BÁO CÁO NGHIÊN CỨU Nhận thức của thanh niên về chuyển đổi sinh thái xã hội và phong trào sinh thái ở Việt Nam
Nghiên cứu này nằm trong khuôn khổ dự án “Nhân rộng và lồng ghép cách tiếp cận sáng tạo của phong trào sinh thái vào các hoạt động của các trường đại học 2018-2020” do Trung tâm Phát triển Sáng kiến Cộng đồng và Môi trường (C&E) thực hiện, dưới sự tài trợ của Quỹ Rosa Luxemburg, Văn phòng Đông Nam Á. Nhóm nghiên cứu: Đặng Thị Ánh Nguyệt, Phạm Đức Trung, Bùi Thị Thanh Thủy, Nguyễn Thị Minh Hằng, Lê Thị Thảo, Vũ Đình Tuấn, Đỗ Thị Hương, Henning Steinbeck Điều phối: Bùi Thị Thanh Thủy Biên tập: Vũ Văn Tuấn, Hoàng Thanh Tâm, Bùi Thị Thanh Thủy Thiết kế: Hương Giang
Bản quyền nội dung và hình ảnh thuộc Trung tâm Phát triển Sáng kiến Cộng đồng và Môi trường (C&E) Có thể sao chép, trích dẫn nghiên cứu này phục vụ cho mục đích phi thương mại
LỜI TỰA Chúng tôi trân trọng giới thiệu báo cáo Nhận thức của thanh niên về chuyển đổi sinh thái xã hội (SET) và phong trào sinh thái ở Việt Nam. Báo cáo trình bày kết quả nghiên cứu này do Trung tâm Phát triển Sáng kiến Cộng đồng và Môi trường (C&E) đề xuất và thực hiện nhằm tìm hiểu về nhận thức và hành động của thanh niên về quá trình chuyển đổi sinh thái xã hội và thực hành sinh thái ở Việt Nam. Đây là các nội dung quan trọng nhưng ít được quan tâm trong các tài liệu vốn dĩ còn hạn chế về các sáng kiến sinh thái của thanh niên Việt Nam. C&E đã làm việc với giới trẻ trong các dự án sinh thái trong nhiều năm và ở vị trí thích hợp để giải quyết khoảng trống này. Từ năm 2010, C&E đã thực hiện một loạt các chương trình giáo dục và truyền thông như Xây dựng Phong cách sống và Tiêu dùng bền vững, Phong cách sống và Biến đổi khí hậu 2010-2015, Đào tạo Giảng viên và lãnh đạo thanh niên (TOT) 2015 - 2020 và Tuần lễ sinh thái 2018 - 2020 với mạng lưới 45 trường Đại học, Cao đẳng thuộc 20 tỉnh thành trên cả nước để thúc đẩy lối sống sinh thái và thu hút giới trẻ vào các sáng kiến cải tiến nhằm giải quyết các vấn đề môi trường. Trong quá trình này, C&E đã tiếp xúc với hàng nghìn thanh niên Việt Nam trên khắp cả nước, bao gồm sinh viên, nhà giáo dục, nhà thực hành, nhà khoa học, học giả và công chức chính phủ. Các cuộc trao đổi ý tưởng về các vấn đề sinh thái xã hội và kinh nghiệm thực hành liên quan đã thúc đẩy chúng tôi quan tâm đến việc hiểu rõ quan điểm và thực hành của giới trẻ Việt Nam để ứng phó với những thách thức hiện có và đóng góp cho SET và là tiền đề cho nghiên cứu này. Chúng tôi tin rằng báo cáo cung cấp nhiều thông tin giá trị về phong trào sinh thái của thanh niên Việt Nam. Đây là tài liệu tham khảo quan trọng cho các cá nhân, cộng đồng, tổ chức và chính quyền quan tâm đến các chương trình và sáng kiến sinh thái trong quá trình hoạch định, thực hiện và đánh giá chương trình hoạt động sinh thái của họ. Báo cáo cũng là cơ sở của kế hoạch ba năm tiếp theo (2021-2023) cho chu kỳ dự án mới vào cuối năm 2020 của Trung tâm Phát triển Sáng kiến Cộng đồng và Môi trường (C&E). Chúng tôi rất vinh dự khi thực hiện nghiên cứu này và dự kiến sẽ tiếp tục nghiên cứu và hành động trong tương lai nhằm thúc đẩy và hỗ trợ các sáng kiến và chương trình sinh thái cũng như đóng góp vào quá trình SET ở Việt Nam. Trung tâm Phát triển Sáng kiến Cộng đồng và Môi trường (C&E)
LỜI CẢM ƠN Nghiên cứu Nhận thức về chuyển đổi sinh thái xã hội (SET) của thanh niên và phong trào sinh thái ở Việt Nam nhận được sự tài trợ của Quỹ Rosa Luxemburg Stiftung - Đông Nam Á. Nghiên cứu được hoàn thành bởi nhóm nghiên cứu thuộc Trung tâm Phát triển Sáng kiến Cộng đồng và Môi trường (C&E) phối hợp với các chuyên gia và giảng viên đến từ 12 trường đại học trên khắp Việt Nam là Trường Đại học Khoa học - Đại học Thái Nguyên, Trường Đại học Khoa học Tự nhiên - Đại học Quốc gia Hà Nội, Học viện Nông nghiệp Việt Nam, Trường Đại học Nông lâm Huế, Trường Đại học Khoa họcĐại học Huế, Trường Đại học Kiến trúc Đà Nẵng, Trường Đại học Yersin Đà Lạt, Trường Đại học Nha Trang, Trường Đại học Công nghiệp Thực phẩm Thành phố Hồ Chí Minh, Trường Đại học Hoa Sen, Trường Đại học Kinh tế Thành phố Hồ Chí Minh và Trường Đại học Kiên Giang. Chúng tôi đã nhận được sự hỗ trợ nhiệt tình từ ban lãnh đạo các trường đại học, các giảng viên và sinh viên tham gia. Các thành viên chính trong nhóm nghiên cứu bao gồm Đặng Thị Ánh Nguyệt, Phạm Đức Trung, Bùi Thị Thanh Thủy, Nguyễn Thị Minh Hằng, Lê Thị Thảo, Vũ Đình Tuấn, Đỗ Thị Hương, Henning Steinbeck đã đóng góp vào việc thiết kế nghiên cứu và phụ trách quá trình thu thập, xử lý và phân tích dữ liệu. Người phỏng vấn nghiên cứu bao gồm Phạm Đức Trung, Bùi Thị Thanh Thủy, Nguyễn Thị Minh Hằng, Lê Thị Thảo. Người điều hành thảo luận nhóm tập trung bao gồm Trần Thị Ngọc Hà, Nguyễn Thu Hường, Vũ Đình Tuấn, Hoàng Thị Minh Nguyệt, Trương Đỗ Minh Phượng, Mai Ngọc Châu, Nguyễn Thúy Nga, Trần Thanh Thư, Hoàng Thị Phương Thảo, Nguyễn Thành Luân, Nguyễn Hoàng Tuấn, Huỳnh Kiều Tiên, Trần Hồng Điệp. Người hỗ trợ trong quá trình phỏng vấn và khảo sát online bao gồm Vương Hoàng Phương Trang, Nguyễn Ngọc Linh, Trần Thị Kim Hoàn, Nguyễn Thị Việt Hòa. Có 896 người trả lời cuộc khảo sát bảng câu hỏi trực tuyến, 177 người tham gia vào thảo luận nhóm tập trung và 17 người trả lời phỏng vấn sâu. Các quý vị đã dành thời gian để chia sẻ niềm tin, kinh nghiệm, kiến thức, giá trị và hiểu biết về SET và những câu chuyện về các hoạt động sinh thái ở Việt Nam. Báo cáo nghiên cứu đã nhận được các ý kiến phản biện từ các chuyên gia hoạt động trong lĩnh vực chuyển đổi sinh thái xã hội là Hoàng Hà, Nguyễn Lê Thu Hà, Nguyễn Thu Hà, Hoàng Hồng Hạnh, Đỗ Thị Huyền, Đinh Thúy Nga, Lê Anh Tuấn, Vũ Văn Tuấn, Nguyễn Đức Tùng, Ngô Thị Phương Thảo, Hoàng Thanh Tâm. Chúng tôi xin trân trọng cảm ơn tất cả những cá nhân và tổ chức đã đóng góp vào nghiên cứu và mong muốn được tiếp tục hợp tác với các quý vị trong tương lai nhằm thúc đẩy và hỗ trợ các sáng kiến và chương trình sinh thái cũng như góp phần vào SET ở Việt Nam. Đặc biệt chúng tôi xin chân thành cảm ơn Quỹ Rosa Luxemburg Stiftung - Đông Nam Á đã hỗ trợ tài chính và kỹ thuật để nhóm có thể thực hiện nghiên cứu thành công.
DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT C&E ILO
Center for Development of Community Initiative and Environment Trung tâm Phát triển Sáng kiến Cộng đồng và Môi trường International Labour Organization Tổ chức Lao động Quốc tế
IUCN
International Union for Conservation of Nature Liên minh Quốc tế về Bảo tồn Thiên nhiên
NGO
Non-governmental organization Tổ chức Phi Chính phủ
RLS
Rosa Luxemburg Stiftung Quỹ Rosa Luxemburg Stifftung Đông Nam Á
SET
Social‐Ecological Transformation Chuyển dịch Sinh thái Xã hội
TOT
Training of Trainers Đào tạo cho giảng viên
Bảng 10. Đánh giá hiệu quả của các chiến lược đào tạo Bảng 11. Đánh giá hiệu quả của các phương pháp đào tạo
43-45
46 46-47
DANH MỤC HÌNH Hình
DANH MỤC BẢNG Bảng
Bảng 9. Các mối tương quan có ý nghĩa giữa việc tham gia vào tổ chức môi trường hoặc phát triển bền vững, các chiến dịch hoặc phong trào và các nhận thức và hành vi về SET
Trang
Trang
Hình 1. Cơ cấu tuổi và giới tính của người trả lời khảo sát bảng hỏi trực tuyến
29
Hình 2. Nơi sống của người trả lời
30
Hình 3. Người trả lời hiện đang sống với
30
Hình 4. Trình độ học vấn của người trả lời
30
Hình 5. Tỷ lệ người trả lời có tham gia vào các hoạt động dân sự
31
Hình 6. Tỷ lệ người trả lời coi trọng các yếu tố trong khủng hoảng khí hậu
31
Hình 7. Tỷ lệ người trả lời coi trọng các yếu tố cho chuyển đổi công bằng
32
Bảng 1. Danh sách thảo luận nhóm tập trung
24
Hình 8. Tỷ lệ người trả lời coi trọng các yếu tố cho dân chủ năng lượng
33
Bảng 2. Danh sách phỏng vấn sâu
25
33
Bảng 3. Các mối tương quan có ý nghĩa giữa giới tính và nhận thức và thực hành về SET của người trả lời
39
Hình 9. Tỷ lệ người trả lời đồng ý hoặc hoàn toàn đồng ý về sẵn sàng thay đổi hành vi cho SET Hình 10. Tỷ lệ người trả lời coi trọng các tiêu chí khi mua thực phẩm
34
Bảng 4. Mối tương quan đáng kể giữa nhóm tuổi và nhận thức về SET của người trả lời
39-40
Hình 11. Tỷ lệ người trả lời đồng ý hoặc hoàn toàn đồng ý với các tuyên bố liên quan đến tiêu dùng thực phẩm sinh thái.
35
Bảng 5. Các mối tương quan có ý nghĩa giữa tuổi và thực hành sinh thái của người trả lời
40
Hình 12. Tỷ lệ người trả lời đồng ý hoặc hoàn toàn đồng ý với các tuyên bố liên quan đến thực hành mua sắm sinh thái
36
Bảng 6. Các mối tương quan có ý nghĩa giữa trình độ học vấn và nhận thức và thực hành về SET của người trả lời
41
Hình 13. Tỷ lệ người trả lời đồng ý hoặc hoàn toàn đồng ý với các tuyên bố liên quan đến du lịch bền vững
37
Bảng 7. Các mối tương quan đáng kể giữa nơi sống và nhận thức về SET của người trả lời
42
Hình 14. Tỷ lệ người trả lời coi trọng các yếu tố thúc đẩy thực hành không gian sinh thái
38
Bảng 8. Các mối tương quan đáng kể giữa nơi sống và thực hành sinh thái của người trả lời
42-43
MỤC LỤC TÓM TẮT BÁO CÁO
12
THẢO LUẬN
72
KHUYẾN NGHỊ
14
Mở đầu
73
GIỚI THIỆU
16
Nhận thức về SET của thanh niên Việt Nam
73
Khung khái niệm
18
Nhận thức và thực hành về SET của các nhà hoạt động sinh thái Việt Nam
76
Phương pháp luận nghiên cứu
23
Kết luận
80
Đề cương Báo cáo
26
NHẬN THỨC CỦA THANH NIÊN VIỆT NAM VỀ CHUYỂN ĐỔI SINH THÁI XÃ HỘI
NHỮNG VIỆC CẦN LÀM
82
28
Giới thiệu
83
Mở đầu
29
C&E và các hoạt động về SET
83
Kết quả khảo sát bảng hỏi trực tuyến
29
Đề xuất hành động SET
83
Kết quả thảo luận nhóm tập trung
47
PHỤ LỤC
88
Kết luận
54
Thuật ngữ
89
NHẬN THỨC VÀ THỰC HÀNH VỀ SET CỦA CÁC NHÀ THỰC HÀNH SINH THÁI Ở VIỆT NAM
Bảng hỏi
90
56
Câu hỏi phỏng vấn sâu
101
Mở đầu
47
Tài liệu tham khảo
102
Nhận thức và thực hành về SET
57
Sự hình thành và phát triển nhận thức và thực hành
62
Kết luận
70
Nghiên cứu Nhận thức về chuyển đổi sinh thái xã hội (SET) của thanh niên và phong trào sinh thái ở Việt Nam được thực hiện từ tháng 4 đến tháng 10 năm 2020 với mục đích thu thập thông tin sâu rộng và xác thực về nhận thức của thanh niên về SET cũng như hiểu biết và kinh nghiệm của những cá nhân, nhóm và tổ chức có các hoạt động thực tiễn liên quan đến phong trào sinh thái ở Việt Nam.
Tóm tắt báo cáo
Dựa trên các tài liệu hiện có về SET, nhóm nghiên cứu đã phát triển một khung khái niệm bao gồm khái niệm SET, nhận thức và thực hành sinh thái để định hướng nghiên cứu. Nghiên cứu sử dụng kết hợp các phương pháp tiếp cận định lượng và định tính và tiến hành thu thập dữ liệu thông qua điều tra bảng hỏi trực tuyến với 896 thanh niên Việt Nam từ 18 đến 35 tuổi trên cả nước, 24 phỏng vấn nhóm tập trung với 177 sinh viên Việt Nam tại 12 trường đại học đại diện cho 3 miền và 17 phỏng vấn sâu với cá nhân tại 3 miền có hoạt động thực tiễn liên quan đến phong trào sinh thái có quy mô vừa và nhỏ. Dữ liệu định lượng được phân tích bằng phần mềm thống kê SPSS. Dữ liệu định tính được phân tích và tổng hợp bằng phương pháp phân tích chuyên đề và tường thuật. Nghiên cứu cho thấy thanh niên Việt Nam có hiểu biết tương đối về SET. Tuy nhiên chỉ một phần giới trẻ có hiểu biết sâu sắc về SET và các yếu tố liên quan. Các thực hành sinh thái của họ chủ yếu bao gồm các hành vi thông thường còn các hành vi chuyển đổi có chiều sâu đối với SET thì ít hơn. Mức độ hiểu biết, thực hành sinh thái và khả năng sẵn sàng thay đổi của thanh niên có tỷ lệ thuận với mức độ tham gia và gắn kết với các sáng kiến, phong trào và tổ chức bảo vệ môi trường và sinh thái. Họ nhiệt tình và cởi mở với những ý tưởng SET mới và thể hiện khả năng đánh giá những ý tưởng này và khả năng sáng tạo trong việc áp dụng những ý tưởng này tại địa phương của họ. Các nhà thực hành sinh thái Việt Nam đã áp dụng, phát triển, thử nghiệm và khẳng định tính đúng đắn của các kiến thức và thực hành sinh thái có chiều sâu và có tính chuyển đổi cao thông qua các mô hình sản xuất, phân phối và tiêu thụ thực phẩm, hàng tiêu dùng và dịch vụ có quy mô nhỏ, tự cung tự cấp và bền vững. Các mô hình này thường được kết hợp với du lịch, giáo dục và các hoạt động khác. Chúng chủ yếu tập trung ở cấp vi mô và được xây dựng và phát triển trong điều kiện hạn chế về nguồn
lực và sự hỗ trợ từ bên ngoài. Các thực hành sinh thái không chỉ giúp các cá nhân và cộng đồng nhỏ tự chủ về sản xuất và sinh kế bền vững mà còn góp phần khôi phục và duy trì di sản văn hóa, thúc đẩy phát triển cộng đồng và phúc lợi cho người dân. Các nhà thực hành sinh thái hình dung SET là một quá trình lâu dài, đa khía cạnh, đa tầng lớp với nhiều giai đoạn và những thay đổi dần dần. Quá trình này linh hoạt và có tính thích ứng cao, trong đó các nhà thực hành sinh thái xác định họ đóng vai trò là người tiên phong, động viên, thúc đẩy, giáo dục các thành viên trong xã hội tham gia và đóng góp cho sự lớn mạnh SET. Kết quả nghiên cứu chỉ ra các nhu cầu để hỗ trợ SET ở Việt Nam. Cụ thể, cần tăng cường đào tạo, giáo dục và truyền thông thường xuyên cho thanh niên Việt Nam cũng như khuyến khích họ tham gia vào SET. Cần hỗ trợ và thúc đẩy các hành động SET ở tầm trung và vĩ mô, trong đó bao gồm việc quảng bá và công bố kiến thức, thực hành địa phương SET và hỗ trợ SET, công nhận các hoạt động và thành tựu liên quan đến SET ở địa phương. Các kết quả cũng cho thấy sự cần thiết tiếp tục nghiên cứu để cung cấp bằng chứng cho SET trong tương lai. Điều này là do các nhận thức và thực hành sinh thái của các cá nhân, nhóm và cộng đồng được phát triển gắn liền với môi trường sinh sống và các điều kiện về kinh tế, văn hóa xã hội của họ và môi trường và các điều kiện này hiện đang có những thay đổi nhanh chóng. Dựa trên các nhu cầu đã xác định, mạng lưới, nguồn lực hiện có, các hoạt động hỗ trợ SET trong quá khứ, C&E đã đặt ra ba mục tiêu hoạt động trong giai đoạn từ năm 2021 đến năm 2023 là: 1) Phối hợp chuyển giao kiến thức và công cụ liên quan đến SET cho các trường đại học và cao đẳng,các tổ chức và các bên liên quan khác tham gia vào mạng lưới C&E; 2) Thành lập các diễn đàn và hội thảo khoa học hàng năm về SET; và 3) Quảng bá SET tới công chúng. Các hoạt động cụ thể hướng tới các mục tiêu này bao gồm tổ chức các hội thảo trao đổi và tham quan học tập, đào tạo trên lớp và ngoài thực địa, các diễn đàn và hội thảo khoa học, thiết lập và vận hành trang web SET, tài liệu hóa về SET, tổ chức sự kiện về SET và cung cấp hỗ trợ cho các sáng kiến của SET.
13
1 Cần cung cấp nhiều chương trình đào tạo và giáo dục địa phương hóa/Việt nam hóa phù hợp hơn cho các nhóm thanh niên khác nhau về nhận thức và thực hành liên quan đến SET.
Khuyến nghị
Nội dung đào tạo và giáo dục gồm kiến thức cơ bản về SET, nâng cao nhận thức, tầm nhìn, động lực, mô hình và kỹ năng hành động, cảm xúc/tâm lý tích cực và quản lý khủng hoảng, và tích hợp chủ đề với các hoạt động đa dạng. Các chiến lược đào tạo gồm các chuyến đi học từ thực tế và tham quan; đào tạo thông qua kinh nghiệm thực hành và hướng dẫn của đồng nghiệp và người hướng dẫn; đào tạo dự án trong đó người học được hỗ trợ để phát triển và hoàn thành dự án của họ; mô phỏng, đóng vai và nghiên cứu. Các phương pháp đào tạo gồm liên hệ nội dung với hoàn cảnh và mối quan tâm của người học; cho phép người học xây dựng và thảo luận về các bản đồ khái niệm bao gồm các ý tưởng trọng tâm; cung cấp phản hồi chi tiết tập trung vào nhiệm vụ và định hướng cải tiến, câu hỏi mở, thuyết trình ngắn gọn, các câu hỏi và thảo luận gợi mở. 2 Cần tiếp tục sử dụng và phát huy các kênh học tập và hoạt động hiện có được phát triển nhờ phong trào sinh thái ở Việt Nam để giúp nâng cao hơn nữa nhận thức và thực hành liên quan đến SET của thanh niên Việt Nam. Các kênh này bao gồm truyền thông xã hội, các phong trào môi trường và sinh thái khác nhau, các chiến dịch, tổ chức, dịch vụ xanh và doanh nghiệp sản xuất.
thực hành sinh thái tham gia SET và ghi nhận và quảng bá các nỗ lực của họ thông qua các chiến dịch và sự kiện nâng cao nhận thức cộng đồng. 5 Cần khuyến khích và hỗ trợ nhiều hành động hơn ở tầm trung và vĩ mô liên quan đến việc áp dụng và thúc đẩy trên diện rộng các mô hình và thực hành sinh thái hiện có. Cần thúc đẩy giáo dục và truyền thông có sự tham gia, đối thoại, vận động chính sách để thay đổi chính sách và các hành động của nhà nước cho công chúng, các nhà hoạch định chính sách, chính quyền và các khu vực phi chính phủ và tư nhân. Các biện pháp can thiệp khả thi gồm giáo dục và truyền thông nhằm khuyến khích các nhà thực hành sinh thái sử dụng các kênh chính sách và diễn đàn hiện có để thúc đẩy các mô hình và sáng kiến của họ. Họ cũng có thể nêu ý kiến của mình về các chính sách và luật liên quan đến SET do các lĩnh vực này vẫn chưa được phát triển ở Việt Nam. Cũng có thể xem xét vận động hành lang chính trị cùng với việc sử dụng ảnh hưởng của các tổ chức quốc tế và nước ngoài để hình thành các chính sách hỗ trợ SET. 6 Cần giám sát, đánh giá liên tục, nghiên cứu thường xuyên về chủ đề này để cung cấp bằng chứng cho việc thiết kế và thực hiện các nỗ lực thúc đẩy SET. 7 Tăng cường sự tương tác giữa các nhà/nhóm thực hành sinh thái với các nhà khoa học về SET ở cấp độ quốc gia và với các nhóm quốc tế để đảm bào là SET có thể triển khai và thực hiện từ thực tiễn đến chính sách, từ hành động địa phương đến toàn cầu.
3 Cần phổ biến và khuyến khích sử dụng các kiến thức, giá trị và niềm tin truyền thống, văn hóa bản địa cũng như thực tiễn và khoa học để hỗ trợ cho SET. Đặc biệt, nên quảng bá những kiến thức, giá trị và niềm tin được các nhà thực hành sinh thái Việt Nam phát triển, thử nghiệm và khẳng định tính đúng đắn. Nên xuất bản, nhân rộng và/hoặc áp dụng có điều chỉnh các thực hành và mô hình này. 4 Cần hỗ trợ phát triển chuyên môn, các sáng kiến sinh thái và công nhận thành tích của các nhà thực hành sinh thái. Việc hỗ trợ có thể gồm cung cấp nguồn lực hoạt động, kết nối mạng lưới để phát triển cộng đồng thực hành, thu hút các nhà 15
Nghiên cứu Nhận thức về chuyển đổi sinh thái xã hội (SET) của thanh niên và phong trào sinh thái ở Việt Nam có mục đích:
1
1. Tìm hiểu nhận thức, hành động, mong muốn, tầm nhìn của thanh niên, đặc biệt là sinh viên và giảng viên các trường đại học về sản xuất và tiêu dùng bền vững, công bằng khí hậu, dân chủ năng lượng và các xu hướng chuyển đổi xã hội và sinh thái trong tương lai.
Giới thiệu
Nghiên cứu nhằm trả lời hai câu hỏi chính là: 1. Giới trẻ Việt Nam nhìn nhận như thế nào về SET? 2. Các nhà thực hành đã thực hiện các sáng kiến sinh thái của họ như thế nào?
3. Chuẩn bị cho kế hoạch ba năm tiếp theo của Trung tâm C&E (2021-2023).
Nghiên cứu được mong đợi sẽ đưa ra các bài học, kinh nghiệm và hiểu biết về các vấn đề và thách thức mà những người tham gia vào phong trào sinh thái phải đối mặt, cách họ đáp ứng, và những cách tiếp cận đổi mới và thực hành tốt nhất đã được họ phát triển. Nghiên cứu cũng xác định các khu vực / khoảng trống cần thay đổi / can thiệp và sử dụng tài liệu sáng tạo SET để đề xuất các biện pháp để thay đổi và kết hợp vào các mặt đa dạng của cuộc sống nhất là kết nối từ thực tiễn đến các chương trình giáo dục và đào tạo
Kế hoạch của nghiên cứu là:
Nghiên cứu có các nội dung sau:
2. Tìm hiểu về các hoạt động và phong trào sinh thái ở Việt Nam và thế giới để chia sẻ với các bên liên quan như trường đại học, tổ chức xã hội, nhà hoạch định chính sách, đối tác giáo dục và các nhà thực hành sinh thái.
1. Thu thập ít nhất 500 phỏng vấn bảng hỏi về nhận thức về các vấn đề xã hội và sinh thái và thực hành lối sống sinh thái thông qua internet 2. Tiến hành ít nhất 24 thảo luận nhóm tập trung với 150 người tham gia để tìm hiểu kiến thức và thực hành về chuyển đổi sinh thái xã hội của họ. 3. Tiến hành phỏng vấn sâu ít nhất 15 nhà thực hành sinh thái, đại diện tổ chức và các chuyên gia có kinh nghiệm về các sáng kiến của họ. 4. Tiến hành lấy ý kiến phản hồi từ 10 chuyên gia đại diện 3 miền trên cả nước cho báo cáo kết quả nghiên cứu với đại diện từ các bên liên quan khác nhau (như cơ quan nhà nước, đại diện tổ chức phi chính phủ, báo chí và các nhà nghiên cứu). 5. Hoàn thành một báo cáo nghiên cứu về nhận thức của giới trẻ về các vấn đề sinh thái xã hội và thực hành sinh thái. Theo kế hoạch thì các phỏng vấn bảng hỏi, thảo luận nhóm, phỏng vấn sâu, và phỏng vấn chuyên gia sẽ được tiến hanh trải đều trên ba miền của Việt Nam để đảm bảo tính đại diện của nghiên cứu.
1. Thực tiễn về phong trào sinh thái và SET ở Việt Nam: Phân tích nhận thức của thanh niên Việt Nam về tiêu dùng và sản xuất bền vững, công bằng khí hậu, dân chủ năng lượng và các xu hướng / mô hình chuyển đổi xã hội và sinh thái trong tương lai và thực hành các sáng kiến sinh thái. 2. Mong muốn/nhu cầu của giới trẻ về kiến thức, giao tiếp, chương trình đào tạo. Các phương pháp phổ biến trong đào tạo về môi trường, biến đổi khí hậu, lối sống, phong trào sinh thái. Phản hồi của giới trẻ về các phương pháp này: phương pháp nào được ưa thích hay không và đề xuất phương pháp mới. 3. Định hướng nội dung và phương pháp giảng dạy cho thanh niên: Phân tích các nội dung được lồng ghép vào chương trình giảng dạy về lối sống và phong trào sinh thái để thanh niên Việt Nam tiếp cận nhận thức, ý thức và nhu cầu của họ trên cơ sở phân tích. Đồng thời đưa ra các phương pháp, cách thức truyền tải phù hợp với nội dung và nhóm đối tượng. 4. Đề xuất các giải pháp cụ thể, thiết thực cho các hoạt động đào tạo theo hướng chuyển đổi sinh thái xã hội trong công việc, học tập và cuộc sống hàng ngày và cách thức lồng ghép các nội dung này vào chương trình giảng dạy và hoạt động cho sinh viên và thanh niên. 17
Các mong đợi đối với nghiên cứu là các kết quả nghiên cứu về nhận thức của thanh niên Việt Nam về SET và thực hành các sáng kiến sinh thái sẽ giúp cung cấp thông tin về phong trào sinh thái của thanh niên Việt Nam cho các bên liên quan để giúp họ hoạch định chương trình hoạt động sinh thái. Dữ liệu định tính về phong trào sinh thái của thanh niên trên khắp Việt Nam sẽ được sử dụng làm tài liệu tham khảo cho các cá nhân và tổ chức quan tâm đến các sáng kiến và chương trình sinh thái. Các kết quả quan trọng của nghiên cứu sẽ là cơ sở cho kế hoạch 3 năm tiếp theo của C&E (2021-2023) cho chu kỳ dự án mới vào cuối năm 2020. Các nhóm mục tiêu được hưởng lợi từ kết quả của nghiên cứu này bao gồm: 1. Các tổ chức hoạt động về thanh niên và môi trường. 2. Các trường đại học muốn tích hợp lối sống sinh thái vào chương trình giảng dạy và các hoạt động. 3. Thanh niên, chuyên gia, nhà thực hành quan tâm đến hoạt động và dự án về SET.
Do hạn chế về mặt thời gian và tình hình Covid-19 nên nhóm nghiên cứu đã rút ngắn quá trình thu thập ý kiến phản hồi. Thay vì việc tổ chức hội thảo lấy ý kiến chuyên gia, dự thảo báo cáo nghiên cứu đã được gứi cho 11 chuyên gia và những chuyên gia này đã gửi lại ý kiến phản hồi cho nhóm nghiên cứu thông qua email. Việc điều chỉnh báo cáo dựa trên các ý kiến phản hồi cũng được tiến hành chọn lọc, tập trung vào việc làm rõ các kết quả và thảo luận nghiên cứu, rút gọn phần trích dẫn phỏng vấn sâu và thảo luận nhóm và lược bỏ các ý trùng lặp để làm tăng tính súc tích của báo cáo. Các ý kiến hữu ích khác sẽ tiếp tục được xem xét trong các xuất bản phẩm về nghiên cứu trong tương lai.
4. Các công ty, doanh nghiệp phát triển các sản phẩm thân thiện với môi trường hơn cho các khách hàng trẻ tuổi.
Khung khái niệm
5. Các nhà hoạch định chính sách ở các cấp, cơ quan chính phủ có hoạt động liên quan đến môi trường và thanh niên để phát triển các hoạt động phù hợp và hấp dẫn đối với thanh niên.
Chuyển đổi sinh thái xã hội (SET)
Nghiên cứu nhận được sự tài trợ của Quỹ Rosa Luxemburg Stiftung Đông Nam Á (RLS SEA) và được thực hiện bởi nhóm nghiên cứu tại Trung tâm Phát triển Sáng kiến Cộng đồng và Môi trường (C&E) phối hợp với 12 trường đại học trên khắp Việt Nam là Trường Đại học Khoa học- Đại học Thái Nguyên, Trường Đại học Khoa học Tự nhiên-Đại học Quốc gia Hà Nội, Học viện Nông nghiệp Việt Nam, Trường Đại học Nông lâm Huế, Trường Đại học Khoa học - Đại học Huế, Trường Đại học Kiến trúc Đà Nẵng, Trường Đại học Yersin Đà Lạt, Trường Đại học Nha Trang, Trường Đại học Công nghiệp Thực phẩm Thành phố Hồ Chí Minh, Trường Đại học Hoa Sen, Trường Đại học Kinh tế Thành phố Hồ Chí Minh và Trường Đại học Kiên Giang. Nghiên cứu được tiến hành từ tháng 4 đến tháng 10 18
năm 2020 và đạt được hầu hết các mục tiêu đề ra. Cụ thể, đã tiến hành thiết kế và thu thập 896 câu trả lời cho bảng hỏi trực tuyến về nhận thức về SET và thực hành lối sống sinh thái. Đã tiến hành 24 thảo luận nhóm tập trung với 177 người tham gia để tìm hiểu kiến thức và thực hành về SET của họ. Đã tiến hành phỏng vấn sâu 17 nhà thực hành sinh thái, đại diện tổ chức và các chuyên gia có kinh nghiệm về các sáng kiến của họ.
Phần dưới sẽ cung cấp khái niệm liên quan tới SET được sử dụng trong nghiên cứu này.
SET biểu thị những thay đổi về cấu trúc lâu dài trong xã hội loài người và mối quan hệ của nó với tự nhiên, môi trường sống, nơi cung cấp nguồn tài nguyên và cơ sở năng lượng và môi trường cho xã hội loài người tồn tại và phát triển. Đây là những thay đổi đa chiều cạnh bao gồm kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội và các khía cạnh khác của xã hội (Degenhardt, 2016). Chúng diễn ra trong tổng thể hệ thống bao gồm văn hóa, nhân khẩu, kinh tế, chính trị, quan hệ xã hội, công nghệ ở cấp độ vĩ mô và vi mô bao gồm cá nhân, cộng đồng, doanh nghiệp và tổ chức và xã hội nói chung. Thay đổi thường có bốn giai đoạn là tiền phát triển, cất cánh, tăng tốc và ổn định (Dimitrova và cộng sự, 2013, Fischer-Kowalski và cộng sự, 2012). Người ta phát hiện ra rằng SET diễn ra để ứng phó với các cuộc khủng hoảng. Ví dụ, sự thay đổi từ xã hội dựa vào nông nghiệp dựa vào năng lượng mặt
trời và sử dụng đất sang xã hội công nghiệp tư bản dựa trên hóa thạch là nhằm thích ứng với điều kiện lương cao và năng lượng rẻ ở Anh từ những năm 1500 đến 1900 (Allen, 2009). Sự phát triển hiện nay theo hướng xã hội dựa trên năng lượng các-bon thấp, bền vững, tái tạo hơn nhằm đối phó với cuộc khủng hoảng tổng thể cố hữu trong phương thức sản xuất, tiêu dùng và lối sống công nghiệp tư bản chủ nghĩa vốn có tính hủy hoại thiên nhiên. Nhân loại đang đối mặt với những vấn đề nghiêm trọng, lớn, thường xuyên, đe dọa tính mạng như việc sử dụng năng lượng hóa thạch và phương thức tiêu dùng không giới hạn ở các nước công nghiệp phát triển, ô nhiễm và thiệt hại môi trường liên quan, sự chênh lệch ngày càng tăng giữa các nhóm người về quyền lực và quyền kiểm soát, nghèo đói. Những vấn đề này đòi hỏi các giải pháp thay đổi cấu trúc của SET (Degenhardt, 2016). SET là một quá trình liên tục, tập trung vào việc dự đoán, giám sát, giải quyết mối quan hệ rắc rối giữa cá nhân, xã hội, tự nhiên là nguyên nhân của cuộc khủng hoảng hiện tại. SET bao gồm việc thảo luận, học hỏi lẫn nhau, hợp tác giữa các bên liên quan trong các lĩnh vực khác nhau và sự thích ứng của địa phương trên toàn cầu. Đã có những thay đổi tích cực dựa trên các giải pháp thay thế hiện có như xã hội nông nghiệp tự cung tự cấp bền vững hơn. Đã và đang xuất hiện các mô hình sản xuất, phân phối, tiêu dùng giảm tăng trưởng, ví dụ như với các phương pháp tiếp cận bảo thủ, định hướng tự cung tự cấp và nữ quyền hướng tới mối quan hệ hài hòa hơn giữa cá nhân, xã hội, thiên nhiên, công bằng, hỗ trợ cho các nhóm dễ bị tổn thương và quan tâm nhiều hơn đến các vấn đề văn hóa, môi trường, xã hội vốn bị lãng quên từ trước tới nay (Schmelzer, 2015). Tuy nhiên, cần thực hiện các quy định/can thiệp sinh thái - xã hội mạnh mẽ hơn để SET tiến triển nhanh hơn nhằm đáp ứng các thách thức khủng hoảng. Cụ thể cần xem xét và tổ chức lại công việc, khuôn khổ chính trị, áp dụng các mô hình sản xuất và tiêu dùng mới, thay đổi hướng đổi mới và tập hợp hiệu quả, tính nhất quán và tính đầy đủ và thay đổi các giá trị. Việc thực hiện các can thiệp/quy định trước tiên đòi hỏi các hành động nhằm đạt được các tiêu chí về dân chủ, sinh thái, xã hội bao gồm mức phúc lợi tối thiểu trên mức nghèo đói và phát triển bền vững thực sự phản ánh nhu cầu của thế hệ hiện
tại và tương lai (Bransch và cộng sự, 2012 theo Degenhardt, 2016). Thứ hai, cần có các hành động để quản trị công dân chủ, đặc biệt là tài chính công với sự chuyển dịch từ tập trung kinh tế sang cân bằng giữa văn hóa, xã hội, môi trường, kinh tế. Thứ ba, cần có những can thiệp tích cực, mạnh mẽ hơn vào phát triển của địa phương và khu vực bao gồm việc thiết lập và áp dụng các tiêu chuẩn liên quan. Trong những hoạt động can thiệp này, người dân địa phương lập kế hoạch cho quá trình và có sự hỗ trợ chính trị từ trên xuống với các ưu tiên dành cho lĩnh vực năng lượng, giao thông, nông nghiệp, tài chính và công nghệ cao, cũng như trong khu liên hợp công nghiệp-quân sự (Ludewig, 2014 theo Degenhardt, 2016). SET tại Việt Nam Trong quá trình diễn ra SET, một số câu hỏi quan trọng nhất đặt ra là những can thiệp/quy định nào phù hợp? Làm thế nào để điều chỉnh cho phù hợp với điều kiện địa phương? Làm thế nào để nhân rộng? Việt Nam có đường bờ biển dài và những vùng trũng thấp đang phải đối mặt với thách thức bị nhấn chìm do nước biển dâng do hậu quả của biến đổi khí hậu. Sự bùng nổ dân số và áp lực nâng cao mức sống thông qua các hoạt động công nghiệp cũng tạo ra nhiều thách thức đối với tăng trưởng kinh tế, bảo vệ môi trường, công bằng xã hội. Những vấn đề này đòi hỏi giảm thiểu, thích ứng với biến đổi khí hậu và những thay đổi trong cách con người tương tác với hệ sinh thái tự nhiên và vận hành xã hội (Ripple và cộng sự, 2019). Trong khi SET đã trở thành một mô hình về phát triển ở các nước phương Tây (Degenhardt, 2016), SET vẫn ở trong giai đoạn đang phát triển ở Việt Nam. Việt Nam đã xây dựng các quy định và thực hiện hành động nhằm bảo vệ môi trường, công bằng môi trường và an sinh xã hội. Luật Bảo vệ Môi trường năm 1993 và các bản sửa đổi năm 2005 và 2014 thể hiện các nguyên tắc chính về bình đẳng, cân bằng quyền và nghĩa vụ, sử dụng tài nguyên hợp lý và ưu tiên cho các nhóm yếu thế. Luật Bảo vệ Môi trường thực thi các biện pháp bảo vệ tài nguyên thiên nhiên và môi trường sống như người gây ô nhiễm phải bồi thường cho những hậu quả do ô nhiễm gây ra (Nguyễn, 2020). Nhà nước đã phê chuẩn Thỏa thuận Khí hậu Paris vào năm 2016 và cam kết vô điều kiện giảm 8% lượng phát thải khí nhà kính (GHG) vào năm 2030. Cam kết này 19
được phản ánh trong Chiến lược Quốc gia về Tăng trưởng Xanh (2011–2020), Chiến lược Quốc gia về Biến đổi Khí hậu (2011-2020), Chiến lược Phát triển Kinh tế - Xã hội Quốc gia (2011–2020), Chiến lược Phát triển Năng lượng Tái tạo (2016–2030) và Chương trình Mục tiêu Quốc gia Ứng phó với Biến đổi Khí hậu (2009–2015). Cam kết được hỗ trợ bằng các kế hoạch hành động về năng lượng cơ sở hạ tầng, đô thị hóa bền vững, tiêu dùng bền vững, lối sống xanh, các lựa chọn chuyển đổi nhiên liệu và tiết kiệm năng lượng cho giao thông và năng lượng gió (Keskinen và cộng sự, 2010; Fulton và cộng sự, 2017). Trong lĩnh vực năng lượng, Chiến lược phát triển năng lượng tái tạo đến năm 2030 và tầm nhìn đến năm 2050 cung cấp các khoản vay đầu tư lãi suất thấp, miễn/giảm thuế, giảm thuế đất và các ưu đãi khác cho các dự án phát triển năng lượng tái tạo (Chính phủ Việt Nam, 2015). Các kịch bản điện được xây dựng cho Thủ đô Hà Nội có bao gồm việc chuyển từ tình trạng phụ thuộc vào hóa thạch sang năng lượng tái tạo và sử dụng năng lượng hiệu quả hơn, đồng thời đảm bảo công bằng năng lượng cho các nhóm yếu thế và dễ bị tổn thương như cộng đồng địa phương bị ảnh hưởng bởi các dự án phát triển điện (Green ID, 2018, 2019). Trong lĩnh vực nông nghiệp, Chính phủ đã có chính sách thu gom, vận chuyển và xử lý bao bì, tồn dư thuốc bảo vệ thực vật sau sử dụng để loại bỏ tác động đến môi trường. Chính sách này bao gồm trách nhiệm của người sử dụng thuốc bảo vệ thực vật, các cá nhân, tổ chức, doanh nghiệp và nhà đầu tư có liên quan và các cơ quan chức năng (Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn & Bộ Tài nguyên và Môi trường, 2016). Các chính sách phát triển khu vực đã được xây dựng để phản ánh SET. Ví dụ, chính sách đối với khu vực Tây Bắc Bộ hướng tới mục tiêu phát triển bền vững và bao gồm các biện pháp khuyến khích và ưu đãi cho các nhà đầu tư và trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp trong việc giải quyết các vấn đề SET và các biện pháp tăng cường kết nối giữa các bên liên quan và vai trò của cộng đồng trong SET (Chính phủ Việt Nam, 2005). Song song với khu vực công, khu vực dân sự và tư nhân đã có những đóng góp quan trọng cho SET. Các cá nhân, tập thể, cộng đồng, các tổ chức phi chính 20
phủ và doanh nghiệp đã phát triển các mô hình sản xuất, phân phối và dịch vụ xanh, sạch, bền vững trong lĩnh vực nông nghiệp, làm vườn, lâm nghiệp và du lịch (ví dụ xem Westphal và cộng sự, 2015). Các nhóm và cá nhân khởi xướng và phát triện rộng rãi “Phong trào xanh” ở Việt Nam, thể hiện tiếng nói của họ về các vấn đề môi trường và giải quyết những hậu quả môi trường nghiêm trọng do biến đổi khí hậu gây ra (Đặng, 2018; Nguyễn, 2013). Ví dụ, với sự hỗ trợ của Quỹ Châu Á và hai tổ chức phi chính phủ của Việt Nam (NGO), 500 thủ lĩnh thanh niên Việt Nam đã được cấp tài chính để thực hiện các dự án phát triển cộng đồng và môi trường quốc gia (Nguyễn, 2013). Tại Hội An, các mô hình kinh doanh bền vững và có ý thức về sinh thái khác nhau như Không gian bền vững Việt Nam (VSS), Xưởng tre Taboo và U-cafe Hội An đã được coi là nét xanh của thành phố cổ nhằm nâng cao nhận thức cộng đồng và tham gia thực hiện các hành vi sinh thái (Đặng, 2018). Trong khi các hành động và động thái nêu trên cho thấy tiến bộ đáng kể của SET thì bức tranh toàn cảnh lại chưa có nhiều chuyển biến tích cực. Các nhà nghiên cứu và phê bình chỉ ra rằng chính phủ còn chậm trễ và bế tắc trong việc thực hiện các chính sách do thiếu cam kết, nỗ lực và nguồn lực của các bên liên quan. Các biện pháp đưa ra yếu, chưa thể giải quyết đúng các thách thức, có thể dẫn đến thất bại (Fulton và cộng sự, 2017; Nguyễn, 2020). Vẫn cần phải nâng cao nhận thức và xây dựng năng lực cho các nhà hoạch định chính sách, quan chức nhà nước, doanh nghiệp, cộng đồng, cá nhân để tạo ra sự thay đổi trong tư duy và lối sống của đa số người dân theo hướng bền vững và thân thiện với môi trường (Thông và cộng sự, 2017) để góp phần vào SET thành công. Cũng cần rà soát kỹ lưỡng các điều kiện văn hóa, kinh tế, chính trị, xã hội và tự nhiên cụ thể của đất nước để có thể thực hiện SET thành công và vận dụng có điều chỉnh các mô hình và thực hành SET từ nơi khác. Cụ thể, Việt Nam là một nước đang phát triển đi theo đường lối thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa. Tuy nhiên, đất nước kế thừa Nho giáo và cấu trúc và thực hành quyền lực tập trung theo hệ thống từ trên xuống trong quản trị và tổ chức xã hội. Các mối quan hệ và thực tiễn này chưa khuyến khích việc tham gia đầy đủ, đảm bảo quyền và phân phối lợi ích công bằng cho các nhóm yếu thế dễ bị tổn thương (Ngô và cộng sự, 2018). Các
lý luận về tăng trưởng kinh tế, công nghiệp hóa, tư nhân hóa và chủ nghĩa tiêu dùng có ảnh hưởng mạnh mẽ ở nhiều quốc gia đang phát triển trong những thập kỷ gần đây. Đã xảy ra những hậu quả thiệt hại lâu dài đối với xã hội và môi trường, chênh lệch xã hội ngày càng tăng, nghèo đói đối với nhóm người nghèo do sự phân bổ lợi ích và tác động chưa đồng đều giữa tầng lớp tư hữu và vô sản (ví dụ xem Nayak và cộng sự, 2016). Nhận thức về SET Nhận thức được định nghĩa là những niềm tin, quan điểm và suy nghĩ phổ biến về sự vật dựa trên vẻ bề ngoài hoặc khả năng nhận biết (Từ điển Cambridge). Nhận thức bao gồm cả tri thức và niềm tin về thế giới bên ngoài và là kết quả của trải nghiệm tri giác của chủ thể với tất cả các giác quan liên quan (Siegel, 2016). Những trải nghiệm này là kết quả của sự tương tác giữa con người, xã hội, môi trường và quá trình nhận thức xảy ra bên trong con người. Quá trình này là: Bất kỳ chức năng tinh thần có liên quan đến việc thu nhận, lưu trữ, giải thích, vận dụng, chuyển đổi và sử dụng kiến thức. Các quá trình này bao gồm các hoạt động như chú ý, nhận thức, học tập và giải quyết vấn đề và thường được hiểu thông qua một số lý thuyết cơ bản, bao gồm cách tiếp cận xử lý nối tiếp, cách tiếp cận xử lý song song và một lý thuyết kết hợp giả định rằng các quá trình nhận thức vừa nối tiếp vừa song song tùy thuộc vào yêu cầu của nhiệm vụ (Từ điển Tâm lý học APA). Nhận thức về SET có nghĩa là niềm tin, ý kiến và suy nghĩ phổ biến về SET, bao gồm nhưng không giới hạn ở sự hiểu biết về các lĩnh vực và vấn đề liên quan như Khủng hoảng Khí hậu, Chuyển dịch Công bằng, Công bằng Khí hậu, Chuyển dịch và Dân chủ năng lượng, và các mối quan hệ giữa chúng. Những niềm tin, ý kiến và suy nghĩ đó được hình thành khi cá nhân sống và quan sát SET xảy ra xung quanh trong cộng đồng. Khủng hoảng khí hậu chỉ sự nóng lên toàn cầu và biến đổi khí hậu vốn là kết quả của việc phát thải khí nhà kính từ các hoạt động của con người. Hậu quả của chúng đối với hành tinh là nước biển dâng do băng tan ở các cực của trái đất, suy thoái môi trường và các hệ sinh thái như các rạn san hô bị tàn phá
và cháy rừng, thiên tai, thời tiết khắc nghiệt. Biến đổi khí hậu cũng dẫn đến mất an ninh lương thực và nước, gián đoạn kinh tế, xung đột và khủng bố (Liên hợp quốc). Biến đổi khí hậu và suy thoái môi trường có ảnh hưởng tới lối sống, sinh kế, văn hóa và thế giới quan của các cộng đồng và nhóm người. Các ảnh hưởng này khác nhau tùy theo các nhóm người khác nhau trong xã hội và giữa các quốc gia. Ví dụ các quốc gia có đường bờ biển hoặc quốc đảo có nhiều nguy cơ bị ngập lụt và nhấn chìm do nước biển dâng hơn so với các quốc gia ở trong đất liền. Những người nghèo, phụ nữ, trẻ em, người già và người bị khuyết tật sẽ dễ bị tổn thương hơn trong thiên tai và thời tiết khắc nghiệt do thiếu các nguồn lực và hạn chế về sức khỏe. Bên cạnh đó, những nhóm yếu thế này thường có ít tiếng nói so với các nhóm lợi ích khác như các chính phủ, công ty lớn hay tầng lớp tinh hoa trong xã hội trong các quyết định về khí hậu (Liên hợp quốc). Những bất bình đẳng này đòi hỏi công lý khí hậu, có nghĩa là công lý cho những người bị ảnh hưởng không tương xứng bởi suy thoái môi trường, bao gồm sự quan tâm đến lợi ích của các nhóm yếu thế và sự tham gia bình đẳng của các nhóm này trong các quyết định và hành động về khí hậu (350 Aotearoa, 2016). Công lý khí hậu đòi hỏi việc xác định đối tượng chính cần chịu trách nhiệm với biến đổi khí hậu và đối tượng chính bị ảnh hưởng của biến đổi khí hậu, từ đó có sự phân chia công bằng trách nhiệm cắt giảm khí nhà kính và chia sẻ công bằng về lợi ích và gánh nặng trong các quyết định về khí hậu. Nó cũng yêu cầu làm rõ trách nhiệm và minh bạch trong các quyết định về khí hậu và đảm bảo sự tham gia của cộng đồng trong các quyết định về khí hậu. Việc khai thác sức mạnh chuyển đổi của giáo dục khí hậu cho công bằng và khuyến khích hợp tác hiệu quả cũng cần được coi trọng (350 Aotearoa, 2016). Khủng hoảng khí hậu đòi hỏi các biện pháp mạnh để giảm thiểu biến đổi khí hậu, đặc biệt là những chuyển đổi căn bản và toàn diện bao gồm cách thức con người sản xuất, phân phối và tiêu dùng lương thực, thực phẩm và các loại hàng hóa và sử dụng năng lượng và nguyên liệu (Liên hợp quốc). Việc chuyển đổi như vậy gây ảnh hưởng khác nhau đối với các nhóm người khác nhau trong xã hội và giữa các quốc gia. Chẳng hạn việc chuyển đổi từ năng lượng hóa thạch sang các năng lượng bền vững và 21
tái tạo dẫn đến việc những công nhân làm việc trong lĩnh vực năng lượng hóa thạch sẽ bị mất việc làm và nguồn thu nhập và đòi hỏi đầu tư chuyển đổi trong các lĩnh vực sản xuất sử dụng năng lượng hóa thạch (ILO, 2018). Công đoàn là tổ chức đầu tiên đòi hỏi chuyển dịch công bằng nhằm hỗ trợ cho người lao động bị ảnh hưởng tiêu cực của các chính sách bảo vệ môi trường. Hiện nay chuyển dịch công bằng được hiểu là mọi người tham gia công bằng và toàn diện, có việc làm và cuộc sống đàng hoàng trong chính sách khí hậu (ILO, 2018). Các yếu tố quan trọng đảm bảo chuyển dịch công bằng bao gồm cơ sở hạ tầng, chính sách công và xã hội, thuế, các cộng đồng địa phương/ cấp cơ sở tham gia vào thiết kế, thực hiện và đánh giá chuyển dịch công bằng, đảm bảo thu nhập công bằng và cuộc sống đàng hoàng cho người dân, các biện pháp giảm thiểu ô nhiễm của chính phủ và các chính sách về khí hậu và năng lượng có quan tâm đến lợi ích của các cộng đồng bị ảnh hưởng (Mustata, 2017). Quá trình giải quyết khủng hoảng khí hậu cũng đòi hỏi dân chủ năng lượng, tức là công lý xã hội và công bằng kinh tế trong quá trình chuyển đổi từ năng lượng hóa thạch sang năng lượng tái tạo (hoặc chuyển đổi năng lượng). Điều này bao gồm việc đảm bảo quyền tiếp cận năng lượng đầy đủ cho mọi người, sản xuất năng lượng không gây ô nhiễm môi trường hoặc gây hại cho con người, dừng khai thác nguyên liệu hóa thạch, xã hội hóa và dân chủ hóa các cơ sở sản xuất vật chất và rà soát và thay đổi thái độ với việc tiêu thụ năng lượng (Energy-democracy.net). Thực hành sinh thái Khác với nhận thức, thực hành biểu thị hành động thay vì suy nghĩ hoặc ý tưởng. Nó mô tả những gì xảy ra chứ không phải những gì một người nghĩ trong một tình huống cụ thể. Nó cũng có thể là các hoạt động thường xuyên, đào tạo, một công việc hoặc kinh doanh đòi hỏi nhiều kỹ năng hoặc đào tạo, một thói quen/ truyền thống/ phong tục/ cách làm trong một doanh nghiệp hoặc ngành cụ thể (Từ điển Cambridge). Một cá nhân có thể bắt đầu, học hỏi, áp dụng hoặc thay đổi thực hành khi người đó phản ánh, xác định và tìm cách cải thiện hành động của họ để đạt được 22
kết quả tốt hơn. Theo đó, thực tiễn được hoàn cảnh hóa bởi con người trong mối quan hệ của họ với xã hội và môi trường. Thực hành sinh thái bao hàm những hành động, hoạt động, lối sống và cách làm của các ngành, các cấp khác nhau trong xã hội nhằm ‘giữ gìn môi trường và tài nguyên thiên nhiên để chúng được sử dụng một cách hợp lý, thay vì lãng phí’ hoặc ‘gây ra thiệt hại tối thiểu cho môi trường ‘(Từ điển Collins). Ví dụ về thực hành sinh thái bao gồm tiêu dùng thực phẩm bền vững, mua sắm bền vững, du lịch có trách nhiệm, phát triển không gian sinh thái. Tiêu dùng thực phẩm bền vững gồm việc làm giảm rác thải thực phẩm trong quá trình sản xuất, đóng gói, vận chuyển, phân phối và tiêu thụ. Áp dụng chế độ ăn uống cân bằng và đủ chất dinh dưỡng với nhiều thành phần rau quả, ngũ cốc, đậu và ít các sản phẩm động vật và thực phẩm đạt tiêu chuẩn cao về phúc lợi và môi trường. Hạn chế đường, muối, chất béo, các chất phụ gia và hóa chất tổng hợp. Ủng hộ thực phẩm thân thiện với môi trường, như chọn mua các loại thực phẩm sản xuất tại địa phương, thực phẩm theo mùa và thực phẩm có quy trình sản xuất bền vững ít hao tốn năng lượng và ít chất độc hại, tự trồng lương thực và mua them từ các cửa hàng địa phương. Lựa chọn sản phẩm có nhãn thương mại công bằng, tức là nhãn chứng chỉ cho các sản phẩm được mua bán, sản xuất nhằm đảm bảo quyền lợi cho những nhà sản xuất nhỏ và người lao động từ các quốc gia có điều kiện khó khăn (Vũ và cộng sự, 2017b). Mua sắm bền vững là việc sử dụng dịch vụ và các sản phẩm liên quan nhằm đáp ứng nhu cầu thiết yếu và cung cấp chất lượng cuộc sống tốt hơn trong khi giảm tối đa việc sử dụng nguyên liệu gây nguy hại và tài nguyên cũng như giảm phát thải, rác thải và chất độc trong suốt vòng đời của hoạt động dịch vụ và sản phẩm để không gây nguy hại tới nhu cầu của các thế hệ tương lai. Cụ thể là chỉ mua những đồ dùng thực sự cần thiết, các món đồ còn thiếu và khi không thể tự làm được từ nguyên liệu tự nhiên. Mua các món đồ cũ có thể tái sử dụng, thiết bị điện tử có nhãn tiết kiệm năng lượng, và các sản phẩm có thể được đổ đầy lại. Mua sỉ để giảm bao bì và công vận chuyển. Trao đổi đồ với bạn bè. Tránh mua các sản phẩm có nhiều bao bì. Từ chối những món quà hoặc sản phẩm không thân thiện với môi trường. Sử dụng các phương tiện giao thông thân thiện với môi trường khi đi mua sắm (Vũ và cộng sự, 2018).
Du lịch có trách nhiệm là một cách tiếp cận du lịch tạo ra một môi trường sống tốt hơn cho người dân địa phương, cải thiện điều kiện tự nhiên, văn hóa và xã hội và xây dựng điểm đến thú vị cho du khách. Các hành vi du lịch có trách nhiệm bao gồm việc tìm hiểu về điểm đến trước khi đến đó, lựa chọn đại lý dịch vụ du lịch phù hợp mà có chính sách du lịch bền vững nhằm ủng hộ kinh tế địa phương, bảo vệ môi trường và tôn trọng phong tục, văn hóa và lối sống địa phương. Du lịch có trách nhiệm cũng gồm việc quan tâm đến tác động của bản thân khách du lịch đối với điểm đến và hành động để giảm tối đa những tác động của họ đối với điểm đến (Vũ và cộng sự, 2017a).
phần đầu tiên của bảng câu hỏi về chi tiết nhân khẩu học. Có 660 người trả lời điền vào phần thứ hai của bảng câu hỏi về các nhận thức chung liên quan đến SET, như hiểu biết về Biến đổi Khí hậu, Chuyển dịch công bằng, Chuyển dịch Năng lượng và Dân chủ Năng lượng. tiêu dùng và sản xuất bền vững và mối quan hệ giữa chúng. Có 581 người trả lời đã hoàn thành phần thứ ba của bảng câu hỏi về các hành vi và hành động sinh thái của bản thân người trả lời. Đã có 553 người trả lời phần cuối của bảng câu hỏi về đào tạo trong tương lai và hỗ trợ SET trong lĩnh vực đại học. Chi tiết nhân khẩu học về những người trả lời bảng hỏi khảo sát trực tuyến được trình bày ở phần kết quả nghiên cứu.
Một không gian sinh thái là sự kết hợp hiệu quả của những điều kiện tự nhiên, khí hậu, nghi lễ, văn hóa và các loại hình kiến trúc địa phương phù hợp. Không gian sinh thái được thiết kế nhằm đảm bảo vòng liên tục của việc sử dụng nước, năng lượng và quản lý chất thải nhằm giảm chất thải, lưu thông năng lượng và tài nguyên của một hệ thống với chi phí tối thiểu. Việc phát triển không gian sinh thái có thể bắt đầu bằng việc tìm hiểu về không gian sinh thái trong nhà, trong những không gian đô thị và giữa các vùng miền đất nước. Tiếp theo là phát triển không gian sinh thái trong nhà ở/văn phòng/khu vực làm việc của các cá nhân và việc ủng hộ/ thúc đẩy phát triển không gian sinh thái trong khu dân cư/làng xóm/thành phố/ vùng nơi họ sinh sống (Trần và cộng sự, 2019).
Thảo luận nhóm tập trung: Nhóm nghiên cứu đã chọn và mời 177 người tham gia vào 24 thảo luận nhóm tập trung (6 đến 8 người/nhóm) ở 12 trường đại học trong tháng 6 và tháng 7 năm 2020. Mỗi thảo luận nhóm tập trung do một nghiên cứu viên và một giảng viên hướng dẫn. Người hướng dẫn thúc đẩy quá trình nhưng không chia sẻ quan điểm để tránh mọi can thiệp tác động đến trả lời của những người tham gia.
Phương pháp nghiên cứu Nghiên cứu kết hợp các phương pháp tiếp cận định lượng và định tính, sử dụng các công cụ khảo sát bảng câu hỏi trực tuyến, thảo luận nhóm tập trung và phỏng vấn sâu để thu thập dữ liệu từ các nhà thực hành sinh thái và thanh niên Việt Nam. Nghiên cứu đã mời các bạn trẻ Việt Nam từ 18 đến 35 tuổi sẵn sàng tham gia nghiên cứu thông qua mạng lưới của C&E. Chiến lược quả cầu tuyết cũng được sử dụng trong đó những người tham gia được yêu cầu giới thiệu những người cung cấp thông tin đủ điều kiện khác nếu có vào nghiên cứu. Cuộc khảo sát trực tuyến được quảng bá trên phương tiện truyền thông xã hội và lời mời tham gia cuộc khảo sát được gửi qua mạng lưới cựu sinh viên và đối tác do C&E thành lập. Tổng cộng có 896 người trả lời, hầu hết trong số họ đã hoàn thành
Trong phần đầu tiên, mỗi người tham gia làm rõ câu trả lời của họ đối với các cuộc khảo sát và trình bày ý kiến cá nhân của họ về bất kỳ vấn đề nào họ quan tâm. Trong phần thứ hai, những người tham gia thảo luận và trao đổi ý kiến để xây dựng cách họ hiểu, đàm phán và xây dựng kiến thức về một nghiên cứu điển hình về SET. Có 4 nghiên cứu điển hình về SET được sử dụng cho thảo luận nhóm tập trung là Đồng bảng Bristol, Trường học xanh ở Bali, Thị trấn không rác thải Kamikatsu ở Nhật Bản và Làng sinh thái Crystal Waters, Queensland, Úc. Phỏng vấn sâu: Nhóm nghiên cứu đã liên hệ và mời các nhà thực hành sinh thái, đại diện tổ chức và chuyên gia giàu kinh nghiệm đã và đang thực hiện các sáng kiến sinh thái tham gia vào phỏng vấn sâu trong tháng 6 và tháng 7 năm 2020. Tổng cộng có 17 cuộc phỏng vấn, trong đó có 2 cuộc phỏng vấn không được sử dụng để phân tích vì nội dung chưa phù hợp. Phỏng vấn sâu sử dụng các câu hỏi phỏng vấn bán cấu trúc và khuyến khích người trả lời nêu ra bất kỳ chủ đề nào có liên quan và đào sâu vào các vấn đề họ quan tâm. Phần phỏng vấn sâu không đơn thuần là hỏi và trả lời mà là cùng nhau trải nghiệm lại câu chuyện thực hành sinh thái của họ, Người trả lời có cơ hội xem xét, thay đổi, làm rõ hoặc xóa 23
Bảng 1. Danh sách thảo luận nhóm tập trung Nhóm
Địa điểm
Chủ đề thảo luận
Phỏng vấn #
Địa điểm
Giới tính, chuyên môn của người trả lời
1
Đại học Khoa học Thái Nguyên
Đồng tiền địa phương – Đồng bảng Bristol
1
Tây Nguyên
Nam, trồng rừng và dân tộc học
2
Đại học Khoa học Thái Nguyên
Trường học xanh ở Bali, Indonesia
2
Hội An
Nam, Nông nghiệp hữu cơ
3
Đại học Khoa học Tự nhiên- Đại học Thị trấn không rác thải Kamikatsu, Nhật Bản Quốc gia Hà Nội
3
Hội An
Nữ, Vườn lâm nghiệp và quản lý chất thải rắn
4
Đại học Khoa học Tự nhiên- Đại học Làng sinh thái Crystal Waters, Queensland, Úc Quốc gia Hà Nội
4
Hội An
Nam, Du lịch sinh thái
5
Huế
Nữ, Cửa hàng và nhà hàng sản phẩm hữu cơ
5
Học viện Nông nghiệp Việt Nam
Đồng tiền địa phương – Đồng bảng Bristol
6
Đồng Nai
Nam, Canh tác bền vững và du lịch ở trang trại
6
Học viện Nông nghiệp Việt Nam
Trường học xanh ở Bali, Indonesia
7
Long An
Nam, Cửa hàng thủ công mỹ nghệ truyền thống
7
Đại học Nông lâm Huế
Thị trấn không rác thải Kamikatsu, Nhật Bản
8
Thừa Thiên-Huế
Nam, Du lịch cộng đồng
8
Đại học Nông lâm Huế
Làng sinh thái Crystal Waters, Queensland, Úc
9
Sapa
Nữ, Doanh nghiệp Du lịch Xã hội
9
Đại học Khoa học Huế
Đồng tiền địa phương – Đồng bảng Bristol
10
Hà Tĩnh
Nữ, Thực hành sinh thái con người
10
Đại học Khoa học Huế
Trường học xanh ở Bali, Indonesia
11
Huế
Nam, Giáo dục
11
Đại học Kiến trúc Đà Nẵng
Thị trấn không rác thải Kamikatsu, Nhật Bản
12
Hà Nội
Nữ, Sân chơi
12
Đại học Kiến trúc Đà Nẵng
Làng sinh thái Crystal Waters, Queensland, Úc
13
Hà Nội
Nam, Cửa hàng không chất thải
13
Đại học Yersin Đà Lạt
Thị trấn không rác thải Kamikatsu, Nhật Bản
14
Hà Nội
Nữ, Thiết kế thời trang
14
Đại học Yersin Đà Lạt
Làng sinh thái Crystal Waters, Queensland, Úc
15
Hội An
Nam, Xưởng thủ công mỹ nghệ tre và du lịch cộng đồng
15
Đại học Nha Trang
Đồng tiền địa phương – Đồng bảng Bristol
16
Đà Nẵng
Nữ, Chế độ ăn kiêng Macrobiotic (loại trừ khỏi phân tích)
16
Đại học Nha Trang
Trường học xanh ở Bali, Indonesia
17
Huế
Nam (loại trừ khỏi phân tích)
17
Đại học Công nghiệp Thực phẩm Thành phố Hồ Chí Minh
Đồng tiền địa phương – Đồng bảng Bristol
18
Đại học Công nghiệp Thực phẩm Thành phố Hồ Chí Minh
Trường học xanh ở Bali, Indonesia
19
Đại học Hoa Sen
Thị trấn không rác thải Kamikatsu, Nhật Bản
20
Đại học Hoa Sen
Làng sinh thái Crystal Waters, Queensland, Úc
21
Trường Đại học Kinh tế Thành phố Hồ Chí Minh
Thị trấn không rác thải Kamikatsu, Nhật Bản
22
Trường Đại học Kinh tế Thành phố Hồ Chí Minh
Làng sinh thái Crystal Waters, Queensland, Úc
23
Đại học Kiên Giang
Thị trấn không rác thải Kamikatsu, Nhật Bản
24
Đại học Kiên Giang
Trường học xanh ở Bali, Indonesia
bất kỳ phần nào trong câu trả lời của họ trong vòng hai tuần sau khi phỏng vấn. Những người trả lời phỏng vấn đã được thông báo về các mục đích và thiết kế nghiên cứu, trách nhiệm, lợi ích, rủi ro tiềm ẩn. Nhóm nghiên cứu cũng giải đáp đầy đủ các câu hỏi liên quan của người trả lời. 24
Bảng 2. Danh sách phỏng vấn sâu
Việc tham gia là tự nguyện và những người trả lời được cho biết họ có quyền rút khỏi nghiên cứu mà không phải chịu bất kỳ hậu quả tiêu cực nào. Bảo mật, quyền riêng tư và ẩn danh được tôn trọng thông qua việc sử dụng tên giả và thay đổi thông tin nhận dạng trong trường hợp người tham gia muốn che giấu danh tính của họ. Tất cả (ngoại trừ
một người) trả lời đồng ý cho phép công bố danh tính và hoạt động của họ trong báo cáo nghiên cứu và các ấn phẩm liên quan. Tuy nhiên, do không thể loại trừ những tác động tiêu cực có thể xảy ra đối với những người trả lời khi danh tính của họ được tiết lộ cùng với niềm tin và ý kiến của họ về các vấn đề nhạy cảm, nhóm nghiên cứu đã chọn trích dẫn ẩn danh tất cả các cuộc phỏng vấn và sử dụng một hệ thống đánh số các phỏng vấn trong báo cáo này. Đầu tiên nhóm nghiên cứu làm sạch và sắp xếp lại dữ liệu thu thập được. Dữ liệu định tính rút ra từ cuộc khảo sát, các thảo luận nhóm tập trung và phỏng vấn sâu được sắp xếp thành các tệp và đơn vị. Dữ liệu định lượng được nhập vào SPSS 16.0 và các công cụ trong phần mềm này đã được sử dụng để khám phá và xác định các xu hướng và mối tương quan chính. Nhóm phân tích sử dụng bản thể luận hiện tượng học để phân tích dữ liệu định tính vì nhận thức chủ quan và kinh nghiệm được coi là dữ liệu hợp lệ. Phương pháp phân tích chủ đề và tường thuật được
sử dụng do chúng có lợi thế hơn so với phân tích mã hóa truyền thống có xu hướng phân mảnh dữ liệu và tách rời ý nghĩa khỏi ngữ cảnh. Các phương pháp này giúp xác định các chủ đề và tường thuật về nhận thức và trải nghiệm của SET vốn được phát triển dựa trên bối cảnh sống của các cá nhân. Nhóm nghiên cứu phát triển một danh mục chủ đề từ tài liệu SET, các bản gỡ băng phỏng vấn sâu và ghi chép tóm tắt thảo luận nhóm tập trung để sử dụng cho việc tổ chức dữ liệu. Phân tích tường thuật tập trung vào cách những người trả lời nhận thức và trải nghiệm SET trong cuộcsống, có xem xét tính liên tục, quá trình, và các sự kiện đặc biệt xảy ra cho đến thời điểm nghiên cứu. Kết quả phân tích dữ liệu sau đó được tổng hợp để đưa ra câu trả lời cho các câu hỏi nghiên cứu (Bryman, 2012). Để đảm bảo độ tin cậy và tính hợp lệ, tiếng Việt được sử dụng làm ngôn ngữ cho thu thập dữ liệu với đối tượng mục tiêu là thanh niên Việt Nam. Thảo luận nhóm tập trung và phỏng vấn sâu đã được ghi âm và gỡ băng. Dữ liệu được phân tích độc lập bởi các thành viên nhóm nghiên cứu khác nhau. Một số từ 25
khóa hoặc trích dẫn được trích xuất nguyên bản từ dữ liệu được trình bày trong phần kết quả để đảm bảo tính minh bạch của nghiên cứu.
Đề cương Báo cáo Báo cáo bao gồm năm phần. Phần đầu giới thiệu tổng quan về nghiên cứu, khung khái niệm, phương pháp nghiên cứu và đề cương báo cáo. Phần thứ hai trình bày những phát hiện về nhận thức và thực hành liên quan đến SET của thanh niên Việt Nam được rút ra từ khảo sát bảng hỏi trực tuyến và thảo luận nhóm tập trung. Phần thứ ba cung cấp các phát hiện về nhận thức và thực hành liên quan đến SET của các nhà thực hành sinh thái Việt Nam và quá trình hình thành và định hình các nhận thức và thực hành này dựa trên kết quả phỏng vấn sâu. Phần thảo luận trình bày câu trả lời cho các câu hỏi nghiên cứu. Cuối cùng là phần đề xuất trong đó xác định các hành động C&E có thể thực hiện để thúc đẩy SET tại Việt Nam.
26
2.1. Mở đầu Phần này trình bày những phát hiện về nhận thức và thực hành liên quan đến SET của thanh niên Việt Nam để giải quyết câu hỏi nghiên cứu quan trọng đầu tiên là: “Giới trẻ Việt Nam nhìn nhận như thế nào về SET?”
2
Nhận thức của thanh niên Việt Nam về chuyển đổi sinh thái xã hội
Hình 1. Cơ cấu tuổi và giới tính của người trả lời khảo sát bảng hỏi trực tuyến
Cuộc khảo sát bảng hỏi trực tuyến và các thảo luận nhóm tập trung cho thấy những nội dung quan trọng về niềm tin, quan điểm và suy nghĩ về SET của thanh niên Việt Nam. Những nội dung này phát triển trong quá trình trải nghiệm, tương tác và nhận thức xã hội và môi trường của người trả lời. Kết quả khảo sát bảng hỏi trực tuyến cho thấy nhận thức về SET và các lĩnh vực, vấn đề liên quan phù hợp với các phong trào môi trường và biến đổi khí hậu toàn cầu hiện nay và phản ánh sự học hỏi của thanh niên Việt Nam từ các phong trào đó. Có những đặc điểm độc đáo gắn với bối cảnh Việt Nam và địa phương nơi cá nhân sinh sống, quan sát và tham gia vào SET. Thảo luận nhóm tập trung cung cấp thông tin có chiều sâu hơn về quá trình suy nghĩ và phản ánh khi người tham gia được giới thiệu về các trường hợp điển hình. Họ tham gia rất nhiệt tình và có nhiều ý kiến phản biện, xác định được ưu nhược điểm của từng mô hình và tính khả thi của nó ở địa phương mình, có tính đến ảnh hưởng của các yếu tố văn hóa, sinh thái, kinh tế và xã hội. Kết quả khảo sát trực tuyến sẽ được trình bày đầu tiên. Sau đó là kết quả thảo luận nhóm tập trung.
2.2. Kết quả khảo sát bảng hỏi trực tuyến 2.2.1. Tóm tắt các đặc trưng nhân khẩu học của những người trả lời khảo sát bảng hỏi trực tuyến Trong số 896 người trả lời, khoảng 73% là nữ, 26% là nam và 1% là người thuộc giới tính khác. Nhóm tuổi 18-23 chiếm 62%, nhóm tuổi 24-29 tuổi chiếm 25% và nhóm tuổi 30-35 chiếm 13%.
Về địa bàn cư trú, 12% người trả lời ở vùng nông thôn, 48% ở thành phố lớn (từ 1 đến 10 triệu người), 24% ở thành phố có từ 250 nghìn người đến 1 triệu người và phần còn lại (16%) ở những khu vực ít hơn 250 nghìn người. Khoảng 56% sống với gia đình, bố mẹ, ông bà và/hoặc anh chị em, 19% sống với bạn bè, 15% sống một mình và 10% sống với bạn đời (và con cái). Khoảng 37% ở nhà cho thuê, gồm ký túc xá trường học hoặc phòng thuê riêng, 15% sống chung với người khác, 9% sống ở căn hộ chung cư và 39% sống trong nhà riêng. Khoảng 10% đã cư trú tại nơi hiện tại của họ dưới 1 năm, 33% đã cư trú tại nơi của họ từ 1 đến 4 năm và số còn lại đã cư trú ở nơi hiện tại từ 5 năm trở lên.
29
Hình 2. Nơi sống của người trả lời
Hình 3. Người trả lời hiện đang sống với
Có 39% người trả lời làm việc toàn thời gian và 30% làm việc bán thời gian và số còn lại hiện không có việc làm. Trong câu hỏi về các nguồn thu nhập chính, người trả lời có thể chọn nhiều lựa chọn. Do đó kết quả trả lời cho thấy 50% người trả lời có tiền lương là nguồn thu nhập chính, 50% xác định sự hỗ trợ của gia đình là nguồn thu nhập chính. Tỷ lệ người trả lời có nguồn thu nhập chính khác thấp hơn, như vay vốn (1%), học bổng (8%), hay tiết kiệm (15%).
dục (25%) và chi phí thuê nhà, điện và nước (24%). Hơn 70% người trả lời xếp hạng chi phí đi lại, giao tiếp và giải trí ở mức nhỏ. Những người trả lời đến từ nhiều lĩnh vực khác nhau, trong đó lĩnh vực lớn nhất là kinh doanh và kinh tế (20%). Có 6% hiện đang theo học trung học phổ thông, 7% đã tốt nghiệp trung học phổ thông, 43% đang học đại học, 29% đã tốt nghiệp đại học và 7% là sinh viên sau đại học.
Thực phẩm và đồ uống được xếp hạng là chi phí lớn nhất với 45% người trả lời, tiếp theo là y tế và giáo Hình 4. Trình độ học vấn của người trả lời
Hình 5. Tỷ lệ người trả lời có tham gia vào các hoạt động dân sự
2.2.2. Hiểu biết và suy nghĩ về khủng hoảng cộng đồng đang phát triển dễ bị tổn thương trước khí hậu, SET, chuyển dịch công bằng, công biến đổi khí hậu; tác động của khủng hoảng khí hậu đến hệ sinh thái; tác động của biến đổi khí hậu đến lý khí hậu và dân chủ năng lượng Những người trả lời khảo sát bảng hỏi trực tuyến có hiểu biết vừa phải về khủng hoảng khí hậu, SET và các khái niệm liên quan như chuyển dịch công bằng, công lý khí hậu, dân chủ năng lượng. Trong số 660 người trả lời phần này của bảng hỏi, hơn 90% đánh giá các yếu tố sau quan trọng hoặc rất quan trọng trong khủng hoảng khí hậu: tỷ lệ phát thải CO2 toàn cầu từ các cộng đồng đang phát triển; các
lối sống, sinh kế, văn hóa và thế giới quan của người dân bị ảnh hưởng. Hơn 89% số người trả lời tin rằng mối liên hệ giữa các vấn đề kinh tế, xã hội và sinh thái và SET là một giải pháp cho biến đổi khí hậu là đáng kể hoặc rất quan trọng. Tỷ lệ người trả lời coi trọng sự tham gia dân chủ, quyền và công bằng xã hội cho những người chịu ảnh hưởng của biến đổi khí hậu cũng cao, dao động từ 65% đến 82%.
Hình 6. Tỷ lệ người trả lời coi trọng các yếu tố trong khủng hoảng khí hậu
Khoảng 78% người trả lời là thành viên của các tổ chức/câu lạc bộ/hoạt động và/hoặc phong trào dân
30
sự, trong đó có 26% tham gia vào các tổ chức môi trường hoặc phát triển bền vững.
31
Về chuyển đổi công bằng, 70% đến 76% người trả lời tin rằng cơ sở hạ tầng và thuế là những yếu tố quan trọng hoặc rất quan trọng. 84% đến 95% người trả lời coi trọng các yếu tố: chính sách công và xã hội; giáo dục và sự tham gia; vai trò của cộng đồng địa phương trong thiết kế, thực hiện và đánh giá chuyển đổi công bằng; đảm bảo thu nhập công bằng và cuộc
sống tốt cho người dân; các biện pháp giảm thiểu ô nhiễm của chính phủ; quan tâm đến lợi ích của các cộng đồng bị ảnh hưởng trong hoạch định các chính sách về khí hậu và năng lượng; và đảm bảo phân phối công bằng các nguồn lực để giúp đỡ các cộng đồng chịu ảnh hưởng của biến đổi khí hậu, đặc biệt là các quốc gia dễ bị tổn thương.
Hình 8. Tỷ lệ người trả lời coi trọng các yếu tố cho dân chủ năng lượng
Hình 7. Tỷ lệ người trả lời coi trọng các yếu tố cho chuyển đổi công bằng
trong số 660 người trả lời cho biết họ đồng ý hoặc hoàn toàn đồng ý với tuyên bố ‘Tôi nhận thức được các vấn đề xã hội và sinh thái hiện tại’ và ‘Tôi có ý định thay đổi hành vi của tôi đối với các vấn đề sinh thái và xã hội hiện tại’. Khoảng 77% số người trả lời đồng ý hoặc hoàn toàn đồng ý rằng họ đã thay đổi và phát triển hành vi mới để thay thế hành vi cũ và đã tham gia và đóng góp vào các phong trào sinh thái địa phương/quốc gia/quốc tế trong khi khoảng 33% thừa nhận rằng ‘Tôi đã thay đổi nhưng lại quay lại 2.2.3. Mức độ sẵn sàng thay đổi hành vi với hành vi cũ’. Khoảng 78% người trả lời sử dụng cho SET thời gian rảnh rỗi của họ cho các hoạt động thân thiện hơn với môi trường và 41% người trả lời cho Phần lớn người trả lời thể hiện sự sẵn sàng thay biết họ khởi xướng và lãnh đạo các phong trào sinh đổi hành vi đối với SET. Cụ thể là từ 90% đến 93% thái địa phương/quốc gia/quốc tế. Hình 9. Tỷ lệ người trả lời đồng ý hoặc hoàn toàn đồng ý về sẵn sàng thay đổi hành vi cho SET Để thực hiện dân chủ về năng lượng, 56% đến 57% số người trả lời coi trọng việc xã hội hóa và dân chủ hóa các cơ sở sản xuất và ngừng khai thác nhiên liệu hóa thạch. Khoảng 74% số người trả lời coi trọng việc đảm bảo đủ năng lượng cho mọi người và xem xét, thay đổi thái độ đối với việc tiêu thụ năng lượng. 81% đến 84% người trả lời coi trọng việc đảm bảo sản xuất năng lượng không gây ô nhiễm và không gây hại.
Từ 85% đến 93% số người trả lời đồng ý rằng để thực hiện công lý khí hậu, điều quan trọng hoặc rất quan trọng là xác định những người chịu trách nhiệm chính về biến đổi khí hậu; xác định những người chịu ảnh hưởng chính của biến đổi khí hậu; khai thác sức mạnh chuyển đổi của giáo dục khí hậu vì sự công bằng; khuyến khích quan hệ đối tác
32
hiệu quả; đảm bảo phân bổ công bằng trách nhiệm cắt giảm khí nhà kính; trách nhiệm rõ ràng và minh bạch trong các quyết định về khí hậu; sự tham gia của cộng đồng vào các quyết định về khí hậu; và chia sẻ công bằng về lợi ích và gánh nặng trong các quyết định về khí hậu.
33
2.2.4. Kỳ vọng đối với các nhà hoạch định trạng thái hiện tại của họ; và tham gia và đóng góp chính sách/chính phủ và xã hội về chuyển vào quá trình chuyển đổi. đổi sinh thái xã hội 2.2.5. Hiểu biết về các sáng kiến/chương Những người trả lời có kỳ vọng cao đối với các nhà trình/phong trào sinh thái
Phần đông người trả lời cuộc khảo sát bảng hỏi trực tuyến cho thấy họ có những thực hành tiêu thụ thực phẩm bền vững. Khoảng 90% người trả lời đồng ý hoặc hoàn toàn đồng ý với câu nói ‘Tôi chỉ lấy/nấu/ mua đủ thực phẩm tôi cần trong thời hạn sử dụng’.
tiếp theo thay vì đổ đi’; ‘Tôi giảm tiêu dùng những thực phẩm được đóng gói bao bì sẵn’; ‘Tôi ăn thực phẩm địa phương hơn, theo mùa và bền vững hơn’; và ‘Tôi hạn chế ăn đường, muối, chất béo, chất phụ gia và hóa chất tổng hợp’.
Khoảng 25% số người trả lời có hiểu biết về các sáng kiến/chương trình/phong trào sinh thái nhận thức của họ. Họ cho biết các sáng kiến quốc tế như Giờ Trái đất, quốc gia và địa phương như Ecoweek do các tổ chức phi chính phủ và/hoặc câu lạc bộ địa phương điều hành. Họ cũng chỉ ra các loại sáng kiến/chương trình/phong trào như trồng cây, tái trồng rừng, sản xuất thực phẩm sạch, phân loại và tái chế chất thải, v.v.
Từ 80% đến 83% người trả lời đồng ý hoặc hoàn toàn đồng ý với tuyên bố ‘Tôi ăn cả các sản phẩm chay và sản phẩm từ động vật’; ‘Tôi ít sử dụng hóa chất và/ hoặc thay thế chúng bằng các sản phẩm thân thiện với môi trường’ và ‘Tôi tránh sử dụng thực phẩm có chứa hạt vi nhựa’.
Có ít người trả lời hơn đồng ý hoặc hoàn toàn đồng ý với các tuyên bố khác liên quan đến tiêu dùng thực phẩm sinh thái. Cụ thể là từ 62% đến 64% đồng ý với tuyên bố ‘Tôi ăn một chế độ ăn uống cân bằng và bổ dưỡng’ và ‘Tôi trồng thực phẩm của mình và mua từ các cửa hàng địa phương’; 53% đồng ý với tuyên bố ‘Tôi giảm lượng thực phẩm nhập khẩu từ bên ngoài’; và 43% đồng ý với tuyên bố ‘Tôi chọn sản phẩm có nhãn “thương mại công bằng”’.
2.2.6. Thực hành sinh thái trong tiêu dùng thực phẩm, mua sắm, du lịch và không gian sinh thái
Hình 11. Tỷ lệ người trả lời đồng ý hoặc hoàn toàn đồng ý với các tuyên bố
hoạch định chính sách/chính phủ và xã hội đối với SET. Hơn 90% trong số 660 người trả lời coi trọng các yếu tố sau đây: - Các nhà hoạch định chính sách/chính phủ có tầm nhìn đúng đắn về việc chuyển đổi; - Một chiến lược để đảm bảo rằng tầm nhìn đạt được; - Cam kết của lãnh đạo đối với sự chuyển đổi; - Một khuôn khổ tạo điều kiện để mọi người có thể thực hiện sự tham gia dân chủ và các quyền xã hội cũng như đạt được công bằng và bình đẳng; - Phân phối công bằng các nguồn lực để thực hiện các sáng kiến chuyển đổi; - Cơ sở hạ tầng hợp lý và các chính sách hợp lý để hướng dẫn chuyển đổi; và - Các hành động của chính phủ để dẫn đầu sự chuyển đổi. Tương tự, hơn 90% trong số 660 người trả lời coi trọng việc xã hội có thái độ tích cực đối với sự chuyển đổi; hiểu tác động của sự chuyển đổi đối với
Từ 73% đến 79% đồng ý hoặc hoàn toàn đồng ý với tuyên bố ‘Tôi giữ lại thực phẩm thừa cho các bữa
Các câu trả lời cho các câu hỏi về tiêu dùng thực phẩm, mua sắm, du lịch và không gian sinh thái cho thấy đa phần người trả lời đang áp dụng các thực hành sinh thái trong các lĩnh vực này. Ví dụ, khi quyết định mua thực phẩm của họ, 86% đến 94% trong số 581 người trả lời coi trọng độ tươi, lợi ích sức khỏe và dinh dưỡng. Có 76% người trả lời coi trọng tiêu chí hiệu quả chi phí. Từ 55% đến 60% coi trọng mức tiện lợi, cách thức sản xuất, phân phối và tiêu thụ thực phẩm và việc xử lý thức ăn thừa. Khoảng 51% coi trọng thực phẩm truyền thống.
Hình 10. Tỷ lệ người trả lời coi trọng các tiêu chí khi mua thực phẩm
34
35
Nhiều người trả lời cho thấy họ có thực hành mua sắm sinh thái. Từ 81% đến 87% trong số 581 người trả lời đồng ý hoặc hoàn toàn đồng ý với câu nói ‘Tôi chỉ mua những thứ đồ mà tôi thực sự cần’; ‘Tôi kiểm tra tủ quần áo của mình để tránh mua những món đồ đã có’; ‘Tôi không thấy mua những món đồ mới ra mắt là quan trọng’; và ‘Tôi mua những thiết bị điện tử có nhãn tiết kiệm năng lượng’. Từ 72% đến 80% đồng ý hoặc hoàn toàn đồng ý với nhận định ‘Tôi sử dụng phương tiện công cộng, xe đạp hoặc đi bộ đến các cửa hàng gần nhà’; ‘Tôi tránh
mua các sản phẩm được đóng gói quá nhiều’; ‘Tôi cân nhắc sửa chữa và mua thiết bị điện tử cũ trước khi mua thiết bị mới’; ‘Tôi mua hàng từ những thương hiệu sạch tự nhiên’; và ‘Tôi mua sản phẩm có thể được đổ đầy lại’.
Khi đi du lịch, 86% đến 96% trong số 581 người trả lời tìm hiểu về điểm đến của họ trước khi đến; tôn trọng phong tục, văn hóa và lối sống của địa phương; quan tâm đến tác động của việc họ xuất hiện đối với điểm đến; và thực hiện các hành động để giảm thiểu
tác động của bản thân đối với điểm đến. Khoảng 77% người trả lời chọn một công ty dịch vụ du lịch phù hợp có chính sách du lịch bền vững để hỗ trợ kinh tế địa phương, bảo vệ môi trường và tôn trọng văn hóa địa phương.
Hơn 68% mang theo túi xách và mua đồ cũ có thể tái sử dụng và từ 53% đến 59% trao đổi đồ với bạn bè; mua sỉ để giảm bao bì và năng lượng cho vận chuyển; và từ chối những món quà hoặc những sản phẩm không thân thiện với môi trường.
Hình 13. Tỷ lệ người trả lời đồng ý hoặc hoàn toàn đồng ý với các tuyên bố liên quan đến du lịch bền vững
Hình 12. Tỷ lệ người trả lời đồng ý hoặc hoàn toàn đồng ý với các tuyên bố
Trên 89% người trả lời cho rằng để đảm bảo du lịch bền vững, điều quan trọng hoặc rất quan trọng đối với các đơn vị lữ hành và doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ du lịch là phải lắp đặt hệ thống xử lý nước thải phù hợp và hệ thống lọc nước quay vòng; tuyển dụng và giáo dục người dân địa phương cho các hoạt động du lịch của họ; không khai thác quá mức du lịch địa phương; hạn chế tối đa việc sử dụng tài nguyên thiên nhiên; có kế hoạch xây dựng hợp lý; và sử dụng vật liệu thân thiện với môi trường. Hơn 90% số người trả lời coi trọng những đóng góp sau đây của chính quyền và địa phương để thúc đẩy du lịch bền vững: - Thiết kế các giải pháp quản lý quy hoạch phân bổ du lịch để tránh tập trung và bất bình đẳng; - Áp dụng đầy đủ và chặt chẽ việc đánh giá môi trường và bảo tồn sinh thái, xã hội trong quy hoạch phát triển;
36
- Tổ chức đào tạo nâng cao kỹ năng làm du lịch cho người dân địa phương; - Các quy định và chế tài rõ ràng cho các bên liên quan trong du lịch, từ khách du lịch, người dân địa phương đến các doanh nghiệp dịch vụ; và - Lồng ghép du lịch có trách nhiệm vào giáo dục. Khoảng 75% trong số 581 người trả lời đã tìm hiểu về không gian sinh thái và cách áp dụng không gian sinh thái trong nhà và ở quy mô thành phố và vùng và phát triển không gian sinh thái ở nhà/văn phòng/ khu vực làm việc của họ. Từ 84% đến 88% coi trọng việc chính quyền quy hoạch trực tiếp các không gian sinh thái và hình thành các đô thị sinh thái. Khoảng 91% ủng hộ/thúc đẩy phát triển không gian sinh thái tại khu phố/làng/thành phố/vùng của họ. Từ 90% đến 94% coi trọng việc chính quyền bảo tồn làng nghề truyền thống; nâng cao các giá trị đạo đức và hạnh phúc hơn là phát triển thuần túy về kinh tế; và mở rộng không gian xanh hoặc nền kinh tế không các-bon.
37
Hình 14. Tỷ lệ người trả lời coi trọng các yếu tố thúc đẩy thực hành không gian sinh thái
Bảng 3. Các mối tương quan có ý nghĩa giữa giới tính và nhận thức và thực hành về SET của người trả lời Các nhận thức về SET
N
Cramer’s V
Ý nghĩa thống kêa
Tác động của khủng hoảng biến đổi khí hậu đối với hệ sinh thái
654
.086
.028
Giải quyết vấn đề biến đổi khí hậu thông qua chuyển đổi sinh thái xã hội
654
.100
.011
Sự tham gia của dân chủ
654
.137
.002
Khai thác sức mạnh biến đổi của giáo dục khí hậu vì công bằng
654
.137
.000
Các hành động của chính phủ để dẫn dắt sự chuyển đổi
654
.082
.037
Tôi đã thay đổi và phát triển hành vi mới để thay thế những hành vi cũ
654
.111
.044
Tôi mang theo túi khi đi mua sắm.
576
.164
.001
. Dựa trên ước lượng bình thường
a
2.2.7. Các mối tương quan giữa các đặc sách/chính phủ và xã hội đối với SET, kiến thức về điểm nhân khẩu học và nhận thức và thực các sáng kiến/chương trình/phong trào sinh thái và các thực hành sinh thái của họ trong tiêu dùng thực hành chuyển đổi sinh thái xã hội Nhóm nghiên cứu tiến hành phân tích thống kê để xác định các mối tương quan giữa các đặc điểm nhân khẩu học của người trả lời, nhận thức và thay đổi hành vi của họ về sinh thái và SET. Kiểm định chi bình phương và Cramer’s V được dùng để xác định độ mạnh và ý nghĩa của mối quan hệ giữa các biến danh nghĩa (và thứ tự) như giới tính và nguồn thu nhập. Hệ số Spearman được dùng để xác định độ mạnh, ý nghĩa và hướng của một mối quan hệ trong đó các biến liên quan có thứ tự như nhóm tuổi, quy mô dân số và ý kiến (đồng ý/không đồng ý) (Bryman, 2012). Kết quả cho thấy giới tính, độ tuổi, địa điểm và trình độ có một số mối liên hệ có ý nghĩa thống kê (p <0,05) với nhận thức của người trả lời về khủng hoảng khí hậu, SET, chuyển đổi công bằng, công lý khí hậu và dân chủ năng lượng. Tuy nhiên, những mối liên hệ này lại rất yếu và hầu hết có hệ số Spearman với giá trị tuyệt đối nhỏ hơn 0,2. Các yếu tố này cũng không có nhiều mối quan hệ mạnh hơn (hệ số Spearman lớn hơn hoặc bằng 0,2) với kỳ vọng của người trả lời về các nhà hoạch định chính
38
phẩm, mua sắm, du lịch và không gian sinh thái.
Giới tính có những mối tương quan có ý nghĩa thống kê nhưng rất yếu có hệ số Cramer’s V nhỏ hơn 0,2 với những nhận thức liên quan đến SET dưới đây: - Khủng hoảng khí hậu tác động đến sinh thái; - Giải pháp cho các vấn đề biến đổi khí hậu thông qua SET; - Sự tham gia dân chủ; - Khai thác sức mạnh chuyển đổi của giáo dục khí hậu vì sự công bằng; và - Hành động của chính phủ để dẫn dắt SET. Giới tính có quan hệ có ý nghĩa thống kê nhưng cũng rất yếu với việc phát triển hành vi mới để thay thế hành vi cũ và mang theo túi khi đi mua sắm. Kiểm tra dự phòng cho thấy phụ nữ có xu hướng coi trọng những nhận thức/vấn đề này hơn và áp dụng những thực hành này nhiều hơn nam giới.
Tuổi tác có mối tương quan có ý nghĩa thống kê (p <0,05) nhưng rất yếu với các yếu tố sau:
Cũng cần lưu ý rằng tuổi tác có tương quan nghịch với các hành vi sau đây:
- Nhận thức chung liên quan đến SET về cộng đồng và phát triển cộng đồng;
- Khởi xướng và dẫn đầu các phong trào sinh thái;
- Công lý cho những người chịu ảnh hưởng của biến đổi khí hậu;
- Lựa chọn các sản phẩm theo hướng “thương mại công bằng”;
- Sự tham gia/khởi xướng/lãnh đạo trong các phong trào sinh thái hoặc môi trường;
- Tự trồng thực phẩm hoặc mua thực phẩm từ các cửa hàng địa phương; và
- Tiêu dùng thực phẩm và mua sắm bền vững;
- Từ chối quà tặng hoặc các sản phẩm không thân thiện với môi trường.
- Du lịch có trách nhiệm; - Phát triển không gian sinh thái;
Điều này có nghĩa là khi những người trả lời nhiều tuổi hơn, những thực hành nêu trên sẽ giảm đi một chút (xem bảng dưới đây).
Bảng 4. Mối tương quan đáng kể giữa nhóm tuổi và nhận thức về SET của người trả lời Các nhận thức về SET
N
Hệ số Spearman
Ý nghĩa thống kêa
Các cộng đồng đang phát triển dễ bị tổn thương trước biến đổi khí hậu
660
.113
.004
Tác động của biến đổi khí hậu đối với lối sống, sinh kế, văn hóa và thế giới quan của những người bị ảnh hưởng
660
.102
.008
Giải quyết các vấn đề biến đổi khí hậu thông qua SET
660
.083
.034
Công lý cho tất cả những người chịu ảnh hưởng của biến đổi khí hậu
660
.087
.025
39
Quan tâm đến các cộng đồng bị ảnh hưởng trong hoạch định các chính sách về khí hậu và năng lượng
660
.094
.016
Đảm bảo phân phối công bằng các nguồn lực để giúp đỡ các cộng đồng chịu ảnh hưởng của biến đổi khí hậu, đặc biệt là các nước dễ bị tổn thương
660
.077
.048
Cam kết của lãnh đạo đối với sự chuyển đổi
660
.106
.007
Tuyển dụng và giáo dục người dân địa phương cho các hoạt động du lịch của họ
581
.144
.001
Không khai thác quá mức du lịch địa phương
581
.091
Giảm thiểu việc sử dụng tài nguyên thiên nhiên
581
Có kế hoạch xây dựng phù hợp
Bảng 6. Các mối tương quan có ý nghĩa giữa trình độ học vấn và nhận thức và thực hành về SET của người trả lời Nhận thức về SET và thực hành sinh thái
N
Hệ số Spearmans
Ý nghĩa thống kêa
Xem xét và thay đổi thái độ đối với việc tiêu thụ năng lượng
660
.091
.020
Một tầm nhìn rõ ràng cho sự chuyển đổi
660
.084
.031
Một chiến lược để đảm bảo đạt được tầm nhìn
660
.081
.038
.029
Cơ sở hạ tầng tốt để định hướng chuyển đổi
660
.103
.008
.107
.010
Các chính sách hợp lý để hướng dẫn chuyển đổi
660
.092
.017
581
.108
.009
Tham gia vào quá trình chuyển đổi
660
.078
.045
Áp dụng đầy đủ và chặt chẽ việc đánh giá môi trường, bảo tồn sinh thái và xã hội trong quy hoạch phát triển
581
.100
.016
Đóng góp vào sự chuyển đổi
660
.084
.031
Tổ chức đào tạo nâng cao kỹ năng làm du lịch cho người dân địa phương.
581
.003
Tuyển dụng và giáo dục người dân địa phương cho các hoạt động du lịch của họ
581
.118
.004
Có kế hoạch xây dựng phù hợp
581
.094
.023
Thiết kế các giải pháp quản lý quy hoạch để phân bổ du lịch để tránh tập trung và bất bình đẳng
581
.084
.043
Áp dụng đầy đủ và chặt chẽ việc đánh giá môi trường, bảo tồn sinh thái và xã hội trong quy hoạch phát triển
581
.131
.002
Nền kinh tế quốc dân tập trung vào việc nâng cao các giá trị đạo đức và hạnh phúc hơn là phát triển thuần túy về kinh tế
581
.102
.014
Mở rộng không gian xanh hay nền kinh tế không carbon là mục tiêu quốc gia.
581
.087
.037
Tôi khởi xướng và lãnh đạo các phong trào sinh thái địa phương / quốc gia / quốc tế
660
-.221
.000
Tôi sử dụng phương tiện công cộng, xe đạp hoặc đi bộ đến các cửa hàng gần nhà.
581
-.107
.010
.124
. Dựa trên ước lượng bình thường
a
Bảng 5. Các mối tương quan có ý nghĩa giữa tuổi và thực hành sinh thái của người trả lời Các thực hành sinh thái
N
Hệ số Spearman
Ý nghĩa thống kêa
Tham gia vào các tổ chức, phong trào hoặc chiến dịch phát triển bền vững hoặc sinh thái
896
.130
.000
Khởi xướng và dẫn dắt các phong trào sinh thái
660
-.116
.003
Tôi chọn các sản phẩm có nhãn "thương mại công bằng"
581
-.127
.002
Tôi tự trồng thực phẩm và mua từ các cửa hàng địa phương.
581
-.112
.007
Tôi không thấy mua những món đồ mới ra mắt là quan trọng
581
.119
.004
Tôi từ chối những món quà hoặc sản phẩm không thân thiện với môi trường.
581
-.090
.030
Tôi tìm hiểu về điểm đến trước khi đến.
581
.091
.028
a
. Dựa trên ước lượng bình thường
Tương tự, trình độ học vấn có mối tương quan thuận và có ý nghĩa (p <0,05) với nhận thức của một số người trả lời về vai trò của các nhà hoạch định chính sách và chính phủ liên quan đến SET. Tuy nhiên những môi tương quan này rất yếu với hệ số Spearman nhỏ hơn 0,14. Trình độ học vấn có quan hệ nghịch, yếu nhưng có ý nghĩa với việc khởi xướng và lãnh đạo các phong trào sinh thái và môi trường, việc sử dụng các
phương tiện giao thông bền vững hơn trong mua sắm còn yếu, với hệ số Spearman nằm trong khoảng -0.3 và -0.1 (xem phần được đánh dấu của bảng bên dưới). Điều này có nghĩa là người trả lời có trình độ chuyên môn cao hơn sẽ ít có khả năng khởi xướng và dẫn dắt phong trào sinh thái hoặc môi trường hay sử dụng phương tiện giao thông công cộng, xe đạp hoặc đi bộ đến các cửa hàng địa phương. Các mối tương quan có ý nghĩa thống kê được trình bày dưới đây.
. Dựa trên ước lượng bình thường
a
Nơi sống có mối tương quan có ý nghĩa (p <0,05) tích cực nhưng rất yếu với một số nhận thức chung của SET về: - Mối liên hệ giữa các khía cạnh kinh tế, xã hội và sinh thái; - Chính sách và quá trình ra quyết định; và - Quan hệ đối tác và đầu tư cho người dân địa phương trong du lịch. Tuy nhiên, nơi sống có các mối quan hệ có ý nghĩa nhưng tiêu cực và rất yếu với: - Ý định thay đổi hành vi cho SET;
40
- Khởi xướng và dẫn đầu phong trào môi trường và sinh thái; - Lựa chọn các sản phẩm có nhãn thương mại công bằng; - Tự trồng thực phẩm/mua thực phẩm từ các cửa hàng địa phương; và - Tiêu dùng thực phẩm địa phương, theo mùa và bền vững hơn (xem phần được đánh dấu trong hai bảng dưới đây). Cụ thể, những người ở nông thôn có nhiều khả năng làm những việc này nhất và những người ở đô thị lớn ít có khả năng làm như vậy nhất. 41
Cũng xác định được các xu hướng tương tự liên quan đến các hành vi: - Sử dụng phương tiện công cộng/xe đạp/đi bộ đến các cửa hàng địa phương; - Mua đồ cũ có thể tái sử dụng được; - Trao đổi đồ với bạn bè;
- Mua sỉ; - Từ chối những món quà không thân thiện với môi trường; - Lựa chọn các dịch vụ du lịch bền vững; và - Tìm hiểu về không gian sinh thái và ứng dụng không gian sinh thái.
Bảng 7. Các mối tương quan đáng kể giữa nơi sống và nhận thức về SET của người trả lời Nhận thức về SET
N
Hệ số Spearman
Ý nghĩa thống kêa
Mối liên hệ giữa các vấn đề kinh tế, xã hội và sinh thái
660
.082
.034
Quyền xã hội
660
-.076
.050
Chính sách công và xã hội
660
.081
.037
Trách nhiệm rõ ràng và minh bạch trong các quyết định về khí hậu
660
.085
.030
Khai thác sức mạnh chuyển đổi của giáo dục khí hậu vì công bằng
660
.084
.030
Khuyến khích quan hệ đối tác hiệu quả
660
.085
.028
Các chính sách hợp lý để hướng dẫn chuyển đổi
660
.076
.050
Tuyển dụng và giáo dục người dân địa phương cho các hoạt động du lịch của họ
581
.135
.001
Tôi hành động để giảm tối đa những tác động của mình đối với điểm đến.
581
.123
.003
Tôi tìm hiểu về không gian sinh thái và cách áp dụng nó trong nhà và ở quy mô thành phố và vùng.
581
-.122
.003
. Dựa trên ước lượng bình thường
a
Sự tham gia và gắn kết với các tổ chức và hoạt động phát triển bền vững và môi trường có mối tương quan đáng kể, nhất quán và chủ yếu là tích cực với: - Nhận thức của người trả lời về khủng hoảng khí hậu, SET, chuyển đổi công bằng, công lý khí hậu và chuyển đổi năng lượng; - Kỳ vọng của người trả lời đối với các nhà hoạch định chính sách/chính phủ và xã hội về SET; và - Kiến thức của người trả lời về các sáng kiến/ chương trình/phong trào sinh thái và các thực hành sinh thái của họ.
Những người trả lời có tham gia, gắn kết với các tổ chức và hoạt động môi trường và bền vững có nhận thức tốt về SET và vai trò quan trọng của các nhà hoạch định chính sách/chính phủ và xã hội trong SET. Họ cũng có hiểu biết về các sáng kiến/chương trình/phong trào sinh thái và áp dụng các thực hành sinh thái trong tiêu thụ thực phẩm, mua sắm, du lịch và không gian sinh thái. Cần lưu ý rằng các mối quan hệ này rất yếu với hệ số Spearman ở mức dưới 0,21 về giá trị tuyệt đối. Một số quan hệ không có ý nghĩa (p> 0,05) được bôi xám hoặc nghịch được bôi vàng như trình bày trong bảng sau đây.
Bảng 9. Các mối tương quan có ý nghĩa giữa việc tham gia vào tổ chức môi trường hoặc phát triển bền vững, các chiến dịch hoặc phong trào và các nhận thức và hành vi về SET Nhận thức về SET và / hoặc thực hành sinh thái
N
Hệ số Spearmans
Ý nghĩa thống kêa
a
Tôi có nhận thức về các vấn đề sinh thái xã hội hiện nay
660
.161
.000
660
.171
.000
Bảng 8. Các mối tương quan đáng kể giữa nơi sống và thực hành sinh thái của người trả lời
Tôi có ý định thay đổi hành vi của mình đối với các vấn đề sinh thái xã hội hiện nay Tôi đã thay đổi nhưng lại quay trở lại thói quen cũ
660
-.083
.032
Tôi đã thay đổi và phát triển hành vi mới để thay thế hành vi cũ
660
.160
.000
Tôi quyết định cách tôi dành thời gian rảnh rỗi cho các hoạt động thân thiện với sinh thái hơn
660
.143
.000
Tôi chỉ lấy/nấu/mua đủ thực phẩm tôi cần trong thời hạn sử dụng
581
.108
009
Tôi giữ lại thực phẩm thừa cho những bữa ăn tiếp theo thay vì đổ đi
581
.077
.063
Tôi giảm tiêu dùng những thực phẩm được đóng gói sẵn
581
.147
.000
. Dựa trên ước lượng bình thường
Thực hành sinh thái
N
Hệ số Spearman
Ý nghĩa thống kê a
Tôi sử dụng phương tiện công cộng, xe đạp hoặc đi bộ đến các cửa hàng gần nhà.
581
-.145
.000
Tôi mua từ những món đồ cũ vẫn có thể tái sử dụng.
581
-.106
.011
Tôi trao đổi đồ với bạn bè.
581
-.148
.000
Tôi mua hàng từ những thương hiệu sạch tự nhiên.
581
-.139
.001
Tôi mua với giá sỉ để giảm bao bì và năng lượng cho vận chuyển.
581
-.134
.001
Tôi từ chối những món quà hoặc sản phẩm không thân thiện với môi trường.
581
-.102
.014
Tôi giảm tiêu dùng những thực phẩm được nhập khẩu từ nước ngoài
581
.104
.012
Tôi chọn đại lý dịch vụ du lịch phù hợp, có chính sách du lịch bền vững để hỗ trợ kinh tế địa phương, bảo vệ môi trường và tôn trọng văn hóa địa phương.
581
-.180
.000
Tôi có chế độ ăn cân bằng và giàu dinh dưỡng
581
.031
.452
Tôi ăn cả các sản phẩm chay và sản phẩm từ động vật
581
.004
.925
Tôi ăn thực phẩm địa phương, theo mùa và bền vững hơn.
581
.134
.001
42
43
Tôi chọn các sản phẩm có nhãn "thương mại công bằng"
581
-.084
.042
Tôi hạn chế ăn đường, muối, chất béo, phụ gia và hóa chất tổng hợp
581
.077
.063
Tôi tự trồng thực phẩm và mua thực phẩm tại các cửa hàng địa phương
581
-.052
.210
Tôi ít sử dụng hóa chất hơn và/hoặc thay thế chúng bằng các sản phẩm thân thiện với môi trường
581
.027
.522
Tôi tránh sử dụng thực phẩm có chứa hạt vi nhựa.
581
.083
.047
Tôi chỉ mua những thứ đồ mà tôi thực sự cần.
581
.119
.004
Tôi kiểm tra tủ quần áo của mình để tránh mua những món đồ đã có.
581
.047
.263
Tôi sử dụng phương tiện công cộng, xe đạp hoặc đi bộ tới các cửa hàng gần nhà.
581
.113
.006
Tôi mang theo túi khi đi mua sắm.
581
.184
.000
Tôi tránh mua các sản phẩm được đóng gói quá nhiều.
581
.206
.000
Tôi mua những món đồ cũ vẫn có thể tái sử dụng.
581
.144
.000
Tôi trao đổi đồ với bạn bè.
581
.100
.016
Tôi không thấy mua những món đồ mới ra mắt là quan trọng.
581
.112
.007
Tôi mua những thiết bị điện tử có nhãn tiết kiệm năng lượng
581
.035
.404
Tôi cân nhắc sửa chữa và mua thiết bị điện tử cũ trước khi mua thiết bị mới.
581
.108
.009
Tôi mua hàng từ những thương hiệu sạch tự nhiên.
581
.031
.031
Tôi mua với sỉ để giảm bao bì và năng lượng cho vận chuyển
581
.119
.004
Tôi mua sản phẩm có thể được đổ đầy lại.
581
.093
.025
Tôi từ chối những món quà hoặc sản phẩm không thân thiện với môi trường.
581
-.019
.648
Tôi tìm hiểu về điểm đến trước khi đến đó.
581
.054
.193
Tôi chọn đại lý dịch vụ du lịch phù hợp, có chính sách du lịch bền vững để hỗ trợ kinh tế địa phương, bảo vệ môi trường và tôn trọng văn hóa địa phương.
581
-.043
.296
Tôi tôn trọng phong tục, văn hóa và lối sống của địa phương
581
.070
.094
Tôi để tâm đến tác động mà sự xuất hiện tại điểm đến của tôi đem lại.
581
.098
.018
Tôi hành động để giảm tối đa nững tác động của mình đối với điểm đến.
581
Tôi tìm hiểu về không gian sinh thái và cách áp dụng nó trong nhà, ở quy mô thành phố và vùng.
581
.023
.575
Tôi đã phát triển không gian sinh thái ở nhà/văn phòng/ khu vực làm việc của mình.
581
.007
.866
44
.119
.004c
Tôi ủng hộ/thúc đẩy phát triển không gian sinh thái ở nơi tôi sinh sống/làng/thành phố/vùng của tôi
581
.068
.100
. Dựa trên ước lượng bình thường
a
Phân tích thống kê cũng xác định những mối tương quan có ý nghĩa, nhất quán và chủ yếu là thuận giữa nhận thức về SET, sự sẵn sàng thay đổi hành vi cho SET, hiểu biết về các sáng kiến/ chương trình/ phong trào sinh thái và thực hành sinh thái của người trả lời trong tiêu dùng thực phẩm, mua sắm, du lịch và không gian sinh thái. Cụ thể, những người trả lời có nhận thức tốt hơn về SET và các vấn đề liên quan đến SET có xu hướng sẵn sàng thay đổi hơn, hiểu biết nhiều hơn các sáng kiến/ chương trình/ phong trào sinh thái hiện có và áp dụng nhiều thực hành sinh thái hơn trong cuộc sống hàng ngày của họ.
Câu nói ‘Tôi chỉ mua những món đồ mà tôi không thể tự làm từ những nguyên liệu tự nhiên’ không thể áp dụng cho nhiều người trả lời vì Việt Nam đã chuyển từ một xã hội nông thôn tự cung tự cấp sang một xã hội đô thị hóa, công nghiệp hóa và theo định hướng thị trường nơi mọi người quen với việc mua các sản phẩm từ thị trường để đáp ứng nhu cầu của họ. Tương tự, tuyên bố “Tôi chọn dịch vụ du lịch phù hợp có các chính sách du lịch bền vững để hỗ trợ kinh tế địa phương, bảo vệ môi trường và tôn trọng văn hóa địa phương” không thể áp dụng rộng rãi vì có ít các đại lý như vậy và có thể những đại lý đó không được nhiều người biết đến.
Phân tích ghi nhận các tuyên bố cụ thể không nhận được phản hồi, bao gồm:
Các phần sau của bảng câu hỏi làm sáng tỏ những câu hỏi này. Ví dụ, hầu hết những người trả lời đều có nhận thức tốt và đã thay đổi hoặc có kế hoạch thay đổi hành vi cho SET. Họ có những hành vi tiêu dùng thực phẩm bền vững, sử dụng các phương tiện giao thông bền vững hơn như đi bộ hoặc đi xe đạp khi đi mua sắm gần nhà và du lịch có trách nhiệm như đã giải thích trong các phần trước. Nhiều người trả lời cho biết họ tham gia các hoạt động tái chế, trao đổi đồ với bạn bè, xem xét việc sửa chữa hoặc mua đồ cũ. Đây là một phần của quá trình tái chế, giảm thiểu và tái sử dụng vật liệu và sản phẩm.
•
Tôi không thấy mình có thể tạo ra bất kỳ sự khác biệt nào nên tôi không có ý định hành động;
•
Tôi quyết định thực phẩm tôi ăn và trồng để tiêu dùng bền vững hơn;
•
Tôi quyết định loại phương tiện giao thông tôi sử dụng để di chuyển bền vững hơn;
•
Tôi quyết định ngôi nhà tôi sẽ chọn để xây dựng hoặc mua để chúng thân thiện với môi trường hơn;
•
Tôi quyết định loại hình du lịch tôi sẽ chọn cho các hoạt động du lịch thân thiện hơn với sinh thái;
•
Tôi tái chế, giảm và tái sử dụng các vật liệu và sản phẩm;
•
Tôi chỉ mua những món đồ mà tôi không thể tự làm từ những nguyên liệu tự nhiên.
Điều này có thể là do người trả lời có ít lựa chọn trong cuộc sống hiện tại. Ví dụ, ở các thành phố, nhiều người không thể nuôi trồng thực phẩm, chế tạo và tái chế các nguyên liệu và vật dụng cho mục đích cá nhân do thiếu nguyên vật liệu và kỹ năng.
2.2.8. Nhu cầu đào tạo và phát triển Hơn 85% trong số 554 người trả lời coi trọng các nội dung đào tạo và phát triển SET sau đây: - Hiểu biết cơ bản; - Nâng cao nhận thức về các vấn đề hiện tại; - Tầm nhìn định hướng tương lai nhằm đóng nhiều vai trò khác nhau trong xã hội; - Hiểu biết về hành động; - Mô hình và kỹ năng tổ chức hoạt động; - Động lực cao và khao khát tham gia; và
45
- Lồng ghép thông minh những chủ đề vào các hoạt động đa dạng như thực địa, sự kiện và dự án. Bảng sau đây trình bày các chiến lược được xếp hạng dựa trên tỷ lệ người trả lời đánh giá các chiến lược nêu trên rất hiệu quả hoặc cực kỳ hiệu quả.
Các chiến lược được xếp hạng cao nhất bao gồm đi thực địa và tham quan; học hỏi từ bạn bè với trải nghiệm thực tiễn và sự dẫn dắt từ bạn bè và giảng viên hướng dẫn; chủ yếu dự án đi kèm với hỗ trợ để người học phát triển và hoàn thiện dự án của họ (hơn 81% người trả lời); tiếp theo là mô phỏng thực
Bảng 10. Đánh giá hiệu quả của các chiến lược đào tạo Chiến lược đào tạo
Đánh giá hiệu quảa
Đi thực địa và tham quan
89.53%
Học hỏi từ bạn bè với trải nghiệm thực tiễn và sự dẫn dắt từ bạn bè và giảng viên hướng dẫn
84.30%
Chủ yếu dự án đi kèm với hỗ trợ để người học phát triển và hoàn thiện dự án của họ
81.59%
Mô phỏng thực tế bao gồm việc người học được đóng vai
77.98%
Chủ yếu nghiên cứu và người học được tham gia vào các hoạt động nghiên cứu
75.09%
Chủ yếu bài tập và người học được hỗ trợ trong suốt quá trình hoàn thành bài tập
57.94%
Chủ yếu bài giảng có thuyết minh và hình ảnh về thông tin
57.76%
Cố vấn học tập
51.26%
Học trực tuyến
29.24%
Khơi gợi câu hỏi và thảo luận
76.00%
Bổ trợ giảng bài bằng hình ảnh hoặc tài liệu (phiếu bài tập hoặc slides bài trình bày)
71.12%
a Tỷ lệ người trả lời đánh giá các chiến lược rất hiệu quả hoặc cực kỳ hiệu quả (N = 554)
luận và bổ trợ giảng bài bằng hình ảnh hoặc tài liệu (phiếu bài tập hoặc slides bài trình bày) (hơn 71% người trả lời).
2.3. Kết quả thảo luận nhóm tập trung Kết quả thảo luận nhóm tập trung cho thấy người tham gia nhiệt tình và cởi mở với các ý tưởng SET mới. Họ đánh giá được tiềm năng đóng góp tích cực cho nền kinh tế, môi trường và xã hội của những ý tưởng này. Họ cũng sử dụng kiến thức và hiểu biết của mình để cân nhắc, đánh giá những ý tưởng này nhằm xác định xem chúng có áp dụng được trong bối cảnh Việt Nam hay không.
2.3.1. Đồng tiền địa phương - Đồng bảng Bristol Những người tham gia trong các thảo luận nhóm tập trung về trường hợp điển hình đồng bảng Bristol đã xác định được các lợi ích văn hóa, lịch sử, kinh tế, môi trường và xã hội của đồng tiền địa phương. Về mặt kinh tế, đồng bảng Bristol cho phép giao dịch và thanh toán bằng cả tiền mặt và tiền điện tử. Nó khuyến khích người dân địa phương mua và sử dụng các sản phẩm và dịch vụ địa phương với chi phí sản xuất và phân phối rẻ hơn. Nhờ vậy nó thúc đẩy việc sử dụng các nguồn lực địa phương, hỗ trợ các doanh nghiệp địa phương và tăng cơ hội việc làm cho người dân địa phương. Do nó dựa vào địa
a Tỷ lệ người trả lời đánh giá các chiến lược rất hiệu quả hoặc cực kỳ hiệu quả (N = 554)
tế bao gồm việc người học được đóng vai; và chủ yếu nghiên cứu và người học được tham gia vào các hoạt động nghiên cứu (trên 75% số người trả lời). Bảng sau đây trình bày các phương pháp được xếp hạng theo tỷ lệ người trả lời đánh giá các phương pháp này rất hiệu quả hoặc cực kỳ hiệu quả. Các phương pháp được xếp hạng cao nhất là liên hệ nội
dung bài học với hoàn cảnh và mối quan tâm của người học; cho phép người học xây dựng và thảo luận cấu trúc bài với những nội dung chính của bài; cung cấp phản hồi chi tiết mang tính tập trung vào bài tập và hướng tới cải thiện và hỏi những câu hỏi mở (hơn 80% người trả lời). Tiếp theo là sử dụng chọn lọc từ khóa thay vì nửa câu hoặc toàn bộ câu trên slide bài trình bày; khơi gợi câu hỏi và thảo
Bảng 11. Đánh giá hiệu quả của các phương pháp đào tạo Phương pháp đào tạo
Đánh giá hiệu quảa
Liên hệ nội dung bài học với hoàn cảnh và mối quan tâm của người học
89.53%
Cho phép người học xây dựng và thảo luận cấu trúc bài với những nội dung chính của bài
83.93%
Cung cấp phản hồi chi tiết mang tính tập trung vào bài tập và hướng tới cải thiện
81.05%
Hỏi những câu hỏi mở
80.14%
Sử dụng chọn lọc từ khóa thay vì nửa câu hoặc toàn bộ câu trên slide bài trình bày
76.71%
46
47
phương, đồng tiền bảo vệ nền kinh tế địa phương khỏi các cuộc khủng hoảng kinh tế toàn cầu và thúc đẩy phát triển kinh tế địa phương trong khi thu hút đầu tư từ bên ngoài vào thời điểm nó có giá trị thấp. Về mặt xã hội, đồng bảng Bristol tăng cường sự tương tác giữa các doanh nghiệp, nhà cung cấp, nhà phân phối và người tiêu dùng địa phương và thúc đẩy tính cộng đồng tại địa phương (Thảo luận nhóm tập trung#1). Về mặt văn hóa và lịch sử, Bảng Bristol là biểu tượng của Bristol. Nó khiến Bristol trở nên khác biệt so với những nơi khác ở địa phương. Nó khẳng định sức mạnh và sự độc lập của Bristol trong thời kỳ khủng hoảng kinh tế. Nó giúp quảng bá Bristol ra thế giới bên ngoài và thu hút khách du lịch. Người dân địa phương tự hào về tiền tệ của họ, đánh giá cao và ghi nhớ lịch sử của họ. Nó cũng khơi nguồn cảm hứng nghệ thuật cho mọi người khi lấy các biểu tượng của Bristol in trên đồng bảng Bristol. Về mặt môi trường, đồng bảng Bristol đã góp phần làm giảm lượng khí thải CO2 nhờ giảm tiêu thụ hàng hóa và dịch vụ từ bên ngoài vì điều này có nghĩa là cần ít vận chuyển hơn giữa các nơi. Lợi ích về văn hoá-lịch sử (bao gồm) khẳng định giá trị hàng hoá địa phương; quảng bá hình ảnh của địa phương; giúp người dân địa phương biết ơn và nhớ đến lịch sử ở Bristol; khơi nguồn cảm hứng nghệ thuật của người dân khi lấy các biểu tượng của Bristol in trên đồng Bảng Bristol. (Thảo luận nhóm tập trung#15) Những người tham gia đã xác định một số nhược điểm của đồng bảng Bristol, bao gồm tính phổ biến thấp (hoặc chỉ giới hạn ở địa phương) và khả năng chuyển đổi thấp, khó sử dụng ở bên ngoài địa phương. Khách du lịch cũng cần đổi tiền của họ sang bảng Bristol để chi tiêu khi đến đây.
Độ phổ biến thấp, vì chỉ thực hiện ở trong thành phố nên khi ðồng tiền mang ra khỏi thành phố thì sẽ không thể sử dụng được. Người dân muốn sử dụng ra bên ngoài thì phải đổi tiền … rườm rà. (Thảo luận nhóm tập trung #1) Đồng bảng Bristol có thể làm giảm sự cạnh tranh trong nền kinh tế địa phương vì nó tạo ra rào cản đối với các doanh nghiệp bên ngoài. Nó có thể hạn chế khả năng tiếp cận các sản phẩm và dịch vụ bên ngoài của người dân địa phương và hạn chế khả năng tiếp cận nền kinh tế địa phương của các nhà đầu tư bên ngoài. Nó có thể tách nền kinh tế địa phương khỏi nền kinh tế Anh. Vấn đề tiền giả và lạm phát có thể gây thiệt hại cho nền kinh tế và lòng tin của người dân đối với đồng tiền này. Bên cạnh đó, với quá trình toàn cầu hóa và quan điểm phổ biến về việc sử dụng đồng tiền chung cho các giao dịch toàn cầu, có lẽ sẽ ít người ủng hộ cho các đồng nội tệ vốn chỉ có thể được sử dụng ở những nơi cụ thể. Khi người dân sử dụng nhiều và tin tưởng các sản phẩm địa phương, kích cầu với các sản phẩm địa phương, cũng có thể dẫn đến môi trường cạnh tranh hàng hóa của địa phương thấp. Hạn chế cơ hội người dân tiếp xúc với các mặt hàng tốt hơn, chất lượng hơn. Các doanh nghiệp bên ngoài khó xâm nhập vào thị trường địa phương. Tạo thị trường đóng, môi trường cạnh tranh không lành mạnh giữa các doanh nghiệp. (Thảo luận nhóm tập trung #1) Nhiều người tham gia cho rằng đồng tiền địa phương không khả thi ở Việt Nam do những bất lợi trên và một số lý do khác. Thứ nhất, họ lo sợ về xu hướng các cộng đồng vùng sâu vùng xa và các dân tộc thiểu số ly khai và đòi độc lập khỏi nhà nước. Việc phát hành đồng tiền riêng có thể dẫn đến các vấn đề nhạy cảm về chính trị xã hội bởi có thể sẽ dẫn đến sự cô lập, tách biệt của một nhóm người… ảnh hưởng đến an ninh, bất ổn xã hội. (Thảo luận nhóm tập trung# 1)
Thứ hai, đồng tiền địa phương tạo ra rào cản cho các giao dịch kinh tế giữa các khu vực và các trung tâm kinh tế. Thứ ba, Đồng Việt Nam là đồng tiền không chuyển đổi được và có thể được coi là đồng tiền địa phương. Do đó, họ khuyến nghị cải thiện tiền tệ thay vì tạo ra những đồng tiền mới. Các biện pháp được đề xuất bao gồm các ứng dụng/phương thức thanh toán/thẻ tích hợp cho tất cả các giao dịch kinh tế và cải thiện việc quản lý tiền của ngân hàng dự trữ trung ương (Thảo luận nhóm tập trung# 5). Một số người tham gia cho rằng đồng tiền địa phương khả thi với các điều kiện cụ thể ở Việt Nam. Ví dụ, có thể sử dụng đồng tiền địa phương ở quy mô nhỏ như trong các làng nghề truyền thống để phục vụ cho các giao dịch tại địa phương. Người sử dụng có thể chọn đổi số tiền còn lại sau các giao dịch thành tiền tệ quốc gia hoặc các loại tiền tệ có khả năng chuyển đổi. Cần áp dụng ở quy mô nhỏ tại các làng nghề truyền thống bằng hình thức trải nghiệm sử dụng và mua các sản phẩm địa phương trong khuôn viên các làng nghề này. Số tiền … còn dư được chuyển đổi lại giá trị tiền Việt Nam đồng hoặc các loại tiền tệ khác. (Thảo luận nhóm tập trung# 15) Có thể sử dụng đồng tiền địa phương ở các thành phố nhưng cần có những dịch vụ đổi tiền thuận tiện để người dân địa phương và khách du lịch có thể dễ dàng chuyển đổi đồng tiền địa phương sang đồng tiền quốc gia/các đồng tiền có khả năng chuyển đổi. Các nhà chức trách cũng phải áp dụng các biện pháp kiểm soát tiền mạnh mẽ để ngăn chặn vấn đề tiền giả hoặc lạm phát và những tác động tiêu cực của chúng đối với những nhóm yếu thế như người nghèo. Cần có… máy đổi tiền công cộng để hạn chế sự bất tiện khi quy đổi tiền. Có sự kiểm soát, quản lý nghiêm ngặt của nhà nước. (Thảo luận nhóm tập trung# 17)
2.3.2. Trường học xanh Bali Những người tham gia thảo luận nhóm tập trung về trường hợp điển hình Trường học xanh Bali đã
48
xác định được một số đặc điểm chính của trường, bao gồm trường được xây dựng trong rừng có bầu không khí sạch và cách xa các khu công nghiệp. Vật liệu tre nứa được dùng để xây nhà, lớp học và làm bàn ghế. Lớp học có hệ thống thông gió tốt và không gian thoải mái. Trường học sử dụng năng lượng gió và năng lượng mặt trời và các biện pháp giảm thiểu và xử lý chất thải. Trường học áp dụng chiến lược giáo dục sinh thái và phát triển bền vững. Các cấp học là từ tiểu học đến trung học phổ thông. Học sinh được tiếp thu một nền giáo dục toàn diện trong trường, được học hỏi, trải nghiệm, nghiên cứu, thực hành và sáng tạo trong các môn học khác nhau, bao gồm cả nghiên cứu môi trường. Học sinh cũng trồng trọt và thu hoạch thực phẩm cho bữa ăn. Khoảng 20% học sinh là người địa phương và phần còn lại đến từ các quốc gia khác nhau. Mô hình trường học mang lại nhiều lợi ích. Nó thân thiện với môi trường do sử dụng tre trong xây dựng nhà và làm bàn ghế và các đồ dùng và có các tính năng tiết kiệm năng lượng (Thảo luận nhóm tập trung# 2). Nó tạo điều kiện cho học sinh tham gia sản xuất nông nghiệp sạch để đáp ứng nhu cầu tiêu dùng thực phẩm. Nhờ đó các em có sức khoẻ tốt hơn và nhận thức tốt hơn về môi trường. Học sinh học cách tự lập vì các em không sống với cha mẹ, giảm bớt gánh nặng chăm sóc cho các bậc cha mẹ. Các học sinh biết tự lập do không ở cùng bố mẹ. (Các hoạt động trong trường) giúp học sinh có thêm hiểu biết về thế giới xung quanh, nâng cao nhận thức trong việc bảo vệ môi trường... Tự sản xuất nông sản sạch giúp việc ăn uống hàng ngày đảm bảo sức khỏe. Các nguồn thực phẩm, nguyên liệu để xây trường cũng là đều có sẵn ở trong tự nhiên. Các em được trồng, chăm sóc nên sẽ biết, trân trọng những gì các em được thu hoạch. (Thảo luận nhóm tập trung# 2) Chấp nhận và tôn trọng sự khác biệt ở lứa tuổi thanh niên. Điều này giúp các bạn trẻ thêm tự tin và dũng cảm khi gặp khó khăn trong cuộc sống (Thảo luận nhóm tập trung# 6). Giáo dục của trường học chuẩn bị cho học sinh trở thành công dân có trách nhiệm, có ý thức bảo vệ môi trường. Môi trường học tập thân thiện và học sinh học cách tôn trọng và chấp nhận sự khác biệt, trở 49
nên can đảm và tự tin khi đối mặt với các khó khăn trong cuộc sống. Họ có thể trở thành những nhà lãnh đạo xanh trong tương lai và thúc đẩy những thay đổi trong con cháu của họ, hạn chế tệ nạn xã hội và các hành vi phi đạo đức. Họ cũng có thể quay trở lại và giúp phát triển trường hơn nữa (Thảo luận nhóm tập trung #2 và #16). Vì trường nằm trong khu du lịch nên rất thu hút khách du lịch và giúp phát triển du lịch cộng đồng. …Trường ngay gần rừng và ở Bali-là khu du lịch rất thu hút khách. Giúp người dân xung quanh có thể phát triển du lịch cộng đồng. Du khách có thể đến tham quan mô hình Trường học sinh thái, cùng trải nghiệm với học sinh trong trường. (Thảo luận nhóm tập trung #2). Mô hình trường học có một số vấn đề như học phí đắt đỏ khiến học sinh nghèo không thể theo học. Nguồn nhân lực còn hạn chế do các giáo viên phải có trình độ chuyên môn cao và coi trọng quyền lợi của trẻ em và môi trường tự nhiên. Tiếng Anh là ngôn ngữ giảng dạy có thể là rào cản đối với các học sinh không biết tiếng Anh (Thảo luận nhóm tập trung #2 và #16). Môi trường học tương đối khép kín. Học sinh bị giới hạn trong cộng đồng trường và không có cơ hội tiếp xúc với những người ở nơi khác hay quan sát và trải nghiệm cuộc sống và tiếp nhận thông tin ở những nơi khác. Điều này có thể tạo ra lệch lạc trong nhận thức và hành vi (Thảo luận nhóm tập trung #24). Do trường nằm trong rừng, có những rủi ro như các loài động vật có độc gây hại cho học sinh như rắn, rết. Vị trí xây dựng cần có địa hình bằng phẳng và gần mạng lưới giao thông. Bên cạnh đó, việc xây dựng trường học đòi hỏi phải giải phóng mặt bằng và chặt tre nứa làm vật liệu xây dựng, đồng nghĩa với những tác hại nhất định đến môi trường. Những người tham gia lưu ý rằng tre sẽ không tồn tại lâu và cần phải thay thế. Việc xây dựng chương trình giảng dạy cho học sinh cũng rất khó (Thảo luận nhóm tập trung# 2). Những người tham gia chỉ ra rằng có sự cạnh tranh từ các trường quốc tế với cơ sở vật chất hiện đại đối với mô hình trường học xanh. Việc thành lập trường cần chi phí lớn nên có thể không có cá nhân hoặc tổ 50
chức nào sẵn sàng đầu tư vào trường. Bên cạnh đó người dân Việt Nam có ít hiểu biết về trường học xanh. Có sự khác biệt đáng kể giữa chương trình giảng dạy và cách thực hiện chương trình ở trường học xanh Bali và chương trình giáo dục phổ thông ở Việt Nam. Vì học sinh phải đáp ứng các yêu cầu của chương trình giáo dục phổ thông, như đạt điểm trung bình, lên lớp và thông qua các cấp học, chương trình giảng dạy của trường học Bali sẽ không khả thi (Thảo luận nhóm tập trung #6). Sau khi xem xét những ưu, nhược điểm của mô hình, những người tham gia nhất trí rằng trường học xanh là một mô hình độc đáo, hữu ích cần được nhân rộng ra các nước và Việt Nam. Họ chỉ ra rằng để xây dựng một mô hình tương tự ở Việt Nam, cần lựa chọn địa điểm phù hợp với điều kiện địa hình bằng phẳng và gần với mạng lưới giao thông. Cũng cần tính đến các đặc điểm khí hậu, ví dụ, không nên sử dụng tre nứa để xây dựng trường học ở những vùng thường xuyên xảy ra bão lụt vì các công trình có thể dễ bị phá hủy hoặc cuốn trôi (xem Thảo luận nhóm tập trung #2 và #6). Những người tham gia lưu ý rằng ở một số địa điểm như làng dân tộc ở miền núi phía Bắc như ở Bản Lác, Mai Châu, Hòa Bình người dân có truyền thống sử dụng tre nứa trong xây dựng nhà cửa và làm đồ nội thất và có thể nhân rộng mô hình trường học xanh ở đây (Thảo luận nhóm tập trung#2) hay ở gần Vườn Quốc gia Ba Vì để có thể tận dụng các điều kiện thiên nhiên ở đây (Thảo luận nhóm tập trung #6). Những người tham gia đề xuất một số biện pháp thích ứng, chẳng hạn một trường học xanh cũng có thể được xây dựng ở các vùng đồng bằng thay vì ở trong rừng. Có thể sử dụng các vật liệu sẵn có tại địa phương, ví dụ như lá và cành dừa thay vì tre nứa trong xây dựng (Thảo luận nhóm tập trung #16). Có thể kết hợp cả năng lượng tái tạo và năng lượng hóa thạch trong điều kiện hiện tại ở Việt Nam (Thảo luận nhóm tập trung#6). Có thể triển khai ở quy mô nhỏ hơn như ở bậc mầm non và tiểu học hay tổ chức hoạt động theo kiểu hoạt động ngoại khóa/ các khóa học hè (Thảo luận nhóm tập trung #6 và #16). Cũng có thể áp dụng giáo dục môi trường và sản xuất lương thực tự cung cấp tại nhiều trường học. Nên sử dụng các ngôn ngữ đa dạng và bỏ lựa chọn nội trú cho trẻ em trước tuổi đi học vì các em nên
ở với gia đình vào ban đêm (Thảo luận nhóm tập trung#18). Nên tổ chức các chuyến đi thực tế đến các khu vực khác nhau và các chương trình trao đổi học sinh giữa các quốc gia hoặc khu vực để giúp nâng cao kiến thức và năng lực của học sinh (Thảo luận nhóm tập trung#24). Học phí phải phù hợp với túi tiền của người dân địa phương và cần có học bổng khuyến học và tạo điều kiện cho học sinh nghèo địa phương vào học (Thảo luận nhóm tập trung #6).
2.3.3. Làng sinh thái Crystal Waters Thảo luận nhóm tập trung đã xác định các đặc điểm và nguyên tắc chính của trường hợp điển hình về làng sinh thái. Làng sinh thái dựa vào hệ sinh thái, nông nghiệp bền vững, công nghệ không ô nhiễm, vật liệu sạch, năng lượng tái tạo và tái sử dụng chất thải. Làng sinh thái có mục đích duy trì sự hài hòa giữa phát triển kinh tế, môi trường và tài nguyên thiên nhiên và xã hội, phục hồi những thiệt hại về môi trường do khai thác quá mức tài nguyên thiên nhiên. Hệ sinh thái, bao gồm cả nước và động thực vật rừng bản địa, đang phát triển mạnh. Mô hình làng sinh thái giúp hồi sinh xã hội qua việc thu hút mọi người từ nơi khác đến sinh sống ở đây. Mô hình làng sinh thái có tầm nhìn về lối sống bền vững, cộng đồng và công bằng giữa các cư dân. Nó thúc đẩy văn hóa địa phương, tính tập thể, giáo dục, sáng tạo, sức khỏe, tâm linh, an toàn và công bằng xã hội. Những cư dân tại đó sống giản dị không yêu cầu công nghệ cao hoặc những công nghệ làm ảnh hưởng tới môi trường tự nhiên. Họ trồng nhiều loại cây nhưng không sử dụng chất hoá học mà họ dùng phân hữu cơ, chăn thả vật nuôi, nuôi ong, trồng cây ăn quả. Họ sống theo chế độ khuyến khích tự cung tự cấp. Mỗi tháng đều có những phiên chợ, biểu diễn ca nhạc để người dân mua bán, trao đổi vật phẩm và giao lưu với những cộng đồng khác. Bên cạnh đó làng cũng thu hút 1 số khách du lịch và làng giới thiệu, hướng dẫn khách về mô hình sống với thiên nhiên. Họ chăm sóc sức khoẻ bằng Yoga, Thiền, châm cứu, xoa bóp, Aikido, và các liệu pháp cổ truyền chứ không sử dụng nhiều đến các phương pháp Tây y. Họ đặc biệt coi trọng việc sống hòa hợp, gần gũi với thiên nhiên và giữ gìn văn hóa truyền thống. Dựa trên sự hợp
tác của nhiều người đến từ nhiều ngành nghề khác nhau cùng chung mục đích bảo vệ hệ sinh thái, xây dựng cộng đồng. (Thảo luận nhóm tập trung# 20). Những người tham gia cho rằng mô hình này được thực hiện nhờ những người tạo ra nó vì nó đáp ứng tốt nhu cầu của cộng đồng dân cư có chung mục đích môi trường đồng thời kết hợp với các hành động xã hội khác để tăng hiệu quả và tạo thuận lợi cho quá trình phát triển. Làng sinh thái có nhiều lợi ích như tạo ra một cộng đồng an toàn và lành mạnh, nơi dân cư đoàn kết và hỗ trợ lẫn nhau; làm giảm sự chênh lệch xã hội, tạo ra thu nhập từ du lịch sinh thái, sản xuất và phân phối thực phẩm và các hoạt động giải trí; giúp tăng cường sức khỏe và tinh thần cho con người và các loài sinh vật; nâng cao nhận thức và trách nhiệm của cộng đồng về bảo vệ môi trường; tạo nên một nét văn hóa đặc biệt cho vùng. Công lý được đảm bảo và cả hệ sinh thái và con người đều được bảo vệ. Làng sinh thái thu hút người dân đến định cư nhờ những lợi thế về môi trường và xã hội như đa dạng sinh học, cảnh quan sạch đẹp và môi trường sống trong lành. Có thể dùng làng sinh thái cũng làm cơ sở giáo dục sinh thái cho trẻ em. Những người tham gia chú ý đến đặc tính tự cung tự cấp của kinh tế làng gây khó khăn cho phát triển kinh tế. Không có nhiều việc làm cho thế hệ trẻ. Diện tích đất trên đầu người lớn nên chỉ có thể áp dụng ở những vùng ít dân cư ở Việt Nam. Họ lo ngại về những xung đột cá nhân phát sinh từ cơ chế quản lý tập thể. Họ cũng lo lắng về giáo dục và chăm sóc sức khỏe vì các loài sinh vật khác nhau cùng sinh sống trong làng. Những khó khăn khác bao gồm thiếu lao động, thời gian và chi phí cải tạo đất và rừng ở giai đoạn đầu; ít năng lực đối phó với những cư dân có nguồn thu nhập bất hợp pháp. Những người tham gia cũng chỉ ra sự phụ thuộc vào thiên nhiên và việc tạo ra một cộng đồng gắn kết với nhau nhưng tách biệt với các cộng đồng khác. Một số người chỉ ra rằng hầu hết dân làng đều là người già, có tâm trạng nghỉ hưu và không khí làng quê chậm chạp không sôi động. Nhiều công nghệ bị loại trừ hoặc bị hạn chế như việc dùng ô tô hoặc các vật dụng dùng một lần do có tác động tiêu cực đến môi trường. Bởi vậy sẽ mất rất nhiều thời gian 51
đi lại nếu cần. Vấn đề này cũng cản trở việc tiếp cận thông tin, giáo dục và chăm sóc sức khỏe. Do mô hình nhấn mạnh trách nhiệm của từng cá nhân đối với việc bảo vệ môi trường, nếu không có sự kiểm soát và giám sát, sự lơ là của cá nhân có thể gây ra những thiệt hại về môi trường. Một số người khó có thể duy trì và phải từ bỏ lối sống này. Ví dụ, thanh niên sẽ chọn sống ở các thành phố có điều kiện hiện đại và cơ hội việc làm. Một số người tham gia cũng lưu ý rằng chất lượng nước có thể không đáp ứng các tiêu chuẩn hiện hành. Những người tham gia đồng ý là mô hình này có lợi và có thể áp dụng cho nhiều cộng đồng ở cả nông thôn và thành thị. Ví dụ mô hình này có tính khả thi cao ở các thành phố như Huế và Đà Lạt nhờ những điểm đặc biệt như diện tích đất lớn, chính sách bảo vệ môi trường, văn hóa địa phương và lối sống chậm (Thảo luận nhóm tập trung# 8) hay ở các vùng dân tộc thiểu số do họ có lối sống và văn hóa sinh thái và có các mô hình môi trường sinh thái ở những vùng này. Ở Tây Nguyên, người dân tộc Êđê, Hơ Mông, mạ) có tính cách phóng khoáng, sống thoáng, họ sống gần gũi với thiên nhiên, núi rừng, nên khi lựa chọn lối sống sinh thái, họ sẽ có lợi thế hơn, bởi vì đó là cuộc sống của họ, họ đã quá quen với cuộc sống và lối sống này. Họ giữ gìn được lối sống văn hóa của mình, đồng thời họ có thể tuyên truyền, nhờ vào đó họ có thể tạo cho những người dân khác những suy nghĩ tích cực để phát triển lối sống sinh thái tốt hơn (Thảo luận nhóm tập trung# 14).
2.3.4. Kamikatsu - Thị trấn không rác thải Mô hình thị trấn không rác thải Kamikatsu được phát triển để giải quyết ô nhiễm môi trường trong quá khứ là hậu quả của việc người dân đốt hoặc vứt rác thải, ảnh hưởng của ô nhiễm đối với môi trường, đời sống và sức khỏe của người dân và các chi phí vận chuyển và quản lý rác thải. Trong mô hình này, người dân không còn đốt rác hoặc xả rác ra môi trường. Thay vào đó, người ta coi rác là một nguồn tài nguyên. Mọi người cố gắng tái sử dụng và giảm thiểu rác theo nhiều cách khác nhau, chẳng hạn như lập ra trung tâm trao đổi đồ đạc để mọi người để lại những món đồ không mong muốn và những người cần chúng có thể đến lấy miễn phí. Người dân sử dụng một hệ thống phân loại với 45 loại rác để phân loại, làm sạch và mang rác có khả năng tái chế đến các điểm thu gom hoặc trung tâm quản lý rác để đổi lấy tiền hoặc thực phẩm. Ở trung tâm quản lý này, rác một lần nữa được phân loại và tái chế. Khoảng 80% rác thải được tái chế trong chính thị trấn, và 20% rác thải còn lại được vận chuyển đến trung tâm xử lý rác của thành phố. Việc thu gom và phân loại rác dần dần trở nên phổ biến và được dân chúng ủng hộ vì những lợi ích nó mang lại và trở thành một phần của các nghi lễ đạo đức ở đây. Thảo luận nhóm tập trung đã xác định được mô hình có những lợi ích sau đây: - Làm giảm đáng kể việc xả rác, khí nhà kính và ô nhiễm môi trường; - Cải thiện chất lượng không khí và sức khỏe cho người dân; - Giảm thiểu dịch bệnh;
Tuy nhiên, cần lưu ý rằng sẽ khó nhân rộng mô hình này ở các khu vực đô thị hơn vì nhu cầu của các cá nhân và giá trị đất cao còn nhận thức của cộng đồng lại kém. Do vậy có đề nghị cần thực hiện tuyên truyền giáo dục nâng cao nhận thức, tìm hiểu và nghiên cứu về mối quan hệ và mối quan tâm của người dân và sinh kế của họ để đảm bảo rằng mô hình có sinh kế bền vững, tạo việc làm và tạo thu nhập cho người dân trong làng. Cũng có đề xuất áp dụng mô hình nhận khách du lịch tại nhà xanh và các hoạt động du lịch khác để tạo thu nhập, phát triển nông nghiệp và kết nối với các làng lân cận để ngăn chặn xu hướng cô lập và chia cắt và đáp ứng nhu cầu giao lưu với bên ngoài của người Việt Nam (Thảo luận nhóm tập trung #12). 52
- Đảm bảo nguồn nước sạch; - Làm giảm chi phí xử lý rác cho người dân và chính quyền; - Giảm bớt gánh nặng cho những người làm công tác môi trường; và - Khuyến khích sáng tạo và cạnh tranh trong quản lý rác thải. Người dân được tập huấn để xây dựng và duy trì thói quen quản lý rác tốt và biến nó thành một phần trong các nghi thức hàng ngày của họ. Họ phát triển nhận thức tốt và nghiêm túc thực hiện trách nhiệm
với môi trường sống của mình. Họ đã áp dụng một lối sống tối thiểu để bảo tồn tài nguyên thiên nhiên cho các thế hệ tương lai. Thay đổi thói quen tiêu dùng, buôn bán và sản xuất sang hướng tích cực hơn (người dân biết tái sử dụng hộp cartonhoặc chai nhựa trong các hoạt động thường ngày); Môi trường xung quanh trong lành, tốt cho sức khỏe con người. (Thảo luận nhóm tập trung# 19) Mô hình đã trở thành một biểu tượng xanh và một trường hợp điển hình cho thế giới và rất phù hợp với các phong trào môi trường và biến đổi khí hậu hiện nay. Thảo luận nhóm tập trung đã xác định được các yêu cầu của mô hình làm tăng chi phí gồm: - Cần có thời gian để mọi người tìm hiểu về phân loại rác và duy trì thói quen; - Cần không gian để phân tách rác thành 45 loại rác; - Cần có các thùng đựng cho từng loại rác; và - Cần đào tạo và nâng cao nhận thức. Các khó khăn của mô hình gồm: - Người già và những người có sức khỏe kém hoặc khuyết tật có thể không đáp ứng được các yêu cầu thu gom và vận chuyển rác; - Các cửa hàng tạp hóa và nhà hàng khó thực hiện phân loại rác do lượng rác của họ lớn; - Khó vận chuyển các đồ vật lớn đến trung tâm quản lý rác thải; và - Việc quản lý rác thải tại trung tâm quản lý rác thải phức tạp. Bên cạnh đó, xuất khẩu các sản phẩm địa phương có thể bị hạn chế do bao bì tái chế có thể không đáp ứng các tiêu chuẩn bắt buộc. Du lịch cũng bị hạn chế khi xét tới năng lực môi trường, các yêu cầu quản lý rác thải và các dịch vụ kém đa dạng. Những người tham gia cũng lo ngại rằng nhiều loại nhựa không được phép tái sử dụng.
Một số người tham gia lưu ý về các mô hình không rác thải khác được phát triển ở Việt Nam thất bại do yếu kém về mặt thiết kế, quản lý và nhận thức cộng đồng. Ở Việt Nam đã không ít các mô hình như thị trấn không rác ra đời, tuy nhiên cũng đã dẫn đến thất bại vì rất nhiều yếu tố tác động khác nhau như: Bắt đầu từ một quy mô quá lớn không quản lý được hết, phương án tiếp cận và tư tưởng về vấn đề không rác đến với người dân chưa hợp lý, ý thức của mỗi người dân vẫn chưa cao. (Thảo luận nhóm tập trung# 13) Tuy nhiên, nhiều người tham gia tin tưởng rằng mô hình này có thể được áp dụng ở Việt Nam, đặc biệt là ở các thị trấn và làng quê nhỏ để người dân nhận thức tốt hơn và quan tâm hơn đến việc bảo vệ môi trường. Bên cạnh đó, có thể dùng giáo dục và khuyến khích / chế tài để thúc đẩy mọi người tuân thủ các yêu cầu về quản lý rác thải (Thảo luận nhóm tập trung# 19). Hệ thống phân loại ban đầu nên đơn giản gồm từ hai đến ba loại chất thải để thuận tiện hướng dẫn cho người dân. Cũng nên rút ngắn thời gian và đơn giản hóa việc thực hiện. Nên đặt các thùng rác ở công viên, nhà ga, sân vận động và những nơi công cộng khác. Để người dân dễ nhận biết, có thể dán nhãn hướng với chữ viết và/ hoặc ảnh in vào các thùng rác hay dùng màu sắc để phân biệt. Một khi mọi người đã quen, có thể giới thiệu nhiều loại chất thải hơn (Thảo luận nhóm tập trung# 13). Mô hình có thể được thực hiện thí điểm ở một vài nơi và khi đã khẳng định được thành công thì có thể nhân rộng ra khu vực và toàn quốc. Các nhà hoạch định chính sách và các cơ quan chức năng nên dẫn đầu phong trào và có các biện pháp khuyến khích và hình phạt, bao gồm thuế đánh vào các mặt hàng nhựa và bao bì để khuyến khích người dân giảm tiêu thụ các mặt hàng liên quan. Cũng nên hỗ trợ các sản phẩm thay thế.
53
Hạn chế sử dụng các sản phẩm có chất hóa học, sử dụng các sản phẩm hữu cơ tuy nhiên chi phí giá thành của sản phẩm này vẫn còn đắt đỏ. Góp phần giảm giá thành các sản phẩm đó bằng cách sản xuất hàng loạt (nên hỗ trợ các doanh nghiệp để khuyến khích các doanh nghiệp tham gia vào ngành, tăng tính cạnh tranh… ). (Thảo luận nhóm tập trung# 21) Có ý kiến đề xuất các hộ gia đình có thể nhóm lại cùng nhau phân loại rác để giảm không gian và chi phí. Cần xây dựng hệ thống xử lý có khả năng tái chế các loại rác thải khác nhau tại các nhà máy quản lý rác thải. Có thể sử dụng các công nghệ tiên tiến để xây dựng các thùng phân loại chất thải tự động. Cũng có thể lên lịch những ngày thu gom các loại rác khác nhau trong tuần, bao gồm cả những đồ vật quá khổ. Các thành phố lớn có thể áp dụng từng phần của mô hình như thu gom và bán rác cho các doanh nghiệp thu gom rác. Có thể áp dụng mô hình ở quy mô nhỏ như trong khuôn viên trường đại học.
54
Một điều cần lưu ý là dự thảo Luật Bảo vệ môi trường (sửa đổi) có quy định chặt chẽ về Phân loại chất thải (chẳng hạn tham khảo Điều 79). Như với chất thải rắn gồm 5 loại: chất thải rắn có khả năng tái chế (như giấy, nhựa, kim loại, cao su, ni lông, thủy tinh,...); chất thải hữu cơ (thức ăn thừa, rau, củ, quả, thực phẩm thừa khác); chất thải nguy hại; chất thải cồng kềnh; chất thải rắn sinh hoạt thông thường khác (Bộ Tài Nguyên và Môi trường, 2020). Như vậy, những yêu cầu sẽ là bắt buộc. Điều nàymột mặt cho thấy các ý kiến của thảo luận nhóm tập trung có cùng định hướng với luật pháp Việt Nam.
2.4. Kết luận Trong phần này báo cáo đã trình bày các kết quả nghiên cứu về nhận thức và thực hành về SET của thanh niên Việt Nam tham gia cuộc khảo sát bảng hỏi trực tuyến và thảo luận nhóm tập trung. Tóm lại, họ có hiểu biết vừa phải về khủng hoảng khí hậu, SET và các khái niệm liên quan bao gồm chuyển dịch công bằng, công bằng khí hậu, chuyển dịch năng lượng công bằng và dân chủ. Hơn 90%
thể hiện sự sẵn sàng thay đổi cho SET và có kỳ vọng cao đối với các nhà hoạch định chính sách / chính phủ và xã hội đối với SET. Tuy nhiên, chỉ có 25% có hiểu biết về các sáng kiến/chương trình/phong trào sinh thái ở Việt Nam. Hơn 80% cho biết đang áp dụng các thực hành sinh thái trong tiêu dùng thực phẩm, mua sắm, du lịch và không gian sinh thái và tỷ lệ người trả lời là khác nhau giữa các thực hành cụ thể. Cần lưu ý rằng sự gắn bó và tham gia vào các tổ chức và hoạt động phát triển bền vững và môi trường là yếu tố duy nhất trong số các yếu tố nhân khẩu học có mối tương quan nhất quán, có ý nghĩa và phần đông tỷ lệ thuận với nhận thức về SET, hiểu biết về các sáng kiến/chương trình/phong trào sinh thái và thực hành sinh thái của người trả lời. Cũng xác định được các mối tương quan nhất quán, có ý nghĩa và phần đông tỷ lệ thuận với nhận thức về SET, sự sẵn sàng thay đổi hành vi cho SET, hiểu biết về các sáng kiến/chương trình/phong trào sinh thái và các thực hành sinh thái của người trả lời trong tiêu dùng thực phẩm, mua sắm, du lịch và không gian sinh thái.
Kết quả thảo luận nhóm tập trung cho thấy người trả lời nhiệt tình và cởi mở với các ý tưởng SET mới. Họ đánh giá được tiềm năng đóng góp tích cực cho nền kinh tế, môi trường và xã hội của những ý tưởng này. Họ cũng sử dụng kiến thức và hiểu biết của mình để cân nhắc, đánh giá những ý tưởng này nhằm xác định xem chúng có áp dụng được trong bối cảnh Việt Nam hay không. Những người tham gia cuộc khảo sát bảng hỏi trực tuyến đã chỉ ra một khoảng trống rất lớn trong đào tạo và phát triển, bao gồm hiểu biết cơ bản; nâng cao nhận thức về các vấn đề đương thời; tầm nhìn định hướng tương lai nhằm đóng nhiều vai trò khác nhau trong xã hội; hiểu biết về hành động; mô hình và kỹ năng tổ chức hoạt động; động lực cao và khao khát tham gia và lồng ghép thông minh những chủ đề vào các hoạt động đa dạng như thực địa, sự kiện và dự án.
3.1. Mở đầu
3
Phần này của báo cáo trình bày những phát hiện về nhận thức và thực hành về SET của các nhà thực hành sinh thái Việt Nam để giải quyết một số phần của hai câu hỏi nghiên cứu chính là “Giới trẻ Việt Nam nhìn nhận như thế nào về SET?” và “Các nhà thực hành sinh thái trẻ đã thực hiện các sáng kiến sinh thái của họ như thế nào?”
Nhận thức và thực hành về SET của các nhà thực hành sinh thái Việt Nam
Kết quả phỏng vấn sâu với các nhà thực hành sinh thái Việt Nam cho thấy những nhận thức và thực hành này đã được hình thành trong các mối tương tác và mối quan hệ giữa cá nhân, gia đình, nhóm, cộng đồng, xã hội, môi trường và quá trình phản ánh và học tập diễn ra trong suốt thời gian đó. Do đó, nhận thức và thực hành về SET của cá nhân các nhà thực hành sinh thái Việt Nam có những điểm chung với các nhà thực hành sinh thái ở nước ngoài và những điểm riêng phản ánh quá trình giáo dục, lịch sử, trình độ và nghề nghiệp, kinh nghiệm và mục đích cá nhân cũng như bối cảnh xã hội và môi trường sinh sống cụ thể. Mục đầu tiên thảo luận về các nhận thức và thực hành về SET bao gồm định nghĩa về SET, làm thế nào để đạt được SET và các nhà thực hành sinh thái xác định vai trò và khả năng đóng góp của mình trong SET như thế nào. Mục tiếp theo thảo luận về quá trình hình thành và phát triển các nhận thức và thực hành về SET.
3.2. Nhận thức và thực hành về SET Kết quả phỏng vấn cho thấy các định nghĩa về SET của các nhà thực hành sinh thái Việt Nam nhấn mạnh sự cân bằng giữa cá nhân, cộng đồng/xã hội và môi trường. Họ nêu bật tầm quan trọng của môi trường, xã hội và nhu cầu của con người trong việc tham gia, quan tâm, hiểu và thích ứng với môi trường (Người trả lời phỏng vấn # 10, 11) Khi tham gia quá trình SET, mọi người có sức khỏe tốt, thoải mái nhưng có trách nhiệm, tự cung tự cấp, hạnh phúc và hài lòng về bản thân, được làm những điều mong muốn và đóng góp cho xã hội. Mọi người cũng có công việc, thu nhập, nhà ở phù hợp và thực hiện được các cam kết trong cuộc sống của họ.
Ăn để nuôi sống mình, để mình có đủ dinh dưỡng, đủ sức khỏe… Mặc thì phải giữ cho nó ấm, nó chống nắng mưa (đủ che chở cho mình) trong mùa lạnh, mùa khô. Nhà ở.. cũng phải vừa với nhu cầu để mà mình ở,.. phải có không khí tốt, vào nhà cảm thấy mát mẻ thoải mái, che chắn nắng mưa… cái công việc mình sẽ làm những cái điều yêu thích … những cái việc nó có ích hơn, thì thấy cuộc sống như vậy là hạnh phúc. (Người trả lời phỏng vấn # 6). Sống cho nó thoải mái nhưng mà nó có trách nhiệm. (Người trả lời phỏng vấn #3). Trong SET, các hành vi của con người không gây hại cho thiên nhiên và con người mà mang lại lợi ích cho môi trường, như việc phát triển hệ thống cây trồng hỗ trợ lẫn nhau, làm tăng mức độ ổn định của đất, bồi dưỡng cho hệ sinh thái (Người trả lời phỏng vấn # 3), tạo ra sự hài hòa hơn và những người lấy đi những gì từ môi trường có trách nhiệm hoàn trả (Người trả lời phỏng vấn # 7). Mặc dù không nêu rõ ràng nhưng hành động của những người trả lời phỏng vấn cho thấy họ tin rằng SET nên hướng tới công bằng và lợi ích cho các nhóm yếu thế trong xã hội như nông dân sản xuất nông nghiệp hữu cơ, dân tộc thiểu số/ người bản địa, người nghèo, thanh niên có hoàn cảnhkhó khăn, phụ nữ, người già. SET cũng bao gồm bảo tồn văn hóa và di sản như nghề, vật liệu và thực phẩm truyền thống và phát triển xã hội. Bọn mình tạo ra các mô hình... tạo ra sự ổn định về mặt sinh thái và ổn định về mặt sinh kế lâu dài cho người dân địa phương… mình đào tạo làm vườn đô thị cho thanh niên, thanh niên nghèo và thanh niên xuất phát từ những hoàn cảnh.. … trong các chương trình sinh kế (tái chế rác) thì mình làm việc,.. tạo điều kiện cho một nhóm các chị khuyết tật ... Ví dụ các chị làm trên các vật liệu về vải thừa, vải vụn, vải còn chất lượng tốt… (hoặc) xử lý (rác thải vỏ trái cây từ các nhà hàng khách sạn… (Những người khuyết tật) không đi lại được nhiều nhưng họ có thể ngồi để họ có thể xử lý được thì (những công việc này) rất là phù hợp (Người trả lời phỏng vấn # 3) 57
Chị muốn giúp đỡ cho những người yếu thế, họ không có thông tin đại chúng. (Mình) giúp cho họ để (tiêu thụ) cái sản phẩm đầu ra. Cho nên chị liên kết với những người ở vùng sâu vùng xa gửi cái sản phẩm Bò A Lưới đi, rồi mật ong rừng tự nhiên (Người trả lời phỏng vấn #5). Định nghĩa về SET của những người được phỏng vấn cho phép diễn giải linh hoạt, thích ứng và thay đổi dựa trên hoàn cảnh và sở thích cá nhân. Họ nhìn nhận cuộc sống liên tục phát triển và mọi người cần phải thích ứng với những điều kiện thay đổi này. Ngay cả cái mức đủ đó thì mỗi bạn sẽ cảm thấy khác nhau … tùy vào thói quen và kĩ năng sống... Ví dụ nhiều người có kĩ năng sống tốt thì họ sẽ tự tạo ra cho mình những nhu yếu phẩm, những đồ, vật dụng này kia được… Những người họ không có khả năng làm được thì họ sẽ đi mua… để dùng, đi mua thì cũng cần đến tiền, khó khăn một chút để đáp ứng được với nhu cầu của mình (Người trả lời phỏng vấn #6). Lối sống hữu cơ thực ra là một cái lớp áo đẹp bên ngoài để mọi người phải nhìn, phải chạm vào nó trước, phải thu hút thị giác, thu hút cảm xúc đến với nó trước (Người trả lời phỏng vấn #1).
Quan điểm cá nhân của mình là bền vững nó là một viễn cảnh… một quá trình …. ý niệm …cái gì đấy tốt đẹp hơn, .. ý nghĩa hơn … (mà cuộc sống) hướng đến… Nó làm cho mình thấy thanh thản hơn… vui hơn… Mỗi người đều có một cách tự định nghĩa và có những trải nghiệm riêng… Cái nhìn nhận, cái hoạch định của mỗi người nó khác nhau. Và mình cũng chỉ có thể soi xét nó dựa vào các bối cảnh rất cụ thể (Người trả lời phỏng vấn #3). Những người được phỏng vấn chia sẻ quan điểm rằng SET là một quá trình dần dần bắt đầu bằng các sáng kiến và thay đổi ở quy mô nhỏ do những người có quan tâm thực hiện. Họ đã phát triển và thử nghiệm các thực hành về SET nhằm ‘bảo tồn môi trường và tài nguyên thiên nhiên để chúng có thể được sử dụng một cách hợp lý thay vì bị lãng phí’ hoặc ‘mang lại lợi ích hoặc giảm tối đa thiệt hại môi trường’. Những thực hành này bao gồm canh tác hữu cơ (phỏng vấn #1, #2, #6, #10), làm vườn sinh thái và nông nghiệp bền vững tự cung tự cấp (phỏng vấn #1, #3, #10), phân phối các sản phẩm sinh thái (phỏng vấn #5 và #13 ), thiết kế thời trang sử dụng vật liệu truyền thống và lao động từ các nguồn địa phương (phỏng vấn #14), thủ công mỹ nghệ truyền thống (phỏng vấn #7 và #15), du lịch sinh thái (phỏng vấn #2, #4, #6, #8, #9, #10), không gian sinh thái (phỏng vấn #1), giáo dục (hầu hết phỏng vấn) và quản lý chất thải (phỏng vấn #3 và #7). Những thực hành này, sau khi được phát triển và thử nghiệm để chứng minh tính hiệu
quả và khả thi, có thể được sử dụng và nhân rộng để thu hút và gắn kết những người ủng hộ từ công chúng và các thành phần khác nhau trong xã hội để tạo ra thay đổi hành vi và thái độ tương ứng. Nhờ đó họ sẽ có nhận thức, kiến thức và kỹ năng tốt hơn về SET, hỗ trợ, đóng góp nhiều hơn và giúp lan toả SET (Người trả lời phỏng vấn #3, #10). Các thực hành sinh thái có cơ sở vững chắc ở địa phương, quốc gia và quốc tế. Điều này thể hiện qua cách những nhà hoạt động sinh thái thành lập và vận hành doanh nghiệp, đáp ứng với các đòi hỏi của thị trường và đòi hỏi/ vấn đề của các nhóm lợi ích chính cũng như những thay đổi trong môi trường / phong trào sinh thái. Người được phỏng vấn số 11 đã lồng ghép nội dung bảo vệ môi trường vào giáo dục chánh niệm và cảm xúc xã hội khi nhận ra đây là các nội dung bị thiếu hụt. Người được phỏng vấn số 13 bắt đầu với việc bán ống hút tái sử dụng và mở rộng phạm vi sản phẩm bày bán ở cửa hàng của mình sang chổi tre, hộp đựng làm từ bã mía, thực phẩm hữu cơ và sản phẩm làm đẹp dựa trên các yêu cầu và phản hồi từ khách hàng và mạng lưới các nhà cung cấp của mình. Tầm nhìn, kế hoạch dài hạn, hành động từng bước là những đặc điểm chính trong thực tiễn của họ. Nói chung về thứ tự là tụi em đi từng bước. Thứ nhất là hệ thống nông nghiệp, cây cỏ này kia phải thành một cái nền tảng, cải tạo đất cho nó tốt... Sau đó đến khách tham quan để họ hiểu hơn và có sự lan tỏa nhiều hơn. Rồi sau đó cũng một số đơn vị nào làm giáo dục và muốn kết hợp đến địa điểm này … Có những hộ nông dân nào muốn đi theo thì mình sẽ chia sẻ kinh nghiệm và liên kết tìm đầu ra sản phẩm cho họ (Người trả lời phỏng vấn # 6). Những người được phỏng vấn coi SET là một quá trình đa chiều, đa tầng với nhiều giai đoạn và mang tính tuần hoàn hơn là tuyến tính. Nó đòi hỏi một cách tiếp cận toàn diện và tổng thể và những nỗ lực lâu dài. Cần rà soát và củng cố những thành tựu đạt được trong các giai đoạn trước trong khi triển khai các hành động cho giai đoạn hiện tại của SET. SET cũng nên cho phép sự linh hoạt, đa dạng và thích ứng để có thể đối phó với các yếu tố và thay đổi không lường trước được (Người trả lời phỏng vấn #1, #3, #10).
58
Tại một đề án mà cộng nhiều yếu tố cấu thành, ví dụ như vừa nông nghiệp trường tồn, vừa dân tộc học, vừa xã hội học, vừa mang yếu tố về quy hoạch nữa.,… (cần làm việc) với dân làng, rồi về với bối cảnh xã hội, chính trị của chính quyền tại địa phương, rồi đối diện với một rừng cây nó có rất nhiều vấn đề… không biết trước được…. ở một trạng thái vô thường hơn... (và hiểu biết sẽ phụ thuộc vào giới hạn của cá nhân)… Đối phó với những vấn đề này cho mình đớn đau nhiều hơn, vấp ngã nhiều hơn, mất đi nhiều hơn nữa, kiệt sức nhiều hơn. (Nhưng) nó sẽ tốt cho những cái xử lý công việc ở đoạn sau của mình (Người trả lời phỏng vấn #1). Mọi thứ luôn vận động và biến đổi, không cái gì tồn tại mãi … thì mình phải quan sát, … nhận diện … vấn đề nó là như thế, cái cây nó là như thế, con nó như thế. Thì mình bắt đầu có phương án …thích ứng …đối ứng với nó (Người trả lời phỏng vấn #10). Tự nhiên.. cho phép những thay đổi đấy nó diễn ra… Các cá thể ở trong tự nhiên ấy… thích nghi theo để … tồn tại…, còn không thích nghi được thì không tồn tại (Người trả lời phỏng vấn #3). Nhiều người được phỏng vấn thừa nhận cần khuyến khích các bên tham gia, chẳng hạn như thị trường, cộng đồng / xã hội và chính quyền, thúc đẩy sự phát triển cộng đồng và tính tập thể, đồng thời quản lý các mối quan hệ với cả các đối tác bên ngoài và bên trong để đảm bảo rằng các nỗ lực được tổ chức phối hợp tốt hướng tới các mục tiêu cuối cùng. Ví dụ, khi lập kế hoạch cho mô hình sản xuất cà phê sạch, người được phỏng vấn số 1 đã hình dung được cần phải xây dựng lòng tin để có thể huy động nguồn lực và sự hỗ trợ từ cộng đồng và chính quyền địa phương cũng như nhu cầu tìm kiếm nhân viên phù hợp và có năng lực. Nếu là mình làm tốt (xây dựng) được niềm tin trong người dân … (trong kinh doanh). ... cải thiện điều kiện của họ… Rồi mình giúp họ .., cho họ vay mượn tiền…, tặng họ 1 số các nguyên vật liệu tại chỗ …. giữa mình với họ ..gắn kết và nó vui hơn ngày hôm qua...Còn với địa phương và cách nhìn của dân làng thì 59
mình sẽ thực hiện một vài dự án mà nó liên quan đến sự hỗ trợ của người dân….Cái hiệu quả, cái mục tiêu mà mình muốn đạt được trong những dự án đó là để cho chính quyền thấy rằng.. cái lòng tốt (thật sự) của mình với cái núi này, với địa phương này… Đó là cái lòng tốt mình phải cần được họ công nhận thì nó mới thuận lợi cho những việc khác sau này mình làm. Còn trong nội bộ thì thực ra em đang cần một người… để cùng thực hành, cùng nghiên cứu và cùng làm về giáo dục. … đạt được những giá trị mà mọi người vừa giao tiếp với nhau về mặt học thuật, vừa giao tiếp với nhau về mặt cái đẹp, nghệ thuật, nhưng mà vừa phải có chiều kích khác về mặt tâm linh... Rồi mình nhìn nhận những sai lầm của nhau và mình chỉnh sửa (Người trả lời phỏng vấn #1). Các nhà thực hành sinh thái Việt Nam có hiểu biết sâu sắc và chấp nhận vai trò của các bên khác và ảnh hưởng của họ trong SET. Do nhận thức và kiến thức về bảo vệ môi trường của công chúng và chính quyền còn ở mức thấp, các nỗ lực thay đổi hành vi trước hết phải cung cấp các ví dụ hoặc mô hình thực hành, lôi kéo tham gia, kết nối và giáo dục cho công chúng và chính quyền.
Về khó khăn bên ngoài thì thiếu sự hỗ trợ của các cơ quan chức năng trong kêu gọi vốn đầu tư. Rồi nhận thức của người dân về sản phẩm sạch ý, sản phẩm hữu cơ chưa cao. Về sự sẵn sàng về chi trả thì hắn cũng đang còn rất là thấp. (Người trả lời phỏng vấn #5). Chị thu hút mọi người, chị thúc đẩy cái tương tác qua lại học hỏi lẫn nhau và mình gắn kết họ vào một cái chuyển đổi nào đấy… Cái mà chị có thể đúc kết và chia sẻ với mọi người là chị rất yêu nông dân, rất yêu sự trải nghiệm, tính thực hành ấy. ... Chị cũng rất là yêu việc mình giữ gìn chung thôi, hệ sinh thái môi trường, tạo ra một môi trường sống tốt đẹp cho càng nhiều người càng tốt. …Cái quan trọng trong chúng ta là … tiếp nối và duy trì. Chị muốn giữ gìn quan hệ… Việt Nam mình có câu là: “Lời chào cao hơn mâm cỗ” ấy, thì mình giữ với nhau thông qua những cái cơ bản đấy thôi. Hỏi thăm, chia sẻ kiến thức thông tin… phải có cái sự tương tác (Người trả lời phỏng vấn #10). Các nhà thực hành sinh thái đã xác định rõ vai trò và tiềm năng của mình để đóng góp vào SET với tư cách là thành viên của cộng đồng thực hành sinh thái. Chúng bao gồm tiên phong, xúc tác, khởi xướng và hợp tác với các đối tác trong việc phát triển, thử nghiệm và cải tiến các mô hình và thực hành mới. Đồng thời, họ cũng giáo dục, thúc đẩy sự phát triển cộng đồng, dẫn dắt và hỗ trợ tinh thần và vật chất cho những người làm việc với họ và giúp những người này có thể thực hành quyền tốt hơn.
(Mình) chọn là mình đóng cái vai trò ở đây, cung cấp những cái thay thế... khách hàng họ cần phải biết là có sản phẩm đấy trên đời … khách hàng được tiếp cận sản phẩm chất lượng thì họ sẽ thay đổi. Còn nếu mà họ không được tiếp cận thì họ chỉ biết trong đầu họ là có sản phẩm này thì họ cũng chỉ sử dụng sản phẩm này thôi... Đến khi mình tìm được ở nhà sản xuất … mình sẽ gắn bó với người này, từ khi họ nhỏ đến khi họ lớn.. Mình góp ý với nhau về sản phẩm nó tốt hơn… (Đó là lý do mình chọn các nhà sản xuất nhỏ). Nhỏ nhưng kèm với tinh thần là họ muốn làm và họ muốn thay đổi gì đấy thì mình sẽ đồng hành với họ để làm việc này (Người trả lời phỏng vấn #13). … Không hề có một chương trình cụ thể hoặc (hướng dẫn cách làm)… (những bài tập thực tế và chương trình đã được phát triển) trong suốt thời gian mình làm việc... cũng như quan sát từ thực tế lẫn học … để hợp lại làm thành một câu chuyện chung của tất cả mọi người (trong đó có giáo viên, học sinh, phụ huynh) … Khi mà đã có những nền tảng như vậy rồi thì mình hy vọng sự ứng dụng của những cái này luôn (duy trì và) tiếp nối. (Người trả lời phỏng vấn # 11). Đối với khách hàng, họ thực hiện các hoạt động tiếp thị để thu hút và xây dựng khách hàng, đồng thời giáo dục và khuyến khích họ thay đổi khuôn mẫu tiêu dùng. Bắt đầu tiếp cận người ta đặt đơn hàng …thì họ tới họ xem, rồi tiêu chuẩn về sơ chế rau nè, rồi sản phẩm chất lượng nè… họ làm việc với mình rồi… Cái phương thức …là có uy tín đối với đại lý, rồi với khách hàng… Phần đông là họ thích (sản phẩm vì chất lượng tốt và hữu cơ thiên nhiên)… Đôi lúc khách (vào thứ 7 chủ nhật) tranh thủ chở vợ con xuống thăm, xuống vườn. Thứ nhất là họ hưởng cái không khí, thứ 2 họ xem cái vườn rồi họ tiếp cận coi thử… Có khách là thanh tra nên rất kỹ, họ đi vòng vòng mấy luống ngó liếc vô cái nhà phân coi thử coi có cái nhóm phân u rê ...nghe mùi thì có thuốc hóa học đồ không… Nông dân mình yên tâm cái chuyện đó… (Người trả lời phỏng vấn # 2).
60
Các nhà thực hành sinh thái cũng tạo ra và duy trì các xu hướng sinh thái và mô hình kinh doanh mới cho thị trường, đồng thời giáo dục và hợp tác với chính quyền để vận động sự ủng hộ từ chính quyển và vận động thay đổi chính sách. …Mình cũng phải làm một vài cái để chính quyền để họ hiểu cái chuyện mình đang làm gì, người ra người vô là gì... Mình phải có sự làm chứng của chính quyền nên kế hoạch nó cũng phải đàng hoàng, rồi cái vốn, cái tiền nó từ đâu từ đâu… Mình sẽ trình bày như nào để góc nhìn của người quản lý hệ thống…(đặc biệt là) về mặt quyền lực công nữa thì họ hiểu (Người trả lời phỏng vấn #1). Đối với cộng đồng, các nhà thực hành sinh thái tập trung vào việc giáo dục, phát triển tính tập thể, sử dụng thế mạnh và vốn (tài nguyên) hiện có của họ. Điều này bắt đầu bằng việc tìm hiểu cộng đồng, tương tác gắn kết với họ, xây dựng quan hệ, cung cấp hỗ trợ và hướng dẫn. Người dân … ở một trình độ văn hóa và tiếp nhận thông tin … khác, thì mình lại tách cái này ra như nào để mình trình bày với người dân… Mình đúng nghĩa trở thành 1 thành tố trong cộng đồng luôn. Mình bắt đầu mình cài cắm các hoạt động để mà dần dần… đi từ nhỏ, … từ cái tầng dưới thấp nhất để đi lên (Người trả lời phỏng vấn #1). Các bác nông dân đương lo (là mình lớn tuổi rồi).. thì liệu có giữ được cái này hay không .. (cái đó lại) gắn với cái đội ngũ kế thừa, bây giờ tuổi trẻ, nó ưng vô khách sạn nhà hàng chứ nó ưng gì ngồi nhổ cỏ này… Các bác ở đây… vẫn quyết tâm để giữ cái này… (làm) cái sườn vững chắc để thế hệ sau nó sẽ … đi theo,.. để nhân cái này ra, trước hết con người của mình khỏe đã, cộng đồng khỏe, thì...nông dân vui, …. Cái quan trọng không thể thiếu là có cái tình đoàn kết, gắn bó (thăm hỏi động viên giúp đỡ lẫn nhau). Từng bác nông dân, từng gia đình … động viên … tạo cho con cháu tiếp cận... chẳng hạn như tưới nước này, làm cỏ này… Rồi (khuyên nhủ) con cháu … phải giữ 61
lại cái này... Rồi mình mới tiếp cận ra bà con họ hàng rồi hàng xóm… trao đổi..tuyên truyền (về) nông nghiệp sạch nói chung, (và) cái rau hữu cơ ở từng hộ đã gắn bó với cái này nói riêng… Mà chia sẻ ở đâu cũng rứa, trên diễn đàn hội nghị ... Bây giờ khó.. nhưng mà cùng cộng đồng xã hội có trách nhiệm để mà tuyên truyền giáo dục tuổi trẻ như thế nào đó, là phải xây dựng 1 cái nền nông nghiệp sạch nói chung là Việt Nam, mà nói riêng từng địa phương (Người trả lời phỏng vấn #2). Đối với nhân viên và đồng nghiệp, họ tập trung vào cố vấn, xây dựng mối quan hệ và lợi ích và động lực cá nhân của những người này vì không thể sử dụng các biện pháp khuyến khích tài chính do nguồn vốn hạn chế. Mình đâu có thể đưa một chính sách về lương bổng... như những công ty trong Sài Gòn được. Nó phải do xuất phát từ tình yêu thiên nhiên hay tình yêu công việc của họ. Cái lịch sinh hoạt thí dụ 1-2 tuần tụi anh nói chuyện với nhau để xây dựng tình yêu thiên nhiên, mối quan hệ giữ... (chia sẻ kiến thức, kinh nghiệm).. Các bạn trẻ thì đâu có biết gì nhiều nói chuyện thì cũng thấy phấn khởi. Rồi có ngày thì nói chuyện về mấy cái rau cải nhà mình bị con này con kia ăn thì nói chuyện trao đổi với nhau xem có cách nào hạn chế nó không? Rồi có khi thì tâm sự về những cái suy nghĩ, tâm sự, cảm nhận của mỗi người trong 1 tuần khi ở đây để hiểu nhau hơn. (Người trả lời phỏng vấn #6).
3.3. Sự hình thành và phát triển nhận thức và thực hành Kết quả phỏng vấn cho thấy một số con đường và cột mốc hình thành nhận thức và thực hành liên quan đến SET của các nhà thực hành sinh thái Việt Nam. Vì hầu hết những người được phỏng vấn sinh ra trong hoặc sau chiến tranh, thời thơ ấu và niên thiếu của họ gắn liền với một xã hội tương đối nghèo, gần gũi với thiên nhiên, tự cung tự cấp, hướng tới cộng đồng và chủ yếu là ở nông thôn. Xã hội này có rất nhiều tính năng mà SET đang hướng tới. 62
(Mình) từ hồi nhỏ lớn lên.. ở quê… Ba, mẹ, ông bà nội đi làm lúa nước... (Từ bé mình) đi phụ ba mẹ đi trồng lúa, trồng khoai, trồng bắp, trồng bí, bầu, đậu… Cuộc sống ở thôn quê ngày xưa nó rất là đẹp… (Con nít) làm nhà chòi hay là đi chơi bán đồ hàng, chơi trò này trò kia ở quê rất là hay. Môi trường ở quê cũng tốt nữa… Người ta hay làm nhà dọc theo con sông, để có một khu vườn cây ăn trái (có đủ các loại cây) ở phía sau… (rồi sau đó) nữa mới là cánh đồng lúa… Những dòng mương, dòng kênh... có nhiều cá, tôm tự nhiên, cá đồng, cua đồng, ốc (Người trả lời phỏng vấn #6). (Mình) sinh ra ở nông thôn.., xung quanh… là đồng lúa và dòng sông… đẹp như thế nào. …(Cái thời tuổi thơ) cách đây khoảng hơn 20 năm gần 30 năm trước… Trẻ em lúc đấy không giống với trẻ em bây giờ… đã được tung tăng chạy nhảy ngoài cánh đồng, chăn trâu... thậm chí đã được tắm sông… bắt cá…, đánh cá.., mò trai, mò hến, mò ốc. (Người trả lời phỏng vấn #4) (Khi) mình nhỏ, khoảng 10-12-13 tuổi thì Sapa (còn nhỏ và) hoang sơ lắm… người dân… rất là nghèo, và họ sống vây quanh các bản làng Sapa… Con đường đi toàn là đá… rất là gồ ghề và tuổi thơ của mình thì cũng gắn bó với ruộng, đồng, nương, con trâu con bò... (Sapa) là một địa điểm mà mọi người đến để giao lưu, mua bán...cũng giống như một cái chợ phiên ở… vùng cao … (Người dân hồi đó) không mặc sặc sỡ như bây giờ, họ mặc chủ yếu màu đen là nhiều, và họ đi chợ bằng ngựa (Người trả lời phỏng vấn #9) Môi trường và thiên nhiên đã hình thành nên một phần lịch sử, ký ức đẹp đẽ và sự gắn bó mà họ trân trọng và muốn đóng góp để duy trì và phát triển. Mình thấy (quê mình) có nhiều cái hay, nó gắn liền với đời sống mình từ mái tranh cỏ bàng, mái cỏ bàng á, cho đến tấm đệm mình nằm… Mình thấy cánh đồng cỏ bàng nó rất là đẹp, có rất là nhiều các loài sinh vật ở đó nữa… (nhưng) nó không còn nhiều như ngày xưa nữa thì mình có 1 mong muốn là mình phải chăm sóc lại nó và có đóng góp cho vùng đã nuôi lớn mình từ nhỏ. (Người trả lời phỏng vấn #7)
Khi những người được phỏng vấn lớn lên và bước sang tuổi trưởng thành, Việt Nam chuyển từ giai đoạn kém phát triển sang giai đoạn đang phát triển. Chính phủ có chính sách mở cửa và định hướng tăng trưởng, ưu tiên phát triển kinh tế hơn so với phúc lợi xã hội và bảo vệ môi trường. Điều này dẫn đến những thay đổi mạnh mẽ theo định hướng thị trường và xu thế chạy theo đồng tiền trong văn hóa, xã hội, kinh tế và môi trường. Những thay đổi này đã có những tác động tiêu cực đến các cá nhân, nhóm, cộng đồng và môi trường có gắn bó với những người được phỏng vấn. Ví dụ, thanh niên có xu hướng rời bỏ nông thôn và nông nghiệp để tìm việc làm ở các khu công nghiệp hay khu đô thị do thu nhập cao hơn và có vẻ ổn định hơn so với nghề nông. Chênh lệch xã hội và nghèo đói gia tăng trong các nhóm yếu thế như nông dân, dân tộc thiểu số, người già, phụ nữ, trẻ em và người khuyết tật. Chẳng hạn người nông dân tham gia sản xuất gặp nhiều khó khăn và bất ổn về giá cả dẫn tới thu nhập thấp trong khi những người buôn bán phân bón thuốc trừ sâu lại thu được lợi nhuận lớn. Môi trường và các nguồn lương thực, thực phẩm bị hủy hoại do sử dụng thuốc trừ sâu, đô thị hóa và nạn phá rừng. Truyền thống quan tâm và cộng đồng bị thay thế bằng các thực hành định hướng thị trường và xu thế chạy theo đồng tiền. Thực phẩm bị nhiễm độc bằng chất bảo quản và thuốc trừ sâu. Về văn hóa thì có thay đổi nhiều, cái lối sống đô thị ý làm sao kiếm được nhiều tiền thôi, con nít không chơi được như tụi anh ngày xưa, sự thân tình giữa làng xóm này kia nó cũng không có giống ngày xưa... môi trường thì phá hủy… kinh tế của người nông dân họ rất là cực khổ mà lại ngày càng thấy không ổn định. Mấy ông thương lái bán phân bón thì lại giàu… Thêm cái nữa là mình nhìn thấy cái bức tranh về thực phẩm ấy (với các hóa chất độc hại)... sau khi thu hoạch phải ngâm qua nước, như sầu riêng, mít thì chích thuốc, trái cây phải ngâm ra cái nước đem ra nó đẹp, nó bóng. Rau thì … người ta xịt cái thuốc gì vô nó lớn nhanh gấp 3 lần. (Người trả lời phỏng vấn #6). Bỗng dưng một ngày vào năm 2000… nước sông đang đỏ thì dòng nước đen ở đâu nó chảy về một cái thì tất cả bà con là nuôi cá lồng rồi là cá ở sông chết nổi thành bè luôn, chết trắng chết hết luôn. (Các hộ dân) đang kinh doanh
nuôi cá bè...lỗ vốn và có một số hộ thì vay vốn ngân hàng thì đã không có tiền để chi trả và thậm chí là có người phải đi tù về việc đấy… Cho đến thời điểm này là dòng sông nó đã chết hẳn… đen rồi hôi thối. Những người dân sống ở xung quanh rồi chịu đựng một cái nỗi khổ vô cùng khổ. (Người trả lời phỏng vấn #4). Đô thị hóa và quá trình tư hữu hóa đất đai cũng làm thay đổi cảnh quan và văn hóa ở các vùng nông thôn và miền núi và các khu di tích lịch sử hay di sản văn hóa như ở Sa Pa và đồng thời tạo ra nguy cơ thất nghiệp và nghèo đói cho các cộng đồng vỗn dĩ yếu thế như cộng đồng dân tộc thiểu số. Nhưng sau năm 2014-2015 thì rất nhiều nhà đầu tư họ vào họ mua đất và khoanh tất cả những vùng ấy lại thì mình lại không có những con đường đi ngắm phong cảnh ấy nữa … Sapa phá trụi rất là nhanh... (Nhiều đồng bào các dân tộc) họ bán hết và họ không biết tiết kiệm thì sau này họ biết làm gì đây. (Người trả lời phỏng vấn #9). Hiện tượng mù chữ trong trẻ em nghèo cũng phổ biến, kèm theo những thiệt thòi khác như việc phải tự kiếm sống và không có định hướng ước mơ cho bản thân. Mình gặp rất nhiều em nhỏ khắp Việt Nam (ở vùng cao, hoặc là ở miền Tây, có một số vùng ở miền Trung) 14 tuổi rồi mà viết không được đọc không được… em không có ước mơ gì hết và chỉ có muốn làm sao để có đủ cơm ăn... (Người trả lời phỏng vấn #11). Mô hình tăng trưởng tập trung vào kinh tế và bỏ qua các khía cạnh văn hóa, xã hội và môi trường không giúp xóa đói giảm nghèo được triệt để chongười nông dân. Như là các bộ trưởng nói ngày hôm nay nuôi cây này, mai phải nuôi con kia, rồi ngày kia là phải tìm cái mô hình phát triển kinh tế kìa. Không phù hợp. Mà tất cả những cái mô hình kinh tế đấy nó tạo, sản sinh ra một cái... kể cả tổng sản phẩm quốc nội là GDP đi chăng nữa nhưng mà nội lực nhìn lại thì người dân vẫn rất nghèo. 63
Tức là mình đang cố gắng đi tìm một mô hình kinh tế mà mình lại đang khai thác nông dân chẳng hạn. Em cứ thử nghĩ mà xem, ai làm ra thức ăn? Nông dân. Chúng ta vẫn phải có gạo để ăn hàng ngày, chúng ta cũng phải có rau để ăn, ai mà không ăn chay là phải có thịt. Tất cả là bàn tay con người làm ra nhưng mà trong xã hội như kiểu Việt Nam người ta gọi là tầng lớp nông dân nhưng mà có ai tôn trọng người nông dân đâu, không ai, ít lắm (Người trả lời phỏng vấn #10). Bên cạnh khủng hoảng đối với cá nhân, nhóm, cộng đồng, xã hội và môi trường, một số người được phỏng vấn đã trải qua khủng hoảng cá nhân khi sống và làm việc trong một xã hội công nghiệp hóa, thị trường và chạy theo đồng tiền. Những cuộc khủng hoảng này có những hình thức khác nhau đối với mỗi cá nhân nhưng đều đòi hỏi những thay đổi lớn về nhận thức, định hướng cuộc sống / công việc của mỗi người. Ví dụ, căng thẳng, tai nạn và suy giảm sức khỏe đã khiến người được phỏng vấn số 1 hủy bỏ kế hoạch học tập và nghề nghiệp của mình, chú ý hơn về những thảm họa môi trường và xã hội và do đó thúc đẩy việc tìm kiểm các giải pháp cho những vấn đề này. Chấn thương tâm lý, những căng thẳng trong cuộc sống và những thất bại là lý do để người được phỏng vấn số 5 thay đổi lối sống và sự nghiệp của mình, phát triển nhận thức về sinh thái và tiếp cận với SET. Chị là một người phụ nữ bị bạo lực tình dục và bạo lực gia đình,… Cho nên là chị mới bỏ hết để chị quay lại Huế .. chị muốn an yên,..coi như là cắt hết, cắt đứt mọi liên lạc để không phải làm phiền vậy… 2 cái thành phố nó đối lập nhau. Bên kia thì nó quá xô bồ, … mở mắt ra là bản thân mình phải chạy đua với thời gian, … nhộn nhịp, ồn ào náo nhiệt. (Bên này) chị cảm thấy nó bình yên đến mọi lúc. (Người trả lời phỏng vấn #5). Những tác động xấu đến sức khỏe của canh tác vô cơ đối với bản thân, gia đình và cộng đồng đã khuyến khích những nhà thực hành sinh thái tìm kiếm các phương pháp canh tác thay thế, an toàn hơn.
64
(Nhà ở) là đối diện cái vườn rau … (hồi đó) có trẻ em là không dám ở nhà bởi vì người ta dùng thuốc người ta bơm thì gió đưa hết trơn trong nhà. Xuất phát từ cái đó, khi mà nghe chuyển đổi cái này thì gia đình thích cái này… (do nó có lợi cho) sức khỏe của mình (và) sinh hoạt cộng đồng. Tức là không còn cái cảnh đóng cửa khi người nông dân họ phun thuốc để hưởng cái độc hại đó…. (Người trả lời phỏng vấn #2).
mà làm như thế nào để đưa 3 cái sự kết nối đó về lại cho mỗi người, cho học sinh và thậm chí cho những người lớn như mình thì dựa trên những cái kết nối với bản thân, với người khác, và với thiên nhiên mình đưa vào và xây dựng. Tất nhiên là trong từng bài tập cụ thể làm sao để sẽ giúp học sinh thực tập những điều như vậy… Mình phải học cách để thương mình để mà thương người khác, thương được thiên nhiên (Người trả lời phỏng vấn # 11).
Thiếu thốn niềm vui và sự thoả mãn, bỏ qua tự tu dưỡng, kết nối, mối quan hệ và tính tập thể cũng thôi thúc những người này tìm kiếm giải pháp cho bản thân và những người khác và tham gia vào SET, chẳng hạn như tìm một công việc không chỉ mang lại thu nhập cá nhân mà còn mang lại lợi ích cho bản thân và cộng đồng hay mang lại niềm vui trong học tập và cuộc sống.
Các nhà thực hành sinh thái nhận ra rằng những chuyển đổi như vậy đòi hỏi những thay đổi về nhận thức và hành động ở các cấp độ khác nhau. Đối với hầu hết những người được phỏng vấn sự tham gia, học hỏi, thực hành và phản ánh liên tục đã góp phần phát triển các nhận thức và thực hành liên quan đến SET. Khi bắt đầu tham gia vào phong trào sinh thái, họ quan tâm đến các vấn đề môi trường như biến đổi khí hậu, các yếu tố ảnh hưởng như lối sống, cách tiêu dùng, phương thức sản xuất và phân phối. Họ cùng hành động với những nhà thực hành khác để đối phó với những vấn đề này, chẳng hạn như tham gia vào các hành động giờ trái đất, phong trào thanh niên vì môi trường, canh tác hữu cơ, du lịchcó trách nhiệm, giáo dục sinh thái, sản xuất và phân phối các sản phẩm sinh thái và những hoạt động khác.
Chị cũng muốn làm cái gì đó cho mình, có nghĩa là cái đồng tiền… nhân bản..sạch (Người trả lời phỏng vấn #5). Lúc đó mình cảm thấy đi học mà cảm thấy không có vui mấy, cái niềm vui trong sự học… (rồi mình nghe từ bạn bè và anh chị em mình điều tương tự). Thì mình đặt câu hỏi trong tuổi sinh viên mình là mình thực sự làm cái gì, mình sống vì điều mình làm để có niềm vui đó (Người trả lời phỏng vấn #11). Các cuộc khủng hoảng nói trên đã thức tỉnh các nhà thực hành sinh thái và là động lực để họ tìm kiếm và trở nên gắn bó với SET và phong trào sinh thái. Họ nhận ra sự cần thiết phải chuyển đổi từ trạng thái và thực tiễn không bền vững hiện tại của các cá nhân, nhóm, cộng đồng, xã hội, kinh tế và môi trường sang trạng thái hài hòa hơn giữa các yếu tố xã hội, kinh tế và môi trường, giảm hoặc không gây hại cho nhau, hạnh phúc và hài lòng hơn (Người trả lời phỏng vấn #5; # 6, #11).
Khi mà đi dạy thì anh được biết tới những hoạt động của giới trẻ và thanh niên rất nhiều. Như là câu lạc bộ đạp xe vì môi trường chẳng hạn, hay là thư viện nhỏ hoặc các hoạt động
của tổ chức Live&Learn. Thì lúc đó anh mới thấy có sự chú ý tới vấn đề môi trường như là biến đổi khí hậu. … Thì khoảng từ năm 2010 anh bắt đầu tham gia những hoạt động như vậy, như là tham gia những hoạt động của đoàn thanh niên như giờ trái đất hoặc là câu lạc bộ đạp xe vì môi trường. Thì lúc này vấn đề môi trường nó trở thành 1 vấn đề được quan tâm nhiều (Người trả lời phỏng vấn #7). Thông qua những hành động này, họ hiểu biết thêm và quan tâm hơn nữa, đặt ra nhiều câu hỏi và mở rộng tìm kiếm, mở rộng khả năng tiếp cận các nguồn thông tin từ bên ngoài, nhận ra những nhu cầu/vấn đề/vấn đề lớn, tìm kiếm giải pháp và hành động. Thì từ cái đó anh mới bắt đầu.. đi tham quan (các) mô hình nông nghiệp hữu cơ... (học hỏi cái hay, rút kinh nghiệm cái hạn chế) về đầu ra hay về phương thức mà họ làm với nhau để mình áp dụng cho mình. Thì sau khi đi tham khảo xong thì tụi anh mới bắt đầu khởi sự làm cái nông trại này (Người trả lời phỏng vấn #6). (trước đây) Mình làm ở một tổ chức phi chính phủ … với từng nhóm đối tượng… cùng với họ để nhận biết (đánh giá)… và chuyển hóa cái bất lợi trở thành cái có lợi, và nó có tác động lâu dài... (Ví dụ trong điều kiện thời tiết khắc nghiệt) nghề nông nghiệp gặp khó khăn... (thì) mình tập trung vào những cây thuốc nam … mình tạo ra cả một hệ thống các cây với nhau
Thì 2015 … mình (bắt đầu) dạy cho các em tiểu học cách quan tâm đến chính mình và quan tâm tới người khác…(Sau này) mình thấy các vấn đề về môi trường về thiên nhiên là những vấn đề ai cũng quan tâm. Nhưng 65
từ các cây lấy gỗ cho đến những cây nguyên liệu.. tăng mức độ ổn định của đất hoặc là bồi dưỡng cho hệ sinh thái của đất …Tất nhiên là nó thách thức rất nhiều… mình phải (tự tìm kiếm hoặc)… tự tạo ra môi trường mà nó phản ánh những cái mà mình mong muốn. (Người trả lời phỏng vấn #3) Các hành động đã được thực hiện ở tầm vi mô, trung và vĩ mô nhưng chủ yếu tập trung vào các cá nhân, nhóm và cộng đồng ở địa phương như quản lý rác thải, canh tác hữu cơ, phân phối sản phẩm, giáo dục, lâm nghiệp, nông nghiệp bền vững và tự cung tự cấp, làm vườn. Các nhà thực hành sinh thái đều kinh qua quá trình thử và sai, trong đó họ thử nghiệm và cải tiến mô hình của mình ở quy mô nhỏ phù hợp với năng lực và nguồn lực hạn chế của họ. Đương nhiên là những doanh nghiệp xã hội nó … nó sẽ luôn ở quy mô nhỏ, thì mình thích những thứ quy mô nhỏ… nó linh hoạt… độc lập…. (Người trả lời phỏng vấn#3). (Cái khó nhất) là tài chính… Nó đòi hỏi mình phải có sức chịu đựng dài hạn 1 chút thì mới làm thành công được… Là mấy năm đầu hầu như là mình phải đầu tư không à… Mình biết đủ là được (không nên ham muốn hay mong đợi nhiều quá). (Người trả lời phỏng vấn #6).
Cái mô hình ấy nó kết hợp với nhau…chị sẽ phải tìm chỗ khác để khắc phục tất cả các yếu điểm của mình. Rồi là được thì chị bán nhượng quyền thương hiệu... Nó nhanh hay là chậm thì chị cân đối để triển khai (tùy thuộc vào việc có những người đồng hành và hợp tác hay không) (Người trả lời phỏng vấn #5). Họ thiếu sự hỗ trợ từ bên ngoài hoặc mong muốn độc lập không phụ thuộc vào các yếu tố bên ngoài với mục đích phát triển mô hình sinh thái có tính khả thi cao và khả năng nhân rộng trong các lĩnh vực mà họ quan tâm. (Cơ cấu vận hành bên trong) còn lỏng lẻo (do thiếu tiền để thuê nhân viên chuyên nghiệp có đủ kiến thức và kinh nghiệm làm việc)… Rồi thiếu vốn doanh nghiệp này, nên là có lượng khách hàng chủ yếu là tự vận động và liên kết để hợp tác kinh doanh hầu như là chị kết nối. Về khó khăn bên ngoài thì thiếu sự hỗ trợ của các cơ quan chức năng trong kêu gọi vốn để mà đầu tư. Rồi là nhận thức của người dân về sản phẩm sạch ý, sản phẩm hữu cơ chưa cao. Về cái sự sẵn sàng về chi trả thì hắn cũng đang còn rất là thấp. (Người trả lời phỏng vấn #5) Mình cứ làm vừa sức và tùy theo năng lực mình có, vốn kinh nghiệm, vốn tài nguyên mình đang có sẵn chứ mình không chủ động làm to... mình hạn chế việc đầu tư, và mình không bị lệ thuộc quá nhiều vào bên ngoài (Người trả lời phỏng vấn #7).
Mình hy vọng ứng dụng của những cái này sẽ được luôn luôn ở đó và giống như họ tiếp nối... cái quan trọng nhất là “câu chuyện chung”, những người đóng góp vào đó để tiếp nối nó như thế nào (Người trả lời phỏng vấn #11). Các mô hình và hoặc/quy mô nhỏ có một số lợi thế cho SET. Chúng phù hợp với định nghĩa của SET là một quá trình giảm tăng trưởng. Chúng cho phép chia sẻ trách nhiệm giữa các bên liên quan, giảm sự phụ thuộc vào nguồn tài trợ và hỗ trợ bên ngoài và cho phép tiến hành các thử nghiệm và sửa chữa sai sót. Cái quan trọng nhất đó là điều hành một cái doanh nghiệp nhỏ, mình định hình được vị trí của mình trong 1 cái chuỗi cung ứng. Mình là nhà sản xuất hay là mình là người bán. Đó thì mình cứ làm tốt công việc đó của mình… nguyên liệu có sẵn (và người sản xuất) cũng có thể tự trồng được. Thế là họ có thể tổ chức được 1 nhóm sản xuất nhỏ. Thế thì mình phụ trách ở cái mảng là kiểm soát chất lượng và vận chuyển tới tay khách hàng… giảm được rất nhiều chi phí mà mình không phải quản lí… trách nhiệm sẽ được chia đều cho tất cả mọi người trong chuỗi sản xuất…Thì mọi người đều có trách nhiệm và mọi người đều thấy mình là 1 phần trong việc sản xuất đó (Người trả lời phỏng vấn #7). Các mô hình/thực hành này có tính linh hoạt và thích ứng và có thể kết hợp các hoạt động đa dạng. Ví dụ, có thể kết hợp sản xuất và phân phối các sản phẩm hữu cơ với giáo dục, du lịch và phát triển cộng đồng. Do đó, chúng dễ nhân rộng và tiếp cận một lượng lớn công chúng và các thành phần để khơi gợi bắt đầu chuyển đổi tích cực về thái độ và hành vi vốn là mục đích chính của các nhà thực hành sinh thái. Mình không nhất thiết phải làm lớn mà mình chỉ cần làm 1 cái dạng nhỏ thôi. Mà cái nhỏ đó nó có khả năng dễ dàng được nhân rộng, dễ dàng được sao chép. Thì khi mà mình làm tốt phần của mình đi và mình chia sẻ lại những cách mình làm á, thì nhiều người họ nhìn vào và họ có thể bắt chước làm theo. Thì
66
vô tình là mình có rất nhiều người đồng minh á, họ cùng nhau làm với mình. Nó sẽ tạo ra cái nguồn lực lớn hơn so với việc mình tự làm và tự ôm đồm hết tất cả, từ quản lý nhân viên, quản lý tài nguyên, cơ sở vật chất và có nhiều thứ nữa (Người trả lời phỏng vấn #7). Một số nhà thực hành sinh thái đã tiếp cận hoặc đã lên kế hoạch tiếp cận cộng đồng quốc gia và quốc tế, ví dụ, những phỏng vấn #3, #5 và #14. Nhờ đó mô hình của họ tồn tại trong cuộc cạnh tranh trên thị trường với các mô hình sản xuất, phân phối và tiêu dùng hiện có không thân thiện với môi trường. Nhận thức và thực hành của người được phỏng vấn đã phát triển trong suốt quá trình họ tham gia tích cực vào phong trào sinh thái. Khi họ phát triển hoặc áp dụng các sáng kiến, lập kế hoạch, thực hiện các hoạt động và vận hành, họ phải quan tâm đến các tác động/lợi ích kinh tế, sinh thái, xã hội của các quá trình này, đến vị trí tiềm năng của họ trong lĩnh vực và làm việc để thúc đẩy chia sẻ trách nhiệm/nghĩa vụ công bằng hơn. Ví dụ, người được phỏng vấn số 7 nhận thấy việc xử lý chất thải không phải là một giải pháp tổng thể nên quyết định chuyển hướng sang sản xuất không chất thải và chọn việc phục hồi các ngành nghề truyền thống sử dụng cỏ mọc tự nhiên ở địa phương. Quyết định này được đưa ra nhờ những câu hỏi định hướng: Tôi sẽ làm gì tiếp theo? Tôi có thể duy trì hoạt động này trong bao lâu? Và nhà hoạt động sinh thái này đã tìm những mô hình và thực hành từ bên ngoài để áp dụng ở địa phương. Người được phỏng vấn số 13 nhấn mạnh đảm bảo chất lượng và các tiêu chuẩn là chìa khóa để phát triển và duy trì khách hàng của mình cũng như cạnh tranh trên thị trường. Các nhà hoạt động sinh thái đã phát triển kiến thức chuyên sâu về các lĩnh vực thực hành của họ, gồm kiến thức và hiểu biết về chính trị, kinh tế, xã hội và môi trường và vai trò, đóng góp, tương tác của các bên liên quan để hình thành chương trình/mục đích của riêng họ. Ví dụ, người được phỏng vấn số 11 đã đi tiên phong trong việc giáo dục chánh niệm (mindfulness) và tình cảm xã hội (social emotion) cho học sinh và đánh giá cao vai trò và đóng góp của chính quyền, nhà trường, trường đại học sư phạm và đội ngũ của mình trong việc phát triển một chương trình giáo dục khả thi cho Việt Nam.
67
Giữa nhóm, sở GD&ĐT tỉnh… và trường Đại học Sư phạm…, kết nối... tạo ra được sự hỗ trợ cho nhau. Với đại học thì mạnh hơn trong cái khung phần lý thuyết, đội ngũ của (mình) thì rất mạnh trong phần thực hành, và sở giáo dục thì là nhà quản lý, và người quản lý của giáo dục. Và nhờ như vậy thì các trường được chọn từ phía sở. Từ đó, mình đào tạo với làm việc với các hiệu trưởng, hiệu phó của các trường. Và từ đó rồi trường sẽ chọn ra được những giáo viên để mà học chung tức là tham gia các quá tŕnh đào tạo chung với nhóm… Đến nay mình cũng có những bước thành công nhất định là về mặt tài liệu mình đã hoàn thiện hơn, tất nhiên sẽ hoàn thiện nữa vào năm thứ 3. Và hiện nay thì một điểm tích cực là tất cả các giáo viên nòng cốt là họ đã rất tự tin khi mà hướng dẫn giáo viên, họ nắm được những tinh thần để bổ trợ trong việc dạy của họ, của các thầy cô (Người trả lời phỏng vấn #11). Người được phỏng vấn số 3 phản ánh rằng các tổ chức quốc tế như IUCN có ngân sách và đóng vai trò quan trọng về mặt khoa học / hoạch định chính sách trong khi các cơ quan chức năng tập trung vào các chính sách chung. Tất cả các cơ quan/ tổ chức này đều có nhu cầu làm việc với các tổ chức địa phương để áp dụng thực hành sinh thái trong cộng đồng với cách tiếp cận dựa vào cộng đồng. Trong mạng lưới này thì cũng đều có đủ hết đấy. Đấy ví dụ những tổ chức rất lớn như IUCN thì bây giờ họ cũng đang tham gia vào, khi mà họ tiếp cận vào với Hội An thì họ cũng cần qua mình, cái cách tiếp cận của mình, cái mạng lưới của mình, cái việc cụ thể mà mình đang làm cơ bản là nó cũng là ít… ít thấy cái tính cụ thể đến như thế. Chính quyền thì họ sẽ làm nhiều về chính sách những cái chung chung thế thôi. Các tổ chức lớn thì các nguồn lực nó vào. Ví dụ như.. như cách tiếp cận của cộng đồng, cách tiếp cận của doanh nghiệp, của doanh nghiệp xã hội chẳng hạn thì nó vừa một mặt là nó rất là thực tế và cụ thể. Đấy thì bây giờ chính bản thân là những đối tượng như vậy họ nhìn nhận, họ đánh giá
68
được hiệu quả thì họ… họ cần qua mình để họ đưa vào những can thiệp mà phù hợp với họ. Cơ bản là mọi người cần phải làm việc với nhau, thế thôi. IUCN họ vừa gọi là vai trò khoa học, vừa là tác động chính sách, vừa là… ờm… các nguồn lực như là quỹ, các cái quỹ tiền chẳng hạn. (Người trả lời phỏng vấn #3). Các nhà hoạt động sinh thái cũng có được kiến thức và kỹ năng để điều hành tốt tổ chức/ doanh nghiệp sinh thái. Họ đã sử dụng kiến thức và kỹ năng này và giải quyết các vấn đề phát sinh cho SET, ví dụ, giải pháp cho các khía cạnh kinh tế, xã hội và sinh thái của SET và các mối liên kết của chúng bằng cách đa dạng hóa dịch vụ để đáp ứng nhu cầu của các vấn đề liên quan này, tạo kết nối, xây dựng cộng đồng hành động và hỗ trợ. Ví dụ, người được phỏng vấn số 5 đã sử dụng kiến thức và kỹ năng kinh doanh của mình để thành lập một doanh nghiệp xã hội, cải thiện hoạt động của doanh nghiệp phân phối sản phẩm hữu cơ, cung cấp các dịch vụ bổ sung thông qua một nhà hàng để tạo ra lợi nhuận và kết nối với các nhà sản xuất sinh thái khác. Cho nên là chị liên kết với những người ở vùng sâu vùng xa gửi cái sản phẩm Bò A Lưới đi, rồi mật ong rừng tự nhiên thiên nhiên. Thì đó là tất cả cái nguồn đều là tự nhiên và thiên nhiên, thì chị cũng chắt lọc… liên kết với các nhà sản xuất (qua giới thiệu, tự tìm kiếm, kết nối) … thế rồi sản phẩm của mình nó cũng khá phong phú. (Người trả lời phỏng vấn # 5) Người được phỏng vấn số 4 tập trung vào người dân địa phương và quốc gia và hành vi xả rác của họ và tổ chức các hoạt động thu gom rác thải thường xuyên để giáo dục và thu hút người dân địa phương thay đổi hành vi. Mình muốn hướng đến .. người dân địa phương .. sống dọc theo 2 bên bờ sông.., sau đó là những người dân sống tại Hội An và những người dân của toàn Việt Nam mình... cái hoạt động của mình được diễn ra thường xuyên (với mục đích nâng cao ý thức của người dân). Ít nhất là một người dân địa phương
ấy người ta đi vớt rác cùng với anh thì sau đó ít nhất là họ sẽ không vứt rác ra sông nữa, … họ đi nhiều lần thì chắc chắn là họ sẽ biết cách phân loại. Thế còn nếu họ đi nhiều lần hơn nữa thì họ sẽ có ý thức hơn là họ sẽ nhặt rác ở ngoài khi họ nhìn thấy và họ giáo dục cho những người khác. Và có rất nhiều các bạn trẻ đến vớt rác và học mô hình của anh và triển khai tại địa phương của mình (Người trả lời phỏng vấn #4). Người được phỏng vấn số 11 đã quan sát quá trình chuyển đổi trong bản thân các nhân viên và giáo viên của chương trình cũng như cách họ làm việc với nhau và với học sinh và ghi nhận những nỗ lực của họ, ví dụ như khi học sinh hình thành thói quen tích cực tham gia dọn dẹp lớp học mà không cần giáo viên nhắc nhở. Người được phỏng vấn số 3 thấy các cộng đồng bao gồm nhiều nhóm khác nhau có thể hưởng lợi hoặc cung cấp các nguồn lực cho SET và các chương trình của mình. (Cộng đồng) rất là đa dạng ví dụ những người hưởng lợi hoặc là những người có nguồn lực để mình tham gia vào (như là nghệ sĩ, những người làm giáo dục, những người làm phát triển). Ví dụ các sản phẩm tái chế của mình (là) về một nền kinh tế tuần hoàn tại địa phương… liên quan (nhiều) đến việc tái thiết kế. (Người trả lời phỏng vấn #3)
Các nhà hoạt động sinh thái tỏ ra thận trọng trong việc lựa chọn các đối tác và người tham gia vào các hoạt động và hành động của họ để phù hợp với mục đích của họ. Ví dụ, họ đặt ra các tiêu chí như sự quan tâm đối với SET, khả năng đóng góp cho SET trong thời gian tham gia và các hoạt động tiếp theo trong tương lai. Thực sự thì tụi em có xu hướng là chỉ thích kết nạp thêm thành viên mới hay cư dân nào mới khi họ trực tiếp làm việc với nông trại. …. Anh phải phụ trách một việc gì đó, hoặc một khâu nào đó và chế độ làm việc bao nhiêu ngày/ tuần, làm gì cho nông trại để góp sức thêm chứ không phải đơn giản chỉ là tiền…. (khách du lịch) …kén chứ. Anh hỏi muốn đến đây vì mục đích gì hay là cái mong chờ của họ là gì khi họ đến đây. Họ nói và mình thấy phù hợp mình đáp ứng được cái mong đợi của họ thì là được họ đến, còn nếu ờ, chỉ đến đặt tiệc sinh nhật, thôi nôi, này kia, ăn một bữa trưa rồi về thì hổng nhận (Người trả lời phỏng vấn #6)
Người được phỏng vấn số 1 khẳng định rằng cần có các tiếp cận cụ thể đối với mỗi thành phần để gắn kết, tạo động lực và xây dựng mối quan hệ để huy động họ hỗ trợ cho mình. Cách tiếp cận phải phù hợp với quan điểm và trình độ học vấn cũng như nhận thức và hiểu biết về SET của những thành phần này. Người này thừa nhận thực tế là có một số cá nhân hoặc nhóm chống lại hoặc hiểu sai về hành động và suy nghĩ của mình.
Xuyên suốt, những nhà hoạt động sinh thái đã định hình lại mục đích, nâng cao động lực, nhận thức, hiểu biết sâu sắc hơn về mục đích của chính họ và môi trường xung quanh trong khi kiên trì theo đuổi mục đích của mình. Họ có niềm tin mạnh mẽ và vững chắc về các nhu cầu được sống, sản xuất, phân phối, tiêu dùng thân thiện với môi trường (không gây ô nhiễm, không gây thiệt hại, tự cung tự cấp) và xã hội (gồm quyền và bình đẳng của các nhóm yếu thế, sức khỏe người tiêu dùng) và thành công của họ để đạt được những mục đích này. Điều này bao gồm những khác biệt mà họ đã tạo ra như các mô hình mới để nhân rộng, nhận thức cộng đồng tốt hơn, thu nhập và trao quyền cho các nhóm yếu thế, v.v. như tạo việc làm cho họ (xem phỏng vấn # 3; # 7, # 9 và # 14) sức khỏe tốt hơn cho cộng đồng và người tiêu dùng (xem phỏng vấn # 2; # 5, # 6 và # 7).
..cũng có những người hiểu chệch vấn đề đi cũng hơi xa. Hơi xa theo kiểu nghĩ là mình làm cái buổi đó để mình vận động tiền quyên góp từ mọi người, rồi mình lợi dụng niềm tin yêu đó để mình có một số tiền để mình đạt được mục đích cá nhân của mình. (Người trả lời phỏng vấn # 1)
Bữa phải đặc biệt trong lúc dịch bệnh như thế này nhưng mà mọi người thì họ chỉ cần là 2 tuần hoặc là một tháng thì họ bỏ cuộc nhưng mà chị thì… chị sẽ kiên trì đến cùng. Chị nói là với mục tiêu chị đặt ra thì bằng mọi cách là chị sẽ đi đến đích, không cần biết là đi nhanh, đi chậm mà thậm chí là chị sẽ cố gắng đến hơi 69
thở cuối cùng mà chị có, ngã gục giữa đường thì chị cũng cảm thấy là chị mãn nguyện (Người trả lời phỏng vấn # 5). Mình giữ gìn chung…hệ sinh thái môi trường, tạo ra một môi trường sống tốt đẹp cho càng nhiều người càng tốt. (Trong nông nghiệp sinh thái) mình phải nghĩ lớn hơn một chút… Mình nhận thức được cái hệ sinh thái và phục hồi hệ sinh thái rừng tự nhiên cây bản địa, trồng lại được rừng, canh tác hữu cơ an toàn hơn (Người trả lời phỏng vấn #10). Những người được phỏng vấn có chung đặc điểm là suy nghĩ và cảm xúc tích cực và tinh thần lành mạnh góp phần vào việc tu dưỡng bản thân, bất chấp khó khăn và thử thách. Họ có tình cảm gắn bó với quê hương đất nước và những giá trị, chuẩn mực tốt đẹp đối với cộng đồng, xã hội và môi trường và bản thân. Chị tự răn mình rằng là giữ đam mê là tốt, để mình có cái sự tiêu điểm ấy.. mình phải nuôi dưỡng một tâm hồn.. Tất nhiên là mình có cái độ kiên định, kiên định là mình theo cái tình yêu của mình thôi. Chị thích đơn giản, chị rất là muốn nhẹ, nhẹ lòng ấy. .. cứ cho đi thôi, không nên giữ lại nhiều, không nên vơ vào mình nhiều ấy, mệt lắm, dại lắm. Mọi người vẫn còn theo mình, quý mình, tất cả là do mình mà em. Người ta bảo là trong văn hóa phương Đông là do cái sự ứng xử… cái đối nhân xử thế rất là quan trọng. ….Chị giá trị tất cả mọi thứ bước qua cuộc đời mình …Và tất cả đóng góp của mọi người thì mình phải định giá… có những con người thật là phi thường, mình không khám phá được hết bằng cái bề ngoài của họ ấy. Thì hãy vui cái sự khám phá đấy. Qua những người bạn của em, tất cả mọi người xung quanh đều có một đóng góp nhất định cho xã hội (Người trả lời phỏng vấn #10). Quá trình hình thành nhận thức và hành động không hề suôn sẻ, có những lúc có nghi ngờ, khó khăn và các nhà hoạt động sinh thái phải tìm kiếm
70
hỗ trợ từ những người cùng chí hướng và các nguồn trợ giúp tinh thần và tình cảm khác, như Nhà thờ (Công giáo), hoặc Nhà chùa (Phật giáo). Việc này vốn phổ biến ở Việt Nam (xem phỏng vấn #1 và #6).
trình công nghiệp hóa và đô thị hóa mà họ đã chứng kiến khi trưởng thành. Họ nhấn mạnh hỗ trợ cho các nhóm yếu thế và đầu tư vào sức khỏe cá nhân, bản thân, mối quan hệ, phát triển mạng lưới và phát triển cộng đồng.
Tư duy hợp lý và học tập phản ánh được thể hiện bằng cách thiết lập mục tiêu thực tế, lập kế hoạch và thực hiện với các nguồn lực và thế mạnh hiện có và tạo ra các sáng kiến. Tư duy hợp lý cũng áp dụng để giải quyết các mâu thuẫn về giá trị giữa một bên là yêu cầu để duy trì kinh doanh và một bên là định hướng lối sống tiêu dùng bền vững.
Họ hình dung SET là một quá trình lâu dài đa chiều cạnh, đa tầng lớp và nhiều giai đoạn với những thay đổi dần dần, linh hoạt, có tính thích ứng trong đó họ đóng vai trò là người tiên phong, động viên, thúc đẩy, giáo dục để tham gia và trao quyền cho các chủ thể xã hội khác.
Nhận thức và thực hành liên quan đến SET của các nhà thực hành sinh thái ở Việt Nam đã được phát triển cùng với việc họ tham gia vào phong trào sinh thái. Đây là một quá trình liên tục học hỏi, sáng tạo, thử nghiệm, cải tiến các sáng kiến và đưa ra các phản ánh, đánh giá. Họ đã phát triển kiến thức chuyên sâu về lĩnh vực hành nghề của mình, về bản thân, đối tác, các tác nhân khác trong lĩnh vực và các mối quan hệ của họ. Họ cũng có được các kỹ năng tốt để giải quyết các vấn đề nảy sinh trong các mối quan hệ này khi họ áp dụng thực hành của mình.
Mình phải chia ra các sản phẩm nào mang lại lợi nhuận (nhưng kém bền vững) cho mình sống được và cái sản phẩm nào cần có thời gian để nó lớn… mình biết rằng mình phải làm việc này để mình nuôi bên kia và khi cái kia lớn, mình có quyền từ chối cái này. Còn nếu mình từ chối cái này thì cả hai đều chết. Mình phải đạt được mục đích của mình…. Mình phải chọn lựa.. Sản phẩm mang lại về lối sống…cần có thời gian. Bởi vì lối sống không thể một sớm một chiều được (Người trả lời phỏng vấn #13).
3.4. Kết luận Phần này của báo cáo trình bày các kết quả nghiên cứu về nhận thức và thực hành liên quan đến SET của các nhà thực hành sinh thái ở Việt Nam và quá trình hình thành, phát triển các nhận thức và thực hành đó. Tóm lại, định nghĩa về SET của họ phản ánh các nguyên tắc về nhân quyền, công bằng xã hội, phát triển, bảo vệ môi trường và xu hướng giảm tăng trưởng. Họ chấp nhận các mô hình sản xuất, phân phối và tiêu dùng nhỏ, tự cung tự cấp nhưng bền vững, phù hợp với xu hướng giảm tăng trưởng. Họ hướng vào việc khôi phục và duy trì di sản văn hóa, lối sống và phương thức sản xuất, phân phối, tiêu dùng thân thiện với môi trường, xã hội và nông thôn mà họ đã được trải nghiêm ở thời thơ ấu và niên thiếu. Họ cũng muốn giải quyết tình trạng nghèo đói, chênh lệch xã hội và thiệt hại về môi trường cũng như những khủng hoảng cá nhân và xã hội do quá
71
4.1. Mở đầu
4
Thảo luận
Phần này của báo cáo phân tích những phát hiện chính của nghiên cứu để rút ra các bài học, kinh nghiệm và hiểu biết về các vấn đề, các thách thức của những người tham gia vào phong trào sinh thái. Từ đó đưa ra cách xử lý những vấn đề và thách thức này, cũng như tiếp cận đổi mới và thực hành tốt nhất của họ. Phần này cũng xác định các lĩnh vực cần thay đổi/can thiệp và sử dụng tài liệu SET sáng tạo để đề xuất các biện pháp thay đổi và lồng ghép vào các khía cạnh khác nhau của cuộc sống. Trước tiên sẽ thảo luận về nhận thức về SET của thanh niên Việt Nam, sau đó là nhận thức và thực hành của các nhà thực hành sinh thái.
4.2. Nhận thức về SET của thanh niên Việt Nam Đa phần những người tham gia nghiên cứu có hiểu biết ở mức vừa phải về khủng hoảng khí hậu, SET và các khái niệm liên quan phù hợp với các phong trào môi trường và biến đổi khí hậu toàn cầu hiện nay. Họ nhận thức rõ về lượng khí thải CO2 toàn cầu gây ra khủng hoảng ổi khí hậu và tác động của biến đổi khí hậu đối với hệ sinh thái và con người. Họ ủng hộ SET làm giải pháp tổng thể cho cuộc khủng hoảng biến đổi khí hậu trong đảm bảo mối quan hệ vững chắc giữa sinh thái, kinh tế và xã hội, giảm ô nhiễm, tham gia dân chủ, quyền và công bằng xã hội. Họ thừa nhận tầm quan trọng của cơ sở hạ tầng, thuế, các chính sách công và xã hội; giáo dục, sự tham gia và hợp tác giữa các bên lợi ích gồm nhà nước, cộng đồng địa phương và các nhóm người, đặc biệt là những người dễ bị tổn thương trong SET. Họ đặt nhiều kỳ vọng vào các nhà hoạch định chính sách/chính phủ để có một tầm nhìn đúng đắn, một chiến lược thực hiện phù hợp, cam kết lãnh đạo, tạo ra một khuôn khổ thuận lợi, đảm bảo phân phối công bằng các nguồn lực, cơ sở hạ tầng vững chắc, các chính sách và hành động để thực hiện SET. Thanh niên Việt Nam cũng cho rằng xã hội cần có thái độ tích cực, hiểu biết, tham gia và đóng góp cho SET. Trong các cuộc thảo luận nhóm tập trung, những người tham gia rất nhiệt tình nhưng có tính phản biện, thể hiện năng lực xác định và đánh giá các vấn đề và lợi ích đa chiều của từng mô hình SET
và tính khả thi của nó ở địa phương của họ, có tính đến ảnh hưởng của các nhân tố văn hóa, sinh thái, kinh tế và xã hội. Những kiến thức, suy nghĩ, niềm tin và thái độ tạo thành những nền tảng quan trọng để thanh niên Việt Nam tham gia và đóng góp cho SET ở Việt Nam. Kết quả nghiên cứu cho thấy nhận thức và thực hành về SET của thanh niên Việt Nam không đồng đều trong phạm vi từ hiểu biết chung về khủng hoảng biến đổi khí hậu và sự cần thiết phải bảo vệ môi trường đến kiến thức, giá trị, niềm tin và thực hành chuyên sâu. Khoảng 50% trong số 896 người trả lời khảo sát bảng hỏi trực tuyến không có kiến thức và kinh nghiệm tham gia vào các hành động cụ thể cho SET như các phong trào sinh thái địa phương/quốc gia/quốc tế và các tổ chức môi trường và phát triển bền vững. Tương tự, các cấp độ toàn diện của thảo luận nhóm tập trung là khác nhau giữa các chủ đề và các nhóm. Những người tham gia nghiên cứu có kiến thức và kinh nghiệm tham gia vào các hành động cụ thể cho SET, ví dụ các phong trào sinh thái địa phương/ quốc gia/quốc tế hoặc các tổ chức phát triển bền vững và môi trường có xu hướng trả lời nhiều câu hỏi hơn trong các phần sau và hoàn thành toàn bộ bảng câu hỏi so với những người khác và thể hiện họ quan tâm nhiều hơn đến cuộc khảo sát bảng hỏi và SET nói chung. Những người này cũng có kỳ vọng cao hơn đối với các nhà hoạch định chính sách/chính phủ và xã hội cho SET, hiểu biết nhiều hơn về các sáng kiến/ chương trình/phong trào sinh thái, sẵn sàng hơn để thay đổi hành vi cho SET và áp dụng nhiều thực hành sinh thái hơn. Tương tự, thảo luận nhóm tập trung cũng có khác biệt về chiều sâu và rộng khác nhau giữa các chủ đề và các nhóm, thể hiện sự không đồng đều về mặt nhận thức và thực hành về SET. Mối tương quan tích cực giữa sự tham gia, nhận thức và thực hành cho thấy rằng tầm quan trọng của giáo dục, nâng cao nhận thức, tham gia thường xuyên và thực tế trong việc định hình và nâng cao thái độ và hành vi ủng hộ SET của các cá nhân. Tuy nhiên, nhận thức khác nhau đòi hỏi các can thiệp này phải được điều chỉnh phù hợp để các cá nhân có nhận thức ở trình độ khác nhau có thể xây dựng và phát triển hơn nữa nhận thức của mình, làm việc cùng nhau và trở thành một phần của cộng đồng 73
học tập và thực hành SET. Một biện pháp can thiệp khả thi là thúc đẩy các kênh học tập và hoạt động hiện có để giúp nâng cao hơn nữa nhận thức và thực hành về SET của thanh niên Việt Nam. Các kênh này bao gồm truyền thông xã hội, các phong trào môi trường và sinh thái khác nhau, các chiến dịch, tổ chức, dịch vụ xanh và các doanh nghiệp sản xuất mà thanh niên Việt Nam có thể tiếp cận và sử dụng. Cũng cần xem xét và cung cấp nhiều nội dung hơn để giải quyết các lĩnh vực còn ít kiến thức và thực hành, ví dụ, các can thiệp về SET ở tầm trung và vĩ mô như sự tham gia dân sự và chính trị, sự tham gia và đối thoại/chiến dịch vận động chính sách và hành động của nhà nước. Các biện pháp hỗ trợ có thể bao gồm đào tạo, giáo dục, nâng cao nhận thức, đối thoại chính sách, thúc đẩy sự tham gia hiệu quả. Thảo luận nhóm tập trung cho thấy thanh niên Việt Nam có thể làm việc theo nhóm, đóng góp và phát triển kiến thức, ý tưởng/suy nghĩ và sáng kiến cho SET. Điều này cần được khuyến khích, chẳng hạn trong giáo dục và nâng cao nhận thức và các nỗ lực khác nhằm lan toả SET. Phân tích ghi nhận người trả lời có ít lựa chọn thực hành sinh thái trong cuộc sống thực tế. Ví dụ, ở các thành phố, khó có thể tự trồng thực phẩm hay làm ra các vật dụng và tái chế vật liệu cho mục đích cá nhân do thiếu nguyên vật liệu và kỹ năng. Việc chuyển đổi từ một xã hội nông thôn tự cung tự cấp thành một xã hội đô thị hóa, công nghiệp hóa định hướng thị trường trong đó mọi người quen với việc mua sản phẩm và thực phẩm từ thị trường để đáp ứng nhu cầu của họ cũng làm hạn chế khả năng tự cung tự cấp của con người. Tuy vậy, hầu hết những người trả lời có nhận thức tốt và đã có hoặc có kế hoạch thay đổi hành vi cho SET và có các hành vi ủng hộ SET trong khả năng của họ, chẳng hạn như tiêu thụ thực phẩm bền vững, giao thông bền vững như đi bộ hoặc đi xe đạp, du lịch có trách nhiệm và phát triển không gian sinh thái. Dựa trên nền tảng này, có thể giáo dục và tập huấn để mọi người có thể tìm hiểu về các mô hình sáng tạo như trồng rau ở thành phố, chế tạo các vật dụng từ vật liệu sẵn có. Có thể thực hiện và quảng bá giới thiệu các mô hình thí điểm, như tổ chức tham 74
quan thực tế và thực tập trong các tổ chức và doanh nghiệp sinh thái để mọi người có thể tìm hiểu về hoạt động và vận hành của các tổ chức và doanh nghiệp này. Dường như các thực hành phổ biến nhất dựa trên xu hướng chung ở Việt Nam và địa phương nơi cá nhân đó sinh sống, chẳng hạn như thực hành ăn uống lành mạnh liên quan đến sự tươi mới của thực phẩm, lợi ích sức khỏe và dinh dưỡng, một chế độ ăn uống cân bằng kết hợp các sản phẩm chay và sản phẩm từ động vật, và lượng phụ gia thực phẩm hạn chế. Thực hành tiết kiệm chi phí phổ biến trong tiêu dùng thực phẩm, tức là không ăn dư thừa, sử dụng thức ăn thừa và mua sắm như chỉ mua các mặt hàng thiết yếu, mua đồ điện tử có nhãn tiết kiệm năng lượng. Các tập quán phù hợp với văn hóa cũng được nhiều người thực hiện, chẳng hạn như tìm hiểu về các điểm đến trước khi đi du lịch, tôn trọng phong tục, văn hóa và lối sống của địa phương; và lưu tâm và hành động để giảm thiểu tác động của sự xuất hiện của bản thân đối với điểm đến. Các thực hành phổ biến khác gồm việc dùng thời gian rảnh rỗi cho các hoạt động thân thiện hơn với môi trường. Điều này có thể lý giải được vì quan tâm đến môi trường thường ít được ưu tiên so với các vấn đề khác như công việc và thu nhập. Xu hướng chung về niềm tin và ý kiến trong xã hội cũng thể hiện trong thảo luận nhóm tập trung. Những người tham gia quan tâm nhiều hơn tới khía cạnh kinh tế so với các khía cạnh khác, thể hiện sự chú trọng tới tăng trưởng kinh tế theo mô hình phát triển hiện đang thịnh hành trên thế giới và Việt Nam. Những người tham gia đã xác định nhiều lợi ích và vấn đề kinh tế từ các trường hợp điển hình, tính khả thi về kinh tế của chúng và các biện pháp kinh tế để cải thiện hoặc thích ứng các mô hình. Ví dụ, họ chỉ ra vấn đề lạm phát và tiền giả và đề nghị các biện pháp kiểm soát tiền tệ. Họ chỉ ra vấn đề ngân sách, học phí cao và học bổng và đề xuất học phí thấp cho Trường học Xanh. Họ xác định được vấn đề kinh tế chậm phát triển, thiếu việc làm cho các thế hệ trẻ, nhu cầu đất đai, nguồn lực, thời gian và tài chính và thiếu lao động trong mô hình làng sinh thái và đề xuất các biện pháp cải thiện sinh kế.
Mô hình thị trấn không rác thải Kamikatsu cần có nhiều thời gian, không gian và nỗ lực để phân loại, vận chuyển, xử lý rác thải. Mô hình này cũng có thể hạn chế xuất khẩu các sản phẩm địa phương và du lịch. Những người tham gia đề xuất hệ thống phân loại và thu gom rác thải đơn giản hơn, rút ngắn thời gian, cung cấp và dán nhãn thùng thu gom rác, phân nhóm hộ gia đình và các doanh nghiệp thu gom để thu gom rác thải hiệu quả hơn. Bên cạnh khía cạnh kinh tế, những người tham dự quan tâm nhiều hơn tới các vấn đề được coi trọng ở Việt Nam. Ví dụ, họ chỉ ra rằng chương trình giảng dạy của Trường học Xanh không bao gồm các môn học bắt buộc trong chương trình giáo dục phổ thông của Bộ Giáo dục. Đây là điều đáng lo ngại vì ở Việt Nam mọi người thường tin rằng để tìm được việc làm có thu nhập đủ sống thì cần có bằng cấp và để có bằng cấp thì trước tiên phải học hết chương trình giáo dục phổ thông. Do đó, những người tham gia đề xuất lồng ghép giáo dục và thực hành xanh vào hoạt động ngoại khoá trong trường học hay các khoá học hè. Có ý kiến trong thảo luận nhóm tập trung chỉ ra trong mô hình thị trấn không rác thải, nếu cộng đồng có nhận thức kém sẽ dẫn đến thất bại như cho thấy qua kinh nghiệm về các mô hình tương tự trong quá khứ ở Việt Nam. Do đó, có đề xuất giáo dục, khuyến khích và các biện pháp xử phạt. Họ lưu ý đến những hạn chế về công nghệ, lối sống thiếu tiện nghi, rào cản về chăm sóc sức khỏe và giáo dục trong mô hình làng sinh thái. Điều này là do đa phần người Việt Nam tin vào công nghệ tiên tiến và mong muốn cuộc sống tiện nghi. Vì vậy, những người tham gia đề xuất nhân rộng mô hình này ở các vùng nông thôn, vùng sâu, vùng xa, vùng dân tộc thiểu số, nơi người dân đã quen với những điều kiện này. Những người tham gia ít chú ý hơn, ít hoặc không đề xuất lợi ích/ vấn đề nhìn từ khía cạnh văn hóa, sinh thái và xã hội. Điều này một lần nữa phản ánh mô hình phát triển tập trung vào tăng trưởng kinh tế hiện hành. Ví dụ, trong một cuộc thảo luận nhóm tập trung về mô hình Trường học Xanh, những người tham gia không chú trọng nhiều đến giáo dục phát triển bền vững và sinh thái, vai trò của giáo viên, môi trường học đường độc đáo và những tác động đa chiều của nó đối với người học. Trong cuộc thảo luận về mô hình thị trấn không rác thải,
một vài người tham gia chú ý đến nhu cầu về các sản phẩm thay thế, không rác thải và một người tham gia lưu ý rằng nhiều loại nhựa không được tái sử dụng do có các thành phần hóa học độc hại. Các thực hành sinh thái phản ánh sự cân nhắc kỹ lưỡng tiêu dùng trong mối quan hệ với khủng hoảng biến đổi khí hậu và mối liên hệ qua lại giữa sinh thái, kinh tế và xã hội, giúp giảm thiểu khủng hoảng biến đổi khí hậu và tạo điều kiện cho SET tốt hơn cũng ít phổ biến hơn trong số những người trả lời khảo sát bảng hỏi trực tuyến. Ví dụ, rất ít người trả lời tỏ ra quan tâm đến sản xuất, phân phối, tiêu thụ thực phẩm, quản lý chất thải hay thương mại công bằng; từ chối quà tặng, sản phẩm không thân thiện với môi trường, lựa chọn đại lý dịch vụ du lịch phù hợp có chính sách du lịch bền vững để hỗ trợ kinh tế địa phương; và / hoặc khởi xướng và dẫn dắt các phong trào sinh thái địa phương / quốc gia / quốc tế. Khoảng cách giữa ‘niềm tin, ý kiến và thực hành SET phổ biến’ và ‘kiến thức, giá trị và thực hành SET chuyên sâu’ cho thấy một mặt, có thể nghiên cứu thêm và sử dụng truyền thống và xu hướng ứng xử thân thiện với môi trường và xã hội để thúc đẩy SET ở Việt Nam như trong các chiến dịch vận động và tương tác hàng ngày. Mặt khác, cần có sự giáo dục và rèn luyện, học hỏi và nghiên cứu chuyên sâu, phân tích và thay đổi hành vi hướng tới SET. Cần lưu ý rằng những người tham gia thừa nhận tính đa chiều cạnh và nhiều giai đoạn của SET. Đây là điểm khởi đầu tốt cho các can thiệp. Tuổi tác, giới tính, vị trí, trình độ chuyên môn có một số mối tương quan có ý nghĩa với nhận thức và thực hành về SET của người trả lời. Tuy nhiên những mối tương quan này lại rất yếu. Điều này có thể do một số yếu tố gây nhiễu nhất định như việc người trả lời có những đặc điểm chung như trình độ sử dụng và khả năng truy cập internet, độ tuổi trẻ từ 18 đến 35 và trình độ học vấn từ phổ thông trung học trở lên. Điều này cho thấy cần phải tiến hành điều tra thêm để xác định tác động của các yếu tố này với đối tượng nghiên cứu mở rộng ra các nhóm khác như tuổi trung niên và già, những người không biết dùng hoặc không thể truy cập internet, những người mù chữ hoặc có trình độ học vấn thấp. Tuy nhiên, theo khuyến nghị của những người tham gia nghiên cứu SET và theo các đặc trưng của SET, cần tính đến các yếu tố này khi thiết kế, thực hiện và đánh giá các nỗ lực của SET trong các lĩnh vực cụ 75
thể để có các hành động đảm bảo công bằng cho các nhóm yếu thế và bị ảnh hưởng. Những người tham gia cuộc khảo sát bảng hỏi trực tuyến đã xác nhận và cụ thể hoá nhu cầu đào tạo và phát triển. Trên 50% trong số 896 người trả lời coi trọng các nội dung sau đây trong đào tạo và phát triển SET: hiểu biết cơ bản; nâng cao nhận thức về các vấn đề đương thời; tầm nhìn định hướng tương lai nhằm đóng nhiều vai trò khác nhau trong xã hội; hiểu biết về hành động; mô hình và kỹ năng tổ chức hoạt động; động lực cao và khao khát tham gia và lồng ghép thông minh những chủ đề vào các hoạt động đa dạng như thực địa, sự kiện và dự án. Các chiến lược đào tạo được xếp hạng cao nhất về hiệu quả bao gồm đi thực địa và tham quan; Học hỏi từ bạn bè với trải nghiệm thực tiễn và sự dẫn dắt từ bạn bè và giảng viên hướng dẫn; chủ yếu dự án đi kèm với hỗ trợ để người học phát triển và hoàn thiện dự án của họ (hơn 81% người trả lời); tiếp theo là mô phỏng thực tế bao gồm việc người học được đóng vai và chủ yếu nghiên cứu và người học được tham gia vào các hoạt động nghiên cứu (trên 75% số người trả lời). Phương pháp đào tạo được xếp hạng cao nhất về hiệu quả bao gồm liên hệ nội dung bài học với hoàn cảnh và mối quan tâm của người học; cho phép người học xây dựng và thảo luận cấu trúc bài với những nội dung chính của bài; cung cấp phản hồi chi tiết mang tính tập trung vào bài tập và hướng tới cải thiện và hỏi những câu hỏi mở (hơn 80% người trả lời), tiếp theo là Sử dụng chọn lọc từ khóa thay vì nửa câu hoặc toàn bộ câu trên slide bài
trình bày; Khơi gợi câu hỏi và thảo luận và Bổ trợ giảng bài bằng hình ảnh hoặc tài liệu (phiếu bài tập hoặc slides bài trình bày) (hơn 71% người trả lời). Do đó, cần ưu tiên các chiến lược và phương pháp nêu trên trong việc thiết kế và thực hiện hoạt động và chương trình đào tạo và phát triển về SET trong tương lai để đảm bảo hiệu quả cao.
4.3. Nhận thức và thực hành về SET của các nhà hoạt động sinh thái Việt Nam Do các nhà thực hành sinh thái Việt Nam đã phát triển nhận thức và thực hành về SET trong quá trình tham gia, gắn kết với phong trào sinh thái. Đây là một quá trình học hỏi, sáng tạo, thử nghiệm và cải tiến các sáng kiến và phản hồi liên tục thông qua đó những nhận thức và thực hành này được thử nghiệm và xác nhận tính phù hợp với bối cảnh Việt Nam. Một mặt, nhận thức và thực hành về SET có điểm tương đồng với nhận thức và thực hành liên quan đến sinh thái ở các nước khác. Đặc biệt là sự tập trung vào sự cân bằng giữa cá nhân, cộng đồng/xã hội và môi trường, tầm quan trọng của môi trường và xã hội và nhu cầu con người tham gia, quan tâm, hiểu và thích ứng với môi trường. Nhân quyền và phúc lợi phải song hành với phúc lợi của xã hội và hệ sinh thái. Phải đảm bảo công bằng và bình đẳng cho các nhóm yếu thế trong xã hội và tăng cường bảo tồn văn hóa và di sản. Điều này chứng tỏ rằng
các tính năng này hấp dẫn, khả thi và có thể áp dụng cho Việt Nam. Mặt khác, nhận thức và thực hành của các nhà thực hành sinh thái Việt Nam có những nét độc đáo phản ánh quá trình giáo dục, lịch sử, trình độ, nghề nghiệp, kinh nghiệm và mục đích cá nhân của họ cũng như bối cảnh xã hội và môi trường. Những nét độc đáo này đóng góp vào tính đa dạng toàn cầu của các quá trình SET đồng thời đảm bảo rằng các nỗ lực của SET có xem xét thích đáng các điều kiện và các yếu tố ảnh hưởng cụ thể ở Việt Nam. Kinh nghiệm, học hỏi, sáng tạo của những nhà hoạt động sinh thái cung cấp những bài học quan trọng cho những nỗ lực SET trong tương lai. Những người thực hành và người tham gia khác có thể học hỏi những nội dung này, phản ánh và cải thiện nhận thức và thực hành của họ. Để thực hiện việc này, cần quảng bá các câu chuyện của các nhà thực hành về SET trong nước và quốc tế thông qua việc xuất bản các ấn phẩm hoặc các diễn đàn thường xuyên để các nhà thực hành sinh thái gặp gỡ, trao đổi và hình thành một cộng đồng thực hành về SET. Các nhà thực hành sinh thái Việt Nam coi SET là một quá trình đa chiều cạnh, đa tầng lớp và nhiều giai đoạn, diễn ra tuần hoàn, dần dần, linh hoạt và thích ứng dựa trên hoàn cảnh và sở thích cá nhân vì cuộc sống liên tục phát triển và con người phải thích ứng với hoàn cảnh thay đổi. Điều này cho thấy các nỗ lực SET và SET phải xem xét đến các đặc điểm này và tính đến các yếu tố và thay đổi ngoài dự đoán. Cần có cách tiếp cận toàn diện và tổng thể, có tầm nhìn và kế hoạch dài hạn, hành động từng bước, xem xét, đánh giá và củng cố thường xuyên. SET cũng phải linh hoạt, đa dạng và thích ứng để có thể đối phó với các yếu tố và thay đổi chưa biết trước được. Các nhà thực hành sinh thái Việt Nam đã phát triển một loạt các mô hình và thực hành về SET, bao gồm canh tác hữu cơ, làm vườn sinh thái và nông nghiệp trường tồn và tự cung tự cấp, phân phối thực phẩm và sản phẩm sinh thái, thiết kế thời trang sử dụng vật liệu truyền thống và lao động từ các nguồn địa phương, thủ công mỹ nghệ truyền thống, du lịch sinh thái, không gian sinh thái, giáo dục và quản lý rác thải. Các mô hình và thực tiễn này rất phức tạp, đa chiều cạnh và giải quyết nhiều vấn đề, ví dụ, tầm nhìn và hoạch định chiến lược, thiết lập và phát triển
76
doanh nghiệp và tổ chức, quản lý nguồn nhân lực, tiếp thị, làm việc với các bên lợi ích, kết nối với các cá nhân, nhóm và cộng đồng có cùng lợi ích, lồng ghép các giá trị, niềm tin và thực hành thân thiện với môi trường vào hệ thống hiện có. Chúng liên quan đến nhiều ngành như nhân học, phát triển cộng đồng, kinh tế, nghiên cứu môi trường, giáo dục, chính trị và công tác xã hội và có thể được dùng trong nghiên cứu và đào tạo các học viên trong các ngành này. Do các mô hình và thực hành liên quan đến SET này đã được thử nghiệm và chứng minh trong các môi trường xã hội và sinh thái khác nhau trên khắp Việt Nam, nên tính khả thi của chúng đã được khẳng định. Khuyến nghị nhân rộng và áp dụng các thực hành và mô hình này trong các nỗ lực SET trong tương lai song song với khuyến khích tìm hiểu, phát triển thí điểm và thực hành trong các lĩnh vực khác. Bên cạnh việc nhân rộng ở quy mô nhỏ mà các nhà sinh thái học khuyến nghị, cần xem xét mở rộng quy mô áp dụng và quảng bá, bao gồm giáo dục, chiến dịch vận động, nâng cao nhận thức cho không chỉ công chúng mà còn các ngành, lĩnh vực, các nhà hoạch định chính sách và chính quyền. Những việc này sẽ giúp thu hút và gắn kết những người ủng hộ từ công chúng và các thành phần khác nhau trong thay đổi nhận thức, thái độ và hành vi. Những người này sau đó có thể có hiểu biết, kiến thức và kỹ năng tốt hơn về SET, hỗ trợ và đóng góp nhiều hơn cho SET và giúp lan toả SET hơn nữa. Các nhà thực hành sinh thái Việt Nam đã ghi nhận vai trò và ảnh hưởng của công chúng và chính quyền trong SET và do nhận thức về SET của họ còn yếu, cần ưu tiên cung cấp các ví dụ hoặc mô hình thực hành, tham gia, kết nối và giáo dục cho các đối tượng này. Các nhà thực hành sinh thái đã xác định rõ vai trò và tiềm năng đóng góp vào SET của mình với tư cách là thành viên của cộng đồng thực hành sinh thái. Chúng bao gồm tiên phong, xúc tác, khởi xướng và hợp tác với các đối tác trong việc phát triển, thử nghiệm và cải tiến các mô hình và thực hành mới. Đồng thời, họ cũng giáo dục, thúc đẩy phát triển cộng đồng, dẫn dắt và hỗ trợ về mặt tinh thần và vật chất và trao quyền cho đồng nghiệp và đối tác của họ. Họ thực hiện các hoạt động tiếp thị đối với khách hàng để thu hút và xây dựng khách hàng, đồng thời giáo dục và thúc đẩy họ thay đổi khuôn mẫu tiêu dùng. 77
Các nhà thực hành sinh thái cũng tạo ra và duy trì các trào lưu sinh thái và mô hình kinh doanh mới cho thị trường. Họ giáo dục và hợp tác với chính quyền để huy động sự ủng hộ của chính quyền và vận động thay đổi chính sách. Đối với cộng đồng, các nhà thực hành sinh thái tập trung vào việc giáo dục, phát triển tính tập thể, và sử dụng thế mạnh và các nguồn lực hiện có của cộng đồng. Điều này bắt đầu bằng việc tìm hiểu cộng đồng, tương tác với họ, xây dựng quan hệ, hỗ trợ và hướng dẫn. Đối với nhân viên và đồng nghiệp, họ tập trung vào cố vấn, xây dựng mối quan hệ và lợi ích và động lực cá nhân vì không thể sử dụng các biện pháp khuyến khích tài chính do nguồn kinh phí hạn chế. Trong tương lai nên khuyến khích, tạo điều kiện và hỗ trợ những nhà thực hành sinh thái này hoàn thành vai trò và phát huy tiềm năng. Việc này có thể gồm cung cấp các nguồn lực hoạt động, xây dựng mạng lưới để phát triển một cộng đồng thực hành, thu hút tham gia vào SET và ghi nhận, tôn vinh và quảng bá rộng rãi những nỗ lực của họ thông qua các chiến dịch vận động và sự kiện nâng cao nhận thức cộng đồng. Các nhà thực hành sinh thái Việt Nam đã hình thành và phát triển nhận thức và thực hành về SET trong các mối tương tác và mối quan hệ giữa bản thân, gia đình, nhóm, cộng đồng, xã hội, môi trường cũng như quá trình phản ánh và học tập của bản thân họ. Những con đường và cột mốc quan trọng bao gồm việc sinh ra và lớn sau chiến tranh Việt Nam trong một xã hội chủ yếu là nông thôn, chậm phát triển, tiền công nghiệp với hệ sinh thái được bảo tồn tốt. Tính độc đáo này đóng góp vào sự đa dạng của các quy trình SET và có thể cung cấp bài học cho các xã hội đang gặp phải những vấn đề tương tự. Các thế hệ trẻ ở Việt Nam đang sống trong một hoàn cảnh khác, trải nghiệm suy thoái môi trường và chênh lệch xã hội ngày càng tăng gắn liền với một xã hội công nghiệp hóa, không có chiến tranh và các mối quan hệ xã hội của họ cũng khác nhau. Do đó, cần tiếp tục quan sát để xác định các con đường và các mốc quan trọng cho các thế hệ thực hành sinh thái tiếp theo để đảm bảo rằng các nỗ lực SET đáp ứng các đặc điểm, nhu cầu và nguyện vọng của họ. Các vấn đề chung mà các nhà thực hành SET đang 78
và sẽ phải đối mặt trong tương lai gần là xu hướng tập trung vào tăng trưởng kinh tế và các tác động tiêu cực của nó đối với các cá nhân, nhóm, cộng đồng, văn hóa, xã hội, môi trường trong cuộc khủng hoảng biến đổi khí hậu. Họ cũng có những khủng hoảng cá nhân như tai nạn, sức khỏe suy sụp, căng thẳng, chấn thương tâm lý, thất bại trong cuộc sống bắt nguồn từ cuộc khủng hoảng tổng thể và sự tương tác giữa cá nhân với xã hội và môi trường. Khủng hoảng mang lại thách thức, cơ hội và động lực để thay đổi. Ví dụ, có thể áp dụng các cách xử lý và giảm căng thẳng. Đại dịch toàn cầu COVID-19 khiến cho các quốc gia, cộng đồng và cá nhân thực hành cách ly xã hội và giảm đi lại. Các nỗ lực SET trong tương lai phải xét đến những cuộc khủng hoảng này và khuyến khích mọi người suy ngẫm về nguyên nhân khủng hoảng và SET là giải pháp tổng thể. Bên cạnh đó, nên có các chương trình quản lý khủng hoảng cho cá nhân, gia đình, nhóm, cộng đồng và xã hội. Hành trình từ việc tìm hiểu SET đến khi trở thành một phần của SET và dẫn dắt SET bao gồm những thay đổi về suy nghĩ, niềm tin, giá trị, hành động có tương tác và củng cố lẫn nhau. Có thể tổng kết và áp dụng con đường này trong tuyển chọn và đào tạo các nhà thực hành sinh thái trong tương lai. Thứ nhất, có thể tạo cơ hội cho công chúng, các lĩnh vực, cá nhân, gia đình, nhóm và cộng đồng tham gia vào SET thông qua các chiến dịch vận động, giáo dục hoặc trường hợp điển hình/ thí điểm. Các cá nhân, nhóm và cộng đồng quan tâm có thể chọn tiếp tục tham gia, học hỏi, thực hành và phản ánh với mạng lưới sinh thái. Cũng có thể khuyến khích và hỗ trợ họ để khởi xướng và thực hiện các hành động đổi mới cho SET. Quá trình thử-và-sai để phát triển, thí điểm, thử nghiệm và cải tiến các mô hình SET ở quy mô nhỏ có ưu điểm là thực hiện các mô hình khả thi, dễ nhân rộng với năng lực và nguồn lực hạn chế, chia sẻ trách nhiệm giữa các bên liên quan, giảm sự phụ thuộc về nguồn vốn và hỗ trợ bên ngoài và có khả năng hồi phục cao. Các mô hình và quy mô nhỏ cũng phù hợp với SET vốn là một quá trình giảm tăng trưởng. Do đó, các nỗ lực SET trong tương lai nên khuyến khích quá trình này. Các mô hình linh hoạt và thích ứng có thể lồng ghép với các hoạt động đa dạng. Ví dụ có thể kết hợp sản
xuất và phân phối thực phẩm và sản phẩm hữu cơ với giáo dục, du lịch, phát triển cộng đồng. Do đó, chúng dễ nhân rộng, có thể tiếp cận với nhiều đối tượng để khơi gợi chuyển đổi thái độ và hành vi tích cực. Cần thúc đẩy và khuyến khích những mô hình này trong các nỗ lực SET trong tương lai. Do còn có ít hành động ở tầm trung và vĩ mô, ví dụ như tiếp cận cộng đồng quốc gia và quốc tế, các hoạt động chính trị, làm việc với các cơ quan chức năng về chính sách và luật pháp và các hoạt động SET trên toàn quốc, các nỗ lực của SET trong tương lai cần chú trọng vấn đề này. Có thể giáo dục và khuyến khích các nhà thực hành sinh thái sử dụng các kênh chính sách và diễn đàn hiện có để quảng bá các mô hình và sáng kiến của họ. Họ cũng có thể nêu ý kiến của mình về các chính sách và luật liên quan đến SET do các lĩnh vực này vẫn chưa được phát triển ở Việt Nam. Cũng có thể xem xét vận động hành lang chính trị cùng với ảnh hưởng của các tổ chức quốc tế và nước ngoài với các chính sách hỗ trợ SET. Một số mô hình đã vượt ra khỏi ranh giới địa phương, tiếp cận cộng đồng quốc gia và quốc tế và tận dụng khả năng tiếp cận của họ để tồn tại và phát triển trong cạnh tranh thị trường với các mô hình sản xuất, phân phối và tiêu dùng không thân thiện với môi trường. Nhờ đó có thể rút ra bài học dùng để hướng dẫn để các nhà thực hành sinh thái khác phát triển các hoạt động tiếp cận phù hợp. Kiến thức chuyên sâu của các nhà hoạt động sinh thái trong chuyên môn và quá trình phát triển, phản ánh thực hành là những tài liệu đào tạo hữu ích vì chúng cung cấp những hiểu biết sâu sắc về các vấn đề về SET ở Việt Nam hiện nay. Chúng bao gồm sự hiểu biết về chính trị, kinh tế, xã hội, môi trường, vai trò của các bên liên quan, đóng góp và tương tác của họ trong việc thiết lập chương trình/ mục đích riêng về SET, chẳng hạn như tác động/ lợi ích kinh tế, sinh thái, xã hội của các hoạt động và vận hành, và cung cấp giải pháp hiệu quả cho các vấn đề này. Kiến thức và thực hành cần được chia sẻ để được duy trì, phát triển và sử dụng. Chia sẻ có thể thông qua xuất bản các câu chuyện của các nhà thực hành sinh thái hay qua các diễn đàn/hội thảo/đối thoại giữa các nhà thực hành sinh thái với công chúng và các nhóm lợi ích khác. Cũng nên mời những nhà thực hành sinh thái tham gia vào công tác nâng cao nhận thức, giáo dục và tập huấn. Ví dụ, họ có thể
là giáo viên và diễn giả trong các chủ đề liên quan đến thực tiễn của họ. Những chủ đề này bao gồm nhưng không giới hạn ở những nội dung liệt kê dưới đây. Bên cạnh đó, nên có nhiều hỗ trợ hơn để họ thực hiện các hành động đổi mới của mình. Các chủ đề trong nâng cao nhận thức, giáo dục và tập huấn cho SET: 1. Khởi động và điều hành kinh doanh/doanh nghiệp/tổ chức sinh thái (như trang trại hữu cơ/quản lý rác thải/doanh nghiệp du lịch/cửa hàng xanh); 2. Gắn kết và xây dựng quan hệ đối tác với các bên lợi ích trong SET; 3. Hành động sinh thái và chính trị, kinh tế, môi trường, xã hội; 4. Các bên lợi ích trong SET: đóng góp và tương tác của họ trong việc định hình chương trình/ mục đích về SET của riêng họ; 5. Mối quan hệ và phát triển của cộng đồng cho các hành động sinh thái; 6. Lồng ghép giáo dục thay đổi hành vi trong các hành động sinh thái; 7. Làm việc nhóm cho SET; 8. Tự chăm sóc cho SET; 9. Phát triển chuyên môn cho SET; 10. Tư duy hợp lý, phản biện và học tập và thực hành phản ánh. Các câu chuyện về cách các nhà thực hành sinh thái kiên trì, truyền cảm hứng và tạo ra sự khác biệt cho SET. Cụ thể, nâng cao nhận thức cộng đồng, thu nhập và trao quyền cho các nhóm yếu thế, cải thiện hệ thống sinh thái là những câu chuyện đầy cảm hứng có thể được sử dụng để thu hút mọi người đến với SET. Các nhà hoạt động sinh thái có cùng điểm chung là suy nghĩ, cảm xúc tích cực, tinh thần lành mạnh góp phần vào việc tu dưỡng bản thân. Họ có tình cảm gắn bó với quê hương đất nước và những giá trị, chuẩn mực tốt đẹp đối với cộng đồng, xã hội, môi trường và bản thân. Các nhà hoạt động sinh thái đã 79
tự lập nhóm với những người cùng chí hướng và tìm kiếm lời khuyên và hỗ trợ từ những nhóm này khi cần thiết. Đây là cơ sở quan trọng đã giúp họ vượt qua những nghi ngờ, khó khăn và thử thách. Do đó, các nỗ lực của SET nên xem xét việc lồng ghép giáo dục cảm xúc/tâm lý tích cực cho những người tham gia cùng với các hành động để xây dựng và duy trì một cộng đồng hỗ trợ và thực hành giữa các nhà thực hành sinh thái và một nền văn hóa ủng hộ SET.
4.4. Kết luận Phần này thảo luận các kết quả nghiên cứu chính gồm: Nhận thức về SET của thanh niên Việt Nam; Nhận thức và thực hành SET của các nhà thực hành sinh thái Việt Nam và ý nghĩa của chúng. Tóm lại, hầu hết những người tham gia là thanh niên đều có kiến thức chung về SET ở mức độ vừa phải và áp dụng các phương pháp thông thường cho SET. Tuy nhiên, ít người tham gia có hiểu biết sâu sắc hơn về SET và/hoặc các thực hành sinh thái chuyên sâu hơn. Mối tương quan tích cực giữa nhận thức, thực hành và sự tham gia vào các phong trào sinh thái và các hành động của SET cho thấy tham gia vào các phong trào sinh thái và các hành động về SET là một
80
cách để phát triển và nâng cao nhận thức và thực hành liên quan đến SET cho thanh niên Việt Nam. Những người tham gia đã xác định và chi tiết hóa các nhu cầu đào tạo và phát triển liên quan và cần ưu tiên các nhu cầu này trong việc thiết kế và cung cấp các nỗ lực về SET trong tương lai. Nhận thức và thực hành về SET của các nhà thực hành sinh thái Việt Nam cũng như cách họ hình thành và phát triển chúng cung cấp những hiểu biết quý giá về cách vận dụng SET cũng như các yếu tố ảnh hưởng ở Việt Nam. Có thể dùng những hiểu biết này cho việc nâng cao nhận thức, giáo dục, tập huấn, đào tạo và phổ biến chúng thông qua các ấn phẩm, diễn đàn hoặc hội thảo. Có thể áp dụng và nhân rộng những thực hành đã được thử nghiệm và xác định tính đúng đắn ở những địa điểm khác nhau để thúc đẩy SET. Cũng cần ưu tiên giải quyết những khoảng trống và nhu cầu đã xác định như giáo dục, tập huấn về các chủ đề liên quan, hành động ở tầm trung và vĩ mô, hỗ trợ và công nhận thành tựu trong các nỗ lực SET.
81
5.1. Giới thiệu
5
Phần này của báo cáo đề xuất các hành động SET của C&E trong ba năm tới dựa trên các phát hiện và khuyến nghị của nghiên cứu. Trước tiên phần này sẽ giới thiệu về C&E và các hoạt động hiện tại của trung tâm, tiếp theo là các mục tiêu chính và các hoạt động chi tiết để thực hiện các mục tiêu đối với SET.
5.2. C&E và các hoạt động về SET
Những việc cần làm
4
Trung tâm Phát triển Sáng kiến Cộng đồng và Môi trường (C&E) là 1 tổ chức phi chính phủ. Kể từ khi thành lập năm 2008, C&E hoạt động nhằm thúc đẩy sự tham gia cũng như tăng cường năng lực cho các tổ chức/nhóm cộng đồng để giải quyết tốt hơn các vấn đề môi trường liên quan đến cuộc sống của chính họ và cộng đồng, góp phần phát triển xã hội dân sự và phát triển bền vững môi trường ở Việt Nam. C&E có mạng lưới các nhóm cộng đồng trên toàn quốc bao gồm các thanh niên tình nguyện và các nhóm xã hội dân sự hoạt động vì sự phát triển bền vững. Trung tâm đã thực hiện nhiều dự án đóng góp vào SET trên khắp Việt Nam, như “Dự án Quản lý bền vững rừng tự nhiên thông qua sự nâng cao nhận thức và năng lực để cải thiện việc sử dụng quyền và địa vị pháp lý của người dân tộc thiểu số đối với rừng tự nhiên tại miền Trung Việt Nam”, “Dự án Nâng cao nhận thức và cải thiện sinh kế cho đồng bào dân tộc Sán Dìu tại vùng đệm Vườn Quốc gia Tam Đảo”, Chuỗi tập huấn Truy tìm sinh thái cho Thanh niên Việt Nam và vùng Đông Nam Á, Dự án “Hợp tác Giáo dục về Biến đổi khí hậu và “Em học sống xanh”. Hiện nay Trung tâm đang thực hiện một số dự án liên quan đến phát triển bền vững, giáo dục lối sống bền vững cho học sinh và thanh thiếu niên, xây dựng năng lực cộng đồng hướng tới sinh kế bền vững và bảo vệ môi trường. Trong khuôn khổ 02 dự án “Hợp tác hỗ trợ và phát triển giáo dục không chính thức và không chính quy nhằm vận động lối sống sinh thái, thích ứng và giảm thiểu biến đổi khí hậu tại các trường đại học Việt Nam và Lào 2015-2017” và “Nhân rộng và lồng ghép phương pháp tiếp cận sáng tạo của phong trào sinh thái vào hoạt động của các Trường đại học 20182020”, thực hiện bởi C&E, tài trợ bởi Quỹ Rosa Luxemburg Stiftung Đông Nam Á, C&E đã thiết
lập được một mạng lưới gồm 45 trường Đại học, Cao Đẳng thuộc 20 tỉnh thành trên cả nước. Trung tâm đã tiến hành đào tạo giảng viên, tổ chức các diễn đàn thảo luận, chia sẻ về 09 chủ đề liên quan đến lối sống sinh thái, cụ thể: Chủ đề 1: Mua sắm Đủ hay không đủ, không đủ hay đủ; Chủ đề 2: Sống không rác; Chủ đề 3: Làm vườn dễ hay khó?; Chủ đề 4: Du lịch có trách nhiệm; Chủ đề 5: Sử dụng hợp lý nguồn nước; Chủ đề 6: Tiêu dùng thực phẩm bền vững; Chủ đề 7: Không gian thái; Chủ đề 8: Công lý khí hậu; Chủ đề 9: Nông nghiệp trường tồn. Nghiên cứu được trình bày trong báo cáo này cũng là một phần của dự án. Nghiên cứu đã rút ra những kiến thức và hiểu biết sâu sắc về nhận thức của thanh niên Việt Nam về SET và thực tiễn về SET của các nhà thực hành sinh thái Việt Nam. Các nỗ lực của C&E đã đặt nền móng quan trọng cho SET. Trung tâm đã thiết lập một mạng lưới để khuyến khích sự tham gia, giáo dục và thúc đẩy SET trong lĩnh vực giáo dục đại học cao đẳng. Trung tâm đã lồng ghép lối sống sinh thái vào chương trình giáo dục cho thanh niên ở bậc đại học cao đẳng. Đây là nguồn lực quan trọng để chia sẻ những kiến thức, kỹ năng và thực hành tốt về lối sống xanh đến với sinh viên, giảng viên. Như đã trình bày ở trên, nghiên cứu trình bày tại đây đã rút ra những kiến thức và hiểu biết sâu sắc là nguồn tham khảo có giá trị cho giáo dục, nâng cao nhận thức, phát triển chuyên môn và thực hành cũng như các can thiệp thực tế cho SET.
5.3. Đề xuất hành động SET Trong 03 năm tới, C&E sẽ tiếp tục thúc đẩy SET trong khu vực đại học, cao đẳng ở Việt Nam. Dự án sẽ đạt được 3 mục tiêu là 1) Kiến thức, công cụ liên quan chuyển dịch sinh thái xã hội được chuyển giao đến các trường, tổ chức, bên liên quan khác tham gia mạng lưới; 2) Hình thành những diễn đàn khoa học thường niên thảo luận về chuyển dịch sinh thái xã hội tại Việt Nam; và 3) Lan tỏa chuyển dịch sinh thái xã hội đến với công chúng Việt Nam. Để thực hiện các mục tiêu trên, C&E sẽ thực hiện các hoạt động sau: Mục tiêu 1: Kiến thức, công cụ liên quan chuyển dịch sinh thái xã hội được chuyển giao đến các trường, tổ chức, bên liên quan khác tham gia mạng lưới 83
Hoạt động 1: Hàng năm tổ chức các chương trình tập huấn chuyên sâu TOT cho các giảng viên và lãnh đạo trẻ Tiến hành đào tạo giảng viên về phương pháp lồng ghép các vấn đề sinh thái xã hội vào chương trình giáo dục cho thanh niên tại trường Đại học, cao đẳng trên cả nước. Đây là nguồn lực quan trọng để chia sẻ những kiến thức, kỹ năng và lồng ghép các vấn đề sinh thái xã hội đến với các bên liên quan như sinh viên, nhà giáo dục, cơ quan nhà nước,... Đồng thời là tiền đề quan trọng để tiếp tục phát triển một mạng lưới liên quan chuyển dịch sinh thái xã hội bền vững tại Việt Nam. Cung cấp cho các học viên những kiến thức về chuyển đổi sinh thái - xã hội, công bằng khí hậu, dân chủ trong năng lượng, không gian sinh thái và nông nghiệp trường tồn, tiêu dùng sản xuất có trách nhiệm có liên quan đến các vấn đề sinh thái xã hội giúp các giảng viên có nhiều sự lựa chọn lồng ghép trong quá trình giảng dạy trên lớp cũng như ở ngoài thực địa. Giới thiệu và thảo luận về cách tiếp cận, phương pháp lồng ghép các vấn đề sinh thái xã hội trong giảng dạy một cách sáng tạo và có hiệu quả; Trải nghiệm lối sống sinh thái và chia sẻ các hoạt động thực tiễn dành cho các giảng viên; Thử nghiệm xây dựng các bài giảng lồng ghép lối sống và phong trào sinh thái theo các chủ đề bộ tài liệu; Phát triển kế hoạch chi tiết để thực hiện các chương trình giảng dạy và tổ chức các hoạt động. Hoạt động 2: Thiết kế môn học và tiến hành giảng dạy thử nghiệm trong các trường đại học được chọn lựa trên 3 miền của cả nước Lý thuyết sinh thái xã hội (Social – Ecological Theory) được phát triển như một khoa học liên ngành qua việc sử dụng các kiến thức khoa học xã hội – tiêu biểu là xã hội học và kinh tế học – với kiến thức khoa học tự nhiên liên quan – điển hình là sinh thái học. Tổng hợp các kiến thức liên ngành này đã tạo ra khả năng phân tích các vấn đề môi trường một cách hệ thống hơn bằng cách tích hợp các nghiên cứu chuyên biệt trong từng vấn đề môi trường. Việc sử dụng lý thuyết sinh thái - xã hội để phân tích và giải thích các vấn đề cũng như quá trình biến đổi toàn cầu trong xã hội hiện đại như biến đổi khí hậu và các giải pháp thích ứng, biến đổi hệ sinh thái và chuyển đổi chế độ năng lượng công nghiệp… từ đó đưa ra các phương pháp chuyển đổi để hướng 84
tới một xã hội bền vững trong tương lai. Đây là một môn học mới trong hệ thống giáo dục – không chỉ ở Việt Nam mà với cả nhiều nước trên thế giới. Bởi vậy, cần khuyến khích và tạo điều kiện để các sinh viên có điều kiện tiếp cận với những kiến thức mới và mở ra khả năng vận dụng vào trong cuộc sống hàng ngày thông qua việc điều chỉnh các hành vi và lối sống thích hợp với xã hội hiện đại trong khi vẫn đảm bảo sự phát triển bền vững của môi trường xung quanh.
Hoạt động 5: Xuất bản các bản tin chuyển dịch sinh thái xã hội
Môn chuyển dịch sinh thái-xã hội một môn học mới trong hệ thống giáo dục – không chỉ ở Việt Nam mà với cả nhiều nước trên thế giới. Bởi vậy, cần khuyến khích và tạo điều kiện để các sinh viên có điều kiện tiếp cận với những khái niệm giúp sinh viên có những góc nhìn đa chiều, liên ngành với vai trò vị trí khác nhau trong xã hội, áp dụng lý thuyết vào thực tiễn, biến lý thuyết thành hành động ở các cấp độ khác nhau như cá nhân, cộng đồng, xã hội,.. Bên cạnh đó, người học thấy được trách nhiệm đối với môi trường dựa trên các hoạt động trên lớp như tính dấu chân carbon và dấu chân nước. Kết quả tính toán sẽ giúp người học nhận thức được những hoạt động hàng ngày của mình đã phát thải ra môi trường như thế nào? Hậu quả môi trường phải chịu là gì? Để từ đó giúp người học có ý thức hơn trong việc sử dụng tài nguyên cũng như giảm phát thải ra bên ngoài.
Hoạt động 6: Tư liệu hóa chuyển dịch sinh thái xã hội
Hoạt động 3: Hàng năm tổ chức hội thảo giới thiệu chuyển dịch sinh thái xã hội tại Việt Nam
Hoạt động 7: Tổ chức diễn đàn khoa học về chuyển dịch sinh thái xã hội
Dự án sẽ tiến hành các cuộc Hội thảo tại các đơn vị trường tham gia mạng lưới chuyển dịch sinh thái xã hội ở 03 miền Bắc – Trung – Nam. Các nội dung sẽ tập trung vào nền tảng của chuyển dịch sinh tháixã hội, những thực hành/ mô hình chuyển dịch sinh thái xã hội của thế giới, bối cảnh chuyển dịch sinh thái xã hội tại Việt Nam và mạng lưới chuyển dịch sinh thái xã hội tại Việt Nam.
Mỗi năm, dự án sẽ tổ chức các diễn đàn dịch chuyển sinh thái xã hội theo từng vùng miền Bắc, Trung, Nam. Diễn đàn sẽ quy tụ các nhà khoa học, giảng
Dự án xây dựng một website mạng lưới chuyển dịch sinh thái xã hội để giới thiệu đến các bên liên quan. Những tài liệu, bản tin, ấn phẩm, hoạt động,… liên quan mạng lưới và dự án sẽ được công bố trên website này. Ngoài ra, những thực hành tốt, mô hình của các tổ chức, cá nhân liên quan đến chuyển dịch sinh thái xã hội sẽ được chia sẻ trên website này.
Hằng năm, dự án sẽ tư liệu hóa và xuất bản những tài liệu liên quan chuyển dịch sinh thái xã hội để chia sẻ đến mạng lưới các trường Đại học, Cao đẳng, tổ chức và cá nhân liên quan. Cụ thể dự án sẽ tư liệu hóa và xuất bản: Bản tin chuyển dịch sinh thái xã hội hàng quý; Tờ rơi giới thiệu mạng lưới chuyển dịch sinh thái xã hội; Sổ tay hướng dẫn kỹ thuật áp dụng chuyển dịch sinh thái xã hội trong các trường Đại học, cao đẳng tại Việt Nam; Nghiên cứu của các Trường, Viện liên quan chuyển dịch sinh thái xã hội, và Bài học chuyển dịch sinh thái xã hội từ các nước Mỹ La tinh, Châu Âu. Mục tiêu 2: Hình thành những diễn đàn khoa học thường niên thảo luận về chuyển dịch sinh thái xã hội tại Việt Nam
viên có nghiên cứu, hiểu biết về chuyển dịch sinh thái xã hội để cùng trao đổi với nhau. Năm ba của dự án sẽ có tổ chức một diễn đàn toàn quốc về chuyển dịch sinh thái xã hội để mạng lưới 03 miền quy tụ về chia sẻ những nghiên cứu, thực hành tốt về chuyển dịch sinh thái xã hội tại Việt Nam cũng như thế giới. Kết thúc mỗi diễn đàn, dự án sẽ tiến hành tư liệu các tài liệu để chia sẻ đến người tham gia và những bên liên quan khác. Mục tiêu 3: Lan tỏa chuyển dịch sinh thái xã hội đến với công chúng Việt Nam Hoạt động 8: Tổ chức ngày hội chuyển dịch sinh thái xã hội Hàng năm, dự án sẽ tổ chức ngày hội chuyển dịch sinh thái xã hội cho người tham gia là sinh viên, cộng đồng dân cư. Ngày hội sẽ hướng đến các thực hành cụ thể về xã hội sinh thái như: Sống không rác; Tiêu dùng thực phẩm bền vững; Du lịch có trách nhiệm; Sử dụng hợp lý nguồn nước; Làm vườn. Các hoạt động trong ngày hội rất đa dạng như: trải nghiệm, triển lãm, chạy vì chuyển dịch sinh thái xã hội, Nghệ thuật vì dịch chuyển sinh thái xã hội (múa, hát, hò,…),… Hoạt động 9: Hỗ trợ các sáng kiến chuyển dịch sinh thái xã hội Dự án sẽ thiết lập một quỹ hỗ trợ các sáng kiến chuyển dịch sinh thái xã hội để sinh viên, cộng đồng dân cư, nhà khoa học,…thực hiện những dự án lan tỏa tại cộng đồng về chuyển dịch sinh thái xã hội.
Hoạt động 4: Tổ chức các cuộc học tập và trao đổi để tìm hiểu về chuyển dịch sinh thái xã hội Hàng năm, dự án sẽ tổ chức một cuộc học tập tìm hiểu về chuyển dịch sinh thái xã hội ở Đức và những nước khác đang thực hành mô hình này. Thành phần tham gia gồm các đơn vị tham gia mạng lưới và các bên cấp chính phủ/ cơ quan quản lý nhà nước địa phương. 85
THUẬT NGỮ 1. Chuyển đổi sinh thái-xã hội “Chuyển đổi sinh thái-xã hội” là một thuật ngữ mô tả những thay đổi về Chính trị, Kinh tế xã hội và Văn hóa để cố gắng nỗ lực giải quyết cuộc khủng hoảng sinh thái xã hội. Mặt khác, các nghiên cứu và các tổ chức quốc tế đã đưa ra những báo cáo để giải thích về cuộc khủng hoảng này và đề xuất cách giải quyết. Điểm chung nhất muốn hướng tới là sự tăng trưởng kinh tế có thể được điều hòa với các mục tiêu về xã hội và môi trường.
Phụ lục
2. Công bằng khí hậu (hay Công lý khí hậu) Công bằng khí hậu (hay Công lý khí hậu) là một thuật ngữ được sử dụng để xác định sự nóng lên toàn cầu phải được coi là một vấn đề đạo đức và chính trị, chứ không phải chỉ là một vấn đề thuần túy về môi trường hoặc vật lý trong tự nhiên. Điều này được thực hiện bằng cách liên hệ các tác động của biến đổi khí hậu với các khái niệm công bằng, đặc biệt là công bằng môi trường và công bằng xã hội và thông qua cách xem xét các vấn đề như bình đẳng, quyền con người, quyền tập thể và trách nhiệm lịch sử đối với sự biến đổi khí hậu. Các cộng đồng bị gạt ra bên lề lịch sử, chẳng hạn như phụ nữ, người dân bản địa và những người da màu thường phải đối mặt với những hậu quả tồi tệ hơn của biến đổi khí hậu: thực tế họ là những người ít chịu trách nhiệm nhất đối với biến đổi khí hậu trong khi lại phải chịu hậu quả nặng nề nhất của nó.
3. Khủng hoảng khí hậu Khủng hoảng khí hậu là một thuật ngữ mô tả sự nóng lên toàn cầu và biến đổi khí hậu, cũng như những hậu quả của chúng. Thuật ngữ này đã được sử dụng để mô tả mối đe dọa của sự nóng lên toàn cầu đối với hành tinh, và để thúc giục các hành động tích cực nhằm giảm thiểu biến đổi khí hậu. Ví dụ, một bài báo của BioScience vào tháng 1 năm 2020 được hơn 11.000 nhà khoa học trên toàn thế giới tán thành, đã tuyên bố rằng “cuộc khủng hoảng khí hậu đã đến” và “sự gia tăng đáng kể về quy mô trong nỗ lực bảo tồn sinh quyển của chúng ta là cần thiết để tránh những đau khổ rất lớn do khủng hoảng khí hậu. “ Thuật ngữ này được áp dụng bởi những người “tin rằng nó gợi lên sức hấp dẫn của các mối đe dọa mà hành tinh phải đối mặt do việc tiếp tục phát thải khí nhà kính và có thể giúp thúc đẩy sức mạnh ý chí chính trị mà lâu nay không có trong vận động khí hậu”. Họ tin rằng thuật ngữ “nóng lên toàn cầu” thu hút nhiều cảm xúc khi tham gia và ủng hộ hành động hơn là “biến đổi khí hậu”, một số tài liệu gọi biến đổi khí hậu là một cuộc khủng hoảng có thể có tác động thậm chí còn mạnh mẽ hơn. Một định nghĩa khác về khủng hoảng khí hậu là “những tác động tiêu cực khác nhau mà biến đổi khí hậu không thể khắc phục được đang gây ra hoặc đe dọa sẽ gây ra trên hành tinh của chúng ta, đặc biệt là ở những nơi mà những tác động này có ảnh hưởng trực tiếp đến nhân loại.”
4. Dân chủ Năng lượng Dân chủ Năng lượng là một thuật ngữ mô tả sự chuyển đổi từ nền kinh tế nhiên liệu hóa thạch tập trung sang nền kinh tế do cộng đồng quản lý, được thiết kế trên nguyên tắc không gây hại cho môi trường, hỗ trợ cho nền kinh tế địa phương và đóng góp vào sức khỏe và hạnh phúc cho tất cả mọi người. CJA1 cam kết thực hiện mục tiêu duy trì nhiệt độ toàn cầu ở mức tăng 1,5 độ C so với mức ở thời kỳ tiền công nghiệp. Đồng thời, cam kết thực hiện các nguyên tắc bảo vệ người lao động, cộng đồng, quyền của thiên nhiên và quyền của thế hệ tương lai.
1 Liên minh Công lý Khí hậu (CJA) được thành lập vào năm 2013 nhằm tạo ra một trọng tâm mới trong các hoạt động khí hậu bằng cách đoàn kết các cộng đồng và tổ chức tiên phong thành một lực lượng mạnh.
89
BẢNG HỎI NGHIÊN CỨU
Q.1.2b Bạn bao nhiêu tuổi? □ 18 – 23
□ 24 – 29
□ 30 – 35
□ Thành phố lớn (1 - 10 triệu dân)
Chào bạn,
Q.1.2c Bạn sống tại...
Cảm ơn bạn đã đồng ý tham gia trả lời bảng hỏi. Chúng tôi là Trung tâm Phát triển Sáng kiến Cộng đồng và Môi trường (C&E), đang thực hiện nghiên cứu về Nhận thức của thanh niên Việt Nam về chuyển đổi sinh thái – xã hội và các phong trào sinh thái tại Việt Nam. Nghiên cứu này là một phần trong dự án Nhân rộng và lồng ghép phương pháp tiếp cận sáng tạo của phong trào sinh thái vào hoạt động của các trường đại học 2020 được tài trợ bởi Quỹ Rosa-Luxemburg-Stiftung – Văn phòng Đông Nam Á (RLS SEA).
□ Làng (ít hơn 1.000 dân)
□ Thị trấn trung bình (50.000 250.000 dân)
□ Thị trấn nhỏ (1.000 - 50.000 dân)
□ Thành phố (250.000 - 1 triệu dân)
Nghiên cứu nhằm tìm hiểu về nhận thức của thanh niên Việt Nam về các vấn đề sinh thái và xã hội và phong trào sinh thái hiện nay ở Việt Nam. Chúng tôi tin rằng tham gia vào nghiên cứu này cũng chính là cơ hội để bạn hiểu thêm về các vấn đề sinh thái - xã hội, chiêm nghiệm về lối sống của bản thân cũng như tác động của mỗi hành động của bạn tới môi trường, để từ đó đưa ra những quyết định phù hợp hơn cho tương lai của chúng mình và hành tinh này. Bảng hỏi gồm 4 phần, dự kiến sẽ mất khoảng 45 phút để hoàn thành. Phần 1 giúp tìm hiểu một số thông tin về bản thân bạn. Phần 2 đưa ra một số nội dung và khái niệm có thể chưa phổ biến nhưng đang là vấn đề thời đại nhằm tìm hiểu về sự hiểu biết và mối quan tâm của bạn với những vấn đề sinh thái và xã hội được dự đoán sẽ trở thành vấn đề toàn cầu trong bối cảnh khủng hoảng khí hậu và sinh thái. Phần 3 tập trung vào những thực hành sinh thái của bạn liên quan đến thực phẩm, du lịch và không gian sinh thái. Phần 4 giúp tìm hiểu mong muốn và nhu cầu của bạn về các chương trình giáo dục về lối sống sinh thái trong tương lai.
Q.1.3a Trình độ học vấn của bạn là... □ Học sinh trung học
□ Sinh viên đại học
□ Sinh viên sau đại học
□ Đã tốt nghiệp trung học
□ Đã tốt nghiệp đại học
□ Khác (vui lòng nêu rõ)
Q.1.3b Hiện tại bạn đang là (có thể chọn nhiều đáp án) □ Học sinh
□ Giảng viên đại học
□ Chưa có việc làm/thất nghiệp
□ Sinh viên
□ Đang đi làm
□ Khác (vui lòng nêu rõ)
Q.1.3c Ngành học chính của bạn là gì? □ Không khả dụng
□ Luật
□ Vật lý/Hóa học/Sinh học
□ Kinh doanh và kinh tế
□ Nghiên cứu phát triển
□ Quy hoạch đô thị/nông thôn
□ Kỹ sư/Công nghệ
□ Quản lý
□ Ngành khác (vui lòng nêu rõ):
Câu trả lời của bạn sẽ chỉ được sử dụng cho mục đích nghiên cứu và sẽ được giữ bảo mật tuyệt đối.
□ Môi trường/Sinh thái
□ Toán học/ Thống kế
□ Lịch sử/Địa lý
□ Triết học/ Văn hóa
Cảm ơn sự quan tâm và tham gia của bạn!
□ Sức khỏe/Y tế
□ Khoa học chính trị/Quan hệ quốc tế
□ Thông tin và truyền thông
□ Xã hội học/Nhân chủng học/ Nghiên cứu văn hóa
Q.1.4a Nguồn thu nhập chính của bạn đến từ (có thể chọn nhiều đáp án): Phần 1: Về bản thân bạn Q1.1 Bạn biết đến bảng hỏi này từ nguồn thông tin nào? □ Trường đại học
□ Mạng Internet
□ Tổ chức phi chính phủ/Công □ Bạn bè ty
□ Tập san, thư điện tử... □ Nguồn khác (vui lòng nêu rõ):
□ Câu lạc bộ/nhóm/tổ chức thanh niên
90
□ Học bổng
□ Tiết kiệm
□ Vay vốn
□ Lương
□ Khác (vui lòng nêu rõ)
Q.1.4b Bạn làm việc toàn thời gian hay bán thời gian? □ Không khả dụng
□ Toàn thời gian
□ Bán thời gian
Q.1.4c Công việc của bạn là gì (lĩnh vực và vị trí) (tùy chọn)? □ Vui lòng nêu rõ: Q.1.5 Theo bạn gia đình bạn chi tiêu nhiều nhất cho các khoản nào? Sắp xếp thứ tự từ 1( khoản chi tiêu nhiều nhất) đến 5 (khoản chi tiêu ít nhất)
Q.1.2a Bạn là... □ Nữ
□ Cấp từ gia đình
□ Nam
□ Khác
91
□ Thuê nhà và điện nước
□ Thực phẩm và đồ uống
□ Sức khỏe, giáo dục
□ Giao tiếp và giải trí (đi chơi, kỳ nghỉ, thông tin - mạng internet, trò chơi điện tử, điện thoại di động…)
□ Một mình
Bạn bè
□ Bạn đời - vợ hoặc chồng và con cái
□ Gia đình (ông bà, bố mẹ và/ hoặc anh chị em)
□ Bạn đời/vợ hoặc chồng
□ Chỉ với con cái
Chuyển đổi sinh thái - xã hội chỉ những cách tiếp cận thay thế và hiểu biết về phát triển bao gồm các vấn đề kinh tế, xã hội và môi trường, chỉ trích các phương thức sản xuất và lối sống dựa vào nhiên liệu hóa thạch và ủng hộ cách tiếp cận giảm tăng trưởng (degrowth). Theo bạn những yếu tố sau đây có tầm quan trọng như thế nào trong chuyển dịch sinh thái - xã hội? 1. Không quan trọng 2. Ít quan trọng 3. Tương đối quan trọng 4. Quan trọng 5. Rất quan trọng
Q.1.6b Bạn sống ở đâu? □ Ký túc xá
□ Chung căn hộ/ nhà
□ Phòng trọ
□ Căn hộ chung cư
□ Nhà riêng
Q.1.7a Bạn có là thành viên hoặc tham gia vào các tổ chức hoặc hoạt động nào sau đây không? (có thể chọn nhiều đáp án) □ Hoạt động hoặc tổ chức phục □ Tổ chức tôn giáo vụ vì hòa bình, nhân đạo và cộng đồng □ Tổ chức khu dân cư/Nhà ở hoặc khu phố
Mối quan hệ giữa các vấn đề kinh tế, xã hội và sinh thái Giải quyết vấn đề biến đổi khí hậu bằng chuyển đổi sinh thái-xã hội Tham gia dân chủ Quyền xã hội Công bằng cho tất cả những người chịu ảnh hưởng của biến đổi khí hậu
□ Công đoàn/tổ chức người tiêu dùng
2.3 Chuyển dịch công bằng
□ Khác, vui lòng nêu rõ
Chuyển dịch công bằng từng là một yêu cầu của công đoàn nhằm hỗ trợ cho người lao động bị ảnh hưởng tiêu cực của các chính sách bảo vệ môi trường. Hiện nay nó được hiểu là sự tham gia công bằng và toàn diện và việc làm và cuộc sống đàng hoàng cho mọi người trong chính sách khí hậu. Theo bạn những yếu tố sau đây có tầm quan trọng như thế nào trong chuyển dịch công bằng?
□ Tổ chức phát triển bền vững và môi trường
1. Không quan trọng 2. Ít quan trọng 3. Tương đối quan trọng 4. Quan trọng 5. Rất quan trọng
Q.1.7b Bạn đã sống ở khu vực hiện nay được bao lâu?
Cơ sở hạ tầng
□ Ít hơn 1 năm
□ 5 - 10 năm
□ 15 - 20 năm
□ 1 - 4 năm
□ 11 - 14 năm
□ Lâu hơn 20 năm
Phần 2: Nhận thức của bạn về Khủng hoảng khí hậu, Chuyển đổi Sinh thái - xã hội, Chuyển dịch công bằng, Công bằng khí hậu và Chuyển dịch và dân chủ năng lượng. 2.1 Khủng hoảng khí hậu Khủng hoảng khí hậu mô tả sự nóng lên toàn cầu, biến đổi khí hậu và hậu quả của chúng. Đây là mối đe dọa đối với Trái Đất và đòi hỏi các biện pháp mạnh mẽ để giảm thiểu biến đổi khí hậu. Theo bạn những yếu tố sau đây có tầm quan trọng như thế nào trong khủng hoảng khí hậu? 1. Không quan trọng 2. Ít quan trọng 3. Tương đối quan trọng 4. Quan trọng 5. Rất quan trọng Tỷ lệ phát thải cacbon điôxít trên toàn thế giới từ các nước đang phát triển Biến đổi khí hậu có khả năng gây tổn thương đối với các cộng đồng đang phát triển 92
Tác động của biến đổi khí hậu đến lối sống, sinh kế, văn hóa và thế giới quan của những người chịu ảnh hưởng 2.2. Chuyển đổi sinh thái - xã hội
□ Đi lại
Q.1.6a Bạn đang sống cùng ai? (có thể chọn nhiều đáp án)
□ Các hoạt động ngoài trời hoặc câu lạc bộ thể thao, thanh niên, Tổ chức âm nhạc, nhạc kịch, nhảy múa
Tác động của khủng hoảng khí hậu đến hệ sinh thái
Chính sách công và xã hội Thuế Giáo dục và sự tham gia Vai trò của các cộng đồng cấp địa phương/cộng đồng cơ sở trong thiết kế, thực hiện và đánh giá chuyển dịch công bằng Đảm bảo thu nhập công bằng và một cuộc sống tốt cho người dân Các biện pháp giảm thiểu ô nhiễm của chính phủ Quan tâm đến lợi ích của các cộng đồng bị ảnh hưởng trong quá trình hoạch định các chính sách về khí hậu và năng lượng Đảm bảo phân phối nguồn lực hợp lý để giúp các cộng đồng bị ảnh hưởng bởi biến đổi khí hậu, đặc biệt là các cộng đồng dễ bị tổn thương 2.4 Công bằng khí hậu Công bằng khí hậu có nghĩa là công lý cho những người bị ảnh hưởng không tương xứng bởi suy thoái 93
môi trường. Công bằng khí hậu coi biến đổi khí hậu là một sản phẩm của sự bất bình đẳng về kinh tế, môi trường và xã hội. Theo bạn những yếu tố sau đây có tầm quan trọng như thế nào trong việc đảm bảo công bằng khí hậu? 1. Không quan trọng 2. Ít quan trọng 3. Tương đối quan trọng 4. Quan trọng 5. Rất quan trọng Xác định đối tượng chính cần chịu trách nhiệm với biến đổi khí hậu Xác định đối tượng chính bị ảnh hưởng của biến đổi khí hậu Phân chia công bằng trách nhiệm cắt giảm khí nhà kính Làm rõ trách nhiệm và minh bạch trong các quyết định về khí hậu Sự tham gia của cộng đồng trong các quyết định về khí hậu Chia sẻ công bằng về lợi ích và gánh nặng trong các quyết định về khí hậu Khai thác sức mạnh chuyển đổi của giáo dục khí hậu cho công bằng Khuyến khích hợp tác hiệu quả 2.5 Dân chủ năng lượng Dân chủ năng lượng chỉ công bằng xã hội và công bằng kinh tế trong quá trình chuyển đổi từ năng lượng hóa thạch sang năng lượng tái tạo (hoặc chuyển đổi năng lượng). Theo bạn những yếu tố sau đây có tầm quan trọng như thế nào trong việc đạt được dân chủ năng lượng? 1. Không quan trọng 2. Ít quan trọng 3. Tương đối quan trọng 4. Quan trọng 5. Rất quan trọng Đảm bảo quyền tiếp cận năng lượng đầy đủ cho mọi người Không gây ô nhiễm trong sản xuất năng lượng Không gây hại trong sản xuất năng lượng Dừng khai thác nhiên liệu hóa thạch
Tôi khởi xướng và lãnh đạo các phong trào sinh thái địa phương/quốc gia/quốc tế. Khác (vui lòng nêu rõ) ……………………………………………………………………. 2.7 Kỳ vọng của bạn đối với các nhà hoạch định chính sách/chính phủ trong chuyển đổi sinh thái-xã hội. Theo bạn những yếu tố từ nhà hoạch định chính sách/chính phủ sau đây sau đây có tầm quan trọng như thế nào trong chuyển dịch sinh thái - xã hội? 1. Không quan trọng 2. Ít quan trọng 3. Tương đối quan trọng 4. Quan trọng 5. Rất quan trọng Tầm nhìn hợp lý cho chuyển đổi Chiến lược để thực hiện tầm nhìn Sự cam kết chuyển đổi của người lãnh đạo Một khuôn khổ cho phép mọi người thực hành tham gia dân chủ và quyền xã hội và đạt được công lý và công bằng Phân phối hợp lý các nguồn lực để thực hiện các sáng kiến cho chuyển đổi Cơ sở hạ tầng hợp lý cho chuyển đổi Các chính sách hợp lý cho chuyển đổi Hành động của chính phủ để lãnh đạo chuyển đổi Khác (vui lòng nêu rõ) ……………………………………………………………………. 2.8 Kỳ vọng của bạn đối với xã hội về chuyển đổi sinh thái-xã hội Theo bạn những yếu tố sau đây có tầm quan trọng như thế nào trong chuyển đổi sinh thái - xã hội? 1. Không quan trọng 2. Ít quan trọng 3. Tương đối quan trọng 4. Quan trọng 5. Rất quan trọng
Xã hội hóa các cơ sở vật chất sản xuất
Thái độ tích cực đối với chuyển đổi sinh thái - xã hội
Rà soát và thay đổi thái độ đối với việc tiêu thụ năng lượng
Hiểu biết về ảnh hưởng của chuyển đổi sinh thái - xã hội trong bối cảnh hiện tại
2.6 Sự sẵn sàng thay đổi của bạn đối với sự chuyển đổi sinh thái - xã hội Bạn đồng ý đến mức độ nào với những nhận định sau? 1. Hoàn toàn không đồng ý 2. Không đồng ý 3. Trung lập 4. Đồng ý 5. Hoàn toàn đồng ý Tôi có nhận thức về các vấn đề sinh thái và xã hội hiện nay.
Sự tham gia trong chuyển đổi Đóng góp cho chuyển đổi Khác (vui lòng nêu rõ) ……………………………………………………………………. Phần 3: Thực hành sinh thái của bạn trong tiêu dùng thực phẩm, du lịch và không gian sinh thái Bạn biết những sáng kiến/chương trình/phong trào sinh thái nào?
Tôi có ý định thay đổi hành vi hành vi của mình đối với các vấn đề sinh thái và xã hội hiện nay.
…………………………………………………………………………………………………………………………………………………………
Tôi đã thay đổi nhưng lại quay lại những thói quen cũ.
…………………………………………………………………………………………………………………………………………………………
Tôi đã thay đổi và phát triển hành vi mới để thay thế hành vi cũ.
3.1. Tiêu dùng thực phẩm bền vững
Tôi quyết định cách tôi dành thời gian rảnh rỗi cho các hoạt động thân thiện với sinh thái hơn. 94
Tôi tham gia và đóng góp cho các phong trào sinh thái địa phương/quốc gia/quốc tế.
Tiêu dùng thực phẩm bền vững là những thực hành
95
•
giảm lãng phí thức ăn;
•
đảm bảo một chế độ ăn cân bằng và đủ dinh dưỡng;
•
hạn chế lượng đường, muối, chất béo, phụ gia và hóa chất tổng hợp;
•
ủng hộ sản xuất và tiêu dùng thực phẩm thân thiện với môi trường, thương mại công bằng cho những nhà sản xuất nhỏ tại địa phương và người lao động; và
•
tự trồng thực phẩm và mua thực phẩm tại các cửa hàng địa phương. Khi bạn mua thực phẩm, những yếu tố sau đây quan trọng như thế nào? 1. Không quan trọng 2. Ít quan trọng 3. Tương đối quan trọng 4. Quan trọng 5. Rất quan trọng Hương vị Độ tươi
Tôi tránh sử dụng thực phẩm có chứa hạt vi nhựa. Khác (vui lòng nêu rõ) ……………………………………………………………………. 3.2. Mua sắm bền vững Mua sắm bền vững là việc sử dụng dịch vụ và các sản phẩm liên quan nhằm đáp ứng nhu cầu thiết yếu và cung cấp chất lượng cuộc sống tốt hơn trong khi giảm tối đa việc sử dụng nguyên liệu gây nguy hại và tài nguyên cũng như giảm phát thải, rác thải và chất độc trong suốt vòng đời của hoạt động dịch vụ và sản phẩm để không gây nguy hại tới nhu cầu của các thế hệ tương lai. Bạn đồng ý đến mức độ nào với những nhận định sau về việc mua sắm của bạn? 1. Hoàn toàn không đồng ý 2. Không đồng ý 3. Trung lập 4. Đồng ý 5. Hoàn toàn đồng ý
Có lợi cho sức khỏe
Tôi chỉ mua những thứ đồ mà tôi thực sự cần.
Thành phần dinh dưỡng
Tôi kiểm tra tủ quần áo để tránh mua những món đồ đã có.
Mức tiện lợi
Tôi sử dụng phương tiện công cộng, xe đạp hoặc đi bộ tới những cửa hàng gần nhà.
Thực phẩm truyền thống
Tôi mang theo túi khi đi mua sắm.
Thực phẩm có nguồn gốc từ nước ngoài
Tôi tránh mua những sản phẩm được đóng gói quá nhiều.
Đáng đồng tiền bạn bỏ ra
Tôi mua những món đồ cũ vẫn có thể tái sử dụng.
Phương pháp thực phẩm được sản xuất (công nghiệp/ truyền thống)
Tôi trao đổi đồ với bạn bè.
Cách thức thực phẩm được phân phối (Nơi và phương thức bán, cách vận chuyển)
Tôi không thấy mua những món đồ mới ra mắt là quan trọng.
Cách thực phẩm được tiêu dùng và nơi đồ ăn thừa được chuyển tới
Tôi mua những thiết bị điện tử có nhãn tiết kiệm năng lượng.
Bạn đồng ý đến mức độ nào với những nhận định sau khi bạn đưa ra những quyết định liên quan đến thực phẩm? 1. Hoàn toàn không đồng ý 2. Không đồng ý 3. Trung lập 4. Đồng ý 5. Hoàn toàn đồng ý
Tôi cân nhắc sửa chữa và mua thiết bị điện tử cũ trước khi mua thiết bị mới. Tôi mua hàng từ những thương hiệu sạch tự nhiên. Tôi mua sỉ để giảm bao bì và năng lượng cho vận chuyển. Tôi mua sản phẩm có thể được đổ đầy lại.
Tôi chỉ lấy/nấu/mua đủ thực phẩm tôi cần trong thời hạn sử dụng.
Tôi từ chối những món quà hoặc sản phẩm không thân thiện môi trường.
Tôi giữ lại thực phẩm thừa cho những bữa tiếp theo thay vì đổ đi.
Khác (vui lòng nêu rõ) …………………………………………………………………….
Tôi giảm tiêu dùng những thực phẩm được đóng gói bao bì sẵn. Tôi giảm tiêu dùng những thực phẩm được nhập khẩu từ nước ngoài. Tôi có chế độ ăn cân bằng và giàu dinh dưỡng. Tôi ăn cả các sản phẩm chay và sản phẩm từ động vật. Tôi ăn thực phẩm địa phương, theo mùa và bền vững hơn. Tôi chọn những sản phẩm có nhãn “thương mại công bằng”. Tôi hạn chế lượng đường, muối, chất béo, phụ gia và hóa chất tổng hợp. Tôi tự trồng thực phẩm và mua thực phẩm tại các cửa hàng địa phương.
96
Tôi ít sử dụng các hóa chất và/ hoặc thay thế chúng bằng các sản phẩm thân thiện môi trường.
3.3. Du lịch có trách nhiệm Du lịch có trách nhiệm là một cách tiếp cận du lịch tạo ra một môi trường sống tốt hơn cho người dân địa phương, cải thiện điều kiện tự nhiên, văn hóa và xã hội và xây dựng điểm đến thú vị cho du khách. Bạn đồng ý đến mức độ nào với những nhận định sau về các hoạt động du lịch của bạn? 1. Hoàn toàn không đồng ý 2. Không đồng ý 3. Trung lập 4. Đồng ý 5. Hoàn toàn đồng ý Tôi tìm hiểu về điểm đến trước khi đến đó. Tôi lựa chọn đại lý dịch vụ du lịch phù hợp mà có chính sách du lịch bền vững nhằm ủng hộ kinh tế địa phương, bảo vệ môi trường và tôn trọng văn hóa địa phương.
97
Tôi tôn trọng phong tục, văn hóa và lối sống địa phương. Tôi để tâm đến tác động mà sự xuất hiện tại điểm đến của tôi đem lại. Tôi hành động để giảm tối đa những tác động của mình đối với điểm đến. Khác (vui lòng nêu rõ) ……………………………………………………………………. Theo bạn những hoạt động sau đây của các đại lý du lịch và doanh nghiệp dịch vụ du lịch có tầm quan trọng như thế nào đối với du lịch có trách nhiệm? 1. Không quan trọng 2. Ít quan trọng 3. Tương đối quan trọng 4. Quan trọng 5. Rất quan trọng Lắp đặt hệ thống xử lý nước thải và lọc nước hợp lý Tuyển dụng và đào tạo người dân địa phương cho hoạt động du lịch của họ Không khai thác quá mức du lịch địa phương Hạn chế tối đa sử dụng tài nguyên thiên nhiên Có thiết kế xây dựng đúng đắn Sử dụng vật liệu thân thiện môi trường Theo bạn những đóng góp sau đây của chính quyền địa phương và chính phủ có tầm quan trọng như thế nào trong việc thúc đẩy du lịch có trách nhiệm là gì? 1. Không quan trọng 2. Ít quan trọng 3. Tương đối quan trọng 4. Quan trọng 5. Rất quan trọng
Khác (vui lòng nêu rõ) ……………………………………………………………………. Theo bạn những hoạt động sau đây có tầm quan trọng như thế nào trong việc thúc đẩy thực hành không gian sinh thái? 1. Không quan trọng 2. Ít quan trọng 3. Tương đối quan trọng 4. Quan trọng 5. Rất quan trọng Chính quyền cung cấp quy hoạch trực tiếp cho các không gian sinh thái. Chính quyền bảo tồn những ngôi làng truyền thống. Chính quyền thiết lập những thành phố sinh thái. Nâng cao các giá trị đạo đức và hạnh phúc hơn là chỉ phát triển kinh tế. Mở rộng không gian xanh hoặc kinh tế ít carbon. Phần 4. Tập huấn và phát triển Nếu trường đại học/tổ chức của bạn dự định mở một khóa học về những chủ đề nêu trên, những nội dung sau đây có tầm quan trọng như thế nào? 1. Không quan trọng 2. Ít quan trọng 3. Tương đối quan trọng 4. Quan trọng 5. Rất quan trọng Hiểu biết cơ bản
Thiết kế giải pháp quản lý và quy hoạch để phân bổ du lịch sao cho tránh tập trung và bất bình đẳng
Nâng cao nhận thức về các vấn đề đương thời
Áp dụng đánh giá môi trường và bảo tồn sinh thái và văn hóa đầy đủ và nghiêm ngặt trong hoạch định phát triển.
Hiểu biết về hành động
Tổ chức tập huấn xây dựng kỹ năng trong du lịch cho người dân địa phương. Có những quy định và cấp phép rõ ràng tới những bên liên quan trong ngành du lịch, từ du khách, người dân địa phương, tới doanh nghiệp dịch vụ. Lồng ghép du lịch có trách nhiệm với giáo dục. 3.4. Không gian sinh thái Một không gian sinh thái là sự kết hợp hiệu quả của những điều kiện tự nhiên, khí hậu, nghi lễ, văn hóa và các loại hình kiến trúc địa phương phù hợp. Không gian sinh thái được thiết kế nhằm đảm bảo vòng liên tục của việc sử dụng nước, năng lượng và quản lý chất thải nhằm giảm chất thải, lưu thông năng lượng và tài nguyên của một hệ thống với chi phí tối thiểu. Bạn đồng ý đến mức độ nào với những nhận định sau về thực hành không gian sinh thái của bạn? 1. Hoàn toàn không đồng ý 2. Không đồng ý 3. Trung lập 4. Đồng ý 5. Hoàn toàn đồng ý Tôi tìm hiểu về không gian sinh thái và cách áp dụng nó ở các quy mô khác nhau trong nhà, trong những không gian đô thị và giữa các vùng miền đất nước. Tôi phát triển không gian sinh thái trong nhà ở/văn phòng/khu vực làm việc của tôi. 98
Tôi ủng hộ/ thúc đẩy phát triển không gian sinh thái trong khu dân cư/làng xóm/ thành phố/ vùng tôi sinh sống.
Tầm nhìn định hướng tương lai nhằm đóng nhiều vai trò khác nhau trong xã hội Mô hình và kỹ năng tổ chức các hoạt động Động lực cao và khao khát tham gia Lồng ghép thông minh những chủ đề vào các hoạt động đa dạng như bài báo nghiên cứu, thực địa, sự kiện và dự án Khác (vui lòng nêu rõ) ……………………………………………………………………. Còn những nội dung/vấn đề quan trọng nào khác mà bạn muốn đề xuất không? ………………………………………………………………………………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………………………………………………………………………………… Theo bạn những chiến lược đào tạo sau đây có tầm quan trọng như thế nào? 1. Hoàn toàn không 2. Một chút 3. Trung bình 4. Rất hiệu quả 5. Cực kì Chủ yếu bài giảng có thuyết minh và hình ảnh về thông tin Chủ yếu bài tập và người học được hỗ trợ trong suốt quá trình hoàn thành bài tập Chủ yếu nghiên cứu và người học được tham gia vào các hoạt động nghiên cứu
99
Chủ yếu dự án đi kèm với hỗ trợ để người học phát triển và hoàn thiện dự án của họ Học hỏi từ bạn bè với trải nghiệm thực tiễn và sự dẫn dắt từ bạn bè và giảng viên hướng dẫn Mô phỏng thực tế bao gồm việc người học được đóng vai Đi thực địa và tour Học trực tuyến Cố vấn học tập Còn những chiến lược đào tạo hiệu quả nào khác mà bạn muốn đề xuất không? ………………………………………………………………………………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………………………………………………………………………………… Theo bạn những phương pháp đào tạo sau đây có tầm quan trọng như thế nào? 1. Hoàn toàn không 2. Một chút 3. Trung bình 4. Rất hiệu quả 5. Cực kì Khơi gợi câu hỏi và thảo luận Hỏi những câu hỏi mở Liên hệ nội dung bài học với hoàn cảnh và mối quan tâm của người học Cung cấp phản hồi chi tiết mang tính tập trung vào bài tập và hướng tới cải thiện Bổ trợ giảng bài bằng hình ảnh hoặc tài liệu (phiếu bài tập hoặc slides bài trình bày) Sử dụng chọn lọc từ khóa thay vì nửa câu hoặc toàn bộ câu trên slide bài trình bày Cho phép người học xây dựng và thảo luận cấu trúc bài với những nội dung chính của bài Còn những phương pháp đào tạo hiệu quả nào khác mà bạn muốn đề xuất không?
CÂU HỎI PHỎNG VẤN SÂU Câu hỏi phỏng vấn sâu 1 (Câu hỏi dự kiến và có thể thay đổi theo từng trường hợp) 1. Điều gì khiến bạn nảy ra ý tưởng phát triển dự án/sáng kiến của bạn? 2. Bạn đã phát triển/ thực hiện dự án/sáng kiến của bạn như thế nào? 3. Bạn có thể kể cho tôi một vài trải nghiệm của bạn trong quá trình phát triển/ thực hiện dự án/sáng kiến của bạn không? 4. Bạn có gặp khó khăn nào trong khi phát triển/ thực hiện dự án/sáng kiến của bạn không? 5. Mọi người phản hồi thế nào với dự án/sáng kiến của bạn? 6. Có những thay đổi nào trong cách bạn phát triển/ thực hiện dự án/sáng kiến không? 7. Định hướng tương lai với dự án/sáng kiến của bạn là gì? Câu hỏi phỏng vấn sâu 2 1. Bạn có thể giới thiệu sơ lược về bản thân và dự án mà bạn đang thực hiện được không? 2. Điều gì khiến bạn nảy sinh ý định thực hiện dự án này? Tùy theo những gì đối tượng phỏng vấn chia sẻ, sẽ lựa cách đặt thêm những câu hỏi phụ để tìm hiểu thế giới quan của họ về những vấn đề sinh thái - xã hội hiện tại; tầm nhìn chung của họ về cách tiếp cận để giải quyết những vấn đề trên. 3. Bạn đã phát triển dự án như thế nào? (gộp luôn câu hỏi 2, 3, 4 và 6 ở trên) Ở đây, những câu hỏi phụ hướng đến tìm hiểu về những trải nghiệm đáng chú ý trong hành trình của dự án; những khó khăn gặp phải và cách họ vượt qua hoặc sống chung với khó khăn đó. 4. Phản hồi của cộng đồng/xã hội với dự án của bạn như thế nào? Ở đây, những câu hỏi phụ hướng đến tìm hiểu về tương tác giữa các stakeholders (cả bên trong lẫn bên ngoài nhóm); ai là những người hỗ trợ tích cực cho dự án.
…………………………………………………………………………………………………………………………………………………………
5. Định hướng tương lai của dự án là gì?
…………………………………………………………………………………………………………………………………………………………
Ở đây, những câu hỏi phụ hướng đến tìm hiểu kế hoạch trước mắt, trung hạn và dài hạn; cách mà những người thực hiện dự án nhìn nhận về vai trò sáng kiến của họ trong sự phát triển sinh thái-xã hội.
Bạn biến những kiến thức và lý thuyết học được thành hành động như thế nào? ………………………………………………………………………………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………………………………………………………………………………… Bạn cần hỗ trợ gì khi biến những kiến thức và lý thuyết học được thành hành động? ………………………………………………………………………………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………………………………………………………………………………… 100
101
TÀI LIỆU THAM KHẢO Allen, R. C. (2009). The British Industrial Revolution in Global Perspective. Cambridge University Press. https://doi.org/10.1017/CBO9780511816680 Bryman, A. (2012). Social Research Methods, 4th ed. Oxford University Press.
Fulton, L., Mejia, A., Arioli, M., Dematera, K., & Lah, O. (2017). Climate change mitigation pathways for Southeast Asia: CO2 emissions reduction policies for the energy and transport sectors. Sustainability, 9(7), 1160.
Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn & Bộ Tài nguyên và Môi trường (2016). Thông tư số 05/2016/TTLT-BNNPTNT- BTNMT ngày 16/5/2016 Hướng dẫn việc thu gom, vận chuyển và xử lý bao gói thuốc bảo vệ thực vật sau sử dụng.
ILO (2018). Just Transition towards Environmentally Sustainable Economies and Societies for All. International Labour Organization.
Bộ Tài Nguyên và Môi trường (2020). Dự thảo Luật Bảo vệ môi trường (sửa đổi) năm 2020 lần 3. https://luatvietnam.vn/tai-nguyen/du-thao-luat-bao-ve-moi-truong-sua-doi-nam-2020lan-3-184593-d10.html
Keskinen, M., Chinvanno, S., Kummu, M., Nuorteva, P., Snidvongs, A., Varis, O., & Västilä, K. (2010). Climate change and water resources in the Lower Mekong River Basin: putting adaptation into the context. Journal of water and climate change, 1(2), 103-117.
Chính phủ Việt Nam (2005). Quyết định số 79/2005/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ ban hành Chương trình hành động của Chính phủ thực hiện Nghị quyết số 37 – NQ/TW (ngày 01 tháng 7 năm 2004) của Bộ Chính trị về phương hướng phát triển kinh tế - xã hội và đảm bảo quốc phòng, an ninh vùng trung du và miền núi Bắc Bộ đến năm 2010.
Liên hợp quốc. The Climate Crisis– A Race We Can Win. https://www.un.org/en/un75/ climate-crisis-race-we-can-win
Chính phủ Việt Nam (2015). Quyết định số 2068/QĐ-TTg ngày 25 tháng 11 năm 2015 của Thủ tướng Chính phủ phê chiến lực phát triển năng lượng tái tạo của Việt Nam đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050. Degenhardt, P. (2016). From Sustainable Development to Socio-Ecological Transformation – An Overview. Rosa Luxemburg Stiftung. Đặng, T. D. (2018). “A forest starts with one tree” – Connecting youth leaders for a greener Vietnam. https://www.fes-vietnam.org/post/a-forest-starts-with-one-tree-connecting-youthleaders-for-a-greener-vietnam/ Dimitrova, A., Hollan, K., Laster, D., Reinstaller, A., Schratzenstaller, M., Walterskirchen, E., & Weiss, T. (2013). Literature review on fundamental concepts and definitions, objectives and policy goals as well as instruments relevant for socio-ecological transition (No. 40). WWWforEurope Working Paper. Fischer-Kowalski, M., Haas, W., Wiedenhofer, D., Weisz, U., Pallua, I., Possanner, N. I. K. O. L. A. U. S., ... & Weis, E. K. K. E. (2012). Socio-ecological transitions: definition, dynamics and related global scenarios. Institute for Social Ecology-AAU. Centre for European Policy Studies. GreenID (2018). Báo cáo nghiên cứu các kịch bản phát triển nguồn điện Việt Nam, Hà Nội. http://greenidvietnam.org.vn/view-document/5b111dee5cd7e8013bf7aa9a GreenID - FES (2019). Nghiên cứu: Phân tích các yếu tố đảm bảo công bằng trong chuyển dịch năng lượng ở Việt Nam, Hà Nội. https://cvdvn.net/2019/01/19/phan-tich-cac-yeu-todam-bao-cong-bang-trong-chuyen-dich-nang-luong-o-viet-nam/ Energy-democracy.net. Principles of energy democracy. https://energy-democracy.net/ Fisher, S. R. (2016). Life trajectories of youth committing to climate activism. Environmental Education Research, 22(2), 229-247.
102
Fløttum, K., Dahl, T. & Rivenes, V. (2016). Young Norwegians and their views on climate change and the future: findings from a climate concerned and oil-rich nation. Journal of Youth Studies, 19(8), 1128-1143.
Mustata, A. (2017). Eight steps for a just transition. Bankwatch Romania Association. Nayak, P. K., Armitage, D. & Andrachuk, M. (2016). Power and politics of social–ecological regime shifts in the Chilika lagoon, India and Tam Giang lagoon, Vietnam. Regional Environmental Change, 16(2), 325-339. Newsome, T. (2019). World scientists declare climate emergency. https://www.youtube.com/ watch?v=ikmI4wx9MRE&feature=emb_logo. Ngo, T. M. H, Vu, C. G. & Nguyen, M. T. (2018). Asian values and human rights: a Vietnamese perspective. Journal of Southeast Asian Human Rights, Vol.2 (1), 302-322. Nguyễn, V. N. (2013). Vietnam’s Youth Environmental Movement Takes off. Saigoneer. https://saigoneer.com/saigon-environment/775-vietnam-s-youth-environmental-movementtakes-off Nguyễn, T. L. H. (2020). Environmental justice and implementation of environmental justice in Vietnam today. E3S Web of Conferences (Vol. 157, p. 04002). EDP Sciences. Prakash, A. (2018). Boiling point. Finance & Development, 55(3), 22-26. Ripple, W. J., Wolf, C., Newsome, T. M., Barnard, P., & Moomaw, W. R. (2019). World scientists’ warning of a climate emergency. BioScience, Vol. 70 (1), 8–12. https://doi. org/10.1093/biosci/biz088 Siegel, S. (2016). “The Contents of Perception” in Zalta, E. (ed.) The Stanford Encyclopedia of Philosophy (Winter 2016 Edition), https://plato.stanford.edu/archives/win2016/entries/ perception-contents/. Thong, P. H., Zhao, S. Y., Thuong, N. T., & Trung, P. T. (2017). Improve the Sense of Ecological Environment Protection in the Process of Reconstruction Rural Area in Vietnam–Experience from China. International Journal of Environmental Protection and Policy, 5(4), 48-53. Trần, K.H., Trương, M. Đ. & Ngô, T.P.T. (Biên soạn) (2019). Tài liệu hỗ trợ lồng ghép lối sống sinh thái vào chương trình giáo dục cho thanh niên. Chủ đề Không gian sinh thái. C&E. 103
Từ điển Cambridge. https://dictionary.cambridge.org/ Từ điển Collins. https://www.collinsdictionary.com/ Từ điển Tâm lý học APA. https://dictionary.apa.org/ Vũ, V.T., Bùi, T.T.T. & Ngô, T.P.T (Biên soạn). (2017a). Tài liệu hỗ trợ lồng ghép lối sống sinh thái vào chương trình giáo dục cho thanh niên. Chủ đề Du lịch có trách nhiệm. C&E. Vũ, V.T., Bùi, T.T.T. & Ngô, T.P.T (Biên soạn). (2017b). Tài liệu hỗ trợ lồng ghép lối sống sinh thái vào chương trình giáo dục cho thanh niên. Chủ đề Tiêu dùng thực phẩm bền vững. C&E. Vũ, V.T., Ngô, T.P.T., Nguyễn, V.T. & Bùi, T.T.T. (Biên soạn) (2018). Tài liệu hỗ trợ lồng ghép lối sống sinh thái vào chương trình giáo dục cho thanh niên. Chủ đề mua sắm. C&E. Westphal, C., Vidal, S., Horgan, .FG., Gurr, G.M., Escalada, M., Ho, V. C., Tscharntke, T., Heong, K.L., & Settele, J. (2015). Promoting multiple ecosystem services with flower strips and participatory approaches in rice production landscapes. Basic and Applied Ecology, 681689. 350 Aotearoa. What is climate justice? https://350.org.nz/what-is-climate-justice/
104
Trung tâm Phát triển Sáng kiến Cộng đồng và Môi trường (C&E) là một tổ chức phi chính phủ hoạt động nhằm thúc đẩy
Số 12, ngõ 89 Xã Đàn, Phương Liên, Đống Đa, Hà Nội Phòng 510, nhà E1, Khu ngoại giao đoàn Trung Tự, số 6 Đặng Văn Ngữ, Đống Đa, Hà Nội 024 3573 8536 ce-center.org.vn ce.center.office@gmail.com ce.center.vn
Mục đích
Chương trình và các hoạt động
•
Hỗ trợ các tổ chức cộng đồng, các tổ chức xã hội dân sự nâng cao nhận thức về quyền và năng lực để tiếp cận và sử dụng các nguồn lực xã hội cho phát triển sinh kế bền vững, quản lý và sử dụng hợp lý nguồn tài nguyên thiên nhiên.
•
Nghiên cứu và triển khai các chương trình dự án
•
Xây dựng năng lực
•
Vận động chính sách
•
Giáo dục và truyền thông
•
•
Kết nối mạng lưới
Trung tâm được thành lập theo quyết định số 1202/QĐ-LHH ngày 27 tháng 8 năm 2008 của Liên hiệp các Hội Khoa học Kỹ thuật Việt Nam. Trung tâm được cấp giấy phép hoạt động số A-754 ngày 12 tháng 9 năm 2008 (lần 1) và ngày 15 tháng 10 năm 2018 (lần 2) của Bộ Khoa học Công nghệ.
Hợp tác và hỗ trợ các nhóm/tổ chức xã hội nghề nghiệp và các tổ chức phi chính phủ địa phương nâng cao năng lực hỗ trợ các tổ chức cộng đồng, vận động chính sách về môi trường và phát triển cũng như năng lực trong giám sát các chính sách và chương trình dự án của chính phủ.
•
Thành lập và duy trì mạng lưới trao đổi thông tin, chia sẻ kinh nghiệm giữa các nhóm/tổ chức và các bên có quan tâm.
Tầm nhìn
Lĩnh vực hoạt động
C&E mong muốn trong tương lai ở Việt Nam các cộng đồng địa phương, các nhóm và các tổ chức tham gia tích cực trong các hoạt động bảo vệ môi trường, bảo tồn nguồn tài nguyên thiên nhiên và duy trì cuộc sống bền vững.
•
Bảo tồn và Quản lý nguồn tài nguyên thiên nhiên
•
Bảo vệ môi trường và Biến đổi khí hậu
•
Phát triển xã hội dân sự và sự tham gia của người dân
•
Bình đẳng giới
sự tham gia cũng như tăng cường năng lực cho các tổ chức/ nhóm cộng đồng để giải quyết tốt hơn các vấn đề môi trường liên quan đến cuộc sống của chính họ và cộng đồng, góp phần phát triển xã hội dân sự và phát triển bền vững môi trường ở Việt Nam. C&E có mạng lưới các nhóm cộng đồng trên toàn quốc bao gồm các thanh niên tình nguyện và các nhóm xã hội dân sự hoạt động vì sự phát triển bền vững. Hiện nay, Trung tâm đang thực hiện những dự án liên quan đến phát triển bền vững, giáo dục lối sống bền vững/sinh thái cho học sinh và thanh thiếu niên, xây dựng năng lực cộng đồng hướng tới sinh kế bền vững và bảo vệ môi trường.
Sứ mệnh C&E hoạt động nhằm hỗ trợ cộng đồng địa phương, các tổ chức cộng đồng và các tổ chức xã hội dân sự thực hiện các sáng kiến về bảo vệ môi trường, sử dụng hợp lý nguồn tài nguyên thiên nhiên cũng như thúc đẩy quá trình phát triển bền vững
Chúng tôi xin chân thành cảm ơn các đối tác và nhà sinh thái đã nhiệt tình tham gia các hoạt động để góp phần làm nên báo cáo này.