Giáo viên hiệu quả tháng 4 - Chuyên san dành cho giáo viên

Page 1

GIÁO VIÊN HIỆU QUẢ Dự án hỗ trợ và đào tạo giáo viên Ứng dụng công nghệ

Nhân vật truyền cảm hứng

Giáo dục thế giới

08 phần mềm miễn phí

Giáo viên với phụ huynh

sử dụng trong lớp học

Thư gửi phụ huynh:

10 điều mà

không áp lực ở Phần Lan

giáo viên nên biết

“Tôi không thể làm

Stephen Hawking

điều đó một mình”

dạy chúng ta

04

Môi trường giáo dục


- ĐỘI NGŨ THỰC HIỆN

Nguyễn Hữu Long - người sáng lập

Nguyễn Thành Luân

- quản lý dự án

Sơ Thanh Hiếu - cộng tác viên

Mai Lan Anh - thành viên dự án

Cấn Hải Yến - thành viên dự án

Lê Hải Thanh - thành viên dự án

Nguyễn Phương Anh

Đặng Thanh Hiền

- biên tập viên

- thành viên dự án


webs i t e : t a o g i a o d u c . vn

- nghệ thuật dạy học Kĩ thuật dạy học 06 hoạt động bắt đầu & kết thúc một giờ học dành cho giáo viên trẻ


Tạo động lực cho học sinh

Quản lý lớp học

07 cách giúp học sinh tự

Thiết lập nội quy lớp học

tin hơn trong lớp học

Đánh giá năng lực

Ứng dụng công nghệ

Cách sáng tạo để chấm điểm và

08 phần mềm miễn phí sử dụng

đưa phản hồi cho học sinh

trong lớp học giáo viên nên biết

Lãnh đạo trường học 10 điều để tạo nên một hiệu trưởng thành công (P.1)


01

06 HOẠT ĐỘNG BẮT ĐẦU VÀ KẾT THÚC MỘT GIỜ HỌC DÀNH CHO GIÁO VIÊN TRẺ Tác giả: REBECCA ALBER Nguyễn Hữu Long dịch Những thói quen tích cực là yếu tố cần thiết để tạo ra một môi trường học tập hiệu quả. Chính bằng việc sử dụng các hoạt động, giáo viên sẽ tạo dựng nên một cộng đồng, cùng với đó đánh giá mức độ hiểu biết của học sinh và quản lý lớp học. Tôi sẽ chia sẻ ba thói quen bắt đầu một giờ học và thói quen kết thúc giờ học mà bạn có thể bắt đầu sử dụng trong lớp học ngày mai.

CÁC HOẠT ĐỘNG BẮT ĐẦU GIỜ HỌC Nếu học sinh biết rằng khi bắt đầu giờ học các em sẽ phải viết, đọc hoặc chia sẻ một nội dung nào đó thì có nghĩa là ngay từ đầu các em đã hiểu được trách nhiệm của bản thân đối với những kỳ vọng trước mắt (cũng tương tự như vậy đối với các thói quen kết thúc giờ học). Không nên nói những câu như: “Hôm nay chúng ta sẽ làm gì?” vì như vậy không khiến cho học sinh cảm thấy các emcó trách nhiệm. Hãy thử thực hiện các hoạt động bắt đầu giờ học dưới đây: chia sẻ cảm xúc trong một từ, câu nói hay nhất trong ngày và thời gian đọc.


02 01

CHIA SẺ CẢM XÚC

Hành động này yêu cầu học sinh dùng một từ để diễn tả cảm xúc của mình trong ngày hôm đó. Học sinh có thể đưa ra mô tả chung về một dự án mới, một hiện tượng đang xảy ra trong cuộc sống hoặc một sự kiện đâu đó trên thế giới. Đây là hoạt động hữu ích nhằm mang lại sự cân bằng cảm xúc, tập trung học tập và sẵn sàng cho việc học. Việc này, hơn nữa, còn hỗ trợ phát triển trí tuệ, cảm xúc cho trẻ. Lần đầu tiên thực hiện hoạt động này, học sinh nói với tôi rất nhiều cảm xúc khác nhau: cả những điều tốt đẹp lẫn tồi tệ. Và rồi khi học sinh đã trở nên thoải mái hơn, bắt đầu có được nhiều từ diễn tả xúc cảm hơn, các em sẽ dần học được cách chia sẻ những cảm xúc lắng đọng và sâu sắc hơn như: lo lắng, hạnh phúc, an lành và thất vọng. Đối với lớp học có nhiều học sinh nhút nhát, giáo viên có thể cho phép học sinh chia sẻ theo cặp đôi hoặc theo nhóm ba người. Trong khi một em nói, các em còn lại sẽ học cách lắng nghe và giao tiếp bằng ánh mắt. Sau đó giáo viên hướng dẫn học sinh chia sẻ những điều em nghe và cảm nhận được từ bạn mình với cả lớp.

02

CÂU NÓI HAY NHẤT TRONG NGÀY

Tôi thấy rằng hầu hết học sinh đều thích chia sẻ ý kiến cá nhân. Do đó, để bắt đầu giờ học tôi đã sử dụng các câu chuyện, các sự kiện tiêu biểu trong ngày và chia sẻ với các em. Thực tế, hiệu quả của buổi học đó đạt được hơn cả những gì tôi mong đợi. Những ngày tiếp theo, tôi tìm thêm các câu nói hài hước, những trích dẫn từ một ca sĩ, diễn viên, nhà chính trị, hoặc một người nổi tiếng và viết nó lên trên bảng khi học sinh bước vào lớp. Tôi sẽ bắt đầu buổi học bằng những câu hỏi đơn giản như: Con cho rằng điều đó có ý nghĩa gì? Làm thế nào con biết đến thông tin/ câu nói đó?, hoặc Vì sao câu nói đó lại trở nên phổ biến tới vậy?


03 03

THỜI GIAN ĐỌC

Xuất phát từ ý tưởng của giáo sư dạy môn nghệ thuật Kelly Gallagher, hoạt động này được mô tả như sau: giáo viên tìm một đoạn văn, thơ hay trên mạng hoặc trong một cuốn sách (đoạn trích có thể dẫn từ bài thơ, bài luận, bài viết hoặc câu chuyện) và đọc to trước học sinh. Đoạn trích mà giáo viên sử dụng có thể là hài hước, thú vị, giận dữ, hoặc xúc động… Sau khi kết thúc đọc, giáo viên sẽ yêu cầu học sinh ghi chép và tóm tắt những gì vừa nghe, hoặc từ những gì đã nghe viết thành đoạn văn hoàn chỉnh. Sau một tháng duy trì hoạt động này với các cách thức khác nhau ( thậm chí cả việc chia sẻ những câu ngớ ngẩn), tôi thấy học sinh sau đó đã chủ động đăng ký để đọc các đoạn văn mà mình thích trước lớp. Hoạt động này rất hữu ích nhất là vào cuối mỗi học kỳ, giáo viên có thể cho học sinh nhìn lại những đoạn văn, những thông tin yêu thích của chúng và hỏi các em về những điều đã học được, điều gì là quan trọng, điều khiến các em vui vẻ v.v..

CÁC HOẠT ĐỘNG KẾT THÚC GIỜ HỌC Dọn dẹp lớp học và thảo luận về bài tập ở nhà là một trong những hoạt động quan trọng vào cuối ngày học hoặc giờ học. Nhưng điều quan trọng hơn là cung cấp cho học sinh cơ hội để tiếp tục quá trình học tập của các em, thậm chí đặt ra một mục tiêu mới. Các hoạt động cuối giờ cho phép học sinh kiểm tra lại mức độ nắm kiến thức và học sinh có cơ hội để suy ngẫm lại về những gì đã học. Đó được coi là một trong những cách kết thúc bài học hiệu quả. Các hoạt động kết thúc giờ học là thời gian để giáo viên và học sinh học tập cùng nhau cũng như cung cấp cho các em cơ hội sử dụng tiếng nói để đưa ra những phản hồi. Sau đây là ba ví dụ về hoạt động khá dễ thực hiện để kết thúc giờ học.


04 04

ÔN TẬP LẠI HOẶC ĐẶT CÂU HỎI

Yêu cầu học sinh trao đổi theo cặp với bạn bên cạnh hoặc theo nhóm ba với những nội dung sau: Bạn đã học được gì sau bài học hôm nay? Điều gì làm bạn ngạc nhiên, thích thú? Điều gì ban vẫn không cảm thấy rõ ràng? Bạn muốn biết thêm điều gì? Sau đó yêu cầu học sinh đưa ra một vài câu tóm tắt hoặc câu hỏi về nội dung và viết vào vở hoặc phiếu học tập. Thu thập phiếu, hoặc chấm vở và sử dụng nó cho hoạt động hôm sau. Lưu ý, giáo viên nên sớm trả lời các câu hỏi và các bình luận mà học sinh đã viết.

05

ĐẶT MỤC TIÊU

Giáo viên yêu cầu học sinh suy nghĩ về mục tiêu các em tự muốn đặt ra cho bản thân. Mục tiêu có thể liên quan đến kiến thức của bài học, hoặc có thể là mang tính cá nhân, bên ngoài lớp học. Sử dụng một số mẫu câu để nhắc nhở học sinh về các mục tiêu đó. Ví dụ: Ngày mai, trong lớp tôi sẽ sẵn sàng ______. Tối nay, tôi sẽ ____. Đến cuối học kỳ, tôi sẽ ____. Cho học sinh chia sẻ với bạn bên cạnh hoặc trong các nhóm nhỏ và yêu cầu một học sinh chia sẻ với cả lớp. Thu thập phiếu và ghi chú của học sinhnsau khi các em đều đã hoàn thành. Đây là một cách hiệu quả để tìm hiểu học sinh của bạn. (Chính bạn cũng có thể tham gia cùng học sinh trong hoạt động này!). Viết tên của học sinh trên các tờ phiếu hay không là tùy thuộc vào bạn. Bạn nên chủ động quyết định. Có khi viết tên là điều cần thiết nhưng cũng có khi không nên. Thực tế, học sinh sẽ thành thật và cảm thấy thoải mái hơn nếu không phải ghi tên mình. Tuy nhiên, tùy vào mục đích đặt ra, đòi hỏi nhiều trách nhiệm giải trình thì cần phải có tên. Giáo viên khi đó có thể làm việc với từng cá nhân để hỗ trợ cụ thể và khuyến khích chúng.


05 05

ĐÁNH GIÁ, XẾP LOẠI BÀI HỌC

Hoạt động này cụ thể như sau: giáo viên yêu cầu học sinh tự đánh giá theo thang điểm từ 1 đến 10 về mức độ hiểu biết, nắm kiến thức của bản thân trong giờ học hoặc trong ngày. Nếu học sinh đánh giá thấp những gì mình hiểu, giáo viên nên yêu cầu học sinh ghi lại những gì em cần hỗ trợ (thêm thời gian, giải thích thêm, một người hướng dẫn viết bài luận, v.v..). Học sinh cũng có thể đánh giá bài học theo thang điểm giáo viên quy định (ví dụ 1 – 5, hoặc xanh, đỏ, vàng) tùy vào yêu cầu của giáo viên mà học sinh viết một hoặc hai câu đưa ra phản hồi về việc giảng dạy hoặc hoạt động trong giờ học đó. Giáo viên thu thập các phiếu phản hồi sau khi học sinh khỏi lớp, phân loại các phản hồi của các em. Nếu phàn hồi nhiều 8, 9, và 10 thì có nghĩa là bài học ngày hôm đó khá tốt. Nếu điểm thấp hơn thì có thể giáo viên cần thêm thông tin từ lớp học vào ngày hôm sau và sau đó xem lại hoặc thậm chí dạy lại cho học sinh.

HỢP TÁC VỚI ĐỒNG NGHIỆP Lời khuyên mà tôi muốn cho các giáo viên mới: Hãy dự giờ và quan sát các hoạt động mà đồng nghiệp đã tiến hành thành công trong lớp học. Internet không phải lúc nào cũng là phương tiện tốt nhất để tìm kiếm tài liệu giảng dạy – đồng nghiệp của bạn đôi khi còn tốt hơn internet nhiều lần! Hãy nói chuyện với đồng nghiệp trong các cuộc họp và sau đó dừng lại ở lớp học của họ để xem xét các cách thức tổ chức và sản phẩm của họ. Một sai lầm của giáo viên mới: họ nghĩ rằng phải tạo dựng mọi thứ từ đầu. Thực tế, họ luôn sẵn sàng chia sẻ kinh nghiệm và nguồn lực với những người đồng nghiệp để có được một tiết học hiệu quả. Bạn đã thực hiện những hoạt động bắt đầu và kết thúc một giờ học như thế nào? Bạn đã thành công và thất bại ra sao? Xin vui lòng chia sẻ ý kiến với chúng tôi.


06

07 CÁCH GIÚP HỌC SINH TỰ TIN HƠN TRONG LỚP HỌC Tác giả: CLAUDIA PESCE Nguyễn Hữu Long dịch Học sinh của bạn có tự tin trong lớp học không? Làm thế nào để học sinh tự tin tham gia nhiều hơn, nói nhiều hơn, thậm chí dù mắc sai lầm nhưng cảm thấy tự tin rằng các em có thể giao tiếp hiệu quả – mỗi em đều trình bày rõ ràng được những gì các em muốn nói. Tất cả đều có liên quan đến thái độ và sự tự tin của người học. Tại sao sự tự tin của học sinh lại quan trọng? Điều quan trọng là học sinh cảm thấy tự tin vì nếu không học sinh sẽ không thể giao tiếp cũng như biểu đạt những gì mình muốn nói. Học sinh thiếu tự tin thường hay kêu ca, phàn nàn hoặc nói những điều như: “Con không thể làm được”; “Con không biết làm thế nào”; “Con sẽ không làm điều đó”. Nếu bạn cảm thấy sự tự tin của học sinh là điều quan trọng, bạn nên cố gắng để tạo dựng. Hãy thử áp dụng 7 chiến thuật dưới đây để tăng sự tự tin cho học sinh.


07 01

KHÔNG SỬA LỖI CỦA HỌC SINH QUÁ NHIỀU

Điều quan trọng của việc sửa chữa là

“Một vài sự kiện mình đã học từ tuần

khắc phục được những sai lầm của học

trước còn thiếu, con có thể tự bổ sung ý

sinh. Nhưng điều gì sẽ xảy ra nếu bạn

này trong các bài viết hoặc bài kiểm tra

sửa mọi từ mà một học sinh nói? Khi

được không?”. Mặc dù giáo viên đang nói

học sinh mắc quá nhiều lỗi sai và giáo

với học sinh những gì các em đã làm sai

viên lại cứ chăm chăm vào những lỗi đó

nhưng với cách góp ý này học sinh sẽ đón

thì sự tự tin chắc chắn sẽ không còn.

nhận thông điệp một cách tích cực hơn.

Hãy chỉ sửa lỗi sai khi thực sự cần thiết theo mục đích nào đó nhưng không làm gián đoạn hoặc sửa đổi quá nhiều những gì học sinh đang trình bày.

03

ỨNG DỤNG, LIÊN HỆ THỰC TIỄN

Chúng ta nên cố gắng giảng dạy và liên hệ với thực tiễn để học sinh có thể dựa

02

KHEN NGỢI

vào những nền tảng kiến thức mà chúng đã biết. Kiến thức biệt lập và quá hàn lâm

Vấn đề tiếp theo: giáo viên quên khen

sẽ khiến học sinh khó nắm bắt, làm chủ

học sinh những gì các em đã làm rất tốt.

và thể hiện quan điểm của các em. Nếu

Sau khi tham gia một hoạt động đóng

muốn học sinh tự tin hơn, thể hiện nhiều

vai, hãy khen ngợi học sinh một điều gì

hơn, hãy chọn những chủ đề gần gũi như:

đó, ví dụ: “Con rất giỏi! Con đã nhớ sử

mua sắm, ăn uống, trò chơi,… Sau đó,

dụng tất cả các từ khóa vừa học” hoặc

giáo viên yêu cầu học sinh diễn đạt lại một

“Cách diễn đạt của con rất học thuật!”.

cách học thuật dưới góc độ các kiến thức

Sau đó giáo viên có thể bổ sung những

vừa học. Việc này sẽ kiến các em hứng

gì học sinh cần khắc phục, chẳng hạn:


08 03 04

CHO HỌC SINH CƠ HỘI ĐỂ THÀNH CÔNG

Trong lớp học, học sinh gặp rất nhiều khó khăn: không hiểu, không tập trung, không thể nhắc lại được các nội dung kiến thức. Đó là lý do tại sao giáo viên cần tập trung từ điểm yếu của học sinh (thiếu kỹ năng, ngôn ngữ hạn chế) và phát huy các thế mạnh của các em. Tôi

Hình ảnh quảng cáo, poster, áp phích hoặc các tranh cổ động sẽ giúp học sinh có cơ sở để tiếp nhận và thể hiện sự hiểu biết. Nếu học sinh phải kể một câu chuyện cho lớp học, họ sẽ cảm thấy tự tin hơn nếu họ có những hình ảnh mang theo. Nếu học sinh cần đưa ra một chủ đề thuyết trình, họ sẽ cảm thấy tự tin hơn nếu họ có một hình ảnh để dựa vào.

luôn phải dạy tiếng Anh cho các học sinh chuyên sử. Tôi nói với học sinh: tôi là giáo viên tiếng Anh, tôi không hiểu gì về lịch sử, hãy dạy tôi điều đó. Hoạt động này thực tế đã tăng cường sự tự tin của học sinh một cách đáng kinh ngạc. Học sinh biết cái mà giáo viên không biết. Học sinh sẽ làm một công việc tuyệt vời là giải thích cho giáo viên. Học sinh nhỏ tuổi có thể nói về những nơi bạn chưa từng đến hoặc những điều bạn chưa bao giờ làm…

SỬ DỤNG HÌNH ẢNH

05

LÀM VIỆC HỌC TẬP TRỞ NÊN CÓ ĐỊNH HƯỚNG

Tôi không thể nói hết được tầm quan trọng của việc học theo những mục tiêu cụ thể. Nếu bạn đặt mục tiêu rõ ràng với lớp học của mình, vào đầu năm học và ngay cả khi bắt đầu mỗi tiết học, học sinh sẽ có cảm giác tốt hơn, tự tin hơn về những gì họ đã hoàn thành. Giả sử bạn bắt đầu lớp học bằng cách nói cho học sinh biết: “Hôm nay chúng ta sẽ học về 3 nguyên nhân dẫn đến chiến tranh thế giới II”.


09

Kết thúc giờ học, giáo viên có thể nói

Những học sinh tự tin cảm thấy mình có

“Bây giờ chắc chắn các con đã sẵn sàng

thể hoàn thành những nhiệm vụ học tập

để nói cho bất cứ ai về nguyên nhân của

và hơn thế nữa, học sinh biết cách ứng

cuộc chiến tranh”.

dụng những gì đã học vào thực tế cuộc sống.

07

HÌNH THÀNH & DUY TRÌ CÁC THÓI QUEN TỪ NGÀY ĐẦU TIÊN

Làm cho học sinh của bạn cảm thấy tự tin không khó khăn như bạn nghĩ. Dạy cho học sinh các mẫu câu, cụm từ quan trọng mà học sinh sẽ phải sử dụng nhiều lần (Con cho rằng/ Theo ý kiến cá nhân con/ Có rất nhiều ý kiến khác nhau nhưng,… Nếu học sinh liên tục lặp lại những cụm từ này thì họ sẽ sớm trở thành một thói quen và học sinh sẽ nói một cách hết sức tự nhiên. Tạo thói quen bằng cách yêu cầu học sinh lặp lại mỗi ngày/tuần. Và tiếp tục thêm những cách diễn đạt mới hoặc mở rộng phạm vi cũng như đối tượng giao tiếp. Khi học sinh cảm thấy tự tin nghĩa là học sinh đang hạnh phúc!

Trong quá trình dạy học, thầy cô có những cách làm nào để giúp học sinh tự tin hơn khi nói và giao tiếp? Nếu thầy cô có những cách làm khác, hãy chia sẻ cùng chúng tôi!


10

THIẾT LẬP NỘI QUY LỚP HỌC Nguyễn Hữu Long Hãy bắt đầu năm mới bằng chiến lược quản lý lớp học ngay những ngày đầu tiên. Những lời khuyên dưới đây sẽ giúp giáo viên xây dựng và thực hiện các nội quy lớp học hiệu quả. Nó sẽ giúp các giáo viên tạo dựng được một môi trường học tập tích cực, giảm bớt các vấn đề về hành vi ảnh hưởng đến quá trình giảng dạy.

THIẾT LẬP NỘI QUY LỚP HỌC HIỆU QUẢ Mỗi lớp học cần có nội quy. Nội quy được coi là nền tảng của một lớp học được quản lý tốt. Để xây dựng những nội quy này đòi hỏi sự đầu tư thời gian, công sức tư duy và lên kế hoạch của giáo viên. Nội quy phải có ý nghĩa và tránh được các vấn đề về hành vi của người học, đồng thời lôi cuốn tạo dựng điều kiện để học sinh tham gia các hoạt động trong lớp. Lý do chính cho việc thiết lập các nội quy trong lớp học là để loại bỏ, tránh mọi thắc mắc và hành vi sai trái có thể gây cản trở việc học. Mục đích là để tạo ra một bầu không khí tích cực và thuận lợi cho việc học tập. Vì thế, nội quy lớp học là một trong những yếu tố quan trọng hàng đầu của quá trình quản lý lớp học.


11 TIÊU CHÍ ĐỂ ĐỀ RA NỘI QUY HIỆU QUẢ

01

02

Các nội quy chỉ có hiệu

TÍNH ĐƠN GIẢN

ĐẶC TRƯNG

quả khi học sinh tôn trọng

Từ ngữ của nội quy nên

Nói chung, các nội quy trong

và tuân theo chúng. Thiết

đơn giản, rõ ràng và dễ

lớp học bao gồm các kỳ vọng

lập các nội quy hiệu quả

hiểu để học sinh có thể

hành vi của học sinh và cần

có thể được thực hiện dễ

tiếp thu và làm theo.

phải được tách riêng biệt với

dàng bằng cách tuân theo

các bộ nội quy khác (như nội

5 đặc điểm sau:

quy trường học).

03

04

05

THỰC HÀNH

ĐỘ RÕ RÀNG

Để tuân thủ các nội quy,

Tránh đặt các nội quy mơ

sẽ dễ dàng hơn khi học

hồ, gây nhầm lẫn. Đây có

sinh hiểu được qua ví dụ

thể là cơ hội để học sinh

thực

lợi dụng hoặc dễ khiến

những minh họa cho các

học sinh hiểu lầm.

hành vi tốt và xấu.

tế.

Chẳng

hạn,

CAM KẾT THỰC HIỆN Nhấn mạnh tầm quan trọng và yêu cầu của các nội quy trong lớp học. Trưng bày chúng ở nơi học sinh có thể nhìn thấy rõ ràng mọi lúc.

CÁC MẸO KHÁC ĐỂ ĐƯA RA CÁC NỘI QUY HIỆU QUẢ TRONG LỚP HỌC – Nội quy của từ ngữ tích cực, không sử dụng quá nhiều điều cấm, không được.. để khuyến khích học sinh tuân thủ chúng. – Làm cho nội quy ngày càng hoàn thiện bằng cách nhận ý kiến đóng góp từ học sinh trong khi thiết lập các nội quy. Điều này có thể khuyến khích học sinh phải có trách nhiệm giải trình và nghiêm túc thực hiện. – Đưa ra những hậu quả nhanh chóng. Khi các nội quy bị phá vỡ, điều quan trọng là học sinh phải biết được hậu quả ngay lập tức.


12

Chúng ta cũng cần lưu ý, điều quan trọng nhất trong lớp học vẫn phải là sự vui vẻ! Việc học nên là sự vui thích và hấp dẫn, không phải là trải nghiệm tiêu cực, là cơn ác mộng với học sinh. Các nội quy nhằm khuyến khích học sinh phát huy tối đa khả năng của mình trong quá trình học tập. Đồng thời, nó giúp học sinh học cách tuân thủ các quy định và tôn trọng bản thân cũng như các thành viên khác trong cộng đồng lớp học.

CÁCH SÁNG TẠO ĐỂ CHẤM ĐIỂM & ĐƯA PHẢN HỒI CHO HỌC SINH Tác giả: Ben Johnson Người dịch: Đặng Thanh Hiền Giáo viên phải làm việc rất vất vả để đem đến cho học sinh phản hồi chi tiết về quá trình học tập của các em. Không may, thời gian chấm bài, viết nhận xét và khích lệ học sinh lại có giới hạn. Ví dụ: nều mỗi ngày, học sinh thường hoàn thành các hoạt động khởi động và trực nhật hoặc nhiệm vụ đầu giờ khác, thì giáo viên trong lúc đó phải chuẩn bị cho bài học mới. Khi tôi bắt đầu sự nghiệp giáo dục với vị trí giáo viên dạy tiếng Tây Ban Nha, tôi nhanh chóng nhận ra rằng nhiều học sinh đánh giá thấp việc trực nhật và không làm nữa. Phản ứng đầu tiên của tôi là biến việc đó trở thành một hoạt động có tính điểm. “Các em lấy giấy ra để khởi động đầu giờ”, câu nói đó ngày càng chán đối với tôi và tôi nhận ra mỗi lần nói câu đó tức là tôi có thêm một lần chấm bài. Việc này gộp với tất cả các kiểu chấm điểm khác trở thành một nhiệm vụ chán ngắt để đưa ra phản hồi.


08 XẾP LOẠI CÁC BẠN TRONG LỚP Là một giáo viên sáng tạo và được nhiều chuyên gia hỗ trợ, tôi học được cách tiết kiệm thời gian bằng việc cho học sinh trao đổi các tờ giấy và đánh giá lẫn nhau nhưng vài học sinh nhanh chóng lách luật kiểu “thỏa thuận đôi bên cùng có lợi” và điều đó làm rối loạn sự đánh giá. “Ok, tôi có thể xử lí được”, tôi nghĩ, “Tôi sẽ chỉ cho mọi người dùng bút chì đỏ để sửa các tờ giấy!”

Tôi cũng học được rằng, kỉ luật phải đi đôi với sự khôn ngoan, bỏ qua khởi động không bao giờ là một lựa chọn sáng suốt vì học sinh cần một hoạt động để tạo động lực. Đã có lần tôi nghĩ mình có thể nhảy cóc qua hoạt động khởi động để tiết kiệm thời gian, nhưng khi đó, lớp học không bao giờ hoạt động hiệu quả – kể cả có thêm thời gian.

Khả năng gian lận giảm xuống, nhưng việc giữ ba mươi cây bút chì màu đỏ đã

KIỂM TRA ĐỘ HIỂU BÀI

trở thành một phiền toái nho nhỏ. Kể cả

Giải pháp tốt nhất cho câu hỏi hóc búa

thế, hoạt động này vẫn sẽ ảnh hưởng

này đã nảy sinh từ một gợi ý của tổ

đến thời gian cho phần chính của bài.

trưởng bộ môn khi tôi kể về sự thất vọng

Tôi nhớ có những ngày thật bực bội: Tôi

của mình vào một ngày nọ. Thầy gợi ý

không bao giờ thực sự hoàn thành được

rằng trong khi học sinh hoạt động khởi

tiết học bởi vì hoạt động khởi động ăn

động, tôi nên cầm theo sổ điểm và đi

hết thời gian

loanh quanh giữa các học sinh. Tôi thử mở sổ và nhận thấy mình có thể đưa ra phản hồi hiệu quả hơn chỉ trong thời gian ngắn. Và như vậy, tôi không còn phải chấm một xấp phiếu nữa.


12 Trong khi tôi đi quanh lớp, với những học sinh không làm bài tập về nhà, tôi có thể nhìn nhanh qua phần bài của các em để

Nếu phần bài làm có chất lượng, tôi tặng

đánh giá mức độ hiểu và vận dụng. Sau

một mặt cười. Còn nếu không thì tôi quay

đó tôi cho điểm trên phiếu và vào sổ

ngược con dấu và nhắc nhở kì vọng của

điểm của tôi. Tôi chấm điểm cao hơn cho

mình về việc học sinh có thể thay đổi mặt

các em có cố gắng và với những ai

mếu thành mặt cười như thế nào.

không làm bài tập về nhà, tôi có thể trao

Cuối tuần, tôi sẽ ghi lại điểm số quy đổi từ

đổi với những học sinh đó một lúc (và

các mặt cười mà học sinh giành được qua

cho điểm 0 vào sổ điểm). Khi tôi kiểm tra

các bài kiểm tra miệng trong tuần đó. Ban

bài tập của từng học sinh, tôi đưa ra

đầu, tôi không nghĩ học sinh sẽ phản hồi

những nhận xét khích lệ và chữa bài.

lại nhưng tôi đã nhầm. Học sinh nhanh

Việc đó chỉ mất tầm 5 phút dành cho cả

chóng thực hiện công việc chỉ để có mặt

lớp và tôi có thể bắt đầu vào bài học

cười và nếu tôi quên không cho mặt cười,

ngay sau đó.

các em sẽ năn nỉ tôi quay lại và đóng dấu

HIỆU QUẢ CỦA CÁC CON DẤU

mặt cười. Tôi thực hiện phương pháp này với học sinh THCS và THPT, kết quả thu

Sau đó tôi tình cờ biết đến một công cụ

được là như nhau; học sinh rất thích nó.

phản hồi thần kì: con dấu hình mặt cười.

Các con dấu có tác dụng tiết kiệm thời

Vâng, tôi nói rất nghiêm túc. Tôi nghĩ

gian và năng lượng. Cũng từ thầy tổ

mình có thể làm điều tương tự với hoạt

trưởng bộ môn đó, tôi biết thêm hệ thống

động khởi động như với bài tập về nhà.

điểm thưởng đơn giản, sử dụng ghi chú.

Sau khi hướng dẫn học sinh hoàn thành

Tôi đóng dấu lên một mẩu giấy ghi chú và

phần khởi động, tôi đi xuống giữa các

trao cho các em học sinh có mức độ hoàn

dãy bàn và xem phần viết của các em.

thành cao, làm bài tốt, làm theo hướng dẫn, xung phong hoặc tham gia tích cực.


13 Học sinh có thể sử dụng các “tấm thẻ” tương ứng một điểm trong bài kiểm tra. Điều đó thật tuyệt! Tôi không phải kiểm soát số điểm thưởng trong sổ điểm và học sinh thì rất thích kiểu này. Định kỳ, để sinh viên không chỉ đơn giản đính kèm một số lượng lớn các “tấm thẻ” vào một bài kiểm tra, tôi đã cho các em sử dụng các “tấm thẻ” để mua đồ dùng học tập và những món đồ nho nhỏ khác. Các giáo viên trẻ rất muốn cung cấp phản hồi hiệu quả và thường xuyên đến học sinh nhưng nhanh chóng gặp những hạn chế về thời gian và sức lực của bản thân. Học sinh rất cần phản hồi và đối với tôi cũng như các học sinh của tôi, việc sử dụng con dấu cung cấp những bằng chứng xác thực và ngay lập tức về sự tiến bộ của học sinh. Vậy bạn làm thế nào để tiết kiệm thời gian và sức lực mà vẫn cung cấp phản hồi hiệu quả đến học sinh trong lớp rồi chứ?


14

08 PHẦN MỀM MIỄN PHÍ SỬ DỤNG TRONG LỚP HỌC GIÁO VIÊN NÊN BIẾT Tác giả: Jessica Sanders Nguồn: https://blog.tophat.com/ 7-free-classroom-tech-tools-need-know/ Lớp học ứng dụng công nghệ thông tin không còn là điều mới mẻ đối với giáo viên. Trên thực tế, các công cụ giáo dục online rất dễ để tìm kiếm nhiều công cụ hoàn toàn miễn phí. Tuy nhiên, giáo viên đừng cảm thấy ngại hoặc lo lắng về hiệu quả sử dụng. Thật may mắn, tất cả những gì bạn cần là một vài công cụ để thấy được sự cải thiện trong quá trình soạn bài, tổ chức lớp học và nhiều hơn thế nữa. Hãy thử sử dụng 7 công cụ dưới đây chắc chắn nó sẽ mang lại cho bạn và học sinh nhiều tiện ích.

01

PREZI

Hãy làm cho các tiết học hấp dẫn hơn với phần mềm Prezi. Đặc trưng quan trọng nhất là khả năng zoom hình ảnh. Thay vì trình

https://prezi.com/

chiếu trên một slide thông thường giống như PPT, bạn có thể gắn nó với một chủ đề nào đó. Điều này khiến tiết học thú vị hơn khi từng silde bài giảng được di chuyển với hiệu ứng hình ảnh sinh động. Giáo viên nên khuyến khích học sinh sử dụng công cụ này cho các buổi thuyết trình hoặc các buổi giới thiệu sách. Chúng có thể dễ dàng đưa các hình ảnh, video vào bài làm và dễ dàng hợp tác với các học sinh khác


15

02

PREZI

Google Drive và một số các công cụ của nó như Docs, Forms, Sheets có thể được tìm thấy trong tất cả các công cụ, bởi vì nó

https://www.google. com/drive/

là một trong số những lựa chọn tiện ích và dễ dàng dành cho giáo viên và học sinh. Sử dụng Google Drive để tạo các câu đố (Google Forms), thu bài tập về nhà (Google Docs), hoặc nơi lưu giữ các tài liệu dành cho khóa học, rất dễ dàng để truy cập mọi lúc, mọi nơi.

03

TOPHAT

Top Hat là một công cụ khiến học sinh tham gia tốt hơn và là một hệ thống quản lí lớp học mà hàng ngàn các nhà giáo dục đã sử

https://tophat.com/

dụng và lôi cuốn học sinh của họ, tiết kiệm thời gian, kiểm tra mức độ hiểu bài trên thực tế. Top hat là một web dựa trên ứng dụng cho phép giáo viên tương tác với học sinh thông qua các thiết bị của học sinh. Sử dụng Top Hat được xem như một cách để cải thiện sự tham gia và điểm số, giúp học sinh hiểu bài sâu hơn và khiến việc dạy học trở nên hứng thú.

04

WHOOO’S Công cụ này hoàn toàn miễn phí cho việc đọc sách online, thúc READING đẩy học sinh đọc nhiều hơn và hiểu nhiều hơn. Sau khi đăng

https://www. nhập, học sinh sẽ trả lời một cách tự động các câu hỏi. whooosreading.org/ Dựa trên thời gian đọc sách và trả lời câu hỏi, học sinh được trao các phần thưởng “Wisdom Points” từ đó có thể sử dụng để mua các truy cập trên Owl Store cho Owlvatar. Bạn có thể chấm điểm các câu trả lời và thấy phân tích cho từng học sinh và lớp học, cho phép bạn mang đến nhiều thông tin hơn cho việc soạn bài.


16 05

PANDORA/ Sử dụng các phần mềm nghe nhạc miễn phí để tạo ra những tiện SPOTIFY

ích cho giáo viên và trường học. m nhạc không chỉ có sức mạnh

http://www.pandora. trong việc mang lớp học ra ngoài cuộc sống mà còn giúp học sinh net/en-vn tập trung, hướng dẫn học sinh tiếp cận bài học với những trải https://www.spotify. com/int/why-notavailable/

nghiệm mới và giảm căng thẳng. Tạo ra một danh sách ngắn bài hát cho bắt đầu và kết thúc một ngày, hoặc dùng nó như một công cụ cho việc chuyển tiếp giữa các tiết học.

06

BOOKS THAT GROW

http://www.books thatgrow.com/

Khuyến khích học sinh cải thiện việc đọc với việc phân loại các cấp độ. Các cuốn sách đọc online và có chưa từ 3 – 5 cấp độ phức tạp khác nhau. Bạn hoặc học sinh có thể chọn một cuốn sách để đọc và chọn độ khó phù hợp. Sau đó, bạn có thể sử dụng phương pháp thảo luận với cả lớp về cuốn sách đã đọc mặc dù chúng đọc các cuốn sách khác nhau.

07

SCHO - OLOGY

Kết nối học sinh, phụ huynh và các giáo viên với phần mềm Schoology, đã dành giải CODie của năm 2014. Các ứng dụng cơ

https://www. bản này miễn phí và cho phép bạn xây dựng hồ sơ học sinh, ứng whooosreading.org/ dụng dạy học phân hóa, quản lí bài tập về nhà và nhiều hơn thế nữa… Nếu bạn muốn có một công cụ giúp bạn giải quyết nhiều công việc một lúc thì đây là phần mềm như vậy.

08

PLAN - BOARD

https://www. planboardapp.com/

Các công cụ này có nhiều tiện ích hơn một công cụ soạn giáo án đơn thuần. Nó cũng cho phép bạn bổ sung các tóm tắt, có thời khóa biểu cụ thể cho một ngày, theo dõi sự tiến bộ của học sinh. Bạn có thể sử dụng nó để hợp tác với các giáo viên khác trên thế giới và tìm kiếm các bài đã được các giáo viên khác soạn.


17

10 ĐIỀU ĐỂ TẠO NÊN MỘT HIỆU TRƯỞNG THÀNH CÔNG (P.1) Nguyễn Hữu Long dịch (Nguồn: www.thoughtco.com)

Làm hiệu trưởng tức là phải đối mặt với thử thách chứ không đơn giản là một công việc. Nó phải đối mặt với áp lực cao điều mà hầu hết mọi người đều không sẵn sàng để đối mặt và giải quyết. Những công việc của hiệu trưởng cứ tưởng rằng chỉ nằm trong một bảng mô tả nhưng họ còn phải làm nhiều hơn như vậy, họ phải hiểu về giáo viên, học sinh, phụ huynh. Họ phải ra quyết định và chịu trách nhiệm cho những quyết định của mình. Một hiệu trưởng thành công luôn làm mọi việc một cách khác biệt. Không giống như bất kì một nghề nghiệp nào khác, nó có những kĩ năng đặc thù mà nếu thiếu hiệu trưởng sẽ không thể thành công trong công việc. Hầu hết các hiệu trưởng đều ở vị trí lưng chừng của các giới hạn. Một hiệu trưởng suất sắc phải có những cách tư duy khác biệt và triết lí lãnh đạo cho phép họ thành công. Họ có thể kết hợp các kĩ thuật, chiến thuật để làm cho chính họ và những người xung quanh trở nên hoàn thiện hơn và đạt đến thành công.


18

01

HỌ LUÔN TẠO DỰNG XUNG QUANH MÌNH NHỮNG ĐỒNG NGHIỆP LÀ NHỮNG GIÁO VIÊN TỐT

Việc tuyển chọn được những giáo viên tốt khiến công việc của hiệu trưởng trở nên dễ dàng hơn ở mọi góc độ. Những giáo viên tốt thường là những người có kỉ luật, khả năng giao tiếp tốt với phụ huynh và mang đến cho học sinh những cơ hội giáo dục công bằng. Điều này khiến cho công việc hiệu trưởng bớt đi những khó khăn. Khi là một hiệu trưởng bạn cần xây dựng đội ngũ giáo viên mà bạn biết rằng họ tận tâm, cam kết với công việc và làm việc hiệu quả. Bạn cần các giáo viên không chỉ hoàn thành công việc mà còn vượt các yêu cầu để mang lại thành công cho học sinh. Một hiệu trưởng với những đồng nghiệp như vậy chắc chắn sẽ thành công trong vị trí lãnh đạo của mình.

02

LÃNH ĐẠO BẰNG VIỆC LÀM GƯƠNG

Khi là một hiệu trưởng bạn phải dẫn dắt một tập thể với nhiều suy nghĩ phẩm chất, năng lực khác nhau. Bạn luôn phải đối mặt với sự nhìn nhận đánh giá từ các đồng nghiệp. Việc xây dựng uy tín, danh dự là điều khá khó khăn. Bạn có thể trở thành người đầu tiên đến trường và là người cuối cùng dời trường sau một ngày? Đó là điều cần thiết để những người khác biết rằng bạn có thực sự tâm huyết với công việc. Hãy luôn nở nụ cười giữ một thái độ tích cực, giải quyết mọi việc với sự bình tĩnh và kiên trì. Luôn duy trì tác phong chuyên nghiệp, tôn trọng những người xung quanh, khuyến khích sự khác biệt trở thành hình mẫu cho những phẩm chất mà bạn muốn hình thành trong cộng đồng trường học. Đó là cách để trở thành một hiệu trưởng thành công.


19 03

SUY NGHĨ MỘT CÁCH KHÁC BIỆT

Đừng bao giờ giới hạn khả năng của bản thân, giới hạn khả năng của các giáo viên cũng như học sinh. Việc của một người hiệu trưởng nên làm là luôn luôn khuyến khích và tìm kiếm sự sáng tạo để giải quyết các công việc, không cảm thấy sợ hãi khi phải suy nghĩ khác biệt mà còn khuyến khích giáo viên luôn đổi mới. Người hiệu trưởng thành công, hơn hết, phải có tài trong việc giải quyết các vấn đề dù những câu trả lời không phải lúc nào cũng dễ dàng. Bạn phải luôn tìm kiếm những phương thức sáng tạo, những cách thức tiếp cận mới để đáp ứng những đòi hỏi của công việc. Một hiệu trưởng tốt sẽ không bao giờ phủ nhận ý kiến của người khác hay cấm người khác lên tiếng. Thay vào đó họ luôn tìm kiếm những giá trị đến từ những người khác, những giải pháp mang tính đột phá để giải quyết một vấn đề.

04

LÀM VIỆC VỚI NGƯỜI KHÁC

Trở thành người hiệu trưởng đồng nghĩa với việc bạn sẽ phải làm việc với nhiều đối tượng khác nhau. Mỗi một người lại có một cá tính mà bạn phải học cách để làm việc hiệu quả với họ. Một hiệu trưởng giỏi là người có khả năng đoán được tâm lý người khác, hiểu được đâu là động lực là nguồn cảm hứng cho họ, biết cách ươm mầm những tiềm năng và thúc đẩy họ đến thành công. Trong nhiều trường hợp, hiệu trưởng cần làm việc với những người khó tính, đòi hỏi phải có kĩ năng lắng nghe, tôn trọng những phản hồi và sử dụng nó để điều chỉnh công việc. Hiệu trưởng cũng là người “đứng mũi chịu sào” đại diện cho nhà trường trong việc giải quyết các mối quan hệ với cộng đồng.


20

05

TRAO QUYỀN

Là hiệu trưởng có thể là công việc thử thách nhất trong nhà trường. Một cách rất thường xuyên hiệu trưởng phải đối mặt với những tình huống khó khăn, họ có sự kì vọng cao về các vấn đề và cho phép đồng nghiệp được phép chịu trách nhiệm. Các hiệu trưởng thành công là những người có thể bỏ qua những vấn đề không quan trọng. Điều đầu tiên họ có thể chuyển đổi những trọng trách, trách nhiệm, trao quyền cho các đồng nghiệp. Tiếp theo hiệu trưởng có khả năng chịu trách nhiệm cho các dự án về kế hoạch mà họ biết rằng nó phù hợp với năng lực của đồng nghiệp. Cuối cùng việc trao quyền sẽ làm giảm áp lực công việc, giảm những căng thẳng từ công việc.

(Hãy đón đọc phần tiếp trong số tới)


webs i t e : t a o g i a o d u c . vn

- cộng đồng giáo viên Giáo viên với nghề giáo Những nguyên tắc đơn giản mà giáo viên nên tuân thủ (phần 2)


Giáo viên với phụ huynh Thư gửi phụ huynh: “Tôi không thể làm điều đó một mình”

Kinh nghiệm cho giáo viên trẻ

Cân bằng cuộc sống

10 bí quyết để sống sót trong

07 lí do để trở thành giáo viên

năm đầu tiên đi dạy (phần 2)


21

NHỮNG NGUYÊN TẮC ĐƠN GIẢN GIÁO VIÊN NÊN TUÂN THỦ (P.2) Tác giả: Derrick Meador Đặng Thanh Hiền dịch

13

Hợp tác với các giáo viên khác. Luôn luôn sẵn lòng lắng nghe

14

Tìm cho mình một chốn nghỉ ngơi ở ngoài trường học. Mỗi

lời khuyên từ những giáo viên

giáo viên đều có những sở

khác. Đồng thời, hãy chia sẻ

thích riêng, giúp họ giải tỏa

kinh nghiệm với họ.

căng thẳng sau những giờ dạy học trên trường.

15

Luôn sẵn sàng thích nghi và thay đổi. Đặc thù của việc dạy

16

Giáo viên phải linh hoạt. Đôi khi những khoảnh khắc tuyệt vời

học là luôn luôn thay đổi. Luôn

nhất lại đến một cách tình cờ.

luôn có những điều mới mẻ và

Hãy tận dụng thời cơ và sẵn

tốt đẹp hơn để giáo viên thử

sàng thay đổi kế hoạch.

sức. Hãy cố gắng nắm bắt sự thay đổi chứ đừng chống đối nó

17

Hãy là người thủ lĩnh dẫn dắt học sinh. Không bao giờ được

18

Bảo vệ học sinh bằng mọi giá. Luôn luôn để mắt đến học sinh

nói với học sinh rằng con không

và đảm bảo rằng các em được

đủ khả năng. Phải giúp đỡ các

an toàn. Làm mẫu các quy trình

em đi đến đích bằng cách động

an toàn cho cả lớp và không

viên khi các em mất phương

bao giờ để học sinh có hành vi

hướng.

nguy hiểm.


22

19

Luôn có sự chuẩn bị kĩ lưỡng. Điều này chưa chắc đã dẫn

20

Hãy tạo không khí vui tươi trong lớp học! Nếu bạn hào

đến thành công, nhưng thiếu

hứng với công việc, học sinh

nó thì chắc chắn thất bại. Giáo

sẽ nhận ra và tham gia tích cực

viên phải chọn lọc để đưa vào

vào giờ học.

bài giảng những ý nghĩa thực tiễn đối với học sinh.

21

Không bao giờ được xúc phạm hay phê bình học sinh trước cả

22

Kèm thêm cho học sinh nếu bạn có thể. Nhiều giáo viên tình

lớp. Nếu bạn cần kỉ luật hoặc

nguyện dạy kèm thêm cho học

nhắc nhở học sinh, hãy trao đổi

sinh theo nhóm hoặc hỗ trợ

riêng ngoài hành lang hoặc sau

ngay trên lớp. Những hành

giờ học. Là giáo viên, bạn cần

động nhỏ này rất có ý nghĩa đối

được học sinh tin tưởng và tôn

với học sinh.

trọng.

23

Việc theo dõi sát sao tình hình của học sinh và kịp thời ghi

24

Luôn luôn tuân thủ các chính sách giáo dục. Nếu bạn không

nhận sự tiến bộ có thể quá sức

chắc chắn về điều gì, tốt hơn là

với giáo viên. Thay vào đó, hãy

nên hỏi cho cặn kẽ để tránh sai

đặt mục tiêu xếp loại và 2-3

lầm nghiêm trọng. Là một giáo

ngày lại tổng kết một lần. Điều

viên, bạn có trách nhiệm đảm

này không chỉ dễ dàng hơn mà

bảo rằng học sinh cũng tuân

còn giúp giáo viên phản hồi học

thủ tốt các nội quy.

sinh kịp thời, chính xác hơn.


23

THƯ GỬI PHỤ HUYNH: “TÔI KHÔNG THỂ LÀM ĐIỀU ĐÓ MỘT MÌNH” Tác giả: Maureen Downey Nguyễn Hữu Long dịch Có rất nhiều nỗ lực khắc phục những căn bệnh của hệ thống giáo dục của chúng ta nhưng dường như sẽ là vô ích khi một vấn đề cốt lõi chưa được quan tâm là cha mẹ. Mỗi năm, tôi thấy những ảnh hưởng tích cực bởi sự tham gia mạnh mẽ của phụ huynh vào kết quả giáo dục học sinh. Ngược lại, tôi thấy những ảnh hưởng tiêu cực khi cha mẹ không quan tâm đến giáo dục con cái. Tôi không thể giảng dạy hiệu quả học sinh trên lớp nếu cha mẹ không ưu tiên giáo dục từ chính căn nhà của họ. Nó giống như khi một phụ huynh mang một đứa trẻ đến bác sĩ để khám và điều trị bệnh. Phụ huynh phải hỗ trợ các khuyến cáo của bác sĩ, cùng với việc ưu tiên chăm sóc sức khoẻ khi trở về nhà, để trẻ có thể bình phục. Cha mẹ phải đặt trọng tâm vào vai trò và trách nhiệm của bản thân mình trong việc giáo dục con cái để giúp các giáo viên tìm kiếm giải pháp từ đó mang đến một nền giáo dục có chất lượng cho học sinh. Giáo viên đơn giản không thể làm điều đó một mình .. Một giáo viên chia sẻ lá thư gửi cho phụ huynh học sinh. Đây là nội dung bức thư: Quý vị phụ huynh thân mến, Tôi là một nhà giáo dục. Tôi có thể tạo ra một môi trường học tập an toàn và kích thích tư duy cho con. Tôi có thể khuyến khích và hỗ trợ con của bạn thông qua quá trình học tập. Tôi có thể dạy cho con mình suy nghĩ một cách sáng tạo và sáng tạo. Tôi có thể dạy con một cách hiệu quả chương trình học bắt buộc. Tôi có thể thử thách trí tuệ của con.


24

Tôi có thể xác định điểm mạnh và điểm yếu của từng học sinh. Tôi có thể củng cố những điểm yếu và xây dựng trên các thế mạnh. Tôi có thể phát triển một mối quan hệ tin tưởng và tôn trọng với con của bạn. Tôi có thể cố gắng để xây dựng một mối quan hệ cha mẹ / giáo viên hiệu quả. Tôi có thể tạo nên những trải nghiệm giáo dục tích cực cho con. Con của bạn sẽ rời khỏi lớp học của tôi với những kiến thức cần thiết để chuẩn bị tốt cho con đường học tập trong tương lai. Nhưng tôi không thể làm điều đó một mình. Tôi không phải là cha mẹ. Tôi không thể đảm bảo rằng con bạn được nghỉ ngơi đầy đủ vào buổi tối và một chế độ ăn uống lành mạnh. Tôi không thể đảm bảo rằng con bạn đúng giờ đến trường và chỉ nghỉ học khi thực sự cần thiết. Tôi không thể giáo dục con ở nhà. Tôi không thể cung cấp cho con của bạn một môi trường gia đình có nền tảng văn chương, học thuật. Tôi không thể giới hạn thời gian con chơi điện tử hoặc lướt các trang mạng xã hội. Tôi không thể thấm nhuần giá trị của một nền giáo dục cho con bạn như bạn có thể. Tôi không thể biết được tác động của các vấn đề về kỷ luật ảnh hưởng đến việc học của con bạn. Tôi không thể buộc bạn tham dự các hội thảo về việc làm thế nào. Chúng ta có thể phối hợp cùng nhau để tối đa hóa tiềm năng của con. Tôi không thể chứng minh cho con bạn thấy rằng cô và bố mẹ con luôn đồng hành cùng con, chúng ta hoạt động cùng nhau vì lợi ích tốt nhất của con. Thành thật mà nói, nếu không có sự hợp tác của bạn, tôi đang chiến đấu một trận chiến đầy thử thách, khó khăn trong việc giáo dục con. Hãy hiểu và nhận thấy vai trò to lớn của chính bạn trong quá trình giáo dục con thành công. Trân trọng, Giáo viên của con




25

10 BÍ QUYẾT ĐỂ SỐNG SÓT TRONG NĂM ĐẦU TIÊN ĐI DẠY (P.2) Tác giả: Elena Aguilar Người dịch: Đặng Thanh Hiền

05

GHÉ THĂM NHÀ HỌC SINH

Ghé thăm nhà chỉ một số học sinh cũng sẽ phần nào cho bạn sự thấu hiểu được hoàn cảnh của học sinh. Bạn có thể đến thăm nhà vài em học sinh đặc biệt hay đến nhà một học sinh mà bạn quan tâm cũng như nhà của một học sinh mà bạn tự tin là con học tốt. Điều này dễ thực hiện nhất trong những tuần đầu tiên đi dạy, khi

06

Bạn thấy mục tiêu hoặc mục đích làm giáo viên của mình là gì? Bạn có thể tóm tắt lại thành một đoạn văn hoặc vài câu được không? Tạo ra một viễn cảnh của bản thân hoặc một nhiệm vụ có thể là chỗ dựa cho bạn khi bạn gặp khó khăn. Nó giống như một chỉ dẫn khi những thử thách bủa vây bạn. Bạn không cần chia sẻ nó với ai. Đó là dành cho bạn.

bạn đang tạo dựng các mối quan hệ với các gia đình và bạn có thể giải thích rằng mình muốn hiểu nhiều hơn về học sinh. Bằng những chuyến ghé thăm bạn sẽ có cơ hội lắng nghe phụ huynh chia sẻ – hỏi họ về sở thích, gia đình, bạn bè,… Hãy cầu thị. Đây không phải lúc chia sẻ những lo lắng và phàn nàn.

VIẾT RA VIỄN CẢNH CỦA BẢN THÂN KHI LÀ MỘT GIÁO VIÊN

07

ĐỪNG NGƯỢC ĐÃI BẢN THÂN

Ngủ. Nghỉ. Ăn. Tập thể dục. Bạn từng nghe thấy điều này trước đó. Nó thực sự cần thiết trong suốt năm đầu bạn đi dạy khi áp lực – đi kèm với bệnh tật – làm suy giảm hệ miễn dịch của bạn. Đừng đợi đến khi bạn bị cảm cúm mới chăm sóc bản thân – hãy bắt đầu ngay bây giờ.


08

26

LÀM THỨ GÌ ĐÓ KHÔNG LIÊN QUAN ĐẾN VIỆC DẠY HỌC

Ít nhất một lần một tuần, hãy làm điều gì đó cho bản thân. Tham gia một lớp làm gốm hoặc một lớp học nhảy kiểu Brazil vào thứ Bảy. Chạy ma-ra-tông. Tham gia

10

CÓ MỘT NGÀY NGHỈ

một câu lạc bộ đọc sách lãng mạn. Làm

Hầu hết giáo viên đều có những ngày

điều gì đó nhằm thỏa mãn những phần

dành cho mình. Lên kế hoạch, chọn một

khác trong con người bạn. Nó đơn giản và

ngày và tận dụng nó. Mang quần áo đến

lấn cả vào thời gian dạy học, suốt năm

tiệm giặt là, đi khám răng, ngủ hoặc đi

đầu đi dạy của bạn nhưng bạn cần sự thư

dạo. Tận dụng chúng đi. Bạn cần những

giãn tinh thần từ những việc đó.

ngày nghỉ. Điều đấy là bình thường.

07

ĐÁNH DẤU TẤT CẢ NHỮNG THÀNH CÔNG TRONG LỚP HỌC

Viết chúng ra. Lập danh mục những điều bạn thực hiện tốt. Tìm ra những thành công; bao gồm từng việc nhỏ nhặt: Hôm nay, Alfredo đã mỉm cười khi bước vào lớp; James nhớ cuốn sách của em ấy; Jackie chào tạm biệt mẹ và không khóc; Tôi ăn trưa; giáo án cho ngày mai của tôi đã hoàn thành. Nếu bạn không làm thêm bất cứ điều gì ngoài danh mục này nhưng mỗi ngày bạn chỉ làm một điều trong đó, tôi có thể hầu như chắc chắn rằng bạn có một năm tuyệt vời.

Năm đầu tiên đi dạy tưởng chừng như không phải quá vất vả nhưng thực tế thì khác thì khác. Những chiến thuật trên phần nào sẽ giúp bạn phát triển bản thân trong năm đầu tiên và tạo khả năng phục hồi để bạn vượt qua được nhiều thử thách khi làm giáo viên. Nhân đây, chào mừng các bạn đến với nghề dạy học. Bạn đang bước vào một hành trình vô cùng, vô cùng tuyệt vời.


27

07 LÍ DO ĐỂ TRỞ THÀNH GIÁO VIÊN Tác giả: Beth Lewis Đặng Thanh Hiền dịch Bạn đã từng nghĩ về việc trở thành giáo viên chưa? Dưới đây là những lí do mà bạn nên chớp lấy cơ hội làm một giáo viên. Dạy học không chỉ là một nghề. Đó là một quá trình lao động cật lực và có được thành công ngoài sức tưởng tượng – dù lớn hay nhỏ. Những giáo viên tuyệt vời nhất gắn bó với công việc giảng dạy không vì tiền lương. Họ luôn tự động viên mình bằng cách nghĩ về lí do tại sao họ bước chân vào con đường dạy học. Dưới đây là 7 lí do chủ yếu giải thích tại sao bạn nên bắt đầu công việc giảng dạy và có một lớp học cho riêng mình.

01

MÔI TRƯỜNG NĂNG ĐỘNG

Rõ ràng là bạn không thể buồn chán hay ù lì khi bắt tay vào một công việc đầy thách thức như dạy học. Bạn luôn luôn phải động não để giải quyết vô số vấn đề thường nhật mà bạn chưa từng đối mặt. Giáo viên là người học hỏi suốt đời với cơ hội trưởng thành và tiến bộ từng ngày. Hơn thế, lòng nhiệt thành của học sinh giúp bạn trẻ mãi không già, nhắc bạn luôn nở nụ cười cả khi đương đầu với hoàn cảnh khó khăn nhất.


28

02

LỊCH TRÌNH HOÀN HẢO

Bất cứ ai đi dạy gia sư hoặc ở trung tâm với lịch làm việc thoải mái và phong thái nhàn tản sẽ ngay lập tức cảm thấy thất vọng. Tuy nhiên, vẫn có những lợi ích khi đi dạy ở trường. Trước hết, nếu con bạn học ở trường gần trường bạn dạy, bạn sẽ có ngày nghỉ giống hệt với con. Bạn cũng có khoảng hai tháng nghỉ hè mỗi năm. Nếu bạn dạy cố định ở một trường kì nghỉ sẽ dàn trải trong cả năm. Dù thế nào thì bạn vẫn có hơn hai tuần nghỉ cho mỗi công việc.

03

CÁ TÍNH & KHIẾU HÀI HƯỚC

Tài sản lớn nhất mà bạn mang đến lớp mỗi ngày là cá tính độc đáo của chính bạn. Đôi khi cuộc sống dập khuôn khiến bạn phải nhào nặn bản sắc riêng cho mình. Tuy nhiên, giáo viên chắc hẳn phải sử dụng những món quà đặc biệt để truyền cảm hứng, dẫn dắt và tạo động lực cho học sinh. Khi công việc trở nên khó khăn, đôi khi bạn cần một chút hài hước để có thể tỉnh táo trở lại.

04

CÔNG VIỆC BẢO ĐẢM

Thế giới luôn cần giáo viên. Nếu bạn sẵn sàng làm việc hết mình trong bất cứ điều kiện môi trường nào, đừng lo không có việc – kể cả là giáo viên mới. Học hành chăm chỉ, tích lũy kinh nghiệm, trở thành giáo viên chính thức, bấy giờ, bạn có thể thở một hơi nhẹ nhõm vì mình đã có một công việc trong nhiều năm tới.


29 05

MÓN QUÀ VÔ GIÁ

Hầu hết giáo viên cảm thấy được động viên bởi những niềm vui nho nhỏ khi làm việc với trẻ con. Bạn sẽ thấy yêu mọi điều ngộ nghĩnh chúng nói, mọi việc ngốc nghếch chúng làm, những câu mà chúng hỏi và bao chuyện vụn vặt chúng viết. Tôi có một chiếc hộp đựng quà lưu niệm của học sinh qua các năm – thiệp sinh nhật, tranh,… Những cái ôm, những nụ cười sẽ là nguồn động lực to lớn và nhắc bạn nhớ lại vì sao mình quyết định trở thành giáo viên.

06

TRUYỀN CẢM HỨNG CHO HỌC SINH

Mỗi ngày đứng bục giảng, bạn không bao giờ biết những điều mình sắp nói hoặc làm sẽ để lại ấn tượng thế nào trong tâm trí học sinh. Chúng ta đều nhớ những điều tích cực (hoặc tiêu cực) mà giáo viên tiểu học từng nói với mình trên lớp – chúng in sâu vào tâm trí ta, định hướng thế giới quan của ta những năm tháng đầu đời. Khi thể hiện trọn vẹn cá tính của mình trên lớp, bạn có thể khéo léo tận dụng nó để truyền cảm hứng cho học sinh và định hướng cho các em.

07

Xây dựng một tập thể lớp đoàn kết sẽ giúp các học sinh biết TÁC ĐỘNG ĐẾN cách đón nhận những người xung quanh. Phần lớn giáo CỘNG ĐỒNG

viên gắn bó với nghề vì họ muốn tạo ra sự khác biệt cho thế giới nói chung và cộng đồng của họ nói riêng. Đây là mục đích cao quý và dũng cảm bởi lẽ bạn sẽ luôn là người tiên phong. Dù bạn có phải đối mặt với thách thức khi đứng lớp, công việc của bạn vẫn sẽ lan tỏa sự tích cực đến học sinh. Hãy tận tâm với học sinh và dõi theo sự trưởng thành của các em. Đó thực sự là món quà tuyệt vời nhất.


webs i t e : t a o g i a o d u c . vn

- thông tin sự kiện Ý tưởng của tháng 07 hoạt động đầy ý nghĩa trong “ngày Trái Đất” 22-4


Giáo dục thế giới

Cơ hội nghề nghiệp

Môi trường giáo dục

Trường Wellspring tuyển

không áp lực ở Phần Lan

dụng giáo viên phổ thông tất cả các bộ môn


30

07 HOẠT ĐỘNG Ý NGHĨA TRONG “NGÀY TRÁI ĐẤT – 22/04/2018” Tác giả: Marlana Martinelli Học sinh của chúng ta chính là những người chăm sóc cho tương lai của Trái Đất. Các thầy cô và học sinh hãy biến ngày Trái đất sắp tới thành một ngày có ý nghĩa thực sự bằng một số hoạt động thú vị được gợi ý dưới đây, trao quyền cho những đứa trẻ để chúng tạo nên những tác động tích cực lên hành tinh của chúng ta. Đâylà cách trải thảm xanh trong lớp học của bạn cho “ngày Trái Đất” năm nay.

01

DỰ ÁN “SÁNG TẠO VỚI CHAI NHỰA ĐỂ BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG” https://www.pbslearningmedia.org/collection/engineering-for-good

Tất cả chúng ta đều biết uống nhiều nước tốt cho sức khoẻ nhưng chúng lại quan tâm tới tác hại của những chiếc chai nước bằng nhựa đến môi trường. Giáo viên, do đó, nên dùng phương pháp dạy học theo dự án, giúp học sinh ứng dụng công nghệ để thiết kế giải pháp cho vấn đề này, sau đó chia sẻ những ý tưởng của các em tới cộng đồng.

Giáo viên hãy tìm kiếm những video giúp học sinh biết được các hoạt động phát thải nhiều khí CO2 vào không khí. Yêu cầu học sinh chụp lại những bức hình về việc sử dụng các nguồn năng lượng khác nhau và thải khí thải ra môi trường mà chúng gặp trong cuộc sống thường ngày.

02

CHỤP ẢNH VIỆC SỬ DỤNG NĂNG LƯỢNG GÂY Ô NHIỄM

https://opb.pbslearningmedia.org/resource/tdc02.sci.life.eco. energyuse/snapshot-of-us-energy-use


31

Bài học này giúp trẻ hiểu được chuyện gì có thể xảy ra với các loài sinh vật nếu chúng không thể

03

TÌM HIỂU HỆ QUẢ CỦA SỰ THAY ĐỔI MÔI TRƯỜNG SỐNG https://opb.pbslearningmedia.org/resource/tdc02.ci.life.oate.lp_ changeenviron/effects-of-environmental-change

thích ứng khi môi trường sống thay đổi. - Gợi ý cho học sinh đọc cuốn sách “The Great Kapok Tree” – một câu chuyện nói về rừng mưa Amazon - Cho chúng xem 1 video về sự nguỵ trang của một số loài động vật. - Cho học sinh chơi trò mô phỏng kẻ săn mồi. - Làm bài viết, video, hình ảnh … giải thích điều gì sẽ xảy ra với sự sống nếu nồng độ ôxy trong không khí thay đổi.

Đối với hoạt động này, học sinh sẽ học cách thiết kế những ý tưởng trên giấy thành sản phẩm thông qua việc sử dụng các vật liệu tái chế. Chúng có thể vẽ, lắp ghép, xây dựng hay làm bất cứ điều gì mà chúng có thể tưởng tượng ra (làm dụng cụ học tập, đồ dung trang trí… bằng các vật liệu tái chế). Thông qua hoạt động này, học sinh cần hiểu được tầm quan trọng của việc tái chế; loại rác nào nên được tái chế, tái sử dụng hay đưa đến khu vực xử lý rác thải.

04

HOẠT ĐỘNG TÁI CHẾ

https://opb.pbslearningmedia.org/resource/9bd3875d-9ba4-47a5-bebc-e30 8910f04b2/design-it-build-it-environme ntal-recycle


32 Một gợi ý nữa là hãy tổ chức hoạt động xem video: tôi đã cho lớp học của mình xem “Green

05

GIẤC MƠ XANH https://opb.pbslearningmedia.org/resource/yvcc-sci-dreaming/ dreaming-in-green

Dream” – video này kể về câu chuyện của 4 cô gái ở Miami, những người đã tham gia 1 nhóm “Green Team” để giảm lượng khí thải CO2 của trường đồng thời tiết kiệm được tiền. Sau khi xem xong video này, học sinh của bạn có thể sẽ được truyền cảm hứng, kích thích để tự lập nên một nhóm kiểm soát việc sử dụng năng lượng tại chính ngôi trường của mình.

Sau khi xem video về “Team Marine – Biệt đội hải quân” học sinh sẽ học được rằng chúng có sức mạnh để thay đổi cộng đồng. Nhóm học sinh này đã thuyết phục được lãnh đạo địa phương cấm

06

sử dụng những túi ni lông ở thị trấn của họ sau khi

BIỆT ĐỘI HẢI QUÂN

nhận ra những tác động tiêu cực của nó đối với

https://opb.pbslearningmedia.org/resource/yvcc-sci-teammarine/ team-marine

sự sống trên biển và đại dương.

Lấy cảm hứng từ sê ri “EARTH A New Wild – Trái

07

THÁM HIỂM HỆ SINH THÁI https://opb.pbslearningmedia.org/resource/5aeed659-7f0b-417f-81d9-5f2e 9c747644/ecosystem-explorer-earth-anew-wild

đất Một thế giới hoang dã mới” của PBS, giáo viên cho học sinh xem video và chơi các trò chơi tương tác. Học sinh sẽ được khám phá môi trường sống của 3 loài động vật khác nhau: kền kền, sói, cá mập và học về mối quan hệ giữa các loài động vật với con người. Sau đó cho chúng sẽ chơi 1 trò chơi tương tác để khám phá về hệ sinh thái và học về sự bảo tồn của 3 thế giới này.


33

MÔI TRƯỜNG GIÁO DỤC KHÔNG ÁP LỰC Ở PHẦN LAN Quỳnh Linh Nguồn: http://vnexpress.net/tin-tuc /giao-duc/ moi-truong-giao-duc-khong-ap-luc-o-phan-lan Theo lời khuyên của Gardner, William Doyle, người giành được học bổng Fulbright khóa 2015-2016 và là giảng viên về truyền thông giáo dục tại Đại học Đông Phần Lan, đã đăng ký học cho con trai 7 tuổi vào trường tiểu học Joesuu. Và ông Doyle đã không phải thất vọng. Chỉ mới 5 tháng, gia đình ông đã được trải nghiệm hệ thống giáo dục “tuyệt vời và không áp lực”. Một buổi tối, ông Doyle hỏi con trai về những gì cậu bé đã làm vào giờ thể chất hôm đó và nhận được câu trả lời: “Chúng con được đưa vào rừng với một tấm bản đồ và la bàn. Chúng con phải tìm đường ra”.


34

Từ lâu, Phần Lan đã được biết đến là quốc gia phương Tây giành được điểm cao nhất trong các cuộc thi toàn cầu. Ngoài ra, Phần Lan còn đứng vị trí thứ nhất trong các bảng xếp hạng toàn cầu, ví dụ là nước có tỷ lệ biết chữ nhiều nhất. Ở Phần Lan, trẻ em không được học chính thức cho đến khi 7 tuổi. Cho đến lúc đó, nhiều trẻ em được gửi vào lớp chăm sóc ban ngày và học qua các trò chơi, bài hát và trò chuyện. Hầu hết trẻ em đi bộ hoặc đạp xe đến trường cho dù còn rất nhỏ tuổi. Thời gian học ở lớp ít và dường như không có bài tập về nhà. Các trường ở Mỹ đang cắt giảm giờ nghỉ của trẻ. Trái ngược với Mỹ, cứ mỗi một tiếng, học sinh Phần Lan luôn có 15 phút chơi tự do ngoài trời. Không khí trong lành, thiên nhiên và hoạt động thể chất thường xuyên được coi là năng lượng cho việc học. Theo châm ngôn Phần Lan: “Không có thời tiết xấu, chỉ có quần áo không đủ”. Phần Lan không lãng phí thời gian và tiền bạc vào các bài kiểm tra tiêu chuẩn dày đặc nhưng không đem lại kết quả. Thay vào đó, trẻ em được đánh giá mỗi ngày qua quan sát trực tiếp, đăng ký và các câu đố. Trong lớp, trẻ được vui chơi, cười đùa và mơ mộng cả ngày. Người Phần Lan luôn nói: “Hãy để trẻ em là trẻ em”, “Công việc của một đứa trẻ là chơi đùa”, “Trẻ em học tốt nhất qua việc chơi”. Không khí lớp học luôn là ấm áp, an toàn, tôn trọng và hỗ trợ. Không có một bài học được viết trước hay những yêu cầu chuẩn mực như đi trên một đường thẳng hay ngồi thẳng lưng. Một sinh viên kiêm giáo viên Trung Quốc học ở Phần Lan đã làm ông Doyle ngạc nhiên: “Trong trường học Trung Quốc, bạn sẽ cảm thấy như đang ở trong quân đội. Còn ở đây, bạn cảm thấy mình là một phần của một gia đình tuyệt vời”.


35

Ở Phần Lan, giáo viên là những chuyên gia đáng tin cậy và được ngưỡng mộ nhất sau bác sĩ. Họ phải có bằng thạc sĩ về giáo dục và chuyên môn trong nghiên cứu và giảng dạy. “Nhiệm vụ của người lớn là bảo vệ trẻ em khỏi các chính trị gia. Chúng ta phải có trách nhiệm đúng đắn và yêu cầu những nhà kinh doanh tránh xa khỏi môi trường giáo dục”, một chuyên gia giáo dục Phần Lan về trẻ nhỏ đã trao đổi với ông Doyle. Các trường học ở Phần Lan được đầu tư và trang bị kỹ lưỡng: các giáo viên có trình độ, uy tín cao, và chuyên nghiệp; quy mô lớp học vừa phải; giáo trình phong phú và chính xác; hoạt động thể chất thường xuyên; rất ít hoặc không có các bài kiểm tra tiêu chuẩn không đem lại kết quả; không có thời gian và năng lượng bị lãng phí hay độc hại. Học sinh được đánh giá hàng ngày từ giáo viên; không khí lớp học an toàn, hợp tác, ấm áp và tôn trọng dành cho trẻ. Vào một ngày cuối tháng 11/2015, ông Doyle nghe thấy một tiếng động mạnh bên ngoài cửa sổ văn phòng giảng viên, gần khu vui chơi ngoài trời. Ông nhìn thấy sân chơi tràn ngập trẻ em. Chúng đang thưởng thức những bông tuyết đầu tiên của mùa đông. Người phụ trách giờ giải lao, một giáo viên đặc biệt, trong bộ áo khoác bảo hộ màu vàng hỏi ông: “Ông nghe thấy chứ?”., rồi cô tự hào trả lời: “Đó là âm thanh của hạnh phúc”.


36

TRƯỜNG WELLSPRING TUYỂN DỤNG GIÁO VIÊN PHỔ THÔNG TẤT CẢ CÁC BỘ MÔN Năm học 2018-2019 cần tuyển các vị trí sau: Giáo viên tiểu học Giáo viên trung học (tất cả các bộ môn) Giáo viên tiếng Anh (tiểu học và trung học) Giáo viên các môn văn thể mỹ Thời gian tuyển dụng: từ 06/03/2018 Thời gian đi làm: 16/07/2018 Yêu cầu: • Giáo viên tốt nghiệp Cao đẳng, Đại học chính quy trở lên, đúng chuyên ngành tuyển dụng • Đã có kinh nghiệm giảng dạy thực tế ở các Trường (ưu tiên ứng viên đã giảng dạy tại các Trường song ngữ, quốc tế) • Năng động, tự tin, có phương pháp dạy học tích cực; • Phát âm giọng Bắc chuẩn; • Sử dụng tốt các phần mềm CNTT trong giảng dạy và trong công việc; • Tiếng Anh giao tiếp cơ bản (sử dụng tốt tiếng Anh trong công việc là một lợi thế);


37

Quyền lợi: • Mức lương cạnh tranh • Được hưởng các chế độ phúc lợi (Đào tạo, bảo hiểm, khen thưởng, nghỉ mát….) theo quy định của Công ty và Luật Lao động hiện hành. Hồ sơ bao gồm: • CV có ảnh, ghi rõ quá trình học tập, kinh ghiệm làm việc, những ưu điểm nổi bật, thành tích đạt được của bản thân; • Đơn xin việc: Tải form đăng ký tại đại chỉ http://wellspring.edu.vn/ • Bản sao các văn bằng, chứng chỉ, thành tích cá nhân khác; • Bản sao giấy CMND. Ưu tiên ứng viên đến nộp hồ sơ trực tiếp. Chỉ những ứng viên có hồ sơ đạt yêu cầu mới được mời phỏng vấn. Không hoàn lại những hồ sơ không đạt yêu cầu. Nơi nhận hồ sơ: Phòng Nhân sự – Trường Phổ thông Song ngữ Liên cấp Wellspring Số 95, phố Ái Mộ, phường Bồ Đề, quận Long Biên, Tp Hà Nội. Email: tuyendung@wellspring.edu.vn Điện thoại: 04 3936 8563 – ext. 125 / Mob. 0918 982 342


webs i t e : t a o g i a o d u c . vn

- góc chia sẻ Danh ngôn về nghề giáo Danh ngôn về giáo dục


Nhân vật truyền cảm hứng

Bài viết của khách

10 điều mà nhà truyền cảm hứng

Hãy cho em

Stephen Hawking dạy chúng ta

thời gian để suy nghĩ


38

DANH NGÔN VỀ NGHỀ GIÁO 1- Người chê ta mà chê phải là thầy

2- Sự trưởng thành bắt đầu vào

ta. Người khen ta mà khen phải là

ngày chúng ta chấp nhận trách

bạn ta. Những kẻ vuốt ve, nịnh bợ ta

nhiệm đối với hành động của bản

chính là kẻ thù của ta vậy.

thân mình.

Tuân Tử

Richard L Evans

3- Hãy nhớ ta cần nói điều đúng ở

4- Khen đúng mức khó hơn đổ lỗi.

đúng chỗ và khó hơn nhiều là không

It is more difficult to praise rightly

nói điều sai vào lúc thấy cám dỗ

than to blame

nhất.

Thomas Fuller

Benjamin Franklin 5- Mỗi người trong số chúng ta đều giỏi một việc gì đó. Mỗi người trong các bạn đều có một tài năng để cống hiến cho đời. Và bạn có trách nhiệm với bản thân là tìm ra đó là gì. Đấy là cơ hội mà giáo dục có thể mang lại.

6- Thầy giáo bình thường giải thích những rắc rối, thầy giáo có năng khiếu tiết lộ sự đơn giản. Robert Brault 6- Thầy giáo bình thường giải thích những rắc rối, thầy giáo có năng

Barack Obama

khiếu tiết lộ sự đơn giản.

7- Đừng ép trẻ học bằng sự bắt buộc

Robert Brault

hay hà khắc; mà hãy hướng trẻ học bằng điều thu hút tâm trí trẻ, để bạn có thể phát hiện tốt hơn năng khiếu đặc biệt của trẻ. Plato

8- Giáo dục đối với trẻ nhỏ không nhắm tới việc chuẩn bị cho trẻ tới trường, mà chuẩn bị cho cuộc đời. Maria Montessori


39

9- Giáo dục là một quá trình tự nhiên

10- Có giáo dục không nằm ở việc

được thực hiện bởi trẻ nhỏ và không

bạn ghi nhớ được bao nhiêu, hay

đạt được nhờ lắng nghe mà nhờ trải

thậm chí bạn biết được bao nhiêu.

nghiệm trong môi trường.

Đó là có thể phân biệt giữa điều bạn

Maria Montessori

biết và điều bạn không biết. Anatole France

12- Biết cách gợi ý là nghệ thuật của 11- Chín phần mười sự giáo dục là động viên khích lệ. Anatole France

giảng dạy. Để đạt được nó, chúng ta phải đoán được điều gì sẽ gây hứng thú; chúng ta phải học cách đọc linh hồn con trẻ như chúng ta đọc một

13- Có những đứa trẻ được yêu

bản nhạc. Và rồi, chỉ đơn giản là nhờ

thương thì đến trường để học, và

thay đổi phím đàn chúng ta tiếp tục

cũng có những đứa trẻ đến trường

lôi cuốn và thêm nhiều cách diễn tả

để được yêu thương.

bản nhạc.

Nicholas A. Ferroni

Henri Frederic Amiel


40

10 ĐIỀU MÀ NHÀ TRUYỀN CẢM HỨNG STEPHEN HAWKING DẠY CHÚNG TA Lê Hải Thanh Nhà Vật lí học lỗi lạc, Stephen Hawking, đã qua đời ở tuổi 76 vào thứ tư tuần qua tại Camgridge, Anh Quốc. Mặc dù ông không dành được giải Nobel, nhưng cuốn sách A Brief History of Time (Lược sử thời gian) của ông đã mang khoa học đến gần mọi người hơn và đem lại danh tiếng cho ông trên toàn thế giới, cùng với khiếu hài hước ông trở thành một nhân vật được nhiều người mến mộ. Hawking bị mắc chứng ALS (xơ cứng teo cơ) và được chuẩn đoán chỉ sống sót trong 5 năm, nhưng thật kỳ diệu ông không chỉ sống lâu hơn ước tính của bác sĩ mà ông còn tiếp tục sống để hoàn thành sự nghiệp của mình. Trí tuệ và tình yêu cuộc sống của ông đã khiến cho cả thế giới kinh ngạc. Ông chính là một nhân chứng có một nghị lực phi thường. Bài viết này xin được đưa ra một số những điều Stephen đã dạy chúng ta về bản thân và vũ trụ:


41 01

TRÍ THÔNG MINH KHÔNG PHẢI LÀ IQ

Trí thông minh không phải là trí tuệ mà

04

bạn có từ lúc được sinh ra mà là sự sẵn

CÓ MỘT LỐI THOÁT KHỎI HỐ ĐEN

sàng làm việc hết mình, và sự ý thức về

Thông thường, các quan sát của các nhà

mọi thứ vẫn đang thay đổi. “Trí thông

vật lí tên tuổi áp dụng cho các vấn đề của

minh là khả năng thích nghi với sự thay

cả vũ trụ và cuộc sống. Tại một buổi giảng

đổi” Hawking đã nói tại buổi lễ tốt nghiệp

bài ở Viện Công nghệ Hoàng gia KTH ở

của mình ở trường Đại học Oxford

Stockholm, Hawking đã nói: “các Hố Đen không đen như chúng được tô vẽ. Chúng

SAI LẦM QUAN TRỌNG

cũng không phải nhà tù vĩnh cửu như mọi

Hawking không bao giờ tin là mình hoàn

một cái hố đen ở cả hai mặt và cũng rất có

hảo, mà ông tin vào sự quan trọng của

thể dẫn đến một thế giới khác. Vì vậy nếu

những sai lầm. “Lần tới nếu có ai đó phàn

bạn cảm thấy bạn đang ở trong một cái hố

nàn về sai lầm bạn mắc phải, thì hãy nói

đen, đừng bỏ cuộc – hãy nhớ luôn có một

lại với người đó rằng có thể đó là một điều

lối thoát”.

02

người nghĩ. Mọi thứ có thể thoát ra khỏi

tốt. Bởi nếu không có bất hoàn hảo, thì có khi ngay cả tôi cũng như anh đều không tồn tại ”

03

NHỮNG ĐIỀU CHÚNG TA BIẾT THẬT LÀ ÍT ỎI

05

KẺ THÍCH THỂ HIỆN LÀ KẺ THẤT BẠI

Trong một cuộc phỏng vấn với Piers Morgan, Morgan đã nói công chúng tin Hawking là người thông minh nhất hành

Càng thu nhiều kinh nghiệm thì bạn sẽ

tinh. Ông ta đã hỏi Hawking liệu Hawking

càng nhận ra bạn biết ít như thế nào.

có tin như vậy không, nếu không thì là ai?

Hawking đã nói “ Kẻ thù của kiến thức

“Tôi chưa bao giờ tuyên bố điều này.

không phải là không biết gì, mà là sự ảo

Những người thích khoe khoang về IQ

tưởng về sự hiểu biết.”

của mình chỉ là những kẻ thất bại.”


06

TÒ MÒ

09

42 KIÊN TRÌ

Hawking sẽ chẳng là ai nếu không có sự

Những gì Hawking đã vượt qua, và những

tò mò và niềm tin vào bản thân. Ông đã

gì ông ấy tiếp tục theo đuổi thật không thể

phát biểu tại nhà hát Opera Sydney: “Hãy

tưởng tượng được và thật đầy cảm hứng.

nhớ nhìn lên bầu trời đầy sao chứ không

Sự khước từ mọi ý định từ bỏ mục tiêu tri

phải nhìn xuống chân bạn. Hãy suy nghĩ

thức của ông bất chấp hoàn cảnh sống

về những gì bạn thấy và hỏi xem điều gì

của mình, chính là hiện thân của sự kiên

làm cho vũ trụ này tồn tại. Hãy cứ tò mò.

trì. “Có thể cuộc sống khó khăn, nhưng

Và có thể bạn thấy một cuộc sống thật

bạn luôn có thể làm việc gì đó và thành

khó khăn, nhưng bạn luôn có thể làm điều

công với nó, Vấn đề là bạn không được

gì đó và thành công với nó.”

bỏ cuộc.”Hawking đã nói.

10

ĐỪNG BAO GIỜ TIN CUỘC ĐỜI CỦA BẠN ĐƯỢC ĐỊNH ĐOẠT SẴN

Hawking không bao giờ xem thường bất

Trong một cuộc phỏng vấn với tờ NYT

cứ điều gì, và không bao giờ cảm thấy

ông đã nói “Bao kỳ vọng sụp đổ khi tôi

cuộc đời của ông cũng như số phận của

bước sang tuổi 21. Nhưng mọi thứ kể từ

thế giới là trách nhiệm của người khác

đó lại như một phần thưởng”.

ngoài ông và của loài người, và ông luôn

07

BIẾT ƠN

cảm thấy mình biết ơn cuộc sống, và

08

KHÔNG BAO GIỜ ĐÁNH GIÁ THẤP BẢN THÂN

những cơ hội để nghiên cứu về vũ trụ. “Không ai tạo ra thế giới và không một ai dẫn dắt cuộc đời chúng ta. Điều này khiến

Hawking đã nói trên tờ New York Times

tôi nhận thức sâu sắc rằng không có thiên

“Tôi luôn cố gắng vượt qua những giới

đường hay thế giới bên kia. Chúng ta chỉ

hạn của bản thân tôi và sống một đời ý

có một cuộc đời để bày tỏ lòng biết ơn sự

nghĩa nhất có thể. Tôi đã đi khắp thế

tạo hóa vĩ đại của thế giới này và vì thế tôi

giới, từ Nam Cực đến không trọng lực”.

vô cùng biết ơn.”


43

HÃY CHO EM THỜI GIAN ĐỂ SUY NGHĨ Trần Thị Thanh Hiếu Tham khảo: McCarthy, J 2018, Extending the silience, EduTopia. Là giáo viên, mỗi lần học trò đặt câu hỏi hay bạn đặt câu hỏi cho học trò, bạn có ngưng lại đôi chút, vài giây hay một phút để cho học trò có thời gian suy nghĩ? Bao nhiêu giáo viên đã từng tự hỏi bản thân về vấn đề này? Nhiều nghiên cứu từ những năm 1970 đã cho thấy rằng, việc dành vài giây suy nghĩ sau những câu hỏi sẽ giúp nâng cao chất lượng học tập của học sinh. Sau đây là một vài chiến lược để cung cấp thêm thời gian cho học trò suy nghĩ sau khi đặt câu hỏi và nhờ đó cũng nâng cao chất lượng học tập của các em.

01

Thời gian chờ đợi: 5 đến 15 giây để chờ đợi và để sắp xếp ý tưởng để trả lời - đó là một khoảng thời gian rất quan trọng. Không phải em nào cũng có thể suy nghĩ nhanh, chính xác và vì chất lượng của câu trả lời chứ không phải việc ai trả lời nhanh nhất là điều chúng ta cần, nên việc cung cấp thời gian cho việc suy nghĩ là điều không nên bỏ qua. John McCarthy, một nhà cố vấn giáo dục đã chia sẻ rằng, ông ấy thường sẽ đếm nhẩm trong đầu từ 1-15, thì kết quả thường là chưa đến 10 giây ông đã có câu trả lời của học trò. Giả như bạn không có câu trả lời nào sau 15 giây, lúc này hãy yêu cầu một học trò trả lời, đừng đợi sự xung phong của các em.


44

02

Thời gian suy nghĩ: Đối với những câu hỏi đòi hỏi phải có sự phân tích để hiểu về một khái niệm nào hoặc để tổng hợp, thì việc cho các em thời gian để suy nghĩ từ 20 giây đến 2 phút là điều giáo viên cần phải cân nhắc. Giáo viên có thể chọn cách yêu cầu các em viết xuống giấy (chỉ viết từ khoá/từ chính, chứ không viết dài, viết câu cú), hay yêu cầu các em thinh lặng và suy nghĩ, hoặc thảo luận cùng bạn bên cạnh. Nếu với những câu hỏi như thế này mà giáo viên vẫn nhận được câu trả lời ngay lập tức của học trò, điều này có nghĩa là câu hỏi của giáo viên không phải là câu hỏi khó hoặc mang tính thử thách cần thiết để giúp cho tiến trình học, hiểu sâu của học trò. Sau thời gian suy nghĩ, bất cứ một học trò nào trong lớp cũng có thể được mời để chia sẻ câu trả lời của bản thân.

03

Dạy kỹ năng suy ngẫm: Hướng dẫn học trò để các em có khả năng và thực hành sự suy tư, phản ánh là điều không thể thiếu trong tiến trình học. Có thể việc im lặng trong một vài giây là điều không thoải mái, không dễ dàng đối với cả giáo viên lẫn học, vì vậy thời gian ‘một giây’ có thể được coi là ‘điển hình’ trong thời gian đầu thực tập. Việc im lặng trong thời gian này đôi khi chẳng đem đến kết quả gì hoặc chẳng suy nghĩ được gì, nhưng đó là điều cần thiết nên làm. Trong thực tế, khi học trò được hướng dẫn và cung cấp thời gian để thực hành suy nghĩ, đồng thời được hướng dẫn để hướng suy nghĩ của mình đến điều mình cần suy nghĩ, hiệu quả công việc là điều khả dĩ có thể xảy ra.


45

04

Dạy học trò cách để điều khiển một cuộc trao đổi, trò chuyện: Thiết lập một môi trường mà ở đó học trò có thể thoải mái tham gia vào các cuộc trao đổi, thảo luận xoay quanh đề tài cụ thể, đó chính là khởi đầu của việc xây dựng văn hoá thảo luận, làm việc nhóm. Học trò nhờ đó cũng sẽ trở thành những người chủ chính thức, người điều động cuộc thảo luận theo đúng đề tài và mục tiêu đề ra. Nên nhớ rằng, các em cần được trao quyền để được thảo luận, không có sự xét đoán, hay dở đúng sai trong cuộc thảo luận, mà chỉ có sự chia sẻ học hỏi trong tôn trọng và thân ái.

05

Lấy học trò là trung tâm của việc học tập: Chúng ta đều muốn các học trò của mình trở thành những người biết tự lập trong quá trình học tập. Vì thế, việc tôn trọng những khả năng riêng, đôi khi là những khả năng xem ra ‘phi thường, khác thường, yếu kém hay giới hạn’ của học trò là điều tối quan trọng. Cho thời gian để chờ đợi, để suy nghĩ và cả thời gian để trả lời là một yếu tố quan trọng và là một nghệ thuật để giúp học trò gặt hái kết quả tốt nhất trong học tập. Vì chẳng có tiêu chí nào cho việc học hiệu quả lại đặt nền tảng căn cứ trên việc học trò phải ngay lập tức trả lời câu hỏi của giáo viên trong vòng chưa đầy một giây!

Cuộc sống không phải là một trò chơi trong vòng 30 phút với những câu hỏi và câu trả lời. Ngay cả khi đó là sự thật thì mỗi người cũng phải tự nâng cao yêu cầu để bản thân phải hoàn thiện hơn khi được mài dũa trong việc dành thời gian suy tư một cách chín chắn cho những câu hỏi mang tính thách thức của cuộc sống.


Turn static files into dynamic content formats.

Create a flipbook
Issuu converts static files into: digital portfolios, online yearbooks, online catalogs, digital photo albums and more. Sign up and create your flipbook.