CÂU LẠC BỘ SỬ DỤNG RỪNG THÂN THIỆN MÔI TRƯỜNG TÀI LIỆU HƯỚNG DẪN
Hà Nội, tháng 11/2015
Quy định sao chép: Có thể sao chép, trích dẫn cuốn tài liệu này nhằm mục đích phi thương mại Biên soạn: Trương Minh Đến, Lương Phan Khánh Linh Biên tập: Hoàng Thanh Tâm, Bùi Thị Thanh Thủy Thiết kế: Nguyễn Hoàng Vũ Ảnh: Trung tâm C&E Cuốn sách này được ra đời và xuất bản với sự tài trợ của Viện Rosa Luxemburg Stiftung (RLS) Cộng hòa Liên bang Đức vùng Đông Nam Châu Á
NỘI DUNG
1
Giới thiệu CLB sử dụng rừng thân thiện môi trường
6
Những việc cần làm khi CLB được thành lập
13
2
Những việc cần làm trước khi Câu lạc bộ thành lập
10
Hình ảnh hoạt động CLB sử dụng rừng thân thiện môi trường tại tỉnh Quảng Nam
Xây dựng một CLB hoạt động hiệu quả
GIỚI THIỆU CLB SỬ DỤNG RỪNG THÂN THIỆN MÔI TRƯỜNG “CLB sử dụng rừng thân thiện môi trường là mô hình quản lý rừng cộng đồng theo thôn, được hỗ trợ bởi Trung tâm C&E” Quản lý rừng cộng đồng ở Việt Nam khá đa dạng về hình thức quản lý với cấu trúc quản lý riêng. Ở Việt Nam, Chính phủ đã chính thức công nhận cộng đồng dân cư thôn là một thực thể pháp lý trong quản lý tài nguyên rừng. Qua thời gian hình thành và phát triển theo tính đặc thù của mỗi địa phương thì hình thức quản lý rừng cộng đồng đã trở nên đa dạng hơn. Câu lạc bộ (CLB) sử dụng rừng thân thiện môi trường là một trong những hình thức quản lý rừng cộng đồng đang được triển khai tại tỉnh Quảng Nam. Mô hình CLB sử dụng rừng thân thiện môi trường được Trung tâm C&E hỗ trợ tại huyện Đông Giang từ năm 2013 là một trong những hình thức quản lý rừng cộng đồng theo thôn. Bắt đầu năm 2015, CLB được nhân rộng sang huyện Tây Giang. Tính đến thời điểm hiện tại, bốn CLB đã được thành lập tại 04 xã của hai huyện. Cụ thể các địa phương có mô hình này là: thôn Xà Nghìn I, xã Zà Hung và thôn Aréh, xã Tà Lu thuộc huyện Đông Giang; thôn Aréc, xã A Vương và thôn Agiốc, xã Bhalêê thuộc huyện Tây Giang.
1
Tài liệu hướng dẫn CLB sử dụng rừng thân thiện môi trường thuộc khuôn khổ hoạt động của dự án “Quản lý bền vững rừng tự nhiên thông qua nâng cao nhận thức và xây dựng năng lực để sử dụng quyền và địa vị pháp lý của cộng đồng dân tộc thiểu số đối với rừng tự nhiên ở miền Trung Việt Nam (2015 – 2017)” được thực hiện bởi Trung tâm C&E. Chúng tôi xin bày tỏ lòng cảm ơn đến tất cả thành viên 04 CLB sử dụng rừng thân thiện môi trường, Ban quản trị bốn thôn có CLB, lãnh đạo các huyện và xã vùng dự án, Chi cục Kiểm lâm tỉnh Quảng Nam và các đồng nghiệp đã hỗ trợ thực hiện mô hình CLB trong thời gian qua. Cảm ơn Viện Rosa Luxemburg Stiftung (RLS) Cộng hòa Liên bang Đức vùng Đông Nam Châu Á đã tài trợ xuất bản cuốn tài liệu này. Nhóm biên tập rất mong nhận được những góp ý chân thành từ đọc giả để chúng tôi có thể hoàn thiện mô hình này hơn trong thời gian tới.
Trung tâm C&E
NHỮNG VIỆC CẦN LÀM TRƯỚC KHI CÂU LẠC BỘ THÀNH LẬP 2
1.Hiểu về khái niệm của CLB
CLB sử dụng rừng thân thiện môi trường là CLB đảm bảo những đặc điểm sau: • Có đại diện của hầu hết các hộ gia đình trong thôn • Cùng chia sẻ những mối quan tâm và lợi ích giống nhau • Có mục tiêu chung rõ ràng • Sẵn sàng xây dựng mối liên kết giữa các thành viên • Tổ chức sinh hoạt và tham gia các hoạt động chung đều đặn
2.Hiểu về mục tiêu của CLB
CLB sử dụng rừng thân thiện môi trường được hình thành với những mục tiêu sau: • Kết nối các cá nhân trong cộng đồng thôn • Phổ biến và chia sẻ thông tin liên quan đến chính sách quản lý rừng • Tạo diễn đàn cho người dân nói lên ý kiến của mình • Tạo cơ hội kết nối người dân với các cấp quản lý • Chia sẻ trách nhiệm trong việc bảo vệ và quản lý rừng
3.Biết về nguyên tắc hoạt động của CLB
CLB sử dụng rừng thân thiện môi trường có những nguyên tắc sau: • Dân chủ, công khai, có sự tham gia tự nguyện của đại diện các hộ gia đình • Xuất phát từ nhu cầu của người dân
3
• Là cầu nối và thông tin hai chiều giữa người dân và các cán bộ, chuyên gia, giữa người dân với người dân • Đảm bảo tối đa sự tham gia của phụ nữ • Tôn trọng những yếu tố truyền thống, giá trị văn hóa bản địa • Quản lý, bảo vệ và phát triển rừng bền vững thông qua nâng cao quyền và trách nhiệm pháp lý đối với rừng tự nhiên
4.Tiến hành họp toàn thôn
Trong cuộc họp thôn để thành lập CLB cần đảm bảo những yêu cầu sau đây: • Cần có đại diện của các hộ gia đình trong thôn, ban quản trị thôn, già làng, người uy tín • Chuẩn bị những nội dung cho cuộc họp: tại sao phải thành lập CLB, ai tham gia, yêu cầu khi tham gia CLB, quyền lợi và trách nhiệm ra sao,… • Tiến hành lấy ý kiến của toàn bộ thành viên • Ghi lại biên bản cuộc họp thôn
5.Lấy danh sách tham gia vào CLB Chuẩn bị mẫu đơn đăng kí tham gia CLB • Mỗi hộ gia đình chỉ có 01 đại diện tham gia • Đảm bảo những nguyên tắc đã nêu ở trên
Đơn đăng kí tham gia CLB cần có những nội dung sau: 1. Thông tin cá nhân Họ và tên:
Năm sinh:
Giới tính:
Diện tích rừng: 2. Lý do tham gia CLB là gì? 3. Mong muốn CLB hỗ trợ những gì? 4. Ai là người trong gia đình tham gia chính vào CLB (chồng/vợ/con)? 5. Cam kết tham gia. Ký tên: Ngày tháng năm
6.Viết tờ trình lên UBND xã để xin chủ trương thành lập CLB
Thành viên trong Ban chủ nhiệm CLB cần lưu ý một số nội dung sau: • Nhờ sự hỗ trợ tư vấn từ cán bộ lâm nghiệp xã, hay kiểm lâm địa bàn • Tờ trình cần trả lời các câu hỏi: lý do viết tờ trình này? Tại sao muốn thành lập CLB? Ban chủ nhiệm CLB và số lượng thành viên CLB như thế nào? Những hoạt động chính của CLB là gì? Mong muốn UBND xã hỗ trợ những gì?
7.Hiểu về cấu trúc của CLB
CLB sử dụng rừng thân thiện môi trường có cấu trúc như sau: Ban chủ nhiệm CLB: • Có nhiệm vụ quản lý, điều hành các hoạt động của CLB • Đảm bảo CLB được hoạt động dưới các nguyên tắc và mục tiêu đã được thống nhất • Đóng vai trò hoà giải khi có bất đồng giữa các thành viên CLB
• Chức năng, quyền hạn của Ban chủ nhiệm phải được các thành viên cùng thảo luận và thống nhất Chủ nhiệm CLB: • Là người tổ chức, đề xướng các hoạt động của CLB, chủ trì các cuộc họp • Bám sát, nắm rõ tình hình CLB cũng như của từng thành viên • Liên hệ, làm cầu nối giữa chính quyền, các cán bộ địa phương, các chuyên gia với thành viên CLB Phó chủ nhiệm CLB: • Tham mưu, hỗ trợ Chủ nhiệm điều hành CLB • Điều hành những công việc do Chủ nhiệm phân công • Thay mặt Chủ nhiệm điều hành CLB và giải quyết các công việc khi Chủ nhiệm đi vắng dài ngày Thư kí CLB: • Ghi chép sổ sách, biên bản các cuộc họp • Lưu giữ và quản lý hồ sơ, sổ sách, 4
giấy tờ của Câu lạc bộ • Hỗ trợ tổ chức các cuộc họp, hội thảo, tập huấn,… • Có thể kiêm nhiệm luôn nhiệm vụ của kế toán (nếu cần) Thủ quỹ CLB: • Giữ tiền cho Câu lạc bộ • Ghi chép đầy đủ các khoản thu, chi (khoản cho vay, khoản chi,…). • Đối chiếu số liệu sổ tiền mặt theo sổ sách kế toán • Tư vấn, tham mưu cho Ban chủ nhiệm sử dụng nguồn vốn đạt hiệu quả BAN CHỦ NHIỆM CLB
Cán bộ Chi cục KL Quảng Nam
P.Chủ nhiệm
Thành viên CLB: • Thống nhất cùng nhau xây dựng nội quy hoạt động của CLB và đồng ý tuân theo • Tham gia các cuộc họp hay chương trình tập huấn của CLB • Cùng tham gia thảo luận, đưa ra quyết định, tham gia các hoạt động, ghi chép nội dung các hoạt động • Tham gia thực hiện công việc tự giác, nhiệt tình để đạt được mục đích đề ra và cùng nhau hưởng lợi
Chủ nhiệm
Thư ký
Thủ quỹ
Ban quản trị thôn, UBND xã
THÀNH VIÊN Cán bộ kiểm lâm địa bàn
5
Cán bộ dự án
NHỮNG VIỆC CẦN LÀM KHI CLB ĐƯỢC THÀNH LẬP 6
1.Xây dựng quy ước quản lý bảo vệ và phát triển rừng của thôn
Khi tiến hành xây dựng quy ước, CLB cần lưu ý một số đặc điểm dưới đây: Nhờ sự tư vấn từ kiểm lâm địa bàn, cán bộ lâm nghiệp xã, cán bộ Hạt
kiểm lâm,… • Có sự tham gia thảo luận của ban quản trị thôn, đại diện xã, tất cả thành viên CLB • Kết hợp những luật tục, giá trị truyền thống của địa phương với quy định của nhà nước
Những nội dung cần đưa ra thảo luận là: 11: Phổ biến Quy ước 10: Lợi ích và quyền hạn của cộng đồng trong thôn
9: Thủ tục phạt, bồi thường 8: Quy định săn bắn, bẫy động vật rừng 7: Quy định về khai thác đá 6: Quy định về khu vực chăn thả gia súc 5: Phòng cháy, chữa cháy rừng và canh tác nương rẫy 4: Quy định khai thác lâm sản 3: Quy định về bảo vệ rừng 2: Quy định về phát triển rừng 1: Mục tiêu Quy ước
2.Xây dựng nội quy CLB sử dụng rừng thân thiện môi trường
Tất cả các thành viên trong CLB cùng nhau thống nhất những nội quy CLB đặt ra: • Tiêu chí chọn thành viên • Quyền hạn/nghĩa vụ của thành viên • Kết nạp/ra khỏi CLB • Quy định liên quan khai thác gỗ và lâm sản ngoài gỗ • Thống nhất ngày sinh hoạt CLB, ngày truyền thống của CLB • Quy định thăm hỏi thành viên khi có sự kiện cưới/ma chay
7
• Khen thưởng và xử phạt thàn viên • Quy định về tài chính của CLB • Quy định Ban chủ nhiệm CLB: thành phần, thời gian đảm nhiệm
3.Xây dựng kế hoạch hoạt động của CLB
CLB có thể tiến hành thảo luận hoạt động của CLB trong 1 tháng hoặc 3 tháng hoặc 6 tháng. Trong kế hoạch hoạt động của CLB, chúng ta cần chú ý những nội dung sau: Mục tiêu của công việc: hãy trả lời những câu hỏi sau để có mục tiêu tốt • Tại sao phải thực hiện công việc này?
• Công việc này có ý nghĩa gì với CLB? • Nếu không thực hiện thì có bị ảnh hưởng gì không? • Nội dung của công việc: hãy trả lời những câu hỏi sau để xác định những công việc • Nội dung công việc ở đây là gì? • Các bước thực hiện công việc này? • Công việc này có vi phạm với luật tục hay luật pháp nhà nước không? • Công việc này tốt hay xấu với rừng Stt
Công việc
Kết quả mong đợi
Thời gian thực hiện
tự nhiên, nguồn nước,… • Công việc này thực hiện ở đâu? Khi nào làm? Ai làm? • Công việc này thực hiện vào thời gian nào? Cần ai giúp đỡ? Bao nhiêu tiền? • Công việc này được giám sát thế nào? Ai báo cáo cho CLB? CLB có thể lập kế hoạch hoạt động theo bảng dưới đây:
Kinh phí
4.Tổ chức sinh hoạt định kỳ CLB
Để tổ chức một buổi sinh hoạt định kỳ CLB thành công thì các thành viên cần lưu ý những điểm sau: • Địa điểm tổ chức nên thực hiện ở nhà cộng đồng, nhà GƯƠL. • Chỗ ngồi cần thoải mái, ngồi theo vòng tròn, tránh rời lạc
Trong cuộc sinh hoạt
Ai thực hiện
Những khó khăn
Nhờ ai hỗ trợ
• Ban chủ nhiệm cần chuẩn bị nội dung chi tiết để trình bày cho thành viên • Nên mời thêm đại diện già làng, ban quản trị thôn, cán bộ kiểm lâm địa bàn • Phân công người ghi biên bản, người chủ trì, chụp ảnh để lưu lại
Trong quá trình sinh hoạt
Sau cuộc sinh hoạt
- Thông báo thời gian và địa điểm
- Tiến hành vài tiết mục văn nghệ, câu chuyện để tạo bầu không khí vui vẻ
- Kiểm tra lại biên bản cuộc sinh hoạt
- Lập nội dung cần thảo luận, theo thứ tự ưu tiên
- Giới thiệu những đại biểu ngoài CLB
- Sắp xếp chỗ ngồi hợp lý - Thống nhất người chủ trì, thư kí, chụp ảnh - Xác định kết quả mong đợi
- Nêu mục tiêu của buổi sinh hoạt - Giới thiệu những nội dung được thảo luận - Thống nhất ý kiến cuối cùng của các thành viên về nội dung sinh hoạt - Động viên phụ nữ tham gia phát biểu - Ghi lên bảng những ý kiến phát biểu, chia sẻ - Tập trung vào những nội dung sinh hoạt, mục tiêu - Cuối buổi sinh hoạt cần tóm tắt lại nội dung chính và kết quả đạt được - Thông báo kế hoạch buổi sinh hoạt tiếp theo
- Bổ sung những nội dung còn thiếu trong biên bản - Lên kế hoạch theo dõi các vấn đề đã thống nhất trong cuộc sinh hoạt
Lưu ý một biên bản cần đảm bảo các nội dung sau: - Thời gian, địa điểm, số người tham gia, người vắng mặt. - Mục đích, vấn đề thảo luận. - Thông tin cung cấp cho các thành viên CLB đầu cuộc họp (về chính sách mới, các hoạt động sắp tới, tổng kết hoạt động cũ, v...v..) - Ý kiến của các thành viên CLB đưa ra trong cuộc họp - Ý kiến thống nhất cuối cùng.
8
5.Tổ chức truyền thông về quản lý bảo vệ rừng
Ban chủ nhiệm và thành viên CLB khi tiến hành họp để triển khai kế hoạch truyền thông thì cần lưu ý 07 bước dưới đây: 7. Giám sát và họp đánh giá sau truyền thông 6. Dụng cụ cần thiết để thực hiện 5. Kế hoạch truyền thông cụ thể 4. Chọn hoạt động truyền thông 3. Xác định mục tiêu 2. Phân tích đối tượng truyền thông là ai? 1. Phân tích vấn đề truyền thông
Chuẩn bị kế hoạch truyền thông cho ba giai đoạn trước, trong và sau: Trước truyền thông - Họp thảo luận với Ban quản trị thôn, già làng và CLB trước ít nhất 1 tháng
Trong quá trình truyền thông
- Hình thành một ban điều hành chung (ít nhất 3 người) để điều phối - CLB sẽ tiến hành truyền - Trang trí không gian truyền thông về nội dung gì? Cho thông, chỗ ngồi cho hợp lý bao nhiêu người? ở đâu? Vào - Mỗi nhóm, cá nhân phụ thời gian nào? trách từng nội dung đều - Cần sự trợ giúp của ai? Có cần tuân thủ theo quản lý yêu cầu gì đối với Ban quản trị chung của ban điều hành. thôn, xã không? - Ai phụ trách nội dung? Ai phụ - Ghi chép lại những điều trách kinh phí? Ai phụ trách làm được/tốt, chưa được/ liên hệ? khuyết điểm khi tiến hành - Thời tiết ngày tổ chức có mưa truyền thông. hay không? Phương án dự Chụp ảnh, quay clip lại phòng là gì? - Đã huy động toàn bộ người dân chưa? Phụ nữ, trẻ em, thanh niên tham gia thế nào?
9
Sau truyền thông - Họp ban điều hành và người ghi chép để tổng hợp thông tin - Tổ chức một cuộc họp với toàn bộ thành viên CLB để lắng nghe ý kiến góp ý - Tích cực lắng nghe những góp ý của thành viên CLB - Đặc câu hỏi: Hoạt động lần này có gì tốt? điểm không tốt là gì?
XÂY DỰNG MỘT CLB HOẠT ĐỘNG HIỆU QUẢ 10
1.Tạo sự tin tưởng lẫn nhau trong CLB
Tôn
Chân
trọng
thành TIN TƯỞNG
Gắn kết
Trách nhiệm
Các bước xây dựng sự tin cậy trong CLB Cùng tham gia các hoạt động sinh hoạt cộng đồng
Cùng thảo luận và giải quyết các vấn đề trong thôn
Chia sẻ và giúp đỡ trong cuộc sống
Tham gia hoạt động hướng đến mục tiêu chung Sử dụng rừng thân thiện với môi trường
2.Giải quyết mâu thuẫn Chìa khóa để giải quyết mâu thuẫn trong CLB là:
Giải quyết mâu thuẫn theo tinh thần xây dựng Chú ý lắng nghe ý kiến người khác, không lấn át, áp đặt
Bình đẳng trong thảo luận
11
3.Nguyên tắc làm việc để tránh mâu thuẫn Mỗi thành viên chịu trách nhiệm trước nhóm về tiến độ và chất lượng công việc được giao • Tham dự đầy đủ các cuộc họp tổ và đảm bảo đến đúng giờ • Chuẩn bị ý kiến trước khi đến họp • Thực hiện đúng các nhiệm vụ được giao • Lắng nghe và tôn trọng ý kiến đóng góp của các thành viên khác • Phê bình một cách thiện chí, không chỉ trích cá nhân • Giải quyết mâu thuẫn theo tinh thần xây dựng • Chú ý lắng nghe, tránh các hành vi mang tính chất gây rối • Trong thảo luận, một lần chỉ có 1 người được phát biểu • Tất cả thành viên tham gia, không ai được quyền lấn át người khác • Tránh tranh luận dài dòng, ngoài lề • Bình đẳng trong thảo luận • Tôn trọng thành viên vắng mặt • Hãy hỏi khi chưa hiểu thấu đáo vấn đề
4.Tăng cường vai trò của phụ nữ trong CLB Đối với CLB: • Có ít nhất 01 đại diện là nữ trong Ban chủ nhiệm của CLB • Phổ biến thông tin. Tạo cơ hội cho tất cả mọi thành viên và gia đình đều có thể tiếp cận được với các thông tin từ CLB (các chính sách mới, nội dung hoạt động CLB, v...v) • Khuyến khích thành viên nữ tham gia tập huấn, toạ đàm, các buổi họp thường xuyên của CLB • Khuyến khích thành viên nữ phát biểu ý kiến trong các buổi họp thông qua thái độ tôn trọng, lắng nghe, ghi nhận • Khuyến khích thành viên nữ tham gia vào việc điều hành, lập kế hoạch cho hoạt động của CLB • Đối với thành viên nữ của CLB: • Tích cực, chủ động tìm kiếm, kết nối thông tin • Tích cực tham gia vào các buổi họp, tập huấn, toạ đàm của CLB • Lắng nghe ý kiến của các thành viên, tích cực tham gia thảo luận, đóng góp ý kiến
12
HÌNH ẢNH HOẠT ĐỘNG CÂU LẠC BỘ SỬ DỤNG RỪNG THÂN THIỆN MÔI TRƯỜNG TẠI QUẢNG NAM
CLB sử dụng rừng thân thiện môi trường thôn Aréc, xã A Vương, huyện Tây Giang
CLB sử dụng rừng thân thiện môi trường thôn Agiốc, xã Bhalêê, huyện Tây Giang
13
CLB sử dụng rừng thân thiện môi trường thôn Xà Nghìn I, xã Za Hung, huyện Đông Giang
CLB sử dụng rừng thân thiện môi trường thôn Aréh, xã Tà Lu , huyện Đông Giang
14
Thảo luận lập kế hoạch hành động tại thôn Aréc
Truyền thông bằng câu chuyện hình ảnh tại thôn Aréh 15
Kết quả thảo luận kế hoạch hoạt động của CLB được chia sẻ đến tất cả moi người trong thôn
Buổi họp chuẩn bị cho sự kiện truyền thống tại thôn Xà Nghìn I 16
Để biết thêm thông tin chi tiết, vui lòng liên hệ: Trung tâm Phát triển Sáng kiến Cộng đồng và Môi trường (C&E) Địa chỉ: Số 12, ngõ 89, phố Xã Đàn, quận Đống Đa, Hà Nội Tel +84 3 573 8536/37 Facebook: www.facebook.com/ce.center.vn Website: www.ce-center.org.vn Email: ce.center.office@gmail.com