3 minute read
BÀI 1. GRASSHOPPER LÀ GÌ ?
from Grasshopper Cozybim
by thao.tran
© by Cozybim.com Edit by Duytrung
BÀI 1. GRASSHOPPER LÀ GÌ ?
Advertisement
Để nói về Grasshopper nên bắt đầu từ Rhino. Có thể bạn ít nghe đến phần mềm Rhinoceros là tên đầy đủ của hãng McNeel, nhưng phần mềm này có năng lực dựng hình 3D mà nhiều giải pháp khác khó sánh bằng. Bên cạnh đó Rhino còn hỗ trợ các công cụ Render, xử lý hình ảnh giúp tạo ra các sản phẩm hoàn thiện và sống động. Phần mềm Rhino được khá nhiều công ty lớn sử dụng trong thiết kế mẫu mã công nghiệp, thường thấy nhất là thiết kế hoa văn, phù điêu, thiết kế giày dép, các ngành nữ trang, và cũng có mảng cơ khí như tàu thuyền, ô tô… Và McNeel đang tiếp tục phát triển bộ giải pháp RhinoBIM. Hy vọng chúng ta sẽ sớm được tiếp xúc trong thời gian tới.
Rhino cũng như các giải pháp lớn khác, đi kèm hệ sinh thái các chức năng phát triển thêm, được gọi là các Add-on và Grasshopper là một trong số các Add-on của Rhino. Với mục tiêu là cung cấp một “lịch sử rõ ràng” của mô hình, thì bên cạnh đó lại giúp tăng hiệu quả trong việc dựng hình. Các phần mềm thiết kế khác như 3DMax, Maya,… cũng cung cấp cho ta khái niệm về lịch sử tạo dựng nên một mô hình. Tuy nhiên, nó thường chỉ cho phép người dùng quay lại các bước trước đó của quá trình dựng hình, thay đổi chúng và chỉ cho ta kết quả cuối cùng mà ta không biết chúng được tạo nên bằng cách nào. Để giải quyết vấn đề này, Rhino xây dựng khái niệm “Lịch sử rõ ràng” và Grasshopper được ra đời để làm rõ khái niệm này. Một đối tượng được tạo ra thay vì là kết quả của một tập hợp các câu lệnh, thì với Grasshopper đó là mô hình đã được tạo dựng từ những thành phần gì và chúng tương tác với nhau như thế nào để đạt kết quả cuối cùng.
© by Cozybim.com Edit by Duytrung
Có thể hiện tại Rhino chưa là một giải pháp BIM hoàn chỉnh. Nhưng Rhino và Grasshopper lại giúp ích rất lớn trong công tác dựng hình với các giải pháp BIM, mà cụ thể là kết nối được với Revit hoặc Tekla để tạo dựng trực tiếp thực thể của các phần mềm này. Grasshopper là một thành phần Add-on của Rhino, nhưng bản thân Grasshopper lại cho phép tiếp tục phát triển như xây dựng thêm các plugin cho Grasshopper. Và một vài trong số các plugin này cho phép kết nối với Tekla và Revit. Phương thức làm việc này như thể dự án Dynamo với Revit. Để có kết quả cuối cùng trên Revit hoặc Tekla, ta chỉ cần nghiên cứu cách sử dụng Grasshopper mà không đặt trọng tâm tìm hiểu cách sử dụng Rhino. Rhino chỉ thực hiện chức năng như là cầu nối. Grasshopper sử dụng phương thức Visual Programming Language là một hình thái lập trình trực quan để người dùng xây dựng các tài của mình. Đặc điểm quan trọng là VPL không dùng mã mà dùng các đối tượng đồ họa và mối liên kết giữa các đối tượng đồ họa. Mô hình "boxes and arrows" (hình hộp và mũi tên) thường được ưa thích sử dụng. Các thuật ngữ sử dụng : − Component: là một khối cấu trúc nhằm thực hiện các thao tác mà người dùng định nghĩa. − Parameter: là một dạng thành phần đặc biệt chứa dữ liệu (các giá trị). − Slider: là một tiện ích cho phép người dùng sử dụng và thay đổi các giá trị thông qua thanh trượt. − Panel: một tiện ích cho phép người dùng xác định và hiển thị các giá trị số, văn bản hoặc xem trước kết quả của mô hình. − Definitions: là mạng lưới bao hàm các thành phần của Grasshopper liên kết với nhau và nó được gọi là một mô hình hay tài liệu Grasshopper.
© by Cozybim.com Edit by Duytrung