3119 bia so 613 final

Page 1

HỘI DẦU KHÍ VIỆT NAM Thứ Sáu, 7-4-2017

Số 613

PV Trans hướng đến sự phát triển ổn định, bền vững trang 6

PHÁT HÀNH THỨ BA, THỨ SÁU HẰNG TUẦN TRÊN TOÀN QUỐC 

www.nangluongmoi.vn

Công đoàn Vietsovpetro

317 giải pháp sáng kiến sáng chế

trang 9

www.petrotimes.vn

Doanh nghiệp vừa Và nhỏ vẫn “đói” vốn trang 12

Quý I/2017

PVEP hoàn thành vượt mức trang 6 các chỉ tiêu, kế hoạch Phóng sự

Công ty Mẹ - Tập đoàn Dầu khí Việt Nam

Quản lý điều hành tốt hoạt động của toàn ngành Dầu khí trang 7

Ngũ Hành Sơn báu vật quốc gia

trang 4

Đời sống - pháp luật

Đổi mới sách giáo khoa

Không thể làm trang 19 chiếu lệ Văn hóa - xã hội

Những chuyện kỳ bí ở chùa Thập Tháp Di Đà

trang 24

THỜISỰ&BÌNHLUẬN2Vấnđềcầnquantâm3PETROVIETNAM6NGƯỜIDẦUKHÍ9ĐIỆN&THAN-KHOÁNGSẢN10KINHTẾ12THẾGIỚIPHẲNG14CHÂNDUNG&ĐỐITHOẠI16XÃHỘI-PHÁPLUẬT18BIỂNĐẢO22TRUYỆNDÀIKỲ26VĂNHÓA28KHAISÁNGGIẢITRÍ30


2 | Số 613  Thứ Sáu, 7-4-2017

Số 613  Thứ Sáu, 7-4-2017

Thời sự & Bình luận

www.nangluongmoi.vn

Biển số xe 80 và trách nhiệm công vụ

T

vũ lân

ừ sự bức xúc của dư luận xã hội về tính minh bạch của các biển số xe "siêu đẹp" ở Thừa Thiên - Huế, vừa qua Thủ tướng Chính phủ đã có ý kiến chỉ đạo Bộ Công an báo cáo về việc cấp biển số xe ôtô mang đầu số 80A, 80B và kiên quyết thu hồi những biển số đã cấp cho 516 xe ôtô của các doanh nghiệp, tính từ thời điểm ngày 1-6-2014. Đồng thời, Thủ tướng yêu cầu tuyệt đối không cấp biển số ôtô ký hiệu 80 cho doanh nghiệp, bất kể loại hình nào, cho loại hình doanh nghiệp nào. Như vậy, một lần nữa vấn đề cấp biển xe ôtô đầu số 80, trong đó có 80A, 80B lại được “xới lên” và hy vọng sẽ có một bước cải tổ, chấn chỉnh những bất cập, lộn xộn trong việc quản lý, sử dụng các xe mang biển số xe loại này. Từ lâu mấy ai không biết, đầu 80A, 80B là biển số cấp cho các tổ chức, cơ quan, đơn vị, cán bộ lãnh đạo, phục vụ công vụ các tổ chức chính trị - xã hội ở Trung ương, một số bộ, cơ quan tư pháp và UBND một số địa phương... Thông tư 15/2014/TT-BCA ngày 4-4-2014 của Bộ Công an còn quy định rõ: Ngoài các xe của các đơn vị cụ thể, còn có thể cấp xe ôtô biển số 80A, 80B cho các xe hoạt động nghiệp vụ, phục vụ công tác đảm bảo an ninh, trật tự, an toàn xã hội và các trường hợp khác được Bộ trưởng Bộ Công an hoặc Tổng cục trưởng Tổng cục Cảnh sát quản lý hành chính về trật tự, an toàn xã hội phê duyệt trên cơ sở đề nghị của Cục trưởng Cục Cảnh sát giao thông đường bộ - đường sắt. Do quy định chặt chẽ như vậy, cho nên khi thấy xe mang biển số

loại này người ta nghĩ ngay đến vị thế, quyền uy của người ngồi trong xe, sinh ra tâm lý kính nể, thậm chí e ngại. Có thể nói, phần lớn cán bộ lãnh đạo được phục vụ khi di chuyển, tham gia các hoạt động công vụ luôn luôn gương mẫu, chấp hành tốt luật lệ giao thông và thường nhắc nhở lái xe chấp hành đúng luật khi ra đường. Thế nhưng, cũng không ít cán bộ, lái xe lợi dụng vị thế của cán bộ có chức, có quyền ngồi trên xe mà dễ dàng vi phạm Luật Giao thông. Các lỗi thường gặp là: chạy quá tốc độ, lấn làn, dừng, đỗ sai quy định, vượt đèn đỏ, thậm chí đi vào đường cấm, đường ngược chiều. Có thời gian, một số lái xe còn tự “mua” đèn, còi ủ gắn lên đầu xe (còn gọi là xe có “nốt ruồi”) để được quyền “ưu tiên” khi đi đường.

 Bộ Giao thông Vận tải vừa đề nghị UBND tỉnh Nghệ An và Hà Tĩnh cùng Cienco 4 xem xét việc giảm 50% phí BOT đường bộ tại trạm Bến Thủy I và Bến Thủy II cho người dân và doanh nghiệp ở hai bên cầu Bến Thủy.  Viện Kiểm sát Nhân dân TP Đà Nẵng vừa công bố cáo trạng vụ lật tàu Thảo Vân 2 trên sông Hàn ngày 4-6-2016 khiến 3 người thiệt mạng, 4 người bị thương. Con tàu du lịch bị lật không có giấy phép đã hoạt động suốt 18 tháng.

Vì nhiều lý do, ôtô mang biển số 80A, 80B lại thường là những xe có biển số “đẹp”. Ra đường, ngồi trên chiếc xe “xịn” biển 80A hoặc 80B mà lại có biển số “đẹp” thì được nhiều người để ý, cả nể, thậm chí ngay cả những chiếc xe biển xanh 80A hay 80B, dù đã cũ vẫn “có giá” lắm! Mấy năm trước, một cán bộ trước khi về hưu, được mua thanh lý một xe ôtô 4 chỗ đã cũ, “đát” đã sâu, “mốt” đã lỗi, với giá 150 triệu đồng. Anh này bỏ ra 70 triệu đồng tân trang, sửa sang, tút sơn, thêm đồ chơi, thay thế phụ tùng... Ấy vậy mà mấy doanh nhân giàu có, cán bộ cấp kha khá đang đương chức cứ đến vật nài xin mua lại, hoặc đổi hẳn một chiếc xe đời mới giá 500-600 triệu đồng. Lý do chính là chiếc xe thanh lý kia vẫn mang biển số 80B! Tuy vậy, anh này không

 Từ ngày 1-3, đề án nhận diện, truy xuất nguồn gốc thịt heo qua điện thoại di động chính thức triển khai tại hai chợ đầu mối Hóc Môn và Bình Điền (TP HCM), cho phép thương lái tự đeo vòng nhận diện vào chân heo để khách hàng truy xuất nguồn gốc.  Trên 30.000 cây xăng ở 46 tỉnh đã được dán tem niêm phong đồng hồ đo đếm nhằm chống thất thu thuế. Sau 1 tháng số thuế bảo vệ môi trường nộp ngân sách Nhà nước đã tăng 10%, trong đó Nghệ An tăng 20%, Quảng Ninh tăng 15%, Thái Bình tăng 14%…

chịu, cũng bởi lý do duy nhất là đi xe biển 80B tuy cũ nhưng vẫn chạy tốt, hơn nữa lại “oai”, ra đường gặp Cảnh sát giao thông có vi phạm luật cũng chả lo bị… phạt. Khi thực thi công vụ, người Việt Nam vốn thiên về tình hơn là về lý: “có tình, có lý”. Vì thế khi các lực lượng kiểm soát, điều hành giao thông, trật tự trên đường, thấy xe biển 80 vi phạm pháp luật về giao thông thường cũng vừa nể, vừa ngại: “Vuốt mặt phải nể mũi”, “cực chẳng đã” mới dừng xe, xử phạt, mặc dù biết làm như vậy là chưa tròn trách nhiệm. Từ sự nể nang, né tránh đó, dần dần không ít đối tượng, người dân thuộc mọi tầng lớp trong xã hội muốn sở hữu xe ôtô có biển đăng ký loại này. Thế nên mới có hiện tượng xe biển 80A, 80B thanh lý, sang nhượng, chuyển chủ sử dụng nhưng không sang tên đổi chủ; không ít tổ chức, doanh nghiệp, cá nhân, bằng nhiều cách khác nhau, “chạy” cho được biển mang đầu số 80 khi đăng ký, dẫn đến sự lộn xộn, quản lý thiếu chặt chẽ, thống nhất, thậm chí vi phạm pháp luật thời gian qua. Trong thời gian qua, không ít xe mang biển số 80A, 80B nhưng không còn là quyền sở hữu, sử dụng của cơ quan thuộc diện sở hữu xe loại này nữa. Một số doanh nghiệp, đơn vị sự nghiệp thuộc các tổ chức, cơ quan thuộc tổ chức chính trị - xã hội ở Trung ương và một số địa phương vẫn sử dụng xe đăng ký biển 80A, 80B; không ít xe ôtô tải, xe ca của doanh nghiệp mang biển số đầu 80 vi phạm Luật Giao thông nhưng lực lượng thực thi công vụ dễ bỏ qua... Do vậy, đồng thời với sự chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ rà soát xe biển 80A, 80B, thu hồi những biển số đã cấp không đúng cho doanh nghiệp thì cũng phải thực hiện một số việc cần làm ngay. Chẳng hạn như: các tổ chức, cơ quan, đơn vị có xe biển số nêu trên tăng cường quản lý, giáo dục lái xe chấp hành pháp luật; khoán xe công đối với đối tượng có tiêu chuẩn phục vụ; trừ những phương tiện ưu tiên đã được quy định, thực hiện công bằng, bình đẳng giữa các phương tiện khi lưu thông; các lực lượng thực thi công vụ từ khâu đăng ký, đăng kiểm, tuần tra, kiểm soát... phải đề cao tinh thần “thượng tôn pháp luật”... Khi ấy, chắc chắn vấn đề xe công nói chung và việc cấp biển, sử dụng xe biển 80 nói riêng, sẽ được giải quyết dứt điểm, triệt để. V.L

Vấn đề cần quan tâm

www.petrotimes.vn

M

|3

Không có vùng cấm

ấy ngày nay, dư luận lại rộ lên chuyện ông Phó trưởng ban Nội chính Tỉnh ủy Đắk Lắk xây khu biệt thự trái phép trị giá hàng chục tỉ đồng. Ông Nguyễn Sĩ Kỷ mới nhận kỷ luật cảnh cáo do sai phạm thời gian trước đó, nhưng còn các công trình xây dựng không phép của gia đình ông hiện nay có bị xử lý hay chỉ phạt hành chính rồi cho tồn tại mới là vấn đề đáng quan tâm. Bởi đã sai phạm thì không thể có vùng cấm nào ưu ái cho một số cán bộ vi phạm. Ông Vũ Văn Hưng - Phó chủ tịch UBND TP Buôn Ma Thuột khẳng định, sẽ không có vùng cấm. Theo ông Hưng, quy định của Chính phủ là những công trình xây dựng trái phép như thế phải bị tháo dỡ để trả lại nguyên trạng đất như ban đầu. Tuy nhiên, do đây là công trình xây dựng lớn, lại liên quan đến cán bộ lãnh đạo của tỉnh nên UBND thành phố đang xin ý kiến của UBND tỉnh và Tỉnh ủy về hướng xử lý. Trên diện tích gần 1ha, bà Tuất (vợ ông Kỷ) đã xây dựng khu biệt thự với nhiều hạng mục gồm: căn nhà 2 tầng diện tích gần 200m2; khu nhà bếp, nhà khách (91m2); căn nhà chòi (19m2); hồ bơi (153m2); đào một hồ diện tích 80m2, trên đó xây tam quan… Xung quanh căn nhà, gia đình ông Kỷ còn xây hàng rào cao trên 3m và mở một đường bê tông rộng làm lối vào nhà. Ông Kỷ nói rằng, khu đất này do vợ đứng tên và được mua từ khoản tiền lương tích cóp. Khi mua, hiện trạng khu đất đã được chủ đào ao, dựng nhà cấp bốn trên đất. “Thời kỳ đó cuộc sống khó khăn lắm. Ngày tôi làm ở thanh tra tỉnh, tối thì lo chạy xe ôm thâu đêm. Vợ chồng còn phải nuôi heo, gà cóp nhặt từng đồng” - ông Kỷ phân trần. Khoản tiền xây nhà là do vợ chồng tích cóp, một phần là hỗ trợ của con cái. Khi nhận quyết định yêu cầu khắc phục của UBND phường, vợ ông rất bức xúc và nói rằng, nếu bị cưỡng chế sẽ… tự tử. Tuy nhiên, đại diện lãnh đạo Ủy ban Kiểm tra Tỉnh ủy Đắk Lắk cho biết: Sai phạm của ông Kỷ nếu xử lý đúng, hình thức kỷ luật sẽ còn nặng hơn chứ không

phải cảnh cáo. Ông Kỷ thì lại cho rằng, việc ông bị xử lý kỷ luật “là chưa công bằng, là do bị ganh ghét”. Ông Phạm Tân - Chủ tịch phường Ea Tam đã nói: “Anh là một đảng viên, cán bộ, là một công dân đặc biệt, được giáo dục về pháp luật mà cố tình vi phạm pháp luật. Công trình của anh xây đồ sộ, cả một khu vực chứ đâu phải một công trình tạm bợ. Anh lấy dân ra để so sánh là không được, khập khiễng”. Con trai ông Kỷ là Nguyễn Sĩ Kỷ Nguyên ở UBND phường

Chắc hẳn ông Kỷ cũng biết những trường hợp xây dựng trái phép của một số quan chức đã bị cưỡng chế cách đây 2 năm. Những công trình đó còn giá trị gấp nhiều lần công trình của gia đình ông Kỷ mà đã bị san phẳng tại Hải Vân, Đà Nẵng. Đó là khu biệt phủ của đại gia Ngô Văn Quang, nguy nga chẳng khác nào cung vua, phủ chúa ngày xưa với những tượng gỗ, nhà rường gỗ quý hiếm. Ở đây còn trưng bày cả những khúc gỗ cổ thụ được mang về từ giữa rừng sâu. Đó là chưa nói

Biệt thự xây dựng trái phép của ông Nguyễn Sĩ Kỷ

Tân Thành (TP Buôn Ma Thuột, tỉnh Đắk Lắk) cũng vừa bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi xây dựng không phép, với số tiền 6,2 triệu đồng. Ông Nguyễn Sĩ Kỷ Nguyên xây dựng showroom ôtô, xin chuyển đổi mục đích sử dụng đất 300m2 nhưng đã cho xây gần 500m2. Sau khi bị xử phạt, ông Nguyên vẫn hoàn thiện thêm phần mái che cho toàn bộ diện tích đất của mình. Ông Nguyễn Sĩ Kỷ mới bị kỷ luật cảnh cáo là do trong thời gian làm Chủ tịch UBND huyện Krông Pắk (từ năm 2011-2015) đã có nhiều sai phạm như: bổ nhiệm cán bộ cấp dưới vượt chỉ tiêu, sai quy định; ký hàng loạt quyết định tuyển dụng giáo viên trong biên chế và hợp đồng không đúng quy định; để xảy ra nhiều sai phạm trong đầu tư xây dựng công… Ngoài ra, ông Kỷ cũng không trung thực, gương mẫu trong việc kiểm điểm cán bộ, đảng viên theo Nghị quyết Trung ương 4. Sai phạm của ông Kỷ được phát hiện khi ông thôi giữ chức Chủ tịch UBND huyện Krông Pắk và được điều chuyển công tác lên Ban Nội chính Tỉnh ủy.

đến lượng gỗ lớn để làm những ngôi nhà đồ sộ. Trên những bức tường trong khu biệt phủ là tượng hổ oai phong, ao cá cùng những tảng đá quý. Trường hợp nữa là Thiếu tướng Phan Như Thạch, nguyên Giám đốc Công an tỉnh Quảng Nam, xây nhà trái phép trên đèo Hải Vân. Ông Thạch đã bị phạt tiền 22,5 triệu đồng và buộc phá dỡ toàn bộ công trình xây dựng vi phạm. Thời hạn thực hiện các biện pháp khắc phục hậu quả là 35 ngày, kể từ ngày nhận được quyết định. Trước đó, khi ông Thạch xây nhà, cơ quan chức năng nhiều lần lập biên bản vì xây không phép, lấn đất rừng đặc dụng Nam Hải Vân. Tuy nhiên, chủ nhân của ngôi nhà không chịu hợp tác và tiếp tục xây dựng. Những trường hợp cán bộ xây nhà trái phép thời gian qua đã bị cưỡng chế, phá dỡ chứng tỏ pháp luật không có vùng cấm. Do đó, trường hợp của ông Nguyễn Sĩ Kỷ cũng như những cán bộ khác cần được xử lý nghiêm minh, triệt để. Có như vậy mới làm gương cho người khác đang có ý định làm liều. Linh Trang

Kỷ lục mà làm gì? H

ội Kỷ lục Việt Nam do một cựu quan chức làm chủ tịch vừa quyết tâm bảo vệ bằng được việc trao một kỷ lục chua xót, bi thương, ai oán cho cụ Nguyễn Đường, 82 tuổi ở phường Minh An, TP Hội An, tỉnh Quảng Nam. Kỷ lục có tên là “Người gánh nước thuê trong thời gian dài nhất tại Việt Nam”. Sau khi Trung ương Hội này công bố kỷ lục này, dư luận rộng rãi đều lên án kỷ lục này rất thiếu nhân văn. Trao đổi với báo chí, người đứng đầu hội này, cựu Thứ trưởng Bộ Nội vụ Thang Văn Phúc vẫn cho rằng, việc trao tặng kỷ lục này là nhằm “ghi nhận việc làm mà không phải ai cũng làm được như cụ ông Nguyễn Đường”. Cùng với đó, ông Phúc không thừa nhận việc trao tặng kỷ lục này là chua xót, thiếu nhân văn, chỉ khiến thêm đau lòng. Ở đây mình không nên quy như vậy, bởi đôi khi công việc là cả một sự lựa chọn của cuộc đời và nếu nói ra thì tất cả các cán bộ, công chức hiện nay cũng đều đi làm thuê cả. Đại diện Tổ chức Kỷ lục Việt Nam viện dẫn rằng, gánh nước thuê được xem là một nghề ở Hội An và là nét văn hóa đặc sắc của người dân phố cổ, gắn liền với nét văn hóa của Hội An, là một sản phẩm du lịch, làm đẹp hơn cho phố cổ. Một cụ ông gần đất xa trời vẫn phải làm một cái nghề nặng nhọc, cùng cực để mưu sinh, nuôi vợ già yếu và con trai ngoài 50 tuổi bị tâm thần. Giá như tổ chức này vận động quyên góp từ thiện đạt kết quả kỷ lục đã có thể giúp cụ già này không phải đi gánh nước thuê thì lại đi một nhẽ. Đằng này, họ vẫn khăng khăng đây là kỷ lục. Không biết có ai trong họ dám thử một lần tham gia gánh nước thuê với cụ mang tên Đường mà cay đắng vẫn đeo đuổi đến cả khi nhận tấm bằng kỷ lục không biết dùng làm gì! Bàn đến việc thích lập kỷ lục ở nước ta, các chuyên gia xã hội học cho rằng, trong khi rất cần có những kỷ lục nghiêm túc, hướng tới các giá trị chân, thiện, mỹ thì người ta lại thiên về cổ súy cho những thứ kỷ lục tầm phào từ ý muốn chủ quan của cá nhân, từ tâm lý thích nổi trội những cái quá to, siêu lớn mà không đem lại bất kỳ giá trị tích cực nào cho xã hội vừa hao tiền, tốn của, vừa phản cảm và không phù hợp. Nhân việc này, người ta chợt nhớ lại những kỷ lục thuộc loại quái gở từng được cổ súy om xòm, kích hoạt cho những kỷ lục vô bổ khác. Đó là kỷ lục về chiếc bánh chưng dâng lên Quốc tổ nặng 2,6 tấn và có kích thước 2007 x 2007 x 650mm, tốn đến 100 triệu đồng, nhưng không ăn được. Hết bánh chưng khổng lồ đến bánh tét dài 38-39m, rồi đến mâm ngũ quả đặc biệt cao 4m, rộng 14m, dùng đến 5 tấn trái cây… Ngoài ra, nhân danh lễ Tổ, người ta còn có bánh giầy kỷ lục độn xốp, chai rượu cao như cây rơm… Các nhà xã hội học tỏ ý băn khoăn, vì sao người ta ham hố kỷ lục đến thế? Bên cạnh kỷ lục đứng đắn, có ý nghĩa thì tại sao vẫn lắm cái gọi là kỷ lục vô bổ, nhảm nhí, phản nhân văn vẫn được công bố. Vậy cơ quan tổ chức và người đứng đầu nào chịu trách nhiệm kỷ lục nhỉ? Biết hỏi ai bây giờ? Minh Nghĩa


4 | Số 613  Thứ Sáu, 7-4-2017

Số 613  Thứ Sáu, 7-4-2017

Phóng sự - Điều tra

www.nangluongmoi.vn

Phóng sự - Điều tra

www.petrotimes.vn

Lễ khai hội Quán Thế Âm 2017

 Chùa Quán Thế Âm (Ngũ Hành Sơn, Đà Nẵng) vừa phối hợp với Ban Điều hành Trung tâm Văn hóa Phật giáo Liễu Quán (Huế) và Ban Quản lý Di tích danh thắng Ngũ Hành Sơn… tổ chức tọa đàm khoa học “Di sản Phật giáo Ngũ Hành Sơn”. Qua đây sáng rõ hơn: Ngũ Hành Sơn không chỉ là “Nam thiên đệ nhất danh thắng”, mà ở đó còn là một trung tâm Phật giáo của xứ “đàng trong” xa xưa.

Vài nét về vùng đất cổ Ngũ Hành Sơn là một vùng đất cổ, có bề dày lịch sử và văn hóa. Ngoài tên dân gian gọi là núi Non Nước, cụm núi này còn có nhiều tên gọi khác như: Ngũ Uẩn Sơn, Ngũ Chỉ Sơn, Núi Tam Thai. Dưới thời Nguyễn, vua Minh Mạng đặt tên là Ngũ Hành Sơn và trở thành tên gọi thông dụng cho đến nay. Theo tư liệu để lại, Ngũ Hành Sơn xưa kia thuộc xã Hóa Khuê Đông, huyện Hòa Vang, phủ Điện Bàn. Nay thuộc phường Hòa Hải, quận Ngũ Hành Sơn, Đà Nẵng. Gọi đây là vùng đất cổ vì tại đây qua công tác khảo cổ đã phát hiện ra dấu tích của người tiền sử sinh sống và phát triển liên tục từ văn hóa Sa Huỳnh đến văn hóa Chăm Pa. Tại cuộc tọa đàm khoa học “Di sản Phật giáo Ngũ Hành Sơn”, Phó tổng biên tập Tạp chí Phát triển kinh tế xã hội Võ Văn Hoàng cho biết: Dấu tích về con người ở cụm núi này, ngoài những hiện vật Chăm được thờ tự trong các hang động, thì công tác khảo cổ cũng đã chứng minh: khu vực núi Ngũ Hành Sơn là nơi sinh tụ của người Chăm Pa từ thế kỷ thứ VII đến thế kỷ thứ IX. Đầu năm 2000, Khoa Lịch sử Trường Đại học Khoa học Xã

Ngũ Hành Sơn -

báu vật quốc gia Ghi chép của Đặng Trung hội và Nhân văn, thuộc Đại học Quốc gia Hà Nội, do Giáo sư Trần Quốc Vượng dẫn đầu, đã phối hợp với Bảo tàng Đà Nẵng tiến hành khảo sát các khu vực ở Đà Nẵng, trong đó có Khu Di tích danh thắng Ngũ Hành Sơn. Tại đây các nhà khảo cổ đã tiến hành đào thám sát ở phía nam núi Thổ Sơn. Đến tháng 11 và 12 năm đó, tiếp tục mở hai hố khai quật về phía đông nam ngọn núi. Và tại đây các nhà khảo cổ đã phát hiện nhiều hiện vật có xuất xứ từ Trung Quốc và các nước Hồi giáo Trung Đông. Đặc biệt đã tìm thấy nhiều hiện vật về gốm Chăm có cùng chất liệu và niên đại với hiện vật gốm Chăm đã được khai quật được tại di chỉ Trà Kiệu, huyện Duy Xuyên (Quảng Nam). Khu danh thắng Ngũ Hành Sơn, có đến 6 ngọn núi, chứ không phải 5. Mỗi ngọn đều có một “danh xưng” riêng. Ở phía bắc, ngọn núi có hình quả chuông nằm úp sấp gọi là: Kim Sơn. Dưới chân ngọn Kim Sơn có ngôi chùa Quan Âm cổ kính với động Quan Âm huyền bí. Đầu năm 2015, tại đây đã xây dựng Bảo tàng Văn hóa Phật giáo, với tổng kinh phí hơn 6 tỉ đồng. Bảo tàng nằm trong quần thể chùa Quán Thế Âm rộng hơn 7.000m2. Trong đó, không gian

trưng bày có diện tích 500m2. Đây là bảo tàng về văn hóa Phật giáo đầu tiên tại Việt Nam, được thành lập theo Quyết định số 9189 (tháng 12-2014) của Chủ tịch UBND TP Đà Nẵng. Ở phía đông nam, gần biển là hòn Mộc Sơn, hay còn có tên gọi khác là núi Mồng Gà. Phải chăng trên đỉnh Mộc Sơn thế núi cắt hình răng cưa giống như mào một con gà trống mà có tên gọi vậy. Hòn núi này hồi đầu giải phóng đã từng bị khai thác đá để làm hàng mỹ nghệ và xây dựng. Rất may chính quyền thành phố Đà Nẵng kịp thời chấn chỉnh, bảo tồn, nên mới giữ được hòn Mộc Sơn. Tiếng là “Mộc Sơn”, nhưng cây cối ở đây rất ít. Trên núi này không có chùa, có một khối đá cẩm thạch giống người ngồi. Người dân địa phương gọi là Bà Mụ hay Bà Quan Âm. Ở phía đông bắc là hòn Thủy Sơn. Đây là ngọn núi lớn và cao nhất được ví như là “trung tâm” của Ngũ Hành Sơn. Núi có 3 đỉnh, nằm ở 3 tầng nên còn có tên gọi khác là núi Tam Thai. Tam Thai có ngọn Thượng Thai là ngọn cao (106m) so với mực nước biển. Nếu gọi Thủy Sơn là “trung tâm” của Ngũ Hành Sơn, thì Thượng Thai là “trung tâm” của Thủy Sơn. Tại đây có các chùa: Tam Thai, Tam Tôn,

Từ Tâm, khu Hành Cung, Vọng Giang Đài (đài ngắm sông), động Hoa Nghiêm, động Huyền Không, động Linh Nha… Nằm thấp hơn một chút về phía nam là ngọn Trung Thai. Đây là ngọn núi vừa có “cổng” và có “động”. Tại đây có Cổng Trời, hay còn gọi là Cổng Vân Căn Nguyệt Quật. Và hàng loạt các động như: động Vân Thông, động Thiên Long, động Thiên Phước Địa. Hạ Thai nằm phía đông, đây là ngọn núi thấp nhất của hòn Thủy Sơn và ở đây có hai di vật cổ vô cùng quý giá là tấm bia Phổ Đà Sơn Linh Trung Phật tại động Hoa Nghiêm, tấm Kim bài hình quả tim lửa có bút tích của vua Minh Mạng ban tặng cho chùa Tam Thai. Ngoài ra còn có chùa Linh Ứng, tháp Xá Lợi, Vọng Hải Đài (đài ngắm biển), động Tàng Chơn... Hòn núi kép nằm ở phía tây nam có tên gọi là Hỏa Sơn. Đây là hòn núi có hai ngọn “Âm Dương” được gắn kết với nhau bằng một đường đá thiên tạo nhô cao trên mặt đất. Âm Hỏa Sơn nằm ở phía đông, từ đây có thể đi đến hai ngọn núi trong quần thể “Ngũ Hành” là Kim Sơn và Thổ Sơn, ngọn này còn có tên gọi khác là Phổ Đà Sơn. Dương Hỏa Sơn, dân bản xứ gọi là núi Ông Chài, trên ngọn núi

này có ngôi chùa cổ là Linh Sơn Tự và động Huyền Vi. Thế nằm kéo dài trên bãi cát, núi đá hai tầng lô nhô, nhìn xa như một con rồng là núi Thổ Sơn. Thế núi tuy không hiểm trở, nhưng người xưa xác định là nơi địa linh. Chính vì vậy khi mà người Chăm khai phá vùng đất này đã chọn Thổ Sơn làm nơi đồn trú. Dấu tích vẫn còn lưu giữ lại đến ngày nay. Ở đây có chùa Long Hoa, chùa Huệ Quang, chùa Hương Sơn và Giác Hồng Viên. Theo các nhà nghiên cứu, quần thể núi Ngũ Hành Sơn được tạo hóa sắp đặt hết sức độc đáo, tương ứng theo ngũ hành của trời đất và phương vị của bát quái: Hòn phía bắc tượng trưng hành thủy, gọi là Thủy Sơn; hòn phía nam ứng với hành hỏa gọi là Hỏa Sơn; hòn phía đông hành mộc gọi là Mộc Sơn và hòn chính giữa là hòn thổ, gọi là Thổ Sơn.

Trung tâm Phật giáo xứ “đàng trong” Không quá sớm để khẳng định như vậy. Tại buổi tọa đàm khoa học “Di sản Phật giáo Ngũ Hành Sơn”. Sau khi nghe các nhà nghiên cứu, các nhà quản lý và các nhà khoa học, cùng ý kiến của các Đại đức, Hòa thượng… Hòa thượng Thích Hải Ấn thuộc Trung tâm Phật giáo Liễu Quán (Huế), đã nói rằng: “Từ những nghiên cứu toàn diện, nghiêm túc và khoa học, có thể khẳng định, có đủ cơ sở để xây dựng một cuốn sách về Ngũ Hành Sơn. Đây là một cơ duyên mới mở ra sự hợp tác giữa những nhà quản lý với các nhà nghiên cứu và phật giáo, từng bước xây dựng hoàn thiện hồ sơ để trình UNESCO công nhận danh thắng Ngũ Hành Sơn là di sản văn hóa thế giới…”. Chưa vội bàn đến ý tưởng này, dù sao cũng phải cần thời gian cùng những nghiên cứu sâu rộng và toàn diện hơn nữa. Song qua buổi tọa đàm này bật sáng ra nhiều điều về lịch sử văn hóa phật giáo đã có mặt rất sớm tại Ngũ Hành Sơn. Với mật độ dày đặc chùa chiền, tượng phật được xây dựng rất sớm trên các

Nghi lễ Phật giáo trong lễ hội Quán Thế Âm 2017

ngọn núi ở Ngũ Hành Sơn, cùng những văn bia, hiện vật văn hóa phật giáo… đang còn lưu giữ được, đủ điều kiện để xác định Ngũ Hành Sơn chính là một trong những trung tâm phật giáo ở khu vực. Một trong những phát hiện mới tại cuộc tọa đàm là công bố một tư liệu quý về Phật giáo ở Ngũ Hành Sơn, đấy là bản sách Hán Nôm chép tay trên giấy dó có tên “Ngũ Hành Sơn Lục”. Đây là một thư tịch quý hiếm. Quý hiếm ở chỗ, ngay trong thư viện lưu trữ của Viện Nghiên cứu Hán - Nôm thuộc Viện Hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam cũng chưa có bản thư tịch này. Theo bài viết “Ngũ Hành Sơn Lục - một tư liệu quý về Phật giáo ở Ngũ Hành Sơn” của tác giả Phan Đăng, đăng trong Tạp chí Liễu Quán (tháng 1-2017), có đoạn viết: “…khoảng thập niên 80 của thế kỷ trước, Hòa thượng Thích Trí Giác - trụ trì chùa Tam Thai (Ngũ Hành Sơn) và chùa Phước Lâm (Hội An) đã tặng bản chép tay này cho Thượng tọa Thích Quảng Hạnh - trụ trì chùa Đức Sơn (Bà Rịa Vũng Tàu). Năm 2010, nhân lễ tưởng niệm 30 năm ngày viên tịch của cố Hòa thượng Thích Như Vạn - trụ trì Tổ đình Phước Lâm, Thượng tọa Thích Quảng Hạnh đã mang bản Ngũ Hành Sơn Lục này giao lại cho đệ tử của cố Hòa thượng Thích Như Vạn và hiện nay bản này đang được lưu giữ tại chùa Viên Giác (Hội An)”. Tác phẩm này quả là có duyên với Ngũ Hành Sơn, sau những năm ở tận phương trời xa, nay trở về lại “cố hương”, góp phần làm sáng rõ thêm về phật giáo ở Ngũ Hành Sơn. Những giá trị về tư liệu có thể tóm lược như sau: Thay lời tựa (2 tờ); miêu tả danh thắng Ngũ Hành Sơn (9 tờ); sao lục rất nhiều thơ

|5

văn đề vịnh trên Ngũ Hành Sơn (10 tờ); phản ánh tình hình phát triển Phật giáo ở Quảng Nam lúc bấy giờ (11 tờ) thông qua các vị tăng cang, trụ trì, tăng chúng, thủ lễ, đệ tử…; ghi chép thể thức thờ Phật (3 tờ) và một số bài thơ khác đặt ở cuối quyển. Theo các nhà nghiên cứu, đây là thư tịch đầu tiên viết hoàn chỉnh và toàn diện nhất về Ngũ Hành Sơn. Dựa vào đây mà Albert Sallet (18771948) đã viết chuyên khảo Les montagnes de marbre (Những ngọn núi đá cẩm thạch) đăng trên Bulletin des Amis du Vieux Huế (BAVH, số 1, năm 1924). Và sau này, Nguyễn Sinh Duy lại dịch tác phẩm của A.Sallet thành tác phẩm Ngũ Hành Sơn. Ngoài việc ghi lại nhiều vị khai sơn trụ trì của các ngôi chùa ở Non Nước cũng như hành tung của các vị tăng cang đó. Thư tịch này còn cung cấp những thông tin về việc thực hành lễ trong ngày Rằm, mồng Một và ý nghĩa của hương đèn, tiếng chuông, tiếng trống cũng như nghi thức khởi đánh chuông và trống. Bên cạnh đó, còn có những thông tin về chúc thọ, cầu an, bạt độ, cầu siêu, cầu đảo, khánh hỷ, hoàn nguyện, phổ độ âm linh, thí thực, chẩn tế đàn… Tại động Vân Thông và động Hoa Nghiêm tại hòn Thủy Sơn hiện nay còn lưu giữ hai tấm bia thuộc loại bia ma nhai. Căn cứ cho luận điểm trên là hai văn bia Ngũ Uẩn Sơn cổ tích Phật tịch diệt lạc (gọi tắt là bia Ngũ Uẩn) và Phổ Đà Sơn linh trung Phật (gọi tắt là bia Phổ Đà). Theo hai văn bia này, ngay từ đầu thế kỷ XVII, Phật giáo đã phát triển ở Ngũ Hành Sơn, không chỉ thu hút người Việt, mà còn cả người Nhật, người Hoa. Nội dung hai văn bia nói về việc nhà sư Huệ Đạo Minh

cùng Phật tử khu vực Ngũ Hành Sơn dựng chùa chiền, tạc tượng Phật, độ chúng sinh. Trong danh sách 81 người cùng với số tiền của mà họ cúng dường để phụng sự Phật pháp được khắc ghi ở bia Phổ Đà năm 1640 có 10 người Nhật Bản (trong đó có 3 người là thương nhân đến buôn bán và 7 người sinh sống tại dinh Nhật Bản ở Hội An) và 3 người Trung Hoa… Theo Lê Mạnh Thát: “Điều này chứng tỏ, Phật giáo Việt Nam vào nửa đầu thế kỷ XVII đã hội nhập và mang tính quốc tế cao, thu hút sự quan tâm và sùng bái của không chỉ dân tộc mình mà của cả dân tộc khác. Thêm vào đó, sự xuất hiện của các người ngoại quốc ở vùng núi Ngũ Hành Sơn, chứng tỏ vùng đất này từ rất lâu đã trở thành một trung tâm văn hóa của cảng Hội An và là một bộ phận của thành phố thương mại này. Sự

kiện này giúp ta hiểu đến cuối thế kỷ XVII, khi Thiền sư Đại Sán Thạch Liêm trên đường hoằng hóa ở nước ta, đã qua lại vùng Ngũ Hành Sơn này một thời gian. Vậy, Ngũ Hành Sơn hôm nay là một trung tâm Phật giáo lớn của cả nước thì 400 năm trước, Ngũ Hành Sơn đã là như thế”.

Giữ gìn báu vật Ngũ Hành Sơn Danh thắng Ngũ Hành Sơn, một tuyệt tác về cảnh quan thiên nhiên “thủy tú, sơn kỳ” vừa huyền ảo vừa mộng mơ. Tạo hóa đã ban tặng không chỉ cho TP Đà Nẵng và miền Trung, mà cho cả đất nước Việt Nam báu vật này. Theo các nhà nghiên cứu phong thủy, Ngũ Hành Sơn chính là điểm trung hòa, hội tụ Âm dương ngũ hành. Đặt trong tổng thể của đất nước. Nếu như

Bảo tàng Văn hóa Phật giáo đặt tại chùa Quán Thế Âm (quận Ngũ Hành Sơn, TP Đà Nẵng) được UBND TP Đà Nẵng cấp phép thành lập cuối năm 2014. Khánh thành vào ngày 24-12-2015. Kỳ vọng tạo nên nét đặc sắc cho văn hóa - du lịch tâm linh tại Khu Danh thắng Ngũ Hành Sơn. Đây là Bảo tàng Văn hóa Phật giáo đầu tiên ở Việt Nam và là bảo tàng ngoài công lập thứ ba trên địa bàn thành phố Đà Nẵng (sau Bảo tàng Văn hóa Việt và Bảo tàng Đồng Đình). Bảo tàng trưng bày khoảng 700 hiện vật ở tầng 2 của Ngũ Giác Đài Sen Ngọc. Nhiều cổ vật có từ thời khai thiên lập địa chùa Quán Thế Âm, có giá trị độc đáo trong kho tàng cổ vật Phật giáo Việt Nam. Các hiện vật mang phong cách không chỉ của Việt Nam mà còn của khu vực Đông Nam Á, thậm chí cả Ấn Độ. Nhiều chất liệu hay những cổ vật độc bản lần đầu tiên có mặt tại bảo tàng này. Ở bảo tàng còn có nhiều tranh tượng Phật được vẽ bằng sơn mài trên giấy dó, hay thêu tay có tuổi thọ khoảng 300 năm. Bảo tàng đang lưu giữ hai bức tượng Phật bằng hổ phách quý hiếm. Nhiều nhà nghiên cứu khi xem hai cổ vật này đã nhận định, nếu đây đích thực là nhựa cây đã hóa thạch thì niên đại phải lên đến hàng nghìn năm. Bảo tàng Văn hóa Phật giáo ra đời sẽ góp phần tạo nên điểm nhấn cho du lịch Đà Nẵng, góp phần nâng tầm du lịch tâm linh nơi miền đất Phật.

Đua thuyền tại lễ hội

phía bắc có dãy núi Tam Đảo nổi tiếng. Thì ở phía nam, nơi tận cùng của Tổ quốc có ngọn núi Thất Sơn nhiều huyền thoại. Và miền Trung, mà cụ thể là TP Đà Nẵng, nằm ở vị trí trung tâm có quần thể núi Ngũ Hành Sơn. Phải chăng Ngũ Hành Sơn là điểm trung hòa giữa Tam Đảo (3) và Thất Sơn (7)? Kỳ lạ hơn nơi đây còn có Âm Dương - Ngũ hành (Kim - Mộc - Thủy - Hỏa - Thổ) như một thông điệp minh chứng về tính chất hội tụ của cả một vùng lãnh thổ. Nói theo nghệ thuật phong thủy thì Ngũ Hành Sơn không còn là thắng cảnh riêng của thành phố Đà Nẵng, của miền Trung mà còn là vùng đất địa linh vô cùng quan trọng của cả nước. Vấn đề đặt ra là cần bảo tồn, tôn tạo, phát triển danh thắng Ngũ Hành Sơn hài hòa trong quy hoạch tổng thể đô thị Đà Nẵng hiện tại. Đồng thời hướng đến một di sản văn hóa của nhân loại trong tương lai. Trải qua bao thế kỷ, Ngũ Hành Sơn là một thực thể trường tồn, với những nghi lễ Phật giáo. Vào tháng 2 âm lịch hằng năm, tại đây diễn ra lễ hội Quán Thế Âm truyền thống, với hàng loạt các nội dung, mang tính nhân văn sâu sắc. Nếu như nghi lễ rước ánh sáng vào tối 18 để cầu mong ánh sáng soi đường cho chúng sinh, thì sáng 19 có nghi lễ khai sinh. Đây là nghi lễ cầu cho quốc thái dân an, chúng sinh an lạc, cùng hàng loạt các nghi lễ khác như: lễ trai đàn chẩn tế; lễ thuyết giảng về Bồ tát Quán Thế Âm và dân tộc; lễ rước tượng Quán Thế Âm… Mỗi nghi lễ có một nội dung khác nhau, nhưng tựu trung lại, đây chính là đời sống tinh thần phong phú, mang tính giáo dục sâu sắc. Ngoài phần lễ, phần hội ở đây cũng diễn ra hết sức sôi nổi, đan xen giữa bản sắc truyền thống với hiện đại. Đặc biệt khi làng nghề đá non nước ngày càng phát triển và danh tiếng đã vượt ra ngoài biên giới quốc gia. Vì vậy, bảo tồn phát triển và tôn tạo di tích thắng cảnh Ngũ Hành Sơn theo hướng nào, giải pháp ra sao để đạt được mục tiêu giữ gìn, phát huy giá trị của di tích và tạo cho di tích có sức sống của thời đại. Đồng thời tạo ra những giá trị mới… là trách nhiệm không chỉ của chính quyền và nhân dân Đà Nẵng, mà rất cần sự chung tay góp sức của cả nước. Đ.T


6 | Số 613  Thứ Sáu, 7-4-2017

Petrovietnam

www.nangluongmoi.vn

Quý I/2017

PVEP hoàn thành vượt mức các chỉ tiêu, kế hoạch

B

ước vào năm 2017, hoạt động SXKD của Tổng Công ty Thăm dò và Khai thác Dầu khí (PVEP) vẫn đối mặt với những thách thức to lớn: các mỏ dầu suy giảm sản lượng tự nhiên, hệ quả của việc cắt giảm đầu tư trong hơn 1 năm qua cho công tác khoan bổ sung các giếng khai thác, cũng như hạn chế hoạt động khoan tìm kiếm thăm dò những phát hiện dầu khí mới, đảm bảo gia tăng trữ lượng; đồng thời giá dầu thế giới tiếp tục duy trì ở mức thấp, áp lực về nguồn vốn và cân đối tài chính cho các hoạt động SXKD đối với tổng công ty và các dự án vẫn hết sức gay gắt; các nút thắt về cơ chế, chính sách đối với doanh nghiệp thăm dò khai thác trong điều kiện hiện nay chưa được tháo gỡ kịp thời. Ban lãnh đạo và tập thể người lao động PVEP đã xác định phương châm lấy tài chính làm trụ cột, làm kim chỉ nam định hướng chung cho mọi giải pháp, hành động của tổng công ty, nên ngay từ những ngày đầu, tuần đầu của năm mới, Ban lãnh đạo PVEP đã làm việc trực tiếp với các đơn vị thành viên, liên doanh, yêu cầu khẩn trương rà soát và xây dựng kế hoạch triển khai cụ thể đối với các chương trình công tác và ngân sách đã được phê duyệt cho năm 2017. Nhờ đó, hoạt động sản xuất

N

gày 5-4, tại TP HCM, Tổng Công ty Cổ phần Vận tải Dầu khí (PV Trans) tổ chức Đại hội đồng cổ đông thường niên 2017. Đến dự Đại hội có Phó tổng giám đốc Tập đoàn Dầu khí Việt Nam (PVN) Nguyễn Sinh Khang, Chủ tịch HĐQT PV Trans Nguyễn Xuân Sơn, Tổng giám đốc PV Trans Phạm Việt Anh, các thành viên trong HĐQT và Ban Tổng giám đốc Tổng Công ty, cùng 62 cổ đông, chiếm 77,14% tổng số cổ phiếu có quyền biểu quyết đã tham dự. Tại phiên họp, Đại hội đồng cổ đông PV Trans đã biểu quyết thông qua nhiều nội dung quan trọng như: Báo cáo tài chính kiểm toán năm 2016; Kết quả sản xuất kinh doanh năm 2016 và Kế hoạch sản xuất kinh

Lãnh đạo PVN, PVEP làm việc tại công trường dự án

kinh doanh quý I của PVEP được triển khai tuyệt đối an toàn trên 52 dự án, hoàn thành và hoàn thành vượt mức các chỉ tiêu kế hoạch về sản lượng khai thác dầu khí, về tài chính theo đúng chỉ đạo của Chính Phủ, Bộ Công Thương và Tập đoàn Dầu khí Việt Nam (PVN). Cụ thể, PVEP đạt sản lượng khai thác 1,25 triệu tấn quy dầu (tổng sản lượng bao gồm cả các bên liên doanh là 2,24 triệu tấn quy dầu), đạt 104% kế hoạch quý I và 28% kế hoạch năm. Tình hình tài chính của PVEP đã có sự cải thiện rõ rệt. PVEP đã hoàn thành các chỉ tiêu theo kế hoạch tài chính quý I do PVN giao, tiếp tục có đóng góp

lớn cho Ngân sách Nhà nước: Doanh thu toàn tổng công ty ước tính đạt 8.694 tỉ VNĐ (đạt 107% kế hoạch quý I và đạt 28% kế hoạch năm) tăng 1.690 tỉ đồng (tương đương tăng 24% so với cùng kỳ năm 2016). Lợi nhuận trước thuế ước tính đạt 2.290 tỉ đồng. Lợi nhuận sau thuế ước tính đạt 797 tỉ đồng. Nộp ngân sách Nhà nước là 2.325 tỉ VNĐ (đạt 125% kế hoạch quý I và đạt 31% kế hoạch năm). Dòng tiền của PVEP đã được đảm bảo an toàn thanh khoản, với số dư tại thời điểm 31-3-2017 là 10.261 tỉ đồng. Tổng chi phí quý I/2017 của PVEP là 6.400 tỉ đồng, đạt 84% kế hoạch Quý I, giảm 692 tỉ

đồng (tương đương giảm 9,8%) so với cùng kỳ năm trước. Công tác tối ưu, tiết giảm chi phí tiếp tục là điểm sáng trong hoạt động sản xuất kinh doanh của tổng công ty trong giai đoạn khó khăn với tổng giá trị làm lợi quý I/2017 ước đạt gần 57 triệu USD. Trong đó, đã thực hiện tối ưu/giãn 26% chi phí Capex các dự án được PVN duyệt, làm lợi 35,21 triệu USD; Giá trị làm lợi từ các sáng kiến, giải pháp là 19,2 triệu USD; Giá trị giảm giá dịch vụ quý I/2017 là 1,87 triệu USD; Các phải pháp Văn phòng Xanh tiết kiệm chi phí hành chính cũng giúp làm lợi 9,36 tỉ đồng. Hiện PVEP đang tập trung

PV Trans hướng đến sự phát triển ổn định, bền vững doanh (SXKD) năm 2017; Kế hoạch SXKD 5 năm giai đoạn 2016-2020, Chiến lược phát triển đến 2025 và định hướng đến 2030; Phương án tái cơ cấu PV Trans 5 năm giai đoạn 2016-2020; Phương án phân phối lợi nhuận và trích lập các quỹ năm 2016; Thông qua số lượng thành viên HĐQT Tổng Công ty nhiệm kỳ III (20172022)… Năm 2016 cũng là năm thứ hai giá dầu thế giới tiếp tục duy trì ở mức thấp, phục hồi chậm và biến động khó dự đoán ảnh hưởng tiêu cực đến hầu hết các

|7

Số 613  Thứ Sáu, 7-4-2017

công ty dầu khí thế giới. Tuy nhiên, PV Trans tiếp tục đạt được kết quả cao nhất cả về doanh thu lẫn lợi nhuận kể từ khi thành lập, cụ thể: Doanh thu hợp nhất đạt 6.936 tỉ đồng, bằng 139% kế hoạch; Lợi nhuận trước thuế đạt 602 tỉ đồng, bằng 172% kế hoạch; Lợi nhuận sau thuế đạt 483 tỉ đồng, bằng 173% kế hoạch; Nộp ngân sách Nhà nước đạt 362 tỉ đồng, bằng 190% kế hoạch… Năm 2017, ngoài tiếp tục tham gia vận chuyển dầu thô và các sản phẩm dầu trên thị trường trong và ngoài nước, cho

thuê tàu trên thị trường quốc tế, tham gia cung ứng dịch vụ phù hợp cho các dự án đang triển khai của PVN, vận hành an toàn, hiệu quả FSO PVN Đại Hùng Queen và FPSO Lewek Emas… PV Trans sẽ tích cực triển khai đánh giá thị trường mua bán tàu biển và thị trường khai thác tàu để thực hiện đầu tư tàu vào thời điểm phù hợp nhằm đảm bảo hiệu quả đầu tư dự án tàu hàng rời, tàu dầu thô, tàu dầu sản phẩm chuẩn bị cho công tác vận tải cho NMNĐ Long Phú 1, Sông Hậu 1 và NMLD Nghi Sơn.

triển khai các dự án thu gom khí mỏ Đại Hùng Lô 05-1(a), Sư Tử Trắng Pha 2 và kiểm soát vận hành hệ thống ổn định các mỏ hiện có nhằm đảm bảo hoàn thành kế hoạch sản lượng khai thác, đảm bảo đưa các giếng vào khai thác đúng hạn trong năm 2017, đồng thời tiếp tục nghiên cứu, đề xuất các giải pháp đột phá đối với các phương án phát triển mỏ khác. Hoạt động khoa học công nghệ của tổng công ty tiếp tục được phát huy và đẩy mạnh triển khai các sáng kiến/sáng chế, đề tài nghiên cứu khoa học, đưa vào ứng dụng thực tế nhằm giảm chi phí. PVEP đã đạt giải Ba giải thưởng Sáng tạo KHCN Việt Nam (Vifotec), giải Best Upstream Oil & Gas Group - 2017 Offshore Excellence Awards của Acquisition International Magazine. Với niềm tự hào về truyền thống và sự tự trọng nghề nghiệp, tập thể CBCNV PVEP tự tin vững bước, phấn đấu vượt mọi khó khăn, hoàn thành thắng lợi các chỉ tiêu nhiệm vụ được đặt ra trong quý II và cả năm 2017, hướng tới chào mừng 10 năm Ngày Thành lập PVEP (4/5/2007 - 4/5/2017), xứng đáng với trọng trách là đơn vị chủ lực của Tập đoàn Dầu khí Việt Nam . P.V Tại Đại hội, Phó tổng giám đốc PVN Nguyễn Sinh Khang đánh giá cao những kết quả mà PV Trans đã đạt được trong năm vừa qua. Đồng thời chỉ đạo PV Trans cần tiếp tục nâng cao hiệu quả của bộ máy quản lý điều hành trong hoạt động sản xuất kinh doanh; tăng cường công tác quản lý tại các đơn vị thành viên để đưa các công ty này đi vào hoạt động có quy củ, hiệu quả; tiếp tục xây dựng, hoàn thiện mô hình và cơ cấu tổ chức để phát triển PV Trans thành một công ty vận tải quốc tế, có môi trường làm việc chuyên nghiệp, hiện đại, từ đó mở rộng các loại hình dịch vụ, hướng đến các thị trường tiềm năng khác trong khu vực và trên thế giới. Nguyên Phương

Petrovietnam

www.petrotimes.vn

Công ty Mẹ - Tập đoàn Dầu khí Việt Nam

Quản lý điều hành tốt hoạt động của toàn ngành Dầu khí  Ngày 4-4, tại Hà Nội, Công ty Mẹ - Tập đoàn Dầu khí Việt Nam (PVN) đã tổ chức Hội nghị Đại biểu Người lao động năm 2017.

T

ham dự hội nghị có đồng chí Nguyễn Vũ Trường Sơn, Tổng giám đốc kiêm thực hiện nhiệm vụ Chủ tịch HĐTV Tập đoàn Dầu khí Việt Nam (PVN); các đồng chí Thành viên HĐTV, Ban Tổng giám đốc, lãnh đạo Đảng ủy, Công đoàn, Đoàn Thanh niên, Hội Cựu chiến binh Tập đoàn cùng gần 200 đại biểu đại diện cho toàn thể CBCNV-LĐ thuộc Công ty Mẹ Tập đoàn. Tại hội nghị, Phó tổng giám đốc PVN Đỗ Chí Thanh đã báo cáo kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty Mẹ - Tập đoàn năm 2016 và phương hướng, giải pháp thực hiện kế hoạch sản xuất kinh doanh năm 2017. Bước vào thực hiện các nhiệm vụ kế hoạch năm 2016, trong bối cảnh tình hình kinh tế trong nước tiếp tục đối mặt khó khăn, giá dầu thô giữ ở mức thấp kéo dài, ảnh hưởng tới việc sản xuất kinh doanh của các đơn vị trong Tập đoàn. Năm qua, các ban chuyên môn của Công ty Mẹ - Tập đoàn đã phối hợp hiệu quả trong việc xử lý các công việc thuộc chức năng và nhiệm vụ của từng ban, luôn bám sát các mục tiêu, nhiệm vụ được giao, đã tư vấn cho các cấp lãnh đạo PVN trong việc triển khai, thực hiện chỉ đạo, giám sát chặt chẽ mọi hoạt động của Công ty Mẹ - Tập đoàn và người đại diện vốn của PVN tại các đơn vị thành viên để tổ chức thực hiện đồng bộ các giải pháp ứng phó với sự suy giảm của giá dầu kéo dài nhằm đảm bảo hoàn thành và hoàn thành vượt mức các chỉ tiêu nhiệm vụ đề ra. Năm 2016, khai thác dầu khí đạt 6,11 triệu tấn, vượt 4% so với kế hoạch năm; tổng doanh thu đạt 45,7 nghìn tỉ đồng, vượt 32% so với kế hoạch năm; tổng lợi nhuận sau thuế đạt 25,04 nghìn tỉ đồng, vượt 53,2 kế hoạch; tỷ suất lợi nhuận sau thuế/ vốn điều lệ đạt 8,9%. Tiến độ thực hiện các dự án trọng điểm Nhà nước về dầu khí và các dự án trọng điểm của PVN được

Lễ trao tặng Cờ thi đua của Tổng giám đốc Tập đoàn cho các tập thể xuất sắc trong phong trào thi đua năm 2016

kiểm soát chặt chẽ. Giá trị thực hiện đầu tư trong toàn Tập đoàn năm 2016 đạt 47,3 nghìn tỉ đồng, trong đó giá trị đầu tư của Công ty Mẹ - Tập đoàn đạt trên 29,5 nghìn tỉ đồng, bằng 80% kế hoạch năm. Các ban quản lý dự án, các công ty của Công ty Mẹ - Tập đoàn đã luôn bám sát các mục tiêu nhiệm vụ được giao để đôn đốc, giám sát chặt chẽ tiến độ thực hiện các dự án; trong năm 2016, về cơ bản tiến độ các dự án kiểm soát theo kế hoạch đề ra. Công tác tái cấu trúc doanh nghiệp trong bộ máy Công ty Mẹ - Tập đoàn tiếp tục được thực hiện nghiêm túc theo chỉ đạo của Chính phủ, an toàn lao động được đảm bảo, công tác an sinh xã hội được thực hiện theo đúng cam kết, đời sống cán bộ, nhân viên được ổn định, các kiến nghị của người lao động đều được giải quyết, cung cấp thông tin thỏa đáng. Sang năm 2017, để hoàn thành các nhiệm vụ, chỉ tiêu kế hoạch đề ra, PVN chỉ đạo Công ty Mẹ - Tập đoàn và người đại diện tại các đơn vị thực hiện các nhiệm vụ, giải pháp: tăng cường công tác dự báo, bám sát diễn biến giá dầu năm 2017 để có các giải pháp kịp thời ứng phó với những biến động của giá dầu; tập trung thực hiện các giải pháp khoa học công nghệ, ứng dụng công nghệ mới, nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh. Tiếp tục triển khai thực hiện công tác tái cấu trúc doanh nghiệp giai đoạn 2016-2020; tập trung vốn cho các dự án đầu tư thuộc lĩnh vực kinh doanh chính của PVN, ký 1-2 hợp đồng dầu khí mới ở trong nước, phấn đấu đưa 1 công trình dầu khí mới vào khai thác và đưa giàn Thỏ

Trắng 3 vào khai thác trong quý II/2017; tổ chức quảng bá, phát triển thị trường tiêu thụ các sản phẩm mới của Nhà máy Lọc dầu Nghi Sơn, sản phẩm khí dân dụng, nhiên liệu sinh học; tiếp tục đẩy mạnh các phong trào thi đua, phát huy sáng kiến, cải tiến kỹ thuật… Tại hội nghị, các đại biểu đã nghe báo cáo tình hình sử dụng Quỹ Phúc lợi, Quỹ Khen thưởng năm 2016 và các nội dung công khai tài chính có liên quan đến người lao động; Báo cáo đánh giá tình hình thực hiện Thỏa ước lao động tập thể, quy chế dân chủ cơ sở, nội dung lao động và chế độ chính sách đối với người lao động. Phát biểu chỉ đạo tại hội nghị, đồng chí Nguyễn Vũ Trường Sơn biểu dương những thành tích của Công ty Mẹ - Tập đoàn trong quản lý điều hành hoạt động của toàn ngành Dầu khí, đóng góp vào kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của toàn Tập đoàn trong năm 2016. Năm 2017 được đánh giá tiếp tục là một năm khó khăn, thách thức với PVN khi giá dầu có nhiều biến động khó lường, giá dầu vẫn giữ ở mức thấp. Đồng chí Nguyễn Vũ Trường Sơn kêu gọi người lao động của Công ty Mẹ - Tập đoàn và CBCNV Dầu khí phải “đoàn kết, nhất trí, chung sức, chung lòng”, có những giải pháp phù hợp để thực hiện tốt chiến lược, kế hoạch đã đề ra. Hội nghị đã chứng kiến đồng chí Nguyễn Vũ Trường Sơn đại diện cho người sử dụng lao động ký Thỏa ước lao động năm 2017 với Chủ tịch Công đoàn Công ty Mẹ - Tập đoàn Bùi Quốc Sơn, đại diện cho người lao động Công ty Mẹ. Nguyễn Hoan

Đảng bộ PVMTC tổ chức Đại hội các chi bộ trực thuộc nhiệm kỳ 2017-2020 Ngày 29-3 tại TP Vũng Tàu, Đảng bộ Trường Cao đẳng Nghề Dầu khí (PVMTC) đã tổ chức Đại hội các chi bộ trực thuộc nhiệm kỳ 2017-2020. Tính đến ngày 5-4-2017, đã có 5/6 chi bộ trực thuộc Đảng ủy PVMTC tổ chức thành công Đại hội lần thứ XXI, nhiệm kỳ 2017-2020 (chiếm 83,3%). Tổng số cấp ủy viên được bầu của 5 chi bộ tại Đại hội lần này là 15 đồng chí, trong đó tái cử là 14 đồng chí (chiếm 93,3%), nữ có 2 đồng chí (chiếm 13,3%). Bí thư Đảng ủy - Hiệu trưởng PVMTC yêu cầu phải làm tốt công tác tư tưởng trong cán bộ, đảng viên, giáo viên, công nhân viên và học sinh - sinh viên để ổn định tư tưởng, giữ gìn đoàn kết nội bộ; nêu cao trách nhiệm của người cán bộ, đảng viên, tinh thần của người lao động Dầu khí; chung sức, đồng lòng cùng Đảng bộ, nhà trường vượt qua khó khăn, phát triển ổn định trong thời gian tới.

P.V

Tích hợp nguồn khí từ mỏ Cá Voi Xanh gắn với NMLD Dung Quất Ngày 3-4, tại Nhà máy Lọc dầu (NMLD) Dung Quất, Công ty Lọc hóa dầu Bình Sơn (BSR) đã cùng với Trung tâm Nghiên cứu và Phát triển Chế biến Dầu khí (PVPro), Viện Dầu khí Việt Nam đã tổ chức Hội thảo về “Đánh giá các phương án tích hợp nguồn khí từ mỏ Cá Voi Xanh gắn với NMLD Dung Quất”. Đây là cuộc hội thảo nhằm đánh giá giai đoạn 1 của Hợp đồng ký giữa BSR và PVPro về “Đánh giá các phương án tích hợp nguồn khí từ mỏ Cá Voi Xanh gắn với NMLD Dung Quất” thuộc chương trình nghiên cứu khoa học của BSR năm 2017. Trên cơ sở các phương án được đưa vào đánh giá, hội thảo đã đi sâu phân tích dựa trên các tiêu chí như: Tổng mức đầu tư, hiệu quả kinh tế, mức độ ảnh hưởng đến hệ thống công nghệ của NMLD Dung Quất, thị trường, công nghệ… để từ đó nhất trí kết luận sơ bộ với 2 phương án tối ưu cho đề xuất triển khai Pre-FS: Phương án 1: Sử dụng làm nhiên liệu phối trộn tại Phân xưởng U 37 và nguyên liệu sản xuất Hydro; Phương án 2: Sản xuất hóa dầu Polypropylene Copo Impact (theo phương án giá khí 7,88USD/MMBtu).

Ngọc Lâm

Khai mạc giải Bóng đá PVEP League Cup chào mừng kỷ niệm 10 năm Ngày Thành lập PVEP Chiều 3-4, tại sân bóng Trường Amsterdam đã diễn ra Lễ khai mạc giải Bóng đá PVEP Cup 2017 với sự tham dự các của các đồng chí lãnh đạo Tổng Công ty Thăm dò Khai thác Dầu khí (PVEP), các vận động viên và đông đảo CBCNV. Tại buổi lễ, Tổng giám đốc Ngô Hữu Hải đã chúc mừng các vận động viên và nhấn mạnh việc đẩy mạnh phong trào rèn luyện sức khỏe, nâng cao tinh thần giao lưu giữa các CBCNV trong tổng công ty. Sau lễ khai mạc, trận đấu đầu tiên của giải giữa 2 đội Phát triển Khai thác đấu với Liên quân Tìm kiếm Thăm dò & PVEP Overseas đã diễn ra sôi nổi và đầy kịch tính.

VP


8 | Số 613  Thứ Sáu, 7-4-2017

Quảng cáo

Số 613  Thứ Sáu, 7-4-2017

www.nangluongmoi.vn

Người Dầu khí

www.petrotimes.vn

Công đoàn Vietsovpetro

317 giải pháp sáng kiến - sáng chế  Vừa qua, Liên doanh Việt - Nga Vietsovpetro đã tổ chức Hội nghị tổng kết hoạt động sáng kiến sáng chế (SK-SC) giai đoạn 2015-2016 và phát động phong trào thi đua SK-SC giai đoạn 2017-2018.

T

rong giai đoạn 20152016, do giá dầu giảm sâu hơn năm trước, đầu tư cho sản xuất bị cắt giảm, hoạt động SK-SC cũng bị ảnh hưởng và gặp nhiều khó khăn, nhưng được sự quan tâm chỉ đạo thường xuyên của lãnh đạo Đảng ủy và chính quyền Liên doanh Vietsovpetro, sự hỗ trợ của các tổ chức chính trị - xã hội, cùng với tinh thần đoàn kết nhất trí, phấn đấu hết mình của tập thể người lao động, phong trào SK-SC của Vietsovpetro vẫn tiếp tục được duy trì và phát triển mạnh, đạt được nhiều kết quả đáng ghi nhận. Có 317 giải pháp đăng ký sáng kiến của CBCNV thuộc 13 đơn vị trong Vietsovpetro đã được xem xét, kết quả có 262 giải pháp được công nhận là sáng kiến, chiếm 82,65%. Trong 2 năm, đã tổ chức tính toán hiệu quả kinh tế sau 1 năm áp dụng cho 177 sáng kiến, trong đó 69 sáng kiến đã được áp dụng

L

|9

Chủ tịch Công đoàn Vietsovpetro Nguyễn Quốc Đạt tặng Giấy khen cho các đơn vị công đoàn cơ sở có thành tích xuất sắc trong phong trào SK-SC giai đoạn 2015-2016

vào sản xuất, chiếm 39%, nhưng hiệu quả áp dụng không tính ra được thành tiền, tuy nhiên hiệu quả áp dụng của các sáng kiến đó chính là đã góp phần tháo gỡ những khó khăn trong quá trình sản xuất, đảm bảo an toàn cho con người, những công trình biển và bờ; 108 sáng kiến áp dụng mang lại hiệu quả kinh tế, chiếm 61% tổng số sáng kiến đã được áp dụng với tổng số tiền hơn 20 triệu USD trong năm áp dụng đầu tiên, trong đó có 9 sáng kiến có hiệu quả kinh tế trên 500 ngàn USD. Sau khi xác định hiệu quả, đã chi trả thù lao, thưởng bằng tiền cho tác giả và những người

đã tham gia nghiên cứu và áp dụng sáng kiến vào sản xuất (108 sáng kiến) với tổng số tiền là gần 900 nghìn USD. Bên cạnh đó, Vietsovpetro đăng ký 3 đơn xin cấp bằng sáng chế và giải pháp hữu ích cấp Nhà nước đã được Cục Sở hữu trí tuệ chấp nhận hợp lệ và hồ sơ đang trong quá trình đăng công bố; có 8 giải pháp được công nhận là Sáng kiến cấp Tập đoàn Dầu khí Việt Nam; tham gia Giải thưởng Khoa học Công nghệ Dầu khí lần thứ I đạt 1 giải A và 1 giải B; tham gia Hội thi Sáng tạo Kỹ thuật của tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu có 20/21 giải

pháp dự thi đạt giải (3 giải Nhất, 3 giải Nhì, 8 giải Ba và 6 giải Khuyến khích); tham gia Hội thi ý tưởng sáng tạo của tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu đạt 2 giải Nhất, 1 giải Nhì và 1 giải Khuyến khích; tham gia Hội thi Sáng tạo Kỹ thuật Việt Nam (VIFOTEC) đạt 3 giải Nhì và 1 giải Khuyến khích. Đặc biệt, trong đợt xét Giải thưởng Hồ Chí Minh và Giải thưởng Nhà nước về Khoa học Công nghệ đợt V năm 2016, 2 công trình của Vietsovpetro đã vinh dự nhận giải thưởng Hồ Chí Minh và Giải thưởng Nhà nước. Phát biểu chỉ đạo tại hội nghị, Tổng giám đốc Vietsovpetro,

đồng chí Từ Thành Nghĩa chúc mừng thành tựu những người lao động sáng tạo của Vietsovpetro đã đạt được trong 2 năm qua, đồng thời khẳng định phong trào SK-SC đóng một vai trò vô cùng quan trọng và đã đem lại nhiều lợi ích to lớn cho hoạt động sản xuất, kinh doanh của Vietsovpetro; kết quả của công tác SK-SC là một trong những yếu tố giúp Vietsovpetro vượt qua những khó khăn khi giá dầu giảm trong gia đoạn vừa qua. Đồng chí cũng nhấn mạnh, Vietsovpetro còn rất nhiều khó khăn, thách thức phía trước, đó là những vấn đề mà nhiều năm qua vẫn chưa giải quyết thấu đáo như vấn đề công nghệ mỏ, tăng cường hệ số thu hồi dầu, ngăn cách nước trong giếng khai thác, ngăn ngừa lắng đọng muối, thiết kế và thi công các giàn nhẹ mini có chi phí thấp để khai thác các khu vực mỏ nhỏ cận biên… Đồng chí tin tưởng rằng, với tinh thần đoàn kết nhất trí, phấn đấu hết mình của tập thể người lao động, đặt biệt là những hạt nhân tích cực trong phong trào SKSC, Vietsovpetro sẽ vượt qua khó khăn, thách thức để hoàn thành và hoàn thành vượt mức các chỉ tiêu về sản xuất kinh doanh mà hội đồng giao phó cũng như các chỉ tiêu về SK-SC trong giai đoạn 2017-2018. Cũng tại hội nghị, Công đoàn Vietsovpetro đã tặng giấy khen cho 11 đơn vị công đoàn cơ sở có nhiều đóng góp cho phong trào SK-SC giai đoạn 2015-2016. Công đoàn VSP

Công đoàn PTSC tập huấn nghiệp vụ công đoàn

ớp tập huấn hướng tới nâng cao chất lượng hoạt động cho cán bộ công đoàn các cấp, cho các đồng chí chủ tịch công đoàn đơn vị và hơn 300 cán bộ công đoàn khu vực phía Nam. Nội dung tập huấn xoay quanh các nội dung như tổ chức đối thoại nơi làm việc, giới thiệu hoạt động của tổ chức công đoàn các cấp, những điểm mới của Luật Bảo hiểm xã hội, Luật Công đoàn sửa đổi năm 2012 và giới thiệu những điều cần biết trong Điều lệ Công đoàn, đồng thời hướng dẫn công tác tổ chức Đại hội Công đoàn các cấp

nhiệm kỳ 2017-2022. Tại lớp tập huấn, Trưởng phòng Lao động việc làm Sở Lao động - Thương binh và Xã hội tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu Nguyễn Phi Hùng đã hướng dẫn và trao đổi với các đồng chí cán bộ công đoàn về những điểm mới của Luật Công đoàn 2012 và những điều cần biết trong Điều lệ Công đoàn. Với cách trình bày theo kiểu đối thoại giữa người nghe và người nói đã tạo không khí sôi nổi cho buổi tập huấn, giúp cán bộ công đoàn nắm vững các nội dung, điều luật để áp dụng trong quá trình hoạt động công đoàn tại cơ sở.

Toàn cảnh lễ tập huấn nghiệp vụ công đoàn và chính sách pháp luật năm 2017 của Công đoàn PTSC

Thời giam qua, công tác tổ chức cán bộ, tập huấn về chính sách pháp luật công đoàn luôn được Công đoàn Dầu khí Việt

Nam quan tâm, thực hiện một cách bài bản, bổ ích và thiết thực. Mấy năm qua, Công đoàn Dầu khí Việt Nam tổ

chức hơn 10 đợt tập huấn trên cả nước về Luật Lao động, trong đó có nhiều lớp đào tạo chuyên sâu cho các chủ tịch công đoàn cơ sở, xử lý tranh chấp trong doanh nghiệp… Nhiều cán bộ công đoàn mặc dù không chuyên nhưng cũng rất hứng thú học tập từ các giảng viên có trình độ cao, kiến thức uyên bác. Mỗi đợt tập huấn không chỉ nâng cao, cập nhật kiến thức pháp luật cho cán bộ công đoàn mà còn khẳng định uy tín, trách nhiệm của những thủ lĩnh của người lao động tại các cơ sở, đơn vị của ngành Dầu khí Việt Nam. Vũ Hải Nam


10 | Số 613  Thứ Sáu, 7-4-2017

Số 613  Thứ Sáu, 7-4-2017

Điện & Than - Khoáng sản

www.nangluongmoi.vn

Thủy điện Trung Sơn  Ở Thủy điện Trung Sơn, người dân sẽ cùng Ban Quản lý Dự án tham vấn trực tiếp về công tác đền bù, di dân, giải phóng mặt bằng; tìm giải pháp phù hợp nhằm hỗ trợ người dân tái định cư (TĐC) có cuộc sống ổn định nhất… Chính nhờ cách làm đó nên công tác di dân TĐC phục vụ việc thi công xây dựng nhà máy luôn nhận được sự đồng thuận rất cao từ phía người dân cũng như chính quyền địa phương và đặc biệt là đạt hiệu quả rất cao.

Điểm sáng trong di dân tái định cư

Cán bộ BQL Dự án Thủy điện Trung Sơn giới thiệu các mô hình kinh tế gia đình

Thuận lòng dân

Theo Ban Quản lý Dự án Thủy điện Trung Sơn, để phục vụ việc thi công xây dựng Nhà máy Thủy điện Trung Sơn, 627 hộ thuộc địa bàn 3 huyện của các tỉnh Thanh Hóa và Sơn La đã phải di dời, nhường đất phục vụ dự án. Trong số này có 528 hộ đồng ý vào 4 khu TĐC tập trung, còn lại 99 hộ bà con tự di dời. Đến thời điểm này, công tác phê duyệt và chi trả bồi thường đất đai, cây cối, hoa màu, nhà cửa cho người dân đã được hoàn thành; 100% số hộ đã có cuộc sống ổn định với nhà cửa và hệ thống cơ sở hạ tầng được đầu tư xây dựng đồng bộ, kiên cố tại các khu TĐC giúp người dân hoàn toàn yên tâm tại nơi ở mới. Ban Quản lý Dự án cho biết, với sự hỗ trợ, tham vấn và kiểm soát chặt chẽ của Ngân hàng Thế giới (WB) trong quá trình triển khai thực hiện, các tiêu chí mà WB đặt ra, đặc biệt là chất lượng công trình, bảo vệ môi trường, hỗ trợ sinh kế cho người dân ổn định cuộc sống được thực hiện rất tốt. Đề cập cụ thể về vấn đề này, ông Hoàng Ngọc Hiển Phó trưởng ban Quản lý Dự án cho hay: Sở dĩ công tác TĐC ở đây thành công hơn các nơi khác là nhờ vào 3 yếu tố, đó là làm tốt công tác hỏi ý kiến người dân từ khâu khảo sát đến thiết kế, thi công để xây dựng khung chính sách hỗ trợ đền bù TĐC; xây dựng đơn giá bồi thường và thực hiện tốt

công tác hậu TĐC thông qua các chương trình sinh kế cộng đồng. “Không giống như các dự án thủy điện khác, công tác đền bù giải phóng mặt bằng, TĐC được giao hoàn toàn cho công ty triển khai thực hiện. Cùng với đó, dự án đã phát huy được quyền làm chủ của người dân thông qua quyền lựa chọn vào khu TĐC hay tự di dời. Người dân nhận tiền đền bù theo 3 đợt và được xây dựng nhà ở khu TĐC mới theo ý của mình” - ông Hiển nhấn mạnh. Cũng theo ông Hiển, công tác di dân TĐC không đơn thuần là lo cho bà con cái nhà, cấp cho bà con mảnh đất, rồi bồi thường cho bà con ít tiền là xong. Ngay từ khi có đề án, công ty xác định mục tiêu là giúp bà con không chỉ ổn định cuộc sống mà còn phải giúp bà con cách làm ăn, phát triển kinh tế gia đình. Trên cơ sở tham vấn, tập hợp nguyện vọng của người dân TĐC, dự án đã tập trung hỗ trợ cho bà con theo 3 nhóm nghề: Trồng trọt, chăn nuôi và dịch vụ. Nhóm trồng trọt được hỗ trợ về giống vốn, vật tư đầu vào, tập huấn kỹ thuật phòng trừ dịch bệnh, thu hoạch, bảo quản. Nhóm dịch vụ phi nông nghiệp được hướng dẫn lựa chọn nghề phù hợp, hỗ trợ kinh phí chọn nghề, tìm nghề phù hợp với thực tế địa phương.

Với mục tiêu giúp đồng bào TĐC Dự án Thủy điện Trung Sơn có một cuộc sống ổn định, dài lâu và có điều kiện phát triển sản xuất, ngoài việc đầu tư xây dựng cơ sở vật chất ở các điểm tái định cư, Dự án Thủy điện Trung Sơn còn đầu tư xây dựng các công trình thủy lợi như đập dâng, kênh dẫn nước từ các đập dâng về các khu ruộng… phục vụ công tác tưới tiêu trong sản xuất. Chỉ có như thế, cuộc sống của bà con vùng tái định cư mới được cải thiện, phát triển bền vững.

Bản làng khoác áo mới Có dịp cùng đoàn công tác của WB trong chuyến làm việc với Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) tại Thủy điện Trung Sơn, trực tiếp đến thăm bản TĐC Po Búa, xã Trung Sơn, huyện Quan Hóa, tỉnh Thanh Hóa, chúng tôi không khỏi ngỡ ngàng trước những thay đổi trong cuộc sống của người dân TĐC nơi đây. Người dân vùng lòng hồ trước đây đã được di dời đến những khu TĐC mới được xây dựng đồng bộ, kiên cố, khang trang, có đầy đủ “điện, đường, trường, trạm”. Từ khi có con đường này, các em nhỏ đến trường thuận tiện hơn. Hoạt động giao thương được đẩy mạnh, giúp thương lái dễ dàng tiếp cận

Nhà máy Thủy điện Trung Sơn là dự án thủy điện quy mô lớn đầu tiên tại Việt Nam được WB tài trợ với tổng mức đầu tư trên 410 triệu USD. Mặc dù mới chỉ có 2/4 tổ máy chính thức phát điện, nhưng theo đánh giá của WB đây là dự án được thực hiện thành công do không chỉ bảo đảm tiến độ, chất lượng mà còn bảo vệ cảnh quan, môi trường, xây dựng hệ thống hạ tầng đồng bộ, giúp người dân có sinh kế, ổn định cuộc sống tại khu TĐC mới. thu mua nông sản, qua đó góp phần nâng cao đời sống cho bà con. Ngoài ra, để tạo điều kiện tốt nhất cho bà con phát triển sản xuất, ổn định kinh tế gia đình, hệ thống lưới điện đã được đầu tư, xây dựng tới từng khu TĐC. Bên ngôi nhà sàn mới được xây dựng, ông Phạm Ngọc Tiến - Chi hội trưởng Chi hội Cựu Chiến binh bản TĐC Po Búa thông tin: Bản hiện có 33 hộ đều được Nhà nước hỗ trợ xây dựng nhà cửa, cơ sở hạ

tầng kiên cố, khang trang. So với nơi ở cũ, cuộc sống ở khu TĐC tốt hơn nhiều. Tại các bản TĐC khác như Co Me, Pom Chốn, những ngôi nhà sàn to đẹp và chắc chắn của đồng bào Thái, Mường được xây dựng dọc theo con đường bê tông rộng rãi. Mỗi bản đều có đầy đủ công trình hạ tầng như điện, nước, trường học, nhà văn hóa... Hầu hết các hộ gia đình đều có các vật dụng thiết yếu phục vụ cho sinh hoạt như tivi, nồi cơm điện, quạt mát, tủ lạnh, xe máy. Trước đây, người dân nơi này chủ yếu mưu sinh với nghề đi nương làm rẫy, trồng luồng, khai thác luồng, đóng bè đưa về xuôi để bán. Nhưng nghề đi nương làm rẫy vất vả cơ cực mà chẳng đủ ăn vì đất đai cằn cỗi, năng suất thấp. Trong khi cây luồng phải mất 5-7 năm mới cho thu hoạch, giá lại không ổn định, nên cuộc sống người dân vẫn luẩn quẩn trong vòng đói nghèo. Nay, dự án thủy điện không chỉ hỗ trợ bà con xây dựng nhà cửa, hệ thống hạ tầng để ổn định cuộc sống mà còn trực tiếp hỗ trợ về cây trồng, con giống, tập huấn, tư vấn chuyển giao kỹ thuật để chuyển đổi tập quán canh tác, nuôi trồng sao cho khoa học, hiệu quả. Với sự hỗ trợ của dự án thủy điện theo phương thức chuyển giao, “cầm tay chỉ việc”, nhiều hộ TĐC đã tận dụng lợi thế tự nhiên thực hiện thành công một số mô hình chăn nuôi gà, dê, bò, đóng bè thả cá, trồng nhãn, bưởi tập trung, bước đầu đem lại hiệu quả kinh tế. Một cuộc sống mới đang từng ngày khởi sắc của người dân TĐC Dự án Thủy điện Trung Sơn nơi thượng nguồn sông Mã. Trong buổi làm việc với EVN và trực tiếp đến thăm bản TĐC Po Búa của Dự án Thủy điện Trung Sơn, bà Kristalina I Georgieva, Tổng giám đốc điều hành WB đánh giá cao thành công của dự án, đặc biệt là khía cạnh bảo vệ môi trường, hỗ trợ cuộc sống và sinh kế cho người dân nơi TĐC. Đây sẽ là cơ sở để WB tiếp tục xem xét cơ chế cho vay vốn đối với các dự án thuộc lĩnh vực phát triển năng lượng của Việt Nam trong những năm tới. Trần Thắng

CÁN BỘ, CÔNG NHÂN VIÊN NGÀNH NĂNG LƯỢNG HÃY GƯƠNG MẪU TIẾT KIỆM ĐIỆN

Điện & Than - Khoáng sản

www.petrotimes.vn

 Ngày 4-4-2017, tại Hà Nội, Tập đoàn Công nghiệp Than - Khoáng sản Việt Nam (TKV) tổ chức lễ tuyên dương các điển hình tiên tiến và tổng kết công tác thi đua khen thưởng năm 2016. Phó chủ tịch nước Đặng Thị Ngọc Thịnh, Thứ trưởng Bộ Công Thương Đỗ Thắng Hải đã đến dự và trao các phần thưởng cao quý.

N

ăm 2016 là năm khó khăn nhất đối với TKV kể từ khi thành lập đến nay. Đặc biệt là giai đoạn 8 tháng đầu năm, giá than và khoáng sản giảm sâu, thuế suất than trong nước tăng cao hơn so với các nước trong khu vực, than nhập khẩu tăng cao, sức tiêu thụ than, khoáng sản giảm, phải điều chỉnh giảm sản lượng khai thác 3 triệu tấn than sạch so với năm 2015. Vấn đề đảm bảo ổn định sản xuất, việc làm và thu nhập của người lao động là bài toán nan giải. Song, nhờ phát huy truyền thống “Kỷ luật và đồng tâm”, bản lĩnh của người thợ mỏ lại được khẳng định. Tự hào với truyền thống 80 năm của công nhân vùng mỏ và ngành than bằng các giải pháp tích cực và hiệu quả, bằng sự linh hoạt và quyết liệt trong điều hành, bằng ý thức trách nhiệm và ý chí quyết tâm cao, Công ty Mẹ và các công ty thành viên trong Tập đoàn các công ty TKV đã kiên trì mục tiêu “An toàn - Đổi mới - Hiệu quả - Phát triển”, nỗ lực phấn đấu và đã vượt qua những khó khăn, thách thức một cách ngoạn mục để thực hiện hoàn thành cơ bản các chỉ tiêu chủ yếu của kế hoạch năm 2016, đồng thời tiếp tục chuẩn bị các điều kiện để tăng trưởng sản lượng cho các năm sau khi nhu cầu của thị trường tăng cao. Tập đoàn đã đạt được các chỉ tiêu chủ yếu về doanh thu

| 11

Phó chủ tịch nước Đặng Thị Ngọc Thịnh trao Huân chương Lao động hạng Ba cho TKV

Thứ trưởng Bộ Công Thương Đỗ Thắng Hải trao Bằng khen của Bộ cho các tập thể, cá nhân có thành tích

TKV tuyên dương các điển hình tiên tiến năm 2016 đạt 101,18 ngàn tỉ đồng, bằng 100% kế hoạch, lợi nhuận đạt trên 800 tỉ đồng, bằng (133% kế hoạch) và bằng 95% năm 2015; nộp ngân sách Nhà nước 14,31 ngàn tỉ đồng (bằng 110% năm 2015). Tiền lương thực hiện bình quân đạt 8,9 triệu đồng/người/tháng, tương đương năm 2015; trong đó sản xuất than đạt 9,5 triệu đồng/ người/tháng; tiền lương thợ lò đạt 13,1 triệu đồng/người/ tháng. Một trong những nhân tố hết sức quan trọng, góp phần thực hiện thắng lợi kế hoạch sản xuất, kinh doanh năm qua là nhờ sự quan tâm đúng mức đến công tác thi đua, khen thưởng, tạo khí thế và động lực để thúc đẩy sức sáng tạo, vượt qua khó khăn thử thách, giữ vững ổn định và đảm bảo hiệu quả trong sản xuất, kinh doanh. Ngay từ ngày đầu năm, Tổng giám đốc và Ban Thường vụ Công đoàn TKV đã phối hợp xây dựng kế hoạch và tổ chức phát động thi đua rộng rãi trong toàn Tập đoàn với mục tiêu và cũng là khẩu hiệu hành động: “An toàn - Đổi mới - Hiệu quả - Phát triển”, lập thành tích chào mừng thành công của Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XII, chào mừng kỷ niệm 20 Năm Ngày Thành lập Đảng bộ Than Quảng Ninh, 20 năm Ngày Thành lập Công đoàn TKV và chào mừng kỷ niệm 80 năm Ngày Truyền thống

công nhân Vùng mỏ - Truyền thống ngành than. Các nội dung, chỉ tiêu, biện pháp thi đua được xây dựng và triển khai rộng rãi trong Tập đoàn các công ty TKV. Đáng chú ý là các phong trào thi đua giành năng suất dẫn đầu Tập đoàn; Phong trào thi đua đảm bảo chất lượng, đẩy nhanh tiến độ thi công các công trình, dự án quan trọng, phong trào văn hóa - thể thao, chăm lo cải thiện đời sống, cải thiện điều kiện làm việc và sinh hoạt cũng như công tác chăm sóc sức khỏe… tiếp tục được triển khai một cách hiệu quả. Phát biểu tại buổi lễ, Thứ trưởng Bộ Công Thương Đỗ Thắng Hải đã ghi nhận những thành tích của các tập thể và cá nhân tiêu biểu của ngành than - khoáng sản Việt Nam. Để đạt được những thành tích đó, có sự đóng góp rất lớn của các phong trào thi đua, được phát động sâu rộng, từ Tập đoàn đến các đơn vị thành viên. Công tác thi đua đã thực sự trở thành động lực quan trọng, động viên, khích lệ người lao động phát huy tinh thần yêu nước, phát huy truyền thống kỷ luật và đồng tâm của thợ mỏ, nỗ lực phấn đấu vượt qua mọi khó khăn, thách thức, góp phần to lớn vào những thành tích mà TKV đã đạt được trong năm 2016. TKV đã bước vào năm 2017, theo Thứ trưởng, vẫn còn tiềm ẩn nhiều khó khăn

và diễn biến phức tạp, sản xuất kinh doanh của Tập đoàn không chỉ chịu tác động trực tiếp của nền kinh tế thế giới và trong nước, do đó, từ những kết quả và bài học kinh nghiệm vượt khó trong mấy năm qua, cùng với những tín hiệu tăng trưởng của thị trường là cơ hội để Tập đoàn có bước tăng trưởng trong năm 2017. Bởi vậy, TKV cần tiếp tục đẩy mạnh, nhân rộng việc phát động nhằm mang lại hiệu quả cao hơn nữa trong các phong trào thi đua. Thứ trưởng cũng đề nghị Tập đoàn bám sát mục tiêu đã đề ra nhằm tiếp tục ổn định sản xuất, nhập khẩu hợp lý đáp ứng tối đa nhu cầu than cho nền kinh tế; phát triển bền vững các ngành nghề than, khoáng sản, điện lực vật liệu nổ công nghiệp và các ngành công nghiệp, dịch vụ hỗ trợ phù hợp. Bên cạnh đó, thường xuyên duy trì và phát động sâu rộng các phong trào thi đua ở cơ sở gắn chặt chẽ với những nhiệm vụ trọng tâm của Tập đoàn; đồng thời tăng cường công tác tuyên truyền nhân rộng các điển hình tiên tiến. Theo Tổng giám đốc TKV Đỗ Thanh Hải, mục tiêu chung của TKV năm 2017 là: “An toàn - Đổi mới - Phát triển”. Tập đoàn sẽ tập trung lãnh đạo, chỉ đạo triển khai thành công Đề án tái cơ cấu TKV giai đoạn 2016-2020 đi đôi với việc tiếp tục hoàn thiện cơ chế quản lý, điều hành nhằm

nâng cao sức cạnh tranh và giữ vững sự tăng trưởng bền vững của TKV. Điều hành sản xuất phù hợp với nhu cầu của thị trường, trong đó chú trọng vào các hợp đồng, các cam kết đã ký với khách hàng; sẵn sàng đáp ứng tối đa khi nhu cầu thị trường tăng lên. Đẩy mạnh áp dụng khoa học công nghệ, tăng năng suất lao động, đảm bảo an toàn trong lao động sản xuất; cải thiện tiền lương, điều kiện làm việc và phúc lợi cho người lao động; phấn đấu mức tăng trưởng cao hơn năm 2016. Tại buổi lễ, nhiều tập thể, cá nhân trong TKV đã được đón nhận phần thưởng cao quý của Nhà nước, Chính phủ và Bộ Công Thương. Trong đó, Chủ tịch nước tặng thưởng 22 Huân chương các loại, Thủ tướng Chính phủ tặng thưởng 59 Bằng khen cho các tập thể, cá nhân; Bộ Công Thương tặng thưởng danh hiệu Chiến sĩ thi đua cấp bộ, tặng thưởng Bằng khen của Bộ trưởng Bộ Công Thương cho nhiều tập thể và cá nhân khác. Cũng trong buổi lễ, Tập đoàn đã tặng cờ dẫn đầu các khối cho 4 đơn vị, Bằng khen cho 6 công ty con và 42 đơn vị thành viên của công ty con về thành tích giành năng suất kỷ lục, hoàn thành kế hoạch phối hợp sản xuất, kinh doanh năm 2016 và nhiều phần thưởng cao quý khác. Nguyễn Kiên


12 | Số 613  Thứ Sáu, 7-4-2017

Số 613  Thứ Sáu, 7-4-2017

Kinh tế

Những nút thắt cần tháo gỡ

Theo nhóm nghiên cứu, vốn của hầu hết DNVVN là do người chủ đóng góp nên không đủ vốn đầu tư cho nghiên cứu - phát triển, đầu tư thiết bị. Tỷ suất lợi nhuận thấp nên những người có tiền không đầu tư vào các ngành này mà lại có xu hướng đầu tư nhiều vào những ngành như bất động sản hoặc các ngành dịch vụ có lợi nhuận cao như du lịch, giải trí, giáo dục… Điều này dẫn đến thực tế, hoạt động đầu tư ở Việt Nam đang thiên lệch về các lĩnh vực phi chế tạo, có thời gian đầu tư ngắn mà thu hồi vốn nhanh, không thể nâng cao nền tảng sản xuất của quốc gia. Ngành chế tạo vì thế phải dựa vào nhập khẩu nên chi phí sản xuất tăng cao, làm giảm sức cạnh tranh công nghiệp của quốc gia. Cũng vì thiếu vốn nên DNVVN cũng không thể đầu tư cho nghiên cứu - phát triển, đổi mới trang thiết bị, nên không thể nhận được các đơn đặt hàng do vấn đề về chất lượng sản phẩm, tuyển dụng nhân lực cần thiết, năng lực sản xuất. Đồng thời do bị hạn chế về khả năng phát triển cho nên không thể vượt qua vòng lẩn quẩn này. Đặc biệt là do thiếu vốn nên khả năng gánh chịu rủi ro của DNVVN thấp, họ sẽ gặp phải nhiều vấn đề khi chính sách hoặc môi trường vĩ mô thay đổi đột ngột. Nhóm nghiên cứu cũng chỉ ra rằng, ở Việt Nam, giới kinh doanh bất động sản đang gián tiếp được hưởng các nguồn vốn từ Nhà nước. Ngành này được tập trung vốn hơn các ngành khác nên kết quả là vốn đầu tư xã hội cho ngành sản xuất bị giảm đi. Do đó gây cản trở đến việc xây dựng nền móng cho ngành sản xuất, về toàn thể làm tăng chi phí, giảm năng suất của ngành sản xuất. Nếu tình trạng này kéo dài thì Việt Nam chắc chắn sẽ rơi vào bẫy thu nhập trung bình. DNVVN thiếu vốn, cần vốn để đầu tư trang thiết bị, mở rộng sản xuất, nâng cao chất lượng sản phẩm... nhưng theo kết quả khảo sát của nhóm nghiên cứu lại cho thấy, việc tiếp cận các nguồn lực tài chính đối với những doanh nghiệp này là vô cùng khó khăn. Và

www.nangluongmoi.vn nguyên nhân của việc này là nhiều DNVVN không có tài sản đảm bảo; năng lực kinh doanh hạn chế; máy móc thiết bị cũ nên khó dùng để làm tài sản đảm bảo… Trong khi đó, từ góc độ lợi nhuận thì ngân hàng cũng không mấy mặn mà

về mặt giấy tờ, cho nên doanh nghiệp có thể bán mất tài sản đảm bảo, rủi ro cho các khoản vay vì thế cũng cao hơn. “Hệ quả của việc này là nhiều DNVVN đã phải vay tín dụng đen với lãi suất rất cao. Và dù có trả được nợ nhưng doanh

chuyển các nguồn lực hỗ trợ thị trường bất động sản sang quỹ hỗ trợ DNVVN nhằm nâng cao vốn cho vay đối với DNVVN. Thứ nữa, cần đưa vào sách giáo khoa cho học sinh từ khi còn nhỏ các nội dung đơn giản, thích hợp về thương mại, kinh

DNVVN cần vốn để mở rộng quy mô sản xuất, nâng cao năng lực quản trị

Doanh nghiệp vừa và nhỏ

n Doanh nghiệp vừa và nhỏ (DNVVN) hiện chiếm tới 98% số lượng doanh nghiệp, đóng góp 41% tổng thu ngân sách, giải quyết việc làm cho 78% lao động… Tuy nhiên, theo kết quả khảo sát mới đây của Nhóm làm việc Hỗ trợ DNVVN thuộc Chương trình Sáng kiến chung Nhật Việt - Giai đoạn VI, DNVVN ở Việt Nam hiện đang gặp phải rất nhiều hạn chế, đặc biệt là vấn đề về vốn. Vì thiếu vốn nên DNVVN có muốn “lớn” cũng khó vì nguồn lực không có hoặc rất hạn chế. với việc cho DNVVN vay vốn. Bởi lợi nhuận trên 1 giao dịch với DNVVN thấp, trong khi rủi ro trong quá trình hướng dẫn hồ sơ vay, xử lý hồ sơ, quản lý tài sản đảm bảo, quản lý nợ cao nên cần thêm nhân viên xử lý, so với doanh nghiệp lớn thì chi phí cao hơn hẳn, về khía cạnh kinh doanh thì không hấp dẫn. Đặc biệt là nhiều trường hợp DNVVN không lập được cả hồ sơ đi vay, nên làm tăng chi phí của ngân hàng. Ngoài ra, có cả những DNVVN không trả nợ đầy đủ, cho nên ngân hàng chú trọng vào các tài sản đảm bảo theo thứ tự là đất đai, nhà cửa, thiết bị, hàng tồn kho. Tuy nhiên, việc quản lý tài sản đảm bảo là

nghiệp không còn lợi nhuận nên ảnh hưởng xấu, lớn đến hoạt động của doanh nghiệp” - nhóm nghiên cứu nhận định.

Nguồn lực nào cho phát triển? Như đã đề cập ở trên, DNVVN gặp vô vàn khó khăn trong quá trình tiếp cận vốn vay. Vậy nên, dù nhiều DNVVN muốn “lớn” để mở rộng quy mô, năng lực sản xuất, nâng cao chất lượng sản phẩm, tăng tính cạnh tranh trên thị trường… là điều không dễ. Từ thực tế đó, nhóm làm việc Hỗ trợ DNVVN cho rằng, Việt Nam cần thúc đẩy ý muốn đầu tư vào ngành sản xuất thay cho bất động sản,

tế (dòng luân chuyển của hàng hóa, dòng sản xuất, hoạt động thương mại quốc tế, hoạt động công ty, quản lý tài chính cá nhân, v.v…). Xây dựng các khóa về khởi nghiệp, sáng tạo ở các trường đại học. Thông qua việc nuôi dưỡng văn hóa khởi nghiệp để có nhiều người khởi nghiệp, nâng cao trình độ, năng lực của thế hệ quản lý DNVVN kế tiếp, để dễ dàng áp dụng các cách thức kinh doanh, quản trị hiện đại. Có chính sách ưu đãi về thuế thu nhập cá nhân cho thu nhập từ đầu tư vào DNVVN để thúc đẩy đầu tư. Hơn nữa, giảm thuế thu nhập doanh nghiệp cho DNVVN để nâng cao tỷ lệ lợi nhuận giữ lại để tái đầu tư. Và một điều quan trọng,

nhóm nghiên cứu cho rằng, cần nâng cao tính minh bạch trong kinh doanh, cụ thể là các vấn đề về đạo đức nghề nghiệp, ý thức tuân thủ pháp luật của nhân viên kế toán và những cán bộ phụ trách thuế, thực thi không triệt để Luật Kế toán, Luật Thuế và các phí hành chính, thuế… Mà để làm được điều này, nhóm nghiên cứu cho rằng, Chính phủ cần đặt ra các quy định, hình phạt nghiêm ngặt về đạo đức nghề nghiệp, tuân thủ pháp luật của kế toán viên và các cán bộ phụ trách thuế. Hơn nữa, cần thực hiện triệt để đơn giản hóa, minh bạch hóa, xây dựng các hướng dẫn cụ thể cho các thủ tục hành chính. Từ đó giảm chi phí cho doanh nghiệp, đồng thời giảm khả năng đòi hối lộ của cán bộ phụ trách. Dưới một góc độ khác, Chủ tịch Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) Vũ Tiến Lộc đề xuất, các ngân hàng cần đẩy mạnh cho vay tín chấp để giúp doanh nghiệp phát triển sản xuất kinh doanh. Để làm được điều này, các ngân hàng cần nhìn thấu đáo để đánh giá đúng độ tin cậy, tín nhiệm của các doanh nghiệp và các dự án để bảo đảm lợi ích cho doanh nghiệp cũng như chính mình. Đồng thời, cải tiến, chuyên biệt hóa hệ thống chăm sóc, thẩm định khách hàng là DNVVN để tiết giảm chi phí giao dịch. Bên cạnh đó, Nhà nước cũng nên có chính sách khuyến khích hoặc bắt buộc các ngân hàng tăng dư nợ cho vay DNVVN. Kinh nghiệm quốc tế cho thấy, nhiều nước đã áp dụng quy định bắt buộc như Ấn Độ dành tối thiểu 7% trong dư nợ tín dụng cho DNVVN, Philippines dành 10% hay Indonesia dành tối thiểu 20%… TS Phạm Thị Thu Hằng, Tổng thư ký VCCI kiến nghị thêm: Rất nhiều DNVVN khó có được kế hoạch kinh doanh bài bản, để được ngân hàng chấp nhận cho vay tín chấp, do không có đủ năng lực và điều kiện để tìm hiểu thị trường, cũng như đánh giá tính khả thi của dự án đầu tư. Vì vậy, Nhà nước cần tập trung phát triển hệ thống đánh giá tín nhiệm doanh nghiệp cũng như hệ thống quỹ bảo lãnh tín dụng để hỗ trợ doanh nghiệp hiệu quả hơn. Hà Lê

| 13

Kinh tế

www.petrotimes.vn

Fastfood Việt thành công ở thị trường Trung Âu n Có dịp đến Cộng hòa Czech hoặc Ba Lan, Slovakia người Việt mình đều thấy quán ăn nhanh mang thương hiệu Guty Ngochan và muốn rẽ ngay vào gọi một suất ăn. Hoặc nếu không ăn thì cũng lại gần quán, để tự hào nhìn ngắm một thương hiệu thức ăn nhanh Việt Nam đang sánh cùng các thương hiệu ăn nhanh phương Tây nổi tiếng khác như KFC, Kebab...

C

hỉ với các món ăn Việt thông thường và quen thuộc như cơm, bún, mì, phở, nem cuốn, bánh xèo nhưng ông Đặng Đình Cung Tổng giám đốc công ty và là một trong những thành viên sáng lập thương hiệu ăn nhanh Guty - đã mở ra gần 40 quán ăn nhanh Việt Nam ở Trung Âu như Czech, Ba Lan, Slovakia... với doanh thu trên dưới chục triệu USD/tháng. Công thức nấu ăn truyền thống Việt đã được ông Cung và đồng nghiệp của mình phát triển lên thành công nghệ chế biến đồ ăn nhanh mang tiêu chuẩn quốc tế, được thị trường Trung Âu chấp nhận nhanh chóng. Tiêu chí món ăn nhanh của Guty là chất lượng tốt và dễ ăn, dễ mua. Quả vậy, hàng trăm các món từ món gốc như cơm, phở, bún, mỳ được sáng tạo cùng với các loại chất liệu thịt lợn, bò, cá, gà, hải sản... với gia vị thơm thảo của Việt Nam đã chinh phục được người ăn châu Âu và tạo nên một gu ẩm thực mới. Do đó, kể từ khi xuất hiện trên thị trường Czech đầu tiên vào những năm 2000, cho tới nay, Guty đã phát triển thành một đế chế ăn nhanh phong cách Việt hiện đại trị giá cả trăm triệu đôla. Khởi đầu, ông Cung đã hợp tác được với một số người cùng chí hướng, trong đó có những người là bạn, là người thân của ông, chung quyết tâm xây dựng nên hệ thống ăn nhanh Việt phát triển bền vững. Sử dụng càng nhiều nguyên liệu Việt Nam càng tốt, cùng các nguyên liệu tươi ngon của các nước châu Á, phần còn lại là những nguyên liệu từ thị trường bản xứ, chuỗi quán ăn nhanh Việt đã tạo nên những món ăn sinh động, ngon miệng, phù hợp dân phương Tây, với giá cả hợp lý, trung bình 75-150 ngàn đồng Việt Nam/suất ăn. Thật thú vị khi chứng kiến cảnh người dân Czech kiên nhẫn

Quán ăn nhanh Guty Ngochan trong siêu thị Czech

xếp hàng dài trước cửa hàng ăn nhanh thương hiệu Guty của Việt Nam để chờ mua suất ăn. Sau đó, họ vui vẻ mang suất ăn ra bàn phía ngoài và thưởng thức cơm rang, mì xào, phở... với vẻ mặt mãn nguyện. Chuỗi quán ăn nhanh Việt được đặt trong các siêu thị lớn như Tesco, Kaufland, Albert... dễ thu hút lượng khách hàng bình dân mà công ty nhắm tới. Bên cạnh đó, lại có thể tận dụng được việc quảng bá thương hiệu do các siêu thị này chủ động làm cho khách hàng. Tiêu chí một suất ăn ngon, chất lượng tốt, giá bình dân dành cho mọi đối tượng của Guty tỏ ra có hiệu quả, khi chưa cần đến các chiêu thức quảng bá sâu rộng mà Guty đã tạo được thương hiệu có uy tín ở thị trường Trung Âu. Chỉ bằng những cách quảng bá truyền thống và không tốn kém như phát tờ rơi, truyền miệng... thức ăn nhanh Việt đang dần thay thế cho những loại thức ăn truyền thống bản địa do thức ăn Việt được đánh giá là ngon, có lợi cho sức khỏe và không gây béo phì. Một yếu tố quan trọng nữa là phải xây dựng được thương hiệu mạnh mẽ. Cho tới nay, thương hiệu ăn nhanh Việt này đã phát triển đủ lớn để có thể bắt đầu bước vào giai đoạn nhượng quyền thương hiệu. Mục tiêu của Guty là phát triển không ngừng. Thành công của Guty đã thu hút và là nguồn động viên người Việt tại Czech tiếp tục nỗ lực phấn đấu để phát triển tận lực tại đất nước này. Trong thời gian vừa qua, Guty cũng đã hợp tác với một số doanh nhân Việt khác để tiếp tục nhân rộng chuỗi nhà

hàng này phủ khắp các siêu thị lớn tại Czech và các nước lân cận. Guty đã tạo việc làm cho hàng trăm người Việt, cũng như người Czech. Trong văn phòng điều hành của Guty tại thành phố Ostrava, hình ảnh nhiều người Czech đang làm việc thuê cho người Việt tạo một ấn tượng sâu sắc, rằng không việc gì khó khăn và thách thức mà người Việt không làm được. Hiện nay, Guty đứng trước thách thức không nhỏ, đó là sự cạnh tranh gay gắt. Thị trường gần như đã bão hòa các quán ăn nhanh. Guty phải trực tiếp cạnh tranh hằng ngày với các quán ăn nhanh của người Trung Quốc, Thái Lan, Ấn Độ, Thổ Nhĩ Kỳ... mọc lên như nấm. Trên thị trường, hầu như cứ có một quán mới được mở ra thì một quán cũ phải đóng cửa. Tuy nhiên, ông Cung xác định, ngành kinh doanh quán ăn dù ở bất cứ thời kỳ nào cũng vẫn phát triển. Ông tự tin ở chiến lược sản phẩm “Ngon - Sạch - Rẻ” của Guty. Bên cạnh đó, khâu khó nhất là nhân sự cũng được củng cố để trở thành sức mạnh đặc trưng của Guty. Tạo cho nhân sự động lực làm việc say mê, mỗi người đều là hình ảnh của công ty và coi việc được phục vụ món ăn ngon cho khách hàng là hạnh phúc của mình. Đó là văn hóa làm việc, làm nên sức mạnh chung của cả đội ngũ. Bên cạnh đó, người quản lý cũng phải luôn sát sao với công việc trực tiếp tại các nhà hàng. Phải đốc thúc và điều chỉnh liên tục. Chỉ cần một nhà hàng bị giảm doanh thu mà quản lý không hay biết, không có giải pháp ứng phó, thay đổi ngay tình hình thì sẽ mang lại rắc rối

lớn về sau. “Trong thời gian này, các nhà hàng ăn nhanh đồng loạt lên giá do chính sách kiểm soát thuế điện tử mới áp dụng ở Czech từ tháng 3-2017. Tuy nhiên, Guty sẽ tăng giá cuối cùng và không tăng quá 13%. Cho dù phải giảm lãi của công ty, nhưng chúng tôi vẫn quyết tâm cùng chia sẻ với khách hàng về giá” - ông Cung cho biết. Kinh doanh quán ăn nhanh không hề dễ. Ai có sản phẩm tốt hơn sẽ chiếm lĩnh thị trường. Thương trường là chiến trường, trong câu chuyện cạnh tranh với các quán ăn nhanh Á khác, thậm chí là quán ăn nhanh phương Tây, Guty khá tự tin về nguồn thực phẩm, văn hóa ẩm thực Việt Nam. Ẩm thực Việt chắc chắn mạnh, tốt hơn ẩm thực Tây (ngoại trừ Ý và Pháp). Chỉ có điều ta kém Tây ở khâu vệ sinh, an toàn thực phẩm và quản lý. Khi biết được điểm yếu của mình rồi, nỗ lực thay đổi, làm tốt hơn Tây những khâu đó thì ta sẽ thắng. Và Guty đã có chiến lược chuẩn bị tăng cường những khâu yếu đó. Khâu vệ sinh, quản lý đã và đang được quyết liệt nâng cấp hằng ngày. Về vấn đề an toàn thực phẩm, công ty đang thực hiện dự án sản xuất nguồn thực phẩm sạch, chất lượng để cung cấp cho chuỗi quán ăn của mình và cho thị trường. Dự án đang được ráo riết triển khai trong hai năm 2017-2018, khi thành công sẽ tạo một vòng tròn khép kín từ sản xuất nguồn nguyên liệu thực phẩm cho tới thức ăn trên bàn ăn của khách hàng. Mục tiêu trong tương lai là Guty sẽ trở thành tập đoàn lớn về sản xuất và kinh doanh thực phẩm tại châu Âu. Guty là một thương hiệu gần 20 tuổi, đang tràn trề sức lực tuổi đôi mươi. Sự phát triển nhanh, mạnh của công ty cần sự đầu tư mạnh mẽ. Hầu như lãi hằng năm đều được tái đầu tư, bên cạnh đó công ty cũng kêu gọi đầu tư thêm từ nguồn bên ngoài. Không ngủ quên trên chiến thắng, liên tục cải tiến và liên tục đầu tư là một thế mạnh cạnh tranh của thương hiệu này. Cái được của thương hiệu chưa phải là tiền lãi bỏ túi cho mỗi nhà đầu tư, nhưng là hình ảnh văn hóa ẩm thực Việt, là sức cạnh tranh của doanh nhân Việt trên thị trường phương Tây. Và niềm vui của toàn thể đội ngũ lúc này, còn là sự sáng tạo, sáng tạo trong chế biến món ăn, sáng tạo trong phục vụ... Việt Quất


14 | Số 613  Thứ Sáu, 7-4-2017

Số 613  Thứ Sáu, 7-4-2017

Thế giới phẳng n Theo UNICEF, có 250.000 trẻ em đang đứng bên bờ vực của nạn đói và nếu không được giúp đỡ thì 50.000 trẻ em sẽ phải chết trong năm nay. Ngày 16-2, nhà kinh tế trưởng của Chương trình Lương thực Thế giới (WFP) Arif Husain cho rằng, chỉ trong một thời gian ngắn nữa, tổng số dân thường bị đe dọa bởi nạn đói tại Sudan, Yemen, Somalia và Nigeria lên tới 20 triệu người.

Nội chiến ở Nam Sudan Ngày 20-2, Tổ chức Nông Lương Liên Hiệp Quốc (FAO), Chương trình Lương thực Thế giới (WFP) và Quỹ Nhi đồng Liên Hiệp Quốc (UNICEF) tuyên bố tình trạng nạn đói xảy ra ở Nam Sudan. “Điều này có nghĩa là người dân bắt đầu chết đói” - tuyên bố nhấn mạnh. Nạn đói sẽ đe dọa đến mạng sống của 100.000 người dân ở nước này. Theo thang số CPI trong an ninh lương thực, nạn đói là giai đoạn thứ 5 và cuối cùng của bệnh suy dinh dưỡng: đó chính là “thảm họa”. Nam Sudan bị suy sụp kể từ cuộc nội chiến xảy ra vào tháng 12-2013, khi mà quân đội của Tổng thống Salva Kiir đụng độ các phiến quân nổi loạn của Phó tổng thống Riek Machar. Từ đó đến nay, các cuộc chiến vẫn chưa hề dừng lại. Cướp bóc, phá hủy mùa màng và giết hại gia súc đã khiến cho 3 triệu người phải rời bỏ nơi ở của mình. FAO cảnh báo rằng, trong năm nay, nạn đói sẽ đe dọa đến 5 triệu người Nam Sudan.

Ác mộng bao trùm Những đợt hạn hán kéo dài và thường xuyên, mà gần đây nhất là vào năm 20112012, đã biến Somalia, ở vùng Sừng châu Phi thành một trong những vùng dễ bị tổn thương nhất trên thế giới trên bình diện lương thực. Theo Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), 6,2 triệu người Somalia cần được trợ giúp khẩn cấp. Ngoài yếu tố khí hậu, Somalia còn bị tàn phá vì các

www.nangluongmoi.vn

20 triệu người đang gần kề với nạn đói tại 4 nước châu Phi cuộc chiến kéo dài từ hơn 20 năm nay, mà tình hình ngày càng đáng báo động hơn, theo đánh giá của Liên Hiệp Quốc. Cuối tháng 2-2017, Chính phủ Somalia đã ban hành tình trạng “thảm họa quốc gia”, trong khi phần lớn lãnh thổ vẫn nằm ngoài tầm kiểm soát. Quân thánh chiến Al Shebad ở miền Nam nước này thường xuyên ngăn cản các đoàn cứu trợ nhân đạo vào khu vực. Năm 2011, nạn đói đã giết chết gần 260.000 Somalia. Bất ổn ở Somalia bắt nguồn từ cuộc nội chiến xảy ra vào năm 1991 giữa chính quyền Mogadiscio, phiến quân Hồi giáo thánh chiến nổi loạn và các nhà lãnh đạo quân đội tham chiến. Lực lượng can thiệp của Liên minh châu Phi đang cố gắng để khôi phục lại hòa bình tại đây. Ngày 7-3, Tổng thư ký LHQ Antonio Guterres đã thực hiện chuyến đi đến thủ đô Mogadiscio để hội đàm với Tổng thống Somalia về tình hình nạn đói của nước này, với tỷ lệ suy dinh dưỡng tăng cao. Ông Guterres cho biết: “Xung đột vũ trang, hạn hán, biến đổi khí hậu, bệnh tật, dịch tả kết hợp với nhau tạo thành một cơn ác mộng”.

Yemen bị tách biệt với thế giới bên ngoài Ngày 26-1, Trưởng bộ phận Nhân đạo của LHQ Stephen O’Brien cảnh báo rằng: “Nếu không hành động ngay bây giờ thì nạn đói sẽ có thể xảy đến với Yemen ngay năm 2017”. Từ tháng 3-2015, Yemen bị chia cắt bởi xung đột giữa 2 phe gồm: chính quyền nhà nước (được lực lượng vũ trang của Arập Xêút trợ giúp) và các chiến binh thánh chiến của Al-Qaeda, phiến quân Houthi, quân vũ trang người Shiite được Iran hậu thuẫn. Phe phiến quân nổi loạn đã chiếm lấy thủ đô Sanaa, đóng cửa sân bay để chặn đường vận chuyển thuốc men. Còn cảng Hodeidah cũng bị phong tỏa để cách ly chính quyền Yemen với nguồn viện trợ nhân đạo.

Theo LHQ, có hơn 7 triệu người Yemen cần được viện trợ lương thực khẩn cấp và 460.000 trẻ em bị suy dinh dưỡng nghiêm trọng. Cuối tháng 2-2017, Tổng thư ký LHQ đã ra tuyên bố kêu gọi các nước phải tôn trọng “luật nhân đạo quốc tế” và tham gia viện trợ.

Nigeria, khủng bố Boko Haram Bang Borno của Nigeria, khu vực đông dân nằm bên hồ Tchad, bị liệt vào tình trạng “khẩn cấp lương thực”. Hàng triệu dân làng bỏ nhà và ruộng đồng để lên thành phố hay đến các khu vực cứu trợ nhân đạo của LHQ vì sợ nhóm khủng bố thánh chiến Boko Haram đến cướp bóc tàn phá và cũng sợ

trong hoàn cảnh rất khó khăn ở khu vực đông bắc Nigeria và lưu vực hồ Chad. Từ năm 2009, nhóm thánh chiến Boko Haram đã gây ra nhiều cuộc khủng bố vì muốn tạo dựng riêng cho mình một chế độ Hồi giáo Salafist và buộc 2,6 triệu người phải rời bỏ nơi sinh sống. Cuộc xung đột đã giết chết 20.000 người. Tại Đông Bắc Nigeria, nhiều cánh đồng không còn được canh tác, chợ bị bỏ hoang, giá cả hàng hóa tăng vọt gấp mười lần.

Cứu đói cho châu Phi? Ngày 20-2, Tổng Thư ký LHQ Antonio Guterres lên tiếng kêu gọi 4,4 tỉ USD viện trợ nhân đạo để ngăn chặn nạn đói ở châu Phi. Tổng thư

Bé gái 4 tuổi, chỉ nặng 7,1kg, được nhập viện Borama, Tây Bắc Somalia, hôm 21-3

những đợt trả đũa của quân đội Nigeria. Ở Nigeria có lương thực thực phẩm, nhưng giá cao đến mức di dân không thể mua được. Vì vậy, các tổ chức nhân đạo chọn giải pháp trợ cấp tài chính. Còn đối với người dân nằm trong các vùng có giao tranh, phân phối lương thực là ưu tiên hàng đầu. Tổ chức Y sĩ không Biên giới lo ngại một số “khu vực đói” sẽ lại xuất hiện trong thời gian sắp tới. Ngày 24-2, tại thủ đô Oslo, theo đề xuất của Na Uy, Đức và Nigeria, 14 nước (không có Mỹ) đã cam kết mở khoản viện trợ trị giá 634 triệu euro trong vòng 3 năm để giúp đỡ 10,7 triệu người đang sống

ký Guterres nhận định, thời tiết khắc nghiệt, dịch bệnh và chiến tranh kéo dài đã khiến tình trạng nghèo đói ở khu vực châu Phi ngày càng nghiêm trọng hơn. Trong số khoản viện trợ 5,6 tỉ USD cần cho các hoạt động nhân đạo ở 4 quốc gia nói trên trong năm nay, LHQ cần có ngay 4,4 tỉ USD vào cuối tháng 4-2017, để ngăn chặn một thảm họa và hiện cơ quan này chỉ mới nhận được 90 triệu USD. Về phần mình, UNICEF kêu gọi gây quỹ 255 triệu USD để cung cấp thực phẩm, nước uống, y tế, giáo dục và những dịch vụ bảo vệ trong những tháng tới cho 22 triệu trẻ em,

trong đó đa phần ở châu Phi. Hưởng ứng lời kêu gọi của các tổ chức quốc tế, Canada mới đây thông báo sẽ cung cấp 119 triệu USD để giúp người dân ở các nước Trung Đông và châu Phi đang bị khủng hoảng lương thực. Bộ trưởng Di trú Ahmed Hussen ngày 28-3 nói với báo giới ở Toronto rằng, số tiền đó sẽ viện trợ cho Nigeria, Nam Sudan, Somalia và Yemen. “Khoảng 20 triệu người ở đó hiện nay cần viện trợ nhân đạo. Chúng ta biết rằng, người Canada quan tâm và muốn chính phủ của họ đáp ứng các nhu cầu của người dân ở những vùng đó” - ông Hussen nói. Canada sẽ viện trợ 27 triệu USD cho Nigeria, 21 triệu USD cho Somalia, 37 triệu USD cho Nam Sudan và 34 triệu USD cho Yemen. Đóng góp của Canada sẽ được phân phát qua các cơ quan LHQ và các tổ chức nhân đạo phi chính phủ. Số tiền viện trợ đó sẽ được dùng để cung cấp thực phẩm, dịch vụ y tế, nước sạch và các cơ sở vệ sinh và để bảo vệ sinh kế. Trong khi đó, ngày 13-3, Ngoại trưởng Nhật Bản Fumio Kishida cho biết, nước này sẽ cấp khoản viện trợ khẩn cấp 26 triệu USD để chống lại nạn đói đang hoành hành tại 6 quốc gia châu Phi và Trung Đông, trong đó có 6 triệu USD cho Nam Sudan. Theo ông Kishida, ngoài Nam Sudan, các nước khác nhận viện trợ từ Nhật Bản gồm Ethiopia, Kenya, Nigeria, Somalia và Yemen. Ngoại trưởng Kishida cho biết, cộng đồng quốc tế đã nhận thức rõ về nạn đói tại châu Phi và Trung Đông, đồng thời khẳng định Nhật Bản sẽ tiếp tục hỗ trợ nhân đạo cho những nước này. Hội nghị Bộ trưởng Ngoại giao nhóm các nền kinh tế phát triển và mới nổi hàng đầu (G20) họp tại Bonn, Đức, hồi giữa tháng 2 vừa qua cũng đã bàn thảo cách thức chống đói nghèo ở châu Phi, củng cố các định chế chính phủ và sử dụng tốt hơn những tiềm năng của các quốc gia thuộc lục địa đen. S.Phương (tổng hợp)

| 15

Dầu khí toàn cầu

www.petrotimes.vn

Tranh chấp dầu khí ở Iraq Quan hệ lạnh nhạt

n Kirkuk - nơi Iraq lần đầu tiên phát hiện ra dầu mỏ vào năm 1927 vốn có thể khai thác hơn 1 triệu thùng/ngày, nhưng lại đang bơm ít hơn một nửa công suất vì có tranh giành quyền kiểm soát hơn 9 tỉ thùng dầu dự trữ giữa các nhóm dân tộc và chính trị tại đây.

KDP và PUK là những đối tác liên minh không dễ dàng trong Chính phủ Khu vực Kurdistan. Vào những năm 90 của thế kỷ trước, họ còn chiến đấu với nhau trong một cuộc nội chiến. Họ độc lập phát động chiến tranh chống lại IS vào năm 2014 - năm mở đầu cho chuỗi thời gian lao dốc của giá dầu, ảnh hưởng nghiêm trọng đến ngân sách của KRG. Căng thẳng giữa hai đảng phái này bùng phát lên mức cao nhất kể từ khi Mỹ tấn công Iraq vào năm 2003. Lúc này, họ không tranh đấu với nhau để giành tài trợ của Mỹ nữa, mà là tranh giành nguồn tài nguyên.

Vai trò của IS Nằm gần một thành phố tranh chấp cùng tên, mỏ dầu Kirkuk là một “mồi lửa” cho các cuộc xung đột tiềm ẩn giữa chính quyền trung ương và chính quyền bán tự trị Kurdistan của người Kurd khi cả hai bên đều tuyên bố nó là của riêng mình. Gần đây hơn, nó lại trở thành điểm nóng xung đột giữa các đảng chính trị đối lập của người Kurk - và mỗi đảng đều được hậu thuẫn bởi một lực lượng có vũ trang mạnh. Nói như Richard Mallinson, nhà phân tích của Công ty Tư vấn năng lượng Energy Aspects, khi có chung một kẻ thù là tổ chức Nhà nước Hồi giáo (IS) thì mối bất hòa này được tạm gác sang một bên. Nhưng khi cuộc chiến chung chống IS của họ giành được những thắng lợi nhất định và tổ chức Hồi giáo cực đoan này trở nên ít đe dọa hơn thì căng thẳng giữa họ lại bùng lên.

“Quần ngư tranh thực” Chính quyền trung ương Iraq và Chính quyền Khu vực Kurdistan (KRG) đều bơm dầu tại đây, từ các giếng khoan khác nhau, nằm trên các vùng kiểm soát tương ứng. Lực lượng của KRG đã kiểm soát vùng đất quanh Kirkuk trong tháng 6-2014, sau khi quân đội Chính phủ Iraq rút chạy khỏi các chiến binh Hồi giáo IS. Nhưng chính quyền trung ương Iraq không công nhận quyền kiểm soát của người Kurd ở khu vực này. Vào ngày 11-72014, sau khi lực lượng của KRG nắm quyền kiểm soát mỏ dầu Kirkuk, cùng với mỏ Bai

Giải quyết như thế nào? Hoạt động khoan dầu ở mỏ Kirkuk hồi năm 2004

Hassan, Baghdad đã lên án hành động này và đe dọa sẽ có “hậu quả nghiêm trọng” nếu các mỏ dầu không được đặt lại dưới sự kiểm soát của Iraq. Trong khi đó, Đảng Liên minh Yêu nước Kurdistan (PUK), đảng phái đang lãnh đạo chính quyền địa phương ở Kirkuk và duy trì an ninh của thành phố, là đối thủ của Đảng Dân chủ Kurdistan (KDP) chiếm ưu thế trong Chính phủ Khu vực Kurdistan và kiểm soát phần lớn doanh thu từ dầu mỏ.

Mỏ Kirkuk cho bao nhiêu dầu? Theo dữ liệu do Bộ Dầu mỏ Iraq và KRG cung cấp vào tháng 9-2016, Kirkuk và các khu vực lân cận đang được khai thác khoảng nửa triệu thùng dầu thô mỗi ngày. Phần lớn dầu từ mỏ dầu Kirkk được xuất khẩu qua đường ống dẫn dầu Kirkuk - Ceyhan, chạy đến cảng Ceyhan của Thổ Nhĩ Kỳ trên biển Địa Trung Hải. Chính phủ Khu vực Kurdistan khai thác khoảng 350.000 thùng dầu/ngày và Công ty North Oil thuộc sở hữu của Nhà nước Trung ương Iraq khai thác xấp xỉ 150.000 thùng/ngày. Cả hai bên đã đạt được thỏa thuận vào tháng

8-2016, mà theo đó cho phép Công ty North Oil xuất khẩu qua đường ống dẫn đầu của người Kurd. Đổi lại, Chính phủ Khu vực Kurdistan chịu giảm doanh thu và được xuất khẩu phần dầu thô của họ từ Kirkuk. Theo số liệu do Bloomberg thu thập được, Iraq - nước khai thác dầu thô lớn thứ 2 trong Tổ chức các nước xuất khẩu dầu mỏ (OPEC) đã bơm tổng cộng 4,44 triệu thùng/ngày trong tháng 2-2017. Giá dầu đã giảm 2% sau thỏa thuận này, trong bối cảnh Iraq hy vọng tăng xuất khẩu dầu thô lên thêm khoảng 150.000 thùng/ngày.

Thỏa thuận đổ vỡ Thỏa thuận nói trên giữa chính quyền trung ương Iraq và KRG không giải quyết các tranh chấp giữa đôi bên về dầu mỏ ở Kirkuk, hay tranh chấp lớn hơn về quyền khai thác xuất khẩu dầu thô độc lập với chính quyền trung ương của KRG. Ngoài ra, Chính quyền tỉnh Kirkuk do Đảng PUK lãnh đạo còn bị gạt ra ngoài thỏa thuận, gây ra căng thẳng giữa hai đảng chính của người Kurd. Vào ngày 2-3-2017, các binh sĩ trung thành với Đảng PUK đã tấn công cơ sở bơm dầu chính của Công ty North

Mỏ dầu Kirkuk được phát hiện bởi Công ty Xăng dầu Thổ Nhĩ Kỳ vào năm 1927. Mỏ dầu đã được Công ty Dầu mỏ Iraq (IPC) đưa vào khai thác vào năm 1934 khi các đường ống dẫn dầu đường kính 12 inch từ Kirkuk tới Haifa và Tripoli (Lebanon) hoàn thành xây dựng. Nó từng là phần quan trọng nhất của sản xuất dầu mỏ ở miền Bắc Iraq với trữ lượng đã được kiểm chứng vào năm 1998 lên tới hơn 10 tỉ thùng dầu. Sau khoảng 7 thập niên hoạt động, Kirkuk giờ vẫn khai thác được tới 1 triệu thùng/ngày. Oil ở Kirkuk và tạm dừng xuất khẩu hơn 100.000 thùng dầu/ ngày. Họ đã đe dọa sẽ cắt vĩnh viễn việc xuất khẩu, trừ phi Bộ Dầu mỏ Iraq đồng ý chia sẻ lợi nhuận từ bơm dầu thô tại đây và phát triển các dự án năng lượng ở địa phương.

Thủ tướng Iraq Haider AlAbadi đã đạt được thỏa thuận với PUK trong các cuộc đàm phán khẩn cấp vào ngày 7-3, thúc đẩy đảng này chấm dứt ngay việc đe dọa chặn đường xuất khẩu dầu thô từ Kirkuk. Các quan chức của PUK cho biết, ông Al-Abadi đã hứa sẽ thực hiện một hiệp định đã ký vào tháng 1-2017, mà theo đó, Bộ Dầu mỏ Iraq sẽ trao cho Kirkuk một phần doanh thu từ dầu mỏ, phát triển các nhà máy điện và lọc dầu địa phương, đồng thời cung cấp cho họ dầu mỏ. Nếu hiệp định giữa chính quyền trung ương Iraq và KRG đổ bể, việc Công ty North Oil sử dụng đường ống dẫn dầu của KRG để xuất khẩu dầu thô sẽ bị chấm dứt và nguồn cung dầu cho thị trường thế giới sẽ mất đi ít nhất 100.000 thùng/ ngày. Nhưng quan trọng hơn, nó có thể đẩy chính quyền trung ương trở lại cuộc tranh chấp không biết bao giờ mới kết thúc với KRG, tiếp tục tạo ra các rào cản pháp lý cho bất cứ ai muốn khai thác hoặc vận chuyển dầu thô khỏi khu vực Kurdistan. Đất nước Iraq không những sẽ tiếp tục chìm sâu vào trong bất ổn, mâu thuẫn nội bộ, không có lợi cho cuộc chiến chung chống IS, mà còn tự đánh mất đi các cơ hội khôi phục, phát triển ngành dầu khí trụ cột kinh tế của nước này. Linh Phương


16 | Số 613  Thứ Sáu, 7-4-2017

Số 613  Thứ Sáu, 7-4-2017

Chân dung & Đối thoại

www.nangluongmoi.vn

| 17

www.petrotimes.vn

Đại sứ thiết kế Italia Barbara Trebitsch:

Thời trang phải là triết lý sống

 Sự kiện thêm một “đại sứ của thiết kế” của Italia tới Việt Nam khiến cho một việc chưa có tiền lệ xảy ra, đó là cùng lúc Italia có tới 2 vị nữ đại sứ làm việc tại Việt Nam - một đại sứ chính thức và một đại sứ của thiết kế. Bà Cecilia Piccioni - Đại sứ Italia tại Việt Nam vui vẻ chia sẻ rằng, Italia tuy là một nước tự do, nhưng từ năm 1967 trở về trước chưa hề có vị đại sứ nào thuộc phái nữ. Nay Italia cử hai vị nữ đại sứ tới làm việc ở Việt Nam cùng lúc thì hẳn đó là một dấu hiệu thay đổi cần chú ý. Dĩ nhiên bà Cecilia Piccioni chỉ nói vui, nhưng việc nữ chuyên gia về thiết kế, bà Barbara Trebitsch, vừa được phong chức danh “Đại sứ của Thiết kế Italia tại Việt Nam” tới nước ta vào tháng 3-2017 để chính thức thực hiện công việc của mình. Năng lượng Mới có cuộc trò chuyện với bà Barbara Trebitsch.

Hợp tác cao và cởi mở PV: Bà có thể cho biết mục đích của chương trình làm việc của mình tại Việt Nam trong năm 2017, thưa bà? Bà Barbara Trebitsch: Tôi đã được phong chức danh “Đại sứ của Thiết kế Italia tại Việt Nam” trước khi diễn ra sự kiện “Ngày thiết kế của Italia” vào đầu tháng 3 vừa qua tại Hà Nội. “Ngày thiết kế Italia” là một sáng kiến của Bộ Ngoại giao Italia, lần đầu tiên được tổ chức tại nhiều nước trên thế giới. Hà Nội được lựa chọn là một trong các thành phố trên thế giới có “đại sứ của thiết kế Italia”. Cùng với Hà Nội còn có Washington, New York, Moskva, Tokyo… cũng được lựa chọn tổ chức sự kiện này và có đại sứ thiết kế Italia. Bản chất của chuỗi hoạt động này là sự quan tâm phát triển hợp tác hơn nữa giữa Italia và Việt Nam. Chúng tôi muốn giới thiệu cho các bạn cũng như toàn thế giới đặc điểm nổi trội của các thương hiệu và sản phẩm thời trang Italia. Đó là những sản phẩm không chỉ đẹp, mốt, chất lượng mà còn nổi trội trong thiết kế. Tôi cùng bà đại sứ chính thức đương nhiệm Cecilia Piccioni có nhiệm vụ truyền lửa cho các nhà thiết kế Việt Nam, về cách mà các nhà thiết kế Italia đã làm được, tạo nên một thương hiệu Italia phát triển mạnh mẽ trên toàn cầu. Chúng tôi cũng mong muốn làm sao giúp được Hà Nội trở thành một trung tâm thời trang danh tiếng, sánh cùng với Milan, Tokyo, New York, Paris. PV: Những hoạt động cơ bản để khởi động cho chương trình mới của năm 2017 là gì, thưa bà?

Bà Barbara Trebitsch: “Ngày thiết kế Italia” là hoạt động khởi đầu. Tiếp đó, “Triển lãm 50+” và tọa đàm giữa đại sứ của thiết kế Italia với các nhà thiết kế thời trang hàng đầu Việt Nam như Minh Hạnh, Hoàng Hải, Việt Hùng… cũng đã diễn ra đầu tháng 3-2017 tại “Ngôi nhà Italia”, 18 Lê Phụng Hiểu, Hà Nội. Qua những hoạt động đó, chúng tôi trình bày sinh động nhất, khác biệt nhất về chặng đường phát triển ngành thiết kế ở Italia, những thay đổi mang tính bước ngoặt cùng những thành quả quan trọng nhất nâng ngành thiết kế của Italia lên đỉnh cao nổi bật của thế giới ngày nay. Ngoài ra, tại Trường Đại học Xây dựng, trong một hội thảo quốc tế, tôi cũng có bài trình bày về thời trang, kiến trúc và mỹ thuật công nghiệp. Trong hội thảo này còn có sự tham gia của kiến trúc sư Võ Trọng Nghĩa, đại diện các hãng đến từ Italia như Piaggio, Ariston, Công ty Dệt nhuộm Hưng Yên (Carvico). PV: Bà có thể nói rõ thêm về Công ty Dệt nhuộm Hưng Yên Carvico? Tại sao công ty này lại được coi là một “Bí mật Việt Nam” trong công nghệ nguyên liệu? Bà Barbara Trebitsch: Các doanh nghiệp Italia đang hoạt động ở Việt Nam như công ty Piaggio, Ariston… đều là doanh nghiệp (DN) sản xuất, vì vậy ngành công nghiệp phụ trợ rất quan trọng. Tôi có thể khẳng định rằng, DN Italia đang dựa rất nhiều vào DN Việt Nam trong cung cấp các sản phẩm phụ trợ. Ngoài ra, cũng có một số DN Italia tại Việt Nam hoạt động trong lĩnh vực cung cấp các mặt hàng phụ trợ cho DN ở Italia. Ví dụ điển hình là Công ty Dệt nhuộm Carvico, chuyên sản xuất các loại vải thể thao đặc biệt, co giãn, vải áo bơi cung cấp cho công ty mẹ ở Italia để hoàn thiện sản phẩm cho các thương hiệu như Nike, Victoria Secrets, Speedo... Do tính chất công nghệ cao trong quá trình sản xuất nguyên liệu nên Carvico được coi là bí mật. Như vậy, quá trình

các DN Italia hoặc sản xuất trực tiếp tại Việt Nam, hoặc mang tính chất gia công để rồi hoàn thiện sản xuất sản phẩm thì đều dựa vào rất nhiều các DN đối tác ở Việt Nam. Tất nhiên, sự kết hợp này không phải chỉ diễn ra trong một sớm một chiều, mà là quá trình lâu dài. Cùng với quá trình đó, các DN Việt Nam sẽ dần nâng cao hơn nữa năng lực của mình. Tương tự như vậy, các nhà thiết kế Việt Nam khi có quá trình hợp tác thực sự với đội ngũ thiết kế Italia thì sẽ làm nên thay đổi quan trọng. PV: Ngoài việc tạo nên những hợp tác và thay đổi về thiết kế, thì chương trình làm việc của bà còn mang ý nghĩa sâu thẳm nào đó không? Bà Barbara Trebitsch: Bạn thấy trong đó có những sự kiện quan trọng được tổ chức tại “Ngôi nhà Italia” tại 18 Lê Phụng Hiểu (Hà Nội). Nơi đây đã thành điểm giao lưu, gặp gỡ giữa hai nước Việt Nam và Italia để thảo luận về nhiều lĩnh vực mà hai bên cùng quan tâm. Đây trở thành điểm hẹn để đưa ra những ý tưởng mới và hợp tác với nhau để cùng thực hiện ý tưởng mới đó. Sự kiện “Ngày thiết kế Italia” mà tôi là đại sứ cũng sẽ đưa ra nhiều ý tưởng mới. Và trong sâu thẳm, chúng tôi sẽ truyền cho các bạn cảm hứng sống, làm việc, xây dựng sự nghiệp… từ phong cách Italia. Những hình ảnh, phong cách nước Italia sẽ là nguồn cảm hứng để các bạn tạo nên ý tưởng mới và chúng ta cùng hợp tác phát triển. PV: Như vậy các nhà thiết kế hai nước Việt Nam và Italia sẽ có dịp tiếp xúc nhiều hơn, thưa bà? Bà Barbara Trebitsch: Tôi muốn khẳng định rằng, đây là một ý tưởng quan trọng của Bộ Ngoại giao Italia. Ý tưởng ra đời nhằm tạo cơ hội cho các nhà thiết kế hai bên gặp gỡ, chia sẻ kinh nghiệm, tạo ra lợi ích cao hơn cho công việc mà mình đang làm. Bên cạnh đó làm sao để giới thiệu cho thế giới biết thế mạnh của mình. Như các bạn

cũng đã biết, Italia là một thương hiệu lớn trong lĩnh vực thiết kế thời trang và thiết kế các ngành khác. Thiết kế Italia ra đời trong hoàn cảnh lịch sử đặc biệt và để tạo ra ngành thiết kế Italia đỉnh cao như hiện nay thì đòi hỏi sự kết hợp giữa những người hoạt động trong lĩnh vực này trong lâu dài. Đó là một quá trình phức tạp và không phải luôn dễ chịu, nhưng các bạn có thể có được những chiêm nghiệm từ câu chuyện phát triển thiết kế của chúng tôi. Tôi vốn là giám đốc một viện nghiên cứu thời trang. Tôi đến đây không phải để dạy học mà truyền cảm hứng và kinh nghiệm. Chúng ta đang ở quá trình toàn cầu hóa, nên sự hợp tác luôn ra đời từ những lần chúng ta gặp nhau. Các bạn sẽ rõ hơn cách suy nghĩ của người Italia, triết lý và phong cách sống của người Italia chúng tôi. Có thể nói, chưa bao giờ chúng tôi lại có thể tổ chức được một sự kiện mang tính hợp tác cao và cởi mở như thế này trong ngành thiết kế.

Barbara Trebitsch trước hết là một nhà thiết kế thời trang uy tín tại Italia. Là Giám đốc cấp cao phụ trách dự án cho Học viện Domus, Trưởng ban Đào tạo tại Học viện Thiết kế và Nghệ thuật toàn cầu. Bà đã có nhiều nghiên cứu sâu, cũng như thực hiện hàng loạt các dự án về triển lãm nghệ thuật và xuất bản quan trọng. Bà cũng là cố vấn cấp cao về thiết kế cho nhiều thương hiệu thời trang và bản thân bà cũng sáng lập và điều hành một thương hiệu thời trang may sẵn dựa trên các kỹ thuật may mặc truyền thống của Italia.

PV: Việc thành lập Hội đồng thời trang Italia - Việt Nam từ năm 2014 có phải là sự chuẩn bị cho chiến lược dài hơi về hợp tác thiết kế giữa hai nước, thưa bà? Bà Barbara Trebitsch: Hội đồng thời trang Italia - Việt Nam được thành lập là từ tầm nhìn của Đại sứ quán Italia, trên cơ sở nền tảng hợp tác giữa các nhà thiết kế của hai bên trong nhiều năm. Ngành công nghiệp thời trang đóng vai trò quan trọng trong nền kinh tế của một đất nước. Thiết kế thời trang không chỉ là nghệ thuật của giấc mơ, mà còn thực sự mang lại lợi nhuận trong thực tế. Những thập niên qua, ngành thiết kế thời trang Italia rất phát

ở Italia, tôi tin rằng mình đủ kiến thức, kinh nghiệm và đủ khao khát muốn giúp đỡ các nhà thiết kế Việt Nam trong đào tạo nâng cao trình độ nghiệp vụ. Tôi có nhiệm vụ cho các bạn thấy rõ những thách thức các bạn sẽ gặp phải trên con đường các bạn đi tới thành công. Tôi sẽ chia sẻ những kinh nghiệm khi thời trang Italia chinh phục thị trường thế giới. Trong quá trình làm việc với các bạn, tôi cũng tìm hiểu kỹ các đối tác Việt Nam để giúp đỡ, hợp tác. Trước khi đến nhận nhiệm vụ ở Việt Nam, tôi đã đọc nhiều tài liệu về đất nước, con người, văn hóa và đặc biệt là giới thiết kế của các bạn.

Logo Công ty Dệt nhuộm Hưng Yên (Carvico)

công cho các thương hiệu thời trang nước ngoài. Trong khi đó, thời trang Italia với các thương hiệu như Valentino, Versace, Armani… đã xuất hiện nhiều ở thị trường Việt Nam, được người Việt yêu thích sử dụng. Vậy làm thế nào để ngành thiết kế thời trang Việt Nam có thể tận dụng được nền tảng sản xuất mạnh mẽ của chúng tôi để tạo nên những sản phẩm thời trang danh tiếng của chính người Việt và tiến vào thị trường Italia như những thương hiệu Italia đã tiến vào thị trường Việt Nam thành công? Bà Barbara Trebitsch: Câu hỏi của bạn rất hay và động đến một vấn đề lớn của thời trang

Ngày hội thiết kế Italia đã được mở cửa đón khách tham quan tại Trường Đại học Kiến trúc TP Hồ Chí Minh

triển và đóng góp đáng kể vào GDP của Italia. Tôi hy vọng rằng, Việt Nam cũng có thể áp dụng câu chuyện thành công của thời trang Italia và đạt được kết quả tương tự. Và chính sự kiện “Ngày thiết kế Italia” sẽ là một động lực cho ngành thiết kế thời trang Việt Nam phát triển.

Tôi có đủ kinh nghiệm và khát khao giúp các bạn PV: Với vai trò là Đại sứ của thiết kế Italia, bà sẽ có công việc cụ thể nào để hỗ trợ các nhà thiết kế Việt Nam và rộng ra là ngành thời trang Việt Nam thay đổi, từng bước tiến lên? Bà Barbara Trebitsch: Với chuyên môn thiết kế và thường xuyên giảng dạy về thiết kế tại

Tuy nhiên, khi đến đây, đối diện thực tế, tôi lại thấy một sự thật khác. Chính vì vậy mới cần đại sứ phải đến tận nơi. Tôi rất vui được làm việc với một đất nước có tính sáng tạo như Việt Nam. Tôi được biết các bạn có những nhà thiết kế giỏi như Minh Hạnh, Lan Hương, Việt Hùng, Hoàng Hải… Các bạn mang lại cho tôi cảm xúc thực sự mạnh hơn nhiều so với khi tôi đọc tài liệu và cảm xúc đó tạo nên ý tưởng. Ý tưởng về sự hợp tác giữa chúng ta. Tôi rất mong muốn trong thời gian tới, tôi sẽ tiếp tục gặp gỡ và trao đổi sâu sắc với các nhà thiết kế có tầm ảnh hưởng quan trọng của nền thời trang Việt Nam. PV: Thưa bà, Việt Nam đã có một nền sản xuất may mặc tiên tiến, hiện đại bậc nhất, nhưng chúng tôi mới chỉ dừng ở mức gia

Việt Nam - phát triển thời trang của quốc gia - với những điểm hết sức phức tạp. Tôi có thể chia sẻ ngay với bạn một điểm, đó là người tiêu dùng thời trang châu Âu ưa thích phong cách mới lạ, nhưng họ chỉ nhặt ra những điểm đặc thù, mang tính bản sắc của các nền văn hóa khác và phối hợp theo phong cách cá nhân của họ. Ví dụ áo dài là một kiểu trang phục truyền thống của Việt Nam, liệu có thể đưa ra với quốc tế được không? Cũng giống như bài toán về trang phục xa-ri của Ấn Độ. Tôi từng làm việc với các bạn thiết kế của Ấn Độ và họ cũng muốn quốc tế hóa tấm xa-ri của họ. Vậy thì, một sản phẩm thời trang đặc trưng của một đất nước nào đó, khi muốn đưa ra rộng rãi trên thị trường quốc tế, ngoài yếu tố thẩm mỹ, kiểu dáng,

còn cần chiều sâu triết lý. Ví dụ khái niệm áo dài của Việt Nam, thì đó không chỉ là tấm áo có hai tà, cổ cao, mặc ôm sát, mà nó cần tạo nên một triết lý sống có sức ảnh hưởng mạnh mẽ thì mới có thể phát triển ra quốc tế được.

Áo dài Việt Nam đáng yêu nhất PV: Bà có thể làm rõ hơn về việc thời trang phải là một triết lý sống, trong trường hợp áo dài Việt Nam không? Bà Barbara Trebitsch: Đó là nữ tính. Khi mặc áo dài, bạn thấy mình nữ tính nhất, đáng yêu nhất. Chính tấm áo dài khẳng định phong cách nữ tính của bạn. Điều đó giúp áo dài phát triển. Nếu đơn giản nó chỉ là một tấm áo dài với đặc điểm hai tà, cổ cao và mặc sát thì bất cứ ai cũng sao chép được, làm ra nó ngay được. Tuy nhiên, cái hồn riêng của áo dài, như tôi nói phải nâng lên thành triết lý sống, thì sẽ góp phần tạo nên cả một nền công nghiệp thời trang phát triển. PV: Nói như vậy, nghĩa là chúng tôi nên “nới rộng” khái niệm áo dài, chứ không dừng lại ở “áo dài truyền thống”? Bà Barbara Trebitsch: Tôi cho rằng, khái niệm áo dài cần phát triển lên thành một nền văn hóa khác, một phong cách khác nữa chứ không dừng lại ở kiểu truyền thống. Có như vậy áo dài mới sẵn sàng hòa nhập vào các nền văn hóa khác, sau đó là chinh phục các thị trường khác trên toàn cầu. Ví dụ như khi bà đại sứ đương nhiệm Cecilia Piccioni mặc áo dài Việt cách tân với giày búp bê và nói rằng, bà thích mặc áo dài đi với giày búp bê chứ không phải giày cao gót, thì có một số người đã tỏ ra rất ngạc nhiên. Điều đó dễ hiểu, vì trong đầu mọi người đã mặc định là áo dài luôn đi với giày cao gót. Nhưng bà Đại sứ Italia chỉ cảm thấy thoải mái và tự tin khi bà mặc áo dài cách tân đi với giày búp bê. Bà ấy có tới 11 áo dài cách tân trong tủ, nhưng không có áo dài truyền thống. Vì vậy, các bạn có thể tạo khái niệm

rộng hơn về áo dài, không chỉ là áo dài truyền thống nữa thì mới chinh phục được thị trường quốc tế. PV: Như vậy, các nhà thiết kế thời trang Việt cần thay đổi cách tư duy, phải không bà? Bà Barbara Trebitsch: Tôi thấy tiềm năng của thời trang Việt Nam, tôi cũng thấy các bạn thiết kế nhiệt tình và đầy năng lượng. Tuy nhiên, để tiến tới một nền công nghiệp thời trang phát triển thì cần nhiều công đoạn phải phát triển hơn nữa. Các bạn cũng cần dũng cảm thay đổi. Cốt lõi là cần thoát khỏi tư duy truyền thống và những ý tưởng hạn hẹp, đóng khung. Có như vậy các nhà thiết kế sẽ phát huy được sức sáng tạo hơn, trong khi vẫn giữ được những nét đặc thù Việt Nam. Ví dụ như vấn đề chất liệu cũng có thể tạo nên nét đặc thù. Các bạn nhớ vải Italia đẹp là do chất liệu cotton Italia mượt mà, đẹp tới từng chi tiết. Đó là một trong những yếu tố giúp cho thời trang Italia thành công. Còn các bạn có tơ tằm, taffeta rất tốt, nên tập trung phát triển thật hoàn thiện thì sẽ tạo nên thế mạnh riêng. Tôi thấy văn hóa Italia cũng có một số nét giống Việt Nam, đó là việc luôn “giữ thể diện”. Mẹ tôi đã già nhưng mỗi khi ra đường vẫn luôn chăm chút kỹ đến quần áo, từng chi tiết phụ trang sao cho mình trông tươm tất nhất. Người Việt Nam cũng vậy. Thói quen giữ thể diện, ăn mặc nhất định phải tươm tất tạo nên văn hóa của chúng ta. Nhưng người Italia còn có một đặc điểm riêng, đó là khả năng thay đổi, thoát khỏi truyền thống. Chúng tôi là những người hài hước và dám chễ giễu chính bản thân mình, chê bai chính mình và từ đó mà thay đổi. Chúng tôi không ngủ quên trên chiến thắng, không tự huyễn hoặc với những thành tựu mà mình đạt được. Luôn tự chế giễu mình, không thỏa mãn với chính mình, đó chính là điểm mạnh cho thiết kế. PV: Xin cảm ơn bà vì những chia sẻ thú vị và thông tin hữu ích. Uất Kim Hương (thực hiện)


18 | Số 613  Thứ Sáu, 7-4-2017

Số 613  Thứ Sáu, 7-4-2017

Đời sống - Pháp luật n Trong những năm qua, nước ta đã xảy ra hàng loạt vụ mua bán người khiến dư luận hết sức hoang mang, lo sợ. Mặc dù cơ quan chức năng liên tục cảnh báo về những rủi ro, thiệt thòi khi xuất cảnh trái phép, tuy nhiên nạn buôn người vẫn diễn ra với những thủ đoạn hết sức tinh vi…

4.000 người bị bán Mới đây, Đại sứ quán Anh tại Hà Nội và Chương trình hành động của Liên Hiệp Quốc về hợp tác chống nạn buôn bán người (UN-ACT) đã tổ chức hội nghị “Tìm kiếm cơ hội hợp tác trong phòng chống buôn bán người và nô lệ thời hiện đại”. Tại hội nghị, Thiếu tá Phạm Mai Hiên - Phó trưởng phòng 9, Cục Tham mưu Cảnh sát, Bộ Công an cho biết, từ năm 2011 đến nay, cơ quan chức năng của Việt Nam đã phá trên 2.000 vụ với 3.200 đối tượng lừa bán gần 4.000 nạn nhân, chủ yếu ra nước ngoài. Trong đó, 80% số vụ buôn bán người qua biên giới sang Trung Quốc, Lào, Campuchia với các thủ đoạn xuất cảnh lao động, bán phụ nữ làm vợ, ép bán dâm, xuất cảnh bằng du lịch, thăm thân nhân rồi bán sang nước ngoài. Phát biểu tại hội nghị, ông Dave Pennant - cán bộ cao cấp đặc trách Việt Nam thuộc Bộ Nội vụ Vương quốc Anh nói: “Cuộc chiến buôn bán người và nô lệ vẫn chưa kết thúc, nạn nô lệ chưa bị đẩy lùi về quá khứ và ngay bây giờ vẫn còn những số phận đang phải sống trong tình trạng sợ hãi và bị đối xử vô nhân đạo ở các nước trên thế giới. Những kẻ buôn người và chủ nô đứng sau nạn nô lệ thời hiện đại đang bóc lột và lạm dụng những mảnh đời vô tội”. Cũng theo ông Dave Pennant, Đại sứ quán Anh đã và đang hợp tác chặt chẽ với Bộ Công an và Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội Việt Nam trong công tác triệt phá tội phạm, truy tố những kẻ phạm tội và hỗ trợ nạn nhân, giúp họ tái hòa nhập cộng đồng. Công tác hợp tác quốc tế trong việc đấu tranh với loại tội phạm toàn cầu này hết sức quan trọng và có vai trò thiết yếu nhằm đẩy

www.nangluongmoi.vn

Cảnh báo tình trạng buôn người qua biên giới mạnh hành động, chung tay truy bắt tội phạm buôn người, giúp các nạn nhân được tự do. Tại hội nghị, các chuyên gia cho biết, một trong những nguyên nhân chủ yếu của nạn buôn bán người là do tình trạng thiếu lao động phổ thông ở một số nước có đường biên giới chung với Việt Nam. Ngoài ra còn có một số nguyên nhân khác như tình hình mất cân bằng giới tính, công tác tuyên truyền, giáo dục, phổ biến và chấp hành pháp luật trong nhân

Thủ đoạn lừa việc làm Là một trong những địa phương có biên giới giáp với Trung Quốc, những năm gần đây, Lạng Sơn đã đấu tranh có hiệu quả với các ổ nhóm buôn bán người, qua đó giải cứu hàng trăm trường hợp bị lừa bán sang bên kia biên giới. Đơn cử như vụ giải cứu hai thiếu nữ bị lừa bán sang Trung Quốc vào ngày 22-3-2017. Chỉ vì tin lời của người bạn quen qua mạng xã

Công an tỉnh Lạng Sơn tiếp nhận 45 trường hợp do Trung Quốc trao trả

dân còn hạn chế, chưa sâu rộng, phần lớn nạn nhân chưa có thông tin khi tìm việc làm hoặc lấy chồng nước ngoài nên dễ bị lừa gạt, không có kỹ năng tự bảo vệ mình. Để hạn chế tình trạng này, Việt Nam đã ban hành nhiều văn bản pháp luật liên quan đến công tác phòng, chống buôn bán người, cũng như tham gia các công ước quốc tế. Đồng thời, tăng cường hợp tác quốc tế về đấu tranh phòng chống tội phạm buôn bán người. Triển khai có hiệu quả các điều ước quốc tế đa phương về phòng chống tội phạm buôn bán người, như nghị định thư về việc phòng ngừa, trấn áp và trừng trị hành vi buôn bán người, đặc biệt là phụ nữ và trẻ em. Kiên quyết điều tra khám phá, xử lý nghiêm các vụ án buôn bán người, đấu tranh triệt phá các đường dây tội phạm buôn bán người xuyên quốc gia, có yếu tố nước ngoài, bắt, xử lý các đối tượng phạm tội.

hội facebook, hai thiếu nữ quê ở Hải Phòng đã bị Lê Văn Việt và Lê Văn Luận (cùng ở xã Thủy Triều, huyện Thủy Nguyên, TP Hải Phòng) lừa bán sang Trung Quốc. Thủ đoạn của các đối tượng này là lên mạng xã hội làm quen với các cô gái trẻ, sau đó rủ nạn nhân lên biên giới chơi và bán sang Trung Quốc. Hay vụ tiếp nhận 45 công dân Việt Nam cư trú tại các tỉnh Lạng Sơn, Lai Châu, Tuyên Quang, Quảng Trị và Quảng Bình xuất cảnh trái phép sang Trung Quốc để làm thuê vào giữa tháng 3-2017. Do không có giấy tờ hợp pháp nên 45 người này đã bị công an nước sở tại bắt giữ 35 ngày. Trải qua quãng thời gian bị giam giữ nơi đất khách, trắng tay trở về nước, cộng thêm một khoản nợ vay mượn để làm lộ phí, những công dân này vẫn chưa hết bàng hoàng, sợ hãi. “Đang không có việc làm, khi nghe mọi người rủ sang Trung Quốc làm cho công

ty, vợ chồng tôi cũng đi theo. Chúng tôi bắt xe lên Lạng Sơn đi qua đường tiểu ngạch sang đến đất Bằng Tường thì bị Công an Trung Quốc bắt do nhập cảnh trái phép. Vợ chồng tôi bị giam giữ cùng với mấy trăm người. Bây giờ tôi quá sợ không dám đi nữa…” - anh Phùng Văn Khánh (21 tuổi, ở thôn Tô Xã, xã Quảng Phường, huyện Quảng Trạch, tỉnh Quảng Bình) ngậm ngùi chia sẻ khi vừa được Công an tỉnh Lạng Sơn đón về nước.

Công an tỉnh Lạng Sơn tiếp nhận 45 trường hợp xuất cảnh trái phép do Trung Quốc trao trả

Việt Nam đã phê chuẩn Công ước TOC (Công ước của Liên Hiệp Quốc về chống tội phạm có tổ chức xuyên quốc gia) và Nghị định thư về ngăn ngừa, trấn áp, trừng trị tội phạm mua bán người. Tham gia Công ước và Chương trình hành động ASEAN về phòng, chống mua bán người. Đồng thời, Việt Nam cũng đã xây dựng Đề án “Truyền thông về phòng chống mua bán người”. Xây dựng chiến lược truyền thông thay đổi hành vi tại cộng đồng; lập đường dây nóng về phòng chống mua bán người.

Theo Công an tỉnh Lạng Sơn, các trường hợp xuất cảnh trái phép ra nước ngoài phần lớn là những người nông dân nghèo. Họ xuất cảnh vào những lúc nông nhàn, thất nghiệp và mục đích chủ yếu là tìm việc làm có thu nhập chính đáng. Thế nên, khi bị một số người rủ rê, lôi kéo, vẽ ra ảo tưởng kiếm tiền dễ dàng ở nước ngoài khiến họ tìm đến địa bàn biên giới Lạng Sơn, vượt biên trái phép sang Trung Quốc. Do thiếu hiểu biết, ngôn ngữ bất đồng nên khi ra nước ngoài làm thuê kiếm sống rất khó khăn, vất vả. Nhiều trường hợp mất hết tài sản, bị bắt giam phải làm công ích nhiều ngày, thậm chí có trường hợp phải trả giá đắt bằng cả tính mạng. Thượng tá Lý Anh Tuấn - Phó trưởng phòng Quản lý Xuất nhập cảnh, Công an tỉnh Lạng Sơn cho biết, từ đầu tháng 3-2017 đến nay, đơn vị này đã phối hợp với Đồn Biên phòng Cửa khẩu Quốc tế Hữu Nghị tiếp nhận 114 công dân Việt Nam từ phía Công an Trung Quốc trao trả. Để tránh những hậu quả xấu khi ra nước ngoài làm thuê, công dân hãy tìm hiểu thông tin chính xác về công ty có nhu cầu tuyển dụng lao động hay không, địa chỉ rõ ràng không, quyền lợi ra sao. Khi đi phải đăng ký làm thủ tục xuất cảnh hợp pháp. “Để ngăn chặn tình trạng xuất cảnh trái phép, chúng tôi đã làm tốt công tác tham mưu, chủ động triển khai các biện pháp nghiệp vụ, kết hợp đẩy mạnh tuyên truyền, đặc biệt là không ngừng cải cách thủ tục hành chính trong cấp giấy thông hành, hộ chiếu. Thường xuyên tăng cường công tác tuyên truyền, triển khai các biện pháp nghiệp vụ phòng ngừa, ngăn chặn các hoạt động xuất cảnh trái phép qua các đường mòn biên giới. Phối hợp với Bộ đội Biên phòng nắm tình hình, quản lý địa bàn, kịp thời phát hiện đấu tranh triệt xóa các đường dây, tổ chức đưa dẫn người xuất cảnh trái phép…” Thượng tá Lý Anh Tuấn nói. Thiên Minh - Xuân Hinh

Đời sống - Pháp luật

www.petrotimes.vn

 Theo như lời hứa của Tổng chủ biên của bộ sách giáo khoa (SGK) mới thì đầu tháng 4 tới đây, Dự thảo Chương trình Giáo dục phổ thông tổng thể sẽ được công bố để lấy ý kiến rộng rãi từ dư luận xã hội.

Đổi mới những gì? Đến thời điểm này, Dự thảo Chương trình Giáo dục phổ thông tổng thể đã hoàn thành và dự kiến sẽ công bố rộng rãi để lấy ý kiến. Theo GS.TS Nguyễn Minh Thuyết, Tổng chủ biên Chương trình Giáo dục phổ thông thì: Điểm mới của Chương trình Giáo dục phổ thông tổng thể là phát triển được năng lực và phẩm chất của học sinh, đặc biệt là ở cấp THPT. Bởi ngay từ lớp 10, học sinh sẽ được hướng nghiệp. Đến lớp 11 và lớp 12, học sinh sẽ tiếp cận nhiều hơn với thực tế nghề nghiệp trong tương lai. Vì thế ngoài một số môn bắt buộc, các em được chọn 5 môn phù hợp với định hướng nghề nghiệp. Đây cũng chính là một trong những điểm mới nổi bật nhất của Dự thảo Chương trình Giáo dục phổ thông tổng thể. SGK các cấp cũng được biên soạn chi tiết. Cụ thể, đối với bậc tiểu học thì các môn học bắt buộc gồm: Tiếng Việt, Toán, Tiếng Anh, Giáo dục lối sống, Cuộc sống quanh ta, Tìm hiểu xã hội, Tìm hiểu tự nhiên, Kỹ thuật và Tin học, Giáo dục thể chất, Nghệ thuật, Hoạt động trải nghiệm sáng tạo. Ngoài ra còn có môn học tự chọn là tiếng dân tộc thiểu số. Ở cấp THCS, các môn học bắt buộc gồm: Ngữ văn, Toán, Tiếng Anh, Giáo dục công dân, Khoa học tự nhiên, Tin học, Công nghệ và Hướng nghiệp, Lịch sử và Địa lý, Giáo dục thể chất, Nghệ thuật, Hoạt động trải nghiệm sáng tạo. Môn học tự chọn là Ngoại ngữ 2. Ở cấp THPT được phân ra các giai đoạn. Đối với giai đoạn giáo dục định hướng nghề nghiệp thì lớp 10 sẽ bao gồm các môn học bắt buộc là: Ngữ văn, Toán, Tiếng Anh, Giáo dục Kinh tế và Pháp luật, Lịch sử, Địa lý, Vật lý, Hóa học, Sinh học, Tin học, Thiết kế và Công nghệ, Giáo dục thể chất, Giáo dục Quốc phòng và An ninh, Hoạt động nghệ

| 19

Học sinh chọn mua sách giáo khoa

Đổi mới sách giáo khoa

Không thể làm chiếu lệ thuật, Hoạt động trải nghiệm sáng tạo. Môn học tự chọn là Ngoại ngữ 2. Lớp 11 và lớp 12, các môn học chung bắt buộc bao gồm: Giáo dục thể chất, Giáo dục Quốc phòng và An ninh, Hoạt động trải nghiệm sáng tạo. Các môn học định hướng nghề nghiệp bao gồm: Ngữ văn, Toán, Tiếng Anh, Giáo dục Kinh tế và Pháp luật, Lịch sử, Địa lý, Vật lý, Hóa học, Sinh học, Khoa học máy tính, Tin học ứng dụng, Thiết kế và Công nghệ, Mỹ thuật, Âm nhạc. Ở giai đoạn này học sinh có quyền tự chọn tối thiểu 5 môn học trong các môn này sao cho phù hợp với nguyện vọng của bản thân, cũng như điều kiện tổ chức của nhà trường. Khi những thông tin này được đưa ra, nhiều bậc phụ huynh đã lo lắng vì ngay từ bậc tiểu học, các em học sinh đã phải bắt nhịp với khá nhiều những môn học mới mẻ. Trong khi yêu cầu giảm tải kiến thức cho con trẻ ở bậc học này thì việc phải học 11 môn đang trở thành vấn đề lo lắng. Chưa kể, việc học một ngoại ngữ Tiếng Anh lại còn thêm một ngoại ngữ tự chọn ở cấp học này liệu có quá tải? Còn ở các cấp học khác thì những cái tên “mới tinh” như Kinh tế và Pháp luật, Thiết kế và Công nghệ… hiện chưa rõ cụ thể học sinh sẽ được học những kiến thức gì nhưng việc: Liệu có đào tạo giáo viên để theo kịp tiến độ sẽ thực hiện chương trình vào năm học 2018-2019 hay không? Đây thực sự là vấn đề khiến dư luận quan ngại.

Việc soạn SGK cho Chương trình Giáo dục phổ thông tổng thể được tiến hành từ năm năm 2015 . Theo báo cáo của Tổng chủ biên thì hiện dự thảo đã được hoàn thành. Từ ngày 20 đến 24-2-2017, hội đồng thẩm định đã họp và biểu quyết thông qua dự thảo. Trong đó, tỷ lệ phiếu đồng tình khá cao: 42% phiếu đồng ý thông qua mà không cần chỉnh sửa. Có 58% phiếu đồng ý thông qua nhưng cần có sửa chữa. Ngày 14-3-2017, Ban Soạn thảo đã hoàn thiện bản thảo cuối cùng để chuyển tới Vụ Pháp chế của Bộ GD&ĐT cho ý kiến thẩm định trước khi trình lên Bộ trưởng. Dự kiến, đầu tháng 4-2017, dự thảo chương trình giáo dục phổ thông tổng thể sẽ được công bố để lấy ý kiến rộng rãi.

Bắt đầu từ đâu? Theo như dự kiến thì năm học 2018-2019 bộ SGK của Chương trình Giáo dục phổ

thông tổng thể sẽ đưa vào sử dụng. Chính Tổng chủ biên của Chương trình SGK mới cũng khẳng định rằng, để thực hiện được tốt việc này phải đảm bảo tốt hai điều kiện tối thiểu là chất lượng giáo viên và cơ sở vật chất của nhà trường. Đương nhiên điều kiện về giáo viên là thuộc trách nhiệm của Bộ GD&ĐT. Còn cơ sở vật chất, theo vị Tổng chủ biên thì ngoài Bộ GD&ĐT còn cần có sự vào cuộc của các địa phương. Tổng chủ biên Chương trình giáo dục phổ thông mới đồng thời bày tỏ sự trăn trở về việc số lượng trường phổ thông được học 2 buổi/ngày còn chưa nhiều. Ngay như ở các thành phố lớn thì học sinh vẫn phải học luân phiên vì thiếu phòng học. Đây sẽ là điều phải khắc phục ngay nếu không rất khó để thực hiện thành công chương trình mới. Thực tế thì chất lượng giáo viên đến đâu? Đội ngũ giáo viên có theo kịp với chương trình mới đang là điều khiến dư luận xã hội đặt câu hỏi. Trước nay, không ít những lần đổi mới của ngành giáo dục được đưa ra, từ thay đổi SGK đến thay đổi hình thức thi cử thì việc giáo viên có thích ứng kịp để truyền tải kiến thức cho học sinh hay không mới là quan trọng. Thậm chí, nhiều ý kiến còn cho rằng, nếu ngành giáo dục không thay đổi được phương thức dạy học theo kiểu dập khuôn cố hữu của giáo viên thì mọi đổi mới cũng chỉ đổ ra sông ra biển. Được biết, để chuẩn bị cho

việc thực hiện chương trình giáo dục phổ thông tổng thể lần này, Bộ GD&ĐT đã xây dựng hẳn Dự án Nâng cao năng lực đội ngũ giáo viên và cán bộ quản lý giáo dục (ETEP) về vấn đề đào tạo, bồi dưỡng giáo viên. Các trường sư phạm cũng đã khởi động đổi mới chương trình đào tạo sư phạm dựa trên tài liệu bồi dưỡng giáo viên cũng do chính Ban Soạn thảo chương trình giáo dục phổ thông tổng thể biên soạn. Thế nhưng, hiệu quả đến đâu vẫn còn phải chờ. Còn vấn đề đổi mới SGK, đây không phải là lần đầu đổi mới. Và lần đổi mới gần đây nhất theo Bộ GD&ĐT là hiệu quả, nhưng thực tế thì không được như vậy. Đơn cử như bộ sách đổi mới gần đây nhất của hệ THPT, theo đánh giá của nhiều giáo viên trực tiếp giảng dạy, bộ SGK năm 2007 là sự “cải lùi” chứ không phải “cải tiến” so với bộ sách chỉnh lý hợp nhất năm 2000. Và khi bộ sách này xuất hiện lại có nhiều nghịch lý khi việc trưng cầu dân ý, hội thảo rầm rộ để lấy ý kiến của nhiều trường phổ thông đến trường đại học nhưng lại thực hiện sau khi bộ SGK đã hoàn thành. Điều này khiến nhiều giáo viên đánh giá đó chỉ là việc làm cho có, để rồi những lỗi sai, những nhầm lẫn vẫn còn nguyên. Vì vậy, cùng với quan điểm phải công bố SGK của Chương trình Giáo dục phổ thông tổng thể để lấy ý kiến rộng rãi từ dư luận thì các nhà giáo cũng đề xuất việc lấy ý kiến phải có thời gian đủ dài chứ không được làm chiếu lệ như trước đây. Sau khi đã tiếp thu và điều chỉnh hợp lý, chuẩn bị đầy đủ các cơ sở để thực hiện thì mới tiến hành, đừng để không riêng học sinh mà cả giáo viên cũng phải luôn sống trong tâm lý bị ngành giáo dục đưa ra làm thử nghiệm. Được biết, để chuẩn bị cho bộ SGK trong Chương trình Giáo dục phổ thông tổng thể lần này, Bộ GD&ĐT đã cất công trưng cầu rộng rãi đội ngũ tri thức, người có tâm huyết… vào ban biên soạn sách. Hy vọng sự cải tổ tổng thể chương trình từ bậc tiểu học đến THPT lần này sẽ là bước tiến vượt bậc của ngành giáo dục! Huyền Anh


20 | Số 613  Thứ Sáu, 7-4-2017

Số 613  Thứ Sáu, 7-4-2017

Văn hóa - Xã hội n Tại Hội thảo Góp ý cơ chế thuê dịch vụ xử lý chất thải y tế tại các bệnh viện công tổ chức mới đây, bà Nguyễn Thị Liên Hương, Cục trưởng Cục Quản lý môi trường y tế, Bộ Y tế cho biết: Trong 13.000 cơ sở y tế trên cả nước, có khoảng 60% cơ sở có hệ thống xử lý nước thải y tế đảm bảo quy chuẩn, tiêu chuẩn, 40% còn lại vẫn chưa đạt.

Khó vận hành và quản lý

Theo kết quả thực hiện Đề án 2038, một đề án tổng thể xử lý chất thải giai đoạn 20112015 và định hướng giai đoạn 2020, trong số 13.511 cơ sở y tế của cả nước hiện mới có khoảng 60% cơ sở có hệ thống xử lý nước thải y tế đảm bảo quy chuẩn, tiêu chuẩn; 40% còn lại vẫn chưa đạt. Tuy nhiên về nước thải y tế ở cả tuyến bệnh viện tuyến Trung ương và tỉnh đều chưa đạt mục tiêu đề ra. Tỷ lệ chất thải rắn y tế nguy hại được xử lý tại tuyến Trung ương là 95%, tại tuyến tỉnh là 71,2% và ở tuyến huyện là 78,4%. Kết quả thực hiện Đề án cũng nói rõ, về cơ chế xử lý chất thải rắn y tế nguy hại, hiện nay có 60,4% bệnh viện thuê vận chuyển ra ngoài và xử lý và 39,6% bệnh viện tự xử lý ở những nơi không có đơn vị cung cấp. Đối với cơ chế xử lý nước thải y tế, hiện nay ngành y tế đang có hai mô hình xử lý, nhưng hầu hết là xử lý tại chỗ. Kinh phí đầu tư cho xử lý nước thải y tế chủ yếu từ ngân sách Nhà nước với quy mô dưới 20 tỉ đồng. Thứ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thanh Long phân tích, nguyên nhân chủ yếu khiến cho hệ thống xử lý chất thải không đạt mục tiêu như đề án đặt ra là do thiếu kinh phí. Hiện còn tới khoảng 400 bệnh viện cần đầu tư mới hoặc nâng cấp hệ thống xử lý nước thải. Đồng thời đối với các bệnh viện đã được đầu tư hệ thống xử lý nước thải y tế thì công tác vận hành, duy tu, bảo trì, bảo dưỡng cũng còn gặp khó khăn do thiếu kinh phí vận hành và thiếu cán bộ

www.nangluongmoi.vn

40% cơ sở y tế xử lý nước thải chưa đạt chuẩn có chuyên môn kỹ thuật phù hợp để quản lý, vận hành công trình xử lý nước thải y tế, dẫn đến hiệu quả xử lý nước thải y tế không ổn định và tuổi thọ công trình không cao. Về vấn đề này, Trưởng khoa Kiểm soát nhiễm khuẩn, Bệnh viện Bạch Mai Nguyễn Việt Hùng cho biết, hình thức xử lý nước thải theo mô hình hiện nay có rất nhiều bất cập do không được đầu tư nguồn lực. Hơn nữa có đầu tư thì cũng không đủ nhân lực vận hành, quản lý vận hành. Ông Hùng nói: “Việc xử lý nước thải y tế, đa số các bệnh viện tự vận hành và nhân viên xử lý chính là bác sĩ, điều dưỡng, kỹ thuật viên

lớn nhất trong công tác xử lý nước thải y tế chính là khâu vận hành. Ông nói: “Việc để các bệnh viện tự bố trí cán bộ vận hành hệ thống xử lý nước thải, cán bộ vận hành không có chuyên môn, không được chuẩn hóa thì rất khó đảm bảo các chỉ tiêu nước đầu ra”.

Cần một cơ chế xã hội hóa Khó khăn trong vận hành và quản lý vận hành là vấn đề chủ yếu mà Hội thảo đặt ra đối với hệ thống xử lý chất thải, đặc biệt là nước thải y tế. Theo Thứ trưởng Nguyễn Thanh Long, với chủ trương

hầu hết các dự án đầu tư công trình xử lý nước thải y tế đều dưới 20 tỉ đồng. Do đó, theo Thứ trưởng Nguyễn Thanh Long, ngành y tế cần một cơ chế chính sách phù hợp, khả thi để thu hút và huy động các thành phần xã hội tham gia vào xử lý nước thải y tế, tháo gỡ khó khăn về nguồn vốn và tăng tính chuyên nghiệp trong vận hành hệ thống. Cụ thể , Bộ Y tế đã trình Thủ tướng Chính phủ xin ban hành cơ chế chính sách đặc thù về xử lý chất thải y tế và xây dựng nội dung dự thảo Quyết định, dự thảo Tờ trình Quyết định về thuê dịch vụ xử lý nước thải y tế trong các bệnh viện

Hệ thống xử lý nước thải Bệnh viện Nhi Đồng 2

trong bệnh viện nên không thể bảo đảm bằng các dịch vụ xử lý chuyên nghiệp”. Ông cũng dẫn chứng Bệnh viện Bạch Mai hiện đang được đầu tư nâng cấp hệ thống xử lý nước thải với nguồn vốn 70-80 tỉ đồng từ ngân sách. Khi làm xong phải thuê đơn vị chuyên môn vận hành mới mang lại hiệu quả, chưa kể đến việc bảo hành, sửa chữa sẽ không kịp thời nếu xảy ra hỏng hóc lớn… Viện trưởng Viện Sức khỏe nghề nghiệp và môi trường, Bộ Y tế Doãn Ngọc Hải cũng cho biết, theo kết quả nghiên cứu đánh giá độc lập của Viện ở gần 100 bệnh viện trên cả nước cho thấy, vấn đề tồn tại

xã hội hóa hiện nay, việc áp dụng xã hội hóa trong lĩnh vực bảo vệ môi trường đối với cơ sở y tế còn gặp khó khăn. Vì theo Quyết định số 1466/QĐTTg của Thủ tướng Chính phủ, không quy định cơ sở cung cấp dịch vụ xử lý nước thải y tế thuộc loại hình cơ sở thực hiện xã hội hóa. Còn Nghị định 15/2015/NĐ-CP về đầu tư theo hình thức đối tác công tư quy định, một trong các điều kiện dự án được lựa chọn thực hiện theo hình thức đối tác công tư phải đáp ứng là có tổng vốn đầu tư từ 20 tỉ đồng trở lên. Tuy nhiên, thực tế, đối với đầu tư công trình xử lý nước thải y tế chủ yếu là đầu tư tại chỗ và

công lập. Theo dự thảo này, các bệnh viện công lập trên cả nước sẽ được phép thuê dịch vụ xử lý nước thải y tế bảo đảm yêu cầu về chất lượng dịch vụ, nước thải đầu ra sau xử lý phải đáp ứng quy chuẩn kỹ thuật về môi trường. Kinh phí chi trả thuê dịch vụ xử lý nước thải y tế tại các bệnh viện sẽ được tính vào giá dịch vụ khám chữa bệnh. Thứ trưởng Nguyễn Thanh Long cho biết thêm: “Bộ Y tế đã chủ động trình và đã được Thủ tướng Chính phủ cho phép xây dựng cơ chế chính sách đặc thù về xử lý chất thải y tế để bảo đảm đạt mục tiêu về xử lý chất thải y tế. Trên cơ sở

tiếp thu ý kiến góp ý của các bộ liên quan, Bộ Y tế đã hoàn thiện dự thảo quyết định của Thủ tướng Chính phủ quy định về thuê dịch vụ xử lý nước thải y tế”. Về vấn đề này, ông Nguyễn Danh Linh, Bệnh viện Hữu nghị Đa khoa Nghệ An đề xuất: Bộ Y tế cần phải công bố một công nghệ chuẩn trên toàn quốc để các bệnh viện cơ sở lấy công nghệ đó áp dụng cho việc xử lý nước thải tại các bệnh viện. Ông Nguyễn Văn Hòa, Giám đốc Bệnh viện Đa khoa tỉnh Nam Định cho rằng, một trong những khó khăn của các bệnh viện, nhất là bệnh viện tuyến tỉnh trong việc thuê dịch vụ xử lý chất thải y tế là họ chưa có quyền tự chủ. Trong khi cơ chế giá dịch vụ đang được kiểm soát và khống chế phải theo đúng định giá thị trường. Do đó, cơ chế thuê dịch vụ này sẽ khó khăn với các bệnh viện tuyến dưới, bệnh viện ít số giường hoặc các cơ sở y tế có ít bệnh nhân. Vậy, việc chịu trách nhiệm trước pháp luật về vấn đề chất lượng của việc xử lý chất thải y tế liệu sẽ nằm ở các bệnh viện hay đơn vị được thuê? Trả lời câu hỏi của ông Nguyễn Văn Hòa, Thứ trưởng Y tế Nguyễn Thanh Long cho biết, việc giám sát xem đơn vị được thuê có thực hiện đúng theo nghĩa vụ hợp đồng hay không là của các bệnh viện. Ngoài giám sát theo quý, các bệnh viện có thể thực hiện giám sát đột xuất, lấy mẫu gửi đi xét nghiệm để có cơ sở làm việc với đơn vị được thuê, xem họ có thực hiện xử lý chất thải y tế bảo đảm đúng chất lượng hay chưa. Từ nay đến năm 2020, mục tiêu của Bộ Y tế là 100% cơ sở y tế thực hiện xử lý chất thải y tế đạt yêu cầu về môi trường. Nhưng để thực hiện được mục tiêu ấy, Bộ cũng sẽ tham khảo nghiên cứu, bổ sung các ý kiến tại Hội thảo để sớm hoàn thiện nội dung dự thảo Quyết định trình Thủ tướng Chính phủ ban hành. Nguyễn Bách

www.petrotimes.vn

Văn hóa - Xã hội

“không”

Khi điện ảnh  Không có chân dài, không scandal, cũng không có những tình tiết chọc cười hay kinh dị… nhưng những bộ phim Việt ra rạp gần đây vẫn hút khách đáng kể khi kịch bản xoáy vào những mảnh đời khốn khổ, người mang thân phận đặc biệt trong xã hội.

Nước mắt thay tiếng cười Từ giữa năm 2016 đến nay, số lượng phim Việt đạt doanh thu cao chỉ đếm trên đầu ngón tay, đa phần các phim giải trí đều không nhận được tín hiệu tích cực từ phía khán giả. Lý giải cho hiện tượng này, nhiều nhà làm phim khẳng định, một trong những nguyên nhân thất bại của phim Việt thời gian qua là thiếu kịch bản hay và nội dung độc đáo. Sau đó, các nhà làm phim đã chuyển hướng sử dụng kịch bản nước ngoài rồi Việt hóa như “Em là bà nội của anh”, “Bạn gái tôi là sếp” hay “Sắc đẹp ngàn cân”… Nhưng đây cũng không phải hướng đi vững chắc và dài hơi cho điện ảnh Việt. Thậm chí, các bộ phim có sử dụng kịch bản nước ngoài cũng không được tham dự giải Cánh Diều - như một lời nhắc nhở cho các nhà làm phim Việt về nỗ lực sản xuất những bộ phim thuần Việt. Gần đây, các đạo diễn đang dần “kéo khách” trở lại rạp chiếu với các bộ phim mang đậm yếu tố nhân văn, khắc họa hình ảnh con người gần gũi nhưng có số phận đặc biệt. Trong đó, có không ít bộ phim mang yếu tố bi kịch, lấy nước mắt của khán giả. Năm 2015, cộng đồng người Việt ở Đức như nhìn thấy một phần cuộc đời của mình trong từng thước phim “Quyên”, bộ phim tái hiện những gian khó của người xa xứ khi bức tường Berlin sụp đổ cách đây hơn 20 năm. “Quyên” kể về số phận của một phụ nữ xinh đẹp theo chồng vượt biên từ Nga sang Đức trong thời kỳ bức tường Berlin sụp đổ. Đây là khoảng thời gian đầy khó khăn và nước mắt, nhưng không bao giờ quên đối với cộng đồng người Việt

| 21

Cảnh trong phim “Dạ cổ hoài lang”

chân dài, hài nhảm

tại Đức. Nhiều gia đình người hương. Cái kết buồn của phim đến lương tri của người xem bởi Việt ở miền Bắc hầu như đều có và nỗi nhớ quê hương da diết tình yêu và hy vọng. một thành viên hay ít nhất quen của hai nhân vật trong phim biết một người đi học hoặc chính là yếu tố khiến người xem Nâng tầm xuất khẩu lao động tại Đông không cầm được nước mắt. phim Việt Âu trong thời kỳ này. Bộ phim Tương tự, “Cha cõng con” Dù không có những chiến chạm vào trái tim của những của đạo diễn Lương Đình Dũng dịch quảng bá quá rầm rộ, thế người xa xứ, bởi họ tìm thấy là một câu chuyện giản dị kể về nhưng “Quyên”, “Lô tô”, “Dạ hình ảnh của mình đâu đó trong tình cha con ở vùng sâu, vùng cổ hoài lang” hay “Cha cõng thân phận của nhân vật chính. xa. Cá (nhân vật chính) mồ côi Gần đây, “Lô tô” - lấy cảm mẹ từ nhỏ nên sống cùng cha con” vẫn luôn nhận được sự hứng từ phim tài liệu từng gây trong một cái chòi cũ nát bên quan tâm của công chúng, trong sốt “Chuyến đi cuối cùng của bờ sông. Cha của Cá là Mộc, bối cảnh phim Việt đang “đói” chị Phụng” - mô tả cuộc sống hằng ngày đi đánh cá trên sông các kịch bản có giá trị nhân văn trong các gánh lô tô lang thang kiếm tiền cơm cháo qua ngày. và có ý nghĩa. Theo các nhà nghiên cứu khắp vùng miền Tây sông nước. Dù cuộc sống bần cùng, nghèo Dù chọn đề tài đồng tính nhưng k h ổ … n h ư n g điện ảnh, các bộ phim thấm đẫm giá trị nhân văn hoàn toàn phim không lạm dụng việc xây hợp lý và đúng thời điểm, khi dựng nhân vật õng ẹo, những điện ảnh Việt Nam đang bão câu nói đồng bóng, chi tiết hòa những sản phẩm lố lăng thô thiển để gây cười… mà hay kinh dị quá đà. Chính hé lộ về những góc khuất Thị trường phim trong nước những bộ phim đi sâu đầy ấm áp phía sau cuộc khai thác hình ảnh, thân sống thăng trầm của luôn có sự cạnh tranh khốc liệt. Phim phận con người đặc biệt những người thuộc “thế ra rạp liên tục, thậm chí một tuần có đang dần nâng tầm cho giới thứ 3” làm nghề xổ hai, ba phim đụng lịch. Số lượng nhiều phim Việt, hoàn thiện số lô tô. Phim không mảng phim nhân văn đi đến tận cùng số nhưng không ít phim bị thờ ơ, trôi vào vốn từng được đánh giá phận bi kịch của người quên lãng vì nội dung hời hợt, thiếu là kén người xem trước đồng tính, cũng không thuyết phục hoặc mô-típ quá đó. truyền tải những triết lý Có lẽ cũng đã qua thời cao siêu… nhưng lại gây quen thuộc, nhàm chán. điểm khán giả mua vé để “ủng xúc động lòng người bởi cái hộ phim Việt”, họ bỏ tiền và tình của những con người mang đòi hỏi chất lượng sản phẩm thân phận đặc biệt trong xã hội. “Dạ cổ hoài lang” là một tình cha con luôn văn hóa xứng đáng với số tiền dự án điện ảnh được đạo diễn ấm áp và cậu bé luôn nuôi ấy. Thị hiếu khán giả nâng cao Nguyễn Quang Dũng bắt tay dưỡng trong mình những ước buộc các nhà làm phim cũng vào thực hiện từ cuối năm 2015 mơ về một vùng đất tràn ngập phải nâng chất sản phẩm của tại Canada. Phim được chuyển ánh sáng. Biến cố đã xảy ra khi mình. Dù không thể nhanh thể từ vở kịch nổi tiếng “Dạ Cá bị bệnh máu trắng, người chóng, dễ dàng tạo ra những cổ hoài lang”, xoay quanh hai cha vì muốn cứu con nên đã tác phẩm đạt chuẩn nhưng sự người đàn ông lớn tuổi là Tư đem những đồng tiền lẻ gom chuyển đổi theo hướng tích Lành và Năm Triều. Cả hai góp được đưa con về thành phố cực vẫn giúp thị trường phim tốt hơn so với thời bùng nổ hài đều chơi thân với nhau từ nhỏ, chữa bệnh. đều buộc phải xa quê hương Tiền hết, bệnh viện trả về… “nhảm”. Chia sẻ về lối làm phim bi theo con sang sinh sống ở nước nhưng người cha vẫn không ngoài. Tuy nhiên, khoảng cách quên nuôi hy vọng cho con của mình, cha đẻ của “Cha cõng thế hệ và sự khác biệt về văn bằng cách cõng con trèo qua con” Lương Đình Dũng tâm sự hóa đã khiến cho họ không thể hàng trăm bậc cầu thang của rằng, anh thấy phim ảnh đang hòa nhập được với cuộc sống một tòa cao ốc để con được bị thừa tiếng cười trong khi nơi quê người. Họ phải chịu một lần chạm tay đến ước mơ. cuộc sống không chỉ có tiếng bao khắc khoải trong tâm hồn Phim không có cao trào, không cười. Vì lẽ đó mà anh chọn lối và mang nặng nỗi niềm hoài có kịch tính… nhưng lại chạm làm phim của riêng mình. Phim

không đi vào khía cạnh giải trí mà phim gắn với những thổn thức của số phận. Đó là bức tranh chân thật về những con người bé nhỏ, kém may mắn trong xã hội mà ít người biết tới. Bộ phim khi xem xong sẽ khiến người xem suy nghĩ nhiều hơn, nhưng lại sống tốt hơn. Đạo diễn bộ phim “Lô tô” Huỳnh Tuấn Anh chia sẻ, mục đích của đạo diễn là muốn mọi người khi xem phim sẽ thấy điện ảnh không chỉ biết chạy theo tiếng cười, theo chân dài, theo những thứ phù phiếm… mà điện ảnh cũng như văn học, sẵn sàng đi đến tận cùng những màu tối sáng của cuộc sống. Bên cạnh đó, nam đạo diễn muốn khơi dậy mạnh mẽ hơn sự nhân văn trong mỗi con người, nhất là khi đứng trước những số phận và cuộc đời ngang trái. Đồng tình với quan điểm ấy, đạo diễn Vũ Ngọc Đãng cho biết, hiện khán giả không còn thích những câu chuyện mang tính hình tượng chung chung. Họ quan tâm đến các cá nhân với những thân phận cụ thể hơn. Vì thế, khi thực hiện phim “Hot boy nổi loạn” phần 2, anh tập trung vào một số phận, một nhân vật chứ không phát triển theo hướng đa chiều như phần 1. Có thể nói, sự chuyển dịch của điện ảnh Việt thông qua các bộ phim ra rạp gần đây đang cho thấy một làn gió mới trong chính tư duy và cách nhìn nhận của các nhà làm phim. Đã qua thời lên gân lên cốt với những màn chọc cười, những cảnh hù dọa, những người đẹp khoe mình qua váy áo hay những kỹ xảo bom tấn…, điện ảnh còn phải là nơi khắc họa một cách chân thật về những số phận, mảnh đời, kiếp sống và giúp người xem những suy nghĩ nhân ái hơn về cuộc sống, về tình người. Khánh An


22 | Số 613  Thứ Sáu, 7-4-2017

Số 613  Thứ Sáu, 7-4-2017

Biển đảo (Tiếp theo và hết)

Chắn sóng biển miền Trung như “muối bỏ bể” Dọc tuyến bờ biển miền Trung, điểm sạt lở lớn nhất có nguy cơ đe dọa cao nhất là điểm Cửa Đại (Hội An, Quảng Nam), vì vậy, các phương pháp chống sạt lở cả kiên cố lẫn tạm thời được triển khai. Trước năm 2016, Nhà nước đã đầu tư hơn 70 tỉ đồng xây dựng kè chống dài hơn 850m dọc bãi biển Cửa Đại. Các tổ chức và cá nhân kinh doanh ở khu vực này cũng đã tự đầu tư nhiều tỉ đồng nhằm xây kè. Điển hình, từ tháng 6-2015, khu nghỉ dưỡng Victoria đầu tư kinh phí 10 tỉ đồng cho cụm công trình giảm sóng, ngăn cát bằng kết cấu ống địa kỹ thuật. Tuy nhiên, đây cũng chỉ là “muối bỏ bể” khi đầu tư manh mún, không có hệ thống, giải pháp đồng bộ. Xói lở bờ biển Cửa Đại vẫn đang tiếp diễn với tốc độ nhanh và cường độ mạnh hơn trước. Gần đây nhất, tháng 112016, Quảng Nam đã tiếp tục triển khai dự án xây kè khẩn cấp chống xâm thực bờ biển Cửa Đại với quy mô lên đến 60 tỉ đồng từ ngân sách Nhà nước. Phương thức xây kè mềm bằng bao cát (túi địa kỹ thuật) có trọng lượng khoảng 300 tấn, chiều dài 20m, cao 5m để thả ngầm xuống dưới biển, chắn sóng, chống biển xâm thực trên suốt chiều dài 1,6km từ khách sạn Victoria ra hướng tây bắc. Cũng trong thời điểm này, Bộ Giao thông Vận tải (GTVT) cũng có một dự án nạo vét luồng khẩn cấp để giải quyết thực trạng bồi lấp cục bộ tại cửa sông Thu Bồn, tạo điều kiện cho tàu thuyền ra vào sông. Gói kinh phí hơn 10 tỉ đồng của dự án này từ ngân sách Trung ương. Quản lý dự án là Đoạn Quản lý đường thủy nội địa - Sở GTVT Quảng Nam. Trước tình trạng bờ biển Cửa Đại có thể “thất thủ”, nhiều chuyên gia đầu ngành trong nước và quốc tế về lĩnh vực thủy lợi đã được mời đến để họp bàn phương án giải quyết triệt để. Tại những hội thảo hay thị sát khẩn cấp, nhiều nhà khoa học và quản lý đều nhất trí phương án “phá sóng” để cứu bờ biển này.

www.nangluongmoi.vn

Bờ biển kêu cứu

Kỳ cuối: Gian nan hành trình “dời non, lấp biển”

 Để ngăn chặn biển xâm thực và tình trạng sạt lở bờ biển ngày càng nghiêm trọng, một loạt các tỉnh miền Trung và Đồng bằng sông Cửu Long đã dốc kinh phí xây dựng các đê kè chắn sóng. Tuy nhiên, đó chỉ là biện pháp khẩn cấp tạm thời trong cuộc hành trình gian nan “dời non, lấp biển”... và biển bên ngoài, nhưng các hệ thống này lại quản lý một cách biệt lập. “Vì vậy, cần cách tiếp cận tích hợp để lồng ghép quản lý lưu vực sông với vùng bờ biển dựa trên mối liên kết sinh thái, thủy văn và kinh tế - xã hội, đòi hỏi phải có cơ chế phối hợp liên ngành, liên vùng mới mong chống được sạt lở bờ biển một cách bền vững” - PGS.TS Nguyễn Chu Hồi nhấn mạnh. Kè Gành Hào bị sạt lở nghiêm trọng đe dọa cuộc sống 8.000 hộ dân

Phương pháp “phá sóng” được chỉ ra bao gồm giải pháp kè cứng mái nghiêng và giải pháp đê giảm sóng, nuôi bãi thực hiện tại khu nghỉ dưỡng Victoria tỏ ra khá hiệu quả. Tuy nhiên, về lâu dài, nghiên cứu quy hoạch đầu tư bảo vệ bờ biển cần được xây dựng và có phương án bổ sung lượng cát đã mất. Việc đầu tư theo quy hoạch này có thể giúp tránh hiện tượng bồi ở vùng có công trình nhưng sạt lở ở vùng không được bảo vệ. Không chỉ bờ biển Cửa Đại, hầu hết tỉnh, thành phố duyên hải miền Trung chủ yếu áp dụng giải pháp xây dựng kè cứng chống sạt lở bờ biển. Theo đánh giá chung, đây là giải pháp có đầu tư cao, chưa thực sự bền vững, hiệu quả tại một số khu vực, không phù hợp với xu thế chung được nhiều nước hiện nay hướng tới là áp dụng các biện pháp “thân thiện với môi trường” và trả lại không gian cho biển. Đối với tình trạng chung của các bờ biển miền Trung, ông Hoàng Văn Thắng - Thứ trưởng Bộ NN&PTNT đưa ra hàng loạt giải pháp như khi triển khai xây dựng đầu tư cần xét đến tính hệ thống của tự nhiên, xác định nguyên nhân chính gây sạt lở để có giải pháp phù hợp, xây dựng kế hoạch đầu tư cụ thể để tránh hối tiếc về sau. Thêm nữa, cần

“Trong điều kiện sạt lở đê biển, bờ biển chưa có điểm dừng, vì vậy chính quyền các địa phương nên quy hoạch lại vùng sản xuất, vùng bố trí dân cư… theo hướng ra xa nơi sạt lở. Về lâu dài cần tính toán nhiều giải pháp đồng bộ như kè, trồng rừng, tạo bãi, hạn chế khai thác cát, tái tạo chân bờ biển… để ứng phó với nạn sạt lở” - TS Dương Văn Ni, Khoa Môi trường và Tài nguyên thiên nhiên, Trường Đại học Cần Thơ. đẩy mạnh truyền thông, nâng cao nhận thức cho người dân và các cấp chính quyền. Theo PGS.TS Nguyễn Chu Hồi - nguyên Phó tổng cục trưởng Tổng cục Biển và Hải đảo Việt Nam, Chủ tịch Hội Thiên nhiên và Môi trường biển Việt Nam kiến nghị cách tiếp cận “Từ đầu nguồn xuống biển”. Theo PGS.TS Nguyễn Chu Hồi, vùng bờ biển miền Trung rất quan trọng, nằm chuyển tiếp giữa lưu vực sông

Miền Tây: Trồng rừng làm “kè mềm” bất tử Tại tỉnh Trà Vinh, do sạt lở càng lúc càng nhiều nên các ngành chức năng tỉnh này xin Trung ương hỗ trợ kinh phí xây dựng kè kiên cố với khoảng 10,3km ở những khu vực trọng yếu thuộc thị xã Duyên Hải và huyện Duyên Hải. Dự án kè kiên cố được triển khai nhiều năm, nhưng đến nay mới hoàn thành được khoảng 5,6km, số còn lại chưa thực hiện do thiếu kinh phí, bởi trung bình kè 1km tốn khoảng 100 tỉ đồng. Tại tỉnh Tiền Giang, cuối năm 2015, UBND tỉnh Tiền Giang có công văn kiến nghị Trung ương hỗ trợ hơn 400 tỉ đồng đầu tư kè mái đê biển Gò Công ở những đoạn xung yếu. Trước đó, tỉnh triển khai Dự án kè mái chống sạt lở hơn 6,3km, đến nay thi công được 5,3km thì sạt lở tiếp tục lấn sâu, nên tiếp tục nâng chiều dài kè lên 10km… Công trình kè Gành Hào khởi công xây dựng từ năm 2003 và hoàn thành đưa vào sử dụng năm 2006. Vào thời điểm này, kè Gành Hào được xem là kiên cố bậc nhất tại vùng Đồng bằng sông Cửu Long. Tuy nhiên, chỉ được khoảng 10 năm thì bị sạt lở, nhất là 2 năm trở lại đây. Theo đánh giá của Viện Khoa học Thủy lợi miền Nam, kè Gành Hào sau khi đưa vào sử dụng, qua quan trắc môi trường

cho thấy bị sụt lún khá lớn. Khối đất đá, bệ đỡ, hàng cọc, độ giữa đất cũng có ảnh hưởng lớn. Đặc biệt, bãi kè đã có những tác động nghiêm trọng. Nhiều người dân ở Gành Hào cho biết, phía đối diện cửa biển Gành Hào là Tân Thuận (Cà Mau), trước đây cũng sạt lở như bên này. Nhưng khi làm kè ngầm tạo bãi thì việc sạt lở không còn diễn ra. Ông Nguyễn Thiện Pháp, Chi cục trưởng Chi cục Thủy lợi tỉnh Tiền Giang nhìn nhận: “Về cơ bản khi rừng phòng hộ bị mất thì đê biển sẽ lung lay bởi không còn cây chắn sóng. Do đó, việc phòng chống sạt lở đê biển hiệu quả nhất vẫn là khôi phục lại rừng ven biển. Và Tiền Giang cũng đang thực hiện dự án kè giảm sóng, gây bồi, tạo bãi trồng rừng ngập mặn ở huyện Gò Công Đông, với dự án dài 1.420m”. Theo một số chuyên gia, giải pháp xây “kè mềm”, trồng lại rừng ven biển, khôi phục đai rừng phòng hộ… được đồng thuận rất cao. Tuy nhiên, các đai rừng ven biển càng ngày càng mỏng và mất dần. Trong khi đó, việc hồi phục đai rừng chưa như mong đợi. Thêm nữa, một số khu vực đã bị sạt lở nghiêm trọng, bãi bồi không còn, đai rừng bị mất hết… nên để trồng lại rừng cũng lắm gian nan. Ông Lai Thanh Ẩn, Chi cục trưởng Chi cục Thủy lợi tỉnh Bạc Liêu, cũng thừa nhận: “Để bảo vệ bờ biển, hệ thống kè ven biển trên địa bàn trước biến đổi khí hậu, tỉnh đã đặt hàng với Viện Thủy lợi miền Nam, các trường đại học để đưa ra định hướng xây dựng hệ thống đê kè phù hợp với đặc điểm vùng biển Bạc Liêu. Thực tế, giải pháp gây bồi tạo bãi, khôi phục lại rừng phòng hộ ven biển… là bền vững nhất”. Đối với tình trạng sạt lở bờ biển Đồng bằng sông Cửu Long, các nhà khoa học thủy lợi đồng tình cho rằng: Về lâu dài, để ứng phó với sạt lở đê biển cần áp dụng kè mềm, gây bồi, tạo bãi trồng rừng. Khi những vạt rừng ngập mặn hồi sinh mới có thể góp phần chắn sóng, chống sạt lở hiệu quả. Cách làm này vừa ổn định môi trường, vừa tạo sinh kế cho người dân ven biển mưu sinh dưới tán rừng. An An

Biển đảo

www.petrotimes.vn n Thực tế cho thấy, Iceland và Greenland những hòn đảo vốn bao phủ bởi băng tuyết đang có nguy cơ mất dần băng tuyết do quá trình biến đổi khí hậu. Trong khi đó, nhân loại vẫn loay hoay với các biện pháp nhằm tìm lối ra cho vấn đề này.

Người Viking và vùng đất băng giá Iceland là một hòn đảo nằm ở phía bắc Đại Tây Dương, gần kề phía nam Vòng Cực Bắc. Bản thân cái tên của quốc đảo này có nghĩa là “vùng đất băng giá”. Iceland được coi là một phần của châu Âu chứ không phải thuộc Bắc Mỹ, mặc dù về mặt địa chất thì Iceland thuộc cả hai châu lục. Cũng chính vì điều thú vị này mà lượng khách du lịch đổ về Iceland khá đông để chiêm ngưỡng vẻ đẹp kỳ diệu của thiên nhiên nơi này, đồng thời trải nghiệm một cảm giác lạ khi mình có thể bước qua 2 châu lục Âu và Mỹ trong… nháy mắt. Iceland có tổng diện tích 103.000km², trong đó phần đất là 100.250km², còn phần nước là 2.750km², là hòn đảo rộng thứ 18 trên thế giới và rộng thứ 2 châu Âu, sau đảo Anh. Xét về mặt văn hóa, kinh tế và sự tương đồng ngôn ngữ thì Iceland được xếp vào nhóm Bắc Âu cùng với các nước Scandinavia. Quốc đảo này được hình thành do sự phun trào nham thạch khoảng 20 triệu năm trước của khe đứt gãy Đại Tây Dương. Do đó, Iceland cũng còn được biết đến là đất nước của núi lửa. Một số đảo nhỏ của Iceland hiện vẫn đang trồi lên khỏi mặt biển hằng ngày, đặc biệt phải kể đến đảo “Surtsey”. Nằm ở vị trí sát với Bắc Cực, lẽ ra khí hậu của quốc đảo Iceland rất lạnh giá đúng như tên gọi của nó. Nhưng do dòng hải lưu Gulf Stream (dòng biển nóng Bắc Đại Tây dương) hoạt động gần bên, nên Iceland có khí hậu ôn hòa. Cho đến tận thế kỷ thứ VIII, Iceland vẫn là một hòn đảo hoang. Sau đó, người Viking đã phát hiện ra hòn đảo này và hình thành quốc đảo Iceland như ngày nay. Bất kỳ người Iceland nào cũng rất tự hào về nguồn gốc của mình.

| 23

Lại nói thêm về người Viking, đó là những người gốc Bắc Âu sống trên vùng bán đảo Scandinavia, bao gồm Đan Mạch, Na Uy, Thụy Điển và Phần Lan ngày nay. “Người Viking” thực chất có nguồn gốc là những người giỏi đi biển, những người có thể vượt qua các vũng, vịnh biển chỉ như đi trong… ao. Người Viking dong buồm đi khắp nơi để thám hiểm, giao thương, thậm chí làm hải tặc. Có ý kiến cho rằng, người Viking tới châu Mỹ trước cả nhà thám hiểm nổi tiếng Columbus, các

(có nghĩa là “vùng đất màu xanh”) là một quốc gia tự trị nằm trong Vương quốc Đan Mạch và là hòn đảo lớn nhất thế giới. Đây là một quốc gia rất đặc biệt, bởi khoảng 81% diện tích bề mặt Greenland bị băng bao phủ, được gọi là mũi băng Greenland, trọng lượng của băng đã nén vùng đất trung tâm lục địa hình thành nên một lòng chảo nằm thấp hơn 300m. Tuy thuộc Đan Mạch nhưng về mặt địa lý, Greenland là một phần của châu Mỹ. Cái tên “Greenland” do

hiện đã mất 1.000 tỉ tấn băng. Cụ thể, trong giai đoạn từ năm 2011-2014, 1.000 tỉ tấn băng tại Greenland tan chảy, khiến cho mực nước biển toàn cầu dâng thêm 0,75mm mỗi năm. Số liệu này được thu thập dựa trên phân tích hình ảnh vệ tinh CryoSat cùng với mô hình theo dõi khí hậu của khu vực để tạo ra bản đồ thay đổi băng ở Greenland. Theo ước tính, toàn bộ lượng băng tại Greenland nếu tan chảy có thể khiến mực nước biển tăng lên 6m. Kể từ năm 1900, lượng băng tan ở Greenland và Nam

Những đảo quốc băng giá trước thực tế băng tan

Băng đang tan nhanh chưa từng thấy ở Greenland và hiện tượng này sẽ tiếp tục tiếp diễn trong những năm tới

dấu tích họ để lại là các làng chài nhỏ nằm dọc bờ biển Bắc Đại Tây Dương. Ngoài ra, các dấu tích và ảnh hưởng của người Viking còn được tìm thấy ở Ireland, Scotland, Greenland, Iceland, Nga, Pháp, Anh quốc, Faroe… Cùng với sự nóng lên của trái đất, đảo quốc Iceland đang dần nóng lên và băng cũng tan đi. Khắp quốc gia này, có những chỗ thỉnh thoảng lại phụt lên những cột nước cao, những hồ nước bốc hơi nóng đậm đặc mùi lưu huỳnh của núi lửa. Đó là những dấu hiệu của núi lửa đang hoạt động dữ dội ngay bên dưới bề mặt trái đất chờ đến khi đủ năng lượng phun trào.

“Kỷ băng tan” ở Greenland Khác với Iceland, Greenland

những người Scandinavia định cư đặt. Truyện dân gian Bắc Âu kể rằng, một người đàn ông tên là Erik Đỏ bị trục xuất khỏi Iceland vì tội giết người. Ông cùng với đại gia đình và những người nô lệ, lên tàu đi tìm vùng đất được đồn đại là ở hướng tây bắc. Sau khi đã tới nơi, ông đặt tên cho vùng đất này là Greenland. Trước thực trạng biến đổi khí hậu và sự nóng lên gần như không thể kiểm soát của trái đất, hàng loạt băng ở Greenland đang tan chảy. Các nhà khoa học dự tính rằng, nếu băng ở Greenland tan chảy hết sẽ làm cho mực nước biển dâng cao hàng mét, khi đó sẽ gây ra những ảnh hưởng tồi tệ đến sự sống của cư dân trái đất. Theo số liệu mới nhất của Cơ quan Vũ trụ châu Âu, chỉ trong vòng 4 năm, Greenland

Cực đã nâng mực nước biển lên 20cm. Trước đó, Tạp chí Khoa học Nature Communications cũng công bố báo cáo cho thấy, trong mùa hè năm 2015, sông băng Greenland đã chứng kiến mức độ tan chảy cao nhất. Tình trạng này có liên quan đến hiện tượng khuếch đại Bắc Cực, làm đẩy nhanh tốc độ tan băng đá, tác động xấu tới sự tồn tại và vòng tuần hoàn của băng đá Bắc Cực, qua đó làm cho băng ở Bắc Cực tan nhanh hơn. Điều đáng nói, Greenland là nước có tới 10% sông băng của thế giới và đóng một vai trò quan trọng trong biến đổi khí hậu toàn cầu. Các nhà khoa học còn nhận định, nguyên do chính dẫn đến sông băng tan nhanh chưa từng thấy ở Greenland 10 năm qua với tốc độ lớn gấp ít nhất 2 lần so với thế kỷ trước

là do nhiệt độ toàn cầu tăng và biến đổi về lượng tuyết rơi.

Hiểm họa từ việc trái đất nóng lên Chúng ta hẳn không ít lần nghe về các cụm từ “biến đổi khí hậu”, “trái đất nóng lên”… hoặc điều gì tương tự. Thực chất, các nhà khoa học tin rằng, trái đất của chúng ta thực sự nóng lên kể từ năm 1950 do hiệu ứng nhà kính. Giới quan sát cho rằng, nếu sự phát thải không được kiểm soát cùng với quá trình đô thị hóa và sự phát triển chóng mặt của nhân loại, nhiệt độ trái đất có thể tăng thêm 4,5oC. Không hề khoa trương, mức nhiệt này có khả năng làm biến đổi hành tinh của chúng ta và suy yếu khả năng hỗ trợ của trái đất cho một lượng dân số khổng lồ. Có thể nói, nguy cơ rủi ro sẽ không chỉ kéo dài trong vài thập kỷ tới mà còn rất nhiều năm sau nữa do biến đổi khí hậu. Cụ thể, theo dự tính, lượng mưa sẽ lớn hơn ở nhiều nơi trên thế giới, nhưng trong các giai đoạn chuyển tiếp, khí hậu sẽ nóng và khô hơn. Số lượng các cơn bão và siêu bão có thể giảm, nhưng chúng sẽ hút năng lượng từ bề mặt đại dương - nơi có nền nhiệt nóng hơn. Do đó, cường độ các cơn bão sẽ mạnh hơn so với quá khứ. Lũ lụt ở các vùng ven biển sẽ diễn ra thường xuyên hơn và gây thiệt hại, đồng nghĩa với việc con người sẽ phải đối mặt với những thiên tai trầm trọng hơn. Ngoài ra, về lâu dài, các nhà khoa học cũng lo ngại, tác động từ khí hậu sẽ trở thành nhân tố gây bất ổn ở các nước, tạo ra làn sóng người tị nạn hay cuộc đại tuyệt chủng lần thứ 6 của thực vật và động vật, làm tan băng ở hai cực khiến mực nước biển tăng cao đủ để khiến các thành phố ven biển chìm trong nước. Tất cả những mối nguy này có thể xảy ra trong hàng trăm, thậm chí hàng ngàn năm nữa. Điều đó có nghĩa chúng ta đang có thêm thời gian điều chỉnh tình hình. Nhưng điều đó có nghĩa là con người không được phép ngừng nỗ lực, chính quyền các quốc gia cần tích cực hơn nữa trong vấn đề giảm thiểu lượng khí thải phát ra, làm chậm hơn hiệu ứng của biến đổi khí hậu, nhằm cứu lấy tương lai của nhân loại. M.Quân


24 | Số 613  Thứ Sáu, 7-4-2017

Số 613  Thứ Sáu, 7-4-2017

Văn hóa - Xã hội n Tôi đã nghe từ lâu về hòn đá chém, ẩn trong đó hàng nghìn linh hồn oan khuất của quân Tây Sơn. Tôi cũng nghe về ngọn tháp cả trăm năm vẫn trắng không đổi màu thời gian như tấm lòng trinh bạch của vị thiền sư yên nghỉ trong đó. Và cả câu chuyện về hạt thóc khổng lồ to bằng chiếc trống cái, tự nảy mầm rồi lớn lên vùn vụt... Những câu chuyện đó, đến tận bây giờ vẫn còn lưu truyền khắp miền đất võ Bình Định như những lời bảo chứng về một ngôi chùa thiêng ở vùng đất này.

www.nangluongmoi.vn

Những chuyện kỳ bí ở chùa Thập Tháp Di Đà gia tại chùa Thập Tháp. Thiền sư tặng tôi cuốn “Lịch sử Tổ đình Thập Tháp” do chính ông biên soạn. Theo những câu chuyện kể trong vùng, sau khi chiếm được thành Hoàng Đế và chiến thắng quân Tây Sơn, Nguyễn Ánh cho phát lời chiêu dụ rằng, tất cả quân lính, người thân của nhà Tây Sơn ra hàng, sẽ được khoan

thích được. Người thì chết bất đắc kỳ tử, người thì phát điên. Rồi những người quanh vùng, cứ đêm đêm là nghe thấy tiếng than khóc từ phía cổng thành Hoàng Đế, nơi đặt hòn đá chém. Dân trong vùng nhiều lần lập đàn cầu siêu, cầu mong cho những oan hồn kia được siêu thoát, nhưng mọi việc không biến chuyển, đêm đêm vẫn nghe thấy tiếng than khóc

tổ chức lễ cúng lớn, từ hòn đá chém ấy phát ra một thứ ánh sáng trắng kỳ ảo, chỉ xuất hiện bên trên chánh điện một lúc rồi biến mất. “Cũng chẳng biết có nhiều ma quái trong hòn đá thật không, hay do sợ hãi mà tưởng tượng ra. Nhưng theo lời những người tu tập tại chùa, từ khi chuyển về khu Phương Trượng, những tiếng khóc từ hòn đá không còn phát ra nữa”,

B

ình Định là một vùng đất có nhiều chuyện kỳ lạ và đau thương. Đây là một trong số ít các vùng đất của Việt Nam hơn một lần được chọn là kinh đô cho các vương triều. Đó là kinh đô Đồ Bàn của vương triều Vijaya của người Chăm và sau này là thành Hoàng Đế của vương triều Tây Sơn. Vùng đất này cũng chứng kiến cuộc giải thoát có một không hai trong lịch sử. Đó là cuộc giải thoát Huyền Trân công chúa ngay trước ngày lên giàn hỏa thiêu theo chồng. Rồi sau đó gần 400 năm là cuộc chiến tàn khốc giữa quân Tây Sơn và quân Nguyễn Ánh. “Thắng làm vua, thua làm giặc”, sau đó là cuộc thảm sát đẫm máu của quân Nguyễn Ánh với những người thua trận. Và theo lời kể thì hòn đá chém trong chùa Thập Tháp Di Đà là một chứng tích trong cuộc thảm sát đẫm máu đó. Tôi nghe về hòn đá này lần đầu năm 2012, từ một anh bạn người Quy Nhơn. Hòn đá chém chất chứa linh hồn không siêu thoát được của những người bại trận, người đời kinh sợ không dám lại gần. Từ đó, khi đọc bất cứ tài liệu nào trong chính sử về cuộc chiến giữa quân Tây Sơn và quân nhà Nguyễn, tôi cũng chú ý tìm hiểu về hòn đá này. Nhưng trong chính sử, không thấy ghi dòng nào. Cũng vì duyên kỳ ngộ, năm 2014 tôi được gặp thiền sư Thích Viên Đạt, Phó trưởng ban Thường trực Giáo hội Phật giáo tỉnh Bình Định. Sau khi trò chuyện mới biết, thiền sư là người xuất

Đại đức Thích Nhật Hỷ kể về chuyện Tháp Trắng của hòa thượng Liễu Triệt

hồng và trọng dụng. Còn những người cố tình trốn tránh, sẽ bị tru di cửu tộc nếu bị bắt được. Tin lời Nguyễn Ánh, rất nhiều quân lính của nhà Tây Sơn đã ra hàng với hy vọng chỉ bị đày đi miền Nam khai hoang, lập địa. Thế nhưng, khi số người trình diện lên đến vài ngàn người, Nguyễn Ánh không giữ lời hứa, bắt trói tất cả lại, đoạn sai binh lính lên núi tìm một hòn đá để làm vật kê lúc hành hình quân Tây Sơn. Quân lính Nguyễn Ánh lên vùng núi cao tìm được một khối đá trắng tựa như một khối bạch ngọc khổng lồ, cho cắt vuông vức rồi lấy voi kéo ra pháp trường. Hàng ngàn quân lính, người thân nhà Tây Sơn bị giải ra pháp trường. Chúa Nguyễn Ánh sai người kê đầu quân lính xuống tảng đá mới đem từ trên núi cao xuống và hành hình. Sau khi chém đầu hàng ngàn người, quân lính không thể di chuyển hòn đá này. Dù có cột hòn đá vào cho 3 con voi kéo, hòn đá cũng không dịch chuyển. Một điều rất lạ, sau đó những người trực tiếp hành hình quân lính nhà Tây Sơn gặp những tai nạn không ai giải

Chánh điện chùa Thập Tháp Di Đà

từ tảng đá. Chỉ đến khi một vị cao tăng của chùa Thập Tháp lập đàn cầu siêu 3 ngày 3 đêm và cho chuyển hòn đá đến nơi gốc thị cổ thụ trong chùa. Thế nhưng, về đến nơi cửa Phật, những linh hồn oan khiên trong hòn đá chém kia vẫn chưa siêu thoát, vẫn ngày đêm oán khóc nỉ non. Đến đời vị trụ trì thứ 13 của chùa Thập Tháp là hòa thượng Phước Huệ (18701945), vị này cho chuyển hòn đá chém vào bên trong khuôn viên chùa, ngay trước bậc tam cấp dẫn vào khu Phương Trượng của chùa. Theo quan sát của chúng tôi, hòn đá chém có chiều cao khoảng 40cm, dài 1,5m, rộng 1,3m; sáng như một khối bạch ngọc. Theo lý giải của Đại đức Thích Nhật Hỷ, hiện đang tu hành tại chùa Thập Tháp thì việc thiền sư Phước Huệ cho chuyển hòn đá chém kia vào khu Phương Trượng vì đó là nơi các nhà sư trong chùa thường xuyên đọc kinh kệ, các oan hồn trong hòn đá nghe nhiều sẽ giải tỏa được oan khiên; và từ đó sẽ siêu thoát. Mỗi dịp chùa

Hòn đá chém nằm trong khu Phương Trượng của chùa Thập Tháp

Đại đức Thích Nhật Hỷ nói. Trong chùa Thập Tháp có 20 ngôi tháp mộ. Theo lời kể của Đại đức Thích Nhật Hỷ, khi các vị phương trượng cảm thấy không thể sống tiếp trên cõi trần, họ tự nhốt mình vào tháp đã xây sẵn và viên tịch tại đó. Trong 20 ngôi tháp mộ, có một ngôi tháp mộ luôn giữ được cho mình màu trắng như tấm lòng trinh bạch của vị hòa thượng nằm trong đó, dù những ngôi tháp mộ xung quanh rong rêu phủ bám. Đó là Tháp Trắng, nơi viên tịch của ngài hòa thượng Liễu Triệt. Về những câu chuyện kỳ bí ở chùa Thập Tháp Di Đà, còn có chuyện về hạt lúa khổng lồ, tự nhảy ra ngoài đồng, tự lớn lên vùn vụt không cần chăm sóc... Theo Đại đức Thích Nhật

Hỷ, khi thiền sư Nguyên Thiều đến khai dựng chùa Thập Tháp, cả vùng này vô cùng đói kém. Thiền sư Nguyên Thiều huy động người dân và đệ tử dùng gạch của 10 ngôi tháp Chăm đổ nát, xây dựng lên ngôi chùa Thập Tháp mới. Công việc nhiều cho nên cần số lượng người đông, trong khi đó lương thực rất khan hiếm. Để có gạo cho mọi người ăn, thiền sư Nguyên Thiều đem từ phương xa về một hạt lúa khổng lồ to như chiếc trống. Hạt lúa ấy tự động lăn ra ngoài đồng, không cần bón phân, không cần chăm sóc, cứ thế lớn lên vùn vụt. Đến mùa lúa chín cũng không cần thu hoạch, chỉ cần quét dọn sân chùa sạch sẽ, hạt lúa tự nhảy về. Mỗi hạt lúa, một người có thể ăn trong cả tháng trời. Rồi có những kẻ tham lam đã đến chùa lấy trộm lúa về trồng. Nhưng khi vào tay những kẻ này, hạt lúa cứ trơ ra như đá tảng, không phát triển rồi biến mất dần trong mưa nắng. Đến một vụ lúa, một vị tiểu tăng được giao nhiệm vụ quét dọn sân chùa đón những hạt lúa về đã không quét dọn sạch sẽ. Những hạt lúa thấy sân chùa không sạch đã hờn dỗi quay trở lại cánh đồng. Vị tiểu tăng thấy vậy, liền lấy cán chổi vừa đập vừa quát mắng cho những hạt lúa quay lại chùa. Nhưng đập vào hạt lúa nào, hạt đó vỡ vụn ra thành thứ gạo trắng bình thường, vương vãi khắp sân chùa và đường đi. Sau khi biết chuyện, thiền sư Nguyên Thiều nói: “Không phải lỗi tại con. Vạn vật hễ duyên mãn thì sanh, duyên tàn thì diệt”. Rồi thiền sư nói người đến dọn gạo vào kho. Từ đó, hạt lúa khổng lồ biến mất, chỉ còn lại trong các câu chuyện kể. Chùa Thập Tháp Di Đà là ngôi chùa đồ sộ, mang trong mình những trầm tích văn hóa lâu đời. Những câu chuyện kỳ bí về ngôi chùa này, có bao nhiêu phần trăm là sự thật thì không ai có thể kiểm chứng. Chỉ biết một điều rằng, người dân trong khắp vùng Nam Trung Bộ đặc biệt coi trọng vị thế ngôi chùa này. Những ngày lễ lớn trong năm, hàng ngàn Phật tử từ khắp nơi trong cả nước đến chùa để lễ cúng, để thành tâm khấn Phật, cầu cho quốc thái dân an, gia đình hòa thuận. Thanh Hiếu

www.petrotimes.vn

| 25

Thông tin doanh nghiệp


26 | Số 613  Thứ Sáu, 7-4-2017

Số 613  Thứ Sáu, 7-4-2017

Truyện dài kỳ Kỳ 9

T

hằng Quang nắm mái tóc dài của Châu giật thật mạnh. Nó thả tay, đầu Châu lại ngoẹo xuống. Thằng Quang quay nói với mấy tên “thợ đánh”: - Đ… mẹ! Tụi bay quá tay, nó chết ngất đó rồi. Lát nữa mấy thằng bên quân đội qua, thấy lại kêu trời như bộng. Một thùng nước xối xuống đánh ào. Rồi hai thùng, ba thùng… Châu tỉnh dậy trên vũng máu hòa nước lênh láng khắp phòng tra… Mấy tên “thợ tộng” (thợ tra tấn) ngồi chầu hẫu ở góc phòng, nhậu nhẹt, kìm, búa, đinh, xích số 8, dùi cui, thước gỗ, bình điện, thùng chứa nước ớt, nước xà phòng… vứt một đống ở góc phòng. Châu đưa mắt nhìn mấy tên “thợ tộng”. Những thằng chuyên nghề tra tấn này đã được quan thầy đưa sang tận Mỹ quốc tu nghiệp sáu, bảy năm, thằng nào thằng ấy tinh thông hàng trăm thủ đoạn tra tấn. Chúng là bọn uống máu người không tanh, mất hết nhân tính, một ngày không thấy máu tù rơi là chúng ăn không ngon, ngủ không yên. Vừa thấy Châu mở mắt, thằng Quang đã lôi xềnh xệch lại bàn thẩm vấn. Nó ấn Châu xuống ghế, ngồi đối diện, nhìn Châu trừng trừng. Mặt thằng Quang đỏ lựng như con tắc kè say nắng, mồ hôi to như đầu đũa nổi cục trên mặt nó, rơi xuống từng giọt, từng giọt. Chiếc mũ kê-pi vứt ngay cạnh chai rượu đang uống dở, trên mũ là huy hiệu cảnh sát ngụy với mấy chữ “Công minh Liêm chính”. Toàn là lừa bịp, đê tiện - Châu nghĩ. Châu chớp mắt cho khỏi lóa, đọc những dòng chữ trên bảng đen treo sau lưng thằng Quang: Bộ Tư lệnh cảnh sát quốc gia Bốt Nguyễn Tri Phương quận 10 Đơn vị: Phòng thẩm vấn. Lịch thẩm vấn hằng ngày Ngày: 28-4-1975 Tù thẩm vấn. Mắt Châu dừng lại trước con số: “28-4”. Thế là Châu bị bắt đã sáu ngày. Sáu ngày qua bọn thằng Quang thay nhau tra tấn Châu. Hết đi “tàu bay”, “tàu thủy”, “lộn mề gà”. Châu lại bị chúng dùng chày vồ, ma

www.nangluongmoi.vn

trắc khảo mạnh vào các khớp xương. Người Châu bầm tím. Châu chết lịm, chúng quăng xuống xà-lim, tỉnh lại lôi lên tra tiếp. Chúng muốn dò tìm kế hoạch khởi nghĩa cướp chính quyền ở Sài Gòn. Nhưng đánh chết đi, sống lại, Châu vẫn chỉ một câu trả lời: “Tôi từ Quy Nhơn ra tìm chồng, chồng tôi là lính sư 5 bại trận, chạy về Sài Gòn từ tuần trước”.

thôi, nhưng nó được đầu óc của những tên tay sai Mỹ lấy việc giết người làm nguồn vui và lẽ sống nghiền ngẫm, cải tiến thêm nhiều. Nước bây giờ không chỉ có xà phòng, mà còn trộn lẫn cả ớt hột và crê-din. Cách xối bây giờ không phải ào ào, mà rất từ từ, cùng một lúc vào cả mồm và mũi. Châu nín một hơi thở dài mà chúng mới xối hết nửa ca nước. Ngột

- Hồ Chủ tịch là vị lãnh tụ tối cao của dân tộc. Cả thế giới kính yêu Người… Cả tụi nhào tới. Chúng đấm, chúng đá, chúng phóng đầu gối vào mỏ ác. Thằng Quang lao cả cái ghế đầu vào Châu. ...Tỉnh lại Châu thấy đang nằm một mình trong phòng giam. Giấc mơ được gặp Bác Hồ làm Châu bồi hồi, xúc

Lời tựa

một tình yêu trần mai hạnh

Thằng Quang cứ ngồi im như thế, mắt nhìn Châu gườm gườm. Nó muốn đánh đòn tâm lý. Một lúc sau thằng Sĩ trung tá, thằng Hải thiếu tá và đám an ninh bên quân đội kéo tới. Cả bọn xúm vào “thẩm vấn” Châu: - Lãnh đạo ngoài kia phái mày vô Sài Gòn làm gì? Liên hệ với ai? - Bao giờ cộng quân tấn vô? Bao giờ khởi nghĩa cướp chính quyền ở Sài Gòn? Quanh đi quanh lại vẫn chỉ mấy câu hỏi đó. Bọn chúng cột Châu vào ghế băng để đổ nước. Khắp người bầm tím, sưng vù bị những vòng dây điện thít chặt, Châu đau tưởng chết. - Mày chịu khai không? Châu lắc đầu - Chúng xối nước. Hồi Ngô Đình Diệm Châu cũng đã bị bọn Tổng nha cảnh sát và tụi P.42 bí mật trong Sở Thú tra nước mấy lần. Cũng hình thức tra tấn đó

quá, chịu không nổi, Châu quẫy đầu thực mạnh, thằng Quang giật tóc ghì xuống ghế. Châu đành hít một hơi, nước vào đầy bụng, rồi như chạy suốt ruột non ruột già, xộc lên tận óc. Thở chừng nào, nước lấn vào chừng đó, bụng Châu trương phồng lên. Tim gan Châu nóng rực, khắp người như bị kim chân, ngực tức ghê gớm, cổ họng như bị thít chặt lại. - Bây giờ mày chịu khai chưa? - Thấy Châu tỉnh lại, chúng hỏi. Châu lắc đầu. Chúng cũng nhìn nhau lắc đầu: “Chịu thôi bay ạ. Một thả, hai thủ tiêu trớt”. Thằng Quang mặt đỏ bầm, nói với Châu giọng hằn học: - Thôi được, tao cũng có một chút tình với sư 5. Để minh chứng bị oan, mày hãy hô “đả đảo Hồ Chủ tịch”. Thằng Quang nói chưa hết câu, Châu đã quắc mắt:

động. Châu nhớ lại cách đây sáu năm, cũng vào những ngày này, Đoàn đại biểu phụ nữ miền Nam ra tới Hà Nội. Đúng sáng ngày 19-5-1969, Châu và Phan Thị Quyên vợ Anh hùng liệt sĩ Nguyễn Văn Trỗi được vinh dự vào thăm Bác. Bữa đó nghe đồng chí Vũ Kỳ ra đón, nói: “Biết tin các đồng chí ra, Bác dành ngày này đón hai cháu miền Nam vào vui sinh nhật Bác”. Châu và Quyên đã òa lên khóc. Bác bận trăm công nghìn việc mà vẫn đêm ngày tưởng nhớ miền Nam, quan tâm đến các cháu miền Nam. Trông thấy Bác mặc bộ đồ ka-ki vàng, râu tóc bạc phơ, chống gậy thoăn thoắt qua cầu ra đón, Châu cứ ngỡ như một ông tiên đang đi về phía mình. Châu và Quyên chạy ào đến ôm lấy Bác, khóc òa lên. Những giọt nước mắt cảm động, sung sướng. Bác dang rộng tay ôm lấy hai cháu,

âu yếm vỗ lên đầu hỏi: - Quyên đâu? - Châu đâu? Đến lúc bấy giờ mới tỉnh hồn, Châu thưa với Bác: “Bác ơi, đồng bào miền Nam đêm ngày mong nhớ Bác”. Bữa cơm trưa hôm đó, Bác ngồi giữa, ân cần gắp thức ăn cho hai cháu. Run tay, rớt miếng thịt heo trên mâm, Bác gắp bỏ vào bát mình và đùa vui: “Bác nông dân vậy đó”. Châu và Quyên sung sướng được ở bên Bác suốt một ngày. Bác hỏi rất nhiều chuyện chuyện riêng của Quyên và anh Trỗi, của Châu và anh Lê Hồng Tư… Bác hỏi về phong trào đấu tranh của học sinh, sinh viên Sài Gòn, về đời sống của đồng bào lao động các đô thị miền Nam. Bác hỏi các em thiếu nhi miền Nam thất học nhiều ít, vùng nào bị đói nặng? Bác hỏi rất kỹ những gương phụ nữ miền Nam anh hùng đã đăng trên các báo Hà Nội… Bác rất xúc động nghe Châu thưa lại những lời trăng trối của chú Bẩy. Chú Bẩy quê ở Chợ Lớn, cùng bị giam với Châu ở P.42 hồi năm 1962. Bữa đó, trước khi tắt thở, chú Bẩy đã gọi Châu đến. Chú nói trong hơi thở đứt đoạn: “Cháu còn trẻ, còn sức chiến đấu, tương lai sẽ có ngày được gặp Bác Hồ. Cháu hãy thưa lại với Bác: Ngày xưa, các chú đi theo cách mạng, lúc đầu cũng là vì nghe tên Bác, cảm phục cuộc đời cao đẹp của Bác. Những lời giao huấn của Bác, của Đảng đã soi đường chỉ lối cho các chú. Trải qua mấy chục năm hoạt động, vào tù ra tội, có những lúc tưởng cầm chắc cái chết, nhưng hình ảnh Bác lại hiện lên động viên chú vượt qua. Nhưng kỳ này tuổi cao, sức yếu, đòn thù lại quá nặng, chắc chú không qua khỏi. Chú nhắm mắt chỉ có một điều ân hận chưa được gặp Bác…”. Nói tới đây, chú Bẩy tắt thở… Bác chăm chú nghe Châu và Quyên kể chuyện Tổng tiến công Mậu Thân năm 1968 ở Sài Gòn. Nghe xong, Bác nói: “Nguyện vọng tha thiết nhất của Bác là sớm được thấy nước nhà thống nhất, sớm được vào thăm đồng bào và chiến sĩ miền Nam”. Đồng chí Vũ Kỳ đề nghị Bác chụp ảnh kỷ niệm với hai cháu miền Nam. Bác suy nghĩ một lát rồi nói: “Thôi để hai cháu đi công tác ở nước ngoài

Truyện dài kỳ

www.petrotimes.vn

về rồi chụp” - Kỳ đó Châu được các chú đón vào Phủ Chủ tịch gặp Bác Hồ tới bốn lần. Lần cuối Châu được gặp Bác Hồ là vào ngày 14-8-1969, trước khi Châu lên đường đi dự Đại hội liên hoan thanh niên và sinh viên thế giới ở Mátxcơ-va. Không được chụp ảnh với Bác, Châu buồn. Nhưng sau khi nghe đồng chí Vũ Kỳ nói mới biết Bác chưa chụp ảnh vì muốn giữ cho Châu và Quyên để còn về Sài Gòn hoạt động… - Cô Hai! Cô Hai! Nhận ra tiếng ông già Ba, Châu lần nhanh ra cửa. “Cô chuẩn bị tối nay ra. Nghe đâu giải phóng tiến gần Biên Hòa rồi” - Nói rồi ông Ba đi thẳng. Nghe tin, Châu thấy trong người khỏe lại. Mấy bữa nay, nhờ “binh vận” được ông Ba, Châu biết tình hình bên ngoài. Tối nay theo kế hoạch, ông Ba sẽ mở cửa phòng giam cho Châu thoát ra. Ông Ba vừa gác cổng, vừa làm tạp vụ, nên thông thạo mọi ngõ ngách trong bốt. Thấy Châu bị tra tấn dữ, ông rất thương. Ngày đầu bị tra, tỉnh dậy trong xà-lim. Châu thấy một ve dầu và một ít muối để cạnh mình. Sau mới biết của ông Ba. Ông Ba đi một lúc, bọn thằng Quang lại lôi Châu lên phòng tra. Thằng Quang ném lá cờ Mặt trận Giải phóng xuống trước mặt Châu: - Mày không hô đả đảo Hồ Chủ tịch, thì hãy xé lá cờ này, tao thả. Châu nhìn thẳng vào mặt thằng Quang, nói: - Đế quốc Mỹ và một triệu lính các ông đã không tiêu diệt nổi lá cờ đó. Cờ Mặt trận mọc ở Huế, ở Đà Nẵng và bây giờ đã mọc ở cửa ngõ Sài Gòn. Ngày toàn thắng của cách mạng đã đến. Các ông hãy sớm tỉnh ngộ, chọn cho mình một đường đi thức thời. Không hiểu vì lời cảnh tỉnh ấy, hay vì quân Giải phóng đã đặt bước chân thần tốc tới Biên Hòa, mà ngay trưa hôm đó (29-4-1975) thằng Quang thân chinh lái xe Jeep chở Châu và chị Năm Hùng tới đường Triệu Đà - nơi tuần trước chúng đã bắt giữ các chị. Từ bữa bị bắt, trưa nay Châu và chị Năm Hùng mới gặp nhau; ở bốt Nguyễn Tri Phương chúng giam riêng mỗi

| 27

người một phòng. Thằng Quang mở cửa xe, quay lại nói với Châu, giọng lấp lửng: - Mời chị xuống. Chị được tự do. Sau này vật đổi sao dời chị nhớ nhìn tới tụi tui. Nói rồi nó nổ máy phóng thẳng. Lúc đó không khí khởi nghĩa giành chính quyền đã cực kỳ sôi động ở các đường phố. Quận 10 như một thùng xăng sẵn sàng bốc lửa. Chưa đầy một giờ sau khi được thả, Châu đã có mặt ở cơ sở Đảng bí mật trong quận. Chiều đó chị Năm Hùng nhận lệnh cấp trên: Giờ hành động đã đến, quận 10 chuẩn bị sẵn sàng nổi dậy cướp chính quyền, tiếp nhận một mũi tiến công của quân Giải phóng từ Biên Hòa vào. Một cuộc họp quan trọng đã được triệu tập trong một ngôi nhà ngay giữa đường phố trung tâm của quận. Toàn bộ kế hoạch khởi nghĩa được duyệt xét lại lần cuối. Bốt cảnh sát Nguyễn Tri Phương và lực lượng lính Sài Gòn đóng ở trụ sở phái bộ quân sự Đài Loan số 12 đường Trần Hoàng Quân - 2 cứ điểm quan trọng của địch ở trong quận, là mục tiêu tiến công đầu tiên của đoàn quân khởi nghĩa. Ủy ban Nhân dân Cách mạng lâm thời của quận được thành lập để kịp thời lãnh đạo cuộc khởi nghĩa và điều hành công việc trong những giờ phút đầu tiên giành được chính quyền. Ủy ban quyết định sẽ đóng trụ ở ở ngôi nhà lầu số 12 Trần Hoàng Quân. Lá cờ cách mạng khổ lớn đã được chuẩn bị để kéo lên trên tầng thượng trụ sở, báo hiệu giờ phút toàn thắng vẻ vang của cuộc khởi nghĩa. Châu được chỉ định làm Chủ tịch Ủy ban Nhân dân Cách mạng lâm thời quận này… X. GIẢI PHÓNG NHÀ TÙ CÔN ĐẢO VÀ LỄ CƯỚI ĐÊM TRUNG THU Tháng 3-1975, khi Chiến dịch Tây Nguyên mở màn cho cuộc Tổng tiến công mùa xuân 1975 thì Mỹ - ngụy cũng triển khai kế hoạch tăng cường phòng thủ Côn Đảo. Chúng sửa lại con đường từ thị trấn qua Hàng Dương lên Sở Tiêu. Từ con đường bọc sau lưng suốt 8 trại này, địch mở thêm 2 nhánh nữa, một nhánh chạy thẳng vào khu vực Trại VI, Trại VII, Trại

VIII, một nhánh vào khu vực Trại I, Trại IV, Trại V. Với hệ thống đường này, địch có thể khống chế các trại từ chân núi. Trong trường hợp tù nhân nổi dậy, chúng có thể cơ động lực lượng và bố trí hỏa lực đàn áp, hất lực lượng nổi dậy ra phía biển và nhanh chóng tiêu diệt. Ngày 29-4-1975, trong khi quân Giải phóng đập tan các tuyến phòng thủ, từ các hướng ào ạt tiến về giải phóng Sài Gòn, thì ở Côn Đảo các trại tù cấm cố bị canh gác rất nghiêm ngặt. Bọn gác ngục, trật tự, an ninh lầm lì. Một sự im lặng đáng sợ bao trùm. Bầu trời Côn Đảo náo loạn bởi các chuyến bay quân sự các loại lên xuống sân bay Cỏ Ống chở quan tướng Mỹ, ngụy di tản. Ca-nô, tàu há mồm cập bãi Cỏ Ống, chuyển tiếp người di tản ra các tàu Mỹ đang đậu ngoài khơi.

ra tàu bằng mọi phương tiện trên đảo và âm mưu thủ tiêu toàn bộ tù chính trị bằng lựu đạn vào giờ chót. Nhưng cách mạng đã kịp chặn bàn tay tội ác của chúng. Kế hoạch di tản và thủ tiêu tù chính trị vừa bàn ngớt miệng thì cơn bão cách mạng ập đến. Tin Dương Văn Minh, Tổng thống Việt Nam Cộng hòa đầu hàng, thành phố Sài Gòn hoàn toàn giải phóng như tiếng sét ngang tai làm chúng rụng rời chân tay. Cuộc di tản hỗn loạn trên đảo kéo dài đến nửa đêm. Bằng nhiều nguồn tin, anh em tù chính trị bị giam ở các trại, các khu cấm cố ngoài Côn Đảo đều phỏng đoán trong đất liền có biến động lớn, nhưng chưa biết là Sài Gòn đã được giải phóng. Theo chỉ đạo bí mật của Đảng ủy nhà tù, anh em tù chính trị ở các trại chuẩn

Bà Nguyễn Thị Châu

16 giờ 30 phút, tất cả cố vấn dân sự, quân sự của Mỹ ở Côn Đảo rút chạy. Đêm 29-4-1975, chúa đảo Lâm Hữu Phương ra Côn Đảo thay nguyễn Văn Vệ, tự lái xe con chở vợ con qua chi khu Bến Đầm, bí mật xuống canô trốn ra tầu di tản, bỏ lại cả phương án tử thủ Côn Đảo và lũ tay chân đang hoang mang nhốn nháo. Sáng 30-4-1975, Đại úy Phạm Huỳnh Trung, Chỉ huy phó Đặc khu Côn Sơn triệu tập một cuộc họp liên tịch giữa các sĩ quan và công chức có quyền thế trên đảo, cùng đám cai ngục ác ôn nhất như Lê Văn Khương, Đỗ Văn Phục… Chúng quyết định khóa chặt tất cả các phòng giam, bố phòng nghiêm ngặt trong, ngoài lao, tổ chức di tản

bị tổ chức kỷ niệm trọng thể Ngày Quốc tế Lao động (1-5), vừa để phát huy uy thế của tù chính trị, vừa để thăm dò phản ứng của địch. Vào lúc 23 giờ đêm ngày 30-4-1975, khi anh em ở các khu trong Trại VII đang khẩn trương chuẩn bị khẩu hiệu, bài trí nơi làm lễ để sáng ra đồng loạt tiến hành vào lúc kẻng tan nghiêm thì Đại úy Kiều Văn Dậu cùng Trưởng ty Thanh niên Nguyễn Văn Đồng và anh Nguyễn Văn Sơn, nhân viên Hợp tác xã tiêu thụ Côn Đảo vào Trại VII. Họ mở phòng 24 khu H, gặp nhóm cán bộ quân báo đang bị giam giữ tại đây để báo tin Dương Văn Minh đã đầu hàng, Sài Gòn đã được giải phóng, bọn

ác ôn trên đảo đã bỏ chạy hết, bọn trật tự an ninh gốc thường án, quân phạm, lưu manh đang cướp bóc gây rối loạn trên đảo. Các đồng chí có trách nhiệm trong khu H lập tức hội ý, đưa ra các phán đoán trước tình hình hết sức hệ trọng này: - Nếu Sài Gòn giải phóng rồi thì ta phải làm gì? - Khởi nghĩa cướp chính quyền ở đảo ngay! - Nếu lỡ Sài Gòn chưa giải phóng, chúng viện cớ tù nhân nổi loạn tàn sát hàng loạt anh em thì sao? - Nhưng nếu cứ ngồi im, bọn Mỹ ra chiếm đảo đưa tất cả tù chính trị sang Philippines, Đài Loan thì sao? Ai nói cũng có lý. Vấn đề mấu chốt là phải xác minh ngay xem tin “Sài Gòn đã giải phóng” có chính xác không? Anh em yêu cầu nhóm công chức báo tin cho mượn rađiô để nghe tin tức và cử người ra ngoài trại để nắm tình hình. Rađiô được mang tới, đó là một chiếc đài bán dẫn tốt của Nhật Bản. Mọi người hồi hộp lắng nghe giọng nói trang trọng của Đài Tiếng nói Việt Nam phát bản tin Dương Văn Minh đầu hàng, thành phố Sài Gòn được hoàn toàn giải phóng, Ủy ban Quân quản đã được thành lập và công bố 12 chính sách trong vùng mới giải phóng. Khi “Tiếng nói Việt Nam” vang lên, chuồng cọp khu H đột nhiên nổi lên một không khí kỳ lạ. Những chiếc chân bại vụt đứng thẳng lên, những lưng còng bỗng vươn thẳng, những đôi mắt mờ phút chốc long lanh… Anh em ôm chầm lấy nhau, người thì nhảy múa, người thì đấm tay vào tường, người thì cười, người thì khóc. Tất cả reo lên, thét gào lên, đến khản cả tiếng: - Thắng rồi! Đại thắng rồi! Tổ quốc ta đã thắng! Tổ quốc ta đã toàn thắng!... “Tổ quốc ta đã thắng!” là câu nói được nhắc đi nhắc lại nhiều lần trong buổi phát thanh đêm ấy của Đài Tiếng nói Việt Nam. Anh em cứ theo câu ấy mà reo hò. Tiếng reo hò vang lên giữa địa ngục chuồng cọp khu H, Trại VII vào lúc đêm khuya: 23 giờ 45 phút! Các khu khác thức cả dậy, lắng nghe. (Xem tiếp kỳ sau số 614, thứ Ba ngày 11-4-2017) T.M.H


28 | Số 613  Thứ Sáu, 7-4-2017

Quảng cáo

Số 613  Thứ Sáu, 7-4-2017

www.nangluongmoi.vn

www.petrotimes.vn

| 29

Quảng cáo


30 | Số 613  Thứ Sáu, 7-4-2017

Số 613  Thứ Sáu, 7-4-2017

Khai sáng - Giải trí

T

rên Năng lượng Mới số 611, nói về danh từ “snake eater” (có tác giả viết “snake-eater”), chúng tôi đã viết: “Snake eater là một giống diều hâu “khoái ăn rắn” (do đó mà có tên). Diều hâu là một loài mãnh cầm tham mồi, có cặp mắt rất tinh, thường liệng trên cao để tìm mồi và khi đã thấy con mồi ở dưới đất thì lao xuống rất nhanh để quắp lấy nó mà bay lên. Snake eaters là những tên lính biệt kích tinh nhuệ do máy bay trực thăng thả xuống đất để làm nhiệm vụ một cách nhanh chóng rồi “bay” trở lên một cách lẹ làng. Có lẽ do đặc điểm này “na ná” với đặc điểm của giống diều hâu kia nên người ta mới đặt tên cho thứ lính biệt kích đó là Snake eaters chăng?”. Với ý kiến trên đây, chúng tôi đã phạm phải một sai lầm là lấy đặc điểm của giống diều hâu mà gán cho giống snake eater, còn bạn Bookoo Dinky Daw thì nhận xét: “Theo tôi biết thì không có giống diều hâu Bắc Mỹ nào có tên là snake-eaters. Tiếng lóng ‘lũ ăn rắn’ lúc đầu được dùng cho lực lượng thám báo Mũ nồi xanh (Green Beret) của Lục quân Mỹ (U.S. Army) vì trong các khoa mục luyện tập của họ có các bài tập tồn tại trong rừng sâu. Những

n Bộ Thông tin và Truyền thông cùng Hội Tin học Việt Nam (VAIP) vừa công bố Báo cáo chỉ số sẵn sàng cho phát triển và ứng dụng công nghệ thông tin truyền thông Việt Nam - Vietnam ICT Index 2016. Theo đó, Ngân hàng TMCP Đại Chúng Việt Nam (PVcomBank) xếp thứ 3 trong nhóm ngành các ngân hàng thương mại.

B

áo cáo Vietnam ICT Index 2016 đưa ra các chỉ số về thực trạng phát triển và ứng dụng công nghệ thông tin truyền thông (CNTT-TT), cũng như đánh giá, xếp hạng về mức

www.nangluongmoi.vn

người này quả thực có thể giết và ăn rắn độc để tồn tại. Sau tiếng lóng này được dùng cho các lực lượng đặc biệt của các binh chủng khác như Thủy quân Lục chiến (MARSOC) hay Hải quân (SEAL). Như vậy ‘snake eaters’ chỉ là một thứ tiếng lóng do lính tráng chế ra từ đặc thù công việc của mỗi lực lượng, tương tự như ‘jar-head’ ‘dog face’, ‘grunt’, v.v…”. Chúng tôi đã trả lời bạn Bookoo Dinky Daw như sau: “Chúng tôi đã căn cứ vào lời đối dịch trong A New English-Chinese Dictionary (The Commercial Press, Beijing, 1996). Quyển từ điển này đã ghi nhận và đối dịch danh từ “snake-eater” là “lộ ưng” [鷺鷹]. “Lộ ưng” đồng nghĩa với “xà tựu” [蛇鷲], nghĩa là diều hâu chuyên ăn rắn, mà tên khoa học là Sagittarius serpentarius. Bạn Bookoo Dinky Daw có lý khi cho biết rằng, không có giống diều hâu Bắc Mỹ nào có tên là “snake-eater”. Loài chim này sống ở châu Phi và có tên tiếng Anh là “secretarybird” (cũng viết “secretary bird”). Nhưng chẳng có lẽ những người biên soạn A New English-Chinese Dictionary đã bịa ra danh từ “snake-eater”? Đây cũng là một chuyện lạ”. Bạn Bookoo Dinky Daw nhận xét tiếp:

“Nếu xem cách săn mồi của con chim này thì sẽ thấy nó chẳng có gì là oai vệ và dũng mãnh. Nó không bay lượn trên cao và lao xuống vồ mồi rồi bay vút lên. Ngược lại, nó kiếm ăn hoàn toàn bằng việc đi bộ tha thẩn dưới đất. Chân nó rất dài. Thấy mồi là nó rượt theo mổ hoặc giẫm lên người cho con mồi bị choáng rồi nuốt. Nó cũng hay lợi dụng kiếm ăn ngoài rìa đám cháy và sẵn sàng ăn tất cả những con mồi nhỏ chứ chẳng phải mỗi con rắn. Chim này cũng đi kiếm ăn từng cặp hoặc từng đám gia đình nhỏ. Nói chung, tập tục kiếm ăn của nó rất đỗi bình dân, cộng thêm hình dáng cũng kỳ cục, buồn cười chứ không hùm hổ. Quân đội Mỹ thường lấy mascot là những giống vật bản địa dũng mãnh như đại bàng đầu trọc (như sư đoàn dù nổi tiếng 101st Screaming Eagle) hay con chó Bull dog (Thủy quân lục chiến). Tôi nghĩ giả thuyết đặc nhiệm Mỹ phải lấy một con chim kỳ kỳ ở tận Phi châu để làm biểu tượng cho lực lượng của họ e không mấy vững vàng”. Sau những lời trên đây của bạn Bookoo Dinky Daw, chúng tôi không có ý định tiếp tục trao đổi thêm với bạn nữa nhưng một bạn đọc khác là Nguyễn Công Trực (Đồng Tháp) lại gợi ý: “Ý kiến của bạn Bookoo

Dinky Daw cũng rất thú vị. Nhưng để hiểu rõ thêm vấn đề, đề nghị ông An Chi cho ý kiến nhận xét thêm”. Lĩnh ý của bạn Trực, chúng tôi đã tìm hiểu thêm thì thấy, ngoài A New EnglishChinese Dictionary ra, An Universal Etymological English Dictionary của Nathan[iel] Bailey, mà ấn bản đầu tiên là vào năm 1721, cũng có mục: “SNAKE-EATER, an American bird” (Snake-eater, một [loài] chim châu Mỹ). Thế là “snake-eater”, cái tên của một loài chim châu Mỹ đã tồn tại trong từ điển cách đây ngót nghét 300 năm. Rồi hiện nay, cũng cái tên đó, lại được Merriam-Webster ghi nhận và được giảng là: “1. markhor; 2. secretary bird” (https:// www.merriam-webster.com/ dictionary/snake-eater). Oái oăm là với hai nghĩa này thì “markhor” chỉ là một loài sơn dương ở Pakistan chuyên ăn thực vật (cỏ, lá cây, hoa quả, rau củ); chỉ có con “secretary bird” mới ăn rắn và nhờ thế mà nó còn có tên là “snake-eater”. Cứ như trên thì mục “snake-eater” trong A New English-Chinese Dictionary không phải là một mục từ không có căn cứ và đến đây thì cái tên chim “snake eater” đã có mặt trong ít nhất là

ba quyển từ điển. Rồi tiếp theo, bạn Bookoo Dinky Daw đã đưa ra đường dẫn cho bài “7 things you didn't know about US Army Special Forces” (7 điều bạn chưa biết về Lực lượng Đặc biệt của quân đội Mỹ) trên Business Insider, Military & Defense, mở đầu là “Special Forces soldiers are the snake-eaters […]” (Lính của lực lượng đặc biệt là những kẻ ăn rắn). Với một cấu trúc tường thuật (narrative) như thế này thì “snake-eaters” chỉ là một danh từ thông thường trong khi đây lại là một biệt danh dành cho Lực lượng Mũ nồi xanh, như có thể thấy ở nhiều nguồn khác: 1. COMBAT – Military Terms of the Modern Era: “SNAKE-EATER: nickname for SOF members, especially US Navy SEAL and US Army SPECIAL FORCES, based upon their extensive survival training” (Snake-eater: Biệt danh dành cho thành viên của Lực lượng Hành quân Đặc biệt, nhất là biệt đội SEAL [ = trên biển, trên không, trên bộ] của Hải quân Mỹ và Lực lượng đặc biệt của Lục quân Mỹ, căn cứ theo việc huấn luyện toàn diện để sống sót của nó). (Xem tiếp kỳ sau số 614, thứ Ba ngày 11-4-2017) A.C

PVcomBank thuộc Top 3 Ngân hàng có chỉ số Vietnam ICT cao nhất 2016 độ sẵn sàng cho phát triển và ứng dụng CNTT-TT dựa trên cơ sở số liệu thu thập được từ các khối bộ, cơ quan ngang bộ; tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương; tập đoàn kinh tế, tổng công ty và ngân hàng thương mại. Chỉ số Vietnam ICT Index 2016 được kết cấu theo hệ thống chỉ tiêu của Liên Hiệp Quốc gồm 3 chỉ số thành phần chính là hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng nhân lực và ứng dụng CNTT. Riêng với nhóm 29 ngân hàng thương mại, Top 3 ngân hàng dẫn đầu gồm có BIDV, SCB và PVcomBank với các chỉ số chính gần như tương đương nhau, chênh nhau thậm

chí chỉ 0,01 điểm. Năm 2016, PVcomBank vươn từ vị trí thứ 21 trong năm 2015 lên vị trí thứ 3. Đây là kết quả của sự nỗ lực không ngừng sau 1 năm tái cơ cấu. Bên cạnh những thay đổi về cơ cấu tổ chức, quản lý, việc đầu tư vào CNTT cũng là một trong những trọng tâm cải cách của PVcomBank, bởi hiểu được CNTT chính là trái tim của mọi hoạt động ngân hàng. Sau 2 năm triển khai, ngày 20-2 vừa qua, PVcomBank đã chính thức vận hành thành công Core Banking T24. Việc nâng cấp hệ thống đã đòi hỏi sự đầu tư về cả sức

người, sức của, ngày đêm quyết liệt thực hiện dự án, hướng tới phục vụ khách hàng một cách tốt nhất theo đúng khẩu hiệu hành động “Ngân hàng không khoảng cách”. Với Core T24, hầu hết các hệ thông báo cáo quan trọng, hay công tác quản trị nguồn vốn, sản phẩm đều được tham số hóa để khi có sự thay đổi, người quản trị chỉ cần điều chỉnh các tham số thay vì mã nguồn phần mềm, từ đó giúp cho hệ thống hoạt động ổn định với năng lực xử lý mạnh mẽ hơn trước. Mặt khác Core T24 cũng tích hợp thông suốt với tất cả các hệ thống quản trị CNTT hiện tại của

PVcomBank nên vẫn đảm bảo khả năng bảo mật cao nhất cho ngân hàng và các khách hàng. Theo Báo cáo Vietnam ICT Index 2016, Bộ Tài chính dẫn đầu bảng xếp hạng chung của các bộ, cơ quan ngang bộ và cơ quan thuộc Chính phủ. TP Đà Nẵng dẫn đầu bảng xếp hạng chung của các tỉnh, thành phố. Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam (BIDV) dẫn đầu bảng xếp hạng chung của các ngân hàng thương mại. Tổng Công ty Đầu tư phát triển nhà và đô thị (Bộ Xây dựng) dẫn đầu bảng xếp hạng chung của các tập đoàn kinh tế và tổng công ty. Kim Oanh

Khai sáng - Giải trí

www.petrotimes.vn

“Snake eater” dùng để chỉ lính Mũ nồi xanh là một ẩn dụ

| 31

Chuyện vui giao thông

Tỉnh lộ Hai ông khách ngồi cạnh nhau trên một chuyến xe, một ông nói: - Mang tiếng là tỉnh lộ mà thua đường làng của tôi. Đường gì mà vô số ổ gà, ổ vịt, xe chạy xóc quá, không thể nào nhắm mắt ngủ một chút được. Ông kia tỉnh bơ: - Nhờ xóc như vậy hành khách mới tỉnh ngủ, gọi “tỉnh lộ” là đúng rồi.

Chao đảo do mặt đường! Một cái xe chao đảo chạy tới, viên cảnh sát giao thông ra hiệu cho xe dừng lại, lè nhè hỏi: - Ông uống rồi hả? - Không một giọt! - Thế thì thở vào đây - viên cảnh sát chìa ống thử cồn ra… Không có phản ứng. Viên cảnh sát nghĩ thầm: “Mình nhầm hay dung dịch thử bị hỏng?”. Sau đó, tự mình thổi vào ống nghiệm và lẩm bẩm: - Không, vẫn tốt… Có lẽ xe hắn chao đảo là do mặt đường thôi!

Trẻ con cũng như gà, vịt Có một anh cảnh sát giao thông đi nhậu cùng bạn bè về... Qua chỗ quẹo ở xóm Quéo, bỗng có một đứa trẻ con mải ham chơi chạy băng qua đường... Kít... ít. Xe anh ta thắng đột ngột, đứa bé chỉ bị trầy xước nhẹ... Bà con lối xóm chạy ra: - Công an giao thông mà đi kiểu ấy à! - Trẻ con cũng giống như con gà, con vịt, nó đã biết gì về giao thông!

Anh ta nói tỉnh bơ: - Gà vịt không có quyền tham gia giao thông! Rồi lên xe vù thẳng...

Thắc mắc Người cuối cùng định vượt qua thì bị CSGT chặn lại! Anh ta chào và thông báo người vi phạm dắt xe lên lề đường. Ông ta khó chịu và nói: - Tôi đồng ý! Nhưng có nhiều người vi phạm sao không bắt phạt, lại bắt mình tôi? - Xin lỗi! Anh có hay đi câu cá không? Mỗi lần cá ăn chỉ câu được một con... làm sao câu được cả đàn!

Lần trước cũng thế Một anh chàng lái xe lóng ngóng thế nào đâm luôn vào cột điện phải đưa xe đi sửa, mấy ngày sau anh ta lại đâm phải một cái cây. Về nhà, anh ta than thở với vợ: - Mai đem xe đến sửa, chắc ông thợ sẽ cười vào mũi anh. - Anh cứ nói là tại em cho đỡ ngượng - vợ anh ta an ủi. - Thế em tưởng lần trước anh không nói thế à?

Vật cản phía trước! Đang trong cuộc sát hạch lấy bằng lái, nữ thí sinh đâm thẳng chiếc xe vào một gốc cây. Phủi những mảnh kính vỡ trên người xuống, thanh tra giao thông thản nhiên bảo cô gái: - Bây giờ đến phần thi tiếp theo, cô hãy dừng xe mà không cần đến vật cản phía trước!

.. . ơ h T châm

Loạn họp Có nơi nào giống xứ mình không Họp… họp liên miên, họp chất chồng Bộ nọ, tỉnh kia dày lịch họp Huyện A, phường X kín tuần dong; Phòng phành, cục sở “quan” đi ráo “Cân cấn”, “đòng đong” tớ giữ phông. Hành chính cách tân đì đẹt mãi “Phong bì” đi họp ối kẻ mong! LAM ĐIỀN

V.H (st)

E-mail: nangluongmoi@petrotimes.vn  PHÓ TỔNG BIÊN TẬP PHỤ TRÁCH: NGUYỄN TIẾN DŨNG  PHÓ TỔNG BIÊN TẬP: PHẠM THUẬN THIÊN  Thư ký tòa soạn: NGUYỄN THỊ HOÀI THU  THIẾT KẾ: NGUYỄN ĐĂNG QUYẾT  TÒA SOẠN: Tầng 4, Tòa nhà Viện Dầu khí Việt Nam, 167 Trung Kính, Q.Cầu Giấy, Hà Nội. ĐT: 04-37823573 - Fax: 04-37823572 Liên hệ phát hành phía Bắc: ĐT 0948106869  Liên hệ quảng cáo: ĐT 0912094243  Văn phòng Phía Nam: 122/6 Trần Đình Xu, phường Nguyễn Cư Trinh, Q.1, TP HCM. ĐT: 08-39207348 văn phòng đại diện miền trung: Tầng 14, Tòa nhà Tài chính Dầu khí Đà Nẵng, Lô A2.1 đường 30/4, phường Hòa Cường Bắc, quận Hải Châu, TP Đà Nẵng. ĐT - FAX: 02363 789 909  Đại lý phát hành phía Nam: ĐT 0937396039  In tại: Công ty tnhh mtv in báo Hà Nội Mới - Công ty tnhh mtv in báo Nhân Dân TP HCM  giấy phép xuất bản số: 349/gp-btttt cấp ngày 1-3-2012.

GIÁ: 5.800 ĐỒNG


32 | Số 613  Thứ Sáu, 7-4-2017

Quảng cáo

www.nangluongmoi.vn


Turn static files into dynamic content formats.

Create a flipbook
Issuu converts static files into: digital portfolios, online yearbooks, online catalogs, digital photo albums and more. Sign up and create your flipbook.