Kỷ yếu cuộc thi Thiết kế Bệnh viện Dã chiến - Hội Kiến trúc sư Việt Nam

Page 1


Chỉ đạo thực hiện: KTS Nguyễn Tấn Vạn - Chủ tịch Hội Kiến trúc sư Việt Nam. Tổ chức thực hiện: Chi Hội KTS Cơ quan Trung ương Hội và Tạp chí Kiến trúc. Biên tập: Ts.KTS Phan Đăng Sơn; KTS Nghiêm Hồng Hạnh. Thiết kế, trình bày: Chi hội Kiến trúc sư Quân đội.

2

Bệnh viện dã chiến 2020 I Hội Kiến trúc sư Việt Nam


M Ụ C LỤ C I.

Giới thiệu chung

II.

Tr4-5

Tài liệu tham khảo về Sơ đồ công năng, hướng dẫn và kinh nghiệm thiết kế bệnh viện dã chiến / Cơ sở cách ly Covid-19 của Việt Nam và Quốc tế. 01. Sơ đồ khối chức năng và mối liên hệ Bệnh viện dã chiến điều trị Covid-19 của Bộ Y tế Việt Nam 02. Trích Hướng dẫn Thiết kế Trung tâm cách ly Covid-19 của Hội KTS Bangladesh

Tr12-16

KTS Nghiêm Hồng Hạnh dịch và biên tập

03. Một số kinh nghiệm trong thiết kế Cơ sở Cách ly Cộng đồng tại Singapore

III.

Tr6-11

Tr17-27

ThS.KTS Trình Phương Quân, Đại học Quốc gia Singapore tổng hợp và biên tập

Các đồ án đạt giải tại Cuộc thi Thiết kế Ý tưởng Kiến trúc Bệnh viện dã chiến – Hội KTSVN

Tr28-117

Bệnh viện dã chiến 2020 I Hội Kiến trúc sư Việt Nam

3


I.GIỚI THIỆU CHUNG

Khi đại dịch Covid-19 diễn ra, thế giới nhận thấy những phương thức chăm sóc sức khỏe đang triển khai chưa đủ để đáp ứng trong những tình

huống đặc biệt, đó là những đại dịch tạo ra nhiễm bệnh hàng loạt và lây lan nhanh ở nhiều quốc gia. Vấn đề đặt ra là phải nghiên cứu hoàn thiện mô hình thích ứng để phục vụ kịp thời, có hiệu quả nhất, chủ động hoàn toàn trong đối phó những loại đại dịch này. Ở Việt Nam, nơi nền y tế đang phát triển theo chủ trương chính sách của Đảng, Nhà nước, Chính phủ đã đạt nhiều thành tựu và thể hiện tính ưu việt. Tuy nhiên với những đại dịch, nền y tế nước nhà cũng đã cho thấy cần phải triển khai hoàn thiện thêm các mặt để đáp ứng đầy đủ, chính xác, tin cậy các yêu cầu đặt ra. Trong đó, ngoài hoàn thiện lĩnh vực y tế dự phòng, quy trình và lực lượng chuyên môn cũng như trang thiết bị khám điều trị, thì việc tạo ra các phần “vỏ” kiến trúc công trình tương hợp để phục vụ thường xuyên và đặc biệt là yêu cầu đột xuất khi cần tăng quy mô điều trị không giới hạn là một nhu cầu rất thực tiễn và cấp thiết.

Trước tình hình đó, Hội Kiến trúc sư Việt Nam với tinh thần “Sáng tạo – Sẻ chia vì Cộng đồng” đã kịp thời tổ chức, thực hiện một chương trình

hành động thiết thực, cụ thể như: Cập nhật và phổ biến các mô hình công năng cơ sở y tế thích ứng tiến bộ trên thế giới; Giới thiệu các hướng nghiên cứu phù hợp cho Việt Nam; Kết hợp với Bộ Y tế tổ chức cuộc thi “Thiết kế Ý tưởng Kiến trúc Bệnh viện dã chiến” chống đại dịch lây nhiễm cấp A (như đại dịch Covid-19) và Hội thảo “Giải pháp Thiết kế Bệnh viện Hiện đại”…

Với mục tiêu cập nhật thông tin và phổ cập các mô hình thích ứng tiến bộ, Hội Kiến trúc sư Việt Nam bằng nhiều nguồn chuyên môn khác nhau,

cùng với sự hỗ trợ của Bộ Y tế giới thiệu 3 sơ đồ công năng điển hình có tính định hướng cho việc xác lập quy trình tiếp nhận, khám, điều trị cho các bệnh nhân Covid-19. Các dây chuyền này cũng có thể làm cơ sở nghiên cứu thực nghiệm để triển khai cho các loại dịch bệnh truyền nhiễm khác ở mọi cấp độ.

Các bài viết nghiên cứu đề xuất của các chuyên gia thiết kế kiến trúc, nhằm cung cấp thêm các thành tựu nghiên cứu đến thời điểm hiện tại

trên thế giới và ở trong nước. Với mục tiêu là từ các cơ sở lý thuyết có thể đề xuất những giải pháp phù hợp với điều kiện triển khai ở Việt Nam theo phương châm “Phổ thông - Thích dụng – Kịp thời – Kinh tế”.

4

Bệnh viện dã chiến 2020 I Hội Kiến trúc sư Việt Nam


Trên cơ sở cập nhật tiến bộ khoa học công nghệ chuyên ngành trên thế giới, điều kiện thực tiễn Việt nam, cuộc thi “Thiết kế Ý tưởng Kiến trúc

Bệnh viện dã chiến” diễn ra từ tháng 5 đến tháng 7 năm 2020 đã chọn được 8 phương án xuất sắc trong 76 bài dự thi của giới kiến trúc sư và cả sinh viên kiến trúc toàn quốc. Việc tham gia đông đảo của giới đã thể hiện tinh thần vì cộng đồng, cũng như tâm huyết của anh, chị, em làm nghề. Các phương án đạt giải cơ bản đều tiệm cận được trình độ chuyên môn thế giới và khu vực, phù hợp phát triển thành các thiết kế có thể xây dựng để đáp ứng tốt cho công năng nhiệm vụ khám, chữa loại bệnh đại dịch. Đặc biệt các thiết kế đó mang đặc tính rất phù hợp Việt Nam về khả năng chế tạo dạng “tiền chế”, lắp dựng phổ thông với những người thợ bình thường hoặc người dân, có khả năng tháo dỡ, niêm cất để sử dụng lại hoặc chuyển đổi công năng khi nhu cầu thay đổi. Việc sản xuất sẵn để đưa vào “Y tế dự phòng” cũng là một hứơng được đặt ra và đã được giải quyết bước đầu trong cuộc thi. Các mô hình này lấy cơ sở thiết kế là 500 giường bệnh và các bộ phận lâm sàng, kỹ thuật, phụ trợ nhưng hoàn toàn có khả năng mở rộng lên nhiều lần bằng hình thức ráp nối “modul”. Các lựa chọn đều hướng tới giá thành xây dựng rẻ, phù hợp điều kiện kinh tế nội tại. Các quy định của Việt Nam về mặt pháp lý và tiêu chuẩn ngành có cơ sở để tuân thủ đúng, đủ khi các phương án này được lựa chọn nghiên cứu hoàn chỉnh trong các bước triển khai tiếp theo.

Hội Kiến trúc sư Việt Nam xin trân trọng giới thiệu đến các cơ quan hữu quan và các đơn vị quan tâm “Tài liệu Tham khảo Thiết kế Kiến trúc Bệnh

viện Dã chiến 2020” với các nội dung như trên. Đặt biệt là mô hình kiến trúc Bệnh viện dã chiến, một thể loại chưa có các nghiên cứu chính thống và triển khai cụ thể bài bản ở Việt Nam, góp phần làm cơ sở tham khảo cho những chương trình tiếp biến phù hợp. Với tinh thần “Chống dịch như chống giặc” và tấm lòng “Sáng tạo - Sẻ chia vì Cộng đồng” của các Kiến trúc sư, hy vọng rằng đây là một đóng góp hữu ích và thiết thực.

Trân trọng! HỘI KIẾN TRÚC SƯ VIỆT NAM

Bệnh viện dã chiến 2020 I Hội Kiến trúc sư Việt Nam

5


II. BỆNH VIỆN DÃ CHIẾN/ CƠ SỞ CÁCH LY COVID-19 CỦA VIỆT NAM VÀ QUỐC TẾ

TÀI LIỆU THAM KHẢO VỀ SƠ ĐỒ CÔNG NĂNG, HƯỚNG DẪN VÀ KINH NGHIỆM THIẾT KẾ

01. Sơ đồ khối chức năng và mối liên hệ Bệnh viện dã chiến điều trị Covid-19 của Bộ Y tế Việt Nam

6

Bệnh viện dã chiến 2020 I Hội Kiến trúc sư Việt Nam


Bệnh viện dã chiến 2020 I Hội Kiến trúc sư Việt Nam

7


8

Bệnh viện dã chiến 2020 I Hội Kiến trúc sư Việt Nam


Bệnh viện dã chiến 2020 I Hội Kiến trúc sư Việt Nam

9


10

Bệnh viện dã chiến 2020 I Hội Kiến trúc sư Việt Nam


Bệnh viện dã chiến 2020 I Hội Kiến trúc sư Việt Nam 11


II. BỆNH VIỆN DÃ CHIẾN/ CƠ SỞ CÁCH LY COVID-19 CỦA VIỆT NAM VÀ QUỐC TẾ

TÀI LIỆU THAM KHẢO VỀ SƠ ĐỒ CÔNG NĂNG, HƯỚNG DẪN VÀ KINH NGHIỆM THIẾT KẾ

02. Trích Hướng dẫn Thiết kế Trung tâm cách ly Covid-19 của Hội KTS Bangladesh

KTS Nghiêm Hồng Hạnh dịch và biên tập

A. Giới thiệu chung: Do nguồn lực hạn chế, không thể xây dựng một bệnh viện mới để xử lý tình trạng khó lường, việc xây dựng Hướng dẫn thiết kế cho Trung tâm cách ly tạm thời thông qua việc chuyển đổi các tòa nhà cộng đồng như Trung tâm hội nghị, sân vận động và trường học hoặc trong lều bạt… để có thể giúp điều trị nhiều bệnh nhân hơn trong tình trạng đại dịch này. Trong quá trình thiết kế một trung tâm cách ly như vậy, ở giai đoạn thiết kế đầu tiên, cần lưu ý các tiêu chí và nguyên tắc để ngăn chặn sự lây lan của virus COVID-19 trong Trung tâm cách ly: • Dây chuyền đón tiếp, khám, điều trị bệnh nhân. • Dòng dịch chuyển của Bệnh nhân / Nhân viên phải giảm thiểu phơi nhiễm cho bệnh nhân có nguy cơ cao và tạo điều kiện vận chuyển bệnh nhân và nhân viên an toàn; • Phân cách không gian của bệnh nhân một cách thích hợp trong khu vực chờ và khu vực điều trị; • Bố trí số lượng và loại phòng cách ly phù hợp (phòng cách ly một giường hoặc nhiều giường); • Bố trí chỗ rửa tay đầy đủ; • Vật liệu bề mặt (ví dụ: tường, sàn) được vệ sinh dễ dàng; • Thông gió phù hợp cho phòng cách ly.

12

Bệnh viện dã chiến 2020 I Hội Kiến trúc sư Việt Nam


B. Quy hoạch và thiết kế Trung tâm cách ly Trong số các phương pháp khác nhau để kiểm soát lây nhiễm, hai yếu tố môi trường quan trọng là cách ly và thông gió. Bệnh nhân bị nhiễm bệnh hoặc những người rất dễ bị lây nhiễm cần phải được cách ly trong phòng riêng với hệ thống thông gió thích hợp để ngăn chặn sự lây lan và giảm khả năng phát triển ca lây nhiễm mới. Mục đích chính của việc thiết kế Trung tâm cách ly là để cung cấp các rào cản bảo vệ đầy đủ cho những người được xác nhận là bệnh nhân COVID-19 và giảm thiểu lây nhiễm chéo thông qua giọt bắn hoặc truyền tiếp xúc. 1. Các vấn đề cần quan tâm khi thiết kế Trung tâm cách ly: • Vị trí và thiết kế của trung tâm cách ly trong một cơ sở sẵn có cần phải được ngăn cách với phần còn lại của các dịch vụ. • Cần có khu vực phân loại COVID-19 để phát hiện sớm và cách ly các ca nhiểm để giảm thiểu rủi ro lây nhiễm ở trung tâm. • Các phòng cách ly nên được phân cụm và nằm cách xa cổng chính. • Các đơn vị cách ly phải bao gồm không gian rộng rãi cho các dịch vụ phụ trợ và hỗ trợ, như khu vực lưu thông, khu vực thay đồ sạch và bẩn, nhà vệ sinh riêng cho nhân viên và khách, v.v… • Các đơn vị cách ly nên bao gồm không gian rộng rãi để lưu trữ thiết bị chăm sóc bệnh nhân, thiết bị vệ sinh, đồ vải, chất thải, v.v… • Các đơn vị cách ly phải được thiết kế sao cho tuyến lưu chuyển hàng hóa, dịch vụ và chất thải không được chồng chéo, giảm thiểu lây nhiễm chéo giữa các vật dụng bị ô nhiễm và vật dụng sạch. • Cần xem xét nhu cầu về các dịch vụ phụ trợ cho Đơn vị Cách ly, như xử lý chất thải, giặt ủi hoặc khử trùng thiết bị bệnh nhân. • Các biện pháp kiểm soát môi trường đặc biệt, như phòng cách ly áp suất âm, không cần thiết để ngăn chặn COVID-19 coronavirus thông qua giọt bắn và tiếp xúc. • Hệ thống lọc khí thích hợp (bộ lọc không khí) sẽ được áp dụng ở mọi cấp độ trong bệnh viện vì điều này liên quan đến hệ hô hấp của cơ thể con người. Trong các không gian sử dụng điều hòa, cần có bộ lọc không khí thích hợp (HEPA, ULPA, v.v.) để ngăn ngừa lây nhiễm chéo giữa các bệnh nhân, để giúp giữ một môi trường bệnh viện sạch khuẩn và đặc biệt là ở lối ra để ngăn chặn ô nhiễm không khí xung quanh. • Tất cả chất thải COVID-19 phải được tiêu hủy hoặc vận chuyển đến bất kỳ nhà máy xử lý hiện có. Có thể bố trí một lò đốt tại chỗ hoặc nồi hấp với máy tiêu hủy là một lựa chọn tốt hơn cùng với sự kiểm soát thích hợp các chất gây ô nhiễm không khí tiềm năng. • Hệ thống thoát nước, làm sạch và xử lý nước thải bệnh viện có thể được quản lý bằng ETP / STP di động để giúp giữ môi trường khử khuẩn.

Bệnh viện dã chiến 2020 I Hội Kiến trúc sư Việt Nam 13


2. Các khu chức năng trong Trung tâm cách ly: Việc phân vùng chức năng của trung tâm cách ly phải dựa trên nguy cơ kiểm soát nhiễm trùng: Hình 1

14

Bệnh viện dã chiến 2020 I Hội Kiến trúc sư Việt Nam


• Vùng phân loại bên ngoài đơn vị cách ly: Phân loại bệnh nhân (hoặc sàng lọc) được bố trí tại điểm trên lối vào của một Trung tâm Cách ly, cần nằm ngoài Đơn vị Cách ly. Cụ thể hơn, có thể là trước khi đến hoặc trên đường đến Trung tâm cách ly. Phân loại là điểm rất quan trọng để phân tách người nghi ngờ có COVID-19 coronavirus khỏi người không có COVID-19. Có một khu vực chờ và tiếp nhận được chỉ định thiết kế trong Vùng phân loại này. • Vùng nguy cơ thấp: Vùng nguy cơ thấp là khu vực chỉ dành cho nhân viên y tế bao gồm: các bác sĩ, nhân viên y tế, nhân viên vệ sinh và nhân viên phục vụ. Nhân viên y tế đi qua khu vực khử trùng chuyên dụng tại điểm vào / ra giữa đơn vị cách ly và Khu nguy cơ thấp. Có một khu vực thay đồ để thay quần áo đường phố và khu vực riêng để thay đồ bảo hộ cá nhân - PPE có nguy cơ cao. Ngoài ra còn có một cơ sở giặt ủi cho nhân viên để giặt và sấy khô, cũng như làm khô các thiết bị tái sử dụng khác sau khi khử nhiễm, chẳng hạn như như ủng, kính bảo hộ và găng tay cao su nặng. Vùng nguy cơ thấp cũng có không gian dành cho cho lưu trữ, nhà thuốc, khu vực chuẩn bị dung dịch khử trùng và phòng giao ban nhân viên, văn phòng hay phòng bác sĩ. • Vùng nguy cơ cao: Trong một cơ sở cách ly, các bộ phận chính thuộc Vùng nguy cơ cao. Chức năng chính của vùng ngày là chăm sóc cho những bệnh nhân đã hoặc đang nghi ngờ mắc bệnh coronavirus. Vùng nguy cơ cao cũng là khu vực thu thập, xử lý và xử lý chất thải. Mẫu bệnh được thu thập trong khu vực nguy cơ cao. Phòng thí nghiệm trong đó thực hiện các xét nghiệm có cấp độ an toàn sinh học 2 và xét nghiệm PCR cũng được đặt trong vùng nguy cơ cao. Trường hợp phòng xét nghiệm có thể được đặt ngoài khu vực thì sẽ cần sắp việc vận chuyển mẫu đến phòng xét nghiệm. Mọi thứ trong Vùng nguy cơ cao như tường, sàn, giường, đồ dùng cá nhân, giấy tờ, bệnh nhân và lớp ngoài của đồ bảo hộ đều được coi là bị nhiễm khuẩn. Vùng nguy cơ cao được chia thành hai phần: khu vực bệnh nhân nghi nhiễm và khu vực bệnh nhân xác nhận nhiễm virus. Tách các trường hợp nghi nghiễm và xác nhận nhiễm giúp giảm lây truyền giữa bệnh nhân nếu một số bệnh nhân trong khu vực nghi ngờ không phải là trường hợp coronavirus thật. Vì thế, dòng chảy của bệnh nhân và nhân viên luôn di chuyển từ khu vực nghi ngờ đến khu vực được xác nhận, KHÔNG BAO GIỜ ngược lại. 3. Tuyến lưu chuyển bệnh nhân / nhân viên trong Trung tâm cách ly: • Bệnh nhân và nhân viên nên vào đơn vị Cách ly từ bên ngoài bằng cách sử dụng tuyến đường / khu vực khác nhau. Bệnh nhân nghi ngờ có COVID-19 coronavirus sẽ trực tiếp vào khu vực nguy cơ cao từ khu vực phân loại thông qua lối vào một chiều. • Nhân viên vào khu cách ly qua vùng nguy cơ thấp bằng cách sử dụng lối vào/ ra riêng biệt, chỉ dành cho nhân viên. Nhân viên nên được khử trùng khi đến nơi bằng cách rửa tay với xà phòng và phun dung dịch khử trùng. • Nhân viên và bệnh nhân di chuyển bên trong Trung tâm cách ly cũng quan trọng như cách ly vùng nguy cơ cao với các khu vực còn lại. Tuyến lưu chuyển luôn đi từ vùng nguy cơ thấp nhất đến vùng nguy cơ cao nhất.

Bệnh viện dã chiến 2020 I Hội Kiến trúc sư Việt Nam 15


• Cần có tuyến lưu thông một chiều chỉ dành riêng cho nhân viên từ vùng nguy cơ cao trở lại vùng nguy cơ thấp. Nhân viên y tế nên loại bỏ PPE của họ trước khi vào lại vùng nguy cơ thấp. • Trong vùng rủi ro cao, tuyến di chuyển của nhân viên cũng từ vùng rủi ro thấp hơn đến vùng rủi ro cao hơn. Nhân viên luôn luôn di chuyển từ khu vực nghi nhiễm đến khu vực xác nhận nhiễm, không bao giờ theo cách khác. • Bệnh nhân cũng di chuyển từ khu bệnh nhẹ nhất sang khu bệnh nặng nhất, nhưng sự dịch chuyển của họ bị giới hạn trong vùng nguy cơ cao vì không được phép vào vùng nguy cơ thấp. • Bệnh nhân được xuất viện rời khỏi bộ phận cách ly thông qua lối thoát một chiều chuyên dụng. • Nhân viên ra khỏi trung tâm cách ly ra bên ngoài khỏi khu vực rủi ro thấp. Đây là một lối ra riêng biệt chỉ dành cho nhân viên, thường là lối mà họ đã vào và cũng trải qua khử trùng.

Tóm lại, có thể thấy rõ mối liên hệ giữa thiết kế kiến ​​trúc của Cơ sở chăm sóc sức khỏe và việc kiểm soát lây nhiễm. Để giảm thiểu sự lây lan của

coronavirus COVID-19, Thiết kế trung tâm cách ly có thể giúp ngăn ngừa sự lây nhiễm ttrong các cơ sở chăm sóc sức khỏe. Tất cả các cấp độ kiểm soát trong một hệ thống cách ly (kiểm soát hành chính, môi trường và kỹ thuật kiểm soát, bảo vệ cá nhân) rất quan trọng và cần được tính đến khi thiết kế một trung tâm cách ly. Tài liệu này cố gắng cung cấp hiểu biết cơ bản về hệ thống phân cấp kiểm soát nhiễm trùng và chiến lược cho các kiến ​​trúc sư thiết kế cơ sở chăm sóc sức khỏe để họ có thể xem xét tiêu chí kiểm soát nhiễm trùng trong giai đoạn thiết kế. Chúng tôi hy vọng rằng Hướng dẫn sẽ không chỉ giúp thiết kế một môi trường lành mạnh và an toàn nhưng cũng giúp hoạch định các giải pháp thiết kế hợp lý giúp giảm thiểu sự phức tạp, chi phí vận hành và bảo trì. Ghi chú: Tài liệu này sử dụng rất nhiều nguồn kham khảo như: Yêu cầu kỹ thuật trong thiết kế các Bệnh viện truyền nhiễm dã chiến của Cục nhà ở và phát triển đô thị - nông thôn Hồ Bắc, Trung Quốc; Các tài liệu hướng dẫn Kiểm soát môi trường lây nhiễm của CDC và WHO…

16

Bệnh viện dã chiến 2020 I Hội Kiến trúc sư Việt Nam


II. BỆNH VIỆN DÃ CHIẾN/ CƠ SỞ CÁCH LY COVID-19 CỦA VIỆT NAM VÀ QUỐC TẾ

TÀI LIỆU THAM KHẢO VỀ SƠ ĐỒ CÔNG NĂNG, HƯỚNG DẪN VÀ KINH NGHIỆM THIẾT KẾ

03. Một số kinh nghiệm trong thiết kế Cơ sở Cách ly Cộng đồng tại Singapore

ThS.KTS Trình Phương Quân, Đại học Quốc gia Singapore tổng hợp và biên tập

Tổng số ca: 17,548 Điều trị nội trú tại bệnh viện: 1,710 (24 trong ICU) Trong cơ sở cách ly cộng đồng : 14,474

Bệnh viện dã chiến 2020 I Hội Kiến trúc sư Việt Nam 17


CƠ SỞ CÁCH LY CỘNG ĐỒNG LÀ GÌ?

Là Cơ sở cách ly được quản lý với mức độ kiểm soát nhiễm trùng cao. Những người đã xét nghiệm dương tính với Covid-19 với triệu chứng nhẹ và các yếu tố nguy cơ thấp hơn được chăm sóc tại các cơ sở này, hầu hết phục hồi với sự can thiệp tối thiểu. Bệnh nhân tại các cơ sở này được theo dõi chặt chẽ trong trường hợp họ cần được chuyển đến bệnh viện để được hỗ trợ tốt hơn. Những người có tình trạng nghiêm trọng được chăm sóc tại Đơn vị Chăm sóc Chuyên sâu (ICU) tại bệnh viện. Những bệnh nhân này có thể biểu hiện các triệu chứng nghiêm trọng hoặc có các yếu tố nguy cơ và các bệnh nền khác. Những người trước đây đã được đưa vào bệnh viện cũng có thể được chuyển đến Cơ sở cách ly cộng đồng khi họ khỏi bệnh cấp tính. CÁC LOẠI CƠ SỞ CÁCH LY CỘNG ĐỒNG

Loại cơ sở

Thời gian sử dụng

Trường hợp đặc biệt • Thời gian sử dụng rất ngắn • ví dụ: nhà triển lãm, nhà thi đấu, doanh trại quân đội…

2-3 tuần

dưới 6 tháng

Loại 1: • Cơ sở cách ly ngắn ngày • Được chuyển đổi công năngtừ hạ tầng sẵn có (ví dụ: các tòa nhà trống, các tòa nhà thuộc sở hữu quốc doanh…) • Xây dựng mới (khu nhà ở 1 tầng)

1-2 tháng

trên 6 tháng đến dưới 1 năm

3-4 tháng

trên 1 năm đến dưới 3 năm

Loại 2: • cơ sở cách ly sử dụng lâu dài • (ví dụ: tòa nhà xây mới 3-4 tầng)

18

Thời gian xây dựng

Bệnh viện dã chiến 2020 I Hội Kiến trúc sư Việt Nam


CƠ SỞ CÁCH LY CỘNG ĐỒNG

KHU VỰC MỞ RỘNG ĐANG ĐƯỢC XÂY DỰNG

Vì sự an toàn của nhân viên y tế và các nhân viên thiết yếu khác, các khu vực trong nhà và ngoài trời kết hợp của cơ sở Cách ly cộng đồng 108.000 m2 đã được phân chia thành ba khu vực khác nhau - đỏ, vàng và xanh lục. Bệnh nhân cư trú trong khu vực màu đỏ và được tự do di chuyển về không gian bao gồm khu vực sinh hoạt, nhà vệ sinh, phòng giặt ủi và trung tâm y tế.Chỉ những nhân viên được ủy quyền như nhân viên y tế và đội bảo trì thiết yếu mang thiết bị bảo vệ cá nhân (PPE) mới được phép vào khu vực màu đỏ. Vùng màu vàng đóng vai trò là rào cản của các loại màu đỏ, nơi nhân viên và PPE của họ phải chịu sự kiểm tra nghiêm ngặt trước khi họ được phép tiếp xúc với bệnh nhân. Khi ra khỏi khu vực màu đỏ, tất cả đồ đạc và thiết bị cá nhân sẽ được khử trùng trong khu vực màu vàng trước khi những thứ này có thể được đưa vào khu vực màu xanh lá cây. Vùng xanh dành cho nhân viên làm việc và nghỉ ngơi khi họ không ở trong vùng đỏ. Không có PPE được yêu cầu trong khu vực này. (Nguồn CNA) Bệnh viện dã chiến 2020 I Hội Kiến trúc sư Việt Nam 19


20

Cơ sở trong nhà được tu sửa có thể chứa khoảng 2.700 bệnh nhân. Có một tùy chọn để tăng sức chứa lên tới 4.400 bệnh nhân bằng cách mở rộng ra khu vực ngoài trời, hiện đang trong quá trình xây dựng. (Nguồn CNA)

Khu vực ngoài trời, vẫn đang được xây dựng, sẽ có thể chứa 1.700 bệnh nhân khác. (Nguồn CNA)

Mỗi khoang cách ly gồm 8-10 giường, khoảng cách giữa mỗi giường >1m. Tất cả các bệnh nhân được kết nối với WIFI qua thiết bị cá nhân để giữ liên lạc và nhận thông tin cần thiết. (Nguồn CNA)

Khu vực ngoài trời, vẫn đang được xây dựng, sẽ có thể chứa 1.700 bệnh nhân khác. (Nguồn CNA)

Bệnh viện dã chiến 2020 I Hội Kiến trúc sư Việt Nam


THIẾT KẾ CƠ SỞ CÁCH LY CỘNG ĐỒNG ĐẶC BIỆT - TIÊU CHUẨN THIẾT KẾ VÀ QUY HOẠCH TRONG NHỮNG TRƯỜNG HỢP ĐẶC BIỆT, KHI CƠ SỞ CÁCH LY CỘNG ĐỒNG ĐƯỢC SỬ DỤNG TRONG THỜI GIAN RẤT NGẮN (DƯỚI HOẶC BẰNG 6 THÁNG), CÁC TIÊU CHUẨN DƯỚI ĐÂY ĐƯỢC ÁP DỤNG

ĐỀ MỤC

YÊU CẦU

Diện tích sử dụng tính trên đầu người

≥6 m2 (khu vực ở, ngoại trừ nhà vệ sinh)

Khoảng cách giữa các giường (giường đơn)

≥1 m

Số lượng người trên mỗi phòng

≤10 người Tổng diện tích sàn mỗi đơn vị ở ≥60m2 (khu vực phòng ngủ)

Số lượng người mỗi Phân vùng

≤ 250 người mỗi Phân vùng

Vách ngăn

≥ 2.4m. Không giới hạn về loại vật liệu

Nhà vệ sinh

Mỗi đơn vị ở cần có nhà vệ sinh riêng với bồn cầu/ vòi sen . Nếu không đáp ứng được, một khu vực nhà vệ sinh cần được bố trí. Tối thiểu 1 vòi sen/ bồn cầu/ bồn rửa cho 15 người

Nội thất

Đệm, khung giường, tủ chứa đồ cá nhân Khunng giường, đệm và tủ khóa có thể được chuyển qua từ các tòa nhà, ký túc xá hiện tại.

Phòng cháy chữa cháy

Đảm bảo lối thoát hiểm không bị cản trở và phân định rõ ràng, Bình chữa cháy cần được cung cấp và bảo dưỡng định kỳ

Bệnh xá/ Hạ tầng cách ly

Bệnh xá/ hạ tầng cách ly được bố trí ≥ 1 : 500 người Khu ở cần được phân chia rõ ràng, vệ sinh cần được bố trí

Bệnh viện dã chiến 2020 I Hội Kiến trúc sư Việt Nam 21


THIẾT KẾ CƠ SỞ CÁCH LY CỘNG ĐỒNG ĐẶC BIỆT - TIÊU CHUẨN THIẾT KẾ VÀ QUY HOẠCH

ĐỀ MỤC

YÊU CẦU

Các tiện ích hỗ trợ

• • •

Tất cả các khu cách ly cần được trang bị WIFI Cửa hàng bán các vật dụng cần thiết Phòng sinh hoạt cộng đồng, phòng đọc, phòng cắt tóc cần được bố trí.

Biện pháp tránh lây nhiễm

• •

Không trộn lẫn giữa các khu vực ngăn chia Thời gian sử dụng toilet được bố trí so le nhau (tránh hai người sử dụng đồng thời một lúc) Việc đi lại của người cách ly:

• • •

Cung cấp thức ăn và dịch vụ

• • • •

22

Bệnh viện dã chiến 2020 I Hội Kiến trúc sư Việt Nam

Nhân viên/ điều dưỡng: Ra một ngày để làm việc. Sắp xếp để đảm bảo thời gian đưa đón và thực hiện giữ khoảng cách an toàn. Người cách ly: ở trong phòng trong suốt thời gian, 1h mỗi ngày để thư giãn, tập thể dục và giải trí theo nhóm nhỏ (thời gian các nhóm sử dụng tiện ích được bố trí so le nhau) Thức ăn hàng ngày không cần phải được cấp dưỡng cho nhân viên làm việc tại cơ sở cách ly cộng đồng Thức ăn cần được cung cấp cho người được cách ly (ở trong phòng cách ly) Quản lý chất thải đảm bảo an toàn không lây nhiễm theo yêu cầu của bộ Y tế Cung cấp các vật dụng thiết yếu hàng ngày (khăn mặt, bàn chải…) cho người được cách ly.


CƠ SỞ CÁCH LY CỘNG ĐỒNG LOẠI 1 & 2

ĐƯỜNG GIAO THÔNG LỖI VÀO BIẾN ÁP, XỬ LÝ NƯỚC THẢI XỬ LÝ RÁC

BÃI ĐẬU XE CỔNG VÀO (BẰNG CỬA XOAY)

KHU CHỮA BỆNH, CĂN TIN, NHÀ CỘNG ĐỒNG, KHU VỰC SINH HOẠT CHUNG, CỬA HÀNG TIỆN LỢI

BLOCK NHÀ CÁCH LY

BLOCK NHÀ CÁCH LY

BLOCK NHÀ CÁCH LY

MÁI HIÊN NỐI CÁC BLOCK

ĐƯỜNG XE CỨU HỎA

BLOCK NHÀ CÁCH LY

BLOCK NHÀ CÁCH LY

HÀNG RÀO CÁCH LY

BẢO VỆ, QUẢN LÝ, GIẶT ỦI

HÀNG RÀO CÁCH LY

BLOCK NHÀ CÁCH LY

SÂN BÃI, KHÔNG GIAN CÂY XANH

Bệnh viện dã chiến 2020 I Hội Kiến trúc sư Việt Nam 23


KHOẢNG HỞ ĐẢM BẢO THÔNG THOÁNG

7.5m

HÀNH LANG GIỮA

1m 6m 1m WC

Ví dụ: Module nhà container dùng cho khu Cách ly cộng đồng US $2,500-9,500/ module 24

Bệnh viện dã chiến 2020 I Hội Kiến trúc sư Việt Nam

• • • • •

BỐ TRÍ HÀNH LANG GIỮA (1.5M) ĐẢM BẢO THÔNG THOÁNG TẤT CẢ CÁC PHÒNG ĐẢM BẢO PHÒNG CHÁY CHỮA CHÁY 96 GIƯỜNG/TẦNG 3-4 TẦNG


THIẾT KẾ CƠ SỞ CÁCH LY CỘNG ĐỒNG ĐẶC BIỆT - TIÊU CHUẨN THIẾT KẾ VÀ QUY HOẠCH Các hạng mục cần thiết kế bao gồm 1. Lối vào, điểm kiểm rta 2. Chốt kiểm tra nhiệt độ, phòng bảo vệ 3. Khu vực ở 4. Bệnh xá và cơ sở cách ly 5. Nhà vệ sinh và nhà tắm 6. Bếp và khu vực ăn uống 7. Khu vực giặt ủi 8. Các tiện ích căn bản và các tiện ích khác 9. Khu vực giải trí, thư giãn, sinh hoạt chung 10. Văn phòng điều hành, theo dõi 11. Nhà chứa và phân loại rác thải 12. Điểm đón, trả khách 13. Bãi đậu xe

THAM KHẢO MẶT BẰNG KHU CHỮA BỆNH CỦA BỆNH VIỆN DÃ CHIẾN TẠI VŨ HÁN Bệnh viện dã chiến 2020 I Hội Kiến trúc sư Việt Nam 25


THIẾT KẾ CƠ SỞ CÁCH LY CỘNG ĐỒNG LOẠI 1 & 2 - TIÊU CHUẨN THIẾT KẾ VÀ QUY HOẠCH

ĐỀ MỤC

26

YÊU CẦU

Diện tích sử dụng tính trên đầu người

≥6 m2 (khu vực ở, ngoại trừ nhà vệ sinh)

Khoảng cách giữa các giường (giường đơn)

≥1 m

Số lượng người trên mỗi phòng

≤10 người Tổng diện tích sàn mỗi đơn vị ở ≥60m2 (khu vực phòng ngủ)

Số lượng người mỗi tầng

≤ 240 người mỗi tầng, chia làm các phân khu ≤100 người mỗi phân khu

Số lượng người mỗi block

≤ 1000 người

Số lượng người tối đa mỗi khu cách ly

≤5000 người

Tổng trung bình mật độ

Xấp xỉ 1500 người/ha

Thông gió

Thông gió tự nhiên Nếu thông gió tự nhiên không đáp ứng đủ, thông gió bằng cơ khí phải được cung cấp Nếu máy điều hòa được lắp đặt để làm dịu đi nhiệt độ trong phòng và làm giảm nồng độ CO2, cần lắp đặt bộ lọc MERV14 để lọc và cung cấp càng nhiều khí tươi càng tốt

Những tiện ích khác

Tối thiểu 1 quạt trần một phòng 1 ổ cắm điện cho một giường Chiếu sáng với độ rọi 100 lux một phòng Wifi, kết nối với bên ngoài qua thiết bị cầm tay cá nhân

Thiết kế mái

Mái dốc, tránh nước tồn đọng Tránh tạo môi trường cho côn trùng và muỗi phát triển

Bệnh viện dã chiến 2020 I Hội Kiến trúc sư Việt Nam


ĐỀ MỤC

YÊU CẦU

Giường bệnh/ phòng cách ly

Giường bệnh và phòng cách ly cần được bố trí theo số lượng như sau 1:100 (trong thời điểm bình thường) 3:100 (cho thời kỳ dịnh bệnh đỉnh điểm) Khu vực phụ trợ như nhà ăn, nhà sinh hoạt cộng đồng ở tầng trệt có thể được chuyển đổi thành giường bệnh trong thời kỳ dịnh bệnh đỉnh điểm.

Khu vực nhà ăn

1 chỗ ngồi cho 5 giường

Khu vực nấu nướng

1 chỗ nấu nướng cho 5 giường Bố trí nấu nướng phân tán có thể thực hiện ở mỗi tầng của mỗi block

Giặt ủi

1 máy giặt cho 20 người

Bãi đậu xe tải/ xe bus

1 bãi đậu cho 200 người

Bãi đậu xe đạp/ xe gắn máy

1 bãi đậu cho 100 người

Sân thể thao (sân xi măng)

Tùy theo diện tích sẵn có

Nhà vệ sinh và thoát nước

Toilet bố trí trong phòng theo tỷ lệ 2 toilets, 2 nhà tắm, 1 bồn rửa cho 10 giường mỗi phòng

Bệnh viện dã chiến 2020 I Hội Kiến trúc sư Việt Nam 27


III. C ÁC ĐỒ ÁN ĐẠT GIẢI TẠI CUỘC THI THIẾT KẾ Ý TƯỞNG KIẾN TRÚC BỆNH VIỆN DÃ CHIẾN - HỘI KIẾN TRÚC SƯ VIỆT NAM.

28

Bệnh viện dã chiến 2020 I Hội Kiến trúc sư Việt Nam


BỆNH VIỆN DÃ CHIẾN Bệnh viện dã chiến 2020 I Hội Kiến trúc sư Việt Nam 29


PHƯƠNG ÁN SP001 TÁC GIẢ: NGUYỄN VĂN THUẬN, TRƯƠNG TẤN DUY Khu đất xây dựng bệnh viện được chọn tại trung tâm làng đại học quốc gia thành phố Hồ Chí Minh, tách biệt với khu dân cư, với cơ sở hạ tầng sẵn có, có thể sử dụng làm trung tâm cách ly khi sinh viên được sơ tán về quê. Ý tưởng thiết kế chính cho dự án là sử dụng module lắp ghép từ những vật liệu có thể thi công nhanh và tái chế như thép, container,… Các module đơn giản ghép với nhau tạo ra những khoảng rỗng lớn nhằm tăng độ lưu thông gió tự nhiên. Tấm pin năng lượng mặt trời trên mái và tấm tường cooling pad có khả năng cách nhiệt, thông gió và tiết kiệm năng lượng… Tổ hợp kiến trúc có thể sử dụng linh hoạt theo yêu cầu thay đổi chức năng từ bệnh viện dã chiến sang các chức năng khẩn cấp khác;

30

Bệnh viện dã chiến 2020 I Hội Kiến trúc sư Việt Nam


Bệnh viện dã chiến 2020 I Hội Kiến trúc sư Việt Nam 31


B

6. MẶT BẰNG TỔNG THỂ TRỆT 0

10

20

30

40

B

50

GHI CHÚ: 01. CỔNG VÀO CÁCH LY ĐỎ 02. LỐI VÀO CHÍNH 03. NHÀ KHÁM, LẤY MẪU XÉT NGHIỆM 04. PHÒNG ÁP LỰC ÂM(4 GIƯỜNG), CẤP CỨU 05. KHU GIẶT, KHỬ TRÙNG QUẦN ÁO BỆNH NHÂN, BÁC SĨ 06. KHU VÔ TRÙNG NHÂN VIÊN TRƯỚC KHI VÀO LÀM VIỆC 07. NHÀ HÀNH CHÍNH, QUẢN LÝ 08. NHÀ NGHỈ NGƠI CHO NHÂN VIÊN 09. LỐI VÀO, NHÀ XE NHÂN VIÊN

19. HỒ NƯỚC CẢNH QUAN

10. KHU BỆNH NHÂN MỨC ĐỘ NẶNG (CHƯA CẦN CHUYỂN LÊN TUYẾN BV CHUYÊN KHOA) 11. KHU SINH HOẠT CHUNG, GIẢI TRÍ CHO BỆNH NHÂN 13. KHU BỆNH NHÂN MỨC ĐỘ TRUNG BÌNH 14. KHU BỆNH NHÂN ĐÃ ÂM TÍNH ĐANG ĐỢI RA VIỆN 15. NHÀ KHỬ TRÙNG CHO BỆNH NHÂN RA VIỆN 16. KHU ĐẤT DỰ TRÙ MỞ RỘNG KHI CẦN THIẾT 17. BỒN XỬ LÝ, KHỬ TRÙNG NƯỚC THẢI 18. KHO TRỮ RÁC, KHỬ TRÙNG RÁC

01

20

02 18

03

15 10

12 16

10

13

17

10

13 14

04

13

13

09

10 11

05

06

08 locker nam

14 14

10

11

10

13 13

14

10

13 16

16 13

19

32

Bệnh viện dã chiến 2020 I Hội Kiến trúc sư Việt Nam

locker nu

16

07


7. MẶT BẰNG, MẶT CẮT KHU KHÁM, CẤP CỨU, LẤY MẪU XÉT NGHIỆM B

TỈ LỆ: 1/200

01. CẤP CỨU 02. PHÒNG ÁP LỰC ÂM (CAONTAINER LẠNH 20FIT ) 03. KHU NGỒI ĐỢI (CÁCH XA NHAU HOẶC VÁCH NGĂN) 04. BÀN KHÁM 05. TẮM, KHỬ TRÙNG THAY ĐỒNG PHỤC BỆNH VIỆN 06. TỦ ĐỒ BẨN CỦA KHÁCH CẦN KHỦ TRÙNG 07. TỦ KHO 08. PHÒNG LẤY MẪU XÉT NGHIỆM 10. KHO ĐỒ, KHỬ TRÙNG 11. QUẦY HƯỚNG DẪN 12. VỆ SINH NAM 13. VỆ SINH NỮ

KHU KHÁM, LẤY MẪU XÉT NGHIỆM KHU CẤP CỨU, PHÒNG ÁP LỰC ÂM GIAO THÔNG NHÂN VIÊN GIAO THÔNG BỆNH NHÂN

locker nam

locker nu

MẶT BẰNG ĐỊNH VỊ KHU KHÁM

C

3950

01 03

03

03

03

B

11

07

03

08

12450

04

09 02

12

8500

02

05

13

06 10

2000

A

2000

7000

2200

7000

2200

7000

2200

7000

2200

7000

2200

7000

450

53000

1

2

3

4

5

6

7

8

9

10

11

12

MẶT BẰNG KHU KHÁM, LẤY MẪU XÉT NGHIỆM, CẤP CỨU

MẶT CẮT KHU KHÁM, LẤY MẪU XÉT NGHIỆM, CẤP CỨU Bệnh viện dã chiến 2020 I Hội Kiến trúc sư Việt Nam 33


34

Bệnh viện dã chiến 2020 I Hội Kiến trúc sư Việt Nam


Bệnh viện dã chiến 2020 I Hội Kiến trúc sư Việt Nam 35


36

Bệnh viện dã chiến 2020 I Hội Kiến trúc sư Việt Nam


Bệnh viện dã chiến 2020 I Hội Kiến trúc sư Việt Nam 37


38

Bệnh viện dã chiến 2020 I Hội Kiến trúc sư Việt Nam


Bệnh viện dã chiến 2020 I Hội Kiến trúc sư Việt Nam 39


PHƯƠNG ÁN HD401 TÁC GIẢ: NGUYỄN LAM PHƯƠNG Phương án HD401 sử dụng giải pháp hệ khung “khớp gập linh hoạt” - tương tự kết cấu mái xếp bạt, với vật liệu đề xuất là khung dạng cong kim loại tái chế (hoặc dây căng) và nhựa POE thân thiện môi trường. Ý tưởng chủ đạo là sự gấp mở 180 độ để tiết kiệm và mở rộng không gian (như chiếc lồng đèn xếp) và khả năng mô –đun hoá, vận chuyển, lắp dựng, tháo dỡ, chuyển đổi công năng sử dụng một cách dễ dàng.

40

Bệnh viện dã chiến 2020 I Hội Kiến trúc sư Việt Nam


Bệnh viện dã chiến 2020 I Hội Kiến trúc sư Việt Nam 41


42

Bệnh viện dã chiến 2020 I Hội Kiến trúc sư Việt Nam


Bệnh viện dã chiến 2020 I Hội Kiến trúc sư Việt Nam 43


PHƯƠNG ÁN HU105 TÁC GIẢ: NGUYỄN ĐĂNG HẢI, ĐẶNG THỊ THU UYÊN HU105 là một phương án đề xuất về 1 bệnh viện dã chiến xây dựng tại sân vận động Mỹ Đình đáp ứng đủ các tiêu chí cần thiết cho một bệnh viện dã chiến. Với sự tận dụng cao các cơ sở vật chất có sẵn của sân vận động nhằm giảm thiểu tối đa các chi phí, bên cạnh đó cũng tận dụng các không gián lớn cũng như các cấu trúc giao thông để phục vụ cho một bệnh viện dã chiến quy mô lớn 500 giường bệnh nhân. Phương án có tính khả thi cao do đề xuất sử dụng cấu trúc modul dạng lều hình thang với các cấu kiện đơn giản được sản xuất sẵn tại nhà máy, lắp ráp nhanh chóng và có thể tháo dỡ, tái sử dụng. Các giải pháp về thông gió, chiếu sáng tự nhiên cũng được đưa vào không gian phòng bệnh, nhằm đem lại hiệu quả điều trị bệnh tốt nhất cho bệnh nhân.

44

Bệnh viện dã chiến 2020 I Hội Kiến trúc sư Việt Nam


Bệnh viện dã chiến 2020 I Hội Kiến trúc sư Việt Nam 45


46

Bệnh viện dã chiến 2020 I Hội Kiến trúc sư Việt Nam


Bệnh viện dã chiến 2020 I Hội Kiến trúc sư Việt Nam 47


48

Bệnh viện dã chiến 2020 I Hội Kiến trúc sư Việt Nam


Bệnh viện dã chiến 2020 I Hội Kiến trúc sư Việt Nam 49


50

Bệnh viện dã chiến 2020 I Hội Kiến trúc sư Việt Nam


Bệnh viện dã chiến 2020 I Hội Kiến trúc sư Việt Nam 51


52

Bệnh viện dã chiến 2020 I Hội Kiến trúc sư Việt Nam


Bệnh viện dã chiến 2020 I Hội Kiến trúc sư Việt Nam 53


54

Bệnh viện dã chiến 2020 I Hội Kiến trúc sư Việt Nam


Bệnh viện dã chiến 2020 I Hội Kiến trúc sư Việt Nam 55


56

Bệnh viện dã chiến 2020 I Hội Kiến trúc sư Việt Nam


Bệnh viện dã chiến 2020 I Hội Kiến trúc sư Việt Nam 57


PHƯƠNG ÁN PP224 TÁC GIẢ: NGUYỄN QUỐC HOÀN, HOÀNG YẾN NHI PLATFORM+ là một giải pháp thiết kế bệnh viện dã chiến bằng kết cấu bơm khí nén, tạo ra một module có thể sử dụng cho nhiều địa hình, nhiều tình huống khác nhau của dịch bệnh COVID-19 nói riêng và những hoàn cảnh khẩn cấp nói chung. Ngoài việc tận dụng những đặc điểm ưu việt của kết cấu bơm khí nén như linh hoạt, gọn nhẹ, vệ sinh, tiết kiệm, có thể sản xuất hàng loạt,… Phương án còn đề xuất giải pháp kiến trúc cho những từng tình huống cụ thể, phù hợp khí hậu Việt Nam (Sử dụng nước để điều hòa nhiệt độ, sử dụng chi tiết vải cho hệ cửa để có thông thoáng tự nhiên,…). Ngoài ra, phương án còn hướng đến khả năng tái sử dụng cho nhiều mục đích khác nhau, tăng tính bền vững cho vòng đời của sản phẩm.

58

Bệnh viện dã chiến 2020 I Hội Kiến trúc sư Việt Nam


Bệnh viện dã chiến 2020 I Hội Kiến trúc sư Việt Nam 59


60

Bệnh viện dã chiến 2020 I Hội Kiến trúc sư Việt Nam


Bệnh viện dã chiến 2020 I Hội Kiến trúc sư Việt Nam 61


62

Bệnh viện dã chiến 2020 I Hội Kiến trúc sư Việt Nam


Bệnh viện dã chiến 2020 I Hội Kiến trúc sư Việt Nam 63


64

Bệnh viện dã chiến 2020 I Hội Kiến trúc sư Việt Nam


Bệnh viện dã chiến 2020 I Hội Kiến trúc sư Việt Nam 65


66

Bệnh viện dã chiến 2020 I Hội Kiến trúc sư Việt Nam


Bệnh viện dã chiến 2020 I Hội Kiến trúc sư Việt Nam 67


68

Bệnh viện dã chiến 2020 I Hội Kiến trúc sư Việt Nam


Bệnh viện dã chiến 2020 I Hội Kiến trúc sư Việt Nam 69


70

Bệnh viện dã chiến 2020 I Hội Kiến trúc sư Việt Nam


Bệnh viện dã chiến 2020 I Hội Kiến trúc sư Việt Nam 71


PHƯƠNG ÁN TT005 TÁC GIẢ: CÔNG TY CỔ PHẦN TƯ VẤN, ĐẦU TƯ VÀ XÂY DỰNG CDCC. Phương án TT005 chọn vị trí xây dựng là Khu đô thị Minh Đức, Tiền Phong, Mê Linh, Hà Nội, gần các bệnh viện, sẵn hạ tầng kỹ thuật, khả năng mở rộng. Ý tướng tổ hợp modul khối từ cây – lá tre tạo ấn tượng kiến trúc hấp dẫn, cho phép tổ chức không gian linh hoạt cả mặt bằng và hình khối… Các khối nhà được tổ chức hình chữ V, sử dụng mái dây căng – bạt che có tác dụng lưu thông không khí phía trên, giảm nóng nhưng vẫn lấy sáng tự nhiên tối đa. Kết cấu công trình sử dụng vật liệu có sẵn, định hình, dễ chế tạo, lắp dựng, thời gian thi công nhanh…

72

Bệnh viện dã chiến 2020 I Hội Kiến trúc sư Việt Nam


Bệnh viện dã chiến 2020 I Hội Kiến trúc sư Việt Nam 73


74

Bệnh viện dã chiến 2020 I Hội Kiến trúc sư Việt Nam


Bệnh viện dã chiến 2020 I Hội Kiến trúc sư Việt Nam 75


76

Bệnh viện dã chiến 2020 I Hội Kiến trúc sư Việt Nam


Bệnh viện dã chiến 2020 I Hội Kiến trúc sư Việt Nam 77


PHƯƠNG ÁN VI123 TÁC GIẢ: VIỆN QUY HOẠCH ĐÔ THỊ VÀ NÔNG THÔN QUỐC GIA. Khu đất đề xuất xây dựng bệnh viện nằm ở Công viên Yên Sở - Hà Nội, gần đường vành đai 3, thuận tiện giao thông, vận chuyển. Ý tưởng thiết kế modul dựa trên nguyên lý thiết kế “cái ô” tiền chế với khung thép căng bạt có thông gió tự nhiên; Bên cạnh đó, phương án cũng đề xuất sử dụng thêm các container cho phòng cách ly áp lực âm có bố trí hệ thống điều hòa HVAC… Tổ hợp kiến trúc đơn giản, gần gũi; cho phép thi công nhanh và phù hợp với yêu cầu của bệnh viện dã chiến; Có khả năng chuyển đổi để thích nghi với các chức năng mới do thảm hoạ…

78

Bệnh viện dã chiến 2020 I Hội Kiến trúc sư Việt Nam


Bệnh viện dã chiến 2020 I Hội Kiến trúc sư Việt Nam 79


80

Bệnh viện dã chiến 2020 I Hội Kiến trúc sư Việt Nam


Bệnh viện dã chiến 2020 I Hội Kiến trúc sư Việt Nam 81


82

Bệnh viện dã chiến 2020 I Hội Kiến trúc sư Việt Nam


Bệnh viện dã chiến 2020 I Hội Kiến trúc sư Việt Nam 83


84

Bệnh viện dã chiến 2020 I Hội Kiến trúc sư Việt Nam


Bệnh viện dã chiến 2020 I Hội Kiến trúc sư Việt Nam 85


86

Bệnh viện dã chiến 2020 I Hội Kiến trúc sư Việt Nam


Bệnh viện dã chiến 2020 I Hội Kiến trúc sư Việt Nam 87


PHƯƠNG ÁN SE156 TÁC GIẢ: ĐOÀN THANH HÀ /H&P ARCHITECTS. Không gian SES chứa đựng các dịch vụ khẩn cấp cần thiết để chủ động ứng phó với Thiên tai - Dịch bệnh, phù hợp nhiều địa hình ở những địa bàn khác nhau và nhanh chóng tổ hợp thành bệnh viện 500 giường nằm gọn trong sân cỏ bóng đá. Ý tưởng kiến trúc phỏng theo kiến trúc dân gian, tạo ấn tượng về ngôn ngữ kiến trúc tối giản, hiện đại; Tổ hợp cấu trúc đơn giản, sử dụng các vật liệu phổ thông như thép ống, tôn tấm 3 lớp chống nóng, dây cáp thép, tấm polycarbonate và cầu thang thép tiền chế… dễ vận chuyển, lắp dựng. Giải pháp thông gió, chiếu sáng tốt. Phương án có tính ứng dụng cao.

88

Bệnh viện dã chiến 2020 I Hội Kiến trúc sư Việt Nam


Bệnh viện dã chiến 2020 I Hội Kiến trúc sư Việt Nam 89


90

Bệnh viện dã chiến 2020 I Hội Kiến trúc sư Việt Nam


Bệnh viện dã chiến 2020 I Hội Kiến trúc sư Việt Nam 91


92

Bệnh viện dã chiến 2020 I Hội Kiến trúc sư Việt Nam


Bệnh viện dã chiến 2020 I Hội Kiến trúc sư Việt Nam 93


94

Bệnh viện dã chiến 2020 I Hội Kiến trúc sư Việt Nam


Bệnh viện dã chiến 2020 I Hội Kiến trúc sư Việt Nam 95


96

Bệnh viện dã chiến 2020 I Hội Kiến trúc sư Việt Nam


Bệnh viện dã chiến 2020 I Hội Kiến trúc sư Việt Nam 97


PHƯƠNG ÁN TT060 TÁC GIẢ: CTY CP KIẾN TRÚC XÂY DỰNG TTA PARTNERS. Phương án sử dụng container, có bố cục tổ hợp kiến trúc đẹp, thời gian thi công ngắn, cùng với giải pháp tổ chức không gian có tính linh hoạt và khả năng chuyển đổi chức năng.Tác giả đề xuất một mô hình cấu trúc bệnh viện dã chiến được tạo thành bởi các đơn nguyên container trên các khu đất trống trong đô thị. Các mô-đun khác nhau (phòng bệnh, phòng chức năng, diện tích giao thông,…) được thiết kế và lắp ghép dựa trên một kích thước đơn nguyên container duy nhất 2,4m x 6.0m x 2.9m giúp đơn giản hóa tối đa quá trình chế tạo, vận chuyển và lắp ghép. Cấu trúc tuyến tính cho phép khả năng mở rộng không giới hạn về các phía có phòng bệnh, đáp ứng nhu cầu cấp thiết trong các tình huống khẩn cấp.

98

Bệnh viện dã chiến 2020 I Hội Kiến trúc sư Việt Nam


Bệnh viện dã chiến 2020 I Hội Kiến trúc sư Việt Nam 99


100

Bệnh viện dã chiến 2020 I Hội Kiến trúc sư Việt Nam


Bệnh viện dã chiến 2020 I Hội Kiến trúc sư Việt Nam 101


102

Bệnh viện dã chiến 2020 I Hội Kiến trúc sư Việt Nam


Bệnh viện dã chiến 2020 I Hội Kiến trúc sư Việt Nam 103


104

Bệnh viện dã chiến 2020 I Hội Kiến trúc sư Việt Nam


Bệnh viện dã chiến 2020 I Hội Kiến trúc sư Việt Nam 105


106

Bệnh viện dã chiến 2020 I Hội Kiến trúc sư Việt Nam


Bệnh viện dã chiến 2020 I Hội Kiến trúc sư Việt Nam 107


PHƯƠNG ÁN VL258 TÁC GIẢ: CTY CP KIẾN TRÚC LẬP PHƯƠNG. Phương án thiết kế gây ấn tượng bởi 3 khối kim tự tháp, tương ứng với 3 khối chức năng chính. Lớp vỏ bọc thân thiện được căng lên bởi khinh khí cầu dễ dàng được nhận diện từ rất xa để mọi người có thể nhận biết và giữ khoảng cách an toàn trong quá trình bệnh viện vận hành. Phần không gian chức năng bên trong được thiết kế mô-đun hóa, giúp dễ dàng vận chuyển, lắp ghép, xây dựng trên các địa hình khác nhau. Một mô-đun gồm phần khung thép, lớp màng căng ETFE được bơm khí và các tấm vách, sàn nhẹ. Lớp vỏ đệm khí ETFE giúp tận dụng ánh sáng tự nhiên và có khả năng cách nhiệt hiệu quả. Kết hợp với lớp bạt kim tự tháp, bệnh viện dã chiến hình thành 2 lớp vỏ ngăn vi khuẩn phát tán rộng ra bên ngoài.

108

Bệnh viện dã chiến 2020 I Hội Kiến trúc sư Việt Nam


Bệnh viện dã chiến 2020 I Hội Kiến trúc sư Việt Nam 109


110

Bệnh viện dã chiến 2020 I Hội Kiến trúc sư Việt Nam


Bệnh viện dã chiến 2020 I Hội Kiến trúc sư Việt Nam 111


112

Bệnh viện dã chiến 2020 I Hội Kiến trúc sư Việt Nam


Bệnh viện dã chiến 2020 I Hội Kiến trúc sư Việt Nam 113


114

Bệnh viện dã chiến 2020 I Hội Kiến trúc sư Việt Nam


Bệnh viện dã chiến 2020 I Hội Kiến trúc sư Việt Nam 115


116

Bệnh viện dã chiến 2020 I Hội Kiến trúc sư Việt Nam


Bệnh viện dã chiến 2020 I Hội Kiến trúc sư Việt Nam 117


HỘI KIẾN TRÚC SƯ VIỆT NAM Add: 40 Tăng Bạt Hổ, Q. Hai Bà Trưng, Hà Nội E-mail: vaa@hkts.vn / vanphong@hkts.vn


Turn static files into dynamic content formats.

Create a flipbook
Issuu converts static files into: digital portfolios, online yearbooks, online catalogs, digital photo albums and more. Sign up and create your flipbook.