20 THỨ NăM 18/5/2017 1475
THỦ TƯỚNG NGUYỄN XUÂN PHÚC:
Quyết liệt giảm bớt gánh nặng chi phí cho doanh nghiệp Chủ trì Hội nghị Thủ tướng Chính phủ với doanh nghiệp năm 2017 với chủ đề: “Đồng hành cùng doanh nghiệp”, diễn ra vào sáng 17/5 tại Hà Nội, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc khẳng định: Chính phủ tiếp tục rà soát các quy định và thực hiện quyết liệt các giải pháp nhằm giảm bớt gánh nặng chi phí cho doanh nghiệp...
2
“Những giọt nước mát lành” Tiến sĩ Trần Hữu Lộc, giảng viên trẻ trường Đại học Nông - Lâm TP. Hồ Chí Minh và bà Nguyễn Thị Xuân Oanh, Việt kiều Thái Lan với những cống hiến không mệt mỏi cho Tổ quốc Việt Nam thân yêu chính là những “giọt nước mát lành” thấm vào đất chảy thành suối, thành sông, hợp thành biển cả như lời nhắc nhở của Bác Hồ.
4
“Thuốc” cho doanh nghiệp nhà nước?
Cơ hội cho nông sản, trái cây tươi sang Trung Quốc 7
6
Hai nhạc sĩ của Đài Tiếng nói Việt Nam được Giải thưởng Hồ Chí Minh Trong tổng số 113 giải thưởng được trao, Đài TNVN có 4 tác giả được Giải thưởng Nhà nước, 2 tác giả được Giải thưởng Hồ Chí Minh là nhạc sĩ Hoàng Hà và nhạc sĩ Thuận Yến.
Những dòng sông không bình yên
HÀ NỘI:
Ở Tây Nguyên, tàu cát đang hằng ngày tàn phá không thương tiếc những dòng sông. Sức mạnh ấy được tiếp thêm bởi sự quan liêu, thiếu trách nhiệm của cơ quan quản lý...
11
13
Buýt thường sẽ vào đường buýt nhanh? 8
Chuyện đau buồn bên xấp bệnh án Tại Bỉm Sơn (Thanh Hóa) và Thanh Liêm (Hà Nam), khói bụi, tiếng ồn đinh tai nhức óc, khí thải nồng nặc, rung chấn, đá văng… do nhà máy xi măng và các mỏ khai thác đá, vật liệu xây dựng gây ra. Môi trường ô nhiễm, sụt lún nhà cửa, bệnh tật đeo bám..., dân bức xúc cầu cứu.
14 ĐI BỘ ĐÚNG CÁCH ĐỂ GIẢM CÂN VÀ PHÒNG BỆNH (tr18)
Bám sát đề tham khảo để chạy đua nước rút 9
MỸ - THỔ NHĨ KỲ: BẰNG MẶT KHÔNG BẰNG LÒNG (tr19)
2
VẤN ĐỀ-SỰ KIỆN
SỐ 20, THỨ NĂM NGÀY 18/5/2017
THỦ TƯỚNG NGUYỄN XUÂN PHÚC:
Quyết liệt giảm bớt gánh nặng chi phí cho doanh nghiệp n Vũ DũNG
“Chính phủ tiếp tục rà soát các quy định và thực hiện quyết liệt các giải pháp nhằm giảm bớt gánh nặng chi phí cho doanh nghiệp như chi phí thủ tục hành chính về thuế, hải quan, giấy phép, phí BOT, chi phí về logicstic, chi phí sử dụng các công trình dịch vụ công, nhất là chi phí kiểm định, thẩm định, giám định, các chi phí kiểm tra khác của Nhà nước. Đây là khoản đang đè nặng lên doanh nghiệp mà chúng ta phải nghiên cứu để giảm bớt cho doanh nghiệp. Có đồng chí đề nghị tôi năm nay đặt tên là “Năm giảm phí cho doanh nghiệp” Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc.
Sáng 17/5 tại Hà Nội, lần thứ 2 Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đối thoại với doanh nghiệp, Thủ tướng cho rằng, một năm sau khi triển khai Nghị quyết 35 của Chính phủ về phát triển doanh nghiệp, lần gặp nhau này sẽ bàn kế hoạch hành động để bứt phá trong sự phát triển doanh nghiệp.Do đó, Chính phủ mong muốn nhận được những ý kiến thẳng thắn. Ý kiến thẳng thắn của doanh nghiệp Tại buổi đối thoại, hàng trăm ý kiến, phản ánh về những khó khăn, rào cản của cộng đồng DN đã được nêu lên. Đó là: chi phí không chính thức; khó tiếp cận nguồn lực đất đai, vốn; không nên đầu tư bệnh viện tư trong bệnh viện công; kiến nghị giải pháp phát triển du lịch; các giải pháp phát triển thị trường bất động sản; vấn đề tiếp cận điện năng; vấn đề tiếp tục thực hiện các cam kết TPP; các khó khăn của các nhà đầu tư nước ngoài tại Việt Nam; vấn đề đào tạo nguồn nhân lực; các vấn đề về thuế, phí, cắt giảm thủ tục hành chính; hỗ trợ DN bán lẻ trong nước... Chủ tịch Hiệp hội Doanh nghiệp nhỏ và vừa Nguyễn Văn Thân nêu thực trạng DN vẫn chịu nhiều gánh nặng cả về chi phí chính thức và không chính thức trong lĩnh vực đất đai, đấu thầu, tiếp cận vốn ngân hàng, chấp hành pháp luật thuế, môi trường, an toàn thực phẩm, phòng cháy chữa cháy… “Điều này dẫn đến, nếu DN muốn thực hiện thì phải “đi đêm”, “chung chi”. Hiện tượng này tương đối phổ biến. Thiếu năng lực cạnh tranh, thiếu đạo đức kinh doanh nên đã chạy theo kiểu kinh doanh bằng “quan hệ”. Một số DN để thay thế cho việc nâng cao năng lực cạnh tranh lành mạnh
Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc gặp gỡ các vị đại biểu dự hội nghị.
nên đã chủ động “đi đêm”, “chi ngầm” để có được lợi thế trong kinh doanh. Một số DN do bị sức ép “đòi hỏi” từ phía cán bộ, công chức nên buộc phải “chi ngầm” để được việc” - ông Thân nói. Cho rằng việc xây dựng bệnh viện tư trong bệnh viện công có thể dẫn đến những tiêu cực, ông Nguyễn Văn Đệ, Chủ tịch Hiệp hội Bệnh viện tư nhân Việt Nam, kiến nghị: “Không nên cho phép xây dựng bệnh viện tư trong khuôn viên của bệnh viện công. Mỗi một tỉnh có bệnh viện tư trong bệnh viện công thì sẽ bóp chết hàng chục bệnh viện tư khác… Nên có chính sách khuyến khích để nhiều doanh nhân đầu tư vào lĩnh vực này, chia sẻ quá tải cho bệnh viện Nhà nước”. Tổng Giám đốc ngân hàng HSBC Việt Nam Phạm Hồng Hải cho biết, nhiều nhà đầu tư nước ngoài coi Việt Nam là điểm sáng, không chỉ là thị trường tiêu thụ mà là trung tâm sản xuất của thế giới với lợi thế nhân công rẻ. Tuy vậy, về lâu dài cần
ẢNH: K.T
đẩy mạnh đào tạo nhân lực để nâng cao năng suất lao động. Cùng với đó là tiếp tục tham gia TPP: “Chính phủ đã thực hiện rất quyết liệt trong quá trình tham gia TPP, hiện chưa biết tương lai của TPP ra sao, nhưng những cam kết để thực hiện TPP của Chính phủ chúng tôi vẫn kiến nghị tiếp tục thực hiện. Bởi vì những cải cách này sẽ giúp tăng tính cạnh tranh của Việt Nam sắp tới”.
Cam kết mạnh mẽ của Thủ tướng Nhìn lại một năm qua, Thủ tướng cho rằng, Chính phủ và các địa phương đã “gãi đúng chỗ” chứ không phải “ngứa trên đầu, gãi dưới chân”. Chính vì vậy mà so với hội nghị lần trước tổ chức tại TP.HCM, tính gay gắt đã giảm đi rất nhiều. Thời gian qua, Chính phủ đã ban hành 50 nghị quyết, nghị định nhằm cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh; các
bộ ngành, địa phương đã cắt giảm nhiều thủ tục, giấy phép, tạo thuận lợi cho DN; tích cực thực hiện kê khai nộp thuế điện tử, tạo điều kiện cho DN tiếp cận các dịch vụ công. Các chi phí về đăng ký kinh doanh, đăng ký thương hiệu, khai báo thuế, hải quan… có xu hướng giảm qua các năm. Chính phủ cũng đã thúc đẩy tinh thần khởi nghiệp; thành lập Tổ công tác theo dõi, kiểm tra các ngành, các địa phương. Với những nỗ lực đó đã giúp xử lý và bãi bỏ 4.500 thủ tục. Trong gần 1.100 kiến nghị của DN, đã xử lý được trên 77%. Tuy vậy, Thủ tướng cho rằng, vẫn còn nhiều rào cản cho sự phát triển của DN và Chính phủ đã nhận diện được những rào cản này. Đó là trong thể chế chính sách, chưa giải quyết được các vấn đề còn mâu thuẫn trong các văn bản dưới luật, chưa đáp ứng đòi hỏi của thực tiễn… Thủ tướng Chính phủ sẽ tiếp thu để xây dựng thể chế, chính sách bình
Suy ngẫm dưới tượng đài Bác Hồ n MIC Tôi chưa thấy nhà lãnh đạo nào trên thế giới này được dựng tượng đài và khu lưu niệm nhiều như Bác Hồ của chúng ta. Dịp 19/5 năm nay tượng đài Người được dựng lên trang trọng tại một quảng trường khang trang ở thành phố U-li-a-nốp-xcơ của Liên bang Nga. Ông đã đọc được tin đó chưa? Tôi đọc rồi, phải nói là Bác Hồ của chúng ta vĩ đại thật. Tượng đài Người không chỉ được dựng ở trong nước mà trên thế giới cũng nhiều. Còn nhớ dịp này cách đây 4 năm, một thị trấn ở Vương quốc Anh đón nhận
tượng Bác Hồ đặt trong nhà bảo tàng. Ngài thị trưởng phát biểu khẳng định đây là niềm vinh dự, tự hào lớn lao đối với người dân thị trấn, là một phần lịch sử không thể thiếu mà các thế hệ sau không được lãng quên. Ông nói đúng! Sự vĩ đại của Hồ Chí Minh đã vượt không gian - thời gian bởi phong cách bình dị, gần gũi mọi người. Còn ở Việt Nam, tượng đài Người không dừng lại ở khuôn khổ vật chất, bởi từ lâu đã ngự trị và sẽ còn mãi mãi trong trái tim, khối óc của mỗi người chúng ta. Ông nói vậy làm tôi hiểu rõ thêm, tượng đài Hồ Chí Minh cao rộng nhất
là tinh thần đoàn kết. Dịp này nên nhắc lại điều ấy, bởi đoàn kết không phải cứ hô lên là làm được. Tôi nhớ Bác từng dạy chúng ta phải thật thà đoàn kết! Đúng vậy! Vừa rồi, những quyết định kỷ luật lãnh đạo từ cao xuống thấp là minh chứng rõ ràng về việc chúng ta đã tỉnh táo phát hiện và kiên quyết đấu tranh với xu hướng sai lầm trong nhận thức và thực thi đoàn kết. Không thể chấp nhận sự ngụy tạo giá trị đoàn kết của những kẻ suy thoái về đạo đức, sáng suốt phát hiện và loại bỏ những kẻ cơ hội, khoe khoang không mất đoàn kết nhưng thực chất là bè phái, lợi ích nhóm, trục lợi cá nhân,...
Phải đó ông ơi, sắp tới còn nhiều vấn đề đòi hỏi chúng ta sáng suốt hơn nữa, làm sao tập hợp được lực lượng trong và ngoài nước, phát huy trí tuệ, sức lực của toàn dân tham gia phát triển đất nước, đảm bảo hài hoà các lợi ích cá nhân, tập thể, cộng đồng và xã hội... Còn nữa, chúng ta cần đề cao truyền thống nhân nghĩa, khoan dung, xây dựng tinh thần cởi mở, tin cậy lẫn nhau, xóa bỏ mặc cảm, định kiến về quá khứ, tôn trọng ý kiến khác nhau không trái với lợi ích chung... Làm được thế mới là thật thà đoàn kết. Ông nói như Đài ấy, nhưng tôi giống ông, đứng dưới tượng đài Bác Hồ chắc chắn ai cũng nghĩ như vậy!n
VẤN ĐỀ-SỰ KIỆN
SỐ 20, THỨ NĂM NGÀY 18/5/2017
đẳng giữa công và tư nhân, phù hợp thông lệ quốc tế. Thủ tướng cũng yêu cầu các bộ cần lưu ý giải quyết tình trạng thủ tục hành chính, các thủ tục cấp phép, điều kiện kinh doanh trong một số chuẩn mực còn gây khó khăn cho DN, trong đó có hiện tượng “cò” làm dịch vụ cấp thủ tục hành chính; giá thuê đất còn cao, giấy phép con vẫn còn và chưa được loại bỏ, chưa minh bạch hoàn toàn, vẫn tồn tại tình trạng nhũng nhiễu của một bộ phận cán bộ công chức, viên chức... Trên cơ sở nhận diện những khó khăn, vướng mắc, lắng nghe những kiến nghị của DN vào cải cách thủ tục hành chính, Thủ tướng nhấn mạnh, Chính phủ cam kết sẽ tập trung giải quyết hai vấn đề then chốt. Đầu tiên là tiếp tục kiến tạo môi trường kinh doanh công bằng, thân thiện, khuyến khích đầu tư, bảo đảm thực thi pháp luật. Trong đó, Chính phủ sẽ có giải pháp giảm chi phí sản xuất kinh doanh cho DN. Nhiệm vụ then chốt tiếp theo là Chính phủ nâng cao năng lực cạnh tranh của DN Việt Nam, tối ưu hóa các thành tựu công nghệ của cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư. Và một trong những điểm Thủ tướng lưu ý là tăng cường các lợi thế cạnh tranh bền vững cho DN thông qua việc xây dựng cơ sở hạ tầng đồng bộ trên nền tảng kỹ thuật số và phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao trên nền tảng công nghệ hiện đại, kỹ năng quản lý tiên tiến giúp nâng cao hiệu quả DN. Đồng thời, chúng ta xây dựng thương hiệu sản phẩm Việt Nam: “Ở trong nước, chúng ta nói “Người Việt Nam dùng hàng Việt Nam chất lượng cao”, bây giờ chúng ta chuyển sang tâm thế “Hàng Việt Nam chinh phục người Việt Nam”, Thủ tướng nhấn mạnh. Nhân dịp này, Thủ tướng mong muốn DN cần kinh doanh liêm chính, và làm tốt việc bảo vệ môi trường. Nhắc lại câu nói của cố Tổng Bí thư Nguyễn Văn Linh: “Hãy tự cứu mình trước khi trời cứu”, Thủ tướng nhắn nhủ DN phải tự đổi mới, tự cải cách, tự phát triển trong xu thế, trong môi trường đầu tư kinh doanh mà Chính phủ đang đặt ra, là tạo điều kiện cho các DN, các thành phần kinh tế phát triển ở Việt Nam.n
3
Kỳ vọng những vấn đề nóng được giải quyết Trước ngày khai mạc Kỳ họp thứ 3, Quốc hội khóa XIV (ngày 22/5/2017), cử tri cả nước kỳ vọng và mong muốn những vấn đề nóng hiện nay của đất nước sẽ được giải quyết. Ông Ngô Văn Đạo, thôn Hoàng Tường, xã Tân Trào, huyện Thanh Miện, tỉnh Hải Dương: Thời gian qua, vấn đề tham nhũng ảnh hưởng rất lớn đến kinh tế tài chính của đất nước. Chúng tôi mong muốn Đảng, Nhà nước, Chính phủ và Quốc hội đưa những thành phần, cơ quan hoặc cá nhân tham nhũng ra ánh sáng để người dân được biết. Về công tác cán bộ, phải quy hoạch, bổ nhiệm những người có đủ tài đức, trung thực để giải quyết được những công việc mà người dân đang mong mỏi, đưa đất nước đi lên. Nếu chọn cán bộ theo tiêu chí “con ông, cháu cha”, hay dựa trên các mối quan hệ thì sẽ để lại hậu quả khó lường, đất nước sẽ ngày một đi xuống. Mong muốn Quốc hội nhìn thông suốt những vấn đề đó. Chúng tôi cũng mong Đảng, Chính phủ, Quốc hội gần dân hơn, thực sự đến với dân, quan tâm đến dân hơn nữa, đặc biệt là ở vùng sâu vùng xa. Bà Nguyễn Hương Giang, TP. Hạ Long, tỉnh Quảng Ninh: Hiện nay, trong công tác cán bộ, việc đánh giá và bổ nhiệm cán bộ vẫn là 2 khâu yếu, gây nhiều bức xúc trong xã hội. Tiêu chí đánh giá cán bộ vẫn còn chung chung, tính định lượng không có hoặc có rất ít nên dễ bị vi phạm. Mong muốn Kỳ họp thứ 3, QH khóa XIV sẽ ban hành được Quy chế đánh giá cán bộ chuẩn. Tiêu chí đánh giá cán bộ phải cụ thể hơn nữa. Vấn đề phòng chống tham nhũng thì phải làm ngay từ khâu “phòng” hiệu quả sẽ cao hơn, chứ để đến lúc “chống”, giải quyết vấn đề thì hậu quả đều quá nặng nề. Mong kỳ họp này sẽ bàn sâu về một số biện pháp phòng chống tham nhũng được nhiều nước trên thế giới thực hiện và được đánh giá tốt nhưng vẫn chưa được áp dụng ở Việt Nam, như trách nhiệm giải trình, xử lý đơn tố cáo nặc danh, áp dụng kỹ thuật điều tra đặc biệt, cách ly đối tượng có dấu hiệu tham nhũng để hạn chế khả năng đối phó, xử lý hành vi làm giàu
Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân tiếp xúc cử tri ở Cần Thơ.
bất hợp pháp, xử lý trách nhiệm của pháp nhân… Vấn đề kê khai tài sản chưa đem lại hiệu quả cao. Nhà nước chưa kiểm soát được tài sản trong xã hội, việc kiểm tra, xác minh để bảo đảm tính trung thực của việc kê khai còn ít. Chị Trần Thị Bích Thủy, Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam Từ sau Đại hội 12 đến nay, công tác phòng chống tham nhũng được triển khai quyết liệt. Nhiều vụ án, vụ việc phức tạp, kéo dài tiếp tục được đưa ra xét xử công khai, đúng người, đúng tội, thể hiện quyết tâm rất cao của Đảng, Nhà nước trong việc chống tham nhũng, tiêu cực, lợi ích nhóm, lợi dụng chức vụ, quyền hạn trong sử dụng tài sản, tiền của Nhà nước, nhân dân; là chuyển động của cả hệ thống nhằm làm trong sạch bộ máy. Đặc biệt, việc thi hành kỷ luật cán bộ tại Hội nghị Trung ương 5 vừa qua được nhân dân hết sức đồng tình, ủng hộ. Tôi tin rằng, với quyết tâm của toàn hệ thống chính trị, Kỳ họp thứ 3, Quốc hội khoá XIV sắp tới cũng sẽ thảo luận thẳng thắn vấn đề này, nâng cao chất lượng chất vấn trước Quốc hội, phát huy vai trò giám sát của nhân dân, của báo chí và công luận. Vấn đề an toàn vệ sinh thực phẩm, hàng giả, hàng nhái, hàng kém chất lượng đang là mối lo lắng của từng gia đình, từng người dân khi các vụ ngộ độc thực phẩm tập thể có nguy cơ gia tăng, việc sử dụng hoá chất cấm trong nuôi trồng chưa được kiểm soát chặt chẽ. Quốc hội cần xem xét sửa đổi Luật An toàn thực phẩm, có các chế tài đủ mạnh,
ẢNH: K.T
đủ sức răn đe để ngăn chặn và xử lý vi phạm pháp luật về an toàn thực phẩm. Anh Nguyễn Quốc Tú, Việt kiều Đức: Với Kỳ họp QH này, tôi mong muốn khi ban hành bất cứ luật lệ nào đều phải rõ ràng, thông suốt từ trên xuống dưới; phải có hướng dẫn thi hành cụ thể. Tránh tình trạng rất nhiều luật lệ được ban ra, mà cứ trống đánh xuôi, kèn thổi ngược, không thực tiễn với cuộc sống. Luật về đến địa phương, mà cán bộ xã, phường không biết thi hành như thế nào. Với những tội như: chống người thi hành công vụ, bắt cóc trẻ em, tội tham nhũng, tội trộm cắp, và tội đầu độc thực phẩm... cần phải có những hình thức xử phạt nghiêm hơn nữa. Bạo lực học đường gia tăng, mức độ ngày càng nghiêm trọng nhưng không thấy xử lý vụ nào triệt để. Nếu những vấn đề nóng mà chỉ làm chiếu lệ, đại khái, qua loa... sẽ khiến dân ngày càng bất bình. Chị Luyện Thị Hồng Minh, Phó Hiệu trưởng trường Tiểu học Đoàn Kết, Thanh Miện, Hải Dương: Kỳ vọng QH có quyết sách về công tác cán bộ. Việc bổ nhiệm cán bộ phải có sự đề đạt, tín nhiệm từ cấp dưới, tránh ấn từ trên xuống sẽ làm mất quyền công dân và dân chủ ở cấp dưới. Mong các Đại biểu QH khi tiếp xúc cử tri phải tiếp xúc rộng rãi với quần chúng chứ không phải chỉ định trước một số người đi họp. Tốt hơn là có phiếu kín gửi về từng người dân để lấy ý kiến. NGọC Vũ ghi
APEC 2017: Khai mạc Hội nghị lần thứ hai các quan chức cao cấp APEC Sáng 17/5, Hội nghị các quan chức cao cấp Diễn đàn hợp tác kinh tế châu Á - Thái Bình Dương lần thứ 2 (SOM 2) đã chính thức khai mạc tại Hà Nội. Hơn 300 quan chức cao cấp của 21 nền kinh tế thành viên APEC tham dự. Hội nghị sẽ tập trung thảo luận kết quả các cuộc hội thảo, nhóm làm việc từ hôm 9/5 đến nay, tiếp tục tập trung vào việc làm rõ nội hàm của chủ đề và các ưu tiên của năm APEC 2017. Trong phiên làm việc sáng 17/5, Uỷ ban Thương mại và Đầu tư của APEC thảo luận các nội dung: Tiến bộ trong phát triển khu làm việc của APEC về kinh tế điện tử xuyên quốc gia; những tiến bộ của Hiệp định Thương mại tự do (FTA) và các Hiệp định Thương mại khu vực (RTA), Tuyên bố Lima đối với Hiệp định Tự do thương mại của các nền kinh tế APEC; hỗ trợ hệ thống thương mại đa phương cùng với các vấn đề thương mại và đầu tư khác. Trong khuôn khổ SOM 2 APEC, cùng ngày đã diễn ra Hội thảo “Đầu tư lâu dài vào cơ sở hạ tầng” tại Ninh Bình, do Bộ Tài chính phối hợp với Ngân hàng Thế giới (WB), Tổ chức Hợp tác và phát triển kinh tế (OECD), Ngân hàng Phát triển châu Á (ADB) tổ chức. P.V
Tổng biên tập: ĐỒNG MẠNH HÙNG Phó Tổng biên tập: LÊ NHƯ GIANG TRUNG SƠN
Thư ký tòa soạn: Minh Huệ Mỹ thuật: Hoàng Minh - Đồng Toàn Kỹ thuật chế bản: Quý Hoài
Tòa soạn: 35 Nguyễn Đình Chiểu, Hà Nội. Tel: 04-3978.5691 Phát hành Quảng cáo: 04-3978.5697 Giấy phép xuất bản số 265/GP-BTTTT ngày 03/9/2014. In tại: Công ty TNHH MTV In Quân đội I
4
PHÓNG SỰ
SỐ 20, THỨ NĂM NGÀY 18/5/2017
ĐIỂN HÌNH TIÊU BIỂU HỌC TẬP VÀ LÀM THEO TƯ TƯỞNG, ĐẠO ĐỨC, PHONG CÁCH HỒ CHÍ MINH: n NGọC Vũ
Tiến sĩ Trần Hữu Lộc, giảng viên trẻ trường Đại học Nông - Lâm TP. Hồ Chí Minh và bà Nguyễn Thị Xuân Oanh, Việt kiều Thái Lan với những cống hiến không mệt mỏi cho Tổ quốc Việt Nam thân yêu chính là những “giọt nước mát lành”thấm vào đất chảy thành suối, thành sông, hợp thành biển cả như lời nhắc nhở của Bác Hồ. Tiếng Việt trên Vương quốc Thái Lan Trong khuôn viên chùa Khánh An - ngôi chùa Việt duy nhất ở tỉnh Udon Thani, Vương quốc Thái Lan từ đầu năm nay đã được Hội người Việt mở 9 lớp dạy tiếng Việt vào tối thứ 3 và 6 hằng tuần. Ngay từ những ngày đầu, bà Nguyễn Thị Xuân Oanh đã cùng nhóm cựu giáo chức của tỉnh Udon Thani tình nguyện tới đây mỗi tối để truyền dạy tiếng Việt. Có những học viên người Thái ban đầu tới Udon Thani làm việc, nhưng khi biết tới lớp học tiếng Việt này cũng đã đăng ký học. Tiếp xúc với nhiều trẻ em ở lớp dạy tiếng Việt, các em hào hứng chia sẻ: “Bố mẹ cháu là người Việt Nam nên cháu muốn viết được tiếng Việt”, “Cháu học tiếng Việt vì muốn biết nhiều hơn về đất nước của bố mẹ mình”. Từ năm 1962, khi mới 14 tuổi, đến nay, bà Xuân Oanh đã bắt đầu tham gia dạy tiếng Việt. Bà không còn nhớ đã dạy cho bao nhiêu lứa học trò nữa. “Đến năm 1976, do những yếu tố lịch sử, các lớp học tiếng Việt tại Thái Lan phải tạm dừng. Năm 2004, sau chuyến về nước thăm thành phố mang tên Bác, tôi mua được một số cuốn sách về ngôn ngữ nên quyết định mở lại lớp dạy tiếng Việt”, bà Xuân Oanh tâm sự. Từ 5, 6 học viên ban đầu, đến nay, lớp học tiếng Việt tại nhà bà Oanh được nhiều người Việt và người Thái biết đến, theo học. Hiện lớp học có 60 học viên thuộc đủ lứa tuổi. Bên cạnh việc dạy học tiếng, dạy hát, nhất là những bài hát về Chủ tịch Hồ Chí Minh, bà Oanh còn sáng tác những bài thơ về Bác, mà như bà nói là để thỏa sự kính yêu Bác, cũng là động viên giáo viên và các cháu. Bằng chất giọng ấm áp, nhẹ nhàng, bà kể về những kỷ niệm trong quá trình truyền dạy tiếng Việt: “Các em ở lớp học đã kể tôi nghe: Một lần, sau khi chào cờ, cô giáo hỏi: Học sinh trường mình có ai biết tiếng của một nước trong khối ASEAN không? (Vì trường này chỉ dạy tiếng Anh và tiếng Trung - PV). Một cháu học sinh học tiếng Việt ở chỗ tôi đã giơ tay, và chạy ra đứng ở cột cờ nói thật to: Tôi là người Việt Nam. Tôi yêu Việt Nam! Cả trường vang lên tiếng vỗ tay ào ạt. Cô giáo rất vui mừng xen lẫn ngạc nhiên và đã thưởng quà cho học sinh ấy. Một thời gian sau, cũng ở ngôi trường đó, cô giáo lại hỏi: Có ai biết hát bài hát của một nước trong khối ASEAN? Một em học sinh nữa lại ra hát một bài hát của Việt Nam. Từ đó trở đi, nhà trường rất tự hào bởi có học sinh biết tiếng Việt. Chính những câu chuyện đó đã trở thành nguồn động lực để tôi cố gắng, quyết tâm dạy tiếng Việt, để con cháu Việt kiều lớp sau này
Bà Nguyễn Thị Xuân Oanh, Việt kiều Thái Lan.
TS. Trần Hữu Lộc.
“Những giọt nước mát lành” không quên tiếng mẹ đẻ”. “Nếu con cháu người Việt mà không biết tiếng Việt thì không thể biết được về cội nguồn. Tiếng nói, văn hóa của Việt Nam sẽ dẫn cháu đến tình yêu quê hương đất nước, Tổ quốc”. Trăn trở này của bà Nguyễn Thị Xuân Oanh và các cựu giáo chức ở tỉnh Udon Thani đã trở thành nguồn động lực để truyền dạy tiếng Việt. Với tâm huyết và lòng mến trẻ vô bờ, bà Oanh cũng như các cựu giáo chức ở Udon Thani trong những năm qua đã và đang góp phần giúp các thế hệ kiều bào thứ 2, thứ 3 ở Thái Lan hiểu hơn về tấm gương đạo đức và phong cách sống của Chủ tịch Hồ Chí Minh, đồng thời góp phần gìn giữ và quảng bá ngôn ngữ, văn hóa Việt Nam trong cộng đồng người Việt tại Vương quốc Thái Lan.
“Tiến sĩ tôm” Biệt danh ấy, người dân đặt cho TS. Trần Hữu Lộc - người đã có nghiên cứu thiết thực giúp những hộ nuôi tôm Việt Nam vượt qua khó khăn trong giai đoạn 2010-2013. Những kết quả nghiên cứu khoa học của anh đã góp phần nâng cao chất lượng, hiệu quả cho một ngành kinh tế quan trọng của Việt Nam. Năm 2013, anh Trần Hữu Lộc đã bảo vệ thành công luận án tiến sĩ ngành vi sinh và bệnh tôm tại trường ĐH Tổng hợp Arizona (Hoa Kỳ) khi mới 29 tuổi. Đây là đề tài được coi là khó khăn trong lịch sử khoa học bệnh tôm của thế giới. Kết quả nghiên cứu của anh đã tìm ra nguyên nhân dịch bệnh hoại tử gan tụy cấp trên tôm nuôi khiến tôm chết sớm và đưa ra những phương pháp đối phó hiệu quả. Từ đó mở ra một triển vọng mới cho ngành nuôi tôm trong nước và thế giới. Nhớ lại năm 2010, tại Việt Nam xuất hiện dịch bệnh lạ khiến tôm chết sớm hàng loạt, gây thiệt hại hàng tỷ đô la, anh Trần Hữu Lộc cho hay: “Lúc đó, tôi đang học bên Mỹ, đã cùng thầy dạy của mình bắt tay nghiên cứu. Chúng tôi đã nghiên cứu từ môi trường đến hóa chất sử dụng trong ngành thủy sản. Tôi đã đem mẫu đất, mẫu nước, kể
cả các mẫu thuốc trừ sâu từ Việt Nam sang Mỹ để nghiên cứu kỹ lưỡng”. Từ năm 2013, sau khi phát hiện ra được mầm bệnh, anh và các cộng sự đã nghiên cứu về phương pháp nuôi tôm để giảm nguy cơ dịch bệnh. Cùng với các thầy giáo ở ĐH Arizona, các đồng nghiệp ở Việt Nam, anh đã đến rất nhiều vùng nuôi tôm ở Việt Nam và các nước để tư vấn cho bà con phương pháp nuôi tôm. Chia sẻ về việc chọn một đề tài luận án gây khó cho mình, TS. Trần Hữu Lộc cho hay: “Khi đó, thầy dạy của tôi cảnh báo: Chọn đề tài này rất rủi ro, có thể em sẽ không ra trường được”, nhưng tôi nghĩ: Bà con nông dân ở Việt Nam nuôi tôm, cá còn thất bại, mất nhà cửa mà vẫn phải làm nghề đó thôi. Mình đã dấn thân thì phải chấp nhận rủi ro”. Trái với suy đoán của nhiều người, niềm vui của anh khi tìm ra nguyên nhân gây bệnh chỉ trong một khoảnh khắc rất ngắn, “bởi ngay sau đó, tôi cùng các cộng sự bên Mỹ phải bắt tay vào nghiên cứu, phát triển kỹ thuật chẩn đoán để có lời tư vấn chính xác, sớm nhất đến với người dân nuôi tôm đang lao đao”, TS. Trần Hữu Lộc chia sẻ. Với những danh tiếng có được sau thành công của luận án, anh có rất nhiều cơ hội ở lại nước ngoài tiếp tục học tập và được nghiên cứu trong những phòng thí nghiệm hiện đại. Nhiều công ty chào mời anh ở lại làm việc, thế nhưng, chỉ sau buổi sáng báo cáo tốt nghiệp tiến sĩ, buổi chiều anh đã xách va ly về Việt Nam. “Từ trước khi tốt nghiệp khoảng 1, 2 năm, tôi đã nung nấu ý tưởng về nước xây dựng phòng nghiên cứu bệnh tôm. Việt Nam là một đất nước nuôi tôm, có thể gọi là thủ phủ tôm của Đông Nam Á thì chúng ta phải nắm bắt được khoa học về bệnh tôm chứ không thể chỉ chờ đợi vào sự giúp đỡ bên ngoài”, TS. Trần Hữu Lộc sẻ chia lý do anh nằng nặc về nước. Về Việt Nam, anh cùng các cộng sự bắt tay ngay vào xây dựng một trung tâm nghiên cứu bệnh tôm ở Việt Nam. Đến nay, sau 3 năm hoạt động, 2 phòng
thí nghiệm tại TP. Hồ Chí Minh và Bình Thuận đã thu hút trên 30 cán bộ trẻ, tâm huyết. TS. Trần Hữu Lộc coi việc làm chủ khoa học về các phương pháp ngăn ngừa, điều trị bệnh cho tôm là chìa khóa quan trọng giúp người nông nuôi tôm có được cuộc sống sung túc hơn. Đến nay, người nuôi tôm trên cả nước không chỉ biết đến mà còn rất yêu mến TS. Trần Hữu Lộc. Qua quá trình nghiên cứu, anh chia sẻ về việc xây dựng mối liên kết giữa những nhà khoa học với người nông dân: “Khi làm việc với người nông dân, tôi nhận thấy mỗi người nông dân đều là một nhà khoa học. Mỗi ngày, họ phải làm việc, đương đầu và tìm ra phương hướng giải quyết các vấn đề khó khăn trong sản xuất. Nếu ta xóa bỏ khoảng cách, hàng rào giữa nhà khoa học và dân, và gần gũi dân thì sẽ học hỏi được rất nhiều. Từ những kiến thức thực tiễn đó, ta biến thành cơ sở lý luận được chứng minh qua thực tiễn để nhân rộng ra cho người dân. Như vậy, khoa học sẽ phát triển rất nhanh”. Nghiêm túc trong giảng dạy, say mê với nghiên cứu khoa học, TS. Trần Hữu Lộc đã thực sự truyền lửa đam mê tới từng sinh viên. Với đồng nghiệp, anh là một tấm gương mẫu mực trong lao động và tự rèn luyện bản thân, được mọi người yêu mến, nể phục. Hỏi anh ở đâu ra nội lực để làm được nhiều việc như vậy, TS. Trần Hữu Lộc tâm sự: “Tôi thấy còn quá nhiều vấn đề khó khăn mà bà con nuôi tôm, nuôi cá phải đối diện mỗi ngày nên tôi xác định phải học, phải chiếm lĩnh tri thức, tạo dựng các mối quan hệ quốc tế để có thể hoàn thiện bản thân nhanh nhất, cố gắng tạo dựng được nền tảng tri thức khoa học như các nước tiên tiến”. Nhiều khi TS. Trần Hữu Lộc còn tự gây áp lực công việc cho mình, bởi với anh, “có áp lực thì tuổi trẻ mới có thể trưởng thành và từng ngày hoàn thiện mình”.n
Chuyên trang hưởng ứng phong trào thi đua yêu nước
SỐ 20, THỨ NĂM NGÀY 18/5/2017
THỊ TRƯỜNG - TIÊU DÙNG
5
Ô tô giá rẻ - chỉ là giấc mơ? n HươNG LY
Theo lộ trình, thuế ô tô sẽ giảm về 0% vào năm 2018, điều này khiến nhiều người tiêu dùng Việt hy vọng sẽ được sở hữu ô tô giá rẻ trong tương lai. Tuy nhiên, nhiều chuyên gia cho rằng, “giấc mơ” ô tô giá rẻ khó thành hiện thực. Ồ ạt giảm giá Theo khảo sát của phóng viên, đầu tháng 5/2017, hàng loạt dòng xe tại Việt Nam đã giảm giá nhanh và mạnh. Dẫn đầu cuộc đua giảm giá là các thương hiệu như Toyota, Nissan, Honda. Giảm mạnh nhất là dòng xe đa dụng CR-V với hơn 115 triệu đồng, giảm hơn 18 triệu đồng so với mức giảm mạnh tháng 4/2017. Dòng xe của Toyota bắt đầu cuộc chiến giảm giá từ tháng 4, khi Vios giảm giá khoảng 30 triệu đồng, Altis 30-40 triệu đồng, Camry 50-60 triệu đồng và Innova 45 triệu đồng. Nissan XTrail giảm tới 95 triệu đồng tiền mặt và 30 triệu đồng quà tặng. Các sản phẩm khác như Sunny cũng được ưu đãi 35 triệu đồng, Teana giảm giá 20 triệu đồng, dòng xe Juke giảm 10 triệu đồng. Xe bán tải Navara giảm 45 triệu đồng, dòng SUV Outlander giảm hơn 40 triệu đồng/xe, dòng sedan Mirage giảm 35 triệu.
Hy vọng giá ô tô sẽ giảm sâu khó thành hiện thực.
Dòng bán tải Triton giảm giá 24 triệu đồng để cạnh tranh với xe trong cùng phân khúc. Ngoài giảm trực tiếp vào giá bán, hãng này còn có quà tặng trị giá 20 - 40 triệu đồng. Hãng xe Mỹ Chevrolet cũng không đứng ngoài cuộc, dòng xe giảm giá mạnh nhất của hãng này là Cruze 60 triệu đồng, Colorado 50 triệu đồng, Aveo 30 triệu đồng, Captiva 24 triệu đồng và Trax là 10 triệu đồng. Đại diện xe Mỹ là Ford bắt đầu tham dự cuộc đua giảm giá từ tháng 3, mức giá của Ford Focus lên đến 59 triệu đồng. Ford Ranger mẫu bán tải từng làm mưa, làm gió tại Việt Nam cũng có mức giảm từ 15 - 20 triệu đồng theo từng phiên bản. Mặc dù các hãng ô tô đang
đua nhau giảm giá để giữ doanh thu song thị trường vẫn trầm lắng. Anh Trần Xuân Định, phụ trách một salon ô tô trên đường Phạm Hùng cho biết, các hãng đua nhau giảm giá nhưng thị trường vẫn trầm lắng bởi giảm giá nhanh quá khiến thị trường đang ở trong thời khắc khó xác định được giá mua, vì thế người dùng dè dặt xuống tiền.
Giấc mơ xa vời! Hiện nay, đa số người tiêu dùng Việt đều có “giấc mơ” ô tô giá rẻ, bởi đến năm 2018 khi thuế ô tô nhập khẩu nguyên chiếc từ các nước ASEAN về 0%. Với cách tính thuế đơn giản của nhiều người thì giá xe sẽ giảm rất nhiều. Chẳng hạn giá ô tô mới rẻ nhất hiện khoảng 300 triệu đồng
ẢNH: P.V
khi thuế nhập đang là 30%, nhưng đến năm 2018 thuế về 0% thì coi như giá xe sẽ giảm chỉ còn khoảng 230 triệu đồng. Song, nhiều lại người cho rằng, “giấc mơ” sở hữu ô tô giá rẻ của người Việt khó trở thành hiện thực. Giá ô tô nhập khẩu phụ thuộc vào nhiều yếu tố như: Thuế tiêu thụ đặc biệt, giá nhập, tỷ giá, thị trường… Đặc biệt, thuế nhập khẩu chỉ giảm cho những ô tô được nhập nguyên chiếc từ ASEAN, còn những xe nhập từ các thị trường lớn khác như: Hàn Quốc, Ấn Độ, Mỹ, Nhật, Đức… hầu như không thay đổi, thậm chí giá còn đắt hơn khi thuế tiêu thụ đặc biệt đối với các dòng xe dung tích động cơ lớn được điều chỉnh tăng mạnh. Hơn nữa, điều kiện
để các dòng xe nhập khẩu từ các nước ASEAN là tỷ lệ nội khối phải đạt 40% thì số lượng xe đủ điều kiện này để hưởng thuế suất bằng 0% vào năm 2018 là không nhiều. Bên cạnh đó, nhiều chuyên gia nhận định, thuế giảm khiến nguồn thu giảm mạnh, Nhà nước sẽ đưa ra các giải pháp khác để tăng thu bù lại. Điều này khiến cho giá xe chỉ giảm nhỏ giọt. Thực tế này đã được chứng minh qua nhiều lần điều chính thuế, giá vừa qua. Cụ thể, tháng 7/2016, thuế suất thuế tiêu thụ đặc biệt đối với ô tô có dung tích xi lanh từ 1.5 lít trở xuống giảm từ mức 45% xuống còn 40%. Thực tế giá một số mẫu ô tô có giảm nhưng cũng chỉ vài triệu đồng. Đầu năm 2017, khi thuế nhập khẩu xe từ ASEAN về Việt Nam giảm còn 30%, giá ô tô theo dự đoán sẽ giảm khoảng 7%, một lần nữa người tiêu dùng lại tiếp tục ôm mộng giá ô tô sẽ giảm sâu. Nhưng giá bán ô tô vẫn “bình chân như vại”. Có chăng tại thời điểm đó, một số mẫu xe được giảm giá theo chính sách ưu đãi của mỗi hãng, còn việc giảm giá do thuế giảm với một số mẫu xe nhập cũng chẳng đáng là bao. Như vậy, dù thuế nhập khẩu có giảm cũng khó có thể nói rằng giá xe sẽ giảm mạnh khi vẫn còn chi phối bởi nhiều loại thuế phí và chính sách khác. Vì thế, nhiều người cho rằng, hy vọng về “ô tô giá rẻ” tại Việt Nam, vẫn như là giấc mơ!n
Thịt bốc mùi vẫn tung hoành Mới đây, lực lượng chức năng tỉnh Hà Tĩnh thu giữ gần 1 tấn thịtngoạinhậpkhẩukhôngrõ nguồn gốc đã bốc mùi tại một cơ sở chuyên kinh doanh hàng nhập khẩu từ nước ngoài. Theo số liệu thống kê của Tổng cục Hải quan, người Việt đang tiêu thụ nhiều nhất là các phụ phẩm đông lạnh như cánh, móng giò, nội tạng lợn, thịt lợn đông lạnh được nhập khẩu chủ yếu từ châu Âu như Đức hoặc Ba Lan; thịt bò và các sản phẩm thịt bò, thịt gà từ Mỹ. Vấn đề quan trọng đối với các sản phẩm nhập khẩu là được bảo quản lạnh khoảng - 18 độ C, được vận chuyển liên tục từ container đến các đại lý, đến các cửa hàng bán lẻ rồi đến tay người tiêu dùng, những lô thịt này liệu có tránh được nguy cơ rã đông nhiều lần dưới sức nóng của vùng nhiệt đới. Điển hình vụ mới đây nhất ở
Hà Tĩnh, ngày 15/5/2017, lực lượng Cảnh sát môi trường kiểm tra đột xuất kho đông lạnh Sâm Tâm do bà Nguyễn Thị Tâm làm chủ. Qua đó, phát hiện trong kho có gần 1 tấn hàng hóa thực phẩm quá “đát”. Số thực phẩm bao gồm thịt trâu Ấn Độ, xương gà Mỹ, xương sườn heo Đức, xương Đà Điểu, sườn heo Ba Lan, gà nguyên con, cá basa… Những hàng hóa trên một số hết hạn
sử dụng từ năm 2015, 2016 và một số không có giấy tờ chứng minh xuất xứ nguồn gốc, hiện đã bốc mùi hôi thối và chuyển màu. Khai nhận với lực lượng chức năng bà Tâm cho biết, toàn bộ số hàng trên đem về bảo quản sau đó bán ra thị trường. Cũng liên quan tới thịt ngoại nhập không rõ nguồn gốc bị thu giữ, trước đó các cơ quan truyền thông đã đưa tin, ngày
19/9/2016, đoàn kiểm tra liên ngành về an toàn thực phẩm quận Thủ Đức (Thành phố Hồ Chí Minh) đã bất ngờ kiểm tra cơ sở kinh doanh hải sản, thịt các loại tại một hộ kinh doanh trên đường Tam Bình (phường Tam Phú, quận Thủ Đức). Tại thời điểm kiểm tra, trong hai kho đông lạnh của cơ sở này, cơ quan chức năng đã phát hiện 171,4kg thịt heo, 80kg lưỡi vịt, 58kg mề gà, 264,5kg sụn gà, 87kg vú heo không rõ nguồn gốc xuất xứ, hạn sử dụng. Theo khảo sát tại một số chợ đầu mối của Hà Nội xuất hiện loại thịt đông lạnh với mức giá rẻ hơn quá nửa so với giá thịt tươi. Loại thịt này được người bán hàng giới thiệu là “hàng nhập khẩu”. Khi hỏi xuất xứ loại thịt đông lạnh, một tiểu thương cho biết: “Cứ hàng đông lạnh là được, mang về chế biến tươi ngon như thường. Không phải nghĩ”.
Không chỉ thịt lợn đông lạnh mà gà đông lạnh cũng được bán khá phổ biến ở các chợ đầu mối. Ở một số sạp hàng chợ Phùng Khoang, Hà Đông, Hà Nội, thịt gà được phân thành từng loại như: Đùi, chân, cánh. Chúng được chào bán với giá không thể rẻ hơn, chỉ từ 20.000 – 30.000 đồng/kg. Điều đáng nói là tất cả những loại thịt đông lạnh này đều không có tem nhãn, xuất xứ, đều được đựng trong thùng xốp lớn. PGS.TS Lê Văn Năm, chuyên gia thú y chăn nuôi cho biết, từ lâu các cơ quan chức năng đã cảnh báo các loại thịt kém chất lượng đang mượn danh hàng đông lạnh nhập khẩu tung hoành trên thị trường trong khi cơ quan chức năng không kiểm soát hết. Vì vậy, để bảo vệ mình, người tiêu dùng nên chọn mua thực phẩm đảm bảo chất lượng ở địa chỉ bán hàng uy tín. TH
6
KINH TẾ
SỐ 20, THỨ NĂM NGÀY 18/5/2017
“Thuốc” chodoanh nghiệp nhà nước? n ÁNH PHươNG
Rất khó tìm ra lời giải cho vấn đề đã tồn tại hàng chục năm nay của doanh nghiệp nhà nước, ngoại trừ quyết định cổ phần hóa, mà gần đây Chính phủ đang thúc đẩy. Đây là lời giải tốt nhất, hiệu quả nhất trong bối cảnh hiện nay. Ưu ái vẫn không hiệu quả Những năm gần đây, kết quả kinh doanh của các doanh nghiệp Nhà nước (DNNN) thua lỗ đến mức báo động. Theo đại diện Cục Tài chính doanh nghiệp, Bộ Tài chính, năm 2015 tổng tài sản của các DNNN là hơn 3 triệu tỷ đồng, trong đó vốn chủ sở hữu là hơn 1,3 triệu tỷ đồng, nhưng tổng doanh thu của các DNNN chỉ đạt gần 1,6 triệu tỷ đồng. Trong khi đó số nợ phải trả là 1,5 triệu tỷ đồng. Hệ số nợ phải trả/vốn chủ sở hữu bình quân năm 2015 là 1,23 lần. Điển hình cho những doanh nghiệp làm ăn thua lỗ này phải kể đến nhà máy sản xuất xơ sợi Đình Vũ, nhà máy nhiên liệu sinh học Bio-Ethanol Dung Quất, nhà máy đạm Ninh Bình, Vinashin,… Không chỉ làm ăn kém hiệu quả, “ngập” trong thua lỗ, khối DNNN còn “tai tiếng” bởi những vụ án tham nhũng kinh tế lớn, phức tạp trong vòng 10 năm qua. Tiêu biểu là vụ án cố ý làm trái quy định của nhà nước về quản lý kinh tế, gây hậu quả nghiêm trọng tại Tổng Công ty Xây dựng đường thủy Việt Nam; vụ án tham ô tài sản, rửa tiền xảy ra tại Công ty TNHH MTV vận tải Viễn Dương Vinashin... Hay gần đây nhất là vụ gây thất thoát hàng nghìn tỷ đồng trong vụ đại án Phạm Công Danh. Lý giải về nguyên nhân thua lỗ, các chuyên gia kinh tế cho rằng, DNNN nhận được sự ưu ái về mọi mặt như: Nguồn vốn, tài nguyên, đất đai, tuyển dụng nhân lực, những đặc quyền từ cơ quan quản lý trực tiếp cho các doanh nghiệp của mình... Do DNNN không phải cạnh tranh công bằng với các thành phần kinh tế khác nên ít có sự sáng tạo, đổi mới để phát triển. Bên cạnh đó, vấn đề về lợi ích đã hằn sâu trong nhận thức của những người quản lý ở DNNN. Đại diện nhiều bộ, ngành, địa phương, nhiều cá nhân đang quản lý DNNN không muốn nhanh chóng cổ phần hóa vì động chạm đến lợi ích cá nhân của họ. Không ít người phụ trách quản lý DNNN đã cố tình níu kéo để
Đẩy mạnh cổ phần hóa sẽ giúp doanh nghiệp hoạt động hiệu quả.
Các giải pháp cho doanh nghiệp Nhà nước Trước thực trạng yếu kém, thua lỗ của các DNNN, tại Hội nghị Trung ương 5, khóa XII, Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng đã nêu một số giải pháp: Hoàn thiện mô hình quản lý, giám sát doanh nghiệp và vốn, tài sản của Nhà nước đầu tư tại doanh nghiệp. Thành lập một cơ quan chuyên trách làm đại diện chủ sở hữu đối với DNNN và cổ phần, vốn góp của Nhà nước tại doanh nghiệp. Kiên quyết đấu tranh và có biện pháp phòng ngừa, khắc phục tình trạng cán bộ lãnh đạo, quản lý DNNN móc ngoặc với cán bộ, công chức Nhà nước và khu vực kinh tế tư nhân để hình thành “nhóm lợi ích”, “sân sau” thao túng hoạt động của DNNN, trục lợi cá nhân, tham nhũng, lãng phí, gây tổn hại cho Nhà nước và doanh nghiệp. Người đứng đầu DNNN chịu trách nhiệm trực tiếp trước pháp luật và Nhà nước về toàn bộ hoạt động của doanh nghiệp. Ban kiểm soát, kiểm soát viên phải thực sự là công cụ giám sát hữu hiệu của chủ sở hữu, hoạt động độc lập và không chịu sự chi phối vô lý nào về lợi ích của hội đồng thành viên, hội đồng quản trị và ban điều hành của DN. Thực hiện rộng rãi cơ chế tuyển dụng, bổ nhiệm qua thi tuyển cạnh tranh, công khai, minh bạch đối với tất cả các chức danh quản lý, điều hành và các vị trí việc làm khác trong DNNN. lợi dụng chính sách nhằm trục lợi, làm giàu nhanh chóng từ cổ phần hay đất đai… Thậm chí, người đứng đầu DNNN còn cố ý buông lỏng quản lý, để làm ăn thua lỗ trước khi cổ phần hóa nhằm “hạ giá” tài sản Nhà nước trong doanh nghiệp, sau đó tìm cách mua bán, thâu tóm cổ phiếu, để người thân trong gia đình nắm vị trí quan trọng trong công ty… Có tình trạng thâu tóm doanh nghiệp với giá rẻ mạt qua giao dịch thỏa thuận, bày đặt đấu giá kiểu “diễn kịch”. Chuyên gia kinh tế Nguyễn Minh Phong cho rằng, có khá nhiều ưu đãi cả trực tiếp và gián tiếp dành cho DNNN. Những lợi thế đặc quyền là động lực khiến DNNN níu kéo, chậm tái cơ cấu để hưởng những đặc quyền đó. Mặc dù pháp luật về cổ phần hóa DNNN không cấm thâu tóm cổ phần nhưng không có nghĩa mọi hành vi thâu tóm đều đúng luật. Nếu một cổ đông có được lượng cổ phần cực kỳ lớn nhưng bằng con đường công khai, minh bạch, bằng năng lực bản thân và khả năng kinh tế thật sự thì việc thâu tóm này hoàn toàn được chấp nhận. Tuy nhiên, không ít DNNN đã sử dụng kẽ hở của pháp luật, dùng
quyền lực gây sức ép hoặc mua chuộc các cổ đông khác phải chuyển nhượng cổ phần… Điều này khiến tài sản của Nhà nước bị thất thoát, bốc hơi.
Cần giải pháp đồng bộ Theo các chuyên gia, để DNNN phát triển đúng tầm thì cần một cuộc “cách mạng” triệt để và đồng bộ. Điều đầu tiên là giảm tỷ lệ nắm giữ vốn Nhà nước trong các DNNN, cần bổ sung và giám sát chặt quá trình cổ phần hóa doanh nghiệp. Hiện nay, những vi phạm về cổ phần hóa DNNN được quy định lẻ tẻ tại các văn bản liên quan, ví dụ như Luật Chứng khoán, Luật Cạnh tranh và các Nghị định xử phạt vi phạm hành chính trong các lĩnh vực này. Cách quy định rải rác như vậy không thể hiện được tính nghiêm khắc của pháp luật và quyết tâm của Nhà nước trong xử lý vi phạm về cổ phần hóa DNNN. Do đó, bên cạnh việc tăng mức độ nghiêm khắc của các chế tài xử lý lên gấp nhiều lần, cũng cần phải quy định tập trung trong văn bản pháp luật riêng biệt về cổ phần hóa DNNN. Phải có cơ chế kiểm soát thật
chặt chẽ quá trình cổ phần hóa DNNN, như thành lập hẳn một Ban kiểm tra, giám sát. Nếu thực hiện được những điều trên, nguyên tắc công khai, minh bạch trong cổ phần hóa DNNN mới có thể được đảm bảo, góp phần kiểm soát được việc thâu tóm cổ phần, ngăn chặn các biểu hiện tiêu cực, biến tài sản Nhà nước thành tài sản cá nhân, biến DNNN thành công ty gia đình một cách bất hợp pháp. Luật sư Trương Thanh Đức, Chủ tịch Hội đồng thành viên Công ty Luật BASICO cho rằng, kẽ hở lớn nhất của cổ phần hóa là việc xác định giá trị doanh nghiệp không sát thực tế, dẫn đến thất thoát tài sản của Nhà nước. Bán cổ phần thiếu sự công khai, minh bạch đã tạo kẽ hở cho một số cá nhân không chỉ tìm cách đánh giá thiếu khách quan giá trị thực của số tài sản hiện có đối với DNNN thuộc diện cổ phần hóa theo hướng có lợi cho mình mà còn tìm mọi cách để thôn tính dần số cổ phiếu của cổ đông là Nhà nước, mua gom số cổ phiếu khác dưới nhiều thủ đoạn rất tinh vi nhằm thâu tóm quyền lực. Cùng quan điểm trên, chuyên gia kinh tế Nguyễn Trí
Hiếu cho rằng, DNNN đã làm xong nhiệm vụ của mình, đã đến lúc cần trao quyền cho doanh nghiệp tư nhân. Kinh tế tư nhân là động lực chính của nền kinh tế thị trường, nền kinh tế thị trường không thể phát triển được nếu không có kinh tế tư nhân. Doanh nghiệp có vốn Nhà nước cũng có vai trò của mình, nhưng cần giảm thiểu vị trí chủ đạo. “Nhiều nước ở Đông Nam Á, các DNNN thường ở các lĩnh vực không thể giao cho tư nhân được, chẳng hạn như quốc phòng, an ninh, an sinh xã hội - những lĩnh vực mà chính phủ phải nắm quyền quản lý chủ đạo. Tất cả lĩnh vực khác, cái nào giao cho tư nhân được, kể cả hàng không, dầu khí, điện lực, thực phẩm, phương tiện đời sống… nếu họ đảm nhiệm được thì giao cho họ. Ngay cả ngân hàng cũng vậy, có lẽ vai trò của Nhà nước cũng nên giảm thiểu để đưa ngành này vào quỹ đạo của nền kinh tế thị trường”, ông Hiếu khẳng định. Mới đây, Thủ tướng chính phủ đã có chỉ thị số 14/CT-TTg tiếp tục đẩy mạnh cổ phần hóa DNNN. Trong đó, chỉ thị nhấn mạnh không sử dụng ngân sách Nhà nước hỗ trợ DNNN thua lỗ, theo đúng Nghị quyết của Quốc hội. Cùng với đó, thực hiện chuyển giao vốn cổ phần hóa về Trung ương theo Luật Quản lý sử dụng tài sản Nhà nước. Như vậy, nếu việc đẩy mạnh cổ phần hóa doanh nghiệp diễn ra nhanh và đúng lộ trình, thì sau khi cổ phần hóa, tài sản và hiệu quả kinh doanh sẽ được Hội đồng cổ đông giám sát thay vì chỉ mình DNNN thực hiện như trước đây . Có như vậy mới hạn chế được tình trạng, lãng phí, thất thoát, tham nhũng và thua lỗ như hiện nay. Tuy nhiên, để thực hiện được điều này, cần nhiều giải pháp đồng bộ và cũng còn nhiều việc phải làm. Điều này một lần nữa được Chính phủ khẳng định rõ tại Hội nghị của Thủ tướng Chính phủ với Doanh nghiệp lần thứ hai năm 2017. Phát biểu tại Hội nghị, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc khẳng định: “Chính phủ đã nỗ lực và quyết tâm trong việc xây dựng một chính phủ hành động, luôn luôn đồng hành cùng doanh nghiệp, tạo điều kiện thuận lợi nhất để doanh nghiệp nâng cao năng lực cạnh tranh, phát triển bình đẳng và thịnh vượng. Tuy đã làm được nhiều việc nhưng chúng ta còn rất nhiều việc phải làm bởi còn rất nhiều rào cản cho sự phát triển của doanh nghiệp”.n
KINH TẾ
SỐ 20, THỨ NĂM NGÀY 18/5/2017
Cơ hội chonông sản, trái cây tươi sangTrung Quốc n VIệT HÀ
Với việc đẩy mạnh đầu tư hạ tầngcửakhẩuvàgiaothông, thời gian vận chuyển hàng được rút ngắn... chúng ta có nhữngđiềukiệnthuậnlợiđể đẩy mạnh xuất khẩu nông sản, trái cây tươi sang Trung Quốc. Đây là nhận định được đưa ra tại Hội nghị kết nối thươngnhânxuấtnhậpkhẩu nông lâm thủy sản của Việt Nam với thị trường Trung Quốc, do Bộ Công Thương và UBND tỉnh Cao Bằng tổ chức. Cơ hội Trung Quốc là đối tác thương mại song phương lớn nhất của Việt Nam, kim ngạch thương mại hai chiều Việt - Trung không ngừng tăng nhanh với tốc độ trung bình khoảng 30 đến 40%/năm. Trong những năm qua, với các cơ chế hợp tác song phương giữa 2 nước được đẩy mạnh, kim ngạch thương mại biên giới tăng nhanh, các mặt hàng trao đổi qua biên giới được mở rộng, hạ tầng cửa khẩu biên giới được đầu tư phát triển. Tuy nhiên, thời gian qua, hoạt động xuất nhập khẩu hàng nông, lâm, thủy sản qua các cửa khẩu biên giới Việt Trung còn một số khó khăn, vướng mắc. Đó là công tác quản lý, điều hành và cơ cấu hàng hóa trong thương mại biên giới còn nhiều bất cập; kim ngạch thương mại biên giới tăng chưa ổn định, hạ tầng các khu cửa khẩu chưa đồng bộ, một số chính sách liên quan đến xuất nhập khẩu nông sản chưa tạo thuận lợi cho doanh nghiệp. Ông Chu Thế Huy, Phó Giám đốc Công ty TNHH Thủy Dương, tỉnh Thái Bình - một trong những doanh nghiệp được cấp phép xuất khẩu gạo của phía Bắc chia sẻ: “Hoạt động xuất khẩu gạo sang Trung
Trái cây tươi sẽ có cơ hội xuất khẩu sang Trung Quốc.
Quốc đang gặp nhiều khó khăn. Trước được xuất hàng qua các lối mở qua Cao Bằng, nhưng gần đây đóng cửa, nhiều người nhập hàng về nhưng không xuất được, gạo để trong kho lâu giảm chất lượng. Các cơ quan ban ngành 2 nước cần tạo điều kiện để doanh nghiệp được phép xuất khẩu qua lối mở như Cao Bằng, Lào Cai, Hà Giang… Chúng tôi rất mong được tạo điều kiện xuất khẩu gạo thuận lợi hơn”. Về cơ hội hợp tác giữa doanh nghiệp 2 bên trong thời gian tới, đại diện một số doanh nghiệp Trung Quốc cho biết rất quan tâm và muốn nhập khẩu mặt hàng hoa quả tươi ở Việt Nam như thanh long, xoài, vải thiều, chôm chôm, chanh không hạt… nhưng do thời gian vận chuyển lâu, hạn chế về kho bãi, nên khó bảo quản, ảnh hưởng lớn đến hoạt động xuất nhập khẩu. Tuy nhiên, mới đây một tuyến đường sắt chuyên dùng (đông lạnh) để vận chuyển rau quả từ cửa khẩu Trà Lĩnh (Cao Bằng) Long Bang (Bách Sắc) đi Bắc Kinh - Trung Quốc được đưa vào sử dụng có thể rút ngắn thời gian vận chuyển so với trước đây, giảm chi phí và giá thành. Do đó, việc vận chuyển rau quả tươi vào thị trường nội địa Trung Quốc sẽ
thuận lợi hơn, góp phần đẩy mạnh xuất khẩu các mặt hàng này từ Việt Nam. Ông Nguyễn Văn Hội, Phó Vụ trưởng Vụ Thương mại biên giới và miền núi, Bộ Công Thương, cho biết, năm 2016, Trung Quốc chỉ định cho phép cửa khẩu Thủy Khẩu đối diện Tà Lùng và Long Bang đối diện Trà Lĩnh được nhập khẩu trái cây tươi của Việt Nam. Hiện, công ty Vạn Sinh Long của Trung Quốc cũng đang đầu tư một kho chứa trái cây tươi, với công suất 8.000 tấn/ngày, sẵn sàng nhập khẩu từ Việt Nam bắt đầu từ tháng 8/2017.
Doanh nghiệp phải chủ động Tại hội nghị, các đại biểu kiến nghị các địa phương cần tạo điều kiện thuận lợi khuyến khích doanh nghiệp; Chủ động điều tiết lưu lượng hàng hóa xuất nhập khẩu qua các cửa khẩu biên giới, kịp thời nắm bắt tình hình về thông quan hoa quả nông sản vào chính vụ, để tránh ùn tắc hàng hóa… Đồng thời, hỗ trợ các doanh nghiệp Việt Nam và Trung Quốc tăng cường hợp tác và liên kết, tổ chức hệ thống phân phối vào sâu trong thị trường nội địa 2 nước. Ông Nguyễn Văn Hội cho rằng, trong hoạt động
xuất nhập khẩu qua cửa khẩu biên giới, đặc biệt là lấy cửa khẩu biên giới làm cửa ngõ để phân phối hàng hóa sang thị trường Trung Quốc thì doanh nghiệp phải là lực lượng nòng cốt. Các doanh nghiệp Việt Nam cần chủ động tìm hiểu, nắm bắt thông tin để kết nối đẩy mạnh xuất khẩu nông lâm thủy sản trong thời gian tới. Bên cạnh đó, cần sự hỗ trợ của cơ quan chức năng từ Trung ương đến địa phương để tạo thuận lợi cho doanh nghiệp. Ông Hội cho rằng, năm 2016, Hiệp định thương mại biên giới Việt Nam - Trung Quốc được ký kết mở ra hướng đảm bảo sự ổn định bền vững cho các doanh nghiệp liên kết với nhau, từ vùng sản xuất trong phía Nam đến cửa khẩu biên giới Việt - Trung. Nhiều doanh nghiệp không chỉ các tỉnh Quảng Tây, Vân Nam, mà còn ở Trùng Khánh, Hàng Châu, Bắc Kinh… cũng quan tâm tới một số mặt hàng của Việt Nam. Với sự phát triển nhanh chóng của hạ tầng giao thông, các doanh nghiệp Việt Nam có thêm lợi thế trong việc xuất khẩu nông thủy sản, đặc biệt hàng hoa quả trái cây tươi vào sâu thị trường Trung Quốc.n
Triển khai dán tem đồng hồ công tơ tổng cột đo xăng, dầu Cục Thuế TP. Hà Nội vừa ban hành Quyết định thành lập Tổ chỉ đạo và Tổ giúp việc Tổ chỉ đạo liên ngành thực hiện dán tem niêm phong đồng hồ công tơ tổng đối với các cột đo xăng, dầu trên địa bàn. Theo đó, Tổ chỉ đạo (Cục Thuế, Chi cục Tiêu chuẩn đo
lường chất lượng, Chi cục Quản lý thị trường) gồm 42 thành viên, do Phó Cục trưởng Cục Thuế TP. Hà Nội Viên Viết Hùng làm Tổ trưởng và Tổ giúp việc gồm 217 thành viên. Theo kế hoạch, trên địa bàn hiện có 484 cửa hàng kinh doanh xăng, dầu phải
dán tem từ ngày 19/5 đến 26/5/2017. Cục Thuế TP. Hà Nội thành lập 61 đoàn dán tem. Định kỳ hằng tháng, các cán bộ thuế sẽ tới các cửa hàng kinh doanh xăng dầu thuộc địa bàn quản lý để ghi nhận số liệu về chỉ số phản ánh thực tế trên công tơ
tổng của từng cột đo xăng dầu và thông báo số lượng cho bộ phận đầu mối tổng hợp, đánh giá. Số liệu từ các cột bơm sẽ được tự động tổng hợp theo thứ tự về cửa hàng và về số tổng của doanh nghiệp chủ quản đang kê khai thuế với K.T cơ quan Thuế.
7
Khai hội vàng, ngàn ưu đãi Mở đầu chương trình ưu đãi, chào hè Công ty du lịch Vietravel ra mắt sự kiện “Khai hội vàng, ngàn ưu đãi” trong hai ngày 18 và 19/5. Đến với Vietravel Hà Nội trong thời gian này, Quý khách có cơ hội mua những đường tour Nghỉ biển đang được săn đón nhất với giá cả vô cùng tiết kiệm như: thưởng ngoạn Lễ hội pháo hoa quốc tế Đà nẵng 2017 cùng chùm tour Đà Nẵng Bà Nà - Hội An (3N) với giá chỉ từ 4,65 triệu và Đà Nẵng - Hồ Truồi - Huế - Bà Nà - Hội An (4N) chỉ từ 5,59 triệu… Đặc biệt, trong 2 ngày 18 - 19/5, Vietravel giảm ngay 5% trên giá trị booking cho Voucher nghỉ dưỡng ở Vinpearl, giảm ngay 2% trên giá trị booking FLC (3n2đ/phòng) trong tháng 5, 6 và giảm ngay 200.000đ/voucher khi du khách đặt mua Voucher Sunspa. Bên cạnh đó, Vietravel Hà Nội dành tặng các em học sinh, các vị phụ huynh và thầy cô giáo nhân dịp Lễ quốc tế thiếu nhi 1/6 và kỳ nghỉ hè đang tới gần. Theo đó, trong thời gian từ 15 đến 25/5, các em nhỏ trong độ tuổi từ 6-18 nhận ngay một phần quà hữu ích là Bộ kính bơi và Giảm giá như thẻ thành viên Standard khi đăng ký thành công tour của Vietravel. AP
Viettel tung ra bộ phát Wifi Router 4G giá rẻ, siêu tốc độ Một tháng sau khi khai trương mạng 4G, Viettel cung cấp ra thị trường hàng loạt thiết bị 4G giá siêu ưu đãi với mong muốn phổ cập công nghệ 4G cho mọi người. Bên cạnh smartphone siêu rẻ như điện thoại V8801 (1.350.000đ), Lenovo Vibe C (1.490.000đ), Samsung J2 Prime (2.170.000đ), nổi bật là bộ phát Wifi Router 4G D6606 kèm sim Dcom Viettel chỉ 1.300.000 đồng. Đặc biệt khi mua bộ sản phẩm này, khách hàng còn được tặng 20GB data 4G để sử dụng trong 30 ngày. Sau khi hết lưu lượng miễn phí, khách hàng có thể lựa chọn các gói cước 4G hấp dẫn của Viettel đang cung cấp để tiếp tục trải nghiệm cùng thiết bị Wifi Router 4G D6606. Wifi Router 4G D6606 có ưu điểm vượt trội là kết nối tối đa 8 thiết bị cùng lúc, với tốc độ Down/Up lên tới 150/50Mbps. Thiết bị có thiết kế nhỏ gọn để dễ dàng mang theo, pin sử dụng được trong nhiều giờ, giúp người dùng kết nối internet siêu tốc độ ở khắp mọi nơi một cách thuận tiện và đặc biệt hữu ích với những ai thường xuyên công tác hay du lịch. Mặt khác, mức giá 1.300.000 đồng cho bộ phát wifi này được đánh giá là thấp hơn 30% so với sản phẩm có tính năng tương đương trên thị trường. Hiện tại, mạng 4G Viettel đã được phủ sóng trên phạm vi toàn quốc với 36.000 trạm thu phát sóng hiện đại nhất. Với tốc độ kết nối cao gấp 7-10 lần so với 3G, mọi trải nghiệm kết nối trên mạng 4G sẽ nhanh, mượt mà và ổn định hơn, không còn tình trạng “giật, lag”. T.H
8
ĐỜI SỐNG
SỐ 20, THỨ NĂM NGÀY 18/5/2017
HÀ NỘI:
Buýt thường sẽ vào đường buýt nhanh? n MINH THư
Sau hơn 4 tháng vận hành chính thức tuyến buýt nhanh Kim Mã - Yên Nghĩa, buýt nhanh với nhiều “đặc quyền”nhưng hiệu suất vận chuyển đạt thấp, vì thế, tháng 6 tới, Hà Nội dự định thí điểm cho buýt thường chạy cùng làn với buýt nhanh trong thời gian 6 tháng. Phương án “sửa sai”? Tại phiên làm việc của lãnh đạo UBND TP. Hà Nội sáng 28/4, Chủ tịch UBNT TP. Hà Nội, ông Nguyễn Đức Chung cho rằng, lượng khách cao nhất của buýt nhanh (BRT) chưa đạt 48 người mỗi lượt, trong khi sử dụng làn đường riêng là chưa hợp lý. Lãnh đạo TP chỉ đạo Sở Giao thông Vận tải nghiên cứu thí điểm cho các loại xe buýt khác đi vào làn BRT, sau đó nghiên cứu mở rộng thêm một số phương tiện. Thực hiện chỉ đạo của lãnh đạo thành phố, Trung tâm Quản lý và Điều hành giao thông đô thị Hà Nội (Tramoc) đang tổ chức khảo sát kỹ thuật để đưa ra phương án phù hợp trình cấp trên xem xét. Nếu dự án được thông qua từ tháng 6, buýt thường được đi vào làn đường dành riêng cho buýt nhanh. Thời gian thí điểm kéo dài 6 tháng, sau đó sẽ đánh giá kết quả. Ông Nguyễn Hoàng Hải, Giám đốc Tramoc cho biết, mặc dù lượng khách sử dụng buýt nhanh có xu hướng tăng, tuy nhiên, năng lực vận tải của phương tiện này và hạ tầng giao thông mới sử dụng được 50%, vậy nên đưa buýt thường vào để khai thác 50% năng lượng dư thừa. Việc đưa buýt thường vào làn đường buýt nhanh không phải là phương án chữa cháy, vì dự án buýt nhanh vẫn trong giai đoạn thí điểm nên chưa thể kết luận về tính hiệu quả. Buýt thường sẽ làm nhiệm vụ thu gom khách, làm nhiệm vụ trung chuyển cho
Buýt nhanh được hưởng “đặc quyền” nhưng người dân vẫn chưa mấy mặn mà. ẢNH: HÀ NGUYÊN
buýt nhanh. Việc buýt thường chạy vào làn đường riêng của BRT góp phần cải thiện chất lượng phục vụ của buýt thường và gián tiếp tăng sản lượng của buýt nhanh, đồng thời làm giảm áp lực giao thông ở phần đường dành cho các phương tiện khác. Buýt thường thiết kế mở cửa bên phải, đừng đỗ ở bên phải đường, buýt nhanh mở cửa bên trái và dừng đỗ ở dải phân cách. Vì thế khi buýt thường đi vào làn đường dành cho buýt nhanh sẽ phải xây dựng thêm những điểm đón trả khách mới. Điều người dân lo ngại, việc buýt thường phải vòng vào lề đường bên phải để đón trả khách dễ dẫn đến xung đột giao thông với các phương tiện chạy cùng chiều, gây ách tắc giao thông, thậm chí tiềm ẩn nhiều nguy cơ gây tai nạn giao thông. Nếu buýt thường chạy không đúng thời gian, mà điều này rất dễ xảy ra, thì còn làm cản trở buýt nhanh, làm cho buýt nhanh đã chậm càng chậm thêm.
Cần có sự điều chỉnh Việc phát triển phương tiện công cộng ở các thành phố lớn để hạn chế phương tiện cá nhân là xu thế tất yếu, tuy nhiên, cách làm như thế nào để hiệu
Khai trương ngày 31/12/2016, tuyến buýt nhanh đầu tiên ở Hà Nội chạy trên quãng đường 14,7km từ Kim Mã (Ba Đình) đến Yên Nghĩa (Hà Đông). Sau hơn 4 tháng hoạt động, buýt nhanh đạt trung bình trên 40 khách mỗi lượt, trong khi thiết kế xe có thể chở tối đa 90 người, nghĩa là chưa đạt 50% hiệu suất vận chuyển. Tuyến buýt nhanh này có tổng mức đầu tư 53,6 triệu USD (hơn 1.000 tỷ đồng). Dọc tuyến có 21 nhà chờ và hai điểm đầu cuối hoạt động trong làn đường dành riêng. quả mới là điều đáng bàn. Dù tuyến đường từ nhà đến cơ quan có buýt nhanh hoạt động nhưng anh Lê Thành (quận Hà Đông) vẫn đi bằng xe máy. Anh Thành nêu: “Nhà tôi nằm trên tuyến buýt nhanh nhưng điểm xuống gần nhất của tuyến buýt nhanh cách cơ quan hơn 3km nên tôi đi bằng xe máy để chủ động”. Anh Thành cho rằng, tuyến buýt nhanh nằm trên trục đường dân cư đông đúc nhưng lại có ít công ty hay các trường đại học. Người dân muốn di chuyển bằng buýt nhanh vẫn phải dùng phương tiện chuyển tiếp khác, trong khi việc kết nối giữa buýt thường và buýt nhanh chưa tốt.
SỐNG AN TOÀN
Sử dụng khẩu trang thế nào cho an toàn? Khẩu trang được nhiều người sử dụng để tránh khói bụi, vi khuẩn và khí độc hại… Tuy nhiên, nếu không hiểu biết hoặc mua phải những khẩu trang kém chất lượng thì việc đeo khẩu trang không những không có tác dụng mà còn sinh bệnh. Theo ông Lê Đức Thiện, Phó Giám đốc Trung tâm An toàn lao động, Viện Nghiên cứu khoa học kỹ thuật bảo hộ lao động, Bộ LĐ-TB&XH, trên thị trường hiện có 3 loại khẩu trang chính: khẩu trang y tế, khẩu trang chống bụi, khẩu trang bảo hộ chống khí độc. Khẩu trang y tế để chống các loại vi khuẩn, nước bọt văng bắn thẳng nên yêu cầu độ kín không cao bằng khẩu trang chống khói bụi. Khẩu trang y tế thường được cho thêm sợi nano bạc có tác dụng diệt khuẩn. Khẩu trang chống bụi đòi hỏi độ kín khít cao để có thể lọc được các loại bụi nhỏ có kích thước từ 0,1-0,5 micromet. Còn khẩu trang chống độc thường có hai phần: phần ngoài lọc bụi và phần trong thường có thành phần than hoạt tính để hấp thụ hơi khí độc.
Các loại khẩu trang, nhất là khẩu trang lọc bụi, hiện được bán tràn lan trên thị trường nhưng việc kiểm tra chất lượng hợp chuẩn, hợp quy gần như không có, chỉ có hàng nhập khẩu còn có thể đảm bảo chất lượng. Hầu hết khẩu trang lọc bụi được bày bán ở vỉa hè đều không đảm bảo cả về độ kín và tấm lọc cũng không lọc được bụi, thậm chí họ còn tận dụng vải thừa lưu trữ lâu trong kho để may khẩu trang. Việc thường xuyên sử dụng khẩu trang không đảm bảo chất lượng sẽ dẫn đến nhẹ thì bị bệnh hô hấp, viêm phế quản, nặng thì bị viêm phổi, thậm chí ung thư. Sử dụng khẩu trang chống độc không đúng cách còn có nguy cơ gây tử vong. Ví dụ khi đeo khẩu trang lọc khí dung môi hữu cơ vào môi trường có khí CO2 hay khí amoniac thì sẽ không lọc được khí độc, mà hít phải khí độc gây đau đầu, chóng mặt, nặng thì bị tử vong. Vì thế, khi mua khẩu trang chống độc, người sử dụng phải am hiểu và người bán phải cung cấp thông tin đầy đủ. Mua khẩu trang chống bụi và khẩu trang y tế cũng nên tìm mua ở những địa chỉ uy tín, đảm bảo khẩu trang được sản xuất đạt chất lượng. VOV2
Chị Thanh Thủy (Hà Đông) cho biết, từ ngày buýt nhanh đi vào hoạt động, chị thường đi làm bằng buýt nhanh bởi nhà chị và cơ quan đều gần tuyến đường buýt nhanh hoạt động. Buýt nhanh xe mới, đẹp, từ lái xe, nhân viên, hành khách đều lịch sự. “Buýt nhanh mới đi vào hoạt động được hơn 4 tháng thì chưa thể khẳng định thành công hay thất bại. Để tăng lượng khách, buýt nhanh cần có sự kết nối giữa các phương tiện trung chuyển và thực hiện nghiêm việc hạn chế các phương tiện cá nhân đi vào trung tâm thành phố, nhất là giờ cao điểm” - chị Thủy nêu ý kiến. TS. Trần Hữu Minh, Phó chánh Văn phòng Ủy ban An toàn giao thông Quốc gia cho rằng, tốc độ lưu thông buýt nhanh Hà Nội còn chậm do hạ tầng giao thông chưa đạt chuẩn, chưa được ưu tiên về đèn tín hiệu qua những nút giao thông, không có giải phân cách cứng, vẫn bị các phương tiện khác lấn làn. Giờ đưa buýt thường vào chạy chung làn có thể làm ảnh hưởng tới tốc độ của buýt nhanh khiến người dân không mặn mà với buýt nhanh. Hà Nội cần thiết kế tuyến BRT theo tiêu chuẩn quốc tế, nâng tốc độ xe để thu hút người tham gia giao thông. Theo chuyên gia giao thông, TS. Phạm Sanh, sau một thời gian chạy thử nghiệm, Sở GTVT thành phố cần khảo sát, tính toán lại để có sự điều chỉnh hợp lý, thậm chí có thể phải chấp nhận cả giải pháp “đau thương”. Nếu không có sự nghiên cứu, tính toán, đánh giá kỹ thì khi tiếp tục mở rộng việc triển khai tuyến buýt nhanh sẽ bị lãnh hậu quả. Đồng tình với ý kiến này, TS. Nguyễn Ngọc Long - Phó Chủ tịch thường trực Hội Khoa học kỹ thuật cầu đường Việt Nam cho rằng, tuyến BRT đầu tiên là một tuyến thí điểm, trong lúc làm dự án đã nghiên cứu rồi nhưng trong thực tế giao thông Hà Nội là hết sức phức tạp nên cần phải có điều chỉnh. Sau khi tìm ra phương án điều chỉnh tốt nhất, thực hiện thấy khả thi thì mới triển khai tuyến thứ 2”.n
Hội Bảo vệ quyền trẻ em Việt Nam kêu gọi ủng hộ Trường Sa Từ ngày 22-31/5/2017, ông Đỗ Đức Ngọ, Phó Chủ tịch Hội Bảo vệ quyền trẻ em Việt Nam sẽ đại diện cho Hội tham gia đoàn đại biểu đi thăm, tặng quà cho trẻ em, đồng thời động viên quân, dân huyện đảo và Nhà giàn DK1 tại huyện Đảo Trường Sa. Để có thêm nhiều phần quà trao tặng trẻ em và động viên quân, dân trên đảo, Hội Bảo vệ trẻ em mong nhận được sự quan tâm đóng góp, ủng hộ của mọi người. Mọi sự đóng góp, ủng hộ: Bằng hiện vật gửi về Cơ quan trực thuộc phía Nam - Hội Bảo vệ quyền trẻ em Việt Nam, số 181 Nguyễn Cư Trinh, quận 1, TP.HCM. Bằng tiền mặt gửi về số tài khoản: 102010000658555 tại Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam, chi nhánh Hà Nội. PV
XÃ HỘI
SỐ 20, THỨ NĂM NGÀY 18/5/2017
9
Bám sát đề tham khảo để chạy đua nước rút n THU HằNG
Sau khi Bộ Giáo dục-Đào tạo công bố đề thi minh họa kỳ thi THPT Quốc gia 2017, nhiều trường THPT trên cả nước đã bắt đầu ôn tập các dạng bài thi trong đề tham khảo. Làm thế nào để giúp các em ôn tập được hiệu quả nhất khi chỉ còn khoảng 30 ngày nữa là bước vào kỳ thi?! Đề thi sẽ tránh những vấn đề còn tranh cãi Theo đánh giá, từ đề tham khảo lần này, cấu trúc, ma trận, câu hỏi không quá khó, không đánh đố, là những kiến thức cơ bản mà học sinh đã được học. Tuy nhiên, điều khiến nhiều thầy trò đang băn khoăn, lúng túng đó là đề tham khảo môn Hóa học, Địa lý. Cụ thể, môn Địa lý có nhiều thông tin lạc hậu chưa được cập nhật, thiếu chính xác dễ gây hiểu lầm. Ông Nguyễn Quốc Bình, Hiệu trưởng Trường THPT Việt Đức (Hai Bà Trưng, Hà Nội) cho rằng, môn Địa lý nên cập nhật số liệu mới đã được công bố, nhất là với các môn khoa học xã hội không thể sử dụng số liệu cũ mãi được. Đề thi cần phải làm chuẩn xác để tránh gây tranh cãi, ảnh hưởng đến tâm lý cũng như việc ôn tập của học sinh. Thay mặt tổ ra đề tham khảo môn Địa lý, PGS.TS Nguyễn Đức Vũ thừa nhận: Một số nội dung trong sách giáo khoa có thể đã lạc hậu, do tình hình kinh tế-xã hội thay đổi liên tục trong khi sách giáo khoa chưa thể cập nhật thường xuyên. Chúng tôi sẽ rút kinh nghiệm khi làm đề thi chính thức, không đưa các thông tin chưa được cập nhật trong sách giáo khoa vào đề thi để tránh gây ra những tranh luận không đáng có. Về vấn đề này, TS. Toán học Lê Thống Nhất, Tổng giám đốc Công ty CP Trường học lớn Việt Nam (Hà Nội) cho rằng, xây dựng đề thi trắc nghiệm là một việc đòi hỏi quy trình chặt chẽ, bỏ qua bất cứ công đoạn nào đều dễ dẫn đến sai sót hoặc không phù hợp. Đặc biệt, nên tránh những vấn đề còn tranh cãi hoặc các
Trong giai đoạn nước rút, học sinh nên tập trung ôn những kiến thức cơ bản, không nên ôn luyện thi thử khắp nơi. ẢNH: K.T
nguồn tư liệu không thống nhất. Ông Nguyễn Văn Túc, Hiệu trưởng Trường THPT Nhân Chính (Thanh Xuân, Hà Nội) nhận xét: Ưu điểm của đề lần này là cấu trúc đề có các câu được sắp xếp từ dễ đến khó, điều này giúp học sinh không phải mất thời gian đọc toàn bộ đề, mà cứ tuần tự làm từ trên xuống dưới. Qua bài kiểm tra môn Toán đề tham khảo, với những em khối A đạt phổ điểm tương đối, đặc biệt là không có nhiều học sinh điểm thấp. Còn ông Nguyễn Quốc Bình cũng cho rằng, đối với đề tham khảo môn Toán vừa rồi câu hỏi giải bằng máy tính giảm xuống còn 10% thay vì 30% như trước, như vậy, tránh việc phụ thuộc vào máy tính và tận dụng tốt hơn năng lực của học sinh.
Thời gian nước rút bám sát kiến thức cơ bản Ngay sau khi có đề tham khảo hầu hết các trường THPT ở Hà Nội đều họp giáo viên phụ trách bộ môn lớp 12 để nghiên cứu. Theo đánh giá của một số giáo viên, học sinh, đề thi tham khảo mà Bộ GD-ĐT vừa công bố có nội dung kiến thức trải rộng do đặc thù của hình thức thi trắc nghiệm. Chính vì thế, nếu ôn theo kiểu “học tủ, học lệch”, học sinh sẽ khó hoàn thành được bài thi. Ông
Bắt đầu từ ngày 16 - 18/5, học sinh lớp 12 trên địa bàn TP. Hồ Chí Minh bước vào đợt tập dượt mô phỏng kỳ thi THPT Quốc gia thật theo các cụm trường THPT và Trung tâm Giáo dục thường xuyên. Đề kiểm tra các môn do Ban ra đề trong từng cụm soạn thảo trên cơ sở tham khảo kho đề chung của Sở GD-ĐT thành phố. Đề này được sử dụng chung cho các trường trong cùng một cụm. Nguyễn Quốc Bình cho biết, với kiểu đề thi này thì không có chuyện “học vẹt” mà phải hiểu, cũng không được “học tủ, học lệch” mà phải nắm được những kiến thức trọng tâm của toàn bộ chương trình. Do thời gian eo hẹp nên sắp tới trường sẽ chỉ tổ chức kiểm tra các môn: Văn, Toán, Ngoại ngữ để đánh giá hiệu quả ôn tập của các em đến đâu để còn kịp thời điều chỉnh. Ông Nguyễn Văn Túc cho biết, ngay từ đầu năm học, Ban giám hiệu nhà trường và các giáo viên bộ môn đã vào cuộc để đổi mới từ phương pháp dạy và học đến cách kiểm tra đánh giá. Sau khi Bộ công bố đề thi thử nghiệm cuối cùng, nhà trường đã nghiên cứu và điều chỉnh
Sẽ rà soát 1,4 triệu giáo viên và cán bộ quản lý giáo dục Chuẩn bị cho kỳ họp thứ 3, Quốc hội khoá XIV, Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo Phùng Xuân Nhạ vừa có buổi tiếp xúc cử tri là cán bộ quản lý ngành Giáo dục thành phố Quy Nhơn và tỉnh Bình Định. Trả lời các băn khoăn của cử tri, Bộ trưởng Phùng Xuân Nhạ cho biết: Hiện nay, Ban Quản lý dự án của Bộ đang rà soát, xây dựng các chuẩn giáo viên theo khung mới và chuẩn quản lý nhà giáo mới. Trước mắt, sẽ rà soát 1,4 triệu giáo viên và cán bộ quản lý giáo dục hiện nay đang ở đâu so với các bậc chuẩn, từ đó xây dựng các chương trình bồi dưỡng cho giáo viên đạt mức chuẩn tối thiểu, đáp ứng yêu cầu chương trình mới.Đối với đào tạo giáo viên, Bộ đã giao cho 7 trường đại học sư phạm làm nòng cốt, hơn 100 trường cao đẳng, trung
cấp sư phạm sẽ làm vệ tinh cho việc đào tạo lại đội ngũ giáo viên ở các địa phương. Từ tháng 9/2017 sẽ tiến hành đào tạo giáo viên cốt cán, sau đó sẽ mở rộng ra toàn đội ngũ giáo viên. Bộ cũng yêu cầu các trường sư phạm tự thay đổi, chủ động đào tạo giáo T.H viên các môn học.
ôn tập cho học sinh. “Thời gian này các em nên tập trung ôn những kiến thức cơ bản, không nên mở rộng nhiều kiến thức mới bởi vì đề thi sẽ không quá sâu xa, phức tạp. Chủ yếu tự học, biết phân bổ thời học tập, nghỉ ngơi chứ không nên cắm đầu vào ôn luyện, thi thử khắp nơi, không có đủ thời gian để củng cố lại kiến thức sẽ rất nguy hiểm” - ông Túc đưa ra lời khuyên. Còn theo bà Nguyễn Thị Nhiếp, Hiệu trưởng trường THPT Yên Hòa (Cầu Giấy, Hà Nội), sau khi học sinh tiếp cận với đề thi tham khảo, tự đánh giá năng lực của mình, các giáo viên sẽ chữa từng câu hỏi cụ thể trong đề thi tham khảo cho học sinh lớp mình phụ trách, đưa ra các phương án làm bài, kỹ năng làm bài thi, chỉ rõ sai lầm học sinh thường mắc phải, định hướng việc học ôn thi.
Có kế hoạch kèm học sinh yếu Theo ông Nguyễn Văn Túc, Ban giám hiệu và giáo viên bộ môn nhà trường đã nắm rõ danh sách em nào yếu môn gì để lên kế hoạch bồi dưỡng để các em có thể đạt được kết quả tốt nhất trong kỳ thi. Còn ông Nguyễn Quốc Bình cho rằng, giai đoạn nước rút này các em phải tập trung bổ sung kiến thức, đặc biệt khả năng tự học, tự nghiên cứu. Tập trung làm những đề có cấu trúc tương tự để kiểm tra kiến thức của mình và kỹ năng có đáp ứng được yêu cầu của đề thi không, có thiếu sót gì cần bổ sung kịp thời. Ông Chử Xuân Dũng, Phó Giám đốc Sở GD-ĐT Hà Nội mới đây đã yêu cầu Hiệu trưởng các trường chỉ đạo tổ/nhóm chuyên môn, giáo viên bộ môn hướng dẫn học sinh tự làm đề thi tham khảo với thời gian làm bài theo quy định. Căn cứ đáp án đề thi tham khảo, học sinh tự chấm điểm bài thi của mình, tự đánh giá, rút kinh nghiệm, điều chỉnh kế hoạch ôn tập để đạt kết quả tốt nhất trong kỳ thi sắp tới. Căn cứ vào tình hình thực tế, các trường có thể chủ động điều chỉnh kế hoạch ôn tập cho học sinh, đặc biệt kế hoạch ôn tập cho những học sinh có học lực yếu đạt kết quả cao nhất.n
l Từ ngày 17-19/5 Nhà khoa học Australia Tiến sĩ Stuart Kohlhagen, đến Việt Nam để tiến hành các cuộc hội thảo về phương pháp giảng dạy khoa học và toán mang tính tương tác với các giáo viên và sinh viên sư phạm tại Hà Nội và TP HCM. Hội thảo của TS Kohlhagen sẽ giới thiệu việc sử dụng những nguyên liệu đơn giản, dễ kiếm để giảng dạy nhiều chủ đề khoa học, trong đó có các nguyên lý về ánh sáng, sự phản chiếu, màu sắc, nước …cũng như các ứng dụng của chúng trong cuộc sống hàng ngày. Các đại biểu tham dự hội thảo cũng được tham gia vào các hoạt động hỗ trợ và phát triển tư duy phản biện, khả năng đổi mới sáng tạo và kỹ năng giải quyết vấn đề cũng như thiết kế ý tưởng.
T.H
l Ban giám đốc điều hành của Ngân hàng Thế giới (WB) vừa phê duyệt khoản tín dụng 155 triệu USD để tăng cường năng lực nghiên cứu, giảng dạy và thể chế của 3 trường đại học (ĐH) tự chủ và cải thiện quản lý hệ thống giáo dục ĐH của Việt Nam. Hơn 150.000 sinh viên và 3.900 cán bộ giảng dạy của Học viện Nông nghiệp Việt Nam, Trường ĐH Bách khoa Hà Nội và Trường ĐH Công nghiệp TP.HCM sẽ được hưởng lợi từ những khoản tài trợ trên. Khoảng 600.000 sinh viên và 27.000 giảng viên từ các cơ sở giáo dục ĐH khác cũng sẽ được tiếp cận nguồn tài nguyên học tập nghiên cứu phong phú, thông qua quyền truy cập vào thư viện điện tử dùng chung đặt tại Trường ĐH Kinh tế quốc dân Hà Nội. P.V
10
VĂN HÓA-THỂ THAO
SỐ 20, THỨ NĂM NGÀY 18/5/2017
NHẠC SĨ PHAN THANH CHƯƠNG:
“Tôi chọn lối nhỏ để viết về Bác” “Bác về - Bác về / Mặc áo nâu sòng, tát nước gầu giai gầu sòng / À ơi, À ơi…” Những ca từ mộc mạc, gần gũi, hòa cùng giai điệu mang âm hưởng quê hương như đã nói lên tất cả nỗi lòng, tình cảm của một người con xứ Nghệ dành cho Bác Hồ.
N
hân dịp kỷ niệm 127 năm ngày sinh nhật Bác (19/5/189019/5/2017), nhạc sĩ Phan Thanh Chương, tên thật là Phan Hồng Trường, quê ở huyện Thanh Chương, tỉnh Nghệ An, trải lòng khi viết ca khúc “Nhớ Người tát nước gầu giai gầu sòng”, một ca khúc hay về Bác Hồ. Từ cơ duyên nào mà nhạc sĩ sáng tác ca khúc “Nhớ Người tát nước gầu giai gầu sòng”? Có thể nói là “cơ duyên” cũng không hoa mĩ bởi trong thẳm sâu trái tim tôi, Bác Hồ là tất cả niềm tin yêu, là tình cảm chân thành và ấm áp nhất của cả cuộc đời tôi. Tôi luôn biết sức lực của mình khi viết ca khúc về Bác Hồ. Tôi chọn cho mình một cách “thổ lộ” tình cảm riêng bằng cách “né tránh” những gì mà các bậc tiền bối, những đồng niên, đồng nghiệp đã sáng tác về Bác Hồ. Nghĩa là tôi đã tìm được những chủ đề khác lạ, giản dị nhất, là chủ đề “Bác Hồ với nông dân, nông nghiệp”. Chủ quan của tôi chưa thấy ca khúc nào viết về Bác Hồ với nông dân, nông nghiệp, nên tôi đã rẽ sang hướng này để sáng tác ca khúc “Nhớ Người tát nước gầu giai gầu sòng”!.
Bác Hồ tát nước ở xã Đại Thanh, Hà Tây (1958).
ẢNH: TƯ LIỆU
“Thật tự hào khi được hát về Bác Hồ vào đúng ngày sinh của Người. “Nhớ Người tát nước gầu giai gầu sòng”, mang đậm chất dân ca phù hợp với giọng của Trà, nên Bạch Trà sẽ cố gắng truyền tải tình cảm của người dân Nghệ An nói riêng và mọi người Việt Nam dành cho Bác qua ca khúc này trong chương trình “Còn lại với thời gian” vào tối 19/5, tại Nhà hát Lớn Hà Nội” - Ca sĩ Bạch Trà Đã có nhiều ca khúc về Bác lấy chất liệu dân ca. Bài hát “Nhớ Người tát nước gầu giai gầu sòng” cũng sử dụng chất liệu dân ca. Vậy điều gì làm nên vẻ đẹp riêng trong ca khúc của nhạc sĩ so với những ca khúc khác viết về Bác? Theo tôi là tùy thuộc vào cảm xúc của các nhạc sĩ, tùy thuộc vào hoàn cảnh cụ thể của họ. Các nhạc sĩ ở vùng miền nào thì cách biểu cảm thường có âm hưởng của vùng miền ấy. Thứ nữa là tùy thuộc vào chủ đề sáng tác. Cụ thể là tôi, khi viết về Bác với nông dân thì đâu chỉ riêng xứ Nghệ mới có nông
dân. Trong bài hát này tôi đã dùng âm hưởng chung nhất của cả 3 miền. Họa chăng trong câu hát “...trên cánh đồng quê”, “nặng tình của Bác...” là rõ nhất, bởi ca từ “trên cánh đồng quê” với giai điệu “Sol Rê Sol Xi” (nốt Xi giáng với quãng 3 mol) thì ta cảm thấy có “Bác tát nước như chính trên ruộng đồng xứ Nghệ quê mình”. Chính vì thế, cộng thêm yếu tố tình cảm, hình ảnh của Bác đã gần gũi, thân thương, Bác đã chia sẻ với bà con những ngày nắng nung, những mùa ngập úng... nên ca khúc dễ đến với trái tim mọi người.
Từng viết khá nhiều ca khúc về Bác, nhạc sĩ có thể chia sẻ cảm xúc của mình khi viết ca khúc này? Không phải lần đầu tôi viết về Bác Hồ kính yêu, mà từ đầu năm 1980 tôi đã có ca khúc phổ thơ của nhà thơ Trần Tử Tiệu với tiêu đề “Nhà Mế có ảnh Bác Hồ”, tiếp sau đó là “Trường Sa ngát hương sen”, “Người vùng cao có một mặt trời”, “Bác Hồ - Cuộc đời ta”, “Mặt trời trong ta”, “Giọng Nghệ trong tiếng nói Bác Hồ”, “Hành khúc mở đường Hồ Chí Minh”… và mới đây có ca khúc “Thế gian riêng Bác mà thôi” (phỏng thơ của nhà thơ Mai Phương). Nhưng cảm xúc của tôi từ khi hoàn thành ca khúc “Nhớ Người tát nước gầu giai gầu sòng” thì rất khó diễn tả, bởi tôi đã nói được chút xíu “cái tình của Bác với nông dân” mà từ lâu tôi chưa được nghe bất cứ một ca khúc nào. Mỗi khi sáng tác ca khúc về Bác, về một người con của xứ Nghệ đã làm rạng danh dân tộc, rạng danh đất nước và hơn thế, đã trở thành một vĩ nhân, nhạc sĩ có cảm thấy áp lực? Với tôi, khi sáng tác về Bác Hồ, tôi hoàn toàn tự tin bởi tình cảm đối với Bác Hồ kính yêu luôn thường trực trong tôi. Tôi luôn kính trọng và yêu thương Người. Và từ đó, trong sáng tác về Bác tôi có cung cách riêng để không, hoặc rất ít vướng chạm đến phong cách, đến tư duy của người khác, nghĩa là tôi đã chọn cho mình một lối nhỏ giữa muôn vàn u minh đại ngàn của giai điệu, của tiết tấu... Chính vì thế tôi không bị bất cứ một áp lực nào cả!. Với ca khúc “Nhớ Người tát nước gầu giai gầu sòng” là tấm lòng chân thành yêu kính của tôi xin được kính dâng lên Bác một đóa hoa xinh xắn, ngọt ngào hương quê nhân ngày sinh nhật lần thứ 127 của Bác Hồ kính yêu!. Xin cảm ơn nhạc sĩ! THÀNH CÔNG thực hiện
“Giai điệu mùa hè” thắp sáng niềm tin n HÂN Vũ
“Giai điệu mùa hè”là một chương trình nghệ thuật đặc sắc, có chất lượng nghệ thuật đỉnh cao kết hợp giữa âm nhạc cổ điển thính phòng và nhạc hiện đại, dưới sự chỉ huy của nhạc trưởng Lê Phi Phi và sự tham gia của Dàn nhạc Giao hưởng Quốc gia Việt Nam, Nhà hát Nhạc vũ kịch Việt Nam cùng 2 Diva Thanh Lam và Tùng Dương…
“Đêm nhạc “Giai điệu mùa hè” là sự hợp tác nhằm mục đích thông qua một chương trình nghệ thuật đỉnh cao để lan tỏa những hoạt động có ý nghĩa của Quỹ Thắp Sáng Niềm Tin (TSNT) do Tập đoàn Dầu khí quốc gia bảo trợ đến với cộng đồng. Hơn nữa, đây là một chương trình nghệ thuật phi lợi
nhuận, khoản thu từ việc bán vé sẽ được dùng giúp đỡ các sinh viên. Chương trình năm nay cũng đồng thời là chương trình kỷ niệm 10 năm thành lập Quỹ TSNT, tri ân các nhà tài trợ đã đồng hành cùng Quỹ TSNT và các sinh viên trong 10 năm qua”, bà Nguyễn Thúy Vân, Phó gián đốc Quỹ TSNT chia sẻ về mục tiêu của chương trình. Nói về chương trình lần này, nhạc trưởng Lê Phi Phi chia sẻ: “Ở những lần trước chương trình được thực hiện cả ở Hà Nội và TP. Hồ Chí Minh, lần này tuy chỉ làm ở Hà Nội nhưng quy mô và chất lượng của chương trình lại rất đặc biệt, hướng tới đối tượng khán giả trẻ. Chương trình có 30% tiết mục được chọn lọc từ 2 chương trình trước, kết hợp với phần nội dung mới, trong
đó đặc biệt là phần những tác phẩm trong nước”. Chương trình “Giai điệu mùa hè” gồm 2 phần. Phần thứ nhất “Trở về cội nguồn” gồm những tác phẩm của nhạc sĩ Hoàng Vân, Văn Cao, Văn Phụng… được làm mới bởi nhạc sĩ Trần Mạnh Hùng. Bản hợp xướng “Tuổi trẻ đi xa” mở đầu chương trình với tiết tấu âm nhạc trẻ trung, vui vẻ. Bài hát tâm đắc nhất, được nhạc sĩ Hoàng Vân lựa chọn cho chương trình là bài “Tâm tình người thủy thủ”, ca sĩ Tùng Dương thể hiện. Điều đặc biệt cho phần 1 “Trở về cội nguồn” chính là một ca khúc nhạc rock của ban nhạc Bức Tường, bài hát “Tâm hồn của đá”. Việc thể hiện một ca khúc rock mang đầy đủ “tinh thần Trần Lập” với dàn nhạc cổ điển chính
là một sáng tạo mới mẻ. Phần thứ 2 “Hướng ra thế giới” gồm những tác phẩm giao hưởng nhẹ nhàng, dễ nghe, dễ cảm thụ và có tính chất nhạc nhẹ cao. Những bản nhạc mang chủ đề tình yêu như Blue tango, The prayer, Walts No.2, The Typewrite, Schindler’s List, The Godfather… đều là những bản kinh điển nhưng lại rất gần gũi với giới trẻ Việt Nam. “Với những nội dung mới mẻ và có giá trị nghệ thuật đỉnh cao, chương trình “Giai điệu mùa hè” (diễn ra vào tối 17/5, tại Nhà hát Lớn, Hà Nội) mang đến cho khán giả những giây phút thư giãn thực sự trong không gian âm nhạc đẳng cấp, ấm áp, chứa chan tình yêu thương con người”, nhạc trưởng Lê Phi Phi chia sẻ.n
VĂN HÓA-THỂ THAO
SỐ 20, THỨ NĂM NGÀY 18/5/2017
11
Hai nhạc sĩ của Đài Tiếng nói Việt Nam được Giải thưởng Hồ Chí Minh 2016 n THư Vũ
Lễ trao Giải thưởng Hồ Chí Minh, Giải thưởng Nhà nước 2016 về văn học nghệ thuật sẽ diễn ra vào ngày 20/5/2017 tại Nhà hát Lớn Hà Nội. Buổi lễ sẽ trao 18 Giải thưởng Hồ Chí Minh và 95 Giải thưởng Nhà nước. Trong tổng số 113 giải thưởng được trao, Đài TNVN có 2 tác giả được Giải thưởng Hồ Chí Minhlà nhạc sĩ Hoàng Hà và nhạc sĩ Thuận Yến và một số tác giả nhận giải thưởng Nhà nước như: Nhà thơTrúcThông, nhạc sĩ Lê Việt Hòa, Vũ Thiết... Nhạc sĩ Hoàng Hà (1929-2013) Nhạc sĩ Hoàng Hà tên thật là Hoàng Phi Hồng, sinh ngày 1/12/1929 - tại Tây Hồ, Hà Nội. Năm 1947, nhạc sĩ Hoàng Hà đã có tuyển tập ca khúc đầu tiên mang tên “Kháng chiến ca”. Năm 1957, ông được Hội văn nghệ Trung ương mời về Hà Nội tham dự hội nghị trù bị
Nhạc sĩ Thuận Yến Nhạc sĩ Hoàng Hà.
để thành lập Hội nhạc sĩ sáng tác và đến tháng 7/1957, ông và các nhạc sĩ dự hội nghị trù bị đều trở thành hội viên chính thức đầu tiên của Hội Nhạc sĩ sáng tác Việt Nam. Lúc đó, ông đã có nhiều ca khúc được phát trên Đài Tiếng nói Việt Nam như: “Không một lời khai”, “Hò kiến thiết”, “Ánh đèn trên cầu Việt Trì”, “Tiếng hát người cộng sản”… Năm 1962, nhạc sĩ Hoàng Hà ra Hà Nội theo học khoa Sáng tác - Lý luận hệ đại học ở Trường Âm nhạc Việt Nam (nay là Học viện Âm nhạc Quốc gia Việt Nam). Năm 1968 ông về làm việc tại Đài
Phát thanh Giải phóng, tại đây ông đã cho ra đời nhiều bài hát nổi tiếng như: “Xuống đường”, “Học sinh sinh viên toàn miền Nam đi lên”, “Hò tải đạn”,... với bút danh Cẩm La. Những cống hiến của ông với Đài TNVN đã được ghi nhận với các chương trình âm nhạc giành cho thiếu nhi. Đặc biệt, với bài hát “Đất nước trọn niềm vui” sáng tác ngày 26/4/1975, bài hát được thu âm và Đài TNVN phát sóng trên toàn quốc ngay ngày hôm sau, 27/4. “Đất nước trọn niềm vui” được xem là ca khúc hay nhất về ngày 30/4. Mỗi khi vang lên, đặc biệt vào những
ngày cuối tháng 4 khi đất nước hòa bình, bài ca khải hoàn này khiến nhiều người nhớ về một thời hào hùng của dân tộc. Dù đặt ở cương vị nào, hoàn cảnh nào, nhạc sĩ Hoàng Hà cũng hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ được giao như: Xây dựng thành công các chương trình phát thanh giành cho thiếu nhi đầu tiên ở Việt Nam; xây dựng đội hợp xướng thiếu nhi Sơn Ca; xây dựng đội nhạc tuổi xanh và tổ chức phong trào ca nhạc thiếu nhi Hoa phượng đỏ nổi tiếng một thời.
Nhạc sĩ Thuận Yến (1932-2014) Nhạc sĩ Thuận Yến tên khai sinh là Đoàn Hữu Công, sinh ngày 15/8/1932, quê ở Duy Xuyên, Quảng Nam. Ông là cán bộ văn nghệ của Đoàn văn công Khu ủy Liên khu V từ năm 1949, sau đó theo học lớp Trung cấp sáng tác tại Trường Âm nhạc Việt Nam. Trong kháng chiến chống Mỹ cứu nước, ông viết nhiều bài hát động viên thanh niên lên đường: “Ba lô ta buộc cho chặt”, “Vành lá nguỵ trang rất xanh”...
Năm 1965, ông lên đường trở lại chiến trường, sáng tác, lấy bút danh là Thuận Yến. Ông có nhiều ca khúc nổi tiếng như: “Hát mừng quê ta giải phóng”, “Mỗi bước ta đi”, “Bài ca tiếp vận”, “Mỗi dòng thư Bác sáng ngời niềm tin”... Khi có mặt trên chiến trường Trị Thiên - Huế, ông đã viết ca khúc “Người mẹ miền Nam tay không thắng giặc” được nhanh chóng phổ biến rộng rãi ở cả hai miền Nam, Bắc. Nhạc sĩ Thuận Yến làm việc ở nhiều cơ quan trước khi về Đài TNVN làm Trưởng ban Âm nhạc. Những thành công trong sáng tác của nhạc sĩ Thuận Yến được khẳng định trong đời sống âm nhạc nước nhà, có nhiều ca khúc được sáng tác khi ông đang công tác tại Đài TNVN. Điều đặc biệt, ông là một trong số không nhiều những nhạc sĩ có tới 17 tác phẩm viết về Bác Hồ (bao gồm cả ca khúc, hợp xướng và tiểu phẩm khí nhạc) được công chúng yêu thích như: “Mỗi dòng thư Bác sáng ngời niềm tin”, “Bác Hồ một tình yêu bao la”, “Vầng trăng Ba Đình”...n
TRƯỚC VÒNG CHUNG KẾT GIẢI BÓNG ĐÁ U20 THẾ GIỚI:
U20 Việt Nam vàtham vọng viết nên lịch sử n THANH HÀ
Trong lần“đăng đàn”gần đây, ông Hoàng Anh Tuấn, HLV trưởng đội tuyển bóng đá U20 Quốc gia đã không ngần ngại chia sẻ tham vọng“muốn cùng các học trò viết nên lịch sử”. Nhìn vào những bước “chạy đà”của thày trò ông Tuấn, không khó để nhận thấy: Cơ sở để nhà cầm quân này tin vào một cuộc cách mạng chính là… thể lực.
T
hoạt nghe qua, ai cũng nghĩ đấy là câu chuyện ngày… cá tháng Tư, bởi sân chơi bóng đá nước nhà nhiều năm qua đã chứng minh: Thể lực chính là tử huyệt của giới “quần đùi áo số” Việt Nam. Đã có không ít chiến lược gia thất bại thảm hại (Tavares, Toshiya Miura…) khi được trao quyền và hướng đội tuyển quốc gia đi theo chủ trương “nhồi thể lực” cho các cầu thủ. Hẳn người hâm mộ vẫn chưa quên triết lý huấn luyện của cựu HLV trưởng đội tuyển Việt Nam, Tavares. Quan điểm “Thể hình nhỏ thì phải lấy thể lực bù đắp lại khi chơi bóng với những đối thủ to, cao hơn” của nhà cầm quân người Brazil được cụ thể hóa bằng những màn “tra tấn thể lực” mà các đồng nghiệp quốc nội, khi được chứng kiến đã cảm thấy khiếp đảm. Có một câu chuyện “ngỡ như đùa” từng diễn ra dưới triều đại Tavares, ấy là khi chứng kiến các cầu thủ thực hiện các bài tập, một trợ lý người Việt đã không giấu khỏi cảm giác lo sợ cầu thủ bị vỡ tim. Cùng nhãn quan với ông Tavares chính là nhà cầm quân người Nhật Bản Toshiya Miura. Trong những năm tháng Toshiya Miura chèo lái “con thuyền” bóng
đá Quốc gia Việt Nam, chuyện cầu thủ phải “nhồi thể lực” diễn ra như cơm bữa. Trước thực trạng cầu thủ Việt Nam hăng hái tập trung, rèn thể lực rồi lũ lượt tập tễnh ra về, có ý kiến khẳng định: Các bài tập của HLV Toshiya Miura là bất hợp lý, thậm chí phản khoa học. Phản bác lại luận điệu này, vị chiến lược gia đến từ xứ sở mặt trời mọc cho rằng: Hiện tượng cầu thủ Việt Nam “đua nhau” chấn thương là do công tác y học thể thao nước nhà còn lạc hậu, nhiều bất cập. Nhìn nhận một cách khách quan thì trong một chừng mực nào đó, các ông Tavares và Toshiya Miura đều có lý. Bóng đá hiện đại vốn đề cao tiêu chí: Đơn giản, nhanh, ít chạm, hiệu quả… mà để thực hiện, cầu thủ cần một nền tảng thể lực dồi dào. Ấy thế nhưng với nền túc cầu giáo nước nhà, điều kiện này không thể đáp ứng trong ngày một ngày hai, đồng nghĩa những cuộc “cách mạng thể lực” theo kiểu “chín ép” đều phải trả giá: Thành tích bất xứng kỳ vọng, cả 2 nhà cầm quân nói trên đều phải nói lời chia tay đội tuyển Quốc gia Việt nam, đồng thời để lại những dấu hỏi lớn về năng lực. Ấy thế nhưng, trước thềm “trận đánh lớn”, HLV Hoàng Anh Tuấn lại gây “bão” dư luận bằng tuyên ngôn: Học trò của ông đủ sức chạy băng băng suốt 120 phút, chứ chỉ 2 hiệp chính thì… quá bình thường! Dĩ nhiên, sau hào quang giúp đội tuyển U20 Việt Nam lần đầu tiên góp mặt tại giải đấu cao nhất hành tinh, người ta có quyền tự tin, thậm chí là có thể “nổ”. Sự thực thì HLV Hoàng Anh Tuấn cũng gây sốc bằng những phát ngôn kiểu như: Đặt mục tiêu thắng U20 Pháp hay hứa hẹn sẽ làm “thay đổi lịch sử bóng đá khu vực”… Tuy nhiên, trong niềm tin vào thể lực học trò, ông Tuấn không “nổ pháo miệng”. Bằng chứng là các
cầu thủ của chúng ta cũng liên tục phải “nhồi thể lực” chỉ trong khoảng 2 tháng tập trung l ê n tuyển. Vậy nhưng, thực tế là sách lược “nhồi thể lực” mà ông Tuấn đã và đang áp dụng chỉ được xây từ triết lý của nhà cầm quân này chứ không dựa trên cái gọi là truyền thống, ưu thế hay “nền tảng” một nền Cơ sở để HLV Hoàng Anh Tuấn tin vào một cuộc cách bóng đá. mạng tại Vòng chung kết U20 Vì lẽ đó, trong bối thế giới là yếu tố… thể lực! cảnh hơi nóng từ Vòng ẢNH: K.T chung kết U20 thế giới đang phả dồn dập, người hâm mộ dẫu chứa chan hy vọng nhưng vẫn không giấu được sự hoang mang, hoài nghi khi người chịu trách nhiệm về chuyên môn của U20 Việt Nam quyết định dùng sở đoản (thể lực) để cạnh tranh sòng phẳng với các đối thủ, bất chấp thực tế là ngay cái gọi là “sở trường”: kỹ - chiến thuật của cầu thủ, thậm chí trình độ… người huấn luyện của chúng ta chưa hơn được ai!.n
12
NHỊP SÓNG
Đài TNVN thúc đẩy hợp tác với Đài phát thanh Cuba và Pháp
SỐ 20, THỨ NĂM NGÀY 18/5/2017
Hiệu quả của việc dạy tiếng dân tộc trên sóng phát thanh - truyền hình
Phó TGĐ Vũ Hải tặng quà lưu niệm Trưởng ban Đối ngoại - các thể chế quốc tế của Radio France. Từ ngày 2-11/5, đoàn Đài TNVN do Phó Tổng Giám đốc Vũ Hải dẫn đầu đã đến thăm và làm việc tại Cuba và CH Pháp, thúc đẩy và triển khai các thoả thuận hợp tác đã ký kết. Tại Cuba, đoàn Đài TNVN đã có các cuộc làm việc với Lãnh đạo của Viện Phát thanh Truyền hình Cuba (ICRT), cơ quan quản lý toàn bộ hệ thống PTTH ở Cuba. Phó Chủ tịch Viện PT-TH Cuba ông Guillermo Pavón đánh giá cao mô hình tổ chức và quản lý của hệ thống PT-TH Việt Nam và khẳng định sẽ cử cán bộ sang Việt Nam học hỏi kinh nghiệm từ Đài TNVN. Phó TGĐ Vũ Hải hứa sẽ cùng đơn vị hợp tác quốc tế của cả 2 bên thúc đẩy các hoạt động đã được ký kết trong Bản Thoả thuận năm 2013 như trao đổi đoàn, đào tạo phóng viên và đặc biệt là trao đổi chương trình phát thanh, chương trình ca nhạc. Tại buổi làm việc với Đài Phát thanh quốc tế La Habana, Phó TGĐ Vũ Hải đã nhắc lại và bày tỏ lòng cảm ơn chân thành tới Đài PTQT La Habana và những thế hệ đi trước đã hỗ trợ Đài TNVN phát sóng sang Mỹ những năm 1967-1976 trong thời kỳ chiến tranh. Tại CH Pháp, đoàn đã thăm và làm việc tại Đài phát thanh Quốc gia Pháp (Radio France) - nhằm thúc đẩy mối quan hệ hợp tác lâu đời và hiệu quả giữa hai đài, triển khai cụ thể Thỏa thuận hợp tác mới mà Tổng Giám đốc Đài TNVN và Chủ tịch Đài Phát thanh quốc gia Pháp đã ký kết tháng 7/2016. Đoàn Đài TNVN tập trung trao đổi với lãnh đạo Đài Phát thanh quốc gia Pháp về một số vấn đề lớn như, công tác điều tra thính giả để đáp ứng tốt nhất những nhu cầu mới của các thính giả xét trên nhiều khía cạnh; phát triển phát thanh thành đơn vị truyền thông đa phương tiện (Radio France mới tham gia làm các chương trình truyền hình từ tháng 9/2017); phát sóng bằng công nghệ số; và phát triển các đài phát thanh địa phương… Phó Tổng Giám đốc Vũ Hải đề xuất thúc đẩy việc cử chuyên gia tại đài Pháp sang bồi dưỡng nghiệp vụ cho các phóng viên trẻ của Đài TNVN. Đề xuất này đã nhận được sự hưởng ứng mạnh mẽ của lãnh đạo Radio France và hai bên lên kế hoạch triển khai thực hiện bắt đầu từ cuối năm nay. Trong khuôn khổ cuộc làm việc, đoàn cũng đã thăm và làm việc với Đại sứ quán Việt Nam tại Pháp. THUỳ VÂN/VOV - Paris
Việc dạy tiếng dân tộc sẽ hiệu quả hơn nếu được lãnh đạo các đài PT-TH quan tâm.
n TS. BÙI VăN THÀNH
Việt Nam là quốc gia đa dân tộc với 53 dân tộc thiểu số, trong đó hơn 20 dân tộc có chữ viết riêng. Thế nhưng, số người biết chữ dân tộc không nhiều, thậm chí người dân tộc thiểu số còn không biết tiếng nói của dân tộc mình. Việc dạy tiếng dân tộc sẽ hiệu quả hơn khi được dạy trên sóng PT-TH. Người dân tộc không biết tiếng mẹ đẻ Dạy học tiếng dân tộc thiểu số đã được thực hiện từ những năm 60 của thế kỷ XX ở các tỉnh miền núi phía Bắc với các tiếng Mông, Tày-Nùng, Thái. Việc triển khai đã có lúc được đẩy mạnh thành phong trào phát triển rầm rộ và đã thu được nhiều kết quả khá tốt. Ở các tỉnh phía Nam, việc dạy tiếng dân tộc cũng được thực hiện ngay sau ngày giải phóng với một số tiếng dân tộc có chữ viết truyền thống, như: tiếng Chăm, tiếng Hoa, tiếng Khmer. Tiếp đó, một số ngôn ngữ vùng Tây Nguyên cũng sớm được hoàn thiện bộ chữ viết và đưa vào dạy trong trường phổ thông vào đầu những năm 80 của thế kỷ XX. Hiện nay, cả nước có 6 thứ tiếng dân tộc đang được dạy học chính thức trong trường phổ thông là các tiếng: Chăm, Khmer, Êđê, Bahnar, Jrai, Mông. Việc dạy học tiếng dân tộc được triển khai tại 22 tỉnh và thành phố, gồm: Ninh Thuận, Bình Thuận, An Giang, Tây Ninh, Kiên Giang, Trà Vinh, Cà Mau, Hậu Giang, Vĩnh Long, Bạc Liêu, Sóc Trăng, TP. Cần Thơ và TP.HCM, Đắk Lắk, Đắk Nông, Gia Lai, Kon Tum, Lào Cai, Yên Bái, Nghệ An, Sơn La, Điện Biên. Hằng năm, cả nước có khoảng 800 trường, 5.000 lớp, 120.000 học sinh được học tiếng dân tộc thiểu số
trong trường phổ thông. Năm 2004, nhận thức về vai trò quan trọng của ngôn ngữ trong nhiệm vụ quản lý xã hội vùng dân tộc và miền núi, Thủ tướng Chính phủ ban hành Chỉ thị số 38/2004/CTTTg ngày 9/11/2004 về việc đẩy mạnh đào tạo, bồi dưỡng tiếng dân tộc thiểu số đối với cán bộ, công chức công tác ở vùng dân tộc, miền núi. Thực hiện Chỉ thị này, Bộ GDĐT đã ban hành 2 chương trình khung dạy học tiếng dân tộc thiểu số cho cán bộ công chức và đào tạo giảng viên dạy tiếng dân tộc. Tuy nhiên thực tế số người học tiếng dân tộc chiếm tỷ lệ ít và số tiếng dân tộc được dạy cũng không nhiều. Bản thân người dân tộc thiểu số đa số là mù chữ dân tộc. Học sinh dân tộc được học tiếng dân tộc, biết chữ dân tộc thì nguy cơ tái mù chữ cũng rất cao vì sau đó có rất ít dịp được tiếp xúc và sử dụng lại chữ dân tộc. Thực trạng trên đặt ra nhu cầu học tiếng dân tộc thiểu số là cấp thiết, nhưng điều kiện triển khai dạy học tiếng dân tộc thiểu số gặp muôn vàn khó khăn. Bởi để đưa một tiếng dân tộc vào dạy trong trường phổ thông, cần phải thực hiện rất nhiều hoạt động, như: xây dựng chương trình, biên soạn sách giáo khoa và sách giáo viên, in ấn, cấp phát sách và tài liệu, đào tạo giáo viên, chuẩn bị cơ sở vật chất và kinh phí đảm bảo chế độ cho người dạy, người học,...
Dạy tiếng dân tộc trên sóng tạo cơ hội cho người muốn học Trước những khó khăn của việc triển khai dạy học tiếng dân tộc thiểu số theo phương thức tập trung trường lớp, việc mở rộng các hình thức dạy học khác đối với dạy học tiếng dân tộc thiểu số cần được quan tâm triển khai. Một trong những phương thức rất thuận lợi và hiệu quả chính là dạy học tiếng dân tộc trên đài PT-TH. Với lợi thế truyền thông tiện ích và
ẢNH: P.V
phổ dụng, phương thức dạy tiếng dân tộc trên đài PT-TH sẽ mở ra những cơ hội tốt cho việc dạy học tiếng dân tộc thiểu số. Thực ra, việc dạy tiếng dân tộc thiểu số trên đài PT-TH không phải là chuyện mới. Từ năm 2010, việc dạy tiếng Chăm đã được thực hiện trên Đài truyền hình tỉnh Ninh Thuận. Rất tiếc do kinh phí hạn hẹp nên Đài truyền hình tỉnh Ninh Thuận chỉ duy trì hoạt động này được trong khoảng 5 năm. Hiện nay nhu cầu học tiếng dân tộc thiểu số ngày càng tăng. Không chỉ bản thân người dân tộc thiểu số cần học mà rất nhiều các đối tượng khác cũng cần học, nhất là lực lượng quân đội, an ninh, cán bộ công chức, viên chức. Có những đối tượng việc học tiếng dân tộc không còn là khuyến khích nữa mà là nhiệm vụ bắt buộc, là yêu cầu năng lực chuyên môn buộc phải đạt (lực lượng an ninh, công chức, giáo viên,...). Những yêu cầu đó đang đặt cán bộ, công chức, viên chức, gặp khó khăn trong việc hoàn thiện năng lực chuyên môn vì họ không thể bố trí, sắp xếp được thời gian để đi học tiếng dân tộc tại các lớp tập trung. Vì thế, việc triển khai dạy học tiếng dân tộc trên đài PT-TH sẽ mở ra cơ hội cho nhiều đối tượng muốn học. Rất mong cơ quan đài PT-TH quan tâm đến vấn đề này để việc dạy tiếng dân tộc thiểu số trên đài PT-TH đạt hiệu quả.n Theo Kết quả điều tra của Chính phủ thực hiện Quyết định 02/QĐTTg ngày 05/01/2015 Phê duyệt Đề án Điều tra, thu thập thông tin về thực trạng kinh tế - xã hội của 53 dân tộc thiểu số cho thấy, số người biết tiếng mẹ đẻ của cả nước đạt tỷ lệ chung là 95,8%, nhưng có những dân tộc số người biết tiếng mẹ đẻ quá thấp, như: Ơ Đu: 27,7%, Cơ Lao 45,5%, La Ha, 67,3%, Ngái 50,8%, La Chí 64,4%...
SỐ 20, THỨ NĂM NGÀY 18/5/2017
NHỊP SỐNG TÂY NGUYÊN
13
Những dòng sông không bình yên n Đỗ TUấN
Ký kết hợp tác phát triển du lịch giữa Hà Nội và Tây nguyên Mới đây, tại thành phố Đà Lạt, tỉnh Lâm Đồng, ngành du lịch 4 tỉnh, thành thành phố là Hà Nội, Lâm Đồng, Đắk Lắk và Gia Lai đã tổ chức hội nghị hợp tác phát triển du lịch giai đoạn 2017-2020. Chương trình liên kết hợp tác phát triển du lịch giữa các địa phương này có 5 nội dung trọng tâm: Hợp tác trong công tác quản lý Nhà nước; liên kết phát triển sản phẩm du lịch và tour tuyến điểm du lịch mới; thông tin, xúc tiến và quảng bá; liên kết đào tạo, bồi dưỡng nguồn nhân lực du lịch; và hợp tác hỗ trợ khách du lịch. Việc liên kết hợp tác này là tiền đề quan trọng góp phần khai thác và phát huy tối đa các tiềm năng, thế mạnh, thúc đẩy ngành du lịch của từng địa phương phát triển mạnh, phục vụ tốt nhu cầu đa dạng ngày càng cao của du khách trong và ngoài nước. Theo bà Nguyễn Thị Huyền, Giám đốc điều hành Công ty Viettrantour Hà Nội, để đảm bảo hiệu quả của việc ký kết, các cơ quan quản lý Nhà nước, các nhà lãnh đạo cần có quy chế cụ thể để liên kết tốt hơn và không bị giẫm chân vào nhau. QUANG SÁNG
Đà Lạt: nhiều vườn hoa cúc bị nhổ bỏ vì dịch bệnh Hiện đã có hơn 120ha hoa cúc các loại trên địa bàn thành phố Đà Lạt bị nhiễm bệnh đốm héo, tập trung chủ yếu ở các phường 7, 8, 11 và 12. Trong đó, có gần 80ha diện tích hoa cúc bị nhiễm bệnh trung bình đến nặng, một số diện tích bị mất trắng hoàn hoàn toàn. Bà Nguyễn Thị Tuyết, Chi cục phó Chi cục Trồng trọt và bảo vệ thực vật tỉnh Lâm Đồng cho biết, dịch bệnh này do một loại virus gây ra, ban đầu lá biến dạng nhỏ, lốm đốm vàng sau đó khô dần, phần thân cây bị nhiễm bệnh có màu nâu đen, khô và thối biểu bì. Dịch bệnh đốm héo trên cây hoa cúc vẫn đang có xu hướng ngày càng gia tăng, nhất là trên các loại giống cúc đóa, saphir, kim cương trắng, xanh thái và vàng thái. Để tránh dịch bệnh lây lan trên diện rộng, cần nhổ bỏ và tiêu hủy toàn bộ diện tích đã nhiễm bệnh, chuyển đổi sang các loại cây trồng khác họ. QS
Ở Tây Nguyên, tàu cát đang hằng ngày tàn phá không thương tiếc những dòng sông. Sức mạnh ấy được tiếp thêm bởi sự quan liêu, thiếu trách nhiệm của cơ quan quản lý... Sụp lở và “uất nghẹn”! Đã hơn 2 tháng không một giọt mưa, nhưng sông Krông Nô, đoạn tiếp giáp giữa xã Nâm NĐir, huyện Krông Nô (Đắk Nông) với xã Ea Rbin (huyện Lắk, tỉnh Đắk Lắk) vẫn sủi bọt, đục ngầu như có trận lũ lớn. Trái với quy luật bên bồi, bên lở, sông này đang lở cả hai bên, đoạn bị lở kéo dài gần cây số. Anh Lý Văn Tâm, thôn Quảng Hòa, xã Nâm N’Đir cho biết, chỉ từ đầu năm đến nay, gia đình đã mất hơn 500m2 đất vườn, và gây ra cảnh này chính là những chiếc tàu cát đang nổ máy vang rền ở dưới sông. “Cứ mỗi ngày bình quân khoảng độ 30 - 40 chiếc tàu hút cát. Nhà nước không vào cuộc thì người dân không có đất mà làm đâu” - anh Tâm nói. Trong khi sông Krông Nô đang lở ầm ầm thì sông Đắk Bla thuộc tỉnh Kon Tum lại đang uất nghẹn. Để có nước cho hoạt động khai thác cát, Công ty TNHH Một thành viên Xuân Tài ngang nhiên đắp một con đập lớn chặn ngang dòng chính, cách khu vực mà công ty này được tỉnh Kon Tum cấp phép khai thác cát tới gần 300m về phía thượng lưu. Ông Đỗ Xuân Tài, giám đốc công ty cho biết: “Việc này sai nguyên tắc nhưng mà điều kiện khó khăn mình cứ làm”! Không chỉ các dòng sông, sự sụp lở và uất nghẹn bởi nạn khai thác cát bừa bãi còn xảy ra với cả những cây cầu. Điển hình trong số này là cầu Chư Đrăm, công trình kiên cố bắc qua sông Krông Ana, đoạn chảy qua xã Khuê Ngọc Điền, huyện Krông Bông, tỉnh Đắk Lắk. Với 2 bến cát cực lớn kẹp hai bên đầu cầu, dòng sông bị móc sâu, nên cây cầu này bị trơ móng, sụt lún các mố, thân cầu cong gập hình chữ V. Đáng nói hơn, trong 2 bến cát ở 2 đầu cầu này, có 1 bến Hợp tác xã Đoàn Kết (huyện Krông Bông), hoàn toàn không được cấp phép. Cái lý của doanh nghiệp là đã làm nghề khai thác cát trên sông Krông Ana được 20 năm, trước cả khi việc cấp phép khai thác được tổ chức.
Khai thác cát trong “vùng tối” Đắk Lắk là tỉnh có số giấy phép khai thác cát được cấp nhiều nhất ở khu vực Tây Nguyên, với 14 doanh nghiệp, sản lượng hằng năm 1 triệu m3. Nhưng thực tế, có ít nhất 17 doanh nghiệp đang hoạt động, với gần trăm tàu hút cát hoạt động thường xuyên, lượng khai thác lớn hơn giấy phép gấp nhiều lần. Xót cảnh cát chở đi ùn ùn mà thuế chẳng thu được bao nhiêu, cơ quan thuế huyện Krông Ana lập một trạm công tác dã chiến ở xã Quỳnh Ngọc, gần điểm tập kết cát lớn nhất tỉnh, để đếm xe cát hằng ngày, làm cơ sở tính
Tàu cát gây sụt lở ở xã Nâm NĐir.
Đắk Lắk nói rằng: “Phòng quản lý khoáng sản thật ra là chỉ quản lý về hành chính. Tất nhiên hoạt động thanh tra, kiểm tra thì chúng tôi cũng có tham gia, chủ yếu là kiểm tra sau cấp phép. Còn kiểm tra đột xuất là do huyện, xã và công an, như cảnh sát môi trường, cảnh sát đường thủy”. Khi hỏi đến cảnh sát đường thủy, Thiếu tá Nguyễn Huy Thành, Phó trưởng Phòng Cảnh sát Giao thông công an tỉnh Đắk Lắk cho biết, thực trạng sông lở cát, bay tại tỉnh không được kiểm soát là vì, các đối tượng khai thác trái phép thường hoạt động về ban đêm, thường có người cảnh giới nên việc tuần tra, kiểm Sau khi VOV có phản ánh về việc Công ty TNHH Xuân soát của cảnh sát Tài ngang nhiên đắp một đập lớn chắn ngang lòng đường sông là khó sông Đắk Bla để thực hiện việc khai thác cát sỏi trái khăn. Thêm vào đó, phép, ngày 15/5 vừa qua, doanh nghiệp này đã tự các tuyến sông của tháo dỡ con đập, trả lại dòng chảy cho sông. Sở Tài Đắk Lắk, về mùa Nguyên và Môi trường tỉnh Kon Tum cũng đã yêu mưa thì nước xiết, cầu Công ty TNHH Xuân Tài khẩn trương khắc phục tuần tra rất nguy vi phạm; san lấp các vị trí đã đào đắp, giao trả lại hiện hiểm. Về mùa khô thì trạng phần đất mặt nước, khoán sản như trước khi nước cạn, nhiều đoạn vi phạm. không đi được. Theo ông Y Poắt lập nên không có cơ sở tính khối Tơr, Giám đốc sở GT-VT tỉnh Đắk Lắk, hoạt động khai thác cát liên quan lượng”- ông Thiềm nói. Một mảng khác trong chuỗi hoạt đến nhiều ngành và địa phương, như động khai thác cát ở Tây Nguyên đang Công thương, Giao thông vận tải, trong vùng tối, đó là quản lý những Công an và các huyện, các xã... Việc con tàu hút cát, chở cát hoạt động trên thiếu phối hợp, kém hiệu quả là điều các dòng sông. Ông Y Poăt Tơr, Giám dễ hiểu vì sở ngành này không thể chỉ đốc Sở GT-VT tỉnh Đắk Lắk thông tin, đạo sở ngành khác, không thể chỉ đạo hoạt động đóng tàu, đưa tàu vào chạy các huyện, các xã trong tỉnh. Những trên các sông ở tỉnh, diễn ra tự do suốt bất cập này chỉ có thể được khắc phục nhiều năm qua, không chịu sự kiểm khi người đứng đầu địa phương, Chủ soát của ngành. Ông Y Poắt Tơr cho tịch UBND các tỉnh, Bí thư tỉnh ủy, có biết: “Bây giờ thì việc xử lý các tàu sự quyết liệt trong thực tế. “Không không phép này cũng khó, vì chúng quyết tâm thì không thể làm được. tôi mới chỉ có thanh tra giao thông Nhưng quyết tâm ở đây không chỉ của đường bộ thôi, chưa có thanh tra giao ngành giao thông vận tải mà các ngành phải hợp tác và có sự chỉ đạo quyết liệt thông đường thủy”. của Chủ tịch UBND tỉnh, Bí thư tỉnh Trách nhiệm thuộc về ai? ủy, thì lĩnh vực này mới có thể chuyển Quy định đã có nhưng không tuân biến được” - ông Y Poăt Tơr nói. Phân tích của người đứng đầu một thủ, không tuân thủ vẫn được hoạt động. Sai phạm tràn lan nhưng bị xử lý sở ở Đắk Lắk là đúng với thực tế. Ở rất ít... đó là những vấn đề nổi cộm nhiều địa phương trong cả nước, lĩnh trong khai thác, vận chuyển cát ở các vực khai thác cát đang có những tỉnh Tây Nguyên, khiến những hệ lụy chuyển biến lớn khi người đứng đầu về kinh tế-xã hội, môi trường, tiếp tục thể hiện sự quyết liệt. Nhưng ở Tây lan rộng. Thế nhưng, khi hỏi về trách Nguyên vẫn thiếu điều này, các sở, nhiệm cụ thể, không một ban ngành nào ngành, địa phương ở các tỉnh trong khu ở các địa phương chịu trách nhiệm vực chỉ nêu quyết tâm bằng khẩu hiệu chính. Ông Nguyễn Văn Thiềm, trưởng thì không thể trả lại sự yên bình cho phòng Khoáng sản, Sở TN-MT tỉnh những dòng sông.n sản lượng và mức độ áp thuế. Thế nhưng các doanh nghiệp liên tục khiếu nại, cơ quan thuế đành lui quân. Vậy là từ đó, bất kể doanh nghiệp khai thác bao nhiêu, cơ quan chức năng của Đắk Lắk đều phải làm ngơ. Theo ông Nguyễn Văn Thiềm, Trưởng Phòng Khoáng sản, Sở TN-MT tỉnh Đắk Lắk, có hai cách để xác định khối lượng cát, một là con số báo cáo của các doanh nghiệp. Thứ hai là bản đồ hiện trạng mà các doanh nghiệp phải lập hằng năm theo quy định của pháp luật. “Nhưng bản đồ bờ sông thì các doanh nghiệp chỉ thực hiện sơ sài. Bản đồ đáy sông thì không doanh nghiệp nào
14
XÃ HỘI
SỐ 20, THỨ NĂM NGÀY 18/5/2017
Ô NHIỄM MÔI TRƯỜNG Ở BỈM SƠN (THANH HÓA) VÀ THANH LIÊM (HÀ NAM):
Chuyện đau buồn bên xấp bệnh án Đừng kiểm tra xong để đó!
n LÊ HảI
Báo TNVN nhận được đơn thư của người dân ở thôn Trường Sơn, phường Đông Sơn, thị xã Bỉm Sơn, tỉnh Thanh Hóa và ở huyện Thanh Liêm, tỉnh Hà Nam. Khói bụi, tiếng ồn đinh tai nhức óc, khí thải nồng nặc, những rung chấn, đá văng… do nhà máy xi măng và các mỏ khai thác đá, vật liệu xây dựng gây ra. Môi trường ô nhiễm, sụt lún nhà cửa, bệnh tật đeo bám... dân bức xúc cầu cứu. Ăn bụi, ngủ bụi Phường Đông Sơn, thị xã Bỉm Sơn (Thanh Hóa) là nơi tập trung nhiều nhà máy như: Quế Sơn, Gạch Tuy-nel Lam Sơn, Xi măng Bỉm Sơn. Các nhà máy này nhiều năm qua đã gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng do khí thải, tiếng ồn và khói bụi của xe tải hạng nặng hoạt động liên tục vào ra. Ô nhiễm càng thêm ô nhiễm kể từ khi nhà máy xi măng Long Sơn đi vào hoạt động. Con đường bê tông Đinh Tiên Hoàng dẫn vào thôn Trường Sơn phủ đầy bụi đất trắng xóa, bụi bay mù trời mỗi khi các phương tiện lưu thông qua đây. Trong thôn, từ cây cối, vườn tược, nhà cửa đều bị bao phủ một lớp bụi đất bạc trắng. Nhà nào cũng cửa đóng then cài, bên ngoài phủ lưới và phông bạt cẩn thận nhưng toàn bộ vật dụng trong nhà vẫn trắng bụi đất. Ông Nguyễn Văn Nga, Trưởng thôn Trường Sơn cho biết: Thôn có khoảng 500 hộ dân với 1.700 nhân khẩu. Nhiều năm qua, người dân ở đây phải chung sống với ô nhiễm do khí thải nồng nặc, khói, bụi, tiếng ồn phát ra từ các nhà máy đóng trên địa bàn, nhưng gây ô nhiễm nhiều nhất là nhà máy xi măng Long Sơn...”. Anh Nguyễn Đình Chính bức xúc: “Nhà máy xi măng lợi dụng lúc đêm tối, khi người dân đi ngủ để xả trộm khí thải, thời gian kéo dài khoảng từ 22h đêm đến 4 giờ sáng...”. Người dân ở huyện Thanh Liêm (Hà Nam) cũng phải chịu nỗi khổ tương tự. Tại đây có gần 30 doanh nghiệp khai thác đá, vật liệu xi măng gây ô nhiễm môi trường như: Khói bụi, tiếng ồn, rung chấn khi nổ mìn khai thác đá ảnh hưởng trực tiếp đến đời sống, sức khỏe của hàng vạn người dân
Người dân thôn Trường Sơn, Đông Sơn “tố” Nhà máy xi măng Long Sơn gây ô nhiễm.
ẢNH: P.V
Ngày 24/8/2016, tại Hội nghị trực tuyến toàn quốc về bảo vệ môi trường. Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc nhấn mạnh: “Không thu hút đầu tư bằng mọi giá, chú trọng tiêu chí môi trường trong lựa chọn dự án đầu tư. Kiên quyết không vì lợi ích kinh tế trước mắt mà đánh đổi môi trường. Không cho phép đầu tư các dự án, các loại hình sản xuất ô nhiễm môi trường, công nghệ sản xuất lạc hậu, nhất là dự án tiềm ẩn nguy cơ gây ô nhiễm môi trường, sự cố môi trường ở các vùng nhạy cảm”. các xã Thanh Hải, Thanh Nghị, Thanh Tân, Thanh Thủy và thị trấn Kiện Khê. Mỗi khi mìn nổ để khai thác đá, vật dụng trong nhà cứ rung lên bần bật như động đất. Do ảnh hưởng của rung chấn, hàng trăm căn nhà tại hai thôn Đồng Ao và thôn Đồng Tho (xã Thanh Thủy) bị hư hỏng nặng nề. “Cây xanh phủ kín bụi đá không phát triển nổi, còn con người ngày nào cũng phải “ăn bụi đá, ngủ bụi đá và hít bụi đá”, trong người đủ thứ bệnh tật. Sống lay sống lắt, tiền làm ra không đủ chữa trị bệnh. Nhiều lần chúng tôi có ý kiến, doanh nghiệp hứa hẹn đền bù nhưng rồi có thấy hỗ trợ gì đâu, chính quyền thì bất lực” người dân bức xúc. Xác nhận với phóng viên, ông Cao Đức Hồng, Phó Chủ tịch HĐND xã Thanh Thủy cho biết, toàn xã phải gánh chịu hậu quả về môi trường, nặng nề nhất là hơn 500 hộ dân với hàng nghìn nhân khẩu ở hai thôn Đồng Ao và Đồng Tho. Trong các kỳ họp Hội đồng nhân dân, người dân đã kiến nghị nhiều nhưng không được giải quyết thỏa đáng…
Bệnh tật đeo bám… Trao đổi với PGS.TS Cao Minh Thành - Trưởng khoa Tai Mũi Họng, trường Đại học Y Hà Nội, ông cho biết: “Việc hít phải khói bụi là bột đá, clanhke (nguyên liệu
chính làm xi măng) sẽ gây ảnh hưởng lớn tới sức khỏe. Có nhiều loại bụi gây bệnh nguy hiểm cho phổi (bụi silic). Tác hại do bụi gây ra phụ thuộc vào hàm lượng silic tự do trong bụi; nồng độ, kích thước, thời gian tiếp xúc. Nồng độ bụi càng cao càng dễ bị mắc bệnh, bụi silic càng nhỏ thì càng dễ đi sâu theo các phế quản nhỏ nhất đến tận các phế nang. Kích thước bụi nguy hiểm nhất từ 2 đến 5 micro mét. Điều đó lý giải tại sao khi gặp chúng tôi, hàng chục người dân thôn Trường Sơn tay cầm cả xấp bệnh án, giấy chứng tử của người thân, bức xúc lo lắng về bệnh tật ngày càng nhiều, từ già tới trẻ nhiều người bị ung thư, bệnh hô hấp, hen suyễn… Vợ chồng anh Nguyễn Quang Vinh, xóm Trường Sơn cho biết: Nhà có 5 nhân khẩu, thì 3 nguời bị mắc bệnh ung thư. Bố anh mất cách đây mấy năm do ung thư phổi, mẹ hiện đang xạ trị tại Bệnh viện tỉnh Thanh Hóa. Con trai duy nhất là cháu Trần Quang Hiếu, sinh năm 1996 mất tháng 6/2015 do ung thư xương. Còn nhiều trường hợp khác nữa, ví dụ như cháu Vũ Gia Bảo, sinh năm 2015. Khi sinh ra cháu khỏe mạnh, nhưng đến tháng 10/2016 gia đình phát hiện mắt trái cháu có ánh trắng. Gia đình đưa cháu ra Bệnh viện mắt Trung ương
được chuẩn đoán: Ung thư nguyên bào võng mạc nhóm D-E, đã bỏ nhãn cầu. Theo thống kê, tại Thanh Liêm (Hà Nam) trong 5 năm qua có hơn 100 người chết vì ung thư và nhiều căn bệnh khác. Bà Trần Thị Chung, Trạm trưởng Trạm y tế thị trấn Kiện Khê cho biết: “Ở thị trấn, người chết do bị ung thư nhiều, còn bệnh hô hấp, bệnh lao phổi, nhất là bệnh hen phế quản khá phổ biến...”. Tuy chưa có kết luận từ các cơ quan chức năng về bệnh ung thư do ô nhiễm môi trường tại thị xã Bỉm Sơn (Thanh Hóa) và huyện Thanh Liêm (Hà Nam), nhưng thực tế đã có nhiều người chết vì ung thư và số người bị ung thư ngày một nhiều, các căn bệnh về mắt và hô hấp thì nhiều không thể thống kê nổi, đang là nỗi lo lắng cho người dân ở những nơi này.
Mới đây, ngày 03/4/2017, Đoàn kiểm tra về bảo vệ môi trường thuộc Sở TN&MT tỉnh Thanh Hóa đã tiến hành kiểm tra công tác bảo vệ môi trường tại Nhà máy xi măng Long Sơn đã phát hiện hàng loạt sai phạm nghiêm trọng như: Chưa lập kế hoạch vận hành thử nghiệm công trình bảo vệ môi trường báo cáo cơ quan có thẩm quyền; chưa có kế hoạch quản lý môi trường theo quy định; chưa có báo cáo kết quả vận hành công trình biện pháp bảo vệ môi trường; Công ty chưa có giấy phép khai thác nước, đất; chưa có giấy phép xả nước thải ra nguồn tiếp nhận; Hệ thống quan trắc khí thải tự động còn thiếu chỉ tiêu lưu lượng khí thải… Còn tại Hà Nam, theo kết quả quan trắc của Trung tâm quan trắc phân tích tài nguyên và môi trường, Sở Tài nguyên & Môi trường, hàm lượng bụi ở hầu hết các khu vực nóng về môi trường ở khu vực phíaTây sông Đáy đều cao hơn QCVN từ 1,96 3,09 lần, phản ánh đúng thực trạng ô nhiễm bụi trên các địa bàn. Riêng tiếng ồn ở khu vực thị trấn Kiện Khê, huyện Thanh Liêm cao hơn quy chuẩn 1,03 lần. Thiết nghĩ, phát triển sản xuất kinh doanh là vấn đề sống còn đối với mỗi doanh nghiệp. Nhưng vì chạy theo lợi ích kinh tế mà đánh đổi môi trường, ảnh hưởng nghiêm trọng đến đời sống dân sinh như nhà máy xi măng Long Sơn (Bỉm Sơn) và hàng chục doanh nghiệp khai thác đá ở huyện Thanh Liêm (Hà Nam) thì đó là trách nhiệm của ngành chức năng và chính quyền sở tại. Kiểm tra xong rồi cần xử lý rốt ráo, còn cứ “đánh trống bỏ dùi” để ô nhiễm môi trường ngày càng tồi tệ hơn là chưa hoàn thành nhiệm vụ và coi thường sinh mạng người dân.n
Khói bụi mù mịt tiềm ẩn TNGT tại Thanh Liêm (Hà Nam).
BẠN ĐỌC
SỐ 20, THỨ NĂM NGÀY 18/5/2017
15
Quảng Nam: Gần 700 công nhân đình công do chậm nhận lương
Những ngôi nhà dần chìm xuống sông.
Sáng 16/5, khoảng 700 công nhân Công ty TNHH May mặc Minh Hoàng đóng tại Khu Công nghiệp Điện Nam - Điện Ngọc, thị xã Điện Bàn, tỉnh Quảng Nam đã đình công vì Công ty chậm trả tiền lương. Ngay sau khi nhận thông tin, đại diện Sở Lao động, Thương binh và Xã hội tỉnh Quảng Nam và UBND thị xã Điện Bàn đã có mặt tại trụ sở doanh nghiệp để nắm tình hình, làm việc với lãnh đạo Công ty TNHH May mặc Minh Hoàng và tổ chức đối thoại với công nhân. Ông Nguyễn Xuân Hà, Phó Chủ tịch UBND thị xã Điện Bàn, tỉnh Quảng Nam cho biết, sau khi làm việc, lãnh đạo Công ty TNHH May mặc Minh Hoàng cam kết sẽ trả trước 80% lương cho công nhân, số còn lại sẽ trả vào ngày 29/5. Lãnh đạo thị xã Điện Bàn cho biết thêm, các cơ quan chức năng sẽ tiếp tục theo dõi, đôn đốc doanh nghiệp thực hiện đúng cam kết. Trường hợp không thực hiện đúng cam kết sẽ báo cáo với cơ quan chức năng của tỉnh can thiệp giải quyết theo quy định. VOV Miền Trung
ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG:
Sông nuốt nhà vìnạn khai thác cát n TRọNG ĐIểN
Ngoài tác động của biến đổi khí hậu khiến dòng chảy các con sông thay đổi thì tình trạng sạt lở còn là hậu quả của việc khai thác cát vô tội vạ. Hiện Đồng bằng sông Cửu Long có 250 điểm sạt lở nghiêm trọng, mỗi năm làm mất khoảng 500ha đất, tương đương với địa bàn 1 xã.
trọng lớn đang vận chuyển hơn 4.000m3 cát trái phép để điều tra. Điều đó cho thấy, hoạt động cát tặc, cát lậu ngang nhiên hoành hành, bất chấp sự vào cuộc của các lực lượng chức năng. Cát và nguyên vật liệu
nhiều chuyên gia, nguy cơ ĐBSCL bị nghèo kiệt, thiếu cát và các nguyên vật liệu khác là có thật và đang hiện hữu. Điều này thấy rõ qua hiện tượng sông Tiền và sông Hậu nước ngày càng xanh trong hơn do độ trầm tích,
N
hững ngày qua, giữa mùa khô nhưng ở nhiều nơi ven sông, ven biển tại Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) liên tục diễn ra sạt lở kinh hoàng, cuốn trôi, nhấn chìm nhiều nhà cửa và tài sản của người dân. Ngoài tác động của biến đổi khí hậu khiến dòng chảy các con sông thay đổi thì tình trạng sạt lở còn là hậu quả của việc khai thác cát vô tội vạ diễn ra lâu nay. Theo thống kê, ở ĐBSCL hiện có 126 tổ chức, doanh nghiệp được cấp phép khai thác cát, mỗi năm khai thác khoảng 28 triệu m3. Có hàng chục nghìn phương tiện lớn, nhỏ đang bơm hút cát ngày đêm. Mới đây, công an thành phố Cần Thơ đã tạm giữ 15 sà lan có tải
Nhiều điểm sạt lở nghiêm trọng.
trong lòng các con sông ở ĐBSCL ngoài yếu tố tự nhiên được hình thành cách đây nhiều thế kỷ thì còn được cung cấp bởi một lượng phù sa khổng lồ từ thượng nguồn sông Mê Kông đổ về, bồi đắp mỗi năm. Tuy nhiên, trong nhiều năm qua, khi các quốc gia thượng nguồn sông Mê Kông đắp đập, ngăn dòng thì ĐBSCL mất hẳn mùa lũ và nguồn phù sa. Theo
lắng đọng phù sa vơi dần qua từng năm. Đó là chưa kể toàn vùng hiện có 250 điểm sạt lở nghiêm trọng, mỗi năm làm mất khoảng 500ha đất, tương đương với địa bàn 1 xã. Theo cảnh báo, với tốc độ khai thác như hiện nay, 30 năm nữa, 2 con sông chính của vùng là sông Tiền và sông Hậu sẽ không còn cát. Nguy cơ rình rập là vậy song hiện nay ở ĐBSCL, công tác quản lý
việc khai thác cát và xử lý tình trạng hút cát trái phép ở nhiều tỉnh, thành trong vùng còn rất hạn chế, đôi khi lỏng lẻo, chưa đồng bộ và thiếu kiên quyết. Lực lượng kiểm tra, kiểm soát mỏng; thủ đoạn của đối tượng khai thác cát lậu lại tinh vi, liên tục thay đổi phương thức. Cát tặc lộng hành khiến dư luận không khỏi nghi ngại đặt câu hỏi, có hay không sự “chống lưng” cho cát tặc của một số cán bộ công chức ở một số địa phương như đã từng xảy ra ở huyện Hồng Ngự, tỉnh Đồng Tháp cách đây vài năm. Cát dưới lòng sông trong vùng ĐBSCL giờ đây không chỉ được nhìn nhận là tài nguyên mà chính là cuộc sống của hàng chục triệu cư dân nơi đây. Nếu thiếu cát và các nguyên vật liệu khác, ĐBSCL sẽ phân rã nhanh hơn. Chỉ khi nhận thức được đầy đủ như vậy, các cấp, các ngành và cả người dân trong vùng mới có quyết tâm quản lý việc khai thác cát một cách khoa học, hiệu quả; chấm dứt nạn khai thác cát trái phép. Đồng thời từ đó cũng tìm tòi, sáng tạo, giải quyết tốt bài toán cung cầu về cát; tìm các nguyên vật liệu phù hợp để thay thế cát cho ngành xây dựng trong nay mai.n
Phạt doanh nghiệp trên 300 triệu đồng vì vi phạm hoạt động bán hàng đa cấp Sau khi tiến hành điều tra một số dấu hiệu vi phạm pháp luật trong hoạt động bán hàng đa cấp, Cục Quản lý cạnh tranh đã xử phạt hành chính với tổng số tiền 320 triệu đồng đối với Công ty cổ phần Queenet quốc tế và Công ty TNHH World Việt Nam. Cụ thể, mức xử phạt đối với Công ty cổ phần Queenet quốc tế là 240 triệu đồng do không thực hiện nghĩa vụ báo cáo định kỳ đến cơ quan quản lý, không làm thủ tục sửa đổi, bổ sung Giấy chứng nhận đăng ký hoạt động bán hàng đa cấp khi có thay đổi và cung cấp thông tin sai lệch hoặc gây nhầm lẫn về công dụng của hàng hóa để dụ dỗ người khác tham gia bán hàng đa cấp. Mức xử phạt đối với Công ty TNHH World Việt Nam là 80 triệu đồng do không thực hiện nghĩa vụ báo cáo định kỳ đến cơ quan quản lý, không thực hiện nghĩa vụ đào tạo cơ bản về bán hàng đa cấp cho người tham gia bán hàng đa cấp theo quy định của pháp luật.
Bắc Giang: Khởi tố lái xe tải tông chết hai anh em ruột trên Quốc lộ 1A Mới đây, Công an huyện Lạng Giang, tỉnh Bắc Giang đã khởi tố bị can Đào Mạnh Hà, người lái xe tải gây ra cái chết thương tâm cho hai anh em ruột ở Lạng Sơn.
Trước đó, vào hồi 16h50 phút ngày 2/5 tại Km 103+150, thuộc thôn 10, xã Hương Lạc, huyện Lạng Giang, tỉnh Bắc Giang đã xảy ra vụ va chạm giữa xe tô tô tải BKS 98C-002.17 do Đào Mạnh Hà điều khiển với xe ô tô BKS 98A-005.77 do ông Phạm Xuân Phụng, sinh năm 1962, tại Đồng Quán, Bố Hạ, Yên Thế, Bắc Giang điều khiển. Sau cú va chạm, ô tô tải do anh Đào Mạnh Hà điều khiển đã chạy lấn sang phía trái phần đường, dẫn đến xe mô tô BKS 12B-086.35 đâm trực diện vào đầu xe tải. Hậu quả, hai người ngồi trên xe mô tô là anh Nông Văn Hùng sinh năm 1994 và chị Nông Thị Vân sinh năm 1996, cùng trú tại xã Hồng Thái, huyện Bình Gia, tỉnh Lạng Sơn, chết tại chỗ. K.T
16
CHUYỆN PHÁ ÁN
SỐ 20, THỨ NĂM NGÀY 18/5/2017
Triệt phá sới bạc trên sông n NGọC Vũ - MạNH KIÊN
Trong chiếc thuyền và nhà nổi trên sông Hồng, đoạn giáp ranh giữa huyện Bảo Yên (Lào Cai) và huyện Văn Yên (Yên Bái), nhiều đối tượng tụ tập, cấu kết với khách du lịch thường xuyên tổ chức đánh bạc, sát phạt dưới hình thức xóc đĩa. Núp bóng đi lễ để đánh bạc Một sới bạc lớn hoạt động ngày đêm ngay tại địa bàn du lịch đã gây bức xúc trong dư luận quần chúng nhân dân và các cấp chính quyền ở huyện Bảo Yên (Lào Cai). Đó là vào thời điểm cuối năm 2015, các đối tượng tổ chức đánh bạc thông qua việc cho các con bạc hành hương lên đền Bảo Hà, sau đó dẫn họ xuống nhà nổi để đánh bạc. Dư luận quần chúng cho rằng sới bạc này được bảo kê, bao che. Nhiều thư từ nặc danh, khiếu nại tố cáo được gửi đến Công an (CA) tỉnh Lào Cai. “Trước tình hình đó, Đảng ủy Ban giám đốc CA tỉnh Lào Cai đã xác lập chuyên án mang bí số 1215B, quyết tâm triệt phá tụ điểm đánh bạc này, đồng thời cũng cho quần chúng nhân dân câu trả lời về tinh thần kiên quyết đấu tranh phòng chống tội phạm”, đại tá Lương Cao Huỳnh, Trưởng phòng Cảnh sát Hình sự (CSHS), CA tỉnh Lào Cai chia sẻ. Là địa bàn du lịch, có nhiều khách thập phương đến tham quan nên công tác xác minh gặp rất nhiều khó khăn. Đại úy Phạm Văn Năm, Đội trưởng đội phòng chống mua bán người và tệ nạn xã hội, Phòng CSHS, CA tỉnh Lào Cai cho biết: “Quá trình theo dõi, các trinh sát đã nắm được kẻ cầm đầu trong đường dây này là Lự Hồng Quảng, SN 1988, trú tại bản Tắp 4, xã Bảo Hà, huyện Bảo Yên. Các đối tượng tham gia tổ chức đánh bạc này đều là những thanh niên trẻ tuổi, ăn chơi lêu lổng và có nhiều tiền án, tiền sự”. Đối tượng Lự Hồng Quảng được vợ chồng Phạm Đình Yên và Hoàng Thị Huệ cùng trú tại thôn Bảo Vinh, xã Bảo Hà, huyện Bảo Yên giao cho quản lý, sử dụng nhà nổi Thùy Linh đang neo đậu trên sông Hồng thuộc địa bàn thôn Bảo Vinh, xã Bảo Hà, huyện Bảo Yên,
Toàn bộ đối tượng tham gia đánh bạc bị bắt giữ cùng tang vật.
tỉnh Lào Cai. Đến tháng 12/2015, Quảng nảy sinh ý định tổ chức đánh bạc dưới hình thức xóc đĩa trên nhà nổi. Hắn mua sắm các công cụ phục vụ việc đánh bạc gồm: Bát, đĩa, bài tú lơ khơ, bộ đục quân bài, bảng vị, thảm sàn, ghế gỗ... Quảng thuê một số đối tượng làm các công việc: canh gác và mở cửa cho khách lên nhà nổi đánh bạc, cầm cái, đi thu - trả tiền cho những người thua thắng bạc. Còn Quảng trực tiếp đánh với các con bạc. Tại khúc sông này, các đối tượng tổ chức đánh bạc trên thuyền thường xuyên thay đổi địa điểm hoạt động. Chúng bố trí người canh gác từ xa, lắp đặt hệ thống camera giám sát cảnh báo. Thượng tá Nguyễn Minh Thắng, Phó trưởng phòng CSHS Công an tỉnh Lào Cai cho biết: “Sới bạc này hoạt động theo giờ giấc nhất định và có hệ thống canh gác, đưa đón con bạc. Chúng tổ chức đánh 3 canh bạc mỗi ngày. Canh 1 từ khoảng 12h - 15h. Canh 2 từ 15h 17h. Canh 3 từ 20h30 - 23h. Mỗi canh bạc như vậy, các con bạc vào phải nộp phí từ 100.000 - 200.000đ/người, tùy theo số lượng người đông hay đánh to, đánh nhỏ”. Cũng theo thượng tá Nguyễn Minh Thắng, các đối tượng thường đưa các con bạc từ dưới xuôi lên qua huyện Văn Yên (Yên Bái) rồi chở thuyền từ đó lên khu vực đền Bảo Hà (Lào Cai), hoặc các con bạc trà trộn vào dòng khách du lịch đến khu vực đền Bảo Hà, sau đó
được hệ thống “chân rết” đưa đón đến địa điểm chơi. Khi đến bờ, chúng dùng các thuyền nhỏ chở khách ra thuyền lớn giữa sông rồi thả neo để đánh bạc. Các đối tượng cảnh giác cao độ, chỉ cần thuyền bè có chút nghi vấn qua lại là chúng giải tán. Con bạc vào chơi thì phải qua quá trình tìm hiểu, có quen biết với các con bạc trước, khi vào chơi bạc không được sử dụng điện thoại.
Câu trả lời cho dân Với kinh nghiệm nhiều năm làm công tác điều tra, khám phá các vụ án, chuyên án lớn, đại tá Lương Cao Huỳnh, Trưởng phòng CSHS, Phó trưởng Ban chuyên án nhận định: “Địa điểm đánh bạc nằm trên sông nước nên các đối tượng dễ lợi dụng tẩu thoát hoặc gây nguy hiểm đến tính mạng của các con bạc và lực lượng chức năng. Hơn nữa, nếu không có kế hoạch bắt giữ chi tiết thì khi lực lượng chức năng ập vào, các đối tượng đánh bạc sẽ hoảng loạn, nhảy xuống sông, có thể gây ra án mạng, và công tác thu hồi tang chứng, vật chứng sẽ khó khăn. Ngoài ra, điện lưới được các đối tượng kéo xuống tàu đánh bạc, khi có đông người lên thuyền, thuyền chòng chành, nước sóng vào ổ cắm sẽ giật chết người. Bởi vậy, Ban Chuyên án đã đề ra kế hoạch phá án chi tiết, tỉ mỉ từ khâu trinh sát đến khâu đấu tranh triệt phá”. Sau khi thống nhất các phương án bắt giữ, ngày 3/1/2016, Ban Chuyên án
quyết định phá án. Đúng 14h15’, gần 100 cán bộ, chiến sĩ thuộc các lực lượng: CSHS, Cảnh sát cơ động, Cảnh sát giao thông chia làm nhiều mũi đồng loạt khóa chặt vòng vây, tạo thế gọng kìm, khống chế những đối tượng cảnh giới, rồi dùng công cụ phá cửa ập vào bắt giữ toàn bộ đối tượng cùng tang vật; dùng công cụ hỗ trợ để vô hiệu hóa sự phản kháng của các đối tượng. Ngay khi lực lượng chức năng ập vào bắt giữ, các đối tượng chạy dồn về phía bờ hòng thoát thân qua hai cửa chính và các cửa sổ của nhà nổi, khiến nhà nổi nghiêng hẳn về một phía, buộc lực lượng chức năng phải dùng bình xịt hơi cay để khống chế các đối tượng. 8 con bạc liều mình nhảy xuống sông hòng thoát thân, nhưng đã bị tổ trinh sát dưới sông nhanh chóng bắt gọn. Thượng tá Nguyễn Minh Thắng, người trực tiếp vây bắt các đối tượng cho biết: “Mặc dù sới bạc nằm trên nhà nổi giáp mép sông, được canh giữ cẩn mật, có hệ thống camera theo dõi, nhưng với phương án tác chiến nhanh chóng, bí mật, bất ngờ của lực lượng cảnh sát nên các “con bạc” đến khi bị bắt vẫn trong trạng thái ngơ ngác, không kịp trở tay”. Tại hiện trường, lực lượng chức năng đã bắt giữ toàn bộ 62 đối tượng tham gia đánh bạc, trong đó, 2/3 số đối tượng là nữ, có đối tượng đang là đảng viên; thu giữ 1 bộ xóc đĩa, 3 bảng vị, 148 triệu đồng trên chiếu bạc, 13 triệu đồng tiền thu phế của các “con bạc”, 2 bộ đàm, 7 mắt camera cùng nhiều vật dụng liên quan đến đánh bạc; kiểm tra và tạm giữ trên người các đối tượng có gần 1,5 tỷ đồng; 64 điện thoại di động; 32 nhẫn đeo tay; 15 dây chuyền; 7 đôi hoa tai; 12 lắc tay; 1 lắc chân; 11 thẻ ATM; 3 đồng hồ đeo tay và một số giấy tờ tùy thân khác. Kiểm tra nhà nổi Thùy Linh và khu vực xung quanh hiện trường, lực lượng chức năng còn phát hiện và thu giữ 4 khẩu súng kíp tự chế có đạn, kíp súng và đạn súng hơi, 1 bình xịt hơi cay; 4 chiếc xe ô tô do các đối tượng sử dụng làm phương tiện đến đánh bạc. Qua đấu tranh khai thác cùng với những tài liệu, chứng cứ sắc bén, Ban Chuyên án đã buộc các đối tượng phải cúi đầu nhận tội và chịu sự trừng phạt của pháp luật.n
BÁO TIẾNG NÓI VIỆT NAM PHỐI HỢP CHƯƠNG TRÌNH PHÁT THANH ” VÌ AN NINH TỔ QUỐC” THỰC HIỆN
Công an vào cuộc vụ 2 cô gái bị nhóm nam giới đánh hội đồng Công an huyện Chương Mỹ (Hà Nội) đang tích cực vào cuộc điều tra vụ một nhóm nam thanh niên trẻ “liên thủ” dùng gậy đánh đập 2 cô gái trẻ xảy ra ở xã Phụng Châu (huyện Chương Mỹ) hôm 16/5 vừa qua. Theo trung tá Trần Trí Dũng, Trưởng Công an huyện Chương Mỹ, ngay khi nắm được thông tin về đoạn video và xác minh vụ việc xảy ra trên địa bàn huyện, đơn vị này đã phối hợp với xã Phụng Châu vào cuộc điều tra,
xác minh vụ việc. Cụ thể, trên mạng xã hội facebook, một tài khoản cá nhân đã đăng tải đoạn clip ngắn ghi lại cảnh một nhóm khoảng 5 - 6 thanh
Tạm giữ đối tượng hành hung thanh tra giao thông niên cùng tham gia đánh, ngoài dùng chân tay đấm, đạp 2 cô gái, một người khác còn dùng gậy đập nhiều lần vào người nạn nhân. Theo tìm hiểu, sự việc xảy ra trên địa bàn xã Phụng Châu. Theo ông Lê Văn Thêu, Chủ tịch UBND xã Phụng Châu, nhóm thanh niên tham gia ẩu đả, một số là học sinh của trường THPT Chương Mỹ B, một số thuộc xã Trung Hòa, thị trấn Xuân Mai. Tối 16/5, xã đã tổ chức họp dân để điều tra, xác minh vụ việc.
Trong lúc đang làm nhiệm vụ giải phóng chòi tạm lập trái phép ngay mé đường Quốc lộ 24, đoạn qua thôn 2, xã Đăk Bla trên tuyến hành lang Quốc lộ 24, đoạn qua thôn 2, xã Đắk Bla (TP. Kon Tum) của hộ ông Phạm Thái Bình hôm 15/5, tổ công tác gồm các ông Nguyễn Đình Thắng, Nguyễn Thái Hồng Anh (thuộc lực lượng Thanh tra giao thông, Sở GT-VT tỉnh Kon Tum) và Lê Hồng Dũng (cán bộ Công ty Quản lý đường bộ tỉnh
Kon Tum) đã bị ông Bình dùng dao chém tới tấp. Hậu quả là ông Nguyễn Đình Thắng trúng một nhát dao vào đầu phải khâu bốn mũi, ông Nguyễn Thái Hồng Anh và ông Lê Hồng Dũng do có mũ bảo hiểm bảo vệ nên chỉ bị thương nhẹ. Ngay sau khi sự việc xảy ra, lực lượng chức năng đã có mặt tại hiện trường khống chế đối tượng; đồng thời đưa về tạm giữ tại Công an TP. Kon Tum để điều tra làm rõ. P.V
KINH TẾ-XÃ HỘI
SỐ 20, THỨ NĂM NGÀY 18/5/2017
17
PV Power- Dấu ấn 10 năm thành lập n TRầN LượNG
Với mục tiêu xây dựng và phát triển thành một TCty công nghiệp - thương mại mạnh, sản xuất kinh doanh điện và các sản phẩm dịch vụ liên quan, sau 10 năm thành lập TCty Điện lực Dầu khí Việt Nam (PV Power) đã khẳng định vị thế thương hiệu mạnh trong nước và khu vực Đông Nam Á.
T
heo Lãnh đạo PV Power, cách đây vừa tròn 10 năm, ngày 17/5/2007, PV Power được thành lập Quyết định số 1468/QĐDKVN ngày 17/5/2007 của Tập đoàn Dầu khí Việt Nam (PVN) nhằm hiện thực hóa mục tiêu xây dựng và phát triển PV Power thành một TCty công nghiệp - thương mại mạnh. Đến nay, sau 10 năm hoạt động, PV Power là đơn vị đứng đầu toàn quốc trong lĩnh vực sản xuất khí điện, đứng thứ hai về công suất nguồn, đạt 4.208,2MW, chiếm khoảng 12% tổng công suất nguồn cả nước. PV Power vươn lên trở thành nhà cung cấp điện năng đứng thứ 2 sau Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) với sản lượng điện cung cấp cho hệ thống điện quốc gia đến 31/12/2016 đạt hơn 130 tỷ kWh. Ông Hồ Công Kỳ, Chủ tịch HĐTV PV Power chia sẻ: Cùng với PVN, những người lao động Điện lực Dầu khí qua các thời kỳ với lòng say mê và khát vọng vươn lên đã lao động bền bỉ và sáng tạo không ngừng, vượt qua muôn vàn khó khăn, thách thức, hoàn thành xuất sắc các nhiệm vụ được giao,
Công nhân Nhà máy điện Cà Mau đang vận hành hệ thống.
góp phần quan trọng, đảm bảo an ninh năng lượng quốc gia. Với các nhà máy điện đã được vận hành ở cả ba miền Bắc, Trung và Nam, PV Power đã bước đầu góp phần hình thành các khu công nghiệp đi liền với các nhà máy như: khu vực Đồng Nai, Nghệ An - Hà Tĩnh - Quảng Bình, Cà Mau… Các dự án thủy điện của TCty được xây dựng trên các địa bàn có điều kiện kinh tế đặc biệt khó khăn, địa hình phức tạp, ngoài việc giải quyết vấn đề thiếu hụt điện đã góp phần cải thiện và thúc đẩy phát triển kinh tế cho đồng bào ở vùng cao, có ý nghĩa chính trị, xã hội và an ninh quốc phòng vô cùng to lớn. Đặc biệt, việc tham gia thị trường điện đã góp phần nâng cao hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh của PV
Cấp phép xây đường ống khí thiên nhiên lô B - Ô Môn
TCty Khí Việt Nam - CTCP (PV GAS), Tập đoàn Dầu khí Việt Nam (PVN) và đối tác nước ngoài là Mitsui Oil Exploration (Nhật Bản) và PTT Exploration and Production (Thái Lan) đã được Bộ Kế hoạch và Đầu tư cấp phép dự án xây dựng đường ống dẫn khí thiên nhiên lô B - Ô Môn, tại tỉnh Kiên Giang, Tây Nam Việt Nam. Đây là dự án đầu tư nước ngoài lớn nhất được phê duyệt trong năm 2017, với tổng vốn đăng ký lên tới 1,27 tỷ USD, và là dự án tỷ USD thứ hai đăng ký đầu tư vào Việt Nam kể từ đầu năm nay, sau dự án của Samsung Display. Dự kiến, đường ống dẫn khí thiên nhiên lô B - Ô Môn sẽ vận chuyển khoảng 20,3 triệu m3 khí/ngày để cung cấp khí nguyên liệu cho 2 nhà máy phát điện có tổng công suất 3.660 MW. S.D
Power, đồng thời góp phần nâng cao chất lượng công tác đào tạo, bồi dưỡng cho đội ngũ cán bộ, công nhân viên của PV Power. Thông qua các phương án, giải pháp được áp dụng khi tham gia thị trường điện cạnh tranh, PV Power đã luôn nỗ lực để tìm ra được phương án chào giá, vận hành theo tiêu chí tối ưu hóa lợi nhuận trong điều kiện vẫn phải đảm bảo các công tác liên quan tới kỹ thuật, vận hành tổ máy hạn chế tối đa ảnh hưởng lên xuống tổ máy (đối với nhà máy nhiệt điện khí) và sử dụng tối ưu nguồn năng lượng sơ cấp có hạn (đối với nhà máy thủy điện). Sau gần 5 năm tham gia thị trường phát điện cạnh tranh, các nhà máy điện của PV Power luôn hoàn thành vượt mức chỉ tiêu sản lượng và doanh thu,
lợi nhuận, nộp ngân sách Nhà nước được PVN giao, đặc biệt hiệu quả hoạt động của các nhà máy nhiệt điện Nhơn Trạch 1, Nhơn Trạch 2 - những nhà máy đầu tiên của PV Power tham gia thị trường phát điện cạnh tranh hằng năm đạt 22-30%. Bên cạnh đó, PV Power tích cực tham gia cung cấp các sản phẩm dịch vụ kỹ thuật điện, phục vụ công tác sửa chữa, bảo dưỡng các nhà máy điện; tham gia cung ứng, đảm bảo nguồn than ổn định và lâu dài cho các nhà máy điện than. Song song với công tác sản xuất điện năng, việc phát triển mạnh lĩnh vực dịch vụ kỹ thuật điện và dịch vụ cung ứng than là một trong những mục tiêu quan trọng của PV Power. Đến nay, PV Power đã có thể làm chủ khoa học công nghệ, vận hành hiệu quả các thiết bị máy móc hiện đại, từng bước thay thế nhà thầu nước ngoài và chủ động đảm đương thực hiện tốt công tác sửa chữa thường xuyên, bảo trì, trung tu, đại tu… cho các nhà máy điện của PV Power và sẵn sàng tham gia cung ứng dịch vụ cho các nhà máy điện trên khắp mọi miền Tổ quốc. Với định hướng chiến lược đã được Chính phủ chấp thuận và PVN phê duyệt, ngành công nghiệp Điện lực Dầu khí là 1 trong 5 lĩnh vực cốt lõi của PVN, trong đó mục tiêu đến cuối năm 2020 tổng công suất nguồn đạt hơn 9.100MW và tổng sản lượng điện cung cấp cho hệ thống lưới điện quốc gia hằng năm vào khoảng hơn 45 tỷ kWh sẽ mở ra cho PV Power nhiều cơ hội để phát triển đa dạng hóa các nguồn năng lượng gồm: nhiệt điện khí, nhiệt điện than, thủy điện và các dạng năng lượng sạch...n
EVN HANOI đẩy nhanh tiến độ nhiều dự án đảm bảo điện hè 2017
ECVN HANOI luôn đảm bảo cung cấp điện cho toàn thành phố. TCty Điện lực thành phố Hà Nội (EVN HANOI) cho biết, trong tháng 4/2017, EVN HANOI đã khởi công 4 công trình lưới điện 110kV và hoàn thành đóng điện 10 công trình và 1 hạng mục công trình với năng lực tăng thêm 481MVA và 55km dây dẫn. Tính đến hết ngày 28/4 đã thi công xong 75 công trình, đang thi công 153 công trình và còn 56 công trình chưa thi công. TCty cũng đã hoàn thành 35 công trình chuyển tiếp và khởi
công mới, lũy kế khối lượng vật tư thiết bị: 140km đường dây không; 75km cáp ngầm; 256 máy biến áp với công suất 124,5 MVA; 266km đường trục hạ thế. Trước diễn biến phức tạp của hiện tượng El Nino, nắng nóng năm nay được dự báo sẽ gia tăng hơn so với trung bình nhiều năm từ 0,5 - 1OC, vì vậy, nhu cầu sử dụng điện của khách hàng sẽ tăng cao. Dự báo năm 2017 nhu cầu sử dụng điện của khách hàng mùa hè tăng, bình quân tới
48,563,598 kWh/ngày và đỉnh điểm lên tới 73,469,825 kWh/ngày đặc biệt là nhu cầu sử dụng điện của khách hàng sinh hoạt sẽ tăng cao. Vì vậy để đảm bảo cung cấp điện an toàn phục vụ các hoạt động kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội diễn ra trên địa bàn thành phố, đảm bảo điện hè 2017, đảm bảo điện các kỳ thi tuyển, thi tốt nghiệp…TCty đã xây dựng kịch bản phương án cấp điện hè 2017, tăng cường công tác kiểm tra, giám sát kỷ luật vận hành và thực hiện các phương án. Cụ thể, tiếp tục đẩy nhanh tiến độ thẩm định, phê duyệt công trình đối với các dự án lưới điện 220kV đồng thời sẵn sàng đóng điện các dự án khai thác tải trung thế đồng bộ với TBA 110kV Từ Liêm và các TBA 110kV nối cấp trạm 220kV: Long Biên, Đông Anh, Tây Hà Nội; Tiếp tục thi công, hoàn thành đóng điện các công trình hạ ngầm lưới điện; Đẩy nhanh tiến độ lựa chọn nhà thầu, hoàn thiện hồ sơ cấp phép, khởi công trong tháng 5 toàn bộ các dự án thuộc kế hoạch năm 2017 đối với 41 tuyến phố tại 4 quận Hoàn Kiếm, Hai Bà Trưng, Ba Đình, Đống Đa. SơN DầN
18
SỐNG KHỎE
SỐ 20, THỨ NĂM NGÀY 18/5/2017
Đi bộ đúng cách để giảm cân và phòng bệnh n HươNG GIANG
Việc luyện tập thể thao đều đặn, đúng cách và phù hợp với thể trạng, trong đó có đi bộ, không những giúp cơ thể khỏe mạnh mà còn phòng tránh nhiều bệnh tật. Lợi ích khi đi bộ đúng cách Gần đây, các chuyên gia y tế cảnh báo những bệnh không lây nhiễm mạn tính như tiểu đường, huyết áp, tim mạch… ngày càng tăng mạnh mà nguyên nhân chính là do chế độ ăn uống, lối sống không lành mạnh và thiếu vận động. Ở nước ta thừa cân béo phì đang tăng nhanh chóng, đặc biệt ở các đô thị. Hậu quả của thừa cân béo phì là bệnh đái tháo đường, tăng huyết áp, tim mạch và ung thư, cơ xương khớp, vô sinh, mỡ máu, trầm cảm... Tăng huyết áp thường đi kèm các rối loạn dinh dưỡng, chuyển hóa và là yếu tố nguy cơ chính của tai biến mạch máu não, bệnh mạch vành, để lại gánh nặng chi phí cho việc điều trị rất lớn. Theo PGS.TS Nguyễn Thị Lâm, Phó Viện trưởng Viện Dinh dưỡng Quốc gia, vận động hợp lý mang lại rất nhiều lợi ích cho cơ thể. Tập luyện thể dục thường xuyên như: chạy bộ, bơi lội, đạp xe đạp, đi bộ, tập dưỡng sinh hay yoga… giúp máu trong huyết quản sẽ lưu thông tốt hơn. Khi vận động thể lực thì phổi cần cung cấp oxy cho cơ thể nhiều hơn nên các cơ quan trong cơ thể sẽ được rèn luyện. Chính vì vậy, giúp cho cơ thể chúng ta dễ dàng thích ứng với sự thay đổi của điều kiện môi trường, đem lại sức khỏe tốt hơn cho
Duy trì tối thiểu đi bộ 150 phút/tuần sẽ tốt cho sức khỏe.
cơ thể. Theo khuyến cáo của Tổ chức Y tế thế giới (WHO), mỗi người cần dành từ 30-45 phút/ngày cho việc vận động và nên duy trì 5 ngày/tuần và phải phù hợp với sức khỏe. Tuy nhiên, với người mắc bệnh tim mạch, xương khớp cần sự tư vấn của bác sĩ. “Một nghiên cứu của Nhật Bản gần đây cho thấy, việc đi bộ nhiều sẽ rất có lợi cho sức khỏe như cải thiện tình trạng tim mạch, phát triển thể chất, và nhiều yếu tố khác góp phần hướng tới lối sống lành mạnh. Đi bộ nhanh có thể làm giảm nguy cơ tăng huyết áp, cholesterol cao, bệnh tiểu đường nếu bạn duy trì thói quen này lâu dài. Đặc biệt với người thừa cân, béo phì việc đi bộ đúng cách 10.000 bước/ngày (tương đương 6km) và kết hợp với chế độ dinh dưỡng hợp lý, đảm bảo tiêu hao 500 kcal/ngày bao gồm cả tăng cường tiêu
Ngày thế giới phòng chống bệnh tăng huyết áp 17/5: 80% số bệnh nhân chưa được điều trị
Tại nước ta, cứ 5 người trưởng thành thì có 1 người mắc bệnh tăng huyết áp và bệnh nhân ngày càng trẻ hóa. Đáng lo ngại là gần 60% người mắc bệnh này chưa được phát hiện và trên 80% số bệnh nhân chưa được điều trị trong số 12 triệu người bị bệnh tăng huyết áp ở Việt Nam. Ngoài nguyên nhân người dân không kiểm tra sức khỏe định kỳ, khi bị biến chứng mới nhập viện, còn do ngành y tế chưa đảm bảo cung cấp các dịch vụ chăm sóc hiệu quả và quản lý điều trị lâu dài cho bệnh nhân. Ông Trần Đắc Phu, Cục trưởng Cục Quản lý khám chữa bệnh (Bộ Y tế) cho biết: “Chúng tôi đang xây dựng phần mềm quản lý bệnh không lây
nhiễm, khám, phát hiện bệnh ngay tại cộng đồng. Ví dụ như việc kiểm tra huyết áp, đo huyết áp bằng cán bộ y tế cơ sở hoặc do tự người dân thực hiện để kiểm tra biết được huyết áp tăng hay giảm. Từ đó quản lý người bệnh, khuyến cáo họ khi nào đi bệnh viện hoặc khi đã điều trị xong ở bệnh viện về cộng đồng sẽ được quản lý”. Ông Jun Nakagawa, Phó trưởng đại diện Văn phòng Tổ chức Y tế thế giới tại Việt Nam khẳng định, mặc dù nguy hiểm nhưng tăng huyết áp có thể phòng chống hiệu quả, bằng cách: Thực hiện lối sống lành mạnh với trọng tâm là chế độ ăn uống cân đối và hoạt động thể lực thường xuyên, không hút thuốc lá và tránh sử dụng rượu bia ở mức có hại. Chú ý giảm lượng muối tiêu thụ; Giảm sử dụng thực phẩm chế biến sẵn có nhiều muối như dưa muối, bim bim, xúc xích... Bệnh tăng huyết áp nếu không được phát hiện sớm để điều trị kịp thời thì bệnh sẽ tiến triển nặng, gây biến chứng tim mạch trầm trọng, dẫn đến tử vong hoặc gây liệt, tàn phế, mất sức lao động và chi phí điều trị tốn kém. VăN HảI
ẢNH: K.T
hao năng lượng và giảm lượng ăn vào mới hy vọng giảm được 10% trọng lượng cơ thể trong vòng 6 tháng”, bà Lâm phân tích.
Cân bằng dinh dưỡng Theo anh Nguyễn Văn Tiến, huấn luyện viên (HLV) của phòng tập Blue gym (Hà Nội), đi bộ trên máy hay đi bộ ngoài trời không những tốt cho sức khỏe, tim mạch, tránh béo phì mà giúp cho thân hình săn chắc, hấp dẫn. Để việc đi bộ đạt hiệu quả, nên giữ tư thế thẳng lưng và đặt gót chân xuống trước, vung tay mạnh và bước sải chân đều kết hợp với hít thở đúng. Muốn việc giảm cân hiệu quả, nên giảm chất tinh bột, đồ ăn nhanh, chất béo, chất ngọt và nước có ga; Nên tăng rau xanh, hoa quả và thịt trắng (cá, lườn gà, hải sản). “Người đi bộ khoảng 45 phút có thể đốt cháy 200 kcal.
Nhưng sau đó lại uống nước có ga và ăn ngon miệng hơn… thì việc giảm cân sẽ không tác dụng. Do vậy, mỗi người nên xây dựng cho mình một thực đơn phù hợp, việc vận động mới hiệu quả”, HLV Tiến cho hay. Chị Đầu Thị Lan, 53 tuổi ở phố Phan Đình Giót luôn giữ thân hình thon gọn, duy trì mức cân và không có bệnh mạn tính nhờ việc đi bộ đều đặn. Chị Lan cho biết, mỗi ngày chị đi bộ từ 20h30 đến 21h20, giúp chị duy trì được giấc ngủ sâu hơn. Gần đây, chị cài chế độ tự động đếm bước chân trên máy điện thoại Samsung, sau 50 phút cho kết quả 9.000 - 10.000 bước, tiêu hao khoảng 250 - 300 kcal. Chị chia sẻ: “Tôi ăn sáng và bữa trưa bình thường, nhưng bữa chiều thường ăn 1/2 bát cơm, nhiều rau xanh và rất ít ăn thịt đỏ. Nếu tối thích ăn 1 củ khoai lang thì tôi phải giảm cơm đi”. PGS.TS Nguyễn Thị Lâm cũng chỉ ra rằng, để giảm cân hiệu quả, ngoài việc đi bộ nhanh hay chậm, ít hay nhiều còn phải biết kết hợp với khẩu phần ăn hằng ngày. Để đạt được mức tiêu hao tổng năng lượng 500 kcal/ngày, ngoài việc đi bộ, mỗi người phải biết ước tính lượng calo cắt giảm tương đối là bao nhiêu. Ví dụ, 1 má quả xoài tương đương 100 kcal, 1/3 bát cơm trắng tương đương 100 kcal, 1 quả chuối tương đương 100 kcal nhưng 1 cốc cafe sữa (100-150ml) tương đương 120 kcal, 1 bát bún mọc khoảng 350 kcal, 1 bát phở bò tương đương 500 kcal… Hoặc thay vì dùng gạo trắng thông thường, chúng ta có thể sử dụng gạo lức hoặc gạo lật nảy mầm của Viện Dinh dưỡng Quốc gia cho việc giảm cân rất hiệu quả.n
Gánh nặng “kép” về bệnh tật ở Việt Nam do chế độ dinh dưỡng không hợp lý
Đó là lời cảnh báo của PGS.TS Lê Danh Tuyên, Viện trưởng Viện Dinh dưỡng Quốc gia tại hội thảo: “Bằng chứng khoa học của sản phẩm hỗ trợ dinh dưỡng hợp tác giữa Nhật Bản và Viện Dinh dưỡng Quốc gia” do Viện Dinh dưỡng Quốc gia tổ chức ngày 16/5. Theo PGS.TS Lê Danh Tuyên, Việt Nam đang nằm trong số 20 nước có số trẻ suy dinh dưỡng thấp còi nhiều trên thế giới (khoảng 7 triệu trẻ/165 triệu trẻ trên thế giới), trong khi đó số người thừa cân béo phì đang gia tăng nhanh chóng, đặc biệt ở các đô thị. Từ năm 2000 đến năm 2005, tỷ lệ người thừa cân và béo phì đã tăng gần gấp 2 lần ở người trưởng thành (từ 3,5% lên 6,6%). Tỷ lệ trẻ em dưới 5 tuổi bị thừa cân béo phì tăng gấp 9 lần sau 10 năm (2000 -
2010) và đến năm 2013, tỷ lệ này đã ở mức 6,3%. Có nhiều nguyên nhân dẫn đến thừa cân béo phì nhưng chế độ dinh dưỡng không hợp lý và lối sống là quan trọng hơn cả. Bên cạnh nỗi lo về tỷ lệ bệnh nhân mắc các bệnh nhiễm trùng, nước ta đang phải đối mặt với gánh nặng gia tăng nghiêm trọng về các bệnh không lây nhiễm như: tăng huyết áp, tiểu đường, ung thư… Thời gian qua, Viện Dinh dưỡng Quốc gia đã tích cực triển khai các đề tài nghiên cứu và hợp tác với các tổ chức quốc tế, trong đó có Nhật Bản để cùng nghiên cứu sản xuất ra sản phẩm hỗ trợ dinh dưỡng trong việc điều trị và dự phòng các bệnh có liên quan đến dinh dưỡng từ gạo, các loại thảo dược… Một trong các sản phẩm được công bố mà Viện Dinh dưỡng sản xuất thành công là gạo lật nảy mầm (gạo lức qua quá trình nảy mầm theo công nghệ của Nhật Bản) trong việc kiểm soát đường máu và mỡ máu rất hữu hiệu trên bệnh nhân đái tháo đường và tiền đái tháo đường. Ngoài ra, Chalcone là thực phẩm hỗ trợ cho người trưởng thành có nguy cơ thừa cân/béo phì rất hiệu quả. LưU HườNG
THẾ GIỚI
SỐ 20, THỨ NĂM NGÀY 18/5/2017
19
NổI BậT TRONG TUầN Tổng thống Venezuela lần thứ 7 gia hạn lệnh tình trạng khẩn cấp. Được gia hạn lần thứ 7 trong gần 1 năm rưỡi qua, lệnh tình trạng khẩn cấp về kinh tế có hiệu lực trong 60 ngày cho phép Tổng thống Maduro có thể triển khai những kế hoạch đặc biệt về an ninh quốc gia nhằm đối phó với các hành vi gây mất ổn định, ảnh hưởng tới hòa bình quốc gia, an toàn của người dân và bảo vệ các cơ quan, tài sản của nhà nước và cá nhân. Biện pháp này được đưa ra trong bối cảnh từ nhiều tháng nay, Venezuela phải đối mặt với cuộc khủng hoảng sâu sắc về kinh tế và chính trị. Afganistan: Trụ sở Đài phát thanh truyền hình nhà nước bị tấn công. Một nhóm các tay súng vũ trang sáng 17/5 đã tấn công trụ sở Đài PT-TH Afganistan ở trung tâm Jalalabad, thủ phủ của tỉnh bất ổn Nagarha ở miền Đông nước này. Hiện chưa có thông tin về số thương vong của vụ tấn công. Giao tranh vẫn đang diễn ra giữa lực lượng an ninh và nhóm vũ trang. Hơn 180 người tử vong vì dịch tả bùng phát tại Yemen, nơi liên tục chứng kiến các cuộc giao tranh khốc liệt giữa lực lượng chính phủ và phe đối lập, khiến hệ thống vệ sinh công cộng tại nước này bị tàn phá nặng nề. Các ca tử vong vì dịch tả xảy ra chủ yếu ở thủ đô Sanaa, nơi phe đối lập đang kiểm soát. Hiện có 11.000 trường hợp nghi mắc tả. Theo giới chức Liên hợp quốc, hơn một nửa các cơ sở y tế ở Yemen không còn hoạt động, và 2/3 dân số nước này thiếu nước sạch để sử dụng. Hàn Quốc kêu gọi mở lại các kênh liên lạc với Triều Tiên. Bộ Thống nhất Hàn Quốc vừa cho biết, cần phải mở lại các đường dây liên lạc với Triều Tiên, trong bối cảnh tân Tổng thống Moon Jae-in đang tìm kiếm một chính sách 2 hướng vừa đối thoại vừa trừng phạt Triều Tiên.Tháng 2/2016, Triều Tiên đã cắt đứt các kênh liên lạc với phía Hàn Quốc, sau khi trục xuất những người Hàn Quốc cuối cùng còn ở lại khu công nghiệp chung Kaesong để phản đối việc Hàn Quốc đóng cửa khu công nghiệp này. P.V
NHậN ĐịNH
Tự chuốc hại n NGÂN HÀ
Tổng thống Mỹ Donal Trump (phải) đón người đồng cấp Thổ Nhĩ Kỳ Recep Tayyip Erdogan.
ảNH: K.T
MỸ - THỔ NHĨ KỲ:
Bằng mặt không bằng lòng n THÚY NGọC
Kết thúc chuyến thăm 2 ngày tới Mỹ của Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ Tayyip Erdogan có thể thấy hai bên vẫn còn nhiều bất đồng chưa thể thu hẹp, ảnh hưởng tiêu cực tới mối quan hệ Mỹ Thổ Nhĩ Kỳ. Những tuyên bố đậm chất ngoại giao… Giới quan sát nhận định, chuyến thăm của Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ Tayyip Erdogan được chuẩn bị với một bầu không khí thuận lợi. Trước đó, khi ông Donald Trump đắc cử Tổng thống Mỹ, ông Erdogan là một trong những nhà lãnh đạo thế giới đầu tiên gọi điện chúc mừng. Ngược lại, khi ông Erdogan đạt được kết quả thuận lợi trong cuộc trưng cầu ý dân về sửa đổi Hiến pháp, ông Trump cũng có động thái tương tự. Điều đáng chú ý là ông Donald Trump là nhà lãnh đạo phương Tây duy nhất chúc mừng ông Erdogan về sự kiện này, trong bối cảnh các nước châu Âu mạnh mẽ lên án cuộc trưng cầu ý dân là ý đồ “thâu tóm quyền lực” của ông Erdogan, tạo điều kiện cho ông trở thành một “siêu tổng thống”. Bởi vậy, chuyến thăm của ông Erdogan tới Mỹ khiến dư luận cho rằng, dự báo về một mối quan hệ Mỹ - Thổ mật thiết hơn dưới thời ông Donald Trump đang dần trở thành hiện thực. Trong cuộc họp báo chung giữa Tổng thống Mỹ Donald Trump với Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ Tayyip Erdogan tại Washington, hai
Ở nước Mỹ, hiện cứ hết tin đồn này lại đến cáo buộc khác làm tổng thống Donald Trump ngày càng thêm khó khăn và khó xử, thậm chí có thể còn cả nguy hại. Nếu như những tin đồn và cáo buộc ấy là thật thì nhiều khả năng ông Trump sẽ phải đối phó với kịch bản bị quốc hội phế truất. Trước tiên là việc ông Trump bất ngờ sa thải giám đốc Cục Điều tra liên bang (FBI) James Comey. Rồi đến chuyện người này tung ra một tài liệu 2 trang ghi lại nội dung cuộc trao đổi riêng với ông Trump mà trong đó ông Trump đề nghị và thúc ép ông Comey chỉ đạo FBI chấm dứt điều tra về mối quan hệ giữa đội quân cộng sự
bên không tiếc lời dành những lời “có cánh” để nói về triển vọng quan hệ song phương. Cả hai nhà lãnh đạo đều cam kết sẽ hàn gắn quan hệ, bất chấp những khác biệt còn tồn đọng hiện nay. Tổng thống Trump nhấn mạnh hai nước “có mối quan hệ tuyệt vời”, cam kết ủng hộ Thổ Nhĩ Kỳ trong cuộc chiến chống các tổ chức khủng bố như nhóm Nhà nước Hồi giáo (IS) tự xưng và nhóm Đảng Công nhân người Kurd (PKK), đồng thời khẳng định sẽ sớm cung cấp những khí tài quân sự theo yêu cầu của Thổ Nhĩ Kỳ. Trong khi đó, ông Erdogan khẳng định chuyến thăm của ông “có ý nghĩa lịch sử” khẳng định ông và ông Trump “đang đặt nền móng cho mối quan hệ hai nước trong kỷ nguyên mới”.
...và những nút thắt chưa được tháo gỡ Dù vậy, theo nhận định của giới phân tích, cuộc hội đàm giữa hai nhà lãnh đạo đã không thực sự đạt kết quả như kỳ vọng. Đặt chân tới Mỹ, ông Tổng thống Tayyip Erdogan mang theo hai vấn đề quan trọng nhất mà ông cần dàn xếp với Tổng thống Donald Trump: một là việc Mỹ dự định vũ trang cho Các đơn vị bảo vệ nhân dân người Kurd ở Syria, hai là việc Mỹ vẫn không đồng ý dẫn độ Giáo sĩ Fethullah Gulen - người mà Thổ Nhĩ Kỳ cáo buộc đứng đằng sau các cuộc đảo chính tại nước này hồi giữa năm ngoái. Ông Erdogan đến Mỹ lần này không nhằm ngoài mục đích thuyết phục chính quyền Tổng thống Trump thay đổi quyết định của mình, tiếp theo bước đi
của ông Trump với Nga trong thời gian vận động tranh cử tổng thống ở nước Mỹ, tức là về vai trò và tác động của Nga đối với sự đắc cử tổng thống của ông Trump. Và còn cả chuyện ông Trump tiếp Bộ trưởng Ngoại giao Nga Sergej Lavrow và chia sẻ với vị khách Nga này thông tin tình báo, nhiều khả năng của Israel, về tổ chức Nhà nước Hồi giáo (IS). Chuyện bị cáo buộc tiết lộ bí mật quốc gia chỉ là chuyện nhỏ đối với ông Trump. Lớn hơn và nguy hại hơn là việc ông Trump có thể bị coi là cản trở công việc điều tra của bộ máy tư pháp. Hơn bốn thập kỷ trước đây, một người tiền nhiệm
trước đó là cử một phái đoàn cấp cao đến Mỹ nhằm vận động cho việc này. Thế nhưng, khi ông Erdogan bày tỏ sự không hài lòng về việc Mỹ vũ trang cho Các lực lượng bảo vệ nhân dân người Kurd (YPG), đồng thời khẳng định “sự tham gia của YPG trong cuộc chiến chống IS sẽ không bao giờ được chấp nhận”, ông đã không nhận được phản hồi nào từ Tổng thống Mỹ Donald Trump. Thay vào đó là một sự khuyến khích chung chung “chúng tôi hoan nghênh lãnh đạo Thổ Nhĩ Kỳ tham gia nỗ lực tìm kiếm giải pháp chấm dứt cuộc chiến tồi tệ tại Syria”! Đối với yêu cầu dẫn độ giáo sĩ Gullen, câu trả lời từ phía ông Trump cũng không như mong đợi: Mỹ đảm bảo ông Gullen sẽ bị giám sát chặt chẽ. Nhưng đảm bảo này không phải là vô điều kiện, mà đổi lại, Thổ Nhĩ Kỳ không được cản trở cuộc tiến quân của Mỹ và YPG về phía thành phố Raqqa của Syria nhằm đánh bật các phần tử IS. Trước chuyến thăm, Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ Erdogan đã tuyên bố hai bên sẽ vượt qua khác biệt và tạo lập một khởi đầu mới cho quan hệ hai nước. Nhưng có thể thấy, việc này không hề đơn giản khi hai nước vẫn theo đuổi những toan tính riêng, nhất là tại chiến trường Syria. Từ trước đến giờ, mối quan hệ không thể trở mặt hoàn toàn giữa Mỹ và Thổ Nhĩ Kỳ chủ yếu dựa trên tính chất quan trọng về vị trí địa chính trị của Thổ Nhĩ Kỳ tại Trung Đông. Nhưng đó vẫn chỉ là điều kiện cần chứ chưa đủ để hai bên thực sự xích lại gần nhau nếu không gỡ được những nút thắt hiện tại.n
của ông Trump là Richard Nixon đã từng bị cáo buộc như vậy và đã buộc phải từ chức để tránh bị quốc hội phế truất. Cái bóng ma của vụ bê bối tai tiếng lừng danh nhất trong lịch sử nước Mỹ hiện đe doạ lại ập đến nước Mỹ. Cả hai đều tự đẩy mình vào những tình thế như vậy. Nếu cứ sa đà vào chuyện này thì ông Trump sẽ không thể có được bầu không khí và những điều kiện chính trị nội bộ thuận lợi cần thiết để thực hiện chương trình cầm quyền của mình. Xem ra, tính cách cá nhân và nhận thức khác người về quyền lực hiện là kẻ thù chính cho nhiệm kỳ cầm quyền này của ông Trump.n
20
HỒ SƠ-TƯ LIỆU
Sen vàng ở Udon Thani
SỐ 20, THỨ NĂM NGÀY 18/5/2017
KỶ NIỆM 127 NĂM NGÀY SINH CHỦ TỊCH HỒ CHÍ MINH (19/5/1890 - 19/5/2017)
n Bài và ảnh: THANH Vũ
Năm 1928, người cộng sản Nguyễn Ái Quốc (với tên gọi Thầu Chín) đến Thái Lan, tiến hành các hoạt động cách mạng trong bà con người Việt ở đây. Udon Thani là một trong những điểm dừng chân của Người.
N
gười chọn “Trại Cưa” ở làng Noòng Ổn xã Xiêng Phìn, huyện Mương làm nơi mở các lớp học cho những người được Bác giác ngộ. Bài giảng ngắn gọn, dễ hiểu về việc tại sao người Việt phải đứng lên chống lại ách đô hộ của thực dân Pháp, làm sao để Việt Nam dành được độc lập, dân ta được sống trong tự do… Trải qua thời gian, những căn lán nhỏ dần hư hại. Nhưng bà con người Việt ở Udon Thani vẫn ghi nhớ những kỷ niệm về Bác Hồ. Sau khi nước Việt Nam thống nhất, đồng bào ta ở Udon Thani bàn nhau phục dựng lại khu Trại Cưa, làm nơi tưởng niệm Bác Hồ, và cũng là nơi giáo dục truyền thống “con Lạc cháu Hồng” cho thế hệ trẻ. Năm 2003, được sự ủng hộ của chính quyền thành phố Udon, Hội người Việt Nam ở Udon chính thức khởi công xây dựng công trình trên diện tích khoảng 10.000m2. Khu tưởng niệm Bác gồm hai khu vực: Các lán trại gồm một nhà 3 gian làm lớp học kiêm phòng ngủ của học viên, gian chái nhỏ nơi Bác Hồ sống và làm việc, nhà bếp… được phục dựng giống như cũ. Khu vực thứ hai là một nhà đa năng xây mới hoàn toàn làm nơi thờ phụng Bác, trưng bày một số tranh ảnh, tài liệu, nhân vật… liên quan đến hoạt động của Bác. Người góp tiền, người góp công… bà con người Việt ở Udon chung sức chung lòng xây dựng khu tưởng niệm Bác. Ông Lê Quang Vinh, một nhà thầu xây dựng, đứng ra nhận thi công với giá thấp, lại còn ủng hộ 1 triệu bạt (tiền Thái Lan, lúc đó 30 bạt bằng 1 đôla Mỹ) bù vào số tiền còn thiếu. Nhiều ông bà không kể ngày đêm, lui tới chăm sóc sân vườn, cây cối trong khu tưởng niệm, lo đón khách, nước nôi cho khách đến viếng Bác. Ngày này qua ngày khác, tháng này qua tháng khác… khu tưởng niệm
Khu nhà tưởng niệm Bác Hồ ở Udon Thani.
Bên bàn thờ Bác Hồ.
Chủ tịch Hồ Chí Minh ở Udon Thani ngày càng khang trang. Ngành du lịch Udon Thani nói riêng, của Thái Lan nói chung chọn khu lưu niệm Bác Hồ ở Udon là một điểm nhấn trong tuyến du lịch của họ, tích cực đưa du khách tới thăm. Sáng 12/5, khi chúng tôi tới thăm khu tưởng niệm, thấy trong sổ lưu niệm dày đặc những dòng lưu bút bằng tiếng Thái. Hôm trước có một đoàn khách Thái Bình, còn hôm nay là đoàn chúng tôi từ Hà Nội. Ông Vũ Mạnh Hùng, người được bà con giao trách nhiệm quản lý khu lưu niệm, hồ hởi khoe: Bà con đang sửa sang lại vườn hoa cây cảnh để chuẩn bị cho lễ kỷ niệm sinh nhật Bác 19/5 năm nay. Ông Hùng dẫn
ẢNH: T.C.H
Phòng ở của Bác những ngày hoạt động ở Thái Lan.
chúng tôi tới thăm Đài sen mới được một Việt kiều góp tiền xây dựng, nhấn mạnh rằng bà con biết quê Bác “làng Sen” nên muốn xây một đài sen để nhớ về Bác, nhớ về Việt Nam. Đây là đoá “SEN VÀNG” ở Udon Thani. Trong không khí tấp nập chuẩn bị cho ngày lễ, ông Bùi Chí Thái, một doanh nhân ở Udon, đã tặng Khu tưởng niệm một bộ 8 chiếc loa, một đầu DVD. Ông Thái tâm sự với chúng tôi: Bà con mình đóng góp thầm lặng, nhiều người không muốn nêu tên… Biết chúng tôi là nhà báo từ Việt Nam sang, ông nể nên mới chịu để chúng tôi nêu tên. Nước Thái đang trong thời gian để tang Nhà vua Bhumibol Adulyadej. Là những người được đất Thái cưu mang,
bà con bảo nhau năm nay kỷ niệm ngày sinh Bác Hồ vừa phải thôi, để còn hoà chung với thời gian tang lễ. Bà con cũng mừng khi vừa nhận được một cây bàng vuông do quân và dân huyện đảo Trường Sa gửi tặng. Cây đang sống khoẻ mạnh và ngày 19/5 được trồng trong khu lưu niệm. Tin rằng cây bàng vuông này sẽ sống khoẻ, toả bóng mát sum suê che nắng cho người đến thăm khu lưu niệm. Với tấm lòng bà con người Việt ở Udon Thani hướng về Tổ quốc, về Bác Hồ, cũng như tấm lòng của đồng bào trong nước với bà con người Việt ở Udon Thani, khu tưởng niệm Chủ tịch Hồ Chí Minh ở Udon Thani sẽ ngày càng trù phú và đẹp đẽ hơn.n
Kỷ niệm 127 năm ngày sinh nhật Bác tại Osaka, Nhật Bản
Tượng Đài Bác Hồ trên thành phố quê hương Lenin
Ngày 14/5, Tổng Lãnh sự quán Việt Nam tại Osaka (Nhật Bản) đã tổ chức trọng thể Lễ kỷ niệm 127 năm ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh. Phát biểu tại buổi lễ, Tổng Lãnh sự Trần Đức Bình xúc động chia sẻ những tình cảm sâu sắc của người dân Việt Nam sinh ra và lớn lên cùng với những câu chuyện hết sức gần gũi về Bác, Người đã dẫn dắt nhân dân Việt Nam tìm ra con đường giải phóng dân tộc. Giáo sư Tomita Kenji, nguyên Trưởng khoa tiếng Việt, Đại học Osaka đã chia sẻ những ấn tượng và
Vào đúng dịp kỷ niệm Ngày sinh lần thứ 127 của Bác, một bức tượng Bác bằng đồng cao 4m đã hoàn thành và chuẩn bị được đưa vào vị trí trang trọng trên quảng trường. Đây là tâm huyết, là tình cảm của những người con quê hương Việt Nam nói chung và quê hương Nghệ An nói riêng dành cho Chủ tịch Hồ Chí Minh, dành cho tỉnh Ulianovsk trên mảnh đất đầy tình hữu nghị này. Theo thiết kế của nhà điêu khắc Nga nổi tiếng Oleg Klyuev, người từng có khá nhiều công trình điêu khắc tượng Lenin và nhiều danh nhân lớn của nước Nga,
tình cảm của nhân dân Nhật Bản đối với nhân dân Việt Nam cũng như sự kính trọng đối với Bác thông qua phong trào ủng hộ Việt Nam tại Nhật Bản trong thời kỳ chiến tranh. Chị Lê Phượng Quỳnh, Phó Chủ tịch Hội sinh viên Kobe Việt đã chia sẻ một mẩu chuyện về kinh nghiệm Bác Hồ học ngoại ngữ trong quá trình hoạt động cách mạng, từ giao tiếp thông thường rồi nâng dần lên để có thể viết báo một cách thuần thục. Đây là một kinh nghiệm vô cùng quý báu để lưu học sinh Việt Nam đang học T.H tập tại Nhật noi theo.
ẢNH: T.C.H
quần thể tượng đài Hồ Chí Minh gồm bức tượng đồng cao 4m, được đặt trên bệ đá hoa cương cao 5m, trên quảng trường mới được mở rộng khang trang, trong một không gian thoáng đãng... Cũng vào dịp này, ở thành phố Ulianovsk, trường phổ thông số 76, nằm không xa Quảng trường Hồ Chí Minh, cũng sẽ được mang tên Hồ Chí Minh và tại trường cũng mới xây dựng một “Bảo tàng Hồ Chí Minh” với sự đóng góp rất lớn về vật chất và tinh thần của Hội Người Việt Nam “Đoàn Kết” tại Ulianovsk và cán bộ nhân viên Nhà trường. ĐIệP ANH
GIÁ: 6.000Đ