Cẩm nang du lịch Hà Nội

Page 1


CẨM NANG DU LỊCH HÀ NỘI HÀ NỘI Hà Nội là thủ đô của Việt Nam từ năm 1946 đến hiện nay, là thành phố đứng đầu Việt Nam về diện tích với 3328,9 km2, đồng thời cũng là địa phương đứng thứ nhì về dân số với 6.699.600 người (2011). Hiện nay, thủ đô Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh là đô thị loại đặc biệt của Việt Nam. Hà Nội nằm giữa đồng bằng sông Hồng trù phú, nơi đây đã sớm trở thành một trung tâm chính trị và tôn giáo ngay từ những buổi đầu của lịch sử Việt Nam.

Năm 1010, Lý Công Uẩn, vị vua đầu tiên của nhà Lý, quyết định xây dựng kinh đô mới ở vùng đất này với cái tên Thăng Long. Trong suốt thời kỳ của các triều đại Lý, Trần, Lê, Mạc, kinh thành Thăng Long là nơi buôn bán, trung tâm văn hóa, giáo dục của cả miền Bắc. Khi Tây Sơn rồi nhà Nguyễn lên nắm quyền trị vì, kinh đô được chuyển về Huế và Thăng Long bắt đầu mang tên Hà Nội từ năm 1831, dưới thời vua Minh Mạng. Năm 1902, Hà Nội trở thành thủ đô của Liên bang Đông Dương và được người Pháp xây dựng, quy hoạch lại. Trải qua hai cuộc chiến tranh, Hà Nội là thủ đô của miền Bắc rồi nước Việt Nam thống nhất và giữ vai trò này cho tới ngày nay.

KHÍ HẬU Khí hậu Hà Nội tiêu biểu cho vùng Bắc Bộ với đặc điểm của khí hậu cận nhiệt đới ẩm, mùa hè nóng, mưa nhiều và mùa đông lạnh, ít mưa về đầu mùa và có mưa phùn về nửa cuối mùa. Nằm về phía bắc của vành đai nhiệt đới, thành phố quanh nǎm tiếp nhận lượng bức xạ Mặt Trời rất dồi dào và có nhiệt độ cao. Và do tác động của biển, Hà Nội có độ ẩm và lượng mưa khá lớn, trung bình 114 ngày mưa một năm. Một đặc điểm rõ nét của khí hậu Hà Nội là sự thay đổi và khác biệt của hai mùa nóng, lạnh. Mùa nóng kéo dài từ tháng 5 tới tháng 9, kèm theo mưa nhiều, nhiệt độ trung bình 28,1 °C.


Từ tháng 11 tới tháng 3 năm sau là mùa đông với nhiệt độ trung bình 18,6 °C. Trong khoảng thời gian này số ngày nắng của thành phố xuống rất thấp, bầu trời thường xuyên bị che phủ bởi mây và sương, tháng 2 trung bình mỗi ngày chỉ có 1,8 giờ mặt trời chiếu sáng. Cùng với hai thời kỳ chuyển tiếp vào tháng 4 (mùa xuân) và tháng 10 (mùa thu), thành phố có đủ bốn mùa xuân, hạ, thu và đông. PHƯƠNG TIỆN DI CHUYỂN ĐẾN HÀ NỘI Từ TP.HCM, bạn có thể đi ra Hà Nội bằng nhiều cách khác nhau. Như tàu hỏa, ô tô hoặc máy bay. Di chuyển bằng Tàu hoả


Ðặt vé tàu từ TP.HCM ra Hà Nội Tại ga Sài Gòn: 01 Nguyễn Thông, P.9, Q.3, TPHCM, ÐT: 08. 39 318 952. Hiện nay có nhiều loại vé khác nhau để phù hợp với nhu cầu của bạn. (ghế cứng, ghế mềm, giuờng nằm có máy lạnh…) Giá từ: 782.000VND/vé/nguời trở lên. Tàu dừng tại ga Hà Nội trên đuờng Lê Duẩn. Đi bằng Xe khách

Nếu đi ô tô, bạn có thể chọn các hãng như sau: Hãng xe khách Hoàng Long ÐT: 0988 259 568 Hãng xe Mai Linh ÐT: 08 39292929 Hãng xe Tân Ðạt ÐT: 08 218.1056 – 090.66.88.567 Xe khởi hành từ bến xe Miền Ðông Ghế ngồi và giường nằm Giá từ: 550.000VND/vé Ðã bao gồm thức ăn và nuớc uống. Thời gian đi ô tô khoảng duới 60 giờ do xe phải dừng lại vào các bữa ăn nên sẽ lâu hơn tàu hỏa. Đi bằng Máy bay Máy bay là phương tiện di chuyển nhanh nhất ra Hà Nội dồng thời giá cũng cao nhất. Thời gian bay là 1h45 phút, thời gian chờ đợi làm thủ tục khoảng 2 giờ, tổng thời gian bạn di chuyển từ TP.HCM đến trung tâm Hà Nội khoảng 5 tiếng đồng hồ. Giá vé máy bay từ TP.HCM ra Hà Nội có nhiều mức, dao dộng từ 1,2 triệu dồng/vé/nguời trở lên.


Lưu ý: Bạn nên tránh du lịch Hà Nội vào những mùa cao điểm như Tết, Quốc Khánh, 30/4 vì lúc này vé máy bay vừa dắt lại khó mua. Cách di chuyển từ Sân bay về trung tâm thủ đô Hà Nội Ði bằng xe ô Tô của sân bay


Xe ô tô khách của sân bay có giá 35.000VND/nguời xe về đến số 1 phố Quang Trung, Q. Hoàn Kiếm, Hà Nội (xe của sân bay Nội Bài hoặc xe hãng dỗ tại dó). Bạn có thể lựa chọn tùy theo nhu cầu của bạn. Nếu bạn đi Jestar, hãng này có ô tô đưa về đến số 204 Trần Quang Khải Giá từ: 30.000 – 35.000VND/nguời Từ 2 diểm trên bạn có thể bắt xe taxi hoặc xe ôm dể về địa điểm mong muốn. Nhớ hỏi kỹ giá cả ngay từ đầu để đảm bảo không bị “chặt chém” Ði bằng xe Taxi

Ra khỏi sân bay rẽ tay phải là có rất nhiều xe taxi đỗ ở đó, bạn nên chọn hãng có tên biển gắn tại chỗ dành cho xe taxi. Truớc khi lên xe, hãy hỏi giá và yêu cầu trả trọn gói từ sân bay về đến địa điểm bạn mong muốn. Về đến trung tâm Hà Nội thì hiện nay giá khoảng 300.000VND. Ði bằng xe bus


Bạn ra đuờng lớn bắt xe buýt số 7 về bãi chung chuyển Cầu Giấy hết khoảng 7.000VND. Tiếp đó bắt xe 32 hoặc 25 từ đây về bến xe Giáp Bát hết khoảng 5.000VND. Bạn cũng có thể bắt xe số 17 từ sân bay Nội Bài về Long Biên giá khoảng 5.000 – 7.000VND. Note: Ði xe buýt có ưu diểm là giá rẻ nhưng phải chờ đợi, hên xui là lâu hoặc nhanh nhé! Ngoài ra nếu mà nhiều hành lý thì cũng không tiện lắm đâu. ĐI LẠI THĂM QUAN Ở HÀ NỘI Cũng giống như tại TP HCM, vào giờ cao điểm: Từ 7h00 – 8h00 sáng và 17h00 – 18h00 chiều, nhiều con đường ở Hà Nội xảy ra tình trạng tắc duờng (kẹt xe) do lưu luợng giao thông quá đông đúc. Tham thú phố phuờng Hà Nội vào thời gian này thật không thú vị chút nào. Ngoài ra, các điểm tham quan ở trung tâm Hà Nội không quá xa nhau nên bạn có thể thuê xe máy và tự lái đi.

Muốn thuê được xe bạn phải đặt chứng minh thư và dặt cọc từ 4 – 10 triệu đồng.Giá thuê từ 10.000 – 15.000 VND/giờ và 60.000 – 120.000 VND/ngày. Một số dịa chỉ: 5 Ðinh liệt, 53 Trần Hưng Ðạo, 23 E Hai Bà Trưng… Tất nhiên bạn cũng có thể chọn phương tiện khác là xe ôm hay taxi. Mẹo nhỏ cho bạn là nên hỏi giá và trả giá truớc khi đi bất cứ đâu. NHỮNG KHU VỰC CHÍNH Trung Tâm Thủ Ðô (Quận hoàn Kiếm) Nằm ở vị trí trung tâm của kinh thành Thăng Long xưa và Thủ đô Hà Nội ngày nay song quận Hoàn Kiếm có diện tích nhỏ nhất tại Hà Nội.


Trên địa bàn quận có nhiều trụ sở các cơ quan đại diện ngoại giao, văn phòng đại diện các tổ chức quốc tế, cơ quan Nhà nuớc ở Trung ương và địa phương, nhiều trụ sở tôn giáo lớn, các di tích lịch sử-văn hóa và di tích cách mạng, các công trình kiến trúc-van hóa có giá trị như: Hồ Gươm, khu phố cổ, vuờn hoa Lý Thái Tổ… Khu phố cổ Hà Nội Phố cổ Hà Nội là tên gọi thông thuờng của một khu vực đô thị có từ lâu đời của Hà Nội. Khu phố cổ Hà Nội là tên gọi thông thường của một khu vực đô thị có từ lâu đời của Hà Nội nằm ở ngoài hoàng thành Thăng Long. Khu đô thị này tập trung dân cư hoạt động tiểu thủ công nghiệp và buôn bán giao thương, hình thành lên những phố nghề đặc trưng, mang những nét truyền thống riêng biệt của cư dân thành thị, kinh đô. Ngày nay khu phố cổ Hà Nội là điểm đến hấp dẫn cho những ai muốn tìm hiểu về Thăng Long - Đông Đô - Hà Nội.


Khu "Hà Nội 36 phố phường" là một cách gọi không chính xác của khu phố cổ, vì 36 phố phường là một cách gọi ước lệ khu vực đô thị cổ, nằm bên trong và bên ngoài cả khu phố cổ.n Kiếm Hồ Hoàn Kiếm (còn gọi là hồ Gươm) là một hồ nuớc ngọt nằm giữa Thủ đô Hà Nội.

Hồ Hoàn Kiếm còn được gọi là Hồ Gươm (trong bản đồ Hà Nội năm 1886, hồ này được gọi là Hồ Hoàn Gươm - Lac de Hoan Guom), là một hồ nước ngọt tự nhiên của thành phố Hà Nội. Trước kia, hồ còn có các tên gọi là hồ Lục Thủy (vì nước có màu xanh quanh năm), hồ Thủy Quân (dùng để duyệt thủy binh), hồ Tả Vọng và Hữu Vọng (trong thời Lê mạt)[3]. Tên gọi Hoàn Kiếm xuất hiện vào đầu thế kỷ 15 gắn với truyền thuyết vua Lê Thái Tổ trả gươm báu cho Rùa thần. Tên hồ được lấy để đặt cho một quận trung tâm của Hà Nội (quận Hoàn Kiếm) và là hồ nước duy nhất của quận này cho đến ngày nay. Hồ Tây


Tọa lạc ở phía Tây và là hồ nuớc ngọt lớn nhất của thủ đô Hà Nội với chu vi 17km. Hồ Tây trước đây còn có các tên gọi khác như Đầm Xác Cáo, Hồ Kim Ngưu, Lãng Bạc, Dâm Đàm, Đoài Hồ, là một hồ nước tự nhiên lớn nhất ở nội thành Hà Nội. Hồ có diện tích hơn 500 ha với chu vi là 18 km. Hồ nằm ở vị trí phía tây bắc trung tâm Hà Nội. Ngành địa lý lịch sử đã chứng minh, hồ Tây là một đoạn của sông Hồng xưa trong quá trình ngưng đọng lại sau khi sông đổi dòng chảy . Các khu vực liền kề xung quanh hồ Tây sẽ được quy hoạch để trở thành trung tâm của Thủ đô Hà Nội mới trong tương lai gần. Thay thế dần vị trí hiện nay đang là Hồ Hoàn Kiếm.

Quảng Truờng Ba Ðình Còn duợc gọi là Quảng truờng Ðộc Lập vì tại dây Chủ tịch Hồ Chí Minh dã dọc bản “Tuyên Ngôn Ðộc Lập” khai sinh ra nuớc Việt Nam dân chủ cộng hòa vào ngày 02/09/1945. Quảng truờng tọa lạc ở phía Tây hồ Hoàn Kiếm, nằm trên duờng Hùng Vuong và phía truớc là lăng Chủ tịch Hồ Chí Minh

Quảng trường Ba Đình là quảng trường lớn nhất Việt Nam, nằm trên đường Hùng Vương và trước Lăng Chủ tịch Hồ Chí Minh. Quảng trường này còn là nơi ghi nhận nhiều dấu ấn quan trọng trong lịch sử Việt Nam, đặc biệt, vào ngày 2 tháng 9 năm 1945, Chủ tịch Chính phủ Cách mạng lâm thời Việt Nam Dân chủ Cộng hòa Hồ Chí Minh đã đọc bản Tuyên ngôn độc lập khai sinh ra nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa. Quảng trường Ba Đình ngày nay có khuôn viên với chiều dài 320m và rộng 100m, có 240 ô cỏ, xen giữa là lối đi rộng 1,4m. Giữa quảng trường là cột cờ cao 25m. Đây là nơi diễn ra các cuộc diễu hành nhân dịp các ngày lễ lớn của Việt Nam, và cũng là một địa điểm tham quan, vui chơi, dạo mát của du khách và người dân Hà Nội.


MỘT SỐ ĐIỂM THĂM QUAN THÚ VỊ A/ NHỮNG ĐIỂM THĂM QUAN GẦN THÀNH PHỐ Ðây là những địa danh góp phần làm nên bản sắc Hà Nội: thanh lịch, cổ kính và chứa dựng nhiều câu chuyện thú vị trong suốt chiều dài lịch sử. Phần nhiều trong số các điểm đến này nằm ở trung tâm thành phố Hà Nội và khá gần nhau, bạn có thể lên kế hoạch tham quan bằng xe máy hay thậm chí là xe đạp. Mát lý tuởng, không gian yên bình. VĂN MIẾU QUỐC TỬ GIÁM

Văn Miếu – Quốc Tử Giám(chữ Hán: 文廟 – 國子監) là quần thể di tích đa dạng và phong phú hàng đầu của thành phố Hà Nội, nằm ở phía Namkinh thành Thăng Long. Hiện nay, nơi đây đã được thủ tướng chính phủ Việt Nam đưa vào danh sách xếp hạng 23 di tích quốc gia đặc biệt. Quần thể kiến trúc Văn Miếu - Quốc Tử Giám bao gồm: hồ Văn, khu Văn Miếu - Quốc Tử Giám và vườn Giám, mà kiến trúc chủ thể là Văn Miếu - nơi thờ Khổng Tử và Quốc Tử Giám - trường đại học đầu tiên của Việt Nam. Khu Văn Miếu - Quốc Tử Giám có tường gạch vồ bao quanh, phía trong chia thành 5 lớp không gian với các kiến trúc khác nhau. Mỗi lớp không gian đó được giới hạn bởi các tường gạch có 3 cửa để thông với nhau (gồm cửa chính giữa và hai cửa phụ hai bên). Từ ngoài vào trong có các cổng lần lượt là: cổng Văn Miếu, Đại Trung, Khuê Văn Các, Đại Thành và cổng Thái Học.[1] Với hơn 700 năm hoạt động đã đào tạo hàng nghìn nhân tài cho đất nước. Ngày nay, Văn Miếu-Quốc Tử Giám là nơi tham quan của du khách trong và ngoài nước đồng thời cũng là nơi khen tặng cho học sinh xuất sắc và còn là nơi tổ chức hội thơ hàng năm vào ngày rằm tháng giêng. Đặc biệt, đây còn là nơi các sĩ tử ngày nay đến "cầu may" trước mỗi kỳ thi. Vé vào cổng: 20.000 VND/luợt.


NHÀ HÁT LỚN HÀ NỘI Nhà hát Lớn Hà Nội là một công trình kiến trúc phục vụ biểu diễn nghệ thuật tọa lạc trên quảng trường Cách mạng tháng Tám, vị trí đầu phố Tràng Tiền, không xa hồ Hoàn Kiếm và Bảo tàng Lịch sử Việt Nam. Công trình được người Pháp khởi công xây dựng năm 1901 và hoàn thành năm 1911, theo mẫu Nhà hát Opéra Garnier ở Paris nhưng mang tầm vóc nhỏ hơn và sử dụng các vật liệu phù hợp với điều kiện khí hậu địa phương. Tác phẩm của hai kiến trúc sư Harlay và Broyer mang nhiều màu sắc, đường nét kiến trúc của các nhà hát ở miền Nam nước Pháp, có cách tổ chức mặt bằng, không gian biểu diễn, cầu thang, lối vào sảnh... giống với các nhà hát ở châu Âu đầu thế kỷ 20. Mặc dù là một công trình kiến trúc mang tính chiết trung, được pha trộn nhiều phong cách, nhưng Nhà hát Lớn Hà Nội vẫn mang đậm dáng vẻ Tân cổ điển Pháp, đặc biệt ở kết cấu kiến trúc, kiểu mái hai mảng lợp ngói đá đen cùng các họa tiết trang trí bên trong. Ra đời muộn hơn các nhà hát ở Sài Gòn và Hải Phòng, nhưng Nhà hát Lớn Hà Nội có kiến trúc hoàn chỉnh nhất và trở thành một hình ảnh quen thuộc, đặc trưng của thành phố Hà Nội.

Ngay từ khi hoàn thành, Nhà hát Lớn đã giữ vai trò một trong những trung tâm văn hóa quan trọng của thủ đô, nơi diễn ra thường xuyên các hoạt động văn hóa, biểu diễn nghệ thuật. Nhà hát Lớn là nơi khai sinh và tôn vinh kịch nghệ cùng sân khấu Việt Nam, cũng như các loại hình nghệ thuật giao hưởng, hợp xướng, nhạc kịch, vũ kịch. Không chỉ vậy, nhà hát còn là một địa điểm mang đậm những dấu ấn lịch sử, từng là nơi Quốc hội đầu tiên của nước Việt Nam độc lập nhóm họp và thông qua Hiến pháp năm 1946, bản Hiến pháp đầu tiên của Việt Nam cũng như danh sách chính phủ Liên hiệp Kháng chiến Việt Nam Dân chủ Cộng hòa (Hồ Chí Minh đứng đầu); Toàn quốc Kháng chiến Ủy viên Hội (Võ Nguyên Giáp làm chủ tịch); Quốc gia Cố vấn đoàn (Vĩnh Thụy làm đoàn trưởng). Sau một thời gian dài bị xuống cấp, công trình lấy lại được vẻ đẹp xưa cũ sau đợt trùng tu từ năm 1995 đến năm 1997, chuẩn bị cho Hội nghị thượng đỉnh củaCộng đồng Pháp ngữ. Ngày nay, Nhà hát Lớn là một trong những địa điểm biểu diễn quan trọng bậc nhất ở Hà Nội, được những người làm nghệ thuật coi như một “ngôi đền” dành cho nghệ thuật cổ điển.Cũng như nhiều công trình kiến trúc và cả những loại hình văn hóa phi vật thể khác, Nhà hát Lớn Hà Nội trở thành minh chứng cho một giai đoạn lịch sử của thành phố, thời kỳ mà các nền văn hóa giao thoa lẫn nhau. Ðịa điểm: Số 1 Tràng Tiền, Chương Dương, Q Hoàn Kiếm, nằm trên quảng truờng Cách Mạng Tháng Tám, vị trí đầu phố Tràng Tiền, không xa hồ Hoàn Kiếm và Bảo tàng Lịch sử Việt Nam. Ðiện thoại liên hệ: 04 39330113/4.


DI TÍCH NHÀ TÙ HỎA LÒ Hỏa Lò tức nhà pha Hỏa Lò là một nhà tù tại trung tâm Hà Nội. Địa danh này được đặt theo con phố của Hà Nội có từ trước thời Pháp thuộc.[1].Đây từng là nơi giam giữ rất nhiều nhà Cách mạng lớn của Việt Nam

Nhà tù này được thực dân Pháp xây năm 1896 ở khu vực lúc đó là ngoại vi thành phố làm ngục thất trung ương của cả hai xứ Trung và Bắc Kỳ. Nơi đây giam giữ nhiều hạng người, trong đó có những tù phạm chính trị, những người ái quốc chống lại chính quyền thực dân Pháp. Tên tiếng Pháp của nhà tù này lúc bấy giờ là Maison Centrale và tiếng Việt là Ngục thất Hà Nội. Ðịa điểm: Số 1, phố Hỏa Lò, quận Hoàn Kiếm. Giờ mở cửa: 08h00 – 17h00 giờ. Giá vé: 20.000 VND/luợt, trẻ em duới 15 tuổi được miễn phí.

HỒ HOÀN KIẾM VÀ ĐỀN NGỌC SƠN Dường như tất cả người dân Hà Nội đều tìm đến hồ Hoàn Kiếm để thoát khỏi cuộc sống ồn ào ở thủ đô. Quanh hồ trồng nhiều loại hoa và cây cảnh, giữa hồ có tháp Rùa, đền Ngọc Sơn. Xung quanh hồ còn có nhiều di tích lịch sử khác như cầu Thê Húc màu đỏ mang ý nghĩa giữ lại ánh sáng đẹp của bầu trời dẫn đến cổng đền Ngọc Sơn, Tháp Bút khắc 3 chữ “Tả Thanh Thiên” (viết lên trời xanh), Đài Nghiên, đình Trấn Ba, tháp Hòa Phong…


Ðịa điểm: Phố Ðinh Tiên Hoàng, quận Hoàn Kiếm. Giờ mở cửa: 08h00 – 17h00 giờ. Giá vé: 10.000 VND/luợt, miễn phí cho trẻ em dưới 15 tuổi. LĂNG BÁC Quảng trường Ba Đình và lăng Bác đã trở thành không gian thiêng liêng của Thủ đô Hà Nội cũng như của cả nước. Ngay trước Lăng là quảng trường BaĐình được ví như trái tim của Hà Nội, tại đây đã diễn ra những sự kiện trọng đại của thủ đô và của cả nước. Viếng Lăng xong bạn sẽ được theo đoàn đi thăm nhà sàn, ao cá Bác Hồ, vẫn còn rất nhiều kỷ vật của Bác lúc sinh thời.

Giờ mở cửa: Lăng Bác mở cửa 5 ngày một tuần, vào các buổi sáng thứ Ba, thứ Tu, thứ Nam, thứ Bảy và Chủ nhật. Từ tháng 4 dếng tháng 10, mở cửa từ 7h30 – 10h30 Từ tháng 11 dếng tháng 3 mở cửa từ 8h00 dến 11h00 giờ; Ngày lễ, thứ bảy, Chủ nhật mở cửa thêm 30 phút. Hàng năm Lăng đóng cửa để làm nhiệm vụ tu bổ định kỳ vào 2 tháng: tháng 10 và tháng 11. Hiện nay miễn phí vé vào cửa nhưng du khách phải tuân theo những yêu cầu nhu ăn mặc chỉnh tề, không đem máy ảnh, giữ trật tự trong Lăng. Ðịa điểm: Quảng truờng Ba Ðình, đuờng Hùng Vương, quận Ba Ðình.


HOÀNG THÀNH THĂNG LONG

Hoàng thành Thăng Long là quần thể di tích gắn với lịch sử kinh thành Thăng Long – Hà Nội được UNESCO công nhận là Di sản Thế giới vào ngày 01/08/2012 trong thời gian chuẩn bị diễn ra đại lễ 1000 năm Thăng Long. Nếu muốn tìm hiểu sâu về khu di tích Hoàng thành Thăng Long, bạn có thể thuê hướng dẫn viên tại đó, tuy không có giá quy định nhưng thường khoảng 100.000 – 200.000 VND. Địa điểm: 18 đường Hoàng Diệu, quận Ba Đình. Nếu ở phố Cổ, bạn thì có thể tìm xe bus chuyến xe số 22, chuyến xe này sẽ dừng ở điểm đỗ trước cửa Hoàng Thành. Thời gian tham quan khoảng 1h45 phút, không mất vé tham quan. BẢO TÀNG DÂN TỘC HỌC VIỆT NAM

Ðến đây du khách duợc chào đón để tham quan, nghiên cứu về dân tộc học, từ những sự kiện tôn giáo tới các nghi lễ tuợng trưng của 54 dân tộc Việt Nam. Bảo tàng hiện có 3 khu vực chính: Một khu bao gồm nhà trưng bày, văn phòng và cơ sở nghiên cứu, thư viện… Khu thứ 2 là khu trưng bày ngoài trời và khu thứ 3 nhằm để giới thiệu văn hóa các dân tộc nuớc ngoài, chủ yếu là các dân tộc ở Ðông Nam Á.


Địa điểm: đường Nguyễn Văn Huyên, quận Cầu Giấy, cách trung tâm Hà Nội chừng 8 km, ĐT: 04 3756 2193. Vé vào cửa: Người lớn: 25.000VND, dưới 16 tuổi: 3.000VND. Hướng dẫn tham quan: Tiếng Việt 30.000VND. Giờ mở cửa: 08h30 – 17h30 giờ tất cả các ngày trong tuần trừ thứ 2 và Tết nguyên đán. ĐỀN QUÁN THÁNH

Ðây là một trong Thăng Long tứ trấn và Thăng Long tứ quán xưa. Trong đền có bức tuợng Trấn Vũ được đúc bằng đồng đen nam 1667, cao 3,69 m, nặng khoảng 4 tấn. Tuợng Trấn Vũ là một công trình nghệ thuật độc đáo duy nhất tại ViệtNam, khẳng định nghệ thuật đúc đồng và tạc tượng của nguời Hà Nội cách đây ba thế kỷ. Ðền Quán Thánh còn nổi tiếng với vẻ đẹp của nghệ thuật chạm khắc gỗ. Trên các bộ phận kiến trúc bằng gỗ của ngôi đền các đề tài như tứ linh, tùng, trúc, cúc, mai, lẵng hoa, bầu ruợu, thanh gươm, cảnh sinh hoạt của trần gian và thượng giới… được chạm khắc một cách tinh xảo mang đậm phong cách nghệ thuật thời Lê. NHÀ CỔ 87 MÃ MÂY Được xây dựng từ những năm đầu thế kỷ XIX, ngôi nhà 87 phố Mã Mây đã trải bao biến cố thăng trầm lịch sử của thời gian, nhưng vẫn giữ nguyên lối kiến trúc cổ. Truớc năm 1945, chủ nhà là một thương gia gạo nổi tiếng đất Hà thành – ngôi nhà đã đón nhiều thương lái khắp mọi miền. Sau năm 1945, người chủ nhượng lại ngôi nhà cho một gia đình người Hoa giàu có làm nghề buôn bán và bốc thuốc. Người chủ mới chỉ gắn bó với ngôi nhà chưa đầy 10 năm thì di cư vào Nam, để lại ngôi nhà vắng chủ trong một thời gian dài.


Đến năm 1999, ngôi nhà được trùng tu lại theo chương trình “Bảo tồn, tôn tạo phố cổ Hà Nội” – dự án giữa Tp. Hà Nội với Tp. Toulouse (Pháp). Nay, ngôi nhà là điểm tham quan hấp dẫn du khách trong, ngoài nước và là địa chỉ tái hiện sinh động bức tranh toàn cảnh sinh hoạt, buôn bán tấp nập của “Hà Nội ba mươi sáu phố phường xưa”. Giờ mở cửa: 8h00 – 20h00, 19h00 mỗi ngày có biểu diễn nghệ thuật dân gian Đào Xá, ca trù trong 60 phút. Giá vé tham quan: 5.000 – 10.000 VND/lượt. BẢO TÀNG PHỤ NỮ VIỆT NAM Nằm ở trung tâm thủ đô Hà Nội, cách hồ Hoàn Kiếm và khu phố cổ khoảng hơn 500m, Bảo tàng Phụ nữ Việt Nam toạ lạc trên phố Lý Thuờng Kiệt, đây là con phố đẹp, cổ kính bậc nhất Hà Nội, nơi có nhiều toà nhà kiến trúc kiểu Pháp cổ, những đại sứ quán, nhiều cơ quan, khách sạn Hà Nội 3-5 sao lớn. Bảo tàng Phụ nữ Việt Nam được thành lập năm 1987, trực thuộc Hội LHPN Việt Nam. Là một bảo tàng Giới với chức năng nghiên cứu, lưu giữ bảo quản, trưng bày những di sản vật thể, phi vật thể về lịch sử, văn hóa của phụ nữ Việt Nam, Hội LHPN Việt Nam; đồng thời là trung tâm giao lưu văn hóa của phụ nữ Việt Nam và phụ nữ quốc tế vì mục tiêu Bình đẳng, Phát triển và Hoà Bình. Từ khi khánh thành năm 1995, Bảo tàng Phụ nữ Việt Nam đã trưng bày thành công rất nhiều triển lãm phục vụ hàng trăm nghìn khách trong nước và quốc tế mỗi năm. Bảo tàng cũng đã phát triển một bộ sưu tập hơn 25.000 tài liệu hiện vật liên quan đến phụ nữ Việt Nam.


Cuối năm 2010, Bảo tàng Phụ nữ Việt Nam mở cửa trở lại hệ thống trưng bày thường xuyên sau 4 năm đóng cửa nâng cấp, chỉnh lý với 3 chủ đề: - Phụ nữ trong Gia đình - Phụ nữ trong Lịch sử - Thời trang nữ Nội dung trưng bày mới được trình bày một cách khoa học, đẹp mắt với các trang thiết bị hiện đại đã mang lại cho Bảo tàng một dịên mạo mới với bản sắc độc đáo, ấn tượng. Cùng đó, bảo tàng đã chuyển đổi từ loại hình bảo tàng lịch sử văn hoá thành một bảo tàng giới giàu bản sắc, cung cấp nhiều thông tin về những truyền thống văn hóa, các vấn đề xã hội đương đại. CHÙA MỘT CỘT


Chùa Một Cột hay Chùa Mật (gọi theo Hán-Việt là Nhất Trụ tháp 一柱塔), còn có tên khác là Diên Hựu tự (延祐寺) hoặc Liên Hoa Đài (蓮花臺, "đài hoa sen"), là một ngôi chùa nằm giữa lòng thủ đô Hà Nội. Đây là ngôi chùa có kiến trúc độc đáo ở Việt Nam. Chùa Một Cột ở gần bên lăng Bác. Bạn có thể kết hợp đi thăm hai địa diểm này. Ngôi chùa có từ năm 1049, được coi là chùa có kiến trúc dộc đáo nhất Việt Nam: Chỉ có một gian nằm trên một cột đá ở giữa hồ Linh Chiểu có trồng hoa sen. Ðây là một trong những biểu tuợng của thủ đô Hà Nội. B/ NHỮNG ĐIỂM THĂM QUAN PHẢI DI CHUYỂN XA TRUNG TÂM HÀ NỘI Thành Cổ Loa và đền thờ An Dương Vương

Ðây là toà thành cổ vào bậc nhất Việt Nam được vua Thục An Dương Vương xây từ thế kỷ thứ 3 trước Công nguyên để làm kinh đô nước Âu Lạc (tên nước Việt Nam thời đó). Nay thuộc huyện Ðông Anh, ngoại thành Hà Nội. Thành được xây dựng kiểu vòng ốc (nên gọi là Loa thành) tương truyền có tới 9 vòng, dưới thành ngoài là hào sâu ngập nước thuyền bè đi lại được. Ngày nay ở Cổ Loa còn lại 3 vòng thành đất: thành ngoài (chu vi 8km), thành giữa (hình đa giác, chu vi 6,5km) và thành trong (hình chữ nhật, chu vi 1,6km). Thân thành ngày nay còn có chiều cao trung bình từ 4-5m, có chỗ còn cao tới 12m, chân thành rộng tới 20-30m. Các cửa của 3 vòng thành cũng được bố trí rất khéo, không hề nằm cùng trên một trục thẳng mà lệch chéo đi rất nhiều. Do đó đường nối hai cửa thành ở cùng một hướng đều là một đường quanh co, lại có ụ phòng ngự ở hai bên nên gây rất nhiều trở ngại cho quân địch khi tiến đánh thành. Địa điểm: Từ trung tâm thành phố, đi 18km đến xã Cổ Loa thuộc huyện Ðông Anh, nằm trên quốc lộ Hà Nội đi Phúc Yên.


Làng cổ Đường Lâm

Đường Lâm là một xã thuộc thị xã Sơn Tây, Hà Nội, Việt Nam. Đường Lâm trở thành làng cổ đầu tiên ở Việt Nam được Nhà nước trao bằng Di tích lịch sử văn hóa quốc gia ngày 19 tháng 5 năm 2006. Đây là quê hương nhiều danh nhân như vua Ngô Quyền, Bố Cái Đại vương Phùng Hưng, Giang Văn Minh, bà Man Thiện (mẹ của hai Bà Trưng), bà chúa Mía (người xây chùa Mía, vương phi của chúa Trịnh Tráng), Phan Kế Toại, Hà Kế Tấn,Kiều Mậu Hãn, Phan Kế An, ... Đường Lâm còn được gọi là đất hai vua do là nơi sinh ra Ngô Quyền và Phùng Hưng. Tuy gọi là làng cổ nhưng thực ra Đường Lâm từ xưa gồm 9 làng thuộc tổng Cam Giá Thịnh huyện Phúc Thọ trấn Sơn Tây, trong đó 5 làng Mông Phụ, Đông Sàng, Cam Thịnh, Đoài Giáp và Cam Lâm liền kề nhau. Các làng này gắn kết với nhau thành một thể thống nhất với phong tục, tập quán, và tín ngưỡng hàng ngàn năm nay không hề thay đổi. Đầu thế kỷ 19, Đường Lâm là nơi đặt lỵ sở của trấn Sơn Tây. Sách Đại Việt địa dư toàn biên, Nguyễn Văn Siêu viết: "... Bố Cái Đại Vương là Phùng Hưng. Tiền Ngô Vương Quyền đều là người Đường Lâm. Nay xã Cam Lâm, tổng Cam Giá, huyện Phúc Thọ (xã Cam Lâm trước là xã Cam Tuyền) có 2 đền thờ Bố Cái Đại Vương và Tiền Ngô Vương. Còn có một bia khắc rằng: Bản xã đất ở rừng rậm, đời xưa gọi là Đường Lâm, đời đời có anh hào. Đời nhà Đường có Phùng Vương tên húy Hưng, đời Ngũ Đại có Ngô Vương tên húy Quyền. Hai vương cùng một làng, từ xưa không có. Uy đức còn mãi, miếu mạo như cũ. Niên hiệu đề là Quang Thái năm thứ 3 (Trần Thuận Tông-1390) mùa xuân tháng 2, ngày 18 làm bia này..." Địa điểm: Đi xe máy hoặc ô tô theo đường Láng Hòa Lạc đến ngã tư với đường 21 Xuân Mai – Sơn Tây ( rẽ phải), đi tiếp 12km theo đường này đến chỗ đèn xanh đèn đỏ tại ngã Tư ở thị xã Sơn Tây. Qua bên kia ngã tư đi tiếp 5km có một ngã ba ở cột cờ thì theo lối đi thẳng. Sau đó sẽ thấy biển ghi làng cổ Đường Lâm, cách chỗ rẽ nói trên 2-3km. Du khách có thể đi xe bus từ Trung tâm thành phố Hà Nội lên đến Sơn Tây rồi tiếp tục đi xe taxi vào đến cổng làng.


Làng lụa Vạn Phúc Làng lụa Hà Đông hay Làng lụa Vạn Phúc (nay thuộc phường Vạn Phúc, thuộc quận Hà Đông, cách trung tâm Hà Nội khoảng 10 km) là một làng nghề dệt lụa tơ tằm đẹp nổi tiếng có từ ngàn năm trước. Lụa Vạn Phúc có nhiều mẫu hoa văn và lâu đời bậc nhất Việt Nam. Lụa Hà Đông từng được chọn may trang phục cho triều đình. Nằm bên bờ sông Nhuệ, làng lụa Vạn Phúc vẫn còn giữ được ít nhiều nét cổ kính quê ngày xưa như hình ảnh cây đa cổ thụ, giếng nước, sân đình, buổi chiều vẫn họp chợ dưới gốc đa trước đình. "Lụa Hà Đông" cũng như các sản phẩm thủ công truyền thống của các làng nghề Hà Nội, thường được nhắc đến trong thơ ca xưa. Trong nhiều gia đình, khung dệt cổ vẫn được giữ lại, xen lẫn với các khung dệt cơ khí hiện đại.

Ðịa điểm: Từ đuờng Khuất Duy Tiến mới hay mọi nguời gọi quen là duờng Vành Ðai 3, chiều từ Nguyễn Trãi ra, bạn rẽ trái theo biển chỉ dẫn sẽ vào duờng Lê Văn Lương kéo dài. Ði khoảng 10 phút tới ngã tư giao với đường 70 và khu đô thị mới Vạn Phúc, rẽ trái tiếp khoảng 1 km sẽ tới làng. Làng gốm Bát Tràng


Gốm Bát Tràng là tên gọi chung cho các loại đồ gốm được sản xuất tại làng Bát Tràng, thuộc xã Bát Tràng, huyện Gia Lâm, Hà Nội. Theo nghĩa Hán Việt, chữ Bát (鉢) là bát ăn của nhà sư (tiếng Phạn là Patra), chữ Tràng (場, còn đọc là Trường) nghĩa là "cái sân lớn", là mảnh đất dành riêng cho chuyên môn. Theo các cụ già trong làng kể lại, chữ Bát bên trái là bộ "Kim-金" ví với sự giàu có, "本-bản" có nghĩa là cội nguồn, nguồn gốc. Dùng chữ Bát như vậy để khuyên răn con cháu "có nghề có nghiệp thì cũng không được quên gốc". Hiện nay, tại các đình, đền và chùa ở Bát Tràng đều vẫn còn các chữ Bát Tràng được viết bằng chữ Hán là 鉢場. Ðịa diểm: Từ phía trung tâm Hà Nội có thể di theo cầu Vinh Tuy, cầu Thanh Trì. Qua sông Hồng, bạn rẽ phải chừng 10 – 15 km là đến cổng làng Bát Tràng. Bạn cũng có thể đi xe bus số 47 từ bến Long Biên, cuối đuờng Yên Phụ dến thẳng Bát Tràng.Tràng Chùa Thầy

Chùa Thầy là một ngôi chùa ở chân núi Sài Sơn, huyện Quốc Oai, tỉnh Hà Tây cũ, nay là xã Sài Sơn, huyện Quốc Oai, Hà Nội, cách trung tâmHà Nội khoảng 20 km về phía Tây nam, đi theo đường cao tốc Láng - Hòa Lạc. Sài Sơn có tên Nôm là núi Thầy, nên chùa được gọi là chùa Thầy. Chùa được xây dựng từ thời nhà Lý. Đây là nơi tu hành của Thiền sư Từ Đạo Hạnh, lúc này núi Thầy còn gọi là núi Phật tích. Địa điểm: Chùa Thầy cách trung tâm Hà Nội khoảng 20 km về phía Tây Nam, đi theo đường cao tốc Láng – Hòa Lạc.


Chùa Hương

Chùa Hương là cách nói trong dân gian, trên thực tế chùa Hương hay Hương Sơn là cả một quần thể văn hóa - tôn giáo Việt Nam, gồm hàng chục ngôi chùa thờ Phật, vài ngôi đền thờ thần, các ngôi đình, thờ tín ngưỡng nông nghiệp. Trung tâm chùa Hương nằm ở xã Hương Sơn, huyện Mỹ Đức, Hà Nội, nằm ven bờ phải sông Đáy. Trung tâm của cụm đền chùa tại vùng này chính là chùa Hương nằm trong động Hương Tíchhay còn gọi là chùa Trong. Địa điểm: Từ Hà Nội đi qua quận Hà Ðông, tới Vân Ðình, đến Bến Ðục thì dừng xe để chuyển sang đi thuyền, xuôi dòng suối Yến chừng 3km là vào đến khu danh thắng Hương Sơn. Giá vé tham quan: 50.000đ/người/lượt (đối với người cao tuổi từ 60 tuổi trở lên và trẻ em dưới 15 tuổi, mức phí trên giảm 50%); với vé xuồng, đò (thường): tuyến Hương Tích là 35.000đ/người/lượt (vào + ra), tuyến Long Vân – Tuyết Sơn là 25.000đ/người/lượt. Với loại vé chất lượng cao, tuyến Hương Tích là 40.000 đ/người/lượt (vào + ra); tuyến Long Vân – Tuyết Sơn là 30.000đ/người/lượt.


Đền Gióng Sóc Sơn và Hồ Đông Quan

Ngôi dền nằm duới chân núi Vệ Linh, thuộc xã Phù Linh, huyện Sóc Sơn, Hà Nội; cách trung tâm Hà Nội chừng 40km. Ðây là ngôi dền thờ Thánh Gióng, một trong tứ bất tử của tín nguỡng dân gian Việt Nam. Quần thể di tích có hồ Ðồng Quan với phong cảnh hùng vĩ, không khí trong lành, mát mẻ. Ðịa điểm: Qua cầu Long Biên, rẽ trái theo huớng sang cầu Ðuống. Qua cầu Ðuống rẽ trái tiếp rồi đi thẳng, vào địa phận Sóc Sơn đi qua 3 cái ngã tư, rẽ trái rồi đi đến cuối đường là đền Gióng. Giá từ: 20.000VND/bát trở lên. NHỮNG MÓN ĂN HẤP DẪN Ẩm thực Hà Nội trở thành một trong những nét quyến rũ du khách khắp nơi đổ về mảnh đất ngàn năm văn hiến. Món ăn nổi tiếng nhất ở Hà Nội là phở, song còn rất nhiều món khác từ sang trọng đến bình dân “vỉa hè” mà du khách đừng bỏ lỡ cơ hội nếm thử. Tất cả đã góp phần làm nên một Hà Nội thân thương. BÚN ỐC


Ðây là một trong những món ăn mà ai từng sống ở Hà Nội đi xa đều nhớ về, đặc biệt là phái nữ. Tô bún ốc mang vị chua chua của dấm bỗng, vị giòn đậm đà của ốc, ăn kèm với dậu phụ chiên, rau sống… Chế biến món bún ốc không khó, nhưng tô bún ngon vẫn là bí quyết riêng của mỗi người. Ðến Hà Nội, bạn có thể thuởng thức món này ở: Bún ốc bà Sáu – 73A phố Mai Hắc Ðế (bán từ sáng tới trua), bún ốc bà Lương ở phố Khương Thượng, bún ốc Cô Béo số 1 Hòe Nhai, bún ốc ở chợ Nguyễn Cao (số 5 Ðống Mác, P. Ðống Mác,Q. Hai Bà Trưng). NỘM BÒ KHÔ

Nộm bò khô Hà Nội là món ăn vặt khoái khẩu của nhiều chị em. Nguyên liệu chính tạo nên món ăn này là đu đủ xanh, bò khô, rau thơm và đặc biệt là nuớc mắm chua ngọt ruới lên trên. Bạn có thể dễ dàng tìm thấy nhiều nơi bán món này, tuy nhiên nếu muốn thuởng thức đĩa nộm thật ngon thì nên dến: Quán nộm Huế trên duờng Hàm Long, đối diện nhà thờ Hàm Long (Nộm bò, nộm thập cẩm, nộm gân bò, nộm gan lá lách…); quán Long Vi Ôn ở số nhà 23 phố hồ Hoàn Kiếm (quán ông Tàu áo đen)… . Giá từ: 20.000VND/suất


BÚN CHẢ HÀ NỘI

Bún chả thường có có cùng một lúc hai loại chả: Chả viên và chả miếng. Chả viên được làm từ thịt nạc vai lợn băm thật nhuyễn nặn viên, ướp trộn vớimuối, tiêu, nước mắm trên 35 độ đạm, đường, hành khô băm thật nhuyễn, dầu thực vật hoặc mỡ nước. Tùy vào độ tươi của thịt, sau khi trộn gia vị nếu thấy thịt có vẻ hơi khô thì cho thêm một chút dầu sao cho miếng thịt dễ dàng kết dính khi vo nắn thành miếng cỡ 2 ngón tay rồi nhấn cho hơi dẹp lại. Nếu thích cầu kỳ hơn thì gói ngang mỗi miếng chả là một lần lá chuối rồi mới nướng, miếng chả sẽ không bị sạm và thơm hơn. Dùng thịt nạc vai để làm món chả là một lựa chọn tinh tế đã có truyền thống vì nạc vai chắc thịt nhưng không có sớ nhiều như thịt đùi, không mềm như thịt mông...điều này làm cho miếng thịt khi băm nhuyễn rồi nắn lại, miếng chả chắc hơn là dùng những phần thịt khác. NEM TAI BÀ HỒNG


Là một món ăn chơi dân dã, nem tai được rất nhiều người ưa thích. Nem tai đơn giản chỉ là tai lợn làm sạch, hấp lên rồi thái mỏng, trộn với thính, ăn chung với bánh tráng, lá sung, sung muối, rau sống, chấm với nuớc mắm ngọt. Vị giòn giòn của tai lợn hòa trộn với vị thơm bùi đậm đà của thính, vị tươi mát của các loại rau và vị ngòn ngọt của nuớc chấm tạo nên một cảm giác cực kỳ thú vị cho nguời thuởng thức. Ðến Hà Nội, bạn nhớ ghé quán nem tai Bà Hồng để thưởng thức món ăn này nhé.

CHÂN GÀ NƯỚNG

Ở Hà Nội, nơi bán chân gà nuớng nổi tiếng nhất là phố Lý Văn Phức (con phố nhỏ trên duờng Nguyễn Thái Học). Cánh và chân gà duợc nuớng thơm phức, dùng kèm khoai lang và bánh mỳ phết mật ong, dưa leo ngâm dấm, chấm chút tương ớt… là món ngon bạn không thể chối từ. Cả phố Lý Văn Phức đều bán chân gà nuớng nhưng thực khách đồn nhau rằng quán cuối cùng là ngon nhất. Chỉ với 50.000VND/ nguời, bạn có một bữa tiệc chân gà nuớng tuyệt hảo. CHẢ CÁ LÃ VỌNG


Món chả cá Lã Vọng nổi tiếng ở Hà Nội luôn nằm trong top những món ăn ngon không nên bỏ lỡ được giới thiệu trong các cuốn sách về du lịch Việt Nam. Chả cá Lã Vọng ngon là sự kết hợp hoàn hảo giữa các gia vị đặc trưng Việt Nam như nghệ, thì là, mắm tôm và nuớc mắm, tất cả hòa quyện lại thành một món ăn có mùi thơm vô cùng hấp dẫn. Món này được ăn kèm với ớt đỏ, bún, các loại rau thơm... Ở Hà Nội bây giờ có rất nhiều quán bán chả cá nhưng địa chỉ lâu đời nhất phải kể dến quán Chả cá Lã Vọng – 14 phố Chả Cá.

ỐC LUỘC

Ốc luộc ở Hà Nội đặc biệt nhất ở bát nước chấm, nhiều quán ốc tạo được tên tuổi cũng từ nước chấm hương vị đặc biệt riêng. Người Hà Nội ăn ốc luộc kèm với xả bằm, lá chanh và đôi khi cả dưa leo, củ sắn (củ đậu) hay sung muối chua nữa. Muốn ăn ốc luộc ngon, bạn có thể đến với quán Ngao, ốc – phố Lương Định Của (đoạn rẽ ra Phạm Ngọc Thạch); quán ốc số 1 Đinh Liệt; quán ốc ở đầu Hàm Long đối diện nhà Thờ; quán Ốc Nóng Lân Bình, ở 18 Hàng Bè (trong nhà sau, đi qua 1 con hẻm); quán ốc luộc trong chợ Trại Găng


Turn static files into dynamic content formats.

Create a flipbook
Issuu converts static files into: digital portfolios, online yearbooks, online catalogs, digital photo albums and more. Sign up and create your flipbook.