Xây dựng kỹ năng đọc văn bản tự sự preview

Page 1

2 0 2 2

Taotailieu.com

Xây Dựng Kỹ Năng Đọc Văn Bản Tự Sự Cho học sinh THCS & THPT


Xây dựng kỹ năng đọc văn bản tự sự cho học sinh THCS & THPT

taotailieu.com


Xây dựng kỹ năng đọc văn bản tự sự

Mục lục Lời giới thiệu Hướng dẫn sử dụng Phần 1 – Kỹ năng tương tác với văn bản Kỹ năng 1 – Liên hệ Kỹ năng 2 – Dự đoán Kỹ năng 3 – Hình dung Kỹ năng 4 – Tóm tắt Kỹ năng 5 – Xác định nghĩa của từ theo ngữ cảnh Kỹ năng 6 – Suy nghĩ về văn bản Phần 2 – Tìm hiểu các yếu tố trong văn bản o Nhân vật Kỹ năng 7 – Phân tích tính cách nhân vật Kỹ năng 8 – Phân tích quan điểm của nhân vật o Bối cảnh Kỹ năng 9 – Xác định bối cảnh o Ngôi kể Kỹ năng 10 – Xác định góc nhìn o Sự việc và chi tiết Kỹ năng 11 – Giải mã chi tiết


Xây dựng kỹ năng đọc văn bản tự sự

Mục lục Kỹ năng 12 – Phân tích vấn đề và giải pháp Kỹ năng 13 – Phân tích nguyên nhân và hệ quả Kỹ năng 14 – So sánh các yếu tố của văn bản Kỹ năng 15 – Phân tích các biện pháp tu từ

Hoạt động mở rộng – Bản đồ đọc thơ o Cốt truyện Kỹ năng 16 – Sơ đồ hóa cốt truyện o Chủ đề Kỹ năng 17 – Rút ra ý nghĩa/ chủ đề Phụ lục 1. 4 chiến thuật giúp học sinh đặt câu hỏi về văn bản 2. Câu hỏi suy ngẫm về mức độ làm chủ năng lực của học sinh 3. Bộ câu hỏi theo thang phân loại tư duy Bloom • Câu hỏi về Nhân vật • Câu hỏi về Ngôi kể • Câu hỏi về Ý chính và Chi tiết • Câu hỏi về Ý nghĩa và Chủ đề


Lời giới thiệu Bộ tài liệu “Xây dựng kỹ năng đọc văn bản tự sự - Dành cho học sinh THCS &

THPT” được xây dựng nhằm hỗ trợ các thầy cô tổ chức dạy học phát triển năng lực trong môn Ngữ văn theo chương trình giáo dục phổ thông và sách giáo khoa mới, nó sẽ cung cấp cho các thầy cô một bộ công cụ để hướng dẫn cho học sinh các kỹ năng đọc hiểu văn bản tự sự. Các tác phẩm tự sự chiếm một phần khá lớn trong văn học trong nhà trường. Tuy nhiên, các tác phẩm này thường được sáng tác trong hoàn cảnh và điều kiện khác với môi trường sống hiện tại của học sinh. Những rào cản về kiến thức, văn hóa, ngôn ngữ và trải nghiệm khiến cho học sinh khó có thể tiếp nhận hay cảm thụ các tác phẩm này một cách trọn vẹn. Do đó, nhiệm vụ của người giáo viên là giúp cho khoảng cách này được thu hẹp lại thông qua các hướng dẫn về đọc hiểu. Do giới hạn về thời gian, áp lực về các kỳ thi, cũng như cho rằng các em học sinh đã có khả năng đọc thông thạo nên các giáo viên Ngữ văn ở cấp Trung học không chú trọng nhiều vào việc đọc văn bản, mà thường đi ngay vào việc phân tích, bỏ qua hoặc dành ít thời gian cho học sinh đọc sâu, tìm hiểu kỹ và trải nghiệm tác phẩm. Trong khi đó, đọc hiểu là kỹ năng cơ bản đầu tiên để giúp cho học sinh phát triển năng lực phân tích, cảm thụ tác phẩm, từ đó có nền tảng để viết bài nghị luận, cũng như phát triển câu chuyện của riêng mình. Mong đợi của chúng tôi là được cùng với các thầy cô giúp các em học sinh có được những trải nghiệm tốt hơn với môn Ngữ Văn trong nhà trường nói riêng và các tác phẩm văn học nói chung. Không chỉ giúp các em thấy được cái hay, vẻ đẹp của các tác phẩm, mà còn có được hứng thú và kỹ năng để tìm hiểu thêm nhiều tác phẩm khác bên ngoài nhà trường. Ngoài các bài giảng được hướng dẫn chi tiết, tài liệu còn cung cấp các mẫu phiếu


đã được phân hóa theo ba cấp độ nhằm đáp ứng các nhu cầu đa dạng của học sinh trong việc học tập, trong khi mục tiêu bài học vẫn không thay đổi, cũng như các công cụ để giúp học sinh suy ngẫm và hình thành năng lực cá nhân từ bên trong. Với mỗi kỹ năng giáo viên sẽ được chỉ ra: • Kỹ năng mục tiêu • Mô tả ngắn gọn về kỹ năng • Hướng dẫn tổ chức hoạt động • Mẫu phiếu phân hóa theo ba cấp độ • Các câu hỏi suy ngẫm, phản hồi về văn bản và kỹ năng • Bộ câu hỏi gợi ý theo cấp độ tư duy để giáo viên mở rộng hoạt động cho học sinh Với những điều kiện này, mong rằng bộ tài liệu sẽ là một công cụ hữu ích đối với các thầy cô và giúp các em học sinh học tập hiệu quả và có hứng thú hơn với văn học trong nhà trường.

Táo Tài Liệu – Thư viện tài liệu số dành cho giáo viên


Kỹ năng đọc văn bản tự sự Với các kỹ năng được cung cấp trong tài liệu này, chúng tôi mong muốn giúp học sinh: • Trở thành một người đọc tích cực và chủ động, đặt câu hỏi và đưa ra các dự đoán khi đọc. • Chú ý đến các chi tiết và cách sử dụng ngôn ngữ trong từng văn bản cụ thể. • Hiểu rõ hơn các yếu tố chính của câu chuyện. • Hiểu cảm xúc của nhân vật và tạo mối liên hệ với những cảm xúc đó. • Nhớ lại và tóm tắt văn bản một cách dễ dàng. • Tự theo dõi sự khả năng đọc hiểu của chính mình. • Suy luận các thông tin mà không phải lúc nào cũng được trình bày trực tiếp trên văn bản. • Và cuối cùng đó là thực sự bước chân vào thế giới của văn bản, để từ đó có thể cảm nhận tác phẩm một cách rõ ràng và sống động hơn.


Phần 1 – Kỹ năng tương tác với văn bản

Kỹ năng đọc văn bản tự sự Liên hệ

01 Dự đoán

02 Trực quan hóa

03 04

Tóm tắt 05

Xác định nghĩa của từ 06

Nhân vật

Suy nghĩ về văn bản

07- 08

ü Phân tích tính cách nhân vật

Phần 2 – Tìm hiểu các yếu tố trong văn bản

ü Phân tích quan điểm của nhân vật

Bối cảnh 09

Ngôi kể

ü Xác định bối cảnh

10

ü Xác định góc nhìn

Sự việc và chi tiết ü Giải mã chi tiết ü Phân tích vấn đề và giải pháp ü Phân tích guyên nhân và hệ

11-15

quả ü So sánh các yếu tố của văn bản

Cốt truyện

ü Phân tích các biện pháp tu từ

16

ü Sơ đồ hóa cốt truyện

Chủ đề 17

ü Rút ra ý nghĩa/ chủ đề


Sự chuyển hóa trong các lớp học Ngữ Văn Giáo viên •

Thời gian có hạn

Áp lực thi cử, điểm số

Giáo viên phân tích, học sinh ghi chép và học thuộc

Học sinh Học sinh thiếu • Ngôn ngữ

Tác phẩm Học sinh đứng ngoài văn bản, ít cảm nhận và hiểu sâu về tác phẩm

• Kiến thức

• Học sinh nhận thức và trả lời theo khuôn mẫu, ít có quan điểm riêng

• Trải nghiệm

Giáo viên •

Hướng dẫn kỹ năng đọc

Xây dựng trải nghiệm đọc (động lực đọc, kiến thức cần thiết,…)

Dành thời gian cho học sinh tự tìm hiểu và trải nghiệm

Học sinh Học sinh có •

Động lực đọc

Sẵn sàng đọc

Tác phẩm Học sinh tham gia vào văn bản và đọc hiểu sâu về tác phẩm

• Học sinh nhận thức và trả lời theo quan điểm của cá nhân


Kỹ năng 2 - Dự đoán Kỹ năng mục tiêu: Học sinh sử dụng thông tin được trình bày trong văn bản và kiến thức, kinh nghiệm đã có để suy ra kết quả của các sự kiện trong câu chuyện.

Về kỹ năng Dự đoán: Để đưa ra được các dự đoán chính xác, đôi khi người đọc cần phải có sự suy luận. Bởi vì không phải lúc nào tác giả cũng tiết lộ mọi điều một cách rõ ràng, người đọc phải kết hợp kiến thức đã có với thông tin từ văn bản để lấp đầy những khoảng trống này và xác định các sự kiện hoặc hành động có thể xảy đến trong tương lai. Mức độ chính xác của dự đoán phụ thuộc vào lượng thông tin liên quan được cung cấp trong văn bản, kiến thức nền, kinh nghiệm cá nhân và khả năng kết hợp thông tin này của người đọc.

Tại sao kỹ năng này lại quan trọng? Đưa ra dự đoán giúp người đọc tích cực tham gia vào câu chuyện đang diễn ra. Khi người đọc đưa ra dự đoán, họ liên tục đánh giá thông tin, phát triển các giả thuyết, và sau đó xác nhận hoặc bác bỏ các giả thuyết đó.

Tiến trình bài học Ù Phần 1: Giáo viên làm mẫu và hướng dẫn Bước 1: Giáo viên đọc to một đoạn văn bản mẫu Giáo viên chọn một đoạn văn ngắn và thống nhất với cả lớp về điểm dừng lại khi đọc để đưa ra dự đoán.


Bước 2: Đặt ra một số câu hỏi gợi ý để giúp học sinh đưa ra dự đoán Ví dụ: 1. Dựa trên tên văn bản, em mong đợi thông tin nào sẽ đọc được trong văn bản này? 2. Dựa trên thông tin đã đọc cho đến nay, em dự đoán điều gì sẽ đến tiếp theo? 3. Dựa vào đoạn văn đầu tiên, em nghĩ những thông tin nào sẽ được tiết lộ tiếp theo? 4. Em dự đoán tác giả sẽ tiết lộ điều gì trong phần tiếp theo của văn bản này? Bước 3: Giúp học sinh đưa ra các dẫn chứng từ văn bản và kinh nghiệm của bản thân để hỗ trợ cho dự đoán của mình Giáo viên giải thích rằng tác giả đã cho chúng ta những dấu hiệu có thể dẫn chúng ta đến các dự đoán và nêu ví dụ. Giáo viên hỏi học sinh: 1. Em đã sử dụng chi tiết hoặc manh mối nào từ văn bản để đưa ra dự đoán của mình? 2. Liệt kê các dẫn chứng từ văn bản và kinh nghiệm của riêng em đã dẫn tới dự đoán này. Bước 4: Học sinh viết ra các dự đoán vào vở ghi hoặc trên các tờ giấy ghi chú, và dán vào các trang, đoạn trong văn bản mà chúng đã đưa ra các dự đoán đó Việc yêu cầu học sinh ghi chép lại các dự đoán sẽ giúp chúng theo dõi suy nghĩ của mình và để kiểm tra lại tính chính xác của các dự đoán sau khi đã đọc xong.


Giáo viên chỉ ra cho học sinh rằng việc chúng có càng nhiều thông tin và có càng nhiều kinh nghiệm liên quan để áp dụng vào tình huống thì dự đoán của chúng sẽ càng chính xác. Khi học sinh đã trở nên thành thạo hơn với kỹ năng này, chúng sẽ học cách phân biệt giữa các dự đoán phân kỳ (dựa trên các dấu hiệu có thể đưa ra nhiều dự đoán hợp lý) và dự đoán hội tụ (dựa trên các dấu hiệu chỉ có một dự đoán hợp lý). Ù Phần 2: Chỉ định nhiệm vụ để học sinh thực hiện Sau khi học sinh đã có thể kết hợp thông tin trong văn bản với kiến thức và kinh nghiệm nền tảng của mình để đưa ra dự đoán, giáo viên giao cho học sinh hoạt động theo cấp độ thích hợp. Bước 1: Giáo viên trình bày cho học sinh các bước làm: Học sinh sẽ: • Đưa ra và chứng minh những dự đoán của mình với các dẫn chứng từ văn bản. [Tất cả] • Tạo ra các kết nối giữa văn bản với kiến thức nền của mình. [Tất cả] • Kiểm tra tính chính xác của dự đoán. [Tất cả] • Chỉ ra sự khác biệt giữa dự đoán về những gì có thể xảy ra với những gì

thực sự xảy ra. [Cấp độ Trung bình] • Giải thích tại sao dự đoán có thể không chính xác. [Cấp độ Thử thách] • Xác định các dự đoán là phân kỳ hay hội tụ. [Cấp độ Thử thách] Bước 2: Giáo viên giới thiệu các mẫu phiếu cho học sinh


Cấp độ Giới thiệu: Dự đoán cốt truyện q Mẹo: Học sinh cần quen với việc kết nối với những trải nghiệm đã có của mình trước khi thực hiện hoạt động này (Xem kỹ năng 1).

Cấp độ Trung bình: Dự đoán đúng mục tiêu Cấp độ Thử thách: Một dự đoán, hai dự đoán ... Bước 3: Giáo viên cho học sinh hoàn thành hoạt động Khi học sinh hoàn thành sớm, chúng có thể tiếp tục với các cấp độ khác nếu muốn. Ù Phần 3: Suy ngẫm và phản hồi Giáo viên cho học sinh thực hiện hoạt động Suy nghĩ và Chia sẻ ngay tại lớp. Đối với hoạt động Suy ngẫm và Viết phản hồi, học sinh có thể thực hiện ngay tại lớp nếu còn thời gian, hoặc giao thành bài tập về nhà. Suy nghĩ – Em đã đưa ra những loại dự đoán nào khi đọc văn bản (nhân vật, sự kiện, vấn đề hoặc giải pháp…)? Làm thế nào em xác định được rằng liệu các dự đoán của mình có hợp lý hay không? Chia sẻ - Chia sẻ với bạn của em về những dự đoán tốt nhất mà em đã đưa ra khi đọc văn bản này. Giải thích lý do tại sao các dự đoán lại hữu ích với em khi đọc. Yêu cầu bạn của em cùng chia sẻ dự đoán của bạn về văn bản. Suy ngẫm - Tại sao một số dự đoán em đưa ra là đúng và tại sao những dự đoán khác lại sai. Điều gì dễ dàng khi đưa ra dự đoán? Điều gì khiến em gặp khó khăn hơn? Việc đưa ra dự đoán giúp em trở thành người đọc tốt hơn như thế nào?


Viết phản hồi – Ghi lại những gì em đã làm trong quá trình dự đoán về văn bản. (Kèm theo các minh chứng từ văn bản) • Dựa vào tên văn bản và đoạn văn đầu tiên của văn bản, em nghĩ điều gì sẽ xảy ra? • Những manh mối hoặc gợi ý văn bản nào cho biết điều gì có thể xảy ra sau đó trong câu chuyện? • Em nghĩ tại sao [nhân vật] hành động …? Em dự đoán điều gì sẽ xảy ra trong câu chuyện với nhân vật này? • Em nghĩ câu chuyện sẽ kết thúc như thế nào? Điều gì làm cho em nghĩ như vậy? • Em nghĩ điều gì sẽ xảy ra nếu có phần tiếp theo của câu chuyện.


Dự đoán Dự đoán là gì? Dự đoán là sự đoán trước điều gì đó sẽ xảy ra. Em có thể sử dụng những manh mối từ văn bản hoặc hình ảnh minh họa để đưa ra dự đoán. Một người đọc tốt sẽ luôn thu thập dẫn chứng hoặc manh mối từ văn bản để cập nhật cho những dự đoán của mình.

Tôi có thể đưa ra dự đoán như thế nào? Dưới đây là một số mẫu câu bắt đầu dự đoán: • Tôi đoán rằng____ • Tôi nghĩ _____ sẽ xảy ra vì _____ • Khi tôi đọc _____, khiến tôi nghĩ đến _____ sẽ xảy ra. • Tôi cho rằng nhân vật ____ sẽ _____ • Tôi băn khoăn không biết có phải _____ sẽ xảy ra tiếp theo.

Khi nào tôi đưa ra dự đoán? Trước khi đọc • Nhìn vào tên văn bản và tranh ảnh (nếu có) có thể giúp em đưa ra dự đoán. • Dự đoán những gì em cho rằng câu chuyện sẽ diễn biến tiếp theo.

Trong khi đọc • Thu thập dẫn chứng trong câu chuyện cho dự đoán của em. • Sử dụng dẫn chứng đó để em xem xét dự đoán của mình và tạo thêm những dự đoán mới. Sau khi đọc • Hỏi bản thân " Dự đoán của tôi đưa ra có chính xác không?"; ”Những dẫn chứng nào đã hỗ trợ cho dự đoán của tôi?" • Tổng kết những điểm chính sau khi đọc.

Trích tài liệu: Dạy học phát triển năng lực – Từ lý thuyết đến các bước thực hiện – Táo Giáo Dục


Họ và tên:

Lớp:

Dự đoán cốt truyện Tên văn bản: Trang/ đoạn:

Ngày: Chuyện gì vừa xảy ra trong văn bản? (Vẽ hình

Cảnh trong văn bản

ảnh vào ô bên cạnh)

Em nghĩ điều gì sẽ xảy ra tiếp theo? (Vẽ

Dự đoán của em

hình ảnh vào ô bên cạnh)

Những dấu hiệu nào mà tác giả đưa ra đã dẫn em đến dự đoán này? Dấu hiệu

Số trang

1 2

Bây giờ hãy tiếp tục đọc cho đến khi em tìm thấy câu trả lời xem dự đoán của em có đúng không?

o Có

o Không

Câu trả lời được tìm thấy ở trang ____.


Họ và tên:

Lớp:

Dự đoán đúng mục tiêu Tên văn bản: Trang/ đoạn:

Ngày: Chuyện gì vừa xảy ra trong văn bản?

Em nghĩ điều gì sẽ xảy ra tiếp theo?

Những dấu hiệu nào mà tác giả đưa ra đã dẫn em đến dự đoán này? Dấu hiệu

Số trang

1 2

Những dấu hiệu nào từ kinh nghiệm của chính em đã giúp em đưa ra dự đoán này?


Họ và tên:

Lớp:

Dự đoán đúng mục tiêu Tên văn bản: Trang/ đoạn:

Ngày:

Bây giờ hãy tiếp tục đọc cho đến khi em tìm thấy câu trả lời xem dự đoán của em có đúng không?

o Có

o Không

Câu trả lời được tìm thấy ở trang _______. Điều gì đã thực sự xảy ra?

Hãy giải thích điều này khác với hoặc giống với dự đoán của em như thế nào, và tại sao lại có sự khác biệt đó.


Họ và tên:

Lớp:

Một dự đoán, hai dự đoán … Trong một số trường hợp, tác giả sẽ đưa ra dấu hiệu dẫn đến chỉ một dự đoán hợp lý. Ví dụ: giả sử chúng ta đọc, “Một cậu bé đang ăn xúc xích. Nhưng cậu rất ghét món này! Con chó của cậu ấy đang nằm ở bên cạnh. Nhân lúc mẹ không để ý, cậu bé đã nhẹ nhàng lấy một miếng xúc xích và đặt nó xuống đất." Chúng ta có thể đoán được rằng cậu bé ấy đã cho con chó miếng xúc xích. Đó gọi là “dự đoán hội tụ” Mặt khác, chúng ta có thể đưa ra nhiều dự đoán có thể xảy ra nếu chúng ta đang đọc, “Một người đàn ông đang tiến đến. Ngay lập tức con chó chạy ra ngoài.” Các trường hợp có thể xảy ra là, con chó có thể sủa, gầm gừ, nhảy lên người đàn ông, hoặc vẫy đuôi nếu đây là chủ của nó… Đó gọi là “dự đoán phân kỳ”. Trả lời các câu hỏi bên dưới và sau đó xem xét liệu các dấu hiệu dẫn em đến một dự đoán hay nhiều dự đoán hợp lý . Tên văn bản: Trang/ đoạn:

Ngày:

Chuyện gì vừa xảy ra trong văn bản?

Em nghĩ điều gì sẽ xảy ra tiếp theo? (đưa ra dẫn chứng từ trong văn bản)


Họ và tên:

Lớp:

Một dự đoán, hai dự đoán … Em nghĩ có điều gì khác có thể xảy ra không? Nếu có, hãy liệt kê càng nhiều khả năng càng tốt.

Bây giờ, hãy tiếp tục đọc cho đến khi em tìm thấy câu trả lời. Quay lại dự đoán của mình và kiểm tra những dự đoán đó có chính xác không. Viết một dấu chấm hỏi cho những dự đoán không đúng. Em nghĩ điều gì khiến cho dự đoán của em không chính xác?


Họ và tên:

Lớp:

Phiếu suy ngẫm Kỹ năng: Dự đoán Tên văn bản: Tác giả:

Ngày:

Em đã dự đoán về những điều gì khi đọc văn bản? Nhân vật

Sự kiện

Vấn đề

Giải pháp

Khác: ___________

Tại sao một số dự đoán em đưa ra là đúng và tại sao những dự đoán khác lại sai. Điều gì dễ dàng khi đưa ra dự đoán? Điều gì khiến em gặp khó khăn hơn?

Việc đưa ra dự đoán giúp em trở thành người đọc tốt hơn như thế nào? Ghi lại những gì em đã làm trong quá trình dự đoán về văn bản. (Kèm theo các dẫn chứng từ văn bản)

Hướng dẫn: 1. Điền vào bảng. 2. Cắt phiếu theo đường nét đứt. 3. Dùng keo, băng dính hoặc ghim vào vở ghi của em.


Cảm ơn bạn đã mua và sử dụng tài liệu tại Taotailieu.com – Thư viện tài liệu số dành cho giáo viên. Tài liệu này thuộc bản quyền của Táo Tài Liệu. Khi download tài liệu này, bạn đã đồng ý thực hiện các yêu cầu sau đây: ü Bạn chỉ sử dụng tài liệu với mục đích cá nhân và/hoặc lớp học của bạn. ü Bạn chỉ sử dụng tài liệu được download trực tiếp từ website taotailieu.com ü Bạn không được sao chép hoặc chia sẻ tài liệu này với người khác dưới bất kỳ hình thức nào. ü Việc chia sẻ hoặc sao chép tài liệu bắt buộc phải được sự đồng ý chính thức bằng văn bản của Táo Tài Liệu. ü Bạn không sử dụng sản phẩm này cho mục đích thương mại và không được phép thay đổi nội dung, cấu trúc, thiết kế của tài liệu theo bất kỳ cách nào.

Mọi ý kiến đóng góp vui lòng gửi cho chúng tôi theo địa chỉ email:

Ban biên tập Chủ nhiệm

Nguyễn Hữu Long

Biên tập:

Tuệ Minh

Thiết kế:

Lê Hải Thanh

*

taotailieu.com@gmail.com;

*

taogiaoduc.vn@gmail.com

Chúng tôi xin chân thành cảm ơn!


TÁ O TÀ I L I Ệ U - TÀ I L I Ệ U D À N H C H O G I Á O V I Ê N

} taotailieu.com } 097.106.7689 } Taotailieu.com@gmail.com } 89 Nguyễn Phong Sắc, P. Dịch Vọng Hậu, Q. Cầu Giấy, Hà Nội


Turn static files into dynamic content formats.

Create a flipbook
Issuu converts static files into: digital portfolios, online yearbooks, online catalogs, digital photo albums and more. Sign up and create your flipbook.