Báo doanh nhân số 194

Page 1




số cuối tuần của báo diễn đàn doanh nghiệp - vcci

ỨNG DỤNG ĐẸPBLINK

CẦU NỐI TẠP CHÍ ĐẸP VỚI THẾ GIỚI SỐ TỪ HÌNH ẢNH TĨNH CÓ GẮN ĐẸPBLINK, BẠN CÓ THỂ: * XEM VIDEO, ĐỒ HỌA ĐỘNG * KẾT NỐI NGAY VỚI CÁC WEBSITE VÀ CÁC CỬA HÀNG MUA SẮM ONLINE. * CẬP NHẬT THÔNG TIN HẤP DẪN TỪ CÁC CỬA HÀNG Ở GẦN BẠN (GPS LOCATION & MAP) * LƯU TRỮ NHỮNG THÔNG TIN BẠN YÊU THÍCH

Tổng biên tập: Phạm Ngọc Tuấn Phó Tổng biên tập: Lại Hợp Nhân Phụ trách nội dung: Nguyễn Quý Lâm Thư ký tòa soạn: Nguyễn Thành Trung, Phạm Nguyễn Thiên Thuỷ Hợp tác với: Câu lạc bộ Giám đốc Điều hành Việt Nam (Vietnam CEO Club) Thiết kế: Le Media JSC Mỹ thuật: Hà Phạm Trình bày: Nguyễn Tuấn Tòa soạn: Số 9 Đào Duy Anh, Hà Nội Điện thoại: (+4) 3577 1239 - Fax: (+4) 3574 2052 Văn phòng đại diện: Lầu 6, 171 Võ Thị Sáu, Quận 3, TP.HCM Điện thoại: (+8) 3932 1702 - Fax: (+8) 3932 1704 Đại diện thương mại & đại lý quảng cáo độc quyền

www.lemediavn.com TP.HCM: Khu biệt thự Hà Đô, 766 Sư Vạn Hạnh, F12, Q10 Điện thoại: (+8) 3862 2127 - Fax: (+8) 3862 2449 Hà Nội: 162 Phương Liệt, Quận Thanh Xuân Điện thoại: (+4) 3868 9568 - Fax: (+4) 3868 9569 Tổng giám đốc: Đinh Hồng Thắm 0908678580 – thamdh@lemediavn.com Phụ trách quảng cáo (Sài Gòn): Đỗ Thị Hoài Nhơn 0903546014 - nhondth.sales@lemediavn.com Phụ trách quảng cáo (Hà Nội): Nguyễn Vân Khánh 0903546004 – khanhnv@lemediavn.com Đặt báo dài hạn (Hà Nội): Nguyễn Thu Hồng - 0904 645596 subs. hanoi@lemediavn.com Đặt báo dài hạn (TP.HCM): Trần Anh Thư - 0904 945596 subs.hcmc@lemediavn.com Tổng Đại lý Phát hành

3 BƯỚC ĐƠN GIẢN 1. Download app DepBlink từ Google Play* hoặc iTunes* 2. Scan những hình ảnh có icon DepBlink 3. Trải nghiệm xu hướng đọc đầy cảm hứng (*) hỗ trợ phiên bản 4.1 trở lên (*) hỗ trợ phiên bản 6 trở lên Thông tin chi tiết vui lòng liên hệ:  Quảng cáo: Ms. Vân Khánh | ĐT: 0903.546.004 Email: khanhnv@lemediavn.com Ms. Thanh Lan | ĐT: 0908.316.386 Email: landt@lemediavn.com  Kĩ thuật: Mr. Phú Đức | ĐT: 0909.880.069 Email: ducnp@lemediavn.com

LE MEDIA JSC là thành viên của FIPP © Giữ bản quyền Doanh Nhân 2008. Nghiêm cấm in sao dưới mọi hình thức nếu không được phép bằng văn bản của cơ quan giữ bản quyền. Mọi trích dẫn phải nêu rõ nguồn: Báo Doanh Nhân - Số cuối tuần của báo Diễn Đàn Doanh Nghiệp. Giấy phép xuất bản lần đầu số 1546/GP-BVHTT do Bộ Văn hóaThông tin cấp ngày 20/3/2001; Giấy phép sửa đổi bổ sung số 16/GP-SĐBS do Cục Báo chí, Bộ Văn hóa- Thông tin cấp ngày 1/4/2005; Giấy phép số 395/BC do Cục Báo chí, Bộ Thông tin và Truyền thông cấp ngày 21/4/2008. In tại Công ty TNHH MTV In - Thương mại Thông tấn xã Việt Nam.



Số

194

1/12/2015

Cơ chế ngân sách tôm hùm

13

Từ bao năm nay, câu chuyện thất thoát, lãng phí trong đầu tư công là “chuyện thường ngày ở huyện”. Thậm chí ngân sách được ví như một con tôm hùm mà ai cũng muốn có phần. Hệ lụy là bệnh lãng phí, kém hiệu quả trong đầu tư công ngày càng nặng. Chỉ tính thất thoát, lãng phí trong đầu tư xây dựng cơ bản đã là con số rất lớn. Điều đáng nói là “căn bệnh” này vẫn chưa có thuốc đặc trị.

22 28 33 6

Số 194 - 1/12/2015

Starup Việt: Trái vẫn còn xanh Sớm nở, chóng tàn là tình trạng của không ít doanh nghiệp startup Việt Nam. Thực tế là đa phần các startup không kiên nhẫn và thiếu nội lực về tài chính nên khó trụ vững lâu dài. Số liệu mới công bố của Tổng cục Thống kê cho thấy, 10 tháng đầu năm 2015, số lượng doanh nghiệp giải thể hoặc gặp khó khăn phải tạm ngừng hoạt động là gần 68.000, trong số này có không ít doanh nghiệp startup. Khởi nghiệp vẫn là ác mộng với những startup Việt.

Tu là làm tốt nhất nghề của mình Không đăng tải trên Google, nhưng Queen Man của nữ doanh nhân Nguyễn Thị Mẫn từ lâu đã được nêu danh trên thị trường bất động sản TP.HCM. Không xây dựng các công trình lớn, chỉ mua những ngôi nhà nhỏ ở trung tâm sửa chữa hoặc xây lại và sử dụng, đợi được giá mới bán. Cứ như vậy, Queen Man, được thành lập năm 2011, sau 20 năm âm thầm “thực hành”, giúp chị thành công theo con đường rất khác biệt của mình.

ACV có dễ tìm nhà đầu tư chiến lược? Sự kiện IPO của Tổng công ty Cảng Hàng không Việt Nam (ACV) là đáng chú ý nhất năm 2015. Có lợi thế độc quyền và tiềm năng tăng trưởng lớn trong dài hạn, ACV đã thu hút được sự quan tâm của một số nhà đầu tư chiến lược tiềm năng. Thế nhưng với những đòi hỏi cao đối với nhà đầu tư chiến lược, ACV có dễ dàng tìm được đồng hành ưng ý?


54 Nhìn ra thế giới Tương lai nào cho HP 56 Chuyện thương hiệu Những quan niệm sai lầm phổ biến về thương hiệu Trước kia, chỉ cần chất lượng tốt hàng sẽ bán chạy. Ngày nay chất lượng vẫn quan trọng, nhưng thương hiệu còn quan trọng hơn. Tuy nhiên, khái niệm thương hiệu và kỹ năng xây dựng thương hiệu không phải ai cũng hiểu đúng.

38 Tài chính SCR lấy đà tăng tốc Kinh doanh có lãi, nhưng thất bại trong việc chào bán cổ phiếu suốt một thời gian dài là do Sacomreal chào bán cổ phiếu với giá cao hơn giao dịch thực tế. Là công ty có quỹ đất lớn, nhiều dự án có tính thanh khoản cao, liệu năm 2016 có là điểm rơi sức mạnh của SCR?

50 Thị trường Nín thở chờ Tết Càng gần tới Tết, các doanh nghiệp và hệ thống thương mại càng rốt ráo chuẩn bị nguồn hàng phục vụ Tết. Sức mua cuối năm của thị trường đã được cải thiện, phía kinh doanh đã sớm vào cuộc, nhưng với tâm trạng chung là vừa hy vọng, vừa hồi hộp.

40 Vận tải biển Lênh đênh như vận tải biển Tình cảnh bán tàu, trả phương tiện để “thoát lỗ” chứ không phải là cải thiện hoạt động kinh doanh diễn ra trong ngành vận tải biển đã nhiều năm qua. Chỉ một số công ty chuyên kinh doanh vận tải hàng xăng dầu là có lãi. Bức tranh toàn cảnh của ngành vận tải biển vì thế vẫn là màu xám.

Mặc dù những nỗ lực nhằm đưa Hewwlett - Packard trở lại thời hoàng kim chưa mang lại kết quả như mong muốn, nhưng bà Meg Whitman, CEO của công ty vẫn đang dùng trăm phương ngàn kế, vật lộn với khó khăn để hoàn thành sứ mệnh nặng nề của mình.

48 Bất động sản Vẫn chưa hợp gu khách ngoại Ở các sàn giao dịch BĐS cho thấy, lượng mua của khách nước ngoài vẫn chưa có tăng trưởng rõ nét. Khi chính sách của Nhà nước đã có, doanh nghiệp, nhà đầu tư cần thiết kế hoặc điều chỉnh những dự án thật hợp lý để hợp với “khẩu vị” riêng của đối tượng này.

61 Du lịch Arunachal Pradesh, vùng đất của các dãy núi thần quang Nắm trên dãy Himalaya, Đông Bắc Ấn Độ, vùng đất với 81,9% diện tích là rừng với đa dạng sinh học, bề dày văn hóa cùng những tục lệ đã thành truyền thuyết luôn hấp dẫn du khách bốn phương.

Số 194 - 1/12/2015

7


kinh doanh Doanh nhân viết

Vẫn chưa tìm được cách đưa sản phẩm rau VietGap vào chợ truyền thống Ông Nguyễn Lam Sơn,

C

ung ứng khoảng 15 tấn sản phẩm/ngày cho TP.HCM và 2 tấn/ngày cho Hà Nội với khoảng 70 loại rau củ quả Đà Lạt, tất cả sản phẩm của chúng tôi cung cấp ra thị trường đều được sản xuất theo tiêu chuẩn VietGap. Sản phẩm hiện chủ yếu bán ở các siêu thị, nhà hàng, khách sạn, trường học. Dự kiến nguồn hàng bán tết của chúng tôi sẽ tăng 30% so với hiện tại; số lượng rau tham gia bình ổn thị trường TP.HCM cũng tăng lên mức 8-10 mặt hàng. Một số sản phẩm đã được chứng nhận và cấp nhãn “Thực phẩm sạch” bên cạnh nhãn thực phẩm VietGap, logo bình ổn thị trường. Công ty chúng tôi hoạt động ở lĩnh vực này đã lâu, tham gia nhiều đợt kết nối cung cầu hàng hóa giữa TP.HCM với các tỉnh thành, ký được nhiều hợp đồng tiêu thụ nên đầu ra hiện nay khá ổn định. Tuy nhiên, vẫn còn nhiều khó khăn để doanh nghiệp tiếp tục mở rộng thị trường, nâng quy mô hoạt động. Bên cạnh khó khăn về vốn, việc thông tin, số liệu dự báo thị trường lạc hậu, không chính xác dẫn đến hậu quả là nông dân, doanh nghiệp thiếu hiểu biết, sản xuất theo phong trào, cảm tính. Hay như những mặt hàng mới, giống rau củ mới, đa phần do doanh nghiệp tự mày mò tìm nguồn cung hạt và cây giống chứ chưa được tư vấn, định hướng từ các cơ quan chuyên môn. Vì là rau sản xuất theo tiêu chuẩn VietGap nên rau củ sau khi thu

Dự kiến nguồn hàng rau củ quả bán tết của chúng tôi sẽ tăng 30% so với hiện tại 8

Số 194 - 1/12/2015

hoạch phải qua các bước sơ chế xử lý, đóng gói, vận chuyển bằng xe chuyên dụng về TP.HCM. Sản phẩm đến tay người tiêu dùng là có thể dùng được ngay, không phải mất nhiều thời gian làm sạch hay gọt, rửa. Cũng chính vì vậy, giá thành sản phẩm khá chênh lệch so với rau bán ngoài chợ. Hai năm nay, nhận thức của người tiêu dùng và nhà nông về rau an toàn đã thay đổi. Nhu cầu tiêu thụ rau an toàn ở các thành phố lớn cũng tăng mạnh, đặc biệt là TP.HCM. Chúng tôi nhận thấy, chính quyền TP.HCM rất quan tâm đến việc kết nối đưa rau VietGap vào chợ truyền thống, nhưng đến nay vẫn chưa thực hiện được là bao. Bản thân tôi là người trực tiếp đi đến một số chợ truyền thống loại 1 ở TP.HCM để gặp gỡ tiểu thương, bàn bạc tìm phương án đưa rau sạch vào bán, nhưng vẫn chưa có kết quả như mong muốn. Nhìn chung hai bên vẫn chưa tìm được giải pháp khả thi. Nhiều tiểu thương ở các chợ tại các quận khác nhau, trái tuyến đường, nhưng đều yêu cầu giao hàng đúng giờ (khoảng 5-6 giờ sáng). Đây là một thách thức lớn, bởi nhân lực của chúng tôi còn mỏng, xe chuyên chở rau từ Đà Lạt cung cấp cho hệ thống siêu thị, cửa hàng tại TP.HCM là xe lớn chỉ tập kết ở một điểm quy định nên không thể bố trí cùng lúc đi vào các quận nội thành. Nếu thêm xe nhỏ để giao hàng sẽ phát sinh quá nhiều chi phí, đội giá thành lên cao và cũng không thể giao cùng giờ cho tất cả các chợ. Ngoài ra, mặt hàng rau củ có đặc thù không thể bảo quản lâu. Rau VietGap yêu cầu bảo quản ở nhiệt độ thích hợp (nhiệt độ mát), nếu tính không kỹ thì đưa hàng vào chợ không những không hiệu quả mà còn cầm chắc phần lỗ. Chúng tôi cũng chưa biết phải tính toán ra sao, thật chẳng đơn giản tí nào! DN

Ảnh: P.V

Giám đốc công ty TNHH Nông sản thực phẩm Thảo Nguyên



Tin kinh doanh Gedeon Richer tìm đối tác sản xuất thuốc tại Việt Nam

VIB: 9 tháng đầu năm tăng trưởng tín dụng đạt 18%

Đại diện Công ty Dược Gedeon Richter (Hungary) cho biết, sẽ tìm một doanh nghiệp dược uy tín tại Việt Nam để hợp tác sản xuất thuốc. Bác sĩ Tibor Novak, Trưởng đại diện Công ty Gedeon Richter Plc tại Việt Nam cho biết, đây là năm thứ 60 nhãn hiệu thuốc này có mặt tại việt Nam và là năm thứ 20 lập văn phòng đại diện tại đây. Kết thúc năm 2014, công ty đạt doanh thu hợp nhất 1,1 tỷ Euro, vốn hóa thị trường 2,1 tỷ Euro trên thế giới.

Ngân hàng TMCP Quốc Tế Việt Nam (VIB) vừa công bố kết quả kinh doanh quý III/2015, theo đó, tính đến hết 9 tháng, VIB đạt 747 tỷ đồng lợi nhuận trước dự phòng. Lợi nhuận trước thuế đạt 370 tỷ đồng, tăng 58% so với cùng kỳ năm ngoái. Về tăng trưởng, tổng danh mục tín dụng đạt 51.338 tỷ đồng, tăng 18% so với năm 2014, trong số đó cho vay khách hàng đạt 44.365 tỷ đồng, tăng 16,2% so với đầu năm. Trong tháng 10, Ngân hàng Nhà nước đã phê duyệt nâng mức tăng trưởng tín dụng tối đa cho năm 2015 của VIB lên 25% từ mức 20% trước đó. Tiền gửi khách hàng đạt 50.280 tỷ đồng, tăng 2,5% trong đó tiền gửi không kỳ hạn tăng 21,1%. Mặc dù dư nợ tăng tốt, nhưng tổng tài sản của ngân hàng giảm 8,159 tỷ đồng, do ngân hàng đã giảm phần lớn các khoản tiền gửi trên thị trường liên ngân hàng trong bối cảnh thị trường phức tạp, đồng thời tái cấu trúc danh mục đầu tư trái phiếu chính phủ để phù hợp với chiến lược đầu tư. Tỷ lệ nợ xấu của VIB hiện ở mức 2,34%, giảm 0,18% so với đầu năm.

VD

Ảnh: T.L

CEO Group tăng vốn lên hơn 1.000 tỷ đồng

10

Đại hội cổ đông bất thường của Công ty cổ phần Tập đoàn C.E.O (CEO Group) vừa thông qua phương án tăng vốn điều lệ nửa đầu năm 2016, bằng hình thức chào bán cổ phiếu cho cổ đông hiện hữu. Số lượng chứng khoán dự kiến phát hành là 34,3 triệu cổ phần, mệnh giá 10.000 đồng, theo tỷ lệ 2:1 (2 cổ phần được quyền mua thêm một cổ phần mới phát hành). Vốn điều lệ của công ty mẹ sau khi phát hành sẽ là 1.029 tỷ đồng. Số vốn thu được sẽ được sử dụng để triển khai phân kỳ 2 dự án River Silk City (Hà Nam) và đầu tư khu căn hộ nghỉ dưỡng thuộc khu Tổ hợp du lịch Sonasea Villas & Resort. PK

Có 90% doanh nghiệp nộp thuế trực tuyến Theo Bộ Tài chính, tính đến ngày 26/10/2015 đã có 98% doanh nghiệp khai thuế qua mạng Internet và 90% doanh nghiệp đăng ký nộp thuế điện tử qua kết nối liên thông với các ngân hàng thương mại. Mặc dù số lượng đăng lý nộp thuế trực tuyến tăng cao, nhưng số chứng từ và số tiền nộp thuế bằng phương thức điện tử còn thấp. Bộ Tài chính cho biết, trong thời gian tới sẽ xây dựng đề án hiện đại hóa thủ tục đối với cá nhân, như khai nộp thuế điện tử, lệ phí trước bạ khi đăng ký ô tô, xe máy, nộp thuế điện tử từ các khoản thu thuế thu nhập cá nhân, lệ phí trước bạ từ chuyển nhượng bất động sản… MP

TP.HCM sắp có thung lũng Silicon Ban quản lý Khu Công nghệ cao TP.HCM cho biết, trong thời gian tới, tại đây sẽ có mô hình tương tự thung lũng Silicon tại Mỹ. Đây là dự án do Công ty cổ phần Công viên Sài Gòn Silicon City xây dựng với diện tích 52ha, tổng vốn đầu tư 40 triệu USD. Dự án hướng đến mục tiêu thu hút các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực công nghệ cao, đặc biệt là các doanh nghiệp đến từ Thung lũng Silicon (Mỹ) về đầu tư. Ông Lê Hoài Quốc, Trưởng ban quản lý Khu Công nghệ cao TP.HCM kỳ vọng, dự án thu hút hơn 20 nhà đầu tư công nghệ cao với tổng vốn đầu tư khoảng 1,5 tỷ USD trong vòng 5 năm tới. ĐL

Số 194 - 1/12/2015

Thành Trung


Doanh số bia, nước ngọt, bánh kẹo tăng mạnh dịp Tết Khảo sát mới đây của Nielsen về tiêu dùng trong dịp Tết cho thấy, các ngành hàng quan trọng và được tiêu dùng vượt trội mang lại doanh thu cao nhất trong mùa Tết đó là ngành hàng bánh kẹo, nước giải khát và bia. Cụ thể, doanh số chỉ trong 3 tháng Tết đóng góp đến 28% tổng doanh số hàng năm của ngành hàng nước giải khát. Doanh số của bia trong tháng Tết cũng tăng 1,5 lần so với các khoảng thời gian còn lại trong năm. Được sử dụng phổ biến trong các bữa ăn ngày Tết, nước giải khát và bia là hai ngành hàng nước uống có mức tiêu thụ nhiều nhất trong dịp Tết. LD

NCB cấp 450 tỷ đồng hạn mức cho Công ty Nông nghiệp Thuận Phát

Việt Nam bùng nổ tăng trưởng thương mại điện tử di dộng Báo cáo Thương mại điện tử di động năm 2014 vừa được Hiệp hội Thương mại điện tử Việt Nam (VECOM) công bố cho thấy, tính đến năm 2014, Việt Nam đã có tới 134 triệu thuê bao di động; từ tháng 1/2014 tới tháng 1/2015, hơn 11,6 triệu điện thoại thông minh đã được bán ra. Với 39% dân số sử dụng Internet, trong đó 34% truy cập Internet qua nền tảng di động, Việt Nam đã được đánh giá là thị trường bùng nổ cho thương mại điện tử di động. Theo nhận định của VECOM, các doanh nghiệp đang đầu tư vào các giải pháp website di động để có thể đáp ứng các nhu cầu này và cạnh tranh được trong môi trường kinh doanh mới. VD

Ngân hàng TMCP Quốc Dân (NCB) và Công ty TNHH Đầu tư Nông nghiệp Thuận Phát (TPAI) vừa ký kết thỏa thuận hợp tác, theo đó NCB sẽ tài trợ 450 tỷ đồng cho hoạt động kinh doanh của Thuận Phát. Bên cạnh đó, NCB còn cung cấp các sản phẩm, dịch vụ khác cho TPAI như thanh toán quốc tế, bảo lãnh, dịch vụ ngân hàng điện tử… TPAI được thành lập năm 2007, hoạt động trong nhiều ngành nghề với kim ngạch xuất nhập khẩu hàng năm bình quân đạt hàng chục triệu USD. Thông qua mối quan hệ hợp tác giữa NCB và Thuận Phát, hai bên sẽ phát huy lợi thế của nhau để khai thác tốt nhất tiềm năng của mình, nhằm đẩy mạnh tăng trưởng, đa dạng hóa hoạt động kinh doanh, từ đó nâng cao hiệu quả hoạt động và sức cạnh tranh của cả hai bên trên thị trường. TT

HNG lãi lớn từ nuôi bò Công ty cổ phần Nông nghiệp Quốc tế Hoàng Anh Gia Lai (HNG) vừa công bố báo cáo quý III/2015 với doanh thu đạt 1.846 tỷ đồng, tăng 237% so với cùng kỳ, lãi ròng 391 tỷ đồng, tăng 124%. Khoản mục đóng góp nhiều nhất trong cơ cấu doanh thu đến từ kinh doanh bò với giá trị 1.379 tỷ đồng, chiếm 75% cơ cấu doanh thu, kế đến là doanh thu mía đường đạt 255 tỷ đồng, tăng 40% so với cùng kỳ và cuối cùng là doanh thu tài chính đạt 65 tỷ đồng, tăng gần 6 lần so với cùng kỳ. Lũy kế doanh thu và lợi nhuận 9 tháng đầu năm 2015 của HNG lần lượt là 3.919 tỷ và 979 tỷ đồng. MP

Cofico và Mace được chọn là nhà thầu cho dự án Gateway Thao Dien SonKim Land và chủ đầu tư Hamon Developments đã chính thức chọn Cofico làm nhà thầu chính cho dự án và Mace là đơn vị tư vấn quản lý dự án và giám sát thi công cho Gateway Thao Dien. Ông Trịnh Bảo Quốc – CEO của SonKim Land cho biết: “Chúng tôi tin tưởng rằng, Cofico và Mace sẽ hoàn thành dự án theo đúng tiến độ xây dựng và đáp ứng được các tiêu chuẩn cao nhất mà chúng tôi đã hoạch định cho dự án”. Gateway Thao Dien được quản lý và giám sát thi công bởi Mace, công ty xây dựng và tư vấn quốc tế đã hoạt động tại 70 quốc gia trên thế giới. TĐ Số 194- 1/12/2015

11



8.000

tỷ vnd

kinh tế

Ảnh: T.L

Công trình Gang thép Thái Nguyên mở rộng trị giá hơn 8.000 tỷ đồng có nguy cơ trở thành đống sắt gỉ

Cơ chế ngân sách tôm hùm Ngân sách được ví như một con tôm hùm mà ai cũng muốn có phần và hệ lụy là bệnh “lãng phí, kém hiệu quả trong đầu tư công” ngày càng nặng. Thế nhưng “căn bệnh” này vẫn chưa có thuốc đặc trị. Hoàng Phương Số 194 - 1/12/2015

13


Kinh tế

Đầu tư công

Câu chuyện thất thoát, lãng phí trong đầu tư công đã là chuyện “thường ngày ở huyện”. Nhưng có vẻ như tình hình ngày càng trầm trọng

D

ùng một cách so sánh đầy hình ảnh, ông Huỳnh Thế Du, Giám đốc Chương trình Giảng dạy kinh tế Fulbright, trong một cuộc hội thảo về tái cơ cấu đầu tư công cách đây ít ngày đã nhắc đến một vấn đề nghiêm trọng nhất của Việt Nam hiện nay là “cơ chế ngân sách tôm hùm”. Tức là nhiều địa phương hay đơn vị muốn có những công trình quy mô hoành tráng được hỗ trợ từ ngân sách trung ương mà không quan tâm đến hiệu quả và sự hữu dụng.

Những lãng phí ngàn tỷ Ông Huỳnh Thế Du không sai, nếu nhắc lại những đề xuất xây các trung tâm hành chính hàng nghìn tỷ đồng của Quảng Ninh, Nghệ An… thời gian gần đây, hay thậm chí là các đề xuất xây tượng đài từ trăm tỷ tới ngàn tỷ ở Sơn La, Quảng Nam... Món tôm hùm thực sự rất hấp dẫn, nhưng lại quá xa xỉ và lãng phí, tốn kém trong bối cảnh ngân sách nhà nước eo hẹp như hiện nay. Nó xa xỉ đến nỗi có đại biểu Quốc hội đã gọi đó là xu hướng “hoành tráng hóa” các trung tâm hành chính. Câu chuyện đang tạm thời dừng lại, sau khi Thủ tướng Chính phủ đã phải yêu cầu các địa phương “tạm dừng triển khai thực hiện xây dựng trung tâm hành chính tập trung”. Lần lượt, Nghệ An, Cần Thơ… đã ra các quyết định dừng xây dựng các trung tâm hành chính tập trung này. Chỉ hai dự án này dự kiến đã có quy mô trên 4.000 tỷ đồng và đã có những đề xuất về việc ngân sách trung ương hỗ trợ cả nghìn tỷ đồng. Nhưng vẫn còn đó các lãng phí nghìn tỷ. Câu chuyện được nhắc rất nhiều trong thời gian gần đây là nhà máy hơn 8.000 tỷ đồng có nguy cơ thành đống sắt gỉ của Gang thép Thái Nguyên ở Thái Nguyên; nhà máy polyester Đình Vũ hơn 7.000 tỷ đồng của Tập đoàn Dầu khí Việt Nam ở Hải Phòng vẫn đang đóng cửa; rồi ký túc xá nghìn tỷ đồng ở Đà Lạt mà chỉ có một sinh viên đến ở; hay cầu treo ở Hà Tĩnh, đầu tư hơn 3,5 tỷ đồng mà chỉ phục vụ 2 hộ dân, trong đó có nhà ông chủ tịch xã… “Chỉ mấy dự án này thôi, nhưng thất thoát, lãng phí đã lên tới hơn 1 tỷ USD rồi. Chỉ dự án Gang thép Thái Nguyên mở rộng 10 năm nay chưa xong, mỗi tháng Việt Nam mất 20 - 30 tỷ đồng tiền lãi, tiền không những bị chôn ở đấy mà còn tiếp tục mất đi”, ông Trương Trọng Nghĩa, đại biểu Quốc hội TP.HCM đã phải “than” như vậy tại nghị trường Quốc hội. Thực tế, câu chuyện thất thoát, lãng phí trong đầu tư công đã là chuyện “thường ngày ở huyện”. Nhưng có vẻ như tình hình ngày càng trầm trọng, đến nỗi Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Bùi Quang Vinh đã phải thừa nhận “thất thoát, lãng phí” là nghiêm trọng mà dù cố gắng vẫn chưa giải quyết được.

14

Số 194 - 1/12/2015

Có một câu hỏi đã được đặt ra với Bộ trưởng Bùi Quang Vinh, đó là liệu có thể định lượng được các thất thoát, lãng phí trong sử dụng các nguồn lực của nền kinh tế không? Một câu hỏi mà bất cứ ai cũng đều biết câu trả lời là rất khó có thể. Chỉ tính thất thoát, lãng phí trong đầu tư xây dựng cơ bản đã là điều không đơn giản. Nhưng con số là rất lớn. Ví dụ được Bộ trưởng Bộ Xây dựng Trịnh Đình Dũng đưa ra: giai đoạn năm 2011 - 2015, Thanh tra Bộ Xây dựng đã tiến hành 286 đoàn kiểm tra, công bố 267 kết luận và ban hành 189 quyết định xử phạt vi phạm hành chính, kiến nghị xử lý về kinh tế với số tiền 3.300 tỷ đồng trên tổng mức đầu tư là 82.000 tỷ đồng. Hơn 3.300 tỷ đồng lãng phí chỉ ở một số dự án. Vậy đủ biết ở tất cả các dự án, ở tất cả các địa phương thì con số lớn nhường nào. “Đi học tập ở nước ngoài không hiệu quả cũng là lãng phí; mua sắm có gửi giá cũng là thất thoát. Đây là vấn đề lớn mà nếu muốn đất nước phát triển thì Việt Nam phải ngăn chặn”, Bộ trưởng Bùi Quang Vinh nhấn mạnh.

Bệnh nặng nhưng chưa có thuốc đặc trị Rõ ràng, người đứng đầu ngành Kế hoạch và Đầu tư biết rõ căn bệnh của đầu tư công. Ông cũng biết, nếu không trị bệnh đó thì đất nước không thể phát triển được. Và có lẽ vì vậy mà ngay sau khi ngồi vào ghế Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư, ông Vinh đã tham mưu Chính phủ ban hành Chỉ thị 1792 về tăng cường quản lý vốn đầu tư từ ngân sách Nhà nước và vốn trái phiếu Chính phủ. Đây là “phát súng” đầu tiên để sau đó, Bộ trưởng Vinh chỉ đạo việc thực hiện một trong ba mũi giáp công của công cuộc tái cơ cấu nền kinh tế là tái cơ cấu đầu tư công. Rất nhiều đổi mới đã được thực hiện sau Chỉ thị 1792, cũng như đề án tái cơ cấu đầu tư công, từ thắt chặt đầu tư công đến đổi mới công tác phân bổ đầu tư từ theo hàng năm sang trung hạn, rồi bao gồm quy trách nhiệm cho người ra các quyết định đầu tư nếu dự án được bố trí không đủ vốn… Nhưng để nhìn lại những hiệu quả trên thực tế thì có lẽ chưa được như kỳ vọng. Ông Nguyễn Đức Kiên, Phó chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế Quốc hội cũng đã phải thốt lên rằng, nói Chỉ thị 1792 là “điển hình của thành công” trong tái cơ cấu thì “tôi không hiểu”. “Nhìn vào số liệu thấy vô lý, nếu nói tái cơ cấu đầu tư công thì vì sao bội chi ngân sách từ năm 2013 lại tăng từ 4,8 lên 6,6%? Như vậy là tái cơ cấu đầu tư công không đi vào thực chất”, ông Kiên bình luận. Trong khi đó, TS. Nguyễn Tú Anh, Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương (CIEM) cũng cho rằng, hạn chế đầu tư công và tái cơ cấu đầu tư công mới chỉ dừng lại ở việc siết chặt kỷ luật đầu tư công, có nguồn mới được đầu


Nhà máy polyester Đình vũ hơn 7.000 tỷ đồng của Tập đoàn Dầu khí Việt Nam ở Hải Phòng vẫn đang đóng cửa

tư, chưa có cơ chế phân bổ vốn đầu tư công về các chủ đầu tư theo cơ chế cạnh tranh; kỷ luật đầu tư công còn lỏng lẻo, thiếu những quy hoạch cứng... Và nếu vậy thì thực sự tái cơ cấu đầu tư công quả còn quá nhiều vấn đề. TS. Đặng Đức Đạm thì âu lo, đầu tư công giống như người “mắc nhiều bệnh” mà kế hoạch tái cơ cấu đầu tư công thì mới cho thấy được triệu chứng của con bệnh và cũng mới điều trị được bằng thuốc giảm sốt chứ chưa có thuốc đặc hiệu. Còn TS. Vũ Đình Ánh đã “nản” đến mức muốn “thôi bàn” về hiệu quả đầu tư công vì đây là bài toán đã được đề cập từ lâu, điều quan trọng là phải cắt giảm đầu tư công xuống khoảng 10% GDP và chọn “những dự án tử tế” để làm. “Cần xem lại với bằng đó tiền thì làm được gì để chủ động sắp xếp, chọn cái gì phục vụ cho đất nước này nhiều”, ông Ánh nói.

Ảnh: T.L

Vĩ thanh Có một câu chuyện không được nhiều người nhắc tới. Đó là trên nghị trường Quốc hội, khi đặt câu hỏi về việc định lượng hóa thất thoát, lãng phí, đại biểu Nguyễn Văn Phúc (Hà Tĩnh) đã muốn hỏi cả ba vị Bộ trưởng Kế hoạch và Đầu tư, Tài chính, Xây dựng điều đó. Dù Bộ trưởng Bùi Quang

Vinh được chỉ định là vị Bộ trưởng sẽ trả lời chất vấn của đại biểu Quốc hội, nhưng trước đó, Bộ trưởng Trịnh Đình Dũng đã có phần trả lời riêng về vấn đề này. Câu nói của vị Bộ trưởng này là: “Nếu nói hiệu quả sử dụng các công trình đã xây dựng xong mà không đưa vào sử dụng được thì lĩnh vực này của Bộ Kế hoạch và Đầu tư vì đây là chủ trương đầu tư, công trình xây xong nhưng không có người sử dụng hoặc sử dụng ít, kém hiệu quả…”. Nhưng sau đó, Bộ trưởng Bùi Quang Vinh “chỉnh lại”: “Như anh Dũng nói vấn đề này là mảng của Bộ Kế hoạch và Đầu tư, chúng tôi cũng phải nói lại một cách đầy đủ là Bộ Kế hoạch và Đầu tư quản lý nhà nước, các bộ chủ quản quản lý công trình, tiêu tiền mới là người phải chịu trách nhiệm quản lý đồng tiền này xem có lãng phí hay không lãng phí”. Bộ trưởng Vinh cũng đã nhắc đến “khâu thẩm định do Bộ Xây dựng”, rồi công trình ký túc xá sinh viên trên Đà Lạt là do Bộ Xây dựng quản lý, phân bổ, duyệt dự án để nhắc đến trách nhiệm của tất cả các bộ, ngành và địa phương trong quản lý các dự án vốn đầu tư công. Không phải là “màn đối đáp” gắt gao, nhưng khi mà các bộ vẫn còn những góc nhìn khác nhau như vậy thì xem ra “cuộc chiến” tái đầu tư công còn gian nan. DN

Số 194 - 1/12/2015

15


Kinh tế

Môi trường kinh doanh

Nỗi lo ra rìa

B

à Phạm Chi Lan, nguyên Phó Chủ tịch Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam đón nhận thông tin về việc chính thức ký kết thành lập Cộng đồng ASEAN, trong đó một trụ cột quan trọng là Cộng đồng Kinh tế ASEAN (AEC) - với thái độ cẩn trọng. “Tháng 6 vừa rồi, tôi được mời tham dự một hội thảo về vấn đề làm thế nào để hài hòa pháp luật Việt Nam và ASEAN? Chỉ có 6 tháng trước thời điểm AEC chính thức thành lập, nghĩa là sự kiện diễn ra quá muộn. Trong khi đó, sự sẵn sàng của Việt Nam trong kết nối với ASEAN tính về góc độ thể chế là có vẻ kém nhất”, bà Chi Lan phân tích. Nhận định này dường như không phù hợp với vị trí thứ hai của Việt Nam, chỉ sau có Singapore về biểu chấm điểm việc thực hiện các cam kết của AEC. Khi điểm danh sự sẵn sàng của Việt Nam trong cam kết hội nhập đầu tư, TS. Nguyễn Hồng Sơn, Hiệu trưởng trường Đại học Kinh tế (Đại học Quốc gia Hà Nội) đã nhắc tới các bước tiến của Luật Doanh nghiệp, Luật Đầu tư từ phiên bản 2005 đến 2014. Đặc biệt, Nghị quyết 19 của Chính phủ về những nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu cải thiện môi trường kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia với mục tiêu ngắn hạn là đạt mức trung bình của ASEAN 6 trong năm 2015 cũng được nhắc tới như là một cam kết mang tính nỗ lực cao trong cải thiện môi trường đầu tư của Việt Nam. “Nếu đứng ở góc độ ban hành các văn bản, Việt Nam có thể đứng thứ hai về sự sẵn

16

Số 194 - 1/12/2015

70 Sức ép rơi chủ yếu vào doanh nghiệp nhỏ và vừa khi tỷ lệ doanh nghiệp trông vào thị trường nội địa là 70%

sàng trong ASEAN. Nhưng có nghịch lý là khi Việt Nam tích cực tự do hóa từ bên ngoài, như sẵn sàng cắt giảm thuế, thì sự chuẩn bị ở bên trong, đặc biệt ở khu vực doanh nghiệp nhỏ và vừa - lực lượng sẽ phải tham gia cạnh tranh lớn trong ASEAN lại không cao. Có nhiều nguyên nhân từ những rào cản trong thủ tục hành chính khi gia nhập thị trường”, bà Chi Lan lý giải nhận định của mình khi nhắc tới bộ máy hành chính cồng kềnh và “cửa hẹp” cho khu vực doanh nghiệp nhỏ và vừa tiếp cận tới vốn, thị trường, công nghệ… Đây cũng là một phần lý do khiến sự sẵn sàng của doanh nghiệp Việt Nam với các cơ hội từ ASEAN không cao, thể hiện rõ nhất ở tỷ lệ tận dụng ưu đãi từ các cam kết trong ASEAN như ATIGA, cũng như các hiệp định thương mại tự do giữa ASEAN và các nền kinh tế khác. “Phân tích kỹ thì các doanh nghiệp tại Việt Nam có động lực rất khác nhau khi nhìn vào thị trường AEC. Các tập đoàn kinh tế nhà nước có thể không quan tâm nhiều đến thị trường này do có mục tiêu khác, ví dụ như cơ hội sử dụng nguồn vốn ODA khi tìm đến thị trường Mỹ, EU, Nhật. Các doanh nghiệp có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) vượt qua khỏi khuôn khổ thể chế của Việt Nam nên không ngại AEC. Sức ép đang rơi chủ yếu vào doanh nghiệp nhỏ và vừa khi tỷ lệ doanh nghiệp trông vào thị trường nội địa là 70%, nghĩa là chưa có sự cảm nhận thực sự từ hội nhập”, bà Lan nói. Kết quả khảo sát doanh nghiệp của trường Đại học Kinh tế (Đại học Quốc gia Hà

Ảnh: T.L

Thứ hạng thấp của môi trường kinh doanh Việt Nam khiến câu hỏi ai sẽ thực sự được hưởng lợi khi Việt Nam hội nhập AEC, TPP… không dễ trả lời. Minh Anh


Nội) ủng hộ quan điểm của bà Chi Lan. Tỷ lệ doanh nghiệp biết và trả lời chính xác các câu hỏi về AEC ở Hải Phòng, Đà Nẵng chỉ chiếm khoảng 40-45%, tại TP.HCM và Hà Nội tỷ lệ này còn thấp hơn, ở mức 35- 40%. “Trung bình khoảng 40% doanh nghiệp có thông tin về AEC. Hơn thế, họ biết nhiều về trụ cột 1 là mở rộng thị trường, còn cơ hội từ các trụ cột khác như: khu vực kinh tế cạnh tranh, phát triển kinh tế công bằng và hội nhập nền kinh tế toàn cầu... sự hiểu biết còn thấp hơn”, TS. Nguyễn Hồng Sơn cho hay. Đặc biệt, nhiều doanh nghiệp chưa coi trọng thị trường ASEAN, không coi đó là cơ hội, do cấu trúc thị trường và hàng hóa giữa Việt Nam và ASEAN khá tương đồng, thậm chí là cạnh tranh nhiều hơn... “Thông tin thực tế thì nhiều, nhưng vẫn chung chung. Doanh nghiệp nhỏ và vừa không quan tâm nên họ cũng không đi sâu hơn. Vòng luẩn quẩn xuất

Chúng ta nói nhiều đến cơ hội, nhưng chưa bàn đến cơ hội đó sẽ dành cho ai

hiện khi doanh nghiệp kêu ca khó đạt chuẩn để nhận ưu đãi, thủ tục phức tạp... Đây là lý do sự sẵn sàng về hội nhập AEC của đa phần doanh nghiệp Việt Nam là thấp, tâm lý lo ngại cạnh tranh lớn”, ông Sơn nói. Đây cũng là lý do khiến ông Nguyễn Đình Cung, Viện trưởng Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương lo ngại rằng, doanh nghiệp Việt Nam sẽ ra rìa khi đất nước hội nhập. Ông cho biết: “Chúng ta nói nhiều đến cơ hội, nhưng chưa bàn đến cơ hội đó sẽ dành cho ai. Jetro [Tổ chức xúc tiến thương mại Nhật Bản] vừa tiến hành khảo sát các doanh nghiệp Việt Nam và kết luận rằng, doanh nghiệp Việt Nam thiếu tầm nhìn chiến lược 10-20 năm nên không chú ý đến nâng cao năng lực, đầu tư vào con người, khoa học công nghệ, xây dựng đối tác tin cậy… nên vẫn kinh doanh chụp giật. Nếu tiếp tục như vậy, họ cũng không cần kết nối, không cần hội nhập”. DN


Kinh tế

Môi trường kinh doanh

Luật cởi, nghị định thắt Năm tháng sau khi Luật Doanh nghiệp 2014 và Luật Đầu tư 2014 có hiệu lực, một số khoảng trống và nút thắt đã lộ diện. Cẩm Hà

T

hực hiện Luật Doanh nghiệp 2014, thời gian cấp đăng ký thành lập doanh nghiệp mới trung bình (tính từ 1/7 đến 20/11/2015) chỉ còn 2,9 ngày, thời gian cấp đăng ký thay đổi trung bình là 2,47 ngày. Thông tin trên được ông Bùi Anh Tuấn, Phó cục trưởng Cục Quản lý đăng ký kinh doanh (Bộ Kế hoạch và Đầu tư) đưa ra tại cuộc hội thảo do Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương (CIEM) tổ chức tại Hà Nội vào cuối tháng 11.

Ảnh: T.L

Khổ cả đôi bên Tuy nhiên, vẫn theo vị đại diện Cục Quản lý đăng ký kinh doanh, khối lượng công việc phải xử lý tại một số phòng đăng ký kinh doanh địa phương tăng 40% so với trước thời điểm Luật có hiệu lực; thời gian làm việc kéo dài 10 - 15 tiếng/ ngày… Một trong những lý do quan trọng khiến việc cấp đăng ký kinh doanh vẫn khó khăn như vậy là sự tồn tại của một số văn bản pháp luật quy định về điều kiện kinh doanh trái thẩm quyền hoặc chưa được sửa đổi, bổ sung. Danh mục điều kiện, tỷ lệ vốn đầu tư áp dụng đối với nhà đầu tư nước ngoài cũng chưa được ban hành. Đáng lưu ý, theo LS Nguyễn Hưng Quang, các nghị định hướng dẫn Luật Doanh nghiệp đã có những điểm trái với chính Luật Doanh nghiệp! “Đây không phải là những quy định mang tính hướng dẫn chi tiết mà là những quy định thay đổi hẳn nội dung, phạm vi áp dụng của Luật Doanh nghiệp”, ông Quang nhấn mạnh. Chẳng

18

Số 194 - 1/12/2015

Các nghị định hướng dẫn Luật Doanh nghiệp đã có những điểm trái với chính Luật Doanh nghiệp


hạn, Nghị định 78/2015/NĐ-CP quy định khi thông báo mẫu dấu gửi cơ quan đăng ký kinh doanh phải thông báo “thời điểm có hiệu lực của mẫu con dấu” - vừa không đúng với quy định của Luật Doanh nghiệp, vừa không đúng với mục tiêu “tạo tính chủ động cho doanh nghiệp” đối với con dấu. Ngoài ra, Nghị định 96/2015/ NĐ-CP loại bỏ các loại hình doanh nghiệp được thành lập theo các luật: Công chứng; Luật sư; Giám định tư pháp; Kinh doanh bảo hiểm; Chứng khoán; Hợp tác xã, trong khi Luật Doanh nghiệp không hề có hạn chế này. Ông Quang cũng cho rằng, khi thực hiện thủ tục thay đổi giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, bên cạnh giấy đăng ký in trên nền vàng truyền thống (giấy vàng), nay doanh nghiệp được cấp thêm giấy xác nhận về thay đổi thông tin đăng ký doanh nghiệp về ngành nghề kinh doanh, thông tin cổ đông… in trên nền trắng (giấy trắng). Việc Nghị định 78/2015 buộc doanh nghiệp đăng ký mã ngành nghề, cộng với thực tiễn “giấy vàng”, “giấy trắng” đã làm cho pháp luật về doanh nghiệp trở nên “rối rắm, khó thực thi và gây tốn kém cho cả nhà nước lẫn doanh nghiệp”. Khi thay đổi những nội dung về ngành nghề, cổ đông sáng lập, cổ đông là nhà đầu tư nước ngoài…, Nghị định 78/NĐ-CP cũng yêu cầu doanh nghiệp cung cấp thêm rất nhiều giấy tờ tài liệu không được quy định trong Luật. Trong khi Luật Doanh nghiệp 2014 yêu cầu doanh nghiệp phải thông báo trong thời hạn 10 ngày kể từ ngày có thay đổi, thì việc đáp ứng đầy đủ các loại giấy tờ phức tạp theo Nghị định thực sự là một thách thức.

“Điểm sáng” chưa giúp đầu tư dễ dàng hơn Đó là nhận xét của chuyên gia Nguyễn Thị Diệu Hồng (Ban Pháp chế, Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam - VCCI) về Luật Đầu tư 2014. Chỉ ra nhiều điểm sáng của Luật, trong đó có việc tạo ra sự minh bạch thông tin về điều kiện kinh doanh các ngành nghề có điều kiện; có những biện pháp cứng rắn đối với những văn bản quy phạm pháp luật (VBQPPL) chứa đựng các quy định về điều kiện kinh doanh trái pháp luật… song bà Diệu Hồng cho biết, những quy định tiến bộ này không dễ được hiện thực hóa. Đơn cử, về thẩm quyền ban hành điều kiện đầu tư kinh doanh, hiện vẫn có rất nhiều thông tư đang được áp dụng có chứa đựng các điều kiện đầu tư kinh doanh. Trong khi theo quy trình ban

3 ngày

Gần 3 ngày là thời gian trung bình để cấp đăng ký thành lập doanh nghiệp mới

Cần có cơ chế phản biện một cách thực chất giữa cơ quan soạn thảo VBQPPL với cộng đồng doanh nghiệp

hành văn bản cấp thông tư thì đây chỉ là hoạt động nội bộ của bộ, ngành; rất khó kiểm soát. Đáng lo ngại hơn, tới đây, khi các thông tư có quy định về điều kiện đầu tư kinh doanh - vốn đang điều chỉnh các quan hệ pháp luật rất lớn - đồng loạt hết hiệu lực vào ngày 1/7/2016 (một nội dung trong Luật Đầu tư 2014), mà các quy định thay thế còn chưa được ban hành; thậm chí nhiều bộ, ngành còn chưa biết đến quy định này để có sự chuẩn bị cho việc soạn thảo các văn bản thay thế. Sự thiếu minh bạch trong cách xử lý sẽ tạo ra rủi ro không nhỏ cho các đối tượng chịu sự điều chỉnh của Luật.

Văn bản trái luật vẫn phải thực hiện Câu hỏi đặt ra là: đối với những văn bản ban hành sau, nhưng trái với quy định tại Luật Đầu tư 2014 về điều kiện đầu tư kinh doanh thì doanh nghiệp có đủ cơ sở pháp lý để từ chối thực hiện hay không? Theo các chuyên gia pháp lý, câu trả lời - đáng tiếc - là không. Luật Ban hành VBQPPL không có quy định nào về cơ chế này, vì một văn bản ban hành trái quy định của văn bản cấp trên chỉ bị bãi bỏ bởi chính cơ quan ban hành ra văn bản đó hoặc cơ quan cấp trên có thẩm quyền (chứ không đương nhiên bị vô hiệu). Điều này cũng có nghĩa là không có cơ chế nào cho đối tượng chịu tác động từ chối thực hiện các quy định trong một VBQPPL, kể cả khi văn bản đó trái luật. Hơn thế, khi VBQPPL được xác định là trái luật, bị hủy bỏ, thay thế hoặc sửa đổi thì những đối tượng đã chịu thiệt hại trước đó không thể khởi kiện đòi bồi thường trách nhiệm của cơ quan nhà nước đã ban hành văn bản đó. Luật về trách nhiệm bồi thường của nhà nước không quy định trường hợp này vào trường hợp được xem xét bồi thường. Chính vì thế, các chuyên gia pháp lý khuyến cáo, cộng đồng doanh nghiệp cần phối hợp chặt chẽ với cơ quan nhà nước trong kiểm soát việc ban hành về điều kiện kinh doanh trong các văn bản quy phạm pháp luật. Về phía mình, nhà nước cần thiết lập kênh thông tin hiệu quả để doanh nghiệp phản ánh những quy định về điều kiện đầu tư kinh doanh bất hợp lý, không phù hợp với nguyên tắc xác định tại Luật Đầu tư để kiến nghị sửa đổi, bãi bỏ các văn bản này. Bên cạnh đó, cần có cơ chế phản biện một cách thực chất giữa cơ quan soạn thảo VBQPPL với cộng đồng doanh nghiệp - cơ chế này đã được ghi nhận trong Luật Ban hành VBQPPL, nhưng việc thực hiện còn hình thức. DN

Số 194 - 1/12/2015

19


Kinh tế

Ngân hàng

HDBank đột phá vươn tầm sau ba năm tái cấu trúc

Ảnh: P.V

L

20

à ngân hàng đầu tiên kể từ năm 2013 thực hiện các thương vụ về mua bán và sáp nhập (M&A) ở cả trong nước lẫn quốc tế để thực thi tái cấu trúc, tính đến cuối năm 2015, HDBank đã có những đột phá mạnh mẽ, vươn lên tầm cao của một tổ chức tín dụng hàng đầu được Nhà nước và thị trường công nhận. Sáng tạo trong sản phẩm, dịch vụ, xác lập vị thế riêng là người bạn đồng hành của cộng đồng doanh nghiệp Việt Nam và một bộ phận các doanh nghiệp FDI. Ghi nhận hoạt động tích cực của HDBank, mới đây, Thống đốc NHNN Nguyễn Văn Bình đã ký Quyết định số 2173/QĐ-NHNN ngày 26/10/2015, tặng Bằng khen tuyên dương HDBank là một trong 4 tổ chức tín dụng đã có thành tích xuất sắc trong công tác giải ngân Dự án Tín dụng quốc tế ODA - tài trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa (SMEFP) năm 2015. Chia sẻ với DOANH NHÂN, ông Phạm Quốc Thanh, Phó tổng giám đốc HDBank cho biết, nói riêng về giải ngân vốn SMEFP, nhiều năm vừa rồi, qua hệ thống HDBank, ngày càng nhiều doanh

Số 194 - 1/12/2015

nghiệp nhỏ và vừa (DNNVV) sử dụng hiệu quả nguồn vốn này. Giai đoạn II từ năm 2005 và giai đoạn III từ năm 2009 đến nay, HDBank luôn duy trì quy trình thẩm định, giải ngân, hỗ trợ để giúp cho doanh nghiệp luôn được vay nguồn SMEFP với các mức lãi suất ưu đãi, vốn đã được ưu đãi gốc rất tốt. Với các thành tựu về phát triển bền vững, về sản phẩm, dịch vụ, sự riêng biệt trên thị trường tài chính ngân hàng và lợi thế nắm bắt, bồi đắp để hướng dần ra thế giới, HDBank cũng đã nhận được nhiều bằng khen, giải thưởng do các tổ chức uy tín trong nước và nước ngoài nước trao tặng: "Ngân hàng quản lý tiền tệ tốt nhất" (do các tạp chí Asiamoney, EuroMoney), "Doanh nghiệp quản lý tốt nhất châu Á (Tạp chí EuroMoney). Chia sẻ khách quan về giải thưởng trao cho HDBank, ông Marcus H. Langston, Giám đốc khu vực châu Á - đại diện Tạp chí Euromoney cho biết: “Trong thời đại mà các doanh nghiệp ngày càng chú trọng vào chiến lược kinh doanh hơn bao giờ hết thì sự nhạy bén trong quản trị và khả năng triển khai các chiến lược một cách cởi mở, minh bạch càng trở nên quan trọng. Tại HDBank, thời gian gần đây đã triển khai mạnh mẽ chiến lược hợp tác với các tổ chức tài chính lớn nước ngoài như: Hyakugo Bank (Nhật Bản), Hana Bank (Hàn Quốc), Credit Saison (Nhật Bản)... để tiến sâu vào thị trường tài chính quốc tế. Đặc biệt dự án hợp tác giữa HDBank với Credit Saison – một trong các tổ chức cung cấp dịch vụ tín dụng tiêu dùng lớn nhất Nhật Bản đã tạo ra thương hiệu HD SAISON Finance. Với sự cộng hưởng giữa hai định chế tài chính lớn của Việt Nam và Nhật Bản, HD SAISON Finance có cơ hội tận dụng những thế mạnh, kinh nghiệm kinh doanh và nguồn lực, kỹ thuật công nghệ giữa hai đơn vị, đưa HD SAISON Finance phát triển nhanh chóng trong thị trường tài chính tiêu dùng nhiều tiềm năng tại Việt Nam và tiếp đến là kế hoạch phát triển tại các nước trong khu vực. Tất cả các hướng đi và các bước phát triển đều thể hiện những hoạt động quản trị với tầm nhìn xa, tầm nhìn của một tổ chức đang hướng ra thị trường quốc tế - Ngân hàng HDBank”. DN



chuyên đề

Số liệu mới công bố của Tổng cục Thống kê cho thấy, chỉ riêng trong tháng 10/2105, số lượng doanh nghiệp thành lập mới tăng 30,6%, còn số doanh nghiệp phải tạm ngừng hoạt động cũng tăng 46,4% so với tháng trước đó. Sớm nở, chóng tàn có phải là đặc tính chung của các doanh nghiệp khởi nghiệp Việt Nam? Lê Dung – Minh Phương

start-up việt nam 22

Số 194 - 1/12/2015


ảnh: T.L

trái vẫn còn xanh Số 194 - 1/15/2015

23


chuyên đề

Trong 10 tháng đầu năm 2015

Số lượng doanh nghiệp giải thể hoặc gặp khó khăn phải tạm ngừng hoạt động là gần 68.000 doanh nghiệp, bằng với lượng doanh nghiệp tạm ngừng hoạt động và giải thể của cả năm 2014. (Nguồn: Tổng cục Thống kê)

ại triển lãm Hackfair trong khuôn khổ Ngày hội Startup Insider Talenthunt 2015 dành cho các công ty khởi nghiệp khu vực Đông Nam Á, được tổ chức lần đầu tiên tại Đại học Bách Khoa TP.HCM mới đây, nhiều ý tưởng kinh doanh thú vị của các sinh viên từ các trường đại học đã hội tụ. Điều này cho thấy, những doanh nghiệp mới khởi nghiệp đang trở thành một cộng đồng khá đông đảo, tuy nhiên vẫn còn nhiều điều đáng phải suy ngẫm.

Thiếu kỹ năng sống sót Tại ngày hội Startup Insider Talenthunt 2015 diễn ra cuối tháng 11/2015 tại TP.HCM, sản phẩm StreetView VR của nhóm Katsu thuộc Đại học Công nghệ - Thông tin đã đạt giải thưởng Tài năng trẻ. Ý tưởng này cho phép người dùng đeo chiếc kính đặc biệt để nhìn thấy khung cảnh của nhiều địa điểm trên thế giới. Ứng dụng nổi bật của kính phù hợp với những người thích đi du lịch và muốn xem trước các địa điểm để lên lịch trình cho chuyến đi. Trần Hữu Danh, sinh viên năm cuối Đại học Công nghệ - Thông tin TP.HCM, một trong những tác giả của ý tưởng, cho biết, trước khi thực hiện sản phẩm này, nhóm có tìm hiểu qua về các ứng dụng tương tự nhưng chưa tìm hiểu kỹ nhu cầu thị trường. “Tụi em chỉ coi đây là một bài tập để kiểm tra kiến thức của mình, chưa nghĩ xa về việc mang sản phẩm đi kinh doanh hay để tìm nhà đầu tư”, Hữu Danh nói, bổ sung thêm rằng mặc dù ý tưởng của nhóm đã được triển khai trong thực tế và tạo ra sản phẩm mẫu. Đam mê sáng tạo, chịu khó tìm tòi và có nhiều ý tưởng tốt là điểm chung của các ý tưởng và mô hình kinh doanh được mang đến cuộc thi này. Tuy nhiên, không khó để nhận ra có nhiều ý tưởng không dễ dàng đi vào đời sống, nếu như không muốn nói là quá mơ hồ với thực tế. Đó là lý do mà chỉ có 2/54 ý tưởng tham gia cuộc thi được ông George Nguyễn, nhà sáng lập của Google Developer Group “chấm” là có thể đưa ra thị trường thương mại hóa. “Các bạn rất có tiềm năng về mặt sáng tạo nhưng cần có những hướng dẫn từ ban đầu để ý tưởng đi đúng hướng. Có những ý tưởng tốt nhưng các bạn chưa có tầm nhìn chung về thị trường, hay nói cách khác là ý tưởng vẫn còn thiếu thực tế”, ông George Nguyễn nhận định. Đó cũng là lý do mà trong lần tham dự sự kiện này, ông đã mời nhiều nhà đầu tư đi cùng để họ trực tiếp nghe các nhà khởi nghiệp trẻ của Việt Nam thuyết trình ý tưởng, sau đó xem xét rót vốn cho những ý tưởng tốt và có tính ứng dụng cao. Đây cũng sẽ là những người cố vấn từ những bước đi đầu tiên để giúp các ý tưởng khởi nghiệp không bị chệch hướng. “Đa phần các startup không kiên nhẫn và thiếu nội lực về tài chính sẽ khó trụ vững lâu dài. Khi đưa ý tưởng thành một

24

Số 194 - 1/12/2015

mô hình kinh doanh, bạn phải có kế hoạch rõ ràng chứ không phải bằng niềm tin”, George Nguyễn đưa ra lời khuyên. Theo các chuyên gia về startup, không tìm hiểu kỹ nhu cầu thị trường, không lên và không biết cách lên kế hoạch kinh doanh cụ thể là những cái bẫy luôn chực chờ đối với những dự án khởi nghiệp non trẻ. Một báo cáo của Trung tâm nghiên cứu Kinh doanh và Hỗ trợ doanh nghiệp (BSA) cho thấy, 3/10 startup sẽ “chết yểu” trong 2 năm đầu tiên gia nhập thị trường. Một nửa số còn lại cũng sẽ trở thành quá khứ chỉ trong 3 năm kế tiếp. Do đó, việc chuẩn bị kỹ năng sống sót là yếu tố sống còn đối với các nhà khởi nghiệp Việt Nam.

Ai sẽ là cộng sự? Một trong những trở ngại lớn của các startup là làm sao tìm được những cộng sự phù hợp để gắn bó lâu dài. Ai sẽ là người phù hợp, làm sao chọn được người giỏi, người phù hợp


có cùng ý chí để đồng hành với nhà khởi nghiệp trên hành trình kinh doanh gian nan không phải là điều đơn giản. Ông Nam Nguyễn, Chủ tịch Công ty Alpha Vision, cho rằng: “Ý tưởng tốt có thể thất bại, nhưng đội ngũ tốt có thể sống sót với ý tưởng không tốt”. Chính vì vậy, việc thu hút nhân tài và xây dựng cho mình một đội ngũ cộng sự tốt là yếu tố quan trọng nhất, nhằm đảm bảo các startup có thể tồn tại. Ông Trần Bằng Việt, Giám đốc điều hành Công ty tư vấn nhân sự Le & Associate, cho rằng, việc có bao nhiêu người cùng đồng hành với mình còn tùy thuộc ý tưởng, hoàn cảnh nhất định, nhưng không nên quá nhiều. “Đó phải là những người có thể bổ sung được cho mình để khai thác được điểm mạnh của mình. Ngoài ra, dù có khác nhau về chuyên môn hay một vài sở thích nào đó nhưng nhất định cần có những điểm chung để có thể “chung sống” được với nhau. Quan trọng nhất, đó là người phù hợp với

mình: không chỉ đủ năng lực làm việc mà còn phù hợp với tính cách và văn hóa của công ty”, ông Việt nói. Vậy làm sao có thể thu hút được nhân tài gia nhập doanh nghiệp khởi nghiệp? Đây là băn khoăn chung của rất nhiều nhà khởi nghiệp, bởi hầu hết họ đều thiếu vốn và không thể dùng công cụ tài chính để thu hút người tài. Theo anh Lương Duy Hoài, nhà sáng lập của Công ty Giao hàng nhanh, có một vũ khí lợi hại mà nếu không là startup thì doanh nghiệp khó có thể có được, đó chính là cổ phần. Theo anh Hoài, để thu hút được cộng sự giỏi, startup không những phải tìm kiếm được những người có chung niềm tin, chung tầm nhìn với mình mà còn phải tận dụng tốt công cụ cổ phần. “Cổ phần sẽ tạo cho đồng sự cảm giác được sở hữu, khiến họ chuyên tâm cống hiến hết mình với mình”, anh Hoài nói dựa vào kinh nghiệm khởi nghiệp cá nhân. Đồng quan điểm này, ông Trần Nguyên Lê Văn, người sáng lập Vexere.vn, cho biết, để tìm được người cùng chia sẻ niềm tin và đam mê thì bản thân người sáng lập phải có niềm tin lớn đối với sản phẩm của chính mình. “Chúng ta nên chọn những người đã có kinh nghiệm trong các hoạt động ngoại khóa, những thủ lĩnh sáng lập ra các câu lạc bộ ngoại khóa đó. Họ là những người có kinh nghiệm giống như khởi nghiệp, biết cách tổ chức đội ngũ và đặc biệt đó là những người máu lửa, sẵn sàng lao vào nhiệm vụ vì sự khát khao chứ không phải vì tiền”, ông Văn chia sẻ kinh nghiệm tìm đồng sự của ông. Ngoài ra, cả ông Văn và ông Việt đều cho rằng, những người làm công việc kinh doanh, tiếp thị, tổ chức sự kiện là những người đa Cộng đồng startup năng, rất phù hợp với mô hình khởi ngày càng lớn mạnh nghiệp. Bên cạnh đó, ông Văn cho rằng, và được chia sẻ bởi nhiều người quan tâm khi tuyển người thì tuổi tác không quan trọng bằng tính cách và sự nhiệt huyết. “Bất kể độ tuổi nào có sự nhiệt huyết, dám làm, dám nghĩ sẽ luôn phù hợp với startup”, ông Văn chia sẻ. Đồng quan điểm với ông Văn, ông Mai Thanh Phong, Phó Hiệu trưởng trường Đại học Bách Khoa TP.HCM, cho biết: “Khi tìm người tham gia dự án nào đó, với các bạn trẻ tôi không mấy bận tâm đến chuyên môn, vì nếu tìm người có chuyên môn thì tôi sẽ tìm được, điều quan trọng là các bạn phải thật sự nhiệt huyết, dám trình bày ý tưởng triển khai sau khi tôi đưa ra đề bài”. Trong khi đó, ông Nguyễn Hải Triều, nhà sáng lập Younet Media, còn đưa ra quan điểm, nếu muốn khởi nghiệp thì nên làm trước 30 tuổi vì sau tuổi này có thể người sáng lập đã lập gia đình và sẽ có nhiều ràng buộc, không thể dốc hết sức cho công việc.

Gọi vốn cách nào? Thiếu nguồn lực tài chính là một trong những nguyên nhân chính khiến cho những ý tưởng kinh doanh tốt không

Số 194 - 1/15/2015

s

ảnh: L.D

Các nhà đầu tư nhiều kinh nghiệm khuyên những nhà sáng lập nên giữ vững niềm đam mê và chuẩn bị tinh thần cho chặng đường khó khăn sắp tới

25


chuyên đề

VSV Corner: Nơi hội tụ của các startup và nhà đầu tư

N

gày 15/11/2015, VSV Corner không gian làm việc tập trung cho các startup và nhà đầu tư thiên thần (Nhà đầu tư chuyên cấp vốn cho các dự án khởi nghiệp - BT) đầu tiên tại Việt Nam, đặt tại tầng 7, tòa nhà 24 - 26 Lý Thường Kiệt, Hà Nội đã chính thức ra mắt. VSV Corner nằm trong Đề án Vietnam Silicon Valley - Đề án Thương mại hóa công nghệ theo mô hình thung lũng Silicon tại Việt Nam của Bộ Khoa học và Công nghệ. Đây là nơi hiện thực hóa sự hỗ trợ và bảo trợ của nhà nước đối với sự hình thành và phát triển hệ sinh thái khởi nghiệp sáng tạo tại Việt Nam. VSV Corner hướng đến mục tiêu trở thành địa điểm tập trung, trao đổi thông tin và làm việc của các nhà đầu tư thiên thần và các quỹ đầu tư mạo hiểm ở Việt Nam. Trước khi ra mắt VSV Corner, đã có 9 startup được VSV hỗ trợ khởi nghiệp thông qua quá trình tập huấn tập trung (booth camp) trong vòng

s ảnh: L.D

Phạm Kim Hùng, sáng lập viên đồng thời là CEO của TechElite tại buổi khai trương VSC Corner

4 tháng. Sau khi tốt nghiệp đã có 4/9 startup này được các quỹ đầu tư mạo hiểm đầu tư vốn, đó là: Lozi, Loanvi, TechElite, Astro Telligent. Là người đã làm cầu nối cho rất nhiều quỹ đầu tư mạo hiểm kết nối với các nhóm startup tại VSV, bà Thạch

thể trở thành hiện thực hoặc dễ dàng chết yểu. Khi startup đã đi được chặng khởi đầu, việc thu hút được nguồn tài chính để bước tiếp lên nấc thang cao hơn trở nên quan trọng hơn bao giờ hết. Bởi việc dừng lại khi thị trường đang chuyển động quá nhanh cũng đồng nghĩa với việc tự mình khai tử chính mình. Có nhiều startup tốt nhưng không được các nhà đầu tư tiềm năng biết đến, lý do là bởi họ thiếu kỹ năng gọi vốn. Qua hai lần gọi vốn ở Việt Nam, ông Văn - Vexere. vn nhận ra rằng, nhà đầu tư rất ít nên việc chọn lọc sẽ khắt khe hơn. Điều này rất khác ở Mỹ hay nhiều thị trường khác, nơi không thiếu quỹ đầu tư khiến việc gọi vốn dễ dàng hơn nếu doanh nghiệp có ý tưởng tốt. Trong khi với thị trường Việt Nam, tất cả không chỉ nằm ở ý tưởng mà còn phải chứng minh cho nhà đầu tư thấy kết quả thực sự của dự án. Ông Văn kể lại, lần đầu tiên khi ông gặp gỡ nhà đầu tư trình bày ý tưởng, họ bảo ông hãy quay về và làm trước đã, sau 2 tháng hãy quay lại gặp họ. Trong lần gặp kế tiếp, khi đã có người truy cập vào website để đặt vé, nhà đầu tư vẫn lắc đầu bảo ông quay về tiếp tục làm. Cho tới khi trang web đã thu hút được trên 1.000 người truy cập thì ý tưởng của ông mới được họ để mắt tới. “Cái họ luôn cần là kết quả, chứ không phải là “chém gió”. Nếu bạn có kết quả, gọi vốn càng trễ thì phần sở hữu của bạn càng lớn. Nhưng cái gì cũng có giá. Nếu bạn gọi trễ

26

Số 194 - 1/12/2015

Lê Anh, Chủ nhiệm đề án VSV, cho biết, các quỹ đầu tư mạo hiểm quốc tế đánh giá rất cao các startup Việt Nam về đam mê khởi nghiệp và tiềm năng phát triển các ý tưởng. Tuy nhiên, nút thắt lớn nhất của việc phát triển cộng đồng khởi nghiệp Việt Nam hiện nay là chúng ta vẫn chưa có hành lang pháp lý cụ thể cho hoạt động của các quỹ đầu tư mạo hiểm, cũng như chưa có một sàn giao dịch chính thức nào để các quỹ đầu tư mạo hiểm và các startup có thể gặp nhau. Điều này làm ảnh hưởng đến sức hút của thị trường Startup Việt Nam đối với các quỹ đầu tư mạo hiểm lớn trên thế giới. Trong một ý kiến bên lề sự kiện ra mắt VSV Corner, Bộ trưởng bộ Khoa học và Công nghệ Nguyễn Quân cho biết, hiện Bộ đang có kế hoạch cùng với các đơn vị liên quan đề xuất một chương về Đầu tư mạo hiểm trong Luật Hỗ trợ doanh nghiệp vừa và nhỏ hoặc Luật Công nghệ cao sửa đổi, bổ sung. DN

quá, những đơn vị khác cũng thấy ý tưởng đó, mà họ nhiều tiền hơn và họ làm thì mình mất cơ hội. Do đó việc chọn thời điểm gọi vốn là phải đúng điểm rơi”, ông Văn “bật mí”. Trong khi đó, ông Trần Bằng Việt, Le & Associate Việt, lại có góc nhìn khác: “Để chọn một startup đầu tư trước hết tôi nhìn vào mô hình kinh doanh, xem nó có bền vững hay không, có thể phát triển mạnh và có tiện lợi hay không. Thứ hai là đội ngũ startup có đủ độ tin cậy và khả năng đạt được mục tiêu là bao nhiêu. Hai điều này là cốt yếu, còn những việc khác chúng tôi sẽ mang đến”. Khởi nghiệp rõ ràng vẫn là một mặt trận chông gai đối với những người Việt có giấc mơ khởi nghiệp. Trong bối cảnh đó, sự khác biệt sẽ là yếu tố quan trọng để startup lọt mắt xanh các quỹ đầu tư. Có rất nhiều hệ quả có thể xảy ra với những mô hình kinh doanh không có sự khác biệt, hoặc rất ít sự khác biệt. Bên cạnh đó, các nhà đầu tư nhiều kinh nghiệm còn khuyên những nhà sáng lập nên giữ vững niềm đam mê và chuẩn bị tinh thần cho những chặng đường khó khăn sắp tới. “Các bạn gọi đầu tư càng trễ thì các bạn hưởng giá trị càng lớn, nếu bạn đem ý tưởng đến cho tôi và kêu tôi đầu tư cho bạn thì tôi sẽ lấy hết cổ phần của bạn, bạn chẳng có gì để hưởng cả”, ông Nguyễn Hải Triều, nhà sáng lập Younet Media, “dọa” các đại biểu dự ngày hội Startup Insider Talenthunt 2015. DN


QUẢNG BÁ DOANH NGHIỆP HIỆU QUẢ VỚI SMS BRANDNAME Thống kê cho thấy, khi loạt email quảng cáo được đưa tới địa chỉ của một nhóm khách hàng, chưa đến 12% trong số những người đó sẽ mở ra. Ngược lại, gửi một loạt tin nhắn từ hệ thống tổng đài tới khách hàng, thống kê cho thấy 95-98% khách hàng sẽ đọc trong vòng 15 phút sau khi nhận được tin nhắn. Theo số liệu của Tổng cục Thống kê, đến 2014, Việt Nam có 138,6 triệu thuê bao di động, 80% người dùng di động luôn giữ máy bên mình và 45% người Việt thường xuyên dùng điện thoại để nhắn tin. CTIA (Cellular Telecommunications Industry Association - Hiệp hội Công nghiệp Viễn thông Di động) cho biết: mỗi người cần trung bình 90 phút để trả lời một email, nhưng chỉ cần 90 giây để trả lời một tin nhắn; cùng với đó, 62% người sử dụng smartphone kiểm tra điện thoại ngay khi họ tỉnh giấc. Với sự phổ cập và hữu ích tuyệt đối như thế, không còn ngạc nhiên khi đa phần doanh nghiệp tại Việt Nam đều lựa chọn Mobile Marketing, đặc biệt là SMS Marketing là kênh để tiếp cận người dùng, chăm sóc hỗ trợ khách hàng và tiếp thị thương hiệu của mình. SMS vẫn là tính năng cơ bản trên bất kỳ chiếc điện thoại di động nào, dù cho internet hay hạ tầng 3G đang ngày càng có những bước phát triển đột phá. So với email marketing, tiếp cận khách hàng bằng tin nhắn điện thoại SMS marketing cũng chiếm ưu thế hơn hẳn. Thống kê cho thấy, khi loạt email quảng cáo được đưa tới địa chỉ của một nhóm khách hàng, chưa đến 12% trong số những người đó sẽ mở ra. Ngược lại, gửi một loạt tin nhắn từ hệ thống tổng đài tới khách hàng, thống kê cho thấy 95-98% khách hàng sẽ đọc trong vòng 15 phút sau khi nhận được tin nhắn (số liệu từ smsmarketing.org).

MobiFone và giải pháp SMS Brandname ưu việt Nắm bắt được nhu cầu và thị hiếu của các đối tượng doanh nghiệp, các nhà mạng viễn thông cũng đã lên dây cót nhập cuộc với rất nhiều ứng dụng hỗ trợ doanh nghiệp tiếp cận khách hàng qua SMS. Nếu trong thời điểm vài năm trước, tin nhắn doanh nghiệp đến với khách hàng chỉ mới dừng lại ở mức một công cụ quảng cáo đơn giản

hay một kênh thông tin chăm sóc khách hàng thì cho đến nay, SMS Marketing đã thực sự trở thành một xu thế trong xây dựng thương hiệu hiện đại. Không chỉ giúp đẳng cấp thương hiệu doanh nghiệp sẽ được định vị cao hơn trong tâm trí khách hàng, tên doanh nghiệp sẽ được đặt tại vị trí “Người gửi” (sender) của tin nhắn cũng tạo ra sự tin tưởng tuyệt đối, thay vì lẫn lộn vào các tin nhắn spam từ những đầu số lạ. Dịch vụ SMS BrandName do MobiFone nghiên cứu phát triển từ công cụ SMS trên điện thoại di động đang được nhiều doanh nghiệp tin tưởng lựa chọn. SMS BrandName hướng tới đối tượng là các doanh nghiệp có nhu cầu quảng bá thông tin sản phẩm hoặc phát triển hoạt động CSKH thông qua kênh tin nhắn. Đặc biệt, dịch vụ cũng đáp ứng những tiêu chí cần thiết của một công cụ marketing, phát triển SMS trở thành một kênh hữu hiệu trong việc quảng bá sản phẩm của các doanh nghiệp. Đặc biệt, hầu hết người nhận tin nhắn sẽ mở ra xem, ngay cả khi họ chưa xác định được nội dung của bạn có hấp dẫn hay không. So với các hình thức quảng cáo như gửi thư hay phát tờ rơi, rõ ràng quảng cáo qua tin nhắn có nhiều lợi thế vượt trội. Với những hình thức đa dạng, SMS BrandName sẽ mang đến cho doanh nghiệp nhiều sự lựa chọn hơn với cước phí sử dụng hợp lý. Chỉ từ 50 nghìn đồng cho một lần đăng ký và 50 nghìn đồng cước phí duy trì/tháng, doanh nghiệp của bạn đã có thể sử dụng được dịch vụ SMS BrandName. SMS BrandName của MobiFone hứa hẹn là một dịch vụ hiệu quả, giúp các doanh nghiệp xóa đi khoảng cách với đối tượng khách hàng của mình nhờ những tin nhắn đúng thời điểm, đúng đối tượng và đúng cách. Thông tin chi tiết vui lòng liên hệ tổng đài 9 ​ 0​90 hoặc số hotline 083 868 8889.

Số 194 - 1/15/2015

Ảnh: PV

Doanh nghiệp lựa chọn SMS Marketing

27


đối thoại

TU LÀ LÀM TỐT NHẤT

NGHỀ CỦA MÌNH !

Không ồn ào, to tát, thầm lặng và kiên trì đi theo con đường riêng, nữ doanh nhân Nguyễn Thị Mẫn, Giám đốc Công ty Queen Man đã tạo dựng được danh tiếng riêng của mình trên thị trường bất động sản TP.HCM. Thanh Thủy (thực hiện)

28

Số 194 - 1/12/2015


Số 194 - 1/12/2015

29


T

ìm kiếm trên Google thông tin về Queen Man chỉ vỏn vẹn vài dòng về địa chỉ, năm thành lập. Cũng không tìm thấy công trình xây dựng hay dự án bất động sản nào có ghi tên chủ đầu tư là Queen Man, nhưng cái tên Nguyễn Thị Mẫn và doanh nghiệp của chị - Queen Man - lại thường xuyên xuất hiện trong các bản tin về hoạt động thiện nguyện của Hội đồng hương Hòa Vang (Đà Nẵng) tại TP.HCM.

“TU LÀ LÀM TỐT NHẤT NGHỀ CỦA MÌNH”

Nghe nói Queen Man chuyên kinh doanh bất động sản nhưng tôi không tìm thấy công trình xây dựng nào có chủ đầu tư là Queen Man, chị có thể cắt nghĩa việc này không? Vì tôi không xây dựng các công trình lớn, tôi chỉ kinh doanh những ngôi nhà nhỏ mà thôi, đại loại là mua nhà nát, nhà hóa giá rồi sửa chữa hoặc xây dựng lại, sau đó được giá mới bán. Đây là công ty của chị? Công ty của tôi. Thực ra tôi làm nghề này hơn 20 năm nay rồi, nhưng mới thành lập công ty năm 2011 thôi.

Hiếm có nữ doanh nhân nào tự nấu ăn cho chồng và không thuê người giúp việc như tôi! 30

Cái tên Queen Man có ý nghĩa gì với chị? Tôi hơi ngạc nhiên vì chữ “Queen” (dịch sang tiếng Việt là nữ hoàng) lại đi chung với chữ “Man” (người đàn ông)? Ai cũng hỏi thế! Chữ “Man” thực ra cách điệu từ tên tôi không có dấu (Mẫn), chứ không phải là “đàn ông” (cười). “Queen Man” là “Mẫn nữ hoàng”. Nói vậy, có thể nhiều người nghĩ tôi tự kiêu, nhưng làm việc gì tôi cũng cố gắng hết sức và muốn mình làm tốt nhất, nên tôi chọn danh xưng này mang hàm ý mình sẽ là người dẫn đầu. Người thân và bạn bè vẫn nhận xét tôi là người quyết đoán, khí chất mạnh mẽ như đàn ông (cười). Tôi vẫn thường nói với mọi người: “Tôi được nảy mầm trong đá, sinh ra từ đá” nên luôn sẵn sàng cho mọi thử thách. Ba mẹ tôi là người gốc Đà Nẵng, thoát ly đi cách mạng. Lần cuối cùng hai người gặp nhau ở Trường Sơn Đông và khi trở về quê nhà mẹ sinh ra tôi, đúng vào năm đó bà nhận tin ba tôi hy sinh ở chiến trường. Do là con út lại chưa lần nào gặp ba, tôi luôn có ý thức tự lập trong cuộc sống và rèn luyện bản thân mình. Khi bắt đầu sự nghiệp cũng vậy. Cũng có thể do tôi được thừa hưởng dòng máu kinh doanh của mẹ. Mẹ tôi một mình nuôi 7 người con nên người, vào Sài Gòn lập nghiệp và từ những năm 1980 đã mua được ngôi nhà lớn ở quận 10 cho các con ở.

Số 194 - 1/12/2015

Hành trình khởi nghiệp của chị diễn ra như thế nào? Queen Man có gì đặc biệt so với những công ty khác? Vào những năm 1990, sau khi tốt nghiệp Đại học tổng hợp TP.HCM và lập gia đình, tôi bắt đầu sự nghiệp khi nhìn thấy nhu cầu tìm kiếm mặt bằng để buôn bán hay ở, phần khác tôi có lòng đam mê với đất đai, nhà cửa. Tôi mua những ngôi nhà cấp 4, nhà nát và sửa chữa lại cho đẹp rồi tìm người bán. Tất cả phải tự làm hết, từ việc thương lượng giá, lo giấy tờ đến mua nguyên vật liệu, sắp xếp đồ đạc trong nhà…. Nguồn lực đầu tiên là vốn do mẹ tôi giúp. Cả 6 anh chị tôi đều có sự nghiệp riêng, kinh doanh các ngành nghề khác nhau. Mẹ chính là người thầy của chúng tôi. Cứ một ngôi nhà mua được, tôi thường tự sửa chữa hoặc xây mới rồi sinh sống luôn từ 2 - 4 năm mới bán. Chọn hướng hợp mạng khi mua nhà rất khó nên thấy vị trí đẹp thì mua và xây lại, ở như nhà mình trước rồi bán mới tốt. Tôi đảm trách việc mua những ngôi nhà nhỏ cũ nát còn chồng tôi mua những ngôi nhà hoặc miếng đất lớn hơn. Dù cùng ngành nhưng chúng tôi mỗi người một công ty. Năm 2011, tôi mới chính thức thành lập Queen Man. Cùng làm bất động sản nhưng sao anh chị không chung công ty mà làm riêng? Chúng tôi chủ trương như vậy, vì mỗi người có thế mạnh riêng. Bên cạnh đó, việc khác công ty không ngăn chúng tôi hỗ trợ nhau khi cần thiết. Công ty thành lập năm 2011 lúc thị trường bất động sản đóng băng, làm sao chị vượt qua được giai đoạn khó khăn này? Lúc đó tôi nghĩ thị trường sẽ tan băng nhanh thôi, nhưng thực tế là giờ mới bắt đầu tan. Trong thời gian đó, công ty bị kẹt vốn khá nhiều do nhiều căn nhà lớn không bán được, thế là tôi chuyển sang cho thuê hoặc xây dựng. Nhìn lại chặng đường đã qua, chị tự đánh giá sự nghiệp của mình thế nào, thành công hay không thành công? Tôi hài lòng với việc mình đã chọn. Kinh doanh bất động sản là nghề tôi muốn làm và tôi có khả năng để làm tốt. Tôi thích những ngôi nhà đẹp và tự mình làm ra những ngôi nhà đẹp. Cảm giác biến một ngôi nhà xập xệ, cũ nát thành một ngôi nhà đẹp mà ai cũng thích là giấc mơ của tôi. Trước khi thị trường đóng băng thì tôi cũng đã bán được nhiều căn nhà với giá tốt và sớm có tài sản hơn người ở


độ tuổi còn trẻ. Chưa có ngôi nhà nào tôi mua bán mà bị lỗ. Phải nói là đến bây giờ tôi hoàn toàn mãn nguyện vì mình đã làm hết sức để đạt được điều mong muốn. Bí quyết thành công của chị là ở đâu? Chỉ có một bí quyết thôi: vợ chồng tôi chủ trương chỉ mua bán bất động sản ở khu trung tâm thành phố và mua nhà chính là mua vị trí. Làm gì cũng tính kỹ lắm. Những năm đầu tiên gây dựng sự nghiệp, có những đêm vợ chồng tôi chỉ ngủ có mấy tiếng, đi mua nhà đến nửa đêm mới về, bởi vì chỉ cần ngủ qua một đêm là giá đã khác, chính sách đã thay đổi. Khi mua rồi phải lo giấy tờ cho đàng hoàng, có sửa chữa hay xây dựng lại cũng tận tâm tận lực. Chúng tôi nghĩ làm cho mình ở thì bán cho ai họ cũng hài lòng. Mỗi một ngôi nhà mình ở, mình phải rút kinh nghiệm để ngôi nhà sau hoàn thiện, chỉn chu hơn. Chúng tôi cứ thẳng một đường mà đi, không kinh doanh cái khác. Nghề nào cũng có những kẻ vô đạo đức, cũng có hai mặt, nhưng tôi nghĩ làm nghề này cốt yếu nhất là mình không lừa ai. Tôi quan niệm “tu” là làm tốt nhất nghề của mình.

ÂM THẦM LÀM, KHÔNG KHOE KHOANG

Ảnh: Stop and Go

Tôi tò mò tại sao chị làm nghề này lâu như vậy mà thông tin về bản thân và công ty chị trên mạng lại rất ít? Queen Man cũng không có trang web riêng? Vì tôi cứ âm thầm làm thôi, không thích khoe khoang với ai. Trong ngành, ai cần mua bán bất động sản ở trung tâm thành phố đều biết vợ chồng tôi, thế là đủ. Riêng trang web công ty, hiện thời tôi thấy chưa cần vì mọi giao dịch mua bán tiến hành bằng điện thoại cũng đủ bận rộn rồi. Theo chị, xu thế sắp tới của thị trường bất động sản sẽ diễn biến như thế nào? Thị trường bất động sản hiện nay đang nóng dần lên với nhiều dự án, nhiều mức giá, nhiều lựa chọn, đây là cơ hội cho những người có nhu cầu về nhà ở cũng như những người có dư tiền muốn đầu tư vì không sợ giá ảo. Chính sách của nhà nước cũng đang rất thuận lợi với việc cho phép Việt kiều và người nước ngoài được mua nhà. Bên cạnh đó, ngân hàng cũng khuyến khích cho vay mua bất động sản với lãi suất thấp. Không chỉ có người Việt chuyển dịch ra nước ngoài mà không ít Việt kiều và người nước ngoài cũng có xu hướng tìm kiếm chốn an cư lập nghiệp ở Việt Nam vì khí hậu ôn hòa, không sợ thiên tai động đất, an ninh chính trị rất ổn định.

Những năm đầu tiên gây dựng sự nghiệp, có những đêm vợ chồng tôi chỉ ngủ có mấy tiếng, đi mua nhà đến nửa đêm mới về

Nhiều người đồn rằng, chị rất coi trọng và đề cao chồng. Chị không lo đàn ông giỏi giang thành đạt thường bị nhiều cám dỗ vây quanh à? Bạn bè hỏi tôi: gái đẹp “bám lấy” chồng tôi nhiều mà sao anh ấy vẫn chung thủy với vợ (cười)? Tôi cho rằng, phụ nữ có nhiều cách giữ chồng, không ai giống ai. Tôi có cách của tôi. Hiếm có nữ doanh nhân nào hàng ngày vẫn tự nấu ăn cho chồng và không thuê người giúp việc như tôi. Sáng mở mắt ra tôi đã phải lo cho chồng con xong mới lo cho mình. Xin chị chia sẻ quan điểm về tiền bạc của chị có ảnh hưởng ra sao trong việc giáo dục con cái? Chúng tôi khuyến khích các con có cuộc sống tự lập. Tiền bạc chúng tôi kiếm được sẽ không cho con thấy, chỉ cho con vừa đủ xài, nhưng con thích học gì cũng tạo điều kiện cho học. Bình thường, đi đâu gần thì mỗi người một cái xe máy tự đi. Lúc nào cần đi xa thì ai cũng phải biết tự lái xe, không ỷ vào tài xế. Chồng tôi quan niệm con cái cũng cần phải trang bị đủ kỹ năng để có thể tự sống một mình, không dựa dẫm ai. Tôi hoàn toàn ủng hộ quan điểm này và bản thân luôn tự làm lấy mọi thứ để làm gương cho con. Mặt khác, vợ chồng tôi thích cách suy nghĩ của các tỷ phú Mỹ: tiền của làm ra không phải để lại tất cả cho con mà phải làm cái gì đó hữu ích cho xã hội. Chị không tham gia các hội doanh nhân mà chỉ tham gia Hội đồng hương Hòa Vang của các doanh nhân quê Đà Nẵng đang làm việc ở TP. HCM, vì sao vậy? Từ bé tôi sống trong làng quê, đến cấp 2 mới vào Sài Gòn. Khi làm ăn, tôi được trời cho mình nhiều thì phải biết đóng góp lại cho xã hội. Một trong những tâm nguyện của tôi là giúp đỡ những người đồng hương thoát khỏi cuộc sống khó khăn, đó là lý do tôi tham gia Hội đồng hương Hòa Vang vì thấy những hoạt động ở đây phù hợp với mong muốn của mình. Dự án thiện nguyện mà anh chị muốn làm cho trẻ em nghèo là gì? Có nhiều cách để giúp ích cho xã hội, nhưng chúng tôi nghĩ giúp những đứa trẻ nghèo có điều kiện học hành đến nơi đến chốn là cách giúp tốt nhất. Dự án đó chúng tôi chỉ mới nghĩ, chưa làm cụ thể, nhưng có thể là xây dựng thư viện cho các trường học ở vùng sâu, vùng xa. Trang bị kiến thức cho bọn trẻ thì chúng có thể tự làm giàu. Xin cảm ơn chị! DN Số 194 - 1/12/2015

31


CUỘC THI

ĐI TÌM NHỮNG GƯƠNG MẶT TÀI NĂNG MỚI CHO NGÀNH THỜI TRANG VIỆT ĐẤU TRƯỜNG THỜI TRANG ĐẦY MÀU SẮC DÀNH CHO CÁC BẠN TRẺ THỂ HIỆN TÀI NĂNG TRONG NHỮNG VAI TRÒ: PRODUCER, FASHION DESIGNER, STYLIST, PHOTOGRAPHER, MODEL, MAKEUP ARTIST… TÀI NĂNG VÀ ĐAM MÊ SẼ ĐƯỢC KIỂM CHỨNG QUA NHỮNG KHUNG HÌNH!

COMING SOON Xem chi tiết tại:

BẢO TRỢ THÔNG TIN

Liên hệ tài trợ: Ms. Nguyễn Vân Khánh - Group Sales & Marketing Manager ĐT: 0903.546.004 | Email: khanhnv@lemediavn.com Ms. Đặng Thanh Lan - Sales Manager( Tạp chí Đẹp) ĐT: 0908.316.386 | Email: landt@lemediavn.com Ms. Đinh Vũ Hồng Trinh - Sales Manager( Tạp chí Đẹp) ĐT: 0908.182.487 | Email: trinhdvh.sales@lemediavn.com

Nhiếp ảnh TRÍ NGHĨA Người mẫu QUỲNH CHÂU

www.depnewfaces.vn www.dep.com.vn


5.000

tỷ vnd

kinh doanh

Ảnh: T.L

Sáu tháng đầu năm 2015, doanh thu thuần của ACV đạt hơn 5.000 tỷ đồng

ACV có dễ tìm nhà đầu tư chiến lược? Có lợi thế độc quyền, nền tảng tài chính vững chắc và tiềm năng tăng trưởng lớn trong dài hạn, Tổng công ty Cảng Hàng không Việt Nam (ACV) có dễ dàng tìm kiếm nhà đầu tư chiến lược hơn so với nhiều doanh nghiệp nhà nước khác? Ngọc Linh Số 194 - 1/12/2015

33


kinh doanh

IPO ACV

Dự báo doanh thu từ dịch vụ hàng không của ACV đến năm 2020 sẽ đạt hơn 11.000 tỷ đồng, tương đương mức tăng trưởng bình quân 8% mỗi năm

T

rong văn bản gửi Bộ Giao thông Vận tải đầu tháng 11 vừa qua về đề xuất tiêu chí lựa chọn nhà đầu tư chiến lược khi thực hiện cổ phần hóa, ACV cho rằng, nhà đầu tư chiến lược phải là một tổ hợp công ty tài chính và công ty kinh doanh dịch vụ hàng không có kinh nghiệm. Bên cạnh đó, nhà đầu tư chiến lược phải đảm bảo được năng lực tài chính và khả năng huy động vốn nhằm đáp ứng được chiến lược và kế hoạch đầu tư hạ tầng của ACV trong thời gian tới, đặc biệt là cảng hàng không quốc tế Long Thành. Ngoài ra, nhà đầu tư có cam kết không chuyển nhượng số cổ phần đã mua trong thời hạn tối thiểu 10 năm kể từ thời điểm nhà đầu tư chính thức trở thành cổ đông của ACV. Ông Nguyễn Nguyên Hùng, Chủ tịch Hội đồng thành viên của ACV, tại cuộc hội thảo tổ chức ngày 19/11 giới thiệu về sự kiện IPO sắp tới của ACV cho biết, tiêu chí chính thức lựa chọn nhà đầu tư chiến lược sẽ do Bộ Giao thông Vận tại quyết định, dựa trên đề xuất nói trên của ACV. Tuy nhiên, dựa vào tiềm năng phát triển và tình hình tài chính hiện tại đang rất vững

34

Số 194 - 1/12/2015

chắc, ông Hùng cho biết, đã có nhiều nhà đầu tư quan tâm đến việc trở thành nhà đầu tư chiến lược của ACV.

Sức hút từ độc quyền Không thể phủ nhận sự kiện IPO của ACV sẽ được coi là một trong những vụ IPO đáng chú ý nhất trên thị trường chứng khoán Việt Nam trong năm 2015, thu hút sự chú ý của nhiều nhà đầu tư và công chúng. Điều đó cũng dễ hiểu, bởi hiện tại ACV là một trong những doanh nghiệp lớn nhất trong ngành giao thông, đang độc quyền quản lý toàn bộ 22 cảng hàng không trên khắp cả nước. Chính ở vị thế độc quyền đó, tốc độ tăng trưởng kinh doanh của ACV là khá cao trong những năm gần đây, nhờ vào sự tăng trưởng đột biến của thị trường vận tải hàng không dân dụng. Theo báo cáo do ACV và Công ty cổ phần Chứng khoán Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam đưa ra tại cuộc hội thảo, tăng trưởng doanh thu trung bình hàng năm trong giai đoạn 2012-2014 của ACV là 14%. Sáu tháng đầu năm 2015, doanh thu thuần của ACV đạt hơn


Do có vị thế độc quyền, tốc độ tăng trưởng kinh doanh của ACV là khá cao trong những năm gần đây, nhờ vào sự tăng trưởng đột biến của thị trường vận tải hàng không dân dụng 5.000 tỷ đồng, tăng khoảng 32% so với cùng kỳ năm trước. Lợi nhuận trước thuế năm 2014 của tổng công ty đạt 1.693 tỷ đồng. Dự báo doanh thu từ dịch vụ hàng không của ACV trong năm 2015 sẽ là hơn 8.200 tỷ đồng và đến năm 2020 sẽ đạt hơn 11.000 tỷ đồng, tương đương mức tăng trưởng bình quân 8% mỗi năm. Đó là còn chưa kể đến nguồn thu cũng không hề nhỏ từ các dịch vụ phi hàng không như: cho thuê mặt bằng, bãi đỗ xe và dịch vụ quảng cáo. Động lực chính thúc đẩy tăng trưởng doanh thu của ACV sẽ đến từ mức tăng trưởng mạnh của hành khách và hàng hóa qua các cảng. Riêng nửa đầu năm 2015 lượng khách di chuyển qua các cảng hàng không đã tăng 21%. Trong khi đó số hàng hóa thông qua các cảng hàng không cũng tăng 17%. Hiệp hội Vận tải hàng không Quốc tế dự báo tốc độ tăng

21%

Riêng nửa đầu năm 2015 lượng khách di chuyển qua các cảng hàng không do ACV quản lý đã tăng 21%

trưởng hành khách sử dụng dịch vụ hàng không tại Việt Nam từ nay đến năm 2034 sẽ ở mức trung bình 7,3% mỗi năm, cao hơn mức trung bình của thế giới là 4,6%. Lượng hành khách tăng lên cũng có nghĩa là việc kinh doanh của ACV sẽ được hưởng lợi nhiều hơn. Càng có ý nghĩa hơn khi ACV đang độc quyền khai thác toàn bộ các sân bay dân dụng tại Việt Nam.

Ảnh: T.L

Bài học người đi trước Nhiều nhà đầu tư cho rằng, đợt IPO diễn ra vào ngày 10/12 sắp tới của ACV sẽ có khả năng thành công rất lớn. Nhưng lượng cổ phiếu bán ra tại đợt IPO đó cũng chỉ chiếm có 3,47% tổng số cổ phần, một tỷ lệ khá ít. Tất nhiên đó là dành cho các nhà đầu tư nhỏ. Còn đối với các nhà đầu tư chiến lược, liệu ACV có thoát khỏi cảnh mãi không tìm được nhà đầu tư như nhiều doanh nghiệp nhà nước cổ phần hóa đang gặp phải? Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam (BIDV) cũng từng là tâm điểm thu hút nhiều nhà đầu tư khi tiến hành IPO cách đây 4 năm. Nhưng cho đến nay ngân hàng này vẫn chưa thể tìm được nhà đầu tư chiến lược. Có thể lý giải

rằng, dù BIDV là một ngân hàng lớn, nhưng không hoạt động trong lĩnh vực độc quyền như ACV. Nhưng trường hợp của Vietnam Airlines có thể phản ánh rõ hơn thách thức mà ACV có thể sẽ gặp phải. Hơn một năm sau khi tiến hành IPO, Vietnam Airlines giờ vẫn chưa có được một nhà đầu tư chiến lược theo ý muốn. Đã có nhiều đồn đoán nhà đầu tư chiến lược sẽ là một hãng hàng không Nhật Bản, nhưng cho đến nay chưa có điều gì xảy ra. Nếu xét về lợi thế, có lẽ Vietnam Airlines cũng không kém cạnh gì so với ACV. Cũng đang duy trì vị thế thống trị trên thị trường hàng không nội địa và cũng hưởng lợi từ tốc độ tăng trưởng nhanh của lượng hành khách như ACV, vậy vì sao việc tìm kiếm nhà đầu tư chiến lược của Vietnam Airlines lại khó khăn đến vậy? Nhiều nhà đầu tư và các chuyên gia phân tích cho rằng, việc Vietnam Airlines khó tìm nhà đầu tư chiến lược là bởi tỷ lệ cổ phiếu mà các nhà đầu tư sẽ nắm giữ không đủ để có thể can thiệp vào việc điều hành doanh nghiệp. Tỷ lệ cổ phiếu bán cho nhà đầu tư chiến lược của Vietnam Airlines là 20%. Đây cũng là tỷ lệ mà ACV dự định bán cho nhà đầu tư chiến lược của mình. Nếu như có tới 3 nhà đầu tư chiến lược cùng tham gia vào thì tỷ lệ nắm giữ thực tế của một nhà đầu tư còn thấp hơn nữa. Liệu điều đó có còn hấp dẫn các nhà đầu tư chiến lược? Thực tế thì cũng đã có một số tập đoàn nước ngoài bày tỏ sự quan tâm tới việc trở thành nhà đầu tư chiến lược của ACV. Aéroports de Paris, tập đoàn đang vận hành 32 sân bay trên toàn thế giới của Pháp đã chính thức gửi thư tới Bộ Giao thông Vận tải xin trở thành nhà đầu tư chiến lược của ACV. Tuy nhiên, đó là trước khi các tiêu chí nhà đầu tư chiến lược được ACV trình lên Bộ Giao thông Vận tải. Thời điểm đó Aéroports de Paris cũng chưa biết rằng, có thể họ sẽ phải cam kết không thoái vốn trong vòng 10 năm nếu đầu tư vào ACV. Đây là tiêu chí mà nhiều nhà đầu tư cho rằng sẽ là một thách thức không hề nhỏ. Ông Hùng, Chủ tịch ACV giải thích, tiêu chí này nhằm đảm bảo nhà đầu tư sẽ phải gắn bó lâu dài với ACV. Có lẽ ACV không muốn có sự biến động trong quá trình tổng công ty này tiến hành đầu tư mới và nâng cấp một loạt các sân bay, đặc biệt là sân bay Long Thành. Bởi một trong những tiêu chí khác là nhà đầu tư chiến lược cần có khả năng giúp huy động vốn cho dự án sân bay Long Thành. Tuy nhiên, ông Vũ Anh Minh, Vụ trưởng Vụ Quản lý doanh nghiệp, Bộ Giao thông Vận tải thừa nhận, điều này sẽ khó thực hiện và có thể khiến nhiều nhà đầu tư chiến lược tiềm năng phải đắn đo. Theo quan điểm cá nhân ông Minh cho rằng, thời hạn cam kết đầu tư là 5 năm sẽ hợp lý hơn. Giờ đây tất cả còn phải chờ xem quyết định của Chính phủ về tiêu chí chọn nhà đầu tư chiến lược cho ACV sẽ như thế nào. DN

Số 194 - 1/12/2015

35


kinh doanh

tín dụng ngân hàng

Vẫn thua thiệt vì lãi suất Lạm phát tiếp tục được kiểm soát ở mức rất thấp trong nhiều năm qua, nhưng lãi suất vẫn được duy trì cao hơn các nước trong khu vực khiến doanh nghiệp Việt Nam khó cạnh tranh sòng phẳng ngay cả trên sân nhà. Phương Anh

Ô

ng Võ Trường Thành, Chủ tịch Tập đoàn Kỹ nghệ gỗ Trường Thành cho biết, hiện mức lãi suất cho vay đã giảm về 8-10%/năm, giảm bớt gánh nặng tài chính cho doanh nghiệp. Nhưng nếu nhìn vào cục diện cạnh tranh khi thực hiện các Hiệp định thương mại tự do (FTA), nhất là khi Cộng đồng kinh tế ASEAN (AEC) được thành lập chính thức vào cuối năm nay thì khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp trong nước vẫn còn rào cản. Bởi lãi suất ngân hàng cũng được tính vào giá vốn hàng bán, nên dù doanh nghiệp trong nước có làm giỏi bằng nước ngoài thì giá thành vẫn cao hơn.

Nghịch lý Tại Diễn đàn CEO 2015 gần đây, TS. Nguyễn Đình Cung, Viện trưởng Viện nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương cho rằng, đang có một nghịch lý về giá cả, tiền tệ và lãi suất. Lạm phát đang ở mức rất thấp và theo xu hướng giảm (dự báo cả năm nay không quá 2%), nhưng lãi suất lại giảm không đáng

36

Số 194 - 1/12/2015

17 Theo NHNN, Dự báo tốc độ tăng trưởng tín dụng cả năm nay sẽ ở mức 17%

kể và cao hơn nhiều so với lạm phát. Điều này xảy ra ngay cả khi chính sách tiền tệ và chính sách tài khóa đã nới lỏng - nghĩa là tiền bơm ra nhiều nhưng lãi suất không giảm. Câu chuyện chi phí vốn cao ảnh hưởng trực tiếp tới khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp, thậm chí rất nhiều doanh nghiệp phải rời thị trường do không cầm cự được trước mức lãi suất cho vay quá cao những năm trước không phải hiếm. Chủ tịch Tập đoàn Gỗ Trường Thành kể câu chuyện, giai đoạn năm 2013, tập đoàn này từng rơi vào tình trạng kiệt quệ cũng một phần rất lớn vì lãi suất ngân hàng. Thời điểm năm 2013, do mới niêm yết trên thị trường chứng khoán nên việc huy động vốn trên sàn dễ dàng, Gỗ Trường Thành có dư nợ tín dụng với các ngân hàng thương mại lên tới 1.900 tỷ đồng, trong khi vốn chủ sở hữu chỉ 1.000 tỷ đồng. “Dù tỷ lệ dư nợ vay trên vốn chủ sở hữu không phải quá cao, nhưng do lãi suất ngân hàng tăng phi mã khiến doanh nghiệp phải chi trả chi phí tài chính quá lớn và lâm vào tình trạng kiệt quệ…”, ông Võ Trường Thành nhớ lại.


Đến giờ, rất nhiều doanh nghiệp cho biết lãi suất đã “dễ thở” hơn, ở mức chấp nhận được, nhưng nếu đặt trong bối cảnh cạnh tranh với đối thủ nước ngoài, nhất là hàng ngoại sẽ tràn vào Việt Nam theo những cam kết trong các FTA, nhất là cộng đồng kinh tế ASEAN, hàng Việt sẽ cạnh tranh ra sao với mức lãi suất này? Ông Văn Đức Mười, Tổng giám đốc Công ty Thực phẩm Vissan cho rằng, vẫn còn một điểm “không ổn” khác trong câu chuyện lãi suất cho vay, đó chính là các khoản vay cũ còn tồn đọng. Dù mức lãi suất vay mới đã về 8-10%/năm, thậm chí một số khoản vay được hưởng lãi suất thấp hơn, nhưng rất nhiều doanh nghiệp đang mắc kẹt với khoản nợ cũ phải gánh lãi suất cao, đến nay vẫn chưa hạ về tương xứng so với mặt bằng lãi suất mới.

Ảnh: T.L

Khó còn cửa giảm lãi suất Vì sao vậy? Theo ông Nguyễn Đình Cung, nguyên nhân là do nợ xấu còn lớn. Dù Ngân hàng Nhà nước (NHNN) tuyên bố nợ xấu đã được xử lý và đưa về dưới mức 3% tổng dư nợ,

Rất nhiều doanh nghiệp vẫn đang mắc kẹt với khoản nợ cũ phải gánh lãi suất cao

nhưng thực tế nợ vẫn còn nằm đâu đó, chưa ra khỏi nền kinh tế. Tỷ giá dù đã ổn định thời gian qua, nhưng thị trường vẫn kỳ vọng vào việc đồng USD tăng giá, khi Cục Dự trữ liên bang Mỹ (FED) tăng lãi suất vào tháng 12 tới, góp phần làm lãi suất ở Việt Nam khó giảm. Một điều nữa, khi Chính phủ huy động vốn nhiều, tiền đâu đó vẫn chảy ra từ phía ngân hàng, nhưng ngân sách cần tiền chi tiêu đã phần nào chèn lấn khu vực kinh tế tư nhân, khiến nguồn vốn cho khu vực tư nhân vơi cạn. Nhất là trong bối cảnh doanh nghiệp thường vay tới 90% vốn để hoạt động sản xuất kinh doanh, làm giảm sức cạnh tranh của doanh nghiệp. Đáng lo hơn, trong một diễn biến khác, lãi suất huy động ở một số ngân hàng thương mại đang có dấu hiệu tăng như Đông Á, Sacombank, Eximbank, Bản Việt… Chỉ trong vòng một tuần cuối tháng 10, Ngân hàng TMCP Bản Việt đã 2 lần điều chỉnh tăng lãi suất tiền gửi ở một số kỳ hạn thêm 0,2%/năm. Tại Ngân hàng Đông Á, mức lãi suất cao nhất cũng được đẩy lên 7,2%/ năm áp dụng cho kỳ hạn Một số ngân hàng 18 tháng. Một số ngân hàng đã có động thái tăng khác áp dụng mức lãi suất lãi suất huy động cao hơn khi khách hàng tham do cơ cấu lại dòng gia chương trình khuyến mãi. vốn ở các kỳ hạn Động thái tăng lãi suất huy động được một số ngân hàng lý giải do cơ cấu lại dòng vốn huy động ở các kỳ hạn hoặc chuẩn bị nguồn vốn cho mùa vay cuối năm… Nhưng việc tăng lãi suất huy động đồng thời cũng cho thấy cửa giảm lãi suất cho vay ngày càng hẹp lại. Chưa hết, trong 9 tháng đầu năm tăng trưởng tín dụng đạt mức 10,8% so với cùng kỳ và cả năm nay có thể đạt mức 17% (so với mức 14,2% trong năm ngoái). Theo các ngân hàng thương mại, từ nay đến cuối năm nhu cầu tín dụng từ cộng đồng doanh nghiệp và cả khách hàng cá nhân sẽ tăng mạnh khi thị trường vào mùa kinh doanh mua bán lớn nhất trong năm. Với nhu cầu vốn tăng mạnh, trong khi tốc độ tăng trưởng huy động lại không theo kịp thì cửa giảm lãi suất cho vay dường như không còn. Tổng giám đốc một ngân hàng cổ phần tại TP.HCM cho biết, chênh lệch huy động và cho vay đang thu hẹp. Điều này đồng nghĩa với việc lợi nhuận của các ngân hàng cũng vơi bớt, càng khó giúp lãi suất giảm thêm. Quan trọng hơn, tín dụng tăng trưởng tốt cho thấy, thị trường chấp nhận mức lãi suất này, nên các ngân hàng thương mại sẽ khó có động lực giảm lãi suất. DN

Số 194 - 1/12/2015

37


kinh doanh

Tài chính

SCR lấy đà tăng tốc Vẫn ghi nhận đều các khoản lãi qua từng quý, tại sao Sacomreal thất bại trong việc chào bán cổ phiếu của chính mình? Đăng Lãm

Dự án Carillon 2 cũng đã chào bán thành công hơn 200 căn hộ

T

ại cuộc họp Đại hội đồng cổ đông thường niên năm 2015, các cổ đông của Công ty cổ phần Địa ốc Sài Gòn Thương Tín - Sacomreal (mã CK: SCR) đều thống nhất phát hành 59,5 triệu cổ phiếu, trong đó gần 9,4 triệu cổ phiếu dùng để thưởng cho cổ đông và 50,1 triệu cổ phiếu còn lại được chào bán cho cổ đông hiện hữu với mệnh giá 10.000 đồng/cổ phiếu.

Lãi nhưng vẫn bị chê Để có thể chào bán được cổ phiếu, SCR cần phát đi tín hiệu triển vọng kinh doanh sáng sủa

38

Số 194 - 1/12/2015

cũng như xu hướng thu nhập và cổ tức cho cổ đông trong tương lai. Trên thực tế, SCR đã báo lãi liên tiếp trong ba quý 2015. Cụ thể, lãi ròng của SCR quý I/2015 là 2,2 tỷ đồng, quý II/2015 có sự tăng tưởng mạnh mẽ lên đến 142,4 tỷ đồng và quý III/2015 rớt xuống chỉ còn 4,9 tỷ đồng. Mặc dù có sự biến động về tỷ lệ lợi nhuận khá lớn qua các quý, nhưng câu chuyện lãi ròng của SCR lại không hề đơn giản như vậy. SCR có thế mạnh phát triển các sản phẩm bất động sản trung và cao cấp, cũng như có một quỹ đất lớn gần 100 ha tại các quận 2, 7, 8, Thủ Đức, Tân Phú (TP.HCM). Đây là thị trường nhà đất đầy tiềm năng và có


Ảnh: T.L

giao dịch khá sôi động, nhưng kết quả kinh doanh của SCR không cho thấy điều này. Quý I/2015, SCR báo lãi nhưng nếu nhìn cận cảnh hoạt động kinh doanh chính thì doanh thu chỉ có giá trị ngang với giá vốn hàng bán. Cụ thể, doanh thu đạt gần 30,5 tỷ đồng, giá vốn hàng bán cũng tương đương con số này, cộng thêm các chi phí khác dẫn đến khoản lỗ thuần từ hoạt động kinh doanh chính là 11 tỷ đồng. SCR chỉ thoát lỗ nhờ vào khoản thu nhập khác đến từ việc đền bù các dự án là 14,4 tỷ đồng. Sang quý II, tình hình kinh doanh chính của công ty cũng không khá hơn, khi vẫn duy trì mức doanh thu 37 tỷ đồng và giá vốn hàng bán có giảm đi chút ít - vào khoảng 25 tỷ đồng, nhưng cũng không đỡ được khoản lỗ thuần lên đến 108,4 tỷ đồng. Nhưng quý này SCR lại báo lãi ròng tới 142,4 tỷ đồng, gấp 60 lần quý I/2015. Và bệ đỡ cho việc thoát lỗ cũng không nằm ngoài khoản “thu nhập khác”, lần này là nhờ việc SCR cam kết trả trước các khoản thanh toán chi phí quyền sử dụng đất. Trước đó, vào tháng 3/2010, SCR ký thỏa thuận liên doanh với Gamuda Land (HCMC) Sdn BHD và một cổ đông cá nhân. Tính từ năm 2012 cho đến nay, SCR đã nhận được khoản tiền 7,6 triệu USD và đến ngày 16/6 đối tác hoàn tất thanh toán hết với số tiền 436 tỷ đồng. Tuy nhiên, tính theo tỷ giá ngày 16/6/2015 là 21.770 đồng/USD thì SCR đã thu về hơn 20 triệu USD. Như vậy, SCR chấp nhận mất khoản tiền 5 triệu USD để được thanh toán hết, thay vì chờ nhận từng khoản theo hợp đồng (đáo hạn vào năm 2017). Điều này có lý do: SCR muốn có khoản “tiền tươi thóc thật” để tái cơ cấu nợ - đang ngày càng “phình to” trên bảng cân đối kế toán - đồng thời giúp cho việc chào bán cổ phiếu cho cổ đông hiện hữu thành công, vì thời gian phát hành 50,1 triệu cổ phiếu chỉ sau đó vài tháng. Mặc dù có nhiều thông tin tốt hỗ trợ cho cổ phiếu SCR, nhưng đợt phát hành đầu tiên chỉ có 867 cổ phiếu được chào bán thành công, tương đương khoản tiền 8,67 triệu đồng. Sau khi không bán được cho cổ đông hiện hữu, SCR tiếp tục chào bán số cổ phần còn ế cho nhà đầu tư chiến lược. Có 3 nhà đầu tư cá nhân mua vào 20 triệu cổ phiếu, SCR vẫn ế hơn 30 triệu cổ phiếu. Cuối cùng Hội đồng quản trị SCR phải hủy bỏ số cổ phần không chào bán hết này. Sự thất bại trong việc chào bán cổ phiếu là do SCR đưa mức giá cao hơn so với giá giao dịch trên thị trường chứng khoán. Mức giá chào bán cổ phiếu SCR là 10.000 đồng/cổ phiếu, trong

khi một thời gian dài, cổ phiếu SCR giao dịch quanh mốc 8.000 đồng/cổ phiếu và luôn trong tình trạng dư cung. Việc công bố lãi của SCR luôn phụ thuộc vào các khoản thu nhập khác, không có tính ổn định và không nói lên điều gì về sự phát triển của doanh nghiệp. Câu chuyện "thu nhập khác" đã kéo dài suốt năm 2014 đến nay. Cả năm 2014, SCR ghi nhận lỗ thuần gần 50 tỷ đồng, nhưng nhờ có khoản thu nhập khác 133 tỷ đồng nên cả năm lãi ròng hơn 26 tỷ đồng. Trong quý III/2015, SCR lại nhờ thu nhập khác gia tăng đáng kể nên chuyển lỗ thành lãi. Cụ thể, SCR chỉ đạt doanh thu thuần 30,3 tỷ đồng, nhưng giá vốn hàng bán đã hết 32,7 tỷ đồng, nên ghi nhận lỗ thuần 2,4 tỷ đồng, nhưng nhờ khoản thu nhập tài chính hơn 41 tỷ đồng nên cuối cùng lại có khoản lời 4,9 tỷ đồng.

Nhìn về tương lai

Giá chào bán cổ phiếu SCR là 10.000 đồng/cổ phiếu, trong khi cổ phiếu SCR giao dịch quanh mốc 8.000 đồng/cổ phiếu suốt một thời gian dài

SCR là một doanh nghiệp tiềm năng, với quỹ đất lớn và nhiều dự án có tính thanh khoản tốt. Chẳng hạn, trong giai đoạn 2014-2015, dự án Belleza, Carillon 1 đã bán hết và đạt kế hoạch đề ra hay dự án Jamona Apartment đưa ra 1.000 căn hộ đã tiêu thụ hơn 50%, dự án Carillon 2 cũng đã chào bán thành công hơn 200 căn hộ... Hiện nay, SCR đang có khoản tồn kho khá cao, tính đến quý III/2015 có giá trị gần 2.000 tỷ đồng. Theo ông Phạm Nhật Vinh, Tổng giám đốc SCR, hàng tồn kho của SCR tập trung chủ yếu ở sản phẩm xây dựng dở dang. SCR đang nỗ lực hoàn thành dự án để đưa vào bán hàng sớm, khi đó chi phí vốn hóa sẽ giảm xuống. Trong giai đoạn 2015-2016, SCR tiếp tục tung ra hàng loạt dự án tạo nguồn thu cho công ty gồm: Arista Villas, Jamona, Reverside, Carillon 3, Charmington. Quy trình phát triển bất động sản trải qua nhiều giai đoạn từ khâu pháp lý, thiết kế, thi công, bán hàng, bàn giao, ghi nhận doanh thu lợi nhuận. Theo đó dự án đã triển khai bán hàng chỉ có dòng tiền, muốn ghi nhận doanh thu, lợi nhuận thì sản phẩm phải được bàn giao. Thời gian từ lúc bắt đầu bán hàng đến khi bàn giao thông thường cách nhau khoảng 2 năm. Công ty cổ phần Chứng khoán Bảo Việt đánh giá hoạt động của SCR đã qua được giai đoạn khó khăn. Sự tham gia của Công ty cổ phần Đầu tư Thành Thành Công và nhà đầu tư liên quan trong việc mua cổ phần phát hành thêm, cũng như việc mở bán mới các dự án đã giúp SCR thu về lượng tiền dồi dào. Như vậy, điểm rơi sức mạnh của SCR chắc chắn phải nhìn từ năm 2016 trở đi. DN

Số 194 - 1/12/2015

39


kinh doanh

Vận tải biển

Lênh đênh như vận tải biển Các hãng tàu vận tải biển của Việt Nam không cứu vãn được bức tranh kinh doanh thua lỗ triền miên trong nhiều năm liền. Với những hạn chế đó, các doanh nghiệp trong ngành này đang chìm sâu trong biển “nợ”. Minh Phương

C

ác doanh nghiệp trong ngành vận tải biển dường như đang chia thành hai phe: “đỏ” và “đen”. Các đội tàu biển ở “phe đen” đang phải gồng mình gánh mức chi phí duy tu, bảo dưỡng tàu rất cao, phần lớn sử dụng vốn vay ngân hàng, trong khi thị trường ế ẩm nên đã ảnh hưởng nhiều đến kết quả kinh doanh.

Các đội tàu biển Việt Nam ở trong tình cảnh ế ẩm nên kết quả kinh doanh đều không khả quan

40

Kẻ chìm... Nếu nhìn vào hoạt động kinh doanh của Công ty Vận tải và Thuê tàu biển Việt Nam (VST) có thể thấy phần nào sự khó khăn không lối thoát của ngành vận tải biển Việt Nam. Theo báo cáo quý III/2015, VST đã kết thúc với con số lỗ hơn 68 tỷ đồng. Đây đã là quý thứ 15 liên tiếp VST báo lỗ. Nhiều năm qua, các khoản lỗ được hấp thụ một phần nhờ vào việc bán tàu hơn là cải thiện hoạt động kinh doanh. Trong quý IV/2015, VST đang nỗ lực chấm dứt những ngày kinh doanh lận đận bằng việc đưa ra kế hoạch lợi nhuận khoảng 60 tỷ đồng, nhờ vào việc trả lại tàu cho ngân hàng để cấn trừ nợ. Nhưng điều này cũng không giúp kết quả kinh doanh cả năm của VST thoát cảnh lỗ nặng mà chỉ nhằm đưa mức lỗ về đúng kế hoạch đặt ra từ đầu năm là 106 tỷ đồng, trong khi lỗ lũy kế 9 tháng đầu năm 2015 hiện nay của VST là 165

Số 194 - 1/12/2015

tỷ đồng. Cổ phiếu VST cũng vừa bị bắt buộc chuyển từ sàn HOSE sang sàn UPCoM do thua lỗ ba năm liên tiếp từ năm 2012-2014. Trên thực tế, VST không phải là doanh nghiệp duy nhất chịu tình cảnh lỗ triền miên. Công ty Vận tải biển Vinaship (VNA) kết thúc quý III/2015 cũng lỗ hơn 20 tỷ đồng, khoản lỗ có giảm nhẹ so với cùng kỳ 2014 là 21 tỷ đồng. Tuy nhiên, việc giảm lỗ cũng là nhờ vào thanh lý tàu. Với kết quả của quý III/2015 thì VNA đã ghi nhận 10 quý liên tiếp chưa tìm thấy khoản lợi nhuận nào, mặc dù năm nào VNA cũng bán tàu bổ sung vốn lưu động và cơ cấu lại các khoản vay dài hạn tại các tổ chức tín dụng để giảm bớt áp lực trả nợ ngắn hạn. Nguy hiểm hơn, đội tàu của VNA đã giảm từ trên 20 chiếc đến nay chỉ còn 10 chiếc. Câu chuyện lỗ của VNA cũng không nằm ngoài lý do nhu cầu vận chuyển hàng hóa đường biển vẫn chưa tăng, ngành vận tải biển ở trong tình trạng cung vượt quá cầu, giá cước chở thuê thấp. Mặc dù giá nhiên liệu giảm, nhưng cũng không đủ bù đắp các chi phí phát sinh, đặc biệt là chi phí lãi vay cao làm ảnh hưởng đến kết quả kinh doanh của đội tàu. Tương tự, Công ty Vận tải biển Việt Nam Vosco (VOS) sau khi có lợi nhuận vào năm 2014 là 70 tỷ đồng (trước đó vào năm 2012 và 2013 lần lượt lỗ 34 và 193 tỷ đồng) đã lại quay trở lại


Công ty cổ phần Container Phía Nam (UPCoM: VSG). Đây là doanh nghiệp đã báo lỗ 5 năm liền kể từ 2010-2014. VSG tiếp tục báo lỗ hơn 8 tỷ đồng vào quý I/2015. Hay trường hợp của Công ty cổ phần Vận tải biển Bắc (NOS) từ năm 20122014 liên tục báo lỗ và lỗ lũy kế 6 tháng đầu năm 2015 là 300 tỷ đồng.

...Người nổi

Nhiều hãng vận tải biển của Việt Nam giảm được lỗ là nhờ việc thanh lý đội tàu bè

165tỷ đồng Ảnh: Tuệ Nhật

hiện lỗ lũy kế 9 tháng đầu năm 2015 của vst là 165 tỷ đồng

tình cảnh lỗ liên tiếp 3 quý trong năm 2015 và lỗ lũy kế 9 tháng năm 2015 đã là 275 tỷ đồng. Vosco giải thích, việc thua lỗ nằm ở nguyên nhân phân khúc tàu công ty đang khai thác hầu như không có sự biến động nên doanh thu không được cải thiện nhiều. Mặc dù VOS có tổng doanh thu lũy kế 9 tháng năm 2015 là 1.230 tỷ đồng, nhưng giá vốn cũng đã lên đến mức 1.219 tỷ đồng, ngoài ra còn gánh chi phí lãi vay 107 tỷ đồng nên việc thua lỗ là khó tránh khỏi. Hay nói cách khác, đội tàu biển Việt Nam gánh chi phí duy tu, bảo dưỡng tàu cao, lại sử dụng phần lớn vốn vay ngân hàng lớn, trong khi thị trường ế ẩm nên ảnh hưởng đến kết quả kinh doanh. Nối dài danh sách thua lỗ còn có

Hầu hết các công ty vận tải biển thua lỗ đều khai thác phân khúc vận tải hàng rời, khô, xá. Trong khi ở cùng lĩnh vực này, các doanh nghiệp chọn những mặt hàng khác để kinh doanh lại sống khỏe. Chuyên kinh doanh vận tải mặt hàng xăng dầu, Công ty cổ phần Vận tải xăng dầu Vipco (VIP) đã thu lãi đều đặn ngay cả trong những thời điểm giá cước tàu suy giảm. Lũy kế 9 tháng đầu năm 2015, VIP lãi ròng 30 tỷ đồng, tăng 24,5% so với cùng kỳ. Tuy nhiên, VIP có lợi thế khi 60% năng lực vận tải là chuyên chở hàng hóa cho khách hàng quen thuộc của công ty là Tập đoàn Xăng dầu Việt Nam (Petrolimex). Đây là lĩnh vực hoạt động mang lại hiệu quả cao nhất với doanh thu bình quân chiếm khoảng 50% tổng doanh thu cho VIP. Tương tự, đội tàu của Tổng công ty Vận tải dầu khí (PVT) đảm nhận chuyên chở chính dầu thô, xăng dầu cho Tập đoàn Dầu khí Việt Nam như vận chuyển dầu thô từ Mỏ Chim Sáo, Mỏ Đại Hùng hay các sản phẩm đầu ra của Nhà máy Dung Quất, phân đạm cho Nhà máy Phú Mỹ. Với đặc quyền vận tải cho Tập đoàn Dầu khí Việt Nam nên không có gì quá khó hiểu, PVT vẫn duy trì lãi đều đặn qua từng năm. Tính trong 9 tháng đầu năm 2015, lãi ròng lũy kế của PVT là 196 tỷ đồng. Mặc dù Công ty cổ phần Vận tải xăng dầu Vitaco (VTO) không có lợi thế đặc quyền như VIP và PVT, nhưng chọn chuyên chở cùng mặt hàng xăng dầu tương tự hai đơn vị trên, từ khi thành lập vào năm 2005 đến nay, VTO chưa bao giờ rơi vào tình trạng thua lỗ. Tính đến tháng 9/2015, VTO có lãi ròng lũy kế là 30 tỷ đồng. Nổi bật nhất phải kể đến Công ty cổ phần Tàu cao tốc Superdong – Kiên Giang (SKG), chuyên vận chuyển hành khách tuyến Kiên Giang – Phú Quốc. Doanh nghiệp này đã duy trì mức lãi hàng năm khá tốt. Đặc biệt, năm 2014 SKG đã có sự gia tăng lãi ròng một cách mạnh mẽ, đạt 103 tỷ đồng so với năm 2012 và 2013 lần lượt là 55 và 58 tỷ đồng. Hiện mức lãi ròng lũy kế 9 tháng đầu năm 2015 của SKG đã đạt hơn 137 tỷ đồng, tăng 73% so với cùng kỳ năm 2014. DN

Số 194 - 1/12/2015

41


kinh doanh

Ngành bia

Các hãng bia ngoại lựa chọn phân khúc và xây dựng chiến lược giá tốt hơn nên mức lợi nhuận tương đối cao

thị trường bia, những làn sóng cạnh tranh chưa bao giờ dừng lại, lớp sau xô lớp trước và ngày càng dồn dập hơn. Cuối năm 2015, tận dụng khoảng thời gian “anh cả” Sabeco đang chững lại để “giải quyết chuyện gia đình”, nhiều hãng bia đã tung ra chiến lược mới để hy vọng bứt lên.

Lấy lợi nhuận hóa giải thị phần Sabeco đang bỏ xa các đối thủ khác với 46% thị phần và doanh thu khoảng 30.000 tỷ đồng trong năm 2014. Habeco cũng là một đối thủ đáng gờm với 17,3% trong khi Công ty Liên doanh Bia Việt Nam - VBL (với các nhãn hiệu nổi tiếng Heineken, Tiger...) chỉ chiếm 18,2% thị phần. Với khoảng cách vời vợi như vậy, nhiều người lầm tưởng Sabeco đang chi phối thị trường mạnh mẽ. Tuy nhiên, câu chuyện thị phần hay tổng doanh thu vẫn chưa phải là tất cả trong cuộc chiến này. Một con số thống kê của Euromonitor chỉ rõ điều này. Năm 2014, Sabeco có thị phần cao nhất, doanh thu 30.000 tỷ đồng, nhưng lợi nhuận chỉ ở mức khiêm tốn gần 4.000 tỷ đồng. Nếu cộng cả mức lợi nhuận của Habeco 1.400 tỷ đồng vào thì hai “đại gia” bia nội vẫn chưa thể so kè được với lợi nhuận của VBL, đang ngất ngưởng ở mức xấp xỉ 6.200 tỷ đồng. Một chuyên gia về bia nhận định: “Doanh thu của Sabeco và Habeco tương đối cao, nhưng sản phẩm chủ lực của hai doanh nghiệp này vẫn chủ yếu ở phân khúc bình dân nên tỷ suất lợi nhuận không cao. Trong khi đó, các hãng bia ngoại lựa chọn phân khúc và xây dựng chiến lược giá tốt hơn nên mức lợi nhuận của họ cao

42

Số 194 - 1/12/2015

hơn. So sánh về giá giữa các loại bia này cũng thấy sự chênh lệch đáng kể”. Một nhân vật mới là Sapporo của Nhật cũng đã cho thấy sự thức thời, bằng việc lựa chọn phân khúc và xây dựng chiến lược giá hợp lý hơn để khỏa lấp khoảng trống về thị phần. Ông Mikio Masawaki, tân Tổng giám đốc Sapporo Việt Nam, cho biết: “Trở ngại trong chiến lược xây dựng thương hiệu và sản phẩm đã được giải quyết khi Sapporo đã trở thành công ty 100% vốn nước ngoài. Trước đây, mọi chiến lược chúng tôi đều phải chạy lòng vòng xin ý kiến đối tác thông qua rồi mới thực thi, còn hiện nay quyền quyết định ở trong tay mình thì việc gia tăng lợi nhuận chỉ còn một nửa khó khăn”. Quyết định đầu tiên của hãng bia Nhật sau khi nắm “thẻ bài” chính là đổi mới bộ nhận diện thương hiệu và gia tăng gần gấp đôi điểm bán trong vòng chưa đầy một năm (từ 4.000 lên hơn 7.000 điểm dự kiến vào tháng 2/2016). Tiếp đó, những khoản tài chính lớn đang được công ty đầu tư vào phát triển sản phẩm cao cấp để chiếm lĩnh phân khúc này. Trong khi đó, hãng bia hàng đầu hàng đầu thế giới Anheuser - Busch InBev (AB InBev) đã đầu tư nhà máy sản xuất bia với công suất 50 triệu lít/năm trong giai đoạn một. Dòng sản phẩm Budweiser và Beck's của họ được định vị ở phân khúc cao cấp. Tuy nhiên, việc giành được thị phần hay lợi nhuận tại Việt Nam vẫn chưa phải là yếu tố mà hãng bia này quan tâm nhất hiện nay. Mục đích lớn hơn vẫn là việc phát triển thương hiệu tại Việt Nam và lấy đây làm cơ sở để phát triển ra toàn khu vực Đông Nam Á.


Sẽ có sóng lớn trên thị trường bia Cuộc chiến giành thị phần trên thị trường bia đang diễn ra quyết liệt giữa doanh nghiệp nội và doanh nghiệp ngoại. Nhiều doanh nghiệp đang dùng công cụ giá để “hóa giải” vấn đề thị phần. Bình Nguyên Ông Ricardo Vasques, Tổng giám đốc AB InBev Việt Nam cho biết, việc công ty xây nhà máy tại Việt Nam dựa trên sức tiêu thụ bia Budweiser tăng trưởng tốt thời gian qua. Bia Budweiser và Beck's sản xuất ở nhà máy tại Bình Dương sẽ được tiêu thụ trong nước và xuất sang thị trường Ấn Độ. Trong tương lai công ty sẽ tiếp tục xuất sản phẩm sang các nước khác trong khu vực như Lào, Campuchia và Philippines. Như vậy, việc lựa chọn đầu tư sản phẩm và chiến lược giá sao cho đạt được mức lợi nhuận tối đa đang được các hãng bia ngoại lựa chọn để so kè với thị phần áp đảo của các hãng bia nội. Chiến lược này đang được áp dụng khá nhiều trong thời gian qua và hiệu quả đang được cải thiện sau từng năm. Mỗi hãng bia mới vào Việt Nam mặc nhiên sẽ định vị luôn cho sản phẩm của mình ở phân khúc cao cấp.

Ảnh: Tuệ Nhật

Lắm kẻ nhòm ngó Sabeco Thông tin về việc Chính phủ sẽ thoái vốn toàn bộ khỏi các công ty bia của Nhà nước đang mở ra cơ hội lớn cho những công ty nước ngoài tìm kiếm cơ hội. Nếu VBL hay Sapporo mất rất nhiều thời gian để xây dựng hệ thống phát triển của mình tại Việt Nam thì bây giờ cơ hội sở hữu được 53% thị phần của Sabeco xem ra đã rõ ràng với các tập đoàn bia đa quốc gia hùng mạnh. Đó là lý do ngay sau khi có thông tin Chính phủ cho phép cổ phần hóa Sabeco, nhiều hãng bia đã “phục kích” sẵn sàng lao vào cuộc chiến giành cổ phần. Có thể kể đến những tên tuổi lớn như: Sab Miller, Kirin Brewery, Asahi Breweries, Asia Pacific Breweries… Quyết

Năm 2014, Sabeco có thị phần cao nhất, doanh thu 30.000 tỷ đồng nhưng lợi nhuận chỉ ở mức gần 4.000 tỷ (Nguồn: Euromonitor)

liệt nhất vẫn là Thai Beverage với việc ngã giá trực tiếp cho số cổ phần chào bán tại Sabeco có giá trị 2 tỷ USD. Giới đầu tư đã đánh giá thương vụ này nếu thành công sẽ trở thành thương vụ tốt nhất châu Á và lớn nhất Đông Nam Á năm 2015. Đối tượng được giới phân tích khoanh vùng chỉ nằm trong khối doanh nghiệp ngoại. Ông Phan Chí Dũng,Vụ trưởng Vụ Công nghiệp nhẹ (Bộ Công Thương), phân tích: “Hiện tại, các sản phẩm bia nội đều nằm ở phân khúc phổ thông và bình dân, phù hợp với nhu cầu và mức thu nhập của đa số người Việt Nam. Tuy nhiên, khi đời sống người dân được nâng cao, nhiều người chuyển sang dùng bia cao cấp thì bia nội sẽ mất dần thị phần. Đây là lý do để các nhà đầu tư ngoại cố gắng mua bằng được cổ phần Sabeco, nhằm chiếm lĩnh thị trường nhanh nhất mà không cần đầu tư hạ tầng quá nhiều”. Theo Báo cáo của Hiệp hội Bia rượu Nước giải khát Việt Nam, dự báo trong năm 2015, tổng lượng bia sản xuất tiêu thụ cả nước sẽ đạt con số gần 3,3 tỷ lít. Như vậy, chắc chắn thị trường bia sẽ có thêm nhiều đợt sóng mới. Nhanh nhất có thể vào năm sau, khi quá trình thoái vốn nhà nước tại Sabeco được hoàn tất. Khi đó, doanh nghiệp nước ngoài nào nắm được Sabeco sẽ có những chiến lược tạo sóng thị trường. Thậm chí, những con sóng sẽ còn lớn hơn khi thuế suất nhập khẩu bia giảm dần từ 35% xuống còn 0% thông qua TPP. Cục diện thị trường có thể sẽ xoay chuyển với cán cân nghiêng hẳn về khối doanh nghiệp ngoại. DN

Số 194 - 1/12/2015

43


Khuyến khích phát triển là cách tốt nhất giữ chân nhân sự Trong dịp Ngân hàng TMCP Kỹ thương Việt Nam (Techcombank) kỷ niệm 22 năm ngày thành lập, DOANH NHÂN đã có cuộc trò chuyện với Phó tổng giám đốc, Giám đốc Khối Tuân thủ, Quản trị rủi ro hoạt động & Pháp chế Ngân hàng Techcombank, Phạm Quang Thắng. Là người đã có thâm niên hơn 20 năm gắn bó với Techcombank, anh đã chia sẻ về những điều đặc biệt ở Techcombank giúp anh gắn bó và cam kết làm việc lâu dài tới như vậy tại ngân hàng. Thưa anh, được biết anh là một trong số cán bộ được vinh danh trong dịp Techcombank kỷ niệm 22 năm thành lập, anh có thể cho biết đôi nét về quá trình công tác của anh tại ngân hàng? Tôi bắt đầu làm việc tại Techcombank từ năm 1994, khi vừa tốt nghiệp đại học. Hành trang lúc đó chỉ là kiến thức giảng đường và khát khao được làm việc cho một tổ

44

Số 194 - 1/12/2015

chức tốt. Đến nay sau thời gian 21 năm làm việc toàn tâm toàn ý tại Techcombank, tôi đã có rất nhiều thứ: công việc mình tâm huyết, sự nghiệp, gia đình, một nền tảng vững vàng để tiếp tục phát triển sự nghiệp và cống hiến cho công việc chung. Techcombank đã giúp tôi có được thành công trong nghề nghiệp và đạt được những điều mong muốn trong cuộc sống.


Anh có thể cho biết cụ thể hơn về chính sách phát triển cán bộ của Techcombank?

Trước đây, Techcombank đã có chủ trương cá biệt hóa lộ trình nghề nghiệp cho từng vị trí công việc; nhưng trong 3 - 4 năm vừa qua, chương trình này được đặc biệt chú trọng. Ở Techcombank, lộ trình phát triển không chỉ chú trọng cho những nhân sự mong muốn trở thành các nhà quản lý mà còn có các con đường phát triển thành các chuyên gia. Và các chuyên gia của Ngân hàng cũng được đãi ngộ không kém các vị trí quản lý. Bởi vì chính sách đãi ngộ của chúng tôi không căn cứ theo cấp bậc là trưởng bộ phận hay giám đốc trung tâm… Nói cách khác, con đường phát triển của cán bộ ở Techcombank không bị giới hạn bởi những vị trí chức danh. Từ câu chuyện của anh có thể rút ra một bí quyết giữ chân nhân sự tại Techcombank là khuyến khích phát triển năng lực của CBNV? Đúng như vậy. Không chỉ riêng tôi mà rất nhiều người khác cũng gắn bó lâu dài và tạo dựng nên sự nghiệp tại Techcombank. Tại thời điểm tôi vào làm việc ở Techcombank, năm 1994, thì Techcombank mới chỉ có hơn 20 người thôi. Hiện nay hơn một nửa trong số đó vẫn đang làm việc ở Ngân hàng, nắm giữ những vị trí quan trọng trong hệ thống. Đây là điều rất đáng mừng, cho thấy ở Techcombank mỗi cá nhân, dù ở vị trí nào cũng luôn có cơ hội tiến bộ trong nghề nghiệp, kể cả những người không làm công tác quản lý mà chỉ thuần túy làm công việc chuyên môn. Còn một lý do nữa khiến tôi tin tưởng gắn bó lâu dài với Techcombank – đó là Ban lãnh đạo ngân hàng, các thành viên Hội đồng quản trị, thực sự tâm huyết nuôi khát vọng xây dựng ngân hàng hàng đầu Việt Nam và vươn tầm quốc tế. Khi những người thủ lĩnh dành toàn bộ thời gian, nguồn lực và sức lực cho tổ chức thì tất yếu tổ chức có tương lai. Bất cứ ai cũng mong muốn gắn bó với một tổ chức có tương lai. Cảm ơn anh và xin chúc anh tiếp tục gặt hái được nhiều thành công cùng sự phát triển của Techcombank!

Số 194 - 1/12/2015

Ảnh: PV

Môi trường làm việc ở Techcombank có gì đặc biệt giúp anh phát huy được năng lực của mình? Điều tôi tâm đắc là ngay từ khi còn là một ngân hàng nhỏ, cho đến khi phát triển thành một ngân hàng quy mô lớn như bây giờ, Techcombank luôn là môi trường minh bạch một cách toàn diện. Không chỉ trong tuyển dụng cán bộ, nhân viên mà môi trường minh bạch tạo điều kiện lý tưởng để tất cả mọi người được trải nghiệm, thử thách, thể hiện và phát huy tối đa khả năng của mình. Ở Techcombank, công tác nhân sự được đầu tư rất lớn và toàn diện, thể hiện qua 4 yếu tố: công tác đào tạo, phát triển nghề nghiệp, đãi ngộ và văn hóa doanh nghiệp. Về đào tạo, như các bạn thấy, Techcombank được đánh giá như một “trường đào tạo nhân sự” ngân hàng một cách chuyên nghiệp và bài bản. Cán bộ nhân viên Ngân hàng không chỉ được đào tạo trước khi vào làm việc mà còn liên tục được nâng cao năng lực chuyên môn qua những khóa học hàng năm, dưới nhiều hình thức. Về chính sách phát triển cán bộ, Techcombank có lộ trình nghề nghiệp rõ ràng cho từng vị trí công việc tại ngân hàng và tạo điều kiện thuận lợi để mỗi cá nhân đạt được mục tiêu đề ra. Ban lãnh đạo ngân hàng rất tin tưởng vào lớp trẻ và mạnh dạn cho họ cơ hội để thể hiện mình. Chúng tôi tự hào đã có được nhiều cán bộ trưởng thành và phát triển sự nghiệp ngay tại “cái nôi” Techcombank. Techcombank cũng tích cực chăm lo đời sống văn hóa tinh thần của CBNV bằng nhiều hoạt động văn hóa doanh nghiệp đa dạng, hấp dẫn, đề cao tính hợp tác, hỗ trợ lẫn nhau, gắn bó với tập thể vì mục tiêu chung. Và cuối cùng, chính sách đãi ngộ, chính sách về nhân sự của Ngân hàng luôn chú trọng vinh danh xứng đáng những người làm việc hiệu quả cao, mang lại nhiều giá trị cho tổ chức. Techcombank luôn tạo ra một môi trường làm việc năng động và khuyến khích tất cả CBNV phát huy khả năng, tiến bộ trong nghề nghiệp và hưởng thành quả xứng đáng.

45


kinh doanh

Thương mại điện tử

Lời “trăn trối” của beyeu.com Những ngày đầu tháng 11, nhiều khách hàng khi truy cập vào website thương mại điện tử chuyên bán đồ dùng trẻ em beyeu.com bỗng nhận được một lời “trăn trối” đáng suy nghĩ... Lê Dung

dành riêng cho đối tượng nữ giới. Ngoài beyeu. com chuyên về đồ trẻ em, công ty này còn có web foreva chuyên về đồ lót và lamdieu chuyên các mặt hàng thời trang – mỹ phẩm. Tất cả các dự án này được Project Lana phát triển từ cộng đồng Webtretho (được biết tới là website dành cho phụ nữ lớn nhất Việt Nam) với lượng thành viên lên tới hơn 1 triệu. Sau nửa năm vận hành dự án, Project Lana quyết định thay đổi chiến lược, đóng cửa 2 trang lamdep và foreva, tập trung sản phẩm mẹ và bé. Thời điểm này, Project Lana bị “dính” tin đồn sa thải tới 60% nhân sự của dự án. Ông David Tran, CEO mảng thương mại điện tử của IDG Ventures Vietnam, trả lời tạp chí TechinAsia: “Thị trường đã lên tiếng: mọi người muốn đồ trẻ em”. Tuy nhiên, sau thời gian đầu tư cho mảng thời trang trẻ em, dự án cũng chính thức đóng cửa với lý do như đã nêu trên.

Trái vẫn còn xanh?

N

ội dung lời nhắn trên trang web này như sau: “Ecommerce requires lots of money. Many companies will decide to stop burning. Good luck to the rest who are still trying”. (Tạm dịch: “Thương mại điện tử cần rất nhiều tiền. Nhiều công ty quyết định ngừng đốt tiền. Chúc may mắn cho những người đang tiếp tục cố gắng”).

Bước chân vào thương mại điện tử là phải chấp nhận “đốt tiền”?

Ảnh: T.L

Lời cảnh báo của beyeu.com?

46

Nội dung lời từ biệt của beyeu.com khi quyết định ngừng hoạt động thương mại điện tử có phải là hồi chuông cảnh tỉnh cho rất nhiều doanh nghiệp đang tiếp tục “đốt tiền” để nhận lấy những phản hồi ảo từ thị trường buôn bán online hay không? Beyeu.com vốn là một website thương mại điện tử thuộc Project Lana, một dự án thương mại điện tử của IDG Ventures Vietnam,

Số 194 - 1/12/2015

Khi bước chân vào thương mại điện tử, nhiều người đã ngộ nhận đây là trái ngọt khi không phải tốn kém tiền đầu tư cho những chi phí cố định như mặt bằng, nhân công... Nhưng thực tế không phải vậy. Một chuyên gia trong lĩnh vực này khẳng định, làm thương mại điện tử cần rất nhiều tiền. Đó là chi phí khủng cho marketing để duy trì traffic – yếu tố sống còn của mọi trang thương mại điện tử. Đa phần các website thương mại điện tử trên thị trường hiện nay đang phải chi cho marketing từ 50-80% lượng traffic mỗi ngày. “Vì các doanh nghiệp đều tập trung vào khoản này khiến cho giá của online marketing những năm gần đây càng trở nên đắt đỏ. Các doanh nghiệp phải trực tiếp cạnh tranh nhau trên từng cú click chuột và lượt hiển thị”, vị này nói. Ngoài ra về mặt vận hành, thương mại điện tử còn cực kỳ đắt đỏ so với các ngành khác, trong đó bao gồm tiền kho bãi, vận chuyển và duy trì hệ thống. Trong khi đó, do sự non trẻ của thị trường thương mại điện tử tại Việt Nam, hầu hết doanh nghiệp đều phải sử dụng chiêu giảm giá để đẩy doanh số – một cái “bẫy” chết người khác. Bởi vì đa phần các mô hình thương mại điện tử trên thị trường hiện nay đều là marketplace, nghĩa là hàng hóa sau khi được đưa lên trang Marketplace vẫn nằm tại kho và thuộc sở hữu của nhà cung cấp. Khi có đơn hàng từ khách hàng, công ty mới liên hệ nhà cung cấp để thực hiện các công đoạn đóng gói, giao hàng và thu tiền hộ nhà cung cấp. Chi phí vận hành cao, lợi nhuận thấp, lại còn giảm giá trên mỗi sản phẩm nên ngay cả các website đình đám như Lazada hay Zalora hiện nay vẫn chưa thu được lợi nhuận. DN



kinh doanh

Bất động sản

Vẫn chưa hợp gu khách ngoại Luật Nhà ở đã cho phép người nước ngoài sở hữu nhà ở tại Việt Nam, nhưng không phải dự án nào cũng thu hút khách mua nước ngoài. Việt Dũng

Q

uan sát sơ bộ tại các sàn bất động sản cho thấy, lượng mua bất động sản (BĐS) của khách nước ngoài vẫn chưa có dấu hiệu tăng trưởng rõ nét, dù lượng khách quan tâm trong 3 tháng vừa qua có dấu hiệu tăng nhẹ. Đặc biệt, tại các đợt mở bán dự án mới trong tháng 10, lượng khách hàng này đã tăng lên trung bình 15 - 25% so với đầu tháng 7/2015.

“Thực đơn” nghèo nàn Phát triển dự án sao cho phù hợp với “khẩu vị” của người nước ngoài đang là bài toán mà nhiều doanh nghiệp cần giải nếu muốn “đánh” vào thị trường mục tiêu này. Theo nhận xét của một số chủ đầu tư và sàn giao dịch bất động sản, từ khi Luật Nhà ở sửa đổi có hiệu lực đến nay, tỷ lệ người nước ngoài quan tâm đến các dự án căn hộ trung bình và cao cấp có tăng lên. Mức giá căn hộ được người nước ngoài quan tâm dao động từ 1,7 - 3,5 tỷ đồng. Tuy vậy, quyết định mua căn hộ không phụ thuộc vào mức giá, mà tùy thuộc vào việc dự án có đáp ứng được nhu cầu về không gian sống của họ hay không? Đó là lý do vẫn chưa có một chủ đầu tư nào mạo hiểm xây dựng chiến lược toàn diện dành riêng cho nhóm đối tượng này. Một vị khách nước ngoài tìm hiểu về căn hộ tại dự án Vinhom Center Park (TP.HCM) cho biết: “Không hẳn là dự án cao cấp với mức giá cao sẽ được tôi lựa chọn. Khi quyết định sinh sống tại Việt Nam, tôi cần một dự án có chuẩn quản lý quốc tế. Các tiện ích như trường học, bệnh viện và kết nối giao thông là rất quan trọng. Chúng tôi chú trọng không gian sống hơn là chỉ sở hữu diện tích của căn hộ đã mua”. Ông Carol Phước Huỳnh, Việt kiều Canada cho biết, đến thời điểm này vẫn còn nhiều

48

Số 194 - 1/12/2015

Khi chính sách của Nhà nước đã có, việc doanh nghiệp cần làm là thiết kế hoặc điều chỉnh những dự án của mình sao cho phù hợp với “khẩu vị” riêng của khách ngoại

vướng mắc cũng như thách thức để tạo điều kiện tốt nhất cho người nước ngoài cũng như Việt kiều mua nhà tại Việt Nam. Các doanh nghiệp bất động sản cần nghiên cứu để đưa ra các sản phẩm phù hợp với nhu cầu đối tượng khách hàng này. Những sản phẩm đó cần có thiết kế, xây dựng cơ sở hạ tầng và kết nối giao thông thuận tiện với điều kiện công việc và sinh sống của họ.


Đắt phải xắt ra miếng

Ảnh: H.T

Mặc dù tiềm năng từ nguồn khách Việt kiều, người nước ngoài là khá lớn, nhưng cuộc chơi trong phân khúc nhà ở dành cho người nước ngoài không phải là dễ dàng. Bởi lẽ, dự án phải đáp ứng được những tiêu chuẩn quốc tế thì mới có thể được người nước ngoài lựa chọn. Một số doanh nghiệp môi giới địa ốc nhận định, đối với người nước ngoài khi mua nhà tại Việt Nam, giá bán không phải là yếu tố quyết định mà các yêu cầu về an ninh, an toàn, các dịch vụ tiện ích, đặc biệt trường học và môi trường sống

cho con cái được đặt lên hàng đầu. Thậm chí nhiều dự án cao cấp cũng không được lựa chọn bởi không đáp ứng đầy đủ các yếu tố này. Quan sát thị trường TP.HCM có thể thấy, bên cạnh một số dự án căn hộ cao cấp có lượng sản phẩm lớn như: Vinhomes Central Park, Masteri Thảo Điền, Sala, Gate Way Thảo Điền hay The Sun Avenue, The Gold View…, nhiều doanh nghiệp bất động sản khác hiện cũng đang chạy

Những người nước ngoài sống ở việt nam hoặc việt kiều đều rất quan tâm đến vấn đề cảnh quan môi trường

đua giành thị phần ở phân khúc này. Ước tính, đến năm 2018 thị trường bất động sản TP.HCM sẽ có gần 20.000 căn hộ thuộc phân khúc cao cấp. Trong tháng 10 vừa qua, những dự án lớn thuộc phân khúc cao cấp của Novaland, Phát Đạt, Him Lam… cũng đã được quảng bá mạnh và mở bán rầm rộ hơn. Tuy nhiên những dự án này không mấy hấp dẫn người nước ngoài hay Việt kiều xuống tiền sở hữu. Luật Nhà ở đã mở cửa tạo cơ hội cho người nước ngoài mua nhà, tuy nhiên nhiều chuyên gia cho rằng, đây không phải là “cánh cửa thần kỳ” để ngay lập tức tạo sự chuyển biến ồ ạt. Điều cốt lõi vẫn là giá trị của dự án có đủ sức tạo nên một thị trường giao dịch sống động hay không. Nếu không quan tâm đến nhu cầu thực sự của đối tượng này thì các doanh nghiệp BĐS vẫn khó bán nhà. Ông Nguyễn Đình Bảo, Phó tổng giám đốc Công ty cổ phần Đầu tư & Kinh doanh nhà Khang Điền, cho biết: các khảo sát lấy ý kiến khách hàng của công ty cho thấy, những người nước ngoài sống ở Việt Nam hoặc Việt kiều đều rất quan tâm đến vấn đề cảnh quan môi trường. Quan trọng nhất là phải thỏa mãn nhu cầu khá khắt khe của các đối tượng này. Họ đã quen sống trong môi trường với tiêu chí “nhà rộng, có sân vườn, tiện ích nội khu, an ninh tuyệt đối, tất cả trong một”. Theo một nghiên cứu mới đây của Công ty Savills thì người nước ngoài có nhu cầu mua nhà tại Việt Nam gồm hai đối tượng chính. Trước hết nhóm người có công việc tại Việt Nam đang tìm đến hai thành phố lớn là TP.HCM và Hà Nội để mua nhà phục vụ cho công việc. Nhóm tiếp theo sẽ là những người có nhu cầu mua để nghỉ dưỡng và đầu tư đang săn lùng ở những địa phương có cảnh quan thiên nhiên với phân khúc chủ yếu là biệt thự nghỉ dưỡng. Nghiên cứu này cũng chỉ rõ, với những người nước ngoài muốn đầu tư BĐS tại Việt Nam thì phân khúc biệt thự nghỉ dưỡng có rất nhiều ưu thế. Giá biệt thự nghỉ dưỡng cũng không quá đắt nếu so sánh với nhà mặt phố hay các biệt thự liền kề trong nội đô chật hẹp tại các thành phố lớn. Ngoài ra, biệt thự nghỉ dưỡng có thể coi như một căn nhà thứ hai để chủ sở hữu nghỉ ngơi nhiều dịp trong năm và có thể kết hợp cho thuê vào những thời gian không sử dụng. Suy cho cùng, trong lĩnh vực BĐS dành cho khách hàng nước ngoài, việc doanh nghiệp cần làm là thiết kế hoặc điều chỉnh những dự án của mình sao cho phù hợp với “khẩu vị” riêng của đối tượng này. DN

Số 194 - 1/12/2015

49


kinh doanh

T h ị t r ư ờ n g

Nín thở chờ tết Sức mua trong quý IV/2015 bắt đầu được cải thiện, các doanh nghiệp đang kỳ vọng thị trường tết sẽ sôi động hơn các năm trước. Hoài Nhân

C

òn hơn 2 tháng nữa là đến Tết Bính Thân 2016, các doanh nghiệp, hệ thống thương mại đang ráo riết chuẩn bị nguồn hàng phục vụ tết trong tâm trạng vừa hy vọng vừa hồi hộp. Diễn biến trên thị trường thời gian gần đây đã ghi nhận lượng hàng rất dồi dào, trong đó phải kể đến sự gia tăng nguồn hàng đến từ các nước ASEAN, đặc biệt là Thái Lan.

Ảnh: P.V

Mục tiêu lượng hàng tăng ít nhất 10%

50

Theo kinh nghiệm đánh giá của các doanh nghiệp, thị trường tết sẽ định hình từ đầu tháng 12/2015 và thật sự sôi động vào tháng 1/2016. Ngay từ giữa năm, các doanh nghiệp đã tích cực chuẩn bị kế hoạch kinh doanh dịp tết. Đến nay lượng hàng, kế hoạch dự trữ những mặt hàng tiêu dùng chính trong dịp tết như: bia, nước ngọt, chả lụa, lạp xường, bánh kẹo, thực phẩm đông lạnh… về cơ bản đã được các doanh nghiệp chốt sản lượng, chạy nước rút sản xuất. Các hệ thống siêu thị tỏ ra khá lạc quan, đặt mục tiêu tăng trưởng thị trường tết 2016 ít nhất 10% so với tết 2015, lượng hàng chuẩn bị cũng tăng tương ứng. Bà Nguyễn Thị Phương Thảo, Giám đốc Maximark Cộng Hòa cho biết: so với mọi năm, năm nay các nhà cung ứng chuẩn bị tích cực hơn, chào hàng tết sớm hơn và đặc biệt là giá rất tốt. Chỉ riêng mặt hàng bánh kẹo đã có khá nhiều nhà cung ứng chào mẫu mới, giá cả rất cạnh tranh. Do tết năm nay được nghỉ dài (9

Số 194 - 1/12/2015

ngày), khả năng người dân sẽ về quê, đi du lịch nhiều nên khó có thể xảy ra tình trạng thiếu hàng, biến động giá. Bà Nguyễn Thị Thu Thủy, Phó tổng giám đốc Liên hiệp HTX Thương mại TP.HCM (Saigon Co.op) cho biết, đơn vị này sẽ bán ra khoảng 95 ngàn tấn hàng hóa dịp tết. Thực hiện cam kết mang đến nhiều tiện ích hơn cho khách hàng, Saigon Co.op đang làm việc với nhà cung cấp để đưa mặt hàng gà cúng (gà nguyên con có bộ lòng) vào bán ở siêu thị. Ngoài ra, sẽ có thêm nhiều mặt hàng rau củ quả, đặc sản mới từ các tỉnh được chào bán tết. Mạnh dạn dự đoán mức tăng trưởng bán hàng trong dịp tết lên đến 40%, hệ thống Lotte Mart đã và đang chuẩn bị các đơn hàng gồm những mặt hàng chuyên dụng ngày tết như: thịt heo, thịt bò, các loại bánh mứt truyền thống, giò chả, rau củ quả để đảm bảo lượng hàng hóa ổn định và luôn trong tình trạng tươi ngon cho khách hàng. “Đối với các mặt hàng tươi sống, cá thịt… Lotte Mart chuẩn bị lượng hàng tăng vừa đủ, tiêu thụ trong ngày để đảm bảo chất lượng tươi ngon, hạn chế lượng hàng tồn đối với các mặt hàng vừa nêu. Mặt hàng thịt, trứng, bánh chưng, bánh tét, rau củ quả dự tính tăng 60% so với cùng kỳ năm ngoái, do đó việc đặt hàng và chuẩn bị hàng từ nhà vườn (đối với trái cây) đã được chuẩn bị ngay từ thời gian này nhằm tránh tình trạng thiếu hụt hàng hóa thiết yếu vào những ngày cận tết”, đại diện Lotte Mart cho biết.


Hàng mới đầy ắp

Doanh nghiệp Đà Lạt giới thiệu sản phẩm đặc sản tại TP.HCM

Sẽ có nhiều giống rau củ mới cung cấp cho thị trường TP.HCM trong tết Bính Thân 2016

1.500 đợt khuyến mãi

Theo UBND TP.HCM, trong tháng cận tết các doanh nghiệp trên địa bàn TP.HCM sẽ thực hiện hơn 1.500 đợt khuyến mãi với tổng giá trị khoảng 800 tỷ đồng, tập trung vào các mặt hàng tết. Trong đó, các doanh nghiệp bình ổn thị trường cùng hệ thống phân phối có kế hoạch khuyến mãi, giảm giá sâu vào các ngày cận tết. Cụ thể: giá trứng gia cầm giảm 1.000 - 2.000 đồng/chục trong 2 ngày trước tết; thịt gia súc giảm 5 - 10% từ 1 tháng trước tết; thịt gia cầm giảm 10% vào 3 ngày cận tết; đường, dầu ăn, thực phẩm chế biến giảm 5 - 7% trong 2 tuần trước tết; rau củ quả, thủy hải sản giảm 15 - 20% trong 1 tháng trước tết. Một tháng trước và sau tết, các hệ thống phân phối lớn như Sài Gòn Co.op, Satra, Maximark, BigC... tổ chức nhiều chương trình khuyến mãi giảm giá từ 5 - 49% cho hàng nghìn mặt hàng nước giải khát, bánh, kẹo, mứt...

UBND TP.HCM vừa thông qua Dự thảo Kế hoạch cung ứng hàng tết Bính Thân 2016 trên địa bàn những ngày trước, trong và sau tết. Theo đó, tổng giá trị hàng hóa các doanh nghiệp chuẩn bị sản xuất, dự trữ cung ứng tết đạt hơn 16.209 tỷ đồng, tăng 462 tỷ đồng so với Tết 2015. Trước áp lực cạnh tranh ngày càng khốc liệt và tín hiệu thị trường tích cực, các doanh nghiệp sản xuất – cung ứng giới thiệu khá nhiều mặt hàng mới cho mùa tết. Công ty Vissan cho biết, chậm nhất ngày 1/12, các cửa hàng giới thiệu sản phẩm Vissan, cửa hàng Satra Food, Co.opFood, siêu thị Co.opmart sẽ bán hoàn toàn thịt heo VietGap. Các doanh nghiệp, nhà vườn Đà Lạt tiếp tục giới thiệu cho người tiêu dùng TP.HCM thêm nhiều loại rau củ quả mới, lạ như rau xà lách thủy canh trồng theo công nghệ châu Âu, không dùng thuốc bảo vệ thực vật từ khâu trồng đến thu hoạch. Rau có thể ăn ngay tại vườn, sản lượng đạt gấp 3 lần rau xà lách trồng theo cách thông thường, giá khoảng 60.000 - 80.000 đồng/ kg. Ngoài ra còn có cà chua đen, đậu hòa lan (giống Mỹ), hơn 10 loại củ, quả baby có độ giòn ngọt cao, ăn sống được… Sản phẩm hiện có bán tại Metro, BigC, Lotte Mart, Aeon và đưa vào bếp ăn các nhà hàng, khách sạn 4-5 sao. Theo các doanh nghiệp, nhu cầu tiêu thụ rau an toàn của người tiêu dùng các thành phố lớn tăng mạnh, đặc biệt là TP.HCM. Tiêu dùng rau xanh - nhất là các loại rau sạch, mới, lạ càng tăng cao. Loại hàng này thường không đủ hàng bán trong những ngày cao điểm tết. Năm nay, thời tiết thuận lợi, các doanh nghiệp tăng lượng hàng chuẩn bị và có rất nhiều loại, giống rau mới, khách hàng sẽ tha hồ chọn lựa. Cũng trong tết này, theo đánh giá của các doanh nghiệp, hàng hóa tết năm nay rất dồi dào và có sự cạnh tranh khốc liệt về giá, mẫu mã giữa hàng sản xuất trong nước và hàng xuất khẩu, trong đó phải kể đến sự gia tăng nguồn hàng đến từ các nước Asean, đặc biệt là Thái Lan. Diễn biến trên thị trường thời gian gần đây cũng ghi nhận lượng hàng rất dồi dào cả trong nước lẫn ngoại nhập. Bên cạnh đó, sẽ có thêm nhiều đặc sản địa phương ở các tỉnh thành đổ về TP.HCM, bán tại các siêu thị, chợ truyền thống, phục vụ nhu cầu tiêu dùng đa dạng của người dân. Đây là kết quả của các chương trình kết nối cung cầu hàng hóa giữa TP.HCM và các tỉnh. DN

Số 194 - 1/12/2015

51


L I Ê N H Ệ T À I T R Ợ : 0 9 3 7 8 8 0 57 0 - 0 9 0 8 6 7 8 5 8 0 NHÀ VẬN CHUYỂN MẶT ĐẤT CHÍNH THỨC

WWW.DEPFASHION.COM


Cúp Chiến thắng "Oscar thể thao Việt Nam"

Số 194 - 1/12/2015

Ảnh: P.V

C

ó lẽ khá lâu rồi, thể thao Việt Nam mới lại rôm rả câu chuyện về bình chọn các giải thưởng cho các cá nhân, tổ chức có đóng góp xuất sắc cho ngành thể thao trên các đấu trường. Ngay khi VTVcab và Báo Thể thao 24h công bố tổ chức Giải thưởng Cúp Chiến thắng đã được báo chí ví như “Oscar thể thao Việt Nam" Cúp Chiến Thắng – Giải thưởng hàng đầu quốc gia. “Việc tổ chức Giải thưởng Cúp Chiến thắng là sáng kiến đáng khen ngợi đối với VTVcab và Báo Thể thao 24h. Hai từ “Chiến thắng” đã thể hiện được niềm vinh quang, khát vọng vươn lên dành chiến thắng cho các vận động viên, đội tuyển….” Đó là chia sẻ của ông Trần Đức Phấn - Phó tổng cục trưởng Tổng cục TDTT về giải thưởng này. Cũng đồng quan điểm trên, ông Nguyễn Hồng Minh - Nguyên Trưởng đoàn Thể thao Việt Nam cho biết: "Cúp Chiến thắng thực sự đã tạo một dấu ấn rất riêng trong ngành thể dục thể thao bởi diễn ra đúng dịp ngành đang hướng tới kỷ niệm 70 năm ngày truyền thống (27/03/1946-27/03/2016)”. Khác biệt so với các giải thưởng trước đây, cũng như giải Oscar danh giá, Cúp Chiến thắng sẽ chỉ có 1 người trong số các đề cử giành chiến thắng. Cúp Chiến thắng có 8 hạng mục, gồm: Nam vận động viên xuất sắc nhất, Nữ vận động viên xuất sắc nhất, Huấn luyện viên xuất sắc nhất, Vận động viên trẻ xuất sắc nhất, Đội tuyển xuất sắc nhất, Vận động viên được yêu thích nhất, Hình ảnh thể thao ấn tượng nhất, Thành tựu trọn đời. Từ năm 2015, giải thưởng Cúp Chiến thắng được tổ chức thường niên trên phạm vi quốc gia. Đây không chỉ là một trong những sự kiện thể thao lớn nhất trong năm mà còn là dịp ý nghĩa để cộng đồng xã hội thể hiện sự đánh giá, ghi nhận đối với những tài năng có đóng góp to

lớn cho nền thể thao nước nhà trên các đấu trường quốc tế, là nguồn động lực mạnh mẽ giúp các VĐV Thể thao Việt Nam nỗ lực hết sức mình, thi đấu dưới màu cờ sắc áo câu lạc bộ và đội tuyển quốc gia. Ban tổ chức và Hội đồng bình chọn đề xuất các ứng viên cho mỗi hạng mục dựa trên thành tích đạt được cùng những đóng góp có ý nghĩa quan trọng với nền thể thao Việt Nam trong năm qua và hệ thống tiêu chí chuyên môn để đảm bảo sự công tâm và khách quan nhất. Giải thưởng được tổ chức thông qua hình thức bình chọn qua 2 vòng: Vòng 1: Người hâm mộ bình chọn thông qua tin nhắn SMS. Cú pháp bình chọn thường: 1 phiếu bình chọn/tin (3.000 đ/tin): BC <mã số bình chọn> gửi 6386 Thông tin mã số ứng viên đề cử từng hạng mục trên website: www.cupchienthang.vn Tổng đài nhắn tin bình chọn tiếp nhận từ 0h00 ngày 15/11/2015 – 0h00 ngày 01/01/2016. Vòng 2: Trên cơ sở bình chọn của người hâm mộ, 3 ứng viên có số lượng bình chọn cao nhất sẽ trở thành 3 ứng viên cuối cùng ở các hạng mục tương ứng. Hội đồng bình chọn gồm các chuyên gia thể thao, nhà báo, cựu vận động viên sẽ bầu chọn người chiến thắng duy nhất cho từng hạng mục thông qua hình thức bỏ phiếu kín. Danh hiệu “Vận động viên được yêu thích nhất” và “Hình ảnh thể thao ấn tượng nhất” được trao cho đề cử có số lượng bình chọn thông qua tin nhắn cao nhất. Danh hiệu “Thành tựu trọn đời” vinh danh cá nhân tiêu biểu có những đóng góp ý nghĩa lịch sử đối với thể thao Việt Nam trong thời gian dài do Hội đồng Chuyên môn bình chọn bằng hình thức bỏ phiếu kín. Đêm Gala trao giải dự kiến sẽ được tổ chức vào ngày 15/01/2016 tại Hà Nội. Thông tin, hình ảnh về các hoạt động và phương thức bình chọn của giải thưởng Cúp Chiến thắng được cập nhật trên website và fanpage chính thức của chương trình: www.cupchienthang.vn www.facebook.com/cupchienthang www.vtvcab.vn www.thethao24.tv

53


kinh doanh

Nhìn ra thế giới

Tương lai nào cho Hewlett-Packard? CEO Meg Whitman đang tìm trăm phương ngàn kế để đưa Hewlett-Packard (HP) trở lại thời hoàng kim, cho dù những nỗ lực của bà vẫn chưa mang lại kết quả khả quan. Thành Lợi

M

eg Whitman đã từng gánh vác những nhiệm vụ khó khăn như của dũng sĩ Hercules (vị anh hùng trong thần thoại Hy Lạp). Bà chính là người đã đưa eBay trở thành một công ty thương mại điện tử lớn với mức vốn hóa thị trường hiện vào khoảng 34 tỷ USD. Bà cũng từng ra tranh cử Thống đốc bang California vào năm 2010, dù không thành công. Và hiện nay, Whitman đang vật lộn với sự mệnh giúp HP tìm lại vầng hào quang ngày trước.

10 Hồi tháng 9/2015, HP đã công bố kế hoạch cắt giảm 30.000 việc làm, chiếm xấp xỉ 10% lực lượng lao động toàn cầu của công ty

54

Chia tách để chạy nhanh hơn Mới đây nhất, hồi đầu tháng 11 vừa qua, bà đã thực hiện một nhiệm vụ được xem là khó khăn nhất ở HP: chia tách HP thành 2 công ty trong danh sách Fortune 50 và mỗi công ty có 50 tỷ USD doanh thu hàng năm. Theo đó, Hewlett Packard Enterprise (HPE) sẽ tập trung bán phần cứng như máy chủ cho các doanh nghiệp và muốn xây dựng trung tâm dữ liệu của riêng mình. Trong khi đó, HP Inc. thì bán máy tính cá nhân (PC) và máy in cho các doanh nghiệp và người tiêu dùng. “Việc chia tách sẽ tốt. Nó cho phép HP tập trung vào việc phát triển sản phẩm, phần mềm hạ tầng và giúp tái định hình mảng PC và máy in. Họ có thể hợp pháp hóa in 3D, chẳng hạn”, Paul Teich, chuyên gia phân tích tại hãng tư vấn và nghiên cứu công nghệ cao Tirias Research, nhận xét. Tuy nhiên, một số chuyên gia phân tích lại tỏ ra quan ngại. Trong một báo cáo, Bernstein Research đã khuyến cáo, những chi phí liên quan

Số 194 - 1/12/2015

đến chia tách và “giá trị liên kết” bị suy yếu giữa hai công ty mới. Theo một hồ sơ mà HP gửi lên Ủy ban Chứng khoán và Hối đoái Mỹ, vụ chia tách, vốn được công ty ước tính sẽ tốn hơn 2 tỷ USD, có thể phá vỡ tính liên kết giữa các bộ phận doanh nghiệp và PC trong việc bán hàng hóa, dịch vụ. Theo Asish Ramchandran, đứng đầu bộ phận M&A của Deloitte, chuyên giúp doanh nghiệp xử lý các vấn đề phức tạp trong các thương vụ thì quá trình chia tách như “giải quyết ly hôn” vậy. Nghĩa là phải phân chia tài sản sao cho hợp lý, phải xử lý gọn ghẽ các khoản nợ, thanh toán… Whitman hiểu rất rõ thách thức ở HP. Hầu như không mấy ai trong lịch sử ngành công nghệ lại thực hiện chia tách với quy mô lớn như thế này. “Đó là một thách thức rất lớn với quá nhiều phức tạp cả về hệ thống IT lẫn tổ chức”, Bob Dutkowsky, CEO Tech Data, một nhà phân phối công nghệ nhận xét, 20% trong tổng số 28 tỷ USD doanh thu năm ngoái của công ty ông là đến từ việc bán các sản phẩm của


HP đã được chia tách làm 2 công ty gồm HP Inc. và Hewlett Packard Enterprise Nguồn: Hewlett-Packard, George Petras, USA Today

HP Inc.

Hewlett Packard

Dion Weisler

Meg Whitman

Lực lượng lao động trên toàn cầu

50.000 lao động

252.000 lao động

Doanh thu hằng năm

50 tỷ USD

53 tỷ USD

Thị trường nhắm tới

600 tỷ USD

1.000 tỷ USD

Mã chứng khoán

HPQ

HPE

CEO

HP. Tuy nhiên, ông cho rằng: “HP đã phình quá to và di chuyển chậm chạp. Chia tách thành hai công ty sẽ giúp nó trở nên tinh gọn hơn, phản ứng nhanh hơn, cạnh tranh hơn và cải tiến hơn”.

Ảnh: T.L

Tiếp tục leo dốc Thế nhưng, CEO Meg Whitman sẽ không dễ đưa HP lội ngược dòng, vì mỗi công ty sau khi chia tách đều “nặng gánh”. HP Inc. phải nỗ lực tạo ra tăng trưởng trong bối cảnh doanh số bán máy PC toàn cầu và máy in đang suy giảm khi ngày càng nhiều người chuyển sang dùng điện thoại thông minh và máy tính bảng. Trong khi đó, nhiều khách hàng doanh nghiệp của HP Enterprise thì không còn muốn bỏ ra số tiền lớn để xây dựng các trung tâm dữ liệu riêng. Thay vào đó, họ lại đang chuyển sang dùng dịch vụ điện toán đám mây - một lĩnh vực không phải sở trường của HP và đang gặp cạnh tranh gay gắt,

HP đã bỏ ra 61,2 tỷ USD cho 8 thương vụ thâu tóm lớn kể từ năm 1997, nhưng hiệu quả thu được không rõ ràng

đặc biệt từ đối thủ đáng gờm Amazon. Cạnh tranh không chỉ đến từ Amazon. Việc Dell mua lại nhà cung cấp thiết bị lưu trữ hàng đầu thế giới EMC với mức giá kỷ lục 67 tỷ USD đã cho thấy những rủi ro và sự cạnh tranh mà HP phải đối mặt trong cuộc chiến giành miếng bánh thị trường IT toàn cầu trị giá 1.000 tỷ USD. “Michael Dell (nhà sáng lập hãng máy tính Dell) đã xây dựng nên một gã khổng lồ công nghệ. Công ty này sẽ ráo riết chạy theo trung tâm dữ liệu thế hệ tiếp theo và thuật toán đám mây, tạo ra một mối đe dọa cho các công ty IT truyền thống”, Daniel Ives, chuyên gia phân tích FBR Capital Markets & Co., nhận xét. Tuy nhiên, CEO Meg Whitman sẽ khó mà “xông xáo” thực hiện M&A khi HP có lịch sử không mấy đẹp đẽ liên quan đến các thương vụ thâu tóm (nhiều thương vụ được thực hiện dưới thời của những CEO trước đó). Tính ra, HP đã bỏ ra 61,2 tỷ USD chỉ riêng vào 8 thương vụ thâu tóm lớn kể từ năm 1997, nhưng hiệu quả không rõ ràng. Đáng chú ý là các thương vụ thâu tóm Electronic Data Systems (giá 13,9 tỷ USD, thực hiện dưới thời CEO Mark Hurd vào năm 2008), mua lại Palm (giá 1,2 tỷ USD dưới thời của Hurd vào năm 2010) và thâu tóm Autonomy (giá 10,3 tỷ USD dưới thời của CEO Leo Apotheker vào năm 2011). Những thương vụ này đã tạo thêm gánh nặng cho hoạt động của HP, buộc công ty phải ghi giảm giá trị tài sản đáng kể cũng như giảm số nhân viên. Hồi tháng 9/2015, công ty đã công bố kế hoạch cắt giảm tới 30.000 việc làm, chiếm xấp xỉ 10% lực lượng lao động của HP trên toàn cầu. Một vấn đề nữa là việc chia tách có thể không giải quyết được vấn đề lớn nhất của HP. Đó là thiếu tính cải tiến, vốn là lý do khiến cho nhiều nhân tài hàng đầu không mặn mà ở lại với HP. Về vấn đề này, Whitman chỉ ra rằng, Steve Jobs, cố CEO của Apple từng chọn học việc tại HP. Nhưng các kỹ sư và doanh nhân khởi nghiệp ngày nay lại thích làm việc ở những công ty khởi nghiệp tinh gọn, nhanh nhạy vì nơi đó những ý tưởng của họ sẽ dễ được coi trọng hơn và giá cổ phiếu có nhiều tiềm năng tăng trưởng hơn. “Tôi không nghĩ có sinh viên nào mới ra trường mà lại nói là “tôi muốn về làm cho HP”, Ali Behnam, đồng sáng lập hãng tuyển dụng Riviera Partners nói. Với quá nhiều làn gió ngược, liệu Meg Whitman có thành công ở nước cờ cuối này? “Chúng tôi đang cố gắng dựng dậy doanh nghiệp chuẩn bị cho chương tiếp theo bằng cách đặt các đường ống và tu bổ lại ngôi nhà”, bà nói. DN

Số 194 - 1/12/2015

55


kinh doanh

Chuyện thương hiệu

những quan niệm sai lầm phổ b Thương hiệu ngày càng trở nên quan trọng, song khái niệm thương hiệu và xây dựng thương hiệu không phải ai cũng hiểu đúng. Đức Sơn, Giám đốc Chiến lược thương hiệu, Richard Moore Associates

C

ách đây vài chục năm, chỉ cần có chất lượng tốt là sản phẩm sẽ bán chạy. Những câu nói cửa miệng của người dân phản ánh chính xác đặc tính riêng của từng thương hiệu, chẳng hạn như “nét như Sony”, “bền như Honda” hay “tốt như Nokia”. Ngày nay chất lượng vẫn quan trọng, nhưng thương hiệu thậm chí còn quan trọng hơn.

Hiểu sai về thương hiệu Thậm chí đối với nhiều doanh nghiệp hiện nay vẫn tồn tại những cách hiểu không đúng. Có nhiều quan niệm sai lầm khá phổ biến khi người ta nói về thương hiệu. Đầu tiên là: nhiều tiền mới làm được thương hiệu. Nhiều tiền dĩ nhiên làm gì cũng dễ và xây dựng thương hiệu cũng không phải là ngoại lệ. Nhưng với thế giới online không biên giới hiện nay, cơ hội vẫn rộng mở cho những thương hiệu nghèo tiền nhưng giàu ý tưởng. Sai lầm thứ hai là: chất lượng tốt đồng nghĩa với một thương hiệu mạnh. Một thương hiệu mạnh thường có chất lượng tốt nhưng ngược lại thì chưa chắc. Đấy là chưa nói tới khái niệm "chất lượng tốt" đối với một số ngành nghề rất khó phân biệt, rất mơ hồ. Tiếp theo, sai lầm thứ ba là kinh doanh nhỏ lẻ không cần làm thương hiệu. Khu chung cư tôi sống lâu nay có một dãy khoảng 5-6 quán cà phê cóc. Gần đây xuất hiện một quán cóc trông khá lạ mắt, bàn ghế gỗ đồng bộ thay cho ghế nhựa, đèn màu sắc vàng dịu không xanh đỏ lòe loẹt, cà phê

56

Số 194 - 1/12/2015

Sự khác biệt thương hiệu của Lego là đồ chơi có nhiều trò lắp ghép nhất

chẳng ngon hơn, nhưng khách đông hơn các quán cũ. Có một nguyên tắc: khi số đông làm “luôm nhuôm”, cơ hội kinh doanh xuất hiện đối với một cửa hàng nhỏ lẻ làm tử tế hơn. Làm thương hiệu không phải là những gì to tát. Nó bắt đầu từ các chi tiết nhỏ đối thủ làm chưa tốt. Có một quan niệm khá phổ biến là: bán hàng trước, làm thương hiệu sau. Nên đặt câu hỏi ngược lại: làm thế nào để bán được hàng? Muốn bán hàng phải rao bán thứ hàng đó. Rao cái gì và rao như thế nào chính là lúc doanh nghiệp "làm" thương hiệu. Trừ khi bạn độc quyền hay bán hàng trên một phân khúc cầu nhiều cung ít, tốt nhất hãy biết "làm" thương hiệu từ lúc mới bắt đầu khởi sự kinh doanh.

Đừng để sai lầm nối tiếp sai lầm Thông thường, doanh nghiệp hay tập trung vào chuyện kinh doanh, bán hàng, tăng doanh thu và tối ưu hóa lợi nhuận chứ ít khi nghĩ đến việc xây dựng chiến lược thương hiệu dài hạn


Ảnh: T.L

biến về thương hiệu

từ đầu. Khi đạt được thành công nhất định doanh nghiệp mới bắt đầu nghĩ đến làm thương hiệu. Nhưng khi đó, đa số doanh nghiệp sẽ nghĩ: Muốn nhanh chóng thành công về thương hiệu chỉ cần quảng cáo. Đây là một sai lầm. Quảng cáo không thể thiếu nếu muốn nhiều người biết đến thương hiệu, nhưng quảng cáo về một sản phẩm tồi chính là cách giết chết thương hiệu nhanh nhất. Làm quảng cáo khi chưa hiểu khách hàng thực sự muốn nghe gì cũng là một phương thức "đốt tiền" nhanh chóng. Tiếp theo, đừng cho rằng làm thương hiệu là vẽ một logo đẹp, mặc dù logo đúng là khuôn mặt của thương hiệu. Thiết kế được một logo đẹp không dễ và thổi hồn vào logo là thách thức không hề nhỏ, giống như trang điểm để làm nên một khuôn mặt phụ nữ đẹp. Nếu làm thương hiệu chỉ dừng lại ở việc làm một logo đẹp thì các nhà thiết kế sẽ được trả lương cao hơn cả siêu sao bóng đá! Có một quan điểm sai lầm nữa trong các doanh nghiệp, đó là: xây dựng thương hiệu là nhiệm vụ

của phòng marketing. Luôn luôn nhớ lời nói của David Packard, đồng sáng lập hãng Hewlett-Packard: “Marketing quá quan trọng để ủy thác cho một mình bộ phận marketing”. CEO phải là tổng tư lệnh trực tiếp tham gia việc hoạch định chiến lược thương hiệu. Trong tất cả các dự án tư vấn tôi đã trải qua cùng công ty của mình thì đây là điều kiện bắt buộc. Dự án sẽ không thể triển khai nếu không đạt được thỏa thuận này. Lý do đơn giản là chiến lược thương hiệu liên quan trực tiếp đến việc triển khai chiến lược cạnh tranh và chiến lược kinh doanh. Nếu không có sự can thiệp, chỉ đạo trực tiếp của CEO, chiến lược này coi như chỉ tồn tại trên giấy tờ. Một quan niệm sai lầm nữa là coi thương hiệu là trừu tượng. Thực ra thương hiệu rất cụ thể. Nếu doanh nghiệp cho rằng thương hiệu là trừu tượng, có nghĩa là họ chưa hiểu và sẽ không biết bắt đầu xây dựng thương hiệu từ đâu. Thương hiệu mạnh hay yếu đều phải đo đếm được bằng các chỉ tiêu định lượng. Thương hiệu phải quy được ra giá trị bằng tiền khi muốn đánh giá giá trị. Tôi cũng hay nghe nhiều người nói: khác biệt thương hiệu là phải có cái khác với đối thủ cạnh tranh. Nghe có vẻ có lý, nhưng không thực tế. Thật lý tưởng khi bạn có cái mà đối thủ không có. Máy tính Mac của Apple có thiết kế đồ họa đẹp nhất; xe máy Honda đi bền nhất; Lego là đồ chơi có nhiều trò lắp ghép nhất. Nhưng có bao nhiêu thương hiệu may mắn sở hữu một thuộc tính độc nhất như Mac, Honda hay Lego? Đa số thương hiệu không có gì khác nhau, nếu có khác thì khác rất ít, không đủ gọi là "khác biệt" để khách hàng nhận ra. Cần phải khác biệt để bán hàng ngay cả khi bạn chẳng có gì khác biệt. Khác biệt lúc đó nằm ở nhận thức và ở cách bạn nói về mình, không phải từ những gì bạn có. Sai lầm cuối cùng là: nếu không khác biệt thương hiệu sẽ chết. Đọc cuốn sách "Khác biệt hay là chết" của Jack Trout đừng hiểu một chiều theo nghĩa đen. Không khác biệt thì khó dẫn đầu, nhưng không khác biệt không có nghĩa là “chết”. Sống có nhiều kiểu sống: người giàu có lối sống của người giàu, người có thu nhập trung bình vẫn hạnh phúc nếu biết cách sống và thu nhập thấp vẫn tồn tại. DN

Đa số thương hiệu không có gì khác nhau, nếu có khác thì khác rất ít, không đủ gọi là khác biệt để khách hàng nhận ra

Số 194 - 1/12/2015

57


MÙA CƯỚI

ĐÃ CÓ MẶT TẠI SẠP BÁO Truy cập thêm www.muacuoi.dep.com.vn

LIÊN HỆ ĐẶT BÁO: HN: Nguyễn Thu Hồng 090 464 5596 TP HCM: Trần Anh Thư 090 494 5596



MEN OF THE DECADE � 2005�201 5�

CÔNG BỐ & TRAO GIẢI Ngày 17/12 tại GEM CENTER - Số 8 Nguyễn Bỉnh Khiêm Q.1

TÀI TRỢ CHÍNH

ĐỒNG TÀI TRỢ

TÀI TRỢ PHỤ

BẢO TRỢ THÔNG TIN

www.danongmagazine.vn


doanh nhân Arunachal Pradesh

vùng đất của các dãy núi thần quang

Ảnh: T.L

Arunachal Pradesh nằm trên dãy Himalaya và là một trong 28 bang phía Đông Bắc của Ấn Độ. Vùng đất này được coi là “địa danh vàng” của du lịch. Bình Minh

Số 194 - 1/12/2015

61


doanh nhân

điểm đến du lịch

bang Itanagar

 Itanagar là thủ phủ của bang Arunachal Pradesh.  Phía tây giáp với Bhutan, phía đông giáp với Myanmar ở phía bắc giáp với Trung Quốc.  Dân số ở bang này khoảng 1,4 triệu người.

Phụ nữ Aru xưa....

A

runachal Pradesh có nghĩa là "Vùng đất của các dãy núi thần quang", cũng có biệt danh là "Thiên đường của các nhà thực vật học". Về mặt địa lý, Arunachal Pradesh là bang lớn nhất trong số các bang ở Đông Bắc Ấn Độ. Người Arunachal Pradesh có nguồn gốc Tạng - Miến thuộc Đại chủng Á.

Tại sao có tục lệ đeo nút mũi Đây là vùng đất được thế giới mệnh danh là khu “rừng vàng”, một trong những địa chỉ đỏ về đa dạng sinh học trên toàn cầu. Diện tích rừng tại đây chiếm đến khoảng 81,91% tổng diện tích của bang, cao nhất so với các tiểu bang khác của Ấn Độ. Chính vì vậy, Ấn Độ đã chọn Arunachal Pradesh để phát triển du lịch sinh thái bền vững, bảo tồn tài nguyên rừng phong phú cũng như di sản văn hóa của tiểu bang. Nhiều năm về trước, bang Arunachal Pradesh dường như bị bỏ quên. Gần đây chính phủ Ấn Độ mới chú ý phát triển vùng đất cực Đông này với những dự án lớn. Nhưng mặc cho vật đổi sao dời, với du khách nước ngoài, lịch sử và văn hóa Arunachal Pradesh mới chính là lực hút

62

Số 194 - 1/12/2015

cho những chuyến đi tới vùng này. Arunachal Pradesh là nơi cư ngụ và sinh sống của khoảng 26 bộ lạc với màu sắc văn hóa vô cùng đa dạng, phong phú nhờ những phong tục tập quán độc đáo. Trong đó, người Apatani (hay còn gọi là người Tani) là một bộ tộc gồm khoảng 60.000 thành viên được nhiều du khách quan tâm nhất. Họ sống giản dị, hiền lành và gắn bó với chăn nuôi, trồng trọt. Họ rất nổi tiếng với việc làm nông nghiệp mà không cần máy móc hay sức kéo động vật. Người Apatani từ bao đời sống trong những ngôi nhà được làm bằng rơm và tre. Họ không có thói quen ghi chép lịch sử mà những tục lệ truyền thống đều được truyền miệng từ thế hệ này sang thế hệ khác. Trong lịch sử, đã có một thời gian dài Arunachal được ví như “bộ lạc bí ẩn”, người lạ rất khó thâm nhập vào ngôi làng của người Apatani vì lí do bảo vệ… con gái. Theo các trưởng tộc kể lại, do phụ nữ Apatani không chỉ xinh đẹp nhất trong bộ tộc trên cao nguyên mà còn đẹp nhất bang Arunachal nên các ngôi làng của họ thường bị các trai làng từ các bộ tộc khác đột nhập vào bắt cóc con gái. Để làm giảm sự chú ý của đàn ông từ bên ngoài, bộ tộc Apatani nghĩ ra cách đeo nút mũi kỳ quặc


Trong thời gian diễn ra lễ hội Diwali, khắp quốc gia rộng lớn này gần như không có đêm, pháo hoa sáng rực và vang rền bầu trời. người lớn tuổi. Vẻ đẹp của phụ nữ Apatani thời hiện đại lại khiến người đời thêu dệt và thu hút tính hiếu kì của du khách.

Lễ hội ánh sáng Diwali

Ảnh: T.L

.... và nay

và đã theo họ suốt một thời gian dài đến giữa thế kỷ 20 mới bị lãng quên. Phụ nữ Apatani đã phải phẫu thuật làm mặt xấu với với lỗ mũi “khủng” và dị dạng. Cánh mũi bị kéo to ra và đục 2 lỗ rồi dùng 2 đồng xu nhét vào đó. Từ khi những người phụ nữ này vẫn còn là những cô bé, họ đã được cha mẹ đục mũi và nhét những chiếc nút tròn ở cánh mũi. Những chiếc nút cứ lớn dần theo tuổi tác của người phụ nữ. Đến tuổi trưởng thành cũng là lúc người con gái mang chiếc nút mũi to nhất. Sau nhiều thế hệ và đã thành tục lệ riêng của bộ tộc, những người có nút mũi càng to thì càng trở nên quyến rũ, ngược lại người phụ nữ nào không có chiếc nút mũi như thế thì khó lấy được chồng. Không dừng lại ở đó, ngoài việc biến chiếc mũi trở nên dị dạng họ còn xăm một đường chạy dọc từ trán xuống mũi và năm đường kẻ trên cằm khiến cho gương mặt trở nên lem luốc. Chính vì quan niệm kỳ lạ này mà một thời người ta dùng những cụm từ như “bộ tộc nguyên thủy”, “man rợ”, “gớm ghiếc” để chỉ người Apatani. Cho đến năm 1970, hủ tục này không còn tồn tại nữa. Những cô gái Apatani đã biết cách làm đẹp văn minh hơn. Kiểu làm đẹp kỳ quặc này chỉ còn sót lại ở những

Ngoài tục lệ kỳ lạ đã trở thành quá khứ kể trên, Arunachal Pradesh càng hấp dẫn vào những ngày Lễ hội Ánh sáng Diwali. Lễ hội này diễn ra 5 ngày vào cuối tháng 10 đầu tháng 11 dương lịch hàng năm. Đây là ngày lễ tết chào đón một năm mới trong đạo Hindu và cũng thể hiện sức mạnh của chính nghĩa, đặc biệt là chiến thắng của anh hùng Rama và nàng Sita trước những kẻ xấu. Tuy nhiên, đối với nhiều người Ấn Độ, Diwali lại là dịp để bày tỏ lòng tôn kính đối với nữ thần Lakshmi, nữ thần của hạnh phúc, thịnh vượng và sắc đẹp. Họ tin rằng, nhờ nữ thần mà họ có được may mắn và thành công trong cuộc sống hàng ngày. Diwali là lễ hội của “niềm vui - ánh sáng - hạnh phúc”. Do vậy, ngày đầu tiên trước khi đón mừng, người Arunachal Pradesh thường dọn dẹp, sơn sửa nhà cửa, trang trí đèn, nến trong nhà và ngoài phố và trên bàn thờ tổ tiên lúc nào cũng đầy ắp bánh trái hoa quả… để đón các vị thần. Các gia đình Arunachal Pradesh cũng cúng thần Lakshmi và thần Ganesa, vị thần của những khởi đầu tốt lành. Mọi người đốt đèn, nến ở khắp nơi trong nhà và ngoài phố. Ngày thứ tư, Govardhan Puja là ngày Krishna đánh bại Indra, các món đồ ăn được trang trí đẹp mắt và xếp thành từng ngọn núi nhỏ, tượng trưng cho ngọn núi mà Krishna đã phải vượt qua. Các ông chồng thường tặng quà cho vợ vào ngày Govardhan Puja. Ngày thứ năm, Bhaduj là ngày anh chị em trong gia đình dù sinh sống ở xa gặp gỡ nhau, bày tỏ sự quan tâm và thể hiện tình cảm với nhau. Trong thời gian diễn ra lễ hội Diwali, khắp quốc gia rộng lớn này gần như không có đêm, pháo hoa sáng rực và vang rền bầu trời. Mọi người từ già cho tới trẻ đều mặc quần áo mới, đặc biệt phụ nữ trong trang phục sari cổ truyền, gặp gỡ vui chơi và thăm hỏi chúc tết lẫn nhau. Đặc trưng của lễ hội là những điệu múa truyền thống Ấn Độ mê hoặc lòng người với những bài hát nổi tiếng của Bollywood và cả những tiếc mục xiếc đặc sắc. Trong không khí nhộn nhịp mọi người được thưởng thức các món đặc sản truyền thống của người Ấn Độ như cà ri dê hay cánh gà tẩm ướp nướng thơm lừng. Ngoài ra, còn có các gian hàng vui chơi cho trẻ em như lâu đài nhảy múa, tranh cát, tô tượng… Trong ánh sáng rực rỡ, lung linh huyền ảo, trong không khí vui nhộn của ca hát nhảy múa, không chỉ người dân bản địa mà bạn hay mọi du khách phương xa đều có cảm giác con người gần nhau hơn, hiểu nhau hơn và khoan dung hơn. Lễ hội ánh sáng Diwali còn là dịp để người dân Ấn Độ rũ bỏ hiềm khích, tha thứ cho người khác để được sống vui vẻ, thanh thản hơn. DN

Số 194 - 1/12/2015

63


Tin doanh nghiệp & khuyến mại Heineken khuấy động không khí lễ hội

Ảnh: T.L - T.T

Heineken sẽ ra mắt chương trình lễ hội cuối năm, hứa hẹn sẽ tiếp tục thổi bùng một mùa lễ hội sôi nổi, cuồng nhiệt với chuỗi sự kiện âm nhạc trên khắp các thành phố lớn. Tại Việt Nam, sẽ có 4 sự kiện của Heineken tại các thành phố lớn trong tháng 12. Khai màn với show trình diễn âm nhạc của ông hoàng nhạc Trance từng 5 lần giữ vị trí số 1 thế giới – Armin Van Buuren tại Hà Nội vào ngày 13/12. Không khí sẽ bùng nổ tiếp với chuỗi sự kiện đẳng cấp quốc tế Heineken Green Room lần đầu tiên được tổ chức tại hai thành phố biển Nha Trang (19/12) và Vũng Tàu (26/12). Cuối cùng, đại tiệc Heineken Countdown Party được diễn ra tại Hà Nội hứa hẹn sẽ bao phủ trong ánh sáng rực rỡ, âm nhạc cuốn hút và khoảnh khắc đón năm mới.

64

Số 194 - 1/12/2015

Sharp ra mắt tivi hệ điều hành Android Công ty TNHH Điện tử Sharp vừa cho ra mắt bộ sưu tập tivi 4K UE630X sử dụng hệ điều hành Android TV mới. Thế hệ tivi mới được trang bị màn hình LCD 4K Ultra HD với 8,29 triệu điểm ảnh cùng bộ xử lý 4K Master Engine Pro. Đặc biệt, sản phẩm hỗ trợ hệ điều hành Android TV phiên bản Lollipop được phát triển bởi Google, nhờ vậy sản phẩm này có những ưu điểm như kho dữ liệu phong phú; tìm nhanh hơn nhờ tính năng Voice search; đọc tin, xem phim, nghe nhạc, chơi game trên màn hình lớn… Công ty Sharp Việt Nam đưa ra mức giá 60 triệu, 36 triệu và 25 triệu đồng cho các sản phẩm 65, 58 và 50 inch.

Cole Haan ra mắt tại Việt Nam Cole Haan đã chính thức gia nhập thị trường Việt Nam bằng việc khai trương 2 cửa hàng tại Cresent Mall (TP. HCM) và Trung tâm Thương mại Lotte Department Store (Hà Nội). Trong đó, với diện tích lên tới 170m2, cửa hàng Cole Haan tại Cresent Mall trở thành cửa hàng lớn nhất của thương hiệu giày 90 năm tuổi này tại thị trường châu Á. Bà Trần Thị Lê Dung, Trưởng phòng Marketing Công ty TBS Sports – đơn vị nhập khẩu và phân phối độc quyền của Cole Haan tại thị trường Việt Nam cho biết, sự có mặt của Cole Haan tại Việt Nam càng khẳng định hơn nữa sự quan tâm của các thương hiệu giày cao cấp, xa xỉ trên thế giới đến thị trường Việt Nam, một thị trường tiềm năng cho những dòng sản phẩm chất lượng, đẳng cấp.

Asus năm thứ 3 là thương hiệu số 1 Đài Loan năm 2015 Vừa qua, ASUS tiếp tục được vinh danh là thương hiệu số 1 Đài Loan năm 2015. Đáng chú ý, đây là lần thứ 3 liên tiếp hãng này giành được giải thưởng này. Thương hiệu xuất sắc nhất Đài Loan là chương trình được tổ chức bởi Bộ Kinh tế và Thương mại Đài Loan, ghi nhận dựa trên chỉ số đánh giá năng lực của các công ty tại đây trên thị trường toàn cầu. Cũng trong lễ trao giải, Công ty Tư vấn chiến lược thương hiệu toàn cầu Interbrand cũng tiết lộ giá trị thương hiệu của ASUS đạt 1,78 tỷ USD. Ông Jackie Hsu, Phó giám đốc Công ty ASUS cho biết: “Chúng tôi rất vinh dự khi là thương hiệu số 1 Đài Loan trong 3 năm liên tiếp. Tinh thần tìm kiếm những điều vượt ngoài mong đợi là tôn chỉ giúp ASUS không ngừng đổi mới để mang tới những trải nghiệm tuyệt vời nhất cho khách hàng và giải thưởng này là một sự ghi nhận cho những nỗ lực đó”.


Đánh thức mùa xuân cùng Tiger Beer Chuẩn bị đón chào xuân mới, Tiger và Tiger Crystal sẽ khoác màu áo mới với thông điệp “Đánh thức mùa xuân”. Việc ra mắt bia Tiger Xuân sẽ mở màn cho chuỗi hoạt động “Đánh thức mùa xuân” của Tiger Beer với đỉnh cao là đại nhạc hội hoành tráng nhất Việt Nam Tiger Remix 2016 diễn ra trong suốt tháng 1/2016 lần lượt tại 5 tỉnh thành lớn là Đà Nẵng, Quy Nhơn, Nha Trang, TP.HCM và Cần Thơ. Ngoài ra, Tiger Beer cũng sẽ mang đến cho hàng triệu người dân tại Biên Hòa và Rạch Giá những trải nghiệm độc đáo với công trình thắp sáng thành phố hoành tráng vào dịp năm mới.

Emirates mang bếp tRưởng Michelin Star đến TP.HCM Ngày 23/11/2015 – Hãng hàng không Emirates hợp tác với Khách sạn Park Hyatt Saigon mang bếp trưởng của Michelin Star là Jean-François Rouquette từ Paris đến TP.HCM. Bếp trưởng Jean-François có mặt tại nhà hàng Square One tại khách sạn Park Hyatt Saigon từ ngày 23 26/11 và ngày 28/11/2015. Bếp trưởng Jean-François đã có 20 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực ẩm thực tại các nhà hàng Michelin Star tại Pháp và hiện là bếp trưởng của nhà hàng Pur’ tại Khách sạn Park Hyatt Paris-Vendôme. Emirates hiện đang phục vụ các chuyến bay thẳng hàng ngày giữa TP.HCM và Dubai.

Intel Việt Nam triển khai dự án chuyển giao công nghệ

Carlson Redizor Hotel Group chính thức có mặt tại Việt Nam Ngày 25/11/2015, Carlson Rezidor Hotel Group, một trong những tập đoàn khách sạn lớn và năng động nhất thế giới, thông báo đã ký kết hợp đồng quản lý với Công ty cổ phần Đầu tư và Du lịch Eurowindow Nha Trang để phát triển dự án Radisson Blu vịnh Cam Ranh. Dự kiến mở cửa vào quý I/2019, Radisson Blu Vịnh Cam Ranh là một trong những khu nghỉ dưỡng sát biển mới được mong đợi nhất tại Việt Nam với 290 phòng và 40 villa cao cấp nằm trải dài trên bãi biển 800 mét cát trắng. Khu nghỉ tọa lạc trên vịnh Cam Ranh, chỉ cách sân bay Cam Ranh 4km. Ông Thorsten Kirschke, Chủ tịch Carlson Rezidor Hotel Group khu vực châu Á – Thái Bình Dương, chia sẻ tại lễ ký: “Trong quá trình mở rộng thị trường tại châu Á – Thái Bình Dương, chúng tôi mong muốn mở rộng sự hiện diện của mình đến Việt Nam thông qua việc đầu tư vào lĩnh vực vẫn còn ở những giai đoạn phát triển bước đầu trong khu vực”. Carlson Rezidor đang đặt mục tiêu phát triển kinh doanh tại các thành phố du lịch như Hà Nội, TP.HCM và Đà Nẵng, đồng thời khai thác cơ hội phát triển tại các địa điểm khác như Phú Quốc, Huế, Đà Lạt, Quy Nhơn, Mũi Né…

TOA: sơn hạnh phúc, vẽ yêu thương Nhân dịp kỷ niệm 20 năm thành lập, Công ty TNHH Sơn TOA Việt Nam phối hợp cùng Quỹ bảo trợ trẻ em Việt Nam tổ chức chiến dịch từ thiện “Sơn hạnh phúc, vẽ yêu thương”. Gói tài trợ cho chiến dịch này lên tới 3 tỷ đồng với 71.000 lít sơn được sử dụng. Trong chiến dịch này, ngày 17/11, ca sĩ Uyên Linh với vai trò là một “Đại sứ yêu thương” sẽ cũng các fan của mình và đội ngũ nhân viên sơn TOA chung tay sơn mới lại Bệnh viện Chỉnh hình và phục hồi chức năng TP.HCM, Trung tâm Giáo dục dạy nghề Thiếu niên TP.HCM.

Ngày 25/11, tại Hà Nội, Intel Việt Nam đã hợp tác với Kios Việt và Masscom triển khai dự án chuyển giao công nghệ đến các nhà bán lẻ khu vực 2. Thông qua dự án này, Intel và các đối tác hướng đến mục tiêu công nghệ hóa việc điều hành và quản lý các cửa hàng bán lẻ truyền thống. Intel dự kiến sẽ chuyển giao 5.000 bộ sản phẩm công nghệ đến các nhà bán lẻ trên toàn quốc. Theo Intel, ngay sau khi dự án triển khai, các nhà bán lẻ sẽ được hỗ trợ một bộ sản phẩm công nghệ tiên tiến, gồm Laptop 3G Masstel Tab W101, máy tính tí hon Intel Compute Stick và máy tính thế hệ mới siêu di động Intel NUC được trang bị bộ vi xử lý của Intel. Bên cạnh đó, các nhà bán lẻ còn được cung cấp phần mềm quản lý bán hàng Kiot Việt.

Giải vô địch câu lạc bộ sân golf Tam Đảo mở rộng 2015 Vừa qua, Giải vô địch câu lạc bộ mở rộng đã diễn ra trong hai ngày 21, 22/11/2015 tại sân Golf Tam Đảo. Đây là giải Golf thường niên được tổ chức bởi sân Golf Tam Đảo, năm nay là năm thứ 9 liên tiếp. Giải đấu đã thu hút khoảng 576 golf thủ, áp dụng hình thức xuất phát đồng loạt (Shotgun start) vào hai khung giờ là 6h15 sáng và 12h trưa trong hai ngày thi đấu. Sau 2 ngày thi đấu chính thức, Giải vô địch Câu lạc bộ sân golf Tam Đảo mở rộng 2015 đã tìm ra chủ nhân của ngôi vị Best Gross cho nữ và nam, đó là Golfer Trần Viết Cảnh và Nguyễn Thị Vân Anh. Vượt qua nhiều đối thủ nặng ký, hai tay golf đã cán đích với thành tích Gross 75 (Trần Viết Cảnh) và Gross 78 (Nguyễn Thị Vân Anh). Số 194 - 1/12/2015

65


Bí quyết vàng cho cơ thể

Tinh chất làm nên những hương hoa kinh điển

Thần dược níu giữ thời gian

TÔNVINHNHỮNG

GIÁTRỊ

VÀNG GIẢI THƯỞNG THƯỜNG NIÊN CỦA TẠP CHÍ ĐẸP TỪ 2007 TỚI NAY

VINH DANH CÁC SẢN PHẨM LÀM ĐẸP CHẤT LƯỢNG CAO, CÓ ĐỘT PHÁ TRONG NGHIÊN CỨU, ỨNG DỤNG, THIẾT KẾ, ĐƯỢC BAN BIÊN TẬP VÀ BẠN ĐỌC TẠP CHÍ ĐẸP BÌNH CHỌN

THỜI GIAN CÔNG BỐ GIẢI THƯỞNG: 1/2016 CÁC THƯƠNG HIỆU GỬI SẢN PHẨM/DỊCH VỤ ỨNG CỬ, Liên hệ: Ms. Hương Thủy / thuyph.editor@lemediavn.com / 0984601000 ĐỂ TRỞ THÀNH NHÀ TÀI TRỢ CHO LỄ TRAO GIẢI Liên hệ: Mrs. Vân Khánh / khanhnv@lemediavn.com / 0903269171 / 0903546004 (Hà Nội) Mrs. Hồng Trinh / trinhdvh.sales@lemediavn.com / 0908182487 / 0904643398 (TP Hồ Chí Minh) Mrs Thanh Lan / landt@lemediavn.com / 0903546011 / 0908316386 (TP Hồ Chí Minh) MỌI THÔNG TIN CHI TIẾT, VUI LÒNG TRUY CẬP: DEP.COM.VN TÀI TRỢ LỄ TRAO GIẢI

TÀI TRỢ QUÀ TẶNG

BẢO TRỢ THÔNG TIN




Turn static files into dynamic content formats.

Create a flipbook
Issuu converts static files into: digital portfolios, online yearbooks, online catalogs, digital photo albums and more. Sign up and create your flipbook.