Fao hatchery hygiene v master nha in

Page 1



Cải thiện Chất lượng Vệ sinh Ấp nở

Nội dung Lời cảm ơn

7

Lời giới thiệu

9

1. Tiêu chuẩn vệ sinh tối thiểu cho các cơ sở ấp nở quy mô vừa và nhỏ

11

2. Mục tiêu học tập và kế hoạch bài giảng

15

3. Bài trình bày – An ninh sinh học, làm sạch và khử trùng cho các cơ sở ấp nở quy mô vừa và nhỏ

21

4. Tài liệu kỹ thuật – An ninh sinh học, làm sạch và khử trùng cho cơ sở ấp nở quy mô vừa và nhỏ

93

3.1 An ninh sinh học trong các cơ sở ấp nở 3.2 Làm sạch và khử trùng các cơ sở ấp nở 3.3 Tính toán và sử dụng các chất khử trùng 3.4 Áp dụng kiến thức đã học

4.1 Chương trình làm sạch và khử trùng cho các cơ sở ấp nở 4.2 Hướng dẫn quản lý cơ sở ấp nở

5. Đánh giá tập huấn

5.1 Phiếu kiểm tra an ninh sinh học cho cơ sở ấp nở 5.2 Phiếu đánh giá chương trình tập huấn an ninh sinh học cho cơ sở ấp nở

4

109

5


Cải thiện Chất lượng Vệ sinh Ấp nở

Lời cảm ơn Tài liệu kỹ thuật này được xây dựng trên cơ sở những dữ liệu kỹ thuật do Tiến sĩ Yoni Segal, cố vấn an ninh sinh học cao cấp của Tổ chức Nông lương Liên hợp quốc (FAO) cung cấp cùng các thông tin bổ sung được cung cấp bởi các cố vấn kỹ thuật: Nguyễn Thị Thanh Thủy, Trần Trọng Tùng, Hoàng Thị Lan và Andrew Bisson, thuộc văn phòng Trung tâm Khẩn cấp kiểm soát bệnh động vật lây truyền qua biên giới của FAO Việt Nam. Bên cạnh đó, các chủ cơ sở ấp nở, các cán bộ thú y và cán bộ nông nghiệp của các tỉnh cũng đóng góp những ý kiến phản hồi quý giá cả về nội dung cũng như cách thức trình bày của các tài liệu này. Chương trình thử nghiệm cải thiện chất lượng các cơ sở ấp nở, trong đó bao gồm cả việc xây dựng tài liệu này, được tài trợ bởi Tổ chức Phát triển Quốc tế Mỹ (USAID).

6

7


Cải thiện Chất lượng Vệ sinh Ấp nở

Lời giới thiệu Mục đích của cuốn Tài liệu hướng dẫn giảng viên về cải thiện chất lượng vệ sinh ấp nở nhằm cung cấp một tài liệu kỹ thuật cho những người tham gia vào quá trình cải thiện chất lượng các cơ sở ấp nở ở Việt Nam. Đối tượng độc giả mà tài liệu này nhắm đến bao gồm người hướng dẫn kỹ thuật, giảng viên, cán bộ khuyến nông và các nhà hoạch định phòng chống dịch bệnh cũng như các chủ cơ sở ấp nở. Hoạt động này nhằm hưởng ứng chính sách quốc gia trong việc cải thiện chất lượng các cơ sở ấp nở bởi đây chính là nơi cung cấp đầu vào chính cho tiểu ngành chăn nuôi gia cầm cũng như là những điểm có tính chất quyết định đối với các biện pháp phòng chống dịch bệnh. Tài liệu này được đúc rút từ những kinh nghiệm thu được trong quá trình triển khai hoạt động thử nghiệm cải thiện chất lượng cơ sở ấp nở ở tại hai tỉnh Quảng Trị và Cần Thơ. Trong quá trình thiết kế cũng như xây dựng tài liệu này, có sự tham vấn các bên liên quan ở cấp cơ sở, đặc biệt là các cơ sở ấp nở quy mô nhỏ vốn cung cấp số lượng lớn gia cầm giống ở Việt Nam. Mặc dù tài liệu này cung cấp các thông tin cụ thể và chi tiết, nó không được xây dựng với mục đích là tài liệu bắt buộc phải thực hiện theo. Người hướng dẫn kỹ thuật nên sử dụng tài liệu này một cách phù hợp với mục đích tập huấn cụ thể theo yêu cầu, bảo đảm rằng các nội dung kỹ thuật được tình bày trong tài liệu này cân đối với phương pháp học. Phần đầu tiên của tài liệu trình bày các tiêu chuẩn tối thiểu đối với các cơ sở ấp nở quy mô vừa và nhỏ. Trong 2 phần tiếp theo của cuốn sách là tài liệu tập huấn bao gồm mục tiêu học tập, kế hoạch bài giảng và các bài trình bày. Các bài trình bày được ghi trong một tài liệu điện tử riêng, trong đĩa CD đi kèm. Phần 4 cung cấp các thông tin kỹ thuật cụ thể nhằm hỗ trợ các cố vấn kỹ thuật. Phần 5 giới thiệu một ví dụ về đánh giá khóa tập huấn.

8

9


Cải thiện Chất lượng Vệ sinh Ấp nở

1. Tiêu chuẩn vệ sinh tối thiểu cho các cơ sở ấp nở quy mô vừa và nhỏ Chứng chỉ cấp độ 1 Chứng chỉ cấp độ 2 Chứng chỉ cấp độ 3

10

11


Cải thiện Chất lượng Vệ sinh Ấp nở

Chứng chỉ cấp độ 1 TIÊU CHUẨN 1. Cơ sở ấp nở mua trứng giống từ các đàn gia cầm bố mẹ khoẻ mạnh, được tiêm vắc xin theo quy định và giám sát đầy đủ, có chứng nhận của cơ quan thú y.

5. Sàn và tường của lò ấp (bên ngoài máy ấp) cần được quét, lau chùi và rửa bằng nước và xà phòng hai lần/ tuần.

Chứng chỉ cấp độ 3

2. Tách riêng khu vực ấp (khu vực sạch) và khu vực nở, khu vực nhận trứng, khu vực giao gà (khu vực bẩn). 3. Cần có thùng rác để chứa chất thải rắn từ cơ sở ấp nở như trứng vỡ, vỏ trứng, phôi chết... 4. Có phòng/ thùng để xông khử trùng trứng và các dụng cụ đựng trứng ở ngay lối vào cơ sở ấp nở. 5. Tất cả người làm và khách đến thăm cơ sở ấp nở phải thay quần áo, giày ủng riêng của cơ sở ấp nở, rửa tay chân bằng xà phòng.

TIÊU CHUẨN 1. Có chỗ để vệ sinh sát trùng để sát trùng khay trứng, hộp đựng gà và các dụng cụ khác. 2. Có khu vực riêng để giao gia cầm con 3. Sàn và tường của cơ sở ấp nở được làm bằng vật liệu dễ cọ rửa 4. Cần thường xuyên phun thuốc trừ côn trùng, chỉ sử dụng thuốc sát trùng được cho phép

Chứng chỉ cấp độ 2

5. Có biện pháp phòng chống chuột và các loài gặm nhấm

TIÊU CHUẨN 1. Khu vực nở, đóng gói, giao gà được rửa bằng xà phòng, nước và phun thuốc khử trùng sau khi kết thúc mỗi mẻ ấp. 2. Có dụng cụ để rửa và khử trùng (chổi, bàn chải, xô, vòi nước, bình phun). 3. Chất thải rắn từ cơ sở ấp nở như trứng vỡ, vỏ trứng, phôi chết …cần được xử lý an toàn như đốt, ủ compost. 4. Phân biệt rõ khu vực bẩn và khu vực sạch và cần đặt khay sát trùng có dung dịch thuốc sát trùng mới giữa hai khu vực này.

12

13


Cải thiện Chất lượng Vệ sinh Ấp nở

2. Mục tiêu học tập và kế hoạch bài giảng Chương trình tập huấn về an ninh sinh học ở các cơ sở ấp nở quy mô vừa và nhỏ

14

15


16

quan đến việc cơ sở ấp nở bị ô nhiễm? • Làm cách nào để ngăn ngừa ô nhiễm ở cơ sở ấp nở? nhiễm ở cơ sở ấp nở thông qua việc thực hiện ba nguyên tắc an ninh sinh học một cách hiệu quả: • Cách ly và kiểm soát việc ra vào cơ sở ấp nở • Vệ sinh • Khử trùng tắc an ninh sinh học là cực kỳ quan trọng quyết định đến lợi nhuận của cơ sở • Việc xông trứng và thực hiện cách ly giữa khu vực sạch và bẩn là cực kỳ quan trọng

3 - Thảo luận nhóm theo ba nhóm • Những thách thức lớn nhất trong việc thực hành an ninh sinh học tại các cơ sở ấp nở nhỏ là gì? • Theo bạn, ba thực hành an ninh sinh học quan trọng nhất là gì? • Những thực hành an ninh sinh học nào là dễ thực hiện nhất?

2. Thảo luận nhóm theo ba nhóm • Cách ly và kiểm soát việc ra vào trang trại là gì và làm thế nào để đạt được điều này tại cơ sở ấp nở? • Vệ sinh là gì và làm thế nào để đạt được điều này tại cơ sở ấp nở? • Khử trùng là gì và làm thế nào để đạt được điều này tại cơ sở ấp nở?

Trình bày bằng Power point 1. Thảo luận nhóm theo ba nhóm • Các tác nhân gây bệnh có thể thâm nhập vào cơ sở ấp nở như thế nào? • Những thiệt hại liên

Kết thúc học phần này, các học viên sẽ có thể giải thích được: • Các tác nhân gây bệnh có thể gây ô nhiễm cho cơ sở ấp nở như thế nào? • Những thiệt hại do ô nhiễm ở cơ sở ấp nở gây ra • Phương pháp ngăn ngừa ô

• Các tác nhân gây bệnh có thể thâm nhập vào cơ sở ấp nở thông qua các con đường khác nhau • Tình trạng ô nhiễm ở cơ sở ấp nở gây ảnh hưởng nặng nề đến hoạt động và lợi nhuận của cơ sở • Việc thực hiện ba nguyên

Tài liệu tập huấn

An ninh sinh học ở các cơ sở ấp nở quy mô vừa và nhỏ

Giới thiệu chương trình tập huấn cho các học viên tham gia

Những người tham gia tự giới thiệu về bản thân

Kết quả dự kiến

Đánh giá kiến thức của các học viên tham gia khóa học

• Giới thiệu các tiêu chuẩn an ninh sinh học tối thiểu và chương trình cấp giấy chứng nhận cho cơ sở ấp nở • Giới thiệu về an ninh sinh học • Vệ sinh & khử trùng • Làm thế nào để tính toán và sử dụng các thuốc sát trùng

Thông điệp chính

Kiểm tra đầu vào

Khái quát về khóa học và mục tiêu tập huấn

Chào hỏi

Giới thiệu về chương trình tập huấn

NGÀY 1

Chủ đề

1 giờ

1,5 giờ

Bảng, giấy A0

1 giờ

Bút dạ

Giấy

Máy chiếu LCD

Bảng câu hỏi

Các bản chụp về các tiêu chuẩn an ninh sinh học tối thiểu dành cho các cơ sở ấp nở quy mô vừa và nhỏ

Cần chuẩn bị những gì?

3,5 giờ

20 phút

10 phút

20 phút

50 phút

Phân bổ thời gian

Cải thiện Chất lượng Vệ sinh Ấp nở

17


18

Kết thúc học phần này, tất cả các học viên sẽ có thể thực hiện: • Đánh giá về an ninh sinh học • Sử dụng tủ xông trứng • Xây dựng và thực hiện kế hoạch vệ sinh và khử trùng • Chuẩn bị cho việc kiểm tra cơ sở ấp nở như thế nào

• Cần thực hiện đánh giá về an ninh sinh học ở mỗi cơ sở ấp nở để xác định các điểm yếu (nguy cơ cao), đây là một công cụ để tăng cường năng lực của cơ sở ấp nở • Việc xông hơi khử trùng trứng và các thiết bị có thể giúp làm giảm đáng kể mức độ ô nhiễm cơ sở ấp nở và nâng cao hiệu quả hoạt động của cơ sở • Để chương trình vệ sinh và khử trùng được hiệu quả,

Thăm quan cơ sở ấp nở

1 giờ

1 giờ

1 giờ

Đánh giá về an ninh sinh học ở cơ sở ấp nở và thảo luận nhóm Thực hành xông trứng khử trùng và thảo luận nhóm Vệ sinh và khử trùng ở cơ sở ấp nở – Tính toán và thảo luận theo nhóm

20 phút

2 giờ

Thảo luận nhóm và các hoạt động tính toán - Diện tích cần khử trùng, - Lượng nước cần sử dụng để pha - Lượng chất khử trùng cần sử dụng • Mô tả các bước thực hiện việc vệ sinh và khử trùng cơ sở ấp nở • Việc tính toán lượng dung dịch và tỷ lệ pha là đặc biệt quan trọng quyết định sự thành công của việc khử trùng môi trường ấp nở

Đánh giá kiến thức và kỹ năng của các học viên

2 giờ

1,5 giờ

1,5 giờ

Phân bổ thời gian

Trình bày bằng Power point

Trình bày bằng Power point 1. Thảo luận nhóm theo ba nhóm • Vệ sinh cơ sở ấp nở là gì và thực hiện như thế nào? • Khử trùng ở cơ sở ấp nở là gì và thực hiện như thế nào? • Bạn chọn một chất khử trùng như thế nào? • Những rủi ro trong việc sử dụng chất khử trùng và làm cách nào để tránh những rủi ro này?

Tài liệu tập huấn

Kết thúc khóa học này, tất cả các học viên sẽ có thể: • Tính toán chính xác:

Kiểm tra sau tập huấn

Tính toán và sử dụng các chất khử trùng

Kết thúc học phần, tất cả các học viên sẽ có thể: • Định nghĩa tiệt trùng ở cơ sở ấp nở – vệ sinh và khử trùng; và giải thích mỗi việc này được thực hiện như thế nào • Mô tả các nhóm chất khử trùng khác nhau • Mô tả cách sử dụng an toàn các chất khử trùng và giải thích tầm quan trọng của đồ bảo hộ cá nhân trong quá trình vệ sinh và khử trùng. • Xem thông tin về chất khử trùng bằng cách đọc và giải thích nhãn mác của sản phẩm

Kết quả dự kiến

• Việc khử trùng hiệu quả đòi hỏi nồng độ và thời gian tiếp xúc đúng.

• Một chương trình vệ sinh và khử trùng hiệu quả có thể tiêu diệt các tác nhân gây bệnh trong môi trường cơ sở ấp nở. • Vệ sinh gồm hai bước: vệ sinh khô và vệ sinh ướt • Vệ sinh bằng chất sát trùng/ xà phòng và nước, sử dụng bàn chải và chổi sẽ tiêu diệt được 80% các chất gây ô nhiễm ở các cơ sở ấp nở • Các chất khử trùng đều là các hóa chất nguy hiểm. Cần đọc và hiểu rõ nhãn mác trước khi sử dụng bất kỳ một chất khử trùng nào • Khi bạn vận chuyển và sử dụng các chất khử trùng, cần mặc/đeo đồ bảo hộ cá nhân theo yêu cầu.

Vệ sinh & khử trùng tại cơ sở ấp nở quy mô vừa và nhỏ

NGÀY 2

Thông điệp chính

Chủ đề

Đồ bảo hộ cá nhân

Foóc-môn và thuốc tím

Tủ xông khử trùng trứng

Phương tiện để chở giảng viên và học viên đi thực hành tại hiện trường

Bảng câu hỏi

Cẩm nang về “Chương trình vệ sinh và khử trùng ở cơ sở ấp nở”

Nhãn mác của một số chất khử trùng có bán ở địa phương

Bút dạ

Giấy A0

Bảng

Máy chiếu LCD

Cẩm nang về “Chương trình vệ sinh và khử trùng ở cơ sở ấp nở”

Nhãn mác của một số chất khử trùng có bán ở địa phương

Bút dạ

Giấy A0

Bảng

Máy chiếu LCD

Cần chuẩn bị những gì?

Cải thiện Chất lượng Vệ sinh Ấp nở

19


20

Tóm tắt về khóa tập huấn

NGÀY 2

Chủ đề của khóa học cần tính toán và sử dụng lượng chất khử trùng chính xác • Chỉ những cơ sở ấp nở thực hiện an ninh sinh học, vệ sinh và khử trùng đúng mới được xem xét để được cấp chứng chỉ an ninh sinh học (mức độ 1-mức độ 3)

Thông điệp chính

Kết quả dự kiến

15 phút 30 phút

Hỏi đáp và thảo luận nhóm

Phân bổ thời gian

Đánh giá về chương trình tập huấn

Tài liệu tập huấn

Các mẫu đánh giá an ninh sinh học ở cơ sở ấp nở

Bình phun đeo vai

Cần chuẩn bị những gì?

Cải thiện Chất lượng Vệ sinh Ấp nở

3. An ninh sinh học, làm sạch và khử trùng cho các cơ sở ấp nở quy mô vừa và nhỏ 3.1 An ninh sinh học trong các cơ sở ấp nở 3.2 Làm sạch và khử trùng các cơ sở ấp nở 3.3 Tính toán và sử dụng các chất khử trùng 3.4 Áp dụng kiến thức đã học

21


Cải thiện Chất lượng Vệ sinh Ấp nở

3.1 An ninh sinh học trong các cơ sở ấp nở Tăng tỷ lệ nở và chất lượng con giống, lợi nhuận cao hơn

22

23


Cải thiện Chất lượng Vệ sinh Ấp nở

24

25


Cải thiện Chất lượng Vệ sinh Ấp nở

26

27


Cải thiện Chất lượng Vệ sinh Ấp nở

28

29


Cải thiện Chất lượng Vệ sinh Ấp nở

30

31


Cải thiện Chất lượng Vệ sinh Ấp nở

32

33


Cải thiện Chất lượng Vệ sinh Ấp nở

34

35


Cải thiện Chất lượng Vệ sinh Ấp nở

36

37


Cải thiện Chất lượng Vệ sinh Ấp nở

38

39


Cải thiện Chất lượng Vệ sinh Ấp nở

40

41


Cải thiện Chất lượng Vệ sinh Ấp nở

42

43


Cải thiện Chất lượng Vệ sinh Ấp nở

44

45


Cải thiện Chất lượng Vệ sinh Ấp nở

46

47


Cải thiện Chất lượng Vệ sinh Ấp nở

48

49


Cải thiện Chất lượng Vệ sinh Ấp nở

50

51


Cải thiện Chất lượng Vệ sinh Ấp nở

52

53


Cải thiện Chất lượng Vệ sinh Ấp nở

54

55


Cải thiện Chất lượng Vệ sinh Ấp nở

56

57


Cải thiện Chất lượng Vệ sinh Ấp nở

58

59


Cải thiện Chất lượng Vệ sinh Ấp nở

3.2 Làm sạch và khử trùng các cơ sở ấp nở

60

61


Cải thiện Chất lượng Vệ sinh Ấp nở

62

63


Cải thiện Chất lượng Vệ sinh Ấp nở

64

65


Cải thiện Chất lượng Vệ sinh Ấp nở

66

67


Cải thiện Chất lượng Vệ sinh Ấp nở

68

69


Cải thiện Chất lượng Vệ sinh Ấp nở

70

71


Cải thiện Chất lượng Vệ sinh Ấp nở

72

73


Cải thiện Chất lượng Vệ sinh Ấp nở

74

75


Cải thiện Chất lượng Vệ sinh Ấp nở

76

77


Cải thiện Chất lượng Vệ sinh Ấp nở

3.3 Tính toán và sử dụng các chất khử trùng

78

79


Cải thiện Chất lượng Vệ sinh Ấp nở

80

81


Cải thiện Chất lượng Vệ sinh Ấp nở

82

83


Cải thiện Chất lượng Vệ sinh Ấp nở

84

85


Cải thiện Chất lượng Vệ sinh Ấp nở

86

87


Cải thiện Chất lượng Vệ sinh Ấp nở

3.4 Áp dụng kiến thức đã học

88

89


Cải thiện Chất lượng Vệ sinh Ấp nở

90

91


Cải thiện Chất lượng Vệ sinh Ấp nở

4. Tài liệu kỹ thuật: An ninh sinh học, làm sạch và khử trùng cho cơ sở ấp nở quy mô vừa và nhỏ 4.1 Chương trình làm sạch và khử trùng cho các cơ sở ấp nở 4.2 Hưỡng dẫn quản lý cơ sở ấp nở

92

93


Cải thiện Chất lượng Vệ sinh Ấp nở

4.1 Chương trình làm sạch và khử trùng cho các cơ sở ấp nở quy mô vừa và nhỏ Một điều đã được công nhận rõ ràng đó là việc gà con và vịt con mới nở (DOC và DOD) có sức khỏe tốt có ảnh hưởng rất lớn đến kết quả cuối cùng cũng như lợi nhuận thu được của bất kỳ một đàn gia cầm nào. Để sản xuất ra được những gia cầm con chất lượng cao đòi hỏi làm tốt ở tất cả các khâu. Từ việc quản lý các đàn gia cầm bố mẹ đến việc vận chuyển trứng từ trang trại đến máy ấp đúng cách phải được lập kế hoạch theo đúng các hướng dẫn kỹ thuật được nêu trong cẩm nang này, chủ yếu tập trung vào việc quản lý vệ sinh môi trường ở cơ sở ấp nở. Các cơ sở ấp nở thường dễ bị nhiễm khuẩn khi con người và phương tiện ra vào cơ sở và khi trứng được vận chuyển từ các trại chăn nuôi đến cơ sở ấp nở và xử lý để đưa vào máy ấp, sau đó được chuyển sang khu vực nở. Khi trứng đang trong giai đoạn nở và trong quá trình xử lý gia cầm con, cơ sở ấp nở dễ bị lây nhiễm chéo nghiêm trọng, có thể làm phát tán bụi và lông tơ ra khắp môi trường trong cơ sở ấp nở.

mục đích giảm đến mức tối đa độ nhiễm khuẩn ở mọi lúc. Vệ sinh là việc loại bỏ tất cả bụi bẩn và các chất hữu cơ khỏi bề mặt các thiết bị, sàn, tường và trần nhà. Việc vệ sinh hiệu quả có thể làm giảm 80% các chất gây nhiễm khuẩn. Bước khử trùng tiếp theo có thể tiêu diệt các chất gây nhiễm khuẩn còn lại. Cần nhớ rằng không thể nào khử trùng được một môi trường bẩn. Khử trùng là việc sử dụng các chất khử trùng để tiêu diệt tất cả các sinh vật còn lại và cũng tạo ra sự kìm hãm sự phát triển vi khuẩn, có nghĩa là để lại một lớp tác nhân khử trùng đang hoạt động mà không nhìn thấy được trên tất cả các bề mặt sau khi khử trùng nhằm chống lại việc tái nhiễm khuẩn.

CÁC CHẤT TẨY RỬA

Chất tẩy rửa, hoặc xà phòng, là những sản phẩm được sử dụng trong quá trình vệ sinh ướt nhằm loại bỏ bụi bẩn và các chất hữu cơ trong môi trường cơ sở ấp nở. Các chất tẩy rửa cũng có khả năng tiêu diệt nhiều loại vi sinh vật (vi khuẩn, nấm mốc và vi rút). Xả chất tẩy rửa, hoặc xà phòng, trà sát trên các bề mặt cần vệ sinh và để trong khoảng 10-20 phút. Để tối ưu hóa việc sử dụng chất tẩy rửa, cần nhớ xả nước cho hết các chất tẩy rửa khi nó vẫn còn ướt, trước khi nó tạo thành một lớp màng mỏng trên bề mặt.

Việc cách ly và quản lý ra vào cơ sở ấp nở cùng với việc vệ sinh khử trùng định kỳ cần phải được sử dụng như là các công cụ được lựa chọn để ngăn ngừa hoặc làm giảm việc tiếp xúc và tích tụ lây nhiễm vi khuẩn, vốn có thể gây ảnh hưởng đến việc sản xuất ra gia cầm con mạnh khỏe và mang lại lợi nhuận.

CÁC CHẤT KHỬ TRÙNG

LÂY NHIỄM Ở CƠ SỞ ẤP NỞ

Tất cả các cơ sở ấp nở, không phân biệt lớn nhỏ, cần sử dụng các chất khử trùng để ngăn ngừa mầm bệnh xâm nhập cũng như ngăn lây nhiễm chéo trong cơ sở ấp nở. Các chất khử trùng, nếu được sử dụng đúng cách, sẽ đem lại lợi ích kinh tế cho cơ sở ấp nở.

Môi trường trong cơ sở ấp nở có thể bị nhiễm nhiều loại vi khuẩn gram âm và gram dương, nấm mốc và vi rút đặc trưng có thể tìm thấy trong chăn nuôi gia cầm. Một số các vi sinh vật này chủ yếu là gây bệnh cho gia cầm, một số khác thường gây ô nhiễm cho nước và không khí. Một số vi sinh vật, vốn được coi là không thể gây lây bệnh khi ở ngoài vỏ trứng, nhưng lại có khả năng xâm nhập qua vỏ trứng, và một khi nó đã ở trong quả trứng, chúng có thể làm hỏng lòng trắng, lòng đỏ...., chuyển hóa thành những độc tố có khả năng giết chết các phôi đang phát triển hoặc làm ảnh hưởng đến khả năng sống của gia cầm con mới nở. Rất nhiều trường hợp “chết tắc trong trứng”, con giống bị loại bỏ, và gia cầm chết non xảy ra vì lý do này.

TIÊU ĐỘC Ở CƠ SỞ ẤP NỞ

Việc tiêu độc ở cơ sở ấp nở, bao gồm vệ sinh và khử trùng môi trường trong cơ sở ấp nở nhằm 94

Chất khử trùng là các loại hóa chất được sử dụng để làm chậm sự phát triển hoặc tiêu diệt những vi sinh vật còn lại (vi khuẩn, nấm mốc, vi rút).

Khi chọn một loại chất khử trùng cho cơ sở ấp nở, cần xem xét xem chất khử trùng đó có phổ sát trùng rộng cũng như khả năng kìm hãm sự phát triển của vi khuẩn sau khử trùng không. Quan trọng nhất là các chất khử trùng đó tiêu diệt được E.coli, Proteus sp., Pseudomonas sp., Staphylococcus aureus, Salmonella sp. và các vi rút gây bệnh thông thường trên gia cầm như Newcastle, Gumboro and cúm gia cầm, các loại nấm mốc gây bệnh thông thường như Aspergillus fumigatus. Do môi trường trong cơ sở ấp nở thường ấm và ẩm, rất lý tưởng cho sự phát triển của vi khuẩn, cho nên điều quan trọng là không chỉ sử dụng lượng chất khử trùng thích hợp để tiêu diệt các mầm bệnh gia cầm có sức đề kháng, mà việc để lại các bề mặt có khả năng kìm hãm sự phát triển của vi khuẩn cũng rất quan trọng. Điều này nhằm ngăn chặn sự phát triển trở lại cũng như

95


Cải thiện Chất lượng Vệ sinh Ấp nở

sự tích tụ của các vi khuẩn gây ô nhiễm ở trong môi trường cơ sở ấp nở.

Bình phun đeo lưng – sử dụng để phun các chất tẩy trùng lên tường và sàn

Khi lựa chọn một chất khử trùng cho cơ sở ấp nở, cũng cần xem xét độ độc của sản phẩm đối với phôi, gia cầm con mới nở và con người, cũng như khả năng làm hư hỏng các thiết bị ấp nở.

Tủ xông trứng – để xông hơi khử trùng trứng và các dụng cụ thiết bị khi mang vào cơ sở ấp nở

CÁC SẢN PHẨM CHÍNH SỬ DỤNG TRONG CƠ SỞ ẤP NỞ VÀ MỤC ĐÍCH CỦA CHÚNG

Các chất tẩy rửa và xà phòng là những hóa chất sử dụng cho việc vệ sinh ướt các bề mặt nhằm loại bỏ đất bụi bám chặt và các chất hữu cơ. Các chất tẩy rửa và xà phòng là những sản phẩm không đắt tiền mà lại có thể loại bỏ tới 80% các vi sinh vật gây ô nhiễm.

Dụng cụ an toàn lao động – như kính bảo hộ, mặt nạ phòng độc (ngừa hóa chất), và găng tay, phải được sử dụng khi tiếp xúc và sử dụng các chất khử trùng.

CHUẨN BỊ DUNG DỊCH KHỬ TRÙNG

Tỷ lệ pha – Các tỷ lệ pha dung dịch sau đây sẽ được sử dụng trong suốt chương trình này trừ khi có những quy định cụ thể khác:

Các hợp chất khử trùng Ammonium Quaternary Compounds (Quats)( ®) là lựa chọn sáng suốt cho các cơ sở ấp nở. Loại sản phẩm này có cả tính năng tẩy rửa và khử trùng, hoạt động tốt trên sàn bê tông kín và sạch cũng như các bề mặt không bị gỉ và không xông khác. Các sản phẩm này khá rẻ và là những sản phẩm an toàn khi sử dụng do độc tính tương đối thấp.

1.

(A) ml/1 lít nước để vệ sinh chung (B) ml/1 lít nước để vệ sinh dụng cụ, thiết bị

2.

Benkocide ® (A) tỷ lệ pha 1:400 – 2,5ml/lít nước để khử trùng và ngăn ngừa sự phát triển trở lại của vi khuẩn

Các chất khử trùng Phenolicsics ( ®) được sản xuất với công thức riêng để sử dụng làm phương cách xử lý cuối cùng nhằm tiêu diệt khi tiếp xúc nhiều loại vi khuẩn, nấm mốc và vi rút có khả năng gây bệnh cho gia cầm và tạo một lớp bảo vệ nhằm kìm hãm sự phát triển trở lại của vi khuẩn.

3.

(A) ml/1 lít nước để khử trùng và ngăn ngừa sự phát triển trở lại của vi khuẩn

Các chất khử trùng Iodophors ( ®) thường được sử dụng luân phiên với các chất khử trùng Phenolics hoặc Ammonium Quaternary Compounds nhằm ngăn ngừa kháng thuốc của các vi sinh vật. Các chất khử trùng Iodophors rất dễ bị các chất hữu cơ vô hiệu hóa, chúng cũng làm cho các bề mặt tiếp xúc ngả vàng, chính điều này đã làm hạn chế sự sử dụng các chất khử trùng loại này ở các cơ sở ấp nở. Chúng thường chỉ được sử dụng ở các cơ sở ấp nở làm dung dịch pha trong chậu rửa chân.

XÔNG KHỬ TRÙNG TRỨNG VÀ CÁC THIẾT BỊ MANG VÀO CƠ SỞ ẤP NỞ

Các chất khử trùng Glutheraldehyde ( ®) hữu hiệu trong việc khử trùng nhiều loại mầm bệnh, và giá cả cũng phải chăng. Là hợp chất khá độc nên khi tiếp xúc và sử dụng hóa chất này cần sử dụng các dụng cụ bảo hộ (PPE). Các chất khử trùng hỗn hợp Glutheraldehyde - Ammonium Quaternary ( Benkocide ®, ®) hữu hiệu trong việc khử trùng nhiều loại mầm bệnh , thường được sử dụng để cọ rửa và xử lý các thùng đựng chất thải rắn, các khu vực để chất thải rắn và nơi giao nhận gia cầm con. Chất khử trùng Formaldehyde ( ®) được sử dụng cùng với thuốc tím để xông trứng và các dụng cụ ở trong tủ xông hơi khử trùng.

CÁC DỤNG CỤ CẦN SỬ DỤNG TRONG CHƯƠNG TRÌNH TIÊU ĐỘC Ở CƠ SỞ ẤP NỞ

Dụng cụ vệ sinh các loại – như bàn chải, bọt biển, giẻ lau, chổi, tất cả đều phục vụ cho nhu cầu vệ sinh chung. 96

4.

(A) ml/1 lít nước để cọ rửa và vệ sinh chung. (C) ml/1 lít nước để cho dung dịch khử trùng ở chậu rửa chân.

Tất cả trứng và các thiết bị dụng cụ mang vào cơ sở ấp nở cần phải được xông khử trùng trong tủ xông bằng một loại khí xông được tạo ra do phản ứng hóa học khi trộn giữa dung dịch Formaldehyde (40%) với thuốc tím (Condys crystals) trong một khay chứa bằng đất nung hoặc kim loại tráng men có thể tích lớn hơn ít nhất 10 lần so với lượng nguyên liệu được sử dụng. Formaldehyde là một loại hóa chất rất nguy hiểm và cần phải rất thận trọng khi sử dụng loại hóa chất này. Các dụng cụ bảo hộ lao động – PPE: Người xử lý Formaldehyde cần mặc •

Quần áo chùm để giảm thiểu tối đa tiếp xúc với chân, tay và cơ thể.

Găng tay cao su hoặc găng PVC dài đến khuỷu tay.

Kính bảo hộ phòng hóa chất.

Mặt nạ phòng độc – Mặt nạ lọc hóa chất che nửa mặt, 10 – 100 AES

Tạp dề bằng cao su hoặc PVC

Ủng cao su dài đến đầu gối

Tủ xông: Tủ xông phải bảo đảm được đóng kín để giảm thiểu tối đa lượng khí có khả năng thoát ra ngoài. Trong suốt quá trình xông khử trùng (40 phút), phải có các biển báo để ngăn không xảy ra việc

97


Cải thiện Chất lượng Vệ sinh Ấp nở

mở cửa tủ do tình cờ. Tủ phải được trang bị kèm thêm một quạt thông gió để bảo đảm rằng toàn bộ khí formaldehyde được thoát hết trước khi mở tủ. Khí phải được thoát ra bên ngoài (Ống thoát khí phải cao 3-4 mét) để không ai phải tiếp xúc với khí thoát ra.

Hàng tuần cần xông hơi khử trùng những chiếc chăn dùng để đậy trứng, và mỗi tháng một lần cần đem chăn đi giặt sạch bằng xà phòng bột, phơi thật khô trước khi đem ra sử dụng lại.

Quy định chuẩn đối với vận hành tủ xông khử trùng

KHU VỰC BẨN TRONG CƠ SỞ ẤP NỞ

Đặt trứng vào khay để trên giá

Cho 12 gr thuốc tím vào khay bằng đất nung hoặc kim loại tráng men có thể tích lớn hơn ít nhất 10 lần so với lượng thuốc đổ vào, khay này để ở đáy của tủ xông bên dưới ống phễu.

Đóng chặt cửa tủ và treo biển báo ở cửa

Mặc các trang thiết bị bảo hộ theo quy định

Đong 20 ml Formaldehyde 40%, và đổ vào ống phễu

Bật quạt về vị trí “hút gió”

Để tủ hoạt động trong 20 phút

Sau 20 phút, bật quạt về vị trí – “thoát gió”, để tủ hoạt động trong 20 phút nữa, sau đó mở nắp thông gió.

Mở cửa tủ, tháo biển báo và đưa trứng về khu vực sạch trong cơ sở ấp nở

Kiểm tra để chắc chắn rằng vỏ trứng phải khô (không bị đọng nước) trước khi đưa trứng về nơi bảo quản.

KHU VỰC SẠCH TRONG CƠ SỞ ẤP NỞ

Các khu vực nhận, bảo quản và xử lý trứng Người giao trứng chỉ được phép vào khu vực giao nhận trứng và không được phép vào các nơi khác trong khu vực ấp trứng (khu vực sạch). Những người này nếu có việc phải vào cơ sở ấp nở thì phải rửa tay chân bằng xà phòng đồng thời thay quần áo và giày dép. Sàn cần phải được vệ sinh hàng ngày bằng việc quét, rửa bằng nước… sau đó lau chùi bằng chất khử trùng là hợp chất Ammonium Quaternary. Khu vực này cần phải được xử lý 2 lần/tuần bằng cách phun chất khử trùng Phenolics sau khi kết thúc các hoạt động trong ngày. Máy ấp (Ngày 1 – 16), khu vực ấp (ngày 17 – 28) và dụng cụ Mỗi tuần một lần, tất cả tường, sàn, trần, cánh quạt, chậu đựng nước làm ẩm của mỗi máy ấp (nếu có nhiều hơn 1 máy) phải được vệ sinh bằng hợp chất khử trùng Ammonium Quaternary, sử dụng bàn chải, bọt biển, và xô, sau đó xả bằng nước sạch và phun sương bằng chất khử trùng Phenolics.

Khu vực nở và xử lý gà con Kết thúc mỗi chu kỳ, cần đưa tất cả gà con ra khỏi khu vực nở trước khi bắt đầu tiến hành vệ sinh. Dùng bàn chải và chổi để thu gom tất cả các loại rác thải (vỏ trứng, bụi, lông, trứng hỏng…) để bỏ vào thùng đựng chất thải rắn, sau đó đem để ở khu vực để chất thải rắn. Dùng nước sạch để cọ rửa đất và bụi bẩn còn lại. Sau đó, phun dung dich chất khử trùng Ammonium Quaternary Compound lên toàn bộ khu vực (tường, sàn và trần), để trong vài phút để dung dịch này làm mềm đất bẩn còn bám lại, và sau đó dùng bàn chải cứng hoặc bọt biển để cọ những chất bẩn, tiếp theo đó dùng nhiều nước sạch để xả cho sạch. Cuối cùng, rửa một lượt dung dịch chất khử trùng loại Phenolics hoặc Glutheraldehyde - Ammonium Quaternary lên tất cả các bề mặt vừa được làm sạch. Khu vực giao gà con Kết thúc mỗi chu kỳ, dùng bàn chải và chổi để thu gom tất cả các loại chất thải đem bỏ vào thùng rác, sau đó đem để ở khu vực để chất thải rắn. Dùng nước sạch để cọ rửa đất và bụi bẩn còn lại và phun một lượt dung dịch Phenolics hoặc hỗn hợp Glutheraldehyde - Ammonium Quaternary lên tất cả các bề mặt vừa được làm sạch. Khu chứa chất thải rắn Kết thúc mỗi chu kỳ, khi tất cả các chất thải rắn phải được xử lý, cần phải làm sạch khu vực để chất thải rắn. Dùng nước sạch để cọ rửa đất và bụi bẩn còn lại và phun một lượt dung dịch Phenolics hoặc hỗn hợp Glutheraldehyde - Ammonium Quaternary lên tất cả các bề mặt vừa được làm sạch. Vệ sinh khay đựng trứng, hộp/rổ đựng gà con và các dụng cụ khác Nên sử dụng thùng rửa được chia làm ba ngăn để rửa trứng và các khay ấp bằng tay. Ngăn đầu tiên nên chứa chất khử trùng là hợp chất Ammonium Quaternary. Ngăn thứ 2 chứa nước sạch để rửa và ngăn thứ 3 chứa chất khử trùng Iodophors. Các khay cần được rửa bằng chất khử trùng là hợp chất Ammonium Quaternary, sau đó được xả bằng nước sạch và đem nhúng vào vào chất khử trùng Iodophors trong ít nhất 1 phút. Các thùng rác dùng để thu gom rác thải rắn trong cơ sở ấp nở cũng cần được rửa và làm vệ sinh theo cách này.

Tương tự, tất cả tường, sàn, tràn, giá gỗ ở khu vực ấp phải được vệ sinh bằng hợp chất khử trùng Ammonium Quaternary, sử dụng bàn chải, bọt biển, và xô, sau đó xả bằng nước sạch và phun sương bằng chất khử trùng Phenolics.

98

99


Cải thiện Chất lượng Vệ sinh Ấp nở

4.2 Hướng dẫn quản lý cơ sở ấp nở Có 5 yếu tố chính liên quan đến việc ấp và nở gà vịt con. Năm yếu tố đó là: nhiệt độ, độ ẩm, sự thông gió, đảo trứng và vệ sinh. Các chủ đề chính dưới đây sẽ được giải thích chi tiết: •

Nhiệt độ ấp

Độ ẩm trong máy ấp và máy nở

Sự thông khí

Đảo trứng

Vệ sinh ở cơ sở ấp nở

Danh mục

Vịt

Ngan

Ngỗng

Giai đoạn (Ngày)

21

28

35 - 37

28- 34

Nhiệt độ* (oF, bầu khô)

37,7o C (100oF)

37,7o C (100oF)

37,7o C (100oF)

37.2 oC (99oF)

Độ ẩm (oF, bầu ướt)

85-87

85-86

85-86

86-88

Không đảo trứng sau ngày

Ngày thứ 18

Ngày thứ 25

Ngày thứ 31

Ngày thứ 25

Mở thông gió thêm ¼

Ngày thứ 10

Ngày thứ 12

Ngày thứ 15

Ngày thứ 1

Mở thông gió (nếu cần thiết)

Ngày thứ 18

Ngày thứ 25

Ngày thứ 30

Ngày thứ 25

Việc thay đổi nhiệt độ trong thời gian ngắn thông thường không có ảnh hướng nghiêm trọng đến tỷ lệ nở hoặc chất lượng con giống bởi vì nhiệt độ bên trong quả trứng thay đổi chậm hơn so với nhiệt độ không khí ở bên trong máy ấp. Tuy nhiên, nhiệt độ thấp liên tục sẽ làm cho mẻ ấp nở muộn và làm giảm tỷ lệ nở. Gà con có thế có cơ thể to, yếu ớt.

Mỗi yếu tố trong năm yếu tố trên đều quan trọng và chỉ cần một yếu tố không đảm bảo yêu cầu đều có thể gây ảnh hưởng đến việc ấp nở trứng. Nếu hai yếu tố hoặc nhiều hơn không được kiểm soát, đó có thể sẽ là một thảm họa. Cần nhớ rằng thay đổi hoặc điều chỉnh một trong những yếu tố này có thể sẽ ảnh hưởng đến những yếu tố khác, khiến cho những yếu tố này cũng cần phải thay đổi theo. Chính vì vậy, việc thay đổi ở bất kỳ một yếu tố nào cũng cần được thực hiện dần dần và mọi yếu tố cần phải được theo dõi chặt chẽ để có thể thực hiện những điều chỉnh cần thiết.

Nhiệt độ cao liên tục sẽ gây ra hiện tượng nở sớm và giảm tỷ lệ nở. Gà con có thể bị nở sớm (tương tự như khi để độ ẩm thấp) và có thể bị hở rốn (do rốn khép không kín). Số lượng gà bị dị tật, yếu và nhỏ nhiều hơn.

NHIỆT ĐỘ ẤP

Các máy ấp rất dễ bị quá nóng nếu để ở những chỗ mặt trời chiếu vào, ví dụ ở trong một phòng nóng ở hướng tây của ngôi nhà hoặc ở trong những ngôi nhà nhỏ dễ bị bắt nóng vào các chiều mùa hè. Trong tình trạng như vậy, máy móc, khi hoạt động gần hết công suất và thông gió không tốt, chắc chắn sẽ bị quá nóng. Nói như vậy không có nghĩa là không nên để máy ấp hoạt động hểt công suất, mà ngược lại, cần phải xem xét và điều chỉnh các yếu tố khác trước khi sử dụng hết công suất của máy ấp. Tương tự, không nên để máy ấp gần tường hoặc cửa sổ bên ngoài trong thời tiết lạnh vì rất có thể sẽ không đạt được hoặc duy trì được nhiệt độ tối ưu cho việc ấp nở.

Hầu hết các máy ấp và máy nở, giống như máy mà các chủ cơ sở ấp nở gà và vịt ở Việt Nam thường sử dụng, đều hoạt động ở nhiệt độ 37,7o C (100oF). Nhiệt độ là yếu tố dễ kiểm soát nhất nếu bạn có một bộ kiểm soát nhiệt độ tốt và bạn thực hiện việc kiểm tra cơ chế nhiệt độ thường xuyên. Nếu không có bộ kiểm soát nhiệt độ tốt, nhạy, dễ sử dụng và đáng tin cậy, chúng ta có thể có những mẻ ấp kém, chất lượng gia cầm con thấp và có khi còn bị hỏng toàn bộ mẻ ấp. Nếu máy ấp và máy nở đủ lớn, nên lắp một chuông báo về nhiệt độ để cảnh báo nếu nhiệt độ có khả năng gây nguy hiểm đến sự phát triển của phôi. Chuông báo nhiệt độ thường được thiết kế sử dụng hai thiết bị cảm biến nhiệt. Một thiết bị dùng để kích hoạt chuông báo nếu nhiệt độ giảm xuống dưới 36,1oC hoặc 36,7oC (97 or 98oF). Thiết bị kia dùng để kích hoạt chuông báo nếu nhiệt độ tăng cao quá 38,9oC (102oF). Đây là cách giải thích đơn giản về chuông báo nhiệt độ và cách lắp đặt nó, nhưng, dù vậy, việc lắp đặt cũng không khó khăn lắm.

100

Cần nhớ rằng nhiệt độ cao gây hại nhiều hơn so với nhiệt độ thấp. Có thể ấp trứng trong 3-4 tiếng ở nhiệt độ 32.2oC (90oF) mà không làm hỏng phôi, nhưng ở nhiệt độ 40.5oC (105oF) trong vòng 30 phút có thể làm hỏng rất nhiều phôi. Cần nhớ rằng nếu lỡ để ở nhiệt độ quá cao phôi càng già thì tỉ lệ phôi chết càng lớn.

ĐỘ ẨM TRONG MÁY ẤP VÀ MÁY NỞ

Hầu hết mọi người đều nghĩ rằng số ghi bầu ướt ở máy nở hoặc máy ấp là chỉ độ ẩm tương đối tính theo phần trăm. Tất nhiên, điều này là không đúng. Độ ẩm tương đối tính theo phần trăm được xác định qua việc sử dụng cả số ghi bầu khô và bầu ướt. Ví dụ, nếu số ghi ở bầu khô là

101


Cải thiện Chất lượng Vệ sinh Ấp nở

30.7o C (87.3oF) và số ghi ở bầu ướt 30.7o C (87.3oF), thì độ ẩm tương đối là 60%. Ở điều kiện bình thường, độ ẩm tương đối trong máy ấp hoặc máy nở nên luôn ở mức 57 đến 60%. Bảng dưới đây cho số liệu về độ ẩm tương đối với các số ghi bầu ướt và bầu khô khác nhau.

Nhiệt độ bầu ướt để tính độ ẩm tương đối Nhiệt độ bầu khô theo oF Độ ẩm tương đối

37.2 o C (99oF)

37,7o C (100oF)

38.3 oC (101oF)

38,9oC (102oF)

Nhiệt độ bầu ướt theo oF 45%

80.5

81.3

82.2

83.0

50%

82.5

83.3

84.2

85.0

55%

84.5

85.3

86.2

87.0

60%

86.5

87.3

88.2

89.0

65%

88.0

89.0

90.0

91.0

70%

89.7

90.7

91.7

92.7

Có nhiều đề xuất về cách đặt nhiệt độ bầu khô và bầu ướt. Tuy nhiên, bằng cách thử với các lựa chọn nhiệt độ khác nhau, bạn sẽ nhận ra rằng cách tốt nhất là để bầu khô ở mức 37.7o C (100oF), và bầu ướt ở mức 29.47o C đến 30.7o C (85 đến 87oF). Để càng gần ở mức 30oC (86oF càng tốt). Duy trì lựa chọn này từ ngày ấp đầu tiên cho đến khi quá trình nở kết thúc. Không cần thiết phải thay đổi độ ẩm từ 30oC (86oF), nếu trứng ấp được thu gom và bảo quản đúng cách nhằm ngăn ngừa mất nước lớn trước khi đem ấp, nếu nhiệt độ trong các máy được duy trì ở mức 37.7o C (100oF), nếu trứng được đảo thường xuyên, nếu vệ sinh tốt, và nếu độ thông gió được điều chỉnh đúng trong suốt quá trình ấp và nở. Nếu thử nâng nhiệt độ bầu ướt lên 32.2oC hoặc 33.3oC (90 hoặc 92oF), tỷ lệ nở có thể bị giảm nếu các lỗ thông gió trên máy nở hoặc máy ấp bị đóng quá nhiều. Việc đóng các lỗ thông gió có thể làm tăng nhiệt độ bầu ướt và độ ẩm bên trong các máy, nhưng các phôi đang phát triển sẽ bị ảnh hưởng do sự thông gió kém. Các bấc trên nhiệt kế bầu ướt bị cũ, bẩn, quá ngắn và sai cỡ có thể làm sai số ghi. Một điều quan trọng là các bấc cần phải được giữ ở điều kiện tốt nhất. Hàng tuần, bạn nên làm sạch các bấc cẩn thận và thay bấc mới sau bốn đến 8 lần vệ sinh bấc. Việc thay bấc định kỳ thường bị coi nhẹ; Đây là sai lầm, nếu so sánh chi phí để thay bấc (tương đối thấp) với cái giá phải trả cho tỷ lệ nở thấp gây ra bởi việc đọc các số ghi bầu ướt sai, thì việc thay các bấc mới là rất cần thiết. Các bấc kém chất lượng thường cho kết quả cao hơn so với con số thực tế. Nói cách khác, bầu ướt có xu hướng hoạt động gần giống bầu khô do việc nước thấm qua bấc đã bị làm chậm lại. Chính vì vậy, nếu duy trì nhiệt độ 30oC (86oF) ở chỉ số bầu ướt với những bấc lỗi, thực tế bạn có thể duy trì nhiệt độ 28.9oC (84oF), môi trường bầu ướt ở trong máy. Sự khác nhau chỉ có hai độ này trong cả quá trình ấp và nở có thể làm giảm tỷ lệ nở rõ rệt. Ở những nơi có thể thực hiện được, nên sử dụng hai bộ dụng cụ bầu khô và bầu ướt trong mỗi máy.

Việc trứng bị mất nước lớn trong quá trình bảo quản trước khi đem ấp có thể gây ra các triệu chứng tương tự như khi độ ẩm trong các máy thấp gây ra. Dấu hiệu về độ ẩm thấp là phôi bị dính trong quá trình mổ vỏ và nở, làm cho phôi không thể xoay đầu được trong vỏ trứng và không mổ vỏ để chui ra khỏi vỏ trứng được. Độ ẩm thấp cũng làm cho gà con bị nở sớm, có dị tật, gia cầm yếu và bé. Độ ẩm thấp cũng làm cho gia cầm con bị bệnh ngửa cổ lên trời, gia cầm con không thể đứng, đi, cũng như tự định hướng để tìm thức ăn, nước uống cho mình. Nếu quan sát thấy có một vài gà con có cơ thể to nhưng lại yếu, có thể tự mổ vỏ và ra được nhưng lại chết ở trên khay, đây chính là biểu hiện của tình trạng độ ẩm cao. Hiện tượng này thường đi kèm với nó là mùi rất khó chịu. Hiện tượng này có thể xảy ra trong máy ấp và máy nở có các hệ thống phun ẩm bắt buộc, và phun quá nhiều hơi nước vào trong máy. Rất ít khi độ ẩm trong các máy phụ thuộc vào độ bay hơi của các chảo bị lên quá cao nếu bạn sử dụng đúng loại chảo bốc hơi theo khuyến nghị, nếu nhiệt độ để ở mức đúng, và nếu máy móc được thông khí đúng cách và đầy đủ. Nếu do hạn chế thông khí, độ ẩm tăng lên quá cao tới 33.3oC đến 34.4oC (92o đến 94oF), trong giai đoạn cuối cùng của quá trình ấp, phôi gà được làm ẩm và phát triển đến ngày ấp thứ 19, 20 hoặc 21 (phôi vịt được làm ẩm và phát triển đến ngày ấp thứ 26, 27 hoặc 28 ), nhưng lại chết trong vỏ do bị ngạt. Việc gà bị chết ngạt là do thông khí không đúng cách hơn là do độ ẩm cao.

THÔNG KHÍ TRONG MÁY ẤP VÀ MÁY NỞ

Việc thông khí trong các máy ấp và máy nở là rất quan trọng bởi vì khí ô xy mới được tạo ra rất cần thiết cho sự hô hấp (hút ô xy và thải khí carbonic) của các phôi trong trứng ấp đang trong thời kỳ phát triển cho đến tận khi gia cầm con được đưa ra khỏi máy ấp. Nhu cầu ô xy trong vài ngày đầu tiên khá nhỏ so với những giai đoạn phát triển sau này. Vỏ trứng chứa 3000-6000 lỗ nhỏ, gọi là “lỗ khí”, thông qua đó, ô xy từ không khí vào đến phôi đang phát triển và cũng thông qua những lỗ này, khí cacbonic từ trong phôi thoát ra ngoài không khí. Hai lá phổi của phôi vẫn chưa phát triển trong thời kỳ phát triển ban đầu của phôi đến mức chúng có thể thực hiện việc hô hấp bằng cách thở. Chính vì vậy, trong thời gian 3-5 ngày đầu, hô hấp được thực hiện thông qua các mạch lưu thông máu trong noãn hoàng đang lớn lên trong phôi. Để đến được các mạch máu này, việc trao đổi khí phải đi qua các lỗ trên vỏ trứng và lòng trắng trứng để đến được các mạch máu ở noãn hoàng, nằm trên bề mặt của lòng đỏ. Sau ngày thứ 4 hoặc thứ 5, một cơ cấu khác, được gọi là “túi niệu,” bắt đầu lớn lên trong phôi, vượt qua lòng trắng và cố định nó ở ngay dưới vỏ trứng. “Túi niệu” trở thành cơ quan hô hấp đầu tiên của phôi đang phát triển và tiếp tục giữ chức năng này đến tận trước khi gà mổ vỏ chui ra ngoài. Việc chuyển đổi chức năng hô hấp từ túi niệu sang phổi chỉ bắt đầu khoảng 3-4 ngày trước khi gà con mổ vỏ. Quá trình chuyển đổi này diễn ra từ từ và hoàn tất vào thời điểm gà con mổ vỏ chui ra. Điều quan trọng cần nhớ về sự hô hấp của phôi đó là sự thông gió có vai trò quan trọng trong suốt quá trình ấp, đặc biệt là càng gần về những ngày cuối, bởi vì phôi ngày càng lớn và hô hấp với tỷ lệ lớn hơn rất nhiều lần so với thời kỳ đầu. Vậy bạn đặt bộ điều hòa khí (van) ra và vào trong máy ấp của bạn như thế nào?

102

103


Cải thiện Chất lượng Vệ sinh Ấp nở

Dưới đây là những hướng dẫn chung cho việc thông khí đúng cách: •

Khí thoát ra từ máy ấp hoặc máy nở cần phải được cho thoát ra (dẫn ra ngoài qua đường ống) ngoài khu nhà xưởng. Điều này đặc biệt đúng nếu máy ấp được đặt trong một khu nhà đóng cửa kín hoặc trong một phòng nhỏ. Một hệ thống thoát khí như vậy, nếu được lắp đặt đúng cách, sẽ giúp bảo đảm thêm rằng lúc nào cũng có không khí sạch cho các phôi gia cầm đang trong quá trình phát triển. Các máy ấp loại nhỏ, sử dụng cho gia đình, thường không được thiết kế để dễ lắp đặt các đường ống thoát khí và chính vì vậy, rất ít khi được sử dụng. Thay vào đó, có thể thấy 4-5 máy ấp hoạt động trong một căn phòng có diện tích 3m x 4m thải khí ra phòng và cũng hút khí vào từ chính phòng đó. Đôi khi, tất cả các cửa sổ và cửa ra vào cũng được đóng chặt, bởi vì như những người chủ vẫn nói: “Việc này sẽ giúp giữ lại nhiệt độ và độ ẩm trong máy ấp”. Hạn chế sử dụng các trang thiết bị thông khí trong phòng sẽ giúp kiểm soát nhiệt độ và độ ẩm, nhưng lại ảnh hưởng đến sự thông khí. Trong trường hợp này, các máy ấp chỉ có thể lưu thông không khí cũ, đã được thải ra từ các máy ấp để các phối sử dụng lại cho việc hô hấp của chúng. Có thể làm giảm sự lưu thông lại khí cũ thải ra từ các máy ấp bằng cách đặt máy ấp vào một căn phòng lớn có một vài lỗ hở, hoặc trong một căn phòng nhỏ với rất nhiều lỗ hở (cửa sổ hoặc cửa ra vào). Cách tốt nhất là lắp đường ống để dẫn khí đã sử dụng rồi ra khỏi khu vực nhà ấp và tạo đủ lỗ hở để không khí mới có thể vào được phòng, hoặc mở rất nhiều lỗ hở để khí mới vào và khí cũ thoát ra dễ dàng. Sẽ cần khối lượng khí trao đổi lớn nhất vào giai đoạn cuối của quá trình ấp bởi vì các phôi đã phát triển lớn hơn và hô hấp nhiều hơn.

Trong khi lắp các máy ấp một kỳ không phổ biến ở các cơ sở ấp nở tại Việt Nam, dưới đây là tóm tắt các giải thích về hướng dẫn lắp các bộ điều hòa khí (van) trong các máy ấp một giai đoạn: 1.

Thông khí phải tăng lên khi phôi lớn dần lên và khi nhiệt độ bên ngoài tăng

2.

Tạo các khe hở để hút khí và thoát khí có kích cỡ tương đương nhau (một số máy ấp có một khe hở để hút khi trong khi có 2 hoặc hơn khe hở để thoát khí)

3.

Cần quan tâm đến việc thông khí đúng cách ngang bằng với việc kiểm soát nhiệt độ và độ ẩm…

4.

Tìm cách để thoát các khí thải ra, đặc biệt là trong các căn phòng nhỏ đặt máy ấp loại khép kín, để máy móc có thể hút khí mới vào.

5.

Nếu trong máy ấp có các loại trứng ấp khác nhau, làm cho các phôi cũng ở các giai đoạn phát triển khác nhau, việc thay đổi về môi trường có ảnh hưởng lớn đến nhu cầu cần có thay đổi về bộ điều hòa (van) khí ra và vào. Trừ khi khí vào khá tốt, các lỗ hở cho việc khí ra, khí vào không nên để mở quá ½ nếu trong máy đầy trứng.

Làm thế nào để biết được việc thông khí là rất kém? Dấu hiệu đầu tiên cần chú ý có lẽ chính là mẻ ấp có tỷ lệ nở kém. Việc thông khí không đúng cách có thể góp phần làm cho tỷ lệ nở thấp, nếu sau khi kiểm tra nhiều phôi chết trong vỏ, ta quan sát thấy các tình trạng sau:

104

1.

Phần lớn các phôi gà đạt đến ngày ấp thứ 19 hoặc 20. (Phôi vịt đạt đến ngày ấp thứ 26, 27 hoặc 28 )

2.

Phôi không bị mất nước.

3.

Phôi không bị dị tật.

4.

Các lòng đỏ chưa tiêu hết có vẻ không bị bệnh

5.

Ghi số ở bầu ướt gần ở mức 32.2oC (90oF), hơn là 30oC (86oF).

6.

Yếu tố giữ ấm không được quan tâm vào những giai đoạn cuối của quá trình ấp.

7.

Bộ điều hòa không khí (van) ra và vào không được mở ra như mong muốn.

ĐẢO TRỨNG

Trong quá trình ấp, các quả trứng ấp nên để theo chiều dọc, đầu to hướng lên trên trong máy ấp và được đảo bởi máy hoặc đảo tay đến khoảng 3 ngày trước khi trứng nở. Lúc này trứng sẽ được chuyển sang khu vực mổ vỏ và nở. Lúc này, trứng sẽ được đặt vị trí nằm ngang và không được đảo trứng trong quá trình trứng nở. Gia cầm, kể cả gà và vịt, tự đảo trứng của chúng nếu chúng tự ấp tại tổ. Thiên nhiên đã khiến cho các con chim làm tổ theo bản năng và chúng ta biết việc đảo trứng là rất cần thiết trong các máy ấp để có tỷ lệ nở cao nhất. Lý do tại sao việc đảo trứng lại quan trọng đến vậy là vì các phân tử ở lòng trắng trứng không béo và có trọng lượng riêng ngang với nước. Tuy nhiên, lòng đỏ lại có hàm lượng chất béo rất cao. Chất béo và chất dầu có trọng lượng riêng thấp hơn nước và nổi trên nước. Lòng đỏ cố gắng làm điều tương tự – nổi lên trên lòng trắng. Nếu một quả trứng được giữ nguyên ở một vị trí, lòng đỏ sẽ nổi lên trên lòng trắng, sát cạnh vỏ. Phôi đang phát triển luôn nằm bên trên của lòng đỏ. Khi một quả trứng được đảo, lòng đỏ cũng đảo vị trí ở trong lòng trắng, do vậy, phôi vẫn ở phía trên của lòng đỏ. Có lẽ tự nhiên cũng diễn ra như vậy, vì vậy phôi luôn ở vị trí tốt nhất để nhận được hơi ấm từ gà mái mẹ đang ấp bên trên ổ trứng. Nếu trứng không được đảo, lòng đỏ có xu hướng nổi lên phía trên sát phần vỏ và đẩy phôi đến gần vỏ, ép phôi đã phát triển ở giữa lòng đỏ và vỏ. Phôi có thể bị hư hoặc bị hỏng. Việc đảo trứng giúp lòng đỏ thay đổi vị trí so với vỏ trứng, để phôi đang phát triển được an toàn cho đến lần đảo trứng tiếp theo. Các sợi albumin xoắn kéo dài từ lòng đỏ sang lòng trắng đến cả hai đầu to và nhỏ của quả trứng. Những sợi xoắn này được gọi là các dây chằng. Chúng giúp giữ cho lòng đỏ cách xa vỏ trứng. Các dây chằng này giữ chặt lòng đỏ ở giữa quả trứng cho đến khi chất lượng của quả trứng bắt đầu suy giảm, ví dụ như khi đặt một quả trứng trong máy ấp có nhiệt độ là 37.7oC (100oF). Do lòng trắng trứng ngày càng nhiều nước, các dây chằng dần giảm khả năng giữ cho lòng đỏ ở đúng vị trí, chính vì vậy việc đảo trứng thường xuyên sau khi quá trình ấp bắt đầu càng trở nên 105


Cải thiện Chất lượng Vệ sinh Ấp nở

quan trọng. Nói chung, nhu cầu cần phải đảo trứng kể từ khi trứng được cho vào ấp phải được duy trì cho đến khi chỉ còn hai hoặc ba ngày nữa là đến ngày gà con mổ vỏ chui ra. Trứng trong các máy ấp nhỏ ở hộ gia đình thường chỉ được đảo hai lần/ngày, một lần vào buổi sáng và một lần vào buổi tối. Cần nhớ rằng đảo trứng chỉ hai lần/ngày là không đủ. Khi đảo trứng bằng tay, tốt nhất số lần đảo trứng/ngày nên là số lẻ (ví dụ: 5 hoặc 7 lần) Thời gian lâu nhất mà trứng nằm yên ở một vị trí là vào ban đêm. Số lần đảo trứng là số lẻ sẽ giúp luân phiên thay đổi mặt hướng lên trên của quả trứng vào ban đêm. Một số người làm ấp nở chỉ kéo khay trứng ra và đưa tay lướt phía bên trên các quả trứng. Theo họ, đây là cách đảo trứng. Thực tế, đây chỉ là làm động đậy quả trứng bởi vì không thể khẳng định chắc chắn rằng trứng chỉ được xoay tròn hay trứng đã được đảo sang vị trí khác. Rất nhiều quả trứng có thể không hề được đảo, mà chỉ xoay tròn. Đảo trứng theo cách này cũng có thể làm vỡ vỏ trứng. Rất nhiều gà con vẫn phát triển trong những quả trứng có vỏ bị vỡ (chỉ vỡ vỏ, màng trứng không bị ảnh hưởng) nhưng không nhiều con có thể mổ vỏ để chui ra ngoài bởi vì vỏ trứng vỡ làm mất nước và khiến cho môi trường bên trong bị dính bết. Gà con không đủ khỏe để mổ vỏ và tự thoát ra ngoài khỏi môi trường dính bết như vậy. Nếu sử dụng máy ấp trứng tương đối nhỏ, nơi ấp lại cách xa nơi ở và chỉ có thể đảo trứng một vài lần trong ngày, hãy đánh dấu X bằng bút chì hoặc bút dạ vào đầu trên của mỗi quả trứng. Mỗi lần bạn đảo trứng cần kiểm tra kỹ để chắc chắn rằng mỗi quả trứng đã được đảo bằng việc kiểm tra đầu có chữ X của quả trứng đã được đảo theo chiều ngược lại so với trước đó. Nếu sử dụng máy ấp trứng có chức năng tự động đảo trứng, trứng cần được đảo ít nhất là hai tiếng/1 lần. Nếu hệ thống đảo trứng được điều chỉnh bằng tay, đảo càng thường xuyên càng tốt. Cố gắng bảo đảm thời gian đều cho mỗi bên. Không nên đảo trứng trong vòng 3-4 ngày khi trứng sắp nở (với trứng gà: từ ngày 19-21; trứng vịt: ngày 26-28). Gà con cần phải ở yên trong vỏ trứng để đợi ngày mổ vỏ và chúng sẽ làm việc này tốt hơn nếu chúng được ở yên trong khi quá trình này đang diễn ra. Lúc này, phôi đã đủ lớn và lòng đỏ đã được tiêu hết làm thức ăn cho phôi và không còn lo phôi bị chèn giữa lòng đỏ và vỏ trứng nữa.

VỆ SINH CƠ SỞ ẤP NỞ

Tất cả các yếu tố liên quan đến việc ấp nở như nhiệt độ, độ ẩm và sự thông khí có thể rất tốt tuy nhiên vẫn xảy ra hiện tượng tỷ lệ nở thấp. Lý do là bởi vì việc vệ sinh ở cơ sở ấp nở cũng như thực hành vệ sinh kém. Việc giữ vệ sinh kém không chỉ làm ảnh hưởng đến tỷ lệ nở mà còn tăng tỷ lệ gia cầm mới nở bị chết trong thời gian úm gà (trong 7 ngày đầu tiên sau khi nở). Nó cũng gây ra bệnh tật dai dẳng ảnh hưởng đến gia cầm trong giai đoạn trưởng thành sau này, xét về tỷ lệ gia cầm chết cao và chất lượng kém. Những thiệt hại trong giai đoạn úm và trưởng thành gây ra bởi việc vệ sinh cơ sở ấp nở kém có thể lớn hơn so với thiệt hại gây ra do tỷ lệ nở thấp. Giả dụ ta cần chuẩn bị ấp các quả trứng đã sạch sẽ và được bảo quản cẩn thận. Các dụng cụ quan trọng nhất để sử dụng cho việc vệ sinh khử trùng máy ấp và máy nở là nước, chất khử trùng, và dầu bôi trơn, các phương tiện, bàn chải cứng để cọ, chùi, chổi quét. Một số người đã 106

sai khi nghĩ rằng các thuốc khử trùng là giải pháp tốt nhất cho các vấn đề của họ. Họ nghĩ rằng các chất khử trùng có thể thay thế cho việc vệ sinh kém, nhưng điều này không đơn giản như vậy. Nên nhớ rằng: Không thế nào khử trùng được một môi trường bẩn. Bởi vì tất cả các chất khử trùng sẽ bị mất tác dụng ngay khi chúng tiếp xúc với các chất hữu cơ. Có một số chất khử trùng vẫn còn một phần tác dụng khi tiếp xúc với các chất hữu cơ. Các chất khử trùng Cresol, Cresylic acid, và nhựa than đá là những chất khử trùng hiệu quả nhất khi có chất hữu cơ. Nhưng bởi vì những chất khử trùng này có tính chất ăn mòn và thải ra các khí độc hại, nên chúng không được sử dụng trong các cơ sở ấp nở. Các chất khử trùng thông dụng nhất thường được sử dụng trong các cơ sở ấp nở là: quaternary ammonia compounds (quats), multiple phenolics, và iodophors (iodine compounds). Quaternary ammonia có lẽ là chất khử trùng hay được sử dụng nhất cho các thiết bị như máy ấp, khay nở bởi vì quats gây tương đối ít kích thích, không ăn mòn, độ độc thấp và khá hiệu quả khi xử lý các chất bẩn hữu cơ. Do máy ấp và các bộ phận trong máy đều được vệ sinh hết các chất hữu cơ trước khi sử dụng chất khử trùng nên quats là một lựa chọn tốt. Nhiều cơ sở ấp nở lại sử dụng multiple phenolics. Các chất khử trùng loại này có phạm vi sát trùng rộng, độ độc và độ ăn mòn thấp. Chúng khá hiệu quả khi khử trùng có chất hữu cơ và sau khi sử dụng, hiệu quả ngăn ngừa vi khuẩn phát triển trở lại là khá tốt. Điểm bất lợi đó là multiple phenolics có thể gây hiệu ứng bỏng da nếu người xử lý các chất khử trùng loại này ở dạng dung dịch cô đặc trong thời gian dài. Nếu sử dụng multiple phenolics với độ đặc lớn hơn khuyến nghị ghi trên bao bì, cần đeo PPE, bao gồm cả găng tay cao su, kính bảo hộ và mặt nạ phòng độc để bảo vệ. Iodophores có hoạt tính sát trùng rộng, hiệu lực vừa phải nếu phải sát trùng trong môi trường có chất hữu cơ và rẻ hơn so với quats hoặc multiple phenolics. Điểm bất lợi của loại chất khử trùng này là chúng làm biến màu, ăn mòn trong dung dịch acid, và có tác dụng tồn lưu sau khi phun khá nhẹ. Công việc vệ sinh kỹ càng có thể tiêu diệt tới 80-85% vi khuẩn. Trong trường hợp này, và khi vệ sinh xong, thông thường không cần hoặc chỉ cần sử dụng rất ít chất khử trùng (với giả thiết là bạn chỉ ấp những quả trứng sạch). Nếu, mặt khác, bạn sử dụng một hệ thống vệ sinh nhanh “được chăng hay chớ”, và có khoảng cách thời gian giữa các lần vệ sinh kỹ lưỡng khá dài, chắc chắn bạn đã không đạt được việc khử trùng các máy móc của bạn. Tốt nhất bạn nên sử dụng một loại chất tẩy rửa sau mỗi lần làm vệ sinh và có thể giữa các lần làm vệ sinh. Xông hơi khử trùng cũng là một phương pháp khử trùng khác và khá hữu hiệu nếu việc vệ sinh không được thực hiện tốt, trứng bị bẩn, hoặc các máy móc đều xếp đầy trứng khiến cho việc dỡ hết trứng ra để vệ sinh đúng cách gặp khó khăn. Với trứng, máy móc, dụng cụ, và không khí vào đều sạch, không cần thiết phải xông hơi khử trùng.

107


Cải thiện Chất lượng Vệ sinh Ấp nở

5. Đánh giá tập huấn 5.1 Phiếu kiểm tra an ninh sinh học cho cơ sở ấp nở 5.2 Phiếu đánh giá chương trình tập huấn an ninh sinh học cho cơ sở ấp nở

108

109


Cải thiện Chất lượng Vệ sinh Ấp nở

5.1 Phiếu kiểm tra an ninh sinh học cho cơ sở ấp nở Họ và tên:____________

ngày tháng:____________

Chỉ khoanh tròn vào một câu trả lời đúng 1.

Phương pháp hữu hiệu nhất và rẻ nhất để bảo vệ sức khỏe của gia cầm con là gì? a. thuốc chữa bệnh b. tiêm vắc xin c. an ninh sinh học

2.

Những nguyên tắc nào trong chương trình an ninh sinh học là quan trọng nhất để ngăn ngừa dịch bệnh? a. Cách ly và kiểm soát việc ra vào cơ sở ấp nở b. Vệ sinh c. Khử trùng d. Tất cả các ý trên

3.

Vùng đệm là gì? a. Khu vực bẩn b. Khu vực sạch c. Khu vực bảo vệ được xây dựng nhờ các quy định an ninh sinh học

4.

Bạn nên đi thăm các khu vực trong cơ sở ấp nở theo trật tự nào? a. Khu vực sạch trước tiên b. Khu vực bẩn trước tiên c. Việc này không quan trọng

5.

Bạn nên mặc gì tại cơ sở ấp nở của bạn a. Quần áo và giày dép đi ngoài đường b. Quần áo và giày dép sáng màu c. Quần áo và giày dép dành riêng cho cơ sở ấp nở

6.

Việc rửa tay tại cơ sở ấp nở a. Không bao giờ rửa tay b. Sau khi tiếp xúc với trứng c. Sau khi tiếp xúc và xử lý gia cầm mới nở d. Sau mỗi lần đi vệ sinh e. Khi vào cơ sở ấp nở f. Tất cả các ý từ b đến e

7.

Bạn cần làm gì với tất cả trứng và dụng cụ sắp đưa vào cơ sở ấp nở a.Cứ để thế mang vào cơ sở ấp nở

110

b. Xả bằng nước c. Xông hơi khử trùng bằng formalin và thuốc tím

8.

Cần cung cấp gì cho khách đến thăm cơ sở ấp nở? a. Quần áo bảo hộ chùm ngoài b. Giày dép hoặc bọc giày sạch c. Nước và xà phòng để rửa tay d. Tất cả các ý trên

9.

Bạn cần làm gì để phòng ngừa chuột bọ ở cơ sở ấp nở của bạn a. Cần giữ cho sân trong cơ sở ấp nở sạch sẽ b. Đăt và thay đổi các bẫy chuột chung quanh cơ sở ấp nở c. Đổ và làm sạch thùng đựng chất thải rắn d. Tất cả các ý trên

10.

Bạn cần làm gì để phòng ngừa côn trùng trong cơ sở ấp nở của bạn? a. Cần giữ cho sân trong cơ sở ấp nở sạch sẽ b. Xịt thuốc diệt côn trùng ở bên trong và xung quanh cơ sở ấp nở c. Đổ và làm sạch thùng đựng chất thải rắn d. Tất cả các ý trên

11.

Vai trò của chim trời và các loại động vật hoang dã khác trong viêc làm phát tán dịch bệnh? a. Rất quan trọng b. Quan trọng c. Khá quan trọng d. Không quan trọng

12.

Có thể sử dụng biện pháp nào để xử lý rác thải rắn: a. Đốt b. Chôn c. Ủ làm phân d. Làm bio gas

e. Tất cả các ý trên

13. Kể tên 3 bộ phận bảo hộ lao động quan trọng cần dùng khi phun xịt thuốc khử trùng: a. b. c. 14.

Khu vực bên trong cơ sở ấp nở phải được rửa sạch bằng xà phòng trước khi khử trùng: a. Đúng b. Sai

15.

Phải để chất khử trùng tiếp xúc với các bề mặt cần khử trùng trong ít nhất: a. 10 phút b. 1 tiếng c. 24 giờ

16.

Bạn biết nên sử dụng loại thuốc khử trùng này như thế nào bằng cách: a. Hỏi bác sĩ thú y hoặc nhân viên của Chi Cục Thú y. b. Đọc nhãn mác; C; Cả hai ý a và b

17.

Khử trùng hiệu quả = Nồng độ chất khử trùng + ______________ 111


Cải thiện Chất lượng Vệ sinh Ấp nở

5.3 Phiếu đánh giá chương trình tập huấn an ninh sinh học cho cơ sở ấp nở Tên :________________

6.

Các câu hỏi của tôi đều được giải đáp và tôi rất hài lòng

Không đồng ý 1

7.

Không chắc chắn 2

3

Đồng ý 4

5

Các buổi tập huấn quá dài

Không đồng ý

Ngày tập huấn:______________

1

Không chắc chắn 2

3

Đồng ý 4

5

Hãy khoanh tròn vào một trong các số từ 1-5 1.

Không đồng ý 1

2.

Không chắc chắn 2

1

2

2

3

4

4

3

1

3

10.

4

Không chắc chắn 2

5

3

Đồng ý 4

5

Các chủ đề đều phù hợp với nhu cầu của tôi?

Không đồng ý 1

11.

3

Đồng ý

Không chắc chắn 2

3

Đồng ý 4

5

Tôi sẽ rất tự tin để hướng dẫn người khác về an ninh sinh học

Không đồng ý 1

5

Không chắc chắn 2

3

Đồng ý 4

5

Nhận xét:

Không chắc chắn 2

1

5

Các giảng viên tôn trọng nhu cầu của tôi

Không đồng ý

2

Không đồng ý

Đồng ý 4

Không chắc chắn

Tôi có mong muốn được tham dự thêm các khóa học tập huấn thực hành

Đồng ý

Không chắc chắn 2

9.

5

Kiến thức của tôi về vệ sinh và khử trùng tại cơ sở ấp nở đã thay đổi

1

1

Đồng ý

Không chắc chắn

Không đồng ý

112

3

Không đồng ý

5

Bây giờ tôi rất tự tin trong việc thực hiện các tiêu chuẩn an ninh sinh học tại cơ sở của mình

1

5.

4

Không chắc chắn

Không đồng ý

4.

3

Các giảng viên giảng bài rất dễ hiểu

Đồng ý

Những kiến thức của tôi về an ninh sinh học của cơ sở ấp nở đã thay đổi

Không đồng ý

3.

8.

Khóa tập huấn đáp ứng mong đợi của tôi.

Đồng ý 4

5 113


Cải thiện Chất lượng Vệ sinh Ấp nở

114

115



Turn static files into dynamic content formats.

Create a flipbook
Issuu converts static files into: digital portfolios, online yearbooks, online catalogs, digital photo albums and more. Sign up and create your flipbook.