Photo%20essay%20book%20%281%29 2

Page 1


VIETNAM MEDIA FELLOWSHIP PROGRAMME THE HUMAN FACE OF AVIAN INFLUENZA

PHOTO ESSAYS PHÓNG SỰ ẢNH CHƯƠNG TRÌNH HỌC BỔNG TRUYỀN THÔNG VIỆT NAM NHÂN LOẠI VÀ TÁC ĐỘNG CỦA CÚM GIA CẦM


Đây là quan điểm của cá nhân người được phỏng vấn, không phản ánh quan điểm của Tổ chức Nông nghiệp và Lương thực của Liên Hợp Quốc, Chính phủ Canada cũng như của Chính phủ Việt Nam. Chúng tôi không chịu trách nhiệm về tính chính xác và độ tin cậy của nội dung. All opinions expressed do not necessary reflect the opinions of the Food and Agriculture Organization of the United Nations, the Government of Canada nor the Government of Vietnam. We also disclaim any responsibility about the veracity and accuracy of the contents provided.


INTRODUCTION The Food and Agriculture Organization of the United Nations (FAO) through the generous funding contribution of the Canadian International Development Agency (CIDA) has launched a Media Fellowship Project entitled ‘The Human Face of Avian Influenza’ to report and document the evolution and impact of Avian Influenza in Viet Nam. The main objective of this fellowship is to bring about a deeper understanding of the impact of Avian Influenza on the livelihoods of the people. The project aims to map out the socio-economic and cultural implications of the disease through the experiences of individuals and communities directly and indirectly affected by Avian Influenza.

National Journalists have been selected to participate into the Media Fellowship under various media types including film, photo journalism and articles. These Journalists have travelled to outbreak locations to tell people’s stories. The Avian Influenza story has been captured to help us better understand the difficulties and challenges faced by people on a day to day basis as they try to maintain their livelihoods. The Food and Agriculture Organization of the United Nations is pleased to introduce a collection of the media products joining in the Media Fellowship on the theme ‘The Human Face of Avian Influenza’’. The compiled collection contains the photo essays.

photo essays book

5


LỜI GIỚI THIỆU

Tổ chức Lương thực và Nông nghiệp của Liên Hợp Quốc (FAO) thông qua sự hỗ trợ nguồn vốn của Cơ quan Phát triển Quốc tế Canada (CIDA) đã khởi động chương trình Học bổng truyền thông – “Nhân loại và tác động của Cúm gia cầm” nhằm ghi lại những tiến triển và tác động của cúm gia cầm tại Việt Nam. Mục tiêu chính của học bổng này là mang lại hiểu biết sâu sắc hơn về tác động của cúm gia cầm đối với sinh kế của người dân. Chương trình nhằm làm rõ những tác động về kinh tế - xã hội và văn hóa của dịch bệnh thông qua trải nghiệm của các cá nhân và cộng đồng đã bị ảnh hưởng trực tiếp hoặc gián tiếp từ cúm gia cầm. Các nhà báo trong nước đã được lựa chọn để tham gia học bổng hỗ trợ nghiên cứu về truyền thông theo các loại hình báo chí khác nhau bao gồm báo hình, báo ảnh và báo viết. Các nhà báo đã đi đến những nơi có dịch để kể lại các câu chuyện của người dân ở đó. Những câu chuyện về cúm gia cầm đó đã giúp chúng ta hiểu hơn những khó khăn và thách thức mà người dân phải đối mặt hàng ngày để duy trì cuộc sống của họ. Tổ chức Nông lương Liên Hợp Quốc xin trân trọng giới thiệu tuyển tập các tác phẩm tham dự Học bổng truyền thông trong khuôn khổ “Nhân loại và tác động của cúm gia cầm”. Tuyển tập này trình bày các bài phong sự ảnh của Chương trình.

6

photo essays book


FIGHTING COCK AREA DURING AVIAN INFLUENZA PERIOD XỨ GÀ NÒI THỜI DỊCH CÚM

AUTHOR TÁC GIẢ Name: Lê Hà Year of Birth: 1981 Reporter: Photo Journalist for the Voice of Vietnam “I have participated in the Media Fellowship Programme – The Human Face of Avian Influenza launched by FAO. The photo essay is about the prevention and control of Avian Influenza for Fighting Cocks in the Mekong Delta Region, particularly Ben Tre and Dong Thap Provinces.” Time: September- October 2008. LÊ HÀ SINH NĂM: 1981 NHÀ BÁO - PHÓNG VIÊN ẢNH ĐÀI TIẾNG NÓI VIỆT NAM. “TÔI ĐÃ THAM GIA CHƯƠNG TRÌNH HỌC BỔNG TRUYỀN THÔNG – NHÂN LOẠI VÀ TÁC ĐỘNG CỦA CÚM GIA CẦM DO FAO TỔ CHỨC VỚI ĐỀ TÀI VỀ CÔNG TÁC PHÒNG CHỐNG CÚM GIA CẦM ĐỐI VỚI GÀ CHỌI TẠI KHU VỰC ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG, CỤ THỂ LÀ BẾN TRE VÀ ĐỒNG THÁP. “ THỜI GIAN: THÁNG 9, 10/2008. photo essays book

7


FIGHTING COCK AREA DURING AVIAN INFLUENZA PERIOD

ACCORDING TO THE SUB‐DEPARTMENT OF ANIMAL HEALTH IN BEN TRE PROVINCE, SINCE THE AVIAN INFLUENZA OUTBREAKS IN 2004, CHO LACH DISTRICT IS THE ONLY LOCATION THAT HAS NOT HAD AN OUTBREAK, DESPITE THE LARGE NUMBER OF CHICKENS RAISED IN THE AREA. Highway 57 joins Vinh Long and Ben Tre province passing through a famous area called Cai Mon that is abundant with fruit, flowers and Cai Mon fighting cocks. Here, all households are associated with chickens including breeding special fighting cocks. There are many kinds of aggressive Thai and American fighting cocks but the Cai Mon fighting cocks are still preferred because of their intelligence, endurance, powerful appearance and colour. CAI MON’S FIGHTING COCK REPUTATION BRINGS WEALTH Professional cock breeders have said: “These chickens are the Cai Mon fighting cock breed, but when brought to other areas, such as Vinh Long or Dong Thap, they are still fighters but not as beautiful as when they are in Cai Mon. In addition, the Cho Lach fighting cocks look wise while fighting and also have shiny feathers. That is why they are so beautiful”. Because of these attributes, the Cai Mon and Cho Lach fighting cocks are exported to many countries such as Cambodia, which is one of the biggest importers. Today, not only Cai Mon (Vinh Thanh commune) but also the Cho Lach district in Ben Tre province are well known nationally and internationally for breeding professional fighting cocks. When compared to other enterprises, the fighting cock industry consistently generates a higher income. Money has flooded into

8

photo essays book

Cho Lach district due to cock breeding. Every family raises at least a few dozen fighting cocks and big family producers can breed hundreds. Mr Mai Hong Thao from Vinh Thanh commune of Cho Lach district in Ben Tre province built a vast estate with the income earned from 10 years of fighting cock breeding. When entering his home, we could hear a chorus of hundreds of fighting cocks. Mai Hong Thao said, “I am very grateful to fighting cocks. They have helped me to bring up my children by improving my family’s economic status”. Near Vinh Thanh commune is Hung Khanh Trung commune where a total of 67 000 fighting cocks are raised among the households. The main source of income in this commune is from raising fighting cocks. The price of a fighting cock is not cheap and sells at about VND 500 000, while higher quality fighting cock can sell for approximately VND 10 million. In Cho Lach, it is easy to see how well breeders take care of their fighting cocks. It not as simple as caging the birds and feeding them rice. When raising fighting cocks, individual care is required. According to Le Minh Ha, Phu Long Hamlet of Hung Khanh Trung commune of Cho Lach district, the fighting cocks are only suitable for backyard production. When fighting cocks are small, the effort is minimal as the fighting cocks are left to run around in the garden. However, when they are about nine


months old, more care is required. This is the time when they are put in iron cages. Every morning, the fighting cocks have a sunbath. The owners bathe them by hand using warm water or tea. Then their feathers are cut and cumin is rubbed on their legs and necks to bring out their beautiful colour. Also, the diet is special, and includes pork, beef, vegetables, tomatoes and even vitamin supplements. At about twelve months of age the cocks can be sold. AVIAN INFLUENZA ALSO AFFECTS FIGHTING COCKS Fighting cocks are a strong breed. They receive special care and appear to be more resistant to disease than other chicken varieties. However, H5N1 does not discriminate and handling the fighting cocks may increase the risk of transmission to humans. Some big farming households keep the chickens away from their houses. Other small breeders and scattered farming households do not create a division between domestic animals and humans. In the backyards, chickens are free to move between the garden, the kitchen, the bedroom and water table of the owner’s house. During the first outbreaks of the H5N1 in Ben Tre province, vaccination efforts by the veterinary services faced many challenges. Since the fighting cocks have a high economic value, fighting cock owners resisted attempts to vaccinate the birds. Nguyen Van Long, Chairman of Hung Khanh Trung Commune

People’s Committee and Head of the Commune Veterinary Committee explains, “Firstly, (the owners of the fighting cocks) hesitated and did not want their fighting cocks to be vaccinated because they were afraid that injecting a strange drug would result in them not being able to fight well and therefore lose their economic value”. At that time, contacting the chicken breeders was very difficult and it took a long time to encourage households with fighting cocks to vaccinate. Nguyen Van Long stated, “It was seen that after vaccination, fighting cocks still fought well. Therefore, people began to join in (and get their fighting cocks vaccinated). Plus, people are afraid of the virus affecting their own health and life. Now getting fighting cock owners to vaccinate their birds is not difficult at all”. According to the Sub-Department of Animal Health in Ben Tre province, since the avian influenza outbreaks in 2004, Cho Lach district is the only location where the disease has not occurred yet, although the number of chickens is quite high. Every year, the Commune Veterinary Committee has two vaccination rounds for avian influenza and two disinfection rounds for the farms. Cho Lach district has become a well-known location in the fight against avian influenza in the Ben Tre province. Currently many breeders here feel more secure when their fighting cocks are fully and regularly vaccinated. One breeder joked, “After being vaccinated, the Cai Mon fighting cocks seemed to be stronger and smarter than ever!”. photo essays book

9


XỨ GÀ NÒI THỜI DỊCH CÚM

THEO CHI CỤC THÚ Y BẾN TRE, TỪ ĐẠI DỊCH CÚM GIA CẦM NĂM 2004 ĐẾN NAY, CHỢ LÁCH LÀ HUYỆN DUY NHẤT CỦA TỈNH BẾN TRE KHÔNG CÓ DỊCH BỆNH NÀY, DÙ SỐ LƯỢNG GÀ ĐƯỢC NUÔI Ở ĐÂY KHÁ LỚN. Quốc lộ 57 từ tỉnh Vĩnh Long sang tỉnh Bến Tre đi ngang qua vùng đất vốn nổi tiếng được trời phú cho “Trái cây, hoa kiểng, gà nòi Cái Mơn”. Nơi đây cứ thoáng thấy bóng nhà là thoáng thấy bóng gà, giống gà nòi hay còn gọi là gà chọi, gà đá. Có nhiều loại gà nòi của Thái Lan, Mỹ rất thiện chiến nhưng trong các trận đấu gà, gà Cái Mơn vẫn được đặc biệt ưa chuộng vì biết đá khôn và bền sức. Không chỉ vậy chúng còn có dáng vẻ oai hùng và màu sắc phong phú, rực rỡ. GIÀU NHỜ GÀ NÒI DANH TIẾNG CÁI MƠN Những tay nuôi gà sành sỏi cho biết: “Cũng là giống gà Cái Mơn thôi, nhưng đem sang các vùng khác như Vĩnh Long, Đồng Tháp thì vẫn con gà nòi mà trông không được đẹp bằng. Gà Chợ Lách không những đá khôn mà lông lúc nào cũng bóng mượt, trông đẹp lắm”. Chính vì những ưu điểm như thế mà những chú gà nòi ở đây đã được “xuất dương” đi nhiều nước. Hiện tại, Campuchia là một trong những thị trường tiêu thụ lớn nhất. Ngày nay, không chỉ có địa danh Cái Mơn (xã Vĩnh Thành) mà cả huyện Chợ Lách, tỉnh Bến Tre được người trong và ngoài nước biết đến là cái nôi của giống gà nòi thực thụ. So với các công việc khác, nuôi gà nòi mang lại thu nhập cao hơn cả, bằng chứng là cả vùng này khá giả cũng nhờ gà. Thế nên không nhà nào không có

10

photo essays book

gà, nhà nuôi ít thì vài chục con, nhà nuôi nhiều thì đến hàng trăm con gà lớn nhỏ. Anh Bảy Thảo (Mai Hồng Thảo) ở xã Vĩnh Thành, huyện Chợ Lách, tỉnh Bến Tre đã xây dựng được cả cơ ngơi khang trang nhờ nghề nuôi gà từ hơn chục năm nay. Bước vào cổng nhà anh là có thể nghe thấy “bản đồng ca” của hàng trăm chú gà gáy rộn ràng. Bảy Thảo cười: “Mình cũng biết ơn con gà lắm, nó giúp mình nuôi con ăn học, kinh tế gia đình phát triển lên”. Kế bên xã Vĩnh Thành là xã Hưng Khánh Trung, hiện tại tổng số gà được nuôi ở các hộ của xã là 67.000 con, mang lại thu nhập chính của người dân. Giá một con gà không hề rẻ, con gà thường thường cũng bán được 500.000 đồng, còn những chú gà xuất sắc thì giá lên tới chục triệu là chuyện thường. Đến vùng Chợ Lách mới thấy gà ở đây được chủ nuôi cưng đến thế nào. Không có chuyện nhốt tập trung cả đàn gà, mỗi bữa vẩy thóc cho ăn là xong. Nuôi gà nòi phải chăm sóc tỉ mỉ đến từng con một.Theo kinh nghiệm của anh Lê Minh Hà, ấp Phú Long, xã Hưng Khánh Trung, huyện Chợ Lách, gà nòi chỉ thích hợp với mô hình thả vườn. Khi gà còn nhỏ, việc nuôi chúng khá đơn giản, chỉ cần thả chạy tự do trong vườn nhà. Đến khoảng 9 tháng gà vào giai đoạn “úp bội” (nhốt vào các lồng sắt) là thời gian chăm sóc đặc biệt. Mỗi sáng gà được tắm nắng, được người nuôi bế trên


tay tắm rửa bằng nước ấm hoặc nước trà, rồi cắt tỉa lông hay “vô nghệ” (xát nghệ vào chân, cổ gà để gà có màu sắc đẹp). Bên cạnh đó là chế độ ăn cũng đặc biệt, lúc này gà ăn cả thịt lợn, thịt bò, rau, cà chua, uống vitamin ... Khoảng 12 tháng tuổi là gà có thể bán được. DỊCH CÚM CHẲNG NỂ GÀ NÒI Tuy là giống gà khỏe mạnh, lại được chăm sóc kỹ nên gà nòi khó mắc bệnh hơn các giống gà khác nhưng với những đặc tính hủy diệt và dễ lây lan của mình, cúm gia cầm H5N1 không bỏ qua gà nòi. Những chú gà cưng được bế ẵm thường xuyên trên tay khiến bệnh từ gà có nguy cơ lây sang người. Ở một vài hộ chăn nuôi lớn, người ta xây dựng hệ thống chuồng trại riêng biệt với khu nhà ở. Đa số còn lại là những hộ chăn nuôi nhỏ lẻ, sự tiếp xúc giữa vật nuôi và người gần như không có khoảng cách. Gà thả vườn được tự do chạy nhảy khắp nơi, ngoài vườn, trong bếp, chỗ ngủ, bàn uống nước của gia chủ. Thời kỳ đầu xảy ra đại dịch cúm gia cầm ở tỉnh Bến Tre, nỗ lực tiêm phòng vắc xin cúm gia cầm của ngành thú y cũng gặp nhiều thử thách. Do gà nòi lại có giá trị kinh tế cao nên người

dân có tâm lý bảo toàn vật nuôi theo cách của mình hơn là tiêm thuốc cho gà. Ông Nguyễn Văn Long- Chủ tịch UBND xã Hưng Khánh Trung, Trưởng Ban thú y xã giải thích: “Ban đầu, họ không cho chích thuốc vì sợ thuốc lạ vào gà khiến gà không còn khả năng đá tốt, sẽ trở nên mất giá”. Thời gian đó, việc tiếp cận với những chủ nuôi gà rất khó. Mất một thời gian cho việc tuyên truyền vận động đến từng hộ dân, việc tiêm phòng cho những chú gà thiện chiến mới có kết quả tích cực. Ông Nguyễn Văn Long kể: “Người ta thấy chích vô con gà vẫn đá bình thường thành ra họ tham gia. Thêm vào đó, họ cũng sợ ảnh hưởng đến sức khỏe, sinh mạng của mình nữa nên bây giờ công tác tiêm phòng không còn khó như trước”. Theo Chi cục Thú Y Bến Tre, từ đại dịch cúm gia cầm năm 2004 đến nay, Chợ Lách là huyện duy nhất của tỉnh Bến Tre không có dịch bệnh này. Mỗi năm Ban Thú y xã có 2 đợt tiêm vắc xin phòng chống cúm gia cầm và 2 đợt phun thuốc tiêu độc cho chuồng trại. Huyện Chợ Lách là điểm sáng trong hoạt động phòng chống cúm gia cầm ở Bến Tre. Từ chỗ ngại ngần, bây giờ nhiều người nuôi gà nòi ở đây lại thấy yên tâm hơn khi những con gà quý của mình được “chích” vắc xin đầy đủ. Có chủ trại còn đùa, “chích” vắc xin vào, những chú gà nòi Cái Mơn xem ra lại khỏe mạnh và “phong độ” hơn xưa photo essays book

11


Breeders share their living space with fighting cocks. Gà thả trong không gian sinh hoạt của người nuôi.

12

photo essays book


Large scale breeders often have hundreds of mature fighting cocks in their yard. Những hộ nuôi gà quy mô lớn thường có sẵn trong nhà đến hàng trăm con gà trưởng thành.

photo essays book

13


A fighting cock is being held in the breeder’s hand. Gà chọi thường được người nuôi cưng chiều bế trên tay.

14

photo essays book


The fighting cock is being bathed in warm water. Tắm nước ấm cho gà.

photo essays book

15


This breeder is cutting the feathers and brightening the colour of the fighting cock. Gà cũng được tỉa lông làm đẹp. 16

photo essays book


The fighting cocks are practicing for the real fight. Màn tập dượt trước khi vào xới đấu thật sự.

photo essays book

17


The fighting cocks have warlike characteristics. Hiếu chiến là bản năng của giống gà này.

18

photo essays book


Fighting cocks are sold and purchased along the roadside. Dừng xe bên đường là mua được gà. photo essays book

19



DUCKS LAY GOLDEN EGGS FOR DELTA FARMERS VỊT ĐẺ TRỨNG VÀNG CHO NÔNG DÂN ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG

AUTHOR TÁC GIẢ Name: Đoàn Tùng Year of birth: 1974 Editor: Photo Journalist of the Vietnam News – Vietnam News Agency “I participated in the Media Fellowship Programme – The Human Face of Avian Influenza launched by FAO. The photo essay is about Duck Raising in the Mekong Delta and the impact of Avian Influenza outbreaks, including preventive and control measure taken by farmers. “ Time: September- October 2008 ĐOÀN TÙNG SINH NĂM: 1974 BIÊN TẬP - PHÓNG VIÊN ẢNH BÁO VIỆT NAM NEWS - TTXVN “TÔI ĐÃ THAM GIA CHƯƠNG TRÌNH HỌC BỔNG TRUYỀN THÔNG – “NHÂN LOẠI VÀ TÁC ĐỘNG CỦA CÚM GIA CẦM” DO FAO TỔ CHỨC. PHÓNG SỰ ẢNH CỦA TÔI VỀ CHĂN NUÔI VỊT TẠI ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG VÀ ẢNH HƯỞNG CỦA DỊCH CÚM GIA CẦM, CÁC BIỆN PHÁP PHÒNG CHỐNG VÀ KIỂM SOÁT MÀ NGƯỜI NÔNG DÂN THỰC HIỆN.” THỜI GIAN: THÁNG 9, 10/2008 photo essays book

21


(

(

DUCKS LAY GOLDEN EGGS FOR DELTA FARMERS

DONG THAP — Raising ducks in closed farms has brought in more profit for Mekong Delta residents than free-range duck farming. This new method has boosted disease control and has resulted in healthier breeding, especially since the outbreak of the avian influenza virus a few years ago. Nguyen Quoc Nam, a resident of Thap Muoi District in Dong Thap Province, now earns up to VND 40 million (US$2 300) per year after he made the move from free-range to a closed farm. “Before, I had to follow ducks from one province to another. It was quite hard,” said Nam. Nam said that people raising wandering ducks even had to hire vehicles to transport the ducks, plus rent land for the ducks so they could graze. Moreover, the risk is high because breeders cannot control diseases in their duck flocks since many different flocks share the same fields. “Many households were left impoverished after ducks were infected with the disease and died,” he said. The situation improved after the new farming model was applied in the province. Following the guidance of staff from the province’s Agricultural Techniques and Expansion Centre, Nam started to breed 500 ducks on a farm of 2 000 square metres and now breeds up to 2 500 ducks. He planted fruit trees to shade the ducks and dug a pond to raise fish, using duck droppings for food. “When epidemics broke out in the commune, my ducks weren’t affected because they are vaccinated and kept in a clean and isolated environment,” said Nam. According to Nguyen Thanh Son, Deputy Director of the Department of Livestock Production, “Raising poultry using bio-security measures has also been launched in other

22

photo essays book

provinces in the Cuu Long (Mekong) Delta including An Giang, Tay Ninh, Long An, Binh Duong, Soc Trang, Bac Lieu and Tien Giang”. Trinh The Thanh from Chau Thanh District of An Giang Province now has 1 300 ducks, which earns him VND 90 million (US$5 200) per year. “My ducks have never suffered from diseases,” he said. Mr Phan Thanh Binh from Tinh Bien District of An Giang Province is raising 2 500 ducks on his farm of 2 hectares and earns a profit of more than VND 355 million (US$20 000) per year. “With this model, I can control the number of eggs laid and administer regular preventive injections,” Binh said. According to Mrs Pham Thi Hoa, Deputy Director of the province’s Department of Agriculture and Rural Development, the model is designed to prevent the occurrence of avian influenza. With more than 2.2 million ducks, An Giang Province has the second largest number of poultry in the Cuu Long (Mekong) Delta area with more than 87 per cent of households raising free range ducks. Hoa said that the province wants to see 50 per cent of households raising ducks on farms by the end of 2009. According to statistics supplied by the Department of Livestock Production, under the Ministry of Agriculture and Rural Development, the total number of ducks raised in 10 provinces of the Cuu Long (Mekong) Delta ranges between 18 and 20 million per year. However, since the outbreak of avian influenza in the country, farmers in the region have lost more than 10 million ducks to the disease. “It’s time to strengthen the development of raising ducks on farms with proper disease control” said Nguyen Thanh Son.


Đồng Tháp – Mô hình nuôi nhốt vịt đang mang lại nhiều lợi nhuận hơn cho dân cư đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) so với mô hình nuôi vịt thả đồng. Biện pháp chăn nuôi mới này giúp tăng cường kiểm soát dịch bệnh và nâng cao năng suất, nhất là từ khi dịch cúm gia cầm bùng phát từ vài năm trước. Thu nhập của anh Nguyễn Quốc Nam - ở huyện Tháp Mười, tỉnh Đồng Tháp – là 40 triệu đồng/năm (US$ 2.300), chỉ khi anh chuyển từ nuôi thả đồng sang nuôi nhốt vịt được một năm. Anh Nam nhớ lại, "Trước tôi phải chăn vịt từ vùng này qua vùng khác, công việc vất vả lắm”. Anh cũng cho biết, người chăn nuôi thậm chí phải thuê xe để vận chuyển vịt, sau đó lại thuê đất để cho vịt ăn. Ngoài ra, họ còn chịu rủi ro cao vì không thể kiểm soát dịch bệnh trong đàn, vì nhiều đàn vịt khác nhau có thể được ăn trong cùng một cánh đồng. "Nhiều hộ gia đình bỗng dưng khánh kiệt sau khi vịt lần lượt mắc dịch chết", anh Nam tâm sự. Thế nhưng, tình hình được cải thiện kể từ khi mô hình nuôi nhốt được triển khai trên địa bàn tỉnh. Với sự hướng dẫn của nhân viên từ Trung tâm Khuyến nông và Kỹ thuật

Nông nghiệp, anh Nam bắt đầu nuôi nhốt 500 con trong trang trại rộng 2.000 mét vuông, và hiện nay nuôi 2,500 con. Anh cũng trồng cây ăn quả để lấy bóng mát nuôi vịt và đào ao thả cá, tận dụng chất thải của vịt làm thức ăn cho cá. "Khi dịch bệnh bùng nổ trong xã, đàn vịt của tôi lại không bị ảnh hưởng vì đã được tiêm phòng chống dịch thường xuyên trong một môi trường sạch sẽ," anh cho biết. Theo ông Nguyễn Thanh Sơn, phó Cục trưởng Cục Chăn nuôi, sử dụng các phương pháp an toàn sinh học trong nuôi gia cầm cũng đã được tiến hành tại các địa phương khác thuộc ĐBSCL như An Giang, Tây Ninh, Long An, Bình Dương, Sóc Trăng, Bạc Liêu và Tiền Giang. Anh Trịnh Thế Thanh ở huyện Châu Thành tỉnh An Giang hiện có 1.300 vịt, đem lại thu nhập mỗi năm lên tới 90 triệu đồng (US$ 5.200). Anh cho biết, "Vịt trang trại tôi không bao giờ mắc phải bệnh dịch". Anh Phan Thanh Bình ở huyện Tịnh Biên, tỉnh An Giang hiện nuôi 2.500 con vịt ở trang trại rộng hai héc-ta, thu lợi hơn 355 triệu đồng một năm (US$20.000). "Với mô hình

(

(

VỊT ĐẺ TRỨNG VÀNG CHO NÔNG DÂN ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG

này, tôi có thể kiểm soát số lượng trứng mới đẻ và thường xuyên tiêm phòng chống dịch cho đàn vịt", anh Bình tâm sự. Theo bà Phạm Thị Hòa, phó Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, mô hình được xây dựng nhằm ngăn chặn sự xuất hiện của dịch cúm gia cầm. Với hơn 2,2 triệu con vịt, tỉnh An Giang có số lượng gia cầm lớn thứ hai trong khu vực ĐBSCL. Hơn 87% các hộ gia đình vẫn nuôi vịt thả đồng. Bà Hòa cho biết, tỉnh hy vọng đến cuối năm 2009 sẽ có khoảng 50% các hộ gia đình áp dụng mô hình nuôi nhốt. Theo số liệu thống kê của Cục Chăn nuôi thuộc Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, tổng số vịt trong 10 tỉnh của ĐBSCL khoảng 18 đến 20 triệu con một năm. Tuy nhiên, từ khi dịch cúm gia cầm bùng nổ trong cả nước, bà con nông dân trong khu vực đã mất hơn 10 triệu con. "Đã đến lúc cần tăng cường phát triển mô hình nuôi nhốt và kiểm soát chặt chẽ hơn dịch bệnh," ông Nguyễn Thanh Sơn phát biểu. photo essays book

23


During the flooding season the an giang farmers raise ducks in the fields. Vào mùa nước nổi người dân an giang thả đàn vịt của mình ra đồng kiếm ăn.

24

photo essays book


Ducks can be seen everywhere in the canals. Trên các kênh rạch, đâu đâu cũng thấy vịt. photo essays book

25


After the rice harvest, farmers move the ducks to the field and feed them with paddy. Sau vụ gặt họ lùa vịt ra đồng để tận dụng anhững hạt lúa rơi vãi còn sót lại.

26

photo essays book


The ducks owners move their ducks from one field to another to ensure that they have enough food. Những người chăn nuôi lùa đàn vịt của họ từ cánh đồng này sang cánh đồng khác cho đàn vịt kiếm ăn.

photo essays book

27


In Chau Doc, An Giang province, other duck owners choose to raise their ducks close to the house. .

Ở Châu Đốc, An Giang, vịt được nuôi chung với chỗ ở, sinh hoạt của người dân.

28

photo essays book


Some owners keep their ducks under their stilt houses. Vịt được nuôi ngay dưới sàn nhà. photo essays book

29


Mr Nguyen Quoc Nam of Thap Muoi district, is the owner of an intensive commercial duck farm. Anh Nguyễn Quốc Nam - ở huyện Tháp Mười, tỉnh Đồng Tháp chủ một trang trại chăn nuôi vịt theo phương pháp nuôi nhốt công nghiệp.

30

photo essays book


This 2000 square meter area raises 2 500 ducks per production cycle. Trang trại 2000 m2, mỗi lứa anh nuôi 2500 con.

photo essays book

31


Ducks are fed with compound feed and rice-bran. Thức ăn cho vịt là thóc và cám công nghiệp.

32

photo essays book


This duck flock is big and healthy. At each harvest the farmer earns about VND 100 million. Đàn vịt của anh con nào con nấy béo mẫm và khỏe mạnh. Mỗi lứa thu hoạch, anh thu lãi gần 100 triệu đồng.

photo essays book

33


Hundreds of ducks are raised in residential areas, which contribute to environmental pollution. Hàng trăm con vịt nuôi trong khu dân cư gây nên tình trạng ô nhiễm môi trường nghiêm trọng.

34

photo essays book



Turn static files into dynamic content formats.

Create a flipbook
Issuu converts static files into: digital portfolios, online yearbooks, online catalogs, digital photo albums and more. Sign up and create your flipbook.