Tạp chí Mavin - Từ Nông trại tới Bàn ăn số 4 (Quý 3.2018)

Page 1

Số 4

Quý III/2018

Thịt heo Việt tự tin xuất ngoại

1


2


TỪ NÔNG TRẠI TỚI BÀN ĂN

BẢN TIN

Newsletter

Số 34 Quý II/2018 Quý III/2018

Thân gửi: Quý bạn đọc!

Thời gian qua, ngành chăn nuôi có những diễn biến thuận lợi, đặc biệt là sự khởi sắc của chăn nuôi heo. Theo phân tích của các chuyên gia, do nguồn cung giảm đã dẫn tới giá heo hơi tăng trở lại trong quý II, khiến người chăn nuôi phấn khởi. Tuy nhiên các chuyên gia cũng khuyên người chăn nuôi không nên vội vã tăng đàn bởi giá heo giống hiện đang ở mức cao cũng như dự trữ và nguồn cung từ các trại chăn nuôi lớn còn đáng kể. Việc người chăn nuôi cần làm lúc này là nên chủ động tham gia vào các hợp tác xã, sản xuất liên kết theo các chuỗi, đảm bảo đầu vào, đầu ra ổn định và có cơ hội tiếp cận được nguồn vốn của ngân hàng. Hòa nhịp với sự khởi sắc của ngành chăn nuôi, 6 tháng đầu năm chứng kiến nhiều sự kiện quan trọng của Tập đoàn Mavin. Tháng 5/2018, Tập đoàn Mavin đã đưa vào hoạt động Nhà máy TĂCN Mavin Austfeed tại Đồng Tháp, được đánh giá là Nhà máy lớn nhất và hiện đại nhất ĐBSCL, phục vụ nhu cầu của người chăn nuôi miền Nam. Sự kiện này có sự tham dự của Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Australia, được ghi nhận là một điển hình hợp tác đầu tư của Australia tại Việt Nam. Bên cạnh gia nhập thị trường TĂCN ĐBSCL, Mavin cũng mở rộng hệ thống trang trại chăn nuôi heo, thủy sản, gia cầm… khép kín chuỗi giá trị để hỗ trợ kịp thời và đầy đủ nhu cầu của người chăn nuôi. Cũng trong tháng 5/2018, container thịt heo đầu tiên của Việt Nam đã được xuất khẩu sang thị trường Myanmar. Đây là thành công không chỉ riêng của Mavin mà là của toàn ngành chăn nuôi sau nhiều năm nỗ lực chinh phục thị trường thế giới. Chặng đường tiếp theo của năm 2018 đang chờ đợi Mavin với nhiều dự án ấp ủ như: chăn nuôi vịt thịt xuất khẩu, chăn nuôi gia cầm, thủy sản... Mỗi thành viên của Mavin đang háo hức và nỗ lực hết mình cho những dự án này, vì mục tiêu xây dựng một ngành nông nghiệp bền vững, chia sẻ cơ hội làm giàu cho khách hàng, cho người chăn nuôi trên khắp mọi miền đất nước. Ban Biên tập xin kính chúc Quý Bạn đọc sức khỏe, thành công và ước mong sẽ có sự đồng hành, khích lệ của Quý Bạn đọc trong các dự án tham vọng đó của chúng tôi cũng như trên chặng đường phát triển tiếp theo của Tập đoàn Mavin. Thân ái! Ban Biên tập

>> Chăn nuôi đã bớt khó khăn?

>> Người chăn nuôi tiếc nuối

6

>> Thúc đẩy ứng dụng nông nghiệp

thông minh

14

>> Cháy bỏng Cửa Lò 2018

16

>> Nuôi cá lồng công nghiệp

công nghệ Na Uy

24

>> Chăn nuôi vịt:

Cởi nút thắt, mở tiềm năng

26

>> Sinh khí mới về miền Tây...

32

>> Phòng tránh stress nhiệt

trên heo công nghiệp

36

>> Thịt heo Mavin an toàn tuyệt đối

40

>> Tập đoàn Mavin: Đồng hành phục hồi

sinh kế cho người nghèo

3

4

>> Ro bot thông minh

kiểm soát trại nuôi gà mái đẻ

42 44


chuyển động chăn nuôi

Chăn nuôi đã bớt khó khăn? Sau thời gian khủng hoảng giá heo kéo dài từ năm 2017, ngành chăn nuôi Việt Nam trong nửa đầu năm đã cơ bản ổn định hơn. Cùng đó là sự phục hồi chung của tất cả các sản phẩm khác. Dự báo những tháng cuối năm, chế biến và xuất khẩu các sản phẩm chăn nuôi có nhiều triển vọng tạo động lực cho chăn nuôi trong nước. Chăn nuôi heo vượt khủng hoảng

Theo đánh giá chung, nửa đầu năm 2018, ngành chăn nuôi đã căn bản ổn định trở lại sau cuộc khủng hoảng giá heo kéo dài từ năm 2017. Dịch bệnh trên vật nuôi tiếp tục được khống chế tốt đã tạo điều kiện cho đại đa số đối tượng vật nuôi chủ lực tăng trưởng mạnh. Chăn nuôi heo bắt đầu có dấu hiệu tái đàn khi giá thịt heo hơi tăng cao, đặc biệt là từ tháng 5/2018 trở lại đây. Cụ thể vài tháng trở lại đây, giá thịt heo đã tăng mạnh, có thời điểm lên tới hơn 50.000 đồng/kg. So với thời điểm giá heo thấp kỷ lục từ cuối năm 2016, mức giá này tăng gấp nghiều lần. Đối với người tiêu dùng, giá sản phẩm chăn nuôi ở mức chấp nhận được; giá thịt heo hơi siêu nạc ổn định ở mức 47.000 49.000 đồng/kg tại miền Bắc và 45.000 - 48.000 đồng/kg tại miền Nam. Tuy nhiên theo cơ quan quản lý nhà nước, người nuôi không nên tái đàn ồ ạt, heo đến thời điểm xuất bán, người nuôi nên bán ngay, không găm hàng, đồng thời thực hiện tốt việc chăm sóc, quản lý, phòng ngừa dịch bệnh cho đàn heo…

Ổn định các sản phẩm khác

Cùng với thịt heo, thị trường tiêu thụ và giá các sản phẩm thịt bò, gia cầm ổn định; Bên cạnh đó, một số sản phẩm chăn nuôi bước đầu đã xuất khẩu được sang những thị trường có yêu cầu cao về chất lượng và kiểm soát vệ sinh an toàn thực phẩm… Theo Tổng cục Thống kê, tính đến tháng 6 năm 2018, ước đàn bò 5,58 triệu con, tăng 2,2%, trong đó bò sữa 310 nghìn con, tăng 5,6%; đàn gia cầm khoảng 378 triệu con, tăng 5,2%; đàn heo 26,42 triệu con, giảm 3% so với cùng kỳ năm 2017. So với 6 tháng đầu năm 2017, sản lượng thịt hơi các loại ước đạt 3,27 triệu tấn, tăng 3,49%; trong đó, thịt bò đạt 185,4 nghìn tấn, tăng 2,2%; thịt gia cầm đạt 608 nghìn

4

tấn, tăng 6,1%; sữa đạt 470 nghìn tấn, tăng 8,2%; trứng đạt 6,27 tỷ quả, tăng 11,3%. Sản lượng TĂCN đạt 9.053 nghìn tấn, tăng 5,7%. Nhập khẩu nguyên liệu TĂCN trong tháng 6/2018: tổng khối lượng nhập khẩu 2,1 triệu tấn (tương đương 723,3 triệu USD), trong đó 800,7 nghìn tấn thức ăn giàu đạm (tương đương 337,6 triệu USD); 1.245 nghìn tấn thức ăn giàu năng lượng (tương đương 315,7 triệu USD), thức ăn bổ sung và thức ăn khác 57,7 nghìn tấn (tương đương 68,6 triệu USD). Ước tính chung trong 6 tháng đầu năm, cả nước đã nhập khẩu 10,6 triệu tấn nguyên liệu TĂCN (tương đương trên 3,3 tỷ USD), trong đó 4,25 triệu tấn thức ăn giàu đạm (tương đương 1,55 tỷ USD); 5,98 triệu tấn thức ăn giàu năng lượng (tương đương 1,3 tỷ USD), thức ăn bổ sung và thức ăn khác gần 358,9 nghìn tấn (tương đương 418,1 triệu USD).

Kịch bản cuối năm

Theo đánh giá, thị trường các sản phẩm chăn nuôi, nhất là giá heo thịt ở mức cao, có lợi cho người chăn nuôi. Đồng thời, việc chế biến và xuất khẩu các sản phẩm chăn nuôi có nhiều triển vọng tạo động lực cho sản xuất chăn nuôi trong nước. Ngành chăn nuôi cũng được dự báo là tiếp tục phát triển do thị trường tiêu thụ và giá bán thuận lợi. Việc khống chế, kiểm soát dịch bệnh được tăng cường và kiểm soát tốt sản phẩm chăn nuôi nhập khẩu. Chế biến và xuất khẩu các sản phẩm chăn nuôi có nhiều triển vọng tạo động lực cho sản xuất chăn nuôi trong nước. Tuy nhiên, những khó khăn có thể xảy ra, đó là dịch bệnh và thiên tai có nhiều nguy cơ diễn biến phức tạp, vì khi giá heo thịt xuống thấp và kéo dài đã làm cho người chăn nuôi lơ là với công tác phòng, chống dịch bệnh; khi sản xuất chăn nuôi tăng trở lại với áp lực tăng năng suất và tăng đàn heo lớn như hiện nay, cộng với thời tiết bất lợi trong mùa mưa bão sắp tới, nguy


Cùng với sự phục hồi của ngành chăn nuôi, tháng 5/2018, Mavin đã đưa vào hoạt động Nhà máy TĂCN hiện đại tại Đồng Tháp, phục vụ nhu cầu của người chăn nuôi. Xem chi tiết tại trang 30,31

cơ xảy ra dịch bệnh là rất lớn. Giá nguyên liệu đầu vào của chăn nuôi tăng do giá heo giống sẽ tăng cao; giá TĂCN tăng do: giá ngô, giá đậu tương của một số nước Nam Mỹ cao (vì khô hạn), giá thức ăn bổ sung tăng. Nhìn chung trong việc quản lý sản xuất chăn nuôi và phát triển thị trường sản phẩm, vấn đề thông tin, tuyên truyền chưa sát với thực tế, chưa khách quan, gây ra những ý kiến trái chiều trong dư luận và ảnh hưởng đến xu hướng thị trường, giá cả một số sản phẩm chăn nuôi, nhất là chăn nuôi heo.

Triển vọng xuất khẩu

Theo Cục Thú y, 6 tháng đầu năm, cùng với nhiều hoạt động đàm phán mở cửa thị trường, xuất khẩu nhiều sản phẩm chăn nuôi đã có mức tăng trưởng ấn tượng. Đặc biệt, xuất khẩu thịt gia cầm các loại đạt gần 13.740 tấn, tăng 194,16% so với cùng kỳ. Việc sản lượng thịt gia cầm xuất khẩu tăng đột biến do Việt Nam đã mở cửa và xuất khẩu được mặt hàng này sang Nhật Bản. Thị trường Myanmar đã đồng ý với mẫu giấy chứng nhận kiểm dịch xuất khẩu thịt heo đông lạnh của Việt Nam và Tập đoàn Mavin đã xuất khẩu được lô hàng thịt heo đầu tiên 10.195 kg (bao gồm thịt thăn lưng, thăn chuột, thịt vai, thịt ba chỉ, sườn, thịt mông). Ngoài thịt heo tươi đông lạnh, Mavin cũng đã tìm được đối tác nhập khẩu thịt heo chế biến (thịt ba chỉ xông khói). Trong thời gian tới Tập đoàn sẽ xuất khẩu thêm cả sản phẩm chế biến sang Myanmar.

5

T

heo Cục Thú y, 6 tháng đầu năm, xuất khẩu nhiều sản phẩm chăn nuôi khác cũng có mức tăng rất mạnh. Mặt hàng sữa và sản phẩm chế biến từ sữa (sữa bột đóng hộp, sữa đặc có đường, sữa chua, bơ, pho mai...) đã bước đầu được xuất khẩu sang các nước và có bước tăng trưởng mạnh với sản lượng 4967,74 tấn sữa và sản phẩm từ sữa, tăng 123,91%.

Ngoài Mavin, Công ty CP BaF cũng đã tìm kiếm được đối tác nhập khẩu, dự kiến trong 1 - 2 tháng tới sẽ bắt đầu xuất khẩu thịt heo mảnh sang Myanmar. Xuất khẩu trứng vịt muối, trứng cút đóng lon đạt 8,3 triệu quả, tăng 100,18% so với cùng ký 2017. Xuất khẩu TĂCN bao gồm các sản phẩm trên cạn và thủy sản làm TĂCN đạt 187.407,06 tấn tăng 1,48% so với 6 tháng 2017. Xuất khẩu lông vũ đã qua xử lý liên tiếp tăng từ 2016 đến nay, 6 tháng đầu năm 2018 đạt 3.667,20 tấn, tăng tới 275,74% so với cùng kỳ 2017. Ngọc Hà


từ nông trại tới bàn ăn

Người chăn nuôi tiếc nuối Thời điểm này, thịt heo tăng giá mạnh nhưng người chăn nuôi lại không có sản phẩm để tiêu thụ do thua lỗ điêu đứng trong suốt thời gian dài. Bài học khá đắt giá về việc dự báo thị trường và quy hoạch phát triển chăn nuôi heo, từ chỗ dư thừa cùng lớn hơn cầu lại tới giai đoạn cầu lớn hơn cung.

Hiện đàn heo của người dân còn không nhiều Ảnh: VM

6

Giá lên xuống chóng mặt

Thời điểm đầu năm 2017, giá thịt heo rớt chạm đáy với giá 17.000 đồng/ kg khiến cả nước phải giải cứu ngành thịt heo. Nguyên nhân là cung lớn hơn cầu khi xuất khẩu tiểu ngạch sang Trung Quốc bị đình đốn. Bài học về công tác quản lý chăn chăn nuôi được

đặt ra, đặc biệt là việc lo đầu ra cho các sản phẩm chăn nuôi của các cấp các ngành và doanh nghiệp. Chính việc không chủ động được đầu ra đã khiến cho người chăn nuôi lo ngại trong việc tiếp tục đầu tư vào chăn nuôi hay không? Quý II/2018 ghi nhận việc thịt heo quay đầu tăng giá lên tới hơn 40.000

đồng/kg, một mức giá mà người chăn nuôi đã có lãi. Tuy nhiên, người dân lại không có heo để bán, do hai năm thua lỗ liên tục nên nhiều hộ đã treo chuồng. Các tỉnh Nam bộ, nơi chăn nuôi tập trung, hiện nay đàn heo của các doanh nghiệp chiếm 70% tổng đàn, trong khi đàn heo của người dân chỉ còn chiếm 30%. Việc các doanh


nghiệp không dám tăng đàn do ngại cung vượt cầu là nguyên nhân chính dẫn đến thiếu nguồn cung, đặc biệt là nguồn cung xuất khẩu sang Campuchia. Việc giảm đàn heo, nhất là giảm đàn heo bố mẹ đã dẫn tới việc thiếu hụt nguồn cung, qua đó phục hồi đà tăng giá, vực dậy ngành chăn nuôi heo. Đây là việc đã nằm trong dự liệu và tính toán của các ban ngành. Song khi nuôi heo bắt đầu được phục hồi, người dân lại đổ xô phục hồi đàn heo. Bằng chứng là giá heo bố mẹ tăng đột biến và nhiều địa phương đều ghi nhận người nuôi tái đàn. Trong khi, dù giá đã lên cao, nhưng các nông hộ cho biết giá bán mức 40.000 đồng/kg cũng mới chỉ giúp người dân hòa vốn. Do đó việc người chăn nuôi rục rịch tăng đàn lại mở ra khả năng nguồn cung sẽ vượt cầu vào thời gian tới.

Cần tăng trưởng bền vững

Có lẽ ít có ngành kinh tế nào mà giá cả lại phập phù, diễn biến chóng mặt như trong ngành chăn nuôi. Có những thời điểm như năm 2011, giá gà tăng 100%, giá heo tăng 70%. Năm 2015 giá thịt heo tăng, năm 2016 giá thịt heo cũng tăng mạnh, nhưng năm 2017 giá giảm sâu kỷ lục, năm 2018, giá thịt theo lại tăng gấp 3 lần so với năm 2017. Rất nhiều người chăn nuôi than thở rằng “Chăn nuôi heo hiện nay dựa rất nhiều vào sự may rủi, vì giá cả khó lường không thể đoán trước được”. Xét về phương diện quản lý và xây dựng một ngành sản xuất, rõ ràng không thể để tiêu chí “may rủi” chi phối quá nhiều. Có thể lý giải việc giá cả phập phù của ngành chăn nuôi Việt Nam là do dựa quá nhiều vào xuất khẩu tiểu ngạch sang Trung Quốc. Bản thân việc xuất khẩu tiểu ngạch đã không ổn định, cộng thêm việc giá cả thịt theo tại Trung Quốc cũng lên xuống chóng mặt. Trung Quốc phải nhập khẩu thịt heo khối lượng lớn, khi thị trường thế giới biến động, nguồn cung giảm, giá thịt heo của nước này tăng rất cao, nhưng khi thị trường ổn định, giá lại sụt giảm. Tính bình quân giá thịt heo năm 2017 tại Trung Quốc giảm tới 20% so với năm trước đó. Để dần giảm bớt sự lệ thuộc vào xuất khẩu tiểu ngạch, Việt Nam đã có nhiều biện pháp nhằm phát triển thương mại bền vững hơn với

7

Trung Quốc, mở rộng nhiều thị trường mới và tích cực tiêu thụ nội địa. Một bài toán được đặt ra đó là trong khi giá tiêu thụ sản phẩm của người nông dân giảm nhưng ngược lại, các nhà chế biến tiêu thụ có lãi. Năm ngoái, báo cáo tài chính quý I của Công ty CP Kỹ nghệ súc sản (Vissan) cho thấy doanh thu thuần đạt 979 tỷ đồng, giảm nhẹ 1% so với cùng kỳ, nhưng nhờ giá vốn giảm sâu đến 6% nên lợi nhuận gộp thu về 265 tỷ đồng, tăng đến 17% so với lợi nhuận gộp quý I năm trước. Nguyên nhân lãi cao bất ngờ là “giá vốn giảm là do giá heo hơi đầu vào giảm mạnh giảm 40% so với giá bình quân năm 2016”. Như vậy, việc điều tiết giá cả trên thị trường nội địa còn phụ thuộc vào việc chia sẻ lợi nhuận giữa những doanh nghiệp buôn bán, tiêu thụ sản phẩm, các thương lại trung gian với người chăn nuôi. Nếu giá cả đầu vào giảm, nhưng các doanh nghiệp cùng chia sẻ lợi nhuận của mình với người nông dân, sẽ giảm bớt rủi ro cho người nuôi.

Liên kết chuỗi

Theo tính toán, những biến động giá cả thời gian vừa qua, người chăn nuôi nhỏ lẻ các trạng trại nhỏ là những người thiệt hại nhiều nhất. Do các doanh nghiệp lớn mặc dù cũng

T

chịu biến động giá nhưng có vốn liếng để cầm cự dài hơi, nhiều doanh nghiệp có chuỗi cửa hàng tiêu thụ sản phẩm, có sự quản lý điều hành tốt, dự báo thị trường tốt… nên thiệt hại không nhiều. Trong khi đó, người nông dân thường chăn nuôi theo phong trào, sau hai năm thiệt hại, đa số bị "treo chuồng", bỏ nghề hoặc ngừng đầu tư vì cạn kiệt nguồn vốn và không có đầu ra. Thủ phủ nuôi heo Đồng Nai, vai trò người dân ngày càng ở vị trí thế yếu, khi mà Công ty CP Chăn nuôi C.P. Việt Nam (chiếm 36,4 %), CJ Vina (chiếm 8,12 %); Japfa (chiếm 7,79 %); Sunjin (chiếm 0,83 %) tổng đàn heo cả tỉnh. Khi biến động giá cả xảy ra, người thiệt hại nhiều là các cơ sở nhỏ lẻ, không được liên kết với các nhà máy. Khắc phục điều này, tỉnh Đồng Nai đã ký kết chuỗi cung cấp thịt heo truy xuất nguồn gốc cho hơn 700 trang trại để bán vào TP Hồ Chí Minh. Xây dựng chuỗi kiểm soát an toàn thực phẩm thịt heo và sản phẩm thịt heo với siêu thị Big C trên toàn tỉnh… Theo tính toán của các chuyên gia thị trường, Trung Quốc, Campuchia, Thái Lan… và nhiều nước khác vẫn có nhu cầu nhập khẩu thịt heo đáng kể và Việt Nam vẫn là một trong những cường quốc nuôi heo. Song, để tránh tình trạnh giá cả lên xuống thất thường, biên độ dao động về giá quá lớn, tránh sự tổn thương cho những hộ nông dân và các trang trại nhỏ, việc phát triển ngành chăn nuôi cần được xây dựng theo các chuỗi liên kết, dựa trên sự chia sẻ lợi nhuận từ người chăn nuôi đến nhà chế biến, xuất khẩu, đồng thời giảm bớt rủi ro cho người nông dân Việt Nam. Nguyễn Anh

ại các tỉnh phía Bắc, dù xuất khẩu sang Trung Quốc không được cải thiện nhưng giá thịt heo xuất chuồng cũng lên mức 44.000 đồng/kg do nhu cầu tiêu thụ nội địa, đặc biệt sau dịp Tết, cầu đã vượt cung. Tổng cục Thống kê vừa công bố cho biết, chỉ số giá tiêu dùng (CPI) tháng 4/2018 tăng 0,08% so với tháng trước. Riêng giá thịt heo tăng 1,25% so với tháng trước.


từ nông trại tới bàn ăn

Ðừng vội tăng đàn khi giá heo tăng Ðó là khuyến cáo được Cục Chăn nuôi đưa ra trước tình hình giá heo hơi liên tục tăng như hiện nay và chưa có dấu hiệu hạ nhiệt. Tính đến thời điểm này, giá heo hơi so với thời điểm tháng 4/2017, khi mà tất cả các bộ ngành phải đồng loạt vào cuộc kêu gọi giải cứu thì hiện giá heo hơi xuất chuồng đã tăng 2,5 - 3 lần và dự kiến sẽ còn tiếp tục tăng. Cụ thể, tại Vĩnh Phúc, Nam Ðịnh, Hưng Yên… giá heo hơi loại đẹp nhất đang được xuất bán ở mức 42.000 đồng/kg; Ở Hà Nội giá dao động 41.000 - 43.000 đồng/kg tùy loại. Giá heo tăng mạnh nhất là ở Sơn La, Hà Tĩnh. Tại các địa phương này, người chăn nuôi cho biết, thương lái đang vào tận chuồng hỏi mua heo hơi với giá 44.000 đồng/ kg. Ðây là mức giá cao nhất kể từ đợt sốt giá vào tháng 7/2017. Không chỉ ở miền Bắc, tính đến ngày 9/5/2018, tại khu vực các tỉnh miền Trung, Tây Nguyên giá heo hơi tăng mạnh, có nơi tăng tới 3.000 đồng/kg. Cụ thể, tại Hà Tĩnh, Nghệ An, Quảng Bình, Quảng Trị giá heo hơi tăng lên khoảng 40.000 43.000 đồng/kg. Tại Thanh Hóa, giá heo hơi tăng khoảng 1.500 đồng/kg lên 41.500 đồng/kg. Tại Ðồng Nai giá heo hơi đã tăng lên mức 40.000 - 43.000 đồng/kg. Các địa phương khác như Sóc Trăng, Bến Tre, Trà Vinh… cũng đồng loạt tăng 1.000 - 3.000 đồng/kg. Nguyên nhân của tín hiệu tăng giá đáng mừng này là nguy cơ cuộc chiến thương mại Mỹ - Trung Quốc có thể sẽ xảy ra. Nếu phía Trung Quốc đánh thuế 25% với thịt heo và đậu nành nhập khẩu từ Mỹ sẽ làm cho giá thịt heo nhập từ Mỹ và chi phí đầu vào của ngành chăn nuôi heo Trung Quốc tăng. Khi đó, Trung Quốc phải tìm nguồn thay thế. Và đây là cơ hội cho chăn nuôi của Việt Nam.

8

Theo báo cáo của Bộ NN&PTNT, vào thời điểm tháng 3/2018, giá thịt heo hơi xuất chuồng chỉ dao động quanh mốc 31.000 - 34.000 đồng/kg. Thế nhưng, đến nay, sau khoảng 2 tháng, giá heo hơi đã chạm mốc 44.000 đồng/kg, tăng khoảng 10.000 - 13.000 đồng/kg, giúp người chăn nuôi heo thoát cảnh thua lỗ và chuyển sang có lãi khá. Không chỉ giá heo hơi xuất chuồng tăng lên mức kỷ lục, dịp này, giá heo giống cũng tăng cao chóng mặt, nhiều nơi heo giống đã tăng lên mức 1 - 1,2 triệu đồng/con. Ông Nguyễn Xuân Dương, Phó Cục trưởng Cục Chăn nuôi khẳng định, giá heo bắt đầu tăng trở lại là nằm trong dự liệu, bởi đó là kết quả của việc thực hiện các chính sách giảm cung và tăng cầu. Mức giá trên 40.000 đồng/kg sẽ duy trì trong một thời gian tương đối dài. Tuy nhiên, người chăn nuôi không nên găm hàng vì dễ tạo sốt ảo, không bền vững. Heo nuôi đến lúc xuất chuồng có trọng lượng 90 - 110 kg/con có thể bán để chốt lời, bởi nguồn cung của chúng ta hiện nay không hề thiếu. “Cũng không nên tăng đàn ồ ạt. Ðặc biệt, không nên mua heo giống giá cao vì đến lúc bán rất dễ bị lỗ. Thời điểm này mà vào đàn ồ ạt, tới khoảng 4 tháng nữa xuất chuồng, lúc đó vẫn là cao điểm mùa nắng nóng, mà theo quy luật thời tiết nắng nóng thì nhu cầu sử dụng thịt heo sẽ giảm, giá heo cũng sẽ giảm theo. Từ đó để thấy được, khi vào đàn mới, người chăn nuôi cần cân nhắc kỹ lưỡng để tránh cung vượt cầu như hồi đầu năm 2017 khiến giá heo giảm kỷ lục, thua lỗ nặng”, ông Dương phân tích thêm. nam giang


Nghệ An

Cấp hơn 5 tấn cá giống trợ giá cho dân Vừa qua, huyện Tân Kỳ phối hợp với Trạm Giống Chăn nuôi huyện đã cấp phát cá giống trợ giá cho người dân các xã trên địa bàn huyện. Hơn 5 tấn cá giống được cấp cho 5 xã: Phú Sơn, Tiên Kỳ, Đồng Văn, Nghĩa Phúc, Tân Hợp. Cá giống gồm: cá mè, cá chép, cá trôi và cá trắm với giá 80.000 đồng/kg, người dân được huyện hỗ trợ 70% số tiền. Việc cấp cá được thực hiện theo Chương trình 30a của Chính phủ nhằm tạo điều kiện cho các hộ nghèo phát triển sản xuất, nâng cao thu nhập, từ đó nhân rộng mô hình nuôi cá tại địa phương.

Lai Châu

Cá tầm rẻ như bèo do lũ cuốn Trận lũ quét, lũ ống tháng 6 vừa qua đã cuốn trôi hoa màu và đặc biệt là nhiều ao cá tầm, cá hồi của bà con ở xã Chu Va, (huyện Tam Đường, Lai Châu) gây thất thoát hàng tỷ đồng, làm ảnh hưởng đến đời sống kinh tế của người dân. Lũ quét đã cuốn trôi hơn 50 ao cá tầm, cá hồi cùng nhiều tài sản khác của nhân dân. Người dân mang cá ra khu vực ngã 3 Bình Lư (huyện Tam đường) bày bán trên vỉa hè như bán rau, với giá dao động từ 40.000 - 60.000 đồng/kg. Có con cá tầm nặng khoảng 16 kg được giao bán với giá chỉ 1 triệu đồng; mặc dù lúc bình thường - giá của loại này luôn ở mức cao, từ 300.000 đồng/kg tùy theo trọng lượng. Đồng Tháp

Giá cá điêu hồng giảm mạnh Vừa qua, giá cá điêu hồng tại huyện Cao Lãnh (Đồng Tháp) giảm chỉ còn 32.000 - 33.000 đồng/kg (loại 1), loại 2 có giá 24.000 - 25.000 đồng/kg. Theo nhiều nông dân nuôi cá điêu hồng lồng bè ở huyện Cao Lãnh, giá cá giảm là do nguồn cung ở các tỉnh trong khu vực có dấu hiệu tăng trở lại sau thời gian giá ổn định ở mức khá cao. Nhiều chủ bè có cá tới lứa thu hoạch đồng loạt nên giá cá giảm. Với giá cá điêu hồng bán tại bè hiện nay, sau khi trừ chi phí nuôi trong 6 - 7 tháng,

9

nông dân khi thu hoạch hòa vốn hay chỉ lãi khoảng 1.000 đồng/kg, tùy kỹ thuật nuôi của từng hộ nuôi bè. Toàn huyện Cao Lãnh có 1.766 lồng, bè nuôi cá điêu hồng, sản lượng trên 14.000 tấn/năm. Riêng xã Bình Thạnh có 281 hộ nuôi với 1.589 lồng bè, trong đó có 10 hộ với 55 lồng bè nuôi theo tiêu chuẩn VietGAP. Sau khi được cấp giấy chứng nhận, Phòng NN&PTNT huyện Cao Lãnh đã cấp nhãn hiệu này cho 10 hộ nuôi đạt chuẩn VietGAP. Kiên Giang

Giá cá bớp tăng mạnh vẫn sốt hàng Được mùa, được giá là những gì đang diễn ra ở vụ cá bớp nuôi năm nay tại tỉnh Kiên Giang. Nhiều nông dân nuôi cá bớp lồng bè ở các huyện đảo như Kiên Hải, Kiên Lương, Phú Quốc và thị xã Hà Tiên đều phấn khởi vì giá tăng mạnh, sốt hàng. Hiện, thương lái mua tại bè cá loại 1 (4 - 6 kg/con trở lên) với giá 210.000 - 220.000 đồng/kg, loại 2 (3 - 3,5 kg/con) giá 180.000 - 190.000 đồng/kg, tăng từ 25.000 - 30.000 đồng/kg so với tháng trước. Theo người nuôi, cá bớp luôn được thị trường ưa chuộng vì thịt thơm ngon, giàu dinh dưỡng, sản lượng thường không đủ đáp ứng thị trường. Ông Trần Văn Nung, ở xã Hòn Nghệ, huyện Kiên Hải, vừa thu hoạch 3 bè nuôi cá bớp cho biết: Cá bớp nuôi khoảng 14 - 16 tháng mới thu hoạch, cá đạt trọng lượng từ 3 - 5 kg/con, bán giá 210.000 đồng/kg, sau khi trừ hết chi phí, lãi trên 100 triệu đồng.


từ nông trại tới bàn ăn Mavin phát triển

Giá heo hơi miền Bắc cao Hiện, giá heo hơi tại miền Bắc đang được thu mua trong khoảng 51.000 - 55.000 đồng/kg. Tại Hải Dương và Sơn La xuất hiện mức giá 55.000 đồng/kg, nhưng không phổ biến. Tại Hà Nội, giá heo hơi tăng nhẹ 500 đồng lên 53.500 đồng/kg. Còn lại giá heo hơi không có nhiều thay đổi, với mức giá phổ biến dao động khoảng 52.000 - 53.000 đồng/kg như tại Phú Thọ, Vĩnh Phúc, Thái Nguyên, Hà Nam, Nam Định, Tuyên Quang, Ninh Bình, Bắc Giang, Hưng Yên đang có mức giá cao hơn, đạt khoảng 53.000 54.000 đồng/kg. Tại miền Trung, Tây Nguyên giá tiếp tục đi ngang. Trong đó Thanh Hóa và Nghệ An có mức giá tốt nhất, đạt 52.000 đồng/kg; Hà Tĩnh đạt 50.000 đồng/kg. Còn từ Thừa Thiên - Huế vào miền Nam, giá heo hơi dao động phổ biến ở mức 46.000 đồng/kg. Tại Đắk Lắk giá heo 43.000 đồng/kg. Nhìn chung, giá heo hơi toàn miền đang dao động trong khoảng 43.000 - 52.000 đồng/kg.

Giá thịt heo tại các siêu thị vẫn cao Từ đầu tháng 4/2018, do giá heo hơi tăng nên giá thịt heo tại các chợ đầu mối, chợ bán lẻ và siêu thị tại Hà Nội tăng. Tháng 6, giá thịt heo tại các chợ bán lẻ tại Hà Nội đã ốn định trở lại do giá heo hơi chững lại và tiêu thụ thấp vào mùa nóng. Hiện giá bán lẻ thịt heo tại các chợ ở mức 90.000 - 100.000 đồng/ kg. Cũng chịu ảnh hưởng của diễn biến nêu trên song hiện tại, tại các siêu thị ở Hà Nội, giá thịt heo tăng so với cùng kỳ tháng trước (tăng khoảng 5 - 20%), giá bán ở mức 100.000 - 140.000 đồng/kg (tùy từng loại đã được pha lọc, cắt gọn, đóng khay). Cụ thể, tại siêu thị Big C, thịt heo nạc thăn là 104.900 đồng/kg, tăng 16.900 đồng/kg; thịt ba chỉ 118.000 đồng/kg, tăng 28.500 đồng/kg; thịt mông sấn 99.000 đồng/kg, tăng 27.000 đồng/kg; thịt bò thăn giá 309.900 đồng/kg; thịt bò mông 272.900 đồng/kg; gà ta làm sẵn giá 86.900 đồng/kg, giảm 18.000 đồng/kg. Tại siêu thị Vinmart, thịt heo nạc thăn là 105.900 đồng/kg; thịt ba chỉ 137.000 đồng/kg, tăng 7.000 đồng/ kg; thịt mông sấn là 90.000 đồng/kg, giảm 13.000 đồng/kg; thịt bò mông giá 289.900 đồng/kg; thịt bò thăn 314.800 đồng/kg. Tại siêu thị MM Mega Market, thịt heo nạc thăn là 115.000 đồng/kg; thịt ba chỉ 129.900 đồng/kg, tăng 24.900 đồng/kg; thịt mông giá 96.500 đồng/kg.

Giá trứng gia cầm tăng cao Khoảng hai tháng gần đây, giá trứng gia cầm liên tục tăng cao. Tại thị trường TP Hồ Chí Minh, trứng gà dao động 26.000 đồng/chục, trứng vịt

10

cán mức 33.000 đồng/ chục và theo dự báo, giá sẽ còn tiếp tục tăng do nhu cầu thị trường. Nhiều trang trại chăn nuôi gia cầm ở khu vực miền Đông xác định, giá trứng gia cầm gần đây tăng mạnh là do ảnh hưởng của giá thịt heo và thịt gà tăng cao; đặc biệt là hiện nhiều cơ sở sản xuất bánh đang bắt đầu thu gom trứng để làm trứng muối, chuẩn bị cho mùa Trung thu sắp tới. Chưa kể, giá thịt heo tăng cao trong thời gian qua cũng khiến nhiều gia đình tăng sử dụng trứng, khiến nhu cầu trứng gà, trứng vịt cũng tăng theo. TP Hồ Chí Minh

Trứng gà, vịt tăng giá mạnh Tại các chợ truyền thống như: Tân Phú (quận Tân Phú), Hoàng Hoa Thám (quận Tân Bình), Hòa Hưng (quận 10), trứng gà giá 26.000 - 31.000 đồng/chục, trong khi trứng vịt giá tăng đến 34.000 - 39.000 đồng/chục. Nguyên nhân được cho là do gần đây, thời tiết không mấy thuận lợi khiến cho gà đẻ trứng chỉ đạt tỷ lệ trên dưới 75%, trong khi bình quân tỷ lệ gà cho trứng là trên dưới 90%, dẫn đến giảm nguồn cung cho thị trường. Ngoài ra, do nhu cầu làm nguyên liệu chế biến trứng vịt muối cho mùa Trung thu sắp đến. Mặt khác, các sản phẩm chăn nuôi như thịt heo, thịt gà hiện tại đang ở mức cao cũng là yếu tố tác động đến giá trứng gia cầm. Nhiều doanh nghiệp chăn nuôi gia cầm tại TP Hồ Chí Minh cho biết, Sở Tài chính Thành phố chấp thuận tăng giá bán lẻ trứng gia cầm trong chương trình bình ổn thị trường. Theo đó trứng gà tăng thêm 2.000 đồng, lên mức 26.000 đồng/chục; trứng vịt tăng 1.000 đồng, lên 33.000 đồng/chục, việc điều chính giá do giá nguyên liệu tăng mạnh thời gian qua.


Giá sản phẩm chăn nuôi tại trại ngày 17/7/2018 STT

Sản phẩm

Đơn vị tính

Giá

1

Heo thịt hơi (ĐNB)

Đồng/kg

45.000 - 48.000

2

Heo thịt hơi (ĐBSCL)

Đồng/kg

44.000 - 47.000

3

Gà lông màu

Đồng/con 1 ngày tuổi

6.000

4

Gà thịt lông màu (ĐNB)

Đồng/kg

30.000

5

Gà thịt lông màu (ĐBSCL)

Đồng/kg

31.000

6

Gà chuyên thịt

Đồng/con 1 ngày tuổi

9.500

7

Gà thịt (ĐNB)

Đồng/kg

30.000

8

Gà thịt (ĐBSCL)

Đồng/kg

31.000

9

Gà chuyên trứng

Đồng/con 1 ngày tuổi

17.000

10

Vịt Super-M

Đồng/con 1 ngày tuổi

18.000

11

Vịt thịt Super-M

Đồng/kg

41.000 - 42.000

12

Vịt Bố mẹ Super-M

32.000

13

Vịt Bố mẹ Super-M

Đồng/con trống 1 ngày tuổi Đồng/con mái 1 ngày tuổi

27.000

14

Vịt Grimaud

Đồng/con 1 ngày tuổi

20.000

15

Vịt thịt Grimaud

Đồng/kg

43.000 - 44.000

16

Vịt Bố mẹ Grimaud

55.000

17

Vịt Bố mẹ Grimaud

Đồng/con trống 1 ngày tuổi Đồng/con mái 1 ngày tuổi

18

Trứng gà

Đồng/quả

2.150 - 2.250

19

Trứng vịt

Đồng/quả

2.400 - 2.650

45.000

Giá giống một số sản phẩm chăn nuôi từ 8 - 15/7/2018 Vịt

Giống vịt thịt Gà ta lai (gà lông

Heo

11

màu) bắt xô

8.000 - 11.000 đồng/con 12.000 - 14.000 đồng/con

Gà lại chọi

9.000 - 13.000 đồng/con

Giống gà Ai Cập

16.500 - 17.000 đồng/con

Heo siêu xách tai

900.000 - 1.250.000 đồng/con

Heo lai (22 - 30 kg)

48.000 - 58.000 đồng/kg

Thư mời cộng tác Bài vở cộng tác xin gửi về địa chỉ: Phòng Truyền thông Thương hiệu Tập đoàn Mavin Địa chỉ: tầng 8, tòa nhà Hudland, số 6 Nguyễn Hữu Thọ, quận Hoàng Mai, Hà Nội. Điện thoại: (024) 320 33 666 (ext 147) Fax: (024) 320 33 111 Email: toan.vu@mavin-group.com Rất mong nhận được sự cộng tác của Quý bạn đọc!


nhịp đập Mavin

Mavin nhận Chứng nhận doanh nghiệp ứng dụng công nghệ cao Ngày 25/6/2018, Công ty CP Mavin Austfeed đã được Bộ NN&PTNT trao Chứng nhận doanh nghiệp nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao (ảnh). Đây là ghi nhận của Bộ NN&PTNT đối với những nỗ lực cho đầu tư công nghệ, kỹ thuật hiện đại vào hoạt động sản xuất, chăn nuôi của Mavin. Theo ông David John Whitehead, Mavin đã và đang đầu tư rất nhiều cho công nghệ thông tin và ứng dụng công nghệ cao trong tất cả các lĩnh vực kinh doanh. Mavin đang sở hữu các trung tâm heo giống hạt nhân, nhà máy TĂCN, sản xuất thuốc thú y, chế biến thực phẩm… với trình độ tự động hóa cao, ứng dụng công nghệ hiện đại nhập khẩu toàn bộ từ châu Âu. “Ứng dụng công nghệ cao đã và đang giúp Mavin tạo ra những sản phẩm nông nghiệp sạch sẽ, an toàn, có thể truy xuất được nguồn gốc đến tay người tiêu dùng với các trải nghiệm đặc biệt về chất lượng sản phẩm và dịch vụ”, ông David John Whitehead, Chủ tịch HDDQT Tập đoàn Mavin cho biết. Tiêu chí xác định doanh nghiệp nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao là đáp ứng đầy đủ điều kiện theo quy định tại Luật Công nghệ cao, tạo sản phẩm nông nghiệp có chất lượng, giá trị và hiệu quả cao, doanh thu từ sản phẩm nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao của doanh nghiệp đạt ít nhất 60% trong

tổng số doanh thu thuần hằng năm; có hoạt động nghiên cứu, thử nghiệm ứng dụng công nghệ cao, chuyển giao công nghệ để sản xuất sản phẩm nông nghiệp, áp dụng các biện pháp thân thiện môi trường, tiết kiệm năng lượng trong sản xuất... Giấy chứng nhận doanh nghiệp nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao có hiệu lực 5 năm kể từ ngày cấp. Quy định về công nhận doanh nghiệp nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao đã có từ năm 2010 nhưng cho đến nay, cả nước mới có gần 30 doanh nghiệp được cấp.

Non-Betalactam với hệ thống sản xuất và đóng gói khép kín rất chuyên nghiệp và hiện đại. Qua đó, sinh viên đã được biết thêm nhiều điều về môi trường làm việc, quy trình sản xuất, các sản phẩm tiêu biểu… theo tiêu chuẩn quốc tế WHO-GMP. Tham quan doanh nghiệp là cơ hội tốt để sinh viên tiếp cận thực tế, dễ dàng giúp sinh viên hình dung bài học lý thuyết ở trường một cách hiệu quả. Ðồng thời, sự trải nghiệm này không chỉ đơn thuần giúp sinh viên tìm hiểu quy trình hoạt động, sản xuất, kinh doanh mà còn mang đến cơ hội tìm kiếm việc làm tốt và phù hợp trong tương lai. Cailayvetco

12

Ðón sinh viên trường Cao đẳng nghề Ðồng Tháp tham quan

Mavin Food chuyển văn phòng

Ngày 6/6/2018, Công ty CP Dược Thú y Cai Lậy đã chào đón sinh viên trường Cao đẳng nghề Ðồng Tháp đến tham quan thực tế. Các thầy cô cùng sinh viên đã được đi thăm khu kiểm nghiệm, hệ thống khu phụ trợ: sản xuất khi nén, khí Ni-tơ, nước RO, hệ thống xử lý nước thải, khu kỹ thuật cơ điện… Ðặc biệt, đoàn đã tham quan nhà máy sản xuất Beta-lactam và

Từ 11/6/2018, Công ty T NHH Liên doanh Thực phẩm Mavin (Mavin Food) chuyển văn phòng về địa chỉ mới: Tầng 1, Tòa nhà Hudland Tower, số 6 Nguyễn Hữu Thọ, Hoàng Liệt, Hoàng Mai, Hà Nội.


Mavin Austfeed được tuyên dương công tác thuế Ngày 7/7/2017, tại Hưng Yên đã diễn ra Hội nghị tuyên dương người nộp thuế tiêu biểu năm 2017 và đối thoại với doanh nghiệp năm 2018 chuyên đề thuế, hải quan (ảnh). Tại Hội nghị, Cục Thuế Hưng Yên đã trao bằng khen, giấy khen cho các doanh nghiệp có thành tích nổi bật trong quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh và nộp thuế vào ngân sách nhà nước, trong đó có Công ty CP Mavin Austfeed. Phát biểu tại Hội nghị, Chủ tịch UBND tỉnh Nguyễn Văn Phóng ghi nhận và biểu dương những đóng góp to lớn và quan trọng của các doanh nghiệp, đội ngũ doanh nhân đã hoàn thành vượt mức kế hoạch nộp thuế năm 2017 góp phần phát triển kinh tế xã hội của tỉnh trong thời gian qua. Là doanh nghiệp tiêu biểu của tỉnh Hưng Yên, trong nhiều năm qua, Mavin Austfeed luôn tích cực và chủ động thực hiện nghĩa vụ đóng góp thuế cho ngân sách nhà nước. Mavin

Austfeed đã nhiều lần được tỉnh Hưng Yên biểu dương trong công tác nộp thuế cũng như ghi nhận hoạt động kinh doanh của Mavin Austfeed là một trong những nhân tố quan trọng đóng góp vào sự vững mạnh của kinh tế tỉnh Hưng Yên.

Thông báo đầu mối bán heo

Mavin Farm thông báo đầu mối liên hệ về việc mua heo giống, heo thịt như sau: - Bán heo: 0978.807.199 (Ms Giang) - Bán thịt sạch (bán sỉ/số lượng lớn): 0987.985.555 (Mr Khánh) Hệ thống cửa hàng bán lẻ thịt sạch Mavin: - Hệ thống cửa hàng thực phẩm Avfood tại 375 Vũ Tông Phan, 18 Nguyễn Huy Tưởng, số 1 Trần Quang Diệu. - Hệ thống cửa hàng thực phẩm Sevenfood tại tòa R1, khu đô thị Goldmart; Tòa nhà VLC, khu đô thị Dương Nội.

Mavin Aqua chính thức có sản phẩm cá thịt

Ngày 8/6/2018 tại trang trại Mỹ Hào (Hưng Yên), Mavin Aquaculture đã làm lễ thả mẻ cá thịt đầu tiên với sự tham gia của đầy đủ các thành viên của Mavin Aquaculture. Trại Mỹ Hào là một trong các trại “Sông trong ao” (IPA) quy mô lớn nhất của Mavin Aquaculture, với 20 bể IPA, dự kiến mỗi năm thu hoạch 700 - 800 tấn cá thịt. Với việc chính thức chăn nuôi cá thịt, Mavin đã sẵn sàng cho kế hoạch ra mắt các sản phẩm cá thịt vào cuối quý III/2018. Mavin cũng đang chuẩn bị để xuất khẩu cá thịt vào năm 2019. Hiện Mavin Aquaculture là nhà cung cấp cá rô phi giống lớn nhất miền Bắc với hai mô hình chăn nuôi hiện đại, cho năng suất cao là IPA và nuôi lồng Na Uy.

13


nhịp đập Mavin

Thúc đẩy ứng dụng nông nghiệp thông minh Ngành nông nghiệp ngày nay đã thay đổi, cả trên phạm vi toàn cầu và tại Việt Nam. Quy mô các công ty, cùng với kiến thức của nông dân trong việc sử dụng công nghệ và các công cụ thị trường, đã biến nông nghiệp từ một hoạt động theo hộ gia đình thành một lĩnh vực kinh doanh của các doanh nghiệp.

Ông David John Whitehead phát biểu tại Diễn đàn

Nông dân cũng đi đầu

Người nông dân Việt Nam ngày nay cũng đã thay đổi, họ không còn là người nghèo mà là những người sở hữu đất đai và có kiến thức về nông nghiệp. Nông dân ngày nay là các chủ doanh nghiệp với số vốn đầu tư lớn và nắm rõ về công nghệ cũng như thị trường nước ngoài. Họ không chỉ nắm rõ môi trường nuôi trồng của mình, mà còn có thể thay đổi nó bằng công nghệ. Chúng tôi tin rằng việc ứng dụng công nghệ thông tin và các giải pháp công nghệ cao trong nông nghiệp rất có giá trị, hiệu quả và có ý nghĩa kinh doanh tuyệt vời. Ngày nay nhận thức ngày càng tăng lên của người tiêu dùng về an toàn vệ sinh thực phẩm, truy xuất nguồn gốc đã buộc các doanh nghiệp nông nghiệp làm hết sức để có quy trình và hệ thống tin cậy, hiệu quả và an toàn. Thêm vào đó, để vận hành trên thị trường toàn cầu, người nông dân hiện đại cần đáp ứng các tiêu chuẩn quốc tế về trồng trọt và chăn nuôi, sử dụng thuốc trừ sâu, thuốc diệt cỏ và các đầu vào khác, xử lý, đóng gói, bảo quản, vận chuyển và chuỗi cung ứng. Điều này không thể thành công nếu thiếu các hệ thống công nghệ cao phức tạp và

14

quản lý chuỗi cung ứng hiệu quả. Nông nghiệp bền vững phải cùng lúc mang lại sự an toàn thực phẩm, môi trường bền vững và cơ hội kinh tế. Để có thể đạt được những mục tiêu này, cần có sự thay đổi trong ngành nông nghiệp bằng sự nỗ lực và đoàn kết của các bên liên quan, bao gồm: Nông dân, chính phủ, xã hội và các doanh nghiệp tư nhân. Các yếu tố thành công chủ chốt trong sự thay đổi trên toàn quốc của ngành nông nghiệp bao gồm: việc định hướng một cách đúng đắn thông qua sự lãnh đạo hiệu quả, các mô hình chiến lược và đầu tư, mở rộng quy mô thông qua sức mạnh tài chính, cơ sở vật chất, các thể chế và cơ chế giám sát. Cuộc khủng hoảng về giá heo trong năm 2017 và đầu năm 2018 tại Việt Nam là một ví dụ điển hình về việc quản lý thị trường không có kế hoạch và không hiệu quả, cùng với việc bùng nổ thiếu kiểm soát các nhà sản xuất cám chăn nuôi chất lượng thấp, và thiếu sự kiểm soát về giá. Ví dụ này cho thấy rõ ràng sự cần thiết phải cải thiện trong quản lý cung cầu, để tâm hơn đến thị trường trong nước cũng như nước ngoài, có sự can thiệp của chính phủ để ổn định giá cả.


Cần Chính phủ hỗ trợ

Cách mạng Công nghiệp 4.0 sẽ mang đến sự hội tụ của trí tuệ nhân tạo và công nghệ dữ liệu như một giải pháp mới cho các vấn đề về xã hội và công nghiệp trên khắp thế giới, bằng cách tích hợp các lĩnh vực ảo và vật lý. Cách mạng Công nghiệp 4.0 sẽ mang đến các thay đổi sâu lắng cho ngành nông nghiệp vốn là ngành thâm dụng lao động. Kết hợp trí thông minh nhân tạo và dữ liệu lớn (big data) sẽ giúp ngành nông nghiệp trở thành một ngành công nghệ cao có thể tự vận hành. Lấy ví dụ, việc sử dụng các máy bay không người lái điều khiển từ xa chứa camera và thiết bị định vị GPS được quản lý bởi các hệ thống điều khiển hiện đại, sẽ giúp các nông dân thông minh đưa ra các quyết định thông minh về quản lý trồng trọt, chăn nuôi như cho ăn hay tưới tiêu. Những công nghệ này đảm bảo tính chính xác trong lĩnh vực nông nghiệp như: theo dõi sản lượng, phân tích sâu bệnh, đo độ ẩm của đất, đưa ra các quyết định về thời gian thu hoạch, và theo dõi sức khỏe cây trồng. Cụ thể hơn, internet vạn vật (IoT) sẽ đo độ ẩm, nhiệt độ và thời lượng nắng tại các trại, có thể kiểm soát từ xa thông qua các thiết bị cầm tay. Điều này không chỉ tăng sản lượng của trang trại, và còn gia tăng thêm giá trị của chúng. Bằng cách áp dụng các công nghệ 4.0, dữ liệu tổng hợp (bao gồm sản lượng nông nghiệp, thông tin về khí hậu, cấu trúc dân số và dữ liệu người tiêu dùng) có thể được phân tích một cách tổng thể. Nhờ đó chúng ta có thể sản xuất ra các sản phẩm được tùy chỉnh để tối ưu cung cầu. Và cùng lúc, Chính phủ có thể điều chỉnh thời gian và đầu ra để ổn định giá cả Cũng như cuộc cách mạng công nghệ lần 1, lần 2 và lần 3, sự xuất hiện của các công nghệ mới nhờ có các cuộc cách mạng này luôn luôn khởi đầu với sự phá vỡ các trật tự hiện tại. Phá vỡ trật tự hiện tại tạo nên khoảng trống mà các cơ hội có thể nảy sinh. Công nghệ 4.0 trong nông nghiệp sẽ là một cơ hội tuyệt vời để tăng tính cạnh tranh, và là một cơ

Mavin sẽ đầu tư Trung tâm Heo giống tại Đồng Tháp Trong kế hoạch đầu tư tại ÐBSCL, dự kiến Tập đoàn Mavin sẽ xây dựng Trung tâm Heo giống hạt nhân công nghệ cao tại huyện Cao Lãnh (Ðồng Tháp) với quy mô 43 ha. Trên cơ sở hợp tác với Trung tâm giống Nông nghiệp tỉnh Hậu Giang, dự kiến Trung tâm Heo giống của Tập đoàn sẽ có công suất 100 heo nái phẩm cấp GGP và 2.000 heo hậu bị. Bên cạnh Trung tâm Heo giống hạt nhân, Mavin đang mở rộng hợp tác với người chăn nuôi các tỉnh ÐBSCL xây dựng các trang trại chăn nuôi heo, gia cầm và thủy sản. Trong quý III/2018, dự kiến sẽ đưa vào hoạt động các trang trại với quy mô 5.000 heo nái, 20.000 heo thịt và 100.000 vịt thịt tại huyện Châu Thành, Tây Ninh. Hiện, Mavin đang hợp tác với gần 100 hộ chăn nuôi trên toàn quốc, cung cấp ra thị trường khoảng 400.000 heo thịt mỗi năm. Ngoài chăn nuôi heo, Mavin cũng đang gấp rút để triển khai các dự án chăn nuôi vịt thịt và gà trứng giống từ cuối năm 2018.

15

Đ

ây là toàn văn bài phát biểu của ông David John Whitehead, Chủ tịch HĐQT Tập đoàn Mavin, với vai trò trưởng nhóm doanh nghiệp nông nghiệp tại Diễn đàn Doanh nghiệp Việt Nam ngày 4/7/2018 tại Hà Nội. Diễn đàn là đối thoại quan trọng giữa doanh nghiệp và Chính phủ, do VCCI, Ngân hàng Thế giới và Tổ chức Tài chính Quốc tế tổ chức.

hội để xử lý các điểm yếu cố hữu trong hệ thống nông nghiệp hiện tại và giới hạn của nông nghiệp thâm canh. Chúng ta đang ở thời điểm khởi đầu của một thời đại nông nghiệp mới. Một thời đại mà nông dân thông minh lần đầu tiên có thể kiểm soát được môi trường, sản phẩm và thị trường của họ. Việc áp dụng các công nghệ và hệ thống cung cấp dữ liệu, thông tin và kiến thức giúp nông dân có thể đưa ra các quyết định thông minh về chủng loại để trồng cũng như thời điểm thu hoạch và xuất ra thị trường. Chúng tôi cần sự hỗ trợ của Chính phủ trong việc thay đổi ngành nông nghiệp, thông qua việc lãnh đạo và pháp luật hiệu quả để thúc đẩy Việt Nam trở thành một ông lớn về nông nghiệp, được dẫn dắt bởi nông nghiệp thông minh và các nông dân thông minh. David John Whitehead Chủ tịch HĐQT Tập đoàn Mavin


Mavin phát triển nhịp đập Mavin

Cháy bỏng Cửa Lò 2018 Từ ngày 8 - 10/7/2018, chương trình du lịch Cửa Lò 2018 - đợt 1 đã được tổ chức với sự tham gia của hơn 200 cán bộ nhân viên các khối Farm, Aqua, Hưng Việt, MAC. Sau 1 năm làm việc hăng say, vất vả, các cán bộ nhân viên đã có những giờ phút nghỉ ngơi, thư giãn và vui chơi hết mình trên bãi biển Cửa Lò. Dưới đây là chùm ảnh chương trình du lịch.

Mavin Marathon 2018

Trong khuôn khổ chương trình nghỉ mát, với tinh thần “có sức khỏe là có tất cả”, giải chạy marathon cự ly 1 km dành cho nữ cán bộ nhân viên đã được tổ chức với sự tham gia nhiệt tình của chị em. Điều đặc biệt là ngoài lề Mavin Marathon 2018 có cả giải chạy cho các thành viên nhí, đã mang lại những tiếng cười sảng khoái cho cả đoàn vì các em cũng rất hăng hái và tích cực đóng góp cho sự thành công của giải đấu. Chung cuộc, giải Nhất cuộc thi đã thuộc về chị Nguyễn Phương Giang - MAQ, các giải Nhì và Ba thuộc về hai cán bộ của MAC và Mavin Farm.

Hoạt động Teambuilding bên bãi biển

Sau giải đấu Marathon đầy kịch tính, cán bộ nhân viên được tham gia

16


Chương trình du lịch khép lại sau 3 ngày các thành viên “cháy hết mình” bên bãi biển Cửa Lò. Chị Nguyễn Thị Hoạt, trưởng Ban tổ chức phát biểu sau chuyến đi: “Xin cảm ơn các thành viên, vận động viên đã tham gia và góp phần tạo thành công lớn cho “Chương trình du lịch Cửa Lò đợt 1”, Ban tổ chức đánh giá cao vai trò của các trưởng nhóm đã truyền lửa và hỗ trợ Ban tổ chức rất tốt trong suốt hành trình chuyến đi. Xin cảm ơn Ban lãnh đạo Tập đoàn đã tạo điều kiện cho toàn thể cán bộ công nhân viên Mavin được nghỉ ngơi, thư giãn sau 1 năm làm việc vất vả. Điều đó càng tạo ra động lực cho một tập thể Mavin đoàn kết và hăng say trong sản xuất”.

chương trình teambuilding - xây dựng tinh thần đồng đội trên bãi biển Cửa Lò. Các trò chơi vui nhộn, đòi hỏi sự đoàn kết và tập thể cao đã gắn kết tinh thần của các thành viên.

Mavin Cup 2018

Năm nay các thành viên Mavin không phải đặt vé sang Nga xem World Cup mà được xem trực tiếp trên sân Cửa Lò với các trận đấu hấp

17

dẫn. Giải bóng đá nam mang tên Mavin Cup 2018 là giải đấu được mong đợi nhất trong chương trình nghỉ mát tại Cửa Lò 2018 đã diễn ra vào 9/7/2018. Có 4 đội Mavin Farm, MAQ, Hưng Việt và MAC đã trải qua 3 trận thi đấu nảy lửa và kịch tính để vào chung kết. Trận chung kết giữa Mavin Farm - MFQ đã phải phân định thắng bại bằng loạt đá luân lưu 11 m với chiến thắng chung cuộc thuộc về Mavin Farm. mavin team


Mavin phát triển

Bước tiến của Mavin và ngành chăn nuôi Tháng 5/2018, container thịt heo đầu tiên của Việt Nam đã được xuất khẩu sang thị trường Myanmar. Tập đoàn Mavin là doanh nghiệp Việt đầu tiên vượt qua được các rào cản về kỹ thuật mang thịt heo Việt xuất ngoại. Việc một doanh nghiệp xuất khẩu thành công thịt heo sang Myanmar là bước tiến đáng khích lệ không chỉ của doanh nghiệp mà của cả ngành chăn nuôi Việt Nam.

Lễ ký kết hợp tác xuất khẩu thịt heo giữa Tập đoàn Mavin và Công ty Sojitz Việt Nam Ảnh: Minh Vũ

Nỗ lực mở rộng thị trường

Thịt heo của Mavin là sản phẩm từ chuỗi giá trị khép kín của Tập đoàn gồm: Hoạt động chăn nuôi (Mavin Farm) - TĂCN (Mavin Austfeed) - Thuốc thú y (Mavinvet) - Thực phẩm chế biến (Mavin Food). Nhờ sở hữu và kiểm soát toàn bộ quy trình chăn nuôi, chế biến theo chuỗi, sản phẩm thịt heo của Mavin

18

đảm bảo sạch từ nguồn, an toàn vệ sinh tuyệt đối và có thể truy xuất được nguồn gốc. Đó là lý do mà Sojitz Việt Nam, đối tác kết nối giữa doanh nghiệp Việt Nam và thị trường thế giới tin tưởng và lựa chọn đồng hành cùng Mavin mở rộng thị trường, trước mắt là sang Myanmar và tới đây sẽ là nhiều nước khác trên thế giới.

Để xuất được container đầu tiên (khoảng 16 tấn), sản phẩm thịt heo của Mavin đã phải trải qua rất nhiều khâu kiểm dịch nghiêm ngặt tại cả Việt Nam và Myanmar. Đó cũng là nỗ lực của gần 1 năm thăm dò thị trường, đàm phán giữa các bên để có tiếng nói chung. Được biết, đến thời điểm này, sau gần 2 tháng xuất khẩu, toàn bộ lượng thịt này đã đưa ra


siêu thị ở Yagoon và được tiêu thụ hết hoàn toàn. Ông Đào Mạnh Lương, Tổng Giám đốc Tập đoàn Mavin chia sẻ: “Để có được kết quả này là do Mavin cùng với Sojitz đã làm việc rất chặt chẽ với phía đối tác Myanmar để đảm bảo mọi yếu tố đều được suôn sẻ. Bản thân chúng tôi cũng đã cùng với đối tác của Sojitz sang tận Myanmar đi đến từng siêu thị để xem bốc dỡ sản phẩm”. Trên thực tế, Việt Nam là một quốc gia nông nghiệp với năng lực sản xuất chăn nuôi hiện nay vượt quá nhu cầu nội địa, trong đó chăn nuôi heo chiếm khoảng 60% toàn ngành. Có những thời điểm diễn ra khủng hoảng thừa, phải “giải cứu” thịt heo như thời điểm năm 2017. Tuy nhiên, theo số liệu của Bộ NN&PTNT, tính đến hết năm 2017, Việt Nam mới có 5 doanh nghiệp xuất khẩu thành công với sản phẩm trứng ăn liền và 1 doanh nghiệp có lô thịt gà đầu tiên xuất khẩu và chưa có doanh nghiệp nào chinh phục được các rào cản về tiêu chuẩn kỹ thuật và chất lượng của quốc gia nhập khẩu để xuất khẩu thịt heo. Đây là điểm yếu của ngành mà nhiều năm qua chưa có doanh nghiệp vượt qua. Ông David John Whitehead, Chủ tịch HĐQT Tập đoàn Mavin nhận định, dù có sản lượng thịt heo đứng thứ ba thế giới nhưng nhiều năm qua Việt Nam chưa xuất khẩu được vì hạn chế về chất lượng và an toàn thực phẩm. Container thịt heo tươi cấp đông đầu tiên của Tập đoàn Mavin đã được xuất khẩu thành công sang Myanmar ghi dấu một bước tiến mới của ngành chăn nuôi và cũng sẽ mở ra những khởi đầu mới.

Không dừng ở Myanmar

Tập đoàn Mavin hiện là doanh nghiệp lớn thứ 3 trong lĩnh vực chăn nuôi với năng lực mỗi năm cung cấp khoảng 400.000 heo thịt ra thị trường. Trong lĩnh vực chế biến thực phẩm, bên cạnh thịt heo sạch, thương hiệu Mavin đã được người tiêu dùng biết đến với các sản phẩm như xúc xích, giăm bông, thịt xông khói… với công nghệ chế biến theo tiêu chuẩn châu Âu. Theo ông Đào Mạnh Lương, Myanmar chỉ là thị trường tham chiếu đầu tiên. Mục tiêu của Tập đoàn là thị trường toàn thế giới. Theo đó, Mavin đã ký biên bản ghi nhớ với Công ty

19

Chia sẻ về định hướng tới đây của Tập đoàn, ông Đào Mạnh Lương cho biết: “Việt Nam đứng thứ 2 thế giới về quy mô đàn vịt, đây là một trong những lợi thế mà Mavin mong muốn phát triển, dự kiến, cuối năm 2018 này, lô thịt vịt đầu tiên sẽ của Mavin sẽ được xuất ngoại”. Sojitz Việt Nam - thành viên của Tập đoàn Sojitz (Nhật Bản). Theo biên bản này, Công ty Sojitz cam kết kết nối và hỗ trợ Mavin với khách hàng toàn cầu nhằm xuất khẩu các sản phẩm của Mavin với sản lượng lớn hơn nữa. Hiện, Mavin đang chuẩn bị các thủ tục để thực hiện xuất khẩu các container hàng tiếp theo. Dự kiến trong thời gian tới, mỗi tháng Mavin sẽ xuất khẩu ít nhất một container 40 feet thịt heo sang Myanmar (tương đương 26 tấn). Bên cạnh đó, Mavin và Sojitz cũng đang đàm phán để xuất khẩu các sản phẩm thịt chế biến khác của Mavin như: Giăm bông, xúc xích, thịt xông khói vào thị trường này. “Với số lượng mỗi tháng xuất khẩu 1 container sang thị trường Myanmar đây là con số quá nhỏ so với quy mô của Mavin cũng như tiềm năng phát triển của ngành chăn nuôi heo của Việt Nam. Mong muốn lớn nhất của chúng tôi là tạo ra nền tảng, tiền đề để không chỉ Mavin mà các doanh nghiệp chăn nuôi khác của Việt Nam cũng có thể tham gia chuỗi để thúc đẩy xuất khẩu các sản phẩm chăn nuôi”, ông Đào Mạnh Lương cho biết.

Chinh phục thị trường thế giới

Với lợi thế về quy mô, giá thành sản xuất, Việt Nam được đánh giá tiềm năng về xuất khẩu thịt heo ở Đông Nam Á. Tuy nhiên, theo các chuyên gia nông nghiệp, để có thể xuất khẩu thịt heo tươi sang các thị trường nước

ngoài cần đáp ứng nhiều yêu cầu khắt khe của thị trường, đặc biệt là cần có chứng nhận an toàn dịch bệnh của Tổ chức Thú y Thế giới (OIE). Đây là việc không dễ và bản thân một mình doanh nghiệp không thể tự làm được. Ông Nguyễn Xuân Dương, Quyền Cục trưởng Cục Chăn nuôi nhận định: “Cùng với việc tạo môi trường thuận lợi cho các doanh nghiệp chăn nuôi phát triển, thì vai trò của các bộ ngành, địa phương là hết sức quan trọng. Theo đó, các bộ, ngành địa phương cần đồng hành với các doanh nghiệp trong việc xây dựng các vùng an toàn dịch bệnh, các cơ sở an toàn dịch bệnh. Đồng thời, cơ quan chức năng cũng cần định hướng rõ ràng về nghiên cứu thị trường từ đó đưa ra các tín hiệu để doanh nghiệp có thể nghiên cứu và tổ chức đạt được yêu cầu về thực phẩm của quốc gia dự kiến xuất khẩu”. Liên quan đến vấn đề này, Thứ trưởng Bộ NN&PTNT Vũ Văn Tám chia sẻ thêm, tới đây, để hỗ trợ các doanh nghiệp như Mavin, Bộ NN&PTNT sẽ ký một thỏa thuận với OIE. Theo đó, tổ chức sẽ cử chuyên gia sang giúp ngành thú y đáp ứng được yêu cầu của các nước nhập khẩu, đồng thời xây dựng chiến lược để Việt Nam sớm trở thành quốc gia an toàn thực phẩm với dịch lở mồm long móng có tiêm phòng và hướng đến là quốc gia an toàn thực phẩm với dịch lở mồm long móng không tiêm phòng. Cùng với việc đẩy mạnh thu hút các doanh nghiệp đầu tư vào lĩnh vực nông nghiệp, hiện Bộ NN&PTNT cũng đang tiến hành tổ chức lại các hộ chăn nuôi nhỏ theo hướng liên kết các hộ thành tổ hợp tác, hợp tác xã, gắn kết trong tiêu thụ sản phẩm. Không lo ngại cạnh tranh về giá kể cả với các quốc gia chăn nuôi hàng đầu như Brazin, Tây Ban Nha, Ba Lan… Việt Nam là quốc gia có quy mô chăn nuôi heo lớn nhất Đông Nam Á và hoàn toàn có lợi thế để xuất khẩu đi các nước trong khu vực này. Giá thành chăn nuôi heo của Việt Nam thấp hơn nhiều so với Philippines, Thái Lan. Ngay cả đối với thị trường Trung Quốc, giá thành chăn nuôi heo của Việt Nam đang có lợi thế cạnh tranh, đây là thị trường đang thiếu hụt về nguồn cung. Mavin


mavin nghiên cứu khoa học

Chuyên gia đào tạo về dinh dưỡng thủy sản

T

ừ ngày 25 - 27/6/2018, tại Nhà máy Thủy sản Mavin Austfeed (huyện Kim Động, Hưng Yên), chuyên gia thủy sản ORAPINT JINTASATAPORN (tại Thái Lan) đã có 3 ngày đào tạo cho các cán bộ dinh dưỡng, QC và sản xuất thức ăn thủy sản về chủ đề: Nguyên liệu và công thức thủy sản (ảnh). Đây là khóa đào tạo bổ ích cho các cán bộ thủy sản về công thức dinh dưỡng, đảm bảo sự phát triển tối ưu của vật nuôi từ chuyên gia uy tín của Thái Lan - cường quốc thủy sản toàn cầu. Hoạt động đào tạo, nghiên cứu và phát triển luôn là cốt lõi cho sự phát triển bền vững của Mavin trong nhiều năm qua.

Ra mắt thức ăn cao cấp cho cá trắm, chép Từ tháng 6/2018, Mavin chính thức cung cấp ra thị trường dòng sản phẩm thức ăn mới cho cá trắm, chép 9024, 9025. Với sản phẩm thức ăn cao cấp mới, người nuôi cá có thể yên tâm chăn nuôi và thu lãi lớn. Cá sẽ luôn được bảo vệ trước các virus gây bệnh với cơ chế bảo vệ ưu việt. Sản phẩm 9024 chứa 31% protein dành cho cá giai đoạn từ 50 - 300 gr, sản phẩm 9025 có chữa 28% protein, dành cho cá giai đoạn trên 300 gr, có đặc điểm: - Cân bằng axit amin để tối ưu dinh dưỡng cho cá. - Sử dụng nguồn đạm dễ tiêu và bổ sung enzyme giúp tăng cường khả năng tiêu hóa cho cá. - Bổ sung chất dẫn dụ (dầu gan mực), tăng tính bắt mồi, tăng tính ngon miệng, giúp cá ham ăn hơn. - Cung cấp hoạt chất sinh học, Glucan tăng khả năng miễn dịch, tăng sức đề kháng cho cá, hạn chế bệnh do virus.

20

- Tinh dầu (chiết xuất từ thực vật): hỗ trợ đường tiêu hóa, khỏe mạnh, tiêu diệt vi khuẩn có hại. Sản phẩm là kết quả nghiên cứu, khảo sát

nhu cầu người chăn nuôi của Bộ phận Dinh dưỡng Mavin Austfeed, trên cơ sở tham khảo kinh nghiệm từ các chuyên gia dinh dưỡng uy tín trên thế giới.


21


farm

Hết nuôi heo lại sang gà? Trước cơn lốc rớt giá heo kéo dài trong năm 2017 và đầu năm 2018, nhiều hộ chăn nuôi heo thua lỗ nặng, số hộ đã bỏ trống chuồng, một số khác chuyển hướng sang chăn nuôi gia cầm. Chuyển đổi là xu hướng để tồn tại trước khó khăn, song điều này cũng gây ra không ít áp lực.

Hiện, chăn nuôi gia cầm đang phát triển tốt Ảnh: VM

Xu hướng chuyển đổi

Năm 2017, ngành chăn nuôi gia cầm trải qua nhiều sóng gió như: Dịch cúm gia cầm đe dọa; Một số chủng virus cúm chưa có ở Việt Nam (A/H7N9, A/H5N2, A/H5N8) có nguy cơ xâm nhiễm vào trong nước thông qua các hoạt động vận chuyển, buôn bán, tiêu thụ; Ngày càng có nhiều sản phẩm gia cầm nhập lậu, không rõ nguồn gốc được tiêu thụ tại thị trường trong nước… Song ngành gia cầm đã lấy lại cân bằng và phát triển tốt. Những tháng đầu năm 2018, dịch bệnh gia cầm được kiểm soát, giá

22

bán ổn định ở mức có lãi cho người chăn nuôi là những yếu tố khiến đàn gia cầm cả nước phát triển tốt. Do có thị trường tiêu thụ ổn định, nhiều cơ sở chăn nuôi lớn đã mạnh dạn mở rộng quy mô đàn, áp dụng kỹ thuật tiên tiến. Nhiều doanh nghiệp tiếp tục đầu tư, mở rộng dây chuyền chế biến, nâng công suất xuất khẩu thịt gà đi thị trường nước ngoài. Ước tính tổng số gia cầm của cả nước 3 tháng đầu năm 2018 tăng khoảng 6,6%; Sản lượng thịt gia cầm hơi xuất chuồng quý I tăng 6,8% so cùng kỳ năm 2017. Bên cạnh đó, một số sản phẩm chăn nuôi gia cầm cũng được xuất


Ông Nguyễn Kim Đoán, Phó Chủ tịch Hiệp hội Chăn nuôi Đồng Nai cho biết, tình trạng người chăn nuôi nhỏ lẻ chuyển từ nuôi heo sang gà, vịt là do trong khoảng nửa năm qua, giá gà, vịt ổn định và ở mức cao, người nuôi có lãi. Tuy nhiên, việc tự phát chuyển đổi sẽ khiến con gà, vịt cũng có nguy cơ rơi vào “vết xe đổ” như đã từng xảy ra với con heo. Giá heo giảm trong thời gian dài là do trước đó giá heo đột ngột tăng cao khiến người nuôi đổ xô tăng đàn. Hệ quả là cung vượt cầu nên rớt giá và cả xã hội phải chung tay giải cứu thịt heo như giữa năm 2017. Do đó, nếu người nuôi chuyển đổi ồ ạt, nguy cơ cung vượt cầu dẫn đến rớt giá có thể sẽ lại xảy ra với gà, vịt.

khẩu ra thị trường khó tính và đầy tiềm năng như Nhật Bản và đang có kế hoạch mở rộng ra một số nước khác. Một số mặt hàng xuất khẩu truyền thống như trứng vịt muối, trứng bách thảo, trứng cút đóng hộp… được người tiêu dùng của một số nước ưa chuộng cũng đang được nhiều doanh nghiệp phát huy. Tuy nhiên ngành chăn nuôi gia cầm cũng nhận thấy một thực tế trong sản xuất, đó là việc chuyển đổi từ chăn nuôi heo sang chăn nuôi gia cầm của một số hộ do chăn nuôi heo thua lỗ kéo dài. Ðiều này khiến ngành gia cầm có khả năng “cung vượt cầu” và đứng trước nguy cơ “vỡ trận”.

Nên được giám sát

Dịp lễ 30/4 và 1/5 vừa qua, tuy nhu cầu tiêu thụ có tăng hơn so với ngày thường nhưng giá gà ta vẫn ổn định ở mức thấp. Nguyên nhân là do người người đổ xô nuôi gà ta khiến nguồn cung vượt cầu. Người nuôi gà đang gặp khó khăn vì gà rớt giá trong khi chi phí đầu vào tăng quá cao. Thực trạng này rõ nét nhất là ở tỉnh Ðồng Nai. Theo thông tin từ Hiệp hội Chăn nuôi Ðồng Nai, có khoảng 50% trang trại nhỏ lẻ trong tỉnh phải “treo chuồng”, bỏ nghề do thua lỗ. Trong số này, một số ít chuyển sang chăn nuôi heo thuê cho các doanh nghiệp FDI, còn phần lớn chuyển sang nuôi gà, vịt để tránh bỏ không chuồng trại. Việc nhiều hộ trong tỉnh chuyển sang nuôi gà, khiến tổng đàn gà tăng mạnh. Tính đến cuối năm 2017, số lượng gà trên địa bàn tỉnh đạt hơn 19,4 triệu con, tăng gần 11% so cuối năm 2016. Những tháng đầu năm 2018, dù chưa có con số thống kê chính xác, nhưng có thể khẳng định số hộ chăn nuôi heo cải tạo chuồng trại chuyển sang các loại gia cầm gần đây tăng đột biến.

23

Trước tình hình này, nếu không có giải pháp kịp thời sẽ gây ra tình trạng bất ổn trên thị trường, nhất là những tháng hè nắng nóng khi sản phẩm sẽ gặp khó trong vấn đề tiêu thụ. Vì thế, việc chuyển hướng chăn nuôi cần phải được giám sát chặt chẽ và thực hiện theo luật chăn nuôi, kế hoạch, quy hoạch phát triển chăn nuôi của từng địa phương, không nóng vội và tự phát. Tuyên truyền hướng dẫn chăn nuôi bền vững trong từng lĩnh vực để bà con hiểu rõ chăn nuôi bền vững gắn với lợi ích lâu dài, không nên chạy đua vì lợi ích trước mắt. Cần đảm bảo an toàn dịch bệnh trong mọi tình huống, đảm bảo an toàn sinh học trong chăn nuôi gia cầm, nhất là những hộ mới chuyển đổi. Ðảm bảo chất lượng con giống. Thực hiện tốt quy trình chăn nuôi theo VietGAHP, hình thành chăn nuôi khép kín theo chuỗi hàng hóa để tạo ra sản phẩm an toàn được người tiêu dùng chấp nhận và lựa chọn. Ứng dụng tiến bộ kỹ thuật trong chăn nuôi, tăng năng suất, hiệu quả tạo ra sản phẩm có chất lượng cao, giá thành hợp lý. Tăng cường giám sát hệ thống giết mổ và phân phối để sản phẩm gia cầm đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm, giá cả hợp lý, đáp ứng thị hiếu của người tiêu dùng. Tiếp tục đầu tư phát triển các sản phẩm gà giết mổ, cắt mảnh hướng tới người tiêu dùng, các siêu thị, quầy thực phẩm, nhà hàng, khách sạn, bếp ăn tập thể… Ðẩy mạnh việc xuất khẩu các sản phẩm truyền thống và các sản phẩm đã được ký kết hợp đồng xuất khẩu. Thúc đẩy, mở rộng đàm phán với các đối tác tiềm năng để xuất khẩu nhiều sản phẩm gia cầm ra thị trường nước ngoài... văn lục - phương ngọc


farm Mavin phát triển

Nuôi cá lồng công nghiệp công nghệ Na Uy Nuôi lồng bè bằng ống nhựa HDPE (công nghệ Na Uy) là công nghệ mới ở Việt Nam, hệ thống lồng rất bền, chịu được sóng gió, di chuyển dễ dàng, có thể nuôi với thể tích lớn và thuận tiện kiểm tra, thu hoạch cá. Bảng 2: So sánh thức ăn công nghiệp với cá tạp

Lồng bè

Khác với nuôi biển quy mô nhỏ bằng lồng gỗ, ở nuôi lồng bè theo công nghệ Na Uy, hệ thống lồng tròn được sản xuất bằng chất liệu nhựa chịu lực HDPE có thể tích mỗi lồng nuôi 1.200 - 2.400 m3, kết nối với nhau và với neo giàn, mỗi neo nặng 3 - 4 tấn, chịu được bão gió cấp 12. Hệ thống cho phép nuôi ở những vùng biển xa bờ nơi môi trường nước trong sạch, do đó có thể hạn chế nguy cơ ô nhiễm và dịch bệnh; kiểm soát được chất lượng ATTP; tránh xung đột với các lợi ích khác như giao thông vận tải thủy, du lịch ở những vùng vịnh kín sóng gió. Vị trí đặt lồng nuôi cho phép lưu tốc dòng chảy <1 m/s, độ sâu khoảng 15 - 30 m, độ mặn 20 - 30‰ (phù hợp với hầu hết các loài cá biển nuôi hiện nay). Nhiệt độ phù hợp nhất trong khoảng 24 - 290C; Độ đục thông thường 60 - 80 cm, trong điều kiện mưa, có phù sa thì độ đục tối thiểu 20 cm (đo bằng đĩa secchi từ bề mặt nước); Nền đáy cát bùn, cát sỏi.

Chỉ tiêu

Thức ăn công nghiệp

Cá tạp

Bảo quản

Dễ

Khó

Tính chủ động

Chủ động

Không chủ động

Hệ số chuyển đổi thức ăn (FCR)

1,4 - 1,6

5,5 - 8

Thành phần dinh dưỡng phù hợp giai đoạn phát triển cá

Có thể lựa chọn phù hợp

Không phù hợp

Ảnh hưởng ô nhiễm môi trường vùng nuôi

Ít ảnh hưởng

Ảnh hưởng

Bảng 3: Cỡ thương phẩm của một số loài cá nuôi Loài cá

Cỡ thương phẩm (kg/con)

Cá bớp/giò

>5

Cá song/mú

0,8 - 1,5

Cá chẽm/vược

2-3

Cá chim vây vàng

> 0,8

Chọn cá giống

Nuôi cá lồng ở Na Uy Ảnh: ST

Bảng 1: Cỡ giống và mật độ thả ban đầu Cỡ giống (cm)

Mật độ thả (con/m3)

5-7

70 - 80

7 - 10

60 - 70

10 - 15

40 - 50

15 - 20

30 - 35

>20

20 - 25

24

Quan sát tại chỗ: Cá phải khỏe mạnh, đồng đều về kích cỡ, không bị xây xát, dị hình, 2 mắt sáng, hoạt động nhanh, sống tụ đàn. Kiểm tra hồ sơ (rất cần nếu có thể): Cá bố mẹ, nhật ký quá trình ương nuôi, bệnh và biện pháp đã xử lý, kháng sinh đã sử dụng... Kiểm tra mầm bệnh: Lấy mẫu đi kiểm tra hoặc xem xét hồ sơ kiểm nghiệm của trại giống, cá giống đảm bảo không mang các mầm bệnh, không lở loét.

Thả cá giống

Cá giống mới vận chuyển đến trước khi thả vào lồng nuôi cần tiến hành tắm nước ngọt hoặc Formalin nồng độ 37% pha loãng 10 - 15 ml/100 lít nước, tắm trong 20 - 40 phút để loại bỏ các loài sinh vật ngoại ký sinh trên cá. Thường thả cá vào lúc mát trời, chênh lệch nhiệt độ không khí với nhiệt độ nước thấp, tốt nhất là trước 8 - 9 giờ sáng hoặc sau 6 - 7 giờ chiều. Mật độ thả, tùy thuộc vào các loài, kích thước cá giống lúc thả và cỡ


Tùy theo loài cá nuôi và thị trường để thu hoạch cá Ảnh: ST

cá thương phẩm sẽ có mật độ thả giống khác nhau. Ở giai đoạn giống nhỏ, cá được phân cỡ và san thưa 2 tuần/lần nhằm tạo sự đồng đều về kích thước cá và mật độ nuôi phù hợp theo từng giai đoạn. Năng suất cá tại thời điểm thu hoạch 5 - 7 kg/m3 lồng là cơ sở để duy trì mật độ trong quá trình nuôi.

Cho ăn

Hiện nay, sử dụng cá tạp làm thức ăn nuôi cá biển vẫn đang phổ biến, nhất là trong nuôi truyền thống. Việc sử dụng cá tạp cho cá ăn sẽ dễ gây ô nhiễm môi trường, dịch bệnh, khó kiểm soát nguồn thức ăn, không chủ động số lượng và chất lượng. Sử dụng thức ăn công nghiệp có thành phần dinh dưỡng bổ sung đáp ứng nhu cầu của từng loài cá nuôi và có nhiều ưu điểm hơn. Giai đoạn cá giống, thường cho ăn 3 - 5 lần/ngày. Giai đoạn nuôi lớn, cho ăn 2 lần/ngày: sáng sớm (7 - 8 giờ) và chiều muộn (6 - 8 giờ). Lượng thức ăn dao động 3 - 5% tổng khối lượng đàn cá trong lồng nuôi, kết hợp quan sát tình trạng của cá để cho ăn với lượng vừa đủ theo nhu cầu. Cá được cho ăn hằng ngày bằng máy cho ăn tự động (nhất là trong giai đoạn giống). Nguyên tắc cho ăn, thức ăn phải phân bố đều để cá có thể bắt được mồi dễ dàng, cho ăn đủ lượng, không để dư thừa… Theo dõi tình trạng sức khỏe. Hằng ngày quan sát cá bơi lội và khả năng bắt mồi, lượng thức ăn sử dụng. Nếu thấy biểu hiện khác thường như cá bơi lội kém linh hoạt, đổi màu, cá ăn kém hoặc bỏ ăn thì giảm lượng thức ăn hoặc không cho cá ăn, sau đó kiểm tra bệnh, môi trường để có biện pháp xử lý kịp thời. Định kỳ lặn kiểm tra đáy lồng, cá chết hay yếu thường chìm ở đáy. Kiểm tra tốc độ sinh trưởng của cá về khối lượng và kích thước để điều chỉnh chế độ chăm sóc và tính khẩu phần thức ăn cho cá phù hợp dựa trên tổng khối lượng cá trong lồng. Qua đó đánh giá chất lượng, thành phần thức ăn. Hằng tuần kiểm tra toàn bộ lồng gồm cấu trúc khung lồng, lưới, hệ thống dây phao… để phát hiện kịp thời các sự cố có thể xảy ra và có biện pháp khắc phục kịp thời. Vệ sinh lồng sẽ tăng cường lưu thông nước giữa môi trường trong lồng và ngoài vùng nuôi, bổ sung hàm lượng ôxy, tạo môi trường tốt cho cá sinh trưởng. Ngoài ra, việc vệ sinh, gia cố các thiết bị, phụ kiện lồng làm cho lồng nhẹ, giảm bớt áp lực lên hệ thống dây, phao bảo đảm an toàn cho lồng. Định kỳ 3 - 4 tuần/lần (tùy điều kiện cụ thể) thay lưới mới vừa đảm bảo an toàn vừa tạo sự lưu thông nước giữa môi trường trong và ngoài lồng nuôi. Thu hoạch tùy theo loài cá nuôi và thị trường tiêu thụ để quyết định cỡ thương phẩm thu hoạch phù hợp. Viện Nghiên cứu Nuôi trồng Thủy sản I

25

Tập đoàn Mavin là doanh nghiệp tiên phong phát triển và ứng dụng công nghệ nuôi lông Na Uy để nuôi trồng thủy sản. Công nghệ nuôi lồng tròn từ Na Uy được Mavin điều chỉnh phù hợp với điều kiện nuôi cá nước ngọt truyền thống trên các hồ chứa của Việt Nam; Công nghệ này đã và đang được áp dụng rất thành công tại một số nước trong khu vực như: Malaysia và Myanmar. Điều kiện hợp tác: . Có giấy phép sử dụng và khai thác mặt nước tại các hồ chứa, hồ thủy điện; . Khu vực được cấp phép thuận tiện giao thông và đảm bảo các yêu cầu kỹ thuật của Mavin; Tham gia vào hệ thống trang trại nuôi trồng thủy sản của Tập đoàn Mavin, người nuôi sẽ được hỗ trợ về kỹ thuật trong suốt quá trình nuôi, thức ăn chất lượng cao được sản xuất và cung cấp từ Nhà máy thức ăn thủy sản hiện đại nhất miền Bắc. Các sản phẩm thủy sản của Mavin với tiêu chí “sạch từ nguồn” luôn đảm bảo đạt các tiêu chuẩn VietGAP, GlobalGAP... do vậy sẽ mang lại lợi nhuận bền vững cho Mavin và đối tác.


farm

Chăn nuôi vịt: Cởi nút thắt, mở tiềm năng Việt Nam đứng thứ hai thế giới về sản lượng vịt nuôi, lại nằm ở thị trường tiêu thụ vịt lớn nhất thế giới là châu Á (chiếm hơn 50% sản lượng nhập khẩu thịt vịt của thế giới), có thể nói vịt chính là một sản phẩm chiến lược của ngành gia cầm Việt Nam nếu được xây dựng tốt thương hiệu. Giống gia cầm quý

Vịt ở Việt Nam hiện mới chiếm 7% tỷ trọng đàn gia cầm với khoảng 72 - 75 triệu con, trong đó ước tính 35% nuôi hướng trứng, 65% nuôi hướng thịt. Song đây lại là một mặt hàng “đặc sản” rất nhiều tiềm năng để phát triển ngành chăn nuôi hữu cơ cũng như phục vụ xuất khẩu. Châu Á nói chung và Ðông Nam Á nói riêng được xem là cái nôi thuần hóa vịt trời thành vịt nhà và phát triển nghề chăn nuôi vịt lâu đời. Trên các bức tranh khắc cổ người ta đã thấy hiện diện hình ảnh những con vịt và trong các trò chơi dân gian Việt Nam, tiêu biểu là nghệ thuật múa rối nước, không thể thiếu hình những con vịt. Ðó là do Ðông Nam Á là nơi phát tích nghề trồng lúa nước và vịt là loại gia cầm có thể sống trên bộ, dưới nước, đã gắn với truyền thống nông nghiệp ngàn đời nay của người Việt. Những con vịt được thả trên các đồng lúa để diệt trừ sâu bọ, ăn các loại tôm tép, cung cấp nguồn phân cho ruộng lúa và cuối mùa thu hoạch chúng lại tận thu những hạt thóc rơi vãi. Trung Quốc và vùng Ðông Nam Á là nơi có đàn vịt chiếm 82% tổng số vịt trên thế giới. Xu hướng tăng trưởng của đàn vịt châu Á cũng được ghi nhận khi sản lượng thịt vịt và tỷ lệ thịt vịt trong tổng sản lượng thịt gia cầm liên tục tăng trong các thập kỷ gần đây. Khách hàng châu Âu như: Hungary, Ðức, Hà Lan, Pháp... cũng dần nhận ra tác dụng và giá trị dinh dưỡng của thịt vịt, do vậy nhu cầu nhập khẩu thịt vịt tăng vào châu Âu liên tục tăng.

Làm giàu từ nuôi vịt

Khi việc nuôi gà, heo đang dần bão hòa, chăn nuôi vịt ngày càng thu hút nhiều bạn trẻ, nhiều người chăn nuôi có kinh nghiệm và cả các doanh nghiệp tham gia đầu tư. Không chỉ chăn nuôi vịt ở vùng đồng bằng mà nơi nào có khe suối, sông, hồ đều nuôi được vịt. Anh Ðoàn

26

Văn Trưởng, bản Nhộp, xã Chiềng Bôm, huyện Thuận Châu, tỉnh Sơn La nuôi vịt mỗi tháng thu nhập 20 triệu đồng. Anh còn giúp nhiều nông dân vùng cao chuyển sang nuôi vịt do anh có máy ấp trứng mỗi tháng cung cấp hơn 10.000 con giống. Phong trào nuôi vịt trời mấy năm gần đây cũng nở rộ. Ông Hòa ở Tam Kỳ, Quảng Nam nuôi 7.000 con vịt trời mỗi năm thu nhập 300 triệu đồng. Ngoài việc tiêu thụ thịt vịt rất có giá thì trứng vịt trời cũng được giá với giá bán tại trang trại lên tới 4.000 đồng/quả. Một điểm thuận lợi của nghề nuôi vịt là người dân có thể tự chế biến thức ăn. Ða số các hộ nông nuôi cho rằng, cám công ty không thể đủ dinh dưỡng bằng cám trang trại tự pha trộn. Nguồn nguyên liệu thức ăn tại chỗ giúp cho giá thành thức ăn nuôi vịt cũng giảm xuống, từ đó đạt lợi nhuận cao hơn.

Mục tiêu xuất khẩu

Chăn nuôi vịt của Việt Nam vẫn chưa phát triển đúng tiềm năng do ảnh hưởng của dịch cúm gia cầm trên thế giới, ngoài ra, nhu cầu tiêu thụ vịt trong thị trường nội địa khá ổn định, dẫn đến việc người chăn nuôi không dám tăng đàn. Thực tế, những nông trại nuôi vịt quy mô vừa và lớn thường có lãi. Hộ ông Hậu ở Văn Xá, Kim Bảng, Hà Nam nuôi 20.000 con vịt, cung cấp 5 triệu quả trứng mỗi năm, lãi khoảng 600 triệu đồng/năm. Tuy vậy, một số thời điểm, cung vượt cầu, nhất là xuất khẩu sang Trung Quốc gặp khó khăn, dẫn đến vịt rớt giá, trang trại chỉ nuôi cầm chừng. Tính đến tháng 5/2018, ước tính tổng đàn gia cầm của cả nước tăng khoảng 6,9% so với cùng thời điểm năm 2017, cho thấy chăn nuôi gia cầm vẫn tăng trưởng, người chăn nuôi vẫn tin vào sự thành công và tiếp tục đầu tư. Trao đổi với phóng viên, lãnh đạo một doanh nghiệp chăn nuôi chế biến vịt tại ÐBSCL cho biết: “So với mặt hàng gà thì vịt của Việt Nam chiếm ưu thế hơn hẳn, do Việt Nam có nhiều giống vịt ngon, được


Nghề chăn nuôi vịt có nhiều thuận lợi Ảnh: VM

nuôi thả đồng theo hình thức chăn nuôi hữu cơ. Do đó trong khi xuất khẩu gà, heo rất khó thì hàng năm chúng ta vẫn xuất khẩu hàng chục triệu USD trứng vịt muối sang nhiều thị trường khác nhau”. Những hàng rào kiểm dịch khắt khe khiến cho việc xuất khẩu thịt vịt tươi sống sang các nước rất khó khăn. Nhiều doanh nghiệp đang đầu tư chế biến các sản phẩm vịt đóng hộp cao cấp và đầu tư vào trứng vịt muối để tiếp cận các thị trường. Vùng ÐBSCL, nơi đàn vịt lớn nhất cả nước với hơn 25 triệu con, chiếm 37% tổng đàn. Riêng Ðồng Tháp nuôi khoảng 5 triệu con, chiếm 13,5%. Nhiều doanh nghiệp trong nước đã tiến hành liên kết nuôi - chế biến - tiêu thụ theo chuỗi đối với sản phẩm vịt. Phong trào nuôi vịt an toàn sinh học, đầu tư chuồng trại, nuôi vịt tập trung cũng được khuyến khích trong hoàn cảnh nuôi vịt thả đồng đã quá tải. Các ngân hàng cũng đã và đang cho các trang trại và hộ nuôi vịt tiếp cận nguồn vốn thông qua hội nông dân. Việc ưu đãi vốn vay cho ngành chăn nuôi vịt được xem là một trong những biện pháp hữu hiệu để phát triển ngành chăn nuôi vịt lên tầm cao mới, hướng tới các sản phẩm vịt có chất lượng cao và có giá trị xuất khẩu. nguyễn anh

27

Ông Đào Mạnh Lương, Tổng Giám đốc Tập đoàn Mavin chia sẻ với báo chí, Mavin đã khởi động dự án chăn nuôi vịt thịt và sẽ sẵn sàng để xuất khẩu vịt thịt vào cuối năm nay. “Việt Nam đứng thứ 2 thế giới về quy mô đàn vịt, đây là một trong những lợi thế mà Mavin mong muốn phát triển, dự kiến, cuối năm 2018 này, lô thịt vịt đầu tiên sẽ của Mavin sẽ được xuất ngoại”. Hiện Mavin chuẩn bị đưa vào hoạt động trang trại vịt thịt tại Châu Thành, Tây Ninh với quy mô 100.000 vịt/năm.


farm

Đan Mạch 7 bí quyết nuôi heo thành công Ngành chăn nuôi heo của Đan Mạch được đánh giá hiệu quả nhất châu Âu với năng suất ổn định và sức khỏe vật nuôi luôn đạt mức cao nhất nhưng sử dụng kháng sinh luôn ở mức thấp nhất. Dưới đây là 8 bí quyết giúp ngành heo Đan Mạch giảm kháng sinh thành công. 1. Mục tiêu 20% protein Mức protein tối thiểu 20% trong khẩu phần ăn giai đoạn khởi đầu được coi là tối ưu. Người nuôi có thể tăng dần lượng protein nhưng năng suất sẽ giảm vì rất khó để đạt được lượng axit amin theo yêu cầu. Khẩu phần ăn chứa nhiều protein có nguy cơ dẫn đến dịch bệnh tiêu chảy. Thay đổi dần dần từ cho heo ăn sữa mẹ sang thức ăn thô là cần thiết để đạt sản lượng cao. Do đó, người nuôi heo tại Đan Mạch luôn duy trì được hàm lượng protein phù hợp. 2. Kích thích ăn vào Lượng ăn vào nhiều từ ngay giai đoạn khởi đầu cần thiết cho sự phát triển của hệ đường ruột khỏe mạnh. Để đạt được điều này, chỉ sử dụng một loại thức ăn chất lượng tốt nhất có thể. Hiện tượng heo bị đói sau những ngày đầu cai sữa xảy ra khá phổ biến và thường dẫn đến tình trạng tiêu chảy nghiêm trọng do thành ruột bị phá hủy. Do đó, các hộ chăn nuôi ở Đan Mạch luôn chú trọng tìm kiếm nguồn protein dễ tiêu để thức ăn ngon và hấp dẫn hơn với vật nuôi. Khẩu phần ăn chứa nhiều sản phẩm có nguồn gốc từ sữa là một yếu tố bắt buộc. 3. Tránh khô đậu tiêu chuẩn Đan Mạch tránh sử dụng khô đậu tiêu chuẩn cho giai đoạn nuôi khởi đầu trong 14 ngày vì khô đậu chứa các yếu tố kháng dinh dưỡng. Thay vào đó, họ sử dụng các nguồn protein khỏe mạnh như Alphasoy, Agrokorn… Chỉ sử dụng hàm lượng nhỏ khô đậu để vật nuôi quen dần sau giai đoạn nuôi khởi đầu. Hệ thống ống tiêu hóa (đường ruột) rất mẫn cảm với các nguồn protein khó tiêu như khô đậu bởi các loại protein khó tiêu sẽ hoạt động như chất nuôi dưỡng mầm bệnh và làm giảm tăng trưởng của vật nuôi do sức khỏe đường ruột kém. 4. Chú trọng các sản phẩm sữa Thị trường có rất nhiều loại sữa chăn nuôi khác nhau. Một số sản phẩm chứa bột sữa tách béo chất lượng tốt, số khác lại chứa váng sữa tách đường lactose hoặc thậm chí protein thực vật. Để đảm bảo heo tăng trưởng tốt nhất, hộ nuôi heo tại Đan Mạch đã làm theo lời khuyên của các chuyên gia dinh dưỡng là chọn sản phẩm sữa ngon nhất với heo và điều chỉnh hàm lượng lactose trong thức ăn theo độ tuổi của heo. Độ

28

tiêu hóa của các thành phần trong sữa cũng cần phải được cân nhắc cẩn thận, thương hiệu sản phẩm sữa các hộ nuôi heo tin dùng là DanMilk. 5. Axit hữu cơ tinh khiết Các nghiên cứu của Đan Mạch chỉ ra axit hữu cơ là một trong những phụ gia quan trọng nhất trong giai đoạn nuôi heo cai sữa vì chúng có thể làm giảm nhiễm khuẩn E.coli, Salmonella… Nhiều thử nghiệm đều cho thấy trọng lượng heo tăng đáng kể khi bổ sung axit hữu cơ vào thức ăn. Các loại aixt hữu cơ tinh khiết phải được sử dụng ở mức tối thiểu 0,5 - 1% (10 kg/ tấn thức ăn). Axit hữu cũng được bổ sung vào nước uống với hàm lượng 0,2% (2 lít/100 lít nước). 6. Bắt đầu huấn luyện heo con sớm Heo trong giai đoạn tăng trưởng quan trọng nhất được huấn luyện cách ăn thức ăn thô. Để có thể chuyển được sang loại thức ăn này, người Đan Mạch đã hỗ trợ heo bằng cách bổ sung thức ăn lỏng hoặc một lượng nhỏ thức ăn thô khi heo con vẫn sống cùng heo mẹ. Cho heo con tập ăn thức ăn thô ở giai đoạn khởi đầu từ 10 ngày tuổi hoặc sớm hơn. Các hộ chăn nuôi cũng chia nhỏ bữa ăn thành 5 - 8 lần/ngày để heo ăn được nhiều hơn. Khi chuyển sang một loại thức ăn mới hoặc từ thức ăn lỏng sang khô, quá trình chuyển đổi phải diễn ra từ từ trong thơi gian từ 3 - 5 ngày. Điều quan trọng nhất là đảm bảo sự thay đổi thuận lợi mà không làm giảm lượng heo ăn vào. 7. Kỹ năng quản lý tốt Quản lý, vệ sinh và môi trường nuôi là những yếu tố quan trọng không kém thức ăn. Một trong những yếu tố bị sao nhãng nhất chính là điều kiện môi trường trong trại nuôi heo con. Tập trung vào việc vệ sinh và khử trùng khu vực nuôi heo cai sữa là yếu tố quyết định vụ nuôi thành công. Giữ khu vực khô sạch là điều quan trọng để đảm bảo hạn chế dịch bệnh phát triển và tăng cường sức khỏe chung cho cả đàn heo. Ngoài ra, điều quan trọng là không được đưa heo mới cai sữa vào một chuồng nuôi ẩm ướt và lạnh vì bề mặt ẩm ướt luôn lạnh hơn bề mặt khô ít nhất 50C. Đan Linh (Theo Pig333)


29


feed

Khánh thành Nhà máy sản xuất TĂCN lớn nhất ĐBSCL Ngày 27/5/2018, tại Đồng Tháp - Tập đoàn Mavin khánh thành Nhà máy TĂCN Mavin Austfeed Đồng Tháp tại cụm công nghiệp Cái Tàu Hạ, huyện Châu Thành, Đồng Tháp. Đây là nhà máy thứ 5 của Tập đoàn Mavin trên toàn quốc, và là dự án đầu tiên trong hàng loạt các dự án nông nghiệp công nghệ cao tại khu vực ĐBSCL, phục vụ nhu cầu của người nông dân miền Tây về các sản phẩm nông nghiệp chất lượng cao, giá thành hợp lý và an toàn vệ sinh thực phẩm.

Nghi thức cắt băng khánh thành Nhà máy

Tới dự Lễ Khánh thành Nhà máy, về phía Việt Nam, có đại diện lãnh đạo Chính phủ Việt Nam và lãnh đạo UBND tỉnh Đồng Tháp. Về phía Australia, có bà Julie Bishop, Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Australia, các lãnh đạo Đại sứ quán Australia và Phòng Thương mại Australia (AusCham) tại Việt Nam. Lễ Khánh thành cũng có sự tham dự của gần 500 khách hàng của Tập đoàn Mavin trên toàn quốc. Những điều đặc biệt về Nhà máy Mavin Austfeed Đồng Tháp: - Công nghệ hiện đại nhất trong nhập và xử lý nguyên liệu: nguyên liệu được kiểm tra kỹ càng và được xử lý bằng công nghệ tách tạp chất tiên tiến, làm sạch và khử trùng trước khi lưu trữ tại kho. Nhà máy có hệ thống silo chứa nguyên liệu hiện đại với linh kiện nhập khẩu 100%

30

từ châu Âu đảm bảo điều kiện lý tưởng về nhiệt độ, độ ẩm và áp suất. - Hệ thống cầu cảng nhập/xuất hàng hiện đại bậc nhất miền Tây: Nhà máy có hệ thống cầu cảng đường sông diện tích rộng có thể cập bến một lúc nhiều ghe/tàu. Tại cảng nhập hàng, nguyên liệu được hút thẳng từ tàu vào các silo dự trữ và chia thẳng tới kho xá, khu nhập liệu theo một chu trình tự động, đáp ứng nhu cầu sản xuất liên tục. Tại cảng xuất hàng, thành phẩm được chuyển tự động trên băng tải trực tiếp đến ghe/tàu giúp tiết kiệm chi phí và thời gian vận chuyển, tạo thuận lợi cho khách hàng. - Quá trình hoạt động được lập trình sẵn: Nhà máy vận hành hoàn toàn tự động, quá trình sản xuất được lập trình sẵn và điều khiển bằng máy tính với rất ít sự can thiệp của con người. Nhờ ứng dụng công nghệ


Ông Đào Mạnh Lương, Tổng Giám đốc Tập đoàn Mavin tri ân các đối tác tài chính và đối tác công nghệ của Mavin Bà Julie Bishop, Ngoại trưởng Australia và ông Nguyễn Xuân Cường, Bộ trưởng Bộ NN&PTNT Việt Nam

Lễ trao Biên bản ghi nhớ về hợp tác đầu tư giữa tỉnh Đồng Tháp và Auscham Việt Nam Nghi thức bấm nút vận hành Nhà máy tiên tiến nhất hiện nay trong các công đoạn: nghiền, trộn, trộn rỉ mật, ép đùn, ép viên… đã giúp Mavin sản xuất ra các sản phẩm đảm bảo vệ sinh an toàn tuyệt đối, chất lượng cao. - Công nghệ đóng bao tiên tiến nhất: Mavin là một trong số ít các doanh nghiệp hiện nay trang bị công nghệ đóng bao tự động với hệ thống ra bao, in date và xếp pallet 100% bằng rô bốt của hãng Premier Tech Chronos, đảm bảo tính chính xác và năng suất cao. Tham gia Lễ khánh thành và tận mắt chứng kiến dây chuyền sản xuất hiện đại, tối tân và quy mô của Nhà máy, nhiều khách hàng đã cho biết rất ấn tượng và thuyết phục. Các khách hàng càng thêm vững tin vào năng lực và cam kết của Mavin đối với sự phát triển bền vững của ngành chăn nuôi nước nhà. Một số khách hàng mới cho biết chắc chắn sẽ sử dụng ngay các sản phẩm của Tập đoàn Mavin và ủng hộ Mavin mở rộng hoạt động tại miền Nam. Mavin group

31

Nghi thức trồng cây lưu niệm


feed

Sinh khí mới về miền Tây… “Người miền Tây luôn nói thật, làm thật! Thương là thương hết mình hết dạ”, đó là chia sẻ của một khách hàng với chúng tôi trong Lễ khánh thành Nhà máy Mavin Austfeed Đồng Tháp, sự kiện này có sự tham dự và chứng kiến của gần 500 khách hàng tiềm năng của Mavin tại ĐBSCL. Câu nói chân thành này của khách hàng đã trở thành phương châm hoạt động của Mavin khi bước chân vào thị trường ĐBSCL.

Đã có gần 500 khách hàng đến tham dự Lễ khánh thành Nhà máy Mavin Austfeed Đồng Tháp

Khách hàng tâm đắc

Tập đoàn Mavin đã hoạt động trên thị trường gần 14 năm, thương hiệu cám Austfeed đã rất phổ biến và thân quen với người chăn nuôi miền Bắc và miền Trung, tuy nhiên với người miền Nam vẫn là một thương hiệu mới mẻ. Vì vậy, khi biết tin sắp khánh thành Nhà máy tại Đồng Tháp, rất nhiều khách hàng đã tò mò, tìm hiểu và đăng ký đến tham quan Nhà máy. Từ chỗ chưa biết, sau khi tận mắt thấy công nghệ hiện đại và dây chuyền sản xuất tối tân của Mavin Austfeed Đồng Tháp, nhiều khách hàng đã bị thuyết phục vì: “Mavin nói thật, làm thật!”. Điều mà đa số khách hàng tâm đắc về Mavin

32

Sau 2 tháng khánh thành Nhà máy, sản lượng liên tục tăng lên với hàng trăm mã đại lý được mở, nhiều khách hàng đã vào website, fanpage của Mavin để xin tư vấn về sản phẩm, điều kiện đăng ký làm đại lý… đó là chuỗi giá trị “Từ Nông trại tới Bàn ăn”. Không chỉ sản xuất TĂCN, Mavin còn mở rất

nhiều liên kết chăn nuôi heo, gà, vịt, cá với quy trình và kỹ thuật chăn nuôi tiên tiến tại ĐBSCL. Điều đó đồng nghĩa, khi lựa chọn đồng hành cùng Mavin, khách hàng sẽ được hỗ trợ kịp thời và đầy đủ theo một chu trình khép kín và hoàn chỉnh, từ đầu vào, con giống, kỹ thuật chăn nuôi tới bao tiêu sản phẩm đầu ra. Chia sẻ về lý do lựa chọn Mavin, Đại lý Thanh Thủy (Trà Vinh) cho biết: “Tôi có nghe đến Mavin từ trước và nhận thấy rằng tầm nhìn và hướng đi của Mavin hoàn toàn giống với tầm nhìn và hướng đi của tôi, đó là làm nông nghiệp bền vững, thông minh, sạch từ nguồn và truy xuất được nguồn gốc, song song với việc phát triển chuỗi giá trị khép kín”.


Đại lý Thanh Thủy chụp ảnh lưu niệm cùng lãnh đạo Tập đoàn Mavin

Chuỗi giá trị của Mavin là điều mà khách hàng tâm đắc nhất

Chinh phục bằng đam mê

Không chỉ thuyết phục bằng việc đầu tư lớn cho địa bàn ĐBSCL (1.600 tỷ đồng, gồm Nhà máy TĂCN, trại giống và Nhà máy thực phẩm), mà Mavin còn được khách hàng đánh giá cao vì sự tận tình và chu đáo. Ngay sau khi ra mắt Nhà máy, trong tháng 6 và 7/2018, ông David John Whitehead, Chủ tịch HĐQT Tập đoàn Mavin đã đích thân đến gặp gần 100 đại lý TĂCN khu vực miền Tây để tìm hiểu nhu cầu và lắng nghe những chia sẻ của khách hàng. Từ đó có những điều chỉnh về chính sách bán hàng và chất lượng dịch vụ cho phù hợp với nhu cầu của thị trường. Khách hàng Trí Thắng (TP Cần Thơ) bày tỏ sự cảm kích với chuyến thăm của lãnh đạo cao

33

nhất của Tập đoàn Mavin: “Tôi hoàn toàn ấn tượng và vinh dự với việc được đích thân Chủ tịch Tập đoàn Mavin, ông David John Whitehead đến thăm và trao quà. Việc làm này nói rõ quyết tâm của Mavin trong việc thâm nhập thị trường miền Tây và cam kết hỗ trợ chu đáo tới các khách hàng tương lai của Mavin”. Một trong các thế mạnh của Mavin là sản phẩm chất lượng cao, cho kết quả rõ ràng ngay sau khi sử dụng. Không chỉ nổi bật ở các dòng sản phẩm cám heo, các sản phẩm như cám gà, cám vịt cũng rất thuyết phục khách hàng. Đây lại là những sản phẩm mà thị trường miền Tây có nhu cầu rất cao. “Thị trường thức ăn cho gà đẻ ở miền Tây vô cùng tiềm năng, và việc Mavin tham gia cạnh tranh vào thị trường này có ý nghĩa và lợi ích lớn đối với người tiêu dùng”, khách hàng Bùi Thủy Lâm (huyện Kế Sách, Sóc Trăng) chia sẻ. Trong khi đó, một số khách hàng “thương” đã đưa ra những góp ý chân thành để xây dựng thương hiệu Mavin phát triển tại địa bàn miền Tây. Đáng chú ý nhất, khách hàng Hoàng Thị Nhung (huyện Châu Thành A, Hậu Giang) cho biết phản hồi về sản phẩm của Mavin Austfeed rất tốt, tuy nhiên điều mà Tập

đoàn cần làm ngay là đẩy mạnh marketing và thương hiệu để càng nhiều người biết đến thương hiệu Mavin, sản phẩm sẽ đến gần với người chăn nuôi hơn. Sự góp mặt của Mavin đã thổi một luồng gió mới vào thị trường miền Tây. Một thương hiệu mới nhưng sản phẩm và công nghệ đạt tiêu chuẩn châu Âu, không chỉ cung cấp sản phẩm TĂCN chất lượng cao mà còn cung cấp các giải pháp tổng thể cho người chăn nuôi. Khách hàng Võ Hoàng Phúc (huyện Phụng Hiệp, Hậu Giang) bày tỏ sự háo hức: “Tôi rất mừng vì Mavin đã về với miền Tây, sẽ đóng góp cho sự phát triển của các tỉnh miền Tây bằng các sản phẩm chất lượng cao, hỗ trợ người nông dân làm giàu bằng chính đam mê nông nghiệp của mình”. Chặng đường của Mavin tại thị trường miền Tây mới chỉ bắt đầu, nhưng Mavin đang dần chinh phục niềm tin của khách hàng, không chỉ bằng Nhà máy TĂCN triệu đô với các sản phẩm “chất lượng đến từ Australia”, mà bằng lòng chân thành và ước mong xây dựng một nền nông nghiệp bền vững, cùng khách hàng miền Tây làm giàu từ chính niềm đam mê nông nghiệp của mình. Phòng TTTH


vet

Cách chăm sóc cá mùa nóng Động vật thủy sản là loài biến nhiệt, nhiệt độ cơ thể phụ thuộc chủ yếu vào nhiệt độ môi trường nước. Vào mùa nắng nóng, nhiệt độ tăng cao, cơ thể động vật thủy sản chưa kịp phản ứng thích nghi, rất dễ bị stress và phát sinh bệnh. Để giảm thiệt hại hiện tượng cá chết do nắng nóng, người nuôi thủy sản cần thực hiện các biện pháp kỹ thuật sau: Quản lý ao nuôi

- Mặt ao có thể thả bèo tây gom vào 1/3 – 1/4 diện tích ao để làm chỗ trú cho cá khi nắng nóng kéo dài, đồng thời duy trì mực nước ao

Trời nóng, cho cá ăn vào sáng sớm và chiều mát Ảnh: VM

34

ổn định từ 1,5 - 2 m, với mức nước này, nhiệt độ ít bị dao động và hạn chế được phân tầng nước. Ngoài ra, người nuôi có thể sử dụng nước giếng khoan bơm bổ sung vào ao để ổn định nhiệt độ nước trong ao (chú ý: Những vùng nhiễm phèn nặng hay hàm lượng sắt cao không nên dùng phương pháp này). - Sử dụng các thiết bị làm giàu ôxy như máy quạt nước, máy sủi khí, máy phun, máy bơm… đặc biệt là vào ban đêm từ 22 giờ đêm đến 4 giờ sáng để tăng ôxy hòa tan và đảo nước. - Định kỳ 7 - 10 ngày, dùng vôi bột hòa nước té khắp mặt ao với lượng 2 - 3 kg/100 m3 để khử trùng nước ao, tiêu diệt mầm bệnh

Tăng cường sức đề kháng

Cho cá ăn vào sáng sớm và chiều mát, vào những ngày nắng nóng trên 350C, chủ động

giảm lượng thức ăn xuống còn 50 - 70% so với bình thường, cần sử dụng các loại thức ăn có chất lượng. - Cho cá ăn đầy đủ dinh dưỡng để đảm bảo sức khỏe. Bổ sung thêm Vitamin C và khoáng vào thức ăn với lượng 3 - 5 g/kg. Có thể định kỳ 1 tuần/2 lần trộn Vitamin C vào thức ăn cho cá ăn để tăng sức đề kháng cho cá. - Những ao nuôi cá đã đạt cỡ thu hoạch, cần chủ động thu tỉa để giảm mật độ nuôi hoặc thu toàn bộ vào thời điểm thích hợp. Lưu ý: Thường xuyên kiểm tra ao nuôi, đặc biệt là những ngày nắng nóng oi bức kéo dài, hôm sau có mưa rào để có biện pháp xử lý kịp thời (trong trường hợp này cần sử dụng vi sinh xử lý H2S, NO2, NH3… trước khi trời mưa). TS. Ngô Phú Thỏa Phó Giám đốc Mavin Aqua


35


aaa vet Mavin

Phòng tránh stress nhiệt trên heo công nghiệp Heo, đặc biệt là heo siêu thịt rất nhạy cảm với sự thay đổi nhiệt độ, cơ thể không có tuyến mồ hôi, mặt khác do bị nuôi nhốt trong điều kiện chăn nuôi công nghiệp thông thoáng kém, thời tiết oi bức làm cho khả năng tự điều hòa thân nhiệt của heo bị hạn chế. Khi nhiệt độ môi trường tăng quá cao vượt quá khả năng điều hòa của heo dẫn đến stress nhiệt. Cơ chế ảnh hưởng

Để tự làm mát, heo chuyển hướng dòng máu đi từ nội tạng đến da. Đồng thời, các mạch máu trong cơ thể phải co lại để duy trì huyết áp. Khu vực chính của sự co mạch là ruột. Mạch máu co trong đường ruột làm giảm dòng chảy của ôxy đến các tế bào hấp thụ đường ruột. Những tế bào này có trách nhiệm giữ các độc tố bên trong ruột tránh xa khỏi dòng máu. “Enterocytes - tế bào hấp thụ đường ruột - hình thành các liên kết chặt chẽ ngăn chặn lipopolysaccharides (LPS), các nội độc tố và vi khuẩn xâm nhập vào cơ thể. Hậu quả của sự co mạch là các tế bào hấp thụ đường ruột bị thiếu ôxy và chết; tạo điều kiện cho các độc tố như LPS chui vào dòng máu gây ra chứng nhiễm độc huyết – endotoxemia”. Khi độc tố xâm nhập vào máu, cơ thể sẽ phản ứng với sự viêm nhiễm dẫn đến chán ăn và tăng nhiệt độ cơ thể do bị sốt bởi stress nhiệt ban đầu. Cơ bị phá vỡ, vật nuôi trở nên lờ đờ và giảm năng suất. Về mặt sinh lý, các tế bào hấp thụ đường ruột tăng tính thẩm thấu - hội chứng rò rỉ ruột. Stress nhiệt cũng gây ảnh hưởng lớn đến sự trao đổi chất. Ví dụ, giảm lượng ăn vào ở cả heo cho ăn theo cặp hoặc heo bị stress nhiệt -> kết quả trọng lượng cơ thể giảm.

Nái mang thai Núm tự động Uống tự do (Lít/ con/ ngày)

Nái đẻ

Heo 30 - 70 kg

Heo trên 70 kg

2 lít/phút

2,5 lít/ phút

1 lít/phút

1,5 lít/phút

15 - 25

25 - 45

10 - 15

15 - 20

Chú ý: Chiều cao núm uống phù hợp với từng giai đoạn phát triển của heo và số lượng núm uống đủ cho quy mô chăn nuôi của từng ô chuồng

Phòng chống

- Chọn nơi thoáng mát, cao ráo để xây dựng chuồng trại. Xây chuồng theo hướng Đông - Tây dọc theo chiều dài của chuồng. - Đảm bảo độ thông thoáng của chuồng. Khoảng cách giữa các ô chuồng: 10 - 12 m. Xây dựng hành lang rộng tối thiểu 1,5 m. - Có trang bị các hệ thống điều hòa nhiệt độ trong chuồng như hệ thống phun sương, phun mưa, hoặc tốt nhất là xây chuồng kín với hệ thống làm mát. Chủ động điều khiển nhiệt độ trong chuồng nuôi, tránh hiện tượng chênh lệch nhiệt độ quá cao trong chuồng tại các thời điểm trong ngày. - Cung cấp nước đầy đủ, tạo điều kiện cho heo tự điều hòa thân nhiệt một cách tốt nhất.

36

- Tránh việc để ánh nắng chiếu trực tiếp vào mặt của heo nái bằng cách bố trí hướng chuồng cũng như trồng các loại cây lâu năm, tán rộng trong trại.


Thời tiết oi bức làm khả năng tự điều hòa thân nhiệt của heo bị hạn chế Ảnh: MF

giải pháp

- Nước và điện giải + Đảm bảo luôn đủ nguồn nước sạch, mát cho heo mọi lúc. Bơm nước lên bể 3 lần/ngày, tránh nước phơi nắng cả ngày -> nước nóng heo không uống nước -> khát - stress nhiệt. + Tăng số máng ăn, máng uống trong chuồng sao cho heo không phải mất quá nhiều công sức hay chen chúc để ăn. + Hệ thống núm uống nước phải đảm bảo không quá ít so với số lượng heo trong ô chuồng và phải luôn hoạt động tốt. + Cung cấp điện giải và Vitamin C mỗi ngày vào nước cho heo uống. - Nhiệt độ và độ ẩm + Nhiệt độ chuồng nuôi luôn đảm bảo từ 22 - 250C; ẩm độ dưới 75%. Hạn chế tối thiểu sự dao động nhiệt độ trong chuồng nuôi: dùng nhiệt kế và ẩm kế để trong chuồng để theo dõi. Nếu nhiệt độ tăng cao hơn 250C thì có thể phun nước lên mái, phun ở dàn mát… nếu ẩm độ xuống quá thấp thì có thể bố trí các vòi phun sương trong chuồng. + Bật dàn mát ngay từ 6 giờ 30 phút sáng sớm đến 19 giờ hàng ngày giúp làm mát không khí, tránh tích nhiệt ở trần và các dụng cụ. + Bật từ 4 - 6 quạt tuỳ nhiệt độ môi trường để điều chỉnh và đảm bảo nhiệt độ trung bình chuồng nuôi đạt từ tối thiểu 22 - 250. + Ban đêm đảm bảo duy trì từ 3 - 4 quạt tuỳ điều kiện thời tiết. - Khẩu khần ăn + Cho heo ăn tự do hoặc ăn nhiều bữa trong ngày, chú ý tăng khẩu

37

phần ăn vào sáng sớm, chiều mát và đảm bảo thắp điện sáng đến 22 giờ để heo hoạt động và ăn uống. + Bổ sung vào khẩu phần ăn men tiêu hoá để heo ăn ngon hơn và hỗ trợ tiêu hoá thức ăn. - Sử dụng thuốc cho heo mùa nóng + Nếu heo có biểu hiện sốt và thở gấp tỷ lệ trên 30% đàn, pha hạ sốt vào nước cho heo uống. + Đối với heo nái o Nái đẻ:  Tiêm sắt cho nái trước đẻ 5 ngày, liều lượng: 5 - 7 ml/nái, tiêm vào buổi sáng trước ăn 30 phút, ngày chửa thứ 113 đề phòng thiếu máu gây khó thở khi stress nhiệt.  Đẻ xong sau 12 - 24 giờ, tiêm Cloprostenol hoặc Vinaprost để tránh viêm.  Với Oxytoxin: Chỉ dùng thuốc khi: Cổ tử cung mở hoàn toàn: đẻ ít nhất 1 con: Tư thế - chiều - hướng của thai thuận: Khoảng cách giữa 2 con trên 45 phút: Không tiêm quá 2 liều/lần đẻ. o Nái nuôi con, sắp cai sữa  Sử dụng PG-600, tiêm vào buổi chiều ngày cai sữa, tác dụng kích thích động dục trở lại nhanh và mạnh hơn.  Nếu heo mẹ quá nóng, có thể dùng nước lạnh làm ướt cổ cho heo nhưng tuyệt đối không làm ướt heo con. Nguyễn Văn Minh (Mavin Farm)


food

5

thị trường tiêu thụ thịt heo lớn nhất

Mặc dù có khoảng 1,8 tỷ người Hồi giáo trên thế giới hoặc gần 25% dân số không ăn thịt heo vì tôn giáo, song sự phổ biến của loại thịt này vẫn không giảm đáng kể.

Trung Quốc/Hồng Kông/ Macau

• Tiêu thụ thịt heo đầu người: 90,1 pound Thịt heo là thành phần chính trong nhiều món ăn của Trung Quốc. Nhu cầu tiêu thụ thịt heo ở Trung Quốc đã chạm trần sớm hơn rất nhiều so với dự báo chính thức. Tuy nhiên gần đây, do lo ngại cho sức khỏe, người dân nước này đang giảm dần việc tiêu thụ thịt heo.

Montenegro

• Tiêu thụ thịt heo đầu người: 88,6 pound Montenegro là một nước nhỏ trong cộng đồng Balkan, nằm phía Tây Bắc Serbia, có diện tích bằng 1/2 diện tích của Serbia. Montenegro là thị trường đứng thứ 2 trong danh sách nếu sử dụng dữ liệu thô của Bộ Nông nghiệp Mỹ (USDA). Tuy nhiên, USDA cũng không thể ước tính được chính xác số lượng sản phẩm mà Montenegro đang vận chuyển.

Đài Loan

• Tiêu thụ thịt heo đầu người: 87,5 pound Đài Loan là thị trường tiêu thụ thịt heo đứng thứ 3 trên thế giới. Tiêu thụ thịt heo tại thị trường này thời gian qua tương đối cao và ổn định, ước tính khoảng 960.000 - 970.000 tấn/năm. Phần lớn nguồn cung thịt heo được cung cấp bởi sản xuất trong nước, với tỷ lệ tự cung cấp trên 90%.

Serbia

• Tiêu thụ thịt heo đầu người: 81,4 pound Có 1.001 cách chế biến thịt heo tại Serbia,

38

Dự báo sản lượng thịt heo toàn cầu sẽ tăng 1,8% trong năm 2018. Ngoại trừ khối Liên minh châu Âu và Nhật Bản, các nước sản xuất thịt heo lớn trên thế giới đều sẽ tăng cường sản xuất. có thể sử dụng nó như món khai vị, món chính… Ngoài việc tiêu thụ thịt heo đứng thứ 2 thế giới, Serbia còn là một đất nước có nhiều cơ hội trong lĩnh vực chăn nuôi, nhất là chăn nuôi heo. Vị trí gần với Nga và những lợi ích hiện tại của việc được phép xuất khẩu

sang nước đó cung cấp rất nhiều cơ hội cho một chuỗi dây chuyền sản xuất heo sinh lợi.

Hàn Quốc

• Tiêu thụ thịt heo đầu người: 81,4 pound Thịt heo là một trong những thực phẩm được người Hàn Quốc sử dụng nhiều nhất. Các sản phẩm từ thịt heo ở Hàn Quốc như xúc xích, thịt xông khói… đang tăng dần. Chính phủ Hàn Quốc đã nghiên cứu các yếu tố khác nhau của ngành chăn nuôi nhằm đảm bảo tính cạnh tranh về giá và kích thích tiêu thụ thịt heo nhập khẩu. Tuy nhiên thời điểm hiện tại vẫn chưa có kế hoạch rõ ràng do đó sự phụ thuộc vào thịt heo nhập khẩu là điều không thể tránh khỏi. Phương ngọc (Tổng hợp)


39


food

Thịt heo Mavin an toàn tuyệt đối Tháng 5/2018, Tập đoàn Mavin trở thành doanh nghiệp Việt Nam đầu tiên xuất khẩu thành công thịt heo sang Myanmar theo con đường chính ngạch. Đây là kỳ tích của ngành chăn nuôi vì nhiều năm qua thịt heo Việt Nam vẫn chưa thể xuất ngoại do không vượt qua được các rào cản về vệ sinh an toàn thực phẩm. Vậy vì sao, Mavin có thể làm được kỳ tích này, nhóm phóng viên đã tìm hiểu tận nguồn những lô thịt heo xuất khẩu được sản xuất như thế nào? Chăn nuôi an toàn

Trang trại Sông Cầu là một trong những trang trại chăn nuôi heo thịt điển hình của Tập đoàn Mavin với quy mô 3.500 con, nằm tại huyện Sông Cầu, Thái Nguyên. Tại đây, các điều kiện về đảm bảo an toàn dịch bệnh, chăn nuôi được thực hiện theo đúng quy trình chặt chẽ của Tập đoàn. Trước khi vào trại, các loại phương tiện phải đi qua hố sát trùng, xe chờ 10 - 15 phút để các vòi nước sát trùng phun đẫm thân xe mới được đi vào trại. Đây là biện pháp đầu tiên được thực hiện rất nghiêm ngặt để đảm bảo cách ly dịch bệnh cho các trại chăn nuôi của Mavin. Khâu bảo vệ thứ 2 đó là việc sát trùng toàn thân đối với người vào trong chuồng nuôi, loại bỏ các yếu tố gây dịch bệnh. Trại Sông Cầu có 3 chuồng nuôi lớn, xây dựng theo tiêu chuẩn kỹ thuật của Tập đoàn với hệ thống cho ăn tự động. Cám được đổ thẳng vào hệ thống silo của trại rồi được dẫn qua các đường ống, khi cho heo ăn kỹ thuật viên chỉ cần nhấn nút, thức ăn đổ thẳng vào các máng ăn, mỗi thời điểm chỉ có một con heo ăn ở mỗi máng. Hệ thống này đảm bảo tiết kiệm thức ăn và cũng đảm bảo vệ sinh chuồng trại vì có thể hạn chế tình trạng rơi vãi. Định kỳ từ 2 - 3 lần mỗi tuần, toàn bộ trại được rắc vôi và phun thuốc sát trùng, đây là biện pháp hiệu quả để bảo vệ vật nuôi khỏi nguy cơ dịch bệnh. Theo anh Nguyễn Quý Hanh, Phó Giám đốc Khối Chăn nuôi, Tập đoàn Mavin, heo được đưa vào trại phải đạt từ 10 kg trở lên, ở trọng lượng này, heo sẽ giảm được các rủi ro về hao hụt đầu con và dịch bệnh. Mỗi trại đều có một kỹ thuật viên giám sát toàn bộ quy trình chăn nuôi theo đúng tiêu chuẩn, và có sự giám sát chặt chẽ từ các bộ phận chuyên môn của khối thông qua hệ thống báo cáo hàng

40

ngày, hàng tuần. Các trại chăn nuôi như trại Sông Cầu là một mắt xích trong toàn bộ chuỗi chăn nuôi của Mavin. Chuỗi này gồm cả khâu nghiên cứu và phát triển giống tại 4 Trung tâm Heo giống hạt nhân công nghệ cao với các giống heo được nhập từ JSR (Vương quốc Anh), lai tạo và phát triển heo chất lượng cho các trại chăn nuôi như Sông Cầu. Bên cạnh đó, dinh dưỡng - khâu quan trọng nhất trong quá trình chăn nuôi, do chính 5 Nhà máy TĂCN của Mavin cung ứng. “TĂCN của Mavin nói không với tồn dư kháng sinh, nói không với chất kích thích tăng trưởng và nói không với các chất cấm. Đảm bảo heo xuất chuồng ở thể trạng tốt nhất, chất lượng thịt tốt nhất và an toàn nhất cho người tiêu dùng”, anh Nguyễn Quý Hanh khẳng định.

Giết mổ theo tiêu chuẩn châu Âu

Đối với sản phẩm thịt heo của Mavin, heo xuất chuồng khi đạt trọng lượng khoảng 100 kg và được vận chuyển tới Nhà máy giết mổ công nghệ cao, áp dụng công nghệ giết mổ theo tiêu chuẩn châu Âu, nhằm hạn chế tối đa quá trình nhiễm khuẩn sản phẩm do tác động từ bên ngoài mà không cần sử dụng chất bảo quản. Công nghệ giết mổ này có các đặc điểm: - Giết mổ bằng sốc điện khiến con vật bất tỉnh và không phải chịu đau đớn. - Giết mổ bằng công nghệ treo: Sau khi sốc điện, con vật được treo lên móc và dùng thiết bị chuyên dụng cắt vào động mạch để “tháo máu”. Con vật đã bất tỉnh nên không hề cảm nhận được đau đớn trong quá trình này. - Trong vòng 2 giờ sau khi sốc điện, quá trình giết mổ hoàn tất.


Trại heo được nuôi cách ly, xa khu dân dư, đảm bảo an toàn dịch bệnh

Đàn heo của Mavin được chăn nuôi theo quy trình khép kín, sạch từ nguồn

Thịt heo được cấp đông ngay lập tức và đảm bảo đã tiêu diệt các mầm bệnh hoặc ngăn chặn sự phát triển của bệnh bên trong thịt. Để xuất khẩu, thịt heo được cấp đông bảo quản nghiêm ngặt và đóng vào trong container lạnh chuyên dụng, đảm bảo nhiệt độ theo quy định trong suốt hành trình vận chuyển đến nước nhập khẩu. Như vậy, toàn bộ quá trình sản xuất thịt heo xuất khẩu sạch từ nguồn giống tới quy trình chăn nuôi và giết mổ, đảm bảo an toàn dịch bệnh, đó là đặc điểm đã thuyết phục được nhà nhập khẩu tại Myanmar khi tìm hiểu về chuỗi giá trị của Tập đoàn. Ông Funahashi Hironori, đại diện Công ty Sojitz Việt Nam (nhà môi giới giúp kết nối Mavin và nhà nhập khẩu Myanmar) phát biểu: “Trong thực tế, việc thông quan và kiểm dịch tại điểm đến không phải là một nhiệm vụ dễ dàng. Nhưng chúng ta đã vượt qua được nhiều rào cản kỹ thuật và thú y. Đây cũng chính là thắng lợi đối với ngành chăn nuôi và Bộ NN&PTNT Việt Nam”. Còn Thứ trưởng Bộ NN&PTNT Vũ Văn Tám thì cho rằng: “Đây là thành công và là tín hiệu cho cả ngành chăn

41

Ảnh: Vũ Mưa

Xuất khẩu thịt heo chỉ là bước khởi đầu trong các kế hoạch mở rộng thị trường tiêu thụ của Mavin. Tiếp theo thịt heo, các sản phẩm như vịt thịt, cá thịt cũng đang sẵn sàng để “xuất ngoại” trong một vài năm tới.

nuôi Việt Nam. Các nước nhập khẩu thực phẩm như Nhật Bản, Myanmar có hệ thống tiêu chuẩn, quy chuẩn kiểm soát kỹ thuật rất cao nhưng việc sản phẩm thịt heo của Việt Nam được các nước cho phép xuất vào nước này, thể hiện thành công về chất lượng thực phẩm của Việt Nam”. mavin food


mavin với cộng đồng

Tập đoàn Mavin

Đồng hành phục hồi sinh kế cho người nghèo

Trong tháng 5 và 6/2018, Tập đoàn Mavin cùng Trung tâm Khuyến nông Quốc gia và Tổ chức Nông nghiệp và Lương thực Liên hợp quốc (FAO) trao 97,2 tấn thức ăn hỗn hợp hoàn chỉnh cho gà đến cộng đồng nông dân nghèo bị ảnh hưởng bởi hạn hán và xâm nhập mặn do El Nino gây ra tại các tỉnh Đắk Lắk, Gia Lai, Ninh Thuận, Bình Thuận.

Đây là một hoạt động trong khuôn khổ: Chương trình khôi phục sinh kế cho người chăn nuôi gia cầm và cộng đồng nông dân nghèo bị ảnh hưởng bởi hạn hán và xâm nhập mặn do El Nino gây ra, bao gồm: hỗ trợ gà giống, thức ăn cho gà và truyền thông về kinh nghiệm chăn nuôi cho bà con. Đã có 97,2 tấn thức ăn hỗn hợp hoàn chỉnh cho gà của Mavin được các cán bộ Tập đoàn chuyển đến tận tay các hộ nông dân nghèo (40 kg/hộ) bị ảnh hưởng bởi thiên tai tại các tỉnh Đắk Lắk (huyện Ea Sup, Krông Búk, Cư Mgar), Gia Lai (huyện Đắk Pơ, Chư Sê, Chư Pưh), Ninh Thuận (huyện Thuận Bắc, Thuận Nam, Bác Ái), Bình Thuận (huyện Hàm Tân, Hàm Thuận Nam, Hàm Thuận Bắc). Bà con nông dân đều bày tỏ sự vui mừng, phấn khởi khi được nhận quà của đoàn công tác. Theo những người nông dân ở Ea Sup, món quà lần này giống như những “cần câu cá” rất có ý nghĩa và thiết thực, góp phần giúp bà con vượt lên khó khăn. “Lần đầu tiên được nhận hỗ trợ gà, TĂCN, đặc biệt bà con còn được cán bộ giỏi tập huấn kỹ thuật chăm sóc vật nuôi nên chúng tôi thấy rất phấn khởi. Chúng tôi hứa với đoàn sẽ cố gắng chăm sóc gà thật tốt để chúng sinh sản ra nhiều gà hơn, từ đó bà con dần vươn lên làm giàu như mong muốn của đoàn”, một nông dân chia sẻ. Bên cạnh đó, các hộ nông dân nghèo cũng được Tập đoàn, Trung tâm Khuyến nông Quốc gia và Tổ chức FAO truyền thông các kiến thức, kinh nghiệm chăn nuôi gà, giúp tăng thu nhập và ổn định cuộc sống sau thiên tai. Dự án hỗ trợ, khôi phục sinh kế cho người chăn nuôi gia cầm và cộng đồng nông dân nghèo do tình trạng hạn hán và xâm nhập mặn vì ảnh hưởng của El Nino gây ra được triển khai từ tháng 12/2017. Dự án góp phần nâng cao kiến thức cho cán bộ các địa phương và nông dân về kỹ thuật chăn nuôi gà, vịt sinh học và thực hành kỹ thuật phòng chống thiên tai, thích ứng với biến đổi khí hậu. Tập đoàn Mavin là 1 trong 10 công ty sản xuất TĂCN lớn nhất tại Việt Nam với 5 Nhà máy tại các tỉnh: Hưng Yên, Nghệ An, Bình Định và Đồng Tháp. Sản phẩm TĂCN của Mavin đã có mặt trên thị trường gần 15 năm và được bà con nông dân tin tưởng về chất lượng và hiệu quả chăn nuôi. Mavin rất vinh dự được đồng hành cùng FAO trong những hoạt động tăng năng suất nông nghiệp, nâng cao mức sống của người dân nông thôn, góp phần tăng trưởng kinh tế của Việt Nam nói riêng và toàn cầu nói chung. Mavin Team

42


43


Thế thế giới giới đó đây

Rô bốt thông minh kiểm soát trại nuôi gà mái đẻ Ở quận Pinggu, ngoại ô Bắc Kinh (Trung Quốc), có một trang trại gà với hệ thống 18 chuồng lớn, mỗi chuồng có sức chưa lên đến 168.000 con gà mái đẻ. Tuy nhiên, điều làm trang trại này trở nên độc đáo, không nằm ở quy mô mà bởi người quản lý đặc biệt. rô bốt quản lý hệ thống

Tập đoàn Charoen Pokphand (CP) là một trong 5 Công ty lớn nhất chuyên sản xuất trứng và các sản phẩm thịt gia cầm tại Trung Quốc. Năm 2015, doanh thu của Tập đoàn tại Trung Quốc đạt 50 tỷ NDT (tương đương 7,2 tỷ USD) từ việc sản xuất TĂCN và con giống. Hiện nay, mỗi năm CP sản xuất khoảng 400 triệu con gà và dự kiến sẽ tăng số lượng lên gấp 3 trong 5 năm tới. Tuy là nhà sản xuất lớn và có uy tín, nhưng hai vấn đề luôn khiến Tập đoàn lo ngại và dành nhiều sự quan tâm chính là vấn đề dịch bệnh và làm trứng giả. Việc ứng dụng rô bốt trong các trại nuôi gà đẻ cũng là một trong những giải pháp mà Tập đoàn đưa ra để giải quyết mối lo này. Tại các trang trại của Tập đoàn, hầu như rất ít có sự xuất hiện của con người, thay vào đó là đội ngũ hàng chục con rô bốt mô phỏng hình người, kích cỡ tương đương người thật, được trang bị hệ thống cảm biến. Các rô bốt này được trang bị các bánh xe dưới chân, giúp chúng chuyển động dễ dàng quanh các khu chuồng gà gần 3 triệu con với nhiệm vụ chính là thay con người chăm sóc đàn gà và kiểm soát các thông số môi trường. Theo ông Xie Yi, Phó Chủ tịch Tập đoàn CP tại Trung Quốc: “Đội rô bốt 18 con được đưa vào sử dụng lần đầu tiên tại những trang trại gà của CP nằm ở quận Pinggu cách Bắc Kinh 80 km về phía Đông Bắc. Trại này hiện có công suất 2,4 triệu quả trứng/năm. Nhờ sự hỗ trợ của đội ngũ rô bốt, công nhân chỉ việc ngồi trong buồng kiểm tra, và vào can thiệp khi “người trợ lý” này phát hiện có con

44

Một rô bốt thông minh đang kiểm tra gà mái tại trang trại của Tập đoàn CP

Ông Yu Jianping, Phó Chủ tịch cao cấp Tập đoàn CP, người trực tiếp quản lý trại gà Pinggu cho rằng: “Rô bốt là một trong những mắt xích quan trọng giúp trại gà kiểm soát an toàn thực phẩm trong chuỗi sản xuất”. gà nào ngưng cử động hay nhiệt độ chuồng tăng quá cao (hơn 410C). Những con gà bệnh hoặc đã chết sẽ được công nhân đưa sang làm thức ăn cho các trang trại nuôi cá sấu lấy da thuộc Tập đoàn”.

Mỗi ngày, các rô bốt này sẽ đi quãng đường 127 m dọc theo chiều dài trang trại. Chúng làm nhiệm vụ đo nhiệt độ môi trường nhờ các thiết bị cảm biến ở trên đầu, ngực và đầu gối, đồng thời, chụp ảnh với tốc độ 6 ảnh/giây để xác định có con gà nào bị ngưng chuyển động hay không. Công việc này được thực hiện liên tục 12 tiếng mỗi ngày, bất cứ vấn đề bất thường nào đều được rô bốt thông báo kịp thời cho nhân viên để giải quyết sau đó. Nhờ đó đã giảm thiểu tình trạng lây lan dịch bệnh cũng như đảm bảo trứng gà bán ra thị trường luôn an toàn, sạch bệnh.

Phát triển bền vững

Thị trường thực phẩm Trung Quốc vốn rất hỗn độn, khi trứng gia cầm cũng bị làm giả, vì thế, người tiêu dùng ở quốc gia này luôn cảnh giác cao độ với các sản phẩm


Dây chuyền làm sạch và phân loại trứng hoàn toàn tự động

tiêu dùng hàng ngày được bày bán trên thị trường. Xét trên nhiều khía cạnh, việc đưa rô bốt vào hệ thống sản xuất, chăn nuôi đã giúp CP vượt lên trên các đối thủ của mình, thuyết phục người tiêu dùng sử dụng các sản phẩm gia cầm được đảm bảo chăm sóc kỹ về mặt sức khỏe và chất lượng. Theo nhận định của ông Hongwei Xin, Giám đốc Trung tâm Sản xuất Trứng công nghiệp của trường Đại học bang Lowa ở Ames: “Dùng rô bốt để chăm sóc đàn gà là việc chưa từng có ở Trung Quốc, thậm chí là tại Mỹ. Nhưng, sắp tới, công nghệ này có khả năng trở thành xu hướng mới của ngành”. Không chỉ giúp sớm phát hiện và ngăn ngừa lây lan dịch bệnh, sử dụng rô bốt cũng có lợi thế giúp giảm thiểu tương tác giữa con người với vật nuôi, từ đó, giảm

45

rủi ro lây nhiễm bệnh từ gia cầm sang con người và ngược lại, nhất là với những bệnh nguy hiểm như E.coli và tụ cầu khuẩn (Staphylococcus aureus) thường do công nhân mang từ bên ngoài vào trại. Bên cạnh việc ứng dụng rô bốt trong quá trình chăn nuôi, CP cũng đồng thời tự động hóa toàn bộ dây chuyền thu gom, làm sạch, phân loại và đóng gói trứng thành phẩm. Rô bốt gần như thay thế con người làm mọi việc từ cho ăn đến nhặt trứng, đi kèm hệ thống dây chuyền hiện đại. Nói về điều này, ông Xie Yi chia sẻ: Tập đoàn muốn kiểm soát toàn bộ chuỗi chế biến từ trang trại đến bàn ăn. Con người đôi khi cũng mắc lỗi, do đó, quy trình tự động hóa sẽ giúp tăng tính an toàn cho thực phẩm. Trần Dũng (Theo Bloomberg)


phóng sự ảnh

Cá rô phi được nuôi tại trang trại của Honduras đạt năng suất cao, sạch bệnh

46


Chế biến cá rô phi tại Regal Springs Regal Springs là nhà máy chế biến cá rô phi lớn nhất tại Mexico, sản phẩm của nhà máy chủ yếu xuất khẩu sang Mỹ với khoảng 70.000 pound cá mỗi ngày và tiêu thụ tại Mexico. Nguồn nguyên liệu của nhà máy được cung cấp từ trang trại Aquafinca của Regal Springs ở Honduras; đây là trang trại nuôi trồng có trách nhiệm; cá nuôi được giữ trong môi trường riêng biệt, được chăm sóc và sử dụng nguồn thức ăn chất lượng. Do đó, Regal Springs có lợi thế hơn với các nhà sản xuất khác khi chủ động và đảm bảo được nguồn nguyên liệu an toàn, sạch bệnh; cùng đó, nhà máy được nâng cấp và dây chuyền sản xuất hiện đại để đáp ứng nguồn sản phẩm cá rô phi xuất khẩu mỗi năm một gia tăng. lộc bình

47


ẩm thực - giải trí Món ngon từ thịt heo Mavin giải nhiệt ngày hè SƯỜN HEO RIM ME Nguyên liệu: 500 gr sườn heo non Mavin 1 thìa canh nước cốt me (dùng me dầm với ít nước ấm để tạo ra nước này) 1 ít tỏi băm, 1 ít hành tím băm, 1 ít bột bắp hoặc bột năng Gia vị: nước mắm, muối, ớt băm, đường, bột ngọt và dầu ăn Cách làm: Bước 1: Rửa sạch sườn với ướp với 1 ít nước mắm, 1/3 thìa muối, 1 ít ớt băm, 1 ít đường, ½ thìa bột ngọt, ½ tỏi và hành, trộn cùng một ít dầu ăn. Ướp các thứ trong khoảng nửa tiếng. Bước 2: Phi hành, tỏi còn lại cho thơm và rán sườn cho đến khi vàng đều hai mặt. Bước 3: Dùng một chảo khác cho nước cốt me vào đun sôi, nêm nếm gia vị cho vừa ăn sau đó trút sườn vào cùng và rim. Bước 4: Khi thấy nước sốt me sôi trở lại, bạn pha nước bột bắp khuấy đều và từ từ rót vào chảo. Đảo đều để nước sốt sánh lại thì có thể tắt bếp.

HEO CHIÊN SỐT DỨA Nguyên liệu :

Thịt nạc thăn Mavin: 500 gam Trứng gà: 1 quả Dứa tươi Cà chua Ớt chuông đỏ và xanh Ớt sừng: 3 quả Rau mùi Bột chiên giòn Các gia vị: hành khô, tỏi, nước mắm, đường, tiêu, hạt nêm, ớt bột Cách làm: - Ướp thịt với các gia vị như: nước mắm nguyên chất, hạt nêm, bột ngọt cùng với tiêu xay nhuyễn, dùng đũa đảo cho các gia vị đều nhau để thịt được ngấm gia vị nhất. - Dứa, ớt chuông xanh và đỏ rửa sạch, cắt những miếng vuông. Cà chua rửa sạch, băm nhỏ để làm xốt thịt sau này. Ớt sừng

48

thái lát, hành khô và tỏi bóc sạch vỏ rồi sau đó băm nhuyễn. - Đổ phần trứng gà được đánh tan vào bát thịt thăn đã ướp ở trên, dùng đũa trộn đều để trứng được thấm vào từng miếng. Đổ gói

bột chiên ra đĩa để bắt đầu nấu. - Cho chảo lên bếp, cho dầu ăn vào. Đợi dầu nóng thì bắt đầu thả những miếng thịt lăn qua bột chiên vào chảo. Để đến khi thấy thịt có màu vàng ruộm đẹp mắt thì vớt ra, để vào một đĩa được trải giấy thấm dầu. - Làm sốt dứa: đầu tiên cho một chút hành cùng dầu ăn vào phi thơm, sau đó cho cà chua băm nhuyễn vào, dùng thìa dầm nát để sốt cà chua được mịn nhất. Thêm vào sốt cà chua là dứa băm nhuyễn, và một chút ớt bột để tạo độ cay. Cho thêm chút hạt nêm, đảo đều, thấy sốt hơi sệt là được. - Cho thịt chiên cùng với ớt chuông, dứa cắt miếng vào đảo đều cùng sốt dứa thơm ngon. Nêm thêm các gia vị để hợp khẩu vị của bạn. Xào đều tay các nguyên liệu trong vòng 3 phút rồi tắt bếp. Bày món ăn ra đĩa và thưởng thức. Món thịt chiên sốt dứa chua ngọt ăn ngon nhất cùng với cơm nóng.


CANH THỊT HEO NẤU HẸ Nguyên liệu: 50 g hẹ 100 g thịt heo Mavin băm 150 g nấm rơm 1 miếng đậu phụ non 2 thìa cà phê hành tỏi băm Cách làm: - Ướp thịt với gia vị hạt nêm sau đó nặn viên nhỏ vừa ăn. Hẹ rửa sạch, cắt khúc, nấm rơm rửa sạch ngâm nước muối loãng sau đó để ráo. Đậu phụ trắng cắt vuông nhỏ. - Xào sơ nấm rơm với dầu ăn, hành tỏi. Sau đó cho khoảng 500 ml nước vào đun sôi lên, sau đó thả thịt viên vào đun tiếp. Chờ đến khi nước sôi lại cho tiếp đậu phụ vào. - Đợi đến khi thịt đã chín sơ sơ, nêm gia vị vừa ăn sau đó cho phần lá hẹ đã sơ chế vào nồi rồi tắt bếp. Múc canh ra bát và thưởng thức với cơm nóng.

Truyện cười Bố làm nghề gì? Trong lớp học, cô giáo hỏi về nghề nghiệp của bố. Cô giáo: Bốp, bố con làm nghề gì? Bốp: Thưa cô, bố con làm bác sỹ ở viện Bạch Mai ạ. Cô giáo hỏi Bin: Bin, thế bố con làm nghề gì? Bin: Nghĩ 1 lúc… Dạ bố con cũng làm bác sỹ ạ, bác sỹ heo, bố con khám cho heo ở Công ty Mavin! Cô giáo: (cười) À! Bố con là bác sỹ thú y! (Haha, con ai mà đáng yêu thế!)

Đồ phá hoại? Bin: Bố ơi, tại sao heo lại đẻ nhiều thế? Bố: Thế con đếm xem con heo có bao nhiêu núm vú?

49

Bin: Đếm:…1... 2… 3… 4…12. Dạ 12 cái bố ạ. Bố: Ừ, trung bình heo đẻ 10 - 12 con để nó sử dụng được hết con ạ. Bin: A bố ơi, thế thì con hiểu tại sao mẹ lại có 2 cái rồi! Bố: @#$%^&*! (Ơ, cháu này thông minh quá!)

Mavin đẹp quá mà!)

Bút của ai? Bố: Bin, bút này là của ai? Bin: (ấp úng...) dạ bút con lấy của bạn cùng lớp ạ. Bị: Bố đã dạy con là không được lấy đồ của bạn rồi. Bố: Để mai bố mang bút xịn ở Công ty về cho con. Lần sau không được lấy của bạn nhé? Bin: ??? (Có bố mẹ nào từng làm như vậy chưa? Bút

Chừng đó là đủ cho một ngày!


giải trí

Xanh... như văn phòng Mavin Sau nhiều năm không ngừng xây dựng môi trường làm việc thân thiện, văn phòng làm việc “xanh”, giờ đây Mavin đã trở thành nơi làm việc mơ ước của nhiều ứng viên.

Một góc xanh mát tại văn phòng Tập đoàn Mavin Sống tại Ecopark, Văn Giang, Hưng Yên nơi mà tôi thấy môi trường xanh gần như tốt nhất tại Việt Nam về khu đô thị phức hợp với 125 cây/1 người. Vì vậy, từ khi tôi bước chân vào Mavin làm việc, điều đầu tiên khiến tôi thôi thúc muốn điều chỉnh đó là tạo không gian xanh, môi trường làm việc thân thiện, nhiều cây xanh... Bởi môi trường sống và làm việc rất quan trọng và ảnh hưởng khá nhiều đến thói quen, sức khỏe, lối sống của mỗi người. Con người ngày càng có xu hướng tìm đến thiên nhiên để thư giãn, tạo sự cân bằng cho tâm hồn. Hiệu quả của việc đem cây xanh vào không gian công sở không chỉ góp phần tăng sự tươi mát, gần gũi với thiên nhiên mà còn mang lại các lợi ích lớn: • Giúp cải thiện chất lượng không khí: lọc các chất độc từ các loại máy móc như máy in, vi tính,

50

máy photocopy... • Giảm căng thẳng và tăng năng suất làm việc lên 12%. • Phát huy tính sáng tạo: Một nghiên cứu gần đây cho thấy nhìn cây xanh giúp tăng tính sáng tạo lên 15%. Môi trường làm việc có cây xanh giúp chúng ta trở nên điềm đạm, cảm thấy thư giãn, vì vậy tính sáng tạo được phát huy. • Giảm tiếng ồn: Một lợi ích của cây xanh mà ít người biết đến là tác dụng giảm bớt tiếng ồn trong không khí, từ đó có thể giúp bạn tập trung hơn vào công việc của mình. Cây xanh cung cấp lượng ôxy lớn hàng ngày, không khí tạo cảm giác thư giãn, refresh trong khi làm việc. Kể cả khi mắt bạn mỏi vì nhìn màn hình máy tính lâu thì bạn chỉ cần nhìn tập trung vào 1 điểm xanh là đã giúp đôi mắt đỡ mỏi… Các

cụ có câu: “Chọn bạn mà chơi, chọn nơi mà ở”. Tôi điểu chỉnh thêm: “Chọn nơi để làm”. Chính vì vậy, trong 3 năm làm việc tại Mavin là 3 năm tôi nỗ lực cải tạo không gian xanh. Từ những bãi đất trống khô cằn, những bụi cây dại với bàn tay chăm chút của chúng tôi, đã trở thành những hàng cây thẳng hàng, những khóm hoa tươi thắm. Văn phòng làm việc cũng tràn ngập sắc xanh, cho người lao động thư giãn và cảm thấy thoải mái mỗi khi đi làm. Và hiện nay, các văn phòng của Mavin đều được thiết kế theo hướng mở, xanh, thân thiện môi trường. Nghi thức trồng cây xanh đã trở thành một phần không thể thiếu trong các Lễ khánh thành Nhà máy của Mavin. Bởi điều đó tượng trưng cho một sự khởi đầu mới mẻ, trường tồn và


Cùng nhìn lại những cải tạo tích cực từ môi trường xanh tại Nhà máy MAC: Trước đây

Sau khi cải tạo

Lễ khánh thành Nhà máy Mavin Austfeed Đồng Tháp, tháng 5/2018 cũng là đóng góp cho môi trường làm việc xanh, tạo không gian làm việc gần với thiên nhiên cho người lao động. Phong trào xây dựng không gian xanh nay đã lan tỏa tới tất cả các cán bộ nhân viên trên toàn bộ các Nhà máy của Mavin. Định kỳ hàng tuần, các buổi hoạt động 5S - tổng vệ sinh văn phòng đầy ý nghĩa đã thu hút đông đảo người lao động tham gia và tạo ý thức hơn về một môi trường xanh - sạch - đẹp. Nguyễn Thị Hoạt Trợ lý CEO

Tạp chí Mavin Từ Nông trại tới Bàn ăn

51

Đơn vị Chủ quản: Công ty Cổ phần Tập đoàn Mavin Địa chỉ: Tầng 8, tòa nhà Hudland Tower, số 6 Nguyễn Hữu Thọ, phường Hoàng Liệt, quận Hoàng Mai, Hà Nội Tổng biên tập: Ông Nguyễn Anh Tuấn - Phó Tổng Giám đốc Tập đoàn Mavin Ban Biên tập: Phòng Truyền thông Thương hiệu Tập đoàn Mavin Tư vấn nội dung: Nhà báo Dương Xuân Hùng Lê Thị Bảo Ngọc - Trị sự Hoàng Ngọc Châu - Thư ký Tòa soạn Dương Thảo / Thu Trang - Nội dung Quốc Việt - Dàn trang, chế bản



Turn static files into dynamic content formats.

Create a flipbook
Issuu converts static files into: digital portfolios, online yearbooks, online catalogs, digital photo albums and more. Sign up and create your flipbook.