Kỷ yếu Hội thảo Giải pháp thiết kế kiến trúc bệnh viện hiện đại

Page 1

KỶ YẾU HỘI THẢO

GIẢI PHÁP THIẾT KẾ KIẾN TRÚC BỆNH VIỆN HIỆN ĐẠI

Hà Nội, tháng 7/2020


MỤC LỤC 3. LỜI MỞ ĐẦU 4. TÍCH HỢP CÁC YẾU TỐ BẢN ĐỊA TRONG THIẾT KẾ BỆNH VIỆN HIỆN ĐẠI TẠI VIỆT NAM PHAN ĐĂNG SƠN 10. NHỮNG YẾU TỐ QUAN TRỌNG TÁC ĐỘNG ĐẾN QUAN NIỆM QUY HOẠCH KIẾN TRÚC CÔNG TRÌNH Y TẾ ĐẦU THẾ

2

KỶ 21 - NGÔ VIẾT NAM SƠN 14. MỘT GÓC NHÌN KHÁC VỀ THIẾT KẾ VÀ XÂY DỰNG CÔNG TRÌNH BỆNH VIỆN! - DPLG ERIC DUBOSC - NGUYỄN VIỆT HUY 22. ĐỊNH HƯỚNG XÂY DỰNG TIÊU CHUẨN QUỐC GIA VỀ THIẾT KẾ CÁC CÔNG TRÌNH BỆNH VIỆN TẠI VIỆT NAM - NGUYỄN TẤT THẮNG 28. THIẾT KẾ VÀ XÂY DỰNG BỆNH VIỆN Ở VIỆT NAM TỪ LÝ THUYẾT ĐẾN THỰC TẾ - NGUYỄN VIỆT HUY - VŨ THỊ HƯƠNG LAN 32. NHỮNG KINH NGHIỆM THIẾT KẾ BỆNH VIỆN Ở VIỆT NAM - LÊ TRƯỜNG SƠN 34. MỘT VÀI SUY NGHĨ TRONG VIỆC THIẾT KẾ, XÂY DỰNG BỆNH VIỆN TRƯỚC ĐẠI DỊCH COVID19 - ANDRÉ SZYMCZYK - NGUYỄN VIỆT HUY 38. THIẾT KẾ BỆNH VIỆN: VÀI Ý KIẾN TỪ THỰC TẾ TRIỂN KHAI DỰ ÁN - HOÀNG HÀ PHẠM KIÊN 40. KHẢ NĂNG ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ Y TẾ HIỆN ĐẠI TRONG CÁC BỆNH VIỆN Ở VIỆT NAM - HÀ QUANG HÙNG 43. MỘT SỐ KINH NGHIỆM THỰC TẾ THIẾT KẾ BỆNH VIỆN CỦA VNCC - NGUYỄN HUY KHANH - BÙI HUY HOÀNG 55. CÔNG TRÌNH THỰC TẾ CỦA VNCC 58. KINH NGHIỆM THỰC TIỄN VỀ XÂY DỰNG BỆNH VIỆN - NGUYỄN ĐÌNH SÁU 86. MỘT SỐ CÔNG TRÌNH THỰC TẾ CỦA VIỆN TK BQP 89. KIỂM SOÁT NHIỄM KHUẨN NHỮNG VẤN ĐỀ CẦN QUAN TÂM TRONG THIẾT KẾ BV HIỆN ĐẠI - THS.KTS NHAN QUỐC TRƯỜNG 93. THIẾT KẾ XÂY DỰNG BỆNH VIỆN Ở LONG AN - KTS LƯU ĐÌNH KHẨN 97. BỆNH VIỆN DI ĐỘNG CHO BỆNH NHÂN ĐIỀU TRỊ COVID 19 - KTS VÕ HỮU LINH - KTS VÕ HỮU HIẾU - KTS NGUYỄN HỒNG SƠN 99. COVID-19 ĐANG KIỂM CHỨNG HIỆU QUẢ CỦA THIẾT KẾ BỆNH VIỆN CHÚNG TA RÚT RA ĐƯỢC BÀI HỌC KINH NGHIỆM GÌ? - CHRIS MCQUILLAN 105. THIẾT KẾ BỆNH VIỆN HƯỚNG TIẾP CẬN TỪ GÓC ĐỘ VẬN HÀNH - DILSHAAD ALI BIN ABAS ALI 108. PGS.TS.TTND NGUYỄN HỒNG SƠN: “… ĐỂ KIẾN TRÚC CÓ THỂ TRỞ THÀNH “LIỀU THUỐC QUÝ” - THẢO NGUYÊN 111. "CHÚNG TÔI SẼ KHÔNG QUÊN NHỮNG KTS TÀI HOA" - NGUYỄN LÂN HIẾU 115. KTS TRẦN ĐÌNH QUYỀN: "KIẾN TRÚC BỆNH VIỆN CẦN THÔNG THOÁNG VÀ ĐẢM BẢO CÔNG NĂNG" - NGUYỄN HỮU THÁI 116. CHẶNG ĐƯỜNG XÂY DỰNG BỆNH VIỆN TRUNG ƯƠNG QUÂN ĐỘI 108 BỆNH VIỆN TIÊU CHUẨN HÀNG ĐẦU VIỆT NAM - TRẦN DUY ANH 120. CỤM CÔNG TRÌNH BỆNH VIỆN TRUMG ƯƠNG QUÂN ĐỘI 108 - HEERIM ARCHITECTS & PLANNERS 128. CÔNG TY CÁCH ÂM CÁCH NHIỆT PHƯƠNG NAM: NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG “VẬT LIỆU XANH” - ĐÁP ỨNG NHU CẦU XÂY DỰNG BỆNH VIỆN HIỆN ĐẠI - GIÁP VĂN THANH 132. DAIKIN ỨNG DỤNG HỆ THỐNG ĐHKK BÁN TRUNG TÂM VRV CHO BỆNH VIỆN 142. EUROTILE X BÊ TÔNG KHÍ VIGLACERA GIẢI PHÁP XÂY DỰNG BỆNH VIỆN HIỆN ĐẠI 153. GIẢI PHÁP CẢI TẠO MÔI TRƯỜNG VÀ TIẾT KIỆM NĂNG LƯỢNG TRONG BỆNH VIỆN 156. EUROWINDOW 18 NĂM THAY ĐỔI DIỆN MẠO ĐÔ THỊ, KIẾN TẠO GIÁ TRỊ MỚI 159. "ROOM WITH A VIEW" HỆ THỐNG CỬA VÀ ÁNH SÁNG TỰ NHIÊN 161. ỨNG DỤNG QUẠT TRẦN ĐỂ LÀM MÁT VÀ ĐIỀU HÒA KHÔNG KHÍ TRONG KHÔNG GIAN BỆNH VIỆN - NGUYỄN TIẾN DŨNG 163. QUẢN LÝ NỘI TRÚ THÔNG MINH: TỐI ƯU HÓA QUY TRÌNH CHĂM SÓC NGƯỜI BỆNH - ĐỖ ĐỨC HẬU 166. GIỚI THIỆU CÁC PHƯƠNG ÁN ĐẠT GIẢI CUỘC THI BỆNH VIỆN GIÃ CHIẾN


Lời mở đầu Đối với giới kiến trúc sư, bệnh viện là một thể loại công trình kiến trúc công cộng có tính đặc thù cao. Thiết kế bệnh viện ngoài nghệ thuật tổ chức không gian, có tầm quan trọng không kém là thiết kế công nghệ khám chữa bệnh và ráp đặt trang thiết bị y tế. Chính vì thế, những người làm kiến trúc ngoài kỹ năng sáng tác chuyên môn và trách nhiệm nghề nghiệp còn cần nắm rõ quy trình khám chữa bệnh đặc thù và luôn cập nhật những trang thiết bị y tế mới, công nghệ mới. Để góp phần nghiên cứu, lý giải những bài toán khó trong thiết kế kiến trúc bệnh viện, Tạp chí Kiến trúc – Hội KTS Việt Nam tổ chức Hội thảo: Giải pháp thiết kế Kiến trúc bệnh viện hiện đại với sự bảo trợ của Hội KTS Việt Nam Lần đầu tiên, tại hội thảo này, giới Bác sĩ, quản lý dự án và các KTS sẽ cùng đàm luận những vấn đề từ lý thuyết đến thực tiễn trong thiết kế, quản lý dự án và quản lý vận hành các bệnh viện hiện đại; chủ động đề xuất những giải pháp cả về kiến trúc, công nghệ, vật liệu nhằm đáp ứng được các yêu cầu của công nghệ y tế cả về khám và điều trị bệnh hiện đại - Hướng tới đảm bảo vận hành bệnh viện một cách thích dụng, an toàn và bền vững. Nhân dịp này, các phương án được vinh danh tại Cuộc thi Thiết kế Ý tưởng kiến trúc bệnh viện dã chiến được công bố và triển lãm. Cuộc thi được Hội KTS Việt Nam giao TCKT phát động đúng dịp Kỷ niệm Ngày Kiến trúc Việt Nam 27/4/2020 cùng với thông điệp: “Sẻ chia – Sáng tạo vì cộng đồng. Kỷ yếu Hội thảo Giải pháp thiết kế kiến trúc bệnh viện hiện đại tập hợp những bài viết của các Nhà quản lý dự án, các KTS trong và ngoài nước – từ TƯ đến địa phương; chuyên gia quy hoạch và các chuyên gia – Bác sĩ, những người trực tiếp sử dụng và vận hành công trình bệnh viện. Đồng thời cũng trân trọng giới thiệu các phương án được Hội đồng giám khảo và cộng đồng bình chọn trao giải Cuộc thi Thiết kế Ý tưởng kiến trúc bệnh viện dã chiến. Hy vọng rằng, trong tương lai gần, sự kết nối các bên tham gia vào quá trình thiết kế và vận hành bệnh viện, với sự tham gia tích cực của lực lượng KTS, đặc biệt là KTS trẻ Việt Nam sẽ có những đột phá quan trọng, hướng đến sự thay đổi về “chất” trong công tác nghiên cứu thiết kế, trên cơ sở tiếp thu có chọn lọc những quan điểm mới, ứng dụng khoa học công nghệ tiên tiến, nhằm đưa kiến trúc bệnh viện ở Việt Nam tiếp cận với xu hướng thiết kế bệnh viện hiện đại trên thế giới. Ban Biên tập Tạp chí Kiến trúc

3


TÍCH HỢP CÁC YẾU TỐ BẢN ĐỊA TRONG THIẾT KẾ

BỆNH VIỆN HIỆN ĐẠI TẠI VIỆT NAM PHAN ĐĂNG SƠN*

Bệnh viện Xanh - Pôn thời Pháp thuộc

Bệnh viện (BV) thuộc loại hình công trình công cộng có tính đặc thù, phần vỏ xây dựng cùng với hệ thống trang thiết bị và nhân lực y tế là 3 yếu tố chính quyết định thành bại trong việc khám và điều trị bệnh cho con người. Đây cũng là thể loại có tính quốc tế hóa cao lại yêu cầu khắt khe về mặt công nghệ. Khi thiết kế, ngoài việc tuân thủ tiêu chuẩn quy phạm ngành nếu không nghiên cứu đầy đủ để dung hòa các yếu tố bản địa gồm các khía cạnh bản sắc văn hóa phong tục tập quán, khía cạnh tự nhiên sinh khí hậu, dễ dẫn đến hậu quả rất đáng tiếc và khó lường. Kenzo Tange, một trong những KTS hàng đầu thế giới trong thế kỷ 20 đã quan niệm về truyền thống: “Các tác phẩm sáng tạo trong thời đại chúng ta phải được thể hiện như một sự hợp nhất của công nghệ và tính nhân bản. Vai trò của truyền thống như chất xúc tác, là sự thúc đẩy một phản ứng hóa học, nhưng không thể tìm thấy trong kết quả cuối cùng”. Ken Yeang, KTS nổi tiếng châu Á đầu thế kỷ 21 cũng đưa ra tuyên ngôn về yếu tố tự nhiên: “Phát triển không chỉ để bảo tồn những gì được để lại mà phải đảm bảo sự tồn tại lâu dài của sinh quyển như một tổng thể”. KTS Trần Đình Quyền - một trong số ít chuyên gia thiết kế BV hàng đầu của Việt Nam trong nửa cuối thế kỷ 20 cũng đã thể hiện một tầm nhìn sâu sắc: Năm 1960, ông được UNICEF cấp học bổng đi tham quan các bệnh viện tại Mỹ trong 6 tháng để nâng cao năng lực thiết kế, sau 1 tháng, khi UNICEF hỏi có học được nhiều điều để mang về Việt Nam áp dụng hay không, ông đã đáp lại: "Những gì tôi học được ở Mỹ chỉ là con số 0, bởi vì tôi thấy BV Mỹ quá tốt, quá hiện đại và quá khác biệt để có thể áp dụng vào điều kiện Việt Nam". Ý kiến này đã cho thấy khá rõ mức độ, quan trọng của yếu tố "bản địa" trong thiết kế BV.

4

Bệnh viện Nhi Đồng 2 thời Pháp thuộc

Bệnh viện Vì Dân - KTS Trần Đình Quyền


Bệnh viện Bạch Mai - KTS Nguyễn Vũ Hưng

Bệnh viện Gia Định - Xây dựng thời Mỹ Ngụy - nửa cuối thế kỷ 20

Bệnh Viện Nhi Trung Ương tại Hà Nội - do Thụy Điển thiết kế vào nửa cuối thế kỷ 20

Các yếu tố bản địa liên quan đến thiết kế bệnh viện có thể hợp thành từ một số nội dung cơ bản: - Phong tục, tập quán: Ảnh hưởng chính đến bố trí mặt bằng công năng và tính toán diện tích sử dụng. Càng chú trọng yếu tố này thì sử dụng càng tiện ích và chất lượng. Cần bắt đầu tổ chức quy hoạch toàn thể đến cấu trúc mọi khoa phòng, bộ phận trong từng hạng mục công trình, quan trọng nhất là khối khám bệnh và khối điều trị nội trú (Riêng khối cận lâm sàng thì nội dung này ít tác động hơn).

Xuất phát điểm là do ở Việt Nam từ xưa đã hình thành tập tục khi có một người đi khám điều trị sẽ có một lượng “người nhà” đồng hành. Cần có diện tích chỗ ngồi và di chuyển tăng thêm cho bộ phận này, bệnh nhân nội trú hầu như đều có ít nhất một người nhà, ở chăm sóc suốt 24/24 giờ mỗi ngày. - Bản sắc văn hóa góp mặt trong tổ chức hình thái kiến trúc: Là “chất xúc tác trong phản ứng hóa học” tạo lập hình ảnh thẩm mỹ bền vững, đặc thù loại công trình gắn với khai thác đặc sắc vùng miền, hướng tới hòa nhập tổng quan kiến trúc. Kết hợp với sáng tạo theo hướng bứt phá, làm nhòa hình ảnh “mặc định” kiến trúc BV, mang đến thông điệp mới về cảm nhận là “khách sạn nghỉ dưỡng”, là “công viên giải trí”… nhằm giải tỏa tâm lí người bệnh, và giảm áp cho đội ngũ y tế. Đối với thể loại công trình có ngôn ngữ tạo hình quốc tế hóa phổ cập như BV, khai thác được yếu tố văn hóa đậm đà càng góp phần hình thành nền kiến trúc có giá trị riêng không bị trộn lẫn, hòa tan. - Các yếu tố sinh khí hậu: Thực tế, các điều kiện về tự nhiên có tác động trực tiếp rất lớn và vô cùng quan trọng đối với vấn đề sắp xếp hợp chuẩn mặt bằng, tổ chức hướng - lớp giao thông, tạo lập tiện nghi sử dụng, cân bằng hiệu suất hoạt động, thấu đáo bài toán kinh tế. Bền vững an toàn gắn với thẩm mỹ và tuổi thọ công trình. Khi thiết kế công trình, ứng biến được càng sâu rộng vấn đề này càng có cơ hội tạo ra sản phẩm tối ưu hội tụ từ nhiều mặt. Nếu giải quyết hời hợt hoặc không toàn diện sẽ để lại những di chứng tệ hại trong suốt vòng đời vận hành của công trình. - Thiết chế quốc gia về tổ chức mô hình và phương thức quản lý vận hành mô hình khám chữa bệnh ở Việt Nam phân chia thành 3 loại bệnh nhân: Ưu tiên - khám chữa theo yêu cầu - phổ thông, ảnh hưởng đáng kể đến tổ chức, phân định mặt bằng. Về thể loại, BV công đòi hỏi diện tích khu hành chính, vận hành khám và cận lâm sàng lớn hơn nhiều so với BV tư. Ngược lại, tiêu chuẩn khu điều trị nội trú lại bó hẹp và ít riêng tư hơn. Cơ chế tính vốn đầu tư cũng không thể bỏ qua với các nhà thiết kế. Cách triển khai bảo hiểm y tế cũng có liên đới. Yêu cầu và cách thức phòng chống dịch bệnh tại BV Việt Nam cũng cần được cập nhật. Trong thế kỷ 20, giai đoạn đầu BV ở Việt Nam đã được thiết kế xây dựng theo mô hình Pháp, sau đó là

5


Khu dự phòng điều trị chống thảm họa dịch bệnh (Khu thư giãn bệnh nhân trong nhà)

Bệnh viện Nhiệt đới Trung ương cơ sở 2 - Hà Nội Khu khách sạn người nhà bệnh nhân và khu công vụ bác sĩ nhân viên y tế

Mặt bằng tầng 1 của khối nhà chính

6

Mặt bằng quy hoạch tổng thể

Giai đoạn 1 - đã xây dựng

Phối cảnh toàn thể

theo mô hình Mỹ - Nhật (ở phía Nam) và mô hình Liên Xô - Các nước XHCN và một số nước khác (ở phía Bắc), đồng thời cũng đã có một số bệnh viện quy mô nhỏ do KTS Việt Nam thiết kế. Hệ thống BV Pháp thiết kế xây dựng ở Việt Nam, điển hình là các BV Đồn Thủy (hôpital Lanessan), Bạch Mai (hôpital René robin), Việt Đức (hôpital Indigène du protectorat), Xanh Pôn (hôpital Saint Paul) tại Hà Nội và BV Nhi đồng 2 (hôpital Militare), Chợ Rẫy (hôpital Muricipal de cho lon)… tại Sài Gòn. Với mô hình chung là cấu trúc phân tán, các khu - khoa chữa bệnh thành từng khối, rải khắp nơi, nối với nhau bằng những hành lang có mái che, khu bác sĩ y tá riêng biệt với bệnh nhân. Thuốc men vật phẩm y tế, thức ăn được chuyển đến bệnh nhân hoặc bệnh nhân muốn khám tổng quát đều phải đi bộ rất dài. Các yếu tố bản địa ở đây thực ra đã giải quyết được một phần. Đó là tạo đựơc sự gần gũi thân thuộc với cảnh quê nhà cho bệnh nhân, có nhiều chỗ tạm trú cho người nhà. Tổ chức không gian sân vườn đan xen giữa các khối cùng với hình thức kiến trúc mái dốc cũng đã tạo lập được sự tương đồng về văn hóa xứ nhiệt đới. Tuy nhiên, về mặt vận hành việc


kịp thời đáp ứng còn nhiều bất tiện. Ngoài ra, còn lãng phí về đất đai và hệ thống kỹ thuật. BV xây dựng theo mô hình Mỹ và Liên xô và các nước khác nửa cuối thế kỷ 20 đã hiện đại hơn nhiều. Các khối được tập trung gần nhau với lý luận: Đội ngũ y tế di chuyển càng ít, bệnh nhân được phục vụ càng chu đáo, hệ thống trang thiết bị càng tập trung, việc điều trị càng kịp thời, mạng kỹ thuật vận hành tối ưu… Tuy nhiên, còn một số không ít loại BV giống như người mặc áo đông giữa mùa hè với thiết kế liền khối kín mít và phải sử dụng ánh sáng đèn, điều hòa 100% thời gian. Hình khối kiến trúc cơ bản còn đơn điệu nặng nề tỏ ra lạc lõng giữa vùng bản địa thoáng mở. Người Việt với tập quán “đồng cam cộng khổ” cùng người bệnh đông đúc hành trình trong các hộp kín đó trở nên ngột ngạt. Các BV này cũng chưa đề cập rõ rệt sự ảnh hưởng thiết chế quốc gia và bản sắc văn hóa đích thực. Với các BV do KTS Việt Nam thiết kế, giai đoạn này đã có nhiều tìm tòi dung hòa tính bản địa và yêu cầu kỹ thuật. Tuy nhiên, do cập nhật về công nghệ chuyên sâu còn hạn chế, chưa đặt ra đầy đủ bài toán cần giải quyết tương tác nên các thiết kế này phần lớn cũng chưa nhiều thành công. Ngoại trừ tác phẩm của một số KTS hàng đầu về thiết kế BV, như BV Vì Dân của KTS Trần Đình Quyền hoặc BV Bạch Mai của KTS Nguyễn Vũ Hưng… Những năm đầu thế kỷ 21 đến nay, các BV quy mô lớn tại Việt Nam phần nhiều là do các KTS nước ngoài thực hiện. Các thiết kế này về mặt công năng và đảm bảo kỹ thuật cho hoạt động chuyên sâu đã đáp ứng tốt theo chuẩn mực quốc tế, hầu hết đều ngang bằng hoặc hơn tiêu chuẩn Việt Nam. Mức độ hiện đại đã tương đương với các BV tiên tiến tại các nước phát triển y học hàng đầu khu vực và thế giới. Nhưng do nhiều yếu tố liên quan đến bản địa chưa đưa vào thành căn cứ tính toán ngay từ đầu, dẫn đến tính phù hợp còn những mặt hạn chế. Đơn cử như một vài BV hạng đặc biệt và hạng một vừa xây dựng xong: Thiết kế công nghệ khám điều trị rất chuyên nghiệp hiện đại, tiện nghi giường bệnh ở mức 4~5 sao với quy trình điều trị - chăm sóc chuẩn mực; hệ thống kỹ thuật hoàn hảo, an toàn và vệ sinh môi trường rất tốt. Tuy vậy, việc đáp ứng ở lại chăm sóc của người nhà bệnh nhân chưa có giải pháp cụ thể. Khả năng ứng phó dịch bệnh, thảm họa cũng còn mức độ, nhất là nếu cần cách ly, khoanh vùng. Hệ thống điều hòa - chiếu sáng hoạt vận suốt ngày đêm cho tuyệt đại đa số các loại phòng cũng chưa khai thác đầy đủ đặc điểm tích cực của vùng khí hậu nhiệt đới. Các cửa đi

cửa sổ không thiết kế lớp ô văng logia che nắng chiếu, vì vậy phải đóng kín thường xuyên, việc trao đổi thoáng khí tự nhiên cũng bị hạn chế. Với các cơ sở đó, kết hợp tìm hiểu mô hình ở nhiều nước, có thể đi đến nhận định: Việc đưa các yếu tố bản địa vào từ đầu để cùng tham chiếu thiết kế xây dựng các BV hiện đại cho hiện tại và tương lai là rất cần. Việt Nam là đất nước với phong tục tập quán đặc sắc đa dạng, mang tính vùng miền rõ nét, có các đặc điểm sinh khí hậu nhiệt đới phong phú đặc trưng, một thể chế chính trị minh bạch - dân chủ - kỷ cương, thì điều này càng có ý nghĩa, nhất là trong thời kỳ chúng ta đang nỗ lực xây dựng nền kiến trúc theo hướng dân tộc hiện đại với các tiêu chí ưu tiên phát triển xanh - sinh thái - bền vững. Các giải pháp nền tảng về mặt bản địa cần được xem xét, nghiên cứu, tích hợp vào thiết kế kiến trúc bệnh viện tại Việt Nam có thể hình dung cơ bản là: -Về bản sắc văn hóa phong tục tập quán: +Tính toán để bố trí ngay từ đầu việc tạo chỗ “hợp pháp” cho người nhà bệnh nhân tại khu vực khám, khu vực phụ trợ khối cận lâm sàng, khu vực điều trị nội trú kể cả việc nghỉ lại qua đêm trông bệnh nhân tại các khoa điều trị; +Dự trù trước các bộ phận, diện tích có khả năng dồn dịch chống thảm họa dịch bệnh khi tình huống xảy ra. Ngoài tính toán sẵn “một lượng dung sai ít lãng phí nhất” trong BV kiên cố (nên kết hợp làm khu giải trí thư giãn tập trung trong nhà thường ngày cho bệnh nhân), giải pháp lập “BV dã chiến tại chỗ” để tăng cường điều trị có nhiều lợi thế nhất, vì sẽ kết hợp được ngay và luôn trang thiết bị - nhân lực và các khu điều trị chuyên sâu đúng tiêu chuẩn có sẵn. Phương án hiệu quả kép là chuyển đổi chức năng tức thì “khách sạn đa cấp phục vụ người nhà bệnh nhân” (loại hình này theo tập quán nhân bản Việt Nam là rất thiết thực, hiện nay có nhu cầu rất cao nhưng chưa được tính đến khi quy hoạch xây dựng BV, cần đưa vào thành hạng mục độc lập, xây dựng đồng thời cùng BV với nguồn vốn mở, quy mô khoảng 30~50% giường bệnh là thích hợp). + Bố trí thỏa đáng dịch vụ giải trí thư giãn cho bệnh nhân: Cả trong nhà và ngoài trời với các vườn hoa, các khu thể thao, các khu đọc sách nghỉ ngơi, khu giao tiếp cộng đồng… Đây cũng là thể hiện bản sắc văn hóa luôn sống gần gũi với thiên nhiên của người Việt, góp phần tạo lập kiến trúc xanh đối với loại hình BV; + Linh hoạt cách tính và phân bố diện tích từ tiêu chuẩn hiện hành: Loại bỏ các bộ phận thừa dùng cho

7


Cụm bệnh viện 175 hạng 1 - TP HCM Tổ chức hành lang kép với ưu tiên phòng bệnh tiếp xúc thông thoáng ánh sángtự nhiên

Khu công vụ y tế

Bệnh viện đa khoa 1200 giường

Bệnh viện chuyên khoa chấn thnươg chỉnh hình 500 giường

khu khách sạn người nhà bệnh nhân phục vụ cho cụm bệnh viện

Bệnh viện chấn thương chỉnh hình - Mặt bằng mái khối kỹ thuật nghiệp vụ - diện tích dự phòng phát triển bệnh viện dã chiến chống thảm họa dịch bệnh (là sân thư giãn thường ngày của bệnh nhân

Mặt bằng tổng thể

Bệnh viện 1200 giường với giải pháp xanh toàn diện và mặt đứng linh hoạt

8

Bệnh viện chấn thương chỉnh hình đã xây dựng xong

bệnh nhân tại các khoa, khoảng 1/3 của bộ phận hành chính khoa, các phòng chuẩn bị, phụ trợ, phục vụ, trực, đón tiếp....bổ sung bộ phận và diện tích thiếu tại các khu vực khám, đợi, các phòng chờ cận lâm sàng, các phòng dự trù bố trí thiết bị mới; + Thiết kế với giải pháp ít cố định bó cứng từ tổ hợp khối cho đến ngăn chia tường, vách bên trong, để khi cần có thể linh hoạt chuyển đổi không gian chức năng, mở rộng quy mô. Sử dụng vật liệu nhẹ cách âm cách nhiệt tốt, chống nhiễm khuẩn ngăn chia chủ đạo, thay đổi sử dụng nhanh, không làm gián đoạn hoạt

động. Modul hóa càng nhiều càng tốt, hệ thống kỹ thuật đầu cuối ít đặt âm tường mà kiểu trạm kéo, thả rút đổi nhanh chóng. Hạ tầng kỹ thuật bên ngoài và trong nhà dạng mở đáp ứng công năng kịp thời, có thể chuyển đổi ráp nối thuận tiện. Quản trị vận hành áp dụng mô hình Amip (Amoeba Managent), cách quản lý vươn tới hiện đại. + Về mặt thẩm mỹ: Xuất phát từ "Công năng quyết định hình thức", hướng đến hình thái nhẹ nhàng thanh


thoát trên cơ sở liên kết tổng thể đến chi tiết với các giải quyết hiệu quả vấn đề sinh khí hậu cho công trình. Với loại hình BV khác nhau xác lập hình thái thẩm mỹ đa dạng. Chuyển đổi tư duy “tạo vỏ” từ ngôn ngữ “đặc thù” sang “biến hóa” trong tạo lập ý tưởng; + Về vật liệu: Các loại vật liệu truyền thống Việt Nam thường có nguồn gốc tự nhiên, ít tạo ô nhiễm, tuy nhiên lại tỏ ra ít thích hợp với các tiêu chuẩn công trình BV trừ các công trình phụ trợ và hạ tầng. Do đó cần sử dụng các loại vật liệu công nghiệp là chính, phù hợp với cách thức Việt Nam, càng thân thiện môi trường, tương đồng vật liệu truyền thống càng tốt. - Về ứng xử với các yếu tố về sinh khí hậu: + Điều tiết hợp lý thông gió, thoáng khí và ánh sáng tự nhiên, giảm bớt nung đốt bức xạ mặt trời mùa nóng tăng cường sưởi ấm vào mùa lạnh, đón gió mát tự nhiên vào mùa hè và ngăn được gió buốt giá vào mùa đông, ưu tiên bố trí nhà hướng Nam - cận Nam cho khối bệnh phòng. Đối với các nhà khu điều trị phổ thông, khu khám điều trị ngoại trú, khu cận lâm sàng thì cần nắng chiếu vào nhiều và có thể đặt các hướng tự do. Tạo không gian đệm nhiều lớp, mái che, tường thoáng, thanh chớp nhằm phủ bóng rộng xuống các mặt nhà bị hướng nắng chiếu, mưa hắt trực diện. Không tổ chức hành lang giữa nhiều lớp nhất là đối với các khối bệnh phòng nội trú; + Quy hoạch mặt bằng xếp thứ tự công trình từ sạch sang bẩn thuận chiều gió chủ đạo, đặt nguồn lây nhiễm cuối hướng gió và tạo khoảng cách an toàn tương ứng trong nội bộ và các khu lân cận ngoài hàng rào. Cùng với đó là phân luồng sạch bẩn và bố trí phân khu trong BV theo nguyên tắc 3 vùng 2 kênh; + Sử dụng các vật liệu thân thiện, giảm thiểu phát thải các bon và các loại khí bất lợi để không trở thành gánh nặng cho môi trường xung quanh, góp phần giải quyết tốt hòa nhập với thiên nhiên môi cảnh khu vực. Thải nhiệt của vỏ nhà, thải hơi bẩn của bệnh viện cần được loại bỏ bằng giải pháp tự nhiên tối đa. Tận dụng năng lượng tự nhiên đi đôi với giảm bớt dùng năng lượng nhân tạo càng nhiều càng tốt; + Tổ chức hài hòa khoảng xanh sinh thái không chỉ ở mặt bằng nằm ngang, mà hãy xem mặt đứng ngôi nhà như là một “mặt bằng” quy hoạch với các đường ngang ngõ dọc được khoét rỗng, đắp nổi hình thành tuyến - mảng xanh để tận dụng tối đa những yếu tố có lợi trong cải thiện hữu hiệu sinh khí hậu bản địa ở Việt Nam. - Về thiết chế quốc gia và cơ chế quản lý: + Đối với hình thức khám chữa bệnh, cần thiết kế ngay từ đầu phân tách luồng ưu tiên, luồng theo yêu cầu và luồng phổ thông với các nhánh có bảo hiểm và không có bảo hiểm. Việc cấp hay bán thuốc theo đó cũng được tổ chức hài hòa. Các dịch vụ khác dạng “chợ siêu thị” cũng là một vấn đề cần xem xét ở BV Việt Nam; +Đối với loại hình BV, phân biệt rõ hai loại hình (BV công và tư) để có cách tổ chức mặt bằng và đưa bộ phận diện tích vào khác nhau.

Việc tuân thủ tiêu chuẩn quy phạm cả hai loại hình đều phải đáp ứng. Tuy nhiên, với BV tư, việc áp dụng là hết sức linh hoạt. Thông thường, khối bệnh phòng BV tư tăng hơn BV công khoảng 30% diện tích. Trong khi đó khối khác lại ít hơn khoảng 20~25% diện tích; + Khu tang lễ trong bệnh viện cũng có đặc điểm rất khác nhau ở vùng miền Việt Nam. Thời gian tang lễ phía Nam dài hơn phia Bắc rất nhiều. Do đó khi thiết kế khu này phía Bắc cần diện tích khuôn viên rộng, nhà tang lễ diện tích lớn, nhưng số lượng tại từng bệnh viện không cần nhiều. Ở phía Nam thì ngược lại. THAY LỜI KẾT Loại hình BV trong kiến trúc công trình công cộng đã hiện hữu và luôn được các KTS trên thế giới trăn trở tìm tòi giải pháp phù hợp từ những thế kỷ trước. Ở Việt Nam, loại hình này cũng đã được hình thành và có những thiết kế chính thống từ thời Pháp thuộc. Với đặc thù là phần vỏ xây lắp dường như luôn phải bắt nguồn từ việc "áp vừa" phần ruột công nghệ, trong khi công nghệ thì luôn biến đổi khiến cho việc thiết kế vừa có tính mô phạm, khuôn mẫu vừa phải vận dụng sáng tạo. Vì vậy, nếu tích hợp được thêm những yếu tố bản địa nhuần nhuyễn và dự định được tương lai theo mô hình Amip (biến đổi bất kỳ) sẽ nhiều cơ hội tạo nên các tác phẩm kiến trúc hiện đại vươn tầm quốc tế mà vẫn đậm đà bản sắc, thích dụng và hợp túi tiền cho Việt Nam. Tất nhiên cùng với điều đó phải là sự tuân thủ đầy đủ, linh hoạt tiêu chuẩn quy chuẩn quy phạm về lĩnh vực xây dựng và của chuyên ngành y tế. *TS.KTS PHAN ĐĂNG SƠN - HỘI KTS VIỆT NAM

TÀI LIỆU THAM KHẢO - Franz Labryga, Philipp Meuser. General hospital and Clinic Center - 2006; - Paul Giran: Tâm lý người An Nam – Nhã Nam và nhà xuất bản hội nhà văn 2010; - Phan Kế Bính. Việt Nam phong tục – Nhã Nam và Nhà xuất bản Hồng Đức 2012; - Hội KTS Việt Nam: Nửa thế kỷ Kiến trúc Việt Nam - Nhà Xuất bản Thời đại - 2010; - Viện Nghiên cứu Kiến trúc. Kiến trúc và Khí hậu nhiệt đới Việt Nam - Nhà Xuất bản BXD/1997; - Phạm Đức Nguyên. Kiến trúc sinh khí hậu Nhà Xuất bản BXD 2002; - https://VNexpress.net/ những giải pháp công nghệ cao thay thế vật liệu truyền thống; - Phan Trường Giang - Ông KTS chuyên thiết kế BV; - Trần Thanh Ý - Thiết kế BV dưới góc nhìn tiêu chuẩn hóa; - Huỳnh Bảo Tuấn - Thiết kế BV -Thiết kế đặt trung tâm vào sự thay đổi được, "biến hình nhanh chóng với chi phí thấp nhất" - Hà Quang Hùng - Thực trạng kiến trúc BV Việt Nam và kinh nghiệm quốc tế; - Nguyễn Trọng Quỳnh - Kiến trúc BV với các yếu tố tác động.

9


NHỮNG YẾU TỐ QUAN TRỌNG TÁC ĐỘNG ĐẾN

QUAN NIỆM QUY HOẠCH KIẾN TRÚC CÔNG TRÌNH Y TẾ ĐẦU THẾ KỶ 21 NGÔ VIẾT NAM SƠN*

TỔNG QUAN Bước sang thế kỷ 21, còn được gọi là thế kỷ của toàn cầu hóa, những tiến bộ khoa học, những tư duy đột phá với tầm nhìn mới đã góp phần không nhỏ đến việc thay đổi quy hoạch kiến trúc công trình y tế tại Việt Nam và trên thế giới, từ quan niệm quản lý và tổ chức không gian quy hoạch kiến trúc cảnh quan, cho đến thiết kế bệnh viện (BV) gắn liền với việc khám chữa bệnh và chăm sóc sức khỏe cho người dân…. Trong đó, điều đáng chú ý là quan niệm thiết kế công trình y tế nói chung, và BV nói riêng, đang được thay đổi với diện mạo thân thiện hơn, không còn được xem là một thể loại công trình tách rời, mà ngày càng gắn kết chặt chẽ hơn với những chức năng khác của đô thị, góp phần cho sự hình thành và phát triển những Khu Đô thị Sức khỏe (Health City), là loại hình đô thị chưa từng có trước đây.

10

Khu Đô thị Sức khỏe là nơi mà các BV lớn nhỏ và các cơ sở nghiên cứu, chăm sóc sức khỏe đóng vai trò trung tâm, kết nối mật thiết và hỗ trợ lẫn nhau với những khu chức năng đô thị khác có liên quan, để tạo nên những khu sinh hoạt cộng đồng đa dạng đan xen với nhau, phục vụ cho các mục tiêu khám chữa bệnh, nghiên cứu khoa học, đào tạo chuyên khoa y tế, thông tin phòng chữa bệnh, và các hoạt động giúp nâng cao sức khỏe người dân. Qua kinh nghiệm tư vấn thiết kế của một số dự án công trình y tế trong nước và nước ngoài, bài viết này phân tích những yếu tố quan trọng đã và đang tác động tích cực đến việc quy hoạch và kiến trúc của các công trình y tế tương lai, bao gồm việc hình thành các Khu Đô thị Sức khỏe. NHỮNG YẾU TỐ QUAN TRỌNG TÁC ĐỘNG ĐẾN SỰ THAY ĐỔI QUY HOẠCH KIẾN TRÚC CÔNG TRÌNH Y TẾ ĐẦU THẾ KỶ 21 Phức hợp Cơ sở Y tế Theo quan niệm truyền thống, hệ thống công trình y tế đô thị bao gồm những cụm công trình độc lập, thường được bố trí phân tán theo phân cấp như: BV đa khoa; BV chuyên khoa; Phòng khám đa khoa, khám chuyên khoa khu vực; Trạm y tế, nhà hộ sinh; Nhà điều dưỡng; Trung tâm phục hồi chức năng, chỉnh hình; Nhà dưỡng lão; Trung tâm phòng chống dịch bệnh; Trung tâm y tế dự phòng; Trung tâm sức khỏe sinh sản; Trung tâm bệnh xã hội; Trung tâm kiểm nghiệm dược, vắc xin, hóa mỹ phẩm, thực phẩm; Khu chăn nuôi động vật thí nghiệm; và các cơ sở y tế khác. Theo quan niệm mới, công trình y tế, đặc biệt là BV đa khoa và chuyên khoa, không chỉ đơn giản là cơ sở khám chữa bệnh, mà còn là thành phần không thể tách rời với cơ sở nghiên cứu, giáo dục đào tạo, với chức năng cung cấp thông tin sức khỏe cho cộng đồng. Do

Phối cảnh Khu Đô thị sức khỏe Mission Bay, San Francisco, Mỹ với hạt nhân là Làng đại học Y khoa UCSF (Nguồn: University of California, San Francisco)


Tổng mặt bằng Khu Đô thị sức khỏe tại Quận Ngũ Hành Sơn Đà Nẵng, bao gồm Khu trung tâm đa chức năng - Phức hợp BV Chất lượng cao HDI (Nguồn: Ngô Viết Nam Sơn)

Phối cảnh Khu Trung tâm Đô thị sức khỏe tại Quận Ngũ Hành Sơn Đà Nẵng (Nguồn: Ngô Viết Nam Sơn)

đó, những tổ hợp công trình y tế lớn hàng đầu ngày nay, thường bao gồm sự phối hợp của hai hay nhiều loại công trình sau đây, được quản lý theo hướng tích hợp, kết nối, và hợp tác chặt chẽ với nhau: - BV đa khoa hoặc tổ hợp nhiều BV chuyên khoa (tuy trên thế giới vẫn có những bệnh viên đa khoa quy mô lớn đến khoảng 4000 giường, nhưng theo các nghiên cứu khoa học thì quy mô lý tưởng cho việc quản lý BV hiệu quả thường nằm trong khoảng 230-600 giường) - Các phòng khám cao cấp chuyên khoa của các chuyên gia y tế hàng đầu trong nước và nước ngoài, với đầy đủ trang thiết bị y tế; - Các cơ sở dịch vụ công tư (y tế, công nghệ thông tin y tế,…); - Các trung tâm nghiên cứu và phát triển y tế R&D; - Các cơ sở giáo dục đào tạo chuyên nghiệp, chuyên khoa và nâng cao của ngành y tế, có khi là cả một trường cao đẳng chuyên nghiệp đào tạo y tá, hoặc đại học nghiên cứu y khoa nằm trong tổ hợp công trình y tế; - Trung tâm thông tin y tế phục vụ cộng đồng; … Công nghệ cao Theo quan niệm cũ, bệnh nhân chủ yếu được khám và chữa bệnh nội trú tại các cơ sở y tế, chỉ có một số người có bệnh nhẹ hoặc trong giai đoạn hồi phục thì có thể điều trị ngoại trú. Theo quan niệm mới, các ứng dụng thành tựu công nghệ cao đang góp phần quan trọng cho việc mở rộng bán kính vùng ảnh hưởng và vùng hoạt động của cơ sở y tế. Trong đó, bệnh nhân có thể được điều trị tại nhà mà vẫn được theo dõi chăm sóc với chất lượng tương đương với bệnh nhân nội trú. Đặc biệt, công nghệ thông tin y tế (tele-health) đóng vai trò tích cực trong việc lập hồ sơ số hóa lịch sử bệnh án theo chuẩn quốc tế, giúp trao đổi thông tin nhanh và chính xác, theo dõi tình hình sức khỏe bệnh nhân 24/7 thông qua các thiết bị nhỏ di động, hội chẩn quốc gia và quốc tế, ứng phó nhanh cho các tình huống khẩn cấp,… Ngoài ra, việc giúp người dân kiểm tra sức khỏe thường xuyên và phòng chữa bệnh trước khi bệnh có thể phát ra ngày nay rất được coi trọng, không chỉ giúp giảm nguy cơ mắc bệnh, mà còn giúp giảm áp lực phục vụ số lượng cao bệnh nhân nội trú để chuyển sang ngoại trú một cách hiệu quả và thuận tiện. Tiêu chuẩn quốc tế về quản lý cơ sở, thông tin, và hoạt động y tế Công nghệ tele-health mở ra tiềm năng hợp tác toàn cầu trong công tác phòng chống và khám chữa bệnh. Đối với những ca bệnh khó và hiểm nghèo, hồ sơ bệnh án có thể được chia sẻ và thảo luận hội chẩn online qua mạng internet video với những chuyên gia hàng đầu tại các nước tiên tiến trước khi đưa ra các quyết định trong phẫu thuật và chữa bệnh. Để làm được việc này, bên cạnh các tiêu chuẩn quốc gia về y tế và công trình y tế, các cơ sở y tế hàng đầu quốc gia muốn hợp tác với nước ngoài, còn buộc phải đảm bảo đạt cùng tiêu chuẩn quản lý quốc tế với các cơ sở y tế hợp tác ở nước ngoài, về mặt quản lý thông tin, hạ tầng y tế, và quy trình tổ chức công tác khám chữa bệnh. Trong số tiêu chuẩn quốc tế tại những nước tiên tiến, đa số các BV quốc tế tại Việt Nam chọn chuẩn JCI (Joint Commission International) vì JCI là

11


12

một tổ chức độc lập, phi lợi nhuận hàng đầu trên thế giới về thẩm định và chứng nhận chất lượng y tế, đã đánh giá và chứng nhận chất lượng cho hàng chục ngàn cơ sở y tế trên thế giới. Bộ Tiêu chuẩn JCI gồm 16 chương, với hơn 300 tiêu chuẩn và hơn 1200 tiêu chí. Trong đó có (1) 6 chương về hoạt động quản lý BV; (2) 8 chương về hoạt động chuyên môn y tế; (3) 2 chương về đào tạo nhân viên y tế và nghiên cứu khoa học. Những tiêu chuẩn này có ảnh hưởng không nhỏ đến việc quy hoạch kiến trúc công trình y tế. Do đó, Viện Kiến trúc Hoa Kỳ thường xuyên cập nhật các tài liệu hướng dẫn về quy hoạch, thiết kế, và xây dựng công trình y tế, tương ứng với các thay đổi của tiêu chuẩn quốc tế này (AIA 2015). Không gian Đa cộng đồng Theo quan niệm truyền thống, mọi tổ chức không gian quy hoạch kiến trúc đều tập trung vào việc BV là nơi chữa bệnh, lấy bệnh nhân làm trung tâm. Điều này tuy đúng nhưng chưa đủ. Điển hình là trong bối cảnh dịch Coronavirus vừa qua, những y bác sĩ và nhân viên y tế cũng là đối tượng rất cần được quan tâm, chăm sóc, phục vụ, bảo vệ trước nguy cơ bị lây nhiễm. Nếu đội ngũ này bị tổn hại thì hoạt động của các cơ sở y tế cũng bị đình trệ, thậm chí phải ngưng hoạt động. Theo quan niệm mới, tổ chức không gian quy hoạch kiến trúc nội ngoại thất BV cần được thiết kế thân thiện và phù hợp với nhu cầu đa dạng của nhiều nhóm cộng đồng, trong đó có thể bao gồm: • Cộng đồng bệnh nhân nội và ngoại trú với những yêu cầu chăm sóc y tế với sự hỗ trợ của các y bác sĩ, y tá, và thiết bị y tế; • Cộng đồng các thân nhân đi theo để chăm sóc bệnh nhân, trong đó nhiều thân nhân không phải là người địa phương mà đến từ các tỉnh thành hoặc từ nước ngoài, và có nhu cầu lưu trú và sinh hoạt dài hạn tùy theo tình hình của bệnh nhân. Theo quan niệm truyền thống thì nhu cầu của thân nhân bệnh nhân không nằm trong quy hoạch, do đó khu dân cư lân cận các BV lớn thường có các khu ở cho thuê tự phát để phục vụ cho thân nhân của bệnh nhân; • Cộng đồng các chuyên gia trong nước và nước ngoài đến để làm việc hoặc nghiên cứu giảng dạy, các sinh viên hoặc bác sĩ nội trú tham gia công tác khám chữa bệnh, nghiên cứu, … (thường là người độc thân có thể ở khách sạn, hoặc căn hộ dịch vụ, hoặc thuê ở các khu dân cư gần BV); • Cộng đồng y bác sĩ và nhân viên BV và gia đình,… nên được tổ chức để có thể sống gần BV để tiện đi lại, giảm tải cho giao thông đô thị, và cũng tiện lợi cho việc chăm sóc gia đình trong điều kiện giờ giấc làm việc với tần suất cao và đòi hỏi khắc nghiệt của ngành nghề. Phức hợp đa chức năng Mỗi nhóm cộng đồng nêu trên đều có những yêu cầu về điều kiện và chất lượng sống đặc thù cần được đáp ứng. Do đó, việc

quy hoạch các chức năng hỗn hợp phục vụ cho các nhu cầu sống và làm việc của các thành viên cộng đồng và gia đình cần được tổ chức đan xen, trong khoảng cách đi bộ tiện lợi đến nơi ở và nơi làm việc. Trong đó, các chức năng hỗn hợp này có thể được bố trí với quy mô nhỏ gắn kết với công trình y tế trong cùng một phức hợp công trình, hoặc được tổ chức quy mô lớn ở một khu vực riêng gắn kết với khu dân cư lân cận. Các chức năng hỗn hợp đó có thể bao gồm các chức năng: - Khách sạn, nhà nghỉ, căn hộ dịch vụ; - Văn phòng cho thuê, căn hộ văn phòng; - Trung tâm hội nghị quốc tế và triển lãm; - Cơ sở dịch vụ thương mại; - Cơ sở dịch vụ du lịch kết hợp chữa bệnh; - Cơ sở dịch vụ thể dục thể thao, hồ bơi, vật lý trị liệu, và chăm sóc sức khỏe; - Nhà hàng, quán giải khát, cafe; - Nhà giữ xe hoặc bãi xe kết hợp với trạm giao thông công cộng; … NHỮNG HÌNH THÁI ĐA DẠNG CỦA QUY HOẠCH KHU ĐÔ THỊ SỨC KHỎE TƯƠNG LAI Những khu đô thị sức khỏe đang ngày càng được xây dựng và phát triển trên thế giới. Tùy theo điều kiện tự nhiên và kinh tế xã hội của địa phương và mục tiêu phát triển, khu đô thị sức khỏe có thể biểu hiện dưới nhiều hình thức phong phú như: (1) Khu đô thị đại học y nha dược gắn kết với cộng đồng dân cư và các khu thương mại dịch vụ đa chức năng. Ví dụ như dự án xây dựng mới Làng Đại học Y khoa California UCSF tại Tp San Francisco với ba BV chuyên khoa lớn, kết hợp với các cơ sở giảng dạy và nghiên cứu và khu ở cho giảng viên và sinh viên, trong mối tương quan với việc chỉnh trang và xây dựng mới các khu dân cư và hạ tầng xã hội đính kèm, giúp hình thành một khu đô thị sức khỏe đẳng cấp quốc tế cho Tp San Francisco; (2) Khu resort cho cộng đồng những người già với các công trình và hạ tầng chăm sóc y tế cao cấp 24/7. Ví dụ như khu MAG Creek Wellbeing Resort tại Dubai; (3) Phức hợp đô thị với bao gồm các BV lớn nhỏ & phòng khám & cơ sở y tế, chăm sóc sức khỏe và thương mại dịch vụ. Ví dụ như Khu Đô thị sức khỏe Healthcity Novena tại Singapore bao gồm một BV đa khoa, một BV chuyên khoa, các phòng khám chuyên khoa độc lập, trường đại học y và cơ sở đào tạo y tế, các cơ sở y tế, khách sạn, cao ốc căn hộ, công viên, hạ tầng xã hội … nối kết với nhau thông qua hệ thống đường đi bộ trên mặt đất, trên cao và dưới mặt đất; (4) Khu đô thị sức khỏe, phục vụ cho toàn quốc và kết hợp du lịch với khám chữa bệnh phục vụ nhu cầu y tế chất lượng cao. Ví dụ như dự án phức hợp BV Chất lượng cao HDI tại Tp Đà Nẵng


đóng vai trò trung tâm đô thị sức khỏe tương lai, liên kết với các dự án phát triển đại học y khoa và các cơ sở giáo dục đào tạo của làng Đại học Đà Nẵng, cũng như các dự án khu dân cư cao cấp đi kèm với hạ tầng xã hội đầy đủ (trường học, nhà trẻ, công viên, dịch vụ thương mại,…).…

Môi trường y tế thiên nhiên và nhân tạo được bố trí hợp lý, để vừa đáp ứng các nhu cầu hoạt động khám chữa bệnh, vừa giúp cho bệnh nhân và người làm việc trong các cơ sở y tế có cảm giác thoải mái như ở nhà, thậm chí thư giãn như ở trong khu resort giúp hồi phục sức khỏe. Yếu tố phát triển bền vững, phù hợp với việc tiết kiệm năng lượng, và ứng phó với biến đổi khí hậu cũng là một yếu tố quan trọng của các đô thị sức khỏe tương lai. Việc đầu tư xây dựng phát triển vận hành những cơ sở y tế phức hợp và quy hoạch các Khu Đô thị Sức khỏe như trên rất cần tầm nhìn và sự năng động của đơn vị quản lý theo những nguyên tắc kinh tế thị trường và không lệ thuộc vào khả năng giới hạn của ngân sách đầu tư công. Vì vậy, việc có chính sách khuyến khích tư nhân hoặc hợp tác công tư cùng thực hiện các dự án này là điều rất quan trọng, để thu hút được nguồn vốn đầu tư xã hội hóa từ nguồn tài chính tư nhân trong nước và nước ngoài. *TSKH.KTS NGÔ VIẾT NAM SƠN

NỀN TẢNG TỐT CHO VIỆC MỞ RỘNG THÀNH CỦA CỤM TRUNG TÂM BV DÃ CHIẾN ĐỂ ỨNG PHÓ VỚI DỊCH BỆNH Mô hình tổ chức Khu Đô thị Y tế (BV Trung tâm – Trường Đại học – Dịch vụ Thương mại – Khu Dân cư Sức khỏe-…) với hạ tầng kết nối thông minh có sẵn, không những tạo bên bản sắc khu đô thị sức khỏe tương lai, phục vụ cho nhu cầu đặc thù của một số nhóm cộng đồng, mà còn là tiền đề quan trọng cho việc có thể chuyển đổi mở rộng thành các trung tâm y tế tạm thời (tạm chuyển đổi chức năng từ ký túc xá, lớp học, cơ sở thể dục thể thao, … thành cụm trung tâm BV dã chiến phục vụ cho vùng đô thị), có thể đáp ứng nhanh và chi phí xây dựng thấp cho nhu cầu khẩn cấp lên đến hàng chục ngàn giường bệnh, trong những tình huống ứng phó dịch bệnh nguy hiểm, tương tự như Đại dịch Coronavirus vừa qua. KẾT LUẬN Với những tiền đề thay đổi tư duy nói trên, các công trình y tế không còn là những “cỗ máy” khám chữa bệnh, với màu trắng chủ đạo, và không gian điều hòa nặng mùi thuốc khử trùng như quan điểm truyền thống, mà ngày nay có thể trở nên những công trình thân thiện, gần gũi với thiên nhiên, trong không gian quy hoạch kiến trúc cảnh quan mang đậm bản sắc địa phương.

TÀI LIỆU THAM KHẢO -AIA-American Institute of Architects. 2015. Planning, Design, and Construction of Health Care Facilities (Addressing JCI Standards and Other Considerations). -Ngo Viet Nam Son. 1995. Master Plan Proposal of University of California at San Francisco, Mission Bay (San Francisco, California). SOM & University of California at Berkeley. -NgoViet Architects & Planner. 2012. Master Plan of HDI Healthcare Mixed-Use Complex in Ngu Hanh Son District, Danang City. -UBND Tp Đà Nẵng. 2013. Quyết định số 7626/QĐ-UBND v/v phê duyệt Tổng Mặt bằng Quy hoạch Chi tiết TL 1/500 BV Chất lượng cao HDI tại Quận Ngũ Hành Sơn, Tp Đà Nẵng. -UCSF- University of California at San Francisco. 1999. Mission Bay Campus Master Plan & Design Guidelines. (*)TSKH.KTS.Ngô Viết Nam Sơn, có trên 30 năm kinh nghiệm quốc tế về thiết kế, tư vấn chiến lược, và giảng dạy tại Á Châu (Việt Nam, Trung Quốc, Nhật, Philippines, Malaysia, và Singapore) và Bắc Mỹ (Mỹ, Canada, và Mexico). Ông tốt nghiệp văn bằng Tiến sĩ Khoa học về Quy hoạch và Kiến trúc tại Đại Học Washington, và văn bằng Thạc sĩ Quy hoạch và Kiến trúc tại Đại Học California ở Berkeley. Ông có nhiều kinh nghiệm quốc tế về thiết kế công trình y tế, trong đó có thiết kế quy hoạch Làng Đại học Y khoa UCSF tại Mission Bay (California, Mỹ); Chủ nhiệm đồ án trúng tuyển cuộc thi thiết kế kiến trúc BV Phụ sản Hùng Vương tại TP HCM (mở rộng giai đoạn 2 với 400 giường); Chủ nhiệm đồ án Phức hợp BV Quốc tế HDI Đà Nẵng (đã được phê duyệt).

13


MỘT GÓC NHÌN KHÁC VỀ THIẾT KẾ VÀ XÂY DỰNG CÔNG TRÌNH BỆNH VIỆN! DPLG ERIC DUBOSC* NGUYỄN VIỆT HUY*

B

14

ệnh viện (BV) là một sáng tạo của nhân loại nhằm bảo vệ thứ vốn được cho là quý giá nhất của con người đó là “sức khoẻ”. Tuy nhiên, chẳng ai trong chúng ta sẵn lòng đến BV cả. Chỉ khi cơ thể yếu đi và đau đớn, ta phải chấp nhận bị đưa đến nơi chữa trị tập trung này. Bên cạnh những khó chịu về thể xác, thêm vào đó những đau đớn về tinh thần. Lo lắng vì phải tiến hành trị liệu và các cuộc kiểm tra. Lo lắng đến một nơi xa lạ, một nơi ưu tiên đặt kỹ thuật lên trên sự trang nhã, với hy vọng được chữa khỏi bệnh. Chính trong trạng thái u buồn đó, cách đây đã một nửa thập kỷ, họ chuyển tôi đến Paris, đến BV quân đội Val de Grâce. Đi trong hành lang, giữa 2 vách kính cũ, cho phép các y tá theo dõi bệnh nhân của mình một cách kín đáo. Đến phòng bệnh, trần nhà rất cao, được chiếu sáng nhờ những ô cửa lớn, nơi có ánh nắng mặt trời xuyên vào trong căn phòng và mở ra một khu vườn đẹp. Căn phòng gồm 6 giường, khoảng cách giữa các giường đủ để không bị vướng víu.

Trung tâm phức hợp y học Bệnh viện Tim Hà Nội (Công ty cổ phần TVTK ADA và cộng sự)


Bệnh viện Quân đội Val de Grâce de Paris

Đ

ó là một tòa nhà cổ, có tuổi đời hàng trăm năm, được thành lập bởi Hoàng hậu để cảm ơn Ông trời đã chữa khỏi bệnh cho con trai mình, Ông Vua-Mặt trời tương lai - Vua Louis 14, ban đầu nơi đây là một tu viện, thiết kế bởi KTS François Masart. Công trình này rất chú trọng đến tỷ lệ con người (Kiến trúc vừa tầm với Con người, là môt trong những sáng tạo của Nghệ thuật Cổ điển Pháp). Từ phòng tôi nhìn ra, bên cạnh BV là Nhà thờ Notre Dame de Val de Grâce, là một trong những nhà thờ ba-rốc đẹp nhất tại Pháp. Các công trình phụ trợ của nhà thờ đều rất thanh nhã, có tỷ lệ tốt và hài hòa.

Sự lo lắng của tôi đã tan biến. Trong trung tâm điều trị này, không khí rất dễ chịu, các y bác sĩ luôn tươi cười, người bệnh cũng thả lỏng hơn. Chúng tôi đều thích ở đây. Tuy vẫn luôn đau đớn nhưng niềm tin của tôi đã quay trở lại. Chúng ta chỉ có thể khỏe lên trong một không gian dễ chịu đến vậy thôi. Vì thế, kiến trúc một công trình BV có thể vượt qua một cơ sở kỹ thuật điều trị bệnh. Song song với việc mang đến sự an toàn và thoải mái cho bệnh nhân, nó có thể tham gia vào quá trình phục hồi của họ. Trong BV, một nơi rất nhạy cảm, Kiến trúc có vai trò, mang đến một cuộc sống hạnh phúc hơn. Trở thành KTS, tôi luôn lưu giữ ký ức đó, với ý tưởng rằng BV là một nơi khiến chúng ta thoải mái nhất. Với tinh thần đó, đặc biệt, chúng tôi đã thiết kế với GS.KTS rất nổi tiếng người Ý, Zambelli, công trình BV đa khoa Bergamo, nơi chúng tôi đã giảm độ lớn của khối tích công trình xuống (hình khối quá lấn át và gây cảm giác mất an toàn) bằng cách tạo ra nhiều hình khối hơn và đan xen vườn cây vào giữa những khối công trình đó. Chính những thủ pháp đó đã tạo cho công trình BV này thân thiện và gần gũi hơn, tất nhiên nó vẫn phải thoả mãn các yêu cầu kỹ thuật khắt khe nhất để hồi phục sức khoẻ con người.

Bệnh viện Đa khoa Bergamo

C

ùng với tinh thần đó, GS.KTS Zambelli, KS Imperadori, đã thực hiện việc thiết kế xây dựng BV La Versilia, công trình có vị trí nằm ở giữa rừng thông rất đẹp, và họ đã nghiên cứu phương án nhằm giữ lại được những cây thông lớn: Lối vào BV cho ta cảm giác

như đang đi vào một khu nghỉ dưỡng, tương đối sang trọng, một nơi mà chúng ta muốn đến không như cảm giác khi đến các “cỗ máy y tế” mà chúng ta thường thấy và vẫn sợ tiếp cận với chúng. Tổng mặt bằng công trình được bố cục một cách hài hoà đảm bảo các không gian

15


luôn được thông thoáng, các phòng bệnh luôn đón được ánh nắng mặt trời, các phòng điều trị cũng được tiếp cận với các không gian sân trong dịu mát, nơi dành cho các vị trí yên tĩnh và thư giãn. Ngoài ra công trình được sử dụng các vật liệu và mầu sắc thân thiện, có cảm giác cho người bệnh đến với khu nghỉ dưỡng nơi chăm sóc sức khoẻ hơn là nơi phải đến để điều trị.

Bệnh viện La VERSILIA

C

ũng với tinh thần thiết kế những BV thân thiện và duyên dáng như trên, chúng tôi đã thiết kế BV Tim mạch Hà Nội. Vẫn với những thủ pháp đó, trong một khu đất có một diện tích tương đối kiêm tốn, nằm bám sát đại lộ chính của thành phố, nơi dẫn ra sân bay quốc tế, cửa ngõ của thủ đô. Chúng tôi đã khai thác tối đa những lợi thế và ứng dụng các thủ pháp tâm lý đối với việc thiết kế công trình BV trong tương lai. Các giải pháp về hình khối, về không gian, về sự tiện nghi và thân thiện được chúng tôi áp dụng dựa vào những kinh nghiệm quốc tế của mình, công trình đã đạt được những kỳ vọng như một khu nghỉ dưỡng và hiệu quả kỹ thuật của công trình cũng không hề kém đi khi xuất hiện ở đó những khu vườn và không gian thân thiện quý giá hiếm thấy ở các công trình BV tại Việt Nam,…ngay cả khi khu đất khá chật chội. Đồ án đã được giải Nhất cuộc thi thiết kế Kiến tr úc quốc tế do Tạp chí Kiến trúc - Hội KTS tổ chức năm 2015, rất tiếc vì các điều kiện khách quan và chủ quan, đến ngày nay công trình vẫn chưa được xây dựng.

16

Trung tâm phức hợp y học Bệnh viện Tim Hà Nội (Công ty cổ phần TVTK ADA và cộng sự)


Bệnh viện Sản Nhi Hà Nội (Công ty cổ phần TVTK ADA và cộng sự)

C

ũng như vậy, tinh thần đó được chúng tôi áp dụng vào công trình BV Nhi ở Hà Nội, với một kiến trúc “chào đón” rất nhiều các thiên thần bé nhỏ chào đời trong tương lai của một thủ “Lòng tử tế” của đô tươi đẹp vì hoà bình. Công trình nằm ở cửa ngõ phía Tây của TP, nơi tập trung khá nhiều các Kiến trúc không khu nhà ở cao tầng mới, và rõ ràng các thủ pháp phải một thứ gì đó xây dựng một công trình resort bệnh viện là hết quá đắt đỏ. Nó giúp sức phù hợp trong điều kiện xã hội ngày càng phát triển như ngày nay. Ngoài ra ở Cần Thơ, thủ người bệnh phục phủ của Tây đô, nơi trung tâm của sông nước đặc hồi. Bởi vì Kiến trúc trưng, chúng tôi cũng có cơ hội nghiên cứu và thiết kế BV Đa khoa Đại học Y Dược Cần Thơ. chính là MỘT GIẢI Đây là mô hình bệnh viện kết hợp với đào tạo đã PHÁP TRỊ LIỆU. rất phát triển trên thế giới.

Đ

ể có một sự đáng mến và yên bình như trên, từ tỷ lệ hình khối, chất liệu và màu sắc, phải thêm vào đó những suy ngẫm hướng đến các gia đình bệnh nhân cũng như chính người bệnh và khiến họ vững lòng hơn khi phải đến những công trình này. Thậm chí họ không có suy nghĩ phải đến nơi đây mà họ cảm thấy được đến nơi đây để chăm sóc sức khoẻ để có một sức khỏe tốt hơn phục vụ cho cuộc sống trong tương lai. *GS.TS.KTS DPLG ERIC DUBOSC - Chủ tịch Atelier DUBOSC et Associés

TS.KTS DPLG NGUYỄN VIỆT HUY - Giám đốc Công ty cổ phần tư vấn thiết kế ADA và cộng sự Bệnh viện Trường đại học Y Dược Cần Thơ (Công ty cổ phần TVTK ADA và cộng sự)

17


18


19


20


21


ĐỊNH HƯỚNG XÂY DỰNG TIÊU CHUẨN QUỐC GIA

VỀ THIẾT KẾ CÁC CÔNG TRÌNH BỆNH VIỆN TẠI VIỆT NAM NGUYỄN TẤT THẮNG*

Trong nhiều thập kỷ qua, hệ thống cơ sở y tế từ Trung ương đến Địa phương của Việt Nam, đại diện là các BV ở các tuyến, có quy mô và chức năng khác nhau đã được đầu tư xây dựng khá nhiều, thông qua việc vận dụng, áp dụng các Tiêu chuẩn quốc gia để thiết kế và xây dựng, đã đưa Việt Nam trở thành quốc gia có tỉ lệ số giường bệnh trên một vạn dân đứng ở mức trung bình khá trên thế giới. Tuy vậy, hệ thống các tiêu chuẩn này đã quá lạc hậu, ít cập nhật những thành tựu của ngành y học trên thế giới, gây nhiều khó khăn trong việc áp dụng và rất khó để đáp ứng với những thách thức khi có các thảm họa xảy ra. Chính vì vậy, rất cần phân tích làm rõ những hạn chế, nhược điểm của hệ thống tiêu chuẩn này, đồng thời định hướng cho những hướng đi mới trong việc xây dựng lại để đáp ứng với các yêu cầu, nhu cầu mới đang cấp thiết đặt ra.

22

THỰCTRẠNG HỆ THỐNG TỔ CHỨCYTẾ VÀ NHỮNG HẠN CHẾ, KHIẾM KHUYẾT CỦA CÁC TIÊU CHUẨN QUỐC GIA VỀ THIẾT KẾ BỆNH VIỆN Ở VIỆT NAM HIỆN NAY Trước hết, mô hình mạng lưới y tế của Việt Nam hiện nay được sắp xếp theo 4 hình thức tổ chức sau đây: Tổ chức hành chính Nhà nước (gồm: Tuyến trung ương và địa phương); tổ chức theo thành phần y tế với cơ sở y tế Nhà nước và tư nhân; tổ chức theo 2 khu vực y tế chuyên sâu và y tế phổ cập; tổ chức theo các lĩnh vực hoạt động (Hình1). Với 4 hình thức tổ chức, có tính xuyên suốt, thống nhất từ Trung ương đến Địa phương này, Việt Nam là quốc gia đã phát huy tối đa sức mạnh tổng hợp trong hoạt động của ngành y tế cũng như các hoạt động khám chữa bệnh, chăm sóc sức khỏe cho người dân. Song hành với các mô hình mạng lưới y tế, các cơ sở vật chất và kỹ thuật, với đại diện là các cơ sở khám chữa bệnh (bao gồm từ BV, phòng khám đa khoa, trạm y tế cơ sở… đến các cơ sở thuộc các khoa, phòng…) khi được đầu tư xây dựng mới hoặc cải tạo, đang được dựa vào các hệ thống Tiêu chuẩn

Hình1: Mô hình tổ chức hệ thống mạng lưới Y tế của Việt Nam hiện nay.


Bảng 1: Hệ thống Tiêu chuẩn quốc gia và Tiêu chuẩn Ngành đang được sử dụng trong thiết kế Bệnh viện ở Việt Nam hiện nay.

Số giường bệnh

Diện tích sàn xây dựng bình quân

Diện tích đất

Giường

(m2/Giường bệnh)

(ha)

Trên 500

Từ 80 đến 90

4,0

Bệnh viện đa khoa khu vực (TCVN 9212: 2012)

350 đến 500

Từ 80 đến 90

3,6

250 đến 350

Từ 90 đến 100

2,5

Phòng khám đa khoa khu vực (TCVN 9214: 2012)

11 đến 15

0,24

6 đến 10

0,2

Bệnh viện Quận, Huyện (TCVN 9213: 2012)

150 đến 250

Từ 70 đến 90

1,2 – 1,5

50 đến 150

Từ 100 đến 150

1,0

Loại hình Bệnh viện (Số hiệu tiêu chuẩn) Bệnh viện đa khoa (TCVN 4470: 2012)

Bảng 2: Các chỉ tiêu chính trong các Tiêu chuẩn quốc gia về thiết kế Bệnh viện hiện nay.

quốc gia (TCVN) của Ngành Xây dựng và Tiêu chuẩn ngành (TCN) của Ngành Y tế, gồm các tiêu chuẩn chính sau đây (Bảng 1). Bảng 2 và 3 cho chúng ta thấy, hầu hết các cơ sở khám chữa bệnh hiện nay, đi từ Trạm y tế cơ sở, đến Phòng khám đa khoa khu vực, BV đa khoa khu vực, BV quận huyện, BV đa khoa, đều đưa ra tiêu chuẩn tối thiểu cho từng loại hình BV với 3 thông số chính,

bao gồm: Số giường bệnh, diện tích sàn xây dựng bình quân và diện tích đất xây dựng (Bảng 2). Các quy định ứng với các số liệu này, về cơ bản, chủ yếu được phát triển dựa trên Tiêu chuẩn ngành xây dựng trước đây, số TCXDVN 365: 2007 - BV đa khoa - Hướng dẫn thiết kế, sau khi được quy đổi ứng với quy mô số giường bệnh khác nhau sẽ tương thích với BV với các quy mô khác nhau ở các cấp Trung ương, Tỉnh (Thành phố), Quận (Huyện), Thị xã, khu vực…(Bảng 3) Có thể thấy ngay những hạn chế và khiếm khuyết của các TCVN sau đây: - Hầu hết các TCVN đều không có yêu cầu tối đa về mật độ xây dựng, chỉ thuần túy chỉ định lấy chung theo QCXDVN 01: 2008/BXD, song quy chuẩn này đã hủy bỏ và hiện nay đã được thay thế bằng QCXDVN 01: 2019/BXD; - Chỉ tiêu yêu cầu về diện tích sàn xây dựng bình quân là hoàn toàn vô nghĩa bởi các BV có chức năng, quy mô khác nhau sẽ có diện tích sàn khác nhau. Hơn thế, chỉ tiêu này hầu như không có giá trị sử dụng khi thiết kế, trong khi chỉ tiêu quan trọng nhất để xác định diện tích khu đất xây dựng là chỉ tiêu đất m2/giường bệnh lại không có trong tiêu chuẩn; - Toàn bộ các TCVN hầu như được lấy nguyên gốc, có cải biến không nhiều, nhưng về cơ bản là từ TCXDVN 365: 2007, nhưng không thể chi tiết và khoa học bằng tiêu chuẩn này. Có cảm giác việc chuyển đổi ứng với các quy mô 1, 2, 3 từ TCXDVN 365:2007 sang các TCVN chỉ là hình thức để hợp pháp hóa với Luật Tiêu chuẩn, Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia đã được ban hành năm 2006, do bãi bỏ không còn Tiêu chuẩn ngành, mà chỉ còn Tiêu chuẩn quốc gia và Tiêu chuẩn cơ sở; - Trong toàn bộ các tài liệu viện dẫn và tham khảo để xây dựng tiêu chuẩn, có quá ít các chỉ tiêu ngành liên quan đến các lĩnh vực của Ngành Y tế đã được ban hành và đặc biệt là hoàn toàn không có tham chiếu các tiêu chuẩn, công nghệ, kỹ thuật, trang thiết bị y tế tiên tiến về chẩn đoán, khám, điều trị, chăm sóc…của y học thế giới cũng như ở trong nước, đã được đầu tư và áp dụng tại các bệnh viện lớn như ở Hà Nội và TP.HCM tại thời điểm biên soạn tiêu chuẩn; - Chính vì vậy, ứng với các quy định về diện tích và khối tích các khối, các phòng, buồng… tương ứng với các yêu cầu về tổ chức không gian kiến trúc, bị hạn chế để ứng dụng các công nghệ y tế hiện đại. Phần lớn, các nội dung quy định chỉ mang định tính, ít định lượng,

23


24

sơ đồ dây chuyền vừa chồng chéo vừa lẫn lộn giữa chức năng và dây chuyền tác nghiệp trong hoạt động với công năng, công nghệ của trang thiết bị y tế. - Dễ xảy ra lây nhiễm chéo với các bệnh truyền nhiễm về dịch bệnh như H5N1, Mens-COV, Ebole, SARS… do thiếu các yêu cầu về các khoảng đệm và cách ly cũng như các hệ thống cửa đóng mở tự động khi có yêu cầu. Đưa cả các bộ phận khám, chẩn đoán bệnh về lây nhiễm vào khu khám lâm sàng nói chung. - Cao độ phòng mổ không đảm bảo yêu cầu do cùng cốt sàn với các phòng, bộ phận khác và đặc biệt, rất nhiều không gian tĩnh gắn với trần, tường… đều không có chỉ dẫn cần tương thích với các yêu cầu về công nghệ, kỹ thuật như mổ, hồi sức cấp cứu, xét nghiệm… liên quan tới các hệ thống trang thiết bị y tế như đèn chiếu sáng, điều hòa, khí y tế, khí nén, cấp thoát nước, thu hồi chất thải, hệ thống cân bằng áp lực không khí… - Toàn bộ các tiêu chuẩn đều được xây dựng với các quy định hết sức sơ lược, chỉ thuần túy về nguyên lý cơ bản, và do đó không có tính thống nhất, dẫn hướng cho người thiết kế. Đã xảy ra rất nhiều tranh cãi giữa các chủ thể có liên quan trong quá trình đầu tư xây dựng, thiết kế, thẩm định…, nhất là việc xác định quy mô diện tích đất, đất cho dự trữ phát triển, các mối liên hệ dây chuyền chức năng trong hoạt động… Chính vì vậy, nhiều công trình BV không đầu tư bằng vốn ngân sách nhà nước, các chủ đầu tư đã sử dụng các tiêu chuẩn của nước ngoài như của Mỹ, Nhật Bản, Singapore… để áp dụng một phần hoặc toàn bộ với công nghệ và kỹ thuật y tế tiên tiến, để từ đó xác định không gian và vỏ kiến trúc cho các phần như dây chuyền, kỹ thuật, diện tích và khối tích buồng, phòng… Trong khi với công trình đầu tư bằng vốn ngân sách nhà nước, rất khó để áp dụng tiêu chuẩn nước ngoài do không thuộc các văn bản pháp quy của nhà nước và các vấn đề có liên quan đến tổng mức kinh phí đầu tư. Bản thân tác giả là người đã trực tiếp chủ trì và tham gia thiết kế một số công trình BV trong hơn 15 năm qua, đã sử dụng một số tiêu chuẩn nước ngoài để thiết kế như BV đa khoa Sóc Sơn, BV Đa khoa Hưng Yên, BV đa khoa tỉnh Lạng Sơn, các BV đa khoa do Vinmec đầu tư tại Quảng Ninh và Đà Nẵng…(Hình 2) - Các TCVN về BV hầu như chưa có yêu cầu tính toán để có thêm diện tích và các hướng phân luồng giữa khu vực cấp cứu thường xuyên với khu vực cấp cứu khi có xảy ra các thảm họa, dịch bệnh… với lượng người bệnh tập trung lớn; chưa đặt ra các yêu cầu về diện tích đất dự phòng không chỉ cho phát triển mà còn là những dự trù,

Quy mô

Diện tích khu đất

Mật độ xây dựng

m/ giường

Yêu cầu tối thiểu cho phép (ha)

Từ 50 đến 200 giường (Bệnh viện Quận, Huyện)

100 - 150

0,75

30% - 35%

Từ 250 đến 350 giường (Quy mô 1)

70 - 90

2,7

30% - 35%

Từ 400 đến 500 giường (Quy mô 2)

65 - 85

3,6

30% - 35%

Trên 500 giường (Quy mô 3)

60 - 80

4,0

30% - 35%

2

Bảng 3: Các chỉ tiêu chính để thiết kế Bệnh viện, gồm quy mô giường bệnh, diện tích khu đất và mật độ xây dựng trong TCXDVN 365:2007

Bệnh viện đa khoa TP. Đà Nẵng, quy mô 250 giường, xây dựng năm 2016

Hình 2: Bệnh viện đa khoa Huyện Sóc Sơn - Hà Nội, quy mô 300 giường, xây dựng năm 2010


Bệnh viện đa khoa Tỉnh Lạng Sơn, quy mô 700 giường, xây dựng năm 2016

Bệnh viện đa khoa Tỉnh Quảng Ninh, quy mô 150 giường, xây dựng năm 2016

tiên lượng cho các hình thức cấp cứu, phòng chữa bệnh khi quá tải bởi thảm họa của thiên tai, nhân tai, dịch bệnh… - Sau cùng, hầu như các TCVN về thiết kế BV chưa đặt ra yêu cầu có khu vực lưu trú dành cho chuyên gia người nước ngoài trong việc cùng tham gia chẩn đoán, xét nghiệm, điều trị bệnh, giảng dạy và đào tạo… đồng thời, cũng chưa tính đến dự phòng diện tích đất xây dựng các khu lưu trú cho người nhà chăm sóc bệnh nhân khi có nhu cầu.

HƯỚNG ĐI TRONG VIỆC BIÊN SOẠN, XÂY DỰNG HỆ THỐNG TIÊU CHUẨN QUỐC GIA VỀ THIẾT KẾ CÁC CÔNG TRÌNH BV TẠI VIỆT NAM Trước hết, cần thấy rõ, với mô hình mạng lưới y tế của Việt Nam hiện nay như đã trình bày ở phần 1 - Có thể là một lợi thế ở cấu trúc có tầng bậc, rộng khắp và xuyên suốt từ Trung ương đến Địa phương cơ sở theo kiểu mô hình y tế toàn dân. Mô hình đó đã khẳng định sức mạnh của Việt Nam trong cuộc chiến chống đại dịch SARS-CoV-2 đã và đang xảy ra trên toàn cầu. Vì vậy, việc xây dựng hệ thống TCVN để thiết kế cho các loại công trình bệnh viện có chức năng và quy mô khác nhau cần đồng bộ với mạng lưới các tuyến y tế, đi đôi với đồng bộ quy trình chăm sóc sức khỏe 3T: Thầy thuốc - Thuốc - Trang thiết bị y tế, với trọng tâm là chăm lo sức khỏe cho con người. Để đáp ứng quy trình này, cần được lồng ghép cơ hữu giữa các nội dung về quy hoạch, tổ chức dây chuyền chức năng và công nghệ y tế gắn với tổ chức không gian, vỏ kiến trúc…trong thiết kế (Hình3). Trong đó, tuyến 1 gồm các BV Quận, Huyện, Thị xã, TP thuộc Tỉnh và Trạm y tế Xã, Phường, Thị trấn; tuyến 2 gồm các BV đa khoa, chuyên khoa Tỉnh, Thành phố, BV đa khoa khu vực; tuyến 3 gồm các BV đa khoa, chuyên khoa thuộc Bộ Y tế và một số BV thuộc các TP trực thuộc Trung ương hoặc cấp Vùng, vừa có chức năng khám chữa bệnh thông thường, vừa gánh vác, chia sẻ với các bệnh viện Tỉnh, TP, Quận, Huyện, nhằm hạn chế phải chuyển bệnh nhân lên tuyến Trung ương. Hiện nay, các Trung tâm y tế dự phòng ở cấp Trung ương, chuyên nghiên cứu các vấn đề liên quan đến dịch tễ và cấp cơ sở ở quận, huyện, chuyên nghiên cứu các bệnh lý có liên quan đến môi trường, nghề nghiệp, dịch bệnh… đã được đưa vào là thành phần của các bệnh viện ứng với mỗi cấp - Vì vậy, cần bổ sung thành phần và chức năng này trong Tiêu chuẩn thiết kế BV tương ứng với từng cấp. Về phần quy hoạch, cần xác định rõ quy mô diện tích đất xây dựng được tính bằng số m2 đất trên một giường bệnh đi đôi với quy định rõ mật độ xây dựng tối đa ứng với mỗi loại hình BV. Nên xem lại việc lấy chung chỉ tiêu tối thiểu 100m2 đất xây dựng trên một giường bệnh như hiện nay cho tất cả các loại hình BV - Bởi lẽ, các BV có chức năng và quy mô khác nhau, sẽ không thể có chỉ tiêu diện tích đất xây dựng trên một giường bệnh như nhau được. Việc xác định cấp công trình

25


26

cũng nên không chỉ thuần túy căn cứ vào QCVN 03: 2009/BXD - Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về phân loại, phân cấp công trình xây dựng dân dụng, công nghiệp và hạ tầng kỹ thuật đô thị - Mà cần phải xác định, song hành tính đến các yếu tố tác động có tính rủi ro cao như thảm họa từ tự nhiên, nhân tạo, môi trường, dịch bệnh… Từ đó xác định với cấp độ bền vững đặc biệt để “Cả TP có thể sụp đổ - Nhưng BV vẫn còn”. Công trình BV phải là cứng nhất, bền chắc nhất, an toàn nhất, tuổi thọ cao nhất. Thông thường, trong các tiêu chuẩn nước ngoài, ứng với các diện tích và chức năng đi kèm, đều có các yêu cầu như camera, BMS cho đèn chiếu sáng, UPS tổng (bộ lưu điện cung cấp liên tục), áp suất, nhiệt độ, độ ẩm, bộ trao đổi không khí, lưu lượng khí tươi, hút khí thải, PCCC…Do đó, trong nội dung yêu cầu của các tiêu chuẩn, cần phải sơ đồ và điển hình hóa các dây chuyền cơ bản cho mỗi loại hình bệnh đi từ cấp cứu đến xét nghiệm và chẩn đoán, điều trị, chăm sóc phục hồi, tái khám… Đặc biệt là cho một số bộ phận thuộc khu kỹ thuật cận lâm sàng như phòng mổ, phòng hồi sức cấp cứu, phòng chẩn đoán hình ảnh, phòng chạy thận nhân tạo…Được kết hợp với sơ đồ về kỹ thuật, công nghệ y tế hiện đại như chẩn đoán từ xa, hội chẩn từ xa, mổ từ xa… có thể kết nối với các video trực tiếp để trao đổi, đào tạo… như một số công nghệ đã được một số BV ở Việt Nam đã áp dụng như: Telemedicine, mổ vô trùng OR1, khám chữa bệnh với công nghệ 4.0, phẫu thuật bằng robot Da Vinci, hệ thống xạ trị định vị thân SBRT, hệ thống phần mềm RAPID chẩn đoán điều trị đột quỵ…(Hình 4) Việc xây dựng các tiêu chuẩn cho BV, cần được tổ chức, tập hợp đội ngũ gồm các chuyên gia kết hợp từ nhiều lĩnh vực, nhưng đặc biệt cần chú trọng đến đội ngũ bác sỹ, kỹ sư có chuyên sâu về công nghệ và trang thiết bị y tế và các KTS đã từng thiết kế nhiều BV, có nhiều kinh nghiệm trong lĩnh vực này. Ngoài việc tính toán quỹ diện tích đất dự phòng dành cho phát triển, cũng như kịp thời ứng phó với những thảm họa, cần tính toán bổ sung mở rộng so với tiêu chuẩn hiện nay, diện tích một số khu vực tập trung số đông bệnh nhân và người nhà chăm sóc khi có thảm họa như sảnh, đợi khám, phòng cấp cứu và hồi sức cấp cứu… Đồng thời, mỗi BV cần tổ chức thêm từ 1 - 2 phân luồng riêng vào bộ phận sảnh cấp cứu riêng khi có thảm họa xảy ra.

Hình 3: Cần đồng bộ quy trình chăm sóc sức khỏe 3T và công nghệ y tế với các nội dung có liên quan đến quy hoạch và không gian kiến trúc trong việc xây dựng Tiêu chuẩn thiết kế Bệnh viện.

Phẫu thuật thần kinh bằng hệ thống robot Modus V Synaptive và sử dụng phần mềm trí tuệ nhân tạo RAPID chẩn đoán, điều trị đột quỵ tại Bệnh viện Nhân dân 115 TP.Hồ Chí Minh

Một số các phòng mổ đặc biệt như mổ vô trùng, mổ nội soi, mổ mở…cần có diện tích và khối tích lớn hơn so với tiêu chuẩn hiện nay để có thể đáp ứng với trang thiết bị và các tiện ích đi kèm, đồng thời cần kết nối trực tiếp để phục vụ công tác đào tạo, phối hợp tham vấn, hội chẩn từ xa của các chuyên gia y tế trong và ngoài nước. Cần có phụ lục kích thước không gian của các trang thiết bị y tế đặc chủng, nên được cụ thể hóa cùng với công nghệ và dây chuyền sử dụng để là tham số đầu vào cho việc tổ chức không gian, nội thất các thành phần phòng, buồng... Đồng thời, một phần các công nghệ từ chẩn đoán, khám, điều trị cần phải được tích hợp với các công nghệ xây dựng và quản lý BV như công nghệ BIM, BMS… để quản lý, vận hành hoạt động, duy tu bảo dưỡng… kịp thời chủ động xử lý khi có các sự cố xảy ra.

Hình 4: Một số công nghệ và trang thiết bị y tế hiện đại đã được sử dụng trong khám và điều trị tại các bệnh viện ở Việt Nam.


6.

Bệnh viện Quốc tế Bumrungrad - Trung tâm y tế, chăm sóc sức khỏe với tiêu chuẩn 5 sao ở Thủ đô Bangkok,Thái Lan.

Mặc dù Việt Nam là quốc gia có chỉ số về số giường bệnh trên một vạn dân tương đối lớn và chỉ số tuân thủ các quy định về y tế quốc tế cao so với một số nước trong khu vực và trên thế giới - Song mật độ nhân viên y tế trên một vạn dân còn tương đối thấp (Hình2.4).

TT 1 2 3 4 5 6 7

Quốc gia Việt Nam Malaysia Philippine Campuchia Singapore Australia Trung Quốc

Số giường bệnh/10.000 dân Hospital beds per 10.000 population 25,6 18,6 5,0 8,3 24,0 37,9 42,0

Mật độ nhân viên y tế/ 10.000 dân Health worker density per 10.000 population 12,2 13,6 11,6 2,2 45,3 38,4 17,2

Tuân thủ quy định Y tế quốc tế (%) International Health Regulations compliance (%) 99 99 84 51 99 100 99

Hình2.4: Bảng so sánh một số chỉ tiêu giữa Việt Nam và một số quốc gia về chất

lượng4:phục vụ của ngành y tế.Xây (Nguồn: Tổ tiêu chức chuẩn Y tế Thế cũng giới khucần vực song Tây Thái Bìnhvới Dương Bảng so sánh một dựng hành các năm 2018) số chỉ tiêu giữa Việt yêu cầu đặt ra về gìn giữ môi trường thông qua hệ Domột đó,số cầnquốc có số liệu về dân số gom và khảvà năng triển chất tươngthải đối chính xác, để cóthời, thể Nam và thống thu xửphát lý các y tế…Đồng xác định quy mô số giường cho mỗi bệnh viện ở cả khu vực y tế nhà nước lẫn tư nhân. gia về chất lượng khuyến khích đi theo các xu hướng kiến trúc xanh, tiết Đồng thời, cần bổ sung trong tiêu chuẩn, các hướng dẫn và yêu cầu về khu nhà ở cho các phục vụ gia củanước ngành y trong kiệm chuyên ngoài quánăng trình lượng… cùng tham gia nghiên cứu, hội chẩn và điều trị bệnh tế. (Nguồn: Tổ chức Mặc Nam là quốc có xây chỉdựng số đối vềvới số tại các bệnh viện. Cần thiết bổ sung dù theo Việt nhu cầu thực tiễn về diện gia tích đất Yhệtếthống Thế giới khu vực giường bệnh trên một vạn dân tương đối lớn và chỉ nhà lưu trú cho người nhà bệnh nhân hoặc các bệnh nhân có phác đồ điều trị liên tục Thái như chạy lọc máu, mãn tính… Tây Bìnhthận, Dương sốbệnh tuân thủ các quy định về y tế quốc tế cao so với năm 2018) một số nước trong khuứng vực thế năng, giới quy - Song Cơ sở vật chất và kỹ thuật của mỗi một bệnh viện vớivà mỗitrên một chức mô nào ở mỗi một quốc gia, luôn yếunhân tố quan trọng nhất trong công tácdân chămcòn sóc, tương bảo vệ sức mậtlàđộ viên y tế trên một vạn đối khỏe cho người dân. Tổ chức hiệp 4). quốc UN và Tổ chức Y tế Thế giới WHO đã khẳng thấpLiên (Bảng định, sức khỏe và chất lượng dịch vụ y tế là một trong những chỉ số đánh giá sự phát triển Do đó, cần có số liệu về dân số và khả năng phát bền vững của mỗi quốc gia. Chính phủ đã có Quyết định số 30/2008/QĐ-Tg ngày triển tươngphát đốitriển chính cóchữa thể bệnh xác đến địnhnăm quy mô 22/02/2008 về “Phê duyệt quy hoạch mạngxác, lưới để khám, 2010 số giường cho mỗi BV ở cả khu vực y tế nhà nước lẫn và tầm nhìn đến năm 2020”. Điều đó cho thấy, hệ thống Tiêu chuẩn quốc gia để thiết kế các công trình bệnh viện là hết quanĐồng trọng, thời, có ý nghĩa định trong đến chất lượng khám các và tư sức nhân. cần quyết bổ sung tiêu chuẩn, chữa bệnh cũng như đặt ra các yêudẫn cầu và về phòng thủ,về phòng qua cácchuyên yếu tố vềgia y hướng yêu cầu khubệnh nhàthông ở cho các tế dự phòng. Vì vậy, rất nước cần sự ngoài hợp tác,trong phối hợp hiệu cùng quả giữa Bộ Xây Bộ cứu, Ytế, quácótrình tham gia dựng, nghiên các Bộ, Ngành có liên quan, các Doanh nghiệp, Hội nghề nghiệp, cùng các chuyên gia và hộiYchẩn và điều bệnh tại cùng các chung bệnh sức viện. Cầnxây thiết bổ nhà khoa học trong lĩnh vực tế và Quy hoạchtrịkiến trúc… trí tuệ, dựng sung theo nhu cầu thực tiễn về diện tích đất xây dựng lại hệ thống tiêu chuẩn này, nhằm hoàn thiện công cụ Quản lý nhà nước trong lĩnh vực đầu đốibước với hệ nhàlượng lưu khám, trú cho người bệnh tư xây dựng cũng như từng nângthống cao chất chữa bệnh nhà và chăm sócnhân sức khỏe cho người dân một hoặc cách tốtcác nhất.bệnh Kịp thời ứngcó phóphác với các họatrịxảy ra, tục sử dụng nhân đồthảm điều liên như các nguồn lực và tiến bộchạy khoa học kỹ lọc thuậtmáu, một cách có mãn hiệu quả, hướng tới sự phát triển thận, bệnh tính… của đất nước luôn bền vững./. *TS.KTS.Nguyễn Tất Thắng THAY LỜI KẾT Cơ sở vật chất và kỹ thuật của mỗi một BV ứng 9 năng, quy mô nào ở mỗi một quốc với mỗi một chức gia, luôn là yếu tố quan trọng nhất trong công tác chăm sóc, bảo vệ sức khỏe cho người dân. Tổ chức Liên hiệp quốc UN và Tổ chức Y tế Thế giới WHO đã khẳng định, sức khỏe và chất lượng dịch vụ y tế là một trong những chỉ số đánh giá sự phát triển bền vững của mỗi quốc gia. Chính phủ đã có Quyết định số 30/2008/QĐ-Tg ngày 22/02/2008 về “Phê duyệt quy hoạch phát triển mạng lưới khám, chữa bệnh đến năm 2010 và tầm nhìn đến năm 2020”. Điều đó

cho thấy, hệ thống Tiêu chuẩn quốc gia để thiết kế các công trình BV là hết sức quan trọng, có ý nghĩa quyết định đến chất lượng khám và chữa bệnh cũng như đặt ra các yêu cầu về phòng thủ, phòng bệnh thông qua các yếu tố về y tế dự phòng. Vì vậy, rất cần sự hợp tác, phối hợp có hiệu quả giữa Bộ Xây dựng, Bộ Y tế, các Bộ, Ngành có liên quan, các Doanh nghiệp, Hội nghề nghiệp, cùng các chuyên gia và nhà khoa học trong lĩnh vực Y tế và Quy hoạch kiến trúc… cùng chung sức trí tuệ, xây dựng lại hệ thống tiêu chuẩn này, nhằm hoàn thiện công cụ Quản lý nhà nước trong lĩnh vực đầu tư xây dựng cũng như từng bước nâng cao chất lượng khám, chữa bệnh và chăm sóc sức khỏe cho người dân một cách tốt nhất. Kịp thời ứng phó với các thảm họa xảy ra, sử dụng các nguồn lực và tiến bộ khoa học kỹ thuật một cách có hiệu quả, hướng tới sự phát triển của đất nước luôn bền vững. *TS.KTS.NGUYỄN TẤT THẮNG Nghiên cứu viên Cao cấp - Viện Kiến trúc Quốc gia - Bộ Xây dựng

TÀI LIỆU THAM KHẢO: 1. Nguyễn Tất Thắng - “Hệ thống mạng lưới cơ sở y tế và đầu tư, quy hoạch, thiết kế, xây dựng Bệnh viện ở Việt Nam”- Hội thảo Quốc tế “Quy hoạch và thiết kế Bệnh viện” do Đại sứ quán Ấn Độ và Viện Kiến trúc Quốc gia tổ chức tại Hà Nội 28/03/2018; 2. Quyết định số 30/2008/QĐ-Tg của Thủ tướng Chính phủ ngày 22/02/2008 về “Phê duyệt quy hoạch phát triển mạng lưới khám, chữa bệnh đến năm 2010 và tầm nhìn đến năm 2020”; 3. QCXDVN 01: 2008/BXD; QCVN 03: 2009/BXD; QCXDVN 01: 2019/BXD; 4. TCXDVN 365: 2007; TCVN 4470: 2012; TCVN 9212: 2012; TCVN 9214: 2012; TCVN 9213: 2012; 5. EU GMP - Tiêu chuẩn châu Âu; 6. Fundamentals - Tiêu chuẩn 1997; 7. https://data.worldbank.org/indicator/SH.MED.PHYSZS; 8. HVAC Systems and Equipment- Tiêu chuẩn 2000; 9. HVAC Applications- Tiêu chuẩn 1999; 10. International Essentials of Health Care Quality and Patient Safety; 11. Refrigeration- Tiêu chuẩn 1998; 12. Tiêu chuẩn Liên bang 209 của Mỹ; 13. 14644 -1 - Tiêu chuẩn ISO; 14. WHO 902 (2002) - Tiêu chuẩn; 15. www.cms.gov - MEDICARE TELEMEDICINE HEALTH CARE PROVIDER FACT SHEET/CMS;

27


THIẾT KẾ VÀ XÂY DỰNG BỆNH VIỆN Ở VIỆT NAM

TỪ LÝ THUYẾT ĐẾN THỰC TẾ NGUYỄN VIỆT HUY* VŨ THỊ HƯƠNG LAN*

N

hìn lại lịch sử, công trình Bệnh viện (BV) đã xuất hiện từ rất lâu trên thế giới, nếu như BV như mô hình hoạt động ngày nay thường thấy được xuất hiện rất sớm ở phương Tây (vào thế kỷ thứ 8 thời trung cổ), thì tại Việt Nam, BV điều trị theo phương pháp Tây y được xây dựng đầu tiên vào năm 1894 - Đó là BV Đa khoa Trung ương Huế, BV Hữu nghị 108, sau đó phải kể đến BV Việt Đức, BV Bạch Mai… Theo những tài liệu lịch sử đã công bố, có thể thấy trước thời kỳ Pháp thuộc, mô hình BV vẫn chưa xuất hiện mà chủ yếu là các nhà thương với quy mô nhỏ, nhằm khắc phục và hạn chế các căn bệnh truyền nhiễm với các công cụ thô sơ, đa phần theo các phương pháp Đông y. Có lẽ thời kỳ Pháp thuộc vẫn là thời kỳ nở rộ và phát triển nhất trong việc xây dựng, hình thành và phát triển các công trình BV tại Việt Nam. Các BV ở Hà Nội thời kỳ này được xây dựng trong nhiều giai đoạn khác nhau, dành cho các đối tượng khác nhau, nên rất phong phú về quy mô, trang thiết bị. Có những BV quy mô rất lớn như: BV Lanessan (BV Hữu nghị và BV 108 ngày nay), BV René Robin (BV Bạch Mai ngày nay), hay BV được trang bị hiện đại bậc nhất lúc bấy giờ như BV Radium (BV K ngày nay).

Bệnh viện Radium - KTS. C. Delpech

T

28

Bệnh viện René Robin - KTS. Charles Christian

hoạt đầu, các BV tại Việt Nam đa phần được xây dựng theo mô hình BV đa khoa, và thường được tổ chức như những doanh trại quân đội với các khối nhà song song, được kết nối bởi những hành lang cầu rất dài. Các công trình đa phần được xây thấp tầng bởi công nghệ xây dựng lúc bấy giờ chưa cho phép, các khoa thường được bố trí trên tổng mặt bằng, tổ chức phân tán với mỗi khoa là một khối nhà. Về mặt hình thái kiến trúc, các BV thời Pháp thuộc cũng tương đối phong phú, từ những BV xây dựng thời kỳ đầu mang phong cách kiến trúc tiền thực dân đơn giản cho đến các BV xây dựng trong những năm 1930 với phong cách hiện đại “Art Deco”...


C

ác thiết kế BV được thực hiện bởi các KTS của Pháp và áp dụng tất cả các tiêu chuẩn, quy phạm theo “mẫu quốc” là nước Pháp thời bấy giờ. Một trong những công trình BV đặc trưng nhất, tồn tại khá lâu và phục vụ rất nhiều quần chúng nhân dân cả Pháp và Việt Nam phải kể đến là BV René Robin (BV Bạch Mai ngày nay) do KTS Charles Christian thiết kế, khởi công xây dựng năm 1929 theo mô hình BV - Đại học ở Pháp CHU (Centre Hospitalier Universitaire). Bố cục tổng mặt bằng tổ chức theo dạng phân tán, các toà nhà chính được bố trí gần đăng đối theo trục trung tâm. Nhà hành chính hai tầng ở chính giữa. Các khối điều trị được bố trí ở ba phía của toà nhà, gồm khối các phòng khám và điều trị chuyên khoa bên trái, khối phòng điều trị ngoại khoa bên phải và khối điều trị nội khoa bố trí phía sau nhà hành chính, tạo thành một tam giác cân. Các khối điều trị được tạo thành bởi bốn dãy nhà theo trục dọc và một dãy nhà theo trục ngang, bên cạnh các phòng khám, điều trị, trong mỗi khối đều có một giảng đường. Dọc theo trục chính phía sau khối điều trị nội khoa là một giảng đường lớn và các phòng xét nghiệm. Kết thúc trục này là một khối phòng mổ hình tròn hai tầng, tuy nhiên do điều kiện chiến tranh, khối này chưa kịp hoàn thiện để đưa vào sử dụng. Nối giữa các khối nhà là hệ thống hành lang cầu rộng rãi, cho phép đi lại và vận chuyển bệnh nhân một cách dễ dàng. Đây là một tổng thể kiến trúc theo phong cách “Art Deco”, xây dựng trên diện tích khá lớn và theo mô hình phân tán duy nhất của Hà Nội lúc bấy giờ. Các tòa nhà chính đều có sảnh vào riêng, bố cục theo dạng hành lang giữa kết hợp hành lang bên. Phong cách kiến trúc giản dị toát lên vẻ hiện đại của công trình. Tuy nhiên, tác động của khí hậu nhiệt đới cũng đã được tác giả tính đến với hệ mái bằng cách nhiệt hai lớp, phía trên cửa sổ đều có kết cấu che nắng ngang, đặc biệt, khối bệnh phòng được bao bọc bởi hệ ban công, vừa tạo điều kiện thuận lợi cho sinh hoạt của bệnh nhân vừa tạo ra một không gian đệm cho khối phòng này. Một điểm nhấn kiến trúc đáng lưu ý là khối nhà mổ chính, cấu trúc không gian hình tròn kiểu tán xạ với hành lang rộng tới 3,9m bao quanh hệ thống phòng mổ đặt ở trung tâm. Hệ thống cửa kính lấy ánh sáng và thông gió tự nhiên bố trí theo kiểu nhịp ba rộng rãi, ngoài ra còn có hệ thống lấy ánh sáng từ phía trên bằng các ô kính hình tròn cho phòng mổ trung tâm. Mái kết thúc bằng một dãy lan can với những hình trang trí nhẹ nhàng. Hệ thống hành lang cầu được cấu trúc theo kiểu cuốn vòm liên tục kết hợp với hệ cột đứng cũng là một nét đẹp riêng của công trình này.

Bệnh viện Hữu nghị Việt - Đức

S

au thời kỳ Pháp thuộc, do ảnh hưởng chiến tranh kéo dài, nên việc xây dựng và phát triển các công trình bệnh viện của Việt Nam gặp rất nhiều khó khăn cũng như những thể loại công trình khác. Cho đến ngày nay, ngoài những công trình BV tồn tại từ thời Pháp thuộc để lại, chúng ta chỉ có một số ít các BV được xây dựng thêm dưới sự hỗ trợ của các nước khối XHCN như Liên xô, Cuba… Sau khi thực hiện “đổi mới” với cơ chế kinh tế mở cửa, Việt Nam cũng bắt đầu chú trọng vào việc phát triển và xây dựng các bệnh viện nhằm đáp ứng các nhu cầu thiết yếu của một xã hội hiện đại. Tuy nhiên, những thành tựu đạt được vẫn còn nhiều hạn chế, việc thiết kế và xây dựng BV vẫn còn phụ thuộc rất nhiều vào các tổ chức và các nhà thầu đến từ các nước phát triển. Ngay cả khi, sử dụng những đội ngũ tư vấn nước ngoài có nhiều kinh nghiệm, thì việc xây dựng các công trình BV tại Việt Nam vẫn gặp rất nhiều hạn chế và khó khăn. Vậy đâu là nguyên nhân dẫn đến những hạn chế và khó khăn đó?

29


30

HỆ THỐNG TIÊU CHUẨN QUY PHẠM CÒN NHIỀU BẤT CẬP, PHỨC TẠP VÀ CHƯA THỰC SỰ KHOA HỌC Trong hơn 70 năm phát triển của ngành y tế, Việt Nam đã ban hành 5 tiêu chuẩn chính về thiết kế bệnh viện đa khoa, gần đây nhất là “Tiêu chuẩn Việt Nam 4470:2012 BV đa khoa – Tiêu chuẩn thiết kế” (TCVN 4470:2012). Ngoài ra, còn có một số tiêu chuẩn ngành (52TCN – CTYT) và tiêu chuẩn, quy chuẩn có liên quan khác. Về mặt nguyên tắc, các tiêu chuẩn này được xây dựng nhằm đảm bảo các BV có thể hoàn thành tốt nhất 7 chức năng nhiệm vụ đã được ngành y tế quy định, trên cơ sở các nguyên lý thiết kế bệnh viện nói chung. Tuy nhiên, trên thực tế, có thể thấy “bộ khung” tiêu chuẩn vẫn chưa đáp ứng được một cách tối ưu yêu cầu đó. Tiêu chuẩn thiết kế BV cần phải được liên tục rà soát, cập nhật, điều chỉnh trên cơ sở tầm nhìn dài hạn, với các quan điểm cấp tiến về định hướng và kiểm soát chất lượng, được xây dựng từ sự hội tụ trí tuệ của nhiều lĩnh vực liên quan, trên cơ sở tổng kết kinh nghiệm của các nước; cân nhắc lựa chọn áp dụng theo điều kiện đặc thù và những trù tính, dự báo cẩn trọng… Kể từ văn bản tiêu chuẩn đầu tiên về thiết kế bệnh viện ban hành năm 1978 đến nay, tiêu chuẩn thiết kế bệnh viện đã được soát xét, sửa đổi bổ sung ban hành nhiều lần. Đó là vào các năm 1987 (TCVN 4470:1987); năm 1995 (TCVN 4470: 1995); năm 2007 (TCVN 365: 2007) và gần đây nhất là (TCVN 4470:2012). Bên cạnh đó, theo yêu cầu quản lý nhà nước trong lĩnh vực khám chữa bệnh, Bộ Y tế cũng đã ban hành một số tiêu chuẩn cấp ngành nhằm đáp ứng yêu cầu và đòi hỏi ngày càng cao của BV, nhất là trong bối cảnh hiện nay, mô hình xã hội hóa các cơ sở y tế khám bệnh và chữa bệnh (BV tư nhân và BV có vốn đầu tư nước ngoài) ngày càng nhiều. Ví dụ như một số tiêu chuẩn ngành: Khoa cấp cứu - Khoa điều trị tích cực - chống độc - Tiêu chuẩn thiết kế (52 TCN - CTYT 37: 2005); Khoa phẫu thuật - Tiêu chuẩn thiết kế (52 TCN - CTYT 38: 2005); Khoa xét nghiệm - Tiêu chuẩn thiết kế (52 TCN - CTYT 39: 2005); Khoa chẩn đoán hình ảnh - Tiêu chuẩn thiết kế (52 TCN - CTYT 40: 2005)...Các tiêu chuẩn quốc gia và tiêu chuẩn ngành trên đây đã và đang là các cơ sở pháp lý trong việc thẩm định, thẩm tra, tư vấn thiết kế và xây dựng công trình BV mà không phân biệt nguồn vốn đầu tư.

C

ó thể đưa ra một số hạn chế trong những tiêu chuẩn này như: Các quy định quá chặt chẽ, cụ thể, không đáp ứng với điều kiện tự nhiên, điều kiện kinh tế giữa các vùng miền; nguồn vốn đầu tư chưa phù hợp. Đặc biệt trong bối cảnh hiện nay, xu hướng xã hội hóa công tác chăm sóc và khám chữa bệnh đang rất phổ biến, có những quy định do áp dụng từ các tiêu chuẩn nước ngoài nên chưa thể áp dụng trong điều kiện hiện tại của Việt Nam. Việc phân cấp, phân hạng BV theo quản lý hành chính làm hạn chế khả năng đầu tư và xây dựng. Ngoài những quy chuẩn, tiêu chuẩn chuyên ngành y tế thì công trình BV còn phải thoả mãn các quy chuẩn về phòng cháy chữa cháy, các quy chuẩn về an toàn sinh mạng, phải đáp ứng các tiêu chuẩn thiết kế công trình công cộng vốn đã rất lạc hậu… sự chồng chéo và rườm rà của quá nhiều quy chuẩn tiêu chuẩn không nhất quán đã làm cho việc phát triển xây dựng công trình BV gặp rất nhiều trở ngại.

Bệnh viện Việt - Pháp

M

ột số công trình bệnh viện BV xây mới theo quy hoạch nhằm giãn cách về giao thông và hạ tầng thì lại gặp nhiều khó khăn về vận hành do thiếu đội ngũ cán bộ và y bác sỹ. Ngoài ra, ngay từ khâu lập nhiệm vụ thiết kế những công trình đã gặp rất nhiều khó khăn. Chủ đầu tư thường là các ban quản lý của tỉnh, TP hoặc các ban quan lý của bộ y tế và sở y tế. Trong những tổ chức này thường không có cán bộ được đào tạo chuyên sâu để có thể lập một bộ nhiệm vụ thiết kế (công việc quan trọng nhất của dự án này). Đa phần chủ đầu tư phó mặc cho các đơn vị thiết kế tự xây dựng nhiệm vụ thiết kế dựa trên các tiêu chuẩn quy phạm hiện hành. Trong khi đó, đối với công trình BV thì việc lập nhiệm vụ thiết kế BV không hề đơn giản như các


công trình nhà ở hay khách sạn, mà nó đòi hỏi phải có một đội ngũ chuyên nghiệp am hiểu không chỉ về kiến trúc, xây dựng mà còn phải rất am hiểu về các kiến thức y tế, các thủ thuật của ngành y học và sinh học. Một dẫn chứng cụ thể khi chúng tôi tham gia thiết kế BV Sản - Nhi Hà Nội, chúng tôi đã thẳng thắn tư vấn cho chủ đầu tư rằng phải có đội ngũ chuyên sâu về vấn đề này, đề xuất phối hợp với các chuyên gia chuyên về xây dựng nhiệm vụ thiết kế BV của CH Pháp để làm việc này (do trong nước chưa có các chuyên gia được đào tạo bài bản về lĩnh vực này). Nhưng lại gặp trở ngại về vấn đề kinh phí khi không có giải pháp nào để có thể hợp thức hoá việc chi tiêu. Hơn nữa, một số chủ đầu tư rất coi thường công việc và không sẵn sàng chi trả chi phí.

Đ

a phần các BV được xây dựng trong thời gian vừa rồi đều cần đến đội ngũ tư vấn xây dựng đến từ các nước phát triển, bởi một thực tế đây là thể loại công trình khó, các cơ sở đào tạo trong nước cũng e ngại vấn đề hướng dẫn thể loại công trình BV, các sinh viên chuyên ngành thiết kế cũng không muốn đương đầu với nó bởi lẽ trong tương lai khó mà được thực hiện việc thiết kế công trình bệnh viện. Tuy nhiên, ngay cả việc kết hợp các đơn vị tư vấn nước ngoài thì việc xây dựng cũng có nhiều bất cập bởi các vấn đề như kiểm soát chất lượng các đơn vị tư vấn đó, việc phải thực hiện một khối lượng khổng lồ tiêu chuẩn quy phạm địa phương, việc đáp ứng các thói quen sinh hoạt và điều trị của BV tại Việt Nam… QUY TRÌNH THIẾT KẾ VÀ XÂY DỰNG CHƯA THỰC SỰ CHUYÊN NGHIỆP, ĐẶC BIỆT THIẾU CÁC NHÀ CHUYÊN MÔN CHUYÊN SÂU iệc thiết kế xây dựng BV hiện nay được thực hiện còn thiếu tính đồng bộ, tổ chức triển khai chưa thực sự khoa học. Đơn cử ngay trong quy chuẩn quốc gia về quy hoạch có yêu cầu rất cụ thể về tiêu chuẩn công trình y tế trong đơn vị ở, nhưng thực tế các bệnh viện hiện nay vẫn luôn ở tình trạng quá tải. Các công trình BV hiện hữu trong các TP lớn luôn phải cải tạo, xây thêm các toà nhà mới để đáp ứng nhu cầu trước mắt nên gặp rất nhiều vấn đề về mật độ, hạ tầng kỹ thuật quá tải, các không gian điều trị không đảm bảo tiêu chuẩn, biến BV thành một nơi ai cũng sợ khi phải đến nhưng vì vấn đề sức khoẻ nên lực bất tòng tâm. Đâu là giải pháp cho công trình bệnh viện trong tương lai? ại dịch Covid19 vừa qua đã cho chúng ta cảnh tỉnh và nhìn nhận lại về tầm quan trọng của hệ thống hạ tầng y tế nói chung và các công trình bệnh viện nói riêng. Hội KTS Việt Nam đã tổ chức Cuộc thi thiết kế ý tưởng kiến trúc cho công trình BV dã chiến, các cơ sở y tế, các bệnh viện cũng phải tổ chức lại và nhìn nhận lại hoạt động của mình. Khi khảo sát thực tế tại bệnh viện Việt - Pháp Hà Nội, theo các y tá ở đây cho biết thì việc chăm sóc bệnh nhân thực hiện được dễ dàng và hiệu quả hơn rất nhiều khi không có một lượng lớn người nhà bệnh nhân đến thăm và chăm bệnh nhân tại bệnh viện. Điều đó cho thấy cần phải xem lại và điều chỉnh các thói quen xấu mà một số người bảo thủ cho rằng đó là yếu tố văn hoá địa phương.

V

Đ

Trung tâm phức hợp y học Bệnh viện tim Hà Nội (Công ty cổ phần TVTK ADA và cộng sự)

Vì thế, để có được hệ thống BV đáp ứng các nhu cầu thiết yếu trong một xã hội hiện đại phát triển, thiết nghĩ các nhà chức trách, các cơ quan liên ngành cần phải ngồi lại để thống nhất các tiêu chuẩn thiết kế, tránh rườm rà, thiếu khoa học và chồng chéo. Cần có các cơ sở đào tạo chuyên sâu về thể loại công trình đặc biệt và hết sức quan trọng này từ khâu lạp nhiệm vụ thiết kế đến các chỉ dẫn kỹ thuật vận hành công trình. Ngoài ra, các KTS cần có cái nhìn khác về công trình BV, để nơi đây trở thành một nơi chăm sóc sức khoẻ thực thụ, một nơi để tĩnh dưỡng tái tạo năng lượng của con người – Rất cần phải xoá đi quan niệm về đau ốm và chết chóc vốn là một hình ảnh rất xấu đã tồn tại từ rất lâu với công trình BV ở Việt Nam nói riêng và trên thế giới nói chung. *TS.KTS.DPLG NGUYỄN VIỆT HUY *THS.KTS VŨ THỊ HƯƠNG LAN Khoa Kiến trúc và Quy hoạch trường ĐH Xây dựng

31


NHỮNG KINH NGHIỆM

THIẾT KẾ BỆNH VIỆN Ở VIỆT NAM LÊ TRƯỜNG SƠN*

32

Thiết kế Bệnh viện (BV) là một chuyên ngành đặc thù có độ khó bậc nhất trong các thể loại thiết kế công trình dân dụng và cho đến nay vẫn chưa có chuyên ngành đào tạo riêng ở Việt Nam. Có thể nói, cái nôi của ngành thiết kế BV trước đây là Xưởng thiết kế khách sạn và BV thuộc Viện thiết kế nhà ở và công trình công cộng - Bộ Xây dựng (nay là Tổng công ty tư vấn XDVN - VNCC, đến nay có gần 70 năm lịch sử). Trong đó có những tên tuổi trong thiết kế BV như các KTS: Nguyễn Vũ Hưng, Trần Gia Khiêm, Trần Trọng Chi, Lương Anh Dũng… và các KTS thế hệ thứ hai như: Vũ Hồng Thuỷ, Nguyễn Mạc Hà… Có thể nói chưa ai được đào tạo để trở thành KTS chuyên thiết, kế BV. Đó là cơ duyên “Nghề dạy nghề” khi được các KTS tiền bối chỉ bảo. Thiết kế BV khó hơn các công trình dân dụng khác vì nó là một tổ hợp công trình có nhiều công năng trong đó bao gồm: Nhà ở - Khách sạn (các nhà bệnh nhân nội trú, công trình dịch vụ); công sở (khu hành chính quản trị); Viện nghiên cứu (là các trung tâm nghiên cứu khoa học, bệnh học); công trình đa năng (hội trường, thể dục thể thao…) và một phần quan trọng bậc nhất mang tính chuyên ngành cao là Khu kỹ thuật nghiệp vụ. Đây là “trái tim” của BV, thực hiện việc khám chữa bệnh - điều trị cho các bệnh nhân, ngoài yếu tố con người là trình độ chuyên môn của các Y bác sĩ, nó quyết định chất lượng của BV. Đó cũng là nơi tập trung triển khai áp dụng nhiều công nghệ mới mang tính chuyên ngành rất cao như công nghệ chiếu chụp (Máy CT; Máy MRI; Máy X-Quang…); máy điều trị gia tốc; công nghệ tế bào gốc… Do đó, KTS thiết kế cũng phải rất am hiểu tính năng, đặc thù của từng loại thiết bị để có sự bố trí phù hợp. Cho đến nay, việc thiết kế các BV chủ yếu vẫn dựa trên các tiêu chuẩn thiết kế chuyên ngành. Có thể nói, bộ tiêu chuẩn chính thức đầu tiên là bộ: TCVN 4470:1995 BV đa khoa. Sau đó, có các bộ

tiêu chuẩn ban hành được bổ sung và chỉnh sửa vào các năm 1996; 2007; 2010; 2012 và chia làm các quy mô như: BV đa khoa cấp quận huyện (từ 50-150 giường và 150-250 giường ); BV đa khoa khu vực (250-350 giường và từ 350-500 giường) và BV đa khoa theo TCVN 4470:2012 được ban hành riêng, có quy mô từ 500 giường bệnh trở lên. Trong các tiêu chuẩn có quy định chi tiết về diện tích khu đất nhỏ nhất phải 1ha; diện tích sàn xây dựng trên một giường bệnh thấp nhất phải đạt 70m 2 và cao nhất là 120m 2. Trong phạm vi bài viết này chỉ đề cập đến kinh nghiệm thiết kế mới BV đa khoa. Các chi tiết cụ thể về thiết kế xin không được đề cập đến vì đã có các tiêu chuẩn hướng dẫn.

Bệnh viện đa khoa Khu vực miền núi huyện Ba Vì


Bệnh viện Đa khoa Khánh Hưng - Sóc Trăng

Một điều khó khăn trong thiết kế BV nhưng mang lại cho KTS nhiều thách thức lẫn cảm hứng là: Một BV nào có thiết kế giống hệt BV nào, dù cùng dựa trên một nguyên lý chung, nhưng lại hoàn toàn phụ thuộc vào yêu cầu của Chủ đầu tư và cơ quan quản lý chuyên ngành, là Bộ hoặc Sở Y tế, tùy trường hợp cụ thể. Điều quan trọng đầu tiên khi triển khai nghiên cứu thiết kế BV là công tác quy hoạch tổng mặt bằng, trong đó phải xác định tính chất quy mô của BV là bao nhiêu giường theo các tiêu chuẩn đã nêu ở trên. Khu đất xây dựng có đáp ứng tiêu chuẩn tối thiểu về quy mô diện tích hay không và lập quy hoạch tổng mặt bằng theo những nguyên tắc rất cơ bản như mật độ xây dựng không vượt quá 40% và mật độ cây xanh phải đảm bảo khoảng 30%... Thông thường, cơ cấu tổng mặt bằng sẽ chia ra các khu như Khu khám bệnh và điều trị ngoại trú, khu điều trị nội trú, khu kỹ thuật nghiệp vụ, khu hành chính quản trị và khu kỹ thuật hậu cần. Tiêu chuẩn cũng quy định trong trường hợp BV ở đô thị diện tích đất không đủ theo quy định cho phép hợp khối công trình. Quy hoạch tổng mặt bằng phải tuân thủ những nguyên tắc theo các tiêu chuẩn về khoảng cách ly, sơ đồ dây chuyền công nghệ, sự an toàn bức xạ và chống lây nhiễm, phòng cháy chữa cháy. Khí hậu là yếu tố quan trọng được xem xét để đặt các công trình có nguy cơ gây ô nhiễm như Khoa truyền nhiễm, nhà tang lễ, xử lý rác ở cuối hướng gió và các công trình khác có được hướng có lợi nhất tránh ánh nắng bức xạ. Có thể nói sự hợp lý trong quy hoạch tổng mặt

bằng quyết định rất lớn đến tính phù hợp, chất lượng khám chữa bệnh và dây chuyền hoạt động của một BV. Bản thân quy hoạch tổng mặt bằng đã cho thấy sự lựa chọn mô hình của BV là mô hình hợp khối hay phân tán. Hiện nay, xu hướng thiết kế BV trên thế giới cũng như ở Việt Nam là mô hình BV - Công viên và Bệnh viện - Khách sạn, hoặc kết hợp cả hai mô hình này. Như vậy, có thể thấy về triết lý thiết kế, BV không chỉ là nơi khám chữa bệnh đơn thuần với những ấn tượng không mấy tốt đẹp mà còn là nơi bệnh nhân phục hồi, nghỉ dưỡng trong những điều kiện tốt nhất để nhanh chóng bình phục. Bên cạnh việc đó, sự am hiểu dây chuyền và các hoạt động nghiệp vụ của y bác sĩ là điều vô cùng quan trọng để đưa ra dây chuyền công năng phù hợp. KTS cần đi thực tế, đặt mình vào vị trí cả y bác sĩ lẫn người bệnh để điều chỉnh cho phù hợp. Một kinh nghiệm thực tế của người viết bài này từng trải qua khi thiết kế Nhà kỹ thuật cao của BV Việt Đức là phải đi thực tế nhiều lần, xin ý kiến cụ thể từng khoa phòng, đồng thời đưa ra mặt bằng công năng để góp ý chỉnh sửa. Một trong những vấn đề thiết kế khó nhất là dây chuyền các phòng mổ, trải qua nhiều cuộc họp với nhiều quan điểm khác nhau của những bác sĩ giỏi nhất về quan niệm thế nào là “Sạch-bẩn”... Còn rất nhiều tiêu chuẩn khác mang tính đặc thù phải tuân thủ như tiêu chuẩn PCCC, thông gió điều hòa; an toàn bức xạ; rác thải nước thải BV…Như vậy, KTS phải có kiến thức tổng hợp sâu rộng để có thể đưa ra các giải pháp chuẩn xác ngay từ những bước thiết kế ban đầu. Mặt khác, sự linh hoạt trong vận dụng các tiêu chuẩn cho từng công trình khác nhau đòi hỏi sự tích lũy kinh nghiệm. Cuối cùng, một vấn đề không thể bỏ qua và nhiều khi mang tính quyết định là tổng mức đầu tư xây dựng. Một giải pháp thiết kế tổng thể tốt là giảm thiểu được các chi phí xây dựng, vận hành, xử lý nước thải rác thải, sử dụng năng lượng; có giải pháp phân kỳ đầu tư và tính toán đến các nhu cầu phát triển về cơ sở vật chất và nâng cấp trang thiết bị máy móc. Những yêu cầu trên đều liên quan mật thiết đến kinh nghiệm thiết kế của KTS. *KTS LÊ TRƯỜNG SƠN

33


MỘT VÀI SUY NGHĨ TRONG VIỆC THIẾT KẾ, XÂY DỰNG

BỆNH VIỆN TRƯỚC ĐẠI DỊCH COVID19 ANDRÉ SZYMCZYK* NGUYỄN VIỆT HUY*

N

hân loại đang bị tấn công bởi COVID 19, cả thế giới hiện đang phải trải qua một tình huống chưa từng có trong lịch sử. Mỗi người trong chúng ta đều biết và hay nói một câu nói sáo rỗng: "Điều quan trọng nhất trong cuộc sống là sức khỏe", tuy nhiên nó chỉ thực sự ý nghĩa khi cuộc sống của chúng ta gặp những vấn đề lớn về sức khoẻ, hay khi chúng ta phải trải qua một đại dịch khủng khiếp toàn cầu như hiện nay. Sức khỏe bị đe dọa thực tế đang chi phối tất cả các hoạt động của con người trên hành tinh. Có thể nói “công cụ chính” mà con người đã thiết kế ra và cải tiến dần trong nhiều thế kỷ vừa qua nhằm chống lại “kẻ xâm lược vô hình” này chính là BV bao gồm tất cả các cơ quan y tế và cận y tế, các viện nghiên cứu, phòng thí nghiệm, các cơ sở sản xuất thuốc, sản xuất các thiết bị y tế và kỹ thuật phục vụ ngành y học nói chung.

UNIVERSITY HOSPITAL OF TIMONE - MARSEILLE - FRANCE (AART International) METZ REGIONAL GENERAL HOSPITAL - FRANCE (AART International)

34


H

iện nay, cả xã hội quan tâm và rất nhiều câu hỏi được đặt ra liên quan đến tình trạng của các BV hiện hữu (ở các quốc gia khác nhau với các chiến lược y tế khác nhau) và sự thích ứng của các BV này với đại dịch Covid19. Ở các nước phát triển và đặc biệt là ở các thành phố lớn, số lượng giường trống ở những cơ sở phục hồi và chăm sóc đặc biệt bị bão hòa nhanh chóng. Trong trường hợp khẩn cấp, các chính quyền đang xây dựng các BV dã chiến theo hình thức lắp ghép hoặc các lều trại để tạo ra một số lượng đáng kể các không gian chăm sóc đặc biệt trong thời gian ngắn kỷ lục. Ngoài ra, việc đưa những công dân, đặc biệt là những người đã mắc bệnh quay về nước để điều trị có rất nhiều rủi ro và tốn kém, cũng được tiến hành. Trong thực tại không lường trước được này, đã có nhiều ý kiến gợi ý cho việc xây dựng các BV của tương lai, là hãy xây dựng nhiều không gian phục hồi hơn, hay hãy chuẩn bị sẵn sàng các BV dã chiến để đối phó với đại dịch. Đây là những gợi ý rất nhân văn, tuy nhiên cần phải nhìn nhận một cách tổng thể, bởi có thể nó sẽ gây nhiều khó khăn cho kinh tế, đặc biệt là trong trường hợp không có đại dịch. Hơn nữa các nghiên cứu, tìm kiếm các giải pháp thiết kế, xây dựng nhằm đáp ứng các tình huống sống còn sẽ gặp nhiều vấn đề trong thực tế và khó vận dụng vào cuộc sống thường nhật.

POLYNESIA GENERAL HOSPITAL - TAHITI - FRENCH POLYNESIA (AART International)

T

rong hệ thống tổ chức này, các KTS thiết kế BV đóng một vai trò tương đối quan trọng, có thể chúng ta không nhìn thấy một cách trực diện, nhưng công việc của họ luôn đảm bảo tính linh hoạt của toàn bộ các hoạt động phức tạp trong thể loại công trình này. Người ta cũng nói rằng: "Sức khỏe là vô giá" nhưng để có được sức khoẻ lại trả giá bằng rất nhiều tiền. Một thực tế nhãn tiền cho thấy tình hình bệnh dịch hiện nay xác nhận sự thật đó. Các khoản tiền lớn, ngay lập tức được cam kết để đáp ứng các nhu cầu đầu tiên để chống lại đại dịch toàn cầu, (mặt nạ, thiết bị y tế và kỹ thuật, thuốc, ...). Nhưng những khoản chi phí đó vẫn không là gì so với thảm họa kinh tế đã được công bố, do phải dừng hầu hết các hoạt động của sản xuất và thương mại toàn cầu. Chắc chắn rằng, các KTS khi tham gia vào “cuộc phiêu lưu mạo hiểm” này sẽ phải ghi nhớ về vấn đề kinh tế được nêu trên, đồng thời sẽ không quên thể hiện những suy nghĩ cho việc thiết kế chống lại bệnh dịch.

35


UNIVERSITY HOSPITAL OF AMIENS - FRANCE (AART International)

POLYNESIA GENERAL HOSPITAL (AART International)

N

36

gày nay, trong các thiết kế BV nói riêng và công trình xây dựng nói chung, các KTS thực hiện thiết kế xây dựng các dự án trong cả một quá trình hàng tháng, thậm chí hàng năm. Với các công trình BV, họ luôn cố gắng dự đoán chính xác nhất có thể mô hình hoạt động cụ thể của hệ thống y tế vào ngày khai trương và những năm tiếp theo đó. Thực sự, đây không phải là nhiệm vụ dễ dàng bởi những yêu cầu khắt khe của nó. Do đó, các KTS luôn cố gắng áp dụng các khái niệm "mở rộng", "linh hoạt", "mô đun hóa" và "khả năng thích ứng" trong các dự án của mình. Những thuật ngữ này hiện đang tìm thấy ý nghĩa đầy đủ của chúng, việc lên kế hoạch về các khoản đầu tư mới của BV chắc chắn sẽ được tiến hành.

UNIVERSITY HOSPITAL OF AMIENS - FRANCE (AART International)

T

rong thiết kế BV, “trung tâm kỹ thuật” là khu vực vô cùng quan trọng, đòi nhiều những nghiên cứu chuyên sâu, cách tiếp cận sáng tạo nhằm đáp ứng các giải pháp, các thủ thuật của bác sỹ trong tương lai. Hơn nữa, bộ phận này cũng là thứ có chi phí đầu tư cao nhất và quan trọng nhất trong công trình. KTS thiết kế BV, với kinh nghiệm dày dặn của mình, sẽ mang đến những tư vấn có giá trị.


A

i sẽ thiết kế các bệnh viện trong tương lai? Có thể coi các BV này là những "máy điều trị" không? Các ví dụ được thực hiện trong trường hợp khẩn cấp ở Vũ Hán, Trung Quốc (một bệnh viện công suất lớn được tạo ra trong vài ngày với các mô đun đúc sẵn), ở Mulhouse, (Cộng hoà Pháp), BV quân sự, tàu quân sự USNS Comfort ở New York, BV đang được xây dựng ở Nga và nhiều nơi khác... cũng tương tự theo mô hình “máy điều trị này”..

V

ậy đây có phải là một con đường mới? - Trong mọi trường hợp, các cấu trúc này đã đáp ứng được các yêu cầu được đề cập đến ở trên: Tính mô đun, tính linh hoạt, khả năng thích ứng, khả năng mở rộng. Tiến bộ kỹ thuật đang ngày càng phát triển, thiết bị y tế - kỹ thuật bị "lỗi thời" rất nhanh và cần được thay thế. Việc đặt chúng trong các tòa nhà cố định dường như không phải là một giải pháp cho tương lai. Đối với các công trình bệnh viện xây mới, có lẽ sẽ cần phải tìm kiếm thêm các cấu trúc không gian trung gian, nhằm cải thiện nhiều so với các bệnh viện dã chiến đề cập ở trên và các bệnh viện hiện hữu nhưng sẽ đáp ứng tất cả các yêu cầu trong tương lai bao gồm cả vấn đề kiến trúc và ngân sách.

T

uy nhiên, những vấn đề trên được đề cập chủ yếu liên quan đến việc xây dựng "trung tâm kỹ thuật" trong công trình BV, nơi sẽ can thiệp các vấn đề chuyên môn sâu của đội ngũ bác sỹ trước các giải pháp với từng ca bệnh. Còn các yếu tố khác như các đơn vị phòng bệnh, văn phòng, phòng thí nghiệm…, không thể theo một phát triển nhanh chóng như vậy. Những bộ phận này có thể sẽ được tách ra khỏi trung tâm kỹ thuật nhưng nằm càng gần càng tốt nhằm đảm bảo các vấn đề giao thông và thời gian. Có thể nói, thảm họa này làm gián đoạn cuộc sống của con người, đe doạ sức khoẻ của cả nhân loại, gây rất nhiều thiệt hại về kính tế, làm cho rất nhiều đất nước từ phát triển đến các nước nghèo gặp rất nhiều lúng túng trong các hoạt dộng xã hội nói chung và y tế nói riêng. Có rất nhiều cách ứng xử nhanh, kịp thời được đưa ra nhằm đối phó với đại dịch, nhưng không phải tất cả có thể áp dụng trong đời sống bình thường trong tương lai mà cần có những cái nhìn lại một cách thấu đáo. Thực sự, đại dịch Covid19 đã gây rất nhiều tổn thất cho con người chúng ta, nhưng đồng thời buộc chúng ta phải thay đổi suy nghĩ và thích nghi với cuộc sống mới "sau này" mà có thể "trước đây" chúng ta chưa bao giờ tưởng tượng ra.

NEW TAWAM HOSPITAL PROJECT ALAIN - ADU DHABI - U.A.E (AART International)

*KTS DEPV ANDRÉ SZYMCZYK - Giám đốc Văn phòng Kiến trúc Aart (Cộng hoà Pháp)

*TS.KTS DPLG NGUYỄN VIỆT HUY - Giám đốc Công ty cổ phần tư vấn thiết kế ADA và cộng sự

37


THIẾT KẾ BỆNH VIỆN:

VÀI Ý KIẾN TỪ THỰC TẾ TRIỂN KHAI DỰ ÁN HOÀNG HÀ - PHẠM KIÊN*

Bệnh viện (BV ) là loại hình dự án dân dụng đặc thù và đặc biệt. Do đó, để có thể triển khai thiết kế và vận hành hiệu quả các dự án bệnh viện (BV), các đơn vị thiết kế cần thực hiện/ đáp ứng nhiều về kiến thức chuyên môn, chuyên ngành, cần có sự hợp tác tốt với các bên liên quan, như Chủ đầu tư, các nhà cung cấp thiết bị, các đơn vị tư vấn chuyên ngành,...

38

Ảnh: Dây chuyền xét nghiệm tích hợp và hệ thống vận chuyển mẫu bệnh phẩm (pneumatic tube system-PTS)

Trong bài viết này chỉ nêu vài yêu cầu chính gồm: 1. Kiến thức chuyên môn, chuyên ngành Các nhân sự tham gia đặc biệt là các chủ trì thiết kế cần: - Có tối thiểu 7-10 năm kinh nghiệm thiết kế; - Có sự hiểu biết về thiết kế chuyên ngành BV; - Hiểu rõ về quy trình và vận hành của BV từ khi nhập viện đến khi xuất viện; - Hiểu biết về các xu hướng của các mô hình BV trong tương lai, cả của thế giới và Việt Nam. 2. Đối tác tham gia Một vài đối tác chính cần tham gia ngay từ giai đoạn khởi tạo dự án để tư vấn đầy đủ, rõ ràng, kịp thời các thông tin cần thiết nhằm đảm bảo sự đồng bộ và hiệu quả cũng như dự trù cho các giai đoạn phát triển trong tương lai. Một số đơn vị đối tác quan trọng gồm: Tư vấn công năng (Medical Planning); tư vấn vận hành; tư vấn về chất lượng và an toàn; tư vấn bảo hành, bảo trì. Đây là danh sách các đối tác thường bị “bỏ quên” khi triển khai dự án, thậm chí họ còn không được biết đến! Và đương nhiên là dự án sẽ có những bất cập từ giai đoạn thiết kế, thi công và đến giai đoạn vận hành.


Căn cứ vào thực trạng của các dự án đã và đang triển khai, tôi có vài đề xuất, kiến nghị đế nâng cao chất lượng dự án từ giai đoạn thiết kế, thi công cho đến vận hành góp phần vào thành công của BV, cụ thể gồm: Với các đơn vị thiết kế 1. Giám sát tác giả - Nghiêm túc thực hiện công tác giám sát tác giả, giảm thiểu việc thực hiện đối phó; - Tham gia giai đoạn kiểm tra và vận hành thử, đặc biệt các thiết bị y tế (TBYT); - Tham quan lại dự án sau 03-05 năm vận hành, mục đích là cập nhật các thay đổi; các bất hợp lý nếu có trong quá trính thiết kế, thi công và cả vận hành. 2. Tham gia các hội thảo, triển lãm chuyên ngành Việc này có thể nói là 01 yêu cầu bắt buộc, để cập nhật các kiến thức các sản phẩm mới nhất - Việt Nam: Hội nghị trang TBYT thường niên; Hội nghị CLB các Giám đốc BV; Hội chợ TBYT thường niên - Thế giới: Hội chợ TBYT thường niên tổ chức tại các nước trên thế giới, cụ thể: Đài Loan, Nhật, Dubai, Đức... 3. Thường xuyên cập nhật các kiến thức chuyên ngành - Từ các trang web/ các hiệp hội chuyên ngành; - Hội thảo thường niên về thiết kế bệnh viện; 4. Áp dụng các tiến bộ kỹ thuật và chứng chỉ Cập nhật các tiến bộ mới của xu hướng sẽ áp dụng trong tương lai như: Smart Hospital, Telemedicine, AI; Blockchain Cập nhật và áp dụng các chứng chỉ liên quan đến công trình xanh: Hiện nay, tại Việt Nam, số các DA BV đạt chứng chỉ xanh còn rất ít. 5. Tham quan các BV Tham quan các BV lớn, đạt giải về chất lượng về thiết kế tại Việt Nam và trên thế giới. Việc này là rất cần thiết trong việc cập nhật và chia sẻ thông tin giữa các đối tác Với cơ quan quản lý nhà nước- Hiệp hội chuyên ngành: - Kiểm tra giám sát chặt chẽ việc hành nghề đối với các cá nhân, công ty tham gia thiết kế; - Phối hợp với Bộ Y tế và các hiệp hội chuyên ngành; các đơn vị sản xuất TBYT thường xuyên tổ chức các khóa đào tạo chuyên ngành, các buổi hội thảo chuyên môn bao gồm: Thiết kế- thi công- vận hành- TBYT; - Phát hành các tạp chí/ website chuyên ngành về lĩnh vực BV; - Ban hành các hướng dẫn về tiêu chuẩn thiết kế phù hợp với các nước tiên tiến;

Ảnh: Ví dụ về tư vấn dây chuyền y tế (Medical Planning) trong Khoa sảnNgoài sơ đồ dây chuyền, còn có các yêu cầu về vật liệu hoàn thiện, hành lang kỹ thuật phục vụ (Cơ điện, nước, điều hòa thông gió) và việc liên hệ với các Khoa, bộ phận khác trong bệnh viện. Thậm chí còn nêu các định hướng trong tương lai - Nguồn IHFG International Health Facility Guidelines

- Vinh danh các tác giả, tác phẩm 01 cách xứng đáng. Trên đây là một vài ý kiến đối với việc triển khai thiết kế các dự án BV. Hy vọng rằng có thông tin tham khảo hữu ích đối với các nhân sự liên quan. Hy vọng và tin là sẽ có các dự án BV đạt chuẩn được khánh thành trong tương lai gần tại Việt Nam. *KỸ SƯ XD HOÀNG HÀ - Giám đốc DA Công ty VNCC *KTS PHẠM KIÊN

39


KHẢ NĂNG ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ Y TẾ HIỆN ĐẠI

TRONG CÁC BỆNH VIỆN Ở VIỆT NAM

HÀ QUANG HÙNG*

Những năm gần đây có nhiều nghiên cứu đã chỉ ra những bất cập của các đồ án thiết kế bệnh viện (BV) tại Việt Nam, trong khi các chủ đầu tư luôn mong muốn bệnh viện được thiết kế hợp chuẩn JCI. Một trong những bất cập nổi cộm đó chính là việc kiến trúc BV chưa đáp ứng được đầy đủ yêu cầu ứng dụng công nghệ y tế (CNYT) hiện đại. ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN, KINH TẾ, VĂN HÓA - XÃ HỘI VÀ QUẢN TRỊ Không gian kiến trúc BV chịu ảnh hưởng nhất định của điều kiện tự nhiên, khí hậu nhưng chủ yếu là đối với Khu điều trị nội trú, hành chính quản trị và dịch vụ. Các khu chức năng tập trung hàm lượng công nghệ hiện đại cao nhất như Khu kỹ thuật nghiệp vụ - cận lâm sàng, khu vực nghiệp vụ của các đơn vị chức năng (ĐVCN),

40

các khu vực kỹ thuật phụ trợ... ít chịu tác động của các điều kiện tự nhiên do yêu cầu đặc thù cần kiểm soát các điều kiện nhiệt độ, ánh sáng, độ ẩm, cách ly... nên môi trường vi khí hậu cần phải được tổ chức theo dạng bán nhân tạo hoặc nhân tạo hoàn toàn. Về điều kiện kinh tế, khoảng hơn 10 năm gần đây, đã có nhiều chính sách tập trung đầu tư cho BV. Đặc biệt, các chính sách mở về giải pháp huy động vốn đầu tư xây dựng (mô hình cổ phần hóa, hợp tác công tư, xã hội hóa,..) và giải pháp bổ sung, hoàn thiện, nâng cấp hệ thống trang thiết bị y tế (TTBYT) như tự chủ tài chính, liên kết... đã cho phép các BV ứng dụng mạnh mẽ CNYT hiện đại. Do đặc thù văn hóa của người Việt Nam, hầu hết các bệnh nhân đều phải có thân nhân đi kèm để chăm sóc nên cần xác lập các không gian và chỉ tiêu diện tích dành cho các đối tượng này một cách phù hợp ở tất cả các ĐVCN trong BV hiện đại, đặc biệt là không gian đợi tại các khu khám, cận lâm sàng. Hiện nay, nhu cầu khám bệnh của nhân dân liên tục gia tăng do ý thức chủ động tầm soát các vấn đề về sức khỏe ngày càng được nâng cao. BV hiện đại vì vậy sẽ ngày càng phải tập trung đầu tư phát triển và nâng cao chất lượng khám bệnh chuyên sâu, đặc biệt là đối với Khu kỹ thuật nghiệp vụ - cận lâm sàng và Khu điều trị nội trú. Giai đoạn 2020-2030, CNYT của Việt Nam được dự báo sẽ đạt trình độ phát triển ngang tầm các nước tiên tiến trong khu vực. Điều kiện kinh tế phát triển hơn sẽ cho phép tiếp tục đầu tư xây dựng các BV hiện đại được ứng dụng những công nghệ khám chữa bệnh tiên tiến. Mô hình quản lý kinh tế trong các BV công sẽ tiếp tục thay đổi theo hướng phù hợp với quy luật cung - cầu. Khả năng chi trả cho phép bệnh nhân có điều kiện lựa chọn các dịch vụ khám chữa bệnh theo nhu cầu. Điều đó đòi hỏi các BV phải phát triển hơn nữa theo chiều sâu, nâng cao chất lượng khám chữa bệnh và dịch vụ, trong đó điều kiện cần là tổ chức không gian kiến trúc đáp ứng các yêu cầu của CNYT hiện đại.


ĐIỀU KIỆN CNYT VÀ KỸ THUẬT HIỆN ĐẠI Hiện nay, điều kiện về công nghệ khám chữa bệnh hiện đại trong các BV đã sẵn sàng, nhiều BV đang liên tục cập nhật, áp dụng các quy trình, công nghệ, kỹ thuật, phương pháp và liệu trình mới nhằm nâng cao chất lượng khám chữa bệnh để thu hút bệnh nhân Tại khoa Khám, quy trình khám đã định danh 2 nhóm khám lần đầu và nhóm tái khám. Cơ cấu các phòng khám cũng có sự thay đổi. Các phòng khám truyền nhiễm, lao, HIV phải được chuyển về bố trí tại Khoa truyền nhiễm nhằm hạn chế lây nhiễm chéo. Ngược lại, không gian đón tiếp, đợi khám, thủ tục, thanh toán... cần phải được tính toán đủ và bố trí phù hợp. Bệnh nhân ngày nay đều có nhu cầu tăng thêm diện tích khu vực đợi khám và sẵn sàng chi trả để giảm thời gian đợi cũng như để được đợi khám tại các không gian nhỏ, bố trí phân tán về các cụm phòng khám. Ngoài ra, các công nghệ can thiệp xâm lấn tối thiểu đã cho phép áp dụng mô hình “Đơn vị điều trị trong ngày” và kiến trúc BV hiện đại cần lưu ý về ĐVCN này. Tại khoa Cấp cứu, quy trình “Cấp cứu tối khẩn cấp” cho phép bác sĩ bỏ qua các giai đoạn như hội chẩn, xét nghiệm, siêu âm, chẩn đoán hình ảnh... thường quy và chuyển thẳng bệnh nhân lên ngay phòng mổ, áp dụng cho những trường hợp cấp cứu cần can thiệp ngoại khoa khẩn cấp mới có thể cứu sống được người bệnh. Quy trình này đòi hỏi: Phân luồng giao thông trực tuyến từ Khoa cấp cứu đến Khoa phẫu thuật - gây mê hồi sức; khả năng hồi sức tích cực trên đường vận chuyển bệnh nhân đến phòng mổ; khả năng huy động sự tham gia nhanh chóng và đồng bộ của nhiều ĐVCN như khoa ngoại, gây mê hồi sức, xét nghiệm, huyết học truyền máu, chẩn đoán hình ảnh di động. Bên cạnh đó, không gian đợi dành cho thân nhân ở Khoa cấp cứu cần được tính toán đảm bảo đủ diện tích bởi đây cũng là một trong những khu vực dự phòng để bố trí triển khai giải quyết các vấn đề thuộc y học thảm họa. Khoa phẫu thuật gây mê hồi sức cần đáp ứng được các nhu cầu về đại phẫu, ghép tạng, mổ robot hoặc vi phẫu với sự hỗ trợ của kính hiển vi quang điện tử, PeriOperative MRI, C-arm, Telemedicine để các BV TW hỗ trợ kỹ thuật cao cho BV tuyến dưới... yêu cầu bố trí các không gian điều khiển ngay bên trong phòng mổ [1], [2], [4].

Khoa chẩn đoán hình ảnh trong BV hiện đại là rất quan trọng vì hầu hết các bệnh lý đều cần được chẩn đoán hoặc hỗ trợ chẩn đoán bằng công nghệ ảnh y tế. Tuy các hệ thống thiết bị chẩn đoán hình ảnh ngày càng nhỏ gọn, linh hoạt và tự động hóa cao hơn nhưng số lượng thiết bị ngày càng nhiều và một số thiết bị mới yêu cầu diện tích lớn hơn, mức độ an toàn bức xạ và chống can nhiễu cao hơn như MRI công suất cao, CT scanner sử dụng công nghệ tái tạo lặp. Do đó, số lượng các phòng chức năng trong Khoa chẩn đoán hình ảnh cần bố trí đủ, không gian chờ cần được bố trí có diện tích lớn hơn đồng thời phải tính đến không gian chờ dành cho thân nhân. Đối với các khoa xét nghiệm, những năm gần đây, nhu cầu làm xét nghiệm không chỉ của bệnh nhân mà còn của những người khỏe mạnh nhằm tầm soát bệnh sớm [3]. Quy trình xét nghiệm hiện đại bố trí lấy mẫu bệnh phẩm phân tán mà không yêu cầu bệnh nhân đến khu lấy mẫu tập trung, cũng không đòi hỏi bệnh nhân phải ở lại chờ nhận kết quả, việc này làm cho mối quan hệ liên tác giữa các labo xét nghiệm với các khoa có những thay đổi về bản chất. Các labo xét nghiệm hiện đại tích hợp hoàn chỉnh dạng block, cho phép modul hóa như labo kỹ thuật enzym phân tử, hệ thống thiết bị phân tích tự động. Hệ thống vận chuyển mẫu 2 chiều tự động bằng khí nén (mẫu, thuốc, máu...) giúp vừa giảm chỉ tiêu diện tích, vừa cho phép bố trí các phòng lấy mẫu phân tán [5]. Các block máy xét nghiệm thế hệ mới yêu cầu không gian kiến trúc phải thoáng, linh hoạt. ICU được tổ chức thành 1 đơn vị tập trung và đưa vào Khu kỹ thuật nghiệp vụ với quan điểm đáp ứng các yêu cầu của bệnh nhân nội trú là chính. Khu vực hồi sức tập trung được bố trí không gian lớn nhưng khu vực hồi sức đặc biệt cần có các phòng kiểm soát bệnh nhân cách ly. Hệ thống giám sát trung tâm multimedia với các cảnh báo tự động cho phép y bác sỹ trực có thể từ một vị trí bao quát đồng thời toàn bộ các lô bệnh hồi sức tập trung cũng như các phòng hồi sức đặc biệt, hệ thống panel thả trần cho phép bố trí giường hồi sức một cách linh hoạt... đều tác động đến không gian kiến trúc Khoa.

41


Tại Khoa Truyền nhiễm, phải đặc biệt lưu ý nhóm bệnh lý truyền nhiễm theo đường không khí để từ đó kiến tạo các không gian phù hợp. Nhóm bệnh này cần được kiểm soát nghiêm ngặt nhất ngay từ tổ chức không gian kiến trúc, bố trí các phòng air-locker áp lực âm, kết hợp với sử dụng các biện pháp khử khuẩn không khí. Các kỹ thuật lọc, diệt khuẩn, khử trùng không khí và cô lập các không gian có nguy cơ lây nhiễm cao để hợp khối các ĐVCN. Đối với các khoa nội trú, cơ cấu giường bệnh trong phòng nội trú cần đáp ứng tốt nhất các yêu cầu nâng cao hiệu quả của công tác điều trị. Số lượng bệnh nhân trong 1 phòng điều trị nội trú càng nhiều thì càng bất lợi về tâm sinh lý (trừ khoa lão khoa), giảm mức độ tiện nghi, giảm hiệu quả điều trị, gia tăng nguy cơ lây nhiễm chéo. Về công nghệ xây dựng, khả năng vượt nhịp lớn của kết cấu cùng các giải pháp vách ngăn nhẹ cho phép tổ chức không gian kiến trúc một cách linh hoạt. Các hệ thống cấp khí sạch, thông gió cưỡng bức, đã cho phép hợp khối các ĐVCN chặt chẽ. Khả năng cung cấp không gián đoạn đa nguồn điện, đảm bảo các hệ thống thiết bị vận chuyển hiện đại vận hành với độ tin cậy cao, cho phép bố trí các ĐVCN có bệnh nhân nặng lên tầng cao và loại bỏ một số thành phần kiến trúc không còn phù hợp (ví dụ như đường dốc đẩy cáng bệnh nhân).

42

KINH NGHIỆM CỦA MỘT SỐ BV Ở NƯỚC NGOÀI Tại nhiều nước phát triển, các BV quy mô lớn đều tổ chức không gian kiến trúc theo hướng tinh gọn, hợp khối, cao tầng nhằm giảm khoảng cách di chuyển, gia tăng sự thuận tiện về giao thông; nâng cao hiệu quả sử dụng của các hệ thống như điều hòa không khí, cấp khí sạch, diệt khuẩn... Không gian của các ĐVCN đều được bố trí độc lập, khép kín nhằm kiểm soát việc phân luồng, cách ly, hạn chế lây nhiễm chéo và đảm bảo điều kiện vi khí hậu nhân tạo. Không gian kỹ thuật nghiệp vụ trong BV được chiếu sáng và thông gió nhân tạo trong khi khu nội trú vẫn đảm bảo thông gió và chiếu sáng tự nhiên. Giải pháp tổ chức không gian kiến trúc của các ĐVCN trong BV đều đảm bảo tính linh hoạt cao với hệ

kết cấu có khẩu độ, bước cột lớn. Không gian hành chính các khoa thường được bố trí theo kiểu block văn phòng. Sử dụng tầng hầm để cung cấp hạ tầng dịch vụ và phụ trợ. Bên cạnh đó, các BV cũng được đầu tư trang bị các TTBYT hiện đại đáp ứng tốt các yêu cầu khám chữa bệnh của bệnh nhân như trung tâm xét nghiệm tự động, hệ thống vận chuyển bằng khí nén, hệ thống tiệt trùng trung tâm, hạ tầng y tế tích hợp, Telemedicine phục vụ hội chẩn từ xa, giải pháp số hóa và lưu trữ hình ảnh... đã đáp ứng tốt các yêu cầu của công nghệ khám chữa bệnh hiện đại. THAY LỜI KẾT Như vậy có thể nhận thấy, các điều kiện để ứng dụng CNYT hiện đại trong các BV ở Việt Nam cơ bản đã chín muồi. Đây vừa là yêu cầu, thách thức nhưng cũng vừa là động lực, đòi hỏi kiến trúc BV phải có những chuyển hoá mạnh mẽ để phù hợp với các quy trình công nghệ khám chữa bệnh mới và hệ thống các TTBYT hiện đại, đã và đang được triển khai ngày càng phổ biến tại Việt Nam. Tuy nhiên, bên cạnh điều kiện “cần” là giải pháp tổ chức không gian kiến trúc, các BV cũng cần đặc biệt quan tâm đến việc triển khai áp dụng các giải pháp quản trị hiện đại bởi đây chính là điều kiện “đủ” để có thể ứng dụng các CNYT hiện đại một cách bền vững. *TS. KTS HÀ QUANG HÙNG

TÀI LIỆU THAM KHẢO: 1. American Society of Anesthesiologists (2013), Operating Room Design Manual, http://www.asahq.org 2. Da Vinci Si System (2013), Full da Vinci Si HD Surgical System Dual Console, http://www.davincisurgery.com/ 3. Digital Radiology Solutions (2013), PACS dicom online view and storage system (http://www.xraychicago.com), Chicago, USA. 4. James Perry and Allan Katz (2013), Planning a hybrid operating room, Health Facilities Management http://www. hfmmagazine.com 5. Swisslog (2013), Pneumatic Tube Systems, http://www. swisslog.com


Một số kinh nghiệm thực tế thiết kế Bệnh viện của VNCC

KTS. Nguyễn Huy Khanh KTS. Bùi Huy Hoàng

65

Tháng 7-2020

Tổng công ty tư vấn xây dựng Việt Nam – CTCP (VNCC)

năm

500 KTS và KS

10 công ty thành viên

126 bệnh viện/183 cơ sở y tế

43


Tổng công ty tư vấn xây dựng Việt Nam – CTCP (VNCC)

Tổng công ty tư vấn xây dựng Việt Nam – CTCP (VNCC)

44


Tổng công ty tư vấn xây dựng Việt Nam – CTCP (VNCC)

Tổng công ty tư vấn xây dựng Việt Nam – CTCP (VNCC)

45


Tổng công ty tư vấn xây dựng Việt Nam – CTCP (VNCC)

Tổng công ty tư vấn xây dựng Việt Nam – CTCP (VNCC)

46


Tổng công ty tư vấn xây dựng Việt Nam – CTCP (VNCC)

Tổng công ty tư vấn xây dựng Việt Nam – CTCP (VNCC)

47


Tổng công ty tư vấn xây dựng Việt Nam – CTCP (VNCC)

Tổng công ty tư vấn xây dựng Việt Nam – CTCP (VNCC)

48


Tổng công ty tư vấn xây dựng Việt Nam – CTCP (VNCC)

Tổng công ty tư vấn xây dựng Việt Nam – CTCP (VNCC)

49


Tổng công ty tư vấn xây dựng Việt Nam – CTCP (VNCC)

Tổng công ty tư vấn xây dựng Việt Nam – CTCP (VNCC)

50


Tổng công ty tư vấn xây dựng Việt Nam – CTCP (VNCC)

Tổng công ty tư vấn xây dựng Việt Nam – CTCP (VNCC)

51


Tổng công ty tư vấn xây dựng Việt Nam – CTCP (VNCC)

Tổng công ty tư vấn xây dựng Việt Nam – CTCP (VNCC)

52


Yêu cầu cơ bản về thiết kế bệnh viện

- Bệnh viện là công trình công cộng tổng hợp với các chức năng của một số công trình như: lưu trú, giáo dục, thể thao, văn hóa, văn phòng, dịch vụ, khoa học, công nghiệp, tín ngưỡng,… - Bệnh viện là một thể thống nhất trong đó công nghệ y tế bao gồm dây chuyền khám/chữa bệnh cùng máy móc thiết bị công nghệ cao với công trình xây dựng (vỏ bao che) phải gắn liền với nhau, phải được nguyên cứu song hành và phối hợp chặt chẽ trong quá trình thiết kế. - Các hạng mục trong bệnh viện nằm trong tổng thể chung, cần tính toán công suất phục vụ đồng bộ. Việc lựa chọn vật tư, vật liệu rất quan trọng, ngoài việc đảm bảo sự bền vững, còn phải đảm bảo an toàn cho người và an toàn dịch tễ. - Nhóm thiết kế phải là những chuyên gia vừa có kiến thức đầy đủ và đồng bộ: về xây dựng, về y tế, văn hóa xã hội đặc biệt phải hiểu biết về dây chuyền công nghệ, các quy trình quy định chuyên ngành y tế cũng như yêu cầu vận hành của các thiết bị y tế. Tháng 7-2020

Một số vấn đề về thiết kế bệnh viện

- Quá trình lập DA và thiết kế kéo dài: giai đoạn CBĐT và thiết kế BV thường lâu hơn các công trình khác do phải báo cáo, đệ trình qua nhiều ngành, nhiều cấp lấy ý kiến và phê duyệt; - Quy trình lập dự án chưa phù hợp - thiếu phối hợp trong việc lập dự án: Dự án XDCB không đồng hành với dự án TBYT dẫn đến sự không đồng bộ, khó khăn cho các bước tiếp theo, gây lãng phí. - Các bên tham gia DA thiếu chuyên nghiệp, không được đào tạo chuyên sâu: ảnh hưởng đến tiến độ và chất lượng công trình;

- Quá trình triển khai xây dựng không đồng bộ, không triển khai tổng thể hoàn thành cùng thời điểm các hạng mục, do đó không đảm bảo tối ưu trong vận hành. - Tổng mức đầu tư thấp, chỉ tập trung đảm bảo cho phần kết cấu và hệ thống MEP, nên thiếu kinh phí cho phần hoàn thiện như vật liệu bền và có tính thẩm mỹ. - Thiếu quy định quy trình bảo hành-bảo trì đặc thù cho công trình bệnh viện Tháng 7-2020

53


Một số vấn đề về đầu tư bệnh viện

- Suất đầu tư chưa hợp lý và cập nhật: TMĐT các dự án BV sử dụng vốn NN được xác định dựa vào SĐT của BXD, nhưng thực tế SĐT này chưa hợp lý gây khó khăn trong quá trình thẩm định, phê duyệt TMĐT; - Chậm và lãng phí: xây xong công trình nhưng chưa có TBYT hoặc khi đưa TBYT vào phải sửa chữa công trình cho phù hợp. - Đầu tư không đồng bộ: không đầu tư đồng bộ giữa các hạng mục dẫn đến nhiều công trình khi xây xong các hạng mục cuối cùng thì đã chuẩn bị cải tạo các hạng mục đầu tiên. - Thiếu thẩm mỹ: thiếu đầu tư cho phần hoàn thiện cho vật liệu bền và thẩm mỹ kiến trúc công trình - Nhanh xuống cấp: do thiếu quy trình BTBH đặc thù cùng với vật liệu không đủ phẩm cấp Tháng 7-2020

Đề xuất

54

- Bộ Xây dựng và Bộ Y tế sớm ban hành thông tư liên ngành hướng dẫn chung cho công tác lập dự án đầu tư bệnh viện. Đảm bảo tính đồng bộ ngay từ đầu. - Không cho phép phân đoạn đầu tư hoặc chia nhỏ thành các hạng mục trong quá trình lập BCNCKT, yêu cầu nghiệm thu hoàn thành tổng thể cùng một thời điểm. - Xác định suất đầu tư hợp lý: quy định tỷ trọng đầu tư giữa phần xây thô và hoàn thiện phù hợp, áp dụng các tiêu chuẩn đặc thù tiên tiến cho vật liệu hoàn thiện - Tăng cường XHH công trình bệnh viện: Nhằm giảm gánh nặng cho Ngân sách và tối ưu hóa hiệu quả đầu tư. - Đào tạo chuyên sâu và cập nhật đội ngũ quản lý, thiết kế, thực hiện công trình bệnh viện - Ban hành quy trình BTBH đặc thù đối với công trình Y tế, đặc biệt là bệnh viện Tháng 7-2020


55


56


57


58


59


v

Tại nước Việt Nam của chúng ta, mạng lưới y tế đã trải rộng khắp các vùng miền để chăm sóc sức khỏe cho nhân dân cả nước.

Ø

Được chia thành 3 cấp: (bệnh viện công)

Ø

Cấp Trung ương có khoảng 47 bệnh viện.

Ø

Cấp tỉnh thành phố có khoảng 419 bệnh viện

Ø

Cấp quận huyện Có khoảng 684 bệnh viện (chưa tính đến các bệnh viện còn đang xây dựng),

Ø

Trên cả nước còn khoảng 182 bệnh viện tư nhân, hầu hết nằm ở khu vực thành thị.

60


v

Các bệnh viện đã đăng ký và được tổ chức JCI đánh giá và cấp chứng chỉ chất lượng dịch vụ y tế toàn cầu

Ø

Tại thủ đô Hà Nội:

§

Bệnh viện Vinmec - Times City

Ø

Tại thành phố Hồ Chí Minh:

§

Bệnh viện FV

§

Bệnh viện Vinmec - Central Park

§

Bệnh viện mắt Cao Thắng 61


v

Sau hơn 45 năm miền Nam được hoàn toàn giải phóng, dưới sự chăm lo của Đảng và nhà nước ngành y tế thành phố HCM với chức trách chăm lo sức khỏe của nhân dân; đã xây dựng hơn 110 cơ sở ở khám chữa bệnh cho nhân dân,

Ø

Cấp thành phố: có 32 bệnh viện

Ø

Cấp quận huyện: có 23 bệnh viện

Ø

Bệnh viện tư nhân: có 53 bệnh viện

Ø

Hai bệnh viện bộ ngành ( bệnh viện chỉnh hình và phục hồi chức năng Thành phố Hồ Chí Minh và bệnh viện đa khoa bưu điện).

62


v

Với quyết tâm cao nhất Của ngành y tế thành phố Hồ Chí Minh từ nay đến năm 2021 sẽ xây dựng và đưa vào hoạt động các bệnh viện sau đây:

63


1. TRUNG TÂM KIỂM SOÁT BỆNH TẬT THÀNH PHỐ.

q  Địa chỉ: 125/61 Âu Dương Lân, Q.8, Tp.HCM

q Quy mô công trình: Ø  Cấp II- nhóm B Ø Tổng diện tích 10.061,8 m2 Ø Mật độ xây dựng 29,76 % Ø Diện tích 1.539,4 m2 Ø  Tầng cao : 5 Tầng 2. BỆNH VIỆN UNG BƯỚU CƠ SỞ 2

q  Địa chỉ: Đường 400, Ấp Cây Dầu, P. Tân Phú, Q.9 q  Quy mô công trình: Ø  Cấp I nhóm A Ø  1000 giường Ø  Diện tích: 48.761 m2 Ø  Diện tích xây dựng: 18.933 m2 Ø  Tổng diện tích sàn: 119.876 m2 64


3. BỆNH VIỆN TRUYỀN MÁU HUYẾT HỌC q  Điạ chỉ: Cụm y tế Tân Kiên, Bình Chánh, TP Hồ Chí Minh q  Quy mô công trình: Ø  Cấp II nhóm B Ø  300 giường Ø  Diện tích đất: 21.025,16 m2 Ø  Diện tích xây dựng: 6.455 m2 Ø  Mật độ xây dựng : <35%

4. TRUNG TÂM XÉT NGHIỆM Y KHOA q  Điạ chỉ: Cụm y tế Tân Kiên, Bình Chánh, TP Hồ Chí Minh q  Quy mô công trình: Ø  Cấp I nhóm B Ø  Diện tích đất: 15.230 m2 Ø  Diện tích xây dựng: 4.520 m2 Ø  Mật độ xây dựng : 29,76 % 65


5. KHU KHÁM VÀ KHU HÀNH CHÍNH VIỆN TIM

q  Điạ chỉ: 86/4 Thành Thái, P.12, Q. 10, TP HCM q  Quy mô công trình: Ø  Diện tích đất: 18.411,1 m2 Ø  Diện tích xây dựng: 7.372,95 m2 Ø  Mật độ xây dựng : 40 %

6. BỆNH VIỆN TỪ DŨ KHU B VÀ C

q  Điạ chỉ: 284 Cống Quỳnh, P. Phạm Ngũ Lão, Q 1, TP HCM q  Quy mô công trình: Ø  Tầng hầm và 11 tầng Ø  Diện tích sàn: 30.347,05 m2 Ø  370 giường nội trú

66


7. BỆNH VIỆN HÙNG VƯƠNG GIAI ĐOẠN 2

q  Điạ chỉ: 126 Hồng Bàng, P. 12, Q. 05, TP Hồ Chí Minh q  Quy mô công trình: Ø  340 giường Ø  Diện tích sàn: 28.189,53 m2

8. BỆNH VIỆN AN BÌNHGIAI ĐOẠN 1

q  Điạ chỉ: 146, An Bình, P.7, Q.5, TP Hồ Chí Minh q  Quy mô công trình: Ø  Diện tích khu đất: 14.738 m2 Ø  Diện tích xây dựng: 4.226,7 m2 Ø  Diện tích xây dựng mới: 2.331,1 m2 67


9. BỆNH VIỆN NGUYỄN TRÃI KHỐI NGOẠI

q  Điạ chỉ: 314, Nguyễn Trãi, P. 08, Q. 05, TP Hồ Chí Minh q  Quy mô công trình: Ø  Cấp II nhóm B Ø  Diện tích đất: 20.484,7 m2 Ø  Tổng diện tích sàn : 17.537,7 m2

10. BỆNH VIỆN 115 KHU CHUẨN ĐOÁN KỸ THUẬT CAO

Điạ chỉ: Đường Thành Thái, P.12, Q.10, TP Hồ Chí Minh q  Quy mô công trình: Ø  Cấp I nhóm B Ø  Diện tích đất: 3.416 m2 Ø  Tổng diện tích sàn: 19.367 m2 Ø  Mật độ xây dựng : 29,76 % Ø  Cao 10 tầng và 1 tầng hầm

68


11. VIỆN Y DƯỢC HỌC DÂN TỘC KHOA KHÁM VÀ ĐIỀU TRỊ TRONG NGÀY

q  Điạ chỉ: 275 Nguyễn Văn Trỗi, TP Hồ Chí Minh q  Quy mô công trình: Ø  Cấp II nhóm B Ø  Diện tích đất: 1.125,1 m2 Ø  Diện tích xây dựng: 337,3 m2

12. BỆNH VIỆN Y HỌC CỔ TRUYỀN KHỐI N5, N6

q  Điạ chỉ: 179, Nam kỳ khởi nghĩa, P.7, Q.3, TP Hồ Chí Minh q  Quy mô công trình: Ø  Cấp II nhóm B Ø  Diện tích xây dựng: 2.505,4 m2 Ø  Tổng diện tích sàn: 18.113 m2( bao gồm hầm) 69


13. BỆNH VIỆN NHÂN ÁI

q  Điạ chỉ: TP Hồ Chí Minh q  Quy mô công trình: Ø  Cấp III Ø  Diện tích khu đất: 1.650.000 m2 Ø  Diện tích xây dựng: 4.331 m2 Ø  Diện tích khuôn viên: 40.000 m2 Ø  Mật độ xây dựng : < 10 %

14. BỆNH VIỆN NHI ĐỒNG 1KHỐI 2, 4A, 5B

q  Điạ chỉ: 341 Sư vạn hạnh,P.10, Q.10, TP Hồ Chí Minh q  Quy mô công trình: Ø  Diện tích sử dụng: 60.000 m2 Ø  Mỗi khối cao 13 đến 15 tầng

70


THỰC TIỄN: Công trình xây dựng bệnh viện có rất nhiều khác biệt đối với các công trình xây dựng dân dụng khác: §  Tiêu chuẩn chuyên ngành TCVN 4470:2012

71


§  Hệ thống nước thải thêm phần nước thải y tế và hệ thống xử lý riêng với nước thải sinh hoạt (QUY CHUẨN KỸ THUẬT QUỐC GIA QCVN 28:2010/BTNMT)

72


§  Hệ thống khí Y Tế riêng biệt

73


§

74

Các chuyên khoa có hệ thống thiết bị chuyên biệt vì thế chiều cao có thể thay đổi


§

Hệ thống giao thông riêng biệt: theo phương ngang dọc, phương đứng và giao thông ban ngày cũng như giao thông ban đêm

75


§  Hệ thống cây xanh cảnh quan còn phải có hệ thống cây xanh cách ly các khoa lây nhiễm và cách ly với các công trình phụ cận.

76


Biện pháp thi công (mang tính đặc thù) 1. Bố trí mặt bằng thi công

Phải phù hợp nhất là các công trình y tế thuộc diện cải tạo, mở rộng cần giảm độ ồn đến mức tối đa cho các thiết bị, cơ giới thi công(mới) phân luồng, lập bảng biển báo đúng quy định. 77


2. Phần mềm quản lý thi công Phần mềm quản lý thi công phải phù hợp phần mềm thiết kế và phần mềm quản lý (BQLDA) của chủ đầu tư

78


3. Công trình xây dựng bệnh viện có rất nhiều nhà thầu cho từng hạng mục : v  Thiết bị y tế v  Cơ -Điện v  Xử lý nước thải y tế v  Xử lý rác thải y tế v  Hệ thống điện nhẹ v  Phòng cháy chữa cháy - chống sét v  Nhà thầu xây dựng chính 79


4. Tránh xung đột, làm trễ tiến độ thi công đã quy định v  Nhà thầu thi công xây lắp phải nghiên cứu thật kỷ các sơ đồ nguyên lý cho từng hạng mục, các khoa phòng, từ đó xây dựng tiến độ hợp lý nhất trình chủ đầu tư phê duyệt.

80


v  Tất cả các nhà thầu phải triển khai đồng bộ tránh xung đột làm trễ tiến độ chung: Thường gặp: Thiết kế sàn vượt nhịp có rất nhiều giải pháp thiết kế kết cấu không giống nhau cho từng dự án Ø  Sàn bản chịu lực

81


Ø  Kết cấu sàn dự ứng lực

82


Ø  Sàn bóng bubbledeck

83


5. Khó khăn thường gặp §  Các quy chuẩn và tiêu chuẩn về công trình bệnh viện còn nhiều bất cập. §  Suất đầu tư chưa phù hợp với tiêu chuẩn bệnh viện hiện đại. §  Quy trình đầu tư xây dựng bệnh viện khá phức tạp, chưa áp dụng đúng về cải cách hành chánh. §  Giải ngân cho việc xây dựng bệnh viện chưa đồng bộ cho từng hạng mục đã được nghiệm thu. §  Nhà thầu chính chỉ được nghiệm thu giai đoạn để chuyển tiếp. Nếu một trong những nhà thầu khác chậm trễ thì không nghiệm thu hoàn thành công trình và đưa vào sử dụng được. 84


85


VIỆN THIẾT KẾ - BỘ QUỐC PHÒNG

BỆNH VIỆN ĐA KHOA TỈNH VĨNH LONG Thông tin công trình Công trình 9 tầng nổi, 1 tầng hầm, Hình thức kiến trúc công trình hiện đại, với bố cục khối đế và khối tháp rõ ràng. Mặt bằng công năng bố trí là không gian làm việc của các khoa cận lâm sàng và 575 giường bệnh. Với số lượng giường bệnh lớn, tập trung đông người, nên giải pháp thông thoáng tự nhiên được ưu tiên. Khối tháp tòa nhà gồm 2 giếng trời lớn, tạo khoảng sáng và thoáng cho các dãy phòng phía trong lõi của từng khoa. Hội trường lớn với không gian vượt khẩu độ lớn được bố trí đưa lên tầng 9. Vị trí: Thành phố Vĩnh Long, tỉnh Vĩnh Long. Qui mô: Tổng diện tích sàn 32.917m2 Chủ đầu tư: Sở y tế tỉnh Vĩnh Long Năm thiết kế: 2014 Năm hoàn thành: 2015

Nhóm tác giả CNĐA: Kts Trương Hồng Lĩnh Cộng sự: Kts Phạm Quang Minh Kts Vũ Ngọc Sơn

HÌNH ẢNH THỰC TẾ GIAI ĐOẠN 1

86 MẶT BẰNG TẦNG 1

PHỐI CẢNH TỔNG THỂ


BỆNH VIỆN QUÂN Y 110 / QUÂN KHU 1

VIỆN THIẾT KẾ - BỘ QUỐC PHÒNG

Thông tin công trình 2

110 1 2015 2017 3

Nhóm tác giả CNDA: Kts Ngô Bá Tuấn Anh Cộng sự: Kts Lương Huy Hiệu Kts Trần Đức Nam

PHỐI CẢNH

PHỐI CẢNH TỔNG THỂ

HÌNH ẢNH THỰC TẾ

87 MẶT BẰNG TẦNG 1


VIỆN THIẾT KẾ - BỘ QUỐC PHÒNG

BỆNH VIỆN BỆNH NHIỆT ĐỚI TRUNG ƯƠNG - CƠ SỞ 2

Thông tin công trình

Nhóm tác giả CNĐA: Kts Nguyễn Xuân Phú Cộng sự: Kts Phùng Anh Tuấn Kts Trịnh Duy Hoàng Kts Trần Quang Sơn Kts Nguyễn Lộc Vinh

PHỐI CẢNH TỔNG THỂ

PHỐI CẢNH GIAI ĐOẠN 1

88 HÌNH ẢNH THỰC TẾ GIAI ĐOẠN 1


KIỂM SOÁT NHIỄM KHUẨN

NHỮNG VẤN ĐỀ CẦN QUAN TÂM TRONG THIẾT KẾ BV HIỆN ĐẠI THS.KTS NHAN QUỐC TRƯỜNG Giảng viên ĐH Kiến trúc TPHCM

Kiểm soát nhiễm khuẩn (KSNK) là một khái niệm, một công tác rất chuyên môn trong quản lý y khoa, thường bị ngộ nhận là chỉ được thực hiện bởi các nhân viên y tế, nhưng trong thực tế, KSNK phải được thực hiện từ khâu thiết kế kiến trúc, mà vai trò chính thuộc về các KTS. Trong thiết kế bệnh viện (BV) hiện đại, KTS thường hứng thú các giải pháp kiến trúc xanh, giải pháp không gian điều trị thân thiện... Đó là một xu hướng tất yếu. Các giải pháp đó, nếu các KTS vận dụng tùy tiện, đôi khi có thể sẽ ảnh hưởng không tốt đến công tác KSNK trong một BV hiện đại.

Nhớ nhà khoa học Louis Pasteur, những năm 50 thế kỷ 19, thường được biết đến qua những nghiên cứu quan trọng về các nguyên nhân và biện pháp chữa bệnh. Ông đã xây dựng Lý Thuyết Mầm Bệnh và đưa ra lý luận thiết kế một mô hình kiến trúc công trình y tế gồm nhiều trại bệnh phân tán cách ly, để tránh tối đa việc lây nhiễm chéo giữa các bệnh nhân. Mỗi một trại bệnh đảm trách việc điều trị một nhóm bệnh lý nhất định. Lý luận này đã đặt nền tảng cho công tác KSNK, và cũng là tiền đề giúp các KTS phát triển lý thuyết thiết kế một BV. Gần 2 thế kỷ trôi qua, lý thuyết về trại bệnh luôn được vận dụng trong công tác thiết kế cùng với các giải pháp kỹ thuật tiên tiến để các trại bệnh được cách ly. Nhưng trong các BV hiện đại, các trại bệnh cần được bố trí nằm cạnh nhau để dễ dàng trong công tác phối hợp điều trị. Đặc biệt, với quan niệm thiết kế môi trường điều trị thân thiện, nhân viên y tế sẽ gần gũi bệnh nhân hơn, các khu tiện ích nhiều hơn, không gian đóng kín nhiều hơn, bệnh nhân gặp nhau nhiều hơn...và có điều gì đó không ổn so với lý thuyết Pasteur đề ra ngày xưa về việc KSNK! Rõ ràng, trong bối cảnh này, KTS đang đứng trước một thách thức mới. Khi đại dịch Covid19 xảy ra, các BV trở nên "thất thủ". Đây là lúc chúng ta cần nhìn lại: Trong việc thiết kế một BV hiện đại các KTS nên quan tâm đến các vấn đề gì để đảm bảo các yêu cầu về KSNK? Nhìn chung, có 4 vấn đề thiết kế từ tổng thể đến chi tiết KTS cần quan tâm, cụ thể như sau: • Xác định và bố trí các hạng mục truyền nhiễm và bị truyền nhiễm trong mặt bằng tổng thể BV. • Phân khu chức năng theo nhóm bệnh lý, tổ chức giao thông 1 chiều, phân lập giao thông sạch và bẩn bên trong BV. • Các loại phòng cách ly trong BV. • Ứng dụng vật liệu xây dựng và công nghệ quản lý mới.

89


90

1.XÁC ĐỊNH VÀ BỐ TRÍ CÁC HẠNG MỤC TRUYỀN NHIỄM VÀ BỊ TRUYỀN NHIỄM TRONG MẶT BẰNG TỔNG THỂ BV. Xác định rõ các khu vực chức năng sạch và bẩn trong BV là việc làm cần thiết để quy hoạch mặt bằng tổng thể. Khi nói về khu bẩn, chúng ta nghĩ ngay đến các khu ô nhiễm như khu tập trung rác thải sinh hoạt, xử lý nước thải, rác y tế, bệnh phẩm, nhà xác...và bố trí các khu này ở sau nhà, một phần ở tầng hầm, hoặc cuối hướng gió... Điều này hoàn toàn đúng, nhưng chưa đủ! Trong BV, nguồn bẩn nên được hiểu là nguồn lây nhiễm bệnh nhiều nhất. Rác, bệnh phẩm, tử thi...có thể lây nhiễm, nhưng mức độ lây không bằng chính bệnh nhân mang bệnh truyền nhiễm. Bởi một cơ thể sống sẽ phát tán mầm bệnh bằng cơ chế bài tiết và hô hấp. Có lẽ khoa nhiễm được xem là "bẩn" nhất. Nhưng trong thực tế, khoa "bẩn" đó có thể được kiểm soát tốt. Như vậy, nơi nào bệnh nhân truyền nhiễm chưa được kiểm soát? Câu trả lời là khu khám bệnh, và đặc biệt là khu cấp cứu. Bởi vì khi bệnh nhân đến khám hoặc cấp cứu, ta không thể định bệnh kịp thời để xác định bệnh có truyền nhiễm hay không! Như vậy, xét theo lập luận đó, khu khám và cấp cứu cũng là khu "bẩn", đôi khi "rất bẩn". Nhưng trong thực tế, 2 khu vực này rất đông người và vấn đề kiểm soát lây nhiễm chéo khó được thực hiện hoàn chỉnh. Điều tệ hơn nữa, tại khu khám sản, khu tiêm chủng, "bệnh nhân" không hẳn là người bệnh. Vì sinh sản là hoạt động sinh lý bình thường của con người, chính vì vậy không được xem sản phụ là người bệnh. Cũng tương tự, trẻ đi tiêm chủng cũng chắc chắn không phải là bệnh nhân. Nếu KTS lại thiết kế khu ngoại trú để bà mẹ, trẻ em không bệnh lẫn lộn trong khu khám với rất nhiều người bệnh, là hoàn toàn không hợp lý. Đối với khu cấp cứu thì sao? Trong tiêu chuẩn BV đa khoa không đề cập đến khu cấp cứu sản. Do đó, sẽ có thể hiểu rằng khu cấp cứu sẽ bao gồm cấp cứu sản. Một số BV nhỏ được thiết kế như vậy. Trong trường hợp đó, sản phụ được tiếp nhận ở nơi có nguy cơ lây nhiễm hàng đầu trong BV! Ngoài ra, các khu vực không dành cho bệnh nhân: Hội trường, hành chánh, phụ trợ kỹ thuật... nên được thiết kế với giao thông tách biệt hẳn với giao thông bệnh nhân. Lối tiếp cận thân nhân khu nội trú cũng nên tách

biệt khỏi khu bệnh ngoại trú. Như vậy, khi quy hoạch mặt bằng tổng thể, chúng ta nên tuân thủ các nguyên tắc sau để việc KSNK đạt được hiệu quả tối đa: + Phân lập rõ ràng khu khám sản và tiêm chủng, tách rời khỏi khu chức năng khám bệnh, nhằm giảm tối đa nguy cơ lây nhiễm chéo. Hai khu này tốt nhất là có lối ra vào, sảnh riêng, bãi xe riêng biệt; + Bộ phận cấp cứu sản phải được quy định rõ ràng trong tiêu chuẩn thiết kế. Bộ phận này phải độc lập hoàn toàn với khu cấp cứu, phải có sảnh tiếp nhận, bãi xe riêng biệt; + Các khu dơ như: Rác y tế, xử lý nước thải, nhà xác...phải được đặt cuối hướng gió, cách ly ở tầng hầm, đặt khuất sau nhà là điều tất yếu. 2. PHÂN KHU CHỨC NĂNG THEO NHÓM BỆNH LÝ, TỔ CHỨC GIAO THÔNG 1 CHIỀU, PHÂN LẬP GIAO THÔNG SẠCH VÀ BẨN BÊN TRONG BV Có một hiện tượng phổ biến trong các BV lớn hiện nay là các khu vực hành lang khu ngoại trú có quá đông bệnh nhân đi lại. Khả năng lây nhiễm chéo rất cao. Có thể đó là do BV tốt nên có nhiều bệnh nhân, cũng có thể đo hệ thống y tế đang quá tải! Nhưng vấn đề đặt ra là có phải do một phần lỗi thiết kế không? Khu khám thường rất đông người. Theo kinh nghiệm thiết kế các nhà ga, giao thông 1 chiều sẽ giải quyết tốt vấn đề này. Do đó, khu khám nên được thiết kế theo mô hình giao thông 1 chiều. Cụ thể, bệnh nhân vào bằng sảnh nhận bệnh, và ra bằng một sảnh khác. Nhưng theo thói quen, bệnh nhân sẽ ra về bằng sảnh tiếp nhận! Như vậy, bằng cách nào chúng ta có thể hướng bệnh nhân ra bằng một lối khác? Hãy bố trí khu vực cấp thuốc và bán thuốc tại sảnh ra, sảnh ra phải hướng trực tiếp về bãi đậu xe. Như vậy, sau khi khám xong, bệnh nhân sẽ nhận thuốc tại sảnh ra và sẽ tự động ra về theo lối phụ. Luồng giao thông 1 chiều trong khu khám sẽ tự động được hình thành và giảm thiểu mật độ bệnh nhân tại hành lang và sảnh chính. Ngoài ra, việc các phòng khám bệnh, các khu chờ bệnh nhân với bệnh lý khác nhau, nhưng được bố trí chung 1 khu cũng tiềm ẩn nguy cơ lây nhiễm chéo cao. Như vậy, tốt nhất khu khám nên được phân chia theo nhiều đơn nguyên khám bệnh, mỗi đơn nguyên chỉ khám 1 loại bệnh và có phòng chờ riêng. Đặc biệt, đơn


nguyên khám sản được tách riêng để bảo vệ người mẹ khỏi nguy cơ lây nhiễm chéo là rất cần thiết. Trong hầu hết các ca khám bệnh, bệnh nhân được hỗ trợ chẩn đoán cận lâm sàng (chẩn đoán hình ảnh, xét nghiệm, nội soi, thăm dò chức năng..). Do đó, luồng giao thông bệnh nhân từ khu khám về khu cận lâm sàng rất đông. Việc KTS cần làm là phải giảm lưu lượng giao thông này! Người thiết kế không thể cấm bệnh nhân đi lại, do đó chúng ta chỉ có thể giảm cự ly đi lại của bệnh nhân. Câu hỏi đặt ra là giảm bằng cách nào? Hơn 70% bệnh nhân phải làm xét nghiệm. Lưu lượng bệnh nhân về khu xét nghiệm dĩ nhiên rất lớn. Do đó, phòng lấy mẫu xét nghiệm phải được đặt ngay trong khu khám. Mẫu xét nghiệm sẽ được chuyển tự động về các lab xét nghiệm bằng hệ thống đường ống chuyển mẫu bệnh phẩm. Giải pháp này giảm đáng kể lưu lượng bệnh nhân. Ngoài ra, các đơn vị chẩn đoán cận lâm sàn khác nên được bố trí song song theo các đơn nguyên khám với các chức năng phù hợp. Ví dụ: Khu X quang, CT, MRI sẽ gần đơn nguyên khám ngoại khoa và tiêu hóa. Khu siêu âm gần đơn nguyên khám sản phụ khoa và khám tim mạch. Khu nội soi gần đơn nguyên khám tiêu hóa, tiết niệu. Khu thăm dò chức chức năng gần đơn nguyên khám sức khỏe tổng quát... và tất cả phải thuận tiện cho khu cấp cứu là điều hiển nhiên. Trong nhiều khu vực cách ly khác của BV, việc tổ chức giao thông 1 chiều là điều bắt buộc. Thông thường, tại các khu cách ly, giao thông 1 chiều sẽ đi từ khu vực sạch đến khu vực bẩn, đo đó, mầm bệnh khu bẩn không thể lây ngược lại khu sạch. Khu CSSD (Trung tâm tiếp liệu và thanh trùng là trường hợp cá biệt), giao thông 1 chiều đi ngược từ khu bẩn về khu sạch qua một số công đoạn rửa và tiệt trùng. Tại các khu vực có mức độ cách ly cao như khu phẫu thuật, lab vi sinh, các đơn vị nội trú lao kháng thuốc, lao HIV... hành lang sạch và bẩn thường được bố trí riêng biệt để các luồng sạch, bẩn tách biệt nhau. 3. CÁC LOẠI PHÒNG CÁCH LY TRONG BV Việc phân khu, phân luồng giao thông hợp lý giúp giảm đáng kể khả năng lây nhiễm chéo trong BV. Ngoài ra, để việc KSNK đạt hiệu quả cao nhất, BV cần có những phòng cách ly với nhiều loại khác nhau.

Tùy theo tính năng và yêu cầu sử dụng, ta có 4 loại phòng cách ly theo chuẩn quốc tế IHFG (International Health Facilitiy Guidelines): + Phòng cách ly tiêu chuẩn - Class S (standard); + Phòng cách ly áp lực dương - Class P (positive pressure); + Phòng cách ly áp lực âm - Class N (nagative pressure); + Phòng cách ly tuyệt đối - Class Q (quarantine) Phòng cách ly class S là loại phòng cách ly thông thường, áp suất trong phòng cân bằng với áp suất môi trường xung quanh, thường được dùng cho bệnh nhân có thể lây nhiễm qua đường tiếp xúc trực tiếp. Đây là loại phòng cách ly chủ yếu cho khoa lây nhiễm trong BV đa khoa (dùng cho bệnh nhân tay chân miệng, sốt xuất huyết...). Phòng cách ly class S có thể sử dụng cho các phòng thủ thuật vô khuẩn, phòng điều trị, kho đồ sạch... Loại phòng này phải hoàn thiện bằng vật liệu nền và tường dễ vệ sinh. Nếu là phòng bệnh, phải có phòng vệ sinh riêng và lavabo rửa tay trong phòng gần lối ra vào, giúp nhân viên y tế có thể rửa tay trước khi ra khỏi phòng bệnh. Phòng cách ly class P là loại phòng cách ly áp lực dương, áp suất không khí trong phòng luôn cao hơn khu vực xung quanh. Đây là loại phòng dùng cho bệnh nhân bị suy giảm hệ miễn dịch nên rất dễ bị nhiễm trùng (bệnh nhân HIV..). Áp lực dương sẽ không cho không khí môi trường bên ngoài xâm lấn vào phòng để bảo vệ người bệnh. Phòng class P còn dùng phổ biến cho các phòng sạch: Phòng mổ, phòng điều trị tích cực, kho dụng cụ vô khuẩn, phòng IVF...Loại phòng này phải hoàn thiện bằng vật liệu kháng khuẩn, có airlock để giữ áp suất phòng, điều hòa không khí nhân tạo có chức năng lọc khuẩn. Phòng cách ly class N là loại phòng cách ly áp lực âm, áp suất không khí trong phòng luôn thấp hơn khu vực xung quanh. Đây là loại phòng dùng cho bệnh nhân bệnh phổi lây nhiễm cấp tính (SARS, Covid19, lao kháng thuốc...). Áp lực âm sẽ không cho không khí trong phòng phát tán ra môi trường bên ngoài. Phòng class N còn dùng phổ biến cho các phòng "bẩn" trong BV: Lab xét nghiệm vi sinh, lab xét nghiệm lao, phòng khạc đàm lấy mẫu bệnh phẩm, ...Loại phòng này phải hoàn thiện bằng vật liệu kháng khuẩn, có airlock để giữ áp suất phòng, điều hòa không khí nhân tạo. Không khí

91


trong phòng phải lọc sạch trước khi thải ra môi trường bên ngoài hoặc đôi khi các phòng này phải được bố trí xa các khu vực có người làm việc. Phòng cách ly class Q là loại phòng cách ly tuyệt đối. Đây cũng là phòng áp lực âm tương tự class N, nhưng nó phải có phòng đệm đóng vai trò như airlock. Phòng đệm nằm giữa phòng cách ly và hành lang, hạn chế tuyệt đối sự lây nhiễm khi ra vào phòng. Hai cửa phòng đệm có tính năng không thể mở đồng thời. Phòng đệm có bố trí chỗ rửa tay, chổ thay đồ bảo hộ cá nhân. Phòng đệm có thể được tách ra 2 phần: Lối vào sạch và lối ra bẩn theo giao thông 1 chiều. Có thể bố trí thêm buồng tắm hoặc buồng khử khuẩn cho nhân viên y tế tại phòng đệm. Phòng class Q dành cho bệnh nhân mang bệnh truyền nhiễm mức độ cao nhất, ví dụ như bệnh nhân Ebola. Phòng class Q thường được bố trí ở khu nhà biệt lập, có hành lang cách ly riêng biệt. Không khí trong phòng phải được khử sạch trước khi thải ra môi trường bên ngoài. Class Q có thể được dùng cho các lab an toàn sinh học cấp III hoặc IV của CDC. KTS cần nắm được các phòng cách ly trong BV thuộc class cách ly nào là việc thật sự cần thiết để việc KSNK đat hiệu quả cao nhất. Tiêu chuẩn thiết kế Việt Nam cần nêu rõ các chuẩn phòng cách ly này.

92

4.ỨNG DỤNG VẬT LIỆU XÂY DỰNG VÀ CÔNG NGHỆ QUẢN LÝ MỚI. Các loại vật liệu kháng khuẩn ngày này được dùng rất phổ biến trong BV. Ví dụ như vật liệu dán sàn vinyl kháng khuẩn, tấm ốp tường formica compact, formica laminate, panel kim loại kháng khuẩn... Bề mặt các vật liêu có tính năng chống bám vi khuẩn và hạn chế nấm mốc phát triển. Ngoài ra, với công nghệ thi công không để lại đường join, các góc cạnh bo tròn, giúp việc vệ sinh, khử khuẩn đạt hiệu quả tối ưu. Công nghệ cửa tự động tại các phòng sạch giúp nhân viên y tế hạn chế tối đa việc đụng chạm bằng tay, giảm thiểu khả năng lây nhiễm. Thiết bị hiện đại cùng với quy trình khử khuẩn khép kín của khu CSSD giúp đảm bảo cung cấp dụng cụ y tế và vật tư tiêu hao cho khu vực sạch một cách hoàn hảo. Việc ứng dụng hệ thống chuyển mẫu bệnh phẩm tự động vừa tiết kiệm rất nhiều nhân lực, vừa hạn chế bệnh nhân đi lại, giúp giảm đáng kể nguy cơ lây nhiễm chéo trong BV.

Ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý thật sự là một bước tiến lớn đã hơn 2 thập kỷ. Đặc biệt ngày nay, việc ứng dụng smartphone vào việc đặt lịch hẹn khám bệnh và thanh toán viện phí, giúp giảm tối đa thời gian bệnh nhân chờ đợi tại BV. Giúp BV thông thoáng hơn, sạch hơn. Thiết kế BV rõ ràng là một công việc mang tính đặc thù cao. Ngoài việc sáng tác công trình như một tác phẩm nghệ thuật, KTS cần phải am hiểu và giải quyết nhiều vấn đề kỹ thuật, đặc biệt là các vấn đề kỹ thuật y khoa. KSNK là một vấn đề quan trọng hàng đầu trong BV. KTS cần quan tâm các vấn đề như đã nêu trên để công trình vận hành đạt được hiệu quả cao nhất trong công tác kiểm soát nhiễm khuẩn.


THIẾT KẾ XÂY DỰNG BỆNH VIỆN Ở LONG AN KTS LƯU ĐÌNH KHẨN Hội KTS Long An

Có điều kiện nắm bắt, tham gia quản lý đầu tư và xây dựng một số bệnh viện trong tỉnh, cá nhân tôi nhìn lại những công trình đã hoàn thành và đưa vào sử dụng trong nhiều năm qua, có thể nói một cách tổng quan, để có được một bệnh viện đáp ứng thật tốt yêu cầu khám chữa bệnh cho người dân, rất cần những điều kiện sau:

Bệnh viện Đa khoa Long An – KTS Trần Đình Quyền.

1. CHỦ TRƯƠNG ĐÚNG, DỨT KHOÁT VÀ RÕ RÀNG Khoảng đầu năm 1995, lãnh đạo tỉnh Long An quyết định xây dựng “Bệnh viện đa khoa Long An” (BVĐK LA) với qui mô 500 giường, trên một khu đất mới, ở ngoại vi thị xã Tân An và tổ chức thi tuyển kiến trúc để chọn phưong án thiết kế theo đề nghị của KTS Nguyễn

Hoàng, Chủ tịch Hội KTS Long An. Cuộc thi đã được lãnh đạo Hội KTS Việt Nam rất ủng hộ. Phương án thiết kế của KTS Trần Đình Quyền được Hội đồng Giám khảo (KTS Nguyễn Trực Luyện là Chủ tịch Hội đồng) thống nhất trao giải Nhất và đề xuất lãnh đạo tỉnh cho triển khai thực hiện. Năm 2000, công trình được hoàn thành, đông đảo người dân, bệnh nhân, đội ngũ y, bác sỹ và nhân viên BVĐK LA rất hài lòng từ khi bệnh viện đưa vào sử dụng, vận hành cho đến nay. Công trình nhận được Giải thưởng Kiến trúc quốc gia năm 2002 và sau đó là các giải thưởng: Bệnh viện thân thiện với trẻ em, Giải thưởng Văn học Nghệ thuật TP HCM. Từ kết quả tuyển chọn thiết kế và quá trình quản lý, sử dụng công trình BVĐK LA, nhiều đoàn khách ở các tỉnh, thành trong vùng Đồng bằng Sông Củu Long đã đến tham quan, tìm hiểu và rút ra nhiều bài học kinh nghiệm. Có tỉnh đã mời trực tiếp KTS Trần Đình Quyền thiết kế bệnh viện cho địa phương mình với qui mô lớn hơn (không thi tuyển). Lãnh đạo Sở Y tế Long An cũng đã quyết định giao KTS Trần Đình Quyền thiết kế bệnh viện của 2 huyện Thạnh Hóa và Cần Giuộc. Tiêu chí thiết kế “Bệnh viện khách sạn” đã được KTS Trần Đình Quyền đề xuất áp dụng cho các công trình này từ cuối những năm 1995 đến đầu năm 2000. Để có được một chủ trương đúng, hợp lý như vậy. Người trong cuộc, đặc biệt là giới làm nghề kiến trúc, xây dựng, phải rất kiên trì thuyết phục, làm thay đổi nhận thức của lãnh đạo, các cơ quan quản lý chuyên ngành, giúp lãnh đạo có đủ cơ sở lý luận, hiểu biết, tiếp cận thực tiễn và quyết định. Những nội dung quan trọng trong ý tưởng, phương án, nhiệm vụ thiết kế công trình gần như đã rất rõ ràng trong suy nghĩ của những người có trách nhiệm, sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho các công việc tiếp nối về sau. Có thể khẳng định, một chủ trương đúng, dứt khoát, rõ ràng, phụ thuộc rất nhiều vào nhận thức của lãnh đạo địa phương hơn là của những người trực tiếp sử dụng và năng lực của người làm nghề.

93


2. VỊ TRÍ, DIỆN TÍCH ĐẤT XÂY DỰNG HỢP LÝ Một công trình công cộng, nhất là bệnh viện khi hình thành sẽ tác động rất nhiều đến sự phát triển của khu vực đô thị và dân cư vùng lân cận. Hầu hết các bệnh viện tuyến huyện ở Long An, khi xây dựng mới, đã có diện tích đất khá lớn so với qui định. Nhờ vậy, rất thuận lợi khi phát triển, mở rộng. Nếu là khu đất mới, định hướng quy hoạch các khu dân cư, công trình xung quanh và hạ tầng kỹ thuật đô thị ảnh hưởng thuận lợi đến khả năng tiép cận, sử dụng công trình. Đối với các khu đất dự kiến xây dựng trong nội thị, hoặc trong khu dân cư đô thị đã hình thành lâu đời, cần cân nhắc các điều kiện về khả năng mở rộng phát triển để quyết định qui mô xây dựng. Kiến nghị: Cần áp dụng thận trọng qui định tại “Tiểu mục: 2) Trường hợp diện tích đất... không đảm bảo được qui định… Chú thích, Bảng 1. Quy mô tối thiểu và chỉ tiêu diện tích đất xây dựng bệnh viện- TCVN 4470:2012”. Do khả năng phát sinh quá tải hạ tầng kỹ thuật, nhất là giao thông, cấp thoát nước, xử lý rác, nước thải,... sẽ rất khó giải quyết và đáp ứng khi công trình đưa vào sử dụng. 3. THỎA MÃN NHU CẦU HIỆN TẠI VÀ KHẢ NĂNG PHÁT TRIỂN, MỞ RỘNG TƯƠNG LAI Nhiều bệnh viện cấp huyện ở Long An, từ khi xây dựng xong đưa vào sử dụng, chỉ trong một thời gian ngắn đã quá tải, số giường bệnh tăng rất nhanh theo nhu cầu phát triển xã hội do quá trình đô thị hóa và công nghiệp hóa của địa phương. Sau 5 năm, kể từ khi xây dựng xong, các bệnh viện: Cần Đước (200/100 giường), Cần Giuộc (400/200 giường), Hậu Nghĩa (500/250 giường), Mộc Hóa (500/250 giường), Bến Lức (200-500 giường), phải tăng số giường bệnh từ 2-2.5 lần.

94

4. PHƯƠNG ÁN THIẾT KẾ VÀ NGƯỜI THIẾT KẾ CHUYÊN NGHIỆP, TÂM HUYẾT Chọn được ý tưởng, phương án tốt vẫn chỉ là bước khởi đầu. Hồ sơ triển khai thiết kế kỹ thuật, thi công luôn cần KTS chủ trì, người thiết kế chuyên nghiệp, có kinh nghiệm, uy tín, đó mới là điều kiện tiên quyết trong quá trình lập dự án, thiết kế công trình. Những qui định, ràng buộc trong nội dung kiểm tra, thẩm định của các cơ quan quản lý, hầu như chỉ là thủ tục, khó có chất lượng tốt, do trình độ, năng lực của người trực tiếp làm công việc này thường hạn chế và chịu áp lực từ nhiều yếu tố không chuyên môn.

Ngoài việc thiết kế chi tiết, đầy đủ, đơn vị thiết kế và người chủ trì thiết kế cần theo sát quá trình thi công, giải quyết nhanh những vướng mắc của nhà thầu xây dựng về vật liệu, cấu tạo, tính khớp nối của hệ thống kỹ thuật (điện, nước, thang máy, hệ thống điều hòa không khí, hệ thống báo gọi, báo cháy,...), trang thiết bị y tế và những yêu cầu của y, bác sỹ, nhân viên trực tiếp, đại diện cộng đồng, dự kiến sẽ sử dụng, khám điều trị,…tại bệnh viện sau này. Những qui định về công tác giám sát của chủ đẩu tư, giám sát thiết kế, thi công đang bộc lộ rất nhiều bất cập, dễ làm hạn chế tinh thần trách nhiệm của cá nhân và các bên liên quan. Hy vọng Luật Kiến trúc khi có hiệu lực thi hành sẽ khẳng định rõ trách nhiệm, quyền hạn của chủ trì thiết kế kiến trúc đối với cá nhân, tổ chức, đơn vị liên quan trong suốt quá trình hình thành ý tưởng, lập phương án thiết kế, triển khai xây dựng và quản lý chất lượng công trình.

Bệnh viện đa khoa huyện Cần Giuộc (nguồn: Ban QLDAXD LA).

Bệnh viện đa Khoa khu vực Hậu Nghĩa (nguồn: Ban QLDAXD LA)


Kiến nghị: Cần có một hội đồng rà soát đánh giá các tiêu chuẩn và qui chuẩn về thiết kế bệnh viện, gồm các chuyên gia đầu ngành về kiến trúc, y khoa, qui chuẩn, tiêu chuẩn, kỹ sư chuyên ngành, nhà quản lý về chăm sóc sức khỏe, chuyên gia kiểm soát dịch bệnh, chuyên gia xây dựng, thiết kế nội thất,… Hội đồng sẽ có kiến nghị cụ thể hàng năm, hoặc đột xuất.

Bệnh viện huyện Tân Trụ - KTS Huỳnh Phúc Long (Hội KTS LA)

Bệnh viện huyện Cần Đước – KTS Nguyễn Quang Quốc Dũng (Hội KTS LA)

5. VỀ VẤN ĐỀ TIÊU CHUẨN VÀ QUY CHUẨN XÂY DỰNG Qui chuẩn và tiêu chuẩn luôn có tính chất hướng dẫn và khuyến khích cùng với một số qui định cơ bản bắt buộc áp dụng. Tuy nhiên, tiêu chuẩn và qui chuẩn thường chỉ phù hợp trong điều kiện kinh tế xã hội nhất định. Người thiết kế, chủ đầu tư và các cơ quan quản lý cần thống nhất tính chất mở rộng, phát triển, bổ sung, cập nhật của qui chuẩn và tiêu chuẩn. Hội ngành nghề và các cơ quan quản lý liên quan cần thường xuyên đề xuất rà soát, sửa đổi, bổ sung, cập nhật để đáp ứng yêu cầu ngày càng phát triển của công nghệ, kỹ thuật và nhu cầu của xã hội.

6. NGƯỜI QUẢN LÝ DỰ ÁN THẬT SỰ CHUYÊN NGHIỆP, TẬN TÂM PHỤC VỤ Năng lực, kinh nghiệm và đạo đức của người quản lý dự án có ảnh hưởng quyết định đến chất lượng công trình, thể hiện được đúng, chính xác ý đồ thiết kế, thỏa mãn tốt yêu cầu sử dụng. Trách nhiệm này thuộc cơ quan chủ quản đầu tư công trình. Kiến nghị: cần có cơ chế phù hợp để tổ chức, cá nhân có năng lực, uy tín và kinh nghiệm đáp ứng yêu cầu quản lý dự án. 7. NHÀ THẦU THI CÔNG ĐÚNG CHUYÊN NGÀNH, CHUYÊN NGHIỆP VÀ HIỆU QUẢ. Chọn được đơn vị thi công đúng năng lực, chuyên nghiệp và uy tín cùng với sự phối hợp chặt chẽ của người thiết kế, đơn vị quản lý dự án, các nhà thầu phụ, nhà thầu cung cấp trang thiết bị là điểu kiện tiên quyết để công trình thi công đúng thời hạn, chất lượng và hiệu quả sử dụng. 8. PHỐI HỢP CHẶT CHẺ GIỮA CÁC BÊN LIÊN QUAN Sự phối hợp tốt giữa nhà thầu, người thiết kế, cùng với trách nhiệm của chủ đầu tư, ban quản lý dự án ngay khi bắt đầu xây dựng công trình sẽ bảo đảm chất lượng sử dụng, thẩm mỹ, bền vững và hiệu quả của công trình.

Nội thất phòng bệnh nhân Bệnh viện sản nhi Long An (nguồn: twgroup.com.vn)

95


Trong quá trình thiết kế, xây dựng, các bác sỹ, y sỹ, nhân viên bệnh viện, những người trực tiếp sử dụng sau này, các nhà thầu cung cấp trang thiết bị kỹ thuật, các chuyên gia đầu ngành,… rất cần được tham vấn, kiểm tra và đánh giá hiệu quả các khoa, phòng, khu chức năng liên quan. Các thiếu sót sẽ dễ được phát hiện và khắc phục kịp thời, tránh rắc rối, hệ lụy về sau. THAY LỜI KẾT Mục tiêu xuyên suốt: “Vì sức khỏe của mọi người” Yêu cầu hàng đầu của không gian bệnh viện là làm sao cho người bệnh có được cảm giác an toàn, thoải mái, được chăm sóc, tôn trọng, thân thiện, gần gửi với mọi nơi, mọi người trong công trình. Cần dành nhiều không gian công cộng cho bệnh nhân, người nhà bệnh nhân. Mọi bất đồng giữa các bên tham gia đầu tư xây dựng, vận hành sử dụng công trình cần đối chiếu với tiêu chí này để giải quyết vấn đề. Tin tưởng rằng, thời gian tới, tất cả công trình bệnh viện ở khắp mọi miền đất nước ta, sẽ được thiết kế, xây dựng thật tốt, luôn đáp ứng yêu cầu khám, chữa bệnh thật hiệu quả cho mọi người, mọi giới, mọi lứa tuổi.

96

Bệnh viện sản nhi Long An (nguồn: twgroup.com.vn).

Bệnh viện đa khoa khu vực Mộc Hóa (nguồn: Ban QLDAXD LA)


BỆNH VIỆN DI ĐỘNG CHO BỆNH NHÂN ĐIỀU TRỊ

COVID 19

Thiết kế: VHLARCHITECTURE + DANANG ARCHITECTURE UNIVERSITY Nhóm thiết kế: KTS VÕ HỮU LINH - KTS VÕ HỮU HIẾU - KTS NGUYỄN HỒNG SƠN

Trước tình hình diễn biến phức tạp của dịch bệnh Covid 19 đang phát tán rộng trên toàn thế giới, tình trạng thiếu giường bệnh và máy trợ thở đang ngày càng cấp bách trong các Bệnh viện ở nhiều quốc gia trên thế giới do số lượng bệnh nhân nhiễm Covid 19 ngày càng tăng . VHL. Architecture đã phối hợp cùng Trường Đại học Kiến trúc Đà Nẵng thiết kế mô hình Bệnh viện di động theo hướng lắp ghép. Nhiệm vụ đặt ra cho nhóm KTS của VHL Architecture và Trường Đại học Kiến trúc Đà Nẵng phải đề xuất một mô hình phòng điều trị bệnh nhân nhiễm Covid 19, vừa đảm bảo đầy đủ chức năng và tiện nghi của một phòng khám chữa bệnh, vừa xây dựng nhanh có thể sản xuất hàng loạt tại nhà máy nhưng chi phí thi công lắp đặt thấp, đáp ứng được đều kiện trong thời buổi kinh tế toàn cầu khó khăn.

Dịch bệnh Covid 19 cập nhật lúc 19h25’ ngày 12/04/2020 ở Châu Âu, Trung Đông & Bắc Phi

Một góc phối cảnh Bệnh viện di động

Sơ đồ Concept cho đồ án

97


(2m x2.4m x2.7m) x3 = ??? Đây là kích thước cơ bản của một thùng Container 20 feet được chia thành 3 phần, kích thước này đảm bảo quá trình vận chuyển mô hình phòng đều trị đi đến mọi nơi, từ thành thị đến nông thôn xa xôi, được sản xuất hàng loạt tại nhà máy, đồng thời cũng có thể tháo rời nhỏ những cấu kiện và chuyến đến lắp ráp tại hiện trường.

Sơ đồ lắp ráp các cấu kiện thành khung và gầm của đơn vị phòng Toilet

Mặt bằng của 1 đơn nguyên khi ráp 2 đơn vị P.điều trị với 1 đơn vị P. toilet Sơ đồ lắp ráp các cấu kiện thành khung và gầm của đơn vị phòng đều trị

98

Gầm được sử dụng sắt hộp 30mmx60mm liên kết bằng ốc vít có thể tháo rời nhỏ những cấu kiện, hệ thống thiết bị y tế được đặt trong hộp kín màu đỏ (hộp này chứa máy trợ thở oxy, máy ECMO, và một số thiết bị chuyên dụng khác) bên dưới gầm để tiết kiệm diện tích, Sàn được sử dụng bằng tấm xi năng nhẹ có kích thước tiêu chuẩn 1.2mx2.4m Các thiết bị điện được sử dụng bởi hệ thống pin mặt trời được gắn trên nóc mái và được hổ trợ IOT kết nối mạng với nhau. Hộp màu xanh là bình nước sinh hoạt và sẽ được cung cấp nước sinh hoạt từ xa khi hết nước sử dụng. Hộp màu vàng là bồn chứa chất thải và nước bẩn được thiết kế như một hầm tự hoại gồm các ngăn Chứa –Lắng –Lọc, dung tích đảm bảo thời gian cho 1 chu trình đều trị bệnh nhân nhiễm Covid 19. Kích thước một đơn vị phòng là 2mx2.4m đảm bảo bố trí được 1 giường bệnh và không gian đủ để thao tác cho quá trình khám chữa bệnh cho Y- Bác sĩ, phòng vệ sinh cho mỗi phòng đảm bảo sự tiện nghi và tính riêng tư cho mỗi bệnh nhân.

Sơ đồ ráp 2 đơn vị phòng điều trị với 1 đơn vị phòng toilet

Phối cảnh tổng thể của mô hình được nhân rộng


COVID-19

ĐANG KIỂM CHỨNG HIỆU QUẢ CỦA THIẾT KẾ BỆNH VIỆN

CHÚNG TA RÚT RA ĐƯỢC BÀI HỌC KINH NGHIỆM GÌ?

CHRIS MCQUILLAN (B.Arch., FRAIC, OAA, LEED AP - Chủ

Chris McQuillan đã làm việc trong ngành thiết kế cơ sở y tế/ bệnh viện hơn 20 năm và tích lũy bề dày kinh nghiệm phong phú về thiết kế xây dựng bệnh viện, các công trình chăm sóc sức khỏe hành vi, nghiên cứu y sinh, quy hoạch công năng, và lập nghiên cứu khả thi cho dự án. Năm 2012, Chris gia nhập B+H Architects - công ty thiết kế nội thất, quy hoạch, kiến trúc cảnh quan và chiến lược toàn cầu, đạt nhiều giải thưởng toàn cầu - và từ đó đã dẫn dắt các nhóm dự án đưa ra một nhiều giải pháp thiết kế bệnh CHRIS MCQUILLAN viện làm thay đổi và tác động tích cực đến con người, cộng đồng và môi trường. Đến nay, B+H đã thiết kế hơn 90 dự án y tế tại 31 quốc gia và có hơn 1 triệu mét vuông công trình bệnh viện xây mới và cải tạo. Chris tin rằng chất lượng thiết kế công trình y tế bắt nguồn từ sự am hiểu và kinh nghiệm hỗ trợ lẫn nhau và hợp tác chặt chẽ với người dùng, nhân viên y tế, bệnh nhân cũng như các bên liên quan để tạo ra các công trình y tế giúp chăm sóc cải thiện sức khỏe và chữa bệnh hiệu quả.

C

húng ta đang sống trong một thời đại tuyệt vời, khi mà tỷ lệ thương vong chiến tranh (tất cả các loại xung đột vũ trang) đang ở mức thấp kỷ lục trong lịch sử và chúng ta đã chiến thắng các loại dịch bệnh như Đậu mùa, Sởi, và Bại liệt trong vô số nhiều bệnh dịch khác. Trong cộng đồng xã hội, đối với dịch bệnh, chúng ta thường chỉ tập trung trong việc giảm thiểu các bệnh về lối sống hoặc điều trị bệnh cúm mùa hàng năm. Cho đến vài tháng trước, chúng ta quên mất rằng nguy cơ lớn nhất là các bệnh truyền nhiễm. Một nghiên cứu lịch sử dữ liệu cho thấy trong 500 năm qua, dịch

nhiệm - B+H Architects)

bệnh chiếm tỷ lệ tử vong cao gấp ba đến bảy lần so với thương vong chiến tranh. Với sự ra đời của y học hiện đại, giải pháp thiết kế cho những nguy cơ dịch bệnh đã trở thành lá chắn vật lý của hệ thống chăm sóc sức khỏe. Kể từ giữa thế kỷ 20, các cơ sở vật chất y tế đã phát triển về trình độ và nguồn lực để đáp ứng mọi thách thức tiềm ẩn trong chăm sóc sức khỏe. Trong thời gian gần đây, một số dịch bệnh - chủ yếu là SARS, MERS và H1N1, đã lây lan rộng, thách thức các hệ thống y tế và các phương thuốc tối tân nhất. Bài học kinh nghiệm qua đại dịch này, đặc biệt ở những địa phương chịu ảnh hưởng nặng nề nhất đặt ra yêu cầu để các bệnh viện cần thích ứng, giúp các hệ thống chăm sóc sức khỏe của chúng ta ứng phó với COVID-19. Trong đó, có thể kể đến một số thành tựu đổi mới thiết yếu, giúp con người an toàn hơn trong thời điểm hiện nay: Giữ tay sạch - Các nghiên cứu về nhiễm trùng từ lâu đã chỉ ra rằng sự tiếp xúc giữa người với người và tiếp xúc vật lý với bề mặt hoặc qua sự lan truyền của giọt bắn, là những hình thức phổ biến để vi khuẩn và vi rút lây lan. Trước đại dịch SARS, tiêu chuẩn cho các quầy khử trùng tay trong bệnh viện không nhất quán và thường không được áp dụng. Một cải tiến quan trọng là quy chuẩn hóa, trong đó mọi môi trường liên quan đến người trực tiếp chăm sóc bệnh nhân đều được trang bị một quầy rửa tay chuyên dụng đặt ở vị trí thuận tiện (lý tưởng nhất là bồn rửa tay chuyên dụng, hoặc tối thiểu là dung dịch rửa tay khô có cồn - AHRB). Giữ không gian sạch - Kinh nghiệm từ các bệnh dễ lây nhiễm đã nhấn mạnh vào khả năng khử trùng của nhiều hoặc tất cả các khu vực trong bệnh viện. Khoa học đã nghiên cứu tác động của việc sử dụng các vật

99


100

liệu xây dựng khác nhau, cách các vật liệu này phản ứng với sự lây nhiễm và khả năng làm sạch. Kết quả dẫn đến một sự thay đổi đáng kể việc sử dụng vật liệu hoàn thiện nội thất và trang bị nội thất của các cơ sở y tế. Ngày nay, chúng ta chỉ sử dụng các vật liệu không xốp với các khớp nối được thu nhỏ hoặc bề mặt nông, tránh các kệ, hốc khó làm sạch. Chúng ta sử dụng công nghệ hiện đại như mạ ion đồng/ bạc và tia sáng UV để chủ động khử trùng các bề mặt và toàn bộ các phòng. Cách ly - Trước đại dịch SARS, các bệnh viện có rất ít cơ sở hạ tầng để cách ly bệnh nhân mắc bệnh hô hấp. Trong cuộc khủng hoảng đó, nhiều cơ sở đã xây dựng các hệ thống xử lý không khí đặc biệt hoặc triển khai thay đổi cơ sở hạ tầng tòa nhà nhằm cách ly cục bộ, hoặc phân vùng để cách ly khu vực/ cá nhân bị nhiễm bệnh khỏi các khu vực không bị nhiễm. Trong những năm tiếp theo và ở tất cả các bệnh viện mới sau này, mỗi khoa đều được trang bị phòng cách ly (thường chiếm 5-10% không gian) và có khả năng chia tách các khu vực của toàn bộ khoa để cung cấp cho người chăm sóc nhiều lựa chọn khác nhau để cách ly nguồn bệnh. Phòng bệnh một giường/ khối phòng điều trị riêng - Đối với bất kỳ ai bước vào một bệnh viện và tự hỏi liệu bệnh viện này được thiết kế trước hay sau đại dịch SARS? Đáp án rõ ràng nhất chính là bệnh viện thiết kế sau đại dịch sẽ có số lượng phòng điều trị riêng và phòng bệnh khép kín nhiều hơn. Trước đại dịch SARS, hầu hết các khoa điều trị cấp cứu chỉ được ngăn cách bằng rèm cửa. Tương tự, các phòng điều trị nội trú thường được thiết kế với đa số các phòng bệnh 2 giường hoặc có khi lên tới 4 giường. Số phòng đơn rất ít và chỉ dành riêng cho những bệnh nhân trả phí cao hơn. Rất nhanh sau đó, phòng bệnh và khu vực điều trị cần phải được đổi mới thiết kế và xây dựng đáp ứng nhu cầu cách ly. Ngoài ra, sử dụng áp lực âm cho phòng bệnh để hạn chế thoát khí độc trong phòng ra khu hành lang. Tại các cửa ra vào nên bố trí Thiết bị bảo hộ y tế cá nhân (PPE), các trạm điều dưỡng vãng lai để hỗ trợ truy cập cục bộ vào dữ liệu bệnh nhân và đảm bảo tầm nhìn hành lang (giúp quan sát bệnh nhân mà không cần phải vào phòng). Với số lượng lớn các buồng kéo rèm và giường bệnh nội trú dùng chung làm cho khả năng bố trí công năng cách ly của các bệnh viện cũ, trên thực tế, thấp hơn nhiều so với số lượng giường bệnh. Ngày nay, hầu như mọi phòng bệnh, phòng khám và khu vực điều trị đều có thể được điều chỉnh để cách ly bệnh nhân.

Malaysia Gleneagles Medini Hospital l Designed by B+H Bệnh Viện Gleneagles Medini Malaysia do B+H thiết kế

Lối ra vào riêng – Đại dịch SARS và MERS đặt ra những thách thức lớn trong việc quản lý lưu thông bệnh nhân và nhân viên y tế trong bệnh viện. Do nâng cao nhận thức về người và chất thải bị nhiễm virus, các tuyến đường di chuyển cho bệnh nhân và vật dụng (đặc biệt là các khu vực liên quan đến khu vực điều trị) đã được tách biệt với những người và vật dụng khác trong tòa nhà. Trong nhiều cơ sở y tế, đặc biệt là các tòa nhà cũ, các khoa thường có một lối ra vào duy nhất. Việc tách riêng lối đi (đối với bệnh nhân từ cộng đồng) thường không được ưu tiên hoặc bị hoãn lại cho đến sau giờ làm việc. Trong một kịch bản ứng phó với đại dịch, các phương án lối đi riêng này không có sẵn. Các quy hoạch không gian bệnh viện sau này đều chú trọng duy trì các khu vực sạch và tách riêng khu vực nhiễm bệnh, nhằm giảm thiểu nguy cơ của dòng lây nhiễm vào các khoa, tạo ra không gian cách ly ở các khoa, đồng thời phân chia lối đi cho nhân viên và vật dụng từ người bệnh và người thân, và bố trí nhiều lối tiếp cận để một số bộ phận trong các khoa có lối ra vào riêng điều trị cho các nhóm bệnh nhân khác nhau. Truy cập & Sàng lọc – Lối ra vào các cơ sở y tế đã thay đổi khi chúng ta cân nhắc biện pháp sàng lọc tất cả mọi người vào tòa nhà. Ngoài nâng cao an ninh, số lượng lối ra vào đã được giảm và tăng cường phân


Quy hoạch Tổng mặt bằng Bệnh Viện Columbia Shanghai Kaiyuan Orthopedic do B+H thiết kế

B+H hợp tác với công ty mẹ, Surbana Jurong, lập quy hoạch và thiết kế một cơ sở cách ly dã chiến tại Trung tâm Triển lãm và Hội nghị Singapore, dùng để tiếp nhận điều trị cho bệnh nhân COVID-19 với các triệu chứng nhẹ, dành không gian trong các bệnh viện cho các bệnh nhân mắc các triệu chứng nghiêm trọng hơn.

luồng di chuyển (đối với bệnh nhân, nhân viên, chất thải, vật tư). Quy hoạch tổng thể đáp ứng vấn đề này bằng cách phân vùng khu vực sảnh đón rõ ràng hơn, trong khi trước đây, ranh giới giữa các khu công cộng, khu chức năng, và các lối ra vào không được tách biệt. Ngoài ra, diện tích các điểm ra vào cần mở rộng để đáp ứng nhu cầu bố trí các trạm kiểm dịch sàng lọc, không gian cung cấp và thu gom Thiết bị bảo hộ y tế cá nhân (PPE). Việc kiểm tra quang phổ nhằm phát hiện nguy cơ lây nhiễm sẽ quyết định địa điểm bố trí không gian ngoài trời cho các công trình và dịch vụ tạm thời phục vụ các mục đích như khử trùng vật lý. Tất cả các biện pháp can thiệp này cho phép các cơ sở chăm sóc sức khỏe kiểm soát tình hình lưu thông của người và vật tư y tế tốt hơn. Tác động chung của những tiến bộ này đã giúp chúng ta sẵn sàng xử lý số lượng lớn hơn các trường hợp COVID-19 cấp tính trong các bệnh viện. Chúng ta có thể cách ly nhân viên và bệnh nhân một cách an toàn và tạo điều kiện thuận lợi để thay đổi không gian cho các đợt tiếp nhận bệnh nhân tiếp theo. Mặc dù có nhiều yếu tố hạn chế khác, liên quan đến mức độ bền vững của chăm sóc y tế trong đại dịch (bao gồm cả nhân viên và vật tư), cơ sở vật chất hạ tầng của chúng ta cơ bản đã sẵn sàng hơn bao giờ hết. Trong tình hình đại dịch, chúng ta đã đặt ra hàng loạt câu hỏi về cách các cơ sở y tế phải thay đổi như thế nào, nhằm vượt qua thách thức đại dịch lần này, và chuẩn bị sẵn sàng nếu có đại dịch bùng phát tương tự trong tương lai. Trên thực tế, hiện các bệnh viện đã hầu như sẵn sàng để ứng phó đại dịch - chúng ta không đề cập đến vấn đề giảm lợi ích kinh tế khi xem xét những cơ sở chăm sóc y tế truyền thống trước đây. Một tuyến đầu khác trong đại dịch, được nhấn mạnh bởi sự phụ thuộc của chúng ta vào nguồn vật tư tiêu thụ và thiết bị thiết yếu sẵn có (đặc biệt là máy thở), đóng vai trò tuyến đầu phòng thủ giữa nhân viên y tế và bệnh nhân. Đây không phải là một thách thức về vật chất mà là vấn đề về nguồn cung ứng. Ngành y tế luôn chiếm tỷ lệ cao trong GDP ở nhiều quốc gia tiên tiến. Thực chất, việc đầu tư vào cơ sở hạ tầng chăm sóc sức khỏe nhiều hơn có thể không mang tính bền vững. Cơ hội lớn nhất giúp cải thiện phản ứng của chúng ta nằm ở việc tận dụng các nguồn trang thiết bị khác trong các tòa nhà. Các bài học kinh nghiệm trong thiết kế bệnh viện hiệu quả có thể được áp dụng cho các tòa nhà khác trong kết cấu đô thị, ở nhiều quy mô khác nhau, từ đó tạo ra một mô hình phản ứng nhanh bền vững ở cấp độ địa phương.

101


102 Tòa nhà Tổng hợp - Bệnh Viện Đa Khoa Changi Singapore do B+H thiết kế


103


104


THIẾT KẾ BỆNH VIỆN

HƯỚNG TIẾP CẬN TỪ GÓC ĐỘ VẬN HÀNH DILSHAAD ALI BIN ABAS ALI*

Các bệnh viện đã tồn tại hơn 2500 năm với các khái niệm ban đầu về chữa bệnh liên quan đến triết học, thần học và quan hệ tâm linh. Mọi nền văn minh trên thế giới, từ Trung Quốc, Ba Tư, Hy Lạp đến Trung Đông đã bắt đầu những nơi chữa bệnh với một số hình thức khác nhau, nhiều nơi hoạt động như các cộng đồng và khu vực cách ly với mục đích giữ những người không khỏe tách ra xa cộng đồng. Mục đích ban đầu của những nơi này chủ yếu tập trung vào việc dạy và học khoa học, đồng thời điều trị các chấn thương và bệnh tật, đôi khi cả hai cùng nhau. Những người khai phá tiên phong đã thực hành y học nói chung bằng thử nghiệm và khám phá, tại các cơ sở thực hành với chức năng ở mức cơ bản. Ngày nay, qua nhiều thế kỷ tiến bộ và đổi mới, y học đã trở thành một môn khoa học phức tạp về các chuyên khoa và chuyên khoa sâu. Cùng với những tiến bộ và sự khác biệt của thực tiễn, các cơ sở chăm sóc y tế đã qua nhiều thế kỷ, phát triển và chuyển dạng thành những mô hình khoa học phức tạp thúc đẩy nhu cầu và sự tồn tại của mình. Phòng cấp cứu

Phòng cấp cứu

CHỨC NĂNG XÁC ĐỊNH HÌNH MẪU Trong quá trình phát triển của y học qua nhiều năm, rõ ràng cần phải đa dạng hóa việc thực hành vào các lĩnh vực khác nhau, đáng kể nhất là nội khoa, phẫu thuật và bệnh truyền nhiễm. Sau đó, các khoa và đơn vị chuyên khoa được thành lập và cần phải phân tách bệnh nhân vào các khu vực khác nhau của bệnh viện dựa trên bệnh của họ. Các bệnh truyền nhiễm, cần được tránh xa các bệnh nhân khác để không lây nhiễm cho nhau. Người mắc bệnh tâm thần cần có không gian riêng, bệnh nhân nam và nữ cần tách ra do những yếu tố bệnh lý. Thiết kế bệnh viện (BV) bảo đảm tách chức năng và dịch vụ. Giường bệnh được bố trí thành từng khu vực hoặc đơn nguyên, dành riêng cho nhóm bệnh và giới tính. Do đó, việc phân chia không gian trong BV như các khu vực mở. Đầu những năm 1800 là khởi đầu của quá trình hiện đại hóa các BV, bắt đầu ở châu Âu và sau đó là

105


tầng chỉ dao động từ 50 giường đến 1000 hoặc hơn. Trong khi các cơ sở này hoạt động như các đơn vị nhập viện hàng loạt, cường độ vận hành và sự phụ thuộc vào các nguồn lực là rất lớn. Vô số thách thức tồn tại với quy hoạch kỹ thuật, thiết kế kết cấu, phân phối không gian và thiếu tính linh hoạt trong tái cấu trúc tòa nhà. Những thách thức lớn hơn đã được nhận thấy ở bên trong, vì việc sử dụng năng lượng, thông gió và xử lý không khí rất phức tạp để thiết kế và phân phối trong tòa nhà. Thách thức lớn nhất trong tất cả là sự thiếu hiệu quả của quy trình làm việc được xây dựng trong thiết kế, làm cho công việc của nhân viên và các dịch vụ hỗ trợ trở nên tối ưu. Nhiều thiết kế như vậy phổ biến và tiếp tục tồn tại ở các bệnh viện công và tư trên toàn thế giới, trong đó có cả ở Việt Nam.

Thiết kế từ bên trong

phần còn lại của thế giới. Không chỉ có các bộ phận chuyên môn để điều trị và phẫu thuật, các BV bắt đầu có các chức năng hành chính để đảm bảo sự quản lý vận hành trơn tru cho các dịch vụ hỗ trợ được yêu cầu. Do đó, thiết kế BV đã thay đổi từ đơn giản sang phức tạp, với các chức năng khác biệt. Những thay đổi và nhu cầu cần thiết này đã hình thành nền tảng của các thiết kế BV mà chúng ta thấy ngày nay trên toàn thế giới.

106

QUAN ĐIỂM THIẾT KẾ BỆNH VIỆN Hầu hết các BV trong quá khứ đã được thiết kế để phù hợp với chức năng chữa bệnh với các dịch vụ y tế. Với chức năng là trung tâm chăm sóc cấp tính, các BV theo mô hình tập trung đóng vai trò như các bệnh viện tuyến cuối, đảm bảo thiết kế và bố trí quy mô lớn để phục vụ cho số lượng lớn bệnh nhân cấp cứu và các phòng khám ngoại trú trong BV. Việc thiếu một mô hình phi tập trung trong hầu hết các hệ thống dịch vụ y tế đã, cản trở các BV cá thể hóa việc phục vụ cho bệnh nhân. Thiết kế tập trung chủ yếu vào cách điều trị càng nhiều bệnh nhân càng tốt trong một khung thời gian nhất định. Đến giữa những năm 1990, hầu hết các dịch vụ chăm sóc y tế đã được xã hội hóa hoặc trợ cấp bởi chính phủ. Thiết kế BV truyền thống không thể tránh việc tạo ra một môi trường sử dụng nhiều lao động hoặc nguồn lực. Với sự phát triển của các kỹ thuật xây dựng cao tầng, không có gì lạ khi thấy các tòa nhà BV nhiều

HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG CỦA BỆNH VIỆN: THIẾT KẾ TỪ BÊN TRONG Khía cạnh thiết thực nhất của việc thiết kế BV là thiết kế nó từ bên trong. Bằng cách này, chúng tôi đưa ra quan điểm của các nhà vận hành BV về cách bố trí từng chức năng, quản lý theo luồng làm việc và tài nguyên. Trong bất kỳ BV nào, nguồn tài nguyên quý giá nhất là nguồn nhân lực. Người ta phải hình dung ra hoạt động tối đa của một nhân viên BV, đó là yếu tố quan trọng nhất của thiết kế. Quan điểm thứ hai trong khái niệm thiết kế là cách tiếp cận lấy bệnh nhân làm trung tâm (việc cung cấp chăm sóc cho bệnh nhân là trung tâm của tất cả các hoạt động trong hệ thống). Các yếu tố tiếp theo được xem xét là hiệu quả năng lượng, sự phụ thuộc lẫn nhau giữa các khoa phòng, vị trí thiết bị và dịch vụ, con đường kiểm soát nhiễm trùng và quy trình làm việc tinh gọn của các hoạt động. Khái niệm “thiết kế từ bên trong” bắt đầu với nền tảng của các chuyên khoa và phân phối mặt sàn của các đơn vị chuyên khoa này trong toàn BV. Sự phụ thuộc lẫn nhau của các đơn vị, được tối ưu hóa tốt nhất với các kết nối tinh gọn sẽ giúp dễ dàng thực hiện quy trình vận hành để tạo ra một dịch vụ lấy bệnh nhân làm trung tâm liền mạch, đồng thời giảm thiểu các yêu cầu nhân sự và di chuyển trong bệnh viện. Ví dụ, Khoa Cấp cứu là nòng cốt của bất kỳ BV chăm sóc bệnh cấp tính nào. Bức tranh toàn cảnh là có các dịch vụ quan trọng của Chẩn đoán hình ảnh, phòng Phẫu thuật và đơn vị chăm sóc đặc biệt trong cùng một tầng của đơn vị cấp cứu. Điều này sẽ xây dựng quy trình làm việc theo từng bước, có hệ thống cho phép bệnh nhân di chuyển trên một mặt phẳng, được chăm sóc tối ưu trong thời gian ngắn nhất, đi theo con đường ngắn nhất có thể, với sự di chuyển tối thiểu của nhân viên chăm sóc thiết yếu giữa các khu vực khác nhau của BV. Tương tự như vậy, đối với tất cả các khu vực chức năng của bệnh viện, phương pháp thiết kế từ bên trong rất quan trọng trong việc đảm bảo các khu vực được chỉ định của BV được thiết kế theo chức năng trong một quy trình làm việc gọn gàng, kết hợp phụ thuộc nguồn nhân lực, con đường kiểm soát nhiễm khuẩn và quản lý thời gian tối ưu.


TÍNH KINH TẾ ĐẰNG SAU THIẾT KẾ: TẠO TÍNH BỀN VỮNG VÀ KHẢ NĂNG MỞ RỘNG Chi phí chăm sóc y tế ngày càng tăng, không phân biệt công hay tư, kinh tế điều hành và quản lý bệnh viện là sự cân nhắc lớn nhất đằng sau chất lượng chăm sóc và dịch vụ. Trong các bệnh viện công, sự bền vững tài chính có nghĩa là cải tiến kỹ thuật và tiến bộ công nghệ tiếp tục được cung cấp cho người dân. Đối với các bệnh viện tư, có thêm trách nhiệm đối với các nhà đầu tư, điều này để đảm bảo tính bền vững của doanh nghiệp và khả năng tiếp tục sử dụng dịch vụ. Ngoài ra, còn có yếu tố đầu tư phải được xem xét trong quá trình phát triển ban đầu của bất kỳ BV nào. Trong khi chúng tôi xem xét các khía cạnh tài chính và kinh tế của doanh nghiệp, bắt đầu cuộc hành trình với thiết kế. Đối với các mục đích của chức năng, khái niệm thiết kế từ bên trong tạo ra mức độ hiệu quả trong các hoạt động mà nếu được thực hiện đúng với kế hoạch y tế và cấu trúc phù hợp, sẽ giúp giảm chi phí vận hành và tăng thông lượng của bệnh nhân trong BV. Tối ưu hóa không gian, với các tùy chọn mở rộng mô-đun được kết hợp trong giai đoạn thiết

kế sẽ cho phép các dịch vụ được mở rộng và phát triển thêm mà không cần xây dựng, phù hợp với giai đoạn phát triển ban đầu. Có một yếu tố bổ sung là sử dụng năng lượng tái tạo và các yếu tố tự nhiên để tăng cường hiệu quả năng lượng của BV. Nhìn chung, điều này cho phép BV phát triển các dịch vụ của mình với tốc độ thoải mái và tạo ra khả năng mở rộng, chuyển dạng thành các dịch vụ cải tiến và khả năng tài chính hợp lý. Không thể bỏ qua mối liên kết giữa thiết kế, mô hình hoạt động, chiến lược đầu tư và các mục tiêu dài hạn của bệnh viện. Không thể phủ nhận rằng: Trong khi trợ cấp y tế của các chính phủ được bảo hiểm bởi xã hội hoặc bảo hiểm công lập, các chi phí của việc cung cấp dịch vụ chăm sóc y tế trong tương lai của BV ấy phụ thuộc vào cách chúng ta thiết kế các BV tinh gọn và hiệu quả. PHƯƠNG PHÁP TÍCH HỢP: LÊN KẾ HOẠCH, THIẾT KẾ, VẬN HÀNH Các BV hiện đại là các tổ chức hoạt động phức tạp mang vô số sự khác biệt trong một tòa nhà. Cung cấp chăm sóc y tế ngày nay đã trở nên chuyên môn cao và phi tập trung. Việc tập trung vào các mô hình trung tâm, cung cấp dịch vụ chăm sóc sức khỏe, cùng với ứng dụng kỹ thuật số và mạng Internet ngày càng tăng, sẽ liên tục thách thức các nhà điều hành và quản lý BV. Thiết kế BV ngày nay đảm bảo cách tiếp cận có hệ thống, bắt đầu từ việc thiết kế các kế hoạch chăm sóc và quy trình, mô hình hoạt động của các hệ thống này. Trong khi các mô hình thiết kế truyền thống chỉ ra cách thức hoạt động của một BV, thì BV hiện đại đã đạt đến một mức mà ở đó, thiết kế một BV là một nỗ lực hợp tác giữa mục đích chức năng của BV và các mục tiêu dài hạn của tổ chức. Điều quan trọng là nhà thiết kế BV ngày nay, làm việc với một nhóm các bác sĩ, nhà hoạch định y tế và chuyên gia quản lý tích hợp, kết hợp các khía cạnh thiết kế cho BV tương lai. Các khái niệm thiết kế đều có tính đến các dịch vụ y tế và phi y tế, lập kế hoạch thiết bị, chiến lược tài chính và dịch vụ không cốt lõi. Phương pháp tích hợp này chắc chắn sẽ tăng cường việc tạo ra giá trị và cung cấp dịch vụ chăm sóc cho bệnh nhân trong bất kỳ sự phát triển chăm sóc y tế nào. *BS DILSHAAD ALI BIN ABAS ALI

Bệnh viện dã chiến xây trong 9 ngày

Chủ tịch kiêm Giám đốc điều hành (nhóm bệnh viện), Bộ Y tế Saudi Arabia

107


PGS.TS.TTND NGUYỄN HỒNG SƠN:

“… ĐỂ KIẾN TRÚC CÓ THỂ TRỞ THÀNH “LIỀU THUỐC QUÝ” THẢO NGUYÊN (thực hiện)

Đó là chia sẻ của PGS.TS.TTND Nguyễn Hồng Sơn về vai trò quan trọng của kiến trúc trong điều trị cho người bệnh. Hơn 40 năm gắn bó với ngành Y, Ông bày tỏ mong muốn về một “Không gian kiến trúc bệnh viện để người dân đến và có cảm giác “được” điều trị - thay vì “bị” điều trị như hiện nay”. Trân trọng giới thiệu với bạn đọc cuộc trò chuyện xung quanh chủ đề kiến trúc bệnh viện với Thiếu tướng – PGS. TS.Thầy thuốc ND Nguyễn Hồng Sơn.

108

Thiếu Tướng PGS.TS.TTND Nguyễn Hồng Sơn: Trước hết, tôi không phải là KTS và cũng không hoạt động trong lĩnh vực thiết kế, quản lý các công trình y tế nên không dám đánh giá, nhận xét về kiến trúc bệnh viện (BV) ở Việt Nam. Là thầy thuốc làm việc trong BV nên nhiều khi tôi cũng có những trăn trở với các nhà thiết kế về kiến trúc BV. Ngoài câu chuyện chất lượng chuyên môn, chất lượng dịch vụ người bệnh, khi nào chúng ta có được một kiến trúc không gian BV để người bệnh có cảm giác “được” điều trị thay bằng “bị” điều trị trong những cơ sở y tế hiện nay. Chính vì vậy, kiến trúc BV là một điều thú vị mà tôi thích và quan tâm. Nói về kiến trúc BV ở Việt Nam, có lẽ cũng nên bắt đầu với lịch sử của đất nước ta, có thể chia ra theo các giai đoạn lịch sử như sau: Thời Pháp thuộc: Đầu tiên là người Pháp cho xây các BV phục vụ quân đội viễn chinh Pháp ở các TP lớn, sau đó do nhu cầu phát triển, người Pháp tiếp

tục xây dựng các BV dân sự cho người Pháp và dân bản địa, các BV này thường mang tên người Pháp: Ở Miền Bắc phải kể đến: BV 108(Hà Nội - ĐồnThủy - Lanessan-1891); BV Saint Paul (1900); BV Việt Đức (Indigène du Protectorat - Phủ Doãn-Việt Đức 1904); BV K (Radium Đông Dương-1923); BV Bạch Mai (Rene’ Robin-1934)… Ở Miền Nam có: BV Nhi Đồng 2 (Grall, Đồn đất - 1879); BV Chợ Rẫy (Hospital Municipal de ChoLon-1900); BV Mắt (Saint Paul-1930), BV 175 (Roques - Tổng Y viện Cộng Hòa -1952)…BV cổ nhất của Sài Gòn là BV Chợ Quán (1862) do các nhà hảo tâm trong nước xây dựng.

Trung tâm y tế thị trấn Trường Sa


Quy hoạch Tổng thể BV Quân Y 175

Xuất phát từ những mục đích quân sự nên các BV do người Pháp xây thường được lựa chọn ở những vị trí đắc địa, gần sân bay, bến cảng, giao thông thuận tiện. Khuôn viên rộng rãi, khoáng đạt. Với kinh nghiệm của đội quân viễn chinh khắp thế giới, một nền kiến trúc đẳng cấp và trình độ y tế xếp vào loại nhất thế giới ngày đó nên dù vẫn mang tính chất dã chiến nhưng đối với Việt Nam ngày ấy đã là những công trình y tế vĩ đại, nhiều điều chúng ta vẫn đáng học hỏi cho đến bây giờ. Sau đó là những BV dân sự được xây dựng ở những TP lớn, mang đậm dấu ấn, vị thế của một nước lớn. Trong thời gian này, người Hoa ở Sài Gòn cũng xây dựng nhiều BV: BV An Bình (Luc Aup - Triều Châu 1885); BV Nguyễn Tri Phương (Quảng Đông -1907); BV Nguyễn Trãi (Phúc Kiến - 1909); Trung tâm Chấn thương chỉnh hình (He-Sùng Chính-1920) Thời kỳ sau 1954 đất nước bị chia cắt thành hai miền: Ở phía Bắc, nhiều BV được xây dựng mới với sự giúp đỡ của các nước thuộc “phe” XHCN: Việt-Xô (Hà Nội); Việt - Đức (Hà Nội), Việt -Tiệp (Hải Phòng), Việt Nam - Ba Lan (Vinh), Việt Nam - Cu Ba (Quảng Bình)… Chính vì vậy, các hình thái và qui mô kiến trúc BV hết sức phong phú và tạo ra sức mạnh y tế của Miền Bắc XHCN lúc đó. Ở Phía Nam, do nhu cầu của chiến tranh mở rộng và ý đồ chiến thuật, quân đội Mỹ đã triển khai hàng loạt các BV quân đội ở các TP: Đà Nẵng, Nha Trang, Bình

Định, Biên Hòa, Cần Thơ, Tiền Giang và Sài Gòn … vừa phục vụ điều trị thương binh, vừa phục vụ nghiên cứu khoa học. Thập kỷ 70, Nhật xây lại BV Chợ Rẫy (1973), Phu nhân tổng thống VNCH khởi xướng xây BV Vì Dân (Thống Nhất-1970). Đây là hai BV lớn và hiện đại bậc nhất thời ấy. Điều đặc biệt là BV Vì Dân được thiết kế bởi một người gốc Huế: KTS Trần Đình Quyền ( 1932). Ông đã tham gia rất nhiều dự án xây mới và cải tạo các BV ở Sài Gòn và được mệnh danh “cha đẻ của các BV” và có lẽ ông cũng là người có nhiều kinh nghiệm nhất trong thiết kế BV ở Việt Nam. Thời kỳ sau khi thống nhất đất nước 1975: Đây là thời kỳ khó khăn nhất của Y tế Việt Nam. Hầu hết là việc sửa chữa và nâng cấp các BV, có ba BV được nước ngoài tài trợ: BV Nhi Trung Ương Hà Nội (Nhi Thụy Điển -1981), BV Uông Bí (1981), BV Nhi Đức Hải Phòng (1977). Các công trình này hoàn toàn do KTS nước ngoài thiết kế, bàn giao cho Việt Nam sử dụng. Thời kỳ hội nhập, mở cửa: Đây có thể được gọi là thời kỳ “bùng nổ” BV ở Việt Nam, kinh tế xã hội phát triển, chính sách y tế được quan tâm nhiều hơn nên hàng loạt các BV Tỉnh, Huyện, Ngành ra đời. Đặc biệt là khi chủ trương chủ xã hội hóa, hàng loạt các BV tư nhân và vốn nước ngoài đầu tư đã tạo ra một toàn cảnh hết sức phong phú về kiến trúc BV. Hệ thống BV tư nhân Vinmec cũng đã tạo ra sự đột phá đáng kể. Gần đây nhất, Chính phủ đã triển khai Đề án 125, xây dựng 5 BV qui mô lớn Việt Đức, Bạch Mai 1000 giường (Hà Nam), Nhi Đồng 3, Ung bướu 1000 giường (TP HCM), Viện Chấn thương chỉnh hình 500 giường, BVQY 175(TP HCM). Hầu hết là do tư vấn thiết kế nước ngoài thực hiện. Phóng viên: Hiện nay số lượng BV đã được đầu tư nhiều hơn, cơ sở vật chất tốt hơn, theo ông, những thiết kế kiến trúc-tổ chức không gian BV hiện nay có đáp ứng được nhu cầu đặc thù của công tác khám chữa bệnh? Thiếu Tướng PGS.TS.TTND Nguyễn Hồng Sơn: Cho đến nay, toàn quốc có khoảng 1365 BV (không kể hệ thống BV Quốc Phòng, Công An) trong đó có 248 BV tư nhân. Như trên đã nói, sự bùng nổ của các loại hình BV đã tạo ra sự bùng nổ của kiến trúc BV. Mặc dù đã có những tiêu chuẩn thiết kế các BV được ban hành nhưng trên thực tế vẫn còn nhiều bất cập - Phải khẳng định một số BV của chúng ta đã đạt đẳng cấp

109


(tiêu chuẩn) quốc tế nhưng nhìn chung, khối các BV cấp Tỉnh, Huyện mới chỉ đáp ứng cấp độ cơ sở khám, chữa bệnh trong điều kiện hiện nay. Tôi cũng chưa rõ các trường đại học Kiến trúc, Xây dựng ở Việt Nam đã có Bộ môn Thiết kế BV không?. Thực tế ở nước ngoài đã có rất nhiều các chuyên gia chuyên thiết kế BV, có rất nhiều ấn phẩm về TKBV được bày bán trên thị trường sách thế giới. Tạp chí Sức Khỏe toàn cầu (Healthcare Global-2015) đã bình chọn 8 Thiết kế BV nổi tiếng nhất thế giới (The world’s 8 most architecturally beautifull hospital): Royal Children’s Hospital (Melbourne, Victoria, Australia); Community Hospital of the Monterey Peninsula( Monterey, CA, USA); Arksur University Hospital (Lorenskog Norway); Florida Hospital Waterman (Tavares FL, USA); Winnie Palmer Hospital for Women and Children (Orlando FL, USA); Harlem Hospital (Manhattan NY, USA); The London Clinic (London, UK); Providence Holy Cross Medical Center (Mission Hill, CA,USA). Nghiên cứu 8 BV đẹp nhất thế giới này sẽ cho chúng ta thấy nhiều vấn đề cần đặt ra trong quan điểm, tiêu chí cho thiết kế BV ở Việt Nam hiện nay. Cũng vì vậy, sẽ rất khó cho tôi để trả lời câu hỏi này.

110

Phóng viên: Từ góc nhìn của một BS, theo ông cần phải làm gì, tác động như thế nào và những tiêu chí gì để nâng cao chất lượng thiết kế BV? Thiếu Tướng PGS.TS.TTND Nguyễn Hồng Sơn: Việt Nam đã hội nhập ngày càng sâu, rộng, vì vậy thiết kế BV ở Việt Nam cũng phải cập nhật theo những chuẩn hóa, xu hướng BV thông minh của thế giới (Smart Hospital - BVTM). Trên thực tế, Chính phủ (Bộ Xây dựng-Bộ Y tế) cần thống nhất một tiêu chuẩn khung cho các Qui mô, loại hình BV. TKBV là một loại hình thiết kế đặc thù, tổng hòa, tích hợp nhiều nội dung, chính vì vậy, Chủ đầu tư, người sử dụng (quản lý BV) và các Bộ môn phải phối kết hợp thật chặt chẽ, tỷ mỉ, chi tiết…tâm huyết và vì người bệnh thì mới có một công trình ”ĐẸP”. Tôi quan niệm về BV “ĐẸP” là như vậy. Tùy theo qui mô, loại hình BV nhưng cấu hình (Modul) căn bản thiết kế BV cần chú trọng: 1. Modul Phòng khám bệnh - Cấp cứu - Hồi sức - Phòng mổ; 2. Modul Chẩn đoán hình ảnh; 3. Modul Labo; 4. Modul bệnh phòng; 5. Modul Phục hồi chức năng; 6. Modul quản trị (các cơ quan đảm bảo); 7. Modul CNTT (Telemedicine, bệnh án điện tử…). Các modul có thể

hoạt động độc lập nhưng gắn kết trong một tổng thể thống nhất và cũng là cơ sở căn bản cho việc tiến tới BVTM mà không bị phá vỡ kiến trúc tổng thể. Thời đại 4.0, BVTM sẽ là thành phần quan trọng của nền kinh tế, không phải những nước to lớn, giàu có mới có thể phát triển nền y học số. Y học số với ứng dụng dữ liệu lớn, trí tuệ nhân tạo, robot, quản lý theo dây truyền công năng (Work flow) sẽ đem lại chất lượng mới cho chăm sóc sức khỏe người bệnh, chuyển đổi từ y học truyền thống sang y học dữ liệu, chính xác. Bệnh nhân không chỉ được chăm sóc tại BV mà còn mọi lúc, mọi nơi, tự chăm sóc, con người sẽ trở thành hạt nhân của nền y tế chủ động, được trải nghiệm và quan hệ thân thiện với BV. Đương nhiên, cho dù thế nào cũng không thể thay thế được vai trò của người thầy thuốc. Kiến trúc BV không chỉ là một công trình kiến trúc thông thường, nó đòi hỏi Tâm-Trí-Nhân rất lớn của KTS và các đơn vị tư vấn thiết kế. Những người bệnh trong cơn đau đớn và sợ hãi, nếu kiến trúc tạo ra cho người bệnh cảm giác được điều trị” thì cũng đã là một liều thuốc quí. Phóng viên: Hiện nay Hội KTS Việt Nam đang tổ chức cuộc thi Bệnh viện dã chiến. Được biết ông đã tham gia nhiều Dự án tương tự, ông có thể chia sẻ kinh nghiệm với các KTS về ý tưởng thiết kế bỏ và công năng các BV dã chiến? Thiếu Tướng PGS.TS.TTND Nguyễn Hồng Sơn: BV dã chiến (BVDC) cũng có rất nhiều loại hình, hoàn toàn phụ thuộc vào yêu cầu đề bài đặt ra: Chức năng, nhiệm vụ, BV đa khoa, chuyên khoa, thời bình, thời chiến, thiên tai, thảm họa (ngắn hạn, dài hạn), vị trí, địa hình. Tuy là BVDC nhưng vẫn phải tạo ra tính đồng bộ, liên hoàn, hợp lý (mặt bằng công năng) đảm bảo cho chức năng hoạt động của BVDC. Qui mô, tính chất, tính cơ động (lều bạt hoặc container hoặc phối hợp). Trong điều kiện hiện nay, CNTT (Telemedicine) cũng có một vai trò hữu hiệu với BVDC nhưng chắc chắn không thể thay thế được con người. Bên cạnh đó những vấn đề rất quan trọng đi cùng là: Năng lượng, nguồn nước và xử lý môi trường… Đó là những vấn đề cơ bản cần được quan tâm trong thiết kế BVDC hiện nay. P/v: Trân trọng cảm ơn Thiếu tướng – PGS.TS Nguyễn Hồng Sơn về cuộc trò chuyện thú vị này!


"CHÚNG TÔI SẼ KHÔNG QUÊN NHỮNG KTS TÀI HOA" NGUYỄN LÂN HIẾU*

Tôi không biết nhiều về kiến trúc. Nhưng trong suốt hơn 25 năm làm nghề bác sỹ, tôi đã có may mắn được cảm nhận và trải nghiệm tại nhiều bệnh viện khắp nơi trên thế giới. Chia sẻ những cảm nhận này với các bạn, tôi muốn nói rằng: Chúng tôi sẽ không quên những KTS, những người đã mang lại cho chúng tôi (bác sỹ, nhân viên y tế và cả bệnh nhân…) những không gian đặc thù và tiện nghi… Bệnh viện Bạch Mai

1. Bệnh viện (BV) đầu tiên và vẫn mãi trong tim tôi là BV Bạch Mai. 25 năm trước, BV Bạch Mai chưa đông như bây giờ. Khuôn viên rộng và rất nhiều cây xanh. Không có nhà cao tầng mà chia thành nhiều khoa nhỏ với kiến trúc kiểu Pháp. Đây là mô hình lý tưởng để tránh sự lây nhiễm, nhiều khoảng không mang lại cảm giác thân thiện giúp bệnh nhân hồi phục nhanh hơn sau cơn bạo bệnh. Bệnh lây nhiễm đã giảm đi theo thời gian, trong khi đó, các bệnh không lây nhiễm như tim mạch, đái tháo đường, ung thư... ngày càng hay gặp. Chính vì vậy, BV được dự án JICA đã tài trợ xây lại khu nhà mới mà chúng tôi quen gọi là khu nhà Nhật. Tòa nhà này là một khu điều trị tích hợp nhiều chuyên khoa khác nhau, thiết kế và xây dựng hiện đại vào bậc nhất lúc đó. Cho tới bây giờ, sau hơn 10 năm, nhà Nhật vẫn vận hành tốt với khả năng lấy ánh sáng tự nhiên tối đa, các đồ nội thất đặc biệt hệ thống vệ sinh cho dù bị sử dụng quá tải nhưng vẫn trụ vững theo thời gian. Đây là một ví dụ về sự khác biệt rõ ràng của thiết kế và chất lượng xây dựng giữa "Tây" và "Ta" – Rõ ràng thiết kế BV phải phù hợp nhu cầu của từng chuyên khoa và chất lượng phải cao hơn nhiều lần khi xây dụng nhà dân sinh. Cậu bạn tôi làm thầu xây dựng cho dự án này của JICA kể rằng: Các kỹ sư Nhật giám sát đến từng chi tiết nhỏ nhất. Những tòa nhà cao hơn, to hơn mà Bạch Mai xây sau này cũng không thể sánh được về hiệu quả sử dụng cũng như độ bền của công trình. Xây BV mà xong phần thô mới quyết sẽ phân khoa nào vào tầng nào thì không khác xây nhà dân sinh là mấy, cần gì các vị KTS tài ba. Tôi đã nhận được một câu hỏi: Từ góc nhìn của một bác sĩ, theo anh cần phải làm gì, tác động như thế nào và những tiêu chí gì để nâng cao chất lượng thiết kế BV hiện nay - Câu trả lời của tôi là: Các KTS phải nắm thật chắc nhu cầu của người sử dụng rất đặc biệt này. Thiết kế phải bảo đảm tính khoa học và thuận lợi khi vận hành, bảo vệ thiết kế của mình, không để ông giám đốc BV tự ý thay đổi sửa chữa. Việc áp dụng thiết kế thống nhất cho chuỗi BV như Vinmec hay

111


Hoàn Mỹ là một ý tưởng không tồi nhưng ở một mức cao hơn, mỗi BV cần thiết kế phù hợp cho chuyên khoa "đặc sản" của mình. Mỗi vùng miền sẽ có những thiết kế khác nhau, phù hợp với khí hậu, địa hình hay thậm chí là mầu sắc mà dân địa phương yêu thích...

112

2. Tôi cũng có may mắn được làm việc ở nhiều nước trên thế giới. BV đầu tiên tôi đến là một BV rất nhỏ tại miền Nam nước Pháp - BV Perpignan. Cho dù đã 25 năm nhưng tôi vẫn không quên cảm giác choáng ngợp khi đặt chân vào BV. Đến từ một đất nước mới mở cửa kinh tế, vật chất thiếu thốn nên tôi không thể hình dung ngưòi ta có thể trải thảm toàn BV, hệ thống cấp cứu bố trí rất rộng với đủ các đầu kỹ thuật mỗi góc giường, máy móc đươc bảo hành bảo trì luôn sạch bóng... cho đến nhà ăn căng tin BV sạch như nhà hàng và có cả rượu vang vùng Pyrénees phục vụ miễn phí. 6 tháng đầu tiên đúng là tôi chỉ học cách sử dụng các tính năng hiện đại đã "toát hết mồ hôi". Tại Việt Nam, số lượng BV đã được đầu tư nhiều hơn, cơ sở vật chất đã tốt hơn, tuy nhiên theo tôi những thiết kế - kiến trúc - tổ chức không gian BV hiện nay vẫn chưa đáp ứng được nhu cầu đặc thù của công tác khám chữa bệnh đối với từng BV cụ thể bằng chứng là khi đưa vào sử dụng vẫn "lộ" ra nhiều bất cập cần sửa chữa, thay đổi. Các nhà thiết kế cần chi tiết hơn, chính xác đến từng mét vuông trong BV sau này sẽ sử dụng với mục đích gì. Nói cách khác, các KTS phải được đào tạo chuyên ngành thiết kế bệnh viện, hiểu sâu về các tính năng máy móc, nguyên tắc chống nhiễm khuẩn hay sự khác biệt giữa Khoa Sản và Khoa Ngoại.... Bệnh viện thứ 2 tôi đến học ở Pháp là BV Rangueil thuộc đại học Toulouse. BV nằm trên một đỉnh đồi, cửa sổ nào mở ra cũng thấy cảnh TP xinh đẹp toàn mầu hồng trải dài phía dưới. Một lựa chọn lý tưởng để xây dựng các BV của những thành phố lớn, nằm trên cao, khu ngoại ô và diện tích đủ lớn. BV sẽ trở thành nơi nghỉ dưỡng, giúp hồi sức khỏe sau các ca đại phẫu. Thiết kế ấn tượng nhất của BV này là các tầng hầm ở sâu phía dưới vì BV ở trên một quả đồi khá cao. Lợi thế của địa hình sẽ giúp chúng ta có những thiết kế vừa tiết kiệm vừa độc đáo. Tuy nhiên, BV tôi ấn tượng nhất là Pitie Salpetriere của thủ đô Paris hoa lệ. Nằm ở số 47-83, đại lộ Hôpital, BV Pitié-Salpêtrière chiếm một khu vực rộng bên sông Seine, có 1826 giường bệnh với 6446 nhân viên. Tôi đến học 1 năm tại đây đúng lúc thế giới chuyển giao

Bệnh viện Chợ Rẫy

Bệnh viện Đại học Y Hà Nội


thiên niên kỷ. Tôi sẽ không bao giờ quên được hình ảnh đón giao thừa ngắm pháo hoa rực rỡ ngay trong BV và dự lễ ban phước lành của Nhà thờ Saint-Louis de la Salpêtrière (do Vua Louis XIV khởi công xây dựng năm 1670 ngay trong khuôn viên bệnh viện). Lúc bấy giờ, tôi mới hiểu khái niệm “thành phố BV” - Một bệnh viện có cả vườn hoa, quán ăn, siêu thị cho đến nhà thờ, nơi trông trẻ... Sự cổ kính đập vào mắt chúng ta ngay từ cổng vào chính trên đại lộ BV Quận 13 (Boulevard de l'hopital) cho đến tòa nhà trung tâm với những hoa văn cầu kỳ theo phong cách của thế kỷ 17. Không phải ngẫu nhiên khi mới xây dựng bởi KTS Libéral Bruant, người đã thiết kế Les Invalides nổi tiếng, BV đã được đặt tên là BV Nhà thờ (Hopital Chapel - Chapelle de Salpetriere) và trở thành BV lớn nhất của nước Pháp. Ngày nay, Pitié-Salpêtrière là một trong những BV lớn nhất châu Âu, đồng thời kèm chức năng đào tạo y khoa. Trong suốt lịch sử của BV, Pitié-Salpêtrière đã có nhiều bác sĩ giỏi và cả các bệnh nhân nổi tiếng được chữa trị tại đây. Công nương Diana cho đến cựu tổng thống Jaques Chirac đều cấp cứu tại đây. Ngay bản thân tôi

cũng đã làm điện tim gắng sức cho Ronaldo (Ro vẩu) và xin được chữ ký (nhưng sau đó trước sự năn nỉ của ông bạn thân Bon Ken nên chữ ký ấy đã đổi chủ) Bảo tàng lưu dữ lịch sử của Pitie Salpetriere là một điểm đến ấn tượng nhất. Những tên tuổi chỉ thấy trong y văn như Jean-Martin Charcot (1825-1893). Joseph Babinski (1857 - 1932) hay Christian Cabrol (1925-) ... đều được tái hiện rất sinh động với nhiều kỷ vật vô giá. Một mẫu hình BV thành phố với khu campus rộng lớn được rất nhiều nơi trên thế giới áp dụng đặc biệt là Hoa Kỳ. Năm 2001, khi được làm physcian visiting ở UCSF, tôi đã ngớ người ra vì không biết rằng ở trong campus vẫn rất cần có cái xe đạp nếu không sẽ mỏi gẫy chân vì cuốc bộ. Tại Việt Nam hiện nay có những BV thực sự lớn như Bạch Mai, 108, Chợ Rẫy hay Đại học Y dược TP HCM. Nhà nước có thể tập trung nguồn lực xây dựng để thành trung tâm chữa các ca bệnh khó - một back up của nền y tế Việt Nam. Chỉ cần lưu ý để các trung tâm hiện đại này không chạy theo lợi nhuận bỏ quên nhiệm vụ "chính trị" của mình. Riêng đối với tôi, một giám đốc đương chức của BV Đại học Y Hà Nội, mô hình BV

Bệnh viện PitiéSalpêtrière là một bệnh viện thuộc cơ quan Cứu tế công cộng - Bệnh viện Paris

113


lý tưởng chính là những BV ở thủ đô Tokyo chật hẹp. Giống như Hà Nội, Sài Gòn, một tấc đất ở thủ đô Nhật Bản còn quý hơn vàng. Chính vì vậy các BV thường tiết kiệm tối đa diện tích sử dụng. Họ tuân thủ chặt chẽ quy trình 5S trong thiết kế xây dựng cũng như sự vận hành sau đó. 5 chữ S đó là: “SORT”, “SET IN ORDER”, “STANDARDIZE”, “SUSTAINT” và “SELF-DISCIPLINE" dịch sang tiếng Việt rất may cũng tìm ra từ tương đồng bắt đầu bằng chữ S là: “Sàng lọc”, “Sắp xếp”, “Sạch sẽ”, “Săn sóc” và “Sẵn sàng”. Với nguyên tắc ấy, nhà thiết kế phải phối hợp chặt chẽ với các nhân viên y tế để bố trí BV không thừa nhưng cũng chẳng thiếu mẩu nào, dù là nhỏ nhất. Phòng giám đốc của tôi rất nhỏ nhưng nhu cầu của tôi cũng chỉ có vậy nên chắc chắn không đổi đi đâu vì phía trước dãy phòng là một vườn hoa nho nhỏ do chúng tôi tự chăm sóc. Những thiết kế gọn gàng, hướng về bệnh nhân và nhân viên y tế, gần gũi với thiên nhiên là những điểm nhấn mà các nhà thiết kế có thể mặc sức phô diễn cho dù không gian nhỏ ở thủ đô đất chật người đông này.

3. Các bạn cũng hỏi: Tôi nghĩ thế nào về ngành kiến trúc Việt Nam hiện nay? Đây là câu hỏi khó vì thực lòng tôi là người hoài cổ. Vẽ kiểu gì thì vẽ nhưng tôi vẫn thích các kiến trúc thời Pháp thuộc. Có thể vì tôi được sinh ra cả nghĩa đen và nghĩa bóng trong một ngôi biệt

114

thự của Pháp xây dựng đã gần trăm tuổi. Cái lối kiến trúc trần cao, cửa sổ rộng dường như đã thành máu thịt của mình. Đi ra đường, chỉ thích ngược lên ngắm tầng 2 ở các khu phố cổ (vì tầng 1 đã thành cửa hàng cửa hiệu mất rồi). Nhìn mấy cái nhà hát mới xây tôi luôn bị so sánh với Nhà hát Opera Paris hay đơn giản là nhà hát lớn cách nhà tôi 5 phút đi bộ....Biết là không đúng nhưng thời mới mở cửa những kiến trúc “nửa ông nửa thằng” đã làm tôi dị ứng và xót xa cho Hà Nội nói riêng và nhiều nơi khác của Việt Nam. Mấy năm gần đây, với sự trỗi dậy của các KTS trẻ tuổi, những công trình đẹp đã dần mọc lên thay đổi bộ mặt của đất nước. Các bạn rất giỏi, công cụ hỗ trợ thật nhiều, các vị lãnh đạo cũng hiểu biết hơn khi hạn chế can thiệp vào công trình đang thi công... Tôi chắc chắn các bạn sẽ thành công khi dồn tâm huyết để thiết kế các bệnh viện “made in Việt Nam” hoặc ở mức cao hơn: “Made in” của bản thân mình. Chúng tôi, nhân viên y tế và các bệnh nhân và gia đình họ, những người sẽ thụ hưởng sự tiện nghi và khoa học mà các bạn mang lại sẽ không bao giờ quên các bạn. KTS Libéral Bruant đã được dựng tượng tại Bảo tàng Louvre để cả thế giới cùng chiêm ngưỡng đó thôi. *TS.BS NGUYỄN LÂN HIẾU Giám đốc Bệnh viện ĐH Y Hà Nội

Bệnh viện Rangueil (Pháp) (Nguồn: Archdaily)


KTS TRẦN ĐÌNH QUYỀN:

"KIẾN TRÚC BỆNH VIỆN CẦN THÔNG THOÁNG VÀ ĐẢM BẢO CÔNG NĂNG" NGUYỄN HỮU THÁI *

Bệnh viện Thống Nhất (Vì Dân cũ)

115

KTS Trần Đình Quyền là lớp đàn anh của tôi ở Đại học Kiến trúc Sài Gòn. Anh là một KTS tiên phong trong lãnh vực thiết kế BV tại Việt Nam, Anh sinh năm 1932 tại Huế, tốt nghiệp Đại học Kiến trúc Sài Gòn năm 1960. Sau hai năm được tuyển chọn đi Mỹ tham quan ngành kiến trúc BV, được nhận học tại Trường Đại học danh tiếng Colombia ở New York. Anh theo học chuyên ngành thiết kế BV, lấy bằng Thạc sĩ ở Hoa Kỳ năm 1964. Khi về nước, anh đã công tác 10 năm cho Bộ Y tế. Anh bắt tay vào lập các đồ án thiết kế mới và đồ án nâng cấp cải tạo, mở rộng nhiều công trình BV như BV Vì Dân (nay là Thống Nhất), BV Nhân Dân Gia Định, Trung tâm Chấn thương chỉnh hình, các BV Long An, Nhà Bè, Hóc Môn, Nhi Đồng 1, Bình Dân...

Anh chủ trương hạn chế sử dụng điều hòa nhiệt độ tốn kém, tạo thông thoáng tự nhiên vừa phù hợp khí hậu nhiệt đới, vừa tiết kiệm năng lượng. Các công trình của anh được đánh giá rất cao về các mặt này. Sau ngày Giải phóng 1975, anh vẫn tiếp tục vẽ BV ở nhiều tỉnh thành cả nước. Anh từng nói yêu cầu thiết kế BV ngày nay không dàn trải mà theo bố cục tập trung kiểu Âu - Mỹ. BV nhiều tầng, có thang máy, sử dụng điều hòa không khí trung tâm để tiết kiệm tiền bạc. Tất nhiên, Việt Nam không thể hoàn toàn xây BV như các nước Âu - Mỹ, nhưng cũng không thể theo kiểu kiến trúc cũ, bố cục rải rác như xưa. Chúng ta nên xây BV sao cho đảm bảo thông thoáng, nhưng bố cục phải gần nhau để mạng lưới bác sĩ dễ dàng phối hợp, và đáp ứng cho việc lắp đặt trang thiết bị kỹ thuật. Nhận xét về cách làm thiết kế và quyền tác giả ngày nay, anh cho rằng: Kiến trúc chưa được coi trọng, nhất là về mặt mỹ thuật… nên cơ quan chủ quản tùy tiện thay đổi thiết kế, bóp chết những ý đồ sáng tác, đường nét, màu sắc bị hy sinh, mất cả tính chuyên nghiệp.

Bệnh viện Bình Dân

115


Anh tâm sự: “Phải chăng do ngày nay điều kiện hạn chế hơn, không cho phép KTS được chủ động trong sáng tác, quyền tác giả không được tôn trọng. Cụ thể như quy định cấm người lập dự án (tác giả thiết kế cơ sở) không được triển khai thiết kế kỹ thuật (mâu thuẫn với Luật Tác quyền), rồi lại quy định đấu thầu thiết kế (đối với một công việc nặng về sáng tác, mỹ thuật) thay vì thi chọn thiết kế… Tôi nghĩ việc xây dựng BV không nên chỉ để Bộ Y tế quyết định, mà nên xã hội hóa. Phải xã hội hóa thì bệnh viện mới tốt và đẹp được. Hiện tại, các cơ quan chức năng, chủ đầu tư can dự quá nhiều khiến KTS không thể thiết kế một cách nghiêm túc, bài bản, và độc lập. Bản thân tôi cũng từng gặp trường hợp như vậy. Mặc dù, bản thiết kế do mình vẽ rất nghiêm chỉnh, nhưng lúc thi công mọi thứ do ban quản lý dự án quyết định. Nhiều khi thay thế vật liệu, màu sơn, họ chẳng thèm hỏi ý KTS, và cứ tự tiện sửa theo ý họ. Chúng ta đang bước vào thời kỳ hội nhập, nếu không khai thông bế tắc hiện nay, không theo chuẩn mực chung của thế giới, mà vẫn duy trì các quy định có tính cách kìm hãm tính sáng tạo, phát triển tay nghề trong lĩnh vực kiến trúc, chúng ta tự ngăn cản mình không làm gì được ngay cả trên đất nước của mình”

Bệnh viện Huế 1972

*KTS NGUYỄN HỮU THÁI

Bệnh viện Cần Thơ

116

Bệnh viện Long An

Bệnh viện Nhà Bè

116


CHẶNG ĐƯỜNG XÂY DỰNG BỆNH VIỆN TRUNG ƯƠNG QUÂN ĐỘI 108

BỆNH VIỆN TIÊU CHUẨN HÀNG ĐẦU VIỆT NAM TRẦN DUY ANH*

Một ngày đầu thu năm 2008, nhận nhiệm vụ Giám đốc BV TWQĐ 108, đứng nhìn toàn cảnh cơ ngơi từ sân thượng tòa nhà Chỉ huy, tôi cảm nhận rõ rệt sự bào mòn của thời gian và không gian lên cảnh quan và cơ sở vật chất trong toàn BV TWQĐ 108. Cũ nát, xuống cấp, kiến trúc chắp vá qua nhiều thời kỳ, công năng của các tòa nhà thiếu gắn kết, không gian giữa các khu xét nghiệm cận lâm sàng và khoa điều trị bị chia cắt rời rạc..., cơ sở vật chất không đủ điều kiện để ứng dụng các tiến bộ kỹ thuật y học tiên tiến và triển khai nghiên cứu các đề tài khoa học công nghệ cao… Trước tình hình đổi mới của đất nước và từng bước hiện đại hóa của quân đội, đặc biệt là nhu cầu ngày càng cao về chăm sóc sức khỏe cho bộ đội và nhân dân, việc tiếp tục xây dựng phát triển BV sẽ phải triển khai như thế nào và bằng cách nào? Câu hỏi cấp bách ấy đã thôi thúc tôi suy nghĩ và hành động.

117

Một ngày đầu tháng 10/2008, khi đến thăm Bệnh viện TWQĐ 108, Đại tướng Phùng Quang Thanh, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng, có trao đổi “Thời gian qua, quân đội đã đầu tư hiện đại hóa nhiều lực lượng, bảo đảm cho nhiệm vụ sẵn sàng chiến đấu và chiến đấu thắng lợi của quân đội. Giờ là lúc nghĩ đến việc hiện đại hóa lực lượng quân y mà trước hết là BV TWQĐ 108”. Cùng thời gian đó, Nghị quyết chuyên đề số 259 của Quân ủy Trung ương về xây dựng và phát triển BV TWQĐ 108 tầm nhìn đến năm 2020 và quyết tâm xây dựng ngành quân y hiện đại, cũng vừa ra đời. Được lời

117


118

như mở tấm lòng! Những ước mơ về ý định “xây dựng một BV mới hiện đại tầm cỡ khu vực và quốc tế” giữa lòng Hà Nội đã được chắp cánh bay cao. Chẳng bao lâu nữa, ngay tại trung tâm thủ đô nghìn năm văn hiến, một BV khang trang hiện đại sẽ mọc lên sừng sững tráng lệ. BV TWQĐ108 sẽ có bộ mặt mới, sẽ có đủ điều kiện tốt nhất để thực hiện thuận lợi các chức năng chuyên môn chất lượng cao, đẳng cấp quốc tế, đồng thời là viện nghiên cứu khoa học y dược lâm sàng, cơ sở đào tạo sau đại học đáng tin cậy và tham gia chăm sóc hiệu quả sức khỏe các đồng chí lãnh đạo cấp cao của Đảng, Nhà nước, Quân đội. Trong những ngày đầu bắt tay vào thực hiện nhiệm vụ mới mẻ này, tôi cùng BQL dự án đã lên gặp các cơ quan chức năng của BQP bàn bạc xác định nguồn vốn, đề xuất các mô hình xây dựng lại BV. Có 3 phương án được giới thiệu: Một là, tận dụng những tòa nhà sẵn có, khu nào xuống cấp thì nâng cấp cải tạo lại cho đáp ứng tình hình mới; hai là cải tạo xây dựng bệnh viện theo kiểu “xôi đỗ”, nghĩa là BV tận dụng những chỗ đất còn trống để xây thêm nhà mới vào đó, kết hợp với nâng cấp, cải tạo nhà cũ. Cả 2 cách làm này có ưu điểm dễ làm, thời gian xây dựng ngắn, ít gây xáo trộn hoạt động chuyên môn thường xuyên của bệnh viện và đầu tư kinh phí không lớn. Tuy nhiên lại có quá nhiều khiếm khuyết so với nhu cầu phát triển ứng dụng tiến bộ kỹ thuật cao trong tương lai, BV vẫn rơi vào cảnh chắp vá, không đồng bộ, không căn cơ, diện tích chiếm đất lớn, không thuận tiện cho người bệnh và không giúp BV phát triển lâu dài, cơ bản, hiện đại. Sau khi trình bày 2 phương án đầu, tôi đã tập trung sự quyết tâm, mạnh dạn đề xuất với các đồng chí lãnh đạo của Bộ Quốc phòng và các cơ quan chức năng Bộ phương án xây mới hoàn toàn BV TWQĐ108. Vào thời điểm đó, đây là đề xuất rất liều lĩnh. Làm sao thuyết phục được chừng đó thành viên của Quân ủy Trung ương và các đ/c lãnh đạo Bộ cùng các cơ quan chức năng đồng ý về mặt chủ trương và cho phép xây dựng dự án khả thi với quy mô rất lớn, kinh phí vài nghìn tỷ… Thật may mắn, ý tưởng mạnh bạo đó lại được Bộ trưởng thấu hiểu và hết lòng ủng hộ, đồng ý cho xây dựng BV mới hoàn toàn. Khi được thông báo sơ bộ về chủ trương này, cả BV rất vui mừng và bầy tỏ lòng biết ơn đến sự quan tâm của Quận Ủy Trung Ương và của cá nhân đ/c Bộ trưởng.

Theo Luật định, muốn xây dựng dự án, bệnh viện phải có Quy hoạch mặt bằng tổng thể do Bộ chủ quản và UBND TP Hà Nội phê duyệt bằng bản đồ quy hoạch tỷ lệ 1/500. Thời điểm đó, BV TWQĐ 108 chưa làm qui hoạch mặt bằng. Phải tự mò mẫm từng bước, liên hệ với các cơ quan chức năng của Bộ Quốc phòng, Bộ Xây dựng và TP Hà Nội để được hướng dẫn làm Qui hoạch mặt bằng tổng thể BV đúng luật định. Thực hiện công việc mới mẻ, lạ lẫm này đụng vào rất nhiều các văn bản pháp qui hiện hành về xây dựng như Nghị định số 92/2005/NĐ-CP Quy định chi tiết thi hành một số điều của Pháp lệnh Thủ đô Hà Nội; Nghị định số 29/2007/NĐ-CP về quản lý kiến trúc đô thị… Có nhiều vấn đề vướng mắc cần được tháo gỡ khá tốn công sức và thời gian mới vượt qua được. Tóm lại, có 3 trở ngại lớn liên quan đến cấp phép xây dựng BV mới, một là Nghị định về cấm xây nhà cao tầng trong khu vực lõi của Hà Nội; hai là chủ trương đưa các BV Trung ương ra khỏi khu vực nội đô để giảm mật độ dân số và giao thông; ba là Luật Phòng cháy chữa cháy không cho phép xây bệnh viện cao quá 9 tầng. Dự án của ta thì xây 2 tòa cao 22 tầng và 1 tòa cao 10 tầng, tọa lạc ngay mặt đường phố cổ Hà Nội, toàn đụng vào điều cấm của chính quyền! Một đ/c Phó Chủ tịch Thành phố Hà Nội đã nêu gợi ý giới thiệu một địa điểm ưu tiên ngay tại đất Thủ Đô để xây mới BVTWQĐ108 tại Đặng Xá, gần nhà Thi đấu Gia Lâm với diện tích 30 Ha (giống như bệnh viện Bạch Mai, Việt Đức có cơ sở 2 ở Hà Nam). Vậy là Dự án gần như tới chỗ bế tắc. Những buổi trao đổi, báo cáo, thuyết phục hàng chục lần trước nhiều cơ quan chức năng từ Trung ương tới TP, từ trong các cơ quan của Bộ Quốc Phòng tới các cơ quan chức năng có thẩm quyền ngoài Quân đội. Kết quả là BV dần dần nhận được sự ủng hộ từ các Bộ, Ban, Ngành và UBND TP Hà Nội, lúc đầu chỉ một vài cơ quan và cuối cùng là tất cả cùng nhất trí ủng hộ với đề xuất xây mới BV. Khó khăn cơ bản nhất, lớn nhất đã vượt qua, phần hồ sơ đã hoàn tất, nhưng phải kéo dài thời gian hoàn thành tới 4 năm (vượt dự kiến 2 năm), làm cho ngày khởi công lùi lại 2 năm. Chúng tôi đã không thể hình dung phần thủ tục giấy tờ lại mất nhiều thời gian đến như vậy. Có giấy phép rồi, vấn đề tiếp theo là chọn được nhà kiến trúc xứng tầm? Chúng tôi buộc phải nghĩ tới phương án mời Tư vấn kiến trúc xây dựng của nước

118


ngoài. Như thế công trình đạt chuẩn quốc tế và các mục tiêu của dự án được giải quyết tốt nhất. Được sự nhất trí của Bộ Quốc Phòng,BV đã viết thư gửi đến Tùy viên văn hóa của nhiều đại sứ quán các nước tại Hà Nội, mời tham gia cuộc thi vẽ ý tưởng phối cảnh kiến trúc Cụm công trình trung tâm gồm 3 tòa nhà cao tầng BV TWQĐ 108. Một tuần sau, 5 đại sứ quán có thư phúc đáp nhận lời sẽ giới thiệu một công ty tư vấn kiến trúc có kinh nghiệm tham gia cuộc thi (Trung Quốc, Singapore, Thái Lan, Hàn Quốc, Đức). Đến ngày nộp hồ sơ thì chỉ có 2 đơn vị cử người đến thuyết trình là Đức và Hàn Quốc. Bệnh viện đã thành lập Hội đồng chấm thẩm định 2 phương án dự thi. Các thành viên Hội đồng đều là lãnh đạo các cơ quan chức năng của Bộ Quốc Phòng. Hội đồng đã bỏ phiếu kín và 90% thống nhất chọn phương án kiến trúc của Công ty tư vấn kiến trúc và xây dựng Heerim Hàn Quốc với hình tượng 2 cánh buồm no gió của con thuyền khổng lồ neo đậu bên bờ sông Hồng. Chính giữa 2 cánh buồm là đường cong tạo thành chữ H, biểu trưng cho 3 chữ H “Bệnh viện - Khách sạn - Chất lượng cao” (Hospital – Hotel – High Quality). Với 3 tòa nhà cao tầng, chung nhau 2 tầng hầm, 2 tòa cao 22 tầng nổi, 1 tòa cao 10 tầng nổi. Diện tích chiếm đất là 11.066m2. Tổng diện tích sàn xây dựng 143.721m2. Chiều cao tối đa 105,95m. Công trình có qui mô 1500

119

giường (tối đa 2000 G). Khám bệnh tối đa 5000 BN/ ngày. Tổng mức đầu tư dự toán 4.700 tỷ đồng, công trình có kiến trúc độc đáo, kết cấu vững chãi, thân thiện với môi trường. Hiện đại hợp lý về qui hoạch, hài hòa với cảnh quan xung quanh, đáp ứng các tiêu chuẩn tiên tiến của Việt Nam và Quốc tế. Công trình có tầm cỡ quốc gia của BV hạng đặc biệt và tuyến cuối toàn quân. Thỏa mãn nhu cầu khám chữa bệnh của bộ đội, nhân dân và cán bộ cao cấp của Đảng và Nhà nước. Công trình có hệ thống giao thông hợp lý, tạo môi trường xanh, sạch, đẹp. Cảnh quan Cụm công trình có mặt tiền hướng Đông, nhìn thẳng ra sông Hồng, lưng quay hướng Tây, tạo thế “Tọa sơn, Hướng thủy” rất hợp phong thủy của một công trình lớn. Tuy nhiên, trong bản thiết kế ban đầu của công ty Heerim có vẽ cổng ra vào của Cụm tòa nhà trung tâm khá nặng nề và thiếu tính thẩm mỹ, cộng thêm không thiết kế môi trường cảnh quan xung quanh bên ngoài cụm tòa nhà. Tôi đã trao đổi và đề nghị sửa cái cổng vào Cụm công trình thành dáng “Búp sen” (parabol) cho nhất quán với Logo của BVTWQĐ108, bổ sung thêm hệ thống đài phun nước, bể nước chạy dài qua trước nhà Chỉ huy, tạo dáng như “dải lụa” trong một không gian thoáng đãng, mát mẻ, thư giãn. Cụm Công trình trung tâm thực sự là một điểm nhấn đẹp về kiến trúc của Thủ đô Hà Nội, được bao bọc bởi không gian cây xanh và mặt nước, mang nét hài hòa, thân thiện với môi trường xung quanh, được kết nối thuận lợi với hệ thống giao thông công cộng. Công trình có phối cảnh không gian độc đáo. Cụm công trình trung tâm đã thỏa mãn được mọi yêu cầu của chủ đầu tư đặt ra ở mức xuất sắc. Xứng đáng với lòng tin của Hội đồng tuyển chọn Bộ Quốc Phòng. Sau hơn 5 năm xây dựng, ngày 17/12/2018, BV TWQĐ 108 đã tổ chức Lễ khánh thành Cụm Công trình trung tâm. Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đã đến dự lễ cắt băng khánh thành, đưa vào sử dụng Cụm Công trình trung tâm của BV TWQĐ 108. Đây là một sự kiện quan trọng, một bước ngoặt lịch sử ghi dấu thời kỳ phát triển mạnh mẽ của BV TWQĐ 108 vươn lên ngang tầm với các trung tâm y tế hàng đầu trong khu vực và thế giới. *PGS.TS. THẦY THUỐC NHÂN DÂN TRẦN DUY ANH Nguyên Giám đốc BV 108

119


CỤM CÔNG TRÌNH BỆNH VIỆN TRUNG ƯƠNG QUÂN ĐỘI 108 Heerim Architects & Planners

120


121


122


123


124


125


126


127


CÔNG TY CÁCH ÂM CÁCH NHIỆT PHƯƠNG NAM:

NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG “VẬT LIỆU XANH” - ĐÁP ỨNG NHU CẦU XÂY DỰNG BỆNH VIỆN HIỆN ĐẠI GIÁP VĂN THANH TGĐ Công ty cách âm, cách nhiệt Phương Nam

128

1. ĐẦU TƯ CÔNG NGHỆ CAO ĐỂ CHO RA SẢN PHẨM CHẤT LƯỢNG CAO Khi quyết định chọn Slogan “Phương Nam - Dẫn đầu công nghệ Panel” làm mục tiêu cho mình, Công ty cách âm, cách nhiệt Phương Nam xác định sẽ chấp nhận những khó khăn, thách thức mới trong hoạt động sản xuất, kinh doanh. Bởi muốn dẫn đầu công nghệ phải mạnh dạn, quyết tâm đổi mới toàn diện cơ cấu tổ chức, bộ máy vận hành. Đội ngũ cán bộ kỹ thuật, nhân viên, công nhân cũng phải nâng tầm tri thức, có năng lực, trình độ làm chủ với công nghệ mới. Tiếp đó là việc huy động vốn để mua sắm trang thiết bị, dây chuyền sản xuất với công nghệ hiện đại. Tôi đã đến một số nước châu Âu, tìm hiểu công nghệ và “nhìn tận mắt, sờ tận tay” những dây chuyền máy móc, thiết bị mà mình đang hướng tới. Cuối cùng, chúng tôi quyết định mua dây chuyền công nghệ hiện đại của CHLB Đức. Song song với việc đầu tư dây chuyền công nghệ, công ty tổ chức đào tạo, bồi dưỡng chuyên môn cho đội ngũ kỹ thuật và công nhân vận hành, đồng thời đầu tư mở rộng nhà máy. Đến nay, công ty Phương Nam đã sở hữu 2 nhà máy sản xuất panel cách âm, cách nhiệt, chống cháy với công suất hơn 15.000 tấn mỗi năm. Đầu năm 2020, nhà máy số 2 của chúng tôi đã được trao chứng nhận “LEDD GOLD V4” theo tiêu chuẩn Mỹ, đây là niềm tự hào không dễ gì có được. Chúng tôi rất tự tin khi quyết định đầu tư đổi mới công nghệ. Với nền tảng trên 25 năm hoạt động trong thị trường sản xuất - kinh doanh panel xây dựng, chúng tôi biết minh cần phải làm gì để giữ gìn và nâng cao uy tín Thương hiệu Panel Phương Nam. Nỗ lực đổi mới công nghệ và thiết bị; nghiên

cứu cải tiến từng chi tiết nhỏ nhất, nâng cao chất lượng và hạ giá thành sản phẩm là nhiệm vụ sống còn của chúng tôi. Do đó, năm 2019, Phương Nam chính thức ghi nhận thành quả đạt được từ ứng dụng công nghệ cao. Thực tế là Panel Phương Nam ngày càng được các đối tác, các nhà thầu tín nhiệm và được coi là đơn vị cung cấp vật liệu nhẹ cách nhiệt hàng đầu Việt Nam.

Một góc nhà máy Panel Phương Nam


Một góc kho nguyên liệu

Nhà máy Panel Phương Nam nhìn từ trên cao

Một yếu tố nữa khiến chúng tôi tự tin, yên tâm đầu tư vào công nghệ và mở rộng thị trường là dù thế nào thì ngành xây dựng nói chung và ngành vật liệu xây dựng (VLXD) nói riêng luôn có một thị trường tiềm năng. Nhưng chúng tôi không cam chịu sản xuất ra sản phẩm vật liệu nhẹ bằng công nghệ lạc hậu. Điều trăn trở nhất của chúng tôi là sản phẩm Panel hiện có trên thị trường VLXD trong nước còn không ít khiếm khuyết, chất lượng chưa đáp ứng các yêu cầu

tiêu chuẩn kỹ thuật, thực sự thua kém Panel nhập từ nước ngoài. Có lần vô tình nhìn thấy các doanh nghiệp đang chở Panel nhập ngoại về công trình để thi công, lòng tự trọng khiến chúng tôi thấy xấu hổ. Với kinh nghiệm tích lũy trong lĩnh vực này qua hơn 25 năm, chúng tôi biết ngành sản xuất VLXD của Việt Nam hoàn toàn có thể làm ra được những sản phẩm Panel có hình thức và chất lượng như vậy, cớ sao mình phải nhập về? Trong khi sản phẩm nhập khẩu bao giờ cũng có giá cao hơn sản phẩm được làm từ trong nước, chưa kể doanh nghiệp nhập khẩu luôn ở trong tình thế bị động do quá trình vận chuyển sản phẩm từ nước ngoài về Việt Nam và phải thực hiện các thủ tục theo quy định pháp luật. Điều trăn trở ấy thôi thúc chúng tôi quyết tâm đổi mới tư duy, đầu tư vào đổi mới dây chuyền công nghệ, trang thiết bị kỹ thuật được nhập khẩu từ các nước có nền công nghiệp phát triển. Có như vậy mới có thể đưa ra thị trường những sản phẩm panel đạt chất lượng cao và còn xuất khẩu ra nước ngoài. Đây chính là khâu then chốt và chúng tôi tin mình đã đi đúng hướng, đó là: Phấn đấu “Dẫn đầu công nghệ” trong bối cảnh thị trường “Vật liệu Xanh” ngày càng được các doanh nghiệp sản xuất VLXD trong nước quan tâm, tạo nên những làn sóng cạnh tranh khá sôi động.

129


130

2- PANEL CÁCH ÂM, CÁCH NHIỆT CỦA CÔNG TY PHƯƠNG NAM: GIẢI PHÁP HIỆU QUẢ CHO BỆNH VIỆN HIỆN ĐẠI CŨNG NHƯ BỆNH VIỆN DÃ CHIẾN Vật liệu Xanh được hiểu là nguyên liệu sản xuất từ công nghệ hiện đại, tiên tiến, ứng dụng các nguyên liệu an toàn, thân thiện với môi trường, tiêu tốn ít năng lượng, hạn chế tối thiểu hoạt động khai thác từ môi trường tự nhiên và giảm độc hại cho công nhân thi công. Sản phẩm của Phương Nam sẽ đáp ứng cao nhất nhu cầu đa dạng của ngành xây dựng, trong đó tập trung trước hết vào nhóm vật liệu xanh phục vụ thi công, xây dựng các công trình công nghiệp, bao gồm: nhà xưởng tại các khu chế xuất, các khu công nghiệp, nhà máy, kho lạnh. Sản phẩm Panel Phương Nam có các đặc tính vượt trội như: Chống cháy, chống nóng, cách âm, cách nhiệt, kháng khuẩn, chống bám bụi, không độc hại, bảo vệ sức khỏe và bảo vệ môi trường; sản phẩm ứng dụng vào lắp trần, làm mái, dựng vách nhà xưởng... Nhóm vật liệu Xanh khác mà Phương Nam cũng hướng đến là đáp ứng giải pháp xây dựng các công trình có kiến trúc đặc thù, đòi hỏi “Panel sạch” với chất lượng cao để sử dụng xây dựng bệnh viện hiện đại, đặc biệt là bệnh viện dã chiến cho ngành Y tế cũng như cho Quân y (của Quân đội) hay các bệnh viện của Công an nếu xảy ra tình huống đặc biệt như bùng phát dịch bệnh Co-vid 19 vừa qua. Bệnh viện dã chiến còn là công trình kiến trúc đặc thù không thể thiếu khi xảy ra chiến sự hoặc phục vụ cứu nạn, cứu hộ trên quy mô lớn. Đối chiếu các phương án kiến trúc và giải pháp ứng dụng vật liệu xanh cho các công trình bệnh viện hiện đại hay bệnh viện dã chiến, chúng tôi rất tự hào bởi sản phẩm Panel Pisocy của công ty Phương Nam hoàn toàn phù hợp phục vụ thi công, lắp đặt, xây dựng bệnh viện hiện đại cũng như bệnh viện dã chiến. Panel Pisocy Phương Nam có hai mặt tôn bảo vệ, có loại bề được mặt ép với tôn i-nox giúp bảo vệ lớp Foam PIR và tăng độ bền vững, chắc chắn cho công trình. Panel Pisoccy được thiết kế có khả năng cách âm, cách nhiệt, chống cháy sẽ tạo nên môi trường làm việc hiệu quả, an toàn, bảo vệ sức khỏe cho người sử dụng. Một trong những yêu cầu hàng đầu đối với xây dựng bệnh viện hiện đại nói chung hay bệnh viện dã chiến nói riêng là nhà thầu phải đảm bảo thi công nhanh và hoàn

Sản phẩm PN

Panel Pisocy của Phương Nam

Sản phẩm của Công ty Phương Nam

thành trong thời gian ngắn nhất, Panel Pisocy Phương Nam hoàn toàn đáp ứng được yêu cầu đó. Bởi các tấm Panel xanh và nhẹ được liên kết dễ dàng, nhanh chóng với hệ thống khung thép, có khả năng vượt nhịp lớn khi cần. Nhiều chủ đầu tư và nhà thầu tỏ ra rất tâm đắc khi quyết định chọn sản phẩm Phương Nam để thi công các dự án lớn, nhỏ. Mặt khác, Panel Phương Nam có tỷ trọng nhẹ khiêm tốn (48kg/m3), do đó dễ vận chuyển, dễ thi công, dễ lắp đặt, dễ phối hợp với các vật liệu khác, linh hoạt trong


thiết kế ứng dụng. Từ đó, giúp cho nhà thầu giảm đáng kể thời gian xây dựng công trình (khoảng 1/3 so với phương pháp xây dượng bằng vật liệu truyền thống). Quá trình thi công, lắp đặt lại sử dụng ít công nhân, thời gian thi công nhanh, không tốn điện, nước, không gây tiếng ồn, không gây bụi ra môi trường, không tạo ra rác thải xây dựng. Điều đáng chú ý là: Giữa các tấm Panel được liên kết bằng hệ ngàm Zlock kín khít, không làm rò rỉ, thất thoát nhiệt. Với ưu điểm vượt trội này, Panel Pisocy Phương Nam còn được nhiều doanh nghiệp đặt hàng với quy cách theo yêu cầu riêng để xây dựng kho lạnh, kho mát, nhà chế biến thực phẩm, chế biến rau củ quả, kho lạnh sâu bảo quản thủy, hải sản, xây dựng phòng sạch phục vụ nghiên cứu công nghệ sinh học, sản xuất dược phẩm... Sản phẩm Panel Pisocy có hệ số cách nhiệt cao, được sử dụng thi công những kho lạnh âm sâu tới - 50 độ C, có khả năng chống thát thoát nhiệt cao và bề mặt không đóng tuyết. Về khả năng chống cháy, Pannel Pisocy đáp ứng chống cháy cấp độ B2, cấp độ E160 của Cục Cảnh sát PCCC- Bộ CA cấp ngày 16/10/2017, theo đó

Panel Pisocy có khả năng chịu nhiệt lên tới 150 phút trong điều kiện nhiệt độ 300 độ C. Chúng tôi sẽ đa dạng hóa sản phẩm, nâng cao chất lượng, tăng tính thẩm mỹ cho bề mặt sản phẩm, để không chỉ đáp ứng cho nhu cầu xây dựng công trình công nghiệp mà còn tiến tới đáp ứng nhu cầu xây dựng dân sinh, đặc biệt là những người dân đang sinh sống ven hai bờ sông có nguy cơ sạt lở cao. Rồi đây, Panel Phương Nam cũng sẽ hiện diện tại tại các khu nghỉ dưỡng, du lịch, giải trí... bởi khát vọng của chúng tôi là không ngừng vươn xa, biến những tấm panel cách âm, cách nhiệt tưởng chừng lạnh lẽo, khô khan trở thành những bức tranh sinh động, đẹp mắt, hấp dẫn người sử dụng và thân thiện với môi trường. Cuối cùng, thay mặt toàn thể cán bộ, công nhân Công ty cách âm, cách nhiệt Phương Nam, tôi xin chân thành cảm ơn các doanh nghiệp, các chủ đầu tư, các khách hàng, bạn hàng của Phương Nam trong nhiều năm qua đã đặt niềm tin vững chắc vào sản phẩm Panel Phương Nam. Chúng tôi sẽ nỗ lực phấn đấu hơn nữa, không ngừng tìm tòi, sáng tạo để không phụ lòng các bạn.

131 Toàn cảnh nhà máy Panel Phương Nam


Hospital Application Inovation Of Health And Comfort

“Health Comes From The Air” ỨNG DỤNG HỆ THỐNG ĐHKK BÁN TRUNG TÂM VRV CHO BỆNH VIỆN

1

Tổng quan

Bệnh viện là nơi tập trung của nhiều người, được phân thành 2 nhóm: Nhóm người

khỏe mạnh và nhóm người bệnh. Yếu tố chính khiến một người mắc bệnh là vi sinh vật, vi khuẩn, vi rút và nấm mốc. Vi sinh vật được phân tán nhanh chóng

trong không khí. Bệnh viện trở thành nơi lây lan và sinh sản của vi sinh vật. Vì vậy, những tác động xấu cho chúng ta là gì?

Can make

Microorganism

Healthy People

How To Solve ??

132

Become

Become

Sick People

Worst Sick

Tạo ra một giải pháp điều hòa không khí và thông gió tiện nghi, đảm bảo môi trường vi khí hậu. 2


Tổng quan Các giải pháp cũ đã không còn phù hợp với nhu cầu và tình hình dịch bệnh hiện tại

Hệ thống điều hòa không khí & thông gió phải được thiết kế dựa trên các tiêu chí HEAL, trong đó

H (Highly reliable) độ tin cậy cao,

E (Energy efficient) hiệu quả năng lượng,

A (Air quality) chất lượng không khí và

L (Low maintenance) giá trị bảo trì thấp.

3

Tiêu chuẩn thiết kế

4 tiêu chuẩn thiết kế đ iều hòa cho bệnh viện

1

4

Air Quality/ Chất lượng không khí

2

Air Circulation/ Tuần hoàn không khí

3

Air Pressure/ Áp suất không khí Temperature & Humidity/ Nhiệt đ ộ & đ ộ ẩm

133

4


1.Chất lượng không khí Tiêu chuẩn về nồng độ bụi trong không khí ISO 14644-1 ≥ 0,1 µm CLASS ISO 1 10 ISO 2 100 ISO 3 1.000 ISO 4 10.000 ISO 5 100.000 ISO 6 1.000.000 ISO 7 ISO 8 ISO 9 TCVN 8664-1:2011

150 microns Tóc người bình thường

MAXIMUM PARTICLES / m 3 ≥ 0,2 µm

≥ 0,3 µm

≥ 0,5 µm

≥ 1 µm

2 24 237 2.370 23.700 237.000

10 102 1.020 10.200 102.000

4 35 352 3.520 35.200 352.000 3.520.000 35.200.000

9 83 832 8.320 83.200 832.000 8.320.000

25 microns Sợi vải, các hạt có thể nhìn thấy bằng mắt thường

≥ 5 µm

USA FED STANDARD 209E EQUIVALENT

29 293 2.930 29.300 293.000

Class 1 Class 10 Class 100 Class 1.000 Class 10.000 Class 100.000 Room Air

Kích thước hạt bụi

10 microns Hạt bụi nặng, xơ vải, phân bón, phấn hoa

5-10 microns Bụi trung bình, bào tử thực vật, nấm mốc

1-5 microns Vi khuẩn, bụi nhẹ, vẩy da động vật

0,1-1 microns Virus, thuốc lá, khói nấu ăn, khói kim loại

5

1.Chất lượng không khí

Ứng dụng phin lọc bụi để đạt được độ sạch theo chức năng từng khu vực Số lượng phin lọc tối thiểu

Chức năng phòng

1st (PRE FILTER)

134

3rd (HEPA FILTER)

Dữ liệu mang tính chất tham khảo

Phin lọc

Bộ lọc không khí hạt là một thiết bị bao gồm các vật liệu dạng sợi hoặc xốp giúp loại bỏ các hạt rắn như bụi, phấn hoa, nấm mốc và vi khuẩn khỏi không khí. Các bộ lọc có chứa chất hấp thụ hoặc chất xúc tác như than củi (carbon) cũng có thể loại bỏ mùi hôi và các chất ô nhiễm khí như các hợp chất hữu cơ dễ bay hơi hoặc ozone. Bộ lọc không khí được sử dụng trong các ứng dụng mà chất lượng không khí là quan trọng, đáng chú ý là trong các hệ thống thông gió.

Hiệu quả phin lọc (%) 2nd (MEDIUM FILTER)

Pre Filter

Medium Filter

HEPA Filter 6


2. Tuần hoàn không khí Việc bố trí vị trí cấp gió, hồi gió, lưu lượng gió và vận tốc gió trong phòng sẽ ảnh hưởng đến cấp độ sạch đạt được Supply Air

RA

SA

RA

Return Air

Luồng không khí Giảm vi sinh vật trong không khí (class 1.000 & 10.000) - Phù hợp cho các phòng mổ-

Không khí hỗn loạn Không làm giảm vi sinh vật (class 100,000 or more) - Thích hợp các phòng thường -

Luồng không khí thường được đạt được với vận tốc

0.45 ± 0.1 m/s 7

3. Áp suất không khí

Việc kiểm soát độ chênh áp suất giữa các khu vực có chức năng khác nhau là vô cùng quan trọng để đảm bảo độ sạch và tránh nhiễm khuẩn. Theo nguyên tắc vùng có độ sạch cao hơn sẽ có áp suất cao hơn vùng có độ sạch thấp hơn

Áp suất dương

Áp suất âm

135 Represent : 5 Pa pressure Represent : -5 Pa pressure

8


4. Nhiệt độ và độ ẩm Nhiệt độ và độ ẩm cũng cần được kiểm soát theo từng khu vực khác nhau để tránh vi khuẩn phát triển và đảm bảo điều kiện tiện nghi vi khí hậu Khu vực chỉ định Phòng bệnh nhân (trạng thái lao động nghỉ ngơi tĩnh tại)

Độ ẩm (%)

Từ 25 đến 28

Không kiểm soát

Ghi chú

Phòng làm việc (trạng thái lao động vừa)

Từ 22 đến 25

Không kiểm soát

Điều trị tích cực, chống độc

Từ 21 đến 24

Không kiểm soát

Kỹ thuật can thiệp

Từ 21 đến 24

Không kiểm soát

các phòng phụ liên

Phòng xét nghiệm, Xquang, siêu âm

Từ 21 đến 26

Không kiểm soát

quan như phòng rửa,

Chuẩn đoán hình ảnh

Từ 21 đến 26

Không kiểm soát

kho dụng cụ….

Phòng mổ, phòng hồi tỉnh, hành lang vô khuẩn

Từ 21 đến 24

Không kiểm soát

Tiền mê, hành lang sạch

Từ 21 đến 26

Không kiểm soát

Khu vực kỹ thuật nghiệp vụ, xét nghiệm.

Từ 21 đến 26

Không kiểm soát

Không áp dụng cho

Khu vực chỉ định

Phân loại độ sạch

Nhiệt độ (oC)

Độ ẩm (%)

Phòng mổ tổng quát

ISO 7 (tương đương Class 10.000)

19 - 26

40 - 60

19 - 26

40 - 60

ISO 8 (tương đương

Hành lang sạch, hồi tỉnh

Nhiệt độ (oC)

Class 100.000)

Các thông số tính toán trong nhà được lựa chọn theo tiêu chuẩn thiết kế Bệnh viện Đa khoa TCVN 4470-2012, tiêu chuẩn thiết kế các khoa xét nghiệm 52TCN – CTYT 37: 2005, tiêu chuẩn thiết kế khoa phẫu thuật 52TCN – CTYT 38: 2005, tiêu chuẩn thiết kế khoa cấp cứu, điều trị tích cực, chống độc 52TCN – CTYT 39: 2005, tiêu chuẩn thiết kế khoa chẩn đoán hình ảnh 52TCN – CTYT 40: 2005 thông gió điều hòa không khí tiêu chuẩn thiết kế 5678: 2010:

9

Ứng dụng sản phẩm VRV cho bệnh viện

VRV – Air cooled: 1982

D Series

G Series

H Series

K Series

VRV II

VRV III

VRV IV

1987

1990

1993

1996

2003

2007

2013

Capacity 6 HP – 60 HP

Sảnh bệnh viện

Phòng chờ

VRT Smart = VRT + VAV

Phòng khám

VRV – Water cooled: Polyclnic Hành lang

Phòng y tá

Phòng bệnh nhân

Phòng chụp MRI / CT

136

Quầy thuốc

Kho thuốc

Phòng tư vấn

Phòng mổ…

10


Ứng dụng sản phẩm VRV cho bệnh viện Dãy sản phẩm dàn lạnh của hệ thống VRV ỨNG DỤNG CHO CÁC PHÒNG SẠCH

ỨNG DỤNG CHO CÁC PHÒNG THÔNG THƯỜNG

Cassette Round Flow

Ceiling Mounted Duct

Wall Mounted

Cap. 1 HP – 6 HP

Cap. 0.75 HP – 10 HP

Cap. 0.75 HP – 2.5 HP

CEILING INTAKE TYPE CEILING INTAKE TYPE

FLOOR-LEVEL INTAKE TYPE

All Model Include HEPA Filter

FLOOR-LEVEL INTAKE TYPE

CAPACITY

Filter PM 2,5 Ceiling Suspended

Floor Standing

Cap. 2.5 HP – 4 HP

Cap. 5 HP – 20 HP

Integrated Type 1 ½ HP – 2 ½ HP

Separated Type 2 ½ HP

Thiết bị xử lý không khí ngoài trời

AHU (Standard / Full Fresh Air)

Cap. Airflow 1.080 – 2.100 CMH

Cap. 6 HP – 120 HP

11

Ứng dụng sản phẩm VRV cho bệnh viện

ỨNG DỤNG CHO CÁC PHÒNG THÔNG THƯỜNG, KHU CÔNG CỘNG

Filter PM 2,5 Cassette Round Flow

Ceiling Mounted Duct

Wall Mounted

Ceiling Suspended

Floor Standing

Cap. 1 HP – 6 HP

Cap. 0.75 HP – 10 HP

Cap. 0.75 HP – 2.5 HP

Cap. 2.5 HP – 4 HP

Cap. 5 HP – 20 HP

Sảnh bệnh viện

Quầy thuốc

Phòng khám

Phòng chờ

Kho thuốc

Phòng tư vấn

Hành lang

Phòng y tá

137

Phòng bệnh nhân

12


Ứng dụng sản phẩm VRV cho bệnh viện CLASS 10,000 – 100,000

SUITABLE FOR

Đối với các phòng yêu cầu về độ sạch không cao, chi phí đầu tư thấp, có thể sử dụng dàn lạnh kết hợp với bộ lọc Hepa để đạt được độ sạch từ 10,000 đến 100,000.

OPERATION

ICU

VRV A Outdoor Unit

Booster Fan Optional

CCU GIVE BIRTH RECOVERY

FXMQPAV Ceiling Mounted Duct

STERILE

Duct Heater RH 40-60%

Pre Filter (G4 Class) Efficiency 90%

Parameter

KETERANGAN

Class 10.000-100.000 Laminar/Turbulance

Air Movement Return Grill

Floor Level/Ceiling Level

Air Velocity

Minimum 0,5 m/s

ACH (Air Change per Hour)

Hospital Standard Classification:

FED |

Air Quality |

Minimum 25

Air Change |

Air Movement

13

Ứng dụng sản phẩm VRV cho bệnh viện

CLASS 10,000 – 100,000 Ngoài ra, đối với các phòng có cấp độ sạch đến 10,000 có thể sử dụng dàn lạnh chuyên dùng cho phòng sạch có tích hợp sẵn hộp lọc Hepa. Kết hợp với thiết bị xử lý khí tươi

SUITABLE FOR

OPERATION

ICU

VRV A Outdoor Unit Booster Fan Optional FXBPQ63PVE Indoor Hospital

CCU

HEPA Filter (H13 Class) Efficiency 99,97%

GIVE BIRTH RECOVERY STERILE FXMQMFV1

Pre Filter (G4 Class) Efficiency 90%

Duct Heater RH 40-60%

Parameter

KETERANGAN

138 Hospital Standard Classification:

FED |

Class 10.000

Air Movement Return Grill Air Velocity

Laminar Floor Level 0,45 ± 0,1 m/s

ACH (Air Change per Hour)

Minimum 25

Air Quality |

Air Change |

Air Movement

14


Ứng dụng sản phẩm VRV cho bệnh viện CLASS 10,000

SUITABLE FOR

Đối với các phòng sạch đến siêu sạch, cần thiết phải sử dụng thiết bị xử lý không khí AHU kết hợp với các thiết bị chẩy tầng có bộ lọc Hepa để đảm bảo bội số trao đổi, áp suất, độ sạch và vận tốc gió.

OPERATION

RH Sensor HEPA Filter (H13 Class) Efficiency 99,97%

Exhaust Fan

Exhaust Fan

Parameter

KETERANGAN

Air Movement Return Grill Air Velocity ACH (Air Change per Hour)

Hospital Standard Classification:

FED |

Air Quality |

Air Change |

Class 1.000 Laminar Floor Level 0,12 to 0,18 m/s 38 to 53

Air Movement

Ứng dụng sản phẩm VRV cho bệnh viện

Return Air (by design)

CLASS 10,000

Supply Air (by design)

AHU CONTROLER

Fresh Air/Outside Air (100% or by design)

AHU DAMPER

DRAIN PAN

PRE FILTER

MEDIUM FILTER

Motorized Damper

Stainless Steel

G3 / G4 Standard

F7 / F8 / F9 Standard

ELECTRIC HEATER

RH 40% - 60%

SUPPLY FAN

ACH 20x / hour

COOLING COIL (DX)

Room Temp. 19°C-24°C

Các thành phần cấu thành một thiết bị xử lý không khí AHU tiêu chuẩn

15

VRV AHU PANEL

Double Skin 50mm Double Skin 25mm Thermal Break

139 16


Ứng dụng sản phẩm VRV cho bệnh viện Hệ thống hoạt động tin cậy và dễ dàng bảo trì Ease of maintenance VRV cung cấp tính năng bảo trì, cho phép tắt FCU mà không cần tắt toàn bộ hệ thống VRV. Tính năng này có ích trong thời gian bảo trì khi các dàn lạnh còn lại tiếp tục hoạt động

Unit backup operation function

Trung tâm cấp cứu ở bệnh viện phục vụ 24/7. Điều hòa không khí rất quan trọng cho sự thoải mái và phúc lợi của bệnh nhân và nhân viên bệnh viện.

Nếu sự cố xảy ra ở một dàn nóng, VRV có thể hoạt động dự phòng để cho phép hệ thống còn lại hoạt động trong một công suất hạn chế

Cung cấp hoạt động khẩn cấp cho đến khi sửa chữa có thể được thực hiện

Compressor backup operation function

17

Ứng dụng sản phẩm VRV cho bệnh viện Hệ thống hoạt động tin cậy và dễ dàng bảo trì

Tối ưu hóa hệ thống điều hòa Hoạt động không ngừng bằng dự đoán lỗi Dễ dàng kiểm soát chi phí Kéo dài tuổi thọ thiết bị

Sử dụng giải pháp bảo trì từ xa 24/7 để duy trì Hospital operating 24 hours non-stop

140

sự thoải mái của bệnh nhân hoặc phản ứng ngay lập tức với sự cố bất ngờ của thiết bị điều hòa không khí là cực kỳ quan trọng trong bệnh viện, phòng phẫu thuật, phòng khám và các cơ sở chăm sóc sức khỏe khác 18


Ứng dụng sản phẩm VRV cho bệnh viện Lợi ích của hệ thống VRV

AHU customized for OK Room Kiểm soát nhiệt độ và độ ẩm, có thể cải thiện chất lượng không khí

Centralized Controller - ITM

Có thể điều khiển toàn bộ hệ thống, AHU và các thiết bị ngoại vi khác

Service & Backup Function

Đảm bảo việc sử dụng điều hòa ở mức độ quan trọng nhất trong trường hợp khẩn cấp

Online Assessment Dễ dàng theo dõi tình trạng, dự báo lỗi và phân tích tiêu thụ điện năng

19

THANK YOU

Trình bày: KS. Lê Văn Cường ĐT: 0978 117 905

141 20


Eurotile x Bê tông khí Viglacera

GIẢI PHÁP XÂY DỰNG BỆNH VIỆN HIỆN ĐẠI

BỐI CẢNH VÀ XU HƯỚNG 142

1


BỐI CẢNH

Các bệnh viện tại Việt Nam đang gặp tình trạng quá tải trong nhiều năm qua. Số lượng bệnh nhân lớn hơn gấp nhiều lần số giường bệnh.

BỐI CẢNH Người bệnh không có không gian đạt chuẩn để hồi phục sức khoẻ nhanh

Vì tình trạng quá tải, không gian trong bệnh viện không thoáng khí và yên tĩnh để người bệnh có thể hồi phục sức khoẻ nhanh chóng. Điều này cũng làm cho công tác khám, chữa bệnh gây nhiều sự mệt mỏi cho cả bác sĩ, bệnh nhân và người nhà bệnh nhân.

143


BỐI CẢNH Bên cạnh đó, chất lượng của nhiều công trình bệnh viên đi xuống, đặc biệt là tường và sàn khi trải qua điều kiện thời tiết và mật độ đi lại cao khi mỗi ngày tiếp nhận rất nhiều người đến khám, chữa bệnh.

Tiêu chuẩn xây dựng bệnh viện cũng không nhất quán, chồng chéo rườm rà. Ngoài tiêu chuẩn về chuyên ngành y tế thì công trình còn phải thoả mãn các quy chuẩn về phòng cháy chữa cháy, an toàn sinh mạng. Tuy nhiên những tiêu chuẩn nêu trên về thiết kế công trình công cộng vốn đã lạc hậu. Các công trình bệnh viện hiện nay đã xuống cấp và không còn đảm bảo tính an toàn, đặc biệt về cháy nổ và chịu rung chấn.

BỐI CẢNH

Các bệnh viện tại Việt Nam được xây dựng theo mô hình bệnh viện đa khoa và các khối nhà xây song song. Mỗi khoa là một khối nhà, đôi khi khiến bệnh nhân khó có thể tìm được khoa cần thăm khám.

144

Không gian bệnh viện cũng thiếu cây xanh và các không gian thư giãn như khuôn viên để nghỉ ngơi, tĩnh dưỡng, đặc biệt là các bệnh viện ở nội thành, diện tích đất hẹp.


XU HƯỚNG

Trên thế giới, mẫu hình bệnh viện thành phố với khuôn viên rộng lớn được nhiều nơi trên thế giới áp dụng, đặc biệt là Mỹ. Việc xây dựng bệnh viện với khuôn viên rộng lớn đóng vai trò vô cùng quan trọng để tạo ra không gian đi lại thoáng đãng và trồng được nhiều cây xanh giúp không khí trong lành.

XU HƯỚNG

Bên cạnh khuôn viên, yếu tố cơ sở hạ tầng bên trong toà nhà cũng cần đảm bảo các tiêu chuẩn về an toàn và bền vững. Đặc biệt, việc sắp xếp các khu vực khám, chữa bệnh rất quan trọng giúp cho bệnh nhân có thể tìm thấy các khoa chức năng dễ dàng, thuận tiện.

145


XU HƯỚNG Ở các thành phố lớn, nhiều bệnh viện không có đủ đất để xây dựng khuôn viên rộng lớn. Xu hướng xây các nhà cao tầng kết hợp không gian xanh bên trong xuất hiện để vừa tận dụng quỹ đất hạn hẹp, vừa giải bài toán về chất lượng của không gian. Xu hướng này rất phù hợp để ứng dụng cho các bệnh viện tại Việt Nam

GIẢI PHÁP XÂY DỰNG BỆNH VIỆN HIỆN ĐẠI 146

2


GIẢI PHÁP VỀ KHÔNG GIAN Thiết kế với giải pháp ít cố định bó cứng từ tổ hợp khối cho đến ngăn chia tường, vách bên trong, để khi cần có thể linh hoạt chuyển đổi không gian chức năng, mở rộng quy mô, Giải pháp vật liệu cho không gian: Sử dụng vật liệu nhẹ cách âm, cách nhiệt tốt, chống nhiễm khuẩn ngăn chia chủ đạo, thay đổi sử dụng nhanh, không làm gián đoạn hoạt động.

GIẢI PHÁP VỀ KHÔNG GIAN Bố trí thoả đáng dịch vụ giải trí, thư giãn cá nhân với các hoạt động khám, chữa bệnh. Bệnh viện cần nhiều hơn các không gian xanh, các khu thể thao, khu sinh hoạt cộng đồng, vừa lồng ghép yếu tố bản sắc văn hoá, vừa tạo nên kiến trúc xanh, thân thiện với bệnh viện.

147


GIẢI PHÁP VỀ THẨM MỸ Bệnh viện hiện đại hướng đến sự nhẹ nhàng, thanh thoát, trên cơ sở liên kết tổng thể. Tính thẩm mỹ được thể hiện ở cấu trúc hợp lý trong kiến trúc, việc kết hợp với các khoảng không gian xanh và đặc biệt trong hệ thống tường và sàn nhà. Việc sử dụng gạch ốp lát có bề mặt men matt và men bóng vân đá Marble rất phù hợp dùng trong bệnh viện. Gạch vân đá Marble có thể sử dụng ở sảnh chờ vừa tạo cảm giác sáng, sang trọng và sạch sẽ trong ấn tượng ban đầu của người bệnh đến thăm khám. Gạch men matt với bề mặt dễ dàng vệ sinh lau chùi, ít bị bay màu trước hoá chất tẩy rửa giúp không gian luôn sạch sẽ và giữ được vẻ đẹp của nó.

GIẢI PHÁP AN TOÀN

148

Sàn nhà phải đảm bảo tính ma sát để đảm bảo tính an toàn, phù hợp với các thiết bị vận chuyển người bệnh như xe lăn, các thiết bị hỗ trợ đi lại như nạng chống gỗ, nạng chống inox… thân thiện với mọi người, đặc biệt là người khuyết tật.


GIẢI PHÁP VẬT LIỆU Vật liệu sử dụng cho bệnh viện nên thân thiện, giảm thiếu phát thải carbon và các loại khí bất lợi để không trở thành gánh nặng cho môi trường xung quanh, góp phần giải quyết tốt hoà nhập với thiên nhiên, môi trường.

Sử dụng vật liệu cho tường có hệ số cách nhiệt tốt giúp toà nhà ấm áp vào mùa đông, mát mẻ vào mùa hè, giảm thiểu tiêu thụ năng lượng, giảm thải nhiệt và hơi bẩn từ bệnh viện.

GIẢI PHÁP VẬT LIỆU Cách nhiệt

Phòng chống cháy nổ Cách âm Chịu rung chấn tốt

Chống ẩm và nấm mốc

149


VỀ CHÚNG TÔI

VỀ EUROTILE Eurotile là thương hiệu gạch ốp lát cao cấp của Viglacera. Sau nhiều năm nghiên cứu sản phẩm gạch ốp lát kháng khuẩn, giúp tạo ra một không gian vô trùng đặc thù cho bệnh viện.

150

Không chỉ vậy, gạch ốp lát Eurotile còn đáp ứng được nhu cầu chống trơn trượt, độ ma sát cao và độ chịu lực tốt, thân thiện với các thiết bị vận chuyển người bệnh và các thiết bị hỗ trợ đi lại.

3


VỀ EUROTILE Eurotile tạo nên một không gian sống thư giãn và thoải mái bởi màu sắc, hiệu ứng và phong cách sống trong từng viên gạch. Vì vậy, Eurotile luôn mong muốn kiến tạo nên các không gian “bệnh viện mang đến cảm giác như nhà”, vừa có sự thân thiện với bệnh nhân, vừa đảm bảo tính thẩm mĩ gần gũi, thân quen.

VỀ BÊ TÔNG KHÍ Bê tông khí Viglacera là vật liệu nhẹ với nguyên liệu chính nhập khẩu từ các nước Châu Âu nên không phát khí thải hay chất độc hại đối với sức khoẻ người dùng. Bên cạnh đó, sản phẩm còn có: § Khả năng chống thấm tốt § Trọng lượng bê tông khí nhẹ giúp chịu rung chấn tốt, đặc biệt là ở các vùng thiên tai. § Tính năng chống cháy với giới hạn chịu lửa EI 240 phút § Cách âm gấp 2 lần so với gạch xây thông thường nhờ kết cấu bánh mì

151


HÃY CÙNG NHAU XÂY NHỮNG BỆNH VIỆN HIỆN ÐẠI, SẠCH SẼ VÀ THOẢI MÁI GIỐNG NHƯ NHÀ!

152


GIẢI PHÁP

CẢI TẠO MÔI TRƯỜNG VÀ TIẾT KIỆM NĂNG LƯỢNG TRONG BỆNH VIỆN 1. ĐẶT VẤN ĐỀ Môi trường bệnh viện hiện nay đang ngày càng phải chịu sức ép từ số lượng bệnh nhân không ngừng tăng, đặc biệt là tình trạng nhiễm khuẩn bệnh viện (NKBV) và gần đây nhất là đại dịch COVID-19 – SARS-CoV-2. Môi trường bệnh viện ảnh hưởng trực tiếp tới hoạt động của nhân viên y tế, người nhà bệnh nhân. Môi trường bệnh viện được chia thành các loại: (1) Môi trường bề mặt: Tất cả các bề mặt trong bệnh viện, đặc biệt là bề mặt xung quanh người bệnh như sàn nhà, tường, trần nhà, trang thiết bị chăm sóc người bệnh; (2) Môi trường không khí: Bao gồm khí lưu thông trong bệnh viện; (3) Môi trường nước: Bao gồm nguồn nước sử dụng trong chăm sóc, điều trị và sinh hoạt. Việc vệ sinh và đảm bảo cho môi trường bệnh viện được vô trùng, sạch khuẩn …luôn là điều cần thiết, được các lãnh đạo bệnh viện đặc biệt quan tâm, các kỹ sư, kiến trúc sư chú ý. Thiết kế bệnh viện hiện đại càng trở lên phức tạp và “khó khăn”, bởi bệnh viện hiện đại ngoài việc tích hợp nhiều công năng vốn có của nó như: Các khu dành cho bệnh nhân nội trú, các khu dịch vụ, giống như mô hình nhà ở khách sạn – Officetel; Khu hành chính quản trị, giống văn phòng, công sở - Office; Các khu trung tâm nghiên cứu khoa học, bệnh học, giống với Viện nghiên cứu; Các khu tập trung đông người khác đặc biệt quan trọng bậc nhất mang tính chuyên ngành cao là khu kỹ thuật nghiệp vụ. Đây là “trái tim” của bệnh viện, thực hiện việc khám chữa bệnh – điều trị cho các bệnh nhân, ngoài yếu tố con người là trình độ chuyên môn của các y bác sĩ, nó

quyết định chất lượng của bệnh viện. Đó cũng là nơi tập trung triển khai áp dụng nhiều công nghệ mới mang tính chuyên ngành rất cao như công nghệ chiếu chụp; máy điều trị gia tốc; công nghệ tế bào gốc… Do đó, KTS thiết kế cũng phải rất am hiểu tính năng, đặc thù của từng loại thiết bị để có sự bố trí phù hợp. Đây cũng là nơi mà môi trường được quan tâm đặc biệt, đòi hỏi sự vô trùng, tránh lây nhiễm chéo; đảm bảo về sự an toàn, về chất lượng và đảm bảo yêu cầu kết nối công nghệ ngày càng cao trong các cơ sở khám chữa bệnh. Trong phạm vi hội thảo, chúng tôi đề xuất một số: “Giải pháp cải tạo môi trường và tiết kiệm năng lượng trong bệnh viện”. Qua đó đi sâu vào giới thiệu một số giải pháp kỹ thuật: - Giải pháp thanh lọc và khử khí, diệt khuẩn (Quạt Airius); - Giải pháp tiết kiệm năng lượng (Vật liệu cách nhiệt Thermoluxx); 2. THỰC TRẠNG BỆNH VIỆN HIỆN NAY 2.1 Môi trường bệnh viện Theo Tổ chức Y tế Thế giới WHO, tỷ lệ nhiễm khuẩn bệnh viện tại các quốc gia châu Âu khoảng 5%, trong khi con số này tại các nước thu nhập thấp và trung bình là 5,7%-19,1%. Đây là một trong các nguyên nhân hàng đầu đe dọa sự an toàn của người bệnh, tăng biến chứng, ngày điều trị, chi phí nằm viện, tỷ lệ tử vong. Tại Việt Nam, kết quả điều tra của Bộ Y tế năm năm 2005 cho thấy tỉ lệ nhiễm khuẩn bệnh viện trong 19 bệnh viện toàn quốc là 5.7% và viêm phổi bệnh viện là nguyên nhân thường gặp nhất (55.4%). Như vậy chúng ta có thể thấy môi trường bệnh viện là một vấn đề rất đáng

153


154

để lưu tâm trong việc khám bệnh cũng như chữa bệnh của nhân dân. Để ngăn ngừa việc lây lan nhiễm khuẩn bệnh viện tại các cơ sở y tế là cô lập nguồn gây bệnh và xóa bỏ các đường phát tán bệnh. Việc cô lập nguồn bệnh không chỉ là tách riêng những bệnh nhân nhiễm bệnh, mà còn gồm các kỹ thuật khử trùng. Mọi vật tiếp xúc với bệnh nhân nên được xem là tiềm ẩn khả năng lây bệnh, cần được loại bỏ (nếu là loại dùng một lần) hoặc làm sạch, khử trùng hoặc vô trùng. Không những vậy, hiện nay tình trạng lây nhiễm chéo trong bệnh viện đang ngày càng phổ biến, đặc biệt là trong tình trạng đại dịch COVID 19 đang diễn ra ngày càng phức tạp. Lây nhiễm chéo là tình trạng khi người bệnh lây cho người lành. Nếu sự lây nhiễm xảy ra trong bệnh viện, lây nhiễm chéo diễn ra giữa người bệnh và bác sĩ, giữa bác sĩ bị bệnh và bác sĩ không bị bệnh, giữa bác sĩ và bệnh nhân,… Các phương pháp khử khuẩn đã và đang sử dụng hiện nay bao gồm: Một là sử dụng bộ lọc Hepa; hai là sử dụng màng lọc tia cực tím để tiêu diệt nấm mốc, loại bỏ vi khuẩn, virut; ba là biện pháp phun dịch; cuối cùng là phối hợp các phương pháp trên. Tuy nhiên, các phương pháp hiện đang sử dụng đều có các nhược điểm khác nhau, chưa phải là những giải pháp hoàn hảo để cải thiện và làm sạch môi trường bệnh viện. Dưới đây là những nhược điểm của các phương pháp khử khuẩn thông thường mà các bệnh viện đã và đang sử dụng hiện nay: - Thứ nhất, phương pháp sử dụng hệ thống màng lọc Hepa không loại bỏ được các chất hữu cơ bay hơi, mùi khó chịu, các loại virut và đặc biệt hệ thống màng lọc Hepa có tuổi thọ ngắn, phải thay định kì thường xuyên; - Thứ hai, phương pháp sử dụng màng lọc tia cực tím không loại bỏ được bụi bẩn, các chất hữu cơ bay hơi, mùi khó chịu. Đặc biệt tia UV sẽ gây hoại tử da, ung thư da, làm suy giảm hệ miễn dịch, là nguyên nhân gây ra bệnh đục thủy tinh thể nếu đèn UV bị hỏng, thay đèn UV khi đèn bị hỏng. Ngoài ra sử dụng màng lọc tia cực tím sẽ chỉ tiêu diệt được các bề mặt và các vùng được chiếu, bị giới hạn về không gian và thời gian; - Thứ ba, với phương pháp khử khuẩn bằng phun dịch, tất cả các hoạt động phải dừng lại để phục vụ việc phun; hơn nữa đây là chất độc hại, cần phải có

thời gian cách li tạm thời (ít nhất từ 6-8 tiếng). Ngoài ra phun dịch cũng cần có thời gian phun định kì (3-6 tháng hoặc nhiều hơn); - Thứ tư, phối hợp các phương pháp trên sẽ có những bất tiện về vấn đề không gian, thời gian như phải tạm dừng các hoạt động, diện tích bị giới hạn,… 2.2 Vấn đề về năng lượng Giống như các tòa nhà, khách sạn, trung tâm thương mại,… bệnh viện hiện nay là một trong những đối tượng tiêu thụ năng lượng lớn của toàn quốc. Tình trạng thất thoát nhiệt đang diễn ra ở hầu hết các bệnh viện hiện nay, việc này dẫn đến tình trạng bệnh viện phải chi trả nhiều cho việc điều hòa không khí và sưởi ấm,…

Photohydroionization (PHI)


3. GIẢI PHÁP CẢI TẠO MÔI TRƯỜNG VÀ TIẾT KIỆM NĂNG LƯỢNG TRONG BỆNH VIỆN 3.1. Giải pháp cải tạo môi trường bệnh viện Giải pháp diệt virus (Airius PureAir) Dòng sản phẩm Airius PureAir là một hệ thống quạt lưu thông và lọc không khí, kết hợp với mô đun PHI (Photohydroionization) mới nhất, tiêu diệt đến 99% các loại vi khuẩn, vi rút, nấm mốc và các chất gây ô nhiễm trong bất kì môi trường nội bộ nào. Mô đun PHI tạo ra ion hóa hydroperoxit – là chất làm sạch tự nhiên được lưu thông khắp không gian thông qua quạt. Tương tự việc con người sử dụng quạt lưu thông không khí trong phòng, PHI tạo ra ion hóa trung hòa hydroperoxit – liên tục cung cấp không khí thanh lọc nhờ quạt Airius. Nó có thể tiêu diệt những loại virut, vi khuẩn mà mắt thường không nhìn thấy được. Công nghệ quang hóa PHI và quang hóa nâng cao REME sẽ giúp cho môi trường của bạn được thanh lọc liên tục. Airius có nhiều kích thước phù hợp với những không gian khác nhau như trường học, trung tâm chăm sóc, bệnh viện,… Ngoài ra, trong khi không khí liên tục được thanh lọc thì không gian cũng được cân bằng nhiệt. Điều này mang lại sự thoải mái, tiết kiệm năng lượng tiêu thụ. Lợi ích của Airius PureAir mang lại bao gồm: - Làm sạch không khí liên tục; - Giết chết hơn 99% vi khuẩn & vi rút bề mặt; - Giết chết hơn 97% vi khuẩn và vi rút trong không khí; - Giảm mùi hơn 99%; - Giảm nấm mốc hơn 98%; - Giảm khí, hơi và VOC hơn 80%; - Môi trường chăm sóc sạch sẽ và lành mạnh; - 78% vi khuẩn (trong hắt hơi) ở người bị giết ở 3 feet; - Tăng năng suất của nhân viên; - Giảm sự vắng mặt của nhân viên; - Giảm hội chứng ốm đau; - Công nghệ oxy hóa không khí tiên tiến; - Đơn giản để cài đặt mà không cần ống dẫn; - Đơn vị nhỏ, đa năng, không phô trương; - Thành lập và chứng minh công nghệ;

- Giải pháp chất lượng không khí trong nhà hiệu quả (IAQ); - Không cần bảo trì 3.2. Giải pháp tiết kiệm năng lượng (Vật liệu cách nhiệt Thermoluxx) Chìa khóa để giải quyết các vấn đề về thất thoát nhiệt cũng như chìa khóa cuối cùng của việc tối ưu tiết kiệm năng lượng cũng như chi phí ở đây là sản phẩm chất phủ cách nhiệt Thermoluxx – sản phẩm được sản xuất với công nghệ Nano đến từ Thụy Sỹ mà công ty chúng tôi đang độc quyền phân phối và có đầy đủ giấy kiểm định, chứng nhận hiệu quả sản phẩm bởi các tổ chức uy tín Châu Âu. Thermoluxx là chất phủ cách nhiệt gốc nước một thành phần, được phát minh và sản xuất tại Thụy Sỹ bằng công nghệ Nano thế hệ mới, có nhiều khả năng vượt trội so với các sản phẩm cách nhiệt truyền thống, đáp ứng yêu cầu cách nhiệt hiện đại. Thermoluxx thay thế hoàn toàn được các sản phẩm cách nhiệt truyền thống; là một sản phẩm thân thiện với môi trường và con người. Chỉ với lớp phủ dày 2mm, Thermoluxx đã đáp ứng được tất cả các yêu cầu của cách nhiệt hiện đại. Hiệu quả mà Thermoluxx mang lại vừa hạn chế lượng nhiệt bị thất thoát, vừa tiết kiệm diện tích và chi phí. Ngoài các đặc tính cách nhiệt, Thermoluxx còn có thể điều chỉnh độ ẩm hiệu quả; chống bức xạ tia UV; chống ăn mòn kim loại, chống bám bụi; khả năng bám dính tốt; tiết kiệm năng lượng và thân thiện với môi trường. Tuổi thọ của Thermoluxx cao: với điều kiện hoạt động bình thường thì tuổi thọ của lớp vật liệu có thể lên tới 20 năm; thi công dễ dàng, tiện lợi, đơn giản, thời gian thi công nhanh. Thermoluxx hiện đang có 3 dòng sản phẩm chính: - Thermoluxx Premium: Cách nhiệt cho bề mặt vật liệu từ -40 đến 200 độ C; - Thermoluxx Ultra: Cách nhiệt cho bề mặt vật liệu từ -40 đến 600 độ C (đặc biệt ở 650 0C có lửa sẽ không tạo khói, không tạo ngọn lửa); - Thermoluxx Transparent: Là sản phẩm Nano cách nhiệt kính.

155


EUROWINDOW 18 NĂM THAY ĐỔI DIỆN MẠO ĐÔ THỊ, KIẾN TẠO GIÁ TRỊ MỚI Trên hành trình 18 năm hình thành và phát triển, sản phẩm mang thương hiệu Eurowindow đã hiện diện trên hàng trăm nghìn công trình trong và ngoài nước. Với uy tín ngày càng được khẳng định, Eurowindow đã góp phần thay đổi diện mạo đô thị, kiến tạo giá trị mới và đưa thương hiệu Việt từng bước vươn tầm quốc tế

156

Eurowindow – Thương hiệu Việt vươn tầm thế giới


Sản phẩm Eurowindow được nhiều chủ đầu tư “siêu dự án” tin tưởng lựa chọn

Eurowindow – Thương hiệu Việt vươn tầm thế giới 18 năm kể từ ngày đầu tiên phong đưa cửa hiện đại uPVC về thị trường Việt Nam, Eurowindow đã đầu tư dây chuyền sản xuất, nghiên cứu và giới thiệu tới khách hàng nhiều dòng sản phẩm cao cấp khác như: Cửa và vách nhôm kính lớn, cửa gỗ, cửa nhôm gỗ, cửa gỗ chống cháy, cửa cuốn, cửa tự động, cửa thủy lực, các sản phẩm kính và nội thất. Nhờ việc ứng dụng công nghệ hiện đại trong sản xuất, các sản phẩm Eurowindow đáp ứng tiêu chí an toàn với sức khỏe người sử dụng, thân thiện với môi trường, tiết kiệm năng lượng và phù hợp với xu thế phát triển công trình xanh tại Việt Nam cũng như trên thế giới. Hiện, Eurowindow có 5 nhà máy sản xuất và 2 trung tâm kính lớn hiện đại tại Hà Nội, Đà Nẵng và Bình Dương. Các nhà máy đều được trang bị dây chuyền sản xuất tiên tiến, đồng bộ nhập khẩu từ các nhà cung cấp hàng đầu của CHLB Đức, Italy, Phần Lan và Tây Ban Nha.

Trong quá trình xây dựng và phát triển, Eurowindow thường xuyên quan tâm bồi dưỡng nguồn nhân lực và xác định đây là yếu tố quyết định đến sự phát triển bền vững của công ty. Đồng thời chú trọng đến chất lượng sản phẩm, coi đó là yếu tố có ý nghĩa then chốt để “chinh phục” khách hàng. Thành công tại thị trường Việt Nam được minh chứng rõ nhất qua sự hiện diện ngày càng nhiều của sản phẩm Eurowindow trên hàng trăm nghìn công trình khắp cả nước, trong đó có nhiều dự án trọng điểm cấp quốc gia như: Tòa nhà Quốc Hội, Trụ sở làm việc của Văn phòng Chính phủ, Trụ sở Bộ Công an, Bộ Ngoại giao, các cảng hàng không quốc tế, trường học, bệnh viện, khu đô thị cao cấp… Không chỉ đạt tiêu chí về chất lượng mà còn tạo nên giá trị khác biệt cho công trình, các sản phẩm Eurowindow ngày càng hiện hữu nhiều hơn tại các khu nghỉ dưỡng đẳng cấp 5 sao quốc tế. Đặc biệt, trong xu hướng vật liệu xây dựng xanh, thân thiện với môi trường, sản phẩm Eurowindow góp phần nâng tầm giá trị kiến trúc các khu nghỉ dưỡng hạng sang. 157


Nắm bắt nhu cầu của thị trường, bên cạnh việc nghiên cứu phát triển sản phẩm cửa phù hợp với xu hướng xây dựng hiện đại, Eurowindow mở rộng hoạt động kinh doanh nội thất. Với nền tảng công nghệ sản xuất tiên tiến và sự thấu hiểu tâm lý khách hàng, sản phẩm nội thất Eurowindow đang dần chiếm hữu lòng tin của người Việt với thiết kế hiện đại, tiện nghi, đa năng. Tiếp tục nuôi dưỡng khát khao kiến tạo nên những ngôi nhà đẹp, Eurowindow đưa ra thị trường sản phẩm nội thất Trải qua hành trình nhiều năm xây dựng và phát triển, Eurowindow đã và đang đóng góp sức mình vào công cuộc làm thay đổi diện mạo của đất nước, nâng tầm chất lượng cuộc sống và hiện đại hóa kiến trúc đô thị. Đồng thời, Eurowindow từng bước xác lập thị phần, trở thành đơn vị uy tín cung cấp các sản phẩm về cửa và vách nhôm kính lớn cho đối tác tại nhiều nước khác nhau trên thế giới như: Australia, Thái Lan, Nhật Bản…. Đặc biệt, tại thị trường Myanamar, sau khi chính thức khai trương văn phòng đại diện và showroom tại Yangon, Eurowindow đã “bắt tay” với một số chủ đầu tư lớn, tư vấn thiết kế uy tín tại xứ sở Chùa Vàng để triển khai thi công lắp đặt sản phẩm cho các dự án khách sạn, nhà máy lớn… Với những thành tích trong hoạt động sản xuất và kinh doanh, Eurowindow đã được Chủ tịch nước trao tặng Huân chương lao động hạng Nhì, Thủ tướng Chính phủ hai lần tặng bằng khen, 8 năm liên tiếp được công nhận Thương hiệu quốc gia, danh hiệu Hàng Việt Nam chất lượng cao, sản phẩm vật liệu xây dựng tiêu biểu, top 100 nơi làm việc tốt nhất Việt Nam... cùng nhiều giải thưởng khác. Đặc biệt, giải thưởng lớn nhất mà Eurowindow nhận được chính là niềm tin của người tiêu dùng trong suốt thời gian qua. Phát huy giá trị thương hiệu và duy trì giá trị cốt lõi “Chuyên nghiệp - Chất lượng - Hiệu quả”, Eurowindow đã và đang từng bước hiện thực hóa tầm nhìn trở thành Nhà cung cấp giải pháp tổng thể về vật liệu xây dựng xanh hàng đầu Việt Nam.

Sản phẩm Eurowindow được nhiều chủ đầu tư “siêu dự án” tin tưởng lựa chọn

Tiếp tục nuôi dưỡng khát khao kiến tạo nên những ngôi nhà đẹp, Eurowindow đưa ra thị trường sản phẩm nội thất

158 Sản phẩm cửa nhôm vân gỗ Eurowindow tại khách sạn La Résidence (Myanmar)


"ROOM WITH A VIEW"

HỆ THỐNG CỬA VÀ ÁNH SÁNG TỰ NHIÊN Circadian rhythms, hay còn được biết đến với tên gọi “nhịp sinh học”, là một hoạt động tự nhiên diễn ra trong cơ thể con người, lặp lại hàng ngày theo chu kỳ tự xoay của trái đất. Nhịp sinh học không chỉ điều tiết thói quen của con người như thức dậy vào buổi sáng, đi ngủ vào buổi tối, mà nó còn có ảnh hưởng quan trọng tới hệ thống miễn dịch trong cơ thể, qua đó tác động gián tiếp đến khả năng hồi phục của tế bào. Rất nhiều các bệnh viện trên thế giới đã ứng dụng mối liên hệ giữa ánh sáng tự nhiên và nhịp sinh học để đẩy nhanh quá trình hồi phục của bệnh nhân, đồng thời đem lại cho người bệnh tinh thần vui vẻ, lạc quan hơn vào cuộc sống. Tại Việt Nam, một số bệnh viện như Sản nhi Phú Thọ, Đa Khoa Vũng Tàu, Toà nhà Trung tâm bệnh viện Quân Y 103, Bv Y học cổ truyển Quân đội, … đều lựa chọn giải pháp toàn diện cho hệ cửa sổ và cửa đi với tiêu chí nhiều ánh sáng, kín khít, an toàn; được tư vấn thiết kế và lắp đặt bởi tập đoàn phụ kiện cửa hàng đầu thế giới Roto-frank Germany.

HIỆU QUẢ THỰC TẾ TỪ CĂN PHÒNG NHIỀU ÁNH SÁNG Nghiên cứu chỉ ra rằng, với những bệnh nhân trải qua ít nhất 72h trong phòng chăm sóc hậu phẫu ICU không có cửa sổ, hiện tượng mê sảng hậu phẫu được ghi nhận nhiều hơn gấp 2 lần so với bệnh nhân được chăm sóc trong phòng ICU được thiết kế cửa sổ và nhiều ánh sáng tự nhiên. Ngoài ra, nhiều loại vi khuẩn không thể phát triển khi tiếp xúc với ánh sáng trực tiếp, đặc biệt là khi kết hợp với hoạt động lưu thông không khí trong phòng thường xuyên, vừa tránh bí bách, ngột ngạt, vừa giảm thiểu nguy cơ phát triển của các vi sinh vật mang bệnh lây qua không khí. Vai trò của ánh sáng và lưu thông khí tự nhiên trong phòng bệnh đã được các y bác sĩ ở Việt Nam vận dụng thành công để chống lại đại dịch SARS vào năm 2003, mang lại tiếng vang cho ngành y Việt Nam trên trường quốc tế. Chính vì vậy, khi thiết kế bệnh viện, các kiến trúc sư cần có những lưu ý đặc biệt đối với hệ thống cửa: từ vị trí lắp đặt, kích thước ô kính, chủng loại kính, tới hệ thống phụ kiện phù hợp nhất để có lợi cho quá trình hồi phục của người bệnh. Giải pháp sử dụng hệ cửa sổ quay lật, cửa mở quay American tích hợp lưới chống côn trùng, được tập đoàn Roto nghiên cứu và áp dụng

159


cho nhiều bệnh viện, nhà dưỡng lão tại Châu Âu. Ưu điểm của hệ cửa này là đảm bảo nguồn ánh sáng tự nhiên và lưu thông khí hiệu quả trong căn phòng. KHÔNG GIAN NGHỈ DƯỠNG YÊN TĨNH, RIÊNG TƯ Ngoài ánh sáng tự nhiên, nhịp sinh học còn chịu ảnh hưởng bởi âm thanh xung quanh. Môi trường yên tĩnh giúp cơ thể bệnh nhân tập trung cao độ vào quá trình hồi phục và tái tạo tế bào. Đây là lý do một cánh cửa, bên cạnh chức năng cung cấp ánh sáng và khí tươi, cần phải đảm bảo độ kín khít tuyệt đối và khả năng cách âm vượt trội, tạo ra không gian tĩnh dưỡng cho người bệnh khi cần thiết. Độ kín khít của cánh cửa bảo vệ người bệnh khỏi những âm thanh ồn ào từ bên ngoài và phát huy tác dụng tuyệt đối trong điều kiện thời tiết khắc nghiệt như mưa giông, bão, gió nồm,… ĐỘ AN TOÀN ĐẠT CHUẨN VỚI TAY NẮM TILT FIRST Bên cạnh đó, với các công trình bệnh viện, an toàn là một yếu tố không thể thiếu. Một số hệ cửa đặc biệt tích chế độ mở quay và mở lật, đảm bảo sự an toàn cho người bệnh. Người dùng có thể quay tay cầm theo một góc 90 độ để mở cửa theo chế độ lật giúp không khí lưu thông, còn chế độ mở quay hoàn toàn sẽ bị khóa. Chỉ các nhân viên y tế mới có chìa khóa để mở hoàn toàn cửa sổ cho mục đích lau dọn và bảo dưỡng. Theo các chuyên gia từ Roto, mỗi công trình đều có những yêu cầu và tiêu chuẩn riêng biệt. Người kiến trúc sư cần nắm được đối tượng thiết kế mà mình hướng tới, cũng như các tiêu chuẩn về mặt công năng, vận hành để bố trí hệ thống cửa phù hợp. VPĐD Roto-frank Vietnam Showroom: Số 23, Trần Kim Xuyến, Yên Hòa, Cầu Giấy, Hà Nội. Điện thoại: 024 6282 6500 | 0983 500 860. Fanpage: https://www.facebook.com/ rotovietnamofficial/ Website: www.roto-frank.com/en Email: info@roto-frank.com.vn 160


ỨNG DỤNG QUẠT TRẦN

ĐỂ LÀM MÁT VÀ ĐIỀU HÒA KHÔNG KHÍ TRONG KHÔNG GIAN BỆNH VIỆN NGUYỄN TIẾN DŨNG Chủ tịch HĐQT Công ty Quạt trần Mỹ- LuxuryFan

Hướng tới mục tiêu gia tăng hiệu quả khám – chữa bệnh và đáp ứng nhu cầu phục vụ ngày càng cao của người dân, các công trình kiến trúc bệnh viện cũng dần phát triển theo hướng hiện đại hóa, không chỉ đảm bảo tính thẩm mỹ, mà còn phải thoáng mát tạo cảm giác dễ chịu thoải mái cho bệnh nhân và người nhà khi tham gia khám chữa bênh. Chính vì thế, không gian trong bệnh viện ngày càng được chú trọng hơn cả để đảm

bảo sức khỏe và chất lượng dịch vụ. Trong số các loại hình công trình công cộng, bệnh viện có ý nghĩa đặc biệt quan trọng bởi hoạt động đặc thù, chuyên điều trị và chăm sóc sức khỏe của người dân. Cùng với nhu cầu khám chữa bệnh chất lượng cao, các công trình bệnh viện cũng đòi hỏi cao hơn về các giải pháp làm mát, điều hòa không khí vì bệnh viện là nơi tập trung đông người

161


Một trong các tiêu chí quan trọng đối với các bệnh viện hiện đại ngày nay là “lấy người bệnh làm trung tâm cho mọi hoạt động”, các KTS cũng rất lưu ý thiết kế không gian cho bệnh nhân ngồi chờ khám, sảnh riêng dành cho bệnh nhân, không gian điều trị nội trú… Bên cạnh yêu cầu về thẩm mỹ đẹp, màu sắc hài hòa, đảm bảo vệ sinh, thiết kế còn chú trọng sự thoải mái, yên tĩnh và nâng cao tính an toàn khi đưa vào sử dụng. Hơn nữa, một bệnh viện hiện đại khi xây dựng cần tối ưu hóa các khoảng không gian xanh, thoáng mát, tận dụng tối đa ánh sáng tự nhiên và nguồn năng lượng mặt trời, góp phần bảo vệ môi trường và cảnh quan xung quanh… Giải pháp tối ưu làm mát bằng cách sử dụng luồng gió của quạt trần treo trên cao với tốc độ không khí cực kỳ mạnh mẽ để giữ cho bệnh nhân và khách hàng tận hưởng sự thoải mái trong không gian. Quạt trần vốn được sử dụng từ lâu và rất phổ biến trong mọi gia đình ở Việt Nam. Quạt trần tiết kiệm không

162

gian và thoáng cả căn phòng. Vào những ngày hè nóng bức quạt trần được dùng kết hợp điều hòa để giảm tải điện năng. LuxuryFan là nhà phân phối uỷ quyền duy nhất của các thương hiệu Quạt trần Mỹ uy tín hàng đầu thế giới, như Hunter, Fanimation, Minka Aire, George Kovacs, Matthews và Casablanca. Trong đó phải kể đến Hunter – Thương hiệu Mỹ 130 năm là công ty phát minh ra chiếc quạt trần đầu tiên. Chúng được ví như một di sản của nước Mỹ bởi sản phẩm thương hiệu này mang đậm tính lịch sử và đại diện cho những tiêu chuẩn cao nhất của nước Mỹ trong cả thiết kế và chất lượng sản xuất. Để được tư vấn thêm, Quý khách vui lòng đến các hệ thống các Showroom của LuxuryFan hoặc liên hệ: Hotline: 0942 68 93 68 Website: https://quattranmy.com/


QUẢN LÝ NỘI TRÚ THÔNG MINH:

TỐI ƯU HÓA QUY TRÌNH CHĂM SÓC NGƯỜI BỆNH

ĐỖ ĐỨC HẬU Tổng Giám đốc Advantech

Hiện nay, triển khai giải pháp thông minh là xu hướng công nghệ diễn ra mạnh mẽ ở mọi lĩnh vực trên quy mô toàn cầu. Với y tế, quản lý thông tin bệnh án và chăm sóc bệnh nhân nội trú vốn không chỉ cần nguồn lực lớn mà còn chịu áp lực thay đổi theo nhu cầu xã hội, cũng nhanh chóng cập nhật xu hướng này. Một hiệu quả được nhắc tới khi triển khai giải pháp Quản lý nội trú thông minh (iWard) là tăng cường an toàn trong kiểm soát nhiễm khuẩn. Khi tích hợp iWard với

HIS (phần mềm quản lý bệnh viện), EMR (Bệnh án điện tử) tạo thành hệ thống dữ liệu nội trú xuyên suốt, giảm thiểu các thao tác thủ công cho bác sĩ và các nhân viên y tế khác. Xu hướng quản lý nội trú thông minh (iWard) ngày càng được nhiều bệnh viện (BV) áp dụng để cải thiện hiệu suất làm việc, tối ưu quy trình và nâng cao chất lượng dịch vụ chăm sóc người bệnh. Các khu nội trú truyền thống thường thiếu các phương thức kết nối 2 chiều giữa người bệnh và nhân

163


viên chăm sóc y tế. Với người bệnh, các nhu cầu đơn giản (như tra cứu thông tin y tá phụ trách trực tiếp, thay chai dịch truyền đã hết hay đặt các dịch vụ có trong bệnh viện), đến phức tạp hơn (như tìm hiểu thông tin và lịch trình điều trị, lịch sử và hướng dẫn sử dụng thuốc, liên hệ hỗ trợ trong trường hợp khẩn cấp…) đều thực hiện thông qua giao tiếp trực tiếp tại Trung tâm điều dưỡng (Nurse station). Với y tá, bác sĩ, công việc thường xuyên đòi hỏi phải di chuyển để kiểm tra tình trạng người bệnh, dành thời gian sắp xếp hồ sơ bệnh án nhiều trang hay phải trả lời các câu hỏi lặp lại nhiều lần… không chỉ làm giảm hiệu suất làm việc mà đôi lúc mang tới sự mệt mỏi không cần thiết. Tại Việt Nam, điều kiện kinh tế và thói quen sống của người dân thay đổi nhanh chóng qua từng năm, nâng cấp các khu nội trú truyền thống là đòi hỏi ngày càng cấp thiết ở các cơ sở y tế.

164

MÔ HÌNH THIẾT KẾ HỆ THỐNG IWARD iWard là Giải pháp quản lý nội trú thông minh bắt đầu bằng việc trang bị Trạm thông tin tại giường bệnh (Patient Information Terminal – PIT). PIT được thiết kế trở thành trung tâm thông tin đồng thời là giao diện giải trí cho người bệnh. PIT hiển thị thông tin người bệnh theo giường, thông tin điều trị và hướng dẫn sử dụng thuốc. Với PIT, bệnh nhân dễ dàng kết nối tới y tá, bác sĩ phụ trách thông qua cuộc gọi hay tin nhắn trên giao diện cảm ứng. PIT có thể phát triển tích hợp các ứng dụng thông tin giải trí phổ biến có sẵn như Youtube, Facebook, Nexflix,… cho bệnh nhân khả năng lựa chọn phương thức giải trí phù hợp. Tích hợp các giao diện dịch vụ trong BV như gọi taxi, gọi đồ ăn theo khuyến cáo y tế, thanh toán các chi phí phát sinh ngay tại giường, iWard mang tới các tiện ích mới mẻ trong khu nội trú. Tích hợp cùng các nền tảng quản lý hồ sơ y tế, iWard cho phép bác sĩ giải thích tình trạng điều trị cho bệnh nhân và người nhà ngay tại giường bệnh. Tích hợp với HIS, iWard xây dựng bảng Dashboard trung tâm cho Y tá, điều dưỡng. Một màn hình lớn hiển thị thông tin bệnh nhân theo giường, danh sách thông báo các yêu cầu cần xử lý, thông tin ca y tá, lịch phẫu thuật, lịch kiểm tra ... đồng thời mở rộng với khả năng tích hợp RTLS (Hệ thống định vị thời gian thực), cho phép nắm bắt hiệu quả các hoạt động đang diễn ra trong khu nội trú.

Mô hình thiết kế hệ thống iWard

Trạm thông tin tại giường bệnh PIT gắn trên cánh tay

Màn hình Dashboard cho y tá, điều dưỡng

Các thiết bị di động ngày một được sử dụng nhiều hơn trong môi trường y tế. Được tích hợp cùng xe đẩy hay dưới dạng tablet, thiết bị không chỉ cho phép y bác sĩ truy cập hệ thống quản lý bệnh viện (HIS), bệnh án điện tử (EMR) từ nhiều vị trí khác nhau, mà còn nhận các cảnh báo, các yêu cầu hỗ trợ của bệnh nhân thời gian thực. Các thiết bị di động đồng thời là công cụ giao tiếp với bệnh nhân từ xa được phân quyền theo người phụ trách, hoặc giữa nhân viên y tế với trạm điều dưỡng.


Hệ thống thông tin y tế trước đây được biết đến thực hiện nhiệm vụ quản lý vận hành, bây giờ đã phát triển sang một giai đoạn mới là các hệ thống chăm sóc y tế lấy bệnh nhân làm trung tâm. Ngoài quản lý dữ liệu, nâng cao hiệu suất hoạt động, cung ứng thông minh các dịch vụ tiện ích, các hệ thống thông tin nội trú còn cho phép bệnh nhân được tham gia nhiều hơn vào các chương trình chăm sóc y tế của bản thân. Đây là xu thế ngày càng phổ thông với mục tiêu tối ưu hóa hiệu quả chăm sóc y tế hướng cá nhân hóa, thể hiện qua việc ngày càng nhiều các bệnh viện thiết kế và xây dựng hệ thống nội trú iWard. Tại Việt Nam, xu hướng chuyển đổi y tế số và xây dựng bệnh viện không giấy tờ trong những năm tới, một mặt đem lại nhiều hơn sự hài lòng cho người tiếp nhận dịch vụ, tiến gần hơn nữa tới các tiêu chuẩn quốc tế, mặt khác sẽ thúc đẩy các mô hình dịch vụ y tế mới sáng tạo. Tiềm năng của Y tế Việt Nam còn rất lớn, chúng ta kỳ vọng vào những bước chuyển mạnh mẽ trong những năm tiếp theo.

165 Máy tính bảng Y tế

Trạm làm việc di động cho y tá, điều dưỡng


166

TÁC GIẢ:

NGUYỄN VĂN THUẬN TRƯƠNG TẤN DUY


TÁC GIẢ:

NGUYỄN LAM PHƯƠNG 167


168

TÁC GIẢ:

NGUYỄN ĐĂNG HẢI ĐẶNG THỊ THU UYÊN


TÁC GIẢ:

NGUYỄN QUỐC ĐOÀN HOÀNG YẾN NHI

169


TÁC GIẢ:

CÔNG TY CỔ PHẦN TƯ VẤN, 170 ĐẦU TƯ VÀ XÂY DỰNG CDCC


FIELD HOSPITAL

COMPETITION

- Khu đất đề xuất nằm ở công viên Yên Sở với diện tích khoảng 2.4 Ha, gần đường vành đai 3, thuận tiện giao thông đi lại, vận chuyển, chữ trị. - Phương án đề xuất sử dựng các module hoạt động như một chiếc ô, có thể mở ra thành một không gian tiêu chuẩn cho 6 giường bệnh, cũng có thể ghép lại với nhau thành không gian lớn, có thể dễ dàng gập lại vận chuyển đi nơi khác - Giao thông ra vào công trình phân tách rõ ràng giữa bệnh nhân, bác sỹ, lối cho rác thải, lối cho bệnh nhân bình phục. - Bố trí hệ thống điều hòa,thông gió (HVAC) bằng các container, riêng tách biệt cho từng khu, dễ dàng điều chỉnh và tính cơ động nếu cần, tránh việc xây dựng trên nền đất .

DIAGRAM

TÁC GIẢ:

VIỆN QUY HOẠCH ĐÔ THỊ171 VÀ NÔNG THÔN QUỐC GIA


ĐƯ

ỜN

G

TH

N

BI

VL 258

ỐC AO T ÂY C NG T ĐƯỜ

ỀU 2

1

Chú thích Vị trí dự án 1. Bệnh viện nhiệt đới Trung ương cơ sở Kim Chung 2. Trạm y tế xã Kim Chung Địa điểm: Xã Kim Chung, Huyện Đông Anh, Hà Nội. Khu đất nằm đối diện Bệnh viện nhiệt đới Trung ương cơ sở Kim Chung, thuận lợi cho việc hỗ trợ khi cần thiết. Trong vòng bán kính 500m tính từ khu đất không xuất hiện các điểm dân cư. Đường giao thông xung quanh tương đối rộng, kết nối với nhiều trục chính của thành phố.

Mặt cắt

Sơ đồ tiếp nhiên liệu cho khinh khí cầu

13

14

MẶT BẰNG TẦNG 1

MẶT BẰNG TẦNG 2 Khu A

Khu C

Sảnh đón tiếp - khai thông tin

Phòng nghỉ của nhân viên y tế

Khu A

Khu vực chờ lấy mẫu

Phòng làm việc + phòng họp

Khu vực khám, lấy mẫu xét

Bếp

Sảnh đón tiếp - khai thông tin Khu vực chờ lấy mẫu

Khu vực khám, lấy mẫu xét nghiệm

GIẢI PHÁP BỐ TRÍ HỆ THỐNG KỸ THUẬT

Khu B Khu bệnh nặng Khu bệnh vừa và nhẹ

Nâng sàn để bố trí trục kĩ thuật

Dược, vật tư, hóa chất

nghiệm Khu vực đợi kết quả

Khu vực đợi kết quả

Dịch vụ, nhu yếu phẩm

Quầy tiếp nhận thông tin -

Khu D

Quầy tiếp nhận thông tin - phòng hành chính

Phòng xét nghiệm Khu B

Khu C Phòng nghỉ của nhân viên y tế Nhà ăn cho nhân viên

Khu bảo quản tử thi

phòng hành chính Khu bệnh nặng

Rác thải y tế

Phòng xét nghiệm

Khu bệnh vừa và nhẹ

Phòng khám (chụp X-quang, siêu

Khu B

Khu E

Khu bệnh nặng

Trạm kỹ thuật

âm...) & phòng trực Khu C

Phòng nghỉ của nhân viên y tế

Sơ đồ bố trí hệ thống nước

Khu bệnh vừa và nhẹ

Phòng làm việc + phòng họp

Phòng khám (chụp X-quang,

Cổng kiểm tra thân nhiệt

siêu âm...) & phòng trực

& khử khuẩn dành cho

Bếp

Dược, vật tư, hóa chất

Dịch vụ, nhu yếu phẩm Khu D

bệnh nhân

Khu bảo quản tử thi

Cổng kiểm tra thân nhiệt

Rác thải y tế Khu E

KHU VỰC ĐỢI

ĐỢI KẾT QUẢ

LẤY MẪU

LẤY THÔNG TIN

KHU VỰC NHÂN VIÊN PHÒNG XÉT NGHIỆM

ĐỢI KẾT QUẢ

LẤY THÔNG TIN

PHÒNG XÉT NGHIỆM

Cổng kiểm tra thân nhiệt & khử

KHU BỆNH VỪA VÀ NHẸ KHU BẢO QUẢN TỬ THI/ RÁC THẢI Y TẾ

LẤY MẪU

KHU VỰC XÉT NGHIỆM KHU VỰC NHÂN VIÊN

khuẩn dành cho bệnh nhân

KHU BỆNH NẶNG

VĂN PHÒNG

nhân viên y tế

Cổng kiểm tra thân nhiệt & khử

KHU VỰC XÉT NGHIỆM

Sơ đồ bố trí hệ thống điện

KHU VỰC ĐỢI

& khử khuẩn dành cho

Trạm kỹ thuật

KHU BỆNH NẶNG

VĂN PHÒNG

KHU BỆNH VỪA VÀ NHẸ KHU BẢO QUẢN TỬ THI/ RÁC THẢI Y TẾ

khuẩn dành cho nhân viên y tế

TRẠM KỸ THUẬT

TRẠM KỸ THUẬT

LỐI VÀO BỆNH NHÂN

LỐI VÀO BỆNH NHÂN

LỐI VÀO NHÂN VIÊN 0 NHÂN VIÊN Y TẾ

NHÂN VIÊN Y TẾ

5

10

LỐI VÀO NHÂN VIÊN 15

20

40

0

NHÂN VIÊN Y TẾ

NHÂN VIÊN Y TẾ

NHÂN VIÊN Y TẾ

MẶT BẰNG TẦNG 1

CÁC KIỂU MODUL PHÒNG

BẾP

Phòng bệnh đơn

Phòng bệnh 6

Phòng lấy mẫu xét nghiệm

Phòng hành chính

Phòng nghỉ nhân viên

Khu vực cầu thang/ đường dốc

VL258

1

2

3

4

TRẠM CẤP ĐIỆN

TRẠM CẤP NHIÊN LIỆU

TRẠM CẤP NƯỚC

RÁC THẢI Y TẾ

6

Các modul có thể tổ hợp theo phương ngang hoặc phương đứng để phù hợp với chức năng công trình.

BẢO QUẢN TỬ THI

BẢO QUẢN TỬ THI

5

HÀNH CHÍNH

TRẠM CẤP KHÍ TƯƠI

TRẠM CẤP ĐIỆN

TRẠM CẤP NƯỚC

TRẠM CẤP KHÍ TƯƠI

TRẠM CẤP NHIÊN LIỆU

RÁC THẢI Y TẾ

Sơ đồ bốBẰNG trí hệTẦNG thống2cấp khí MẶT

DƯỢC, VẬT TƯ, HÓA CHẤT

“LỚP VỎ MANG TÍNH BIỂU TƯỢNG BAO BỌC CHỦ NGHĨA CÔNG NĂNG”

BẢO QUẢN TỬ THI

40

PHÒNG ĂN

DƯỢC, VẬT TƯ, HÓA CHẤT

BẢO QUẢN TỬ THI

20

NHU YẾU PHẨM

PHÒNG ĂN

HÀNH CHÍNH

15

DỊCH VỤ

NHU YẾU PHẨM BẾP

10

GIẢI PHÁP SẢN XUẤT, XÂY DỰNG

VL258

DỊCH VỤ

5

NHÂN VIÊN Y TẾ

Khung căng PVC

Vách ngăn duraflex

172

TÁC GIẢ:

ĐOÀN THANH HÀ H&P ARCHITECTS

Trục kỹ thuật

Tấm sàn xi măng nhẹ

Phương án sử dụng kết cấu khung sắt, kết hợp với lớp vỏ bao che nhẹ, có khả năng thu gọn để vận chuyển và thi công tại khu vực có bề mặt không bằng phẳng

Các phương án tái sử dụng: • Trường học cho trẻ em vùng cao • Nhà ở tạm cho đồng bào vùng bão lũ • Nhà màng trồng rau sạch • Khu vui chơi trong nhà cho trẻ em


TÁC GIẢ:

CÔNG TY CP KIẾN TRÚC XÂY 173 DỰNG TTA PARTNERS


SHIPPING UNITS

Các địa điểm đề xuất xây dựng bệnh viện dã chiến tại Hà Nội Hà Nội là một đô thị thuộc loại lớn của thế giới (dân số vượt 8 triệu vào năm 2019) và nguy cơ chịu ảnh hưởng nặng nề nếu đại dịch bùng phát. Trong kịch bản xấu nhất, một loạt các bệnh viện dã chiến cần được thiết lập tại các vị trí thuận lợi về giao thông để đáp ứng yêu cầu ứng phó nhanh và chủ động.

TỔNG MẶT BẰNG TẠI KHU ĐẤT THÍ ĐIỂM

Một số nguyên tắc xây dựng bệnh viện dã chiến cho dịch bệnh hô hấp

Vị trí khu đất thiết kế bệnh viện dã chiến thí điểm Khu đất nằm tại vị trí của khu Triển lãm Giãng Võ cũ với diện tích 6ha, nằm cạnh tuyến đường lớn (Láng Hạ kết nối với đường vành đai 2) nên đảm bảo thuận lợi về mặt giao thông tiếp cận, sẵn sàng phục vụ cho công tác ứng phó với dịch bệnh trong khu vực nội thành.

Khu vực làm việc của nhân viên y tế (bao gồm cả các phòng thí nghiệm) cần có liên hệ trực tiếp với tất cả các khu vực bệnh nhân. Diện tích dành cho bệnh nhân nên được phân loại và sắp xếp theo thứ tự mức độ nghiêm trọng tăng dần của trường hợp (các ca bệnh nhẹ và vừa, các ca bệnh nặng, các ca bệnh nguy kịch) để thuận lợi cho công tác chăm sóc và điều trị. Từ mô hình cơ bản đó, nhóm tác giả đề xuất một cấu trúc phát triển tuyến tính theo chiều dài với lợi thế là khả năng mở rộng không giới hạn số lượng mô-đun phòng bệnh dựa trên yêu cầu của tình hinh thực tế. Các mô-đun sẽ được nghiên cứu dựa trên các cấu trúc lắp ghép cơ bản và ít phức tạp nhất có thể nhằm đáp ứng thời gian xây dựng nhanh và độ đơn giản hóa cao trong kỹ thuật xây lắp.

Là một dịch bệnh có khả năng lây lan nhanh và rộng rãi, COVID-19 lại có tỉ lệ các ca bệnh nguy kịch thấp hơn nhiều so với các đại dịch đầu thế kỉ này như SARS và MERS (3.4% của COVID-19 so với 10% của SARS và 34% của MERS). Tuy nhiên, các ca bệnh nguy kịch lại có thời gian lưu trú lâu hơn nhiều so với các ca bệnh thông thường nên tỉ lệ giường bệnh phục vụ cho các ca bệnh này ít nhất phải từ 15-20% đối với dịch COVID-19.

Cấu tạo của container sử dụng làm mô-đun tổ hợp Nhóm tác giả đề xuất xây dựng bệnh viện dã chiến dựa trên cấu trúc các container có kích thước 2.4m x 6.0m x 2.9m. Sử dụng duy nhất một kích thước mô-đun như vậy giúp đơn giản hóa việc thiết kế và xây dựng cấu trúc bệnh viện dã chiến trong thời gian ngắn và có thể thích ứng với các khu đất khác nhau trong và ngoài đô thị.

CÁC LOẠI MÔ-ĐUN TỔ HỢP

Mô-đun 1: Hành lang, không gian linh hoạt Ứng dụng cho các đoạn hành lang và các không gian dành như nhân viên y tế với khả năng sắp xếp nội thất linh hoạt theo yêu cầu kỹ thuật.

Mô-đun 2: Vệ sinh chung Ứng dụng cho các khu vực vệ sinh. Mỗi mô-đun bao gồm 3 buồng vệ sinh riêng cùng với 3 chậu rửa tay.

Mô-đun 3: Phòng bệnh nhẹ và vừa Ứng dụng cho các phòng bệnh với bệnh nhân có mức độ bệnh nhẹ và vừa, yêu cầu ít nguồn lực chăm sóc và chữa trị.

Mô-đun 4: Phòng bệnh nặng và nguy kịch Ứng dụng cho các phòng bệnh với bệnh nhân có mức độ bệnh nặng và nguy kịch, yêu cầu nhiều nguồn lực chăm sóc và chữa trị. Mỗi mô-đun có sức chứa một giường bệnh cùng với trang thiết bị chăm sóc tích cực và khu vệ sinh riêng.

Mô-đun 5: Phòng sàng lọc và cách ly Ứng dụng cho các phòng chờ bệnh nhân hoặc khu sàng lọc. Ở đây, bệnh nhân được tiếp nhận hướng dẫn và chỉ định của bác sĩ.

CÁC BƯỚC THI CÔNG BỆNH VIỆN DÃ CHIẾN

174

TÁC GIẢ:

CÔNG TY CP KIẾN TRÚC LẬP PHƯƠNG

Bước 1: Sản xuất

Bước 2: Vận chuyển

Bước 3: Lắp đặt

Bước 4: Hoàn thiện

Các mô-đun được lắp ráp sẵn tại nhà máy theo bản thiết kế.

Các mô-đun hoàn chỉnh được vận chuyển trên các xe tải cỡ lớn đến địa điểm thi công.

Các mô-đun được lắp đặt vào vị trí nhờ cẩn cẩu chuyên dụng và các phương pháp thi công tiên tiến.

Hoàn chỉnh quá trình xây lắp theo thiết kế.

MỘT SỐ CHI TIẾT KỸ THUẬT ĐIỂN HÌNH

Chi tiết cấu tạo lớp mái

Chi tiết liên kết hai container trên mặt bằng khi xếp nối tiếp

Chi tiết kết thúc container trên mặt bằng

Chi tiết liên kết hai container trên mặt bằng khi xếp vuông góc

Mô-đun 6: Cầu thang bộ Tổ hợp bao gồm 2 container được cấy thêm thang bộ bằng thép đóng vai trò giao thông đứng và thoát hiểm.

Mô-đun 7: Thang máy Tổ hợp bao gồm 2 container được cấy thêm thang máy bằng thép đóng vai trò vận chuyển bệnh nhân theo chiều đứng.



Turn static files into dynamic content formats.

Create a flipbook
Issuu converts static files into: digital portfolios, online yearbooks, online catalogs, digital photo albums and more. Sign up and create your flipbook.