Giáo viên hiệu quả tháng 3 - Chuyên san dành cho giáo viên

Page 1

- iá o v i ê n hiệu q u ả Dự án Đào tạo và hỗ trợ giáo viên

2018

03 05 quy trình quan trọng trong quản lí lớp học

Ý tưởng của tháng Ý tưởng cho ngày 8 - 3

Bài viết của khách Nhân vật truyền cảm hứng

Dạy trẻ cách viết

Thư gửi học sinh:

Giáo viên với phụ huynh

Cảm ơn các con vì

05 điều tôi học được

đã đến trong cuộc đời thầy!

từ những phụ huynh khó tính

hanoi // 03 - 2018

Quản lí lớp học


- ĐỘI NGŨ THỰC HIỆN

Nguyễn Hữu Long - người sáng lập

Nguyễn Thành Luân

Mai Lan Anh - cộng tác viên

- quản lý dự án

Sơ Thanh Hiếu - cộng tác viên

Cấn Hải Yến - cộng tác viên

Lê Hải Thanh - thành viên dự án

Nguyễn Phương Anh

Đặng Thanh Hiền

- biên tập viên

- thành viên dự án


01-03/ Kĩ thuật dạy học 08 cách đơn giản để khuyến khích học sinh tham gia các hoạt động thảo luận nhóm

04-08/ Tạo động lực cho học sinh 13 câu nói phổ biến mà giáo viên nên tránh

- nghệ thuật

09-12/

dạy học

Quản lí lớp học 05 quy trình quan trọng trong quản lí lớp học

13-16/ Đánh giá năng lực 05 mẹo để có một bảng rubric hiệu quả hơn

17-20/ Ứng dụng công nghệ Top 05 cách sử dụng Facebook trong giờ học

21-23/ Lãnh đạo trường học 05 hành động tạo niềm tin cho giáo viên

1


24-26/ Giáo viên với nghề giáo Những nguyên tắc đơn giản giáo viên nên tuân thủ (Phần 1)

- cộng đồng giáo viên

27-30/ Giáo viên với phụ huynh 05 điều tôi học được từ những phụ huynh khó tính

31-32/ Kinh nghiệm cho giáo viên trẻ 10 bí quyết để sống sót trong năm đầu tiên đi dạy (Phần 1)

39-42/ Cân bằng cuộc sống Khi giáo viên bị chính đồng nghiệp chèn ép, bắt nạt!

2


- thông tin sự kiện 36-39/ Ý tưởng của tháng Ý tưởng cho ngày 8-3

40-44/ Giáo dục thế giới Một cuộc cách mạng trong giáo dục Trung Quốc?

45-48/ Cơ hội nghề nghiệp 07 câu hỏi phỏng vấn mỗi giáo viên buộc phải trả lời

3


- góc chia sẻ

49/ Danh ngôn về nghề giáo

50-53/ Nhân vật truyền cảm hứng Thư gửi học sinh: Cảm ơn các con vì đã đến trong cuộc đời thầy!

54-56/ Bài viết của khách Dạy trẻ cách viết

4


01

- nghệ thuật dạy học

w e b s i t e : t aogi aoduc .v n


01

CÁCH ĐƠN GIẢN ĐỂ KHUYẾN KHÍCH HỌC SINH THAM GIA THẢO LUẬN NHÓM

Nguyễn Hữu Long Đối với học sinh, việc tham gia thảo luận nhóm có thể là một trong những điều khó khăn nhất. Một số học sinh không có động lực, không muốn tham gia chia sẻ trong một nhóm. Tuy nhiên, với hầu hết những học sinh khác, chỉ cần một thay đổi nhỏ trong cách tổ chức và xác lập sự kì vọng thì giáo viên đã có thể lôi cuốn được học sinh tham gia. Dưới đây là một vài ý tưởng để giúp giáo viên có thể lôi cuốn những học sinh rụt rè bắt đầu tham gia chia sẻ trong các cuộc thảo luận nhóm.


02 Làm mẫu câu trả lời

Giảm áp lực và sự căng thẳng

Đôi khi trong các cuộc thảo luận, học sinh không

Gọi một học sinh không sẵn sàng tham gia thảo

hiểu chính xác câu hỏi của giáo viên hoặc không

luận sẽ chỉ làm tăng nỗi lo lắng của chúng và

biết câu trả lời mà giáo viên kì vọng là gì. Một

thường khiến học sinh rút sâu hơn vào lớp vỏ bọc

cách đơn giản để khuyến khích học sinh thảo luận

của mình. Bằng cách kiềm chế không gây áp lực

là đưa ra các mẫu câu trả lời giống như việc

lên những học sinh chưa tốt, giáo viên sẽ làm học

hướng dẫn trong các bài thi nói của IELTS. Ví dụ:

sinh cảm thấy không còn sợ hãi. Điều này tạo nên

Theo quan điểm của con thì… Điều đầu tiên là…

một môi trường an toàn và thoải mái để học sinh

Tiếp theo là… cuối cùng là… Đôi khi giáo viên có

trao đổi quan điểm.

thể đưa ra một ví dụ về câu trả lời để học sinh hiểu

Đừng quá chú trọng vào lỗi sai của học sinh

được và làm theo. Điều này cho phép học sinh cdễ

Hãy cẩn thận trước cách thức mà chúng ta đang

dàng hơn trong việc biểu đạt ý tưởng và nhận thức

sửa chữa lỗi sai cho người học, chú ý đến số lượng

của mình một cách học thuật đồng thời đỡ cảm

và nội dung những lỗi sai mà giáo viên đang chỉ ra

thấy e dè, ngại ngùng khi tham gia thảo luận.

cho học sinh. Nếu bạn sửa quá nhiều lỗi, học sinh

Đừng sợ sự im lặng

sẽ cảm thấy mất tự tin và không muốn tham gia.

Hãy chắc chắn rằng bạn không phải là nạn nhân

Hãy tập trung sửa chữa một vấn đề chính mà học

của một sai lầm phổ biến mà các giáo viên thiếu

sinh hay mắc phải trên quy mô cả lớp để chúng

kinh nghiệm hay gặp. Đừng sợ sự im lặng. Khi

không cảm cảm thấy như bị choáng ngợp với

dẫn dắt một cuộc thảo luận trong lớp và không có

những sai lầm. Đồng thời, khuyến khích học sinh

học sinh nào trả lời câu hỏi, hãy dành thời gian

rằng ý kiến của chúng luôn được hoan nghênh

cho học sinh suy nghĩ và đợi 60 giây trôi qua

ngay cả khi các bạn khác trong lớp không đồng ý

trước khi phá vỡ sự im lặng. Đôi khi một sự im

với con.

lặng không phải là do học sinh không biết mà chỉ

Cho học sinh biết rằng, sai lầm cũng là một

là chúng đang ngại ngùng, thiếu tự tin, không

cách học

thoải mái khi thể hiện quan điểm mà thôi. Đối với

Đảm bảo rằng học sinh biết chúng có quyền tự do biểu

các học sinh khác, khoảng thời gian im lặng này

đạt quan điểm, có quyền thất bại trong các cuộc thảo

có thể giúp chúng thu thập ý kiến và lập dàn ý cho

luận nhóm. Điều này không có nghĩa là chúng ta muốn

nội dung câu trả lời. Nếu giáo viên cố gắng lấp

học sinh kém đi mà chỉ là không chỉ trích, trách mắng

đầy tất cả các khoảng trống trong hoạt động thảo

khi chúng đã phạm phải sai lầm. Khi học sinh biết rằng

luận, học sinh sẽ không có cơ hội để tham gia vì chúng không muốn làm gián đoạn những gì giáo viên đang nói.

mình cảm thấy an toàn, được tự do, áp lực của các hoạt động thảo luận nhóm sẽ giảm và do đó học sinh sẽ tự tin, tham gia tích cực hơn..


03 Cho phép học sinh làm việc cùng nhau

Chú ý đến vị trí ngồi trong nhóm

Đôi khi học sinh cảm thấy không thoải mái nếu

Đơn giản là vị trí ngồi của học sinh trong một

buộc ngay lập tức nói trước cả lớp. Hãy cho các

nhóm có thể đóng góp cho quá trình thảo luận.

em có thời gian suy nghĩ (think) sau đó chia sẻ với

Nếu giáo viên đang tổ chức một hoạt động thảo

bạn bên cạnh hoặc thảo luận theo cặp đôi (pair)

luận, hãy để những học sinh nói nhiều ngồi ở bên

và cuối cùng mới là nói trước lớp (share). Cách

tay trái và bên tay phải ngay cạnh giáo viên.

làm này khiến cho học sinh tham gia vào các hoạt

Tương tự như vậy, những học sinh trầm tính sẽ

động thảo luận nhóm cũng như thuyết trình tốt

ngồi đối diện trực tiếp ở phía trước giáo viên. Nếu

hơn. Trong một số trường hợp, giáo viên có thể

giáo viên không phải là người dẫn dắt cuộc thảo

yêu cầu học sinh thảo luận với bạn bên cạnh thay

luận, hãy có một người hướng dẫn cho mỗi nhóm

vì trình bày trước lớp. Khi áp lực chia sẻ trước cả

và sắp xếp chỗ ngồi của học sinh theo cách tương

lớp bị loại bỏ, học sinh có thể sẵn sàng tham gia

tự. Số lần tiếp xúc bằng mắt mà mỗi học sinh nhận

vào nhóm thảo luận hơn.

được từ giáo viên hoặc người hướng dẫn có thể

Hãy suy nghĩ về cách bạn tạo nhóm trong

ảnh hưởng đến chất lượng cuộc thảo luận.

các cuộc thảo luận Nếu bạn có một số học sinh nói nhiều hơn những học sinh khác và có khuynh hướng áp đặt hoặc chiếm lĩnh toàn bộ cuộc thảo luận, hãy đặt những học sinh này vào một nhóm với nhau. Đặt tất cả các học sinh im lặng trong một nhóm riêng đôi khi cũng là một cách tốt. Bằng cách này, giáo viên buộc học sinh trầm tính hơn phải tham gia vào cuộc thảo luận vì không ai làm thay điều đó. Những ý tưởng trên không thể ngay lập tức giải quyết được các vấn đề trong hoạt động thảo luận nhóm nhưng nó sẽ giúp giáo viên đi đúng hướng để lôi cuốn sự tham gia của học sinh. Điều đầu tiên trong hoạt động thảo luận là hãy làm mẫu cho học sinh và cho học sinh thời gian để xây dựng ý tưởng của riêng chúng. Sau đó bằng cách tạo ra một bầu không khí thảo luận an toàn, tích cực, học sinh sẽ cảm thấy thoải mái học khi phải chia sẻ trong các nhóm. Cuối cùng, bằng cách nhóm và sắp xếp các học sinh một cách có mục đích sẽ tạo ra một môi trường tự nhiên, trong đó học sinh cảm thấy sẵn sàng nói lên ý kiến của cá nhân. Tôi hi vọng những lời khuyên này sẽ giúp giáo viên cải thiện việc học sinh tham gia vào các cuộc thảo luận trong lớp học và học sinh sẽ cảm thấy thoải mái khi chia sẻ trong lớp. Cuối cùng, vẫn là thái độ và sự chủ động tham gia của học sinh vì giáo viên không thể buộc học sinh tham gia nếu chúng không muốn. Mặc dù mất thời gian, mặc dù vất vả để chuẩn bị nhưng các giáo viên hãy cố gắng làm những điều có thể làm cho lớp học để thảo luận trở nên thực sự có ý nghĩa với học sinh và công việc giảng dạy của chúng ta.


cách vô tình nhưng tôi đã nói với học sinh những câu này. Điều này khiến cho mỗi khi nghĩ đến tôi lại cảm thấy hối hận. Trong một vài năm qua, tôi đã chứng kiến hoặc được nghe các giáo viên nói những điều mà lẽ ra họ không nên nói với học sinh của mình. Gần đây tôi có dịp hỏi các giáo nói điều gì với học sinh khiến cho sau này họ cảm thấy hối hận không? Sau khi nghe những câu trả lời từ những đồng nghiệp, tôi đã soạn ra một danh sách những điều như vậy và bạn nhớ là đừng bao giờ nên nói với học sinh của mình.Tôi cố gắng giới hạn danh sách của tôi trong 13 điều. Một số có liên quan đến các vấn đề quản lí hành vi, một số liên quan đến động lực và vẫn nhiều hơn là về quản lý lớp học. Tất cả đều có thể gây sự tức giận, hãy bắt đầu năm học mới bằng việc tránh các câu trong danh sách này nhé.

TS. Richard Curwin Nguyễn Hữu Long dịch

04

CÂU NÓI PHỔ BIẾN

viên trẻ và các sinh viên thực tập liệu rằng họ đã bao giờ

GIÁO VIÊN NÊN TRÁNH

Khi tôi là một giáo viên trẻ ở một trường trung học, một


05 “Con rất có tiềm năng tuy nhiên con đã không sử dụng nó” Học sinh sẽ cảm thấy bị xúc phạm nếu như các em nghe thấy điều này. Trong khi một số chấp nhận nó giống như sự thử thách để có thể làm tốt hơn thì rất nhiều học sinh bị mất đi nguồn cảm hứng để làm việc. Thay vào đó, hãy nói bằng cách thể hiện sự quan tâm: “Làm thế nào để thầy có thể giúp con phát huy được khả năng của mình?”

“Con vừa nói cái gì?” Điều này khá thử thách đối với một số giáo viên nếu nó đã trở thành thói quen. Đặc biệt, khi giao tiếp hoặc phải đối thoại với học sinh vấn đề về hành vi, học sinh nói thì thầm, hoặc không đủ lớn để giáo viên có thể nghe rõ, giáo viên thường hỏi một cách rất tự nhiên “Con vừa nói cái gì?”. Liệu bạn có thực sự muốn nghe rõ tất cả những điều mà học sinh nói? Hay bạn chỉ đang muốn thể hiện uy quyền của mình? Tốt hơn hết, bạn bỏ qua những gì mà mình nghe không rõ và sẽ trở lại với nó sau hoặc chuyển sang nội dung khác.

“Thầy rất thất vọng về con” Chắc chắn chúng ta đã ít nhất một lần vô tình nói câu này hoặc những câu tương tự khi chúng ta thất vọng về một hành động nào đó của học sinh. Sự tổn thương mà các em cảm thấy chính do cách chúng ta nói cũng như ngôn từ chúng ta sử dụng. Thực tế, các học sinh chia sẻ rằng chúng ghét khi phải nghe giáo viên nói như vậy. Vấn đề của cách nói này là ở chỗ giáo viên luôn nhìn về quá khứ, vào lỗi lầm của người học. Để thay đổi, giáo viên nên đặt điểm nhìn vào tương lai và nói với học sinh rằng:“Con nghĩ lần sau con có thể khắc phục những hạn chế này như thế nào?”


06 “Nếu thầy làm điều đó cho con, nghĩa là thầy phải làm cho tất cả các bạn khác trong lớp.” Trong một cuốn sách có tên Discipline With Dignity tác giả Al Mendler đã đưa ra một tình huống điển hình về một nội quy có thể là tốt nhưng không công bằng. Nhu cầu về sự hỗ trợ của mỗi học sinh rất khác nhau. Hơn nữa, không ai muốn nghĩ rằng mình là người bình thường như những người khác. Tốt hơn, bạn nên nói “thầy không chắc rằng liệu con có thể làm điều đó, nhưng thầy sẽ cố hết sức để giúp con”.

“Điều đó là vi phạm nội quy.” Nội quy là những quy định về hành vi. Thông thường có rất nhiều hành vi mà con người có thể lựa chọn để giải quyết một vấn đề. Một vài trường hợp nó nằm giữa các quy định. Hãy thử nói bằng cách này xem sao: “Để thầy xem có cách nào khác để giải quyết vấn đề mà không vi phạm nội quy”.

“Anh chị của con học tốt hơn con nhiều” Đừng bao giờ so sánh học sinh với các anh chị em hay bất cứ ai khác một cách tích cực hay tiêu cực về bất cứ điều gì. Việc so sánh chỉ có thể dẫn đến lặp lại những rắc rối mà trẻ đã gặp. Bà nội tôi thường xuyên hỏi tôi: “Ai là người con yêu quý?” câu hỏi đó tốt hơn nhiều so với việc hỏi “Giữa bà và mẹ cháu, cháu yêu quý ai hơn?”

“Em nghĩ em là ai?” Bạn có thật sự muốn biết học sinh đang nghĩ chúng là ai? Câu hỏi này có nghĩa rằng “bạn chẳng là gì trong mắt tôi!” Cách giao tiếp này cho thấy sự kiêu ngạo và thách thức của giáo viên đối với người học.


07 “Tôi thích cách mà bạn A đang ngồi.” Đây là một mẹo giáo viên hay dùng để yêu cầu cả lớp ngồi xuống. Câu nói này sẽ dạy trẻ rằng đó chỉ là một “mánh khóe” của giáo viên. Tốt hơn, giáo viên nên nói thẳng sự thật bằng cách: “Cô muốn các con ngồi xuống”. Thêm vào đó, những học sinh được nêu tên trước lớp cũng không cảm thấy thoải mái khi phải so sánh với các bạn mình. Thay vào đó, tôi thường sử dụng cách thể hiện trực tiếp sự kì vọng về những hành vi mình mong muốn. “Con bị làm sao thế?” Câu hỏi này áp dụng khi học sinh mắc khuyết điểm. Khi tất cả chúng ta đều không hoàn hảo, thì câu hỏi đó thực sự là một lời xúc phạm. Liệu bạn muốn học sinh sẽ trả lời như thế nào? “Con là kẻ ích kỉ, vô trách nhiệm?” Tôi đã từng nghe những cách nói từ các chuyên gia như: Tất cả mọi người đều hoàn hảo theo cách của họ. Một phương pháp tốt hơn chúng ta có thể nói đó là “Thầy thấy con đang có gì đó không ổn, chúng ta sẽ cùng tìm cách để giải quyết nhé”

“Cả lớp sẽ bị _______ trừ khi một số người _______.” Hình phạt tập thể không bao giờ là phù hợp. Có nhiều lí do tại sao nên tránh các hình phạt tập thể, nhưng điều quan trọng nhất là nếu chúng ta muốn học sinh học cách chịu trách nhiệm cho hành vi của chúng, học sinh cần phải biết được hậu quả cho sự lựa chọn của chính chúng. Khi chúng bị phạt cho điều gì đó mà chúng không làm, chúng sẽ thấy rằng thế giới này thật không công bằng và không thể hiểu nổi, nơi mà hình phạt được đưa ra một cách tùy tiện. Đó cũng không phải là điều chúng ta muốn dạy cho con trẻ.


08 “Em chưa bao giờ ngồi im được à?” Điều này giống như một cách yêu cầu học sinh ngưng nói chuyện nhưng không mấy thiện cảm. Đừng bao giờ bắt đầu với một câu hỏi dạng như “Con chưa bao giờ……?”. Bạn có thể đưa ra bất cứ thông tin nào về hành vi hay thái độ mà bạn muốn đối với học sinh: “Trật tự”,“Làm bài tập về nhà”, “Cẩn thận hơn khi làm bài tập”… Hãy nói một cách trực tiếp những gì bạn suy nghĩ và tránh chế nhạo học sinh.

“Tôi đang bận” Nếu học sinh đang cần sự giúp đỡ của bạn, đừng bỏ qua học sinh như vậy. Hãy thể hiện sự quan tâm qua những gì bạn nói “Thầy đang rất bận, nhưng những gì con hỏi rất quan trọng. Nếu không quá cấp bách, con có thể chờ thầy chút được không? Thầy thực sự muốn biết con đang gặp khó khăn ở đâu.”

“Em sẽ không bao giờ thành công trong bất cứ điều gì” Đây không chỉ là sự xúc phạm đến học sinh, điều quan trọng nó thể hiện sự sai lầm và trình độ của giáo viên. Khi tôi còn nhỏ, tôi được nói rằng tôi sẽ không bao giờ có cơ hội trở thành một giáo viên. Biết bao nhiêu những con người vĩ đại đã phải nghe điều này? Bao nhiêu người trong số bạn đã từng nghe những câu nói tương tự? Nếu giáo viên đánh mất đi sự bình tĩnh hoặc mất kiểm soát khi nói những điều trên đây một đến hai lần trong năm, đó là điều không chấp nhận được. Học sinh sẽ tự xóa đi hình ảnh một giáo viên người mà chúng “yêu thích” và “tôn trọng” và thay vào đó những cảm xúc tổn thương hay bị xúc phạm. Điều quan trọng một giáo viên cần làm là xây dựng niềm tin và thể hiện tình yêu đối với học trò. Những câu nói trên đây dù khó để tránh nhưng điều chúng ta có thể làm là giảm dần những câu nói chúng ta biết sẽ làm người học tổn thương. Tôi mong muốn các thầy cô cùng tôi bổ sung thêm vào danh sách những câu nói cần tránh như vậy.


09

QUY TRÌNH QUAN TRỌNG TRONG QUẢN LÍ LỚP HỌC Hầu hết giáo viên có các quy định, nội quy và quy trình trong lớp học để giúp công việc giảng dạy dễ dàng hơn nhằm tạo ra một môi trường học tập hiệu quả cho học sinh. Nếu giáo viên không có ý thức xây dựng và phát triển các quy trình cho từng tình huống cụ thể, sẽ dẫn đến những mâu thuẫn và đổ vỡ trong mối quan hệ với học sinh vì khi đó lớp học sẽ hỗn loạn và người học không cảm thấy được tôn trọng. Nguyễn Hữu Long


10

BẮT ĐẦU VÀO GIỜ HỌC ĐÚNG GIỜ VÀ LÀM ĐÚNG NHIỆM VỤ Thông thường trong trường học, mỗi tiết học kéo dài 45 phút. Nếu chúng ta mất năm phút đầu mỗi tiết học, một kì học giáo viên sẽ mất 250 phút, mỗi năm học chúng ta sẽ mất đi 60 ngày học của học sinh. Đôi khi chúng ta nghĩ năm phút đó dường như không có vấn đề gì quá quan trọng, nhưng nếu chúng ta cộng dồn lại trong năm học, nó sẽ lấy mất rất nhiều thời gian. Hơn nữa, nếu giáo viên mất kiểm soát ngay khi bắt đầu giờ học sẽ dẫn đến những khó khăn để đưa học sinh quay trở lại các nhiệm vụ học tập. Những hành vi không phù hợp của học sinh sẽ dần xuất hiện, từ những câu chuyện tán gẫu cho đến các hành vi nghiêm trọng hơn thể hiện sự thiếu tôn trọng và hợp tác. Vì thế hãy bắt đầu và kết thúc giờ học đúng giờ. Hãy thể hiện sự kì vọng cao với học sinh ở phương diện này. Nếu chúng ta có ý thức tạo dựng và củng cố, nó sẽ trở thành thói quen tốt và giúp học sinh luôn khẩn trương trong các công việc mà không chậm trễ, trì

QUY TRÌNH CHO VIỆC ĐI VỆ SINH Rõ ràng, đây là một vấn đề khá tế nhị nhưng lại vô cùng phổ biến. Học sinh sẽ luôn có nhu cầu muốn xin ra ngoài để đi vệ sinh. Hành động này sẽ làm gián đoạn bài giảng, hoặc làm ngắt quãng mạch làm việc của các học sinh khác. Mục tiêu của quy trình đi vệ sinh là tạo ra một hệ thống các bước làm đảm bảo rằng học sinh vẫn được thỏa mãn nhu cầu ra ngoài của mình nhưng không làm ảnh hưởng đến các học sinh khác và không có cơ hội lợi dụng thời gian ra ngoài để trốn tránh các nhiệm vụ học tập. Các chiến lược cụ thể giáo viên có thể sử dụng bao gồm: Cho phép chỉ có một học sinh được ra khỏi phòng tại một thời điểm; giới hạn thời gian ra ngoài nếu bạn cảm thấy học sinh đang lợi dụng việc đi vệ sinh để ra ngoài chơi; hướng dẫn học sinh các bước của việc ra khỏi chỗ, xin vào lớp,…


11

THU THẬP BÀI TẬP VỀ NHÀ TRẢ LỜI CÂU HỎI CỦA HỌC SINH Học sinh có quyền được đặt ra câu hỏi và yêu cầu sự giúp đỡ của giáo viên trong lớp. Một giáo viên toán tồi sẽ không giúp học sinh khi chúng gặp khó khăn với các phân số hay các phép tính nhân. Tuy nhiên, nếu có quá nhiều học sinh hỏi và hỏi cùng một lúc, nếu học sinh đặt câu hỏi khi giáo viên đang giảng bài hoặc đang bận giúp đỡ một học sinh khác? Đôi khi giáo viên cảm thấy khó để có thể hỗ trợ được tất cả học sinh? Đó là lí do vì sao cần phải thiết lập một quy trình rõ ràng vào đầu năm về cách học sinh đặt câu hỏi và yêu cầu giúp đỡ của giáo viên. Một số quy trình giáo viên có thể xây dựng bao gồm việc yêu cầu học sinh giơ tay/ đưa tín hiệu, cung cấp cho họ thời gian để đưa ra câu hỏi trong giờ học, có thời gian trước hoặc sau giờ học để học sinh có thể đến gặp giáo viên và nhờ sự giúp đỡ. Một số giáo viên đã sử dụng các phương tiện truyền thông hoặc trang website lớp học như một diễn đàn để học sinh đặt ra câu hỏi.

Thu thập bài tập ở nhà là công việc mà giáo viên nào cũng phải làm. Tuy nhiên, nếu chúng ta không có một quy trình rõ ràng, nó có thể nhanh chóng biến thành một hoạt động hỗn độn không hiệu quả, học sinh sẽ dùng thời gian này để nói chuyện hoặc có vấn đề về hành vi. Việc này dẫn đến gián đoạn lớp học, không kiểm soát được việc học sinh nào nộp bài hoặc chưa nộp, đôi khi là thất lạc bài của học sinh. Vì vậy, giáo viên cần phải quyết định khi nào và làm thế nào để học sinh có thể nộp lại bài tập về nhà, nộp ở đâu và cần có những yêu cầu gì. Nó sẽ bao gồm: - Thu thập bài tập về nhà ở cửa khi học sinh vừa vào lớp. - Có một hộp/ rổ có dán tên đặt trên bàn làm việc, nơi học sinh sẽ nộp bài tập về nhà của mình trước khi giờ học bắt đầu. - Cho học sinh cách thức để báo cáo về lí do chưa nộp bài tập/ nộp bài tập muộn… Sẽ không có một quy trình cố định nào, những giáo viên phải đảm bảo rằng các bước làm được thực hiện với sự kì vọng cao và hạn chế tối đa thời gian chết cũng như sự gián đoạn.


12

KẾT THÚC LỚP HỌC HIỆU QUẢ Trong quá trình đi dự giờ các giáo viên, tôi thấy khi tiết học kết thúc, học sinh ra khỏi phòng để lại một lớp học ngổn ngang như bãi chiến trường và giáo viên phải cặm cụi thu dọn từng mảnh giấy, nhặt từng cái bút. Nhiều giáo viên cảm thấy kiệt sức về điều này. Nếu giáo viên cho phép học sinh di chuyển bàn ghế, chỗ ngồi nghĩa là chúng ta sẽ cần thời gian để học sinh sắp xếp, di chuyển mọi thứ trở lại đúng vị trí, nếu không lớp học tiếp theo sẽ không thể bắt đầu. Nếu kết thúc giờ học học sinh phải trả lại sách hoặc đồ dùng học tập ở một vị trí cụ thể, hãy đảm bảo rằng tất cả phải được kiểm tra lại kĩ lưỡng. Điều này sẽ tránh được việc thất thoát và giảm thời gian kiểm tra lại cho chính giáo viên và những người khác. Cuối cùng, nếu kết thúc giờ học, giáo viên có giao một bài tập về nhà hoặc phân công nhiệm vụ cuối giờ, hãy để một khoảng thời gian để học

Có nhiều giáo viên đã cho rằng việc xây dựng

sinh có thể chép vào vở hoặc ghi vào sổ liên

những quy trình như vậy là quá rườm rà nhiêu

lạc… Giáo viên phải chắc chắn rằng khi học

khê và phức tạp. Nhưng chỉ cần chúng ta chú ý

sinh rời khỏi lớp học nghĩa là tất cả đã nhận

đến việc phòng ngừa và dự đoán các rủi ro

được thông tin một cách đầy đủ và chính xác.

thực sự có thể cứu giáo viên thoát khỏi sự hỗn loạn, thiếu tổ chức và giờ học được vận hành trôi chảy hơn.


13

MẸO ĐỂ CÓ BẢNG RUBRIC HIỆU QUẢ HƠN Sarah Wike Loyola Cấn Nguyễn Hải Yến dịch Giáo viên chúng ta từng cảm thấy mình thật ‘cool’ khi lần đầu tiên được chấm điểm học sinh. Cảm giác như có một sức mạnh hừng hực trong mình, phải không? Tuy nhiên, nhiệm vụ này mỗi lúc một trở nên nhàm chán. Không giáo viên nào thích việc phải chấm mãi một dạng bài tập, một chủ đề bài luận,.. nhưng đó là một phần lớn công việc hàng ngày mà giáo viên chúng ta phải làm. Vậy thì tại sao lại không làm cho công việc này trở nên có ý nghĩa hơn? Tôi đã bị thuyết phục hoàn toàn rằng: công cụ kiểm tra đánh giá hiệu quả nhất chính là RUBRIC.


14

Tôi đã từng giảng dạy hơn 10 năm mà không sử dụng RUBRIC, khăng khăng với suy nghĩ “tôi biết bài làm này đạt mấy điểm mà không cần dùng rubric”, “dùng RUBRIC chỉ vẽ thêm việc cho tôi thôi”, hoặc “rubric quá phức tạp”. Tuy nhiên, kể từ khi áp dụng RUBRIC để đánh giá bài làm của học sinh, tôi đã thực sự nhận thấy: rubric có thể đưa đến những phản hồi vô giá cho tôi, cho học sinh của tôi và thậm chí cho cả phụ huynh của các em.

GIÁO VIÊN SỬ DỤNG RUBRIC SẼ

GIÁO VIÊN KHÔNG SỬ DỤNG RUBRIC SẼ

– Đưa ra được hướng dẫn và mong đợi rõ ràng ngay khi bắt đầu năm học.

- Không đưa ra được hướng dẫn rõ ràng cho

– Giúp học sinh có trách nhiệm với bài làm

những kĩ năng mà học sinh cần nâng cao.

của chúng.

– Không cung cấp cho học sinh bằng chứng

– Giúp học sinh biết được phần nào các em

xác thực về những thiếu sót trong bài làm

cần tập trung nhiều hơn trong những bài

của các em.

làm tương tự lần sau.

– Không mang lại những chỉ dẫn đầy đủ về

– Quan sát được sự tiến bộ của học sinh.

những gì học sinh cần làm ngay từ đầu.

Về cơ bản, học sinh không nhận được RUBRIC trước khi bắt đầu bài tập cảm thấy khá hoang mang, vì chúng không biết những tiêu chí đánh giá cụ thể. Một lẽ tự nhiên là con người chúng ta luôn muốn biết chính xác cái gì đang chờ đợi mình khi bắt đầu làm một công việc. Những chỉ dẫn rõ ràng sẽ giúp học sinh biết cần làm những gì và đã làm được gì, điều gì còn chưa làm tốt. Tôi đã gặp rất nhiều giáo viên muốn sử dụng RUBRIC nhưng họ không biết rubric bao gồm những gì. Tất nhiên nó phụ thuộc vào khối lớp bạn dạy, môn học và dạng bài tập cụ thể. Tuy nhiên, giáo viên nên nhớ một số điều sau khi tạo RUBRIC:

Nhất quán Bạn nên nói rõ mong muốn của mình cho học sinh ngay từ buổi học đầu tiên, bằng cách đưa luôn cho các em những tiêu chí bạn sẽ đánh giá trong suốt năm học. Nói với học sinh ngay từ đầu là chúng có thể làm như thế nào để đáp ứng được mong đợi của bạn.


15

Dựa trên kĩ năng Một kỉ niệm về sự học vẹt của học sinh có thể làm ví dụ cho việc học sinh có kĩ năng thể hiện như thế nào trong môn học. Ngày xửa ngày xưa, tôi là một bà cô dạy tiếng Tây Ban Nha luôn yêu cầu học sinh của mình nhớ thì của động từ mà không gắn với ngữ cảnh. Rất nhiều học sinh nhớ được và thể hiện tốt trong bài kiểm tra nhưng lại không biết cách áp dụng trong hoàn cảnh giao tiếp thực tế. Bây giờ, tôi yêu cầu học sinh sử dụng ngôn ngữ trong những trường hợp thực tế cụ thể và dùng rubric để đo lường sự tiến bộ trong việc sử dụng ngôn ngữ giao tiếp của học sinh. Tôi kiểm tra những kĩ năng cụ thể như: khả năng sáng tạo với ngôn ngữ, khả năng vận dụng thành thạo trong các tình huống khác nhau, khả năng đọc hiểu, và nhiều thứ khác nữa. Tôi không hỏi học sinh một cách cụ thể kiểu: dùng 5 câu có thì quá khứ, 10 từ mới… Thay vào đó, học sinh phải hoàn thành nhiệm vụ tôi giao bằng việc sử dụng những gì chúng đã biết từ các bài học trước thậm chí mức độ ngôn ngữ chúng đã đạt được trước đó.

Dùng từ ngữ rõ ràng Nếu bạn dùng quá nhiều từ ngữ chuyên ngành giáo dục trong bảng RUBRIC, đương nhiên học sinh không hiểu được nó. Phải nói cho học sinh hiểu một cách chính xác chúng cần làm gì, và kĩ năng nào bạn sẽ kiểm tra. Tôi cũng có gợi ý là, trước khi sử dụng RUBRIC, chúng ta sẽ cho học sinh đánh giá một bài kiểm tra mẫu với RUBRIC tương tự bản RUBRIC chúng ta sẽ dùng để đánh giá bài làm của các em. Như vậy có thể giúp học sinh làm quen với kĩ năng mà ta đang yêu cầu.


16

Có tính tích cực Thông thường, học sinh sẽ làm tốt ở một, hai hoặc vài mục nào đó trong số những tiêu chí bạn đưa ra trong RUBRIC. Nếu học sinh đạt điểm thấp, chúng sẽ không chỉ thấy trên trang giấy con số ‘7 điểm’ một cách mất tự tin, mà sẽ nhận được những lời phản hồi có tính động viên. Tôi luôn cố gắng để lại một lời nhắn có tính xây dựng nào đó trên bài làm của các em.

Chừa khoảng trống cho sự sáng tạo Tôi hay gọi đó là “yếu tố WOW”. Tất cả các bảng RUBRIC của tôi đều có một tiêu chí “vượt trên mong đợi”. Điều này rất quan trọng nếu bạn là người đưa ra một kế hoạch dạy học theo dự án. Học sinh không nên chỉ được đòi hỏi “đạt mong đợi”. Nếu học sinh muốn có điểm tối đa, chúng phải tự thúc đẩy mình tìm kiếm những cách làm sáng tạo, vượt trên những gì giáo viên mong chờ. Điều này đưa học sinh ra khỏi “vùng an toàn” của các em và khuyến khích sự sáng tạo. Việc xoay xở xử lý đó sẽ giúp học sinh rất nhiều trong công việc sau này của các em.

Thế nào, bạn vẫn chưa bị thuyết phục ư? Hãy thử dùng rubric trong lần tới bạn giao dự án, bài tập, bài luận…cho học sinh. Bạn thậm chí có thể dùng một công cụ thông minh là ROOBRIX. Công cụ này giúp giáo viên tránh được những sai sót trong chấm điểm bằng rubric. Bạn có thể nhanh chóng cài đặt cấp độ, số lượng tiêu chí… và RUBRIC sẽ ngay lập tức đưa ra cho bạn số điểm của học sinh chỉ bằng một cú click. Ngay khi bạn nhận thấy rằng phản hồi bạn đưa cho học sinh giúp các em tiến bộ hơn trong học tập, tôi bảo đảm là bạn chẳng muốn quay lại cách chấm điểm cũ nữa.


17

cách

sử dụng

Liana Daren Nguyễn Hữu Long dịch

trong

GIỜ HỌC


18

Có thể thấy rằng hầu như học sinh ngày nay đều có tài khoản facebook. Thậm chí nó được coi như mạng xã hội phổ biến nhất, nếu giáo viên biết cách sử dụng nó trong các hoạt động đa dạng, chắc chắn sẽ lôi cuốn được sự tham gia của học sinh. Các giáo viên có thể dùng nó để chia sẻ tài liệu phù hợp với khóa học, thảo luận các quan điểm, đưa ra các yêu cầu, gợi ý và cung cấp những phản hồi. Rất nhiều giáo viên, nhân viên sẽ tranh cãi rằng đó không phải là một công cụ tốt cho giáo dục vì nó liên quan đến sự lạm dụng mà mất kiểm soát. Thậm chí, nhiều người lo ngại rằng sử dụng facebook lợi bất cập hại. Nhưng trên thực tế, thay vì cấm trẻ sử dụng, ta hướng dẫn trẻ sử dụng nó một cách hiệu quả hơn. Và thực tế chứng minh, các mạng xã hội có thể trở thành một công cụ tích cực và lôi cuốn cho việc giảng dạy. Bây giờ chúng ta sẽ cùng thử nghiệm một số cách hiệu quả mà giáo viên có thể sử dụng qua facebook trong lớp học:

TẠO NHÓM FACEBOOK CHO LỚP HỌC CỦA BẠN Bằng việc tạo ra một nhóm và thêm bạn bè là học sinh của bạn vào đó bạn có thể thường xuyên liên lạc với học sinh một cách hiệu quả. Điều này cũng cho phép bạn chia sẻ bài tập một cách chi tiết, đưa dàn ý và các thông tin quan trọng khác. Nếu bạn muốn bắt đầu một dự án cho lớp học, bạn có thể chia sẻ các thông tin chi tiết trong nhóm và mọi thành viên của nhóm có thể tiếp cận nó. Dưới đây là một ví dụ: Bạn là giáo viên dạy môn văn, bạn sẽ có thể cung cấp các bài tập bằng việc đưa ra các mẹo hoặc các điểm chính hướng dẫn cho người học qua facebook của lớp. Sau tất cả, viết các gợi ý và các điểm chính, học sinh sẽ cảm thấy dễ dàng hơn rất nhiều khi làm việc. Bạn cũng có thể post các bài tập về nhà lên nhóm. Bằng cách này học sinh sẽ không gặp trục trặc khi chúng quên không ghi hoặc ghi không đầy đủ ở trên lớp.


19 CHIA SẺ CÁC VIDEO LIÊN QUAN ĐẾN MÔN HỌC Tính năng ưu việt của mạng xã hội là khả năng chia sẻ thông tin. Các video dễ dàng được chia sẻ rộng rãi trên mạng facebook. Vì vậy, nếu bạn chia sẻ các video thú vị liên quan đến môn học, bạn có thể sẽ lôi cuốn học sinh tham gia vào việc học. Có hai điều bạn có thể làm: (1) Tạo ra các video của chính bạn. Cố gắng giữ các video càng ngắn càng tốt, hấp dẫn và hài hước. Điều này khiến học sinh không cảm thấy ngại khi xem chúng. Nếu video của bạn quá dài, bạn sẽ khiến học sinh cảm thấy nhàm chán. (2) Bạn có thể chia sẻ các video từ kênh YouTube với nguồn kiến thức phong phú. Bạn có sẽ dễ dàng tìm thấy các video liên quan đến các chủ đề như thể thao, thiết kế, ngôn ngữ, nấu ăn, khoa học, toán… để phục vụ cho việc giảng dạy của mình.

LÔI KÉO SỰ THAM GIA CỦA PHỤ HUYNH Bạn có thể nhờ phụ huynh tham gia vào group của nhóm trên facebook. Cách này sẽ cho phép cha mẹ giám sát được quá trình học của con. Khi bạn giao bài tập, phụ huynh cũng có thể thấy được. Bằng việc phụ huynh tham gia vào nhóm của bạn, bạn có thể hỗ trợ phụ huynh trong cách giao tiếp và làm việc cùng con. Điều này cũng bắt buộc học sinh phải nỗ lực và duy trì thái độ học tập tốt hơn.


20 HỖ TRỢ, GIÚP ĐỠ HỌC SINH DỄ DÀNG HƠN Sử dụng facebook sẽ giúp học sinh có cơ hội tương tác với giáo viên và cải thiện việc học một cách nhanh chóng và hiệu quả. Ví dụ, sau khi bạn giao bài tập cho học sinh, một vài học sinh vẫn còn thắc mắc. Giáo viên và các học sinh khác sẽ giúp học sinh này bằng việc trả lời các thắc mắc đó. Bằng cách này học sinh tìm được sự giúp đỡ ngay tức thì mà không cần phải chờ đợi một cách không cần thiết.

SỬ DỤNG CÁC CÂU HỎI VÀ PHIẾU THĂM DÒ ĐỂ GIÁO DỤC VÀ ĐƯA QUAN ĐIỂM Sử dụng đặc trưng này sẽ cho phép bạn giáo dục học sinh và nhận được các phản hồi một cách hiệu quả. Ví dụ, nếu bạn dạy môn Địa lý, bạn có thể hỏi học sinh xác định các địa điểm bằng việc post lên địa điểm đó và đưa ra các lựa chọn khác nhau. Bạn có thể hỏi học sinh những gì chúng muốn thảo luận trong giờ học sau. Phương pháp này chắc chắn sẽ giúp bạn lôi cuốn được học sinh.

Tôi không nghĩ rằng facebook chỉ đơn thuần là một mạng xã hội. Nó còn là một công cụ hữu ích và tích cực giáo viên có thể sử dụng trong quá trình giảng dạy của mình.


21

HÀNH ĐỘNG TẠO NIỀM TIN CHO GIÁO VIÊN JoAnne Duncan Đặng Thanh Hiền dịch Gần đây, một giáo viên tên là MaLia ở Mỹ đã đặt ra vấn đề về tạo dựng được niềm tin cho giáo viên. “Bạn làm gì khi biết người quản lí chỉ chăm chăm chờ đợi bạn mắc lỗi? Đó hẳn là một trải nghiệm không mấy thú vị”. Trên cương vị một hiệu trưởng, điều này khiến tôi suy nghĩ khá nhiều. Giáo viên có cảm thấy lo lắng hoặc sợ hãi khi chúng ta đi lại trong phòng họ? Họ có bị quá tải với chương trình mới, các chiến thuật dạy học, sáng kiến, hành vi của học sinh, phụ huynh, công tác đánh giá của giáo viên và các bài kiểm tra? Chính vì vậy, tạo dựng niềm tin ở giáo viên bằng cách hành động trực tiếp là điều nên làm.


22

Dưới đây là 5 bước đơn giản hiệu trưởng có thể thực hiện ngay hôm nay để có được niềm tin của giáo viên:

Câu hỏi đơn giản này nhằm thiết lập mối quan hệ và tạo cơ hội để thấy được vị trí của mọi người. Nhiều giáo viên có thể nói chuyện về những vấn đề cá nhân, người khác có thể than thở về khó khăn với hành vi của học sinh hoặc chia sẻ một HÃY HỎI GIÁO VIÊN “MỌI VIỆC TIẾN TRIỂN THẾ NÀO RỒI?”, SAU ĐÓ LẮNG NGHE.

chiến thuật dạy học mới. Dù họ muốn chia sẻ điều gì, việc của tôi là lắng nghe, ghi chép, góp ý động viên và nghĩ xem nên làm gì tiếp theo.

Nhiều giáo viên không nhận ra những bước tiến trong việc dạy học của bản thân hoặc họ không biết rằng môi trường học tập mà họ tạo ra đã ảnh hưởng tích cực như thế nào đến học sinh. Là hiệu trưởng hay người quản lí, bạn hãy ghé thăm lớp GHI NHẬN VÀ TUYÊN DƯƠNG NHỮNG SẢN PHẨM TỐT MÀ GIÁO VIÊN ĐÃ VÀ ĐANG LÀM.

một ít phút và để lại lời nhắn ghi nhận, động viên những hoạt động tích cực đặc biệt có thể duy trì sự hoàn thành tốt công việc của giáo viên.

Đáp ứng nhu cầu cá nhân của giáo viên là rất quan trọng. Giáo viên có thể cần hỗ trợ giải quyết các hành vi trong lớp học, hoặc thử nghiệm các chiến thuật giảng dạy mới. Điều quan trọng là xuất hiện và có động thái giúp giáo viên khi họ HỖ TRỢ BẰNG NHỮNG CÁCH KHÁC NHAU.

cần.


23

Các cuộc họp nhân viên nên bắt đầu bằng sự tuyên dương. Trách nhiệm của lãnh đạo nhà trường đó là tạo cơ hội cho giáo viên được tuyên dương thành tích mà họ đạt được. Sự tuyên dương có thể đơn giản là vì người giáo viên đã thử một TUYÊN DƯƠNG TỪ NHỮNG NỖ LỰC NHỎ CỦA GIÁO VIÊN

số chiến thuật dạy học mới, cho phép những học sinh mất tập trung được hoàn thành nhiệm vụ. Tôi rất vui khi giáo viên nhiệt tình dẫn tôi đến lớp của họ để kể cho tôi nghe một bài viết hay, bài đọc trôi chảy của học sinh hoặc chỉ cho tôi thấy hai bạn học sinh đã thể hiện lòng bao dung và sự thấu cảm như thế nào. Sự tuyên dương cho phép chúng ta hít thở sâu và hài lòng về công việc hoàn thành tốt.

Giáo viên cần học cách lắng nghe như các quản lí, nghĩa họ không nhất thiết phải làm hết mọi việc. Giúp các giáo viên gạt bỏ những rào cản và tập trung vào một số lĩnh vực mà họ muốn làm để khắc phục sự quá tải. KHUYẾN KHÍCH GIÁO VIÊN TẬP TRUNG VÀO NHỮNG BIỂU HIỆN TỐT CỦA HỌ

Và cuối cùng hãy giúp các giáo viên hiểu được thông điệp: Chúng ta luôn học hỏi lẫn nhau. Chúng ta luôn cố gắng để làm tốt mọi công việc. Nếu mọi việc không diễn ra đúng kế hoạch, không sao cả, chúng ta sẽ cùng làm lại. Hãy đối xử tốt với bản thân.


02

- cộng đồng giáo viên

w e b s i t e : t aogi aoduc .v n


Luôn dành những điều tốt đẹp nhất cho học sinh. Học sinh luôn phải là ưu tiên hàng đầu. Điều gì có lợi cho học sinh? Nếu bạn chưa có câu trả lời thì cần phải xem xét lại. Nguyên tắc số 2

Nguyên tắc số 1

24

Tạo dựng các mối quan hệ sâu sắc và bền vững với học sinh, đồng nghiệp, nhà trường và phụ huynh học sinh. Điều đó sẽ giúp công việc của bạn suôn sẻ hơn.

NHỮNG NGUYÊN TẮC GIÁO VIÊN NÊN TUÂN THỦ Derrick Meador Đặng Thanh Hiền dịch

Không bao giờ mang các vấn đề cá nhân của bạn lên lớp. Hãy cất chúng ở nhà. Học sinh không cần phải biết chuyện riêng của bạn. Nguyên tắc số 4

Nguyên tắc số 3

(PHẦN 1)

Hãy cởi mở và sẵn lòng học hỏi. Dạy học là một quá trình mang lại nhiều cơ hội học hỏi. Bạn nên tận dụng để trau dồi chuyên môn từng ngày, ngay cả khi bạn đã đứng lớp nhiều năm.


Nguyên tắc số 5

25 Luôn luôn công bằng và nhất quán. Học sinh luôn luôn quan sát bạn để đảm bảo bạn thực hiện điều đó. Bạn sẽ tự phá vỡ hình tượng của mình nếu học sinh phát hiện

Nguyên tắc số 6

bạn thiên vị dù chỉ một lần. Phụ huynh học sinh có thể cản trở hoặc hỗ trợ quá trình giáo dục. Nhiệm vụ của giáo viên là làm thế nào để phụ huynh tham gia vào quá trình học tập của con họ một

Giáo viên không bao giờ thỏa hiệp. Họ phải luôn nắm rõ tình hình để tránh sự truyền đạt sai lệch. Họ phải luôn luôn tự chủ. Nguyên tắc số 8

Nguyên tắc số 7

cách tích cực.

Tôn trọng mọi quyết định của Ban giám hiệu nhà trường và hiểu cho gánh nặng trách nhiệm của họ. Giáo viên nên tạo quan hệ tốt trong công việc với nhà trường nhưng nên nhớ rằng thời gian của họ dành cho giáo viên không

Nguyên tắc số 9

nhiều. Dành thời gian tìm hiểu học sinh và liên hệ bài học với những chủ đề mà các em có hứng thú. Tạo quan hệ tốt đẹp với học sinh và bạn sẽ thu hút học sinh vào bài giảng của mình dễ dàng hơn.


Nguyên tắc số 10

26

Thiết lập nội quy, phương hướng và tiến trình học tập ngay từ đầu năm học. Hãy để học sinh tự chịu trách nhiệm về hành động của các em. Bạn không độc tài nhưng bạn cần phải dứt khoát, công tâm và nhất quán. Hãy nhớ rằng bạn không đến lớp để chơi với học sinh. Học sinh cần biết rằng bạn

Nguyên tắc số 11

luôn tận chức tận trách.

Luôn luôn lắng nghe người khác, kể cả học sinh và tiếp nhận sự phản hồi. Bạn có thể học hỏi nhiều nhất khi sẵn lòng lắng nghe người khác nói. Hãy nghĩ thoáng ra và

Nguyên tắc số 12

đón nhận lời khuyên từ mọi người.

Chịu trách nhiệm về lỗi sai của bản thân. Giáo viên không hoàn hảo và học sinh cần chấp nhận điều đó. Hãy lấy ví dụ về những lần bạn mắc lỗi và nhận lỗi, cho học sinh thấy rằng đôi khi sai lầm là cơ hội để học hỏi.


27

ĐIỀU TÔI HỌC ĐƯỢC TỪ NHỮNG PHỤ HUYNH KHÓ TÍNH Nguyễn Hữu Long dịch (Nguồn: www.weareteachers.com) Bạn hãy hình dung, tôi đang ngồi trong phòng làm việc của hiệu trưởng, bị vây bọc bởi 2 phụ huynh học sinh, hiệu trưởng và hiệu phó. Lúc đó, tôi cảm thấy mình giống như rơi vào một trạng thái của một tên tội phạm chuẩn bị ra pháp trường, một cảm giác mà tôi chưa từng gặp trong cả cuộc đời đi dạy. Trong cuộc họp đó, tôi phải giải thích về việc học sinh chưa học bài và làm bài trước khi đến lớp và tại sao tôi lại phạt học sinh đó. Trong khi phụ huynh học sinh thì vô cùng tức giận đang nhìn vào tôi bằng ánh mắt không mấy thiện cảm. Với giọng gay gắt và cáu giận phụ huynh đó đã nói thẳng trước mặt tôi và cả thầy hiệu trưởng: “Tôi không thích cô, tôi không muốn cô tiếp tục dạy con tôi”. Phải khẳng định rằng đó không phải là một trải nghiệm dễ chịu đối với mỗi giáo viên. Với nỗ lực vượt qua sự tức giận thông thường tôi cố gắng lấy lại sự bình tĩnh và suy ngẫm về 5 điều cực kì quan trọng trong mối quan hệ với phụ huynh. Nó sẽ đi theo mình và các bạn đồng nghiệp cho đến ngày nghỉ hưu. Nó sẽ là những kinh nghiệm trong khi tiếp tiếp xúc với những phụ huynh khó tính.


28

PHỤ HUYNH CHẲNG QUA LÀ QUÁ YÊU CON HỌ Tôi đã từng thấy những đồng nghiệp của tôi và chính bản thân mình bước ra khỏi buổi họp phụ huynh với trạng thái tức giận và phàn nàn rằng: “Liệu rằng phụ huynh có biết được tôi đã dành cả một đêm để soạn giáo án, để chấm bài và làm Power Point? Liệu phụ huynh có biết được rằng tôi đã nỗ lực như thế nào để giúp con của cô ta? Cô ta có nhận ra rằng con mình là một đứa trẻ lười biếng và thụ động?”. Tôi đặt câu hỏi rồi tự trả lời và cho rằng người đàn bà đó chẳng hiểu gì về việc dạy học. Có thể phụ huynh đó không biết về sự vất vả của giáo viên nhưng cô biết rất rõ về tình yêu thương dành cho con mình. Trong cuộc chiến tưởng chừng như bất tận giữa giáo viên và học sinh đương nhiên phụ huynh sẽ đứng về phía con mình. Với tư cách là một người mẹ tôi cũng sẽ làm như vậy. Cho dù phụ huynh có tức giận như thế nào, có nói điều gì thì đơn giản cũng chỉ vì con của mình và tình yêu đối với con.

BẠN ĐỪNG KÌ VỌNG TẤT CẢ PHỤ HUYNH ĐỀU YÊU QUÝ BẠN Không ai muốn mình bị ghét nhưng là giáo viên bạn cũng cần hiểu rằng không thể hoàn hảo 100%. Trong lớp học không thể 100% học sinh yêu quý bạn vì thế phụ huynh đương nhiên cũng sẽ không yêu quý bạn 100%. Tôi đã học được một phương pháp đó là bằng lòng với chính mình. Bạn không nhất thiết phải đặt ra mục tiêu hài lòng tất cả, bạn hãy cố gắng làm hết sức, hãy luôn nở một nụ cười và tự ám thị với bản thân rằng đây là lớp học tốt nhất mà mình được giảng dạy. Khi làm việc với những phụ huynh, tôi nhận ra một điều, đó là họ không quan tâm đến tổng thể hay quá trình, họ chỉ quan tâm đến những gì làm họ không hài lòng. Mà công việc của chúng ta lại là thay đổi cả thế giới chứ không phải một con người. Vì thế, sau mỗi ngày làm việc, cho dù bất kì điều gì xảy ra tôi cũng tự nói với mình rằng tôi đã và sẽ cố gắng hết sức mình còn kết quả hãy để người khác phán xét.


29

KHÔNG PHẢI TẤT CẢ PHỤ HUYNH ĐỀU GHÉT BẠN Một đứa trẻ nói một điều gì đó không tốt về bạn chưa chắc vì nó ghét bạn. Không phải tất cả phụ huynh đều không đồng tình với bạn. Nhưng chúng ta lại có xu hướng chú ý vào những mặt tiêu cực. Vì vậy nó khiến chúng ta cảm thấy khó chịu. Kinh nghiệm của tôi là hãy nhìn vào điểm tích cực, hãy dành tình yêu thương, sự trách nhiệm để hướng đến phụ huynh giống như bạn đã làm với con họ. Hãy cố gắng tạo dựng mối quan hệ tích cực với phụ huynh cho dù họ là ai và có làm điều gì đi chăng nữa.

PHỤ HUYNH KHÔNG THÍCH BẠN KHÔNG CÓ NGHĨA RẰNG HỌC SINH CŨNG GHÉT BẠN Điều này rất quan trọng vì đôi khi một vài phụ huynh khiến bạn có những ấn tượng không tốt về những đứa trẻ nhưng hãy nhớ rằng bạn đang dạy học sinh chứ không dạy bố mẹ chúng. Vì vậy hãy dùng toàn bộ năng lượng và tình yêu thương của bạn để đến với trẻ. Chúng sẽ vẫn yêu quý bạn mà không bị ảnh hưởng bởi những gì cha mẹ chúng nói. Khi một phụ huynh nói với tôi rằng, cô ta không thích tôi, phản hồi của tôi lúc đó rất đơn giản: “Ồ, thật đáng buồn vì tôi lại rất yêu quý con chị!”.


30

DẠY HỌC LÀ MỘT ĐẶC ÂN Có thể nhiều người sẽ cười khi tôi nói ra điều đó. Nhưng với tôi, đó là công việc tuyệt vời nhất mà tôi từng được biết. Những lứa học sinh đến rồi đi qua cuộc đời tôi cùng với cha mẹ của chúng. Không phải tất cả học sinh đều yêu quý giáo viên. Không phải tất cả phụ huynh đều hài lòng với các thầy cô giáo. Không phải quan hệ với đồng nghiệp lúc nào cũng suôn sẻ. Nhưng mỗi khi kết thúc một ngày tôi lại tự nói với bản thân mình tôi thật may mắn khi được là một giáo viên.

Bạn có kinh nghiệm nào khi làm việc với phụ huynh, nhất là những phụ huynh khó tính hãy chia sẻ cùng chúng tôi bằng cách bình luận ở dưới


31

bí quyết để sống sót trong năm đầu tiên đi dạy (PHẦN 1) Tác giả: Elena Aguilar Người dịch: Đặng Thanh Hiền

Gửi các giáo viên mới! Bài viết này dành cho các bạn. Chắc các bạn cũng nghe nói rằng năm đầu tiên đi dạy sẽ “vô cùng gian nan”. Tôi muốn cho các bạn thấy một khả năng khác. Năm đầu tiên của các bạn có thể rất tuyệt vời. Bạn không chỉ sống sót mà còn có thể phát triển bản thân nữa. Dưới đây là một số gợi ý giúp bạn có một năm đầu đi dạy thật tuyệt vời.


32 1. TẠO DỰNG CỘNG ĐỒNG

2. TÌM KIẾM NHỮNG CỐ VẤN

Các mối quan hệ sẽ giúp bạn mạnh mẽ hơn,

TÍCH CỰC VÀ LẠC QUAN

nó có thể là chìa khóa tiếp thêm năng lượng

Có những giáo viên hay buồn bã và hoài nghi,

để bạn có thể vượt qua được những khó khăn

bên cạnh đó, cũng có những giáo viên thông

thử thách. Đó là lí do bạn cần tạo dựng mối

thái và lạc quan. Nếu bạn thấy mình ở giữa

quan hệ với đồng nghiệp, học sinh, phụ huynh

những người hoài nghi (tôi thấy họ túm năm

và cả ban giám hiệu. Nếu bạn vẫn cảm thấy

tụm ba ở phòng nghỉ trưa), hãy rời khỏi đó.

chưa sẵn sàng thì bây giờ là lúc chọn lấy một

Hãy tránh xa sự tiêu cực. Bạn cần những cố

vài chiến thuật tạo quan hệ với người khác.

vấn có thể sẻ chia vốn hiểu biết và chuyên

Chào hỏi, gõ cửa và mời mọi người vào lớp

môn, những người có thể nhắc nhở bạn rằng

mình. Cộng đồng của bạn sẽ là phao cứu sinh

cuối tháng 10, mọi thứ sẽ trở nên dễ dàng

khi mọi thứ trở nên khó khăn.

hơn. Nếu bạn không thể tìm được ai trong trường, hãy tìm đến các trường khác trong quận. Họ ở đó và sẽ vui lòng tư vấn cho bạn. Hãy hỏi đi.

3. YÊU CẦU TRỢ GIÚP & ĐÒI HỎI SỰ ĐÀO TẠO CHUYÊN MÔN TỐT

4. QUAN SÁT CÁC GIÁO VIÊN KHÁC

Vâng, tôi gợi ý rằng bạn nên đòi hỏi sự đào

thực sự hiệu quả trong trường bạn dạy hoặc

tạo chuyên môn. Là một giáo viên mới, bạn có

trường khác. Kể cả khi họ không dạy cùng

rất nhiều thứ cần học (tôi biết bản thân bạn

chuyên môn của bạn, bạn vẫn sẽ học được rất

cũng hiểu điều đó) và bạn không thể loay

nhiều. Chọn một thứ để quan sát, như thế bạn

hoay một mình được. Lí tưởng nhất là bạn

sẽ không bị quá tải. Ví dụ, chú ý đến các thói

cần một khóa tập huấn (tập huấn là một hình

quen và phương pháp, tốc độ giảng bài, cách

thức đào tạo chuyên môn), nhưng nếu bạn

đặt câu hỏi hoặc những cách tiếp cận khác

không thể đi tập huấn, ít nhất bạn cũng cần

nhau của học sinh. Xin quản lí của bạn một

được đào tạo chuyên môn chất lượng. Hỏi

ngày để có thể làm được việc này. Nếu họ

những giáo viên khác để được mách cho

không đồng ý, ít nhất phải dành vài lần mỗi

những buổi tọa đàm, khóa học online và hội

tháng ghé thăm (trong vòng 10 phút) lớp học

thảo. Quản lí của bạn không kì vọng bạn phải

của giáo viên khác trong suốt thời gian dạy

hoàn hảo. Họ biết bạn còn phải học hỏi nhiều

thử. Bạn sẽ học được rất nhiều qua việc quan

– vì thế hãy yêu cầu sự hỗ trợ (thường xuyên)

sát đồng nghiệp.

Lí tưởng nhất là quan sát những giáo viên

để rút ngắn thời gian.

(Hãy đón chờ phần 2 trong tạp chí số tiếp theo)


33

Khi giáo viên bị chính đồng nghiệp chèn ép, bắt nạt Nguyễn Hữu Long dịch Nguồn: http://www.reallygoodstuff.com/community/ bullying-by-co-workers-when-teachers-bully-teachers/ Khi tôi hỏi các giáo viên, vấn đề nổi cộm nhất trong nhà trường hiện nay là gì? Tôi cảm thấy vô cùng ngạc nhiên khi có rất nhiều câu trả lời của giáo viên đề cập đến các vấn đề liên quan đến bạo lực học đường và việc học sinh bắt nạt lẫn nhau. Nhưng điều khiến chúng tôi ngạc nhiên nhất lại không phải việc bắt nạt của học sinh với nhau – như vấn đề mà chúng ta vẫn đề cập mà lại là sự bắt nạt, chèn ép giữa các giáo viên với nhau. Điều đáng chú ý là vấn đề này ngày càng trở nên nghiêm trọng hơn. Bạn nên biết rằng, việc mà các giáo viên bị chính đồng nghiệp của mình chèn ép/ bắt nạt cũng đau lòng chẳng kém gì việc học sinh bắt nạt lẫn nhau.


34

Mổ xẻ, phân tích vấn đề Việc phát hiện và các nỗ lực chống lại nạn bắt nạt ở Anh hiện nay đang được thực hiện tốt hơn so với ở Mỹ. Trên thực tế, có các số điện thoại đường dây nóng ở Anh và ở Wales nơi các giáo viên có thể gọi đến và nhận các lời khuyên về các vấn đề trong trường học. Ở Anh, các website như BullyingUK và BullyOnline, khá nổi tiếng trong việc nâng cao nhận thức về nạn bắt

Điều mà bạn có thể làm nếu bạn là nạn nhân

nạt cho cả giáo viên và học sinh. Trong khi các

của sự chèn ép/bắt nạt ở nơi làm việc? Đầu tiên

website hỗ trợ học sinh thì rất nhiều, nhưng

hãy nhớ rằng đó không phải là lỗi của bạn. Bắt

điều kì lạ là có rất ít các website hỗ trợ giáo

nạt là một kế hoạch tấn công để đe dọa và làm

viên khi họ bị chèn ép hay bắt nạt. Chính vì vậy,

người khác hoảng sợ. Không một ai, giáo viên

Hiệp hội ngăn chặn nguy cơ lạm dụng đối với

hay học sinh đáng bị đối xử như vậy.

giáo viên ra đời với sứ mệnh là mang đến nhận

Vậy để giải quyết vấn đề khi bị bắt nạt giáo viên

thức về các vấn đề liên quan đến việc giáo viên

cần làm gì? Hãy thử làm theo những điều dưới

bị xâm hại bởi đồng nghiệp và các nhân viên

đây, nhưng hãy nhớ, nếu bạn bị đe dọa/bắt nạt

hành chính. Trên cơ sở đó ở Mỹ, NAPTA được

về mặt thể chất, hãy gọi cảnh sát và liên hệ với

thành lập bởi chính các giáo viên đã từng bị bắt

phòng nhân sự ngay lập tức. Bạn có thể chọn

nạt tại nơi làm việc. Website này đưa ra các

các biện pháp dưới đây để giải quyết, nhưng

thông tin về nạn bắt nạt và cho phép các giáo

với một sự đe dọa về thể chất không bao giờ

viên chia sẻ câu chuyện của họ nếu họ muốn.

được coi nhẹ nó.

Các bước giải quyết vấn đề: Bước 1:

Hãy yêu cầu dừng ngay hành động đó Hãy thật rõ ràng, trực tiếp và bình tĩnh. Hãy tìm sự hỗ trợ từ những người bạn tin tưởng hay từ các giáo viên khác khi bạn bị đồng nghiệp bắt nạt.


35

Bước 2:

Văn bản hóa tất cả mọi thứ Cố gắng ghi lại một cách cụ thể tất cả các hành vi bắt nạt. Điều này cực kì quan trọng đặc biệt nếu hành vi bắt nạt này có xu hướng gia tăng hoặc các hành vi bắt nạt là từ người giám sát. Phòng nhân sự sẽ cần các văn bản, bằng chứng để bắt đầu quá trình kỉ luật, vì vậy hãy cố gắng thu thập chứng cứ rõ ràng nhất có thể. Mọi giấy tờ, email, tin nhắn điện thoại mà bạn nhận được cần phải được lưu giữ cẩn thận.

Bước 3:

Lên tiếng Hãy nói với người giám sát của bạn và hiệu trưởng về hành vi bắt nạt và yêu cầu họ can thiệp. Đưa cho họ các bằng chứng về hành vi bắt nạt thông qua các tài liệu bạn thu thập nó sẽ đặc biệt có tác dụng. Nếu chính sếp của bạn là người đã bắt nạt/ chèn ép bạn hãy liên hệ với các cấp cao hơn để yêu cầu sự giúp đỡ.

Bước 4:

Không đối mặt bằng sự im lặng Nhớ rằng những người bắt nạt bạn muốn bạn cảm thấy sự kém cỏi và bị cô lập. Đừng để điều đó xảy ra. Hãy duy trì mối quan hệ với đồng nghiệp, không cô lập chính mình trong lớp học của bạn và đừng sợ hãi để nhờ sự giúp đỡ. Nếu chọn cách im lặng bạn đã để cho những kẻ bắt nạt bạn cơ hội để giành phần thắng. Bắt nạt trở thành một thứ bệnh dịch trong các trường học, nhưng nó không phải cứ tiếp diễn mãi. Hãy đủ dũng cảm để đứng lên chống lại những kẻ đang đe dọa bạn hoặc khiến bạn cảm thấy không thoải mái. Vì không ai xứng đáng bị đối xử như vậy cả.

Hãy nói với chúng tôi… Đã bao giờ bạn bị chèn ép/ bắt nạt ở trường? Vấn đề đó đã được giải quyết như thế nào? Hãy để lại bình luận và chia sẻ với chúng tôi câu chuyện của bạn nhé!


03

- thông tin sự kiện

w e b s i t e : t aogi aoduc .v n


36

Ý TƯỞNG HOẠT ĐỘNG CHO NGÀY 8 - 3 Mai Lan Anh Ngày Quốc tế phụ nữ 8 - 3 sắp đến, các thầy cô và các em học sinh hẳn đang tìm kiếm những ý tưởng để có một buổi lễ kỉ niệm hay một giờ học với thật nhiều hoạt động vui vẻ hấp dẫn như những món quà dành tặng những người phụ nữ. Các thầy cô và các em học sinh có thể tham khảo 12 ý tưởng dưới đây nhé

HOẠT ĐỘNG

CÁCH TIẾN HÀNH

Trò chơi “Ai

·

nhớ lâu”

giấu những mẩu giấy với các màu tương ứng với các nhóm để

Có thể tổ chức trong lớp hoặc ngoài trời, giáo viên hãy

học sinh đi tìm, ở mỗi mẫu giấy sẽ có chỉ dẫn cho mẩu giấy tiếp theo. ·

Đưa ra các con số, thống kê về phụ nữ (nên lấy những con

số/ thông tin gây sốc). Mỗi một con số tương ứng với một thông tin, cho học sinh tìm đọc và ghi nhớ chúng. Cuối cùng nhóm nào nhớ được thông tin về nhiều con số hơn sẽ giành chiến thắng.

Sân khấu hoá

·

Học sinh chia thành các nhóm, xây dựng những tình huống

thực tế có thể hài hước hoặc cảm động để biểu diễn trước lớp, giáo viên quay lại clip để học sinh dành tặng cho mẹ của mình.


37 HOẠT ĐỘNG

CÁCH TIẾN HÀNH

Dưới trưởng có thể hiện ngay hôm nayngười để có phụ được · Sử dụng giấythực thủ công in hình những nữ nổi Học lịchđây sử là 5 bước đơn giản hiệu niềm sáng tạotin của giáo viên: tiếng, hoặc có thể cho học sinh tự vẽ hình (chú ý không vẽ quá to để có chỗ trống cho phần viết), kể cho trẻ nghe về cuộc đời và những cống hiến của người đó để chúng có thể tự đóng vai nhân vật và ghi vào tấm thiệp của mình. Hãy nhớ yêu cầu trẻ viết thông điệp của chính chúng. ·

Gợi ý cho học sinh những điều có thể trình bày trên tấm

thiệp: tiểu sử, tính cách, các giai đoạn trong cuộc đời…Bạn có thể kể hoặc đưa ra thông tin của nhiều phụ nữ khác nhau, chia nhỏ nội dung mỗi đứa trẻ trình bày để tránh bị trùng lặp. ·

Hãy để trẻ tự do trang trí tấm thiệp của chúng. Sau đó bạn

hãy đóng chúng thành một tập san cho lớp của mình.

Bingo

·

Bingo là một trò chơi bao gồm một bảng trên đó có đánh

số, khoảng trống ở giữa là nhân vật giấu mặt. Học sinh sẽ quay số sau đó trả lời được câu hỏi ứng với số này sẽ sở hữu được nó. Sau khi sở hữu được nhiều ô, nối chúng thành một đường thẳng theo chiều ngang, dọc, chéo. Đội nào xếp được đường thẳng đầu tiên sẽ chiến thắng. ·

Tạo một Bingo với những câu hỏi liên quan đến ngày 8/3

và chủ đề người phụ nữ, chia lớp thành hai đội, cùng nhau trả lời câu hỏi để đi đến ô cuối cùng chứa đựng nhân vật phụ nữ nổi tiếng của ngày hôm nay: có thể đó chính là mẹ/ bà của bọn trẻ.

Hoán đổi

·

Chuẩn bị chun buộc tóc nhiều màu, khẩu trang y tế để bịt

mắt. ·

Các bạn nữ đứng, bị bịt mắt, cầm chun buộc tóc cho các

bạn nam. Nên chọn các bạn nam có tóc không quá dài để tạo độ khó cho trò chơi. Số chun buộc tóc có trên đầu bạn nam là căn cứ để xác định người chiến thắng. ·

Chụp ảnh lưu niệm để làm một cuốn sổ ảnh cho lớp.


38 HOẠT ĐỘNG Ai là ai?

CÁCH TIẾN HÀNH ·

Phần thi dành cho các bạn nam trong lớp. Mỗi bạn trước

đó đã chuẩn bị một phần quà của riêng mình. ·

Các bạn nam sẽ bốc thăm phần thông tin mình có được.

Đó là những thông tin về một bạn nữ trong lớp: số thứ tự của bạn ấy trong sổ điểm, đặc điểm ngoại hình, tính cách… để các bạn nam đoán. Khi các bạn không đoán được ở gợi ý thứ nhất, có thể yêu cầu gợi ý thứ 2. Nếu không thể đoán được bạn sẽ phải chịu phạt: Nhắm mắt vẽ tranh, hát, nhảy, múa, vẽ tượng, ·

Sau đó bạn sẽ tặng món quà cho bạn nữ mà bạn đoán

được/ không đoán được.

Tam sao thất bản

·

Chọn một nhân vật phụ nữ nổi tiếng, có cống hiến lớn

và thông tin của nhân vật ấy. Tóm tắt và viết thành những câu thuyết minh ngắn gọn. Tách chúng thành 3-4 mẩu giấy. Mỗi mẩu giấy 2-3 câu. ·

Chia lớp thành 4 nhóm, mỗi nhóm xếp thành một hàng

dọc từ cuối lớp đến bục giảng. Một bạn gần bảng ghi lại thông tin được truyền miệng từ cuối hàng. Đội nào truyền và ghi lại được nhiều thông tin chính xác nhất sẽ giành chiến thắng. ·

Giáo viên kể thêm những câu chuyện về nhân vật của

ngày hôm đó.

Đại sứ nhà trường

·

Phỏng vấn các bạn cùng tuổi/ người thân… (tuỳ chọn đối

tượng) về vấn đề bình đẳng giới, nguyên nhân của những hành động thiếu bình đẳng, quay lại clip hoặc viết một bài báo ngắn gọn và trình bày trước lớp về những điều học sinh rút ra được từ các cuộc phỏng vấn. ·

Giáo viên nên làm mẫu và hướng dẫn học sinh cách khảo

sát và cách xử lí thông tin.


39 HOẠT ĐỘNG Team building

CÁCH TIẾN HÀNH ·

Yêu cầu học sinh brainstorm (lên ý tưởng) về những điều

bạn có thể làm để có thể nâng cao bình đẳng giới ở Việt Nam. ·

Sau khi ý tưởng được thông qua và góp ý, học sinh vẽ

poster đặt tại sân trường hoặc nơi công cộng.

Tôi là phóng viên

·

Dựa vào clip sau:

https://www.youtube.com/watch?v=kjJ782FTTbQ tạo một cuộc phỏng vấn dành cho nhiều người với nhiều lứa tuổi khác nhau, có thể là các khối lớp trong trường, ghi hình/ ghi chép lại cảm xúc của họ trong suốt quá trình phỏng vấn và chia sẻ của họ sau khi kết thúc cuộc phỏng vấn. ·

Giáo viên cũng có thể tự tạo mẫu bảng khảo sát dành

cho học sinh ghi chép lại những cảm xúc khác nhau của người tham gia phỏng vấn sau mỗi câu hỏi ·

Học sinh tự rút ra những kết luận về sản phẩm khảo

sát của mình.

Thảo luận: “Mẹ tôi hoàn hảo hay không hoàn hảo?”

·

Đưa ra một chủ đề để tranh luận, học sinh mỗi nhóm

đóng vai trò là người phản biện, đưa ra dẫn chứng để thuyết phục mọi người chấp nhận ý kiến của mình. ·

Giáo viên dẫn dắt, định hướng buổi thảo luận để đi đến

kết luận: Mẹ là người không hoàn hảo nhưng tất cả những gì mẹ làm cho chúng ta đều hoàn hảo ở một góc nhìn nhất định.

Đọc một cuốn sách ý nghĩa về mẹ

·

Chọn một cuốn sách, câu chuyện về mẹ để kể cho bọn

trẻ: Cây táo yêu thương, Câu chuyện về người mẹ Nhật cứu con trong trận động đất, Hoa cúc,… ·

Hỏi học sinh chúng có suy nghĩ như thế nào về câu

chuyện, ghi lại cảm xúc của con khi đọc câu chuyện. · mình.

Phát worksheet miêu tả mẹ để học sinh miêu tả mẹ của


40

Một cuộc cách mạng trong

GIÁO DỤC TRUNG QUỐC? Michael O’Sullivan Nguyễn Hữu Long dịch Vào đầu tháng 6 năm 2016, tôi đã đi cùng đoàn đại biểu của 8 Nghị sĩ đến từ Anh và các Đại biểu Quốc hội Trung Quốc đến thăm trường quốc tế Shishi hiện đang giảng dạy chương trình của Cambridge đặt tại thành phố Thành Đô, thủ phủ của tỉnh Tứ Xuyên.


41


42

Tham quan trường học cổ xưa nhất trên thế giới Trường Trung học Shishi nổi tiếng với tuyên

Chúng tôi muốn đến để thăm các học sinh

ngôn về chương trình giảng dạy mang tính dân

đang chuyển từ học chương trình của Bộ

chủ bao gồm nhiều khía cạnh của sự phát triển

giáo dục Trung Quốc ở tuổi 14 – 15 sang

kinh tế xã hội nhanh chóng của vùng Tây Nam

chuẩn bị cho các kỳ thi Cambridge IGCSEs

Trung Quốc. Được thành lập vào năm 141

và Cambridge International A-Levels. Nhà

trước Công nguyên dưới triều đại nhà Hán, nó

trường rất tự hào vì trong ba năm qua, các

có thể là trường học lâu đời nhất trên thế giới

học sinh sau khi hoàn thành chương trình

vẫn ở tại vị trí đầu tiên - trung tâm thành phố

này đã được nhận vào các trường đại học top

Thành Đô. Nhưng đó không phải là lý do cho

500 trên thế giới. Khoảng hai phần ba các

chuyến thăm của các đại biểu Quốc hội.

trường đại học ở Mỹ, một phần tư trong số họ đang học tập tại Anh, và phần còn lại đã đi đến các quốc gia khác.

Tăng nhu cầu giáo dục quốc tế Năm ngoái, 55.000 học sinh Trung Quốc đã

Trong khi trình độ ngoại ngữ của học sinh ở

tham dự kỳ thi của Cambridge. Một số giáo

bậc A-Levels cho phép tiếp cận với các

viên người Trung Quốc có trình độ học vấn

trường đại học trên toàn thế giới nhưng lại

quốc tế cũng đang tham gia giảng dạy cho

không được chấp nhận vào các trường đại

chương trình này. Số lượng học sinh theo học

học của Trung Quốc. Muốn vào các trường

chương trình quốc tế đang tăng lên hàng năm,

đại học trong nước cần phải có điểm số tốt

và số trường giảng dạy các chương trình quốc

trong kỳ thi tuyển sinh đại học quốc gia là

tế cũng vậy (hiện có hơn 200 trường đang làm việc với hội đồng khảo thí quốc tế Cambridge).


43

Có ba lý do chính khiến giáo dục theo chương trình quốc tế ngày càng phổ biến: Gaokao là một cuộc kiểm tra khó khăn. Mặc dù có một số cải cách nhưng nó vẫn đòi hỏi học sinh phải có một trí nhớ phi thường. Đối với hầu hết học sinh, nó đòi hỏi nhiều giờ học thêm và rất vất vả để đạt được một điểm số tốt. Học sinh sẽ chỉ được nhận vào các trường hàng đầu như Đại học Bắc Kinh và Đại học Tsinghua nếu họ có điểm xuất sắc. Vì sự thất vọng quá cao nên không có gì đáng ngạc nhiên khi nhiều cha mẹ giàu có tìm kiếm các lựa chọn thay thế. Điểm “A” trong Cambridge A-Levels cung cấp khả năng tiếp cận với các trường đại học nước ngoài được xếp hạng cao, thậm chí điểm ‘C’ sẽ giúp sinh viên vào một loạt các trường đại học danh tiếng ở Mỹ hoặc Anh. Họ vừa được thụ hưởng một nền giáo dục tốt hơn mà không phải chịu áp lực như những

Áp lực của Gaokao

học sinh tham gia kì thi Gaokao. Tầng lớp trung lưu của Trung Quốc ngày càng tăng lên về số lượng. Nhiều công việc cho phép sở hữu các công ty ở nước ngoài, tham gia vào thương mại quốc tế. Tư nhân được phép đầu tư ra nước ngoài, đặc biệt là trong ngành bất động sản, du lịch quốc tế cũng đang trở nên phổ biến hơn. Quan điểm của cha mẹ về giáo dục dường như cũng đang thay đổi. Phụ huynh đánh giá cao về tầm quan trọng của hạnh phúc, ý nghĩa của việc học tập và sự sáng tạo. Những thay đổi trong

Triển vọng quốc tế ngày càng tăng

nhận thức phổ biến này phù hợp với suy nghĩ của nhà cầm quyền Trung Quốc đối với cải cách giáo dục ở các trường công lập Trung Quốc. Tuy nhiên, cải cách toàn hệ thống cần nhiều năm và nếu cha mẹ muốn có giải pháp cho con cái của họ ngay hôm nay đã chọn hệ thống trường quốc tế.


44

Có vẻ như tất cả mọi người ở Trung Quốc đang học tiếng Anh hoặc ít nhất là những người dưới 20 tuổi. Tuy nhiên,thành tựu đạt được rất khác nhau. Giáo dục song ngữ ở Trung Quốc, tiếp theo là học tại trường đại học ở một quốc gia nói tiếng Anh, trang bị cho học sinh những kỹ năng ngôn ngữ mở ra những cơ hội tốt cho cả Trung Quốc và nước ngoài.

Tầm quan trọng của tiếng Anh

Các nhà chức trách rất thận trọng về việc mở rộng các chương trình như vậy trong các trường học, và muốn tập trung vào việc cải tiến giáo dục công lập một cách rộng rãi. Ở nhiều nơi của Trung Quốc, các chương trình quốc tế không được nhà nước chấp nhận. Trong khi đó việc thành lập các trường tư thục trên khắp Trung Quốc cung cấp các chương trình giáo dục với bằng cấp quốc tế như Cambridge International A-levels đang diễn ra với tốc độ và quy mô ngày càng tăng. Nhu cầu lớn đến nỗi nhiều tổ chức bao gồm: các công ty giáo dục, các tập đoàn bất động sản và các công ty con của các trường đại học nổi tiếng của Trung Quốc cũng đang đầu tư mạnh vào giáo dục tư nhân và quốc tế cho trẻ em Trung Quốc. Hôm trước khi tôi tham gia vào chuyến thăm của các nghị sĩ Anh ở Thành Đô, tôi đến thăm một trường nội trú tư nhân ở một thị trấn nhỏ cách đó 30 mươi dặm. Đó là một trường nội trú với khuôn viên tuyệt vời với một hiệu trưởng Anh và giáo viên người Anh, Ailen và Mỹ – chuẩn bị cho sinh viên Trung Quốc về trình độ A-Levels và học tập ở nước ngoài. Trong vài năm tới, có thể thấy sự phát triển của khu vực tư nhân sẽ thay đổi giáo dục ở Trung Quốc. Từ khi thành lập nước Cộng hòa Nhân dân vào năm 1949 cho đến những năm 90, không có bất kì trường tư thục nào ở Trung Quốc, ngoài chương trình giáo dục cho cộng đồng người nước ngoài, con em đại sứ quán. Cho đến gần đây, các trường học được phụ huynh ưu tiên lựa chọn không còn là các trường công lập. Hiện nay, các trường tư thục không chỉ phát triển về số lượng mà còn bắt đầu thách thức các trường học công lập của nhà nước. Nhiều trường được coi như trung tâm đào tạo tài năng, là nơi mà các phụ huynh chuẩn bị để gửi con của họ đến các trường đại học nước ngoài


45

CÂU HỎI PHỎNG VẤN

MÀ MỖI GIÁO VIÊN BUỘC PHẢI TRẢ LỜI Lauren Brown West-Rosenthal Nguyễn Hữu Long dịch


46

Phỏng vấn xin việc là điều rất thú vị (tôi thề như vậy)! Nó cho chúng ta cơ hội mới, đồng nghiệp mới và những thách thức mới sẽ thay đổi con đường sự nghiệp của bản thân. Bạn cảm thấy nó không phải là công việc khó khăn phải không? Thế nhưng, đây là yếu tố đầu tiên đảm bảo bạn sẽ có được công việc. Khi bạn chuẩn bị câu trả lời cho một số câu hỏi phỏng vấn trước thời điểm đặt chân vào văn phòng hiệu trưởng nghĩa là bạn đã đi được một chặng đường dài. Bảy câu phỏng vấn mà giáo viên thường được hỏi dưới đây, chúng tôi khuyên bạn, nhất là những bạn sinh viên mới ra trường, nên nghiên cứu câu trả lời ngay bây giờ. Sau đó, đứng trước gương và bắt đầu tập luyện. TẠI SAO BẠN QUYẾT ĐỊNH TRỞ THÀNH MỘT GIÁO VIÊN? Câu hỏi tưởng chừng “xưa như trái đất” và nghe rất vu vơ nhưng đừng chủ quan để bị đánh lừa. Nếu bạn không có một câu trả lời rõ ràng, mạch lạc thì chứng tỏ bạn chẳng yêu thích gì công việc này? Các trường học luôn quan tâm đến việc bạn có đủ tận tâm để làm phong phú thêm cuộc sống của học sinh và muốn hiểu bạn đã trải nghiệm ra sao trong nghề này. Hãy trả lời với sự trung thực và dưới hình thức một câu chuyện. Hãy vẽ một bức tranh rõ nét về cuộc hành trình đưa bạn vào nghề dạy học.

BẠN ÁP DỤNG PHƯƠNG PHÁP QUẢN LÝ LỚP HỌC NÀO NẾU BẠN ĐƯỢC TUYỂN DỤNG? Nếu bạn là một giáo viên đã có kinh nghiệm hãy thảo luận cách bạn xử lý lớp học của bạn trong quá khứ. Cho ví dụ cụ thể về những điều đã làm việc tốt nhất và tại sao. Nếu bạn là người mới, hãy giải thích những gì bạn học được trong trường đại học và khi đi thực tập. Hãy nói rõ cách bạn lập kế hoạch để tổ chức lớp học đầu tiên. Cho dù bạn đã giảng dạy bao năm đi chăng nữa hãy cố gắng tìm hiểu về văn hóa riêng của nhà trường, về những đặc trưng trong quản lý lớp học và kỷ luật. Hãy đề cập đến cách bạn sẽ kết hợp triết lý giáo dục của trường và những kinh nghiệm cá nhân. Nếu bạn không có đủ thời gian hoặc không hiểu rõ về các chính sách của trường, hãy yêu cầu người phỏng vấn giải thích.


47 KINH NGHIỆM CỦA BẠN VỀ VIỆC SỬ DỤNG CÔNG NGHỆ TRONG LỚP HỌC? Công nghệ là yếu tố tiên phong trong giáo dục – vì vậy cuộc phỏng vấn là cơ hội để chứng minh những hiểu biết cùa bạn. Nói về lý do tại sao bạn lại cảm thấy hào hứng sử dụng công nghệ với học sinh. Giải thích cách bạn đã tạo

TRIẾT LÝ GIẢNG DẠY CỦA BẠN LÀ GÌ?

ra các website, blog cho học sinh, cách bạn

Câu hỏi này rất khó để trả lời bằng một câu trả

dùng google classroom trong giờ học… Suy

lời chung chung. Thông thường các giáo viên

nghĩ sáng tạo trên nền tảng công nghệ luôn là

đưa ra các câu trả lời chung chung, nhấn

điều mà các hiệu trưởng đánh giá cao.

mạnh vào việc em sẽ làm gì cho học sinh, nhà trường,… Thực ra câu trả lời chính là những cam kết của bạn khi bạn làm giáo viên, những

LÀM THẾ NÀO ĐỂ BẠN

giá trị nào là cốt lõi của bạn. Sẽ rất hữu ích

THÚC ĐẨY PHỤ HUYNH THAM GIA

nếu bạn viết ra bản tuyên ngôn, sứ mệnh của

VÀO LỚP HỌC VÀ TRONG VIỆC HỌC

bản thân mình khi bắt đầu công việc dạy học.

CỦA CON MÌNH? Kết nối nhà trường và gia đình là công việc khó khăn. Hiệu trưởng sẽ dựa vào giáo viên để duy trì kênh thông tin với cha mẹ. Giáo viên thậm chí được coi như “phát ngôn viên” cho trường học, củng cố nền văn hóa, thế mạnh và giá trị của trường trước phụ huynh. Vì vậy, hãy trả lời câu hỏi này với những ý tưởng cụ thể. Chia sẻ cách các bậc phụ huynh có thể tham gia trong lớp học của bạn và cách bạn sẽ duy trì liên lạc thường xuyên và cung cấp thông tin cập nhật về cả sự kiện tích cực và tiêu cực. Sẽ tuyệt vời hơn khi giáo viên chia sẻ các công cụ, nguồn lực cho phụ huynh để hỗ trợ học sinh.

Thảo luận về triết lý dạy học của bạn là một cách thể hiện lý do tại sao bạn đam mê, bạn muốn đạt được điều gì và làm thế nào bạn sẽ áp dụng thành công ở vị trí mới, trong một lớp học mới, tại một trường mới.


48

BẠN SẼ ĐÁNH GIÁ HỌC SINH NHƯ THẾ NÀO? Đây là cơ hội để hiệu trưởng có thể biết được kế hoạch giảng dạy của bạn cũng như các phương pháp mà bạn sử dụng để phát triển các kĩ năng, kiến thức và phẩm chất của học sinh. Hãy giải thích các tiêu chí đánh giá mà bạn đưa ra để hiệu trưởng thấy được tính hiệu quả trong việc nhận ra điểm mạnh và điểm yếu của học sinh. Cung cấp thông tin chi tiết về cách bạn sử dụng báo cáo, các dự án cũng như những hoạt động cá nhân để xác định được học sinh nào đang gặp khó khăn, học sinh nào có nhiều tiến bộ. Hãy chia sẻ cách bạn thực hiện giao tiếp cởi mở với học sinh của mình để khám phá những gì chúng cần để thành công.

BẠN QUAN TÂM GÌ VỀ TRƯỜNG CỦA CHÚNG TÔI? Tìm hiểu, tìm hiểu và tìm hiểu nhiều hơn trước cuộc phỏng vấn. Google có thể giúp bạn mọi thứ về trường. Họ có chương trình ngoại khóa không? Có vở kịch cuối năm không? Học sinh có phải tham gia vào cộng đồng? Loại hình văn hoá nào mà hiệu trưởng khuyến khích? Sử dụng phương tiện truyền thông và mạng xã hội để xem nhà trường đang tự hào về điều gì, những giá trị nào được quảng cáo nhiều nhất. Sau đó, sử dụng mạng lưới các đồng nghiệp của bạn để tìm hiểu những gì các giáo viên (quá khứ và hiện tại nhân viên) yêu và ghét về trường đó. Bạn cần biết rõ về những điểm mạnh và điểm yếu của trường. Sau đó, hãy chứng minh tại sao bạn muốn làm giáo viên của trường. Bạn sẽ giúp nhà trường như thế nào để đáp ứng những cam kết về tầm nhìn và sứ mệnh.

Nếu gần đây bạn có tham gia vào một vài cuộc phỏng vấn giáo viên, hãy cho chúng tôi biết thêm về những câu hỏi phổ biến mà bạn được hỏi nhé!


04 - góc

chia sẻ

w e b s i t e : t aogi aoduc .v n


49

- Chúng ta không thể

- Giáo dục như ánh thái

- Tôi thích người thầy,

dạy bảo cho ai bất cứ

dương phản chiếu cả

bên cạnh bài tập về nhà,

điều gì, chúng ta chỉ có

đến những gian nhà cỏ

còn cho bạn đem một

thể giúp họ phát hiện ra

thấp bé, mái tranh của

điều gì đó về suy nghĩ.

những gì còn tiềm ẩn

con nhà nghèo.

Lily Tomlin

trong họ.

Pestalogi

Galileo

- Người thầy cố gắng

- Với nghề dạy học

- Nếu người kỹ sư vui mừng nhìn thấy

dạy nhưng không truyền

không thể nhìn thấy kết

cây cầu mà mình vừa mới xây xong,

cảm hứng để học trò

quả của một ngày làm

người nông dân mỉm cười nhìn đồng

muốn học là nện búa

việc. Kết quả ấy vô hình

lúa mình vừa mới trồng, thì người giáo

vào tấm sắt lạnh.

và có lẽ vẫn còn đó đến

viên vui sướng khi nhìn thấy học sinh

Horace Mann

20 năm sau.

đang trưởng thành, lớn lên.

Jacques Bazun

Golobolin

Danh ngôn về nghề giáo - Những thầy cô giỏi

- Không thể trồng cây ở

- Người thầy trung bình chỉ biết nói,

nhất dạy bằng trái tim,

những nơi thiếu ánh

Người thầy giỏi biết giải thích,

chứ không từ sách vở.

sáng, cũng không thể

Người thầy xuất chúng biết minh họa,

Khuyết danh

nuôi dạy trẻ với chút ít

Người thầy vĩ đại biết cách truyền cảm

nhiệt tình.

hứng.

Carl Jung

William Arthur Ward


50

Gửi các học sinh của thầy! Ở vị trí một giáo viên, có rất nhiều điều mà thầy muốn chia sẻ cùng các con. Với thầy, các con chính là những người quan trọng nhất trong lớp học này. Nếu không có các con, thầy sẽ không thể có bất kì một thành công nào. Các con chính là lý do khiến thầy hiện diện ở nơi đây và làm công việc này. Thầy không kì vọng rằng các con hiểu hết được những gì thầy viết. Nhưng nếu các con hiểu được những gì thầy đã làm hàng ngày (cho dù là một chút ít thôi) thì thầy chắc chắn rằng thầy đã thành công.

- ảm ơn

các con vì đã đến trong cuộc đời thầy! Nguyễn Hữu Long


51

… Sau khi đọc xong những dòng này, có thể các con sẽ hiểu thêm về thầy về lý do tại sao thầy lại quyết định chọn công việc là một giáo viên. Các con hẳn muốn biết về việc thầy đã chọn công việc giảng dạy như thế nào? Tại sao thầy dạy như vậy? Và những gì mà thầy kì vọng nơi các con? Có thể các con đến lớp vì một chương trình giáo dục phổ cập hay vì sự mong muốn của cha mẹ các con. Tuy nhiên, sự hiện diện của thầy ở đây là một sự chọn lựa. Thầy đã chọn trở thành một giáo viên bởi vì thầy muốn làm việc với những người trẻ tuổi. Chắc các con cũng hiểu rằng chỉ những người đủ dũng cảm và kiên trì mới có thể làm được điều đó! Thầy đã chọn công việc giảng dạy đơn giản vì thầy muốn làm điều đó. Vì vậy chúng ta phải làm cho khoảng thời gian trong mỗi giờ học thật sự trở nên có ý nghĩa. Để làm như vậy, thầy sẽ cần sự trợ giúp của các con. Có quá nhiều điều cần phải nói, phải dạy, phải chia sẻ mà thời gian thì lại quá ít. Trong khi ở lứa tuổi của các con thì sự xao nhãng, lơ là, mất tập trung lại là điều thường xuyên. Các con hãy giữ cho bản thân mình luôn bận rộn và hãy sử dụng một cách thông minh những khoảnh khắc mà thầy và các con đang có trong lớp học. Hãy trân trọng nó đến từng giây phút vì giờ này có thể các con đã lớn và thầy cũng không còn ở trường nữa… … Kẻ thù tồi tệ nhất của thầy và các con đó là sự ngu dốt và thờ ơ. Học tập không phải là điều gì đó được thực hiện vì người khác hay bị bắt buộc. Rất khó để biết được điều gì là quan trọng và cần thiết để thầy có thể dạy cho các con, thầy cũng không biết được chính xác những điều các con muốn được học. Nhưng giống như một đứa trẻ nhỏ đầu tiên phải học cách đi bộ và sau đó học chạy. Do đó, có nhiều điều chúng ta cho là không quan trọng, nhưng tại thời điểm đó thì nó lại là yếu tố quyết định nhất đối với sự phát triển một con người. Vì thế mỗi ngày lên lớp thầy sẽ tự hỏi: “Những gì mình đang dạy có thực sự cần thiết với học sinh? Nó sẽ giúp được điều gì cho các con?…” Nhưng điều quan trọng nhất với thầy đó là cảm giác của các con. Thầy muốn trong lớp học của thầy các con được tôn trọng, được an toàn và tự do. Dẫu biết rằng các con đều có tư duy phê phán, những gì thầy dạy rồi cũng sẽ lạc hậu nhưng với thầy điều quan trọng nhất trong quá trình học tập đó là học cách học. Các con hãy học cách học để có thể học tập suốt cuộc đời này kể cả khi không có thầy ở bên…


52

… Điều đó đòi hỏi các con phải có ý thức với việc học của chính mình. Các con phải ý thức được rằng, trách nhiệm cuối cùng của việc học là của con. Không ai có thể làm điều đó thay cho con kể cả thầy. Vì học tập cũng giống như hơi thở – con phải tự làm nó một mình vì đó là cuộc sống của con! Trong lớp học này, thầy và các con đều sống theo những nguyên tắc của sự tôn trọng. Các con có quyền tự do về mặt tư tưởng! Thầy luôn tạo cơ hội để các con được sử dụng quyền đó của mình. Đối với thầy tất cả các con đều giống như nhau. Tất cả các con đều là những thiên tài, đều có khả năng để thành công. Đừng để ai đó làm cướp đi điều đó ở các con. Các con hãy cố gắng tìm những cơ hội để học hỏi. Có người đã nói một câu mà thầy rất tâm đắc: Trí tuệ chỉ phát triển được bởi chính tự thân nó. Và thầy luôn ở đây đồng hành cùng các con, luôn sẵn sàng lắng nghe, chia sẻ và đồng hành… Chúng ta đang sống trong một thời điểm khó khăn. Cả thầy và các con đều biết điều đó. Nhưng thầy muốn các con biết rằng để thành công trong tương lai còn khó khăn hơn thế rất nhiều. Chỉ cần lắng nghe tin tức thời sự mỗi sáng sớm chắc con sẽ hiểu thầy đang muốn nói về điều gì. Thế giới ngày nay rất phức tạp. Và thế hệ của các con đang gặp nhiều khó khăn hơn bất kỳ thế hệ nào khác kể cả thầy. Thầy biết điều đó. Các con cũng cảm nhận được nó. Thầy chẳng là gì để có thể thay đổi được đất nước này càng không thể thay đổi được tình hình thế giới… Ngay cả những điều giản đơn nhất như thay đổi suy nghĩ của cha mẹ và gia đình các con về việc học, thầy cũng không thể làm được. Thầy gần như không có quyền can thiệp và kiểm soát những điều đó. Nhưng trong lớp học của chúng ta, thầy có thể tạo ra sự khác biệt, khác biệt với tất cả mọi nơi trên thế giới! Nơi đó có sự hiện diện của các con, và của thầy. Thầy và các con cùng hợp tác, giúp đỡ lẫn nhau để tạo dựng những điều kì diệu trong tương tai.


53

… Mỗi chúng ta đều là duy nhất. Các con ở đây đến từ nhiều gia đình, nhiều nguồn gốc, các con khác nhau về tính cách, sở thích, đam mê… Và thầy tôn trọng điều đó. Thầy muốn các con hãy tự hào về chính các con, về những gì các con đang có về nguồn gốc của bản thân mình. Cha mẹ các con là ai, điều đó không quan trọng, gia đình con có như thế nào điều đó thầy không cần biết. Thầy chỉ biết rằng, ở đây trong lớp học của thầy các con là chính các con và thầy tự hào về điều đó… Các con hãy tự hào về bản thân mình. Mặc dù thầy không phải là một người thực sự thành công, nhưng thầy luôn cố gắng để tạo nên sự công bằng với mỗi học sinh. Điều tạo nên một lớp học thực sự tốt là cảm giác bình đẳng và công bằng. Thầy muốn mang đến cho các con sự bình đẳng về cơ hội giáo dục… Chúng ta hãy cùng nhau thực hiện những công việc hàng ngày trong lớp này một cách nghiêm túc. Nhưng thầy còn muốn chúng ta thực hiện điều đó với sự vui vẻ! Thầy muốn các con làm việc chăm chỉ và thầy tin là các con sẽ làm việc chăm chỉ. Nhưng trong cuộc đời ngắn ngủi này không phải chỉ có làm việc và học tập. Các con cần và nên cố gắng để sống hạnh phúc. Các con hoàn toàn có thể tự tạo dựng cuộc sống hạnh phúc cho riêng mình. Và trong các lớp học của thầy, đối với mỗi học sinh mà thầy dạy, thầy tin rằng các con đang hạnh phúc. Nếu muốn một cuộc sống hạnh phúc trong tương lai, ngay ngày hôm nay thầy và các con cần sự sẻ chia và giúp đỡ lẫn nhau. Các con đã bao giờ thể hiện tình yêu thương với các bạn của mình? Các con có dám chia sẻ những điều mình đang giữ trong lòng? Còn thầy, ngày hôm nay thầy đã dám nói ra những gì thầy muốn nói. Nhưng còn nhiều điều hơn nữa mà thầy không thể diễn đạt được thành lời. Có thể các con sẽ không hiểu hết được những gì thầy đã viết, nhưng thầy tin các con có thể cảm nhận được. Rồi một ngày nào đó, thầy và các con sẽ cùng nhìn lại về ngày hôm nay, về những gì chúng ta đã làm và tạo dựng. Điều cuối cùng, ngay bây giờ, lúc này đây, thầy muốn các con biết rằng các con đã có một giáo viên luôn quan tâm, thực sự quan tâm, về chính các con, về tương lai của các con. Thầy của các con!


27 54

Giúp trẻ nhận diện một số chữ cái Sơ Thanh Hiếu


55

1. Sự nhầm lẫn của trẻ trong việc nhận diện một số chữ cái Ở lứa tuổi mẫu giáo hoặc các lớp 1, 2, một số trẻ thường có xu hướng lẫn lộn trong việc phân biệt sự khác nhau đơn thuần theo hướng của một số chữ hoặc số. Ví dụ như: Chữ cái b – d, q –p, u – n, p – d Số 2 – 5, 6 – 9 Ở các nước sử dụng tiếng Anh, những trẻ gặp khó khăn trong nhận thức về hướng của chữ viết hoặc con số này đôi khi có xu hướng viết lùi, tạo ra một cách viết được gọi tên là “phản chiếu qua gương”. Ví dụ, tên của trẻ là Danielle, trẻ viết ngược lại là elleinaD. Thông thường, xu hướng đảo ngược chữ, số này chỉ là sự thiếu kinh nghiệm trong việc nhận diện và định hướng mà thôi. Ở các nước như Mỹ, Úc, Anh v.v vấn đề này không phải là vấn đề quan trọng cần phải ngay lập tức điều chỉnh và điều chỉnh cách gắt gao. Theo các nhà nghiên cứu và giáo dục, đến khoảng 8 tuổi, hầu hết trẻ em sẽ không còn mắc phải những lỗi này nữa. Tuy thế, nếu vấn đề về sự đảo chiều trong chữ viết và số vẫn còn tiếp tục sau 7 tuổi, phụ huynh và nhà trường cần phải quan tâm và có biện pháp để giúp trẻ. Theo các nhà nghiên cứu, đây cũng là vấn đề có thể có liên quan đến những khó khăn trong nhận thức hình ảnh của trẻ. Ví dụ như khó xác định hướng chính xác của chữ cái, chữ số hoặc một hình ảnh nào đó. Có nhiều cách để giúp trẻ và trong đó một số phương pháp có thể hiệu quả hơn các phương pháp khác. Do đó, có thể sẽ tốt khi giáo viên hoặc cha mẹ cố gắng cho trẻ tham gia vào tiến trình học tập và theo dõi kiểm tra tiến trình đó để xem phương pháp, cách thế nào thì phù hợp đối với trẻ. Ví dụ như sau tiến trình thử làm với trẻ, giáo viên hoặc phụ huynh có thể hỏi trẻ: con có nghĩ rằng phương pháp này sẽ giúp con học tốt các con chữ và số không? Điều quan trọng là cần phải tập trung giải quyết việc thành thạo một chữ hoặc một số trước khi chuyển qua một chữ hay một số khác.


56

2. Các biện pháp khắc phục việc đảo ngược chữ, số Biện pháp dùng ngón tay vẽ chữ:

Viết trên không:

Theo Westwood (1990), phương pháp dùng

Một biện pháp khác cũng rất phổ biến

ngón tay vẽ nét chữ nhiều lần cho đến khi

trong việc giúp trẻ theo dõi hình dạng của

thông thạo là một trong những cách có lẽ

chữ cái b hoặc d là cách dùng ngón tay

được đánh giá là tốt nhất. Các bước thực hiện

viết trên không rồi đọc to âm thanh của

tuần tự như sau:

chữ cái đó. Ví dụ giáo viên yêu cầu trẻ

Bước 1: Yêu cầu trẻ nhắm mắt lại trong khi

đưa ngón tay trỏ ra trước mặt mình rồi

giáo viên hoặc phụ huynh cầm ngón tay trỏ

cùng đọc to cách viết cũng như tên của

của trẻ viết chữ b trên một tấm bảng hay trên

chữ cái: một gạch thẳng từ trên xuống

một tờ giấy.

dưới, một nửa vòng tròn về bên phải – chữ

Bước 2: Yêu cầu trẻ đọc to chữ trẻ đang viết

b. Biện pháp này giúp củng cố mẫu chữ

trong khi mắt vẫn nhắm.

cái trong bộ nhớ của trẻ.

Bước 3: Tiếp đến, trong khi mắt trẻ vẫn nhắm, giáo viên hoặc phụ huynh tiếp tục cầm

Dạy chữ cái in và chữ cái thường cùng

ngón trỏ của trẻ viết một số các chữ cái khác,

lúc:

trong các chữ cái đó có bao gồm cả chữ b.

Việc dạy các chữ cái thường và chữ in

Sau mỗi chữ, hãy dừng lại một chút cho trẻ

cùng lúc cũng rất phổ biến tại các nước

suy nghĩ xem đó là chữ gì. Mỗi lần viết đến

nói tiếng Anh. Sẽ rất hữu ích khi trẻ học

chữ b thì trẻ hãy đọc to lên.

viết hai chữ B-b cùng lúc, giáo viên giải

Mục đích của phương pháp này là nhằm giúp

thích cho trẻ biết là chữ b thường chỉ có

trẻ có một hình ảnh cụ thể trong đầu về sự

một phần ‘bụng dưới’ của chữ B in mà

khác biệt giữa chữ cái b và d.

thôi. Các hình chữ cái này cũng nên được

Sử dụng hình ảnh tượng trưng: Sử dụng các hình ảnh đính kèm với chữ cái: Bb- bò, Cc – cá, Dd- dê, Qq – quà…

trưng bày trên bàn học và trên tường của lớp học. Vẽ trên lưng nhau:

Chấm nối chấm:

Chia trẻ thành từng cặp. Trẻ sẽ cho bạn

Nối các chấm tròn để có được chữ cái

dùng ngón tay vẽ trên lưng mình một chữ

hoàn chỉnh cũng là một cách để giúp trẻ

cái và đoán xem bạn đã viết chữ cái nào

học nhận diện chữ cái.

trên lưng mình.


Là một giáo viên, mỗi buổi sáng thức dậy chuẩn bị đến trường bạn lại thấy không có đủ động lực, rằng công việc đang lặp lại một cách nhàm tẻ. Mỗi khi nghĩ đến học sinh, bạn lại có cảm giác như một cơn ác mộng ám ảnh hàng đêm. Mỗi khi nghĩ đến đổi mới sáng tạo, bạn lại xua tay, thôi thôi cứ làm như cũ đã đủ mệt lắm rồi. Sau một thời gian dài đi dạy, bạn thấy như mình không còn có đủ đam mê với nghề nghiệp, bạn không còn giữ được ngọn lửa nhiệt thành như trước kia bạn đã từng... Và tương tự, với các bạn sinh viên hoặc vừa tốt nghiệp ra trường, bạn thấy dường như cần phải thay đổi một điều gì đó trong cách giảng dạy, nhưng bạn vẫn không biết chính xác về nó, bạn hoang mang không biết phải làm sao trước những thử thách của công việc giảng dạy đang ngày càng thay đổi.

Chương trình ĐÀO TẠO GIÁO VIÊN HIỆU QUẢ Với mong muốn bổ sung những kiến

Chương trình đào tạo “GIÁO VIÊN

thức/kĩ năng còn thiếu, cập nhật những

HIỆU QUẢ” sẽ cùng các thầy cô trải

kiến thức cơ bản, hiện đại liên quan

nghiệm các bước của công việc giảng

đến giáo dục. Dự án Hỗ trợ và đào tạo

dạy, từ việc chuẩn bị một bài học qua

giáo viên (www.taogiaoduc.vn) tổ chức

các bước: Đặt mục tiêu bài học, khởi

các khóa học trong chương trình đào

động, thiết kế các hoạt động dạy học

tạo “GIÁO VIÊN HIỆU QUẢ” dành

tích cực, cho đến việc kiểm tra đánh

cho các bạn sinh viên Sư phạm, các

giá người học. Từ việc đặt câu hỏi đến

giáo viên ở các trường phổ thông và

việc quản lí lớp học, quản lí hành vi

những người đang làm công việc liên

học sinh, cũng như việc khơi dậy

quan đến giảng dạy.

nguồn cảm hứng, tạo động lực cho người học,...


Các khóa học cũng sẽ giúp các thầy cô tìm ra câu trả lời cho các câu hỏi: tại sao mình đã thử áp dụng các phương pháp hay kĩ thuật giảng dạy mới vào thực tiễn mà vẫn không thành công? Tại sao trong các hoạt động nhóm chỉ có một số học sinh tham gia trong khi những học sinh khác vẫn ngồi yên thụ động?... Và những câu hỏi khác như: làm thế nào để có thể kiểm tra đánh giá được học sinh trong khi mô hình lớp học mới đòi hỏi sự sáng tạo? Làm thế nào để đánh giá đúng năng lực người học, áp dụng dạy học phân hóa trong khi lớp học có sự khác biệt và trình độ?...

Các bạn muốn tìm hiểu thêm thông tin về các khóa học có thể truy cập và địa chỉ: https://taogiaoduc.vn/danh-muc/khoa-hoc/

THÔNG TIN LIÊN HỆ DỰ ÁN ĐÀO TẠO VÀ HỖ TRỢ GIÁO VIÊN Điện thoại: 0988.761.500 Email: taogiaoduc.vn@gmail.com Website: www.taogiaoduc.vn Fanpage: https://www.facebook.com/giaovienhieuqua/


Turn static files into dynamic content formats.

Create a flipbook
Issuu converts static files into: digital portfolios, online yearbooks, online catalogs, digital photo albums and more. Sign up and create your flipbook.