QUẢN LÝ BỀN VỮNG RỪNG TỰ NHIÊN THÔNG QUA NÂNG CAO NHẬN THỨC VÀ NĂNG LỰC ĐỂ CẢI THIỆN VIỆC SỬ DỤNG QUYỀN VÀ ĐỊA VỊ PHÁP LÝ CỦA NGƯỜI DÂN TỘC THIỂU SỐ ĐỐI VỚI RỪNG TỰ NHIÊN TẠI MIỀN TRUNG VIỆT NAM 2012-2014
Phát huy quyền của người dân trong quản lý sử dụng rừng
Quyền là mối quan hệ giữa một cá nhân (hoặc một nhóm) được yêu cầu chính đáng đối với một cá nhân (hoặc một nhóm) khác có nghĩa vụ hoặc trách nhiệm liên quan tới yêu cầu đó. ) Trong mối quan hệ này, cá nhân đầu tiên là bên có quyền và cá nhân thứ hai là bên có trách nhiệm. Quyền bao gồm quyền đạo đức, quyền theo hợp đồng, quyền theo quy định của pháp luật Lưu ý: Trong một quan hệ, các cá nhân có thể vừa là bên có quyền và bên có trách nhiệm. Điều này có nghĩa là cũng cá nhân đó có thể cùng lúc vừa là bên có quyền vừa là bên có trách nhiệm trong mối quan hệ với những cá nhân khác nhau.
Là các quyền xây dựng trên cả tính đạo đức và tính pháp lý Là các quy tắc quốc tế về đạo đức áp dụng với tất cả nhân loại bất kể quốc tịch, Là sự bảo đảm pháp lý mang tính toàn cầu về mặt dân sự, chính trị, kinh tế, xã hội và văn hóa, bảo vệ các cá nhân Là những quyền bất khả xâm phạm, không thể chia tách, liên hệ và phụ thuộc lẫn nhau phản ánh các nguyên tắc cụ thể về quyền con người
1
2 Không thể phân chia
Tính phổ quát và bất khả xâm phạm
3 Phụ thuộc và tương quan
nhiệm và nhà nước 6 Trách pháp quyền
4 5
Được tham gia và được hòa nhập
Bình đẳng và không phân biệt đối xử
QUYỀN VÀ NGHĨA VỤ CỦA CỘNG ĐỒNG SAU KHI ĐƯỢC GĐGR* Khai thác gỗ vì mục đích thương mại (Chỉ áp dụng đối với rừng trồng) Khai thác gỗ vì mục đích sử dụng tại chỗ/gỗ gia dụng Khai thác tận dụng trên diện tích giải phóng mặt bằng để xây dựng công trình Khai thác tận dụng trong quá trình thực hiện các biện pháp lâm sinh Khai thác tận dụng các loại gỗ đứng đã chết khô, chết cháy, cây đổ gãy và tận thu các loại gỗ nằm, gốc rễ, cành nhánh
Đối với khai thác gỗ thương mại và gỗ gia dụng
Gửi 1 bộ hồ sơ cho UBND huyện: tờ trình đề nghị, thuyết minh thiết kế khai thác, biên bản xác nhận của Kiểm lâm địa bàn hoặc cán bộ lâm nghiệp xã
Chỉ được khai thác khi có giấy phép khai thác
Đối với khai thác tận dụng Gửi 1 bộ hồ sơ cho UBND huyện: bản đăng ký khai thác, văn bản cho phép chuyển rừng xây dựng công trình, biên bản xác nhận của kiểm lâm
Sau 10 ngày nộp hồ sơ đầy đủ và nếu UBND không có ý kiến thì được khai thác
Được quyền khai thác các lâm sản ngoài gỗ: tre, nứa,… Đối với lâm sản ngoài gỗ có trong danh mục CITES và nhựa thông trong tự nhiên Gửi 1 bộ hồ sơ: tờ trình đề nghị, thuyết minh khai thác
Khai thác khi có giấy phép của UBND huyện
*GĐGR: Giao đất giao rừng
Đối với lâm sản ngoài gỗ khác
Gửi 1 bộ hồ sơ: bản đăng ký khai thác, bảng dự kiến sản phẩm khai thác
Được phép khai thác khi đã nộp đầy đủ hồ sơ và sau 5 ngày UBND huyện không có ý kiến
Báo cáo cho Kiểm lâm địa bàn khi hoàn thành khai thác hoặc hết thời hạn khai thác
Bảo vệ đất, hạn chế xói mòn và bồi lắng lòng hồ/sông/suối Điều tiết và duy trì nguồn nước
Hấp thụ và lưu trữ các bon Bảo vệ cảnh quan tự nhiên và bảo tồn đa dạng sinh học Cung ứng bãi đẻ, nguồn thức ăn và con giống tự nhiên
Yêu cầu người sử dụng DVMTR** hoặc Quỹ bảo vệ và phát triển rừng cấp tỉnh chi trả tiền sử dụng DVMTR và cung cấp thông tin về các giá trị DVMTR
Đảm bảo diện tích rừng cung ứng DVMTR được bảo vệ và phát triển theo như kế hoạch bảo vệ và phát triển rừng đã được phê duyệt Phải bảo đảm chất lượng rừng để hưởng lợi
** DVMTR: Dịch vụ môi trường rừng
Trung tâm Phát triển Sáng kiến Cộng đồng và Môi trường (C&E) Địa chỉ: số 12, ngõ 89, Xã Đàn, Phương Liên, Đống Đa, Hà Nội Điện thoại: (+84)3573 8536 / 37 Email: ce.center.office@gmail.com Website: ce-center.org.vn