THẨM QUYỀN XỬ PHẠT VI PHẠM HÀNH CHÍNH VỀ PHÒNG, CHỐNG TÁC HẠI CỦA THUỐC LÁ Qũy Phòng chống tác hại của thuốc lá
NHỮNG QUY ĐỊNH CHUNG Các hành vi vi phạm hành chính khác trong lĩnh vực y tế không quy định tại Nghị định này mà được quy định tại các nghị định khác về xử phạt vi phạm hành chính thì áp dụng quy định tại nghị định đó để xử phạt Mức phạt tiền tối đa đối với hành vi vi phạm hành chính về y tế dự phòng (phòng, chống tác hại của thuốc lá) là 50.000.000 đồng đối với cá nhân và 100.000.000 đồng đối với tổ chức Mức phạt tiền quy định tại Chương II Nghị định này là mức phạt tiền đối với cá nhân. Đối với cùng một hành vi vi phạm hành chính thì mức phạt tiền đối với tổ chức bằng 02 lần mức phạt tiền đối với cá nhân Thẩm quyền xử phạt tiền của các chức danh quy định tại Chương III Nghị định này là thẩm quyền đối với một hành vi vi phạm hành chính của cá nhân. Trong trường hợp phạt tiền thẩm quyền xử phạt tổ chức gấp 02 lần thẩm quyền xử phạt cá nhân
NHỮNG QUY ĐỊNH CHUNG Cán bộ, công chức, viên chức thực hiện hành vi vi phạm khi đang thi hành công vụ, nhiệm vụ được giao thì không bị xử phạt theo quy định của pháp luật về XLVPHC mà bị xử lý theo quy định của pháp luật về cán bộ, công chức, viên chức. Cơ quan nhà nước thực hiện hành vi vi phạm thuộc nhiệm vụ quản lý nhà nước được giao thì không bị xử phạt theo quy định của pháp luật về xử lý vi phạm hành chính mà bị xử lý theo quy định của pháp luật có liên quan.
Điều 89. Thẩm quyền xử phạt của Chủ tịch Ủy ban nhân dân
1. Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã có quyền: a) Phạt cảnh cáo; b) Phạt tiền đến 5.000.000 đồng đối với vi phạm hành chính về y tế dự phòng c) Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính có giá trị không vượt quá mức phạt tiền được quy định tại điểm b Khoản này;
Điều 89. Thẩm quyền xử phạt của Chủ tịch Ủy ban nhân dân
2. Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện có quyền: a) Phạt cảnh cáo; b) Phạt tiền đến 25.000.000 đồng đối với vi phạm hành chính về y tế dự phòng c) Tước quyền sử dụng giấy phép, chứng chỉ hành nghề có thời hạn hoặc đình chỉ hoạt động có thời hạn; c) Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính có giá trị không vượt quá mức phạt tiền được quy định tại điểm b Khoản này;
Điều 89. Thẩm quyền xử phạt của Chủ tịch Ủy ban nhân dân 2. Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh có quyền: a) Phạt cảnh cáo; b) Phạt tiền đến 50.000.000 đồng đối với vi phạm hành chính về y tế dự phòng c) Tước quyền sử dụng giấy phép, chứng chỉ hành nghề có thời hạn hoặc đình chỉ hoạt động có thời hạn; c) Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính có giá trị không vượt quá mức phạt tiền được quy định tại điểm b Khoản này;
Điều 90. Thẩm quyền xử phạt của thanh tra y tế 1. Thanh tra viên, người được giao thực hiện nhiệm vụ thanh tra chuyên ngành đang thi hành công vụ có quyền: a) Phạt cảnh cáo; b) Phạt tiền đến 500.000 đồng đối với vi phạm hành chính về y tế dự phòng; c) Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính có giá trị không vượt quá mức tiền phạt được quy định tại Điểm b Khoản này; d) Áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại các Điểm a, c và đ Khoản 1 Điều 28 của Luật Xử lý vi phạm hành chính.
Điều 90. Thẩm quyền xử phạt của thanh tra y tế 2. Chánh Thanh tra Sở Y tế và Chi Cục trưởng Chi cục Dân số - Kế hoạch hóa gia đình thuộc Sở Y tế có quyền: a) Phạt cảnh cáo; b) Phạt tiền đến 25.000.000 đồng đối với vi phạm hành chính về y tế dự phòng c) Tước quyền sử dụng giấy phép, chứng chỉ hành nghề có thời hạn hoặc đình chỉ hoạt động có thời hạn; d) Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính có giá trị không vượt quá mức tiền phạt được quy định tại Điểm b Khoản này; đ) Áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại Điều 3 Nghị định này.
Điều 90. Thẩm quyền xử phạt của thanh tra y tế 3. Chánh Thanh tra Bộ và Tổng Cục trưởng Tổng cục Dân số - Kế hoạch hóa gia đình, Cục trưởng Cục Quản lý dược, Cục trưởng Cục Quản lý Khám, chữa bệnh, Cục trưởng Cục Quản lý môi trường y tế, Cục trưởng Cục Y tế dự phòng có quyền: a) Phạt cảnh cáo; b) Phạt tiền đến 50.000.000 đồng đối với vi phạm hành chính về y tế dự phòng; c) Tước quyền sử dụng giấy phép, chứng chỉ hành nghề có thời hạn hoặc đình chỉ hoạt động có thời hạn; d) Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính; đ) Áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại Điều 3 Nghị định này.
Điều 90. Thẩm quyền xử phạt của thanh tra y tế 4. Trưởng đoàn thanh tra chuyên ngành cấp bộ có quyền: a) Phạt cảnh cáo; b) Phạt tiền đến 35.000.000 đồng đối với vi phạm hành chính về y tế dự phòng c) Tước quyền sử dụng giấy phép, chứng chỉ hành nghề có thời hạn hoặc đình chỉ hoạt động có thời hạn; d) Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính có giá trị không vượt quá mức tiền phạt được quy định tại Điểm b Khoản này; đ) Áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại Điều 3 Nghị định này.
Điều 90. Thẩm quyền xử phạt của thanh tra y tế 5. Trưởng đoàn thanh tra chuyên ngành cấp sở, trưởng đoàn thanh tra chuyên ngành của cơ quan nhà nước có thẩm quyền được giao thực hiện chức năng thanh tra chuyên ngành có thẩm quyền xử phạt theo quy định tại Khoản 2 Điều này.
Điều 91. Thẩm quyền xử phạt của Quản lý thị trường 1. Kiểm soát viên thị trường đang thi hành công vụ có quyền: a) Phạt cảnh cáo; b) Phạt tiền đến 500.000 đồng đối với vi phạm hành chính về y tế dự phòng, khám bệnh, chữa bệnh, dược, mỹ phẩm và trang thiết bị y tế.
Điều 91. Thẩm quyền xử phạt của Quản lý thị trường 2. Đội trưởng Đội Quản lý thị trường có quyền: a) Phạt cảnh cáo; b) Phạt tiền đến 25.000.000 đồng đối với vi phạm hành chính về y tế dự phòng; c) Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính có giá trị không vượt quá mức tiền phạt được quy định tại Điểm b Khoản này; d) Áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại các Điểm a, đ, e, g, h và i Khoản 1 Điều 28 của Luật Xử lý vi phạm hành chính và các khoản quy định tại Điều 3 Nghị định này.
Điều 91. Thẩm quyền xử phạt của Quản lý thị trường 3. Chi Cục trưởng Chi cục Quản lý thị trường thuộc Sở Công Thương, Trưởng phòng chống buôn lậu, Trưởng phòng chống hàng giả, Trưởng phòng kiểm soát chất lượng hàng hóa thuộc Cục Quản lý thị trường có quyền: a) Phạt cảnh cáo; b) Phạt tiền đến 50.000.000 đồng đối với vi phạm hành chính về y tế dự phòng, c) Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính có giá trị không vượt quá mức tiền phạt được quy định tại Điểm b Khoản này; d) Tước quyền sử dụng giấy phép, chứng chỉ hành nghề có thời hạn hoặc đình chỉ hoạt động có thời hạn; đ) Áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại Điều 3 Nghị định này.
Điều 91. Thẩm quyền xử phạt của Quản lý thị trường 4. Cục trưởng Cục Quản lý thị trường có quyền: a) Phạt cảnh cáo; b) Phạt tiền đến 50.000.000 đồng đối với vi phạm hành chính về y tế dự phòng; c) Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính; d) Tước quyền sử dụng giấy phép, chứng chỉ hành nghề có thời hạn hoặc đình chỉ hoạt động có thời hạn; đ) Áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại Điều 3 Nghị định này.
Điều 92. Thẩm quyền xử phạt của Công an nhân dân 1.Chiến sĩ công an nhân dân đang thi hành công vụ có quyền: b)Phạt cảnh cáo; c)Phạt tiền đến 500.000 đồng đối với vi phạm hành chính về phòng, chống tác hại của thuốc lá. 2.Trạm trưởng, Đội trưởng của người quy định tại Khoản 1 Điều này có quyền: c)Phạt cảnh cáo; d)Phạt tiền đến 1.500.000 đồng đối với vi phạm hành chính về phòng, chống tác hại của thuốc lá.
Điều 92. Thẩm quyền xử phạt của Công an nhân dân 3. Trưởng Công an cấp xã có quyền: d) Phạt cảnh cáo; e) Phạt tiền đến 2.500.000 đồng đối với vi phạm hành chính về phòng, chống tác hại của thuốc lá. f) Tịch thu tang vật, phương tiện được sử dụng để vi phạm hành chính có giá trị không vượt quá mức tiền phạt được quy định tại Điểm b Khoản này; g) d) Áp dụng các biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại các Điểm a, c và đ Khoản 1 Điều 28 của Luật xử lý vi phạm hành chính.
Điều 92. Thẩm quyền xử phạt của Công an nhân dân 4. Trưởng Công an cấp huyện, Trưởng phòng Cảnh sát quản lý hành chính về trật tự xã hội, Trưởng phòng Cảnh sát điều tra tội phạm về trật tự quản lý kinh tế và chức vụ có quyền: e) Phạt cảnh cáo; f) Phạt tiền đến 6.000.000 đồng đối với vi phạm hành chính về dân số và đến 10.000.000 đồng đối với vi phạm hành chính về phòng, chống tác hại của thuốc lá; g) Tước quyền sử dụng giấy phép, chứng chỉ hành nghề có thời hạn hoặc đình chỉ hoạt động có thời hạn; h) Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính có giá trị không vượt quá mức tiền phạt được quy định tại Điểm b Khoản này; i) Áp dụng các biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại các Điểm a, c và đ Khoản 1 Điều 28 của Luật xử lý vi phạm hành chính và các khoản quy định tại Điều 3 Nghị định này.
Điều 92. Thẩm quyền xử phạt của Công an nhân dân 5. Giám đốc Công an cấp tỉnh có quyền: f) Phạt cảnh cáo; g) Phạt tiền đến 15.000.000 đồng đối với vi phạm hành chính về dân số; đến 25.000.000 đồng đối với vi phạm hành chính về phòng, chống tác hại của thuốc lá; h) Tước quyền sử dụng giấy phép, chứng chỉ hành nghề có thời hạn hoặc đình chỉ hoạt động có thời hạn; i) Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính có giá trị không vượt quá mức tiền phạt được quy định tại Điểm b Khoản này; j) Áp dụng các biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại các Điểm a, c, đ và i Khoản 1 Điều 28 của Luật xử lý vi phạm hành chính và các khoản quy định tại Điều 3 Nghị định này; k) Áp dụng hình thức xử phạt trục xuất theo quy định của pháp luật hiện hành về xử phạt trục xuất theo thủ tục hành chính.
Điều 92. Thẩm quyền xử phạt của Công an nhân dân 6. Cục trưởng Cục Cảnh sát quản lý hành chính về trật tự xã hội, Cục trưởng Cục Cảnh sát điều tra tội phạm về trật tự quản lý kinh tế và chức vụ, có quyền: g) Phạt cảnh cáo; h) Phạt tiền đến 30.000.000 đồng đối với vi phạm hành chính về dân số; đến 50.000.000 đồng đối với vi phạm hành chính về phòng, chống tác hại của thuốc lá; i) Tước quyền sử dụng giấy phép, chứng chỉ hành nghề có thời hạn hoặc đình chỉ hoạt động có thời hạn; j) Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính; k) Áp dụng các biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại các Điểm a, c, đ và i Khoản 1 Điều 28 của Luật xử lý vi phạm hành chính và các khoản quy định tại Điều 3 Nghị định này.
Điều 93. Thẩm quyền xử phạt của các cơ quan khác 1. Bộ đội biên phòng, Cảnh sát biển, Hải quan, cơ quan Thuế, Cục trưởng Cục Hóa chất, Thanh tra các ngành: Khoa học và Công nghệ, Lao động - Thương binh và Xã hội, Thông tin và Truyền thông, Tài nguyên và Môi trường, Giao thông vận tải, Tài chính và các cơ quan khác có thẩm quyền xử phạt theo quy định của Luật Xử lý vi phạm hành chính đối với những hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực y tế có liên quan trực tiếp đến lĩnh vực mình quản lý được quy định tại Nghị định này. 2. Nguyên tắc xác định và phân định thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính và áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả trong lĩnh vực y tế được thực hiện theo quy định tại Điều 52 của Luật Xử lý vi phạm hành chính.
Điều 94. Thẩm quyền lập biên bản vi phạm hành chính Người có thẩm quyền lập biên bản vi phạm hành chính trong lĩnh vực y tế bao gồm: 1. Người có thẩm quyền xử phạt. 2. Công chức, viên chức thuộc ngành y tế, bảo hiểm xã hội đang thi hành công vụ, nhiệm vụ được giao khi phát hiện hành vi vi phạm hành chính có trách nhiệm lập biên bản và kiến nghị với cơ quan nhà nước có thẩm quyền để xử phạt vi phạm hành chính theo quy định của pháp luật.
XIN TRÂN TRỌNG CÁM ƠN SỰ CHÚ Ý LẮNG NGHE CỦA QUÝ VỊ ĐẠI BIỂU