENV)
HÒA BÌNH
Ngày 11/12/2016, Công an tỉnh Hòa Bình đã phát hiện và bắt giữ hai đối tượng vận chuyển 5 miếng sừng tê giác. Cơ quan chức năng tỉnh đã theo dõi một trong hai đối tượng trong một thời gian dài trước khi tiến hành bắt giữ. (Hồ sơ vụ việc số 10133/ENV)
KHÁNH HÒA
Ngày 22/11/2016, bộ đội biên phòng tỉnh Khánh Hòa đã phát hiện một số lượng lớn ĐVHD trong nhà một đối tượng gồm hoẵng (Muntiacus muntjak), rắn các loại, kỳ tôm, rùa, kỳ đà, và trăn. Liên quan đến vụ việc, hai đối tượng đã bị bắt giữ. (Hồ sơ vụ việc số 10413/ENV) Ngày 25/11/2016, Phòng CSMT – Công an tỉnh Khánh Hòa, bằng các nghiệp vụ điều tra với sự hỗ trợ của ENV, đã bắt giữ một chủ cửa hàng bán thú cảnh và tịch thu một cá thể đồi mồi (Eretmochelys imbricata). Đối tượng này đã rao bán cá thể đồi mồi trên trang Facebook của cửa hàng. Đối tượng vi phạm không bị xử phạt. Cá thể đồi mồi đã được tái thả tại vịnh Nha Trang. (Hồ sơ vụ việc số 10193/ ENV)
Ảnh: Bộ Tư lệnh Vùng Cảnh sát biển 4, Kiên Giang
KON TUM
Sau khi tiếp nhận thông tin từ ENV, Chi cục Kiểm lâm tỉnh Kon Tum đã tịch thu một cá thể vượn đen má vàng (Nomascus annemensis) non tại một ngôi chùa ở huyện Kon Plông. Một nhà sư tại chùa cho biết mẹ của cá thể vượn đã bị các thợ săn giết chết và một Phật tử đã chăm sóc cá thể vượn này tại chùa. Cá thể vượn được chuyển giao đến Trung tâm cứu hộ linh trưởng thuộc Vườn quốc gia Cát Tiên. (Hồ sơ vụ việc số 10337/ENV) Ngày 23/11/2016, sau khi tiếp nhận thông tin qua đường dây nóng của ENV, Chi cục Kiểm lâm tỉnh Kon Tum và Phòng CSMT – Công an tỉnh Kon Tum đã tịch thu một cá thể gấu ngựa (Ursus thibetanus) và một cá thể voọc chà vá chân xám (Pygathrix cinerea) đông lạnh tại nhà một giáo viên ở huyện Kon Plông. Đối tượng này đã mua cá thể gấu từ thợ săn và đã được ghi nhận trong các vụ việc khác tại cơ sở dữ liệu của ENV. Vụ việc hiện đang được điều tra làm rõ. (Hồ sơ vụ việc số 10391/ENV) Ngày 29/11/2016, Hạt Kiểm lâm huyện Ngọc Hồi đã phối hợp với Công an huyện Ngọc Hồi tịch thu 5 cá thể ba ba Nam Bộ (Amyda cartilaginea), 7 cá thể kỳ đà hoa (Varanus salvator) và 2 cá thể cầy hương (Viverricula indica) từ nhà một đối tượng ở Kon Tum. Tất cả các cá thể ĐVHD đều còn sống và đã được chuyển giao cho Vườn quốc gia Chư Mom Ray. Đối tượng vi phạm đã bị xử phạt 30 triệu đồng. (Hồ sơ vụ việc số 10447/ENV)
KIÊN GIANG
Ngày 25/9/2016, Cảnh sát Biển Vùng 4 trên địa bàn tỉnh Kiên Giang đã phối hợp với Phòng CSMT – Công an tỉnh Kiên Giang kiểm tra một lô hàng trên biển và bắt giữ 20 cá thể rùa thuộc nhiều loài khác nhau, bao gồm 12 cá thể rùa hộp lưng đen (Cuora amboinensis), 1 cá thể rùa đầm (Batagur borneoensis), 3 cá thể rùa đất lớn (Heosemys grandis), 2 cá thể rùa đất Pulkin (Cyclemys pulchristiata) và 2 cá thể rùa răng (Heosemys annandalii). Thuyền trưởng (người Việt Nam) đã khai nhận mua 4 cá thể rùa nhưng không rõ vì sao 16 cá thể rùa khác lại có mặt trên
Ảnh: Phòng CSMT – Công an tỉnh Kon Tum
SỐ 1/2017 - BẢN TIN VỀ TÌNH TRẠNG BUÔN BÁN ĐỘNG VẬT HOANG DÃ <<
23
lâm đồng
Chiều ngày 7/9/2016, Chi cục Kiểm lâm tỉnh Lâm Đồng, phối hợp với Hạt Kiểm lâm huyện Di Linh, đã bắt giữ một đối tượng điều khiển xe máy vận chuyển 21 cá thể khỉ đuôi lợn (Macaca leonina) từ một khu rừng ở tỉnh Lâm Đồng, nơi đối tượng bắt các cá thể khỉ. Đối tượng này đang vận chuyển các cá thể đến thành phố Phan Thiết để tiêu thụ. Đối tượng bị xử phạt 25 triệu đồng và các cá thể khỉ được tái thả về rừng. (Hồ sơ vụ việc số 10182/ENV)
lạng sơn
Ngày 6, ngày 15 và 16/10/2016, Phòng CSMT và Phòng Cảnh sát điều tra tội phạm về trật tự xã hội – Công an tỉnh Lạng Sơn đã phối hợp bắt giữ 199 kg ngà voi chứa trong 9 túi. Cơ quan chức năng đã phát hiện 2 túi ngà voi đầu tiên trên một xe tải với biển kiểm soát giả vào ngày 6/10/2016. Tài xế đã trốn thoát khỏi xe tải. Mở rộng điều tra, Phòng Cảnh sát điều tra tội phạm về trật tự xã hội – Công an tỉnh Lạng Sơn tiếp tục phát hiện thêm 3 túi ngà voi vào ngày 15/10/2016. Cuối cùng, vào ngày 16/10/2016, cơ quan này phát hiện thêm 4 túi ngà voi được giấu trong một cống thoát nước. Cơ quan chức năng nghi ngờ tất cả các túi ngà voi thuộc cùng 1 chủ hàng. (Hồ sơ vụ việc số 10303/ ENV)
Đối tượng không biết mình đang vận chuyển ngà voi và chủ hàng là một đối tượng chuyên buôn bán ngà voi tại tỉnh Hải Dương. Biết tin về vụ bắt giữ, chủ hàng đã bỏ trốn sang Trung Quốc nhưng sau đó đã bị bắt giữ khi quay về. Đối tượng bị xử phạt 2 năm tù (cho hưởng án treo) và phạt tiền 10 triệu đồng. Ngà voi đã được tiêu hủy. (Hồ sơ vụ việc số 8752/ENV)
nghệ an
Sau khi nhận được tin báo từ người dân, ngày 16/5/2016, Chi cục Hải quan Cửa khẩu Quốc tế Nậm Cắn và bộ đội biên phòng Cửa khẩu Quốc tế Nậm Cắn đã tịch thu 10 cá thể rùa đầu to (Platysternon megacephalum) và 2 cá thể tê tê vàng (Manis pentadactyla) trong hành lý của một đối tượng trên xe khách xuất phát từ Lào. Đối tượng khai nhận đã mua các cá thể trên với giá gần 3 triệu đồng. Đối tượng đã nhận bản án 6 tháng tù (cho hưởng án treo) và các cá thể ĐVHD đã được chuyển về các trung tâm cứu hộ. (Hồ sơ vụ việc số 9805/ENV) Ngày 30/9/2016, lực lượng cảnh sát giao thông huyện Diễn Châu đã kiểm tra một xe khách hướng thành phố Hồ Chí Minh – Hà Nội và phát hiện 8 cá thể khỉ còn sống được đặt trong 2 thùng dưới cốp xe. Các cá thể khỉ đã bị tịch thu và chuyển giao cho Vườn quốc gia Pù Mát (Hồ sơ vụ việc số 10263/ENV) Ngày 4/10/2016, sau khi tiếp nhận thông tin từ người dân qua đường dây nóng của ENV, Phòng CSMT – Công an tỉnh Nghệ An đã tịch thu một cá thể voọc chà vá chân nâu (Pygathrix nemaeus) và một cá thể vượn đen má trắng (Nomascus leucogenys) tại một nhà dân ở Nghệ An. Chủ nhà đã mua cá thể voọc từ một thợ săn sau khi thợ săn này bắn chết cả thể voọc mẹ. Các cá thể ĐVHD đã được chuyển giao đến Trung tâm cứu hộ linh trưởng nguy cấp tại Vườn quốc gia Cúc Phương. Đối tượng vi phạm không bị xử phạt. (Hồ sơ vụ việc số 10159/ENV) Ngày 13/10/2016, Công an huyện Nghi Lộc đã kiểm tra một xe khách và phát hiện 18 cá thể rùa trong một túi đặt tại khoang chở hàng. Tang vật gồm 13 cá thể rùa sa nhân (Cuora mouhotii), 3 cá thể rùa hộp trán vàng miền Bắc (Cuora galbinifrons) và 2 cá thể rùa hộp trán vàng miền Trung (Cuora bourreti). Đối tượng khai nhận đang vận chuyển các cá thể rùa quý hiếm từ Huế ra Hà Nội. (Hồ sơ vụ việc số 10283/ENV)
Hồ sơ vụ việc số 10477/ENV Quảng cáo rao bán rượu ngâm kỳ đà (Varanus salvator) trên Facebook.
lào cai
Ngày 15/8/2015, Đội CSKT – Công an thành phố Lào Cai đã bắt giữ một đối tượng vận chuyển trái phép 103 kg ngà voi bằng xe máy đi Trung Quốc qua cửa khẩu Hà Khẩu.
BÁO CÁO VI PHẠM VỀ ĐVHD ĐẾN
1800-1522
hotline@fpt.vn
Ngày 19/10/2016, Công an huyện Con Cuông đã bắt giữ một đối tượng điều khiển xe máy tại Nghệ An và tịch thu một cá thể tê tê Java (Manis javanica) nặng khoảng 4,2 kg. Đối tượng khai nhận đã bắt được cá thể tê tê trong rừng. Cá thể tê tê sau đó được chuyển giao cho trung tâm cứu hộ ĐVHD thuộc Vườn Quốc gia Pù Mát. Vụ việc đã bị khởi tố. (Hồ sơ vụ việc số 10316/ENV) Ngày 27/10/2016, Phòng CSMT – Công an tỉnh Nghệ An và Công an huyện Diễn Châu đã phối hợp kiểm tra 2 ngôi nhà tại Diễn Châu và phát hiện một cá thể hổ đông lạnh nguyên con nặng 37 kg, 1 nửa cá thể hổ đông lạnh (không có xương) nặng khoảng 21 kg và 1 đầu hổ. Phòng CSMT - Công an tỉnh Nghệ An đã theo dõi đối tượng trong một thời gian dài trước khi tiến hành vụ bắt giữ. (Hồ sơ vụ việc số 10328/ENV)
24 >> BẢN TIN VỀ TÌNH TRẠNG BUÔN BÁN ĐỘNG VẬT HOANG DÃ - SỐ 1/2017
QUẢNG NINH
Ngày 12/10/2016, Hải quan Trạm Kiểm soát Liên hợp Km15 đã kiểm tra một xe giường nằm từ Móng Cái về Hà Nội và phát hiện 1 khúc sừng tê giác nặng 660 g bọc trong túi giấy màu nâu. Hai đối tượng đã bị bắt cùng với tang vật. Các đối tượng này được một đối tượng người Trung Quốc thuê vận chuyển sừng tê giác với giá 3 triệu đồng. Các đối tượng và sừng tê giác đã được chuyển đến Công an thành phố Móng Cái để mở rộng điều tra. (Hồ sơ vụ việc số 10280/ENV) Ngày 5/11/2016, Phòng CSKT – Công an tỉnh Quảng Ninh đã kiểm tra một xe đông lạnh đi từ Quảng Nam đến cửa khẩu Móng Cái, tịch thu 105 cá thể rùa đầu to (Platysternon megacephalum) và 149 cá thể tê tê Java (Manis javanica). Các cá thể này đều còn sống, tuy nhiên, nhiều cá thể tê tê đã chết ngay sau đó. 12 cá thể tê tê còn sống và 89 cá thể rùa đầu to còn sống đã được chuyển giao đến Trung tâm cứu hộ ĐVHD Hà Nội. Số ĐVHD chết đã bị tiêu hủy và đối tượng vi phạm đã bị tạm giam. (Hồ sơ vụ việc số 10353/ENV)
Ảnh: Phòng CSMT – Công an tỉnh Nghệ An
NINH BÌNH
Ngày 23/11/2016, Phòng CSKT – Công an tỉnh Ninh Bình đã bắt giữ một đối tượng trong xe taxi cùng tang vật là 7 cá thể tê tê còn sống nặng 33,5 kg, sau khi theo dõi đối tượng đáng ngờ này từ lúc đối tượng xuống tàu tại thành phố Ninh Bình. Cơ quan chức năng phát hiện 4 cá thể tê tê trong một vali và 3 cá thể tê tê khác trong một thùng giấy. Số tê tê này sau đó đã được chuyển giao đến Trung tâm Bảo tồn Thú ăn thịt nhỏ và Tê tê. Đối tượng cũng đã bị tạm giam. (Hồ sơ vụ việc số 10414/ENV)
Ngày 27/11/2016, lực lượng bộ đội biên phòng phối hợp với lực lượng kiểm soát hải quan tỉnh Quảng Ninh đã bắt giữ hai đối tượng vận chuyển sừng tê giác, ngà voi và da voi tại Móng Cái. Các đối tượng đã điều khiển xe máy đến một địa điểm tại Móng Cái để lấy hàng trước khi bị bắt giữ. Tang vật của vụ án thu được bao gồm hơn 1 kg sừng tê giác gồm 29 mảnh, hơn 1 kg ngà voi đã chế tác dưới dạng vòng tay, vòng cổ, tràng hạt và hơn 1 kg da voi. (Hồ sơ vụ việc số 10425/ENV)
Ngày 11/12/2016, sau khi nhận được tin báo từ người dân, Phòng CSKT – Công an tỉnh Ninh Bình, phối hợp với lực lượng cảnh sát giao thông huyện Yên Mô, đã kiểm tra một xe ô tô và phát hiện 70 cá thể tê tê Java (Manis javanica) còn sống nặng 400,5 kg. Hai đối tượng đã bị bắt và tạm giam. Tất cả các cá thể tê tê đã được chuyển giao đến Trung tâm Bảo tồn Thú ăn thịt nhỏ và Tê tê - Vườn quốc gia Cúc Phương. (Hồ sơ vụ việc số 10451/ENV)
QUẢNG BÌNH
Ngày 10/12/2016, Chi cục Hải quan Cửa khẩu Cha Lo đã tịch thu 9 cá thể don (Atherurus macrourus) tại Quảng Bình. 30 kg don này đã bị vận chuyển trái phép bằng xe ô tô từ Lào vào Việt Nam. (Hồ sơ vụ việc số 10493/ENV)
QUẢNG NAM
Ngày 4/9/2015, một đối tượng buôn lậu ngà voi đã ra đầu thú sau khoảng thời gian bỏ trốn khi gây ra một vụ tai nạn giao thông vài tháng trước. Đối tượng này đã lái xe vận chuyển 5 bao ngà voi với khối lượng 112 kg khi đâm vào một xe khách. Đối tượng sau đó đã giấu các bao ngà voi trong một bụi rậm và bỏ trốn sang Lào. Sau khi tự thú, đối tượng đã bị xử phạt 4 tháng 28 ngày tù vì vận chuyển hàng cấm. Ngà voi đã được chuyển đến kho dự trữ của Nhà nước. (Hồ sơ vụ việc số 8477/ENV)
Ảnh: Viện Sinh thái và Tài nguyên sinh vật
TÂY NINH
Ngày 21/10/2016, cán bộ Chi cục Hải quan Cửa khẩu Mộc Bài đã tịch thu 66 cá thể rùa đất lớn (Heosemys grandis), rùa núi vàng (Indotestudo elongata) và rùa đất Pulkin (Cyclemys pulchristiata) trên một xe khách di chuyển theo hướng Campuchia – Việt Nam. Các cá thể rùa sau đó đã được thả vào Vườn Quốc gia Lò Gò – Xa Mát. Lái xe đã bị xử phạt vi phạm hành chính. (Hồ sơ vụ việc số 10308/ ENV)
THÁI BÌNH
Ngày 4/10/2016, từ nguồn tin báo, Cục CSMT đã phối hợp với Phòng CSKT – Công an tỉnh Thái Bình kiểm tra một xe
SỐ 1/2017 - BẢN TIN VỀ TÌNH TRẠNG BUÔN BÁN ĐỘNG VẬT HOANG DÃ <<
25
tải và tịch thu 61 cá thể tê tê Java (Manis javanica) cùng 37 cá thể rùa đầu to (Platysternon megacephalum). Hai đối tượng có liên quan đã bị tạm giam. (Hồ sơ vụ việc số 10254/ENV)
THÁI NGUYÊN
Ngày 25/11/2016, Cục CSMT đã kiểm tra nhà của một đối tượng tại Thái Nguyên và tịch thu một cá thể hổ Đông Dương (Panthera tigris corbetti) nặng 309 kg vừa được chuyển đến nhà đối tượng và bị giết 30 phút trước đó. ENV nghi ngờ đối tượng cung cấp cá thể hổ này có liên quan đến một đường dây buôn bán ĐVHD hoạt động ở khu vực miền Trung. Bốn đối tượng đã bị bắt giữ trong vụ việc. Cá thể hổ đã được chuyển giao tới Bảo tàng Thiên nhiên Việt Nam cùng ngày. (Hồ sơ vụ việc số 7929/ENV)
THANH HÓA
Ngày 8/9/2016, lực lượng cảnh sát giao thông tỉnh Thanh Hóa đã tịch thu 3 cá thể tê tê Java (Manis javanica) trên một xe khách di chuyển từ thành phố Buôn Ma Thuột (Đắk Lắk) đến Hà Nội. Các cá thể tê tê đã được chuyển giao đến Trung tâm Bảo tồn Thú ăn thịt nhỏ và Tê tê. Vụ việc đã được khởi tố. (Hồ sơ vụ việc số 10268/ENV) Ngày 2/10/2016, lực lượng cảnh sát giao thông tỉnh Thanh Hóa đã kiểm tra một xe khách di chuyển từ thành phố Đồng Hới đến Hà Nội và phát hiện 4 cá thể voọc Hà Tĩnh (Trachypithecus laotum hatinhensis) đông lạnh trên xe. Cơ quan chức năng không thể xác định được chủ của lô hàng. (Hồ sơ vụ việc số 10247/ENV)
Ảnh: Viện Sinh thái và Tài nguyên sinh vật
“Nếu không phải một phần của giải pháp, có thể chúng ta đang là một phần của vấn đề!”
26 >> BẢN TIN VỀ TÌNH TRẠNG BUÔN BÁN ĐỘNG VẬT HOANG DÃ - SỐ 1/2017
Ngày 5/12/2016, bằng các nghiệp vụ điều tra với sự hỗ trợ của ENV, Phòng CSMT – Công an tỉnh Thanh Hóa đã tịch thu một cá thể culi nhỏ (Nycticebus pygmaeus) sau khi một đối tượng rao bán cá thể này trên Facebook. Cá thể culi đã được chuyển giao đến Vườn quốc gia Bến En. Đối tượng vi phạm không bị xử phạt. (Hồ sơ vụ việc số 10438/ENV) Ngày 26/12/2016, ENV nhận được thông tin về một đầu nậu buôn bán ĐVHD tại huyện Thạch Thành và ngay lập tức chuyển giao thông tin này tới Phòng CSMT – Công an tỉnh Thanh Hóa. Cơ quan này đã tịch thu 581 kg ĐVHD đông lạnh ngay ngày hôm sau. Tang vật gồm 1 cá thể báo gấm, 4 cá thể cầy mực, 1 cá thể beo lửa, 62 cá thể cầy vòi mốc, 1 cá thể khỉ, 2 cá thể lợn rừng và thịt lợn rừng, 5 cá thể hoẵng và thịt hoẵng cùng 1 bộ da hổ. Chủ nhà đã bị bắt giữ và sẽ bị khởi tố. (Hồ sơ vụ việc số 10498/ENV)
THỪA THIÊN HUẾ
Trong tháng 10/2016, Chi cục thủy sản tỉnh Thừa Thiên Huế đã hỗ trợ tái thả một số cá thể rùa biển trong hai vụ việc khác nhau. Cụ thể, ngày 24/10/2016, cán bộ Chi cục Thủy sản đã thuyết phục một ngư dân tái thả một cá thể đồi mồi (Eretmochelys imbricata) ra biển dưới sự giám sát của Chi cục. Ngày 27/10/2016, Chi cục Thủy sản, phối hợp cùng Chi cục Kiểm lâm tỉnh Thừa Thiên Huế, đã tái thả một cá thể vích (Chelonia mydas) ra biển. Trong cả hai trường hợp, các ngư dân đã bắt được rùa và thông báo đến Chi cục. Hành động kịp thời của các cơ quan chức năng đã đảm bảo khả năng sống sót của những cá thể rùa này và tránh khỏi nguy cơ trở thành một mặt hàng trên thị trường. (Hồ sơ vụ việc số 10322/ENV)
Hồ sơ vụ việc số 10381/ENV Các cá thể voọc sấy khô và vũ khí bị thu giữ tại Bình Phước. Ảnh: Hạt Kiểm lâm Vườn Quốc gia Bù Gia Mập
Ảnh: Công an huyện Thạch Thành, Thanh Hóa
Số lượng vụ việc do Phòng Bảo vệ ĐVHD của ENV ghi nhận theo loại vi phạm từ tháng 9/2016 đến tháng 12/2016 Loại vi phạm Buôn lậu và buôn bán lớn Buôn bán nhỏ và quảng cáo Lưu giữ Săn bắt Khác Total*
Tháng 9 9 40 40 1 1 91
Tháng 10 23 24 41 2 1 91
Tháng 11 18 39 42 2 2 103
Tháng 12 25 41 39 3 0 108
Tổng cộng 75 144 162 8 4 393
*Mỗi vụ việc do ENV ghi nhận có thể bao gồm nhiều vi phạm.
“Giống như loài tê giác một sừng, nhiều loài khác như voi, hổ, vượn, vọoc cũng đang đứng trước nguy cơ bị tuyệt chủng. Hãy nỗ lực để ngăn chặn tình trạng này trước khi quá muộn.” SỐ 1/2017 - BẢN TIN VỀ TÌNH TRẠNG BUÔN BÁN ĐỘNG VẬT HOANG DÃ <<
27
TRUNG TÂM GIÁO DỤC THIÊN NHIÊN Được thành lập năm 2000, Trung tâm Giáo dục Thiên nhiên (ENV) là một trong những tổ chức đầu tiên tại Việt Nam chuyên sâu về lĩnh vực bảo tồn thiên nhiên và bảo vệ môi trường. ENV đấu tranh chống nạn buôn bán trái phép ĐVHD và hướng tới mục tiêu nâng cao nhận thức của cộng đồng về sự cần thiết phải bảo vệ thiên nhiên và các loài ĐVHD. Bằng các chiến lược mang tính sáng tạo và đổi mới, ENV mong muốn từng bước thay đổi thái độ và hành vi của cộng đồng, giảm thiểu nhu cầu tiêu thụ các sản phẩm từ ĐVHD. Bên cạnh đó, ENV cũng phối hợp chặt chẽ với các cơ quan chức năng nhằm tăng cường thể chế, chính sách và trực tiếp hỗ trợ các nỗ lực thực thi pháp luật trong công cuộc bảo vệ các loài ĐVHD đang bị đe dọa tại Việt Nam, trong khu vực và trên toàn thế giới Lĩnh vực hoạt động của ENV Từ năm 2007, ENV tập trung vào ba lĩnh vực trọng tâm mang tính chiến lược nhằm ngăn chặn nạn buôn bán ĐVHD trái phép bao gồm: Giảm thiểu nhu cầu tiêu thụ các sản phẩm từ ĐVHD thông qua các chiến dịch dài hạn nhằm thay đổi thái độ và hành vi của cộng đồng. Tăng cường thực thi pháp luật thông qua việc hỗ trợ trực tiếp các cơ quan chức năng và khuyến khích sự tham gia tích cực của cộng đồng cùng chung tay ngăn chặn nạn buôn bán ĐVHD trái phép. Phối hợp chặt chẽ với các nhà hoạch định chính sách để tăng cường thể chế, khắc phục các lỗ hổng pháp luật, phát triển các chính sách hiệu quả và thúc đẩy quá trình ra quyết định có liên quan tới vấn đề bảo vệ ĐVHD. Các nỗ lực của ENV nhằm ngăn chặn nạn săn bắt và buôn bán ĐVHD sẽ không thể đạt được nếu không có sự hỗ trợ từ các đối tác sau: Berlin Zoo Cleveland Metroparks Zoo Columbus Zoo and Aquarium Critical Ecosystem Partnership Fund (CEPF) Four Paws Freeland Foundation (ARREST Program) Houston Zoo Humane Society International (HSI) of Australia International Rhino Foundation (IRF) John D. and Catherine T. MacArthur Foundation Oak Foundation Save the Rhinos International (SRI) Six Senses Con Dao The Body Shop Foundation The Rufford Maurice Laing Foundation United States Fish and Wildlife Service World Animal Protection ENV cũng xin chân thành cảm ơn các cá nhân từ khắp nơi trên thế giới đã hỗ trợ tài chính, trợ giúp kỹ thuật trọng yếu cũng như đóng góp thời gian để tiếp sức cho những nỗ lực của ENV.
THÔNG TIN LIÊN HỆ Trung tâm Giáo dục Thiên nhiên (ENV) Phòng 1701 (tầng 17), tòa nhà 17T5, đường Hoàng Đạo Thúy, Hà Nội Điện thoại: (04) 6281 5424 Fax: (84 4) 6281 5423 Email: env@fpt.vn www.envietnam.org www.facebook.com/EducationForNatureVietnam www.twitter.com/edu4naturevn www.twitter.com/edu4naturevn ©Tháng 1/2017, Trung tâm Giáo dục Thiên nhiên