1
ĐỀ CƯƠNG TỐT NGHIỆP THƯ VIỆN TỔNG HỢP VŨNG TÀU
ĐỀ CƯƠNG TỐT NGHIỆP
MỤC LỤC I. TỔNG QUAN VỀ ĐỀ TÀI .......................................................................................................5 I.1 LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI......................................................................................................................... 5 I.2 MỘT SỐ KHÁI NIỆM ......................................................................................................................... 7 I.3 PHÂN LOẠI ........................................................................................................................................ 8 I.4 XU HƯỚNG PHÁT TRIỂN................................................................................................................ 10 I.5 CÁC KHU CHỨC NĂNG CHÍNH ...................................................................................................... 11 I.6 MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU ĐỀ TÀI .................................................................................................... 11 I.7 CÔNG TRÌNH THAM KHẢO ............................................................................................................ 13 II. CƠ SỞ THIẾT KẾ................................................................................................................ 17 II.1 CƠ SỞ DỮ LIỆU.............................................................................................................................. 17 II.1.1 Cơ sở xác định dữ liệu đề tài ................................................................................................. 17 II.1.2 Tiêu chuẩn thiết kế................................................................................................................. 18 II.1.3 Một số cơ sở liên quan khác.................................................................................................. 21 II.2 NGUYÊN LÝ THIẾT KẾ.................................................................................................................... 23 II.2.1 Quy hoạch chung ................................................................................................................... 23 II.2.2 Tổ chức tổng mặt bằng .......................................................................................................... 24 II.2.3 Tổ chức không gian kiến trúc ................................................................................................ 25 II.2.4 Cơ sở xác định quy mô thiết kế ............................................................................................ 26 II.3 ĐẶC ĐIỂM THIẾT KẾ CÔNG TRÌNH ............................................................................................... 30 II.3.1 Sơ đồ dây chuyền công năng ................................................................................................ 30 II.3.2 Phân khu chức năng .............................................................................................................. 31 II.3.3 Đặc điểm - Yêu cầu thiết kế các khu chức năng .................................................................. 32 II.3.4 Đặc điểm về kỹ thuật ............................................................................................................. 36
2
ĐỀ CƯƠNG TỐT NGHIỆP THƯ VIỆN TỔNG HỢP VŨNG TÀU
II.4 PHÂN TÍCH KHU ĐẤT XÂY DỰNG ................................................................................................. 41 II.4.1 GIỚI THIỆU CHUNG VỀ ĐỊA PHƯƠNG ................................................................................... 41 II.4.2 ĐẶC ĐIỂM KHU ĐẤT XÂY DỰNG ............................................................................................ 42 II.4.3 ĐẶC ĐIỂM DÂN CƯ KHU VỰC ................................................................................................ 48 II.4.4 PHÂN TÍCH ĐÁNH GIÁ KHU ĐẤT XÂY DỰNG ........................................................................ 49 III. NHIỆM VỤ THIẾT KẾ ........................................................................................................51 III.1 QUY MÔ CÔNG TRÌNH ................................................................................................................. 51 III.2 QUY MÔ SỬ DỤNG CÔNG TRÌNH ............................................................................................... 52 III.3 NHIỆM VỤ THIẾT KẾ ..................................................................................................................... 55 IV. ĐỊNH HƯỚNG THIẾT KẾ .................................................................................................63 IV.1 HƯỚNG NGHIÊN CỨU CHÍNH..................................................................................................... 63 IV.2 Ý TƯỞNG CHÍNH VỀ TỔ CHỨC KHÔNG GIAN ............................................................................ 64 IV.2.1 HÌNH KHỐI ............................................................................................................................. 64 IV.2.2 TỔ HỢP MẶT BẰNG ............................................................................................................... 64 IV.3 GIẢI PHÁP THIẾT KẾ KIẾN TRÚC .................................................................................................. 66
3
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO ......................................................................................69
ĐỀ CƯƠNG TỐT NGHIỆP THƯ VIỆN TỔNG HỢP VŨNG TÀU
4
ĐỀ CƯƠNG TỐT NGHIỆP THƯ VIỆN TỔNG HỢP VŨNG TÀU
I. TỔNG QUAN VỀ ĐỀ TÀI
I. TỔNG QUAN VỀ ĐỀ TÀI I.1 LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI Sách là nguồn tài nguyên kiến thức vô tận của con người, đem lại vốn hiểu biết về vạn vật và “ngôi nhà chung” của chúng chính là Thư viện. Thư viện là kho tri thức của xã hội, là đền đài của văn hóa và sự uyên thâm. Thư viện đóng vai trò cực kỳ quan trọng, giải quyết được 2 vấn đề lớn trong thời đại thông tin:
Giải quyết mâu thuẫn giữa độc quyền với xã hội hóa nguồn lực thông tin
Giải quyết mâu thuẫn giữa bảo quản và khai thác thông tin
Thư viện là nơi cung cấp kiến thức lẫn nhu cầu thông tin. Trong bối cảnh bùng nổ thông tin và những thách thức phát triển nhanh chóng về công nghệ mới, đặc biệt là công nghệ thông tin, thư viện đang phát triển với một tốc độ nhanh chưa từng có. Nên việc xây dựng phát triển thư viện tại nước ta là hoàn toàn cấp thiết. Bối cảnh Trung tâm Thành Phố Vũng tàu được mở rộng dựa theo trục giao thông quanh khu vực bãi biển, tập trung chủ yếu ở các phường trung tâm như 1, 3. Thành phố Vũng Tàu là thành phố loại I trực thuộc tỉnh Bà Rịa Vũng Tàu, là địa phương phát triển của nền kinh tế khu vực các tỉnh vùng Đông Nam Bộ, với chỉ số GDP thuộc hành top của cả nước Theo quy hoạch chủ trương của tỉnh, khu hành chính đã được di dời về thành phố Bà Rịa, hướng tới đẩy mạnh cho thành phố Vũng Tàu phát triển về kinh tế, văn hóa và du lịch dịch vụ, phát huy tốt các tiềm lực sẵn có của thành phố. Sự thay đổi đã góp phần tạo động lực phát triển cho thành phố Vũng Tàu. Theo quy hoạch mới của thành phố sẽ hình thành khu văn hóa, khu trung tâm thương mại – dịch vụ, khu khách sạn cao cấp, trường đại học. Cần thiết xây dựng một thư viện cấp thành phố cho
5
địa phương vào thời điểm hiện tại.
ĐỀ CƯƠNG TỐT NGHIỆP THƯ VIỆN TỔNG HỢP VŨNG TÀU
I. TỔNG QUAN VỀ ĐỀ TÀI
Thực trạng thư viện tại Vũng Tàu Hiện tại tại địa bàn thành phố có thư viện của đại học Bà Rịa Vũng Tàu và thư viện tỉnh Bà Rịa Vũng Tàu hiện đã được di dời về thành phố Bà Rịa.
Thư viện trường đại học Bà Rịa Vũng Tàu có chức năng phục vụ hoạt động giảng dạy, học tập, đào tạo, nghiên cứu khoa học, triển khai ứng dụng tiến bộ khoa học công nghệ và quản lý của nhà trường thông qua việc sử dụng, khai thác các loại tài liệu có trong thư viện (tài liệu chép tay, in, sao chụp, khắc trên mọi chất liệu, tài liệu điện tử, mạng Internet...).
Thư viện tỉnh Ngày 29/11/2005, Ủy Ban nhân tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu có Quyết định số 4563/QĐ-CTUBND, đổi tên Thư viện tổng hợp tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu thành Thư viện tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu. Ngày 27/4/2010, Thư viện tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu chuyển về số 04, Phạm Văn Đồng, phường Phước Trung, thành phố Bà Rịa, tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu. Tuy nhiên cơ sở khang trang, rộng rãi, nhưng Thư viện tỉnh lại thu hút được rất ít bạn đọc. Trong khi đó khu vực trọng điểm ở thành phố Vũng Tàu với lượng học sinh, sinh viên và dân số đông lại không có thư viện phục vụ nhu cầu. Do đó, việc nghiên cứu và xây dựng một Thư viện tổng hợp phục vụ nhu cầu cho người dân là hợp lý và cần thiết ở thời điểm hiện tại, đặc biệt trong sự nghiệp xây dựng và phát triển của nền văn hóa Việt Nam, nâng cao vốn kiến thức hiểu biết rộng cho người dân trong tiến trình phát triển của địa phương nói riêng và cả nước nói chung.
6
ĐỀ CƯƠNG TỐT NGHIỆP THƯ VIỆN TỔNG HỢP VŨNG TÀU
I. TỔNG QUAN VỀ ĐỀ TÀI
I.2 MỘT SỐ KHÁI NIỆM Khái niệm thư viên:
Thư viện là kho sưu tập, sách báo tạp chí hàng từ đĩa tủ film phục vụ người đọc nghiên cứu các ấn phẩm trên giấy vá nghiên cứu trên màn ánh màn hình máy tính.
Thư viện truyền thống là nơi để độc giá đọc, nghiên cứu các tái liệu một cách độc lập, ngày nay thư viện còn mang tính chất trao đổi, tương tác, tạo cảm giác thư giãn thoải mái không gò bỏ cho độc giá khi đến đây.
Thư viện lá kho tri thức của xã hội là nền táng của văn hóa. Thư viện giải quyết mâu thuẫn giữa độc quyền với xã hội hóa nguồn thông tin, giữa bảo quản với khai thác thông tin. Xã hội ngày càng phát triển, công nghệ thông tin ngày càng tiến bộ, nhu cầu tráo đổi thông tin, giao lưu ngày càng cao của con người, thư viện ngày nay như một trung tâm trao đổi học thuật, sinh hoạt cộng đồng.
Mô hình thư viện hiện đại ra đời với sự xuất hiện thêm nhiều không gian chức năng mới kho sách mở, không gian sinh hoạt công đồng, thảo luận, nghiên cứu tập thể không gian đọc mở ra thiên nhiên, không gian cho thanh thiếu niên, không gian đọc của trẻ em. Khái niệm thư viên tổng hợp:
Thư viện tổng hợp: Thời gian hoạt động liên tục trong ngày. Bao gồm nhiều thể loại sách báo, tạp chí, tư liệu các ngành nghề khoa học. Phục vụ mọi thành phần về lứa tuổi, trình độ người đọc. Đáp ứng nhu cầu đọc sách, nghiên cứu, mượn sách, như cầu thông tin đa phương tiện. Mang tính hàn lâm.
7
Thư viện tổng hợp là loại hình thư viện công cộng phổ biến.
ĐỀ CƯƠNG TỐT NGHIỆP THƯ VIỆN TỔNG HỢP VŨNG TÀU
I. TỔNG QUAN VỀ ĐỀ TÀI
I.3 PHÂN LOẠI Theo các cấp quản lý chính quyền và đối tượng sử dụng:
Thư viện tổng hợp quốc gia; Thư viện tổng hợp của tỉnh – thành phố lớn; Thư viên tổng hợp của quận – huyện; Thư viên tổng hợp cấp xã phường.
Cách phân loại này kết hợp với cách phân loại theo quy mô (lượng đọc giả - lượng đầu sách). Thư viện tổng hợp gồm các loại sách báo, tạp chí hồ sơ tư liệu của tất cả các ngành nghề khoa học. Ngoài ra nó tổng hợp cả về lứa tuổi, thành phần trình độ của người đọc.
Theo chuyên ngành:
Do nhà nước quản lý; Do các Bộ, ngành các cơ quan nghiên cứu sản xuất, các trường đại học, dạy nghề; Thư viện Hải dương học – Thư viện Hàng không; Thư viên Quân đội – Thư viện Công an… Cách phân loại này phục vụ được cho một số chuyên ngành cụ thể. Đối tượng sử dụng hướng tới nhóm đối tượng có trình độ học vấn nhất định.
8
ĐỀ CƯƠNG TỐT NGHIỆP THƯ VIỆN TỔNG HỢP VŨNG TÀU
I. TỔNG QUAN VỀ ĐỀ TÀI
Theo đối tượng sử dụng:
Thư viện Quốc hội; Thư viện của các Đảng phái đoàn thể riêng; Thư viện tôn giáo; Thư viện thiếu nhi; Thư viện cho người khuyết tật.
Theo hình thức là bộ phận kết hợp trong các công trình khác:
Thư viện trong các trường học, cơ quan nghiên cứu, cơ quan sản xuất và phục vụ công cộng khác; Thư viện kết hợp bảo tàng; Thư viện trong công trình khách sạn; Thư viện trong các nhà văn hóa, câu lạc bộ; Thư viện gia đình.
Ngoài ra còn có thể phân loại thư viện theo khối tích sách: Thư viện loại nhỏ: từ 15.000 – 20.000 đầu sách. Thư viện loại vừa: từ 20.000 – 60.000 đầu sách. Thư viện loại lớn: từ 60.000 – 120.000 đầu sách. Thư viện cực lớn: từ 120.000 đầu sách trở lên.
9
ĐỀ CƯƠNG TỐT NGHIỆP THƯ VIỆN TỔNG HỢP VŨNG TÀU
I. TỔNG QUAN VỀ ĐỀ TÀI
I.4 XU HƯỚNG PHÁT TRIỂN Thư viện truyền thống/ thư viên đóng
Chỉ thực hiện chức năng lưu trữ, đọc, mượn sách, thiếu tính cộng đồng.
Không gian đọc không tổ chức theo hướng mở do hạn chế về cấu trúc, hệ thống quản lý. Tuy nhiên lại hiệu quá trong việc tác động lên tâm lý đọc và làm việc ở đây.
Quản lý khép kín, mọi hoạt động đều thông qua thủ thư Thư viện mở:
Người đọc cận trực tiếp nguồn sách mà không cần qua thủ thư mà nhờ vào các thiết bị công nghệ mới để quản lý vấn đề mượn trá sách nhằm tiết kiệm nguồn nhân lực thuận tiện cho người đọc, tiết kiệm khộng gian do đó những đặc tính kiến trúc của thư viện mở cũng thay đổi so với thư viện truyền thống.
Tính mở của thư viện không chỉ thể hiện ở mối quan hệ giữa đọc giá với tài liệu đọc, mà còn là mối quan hệ giữa tự nhiên và con người tạo ra một không gian kiến trúc gần gũi, thoái mái, tương tác giữa con người và con người.
Như vậy trong bối cảnh thành phố Vũng Tàu ngày càng phát triển, hiện đại, nhu cầu thông tin trao đổi đa dạng nên định hướng đồ án thiết kế thư viện công tổng hợp phục vụ người dân thành phố Vũng Tàu và lá thư viện mở để đáp ứng yêu cầu trao đổi thông tin hiện đại.
10
ĐỀ CƯƠNG TỐT NGHIỆP THƯ VIỆN TỔNG HỢP VŨNG TÀU
I. TỔNG QUAN VỀ ĐỀ TÀI
I.5 CÁC KHU CHỨC NĂNG CHÍNH Thư viện ngày nay phát triển vô cùng hiện đại và có them một số chức năng mới so với thư viện truyền thống như: giao lưu cộng đồng, chức năng giáo dục, phát triển phương tiện thông tin và ứng dụng công nghệ trong mọi hoạt động của thư viện, các phòng đọc được trang bị máy tính thay cho thư mục cổ điển, việc mượn trả sách được thực hiện qua hệ thống thiết bị giảm tải việc làm cho thủ thư hướng dẫn. Theo sơ đồ dây chuyền chức năng trong một thư viện kiểu mẫu thì bao gồm:
Khu phòng đọc sách: phòng đọc thiếu nhi, phòng đọc cho người khuyết tật, phòng đọc báo tạp chí, các phòng đọc chuyên đề, phòng đọc đa phương tiện, phòng đọc sách quý… Trong các phòng đọc lớn bố trí các khu đọc chung, phòng đọc nhóm 4 – 6 người, khu đọc cá nhân…
Khu kho sách: kho sách tổng, kho sách phân bố từng tầng, kho sách cho từng phòng đọc…
Khu hành chính quản lý: khu văn phòng, quản lý
Khu nghiên cứu, nghiệp vụ thư viện: các phòng nghiên cứu, khu nghiệp vụ của chuyên gia thư viện, các phòng nghiệp vụ phục vụ xuất nhập – bảo quản sách. Khu công cộng: sảnh, trưng bày, hội trường, cafeteria, bookshop…
Khu phụ trợ: các bộ phận thang, WC, khu phụ trợ kỹ thuật của công trình.
11
ĐỀ CƯƠNG TỐT NGHIỆP THƯ VIỆN TỔNG HỢP VŨNG TÀU
I. TỔNG QUAN VỀ ĐỀ TÀI
I.6 MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU ĐỀ TÀI
Xác định những số liệu, tiêu chuẩn làm cơ sở để đề xuất các hạng mục chức năng và tính toán quy mô công trình.
Lập bảng thống kê quy mô công trình; diện tích khu đất xây dựng, mật độ xây dựng, hệ số sử dụng đất, tổng diện tích sàn xây dựng, tầng cao công trình.
Lập bảng thống kê chi tiết các hạng mục và diện tích sử dụng: liệt kê rõ từng hạng mục phòng ốc trong công trình theo nhóm chức năng, thống kê chi tiết diện tích và chiều cao sơ bộ từng loại phòng ốc.
Phân tích số liệu, tài liệu và đánh giá về khu đất xây dựng, rút ra ưu điểm, nhược điểm và đưa ra hướng giải quyết.
Xác định các tiêu chí định hướng thiết kế, các yêu cầu thiết kế cụ thể (căn cứ theo chức năng công trình và đặc điểm khu đất xây dựng. Thiết kế được phương án kiến trúc hợp lý và đáp ứng tốt các tiêu chí đã đề ra. Định hình được các xu hướng thiết kế mới để ứng dụng được trong thiết kế đồ án của bản thân cũng như tạo thẩm mỹ cho công trình. Ứng dụng được các mô hình dây chuyền bố trí, hình thức mặt bằng tham khảo của các công trình thư viện trên thế giới cũng như ở Việt Nam.
12
ĐỀ CƯƠNG TỐT NGHIỆP THƯ VIỆN TỔNG HỢP VŨNG TÀU
I. TỔNG QUAN VỀ ĐỀ TÀI
I.7 CÔNG TRÌNH THAM KHẢO
Thư viện SIR DUNCAN RICE, SCOTLAND
13
Một tâm xoắn ốc khổng lồ kết nối tất cả tám tầng là trung tâm của nội thất tòa nhà, thông tầng này tạo sự liên kết cũng như tận dụng ánh sáng tự nhiên cho các không gian đọc tại từng tầng.
ĐỀ CƯƠNG TỐT NGHIỆP THƯ VIỆN TỔNG HỢP VŨNG TÀU
I. TỔNG QUAN VỀ ĐỀ TÀI
Thư viện TU
DELFT, HÀ LAN
Công trình được neo bởi một cấu trúc hình nón ấn tượng, xuyên qua mái nhà và phục vụ như là một nguồn cung cấp ánh sáng ban ngày. Cấu trúc hình nón đó là một cửa sổ mái, giúp phản xạ ánh sáng ra khỏi bề mặt nghiêng để đi vào đại sảnh chính khiến nó được chiếu sáng tự nhiên.
Thư viện VIIPURI,
NGA
Thư viện với thiết kế kho sách mở, tạo thông tầng cho phòng đọc rộng thoát. Ngoài ra nét đặc sắc còn nằm ở hệ thống cửa sổ trần của công trình, vừa đưa được ánh sáng tự nhiên vào, vừa tạo thẩm mỹ cho thư viện.
14
ĐỀ CƯƠNG TỐT NGHIỆP THƯ VIỆN TỔNG HỢP VŨNG TÀU
15
I. TỔNG QUAN VỀ ĐỀ TÀI
ĐỀ CƯƠNG TỐT NGHIỆP THƯ VIỆN TỔNG HỢP VŨNG TÀU
I. TỔNG QUAN VỀ ĐỀ TÀI
16
ĐỀ CƯƠNG TỐT NGHIỆP THƯ VIỆN TỔNG HỢP VŨNG TÀU
II. CƠ SỞ THIẾT KẾ
II. CƠ SỞ THIẾT KẾ II.1 CƠ SỞ DỮ LIỆU II.1.1 Cơ sở xác định dữ liệu đề tài Đề án thiết kế đưa ra là thiết kế công trình Thư viện tổng hợp tại địa phương thành phố Vũng Tàu, tỉnh Bà Rịa Vũng Tàu. Chức năng chính của công trình hướng tới là một nơi tập trung sinh hoạt, nâng cao văn hóa đọc cho người dân địa phương cũng như trong khu vực. Tạo được điểm nhấn kiến trúc tại địa phương. Kho sách trong thư viện đa dạng với nhiều chủ đề phong phú để phù hợp với chức năng công trình Thư viện tổng hợp – mang tính đa dạng và hàn lâm. Ngoài ra, đề án còn hướng tới xây dựng tính đa dạng về đối tượng sử dụng công trình với nhiều thể loại phòng đọc khác nhau, đáp ứng đủ nhu cầu, nhiều phương thức đọc và tiếp cận kiến thức khác nhau, nhiều thể loại thông tin lưu trữ bên cạnh sách là chủ yếu.
17
Xác định được xu hướng thiết kế muốn hướng tới dựa theo cơ sở khu đất chọn xây dựng công trình.
ĐỀ CƯƠNG TỐT NGHIỆP THƯ VIỆN TỔNG HỢP VŨNG TÀU
II. CƠ SỞ THIẾT KẾ
II.1.2 Tiêu chuẩn thiết kế Dựa theo các TCXD, TCQG, QCXD về thiết kế Thư viện để xác định sơ bộ PHÒNG
TIÊU CHUẨN
YÊU CẦU
GHI CHÚ
SẢNH CHÍNH Sảnh chính
0.27m2/người
tổng diện tích không nhỏ hơn 18m2
Phòng gửi đồ
0.04m2/người
Phòng câu lạc bộ
0.2m2/người
dưới 200 NV
diện tích clb không nhỏ
0.1m2/người
trên 200 NV
hơn 24m2
Khu ăn uống nhẹ
1.3 - 1.5m2/người
Khu café có phục vụ
1.2 - 1.4m2/người KHU ĐỌC
Khu thư mục
0,04 - 0,15 m2/1000 sách
Khu vực mượn sách về
1.8m2/người
20% số chỗ
Diện tích cho người đọc
nhà
5m2/người
Khu vực mượn sách tại
1.5m2/người
chỗ
5m2/người
Khu vực trưng bày
0.5m2/người
Khu tra cứu máy tính
0.1m2/người
Diện tích cho người đọc
5m2/người
Diện tích cho nhân viên
Diện tích cho nhân viên 15% số chỗ
Diện tích cho người đọc Diện tích cho nhân viên
Phòng đọc thanh niên
2.4m2/người
30% số chỗ
Phòng đọc nghiên cứu
3m2/người
20% số chỗ
Phòng đọc riêng
5m2/người
8% số chỗ
Phòng đọc đặc biệt
4 - 9m2/người
2 - 8 chỗ
Phòng đọc tạp chí và các
1/3 - 1/5 diện tích phòng đọc
Tài liệu khổ lớn, sách kín
ấn phẩm theo kỳ (ngày, tuần, tháng) Ngoài những phòng chính như trên, trong khối phòng đọc còn có phòng chiếu phim, nói chuyện chuyên đề. Phòng vi phim dành cho đọc giả, các bộ phận photocopy, đánh máy vi tính, hướng dẫn nghiệp vụ, trả lời yêu cầu đọc giả.
18
ĐỀ CƯƠNG TỐT NGHIỆP THƯ VIỆN TỔNG HỢP VŨNG TÀU
II. CƠ SỞ THIẾT KẾ
KHO LƯU TRỮ Gía sách
20, 25, 30, 35 cm
Chiều sâu
25, 35, 45 cm
Chiều cao
165 - 170 cm
Chiều cao toàn bộ giá sách
Chiều cao kho sách
tối thiểu 2,05 -
Đủ để đặt giá
2,25m
sách có 8 ngăn chứa
Khu bảo quản chính
2,5m2/1000 đầu
60% tổng số sách
sách Khu bảo quản kín
1,25m2/1000 đầu
Diện tích cho nhân viên phục vụ 4m2/người
20% tổng số sách
sách Khu bảo quản mở
5m2/1000 đầu
20% tổng số sách
sách Phụ lục 3 TCVN 4601:1988, trang 196, TTTCXDVN tập IV): Những quy định thiết kế phòng lưu trữ, thư viện kỹ thuật chuyên ngành in nghiệp vụ của cơ quan. Phòng phục vụ
4.5m2
1 nhân viên
Nơi giao nhận sách
1.5m2/đọc giả
Số người đọc lấy
20 - 40 sách/m2
bằng 25% tổng số chỗ trong phòng đọc
Các phòng lưu trữ thư viện phải được bố trí nơi khô ráo, có xử lý các biện pháp chống ẩm, mối mọt, tia tử ngoại và theo quy định trong điều 4.7 TTTCXDVN tập IV). Phòng in Ogialit có bộ
24 - 30m2/phòng
1 - 2 phòng
Phòng photocopy
8 - 12m2/phòng
1 - 2 máy
Phòng đóng gói tài liệu
18 - 24m2/phòng
Phòng thu, chụp vi phim,
2m2/10000 cuốn
phận hoàn thành bản in
phim in lại; Phòng bảo quản, đóng sách và phục
19
chế
ĐỀ CƯƠNG TỐT NGHIỆP THƯ VIỆN TỔNG HỢP VŨNG TÀU
1 máy / 1 phòng
II. CƠ SỞ THIẾT KẾ
KHỐI HỘI THẢO Phòng hội thảo
Trang bị những hành lang ghế bành hay ghế tựa 0.8m2/chỗ). Trang bị bàn viết cho các đại biểu 1.5m2 -2m2/chỗ).
Phòng chủ tịch đoàn
24m2/phòng
Bên cạnh phòng hội nghị
Phòng phục vụ
9 - 12m2/phòng
Bên cạnh phòng hội nghị
Hội trường
0,90 m2 – 1,10 m2 Trên 200 chỗ / 1 chỗ ngồi
được thiết kế phòng máy chiếu phim
Sảnh và hành lang nghỉ
0.2m2/chỗ
Khu vệ sinh của phòng
Nam: 150 người/xí và 2 tiểu.
hội thảo, hội trường
Nữ: 120 người/xô và 2 tiểu. Trong phòng đệm, cứ 4 tiểu bố trí 1 chậu rửa tay. KHỐI PHỤ TRỢ
Xử lý giấy phân loại
4 - 6m2
Phòng thường trực,
6 - 8m2
Không có phòng ngủ.
phòng bảo vệ
9 - 12m2
Có phòng ngủ
Khu vệ sinh
Nam: 40 người/xí và tiểu; Nữ: 30 người/xí và tiểu. Lối vào các khu vệ sinh phải qua phòng đệm có cửa đi tự động. Các khu vệ sinh trong nhà được phép thiết kế chung một bộ phận phục vụ.
Phòng y tế
Bác sĩ 6m2 Y tá, hộ lý 4m2 Người khám bệnh 4m2 - 6m2 Nơi phát thuốc 4m2 - 6m2
Phòng nghỉ nhân viên
0.75m2/người
phục vụ Bãi xe đọc giả
2,5m2/ xe máy
70% đọc giả đến thư viện gửi xe tại bãi xe thư
chiếm khoảng
viện
90%
30% còn lại gửi xe ở bãi xe chính của khu vực và sử dụng phương tiện công cộng
20
ĐỀ CƯƠNG TỐT NGHIỆP THƯ VIỆN TỔNG HỢP VŨNG TÀU
II. CƠ SỞ THIẾT KẾ
25m2/ xe hơi chiếm khoảng 10% Bãi xe nhân viên
2,5m2/ xe máy
Ước tính khoảng 80% nhân viên sử dụng
chiếm khoảng
phương tiện cá nhân
95% 25m2/ xe hơi chiếm khoảng 5% II.1.3 Một số cơ sở liên quan khác Cơ sở Quy hoạch – Sử dụng đất Dựa theo quy hoạch định hướng phát triển của Sở xây dựng tỉnh Bà Rịa Vũng Tàu cho khu vực trung tâm phường 1. Khu đất chọn nằm trong quy hoạch đất xây công trình công cộng. Cơ sở Kinh tế - Văn hóa – Xã hội Thành phố Vũng Tàu thuộc tỉnh Bà Rịa Vũng Tàu là địa phương trọng điểm phía Nam về phát triển kinh tế của vùng Đông Nam Bộ. Chỉ số GDP thu nhập bình quân đầu người cao. Là trung tâm hành chính- chính trị- kinh tế- văn hóa tỉnh BR-VT, Vũng Tàu được nhiều người biết đến không chỉ với hình ảnh một thành phố biển tươi đẹp, quyến rũ, mà còn là một trong những địa phương làm tốt công tác xúc tiến đầu tư, thu hút các nguồn vốn trong và ngoài nước. Vũng Tàu dự kiến sẽ xây dựng đường sách vào năm 2018. Nên tiềm năng xây dựng và phát triển Thư viện là rất lớn. Thông số kỹ thuật xây dựng công trình Thư viện tổng hợp Mật độ xây dựng: 30 – 40%
Qui mô tầng cao: 5 – 7 tầng
Hệ số sử dụng đất 0,5 – 0,8
21
ĐỀ CƯƠNG TỐT NGHIỆP THƯ VIỆN TỔNG HỢP VŨNG TÀU
II. CƠ SỞ THIẾT KẾ
Quy hoạch sử dụng đất khu
vực
phường 1 – Thành
phố
Vũng Tàu – Tỉnh Bà Rịa Vũng Tàu
22
ĐỀ CƯƠNG TỐT NGHIỆP THƯ VIỆN TỔNG HỢP VŨNG TÀU
II. CƠ SỞ THIẾT KẾ
II.2 NGUYÊN LÝ THIẾT KẾ II.2.1 Quy hoạch chung Là nơi phục vụ cho quần chúng, thư viện phải được bố trí ở những khu vực trung tâm khu vực, đáp ứng yêu cầu hoạt động thường xuyên, có đầy đủ diện tích cho các sinh hoạt trong nhà và ngoài trời, do đó khu đất phải nằm ở vị trí được liên kết chặt chẽ với hệ thống các công trình văn hóa khác như nhà văn hóa bảo tàng và các công trình giáodục như trường học. Thư viên cần đặt nơi yên tĩnh thuận tiện đi lại. Nên đặt gần khu vưc nhiều cây xanh công viên tạo môi trường thiên nhiên thoáng đãng quanh công trình. Không khí yên tĩnh này cũng giúp người đọc có thể tập trung không bị tiếng ồn bên ngoài đô thị phân tán. Công trình cấp trung ương ( thị xã/ tỉnh/ tp) có bán kính tầm anh hưởng R= 2 - 3km, đi lại15 phút bằng phương tiện cơ giới từ khu dân cư. Đáp ứng tiêu chuẩn về cách xa nguồn gây ồn (đường giao thông chính, nhá máy công xưởng, sân vận động ...) Đáp ứng các tiêu chuẩn về diện tích, quy mô cấp loại ... Do công nình phục vụ cho quần chúng và học sinh/ sinh viên nên vị trí xây dựng giao thông phải thuận tiện
Bố trí gần các trạm đỗ xe công cộng hoặc các cụm trung xâm khác.
Bố trí gần quảng trường của thành phố, công viên vì có các trạm xe công cộng ở khu vực đó.
Bố trí ở giao lộ, hoặc quanh thư viện thlết kế các lối ra khuôn viên cây xanh tạo môi trường thoáng đãng xung quanh thư viện. Khu đất để xây dựng cần đảm bảo các yêu cầu sau (theo TCXD 4329 – 2012): Phù hợp với chỉ tiêu sử dụng đất của khu vực được phê duyệt;
Sử dụng đất đai và không gian đô thị hợp lý;
Phù hợp với nhu cầu sử dụng;
An toàn phòng cháy, chống động đất, phòng và chống lũ;
Đạt được hiệu quả kinh tế, xã hội và môi trường;
Phù hợp trình độ phát triển kinh tế của từng địa phương;
Tiết kiệm chi phí, năng lượng, đảm bảo tính năng kết cấu.
23
ĐỀ CƯƠNG TỐT NGHIỆP THƯ VIỆN TỔNG HỢP VŨNG TÀU
II. CƠ SỞ THIẾT KẾ
II.2.2 Tổ chức tổng mặt bằng MĐXD tối đa của công trình : 40% (QCXD 01/2008).
Không gian tập trung phía trước công trình để tập kết người và xe.
Nếu các công trình công cộng đặt trên các tuyến đường giao thông chính thì vị trí lối vào công trình phải phù hợp với yêu cầu dưới đây: Cách ngã tư đường giao thông chính, không nhỏ hơn 70… (tuy nhiên phụ thuộc vào điều kiện thực tế của khu đất). Cách bến xe công cộng không nhỏ hơn 10m. Cách lối ra của công viên, trường học, các công trinh kiến trúc cho trẻ em và người tàn tật
không được nhỏ hơn 20m, (TCXD 273 - 2003 công trình công cộng). Công trình đặt song song với đường cao tốc hoặc giao thông chính nếu không có dải cây xanh cách li thi khoảng lùi > 50m, nếu có dải cây xanh cách li thì khoảng lùi > 30m.
Đảm báo quy định về tỷ lệ tối thiểu đất trồng cây xanh 30%- 40% (TCXD 273- 2003 công trình công cộng). Loại cây, quy cách kích thước của chỗ trồng cây, khoảng cách với công trình theo TCXD 362- 2005 quy hoạch cây xanh sử dụng công cộng.
Khu vực xây dựng phải đảm bảo về cốt cao độ khu vực để tránh ngập úng.
Cảnh quan xung quanh công trình hình thành các không gian cảnh quan cho các hoạt động của các nhóm đối tương khác nhau như đi bộ, đoc sách ngoài trời, ngồi trò chuyện, sự kiện ngoài trời. Các không gian được kết nối liên tục, ấn tượng tạo khu vực hút gió mát, tạo bóng râm.
Chữa cháy QCVN 06:2010: kích thước đường xe chữa cháy R 3,5m - C 4,5m. Đường cụt không dài quá 150m, cuối đường phải có bãi quay xe hình vuông kích thước 12x12m hoặc hình tròn đường kính 10m. Khỏang cách từ mép đường xe chạy đến tường nhà 5 - 8m với nhà cao <= 10 tầng.
Các luồng giao thông trong khu đất người đọc và nhân viên/ nhập sách: Xác định đường chính/phụ từ đó xác định lối ra vào chính cho đọc giả, lối ra vào phụ cho nhập hàng/ nhân viên. Khối quản lí/phục vụ nằm ớ hướng đường phụ để có lối ra vào riêng cho nhân viên, nhập sách, trang thiết bị.
24
ĐỀ CƯƠNG TỐT NGHIỆP THƯ VIỆN TỔNG HỢP VŨNG TÀU
II. CƠ SỞ THIẾT KẾ
II.2.3 Tổ chức không gian kiến trúc Phòng đọc là bộ phên chính và quan trọng nhất của thư viện. Việc xác định vị trí phòng đọc phụ thuộc vào lượng đọc giả, khối kho sách và phương thức đọc. Thường có các không gian chủ yếu sau: phòng đọc chung, phòng đọc chuyên đề, phòng đọc tạp chí, phòng đọc đặc biệt (film, microfilm, cassete, CD-ROM, tài liệu hạn chế,...). Phòng đọc chung được sử dụng bởi số lượng đọc giả lớn nhất, quan tâm đến mọi lĩnh vực xã hội, văn học, khoa học kỹ thuật... Vì thế phòng đọc này được bố trí ở trung tâm thư viện có mối liên hệ trực tiếp với khu tra cứu và quầy mượn. Phòng đọc riêng là những không gian đọc nhỏ sử dụng các phương tiện truyền tin đặc biệt như máy tính, máy chiếu, máy ghi âm, video,... nhằm phục vụ các đối tượng nghiên cứu, họp nhóm hoặc người khiếm thị, khiếm thính. Phòng đọc máy tính vai trò kết nối với hệ thống thư viện số của mỗi thư viện và trên toàn thế giới. Hình thức đọc này được áp dụng khá rộng rãi ở các nước tiên tiến nhưng vẫn còn mới ở nước ta. Phòng đọc tạp chí tiếp cận trực tiếp với sách, báo, tạp chí nên cần có một không gian nhỏ và linh hoạt hơn. Có thể kết hợp sảnh với không gian triển lãm tạo thành một điểm nhấn của khu đọc. Khu đọc thiếu nhi không gian cho trẻ nên mang tính chất linh động, dễ thương và được đặt bên cạnh khu vực đọc chính để tiện cho phụ huynh quản lý nhưng phải có ngăn cách để hạn chế tiếng ồn. Các khu đọc đặc biệt bên cạnh các khu vực đọc chính và các phòng đọc chức năng, trong thiết kế của một thư viện hiện đại nên có thêm những không gian đề xuất khác mang lại dấu ấn đặc biệt và sự linh
25
hoạt trong phục vụ khách đọc. ĐỀ CƯƠNG TỐT NGHIỆP THƯ VIỆN TỔNG HỢP VŨNG TÀU
II. CƠ SỞ THIẾT KẾ
II.2.4 Cơ sở xác định quy mô thiết kế Cơ sở xác định quy mô khu đất Để thư viện hoạt động hiệu quả, khi nghiên cứu thiết kế phải thỏa mãn các yêu cầu: Yêu cầu vị trí trong đô thị hay khu dân cư Căn cứ vào chức năng (thể loại) của thư viện:
Thư viện tổng hợp theo cấp quản lý chính quyền: loại thư viện nhằm phục vụ mọi đối tượng nên vị trí của nó thường do quy hoạch chung của đô thị quy định và có sự góp ý của cơ quan chuyên ngành thư viện, về mạng lưới công trình thư viện trong phạm vi toàn quốc, khu vực, địa phương.
Thư viện chuyên ngành, vị trí của chúng thuộc đặc thù của chuyên ngành hoặc cơ quan nghiên cứu.
Thư viện của các học viện, trường đại học thì người ta lại chọn vị trí tốt trên khu đất và mặt bằng tổng thể của trường. Yêu cầu về khu đất xây dựng
Lựa chọn đất đai xây dựng thư viện, trước hết phải đảm bảo diện tích, kích thước (chiều rộng và chiều dài) để có thể xây dựng công trình thư viện một cách thuận lợi nhất. Thư viện thường xây dựng tại các khu trong các đô thị, thường gặp các trường hợp sau:
Khu đất ở góc đường.
Khu đất tại quảng trường
Khu đất ở giữa dãy phố.
Khu đất ngay góc phố
Khu đất ở vùng có độ dốc thoải.
Trong điều kiện xây dựng các đô thị mới hoặc các vùng ngoại ô đang phát triển, mở rộng, thì thư viện được xem như một thiết chế văn hóa cần thiết trong đô thị. Nó được bố trí trong cụm công trình văn hóa - giáo dục hoặc giải trí khác, như thư viện được bố trí gần nhà bảo tàng, nhà văn hóa, các trường học, hay công viên, khu nghỉ dưỡng,...thường các công trình này có quan hệ với những hoạt động của thư viện. Thỏa mãn các điều kiện tự nhiên, nếu có phong cảnh đẹp, không khí tốt, nên tận dụng những yếu tố của tự nhiên. Thư viện không chỉ là nơi nâng cao kiến thức, dân trí mà thực sự còn là địa điểm hấp dẫn với mọi tầng lớp trong xã hội. Đáp ứng các tiêu chuẩn về diện tích, kích thước và đáp ứng tiêu chuẩn về cách xa nguồn gây ồn. Đảm bảo khu vực yên tĩnh, có cây xanh, sân vườn. Có đủ điều kiện cơ sở hạ tầng như mạng lưới giao thông, có hệ thống điện, nước đầy đủ và các điều kiện vệ sinh môi trường khác.
26
ĐỀ CƯƠNG TỐT NGHIỆP THƯ VIỆN TỔNG HỢP VŨNG TÀU
II. CƠ SỞ THIẾT KẾ
Cơ sở xác định quy mô công trình Xác định nhu cầu sử dụng thư viện để xác định quy mô của công trình thư viện dựa vào các cơ sở sau: Dân số khu vực, tỷ lệ dân số theo lứa tuổi, giới tính, thành phần nghề nghiệp, trình độ văn hóa, dân trí. Xem xét mạng lưới các phòng đọc, thư viện đã có trong khu vực. Xác định cấp công trình. Xác định thể loại thư viện. Khả năng phát triển của thư viện. Sắp xếp các khối chức năng sử dụng cần chú ý các khu chức năng chính đảm bảo thuận tiện cho đọc giả và đặt ở những vị trí ưu tiên. Đối chiếu, vận dụng các tiêu chuẩn, quy chuẩn thiết kế do cơ quan nhà nước quy định và so sánh kết hợp với các tiêu chuẩn quốc tế và chuyên ngành thư viện. Thiết lập sơ đồ dây chuyền chức năng hoạt động giữa các khối phòng sử dụng trong thư viện. Đảm bảo quan hệ chặt chẽ với các khối chức năng khác trong tổ hợp công trình công cộng. Không gian phòng đọc có thể có nhiều giải pháp bố trí đồ đạc. Cần chú ý đến hướng của công trình nhất là vị trí phòng đọc, kho sách. Đảm bảo các tiêu chuẩn về phòng cháy chữa cháy, tiếng ồn. Đảm bảo các vấn đề về thoát người. Quy mô ước tính cứ 500 người thì bố trí 1 chỗ ngồi ở thư viện 1 ngày.
27
Quy chuẩn 0,028m2 diện tích thư viện cho 01 người dân.
ĐỀ CƯƠNG TỐT NGHIỆP THƯ VIỆN TỔNG HỢP VŨNG TÀU
II. CƠ SỞ THIẾT KẾ
Cơ sở xác định quy mô thiết kế Phòng đọc TIÊU CHUẨN PHÒNG ĐỌC
TIÊU CHUẨN DIỆN TÍCH
5 ghế/1000 người
2.8m2/ghế
Chiều sâu kệ sách 200 - văn chương, lịch sử, kinh tế luật; 300 - sách khoa học, kĩ thuật, y khoa Các giá sách được tính theo modun tiêu chuẩn 1m độ dài, lối đi giữa các hàng giá đến các tuyến giao thông phải đủ rộng 1 - l,2m. Độ dài giá sách không quá 7m. Kho sách Kho sách còn có các phòng lạnh dạng kho chứa đĩa vi tính, băng từ, phim ảnh. Kho sách gồm có các bộ phận sau :
Bảo quản chính chiếm 60% tổng số sách : 2,5m2 /1000 đơn vị sách .
Bảo quản kín chiếm 20% tổng số sách : 1,25m2 /1000 đơn vị sách .
Bảo quản hở dễ lấy chiếm 20% tổng số sách : 5m2 /1000 đơn vị sách.
Diện tích cho nhân viên phục vụ : 4m2 /người. Kích thước của một ngăn sách được coi là chuẩn cho một giá sách làm cơ sở để thiết kế kho sách. Chiều cao tòan bộ gía sách phụ thuộc vào kích thước con người (1.65 m). Chiều cao kho sách dược tính bằng một nửa chiều cao của phòng đọc, tối thiểu phải là 2,05 - 2,25m đủ để đặt giá sách có 8 ngăn chứa. DẠNG THÔNG TIN
SỐ LƯỢNG
DIỆN TÍCH
3.9 quyển/người
0.093 m2/quyển
11.1 nhan đề/1000 người
0.093 m2/quyển
Dữ liệu số dưới dạng audio
0.18 tư liệu/người
0.093 m2/quyển
Dữ liệu số âm thanh - hình ảnh (video)
0.28 tư liệu/người
0.093 m2/quyển
0.5 máy/1000 người
4.65 m2/máy
Sách Tạp chí
Máy tính Khu hành chính – nghiệp vụ TIÊU CHUẨN PHỤC VỤ
TIÊU CHUẨN DIỆN TÍCH
2.5 nhân viên/2000 người
4m2/nhân viên
Việc sắp xếp không gian và vật dụng trong phòng hành chính và quản lý, đảm bảo cho việc hoạt động và làm việc được hiệu quả, thuận lợi cho cả nhân viên và đọc giả. Ngoài ra việc sắp xếp không gian một cách hợp lý cũng tiết kiệm được diện tích, tận dụng diện tích thừa cho các khu vực chức năng khác. Các phòng thu, chụp vi phim, phim in lại, bảo quản, đóng sách và phục chế 2m2 / 10.000 cuốn . Phòng gửi cặp, túi xách 0,04 m2 / người. Ngoài ra còn có các phòng hành chánh, quản lý, kỹ thuật, các sảnh, hành lang, cầu thang.
28
ĐỀ CƯƠNG TỐT NGHIỆP THƯ VIỆN TỔNG HỢP VŨNG TÀU
II. CƠ SỞ THIẾT KẾ
Khu hội thảo HẠNG MỤC
TIÊU CHUẨN
Sảnh giải lao
0.4 - 0.45m2/người
Phòng hội thảo đa năng
1.2 - 1.5m2/khán giả
Kho ghế và phục vụ
9 - 15m2
Phòng chiếu phim
12m2
Vệ sinh
Nam: 150 người/xí và 2 tiểu
9.3m2/diễn giả
Nữ: 120 người/xí và 2 tiểu Tiêu chuẩn phòng hội nghị: 0,8 m2 khi sử dụng ghế hành hoặc ghế tựa, 1,5m2 khi trang bị bàn viết cho đại biểu. Hội trường trên 200 chỗ phải có phòng máy chiếu phim cố định. Kích thước ghế bành ngồi ở hội trường Chiều rộng (khoảng cách thông thuỷ giữa hai tay ghê): 45 - 55 cm Chiều sâu (khoảng cách giữa mép ghế với mặt tựa): 45 - 55 cm Chiều cao mặt ghế so với sàn : 40 - 45 cm Khu công cộng Bao gồm: Sảnh chính, khu vực tra cứu điện tử, các gian đọc báo chí, không gian triển lãm, khu vực giao lưu sinh hoạt cộng đồng cafeteria, café sách, nhà sách quy mô vừa và nhỏ, photocopy, in ấn, dịch thuật... Diện tích khu vực công cộng này bằng 15 - 20% tổng diện tích các không gian: kho lưu trữ, khối đọc, khối hành chính quản lý nghiệp vụ, khối hội thảo.
Chiều cao thông thủy >3,6m, có thể làm thông tầng hoặc cao 6-9m với biện pháp lấy sáng từ trên xuống tạo không gian đọc đáo, phong phú.
Diện tích 0,3 m2/người (theo Kiến trúc nhà công cộng _ Nguyễn Đức Thiềm)
Sảnh thư viện khai thác sử dụng không tập trung trong thời điểm ngắn do đó chỉ cần 1-2 cửa, mỗi cửa rộng 1,8m. Khu phụ trợ
Bao gồm: kho, vệ sinh, hàng lang, giao thông thang bộ, thang máy, kỹ thuật,… Diện tích khu phụ trợ bằng 10 – 25% tổng diện tích các không gian: kho lưu trữ, khối đọc, khối hành chính quản lý
29
nghiệp vụ, khối hội thảo, khu vực công cộng dịch vụ.
ĐỀ CƯƠNG TỐT NGHIỆP THƯ VIỆN TỔNG HỢP VŨNG TÀU
II. CƠ SỞ THIẾT KẾ
II.3 ĐẶC ĐIỂM THIẾT KẾ CÔNG TRÌNH II.3.1 Sơ đồ dây chuyền công năng Một thư viện dù lớn nhỏ đều phải có các khối chức năng chính như sau: 1. Khối các phòng đọc. 2. Khối kho sách và các vật mang tin khác. 3. Khối hành chính - điều hành quản lý - phục vụ và kỹ thuật (HC ĐHQL PV KT). 4. Khối công cộng. 5. Khối phụ trợ. 6. Khối nghiệp vụ thư viện.
30
ĐỀ CƯƠNG TỐT NGHIỆP THƯ VIỆN TỔNG HỢP VŨNG TÀU
II. CƠ SỞ THIẾT KẾ
II.3.2 Phân khu chức năng Tùy theo quy mô và tính chất phục vụ của từng loại thư viện mà các khối chức năng trên có thể thay đổi. Đối với những thư viện có quy mô lớn, nhiều phòng đọc, nhiều phương tiện đọc thì kho sách và khối phục vụ, kỹ thuật xử lý sách rất phức tạp. Nó đòi hỏi nghiên cứu kỹ lưỡng về dây chuyền công năng với một bố cục mặt bằng và không gian hợp lý nhất. Loại thư viện nằm trong các công trình công cộng khác thì kho sách và các phòng đọc có thể nằm kề nhau, khối phục vụ, kỹ thuật...có thể kết hợp với các chức năng khác của công trình đó. Người đọc có thể tự tìm lấy sách cho mình mà không cần thông qua người phục vụ, trường hợp này thường dùng loại "kho sách mở", kèm theo có người thủ thư kiêm trực, bảo vệ, chỉ dẫn... Đối với các thư viện loại nhỏ, hay thư viện cho thiếu nhi, người cao tuổi thì khối kho sách có thể hòa với nhau, xen kẽ với các phòng đọc. Người đọc tự tìm sách báo tại những "kho sách mở" đặt ngay trong các phòng đọc. Ngày nay đa số các thư viện trên thế giới là thư viện mở hoặc thư viện mở kết hợp với thư viện điện tử. Cách thức hoạt động trong thư viện mở, độc giả tiếp cận trực tiếp với sách, quản lý đơn giản và hiệu quả. Việc áp dụng các thiết bị điện tử trong quản lý thư viện đã làm cho công tác quản lý nhanh chóng & ưu việt. Việc áp dụng công nghệ thông tin vào thư viện đã mở ra những chức năng mới như hội thảo điện tử, liên thư viện... Mạng Internet tạo ra khả năng kết nối các thư viện
31
với nhau, độc giả có thể truy cập lượng thông tin nhiều hơn.
ĐỀ CƯƠNG TỐT NGHIỆP THƯ VIỆN TỔNG HỢP VŨNG TÀU
II. CƠ SỞ THIẾT KẾ
II.3.3 Đặc điểm - Yêu cầu thiết kế các khu chức năng Khu phòng đọc Khối đọc giả là bộ phận chính của công trình được sử dụng bởi số lượng lớn độc giá do đó thường bố trí ở trung tâm thư viện, luồng độc giả đến các phòng đọc phải bố trí đi qua sảnh chính, khu gửi đồ, khu tra cứu. Gồm phòng đọc dành chu người lớn, thanh thiếu niên, trẻ em, phòng đoc tài liệu số. Trong đó phòng đọc dành cho người lớn chia theo các loại sách như phòng đọc sách tham khảo, sách quý , tạp chí, phòng đọc các dạng tài liệu đặc biệt như bản đố, phòng sưu tầm âm nhạc... và có các không gian đọc riêng, không gian đọc chung, không gian cho nhóm. Phòng đọc sách tham khảo – chuyên đề Là bộ phận quan trọng trong thư viện, được sử dụng bởi số lượng đọc giả lớn nhất, quan tâm đến mọi lĩnh vực xã hội, văn học, khoa học kỹ thuật… Vì thế phòng đọc này được bố trí ở trung tåm thư viện có mối liên hệ trực tiếp với khu tra cứu và quầy mượn. Vị trí phòng đọc chung nên:
Gần sảnh và khu vực tra cứu thông tin, tiếp xúc với kho sách.
Hướng lấy sáng tự nhiên tốt nhất theo hướng Bắc – Nam. Lấy sáng cửa bên hoặc cửa mái.
Hướng nhìn ra phong cảnh tốt (sân trong, sân mở).
Cách xa nguồn ồn.
Phòng đọc sách quý Bản thảo, tài liệu viết tay gắn liền với kho sách đóng, người đọc liên hệ thủ thư để lấy sách, các tài liệu này thường có kích thước lớn do đó cần chú ý đến kệ để sách và bàn đọc của đọc giả. Vị trí phòng đọc sách quý thường:
Đặt gần kho sách quý, khu nghiên cứu.
Tránh nguồn ồn và nơi tập trung đông người.
Thường bố trí ở tầng cao trong công trình do mật độ sử dụng không cao.
32
ĐỀ CƯƠNG TỐT NGHIỆP THƯ VIỆN TỔNG HỢP VŨNG TÀU
II. CƠ SỞ THIẾT KẾ
Phòng đa phương tiện Gồm phòng đoc các tài liệu audio, băng hình, CD, DVD, phòng đọc tài liêu số hóa và phòng đọc microfilm. Điểm đặc blệt của các tài liệu này là không thể lấy từ kệ sách để người đọc xem thử mà cần có các phương tiện hỗ trợ nghe/ nhìn. Các phòng đọc tài liệu số chủ yếu bố trí máy tính, phòng đọc CD, DVD... ngoài mày tính, nên có thêm các phương tiện nghe để người đọc sử dụng khi đọc các tài liệu chuyên biệt khác. Do đặc điểm đó phòng đọc đa phương tiện cần lưu ý ánh sáng của đèn, ánh sáng tự nhiên ảnh hưởng đến màn hình máytính. Tuy nhiên cũng phải đảm bảo nguồn sáng cho người đọc. Vị trí phòng đọc đa phương tiện thường:
Nên bố trí gần sảnh chính và khu đọc.
Phòng đọc báo, tạp chí Bố trí ghế ngồi đọc thoái mái như sofa, bàn đọc rộng đủ chỗ để sách vá túi.Tiếp cận trực tiếp với sách, báo, tạp chí nên cần có một không gian nhỏ và linh họat hơn. Có thể kết hợp sảnh với không gian triển lãm tạo thành một điểm nhấn của khu đọc. Vị trí phòng đọc tạp chí thường:
Thường bố trí cạnh phòng đọc sách tham khảo.
Bố trí gần sảnh hoặc khu triển lãm.
Phòng đọc thiếu nhi Khu đọc thiếu nhi dành cho đối tượng trẻ em từ 6 - 11 tuổi. Sảnh khu đoc dành cho thiếu nhi: trưng bày các bức tranh thiếu nhi hoặc các sự kiện, giới thiệu các không gian khác như phòng kể chuyện, không gian biểu diễn của trẻ. Không gian cho trê nên mang tính chất linh động, dễ thương và được đặt bên cạnh khu vực đọc chính để tiện cho phụ huynh quản lý nhưng phải có ngăn cách để hạn chế tiếng ồn. Vị trí phòng đọc thiếu nhi thường:
Thường bố trí gần các sân chơi để tạo không gian sinh động. Bố trí gần sảnh để dễ quản lý cũng như di chuyển.
33
ĐỀ CƯƠNG TỐT NGHIỆP THƯ VIỆN TỔNG HỢP VŨNG TÀU
II. CƠ SỞ THIẾT KẾ
Phòng đọc cho người khuyết tật Khu đọc dành cho đối tượng người khuyết tật, khiếm thị. Phòng đọc cần được bố trí thêm các thiết bị chuyên dụng, giúp đỡ trong việc đọc và tra cứu tài liệu. Có bộ tài liệu tra cứu riêng. Vị trí phòng đọc tạp chí thường:
Ưu tiên bố trí không gian ở tầng trệt để đối tượng sử dụng dễ dàng di chuyển.
Bố trí gần sảnh hoặc khu triển lãm.
Khu lưu trữ Khối kho sách gồm có kho sách mở và kho sách đóng. Kho sách mở nằm ngay trong phòng đọc để người đọc tự lấy sách và tự quét thẻ mượn sách ở các máy mượn đặt trong phòng đọc. Kho sách đóng do nhân viên thư viên quản lí, chứa các sách quý, người đọc trong phòng đọc sách quý liên hệ thủ thư để mượn sách. Ngoài hình thức chứa sách quý, kho sách đóng còn chứa sách ít sử dụng, sách cũ... dưới hình thức kho sách lưu trữ bảo quản và thường nằm ở tầng hầm. Kho sách quý nên nằm sau quẩy thủ thư và modular linh hoạt để điều chỉnh.
Khu quản lý hành chính – nghiệp vụ Khối hành chính, quản lý, phục vụ kỹ thuật cũng là một tiêu chuẩn quan trọng để đánh giá chất lượng của công trình thư viện, khối bao gồm các khu vực sau:
Khu vực các phòng hành chính tổ chức, điều hành, quản lý và nghiệp vụ của thư viện.
Khu vực phục vụ gồm các phòng của nhân viên như trực, thủ thư, vận chuyển, bảo quản sách, sắp xếp chung trong kho sách. Các phòng phục vụ độc giả: giải lao, nghỉ, cà phê, trà, ăn nhẹ và giải trí khác.
34
ĐỀ CƯƠNG TỐT NGHIỆP THƯ VIỆN TỔNG HỢP VŨNG TÀU
II. CƠ SỞ THIẾT KẾ
Khu vực kỹ thuật gồm các xưởng đóng sửa sách, phân loại, sửa chữa đồ vật, xưởng điều hòa cấp nhiệt, cung cấp điện nước, đánh máy, in photocopy, phòng in film, băng từ, đĩa CD,...
Vị trí của khối hành chính, quản lý, phục vụ kỹ thuật phải gắn kết chặt chẽ với khối kho sách và khối phòng đọc, vì nó thường xuyên phải quan hệ với các khối trên.
Khu công cộng Gồm 4 khu chức năng:
không gian đón tiếp - sảnh
khu triển lãm sách
khu hội thảo - hội trường
khu dịch vụ (cafeteria, café sách, nhà sách quy mô vừa và nhỏ, photocopy...)
Khối công cộng cần tiếp xúc trực tiếp với sảnh chính, gần cổng chính đường phố chính hoặc quảng trường để dễ dàng phục vu cho những người đến công trình chỉ để đến khối công cộng không phải vào thư viện. Khối công cộng có thể nằm tách riêng một khối xa với khối đọc hoặc nằm chung với khối đọc nhưng ở ưu tiên ở những tầng dưới. Diện tích khu vực công cộng này bằng 15 - 20% tổng diện tích các không gian: kho lưu trữ, khối
35
đọc, khối hành chính quản lý nghiệp vụ, khối hội thảo.
ĐỀ CƯƠNG TỐT NGHIỆP THƯ VIỆN TỔNG HỢP VŨNG TÀU
II. CƠ SỞ THIẾT KẾ
II.3.4 Đặc điểm về kỹ thuật Hệ thống chiếu sáng Ánh sáng thiết kế cho phòng đọc phải đảm bảo yêu cầu nhìn rõ ở mọi thời gian trong ngày cho mỗi vị trí trong phòng đọc. Có sự kết hợp giữa các hình thức chiếu sáng tự nhiên, chiếu sáng nhân tạo.
Ánh sáng tự nhiên và ánh đèn huỳnh quang có chứa tia cực tím làm giảm tuổi thọ của giấy, do đó tốt nhất nên đặt trong môi trường ánh sáng nhân tạo sử dụng đèn được trang bị lá chắn tia cực tím để loại bỏ phần lớn các tia cực tím và cửa sổ được nhuộm màu với một lớp lọc tia cực tím, hoặc trang bị lam chắn nắng. Phòng đọc chung thường là phòng đọc rộng nên cần thiết kế thêm lấy sáng từ trên cao bằng lây sáng qua cửa sổ mái, cửa bên trên cao, sân trong. Hướng lấy sáng tốt nhất là Bắc - Nam.
36
ĐỀ CƯƠNG TỐT NGHIỆP THƯ VIỆN TỔNG HỢP VŨNG TÀU
II. CƠ SỞ THIẾT KẾ
Chiếu sáng tự nhiên Cần tận dụng triệt để chiếu sáng tự nhiên, trực tiếp cho các phòng: phòng đọc, sảnh, phòng triển lãm... Khi thiết kế chiếu sáng tự nhiên cho các phòng nói trên cần áp dụng các hình thức chiếu sáng sau:
Chiếu sáng bên qua cửa sổ các tường bao che;
Chiếu sáng bên qua mái, cửa mái qua lỗ lấy
sáng ở mái và các lỗ sáng ở vị trí cao của nhà;
Chiếu sáng hỗn hợp (kết hợp chiếu sáng bên
và chiếu sáng bên);
Chiếu sáng qua lỗ thông tầng, sân trong.
Khi thiết kế chiếu sáng tự nhiên cho các phòng phải đảm bảo độ đồng đều nhỏ nhất 0,7 cho chiếu sáng bên và 21 cho chiếu sáng hỗn hợp (tỷ số giữa độ rọi lớn nhất và nhỏ nhất). Chiếu sáng nhân tạo Phục vụ các khu vực không lấy được chiếu sáng tự nhiên và đảm bảo việc chiếu sáng cho phòng đọc vào ban đêm. Chiếu sáng nhân tạo cần thiết kế đủ độ rọi cho phòng đọc và đèn được bố trí phân bố đều trên mọi vị trí của phòng đọc đảm bảo linh hoạt cho sự thay đổi vị trí của vật dụng nội thất. Thường chiếu sáng trong phòng đọc là ánh sáng khuếch tán là tốt nhất. Ngoài việc chiếu sáng đủ để đọc sách cần lưu ý đến sự kết hợp trang trí bố trí đèn để làm tăng tính nghệ thuật của không gian. Chiếu sáng chung đều
Chiếu sáng cục bộ
Chiếu sáng trực tiếp
Chiếu sáng gián tiếp
Chiếu sáng vuông góc
Chiếu sáng song song
37
ĐỀ CƯƠNG TỐT NGHIỆP THƯ VIỆN TỔNG HỢP VŨNG TÀU
II. CƠ SỞ THIẾT KẾ
Hệ thống thông gió Thông thoáng, kiểm soát độ ẩm trong bảo quản sách. Có thông gió tự nhiên, thông gió nhân tạo. Thông gió tự nhiên Là cần thiết để giảm chi phí đầu tư cũng như điện năng trong chiếu sáng nhân tạo. Nên Đối với thư viện sử dụng hệ thống thông gió tự nhiên cần lưu ý đến vấn đề bao che. Với thư viện mở cần chú ý đến việc bảo quản sách, tránh bị mất sách thông qua các hệ thống thông gió tự nhiên như: cửa sổ, lam thông gió...Thường trong thư viện truyền thống hay sử dụng kiểu thông gió tự nhiên. Đối với thư viện mở nếu thiết kế thông thoáng tự nhiên sẽ phức tạp hơn do việc bảo quản sách. Thông gió nhân tạo Hệ thống thông gió nhân tạo thường sử dụng trong thư viện mở, do cần đảm bảo độ ẩm và nhiệt độ để bảo quản sách. Chủ yếu là dùng hệ thống điều hòa không khí. Với loại thư viện sử dụng thông gió nhân tạo thì thường sử dụng bao che kín cố định (kính cố định), đảm bảo không thất thoát nhiệt trong thư viện và việc bảo quản sách dễ dàng hơn và cũng dễ dàng trong việc thiết kế bao che cho công trình thư viện. Có 3 dạng hệ thống điều hòa không khí:
Hệ thống điều hòa trung tâm.
Hệ thống điều hòa không khí VRV.
Hệ thống điều hòa không khí cục bộ.
Thực tế, các thư viện ở Việt Nam hiện nay không cần hệ thống điều hòa nhiệt độ ở không gian lớn và kho, cứ tới thời gian định kỳ, các biện pháp kỹ thuật sẽ được thực hiện để bảo quản sách, ưu tiên hàng đầu vẫn là thông thoáng tự nhiên với điều kiện khí hậu nhiệt đới như nước ta.
38
ĐỀ CƯƠNG TỐT NGHIỆP THƯ VIỆN TỔNG HỢP VŨNG TÀU
II. CƠ SỞ THIẾT KẾ
Hệ thống cách âm chống ồn Do đặc trưng sử dụng của công trình phục vụ cho đọc và tìm kiến thông tin nên cần một môi trường yên tĩnh tương đối độc lập.Chống ồn là một trong những nhiệm vụ thiết kế quan trọng, ảnh hưởng trực tiếp tới kết cấu công trình. Nguồn ồn được phân làm 2 loại
Nguồn ồn trong công trình: Chính bên trong công trình do các không gian như khu đọc trẻ em, thanh thiếu niên, triển lãm, café, hội trường.
Nguồn ồn ngoài công trình: Từ bên ngoài công trình xe cộ.
Nguyên tắc xử lí giảm nhỏ tiếng ồn:
Lựa chọn địa điểm xây dựng hợp lí
Định vị công trình cách xa trục giao thông, sử dụng cây xanh, thảm có, tường rào giảm nhỏ tiếng ồn,
Tránh bố trí công trình khép kín theo chu vi và dàn trải công trình theo trục giao thông.
Tổ hợp không gian chức năng hợp lí tổ hợp các không gian ồn ào và yên tĩnh trong công trình
39
hợp lí tránh gây nhiễu lẫn nhau.
ĐỀ CƯƠNG TỐT NGHIỆP THƯ VIỆN TỔNG HỢP VŨNG TÀU
II. CƠ SỞ THIẾT KẾ
Hệ thống PCCC Bảo vệ sách khỏi những vụ cháy bằng hệ thống phun nước, gây ra thiệt hại là sách bị ướt. Điều này dẫn đến người ta bắt đầu triển khai các hệ thống chống cháy không bằng nước ở thể dung dịch mà dùng nước ở dạng phun khi dưới một áp suất nhất định. Hệ thống chữa cháy hàng nước ớ dạng phun sương. Hệ thống chữa cháy này hoạt động bằng cách sử dụng một loat các công nghệ phân phối từ "ống ướt" đến "ống khô" đến hệ thống áp suất cao trở thành "nước sương mù". Hê thống phun sương nước được thiết kế để sử dụng nước và gây ra thiệt hại do nước là ít nhất.
Hệ thống thiết bị chuyên dụng Cửa từ
Máy mượn trả sách tự động
Hệ thống RFID
Hệ thống lưu trữ và tìm kiếm tự động ASRS
Hệ thống vận chuyển ETV và SVC
40
ĐỀ CƯƠNG TỐT NGHIỆP THƯ VIỆN TỔNG HỢP VŨNG TÀU
II. CƠ SỞ THIẾT KẾ
II.4 PHÂN TÍCH KHU ĐẤT XÂY DỰNG II.4.1 GIỚI THIỆU CHUNG VỀ ĐỊA PHƯƠNG Vũng Tàu là một thành phố ven biển trực thuộc tỉnh Bà Rịa Vũng Tàu. Vũng Tàu từng là trung tâm kinh tế, tài chính, văn hóa và giáo dục của tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu và là một trong những trung tâm kinh tế của vùng Đông Nam Bộ. Thành phố Vũng Tàu nằm ở phía Nam tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu ; Có 4 mặt giáp biển và sông rạch; Phía Đông và phía Nam giáp Biển Đông ; Phía Tây giáp Vịnh Gành Rái ; Phía Bắc giáp thành phố Bà Rịa, huyện Tân Thành và huyện Long Điền, cách trung tâm thành phố Hồ Chí Minh đi theo hướng cao tốc Long Thành-TP Hồ Chí Minh là 100km và cách thành phố Biên Hoà 95km. Thành phố Vũng Tàu có diện tích đất tự nhiên là 14.442 ha; Có 17 đơn vị hành chính cơ sở : 16 phường và 1 xã. Dân số thành phố tính đến đầu năm 2016 trên 327 ngàn người Nằm trong vùng nhiệt đới gió mùa và do chịu ảnh hưởng của biển, Vũng Tàu có khí hậu ôn hoà, ít gió bão, nhiệt độ trung bình từ 25oC đến 27oC, lượng mưa trung bình từ 1.300mm đến 1.700mm, có từ 2.300 đến 2.800 giờ nắng trong năm. Thiên nhiên thành phố Vũng Tàu tươi đẹp, kỳ thú đem lại tiềm năng lớn về Du Lịch Vũng Tàu là một trung tâm du lịch lớn. Sự kết hợp hài hòa giữa quần thể thiên nhiên biển, núi cùng kiến trúc đô thị và các công trình văn hóa như tượng đài, chùa chiền, nhà thờ… tạo cho Vũng Tàu
41
có ưu thế của thành phố biển tuyệt đẹp.
ĐỀ CƯƠNG TỐT NGHIỆP THƯ VIỆN TỔNG HỢP VŨNG TÀU
II. CƠ SỞ THIẾT KẾ
II.4.2 ĐẶC ĐIỂM KHU ĐẤT XÂY DỰNG Vị trí khu đất
Khu đất rộng khoảng 2,1 ha nằm tại phường 1, thành phố Vũng Tàu thuộc tỉnh Bà Rịa Vũng Tàu. Khu đất tiếp giáp với 2 mặt đường lớn:
Phía Bắc giáp đường Thống Nhất
Phía Đông giáp đường Trần Hưng Đạo
Phía Tây tiếp giáp với khu đất của Nhà thiếu nhi thành phố.
42
ĐỀ CƯƠNG TỐT NGHIỆP THƯ VIỆN TỔNG HỢP VŨNG TÀU
II. CƠ SỞ THIẾT KẾ
Lý do chọn khu đất Tại sao lại chọn khu đất để làm một công trình thư viện? Khu đất trong quy hoạch được sử dụng xây dựng công trình công cộng, và hiện trạng đang khu đất đang được đấu giá. Muốn phát triển dài thì phải tạo ra nhiều giá trị, ra sức lan tỏa, sản phẩm phải có thể có tính cạnh tranh. Vì thế nên cần đề cao nhu cầu nâng cao tri thức cho người dân, cho thể hệ trẻ. Khu đất có vị trí thuận lợi nằm trong trung tâm thành phố, trung tâm sinh hoạt văn hóa. Xây dựng một công trình thư viện: Giải quyết vấn đề nơi phổ biến kiến thức, nâng cao văn hóa đọc cho người dân địa phương. Tăng không gian cho khu vực, giảm bớt mật độ. Làm điểm nhấn cho khu vực xây
43
dựng.
ĐỀ CƯƠNG TỐT NGHIỆP THƯ VIỆN TỔNG HỢP VŨNG TÀU
II. CƠ SỞ THIẾT KẾ
Liên hệ vùng
Khu đất nằm trong khu vực trọng điểm trung tâm văn hóa, sinh hoạt của khu vực. Liên hệ được với các khu vực trọng điểm khác trong thành phố như:
Khu cáp treo: nằm về phía Tây Bắc, địa điểm tập trung phát triển du lịch mới của thành phố.
Bến tàu: phía Tây Nam, bến tàu dịch vụ đón lượng khách du lịch trung bình tới thành phố, xung quanh là các khu dịch vụ ăn uống giải trí lớn
Khu trung tâm thành phố ngã năm: phía Đông Bắc, nút giao thông chính ở trung tâm, dẫn ra các khu dân cư lớn của thành phố.
Khu cao ốc dịch vụ Hoàng Hoa Thám: phía Đông Nam, khu dân cư mới phát triển ở thành phố, gần khu công viên mới Bàu Sen.
Khu du lịch ở biển Bãi Sau: phía Đông, dọc đường Thùy Vân, tập trung phát triển du lịch.
Khu trung tâm hội nghĩ khách sạn cao cấp Vũng Tàu: phía Đông – Đông Bắc, khu trung tâm dịch vụ cao cấp mới của thành phố được đầu tư kinh phí lớn để quy hoạch phát triển.
44
ĐỀ CƯƠNG TỐT NGHIỆP THƯ VIỆN TỔNG HỢP VŨNG TÀU
II. CƠ SỞ THIẾT KẾ
Khí hậu Thành phố Vũng Tàu nằm trong vùng nhiệt đới gió mùa, chịu ảnh hưởng của đại dương.
Nhiệt độ trung bình năm khoảng 27,5ºC; cao nhất là tháng 5 (29,3ºC); thấp nhất là tháng 2 (25,6ºC). Số giờ nắng trong năm khoảng 2.779 giờ và phân bố đều các tháng trong năm.
Ðộ ẩm không khí tương đối trung bình hàng nǎm là 78,8%.
Lượng mưa trung bình hàng năm thấp (khoảng 1.271mm) và phân bố không đều theo thời gian, tạo thành hai mùa rõ rệt: mùa mưa từ tháng 5 đến tháng 10, chiếm 90% lượng mưa cả năm và mùa khô từ tháng 11 đến tháng 4 năm sau.
Gió biển – gió đất ngày thổi từ biển vào đất liền, đêm thổi từ đất liền ra biển. Làm mát không khí ban ngày, điều hòa nhiệt độ ban đêm. Là lực gió chủ yếu trong khu vực, hoạt động quanh năm.
Hoa gió mùa mưa chịu ảnh hưởng gió mùa Tây Nam mưa và ẩm, mùa khô gió Đông – Đông Bắc mang hơi lạnh. Ngoài ra còn có các loại gió khác và gió địa phương. Khoảng tháng 4-10 là thời điểm chuyển mùa, ít gió. Tháng 3-5 có gió Tín Phong Đông Nam, bắt đầu có mưa dông.
45
ĐỀ CƯƠNG TỐT NGHIỆP THƯ VIỆN TỔNG HỢP VŨNG TÀU
II. CƠ SỞ THIẾT KẾ
Địa chất thủy văn Vũng Tàu là một thành phố biển có 42 km bờ biển bao quanh, có núi Lớn (núi Tương Kỳ) cao 245m và núi Nhỏ (núi Tao Phùng) cao 170 m. Trên núi Nhỏ có ngọn hải đăng cao 18 m, chiếu xa tới 30 hải lý và có tuổi đời trên 100 năm, được coi là ngọn hải đăng lâu đời nhất Việt Nam. Trên núi lớn có Hồ Mây là một hồ nước ngọt lớn và rừng nguyên sinh. Thành phố được bao bọc bởi biển, các cánh rừng nguyên sinh, các ngọn núi cao, ngoài ra còn có sông và nhiều hồ nước lớn giúp khí hậu nơi đây quanh năm mát mẻ ôn hòa, trong thành phố có rất nhiều cây xanh và hoa được trồng ở mọi nơi. Giao thông tiếp cận Khu đất tiếp giáp với 2 mặt đường lớn: Phía Bắc giáp đường Thống Nhất (2 chiều, lộ giới 12m): kết nối từ khu dân cư bên trong thành phố, dẫn trục từ nhà thờ thành phố ra biển Bãi Trước. Phía Đông giáp đường Trần Hưng Đạo (2 chiều, lộ giới 16m): đường lớn tập trung đông, dẫn trục tới các khu dân cư, trường học xung quanh.
Giao thông xung quanh khu vực tương đối ổn định, không xảy ra kẹt xe tại các ngã ba đường. Vào dịp lễ tết thì có xu hướng mật độ lưu thông lớn hơn.
46
ĐỀ CƯƠNG TỐT NGHIỆP THƯ VIỆN TỔNG HỢP VŨNG TÀU
II. CƠ SỞ THIẾT KẾ
Hiện trạng
Hiện trạng khu đất là các công trình trụ sở của công an thành phố, đang được đấu giá xây dựng. Khu vực nằm ở góc đường, gần với khu đất quảng trường sân trước của nhà thờ thành phố. Các tuyến đường xung quanh là đường bê tông tráng nhựa lớn. Khu vực nằm gần góc đường, gần nhà
47
thờ thành phố.
ĐỀ CƯƠNG TỐT NGHIỆP THƯ VIỆN TỔNG HỢP VŨNG TÀU
II. CƠ SỞ THIẾT KẾ
Hiện trạng hạ tầng kỹ thuật Thoát nước mưa: Nước mưa tự thấm và thoát theo địa hình tự nhiên, từ các khu vực cao thoát về các khu vực thấp theo hệ thống cống nước và sau đó thoát ra biển.
Cấp thoát nước: Nước mưa và nước thải thoát trực tiếp ra biển sau khi qua xử lý.
Hệ thống điện: Hệ thống mang lưới điện ở đây đầy đủ.
Đường sá: Đường được tráng nhựa rộng và khang trang, 2 bên vỉa hè có trồng cây lớn tạo bóng mát cho khu vực.
II.4.3 ĐẶC ĐIỂM DÂN CƯ KHU VỰC Từ khu đất dẫn theo trục đường Trần Hưng Đạo, Thống Nhất mới tới khu dân cư có đông người sinh sống, nhưng chủ yếu các hộ dân trong khu vực là các hộ tổ chức kinh doanh buôn bán. Gần khu vực còn có các trường học lớn của địa phương: trường trung học cơ sở Vũng Tàu, trường trung học cơ sở Châu Thành, trường mẫu giáo Ánh Dương, trường tiểu học Hạ Long. Tập trung đông học sinh – giới trẻ của khu vực, nhu cầu sinh hoạt đọc sách. Ngoài ra còn có nhà thiếu nhi của thành phố, hiện trạng là trung tâm sinh hoạt thiếu nhi lớn của thành phố, địa điểm thường được chọn để tổ chức các lễ hội, sinh hoạt. Đối tượng sử dụng ngoài trẻ em còn bao gồm cả người lớn. Khu vực có nhà thờ lớn Vũng Tàu, có công viên thoáng đãng, và có trung tâm của giáo hội nhà thờ, tập trung nhiều tín đồ Thiên chúa của địa phương, vào các dịp lễ như Giáng Sinh tập trung đông. Công viên tam giác ở Bãi Trước, tập trung dân địa phương lui tới giải trí thường xuyên vào chiều tối và lễ tết cuối tuần.
48
ĐỀ CƯƠNG TỐT NGHIỆP THƯ VIỆN TỔNG HỢP VŨNG TÀU
II. CƠ SỞ THIẾT KẾ
II.4.4 PHÂN TÍCH ĐÁNH GIÁ KHU ĐẤT XÂY DỰNG Phân tích khu đất
Quy hoạch chung: chủ trương quy hoạch của thành phố là xây dựng khu trung tâm văn hóa
Giao thông: thuận lợi liên kết khu vực lân cận với cơ sở hạ tầng được đầu tư tốt.
Cảnh quan: khu vục xung quanh thoáng đãng với khu quảng trường trước nhà thờ thành phố với 2 trục đường song song. Cây xanh xung quanh khu vực đa số là cây cổ thụ lớn cho bóng mát.
Công trình lân cận: các công trình lớn như nhà văn hóa thiếu nhi, nhà thờ Vũng Tàu, trường học, công trình dịch vụ…
Khí hậu khu vực: khí hậu mát mẻ, gần biển nhưng vùng biển Vũng Tàu tương đối hiền hòa và ít chịu ảnh hưởng của bão, chủ yêu có 2 mùa mưa nắng do chịu ảnh hưởng khí hậu nhiệt đới gió mùa. Đánh giá khu đất
Việc quy hoạch xây dựng và phát triển Thư viện Tổng hợp phù hợp với tình hình phát triển chung về văn hóa – kinh tế - xã hội của khu vực, cũng như vùng Đông Nam Bộ. Khu đất có vị trí hết sức thuận lợi về giao thông: nằm gần đường lớn Thống Nhất, Quang Trung… Kết nối tốt với các đầu mối giao thông một cách dễ dàng thuận lợi và nhanh chóng. Các hệ thống hạ tầng đô thị khác như nguồn điện, nguồn cấp nước, thoát nước cho khu vực đều rất thuận lợi, sẵn có được đầu tư hiện đại. Khu vực khu đất có khí hậu trong lành, cảnh quan và tầm nhìn đẹp. Khu vực nằm ở trung tâm khu Bãi Trước, trung tâm sinh hoạt văn hóa của thành phố, là khu trung tâm của thành phố Vũng Tàu nói riêng và tỉnh Bà Rịa Vũng Tàu nói chung. Một số vấn đề tồn tại: Điều hòa được tốt mối liên hệ khu vực với các công trình hiện có.
Hạn chế tiếng ồn cho công trình.
Chú ý tránh nắng hướng Tây.
Tổ chức giao thông cho công trình.
49
ĐỀ CƯƠNG TỐT NGHIỆP THƯ VIỆN TỔNG HỢP VŨNG TÀU
II. CƠ SỞ THIẾT KẾ
50
ĐỀ CƯƠNG TỐT NGHIỆP THƯ VIỆN TỔNG HỢP VŨNG TÀU
III. NHIỆM VỤ THIẾT KẾ
III. NHIỆM VỤ THIẾT KẾ III.1 QUY MÔ CÔNG TRÌNH Xác định số dân phục vụ Số dân khu vực phục vụ
450.000 người
Số dân khu vực lân cận (tỉnh) 15%
60.000 người
Dự kiến dân số tăng 2%/năm
102.000người
Tổng
612.000 người
Quy mô Thư viện được xác lập dựa trên mức độ phục vụ dân cư của khu vực và dự kiến sự phát triển nhu cầu sử dụng Thư viện trong vòng 10 năm. Quy mô công trình Tiêu chuẩn: Trên 100.000 người : 28m2 sàn thư viện / 1000 người. Dự kiến S sàn = 612.000/1000 x 28 = 17.136 m2 Diện tích đất: S = 2.1ha
MĐXD = 35%
S xây dựng = 7350m2
Tầng cao trung bình: 3 - 5 tầng
Công trình dự kiến phục vụ cho toàn khu vực thành phố Vũng Tàu
Chọn qui mô của công trình phục vụ khoảng 612.000 dân theo đề án dự kiến tăng trưởng toàn khu vực tới năm 2028 Quy mô dân số phục vụ đến năm 2028
612.000 người
Cứ 500 người có 1 người đến thư viện trong 1
Số người thư viện phục vụ 1 ngày:
ngày
612.000/500 = 1224 người
Số đầu sách phục vụ
612000 x 1,25 = 765.000 đầu sách
(1,25 đầu sách/1 dân) Số chỗ đọc trong thư viện
612.000 x 1.5/1000 = 918 chỗ
(1,5 chỗ/1000 dân) Số nhân viên
51
(1 nhân viên/2000 dân)
ĐỀ CƯƠNG TỐT NGHIỆP THƯ VIỆN TỔNG HỢP VŨNG TÀU
612.000/2000 = 300 nhân viên
III. NHIỆM VỤ THIẾT KẾ
III.2 QUY MÔ SỬ DỤNG CÔNG TRÌNH Sơ bộ tính toán khối tích thư viện Cấu trúc thư viện được tính toán khối tích theo 4 khối hoạt động chính. KHỐI ĐỌC:
Không gian lưu trữ (kho sách mở, máy tính…)
Không gian ngồi đọc
KHỐI HÀNH CHÍNH
Không gian nghiệp vụ (khu hành chính quản lý, nghiệp vụ thư viện…).
KHỐI CÔNG CỘNG
Không gian họp nhóm, hội thảo (hội trường, các phòng hội thảo)
Không gian công cộng (sảnh, khu trưng bày triển lãm, bookshop, café…).
KHỐI KHO – PHỤ TRỢ
Không gian phụ trợ (kho & hạng mục phụ như WC, thang)
Lưu ý: Thư viện phục vụ cùng lúc 5% tổng số dân cư (30.600 dân) KHỐI ĐỌC: Không gian lưu trữ (8196 m2) Tiêu chuẩn
Quy mô
Tiêu chuẩn
Diện tích (m2)
Sách &
1.25
765.000 quyển
0,092m2/10 quyển
7038
ấn bản in
quyển/ng
Tạp chí
8.2 nhan
5018 nhan đề
0,092m2/ quyển
460
0,138m2/ quyển (*)
692
đề/1000 ng Dữ liệu audio
0.18 băng/ng
110.160 băng
0,092m2/10 băng
1013
Dư liệu video
0.20 băng/ng
122.400 băng
0,092m2/10 băng
1126
Máy tính
0.5
300 máy
4,6m2/ máy
1380
máy/1000ng Trừ 30% mượn về Tổng
8196
(*) lượng tạp chí cũ lưu trữ trong 3 năm.
52
ĐỀ CƯƠNG TỐT NGHIỆP THƯ VIỆN TỔNG HỢP VŨNG TÀU
III. NHIỆM VỤ THIẾT KẾ
KHỐI ĐỌC: Không gian chỗ ngồi đọc sách (2570 m2) TC phòng đọc
Số lượng ghế
TC diện tích
Diện tích sử dụng (m2)
1.5 ghế/1000 dân
918 ghế
2,8 m2/ghế
2570
KHỐI HÀNH CHÍNH: Không gian hành chính nghiệp vụ (200 m2) Dự kiến khu hành chính nghiệp vụ gồm 200 nhân viên, làm việc toàn thời gian được bố trí 40 phòng làm việc chức năng. Tiêu chuẩn
Qui mô
2.5 nhân viên/2000 người
200 nhân viên
TC diện tích
Diện tích (m2)
4m2/người
800
KHỐI CÔNG CỘNG: Không gian hội trường (850 m2) Số chỗ ngồi
Số lượng
Tiêu chuẩn
Diên tích (m2)
Phòng hội thảo
60
2
1.8m2/chỗ
216
Hội trường
250
1
1.8m2/chỗ
450
Sảnh giải lao
1
0.4m2/người
150
Phòng phụ trợ chuẩn bị
2
16m2/phòng
32
KHỐI CÔNG CỘNG: Không gian công cộng (1770 m2) Bao gồm các không gian: sảnh chính, khu vực tra cứu điện tử, các không gian triển lãm, trưng bày, khu vực giao lưu sinh hoạt, cafeteria, photocopy… Các không gian chức năng
Diện tích (m2)
Không gian cho bộ sưu tập
8196
Không gian ngồi đọc
2570
Không gian hành chính nghiệp vụ
800
Không gian hội thảo
850
Tổng
12416
Không gian công cộng (15% tổng)
1860
KHỐI KHO – PHỤ TRỢ: Không gian phụ trợ (2717 m2) Bao gồm các không gian phụ trợ cần thiết cho tòa nhà (kho, WC, giao thông thang bộ, giao thông
53
thang máy...)
ĐỀ CƯƠNG TỐT NGHIỆP THƯ VIỆN TỔNG HỢP VŨNG TÀU
III. NHIỆM VỤ THIẾT KẾ
Các không gian chức năng
Diện tích (m2)
Không gian cho bộ sưu tập
8196
Không gian ngồi đọc
2570
Không gian hành chính nghiệp vụ
800
Không gian hội thảo
850
Không gian công cộng
1860
Tổng
14276
Không gian phụ trợ + kho (20% tổng)
2850 BẢNG TỔNG KẾT Diện tích
Tỉ lệ
(m2)
(%)
Khối đọc
10766
63
Khối hành chính
800
4,5
Không gian công cộng
2710
15,8
Không gian phụ trợ
2850
16,7
Tổng
17.126
100
Các không gian chức năng
Ghi chú Tổ chức thiết kế kho sách mở
54
ĐỀ CƯƠNG TỐT NGHIỆP THƯ VIỆN TỔNG HỢP VŨNG TÀU
III. NHIỆM VỤ THIẾT KẾ
III.3 NHIỆM VỤ THIẾT KẾ KHU CHỨC NĂNG
DIỆN TÍCH
CHIỀU CAO
TIÊU
(m2)
(m)
CHUẨN
GHI CHÚ
A. KHU VỰC SẢNH – KHỐI CÔNG CỘNG Sảnh chính
200m2
4 – 6m (nếu thông tầng)
Đầu mối giao thông 0.5m2/người
500 người)
Quầy gửi đồ
25m2
-
0.05m2/người
Reception ( cấp thẻ, thủ tục mượn trả)
50m2
-
1m2/người
Khu thư mục tra cứu
30m2
-
0.1m2/người
50 – 60m2
4m
0.5m2/người
Không gian triển lãm
150m2
4m
0.07 m2/ người
WC
24m2
2,7m
Khu trưng bày giới
55
thiệu sách mới
ĐỀ CƯƠNG TỐT NGHIỆP THƯ VIỆN TỔNG HỢP VŨNG TÀU
chính (nhu cầu khoảng
Có hệ thống đường dẫn cho người khiếm thị Tra cứu bằng máy tính Gần sảnh và lối vào chính, thiết kế thu hút.
Khu nam và khu nữ
III. NHIỆM VỤ THIẾT KẾ
B. KHỐI ĐỌC Thủ thư, quản lý (mượn, trả sách)
30m2
4m
4m2/người
Bố trí trong từng
Khu thông tin tra cứu sách
40m2
-
0.1m2/máy
phòng đọc
4800m2
4m
Khu đọc sách tập trung gồm nhiều phòng đọc chuyên đề:
Bao gồm diện tích ngồi đọc và diện tích kho sách bố trí cho mỗi phòng
Phòng đọc khoa học xã hội
Phòng đọc khoa học công
-
-
nghệ
-
-
Phòng đọc khoa học tự nhiên
-
-
Phòng đọc ngôn ngữ
-
-
Phòng đọc sách hải dương
-
-
Phòng đọc sách kinh tế
-
-
Chiếm 80% đầu sách. 0.01m2/quyển. Chiếm 60% số chỗ ngồi đọc. 3m2/chỗ
Trong các phòng đọc lớn bố trí các phòng đọc nhóm 4-6 người, chỗ đọc cá nhân, khu đọc tập trung. Bố trí vị trí kho sách mở kết hợp trong phòng đọc. Không gian vui tươi,
Phòng đọc thiếu nhi
150200m2
4m
Chiếm 5% số chỗ chú ý an toàn trong ngồi đọc.
quá trình sử dụng của trẻ.
Phòng đọc thanh thiếu niên
Phòng đọc báo, tạp chí
150200m2 500m2
4m
4m
Chiếm 5% số chỗ Không gian mở, tự ngồi đọc. Chiếm 10% số chỗ ngồi đọc. Chiếm 10% số
Phòng đọc multimedia
500700m2
4m
chỗ ngồi đọc. 5m2/chỗ 5m2/máy
Phòng đọc sách quý
Phòng đọc văn hóa địa phương Phòng đọc khiếm thị WC
150200m2 150200m2 150200m2
Chiếm 5% số chỗ 4m
ngồi đọc. 5m2/chỗ
4m 4m
do sáng tạo Không gian mở, tạo sự thoải mái cho người đọc Bố trí hệ thống máy tính, phòng chiếu phim Sách có giá trị nên cần vận hành kín
Chiếm 5% số chỗ Chiếm 10% số chỗ ngồi đọc.
ngồi đọc.
Chiếm 5% số chỗ Có kho sách riêng ngồi đọc.
cho người đọc
2,7m
56
ĐỀ CƯƠNG TỐT NGHIỆP THƯ VIỆN TỔNG HỢP VŨNG TÀU
III. NHIỆM VỤ THIẾT KẾ
C. KHU HỘI TRƯỜNG – KHỐI CÔNG CỘNG Sảnh nghỉ giải lao
150m2
4 – 5m
0.5m2/người
1 khu
Phòng hội thảo
75m2
4 – 5m
Hội trường
450m2
4 – 5m
Kho phụ trợ
25m2
3,5m
Phòng chuẩn bị diễn giả
16m2
3,5m
1 phòng
WC
24m2
2,7m
Khu nam và khu nữ
1.8m2/chỗ
2 phòng
(60 chỗ) 1.8m2/chỗ (250 chỗ)
Tổ chức giao lưu văn hóa đọc, giới thiệu sách
D. KHU HÀNH CHÍNH 36m2
3,5m
Phòng phó giám đốc
24m2
-
Phòng kế toán, tài chính
36m2
-
Phòng quản lý giao dịch
24m2
-
làm việc tập trung
Phòng kế hoạch tổng hợp
24m2
-
hoặc chia phòng
Phòng truyền thống
20m2
-
Phòng công đoàn
20m2
-
Phòng họp
48m2
-
Phòng tiếp khách
30m2
-
Phòng y tế
24m2
-
Chuyên gia thư viện
50m2
-
Khu nghỉ - cantin
60m2
-
WC
24m2
2,7m
57
Phòng giám đốc
ĐỀ CƯƠNG TỐT NGHIỆP THƯ VIỆN TỔNG HỢP VŨNG TÀU
2 phòng 6m2/người
10m2/người
Bố trí không gian
5 nhân viên
III. NHIỆM VỤ THIẾT KẾ
E. KHU KHO SÁCH – NGHIỆP VỤ THƯ VIỆN Sảnh nhập
120m2
4m
Phòng biên mục
150m2
3,5m
Kho sách chưa phân loại
200m2
-
Phòng quản lý hệ thống
24m2
-
5m2/người
Phòng bổ sung và đăng ký
20m2
-
5m2/người
Phòng nhận và lưu trữ tài liệu
50m2
-
9m2/người
Phòng xử lý tài liệu điện tử
36m2
-
6m2/người
Phòng phục chế
36m2
-
6m2/người
Phòng sao chép ấn bản
40m2
-
4m2/máy
Phòng dịch thuật
36m2
-
6m2/người
Phòng đóng bao bìa
36m2
-
6m2/người
Kho sách quý
100m2
4m
Kho sách lưu trữ
2500m2
4m
Kho nhật dụng
250m2
4m
Phòng nghỉ nhân viên
24m2
3,5m
WC
24m2
2,7m
KHO SÁCH
8m2/người
60% tổng số sách
Bố trí tập trung hoặc phân tán cho các tầng 12m2 x 2 phòng
NGHIỆP VỤ
58
ĐỀ CƯƠNG TỐT NGHIỆP THƯ VIỆN TỔNG HỢP VŨNG TÀU
III. NHIỆM VỤ THIẾT KẾ
F. KHU DỊCH VỤ - KHỐI CÔNG CỘNG Khu cafeteria
250m2
4m
1.2m2/ chỗ
Kho – pha chế
60m2
-
0.6m2/ chỗ
WC
24m2
2,7m
2x12m2
Bookshop
50m2
3,5m
0,07 m2/ người
Phục vụ: photo, giao sách
24m2
3,5m
200 người
DỊCH VỤ
PHỤ TRỢ KĨ THUẬT G. KHU PHỤ TRỢ - KĨ THUẬT 25m2
3,5m
25m2/trạm
Phòng máy phát điện dự phòng
30m2
-
24,5m2/máy
Phòng máy điều hòa trung tâm
36m2
-
24m2/máy
Bể nước sinh hoạt
-
-
70,5m2
Bể nước cứu hỏa
-
-
90m2
Trạm bơm
30m2
-
30m2
Phòng xử lý nước thải
24m2
-
Khu thu và xử lý rác
36m2
-
Phòng bảo trì công trình
30m2
-
30m2
Phòng bảo trì thiết bị
36m2
-
33m2
Phòng bảo vệ an ninh
24m2
-
24m2
Kho vật tư
30m2
-
27m2
Kho dụng cụ
20m2
-
20m2
59
Trạm biến thế
ĐỀ CƯƠNG TỐT NGHIỆP THƯ VIỆN TỔNG HỢP VŨNG TÀU
III. NHIỆM VỤ THIẾT KẾ
Bãi xe khách (ô tô, xe máy)
Nhà xe nhân viên
Nhà xe vận chuyển
2.5m2/xe máy
Ước tính 70% đọc
25m2/ô tô
giả đến thư viện
(90% xe máy, 10% ô tô)
sử dụng bãi xe thư viện
2.5m2/xe máy
Ước tính 80%
25m2/ô tô
nhân viên sử
(95% xe máy, 5% ô tô)
dụng phương tiện cá nhân
35m2/xe
SÂN BÃI
60
ĐỀ CƯƠNG TỐT NGHIỆP THƯ VIỆN TỔNG HỢP VŨNG TÀU
61
III. NHIỆM VỤ THIẾT KẾ
ĐỀ CƯƠNG TỐT NGHIỆP THƯ VIỆN TỔNG HỢP VŨNG TÀU
III. NHIỆM VỤ THIẾT KẾ
62
ĐỀ CƯƠNG TỐT NGHIỆP THƯ VIỆN TỔNG HỢP VŨNG TÀU
IV. ĐỊNH HƯỚNG THIẾT KẾ
IV. ĐỊNH HƯỚNG THIẾT KẾ IV.1 HƯỚNG NGHIÊN CỨU CHÍNH Công trình đặt tại khu vực thành phố Vũng Tàu, nơi sầm uất nhất của toàn tỉnh Bà Rịa Vũng Tàu, và là trọng điểm khu vực Đông Nam Bộ. Điều mà đồ án muốn hướng tới là mang được hơi hướng kiến trúc hiện đại nhưng vẫn phù hợp với điều kiện hiện trạng tại địa phương và phát triển được không gian mở trong công trình Thư viện tổng hợp. Do tính chất của công trình thư viện tổng hợp nên cần quan tâm về các yếu tố chiếu sáng và chống ồn do đặc thù của khối phòng đọc nên đưa ra giải pháp phát triển các không gian mở, cũng như cảnh quan xung quanh công trình, giảm bớt mật độ.
Tìm hiểu các yếu tố cảnh quan khu vực, các công trình kiến trúc xung quanh khu đất xây dựng để thiết kế phát triển một công trình Thư viện tổng hợp và cũng là một địa điểm sinh hoạt, đảm bảo tính định hướng tốt, giao thông thuận tiện, mang bản sắc của khu vực và đặc trưng của công trình. Xây dựng công trình Thư viện tổng hợp cho thành phố Vũng Tàu, phát huy tốt lợi thế khu vực có tiềm năng phát triển để đưa công trình thành một điểm đến thu hút cho người dân khu vực nói
63
riêng và du khách nói chung.
ĐỀ CƯƠNG TỐT NGHIỆP THƯ VIỆN TỔNG HỢP VŨNG TÀU
IV. ĐỊNH HƯỚNG THIẾT KẾ
IV.2 Ý TƯỞNG CHÍNH VỀ TỔ CHỨC KHÔNG GIAN IV.2.1 HÌNH KHỐI Xuất phát từ các hình thức kiến trúc đơn giản nhưng bắt mắt và tạo sự thu hút cho người sử dụng:
Đi từ những hình khối chữ nhật đơn giản, kết hợp với các thủ pháp đục khoét khối tạo kiểu cho mặt đứng và đem lại sự sinh động cho hình khối chính của công trình. IV.2.2 TỔ HỢP MẶT BẲNG Với vị trí khu đất như đã phân tích, ta nhận thấy khu đất nằm tại khu vực với đất đai đáp ứng đủ yêu cầu, bằng phẳng, nằm gần các công trình trụ ở tương đối ít dân cư. Nên mặt bằng bố trí dạng hợp khối với khoảng 5 tầng là phù hợp cho việc tổ chức Thư viện tổng hợp. Về thiết kế không gian nội thất mặt bằng thì lưu ý tới thiết kế không gian mở. Không gian mở trong thiết kế thư viện, được xác định bởi 3 yếu tố:
Không gian kiến trúc
Con người
Tự nhiên
64
ĐỀ CƯƠNG TỐT NGHIỆP THƯ VIỆN TỔNG HỢP VŨNG TÀU
IV. ĐỊNH HƯỚNG THIẾT KẾ
YẾU TỐ ĐẶC TRƯNG VỀ KHÔNG GIAN CHỨC NĂNG CỦA MỘT THƯ VIỆN MỞ 1. Quan hệ giữa không gian kho sách và không gian đọc là một không gian mở. Về mặt kiến trúc, kho sách bố trí dạng này thường nhỏ, rải rác và dàn trải trên mặt bằng, thuận tiện cho việc phân loại đọc giả theo chủ đề, lứa tuổi, hơn nữa dễ dàng xen kẽ nhưng khoảng trống thiên nhiên vào công trình tạo những khoảng mở cho không gian đọc.
2. Quan hệ giữa không gian đọc với thiên nhiên bên ngoài Sử dụng các yếu tố thiên nhiên để dẫn dắt không gian, là không gian trung chuyển làm “mềm” công trình, hòa lẫn không gian trong và ngoài. Tăng tối đa các không gian mở, giải lao, dạo chơi,
65
đọc ngoài sân, vườn tạo cảm giác thư giãn.
ĐỀ CƯƠNG TỐT NGHIỆP THƯ VIỆN TỔNG HỢP VŨNG TÀU
IV. ĐỊNH HƯỚNG THIẾT KẾ
IV.3 GIẢI PHÁP THIẾT KẾ KIẾN TRÚC PHƯƠNG ÁN THIẾT KẾ TỔNG MẶT BẰNG ĐỄ XUẤT
Dựa theo địa thế khu đất, đề xuất mở lối vào chính hướng vào quảng trường công trình ở trục đường Thống Nhất (đường 2 chiều lớn, mật độ lưu thông tương đối ít), lối vào phụ và lối nhân viên ở trục đường Trần Hưng Đạo. Tổ chức thiết kế các không gian chức năng kết hợp cảnh quan như quảng trường, không gian trưng bày ngoài trời, không gian đọc sách ngoài trời.
Hình ảnh tham khảo 66
ĐỀ CƯƠNG TỐT NGHIỆP THƯ VIỆN TỔNG HỢP VŨNG TÀU
IV. ĐỊNH HƯỚNG THIẾT KẾ
67
PHƯƠNG ÁN THIẾT KẾ PHÂN KHU CHỨC NĂNG
ĐỀ CƯƠNG TỐT NGHIỆP THƯ VIỆN TỔNG HỢP VŨNG TÀU
IV. ĐỊNH HƯỚNG THIẾT KẾ
THAM KHẢO
68
ĐỀ CƯƠNG TỐT NGHIỆP THƯ VIỆN TỔNG HỢP VŨNG TÀU
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Quy chuẩn xây dựng Việt Nam 2. Tuyển tập tiêu chuẩn xây dựng Việt Nam _ tập IV (TCVN 3981- 1985) 3. Tiêu chuẩn thiết kế Hoa Kỳ - Time- saver stan- dards for building types- 3rd edition 4. Nguyên lý thiết kế thư viện - TS.KTS. Tạ Trường Xuân. 5. NEUFERT - architects. Data - 3rd edition 6. Cultural Architectural Spave - Library 7. Library Art and Design 8. http://www.archdaily.com/ 9. http://www.dezeen.com/ 10. http://www.architectureweek.com/ 11. https://libraryarchitecture.wikispaces.com/ 12. American Libraries. Library Design Showcase 2010: Let there be light. 13. Dean, E. (2004). Natural light in the library. Architecture Week. 14. Dean, E. (2005). Daylighting Design in Libraries. Libris Design Project. 15. Kalwall. (2010). New reading on daylighting libraries.
69
16. Watson, D. (2002). Vital Signs Project: Daylighting in Three Libraries.
ĐỀ CƯƠNG TỐT NGHIỆP THƯ VIỆN TỔNG HỢP VŨNG TÀU
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
70
ĐỀ CƯƠNG TỐT NGHIỆP THƯ VIỆN TỔNG HỢP VŨNG TÀU