Giáo viên hiệu quả tháng 1 năm 2019 - Phương pháp - kỹ thuật dạy học

Page 1

giáo

GIÁ

O

Ňi

U

Ƃc

n

d

t

.ͽ QL͏P P͡W QăP W̵S VDQ *LiR 9LrQ +L͏X 4X̫

ÊN HI1

Kÿ

GIÁO VIÊN +,ĭ8 48ĉ

VI

QU

013


Nguyễn

Nguyễn

Hữu Long

Thành Luân

Lê Hải Thanh

- Đội ngũ thực hiện

Tào Thị Nhung

Nguyễn Phương Anh

Đặng Thanh Hiền


2019

CHỦ ĐỀ | PHƯƠNG PHÁP - KỸ THUẬT DẠY HỌC

A

C

E

TÁO ĐÀO TẠO

TÁO TÀI LIỆU

GIÁO VIÊN HẠNH PHÚC

Giáo viên học hỏi như thế

01

nào là hiệu quả nhất? Những

Tổng hợp điểm nổi bật của

20

các nghiên cứu giáo dục 2018

Gửi các thầy cô giáo tương

30

lai: Đừng sợ, hãy cứ làm đi...

điều cần lưu ý trong công tác phát triển chuyên môn

7 sai lầm của việc dạy học

03

phân hóa

4 chiến thuật sử dụng câu

Thiết kế chương trình giảng

23

thể thực hành chánh niệm ở

và những lưu ý

trường học

Làm thế nào để vận dụng

10

phương pháp học tập xã hội

32

:

08

hỏi hiệu quả, giúp học sinh tư duy sâu hơn

7 cách đơn giản giáo viên có

dạy: phương hướng, mục đích

D TÁO TRƯỜNG HỌC

và cảm xúc trong trường học?

Thư gửi phụ huynh: Chúng

*

Các giáo viên đang giảng dạy

26

như thế nào

TÁO NHÂN SỰ

Cha mẹ học sinh và giáo dục

phỏng vấn giáo viên?

16

F GÓC CHIA SẺ

14

kiếm điều gì trong cuộc

3 vấn đề lớn thường gặp

+

mình

B Nhà tuyển dụng muốn tìm

25

tôi không thể làm điều đó một

) -

28 Ảnh vui

34

Ý tưởng về các hoạt động chào

36

Mục lục phải trong tuyển dụng giáo viên của nhà trường

đón năm mới


2019

Xin kính chào các thầy cô giáo! Trên chặng đường trở thành một giáo viên hiệu quả, bên cạnh chuyên môn thì phương pháp giảng dạy là một trong những yếu tố quyết định. Các phương pháp giảng dạy hiệu quả

GIÁO VIÊN

sẽ đưa các thầy cô đến với những thành công trong lớp học, để có thể thu phục được trái tim và khối óc của học sinh, để các thầy cô không chỉ đơn thuần là một người thợ dạy mà là một người thầy, một nhà khoa học sư phạm.

Số tập san lần này, chúng tôi dành toàn bộ nội dung để chia sẻ về các phương pháp, kĩ

thuật dạy học hiệu quả dành cho các thầy cô giáo để có thể áp dụng vào quá trình giảng dạy. Các thầy cô sẽ có thêm những kinh nghiệm mới trong việc thiết kế bài học theo hướng phân hóa, hay những cách đặt câu hỏi hiệu quả để giúp học sinh tư duy sâu hơn. Đó cũng là cách thức để đưa phương pháp học tập cảm xúc – xã hội vào trong lớp học, hay những phương pháp đơn giản để giáo viên có thể thực hành chánh niệm để giải tỏa những áp lực, căng thẳng, có được sự thanh thản, niềm vui với công việc từ bên trong… Bắt đầu từ năm 2019, tập san Giáo viên hiệu quả sẽ có thêm 2 chuyên mục mới là “Táo Nhân sự” và “Táo Trường Học”. Nội dung của Táo Nhân sự sẽ chia sẻ cùng các thầy cô giáo trẻ những kinh nghiệm trong tuyển dụng và làm việc tại các trường học. Táo Trường Học sẽ

HIỆU QUẢ

mang đến những góc nhìn mới trong mối quan hệ giữa Giáo viên và phụ huynh cũng như những vấn đề đặt ra cho các thầy cô giáo với tư cách là linh hồn của các nhà trường.

Một năm đã trôi qua với 12 số Tập san Giáo viên hiệu quả, chúng tôi luôn không ngừng

nỗ lực, tìm tòi, đổi mới sáng tạo để có thể đến gần với công việc của các thầy cô, để đồng

hành sát cánh cùng các thầy cô nhiều hơn, để chia sẻ bớt những áp lực căng thẳng mà các thầy cô đang gặp phải. Nhân dịp năm mới, xin kính chúc các thầy cô giáo và gia đình luôn mạnh khỏe, hạnh phúc có thật nhiều niềm vui trong cuộc sống và công việc! Chúc mừng năm mới 2019! Cùng chào đón Tập san Giáo viên hiệu quả số 13 – Tháng 1/2019!

Táo Giáo Dục


2019

CHỦ ĐỀ | PHƯƠNG PHÁP - KỸ THUẬT DẠY HỌC

TÁO ĐÀO TẠO website: taogiaoduc.vn

A


TÁO ĐÀO TẠO

01

CHỦ ĐỀ | PHƯƠNG PHÁP - KỸ THUẬT DẠY HỌC

GIÁO VIÊN HỌC HỎI NHƯ THẾ NÀO LÀ

&

HIỆU QUẢ NHẤT? Tác giả: Christopher Mullings Táo Đào Tạo dịch

Ai là người chịu trách nhiệm về công tác phát triển chuyên môn?

NHỮNG ĐIỀU CẦN LƯU Ý

Giáo viên? Chuyên gia đào tạo? Ban giám hiệu? Có lẽ câu hỏi

TRONG CÔNG TÁC PHÁT

quan trọng hơn là: Bạn nghĩ trách nhiệm nên thuộc về ai?

Tôi thường nghe nói rằng các giáo viên và nhà giáo dục không có thời gian tự trau dồi chuyên môn hoặc tin rằng trách nhiệm đó thuộc về Ban giám hiệu. Một câu chuyện thường thấy đó là người ta không nghĩ công tác phát triển chuyên môn đồng nghĩa với “tạo điều kiện hoàn thiện một kỹ năng” mà lại cho rằng tập huấn chuyên môn hiệu quả “cho không biếu không” giáo viên điều gì đó. Kể từ khi công bố nghiên cứu Bí mật trong hộp đen (Wiliam và Black, 1998), một bộ phận công chúng đã đồng tình với quan điểm cho rằng mô hình giáo viên truyền đạt kiến thức cho học sinh không hiệu quả, sự học phải được thiết lập thông qua các tương tác. Tuy nhiên, điều này không đúng với công tác phát triển chuyên môn. Thay vì xác định học tập chuyên môn là một quá trình lĩnh hội trong đó ban giám hiệu truyền đạt kiến thức, việc học được định nghĩa là một chuỗi các hành động trong đó giáo viên chủ động và phối hợp kiến tạo hiểu biết và kĩ năng.

TRIỂN CHUYÊN MÔN

Tại sao giáo viên phải chịu trách nhiệm trau dồi chuyên môn của chính họ ? Các khóa tập huấn do cấp trên đề xuất không trao quyền chủ động cho giáo viên. Nó cũng đi ngược lại khuyến nghị trong tiêu chuẩn mới được công bố gần đây về công tác phát triển chuyên môn của giáo viên. Tiêu chuẩn này thúc đẩy sự cần thiết để giáo viên và các chuyên gia khác tự trau dồi chuyên môn. Điểm mấu chốt này đã được thảo luận tại một hội thảo mà tôi tham dự gần đây, do các thành viên của Hội đồng chuyên gia – những người đặt ra tiêu chuẩn mới – tổ chức. Hội thảo làm rõ sự khác biệt của tiêu chuẩn mới đó là giáo viên cũng phải chịu trách nhiệm. Như bài viết đã đề cập, giáo viên phải nhận thức rõ nhu cầu phát triển chuyên môn cần được thực hiện một cách tự giác. Chìa khóa để giáo viên đạt được thành công là hiểu chính xác trải nghiệm học tập sẽ cải thiện như thế nào.


TÁO ĐÀO TẠO

02

CHỦ ĐỀ | PHƯƠNG PHÁP - KỸ THUẬT DẠY HỌC

Mục đích và mục tiêu học tập chuyên nghiệp phải luôn là:

Philippa nhắc lại phần 1 của tiêu chuẩn, làm nổi bật tầm quan trọng

- Hướng đến cải thiện kết quả học tập của học sinh.

của việc cá nhân hóa công tác phát triển chuyên môn. Bà đưa ra lời

- Cá nhân hóa theo nhu cầu của từng giáo viên.

khuyên rằng các hoạt động phát triển chuyên môn nên:

Bài viết nói về cách cấu trúc một buổi tập huấn nhưng để buổi tập

- Được thiết kế dựa trên kinh nghiệm, kiến thức và nhu cầu hiện có

huấn nào cũng đạt hiệu quả, nhà trường cần phải nuôi dưỡng nền

của cá nhân giáo viên.

văn hóa học tập chuyên môn hiệu quả.

- Có liên quan đến bối cảnh và kinh nghiệm hàng ngày của giáo viên cũng như trường học của họ.

Nền văn hóa phát triển chuyên môn hiệu quả

Giáo viên giống như người học; mỗi người có trình độ, kinh nghiệm và ưu tiên khác nhau. Không có phong cách học tập chuyên môn nào phù hợp với tất cả.

Vấn đề này được tóm tắt một cách độc đáo trong phát biểu sau: “Không có sự thay đổi bền vững nào thành hình mà không có nền văn hóa an toàn, tôn trọng và tin tưởng trong các trường học.” – Pran Patel, Tổ trưởng tổ chuyên môn, Học viện Harefield. Kraft và Papay cũng cho rằng cần phải có một nền văn hóa như vậy (2014), điều này được David Weston chỉ ra trong Hội nghị Định hướng công tác phát triển chuyên môn: “Trong các trường học mà giáo viên có yêu cầu cao về mức hỗ trợ, công tác phát triển chuyên môn và niềm tin, họ nhận thấy rằng giáo viên không chỉ cải thiện nhanh chóng trong vài năm mà còn tiếp tục cải thiện. Nhìn chung, ở những trường này, giáo viên đang hỗ trợ học sinh nhiều hơn trước.” – David Weston, Chủ tịch Hội đồng Chuyên gia phát triển chuyên môn của DfE, Giám đốc điều hành Quỹ Phát triển Giáo viên.

Tại sao phải thường xuyên trau dồi chuyên môn ? Việc coi giáo viên như học sinh khiến tôi nảy ra một câu hỏi: Có bao giờ bạn dạy cho lớp mình một bài học vô nghĩa? Bài viết khuyến nghị rằng người phụ trách công tác phát triển chuyên môn nên suy ngẫm xem khóa đào tạo sẽ đi đến đâu và làm sao cho tốt hơn. Tự phản hồi là một cách thức hiệu quả để nhận diện những điểm mạnh và điểm yếu của bản thân cũng như xác định các lĩnh vực mà bạn có thể cải thiện …… Vậy trách nhiệm đâu chỉ thuộc về người phụ trách công tác phát triển chuyên môn?

Tầm quan trọng của việc cá nhân hóa công tác phát triển chuyên môn

Bài báo cho rằng công tác phát triển chuyên môn nội bộ thường gói gọn trong một cuộc họp sau giờ học kéo dài chừng 45-120 phút. Sau một khóa tập huấn như thế, giáo viên học hỏi được gì? Bài viết không chỉ ra được tầm quan trọng của mối liên hệ thiết thân, lâu

Trước đây, Philippa Cordingley (Giám đốc điều hành của

bền giữa công tác phát triển chuyên môn và giáo viên.

CUREE) cho rằng ban giám hiệu cần nhìn nhận giáo viên như là

Điều đó cũng được nhấn mạnh trong tiêu chuẩn mới. Phần 4 của

người học. Điều này được lặp lại trong bài báo với gợi ýrằng

hướng dẫn khuyến cáo rằng các chương trình phát triển chuyên

công tác phát triển chuyên môn định hướng kế hoạch và cấu trúc

môn nên được duy trì và cần:

khóa đào tạo tương tự như với một bài học. Khác biệt ởchỗ

- Hỗ trợ liên tục và rèn luyện nâng cao.

Philippa không quan tâm đến việc nhìn nhận giáo viên như là

- Cung cấp cơ hội trải nghiệm, phản ánh, phản hồi, đánh giá.

người học để chuyên viên phụ trách công tác phát triển chuyên môn cảm thấy tự tin khi tập huấn. Thay vào đó, thông điệp của bà là chuyên viên phụ trách công tác phát triển chuyên môn cần nhận thức nhu cầu của mỗi cá nhân. Trong các lớp học tốt nhất, chúng ta thấy trẻem là những người đóng góp tích cực cho quá trình học tập và điều tương tự cũng đúng với việc học tập chuyên môn.


TÁO ĐÀO TẠO

03

CHỦ ĐỀ | PHƯƠNG PHÁP - KỸ THUẬT DẠY HỌC

Những khuyến nghị này dựa trên các kết quả nghiên cứu đã tạo nên một hiệu ứng biến đổi trong công tác dạy và học. Ví dụ, đánh giá 75 cơ hội đào tạo cho thấy rằng họ đã chuyển đổi thực hành lớp học hiệu quả (CUREE, 2011). Joyce và Showers (2002) có thể giải thích điều này

Nội dung tập huấn

Nắm được khái niệm

Năm được kĩ năng

Vận dụng vào lớp học

thực hành

Giới thuyết

85%

15%

5 – 10%

Làm mẫu

85%

18%

5 – 10%

Thực hành & phản hồi ít rủi ro

85%

80%

10-15%

Huấn luyện

90%

90%

80-90%

Làm thế nào để tăng cơ hội cải thiện việc thực hành trên lớp từ 10% lên 90% ? Các buổi tập huấn tuyệt vời vì là nơi mọi người được chia sẻ ý

vấn ngang hàng, huấn luyện và các hình thức hỗ trợ bậc đại học

tưởng, như bài báo đã đề cập. Tuy nhiên, với tư cách là một hoạt

khác. Vì vậy, một khóa đào tạo hữu ích cần phải là một phần của

động độc lập, chúng không phải là phương pháp thành công

chương trình phát triển chuyên môn toàn diện, liên tục, tập trung

trong việc cải thiện dạy và học trên lớp.

rõ ràng vào việc cải thiện kết quả học tập của học sinh nhằm tác

Sau khi học lý thuyết, xem mô tả, thực hành và nhận phản hồi

động thực sự đến việc dạy và học.

trong khóa học, cơ hội để giáo viên vận dụng kỹ thuật dạy học

Thời gian có thể là trở ngại phổ biến khi tổ chức các hoạt động

trên lớp chỉ có 10-15%. Luật thứ hai của Elmore kết luận rất

như cố vấn và huấn luyện cho giáo viên. Video là một giải pháp

chuẩn xác: “Hiệu quả của sự phát triển chuyên môn trong việc

khả thi để khắc phục vấn đề này, ta có thể quan sát các bài học

thực hành và vận dụng bằng căn bậc hai khoảng cách từ khóa

bất cứ lúc nào cần.

học đến lớp học” (Elmore, 2004). Các loại hoạt động chiếm tỷ lệ phần trăm lên đến 80-90% là cố


04

TÁO ĐÀO TẠO

CHỦ ĐỀ | PHƯƠNG PHÁP - KỸ THUẬT DẠY HỌC

07 SAI LẦM CỦA VIỆC DẠY HỌC PHÂN HÓA (Đặng Thanh Hiền dịch) - Nguồn: https://organizedclassroom.com/ 7-myths-differentiated-instruction/

Lớp học đang vô cùng hỗn loạn! Thật sự hỗn loạn! Cách duy nhất của bạn để giải quyết vấn đề này là sử dụng chiến thuật dạy học phân hóa. Bạn có thể làm được chứ? Tôi đoán rằng nhiều giáo viên sẽ nói không hoặc trả lời rằng họ đã thử rồi nhưng nó quá rắc rối, mất nhiều thời gian chuẩn bị, hay không cần thiết. Nhưng bạn biết không? Bạn đang thực hành phương pháp dạy học phân hóa một cách thường xuyên nhưng bạn thậm chí còn không nhận ra! Nhận thức rõ ràng – đây là thành tố quan trọng tạo nên một lớp học áp dụng thành công phương pháp dạy học phân hóa. Bạn không thể tiến bộ trong việc giảng dạy nếu như bạn không biết mình đang ở đâu. Bây giờ chúng ta hãy nói về 7 sai lầm thường thấy của dạy học phân hóa và xem bạn có thể mắc phải điều nào trong số chúng.

01

MẤT QUÁ NHIỀU THỜI GIAN ĐỂ XÁC ĐỊNH AI CẦN CÁI GÌ Khi bạn nghe cụm từ “phân hóa”, bạn có liên tưởng đến quá trình tiền đánh giá, đánh giá, sau đánh giá, đánh giá theo quy chuẩn, điểm chuẩn, đánh giá không quy chuẩn và nhiều khái niệm khác? Tôi hoàn toàn nghĩ như thế. Trong nhiều trường học, bạn dành nhiều thời gian để kiểm tra nhận thức của người học hơn là thực sự dạy học sinh! Dạy học phân hóa không cần phải bao gồm việc kiểm tra. Kể cả một việc đơn giản như vẽ tranh minh họa cho câu chuyện sắp đọc cũng sẽ cho giáo viên biết thêm nhiều thông tin, chẳng hạn như nắm được khả năng của học sinh khi dự đoán câu chuyện. Điều đó đã che phủ đi vài trò của phương pháp dạy học phân hóa. Bạn cũng muốn nghĩ đến sở thích của học sinh. Stella thích tuyết bởi vì cô ấy chưa từng thấy nó ngoài đời, đó có thể là nguyên nhân lớn để liên hệ câu chuyện đọc trong tuần với vòng đời của nước trong khoa học, với cách đo lường tiêu chuẩn và truyền thống trong toán học – tất cả đều có điểm chung là màu trắng. Bạn có thể chắc chắn Stella là một người học tích cực. Ví dụ: Khảo sát sở thích là một cách hiệu quả để xem học sinh có hứng thú với nội dung nào trong bài học. Liên hệ những chủ đề trên lớp với kiến thức nền của học sinh, chắc chắn bạn sẽ có một tiết học thành công.

*


05

TÁO ĐÀO TẠO

CHỦ ĐỀ | PHƯƠNG PHÁP - KỸ THUẬT DẠY HỌC

Học sinh có thể vẫn được yêu cầu học nội dung theo các cấp độ, nhưng đơn giản bằng cách thay đổi

hình thức học tập, chúng chắc chắn sẽ hào hứng thể hiện bản thân và luôn cố gắng, nỗ lực hơn.

!

02 HỌC SINH CỦA TÔI CHỈ CẦN THÀNH THẠO CÁC CHUẨN THÔNG THƯỜNG TRONG NĂM HỌC.

ĐÓ LÀ THỨ MÀ TÔI PHẢI CHỊU TRÁCH NHIỆM TRƯỚC NHÀ TRƯỜNG Điều đó phần nào đúng. Tuy nhiên hãy thử nghĩ theo một cách khác: giữ nguyên nội dung và thay đổi cách thức. Bạn có thích ăn một món ăn ngày này qua ngày khác? Câu trả lời có sẽ chỉ tồn tại khi bạn đang thực hiện chế độ ăn đặc biệt. Nhưng chẳng phải điều đó sẽ làm mất đi

-

niềm vui trong việc ăn uống sao? Nếu học sinh của bạn đang học chính xác cùng một tài liệu (SGK) theo cùng một cách thức ngày qua ngày (hãy nghĩ đến phong cách giảng dạy của bạn), bạn đang lấy đi niềm vui học tập của chúng, thậm chí bạn không biết bạn đang làm thế. Học sinh có thể vẫn được yêu cầu học nội dung theo các cấp độ, nhưng đơn giản bằng cách thay đổi hình thức học tập, chúng chắc chắn sẽ hào hứng thể hiện bản thân và luôn cố gắng, nỗ lực hơn. Ví dụ: Các dự án mở có thể mang lại hoạt động mới mẻ, đưa đến sự thay đổi cho các hoạt động cho một bài học trước đây.

(

Thay vì đặt học sinh vào các nhiệm vụ học tập theo cá nhân trong một chương trình cố định, giáo viên sẽ cho học sinh làm việc nhóm để sáng tạo ra sự độc đáo cho từng cá nhân.


TÁO ĐÀO TẠO

06

CHỦ ĐỀ | PHƯƠNG PHÁP - KỸ THUẬT DẠY HỌC

NÂNG CAO ĐỘ KHÓ CỦA BÀI TẬP ĐỐI VỚI HỌC SINH GIỎI VÀ THỰC HIỆN GIÁO DỤC ĐẶC BIỆT ĐỐI VỚI HỌC SINH TIẾP THU CHẬM Uhmm, thực ra cũng không đúng lắm. Trong khi các giáo viên tăng cường luôn thúc đẩy hoặc hỗ trợ học sinh trong thời gian học tập trên lớp để giúp học sinh trong các hoạt động học tập cá nhân thì các chuyên viên sẽ chỉ gặp học sinh một khoảng thời gian trong ngày. Hơn nữa, những giáo viên đó cũng thường bị quá tải bởi các học sinh ở nhiều lớp khác nhau trải rộng

:

ở các cấp học mà tất cả chúng đều cần kèm thêm cả ngày. Hãy tưởng tượng bạn đang trong một chuyến đi thực tế đến sở thú nơi mà học sinh sẽ phân tán đến các địa điểm khác nhau. Chúng thích thú với các loài động vật khác nhau và có mức độ hiểu biết khác nhau về các loài đó. Học sinh muốn tìm hiểu về đời sống của các loài động vật theo những cách khác nhau (sử dụng các nguồn tài liệu trên Internet, xem các tờ thông tin, hoặc thậm chí chạm vào động vật). Đây là cảm nhận mà một GIS hoặc một giáo viên giáo dục đặc biệt thường có. Thay vì đặt học sinh vào các nhiệm vụ học tập theo cá nhân trong một chương trình cố định, giáo viên sẽ cho học sinh làm việc nhóm để sáng tạo ra sự độc đáo cho từng cá nhân. Hai bộ não thì tốt hơn một, “ba cây chụm lại nên hòn núi cao”. Ví dụ: Dùng tài lẻ của mình để khơi gợi được hứng thú, sự sẵn sàng của học sinh và có thể là năng lực học tập của chúng để cá nhân hóa các bài học đặc thù mà không chỉ vui đối với học sinh, các trợ giảng cũng cảm thấy hứng thú.

04

03

CHUẨN BỊ GIÁO ÁN CHO GIỜ DẠY HỌC PHÂN HÓA MẤT NHIỀU THỜI GIAN Sử dụng bút nhớ (hoặc đánh dấu đoạn văn bản nếu bạn soạn giáo án trên máy tính) và tô màu hồng cho tất cả những phần mở rộng nội dung. Nếu bạn thay đổi các hoạt động trong bài học, dùng bút màu xanh dương. Dùng màu vàng khi bạn yêu cầu học sinh có các sản phẩm đa dạng. Nhớ mua thêm một chiếc bút đánh dấu màu xanh để cho thấy sự đa dạng về hứng thú, năng lực hoặc hồ sơ học tập! Ví dụ: Khi bạn dạy một bài học nhỏ hoặc những nhóm nhỏ, bạn dùng phương pháp dạy học phân hóa. Thế còn nghe kể chuyện trên băng ghi âm? Bạn cũng dạy như thế. Những nhà thiết kế đồ họa cũng sử dụng khái niệm dạy học phân hóa! Bạn hãy thử kiểm tra lại giáo án mà mình đang giảng dạy và đánh dấu những nội dung cần mở rộng, giải thích, quy trình trình và phát triển sản phẩm. Tôi cá là chúng nhiều hơn bạn nghĩ!

CHUẨN BỊ SỰ ĐÁNH GIÁ ĐA CHIỀU VÀ SỨC THU HÚT LÀ RẤT KHÓ ĐỐI VỚI HỌC SINH Tôi biết nhiều giáo viên đã từng đưa phương pháp dạy học phân hóa lên một cấp độ mới. Họ có ý tưởng phân hóa tập trung vào một số điểm và thay đổi theo tuần. Trong khi tôi vô cùng thích ý tưởng hoàn toàn có thể phân hóa mọi thứ, tôi cũng tự hỏi họ có đủ thời gian để ngủ không? Bởi vì chúng ta đều biết rằng để thiết kế được một kế hoạch dạy học phân hóa nghiêm chỉnh thì thực sự rất mất thời gian. Đấy là chưa kể – học sinh có thể thất vọng nếu chúng bị bắt buộc phải là một trung tâm hoặc giáo viên đưa ra ba lựa chọn, nhưng chúng bắt buộc phải được làm một. Tôi thích đơn giản nhưng hiệu quả. Nếu có một cách đơn giản hóa việc nhận thức mà vẫn đạt được lợi ích tương tự, tôi sẽ chọn cách đơn giản hơn. Ví dụ: Một sự đánh giá phân hóa không phải bao giờ cũng liên quan đến rubric phân hóa và rất nhiều khái niệm liên quan khác. Hãy linh hoạt hơn trong việc kiểm tra nhận thức về bài học. Sử dụng những thông tin cơ bản đó để đưa vào các nhóm nhỏ của buổi học tới trên cơ sở ôn lại hoặc mở rộng nội dung.

05


TÁO ĐÀO TẠO

07

CHỦ ĐỀ | PHƯƠNG PHÁP - KỸ THUẬT DẠY HỌC

DẠY HỌC PHÂN HÓA CHỈ TRÊN GIẤY – KHÔNG THỰC HIỆN ĐƯỢC

06

TRONG MÔI TRƯỜNG LỚP HỌC Nếu bạn có những học sinh ở dưới mức tiêu chuẩn cấp học rất nhiều và những học sinh vượt tiêu chuẩn rất nhiều (đây chính là lớp học điển hình về phân hóa năng lực), và bạn đang dạy học sinh nào cũng như nhau, nhiều học sinh sẽ chán trong khi số khác lại trở nên rất nản. Khi ấy, bạn sẽ có những vấn đề về hành vi. Theo quan điểm cá nhân, tôi thích những vấn đề về hành vi xuất hiện do học sinh đang thử cách học mới hơn là có những vấn đề hành vi thông thường. Bởi vì, nó chỉ cho tôi thấy lỗ hổng về mặt năng lực dạy học, rằng tôi không nắm chắc phương pháp dạy của mình. Liệu học sinh có cần được rèn luyện cách để xử lí khác nhau với những dự án mang tính khám phá hơn là chỉ nghe giảng? Đương nhiên. Một điều cần phải có là đa dạng hóa mức độ của bài tập. Một học sinh có thể bị yêu cầu hoàn thành TẤT CẢ các nhiệm vụ có trong tuần, trong khi một học sinh khác chỉ bị yêu cầu làm hai nhiệm vụ. Đó là khác biệt giữa sự công bằng và bình đẳng. Ví dụ: Hãy chắc chắn là bạn đã dành thời để giải thích sự khác biệt giữa “công bằng” và “bình đẳng” trong lớp học. Một khi học sinh hiểu được mỗi người đều có phong cách học tập và năng lực cá nhân riêng, chúng lại thể hiện sự hứng thú trong việc hợp tác và giúp những học sinh khác hơn là phàn nàn về việc bài tập không giống nhau.

KHI TÔI SỬ DỤNG PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC PHÂN HÓA: NHỮNG HỌC SINH TỐT HƠN CÓ KHẢ NĂNG GIÚP ĐỠ CÁC BẠN HỌC YẾU HƠN. ĐIỀU ĐÓ TỐT CHO TÔI VÀ CẢ HỌC SINH Đây là điểm vướng mắc của tôi. Tôi đã từng phản đối vào phương pháp này 100%. Tuy nhiên, sau đó, tôi đọc những nghiên cứu mới và nhận ra những thuận lợi cũng như khó khăn khi sử dụng chiến thuật này trong lớp học phân hóa của bạn. Khả năng “dạy” thứ gì đó cho người khác là một món quà. Chúng ta biết điều đó từ chính công việc chúng ta làm. Bạn chỉ thực sự đào sâu nghiên cứu khái niệm khi bạn say mê dạy những nguyên lí đó cho người khác. Các học sinh học tốt có thể giúp đỡ các học sinh học yếu hơn, nhưng chỉ khi cả hai bên đều đồng ý. Nếu học sinh học tốt cảm thấy em ấy bị kìm hãm do không học được gì mới, sự bực mình là điều hiển nhiên. Đấy là chưa kể: Liệu học sinh học tốt có thể hướng dẫn bạn cùng học được không? Chỉ bởi vì chúng có thể hiểu được vấn đề không có nghĩa chúng là một giáo viên giỏi (hoặc kiên nhẫn). Nếu học sinh yếu hơn cảm thấy bị đánh giá thấp bởi học sinh khác, có thể sẽ nảy sinh ra các tình huống xã hội ở trong và ngoài lớp học. Ví dụ: Phân công đôi bạn cùng tiến chỉ khi nào học sinh thoải mái thực hiện và học sinh khác trong nhóm có nhu cầu được giúp đỡ.

07

Sự phân hóa trong lớp học không nhất thiết phải đánh đố, mất quá nhiều thời gian hoặc gây khó hiểu cho người học. Bạn hãy chú ý những gì đang làm được, thận trọng với những gì đang diễn ra và những thứ có thể bổ sung thêm hoặc nâng cao. Không biết bạn thế nào nhưng tôi thì luôn muốn thay đổi khẩu vị của mình: có những ngày thích đến McDonald ăn sáng, chọn một đĩa salad cho bữa trưa và đến một nhà hàng ăn bít tết vào bữa tối. Phân hóa là một phần không thể thiếu trong sự chỉ dạy thành công. Học sinh của bạn sẽ vô cùng thích thú khi nghe điều gì sẽ diễn ra tiếp theo.


TÁO ĐÀO TẠO

08

CHỦ ĐỀ | PHƯƠNG PHÁP - KỸ THUẬT DẠY HỌC

BỐN CHIẾN THUẬT SỬ DỤNG CÂU HỎI HIỆU QUẢ, GIÚP HỌC SINH TƯ DUY SÂU HƠN Nguyễn Hữu Long

Đã có vô số cuộc thảo luận để tìm ra những cách đặt câu hỏi hiệu quả, đặc

?-1: ĐỒNG THUẬN – XÂY DỰNG – THỬ THÁCH Điều đầu tiên trong số 4 chiến thuật đó là “Đồng thuận – xây dựng và thử

biệt là trong mối quan hệ với việc

thách”. Đây là cách cực kì hiệu quả để phát triển tư duy. Thông qua đó, học

phân loại các loại câu hỏi sử dụng

sinh được hỏi về sự đồng tình với quan điểm của một học sinh khác hay phát

trong quá trình dạy học. Nhưng tôi

triển, mở rộng câu trả lời của bạn hoặc phản đối câu trả lời mà học sinh khác

vẫn quyết định viết bài biết này để tôi

đưa ra kèm theo giải thích tại sao và đưa ra quan điểm cá nhân. Đó là cách làm hiệu quả để khiến học sinh luôn tư duy cũng như khuyến khích chúng

có thể nhắc nhở bản thân mình về

suy nghĩ sâu hơn về chủ đề đang thảo luận. Một số cuộc thảo luận thú vị

những phương thức, kĩ thuật để sử

được tạo ra chính nhờ phương pháp này. Thậm chí nếu nó không trực tiếp

dụng câu hỏi hiệu quả.

lôi cuốn được học sinh tham gia thì nó vẫn khiến học sinh biết thêm về những quan điểm hoặc các ý kiến khác.

?-2: GỌI BẤT KÌ Chiến thuật thứ hai là “gọi bất kì”. Điều này rất hiệu quả vì nó khiến học sinh luôn luôn phải suy nghĩ vì học sinh biết rằng mình có thể bị thầy cô gọi bất cứ lúc nào ngay cả khi chúng có giơ tay phát biểu hay không. Nó xây dựng không khí sẵn sàng làm việc trong lớp học. Thậm chí những người không biết câu trả lời và được chuyển cho một học sinh khác sau đó các học sinh khác phải có trách nhiệm đưa ra câu trả lời, nó giảm tình trạng “lẩn tránh trách nhiệm” của học sinh. Trong lớp học của tôi, tôi thường có một hộp đựng các que kem, trên các que kem đó có viết tên học sinh. Khi hỏi một câu hỏi, tôi nói: “Thầy sẽ rút tên một bạn bất kì để trả lời câu hỏi”. Điều đó khiến học sinh của tôi tập trung hơn hẳn so trước kia.


TÁO ĐÀO TẠO

09

CHỦ ĐỀ | PHƯƠNG PHÁP - KỸ THUẬT DẠY HỌC

?-3: THỜI GIAN CHỜ ĐỢI Chiến thuật thứ 3 có lẽ cũng là điểm yếu nhất của tôi khi thực hiện trong thực tế – Khi hỏi học sinh, chúng ta nên dành thời gian chờ đợi trước khi gọi một học sinh trả lời. Điều này đặc biệt khó nếu một học sinh trong lớp có thể ngay lập tức giơ tay hoặc có câu trả lời quá nhanh và mong muốn thể hiện bản thân một cách thái quá. Nhưng thời gian chờ đợi vẫn cực kì có giá trị: – Nó giúp cho các học sinh giỏi có thêm thời gian để suy nghĩ và sắp xếp lại câu trả lời cho tốt hơn. – Nó giúp cho các học sinh kém có thời gian để suy nghĩ và đưa ra câu trả lời của chúng. – Nó là khoảng thời gian khiến cho học sinh có trách nhiệm hơn với câu trả lời của giáo viên. – Giáo viên sẽ nhận ra học sinh nào tập trung suy nghĩ còn học sinh nào thì không, – Và cuối cùng, nó khuyến khích sự tham gia của học sinh vì biết rằng giáo viên đang mong chờ tất cả học sinh đều có thể đưa ra câu trả lời. Tôi biết điều này không hề dễ dàng, đặc biệt là đối với các giáo viên trẻ. Vì chúng ta sợ sự im lặng, chúng ta sợ các vấn đề về hành vi trong thời gian chờ đợi, vì chúng ta muốn lớp học của chúng ta luôn luôn sôi nổi và hào hứng. Đúng, nhưng các thầy cô hãy giúp tôi nghĩ về tuổi thơ của mình hoặc tưởng tượng mình đang tham gia một lớp học, khi mà giáo viên vừa đưa câu hỏi thi đã có người trả lời và khi đó chắc chắn chúng ta sẽ thấy mình thật là “vô hình” và kém cỏi. Vậy nên, hãy bắt đầu thay đổi từ bây giờ nhé!

?-4: KHÔNG NÓI LEO, HOẶC TRẢ LỜI TỰ DO Chiến thuật cuối cùng này nên được thực hiện trong tất cả các lớp học. Ngăn cản việc

04 04 04 04 04 04

học sinh nói leo hoặc đưa ra câu trả lời khi giáo viên chưa cho phép là điều vô cùng cần thiết bởi vì khi một học sinh đã nói ra câu trả lời thì đồng nghĩa với việc các học sinh khác sẽ dừng suy nghĩ về câu hỏi. Bạn hãy tưởng tượng, khi bạn đang nỗ lực để suy nghĩ một điều gì đó và sắp tìm ra đáp án, thì bỗng có người nói to đáp án đó lên, vậy là bạn chẳng muốn suy nghĩ thêm bất cứ điều gì nữa và chẳng ai biết bạn đã phải nỗ lực như thế nào. Nếu điều này được duy trì, lần sau thậm chí bạn cũng chẳng buồn cố gắng và nỗ lực suy nghĩ về các câu hỏi nữa. Thậm chí nếu việc trả lời hay nói tự do trở thành thói quen trong lớp học của bạn, với tư cách là giáo viên, bạn đừng phản ứng hay đáp lại câu trả

Trên đây là những kỹ thuật khiến cho học sinh suy nghĩ sâu

lời đó – hãy cho học sinh biết rằng, bạn không chấp nhận bất kì câu trả lời nào nếu như

hơn và tăng cường sự tham gia

nó chưa được suy nghĩ kĩ và giáo viên chưa gọi trả lời. Ngay sau đó, chắc chắn học sinh

của học sinh trong giờ học. Hãy

sẽ nhận ra rằng việc trả lời tự do không phải là hành vi tốt và dần dần chúng sẽ thay đổi

cố gắng sử dụng nó, bạn sẽ thấy

thói quen xấu đó.

nó thực sự hiệu quả đấy!


TÁO ĐÀO TẠO

10

CHỦ ĐỀ | PHƯƠNG PHÁP - KỸ THUẬT DẠY HỌC

LÀM THẾ NÀO ĐỂ VẬN DỤNG PHƯƠNG PHÁP HỌC TẬP XÃ HỘI & CẢM XÚC TRONG TRƯỜNG HỌC? Tác giả: Maurice j. Elias. Đặng Thanh Hiền – Táo Giáo dục dịch

Các trường học ở Mỹ nói riêng và mọi trường học trên thế giới nói chung đều quan tâm đến sự phát triển xã hội – cảm xúc của học sinh. Một thời gian dài, khoảng cách giữa người lớn và trẻ em không thể gần lại và người ta không thể can thiệp vào kỹ năng của trẻ cũng như dự đoán kiểu nhân cách mà chúng sẽ trở thành khi sử dụng những kỹ năng đó. Những quá trình này, trong nhiều năm, đã không được công nhận và bị lơi lỏng. Đối với nhiều trường học, các chương trình Học tập về Xã hội và cảm xúc (SEL) rời rạc và không đồng bộ, điều đó có thể liên quan đến những tác động tiêu cực và sự mất đoàn kết trong đội ngũ nhân viên cũng như sự tham gia và việc học tập của học sinh (Elias, 2009). Tuy nhiên, SEL là một tổ chức toàn diện, phối hợp, liên kết với các học giả, phụ huynh và có sự tham gia của cộng đồng (kể cả chương trình ngoại khóa). Trong những trường học như vậy, học sinh hiểu rằng họ cần học vấn và năng lực học tập xã hội và tình cảm để đạt được các mục tiêu đáng giá; đóng góp vào lợi ích lớn hơn, cũng như lợi ích của bản thân họ; phấn đấu để trở thành những người có nhân cách và sức khoẻ. Từ đó, những người giáo dục ở các trường đó hiểu rằng để học sinh phát triển kỹ năng học tập xã hội và cảm xúc, không chỉ cần quản lí nội bộ trường mà còn liên kết với các trường khác trong khu vực, liên hệ với cha mẹ học sinh và các đối tác trong cộng đồng.


TÁO ĐÀO TẠO

11

CHỦ ĐỀ | PHƯƠNG PHÁP - KỸ THUẬT DẠY HỌC

Nền tảng của học tập xã hội và cảm xúc là cung cấp 5 kỹ năng và năng lực cần thiết cho học sinh (CASEL, 2013): - Tự nhận thức: nhận biết và gọi tên cảm xúc của bản thân; đánh giá chính xác những ưu điểm và hạn chế của mình. - Tự cân bằng: điều hòa cảm xúc, duy trì sự hài lòng, kiểm soát trạng thái căng thẳng, tự động viên bản thân, lên kế hoạch và làm việc để đạt được mục đích. - Nhận thức xã hội: thể hiện sự đồng cảm, tiếp thu quan điểm của người khác, nhận biết và huy động sự hỗ trợ đa dạng và sẵn có. - Kỹ năng giao tiếp: giao tiếp thuần thục, biết lắng nghe, hợp tác, hòa giải xung đột, biết khi nào và làm thế nào để trở thành một thành viên tích cực, một trưởng nhóm tốt. - Có tinh thần trách nhiệm: đưa ra các lựa chọn dựa trên sự cân nhắc về cảm xúc, mục tiêu và kết quả; lên kế hoạch và đưa ra các giải pháp với những trở ngại tiềm ẩn.


TÁO ĐÀO TẠO

12

CHỦ ĐỀ | PHƯƠNG PHÁP - KỸ THUẬT DẠY HỌC

Để hỗ trợ việc học tập xã hội và cảm xúc ở trường của bạn, bạn có thể tham khảo 7 hoạt động liên quan đến nhau được tổ chức tốt nhất trong khoảng 8 tuần, có thể sẽ cần đến 3 năm để thực hiện, tùy thuộc vào xuất phát điểm. Không có kế hoạch thực hiện chi tiết, đó là lý do tại sao hoạt động số 7 – học hỏi từ những người khác – lại rất quan trọng. Các yếu tố như tình trạng hiện tại của chương trình học tập xã hội và cảm xúc ở trường, hiểu biết của đội ngũ giáo viên về học tập xã hội và cảm xúc, môi trường, yếu tố xã hội, phong cách lãnh đạo và lịch sử của nhà trường, các nhiệm vụ và ưu tiên hiện tại, cũng như tiềm lực của trường sẽ xác định thời gian và trình tự của các hoạt động này.

Hoạt động 1: Xây dựng

Việc này có thể bắt đầu từ việc thành lập một hội đồng có trách nhiệm quản lí việc thực

cơ sở hạ tầng trường

hiện SEL lâu dài. Ủy ban này nên bắt đầu với các mục tiêu vừa tầm, sử dụng các chu

học để hỗ trợ việc tiến

trình lập kế hoạch nhằm xác định một mục tiêu chính và một kế hoạch hành động để đạt

hành học tập xã hội và

được mục tiêu đó trong khoảng thời gian tám tuần liên tiếp; tổ chức các hoạt động, nỗ

cảm xúc (SEL)

lực tập trung và khuyến khích tinh thần trách nhiệm. Củng cố cơ sở hạ tầng cũng rất hữu ích. Một trường học mà chúng tôi từng làm việc đã chỉnh đốn kỷ luật và thành lập các ủy ban chống bắt nạt dưới sự quản lí của Ủy ban Văn hoá và Môi trường.

Hoạt động 2: Đánh giá

Giáo dục tồn tại trong một môi trường thường có đặc trưng là bổ sung các chương trình

sự phối hợp các chương

và sáng kiến mới mà không có sự hiểu biết rõ ràng về tình trạng hiện tại. Giáo viên và

trình SEL của nhà trường

các nhà giáo dục khác thường cảm thấy thất vọng với những thay đổi chóng vánh nhưng hiếm khi phù hợp với mục đích chung của trường. Cuối cùng, cần có sự phối hợp giữa các chương trình và cách tiếp cận mà nhà trường sử dụng, với SEL là chất keo tổng hợp. Hãy bắt đầu từ những việc nhỏ và kiên nhẫn chờ đợi bởi vì quá trình này phải mất vài năm. Các công cụ hỗ trợ trong quá trình này là sẵn có (Devaney, O’Brien, Resnik, Keister, & Weissberg, 2006) và có thể hữu ích.

Hoạt động 3: Đánh giá

Có nhiều công cụ để đánh giá văn hóa và môi trường của một trường, dưới góc nhìn của

văn hoá và môi trường

học sinh, đội ngũ nhân viên và / hoặc cha mẹ học sinh. Chúng có thể bao gồm các cuộc khảo sát, đi phỏng vấn dạo trong trường, tập trung vào các nhóm và nghiên cứu khuôn viên trường. Các báo cáo rút ra từ đánh giá về văn hoá và khí hậu có thể được chia sẻ với lãnh đạo nhà trường, đội ngũ cán bộ và chủ tịch hội học sinh, trong đó có thể đề xuất các ưu tiên nhằm giải quyết nhu cầu của nhà trường. Báo cáo nên được trình bày theo giới tính và sắc tộc, cũng như theo cấp lớp trong phạm vi nhà trường và đội ngũ cán bộ để có thể nhận ra sự khác biệt trong nhận thức về văn hoá và môi trường của trường học.

Hoạt động 4: Trình bày

Mỗi trường học đều có tôn chỉ riêng. Đó có thể là các giá trị mà nhà trường hướng đến

rõ các giá trị chung, bối

bao gồm trách nhiệm, tính toàn vẹn, dịch vụ, công lý, tôn trọng, lãnh đạo, thăm dò và tổ

cảnh và thói quen cuộc

chức. Thông thường, các trường tuyên bố sứ mệnh như một phần không thể thiếu trong

sống thiết yếu

lịch sử của nhà trường. Theo kinh nghiệm của chúng tôi, việc phổ biến các giá trị chung đến toàn trường và đan cài vào chương trình sao cho học sinh học được chúng trong và xuyên suốt các cấp lớp đóng vai trò thiết yếu trong việc gia tăng sự gắn bó và khơi gợi cảm hứng cho học sinh.


TÁO ĐÀO TẠO

13

CHỦ ĐỀ | PHƯƠNG PHÁP - KỸ THUẬT DẠY HỌC

Nếu được thực hiện đúng đắn, điều này còn hơn cả khẩu hiệu, áp phích hoặc bài học về các giá trị cốt lõi. Các trường học thành công tập trung vào một mục tiêu cốt lõi bao gồm niềm tin và hành động (Berkowitz, 2011): Cách tốt nhất để tạo ra một thế giới công bằng hơn và tốt đẹp hơn là làm sao để con người sống với nhau công bằng hơn và biết quan tâm hơn. Các trường học không nên giới hạn việc nghiên cứu; họ cũng phải quan tâm đến sự phát triển tư cách đạo đức và công dân của học sinh. Lãnh đạo nhà trường phải thấu hiểu, ưu tiên và có kỹ năng lãnh đạo để nuôi dưỡng việc học tập xã hội và cảm xúc trong trường học. Các trường học phải thúc đẩy mối quan hệ lành mạnh giữa tất cả các thành viên trong cộng đồng, người lớn làm gương cho học sinh, tạo điều kiện để học sinh và giáo viên hợp tác với nhau.

Hoạt động 5: Liên tục tạo

Khi các chương trình SEL không được phổ biến đến học sinh một cách rõ ràng, hệ quả

cơ hội cho học sinh thực

là có thể gây nhầm lẫn nhiều hơn mở mang tri thức. Khi đó, việc học ít có khả năng tác

hành kỹ năng học tập xã

động đến tâm trí, trái tim và hành động của trẻ. Điều này dẫn đến sự không chắc chắn

hội và cảm xúc

của học sinh khi giải quyết các vấn đề trong cuộc sống thực, đặc biệt là dưới sự áp lực. Hơn nữa, nhiều khi các bước này chỉ là giảng suông chứ không có thực hành và vận dụng. Đan cài các bước và quy trình khác nhau vào quá trình học tập cho phép học sinh tiếp thu một phương pháp thông thường trong và giữa các cấp lớp.

Hoạt động 6: Cải thiện

Để đạt được hiệu quả, tinh thần trách nhiệm và kì vọng, giáo viên phải phù hợp với

năng lực của giáo viên để

phương pháp tiếp cận SEL. Điều này chỉ xảy ra khi đội ngũ giáo viên có sự hiểu biết sâu

giảng dạy SEL

rộng về lý luận và phương pháp sư phạm của SEL với tầm nhìn và ý thức mạnh mẽ về sự trau dồi chuyên môn, đồng thời coi học sinh là đối tác thực sự trong việc sản sinh và duy trì sự thay đổi (Hargreaves, 2009). Chìa khóa để duy trì việc thực hiện SEL là khả năng tích hợp nó vào bất cứ tiêu chuẩn, quy phạm và các nhiệm vụ đi kèm. Do đó, để sẵn sàng vận dụng SEL thành công, giáo viên cần dành nhiều thời gian để tìm hiểu khái niệm hơn là tham gia “đào tạo”, bởi vì các nhà giáo dục có năng lực và đội ngũ nhân viên hỗ trợ của trường sẽ có những kỹ năng cơ bản để thực hiện SEL nếu họ hiểu rõ và đầy đủ.

Hoạt động 7: Liên hệ với

Những khó khăn mà bất kỳ trường học nào đang gặp phải trong quá trình thực hiện sẽ

những người đang giảng

được giải quyết bởi các trường học khác cùng ứng dụng phương pháp học tập xã hội và

dạy theo phương pháp

cảm xúc. Các tổ chức quốc gia có thể có nguồn lực sẵn có tại địa phương hoặc có khả

học tập xã hội và cảm xúc

năng phân bổ các nguồn lực địa phương bao gồm CASEL và Hiệp hội các nhà tâm lý học của trường. Các nguồn hỗ trợ xuất sắc khác có thể là các trụ sở trung tâm của chương trình SEL như Second Step, Lions Quest, Quỹ Đông Bắc cho trẻ em, Open Circle, SDM / SPS và PATHS (xem CASEL, 2003, 2012). NSOC và các trường học do Câu lạc bộ Giáo dục Đặc biệt quản lý đặc biệt nhạy cảm đối với các vấn đề được thực hiện trên toàn trường và những người thực hiện phương pháp này tại địa phương có thể trở thành cộng sự của nhau ngay cả khi môi trường của họ không có cùng một phương pháp tiếp cận.


2019

CHỦ ĐỀ | PHƯƠNG PHÁP - KỸ THUẬT DẠY HỌC

TÁO NHÂN SỰ website: taogiaoduc.vn

B


TÁO NHÂN SỰ

14

CHỦ ĐỀ | PHƯƠNG PHÁP - KỸ THUẬT DẠY HỌC

Làm thế nào để thể hiện tốt nhất trong cuộc phỏng vấn giáo viên? Đó là bạn cần phải biết nhà tuyển dụng đang tìm kiếm điều gì ở bạn thông qua cuộc phỏng vấn. Bài viết này sẽ giúp bạn tìm hiểu cách gây ấn tượng tại cuộc phỏng vấn cho công việc giảng dạy đầu tiên, cho dù đó là cuộc phỏng vấn trực tiếp hay online.

NHÀ TUYỂN DỤNG TÌM KIẾM ĐIỀU GÌ TRONG CUỘC PHỎNG VẤN GIÁO VIÊN? Tác giả: Táo Nhân Sự – Tuyển dụng giáo viên Việt Nam Các cuộc phỏng vấn sẽ tập trung vào hồ sơ ứng tuyển của bạn, quá trình đào tạo và kinh nghiệm trong lớp học, kinh nghiệm làm việc trước đây, sở thích, sự phù hợp với tầm nhìn, sứ mệnh của trường học và những gì bạn có thể đóng góp. Bạn nên chuẩn bị các ví dụ cụ thể để cung cấp cho người phỏng vấn/ nhà tuyển dụng. Việc phỏng vấn có thể bao gồm một chuyến tham quan của trường, phỏng vấn qua mạng và dạy một bài học mẫu. Họ cũng có thể bao gồm một cuộc phỏng vấn với học sinh và các hoạt động nhóm hoặc viết. Nếu bạn nhận được một đề nghị phỏng vấn, hãy xác nhận rằng bạn có thể tham dự càng sớm càng tốt, và cố gắng sắp xếp để đến thăm trường trước ngày phỏng vấn.

Kỹ năng nào người phỏng vấn/ nhà tuyển dụng tìm kiếm?

- Kỹ năng giao tiếp, bao gồm nghe hiệu quả và khả năng xây dựng các câu trả lời đúng đắn. - Kỹ năng xã hội tích cực với học sinh và đồng nghiệp, với khả năng tạo động lực. - Kỹ năng quản lý lớp học. - Kiến thức chuyên môn và sự hiểu biết về môn học mà bạn dạy. - Một triết lý cá nhân về nghề nghiệp, và cam kết, việc giảng dạy về môn học của bạn. - Khả năng suy ngẫm và nhận thức về nhu cầu phát triển của cá nhân. - Động lực để làm việc cho trường.


TÁO NHÂN SỰ

15

CHỦ ĐỀ | PHƯƠNG PHÁP - KỸ THUẬT DẠY HỌC

Những gì được mong đợi trong cuộc phỏng vấn giáo viên của bạn ? Phỏng vấn qua hỏi & đáp truyền thống:

bằng cách nói chuyện với học sinh. Đây là

Thảo luận nhóm: các cuộc thảo luận này

thường kéo dài 30-45 phút với giáo viên

cơ hội tốt để đặt câu hỏi, nhưng hãy nhớ

phổ biến hơn. Bạn sẽ được đánh giá về

của trường, hiệu trưởng/ hiệu phó hoặc

rằng bạn vẫn đang bị đánh giá.

kiến thức chuyên môn và khả năng làm

trưởng bộ môn. Hãy đọc thêm bài viết của

Dạy một bài học hoặc một phần bài học:

việc trong một nhóm. Tham gia tích cực

chúng tôi về các câu hỏi phỏng vấn giảng

bạn thường sẽ được yêu cầu dạy một lớp,

vào nhóm mà không có xu hướng lấn át ý

dạy điển hình để giúp bạn có thêm sự

vì vậy hãy kiểm tra các nguồn lực tại

kiến của người khác trong thảo luận.

chuẩn bị.

trường trước khi bạn lên kế hoạch giảng

Phỏng vấn của học sinh: thường là một

Các cuộc phỏng vấn không chính thức: có

dạy. Trong cuộc phỏng vấn, bạn có thể

phần của quá trình phỏng vấn, ngay cả ở

thể là với một giáo viên có chuyên môn,

được hỏi về bài học, tập trung vào việc lập

các trường tiểu học.

trưởng bộ môn hoặc thành viên khác và có

kế hoạch, kết quả học tập, kỹ thuật đánh

thể diễn ra trong một chuyến thăm trường

giá và đánh giá bài học đã diễn ra như thế

học. Hãy thể hiện sự quan tâm của bạn

nào.

Các mẹo chuẩn bị phỏng vấn Chuẩn bị danh mục cho phỏng vấn

- Đọc lại tất cả các khía cạnh của hồ sơ xin việc của bạn (đặc biệt là các tuyên bố về sứ mệnh và các thành tích cá nhân của bạn). - Đảm bảo bạn có các ví dụ cụ thể từ kinh nghiệm để chứng minh bạn đáp ứng các

Bao gồm bằng chứng về sản phẩm của bạn

tiêu chí lựa chọn.

dưới dạng hình ảnh, báo cáo của người đào

- Đọc báo chí giáo dục để bạn có thể thảo luận về các xu hướng hiện tại và các vấn

tạo, kế hoạch bài học mẫu và v.v... Nó sẽ giúp

đề giáo dục.

hỗ trợ câu trả lời của bạn.

- Chuẩn bị một phác thảo sơ lược về các câu trả lời của bạn cho các câu hỏi mẫu.

Bạn cũng thường được yêu cầu mang theo

- Đảm bảo bạn có thể cam kết với trường cũng như với nghề dạy học nói chung.

bằng cấp/ giấy chứng nhận gốc để chứng minh

- Liên lạc trước với nhà trường nếu cần thêm thông tin cho công việc giảng dạy, bao

trình độ của bạn.

gồm kích thước lớp học, trình độ hoặc độ tuổi của học sinh. - Lên kế hoạch cho việc phỏng vấn của bạn và dành nhiều thời gian cho nó - Ăn mặc năng động, lịch sự; đặc biệt là trong buổi dạy thử.

Bạn có thể có thêm thông tin và lời khuyên trong các bài viết khác trên taonhansu.com về kỹ thuật phỏng vấn.

Khi nói đến ngày phỏng vấn của bạn, hãy nhớ rằng ấn tượng đầu tiên thực sự quan trọng. Ăn mặc thông minh và nhận thức được giao tiếp phi ngôn ngữ của bạn, bạn sẽ có một khởi đầu tốt nếu bạn mỉm cười và bắt tay khi bạn bước vào phòng.


TÁO NHÂN SỰ

16

CHỦ ĐỀ | PHƯƠNG PHÁP - KỸ THUẬT DẠY HỌC

3 VẤN ĐỀ LỚN THƯỜNG GẶP TRONG TUYỂN DỤNG GIÁO VIÊN CỦA NHÀ TRƯỜNG Tác giả: Matt Barnum Táo Nhân Sự - Tuyển dụng giáo viên Việt Nam

Hằng năm, có 15% giáo viên nghỉ việc, chuyển trường hoặc nghỉ hưu. Và đồng nghĩa với đó, mỗi năm nhà trường cũng đều tuyển dụng thêm nhiều giáo viên mới thay cho các giáo viên rời đi. Thường thì, quá trình tuyển dụng giáo viên mới đem đến cơ hội cho nhà trường để nâng cao chất lượng và tính đa dạng của đội ngũ giáo viên. Tuy nhiên, có một số nghiên cứu chỉ ra rằng, các hiệu trưởng, nhà trường và nhà quản lý cần dành thời gian để cải tiến hơn vòng tuần hoàn lặp lại hàng năm này. Đặc biệt, một số hiệu trưởng dường như chưa tận dụng được các dữ liệu có sẵn để việc lựa chọn giáo viên hiệu quả nhất; nhiều trường thậm chí không yêu cầu ứng viên dạy thử, ít chủ động trong công tác tuyển dụng giáo viên, và giáo viên thường được tuyển sau khi năm học đã bắt đầu, điều này đã được chứng minh là tác động không tốt cho kết quả học tập của học sinh.


TÁO NHÂN SỰ

17

CHỦ ĐỀ | PHƯƠNG PHÁP - KỸ THUẬT DẠY HỌC

HỆ THỐNG THÔNG TIN ĐỂ ĐÁNH GIÁ, XẾP HẠNG GIÁO VIÊN TRONG TUYỂN DỤNG CHƯA ĐƯỢC SỬ DỤNG HIỆU QUẢ Giáo viên không bắt buộc phải dạy mẫu thử, và hiệu trưởng

Một nghiên cứu khác được đưa ra trên tạp chí nghiên cứu Quản

không phải lúc nào cũng được cung cấp đầy đủ các dữ liệu về

lý giáo dục, khảo sát quá trình tuyển dụng thực tế tại 6 quận lớn

giáo viên. Giáo viên thường được đánh giá thông qua các văn

và hai trường tư thục. Đáng chú ý là khi tuyển giáo viên,

bằng, phỏng vấn và dạy thử.

khoảng một phần ba các hiệu trưởng không xem xét đến điểm

Dựa trên báo cáo của Trung tâm Vì sự tiến bộ của Mỹ - có ít

đánh giá của giáo viên. Thậm chí còn ít hơn các chuyên viên

hơn 20% của 108 quận làm phiếu điều tra yêu cầu ứng viên dạy

tuyển dụng cung cấp các dữ liệu cho hiệu trưởng, mặc dù thông

thử, hoặc trước học sinh hoặc trước hội đồng. Một phần ba của

tin có thể có sẵn.

các quận này không chắc chắn rằng các ứng viên đáp ứng được yêu cầu tuyển dụng của nhà trường.

Tỷ lệ hiệu trưởng truy cập và sử dụng các công cụ đo lường, đánh giá trong tuyển dụng giáo viên

Truy cập hệ thống thông tin nhân sự

Sử dụng dữ liệu từ hệ thống thông tin nhân sự hoặc ứng viên cung cấp

Điểm dự giờ giáo viên

39.9%

70.8%

Điểm đánh giá tổng thể giáo viên

38.1%

68.2%

35.6%

61.9%

Đo lường hiệu quả học tập của học sinh

Nguồn: Education Admin - istration Quarterly - Việt hoá: Táo Nhân Sự - taonhansu.com

Nghiên cứu viên đã thực hiện nhiều cuộc phỏng vấn chuyên

với giáo viên có học sinh thành tích kém) vẫn có mức độ tin cậy

sâu với hiệu trưởng các trường, mặc dù có rất nhiều hiệu trưởng

đáng kể.

nói rằng họ muốn biết các thông tin này, nhưng dù có sẵn

Các văn bằng, chứng chỉ là yếu tố còn lại để dự đoán khả năng

nhưng các thông tin thường không ở các định dạng quen thuộc

của giáo viên. Một nghiên cứu ở Bắc Carolina chỉ ra rằng các

với người xem. “Thậm chí khi hiệu trưởng biết rằng các số liệu

giáo viên có văn bằng có tỷ lệ ở lại trường cao hơn và làm việc

đó sẵn sàng cho họ, thì họ vẫn không hề có nhu cầu truy cập

hiệu quả hơn.

vào các dữ liệu này”, báo cáo điều tra nói.

Một vấn đề quan trọng các hiệu trưởng thường ít tiếp cận và sử

Một nghiên cứu về các trường học ở Spokane, Wash., cho thấy

dụng các thông tin này một cách thích hợp. Nghiên cứu của

quá trình phỏng vấn cấu trúc là một yếu tố dự đoán về khả năng

D.C. cho thấy các hiệu trưởng thường không quyết định tuyển

của giáo viên. Tương tự như vậy, nghiên cứu được thực hiện tại

dụng dựa trên xếp hạng phỏng vấn. Bởi có những bằng chứng

Washington, D.C., cho thấy hệ thống xếp hạng giáo viên, một

và quan niệm chung cho rằng một số giáo viên phù hợp hơn với

phần, dựa trên các bài dạy mẫu, tương quan với hiệu quả làm

một số trường nhất định. Tuy nhiên, các quận nên xem xét cung

việc của giáo viên. Mặc dù không có dấu hiệu duy nhất, cụ thể

cấp cả hỗ trợ và trách nhiệm để đảm bảo hiệu trưởng đang đưa

nào để dự đoán chắc chắn về chất lượng giáo viên, thì các biện

ra quyết định tuyển dụng khôn ngoan.

pháp đánh giá, xếp hạng giáo viên (đôi khi không công bằng


TÁO NHÂN SỰ

18

CHỦ ĐỀ | PHƯƠNG PHÁP - KỸ THUẬT DẠY HỌC

CÁC TRƯỜNG CHƯA THỰC HIỆN TỐT ĐA DẠNG GIÁO VIÊN VÀ TUYỂN DỤNG GIÁO VIÊN DA MÀU Nghiên cứu của Trung tâm vì Sự tiến bộ của Mỹ (CAP)

giấy phép của các giáo viên da màu thấp hơn). Năm

cũng cho thấy chỉ có một phần ba trong số các khu vực

ngoái, trường công lập ở Chicago thừa nhận rằng quá

được khảo sát “tích cực tuyển dụng các cá nhân thuộc

trình sàng lọc giáo viên bị phân biệt giữa các ứng viên da

dân số thiểu số”. Mặc dù có những điều tra thực tế cho

trắng và da màu.

thấy lực lượng giảng dạy chủ yếu là người da trắng, và

Như bài báo của Brookings chỉ ra, việc cải thiện quy

các học sinh da màu học tập tốt hơn từ các giáo viên da

trình tuyển dụng sẽ giúp làm thu hẹp khoảng cách đa

màu.

dạng giáo viên. Tuy nhiên, các quận nên đảm bảo rằng

Trong khi đó, một báo cáo gần dây của trường Brookings

quá trình tuyển dụng không phân biệt đối xử và lý tưởng

cho thấy các giáo viên da trắng được tuyển dụng với tỷ lệ

là cố gắng mở rộng diện tuyển dụng thông qua tiếp cận

cao hơn những người da màu hoặc gốc Tây Ban Nha.

mục tiêu.

(Điều này có thể là một phần do tỷ lệ vượt qua kỳ thi cấp QUYỀN TỰ CHỦ TUYỂN DỤNG GIÁO VIÊN CỦA HIỆU TRƯỞNG BỊ HẠN CHẾ, NHIỀU GIÁO VIÊN ĐƯỢC TUYỂN SAU KHI NĂM HỌC MỚI ĐÃ BẮT ĐẦU

Nguồn: Brown University Working Paper


TÁO NHÂN SỰ

19

CHỦ ĐỀ | PHƯƠNG PHÁP - KỸ THUẬT DẠY HỌC

Theo một nghiên cứu gần đây cho biết 18% các giáo viên

Ngoài ra, trong các nghiên cứu về Quản lý giáo dục cho

mới được tuyển sau khi năm học mới đã bắt đầu - và tỷ

thấy, các hiệu trưởng cũng bị hạn chế trong quyền tự chủ

lệ này thậm chí còn cao hơn ở các trường có thành tích

tuyển dụng giáo viên.

thấp hơn và tỷ lệ nghèo cao hơn. Dự đoán, những giáo

Một giải thích khác cho việc tuyển dụng muộn là các

viên này sẽ làm việc kém hiệu quả hơn, vì cả những tác

trường có tỷ lệ học sinh nghèo cao đơn giản là ít hấp dẫn

động gây xáo trộn lớp học giữa năm và vì các giáo viên

hơn đối với nhiều giáo viên – một phần, có lẽ, vì điều

được tuyển muộn, ít nhất là trong toán học, thường đơn

kiện làm việc kém – khiến cho việc thu hút tài năng trở

giản là ít kỹ năng hơn.

nên khó khăn. Giáo viên chỉ chuyển sang các trường

Các giáo viên được tuyển muộn cũng có khả năng nghỉ

nghèo hơn như một phương sách cuối cùng nếu họ

việc giữa chừng cao hơn. Một số nghiên cứu đã chỉ ra

không thể tìm được việc làm ở khu vực giàu có hơn. Các

mối liên kết giữa sự luân chuyển giáo viên càng nhiều thì

trường như vậy cũng có sự luân chuyển giáo viên nhiều

thành tích học tập của học sinh càng giảm.

hơn, điều đó đồng nghĩa có nhiều chỗ trống để lấp đầy,

Rất khó để xác định lý do tại sao rất nhiều giáo viên được

điều này có thể khiến việc tuyển dụng giáo viên trở nên

tuyển dụng trễ, mặc dù bài báo đưa ra một số giải thích,

nặng nền hơn đối với một số trường học nhất định.

bao gồm cả thời hạn phê duyệt ngân sách, thời gian khi

Một cách thức tiềm năng để giải quyết vấn đề này là

giáo viên được đưa ra quyết định nghỉ hưu hoặc đang

thông qua việc ký kết tiền thưởng hoặc tăng lương, điều

muốn chuyển trường, hoặc thậm chí ưu tiên tuyển dụng

này đã được chứng minh là giúp duy trì lượng giáo viên

một số giáo viên chưa tìm được việc.

ổn định và khả năng tuyển dụng giáo viên.

VẪN CÒN NHIỀU ĐIỀU CẦN TÌM HIỂU ĐỂ CHỌN RA CÁCH TUYỂN DỤNG GIÁO VIÊN HIỆU QUẢ Các nghiên cứu cho thấy sự khó khăn trong việc tuyển

Quá trình tuyển dụng giáo viên còn sơ sài, vấn đề không

giáo viên ở hàng ngàn quận và các trường bán công trên

thể đổ lỗi hoàn toàn vào trường học, thường nó còn bị

cả nước.

ràng buộc bởi nguồn tài nguyên, vì quá trình tuyển dụng

Để làm rõ, thực tế việc tuyển giáo viên không phải là một

khắt khe cần thời gian và tiền bạc – và hầu hết các tiểu

thảm họa trên toàn quốc, các nghiên cứu cho thấy một số

bang hiện phân bổ rất ít tiền cho giáo dục cho mỗi học

hiệu trưởng đặc biệt giỏi trong việc quá trình tuyển dụng,

sinh so với trước cuộc Đại suy thoái. Cuối cùng, các

trong một số trường hợp có thể tuyển được những giáo

trường phải đối mặt với các ưu tiên khác cạnh tranh khi

viên hiệu quả nhất hiện có.

đưa ra quyết định tuyển dụng.


2019

CHỦ ĐỀ | PHƯƠNG PHÁP - KỸ THUẬT DẠY HỌC

TÁO TÀI LIỆU

website: taogiaoduc.vn

C


TÁO TÀI LIỆU

20

CHỦ ĐỀ | PHƯƠNG PHÁP - KỸ THUẬT DẠY HỌC

TỔNG HỢP ĐIỂM NỔI BẬT CỦA CÁC NGHIÊN CỨU GIÁO DỤC Tác giả: Youki Terada - Táo Tài Liệu dịch

Các nhà nghiên cứu nghiên cứu về não bộ của học sinh khi học và có những cách nhìn khác về thí nghiệm marshmallow (marshmallow test), phong cách học tập (learning styles) và tư duy phát triển (growth mindset) của người học. Các nghiên cứu giáo dục tiếp tục nhắc nhở chúng ta về tác động rất lớn của giáo viên lên học sinh. Tác động vô cùng to lớn – Các nghiên cứu chúng tôi nhắc đến ở đây minh chứng các cách cụ thể trong đó các giáo viên có thể chưa và đã thực hiện giúp đỡ học sinh cảm nhận được tình cảm thân thuộc về trường học và đạt tiến bộ trong học tập. Bên cạnh đó vẫn có nhiều chỗ mà giáo dục cần cải thiện: Các nhà nghiên cứu chỉ ra rằng tỷ lệ đình chỉ và thôi học khác biệt giữa học sinh da trắng và da màu liên quan đến nhận thức của người lớn về trẻ nhiều hơn là vì hành vi của chúng. Nghiên cứu mới cũng đã điều chỉnh sự hiểu biết của chúng ta về các ý tưởng phổ biến, từ các phong cách học tập đến tư duy phát triển và thí nghiệm marshmallow. Nếu có một đặc điểm chung giữa các nghiên cứu này, thì đó là: thúc đẩy học sinh học tập và tập trung và học thuật thì không đủ. Chúng ta cũng nên suy nghĩ về học sinh – và giáo viên – được hỗ trợ tốt như thế nào?

2018


TÁO TÀI LIỆU

21

CHỦ ĐỀ | PHƯƠNG PHÁP - KỸ THUẬT DẠY HỌC

1 - Ý tưởng đơn giản nhưng hiệu quả hơn Sự thay đổi trong lớp diễn ra tuy nhỏ nhưng lại có thể mang lại lợi ích to lớn. Một nghiên cứu trong năm nay đã chỉ ra rằng việc chào đón học sinh ở cửa lớp sẽ đem lại lợi ích về cả hai mặt tâm lý và học tập: sự tham gia của học sinh tăng 20 điểm phần trăm trong khi các hành vi gây rối, mất trật tự giảm 9 điểm phần trăm - đã làm tăng thêm một giờ học tập hiệu quả trong ngày học. Một nghiên cứu chỉ ra rằng những bức tường lớp học được trang trí nặng nề có thể gây cảm giác áp đảo,

3 - Ý tưởng nghiên cứu phổ biến được xem xét lại

giảm sự tập trung và ghi nhớ của người học. Trong khi đó, với

Các nghiên cứu mới trong năm nay đã đặt câu hỏi về những phát

một sự kết hợp các công cụ học tập, các poster truyền cảm

hiện trước đó trong ba lĩnh vực nghiên cứu chính: phong cách học

hứng, và sản phẩm của học sinh có thể làm cho lớp học trở nên

tập, tư duy phát triển và các thí nghiệm của Mischel về tự kiểm

ấm áp và sống động hơn.

soát (được gọi là thí nghiệm marshmallow). Trong những gì có thể ảnh hưởng đến phong cách học tập, các nhà

việc chào đón học sinh ở cửa lớp sẽ đem lại lợi ích về cả hai mặt

tâm lý và học tập 2 - Quan sát bên trong não bộ của học sinh Chúng tôi đã tạo ra những bước đột phá đáng kể trong việc tìm hiểu khoa học học tập, chủ yếu thông qua công nghệ mang đến cái nhìn thời gian thực về những gì xảy ra trong não của một đứa trẻ khi chúng học. Ví dụ, các nhà nghiên cứu đã sử dụng hình ảnh cộng hưởng từ chức năng (fMRI) để chứng minh rằng trẻ em có kỹ năng đọc mạnh nhất cũng có nhiều tương tác hơn giữa các vùng khác nhau của não, cho thấy rằng đọc là một hoạt động toàn bộ não và sự phát triển kỹ năng đọc có thể được hưởng lợi từ cách tiếp cận đa giác quan (multisensory) như đọc to hoặc được đọc trong khi nhìn vào các từ trên trang sách. Khẳng định điều này, một nhóm các nhà nghiên cứu riêng đã sử dụng hình ảnh cộng hưởng từ (MRI) nghiên cứu mạng lưới não bộ liên quan đến quá trình xử lý các câu chuyện ở lứa tuổi mẫu giáo khi chúng được nghe người lớn đọc truyện tranh hoặc sách có hình ảnh, không có hình ảnh, và khi chúng được xem những video hoạt hình về các câu truyện. Kết quả cho thấy, mạng lưới não bộ kết nối với ngôn ngữ, hình ảnh trực quan, và học tập sẽ hấp dẫn hơn khi trẻ được nghe người lớn đọc sách truyện có hình ảnh; còn những câu truyện không có hình ảnh minh họa thì quả là khó khăn với chúng, và các video hoạt hình thì là quá tải.

nghiên cứu không tìm thấy lợi ích nào để phù hợp với một phong cách học tập của học sinh đối với cách học một khái niệm, chẳng hạn như hình ảnh hoặc ngôn ngữ. Thay vào đó, giáo viên nên tập trung vào các chiến lược đã được thử nghiệm tính chính xác như kết hợp văn bản với hình ảnh, điều này vượt trội so với việc trình bày theo một hình thức. Một phân tích tổng hợp quy mô lớn bao gồm hơn 150 nghiên cứu đặt câu hỏi về ý tưởng của Carol Dweck, rằng niền tin của một học sinh về trí thông minh, tư duy cố định hoặc phát triển có thể định hình thành công học tập của họ trong tương lai. Phân tích tổng hợp cho thấy các can thiệp về tư duy phát triển có tác động đến thành tích yếu kém của học sinh, cho dù đó là học sinh trong gia đình có thu nhập thấp và học sinh có nguy cơ (at-risk students) đã cho thấy sự cải thiện, có nghĩa là tư duy phát triển có thể giúp những người cần nó nhất. Trong nhiều thập kỷ, các thí nghiệm về khả năng tự kiểm soát của Walter Mischel, trong đó một đứa trẻ có khả năng chống lại sự hấp dẫn của một viên kẹo marshmallow sẽ dự đoán thành công của chúng khi trưởng thành, giúp chúng ta hiểu được tầm quan trọng của các kỹ năng phi nhận thức. Nhưng một nghiên cứu mới đây đã tìm thấy một lỗ hổng lớn trong thí nghiệm ban đầu: Phần lớn trẻ em tham gia thí nghiệm đều đến từ các gia đình giàu có, chúng có khả năng chống lại việc ăn kẹo không phải vì tự kiểm soát mà vì chúng sống trong căn nhà nơi mà có đầy những viên kẹo rồi. Tin mừng ở đây là các giáo viên có thể giúp đỡ tất cả học sinh xây dựng khả năng tự kiểm soát và các kỹ năng chức năng điều kiển quan trọng bởi ích lợi không bị bó hẹp trước 5 tuổi.


TÁO TÀI LIỆU

22

CHỦ ĐỀ | PHƯƠNG PHÁP - KỸ THUẬT DẠY HỌC

4 - Phân biệt chủng tộc trong trường học Các nhà nghiên cứu trong năm nay đã phát hiện rằng 40% trẻ em da đen sinh trong khoảng 1998 và 2000 những trẻ học tại các trường trong các thành phố lớn ở Mỹ đã bị đình chỉ hoặc bị đuổi trước 9 tuổi (lớp ba), so với tỷ lệ 8% trẻ da trắng gốc Tây Ban Nha hoặc các chủng tộc khác. Sự phân biệt chủng tộc ít liên quan đến hành vi của học sinh hơn so với các chính sách kỷ luật trường học và cách các giáo viên diễn giải các hành vi sai trái dẫn đến kết quả rất khác nhau cho cùng một hành vi. Các nhà nghiên cứu năm nay phát hiện ra rằng điều này một phần là do sự thiên vị ngầm: Các hành vi sai thường bị cho là thù địch nhiều hơn khi các cậu bé phạm lỗi là da đen. Chúng tôi đã chia sẻ một số ý tưởng vào đầu năm nay để chống lại sự thiên vị ngầm.

6 - Hiểu rõ về phúc lợi của giáo viên Hàng thập kỷ lương thấp và lớp học quá đông đã ảnh hưởng đến sức khỏe và sự hài lòng của giáo viên: Một nghiên cứu mới cho thấy 93% giáo viên tiểu học thường xuyên trải qua mức độ căng thẳng cao. Ngoài thời gian dài và khối lượng công việc nặng nhọc, giáo viên báo cáo cảm giác kiệt sức về cảm xúc, điều khiển bởi sự kết hợp của việc cố gắng quản lý nhu cầu cảm xúc của học sinh và cảm thấy áp lực để tăng kết quả của học sinh mà không cần nguồn lực để làm điều đó. Giáo viên ở một số bang đã đình công trong năm nay, để yêu cầu cải thiện điều kiện làm việc. Dữ

5 - Học sinh học tập qua sai lầm

liệu từ một số báo cáo mới đã giúp giải thích tại sao: Trong 20 năm qua, lương giáo viên đã giảm 2,3% (được điều chỉnh theo

Một nghiên cứu đã tìm ra rằng việc cố đoán câu trả lời - và nhận

lạm phát) trong khi lương khởi điểm của sinh viên tốt nghiệp đại

được phải hồi về mức độ đoán đúng sẽ dẫn đến tỷ lệ khắc sâu cao

học khác đã tăng 10,2% dẫn đến chênh lệch lương kỷ lục. Tuy

hơn so với việc cố gắng ghi nhớ thông tin. Khi cố gắng ghi nhớ

nhiên, mặc dù mức lương thấp hơn, giáo viên trung bình đã chi

danh sách các từ, thì những người tham gia nghiên cứu nhớ được

479 đô la tiền mặt cho các đồ dùng trong lớp. Và trong khi có ít

hơn một nửa số từ trong danh sách cho trước. Nhưng nếu họ sử

hơn một nửa giáo viên hài lòng với mức lương của họ, một phần

dụng cách tiếp cận thử-và-sai sau đó đoán những từ đó là gì và

năm vẫn cảm thấy cần phải đảm nhận công việc thứ hai, bổ sung

nhận được phản hồi về phỏng đoán đó, thì họ đã có thể nhớ được

thu nhập của họ trung bình 5.100 đô la.

8/10 từ. Đầu năm nay, chúng tôi đã thảo luận về nghiên cứu này trong bối cảnh khuyến khích học sinh tham gia vào cuộc thi hiệu quả, giúp tăng cường sự hiểu biết của họ về nội dung khóa học.

7- Tầm quan trọng của việc tập trung vào hành vi

Một nghiên cứu đã tìm ra rằng việc cố đoán câu trả lời - và nhận được phải hồi về mức độ đoán đúng sẽ dẫn đến tỷ lệ khắc sâu cao hơn so với việc cố gắng ghi nhớ thông tin.

Theo một nghiên cứu trên quy mô lớn bao gồm 574 000 học sinh lớp 9 thì hành vi của một học sinh chính là sự dự đoán về thành công tương lai tốt hơn là điểm số. Giáo viên là người giúp đỡ học sinh hình thành các hành vi đó (được đo bằng những thứ như tình trạng đi học hay đình chỉ học) gấp 10 lần trong việc cải thiện tỷ lệ tốt nghiệp và điểm số trung bình của học sinh khi giáo viên chỉ tập trung vào điểm kiểm tra.


TÁO TÀI LIỆU

23

CHỦ ĐỀ | PHƯƠNG PHÁP - KỸ THUẬT DẠY HỌC

THIẾT KẾ CHƯƠNG TRÌNH GIẢNG DẠY: PHƯƠNG HƯỚNG, MỤC ĐÍCH VÀ NHỮNG LƯU Ý Tác giả: Karen Schweitzer - Đặng Thanh Hiền dịch

Thiết kế chương trình giảng dạy là một quá trình tư duy giúp giáo viên hiểu rõ những nội dung họ dạy trên lớp và đánh giá kết quả học tập. Hầu hết việc thiết kế các chương trình giảng dạy được trình bày dưới dạng bảng hoặc ma trận. Chương trình giảng dạy

Trong khi nền giáo dục đang ngày càng

Chương trình giảng dạy

& giáo án

được tiêu chuẩn hóa, người ta cũng

có tính hệ thống

quan tâm đến chương trình giảng dạy Không nên nhầm lẫn chương trình

nhiều hơn, đặc biệt là đội ngũ giáo

Mặc dù mỗi giáo viên có thể tự viết

giảng dạy với giáo án.

viên. Họ muốn đối chiếu chương trình

chương trình cho bộ môn và lớp mà họ

Giáo án là phác thảo chi tiết những gì

giảng dạy của mình với tiêu chuẩn

dạy, việc thiết kế chương trình giảng

giáo viên sẽ dạy bao gồm cả phương

quốc gia, tiêu chuẩn của bang hoặc

dạy hiệu quả nhất vẫn phải đặt trong

pháp dạy và những phương tiện dạy

thậm chí với chương trình giảng dạy

một hệ thống. Nói cách khác, cần phải

học được sử dụng trong giờ dạy. Hầu

của các giáo viên dạy cùng chuyên

có một chương trình giảng dạy thống

hết các giáo án được viết cho một

môn và cùng cấp lớp. Một chương

nhất trong toàn trường để đảm bảo sự

khoảng thời gian ngắn, chẳng hạn như

trình giảng dạy hoàn chỉnh cho phép

liên tục của việc giảng dạy. Phương

một ngày hoặc một tuần. Trái lại,

giáo viên phân tích hoặc giảng dạy

pháp tiếp cận hệ thống này nên có sự

chương trình giảng dạy cung cấp một

những điều mà chính họ hoặc người

hợp tác của tập thể giáo viên trong

bản kế hoạch tổng quan dài hạn về

khác đã kiểm chứng. Các chương trình

trường.

những gì sẽ được giảng dạy. Chương

giảng dạy cũng có thể được sử dụng

Lợi ích chính của việc thiết kế chương

trình giảng dạy cũng có thể được viết

như một công cụ nhằm định hình việc

trình có hệ thống là sự cải tiến theo

cho cả một năm học.

dạy học trong tương lai.

chiều ngang, chiều dọc của bộ môn và

Ngoài việc hỗ trợ quá trình tư duy và

tích hợp liên môn:

Mục đích

Trong khi nền giáo dục đang ngày càng được tiêu chuẩn hóa, người ta cũng quan tâm đến chương trình giảng dạy nhiều hơn, đặc biệt là đội ngũ

giáo viên.

giao tiếp của giáo viên, việc thiết kế chương trình giúp cải tiến đồng bộ các cấp lớp, do đó tăng khả năng bám sát

- Liên kết theo chiều ngang

chương trình hoặc đạt kết quả tốt ở học

Chương trình giảng dạy theo chiều

sinh. Ví dụ, nếu tất cả các giáo viên

ngang sẽ chặt chẽ khi nó được đối

trong một chương trình trung học cơ sở

chiếu ở các cấp độ bài học, khóa

thiết kế một chương trình cho môn

học hoặc lớp. Ví dụ, đối chiếu kết

Toán, giáo viên của mỗi lớp có thể tham khảo chương trình của nhau và xác định những lĩnh vực mà họ có thể cải thiện. Điều này cũng rất tốt cho việc giảng dạy tích hợp liên môn.

quả học tập của một lớp Đại số 10 tại một trường công lập ở Tennessee với một trường khác ở Maine cho thấy sự tương đồng về chương trình giảng dạy.


TÁO TÀI LIỆU

24

CHỦ ĐỀ | PHƯƠNG PHÁP - KỸ THUẬT DẠY HỌC

- Liên kết theo chiều dọc Chương trình giảng dạy theo chiều dọc sẽ chặt chẽ khi được sắp xếp hợp lý. Nói cách khác, một bài học, khóa học hoặc cấp lớp sẽ trang bị cho học sinh những gì cần thiết để học lên những bài học, khóa học, hoặc lớp tiếp theo.

Lưu ý

- Liên kết trong bộ môn

Những lời khuyên dưới đây sẽ có ích cho

Chương trình giảng dạy sẽ chặt

bạn trong quá trình thiết kế chương trình

chẽ trong phạm vi môn học khi học sinh nhận được sự hướng

giảng dạy:

dẫn như nhau và học các chủ

- Dữ liệu xác thực: Tất cả các thông tin

đề giống nhau giữa các lớp

trong chương trình giảng dạy nên phản

trong cùng một môn học. Ví dụ, nếu một trường có ba giáo viên

ánh chân thực những gì xảy ra trong lớp

khác nhau dạy học sinh lớp 9,

học, không phải những gì sẽ xảy ra hoặc

kết quả học tập nên được đối chiếu trong mỗi lớp chứ không phụ thuộc vào giáo viên.

những gì bạn muốn xảy ra. - Cung cấp thông tin ở tầm vĩ mô. Bạn không cần đưa thông tin chi tiết hoặc cụ

- Liên kết liên môn

thể về giáo án hàng ngày.

Chương trình giảng dạy sẽ chặt

- Đảm bảo kết quả học tập là chính xác, có

chẽ khi giáo viên của nhiều lĩnh vực chuyên môn (như Toán,

thể đo đếm được và xác định rõ ràng.

Tiếng Anh, Khoa học, Lịch sử)

- Sử dụng các động từ hành động theo

làm việc cùng nhau để cải thiện các kỹ năng liên môn (ví dụ:

thang phân loại của Bloom để mô tả kết

đọc, viết, tư duy phê phán) mà

quả học tập. Ví dụ: xác định, mô tả, giải

học sinh cần để học tốt tất cả

thích, đánh giá, dự đoán và xây dựng.

các lớp và bộ môn.

- Giải thích quá trình dẫn đến kết quả học tập của học sinh và đánh giá. - Cân nhắc việc sử dụng phần mềm hoặc một số công nghệ khác để thiết kế chương trình giảng dạy dễ dàng và đỡ tốn thời gian hơn.


2019

CHỦ ĐỀ | PHƯƠNG PHÁP - KỸ THUẬT DẠY HỌC

TÁO TRƯỜNG HỌC website: taogiaoduc.vn

D


TÁO TRƯỜNG HỌC

25

CHỦ ĐỀ | PHƯƠNG PHÁP - KỸ THUẬT DẠY HỌC

THƯ GỬI PHỤ HUYNH “TÔI KHÔNG THỂ LÀM ĐIỀU ĐÓ MỘT MÌNH” Maureen Downey - Nguyễn Hữu Long dịch

Có rất nhiều nỗ lực khắc phục những căn bệnh của hệ thống giáo dục của chúng ta nhưng dường như sẽ là vô ích khi một vấn đề cốt lõi chưa được quan tâm là cha mẹ. Mỗi năm, tôi thấy những ảnh hưởng tích cực của sự tham gia mạnh mẽ của phụ huynh vào kết quả giáo dục học sinh. Ngược lại, tôi thấy những ảnh hưởng tiêu cực khi cha mẹ không quan tâm đến giáo dục con cái. Tôi không thể giảng dạy hiệu quả học sinh trên lớp nếu cha mẹ không ưu tiên giáo dục từ chính căn nhà của họ. Nó giống như khi một phụ huynh mang một đứa trẻ đến bác sĩ để khám và điều trị bệnh. Phụ huynh phải hỗ trợ các khuyến cáo của bác sĩ, cùng với việc ưu tiên chăm sóc sức khoẻ khi trở về nhà, để trẻ có thể bình phục. Cha mẹ phải đặt trọng tâm vào vai trò và trách nhiệm của bản thân mình trong việc giáo dục con cái để giúp các giáo viên tìm kiếm giải pháp từ đó mang đến một nền giáo dục có chất lượng cho học sinh. Giáo viên đơn giản không thể làm điều đó một mình .. Một giáo viên chia sẻ lá thư gửi cho phụ huynh học sinh. Đây là nội dung bức thư:

Nhưng tôi không thể làm điều đó một mình. Tôi không phải là cha mẹ. Tôi không thể đảm bảo rằng con bạn được nghỉ ngơi đầy đủ vào buổi tối và một chế độ ăn uống lành mạnh. Tôi

Quý vị phụ huynh thân mến, Tôi là một nhà giáo dục. Tôi có thể tạo ra một môi trường học tập an toàn và kích thích tư duy cho con. Tôi có thể khuyến khích và hỗ trợ con của bạn thông qua quá

không thể đảm bảo rằng con bạn đúng giờ đến trường và chỉ nghỉ học khi thực sự cần thiết. Tôi không thể giáo dục con ở nhà. Tôi không thể cung cấp cho con của bạn một môi trường gia đình có nền tảng văn chương, học thuật. Tôi không thể giới hạn thời gian

trình học tập. Tôi có thể dạy cho con mình suy nghĩ một

con chơi điện tử hoặc lướt các trang mạng xã hội. Tôi không thể

cách sáng tạo và sáng tạo. Tôi có thể dạy con một cách

thấm nhuần giá trị của một nền giáo dục cho con bạn như bạn có

hiệu quả chương trình học bắt buộc. Tôi có thể thử thách trí tuệ của con. Tôi có thể xác định điểm mạnh và điểm yếu của từng học sinh. Tôi có thể củng cố những điểm yếu và xây dựng trên các thế mạnh. Tôi có thể phát triển một mối quan hệ tin tưởng và tôn trọng với con của bạn. Tôi có thể cố gắng để xây dựng một mối quan hệ cha mẹ /

thể. Tôi không thể biết được tác động của các vấn đề về kỷ luật ảnh hưởng đến việc học của con bạn. Tôi không thể buộc bạn tham dự các hội thảo về việc làm thế nào chúng ta có thể phối hợp cùng nhau để tối đa hóa tiềm năng của con. Tôi không thể chứng minh cho con thầy bạn rằng cô và bố mẹ con luôn đồng hành cùng con, chúng ta hoạt động cùng nhau vì lợi ích tốt nhất của con.

giáo viên hiệu quả. Tôi có thể tạo nên những trải nghiệm

Thành thật mà nói, nếu không có sự hợp tác của bạn, tôi đang chiến

giáo dục tích cực cho con. Con của bạn sẽ rời khỏi lớp

đấu một trận chiến đầy thử thách, khó khăn trong việc giáo dục con.

học của tôi với những kiến thức cần thiết để chuẩn bị tốt

Hãy hiểu và nhận thấy vai trò to lớn của bản thân bạn trong việc tạo

cho con đường học tập trong tương lai.

nên những thành công trong quá trình giáo dục con. Trân trọng, Giáo viên của con


TÁO TRƯỜNG HỌC

26

CHỦ ĐỀ | PHƯƠNG PHÁP - KỸ THUẬT DẠY HỌC

CÁC GIÁO VIÊN ĐANG GIẢNG DẠY NHƯ THẾ NÀO? Tác giả: Robert Kennedy - Táo Trường học dịch

“Các giáo viên đang giảng dạy như thế nào?” là câu hỏi mà phụ huynh cần phải đặt ra khi đánh giá các trường học của con. Câu hỏi này xuất hiện kể từ khi bắt đầu cân nhắc việc cho con học trường tư. Nó liên quan đến hầu hết mọi giai đoạn của quá trình chọn trường, và cực kỳ quan trọng khi bạn ra quyết định xem có cho con học trường học này hay không. Hãy trả lời một cách thận trọng. Bạn có thể hỏi nhân viên tuyển sinh về cách thức giảng dạy của nhà trường. Họ rất chuyên nghiệp và sẽ cho bạn một lời giải thích chi tiết. Hơn nữa, tôi khuyên bạn nên đặt câu hỏi giống hệt nhau tại mỗi trường bạn đến thăm. Sau đó, bạn có thể so sánh câu trả lời của các trường. Cho dù bạn đang chọn trường mẫu giáo, trường tiểu học, trung học cơ sở hoặc trung học phổ thông, cách giáo viên dạy cũng quan trọng như những gì họ dạy.

Đặt nền tảng cho giáo dục Hãy xem xét ba lĩnh vực đáng quan tâm mà chúng ta – các bậc cha mẹ – phải đối mặt bên ngoài lớp học, khi nuôi dạy con cái

Khi bạn xem chương trình giảng dạy của mỗi

của mình. Từ thuở ấu thơ, chúng ta đã kiểm soát những gì chúng

trường, hãy tìm hiểu và làm quen những chương

ta dạy con. Chúng ta đã định hình suy nghĩ của con mình cho đến

trình đó. Đảm bảo rằng mọi thứ phù hợp với yêu cầu

thời điểm chúng đi học mẫu giáo. Ở trường, mọi thứ thay đổi khi

và kỳ vọng của bạn.

con được học một người khác và tương tác với những đứa trẻ khác. Ba lĩnh vực sau đây phụ thuộc lẫn nhau, bổ sung và giao thoa với nhau. Chúng tạo thành nền tảng của việc giảng dạy hiệu quả trong lớp học.


TÁO TRƯỜNG HỌC

27

CHỦ ĐỀ | PHƯƠNG PHÁP - KỸ THUẬT DẠY HỌC

Phát triển kỹ năng giải quyết vấn đề STEM (khoa học, công nghệ, kỹ thuật và toán học) là một phần rất quan trọng trong quá trình giáo dục con bạn. Toán học và Khoa học dạy con cách giải quyết vấn đề. Với sự hướng dẫn đúng đắn của giáo viên, con sẽ phát triển những kỹ năng giải quyết vấn đề có thể áp dụng và được đánh giá cao trong cuộc sống sau này. Cho

Phát triển tư duy phê phán Dạy viết để trẻ biết ghi lại các sự kiện, cảm xúc, ý tưởng và thông tin. Việc tổ chức các tài liệu và sự kiện giúp một đứa trẻ hiểu được lượng thông tin khổng lồ. Dạy viết để trẻ biết cách thể hiện bản

dù bạn đang chọn trường tiểu học, trung học cơ sở hay trung học phổ thông, hãy tìm hiểu cách thức dạy Toán và Khoa học. Tư duy phê phán và giải quyết vấn đề là những kỹ năng phát triển mạnh trong lớp học. Học vẹt, theo tôi, là không hiệu quả. Quan sát một hoặc hai lớp. Việc dạy học có sự tương tác không?

thân. Vì tạo lập văn bản là một kỹ năng quan trọng nên bạn cần xem xét kỹ lưỡng cách trường học dạy viết. Cá nhân tôi thấy rằng thật lỗi thời nếu dạy viết chỉ là sử dụng bút và giấy. Tôi cũng hiểu biết về công nghệ và nhận thức rõ rằng trẻ em thế kỷ XXI cần biết cách dùng máy tính bảng, máy tính xách tay hoặc máy tính để bàn. Tìm hiểu xem mỗi trường học dạy tạo lập văn bản như thế nào. Trong chương trình giảng dạy, viết là một kỹ năng quan trọng. Đọc là một kỹ năng khác cần được dạy từ sớm và hiệu quả. Bạn cần đảm bảo rằng con được học một giáo viên có kỹ năng đọc ở lớp mẫu giáo và tiểu học. Hãy nhớ rằng: Con không chỉ phải biết mặt chữ mà quan trọng hơn, con cần nuôi dưỡng một tình yêu đọc sách. Một giáo viên hiệu quả sẽ giúp con đạt được mục tiêu đó, cùng với sự hỗ trợ và hợp tác của bạn. Điều đó có nghĩa là bạn phải tắt TV, hạn chế trò chơi điện tử, máy nghe nhạc, điện thoại di động và các thiết bị tương tự. Thật không may, những thiết bị đó có xu hướng thúc đẩy sự thụ động chứ không phải tư duy phê phán. Một lần nữa, tôi là người lỗi thời. Tôi muốn con tôi học đọc thông

Phát triển sự tự tin Khi một đứa trẻ khám phá thế giới xung quanh mình và cố gắng hiểu được những gì con đang học, con cần được giáo viên hướng dẫn và hình thành quá trình đó một cách nhẹ nhàng. Một giáo viên quá khắt khe và độc đoán sẽ làm tổn hại đến sự tự tin của trẻ. Cách tiếp cận tích cực là điều cần thiết. Phong cách giảng dạy như thế nào sẽ phát triển sự tự tin của con bạn? Khi con học đọc và viết, con phát triển tư duy phê phán của bản thân. Con cũng có thể đưa ra một số ý tưởng và cách tiếp cận sáng tạo. Đây là lý do tại sao giáo viên của con phải có khả năng khơi dậy sự khi cần và nhẹ nhàng hướng dẫn con khi con đi chệch hướng. Dạy như thế nào cũng quan trọng không kém những gì được dạy. Đó là lý do tại sao việc quan sát các lớp học là rất quan trọng khi bạn đến thăm các trường trong danh sách ngắn của bạn.

qua sách giấy. Tôi muốn con tận dụng tất cả các thành phần của

Quan sát các lớp học

một cuốn sách giấy. Tôi và các con tôi lớn lên với thói quen đến

Hầu hết các trường tư sẽ sắp xếp cho bạn quan sát một lớp học nếu

thư viện hàng tuần. Có khi ngày nào chúng tôi cũng đến. Tôi nhớ

bạn đến thăm trường đúng ngày học. Bạn chỉ được phép ở lại một

ngày xưa, tôi đi bộ từ trường cấp Hai về nhà; trên đường, tôi ghé

vài phút và tất nhiên, bạn không được gây ồn ào ảnh hưởng đến lớp

qua thư viện và đọc sách. Đó là những gì chúng tôi đã làm thời đó.

học. Nếu lịch trình không cho phép bạn quan sát một lớp học, đừng

Mặt khác, tôi nghĩ rằng đọc sách trên Kindle hoặc iPad cũng là ý

lo lắng. Giả sử, bạn đã biết được triết lý giảng dạy của nhà trường,

tưởng tuyệt vời. Tất cả các sách yêu thích của con bạn sẽ được lưu

bạn không nhất thiết phải quan sát lớp học. Mặt khác, nếu yêu cầu

trữ an toàn trên thiết bị di động. Cho dù con ở đâu, miễn là có máy

quan sát một lớp học của bạn bị loại bỏ không lý do, tôi khuyên bạn

tính bảng, con có thể đọc cuốn sách mới nhất hoặc tận hưởng một

nên tìm một trường khác cho con. Bạn có thể gọi điện cho nhà

cuốn sách cũ của mình.

trường để biết tại sao họ lại hành động một cách tùy ý như vậy.


TÁO TRƯỜNG HỌC

28

CHỦ ĐỀ | PHƯƠNG PHÁP - KỸ THUẬT DẠY HỌC

CHA MẸ HỌC SINH VÀ GIÁO DỤC Tác giả: Melissa Kelly - Táo Trường học dịch

Các bậc cha mẹ đóng vai trò to lớn trong quá trình giáo dục của con em mình. Phần lớn sự tác động của phụ huynh đều thể

Cha mẹ học sinh cản trở sự giáo dục như thế nào?

hiện qua thái độ đối với giáo dục và trường học. Trích dẫn sau đây từ cuốn sách “Giáo viên và trường học” xuất bản năm

Gia đình của học sinh có thể cản trở sự giáo

1910 nó có thể đã cũ nhưng vẫn đúng cho đến ngày hôm nay:

tiếp. Tôi đã nhiều lần tình cờ nghe các bậc cha

dục của con trẻ theo cách trực tiếp hoặc gián mẹ nói chuyện với con về trường học hoặc

Nếu các bậc cha mẹ ở bất kỳ cộng đồng nào đang thờ ơ với lợi ích tốt nhất và quá trình đào tạo thích hợp dành cho con em

giáo viên theo kiểu phê phán, hạ bệ. Ví dụ, tôi từng nghe có cha mẹ nói với con rằng không phải nghe lời giáo viên vì giáo viên toàn nói

họ, nếu họ gửi gắm một người không phù hợp lên làm quản lý

sai.

nhà trường, nếu họ cho phép các cuộc tranh cãi vụn vặt và

khi nghe con nài nỉ kiểu như “Mẹ ơi, mới nghỉ

đấu đá lẫn nhau can thiệp vào quá trình quản lý của nhà trường, nếu họ chấp nhận vận hành nhà trường với điều kiện

Tôi cũng biết có cha mẹ cho phép con trốn học Tết xong mà mẹ”… Ngoài ra cha mẹ còn cản trở giáo dục theo nhiều cách gián tiếp khác: cho phép con phàn

cơ sở vật chất nghèo nàn, nếu họ khuyến khích con em đi học

nàn về giáo dục mà không cố gắng chỉ ra cho

muộn, buổi có buổi không và dễ dãi với sự bất trị của trẻ, thì

tình khi con đổ lỗi cho giáo viên về hành vi mà

hệ quả là các trường học sẽ cho ra lò những sản phẩm là thói lười biếng, năng lực kém, coi thường pháp luật, thậm chí là vô đạo đức.

con thấy những ưu điểm của giáo dục, đồng con làm sai. Thực tế, nếu chỉ đơn giản hỗ trợ con mình mà không tìm hiểu cặn kẽ đã chỉ trích giáo viên làm sai có thể khiến học sinh mất đi sự tôn trọng đối với trường học. Tôi không có ý nói rằng giáo viên luôn đúng. Tôi muốn nói về

Nói cách khác, ngoài việc đồng hành và giúp đỡ khi con em

một tình huống mà mình đã trải nghiệm vào

gặp khó khăn, cha mẹ còn cần bày tỏ ý kiến về trường học và

tôi ngay trên lớp. Đó là lần đầu tiên tôi thấy

giáo dục. Nếu họ hỗ trợ giáo viên, trường học và quá trình học tập nói chung, thì học sinh sẽ có nhiều cơ hội thành công hơn.

năm đầu đi dạy. Một học sinh nói lời xúc phạm một học sinh có vấn đề về hành vi như vậy. Tôi đã viết một lá đơn kiến nghị kỷ luật học sinh này. Chiều hôm đó, tôi nhận được điện thoại từ

Tất nhiên còn nhiều yếu tố tác động khác nhưng để tạo điều

mẹ học sinh. Lời đầu tiên mà người mẹ ấy nói

kiện thuận lợi nhất cho con, họ cần hiểu rằng học tập và cho

với tôi đó là: “Cô đã làm gì KHIẾN con tôi

trẻ đến trường là điều tích cực.

dạy con như thế nào.

phải nói cô như thế?” Tôi không hiểu cô ấy


TÁO TRƯỜNG HỌC

29

CHỦ ĐỀ | PHƯƠNG PHÁP - KỸ THUẬT DẠY HỌC

Cha mẹ học sinh hỗ trợ sự giáo dục như thế nào? Học sinh có thể tự vận động để đóng góp vào nền giáo dục nói chung. Hiển nhiên là các con sẽ kêu ca phàn nàn. Khi đó, cha mẹ có thể lắng nghe nhưng cần hạn chế việc vào hùa với con để chỉ trích. Thay vào đó, họ có thể lí giải tại sao trường học lại quan trọng và khuyên con nên làm thế nào để trường học vận hành tốt hơn. Thực tế cho thấy cha mẹ không nên tin mọi điều học sinh nói. Tất cả trẻ em, ngay cả những người trung thực, cũng có thể nói dối hoặc vô tình lái sự việc theo chiều hướng nào đó. Là một giáo viên, chúng ta lại càng phải tỉnh táo, nếu một học sinh gặp rắc rối với mình, điều quan trọng là phải nắm bắt trọn vẹn các tình tiết sự việc. Tôi cũng làm cha làm mẹ nên tôi hiểu rằng: Khi đón con từ trường trở về nhà, cha mẹ nào cũng đinh ninh “Con tôi không bao giờ nói dối”. Tuy nhiên, họ không nên chỉ nghe con kể về lời buộc tội của giáo viên mà cần phải đến gặp trực tiếp để nghe giáo viên trình bày lại sự việc. Sự hỗ trợ đối với trường học chỉ đơn giản là phụ huynh hãy có thái độ tích cực đối với giáo dục nói chung. Ở đâu cũng có giáo viên tốt và không tốt. Nếu bạn có vấn đề với giáo viên của con mình, điều quan trọng là phải đến trường và có một cuộc trao đổi giữa phụ huynh và giáo viên. Bạn thậm chí còn cần phải trao đổi về thực trạng rằng không phải tất cả giáo viên đều phù hợp với con mình và hỗ trợ thêm cho họ. Bằng cách hỗ trợ quá trình giáo dục trong các nhà trường, phụ huynh sẽ đưa ra những thông điệp tích cực cho con và các con sẽ có thêm động lực để đến trường và yêu thích công việc học tập.


2019

CHỦ ĐỀ | PHƯƠNG PHÁP - KỸ THUẬT DẠY HỌC

GIÁO VIÊN HẠNH PHÚC website: taogiaoduc.vn

E


GIÁO VIÊN HẠNH PHÚC

30

CHỦ ĐỀ | PHƯƠNG PHÁP - KỸ THUẬT DẠY HỌC

“Tôi đã nhìn thấy rất nhiều bài viết do chính các giáo viên và những người làm trong ngành giáo dục giải thích lí do tại sao họ không bao giờ chọn nghề giáo. Đôi khi mọi người cho rằng nghề giáo là lựa chọn sai lầm trong cuộc đời là “chuột chạy cùng sào” là lựa chọn bần cùng bất đắc dĩ… Có ba vạn chín nghìn lí do để bạn không chọn nghề dạy học để bạn xa lánh, ruồng rẫy thậm chí là nguyền rủa căm thù nó… Tôi hiểu những gì đang xảy ra và tôi thấy đó cũng là điều bình thường như chuyện thường ngày ở huyện..”

GỬI CÁC THẦY CÔ GIÁO TƯƠNG LAI: ĐỪNG SỢ, HÃY CỨ LÀM ĐI... Tác giả: Nguyễn Hữu Long

Tôi đã nhìn thấy rất nhiều bài viết do chính các giáo viên và những

Và tôi muốn nói rằng:

người làm trong ngành giáo dục giải thích lí do tại sao họ không

Nếu bạn là một học sinh phổ thông đang lựa chọn nghề nghiệp, bạn

bao giờ chọn nghề giáo. Đôi khi mọi người cho rằng nghề giáo là

đang băn khoăn giữa hai lựa chọn trở thành một luật sư hoặc là một

lựa chọn sai lầm trong cuộc đời là “chuột chạy cùng sào” là lựa

giáo viên. Cả hai nghề nghiệp đều hấp dẫn đối với bạn, thì tôi

chọn bần cùng bất đắc dĩ… Có ba vạn chín nghìn lí do để bạn

khuyên bạn hãy trở thành một luật sư. Bạn sẽ kiếm được nhiều tiền

không chọn nghề dạy học để bạn xa lánh, ruồng rẫy thậm chí là

hơn và có cuộc sống tự do, thoải mái hơn và chắc chắn bạn sẽ có

nguyền rủa căm thù nó… Tôi hiểu những gì đang xảy ra và tôi thấy

thể tạo sự khác biệt hơn trong chính cuộc sống của bạn. Nếu bạn

đó cũng là điều bình thường như chuyện thường ngày ở huyện.

lưỡng lự giữa lựa chọn là một kĩ sư hoặc một giáo viên khi bạn

Trong bối cảnh những gì đang xảy ra trước mắt chỉ toàn là những

thích cả hai thì bạn hãy chọn là một kĩ sư vì nó sẽ mang lại cho bạn

điều tệ hại: áp lực công việc nặng nề, đổi mới liên miên, thu nhập

một tương lai tươi sáng.

thấp, thiếu sự tôn trọng, những kì vọng quá cao và không thực tế

Nhưng có lẽ đó vẫn không phải là tình huống khiến bạn cảm thấy

của phụ huynh,… Có lẽ tôi sẽ trở thành kẻ ảo tưởng, viển vông hay

khó khăn trong việc đưa ra lựa chọn. Một tình huống “trớ trêu” hơn

nhẹ nhàng hơn thì gọi là thiếu thực tế khi nói về công việc dạy học

nhiều lần đó là khi bạn thực sự mong muốn trở thành một giáo viên,

với những người trẻ bằng thái độ tích cực.

nhưng bạn sợ hãi bởi vì mọi người nói với bạn rằng, đừng có chọn,

Những đòi hỏi đổi mới đang đặt ra cấp thiết. Một cuộc cách mạng

mày sẽ thất nghiệp cho mà xem, muốn có việc làm phải vài trăm củ,

thực sự đang diễn ra, mạnh mẽ và có sức sống hơn bất kì cuộc cải

hay giáo viên vừa nhàm chán vừa mệt mỏi,… Những câu nói đó cứ

cách giáo dục trước đây. Tất cả đang đặt vào tay chúng ta - những

văng vẳng bên tai khiến mạnh muốn đi nhưng lại dừng lại, bạn như

người đã và sẽ lựa chọn công việc giảng dạy như là sự nghiệp trong

con chim đã nhìn thấy bầu trời cao rộng mà nấn ná chẳng dám bay

suốt cuộc đời. Đã từng là một giảng viên, là người làm công việc

đi vì những nỗi lo sợ. Bạn nghĩ đến ước mơ của mình từ khi còn

đào tạo và hỗ trợ các thầy cô giáo, tôi nhận thấy một sự chán nản,

nhỏ, với mong muốn được cầm phấn, cầm bút giống như thầy cô

mệt mỏi và mất niềm tin hiện hữu nơi ánh mắt của các bạn sinh viên

của mình đứng trên bục giảng mỗi ngày lên lớp. Nhưng giờ đây

sư phạm. Ánh mắt hoang mang, lo lắng, khắc khoải, chờ mong…

những điều đó lại khiến bạn cảm thấy sợ hãi, thực sự sợ hãi…


GIÁO VIÊN HẠNH PHÚC

31

CHỦ ĐỀ | PHƯƠNG PHÁP - KỸ THUẬT DẠY HỌC

Thật tồi tệ là những gì bạn nghe được lại là sự thật, thật 100% chứ

nghĩ. Nếu bạn muốn một công việc sẽ làm cho bạn giàu có về mặt

chẳng phải là nói chơi hay dọa dẫm. Cho dù bạn là giáo viên ở cấp

tâm hồn và khiến bạn không ngừng nỗ lực, học hỏi, phát triển bản

học nào, trường công hay trường tư bạn đều sẽ phải đối phó với

thân thì dạy học chính là công việc như vậy.

những điều khiến bạn khó chịu, vì sổ sách giấy tờ, vì áp lực bài vở,

Tôi biết bạn nghe rất nhiều về những điều tồi tệ trong công việc dạy

vì thi đua khen thưởng, vì phụ huynh “trực thăng”, vì đổi mới nửa

học. Đôi khi bạn thấy rằng mình đang làm một công việc khủng

chừng hay vì cả những hiệu trưởng “chẳng hiểu gì về việc dạy

khiếp. Có những lúc bạn gặp sai lầm trong công việc giảng dạy, bạn

học”. Và bạn sẽ phải đối mặt với tất cả những điều đó hàng ngày,

không quản lí được lớp học, bạn thấy bị căng thẳng nặng nề… Đôi

hàng tháng, hàng năm. Bạn sẽ thấy những đổi mới cải cách nghe

khi bạn nhận thấy rằng năm học vừa qua là một thảm họa. Nhưng

thật mới mẻ và đầy nhân văn nhưng ngay ngày mai bạn lại không

khác với các nghề nghiệp khác, khi là giáo viên bạn vẫn có thể bắt

có đủ các điều kiện tối thiểu cho việc dạy học. Bạn được dạy rằng,

đầu lại vào tháng 9 hàng năm. Bạn lại được giao một lớp mới, được

dạy học cho phép đứa trẻ được sai lầm và học từ sai lầm nhưng chỉ

đón những học sinh mới và lại có cơ hội tái tạo bản thân và lớp học

tiêu năm nay các con thi tốt nghiệp vẫn phải đạt 100% và “hiệu

của mình. Nếu muốn được thử những điều mới và hoàn toàn sáng

trưởng”, phụ huynh nói với bạn rằng, đứa trẻ không phải là công cụ

tạo thì việc giảng dạy sẽ mang đến cho bạn điều đó.

để thầy cô thử sai. Thế đấy… Nhưng chẳng nhẽ nghề dạy học của chúng ta lại bi đát đến vậy, nói

Đừng sợ tất cả những điều mọi người nói với bạn về việc dạy học.

vậy chẳng nhẽ không còn chút niềm vui nào từ công việc này ư. Ồ

Hay đúng hơn, hãy sợ nhưng hãy cứ làm đi. Nó là như vậy đó, rất

chắc chắn là có chứ, tôi biết rằng ít nhất khi bạn là giáo viên bạn

khó, rất khổ và nhiều chướng ngại. Nhưng tôi biết bạn sẽ làm được

vẫn có một kì nghỉ hè (dù dài hay ngắn, trọn vẹn hay không) và bạn

điều đó, vì bạn là một giáo viên, bạn có đủ niềm tin, sức mạnh và

vẫn có một quãng thời gian để làm những điều mà mình muốn, có

tình yêu thương. Vì học sinh cần bạn, phụ huynh cần bạn, trường

một quãng thời gian để nghỉ ngơi, xả hơi, lấy lại sức lực sau một

học cần bạn, nền giáo dục này cần bạn và cả xã hội này cần bạn.

năm học mệt mỏi đến kiệt sức. Và cho dù công việc có tồi tệ đến thế nào đi chăng nữa. Cho dù bạn

Và điều cuối cùng mà tôi muốn nói, cho dù điều gì dẫn dắt bạn đến

có đang bị kìm kẹp, ràng buộc bằng đủ các loại áp lực đến từ sếp,

với việc dạy học đi chăng nữa nhưng hãy nhớ rằng những việc bạn

đồng nghiệp, phụ huynh thì mỗi khi bước qua cánh cửa lớp học,

làm không hẳn vì học sinh, phụ huynh, nhà trường hay xã hội. Bạn

bạn sẽ được tự do. Bạn sẽ tạo ra một thế giới của riêng bạn và học

làm công việc này vì chính bạn vì sứ mệnh mà bạn đang mang, vì

sinh của bạn. Đó là thế giới của tình yêu thương, của một nơi thực

những gì mà bạn tin tưởng và theo đuổi. Có hàng trăm lý do để

sự gian an toàn cho phép được trẻ được học những điều mới mẻ.

người ta không chọn công việc giáo viên, nhưng chỉ là một lí do

Bạn dạy học sinh cách để học được từ những sai lầm, biết chấp

khiến cho người ta tiếp tục làm công việc này. Vì dạy học là sứ

nhận rủi ro và thất bại để khôn lớn và trưởng thành. Bạn dạy học

mệnh của cuộc đời và chúng ta không thể tưởng tượng được bất kỳ

sinh biết cách hỗ trợ lẫn nhau, hợp tác làm việc cùng nhau để mang

cuộc sống nào khác ngoài nó.

đến những ý tưởng mới, sáng tạo và độc đáo. Bạn làm cho lớp học trở thành một vương quốc với những niềm tin, giá trị những quy tắc và cách hành xử và mỗi ngày bạn lại cùng với học sinh của mình xây dựng và bồi đắp. Bạn sẽ đạt đến những giới hạn của sự kiên nhẫn và đồng cảm. Bạn kiên nhẫn mỗi ngày, mỗi tuần với mỗi học sinh và lớp học. Bạn sẽ thấy những giới hạn đó ngày càng mở rộng và kéo dài hơn bạn

Bạn làm công việc này vì chính bạn vì sứ mệnh mà bạn đang mang, vì những gì mà bạn tin tưởng và theo đuổi.


GIÁO VIÊN HẠNH PHÚC

32

CHỦ ĐỀ | PHƯƠNG PHÁP - KỸ THUẬT DẠY HỌC

7 CÁCH ĐƠN GIẢN ĐỂ GIÁO VIÊN THỰC HÀNH CHÁNH NIỆM Ở TRƯỜNG Tác giả: Elizabeth Mulvahill - Lê Hải Thanh dịch

Dạy học là một chuỗi công việc nối tiếp công việc. Các ngày được phủ kín bởi những danh sách to-do-list gồm những bài học, bài kiểm tra, họp hành và những việc không tên khác, đó là còn chưa kể đến việc chăm sóc và quan tâm đến hàng chục đứa trẻ mọi lúc. Với ngần ấy những đòi hỏi của công việc, thì chẳng mấy khó hiểu tại

1. Hít thở

sao giáo viên luôn cảm thấy kiệt sức và mất cân bằng. Một

Điều này nghe có vẻ thật lạ, nhưng đôi khi chúng ta bị cuốn

trong những cách giúp giáo viên giữ sức khỏe là thiết lập

theo công việc mà quên đi việc hít thở. Hay nói đúng hơn,

những khoảng thời gian nghỉ ngắn hoàn toàn để thực hành

chúng ta bắt gặp bản thân chúng ta trong những nhịp thở

chánh niệm trong buổi làm việc. Khi chúng ta thực hành

nông khiến cho cho thể và trí óc thiết hụt lượng oxy cần

chánh niệm, chúng ta đã “nhấn nút tạm dừng” công việc

thiết phải có để hoạt động tốt. Nếu bạn thấy mình trong tình

một cách có chủ ý và hướng sự tập trung đến thời điểm

trạng này, hãy dừng lại. Nhắm mắt và hít thở thật chậm và

hiện tại. Dưới đây là hướng dẫn thực hành chánh niệm đơn

thật sâu năm lần. Điều này mất chưa đến một phút nhưng

giản của chúng tôi dành cho các giáo viên, hướng dẫn bao

lại mang đến điều tuyệt vời cho hệ thần kinh của bạn.

gồm bảy bài thực hành sẽ giúp bạn tìm lại được sự bình yên cần thiết trong những ngày làm việc bận rộn của bạn.

2. Lắng nghe Lắng nghe mỗi khi bạn bắt gặp giây phút tĩnh lặng hiếm hoi: giữa những giờ làm việc, khi học sinh ăn trưa, hoặc khi bạn ở một mình trong phòng làm việc. Đừng để khoảnh khắc đó vuột mất. Tận dụng thời gian để tập trung chăm chú vào sự vắng lặng của những huyên náo thường nhật trong tai, trong tâm trí và cảm nhận hơi thở của bạn thật sâu và nhịp tim của bạn chậm lại.


GIÁO VIÊN HẠNH PHÚC

33

CHỦ ĐỀ | PHƯƠNG PHÁP - KỸ THUẬT DẠY HỌC

3. Ổn định và kiểm soát bản thân

6. Đi bộ chánh niệm

Đứng thẳng, hai tay buông lỏng thoải mái. Bước chân rộng

Bất cứ khi nào bạn rời khỏi lớp học của bạn, thay vì đi qua

bằng vai, tập trung vào cảm nhận gan bàn chân của bạn đang

hành lang lớp học cùng với hàng triệu điều trong tâm trí, hãy

tiếp xúc với mặt đất. Nhắm mắt lại và bắt đầu quan sát lần

cố gắng bước chậm lại và chỉ tập trung vào việc đặt một chân

lượt cơ thể của bạn từ dưới lên trên, cảm nhận bất kỳ nơi nào

trước mặt chân kia. Đếm các bước của bạn một cách âm

bạn cảm thấy mỏi hoặc đau. Cố gắng hít thở để giải tỏa căng

thầm, nếu điều đó có ích. Sử dụng chuyển động của bạn như

thẳng ở vị trí đó.

một cơ hội để bắt kịp hơi thở của bạn và làm lắng lại những ý nghĩ trong tâm trí của bạn khi bạn di chuyển giữa các không gian lớp học.

4. Sử dụng khứu giác Bạn có thể sử dụng đèn tinh dầu và những mùi hương bạn thích để thư giãn. Bạn cũng có thể mang theo một chai tinh dầu nho nhỏ hoặc nước hoa để giữ hương thơm ưa thích bên mình hoặc cất trong ngăn kéo bàn làm việc. Mỗi lần cần nghỉ ngơi bạn có thể lấy ra để hít thật sâu.

5. Thử thay đổi khung cảnh làm việc Không có việc gì khiến một người lấy lại thăng bằng nhanh hơn việc kết nối với thiên nhiên. Ngay cả khi bạn ở trong nhà, bạn vẫn có thể kết nối. Nhìn ra ngoài cửa sổ mọi lúc rồi. Quan sát chăm chú bầu trời xanh, màu xanh lá cây trên cây, hoặc ánh sáng mặt trời tươi sáng bên ngoài. Hãy dành một chút thời gian chỉ để ngắm nhìn mà không có công việc hay ý nghĩ khác chen vào. Nếu bạn làm việc trong môi trường không cửa sổ, hãy quan sát thiên nhiên qua những thước film online hoặc đặt một bức ảnh thiên nhiên tuyệt đẹp trên màn hình máy tính của bạn.

7. Thực hiện một kết nối xác thực Vào những ngày siêu bận rộn, thật dễ dàng để ra lệnh với học sinh của bạn thay vì trò chuyện với chúng. Làm cho nó trở thành mục tiêu để kết nối thực sự với từng học sinh bất cứ khi nào bạn có thể, ngay cả khi đó chỉ là lời chào nhanh vào buổi sáng. Nhìn thẳng vào mắt chúng và lắng nghe chăm chú những gì chúng nói, tập trung hoàn toàn vào lắng nghe, nếu chỉ trong vài phút. Một số gợi ý mà bạn có thể chia sẻ về chánh niệm cho giáo viên khác là gì? Hãy chia sẻ kinh nghiệm của bạn cùng chúng tôi.


2019

CHỦ ĐỀ | PHƯƠNG PHÁP - KỸ THUẬT DẠY HỌC

GÓC CHIA SẺ website: taogiaoduc.vn

F


GÓC ẢNH VUI

GIÁO VIÊN HẠNH PHÚC

34

CHỦ ĐỀ | PHƯƠNG PHÁP - KỸ THUẬT DẠY HỌC


GIÁO VIÊN HẠNH PHÚC

35

CHỦ ĐỀ | PHƯƠNG PHÁP - KỸ THUẬT DẠY HỌC


GÓC CHIA SẺ

36

CHỦ ĐỀ | PHƯƠNG PHÁP - KỸ THUẬT DẠY HỌC

Ngày tết là một dịp đặc biệt trong năm với rất nhiều hoạt động được tổ chức. Năm mới cũng là dịp mà học sinh sẽ được nghỉ học và trở về nhà đoàn tụ với gia đình. Nhưng điều đó không có nghĩa là bạn không thể tổ chức các hoạt động chào đón năm mới ngay trong chính lớp học.

Ý TƯỞNG VỀ HOẠT ĐỘNG CHÀO MỪNG NĂM MỚI CHO LỚP HỌC CỦA BẠN Tác giả : Janelle Cox - Nguyễn Hữu Long dịch

1. Các hoạt động theo phong tục đón năm mới Đưa học sinh của bạn đến với các phong tục truyền thống năm mới trên toàn thế giới bằng cách tham gia vào các hoạt động sau đây. Phát cho mỗi học sinh một vài tờ giấy trắng để học sinh có thể làm thành một cuốn sách. Để làm một cuốn sách, tất cả học sinh sẽ gấp tờ giấy của họ làm đôi, sau đó học sinh sẽ viết tên của một quốc gia ở nửa trên của tờ giấy. Ở nửa dưới, học sinh sẽ minh họa những nét văn hóa truyền thống của quốc gia trong dịp năm mới. Để có được thông tin cho những cuốn sách này, hãy sử dụng các sự kiện sau: - Bahamas: Vào ngày 26 tháng 12 và ngày 31 tháng 12, người dân từ Bahamas sẽ mặc trang phục sặc sỡ trong cuộc diễu hành có tên là Junkanoo. - Hy Lạp: Vào ngày tết, mọi người ăn một chiếc bánh nướng có một đồng xu được để trong đó. Chiếc bánh này, được gọi là Basil Saint Basil, rất phổ biến và người nhận được tiền sẽ gặp nhiều may mắn trong năm. - Israel: Người ta thổi một chiếc sừng đặc biệt gọi là “Shofar” trong một buổi lễ tôn giáo gọi là Rosh Hashanah. Hoạt động này được tổ chức vào mùa hè hoặc thời gian mùa thu. - Nhật Bản: Người dân Nhật Bản rung chuông 108 lần vào đêm giao thừa vì họ tin rằng mỗi người đều có 108 nỗi lo lắng, muộn phiền. - Tây Ban Nha: Người dân nước này ăn một quả nho mỗi khi chuông reo vào đêm giao thừa vì họ tin rằng với mỗi quả nho họ ăn, họ sẽ có một tháng may mắn.

2. Điều ước cho năm mới Giải thích cho học sinh của bạn rằng việc viết một điều ước, một điều cam kết sẽ thực hiện là truyền thống phổ biến trong năm mới. Học sinh có thể chọn cách bỏ đi một thói quen xấu hoặc bắt đầu một thói quen tốt. Thay vì học sinh chỉ viết một việc sẽ làm, con sẽ viết 10 việc sẽ làm vào 10 mẩu giấy khác nhau, cho vào một cái túi. Mỗi tháng học sinh sẽ chọn ngẫu nhiên một mẩu giấy để thực hiện những điều con đã cam kết. Học sinh cũng có thể dán nó vào bàn làm việc như một lời nhắc nhở hàng ngày về những gì con nên làm.


GÓC CHIA SẺ

37

CHỦ ĐỀ | PHƯƠNG PHÁP - KỸ THUẬT DẠY HỌC

3. Kí ức tuyệt vời về một năm đã qua

5. Các cuốn sách cho năm mới

Một truyền thống khá phổ biến trong năm mới, là suy ngẫm về

Hãy chọn một số cuốn sách viết về dịp năm mới hoặc những

năm vừa qua và tất cả những kỷ niệm đẹp mà bạn đã có. Cho

cuốn sách mà học sinh thích đọc và giới thiệu nó với học sinh.

học sinh viết một danh sách những kỷ niệm yêu thích của

Giáo viên cũng có thể chọn một số cuốn sách hay làm quà tặng

chúng trong năm ra một mảnh giấy. Sau đó, yêu cầu học sinh

cho học sinh nhân dịp năm mới như:

chọn một khoảnh khắc đáng nhớ nhất, viết nó lên một chiếc mũ

- “Chúng ta chào mừng năm mới” của Bobbie Kalman

giấy. Hướng dẫn học sinh trang trí chiếc mũ này theo bất kỳ

- “Chúc mừng năm mới!” của Emery Bernhard

cách nào chúng muốn. Tiếp theo, thu thập những chiếc mũ của

- “Năm mới, ngày Tết” của David E. Marx

học sinh và đặt chúng lên bảng tin lớp học và đặt tên cho nó

- “Đêm đầu tiên của Halloween” của Harriet Ziefert

“Khoảnh khắc của một năm tuyệt vời”.

- “Điều ước năm mới của sóc con” của Par Miller

4. Bùa may mắn Người dân ở các quốc gia khác nhau có những phong tục và tín ngưỡng khác nhau đề cầu chúc những điều may mắn trong năm mới. Người Trung Quốc tin rằng nếu họ tìm thấy tiền được bọc trong giấy đỏ, thì đó là điều may mắn. Người dân ở Ấn Độ tặng người khác quả chanh để lấy may mắn, trong khi người dân ở Nhật nuốt chửng mì vì họ tin rằng điều đó sẽ mang lại may mắn. Một số người ở Mỹ cầm theo chân thỏ hoặc đá vì họ nghĩ rằng nó mang lại may mắn. Những người khác tin rằng nếu họ tìm thấy cỏ bốn lá, thì đó là may mắn. Cho phép học sinh nghĩ về những gì sẽ mang lại may mắn cho chúng trong năm mới. Sau đó, để học sinh minh họa qua một bức tranh và chia sẻ với các bạn cùng lớp tại sao con nghĩ rằng nó sẽ mang lại may mắn cho con trong năm nay.

Bạn có tổ chức các hoạt động chào mừng năm mới trong lớp học của bạn? Những loại hoạt động nào thu hút được sự tham gia của học sinh? Chúng tôi mong muốn được lắng nghe các ý tưởng tuyệt vời của bạn!


DỰ ÁN ĐÀO TẠO & HỖ TRỢ GIÁO VIÊN – TÁO GIÁO DỤC Địa chỉ: 89 Nguyễn Phong Sắc, Phường Dịch Vọng Hậu, Quận Cầu Giấy, Thành phố Hà Nội Điện thoại: 0971067689 Email: taogiaoduc.vn@gmail.com Website: www.taogiaoduc.vn


Turn static files into dynamic content formats.

Create a flipbook
Issuu converts static files into: digital portfolios, online yearbooks, online catalogs, digital photo albums and more. Sign up and create your flipbook.