Photobook hướng dẫn giao đất giao rừng

Page 1

HƯỚNG DẪN

GIAO ĐẤT GIAO RỪNG CỘNG ĐỒNG CÓ SỰ THAM GIA (Sách ảnh) NHÀ XUẤT BẢN THANH NIÊN Hà Nội, 2014

A


Cơ quan xuất bản: Trung tâm Phát triển Sáng kiến Cộng đồng và Môi trường (C&E), Hà Nội, Việt Nam. Quy định sao chép: Có thể sao chép, trích dẫn cuốn sách này nhằm mục đích phi thương mại. Biên soạn: Trương Minh Đến, Phạm Ngọc Dũng, Nguyễn Văn Tình Biên tập: Hoàng Thanh Tâm, Bùi Thị Thanh Thủy Thiết kế: Nguyễn Hoàng Vũ Ảnh: Trung tâm C&E và một số đồng nghiệp. Cuốn sách này được ra đời và xuất bản với sự tài trợ của Viện Rosa Luxemburg Stiftung (RLS), Cộng hòa Liên bang Đức vùng Đông Nam Châu Á

NHÀ XUẤT BẢN THANH NIÊN Giấy phép xuất bản số: 238-2014/CXB/06-08/TN. In 500 cuốn tại Công ty Cổ phần In La Bàn – Hà Nội.


Mục lục Lời giới thiệu

CỘNG ĐỒNG LÀM GÌ TRONG TIẾN TRÌNH GIAO ĐẤT GIAO RỪNG ? trang 2

trang 1

CỘNG ĐỒNG XÂY DỰNG QUY ƯỚC QUẢN LÝ BẢO VỆ VÀ PHÁT TRIỂN RỪNG trang 9

TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG SAU GIAO ĐẤT GIAO RỪNG trang 18

TRIỂN KHAI KẾ HOẠCH HÀNH ĐỘNG HÀNG NĂM trang 34

SỬ DỤNG QUY ƯỚC QUẢN LÝ BẢO VỆ VÀ PHÁT TRIỂN RỪNG SAU GIAO ĐẤT GIAO RỪNG trang 39

XÂY DỰNG MÔ HÌNH NÔNG LÂM KẾT HỢP trang 44


Lời giới thiệu Rừng cộng đồng đã tồn tại như là một phần của truyền thống địa phương, gắn các lợi ích của người dân với tín ngưỡng tâm linh và tôn giáo của cộng đồng và đóng một vai trò quan trọng trong đời sống và văn hóa của các nhóm dân tộc thiểu số. Để thúc đẩy lợi ích của cộng đồng và vai trò của họ đối với rừng tự nhiên, nhà nước Việt Nam đã và đang giao rừng cho cộng đồng quản lý và sử dụng lâu dài từ những năm 90. Trong khuôn khổ dự án: “Quản lý bền vững rừng tự nhiên thông qua nâng cao nhận thức và năng lực để cải thiện việc sử dụng quyền và địa vị pháp lý của người dân tộc thiểu số đối với rừng tự nhiên tại miền Trung Việt Nam, 2012 - 2014 “, Trung tâm C&E phối hợp với các đối tác tại hai tỉnh Thừa Thiên Huế và Quảng Nam để biên soạn một số tài liệu hướng dẫn cộng đồng quản lý rừng tự nhiên, bao gồm: Tiếp cận dựa trên quyền – Chuyện về quản lý rừng dựa vào cộng đồng ở Phú Mậu (2012); Hướng dẫn phương thức quản lý rừng cộng đồng tiếp cận dựa trên quyền (2012); Hướng dẫn kỹ năng làm việc nhóm và lập kế hoạch tổ chức các hoạt động của nhóm quản lý rừng cộng đồng (2012); Hướng dẫn mô hình sử dụng rừng bền vững(2012). Và năm 2014, chúng tôi tiếp tục tổng hợp những kinh nghiệm sau hơn ba năm thực hiện dự án qua các hoạt động tập huấn, tọa đàm, đối thoại chính sách, hội thảo, tham quan học tập,…để biên soạn hai quyển sách hướng dẫn giao đất giao rừng cộng đồng có sự tham gia (trong đó có 1 sách ảnh). Chúng tôi hi vọng rằng những bộ tài liệu này sẽ hữu ích với cộng đồng địa phương và các bên có quan tâm nhằm thúc đẩy nâng cao nhận thức và năng lực cho cộng đồng khi tham gia quản lý, bảo vệ và phát triển rừng tự nhiên. 1

Trung tâm C&E


CỘNG ĐỒNG LÀM GÌ TRONG TIẾN TRÌNH GIAO ĐẤT GIAO RỪNG?

Ảnh: Phạm Thị Thu Hà

2


5 bước cơ bản trong quy trình Giao đất giao rừng (GĐGR) Cộng đồng thực hiện trong quy trình GĐGR

3. Thẩm định và hoàn thiện hồ sơ 2. Nhận hồ sơ và xét duyệt 1. Chuẩn bị

Kết hợp hỗ trợ cán bộ tại hiện trường Nộp đơn tại UBND xã 10 ngày - Đơn xin - Kế hoạch quản lý 15 ngày

Họp thôn - Đơn đề nghị - Kế hoạch quản lý rừng 3

5. Thực hiện quyết định GĐGR 4. Quyết định GĐGR Tiếp nhận quyết định Thông báo thành viên trong thôn 3 ngày

Họp thôn thực hiện đóng mốc Tiến hành theo kế hoạch quản lý rừng 3 ngày


Bước 1 Chuẩn bị Viết đơn đề nghị giao đất giao rừng theo mẫu Thảo luận, xây dựng kế hoạch quản lý rừng Tổ chức họp thôn để triển khai nội dung, phân chia công việc

4


Bước 2:

Nhận hồ sơ và xét duyệt

Đại diện cộng đồng nộp đơn đề nghị GĐGR và kế hoạch quản lý rừng tại Ủy ban nhân dân (UBND) xã Thời hạn giải quyết cho bước này là 15 ngày

5


Bước 3:

Thẩm định và hoàn thiện hồ sơ

Hỗ trợ cán bộ về địa phương để thẩm định hồ sơ

Thời hạn cho bước này là 10 ngày

Hỗ trợ cán bộ về địa phương để thẩm định hồ sơ

6


Bước 4:

Quyết định giao đất giao rừng

Tổ chức họp thôn để thông báo quyết định GĐGR của UBND huyện đến toàn thể cộng đồng dân cư trong thôn

7

Cộng đồng dân cư thôn nhận quyết định GĐGR từ UBND Huyện


Bước 5:

Thực hiện quyết định GĐGR

Tổ chức họp thôn thực hiện quyết định giao đất giao rừng. Tiến hành đóng mốc khu rừng được giao. Phân chia nhiệm vụ tuần tra bảo vệ rừng, kế hoạch phòng cháy chữa cháy. Báo cáo định kì cho cán bộ kiểm lâm địa bàn.

8


CỘNG ĐỒNG XÂY DỰNG QUY ƯỚC QUẢN LÝ BẢO VỆ VÀ PHÁT TRIỂN RỪNG

9


1

Thảo luận mục tiêu quy ước và các quy định về phát triển rừng

Cộng đồng bản Khe Trăn (Thừa Thiên Huế) thảo luận xây dựng quy ước

Câu hỏi thảo luận: - Tại sao phải cần có quy ước quản lý bảo vệ và phát triển rừng? - Xây dựng quy ước này để làm gì? - Diện tích đất phù hợp cho trồng rừng tập trung, phân tán ở đâu? - Những loài cây phù hợp để trồng rừng? - Chăm sóc nuôi dưỡng rừng, làm giàu rừng ở đâu ? - Các quy định đã có trước đây của cộng đồng cần đưa vào Quy ước?

Cộng đồng thôn Aréh (Quảng Nam) thảo luận xây dựng quy ước

10


2

Thảo luận các quy định về bảo vệ rừng

Câu hỏi thảo luận: - Trong thôn đã có những quy định (luật tục, hướng ước) nào liên quan bảo vệ rừng tự nhiên? - Trong 5 năm trở lại đây thì tài nguyên rừng ở thôn như thế nào? - Quy ước này cần có những nội dung lớn nào?

11


3

Thảo luận về các quy định khai thác lâm sản

Câu hỏi thảo luận: - Cần xây dựng quy định cụ thể đối với những loài nào/lâm sản nào? - Những lâm sản nào được phép hoặc không được phép khai thác (địa điểm)? - Được phép khai thác khi nào/không được phép khai thác khi nào? - Số lượng được phép khai thác là bao nhiêu đối với từng loài/lâm sản? - Ai được phép/không được phép khai thác? - Lâm sản đã khai thác vận chuyển ra khỏi rừng bằng cách nào? - Có những quy định liên quan nào trước đây của cộng đồng cần đưa vào Quy ước?

12


4

Thảo luận các quy định về phòng cháy chữa cháy rừng và canh tác nương rẫy

Câu hỏi thảo luận: - Tác hại của cháy rừng? thôn đã để xảy ra cháy rừng chưa? do nguyên nhân gì? ai gây ra? (người trong hay ngoài thôn, trẻ con hay người lớn?); - Biện pháp nào cần được áp dụng ngay khi xảy ra cháy rừng? (đánh kẻng?, báo cho mọi người biết và động viên nhau cùng tham gia chữa cháy...); - Ai là người chịu trách nhiệm chính huy động cộng đồng khi xảy ra cháy? Khi vắng thì ai thay thế? - Có nên thành lập tổ phòng chống cháy rừng? Trách nhiệm của tổ? mối liên hệ giữa Tổ phòng chống cháy rừng với Tổ Bảo vệ rừng? - Khi người trong cộng đồng hoặc người cộng đồng khác gây cháy rừng do đốt nương làm rẫy hay do các nguyên nhân khác gây cháy lan vào rừng thì giải quyết như thế nào? Ai giải quyết? - Các quy định đã có trước đây của cộng đồng cần xem xét đưa vào Quy ước?

13


5

Thảo luận về các khu vực chăn thả gia súc Câu hỏi thảo luận:

- Khu vực nào được quy định cho chăn thả gia súc? - Các hình thức chăn thả như thế nào? (tập trung theo khu vực hay chăn thả tự do); - Khi gia súc phá hoại rừng thì ai phải nộp phạt/bồi thường? (chủ gia súc hay người chăn thả thuê?); - Mức bồi thường phải trả khi chăn thả trái phép, phá rừng? - Các quy định đã có trước đây của cộng đồng cần đưa vào Quy ước?

14


6

Thảo luận các quy định cụ thể về săn bắn, bẫy động vật rừng Câu hỏi thảo luận:

- Rừng của cộng đồng thường xuất hiện những loài động vật rừng nào? ai thường săn bắn nó? đã xử lý chưa? tại sao? - Khu vực nào và khi nào được phép/ không được phép săn bắn, bẫy? - Có thể được phép săn bắn, bẫy loài động vật rừng nào? - Ai được phép/không được phép săn bắn, bẫy động vật rừng? - Khi vận chuyển động vật rừng cần các thủ tục gì? báo cho ai? - Các quy định đã có trước đây của cộng đồng cần đưa vào Quy ước?

15


7

Thảo luận hình thức phạt, bồi thường Câu hỏi thảo luận:

- Trước đây đã có các thủ tục về xử phạt và bồi thường đối với những trường hợp vi phạm chưa? - Nếu có thì có nên tiếp tục duy trì các thủ tục để áp dụng trong thời gian tới không? - Thảo luận các cơ chế xử phạt, bồi thường: + Nên nhắc nhở bao nhiêu lần trước lúc tiến hành xử phạt/buộc bồi thường một đối tượng có hành vi vi phạm? + Nên nâng mức phạt/buộc bồi thường lên bao nhiêu đối với những đối tượng có cùng hành vi vi phạm nhiều lần (mức tương ứng với số lần vi phạm)? - “ Ai” có thẩm quyền xử phạt hành chính và yêu cầu bồi thường (Chủ tịch UBND xã, trưởng thôn hoặc Tổ trưởng Tổ bảo vệ rừng). Giải thích Trưởng thôn hay già làng chỉ có thẩm quyền yêu cầu bồi thường, không có thẩm quyền phạt hành chính; - Cách tính bồi thường như thế nào; …

16


8 9

Thảo luận lợi ích và quyền hạn của cộng đồng Thảo luận phổ biến quy ước Câu hỏi thảo luận:

- Cộng đồng được phép làm gì? không được phép làm gì? ... - Cộng đồng được hưởng thành quả lao động trên diện tích rừng, đất lâm nghiệp được giao như thế nào? - Về đối tượng, thủ tục, diện tích, khối lượng được phép khai thác gỗ, củi, lâm sản khác… - Trong trường hợp có một số người dân (như người neo đơn....) không được tiếp cận rừng thì làm thế nào, với những điều kiện gì, để họ có thể có được những lâm sản cần thiết cho cuộc sống (như củi)

17


TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG SAU GIAO ĐẤT GIAO RỪNG

18


Kiểm tra lô rừng

Cán bộ kỹ thuật sẽ hướng dẫn cách thực hiện cho cộng đồng

19

Chuẩn bị dụng cụ như thước dây, sơn, rựa, …để tiến hành khoanh lô ngoài thực địa


Cập nhật thông tin lô rừng thường xuyên

Trước khi ra thực địa cần chuẩn bị các biểu mẫu để ghi chép nhanh các thông tin cần thiết theo hướng dẫn của cán bộ kỹ thuật

20


Đo đếm ngoài thực địa

21


Xác định nhu cầu về gỗ và lâm sản ngoài gỗ

Tiến hành tập huấn, hướng dẫn giá trị các loại gỗ và lâm sản ngoài gỗ

Lâm sản ngoài gỗ mang lại giá trị kinh tế cao cho người dân nếu biết tận dụng tốt

Gỗ được sử dụng chủ yếu cho mục đích làm nhà GươL và nhà ở

22


Cộng đồng dân cư thôn tổ chức lập kế hoạch quản lý bảo vệ và phát triển rừng hàng năm

Kế hoạch cần phổ biến rộng đến người dân trong thôn. Và trưng bày tại nhà cộng đồng.

Các thành viên trong cộng đồng cùng thảo luận để lên kế hoạch. Thành phần tham gia cần đa dạng: có nam, nữ; người cao tuổi; thanh niên; đại diện xã;…

23


Câu lạc bộ/Ban quản lý rừng cộng đồng tổ chức tuần tra bảo vệ rừng định kì như đã thống nhất với nhau

Mỗi nhóm tuần tra khoảng 5 – 7 người. Lưu ý khi gặp lâm tặc hay những người khai thác rừng trái phép thì cần bình tĩnh và giữ an toàn. Sau đó báo cho thôn, xã

Nhóm tuần tra thảo luận với nhau về vị trí tuần tra, vật tư cần thiết, thời gian lưu lại trong rừng để chuẩn bị thức ăn,…

24


Thực hiện hoạt động nuôi dưỡng rừng

Hướng dẫn người dân cách chăm sóc cây rừng ở ngoài thực địa

25

Phục hồi rừng trên nương rẫy bỏ hoang


Thực hiện việc phòng cháy chữa cháy rừng

Cộng đồng cần lưu ý:

1. Phát hiện sớm lửa rừng

2. Nhanh chóng báo tin cháy đến lực lượng chữa cháy gần nhất

3. Dập tắt lửa phải khẩn trương, kịp thời, triệt để

4. Hạn chế mức thấp nhất sự thiệt hại về mọi mặt

5. An toàn cho người, phương tiện, dụng cụ chữa cháy

26


Màu sắc

Cấp I

Lam

Cấp II

Lục

Cấp III

Vàng

Cấp IV

Da cam

Cấp nguy hiểm: dễ xảy ra cháy

Cấp V

Đỏ

Cấp rất nguy hiểm: rất dễ xảy ra cháy

Mức độ nguy hiểm Cấp thấp: khó xảy ra cháy Cấp TB: ít khi xảy ra cháy Cấp cao: có khả năng cháy

Đặc điểm vật liệu cháy (VLC) VLC dai, có cảm giác ướt VLC mềm, khi bẻ gập đôi không có tiếng kêu VLC khô ráo, khi gập đôi có tiếng kêu nhỏ VLC dòn, khi gập đôi có tiếng kêu to và gãy đôi, khi xoắn đứt nhiều đoạn VLC rất dòn, có thể vò nát

Ảnh: http://baoanhdatmui.vn/

27

Cấp


Khai thác gỗ tự nhiên

Đối tượng rừng được khai thác là rừng gỗ tự nhiên thuần loại, hoặc hỗn loại khác tuổi, chưa qua khai thác, hoặc đã qua khai thác, nhưng được nuôi dưỡng đủ thời gian quy định của luân kỳ khai thác và phải đảm bảo tiêu chuẩn trữ lượng

28


Tiến hành chặt chọn gỗ tự nhiên

Cộng đồng có thể chặt chọn những cây gỗ phù hợp với nhu cầu như làm nhà ở, nhà GươL nhưng phải đảm bảo vẫn bảo vệ được rừng đầu nguồn

Chặt những cây gỗ phù hợp với nhu cầu

29


Khai thác lâm sản ngoài gỗ: tre, nứa

Cộng đồng cần chú ý: - Luân kỳ khai thác 2 - 4 năm; - Cường độ khai thác từ 1/4 đến 2/3 số cây; - Đối với loài mọc bụi mỗi bụi để lại ít nhất 10 cây; - Tuổi cây khai thác trên 2 năm.

30


Khai thác, thu hái lâm sản trừ gỗ, tre nứa Được phép khai thác, thu hái các lâm sản trừ gỗ, tre nứa (trừ những loài quý hiếm, cấm khai thác, sử dụng theo quy định của Chính phủ), nhưng phải đảm bảo không làm ảnh hưởng lớn đến sinh trưởng và phát triển của từng loài.

Sâm Ngọc Linh

Khai thác mật ong bền vững Cá mang lại nguồn thực phẩm dinh dưỡng cao cho người dân

31

Không được phép săn bắt các loài Quý hiếm, có nguy cơ tuyệt chủng: Sao la, Gấu, sâm Ngọc Linh,… (Ảnh: Vũ Trung)


Khai thác song mây: - Dùng dao, rựa chặt những cây dài từ 5 m trở lên, không làm ảnh hưởng đến mây non; - Mùa khai thác: vào tháng 7-8; - Số lượng được phép khai thác: 1500 sợi/năm/hộ; - Chỉ có người dân trong thôn được phép khai thác, cấm người ngoài khai thác.

Một giống mây ngoài tự nhiên

Sản phẩm làm từ mây

32


Cây Dược liệu:

- Khu vực được phép khai thác: Trong rừng và quanh nương rẫy; - Mục đích khai thác: Để làm thuốc; - Kỹ thuật khai thác: + Đối với cây lấy lá: dùng tay hái; + Đối với cây lấy rễ, củ: dùng cuốc đào; + Đối với cây lây thân, vỏ: dùng dao chặt lấy thân, cạo vỏ; - Mùa khai thác: Quanh năm; - Chỉ người dân trong thôn được phép khai thác. Cấm người ngoài khai thác.

33


TRIỂN KHAI KẾ HOẠCH HÀNH ĐỘNG HÀNG NĂM

34


Tổ chức họp định kì, mời cán bộ Kiểm lâm địa bàn, đại diện thôn, xã tham gia

35

Thảo luận công việc thực hiện như: tuần tra bảo vệ rừng, phòng cháy chữa cháy, khai thác lâm sản, sinh hoạt,…


Kết hợp với thôn, xã để tổ chức các buổi tọa đàm nhằm chia sẻ những kết quả hoạt động, kêu gọi sự hỗ trợ, hướng giải quyết một số khó khăn,…Có thể tổ chức định kì 3 tháng 1 lần. Thành phần tham gia cần có cả nam và nữ.

36


Tổ chức các hội thi về quản lý bảo vệ và phát triển rừng bằng nhiều hình thức khác nhau. Mục đích là ôn lại kiến thức và tạo không gian sinh hoạt cho cộng đồng dân cư thôn

Hình thức đóng vai vào các vị trí khác nhau

37

Hình thức thuyết trình về kỹ năng truyền thông liên quan bảo vệ rừng cộng đồng tại thôn


Tổ chức trồng thêm cây

Trước khi khai thác gỗ thì cộng đồng cần lên kế hoạch trồng thêm cây rừng

Đồi đất dốc cần trồng những loại cây cho phù hợp theo độ cao

38


SỬ DỤNG QUY ƯỚC QUẢN LÝ BẢO VỆ VÀ PHÁT TRIỂN RỪNG SAU GIAO ĐẤT GIAO RỪNG 39


Cộng đồng cần thực hiện các việc dưới đây: - Rà soát lại các quy định trong quy ước để bổ sung; thay đổi phù hợp; - Phổ biết rộng rãi quy ước đến người dân trong thôn; - Tuân thủ các quy định trong quy ước trong quá trình khai thác, sản xuất; - Tổ chức đánh giá định kì ( thường 3 tháng/lần) sau khi áp dụng quy ước.

40


Người dân Cơ Tu, Quảng Nam có một số luật tục liên quan bảo vệ rừng rất hay như: - Người dân trong thôn không được đốt rừng đầu nguồn. - Lấy tre, luồng để làm nhà GươL, làm nhà hay vật dụng cho hộ gia đình chỉ vào các ngày 28 và 29 của tháng. - Người trong thôn không tuân thủ các luật tục hoặc để cháy rừng ma thì sẽ bị phạt nặng. - Không được chặt cây to ở rừng đầu nguồn để làm nhà GươL, hay nhà cho con mới tách hộ.

41


Người dân Tà Ôi, Vân Kiều tại Thừa Thiên Huế có quy định với nhau rằng: - Rừng đầu nguồn thuộc sở hữu chung, không được phát rẫy để giữ nguồn nước. - Làm rẫy phải ở trong ranh giới của thôn/làng, không được canh tác nơi có nhiều cây to Nghề đan lát của người Tà Ôi, Huế (Ảnh: Phạm Bá Thịnh)

42


- Diện tích rẫy mới/năm không quá 5 ang giống (0,5 ha). - Không sử dụng cưa xăng để khai thác củi. Lúa nước tại thôn Dhrôồng, Quảng Nam

43

- Không săn bắt động vật vào mùa sinh sản


XÂY DỰNG MÔ HÌNH NÔNG LÂM KẾT HỢP

44


Hình thức đơn giản nhất của nông lâm kết hợp là luân canh rừng rẫy.

Trồng lúa rẫy trong rừng tự nhiên của đồng bào Cơ Tu, Quảng Nam

45

Mô hình trồng rau xanh


Hình thức nông lâm kết hợp theo không gian nằm ngang khá phổ biến ở miền núi, bố trí cây trồng nông lâm trên các đồi núi từ đỉnh xuống chân: - Trên đỉnh là rừng. - Xuống thấp hơn là nương, trồng lúa, ngô, khoai sắn… hoặc vườn cây ăn quả, cây dược liệu (ba kích, vàng đắng,…). - Ở chân đồi nơi bằng phẳng là khu dân cư cộng với vườn nhà trồng rau, màu, cây ăn quả kết hợp tạo bóng mát. - Dưới thấp hơn là ao thả cá và ruộng lúa.

46


Hình thức LNKH theo không gian đứng và các mô hình kết hợp cây lấy gỗ và lâm sản ngoài gỗ. Một số mô hình phổ biến: - Mô hình trồng Quế, Keo kết hợp với lúa, ngô, sắn,... - Mô hình trồng Sa nhân dưới tán rừng. - Mô hình trồng thảo quả dưới tán rừng. - Mô hình trồng mây dưới tán rừng. Mô hình trồng cây thảo quả (Ảnh: http:// phatgiaoaluoi. com/)

47


Những mô hình nông lâm kết hợp và các kiến thức bản địa của người dân là rất phong phú và rất quý giá, nó bảo đảm sử dụng đất, rừng lâu bền, phù hợp với quản lý rừng bền vững. Biểu tượng của người dân Cơ Tu, Quảng Nam về cấm đánh bắt cá tại khu vực rừng này

48


49

Thông tin liên hệ: Trung tâm Phát triển Sáng kiến Cộng đồng và Môi trường (C&E) Địa chỉ: Số 12, ngõ 89, phố Xã Đàn, quận Đống Đa, Hà Nội Email: ce.center.office@gmail.com Website: www.ce-center.org.vn Điện thoại: (+08) 435738536 / 37


Turn static files into dynamic content formats.

Create a flipbook
Issuu converts static files into: digital portfolios, online yearbooks, online catalogs, digital photo albums and more. Sign up and create your flipbook.